Ảnh hƢỞng cỦa nhÂn sinh quan phẬt giÁo ĐẾn ĐỜi...

19
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGÔ THỤC PHƢƠNG ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học Hà Nội - 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------

NGÔ THỤC PHƢƠNG

ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN

Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014

Page 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------

NGÔ THỤC PHƢƠNG

ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN

Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 60.22.03.09

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Vân

Hà Nội - 2014

Page 3: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực

hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thúy Vân.

Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong các công

trình khác.

Các số liệu, tài liệu được trích dẫn, sử dụng trong luận văn là trung

thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của đề tài.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Ngô Thục Phƣơng

Page 4: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc tôi xin được dành gửi tới cô giáo PGS.

TS Nguyễn Thúy Vân – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận

văn. Nhờ sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình và những lời động viên của cô đã giúp

tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Triết học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, đã quan

tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại nhà trường.

Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiệm PGS.TS Trần Thị Kim

Oanh cùng tập thể lớp cao học Tôn giáo k19 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học.

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân

trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ

tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian qua.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song

không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự cảm

thông và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và

những người quan tâm đến các vấn đề được trình bày trong luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Ngô Thục Phƣơng

Page 5: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 9

7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9

Chƣơng 1: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN

HOÁ TINH THẦN Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ ......................................... 10

1.1. Khái quát chung về Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo ........... 10

1.1.1. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam ................................................ 10

1.1.2. Một số nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáoError! Bookmark not defined.

1.1.3. Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống xã hộiError! Bookmark not defined.

1.2. Khái quát về đời sống tinh thần ở huyện Chƣơng Mỹ - Hà NộiError! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm đời sống văn hoá tinh thầnError! Bookmark not defined.

1.2.2. Giới thiệu về huyện Chương Mỹ và đời sống văn hóa tinh thần ở huyện

Chương Mỹ ................................................. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN

MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH

THẦN HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY. Error! Bookmark

not defined.

2.1. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sốngError! Bookmark not defined.

2.2. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục, tập quán,

lễ hội ............................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 6: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

2

2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh

hƣởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh

thần ở huyện Chƣơng Mỹ hiện nay .......... Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của nhân sinh quan Phật giáo đối

với đời sống tinh thần của người dân huyện Chương MỹError! Bookmark not defined.

2.3.2. Phát huy vai trò của các tổ chức Phật giáo trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội .................................. Error! Bookmark not defined.

2.3.3. Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo, gây ảnh

hưởng xấu đến đời sống của các tầng lớp xã hộiError! Bookmark not defined.

Tiểu kết Chƣơng 2: ....................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11

Page 7: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, có sức lan

toả rộng rãi, đặc biệt ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đạo Phật thể hiện tinh

thần bình đẳng, từ bi, hỉ xả, khơi dậy những giá trị nhân văn cao cả, phản ánh

khát vọng của con người muốn giải thoát trước những bế tắc, đau khổ trong

cuộc sống. Cũng bởi vậy mà, giáo lý của Đạo Phật ngày càng gần gũi hơn với

mọi người, không phân biệt địa vị, giai tầng khác nhau trong xã hội. Trong

các tôn giáo du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy Phật giáo là tôn giáo bám

rễ sâu nhất, bền chắc nhất và góp phần xây dựng nên truyền thống yêu nước,

đoàn kết gắn bó của dân tộc ta, có vai trò quan trọng trong việc hình thành

tâm lý, lối sống, đạo đức của con người Việt Nam. Những triết lý nhân sinh

quan Phật giáo theo năm tháng, ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống

tinh thần của xã hội hiện đại.

Cùng với cả nước, huyện Chương Mỹ - Hà Nội đang trong quá trình

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của kinh

tế thị trường như sự quá quan tâm đến lợi ích kinh tế có thể dẫn đến sự suy

thoái về đạo đức, lối sống, nhân cách, làm băng hoại giá trị đạo đức, truyền

thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc…Vì thế, để có sự phát triển ổn định, bền

vững, ngoài phát triển kinh tế thị trường thì các yếu tố của đời sống tinh thần

cũng rất cần được đề cao. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa

tinh thần ở huyện Chương Mỹ thì yếu tố tôn giáo nói chung và Phật giáo nói

riêng có ảnh hưởng sâu rộng.

Cũng như Hà Nội, huyện Chương Mỹ là nơi Phật giáo du nhập và phát

triển khá sớm. Trong những năm gần đây, Phật giáo phát triển mạnh ở

Chương Mỹ thể hiện trên nhiều phương diện như: số người đi lễ chùa ngày

Page 8: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

4

càng đông, lễ hội Phật giáo, sinh hoạt Phật giáo ngày càng phong phú, số

người tu hành được đào tạo qua các trường Phật học ngày càng nhiều, các cơ

sở thờ tự, chùa chiền được tu bổ và xây mới…Những hoạt động này một mặt,

có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi

đây, góp phần làm chuyển biến đạo đức, lối sống của người dân theo hướng

nhân văn, hướng thiện, làm phong phú, sâu sắc các phong tục tập quán của

địa phương. Nhưng mặt khác, những tác động của Phật giáo cũng có tác động

tiêu cực đến đời sống tinh thần của người dân Chương Mỹ.

Việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo và chỉ ra những yếu tố nào

ảnh hưởng tích cực để tiếp tục phát huy, những yếu tố nào ảnh hưởng tiêu

cực cần khắc phục hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn

hóa tinh thần tinh thần của người dân Chương Mỹ là việc làm cần thiết và

quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần của

người dân huyện Chương Mỹ hiện nay.

Với lí do đó, tôi chọn đề tài ‘‘ Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội hiện

nay” là đề tài nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời

sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam là đề tài rộng lớn. Đã có

nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đạt được những kết

quả đáng trân trọng. Có thể chia ra các công trình nghiên cứu thành các mảng

cơ bản sau:

- Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và đời sống văn hóa tinh

thần nói chung:

Liên quan đến nội dung này, có một số công trình tiêu biểu sau: Mấy

vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học; Lịch sử

Page 9: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

5

Phật giáo Việt Nam và Lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ

biên, Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử

luận của Nguyễn Lang…Đây là những công trình nghiên cứu khái quát về

quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam, qua đó giúp

nguời đọc hiểu rõ hơn về tiến trình hình thành và phát triển của Phật giáo

Việt Nam qua hơn 2000 năm lịch sử. Trong các tác phẩm ấy, tiêu biểu hơn cả

là „„Việt Nam Phật giáo sử luận’‘ của Nguyễn Lang (gồm 3 tập). Trong tác

phẩm này, tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam

trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, khái quát được một sống đóng góp của

Phật giáo trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc thể hiện ở các lĩnh vực văn

học nghệ thuật, giáo dục, chính trị, quân sự, văn hóa... Đặc biệt, tác giả đưa ra

và phân tích khá chi tiết ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh

thần của người Việt Nam trong lịch sử dân tộc.

Các tri thức Phật học cũng có khá nhiều công trình có giá trị nghiên

cứu về Phật giáo Việt Nam. Chẳng hạn như cuốn: Đại cương triết học Phật

giáo của Thích Đạo Quang. Trong cuốn sách này, tác giả đã dành một dung

lượng để phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề

cập một cách khái quát về các tông phái chủ yếu của đạo Phật.

Về khái niệm “ đời sống văn hóa tinh thần” có công trình Ảnh hưởng

của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở xã hội Nhật Bản là luận

văn tiến sỹ của Nguyễn Thị Thúy Anh. Trong công trình này, tác giả đã dành

một dung lượng đáng kể phân tích khái niệm đời sống tinh thần và cấu trúc

của nó, tác giả đã phân tích sự tác động của Phật giáo đến đời sống tinh thần

người Nhật Bản trong tương quan so sánh với Việt Nam. Từ đó, Tác giả rút

ra một số bài học cần thiết để điều chỉnh những ảnh hưởng của Phật giáo

trong đời sống tinh thần một cách phù hợp nhất.

Page 10: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

6

- Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo, của nhân

sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần:

Có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và có giá trị như: Văn hóa

Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của

Nguyễn Thị Bảy; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con

người Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư chủ biên…Nhìn chung, các

công trình này đều chỉ ra những ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo đối với

con người và xã hội Việt Nam, qua đó khẳng định Phật giáo và văn hóa Phật

giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực

đời sống văn hóa tinh thần.

Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa

tinh thần ở Việt Nam là đề tài luận án tiến sĩ triết học của Lê Hữu Tuấn.

Trong luận án này, tác giả đã chỉ ra quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở

Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của

con người và nó góp phần quan trọng vào việc định hướng cho sự phát triển

nhân cách, tư duy con nguời Việt Nam trong tương lai.

Trong hai cuốn sách: Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng

Duy và Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng Thị Lan,

các tác giả đã phân tích nhiều quan niệm, phạm trù đạo đức Phật giáo và nhất là,

ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến văn hóa và nhân cách của nguời Việt

Nam. Đồng thời, tác giả của hai cuốn sách này cũng đưa ra một số kiến nghị để

phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật

giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay.

- Liên quan đến đề tài, còn có các công trình như: Đại cương triết học

Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Triết học Phật giáo của Nguyễn

Duy Hinh, Phật giáo những vấn đề triết học (bản dịch của Ngô Văn Doanh

và Nguyễn Hùng Hậu), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của Thích Tâm

Page 11: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

7

Thiện, Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa

tinh thần của nguời Hà Nội hiện nay của Đặng Thị Ánh Tuyết…Trong các

tác phẩm kể trên, đặc biệt có tác phẩm “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nguời Hà Nội hiện nay” của

Đặng Thị Ánh Tuyết đã đề cập đến những nội dung chủ yếu trong nhân sinh

quan Phật giáo cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần

của nguời Hà Nội trên các phương diện đạo đức, nhân cách, tín nguỡng, lễ

hội, phong tục, tập quán…đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát huy

những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh

quan Phật giáo.

Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu của

đề tài được đăng tải trên các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài như: Tạp

chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo, Tạp

chí Thông tin khoa học xã hội,… Trong những bài viết ấy, nhân sinh quan

của Phật giáo được các tác giả đánh giá cao, phần nào phản ánh được những

khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam

hiện nay.

Điểm qua tình hình nghiên cứu trên cho thấy, những công trình nghiên

cứu đó đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định

trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần.

Những triết lý nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã

tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Các

công trình nghiên cứu đó trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh

khác nhau, đã trình bày khá toàn diện những nội dung chủ yếu trong nhân

sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần xã hội

Việt Nam. Theo chúng tôi, việc chỉ ra và đánh giá những ảnh hưởng tích cực,

tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở

Page 12: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

8

đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học này trong đời sống tinh thần

của xã hội Việt Nam luôn là việc làm cần thiết và phải tiếp tục. Tuy nhiên,

việc làm sáng tỏ những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời

sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội cho đến nay lại chưa có

công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, luận văn có nhiệm vụ là trên cơ sở tiếp

thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước để phân

tích đánh giá về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống

văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay trên một số phương

diện cụ thể.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận văn làm rõ nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó, nhằm

phát huy giá trị tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống vă

hóa tinh thần của người dân Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo

và đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ.

- Phân tích ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến một số

phương diện của đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ hiện nay.

- Nêu một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh

hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần

ở huyện Chương Mỹ hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến

đời sống văn hóa tinh thần của người Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay.

Page 13: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

9

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay trên

một số phương diện: đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán và lễ hội.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận:

Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết

học Mác – Lênin, các phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học và kết hợp

với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích và tổng

hợp, lôgíc -lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng hóa.v.v...

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận:

Luận văn góp phần vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ảnh

hưởng của Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đến đời

sống xã hội, đời sống tinh thần của người Chương Mỹ hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên

cứu và giảng dạy về tôn giáo học, triết học và cho những người quan tâm tới

lĩnh vực này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm 2 chương 5 tiết.

Page 14: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

10

Chƣơng 1

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

TINH THẦN Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ

1.1. Khái quát chung về Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo

1.1.1. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam

1.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Phật giáo

Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở Ấn Độ.

Thời kỳ này xã hội Ấn Độ tồn tại bốn đẳng cấp là: Bà la môn, đây là đẳng

cấp cao nhất, thống trị đời sống tinh thần của xã hội. Đẳng cấp này có đặc

quyền chính trị và xã hội, được tôn là „„thần của nhân gian”. Quý tộc, gồm

tầng lớp võ sĩ, quan lại, những người chấp hành quyền lực thế tục và được coi

là người bảo hộ của nhân dân. Bình dân, gồm những người nông dân, thợ thủ

công, nhà buôn. Đẳng cấp này là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho

xã hội và có nghĩa vụ phải nộp thuế. Nô lệ, là những người có nghĩa vụ hầu

hạ những người thuộc đẳng cấp trên. Sự phân chia đẳng cấp và sự tồn tại lâu

dài và quan hệ hết sức khắc nghiệt giữa bốn đẳng cấp ấy đã dẫn đến sự bất

bình đẳng trong xã hội và tất yếu dẫn đến sự phản kháng của quần chúng lao

động đòi hỏi một sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Đây chính là nhu cầu

của hiện thực lịch sử làm xuất hiện các trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ

trong thời kỳ này. Đạo Phật xuất hiện chính trong bối cảnh lịch sử trên với tư

cách là một hệ tư tưởng phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, phủ nhận

uy thế của kinh Vêda, chống giáo lý duy tâm hoang đường của Bàlamôn giáo,

bác bỏ uy quyền của thần thánh và chủ trương phương pháp tu hành khổ

hạnh, xây dựng niềm tin vào chính con người, khẳng định một đạo lý, một

đường hướng cứu khổ cho con người.

Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết,

Thích Ca Mâu Ni tên là Tất Đạt Đa (Siddharatha), họ là Cồ Đàm (Gautama),

Page 15: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thúy Anh (2009), Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống

tinh thần của xã hội Nhật Bản, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Báo Nhân Dân ngày 06/04/1991, Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội VII

của Đảng cộng sản Việt Nam.

3. Ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Chương Mỹ (2013), Báo

cáo tổng kết công tác phật sự năm 2013 phương hướng công tác phật sự

năm 2014, Hà Nội.

4. Đặng Văn Bài (2008), Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật

giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5.

5. Minh Châu và Minh Chi (1991), Từ điển Phật học Việt Nam, Nxb Hà

Nội, Hà Nội.

6. Minh Chi (1996), Các vấn đề Phật học, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

7. Hoàng Chương (2010), Nghệ thuật Phật giáo trong đời sống hiện nay,

Nxb Dân trí, Hà Nội.

8. Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội văn hóa và phong tục, Nxb Thanh niên,

Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Văn

hóa, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

12. Đạo đức Phật giáo (nhiều tác giả) (1995), Viện Nghiên cứu Phật học

Việt Nam, Hà Nội.

13. Dương Tú Hạc(1998), Kinh lời vàng, Nxb Thành phố HCM, Hồ Chí Minh.

Page 16: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

12

14. Nguyễn Thị Hảo (2000), Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của

nó qua một số tín đồ đạo Phật hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học,

Viện Triết học, Hà Nội.

15. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập

1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập

2 ,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Lê Như Hoa (1993), Lối sống trong đời sống đô thi hiện nay, Viện Văn

hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

19. Thích Thiện Hoa (1997), Phật học phổ thông, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Hồ

Chí Minh.

20. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Thăng Long –

Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

21. Phạm Văn Hưng (2009), Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến

đời sống văn hóa tinh thần huyện An Dương, Hải Phòng, Luận văn Thạc

sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

22. Nguyễn Thu Hương (2011), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo

đến phong tục tập quan của người Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ,

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

23. Hồ Phương Lan (2010), Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, Nxb

Lao Động, Hà Nội.

24. Đặng Thị Lan (2009), Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo

đức con người Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 17: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

13

25. Phan Thị Lan (2010), Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức người

Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội

và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Nguyễn Lang (1979), Việt Nam phật giáo sử luận, Nxb Văn học Hà Nội,

Hà Nội.

27. Thiền sư Đinh Lực, Cư sĩ Nhất Tâm (2003), Phật giáo Việt Nam và thế

giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

28. C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

29. C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

30. Phạm Thị Thanh Mai (2012), Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo

đến đời sống tinh thần người Nam Định, Luận văn Thạc sĩ, Trung tâm

đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

31. Trần Tuấn Mẫn (2007), Đạo Phật ngày nay, Nxb Phương Đông, Hà Nội.

32. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

33. Tâm Minh - Ngô Tằng Giao (2006), Kinh pháp cú, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

34. Lệ Như, Thích Trung Hậu sưu tập (2002), Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt

Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

35. Pháp sư Thánh Nghiêm – Pháp sư Tịnh Hải (2009), Lịch sử Phật giáo

thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Nguyến (2011), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo

đến đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết

học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

37. Phật giáo trong thời đại chúng ta (Nhiều tác giả) (2005), Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

Page 18: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

14

38. Phùng Hữu Phú (1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Vinh Phúc (2009), 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nxb Trẻ,

Hà Nội.

40. Thiện Siêu (1992), Đại cương Câu Xá Luận, Viện Nghiên cứu Phật học

Việt Nam, Hà Nội.

41. Đặng Quang Thành (2000), Về lối sống và xây dựng lối sống đô thị ở

Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội.

42. Nguyễn Kim Thản (2005), Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội, Nxb Văn

hóa, Hà Nội.

43. Thích Mật Thể (2005), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

44. Thích Tâm Thiện (1994), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb thành

phố Hồ Chí Minh.

45. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối

với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Nguyễn Tài Thư (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện Triết học,

Hà Nội

47. Trần Văn Trình (1998), Tìm hiểu tình hình tồn tại và phát triển của Phật

giáo trong cộng đồng dân cư Hà Nội trong thời kì đổi mới, Luận văn

thạc sĩ, Viện Xã hội học, Hà Nội.

48. Nguyễn Thanh Tuấn (2010), Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật

Bản qua một cách nhìn tham chiếu, Từ điển Bách khoa và Viện Văn

hóa, Hà Nội.

49. Trịnh Quốc Tuấn (2007), Toàn cầu hóa và tôn giáo, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

50. Đặng Ánh Tuyết (1997), Góp phần tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo

đời Trần, Luận văn thạc sĩ, Viện Triết học, Hà Nội.

Page 19: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4132/1/LUAN VAN THAC SI R.pdf · không tránh khỏi những thiếu sót

15

51. Đặng Thị Ánh Tuyết (2011), Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo

đến đời sống tinh thần của người Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ

Triết học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

52. Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

53. UBND huyện Chương Mỹ (2012), Báo cáo kết quả công tác quản lý nhà

nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2012, Phương hướng, nhiệm vụ năm

2013, Hà Nội.

54. UBND huyện Chương Mỹ (2013), Báo cáo về việc kiểm tra tình hình

hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại xã Thủy Xuân Tiên, Hà Nội.

55. UBND huyện Chương Mỹ (2014), Báo cáo kết quả công tác quản lý nhà

nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác dân tộc Quý I/2014 trên địa

bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

56. Viện Nghiên cứu tôn giáo (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

57. Viện Triết học (1986), Những vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng

Việt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

58. W.Rahula (1996), Con đường thoát khổ, (Trí Hải dịch), Đại học Văn

hóa, Hà Nội.

59. http://chuongmy.gov.vn/vn/about.aspx?newsid=7459)

60. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=2834

0705&cn_id=638054

61. http://chuaphuclam.vn/index.php?/van-hoa/ket-qua-cua-su-tho-

phat.html

62. http://thanglong.cinet.vn

63. http://vovnews.vn