nguyỄn thỊ ngỌc dung -...

27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005 (Qua khảo sát thực tế ở thành phố Thanh Hoá các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Quảng Xương) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2006

Upload: dinhcong

Post on 29-Aug-2019

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ

LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005

(Qua khảo sát thực tế ở thành phố Thanh Hoá

và các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Quảng Xương)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2006

Page 2: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ

LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005

(Qua khảo sát thực tế ở thành phố Thanh Hoá và

các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Quảng Xương)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ QUANG HIỂN

HÀ NỘI - 2006

Page 3: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về thực hiện

QCDCCS với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đặt

việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của

hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo

nhân dân thực hiện QCDCCS. Qua bảy năm thực hiện, tình hình kinh tế,

chính trị, văn hoá, xã hội ở Thanh Hoá có chuyển biến tích cực, đời sống

nhân dân có nhiều thay đổi, đặc biệt an ninh - quốc phòng được đảm bảo.

Thực tiễn đó khẳng định chủ trương của Đảng là đúng đắn, được đông đảo

quần chúng nhân dân ủng hộ.

Nhận thức được việc thực hiện QCDC liên quan đến động lực phát triển

của đất nước hiện nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều biện pháp tuyên

truyền, lãnh đạo tổ chức thực hiện QCDC, phát huy được quyền làm chủ của

nhân dân, huy động nguồn lực trong nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội .

Đó là thành công bước đầu của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, nhưng có ý

nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì thế nên tôi chọn đề tài

“Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ từ năm

1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố Thanh Hoá và các

huyện Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Quảng Xương)” làm luận văn tốt nghiệp của

mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều bài báo, cuốn sách viết về đề tài dân chủ cũng như việc

thực hiện QCDC ở nước ta, nhưng cho đến nay chưa có một công trình

Page 4: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

nghiên cứu nào mang tính chuyên khảo viết về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Thanh Hoá nhằm thực hiện QCDCCS .

3. Mục đích nghiên cứu

- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong việc lãnh

đạo thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Làm rõ các hoạt động của bộ máy chính quyền và phong trào quần

chúng trong việc thực hiện QCDC dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

- Đánh giá những kết quả bước đầu, bao gồm những thành công và hạn

chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thực hiện QCDCCS.

- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Thanh Hoá trong việc thực hiện nhiệm vụ trên.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá để lãnh

đạo thực hiện QCDCCS.

- Những hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể quần

chúng ở Thanh Hoá.

- Kết quả việc thực hiện, kể cả thành công và hạn chế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những điều kiện thuận lợi, khó khăn

ở địa phương chi phối sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong khoảng thời gian

từ năm 1998 đến năm 2005 ở Thanh Hoá trong việc thực hiện QCDC.

- Những chủ trương của Đảng và Chính phủ về THQCDC ở cơ sở.

- Hoạt động của các cấp bộ đảng và chính quyền ở địa phương.

- Hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, huyện.

- Những hoạt động của quần chúng thực hiện QCDC.

- Sự biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội do việc thực hiện quy chế này.

Page 5: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

5. Nguồn tài liệu

- Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

- Chỉ thị, nghị định của Chính phủ về thực hiện QCDCCS.

- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá bao gồm: nghị quyết của Đại

hội Đảng bộ tỉnh, chỉ thị của Tỉnh uỷ, nghị quyết, báo cáo của UBND, HĐND.

- Các loại tài liệu của các ban, ngành ở địa phương.

- Các báo cáo kết quả thực hiện QCDC của các cấp, ngành.

- Một số tư liệu khai thác nhân chứng lịch sử qua cán bộ, đảng viên và

quần chúng nhân dân.

6. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp

luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học xuất phát từ

thực tế khách quan trong mối liên hệ phổ biến và biện chứng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

- Chủ yếu là phương pháp lịch sử nhằm mô tả chính xác quá trình lãnh

đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.

- Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá nhằm làm rõ thành công, hạn

chế và kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong việc chỉ đạo thực hiện.

- Phương pháp phỏng vấn: Đối với những người trực tiếp lãnh đạo thực

hiện QCDC ở Sở Nội vụ; Ban dân chủ pháp luật thuộc Uỷ ban MTTQ tỉnh;

nhân dân địa phương.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, bảng chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo triển khai thực hiện

QCDC ở cơ sở 1998 - 2001

Page 6: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện

QCDC trên quy mô toàn tỉnh (2002-2005)

Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi được sự giúp đỡ của: Văn phòng

Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ,

Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Trung tâm lưu trữ hồ sơ Uỷ ban nhân dân

tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - thông tin, Phòng xây dựng cơ sở và thực

hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thuộc Sở Nội vụ, thành uỷ Thành phố Thanh

Hoá, huyện uỷ và UBND các huyện Hoằng Hoá, Quảng Xương, Thọ Xuân,

UBND Phường Lam Sơn (thành phố Thanh Hoá) và một số cá nhân.

Luận văn cũng là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu tại

Khoa Lịch sử, từ đại học đến cao học với sự giảng dạy, chỉ bảo của các thầy,

cô giáo trong Khoa và Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là sự

hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS Vũ Quang Hiển.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Page 7: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

Chương 1

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO TRIỂN KHAI

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

TRONG NHỮNG NĂM 1998-2001

1.1. Những điều kiện có ảnh hƣởng đến việc thực hiện QCDC ở

Thanh Hoá

1.1.1. Tình hình Thanh Hoá trước khi thực hiện QCDC ở cơ sở

Thanh Hoá là một trong những tỉnh định hình sớm, tồn tại, phát triển

cùng với lịch sử dân tộc, với diện tích 11.106,09 km2, dân số là hơn 3,6 triệu

người, có bảy dân tộc sinh sống (trên 60 vạn là dân tộc thiểu số). Tỉnh Thanh

Hoá có một thành phố, hai thị xã và 24 huyện, trong đó có 11 huyện miền

núi (với số dân gần một triệu), toàn tỉnh có 626 xã, 5775 làng, 808.000 hộ,

đa số là nông dân.

Những năm gần đây, do sự nghiệp đổi mới, đời sống nhân dân được cải

thiện rõ rệt, một bộ phận nhân dân có đời sống khá (chiếm 40%). Bằng sự

tập trung mọi nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách trong quản lý, nền

kinh tế trong tỉnh có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân 5 năm (1996-2000) đạt 7%/năm, GDP bình quân theo đầu người là

286,4 USD. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP bình quân hàng năm

của tỉnh giảm từ 46,1% (1991-1995) xuống còn 42,4% (thời kỳ 1996-2000);

công nghiệp xây dựng tăng từ 20,3% lên 23,4%; thương mại, dịch vụ tăng từ

33,6% lên 34,2%. Từ năm 1995, sản lượng lương thực luôn đạt hơn một

triệu tấn/năm. Bình quân lương thực đầu người thời kỳ 1996-2000 đạt 331,9

Page 8: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

kg. Tỉnh Thanh Hoá đã tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đầu tư xây dựng,

tu sửa các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là kiên cố hoá kênh mương.

Các vùng cây công nghiệp tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất

hàng hoá được quan tâm đầu tư, tạo bước chuyển dịch về cơ cấu cây trồng.

Chăn nuôi ổn định. Nghề rừng được tổ chức lại và phát triển theo hướng lâm

nghiệp xã hội, chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh nuôi

bảo vệ rừng. Đánh bắt hải sản, nghề khơi phát triển khá, tạo chuyển biến

trong sản xuất thuỷ sản. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong

tỉnh được quan tâm củng cố và sắp xếp lại. Một số doanh nghiệp đã vươn lên

khẳng định được khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hai khu công

nghiệp mới hình thành là Lễ Môn và Nghi Sơn.

Về đầu tư xây dựng cơ bản: bình quân hàng năm huy động được 2000-

3000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn bên trong chiếm hơn 50%, thu ngân sách

địa phương đạt bình quân 549,340 tỷ/năm. Những năm gần đây Đảng bộ

tỉnh chăm lo đổi mới, hoàn thiện quan hệ sản xuất, tiếp tục phân loại, sắp

xếp lại các DNNN, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.

Thanh Hoá là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước có nghị quyết của

Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế trang trại, đến nay toàn tỉnh có

1.900 trang trại, thu hút gần 10.000 lao động. Cuộc vận động đổi điền dồn

thửa trong nông nghiệp đã và đang được tiến hành.

Về giáo dục: tổng số học sinh các cấp có trên một triệu. Toàn tỉnh có

gần 100% xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu

học - xoá mù chữ, có 168 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở,

55 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% xã có

trạm y tế, ở tuyến xã có 135 bác sĩ, 5 năm liền không có dịch xảy ra, riêng

sốt rét 7 năm liền không có dịch.

Page 9: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

Trong phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, thực hiện qui ước về

việc cưới, tang, lễ hội, ở Thanh Hoá có 1037/5775 làng đăng ký xây dựng

làng văn hoá, tổng số dân được xem truyền hình chiếm 70%, được nghe đài

phát thanh xã là 90%.

Công tác quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường. An ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá gồm 27 đảng bộ huyện, thị, thành; 12 đảng bộ

trực thuộc; 31 ban cán sự đảng; 11 đảng đoàn, tổng số đảng viên là 144.093

đồng chí (26.083 là nữ và 118.010 đảng viên nam). Số đảng bộ, chi bộ cơ sở

là 1628, số chi bộ nhỏ là 8556. Chấp hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần

2) của BCHTW Đảng khóa VIII về cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thực hiện xong bước kiểm điểm tự phê bình và

phê bình của tập thể và cá nhân, có chương trình kế hoạch thực hiện các công

việc sau tự phê bình của tập thể và các đồng chí ủy viên thường trực, kế hoạch

triển khai đối với đảng bộ trực thuộc; và tập trung chỉ đạo các huyện, thị,

thành, các ban cán sự đảng đoàn, các ngành, đoàn thể cấp tỉnh kiểm điểm theo

gợi ý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được

phát huy, các chủ trương nghị quyết của Đảng ngày càng thể hiện đúng đắn

và sáng tạo, sớm đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình. Sinh hoạt đảng

được chú ý cả về hình thức và nội dung, chất lượng sinh hoạt được nâng cao.

Tỉnh Thanh Hoá đã xúc tiến xây dựng đề án công tác, tổ chức sắp xếp cán bộ,

tinh giản biên chế theo tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW

Đảng khoá VIII.

Trong xây dựng chính quyền các cấp: Đảng bộ tập trung thực hiện nghị

quyết Hội nghị lần thứ 8 của BCHTW Đảng về cải cách hành chính. Thực

hiện các nghị quyết của Trung ương, các ngành đã chấn chỉnh một bước

quan hệ công tác và lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước, soát xét các

Page 10: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

khoản thu phí và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân; chấn chỉnh công

tác xây dựng và ban hành các văn bản, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu

nại, tố cáo của công dân... lập lại trật tự kỷ cương trên một số lĩnh vực, nhờ

đó chính quyền các cấp được củng cố một bước, ổn định về tổ chức bộ máy

và đi vào hoạt động nền nếp, các vấn đề nổi cộm ở cơ sở đã từng bước đựơc

giải quyết thỏa đáng, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn

khởi trước thành công của sự nghiệp đổi mới.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng có nhiều hoạt động hơn.

Nhiều cấp uỷ đảng đã quan tâm đến công tác vận động quần chúng, đã phát

động và duy trì thực hiện có kết quả nhiều phong trào. Việc củng cố kiện

toàn các tổ chức chính trị - xã hội được các cấp quan tâm, tập trung vào

những cơ sở yếu kém, vùng xa, vùng sâu nên số điểm yếu kém được thu

hẹp, số đơn vị khá ngày càng tăng. Thực hiện nghị quyết đại hội XIV của

Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực phấn đấu thực

hiện thắng lợi các mục tiêu và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đảng bộ

tỉnh Thanh Hoá ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo của mình.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá vẫn còn gặp

một số khó khăn:

Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh (1996 - 2000) bình quân có tăng nhưng

còn thấp so với chỉ tiêu đề ra cho thời kỳ 1996 - 2000. Tốc độ phát triển kinh tế

có xu hướng chậm lại và thấp hơn so với toàn quốc (7%). GDP bình quân đầu

người đạt 279,5 USD, còn thấp so với mục tiêu đề ra đến năm 2000 là 400 - 450

USD.

Trong nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ thay đổi chậm, việc ứng dụng các

tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Tỷ trọng chăn nuôi trong

nông nghiệp còn thấp, trình độ thâm canh tăng năng suất giữa các vùng,

miền chưa đồng đều.

Page 11: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở, Số 30-CT/TW, ngày 18 tháng 2, Hà Nội.

[2]. Ban chỉ đạo Trung ương kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

(2000), Báo cáo kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại

các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (từ 26/3/2000 đến ngày 04/4/2000),

ngày 15 tháng 4, Hà Nội.

[3]. Ban chỉ đạo Trung ương kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ (2000),

Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về

xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (qua việc kiểm tra của

các địa phương, bộ, ngành), Số 05-BC/TW, ngày 15 tháng 6 năm

2000, Hà Nội.

[4]. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh việc xây

dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Số 10-CT/TW, ngày

28/3/2002, Hà Nội.

[5]. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Thông báo kết luận của Ban bí

thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ chính trị và tiếp

tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDCCS, số59-TB/TW, ngày 15

tháng 11 năm 2004, Hà Nội.

[6]. Ban chỉ đạo Trung ương, Hướng dẫn về kiểm tra sơ kết thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở, Số 03/BCĐ, Hà Nội.

[7]. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương, Ban Chấp hành

Trung ương (2005), Hướng dẫn về tổng kết việc thực hiện quy chế dân

chủ năm 2005, ngày 29/10/2005, Hà Nội.

Page 12: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[8]. Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Thanh Hoá, Các văn bản hướng dẫn

thực hiện Nghị định 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy

chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

[9]. Ban Tổ chức - Chính quyền tỉnh Thanh Hoá, (1998), Hỏi- đáp về thực

hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, NXB Thanh Hoá, Thanh Hoá.

[10]. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (1998), Đề cương giới thiệu quy chế thực hiện

dân chủ ở cơ sở (diện xã, phường, thị trấn), NXB Thanh Hoá, Thanh Hoá.

[11]. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (1998), Hướng dẫn tuyên truyền việc triển

khai tổ chức thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Số 214-

HD/TT, ngày 08 tháng 10, Thanh Hóa.

[12]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện Nghị định 29/CP, Tỉnh uỷ Thanh Hoá

(1998), Hướng dẫn kế hoạch chỉ đạo điểm triển khai thực hiện quy chế

dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Số 369/BCĐ, ngày 17/10/1998, Thanh

Hoá.

[13]. Ban Dân vận Tỉnh uỷ (1999), Tình hình triển khai thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở ở một số cơ sở chỉ đạo điểm, những kiến nghị đề xuất.

Số 04-BC/DV, ngày 16 tháng 3, Thanh Hoá.

[14]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện Nghị định 29/CP, Tỉnh uỷ Thanh Hoá

(1999), Báo cáo sơ kết triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã,

phường, thị trấn, ngày 30 tháng 4 năm 1999, Thanh Hoá.

[15]. Ban chỉ đạo XDCS, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1999), Thông báo kết quả hội

nghị đánh giá tình hình cơ sở 6 tháng đầu năm 1999 của Ban chỉ đạo cơ

sở Tỉnh. Số 641/TB-TU, ngày 14 tháng 8 năm 1999, Thanh Hoá.

[16]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000): Báo cáo

tình hình triển khai, thực hiện quy chế dân chủ. Ngày 23/3/2000, Thanh

Hoá.

Page 13: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[17]. Ban chỉ đạo XDCS, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Trả lời một số vấn đề

về việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở Thanh Hoá với đoàn

kiểm tra của Trung ương, ngày 30 tháng 3, Thanh Hoá.

[18]. Ban Dân vận, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Báo cáo tình hình triển khai

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Số 08-BC/DV, ngày 15 tháng 5,

Thanh Hoá.

[19]. Ban Tổ chức - Chính quyền tỉnh Thanh Hoá (2001), Báo cáo tình hình

2 năm thực hiện quy chế dân chủ và phương hướng nhiệm vụ năm

2001. Số 62-BC/BCĐ, ngày 29 tháng 01, Thanh Hoá.

[20]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001),

Về việc tăng cường chỉ đạo cơ sở và báo cáo tình hình thực hiện quy

chế dân chủ. Số 71/BCĐ, ngày 07 tháng 02, Thanh Hoá.

[21]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001),

Kế hoạch kiểm tra tình hình xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân

chủ ở cở sở. Số 02-KH/BCĐ, ngày 20 tháng 02, Thanh Hoá.

[22]. Ban chỉ đạo kiểm tra tình hình XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá

(2001), Báo cáo kiểm tra tình hình xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế

dân chủ theo kế hoạch số 02/BCĐ, ngày 20 tháng 02 năm 2001 của ban

chỉ đạo tỉnh Thanh Hoá, ngày 19 tháng 4, Thanh Hoá.

[23]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001),

Hướng dẫn kiểm tra sơ kết 3 năm thực hiện quy chế dân chủ. Số 383-

HD/BCĐ, ngày 31 tháng 5, Thanh Hoá.

[24]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001),

Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở Thanh Hoá,

Số 674 BC/BCĐ, ngày 23 tháng 8, Thanh Hoá.

[25]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001), Báo cáo

sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 30 –CT/TW của Bộ Chính trị về xây

Page 14: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2001), Số 915

BC/BCĐ, ngày 01 tháng 11, Thanh Hoá.

[26]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001), Báo cáo

kết quả 3 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2001), Số

1026/BCĐ, ngày 12 tháng 12, Thanh Hoá.

[27]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Kế

hoạch kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCD ở cơ sở quý I năm

2002, Số 182-KH/BCĐ, Ngày 06 tháng 03, Thanh Hoá.

[28]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Kế

hoạch tập huấn, hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt hương ước, Số

539/BCĐ, ngày 09 tháng 7, Thanh Hoá.

[29]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002),

Về việc tập huấn, hoàn thành việc xây dựng và thực hiện hương ước,

Số 543/BCĐ, ngày 10 tháng 7, Thanh Hoá.

[30]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002),

Về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng

hương ước, quy ước ở cơ sở, Số 966/BCĐ, ngày 14 tháng 10, Thanh

Hoá.

[31]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Báo cáo

tình hình tập huấn, xây dựng, phê duyệt và thực hiện hương ước, quy

ước, Số 1022-BC/BCĐ, ngày 25 tháng 10, Thanh Hoá.

[32]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Kế hoạch

kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở; việc xây dựng, thực hiện

quy chế hoạt động ở cơ quan, đơn vị; hương ước, quy ước ở cơ sở, Số

1078, ngày 11 tháng 11, Thanh Hoá.

[33]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002),

Báo cáo sơ kết công tác xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ

Page 15: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

năm 2002, nhiệm vụ xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ

năm 2003, ngày 30 tháng 12, Thanh Hoá.

[34]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2003), Về

việc kiểm tra xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước ở cơ sở, Số

184/BCĐ, ngày 03/3/2003, Thanh Hoá.

[35]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC (2003), Kế hoạch kiểm tra việc xây dựng

và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Số 182-KH/BCĐ, ngày 06 tháng 3, Thanh

Hóa.

[36]. Ban chỉ đạo XDCS và QCDC (2005), Báo cáo đánh giá tình hình cơ sở

và thực hiện QCDC năm 2004, nhiệm vụ trọng tâm năm 2005, Số 05-

BC/BCĐ, ngày 13 tháng 01, Thanh Hoá.

[37]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2005),

Báo cáo tình hình và kết quả xây dựng cơ sở và THQCDC 4 tháng đầu

năm 2005, Thanh Hoá.

[38]. Ban chỉ đạo XDCS và QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2005), Báo cáo

tình hình cơ sở, kết quả kiểm tra nhiệm vụ XDCS và thực hiện QCDC 8

tháng năm 2005, Số 1086 - BC/BCĐ, ngày 25 tháng 8, Thanh Hoá.

[39]. Ban chỉ đạo XDCS và QCDC, Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2005), Báo cáo

đánh giá tình hình, kết quả XDCS và THQCDC năm 2005, nhiệm vụ

trọng tâm 2006, số 1778-BC/BCĐ, ngày 16 tháng 12, Thanh Hoá.

[40]. Lương Gia Ban (2002), “Chung quanh những vấn đề về quy chế dân

chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (13), tr. 34-38.

[41]. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính Phủ (2001), Hướng dẫn triển khai quy chế

dân chủ ở cơ sở, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[42]. Ban chỉ đạo THQCDC xã Thiệu Đô (1999), Báo cáo kết quả triển khai

thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Thanh Hoá.

Page 16: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[43]. Ban chỉ đạo THQCDC, Đảng uỷ xã Nga Thành (2000), Báo cáo sơ kết

việc triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở xã, ngày 15 tháng 3,

Thanh Hoá.

[44]. Ban chỉ đạo THQCDC, Huyện uỷ Nga Sơn (2000), Báo cáo sơ kết triển

khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày 16 tháng 3, Thanh Hoá.

[45]. Ban chỉ đạo XDCS, Huyện uỷ huyện Bá Thước (2000), Báo cáo tổng

kết 10 năm xây dựng cơ sở, 4 năm xây dựng cụm tuyến cơ sở vững

mạnh toàn diện ATLC-SSCĐ. Số 67/BCĐXDCS, ngày 20/4/2000,

Thanh Hoá.

[46]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC Thành Phố Thanh Hoá (2001),

Báo cáo tình hình xây dựng cơ sở sau tổng kết 10 năm đến nay

(5/2000-4/2001) và 2 năm thực hiện quy chế dân chủ theo kế hoạch

02/BCĐ, Ngày 20 tháng 3, Thanh Hoá.

[47]. Ban chỉ đạo cơ sở THQCDC, Đảng uỷ phường Lam Sơn (2001), Báo

cáo sơ kết 3 năm (1998-2001) về việc xây dựng và thực hiện quy chế

dân chủ, Số 07 BC/ĐU, Thanh Hóa.

[48]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Huyện uỷ Như Thanh (2002): Báo cáo thực hiện

quy chế dân chủ năm 2002, Ngày 12 tháng 12, Thanh Hóa.

[49]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC huyện Quảng Xương (2002),

Báo cáo một số kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 05 CT/TU của Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ và văn bản chỉ đạo số 268/UB-TC của Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, tháng

12/2002, Thanh Hoá.

[50]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Huyện uỷ Quảng Xương

(2003), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện QCDC ở cơ sở , số 87-

BC/HU, ngày 26 tháng 9, Thanh Hoá.

Page 17: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[51]. Ban chỉ đạo THQCDC, UBND huyện Quảng Xương (2005), Báo cáo

kết quả thực hiện QCDC năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công

tác năm 2006, Số 12/BCĐ-QCDC, ngày 12/12/2005, Thanh Hoá.

[52]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Huyện uỷ Thọ Xuân (2003),

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị

và các Nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ

sở, số 78-BC/HU, ngày 28/9/2003, Thanh Hoá.

[53]. Ban chỉ đạo XDCS và THQCDC, Huyện uỷ Thọ Xuân (2005), số

04/BC-BCĐ, Báo cáo tổng kết công tác XDCS năm 2005 của huyện

Thọ Xuân, ngày 19 tháng 5, Thanh Hoá.

[54]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Huyện uỷ Thọ Xuân (2005),

Báo cáo sơ kết công tác XDCS 9 tháng năm 2005 của huyện Thọ Xuân,

số 153/BC- BCĐ, ngày 04 tháng 10, Thanh Hoá.

[55]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, Huyện uỷ Hoằng Hoá (2003),

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày

29/9/2003, Thanh Hoá.

[56]. Ban chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC, UBND huyện Hoằng Hoá

(2005), Báo cáo tổng kết việc thực hiện QCDC năm 2005, phương

hướng năm 2006, Thanh Hoá.

[57]. Ban chấp hành Hội Nông dân Thanh Hóa (2005), Báo cáo tổng kết

công tác XDCS và THQCDC năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm

2006, số 55-BC/HND, ngày 01 tháng 12,Thanh Hoá.

[58]. Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá (1999), Quy chế thực hiện dân chủ trong

hoạt động của bệnh viện phụ sản, ngày 25 tháng 9, Thanh Hoá.

Page 18: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[59]. Nguyễn Thanh Bình (2001), “Dân chủ, đoàn kết, dưới ánh sáng tư

tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng”, Tạp chí

Cộng sản (19).

[60]. Bộ Tư pháp - Bộ Văn hoá thông tin - Ban Thường trực Uỷ ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2000), Thông tư liên tịch hướng dẫn

việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp,

cụm dân cư, Số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN,

ngày 31 tháng 3, Hà Nội.

[61]. Chính Phủ (1998), Nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế

thực hiện dân chủ ở xã, Ngày 11 tháng 5, Số 29/1998/NĐ-CP, Hà Nội.

[62]. Chính Phủ (1998), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực

hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, Số 22-CT/TTg, ngày 15 tháng 5,

Hà Nội.

[63]. Chính Phủ (1998), Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế thực

hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Số 71/1998/NĐ-CP, ngày

08 tháng 9, Hà Nội.

[64]. Chính Phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện

hương ước, quy ước. Số 24-CT/TTg, Hà Nội.

[65]. Chính Phủ (1998), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực

hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Số 38-CT/TTg,

ngày 11 tháng 11s, Hà Nội.

[66]. Chính Phủ (1999), Nghị định của Chính phủ ban hành quy chế thực

hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước, Số 07/1999/NĐ-CP, ngày 13

tháng 02 năm 1999, Hà Nội.

[67]. Chính Phủ (1999), Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà

nước (ban hành kèm theo Nghị định số 07/1999/NĐ-CP), ngày 13

tháng 2, Hà Nội.

Page 19: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[68]. Chính Phủ (1998), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo

Nghị định số 29/1998/NĐ-CP), Hà Nội.

[69]. Chính Phủ (1998), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ

quan (ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP), Hà Nội.

[70]. Chính phủ (2003), Nghị định của Chính phủ Ban hành QCTHDC ở xã,

Số 79/2003/NĐ-CP, Ngày 07 tháng 7, Hà Nội.

[71]. Công ty in Ba Đình Thanh Hoá (2001), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện

quy chế dân chủ ở công ty in Ba Đình Thanh Hoá, số 06-BĐ/TH, ngày

26 tháng 6, Thanh Hoá.

[72]. Công ty tư vấn xây dựng giao thông (2001), Báo cáo sơ kết 3 năm thực

hiện quy chế dân chủ từ năm 1999-2001 của công ty tư vấn xây dựng

giao thông Thanh Hoá, Thanh Hoá.

[73]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2)

Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[74]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[75]. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện

Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nxb. Thanh Hoá, Thanh

Hoá.

[76]. Đảng uỷ xã Nga Vịnh (2001), Báo cáo thành tích 3 năm thực hiện quy

chế dân chủ, ngày 19 tháng 9 , Thanh Hoá.

[77]. Đảng uỷ Công ty xây lắp điện lực Thanh Hoá (2001), Báo cáo sơ kết 3

năm xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ theo nội dung Nghị

định 07/CP của Chính phủ. Ngày 15 tháng 6, Thanh Hóa.

[78]. Đảng uỷ cục Hải quan Thanh Hoá (2005), Đảng uỷ cơ quan cấp tỉnh,

Báo cáo tổng kết thực hiện QCDC năm 2005, số 135/ĐUHQTH-BC,

ngày 22 tháng 11, Thanh Hoá.

Page 20: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[79]. Đảng uỷ Điện lực Thanh Hoá, Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh (2005), Báo

cáo tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ năm 2005, Số 07- BC/ĐU,

ngày 20/12/2005, Thanh Hoá.

[80]. Đề cương kiểm tra việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ, việc xây

dựng thực hiện hương ước, quy ước (kèm theo kế hoạch số 1078/BCĐ

của ban chỉ đạo tỉnh).

[81]. Trương Quang Được (2002), “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản (số 12), tr. 6-11.

[82]. Vũ Hiền (1998), “Về cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà

nước quản lý”, Tạp chí Cộng sản (số 16), tr. 15-19.

[83]. Hội liên hiệp phụ nữ Thanh Hoá (2001), Báo cáo sơ kết 3 năm thực

hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, Số 222-BC/PN, ngày

20 tháng 7 năm 2001, Thanh Hoá.

[84]. Hội liên hiệp phụ nữ Thanh Hoá (2002), Quy chế hoạt động của cơ

quan tỉnh hội phụ nữ Thanh Hóa (ban hành kèm theo Quyết định số

273/QĐ-PN, ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Ban Thường vụ tỉnh hội

phụ nữ), Ngày 02 tháng 8 năm 2002, Thanh Hoá.

[85]. Lê Quốc Hùng (2001), “Kế thừa và phát huy những mặt tích cực của

hương ước cổ trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở xã”,

Tạp chí Cộng sản (số 12), tr. 44-46, 54-56.

[86]. Huyện uỷ Thiệu Hoá (1999), Chỉ thị của Ban Thường vụ huyện uỷ về

việc triển khai bước hai thực hiện quy chế dân chủ ở xã, Số 06-CT/HU,

ngày 08 tháng 3, Thanh Hoá.

[87]. Huyện uỷ Hà Trung, Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá (1999), Báo cáo sơ kết

6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối

năm 1999, Số 23-BC/HU, ngày 28 tháng 6, Thanh Hoá.

Page 21: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[88]. Huyện uỷ Quảng Xương (2000), Báo cáo tình hình triển khai thực hiện

quy chế dân chủ ở huyện Quảng Xương, Số 41-BC/HU, ngày 16 tháng

3, Thanh Hoá.

[89]. Huyện uỷ Nga Sơn (2002), Báo cáo 3 năm thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá, Số 39-BC/HU, ngày 25 tháng

01, Thanh Hoá.

[90]. Huyện uỷ Yên Định (2002), Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ ở

huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá, ngày 28 tháng 01, Thanh Hoá.

[91]. Dương Đình Khải (2002), “Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá tham gia

thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Mặt Trận

(3).

[92]. Nguyễn Long Khánh, “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tư

tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản (16).

[93]. Làng Yên Thái, xã Nga Thái (2000), Quy ước làng Yên Thái, ngày 19

tháng 4 năm 2000, Thanh Hoá.

[94]. Vũ Ngọc Lân (2004), “Hội nghị toàn quốc tổng kết 6 năm thực hiện chỉ

thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và THQCDC

ở cơ sở”, Tạp chí Dân vận (tháng 10), tr. 3-5.

[95]. Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hoá (2000), Báo cáo thực hiện quy chế

dân chủ trong công nhân viên chức, Số 09-BC/DC, ngày 20 tháng 3,

Thanh Hóa

[96]. Liên đoàn lao động Thanh Hoá (2005), Báo cáo tình hình thực hiện

QCDC và xây dựng cơ sở trong công nhân viên chức - lao động năm

2005, Số 570/ BC-LĐLĐ, ngày 24/11/2005, Thanh Hoá.

[97]. Phạm Quang Nghị (2002), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây

dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản (21), tr.

13-16, 42.

Page 22: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[98]. Lê Hữu Nghĩa (2001), “Một đảng cầm quyền với việc phát huy dân

chủ”, Tạp chí Cộng sản (1), tr. 27-29.

[99]. Trần Quang Nhiếp (1998), “Thực hiện dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng

sản (13), tr. 19-24.

[100]. Trần Quang Nhiếp (1999), “Thực hiện dân chủ ở xã - mấy vấn đề đặt

ra”, Tạp chí Cộng sản (10), tr. 40-44.

[101]. TS. Nguyễn Văn Oánh - TS. Nguyễn Thanh Tuấn (2002), Bảo đảm

định hướng Xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý của nhà nước ta

hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[102]. Lê Khả Phiêu (1998), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây

dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản (3), tr.

3-7.

[103]. Sở Y tế Thanh Hoá (1999), Về việc ban hành quy chế thực hiện dân

chủ trong bệnh viện. Số 868/YT-TC, ngày 26 tháng 11, Thanh Hoá.

[104]. Sở Tư pháp (2002), Báo cáo kết quả kiểm tra việc xây dựng và thực

hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 02 tháng 4, Thanh Hoá.

[105]. Sở Tư pháp: Hương ước – công cụ thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

[106]. Sở Tư pháp (2002): Tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương

ước, quy ước làng, bản, thôn, khối phố, cụm dân cư. (Dùng cho cán bộ

cấp xã, trưởng thôn, làng, bản…), NXB Thanh Hoá, Thanh Hoá.

[107]. Sở Văn hoá thông tin (2003), Báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân

chủ của sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá. Số 218/BC-VHTT, ngày 18

tháng 3, Thanh Hoá.

[108]. Thành uỷ Thành phố Thanh Hóa (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu

Đảng bộ Thành phố Thanh Hoá lần thứ XVII, Nxb Thanh Hoá, Thanh

Hoá.

Page 23: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[109]. Hồ Bá Thâm (2001), “Suy nghĩ thêm về nền dân chủ ở nước ta hiện

nay”, Tạp chí Cộng sản (21), tr.

[110]. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2003), Báo cáo hoạt

động của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2002, chương trình hoạt động

năm 2003, Số 06/BCTT-HĐND, ngày 06 tháng 01, Thanh Hoá.

[111]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1998), Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc

tổ chức triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Số 12-CT/TU, ngày

01 tháng 9, Thanh Hoá.

[112]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội,

quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở tỉnh Thanh Hoá

tại hội nghị cán bộ lãnh đạo Văn phòng các tỉnh phía Bắc, ngày 20

tháng 7, Thanh Hoá.

[113]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ về

phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2001, Số 10-NQ/TU, ngày

28/12/2001, Thanh Hoá.

[114]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XV, Thanh Hoá.

[115]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001), Chương trình hành động thực hiện Nghị

quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Tỉnh

(nhiệm kỳ 2001-2005). Số 12-CTr/TU, ngày 09/10/2001, Thanh Hoá.

[116]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Năm mươi năm hoạt động của Đảng bộ Đảng

Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá.

[117]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ về

phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2002, Số 01-NQ/TU, ngày

24/1/2002, Thanh Hoá.

Page 24: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[118]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Báo cáo tình hình năm 2000 và phương

hướng, nhiệm vụ năm 2001, Số 111-BC/TU, ngày 29 tháng 12, Thanh

Hoá.

[119]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của

các sở, ban, nghành cấp tỉnh (mẫu quy chế).

[120]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2001), Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở, Số 03-CT/TU, ngày 29 tháng 5, Thanh Hoá

[121]. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2002), Chỉ thị của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về tiếp

tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với nhiệm vụ thực

hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Số 05-CT/TU, ngày 14/01/2002, Thanh

Hoá.

[122]. Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật (2001), Báo cáo sơ kết 3 năm

thực hiện quy chế dân chủ 1998-2001 ở cơ sở trường trung học Văn

hoá nghệ thuật, Số 170/QCDC, ngày 25 tháng 6, Thanh Hoá.

[123]. Đỗ Quang Tuấn (1998), “Cơ sở lý luận - thực tiễn của phương châm

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và mấy vấn đề về xây dựng

quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản (số 8), tr. 9-12.

[124]. UBND tỉnh Thanh Hoá (1998), Kế hoạch triển khai quy chế thực hiện

dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Số 1753-UB/TC, ngày 08/9/1998,

Thanh Hóa.

[125]. UBND tỉnh Thanh Hoá (1998), Về việc ban hành quy định: Nhiệm vụ,

quyền hạn của Trưởng thôn, xóm, làng, bản, phố thuộc xã, phường, thị

trấn, Số 1970/1998/QĐ-UB, ngày 21/9/1998 (Kèm theo quy định của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về nhiệm vụ, quyền hạn, Trưởng

thôn, xóm, làng, bản, phố thuộc xã, phường, thị trấn), Thanh Hoá.

[126]. UBND tỉnh Thanh Hoá (1999), Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

tỉnh về việc triển khai quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của

Page 25: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước, Số 15/1999/CT-UB, ngày

16/4/1999, Thanh Hoá.

[127]. UBND tỉnh Thanh Hoá, Hướng dẫn triển khai Nghị định 71/CP của

Chính phủ, Số 1411-UB/TC, Thanh Hoá

[128]. UBND tỉnh Thanh Hoá: Hướng dẫn triển khai Nghị định 07/CP của

Chính phủ, Số 1450-UB/TC, Thanh Hoá.

[129]. UBND tỉnh Thanh Hoá (1999), Kế hoạch triển khai quy chế thực hiện

dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước và doanh nghiệp Nhà

nước. Số 822-UB/TC, ngày 20/4/1999, Thanh Hoá.

[130]. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thanh Hoá (2000), Báo cáo tình hình thực

hiện quy chế dân chủ ở xã, phường trong toàn tỉnh, Số 85-BC/MTTH,

ngày 10 tháng 5, Thanh Hoá.

[131]. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thanh Hoá (2001), Báo cáo công tác mặt

trận tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng chính

quyền năm 2000, Số 28-BC/MTTH, ngày 09/01/2001, Thanh Hoá.

[132]. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thanh Hoá (2001), Báo cáo kinh nghiệm về

phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Thanh Hoá tham gia thực hiện

quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ngày 17/12/2001, Thanh Hoá

[133]. UBND tỉnh Thanh Hoá (2001), Các văn bản hướng dẫn xây dựng và

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Thanh Hoá.

[134]. UBND tỉnh Thanh Hoá (2002), Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy

chế dân chủ, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy chế hoạt động

ở cơ sở. Số 268-UB/TC, ngày 29 tháng 01, Thanh Hoá.

[135]. UBND tỉnh Thanh Hoá (2002), Báo cáo đánh giá tình hình năm 2001,

phương hướng nhiệm vụ năm 2002, Tháng 1/2002, Thanh Hoá.

[136]. UBND tỉnh Thanh Hoá (2002), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hôị, quốc

phòng - an ninh năm 2002, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc

Page 26: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

phòng - an ninh năm 2003, Số 39/BC-UB, ngày 31/12/2002, Thanh

Hoá.

[137]. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2004), Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu

hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, số 17/BC-UB, ngày

19 tháng 5, Thanh Hoá

[138]. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2004), Báo cáo kết quả thực hiện ý kiến, kiến

nghị của cử tri tại kỳ họp thứ nhất, HĐND Tỉnh khoá XV, số 31/BC-

UB, ngày 26 tháng 7, Thanh Hoá.

[139]. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2004), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,

quốc phòng – an ninh năm 2004, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm

2005, Số 61/BC- UB, ngày 10 tháng 12, Thanh Hoá.

[140]. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2004), Báo cáo kết quả thực hiện ý kiến, kiến

nghị của cử tri tại kỳ họp thứ hai, HĐND Tỉnh khoá XV, số 64/BC-UB,

ngày 15 tháng 12, Thanh Hoá.

[141]. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2004), Báo cáo đánh giá tình hình xây dựng

và thực hiện quy chế làm việc của UBND tỉnh Thanh Hoá, số 23/BC-

UB, ngày 14 tháng 6, Thanh Hoá.

[142]. UBND Tỉnh Thanh Hoá (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,

quốc phòng - an ninh năm 2005, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ

yếu năm 2006, Số 60/BC-UBND, ngày 13/12/2005, Thanh Hoá.

[143]. UBND xã Quảng Phong (1998), Kế hoạch triển khai thực hiện quy chế

dân chủ ở xã Quảng Phong, Ngày 13 tháng 11, Thanh Hoá.

[144]. UBND xã Quảng Phong (1998), Quy định của Uỷ ban nhân dân xã

Quảng Phong về thực hiện quy chế dân chủ, Ngày 13/11/1998, Thanh

Hoá.

[145]. UBND huyện Hoằng Hoá (2005), Báo cáo kết quả XDCS và THQCDC

9 tháng đầu năm, số 03/BC- BCĐ, ngày 14/10/2005, Thanh Hoá.

Page 27: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16489/1/V_L2_00841.pdf · 1998 đến năm 2005 (qua khảo sát thực tế ở thành phố

[146]. Văn phòng Quốc hội (2000), Kế hoạch tổ chức đợt kiểm tra THQCDC

ở cơ sở tại hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, Số 340-VP/CN, Ngày

13/3/2000, Hà Nội.

[147]. Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2000), Thông tin chuyên đề tình hình

triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở Thanh Hoá, số 02-TTCĐ/VP,

ngày 31 tháng 3, Thanh Hoá.

[148]. Văn phòng UBND Tỉnh Thanh Hoá (2004), Báo cáo, tổng kết 5 năm

thực hiện QCDC của cơ quan văn phòng UBND Tỉnh, số 27/BC-VP,

Ngày 09 tháng 02, Thanh Hoá.

[149]. Lê Kim Việt (2003), “Qua ba năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở

nông thôn”, Tạp chí Cộng sản (18), tr. 48-53.