nguyễn hữu thị lan-( mariette jeanne nguy ễn...

10
81 chính là vua Thiu Tr. Bà đã qua đời sau khi sanh được 13 ngày, hưởng dương 17 tui. Lăng ca bà núi CChính, huyn Hương Thy, tnh Tha Thiên. Đúng cuc đời tht ngn ngi như mt chút hương thơm. Tui đời chưa được bao nhiêu nhưng bà đã để li sthương tiếc không nhng ca vua Gia Long mà còn ctriu đình nhà Nguyn bi cung cách và phm hnh ca bà. Vua ban chcm không cho gi tên húy ca bà. Có ltđó người ta dùng ch“Bông” thay cho ch“Hoa”. Nht là người min Nam không ai dùng ch“Hoa” c, mà chgi là “Bông bp, bông sen, bông lài . . .” Người thba là Nghi Thiên Chương Hoàng Hu, con ca LBThượng Thơ Phm Đăng Hưng, hàm Đại Hc Sĩ và tước phong Nht phm Đức Quc Công, người làng Tân Hòa, Gò Công (Lúc đó còn thuc vtnh Gia Định). Nghi Thiên Chương Hoàng Hu tc bà TDmà người Gò Công nào cũng đã tng nghe danh thơm ca bà. Tên thc là Phm ThHng. Tlúc nho ûbà đã thích đọc sách và thông kinh s, đầu óc rt mn tu, li có mt trí nhít người sánh kp. Có lvì thế mà bà dù hu cung nhưng rt nh hưởng trong vic triu chính ca các vua Thiu Tr, TĐức, ……………………. . . Lúc mi 14 tui bà đã được Thun Thiên Cao Hoàng Hu nghe tiếng và tuyn vào cung. Cùng tiến cung vi bà còn có con gái ca Kinh Môn qun Công Nguyn Văn Nhân, gi là Lnh Phi Nguyn ThNhim Gi theo chc tước ca cha). Ngày vào cung, vua minh mng ban cho mi người mt báo thêu hoa bng chvàng nhưng chưa kết nút. Ngày làm lnhp cung, Bà Thun Thiên Cao Hoàng Hu gói hai bnút áo bng vàng trong giy, mt bchm hình cánh hoa, mt bchm hình chim phượng và khn trước bàn thttiên rng nếu phi nào sinh hoàng nam trước thì ng được bnút áo chm hình phượng, ri sai nquan mang đến ban cho hai nàng chn.. Nghi Thiên Chương Hoàng Hu nhường cho Lnh phi chn trước, bnút áo còn li ca bà là bnút chm hình phượng. Thi gian sau, mt đêm bà nm mng thy có vthn dâng cho bà mt tgiy vàng đóng trin son và mt chui minh châu, ri bà ththai sanh ra hoàng tHng Nhm, tc là Dc Tôn Anh Hoàng Đế, ca vua Dc Tôn Anh Hoàng Đế là Gò Công. Mt chim phượng khác, tht đặc bit. Khác hơn các vHoàng Hu trước là chđược phong làm Hoàng Hu khi đến tui già xế bóng hoc khi đã băng hà. Là ln đầu tiên và cũng là ln cui cùng được phong ngai vHoàng Hu ngay ngày tân hôn;. Hoàng Hu cui cùng ca triu Nguyn và là cui cùng ca Vit Nam, đó là Nam Phương Hoàng Hu, tên tht là Nguyn Hu ThLan-( Mariette Jeanne Nguyn Hu ThLan con ca Ông Nguyn Hu Hào). Người đẹp nht thi by gi, bà đã 3 năm lin trúng gii hoa hu Đông Dương. Người đã chiếm trn trái tim Hoàng Đế Bo Đại khi mi gp mt ln đầu tiên trên chiếc tàu D’Artagnan. Hoàng Đế si tình đến ni thà bngôi vua chkhông chu blàm rxNam K. Tht vy, khi bbà TCung tchi, Bo đại nói nếu không ly được ThLan thì svy” sut đời. Nếu chn mt trong hai, tôi schn ThLan chkhông chn ngai vàng. Đó là li thut ca viên bí thư ca Bo Đại. Bo đại gii thích thêm vhai chNam Phương như sau: “ Tôi đã chn tên trvì cho bà Hoàng Hu mi là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm ca min Nam (Parfum du sud) và tôi cũng ra mt chdđặc bit cho phép bà được phc sc màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế.” Người đàn bà duy nht trong lch sVit Nam được chdđặc bit ny. Nam Phöông Hoaøng Haäu Ai min nam mà không biết Nguyn Hu Hào rca Ông Huyn Stc Lê Phát Đạt đã xây ba nhà th: ChĐủi, Hnh Thông Tây và ThĐức để dâng cúng cho dân địa phương. Dân địa phương thường gi là nhà thHuyn S. Cái trngi ln nht ca Bo Đại đó là triu đình nhà Nguyn thì chtrương chng li công giáo, chng li dân Tây mà Tây thì bxem là kxâm lược nước mình, còn gia tc ca

Upload: others

Post on 01-Mar-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

81

chính là vua Thiệu Trị. Bà đã qua đời sau khi sanh được 13 ngày, hưởng dương 17 tuổi. Lăng của bà ở núi Cự Chính, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Đúng cuộc đời thật ngắn ngủi như một chút hương thơm. Tuổi đời chưa được bao nhiêu nhưng bà đã để lại sự thương tiếc không những của vua Gia Long mà còn cả triều đình nhà Nguyễn bởi cung cách và phẩm hạnh của bà. Vua ban chỉ cấm không cho gọi tên húy của bà. Có lẽ từ đó người ta dùng chữ “Bông” thay cho chữ “Hoa”. Nhứt là người miền Nam không ai dùng chữ “Hoa” cả, mà chỉ gọi là “Bông bụp, bông sen, bông lài . . .”

Người thứ ba là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu, con của Lễ Bộ Thượng Thơ Phạm Đăng Hưng, hàm Đại Học Sĩ và tước phong Nhất phẩm Đức Quốc Công, người làng Tân Hòa, Gò Công (Lúc đó còn thuộc về tỉnh Gia Định). Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu tức bà Từ Dủ mà người Gò Công nào cũng đã từng nghe danh thơm của bà. Tên thực là Phạm Thị Hằng. Từ lúc nho ûbà đã thích đọc sách và thông kinh sử, đầu óc rất mẫn tuệ, lại có một trí nhớ ít người sánh kịp. Có lẻ vì thế mà bà dù ở hậu cung nhưng rất ảnh hưởng trong việc triều chính của các vua Thiệu Trị, Tự Đức, ……………………. . .

Lúc mới 14 tuổi bà đã được Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nghe tiếng và tuyển vào cung. Cùng tiến cung với bà còn có con gái của Kinh Môn quận Công Nguyễn Văn Nhân, gọi là Lệnh Phi Nguyễn Thị Nhiệm Gọi theo chức tước của cha). Ngày vào cung, vua minh mạng ban cho mỗi người một bộ áo thêu hoa bằng chỉ vàng nhưng chưa kết nút. Ngày làm lễ nhập cung, Bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu gói hai bộ nút áo bằng vàng trong giấy, một bộ chạm hình cánh hoa, một bộ chạm hình chim phượng và khấn trước bàn thờ tổ tiên rằng nếu phi nào sinh hoàng nam trước thì ứng được bộ nút áo chạm hình phượng, rồi sai nữ quan mang đến ban cho hai nàng chọn.. Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu nhường cho Lệnh phi chọn trước, bộ nút áo còn lại của bà là bộ nút chạm hình phượng. Thời gian sau, một đêm bà nằm mộng thấy có vị thần dâng cho bà một tờ giấy vàng đóng triện son và một chuổi minh châu, rồi bà thọ thai sanh ra hoàng tử Hồng Nhậm, tức là Dực Tôn Anh Hoàng Đế, của vua Dục Tôn Anh Hoàng Đế là Gò Công.

Một chim phượng khác, thật đặc biệt. Khác hơn các vị Hoàng Hậu trước là chỉ được phong làm Hoàng Hậu khi đến tuổi già xế bóng hoặc khi đã băng hà. Là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng được phong ngai vị Hoàng Hậu ngay ngày tân hôn;. Hoàng Hậu cuối cùng của triều Nguyễn và là cuối cùng của Việt Nam, đó là Nam Phương Hoàng Hậu, tên thật là

Nguyễn Hữu Thị Lan-( Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan con của Ông Nguyễn Hữu Hào). Người đẹp nhứt thời bấy giờ, bà đã 3 năm liền trúng giải hoa hậu Đông Dương. Người đã chiếm trọn trái tim Hoàng Đế Bảo Đại khi mới gặp mặt lần đầu tiên trên chiếc tàu D’Artagnan. Hoàng Đế si tình đến nỗi thà bỏ ngôi vua chớ không chịu bỏ làm rể xứ Nam Kỳ. Thật vậy, khi bị bà Từ Cung từ chối, Bảo đại nói nếu không lấy được Thị Lan thì sẽ “ở vậy” suốt đời. Nếu chọn một trong hai, tôi sẽ chọn Thị Lan chớ không chọn ngai vàng. Đó là lời thuật của viên bí thư của Bảo Đại. Bảo đại giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: “ Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfum du sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế.” Người đàn bà duy nhứt trong lịch sử Việt Nam được chỉ dụ đặc biệt nầy.

Nam Phöông Hoaøng Haäu

Ai ở miền nam mà không biết Nguyễn Hữu Hào rễ của Ông Huyện Sỹ tức Lê Phát Đạt đã xây ba nhà thờ: Chợ Đủi, Hạnh Thông Tây và Thủ Đức để dâng cúng cho dân địa phương. Dân địa phương thường gọi là nhà thờ Huyện Sỹ. Cái trở ngại lớn nhứt của Bảo Đại đó là triều đình nhà Nguyễn thì chủ trương chống lại công giáo, chống lại dân Tây mà Tây thì bị xem là kẻ xâm lược nước mình, còn gia tộc của

82

Nguyễn Hữu Thị Lan thì quốc tịch Pháp và nặng nhứt là sùng đạo.

Người Nam Kỳ từ đầu thế kỷ 20 đã truyền miệng nhau câu “ Nhất Sỹ, nhìø Phương, tam Xương tứ Định” Nghĩa là người giàu nhất Nam kỳ thời đó là gia đình Huyện Sỷ (Tỷ phú), tức ông ngoại của Nguyễn Hữu thị Lan.

Trong đoạn hồi ký “Con Rồng An Nam” Bảo Đại tâm sự: “M.J Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Vì vậy tôi ngỏ ý xin cưới cô và cô đã đồng ý nhưng với điều kiện: -Gia đình cô đồng ý đã. -Về:phía gia đình cô Mariette Jeanne Lan cũng đồng ý nhưng phải thêm các điều kiện sau:

1- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới.

2- Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là phật giáo.

3- Phải được Tòa Thánh La Mã cho phép; hai người không ai buộc ai.

4- Tiếp đó cụ Tôn Thất Nhân nêu lý do: Thị Lan đậu tú tài toàn phần Pháp nếu so ra với Việt Nam là đỗ Trạng Nguyên xứ ta, lại đòi làm Hoàng Hậu nữa thì không thể chấp nhận được. Theo di chiếu thì các triều nhà Nguyễn không được phong tể tướng, không lập Thái Tử, không lập Hoàng Hậu, . . . .)

Trước Hoàng tộc, Bảo Đại thẳng thắn trả lời Tôn Nhân Phủ như sau: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình đâu”. Câu nói lịch sử mà tất cả triều thần đều trố mắt nhìn nhau chịu thua. Tình yêu là sức mạnh. Tình yêu là trên tất cả.

Ngày mùng 10 tháng 2 (tức tháng 3 năm 1934) lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Cuối cùng thì tình yêu đã thắng. Ngày cưới được ấn định vào ngày 20 tháng 3 năm 1934. Bảo Đại đúng 21 tuổi, và Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi.

Bảo Đại chính thức đã có với Nam Phương Hoàng Hậu năm người con: hai trai và ba gái:

1/ Thái Tử Bảo Long

Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân đất thần kinh nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lai một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành . Dân chúng biết đó là Hoàng Nam vì là 7 tiếng

súng còn nếu là công chúa thì sẽ là 9 tiếng súng. Đó là Thái tử Bảo Long. 2/ công chúa Phương Mai, ngày 1- 4 năm 1937. 3/ công chúa Phương Liên, ngày 3- 11 năm 1938 4/ công chúa Phương Dung, ngày 5-2 năm 1942. 5/ Hoàng Tử Bảo Thắng năm 1948

Nam Phương Hoàng Hậu với triều phục

Nếu chế độ Vương quyền còn tồn tại, thì Bảo Long sẽ là Hoàng Đế, miền Nam không những là quê ngoại của ngài mà còn là quê hương của Hoàng Hậu. ?

Phong Thủy có đúng không, nhưng miền Nam thật tình xuất sanh ra nhiều bậc mẫu nghi thiên hạ. Phu nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là dân miền Nam. Miền Nam là vùng đất của loài Chim Phượng.

Nguyễn Văn Nhựt Tham khảo: Phong Thủy của Nguyễn Phúc Vĩnh Tung.

Hậu Cung Triều Nguyễn

83

Một Chút Kỷ Niệm về lớp Đệ Tứ năm 1960 TRẦN BÁ PHƯỚC

Lớp Đệ Tứ niên học 60 coi như là lớp cao nhứt của trường Trần Trung Tiên, vì lúc ấy Trường chưa có lớp Đệ Tam. Vì vậy hầu hết học sinh lớp Đệ TỨ năm ấy rất là thân thiện, quyến luyến với nhau, tặng nhau hình ảnh, trao nhau lưu bút để ghi lại những kỷ niệm bên nhau. Năm đó, Trà Vinh chưa có Hội Đồng Thi, học sinh phải lên Vĩnh Long thi, rồi chia tay nhau, mỗi ngưới tung bay bốn phương trời trong nổi buồn man mác, không biết có bao giờ gâp lại nhau nữa. Nhớ lại, trong bốn năm học chung dưới mái trường có biết bao là kỷ niệm. Ông Vương Hảo Thuận, Hiệu Trưởng, tướng ông trông thật oai vệ và nghiêm khắc. Sân trường, ngoài hai dãy trồng cây điệp kiểng song song với hai dãy lớp còn có những cây ăn trái. Học sinh nào hái trái là biết với ông. Ông nhéo tai kéo lên, rồi nói “ Tía mầy”. Học sinh đều kính sợ ông. Nhất là lúc đang chơi trò chơi “ đánh giặc thềm”. Ông mà bắt gặp thì không những bị nhéo tai mà còn bị mời cha mẹ vào trường. Trường Trần Trung Tiên có là do công lao rất lớn của ông. Thầy Quyền ( mập) Giám thị, hoc sinh nào không hớt tóc ngắn, để dài là Thầy nắm tóc kéo lên. Trong lớp có hai hoc sinh ở xã Phước Hưng ( Cầu Cống) lên tỉnh học, có lẽ không tiền hớt tóc nên bị Thầy, kéo tóc lên. Đó là Châu Ngọc Sanh và Trầm Khiêm. Điều trớ trêu, đau lòng là sau đó Châu Ngọc Sanh, Thiếu Tá Sư Đoàn 9 bị tử thương và Trầm Khiêm sau 1975 mới biết là Trí Vận Cộng Sản nằm vùng. Thầy Nguyễn Minh Cần, dạy Thể Dục, Thể Thao, tới giờ học thì Thầy dẫn ra sân vận động sau trường, đứng hàng ngang đi lượm võ đạn, gạch, miểng chai chứ không có tập gì cả: Vì trước kia sân vận động là chỗ đóng quân của Tiểu Đoàn Khinh Binh Tỉnh. Thỉnh thoảng, Thầy dẫn ra tập ở sân banh trước Trường, sau này là khuôn viên Trường Trung Học Vĩnh Bình. Thầy Nguyễn Văn Dạn, dạy Pháp Văn, Thầy có tật hay hỉnh mũi và thường sửa gọng kính. Thầy hay khen các cô đầm miệng nhai chewing gum ở vườn Bờ Rô (Tao Đàn) . Thầy Lương Hiệu Xương, dạy Việt Văn, hình dáng Thầy đúng với tên Thầy, tuy Thầy ốm nhưng Thầy rất tận tụy dạy. Thường Thầy giảng nghĩa một điển tích từ đầu giờ cho tới cuối giờ, có khi chưa xong. Trong lớp có học sinh nào nói chuyện thì thầy chỉ nói “mấy em” tiếng em kéo dài mà thôi. Thầy rất thích coi “hát thực Sơn Đông” ở sân chợ Trà Vinh trước Nhà Thuốc Bắc Nam Cường. Cô Mai Thị Đẹp, dạy Việt Văn, cô là đạo diễn vỡ kịch “Bá Nha Tử Kỳ” mà trong đó có các diễn viên

Lương Ngọc Thành, Đổ Làm Sinh... để diễn trong buổi phát phần Thưởng cuối năm. Đến bây giờ mới thắm thía tình bạn, tri âm, tri kỷ, ai còn ai mất (Lương Ngọc Thành mất năm 2002 tại Trà Vinh). Thầy võ Văn Bé, dạy Lý Hóa, kỷ niệm với Thầy là khi chúng tôi lên thi Trung học ở Vĩnh Long. Chúng tôi trọ ở Trường Trung học Nguyễn Trường Tô, Thầy có kể cho chúng tôi nghe đêm văn nghệ bãi trường. Trong càu chuyện, chúng tôi còn nhớ Thầy tã về một cô xướng Ngôn Viên mà trong đó thầy chê thậm tệ cô có đôi vai ngang quá. Thầy Lam Giang, dạy Việt Văn, vô lớp thầy thường hay ngâm “Nàng là tuyết hay là tuyết điểm, nàng là hương hay nhan sắc lên hương, đến triển lãm cả tấm thân lòa lỏa” (Tôi không nhớ rỏ bài thơ này). Một buổi chiều, chúng tôi thấy thầy đi vào xóm “Phú De” (Xóm chị em ta) chúng tôi nghi nên theo dõi. Nhưng thầy đi không phải vì một đích đó mà thầy đi “Bắn Khỉ” (hút á phiện). Thầy Phan Quán, dạy toán. Thầy và Thây Lam Giang ở ngoài Trung vào hai Thầy là bạn của Tỉnh Trưởng Lương Di Ủy, nên hai thầy ở trong Dinh Tỉnh Trưởng. Thầy có yêu một người đẹp (Bảo Sanh Viện Trà Vinh) ở đường số Một nhưng không thành. Độc đáo nhất là Thầy Nguyễn Tinh Tú, dạy việt văn. Học sinh nào giỏi Việt Văn thì ít khi được hạng cao trong tháng vì thầy cho điểm rất thấp, cao điểm nhất là 3-4 điểm có bài còn bị điểm âm. Trong khi đó, học sinh giỏi Toán Lý Hóa thì 18-20 điểm. Sau đó, Thầy tái ngũ, phục vụ ở Bộ Tổng Tham Mưu, Thầy đã giúp đỡ rất nhiều học sinh Trường Trần Trung Tiên, khi họ gia nhập quân ngũ. Một chút kỷ niệm, tưởng nhớ về tình nghĩa Thầy Trò, bạn bè cho cuộc đời đẹp hơn.

Trần Bá Phước Australia

Traø Vinh, Moät Chieàu Buoàn

Sau bao năm tháng đã lìa xa, Được dịp về thăm viếng tỉnh nhà. Xóm cũ hôm nay không nhận rõ, Nhà xưa thuở ấy chẳng nhìn ra. Mưa tuông, nước đỗ bên đường phố, Gió lốc cành rơi sát mái nhà. Sừng sững hàng sao nay vẫn đó, Chiều buồn ...buồn nhớ, nhớ bao la.

Nguyễn Minh Cần

Về thăm Trà Vinh năm1972

84

Xuaân Ñaùo Hoa Khai Taøi Nhö YÙ

Teát Hoài Thònh Vöôïng Phuùc M aõn Moân

Hội Ái Hữu Trà-Vinh 2007

85

Baùc Só Saûn Phuï Khoa

KEVIN KHAÛI TIEÂU, MD OBSTETRICS, GYNECOLOGY AND INFERTILITY

• Toát nghieäp Cöõ Nhaân Ñaïi Hoïc UCLA • Toát nghieäp Baùc Só Y Khoa taïi Pennsylvania

State School of Medicine • Toát nghieäp chuyeân khoa saûn phuï Khoa taïi

UCLA/Cedars Sinai Medical Center, UCLA • Noäi truù khoa taïi UCLA/Cedars Sinai Medical

Center Beverly Hill,CA • Baùc Só ñieàu trò taïi caùc beänh vieän Garden

Grove, Fountain Valley, Orange Coast & Hoag Hospital.

CHUYEÂN TRÒ SAÛN PHUÏ KHOA vaø CAÙC BEÄNH ÑAØN BAØ

- Caùc beänh phuï nöõ, roái loaïn sinh lyù, hieám muoän. - Saên soùc thai kyø, ñích thaân ñôû ñeû, giaûi phaãu sanh saûn. - Chuyeân giaûi phaåu caùc beänh phuï nöõ vaø hieám muoän. - Phoøng ngöøa vaø truy taàm caùc beänh ung thö cuûa phuï nöõ. - Keá hoaïch hoùa gia ñình vaø caùc phöông phaùp ngöøa thai.

10301 Bolsa Ave. Suit 107 Westminster CA 92683

Giửa Ward & Brookhurst , sát Thánh đường Tin Lành SàiGòn,web: www.drtieuobgyn.com

Phone : 714-418-9749 Fax : 714-418-1047

9900 Talbert Ave. Suit 202 Fountain Valley, CA 92708

( Trong khu Orange Coast Memorial Medical Center ) Web: www.drtieuobgyn.com

Phone : 714-378-5552 Fax : 714-418-1047

86

TRUY PHONG

Nhaø Thô Ñaát Vónh Traø Huệ Tường Anh chị em học sinh Vĩnh Bình từ cuối thập niên 50 trở về sau, không ai không biết nhà thơ kháng

chiến, thường gọi thầy Truy Phong. Có thể có nhiều anh chị em không học với Thầy nên không biết tên thật, nhưng không lạ gì bút hiệu này. Tôi không có tham vọng viết về nhà thơ đất Vĩnh Trà, chỉ muốn cùng anh chị em đóng góp vài dòng hoài niệm về một nhà mô phạm, một vị thầy khả kính đã quá vãng

vào tháng 5. 2005. Thượng thọ 80 tuổi: Dương Tấn Huấn. Thầy người Vũng Liêm, sinh năm 1925. Từ 18 tuổi đã viết văn, làm thơ, cộng tác với báo Tân Tiến ở SaĐéc. Năm 45 đã cùng mọi lứa tuổi tham gia kháng chiến. Đi kháng chiến vì ‘tôi yêu tổ quốc’ (Kết trái đơm bông). Đến năm 53 Thầy rời bỏ hàng ngũ Việt Minh :

Bút son gọi trả an bình lại Thay áo non sông, đổi cuộc đời

(Thay áo non sông) Tạm sống qua ngày bằng nghề gõ đầu trẻ ở trường Tiểu học tư thục với chết danh trường Ô. Chưởng. Các trường Trung học Thánh Gioan, Trung học Trần Trung Tiên lần lược mời về dạy. Có thời gian dạy trường Nguyễn Thông Vĩnh Long. Hơn hai mươi năm đứng trên bục gỗ, Thầy đã truyền đạt cho bao nhiêu lớp tuổi những sở đắc từ đạo đức , văn chương cho tới thi phú…. Thầy luôn tâm niệm cho chính bản thân và thường xuyên khuyên bảo học trò phải tự lập chí, tu thân để cùng với đời thăng hoa. Đó là hoài vọng của cha Thầy. Thầy có lối phục sức rất đặc biệt mà anh chị em học sinh thời đó đều biết. Từ chiếc nón cho tới đôi giày đều màu trắng. Do Thầy xuất thân từ trường Chim Việt của Việt Minh. Từ buổi thiếu niên đã ôm ấp một hoài bảo lớn:

Anh giải phóng cho giống nòi được sống (Một thế kỷ mấy vần thơ).

Là một trí thức yêu nước, vì quốc gia dân tộc không tiếc gì thân sống, nhưng càng ngày Việt Minh càng tỏ lộ dã tâm xích hoá Việt Nam, nên lý tưởng của Thầy bị sụp đổ. Thầy từ bỏ kháng chiến. Từ lúc về thành dạy học, Thầy mặc toàn đồ trắng. Coi như để

tang cho lý tưởng. Đó là sự khẳng định lập trường, đoạn tuyệt với Việt Minh. Rồi theo thời gian, tang phục trở thành trang phục!.

Đem lụa xuân xanh giải gió mưa Lệ sầu tuôn tự thuở ban sơ

Đến nay quen uống nguồn cay đắng Chừ lánh đau thương, thế cũng vừa!

(Biệt giang hồ) Thầy là người ân tình cẩn trọng, khi thọ lãnh của ai từ vật chất lẫn tinh thần, dù đáng giá hay không, người luôn trân trọng ghi nhớ mãi. Xin đơn cử sự việc rất tầm thường, nhưng qua việc làm của Thầy, ý nghĩa trở thành thắm thiết và sâu sắc. Vào tháng 11.73. Con gái Thầy đau, đưa vào bịnh viện Vĩnh Bình điều trị. Lúc vào thăm con, gặp bà nhà tôi đang phụ chăm sóc bịnh nhân. Nơi đây thầy trò có dịp hàn huyên cởi mở. Sau đó vài hôm, bà nhà tôi viết cho Thầy vài chữ, đại khái cho biết bịnh tình của em S.H. đã thuyên giảm nhiều, nay mai có thể xuất viện…. Rồi mãi lăn lộn với cuộc sống. Cộng sản chiếm miền Nam, bà nhà tôi cùng gia đình tỵ nạn ở nước ngoài. Đến năm 97 tình cờ được địa chỉ của Thầy nơi quê nhà, chúng tôi viết thư về thăm, Thầy rất mừng, nhắc lại ân tình ngày cũ và kèm theo bản phô tô lá thư năm xưa mà bà nhà tôi đã gởi cho Thầy. Tính ra 24 năm có dư…! Cầm bản Copie, nhìn lại nét chữ mấy mươi năm trước, thời vừa mới rời cổng nhà trường, chập chững bước vào đời, lòng bồi hồi xúc động vô cùng. Xúc động vì nhìn nét chữ ở vào tuổi đời non dại thì ít, chính là sự trân trọng, gìn giữ ân tình của Thầy, nhân tình của Thầy thì nhiều…. Từ xúc cảm này, bà nhà tôi liên tưởng tới câu chuyện thuật lại người học trò cũ có dịp về lại quê xưa, ghé thăm vị thầy kính yêu của mình. Sau vài giây bỡ ngỡ, vi thầy giáo già hưu trí nhận ra được người khách đến thăm chính là học trò của mình ngày xưa … Qua vài câu thăm hỏi chưa cạn tình, vị thầy già như chợt nhớ ra điều gì, bèn lại lôi ra mấy quyển tập từ những chồng vở cũ, đưa học trò coi. Hồi ức của người khách ghi nhận được đây là nét chữ của mình, đây là nét chữ của mẹ, đã cố gắng mạo chữ mình để viết bài cho thầy lúc mình đau hây lười… Mãi miết lật từng trang từng trang một mà lòng bồi hồi xúc động khôn cùng…. Bao nhiêu bài vở cũ của học trò trong mấy mươi năm bán cháo phổi, vị thầy giáo gìa kia sưu tập lại, người ta không biết để làm chi? Thì ra đó là Lương tâm hay đúng hơn là Tâm hồn của nhà mô phạm!

87

Một hình thức khác, nói lên sự “ khắc ghi” lòng tri ân của Thầy đối với ân nhân. Tôi xin mạn phép trích vài câu trong bài thơ “Vạn dậm không quên trường Bán Công”, Thầy đã viết tặng hai chị Ngọc Huệ và Bích Đào, đây là điều mơ ước không thành của tôi và lòng ngưỡng mộ đối với hai chị, dù cách xa vạn dậm, dù mấy mươi năm vẫn không phai tình nghĩa thầy trò. Hai chị đã đem đến biết bao niềm an ủi cho tuổi gìa của Thầy. ............................................... Cầm tay con khóc vì thương cảm Trầm trọng thầy mang một bịnh tình Thầy cũng cầm tay, cũng nghẹn ngào Bàng hoàng xúc động, lệ tuôn trào Ba mươi năm lẽ, ai thay đổi Con vẫn là con của thuở nào Về tánh khiêm cung, hòa ái, Thầy có đức độ hàm dưỡng khó ai bằng. Thầy thường tâm sự với bạn bè hoặc học trò cũ: Nếu thấy tôi là người theo Việt Minh kháng chiến, buộc là người Cộng sản thì tội lắm. Xin hãy biết cho:

………………………….. Đôi bờ sông xám quân dàng trận Đắp lũy xây thành “ngăn đối phương” Bao năm can qua

Rạch đôi sơn hà Chiến trường xâu xé quân đồng tộc Hai xác nằm: chung một xác ta! (Đôi bờ) Đối với Thầy, tôi có một kỷ niệm nho nhỏ, hay hay đủ gía trị để bỏ vào túi hành trang cho riêng tôi chiêm nghiệm trong quãng đời còn lại….. Một hôm nhân đọc lại thơ của Thầy, cảm hứng “bất tử”. Bèn làm công việc của ấn công, gom chữ, xếp thành bài thơ “Con cóc”.

Truy Phong đuổi gió về đâu Quyện cùng mây nước mạch sầu cổ lai Giang hồ tứ hải thân trai Cành sương bọt nước lá lai mặc lòng Xuân xanh trưởng hạ tàn đông

……………………………. Thầy không lời khen chê hay đính chinh. Mãi gần 9 năm sau, tình cờ tôi được biết tâm ý về bút hiệu Truy Phong của Thầy. Thì ra Truy Phong không phải là nhà thơ của một tao nhân, mặc khách hay chỉ trau văn, chuốt chữ để đề hoa vịnh nguyệt.Thiếu niên Dương Tấn Huấn đã sớm được khơi động từ

trong tàng thức ý chí quật cường, nhân buổi đi xem vở hát “Vó Ngựa Truy Phong”. Truy Phong là khí phách của người trai yêu nước, mình khoác chiến bào, tay cung tay kiếm, lẫm liệt trên lưng chiến mã, giục vó nơi biên cương, tung hoành nơi trận địa… Nay nhờ đọc thêm một ít văn thơ để lại, biết được ý chí và hoài bảo lớn lao của Thầy. Tự hối mình đã chiết tự và “diễn nghĩa đùi” bút hiệu Truy Phong, Tôi chợt nghĩ tới thi hào Tô Đông Pha chỉ sửa hai chữ “khiếu và tâm” thành “chiếu và âm”

“ Minh Nguyệt Sơn đầu khiếu Hoàng khuyển ngoạ hoa tâm”

trong hai câu thơ của Tể tướng họ Vương, bị đày đi “thực tế” miền Nam 3 năm. Thì ra mình đang mang “tật nặng” không biết dựa cột!!. Đối với Thầy từ buổi tham gia kháng chiến, mấy mươi năm làm nhà giáo và những di cảo văn thơ, đều có thể gọi là sự nghiệp. Sự nghiệp nào cũng đáng tôn vinh. Dù sau này đã đọan tuyệt với Việt Minh, nhưng Thầy luôn hãnh diện về thành tích, chiến công trong các công tác ở Ban Tuyên truyền Huyện, Đoàn Văn hoá kháng chiến Vĩnh Long, Đơn vị Bộ đội Ban Chính trị Liên trung đoàn 109-111 Vĩnh Trà. Đó là sự đóng góp của một thanh niên yêu nước, một con dân nước Việt :

Người vì ta xông pha tên đạn Người vì ta dày dạn gío sương Một đi ra chốn chiến trường Một đi chưa hẹn bước đường lại quê!

(Áo mùa đông) Sự tích cực dấn thân, sẵn sàng hy sinh cho quê hương dân tộc,

Chịu nằm gai nếm mật Chịu mũi đạn lằn tên. Nặng lòng yêu nước nên vì nước Chết để ngày mai nước hiển vinh

(Thái bình trả lại) Tại sao không hãnh diện? Chỉ ai đó có dã tâm hay mê muội bởi thuyết vô thần.Tự họ gánh lấy trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử. Những chiến tích Thầy đã tạo nên, Đoàn quân tận diệt xâm lăng Đoàn quân đem lại vẻ vang giống nòi. (Nô-Men) đủ đánh giá sự việc tham gia kháng chiến là một Sự nghiệp vẻ vang. Bao nhiêu lớp tuổi học ở Thầy, lần lược phục vụ cho quốc gia, dân tộc hoặc đang nổ lực góp phần phụng sự xã hội, dù trong nước hay hải ngoại. Do mấy mươi năm hao mòn tâm lực và thể lực,để đào tạo người kế thừa. Đó là Sự nghiệp xứng đáng cả về thực tế lẫn tinh thần.

88

Lớn lên trong gia đình lam lũ, thanh bạch, nhưng được dạy dỗ bởi hiền phụ và từ mẫu. Nên Tấn Huấn xứng với tên người…Thầy xử sự đạo làm cha, làm chồng như sau:

Thì thầm hơi bấc lạnh hiu hiu Da mình tê tái thương người lạnh Lạnh suốt quê hương, lạnh thấu nghèo Bốn đứa con, đau nhèo bốn đứa Cha mắt thâm quầng, mẹ bước xiêu.. Rừng rựng bình minh mây xám xịt. Bâng khuâng chim vợ gọi chim chồng. ………………………………….. (Thanh Lệ) Là người con hiếu đạo, Thầy thường liên kết tình mẫu tử và tình yêu nước làm một:

Sữa mẹ con mang từ thuở bé Như quê hương thấm mướt phù sa ……………………………. Máu vẫn về tim máu vẫn hồng Vẫn tấm lòng son cùng Tổ quốc. Vẫn còn cha mẹ để yêu thương Một trăm năm nữa, ngàn năm nữa Môi vẫn còn in vú mẹ hiền Môi vẫn còn thơm mùi sữa mẹ Vẫn còn cha mẹ ngự cung tim (Vú mẹ) Dù câm thù giặc Pháp, nhưng tâm hồn luôn đầy ấp đức hiếu sinh, lòng từ. Đồng thời Thầy thường nhắc nhở người bên kia nên ý thức việc mình làm. Hận thù nhắc mãi bao gìờ hết Bút mực làm sao kể hết lời ………………………. Cái gì bạo ngược và phi nghĩa Là trái lòng dân, nghịch ý trời ……………………………. Những cái gì tôi hận Những cái gì tôi khinh Giờ đây anh xuống tàu binh Trăm năm chuyện cũ thôi mình bỏ qua! …………………………………. ( Một thế kỷ mấy vần thơ) Trong chồng di cảo có rất nhiều, rất nhiều thơ, hoặc đăng rải rác trên các báo, hoặc viết tay, chưa kết thành tập. Có rất ít thơ được in và xuất bản. Những bài thơ trong * Tập thơ Bốn Mùa Đợi Mong được sáng tác khi Thầy cùng mọi lứa tuổi tham gia kháng chiến vào năm 45. Sau đó làm công tác tuyên truyền cho Huyện, rồi được điều về Đoàn văn hoá Kháng chiến Vĩnh Long, khi đoàn vừa thành lập. Chính trong thời gian này Thầy đã thai nghén và sáng tác số lượng thơ rất dồi dào, để rồi đến năm 48 vào bộ đội ở ban Chính trị Liên trung đoàn 109 – 111 Vĩnh Trà, cho in

* Tập thơ Dân Quê Kháng Chiến, đoạt giải nhất khu 9 Tôi yêu người Việt đời đời Cùng chung máu mủ, cùng nơi sanh thành

Cùng thờ chung bậc anh hùng Đã cùng đuổi giặc giữ gìn biên cương

………………………….. * Tập thơ Lòng Quê, xuất bản 1948. Đến năm1970 tái bản lần thứ nhứt, đổi lại là Tấm Lòng Quê. Nội dung diễn tả làng quê yêu dấu, tình người dân quê mộc mạc hồn nhiên, tân tụy…Đoạt giải nhất Nam bộ. * Tập thơ Nô Mem. Xuất bản năm1950. Ghi lại các trận đánh Tây trong chiến dịch Trà Vinh 1.1950. Đoạt giải Đặc biệt Quân khu 8.

Đất chen sỏi cát Lác đác lều tranh Một vùng tạm chiếm mong manh Chơ vơ đồn giặc, vắng tanh bên đường. ………………………………. Cỏ cây tơi tả bầm máu giặc Lộ, đồng nghiêng ngửa xác thù phơi ……………………………….. Đêm về bàng bạc trăng soi Nô Men trở lại ngày vui tưng bừng.

Ngoài ra còn những tập thơ được xuất bản thời gian sau kháng chiến. * Tập thơ Một Thế Kỷ Mấy Vần Thơ. Xuất bản 1956, sau lần tái bản 1970, in chung với Tấm Lòng Quê.

Một nghìn chín trăm năm mươi sáu (1956) Một nghìn tám trăm sáu mươi hai (1862) Giật mình bấm đốt ngón tay Trăm năm một giấc mộng dài hãi kinh!

……………………………………….

Ông Bà Truy Phong (ảnh năm 2000)

* Tập thơ Thái Bình Trả Lại. Xuất bản năm 1971. Với thật nhiều giấc mơ, toàn những giấc mơ hồn nhiên khoan khoái.

Mây mù giã biệt trời Nam Đêm sầu lui gót, nắng vàng lên ngôi ………………………………… Đây cảnh đoàn viên sau cuộc chiến….

89

Cha nắm run run tay mẹ yếu Kề đôi đầu bạc khóc tương phùng

………………………………… Và tình yêu lứa đôi không lỗi hẹn thề,

Từ đây sông nọ bắc cầu Đất kia đắp lộ, cau trầu kết duyên.

Còn cảnh nào ấm êm cho bằng: ……………………….. Cột kèo lại dựng lên Hướng mặt về đông nghênh gió chướng Hai nhà chung vách thắp chung đèn Cất chuồng cho vợ nuôi gà vịt Xới đất cho con ươn hột lên Tay anh bên cạnh tay em Sức chàng công thiếp làm nên cuộc đời…

* Tập Mộng Hồn Quyên-Nhà Thơ Tiền Chiến Miền Nam. Xuất bản 1972, thuộc loại gia đình ký sự, vừa trích thơ vừa kể truyện. Mộng Hồn Quyên là bút hiệu của bào huynh Thầy, tên thật Dương Thiên Phú, nhà thơ thời tiền chiến. Tài sản duy nhất của Mộng Hồn Quyên chỉ những tập thơ, nhưng bị Tây đốt sạch nên Thầy cố gom góp trí nhớ ghi chép lại thành tập. * Tập thơ Ngày Xưa Đẹp Nhất. Xuất bản năm1972. Quá khứ nào cũng đẹp, nhứt là quá khứ của những ngày yên bình, những ngày của tuổi thơ, hay những ngày vang vội chiến công diệt thù của tiền nhân…

…………………………… Xương máu ông bà đang kết trái đơm bông Nước dừa tươi, nước mắt Nhị Trưng Vương Ngọt vú sữa, niềm đắng cay Lê Lợi. …………………………………….. Việt Nam mình rộng lớn, mênh mông Ngút mắt vườn dừa… bờ tre thậm thượt… ……………………………………… Đẹp quê mình , đẹp tuyệt những thôn trang Đẹp tối trăng rằm, đường trăng loáng bạc …………………………………… Đẹp hơn cả là tình yêu Tổ quốc!

* Tập thơ Mặt Trời Lên. Xuất bản 1973. Suốt cuộc đời nhà thơ Truy Phong đất Vĩnh Trà là một giấc mơ, là một kỳ vọng. Kỳ vọng Hòa bình!

Một đêm kỳ vọng hòa bình Hồ như vạn dậm trở thành tấc gang

Kể từ năm 1953, về thành dạy học, Thầy đã đoán được phần nào tương lai đất nước. Dù vậy vẫn luôn kỳ vọng. Kỳ vọng thật sự là:

Oán gần trộn với thù xa Một đêm thôi cũng nhạt nhòa đắng cay… .

Trong sự nghiệp văn thơ, ngoài những tập thơ đoạt giải, còn một số bài thực sự đóng góp vào nền văn học nước nhà như bài Khổ Qua Trái Mập Trái Tròn, bài Tháng Đợi Năm Chờ. Đã được Giáo sư Thẩm Thệ Hà chọn in trong sách Giảng văn, do Bộ Quốc gia Giáo

dục ấn hành. Tôi biết ngày nay những bộ sách này không còn hữu dụng và lưu hành nữa, xin dong dài chép lại với chút tâm ý bảo tồn..

Tháng đợi năm chờ Mẹ nhà lượm trái tầm vung Bẻ từng bắp chuối, moi từng củ khoai Chợ trưa gánh nặng đường dài Chắt mót từng ngày mua sách cho con Cha nhà hút lá chuối non Xế còn đứng phát, khuya còn cắm câu Thân già lặn lội đồng sâu Mồ hôi đổi lấy mực mầu cho con Chị nhà xúc vũng tát mương Bán tôm cá, đóng tiền trường cho em Anh nhà chĩa chuột, phang chim, Chế dầu thêm sáng đèn em viết bài. Nhỏ còn bồng ẵm trên tay, Cái nôi, núm vú không ngày nào quên Lớn rồi mong mỏi em nên Nuôi em ăn học đồng tiền chạy lo Bữa nào học trễ về trưa Cả nhà thắc thỏm ngóng chờ bóng em. Canh tư khêu tỏ ngọn đèn, Bên giường nghe tiếng nhắc em học bài Bài làm thầy chấm khen hay Cha em mừng rỡ hơn ai được vàng. Đôi lần mẹ héo tâm can, Nghe em bị phạt vì ham đua đòi. Năm tàn, tháng lụn, ngày trôi Chờ em thành đạt, chờ thôi là chờ.

(1954-sách Giảng văn lớp đệ thất- Gs Thẩm Thệ Hà )

Khổ qua trái mập trái tròn Vườn nghèo có đám khổ qua “Cục tác!” con gà kêu ổ dằng dai Mẹ nghèo có đứa con trai Ráng nuôi con học sau này lập thân. Thương con đèn sách chuyên cần Ống tre dành dụm từng đồng cho con Đêm tàn, gà gáy cuối thôn, Trong nhà ngọn lửa rang cơm tỏ ngời.

90

Kỳ thi “ phần một” vừa rồi Mẹ nghèo niệm Phật cầu Trời đón tin Nắng lên, tin đến thình lình: Con bà “bảng hổ đề danh” kỳ này. Run run cắn miếng cau dày Mẹ già trẻ lại như ngày còn Xuân! Khổ qua trái mập trái tròn Con gà mái ấp mười con nở mười…

(1966- sách Giảng văn lớp đệ lục- Gs Thẩm Thệ Hà) Trong thời gian kháng chiến, có rất nhiều kỷ niệm buồn vui, nhưng với bài thơ Nhà Em Có Mái Nước Mưa, là một trong những kỷ niệm khó quên của hai nhà thơ tương đắc, trước khi giã từ trần thế, đã phân ly kẻ Nam người Bắc: Nguyễn Bính và Truy Phong. Trên đường công tác ngang qua Đồng Tháp, dưới cơn nắng cháy da, đoàn người trai kháng chiến trong đó có hai nhà thơ, ghé tạc vào nhà dân, xin nước giải khát, rửa mặt. Nhờ những gáo nước mưa làm con người sảng khoái, thi sĩ Nguyễn Bính xuất khẩu hai câu thơ: Nhà em có mái nước mưa Có mít Tố nữ, có dừa Thanh Quan Sau đó giục thi sĩ Truy Phong làm tiếp, bài thơ được hoàn thành như sau: Có cha, có mẹ lòng vàng Mời anh chiến sĩ qua đàng ghé em. Ghé em giây lát nghỉ ngơi Trải chiếu anh ngồi, giăng võng anh đưa Mời anh rửa mặt nước mưa Ăn mít Tố nữ, uống dừa Thanh quan Nắng chưa ráo rẻ đường làng Áo anh chưa vá, vội vàng chi anh…..

Sau này bài thơ được nhạc sĩ Phố Thu phổ nhạc. * Tuyển Tập thơ Truy Phong. Năm 2003, nhà xuất bản Trẻ (Sàigòn) chọn một số bài in thành tập. Đồng thời tỉnh Vĩnh Long cũng tuyển một số bài, in trong tập thơ của hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Long. Ngoài ra còn một số tập thơ bị THẤT LẠC sau 75. Tôi xin đồ đậm hai chữ thất lạc.

Một lá thư chỉ vỏn vẹn vài câu thông tin thông thường về bịnh tình của con Thầy, thế mà gần 30 năm vẫn còn lưu giữ. Một câu thơ, một dòng chữ, đều xuất từ tim óc, gom lại thành “vài” tập thơ, rồi bị thất lạc sau 75. Nếu ai đã từng có tiểu thư viện trong nhà, hoặc vài ba kệ sách quí, khi nghe người cộng sản ra lịnh tịch thu sách báo “đồi trụy”, “phản động”. Chủ nhân trong hoàn cảnh này sẽ khốn đốn như thế nào! Có thể trong số những tập thơ bị thất lạc của Thầy, có những câu tương tợ: ………………………………

Không thương nhau, lại giết nhau đành! Cắn răn tôi chịu cực hình Vuốt râu, anh hưỏng công linh đồng bào. Anh phân ly Nam, Bắc Anh chia rẽ giàu, nghèo Nước non anh quậy tan tành hết Cho oán hờn nhau, giết lẫn nhau…. Người chết thì dại Người sống thì ngu. Dân ngu vì bị làm ngu Đặng dân làm ngựa, làm trâu suốt đời… ( Một thế kỷ mấy vần thơ)

Thật ra những tập thơ đó “ bị cho biến”, nếu không, mình phải biến! Để tạm chấm dứt những dòng hoài niện về Thầy, tôi xin chép câu thơ, đúng hơn là lời di huấn chân thành, tâm huyết rất xứng đáng, không hổ thẹn với lương tâm, chức nghiệp trong suốt cả cuộc đời của nhà mô phạm đáng kính: Nhớ thầy, xin nhớ lời thầy! Huệ Tường ____________________________________________________________

Taûo moä

Tôi đi tảo mộ Thiên Đường Giữa xưa mù mịt tang thương cuối trời, Tim còm sót nhúm hoa tươi Tôi đem cúng hết cho đời thênh thang. Một mai mây trở về ngàn, Sương chiều thôi đọng hai hàng...vấn vương! Tôi đi tìm bóng Quê Hương, Ai đem chôn dưới thê lương mất rồi! Quay về tìm lại chính tôi, Nơi đây cũng chỉ một trời xót xa... Hồn tôi là bải...tha ma!!

Laâm Thanh 9/2006