“ngÀy hỘi ĐẠi ĐoÀn kẾt toÀn dÂn...

44
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công KỶ NIỆM 86 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (18/11/1930 - 18/11/2016) “NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC” Ở KHU DÂN CƯ: THẮT CHẶT TÌNH ĐOÀN KẾT, ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐINH NGỌC HẢI - UVTT, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - UVBCT, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các già làng, trưởng bản và người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy 1 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Upload: dinhduong

Post on 15-May-2018

215 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về

phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công

KỶ NIỆM 86 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (18/11/1930 - 18/11/2016)

“NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC” Ở KHU DÂN CƯ: THẮT CHẶT TÌNH ĐOÀN KẾT, ĐỒNG TÂM

HIỆP LỰC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐINH NGỌC HẢI - UVTT,

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - UVBCT, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các già làng, trưởng bản và người có

uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy

1SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

bằng, dân chủ, văn minh”. Năm 2003, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua Nghị quyết về “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư, với mục đích tiếp tục tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tính từ năm 2003 đến nay, dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ban công tác Mặt trận các địa phương trên địa bàn tỉnh đã 12 lần tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư.

“Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày truyền Thống Mặt trận Tổ quốc (18/11) hàng năm, là dịp để cán bộ, nhân dân ở các khu dân cư ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay… Trong ngày hội, bà con tại các khu dân cư còn có dịp ngồi lại với nhau để cùng nhìn nhận, đánh giá những công việc đã làm được và chưa làm được trong các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc phát động, cũng như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy ước cộng đồng; những công việc, chỉ tiêu cụ thể mà ngày hội năm trước đã đề ra như: giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; giữ gìn an ninh trật tự; bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng gia đình văn hóa . . . Đồng thời, ngày hội cũng là dịp để biểu dương những tập thể, cá nhân, những tấm gương tiêu biểu có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện Cuộc vận động và tổ chức các hoạt động thiết thực góp phần xây dựng cộng đồng dân cư

2 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

ngày càng đoàn kết, vững mạnh; tổ chức ký kết giao ước thi đua thực hiện các nội dung cuộc vận động của năm tiếp theo.

Ngày hội được tổ chức gồm hai phần: phần lễ và phần hội, tuy nhiên tùy vào đặc điểm và điều kiện thực tế của mỗi địa phương để tổ chức cho phù hợp. Đối với phần lễ đa số các khu dân cư thực hiện theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc cấp trên, Còn phần hội được tổ chức rất đa dạng, phong phú thể hiện những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của mỗi địa phương như: đánh cồng chiêng, uống rượu ghè, thi đấu các môn thể thao, các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do chính những người dân ở khu dân cư tự biên, tự diễn và một phần không thể thiếu đó là “Bữa cơm đại đoàn kết” thân mật ở khu dân cư,... Có những nơi, các khu dân cư tổ chức Ngày hội theo hình thức “liên khu dân cư” nhằm tạo điều kiện để cán bộ, nhân dân ở các khu dân cư trao đổi, học tập lẫn nhau, tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa các khu dân cư. Thực tế tổ chức ngày hội ở nhiều nơi cho thấy, nơi nào cán bộ Ban công

tác mặt trận hoạt động năng nổ, tâm huyết, biết cách vận động, tập hợp quần chúng, các phong trào thi đua diễn ra sôi nổi, hiệu quả thiết thực, thì nơi đó nội dung sinh hoạt trong ngày hội phong phú, chất lượng cao, tạo được không khí đầm ấm, hòa thuận của tình làng, nghĩa xóm; và là nơi để nhân dân phát huy dân chủ, tích cực xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, khơi dậy truyền thống đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngay từ cơ sở, trong cộng đồng dân cư.

Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư cho thấy những kết quả tích cực trong xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Theo thống kê, cuối năm 2000 tỷ lệ gia đình văn hóa được các cấp công nhận là 5,3%; đến năm 2005 có 76.500/219.927 gia đình văn

3SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

hóa, đạt 34,78%; năm 2010 đã công nhận 170.032/288.141 gia đình văn hóa, đạt 60% và 721/2.122 khu dân cư văn hóa, đạt 34%; năm 2015, đã công nhận: 245.913/325.176 gia đình văn hóa, đạt 76% và 1.484/2.161 khu dân cư văn hóa, đạt 68,67%, toàn tỉnh có 2.119/2.161 khu dân cư tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư, đạt 98%, với trên 295.241 lượt người tham dự.

Từ ý nghĩa và những kết quả trên, đã khẳng định “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư là ngày hội thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, là động lực xây dựng đời sống văn hóa, góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2016), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động phong trào hướng về cơ sở, hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư

tổ chức hiệu quả “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư qua đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, gắn bó của cộng đồng dân cư; triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với các nội dung thiết thực: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống , khuyến khích làm giàu chính đáng; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái; đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp; đoàn kết chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”./. Đ.N.H

trên địa bàn tỉnh Gia Lai

4 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Thời gian qua, trên địa bàn cả

nước nói chung và tại tỉnh ta nói riêng đã và đang diễn ra các hoạt

động của tội phạm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, kinh doanh tiền ảo, tiền giả ngày càng diễn biến rất phức tạp, với tính chất, quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và có chiều

Cảnh giác với hoạt động cho vay

nặng lãi, kinh doanh tiền ảo, tiền giảtrên địa bàn tỉnh Gia Lai

Đại tá RAH LAN LÂM PGĐ Công an tỉnh

T.T.L thuyết trình với dân về sân chơi cho nhận để lôi kéo người tham gia. Ảnh Dân Trí

5SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

hướng ngày càng gia tăng. Theo đó, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, hám lợi, khó khăn về kinh tế của một bộ phận người dân (có cả CBCNVC nhà nước); những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã lợi dụng mọi hình thức và thủ đoạn để hoạt động, khiến không ít người dân sập bẫy, để rồi phải gánh chịu hậu quả khôn lường, thậm chí cùng quẫn tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình… các hoạt động này không chỉ diễn ra ở khu vực thành thị mà cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới,… gây ra nhiều hệ lụy, tác động ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Về hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh, những đối tượng này đều lợi dụng sự thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế của người dân đã tổ chức hoạt động như: các cửa hiệu có ghi nội dung cầm đồ, treo biển cho vay đáo hạn ngân hàng hoặc dịch vụ tín dụng tín chấp, vay ngày và phát triển nhiều pano,

bảng hiệu, tờ rơi được treo, dán trên thân cây, cột điện, tủ điện, tường rào… dọc các tuyến phố ở các khu dân cư nghèo, các chợ, nơi công cộng; với nội dung: quảng cáo về vay đáo hạn ngân hàng, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng,… hay “cho vay tiền nhanh trong ngày, không cần thế chấp, không cần chứng minh thu nhập”, “cho vay không tín chấp, nhận tiền ngay”, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng và kèm theo số điện thoại để liên hệ. Thời gian gần đây, người dân sử dụng điện thoại di động thường nhận được tin nhắn chào mời vay tiền theo hình thức tín chấp của doanh nghiệp, tổ chức cho vay tiêu dùng mà thực chất là “tín dụng đen”, các tin nhắn đều quảng cáo cho vay tiêu dùng thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần giấy tờ đơn giản như chứng minh nhân dân (CMND), sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe… và cùng số điện thoại để khách hàng liên hệ. Trên mạng Internet, mọi người cũng có thể dễ dàng tìm thấy nhiều mẫu giới thiệu, quảng cáo về cho vay tín chấp…

6 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Khi người dân có nhu cầu vay tiền, chúng yêu cầu thế chấp bản chính sổ hộ khẩu, CMND, giấy phép lái xe, giấy tờ nhà đất,… dù thủ tục nhanh gọn và không cần nhiều giấy tờ, nhưng người cho vay đã tìm hiểu kỹ về nhân thân, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, nơi làm việc của người đi vay. Tùy thuộc vào số tiền được vay, lãi suất từ 10 – 20%/tháng hay từ 2 - 3%/ngày. Một điều ít người vay tiền nào lường đến là khi người vay không có tiền góp mỗi ngày sẽ bị chủ nợ cộng vào tiền gốc để tiếp tục tính lãi, lãi mẹ đẻ lãi con…khi đó các chủ cho vay khôn khéo chuyển từ cách tính phần trăm sang con số cụ thể; do đó người vay rất dễ bị thiệt thòi khi đặt bút ký vào giấy vay; đối với người nông dân (có nhiều hộ người dân tộc thiểu số) đến kỳ trả nợ, lãi suất được chủ nợ tính vào giá thu mua nông sản vào cuối vụ hay bán non trước vụ (thường rẻ hơn giá thị trường). Từ những điều này đã gây ra rất nhiều hệ luỵ khi phát sinh mâu thuẫn giữa hai bên. Khi người vay không

có khả năng trả nợ thì chúng sẽ tổ chức đòi nợ kiểu xã hội đen: chửi bới, đe dọa, khủng bố tinh thần, đánh đập, đập phá tài sản, cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân,… Hậu quả là các nạn nhân rơi vào tình trạng khó trả được nợ, tiền mất tật mang, gia đình ly tán, thậm chí túng quẫn dẫn đến tự tử để tự giải thoát.

Về hoạt động kinh doanh đa cấp, kinh doanh tiền ảo trong thời gian qua thực chất là hiện tượng kinh doanh theo mô hình đa cấp biến tướng của những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để cung cấp dịch vụ, giao dịch tiền ảo, huy động vốn nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia.

Thời gian qua, có 29 doanh nghiệp (DN) được cấp phép kinh doanh bán hàng đa cấp hoạt động trên địa bàn tỉnh (tính đến thời điểm tháng 9/2016), qua công tác rà soát chỉ có 05 DN có địa điểm trụ sở làm việc, các DN còn lại không có trụ sở, chỉ hoạt động thông qua các nhóm, nhánh, cá nhân. Hiện nay, các đối tượng đều lợi dụng mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp để

7SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

huy động vốn, không có hoạt động sản xuất kinh doanh; đã tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo, họp nhóm tại các địa điểm không cố định như tại nhà riêng, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê...thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt người; các đối tượng đã tuyên truyền, phổ biến hình thức tham gia để trở thành thành viên, hội viên, nhà đầu tư và chính sách hoa hồng, hưởng lợi nhuận khi tham gia; phương thức huy động vốn của các đối tượng trên giống kiểu phát triển mạng lưới đa cấp, tức là yêu cầu người tham gia bỏ ra số vốn ban đầu (tuỳ theo từng mức đóng góp), lệ phí, nộp tiền một lần hoặc theo từng tháng và cam kết sẽ hoàn cả vốn, lãi trong thời gian 9 đến 12 tháng; mỗi tháng nhà đầu tư sẽ được nhận một khoản tiền lợi nhuận (lợi nhuận cấp số nhân, càng lôi kéo được nhiều người tham gia lợi nhuận lại càng cao); khi người đầu tư giới thiệu được thêm nhà đầu tư khác thì sẽ nhận được thêm hoa hồng, giới thiệu được nhiều người thì tiền hoa hồng càng nhiều. Thông qua hình thức lôi

kéo, dụ dỗ người tham gia đầu tư tiền vào các dự án bất động sản, nhà hàng, khách sạn, khai thác khoáng sản,… nhưng thực chất các dự án này chỉ là vỏ bọc để che đậy cho hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng. Bản chất của hoạt động này vẫn là chi lợi nhuận, hoa hồng, thưởng tiền, vật chất hay được đi du lịch nước ngoài đều phát sinh từ lấy tiền của người vào mạng lưới sau trả cho người vào mạng lưới trước và đến một thời gian nào đó thì sẽ bị “sập” hoặc “vỡ nợ” khi không lôi kéo thêm được người khác tham gia đóng tiền vào hệ thống và người tham gia đã không lấy lại được số tiền đã đầu tư.

Sau khi hoạt động kinh doanh theo mô hình đa cấp biến tướng đã bị “đổ bể”, phanh phui, vạch trần, xử lý theo qui định pháp luật; các đối tượng tiếp tục lôi kéo người dân tham gia vào kinh doanh loại tiền ảo như Bitcoin, Onecoin, Sarcoin (ngoài ra còn có loại tiền ảo khác như GCCcoin, Ilcoin, Octacoin, Gemcoin, Swiscoin…). Để thu người tham gia hệ thống tiền ảo,

8 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

các đối tượng đã tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo, họp nhóm tại các địa điểm không cố định như tại nhà riêng, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê...thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt người; chúng tuyên truyền miệng và thông qua các kênh quảng cáo trên mạng để chiếu cho người dân xem về tiền ảo sẽ mang lại siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư, như chỉ cần bỏ ra 100 triệu đồng đầu tư tiền ảo sẽ thu về 1 đến 2 tỷ đồng trong thời gian vài tháng, nếu giới thiệu được càng nhiều người tham gia thì lợi nhuận thu về càng lớn; ngoài ra, tham gia đầu tư tiền ảo còn có cơ hội được tặng quà, trúng nhà, xe hơi, chuyến du lịch nước ngoài…Các chuyên gia nhận định, các đồng tiền ảo không được quốc gia nào phát hành và bảo hộ giá trị; mọi giao dịch tiền ảo còn không hề có giấy tờ gì làm bằng chứng, nó chỉ được giao dịch bằng miệng hay chỉ được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số, nên sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ bị lừa đảo, lạm dụng, tấn công, đánh cắp, thay đổi và tranh chấp dữ liệu, bị

ngừng giao dịch hoặc bị “đánh sập sàn”. Tại tỉnh ta, có nhiều đối tượng đã “vỡ nợ” và hàng ngàn người dân (có cả người DTTS tham gia) mất hàng chục tỷ đồng do tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp, kinh doanh tiền ảo; đến nay có nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh nợ nần triền miên, không có khả năng chi trả dẫn đến bán nhà cửa, tài sản, sang nhượng đất đai...tác động tiêu cực đến mối quan hệ trong gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng, nảy sinh những mâu thuẫn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, các loại tiền ảo không phải là tiền tệ theo pháp luật hiện hành và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Không được pháp luật VN thừa nhận và bảo vệ. Các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng nhiều lần đưa tin, khuyến cáo người dân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền

9SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

ảo trên các website thương mại điện tử, cũng như tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp biến tướng; hiện nay vẫn còn nhiều người dân tham gia các hoạt động kinh doanh trên.

Về tình hình tội phạm tiền giả thời gian qua diễn biến phức tạp, gây tác hại đến đời sống người dân và tác động tiêu cực đến nền an ninh tài chính, tiền tệ cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại địa bàn tỉnh ta, qua công tác kiểm ngân tại các Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước tỉnh đã phát hiện và thu giữ tiền Việt Nam giả trôi nổi ngoài thị trường từ năm 2013 đến nay là 730 tờ (chủ yếu là loại mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ), với tổng số tiền giả là 140.900.000 VND; tháng 4/2014 lực lượng Công an tỉnh đã điều tra làm rõ, bắt xử lý 2 vợ chồng tên P.V.C – trú tại thị trấn Chư Sê về tội tàng trữ, lưu hành tiền giả (45 triệu đồng tiền giả).

Tội phạm về tiền giả không chỉ xảy ra ở khu vực thành phố, thị xã, mà bọn tội phạm còn lợi dụng các địa bàn như vùng sâu,

vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chợ, dọc tuyến quốc lộ... lợi dụng lúc trời tối, đông người để kẹp tiền giả vào tiền thật hoặc chúng sử dụng tiền giả có mệnh giá cao mua hàng hóa có giá trị thấp để được trả lại tiền thật (tiền dư). Hiện nay, xuất hiện loại hình mua bán tiền giả mới thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo với tỷ giá khoảng 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả, phương thức giao dịch là người mua chuyển khoản trước 50% số tiền thật vào tài khoản mà người bán định sẵn, sau đó nếu số lượng tiền nhiều thì bên bán sẽ cho người chuyển tận nơi, số lượng ít sẽ cho chuyển qua đường bưu điện theo hình thức COD (dịch vụ giao hàng và thu tiền hộ); trên mạng xã hội còn xuất hiện những lời rao bán, mời gọi mua tiền giả với giá bất ngờ, hấp dẫn, chủ yếu ở mệnh giá 200.000 và 500.000 đồng, thực tế các đối tượng không có tiền giả nhưng phần lớn rao bán như vậy nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản những người nhẹ dạ cả tin rồi “cao chạy xa bay”.

R.L.L

10 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY MỞ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN (23/10/1961 - 23/10/2016)

CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI TRÊN BIỂN

MAI THẮNG

Tàu không số chở vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam. Ảnh TL

N gày 23-10-1961, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong

trào cách mạng miền Nam và nhu cầu chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ngày càng lớn, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân và đây cũng là thời điểm đánh dấu

sự ra đời của Đường Hồ Chí Minh trên biển, một biểu tượng sáng ngời về tài thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân, một sáng tạo độc đáo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Quân uỷ Trung ương.

Sáng tạo và độc đáoĐường Hồ Chí Minh trên

biển đã trở thành một huyền

11SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.

Độc đáo bởi, Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện tầm nhìn chiến lược của Quân uỷ Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường

Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển tạo nên hai tuyến vận tải chiến lược, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giải quyết nhu cầu của hai hướng chiến lược của chiến trường miền Nam, tạo nên hệ thống mạch máu giao thông chủ đạo và hoàn chỉnh chi viện kịp thời, hiệu quả cho miền Nam đánh thắng quân thù.

Độc đáo bởi, nó ra đời vào thời điểm khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong khi địch được trang bị các loại vũ khí, phương tiện hiện đại, tối tân, chúng ta

Tập thể thủy thủ tàu 41 ( Phương Đông 1) - con tàu đầu tiên cập cảng Cà Mau. Ảnh tư liệu của ông Vinh Mẫn

12 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

chỉ có những loại tàu thuyền nhỏ bé, thô sơ, nhưng với tầm nhìn, bản lĩnh và tài thao lược của Đảng, ý chí và khát vọng độc lập tự do, thống nhất đất nước của toàn dân tộc, chúng ta đã biết dựa vào khả năng to lớn của nhân dân để vượt qua mọi khó khăn, từng bước đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong những thời điểm khó khăn ác liệt nhất.

Độc đáo còn ở chỗ, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, với quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển, đó là dám đánh, biết đánh và biết thắng Mỹ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Quân chủng Hải quân đã nắm chắc tình hình, nhiệm vụ, chủ động xây dựng lực lượng, chuẩn bị phương tiện, huấn luyện chu đáo, kể cả các lực lượng hiệp đồng tác chiến; và chỉ huy thống nhất, quyết đoán, linh hoạt, liên tục, bí mật; triệt để tận dụng thời cơ, đa dạng hóa phương pháp vận tải để chuyển hóa thế trận, làm chủ tình huống.

Độc đáo vì đây là con đường

và phương pháp vận chuyển độc nhất vô nhị trong lịch sử chiến tranh thế giới. Nó làm cho đối phương kinh ngạc, bất ngờ và không thể tưởng tượng được về sự có mặt, quy mô, sự dũng cảm và tính sáng tạo vô song của con đường, những con tàu và những con người tham gia tuyến đường.

Sự sáng tạo thể hiện ở việc mở đường vận tải trên biển đúng thời cơ; sử dụng tàu giả dạng vận tải, tàu đánh cá; kết hợp hoạt động bí mật và công khai; tàu có thể xuất phát từ nhiều bến đi (kể cả ở nước ngoài) và cập nhiều bến đến; dẫn tàu đi trên nhiều tuyến đường khác nhau, có giai đoạn đi vòng ra biển xa, vùng biển quốc tế; địch phong tỏa đường trong ta đi đường ngoài, địch ngăn chặn đường dài ta đi phân đoạn; địch bám đuôi, ta đi thẳng ra vùng biển quốc tế; khi địch phát hiện, áp sát tấn công hoặc cướp tàu, ta đánh trả quyết liệt, có lúc phải phá hủy tàu và hàng để giữ bí mật nhiệm vụ và con đường.

Những bài học bổ íchĐường Hồ Chí Minh trên

biển để lại cho chúng ta nhiều

13SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

bài học bổ ích, trước hết là phải nhận thức đúng đắn về vai trò của biển, đảo; về chiến lược biển của Đảng ta, về xây dựng Hải quân nói chung, lực lượng vận tải quân sự biển nói riêng không ngừng lớn mạnh. Một bài học nữa là chúng ta phải tiếp tục quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân, tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đương đầu với một kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo, phát huy sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ và thắng Mỹ.

Thực tiễn xây dựng lực lượng, mở đường vận tải chiến lược trên biển chi viện cho cách mạng miền Nam thì Đoàn 125 Hải quân là lực lượng nòng cốt; nhưng lực lượng vũ trang địa phương ở các bến bãi tiếp nhận vũ khí là một khâu rất quan trọng góp phần quyết định thắng lợi.

Trước những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chính những nhân tố tích cực nhất trong nhân dân đã tìm ra phương thức vận chuyển, mở đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần tạo thế, tạo lực cho cách mạng miền Nam. Khi địch áp dụng những thủ đoạn ngăn chặn ác liệt nhất, nếu không có lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương phối hợp xây dựng các bến bãi, tìm ra những phương thức đưa hàng vào bến, thì sẽ không thể vượt qua lá chắn phong toả của địch. Khi địch phát hiện ra tuyến đường gần bờ, ta lại tổ chức đường mới xa bờ; khi địch tập trung khống chế một khu vực, ta tổ chức đưa hàng vào nhiều bãi bến ở các khu vực khác nhau. Từ chỗ chỉ đơn độc lực lượng vận chuyển tiến đến kết hợp giữa lực lượng vận chuyển và chi viện chiến đấu bảo vệ.

Kỳ tích về Đường Hồ Chí Minh trên biển đã để lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hôm nay và mai sau.

M.T

14 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

NGUYỄN XUÂN QUỲNH Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Năm nay nhấn mạnh sự có mặt của tổ chức Chữ thập đỏ

và Trăng lưỡi liềm đỏ ở khắp nơi trên thế giới, từ thành thị đến nông thôn, miền xa xôi, hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa. Ở đâu có người bị ảnh hưởng bởi thảm họa, thiên tai, chiến tranh cần sự trợ giúp, ở đó có tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ.

Ở Gia Lai, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã triển khai, thực hiện các phong trào, hoạt động Hội để chào mừng đại hội Hội Chữ thập

Hội Chữ thập đỏ Gia Lai Vì mọi người, ở mọi nơi

đỏ các cấp tiến tới Đại hội Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ VI, chào mừng Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X và kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 – 23/11/2016) với nhiều hoạt động có ý nghĩa. Các cấp Hội trong toàn tỉnh luôn sẵn sàng trợ giúp những người yếu thế, nạn nhân đất độc da cam và những người dân trong vùng bị thiên tai, nhất là các vùng bị hạn hán lịch sử đầu năm 2016, đây là đợt hạn hán trầm trọng nhất từ trước tới nay, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

15SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân tại xã Kon Gang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hồng Ngọc

đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.

Là một tỉnh Tây Nguyên, địa hình chia cắt, hiểm trở, nên các hoạt động Hội càng luôn hướng tới là bà con những bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Thực hiện phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam Xuân Bính Thân 2016”, các cấp hội trong toàn tỉnh đã vận động, tổ chức thăm và tặng 20.984 suất quà với tổng giá trị trên 7,3 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2015. Thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, trong 9 tháng năm 2016 đã có 57

địa chỉ được giúp đỡ vối số tiền 37 triệu đồng. Thực hiện chương trình “Thùng gạo tình thương đặt tại cơ sở xay xát”, đã thu gom được 3.532 kg gạo, hỗ trợ cho 237 hộ gia đình nghèo, người già cô đơn, người độc thân, người tàn tật trị giá trên 35,3 triệu đồng; các cấp hội đã tích cực vận động các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh tổ chức các đợt đi thăm, tặng quà, cứu trợ cho 6.994 lượt đối tượng là các em học sinh nghèo, người khuyết tật, bệnh nhân phong, nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền gần 2,5 tỷ đồng; vận động hội viên ủng hộ nhân dân và chiến sĩ Trường Sa

16 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

vối số tiền trên 45,6 triệu đồng. Tỉnh Hội đã vận động cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban ngành của tỉnh ủng hộ hơn 3000 bộ quần áo các loại để tặng cho đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo tại các huyện, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Dự án “Ngân hàng bò” tiếp tục được triển khai hiệu quả, trong 9 tháng đã hỗ trợ cho 12 hộ nghèo 12 con bò sinh sản , trị giá 173,5 triệu đồng, nâng số bò hỗ trợ của dự án lên 77 con. Thực hiện các công trình nhân đạo chào mừng đại hội Hội Chữ thập đỏ

các cấp và kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 – 23/11/2016), các cấp hội đã vận động và làm được 45 Nhà Chữ thập đỏ , trị giá trên 2,34 tỷ đồng; hỗ trợ dụng cụ học tập, đồng phục cho các em học sinh tiểu học tại huyện Đak Đoa, trị giá trên 54,1 triệu đồng; triển khai công trình nhân đạo do Trung ương Hội tài trợ, xây dựng 01 điểm trường mẫm non tại xã Ia Pết (Đak Đoa) với số tiền gần 600 triệu đồng. Thực hiện dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Hội Chữ thập đỏ huyện Đức Cơ cùng với các tổ chức xã hội thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam tại xã Ia Dơk. Ảnh: Đinh Yến

17SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

và Tây Ninh”, năm 2016 đã triển khai các hoạt động của dự án với số tiền trên 1,66 tỷ đồng. Tổng giá trị hoạt động công tác xã hội và cứu trợ nhân đạo 9 tháng đầu năm 2016 đạt trên 11,126 tỷ đồng, trợ giúp cho 39.827 lượt người.

Công tác tham gia ứng phó thảm họa của các cấp hội đã được triển khai có hiệu quả. Những tháng đầu năm 2016, Gia Lai là một trong những tỉnh bị thiệt hại do hạn hán của toàn quốc, Tỉnh Hội đã kịp thời ban hành kế hoạch tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Giá trị các hoạt động phòng ngừa ứng phó thảm họa trong 9 tháng đầu năm 2016 với việc cấp nước uống, cấp bồn đựng nước, xà phòng vệ sinh, cấp tiền mặt… đạt trên 10,17 tỷ đồng, hỗ trợ cho 46.373 lượt người.

Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một trong 4 lĩnh vực ưu tiên hiện nay của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trong 9 tháng, các cấp hội đã phối hợp khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 1.859 lượt người tại các huyện Chư Prông, Mang Yang, Ayun Pa, Krông Pa, Đak Đoa với tổng số tiền trên 460,22 triệu đồng.

Hiến máu cứu người là một

hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc và đã được các tầng lớp nhân dân, nhất là lực lượng thanh niên tích cực tham gia, trở thành phong trào có chiều sâu, liên tục đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu của các bệnh viện trong toàn tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tổ chức được 40 đợt hiến máu tình nguyện, tiếp nhận được 10.222 đơn vị máu, đạt 85% kế hoạch năm 2016. Giá trị hoạt động nhân đạo 9 tháng đầu năm 2016 đạt trên 22,121 tỷ đồng hỗ trợ cho 104.234 lượt người, cộng thêm 10.222 đơn vị máu tương đương với trên 6 tỷ đồng, nâng tổng giá trị hoạt động nhân đạo toàn tỉnh lên trên 28 tỷ đồng tăng 82% so với cùng kỳ năm 2015.

Những kết quả trên khẳng định Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai đã đóng góp xứng đáng vào thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra. Niềm tin của các cấp ủy, các cấp chính quyền và nhân dân với Hội Chữ thập đỏ các cấp ngày càng tăng lên, xứng đáng với tên gọi: Hội Chữ thập đỏ Gia Lai - vì mọi người, ở mọi nơi./. N.X.Q

18 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Nhực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 52/NQ-CP); Nhằm nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các DTTS có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người DTTS và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; ngày 28 tháng 9 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 4506/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Kế hoạch 4506/KH-UBND). Với mục tiêu cụ thể là:

Nâng cao thể lực: Tăng cường sức khỏe người DTTS: giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người DTTS đến năm 2020 xuống 14,5%, năm 2030 là <14%; phấn đấu đến năm 2020 nâng tuổi thọ bình quân của người DTTS lên 73 tuổi, năm 2030 khoảng 75 tuổi gần với tuổi thọ bình quân cả nước; phấn đấu đến năm 2020 số xã có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia là

ĐỨC PHÁT

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC

DÂN TỘC THIẾU SỐ TỈNH GIA LAI

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

19SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

61,3%. Nâng thể trạng, tầm vóc của người dân tộc thiểu số: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn 17,4% và năm 2030 xuống còn 15%.

Phát triển trí lực: Đến năm 2020, tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt 40%; có ít nhất 25% trẻ em người DTTS trong độ tuổi đi nhà trẻ và 75% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, tỷ lệ học sinh người DTTS đi học đúng tuổi bậc tiểu

học trên 94%, trung học cơ sở 93% và 50% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các cấp học; Phấn đấu đến năm 2020, số sinh viên người dân tộc thiểu số (đại học, cao đẳng) đạt từ 130 đến 150 sinh viên/vạn dân (người dân tộc thiểu số); năm 2030 đạt từ 200 - 250 sinh viên/vạn dân; Đào tạo sau đại học cho người

Hướng dẫn đồng bào DTTS sửa chữa máy móc nông cụ phục vụ sản xuất. Ảnh: TN

20 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

DTTS, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 0,4%; năm 2030 đạt 0,7% trong tổng số lao động DTTS đã qua đào tạo, ưu tiên các dân tộc thiểu số chưa có người ở trình độ sau đại học; Tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 đạt 30.000 người, trong đó: trung cấp nghề và cao đẳng nghề: 1.000 người; sơ cấp nghề: 4.000 người; dạy nghề dưới 3 tháng: 25.000 người. Phấn đấu đến năm 2030 tăng thêm 5% so với giai đoạn 2016 - 2020.

Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường: Giai đoạn 2016 - 2020 nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, có khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh người DTTS phấn đấu đạt tỷ lệ 50%; năm 2030 đạt 70% số lao động người DTTS trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, Kế hoạch 4506/

KH-UBND định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Phát triển mạng lưới, quy mô trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bán trú phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; có kế hoạch thành lập trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT nội trú.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tiếp tục được ổn định và phát triển theo lộ trình Đề án của Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Người DTTS trong nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp học cao học, nghiên cứu sinh được miễn học phí, giáo trình, tài liệu học tập và hỗ trợ tiền ăn, ở hàng tháng (trong thời gian học thực tế) bằng mức lương cơ sở.

Trên lĩnh vực y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe: Đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng

21SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

4 năm 2015 của Chính phủ về chăm sóc hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa khi sinh con theo đúng chính sách dân số: phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con bú được cấp miễn phí các vi chất dinh dưỡng cần thiết theo khuyến cáo của ngành Y tế;

Trẻ em con hộ nghèo ở vùng khó khăn: Từ sơ sinh đến 2 tuổi được ưu tiên hỗ trợ để bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý từ sau 6 tháng và bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ dinh dưỡng “uống sữa miễn phí” cho trẻ em từ 2 đến 3 tuổi phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng cân đối của Ngân sách nhà nước;

Mở rộng dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân miễn phí cho thanh niên dân tộc thiểu số, quản lý, khám thai định kỳ, bổ sung vi chất cần thiết cho bà mẹ người DTTS trong giai đoạn mang thai; chăm sóc và bảo vệ trẻ em nghèo DTTS tập trung 4 huyện (Kông Chro,

Mang Yang, Kbang, Krông Pa).Trong lĩnh vực giáo dục

nghề nghiệp và giải quyết việc làm

Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề theo hướng tạo mối liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp; hình thành khoa giáo dục nghề nghiệp nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường cao đẳng nghề để tăng cường tuyển sinh và đào tạo; Nâng mức trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện đào tạo và ngân sách của tỉnh;

Tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng và khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động người dân tộc thiểu số;

Khuyến khích học sinh học nghề, thực hiện các biệp pháp tác động đến nhận thức của nhân dân về hướng nghiệp và dạy nghề, nhằm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc

22 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

làm, tăng cường xuất khẩu lao động, phát triển các ngành nghề, thực hiện tốt các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới;

Thực hiện có hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp để thu hút học sinh tham gia giáo dục nghề nghiệp phù hợp với khả năng, trình độ, nhằm bổ sung lực lượng lao động được đào tạo cho địa phương và xuất khẩu lao động, tạo thuận lợi và giải quyết việc làm cho người lao động.

Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS thuộc trách nhiệm của ngành mình quản lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền những chính sách, chương trình, dự án nhằm góp phần thực hiện đạt được các mục tiêu của kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:

UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể đẩy mạnh công tác : vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ

nhằm phát triển nguồn nhân lực các DTTS trên địa bàn tỉnh, góp phần đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm để tổ chức thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực các DTTS phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Căn cứ mục tiêu, các nội dung kế hoạch của tỉnh để nghiên cứu, ban hành kế hoạch phù hợp từng địa phương; đối với các huyện, thị xã, thành phố khuyến khích thực hiện chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các DTTS trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức lồng ghép, huy động các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hiện hành, trong đó tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết việc làm để phát triển nguồn nhân lực các DTTS của địa phương; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch của địa phương.

Đ.P

23SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào thời kỳ

hội nhập sâu rộng như hiện nay, pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng, vừa là công cụ

hữu hiệu thực hiện quản lý nhà nước, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh

TÔN TRỌNG VÀ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT LÀ

NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA MỖI NGƯỜI DÂN

Các em học sinh Trường Lê Quý Đôn, huyện Chư Prông tham gia chỉ ra các lỗi vi phạm về an toàn giao thông. Ảnh: Minh Nguyễn

DƯƠNG HIẾU PTP Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp

24 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

hóa đời sống xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những khuyết tật, mặt trái tồn tại tất yếu, thì nó cũng tạo nên những giá trị tích cực thì về mặt văn hóa tôn trọng và chấp hành pháp luật. Đó chính là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để chấp hành pháp luật thì điều kiện tiên quyết là phải có ý thức tôn trọng pháp luật. Vậy, yếu tố nào hình thành nên ý thức tôn trọng pháp luật? Ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được hình thành dựa trên một trong những yếu tố cơ bản, đó là nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân. Tuy nhiên, nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật của mỗi con người lại không giống nhau. Người dân ở khu vực đô thị thường có sự hiểu biết, nhận thức pháp luật cao hơn so với người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Kinh tế phát triển tác động trực tiếp đến việc nâng cao mức sống của người dân ở đô thị và họ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận, nắm bắt thông tin

về pháp luật. Kinh tế phát triển cũng làm nảy sinh nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú và phức tạp với những khác biệt (thậm chí là đối lập nhau) về lợi ích. Mâu thuẫn phát sinh và để giải quyết thì pháp luật phải “vào cuộc”. Do đó, tìm hiểu pháp luật trở thành nhu cầu nội tại của người dân, là phương thức để họ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Song, hiểu biết pháp luật chỉ là điều kiện cần để hình thành ý thức tôn trọng pháp luật bởi không phải bất cứ ai có sự hiểu biết pháp luật thì đương nhiên có ý thức tôn trọng pháp luật. Ý thức tôn trọng pháp luật còn hình thành bởi các yếu tố cơ bản khác như tư cách đạo đức, lối sống, nhân thân, tính tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật, sự ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân với các thành viên trong đời sống từ gia đình, nhà trường, cơ quan đến môi trường xã hội… Đồng thời, bị chi phối mạnh mẽ bởi cơ chế thực thi pháp luật với chế tài xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm.

Về giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của

25SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

người dân: Pháp luật nước ta ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các lợi ích trong xã hội trên nguyên tắc công bằng, minh bạch. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra một cách cấp thiết, tất yếu. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ của cuộc sống. Tôn trọng pháp luật đi đôi với chấp hành pháp luật. Có như vậy, xã hội mới đi vào ổn định để phát triển. Tuy nhiên, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân không phải là việc làm đơn giản. Để nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân, có nhiều cách để làm, trong đó thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được đánh giá là nhiệm vụ rất quan trọng, là “cầu nối” giữa pháp luật và thực tiễn cuộc sống, là bước đầu tiên của quá trình đưa pháp luật vào cuộc

sống, là tiền đề giúp mọi người trong xã hội thực hiện phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật!”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Người, có luật pháp cũng chưa đủ, điều quan trọng là pháp luật của nhà nước phải đi vào cuộc sống, phải trở thành hoạt động tự giác của mỗi người trong xã hội, vì: công bố luật chưa phải đã là xong, phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài. Đồng thời, Người không bao giờ xem nhẹ các hình thức, biện pháp khác, nhất là trong vận động tổ chức quần chúng, trong việc tuyên truyền giáo dục, việc nêu gương trước quần chúng của đội ngũ cán bộ đảng viên, đặc biệt là việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đạo đức cách mạng, bởi tác dụng lớn lao của nó đối với hoạt động quản lý của nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của công dân. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về chấp hành pháp luật, về đạo đức, phong cách mà chúng

26 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

ta mãi mãi học tập, noi theo. Từ đó cho thấy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.Nó trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mọi công dân.

Hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn chung vẫn thực hiện một cách đại trà, chưa có bước đột phá mạnh mẽ, chưa có nhiều mô hình, cách làm mới thực sự hiệu quả để tác động đến đối tượng tiếp nhận. Vì vậy, cần xác định rõ cái đích cần hướng tới của phổ biến, giáo dục pháp luật là phải có cách thức hợp lý, hiệu quả khi đưa pháp luật đến dân, kích thích được sự quan tâm của họ, từ đó làm chuyển biến và nâng dần ý thức pháp luật của người dân, tạo thói quen hành xử, ứng xử theo pháp luật của công dân khi tham gia các quan hệ pháp luật. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu, cân nhắc ở nhiều góc độ khác nhau, từ trình độ nhận thức, tâm lý pháp lý của đối tượng đến điều kiện sống của họ; từ việc lựa chọn nội dung pháp luật cần

phổ biến, cách thức truyền tải pháp luật đến đối tượng… Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, muốn đưa pháp luật đến dân phải giải quyết cho được vấn đề: “người dân đang cần gì, muốn gì?”. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác này đòi hỏi phải có những biện pháp thực sự thiết thực:

Thứ nhất, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo tính định hướng, phong phú, thiết thực, đặc biệt là công tác tuyên truyền miệng vì đây là kênh thông tin chính thống để phổ biến pháp luật đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều đó có nghĩa là phải xác định rõ nội dung tuyên truyền cần thiết cho đối tượng được tuyên truyền với những phương pháp khả thi, hiệu quả, chú trọng đối thoại, trao đổi trực tiếp, thảo luận, bàn bạc, tập trung vào những vấn đề đang còn vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ. Thông qua đó, nội dung tuyên truyền được làm rõ, đối tượng được tuyên truyền và báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật có thể học hỏi được kinh nghiệm của nhau để ứng

27SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

dụng vào các hoạt động thực tế một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác biên soạn và phát hành các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung thiết thực đối với đời sống người dân (như sách pháp luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật, đĩa VCD,…); tổ chức khảo sát thực tế nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cụm dân cư hoặc hộ dân, tổ chức phát phiếu điều tra, phiếu khảo sát, nghiên cứu, khảo sát qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, qua quá trình giải quyết khiếu kiện của người dân… để xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò tích cực của các loại hình câu lạc bộ pháp luật; lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật với hoạt động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động cộng đồng; phát động hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật;…

Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đầy đủ, thống nhất, tránh sự chồng

chéo dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện, bổ sung các chế tài xử lý đảm bảo tính thích đáng trong xử lý vi phạm pháp luật để hạn chế hành vi vi phạm.

Thứ ba, để người dân có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật thì cán bộ và đảng viên phải gương mẫu chấp hành pháp luật để nêu gương. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật tại các cơ quan Nhà nước, công chức, viên chức, tổ chức, cá nhân khác nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm và triệt để những hành vi vi phạm pháp luật; kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt để khích lệ, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện pháp luật.

Từ những phân tích trên cho thấy vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc tôn trọng và chấp hành pháp luật. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là góp phần ổn định, phát triển xã hội, tôn thêm nét đẹp văn hóa của mỗi người dân./.

D.H

28 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Xã Chư Ă nằm ở phía Đông thành phố Pleiku, với tổng dân số 9.359 người, trong đó đồng bào dân tộc thiếu số chiếm 70% dân số toàn xã. Là xã thuần nông nên đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Hiện nay, tổ chức Hội nông dân xã có 14 chi hội, với tổng số 1.116 hội viên. Thời

gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh - doanh giỏi đã được Hội quan tâm phát động sâu rộng và đã tác động tích cực đến đời sống của nông dân, giúp nhiều hộ từ khó khăn vươn lên, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ phong

Hội viên nông dân Y Khít

làm giàu từ trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê

BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY PLEIKU

Mô hình cà phê xen sầu riêng của ông Y Khít, làng Mơ Nú, xã Chư Ă Ảnh: TG

29SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sản xuất giỏi, có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Y Khít – hội viên Chi hội Nông dân làng Mơ Nú, xã Chư Ă là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Mơ Nú, xã Chư Ă với đa phần người dân nơi đây còn hạn chế về trình độ văn hóa, lao động và sản xuất sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên việc sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thức được những khó khăn và vất vả mà bản thân và bà con đang gặp phải ông đã quyết tâm tự tìm tòi, học hỏi để cùng với nhân dân trong làng tìm cách thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Mô hình cà phê xen sầu riêng của ông Y Khít mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông có 7 thành viên, trước đây, mặc dù chăm chỉ lao động, quanh năm với ruộng vườn thì cũng chỉ ở mức đủ ăn. Nhưng từ khi tham gia vào tổ chức Hội

Nông dân, được tham dự các buổi hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề. Được cán bộ Hội hướng dẫn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cách thức làm ăn, cùng với sự tìm tòi, học hỏi, nỗ lực của bản thân và các thành viên trong gia đình, từ một hộ trung bình đủ ăn, gia đình ông đã trở nên khá giả và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng bằng sự nỗ lực của đôi bàn tay và ý chí.

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế, cùng với sự cần cù, chịu khó, ông đã bắt tay thực hiện mô hình kết hợp đa dạng giữa trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, gia đình ông đầu tư thâm canh 0,5 ha cà phê xen sầu riêng; 0,5 ha tiêu đã đến thời kỳ thu hoạch; 01 ha ruộng lúa và 0,3 ha trồng rau màu các loại; chăn nuôi thường xuyên 10 con bò cái lai sinh sản, 5 heo nái sinh sản. Với mô hình kinh tế này, giúp gia đình ông có thêm thu nhập, tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn phân chuồng để bón cho các loại cây trồng.

Nhờ biết áp dụng các biện

30 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

pháp kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi như: phương pháp bón phân hợp lý giảm tối đa lượng phân hóa học, sử dụng nguồn phân chuồng sẵn có tại gia đình đã được ủ hoại mục, vừa giảm chi phí đầu tư, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; thực hiện tốt quy trình phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp nên các loại cây trồng, vật nuôi đều phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao và ổn định (năng suất cà phê trung bình 4,5 - 5 tấn nhân/ha, hồ tiêu 3,5-4 tấn/ha, lúa nước trên 4,5 tấn/ha). Ngoài ra, ông còn đầu tư mua một xe máy cày đa năng vừa phục vụ sản xuất trong gia đình, vừa làm dịch vụ cày xới cho nhân dân trong làng.

Với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, gia đình ông đã có thu nhập ổn định hàng năm trên 400 triệu đồng (từ trồng trọt trên 250 triệu đồng, chăn nuôi 130 triệu đồng; dịch vụ trên 30 triệu đồng), tạo việc làm cho trên 30 lao động thời vụ tại địa phương. Bản thân ông ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình còn giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân trong làng cải tạo

vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình, chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất. Từ đó, đã giúp nhiều hộ gia đình từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu. Là hội viên nông dân cũng là người có uy tín trong làng, ông đã phát huy vai trò của mình, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; tham gia tích cực các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Bằng sự nỗ lực không ngừng, hội viên Y Khít đã được Ủy ban nhân dân thành phố tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2014 - 2016 và được Hội Nông dân thành phố bầu chọn là đại biểu đại diện cho hội viên nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của thành phố tham dự Hội nghị cấp tỉnh. BTGTU.PLEIKU

31SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Không chỉ là cái nôi văn hóa truyền thống của các dân

tộc Tây Nguyên, huyện Kbang còn được biết đến là mảnh đất anh hùng trong kháng chiến. Trải qua bao thăng trầm, Kbang hôm nay đang khoác trên mình tấm áo mới và trở thành một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Du lịch văn hóa-lịch sử-sinh thái…

Theo đánh giá của những người có chuyên môn, tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái ở huyện Kbang là vô cùng dồi dào. Có thể dễ dàng nhận thấy, địa phương này được thiên nhiên ưu đãi lớn với rừng rậm cùng hệ thống sông ngòi, thác nước dày đặc. Vườn

MẢNH ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒNG THI

KBANG:

Thác nước trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ảnh: Ngọc Sơn

32 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là hai trong số đó.

Nằm trên địa bàn xã Sơn Lang, Kon Chư Răng là rừng phòng hộ đầu nguồn của sông Kôn, có độ che phủ cao nhất toàn quốc với diện tích 15.446 ha. Nơi đây chứa đựng quần thể nhiều loài động-thực vật có nguồn gen quý hiếm và đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: trĩ sao, gõ kiến đầu đỏ, bồng chanh rừng, chân bơi, khướu đầu đen, khướu má trắng, voọc ngũ sắc, mang lớn, vượn má hung… Ngoài ra, trong khu bảo tồn còn có nhiều thác nước cao và khá đẹp, điển hình là thác 50 với độ cao khoảng 54 mét, quanh năm nước chảy trắng xóa. Ông Trịnh Viết Ty-Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cho biết: “Những năm qua, Khu bảo tồn đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt một số chương trình, dự án nhằm tạo điều kiện thu hút khách đến tham quan, thưởng lãm thiên nhiên và nghiên cứu khoa học. Cách đây 4 năm, chúng tôi cũng đã tự xây dựng một website để phục vụ cho các mục tiêu, nhiệm vụ của mình, trong đó chú trọng quảng bá rộng rãi về hình

ảnh của Kon Chư Răng để phát triển du lịch sinh thái”.

Cùng với núi rừng, thiên nhiên hùng vỹ, Kbang còn biết đến là một địa phương có truyền thống đánh giặc kiên cường. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 di tích lịch sử lớn, gồm: Vườn mít-Cánh đồng Cô Hầu (xã Nghĩa An); Làng kháng chiến Stơr-quê hương của Anh hùng Núp (xã Tơ Tung) và Căn cứ địa cách mạng khu 10 (xã Krong). Bên cạnh đó, địa phương cũng có một số cơ sở giáo dục lịch sử như: Đền tưởng niệm liệt sĩ Ka Nak (thị trấn Kbang), Bia tưởng niệm làng Tân Lập (xã Đak Hlơ), Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung)… Theo chị Võ Thị Quỳnh Như - cán bộ quản lý Nhà lưu niệm Anh hùng Núp, nơi này còn lưu giữ gần 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật của Anh hùng Núp và một số hiện vật mang đặc trưng văn hóa của đồng bào Bahnar, văn hóa Tây Nguyên. “Hàng năm, Nhà lưu niệm đón tiếp khoảng 5.000 lượt khách tham quan đến từ mọi miền đất nước, hầu hết là các đoàn tham quan tự do, đoàn công tác. Học sinh thuộc các trường học trên địa bàn huyện Kbang cũng thường xuyên đến

33SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

đây để hiểu thêm về truyền thống lịch sử của dân tộc, địa phương mình”-chị Như cho hay.

Với những người làm nghệ thuật trên địa bàn tỉnh, Kbang luôn là điểm dừng chân không thể thiếu trong suốt hành trình rong ruổi của mình. Bởi lẽ, cảnh sắc thiên nhiên giàu đẹp, văn hóa

cộng đồng đặc sắc cùng sự thân thiện của con người Kbang đã tạo cho họ nguồn cảm hứng vô tận để sáng tác. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Sơn (tổ dân phố 6, thị trấn Kbang, huyện Kbang) chia sẻ: “30 năm làm nghề, tôi cũng có đi rất nhiều nơi để chụp ảnh, song Kbang luôn thôi thúc tôi quay

Đoàn cán bộ tỉnh “về nguồn” tại Căn cứ cách mạng khu 10, xã Krong. Ảnh: Hồng Thi

34 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

về. Không chỉ tôi mà cả bạn bè tôi cũng phải công nhận, bản sắc của đồng bào Bahnar tại địa phương chẳng khác nào một kho vàng. Riêng về sinh thái, tôi thấy Kbang còn có hệ thống thác nước rất quý, còn nguyên sinh, trọn vẹn, hút hồn những ai đã từng đặt chân đến chiêm ngưỡng. Đó là

tiềm năng lớn mà chúng ta có thể nắm bắt để phát triển du lịch”.

Đoàn cán bộ tỉnh “về nguồn” tại Căn cứ cách mạng khu 10, xã Krong. Ảnh: Hồng Thi

…và những giải pháp Bí thư Huyện Ủy Kbang

Trương Văn Đạt cho biết: Để phát huy tiềm năng du lịch sẵn có, thời gian qua, huyện Kbang đã đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến duy trì, bảo tồn cồng chiêng Tây nguyên và các nghề truyền thống như: đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng...Song song với đó, huyện đã đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng vào quy hoạch chung của tỉnh về du lịch sinh thái; khai thác du lịch “về nguồn”… Hiện, huyện cũng đang có kế hoạch đầu tư tuyến đường khoảng 7km từ trung tâm huyện lên thác Hang Dơi (thuộc thị trấn Kbang) và tiếp đó sẽ mời gọi đầu tư du lịch cho địa điểm này.

Trong năm 2016, huyện Kbang sẽ tiếp tục tập trung cho việc phục dựng, bảo tồn các di tích lịch sử. Làng kháng chiến Stơr được chú trọng phục dựng với các hạng mục: xây dựng đường đi; mô phỏng lại một số

35SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

vũ khí mà du kích Stơr đã sử dụng như hầm chông, bẫy đá; hoàn thiện việc phục dựng 7 căn nhà sàn và 1 nhà rông. Song song với đó, huyện cũng sẽ kết hợp phát triển khu làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, chỉnh chiêng, hát dân ca…) tại ngôi làng này. Định hướng của huyện Kbang là đưa nơi đây trở thành điểm du lịch lịch sử, du lịch văn hóa cộng đồng và là nơi lưu truyền các nghề truyền thống của đồng bào Bahnar.

Tuy nhiên, những tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện vẫn chưa được phát huy rõ nét. Có một số nguyên nhân được Bí thư Huyện ủy Kbang đưa ra, cụ thể: Quy hoạch tổng thể chung về du lịch trên địa bàn tỉnh ta chưa được hoàn thiện; các điểm du lịch chưa có nhiều hoạt động nổi bật để thu hút du khách, chưa có điểm nghỉ chân và dịch vụ kèm theo; công tác quảng bá du lịch còn hạn chế; trước tình hình khủng hoảng kinh tế chung, nhiều người e ngại đầu tư cho du lịch vì cho rằng nó mạo hiểm…

Nói thêm về phát triển du lịch sinh thái, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng Trịnh Viết Ty bày tỏ: “Tôi thiết nghĩ, vấn đề đầu tiên, lâu dài, bền bĩ mà chúng ta cần thực hiện là làm sao phải bảo vệ được rừng, bảo vệ được nguyên vẹn đa dạng sinh học và cảnh quan. Đây là nhiệm vụ hiện rất cực kỳ khó khăn, phức tạp và tới đây sẽ càng khó khăn. Thêm vào đó cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp, ngành, địa phương trong việc xây dựng dự án, quy hoạch phát triển du lịch”.

“Có thể nói, du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ vận tải, xúc tiến thương mại, văn hóa-xã hội… sẽ góp phần đổi thay diện mạo của huyện, nhất là các vùng nông thôn trong tương lai. Nhân dân của huyện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được tham gia khai thác chuỗi giá trị du lịch, có được thu nhập cao từ chính ngành nghề truyền thống của dân tộc mình”-ông Đạt kỳ vọng. H.T

36 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

* Người có phòng trọ cho thuê có thuộc đối tượng chịu thuế không? Nếu có thì phải nộp những loại thuế nào?

Thủ tục đăng ký cho thuê phòng trọ

Về các giấy tờ cần thiết: Theo điểm d, khoản 1, điều 1 Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh

doanh có điều kiện thì ngành nghề Cho thuê lưu trú; cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo Điều 5 của Nghị định.

Về đăng ký kinh doanh: Theo công văn số 6457/SKHĐT-

Thoâng tin Phaùp lyù

37SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

ĐKKD về ngành nghề cho thuê nhà, cho người nước ngoài thuê nhà ở, cho thuê mặt bằng để kinh doanh thì: “hoạt động cho thuê nhà (kể cả trường hợp cho người trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở) và hoạt động cho thuê mặt bằng để kinh doanh (gọi chung là hoạt động cho thuê nhà) là hoạt động kinh doanh bất động sản và người cho thuê nhà phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có đăng ký kinh doanh và có vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân được phép đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không phải có điều kiện về vốn pháp định.

Như vậy, đối chiếu với quy định của Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân trong nước được đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cho thuê nhà ở (không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không cần

phải có vốn pháp định); đối với các hoạt động cho thuê nhà còn lại như: cho thuê nhà không phải là nhà ở, cho thuê mặt bằng để kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải đăng ký kinh doanh và có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.”

Đóng thuế thế nào?Căn cứ khoản 25, Điều 4

Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.

“Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện

38 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế”.

Căn cứ khoản 5, Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

“Điều 21. Khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán

5. Mức doanh thu không phải nộp thuế giá trị gia tăng,

thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán.

Hộ nộp thuế khoán có mức doanh thu bằng hoặc dưới mức doanh thu không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán”.

Trong trường hợp này, doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do khách hàng thuê nhà trọ trả theo ngày, tháng hoặc năm, bao gồm tiền điện nước... (kể cả do người thuê trả riêng) và các dịch vụ khác của nhà trọ.

Ảnh: Minh họa

39SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Thông tin cho từ các bảng thông báo cũng là một nguồn lựa chọn đáng tin cậy. Ảnh: MH

Đối với trường hợp doanh thu hàng năm trên 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp các loại thuế sau:

+ Thuế môn bài: Là loại thuế được đóng theo năm nên việc xác định mức thuế phụ thuộc vào thời gian người thuê trọ ký hợp đồng thuê nhà vào 6 tháng đầu năm hay cuối năm. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 mục II Nộp thuế môn bài Thông tư 96/2002/TT-BTC

- Nếu là 6 tháng đầu năm: Đóng 1.000.000 đồng

- Nếu là 6 tháng cuối năm từ ngày 1/7: Đóng 500.000 đồng

+ Thuế giá trị gia tăng: Đây là thuế tính theo tháng, tính theo từng tháng chủ nhà trọ cho thuê.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo Khoản 2 Phần Phụ Lục Bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu thì dịch vụ cho thuê nhà phải chịu mức thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu.

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%

+ Thuế thu nhập cá nhân:Thuế TNCN phải nộp =

Doanh thu x 5%Theo quy định tại Công

văn số 615/TCT-TNCN thì hoạt động cho thuê tài sản áp dụng thuế suất thuế TNCN 5% cho trường hợp cho thuế nhà đất.

Phương Thư (tổng hợp)

40 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

I. Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Thủ tướng đã ký Quyết định 1980/QĐ-TTg ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (Bộ tiêu chí xã) giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Bộ tiêu chí xã chia làm 05 nhóm với 19 tiêu chí; trong đó có một số tiêu chí nổi bật cần đạt được đến năm 2020 như sau:

- Người ở khu vực nông thôn phải có có mức thu nhập bình quân từ 45 triệu đồng/người trở lên;

- Tỷ lệ người có việc làm trong độ tuổi lao động phải đạt ≥ 90%;

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt ≥ 95%, trong đó ≥ 60% hộ được dùng nước sạch;

- Không có nhà tạm, dột nát và đảm bảo ≥ 80% hộ có nhà ở đạt chuẩn.

Ngoài ra, Quyết định cũng quy định chuẩn riêng theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Quyết định 1980/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/12/2016.

II. Điểm mới Thông tư 130/2016/TT-BTC về thuế sử dụng đất, GTGT

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 4238/TCT-CS giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 100/2016/NĐ-CP .

Theo đó, có một số điểm

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI

CẦN BIẾT

41SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

đáng chú ý như sau:- Bổ sung trường hợp được

miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phải nộp hàng năm (đã trừ số thuế được miễn, giảm) từ 50 nghìn đồng trở xuống.

Trường hợp có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất.

Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế.

- Bổ sung các đối tượng không chịu thuế GTGT như:

+ Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí...;

+ Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh.

Lễ công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Ảnh PV

42 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Xem thêm chi tiết tại Công văn 4238/TCT-CS ngày 16/9/2016.

III. Hướng dẫn thực hiện một số quy định về chế độ thai sản

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn thực hiện một số chế độ tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014.

Theo đó, hướng dẫn thực hiện một số quy định về chế độ thai sản (CĐTS) như sau:

- Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH được áp dụng với cả trường hợp mẹ không đủ điều kiện hưởng CĐTS mà cha đủ điều kiện theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ;

- Nếu chỉ có cha đóng BHXH mà mẹ gặp rủi ro sau khi sinh thì cha được nghỉ việc hưởng CĐTS đến khi con đủ 06 tháng tuổi theo Khoản 6 Điều 34 Luật BHXH mà không phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH;

- Lao động nam thuộc đối tượng nghỉ việc hưởng CĐTS thì có thể nghỉ nhiều lần nhưng tổng thời gian không vượt quá quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật BHXH;

- Thời gian tối đa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tại khoản 2 Điều 41 Luật BHXH được tính cho 1 năm, kể từ ngày 01/01 – 31/12 của năm dương lịch, gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

Xem thêm chi tiết tại Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016.

IV. Chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm (Theo Nghị định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Chính phủ)

“Điều 5. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm”

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

43SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

a) Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

b) Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới, trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ trợ không quá 2 ha.

3. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).

4. Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng: 300.000 đồng/

ha.5. Hỗ trợ một lần cấp chứng

chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình: 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (cho rừng tự nhiên, rừng trồng).

6. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư.

7. Điều kiện nhận hỗ trợ:a) Chủ rừng là tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác, đất trồng rừng sản xuất phải được giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ).

b) Nguồn giống trồng rừng (hạt giống, trái giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định.

B.B.T

44 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN