ĐỊnh hƯỚng phÁt triỂn nhanh vÀ bỀn vỮng kinh tẾ -...

317

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘITỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Kỷ yếu hội thảo

KYÛ YEÁU hoäi thaÛo

NINH THUẬN, THáNg 12 Năm 2014

ủy baN NHâN dâN TỉNH NINH THUẬN

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘITỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

5

PHẦN 1

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG❖ Sự phát triển tỉnh Ninh Thuận theo quy hoạch: Nhìn lại và định hướng

TS. Trần Du Lịch - NCS.ThS. Đặng Đình Đức .............................................................................................. 11

❖ Ninh Thuận: Tìm kiếm cách tiếp cận phát triển mới trong không gian hội nhập

PGS.TS. Trần Đình Thiên .................................................................................................................................... 23

❖ Phát triển các quan hệ liên kết vùng - Điều kiện khai thác lợi thế phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận

GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn ..................................................................................................................................... 35

❖ Tăng trưởng xanh là một hướng đột phá đối với tỉnh Ninh Thuận

GS.TS.KTS. Lê Hồng Kế ...................................................................................................................................... 41

❖ Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và những năm tiếp theo

TS. Trần Kim Chung ............................................................................................................................................. 57

❖ Phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian đến

TS. Nguyễn Phú Thái .......................................................................................................................................... 69

❖ Phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận

PGS.TS. Bùi Quang Bình .................................................................................................................................... 83

❖ Những giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

PGS.TS. Nguyễn Trọng Hòa - ThS. Cao Minh Nghĩa ............................................................................. 97

❖ Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận giai đoạn 1993 - 2012 và định hướng chiến lược trong thời gian tới

PGS.TS. Nguyễn Văn Ngãi - ThS. Trần Quang Sáng ............................................................................. 105

Mục lục

6

❖ Ninh Thuận thu hút đầu tư hướng đến tăng trưởng xanh

TS. Hồ Kỳ Minh .................................................................................................................................................... 115

❖ Phát triển Công nghiệp Ninh Thuận

Nguyễn Xuân Thành ........................................................................................................................................ 123

❖ Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận

TSKH. Đỗ Công Trung ....................................................................................................................................... 127

❖ Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (VietinBank) đẩy mạnh đầu tư tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế Ninh Thuận

Nguyễn Văn Thắng ............................................................................................................................................ 139

PHẦN 2

CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG❖ Giải pháp đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế củatỉnh Ninh Thuận

PGS.TS. Bùi Tất Thắng ...................................................................................................................................... 145

❖ Phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Ninh Thuận theo hướng công nghiệp sinh thái

TS. Dương Đình Giám ...................................................................................................................................... 152

❖ Định hướng và giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuậnđến năm 2020 và những năm tiếp theo

Cục Công nghiệp địa phương ...................................................................................................................... 171

❖ Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng (điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng) tại Ninh Thuận

Hoàng Tiến Dũng - Nguyễn Đức Cường .................................................................................................. 177

❖ Định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng) tại tỉnh Ninh Thuận

TS. Ngô Tuấn Kiệt - TS. Nguyễn Thúy Nga - ThS. Vũ Minh Pháp ................................................... 185

PHẦN 3

DU LỊCH❖ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Ninh Thuận trongxu thế hội nhập

PGS.TS. Phạm Trung Lương .......................................................................................................................... 195

❖ Phát huy giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

PGS.TS. Phan An ................................................................................................................................................ 203

7

❖ Di sản Hindu giáo - Những giá trị văn hóa đặc sắc để đột phá trong phát triển du lịch của Ninh Thuận

PGS.TS Ngô Văn Doanh .................................................................................................................................. 211

❖ Khai thác giá trị văn hóa truyền thống để phát triển bền vững du lịch ở Ninh Thuận

TS. Phú Văn Hẳn ................................................................................................................................................. 215

❖ Nghiên cứu định vị nguồn khách và một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận

ThS. Cao Trí Dũng .............................................................................................................................................. 223

❖ Xây dựng festival nho và vang trở thành trụ cột mới trong phát triển du lịch Ninh Thuận

NCS. ThS. Ngô Tấn Hưng ................................................................................................................................. 235

PHẦN 4

NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ KINH TẾ BIỂN❖ Định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với tái cơ cấu kinh tế tỉnhNinh Thuận

Nguyễn Huy Điển ............................................................................................................................................... 249

❖ Những vấn đề đặt ra đối với cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới

PGS.TS. Nguyễn Đình Hiền - TS. Nguyễn Thanh Sơn ........................................................................ 261

❖ Thực trạng và giải pháp đột phá trong phát triển ngành thủy sản của tỉnh Ninh Thuận trongthời gian tới

Trang Sĩ Trung - Nguyễn Văn Minh - Trần Đức Phú - Nguyễn Tấn Sỹ ......................................... 267

❖ Định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận

ThS. Hồ Công Hường ........................................................................................................................................ 279

❖ Phát triển sản phẩm muối, sản phẩm hóa chất sau muối và một số nông sản có lợi thếở Ninh Thuận

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối ................................................................................. 299

❖ Ứng dụng các công nghệ vào bảo quản và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp củatỉnh Ninh Thuận

TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương ............................................................................................................................. 307

Kỷ yếu hội thảo

8

9

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHẦN IĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG

Kỷ yếu hội thảo

10

11

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

SỰ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH THUẬN THEO QUY HOẠCH:NHÌN LẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Ngày 22.7.2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1222/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”. Theo Quyết định trên thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận được phân định thành 2 kế hoạch 5 năm: 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Đến nay gần hết kế hoạch 5 năm đầu, chuẩn bị điều kiện để triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, nên cần nhìn lại kết quả thực tế so với mục tiêu đề ra để có cơ sở thực tiễn xây dựng kế hoạch phát triển cho giai đoạn 2016 - 2020.

2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận được ban hành vào thời điểm (giữa năm 2011) nền kinh tế nước ta rơi vào giai đoạn bất ổn vĩ mô kéo dài nhiều năm; tổng cầu nền kinh tế suy giảm. Các chính sách kinh tế của Chính phủ chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên nền kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí là trì trệ, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế địa phương, trong đó có Ninh Thuận. Trong bối cảnh khó khăn chung đó, cần đánh giá lại các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của Ninh Thuận để có giải pháp phát triển phù hợp.

3. Theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, kinh tế Ninh Thuận sẽ phát triển theo 6 nhóm ngành ưu tiên (dự kiến chiếm 91% GDP): (1) Năng lượng; (2) du lịch; (3) nông, lâm, thủy sản; (4) sản xuất chế biến; (5) giáo dục đào tạo; (6) xây dựng và kinh doanh bất động

? TS. TrầN Du Lịch

Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Trưởng Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung

NcS.ThS. ĐẶNg ĐìNh Đức

Trung tâm Tư vấn - Nghiên cứu Phát triển miền Trung

Kỷ yếu hội thảo

12

sản. Nếu nhìn chiến lược theo Quy hoạch thì Ninh Thuận phát triển dựa vào 3 trụ cột: (1) nông - lâm - ngư nghiệp; (2) du lịch và (3) năng lượng và chế tạo. Do đó cần nhìn lại triển vọng phát triển theo các định hướng trên như thế nào? Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần tập trung vào trụ cột nào, nhóm ngành ưu tiên nào, mà Ninh Thuận có cơ hội phát triển nhất?

Từ cách đặt vấn đề như trên, tham luận này sẽ trao đổi 3 nội dung sau đây:

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: cơ sở để định hướng phát triển kinh tế - xã hội

1. Vị trí địa lý

Ninh Thuận là địa phương thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông; Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.358 km2, dân số hơn 590 ngàn người. Ninh Thuận nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A và Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía nam; cách thành phố Nha Trang 105 km về phía bắc và cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía tây. Đây là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh duyên hải miền Trung.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: Ninh Thuận là một tỉnh có đầy đủ các loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Đây là một lợi thế không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Trong đó dạng địa hình chính của Ninh Thuận là đồi núi, bán sơn địa chiếm hơn 77,65% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, 22,35% diện tích còn lại chủ yếu là dạng đồng bằng ven biển.

- Khí hậu, thủy văn: Ninh Thuận có dạng thời tiết nắng nóng, khô hạn thuộc loại điển hình trong cả nước. Thời tiết của tỉnh có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau với lượng mưa trung bình năm khoảng 653 mm và tương quan nhiệt - ẩm 0,80 tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng và vật nuôi đặc thù như nho, bò, dê, cừu...

- Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên hiện tại của tỉnh Ninh Thuận là 335.806 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 17,96%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm 46,81%; diện tích đất chuyên dùng chiếm 3,42%; diện tích đất ở chiếm 0,79%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá chiếm 31%.

13

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Tài nguyên biển và ven biển: Tỉnh Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km. Ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi, có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại với hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng cùng 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Bên cạnh đó, vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản.

- Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh hiện có 157.687 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 152.260 ha, diện tích rừng trồng là 5.427 ha. Trữ lượng gỗ đạt gần 11 triệu m3.

- Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Ninh Thuận có nguồn khoảng sản với rất nhiều chủng loại và quy mô lớn bao gồm các khoáng sản kim loại (wolfarm, titan); khoáng sản phi kim loại (thạch anh, đất sét); nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (đá granite, đá vôi san hô, đá xây dựng) và muối khoáng…

- Tài nguyên du lịch: Với đường bờ biển dài 105 km, Ninh Thuận có rất nhiều bãi biển đẹp phục vụ cho phát triển du lịch như: Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Tuấn Tú, Từ Thiện, Phước Dinh…

Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch biển, Ninh Thuận được xem là điểm đến hội tụ nhiều nhất giá trị văn hóa Chăm đặc trưng bao gồm cả những giá trị vật thể (cụm tháp Chăm Pô Klông Garai), và giá trị phi vật thể (lễ hội Katê, sinh hoạt truyền thống đồng bào Chăm, các làng nghề, tiêu biểu là làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp hay làng Chăm Irahani, làng Chung Mỹ). Ngoài ý nghĩa văn hóa lâu đời có giá trị nhân văn sâu sắc, đây còn là điểm đến rất hấp dẫn khách du lịch khi đến tham quan tại Ninh Thuận.

- Năng lượng: Với đặc điểm khí hậu khô nắng và gió nhiều thuộc loại lớn nhất Việt Nam, Ninh Thuận có một nguồn tài nguyên gần như vô hạn là năng lượng gió, một loại hình không phải nơi nào cũng được thiên nhiên ưu đãi. Loại hình này, nếu được nghiên cứu bài bản, đầy đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng, không những cung cấp năng lượng từ gió (có thể có từ thủy triều) mà còn tạo nên một loại hình cảnh quan đẹp, độc đáo phục vụ du lịch không ống khói không nhiều trên thế giới hiện nay.

3. hệ thống giao thông

Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và đường sắt Thống Nhất chạy qua; trên địa bàn tỉnh không có sân bay dân sự, gần nhất là sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cách 60 km về phía bắc. Ninh Thuận có 3 cảng biển là Đông Hải, Cà Ná và cảng Ninh Chữ. Trong đó, cảng hàng hóa Dốc Hầm - Cà Ná là một trong cảng biển miền Trung được quy hoạch phát triển thành cảng nước sâu, quy mô công suất hàng hóa qua cảng 15 triệu tấn/năm.

Kỷ yếu hội thảo

14

Nhìn chung, hạ tầng giao thông toàn tỉnh còn yếu, thiếu đồng bộ. Mật độ giao thông đạt thấp, mới chỉ 0,68 km/km2, tuyến đường ven biển chưa được khai thác tốt nên tiềm năng du lịch vẫn còn rất hạn chế.

4. Dân số và lao động

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 23 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm khoảng 78,5%, dân tộc Chăm chiếm 12,7%, Raglai 8%, còn lại các dân tộc khác. Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận tính đến năm 2014 là 590.377 người, trong đó thành thị 213.716 người (chiếm 36,20%), còn nông thôn là 376.660 người (chiếm 63,80%) Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 174 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đường giao thông với mật độ gần 374 người/km2. Vùng miền núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 25 người/km2.

Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) hiện có của Ninh Thuận là 325.145 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội là 318.685 người, chiếm 53,98% tổng dân số. Tuy vậy có đến 68,2% số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chủ yếu lao động trong khu vực nông nghiệp.

Nhìn chung, Ninh Thuận có nguồn lao động dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên sự phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý, tập trung vào các ngành có năng suất thấp cũng như chất lượng nguồn lực không cao sẽ là lực cản lớn đối với Ninh Thuận khi muốn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững.

5. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, tổng GDP bình quân trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 11.450 tỷ đồng, riêng năm 2014 ước đạt 15.834,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,2%/năm. Mức GDP bình quân đầu người tính đến thời điểm hiện tại ước đạt 26,8 triệu đồng/người, dần rút ngắn khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với cả nước. Tuy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ vẫn còn chậm: Tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp chỉ giảm 2,8% so với năm 2010 còn chiếm 38,5% GDP của tỉnh; dịch vụ tăng 1,2% so với năm 2010, chiếm 37,7% GDP; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng 1,6% so với năm 2010, chiếm 23,8% GDP.

- Tình hình phát triển của các ngành kinh tế:

+ Về nông, lâm, thủy sản: Với tiềm năng đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp còn lớn, trong những năm vừa qua Ninh Thuận đã thực hiện mở rộng diện tích cây

15

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

hằng năm và đất nông nghiệp khác. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung đối với các nông sản có lợi thế của tỉnh (lúa, mía, thuốc lá, nho, chăn nuôi bò, dê, cừu) chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đây cũng đang là lĩnh vực tỉnh khuyến khích và kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, được xác định là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước với tổng trữ lượng cá, tôm tương đối lớn, khả năng khai thác 50.000 tấn/năm với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao có thể phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, trong giai đoạn 2010 - 2014 vừa qua ngành thủy sản Ninh Thuận luôn tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 11,8%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch dần theo hướng nâng cao tỷ trọng nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản nhờ tận dụng nguồn giống bố mẹ dồi dào và môi trường nước biển trong sạch, là địa bàn lý tưởng để sản xuất các loại giống có chất lượng cao và với số lượng lớn, nhất là tôm giống và ốc hương giống. Tỉnh cũng đã chú trọng hình thành các trung tâm thương mại hậu cần phát triển nghề cá trong đó cảng cá Cà Ná đang đầu tư trở thành Trung tâm nghề cá của tỉnh và khu vực, cảng Ninh Chữ được xây dựng thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khu vực miền Trung.

Tuy vậy, nông nghiệp Ninh Thuận hiện tại vẫn là nền sản xuất nhỏ, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn nhưng thiếu yếu tố bền vững. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động giai đoạn vừa qua tuy đạt trung bình 17,7%/năm nhưng mức tăng tuyệt đối mỗi năm chỉ đạt 5,62 triệu đồng/nông dân.

+ Về công nghiệp: Trong giai đoạn hiện nay ngành công nghiệp Ninh Thuận đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp ngành, bước đầu phát huy được một số sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 17,24%. Một số lĩnh vực công nghiệp chính hiện tại: Chế biến thủy sản, chế biến đá ốp granit, chế biến hạt điều, xi măng, thủy điện, khai khoáng... Các lĩnh vực đang triển khai thu hút đầu tư: công nghiệp nước khoáng, cấp nước, chế biến thức ăn thủy sản và gia súc, muối công nghiệp...

+Về du lịch: Toàn tỉnh hiện có 80 cơ sở lưu trú với trên 1.800 phòng, 30% trong số đó đạt chuẩn 3 sao. Tuy vậy toàn tỉnh chỉ có 8 doanh nghiệp lữ hành và tổng số lao động trực tiếp trong ngành đạt khoảng 1.244 người, trong đó có 15 hướng dẫn viên du lịch nội địa, không có hướng dẫn viên quốc tế. Kết quả đạt được: Đã có 1.380.000 lượt khách du lịch đến Ninh Thuận trong năm 2014, trong đó có 95.000 lượt khách quốc tế; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 550 tỷ đồng.

Có thể thấy, mặc dù được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều quần thể di tích nổi tiếng nhưng đến nay, những tiềm năng này ở Ninh Thuận vẫn còn ở dạng “nguyên thô”, chưa có điều kiện để phát triển kinh tế du lịch. Nên mặc dù lượng khách

Kỷ yếu hội thảo

16

du lịch đến với Ninh Thuận đã có bước tiến triển qua các năm nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các địa phương lân cận có du lịch phát triển trong vùng. Hạn chế đối với du lịch Ninh Thuận tồn tại nổi bật ở một số vấn đề:

- Khả năng tiếp cận điểm đến còn rất hạn chế. Tỉnh chưa có sân bay, cảng biển du lịch; mật độ giao thông của tỉnh còn thấp, thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông dẫn đến các điểm du lịch của tỉnh.

- Phương tiện vận chuyển hành khách, nguồn nhân lực du lịch tại địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, cả về chất lượng lẫn số lượng.

- Hệ thống dịch vụ còn nghèo nàn, chưa có nhiều khách sạn 3 - 5 sao, các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ, các nhà hàng và điểm dừng đạt chuẩn.

6. Vốn đầu tư

Với điều kiện kinh tế hiện tại, Ninh Thuận vẫn là địa bàn khó khăn với tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt khoảng 7.615 tỷ đồng, tuy có tăng 1,5 lần so với năm 2010, nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nguồn vốn đầu tư của nhà nước, chiếm trên 42% (trong đó có 50% là từ ngân sách nhà nước); vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư chỉ chiếm từ 47,5% - 54,5%; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm tỷ trọng khá nhỏ.

7. Năng lực cạnh tranh

Đánh giá chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Ninh Thuận trong giai đoạn vừa qua đã cho thấy có những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực cạnh tranh của tỉnh: Chỉ số tổng hợp tăng dần qua các năm, nhất là trong các năm từ 2011 - 2013; Điểm số từ mức 47,82 điểm năm 2008 đến năm 2013 đã đạt 54,22 điểm sau khi đạt mức cao 59,76 điểm năm 2012; Các chỉ số có sự cải thiện rõ rệt đó là Chi phí thời gian, Tính năng động và thiết chế pháp lý. Tuy vậy sự cải thiện PCI của tỉnh vẫn chưa ổn định; kết quả chung của tỉnh vẫn xếp ở nhóm tương đối thấp.

II. Kết quả và hạn chế sau 4 năm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Quy hoạch

1. Thành tựu

- Có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2014 vừa qua. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đạt 12,2%/năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của 9 tỉnh vùng duyên hải miền Trung1 (11,94%/năm) và của cả nước (5,83%/năm), nhưng thấp hơn nhiều so với mục tiêu theo quy hoạch (16 - 18%/năm).

- Ngoài ra tỉnh còn đạt được mục tiêu đa dạng hóa hoạt động phi nông nghiệp và

17

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

hướng tới công nghiệp - xây dựng, giúp đẩy nhanh tăng trưởng trong giai đoạn này. Ngành nông nghiệp, vốn chiếm 44,7% GDP và 52,4% lao động năm 2009, đến nay chỉ còn chiếm 38,5% GDP và 44,8% lao động. Với sự chuyển dịch này, tạo điều kiện cho công nghiệp và các ngành liên quan tăng trưởng và phát triển, các hoạt động trong khu vực này tập trung vào chế biến và khai khoáng. Dịch vụ và thương mại cũng có sự phát triển nhất định, thu hút 30,8% lượng lao động và đóng góp tới 1/3 tổng GDP.

- Ninh Thuận cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới tư duy kinh tế, xác định được các khâu đột phá quan trọng bao gồm cả việc cải thiện môi trường đầu tư thông qua thành lập Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận (EDO) và nhìn nhận khách quan xác định 3 trụ cột kinh tế mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh trong quá trình phát triển cơ cấu kinh tế.

2. Những hạn chế tồn tại

- Ninh Thuận vẫn là một tỉnh nhỏ, tổng mức đầu tư toàn xã hội chưa lớn, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm chưa có sự đột phá trong công nghiệp, dịch vụ để tạo động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Bản chất mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn hiện nay của Ninh Thuận vẫn là mô hình tăng trưởng chất lượng thấp và kém hiệu quả, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân có tăng nhưng không bền vững. Nếu so với cả nước thì tốc độ tăng trưởng này khá cao nhưng quy mô nền kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong khu vực còn thấp và có xu hướng chậm lại. Nếu tính về lượng tuyệt đối, mức GDP của Ninh Thuận chỉ bằng 36,1% mức bình quân toàn vùng còn GDP bình quân đầu người Ninh Thuận năm 2014 là 26,8 triệu đồng/người chỉ khoảng 60% mức bình quân của Việt Nam.

- Chất lượng sản phẩm và môi trường đầu tư chưa đạt yêu cầu và sức cạnh tranh thấp. Nhất là khi Ninh Thuận còn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ chính các địa phương liền kề vốn có nhiều lợi thế về vị trí kinh tế và có năng lực cạnh tranh khá như Khánh Hòa, Bình Thuận.

- Các lợi thế của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu tồn tại dưới dạng tiềm năng trong việc phát triển các trọng điểm về công nghiệp, nông - ngư nghiệp và du lịch. Trong khi đó phần lớn thách thức mà Ninh Thuận đang phải đối mặt như trình độ của đội ngũ nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội… lại đòi hỏi thời gian và nguồn lực đầu tư lớn.

- Bên cạnh đó Ninh Thuận còn phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên

1 Từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Bình Thuận.

Kỷ yếu hội thảo

18

nhiên, ô nhiễm môi trường khi các dự án quy mô lớn về khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng và titan vận hành với công suất cao.

III. Một số gợi ý về định hướng và giải pháp phát triển tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.

1. Quan điểm, định hướng phát triển chung

- Thứ nhất, về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Cơ bản lâu dài việc xác định 3 trụ cột và 6 nhóm ngành sản phẩm ưu tiên phát triển là đúng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2020 cần ưu tiên đầu tư và chính sách để phát triển 3 nhóm ngành: nông - ngư nghiệp; công nghiệp chế biến và du lịch. Gắn các mục tiêu phát triển ưu tiên với quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, dựa vào vốn đầu tư như hiện nay sang phát triển dựa vào công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

+ Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện gió và sản xuất thiết bị phục vụ ngành điện gió và công nghiệp chế biến nông, thủy sản; công nghiệp hóa chất sau muối chất lượng cao; ngành nông nghiệp công nghệ cao và ngành du lịch nhằm tạo sức lan tỏa, tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Thứ hai, về thể chế

+ Đẩy mạnh cải cách về thể chế, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường xúc tiến để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Chính quyền địa phương phải thực sự là người cung cấp dịch vụ hành chính công cho doanh nghiệp, là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và kinh doanh.

+ Cần chú trọng, đẩy mạnh, khuyến khích và hỗ trợ phát triển khu vục kinh tế tư nhân. Phải xem nguồn vốn đầu tư tư nhân là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục tái cơ cấu đầu tư công, xem vốn đầu tư của ngân sách nhà nước là “vốn mồi”.

+ Xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng. Chọn dự án thí điểm để triển khai mô hình công - tư đối tác (PPP) nhằm huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Cần xây dựng chương trình cụ thể để tham gia vào các hoạt động liên kết vùng, liên kết với các địa phương trong xúc tiến quảng bá thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trước mắt ưu tiên liên kết phát triển du lịch với 3 địa phương:

19

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng.

- Thứ ba: về điều chỉnh quy hoạch

+ Mặc dù theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 với 3 trụ cột kinh tế và 6 nhóm sản phẩm hàng hóa dịch vụ về cơ bản là phù hợp với điều kiện tự nhiên lợi thế phát triển lâu dài của Ninh Thuận. Tuy nhiên, cần đánh giá lại cơ cấu từng nhóm ngành, tốc độ tăng trưởng và đặc biệt cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi. Cần tận dụng cơ hội thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Chính phủ đã sẽ ký kết trong tương lai gần để phát triển các ngành thâm dụng lao động và hải sản mà Ninh thuận có lợi thế.

+ Trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 chưa thể có tác động nào của điện hạt nhân, nên cần quy hoạch và ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chế biến.

+ Trên cơ sở Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, cần xây dựng Đề án tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Ninh Thuận phù hợp với định hướng chung của cả nước; gắn với sự phát triển chung của vùng duyên hải miền Trung.

2. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành cụ thể

(1) Phát triển ngành nông lâm, thủy sản và nghề muối: Tập trung đầu tư phát triển ngành nông lâm, thủy sản và nghề muối gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm tạo đột phá và xoay chuyển ngành nông lâm, thủy sản và nghề muối của tỉnh Ninh Thuận theo hướng nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao, sạch và phát triển bền vững góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến sản phẩm sau muối; đồng thời phát triển các sản phẩm nông sản đặc sản phục vụ khách du lịch.

- Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất, khuyến khích và có các chính sách ưu đãi đặc thù đối với các doanh nghiệp “đầu đàn” tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất các nông sản.

- Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư.

- Phát triển gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; gắn hộ nông dân với thị trường với doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh việc xây dựng các chuỗi liên kết kinh tế trong sản xuất, ưu tiên đầu tư và hỗ trợ phát triển, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đối với các

Kỷ yếu hội thảo

20

sản phẩm nông sản có lợi thế, có giá trị (cây nho, cây neem, chăn nuôi dê, cừu, bò, sản xuất tôm giống…) để nâng cao giá trị sản xuất và quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh Ninh Thuận trên thị trường nông sản trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ mới, sử dụng hiệu quả các tài nguyên đất, nước, lao động; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo lao động cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện để nông dân tiếp cập và thụ hưởng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

(2) Phát triển ngành công nghiệp: tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh phát triển các cụm ngành nhằm phát huy tiềm năng của tỉnh, sử dụng nhiều lao động gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, nhằm tạo điều kiện để từng bước chuyển dần sang phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh lớn…

- Tập trung nguồn lực đầu tư và khai thác có hiệu quả ngành công nghiệp năng lượng đặc biệt là năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và điện gió, đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.

- Tiếp tục ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến 2020 như: công nghiệp chế biến nông, thủy sản; công nghiệp sản xuất muối và hóa chất sau muối (muối cao cấp, xút, magiê clorua...); công nghiệp chế biến khoáng sản (chế biến xỉ titan); vật liệu xây dựng cao cấp; năng lượng (điện gió, điện mặt trời), may xuất khẩu...

- Thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như: máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất, khai thác và chế biến nông, lâm, thủy sản; thiết bị phục vụ ngành điện (điện gió, điện mặt trời…); thiết bị dây chuyền phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng…

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực nông thôn, đồng thời duy trì và đẩy mạnh việc phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Quy hoạch và xây dựng lộ trình để từng bước chuyển đổi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sang mô hình các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sinh thái. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh phải đặt trong tính liên kết vùng, tính liên kết chuỗi giá trị và liên kết ngành trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh riêng có.

- Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc tạo mối liên kết giữa các

21

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung ứng đầu vào hay tiêu thụ sản phẩm.

(3) Phát triển ngành du lịch: Trước mắt tiếp tục ưu tiên khai thác và sử dụng tài nguyên về du lịch và các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của tỉnh để xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có (tạo sự khác biệt) của tỉnh Ninh Thuận, góp phần phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng các dự án du lịch, các khu nghỉ dưỡng biển và các loại hình giải trí cao cấp phục vụ cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có thu nhập, lưu trú dài ngày và sẵn sàng chi tiêu cao, tạo đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh cho những năm tiếp theo.

- Tiếp tục tập trung phát triển các loại hình và nhóm sản phẩm du lịch, cụ thể:

+ Du lịch nghỉ dưỡng, gắn với giải trí và sinh thái biển như: lặn ngắm rạn san hô, bơi lội dưới nước, các trò chơi thể thao biển…

+ Du lịch văn hóa khám phá và trải nghiệm các giá trị di sản văn hóa, các lễ hội, kiến trúc Chăm gắn với tham quan các làng nghề truyền thống (làng gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ…);

+ Du lịch sinh thái, khám phá các giá trị cảnh quan thuộc suối, hồ, núi, vườn quốc gia, cồn cát... gắn với tìm hiểu và thưởng thức các đặc sản nho, táo, rượu vang nho...

- Tăng cường liên kết, hợp tác vùng với các địa phương (Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng và các tỉnh Đông Nam Bộ) để xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; trong xúc tiến, quảng bá, xây dựng điểm đến và tìm kiếm thị trường khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh thu hút và đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho tất cả các lĩnh vực từ quản lý nhà nước về du lịch, nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch…

- Tiến hành rà soát và đẩy nhanh việc thực hiện các dự án du lịch (mạnh dạn thu hồi các dự án chậm triển khai), thu hút đầu tư xây dựng thêm các cơ sở lưu trú 3 đến 5 sao, phát triển các dịch vụ còn thiếu như: sản phẩm điểm đến, các dịch vụ vui chơi giải trí trong nhà về đêm và trên biển; khu mua sắm tập trung...

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, xử lý các hành vi vi phạm (gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám khách…), bảo vệ môi trường du lịch…

Tóm lại, một số ý kiến trên đây mang tính gợi ý về định hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới, trên cơ sở các ý tưởng, các đề

Kỷ yếu hội thảo

22

xuất tại hội thảo lần này tỉnh Ninh Thuận cần tiếp tục triển khai nghiên cứu các đề án cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể nhằm bổ sung và hiện thực hóa các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận nhanh và bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

23

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NINH THUẬN: TÌM KIẾM CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN MỚITRONG KHÔNG GIAN HỘI NHẬP

? PgS.TS. TrầN ĐìNh ThIÊN

Viện Kinh tế Việt Nam

Giả thuyết: Ninh Thuận không sẵn có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Nhưng ít lợi thế có phải là một “lợi thế” cho sự lựa chọn đột phá phát triển?

1. Ninh Thuận: tiềm năng, lợi thế và vấn đề

Ninh Thuận có những nét đặc sắc và khác biệt, vừa là “lợi thế”, vừa là “bất lợi thế” cho sự phát triển.

1.1. Trước hết, nói về những lợi thế

Ninh Thuận không có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển nổi trội. Có thể nêu một số lợi thế và tiềm năng phát triển sẵn có chủ yếu của tỉnh như sau:

- Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc thù:

+ Nắng gió nhiều nhưng ít bão

Với điều kiện tự nhiên này, Ninh Thuận được đánh giá là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cả nước để phát triển điện gió.

Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng gió thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, có

khả năng phát triển điện gió với quy mô công nghiệp tại hầu hết các huyện, thành phố. Theo

Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến năm 2020

thì tiềm năng điện gió lý thuyết đạt 10.447 MW với diện tích trên 261.176 ha. Sau khi loại trừ

diện tích có trùng lặp với các quy hoạch khác và vùng đệm cách xa khu dân cư,… thì tiềm

năng điện gió và diện tích có tính khả thi cao là 1.429 MW với 21.432 ha

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”

Kỷ yếu hội thảo

24

Lợi thế này đã được nhìn nhận từ khá lâu, song cho đến nay, dù nhu cầu điện ngày càng bức thiết, dù đã có những dự án phát triển, sự phát triển điện gió của Ninh Thuận thực tế hầu như vẫn chưa có gì.

Tại sao vậy? Tại sao Ninh Thuận chưa phát triển được điện gió mặc dù có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong khi Bạc Liêu, một tỉnh cũng thuộc “vùng sâu, vùng xa”, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý có lẽ không thuận lợi hơn Ninh Thuận, nếu không nói là kém thuận lợi hơn - đã phát triển được dự án điện gió lớn và hiện đang chuyển sang giai đoạn hai, với quy mô Dự án mở rộng?

+ Các tài nguyên du lịch đặc sắc và “đẳng cấp”

Trước hết, đó là các vịnh biển và bãi biển đẹp, kết hợp với núi đá và khí hậu khô - nóng quanh năm. Đây là những cơ sở tự nhiên để phát triển du lịch, không chỉ du lịch biển - mà còn cả du lịch núi - để du khách có không gian tận hưởng và khám phá rộng rãi.

Ninh Thuận còn có di sản lịch sử - văn hóa đặc sắc. Đó là nền văn hóa Chăm độc đáo, là các tòa tháp Chăm, là nghề gốm Bàu Trúc, là văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người như Raglai, Chu Ru,... Đây là một loại tài nguyên du lịch có khả năng tạo sự khác biệt và có sức hấp dẫn du khách rất riêng của Ninh Thuận.

Ngoài ra, nhờ điều kiện tự nhiên đặc thù, Ninh Thuận còn là xứ của một số“đặc sản”nông nghiệp ít có hoặc không có ở các địa phương khác như: cừu, dê, nho, táo, hải sản.

Những đặc sản này vốn là sản phẩm “tự nhiên, tự thân” nhiều đời của Ninh Thuận. Giờ đây, trong thời đại hội nhập và bùng nổ du lịch toàn cầu, chúng có tiềm năng trở thành - và đang là - những tài nguyên du lịch mang tính “đặc hữu Ninh Thuận”.

Như vậy, tài nguyên tự nhiên - vốn có và mang tính đặc sắc - đặc hữu của Ninh Thuận không nhiều. Nhưng đó lại là những điều kiện cơ bản để phát triển ngành du lịch hiện đại và đẳng cấp. Gọi là “những điều kiện cơ bản” vì chúng đáp ứng tốt hai yêu cầu căn bản để phát triển ngành du lịch hiện đại: i) khám phá và ii) tận hưởng.1

1 Khái niệm “hiện đại” được nhấn mạnh ở đây gắn với tính “toàn cầu” đang bùng nổ của ngành du lịch và “đẳng cấp nhu cầu” ngày càng cao của du khách. Tính hiện đại đòi hỏi mỗi điểm đến du lịch phải thỏa mãn ở mức độ rất cao hai nhu cầu đặc trưng của du lịch hiện đại: khám phá và tận hưởng. Tính mục đích tối cao của hoạt động du lịch hiện đại là thỏa mãn du khách hoạt động khám phá và tận hưởng. Hai nội dung này hàm chứa đòi hỏi của du khách đối với ngành du lịch: ăn gì? xem gì? chơi gì? mua gì? Nếu không đáp ứng các đòi hỏi thì du lịch chỉ còn lại nội dung “nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng”, không có khả năng hấp dẫn du khách đến và ở lại lâu dài, chi tiêu “hào phóng”. Thực tế diễn ra đối với ngành du lịch Việt Nam mấy năm qua: 80 - 90% du khách tuyên bố “một đi không trở lại” - có lý do căn bản là do các điểm đến du lịch của Việt Nam không đủ năng lực cung cấp các yếu tố thỏa mãn nhu cầu “khám phá” và “tận hưởng” của du khách quốc tế ở mức độ cạnh tranh cao so với các nước khác.

25

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Việc định vị lợi thế nói trên cho phép nhận diện đúng tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của Ninh Thuận.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: với tiềm năng như vậy, tại sao cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, ngành du lịch Ninh Thuận vẫn thuộc nhóm kém phát triển ở Việt Nam. Trong phạm vi các tỉnh duyên hải miền Trung, du lịch Ninh Thuận đang đứng ở vị trí thứ 8 trong số 9 tỉnh.

Cách tiếp cận này gợi ý tìm kiếm, xác định đúng những điều kiện then chốt mà Ninh Thuận còn thiếu để phát triển ngành du lịch, giúp nó vươn lên đúng tầm, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của du lịch toàn cầu hiện đại.

+ Vị trí địa lý

Việc nằm liền kề Nha Trang, sát ngay vịnh Cam Ranh, gần Đà Lạt và trên trục kết nối với Bình Thuận,từ đó, kết nối tiếp với Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh (trong cự ly xa nhất là 300 - 350 km, tức là mất khoảng 1 - 3 giờ đi đường bộ cao tốc) được coi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Ninh Thuận.

Có thể hình dung Ninh Thuận kết nối với các trung tâm phát triển qua các “cánh gà” có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển bậc nhất Việt Nam:

i) Tuyến nối Nha Trang và duyên hải miền Trung. Đây là “cánh gà” phía bắc, nối với Nha Trang là một trung tâm du lịch quốc tế tầm cỡ. Trong tầm nhìn dài hạn, tuyến này còn chứa đựng tiềm năng rất lớn nếu xét đến triển vọng bùng nổ phát triển của vùng vịnh Vân Phong (đang được đề xuất xây dựng Đặc khu kinh tế) và vùng bờ biển Phú Yên tuyệt đẹp;

ii) Tuyến nối Đà Lạt và Tây Nguyên. Đây là“cánh gà” phía tây, nối với một trung tâm du lịch quốc gia, có định hướng trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ và đẳng cấp quốc tế trên cơ sở thực hiện Đề án xây dựng Đà Lạt thành Thành phố có quy chế đặc thù - một dạng “đặc khu” du lịch;

iii) Tuyến nối với Bình Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là “cánh gà” phía Nam, nối với trung tâm phát triển lớn nhất và mạnh nhất nước - Thành phố Hồ Chí Minh và cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Như vậy, xét trên 3 mặt đất liền, Ninh Thuận lọt vào giữa “vòng vây” của các trung tâm phát triển lớn hiện tại và tương lai của đất nước. Triển vọng bùng nổ phát triển và định hướng vươn tầm thế giới và khu vực của những địa chỉ này là điều khó nghi ngờ về mặt chiến lược. Theo nghĩa đó, vị trí địa lý của Ninh Thuận là “đắc địa”.

Đề cập đến vị trí “địa - kinh tế” là để định vị “chức năng” phát triển vùng của Ninh Thuận. Liên quan đến cách tiếp cận “địa - kinh tế” này, có một câu hỏi: phải chăng cho đến

Kỷ yếu hội thảo

26

bây giờ, các trung tâm kể trên ít nhiều đều đã phát triển vượt lên, ít nhất là so với Ninh Thuận hay Phan Rí - Tháp Chàm, là do chúng đã định vị rõ “chức năng” và “vị thế” của mình, đã biết cách tận dụng và khai thác hợp lý “chức năng” và vị thế đó; còn Ninh Thuận/Phan Rí - Tháp Chàm vẫn “nhẫn nại đi sau” vì chưa xác định (hay chưa được xác định??) “trúng” vị thế và chức năng phát triển của mình trong quan hệ với các tọa độ lớn đó?

Về vị thế địa - kinh tế, cũng cần kể thêm “cánh gà” phía đông của Ninh Thuận là “mặt tiền” hướng ra biển. Đây là một lợi thế có giá trị tiềm tàng trong tương lai. Ninh Thuận phải căn cứ vào đây như một cơ sở quan trọng bậc nhất để xác định đúng chức năng phát triển của mình. Với “mặt tiền” hướng ra biển, Ninh Thuận có điều kiện thuận lợi cho định hướng mở cửa và hội nhập quốc tế. Biển cũng là “không gian mở” chứa đựng tiềm năng phát triển nhiều mặt to lớn.

+ Ý chí và tầm nhìn phát triển

Mấy năm gần đây, Ninh Thuận thể hiện một tầm nhìn vượt trội. Dù là tỉnh nhỏ, điều kiện phát triển khó khăn và còn nghèo, nhưng Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên của cả nước “dám” thuê Tập đoàn Quy hoạch Phát triển Quốc tế nổi tiếng Monitor xây dựng Quy hoạch phát triển cho mình, qua đó, khởi động cả một phong trào quy hoạch “hướng ngoại” rầm rộ trên phạm vi cả nước trong những năm qua.

Hoạt động tiên phong này cho thấy rõ khát vọng tiến vượt, ý chí vươn lên mạnh mẽ của Ninh Thuận cũng như tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh.

Một khát vọng phát triển, kết hợp với định hướng tầm nhìn xa là nền tảng bảo đảm sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc phát triển. Sự kết hợp của tầm nhìn vượt trội, sự thống nhất ý chí và hành động là điều kiện tiên quyết bảo đảm công cuộc bứt phá phát triển của tỉnh có thể diễn ra và thành công.

Ninh Thuận đang sở hữu yếu tố này và đang nỗ lực củng cố và phát triển nó.

2. Lựa chọn ngành ưu tiên và xác định tọa độ đột phá căn cứ vào lợi thế

Nói chung, những lợi thế “tĩnh” nêu trên của Ninh Thuận vốn được khai thác trong lịch sử và cho đến tận ngày nay. Gần đây, tỉnh vẫn tiếp tục khẳng định những lợi thế đó, đưa chúng vào chiến lược và các quy hoạch phát triển ngành với tư cách là những căn cứ quan trọng hàng đầu để xác định ngành trọng điểm và mũi nhọn.

Đó là các ngành điện gió và du lịch, các ngành sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp đặc hữu như cừu, nho, tôm giống.

Danh sách ưu tiên phát triển ngành như vậy quả thật có phần “khiêm tốn”, nhất là khi so với các địa phương khác trong cả nước.

27

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Một số ngành quan trọng, thậm chí rất quan trọng, như sản xuất muối, khai thác và chế biến thủy sản, hiện nay và trong tương lai, chắc chắn vẫn được chú trọng phát triển. Nhưng nếu không có gì đột biến, về cơ bản, đó chỉ là sự chú trọng vốn có xưa nay vẫn được dành có các ngành có tầm quan trọng do “tính đại chúng” của chúng. Đây không phải là những ngành chủ lực nếu xét theo tiêu chí “dẫn dắt và lan tỏa phát triển”, hoặc theo tiêu chí “khả năng gây đột biến cơ cấu” thông qua những cú “đột phá”.

Có một điểm khác biệt nổi bật: trong sơ đồ phát triển của Ninh Thuận, không có sự hiện diện của các ngành công nghiệp chế tạo - chế biến với tư cách là ngành trọng điểm, chủ lực như ở nhiều tỉnh khác.1 Đối với Ninh Thuận, công nghiệp chế tạo - chế biến không phải là yếu tố chủ chốt định hình “chân dung” kinh tế tương lai của tỉnh. Đây là một nét khác biệt cơ cấu nổi bật. Với cách định hình cơ cấu như vậy, Ninh Thuận đang đưa ra một quan niệm mới về công nghiệp hóa, khác với quan niệm thông thường vốn có ở Việt Nam, là quan niệm nhiều khi đậm tính giáo điều, quy định rằng các tỉnh đều phải phát triển thành “tỉnh công nghiệp” với công thức cơ cấu gần như y hệt nhau, bất chấp thực tế là các điều kiện phát triển rất khác nhau.

Có nhiều cơ sở để tin rằng sự “lựa chọn khác biệt” mô hình công nghiệp hóa của Ninh Thuận là thực sự đúng đắn, chí ít cũng trên quan điểm “lợi thế”.

Vì có ít lợi thế nói chung, ngoại trừ “điện gió”, tỉnh hầu như không có lợi thế gì đặc biệt để phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, Ninh Thuận chỉ chọn một số ít ngành “phi công nghiệp”, đều là những ngành gắn với lợi thế tự nhiên - truyền thống của tỉnh (du lịch, nông sản - đặc sản), làm ngành “chủ lực” để ưu tiên phát triển và định hướng đột phá.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: lựa chọn đúng mà tại sao cho đến nay, Ninh Thuận vẫn “tụt hậu phát triển”, vẫn nghèo, chưa bứt lên được? Tại sao chỉ chọn có ít ngành mà Ninh Thuận vẫn chưa tạo được đột phá? Ninh Thuận còn thiếu, còn yếu những yếu tố căn bản nào cho sự đột phá và tiến vượt?

Đây là những câu hỏi rất căn bản, mang tầm quyết sách chiến lược cho tỉnh trong giai đoạn tới. Để đột phá được, trước hết, phải xác định cho đúng những cái thiếu và yếu đó.

3. Những bất lợi thế phát triển

Việc xác định các “bất lợi thế phát triển” là một phần quan trọng giải thích tại sao Ninh Thuận vẫn chưa phát triển được như mong muốn.

1 Xin lưu ý rằng theo“thông lệ”, các ngành công nghiệp chế tạo - chế biến luôn luôn đóng vai trò là trụ cột của toàn bộ lĩnh vực công nghiệp, và hơn thế, trụ cột chính của sự phát triển hiện đại

Kỷ yếu hội thảo

28

Có thể khẳng định: tuy đã chọn đúng ngành “trọng điểm”, “mũi nhọn” nhưng ít nhất có hai “nút thắt” làm cho sự lựa chọn đó của Ninh Thuận chưa được hiện thực hóa, khiến cho nỗ lực phát triển chưa biến thành lợi ích phát triển thực tế của người dân và của ngân sách nhà nước như mong đợi.

Nút thắt thứ nhất: Ninh Thuận thiếu một số điều kiện nền tảng, bao gồm sức mạnh chủ thể (lực lượng doanh nghiệp, vốn, nhân lực) và thể chế (cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh) đáp ứng được yêu cầu. Không có những yếu tố xã hội này, không thể phát huy, không thể hiện thực hóa các tiềm năng và lợi thế tự nhiên, không thể tạo đột phá mạnh, lan tỏa rộng, từ đó, bứt lên.1

Nút thắt thứ hai: việc phát triển các ngành được “ưu tiên” của Ninh Thuận cho đến nay cơ bản vẫn diễn ra theo cách cũ, vẫn dựa vào công nghệ cũ, do đó, không tạo ra bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào về đẳng cấp và trình độ.2 Nói khác đi, tuy điều kiện mới, mục tiêu mới nhưng giải pháp vẫn cũ, chưa hề có một sự đổi mới mang tính đột phá nào, do vậy, hiện thực (đẳng cấp và trình độ) vẫn như vậy.

Cụ thể hóa cách tiếp cận nguyên nhân nói trên, không kể những nguyên nhân chung cho cả nền kinh tế, có thể nêu một số nguyên nhân kìm hãm hay bất lợi thế “đặc thù Ninh Thuận” như sau:

- Địa thế: tuy là tỉnh duyên hải ven biển, có vị thế địa - kinh tế kết nối thuận lợi với các trung tâm lớn (tiềm năng kết nối tốt) nhưng Ninh Thuận khá biệt lập với bên ngoài do địa hình chia cắt. Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển Đông. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi và một mặt biển. Đồi núi chiếm tới 63,2% diện tích của tỉnh. Địa hình, địa thế như vậy, trong logic phát triển bình thường, là một bất lợi thế lớn.

Tuy nhiên, chính sự biệt lập này, cùng với vài “lợi thế tự nhiên” khác (ít động đất, sát biển) lại làm cho Ninh Thuận trở nên “có lợi thế đặc biệt” để được chọn xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân. Đây là “sứ mệnh lịch sử” hay “nghĩa vụ quốc gia” mà Ninh Thuận phải nhận lãnh. Việc thực hiện sứ mệnh này làm cho Ninh Thuận không thể xây dựng một quy hoạch phát triển bình thường. Khác với tất cả các tỉnh khác, quy hoạch phát triển của Ninh Thuận phải tính đến khả năng xảy ra rủi ro phát triển thuộc loại đặc biệt và bất thường - rủi ro ô nhiễm phóng xạ hay sự cố hạt nhân. Trên thực tế, đó là một quy hoạch mang tính “đánh đổi”, trong đó, tương quan cơ bản là Ninh Thuận “chịu phần thiệt” để quốc gia được “hưởng phần lợi”. Về thực chất, đây là một thách thức phát triển rất lớn đối với nỗ lực “tiến

1 Đó là trường hợp ngành du lịch và điện gió.2 Đó là trường hợp ngành du lịch, ngành trồng nho và nuôi cừu.

29

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

kịp”các tỉnh khác, tiến kịp cả nước của Ninh Thuận.

Sự “đánh đổi” bất lợi cho Ninh Thuận như vậy đòi hỏi cả nước, đòi hỏi Trung ương phải cam kết

i) Bảo đảm sự phát triển an toàn cho Ninh Thuận (cũng là bảo đảm an toàn cho cả xã hội);

ii) Dành sự hỗ trợ đặc biệt cho Ninh Thuận, nhằm bù đắp lại “thiệt thòi” mà tỉnh, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh phải gánh chịu, giúp Ninh Thuận phát triển các ngành không chỉ một cách “bình thường” mà còn phải là “vượt trội”.

Nếu Trung ương thực hiện đầy đủ và kịp thời hai cam kết đó, Ninh Thuận có “cơ” bứt phá phát triển mạnh để tiến vượt lên.“Trong nguy có cơ” chính là vậy. Ninh Thuận có điều kiện cơ bản để biến “nguy” thành “cơ”. Có thể chính đây là điểm khởi đầu cho một cú đột phá phát triển mạnh của tỉnh.

- Trình độ kết nối với bên ngoài thấp. Ninh Thuận nối với bên ngoài chủ yếu thông qua tuyến đường bộ “độc đạo” là Quốc lộ 1. Ngoài ra, còn có tuyến đường nối Đà Lạt, song chất lượng chưa cao, chưa phải là huyết mạch phát triển của tỉnh. Đường sắt, cho đến nay, ít có tác động phát triển đối với Ninh Thuận, trong khi tỉnh vẫn chưa có tuyến vận tải biển đúng nghĩa (chỉ có các cảng cá, vận tải thủy kém phát triển, chưa có cảng biển hàng hải), không có kết nối hàng không.1

- Khan hiếm nước ngọt gay gắt bậc nhất Việt Nam, trong khi đây là loại tài nguyên quan trọng hàng đầu của công cuộc phát triển hiện đại. Việc phát triển ngành du lịch, một số ngành nông nghiệp đặc sản và điện hạt nhân phụ thuộc gần như quyết định vào khả năng cung cấp nước ngọt. Về dài hạn, đây sẽ là thách thức phát triển lớn nhất đối với Ninh Thuận. Tình trạng mưa ít, địa hình dốc, nguồn nước ngầm hạn chế sẽ đặt ra những giới hạn và ràng buộc khắt khe đối với việc lựa chọn phương án và các giải pháp phát triển ngành của Ninh Thuận trong giai đoạn tới.2

Xuất phát từ điều kiện nền tảng và tiên quyết này, có thể nêu định hướng phát triển ngành hầu như là bắt buộc đối với Ninh Thuận:

1 Nhưng bù lại, Ninh Thuận là địa phương hiếm hoi nằm gần ba sân bay, trong đó có 2 sân bay quốc tế. Đó là sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), sân bay Liên Khương (Lâm Đồng); và sân bay Phan Thiết (Bình Thuận) trong tương lai gần. Khoảng cách từ Thủ phủ Ninh Thuận đến 3 sân bay này xa nhất chưa đến 150 km, nghĩa là chỉ khoảng 1 giờ rưỡi chạy ô tô đường cao tốc.2 Để giải quyết “bài toán nước ngọt” của Ninh Thuận, kinh nghiệm phát triển đô thị hiện đại của Singapore, kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel và đặc biệt gần đây, kinh nghiệm bùng nổ du lịch và đô thị hiện đại “siêu tốc” và “siêu lớn” của Dubai chắc chắn sẽ đưa ra nhiều gợi ý và cung cấp nhiều giải pháp hiệu quả.

Kỷ yếu hội thảo

30

i) Nông nghiệp: phát triển các loại cây con chịu được khô hạn (như các loại cây con truyền thống hiện có cũng như các loại cây con mới) + công nghệ cao cho phép sử dụng nước (tưới tiêu) một cách hợp lý và tiết kiệm (phát triển nông nghiệp công nghệ cao kiểu Nhật Bản hay Israel).

ii) Công nghiệp: Ninh Thuận có ít tiềm năng phát triển công nghiệp. Định hướng chủ đạo là công nghiệp điện gió và điện nguyên tử. Trong khi nhu cầu nước cho công nghiệp điện gió là không quá lớn thì điện nguyên tử lại cần rất nhiều nước - sẽ phải sử dụng công nghệ lọc nước biển. Đây sẽ là vấn đề của Trung ương, của ngành điện nguyên tử.

iii) Du lịch: một ngành sử dụng ngày càng nhiều nước ngọt. Do đó, định hướng Ninh Thuận nên (và phải) chọn là du lịch hướng tới đẳng cấp cao chứ không phải là du lịch “đại chúng”, bình dân, với mục tiêu chính là “sản lượng” chứ không phải là chất lượng khách.

iv) Xu hướng phát triển đô thị: quá trình đô thị hóa của Ninh Thuận đang bắt đầu khởi động mạnh. Kéo theo đó là nhu cầu nước ngọt ngày càng tăng cao. Do vậy, chiến lược phát triển đô thị của Ninh Thuận phải tính đến xung đột cung - cầu nước ngọt. Có hai phương án giải quyết cơ bản: một là ngay từ đầu, cần định hướng phát triển đô thị thông minh để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nước ngọt; hai là sớm tính đến việc sử dụng công nghệ “chế tạo” nước ngọt từ nước biển và cả từ nước thải.

- Nguồn nhân lực: nhìn chung kỹ năng và trình độ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại cả về chất và về lượng. Đồng bào dân tộc ít người có tỷ lệ cao trong tổng dân số nhưng trình độ văn hóa thấp. Đây cũng là một yếu tố bất lợi phát triển đặc thù. Ngoài ra, với số dân ít, tỉnh sẽ khó “tự” đáp ứng nhu cầu nhân lực có khả năng bùng nổ trong giai đoạn tới, khi các chương trình điện hạt nhân, điện gió và du lịch được triển khai mạnh mẽ. Việc phải nhập cư một số lượng lớn lao động sẽ gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, với hệ lụy không nhỏ.

- Bất lợi thế về quy mô kinh tế. Đây là kết quả của tổ hợp hai yếu tố liên quan trực tiếp là quy mô dân số và mức thu nhập đầu người bình quân.

So với các tỉnh, diện tích đất đai của Ninh Thuận không lớn (3.358 km2). Bù lại, Ninh Thuận có diện tích biển rộng. Với chiều dài bờ biển 105 km, Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 1.800 km2 và vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 24.500 km2. Nhưng không thể không lưu ý một thực tế rằng dù có biển rộng, với năng lực hiện tại của tỉnh, về cơ bản, đó vẫn chỉ là một điều kiện phát triển tiềm năng khá xa vời.

Trình độ phát triển: còn thấp, thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu cơ bản như nông nghiệp

31

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

đang chiếm tới 50% GDP; mức GDP/người mới chỉ đạt 1.200 USD, trong khi mức bình quân cả nước đã đạt gần 2.000 USD (số liệu năm 2013), kim ngạch xuất khẩu năm 2012 chỉ mới đạt hơn 70 triệu USD, mà theo cách nói thông thường, “vẫn thấp xa mức tiềm năng”.

Tổ hợp hai yếu tố cấu thành trực tiếp - dân số ít, GDP/người thấp - dẫn tới kết quả: quy mô kinh tế của Ninh Thuận rất bé. Đo theo GDP, quy mô kinh tế của Ninh Thuận năm 2013 chỉ tương đương 720 triệu USD. Một quy mô thực sự là nhỏ bé.

Quy mô kinh tế bé như vậy đồng nghĩa với việc tỉnh không có “lợi thế nhờ quy mô” - một yếu tố rất cơ bản cho công cuộc cất cánh kinh tế.1

Cộng thêm vào những yếu tố “bé” khác - diện tích không lớn, lực lượng lao động không đông, số lượng doanh nghiệp ít ỏi - không khó để nhận ra rằng thực lực kinh tế nội tại của Ninh Thuận còn rất yếu, không đủ mạnh để tập trung thực hiện dù chỉ một cú đột phá để nhanh chóng xoay chuyển tình hình.

Mức độ kết nối và liên kết phát triển với bên ngoài yếu (do sức hấp dẫn tự thân chưa cao, độ kết nối với bên ngoài thấp) - càng làm trầm trọng hơn thế yếu của tỉnh do quy mô kinh tế nhỏ gây ra.

Chúng tôi cho rằng quy mô kinh tế nhỏ, với cách quan niệm tổ hợp nêu trên, là bất lợi thế phát triển hàng đầu hiện nay của Ninh Thuận. Đồng nghĩa với một sự yếu kém thực lực, quy mô kinh tế nhỏ đang tạo thành một trở lực phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Nó đặt giới hạn cho sự vươn lên tự thân; trong khi chính nó là một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao sức hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài vào Ninh Thuận không mạnh. Trong điều kiện khó tự mình vươn lên theo kiểu đột phá, thử hỏi nếu không có đủ sức thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, quan trọng nhất là vốn và công nghệ, Ninh Thuận sẽ dựa vào đâu để bứt phá, để tiến vượt lên?

Có thể khái quát vắn tắt: Điểm yếu nhất về kinh tế của Ninh Thuận là quy mô nhỏ, tổng lượng kinh tế thấp, các nguồn lực kinh tế - xã hội (vốn, nhân lực, công nghệ, hạ tầng) yếu. Cùng với nó, xuất hiện điểm yếu cơ bản thứ hai: sức hấp dẫn, khả năng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài của Ninh Thuận để tăng nhanh “quy mô kinh tế” yếu.

Lập luận trên hàm ý: tạo sức hấp dẫn đầu tư và liên kết phát triển với bên ngoài là giải pháp quan trọng bậc nhất để tăng nhanh quy mô kinh tế của Ninh Thuận, nhờ đó, tăng

1 Nhưng xin lưu ý: tuy “nhỏ”, song diện tích của Ninh Thuận vẫn lớn gấp 4,5 lần diện tích Singapore - 718 km2. Nghĩa là Ninh Thuận vẫn “đủ lớn về diện tích” để tạo ra một sự đột biến phát triển. Tất nhiên, đừng quên rằng dân số Singapore lúc “cất cánh” lớn gấp gần 5 lần dân số Ninh Thuận hiện nay. Nghĩa là xét theo“quy mô kinh tế” (tổ hợp của số dân và mức thu nhập) lúc “cất cánh”, Ninh Thuận vẫn thực sự nhỏ bé so với Singapore.

Kỷ yếu hội thảo

32

vượt trội sức hấp dẫn nội tại của tỉnh đối với các nguồn lực từ bên ngoài - đó là định hướng giải pháp quan trọng bậc nhất để giải quyết bài toán phát triển hiện đại của Ninh Thuận theo logic đột phá mạnh, lan tỏa nhanh để tiến vượt.

4. Tìm kiếm giải pháp đột phá dựa vào lợi thế, định hướng khác biệt và đẳng cấp

4.1. Định hướng chung

Ninh Thuận đi sau. Đây là một lợi thế lớn, có giá trị tuyệt đối, cho phép Ninh Thuận học hỏi, xác lập tầm nhìn tốt hơn, lựa chọn hình mẫu phát triển tốt nhất, thể chế hiện đại để tiến vượt lên. Bài học này có ý nghĩa to lớn, nhất là trong việc định hướng cho các nỗ lực phát triển và củng cố ý chí phát triển.

Như kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế Đông Á, cho thấy, nền kinh tế đi sau, muốn tiến vượt lên thì không thể sử dụng cách thức “đi theo” - hiểu theo nghĩa bắt chước, sao chép cách phát triển của kẻ đi trước. Trái lại, cần phải đi khác. “Đi sau nhưng đi khác” - đó là công thức tổng quát của sự thành công hiện đại.1

Ninh Thuận có sẵn tiền đề, đúng hơn là điều kiện cần để vận dụng công thức thành công đó: đó là các lợi thế tự nhiên khác biệt và vị thế đi sau của tỉnh. Các nguồn lực và các điều kiện phát triển bên ngoài để “tiếp ứng” cho sự phát triển của Ninh Thuận nói chung đã sẵn sàng.2

Vấn đề còn lại là việc Ninh Thuận chuẩn bị các điều kiện bên trong. Đó là định hướng phát triển đúng, nguồn nội lực đủ mạnh cùng với thể chế hiện đại và vượt trội.

Để thực hiện được yêu cầu này, cách tiếp cận cơ bản là tập trung nỗ lực để tăng “quy mô kinh tế” của tỉnh, tạo ra “lợi thế nhờ quy mô” để tăng sức hấp dẫn đầu tư. Hạn chế của tỉnh do quy mô kinh tế nhỏ gây ra là rất cơ bản. Vì thế, nó cần (và chỉ có thể) được giải quyết trước hết và chủ yếu bằng cách cải thiện sự kết nối và liên kết phát triển mạnh của Ninh Thuận với bên ngoài. Kết nối tốt bằng hệ thống hạ tầng được nâng cấp căn bản - cải

1 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những ví dụ thành công của việc áp dụng sáng tạo công thức “đi sau nhưng đi khác” để giải quyết vấn đề phát triển của mình và tiến vượt lên. Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả rập (nổi bật nhất là Dubai) cũng lựa chọn mô hình phát triển rất đặc sắc, nhưng đều tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận “đi sau nhưng đi khác”, nhờ đó, trở thành những hình mẫu phát triển đặc biệt thành công. Có lẽ Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ của quy tắc này. Nhưng Trung Quốc có lợi thế quy mô kinh tế quá lớn nên trở thành một ngoại lệ của chính quy tắc này.2 Trong thời đại toàn cầu hóa, cơ bản mọi người đều thừa nhận rằng các điều kiện và nguồn lực “bên ngoài”phục vụ sự phát triển của các nước đi sau - vốn, thị trường, công nghệ, nhân lực đều đã có sẵn. Vấn đề còn lại chỉ là ở chỗ các nước đi sau có thể chế tốt (hiện đại, tốt nhất theo thông lệ quốc tế) và có đủ chính sách “tốt” để “kéo” tất cả các nguồn lực quốc tế đó về phục vụ công cuộc phát triển đất nước mình hay không mà thôi.

33

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

tạo giao thông đường bộ kết nối trục dọc (đường 1) và trục ngang (nối Đà Lạt) lên đẳng cao tốc; phát triển giao thông hàng hải đúng nghĩa, xây dựng lại tuyến đường sắt Tháp Chàm - Trại Mát; tạo liên kết phát triển mạnh thông qua chính sách mở cửa với cơ chế thông thoáng, hấp dẫn, mang tính khuyến khích cao. Đây là cách thức quan trọng nhất - nhanh và hiệu quả - để mở rộng quy mô kinh tế của Ninh Thuận.

Theo cách tiếp cận đó, xin đề xuất hệ các giải pháp phát triển cho Ninh Thuận trong giai đoạn tới như sau.

4.2. Định hướng phát triển đúng

Khẳng định quy hoạch phát triển, kiên trì thực hiện định hướng tập trung ưu tiên chỉ cho một số ít ngành. Các nguồn lực xã hội của Ninh Thuận - vốn, nhân lực, công nghệ- là rất khan hiếm, khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài chưa cao nên nhất thiết phải tập trung ưu tiên thể chế và tạo khuyến khích đủ mạnh để hướng dòng đầu tư vào chỉ một số ít ngành có lợi thế. Những ngành này phải dựa chắc vào lợi thế vốn có, trong đó nhấn mạnh tính đặc sắc, sự khác biệt và tiềm năng vươn lên đẳng cấp cao. Cho đến nay, Ninh Thuận đã xác định rõ chỉ 3 nhóm ngành ưu tiên đột phá: điện gió, du lịch và một số ngành nông nghiệp đặc sản - đặc hữu.

Sự lựa chọn ít ngành ưu tiên như vậy là đúng. Ninh Thuận phải kiên trì sự lựa chọn này, tránh việc chạy theo quá nhiều mục tiêu ưu tiên theo kiểu “chiến lược quả mít”.

1.1. Tận dụng việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân để cải thiện căn bản hạ tầng kết nối, định hình khung khổ thể chế hỗ trợ phát triển (bù đắp thiệt thòi) cho các ngành trong tỉnh, xác lập thể chế và các hoạt động đầu tư liên quan đến việc bảo đảm an toàn phóng xạ từ sớm. Cam kết có tính nguyên tắc là không được gây tổn hại đến hoạt động kinh tế - xã hội bình thường, tạo điều kiện để Ninh Thuận phát huy tốt hơn các lợi thế không nhiều nhưng đặc sắc của mình, coi đây như một sự “bồi hoàn” hay “bù đắp” cho việc thực hiện “sứ mệnh quốc gia” có tính rủi ro.

Thêm vào đó, Ninh Thuận có thể đề xuất một số giải pháp“ưu tiên” đặc thù để tăng cường kết nối, lôi kéo các nguồn lực từ bên ngoài. Một trong những đề xuất đó là cho phép Ninh Thuận không đánh thuế thu nhập cá nhân để lôi kéo các chuyên gia hàng đầu về tham gia các dự án phát triển Ninh Thuận.

1.2. Thúc đẩy các dự án điện gió. Cơ hội để thúc đẩy hiện nay đang bộc lộ rõ qua hai sự kiện. Một là cơ chế giá điện mới, trong đó, nhà nước bảo đảm thu mua giá điện gió ở mức cao hơn, có lợi cho nhà sản xuất điện vừa được ban hành. Đây là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy việc khởi động thực sự các dự án này. Hai là việc thực hiện nguyên tắc “mua bán chỉ

Kỷ yếu hội thảo

34

tiêu phát thải gây hiệu ứng nhà kính” giúp các nhà sản xuất có thêm lợi ích.

Rõ ràng đã đến lúc Ninh Thuận thúc đẩy mạnh các dự án điện gió để khai thác lợi thế. Cần coi đây là một nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình hành động của tỉnh trong giai đoạn tới.

1.3. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh đã được xây dựng và phê duyệt. Tuy nhiên, cần có chương trình thúc đẩy việc nâng đẳng cấp toàn bộ hệ thống du lịch Ninh Thuận theo tinh thần đáp ứng cao nhất hai yêu cầu “khám phá” và “tận hưởng”. Tài nguyên du lịch của tỉnh, khả năng kết nối tour tuyến với bên ngoài bảo đảm cho du lịch Ninh Thuận các điều kiện để xây dựng một ngành du lịch “khám phá” và “tận hưởng”.

1.4. Việc phát triển các đặc sản nông nghiệp của Ninh Thuận - dựa vào công nghệ cao và sạch - cần được đặt thành một nhiệm vụ chiến lược từ góc nhìn kết nối Ninh Thuận với thế giới bên ngoài, trong đó, hướng quan trọng nhất chính là thông qua phát triển du lịch và phục vụ du lịch đẳng cấp cao.

1.5. Cách tiếp cận “vươn lên đẳng cấp cao” của Ninh Thuận, trước hết trong các lĩnh vực ưu tiên, vừa là điều kiện thúc đẩy, vừa là yêu cầu để thu hút các nguồn lực tương xứng từ bên ngoài vào đầu tư phát triển. Việc thu hút đầu tư, xuất phát từ đó, thay vì cách làm truyền thống (quảng bá đại trà, được chăng hay chớ, thiếu mục tiêu ưu tiên, không rõ yêu cầu đẳng cấp), cần chuyển sang hoạt động “săn tìm” các nhà đầu tư chiến lược và có đẳng cấp.

Chỉ có như vậy, Ninh Thuận mới thu hút được dòng đầu tư có chất lượng, tương xứng với các lợi thế vốn có “đẳng cấp cao” và với kỳ vọng phát triển mà Ninh Thuận đặt ra cho mình.

1.6. Ninh Thuận cần sớm có chương trình khảo sát, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là ở các mẫu hình thành công. Singapore, Dubai có thể cung cấp cho Ninh Thuận những bài học phát triển đặc biệt hữu ích - về tầm nhìn, về quy hoạch phát triển, về thiết kế hệ thống thể chế.

35

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT TRIỂN CÁC QUAN HỆ LIÊN KẾT VÙNG - ĐIỀU KIỆNKHAI THÁC LỢI THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NINH THUẬN1

1. Khái quát về sự phát triển liên kết vùng

Phát triển quan hệ liên kết vùng, trong đó có quan hệ liên kết giữa các tỉnh trong một

quốc gia, là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển. Mỗi vùng bất kể quy mô và trình độ

phát triển đến mức nào cũng đều có những lợi thế và yếu thế nhất định về tự nhiên, kinh

tế và xã hội so với các vùng khác. Phát triển quan hệ liên kết vùng dưới những hình thức

thích hợp là cách thức hữu hiệu để phát huy lợi thế, hạn chế yếu thế, tạo nên thế bổ sung,

hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Nếu tổ chức tốt các quan hệ liên kết, mỗi vùng sẽ

khắc phục được tình trạng phân tán, dàn trải, để phát triển theo hướng chuyên môn hóa

và từ đó phát huy được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Đó là những vấn đề đã được khẳng định về lý thuyết, nhưng trong thực tế ở Việt Nam,

các quan hệ liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh còn hết sức yếu ớt, một số quan hệ mang

tính hình thức và chưa phát huy được tác dụng mong muốn. Với thể chế kinh tế và phân

cấp quản lý hiện nay cùng với tư duy nhiệm kỳ, tính cục bộ bản vị địa phương đã dẫn đến

tình trạng 63 tỉnh, thành phố được coi là “63 nền kinh tế” do xu hướng phát triển “khép

kín” trong phạm vi địa phương.

1 Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ liên kết được phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng với những phạm vi khác nhau. Bài viết này giới hạn vào một số khía cạnh của liên kết vùng theo nghĩa liên kết giữa các địa phương (các tỉnh) trong phạm vi một quốc gia.

? gS.TS. Nguyễn Kế Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Kỷ yếu hội thảo

36

Có thể nêu ra một số bằng chứng minh họa cho tình trạng này:

- Tình trạng rầm rộ phát triển đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (bến

cảng, sân bay…), khu đô thị, khu công nghiệp ở tất cả các địa phương. Tình trạng này

đồng nghĩa với việc dàn trải và hiệu quả thấp trong đầu tư phát triển.

- Tính tương tự trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sản phẩm chủ lực của các địa

phương do chỉ chú ý xác định và khai thác các nguồn lực ở địa phương. Hệ lụy tất yếu của

tình trạng này là các chủ thể kinh tế gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa và sự cạnh

tranh không lành mạnh trên thị trường.

- Đã xuất hiện tình trạng tranh chấp tài nguyên và đùn đẩy trách nhiệm trong việc xử

lý ô nhiễm môi trường giữa các địa phương có ranh giới liền kề nhau.

- Các tỉnh, thành phố thực hiện riêng rẽ hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại

ở trong và ngoài nước.

- Tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư bằng việc tạo

ra những ưu đãi đặc biệt với các nhà đầu tư, thiếu cân nhắc tính toán lợi ích trước mắt và

lâu dài, lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia…

Sự phát triển mang đậm nét “biệt lập, khép kín” này sẽ không phát huy được đầy đủ

và có hiệu quả các lợi thế đặc thù, không hạn chế được những yếu thế cố hữu, làm ảnh

hưởng tiêu cực đến sức mạnh kinh tế của địa phương và của quốc gia.

Nhằm khắc phục tình trạng này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011

- 2020 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra yêu cầu: “Rà soát, điều chỉnh,

bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát

triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng”.1

2. Nhận diện lợi thế và yếu thế, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế của

tỉnh Ninh Thuận

Trên cơ sở tổng hợp tài liệu từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, cũng như các quy hoạch ngành (công nghiệp và

thủ công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch) đã được phê duyệt, xin tổng hợp các điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận

trong ma trận SWOT (Strengths - Điểm mạnh; Weaknesses - Điểm yếu; Opportunities - Cơ

hội; Threats - Nguy cơ) dưới đây.

1 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tr.119.

37

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ĐIỂM MẠNh (S) ĐIỂM YẾu (W)- Vị trí địa kinh tế - chính trị thuận lợi;

- Điều kiện phát triển kinh tế biển;

- Đất đai và một số khoáng sản;

- Các công trình văn hóa và bản sắc văn hóa;

- Nền tảng vật chất ban đầu được tạo ra

trong những năm đổi mới;

- Quyết tâm của lãnh đạo trong việc tạo phát

triển đột phá…

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội;

- Cơ cấu kinh tế lạc hậu và chuyển dịch

chậm;

- Chưa có sự kết nối với các địa phương

khác trong phát triển kinh tế;

- Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);

- Chất lượng nguồn nhân lực;

- Cơ sở hạ tầng (giao thông; cấp thoát

nước);

- Khí hậu khắc nghiệt…

cƠ hỘI (O) ThÁch Thức (T)- Chủ trương phát triển một số công trình hạ

tầng cơ sở trọng điểm quốc gia kết nối vùng

(đường sắt, đường bộ);

- Chủ trương đầu tư xây dựng 2 nhà máy

điện hạt nhân quy mô lớn, kỹ thuật hiện

đại;

- Các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế của

đất nước;

- Năng lực phát huy điểm mạnh, nắm bắt

cơ hội và hạn chế điểm yếu;

- Tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị

trường;

- Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và

nước biển dâng...

Việc xây dựng chính xác ma trận SWOT có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập luận cứ khoa học để xác định đúng đắn phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Từ ma trận SWOT của tỉnh Ninh Thuận đã được phác họa khái quát trên đây, xin nhấn mạnh mấy điểm:

- Các lợi thế của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu tồn tại dưới dạng tiềm năng trong việc phát triển các trọng điểm về công nghiệp, nông - ngư nghiệp và du lịch. Việc khai thác và phát huy tiềm năng này vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phụ thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó có hai điều kiện cơ bản: 1/ Tính năng động và hiệu quả của các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh trong lãnh đạo và quản lý điều hành; 2/ Sự sẵn sàng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với việc khai thác tiềm năng của tỉnh. Hai điều kiện này có quan hệ tương hỗ, ước định lẫn nhau: nhà đầu tư mong muốn thực hiện đầu tư để thu lợi cho mình và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khi có sự ủng hộ, tạo điều kiện và “đồng

Kỷ yếu hội thảo

38

hành” của các cấp lãnh đạo tỉnh; tỉnh bảo đảm cho các nhà đầu tư những điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ các quy định của luật pháp và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Trong khi phần lớn các điểm mạnh của tỉnh Ninh Thuận tồn tại dưới dạng tiềm năng, thì các điểm yếu lại đang hiện hữu. Các điểm yếu này cũng đồng thời là các khó khăn cản trở lớn với việc thực hiện mong muốn có sự phát triển đột phá về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong những loại khó khăn cản trở ấy, có loại có thể khắc phục trong ngắn hạn với nguồn lực đầu tư không lớn (chẳng hạn, cải thiện các tiêu chí xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI), có loại đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực đầu tư lớn (chẳng hạn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế).

- Các cơ hội phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh có được chủ yếu từ sự quan tâm, hỗ trợ ngày càng nhiều hơn của Trung ương với tỉnh Ninh Thuận. Các cơ hội này là hiện thực thể hiện qua những quyết định về chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh các công trình trọng điểm quốc gia có quy mô lớn và phạm vi ảnh hưởng rộng. Việc hiện thực hóa các cơ hội này và phát huy vai trò của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phụ thuộc vào: 1/ Khả năng và điều kiện cân đối các nguồn lực của Nhà nước cho việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia; 2/ Khả năng của tỉnh trong việc bảo đảm các điều kiện tại chỗ cho việc triển khai các công trình này và phát huy ảnh hưởng lan tỏa của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Từ những nội dung trình bày trên có thể thấy, tính năng động, sự nỗ lực chủ quan của tỉnh Ninh Thuận là yếu tố quyết định trong việc thực hiện yêu cầu tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đó là vấn đề mang tính nguyên lý, song trong thực tế, sự nỗ lực ấy chỉ có thể mang lại kết quả mong muốn khi tạo lập được các quan hệ liên kết có hiệu quả và bền chặt với các chủ thể ở các địa phương khác. Quan hệ liên kết này là điều kiện để phát huy lợi thế, biến tiềm năng thành hiện thực, tranh thủ các cơ hội và hạn chế các điểm yếu của tỉnh Ninh Thuận trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đáng tiếc là, mặc dù thừa nhận “Tính kết nối với trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng còn hạn chế”, nhưng các giải pháp đề ra trong các quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các giải pháp về thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết vùng chưa được chú trọng đúng mức.

3. Một số khuyến nghị phát triển quan hệ liên kết của tỉnh Ninh Thuận với các địa phương trong nước

* Đổi mới nhận thức về tư duy phát triển vùng và liên kết vùng

39

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của phát triển kinh tế vùng trong hệ thống kinh tế quốc dân và vai trò của liên kết vùng trong hệ thống các quan hệ quản lý kinh tế vĩ mô, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quan điểm phát triển chung và vì lợi ích phát triển toàn cục, quốc gia, trong đó có lợi ích kinh tế - xã hội của từng địa phương. Điều cần thiết là khắc phục tư tưởng bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, xây dựng tinh thần sẵn sàng chia sẻ cơ hội và kinh nghiệm phát triển giữa các địa phương.

Sự đổi mới này trước hết phải từ cấp lãnh đạo cao nhất của tỉnh. Từ sự đổi mới tư duy nhận thức này, chủ động nghiên cứu và thiết lập quan hệ liên kết với các địa phương khác theo nội dung và hình thức thích hợp. Đó là cơ sở để chỉ đạo điều hành hoạt động của các bộ phận trong bộ máy các cơ quan Đảng và chính quyền, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

* Đa dạng hóa các nội dung, hình thức và chủ thể liên kết trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của các chủ thể trên địa bàn, các quan hệ liên kết có thể bao gồm:

- Liên kết giữa khai thác, sản xuất nguyên liệu với chế biến nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm: khai thác - chế biến khoáng sản; sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông, hải sản...

- Liên kết, phối hợp trong việc sản xuất một loại sản phẩm công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ (may mặc, giày dép, lắp ráp sản phẩm cơ khí,…).

- Liên kết trong khai thác các sản phẩm du lịch, mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ du lịch, tổ chức các tour du lịch (với Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng).

- Liên kết trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư; liên kết trong việc thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư.

- Liên kết trong trao đổi kinh nghiệm phát triển và quản lý thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Liên kết, phối hợp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Liên kết, phối hợp trong nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề có tính chất phổ biến của nhiều doanh nghiệp…

Các chủ thể tham gia liên kết vùng là các chủ thể có nhu cầu và có khả năng phối hợp với các chủ thể khác để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra. Đó là các tổ chức kinh doanh, hiệp hội ngành nghề, cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước…

Kỷ yếu hội thảo

40

* Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành

Các quy hoạch này phải dựa trên tầm nhìn toàn vùng trong phát triển, vì sự phát triển chung của cả vùng và cả nước, chủ động tranh thủ cơ hội tiếp nhận sự tác động lan tỏa của các địa phương khác thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng, và Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung điều chỉnh bao hàm trên cả hai khía cạnh: 1/ Nội dung định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo hướng tập trung vào những ngành có lợi thế nổi trội, phát triển chuyên môn hóa; 2/ Các giải pháp thực hiện, trong đó tính đến mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau thông qua phát triển liên kết vùng.

* Chủ động xây dựng và thực hiện chương trình dài hạn về liên kết với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội

Từ Quy hoạch tổng thể và Quy hoạch ngành đã được phê duyệt, tỉnh cần xây dựng Chương trình liên kết dài hạn (5 năm) với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình này sẽ xác định mục tiêu, nội dung và hình thức liên kết, các đối tác chủ yếu dự kiến thiết lập quan hệ liên kết.

Chương trình 5 năm về liên kết kinh tế sẽ được cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động từng năm, trong đó xác định rõ các nội dung, hình thức liên kết, các đối tác chính sẽ tham gia, thời hạn thực hiện và trách nhiệm của các bên tham gia.

Từ chương trình, kế hoạch liên kết, các đối tác tham gia liên kết sẽ phối hợp với nhau để xây dựng các dự án liên kết với các nội dung cụ thể. Dự án liên kết này sẽ là cơ sở để hình thành hợp đồng liên kết ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia liên kết (chủ yếu là các doanh nghiệp).

Việc tổ chức và điều phối thực hiện quan hệ liên kết giữa tỉnh và các địa phương khác sẽ được giao cho Văn phòng Phát triển kinh tế tỉnh dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của ủy ban nhân dân tỉnh.

* Kiến nghị với Nhà nước

- Nghiên cứu điều chỉnh vai trò và vị trí của kinh tế tỉnh, coi vùng là phạm vi không gian hợp lý để tổ chức hoạt động kinh tế trong khuôn khổ nền kinh tế quốc gia thống nhất.

- Hình thành một tổ chức trực thuộc Chính phủ đảm trách việc điều phối quan hệ liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng kinh tế.

41

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

TĂNG TRƯỞNG XANHLÀ MỘT HƯỚNG ĐỘT PHÁ ĐỐI VỚI TỈNH NINH THUẬN

MỞ Đầu

Ngày nay trên thế giới, do vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tại các nước phát triển, việc nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị xanh ngày càng trở nên rất cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, tùy theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ khác nhau, có những chính sách khác nhau, mức độ kết quả mang lại cũng rất khác nhau. Trong khi các nước phát triển, vì tốc độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển các ngành công nghiệp nói riêng, có những mức độ không giống nhau. Dù vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn luôn là một chủ đề, một sự quan tâm chung cho mọi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Do đó, dù là vấn đề chỉ mang một khía cạnh trong việc bảo vệ môi trường, “tăng trưởng xanh”, nhưng nó vẫn là một chủ đề đang được cả thế giới quan tâm. Vậy bản chất của tăng trưởng xanh là gì? Nội dung của tăng trưởng xanh ra sao? Và nhất là, những lợi ích mà tăng trưởng xanh mang lại trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH và NBD) như thế nào? Một số nội dung dưới đây xin được trao đổi, tìm hiểu và mong muốn có những biện pháp cải thiện nào đó từ mọi phía: Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế và nhất là cộng đồng.

1. Khái niệm về tăng trưởng xanh

1.1. Khái niệm

Đề cập đến khái niệm xanh, chung quanh cuộc sống trên trái đất, mỗi quốc gia đều có những màu xanh như “xanh rừng, xanh núi, xanh sông, xanh biển” và “xanh cho những

? gS.TS.KTS. LÊ hồNg KẾ

Viện Nghiên cứu Môi trường và Quy hoạch phát triển bền vững

Kỷ yếu hội thảo

42

ước mơ”. Tất nhiên, đó là những cách diễn đạt, ví von theo ngôn ngữ văn học. Nhưng dẫu sao, như vậy về khái niệm, đã cho thấy, có hai loại tăng trưởng xanh: Một là, tăng trưởng xanh theo ngôn ngữ vật thể: nhìn được, đếm được, cân đong đo đếm được; và có thể hình thành trên một không gian lãnh thổ như làng, xã, thị trấn, thị xã, thành phố nào đấy. Hai là, tăng trưởng xanh theo ngôn ngữ phi vật thể như: phong tục, tập quán, thói quen, lối sống,… hay ở tầm cao hơn như tâm linh, truyền thống, lịch sử, ý chí,…

Tất nhiên, trên thế giới nhiều nhà khoa học, các học giả cũng có những khái niệm của riêng mình. Do đó, có thể thấy, khái niệm tăng trưởng xanh về bản chất là như nhau. Nhưng cách diễn đạt, do cách tiếp cận và tình hình thực tế của mỗi quốc gia khác nhau, nên còn có những khác nhau.

1.2. Mục tiêu của tăng trưởng xanh

Với những hoạt động của “tăng trưởng xanh”, mục tiêu của nội dung tăng trưởng xanh sẽ hướng tới như sau:

Một là, góp phần thực hiện các dự án có mục tiêu “XANH”

Hai là, cung cấp một số kiến thức về “TĂNG TRƯỞNG XANH”.

Ba là, nghiên cứu đề xuất những “CÔNG TRÌNH XANH” tại cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu.

2. cách tiếp cận của tăng trưởng xanh

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu, trong đó đã có khá nhiều cách tiếp cận rất hiệu quả, thiết thực. Sau đây là một cách tiếp cận mang tính hệ thống, và do đó đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Theo một số nhà khoa học về sinh thái và hệ sinh thái, hiện nay đã có một số cách tiếp cận như sau:

2.1. cách tiếp cận thứ nhất

Đó là cách tiếp cận “Tăng trưởng xanh”tại khu vực đô thị:

Theo cách tiếp cận này, quy hoạch phát triển đô thị có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và thiên nhiên. Do đó, các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số, tạo nhiều cơ hội việc làm, đem lại nhiều lợi ích cho đô thị,… rất cần xem “tăng trưởng xanh” như là một yếu tố quan trọng để phát triển và phát triển đô thị bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Như vậy, rất cần có những phương pháp thích hợp để tiếp cận phương pháp này, trong đó có thể kể đến phương pháp quan trọng nhất với việc nghiên cứu các lớp thông tin và thể hiện chúng trên Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS).

43

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

2.2. cách tiếp cận thứ hai

Đó là cách tiếp cận “Thích hợp”

Quy hoạch Vùng là cách tiếp cận thích hợp nhất, vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn rất cao. Cách tiếp cận này vừa phù hợp với các nước đã và đang phát triển. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận còn phụ thuộc vào trình độ và tiềm năng của các nhà tư vấn và các nhà quản lý đất đai và quản lý đô thị. Và tất nhiên, cách tiếp cận này, phụ thuộc rất lớn đến trình độ của các nhà tư vấn dựa vào những kết quả mà họ có thể mang lại.

2.3. cách tiếp cận thứ ba

Đó là cách tiếp cận “Quy hoạch sinh thái”.

Sinh thái và hệ sinh thái là một môn khoa học ra đời cách đây đã trên vài thế kỷ bởi nhà khoa học Hanecken - một nhà khoa học lớn của Đức (từ năm 1886). Khoa học sinh thái và hệ sinh thái ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cực kỳ to lớn cho nhân loại, các nước phát triển và đang phát triển. Đó là việc khai thác tài nguyên thiên nhiên tối đa, một mặt đáp ứng tối đa cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời vẫn giữ được sự cân bằng, phát triển bền vững vốn có của hệ sinh thái.

2.4. cách tiếp cận thứ tư

Đó là cách tiếp cận “Quy hoạch sinh thái đa tiêu chí”.

Quy hoạch sinh thái đa tiêu chí là việc nghiên cứu lập quy hoạch sinh thái theo cách tiếp cận tổng hợp nhiều yếu tố sinh thái như tự nhiên, xã hội, đơn chiều, đa chiều… đan xen vào nhau trên cùng một vật thể không gian với các quy mô khác nhau nào đấy như: làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố… vật thể, phi vật thể. Theo cách tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu là “vật thể”, cách tiếp cận không mấy khó khăn. Tuy nhiên, nếu đối với “phi vật thể”, cần có cách lượng hóa từ phi vật thể thành vật thể. Theo đó, một số nhà nghiên cứu đã thực hiện cách tính toán này theo “công thức” như sau:

Tiêu chí (phi vật thể) X sức nặng = điểm số (của yếu tố phi vật thể ấy)

Tất nhiên, công thức tính toán này mang tính tương đối. Dù vậy, vẫn có thể so sánh một cách khá hợp lý giữa các yếu tố với nhau.

3. Những nội dung của tăng trưởng xanh

3.1. Nội dung chủ yếu của tăng trưởng xanh

Có thể nói, hiện nay, nội dung “tăng trưởng xanh” theo nghiên cứu của một số các nhà khoa học, có thể tổng hợp thành 14 tiêu chí phát triển như sau:

Kỷ yếu hội thảo

44

Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng;

Hai là, tăng cơ hội cạnh tranh;

Ba là, phát triển du lịch bền vững;

Bốn là, cơ sở hạ tầng ổn định, bền vững;

Năm là, những thiếu sót về thực hiện chính sách môi trường;

Sáu là, đô thị hóa nhưng hạn chế mất đất nông nghiệp;

Bảy là, quy hoạch tổng thể về xây dựng;

Tám là, cải tạo đô thị và chính sách xã hội;

Chín là, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Mười là, tài chính đa thành phần;

Mười một là, phát triển kinh tế bền vững cùng với quản lý tốt tài nguyên;

Mười hai là, phát triển trên cơ sở kinh tế trên cơ sở hệ sinh thái;

Mười ba là, đô thị hóa nhanh là nguy cơ ô nhiễm môi trường;

Mười bốn là, phát triển nông thôn và phát triển nông nghiệp cạnh tranh.

4. Một số kinh nghiệm trên thế giới

4.1. Tại châu Đại Dương

Tại Australia, các thành phố như thủ đô Canberra, thành phố lớn Sydney, thành phố Melbourne, thành phố Brisbanne... đều có nhiều công trình khai thác thiên nhiên, theo hướng tăng trưởng xanh là huy động cộng đồng rất có hiệu quả. Đó là các công viên bảo tồn và sinh thái tự nhiên, các công viên động vật hoang dã đã được xây dựng và khai thác từ những năm 50 của thế kỷ trước. Hiệu quả đem lại cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, cân bằng các hệ sinh thái, đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn và bảo vệ môi trường và phát triển ngành du lịch hết sức to lớn cho mọi thời đại.

Thành phố Brisbane là thủ phủ của bang Queensland, Australia. Dân số khoảng trên 1 triệu người. Là một thành phố nằm ở đồng bằng ven biển phía đông nam Australia. Theo quy hoạch của thành phố, các biện pháp Brisbane sẽ thực hiện là theo mô hình của một “Thành phố thông minh”. Đó là:

- Chuyển đổi các thiết bị chiếu sáng sang dùng năng lượng mặt trời hiệu quả

- Lắp đặt các bể chứa nước mưa trong nhà

- Sử dụng điều hòa hiệu quả hơn

- Tiếp tục tái chế và duy trì nguồn nước

45

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Lắp đặt pin mặt trời và hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời

- Chuyển sang khai thác và sử dụng năng lượng xanh

- Tìm tòi các giải pháp giao thông công cộng thay thế nhằm giảm khí thải từ các phương tiện cơ giới, thực hiện các dự án trồng cây xanh.

Thực hiện các giải pháp trên, thực tế đã giảm các khoản chi phí đáng kể như: giảm chi phí 50 đô la Úc lắp đặt thiết bị theo dõi sử dụng năng lượng trong nhà; giảm 400 đô la Úc cho hệ thống đun nước nóng; giảm chi phí nước cho hệ thống vệ sinh trong nhà; tiết kiệm đến 50.000 đô la Úc cho các nhóm cộng đồng lắp các thiết bị trong nhà.

4.2. Tại châu Âu

Châu Âu ngày nay là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới, khu vực đô thị, nông thôn, miền xuôi cũng như miền núi, cho các dân tộc đa số cũng như các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khác nhau mà mức sống, trình độ phát triển, khu vực nông thôn hay đô thị cũng rất khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ:

4.2.1. Thành phố Glasgow, Vương quốc Anh

Theo “Metropolitan GLASGOW Our vision for the Glasgow city region” - đã nhận định: “…tầm nhìn của chúng ta là rất rõ ràng. Chúng ta muốn Vùng thành phố Glasgow sẽ là một thành phố năng động nhất, có nền kinh tế cạnh tranh và một vùng thành phố trong lòng châu Âu”. Với tầm nhìn như vậy, nên cần nâng cao năng lực cho các chính quyền địa phương, huy động các khu vực tư nhân, các công ty tư nhân, các tổ chức công cộng vùng, các tổ chức tình nguyện và cả cộng đồng".

Theo ý tưởng đó, các chủ đề sau đây được các nhà quy hoạch Glasgow theo đuổi thực hiện một cách khá thành công.

Một là, “…đó là một tiềm năng sáng tạo, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo thành phố, trong việc chia sẻ tầm nhìn và xây dựng thành phố Glasgow…” theo “Chương trình các đô thị của Liên Hiệp Quốc”.

Hai là, “một thành phố gây ấn tượng nhất, sâu sắc nhất… là thành phố Glasgow”

Với cách nhìn như vậy, trong quy hoạch đã đề ra cách nhìn và nghiên cứu quy hoạch theo các nội dung, vừa chiến lược, vừa cụ thể theo 7 vùng chức năng như sau:

1. Vùng có chức năng “làm việc” (a working region)

2. Vùng có chức năng “học tập, nghiên cứu” (a learning region)

3. Vùng có chức năng “sinh hoạt, sống” (a living region)

4. Vùng có chức năng “sáng tạo” (a variant, creative region)

Kỷ yếu hội thảo

46

5. Vùng có chức năng “kết nối” (a connected region)

6. Vùng có chức năng “tổng thể” (an inclusive region)

7. Vùng có chức năng “quản lý giỏi” (a well managed region)

Để thực hiện các vùng nêu trên, các nhà quy hoạch Glasgow đã đặt ra các tiêu chí quan trọng hàng đầu:

Một là, tính “cạnh tranh” (competitiveness), tức là tạo ra một số cảnh quan vừa tự nhiên vừa nhân tạo, kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hài hòa nhất.

Hai là, sự “liên kết” (connection) giữa các vùng chức năng với nhau.

Ba là, phát triển bền vững (sustainbility)

4.2.2. Thành phố Dresden, CHLB Đức

Dresden là thành phố nằm ở phía đông của CHDC Đức trước đây. Dresden nổi tiếng khắp châu Âu và thế giới là thành phố của những bảo tàng cổ kính nhất, những cánh rừng thông thơ mộng nhất và nhất là những người dân lao động chăm chỉ, cần cù, học tập, nghiên cứu để đem lại hiệu quả cao nhất.

Điểm nổi bật ở Dresden là nơi có rất nhiều trường đại học trong nước và quốc tế, dành cho các chương trình đào tạo quốc tế ở bậc sau đại học và đại học, trong số đó nổi bật nhất là Technological University of Dresden (thuộc Cộng hòa dân chủ Đức trước đây). Ngày nay, trường này vẫn là nơi đào tạo cho cả nước Đức, khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Và tại đây, UNESCO đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về:

- Chiến lược quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên thiên và những cơ sở về sinh thái học của hệ sản xuất

- Quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và quy hoạch Vùng

- Quản lý tài nguyên rừng và hệ sản xuất rừng

- Quản lý hệ sinh thái dưới nước

- Đánh giá tác động môi trường và thực hiện các dự án

4.2.3. Tại Stockholm, Thụy Điển

Thành phố Stockholm là thủ đô của Thụy Điển, nằm ở Bắc Âu. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 188 km2. Dân số khoảng trên 800.000 người. Dự kiến đến 2030, dân số sẽ lên đến khoảng trên dưới 1 triệu người. Theo đuổi chính sách phát triển toàn diện, các chiến lược phát triển của Stockholm là:

- Tái sử dụng các loại đất đã sử dụng

47

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Xác định các địa điểm xây dựng mới gần đường giao thông công cộng

- Tôn trọng, khai thác tối đa và bảo tồn cảnh quan, môi trường, các hệ sinh thái

- Tăng cường xây dựng “hạ tầng xanh”

- Xây dựng mới các khu trung tâm nhỏ, khu vực

- Chuyển đổi các khu công nghiệp thành các khu ở có nhiều công năng

- Xây dựng các đầu mối giao thông vùng ngoại ô

- Phát triển các không gian công cộng mang tính cộng đồng.

4.2.4. Thành phố Auckland, New Zealand

Thành phố Auckland là một đất nước ở phía đông bắc Australia, có quy mô dân số khoảng 1,3 triệu dân, chiếm 1/3 dân số cả nước. Thành phố Auckland được quy hoạch xây dựng dựa trên 8 mục tiêu cơ bản như sau:

- Một xã hội công bằng và kết nối

- Niềm tự hào của chúng ta là ai?

- Một môi trường độc đáo và nổi bậc

- Thịnh vượng nhờ đổi mới

- Các cộng đồng người Maori có khả năng tự lực

- Một đô thị có quy mô nhỏ gọn nhưng có chất lượng

- Các cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi

- Cơ chế lãnh đạo hiệu quả và hợp tác.

4.2.5. Tại Vương quốc Anh

Tại Anh, khi có đạo luật về bảo tồn các hệ sinh thái ra đời, đã có trên 14 công viên sinh thái quốc gia nhằm bảo tồn các vùng sinh thái nông thôn cho người dân được khai thác sử dụng nhiều hơn, nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế và bảo tồn các hệ sinh thái nông thôn tốt hơn, bền vững hơn. Những ý tưởng chủ yếu của các công viên này là làm cho “...các vành đai xanh trở nên xanh hơn, đẹp hơn bằng cách cải tạo và xây dựng mới nhiều công viên sinh thái nông thôn, và nông dân cần được khuyến khích nhượng lại đất có các loài chim hoang dã và động vật có vú”.

4.2.6. Tại Hà Lan

Tại Hà Lan, theo đạo luật về bảo tồn thiên nhiên có các loại hình công viên sinh thái về các loài chim hoang dã, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu sinh thái đất ngập nước,... Ở Hà Lan, vườn “Quốc gia sinh thái mạng” có diện tích rộng đến 6 triệu hecta, trong đó có

Kỷ yếu hội thảo

48

biển Wadden và Ijsselmeer. Ngoài ra, Hà Lan còn có 20 công viên sinh thái quốc gia, như các danh lam thắng cảnh đặc trưng, từ cồn cát, bãi triều và thung lũng cho đến sông, suối, rừng... Các công viên sinh thái quốc gia ở Hà Lan được xem như là một ngành kinh tế du lịch mũi nhọn, đóng góp to lớn trong tổng GDP của quốc gia.

4.3. Tại châu Mỹ

Các nước châu Mỹ cũng như nhiều quốc gia thuộc “Chủng hợp quốc Hoa Kỳ”, là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới nhưng vẫn còn không ít các bộ tộc ít người. Tuy nhiên, cuộc sống của những dân tộc ít người đó vẫn được tạo điều kiện tiếp cận với sự tiến bộ chung của quốc gia, dù mức độ vẫn còn một khoảng cách không nhỏ.

4.3.1. Thành phố thủ đô Washington DC

Là thành phố thủ đô nước Mỹ, có quy mô khoảng trên dưới 1 triệu dân nhưng tiện nghi hết sức thuận lợi vào bậc nhất nhì trên thế giới. Tại đây, có trục hành lang trong công viên kéo dài hàng chục cây số, trên đó đặt tượng tất cả các đời tổng thống Mỹ, từ vị tổng thống đầu tiên như Washington,... và nhiều vị tổng thống khác như Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, …Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, Johnson và Nixon là các vị tổng thống trực tiếp chỉ đạo nhiều nhất, tất nhiên cũng đem lại những tình cảm không mấy hữu nghị với nước ta. Tuy nhiên, Tổng thống Bill Clinton là vị tổng thống ít nhiều đã có những tình cảm nhất định với Việt Nam, nhất là các tầng lớp trẻ.

4.3.2. Thành phố “siêu đô thị” New York:

Là một trong những thành phố đầu tiên từ khi thành lập nước Mỹ. New York có tượng đài Nữ thần tự do, một tượng đài thần tượng cho thời kỳ tiền hiện đại của nước Mỹ và trên thế giới.

New York là một trong “top teen” của các thành phố có quy mô đô thị trên 10 triệu dân. Tuy nhiên, sự phân biệt các tầng lớp dân cư ở New York là rất rõ ràng. Cùng với các cung điện, biệt thự nguy nga, tráng lệ… là các khu nghèo đô thị, được gọi là các khu nhà ổ chuột - Slum Areas - Một thế giới không gian đô thị cách biệt giữa hai tầng lớp dân cư trong đô thị là rất rõ ràng.

Đại lộ New York còn là “tổng hành dinh” tiền tệ của nước Mỹ và trên toàn thế giới. Giá trị đồng đô la theo từng thời gian, lên xuống với các tỷ giá đều được xuất phát từ đây đến tất cả các lục địa trên toàn thế giới.

4.4. Tại châu Á

Châu Á ngày nay là một châu lục gồm các nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc và đang phát triển như Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ... Tại khu vực đô thị hay nông

49

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

thôn, miền xuôi cũng như miền núi, đều có các dân tộc đa số và thiểu số. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất, tốc độ phát triển khác nhau và mức sống cũng rất khác nhau.

4.4.1. Thành phố Tokyo, thủ đô Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều loại hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được thể hiện tại các khu sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội hết sức hấp dẫn.

Thủ đô Tokyo, thành phố Kobe, Fukushima... đâu đâu cũng có rất nhiều các khu công viên sinh thái tự nhiên và sinh thái xã hội, lịch sử, kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ, kết hợp với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Nhật Bản. Các cảnh quan thiên nhiên như sông, suối, hồ, thác, ghềnh, cây xanh, các loại hoa theo mùa..., các chất liệu gần gũi với thiên nhiên như sỏi, cát, đá cuội, gỗ, nứa, tre, mây... đều được khai thác tối đa trong các công trình du lịch tại các khu sinh thái.

4.4.2. Công viên sinh thái Thiên Tân,Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước có nhiều công viên các loại nhất trên thế giới. Công viên sinh thái Thiên Tân là một trong những công trình sinh thái khá thành công. Ra đời cách đây không quá lâu, nhưng đó là một dự án thành công nhất trong lịch sử về đầu tư của Trung Quốc. Trung Quốc còn có khu sinh thái “Lạc Mãn Địa” ở Quế Lâm, là một tuyệt tác vào bậc nhất về bảo tồn các khu rừng thiên nhiên nguyên thủy, các hồ nước rộng lớn, các đồi núi nhấp nhô lượn sóng... Những không gian ấy, đã thu hút nhiều triệu lượt khách du lịch trong năm, đóng góp không nhỏ để phát triển kinh tế địa phương và cả quốc gia.

4.4.3. Tại Singapore

Bộ trưởng cấp cao Singapore Goh Chok Tong đã đánh giá “Toàn bộ ý tưởng của Trung Quốc sẽ được nhân rộng ở Singapore. Và rằng, “Chính phủ Singapore sẽ xem xét để xây dựng và phát triển nhiều dự án sinh thái như Thiên Tân”. Điều này, ngày nay đã trở thành hiện thực trên khắp “đảo quốc” xinh đẹp vào bậc nhất, nhì trên thế giới này.

6. Việt Nam và Ninh Thuận với tăng trưởng xanh

6.1. Với Việt Nam

Trên phạm vi cả nước, Việt Nam đã có nhiều chương trình quốc gia và quốc tế về “Tăng trưởng xanh” như:

- Chiến lược quốc gia về phát triển công trình xanh đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, tại các vùng lãnh thổ và các loại hình đô thị xanh.

Kỷ yếu hội thảo

50

- Lồng ghép có ý nghĩa và quy mô hơn trong các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị về không gian xanh, mặt nước với nhiều chức năng khác nhau trong đô thị các loại như cải thiện điều kiện vi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo cảnh quan đô thị,…

- Các giải pháp về công trình xanh: Tổ chức không gian xanh trong đô thị theo hướng “không gian xanh, mặt nước, cải thiện điều kiện vi khí hậu” lồng ghép trong các giải pháp trong công viên, vườn hoa, lối đi bộ, đi dạo...

- Các giải pháp về tổ chức các hồ điều hòa, hồ cảnh quan, hồ vui chơi dạo mát... trong đô thị và vùng ngoại thành.

- Các giải pháp về lối đi bộ, đi dạo, đi xe đạp... quanh ven đô thị, ven hồ, ven công viên dành cho cộng đồng thu nhập thấp, người cao tuổi, người tàn tật...

- Loại hình công viên nói chung và nhất là loại hình công viên sinh thái nói riêng đã xuất hiện tại nhiều nơi, nhiều thành phố, nhất là trong vài năm gần đây, trong khi xuất hiện nhiều loại hình “du lịch ba lô” trong đó có thể kể đến một vài công viên như sau:

Tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, là đảo có diện tích 562 km², lớn nhất nước ta, nằm trong vịnh Thái Lan. Trên đảo có nhiều hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, phong phú như rừng ngập mặn (120 ha), rừng Tràm (3.000 ha) với 470 loài thực vật bậc cao... Phú Quốc còn có hệ sinh thái nông nghiệp có diện tích gần 7.000 ha với nhiều loại cây canh tác đa dạng,... là một tài nguyên sinh thái tự nhiên đặc biệt, rất hấp dẫn, cho công cuộc phát triển theo hướng sinh thái hiệu quả và bền vững nhất.

Tại thành phố Cần Thơ: là loại hình sinh thái đặc trưng Nam Bộ, trong đó có nhiều đô thị loại “sinh thái cây xanh miệt vườn”, “sinh thái ruộng đồng”, “sinh thái nhân văn”... là điển hình nhất.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: là loại hình sinh thái thành phố lớn nhất nước có hầu hết các chức năng của một thành phố lớn trên thế giới, nhất là các khu rừng đước Cần Giờ, mạng lưới kênh rạch ven sông Sài Gòn...

Tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu: là loại hình sinh thái đặc trưng về nghỉ mát, du lịch, trong đó “du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng” là điển hình nhất.

Tại thành phố Đà Lạt: là loại hình sinh thái đặc trưng về sinh thái vùng núi, có khí hậu ôn đới, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng trữ tình... nổi tiếng như thác French, thác Cam Ly, hồ Suối Vàng,...

Tại thành phố Buôn Ma Thuột: là loại hình du lịch địa hình cao nguyên, hoang dã và các dân tộc ít người: sản xuất, lối sống, phong tục tập quán rất đặc thù...

51

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Tại thành phố Nha Trang: là loại hình sinh thái đặc trưng về biển, đảo và bãi tắm, cùng với nhiều hòn đảo, vịnh, công viên nước, có bảo tàng Chàm... và tượng nhà bác học thiên tài Yersin, một khu biệt thự điển hình với kiến trúc cổ điển Pháp mẫu mực.

Tại thành phố Tuy Hòa: là loại hình sinh thái đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió...

Tại thành phố Đà Nẵng: là loại hình sinh thái đặc trưng của “khúc ruột miền Trung”, có bảo tàng điêu khắc Chăm, có bán đảo Sơn Trà, có Bà Nà Hill, một khu nghỉ, vui chơi giải trí hiện đại vào bậc nhất nhì khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Tại thành phố Huế: là loại hình sinh thái đặc trưng của miền Trung với dòng sông Hương thơ mộng, nhiều kiến trúc cung đình, nhiều lăng tẩm... và nhất là loại hình văn hóa phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình” đã được UNESCO cấp bằng di sản phi vật thể của nhân loại.

Tại thành phố Vinh: là loại hình sinh thái đặc trưng ven biển miền Bắc Trung Bộ, trong đó có nhiều đô thị loại “sinh thái vùng cát ven biển” là khá điển hình nhất.

Tại thành phố Ninh Bình: là loại hình sinh thái đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ, là một trong những nơi có vườn quốc gia lịch sử thời kỳ “dựng nước và giữ nước” của dân tộc.

Tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là nơi có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận và bầu chọn lần thứ hai năm 2010, là cảnh quan biển, đảo, hang động hoành tráng, hùng vĩ, có niên đại lâu đời nhất thế giới.

Tại thành phố Hà Nội, với tiềm năng của mình, đã có một nguồn tài nguyên sinh thái hết sức to lớn. Theo quy hoạch chung Hà Nội đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 đã, đang và sẽ có một tiềm năng sinh thái to lớn, với đầy đủ ý nghĩa như thế.

Theo Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có 05 đô thị vệ tinh: Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai và Phú Xuyên và 03 đô thị sinh thái là thị trấn Phúc Thọ, thị trấn Quốc Oai và thị trấn Chúc Sơn.

Không gian các đô thị này chủ yếu bám theo các không gian truyền thống hiện có. Mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sẽ được cải tạo và xây dựng mới sao cho vừa phù hợp với ý nghĩa sinh thái, vừa đáp ứng các yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và vui chơi giải trí cho cuộc sống đô thị của thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, điều quan trọng là, việc hình thành, quy hoạch, xây dựng và phát triển các đô thị này sao cho đúng với ý nghĩa đô thị sinh thái theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Đấy là việc khai thác các mô hình quy hoạch không gian xanh, mặt nước, cảnh quan tại các hành lang dọc các sông Đà, sông Tích, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Nhuệ và sông Đáy.

Kỷ yếu hội thảo

52

Ba đô thị sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn vừa mang tính sinh thái tự nhiên, vừa mang tính sinh thái xã hội, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững. Chúng cũng sẽ vừa tạo nên sự cân bằng tự nhiên trong các hệ sinh thái thành phố Hà Nội, vừa tạo nên những không gian đô thị vừa hiện đại nhưng vừa rất gần gũi và hài hòa với thiên nhiên. Đó là ý nghĩa khoa học quan trọng không những đối với khoa học tự nhiên mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với công cuộc quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị nói chung.

Tại khu vực ngoại thành, với 16 huyện, 3.766.700 người, chiếm 59,30% dân số Hà Nội. Theo dự kiến, đến năm 2020 sẽ giảm dần, còn khoảng trên 3.094.000 người, chiếm 41,30% vào năm 2020 và 3.081.000 người, chiếm 31,38% vào năm 2030. Như vậy, khu vực nông thôn Hà Nội mở rộng sẽ hình thành các hệ sinh thái như hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái các điểm dân cư nông thôn, nông lâm trường, hệ sinh thái các làng nghề truyền thống, rau xanh, cây cảnh; vừa mang tính sinh thái tự nhiên, lại vừa mang tính sinh thái nhân tạo. Sinh thái tự nhiên bao gồm các loại đối tượng như đồng ruộng, mặt nước, thảm thực vật nông nghiệp như lúa, ngô, khoai sắn... vừa mang tính sinh thái nhân tạo như những tác động của con người trên đồng ruộng, trong làng xóm, các mối quan hệ họ hàng, nghề nghiệp...

Không gian thành phố Hà Nội còn có các dãy núi, ngọn đồi, cánh rừng,... nằm trong số 70% diện tích nông nghiệp, với tư cách là hệ sinh thái tự nhiên. Những hệ sinh thái tự nhiên này không những tạo nên những cảnh quan thiên nhiên vừa đẹp, hấp dẫn, vừa cải thiện điều kiện vi khí hậu rất hiệu quả cho một thành phố có quy mô lớn mà còn góp phần làm sinh động gấp nhiều lần cho một thủ đô văn minh, hiện đại, môi trường bền vững, có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến.

Các không gian đặc thù này là những không gian mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Hà Nội, như một ưu đãi đặc biệt, cần có sự bảo tồn và khai thác phục vụ con người một cách bài bản, hợp lý.

Thành phố Hà Nội, với chiều dài lịch sử “Ngàn năm văn hiến”, loại hình sinh thái phi vật thể khác như lịch sử hình thành, phong tục, tập quán, hội hè, đình đám, tâm linh... rất phong phú, đa dạng; rất cần được bảo tồn, khai thác và phát huy trong quá trình phát triển. Chính những yếu tố mang tính xã hội học rất cao này là linh hồn cho một dân tộc, một địa phương cần được nghiên cứu giữ gìn và phát huy trong suốt quá trình phát triển. Mặt khác, nó còn là cơ sở và sự minh chứng cho sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa địa phương này với địa phương khác... trong một tổng thể thống nhất, hài hòa.

Mô hình cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho các loại mô hình sinh thái nêu trên nhất thiết phải phù hợp và đảm bảo sự cân bằng cần thiết cho các loại hình sinh thái.

53

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Không thể đưa các thiết bị hiện đại chưa được “sinh thái hóa” vào các đơn vị sinh thái nêu trên. Cần nghiên cứu và khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên hoang dã như nước suối, sông; không gian xanh thiên nhiên, năng lượng mặt trời, năng lượng gió theo hướng sinh thái. Trong việc tạo nên các không gian ở, làng xóm, không gian công cộng... cần hạn chế việc khai thác địa hình, cảnh quan thiên nhiên, mặt nước, hành lang xanh...

6.2. Với Ninh Thuận

6.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên nổi bật

Nằm ở địa bàn có thể nói, vừa thuận lợi, vừa khó khăn, trong một vùng thuộc các tỉnh nằm trong số các “tỉnh nghèo” của “khúc ruột miền Trung”, nhiều nắng và gió, dù vẫn có nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng cùng đất nước. Tuy nhiên, vẫn là địa bàn thuộc vùng còn nhiều khó khăn so với các vùng khác trong cả nước. Theo đánh giá của Tập đoàn Monitor của Mỹ và Arup của Anh, năng lực cạnh tranh của Ninh Thuận nói chung còn thấp. Tôi cũng đồng tình với quan điểm này.

Tôi cũng rất đồng tình với việc đề xuất “BA KHÂU ĐỘT PHÁ” do Tập đoàn Monitor Mỹ và Arup của Anh đã đề xuất:

Một là, thành lập và đưa Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO) vào hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng nhất, để khai thác tốt nhất các nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu tư phát triển.

Hai là, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông kết nối, trong đó tư vấn đặc biệt nhấn mạnh tuyến đường ven biển, cần có cơ chế đặc thù, đầu tư nhanh, hoàn thành toàn tuyến trong 2 năm, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012 (?) và tuyến cao tốc từ sân bay quốc tế Cam Ranh đến Phan Rang.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực, với mục tiêu phấn đấu là xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên một số lĩnh vực có lợi thế, triển khai liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo có thương hiệu, có uy tín trong và ngoài nước để thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Trong ba nội dung trên, tôi muốn nhấn mạnh đến khâu đột phá “Nâng cao nguồn nhân lực”, vì đây là cốt lõi của những “câu chuyện” tăng trưởng nhảy vọt ngoạn mục trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Tiểu vương quốc A Rập Thống nhất (điển hình là sân bay quốc tế trung chuyển Dubai).

Tuy nhiên, trong công cuộc quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý, điểm xuất phát thấp, nhưng vẫn có thể chọn cho mình cách đi lên, phát triển “không giống ai”, đôi

Kỷ yếu hội thảo

54

khi lại là lợi thế. Với cách nhìn nhận như vậy, tôi đồng tình với những đánh giá của các nhà tư vấn Monitor của Mỹ và Arup của Anh nói trên.

Trong điều kiện như thế, cái cần nhất là phải nhận thấy được thật cụ thể và chính xác các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) trong công cuộc phát triển nói chung của đất nước, của miền Trung và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Theo quan điểm này, cho phép tôi được nghiên cứu và đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:

a) Điểm mạnh (S)

Ninh Thuận có vị trí địa lý khá thuận lợi, khá trung điểm trên các hướng vào Nam ra Bắc, lên Tây Nguyên và ven biển Đông. Tại các hướng này, đều có nhiều loại phương tiện giao thông như đường bộ (Quốc lộ 1), giao thông thủy (cảng biển nội địa: Đông Hải, Ninh Chữ, Cà Ná,…), đường hàng không (sân bay Thành Sơn, hiện dành cho quân sự) và nhiều cảng cá phục vụ đánh bắt thủy hải sản khác.

Ninh Thuận có địa hình, đa dạng, phong phú: Có thể nói, Ninh Thuận là một tỉnh có đầy đủ các loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Đây là một lợi thế không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

Hơn tất cả các địa phương khác, Ninh Thuận có năng lượng gió, một loại hình không phải nơi nào cũng được thiên nhiên ưu đãi. Loại hình này, nếu được nghiên cứu bài bản, đầy đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng, không những cung cấp năng lượng từ gió (có thể có từ thủy triều) mà còn tạo nên một loại hình cảnh quan đẹp, độc đáo phục vụ du lịch không ống khói không nhiều trên thế giới hiện nay

b) Điểm yếu (W)

- Toàn tỉnh Ninh Thuận, có địa hình đồi núi chiếm khá lớn: 63,25% và bán sơn địa 14,40%, trong khi đồng bằng, ven biển chỉ còn 22,45%.

- Thời tiết nắng nóng, khô hạn, thiếu nước thuộc loại điển hình trong cả nước.

- Nguồn nhân lực còn khá thấp so với các địa bàn khác, ít đa dạng.

- Năng lực cạnh tranh chưa mạnh.

- Do đó, sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa cao

c) Cơ hội (O)

Chính phủ Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Thuận luôn thân thiện, tiếp nhận và cam kết hỗ trợ tối đa có thể để thực hiện mọi dự án phát triển trên địa bàn.

55

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Tài nguyên du lịch vẫn còn khá phong phú, nhất là du lịch biển, du lịch khám phá, du lịch hoang dã, du lịch văn hóa vật thể như cảnh quan, làng xóm thôn quê, cách sản xuất, kiến trúc đình chùa, tháp miếu của các dân tộc. Các khu du lịch sinh thái như núi Chúa, bãi Thùng, Bình Sơn - Ninh Chữ cần được tiếp tục đầu tư, phát triển theo hướng hoang dã, tự nhiên và bền vững.

Tài nguyên phi vật thể như bài hát, lời ca, hò vè, điệu múa dân tộc… là một vốn rất quý của các dân tộc vẫn còn nguyên vẹn chưa được nghiên cứu khai thác theo hướng vừa bảo tồn vừa mang lại nguồn lợi kinh tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhất là người dân tộc.

Các tập đoàn trong nước và quốc tế sẵn sàng lập các dự án đầu tư xây dựng và phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, có vẻ như việc quảng cáo các hình ảnh, các thông tin về tài nguyên vật thể, nhất là phi vật thể vẫn còn hạn chế… cần sớm được cải thiện.

d) Thách thức (T)

Tỉnh Ninh Thuận nói chung và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nói riêng, theo tôi, cần được tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch và quản lý theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường sẽ tốt hơn so với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, điều này sẽ mâu thuẫn với việc tăng trưởng theo hướng CNH hiện nay. Cái mà các nước phát triển hiện nay đang hướng tới là tìm kiếm những đô thị nhỏ, đô thị sinh thái, đô thị thân thiện với môi trường hơn là các đô thị có quy mô lớn, quy mô công nghiệp, công trình kiến trúc đồ sộ, cơ sở hạ tầng hiện đại. Tất nhiên, những nước ấy đã quá hiểu “cái được và mất” trong quá khứ để hướng tới sự tốt đẹp hơn cho đô thị trong tương lai.

Hạ tầng giao thông toàn tỉnh còn yếu kém, thiếu đồng bộ. Mật độ giao thông thấp, mới chỉ 0,68 km/km2, tuyến đường ven biển chưa được khai thác tốt nên tiềm năng du lịch vẫn còn rất hạn chế.

Vai trò đô thị trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với vị trí cũng như mong muốn của tỉnh Ninh Thuận. Trong khi, nền kinh tế đô thị luôn đóng vai trò to lớn theo quy luật của đô thị hóa nhưng chưa thật rõ với Ninh Thuận.

Với những phân tích nêu trên, việc đánh giá theo phương pháp SWOT sẽ như bảng sau:

STT Tiêu chí so sánh Điểm mạnh (S)

Điểm Yếu (W)

cơ hội

(O)

Thách thức

(T)1 Vị trí địa lý √ √ √

2 Địa hình √ √ √

Kỷ yếu hội thảo

56

3 Khí hậu √ √4 Tài nguyên nước √ √5 Tài nguyên đất √ √6 Tài nguyên rừng √ √7 Tài nguyên biển √ √8 Tài nguyên khoáng sản √ √9 Nguồn nhân lực √ √Tổng hợp 3 7 4 6

Dù rất định tính, nhưng có thể thấy các chỉ số so sánh như sau:

1) Điểm mạnh: 3

2) Điểm yếu: 7

3) Cơ hội: 4

4) Thách thức: 6

Như vậy, có thể thấy khá rõ điểm yếu (7 điểm) và thách thức (6 điểm). Trong khi, điểm mạnh rất thấp (chỉ có 3 điểm) và cơ hội cũng rất khiêm tốn (chỉ có 4 điểm).

Tóm lại, tỉnh Ninh Thuận nói chung và thành phố Phan Rang nói riêng, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn để đi lên. Do đó, một sự nỗ lực tối đa để khai thác 3 điểm mạnh và tranh thủ thực hiện 4 cơ hội để đi lên là một trong những biện pháp để Ninh Thuận từng bước phát triển và phát triển bền vững.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Quy hoạch và phát triển đô thị xanh thông minh tại Việt Nam. Hội thảo Khoa học Quốc tế, Hà Nội, tháng 11 năm 2013.

2. Hội thảo “Bảo tồn, phát triển & phát huy giá trị Hồ Tây - Danh thắng Quốc gia”. Hà Nội, tháng 10 năm 2014.

3. GS.TS. Lê Hồng Kế. Tháng 9. 2010. Thăng Long - Hà Nội, 1000 năm Đô thị hóa. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.

4. Hiroaki Suzuki, Arish Dartur, Sebastian Moffatt, Nanae Yabuki, Hinako Maruyama. 2009. Các thành phố Eco2 - Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế. Washington DC: Ngân hàng Thế giới.

5. “Định hướng phát triển bền vững đô thị Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, liên kết với Đà Nẵng - Hội An”. Quy hoạch Đô thị, số 17 năm 2014, Hà Nội.

6. Vietnam Urbanization Review. 2011. Technical Report, World bank, November.

7. HealthBridge - WBB Trust. 2009. Livable Cities Ideas and Action. 2009., Dhaka - 1209, Bangladesk.

8. Human Ecology - Capacity Building for Sustainable Development - UNESCO, Belgium University Brucssel.

57

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘITỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

? TS. TrầN KIM chuNg

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Đặt vấn đề

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng, tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong một thời gian dài, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất, văn hóa của người dân từng bước được cải thiện,… Song quá trình đổi mới cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại, cản trở quá trình phát triển tiếp theo: chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng suất lao động chưa chuyển biến, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của nhiều ngành sản xuất còn cần phải cải thiện. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Chủ trương này không chỉ được thực hiện ở Trung ương mà cần phải làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của từng địa phương. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận cũng cần được hình thành trên cơ sở chủ trương này của Đảng và Nhà nước.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã thuê tư vấn nước ngoài lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2020. Đây là một cơ sở rất tốt cho tỉnh cân nhắc để đưa ra những chủ trương, chính sách trong thời gian tới. Bài viết này cũng dựa vào những kết quả đã được phân tích trong Đề án quy hoạch trên.

1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Ninh Thuận

1.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và xã hội Ninh Thuận

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Tỉnh Ninh Thuận phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía

Kỷ yếu hội thảo

58

nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105 km. Diện tích tự nhiên phần đất liền là 3.358 km2. Ninh Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất Việt Nam và có vùng nước trồi. Đây là một đặc điểm mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận, vừa mang tính chất khó khăn lại vừa có ý nghĩa như một lợi thế cho quá trình phát triển của địa phương. Đặc biệt là Ninh Thuận ít có bão và lượng gió thổi đều, đảm bảo ổn định cho turbin gió phát điện.

Ninh Thuận là một tỉnh có diện tích không lớn với số dân không nhiều (với 3.358,3 km2 và 587,4 nghìn người, là tỉnh nhỏ nhất trong số các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung), tiềm lực kinh tế của Ninh Thuận không lớn, khả năng thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài chưa cao. Chính vì vậy, việc hoạch định chiến lược phát triển cho Ninh Thuận cần gắn với không gian kinh tế của cả vùng và cả đất nước.

Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển, trong đó địa hình đồi núi của tỉnh chiếm 63,2%, chủ yếu là núi thấp, dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, địa hình đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích toàn tỉnh. Ninh Thuận có 2 hệ thống sông chính chảy qua tỉnh với chiều dài 430 km và diện tích lưu vực 3.600 km2. Hệ thống sông suối phần lớn có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn, nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam tỉnh, vùng trung tâm, còn vùng phía bắc và vùng ven biển thiếu nước.

Tổng quỹ đất của tỉnh có 335,8 nghìn ha, đến năm 2005 đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 77,9% và năm 2010 là 84,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.1 Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, lãnh hải nội thủy rộng khoảng 1.800 km2, nằm trong vùng nước trồi. Vùng biển Ninh Thuận không có đảo, nhiều núi đá nhô ra biển tạo điều kiện để hình thành cảng biển, có các cửa biển nước sâu làm nơi trú ẩn cho các tàu thuyền.

1.1.2. Điều kiện xã hội

Dân số trung bình của Ninh Thuận năm 2013 là 587,4 nghìn người, mật độ 175 người/km2 2, trong đó người Kinh chiếm 78,5%, người Chăm chiếm 12,7%, người Raglai chiếm 8%; người K’Ho chiếm 0,5%; người Hoa 0,5% và một số dân tộc khác. Lực lượng lao động Ninh Thuận có 325,1 người trong độ tuổi lao động (2013)3, chiếm 55,34% dân số. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động tham gia vào các lĩnh

1 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội Ninh Thuận (2011).2 Theo số liệu Tổng cục Thống kê.3 Nguồn: Tổng cục thống kê.

59

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần, 2005 mới chỉ 24% (đào tạo nghề 14%), đến 2010 đã tăng tới 40% (đào tạo nghề 25%).1

Toàn tỉnh có 8 trường và trung tâm đào tạo, 212 trường phổ thông với 2.505 phòng học, trong đó có 11 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% huyện, thành phố đều có trường phổ thông trung học, 100% xã phường có trường tiểu học, 82,3% số xã phường có trường THCS. Toàn tỉnh có 80 cơ sở y tế khám chữa bệnh với 1.565 giường bệnh, trong đó tuyến tỉnh có 7 cơ sở với 810 giường bệnh, tuyến huyện, xã có 73 cơ sở - 875 giường bệnh. Tổng số y bác sĩ 709 người, trong đó bác sị 288 người chiếm 40,6%. Số trạm y tế có bác sị 28/63 đạt 44,4%; số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi 59/63 đạt 93,6%; số xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60%.

1.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Ninh Thuận

1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa đúng tiềm năng, chất lượng chưa cao. Cơ cấu kinh tế còn chưa hiện đại, năng lực cạnh tranh còn cần được nâng cao. Lợi thế cạnh tranh chưa được khai thác đúng mức. Sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối cao song không bền vững, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp yếu. Khai thác thủy sản còn nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Sản xuất công nghiệp còn yếu, tăng trưởng thấp, quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu, chưa thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.

1.2.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015

Một số chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của Ninh Thuận: (i) Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16 - 18%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 25 triệu đồng/người, bằng 70% mức bình quân của cả nước.2 (ii) Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; Nông, lâm, thủy sản chiếm 25%; Dịch vụ chiếm 35% GDP vào năm 2015. (iii) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 55 - 60 nghìn tỷ đồng. (iv) Số lượng lao động được giải quyết việc làm mới từ 70 nghìn đến 75 nghìn người, bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho 15 nghìn lao động. (v) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,2 - 1,5% (theo chuẩn mới 2011 - 2005). (vi) Đạt tỷ lệ 7 bác sĩ/1 vạn dân và 60% trạm y tế xã phường có bác sĩ; 70% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 còn dưới

1 Theo báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.2 Số liệu GDP theo các tỉnh sẽ được TCTK điều chỉnh, vì thế những số liệu liên quan đến GDP của tỉnh trong các bản kế hoạch chỉ mang tính tham khảo.

Kỷ yếu hội thảo

60

18%. (vii) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, trong đó đào tạo nghề đạt 33%. (viii) Nâng độ che phủ rừng đạt trên 45%. (ix) Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 95%; 80% số hộ nông thôn có công trình phụ hợp vệ sinh. (x) Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 90%.

1.3. Định vị Ninh Thuận trong phát triển chung của vùng và của cả nước

Ninh Thuận là một địa phương nằm giữa 2 cực phát triển là Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đồng thời cũng là địa phương kém phát triển nhất trên toàn tuyến trục Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh (theo số liệu 2008).1

1.4. Đánh giá chung

Ninh Thuận là một tỉnh có quy mô về diện tích, dân số nhỏ nhất trong vùng (so với cả các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung lẫn trong vùng Đông Nam Bộ). Quy mô kinh tế của Ninh Thuận cũng nhỏ nhất trong vùng, cơ cấu kinh tế vẫn lệ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, năng suất lao động không cao. Cơ sở hạ tầng xã hội của Ninh Thuận không cao hơn các địa phương lân cận. Việc khai thác các lợi thế từ nguồn tài nguyên cũng như từ nguồn lao động rẻ chỉ có thể giúp Ninh Thuận phát triển trong một thời gian ngắn. Vị trí địa lý của Ninh Thuận (trục Bắc - Nam với Quốc lộ 1A, trục giao thông kết nối với Tây Nguyên, giáp biển) là một lợi thế chưa được khai thác hiệu quả trong thời gian qua, đặc biệt là điểm giữa 2 trung tâm phát triển là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc liên kết với các địa phương trong vùng cũng như ngoài vùng nhằm tận dụng và khai thác lợi thế của nhau còn rất yếu, đây cũng là một trong những nhân tố có thể khai thác trong thời gian tới.

Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch Ninh Thuận.

61

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Ninh Thuận

2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt với một số mục tiêu cơ bản sau1:

2.1.1. Tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2030

Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai; phát triển theo mô hình “tăng trưởng kinh tế gia tốc” dựa trên 4 giải pháp trụ cột là nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, phát triển thương hiệu và tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh. Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có tính cạnh tranh cao, có môi trường sống tốt, thân thiện với môi trường, tăng cường khả năng ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả chương trình phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự toàn cầu về môi trường. Phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm tính cân đối chung giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; giữa đô thị hóa nhanh với đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm kết hợp đan xen giữa tính hiện đại với phát huy văn hóa truyền thống.

Thực hiện tầm nhìn chiến lược này, Ninh Thuận đã xác định 4 Chương trình kinh tế trọng điểm là: (i) Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) Phát triển du lịch; (iii) Phát triển chế biến thực phẩm và (iv) Phát triển thành trung tâm đào tạo chất lượng cao về giáo dục, khoa học công nghệ, tập trung vào lĩnh vực năng lượng sạch.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16 - 18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 19 - 20%/năm. GDP/người của Ninh Thuận vào năm 2015 đạt 1.400 USD, bằng 70% so với mức bình quân chung của cả nước, đến năm

1 Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch Ninh Thuận.

Kỷ yếu hội thảo

62

2020 đạt 2.800 USD bằng 87,5% bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; nông - lâm - thủy sản; dịch vụ vào năm 2015 là 40%; 25% và 35%; năm 2020 là 52%; 20% và 28%.

2.2. Những thách thức trong việc thực hiện các chương trình trọng điểm kinh tế

Để thực hiện được những mục tiêu trên, đặc biệt là 4 chương trình trọng điểm, Ninh Thuận phải vượt qua nhiều thách thức:

- Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Mục tiêu đến 2020 thì ngành công nghiệp đóng góp 12% GDP và ngành xây dựng đóng góp 37% GDP. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lệ thuộc rất nhiều vào quá trình xây dựng Nhà máy điện hạt nhân và xây dựng các công trình điện gió, và các công trình này lại thuộc thẩm quyền của Trung ương.

- Ninh Thuận là địa phương nằm chính giữa của “tam giác du lịch” Nha Trang - Đà Lạt - Phan Rang, vì thế ngành du lịch của Ninh Thuận có cơ hội để phát triển song lại gặp thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh để “lưu khách” tại địa phương với những điểm du lịch nổi tiếng nói trên. Việc phát triển du lịch thông qua sân golf cũng cần được tính toán cụ thể trong mối quan hệ với những tỉnh liền kề (Khánh Hòa: 4, Bình Thuận 6, Lâm Đồng 5 và Ninh Thuận chỉ có 3 sân golf trong quy hoạch phát triển sân golf của cả nước đến 2020).

- Phát triển ngành chế biến thực phẩm và đồ uống: cần cân nhắc kỹ hơn việc xác định các sản phẩm chủ lực thuộc ngành này (tôm, hạt điều, thịt gia súc, rượu nho) với khả năng có thể tiêu thụ được trên thị trường.

- Phát triển thành trung tâm đào tạo chất lượng cao về giáo dục, khoa học công nghệ, tập trung vào lĩnh vực năng lượng sạch: là hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của địa phương, tuy vậy điểm xuất phát của Ninh Thuận tương đối kém hơn so với các địa phương lân cận (Đà Lạt hiện là trung tâm nghiên cứu hạt nhân, Nha Trang có truyền thống về nghiên cứu thủy, hải sản).

2.3. Những thách thức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh

Cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng và mang tính quyết định đối với Ninh Thuận nói riêng và các địa phương khác nói chung. Năm 2013, chỉ số cạnh tranh của Ninh Thuận đã bị “rớt” rất nhiều so với năm 2012 (tụt 34 bậc, từ thứ 18 xuống thứ 52). Như vậy, từ 2007 đến nay, chỉ duy nhất năm 2012 Ninh Thuận có hạng tương đối cao (18) trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

63

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

So với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thì Ninh Thuận chỉ đứng trên 1 tỉnh là Quảng trị.

Phân tích sâu hơn về các nhân tố cấu thành chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, ta có thể thấy rõ một số điểm yếu của Ninh Thuận, cụ thể: (i) Cạnh tranh bình đẳng1: 3,69; (ii) Tính năng động: 4,28; (iii) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: 4,30; (iv) Chi phí không chính thức: 5,11; (v) Đào tạo lao động: 5,16.

1 Chỉ số cạnh tranh bình đẳng là chỉ số mới được đưa vào trong PCI 2013.

Kỷ yếu hội thảo

64

Điểm sáng duy nhất của Ninh Thuận là Gia nhập thị trường với 8,59 điểm và tiếp theo là Chi phí thời gian với 6,79 điểm. Có lẽ đây là kết quả đáng ghi nhận của việc hình thành Văn phòng Phát triển kinh tế hoạt động theo cơ chế “một cửa liên thông” (theo đề xuất tại bản Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 của Ninh Thuận).

3. Một số định hướng giải pháp

3.1. Phân kỳ phát triển

Hầu hết các quốc gia đang phát triển cũng như các địa phương thuộc quốc gia đó đều trải qua các giai đoạn phát triển với những đặc điểm sau1:

3.1.1. Giai đoạn phát triển dựa vào các yếu tố sản xuất

Cạnh tranh được quyết định bởi điều kiện các yếu tố sản xuất cơ bản như giá nhân công rẻ và khả năng tiếp cận các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác nguồn lực có sẵn, và các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng lao động, chứ chưa tạo ra các mắt xích giá trị với các doanh nghiệp của các quốc gia khác nên nền kinh tế rất nhạy cảm đối với chu kỳ kinh doanh thế giới, sự dao động trong giá hàng hóa và tỷ giá hối đoái. Công nghệ trong giai đoạn này chủ yếu thông qua nhập khẩu và FDI. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong giai đoạn này chủ yếu là giá, dường như các nhà sản xuất chưa có khả năng tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng.

3.1.2. Giai đoạn phát triển dựa vào đầu tư

Lợi thế cạnh tranh được quyết định thông qua việc cải thiện hiệu quả trong sản xuất đối với những sản phẩm tiêu chuẩn. Công nghệ của quốc gia vẫn còn phụ thuộc bên ngoài và được chuyển giao thông qua mua bằng phát minh, FDI và khả năng cải thiện công nghệ nước ngoài cho phù hợp với điều kiện của quốc gia. Trong giai đoạn này, quốc gia có sự

1 Theo M. Porter, “Competitive Advantage of Nations”, 1990.

65

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

đầu tư rất lớn trong cơ sở hạ tầng (cảng, bưu chính viễn thông, đường sá...) cùng với sự đổi mới định chế liên quan đến thủ tục thuế quan, luật thuế, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh... nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hòa nhập vào thị trường thế giới cũng như thu hút đầu tư. Nền kinh tế vẫn tập trung vào một số ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ.

3.1.3. Giai đoạn phát triển dựa vào đổi mới

Cạnh tranh nằm ở khâu sản xuất ra những sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến nhất được thị trường chấp nhận. Sức mạnh của quốc gia được đặc trưng bởi sức mạnh trong tất cả các khu vực cùng với sự hiện diện của các cụm ngành công nghiệp được chuyên môn hóa sâu. Nền kinh tế có tỷ phần dịch vụ khá cao và ít bị tổn thương khi có những cú sốc từ bên ngoài.

Theo lý luận trên, cho đến năm 2020 Ninh Thuận vẫn nằm chủ yếu ở giai đoạn 1 và có thể bắt đầu giai đoạn 2. Nếu như thuận lợi, có thể vào cuối những năm 20 của thế kỷ này Ninh Thuận có thể bắt đầu vào giai đoạn 3 với việc hình thành một vài cụm liên kết ngành. Việc hình thành cụm liên kết ngành là một cơ sở quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống của người dân. Song, theo kinh nghiệm thực tiễn nhiều nước, việc hình thành cụm liên kết ngành lại chủ yếu lệ thuộc vào sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo (trong và ngoài công lập) và chỉ phần nào đó lệ thuộc vào mong muốn của chính quyền. Chính vì vậy, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và liên kết kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là giải pháp quan trọng nhất đối với chính quyền tỉnh Ninh Thuận. Sự hỗ trợ từ Trung ương, nhất là trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, cũng là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận trong thời gian tới.

Như vậy, điều quan trọng nhất để đạt được mục tiêu mà Ninh Thuận đặt ra là phải làm sao thu hút được nguồn lực (cả từ ngân sách nhà nước lẫn từ xã hội) và thu hút được thêm nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, tạo thêm nhiều việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm mới.

3.2. Một số định hướng giải pháp

Cũng như cả đất nước nói chung, Ninh Thuận cần xác định 3 khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội là: thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Những giải pháp chủ yếu cũng phải xoay quanh 3 vấn đề này. Bên cạnh những biện pháp đã được đưa ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cần cân nhắc một số giải pháp sau:

Kỷ yếu hội thảo

66

3.2.1. Cải cách thể chế theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư

Tiếp tục cải cách thể chế: (i) Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng thông qua việc xóa bỏ các quy định phân biệt đối xử của tỉnh cũng như cách hành xử của các cơ quan công quyền và của công chức trong bộ máy chính quyền tỉnh. (ii) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. (iii) Nâng cao tính năng động của bộ máy, tính minh bạch trong việc ban hành và thực thi chính sách của địa phương. (iv) Tăng cường giám sát, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, giảm thiểu các khoản chi phí không chính thức đối với các doanh nghiệp. (v) Nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các ngành ưu tiên là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cụm liên kết ngành ở 2 lĩnh vực này. (vi) Chủ động tìm giải pháp liên kết với các địa phương trong và ngoài vùng để tận dụng ưu thế của nhau trong một số lĩnh vực ưu tiên (ví dụ du lịch với Nha Trang, Bình Thuận, Lâm Đồng; thủy sản với Nha Trang; công nghiệp với các tỉnh miền Đông Nam Bộ,…).

3.2.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng: (i) Vận động Trung ương thực hiện các công trình, dự án của Trung ương trên địa bàn đúng kế hoạch, nhất là dự án điện hạt nhân, điện gió và các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành năng lượng và du lịch. (ii) Tập trung nguồn vốn địa phương vào các công trình hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành năng lượng, du lịch và đào tạo ở 2 lĩnh vực này. (iii) Nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số biện pháp huy động nguồn lực từ xã hội cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nhất là ở các lĩnh vực năng lượng, du lịch và đào tạo (ví dụ các phương thức PPP, BOT,...).

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: (i) Hình thành các biện pháp, chính sách thu hút nhân tài, nhất là trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (có thể đề xuất Trung ương chuyển Viện Nghiên cứu hạt nhân từ Đà Lạt về Ninh Thuận để hỗ trợ trong quá trình xây dựng và phối hợp trong quá trình vận hành Nhà máy Điện hạt nhân ở Ninh Thuận). (ii) Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động có tay nghề cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và du lịch. (iii) Hình thành và hỗ trợ (tư nhân) hình thành các trung tâm dạy nghề chất lượng cao ở 2 lĩnh vực năng lượng và du lịch. (iv) Xây dựng cơ chế khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở nghiên cứu để tạo cơ sở cho việc hình thành cụm liên kết ngành.

67

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Tóm lại

Ninh Thuận là một trong những điểm đột phá trong khu vực Nam Trung Bộ. Việc có những chuẩn bị bài bản cho quá trình đi lên của Ninh Thuận là một trong những điểm đột phá. Cần tiếp tục triển khai các định hướng trên cả ba bình diện: thể chế, đầu tư và doanh nghiệp là điều kiện thành công của Ninh Thuận, của vùng Nam Trung Bộ và của cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

2. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2013 (VCCI - USAID)

3. Số liệu thống kê (từ nguồn: www.gso.gov.vn)

4. M. Porter. 1990. Competitive Advantage of Nations. New York.

5. Phát triển kinh tế vùng và địa phương. Bài giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright

Kỷ yếu hội thảo

68

69

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RAỞ TỈNH NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN ĐẾN

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới những thiên tai vô cùng thảm khốc. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội có thể gây nên sự mất cân đối, tạo ra hàng loạt các hậu quả như: sự xáo trộn về công bằng xã hội; méo mó nông thôn; văn hóa, đạo đức bị suy đồi; làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội và điều này đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia.

Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế đã có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Vì vậy, quá trình phát triển bền vững cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm ổn định xã hội và bảo vệ môi trường đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số nội dung liên quan đến phát triển kinh tế bền vững, qua đó liên hệ thực tiễn và đề xuất một số vấn đề cần quan tâm đối với sự phát triển kinh tế bền vững cho tỉnh Ninh Thuận.

2. Phát triển kinh tế bền vững

2.1. Khái niệm phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững

Theo những nghiên cứu về phát triển bền vững, hiện có hơn 70 định nghĩa về phát triển bền vững đang được lưu hành. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung rất đơn giản:

? TS. NguYỄN PhÚ ThÁI

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Kỷ yếu hội thảo

70

“Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Đến năm 1987, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến bình luận cho rằng khái niệm này, khái niệm còn mang tính chung chung, chưa cụ thể về chủ thể và định lượng, chẳng hạn như: các nhu cầu hiện tại là các nhu cầu gì, số lượng bao nhiêu? Liệu rằng trong tương lai, các nhu cầu đó có mất đi, hoặc thay thế bằng các nhu cầu khác hay không? Các giới hạn được đặt ra trong hiện tại có đáp ứng với nhu cầu của thế hệ tương lai không?...

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về khái niệm phát triển bền vững, tuy nhiên cho đến hiện nay, định nghĩa WECD được xem là phổ biến nhất khi nhấn mạnh đến tính công bằng giữa các thế hệ trong quá trình phát triển và được khẳng định và cụ thể hóa trong Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

Ở trong nước, khái niệm phát triển bền vững được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) và Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, theo Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2012.

Bên cạnh khái niệm phát triển bền vững thì khái niệm phát triển kinh tế bền vững ngày nay cũng đã thành một thuật ngữ quen thuộc, thậm chí đã trở thành một quan điểm chủ đạo trong hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Vậy phát

71

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

triển kinh tế bền vững có thể được hiểu là tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng chỉ ở cần cao ở mức vừa đồng thời phải duy trì một cơ cấu ngành một cách phù hợp và từng bước có sự chuyển dịch cơ cấu đúng xu thế.

Một số quan điểm cho rằng khái niệm “Phát triển bền vững” mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý thuyết mơ hồ và phức tạp. Theo chúng tôi, mặc dù những khái niệm này mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý luận trừu tượng nhưng nó đã có những đóng góp nhất định. Để hiểu rõ khái niệm và khả năng áp dụng, cần phải định nghĩa và ứng dụng cụ thể vào mỗi phạm vi hay cấp độ đánh giá nhất định.

2.2. Nội dung phát triển bền vững

Từ nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ nhất, để đạt được sự bền vững về kinh tế cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao.

+ Các nước phát triển, thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, các nước càng nghèo, thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao.

+ Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.

- Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu phát triển bền vững.

- Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét, chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

Thứ hai, bền vững về xã hội

- Tính bền vững về phát triển xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa.

- Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao quá và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các địa phương, vùng miền không lớn.

Thứ ba, bền vững về môi trường

- Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên phục vụ cho quá trình

Kỷ yếu hội thảo

72

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế... không gây ra những tác động, những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, và đặc biệt phải bảo đảm được chất lượng môi trường sống của con người. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan.

- Chất lượng về môi trường phải luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bền vững

Trên cơ sở các nội dung về phát triển kinh tế bền vững, để đánh giá phát triển kinh tế bền vững, các nghiên cứu gần đây thường tập trung vào 4 chỉ tiêu sau:

- Một là, đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế: sự phát triển kinh tế bền vững là sự tăng trưởng ở mức tương đối cao, tuy nhiên cần đảm bảo tính ổn định.

- Hai là, đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế.

- Ba là, đánh giá tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội, môi trường. Trong đó: Phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản; Phát triển kinh tế gắn với sử dụng nguồn lực hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Cuối cùng, đánh giá về cơ cấu kinh tế đảm bảo phát triển bền vững: phải đảm bảo cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Trong đó tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng có lợi thế so sánh, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới.

Việc đánh giá và đo lường mức độ phát triển kinh tế bền vững nói chung, kinh tế bền vững nói riêng là rất phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên trong trường hợp không có hệ thống đầy đủ các chỉ tiêu phát triển bền vững thì có thể đánh giá qua hệ thống một số chỉ tiêu định lượng và định tính thông qua việc phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế bền vững.

Chất lượng tăng trưởng thể hiện trên nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tựu trung là ở chỗ người dân được thụ hưởng bởi kết quả tăng trưởng đó như thế nào. Do đó chất lượng tăng trưởng có mối quan hệ hữu cơ với phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng.

3. Liên hệ thực tiễn phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Thuận và những vấn đề đặt ra

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Thuận thời gian qua

3.1.1. Tăng trưởng kinh tế

73

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 10,29% nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm qua các năm. Đặc biệt trong 2 năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Ninh Thuận bị giảm mạnh và xuống dưới 2 con số (năm 2008 đạt 8,4% và 2009 đạt 7,04%). Giai đoạn 2010 - 2012, tốc độ tăng trưởng của Ninh Thuận có phần được cải thiện với tốc độ tăng trưởng trên 2 con số, nhưng đến năm 2013 lại có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng 8,51%. Qua đó cho thấy sự tăng trưởng của Ninh Thuận chưa có được sự bền vững, dễ bị tổn thương bởi những biến đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới; Ninh Thuận chưa khai thác được nguồn nội lực để phục vụ phát triển mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài.

Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2013

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận qua các năm

Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP theo giá so sánh 1994) đến năm 2010 tăng gấp 1,63 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 12,739 triệu đồng, rút ngắn nhanh khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Tuy vậy, quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ so với cả nước và các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

GDP bình quân đầu người mới đạt 51,8% so với cả nước, và 68,5% so với mức trung bình trong khu vực và bằng 57,8% so với mức bình quân của 4 tỉnh khu vực Nam Trung bộ (Phú yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận).

3.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng vốn đầu tư

Trong những năm qua, tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển tuy nhiên tốc độ tăng thiếu ổn định.

Kỷ yếu hội thảo

74

- Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2000 - 2013 bình quân đạt 22,5%/năm. Trong đó:

+ Giai đoạn 2000 - 2005 vốn đầu tư tăng trưởng chậm, bình quân hàng năm đạt 22%, nhưng bắt đầu từ năm 2005 vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng mạnh và trong giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân lên đến 33,5%.

+ Trong giai đoạn 2010 - 2012 vốn đầu tư tăng không đáng kể tuy nhiên đã tăng trở lại trong năm 2013 với mức tăng trưởng vốn 13,8%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của tỉnh cũng có mức biến động thất thường, từ mức chỉ chiếm 28% GDP của tỉnh năm 2000, có những năm vốn đầu tư/GDP đã tăng lên mức trên 70%. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, cùng với việc giảm tốc độ tăng trưởng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của vốn đầu tư trong việc tạo ra tổng thu nhập trên địa bàn tỉnh.

Biểu đồ 2: Tình hình vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuậngiai đoạn 2000 - 2013

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận qua các năm

Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy động, cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm dần, năm 2005 chiếm 57%, đến 2012 giảm xuống còn 15,1%, cơ cấu vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh, năm 2005 chiếm chỉ có 43%, đến nay chiếm khoảng 55,7% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, vốn đến từ khu vực nước ngoài vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn, giai đoạn 2000 - 2006 luôn ở mức dưới 1% tổng vốn đầu tư, giai đoạn 2007 - 2010 có sự khởi sắc hơn với tỷ trọng trung bình là 8,55%. Một vấn đề bất cập khác trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh đó là tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hằng năm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong khi vốn lưu động chiếm tỷ lệ thấp.

75

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Thực trạng phát triển các ngành sản xuất

Về nông - lâm - ngư nghiệp: phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá, đã thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng gắn với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006 - 2012 tăng bình quân 9,2%/năm.

- Nông nghiệp: giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trung bình giai đoạn 2005 - 2012 chiếm 58,8%. Giá trị sản xuất của dịch vụ và các hoạt động nông nghiệp khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chiếm trung bình khoảng 10,82% giai đoạn 2006 - 2012. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao và nhưng phát triển nông nghiệp tại Ninh Thuận còn thiếu bền vững, hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp là chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm, cơ cấu cây trồng chuyển dịch không rõ nét, diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đạt thấp so với mục tiêu quy hoạch, cây nho được xác định là cây chủ lực nhưng tỷ trọng còn thấp (17,4%) và có xu hướng giảm về diện tích; đàn gia súc tuy có phục hồi nhưng còn chậm, quy mô đàn không đạt mục tiêu, tỷ trọng chăn nuôi còn thấp, chất lượng đàn gia súc tuy có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp chế biến.

- Lâm nghiệp: nhìn chung, giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh tăng mạnh, năm 2011 đạt 90 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu đến từ hoạt động khai thác gỗ và thu nhặt sản phẩm từ rừng, chưa mang được tính bền vững. Trong tương lai, cần đẩy mạnh hoạt động trồng và chăm sóc rừng và các dịch vụ lâm nghiệp.

- Thủy sản: tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 12,6%/năm và giai đoạn 2006 - 2012 tăng 9,5%/năm; cơ cấu sản xuất nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng; lợi thế về sản xuất giống thủy sản được phát huy; kết quả chuyển đổi đối tượng nuôi mới tôm thẻ chân trắng đang phát huy hiệu quả, quy mô sản xuất được mở rộng; năng lực tàu thuyền tăng khá, sản lượng khai thác tăng bình quân 2,2%/năm; hạ tầng nghề cá tiếp tục được đầu tư, hoàn thành đầu tư nâng cấp.

Về phát triển công nghiệp:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 18%/năm và giai đoạn 2006 - 2012 đạt 10,8%/năm. Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng và đạt được một số kết quả nhất định, công nghiệp chế biến luôn giữ vai trò làm động lực cho tăng trưởng ngành công nghiệp và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Số cơ sở thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm 90%, tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm 76% giá trị toàn ngành.

- Tỉnh bước đầu đã hình thành một số sản phẩm công nghiệp có lợi thế như sản xuất

Kỷ yếu hội thảo

76

muối công nghiệp với quy mô lớn nhất nước gần 4.000 ha, chiếm 50% sản lượng của cả nước; công nghiệp chế biến nông thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sử dụng nhiều lao động tiếp tục được mở rộng quy mô sản xuất và một số dự án khai thác thế mạnh của tỉnh về năng lượng như điện gió, điện mặt trời, chế biến titan được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

- Nhìn chung, tỉnh Ninh Thuận đã có những bước đi đúng trong phát triển công nghiệp, tập trung đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, coi đây vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu phát triển để thu hút các dự án công nghiệp lớn như chế biến nông - lâm - thủy sản; chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc xuất khẩu, công nghiệp năng lượng, hóa chất, công nghiệp cảng biển…; tiếp tục đầu tư và phát triển các thế mạnh về sản xuất muối, năng lượng sạch và chế biến titan, đặc biệt là dự án nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, hiện tại phát triển công nghiệp vẫn chưa ứng dụng các công nghệ vào sản xuất, dây chuyền sản xuất lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu quả chưa cao.

Dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

+ Giai đoạn 2006 - 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tăng đều qua các năm nhưng đang có xu hướng tăng chậm trong những năm 2011 - 2013, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm từ 22,92% năm 2011 xuống còn 16,04% năm 2013.

+ Tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng mức bán lẻ (trên 90% tổng mức bán lẻ) trong đó thành phần cá thể chiếm hơn 50%, đặc biệt chưa có sự xuất hiện của khu vực đầu tư nước ngoài trong hoạt động này.

+ Kết quả thực hiện đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại trong giai đoạn 2000 -2010 đạt thấp, chỉ đầu tư 1/8 siêu thị đạt 12,5%. Điều này cho thấy, hoạt động thương mại tại Ninh Thuận vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ, chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp lớn.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu

+ Tăng trưởng giá trị xuất khẩu tỉnh Ninh Thuận không ổn định bình quân trong giai đoạn 2008 - 2012 chỉ đạt 3,92%, tốc độ tăng trưởng âm trong hai năm 2009 (-37,7%) và 2012 (-23,7%).

+ Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, tỉnh Ninh Thuận chủ yếu dựa vào hai mặt hàng chủ lực đó là thủy sản và nhân hạt điều (lần lượt chiếm 15,7% và 76,6% tổng giá trị xuất khẩu). Chính vì quá phụ thuộc vào hai mặt hàng này nên khi giá trị sản xuất của hai mặt hàng này giảm dẫn đến giảm tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Do đó, nhằm đạt được sự bền

77

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

vững trong tăng trưởng xuất khẩu, tỉnh cần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tiếp tục phát triển các mặt hàng thế mạnh và có tiềm năng chưa được khai thác hết như hàng mây tre, rượu vang nho, dầu điều...

Các ngành dịch vụ

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2012 đạt bình quân 9,8%/năm; tuy nhiên, giá trị sản xuất của dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh (38%).

+ Trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư và phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông, và bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định như doanh thu du lịch tăng bình quân 27,16%/năm, luân chuyển hàng hóa tăng bình quân 16,4%/năm, khối lượng luân chuyển hành khách tăng bình quân 12,7 %/năm, tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau trên toàn mạng đạt 149 ngàn máy, tỷ lệ 25,2 máy/100 dân và 10 ngàn thuê bao internet, tỷ lệ dân số có sử dụng internet chiếm 20%.

+ Tuy nhiên, nhìn chung các loại hình dịch vụ vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng vốn có. Để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai, các loại hình dịch vụ có nhiều tiềm năng như du lịch, bất động sản cần được đầu tư và phát triển, tạo động lực cho các loại hình dịch dụ khác.

3.1.3. Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội, môi trường

Xóa đói giảm nghèo

Trong thời gian qua, gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế, tỉnh Ninh Thuận đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo. Cụ thể, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 19% năm 2010 xuống còn 16,3% năm 2012, bình quân giảm 8%/năm; đồng thời chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất cũng được giảm từ 9,5 lần năm 2004 xuống còn 5,72 lần năm 2012.

Công tác đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng hạ tầng kết hợp với đào tạo nghề, kĩ thuật sản xuất bước đầu đã cho phát huy hiệu quả. Ở vùng khô hạn như Ninh Thuận, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, việc đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi là mấu chốt để giúp người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Cùng với hồ Sông Trâu, hồ Tân Giang ở vùng đồng bào Chăm Ninh Phước, rồi hồ Sông Sắt ở vùng đồng bào Rắc Lây Bác Ái... và hàng chục công trình thủy lợi nhỏ đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, miền núi.

Nhìn chung, Ninh Thuận đã có những bước đi đúng trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững thông qua khuyến khích người dân tự phát triển kinh tế. Tuy nhiên so với tỷ lệ hộ nghèo 7,6% của cả nước (2013) thì mức nghèo ở Ninh Thuận vẫn còn khá cao, đặc biệt

Kỷ yếu hội thảo

78

nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi thoát nghèo chưa vững chắc, tình trạng tái nghèo đã phát sinh và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng đói, nghèo. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn vốn đầu tư còn ít so với nhu cầu, nhưng một số chính sách trong đầu tư lại chưa phù hợp thực tế, vì vậy việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đầu tư không cao. Quan trọng hơn, địa phương vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn người dân thực hiện sản xuất hiệu quả.

Giải quyết việc làm cho người lao động

Trong giai đoạn 2005 - 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại Ninh Thuận đã giảm từ 5,33% xuống 1,64%. Tuy nhiên, chất lượng trong những con số ấy vẫn còn đáng phải bàn. Ninh Thuận có sự phân bổ không cân xứng việc làm trong các ngành năng suất thấp với 79% lao động được sử dụng trong các ngành có năng suất thấp hơn mức trung bình của tỉnh, và 98% việc làm trong các ngành có năng suất thấp hơn mức trung bình quốc gia. Ngay cả trong cụm ngành được phát triển tương đối tốt tại Ninh Thuận là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, năng suất vẫn còn rất thấp so với mức trung bình quốc gia. Các ngành đang đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh và giải quyết việc làm của cả nước như du lịch, nhưng phát triển còn chậm.

Số lao động trong nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn, tỷ lệ lao động đã qua đào tào còn ở mức thấp (14,2% năm 2012), lực lượng lao động trong các ngành mang lại giá trị kinh tế cao vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong tương lai, để có thể phát triển các ngành kinh tế thế mạnh của Ninh Thuận như công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, du lịch... một cách bền vững thì cần phải có nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của phát triển của các ngành này.

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2006 - 2012 có bước chuyển dịch đúng hướng, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Trong đó:

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản giảm từ 43,8% năm 2006 xuống còn 39,1% năm 2012;

- Tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 19% năm 2006 lên 22,3% năm 2012 và các ngành dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2006 lên 38,4% năm 2012 so với tổng GDP toàn tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu gắn với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp từ 73,8% năm 2000 giảm xuống còn 52% năm 2010, chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp tăng từ 26,2% năm 2000 lên 48% năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua

79

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

đào tạo vẫn còn khá thấp bình quân trong giai đoạn 2009 - 2012 chỉ đạt 13,7%.

Mặc dù có sự chuyển dịch đúng xu hướng nhưng kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn qua còn chậm, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá chậm, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong 5 năm chỉ tăng 1,2% (bình quân chuyển dịch 0,25%/năm); cơ cấu kinh tế của tỉnh còn lạc hậu so với các tỉnh trong vùng và so với cả nước, tỷ trọng nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao trên 40%, so với cả nước là 19,4% và khu vực miền Trung là 27,1%.

Về cơ cấu theo thành phần kinh tế thì nhận thấy rằng đã có sự chuyển dịch rõ rệt giữa thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước. Tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước giảm từ 26,95 % năm 2005 xuống mức 18,2 % năm 2012 và thay vào đó là sự tham gia ngày càng sâu rộng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước với tỷ trọng đóng góp vào GDP luôn ở mức cao trên 70% và tăng qua các năm, từ mức 72,19 % năm 2005 lên mức 78 % năm 2012. Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ qua các năm nhưng vẫn còn khiêm tốn với mức dưới 2% trong tổng GDP trên địa bàn.

Qua cơ cấu theo thành phần kinh tế, nhận thấy rằng động lực tăng trưởng chính của GDP tại Ninh Thuận chính là thành phần kinh tế ngoài nhà nước mà cụ thể là thành phần kinh tế cá thể. Điều này cho thấy, các hoạt động kinh tế ở Ninh Thuận đa phần mang tính nhỏ lẻ và manh mún, trong ngắn hạn nó có thể giúp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ nhưng về dài hạn thì cần chuyển đổi sang mô hình quản lý tập trung và chuyên nghiệp hơn.

3.2. Những vấn đề đặt ra và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian đến

Có thể thấy rõ rằng, trong những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã và đang từng bước hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững. Mặc dù vậy, trình độ phát triển kinh tế nhìn chung còn thấp, ngay cả so với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ: tốc độ tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm trong những năm gần đây; GDP bình quân đầu người thấp so với cả nước, và khu vực; Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng xu hướng nhưng còn chậm, còn lạc hậu so với các tỉnh trong vùng và so với cả nước; Các hoạt động kinh tế ở Ninh Thuận đa phần mang tính nhỏ lẻ và manh mún... Để tiếp tục hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững trong tương lai, tỉnh Ninh Thuận cần quan tâm một số vấn đề đặt ra như sau:

+ Một số mục tiêu phát triển kinh tế: tập trung phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh, phấn đấu các chỉ tiêu kinh tế đạt mức bình quân của cả nước và khu vực Trung Bộ, cụ thể:

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, duy trì tăng trưởng GDP ở mức 8% đến 9%, phấn đấu

Kỷ yếu hội thảo

80

GDP bình quân đầu người đạt mức 50 triệu đồng/người/năm trước năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 7% ngang mức trung bình của cả nước, tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo lên mức 25% trước năm 2020.

- Chuyển dịch tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng tiến bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế; nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 80% GDP vào năm 2020, thông qua việc chú trọng khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là kinh tế biển và phát triển năng lượng sạch.

- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

- Tranh thủ, phát huy vai trò liên kết vùng kinh tế miền Trung trong phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Định hướng một số ngành nghề: Để thực hiện được mục tiêu này Ninh Thuận cần có những chiến lược, kế hoạch cụ thể trong việc tận dụng những lợi thế về tiềm năng biển để phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế biển mang tính đặc thù, riêng có của Ninh Thuận, của khu vực miền Trung cũng như của cả nước, theo đó cần chú trọng:

- Các sản phẩm đặc thù của tỉnh chưa được khai thác có hiệu quả đóng góp vào tăng trưởng cho tỉnh như nho, muối công nghiệp, khoáng sản vật liệu xây dựng và titan.

- Phát triển các sản phẩm tận dụng được các lợi thế để phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch biển về điều kiện ít mưa, chỉ bằng 20 - 30% so với các vùng du lịch trọng điểm khác của cả nước như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, chiều dài bờ biển 105 km, điều kiện cường độ gió phù hợp với phát triển các môn thể thao về đua thuyền, và các yếu tố đặc thù sẽ là những điểm nhấn phát triển du lịch như rượu nho, tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, khu di sản văn hóa Chăm.

- Khai thác hiệu quả, phát triển tiềm năng về điện gió và năng lượng mặt trời.

Theo đó, chúng tôi đề xuất một số hướng cần tập trung, ưu tiên thực hiện trong thời gian đến để đạt được các mục tiêu, kế hoạch hướng đến phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Ninh Thuận như sau:

Thứ nhất, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, trong đó: nhằm tạo không gian phát triển kinh tế, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển, du lịch, một trong những ưu tiên hàng đầu là cần chú trọng xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, giao thông liên tỉnh, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ. Triển khai các tuyến giao thông trọng điểm: nâng cấp, hoàn chỉnh trục quốc lộ dọc qua tỉnh như

81

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Quốc lộ 1A, xây dựng các cầu trên các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và 27B; Đầu tư các tuyến đường khai thác tiềm năng kinh tế biển như đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná, cầu Đông Hải - Phú Thọ (cầu An Đông) và cầu Khánh Hội - Ninh Chữ; Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tạo kết nối với tuyến ven biển và Quốc lộ 1A gồm đường 703 nối từ Quốc lộ 1A đến đường Yên Ninh và Hải Thượng Lãn Ông; tuyến đường vành đai bao quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm gắn kết với Quốc lộ 27 và các tuyến đường huyện các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc, Bác Ái, Ninh Sơn và Ninh Phước...

Thứ hai, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ và du lịch: Tuy chưa phải là thế mạnh nhưng cần phải xác định đây sẽ là một trong những ngành phải phát triển toàn diện, với tốc độ tăng trưởng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ. Trọng tâm là phát triển dịch vụ thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, các loại hình dịch vụ logistics, tài chính, ngân hàng, vận tải, dịch vụ kinh doanh bất động sản. Đối với phát triển ngành du lịch cần có sự đa dạng hóa và phát triển thêm các loại hình dịch vụ cao cấp như du lịch thuyền buồm, du lịch nghỉ dưỡng, spa, du lịch dựa vào lợi thế biển,...

Thứ ba, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Với trên 50% lực lượng lao động của Ninh Thuận và phần lớn đất đai, định hướng trong thời gian đến của tỉnh vẫn phải dành nhiều cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Cần có những định hướng và nghiên cứu: tập trung nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi; phát triển nông nghiệp theo hướng hội nhập và gắn với chế biến; phát triển các sản phẩm có thương hiệu và mang tính đặc thù của Ninh Thuận.

Thứ tư, phát triển sản xuất công nghiệp: Ngoài lợi thế về chi phí lao động, đất đai, nguyên liệu đầu vào thấp, Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển ngành công nghiệp, muốn đạt được mục tiêu đóng góp nhiều hơn trong GDP, tỉnh cần phải có những đột phá lớn. Theo đó, có thể tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu mạnh và tham gia vào chuỗi phân phối toàn cầu (công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống với nguồn nguyên liệu chủ động và là những sản phẩm có lợi thế của địa phương). Bên cạnh đó có thể đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp như sản xuất thép, năng lượng (điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, thủy điện), các ngành sản xuất muối công nghiệp và hóa chất sau muối; ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (như quặng Titan); các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất công nghiệp như lắp ráp, gia công cơ khí, sản xuất các linh kiện...

Thứ năm, chú trọng liên kết vùng kinh tế miền Trung: Là tỉnh có trình độ phát triển kinh tế nhìn chung còn thấp so với khu vực Ninh Thuận cần tranh thủ, phát huy vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tham gia trong không gian

Kỷ yếu hội thảo

82

kinh tế Vùng thống nhất, phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và phát triển, quảng bá văn hóa toàn Vùng.

Với định hướng phát triển Ninh Thuận là phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, đồng thời tận dụng tối đa lợi thế vùng, nhất là hạ tầng các tỉnh lân cận để tạo bước đột phá trong phát triển. Trên thực tế, tỉnh đã có các chương trình liên kết với các tỉnh/thành trong vùng như: hợp tác 9 tỉnh/thành phố duyên hải miền Trung; 6 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, trọng tâm là hỗ trợ hợp tác phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch văn hóa, hợp tác hỗ trợ phát triển các khu cụm công nghiệp giáp ranh, kêu gọi và hỗ trợ đầu tư hạ tầng kết nối. Tuy nhiên tính kết nối và các lĩnh vực liên kết với các địa phương trong vùng còn khá hạn chế, chưa rõ ràng. Đặc biệt chưa liên kết được với các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng vì vậy vấn đề liên kết những vấn đề gì, liên kết như thế nào vẫn là những câu hỏi lớn đối với Ninh Thuận trong thời gian đến.

Cuối cùng, vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian đến vẫn là những câu hỏi lớn được đặt ra. Trong thời gian đến, xây dựng các kế hoạch đào tạo, thu hút đặc biệt là đối với lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao là rất cần thiết, đặc biệt là thu hút con em trong tỉnh đã được đào tạo ở các tỉnh, thành phố lớn về lại tỉnh làm việc.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Nguyễn Hữu Sở. Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. 2009. Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. GS.TS. Vũ Văn Hiền. "Phát triển bền vững ở Việt Nam". Tạp chí Cộng sản (2014) http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2014/25248/Phat-trien-ben-vung-o-Viet-Nam.aspx

3. Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

4. PGS.TS. Hà Huy Thành - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh. 2009. Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động. Hà Nội: Khoa học Xã hội.

5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

6. Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2010, 2011, 2012, 2013.

83

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH NINH THUẬN

1. Đặt vấn đề

Ninh Thuận là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, với dân số hơn 500 ngàn người, nghèo về tài nguyên và nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp của Việt Nam và khu vực. Trong định hướng chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2020 và xa hơn đã xác định tăng tốc phát triển trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, phát triển thương hiệu và tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh. Những nền tảng này hướng tới tạo ra xung lực kích thích và lan tỏa tác động từ dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên trước những khó khăn của nền kinh tế, dự án này đã được chính phủ giãn tiến độ thực hiện. Những thay đổi này lập tức tác động đến định hướng phát triển của tỉnh. Cũng chính vì vậy câu hỏi những năm tới kinh tế tỉnh Ninh Thuận sẽ phát triển theo hướng nào lại trở nên càng nóng bỏng hơn. Bài viết này sẽ góp phần trả lời câu hỏi ấy.

2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận

Phần này sẽ tập trung đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế, cấu trúc kinh tế, huy động và phân bổ nguồn lực và sự phát triển xã hội ở đây. Từ đây sẽ chỉ ra những thành công và vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh.

2.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế cao, liên tục nhưng thiếu ổn định dưới tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Quy mô nền kinh tế nhỏ so với các tỉnh trong khu vực và thu nhập đầu người thấp so với mặt bằng chung cả nước.

? PgS.TS. BùI QuANg BìNh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Kỷ yếu hội thảo

84

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

và Niên giám các tỉnh miền Trung khác

GDP của tỉnh liên tục tăng trưởng trong giai đoạn từ 2005 tới 2013. Quy mô GDP theo

giá 2010 tăng từ 4.604 tỷ đồng năm 2005 lên 10.180 tỷ đồng năm 2013. Tốc độ tăng

trưởng cao nhất là 14,5% năm 2012, thấp nhất 5,6% năm 2010, trung bình 10,4% năm

trong cả giai đoạn. Do biến động như vậy nên hệ số ổn định hàm ý tăng trưởng GDP tuy

nhanh, liên tục nhưng chưa ổn định. Những biến động này dường như gắn liền với những

biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam như tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 2009

làm suy giảm nền kinh tế và quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân của chính phủ

cùng với khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Nếu so với cả nước thì tốc độ tăng trưởng của

tỉnh khá cao nhưng quy mô nền kinh tế vẫn còn thấp so với các tỉnh trong khu vực, chẳng

hạn năm 2013 GDP của tỉnh bằng 64,5% của tỉnh Phú Yên, hơn 45% của Bình Định, chỉ

bằng 40% GDP năm 2010 của Khánh Hòa. Năm 2013 GDP đầu người của tỉnh đạt 23,6

triệu đồng/người, chỉ bằng 60% của cả nước.

2.2. Động lực của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có động lực chính là ngành công nghiệp xây

dựng và khu vực kinh tế ngoài nhà nước, chưa phát huy tiềm năng của dịch vụ và nông

nghiệp. Sức đẩy của thị trường trong và ngoài nước khó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế nhiều.

hình 1. Tình hình tăng trưởng

kinh tế tỉnh Ninh Thuậnhình 2. So sánh gDP với các tỉnh

85

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Bảng 1. Tăng trưởng của các ngành và khu vực trong nền kinh tế Ninh Thuận

Đvt: %

Tăng trưởng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TB 2006 - 2013

GDP 14,1 11,4 8,4 7,0 9,3 11,9 14,5 8,5 10,4

Giá trị VA của NLTS 11,1 10,7 4,9 0,3 -0,3 6,5 7,0 7,2 5,9

Giá trị VA của CN và XD 11,6 12,1 16,5 13,3 21,3 21,8 27,8 13,1 15,9

Giá trị VA của Dịch vụ 6,7 11,7 7,9 11,5 12,1 10,0 11,0 15,0 10,7

KT Nhà nước 4,7 4,6 1,4 -15,7 -0,3 -1,8 -2,3 -1,2 -1,3

KT ngoài Nhà nước 12,5 13,0 9,9 13,2 10,3 14,0 17,0 10,0 12,5

KV có vốn ĐT nước ngoài 59,1 40,9 -9,4 75,3 23,2 14,8 -4,6 28,5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

Bảng 2. cơ cấu ngành và thành phần kinh tế trong gDP và lao động

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2013 so với 2006

% của NLTS trong GDP 42,5 45,4 45,1 43,7 40,9 37,3 35,6 33,2 -9,3

% của CN-XD trong GDP 21,7 21,2 21,3 22,9 24,3 27,0 29,3 32,7 11,1

% của DV trong GDP 35,8 33,4 33,5 33,4 34,8 35,7 35,1 34,0 -1,7

% của KT nhà nước trong GDP 23,0 21,6 20,2 15,9 14,5 12,7 10,9 9,9 -13,1

% của KT ngoài Nhà nước trong GDP 76,3 77,4 78,5 83,0 83,7 85,3 87,2 88,4 12,1

% của KV có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP

0,7 1,0 1,3 1,1 1,8 1,9 1,9 1,7 1,0

% lao động (LĐ) của NLTS trong tổng LĐ 54,1 53,7 53,0 52,4 51,6 50,7 49,6 44,8 -9,3

% LĐ của CN-XD trong tổng LĐ 16,7 17,0 17,5 17,9 18,7 19,2 20,1 24,4 7,7

Kỷ yếu hội thảo

86

% LĐ của DV trong tổng LĐ 29,2 29,3 29,5 29,7 29,7 30,1 30,3 30,8 1,6

% LĐ của KT Nhà nước trong tổng LĐ 8,5 8,3 8,2 7,6 7,4 7,5 10,7 10,9 2,4

% LĐ của KT ngoài Nhà nước trong tổng LĐ

91,4 91,5 91,6 92,3 92,4 92,3 88,1 88,3 -3,1

% LĐ của KV có vốn ĐT nước ngoài trong tổng LĐ

0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,3 1,1 0,9 0,7

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

Trong các ngành, tăng trưởng của công nghiệp - xây dựng (CN-XD) và dịch vụ có xu hướng đi lên, trong khi tăng trưởng của nông nghiệp chậm dần. Nếu so với tăng trưởng GDP thì tăng trưởng của công nghiệp - xây dựng cao hơn trong khi tăng trưởng của ngành nông nghiệp thường thấp hơn và ngành dịch vụ gần như tương đương. Nếu xem xét cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, những thay đổi theo ngành đang dịch chuyển từ NLTS sang CN-XD, nhưng dịch vụ hầu như không đổi thậm chí giảm. Điều này cho thấy tuy vai trò và vị thế của CN-XD đã tăng dần nhưng nguồn lợi thủy sản (NLTS) vẫn còn rất quan trọng và dịch vụ chưa phát huy được vai trò của mình.

Nếu theo sở hữu, tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang có xu hướng đi lên và cùng hướng với tăng trưởng GDP, trong khi kinh tế nhà nước giảm dần và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài rất thất thường. Những thông tin về cơ cấu GDP và lao động lại càng khẳng định tầm quan trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bảng 3. Đóng góp vào tăng trưởng gDP

Đóng góp vào TT gDP (%) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

NLTS 65,3 42,9 26,5 1,8 -1,1 20,5 17,2 28,1 CN và XD 17,8 22,6 41,9 43,5 55,7 49,5 56,2 11,8 Dịch vụ 16,9 34,5 31,6 54,7 45,4 30,1 26,6 60,0KT Nhà nước 12,1 9,3 3,5 -45,2 -0,6 -2,2 -2,0 -1,5KT ngoài Nhà nước 86,1 87,1 91,6 146,9 91,7 98,8 100,0 102,6

KV có vốn ĐT nước ngoài 1,8 3,6 4,9 -1,7 8,9 3,4 2,0 -1,0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

87

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Số liệu bảng 3 cho thấy đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tuyệt đối, trong khi công nghiệp xây dựng cũng chỉ đóng góp tương đương với dịch vụ và nông, lâm, thủy sản vẫn còn rất quan trọng.

hình 3. Tỷ trọng TMhhDV/gDP và XNK/gDP hình 4. % tiết kiệm và hiệu quả đầu tư

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013 và Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám Thống kê Việt Nam 2013

Nếu xem xét tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ (TMBLHHDV) so với GDP của tỉnh Ninh Thuận có thể thấy một xu hướng giảm dần từ mức hơn 80% năm 2005 xuống chỉ còn hơn 62% năm 2013. Trong giai đoạn này, tỷ trọng TMBLHHDV/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng từ 57% lên 73%. Đồng thời tỷ trọng xuất nhập khẩu (XNK) so với GDP của tỉnh trong giai đoạn này có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng chỉ khoảng dưới 20% trừ năm 2007 và 2008. Nếu cộng với quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người đã hàm ý sức mua của thị trường yếu, năng lực tham gia vào kinh tế quốc tế yếu đã hạn chế kích thích tăng trưởng kinh tế.

2.3. huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế

Phần này sẽ xem xét việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn, lao động, trình độ công nghệ, tài nguyên và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

2.3.1. Với vốn đầu tư

Nền kinh tế đã huy động được nguồn đầu tư ngày càng tăng, nguồn đầu tư từ nhà nước vẫn lớn trong khi tiềm năng từ kinh tế ngoài nhà nước và nước ngoài chưa được phát huy. Phân bổ vốn cho các ngành còn bất hợp lý, chủ yếu cho ngành dịch vụ chứ không phải công nghiệp khiến ICOR cao; Hiệu quả đầu tư không cao và có xu hướng giảm.

Từ 2006 tới 2013, nền kinh tế này đã huy động được đáng kể nguồn vốn đầu tư, từ 1.850 tỷ lên 6.100 tỷ. Tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP chiếm khoảng 60% trong thời gian

Kỷ yếu hội thảo

88

này (hình 4), đây là tỷ lệ khá cao. Trong các nguồn đầu tư, nguồn nhà nước tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm hơn 40%, trong đó nguồn từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25 - 30%. Nguồn ngoài nhà nước tăng dần và chiếm hơn 54%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 4. Nguồn và phân bổ vốn trong nền kinh tế tỉnh Ninh Thuận

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn đầu tư theo giá HH (tỷ đồng) 1.850 2.450 3.350 4.150 5.360 5.320 5.360 6.100

các nguồn huy động (%)

Vốn nhà nước 61,2 49,4 49 41,6 38 41,8 43,96 41,86

Vốn ngoài nhà nước 38,6 48,1 36,1 45,77 47,56 53,13 50,22 54,53

Vốn đầu tư nước ngoài 0,2 2,5 14,9 12,63 14,44 5,07 5,82 3,61

Phân bổ vốn (%)

Tỷ trọng vốn cho NLTS 30,01 26,72 27,50 26,00 25,72 28,86 13,27 13,03

Tỷ trọng vốn cho CN-XD 26,71 29,51 29,41 33,67 21,73 15,21 18,29 15,24

Tỷ trọng vốn cho DV 43,28 43,77 43,09 40,33 52,55 55,93 68,44 71,73

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

Phân bổ vốn cho các ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và xu hướng ngày càng tăng, trong ngành này vốn dành cho bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác và vận tải, kho bãi chiếm khoảng 18 tới 25% tổng số. Tỷ trọng đầu tư cho CN - XD chỉ khoảng dưới 33% và xu thế giảm dần (bảng 4) và tỷ trọng vốn cho NLTS giảm từ 30% xuống chỉ còn hơn 13%.

Hiệu quả đầu tư của tỉnh không cao, hệ số ICOR năm cao nhất là hơn 13 thấp nhất là 3,6 và trung bình là 5,15, hệ số này có xu hướng tăng (hình 4). Tình hình này do phân bổ vốn tập trung cho khu vực dịch vụ trong khi tăng trưởng của khu vực này khá thấp.

2.3.2. Về lao động

Dù quy mô nhỏ và chất lượng của lao động thấp nhưng nền kinh tế này vẫn huy động tỷ lệ khá cao lao động vào nền kinh tế. Tuy nhiên do phân bổ chưa hợp lý, tập trung chủ yếu vào ngành có năng suất thấp nên không phát huy hiệu quả của nguồn lực này trong tăng trưởng kinh tế.

Số liệu bảng 5 cho thấy quy mô lực lượng lao động (LLLĐ) của tỉnh không lớn. Chất

89

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

lượng lao động cũng không cao, tỷ lệ lao động biết chữ là 85%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng gần 14%.

Trong quá trình phát triển, nền kinh tế này đã huy động được số lượng lao động ngày càng tăng, từ hơn 260 ngàn năm 2006 lên hơn 325 ngàn năm 2013, trung bình tăng khoảng 3,3%/năm. Tỷ lệ LLLĐ trên dân số cũng tăng nhanh trong thời gian này.

Số liệu bảng 3 cho thấy tình hình phân bổ lao động của nền kinh tế này từ 2006 tới 2013. Phân bổ lao động cho các ngành của địa phương chủ yếu cho ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng đã giảm nhưng vẫn chiếm hơn 44% năm 2013. Tỷ trọng phân bổ tăng dần cho lao động cho CN-XD từ 16,7% lên 24,4% (tăng 7,7%) và tỷ trọng cho ngành dịch vụ tăng chậm từ 29,2% lên 30,8% (+1,6%). Phân bổ lao động cho các khu vực kinh tế đang thiên lệch về phía khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tuy có giảm nhưng khu vực này vẫn chiếm hơn 88%.

Bảng 5. Tình hình lao động và năng suất lao động của Ninh Thuận

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dân số (người) 551.429 555.838 560.735 565.793 570.078 570.007 577.393 587.377

LLLĐ (người) 260.465 268.165 275.870 295.026 302.732 310.438 318.145 325.145

% LLLĐ/DS 47,23 48,25 49,20 52,14 53,10 54,46 55,10 55,36

NSLĐ theo giá HH (tr.đ/ng) 12,00 14,29 18,46 19,81 23,68 30,12 34,60 42,73

% tăng NSLĐ 8,2 5,4 0,1 2,9 11,5 11,7 6,2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

Năng suất lao động của tỉnh theo giá hiện hành từ 12 triệu đồng/người năm 2006 đã tăng lên gần 43 triệu đồng/người năm 2013 (NSLĐ của Việt Nam là 68 triệu đồng/người), nếu tính theo giá cố định thì tăng trưởng NSLĐ rất thấp (như bảng 5), tốc độ tăng NSLĐ trung bình chỉ 6,6% kém hơn tăng trưởng trung bình là 10,4% trong thời gian này. Nguyên nhân của tình trạng này có thể quy cho chất lượng lao động thấp và tình hình phân bổ lao động thiếu hợp lý.

2.3.3. Về trình độ công nghệ

Nền kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên khai thác các nhân tố chiều rộng là vốn và lao động là chủ yếu, nhưng các nhân tố này lại có hiệu quả thấp và chưa phát huy được các nhân tố chiều sâu như công nghệ.

Kỷ yếu hội thảo

90

Phần trên đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động của nền kinh tế này chưa cao hay nói cách khác dường như các nhân tố chiều sâu - trình độ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế chưa được phát huy hay yếu.

Để đánh giá trình độ công nghệ của nền kinh tế như các nghiên cứu khác về kinh tế phát triển thường sử dụng phương pháp hạch toán thu nhập quốc dân để ước tính chỉ tiêu Tổng năng suất các nhân tố - TFP thường được coi như đại diện phản ánh trình độ công nghệ. Từ số liệu thống kê có thể ước tính như bảng dưới.

Bảng 6. Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng gDP

Đóng góp

Vốn sản xuất Lao động TFP

Giá trị tuyệt đối 6,52 2,13 1,75Tỷ trọng trong tăng trưởng 62,67 20,46 16,86

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

Với kết quả từ bảng này cho thấy vốn vẫn là nhân tố chiếm tới hơn 6,5% trong tổng tăng trưởng tiếp đó là lao động chiếm 2,13% và TFP chiếm 1,75%. Do đó, vốn vẫn chiếm tới gần hơn 63% tăng trưởng, lao động chiếm hơn 20% và TFP chiếm gần 17%. Nếu kết hợp với tình hình huy động, phân bổ và sử dụng vốn ở phần trên cho thấy tính hiệu quả thấp của nền kinh tế.

2.3.4. Về năng lực cạnh tranh của tỉnh

Năng lực cạnh tranh của tỉnh những năm qua đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một nửa các yếu tố cần phải cải thiện hơn.

Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh xung quanh đã có sự cải thiện rất rõ, từ kém hơn rất nhiều trong những năm 2007 tới 2010, sau đó đã cải thiện đáng kể nhất là so với tỉnh Bình Thuận.

hình 5. So sánh điểm PcI của Ninh Thuận với các tỉnh xung quanh

Nguồn: http://www.pcivietnam.org/so-sanh-chi-so?opt=compare

91

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Xem xét các yếu tố thành phần trong chỉ số PCI của Ninh Thuận trong suốt thời gian này, các chỉ số có sự cải thiện rõ rệt nhất là chỉ số ra nhập thị trường, Chi phí thời gian, Tính năng động, Thiết chế pháp lý. Nhóm các chỉ số được cải thiện nhưng không nhiều bao gồm Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch và Hỗ trợ doanh nghiệp. Các chỉ số không có sự cải thiện là Chi phí không chính thức và Đào tạo lao động. Như vậy, có một nửa các chỉ số có cải thiện ít hay không được cải thiện và tính chung đã kéo theo PCI của tỉnh chỉ nằm trong khúc giữa các tỉnh.

2.3.5. Về nguồn lực tài nguyên thiên nhiên

Là một tỉnh có nguồn tài nguyên đặc thù nhưng không giàu và không thuận lợi cho phát triển kinh tế. Các tài nguyên đã được huy động vào phát triển kinh tế nhưng vẫn ở dạng thô và giá trị gia tăng thấp.

Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu và nguồn tài nguyên các loại của tỉnh không thuộc loại giàu có, thuận lợi như các tỉnh trong khu vực (chẳng hạn Khánh Hòa và Bình Thuận). Với điều kiện địa lý và khí hậu đặc thù, tỉnh có lợi thế trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới và du lịch. Tài nguyên nước mặt của tỉnh rất hạn chế, lượng mưa ít nhưng lượng bốc hơi lớn nên công tác thủy lợi đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế - xã hội khác. Trong sử dụng tổng hợp nước cần đầu tư xây mới các hồ chứa, tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi để tăng hiệu quả tưới, giảm diện tích chiếm đất nông nghiệp. Tỉnh có diện tích rừng bao phủ khoảng 44%, chủ yếu là rừng phòng hộ.

Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, lãnh hải nội thủy rộng khoảng 1.800 km2. Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên 146 loài, nhóm cá đáy có 392 loài, vùng biển có độ sâu từ 200 m trở vào có khoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và cá; tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn, trong đó cá đáy là 70 - 80 ngàn tấn, cá nổi khoảng 30 - 40 ngàn tấn, trữ lượng cho phép khai thác hàng năm từ 50 - 60 ngàn tấn hải sản các loại. Ngoài ra ven bờ có thể nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.

Về đất, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 335 ngàn ha chia thành 9 nhóm đất với 75 loại đất, trong đó nhóm đất xám vùng bán khô hạn có diện tích 231 ngàn ha, chiếm 69% diện tích toàn tỉnh, nhóm này gồm 3 loại: đất xám bạc màu phù sa cổ, đất xám bạc màu trên đá macma và đá cát, đất xám nâu bán khô cạn. Muốn phát triển nông nghiệp cần phải đầu tư nhiều vốn và công nghệ.

Hãy xem tình hình sử dụng tài nguyên đất cho phát triển kinh tế. Việc huy động tài nguyên đất cho phát triển kinh tế khá cao, hơn 79% diện tích đã được sử dụng năm 2013 tuy có giảm hơn so với 2010. Chủ yếu vẫn được sử dụng phân bổ cho phát triển nông lâm

Kỷ yếu hội thảo

92

thủy sản. Diện tích đất cho mục đích phi nông nghiệp chiếm hơn 9% đã giảm so với 2010. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt chủ yếu vẫn là cây lương thực, cây ăn quả. Năng suất một số cây trồng chủ yếu ngang bằng so với cả nước và dường như đã tới giới hạn. Chẳng hạn năng suất lúa của tỉnh đạt 56 tạ/ha (cả nước trung bình 55 tạ/ha).

Bảng 7. Tình hình sử dụng đất

STT Loại đất

Năm 2010 2013 Diện tích thay

đổi (ha)Diện

tích (ha)cơ cấu

(%)

Diện tích (ha)

cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 335.8 100,00 335.8 100,01

1 Đất nông nghiệp 284.929 84,8 265.916 79,18 -19.013

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 79.124 73.227 21,80 -5.897

1.2 Đất lâm nghiệp 198.851 186.416 55,51 -12.4351.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.455 1.805 0,54 -0.65

2 Đất phi nông nghiệp 35.538 10,6 31.03 9,24 -4.5082.1 Đất ở 4.75 4.628 1,38 -0.1223 Đất chưa sử dụng 15.351 4,6 38.885 11,58 23.534

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận,

Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2010 và 2013

Sự phát triển công nghiệp địa phương vẫn dựa vào khai thác tài nguyên. Hiện tại danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu bao gồm các sản phẩm chế biến thô từ tài nguyên nhưng với sản lượng không cao. Đó là đá khai thác các loại, muối hạt các loại, thủy sản đông lạnh, tinh bột sắn, nhân hạt điều, đường các loại.

Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của tỉnh cũng chủ yếu là sản phầm thô từ khai thác tài nguyên. Các sản phẩm đó là hàng thủy sản, nhân hạt điều, hàng mây tre, cói, cát xây dựng, rượu vang nho, bột mỳ, sắn lát, phân hữu cơ, hàng dệt may, dầu điều.

2.3.3. Về cơ sở hạ tầng

Hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội của tỉnh về cơ bản đều đã được thiết lập, nhưng chỉ thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống ở mức cơ bản, quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ và còn lạc hậu về trình độ.

Về hạ tầng giao thông: dù có đủ các loại như đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không nhưng quy mô nhỏ (mật độ đường của tỉnh nhìn chung thấp so với mức bình quân

93

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

cả nước, bình quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân), chất lượng kém và thiếu đồng bộ nên chi phí vận chuyển đi lại khá cao. Trong điều tra của VCCI thì có 20% doanh nghiệp đánh giá chất lượng đường bộ của tỉnh tốt.

Có 67% doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông tốt và số giờ bị cắt dịch vụ trong tháng là 6 giờ. Đối với dịch vụ điện theo các doanh nghiệp số giờ trung bình cắt điện trong tháng 60 lần (mức trung bình ở Việt Nam là 89) và 50% được báo trước.

Tỉnh có 2 khu công nghiệp có quy mô khoảng trên dưới 400 ha mỗi khu. Tuy nhiên mức độ lấp đầy còn rất thấp.

3. Những điểm mạnh và điểm yếu

Từ những phân tích trên có thể rút ra những điểm mạnh và yếu kém trong phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua.

3.1. Những thành công

Nền kinh tế của tỉnh đã được vận hành khá tốt, tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng, thể hiện qua mức sản lượng GDP không ngừng tăng lên. Nền kinh tế đã dựa vào những động lực có tiềm năng lớn trong dài hạn và phát huy được những lợi thế của địa phương. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã được tái cấu trúc, huy động đáng kể nguồn lực để phân bổ và sử dụng vào phát triển các ngành trong nền kinh tế như công nghiệp xây dựng và dịch vụ; Nguồn lực chủ yếu được huy động phân bổ và sử dụng bởi khu vực ngoài nhà nước để tạo ra đa phần sản lượng, điều này phù hợp với xu thế chung trong phát triển. Cụ thể:

(i) đã tạo ra cơ chế huy động vốn phù hợp với đặc điểm của tỉnh hay thích ứng trong ngắn hạn. Đa dạng hóa và huy động thành công lượng vốn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Phân bổ vốn khá tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ;

(ii) đã huy động được mức khá lớn so với tiềm năng lao động vào phát triển kinh tế. Phân bổ lao động đang có sự chuyển dịch dần từ ngành có NSLĐ thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả sử dụng lao động khá và NSLĐ có xu hướng tăng;

(iii) đã khai thác được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm. Đã phân bổ tập trung tài nguyên đất để phát triển các ngành sản xuất có nhiều lợi thế. Tiềm năng để khai thác sử dụng tài nguyên theo chiều sâu còn lớn.

(iv) đã huy động được tiềm lực KHCN vào phát triển kinh tế của địa phương, tạo ra được cơ chế chính sách khuyến khích KHCN có hiệu quả. Vai trò của KHCN đã được nhận thức đầy đủ hơn. KHCN đã đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế nhất là ngành công nghiệp.

(v) đã không ngừng hoàn thiện môi trường cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh

Kỷ yếu hội thảo

94

tranh của tỉnh nhằm khắc phục những hạn chế về nguồn lực cho phát triển và những lợi thế trong kinh doanh.

3.2. Những yếu kém

Nền kinh tế của tỉnh đã bộc lộ những khiếm khuyết trong cơ chế vận hành mà lớn nhất là thiếu linh hoạt và hiệu quả, nhiều động lực không phát huy được, cấu trúc không phù hợp, chứa đựng nhiều bất ổn. Tất cả thể hiện ở: Tăng trưởng kinh tế cao, liên tục nhưng thiếu ổn định; nguồn gốc của tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn và lao động, các nhân tố chiều sâu chưa được khai thác. Quy mô nền kinh tế nhỏ so với các tỉnh trong khu vực và thu nhập đầu người thấp so với mặt bằng chung cả nước; chưa phát huy được tiềm năng của dịch vụ, nông nghiệp và khó có thể dựa vào sức đẩy của thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể:

(i) Nền kinh tế tuy đã huy động được nguồn đầu tư lớn cho sự phát triển nhưng chủ yếu là nguồn đầu tư của nhà nước, chưa huy động được tiềm năng về vốn từ kinh tế ngoài nhà nước và nước ngoài. Phân bổ vốn cho các ngành còn bất hợp lý, chủ yếu cho ngành dịch vụ chứ không phải công nghiệp khiến ICOR cao; Hiệu quả đầu tư không cao và có xu hướng giảm.

(ii) Trong những năm qua, nguồn lực lao động chưa được phân bổ hợp lý, chủ yếu tập trung vào các ngành có năng suất thấp, không phát huy hiệu quả của nguồn lực lao động.

(iii) Năng lực cạnh tranh của tỉnh những năm qua đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một nửa các yếu tố cấu thành cần có sự cải thiện hơn.

(iv) Tài nguyên đã được huy động vào phát triển kinh tế nhưng vẫn chủ yếu khai thác thô, giá trị gia tăng thấp

(v) Hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế của tỉnh về cơ bản đều đã được thiết lập, nhưng chỉ thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống ở mức cơ bản, quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ và còn lạc hậu về trình độ.

4. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận những năm tới

4.1. Định hướng cơ bản

Từng bước hình thành cơ chế tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng, có chiều sâu nhất định của nền kinh tế đang đẩy nhanh CNH trên cơ sở kết hợp giữa nâng cao hiệu quả các nhân tố chiều rộng và từng bước chuyển sang khai thác các nhân tố chiều sâu và tham gia từng bước vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng giữ được tính tự chủ, đa đạng và linh hoạt. Cụ thể:

95

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Thứ nhất, không ngừng cải cách cơ chế chính sách, hoàn thiện và tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng, hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với cả nước và các tỉnh trong khu vực, đồng thời phát huy tối đa nội lực, tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của tỉnh, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thứ hai, cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng vốn vẫn phải định hướng đầu tư theo hướng nâng cao từng bước trình độ công nghệ sản xuất để đẩy nhanh CNH. Có lộ trình giảm dần tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trung ương và giảm dần nguồn vốn của Nhà nước, thay bằng phát huy tiềm năng nguồn vốn trong dân, các doanh nghiệp và tổ chức. Khắc phục tình trạng phân bổ vốn mang nặng tính quan liêu theo hướng xóa bỏ cơ chế “xin - cho” và tình trạng “đặc quyền, đặc lợi” nhằm phát huy tính chủ động của các địa phương trong tỉnh nhằm tạo nguồn lực đầu tư phát triển. Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng quy định hiện hành, tập trung chống chuyển giá và kiểm soát được trình độ công nghệ và mức ô nhiễm của các dự án. Phân bổ nguồn vốn nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế độc lập tương đối với thị trường nước ngoài.

Thứ ba, từng bước phát huy đúng vị trí trung tâm của nguồn lực con người, chú trọng phát triển nguồn lực con người. Tăng thâm dụng lao động trong tăng trưởng kinh tế, gắn chặt quá trình sử dụng với phát triển để nâng cao chất lượng lao động. Điều chỉnh cách thức phân bổ lao động theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng NSLĐ.

Thứ tư, từng bước phát huy vai trò nền tảng cho tăng trưởng của khoa học công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình CNH. Từng bước thay đổi cơ chế vận hành và quản lý hoạt động khoa học công nghệ lấy kết quả cuối cùng để đánh giá. Có những điều chỉnh cần thiết cho đầu tư phát triển vốn con người. Nhanh chóng tháo gỡ các rào cản như thiếu nhân lực có trình độ, thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin và cơ hội tiếp xúc với các nguồn thông tin (thiếu thông tin thị trường, thông tin công nghệ) nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ. Từng bước tăng tỷ trọng của yếu tố công nghệ - TFP trong tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, từng bước quản lý chặt và nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khắc phục và giải quyết triệt để tình trạng lãng phí và hiệu quả kém trong khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên. Thay đổi tư duy ỷ lại vào tiềm năng tài nguyên thiên nhiên để tích lũy phát triển bằng đổi mới cách tiếp cận trong khai thác sử dụng tài nguyên. Hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô dưới bất kỳ cách nào.

Thứ sáu, tiếp tục đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước theo hướng

Kỷ yếu hội thảo

96

hiện đại, đồng bộ, tính phát triển và hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Đổi mới tư duy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu dài hạn phù hợp với cơ chế thị trường và những thay đổi nhanh của nền kinh tế. Cần phát huy được tiềm năng và nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, trên cơ sở những thay đổi trong cơ chế, chính sách để huy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Cần hoàn thiện chiến lược phân bổ hợp lý theo cả thời gian, không gian và đối tượng để giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả. Kiểm soát việc phát triển các khu công nghiệp và kinh tế để khắc phục tình trạng quá nhiều và dư thừa công suất và diện tích gây lãng phí và kém hiệu quả.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Mankiw, N.G, D. Romer và D. Weil. 1992. “A Contribution to the Empirics of economic Growth”. Quarterly Journal of Economics 107, 401 - 437.

2. Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả. 2011. Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhìn lại mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2010.

3. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh. 2006. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hà Nội: Khoa học Kỹ thuật.

4. Bùi Quang Bình. 2012. “Kinh tế Việt Nam 2012 và triển vọng 2013”. Nghiên cứu Kinh tế số 4(407) 4-/2012 trang 3-11, ISSN - 0866 - 7489.

5. UBND tỉnh Ninh Thuận. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

97

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Vị TrÍ, LỢI ThẾ PhÁT TrIỂN KINh TẾ TỈNh NINh ThuẬN

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105 km. Diện tích tự nhiên phần đất liền là 3.358 km2. Về hành chính, tỉnh có 7 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam (thành lập năm 2009), đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó: 47 xã, 3 thị trấn và 15 phường.

Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và đường sắt Thống Nhất chạy qua; cách sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 60 km. Trên địa bàn tỉnh, một số dự án sẽ được triển khai như cảng Dốc Hầm, tổ hợp luyện thép, nhà máy điện hạt nhân, các nhà máy điện gió, khu sản xuất muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ quy mô 2.500 ha. Những dự án này sẽ góp phần quan trọng cho nền kinh tế tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, mạnh hơn trong những năm tới, đẩy mạnh giao thương với quốc tế và các địa phương khác trong cả nước.

Ngoài ra, Ninh Thuận được xác định có vị trí quan trọng về bảo vệ quốc phòng - an ninh của cả nước trong mối quan hệ với vùng Tây Nguyên và các tỉnh khu vực miền Trung với nhiều cơ sở quân sự đóng trên địa bàn tỉnh như sân bay Thành Sơn, Đoàn Đặc công.

2. Lợi thế cho phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Ninh Thuận có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế như:

? PgS.TS. NguYỄN TrọNg hòA

ThS. cAO MINh NghĩA

Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Kỷ yếu hội thảo

98

- Nằm liền kề với sân bay quốc tế Cam Ranh (60 km).

- Các trục giao thông nối liền với Tây Nguyên và cả nước như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27, đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang...

- Cơ hội trở thành một đầu mối giao thương hàng hóa của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Tiềm năng biển, đây là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển mang tính đặc thù của cả khu vực miền Trung.

- Nhiều điều kiện hình thành cảng biển ở phía bắc và nam tỉnh Ninh Thuận với nhiều đồi núi lan ra sát biển và Vườn quốc gia Núi Chúa.

- Quy mô lớn về khoáng sản vật liệu xây dựng và titan. Đây là điều kiện tiền đề để tỉnh Ninh Thuận phát triển mạnh những ngành kinh tế biển như dịch vụ cảng biển; công nghiệp luyện thép; vật liệu xây dựng; khai thác titan; sản xuất muối; phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và du lịch trên cát; khai thác và đánh bắt thủy sản xa bờ; trồng nho...

- Nhiều công trình quy mô lớn tầm cỡ quốc gia sẽ được triển khai trong những năm đến năm 2020 và những năm tiếp theo như dự án luyện thép, cảng Dốc Hầm, điện gió, điện hạt nhân, khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm.

Như vậy, tỉnh Ninh Thuận có đầy đủ điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm tạo sự lan tỏa trong mối liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh trong khu vực miền Trung.

II. QuAN ĐIỂM, MỤc TIÊu, ĐịNh hƯỚNg PhÁT TrIỂN KINh TẾ TỈNh NINh ThuẬN

1. Quan điểm phát triển

- Phát huy tối đa nội lực, tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của tỉnh, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tháo gỡ mọi khó khăn, cản trở, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng, hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với cả nước và các tỉnh trong khu vực.

- Phát triển kinh tế có trọng tâm, trọng điểm và chọn khâu đột phá theo các cụm ngành, khu vực ưu tiên để tạo tăng trưởng đột phá của tỉnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực của tỉnh trên cơ sở lợi thế, tiềm năng về kinh tế biển, tiềm năng về phát triển năng lượng.

99

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp để phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Phát triển nhanh các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và các ngành công nghiệp phụ trợ. Tận dụng tốt, kết nối lợi thế các tỉnh trong vùng về hạ tầng sân bay, cảng biển để tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trong tỉnh; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm và của nền kinh tế.

- Phát triển bền vững cả kinh tế - xã hội, môi trường, phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và cải thiện môi trường sinh thái, nhằm tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân; gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu phát triển của vùng, của cả nước và mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết, gắn với phát triển trước mắt với lâu dài, lấy phát triển năng lượng, du lịch, công nghiệp làm hạt nhân phát triển, công nghiệp - xây dựng làm động lực đóng góp cho tăng trưởng, đẩy nhanh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn; nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế bên ngoài.

- Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho yêu cầu phát triển, coi đó là yếu tố quyết định; gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật với thị trường sức lao động; coi trọng giáo dục phổ cập để nâng cao trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn, miền núi, vùng ven biển; coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và xây dựng môi trường sống tốt, thu hẹp nhanh khoảng cách so với cả nước và các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, GDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 2.800 USD bằng 85% bình quân chung của cả nước; khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là kinh tế biển và phát triển năng lượng sạch để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, cơ cấu

Kỷ yếu hội thảo

100

công nghiệp và dịch vụ chiếm 80% GDP của tỉnh vào năm 2020; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP đạt 16 - 18%/năm giai đoạn 2011 - 2015; 19 - 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 30 - 31%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 32 - 33%/năm giai đoạn 2016 - 2020; khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5 - 6%/năm giai đoạn 2011 - 2015, 6 - 7%/năm giai đoạn 2016 - 2020; khu vực dịch vụ tăng 15 - 16%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 16 - 17%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

- GDP/người của Ninh Thuận vào năm 2015 đạt 1.400 USD, năm 2020 đạt 2.800 USD.

- Cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; dịch vụ vào năm 2015 là 40%; 25%; 35%, năm 2020 là 52%; 20%; 28%.

- Tốc độ tăng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 17 - 18%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 19 - 20%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 đạt 1.700 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2015 khoảng 10% và năm 2020 khoảng 10 - 11%.

- Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 29 - 30%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 24 - 25%/năm giai đoạn 2016 - 2020; về giá trị đến năm 2015 đạt khoảng 180 triệu USD và đến năm 2020 khoảng 470 - 480 triệu USD.

- Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 24 - 25%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 29 - 30%/năm.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 260 ngàn tỷ đồng cả giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 55 - 60 ngàn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 200 ngàn tỷ đồng.

3. Định hướng phát triển những ngành kinh tế chủ yếu

3.1. Ngành thủy sản

- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ gắn với thị trường. Các đối tượng nuôi nước lợ là tôm sú, tôm thẻ thâm canh; đồng thời chú trọng phát triển nuôi tôm hùm lồng, cá mú và các loại nhuyễn thể (sò huyết, ốc hương…).

3.2. Ngành công nghiệp

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn sản xuất thép, năng lượng

101

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

(điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, thủy điện), đóng tàu, cơ khí chế tạo phục vụ cho công nghiệp và nông nghiệp nông thôn, hóa chất sau muối, sản xuất và lắp ráp ô tô, gia công phần mềm và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp ưu tiên có lợi thế hướng vào xuất khẩu đó là chế biến nông thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thịt gia súc.

- Phát triển chế biến thủy hải sản, tập trung phát triển các ngành chế biến phục vụ cho thị trường trong tỉnh, gắn với phát triển các làng nghề, tiến tới xây dựng và mở rộng ra thị trường ngoài tỉnh và phát triển thương hiệu các sản phẩm chế biến thủy sản của tỉnh như bột cá, nước mắm, cá hấp khô.

3.3. Ngành du lịch

- Phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp đầu tiên của Việt Nam hướng đến đối tượng khách du lịch có thu nhập cao, tầng lớp người giàu; hình thành Câu lạc bộ du thuyền, phát triển 100 đến 200 bến du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy.

- Hình thành các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng và thu hút loại hình spa cao cấp có thương hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù của tỉnh Ninh Thuận.

- Phát triển loại hình du lịch kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc thù về nắng và gió để phát triển các môn dịch vụ trên không và dưới nước như kéo dù, bơi lội dưới nước ngắm rạn san hô, đua mô tô trên cát...

- Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường.

- Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các khu di tích Chăm và các làng nghề truyền thống.

III. NhỮNg gIẢI PhÁP ĐỘT PhÁ TrONg PhÁT TrIỂN KINh TẾ - XÃ hỘI TỈNh NINh ThuẬN ĐẾN NĂM 2020, ĐịNh hƯỚNg ĐẾN NĂM 2030

1. huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển từ mọi thành phần kinh tế; tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư; chủ động xúc tiến, kêu gọi tìm kiếm đối tác đầu tư. Đầu tư đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả cao nhất.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết

Kỷ yếu hội thảo

102

định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là các công ty đa quốc gia để tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở rộng thị trường.

- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn, cần có chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng. Khai thác tối đa nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương đầu tư các công trình trọng điểm tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng ở địa bàn khó khăn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các vùng nghèo; thực hiện có hiệu quả chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn.

2. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành khai thác tài nguyên, sơ chế và gia công. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, chế biến thủy hải sản; các ngành dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, logistics.

- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về thông tin thị trường và giới thiệu đối tác nước ngoài trong quá trình liên doanh liên kết; cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình hội nhập. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; khuyến khích doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển thương hiệu.

3. Thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

- Tập trung xúc tiến mời gọi các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín, có kinh nghiệm để đầu tư thành lập cơ sở đào tạo tại tỉnh Ninh Thuận đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm đào tạo nguồn lao động cho vùng Nam Trung Bộ trên một số lĩnh vực tỉnh có lợi thế.

- Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có dự án đầu tư quy mô lớn mở các trường đào tạo hoặc liên kết mở các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách tỉnh để đầu tư các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động

103

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

của địa phương ở trình độ thấp, lao động phổ thông. Có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động được học nghề nhất là dạy nghề cho nông dân, làng nghề, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm.

- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích tài năng trẻ nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

- Có chính sách sử dụng và thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động được đào tạo lại, học nghề mới, tự tìm kiếm việc làm đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên của tỉnh Ninh Thuận đang theo học ở các trường đại học và các trường dạy nghề và hợp đồng cụ thể để sau khi tốt nghiệp về quê hương làm việc.

- Có chính sách khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân đầu tư vào giáo dục, đào tạo theo hướng đào tạo nhiều cấp học, hình thành nhanh chóng các trường học ngoài công lập có chất lượng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

- Có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho các trung tâm, trường dạy nghề mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo. Tích cực liên danh, liên kết với các trường đại học lớn trong vùng để đào tạo nhân lực tại chỗ cho tỉnh.

4. Đẩy mạnh mối liên kết giữa các địa phương trong Vùng

- Đẩy mạnh liên kết, tạo lập không gian kinh tế thống nhất trên toàn vùng Nam Trung Bộ, tăng cường sự phối hợp và hỗ trợ giữa các địa phương trong vùng.

- Đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết giữa các địa phương trong và ngoài vùng Nam Trung Bộ thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo, thu hút và tạo việc làm; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội của vùng phục vụ cho công tác dự báo và phối hợp phát triển bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. hình thành và phát triển cơ chế liên kết vùng

- Tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh Ninh Thuận với các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ

Kỷ yếu hội thảo

104

trong tất cả các lĩnh vực. Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng Nam Trung Bộ; xây dựng chương trình hành động cụ thể và phân công trách nhiệm rõ ràng đi kèm với đánh giá mức độ phối hợp của các cơ quan trong quá trình phối hợp thực hiện quy hoạch.

- Tổ chức định kỳ hàng năm Diễn đàn Doanh nghiệp vùng Nam Trung Bộ nhằm tăng cường giao lưu và đối thoại trực tiếp giữa các nhà đầu tư với chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng.

- Tăng cường liên kết kinh tế giữa tỉnh Ninh Thuận với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hàng năm tiến hành sơ kết kết quả thực hiện Chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa tỉnh Ninh Thuận với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời ký kết tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 2013. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”. Ninh Thuận.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 2013. Báo cáo “Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”. Ninh Thuận.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 2013. Báo cáo “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”. Ninh Thuận.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 2013. Báo cáo “Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Ninh Thuận.

105

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NGUỒN GỐC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NINH THUẬNGIAI ĐOẠN 1993 - 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

TRONG THỜI GIAN TỚI

? PgS.TS. NguYỄN VĂN NgÃI

Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

ThS. TrầN QuANg SÁNg

VNPT Ninh Thuận

Bài tham luận đề xuất một số định hướng chiến lược phát triển kinh tế Ninh Thuận trong thời gian tới dựa vào kết quả ước lượng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận trong gần 20 năm qua với ba góc độ khác nhau: các yếu tố sản xuất (vốn, lao động và tổng năng suất yếu tố (TFP)), ngành

kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) và thành phần kinh tế (nhà nước, ngoài nhà nước và nước ngoài).

1. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1993 - 2012

Ninh Thuận được tái lập vào ngày 01.4.1992 với mục đích tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, hơn 20 năm qua kinh tế tỉnh Ninh Thuận đã có sự thay đổi rõ rệt trên nhiều mặt từ phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm cho lao động, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Theo báo cáo văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ năm 2010 - 2015 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10,4% (kế hoạch 11 - 12%), tốc độ tăng bình quân ngành nông - lâm - thủy sản đạt 10,2% (kế hoạch 8,5%), tốc độ tăng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 17,3% (kế hoạch 24 - 25%), tốc độ tăng ngành dịch vụ đạt 10,8% (kế hoạch 10 - 11%), tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 18.180 tỷ đồng (kế hoạch 11.000 tỷ đồng), GDP bình quân đầu người đạt 11,7 triệu đồng (kế hoạch 9,6 triệu đồng). Bên cạnh những thành quả đạt được so với 62 tỉnh thành còn lại trên cả nước, Ninh Thuận vẫn còn là một trong những tỉnh thuộc diện chậm

Kỷ yếu hội thảo

106

phát triển, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 32% so với cả nước. Một số ngành, lĩnh vực phát triển chưa ổn định, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm chưa có sự đột phá trong công nghiệp để tạo động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân có tăng nhưng không bền vững, Ninh Thuận vẫn là một tỉnh nhỏ lẻ, tổng mức đầu tư toàn xã hội chưa lớn, một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch triển khai chậm và kéo dài. Quy mô các doanh nghiệp trong tỉnh còn nhỏ bé, sản phẩm chưa có thương hiệu mạnh, khả năng cạnh tranh thấp. Do đó, để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tới, cần nhìn lại nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của Ninh Thuận trong 20 năm qua.

1.1. Sự đóng góp của các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế, 1993 - 2012

Căn cứ vào lý thuyết toán tăng trưởng kinh tế của Solow, tăng trưởng kinh tế nhờ vào sự phát triển và đóng góp của nguồn lực kinh tế như là vốn đầu tư, lao động và công nghệ (năng suất tổng hợp, TFP). Vì yếu tố công nghệ không đo lường trực tiếp được nên sử dụng phương pháp phần dư Solow để ước lượng. Dựa theo số liệu thống kê từ các niên giám thống kê của tỉnh. Kết quả ước lượng được thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Đóng góp của vốn, lao động và TFP đến tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận, 1993 - 2012

Đvt: %

các yếu tố sản xuấtgiai đoạn

1993 - 2000

giai đoạn 2001 - 2005

giai đoạn 2006 - 2010

giai đoạn 2011 - 2012

giai đoạn chung

1993 - 2012

Tốc độ tăng GDP 6,49 8,14 10,29 11,99 8,5

1. Do trữ lượng vốn (K) 7,31 7,8 7,71 5,63 7,37

2. Do lao động (L) 0 2,32 1,77 2,21 1,31

3. Do năng suất tổng hợp (TFP) -0,83 -2 0,82 4,15 -0,18

Nguồn: Ước lượng

Theo số liệu Bảng 1, mức độ đóng góp của từng yếu tố sản xuất đối với tốc độ tăng chung của GDP cho thấy:

107

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Giai đoạn 1993 - 2000: yếu tố vốn đóng góp vào tốc độ tăng bình quân GDP hàng năm là cao nhất, yếu tố lao động trong giai đoạn này không có sự đóng góp và yếu tố TFP mức đóng góp âm. Với tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong giai đoạn này 6,49% thì yếu tố trữ lượng vốn đã góp 7,31%, yếu tố TFP đóng góp - 0,83% trong khi đó yếu tố lao động không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 1993 - 2000 tỉnh Ninh Thuận vừa mới tái lập tỉnh do đó việc tăng trưởng GDP chủ yếu là sự quan tâm đầu tư nguồn vốn của Trung ương và chính quyền địa phương; lực lượng lao động chưa đóng vai trò trong tăng trưởng; đối với khoa học công nghệ còn sơ khai chủ yếu lao động phổ thông là chính do đó năng suất lao động không cao. Trong khi tỉnh gặp rất nhiều khó khăn thì tình hình kinh tế thế giới lại bị suy thoái vào năm 1997.

Giai đoạn 2001 - 2005: tăng trưởng kinh tế bình quân là 8,14%, trong đó đóng góp của vốn là 7,8%, đóng góp của lao động chỉ 2,32% và đóng góp của TFP âm (-) 2%. Điều này cho thấy địa phương chỉ tập trung vào đầu tư nguồn vốn để tăng trưởng kinh tế, chưa có chính sách để thu hút nguồn nhân lực là con em trong tỉnh và thu hút nhân lực có trình độ cao từ những tỉnh khác. Hơn nữa chưa quan tâm đầu tư thiết bị máy móc, khoa học công nghệ quá lạc hậu. Mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm được nhân rộng.

Giai đoạn 2006 - 2010: mặc dù chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,99%/năm (trong khi cả nước đạt 7,01%/năm) là mức tăng trưởng khá cao. Trong đó đóng góp của vốn chiếm trên 70% (7,71%) tiếp đến là lao động (1,77%) và cuối cùng là khoa học công nghệ (0,82%). Điều này cho thấy so với giai đoạn 2001 - 2005 đóng góp của lao động và khoa học công nghệ đã có bước chuyển biến nhờ các nhà hoạch định chính sách đã nhận ra rằng chỉ có áp dụng khoa học công nghệ và lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao vào sản suất mới góp phần tăng năng suất lao động đáng kể do vậy đã đầu tư và tu sửa trang thiết bị cải tiến công nghệ, có những chính sách hợp lý để thu hút lực lượng lao động địa phương có tay nghề cao góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn 2011 - 2012: giai đoạn này tuy các nền kinh tế lớn được phục hồi, có tăng trưởng nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, các nền kinh tế mới nổi phát triển chững lại đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình kinh tế trong nước có những bước chuyển biến tích cực ban đầu, đúng hướng nhưng chưa thật ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 5,46% (so giá cố định). Do đó việc đầu tư của tỉnh cũng có phần chững lại dẫn đến đóng góp của vốn trong giai đoạn này chỉ bằng 73% (5,63%) so với giai đoạn 2006 - 2010. Đồng thời lao động thủ công được thay thế bằng công nghệ máy móc, trong giai đoạn này lao động chỉ đóng góp 2,21% trong khi đó khoa học công nghệ đóng góp tới 4,15% cao nhất trong tất cả các giai đoạn.

Kỷ yếu hội thảo

108

Biểu đồ 1: Đóng góp của vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng gDP tỉnh Ninh Thuận

1.2. Đóng góp của các ngành đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1993 - 2012

Áp dụng phương pháp phân tách (decomposition methodology), tăng trưởng kinh tế chung là bình quân gia quyền của tăng trưởng các ngành kinh tế với quyền số là tỷ trọng từng ngành trong GDP. Kết quả ước lượng được thể hiện trong Bảng 2.

Xét theo mức độ đóng góp của từng ngành đối với tốc độ tăng chung của GDP cho thấy: ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp vào tốc độ tăng bình quân năm của GDP giai đoạn 1993 - 2000 ở vị trí thứ ba nhưng giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 đứng vị trí thứ nhất, giai đoạn 2011 - 2012 đứng thứ hai; ngành dịch vụ đứng vị trí thứ nhất giai đoạn 1993 - 2000 và 2011 - 2012, đứng vị trí thứ hai ở các giai đoạn 2001 - 2005; còn khu vực nông lâm và thủy sản thì đóng góp luôn ở vị trí không cao, xem Bảng 2.

Bảng 2. Đóng góp của các ngành kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận 1993 - 2012

Đvt: %

các ngành kinh tếgiai đoạn

1993 - 2000

giai đoạn 2001 - 2005

giai đoạn

2006 - 2010

giai đoạn 2011 - 2012

giai đoạn chung

1993 - 2012

Tốc độ tăng GDP 6,49 8,14 10,29 11,99 8,5

1. Do nông lâm thủy sản

đóng góp3,16 1,62 2,96 5,8 2,98

2. Do công nghiệp xây dựng đóng góp 0,82 3,06 3,35 2,28 2,3

3. Do dịch vụ đóng góp 2,51 3,46 3,98 3,91 3,22

Nguồn: Ước lượng

109

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Giai đoạn 1993 - 2000 những năm đầu tái lập tỉnh do đó ngành nông, lâm, thủy sản vẫn là chủ lực của tỉnh chiếm gần 50% đóng góp vào tăng trưởng (3,16%), ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chỉ mới sơ khai. Dần về sau những năm 1999 - 2000 sự dịch chuyển cơ cấu đã tăng dần, cho nên dịch vụ đã đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn này (2,51%), ngành công nghiệp xây dựng vẫn góp phần vào tăng trưởng quá bé chỉ 0,82%.

Giai đoạn 2001 - 2005, hạn hán và dịch cúm gia cầm xảy ra liên tiếp làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp; việc tiêu thụ nông sản phẩm còn nhiều lúng túng; về thủy sản việc nuôi trồng phát triển còn yếu, hiệu quả đầu tư một số dự án nuôi trồng thấp, công tác quy hoạch và quản lý không theo kịp thực tiễn, tỷ trọng nuôi trồng giảm từ 40,6% xuống còn 32,7%. Với những hạn chế trên, giai đoạn này ngành nông, lâm, thủy sản đóng góp thấp nhất (1,62%) trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ngành dịch vụ được phát huy lợi thế tiềm năng đúng hướng, bước đầu thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển các khu du lịch; Bình Sơn - Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Cà Ná gắn với điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, du lịch văn hóa Chăm... Do vậy mà trong giai đoạn này ngành du lịch đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế (3,46%) chiếm 42,5% tỷ trọng tăng trưởng.

Ngành công nghiệp xây dựng có nhịp độ tăng trưởng khá đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 3,06% tăng 3,7 lần so với giai đoạn 1993 - 2000. Có được kết quả trên là nhờ hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp được chú ý xây dựng, vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp đạt 1,285 tỷ đồng. Năng lực sản xuất mới tăng thêm 438 tỷ đồng, giá trị sản xuất tăng thêm 18%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 70,8% năm 2000 lên 78,3% năm 2005. Các ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất muối được tập trung đầu tư tăng năng lực sản xuất.

Giai đoạn 2006 - 2010 trong những năm qua thời tiết tương đối thuận lợi cùng với việc phát huy hệ thống tưới tiêu công trình thủy lợi nên sản xuất cây lương thực có hạt tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Giá trị sản xuất trên đất canh tác chủ động tưới bình quân đạt 55 triệu đồng/ha; các mô hình sản xuất lúa giống, bắp lai chất lượng cao góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Công tác trồng và bảo vệ rừng được chú trọng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,3%; một số giống cây như trôm, neem, cóc hành có hiệu quả kinh tế.

Lợi thế sản xuất giống thủy sản tiếp tục được phát huy; năng lực sản xuất đạt 8,5 tỷ con giống, tăng bình quân 10,4%/năm; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được nhân rộng, sản lượng đạt 7.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 triệu USD.

Với những kết quả trên mà trong giai đoạn 2006 - 2010 ngành dịch vụ góp phần vào tăng

Kỷ yếu hội thảo

110

trưởng kinh tế cao nhất 3,98% tăng 1,15 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.

Ngành công nghiệp xây dựng: các cơ sở sản xuất đã được quan tâm đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng. Một số dự án mới hoàn thành như thủy điện sông Ông công suất 8,1 MW; xi măng quy mô 750 ngàn tấn/năm... Các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích, tạo điều kiện để duy trì sản xuất và phát triển ổn định. Do đó mà trong giai đoạn này ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp vào tăng trưởng 3,35% tăng gấp 1,09 lần giai đoạn 2001 - 2005.

Ngành nông lâm thủy sản đóng góp rất thấp 2,96% đã đưa ngành dịch vụ lên vị trí thứ nhất và ngành công nghiệp xây dựng ở vị trí thứ hai, có được kết quả này nhờ tập trung triển khai thu hút đầu tư các khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước đầu tư trên 49 tỷ đồng từ nguồn vốn hạ tầng du lịch quốc gia để triển khai 7 công trình giao thông liên kết giữa các khu du lịch với tuyến đường ven biển và mở rộng mạng lưới cấp điện, nước đến các khu du lịch. Hạ tầng các điểm tham quan du lịch được quan tâm đầu tư, nhất là tại các làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm, các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên. Chỉ riêng trong năm 2010 thu hút trên 650.000 lượt khách, tăng 2,5 lần so với năm 2005, trong đó khách quốc tế tăng trên 39,6%/năm.

Giai đoạn 2011 - 2012: xét theo thứ tự đóng góp tăng trưởng kinh tế thì ngành nông lâm thủy sản ở vị trí thứ nhất (5,8%) kế đến là ngành dịch vụ (3,91%) và cuối cùng là ngành công nghiệp xây dựng (2,28%); trong giai đoạn này tập trung phát triển các ngành dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao, có tiềm năng và điều kiện phát triển, thu hút khách du lịch tăng 2,5 lần so với năm 2010; đưa vào khai thác các dự án du lịch trọng điểm như Ninh Chữ, Vĩnh Hy... Do vậy đã tạo cho ngành dịch vụ chiếm 32,6% tăng trưởng kinh tế của giai đoạn. Trong khi đó ngành nông, lâm, thủy sản và ngành công nghiệp xây dựng đã có hướng chuyển dịch cơ cấu theo định hướng của Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XII của tỉnh tương ứng 25% và 40% đến cuối nhiệm kỳ.

Biểu đồ 2. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng gDP tỉnh Ninh Thuận

111

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1.3. Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận

Tương tự như phần trên, áp dụng phương pháp phân tách với số liệu của Cục Thống kê, kết quả ước lượng được thể hiện trong Bảng 3.

Bảng 3. Đóng góp của các thành phần kinh tế đối với tăng trưởng kinh tếNinh Thuận,1993 - 2012

Đvt: %

các thành phần kinh tếgiai đoạn

1996 - 2000

giai đoạn 2001 - 2005

giai đoạn

2006 - 2010

giai đoạn 2011 - 2012

giai đoạn chung

1996 - 2012

Tốc độ tăng GDP 5,24 8,14 10,29 11,99 8,57

1. Do kinh tế nhà nước

đóng góp1,61 3,32 0,43 2,54 1,63

2. Do kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 3,6 4,72 9,7 8,88 6,74

3. Do kinh tế vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 0,03 0,1 0,16 0,57 0,2

Nguồn: Ước lượng

Từ số liệu bảng 3, cho thấy thành phần kinh tế ngoài nhà nước đóng góp rất lớn, hoàn toàn áp đảo thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1996 - 2000 (3,6%), giai đoạn 2001 - 2005 (4,72%), giai đoạn 2006 -2010 (9,7%) và giai đoạn 2011 - 2012 (8,88%). Trong ba giai đoạn này đều chiếm trên 50% trong tổng góp phần tăng trưởng của từng giai đoạn.

Trong khi đó về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn có đóng góp cao nhất là 0,57% (2011 - 2012) nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 5% đóng góp tăng trưởng kinh tế của giai đoạn. Thậm chí giai đoạn 1996 - 2000 đóng góp của thành phần này gần như bằng không 0,03%.

Nguyên nhân của việc quá chênh lệch trong đóng góp tăng trưởng của hai thành phần kinh tế trên có một phần do tỉnh mới được tái lập nên công tác xúc tiến đầu tư và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài chưa được khởi động, phần khác tỉnh Ninh Thuận là tỉnh nhỏ lẻ tài nguyên thiên nhiên không ưu đãi cho người dân cho nên các nhà đầu tư hầu như cũng không quan tâm vào thị trường này.

Kỷ yếu hội thảo

112

Biểu đồ 3. Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tăng trưởng gDP tỉnh Ninh Thuận

2. Định hướng chiến lược phát triển Ninh Thuận thời gian tới

2.1. chiến lược theo các yếu tố nguồn lực

Như kết quả ước lượng ở phần trên, hơn 20 năm qua, Ninh Thuận tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, sự đóng góp của lao động rất thấp, công nghệ gần như không. Với một tỉnh có nhiều khó khăn, tăng trưởng dựa vào vốn, chủ yếu là ngồn vốn từ bên ngoài thì khó mà bền vững. Do đó, trước mắt cần nghiên cứu pháp triển những ngành thâm dụng lao động, tạo công ăn việc làm tại địa phương sẽ góp phần tăng trưởng ổn định và giữ chân được người lao động di cư ra các trung tâm hoặc thành phố lớn. Khi nguồn lực lao động được huy động sử dụng tối đa, chiến lược thâm dụng vốn sẽ được ưu tiên và sau cùng tập trung vào phát triển công nghệ, tăng năng suất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

2.2. chiến lược theo ngành

Kết quả ước lượng ở phần trên cho thấy, tăng tưởng của ba ngành kinh tế (công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - thủy sản và dịch vụ) có sự đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh gần như nhau. Theo quy luật chung của sự phát triển, cũng như cả nước trong thời gian qua, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá nhanh so với ngành nông nghiệp và như vậy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần. Như vậy so với cả nước, tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ là khá chậm. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế của tỉnh, không thể theo mô hình phát triển chung của quốc gia, tỉnh cần nghiên cứu cụ thể lợi thế của mình để lựa chọn ngành phát triển phù hợp.

Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp mặc dù có những đóng góp tương đối lớn cho tăng trưởng GDP của tỉnh các năm qua nhưng vẫn còn kém phát triển cả về năng

113

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

suất và hiệu quả. Những lợi thế đặc thù chưa được khai thác hiệu quả, trong khi đó cơ cấu tham gia chính là kinh tế hộ gia đình, chưa có những doanh nghiệp có quy mô lớn đầu tư vào lĩnh vực này đã hạn chế việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập. Tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh là rất cần thiết.

Về công nghiệp, sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tại Ninh Thuận đã rất manh mún và giới hạn về quy mô do những hạn chế về môi trường kinh doanh các năm qua và làm giảm các điều kiện yếu tố cạnh tranh về tạo ra năng lực sản xuất mới để tạo tăng trưởng. Khắc phục những hạn chế này, có thể thu hút đáng kể đầu tư sớm cho ngành chế biến và sản xuất, giúp thúc đẩy sử dụng nguyên liệu địa phương. Về lâu dài, sự xuất hiện nguồn năng lượng hạt nhân sạch và ổn định dự kiến sẽ tạo ra ưu thế khác biệt cho các nhà sản xuất, thúc đẩy đầu tư vào ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng cũng như chuỗi sản xuất và cung ứng phục vụ cho cụm năng lượng sạch của Ninh Thuận.

Dịch vụ du lịch, hoạt động hiện nay trong ngành du lịch Ninh Thuận phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế có mức chi tiêu thấp mà lực lượng này ít dùng địa bàn tỉnh như một con đường tiếp cận trên tuyến đi đến các điểm du lịch khác. Những tiềm năng về du lịch biển, du lịch sinh thái và văn hóa hiện nay cũng như những nâng cấp cơ sở hạ tầng quan trọng cho thấy có tiềm năng tạo ra động lực thúc đẩy nhu cầu và cải thiện giá trị và doanh thu du lịch. Điều này sẽ tăng thêm việc làm và thu nhập đáng kể trên địa bàn tỉnh và tạo cơ hội cho đầu tư của nhà đầu tư trong nước và quốc tế, theo dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cụm du lịch tương lai của tỉnh. Thương mại, thị trường tiêu thụ đã mở rộng trong những năm gần đây đã giúp phát triển một mạng lưới bán lẻ phù hợp với nhu cầu hiện tại. Cùng với phát triển kinh tế và đặc biệt là sự nổi lên của một cụm du lịch năng động, nhu cầu cho các dịch vụ này dự kiến sẽ tăng trưởng và phát triển. Cụ thể, có thể có sự hợp nhất của hoạt động kinh doanh, dẫn đến quy mô kinh tế hiệu quả hơn trong bán buôn, bán lẻ và giới thiệu những công nghệ sẽ tạo thuận lợi cho thương mại địa phương. Tuy nhiên, để thương mại phát triển, điều kiện cần là sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao.

2.3. chiến lược phát triển theo thành phần kinh tế

Kết quả ước lượng ở phần trên cho thấy, tăng trưởng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chính trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong 20 năm qua. Vai trò của thành phần kinh tế ngoài nhà nước quan trọng như vậy là phù hợp với quá trình phát triển của một nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, huy động phát triển từ thành phần kinh tế nước ngoài là rất cần thiết, hoặc các thành phần kinh tế bên ngoài tỉnh sẽ đóng góp đáng kể cho sự phát triển. Do đó, chiến lược huy động, thu hút

Kỷ yếu hội thảo

114

đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển ở tỉnh là một chiến lược ưu tiên.

3. Kết luận

Qua ước lượng và phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 20 năm qua, cho thấy, vốn đầu tư trong các nguồn lực kinh tế đóng vai trò chủ lực trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh; các ngành kinh tế có đóng góp tương đối như nhau, không có sự khác biệt đáng kể; và thành phần kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chính, trong khi thành phần nước ngoài khá khiêm tốn. Dựa vào kết quả ước lượng và kinh nghiệm cá nhân, bài viết thảo luận một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới mang tính chất gợi ý, tuy nhiên mỗi vấn đề cần phải đầu tư nghiên cứu thêm để có tính khả thi và hiệu quả cao.

115

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NINH THUẬN THU HÚT ĐẦU TƯHƯỚNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH

Tình hình thu hút đầu tư của Ninh Thuận trong vài năm gần đây đạt được nhiều tín hiệu khả quan, đánh dấu một bước ngoặt phát triển trong thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây là điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận hiện thực hóa định hướng của mình về một hướng thu hút

đầu tư mới bền vững hơn, đó là sản xuất “sạch”, hướng đến tăng trưởng xanh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo như Quyết định 1222/QĐ-TTg ngày 22.7.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 “Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội”.

Tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng đưa đến phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo tính bền vững môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, phát triển sạch, chăm sóc và bảo trì di sản thiên nhiên. Với những nỗ lực cùng toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, hiện nay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang điều chỉnh chiến lược phát triển của mình theo hướng tăng trưởng xanh. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trong thời gian tới, việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên hướng đến tăng trưởng xanh là điều Ninh Thuận cần chú trọng.

? TS. hồ KỲ MINh

Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung

Kỷ yếu hội thảo

116

Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận

Thời gian qua, Ninh Thuận đã thu hút được lượng vốn đầu tư ngày càng lớn, tốc độ tăng bình quân 18,58%/năm giai đoạn 2006 - 2013. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 6.101 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần năm 2006. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nguồn vốn thu hút từ khu vực dân doanh tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (từ 38,59% năm 2006 tăng lên 54,53% năm 2013), trong khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước đã tăng chậm lại và chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng vốn đầu tư (từ 61,19% năm 2006 giảm còn 41,86% năm 2013).

Tình hình thu hút vốn đầu tư của Ninh Thuận từ năm 2006 - 2013

ĐVT: tỷ đồng

chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn 1.850 2.450 3.350 4.150 5.017 5.320 5.360 6.101Vốn khu vực kinh tế Nhà nước 1.132 1.211 1.194 1.718 2.231 2.224 2.356 2.554

Vốn ngoài Nhà nước 714 1.177 1.716 1.900 2.386 2.826 2.692 3.327

Vốn FDI 4 62 440 532 400 270 312 220

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận

Bảng số liệu trên cũng cho thấy tình hình thu hút đầu tư trong những năm trở lại đây của Ninh Thuận thu được những kết quả khả quan. Việc phát triển hai dự án Nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh cùng với định hướng thu hút đầu tư vào những ngành sản xuất sạch, thân thiện với môi trường là cơ hội thuận lợi để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, làm cho nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế biết đến Ninh Thuận và quan tâm đầu tư vào tỉnh nhiều hơn, tạo một làn sóng đầu tư mới thu hút nguồn lực đầu tư FDI, các doanh nghiệp trong nước, các nguồn tài trợ cho đầu tư hạ tầng của tỉnh...

Đối với thu hút đầu tư trong nước, trên địa bàn tỉnh hiện có 220 dự án của các nhà đầu tư trong nước được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 80.710,3 tỷ đồng, trong đó đã có 112 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 35 dự án đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường và các thủ tục liên quan khác để thi công, 73 dự án chưa triển khai thi công. Tổng vốn thực hiện trong năm 2014 là 1.768 tỷ đồng. Riêng trong năm 2014 có: 32 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.591,7 tỷ đồng; 17 dự án được cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn tăng thêm 570,5 tỷ đồng; tuy nhiên có 01 dự án phải chấm dứt

117

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và hủy bỏ chủ trương chấp nhận đầu tư của 09 dự án.

Đối với thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 15.12.2014, trên địa bàn tỉnh có 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 738,256 triệu USD. Trong đó, có 10 dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp (chế biến và năng lượng điện gió); 10 dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản; 4 dự án đầu tư lĩnh vực dịch vụ thương mại, 01 dự án đầu tư lĩnh vực xây dựng. Có 12/25 dự án là của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông); số còn lại là của các nhà đầu tư đến từ các nước: Nga, Đức, Canada, Pháp, Úc, Bỉ, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Maylaysia. Đến nay có 15 dự án đã đi vào hoạt động; 03 dự án đang trong giai đoạn triển khai thi công; 07 dự án đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường và các thủ tục liên quan khác để thi công và 01 dự án tạm ngưng không triển khai thực hiện, dự kiến thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2014. Tổng vốn thực hiện trong năm 2014 là 8,2 triệu USD. Riêng trong năm 2014 có: 02 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 12 triệu USD, 09 dự án được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 74,9 triệu USD; đồng thời cũng có 02 dự án phải thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

Đáng chú ý là có nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng (điện gió, điện mặt trời), công nghiệp và du lịch mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong những năm gần đây trên cơ sở kết quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, đang được các nhà đầu tư triển khai thực hiện. Riêng lĩnh vực điện gió đến nay đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 07 dự án, công suất 566 MW, với tổng vốn đăng ký 21.124 tỷ đồng và chấp thuận địa điểm cho 10 dự án, với tổng vốn đăng ký 28.991 tỷ đồng.

Một số vấn đề đặt ra

Việc thu hút được nhiều dự án đầu tư trong thời gian gần đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của tỉnh Ninh Thuận, tuy nhiên cũng cần có sự đánh giá tác động, mức độ đóng góp của các dự án đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Liệu các dự án khi đi vào hoạt động có đóng góp nhiều cho ngân sách địa phương, có tạo ra việc làm như mong đợi, vấn đề bảo vệ môi trường có được đảm bảo, và nhất là có đạt được mục tiêu định hướng thu hút đầu tư đã đề ra? Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhiều nhưng số dự án phải thu hồi, tạm dừng hoặc không triển khai cũng nhiều không kém là vấn đề đặt ra cần xem xét.

Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2010 - 2013 đạt 12,04%

Kỷ yếu hội thảo

118

nhưng với GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt mức 23,6 triệu đồng/người, Ninh Thuận vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước và khoảng cách thu nhập khá xa so với các tỉnh trong khu vực miền Trung và khu vực phía Nam. Tổng thu ngân sách trong giai đoạn 2009 - 2013 của tỉnh chỉ đạt bình quân 6.361,3 tỷ đồng/năm, riêng năm 2013 đạt 6.513,7 tỷ đồng. Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 13.700 tỷ đồng, tuy có tăng 1,6 lần so với năm 2009, nhưng vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư chỉ chiếm 40,37%. Điều này cho thấy, Ninh Thuận là tỉnh còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với cả nước và các tỉnh lân cận.

Môi trường đầu tư kinh doanh chưa được thông thoáng cũng là một trong các yếu tố góp phần cản trở việc thu hút vốn đầu tư vào tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Ninh Thuận thời gian qua có được cải thiện nhưng không bền vững, với lần xếp hạng gần đây nhất vào tháng 3.2014, điểm số PCI năm 2013 của Ninh Thuận chỉ đạt 54,22 điểm và xếp thứ 52/63 tỉnh/thành phố của cả nước, tức giảm 5,54 điểm và tụt 34 bậc so với năm 2012. Đặc biệt, có tới 5 chỉ số giảm sút cả điểm số và thứ hạng gồm: chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền tỉnh, đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đối với chỉ số mới là “cạnh tranh bình đẳng” có điểm số dưới trung bình. Điều này cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp đối với điều hành của chính quyền địa phương các cấp chưa thật sự tốt. Đây là điều đáng quan tâm, cần phân tích kỹ nguyên nhân để có giải pháp khôi phục, cải thiện mạnh mẽ và bền vững chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian đến.

Ninh Thuận cũng chưa khai thác tốt các điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển và năng lượng sạch. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế nhưng quy mô còn nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới. Việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức. Xu hướng phát triển đang đặt ra vấn đề thu hút đầu tư có chọn lọc và lựa chọn về ngành nghề, sản phẩm… trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về công nghệ và môi trường.

Mặc dù hệ thống hạ tầng đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu phát triển. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ, mật độ giao thông đường bộ trong tỉnh còn thấp, mới chỉ bằng 35% so với mức trung bình của cả nước. Từ đó làm cản trợ sự kết nối giữa Ninh Thuận với các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm.

Ngoài ra, nhu cầu thị trường tiêu thụ địa phương kém phát triển do quy mô nhỏ và thu nhập dân cư còn thấp; có rất ít các ngành hỗ trợ và liên quan trợ giúp cho việc phát triển

119

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

các cụm ngành; năng suất lao động tại địa phương thấp, thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển... cũng hạn chế sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Khắc phục khó khăn, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực nắm bắt cơ hội

Nằm liền kề với Cam Ranh, nơi có sân bay quốc tế cách 60 km, Ninh Thuận còn có các trục giao thông nối liền với Tây Nguyên và cả nước (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27, đường sắt Bắc Nam,…) là điều kiện để Ninh Thuận tham gia mạnh vào hội nhập kinh tế quốc tế, đưa Ninh Thuận trở thành một đầu mối kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ninh Thuận có diện tích tự nhiên không lớn (chỉ chiếm 1,01% diện tích cả nước, tương đương khoảng 3,5% diện tích vùng duyên hải miền Trung) nhưng lại có các vùng sinh thái khí hậu đa dạng gồm: vùng biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi gắn với các tiềm năng, lợi thế trên nhiều lĩnh vực như: năng lượng, du lịch, công nghiệp chế biến, thủy sản, nông nghiệp… Đặc biệt, Ninh Thuận có tiềm năng và lợi thế to lớn về biển. Chính vì vậy, kinh tế biển cần được xác định là kinh tế mũi nhọn, là điều kiện để phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế biển mang tính đặc thù của Ninh Thuận và khu vực miền Trung, bao gồm thủy sản, du lịch biển, sản xuất muối và công nghiệp hóa chất sau muối.

Ninh Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất cả nước, lượng mưa trong năm rất ít. Đây là một đặc điểm mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận, vừa mang tính chất là khó khăn lại có ý nghĩa như một lợi thế nếu biết tận dụng và khai thác hợp lý. Chẳng hạn như thu hút đầu tư phát triển du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu đặc thù này. Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km với cường độ gió phù hợp để phát triển các môn thể thao về đua thuyền trên biển, trò chơi trên cát. Kết hợp với các sản phẩm đặc thù như nho, rượu nho, tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm sẽ là những điểm nhấn phát triển du lịch. Ngoài ra, trên địa bàn Ninh Thuận, hiện có nhiều công trình văn hóa, các di tích lịch sử được bảo tồn, nhiều lễ hội văn hóa đặc thù của dân tộc Chăm được gìn giữ. Đó là những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng, những vốn quý, góp phần quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vì vậy, du lịch biển và du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa và lịch sử là những lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế mà Ninh Thuận cần tập trung kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Là một tỉnh nghèo, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp là một bất lợi nhưng cũng là cơ hội để Ninh Thuận tận dụng lợi thế của xu hướng quốc tế, quốc gia và khu vực về các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Ninh Thuận cần xem bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu, thực hiện tốt các vấn đề về môi trường ngay từ bây giờ để tránh đi vào những vết xe đổ, hay vướng vào những tình huống rất khó giải quyết về sau này. Không để cho các lợi

Kỷ yếu hội thảo

120

ích ngắn hạn trước mắt làm lu mờ lợi ích dài hạn, chi phí phải bỏ ra để giải quyết ô nhiễm môi trường sau này có thể lớn hơn rất nhiều so với lợi ích có được bây giờ.

giải pháp tăng cường thu hút đầu tư hướng đến tăng trưởng xanh

Để phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội trong những năm tới, Ninh Thuận phải phát triển khu vực doanh nghiệp, phải thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Điều quan trọng là phải thu hút đầu tư hướng đến tăng trưởng xanh, sản xuất sạch, thu hút đầu tư vào những ngành kinh tế thân thiện với môi trường như định hướng đã nêu, đặc biệt đối với 06 ngành trụ cột chính mà tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư (gồm 04 ngành kinh tế nền tảng cho sự phát triển là: năng lượng, nông nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp, du lịch và 02 ngành hỗ trợ là: xây dựng và bất động sản, giáo dục và đào tạo, dạy nghề). Muốn vậy, Ninh Thuận cần thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ, tổng thể chứ không chỉ là những chương trình, kế hoạch đề ra theo từng lĩnh vực riêng lẻ.

Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, nhất là từ doanh nghiệp dân doanh và các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, có các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường.

Hai là, phát triển thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm đặc thù của địa phương. Phát triển thị trường không chỉ tập trung vào thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các hiệp hội theo ngành nghề, để các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất có điều kiện thống nhất tiếng nói, liên kết sức mạnh trong nỗ lực bảo vệ và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu cũng là thước đo của năng lực cạnh tranh, là yếu tố quan trọng khi xem xét đầu tư.

Ba là, xây dựng cơ chế phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ phát triển các cơ sở công nghiệp lớn trong các khu công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, hiện đang có nhiều dự án công nghiệp lớn đã đầu tư và đang nghiên cứu xúc tiến chuẩn bị đầu tư như: Nhà máy điện hạt nhân I (công suất 2.000 MW); Nhà máy nghiền và sản xuất xi măng (0,75 triệu tấn/năm); Nhà máy bia Sài Gòn - Ninh Thuận (công suất 50 triệu lít/năm); Các dự án ngành dệt may - da giày, chế biến titan, Dự án nhà máy điện (thủy điện, điện gió)… Do đó, để ngành công nghiệp tỉnh tăng trưởng một cách bền vững, bên cạnh việc tập trung phát triển các dự án đầu tư lớn cũng cần phải khuyến khích đầu tư các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các nhà máy, cơ sở công nghiệp lớn nói trên. Với việc thiếu hụt các cơ sở công nghiệp hỗ trợ sẽ dẫn đến sự thiếu cân bằng, không chỉ

121

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

thể hiện ở việc mất cân đối giữa sản xuất chính và sản xuất phụ mà còn được đo bằng tỷ trọng giữa giá trị tăng thêm, hàm lượng nội địa hóa sản phẩm so với giá trị sản xuất của sản phẩm.

Bốn là, cần có định hướng cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện thu hút đầu tư đối với 06 ngành trụ cột chính mà tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư. Yêu cầu các đối tác phải có năng lực tài chính, công nghệ, phải “sạch” và thân thiện môi trường. Lập danh mục các ngành nghề không được đầu tư sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp, các ngành nghề không được đầu tư sản xuất trong khu dân cư và công khai danh mục này cho các nhà đầu tư biết.

Năm là, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường cho các nhà đầu tư. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường cung cấp công nghệ, chọn lựa công nghệ phù hợp, hỗ trợ đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư; làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn cả nước để triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đầu tư và hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình xử lý môi trường. Không cấp phép đầu tư đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động trong việc phòng ngừa và bảo vệ môi trường.

Sáu là, gia tăng kết nối và liên kết hợp tác phát triển vùng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tiếp cận các yếu tố đầu vào tạo động lực thu hút đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh. Với một tỉnh còn nhiều khó khăn, ít có cơ hội để tiếp cận các cơ hội phát triển thì cần phải tăng cường tính kết nối với các thành phố lớn, các thị trường lớn đông dân cư để tiếp cận công nghệ hiện đại, giảm thiểu chi phí môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh với chi phí hợp lý, và mở rộng thị trường tiêu thụ… Vì vậy, vấn đề quan trọng đối với Ninh Thuận hiện nay là gia tăng sự kết nối với các tỉnh lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh, tận dụng điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vùng đã được đầu tư như là cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế Cam Ranh, kết nối với hệ thống giao thông đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Thay lời kết

Tóm lại, Ninh Thuận có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên đến nay vẫn chưa phát triển được tương xứng là vì Ninh Thuận chưa thật sự phát triển được khu vực doanh nghiệp. Muốn phát triển thì phải có nhà đầu tư tới hoặc doanh nghiệp tại địa

Kỷ yếu hội thảo

122

phương phát triển lên. Nếu Ninh Thuận muốn bắt nhịp được với các địa phương lân cận và đuổi kịp các tỉnh phát triển hơn thì cần phải có bước đột phá. Bước đột phá này theo tôi bao gồm phát triển doanh nghiệp dân doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng lao động và ưu tiên vấn đề bảo vệ môi trường. Trong đó, bảo vệ môi trường phải là một trong những ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi Ninh Thuận xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư kinh doanh, nhưng nếu có được định hướng, chiến lược phát triển tốt, tầm nhìn dài hạn trong thu hút đầu tư hướng tới tăng trưởng xanh để tạo bước đột phá, Ninh Thuận sẽ phát triển nhanh và bền vững. Thậm chí, chính vì đi sau nên Ninh Thuận lại càng phải thực hiện tốt các vấn đề về môi trường ngay từ bây giờ để tránh đi theo lối mòn của cuộc chạy đua phát triển kinh tế chủ yếu dựa nhiều vào khai thác tài nguyên với cường độ cao, hiệu quả thấp dẫn đến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng, trong khi các ngành kinh tế thân thiện với môi trường chưa được phát triển. Đừng lấy lợi ích ngắn hạn trước mắt thay cho lợi ích dài hạn, chi phí phải bỏ ra để giải quyết ô nhiễm môi trường sau này có thể lớn hơn rất nhiều so với lợi ích có được bây giờ. Ninh Thuận hoàn toàn có khả năng trở thành “điểm nhấn” và tạo sự lan tỏa phát triển trong tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên khi thực hiện tốt định hướng thu hút đầu tư hướng đến tăng trưởng xanh.

123

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN

Cho đến nay, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương duy nhất được làm theo cách tiếp cận cụm ngành (industrial cluster). Cụm ngành là một nhóm các doanh nghiệp và định chế hỗ trợ cùng tập trung gần nhau

tại một vùng địa lý, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ. Cấu thành của một cụm ngành bao gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng; các ngành khâu trước - khâu sau, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng và các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.

Việc thu hút đầu tư phải vào đúng cụm ngành có lợi thế cạnh tranh ở địa phương còn nếu nằm ngoài thì cơ hội thành công sẽ giảm xuống đáng kể. Đó là bởi vì đầu tư trong cụm ngành sẽ tạo ngay được động lực thúc đẩy năng suất và hiệu quả, thúc đẩy đổi mới và gia tăng thương mại hóa, từ đó làm cho việc đầu tư nằm ngoài cụm ngành sẽ không thể có tính cạnh tranh.1

Trong phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, sáu cụm ngành được xác định, bao gồm: năng lượng sạch, du lịch, nông - lâm - thủy sản, công nghiệp chế biến, xây dựng - bất động sản, và giáo dục - đào tạo.2 Như vậy, xét riêng về khu vực công nghiệp, hai cụm ngành được xác định ưu tiên là năng lượng sạch và công nghiệp chế biến. Bài viết này tập trung phân tích chiến lược thu hút đầu tư vào hai cụm ngành công nghiệp này.

1. cụm ngành năng lượng sạch

Trong cụm ngành năng lượng sạch, trọng tâm phát triển là điện hạt nhân với nguồn

? NguYỄN XuÂN ThÀNh

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

1 Michaeal Porter, “On Competition”, 1998.2 Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, 2011.

Kỷ yếu hội thảo

124

vốn đầu tư là từ khu vực nhà nước. Vì vậy, xét về chiến lược thu hút đầu tư thì ưu tiên hiện nay của tỉnh là điện mặt trời vì tỉnh là nơi có tổng số giờ nắng trung bình (2837,8 giờ/năm) cao nhất trong cả nước.

Ninh Thuận có tổng diện tích khu vực có tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật là 79.640 ha, chiếm 23,7% tổng diện tích toàn tỉnh. Ninh Thuận hiện đang kêu gọi đầu tư vào khu vực có tiềm năng điện mặt trời với diện tích khảo sát khoảng 5.000 ha trên địa bàn 6 huyện. Tỉnh cũng dự kiến công suất mỗi nhà máy khoảng 30 - 50 MW với tổng công suất các khu vực có tiềm năng năng lượng mặt trời là 400 MW.

Trước đây, rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của năng lượng mặt trời là chi phí đầu tư ban đầu và giá thành sản xuất điện cao do chi phí nhập khẩu pin năng lượng mặt trời cao. Cho đến năm 2012, các dự án về điện mặt trời dự kiến đầu tư tại Ninh Thuận có giá thành ước tính lên tới 20 - 30 xen/kWh, trong khi giá mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 7,8 US cents/kWh. Nhưng hiện nay, trước xu thế giá thành tấm pin năng lượng mặt trời giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu, rào cản lớn nhất hiện nay lại là cơ chế giá và kết nối lưới điện năng lượng mặt trời.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương ban hành biểu giá chi phí tránh được (feed-in tariff) áp dụng cho điện mặt trời quy mô nhỏ. Theo tính toán tính khả thi về mặt tài chính, thì mức giá 11 xen/kWh sẽ là mức tối thiểu để hoàn vốn và mức 14 xen/kWh sẽ là đủ hấp dẫn. Việc ban hành biểu giá trong khoảng này vào đầu năm 2015 sẽ là một cột mốc quan trọng để các địa phương có tiềm năng như Ninh Thuận thực sự bắt tay vào việc xúc tiến thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, cơ chế giá chi phí tránh được chỉ áp dụng cho dự án phát điện quy mô nhỏ (dưới 30 MW). Những dự án điện quy mô lớn hơn vẫn sẽ phải thực hiện đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) dài hạn với EVN. Trong bối cảnh này, chiến lược thu hút đầu tư điện mặt trời của Ninh Thuận cần được điều chỉnh. Thay vì đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư các dự án quy mô 30 - 50 MW, tỉnh cần xác định lại và rõ ràng các vùng làm dự án quy mô dưới 30 MW để hưởng giá điện chi phí tránh được và các dự án 30 - 50 MW sẽ phải đàm phán PPA với EVN.

2. cụm ngành công nghiệp chế biến

Nền tảng công nghiệp của Ninh Thuận còn rất nhỏ bé. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ninh Thuận đến năm 2020 cũng như Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 20201 đều nhấn mạnh ưu tiên phát triển các ngành công

1 Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tháng 11 năm 2013.

125

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

nghiệp chế biến truyền thống trên địa bàn tỉnh, bao gồm: sản xuất và chế biến muối, chế biến thực phẩm - đồ uống, khai thác và chế biến khoáng sản. Tính riêng trong năm 2013, những ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao là chế biến tôm đông lạnh (tăng 21,1%), đường (tăng 12,8%), đá xây dựng, (tăng 33%), muối (tăng 8%), nước uống đóng chai (tăng 14%).

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tiềm năng nhất là những ngành công nghiệp mới đầu tư như rượu bia, may mặc và gạch không nung. Đây là những hoạt động sản xuất mà tỉnh đã thu hút đầu tư mới ở trong nước.

Một xu thế nổi bật trong những năm gần đây là tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến tại các trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước đã chậm lại. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai nơi có tốc độ tăng trưởng công nghiệp rất chậm và cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang dịch vụ (Xem đồ thị ở dưới). Ví dụ, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thuốc lá, may mặc, dệt, đồ nội thất, hóa chất, cao su và nhựa, mặc dù chiếm 74,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đà tăng trưởng đang đi xuống.

hình 1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Ninh Thuậnso với các tỉnh/thành phố

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh/thành phố và số liệu của Bộ Công thương

Có ba nguyên nhân giải thích cho xu hướng này. Thứ nhất, các doanh nghiệp công nghiệp truyền thống ở các thành phố lớn ngày càng trở nên mất lợi thế cạnh tranh trong việc nâng cao giá trị gia tăng của mình, nhưng vẫn tìm cách tồn tại trong thành phố vì hiệu ứng cụm ngành. Thứ hai, các doanh nghiệp công nghiệp truyền thống hiện hữu đang thực tế chuyển ra khỏi thành phố đến các tỉnh lân cận và ven biển Nam Trung Bộ để tìm

Kỷ yếu hội thảo

126

kiếm chi phí sản xuất thấp hơn. Thứ ba, UBND các thành phố lớn gần đây cũng tích cực buộc các nhà máy gây ô nhiễm di dời.

Đây chính là cơ hội để các địa phương như Ninh Thuận đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp chế biến của các doanh nghiệp trong nước, đang xem xét dịch chuyển khỏi các trung tâm công nghiệp truyền thống.

Cho đến nay, Ninh Thuận chưa có thương hiệu là điểm đến của công nghiệp chế biến thâm dụng lao động. Thương hiệu này cần được xây dựng bằng việc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có chi phí cạnh tranh đối với đầu vào nguyên, nhiên vật liệu. Cũng không kém phần quan trọng là tỉnh cần tạo dựng uy tín trong việc tạo điều kiện và đôn đốc các dự án đầu tư theo đúng tiến độ với một cơ chế quản lý đầu tư minh bạch.

Khác với các địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, Ninh Thuận chưa thể tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến giá trị gia tăng cao dựa vào nguồn nhân lực chất lượng tốt hay sử dụng công nghệ cao. Thay vào đó, tỉnh cần tập trung vào các cụm liên kết sản xuất để phát triển công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các ngành tiết kiệm năng lượng, tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ về mặt thông tin cho doanh nghiệp.

Thách thức trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp chế biến của Ninh Thuận là khuyến khích sự quy tụ lớn hơn của những doanh nghiệp cung ứng liên kết và phân phối trong các khu công nghiệp đã dẫn đến mô thức phân phối ngành không thể tận dụng được sự cộng hưởng tạo ra khi các ngành cùng có chung đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và nhà phân phối ở địa phương.

UBND tỉnh Ninh Thuận cần xây dựng và duy trì một chương trình đánh giá năng lực cạnh tranh theo hướng cụm ngành đối với các ngành mà tỉnh đã xác định ưu tiên và một số ngành khác có định hướng xuất khẩu cao. Trong mỗi cụm ngành, tập trung vào hoạt động sản xuất mà tỉnh thực sự có năng lực cạnh tranh, thay vì dừng lại ở phân ngành quá tổng quát. Đối với các khu công nghiệp, ưu tiên là nhà đầu tư dẫn dắt và nhà đầu tư chiến lược trên cơ sở một hệ thống tiêu chí định hướng thu hút đầu tư.

127

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NHÂN LỰCTRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN

? TSKh. ĐỖ cÔNg TruNg

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng

Đặt vấn đề

Từ thực tiễn ở tất cả các quốc gia trên thế giới cho thấy, một nền kinh tế - xã hội phát triển không phụ thuộc vào vấn đề là dân số nhiều hay ít, tài nguyên thiên nhiên giàu có hay nghèo nàn mà phụ thuộc vào cơ cấu dân số và chất lượng nguồn nhân lực. Trong bài viết, nội hàm khái niệm nguồn nhân lực được đề cập là nguồn lao động nói chung, chứ không chỉ là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là tất cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức lực, năng lực sáng tạo của con người. Vốn con người là sức mạnh nền tảng, đóng vai trò như đầu vào quan trọng cho sức mạnh của các cơ quan, doanh nghiệp, các ngành, các tổ chức. Sự thành công hay thất bại đòi hỏi sự tổ chức, sắp xếp, phân bổ và sử dụng hợp lý lao động, phát huy được trí lực và thể lực của con người trong nền kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực, quốc gia và quốc tế.

Làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, nguồn nhân lực chất lượng còn hạn chế, rất ít các cơ quan khoa học và cơ sở đào tạo bậc cao, tài nguyên thiên nhiên không có nhiều. Vấn đề là ở thiết kế chiến lược và chiến thuật phát triển, sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, lại theo sát quan điểm, mục tiêu, quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh và quốc gia. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” có nêu rõ vấn đề phải nâng cao chất lượng và tăng cường đào tạo lao động có tay nghề với nhiều ngành, lĩnh vực và ở trên các địa bàn vì hiện nay nguồn lực cho phát triển và những lợi thế trong kinh doanh của Ninh Thuận rất hạn chế so với một số tỉnh khác. Phương hướng phát triển một số nhóm ngành ưu tiên theo Quy hoạch có vấn đề giáo dục đào tạo.

Tác giả bài viết dựa trên nhận thức qua nhiều năm nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, tham khảo nhiều công trình nghiên cứu, nguồn tư liệu của các nhà khoa học trong và ngoài

Kỷ yếu hội thảo

128

nước, niên giám thống kê, xem xét tính thời sự qua hệ thống thông tin đại chúng, những tạp chí chuyên ngành, những bình phẩm về sự điều hành của Chính phủ, của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, qua khảo sát sơ bộ, những động lực xã hội và hệ thống giáo dục đào tạo.

1. Bối cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận

Diện tích, dân số và lao động: Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.358,32 km2. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Ninh Thuận không có sân bay, bến cảng lớn, trường đại học, cơ quan khoa học, còn ít các khu công nghiệp... Tất cả đang trông chờ vào cuộc cách mạng công nghiệp trong lĩnh vực điện hạt nhân, các cơ sở điện gió, năng lượng mặt trời, cuộc tái cơ cấu mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ cao, nguồn lực về khai thác biển...

Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2013 là 587.377 người, trong đó thành thị 212.666 người (chiếm 36,20%), còn nông thôn là 374.711 người (chiếm 63,80%). Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 175 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đường giao thông. Huyện Ninh Phước 382 người/km2, huyện Ninh Hải 366 người/km2. Vùng miền núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 25 người/km2.

Cộng đồng dân cư của Ninh Thuận, ngoài người Kinh chiếm 78,5% tổng số dân, Ninh Thuận còn biết đến là tỉnh có tỷ lệ người Chăm cao nhất cả nước chiếm 12,7% dân số của tỉnh. Ngoài ra, sinh sống trên địa bàn tỉnh còn có người Raglai chiếm 8%; người K’Ho chiếm 0,5%; người Hoa 0,5% và một số dân tộc khác.

Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) năm 2013 đạt 325.145 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội hiện nay là 317.038 người, trong đó khu vực nhà nước có 34.494 người, ngoài nhà nước 279.816 người, khu vực đầu tư nước ngoài 2.728 người. Theo tỷ lệ dân số của tỉnh thì hiện nay lực lượng lao động chiếm 53,98%. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh là 32,6% (thành thị 24,8%; nông thôn 7,8%). Chất lượng nguồn lao động với tỷ trọng 77,4% số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và chủ yếu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật ở các ngành kinh tế quốc dân và các cơ sở sản xuất quan trọng và phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2015 đạt 50% lao động qua đào tạo (đào tạo nghề đạt 33%) và năm 2020 đạt trên 60% (đào tạo nghề đạt 45%).

129

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Nhìn chung, nguồn lao động dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên khi cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh sang phát triển công nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế và đòi hỏi lao động có kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao thì đây là một thách thức.

Giáo dục phổ thông: Toàn tỉnh có 19 trường THPT/456 lớp (1 trường chuyên Lê Quý Đôn đã đi vào hoạt động từ năm học 2008-2009), 6/6 huyện, thành phố đều có trường phổ thông Trung học. Số giáo viên THPT là 1.022 người/17.033 học sinh.

Đào tạo cao đẳng và dạy nghề: Ninh Thuận chưa có trường đại học nào chính thức; một trường cao đẳng (Sư phạm công lập) với 365 sinh viên đang theo học, 62 giáo viên, trong đó có 27 người trình độ trên đại học và 35 đại học; 7 trường dạy nghề và trung tâm đào tạo: Trường Chính trị, Trường Trung cấp nghề; Trung tâm đào tạo cán bộ y tế, Trung tâm giáo dục thường xuyên và tin học, ngoại ngữ; 3 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Phan Rang, Ninh Sơn, Ninh Phước.

Lao động và dịch vụ xã hội: Cơ sở vật chất hiện có Trường Trung cấp nghề quy mô đào tạo 400 học viên, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, các chi nhánh Trung tâm giới thiệu việc làm huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Hiện đang đầu tư xây dựng cơ sở II của Trường Trung cấp nghề và xây mới Trung tâm dạy nghề các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.

Tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong tỉnh là 2,76%, trong đó thành thị 3,86%, nông thôn 2,11%.

Kinh tế và thu nhập: Trong vùng duyên hải miền Trung, Ninh Thuận là tỉnh còn nhiều khó khăn trong phát triển. GDP/người bằng 68,5% mức bình quân chung của vùng. Tổng sản phẩm 2013 theo giá hiện hành đạt 13.893,9 tỷ đồng. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế thì ngành nông - lâm - thủy sản là 41,25%; công nghiệp và xây dựng 21,43%; dịch vụ 37,32%. Chiều tăng thu nhập bình quân theo tỷ giá hối đoái từ 645 USD/người năm 2010 lên 1.126 USD/người năm 2013. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 2.624,8 tỷ đồng, con số rất thấp so với các tỉnh thành cùng khu vực. Chi cân đối ngân sách là 4.960,1 tỷ đồng, nghĩa là bội chi khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 9,3% dân số.

2. Một số vấn đề đặt ra đối với tỉnh Ninh Thuận

Về nguồn lực của tỉnh:

Như đã nêu trên, nguồn lực tự nhiên của tỉnh còn rất hạn chế. Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực thu hút nguồn nhân lực và đã đạt những thành tựu đáng kể. Tuy

Kỷ yếu hội thảo

130

nhiên, khoa học công nghệ chưa giữ được vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và sự cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay số lượng các nhà khoa học đang làm việc tại tỉnh vẫn còn rất thiếu, nhất là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu - phát triển, khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Nguyên nhân là điều kiện về vốn và điều kiện sống, làm việc tại địa phương chưa đủ sức thuyết phục.

Theo Quy hoạch của Chính phủ, sẽ xây dựng khu công nghiệp Điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Cần nhận thức rằng, khác với các ngành công nghiệp khác, điện hạt nhân không cần quá nhiều nhân lực lao động, ít cần đến một số ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất trong nước và không có những sản phẩm liên kết như các phụ gia của công nghiệp hóa dầu, sản xuất mía đường của Quảng Ngãi hay cơ khí chế tạo ô tô của Quảng Nam, công nghiệp dệt của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, thu ngân sách từ điện hạt nhân cao hơn nhiều so với các ngành khác. Đây chính là nguồn vốn hỗ trợ đắc lực để thúc đẩy các ngành kinh tế và khoa học khác phát triển.

Ninh Thuận là tỉnh mới phát triển du lịch trong những năm gần đây nên kinh nghiệm còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, năng lực quản lý và vận hành hoạt động du lịch còn yếu, đặc biệt là thiếu nhân lực làm du lịch. Từ nền kinh tế tiểu thương buôn bán nhỏ lên công nghiệp hóa với các đô thị có trung tâm thương mại hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến cần có con người với tâm lý thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi ở nhà quản lý và điều hành một tư duy mới trong chiến lược phát triển con người.

Ninh Thuận có nắng gió quanh năm, nhiệt độ cao là tiềm năng về năng lượng; nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả cho năng suất cao và ngon như nho, thanh long, tiêu, mía, ngoài ra còn có cao su, điều, bông sợi... Đây là điều kiện để có thể phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, nước giải khát... Biển Ninh Thuận cũng có nhiều hải sản, các bãi cát dài và mịn, nhiều khu di tích Chăm..., nên có thể lồng nghép các chương trình phát triển công nông nghiệp vào dịch vụ tham quan du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn tích lũy vật chất. Tuy nhiên đến giai đoạn sau chủ yếu dựa vào vốn con người, công nghệ, do vậy cũng cần phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Những năm qua, cùng với cả nước, Ninh Thuận đã cố gắng tạo điều kiện và cơ hội để hình thành và xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện của Ninh Thuận đòi hỏi phải

131

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

liên kết đào tạo bằng cách đẩy mạnh hợp tác, liên thông đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu chuyên ngành trong vùng và liên kết với các nước tiên tiến, nhất là đối với các ngành mà tỉnh đang có nhu cầu cao như năng lượng, cơ khí, du lịch, tài chính - ngân hàng, cơ điện tử, công nghệ thông tin, y - dược - kỹ thuật y tế, xã hội - nhân văn, văn hóa - nghệ thuật... Để thực hiện đào tạo được tại chỗ kết hợp với nghiên cứu khoa học ở những ngành nghề trên cần phải có đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, bên cạnh đó là vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm hiện đại để phục vụ trong việc giảng dạy, nghiên cứu.

Dự báo, đến năm 2015 quy mô dân số của tỉnh đạt 640 - 650 nghìn người và năm 2020 đạt 740 - 750 nghìn người, nếu lấy tỷ lệ lao động 53,98% như hiện nay thì năm 2015 sẽ có khoảng 351 nghìn lao động và 405 nghìn lao động vào năm 2020.

Từ thực tế nhu cầu phát triển mạng lưới các trường cao đẳng, đại học khu vực duyên hải miền Trung đến năm 2020 thì việc thành lập trường đại học chất lượng cao cả cho Ninh Thuận là điều cần thiết. Đặc biệt để tiếp cận với năng lượng nguyên tử không thể thiếu một số ngành khoa học cơ bản như toán cao cấp, vật lý, cơ lý thuyết... Có thể đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số trường trung cấp nghề theo tiêu chuẩn. Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ nay đến năm 2020 Ninh Thuận sẽ thành lập trường Đại học đa ngành. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh liên kết đào tạo với các trường đại học trong vùng. Các trường sẽ bổ sung cho nhau tạo nên sự cân đối ngành nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Giáo dục - đào tạo:

- Chất lư ợng giáo dục - đào tạo vẫn còn thấp, cơ sở đào tạo - dạy nghề còn thưa thớt, chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu nhân lực kém; hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo dạy nghề tách rời thị trường lao động.

- Có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền; giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa tuy có tiến bộ nhưng chất lượng còn hạn chế; chất lượng đào tạo nghề còn thấp; công tác liên kết đào tạo tại tỉnh một số ngành nghề chưa sát với nhu cầu của địa phương, kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục còn yếu.

- Quản lý giáo dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạo được động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, chưa bổ sung những ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường tuyển dụng.

Kỷ yếu hội thảo

132

- Liên kết đào tạo giữa các trường, chính sách gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa phát huy tốt hiệu quả. Chưa quy hoạch và phân bổ hợp lý giữa đào tạo và sử dụng lao động. Nghiên cứu chủ yếu là ứng dụng quy mô nhỏ, chưa phát huy được năng lực đào tạo và nghiên cứu cơ bản.

- Các cơ sở đào tạo thiếu hẳn các phòng thí nghiệm, khu thực hành chuyên môn, các trang thiết bị, giáo cụ trực quan.

Cơ cấu lao động:

Về cơ cấu lao động cần xem xét nguyên tắc: phân cấp, phân tầng, phân quyền, phân bổ để phù hợp với cấu trúc nền kinh tế và cấu trúc thị trường lao động.

Thị trường lao động của tỉnh hiện nay vẫn còn có sự mất cân bằng giữa cung cầu lao động, dư thừa lao động phổ thông và thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật cao; cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ nên khả năng kết nối cung cầu lao động kém.

Cho đến nay tỉnh Ninh Thuận chưa định hình rõ được cơ cấu ngành nghề, những lĩnh vực sản xuất then chốt nên chưa thể quy hoạch được cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực du lịch là 13% lao động; nông - lâm - thủy sản là 29% lao động và công nghiệp 13% lao động, xây dựng và bất động sản đạt 25% lao động toàn tỉnh. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 40%; ngành nông, lâm, thủy sản đạt 25%; các ngành dịch vụ đạt 35%. Năm 2020 tỷ trọng tương ứng là 52% - 20% - 28%.

Sự phân bổ và sử dụng lao động:

Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gần đây cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng ngược lại, theo dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6% trong năm 2015 và đạt 7% trong năm 2016 - 2017, cao hơn các nước khác, bởi vì cách tính từ xuất phát điểm thấp, dựa vào nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn vay và đầu tư nước ngoài; chứ chưa phải dựa vào chất lượng lao động và vai trò tích cực của nền kinh tế hàng hóa.

Một nguyên lý nhận thấy là năng suất lao động bình quân của cả nước thấp thì ở những tỉnh nghèo như Ninh Thuận năng suất lao động lại càng thấp hơn, đây là bài toán cần giải quyết. Năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp là một trong những thách thức lớn. Nguyên nhân của vấn đề này đầu tiên phải kể đến là chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ quản lý yếu kém, tỷ lệ lao động đúng theo yêu cầu của thị trường ít, công nghệ yếu và sử dụng nhiều lao động, sự luân chuyển lao động cao, động lực làm việc

133

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

không kích thích năng lực lao động. Việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nư ớc ngoài còn hạn chế; lao động tự đi tìm việc ở tỉnh ngoài chủ yếu là lao động phổ thông, thu nhập thấp và việc làm bấp bênh thiếu ổn định. Tình trạng thiếu việc làm vẫn còn rất lớn, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn.

3. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

Định hướng:

- Tạo dựng phương pháp, kích thích tính chủ động, tích cực nghiên cứu và sáng tạo, định hướng nghề nghiệp. Cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống, tiếp cận với trình độ chung của quốc gia, khu vực và thế giới.

- Mở rộng quy mô, chất lượng công tác đào tạo nghề, đảm bảo hợp lý về cơ cấu ngành nghề và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Kịp thời chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tỉnh.

- Ninh Thuận cần có bước đột phá về công nghệ, thúc đẩy quá trình đổi mới kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, tái cấu trúc ngành nghề, tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành có hàm lượng tri thức cao. Khẩn trương giáo dục đào tạo người lao động tiếp cận ngay với trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, hóa học hóa... với tác phong công nghiệp.

- Phát triển nhân lực cho các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện hạt nhân, điện gió, sử dụng năng lượng mặt trời, công nghệ sinh học, vật liệu mới, cơ điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ bức xạ, y học hạt nhân… và bệnh viện chuyên khoa có quy mô lớn.

3.1. Nhiệm vụ giáo dục đào tạo

- Định hướng chương trình giáo dục lý tưởng, kỹ năng sống, học tập và nghề nghiệp cho thanh thiếu niên trong thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Hướng các hoạt động xã hội vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, tác phong công nghiệp, thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách; xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết hướng dẫn các đơn vị, trường học ứng dụng công

Kỷ yếu hội thảo

134

nghệ thông tin, các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại theo hướng sáng tạo, hợp tác. Dần chuyển ngoại ngữ từ một môn học trở thành công cụ sống, làm việc và hội nhập quốc tế. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, thống nhất các phương pháp, giải pháp rèn luyện tư duy sáng tạo, hợp tác, khả năng tự học, tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức cho học sinh;

- Đổi mới phương thức đào tạo nghề theo hướng gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thị trường lao động, chuyển từ định hướng tác vụ cụ thể sang định hướng sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, đào tạo kỹ năng thực hành;

- Hợp tác quốc tế, phát triển đội ngũ giáo viên tình nguyện nước ngoài. Tận dụng cộng đồng khoa học của kiều bào ở nước ngoài thông qua việc khuyến khích các dự án nghiên cứu hợp tác, thu hút đầu tư, tài trợ cho các tổ chức khoa học. Liên kết các địa phương, gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nhằm phát triển giáo dục, đào tạo có hiệu quả;

- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước các cấp;

- Tỉnh cần có sự thống nhất với các tỉnh khác trong vùng về cơ cấu ngành nghề, định hướng phát triển, vị trí xây dựng của từng trường để tạo nên một hệ thống đào tạo nhân lực chất lượng cao trong toàn hệ thống cao đẳng, đại học trong toàn vùng;

- Coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trước hết là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục;

- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục;

- Về đào tạo lao động, tỉnh Ninh Thuận không nhất thiết lấy chỉ số chung của cả nước mà nên lấy nhu cầu thực tế của tỉnh về nhân lực cho các ngành kinh tế - xã hội.

3.2. Vấn đề thu hút tuyển dụng

Xây dựng các chính sách về tôn vinh, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng hợp lý cán bộ khoa học, giảng viên và nhà giáo, y bác sĩ có trình độ cao.

Đến năm 2015: có khoảng 280 đến 300 cán bộ có trình độ thạc sĩ trở lên; đào tạo ở nước ngoài cho 50 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đến năm 2020: có khoảng 600 đến 610 cán bộ có trình độ thạc sĩ trở lên (Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020).

135

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Trong điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đã có sẵn lực lượng cán bộ khoa học được đào tạo trước bằng ngân sách quốc gia, sau đó quá trình phát triển ngành tự đào tạo và phát triển nhân lực, tỉnh không cần phải đầu tư kinh phí thêm cho đào tạo. Chính sách ưu đãi cho cán bộ cũng không cần bổ sung, vì nguồn thu nhập từ đây là rất cao so với các ngành kinh tế khác. Cần ưu tiên đầu tư đào tạo bằng nguồn ngân sách tỉnh cho một số ngành nóng như y tế, giáo dục, phát triển khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, kinh doanh...

Tăng cường tuyển dụng lao động nhập cư có trình độ, kỹ năng để đảm trách những công việc mà người dân địa phương từ chối. Bước đầu tiên không thể tránh khỏi sự bất bình đẳng về thu nhập nhưng đó là động lực phát triển xã hội.

3.3. Bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng

- Cho dù có liên kết, phân công thế nào đi chăng nữa nhưng không thể không có một trường đại học là cơ quan khoa học ở tỉnh Ninh Thuận trong khi các tỉnh khác đều có, bởi vì nhiệm vụ của một cơ quan khoa học bất kỳ là phục vụ trước tiên cho tỉnh đó. Các chính sách, đường lối phát triển của tỉnh đều cần có ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ nghiên cứu viên tham gia khảo sát, đề xuất, phản biện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong khi tỉnh chưa có đủ khả năng tài chính để thuê nhiều chuyên gia ở những nơi khác.

- Ngoại ngữ đã mở ra cánh cửa tiếp xúc với cộng đồng quốc tế, di sản văn hóa, ngôn ngữ, trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, là đàm phán quốc tế (chính trị, ngoại giao, thương mại, doanh nghiệp)...

- Các đơn vị giáo dục cần đào tạo được đội ngũ giảng viên chuyên trách dạy kỹ năng mềm của mỗi nhà trường. Đào tạo con người phát triển toàn diện, có sức khỏe, có khả năng tự học, hiểu luật, khả năng phản biện, sáng tạo.

- Liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, khoa học công nghệ (tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, môi trường...). Kết hợp và lồng ghép phát triển du lịch với phát triển công - nông nghiệp.

4. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở tỉnh Ninh Thuận

Phương thức sử dụng:

- Cơ sở đánh giá lao động thông qua nhận thức, hành vi; phương tiện đánh giá là bằng

Kỷ yếu hội thảo

136

cấp, chứng chỉ; tiêu chí đánh giá là tính thẩm mỹ, đạo đức, năng lực tổ chức, kỹ năng thực hành ứng dụng, năng suất lao động, hiệu quả công việc...

- Vừa thi tuyển, tuyển dụng, vừa bổ nhiệm, biết thuật dùng người, sắp xếp công việc theo sở trường, năng lực, tình trạng sức khỏe và thể chất người lao động.

- Tiêu chuẩn hàng đầu về tuyển dụng cán bộ khoa học là khả năng nghiên cứu khoa học; đối với công nhân nhà máy là kỹ năng thao tác, khả năng sáng tạo và năng suất lao động, còn đối với doanh nghiệp kinh doanh kết quả là sản phẩm, lợi nhuận...

Trang bị kỹ thuật và điều kiện làm việc:

- Các thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc, giao thông, kiểm tra giám sát, laptop cá nhân,... là những thứ cần thiết cho ý tưởng khởi nghiệp.

- Để có sáng tạo cần hiểu nguyên lý, môi trường thử nghiệm, dụng cụ làm ra sản phẩm.

- Cơ quan khoa học là môi trường sáng tạo, ngoài ra cần có các phòng thí nghiệm chuyên môn, các cơ sở sản xuất thử nghiệm.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hợp tác và tôn trọng.

Từ chiến thuật sử dụng nhân lực đến chiến lược phát triển chung:

- Thu hút tài năng bên ngoài và giữ chân người giỏi bên trong, tham gia tích cực vào cuộc chiến về tài năng. Không cứng nhắc trong sắp xếp và bổ nhiệm cán bộ. Những người có phẩm chất, năng lực có thể tại vị lâu hơn; đồng thời cũng thực hiện luân chuyển cán bộ để làm quen với môi trường làm việc mới và phòng chống tham nhũng, quan liêu. Điều động những người giỏi, có năng lực, kinh nghiệm tổ chức đi thành lập những doanh nghiệp mới để mở rộng sản xuất.

- Cơ chế chính sách cần thống nhất với pháp luật hiện hành. Tăng cường nguồn lực hỗ trợ, tạo môi trường cho những sáng kiến, sáng tạo của người dân.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo, tỷ lệ hoàn trả của đào tạo.

- Đầu tư theo nguyên tắc: Cái cần trước làm trước, cái cần sau làm sau; đi tắt đón đầu; có giám sát phản biện. Ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực đem lại nguồn thu ngân sách và những lĩnh vực thuộc phúc lợi tối thiểu của con người nhằm phát triển thể chất.

- Không nên chỉ chấp nhận những nhà máy sản xuất hàng gia công, lắp ráp, giá rẻ, mà cần thiết kế ra các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn vậy, cần có sự sáng tạo của nhân lực lao động.

137

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Bí quyết thành công là “Lòng dân sức dân - lãnh đạo điều hành và tri thức sáng tạo”.

Kết luận

Chất lượng của lao động là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình tăng năng suất, hiệu quả và tính bền vững của sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường; đồng thời là yếu tố quyết định giúp cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, lao động chất lượng cao là tiền đề quan trọng giúp các nhà quản lý có được kế hoạch phát triển nền sản xuất tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ, kỹ thuật bậc cao.

Tỉnh Ninh Thuận đang đứng trước những thời cơ lớn trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để có thể đạt được mục tiêu sớm đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh công nghiệp, vấn đề phát triển lao động chất lượng cao và phân công, sử dụng lao động hợp lý có ý nghĩa quan trọng và quyết định, sẽ là khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Kỷ yếu hội thảo

138

139

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TÍN DỤNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NINH THUẬN

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập năm 1988, qua 26 năm xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực của cả hệ thống và sự ủng hộ của các địa phương, ngân hàng nhà nước (NHNN), doanh nghiệp trong cả nước, VietinBank luôn phát huy vai trò là ngân hàng thương mại

(NHTM) Nhà nước lớn, chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước; hoạt động kinh doanh phát triển an toàn - hiệu quả, hiện đại; luôn là ngân hàng đồng hành, thân thiết, gắn kết bền chặt cùng với sự phát triển bền vững, hiệu quả của khách hàng, doanh nghiệp trên cả nước.

Lịch sử 26 năm xây dựng và phát triển Vietinbank gắn liền với lịch sử 26 năm xây dựng và phát triển mối quan hệ bền chặt, hiệu quả, tin tưởng, trách nhiệm giữa VietinBank, các địa phương, ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp.

Sau 26 năm, với sự ủng hộ của UBND các tỉnh/thành phố, sự chỉ đạo của NHNN và sự đồng hành cùng các doanh nghiệp, đến nay Vietinbank là:

- Ngân hàng tăng trưởng vượt bậc về quy mô tài sản có, hiệu quả kinh doanh tăng trưởng cao bền vững; Là NHTM cổ phần hóa thành công với cơ cấu cổ đông đa dạng, bảo toàn và tăng trưởng bền vững vốn chủ sở hữu, cùng với tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh và lớn nhất Việt Nam;

- Ngân hàng thương mại nhà nước (TMNN) đầu tiên có sự tham gia quản trị điều hành của 02 đối tác chiến lược nước ngoài BTMU, IFC; LÀ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI ÁP DỤNG nguyên tắc quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế;

? NguYỄN VĂN ThẮNg

Bí thứ Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam

Kỷ yếu hội thảo

140

- Ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước cùng với hệ thống cơ sở vật chất lớn, hiện đại nhất ngành ngân hàng;

- Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam liên tiếp ba năm liền từ 2012 - 2014 được bình chọn trong danh sách 2000 công ty lớn nhất thế giới, top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới cùng nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước;

- Ngân hàng thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng lớn nhất trong ngành tài chính - ngân hàng; đồng thời là ngân hàng có uy tín, trách nhiệm cao nhất với khách hàng.

Đặc biệt, VietinBank vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và Huân chương Lao động hạng Nhất sau 5 năm đổi mới.

Ninh Thuận là một trong những tỉnh ven biển với nhiều tiềm năng phát triển về năng lượng mặt trời, du lịch, sản xuất muối công nghiệp,... Trong thời gian qua, kinh tế Ninh Thuận liên tục có sự tăng trưởng nhanh, ổn định với những bước cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, mang tính cạnh tranh cao.

Tầm nhìn đến năm 2020, Ninh Thuận tiếp tục được đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội quan trọng, đồng bộ; môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, xây dựng kinh tế Ninh Thuận phát triển nhanh, bền vững; trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của các nhà đầu tư, trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai.

Trong chiến lược xây dựng và phát triển VietinBank, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phát triển hoạt động kinh doanh tại địa bàn khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

Từ đầu năm 2014 đến nay, VietinBank đã triển khai 12 gói cho vay trị giá gần 230.000 tỷ đồng với số dư bình quân thời điểm lên đến trên 80.000 tỷ đồng, lãi suất các chương trình thấp nhất 5%, dành cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn tài trợ, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo tiền đề tiếp tục phát triển.

VietinBank đã nhanh chóng triển khai các gói giải pháp đó thông qua hệ thống mạng lưới bao gồm 31 chi nhánh, gần 200 phòng giao dịch trải khắp 14 tỉnh, thành phố miền Trung, trong đó có tỉnh Ninh Thuận. Cụ thể, VietinBank luôn dành sự quan tâm đặc biệt và hỗ trợ tích cực về vốn cho các dự án đầu tư lớn và trọng điểm tại khu vực, như: Dự án Lọc Hóa dầu Bình Sơn; Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; Dự án Thủy điện VRG Phú Yên, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn cao su, Công ty cao su Đà Nẵng, Tổng công ty Khánh Việt… Với thế mạnh trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn ODA, VietinBank cũng là ngân

141

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

hàng đầu mối quản lý, phục vụ nhiều dự án do ADB và WB tài trợ trong khu vực như: Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới; Dự án nâng cấp phát triển đô thị loại 2 tại các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Nam…

Riêng về Chi nhánh VietinBank Ninh Thuận, được thành lập chi nhánh từ năm 2004, đến nay đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới tại thành phố và các quận, huyện trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank chi nhánh Ninh Thuận đã liên tục tăng trưởng về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ, tổng dư nợ đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, chiếm thị phần gần 12% trên địa bàn; các sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp và cá nhân đều được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, VietinBank chi nhánh Ninh Thuận đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn cho dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Ninh Thuận với tổng số tiền cho vay lên đến 1.700 tỷ đồng. Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục bám sát các cơ quan hữu quan để tìm kiếm cơ hội tài trợ vốn cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong quá trình triển khai Dự án Nhà máy Điện hạt nhân tại Ninh Thuận; cung cấp các gói tín dụng cho các đơn vị thầu của dự án, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế địa phương. Ngoài ra, đối với mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như du lịch, năng lượng mặt trời... VietinBank thiết kế các gói sản phẩm cho vay phù hợp với đặc thù doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với mảng khách hàng cá nhân, VietinBank Ninh Thuận rất quan tâm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng, vay chứng minh tài chính... với lãi suất cho vay hấp dẫn nhất trên địa bàn; đồng thời, cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất triển khai dịch vụ thu phí đường bộ không dừng (OBU) dành cho xe ô tô, phục vụ nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ hiện đại của khách hàng cá nhân.

Những kết quả hợp tác trên đây vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như tiềm năng của VietinBank. Chúng tôi mong muốn rằng, trong thời gian tới, sự hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận và các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, khăng khít, bền chặt hơn nữa. Để làm được điều này, theo chúng tôi, cần có sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và ngân hàng.

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương, cần sớm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, cơ sở pháp lý để tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế để cộng đồng doanh nghiệp đến với Ninh Thuận, ở lại với Ninh Thuận và gặt hái được nhiều

Kỷ yếu hội thảo

142

thành công tại Ninh Thuận. Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, ưu tiên các ngành kinh tế thế mạnh, tiềm năng; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhân sự trong thời kỳ đổi mới, tạo thị trường lao động dồi dào, tiềm năng cho các doanh nghiệp đầu tư tại Ninh Thuận.

Về phía các doanh nghiệp, cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt là công khai và minh bạch tình hình tài chính, hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán, chủ động hơn nữa trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực, công nghệ và nhân lực để tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Hiện tại, hệ thống thông tin hai chiều giữa ngân hàng nói chung, VietinBank nói riêng và doanh nghiệp còn hạn chế. Nếu như doanh nghiệp tích cực hơn trong việc sử dụng các dịch vụ VietinBank, gắn bó chặt chẽ mọi hoạt động, chu chuyển thanh toán vốn giữa doanh nghiệp với ngân hàng, sẽ tạo cơ sở thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì thông qua các hoạt động đó, VietinBank phần nào đánh giá được năng lực của doanh nghiệp.

Về phía VietinBank, tham dự hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi hi vọng đây sẽ là một cơ hội để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam gặp gỡ, lắng nghe, thấu hiểu những nhu cầu tài chính của các quý doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào Ninh Thuận.

VietinBank cam kết đã, đang và sẽ tập trung tối đa mọi nguồn lực, nội lực, ngoại lực để phục vụ doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, tiện ích phù hợp nhất, những giải pháp tài chính hiệu quả nhất phù hợp với đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư vào Ninh Thuận; để đồng hành với các doanh nghiệp giải quyết tất cả các nhu cầu, vấn đề về tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp thành công lớn trên mọi phương diện.

Sau hội thảo ngày hôm nay, VietinBank sẽ tiếp tục làm việc với UBND, NHNN Ninh Thuận, để chủ động đưa nguồn vốn tín dụng, sản phẩm dịch vụ của VietinBank đến các doanh nghiệp đầu tư vào Ninh Thuận; tạo nên sự gắn kết, liên kết bền chặt, để cân bằng lợi ích từ hai phía ngân hàng và doanh nghiệp.

Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp có mặt tại hội thảo hôm nay và còn nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, sẽ trở thành các quý khách hàng thân thiết, khách hàng mục tiêu của VietinBank, cùng chung sức, đồng lòng, chúng ta sẽ vượt qua mọi thách thức, biến khó khăn thành thuận lợi, biến thách thức thành thời cơ; Mở ra các cơ hội kinh doanh mới thuận lợi, hanh thông, cùng với mối quan hệ gắn kết ngày càng bền chặt, sâu rộng, nghĩa tình, cùng VietinBank chung một con đường hướng tới thành công, phát triển bền vững, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận ngày càng phát triển giàu mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

143

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHẦN IICÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG

Kỷ yếu hội thảo

144

145

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CỦA TỈNH NINH THUẬN

1. Vị trí của Ninh Thuận trong bản đồ phát triển kinh tế của cả nước

Nhìn chung, Ninh Thuận là một trong những tỉnh có trình độ phát triển bình quân ở mức thấp nhất của cả nước.

(1) Theo số liệu từ Niên giám Thống kê năm 2013 của các địa phương trực thuộc Trung ương, GDP của Ninh Thuận xếp thứ 57/63 tỉnh/thành phố của cả nước.

(2) Tốc độ tăng trưởng 2011 - 2013 (do Tổng cục Thống kê tính): 6,34%, xếp thứ 34/63.

(3) Quy mô dân số năm 2013: 587,4 nghìn người, đứng thứ 57/63 tỉnh/thành phố.

(4) Quy mô vốn FDI đăng ký: 31/63 và số lượng dự án FDI: 40/63 tỉnh/thành phố của cả nước (năm 2013).

(5) Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 (PCI): 52/63 (nhóm tương đối thấp).

(6) Dự thu NSNN trên địa bàn năm 2014: 51/63 tỉnh/thành phố của cả nước.

(7) Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013: 10,5%, xếp thứ 51/63 tỉnh/thành phố của cả nước.

(8) Số xã thuộc diện Chương trình 135 theo Quyết định 2405/QĐ-TTg là 15/2.333 xã của cả nước; số xã thuộc danh sách xã biển, đảo, bãi ngang theo Quyết định 539/QĐ-TTg là 2/311 xã của cả nước.1

Qua các con số thống kê, có thể thấy rằng, nếu không có sự liên kết vùng, Ninh Thuận là một địa phương có tính hấp dẫn không cao đối với các nhà đầu tư xét về quy mô thị

? PgS.TS. BùI TẤT ThẮNg

Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển

1 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu thu thập từ Niên giám Thống kê cả nước, Thống kê các địa phương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trang web của Văn phòng Chính phủ.

Kỷ yếu hội thảo

146

trường, mức sống dân cư, năng lực cạnh tranh và trình độ lao động. Tuy nhiên ở góc độ địa kinh tế thì lại không hẳn thế. Địa phương có nhiều điểm mạnh có thể khai thác: (1) Tốc độ tăng trưởng khá trong thời kỳ 2011 - 2013 so với mặt bằng chung của các địa phương; (2) Đối tượng nghèo không quá nhiều; (3) Vị trí địa lý, nằm ở giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ - Tây Nguyên - Nam Trung Bộ; (4) Tính riêng có, khác biệt của Ninh Thuận trong phát triển một số ngành, lĩnh vực.

2. Những ngành công nghiệp được xác định là có lợi thế của tỉnh Ninh Thuận trong quy hoạch

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, những ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn nhất trong khối ngành công nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 là (1) ngành sản xuất và phân phối điện, nước; (2) ngành chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống và (3) ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 là (1) ngành sản xuất và phân phối điện, nước; (2) ngành hóa chất, nhựa, phân bón; (3) ngành chế tạo máy và sản xuất kim loại.

Bảng 01. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệptỉnh Ninh Thuận

2005

(Tỷ đ.)

2010

(Tỷ đ.)

2015

(Tỷ đ.)

2020

(Tỷ đ.)

01-05

(%/n.)

06-10

(%/n.)

11-15

(%/n.)

16-20

(%/n.)

Phân nhóm ngành cN 808,2 1.502,8 4.800 14.745 16,8 13,2 26,1 25,2

CN khai thác khoáng sản 61,0 72,6 180,7 363 38,3 3,5 20,0 15,0

CN CB nông sản, TP, đồ uống 516 820,7 2.504 3.352 16,1 9,7 25,0 6,0

CN chế biến gỗ, giấy 19,5 31,9 64,2 121 16,4 10,3 15,0 13,5

CN sản xuất VLXD 39,9 219,6 1.202 1.933 7,9 40,6 40,5 10,0

CN hóa chất, nhựa, phân bón 1,6 6,4 23,8 73,0 28,9 31,9 30,0 25,0

CN dệt may - da giày 17,8 41,1 94,0 166 16,0 18,2 18,0 12,0

CN chế tạo máy và sản xuất KL 39,7 68,4 128,8 295 14,4 11,5 13,5 18,0

CN khác 2,5 3,4 7,1 15 21,4 6,3 16,0 16,0

SX và phân phối điện, nước 110,2 238,7 594 8.428 18,0 16,7 20,0 70,0

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Trong khi đó, theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, trong giai đoạn 2016 - 2020, định hướng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh là đẩy

147

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất thép, năng lượng (điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện, thủy điện), đóng tàu, cơ khí chế tạo phục vụ cho công nghiệp và nông nghiệp nông thôn, hóa chất sau muối, sản xuất và lắp ráp ô tô, gia công phần mềm và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp ưu tiên có lợi thế hướng vào xuất khẩu đó là chế biến nông thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thịt gia súc. Những ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh được thúc đẩy theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng thương hiệu mạnh và tham gia vào chuỗi phân phối toàn cầu.

Từ 02 bản quy hoạch trên có thể nhận thấy, ngành công nghiệp chế biến nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, diêm nghiệp, thủy, hải sản) được coi là ngành lợi thế quan trọng cho Ninh Thuận không chỉ trong thời gian đến năm 2020 mà còn xa hơn. Việc phát triển ngành khai khoáng cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng bởi sự ảnh hưởng của nó tới môi trường cũng như sự xung đột khi phát triển ngành này với những ngành khác. Đối với ngành năng lượng, việc phát triển điện hạt nhân là điều được xem như tất yếu đối với tỉnh. Việc cần làm lúc này là cùng với Bộ, cơ quan Trung ương chọn lựa những công nghệ tốt và một vành đai bảo vệ an toàn cho nhà máy hoạt động. Ngoài ra, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là một hướng đi cần đặt trọng tâm trong thời gian tới, nhất là trực tiếp cho ngành chế biến nông nghiệp, khai thác hải sản và năng lượng gió.

3. Những hạn chế trong phát triển các ngành công nghiệp của Ninh Thuận được xác định là có lợi thế trong thời gian vừa qua

Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nói chung của tỉnh Ninh Thuận cũng được thể hiện rõ trong cả 2 bản Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Theo đó, công nghiệp được phát triển theo hướng tăng trưởng “đột phá” để chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế; có đóng góp tích cực hơn trong giá trị công nghiệp của khu vực miền Trung. Một kỳ vọng cao hơn nữa trong phát triển công nghiệp của tỉnh là đưa Ninh Thuận trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững vào năm 2020. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng như vậy cần phải có nhiều sự đánh đổi cũng như phải có một bối cảnh vô cùng thuận lợi hơn so với thời điểm hiện tại.

Việc xác định ngành sản phẩm mũi nhọn và có lợi thế của tỉnh đã được 2 bản Quy hoạch nêu trên xác định rõ. Tuy nhiên, có những vấn đề cần được làm rõ khi nghiên cứu xây dựng các chính sách thu hút đầu tư phải luôn được đặt trong một phạm vi không gian rộng lớn hơn mà chí ít là không gian của 3 vùng: Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ. Việc lựa chọn con đường phát triển cho Ninh Thuận là xác định được lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh trong một phạm vi rộng lớn và không nên chỉ lựa chọn những gì là ưu thế nhất trong phạm vi của địa phương. Làm rõ được điều này thì chúng ta mới có thể xác định được các ngành nào thực sự là có lợi thế và từ đó mới có những chính sách phù hợp

Kỷ yếu hội thảo

148

bởi lẽ từng ngành có những chính sách phát triển riêng.

Để những ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh đi đúng định hướng và đạt được những mục tiêu đề ra, trước tiên chúng phải vượt qua những thách thức đáng kể từ hiện trạng phát triển trong thời gian qua. Đó là:

(i) Thách thức về quy mô sản xuất công nghiệp: nhìn chung là nhỏ và chậm phát triển. Các doanh nghiệp của Ninh Thuận chưa tham gia sâu vào các chuỗi giá trị và chuỗi phân phối của cả nước, chứ chưa tính đến quốc tế.

(ii) Thách thức về kết cấu hạ tầng và các vấn đề logistics: kém, chưa đảm bảo tính kết nối ngay trong nội bộ tỉnh và kết nối ra bên ngoài yếu. Mặc dù có những ưu đãi nhưng những chi phí phải bỏ ra vẫn lớn khiến nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư tại tỉnh.

(iii) Thách thức về môi trường kinh doanh: chưa tốt, chưa thật ổn định và thiếu tính cạnh tranh cao dẫn đến khó huy động được nguồn vốn trong dân.

(iv) Thách thức về chính sách: các chính sách liên quan đến “một cửa” cũng như sự tích hợp và phối hợp trong quản lý của chính quyền chưa được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, còn có một sự lưỡng lự nhất định trong việc lựa chọn các chính sách phát triển mũi nhọn của địa phương.

(v) Thách thức về quảng bá hình ảnh: các thông tin quảng bá hình ảnh của Ninh Thuận chưa đạt được như kỳ vọng, chưa đến đúng những “địa chỉ” quan trọng.

(vi) Thách thức về bối cảnh: tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp không ít khó khăn, nhất là việc cắt giảm chi tiêu đầu tư công cũng như xu hướng giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhiều doanh nghiệp quốc tế.

4. các giải pháp đột phá

Từ những mục tiêu, yêu cầu và thách thức trong phát triển của các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh Ninh Thuận, một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới:

- Nghiên cứu kỹ các cluster ngành hiện có của 3 vùng Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ để lựa chọn tham gia với những mức độ khác nhau. Ninh Thuận phải xác định rõ cluster ngành nào thì Ninh Thuận chỉ tham gia với tư cách là vệ tinh, cluster nào với tư cách là một nút trọng điểm.

Các cluster ngành mà Ninh Thuận cần tập trung nên là ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp hỗ trợ đối với chế biến nông nghiệp (theo nghĩa rộng).

- Xác định đối tác đầu tư chiến lược theo từng cluster ngành. Đối tác đầu tư chiến lược chỉ bao gồm một vài số ít (1 - 2) nhà đầu tư được lựa chọn kỹ càng, không ký kết các nhà đầu tư chiến lược theo diện rộng. Tỉnh phải có những cam kết cao về mặt chính trị để có

149

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

thể mời gọi các đối tác đầu tư chiến lược là các doanh nghiệp có uy tín toàn cầu. Đây không chỉ là việc của doanh nghiệp trong nước với đối tác quốc tế mà cần phải có sự tham gia của chính quyền với những cam kết chặt chẽ, tạo dựng lòng tin.

- Xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh tốt, trước mắt tập trung một số điểm sau:

Chính sách “một cửa”. Chính sách một cửa phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc tích hợp các cơ quan công quyền mà là cả việc tích hợp các loại hình dịch vụ mà người dân được hưởng thụ. Ví dụ, người dân đến bưu điện thì họ không chỉ hưởng thụ những dịch vụ về bưu điện mà họ có thể mua bảo hiểm phương tiện giao thông – tàu, thuyền, được nắm bắt các thông tin về quy hoạch, các thông tin về pháp luật, các thông tin về du lịch,...

Đẩy nhanh quá trình công khai hóa và minh bạch hóa các thông tin về việc cấp đất, giải phóng mặt bằng, quy hoạch chi tiết...; đơn giản hóa các thủ tịch hành chính, trong đó cố gắng nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc theo hướng hiện đại nhưng phải phù hợp với trình độ và tiết kiệm, tránh lãng phí.

Thực hiện tốt việc thu hồi đất các dự án lâu năm không hoạt động, thể hiện sự quyết liệt của chính quyền đối với việc xử lý các sai phạm. Đồng thời thực hiện tốt việc cam kết trong giải phóng mặt bằng khi đã xác định lựa chọn nhà đầu tư.

Không ưu tiên các nhà đầu tư ngoại nếu họ không có gì nổi trội so với các nhà đầu tư nội. Việc các nhà đầu tư nội đầu tư nhiều cũng là một sức hút đối với nhà đầu tư ngoại.

Giữ gìn và cải thiện môi trường, tạo ra một môi trường sống bình yên, thuận tiện cho người dân và nhà đầu tư đến sinh sống và làm việc. Ban hành các quy định, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm, môi trường và kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thực hiện việc quảng bá hình ảnh của Ninh Thuận bằng nhiều hình thức khác nhau và đều đặn. Đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh của Ninh Thuận bằng những sản phẩm có chất lượng nhất của Ninh Thuận.

- Thực hiện sự phối hợp tốt giữa các sở, ban, ngành và các cấp khác nhau, xây dựng các chính sách lồng ghép, đa mục tiêu nhằm tăng tính minh bạch, tăng tính trách nhiệm, tính khả thi cũng như tiết kiệm kinh phí trong hoạch định chính sách.

- Trước tiên, tập trung kinh phí cho việc kết nối về hạ tầng, logistics cho các cơ sở sản xuất kinh doanh - thương mại - du lịch trong địa phương. Trong thời gian trung hạn, không “chạy đua” đầu tư hình thành xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch lớn, gây lãng phí vốn

Kỷ yếu hội thảo

150

151

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1. Tổng quan về khu công nghiệp sinh thái

1.1. Khái niệm

Khái niệm khu công nghiệp (KCN) sinh thái được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoulos đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Hai ông cho rằng, khu công nghiệp sinh thái được hình thành trên cơ sở sinh thái học công nghiệp sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp.

KCN sinh thái là KCN được thiết kế với cơ sở hạ tầng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu (Tibbs, 1992). Khái niệm sinh thái công nghiệp còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên. Theo Karamanos (1995), sinh thái công nghiệp là chiến lược có tính chất đổi mới, nhằm phát triển công nghiệp bền vững dựa trên thiết kế hệ thống công nghiệp theo hướng giảm tối thiểu chất thải phát sinh và tăng tối đa khả năng tái sinh - tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. Sinh thái công nghiệp là một hướng mới, tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng; đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái niệm sinh thái công nghiệp còn bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, như sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống.

Hiện tại, khái niệm sinh thái công nghiệp chưa có một định nghĩa thống nhất, nhưng trong nhiều kết quả nghiên cứu, các tác giả đều thống nhất khái niệm sinh thái công

PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬNTHEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

? TS. DƯƠNg ĐìNh gIÁM

Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp

Bộ Công thương

Kỷ yếu hội thảo

152

nghiệp phải thể hiện những quan điểm chính sau:

- Là tổ hợp thống nhất và toàn diện các thành phần của hệ công nghiệp và các mối quan hệ với môi trường xung quanh.

- Sinh thái công nghiệp nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động điều khiển của con người nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Sinh thái công nghiệp xem quá trình cải tiến công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ sinh thái công nghiệp bền vững trong tương lai.

hình 1: Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp

1.2. Vai trò của khu công nghiệp sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia

1.2.1. Về kinh tế

- KCN sinh thái sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương và khu vực, vùng lãnh thổ: tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động.

- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và các làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển.

153

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới.

- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải.

- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Đối với các doanh nghiệp trong KCN và chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN sinh thái: Gia tăng giá trị cạnh tranh, giá trị thương hiệu và bất động sản cũng như lợi nhuận của chủ đầu tư KCN sinh thái.

1.2.2. Về xã hội

- KCN sinh thái là một động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực lân cận, sẽ thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

- Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng,...

- Tạo một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệp lâu nay.

- KCN sinh thái tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững.

1.2.3. Về môi trường

- Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.

- Đảm bảo cân bằng sinh thái trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCN sinh thái: Từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh.

- Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCN sinh thái có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường.

Kỷ yếu hội thảo

154

1.3. các tiêu chí xây dựng KcN sinh thái

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản về sinh thái công nghiệp và kinh nghiệm của các nước đi trước, xem xét điều kiện của Việt Nam, các tiêu chí cơ bản xây dựng KCN sinh thái gồm 6 nhóm tiêu chí:

- Sự tự nguyện tham gia của doanh nghiệp trong KCN và các thành phần khác (nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…) (gọi chung là doanh nghiệp) trong KCN. Bản thân từng doanh nghiệp trong KCN chủ động giảm thiểu chất thải tại nguồn;

- Tính đa dạng về loại hình công nghiệp đầu tư vào KCN;

- Tính tương thích về loại hình công nghiệp trên phương diện “trao đổi chất thải”;

- Tương thích về quy mô;

- Giảm khoảng cách (địa lý) giữa các cơ sở và tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng chung các cơ sở hạ tầng trong KCN;

- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,…) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải).

Trong 6 nhóm tiêu chí trên, thì sự tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp trong KCN được thiết lập đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại ổn định và lâu dài của hệ thống. Vì các doanh nghiệp này sẽ liên kết với nhau trên cơ sở trao đổi nguyên vật liệu (bao gồm cả sản phẩm, phế phẩm và chất thải) và năng lượng (nhiệt thừa, nhiên liệu,…) với nhau và với môi trường tự nhiên, nên mỗi cơ sở là một “mắt xích” trong một “chuỗi” vật chất khép kín. Chỉ cần một “mắt xích” nào bị phá vỡ (vì bất cứ lý do gì), toàn hệ thống sẽ bị phá vỡ theo và phải mất một thời gian dài mới có thể thiết lập lại. Không ai khác, ngoài các doanh nghiệp sản xuất sẽ phải thực thi các phương án công nghệ để có thể hình thành mạng lưới trao đổi vật chất trong KCN cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tiêu thụ cũng như phát sinh chất thải. Do đó, chỉ khi nào doanh nghiệp sản xuất tự nguyện trở thành thành viên của KCN sinh thái, họ mới nỗ lực duy trì vai trò “mắt xích” của mình vì sự tồn tại của cả hệ thống. Không có sự tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, các giải pháp công nghệ giảm thiểu chất thải tại nguồn cũng như trao đổi chất thải, cho dù đơn giản đến đâu đi nữa, cũng trở nên ít khả thi.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

1.4.1. KCN sinh thái Lalundborg, Đan Mạch

Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là Nhà máy Điện Asnaes (công suất 1.500 MW). Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực

155

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

đại chuyển hóa năng lượng từ than thành điện chỉ đạt 40%, 60% còn lại được thải ra môi trường dưới dạng nhiệt (hơi nước và khí Ethane và Methane), xỉ than, tro bụi,... Phần năng lượng dư thừa và chất thải này được sử dụng có hiệu quả cho các nhà máy trong cùng KCN, không thải ra môi trường.

hình 2: hệ sinh thái công nghiệp - KcN Lalundborg, Đan Mạch

1.4.2. KCN sinh thái Fairfield, Baltimore, Maryland, USA

KCN Fairfield nằm ở phía đông - nam thành phố Baltimore, có diện tích 880 ha, tập trung các ngành công nghiệp: dầu khí, hóa chất hữu cơ (sản xuất và phân phối asphalt, các công ty dầu và hóa chất) và những cơ sở sản xuất nhỏ (lắp ráp lốp xe, sản xuất thùng chứa,…). Fairfield được xem là một hệ kinh tế “carbon” (Cornell University Work and Environment Initiative, 1995), nơi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái sinh, tái chế các hợp chất hữu cơ. Đó là một trong những lý do khiến cho KCN này trở thành bằng chứng đáng tin cậy, rằng Baltimore đang trở thành mô hình phát triển công nghiệp lý tưởng trong tương lai.

KCN sinh thái Fairfield được phát triển không chỉ giúp các cơ sở sản xuất hiện hữu mở rộng quy mô, công suất mà còn bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp theo những hướng chính như sau:

- Công nghệ sản xuất phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp hiện tại (sản xuất hóa chất, film, photo,…);

- Phù hợp với công nghệ môi trường đang áp dụng;

- Đóng vai trò của cơ sở tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải.

Kỷ yếu hội thảo

156

Bằng cách này, KCN sinh thái Fairfield đạt được mục đích phát triển, nhưng không gây ra các tác động tiêu cực mới đối với môi trường. Phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm công ăn việc làm cho người dân được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KCN này.

1.4.3. KCN sinh thái ở Thái Lan

Thái Lan đã xây dựng thành công hàng loạt các KCN sinh thái, như: Amata Nakorn I.E, Khon Kean, Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E,... Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về số lượng KCN sinh thái (29) chỉ sau Mỹ (40). Thành công của mô hình KCN sinh thái Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển bền vững KCN sinh thái của Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng.

1.4.4. Bài học cho Việt Nam

a) Nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Tăng trưởng cần gắn với mục tiêu phát triển. Mỗi quốc gia, địa phương đều phải trải qua giai đoạn lấy mục tiêu tăng trưởng công nghiệp làm trọng, nền tảng cho các bước tiếp theo của quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, chúng ta cũng đều biết rằng, đi cùng với sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp thì những hệ lụy về môi trường cũng nảy sinh; và chính chúng ta đã phải bỏ ra nhiều nguồn lực cả vật chất và tinh thần để khắc phục những hệ lụy này.

Ngày nay, nhận thức của con người đã được nâng lên. Chúng ta không còn đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá. Ở một cách tiếp cận khác, chính sự phát triển bền vững lại mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội hợp tác để cùng chia sẻ thành công. Vì vậy, cần tạo sự đồng thuận trong cả cộng đồng, từ các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân về nhận thức trong lĩnh vực này. Có như vậy, mới có thể đạt được cả hai mục tiêu là tăng trưởng và phát triển.

b) Có những bước đi phù hợp

Việc xây dựng các KCN sinh thái khó khăn hơn nhiều so với việc phát triển các KCN tổng hợp, chỉ với mục tiêu thu hút đầu tư lấp đầy diện tích được quy hoạch. Ở các KCN sinh thái, việc thu hút đầu tư phải bảo đảm các tiêu chí (6 nhóm), trong đó, tính tương thích về loại hình công nghiệp trên phương diện “trao đổi chất thải” được xem là tiêu chí khó khăn nhất. Chính vì vậy, việc xây dựng quy hoạch cần có tầm nhìn xa, rộng với quy mô vùng và liên vùng (chứ không thể trong phạm vi nhỏ lại xây dựng được nhiều KCN sinh thái với các định hướng công nghệ khác nhau).

Nguồn lực cho việc xây dựng và triển khai các KCN sinh thái cũng là một trong những trở ngại cần phải vượt qua. Ở các KCN thông thường, việc vận chuyển hay xử lý chất thải

157

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

có thể được thực hiện chung hoặc độc lập theo từng doanh nghiệp. Còn trong các KCN sinh thái, công việc này, chẳng những phải tuân thủ sự tương thích về mặt công nghệ, như đã nói ở trên, mà cả về mặt quy mô, để đảm bảo cho hệ thống vận hành trơn tru, ổn định.

Ngoài ra, sau khi quy hoạch, việc thu hút đầu tư theo định hướng công nghệ này đòi hỏi thời gian, không được nóng vội, để có thể thu hút được các đối tượng doanh nghiệp phù hợp.

c) Các thuận lợi và khó khăn khi chuyển KCN thông thường thành KCN sinh thái

Trong thực tế, việc xây dựng và phát triển các KCN sinh thái đôi khi lại bắt đầu bằng việc chuyển đổi các KCN truyền thống thành KCN sinh thái. Quá trình này gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi: Việc chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống sang mô hình KCN sinh thái trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hóa cũng như không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị.

Có thể sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn và hệ thống giao thông nội bộ KCN cũng như hệ thống kết nối với bên ngoài và liên vùng.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng gặp phải những khó khăn sau:

- Khó xây dựng được hệ sinh thái công nghiệp đối với các loại bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải, nguyên liệu, năng lượng ở đầu vào, đầu ra vận chuyển trong một số doanh nghiệp hiện hữu và chuyển đổi sang công nghệ bảo vệ môi trường.

- Khó giải quyết các mâu thuẫn của các doanh nghiệp có sẵn hoặc tham dự mới vào KCN sinh thái.

- Khó xác định được chính xác năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã xác định.

- Thật sự khó khăn đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn là doanh nghiệp thành viên của KCN sinh thái, buộc phải di dời hoặc chuyển đổi để trở thành thành viên của KCN sinh thái.

2. Quản lý nhà nước đối với phát triển KcN sinh thái

2.1. chủ trương của Đảng và Nhà nước

KCN, KCX đã được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền

Kỷ yếu hội thảo

158

kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986).

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra những chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước, được cụ thể hóa bằng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, đã đưa ra chính sách phát triển KCN, KCX bằng sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX (Nghị định 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18.10.1991) và Quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 28.12.1994).

Tiếp đó, trong định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) chỉ rõ: “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư”.

Tại Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020: “... tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung”.

Như vậy, các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN, KCX; khẳng định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.2. cơ chế, chính sách, mô hình quản lý

Quá trình phát triển KCN gắn liền với quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản lý đầu tư nói chung và KCN, CCN nói riêng. Quy chế đầu tiên về quản lý KCN được quy định tại Nghị định 192/CP ngày 28.12.1994 của Chính phủ đến Quy chế quản lý KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24.4.1997 là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với KCN của Việt

159

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Nam. Các quy định tại Nghị định 36/CP đã bao quát nhiều khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của KCN, bao gồm: cơ chế xây dựng, kinh doanh hạ tầng; quyền hạn, trách nhiệm của Ban Quản lý KCN; quy định phát triển KCN theo quy hoạch và cơ chế, chính sách đã được thống nhất trên cả nước. Các văn bản pháp quy này đã khẳng định chủ trương xây dựng KCN thành một mô hình đột phá để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước qua việc áp dụng những chính sách mới, mang tính đặc thù về cơ chế ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bước đầu triển khai cơ chế ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KCX thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN trên các lĩnh vực.

Tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14.3.2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, như: thống nhất các quy định liên quan tới KCN nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản. Nghị định đã cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN thực hiện đầu mối quản lý nhà nước KCN trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, môi trường, thương mại... thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ”.

Về cơ sở pháp lý phát triển công nghiệp bền vững: Một cách tổng quát, các văn bản pháp quy hiện nay của Việt Nam chưa đề cập cụ thể, trực tiếp đến việc phát triển mô hình công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến: (1) “bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, (2) “giảm phát sinh chất thải, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”, (3) “tăng cường tái sử dụng, thu hồi, tái chế chất thải”, (4) “tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng”, (5) “phát triển thân thiện với môi trường” đều được đưa vào các văn bản pháp quy đã ban hành. Những nội dung này, mặc dù không trực tiếp đề cập đến yêu cầu bắt buộc phát triển theo mô hình công nghiệp sinh thái, nhưng việc thực thi các yêu cầu này đã thực sự hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động “tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng”, “giảm phát sinh chất thải tại nguồn”, “thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R)”, “trao đổi chất thải”, “phát triển thân thiện với môi trường, bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cộng đồng”. Đây là những yếu tố cần thiết, đặc trưng và định hướng cho việc phát triển KCN cùng với khu dân cư xung quanh KCN theo định hướng công nghiệp sinh thái trong tương lai.

Cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng trong tiến trình cải thiện chất lượng môi trường của Việt Nam. Không nắm rõ hoặc chủ ý không thực hiện quy định luật pháp về bảo vệ môi trường là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm do công nghiệp gây ra. Tuân thủ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường là yêu cầu tối thiểu đối với một KCN (cùng với khu dân cư xung quanh) với chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Kỷ yếu hội thảo

160

chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mức độ đạt được các yêu cầu pháp lý về mặt môi trường được đánh giá theo những quy định hiện hành trong các văn bản pháp luật chính sau đây: (1) Luật Bảo vệ môi trường 2005; (2) các Nghị định, thông tư, quyết định liên quan đến quản lý chất thải, như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Nghị định 59/2007/NĐ-CP, Nghị định 21/2008/NĐ-CP, Nghị định 29/2011/NĐ-CP; Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, Thông tư 48/2011/TT-BTNMT, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT; Quyết định 1393/QĐ-TTg tháng 9/2012, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và (3) các quy chuẩn/tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Ninh Thuận theo hướng công nghiệp sinh thái

3.1. Khái quát hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 3 KCN và 8 CCN. Sơ bộ hiện trạng phát triển của các khu, cụm công nghiệp này như sau:

3.1.1. Các khu công nghiệp

a) Khu công nghiệp Du Long (huyện Thuận Bắc)

KCN này có diện tích quy hoạch 407 ha (giai đoạn 1: 254 ha), hiện được giao cho Công ty TNHH một thành viên Đầu tư quốc tế Hoa Thìn Long Đức Phong làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng với tổng vốn đầu tư khoảng 528 tỷ đồng. Đến nay, KCN đã đền bù, giải phóng toàn bộ mặt bằng của dự án; Rà phá bom mìn (phần đất GĐ1); Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đang thi công san lấp mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo quy hoạch, các ngành nghề chủ yếu thu hút đầu tư vào KCN gồm: lắp ráp, điện tử, tin học; các ngành công nghệ cao; lắp ráp ôtô xe máy; cơ khí chế tạo, sản xuất VLXD; chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

b) Khu công nghiệp Phước Nam (huyện Thuận Nam).

KCN này có diện tích quy hoạch gần 370 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 359 tỷ đồng (giai đoạn 1: 150,89 ha). Hiện tại, KCN Phước Nam được giao cho Công ty CP Đầu tư Phước Nam - Ninh Thuận làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng.

Một số hạng mục trong KCN đã được hoàn thành, như: đền bù, giải phóng mặt bằng; nền đường chính; các tuyến thoát nước mưa, nước thải dọc theo các tuyến giao thông trong KCN; xây dựng một phần hàng rào, cây xanh và cột điện.

KCN hiện có 03 doanh nghiệp đăng ký và đang triển khai xây dựng, là: dự án sản xuất gạch không nung (5,5 triệu m2/năm), vốn đầu tư 593 tỷ đồng; Dự án sản xuất động cơ

161

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

motors Sema (công suất 6.000 SP/năm), vốn đầu tư 220 tỷ đồng và Dự án xử lý chất thải bằng công nghệ Plasma, vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng, công suất xử lý 150 tấn/ngày.

Theo Quy hoạch, KCN Phước Nam sẽ chủ yếu thu hút các ngành công nghệ cao, lắp ráp điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy; Công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông, công nghiệp; sản xuất VLXD; Chế biến nông lâm thủy sản; Dệt may - da giày.

Dự kiến đến năm 2015, hoàn thành giai đoạn I hệ thống cơ sở hạ tầng của KCN, tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư để phát triển sản xuất.

c) Khu công nghiệp Cà Ná (huyện Thuận Nam).

KCN được chuyển đổi trên cơ sở Dự án Khu liên hợp sản xuất thép Cà Ná cũ và đã được Chính phủ bổ sung vào Danh mục các KCN của cả nước theo Công văn số 787/TTg-KTN ngày 19.5.2011 về việc Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận.

KCN được quy hoạch với quy mô 1.000 ha, khu vực quy hoạch chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, đất bằng chưa sử dụng và có khoảng 470 ha đất làm muối, không có đất trồng lúa.

KCN đang lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2.000, sau khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, chủ đầu tư là Liên doanh Công ty cổ phần Tập đoàn phát triển năng lượng Đại Dương (OED) và Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và XD Việt Nam (VINACONEX) lập dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Cà Ná thuộc xã Cà Ná, huyện Thuận Nam với diện tích sử dụng đất giai đoạn I, khoảng 500 ha.

Ngoài 03 KCN nằm trong Danh mục các KCN do Chính phủ thành lập, CCN Hiếu Thiện đã được UBND tỉnh quyết định điều chỉnh, mở rộng thành KCN Hiếu Thiện và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22.7.2011 trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Dự kiến KCN Hiếu Thiện sẽ được quy hoạch từ 97,3 ha mở rộng lên khoảng 300 ha. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, căn cứ vào thực tế tốc độ triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh Ninh Thuận đã dừng việc chuyển đổi của CCN này.

3.1.2. Các cụm công nghiệp

a) Cụm công nghiệp Tháp Chàm (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm): Được phát triển từ năm 2005, có diện tích 23,48 ha (17,59 ha đất công nghiệp). Do gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng nên dự án phải dừng thi công từ tháng 10.2006, đến tháng 11.2008 mới tiếp tục triển khai thi công lại và hiện đang thi công hệ thống đường giao thông (đã thực hiện 85% khối lượng).

Kỷ yếu hội thảo

162

CCN đã thu hút được 06 dự án đầu tư công nghiệp (04 dự án đã đi vào sản xuất) với tổng vốn đầu tư 121 tỷ đồng. Diện tích chiếm đất của các doanh nghiệp đang hoạt động là 16,2 ha, chiếm 75% diện tích đất công nghiệp.

Các ngành sản xuất đang hoạt động trong CCN là: chế biến nông, thủy sản (04 dự án); Sản phẩm in và bao bì (02 dự án); sản xuất VLXD (01 dự án).

b) Cụm công nghiệp Thành Hải (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm): có diện tích ban đầu là 26,75 ha. Để giải quyết nhu cầu về diện tích sản xuất cũng như việc chuyển dịch một số cơ sở sản xuất có khả năng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị, CCN Thành Hải đã được mở rộng về phía nam thêm khoảng 44,75 ha, đưa tổng diện tích toàn cụm lên 71,5 ha. CCN Thành Hải đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng phần mở rộng (đang san ủi mặt bằng).

Đến nay, CCN đã lấp đầy 60% diện tích đất công nghiệp với 10 dự án đầu tư công nghiệp (06 dự án đã hoạt động sản xuất) với tổng vốn đầu tư khoảng 1.100 tỷ đồng, thu hút và tạo việc làm cho khoảng 700 lao động.

Các ngành nghề đang phát triển trong CCN là: chế biến thạch cao (01 dự án); may xuất khẩu (01 dự án); bia, rượu, nước giải khát (02 dự án); sản xuất VLXD (01 dự án); sản xuất thuốc lá (01 dự án)…

c) Cụm công nghiệp Hiếu Thiện (huyện Thuận Nam): có diện tích 97,3 ha và đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Đến nay, CCN đã lấp đầy 12% diện tích đất công nghiệp với 03 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng. Trong đó, 02 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài là Công ty TNHH Bằng Giới (Sản phẩm: hàng thủ công mỹ nghệ, công suất 150.000 SP/năm) và Công ty TNHH Honshi (Sản phẩm: đồ gỗ mỹ nghệ, công suất 7.000 SP/năm).

d) Cụm công nghiệp Chế biến thủy sản tập trung (huyện Thuận Nam): có diện tích quy hoạch 17 ha, thuộc xã Phước Minh. Hiện CCN đang trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết.

e) Cụm công nghiệp Suối Đá (huyện Thuận Bắc): đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích khoảng 71,3 ha, với tổng vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Hiện CCN đang kêu gọi nhà đầu tư phát triển hạ tầng.

Theo quy hoạch, đây là CCN tập trung ít gây ảnh hưởng đến môi trường, chủ yếu thu hút đầu tư các lĩnh vực: lắp ráp điện tử, tin học; các ngành công nghệ cao; Chế biến thực phẩm, hải sản, lâm sản; VLXD; may mặc, giày da xuất khẩu; công nghiệp cơ khí; TTCN, ngành nghề truyền thống và ngành nghề khác.

163

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

g) Cụm công nghiệp Quảng Sơn (huyện Ninh Sơn): được phê duyệt Quy hoạch chi tiết với quy mô diện tích 50,28 ha.

Theo Quy hoạch, các ngành nghề chủ yếu thu hút đầu tư vào CCN gồm: chế biến thực phẩm, lâm sản; VLXD; công nghiệp cơ khí; tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và các ngành nghề khác.

Đến nay, CCN đã có tỷ lệ đăng ký lấp đầy 27% diện tích đất công nghiệp với 03 doanh nghiệp đầu tư là Công ty TNHH - TM Quảng Thuận (sản xuất gạch tuyne), diện tích 6,4 ha; Công ty TNHH Quảng Phát, diện tích 0,6 ha; Công ty TNHH xây dựng và khai thác chế biến lâm sản Sông Trà, diện tích 4 ha.

h) Cụm công nghiệp Phước Thắng (huyện Bác Ái): Hiện tỉnh đã có chủ trương và định hướng phát triển trên địa bàn huyện 01 CCN tại Phước Thắng với diện tích khoảng 30 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của huyện trong các giai đoạn tới.

i) Cụm công nghiệp Tri Hải (huyện Ninh Hải): Đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2010. Đến nay, CCN đang trong giai đoạn thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng.

3.2. Quan điểm, định hướng và các mục tiêu phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo hướng sinh thái

3.2.1. Quan điểm

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, bao gồm cả các cấp quản lý, doanh nghiệp và người dân về định hướng phát triển bền vững. Coi định hướng phát triển bền vững là tất yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay.

- Việc xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp sinh thái phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương, với hoàn cảnh thực tại và nguồn lực của địa phương; bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng và phát triển.

- Huy động mọi nguồn lực, cả trong và ngoài địa phương, cho mục tiêu xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp sinh thái, bảo đảm các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật và có tầm nhìn dài hạn.

3.2.2. Định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ phát triển hoặc chuyển đổi thành các khu, cụm công nghiệp sinh thái theo các định hướng cơ bản sau:

a) Về ngành nghề:

- Tiếp nhận được sự dịch chuyển các ngành công nghiệp từ các vùng lõi công nghiệp

Kỷ yếu hội thảo

164

(Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung);

- Gia nhập vào các cụm liên kết ngành để cung cấp các sản phẩm CNHT (cơ khí, điện tử) cho các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

- Cung cấp các sản phẩm hóa chất cơ bản, tinh khiết từ quá trình sản xuất muối, cho các ngành sản xuất, chế tạo công nghệ cao của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;

- Cung cấp các sản phẩm hoàn chỉnh của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, VLXD là thế mạnh của địa phương cho thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

b) Về tiêu thụ năng lượng

Triệt để tận dụng thế mạnh về các nguồn năng lượng sạch và tái tạo (gió, mặt trời) vào quá trình sản xuất và xử lý chất thải của các doanh nghiệp (thông gió, chiếu sáng, gia nhiệt...), nhằm giảm thiểu tiêu hao năng lượng không tái tạo truyền thống, từ đó góp phần giảm thiểu phát thải.

3.2.3. Mục tiêu

- Đến năm 2020 xây dựng hoặc chuyển đổi được 1 đến 2 khu công nghiệp và 2 đến 4 cụm công nghiệp hoạt động theo hướng sinh thái.

- Các khu, cụm công nghiệp còn lại, tiếp tục rà soát quy hoạch để có những điều chỉnh thu hút đầu tư phù hợp theo định hướng chuyên sâu và phát triển bền vững.

3.2.4. Các phương án lựa chọn

a) Đối với các khu công nghiệp

1. Chọn KCN Du Long (huyện Thuận Bắc) hoặc KCN Phước Nam (huyện Thuận Nam) để chuyển đổi thành KCN chuyên sâu và phát triển theo hướng sinh thái.

Định hướng cho KCN này là thu hút đầu tư vào các dự án CNHT cho các ngành công nghệ cao; lắp ráp ô tô, xe máy; cơ khí chế tạo máy nông, công nghiệp, nhằm gia nhập cụm liên kết công nghiệp cơ khí hoặc điện tử với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

- Đối với KCN Du Long: Đến nay mới hoàn thành giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường và đang thi công san lấp để xây dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 1 là 254 ha) mà chưa có dự án đầu tư, nên thuận lợi cho việc điều chỉnh định hướng đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, để KCN sớm có khả năng thu hút đầu tư thì phải tập trung nguồn lực (vốn) để nhanh chóng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng.

165

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Đối với KCN Phước Nam: Hạ tầng giai đoạn 1 (150 ha) đã được hoàn thành và thu hút được 3 dự án đầu tư: Dự án sản xuất gạch không nung (~5,5 triệu m2/năm), vốn đầu tư 593 tỷ đồng; Dự án sản xuất động cơ motors Sema (công suất 6.000 SP/năm), vốn đầu tư 220 tỷ đồng và Dự án xử lý chất thải bằng công nghệ Plasma (công suất xử lý 150 tấn/ngày), vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Nếu lựa chọn KCN này để định hướng phát triển theo hướng sinh thái và chuyên sâu (công nghệ cao và cơ khí) thì phải di dời dự án sản xuất gạch không nung ra khỏi KCN. Đây cũng là một cản trở cho việc chuyển đổi và phát triển KCN này theo hướng sinh thái.

2. Đầu tư phát triển KCN Cà Ná theo hướng chuyên sâu cho các sản phẩm sau muối và hóa chất sau muối: Xây dựng các nhà máy sản xuất hóa chất từ muối với các sản phẩm như ôxít magie, xút, soda từ nguyên liệu trong và ngoài tỉnh. Xây dựng một số nhà máy sản xuất muối tinh và muối I-ốt đáp ứng nhu cầu muối thực phẩm trong nước.

b) Đối với các cụm công nghiệp

Có thể chọn 2 đến 4 CCN hiện có để phát triển theo định hướng sinh thái và chuyên sâu. Cụ thể như sau:

+ CCN Tháp Chàm (thành phố Phan Rang): Diện tích đất quy hoạch 23,48 ha; đã giao đất đạt 75%.

Ngành nghề: Chế biến nông, lâm sản. Hiện có: chế biến nông thủy sản (4), in bao bì (2), VLXD (1). Có thể phải tính tới việc di dời cơ sở sản xuất VLXD này sang CCN Quảng Sơn.

+ CCN Chế biến thủy sản (H. Thuận Nam): Diện tích đất quy hoạch là 17 ha. Ngành nghề: Chế biến thủy sản.

+ CCN Quảng Sơn (H.Ninh Sơn): Diện tích đất quy hoạch là 50,28 ha; đã giao đất đạt 27%.

Ngành nghề: Sản xuất VLXD. Hiện có: VLXD (1)

+ CCN Hiếu Thiện (H.Thuận Nam): Diện tích đất quy hoạch là 93 ha (GĐ1 là 50 ha).

Ngành nghề: Chế biến gỗ, dệt, thêu ren và hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện có: Chế biến gỗ (1), thủ công mỹ nghệ (1).

- Các CCN còn lại, tiếp tục rà soát quy hoạch để có những điều chỉnh thu hút đầu tư phù hợp theo định hướng phát triển bền vững;

- Di dời các nghề truyền thống vào các cụm, điểm công nghiệp theo 4 nhóm: Chế biến NSTP; gơ khí sửa chữa; gốm, VLXD; thủ công mỹ nghệ.

Kỷ yếu hội thảo

166

3.3. các giải pháp đảm bảo cho phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Ninh Thuận theo hướng sinh thái

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển và quản lý các khu, cụm công nghiệp

Với hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp và khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khi lựa chọn mô hình khu, cụm công nghiệp sinh thái phát triển từ các khu, cụm công nghiệp đã có, cần lưu ý những đặc điểm sau đây:

- Các khu dân cư xung quanh một số khu, cụm công nghiệp không là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất chính cho các cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp này. Điều này dẫn đến khó tìm được sự liên kết để phát triển các ngành công nghiệp chế biến;

- Thông thường, các doanh nghiệp sản xuất phát sinh chất thải thường ký hợp đồng trọn gói với các công ty (trong hoặc ngoài khu, cụm công nghiệp) có chức năng để thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tiêu hủy chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại và kèm theo là bán phế liệu cho các công ty này, nhằm tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào.

Tuy nhiên, hiện tại ở Ninh Thuận chưa hình thành các mối liên kết này. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, song song với việc thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, cần có các phương án hình thành các mối liên kết trong xử lý chất thải. Tránh để xảy ra tình trạng vận chuyển các loại chất thải với cự ly xa, dễ gây ra thêm các phát tán ô nhiễm cho các khu vực lân cận.

- Mối liên hệ giữa các khu, cụm công nghiệp (doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp này) và khu dân cư xung quanh, như trên đã nói, là ít được hình thành trên cơ sở trao đổi nguyên vật liệu, mà chủ yếu là: (i) “trao đổi nguồn nhân lực”, (ii) “nâng cấp cơ sở hạ tầng xung quanh”, (iii) sự ra đời của các dịch vụ đi kèm trong khu dân cư phục vụ nhu cầu của người lao động trong các khu, cụm công nghiệp, như nhà trọ, chợ, quán ăn, cửa hàng tạp hóa, nhà trẻ, trường học, trạm y tế,… (iv) “chất lượng môi trường xung quanh của khu dân cư bị thay đổi”.

Thông thường, khu dân cư xung quanh là một trong những nguồn cung lao động sẵn có đối với các khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế ở Ninh Thuận không phải như vậy. Hầu hết lao động có thể sử dụng tại chỗ là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo các nghề giản đơn. Do đó, nếu phát triển công nghiệp ở quy mô lớn hơn, với các ngành nghề kỹ thuật phức tạp hơn, thì lực lượng lao động sẽ phải thu hút từ ngoài địa phương (ngoài tỉnh).

Từ những lưu ý trên, các hoạt động chính được triển khai cần có sự tham gia, phối hợp của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Cụ thể là:

167

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

a) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (Ban Quản lý các khu, cụm công nghiệp, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường...)

- Rà soát ngay quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng phù hợp với định hướng phát triển bền vững.

- Xây dựng lộ trình cụ thể (có lựa chọn) chuyển các khu, cụm công nghiệp hiện có sang hoạt động theo định hướng chuyên sâu và sinh thái, từ đó có kế hoạch hỗ trợ việc di dời hoặc điều chỉnh hoạt động của một số doanh nghiệp liên quan.

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu doanh nghiệp online (trên website của Ban Quản lý các khu, cụm công nghiệp), trong đó có quản lý các dữ liệu về môi trường. Các cơ quan quản lý nhà nước cần quy định các doanh nghiệp phải định kỳ (3 tháng) khai báo các dữ liệu về sử dụng năng lượng, lượng chất thải rắn, lỏng, khí... theo các biểu mẫu quy định sẵn, để tiện cho việc theo dõi, xử lý các tình huống vi phạm.

- Sớm thực hiện kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp trong diện bắt buộc phải kiểm toán năng lượng, khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện kiểm toán năng lượng (thông qua việc hỗ trợ kinh phí kiểm toán). Đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị năng lượng cho các doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện các giải pháp theo chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp. Các xí nghiệp xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra chất lượng nước thải của các doanh nghiệp trước khi xả vào hệ thống xử lý chung, bảo đảm chất nước thải khi ra khỏi các khu, cụm công nghiệp đảm bảo chất lượng theo quy định.

b) Đối với các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp

- Tăng cường sử dụng chung hoặc chia sẻ công nghệ, thiết bị và chuyên môn trong tái sử dụng và trao đổi chất thải, kết hợp với ứng dụng các công nghệ thân thiện môi trường và các giải pháp đổi mới để giải quyết các vấn đề về môi trường.

- Áp dụng một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc cơ bản để gia tăng hiệu quả tái sử dụng nước mưa, giải quyết vấn đề thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, tận dụng năng lượng mặt trời (thế mạnh của Ninh Thuận) cho việc gia nhiệt đối với các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn hơi phục vụ sản xuất,... giúp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng không tái tạo.

- Áp dụng một số giải pháp tổ chức sử dụng đất và giao thông để tăng cường hiệu quả hệ thống giao thông giữa các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư, giảm thiểu nhiên liệu và phát thải từ giao thông.

Kỷ yếu hội thảo

168

c) Đối với các cơ sở thu hồi, tái chế và xử lý chất thải (công nghiệp và sinh hoạt)

- Áp dụng các giải pháp công nghệ để tăng đến tối đa hiệu quả thu hồi, tái chế chất thải cũng như xử lý chất thải một cách an toàn và hợp vệ sinh.

- Bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường do hoạt động tái chế chất thải.

- Áp dụng một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc cơ bản để giải quyết vấn đề thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, tận dụng năng lượng mặt trời, giúp giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá trình xử lý chất thải.

d) Đối với khu dân cư xung quanh các khu, cụm công nghiệp

- Tăng cường hoạt động tái chế và trao đổi chất thải phát sinh từ sinh hoạt của người dân và từ hoạt động sản xuất của các khu, cụm công nghiệp. Hoạt động tái chế và xử lý chất thải cần được thực hiện một cách hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường thứ cấp.

- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật phục vụ tốt công tác thu gom, thu hồi, tái chế và trao đổi chất thải sinh hoạt từ khu dân cư; xử lý hợp vệ sinh các chất thải không có khả năng tái sử dụng; tái chế chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của người dân trong khu dân cư, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

- Áp dụng một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc cơ bản để giải quyết vấn đề thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, tái sử dụng nước mưa, giảm thiểu lượng nước sinh hoạt sử dụng, giúp giảm thiểu năng lượng sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày của khu dân cư.

Bên cạnh đó, khu dân cư còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức đến cộng đồng.

UBND tỉnh Ninh Thuận và UBND các huyện có các khu, cụm công nghiệp có kế hoạch chuyển đổi và phát triển theo hướng chuyên sâu và sinh thái, sẽ ban hành chính sách khuyến khích các thành viên trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tự nguyện tham gia phát triển mô hình này.

3.3.2. Đổi mới xúc tiến đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, nâng cao chất lượng đánh giá và thẩm định các dự án

- UBND tỉnh xây dựng chiến lược, kế hoạch, bố trí kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư theo từng giai đoạn (xúc tiến đầu tư tại chỗ và xúc tiến đầu tư ra nước ngoài) phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, của vùng theo định hướng phát triển bền vững;

- Ban hành danh mục lĩnh vực ưu tiên, sản phẩm chủ lực, lộ trình kêu gọi đầu tư, chú ý chọn lọc các ngành nghề có sự liên thông về công nghệ với công nghệ tiên tiến, sử dụng

169

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

nhiều lao động có kỹ năng (không chạy theo số lượng dự án) bảo đảm phát triển bền vững.

- Các cơ quan công quyền thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư, đối thoại để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, giúp cho mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện.

3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các khu, cụm công nghiệp

Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái, đòi hỏi việc thu hút đầu tư có lựa chọn. Chính vì vậy, nguồn nhân lực được sử dụng trong các khu, cụm công nghiệp này cũng cần được tuyển chọn kỹ càng.

a) Đối với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo trong tỉnh, ngoài các giải pháp cơ bản, truyền thống nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề (như nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, năng lực đội ngũ giáo viên, mở rộng ngành nghề...), cần căn cứ vào nhu cầu của các ngành nghề, lĩnh vực cần thu hút đầu tư, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp. Chú trọng đào tạo cho nhân lực trên địa bàn để giảm nhu cầu di dân cơ học, gây áp lực cho việc bổ sung và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xã hội.

b) Đối với các đối tượng được đào tạo (người lao động và cán bộ quản lý)

- Các cơ quan quản lý cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp phổ thông trung học, nhằm định hướng nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, trước hết là cán bộ của Ban Quản lý các khu, cụm công nghiệp, cần thường xuyên được tham quan, giao lưu học tập tại các khu, cụm công nghiệp (phát triển theo hướng sinh thái) của các địa phương, kể cả ngoài nước, để tăng thêm kiến thức thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng quản lý.

3.3.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách hài hòa giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm an sinh xã hội ở các khu, cụm công nghiệp

- UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng và ban hành “Bộ tiêu chí xây dựng khu, cụm công nghiệp sinh thái và khung kế hoạch hành động xây dựng khu, cụm công nghiệp sinh thái tại Ninh Thuận”.

- Rà soát, bổ sung chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phù hợp với lộ trình phát triển và lấp đầy tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo định hướng sinh thái.

- Có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn quan tâm tới việc phối hợp với địa phương bảo đảm hạ tầng xã hội cho

Kỷ yếu hội thảo

170

lực lượng lao động, góp phần phát triển ổn định và bền vững.

4. Kết luận

Kinh nghiệm phát triển thành công mô hình KCN sinh thái ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là của Thái Lan và một số địa phương khác trong cả nước cho thấy, khả năng ứng dụng hiệu quả mô hình KCN sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là khả thi.

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả tỉnh Ninh Thuận. Do vậy, nếu điều chỉnh để phát triển các khu, cụm công nghiệp này theo định hướng sinh thái, bên cạnh những lợi ích kinh tế trước mắt, về lâu dài, nó còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững, nâng cao vị thế của tỉnh nhà và góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững của cả khu vực Nam Trung Bộ.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Ernest A. Lowe. 2001. Eco-industrial Park Hanbook for Asian Developing Countries, Report to Asian Development Bank.

2. Nguyễn Cao Lãnh. 2005. Khu công nghiệp sinh thái - Một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam. Khoa học và Kỹ thuật.

3. Trần Thị Mỹ Diệu và Phan Thu Nga. 2010. “Cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn mô hình đô thị - công nghiệp sinh thái áp dụng tại TP. HCM.” Báo cáo khoa học đăng trên Tạp chí Bảo hộ lao động, T.1/2010, trang 11-17 và T.2/2010, trang 28-34.

4. Phan Thu Nga, Phạm Hồng Nhật. 2007. “Xây dựng và phát triển KCN thân thiện môi trường ở Việt Nam - những cơ hội và thách thức.” Người xây dựng, 6/2007.

5. Lê Trọng Phú. “Ứng dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam”. Xây dựng, T.3/2008.

6. UBND tỉnh Ninh Thuận. 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

7. UBND tỉnh Ninh Thuận. 06.2013. Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

8. UBND tỉnh Ninh Thuận. 10.2014. Quy hoạch Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

171

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

I. Sơ lược về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 3.358 km², có 07 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 06 huyện. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 60 km, cách thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) 105 km và cách thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận đã góp phần tạo nhân tố thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

Với khí hậu khô nắng và gió nhiều, tỉnh rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển điện gió, điện mặt trời; thổ nhưỡng phù hợp với một số cây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp như bông, thuốc lá, nho.

Diện tích đất rừng chiếm 55,3% diện tích đất toàn tỉnh. Có hệ thống sông Cái và các sông nhánh với tổng chiều dài là 246 km, diện tích lưu vực 1.929,5 km2 bao gồm các sông và suối Ngang có điều kiện phát triển thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện tích năng. Tỉnh Ninh Thuận được Nhà nước khảo sát địa chất cùng một số yêu cầu khác có liên quan đã đáp ứng đủ các điều kiện cho việc xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân; Cùng với sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo khác của tỉnh, trong thời gian tới Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.

Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km với vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, lãnh hải 1.800 km2, nằm trong vùng nước trồi có trên 500 loài cá, trong đó nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn, trong đó: trữ lượng cá đáy 70.000 - 80.000 tấn, cá nổi 30.000 - 40.000 tấn. Trữ lượng cho phép khai thác hàng năm

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

? cỤc cÔNg NghIỆP ĐịA PhƯƠNg

Kỷ yếu hội thảo

172

đạt 50.000 - 60.000 tấn hải sản các loại.

Bên cạnh đó, với bờ biển dài và nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên tiềm năng sản xuất muối công nghiệp của Ninh Thuận rất lớn. Diện tích đất có khả năng mở rộng để sản xuất muối từ 4.000 - 5.000 ha, sản lượng 400 - 500 ngàn tấn/năm.

Về khoáng sản, Ninh Thuận có nhiều loại là nguồn nguyên liệu phát triển ngành vật liệu xây dựng, bao gồm: đá xây dựng (460.025.000 m3); sét gạch ngói (14.495.000 m3); cát xây dựng (11.441.000 m3); đá chẻ xây dựng (24.823.000 m3); vật liệu san lấp (71.348.000 m3); đá Granit, đá ốp lát (trữ lượng trên 850 triệu m3); cát thủy tinh, titan (diện tích khoảng 700 ha) và tiềm năng sa khoáng titan trong tầng cát đỏ ước tính trên diện tích khoảng 25 km2. Ngoài ra còn có nhóm khoáng sản kim loại wolfram, wolipden; thiếc gốc. Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể; nước khoáng…

II. Những kết quả đã đạt được của ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Trong giai đoạn năm 2006 - 2010 và cả giai đoạn 2011 - 2015, ngành công nghiệp của tỉnh hàng năm đều tăng trưởng, thể hiện trên số lượng và vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng, thu hút nhiều lao động địa phương, bước đầu phát huy được một số sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương.

Một số dự án công nghiệp lớn được hình thành và đi vào hoạt động: may công nghiệp, chế biến thủy sản, chế biến đá ốp granit, chế biến hạt điều, xi măng, thủy điện, thuốc lá điếu, gạch tuy nen..., các dự án đang triển khai đầu tư như: nước khoáng, cấp nước, chế biến thức ăn thủy sản và gia súc, muối công nghiệp... Một số dự án đang xúc tiến đầu tư như: điện hạt nhân, năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm đồ uống, vật liệu xây dựng, khoáng sản... sẽ là bước đột phá đẩy nhanh phát triển công nghiệp cho giai đoạn tiếp theo.

Tỉnh cũng đã thực hiện công tác quy hoạch quỹ đất cho phát triển công nghiệp, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ ổn định cho công nghiệp chế biến. Chính sách thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính đã phát huy hiệu quả, bước đầu tạo được môi trường hành chính lành mạnh, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện nên ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, do tồn tại nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nên sản xuất công nghiệp của tỉnh tuy có tăng trưởng hàng năm nhưng xu hướng vẫn chậm, cụ thể bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chỉ tăng 13,5%/năm thấp hơn giai đoạn 2001 - 2005 (tăng 16,5%/năm), thấp hơn so cả nước (tăng 14,2%/năm). Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân khoảng 22 - 24%/năm; nhưng do xuất phát điểm thấp nên giá trị tuyệt đối công nghiệp vẫn ở mức khiêm tốn. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế về công nghiệp của tỉnh cũng bị chậm, dự kiến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp chiếm 18,3%

173

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 6,6% so với 2010 (tính chung ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh).

III. Định hướng phát triển ngành công nghiệp Ninh Thuận nhanh và bền vững

Thống nhất theo định hướng của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, Ninh Thuận cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, gắn với phát triển nhanh và bền vững. Công nghiệp Ninh Thuận sẽ có các sản phẩm chính mang thương hiệu quốc gia: điện hạt nhân, điện gió; bia, rượu trái cây; muối công nghiệp; thực phẩm chức năng cao cấp hỗ trợ sức khỏe con người; titan; vật liệu xây dựng; chế biến thủy sản…

Giai đoạn 2016 - 2020: Dự kiến tốc độ tăng trưởng phấn đấu của toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 26 - 28%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt khoảng 26,8% (so với giai đoạn trước là 18,3%); nếu tính chung ngành xây dựng, tỷ trọng của toàn ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chiếm khoảng 50% - 52% vào năm 2020. Góp phần đưa GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 54,4 triệu đồng (tương đương 2.800 USD) vào năm 2020, đạt gấp 4 lần so năm 2010 và tương đương 93% mức bình quân của cả nước.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Ninh Thuận cần phải nỗ lực khai thác triệt để các lợi thế tiềm năng của địa phương; trên cơ sở phát huy tốt năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hiện có, sớm hoàn thành các dự án đang đầu tư để đi vào hoạt động, tiếp tục thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong triển khai quy hoạch - kế hoạch phát triển ngành; quá trình triển khai thực hiện quy hoạch của tỉnh đặc biệt cần quan tâm phát triển những nhóm sản phẩm ngành công nghiệp có tính chủ lực, công nghiệp mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh như: công nghiệp năng lượng; chế biến thực phẩm, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng và khoáng sản,… để phát triển ngành công nghiệp nhanh và bền vững. Cụ thể:

* Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống:

Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng 25%. Đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 3.352 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 22,8% cơ cấu ngành), giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân 6% (so cả nước 9 - 10%).

* Công nghiệp vật liệu xây dựng và khoáng sản:

Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng là 40,5%; năm 2020 giá trị sản xuất chế biến vật liệu xây dựng và khoáng sản đạt tỷ trọng chiếm 15,6% cơ cấu ngành, giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng bình quân 10 - 15%.

* Công nghiệp sản suất và phân phối điện:

Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng 20%. Đến năm 2020 giá trị sản xuất

Kỷ yếu hội thảo

174

và phân phối điện đạt tỷ trọng 57,1% cơ cấu ngành, giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân 70% (so cả nước ngành điện tăng 13 - 14%). Ổn định nguồn cung cấp điện từ nhà máy điện thủy điện Đa Nhim công suất (4x40) MW, tiếp tục đầu tư mở rộng tăng thêm 02 tổ máy với công suất 80 MW.

Đầu tư xây dựng Nhà máy điện hạt nhân 1 và 2 (công suất 2.000 MW/nhà máy) theo chủ trương của Nhà nước.

Đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện tích năng công suất (4x300) MW; Tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện Thượng Sông Ông, Tân Mỹ, Hạ Sông Pha 1 và Hạ Sông Pha 2.

Khuyến khích đầu tư theo giai đoạn các dự án điện gió đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận và chấp thuận chủ trương đầu tư (15 vị trí) với tổng công suất 1.057 MW. Nghiên cứu đầu tư các dự án điện gió tiềm năng (11 vị trí) với tổng quy mô công suất có thể lắp đặt 662 MW.

IV. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu

Ninh Thuận đang có những tiền đề nhất định để phát triển thành một trong những trung tâm công nghiệp của vùng duyên hải miền Trung. Để công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, cần nâng cao chất lượng phát triển công nghiệp, hướng đến một cơ cấu công nghiệp hợp lý, có hàm lượng giá trị tăng cao và thân thiện với môi trường sinh thái. Để đạt yêu cầu trên, tỉnh Ninh Thuận cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Tạo dựng môi trường thu hút đầu tư và phát triển khu, cụm cN

Tiến hành các giải pháp đồng bộ để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) theo Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 19.8.2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận đã có khung pháp lý khá tốt cho môi trường đầu tư, tác động tốt đến tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, để môi trường đầu tư hoàn toàn thuận lợi cần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cần sự phối hợp kịp thời có hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn và các Bộ, Ngành có liên quan.

Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có tính khả thi và phù hợp với khả năng của địa phương; thực sự tạo ra sự khác biệt cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư. Hàng năm, tỉnh cân đối nguồn vốn cho hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng các công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp, các công trình dịch vụ công cộng liên quan.

Tạo điều kiện thuận lợi giao đất, mặt bằng cho các nhà đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật về chính sách hỗ trợ

175

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách khuyến công. Cần có sự linh hoạt trong điều chỉnh giá đất theo từng dự án.

Tăng cường tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư sau khi dự án được chấp thuận, bao gồm: giải quyết thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư, thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy phép xây dựng, đấu thầu, ưu đãi đầu tư..., công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,... các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận tải,... hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin kinh tế - xã hội liên quan, tư vấn văn hóa cho nhà đầu tư...

2. Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho giai đoạn đến năm 2020 và định hướng sau năm 2020.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ của tỉnh nói chung và các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh nói riêng. Thực hiện, phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với doanh nghiệp.

3. giải pháp về vốn đầu tư

Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nguồn vốn từ các chương trình, dự án. Tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước thông qua các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết, liên doanh của các công ty lớn, các tập đoàn, các ngành và các thành phố lớn.

Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả thông qua việc tập trung đầu tư có trọng điểm những dự án lớn để nhanh chóng đưa vào hoạt động.

4. Tăng cường hội nhập kinh tế

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của tỉnh. Bố trí tăng chi ngân sách hỗ trợ các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp công nghiệp. Cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn về tiếp thị, nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch, nghiên cứu, thăm dò và thông tin kịp thời về thị trường và làm đầu mối giao dịch.

Thắt chặt mối quan hệ với các tỉnh trong vùng và khu vực, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung và miền Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết liên

Kỷ yếu hội thảo

176

doanh và giao thương hàng hóa để phát triển.

5. giải pháp về tổ chức, quản lý ngành

Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn cần được tập trung vào một đầu mối là Sở Công thương. Đồng thời hoàn thiện hoạt động của hệ thống thống kê, đánh giá tình hình phát triển để kịp thời phát hiện chính xác các vấn đề cần tháo gỡ. Cần công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến các quy hoạch phát triển để mọi tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tiếp cận và sử dụng.

Kiện toàn tổ chức đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về công nghiệp (tỉnh, huyện), đặc biệt trong công tác đầu tư, thị trường, quản lý các khu, cụm công nghiệp. Bổ sung biên chế và nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp quản lý công nghiệp trên địa bàn huyện, thị.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp nông thôn.

6. giải pháp về khoa học công nghệ

Tổ chức triển khai các chương trình phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào phát triển các ngành công nghiệp (Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ; Quỹ phát triển KHCN…).

Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ. Nâng tổng vốn đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP của tỉnh. Có cơ chế sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích tư nhân thành lập hoặc liên kết Nhà nước thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ cao.

7. giải pháp bảo vệ môi trường

Xây dựng danh mục các ngành nghề không được đầu tư sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp, các ngành nghề không được đầu tư sản xuất trong khu dân cư và công bố công khai danh mục này cho các nhà đầu tư biết.

Đầu tư và hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình xử lý môi trường. Không cấp phép đầu tư đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường giáo dục, đào tạo tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động. Tăng cường năng lực và trách nhiệm quản lý môi trường cho các ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, các địa phương.

Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp thay thế công nghệ hoặc đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường.

177

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂNNGÀNH NĂNG LƯỢNG (ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI,

THỦY ĐIỆN TÍCH NĂNG) TẠI NINH THUẬN

1. Mở đầu

Việt Nam (VN) là nước có tiềm năng lớn và đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), chúng được phân bố trải rộng trên nhiều vùng sinh thái, như: thủy điện nhỏ, sinh khối/năng lượng sinh học (cả rác thải sinh hoạt), mặt trời, gió, địa nhiệt và năng lượng biển… nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác nhiều và có hiệu quả.

Kỷ nguyên khai thác và sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế ở các giai đoạn trước đây được dự báo sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. VN sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng (NL) thế giới do thiếu hụt các nguồn cung NL sơ cấp nội địa, tiềm năng thủy điện lớn cơ bản sẽ khai thác hết trong thập kỷ này trong khi các nguồn khí (ở miền Nam) và than (ở miền Bắc) chỉ có giới hạn.

NLTT thay thế các nguồn NL hóa thạch sẽ làm giảm các chi phí do tác động tới môi trường từ quá trình đốt các loại nhiên liệu hóa thạch (phát tán bụi, phát thải các khí gây mưa a xít (NOx; SOx), và khí nhà kính (CO2)).

Nhiều dự án NLTT sẽ bán được các chứng chỉ giảm phát thải carbon cho cộng đồng quốc tế, đây sẽ là các nguồn thu bổ sung để thúc đẩy các dự án NLTT phát triển ở trong nước.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua, nhu cầu sử dụng NL ở VN cũng tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu NL trong khi việc cung ứng NL đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, việc xem xét khai thác các nguồn

? hOÀNg TIẾN DũNg NguYỄN Đức cƯờNg

Viện Năng lượng - Bộ Công thương

Kỷ yếu hội thảo

178

NLTT nói chung và điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển bền vững của nước ta.

Vị trí địa lý, khí hậu đã tạo ra cho tỉnh Ninh Thuận một tiềm năng dồi dào nguồn điện gió, điện mặt trời và cả thủy điện tích năng, có thể khai thác ở quy mô công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến nay việc khai thác và sử dụng các nguồn điện trên vẫn gặp nhiều trở ngại khó khăn bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

2. Tiềm năng nguồn điện gió, điện mặt trời của tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất cả nước, nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng nội chí tuyến, luôn tiếp nhận được một lượng nhiệt rất lớn từ mặt trời. Với tổng số giờ nắng trung bình trong năm từ 2.542 - 3.090 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 5 kWh/m2/ngày vì vậy, Ninh Thuận được đánh giá là một trong các tỉnh có tiềm năng lớn nhất về điện mặt trời.

Với hơn 105 km bờ biển, có diện tích vùng lãnh hải trên 18.000 km2, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Ninh Thuận cũng được đánh giá là một trong ít tỉnh có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất cả nước và khả thi để xây dựng các dự án điện gió có quy mô lớn.1 Hướng gió chủ yếu là Bắc Đông Bắc và Tây Tây Nam. Tốc độ gió trung bình tháng và năm từ 3,3 đến 8,9 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm từ 18 đến 28 m/s.

Trong vài năm gần đây, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến đặt vấn đề, xin phép được khảo sát, quan trắc, nghiên cứu và phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh. Đầu tư điện gió là lĩnh vực đầu tư mới ở Việt Nam, mặc dù UBND tỉnh, các sở, ngành đã cố gắng tạo mọi điều kiện để hỗ trợ cho các nhà đầu tư triển khai các hoạt động liên quan. Đến nay, đã có trên 10 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký đầu tư, đề nghị lắp đặt khoảng 1000 MW (được phân kỳ theo các giai đoạn) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát nghiên cứu. Nhiều nhà đầu tư khác cũng đang tiếp tục đến tìm hiểu và mong muốn được bố trí địa điểm để nghiên cứu phát triển điện gió. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có dự án nào đưa vào vận hành mặc dù Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió đã được ban hành từ tháng 6.20112, và Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt từ tháng 4.2013.3

1 Nguồn: Bản đồ gió MoIT/WB, 2011.2 Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29.06.2011 của Thủ tướng Chính phủ.3 Quyết định số 2754/2011/QĐ-BCT ngày 23.4.2013 của Bộ trưởng Bộ Công thương.

179

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3. Những cơ hội và các thách thức cho đầu tư phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng

3.1. cơ hội

Nhu cầu điện ngày một gia tăng: Kết quả dự báo nhu cầu điện mới nhất (Tổng sơ đồ phát triển điện VII hiệu chỉnh1) cho thấy tăng trưởng nhu cầu điện bình quân của VN sẽ là 10%/năm giai đoạn đến 2015, tiếp theo tăng 10,5%/năm cho giai đoạn từ 2016 - 2020, khoảng 8,4%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và tăng 7,4%/năm giai đoạn 2026 - 2030. Nhu cầu điện gia tăng đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn điện (thủy điện lớn cơ bản khai thác hết tiềm năng, nguồn than và khí nội địa có hạn) và VN sẽ sớm phải nhập khẩu than cho sản xuất điện. Đây là một cơ hội để phát triển nguồn điện gió và điện mặt trời ở các tỉnh có tiềm năng trong đó có tỉnh Ninh Thuận.

Suất đầu tư liên tục giảm: Nhờ tiến bộ về khoa học vật liệu và hiệu suất của thiết bị, giá tấm pin (PV) mặt trời đã giảm 100 lần trong 36 năm qua (năm 1977 là 77 USD/Wp và đến năm 2013 chỉ còn 0,74 USD/Wp). Theo xu thế giảm giá này, tổng sơ đồ phát triển điện VII hiệu chỉnh đã tiến hành đề xuất lộ trình phát triển điện mặt trời ở VN giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030. Nếu nắm bắt được cơ hội này, tỉnh Ninh Thuận có thể bắt tay xây dựng ngay từ bây giờ để sớm trở thành trung tâm điện mặt trời lớn nhất ở VN trong giai đoạn tới bởi các thuận lợi về tiềm năng, hệ số công suất hơn hẳn các địa phương khác. Hơn thế nữa, khi giá thành sản xuất điện từ mặt trời giảm liên tục và tiếp cận với giá điện từ nhiệt điện than trong thời gian không xa cộng với việc dỡ bỏ trợ giá than cho điện cũng là một động lực để tăng tốc phát triển các nguồn điện này trong tương lai. Nhiều nước phụ thuộc nguồn than nhập cũng đã làm như vậy (chẳng hạn như Thái Lan).

Tăng trưởng xanh và giảm cường độ phát thải khí nhà kính là xu thế chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và tất cả các địa phương trong thời gian tới. Đây có thể sẽ là thời cơ để đẩy mạnh phát triển các nguồn điện carbon thấp trong đó có điện mặt trời, điện gió ở các địa phương trong cả nước.

3.2. các thách thức

Thách thức chính đối với các dự án điện gió, điện mặt trời và các nguồn NLTT khác tại tỉnh Ninh Thuận cũng là thách thức chung cho tất cả các địa phương khác trong cả nước đó là biểu giá điện của các nguồn điện này. Hiện nay, biểu giá điện gió chỉ 7,8 Uscents/kWh được coi thấp và chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong khi đó biểu giá cho điện mặt trời thì vẫn chưa được thiết lập.

1 Báo cáo trình Bộ Công thương tháng 9.2014

Kỷ yếu hội thảo

180

Việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng là một rào cản đối với các nhà đầu tư mặc dù các dự án điện mặt trời và điện gió có thể được vay ưu đãi tại Ngân hàng Phát triển nhưng lãi suất khoảng 10 - 11%/năm như hiện nay vẫn là rất cao so với biểu giá bán điện hiện hành của các dự án này.

Để hỗ trợ cho điện gió phát triển trong thời gian tới như mục tiêu đề ra (đến năm 2020 sẽ có 500 MW được lắp đặt và vận hành), Chính phủ đã giao Bộ Công thương nghiên cứu thiết kế lại biểu giá và dự kiến sẽ ban hành trong thời gian sớm. Hy vọng rằng, biểu giá mới sẽ thực sự là động lực để điện gió phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Việc thiếu quy hoạch điện gió, điện mặt trời hoặc cách tiếp cận quy hoạch, chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng được tình hình chung của đất nước cũng như tính thực tiễn của địa phương có thể đã gây nên sự suy giảm đến khả năng phát triển loại hình năng lượng đặc biệt này ở địa phương bởi quy hoạch điện gió, điện mặt trời (đáp ứng mục tiêu) khác so với quy hoạch nguồn điện truyền thống (như than, dầu, khí - đáp ứng nhu cầu). Nếu tiếp cận giống nhau sẽ dẫn đến có thể bị “treo”.

Ngoài ra, trong quá trình quy hoạch phát triển các nguồn điện xanh (như điện gió, mặt trời) để nối lưới điện quốc gia cần đảm bảo tính đồng bộ và liên thông với các quy hoạch khác như quy hoạch lưới điện (để đấu nối), quy hoạch sử dụng đất..., thiếu tính đồng bộ hoặc chi tiết có thể ảnh hưởng đến kêu gọi đầu tư.

4. Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng (điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng) tại tỉnh Ninh Thuận

4.1. Định hướng phát triển

- Căn cứ vào các phân tích và các tiếp cận như trên;

- Căn cứ mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam (Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030).

Những định hướng phát triển ngành năng lượng (điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng) tại tỉnh Ninh Thuận được đề xuất như sau:

- Xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng xanh, ít carbon của cả nước thông qua việc đẩy mạnh phát triển điện từ các dạng năng lượng tái tạo mà tỉnh có tiềm năng và thế mạnh, gồm điện gió, điện mặt trời và thủy điện tích năng.

- Giai đoạn từ nay đến 2020, trước mắt tập trung hỗ trợ khai thác các loại hình NLTT có lợi thế cạnh tranh, các công nghệ phát điện NLTT có giá thành phù hợp theo biểu giá hiện hành và lộ trình tăng giá theo chi phí biên của hệ thống.

181

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng sẽ được hỗ trợ phát triển theo hướng đa dạng hóa đầu tư với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đóng vai trò tác nhân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thị trường đầu tư phát triển thông qua việc thiết lập các quy hoạch theo từng dạng NLTT, cơ chế hỗ trợ xúc tiến đầu tư.

- Gắn phát triển các nguồn điện gió, mặt trời, thủy điện tích năng với giải quyết các vấn đề môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tạo công ăn việc làm cho người dân vùng dự án.

4.2. các giải pháp thúc đẩy phát triển

Giải pháp về thể chế, cơ chế hỗ trợ

Xét về mặt kỹ thuật, Ninh Thuận có tiềm năng rất lớn để phát triển nguồn điện gió và điện mặt trời... Tuy nhiên, nếu xem xét về mặt kinh tế và tài chính hiện tại thì số dự án được thực hiện có thể chưa nhiều bởi phụ thuộc vào giá.

Ngoài các yếu tố phụ thuộc chính thống, giá của các nguồn điện trên còn phụ thuộc cả điều kiện cơ sở hạ tầng (theo vị trí). Để thuận lợi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư, Ninh Thuận cần sớm có chủ trương chính sách rõ ràng trong việc ưu tiên sử dụng đất khi có sự xung đột giữa các mục đích khác nhau (như khai thác điện gió, mặt trời và khoáng sản). Do vậy, cần ưu tiên khảo sát thật cụ thể và chi tiết để đánh giá sau đó lập bản đồ phân vùng khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên và công bố công khai.

Trong trường hợp này phải thiết lập các tiêu chí đánh giá để làm rõ mức độ ưu tiên dựa trên các phân tích kỹ càng về tiềm năng kỹ thuật, tiềm năng kinh tế và tài chính cho từng dạng tài nguyên. Nếu khoáng sản (titan) được đánh giá là có trữ lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại điện gió, mặt trời, nên ưu tiên khai thác khoáng sản trước, sau đó sẽ hoàn trả đất để phát triển các nguồn điện xanh sau. Trường hợp tiềm năng khoáng sản được đánh giá là không giàu có thì sẽ ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời.

Quy hoạch điện gió và điện mặt trời theo định hướng mở, điều này lý giải cho việc sẽ không quy định cố định một lượng công suất hay điện năng nhất định cho một loại hình công nghệ NLTT nào đó mà sẽ căn cứ vào mục tiêu. Các dạng NLTT có giá thành phù hợp sẽ được ưu tiên khai thác trước. Những vị trí tốt (cơ sở hạ tầng và tiềm năng nguồn cao) có thể thực hiện đấu thầu cho những vị trí được đánh giá trong quy hoạch là tốt nhất. Sau đó đến các vị trí tiếp theo.

Giải pháp về hỗ trợ đầu tư phát triển

Quy hoạch điện gió và điện mặt trời đồng bộ với các quy hoạch khác, sử dụng hài hòa

Kỷ yếu hội thảo

182

nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để bố trí sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả; phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh trong cùng thời kỳ để bảo đảm đấu nối các dự án điện vào hệ thống, truyền tải công suất điện đến các vùng phụ tải cả nước. Làm được như vậy, sẽ giảm được chi phí đầu tư đấu nối các dự án điện tái tạo.

Đối với điện gió: Yêu cầu quan trọng nhất đặt ra đối với loại hình quy hoạch này là phải bảo đảm tính khả thi trong lộ trình phát triển cả về biểu giá quy định lẫn điều kiện và khả năng triển khai tại từng vị trí, từng địa bàn. Lập quy hoạch chi tiết, phân vùng, khoanh vùng phát triển dự án điện gió, trong đó, bao gồm cả quy hoạch lưới điện đồng bộ đấu nối với lưới điện quốc gia. Công bố quy hoạch các vùng điện gió để kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Lập bản hướng dẫn về thủ tục, trình tự thực hiện đầu tư điện gió tại địa phương một cách chi tiết, minh bạch nhằm tạo môi trường đầu tư công bằng, thuận lợi.

Đối với điện mặt trời: Do hiện nay Chính phủ chưa ban hành biểu giá nhưng xu thế phát triển là tất yếu bởi giá của nguồn điện này trong tương lai có thể sẽ rẻ hơn điện gió. Người ta dự kiến suất đầu tư điện mặt trời quy mô công nghiệp có thể chỉ còn khoảng 1.000 USD/KW vào năm 2020 (bằng ½ suất đầu tư điện gió) trong khi chi phí O&M không đáng kể (1 - 2%). Trong trường hợp này, Ninh Thuận cần đi tắt đón đầu trong quy hoạch phát triển. Trước mắt, cần tiến hành đánh giá tiềm năng kinh tế - thương mại nguồn điện này trên địa bàn tỉnh căn cứ vào số giờ nắng và cường độ bức xạ. Tranh thủ các hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật và kinh phí cho đánh giá tiềm năng và lập quy hoạch phát triển ngay trong năm 2015 - 2016.

Tổ chức các hội nghị về đầu tư điện mặt trời tại tỉnh có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, ADB, JICA. Mời gọi các nhà sản xuất lập nhà xưởng, đưa dây chuyền sản xuất thiết bị lắp đặt và vận hành tại Ninh Thuận, từng bước chuyển giao công nghệ, nội địa hóa nhằm giảm giá thành sản xuất.

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng cho các cán bộ của Sở Công thương và các cấp chính quyền liên quan.

Xây dựng chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm từ các dự án đã thành công trong nước, các nước cho đội ngũ cán bộ quản lý của các sở, ban, ngành và địa phương liên quan.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ cho tỉnh trở thành Trung tâm Năng lượng xanh của Việt Nam.

183

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Giải pháp về tổ chức thực hiện

Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn điện gió, mặt trời và có các vị trí tốt cho phát triển thủy điện tích năng nhưng cho đến nay số các dự án thực hiện thành công còn rất ít, hầu như chưa có, nguyên nhân là do: thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển, các cơ chế hỗ trợ đầu tư chưa đủ mạnh từ điều tra, thăm dò tiềm năng đến khai thác và sử dụng.

Tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương, thống nhất các biện pháp xử lý chồng lấn giữa điện tái tạo và khai thác titan. Có kết luận chỉ rõ khu vực nào trữ lượng không giàu, ưu tiên phát triển điện tái tạo.

Kiến nghị UBND tỉnh công bố các khu vực tiềm năng cùng các chính sách ưu tiên, khuyến khích nhằm kêu gọi đầu tư vào dạng điện sạch này trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các nhà đầu tư kết hợp đầu tư điện gió và nhằm khai thác hiệu quả các khu đất có giá trị sử dụng thấp

Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và tài lực của các tổ chức quốc tế có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại VN cho công cuộc phát triển nguồn điện xanh ở tỉnh với định hướng trở thành trung tâm điện tái tạo của cả nước.

Lồng ghép phát triển điện tái tạo gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh tại địa phương. Xây dựng kế hoạch hợp tác cơ quan Trung ương trong việc phát triển nguồn nhân lực về điện tái tạo ở tỉnh Ninh Thuận.

Kỷ yếu hội thảo

184

185

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

I. Mở đầu

Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km và cách thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là: Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16 - 18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19 - 20%/năm; GDP/người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt khoảng 1.400 USD, bằng 70% mức bình quân chung của cả nước và đến năm 2020 đạt khoảng 2.800 USD, bằng 87,5% mức bình quân chung của cả nước.

Năng lượng luôn là động lực phát triển ở mọi thời đại. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nêu trên, việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong khai thác và sử dụng hợp lý năng lượng luôn đặt lên hàng đầu không chỉ ở phạm vi toàn cầu, quốc gia mà cả đối với từng vùng, khu vực kinh tế. Dưới đây xin bàn về một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực này đối với tỉnh Ninh Thuận.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNGÀNH NĂNG LƯỢNG SẠCH (ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI,

THỦY ĐIỆN TÍCH NĂNG) TẠI TỈNH NINH THUẬN

? TS. NgÔ TuẤN KIỆT - TS. NguYỄN ThÚY NgA - ThS. Vũ MINh PhÁP

Viện Khoa học Năng lượng

Kỷ yếu hội thảo

186

II. Tiềm năng và định hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch

Ninh Thuận nằm ở vị trí cuối của dãy núi Trường Sơn, phía bắc và phía nam là 2 dãy núi chạy sát ra biển, phía tây là dãy núi cao giáp cao nguyên của tỉnh Lâm Đồng. Vị trí địa lý tự nhiên đã tạo cho tỉnh một nguồn năng lượng gió vào loại lớn nhất trong cả nước. Nhiều nghiên cứu trong, ngoài nước và của chính Ninh Thuận cho thấy, Ninh Thuận có tốc độ gió trung bình trên 7 m/s ở độ cao 65 m trở lên. Toàn tỉnh hiện có 14 vùng gió tiềm năng với khoảng 8.000 ha, tập trung chủ yếu ở ba huyện Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc. Đặc biệt là Ninh Thuận ít có bão và lượng gió thổi đều trong suốt 10 tháng với tốc độ từ 6,4 - 9,6 m/s, đảm bảo ổn định cho phát triển điện gió.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận, nếu loại những diện tích có trùng lặp với các quy hoạch khác và vùng đệm cách xa khu dân cư thì tiềm năng điện gió kỹ thuật và diện tích có tính khả thi cao của Ninh Thuận là 1.442 MW với 21.642 ha.

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã nhận ra tiềm năng điện gió của Ninh Thuận và đang tích cực triển khai đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng đến nay, Ninh Thuận chưa có dự án điện gió thực sự khởi công xây dựng.

Ninh Thuận cũng nằm trong vùng có cường độ bức xạ mặt trời lớn, số ngày nắng nhiều, thời gian chiếu sáng dài và đồng đều. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2.600 - 2.800 h (tương đương 200 ngày nắng/năm). Với tổng quy mô lắp đặt khoảng 1.500 MW. Trong đó đặc biệt ở khu vực huyện Ninh Phước và Thuận Nam có tiềm năng năng lượng mặt trời rất lớn. Đây là vùng có thể khai thác tiềm năng năng lượng mặt trời có hiệu quả.

Theo quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Thuận sẽ triển khai đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước, có tổng công suất 8.000 MW, tổng vốn đầu tư 12 tỷ USD, dự kiến khởi công nhà máy thứ nhất vào năm 2014 và đưa vào vận hành thương mại vào năm 2020.

Ninh Thuận cũng sẽ xây dựng và phát triển loại hình thủy điện tích năng đầu tiên trên cả nước với quy mô 1.200 MW trên hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2020.

Hiện nay, với nguồn năng lượng hóa thạch, dầu mỏ đang ngày càng khan hiếm đồng thời với việc ô nhiễm môi trường do đốt nhiên liệu gây ra, các nước có xu hướng tìm nguồn năng lượng sạch để thay thế. Cùng với năng lượng điện hạt nhân, nguồn năng lượng tái tạo (gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời), thủy điện tích năng được sử dụng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường.

187

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Do vậy, việc khai thác thủy điện tích năng và năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời là tiềm năng của Ninh Thuận, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, mục tiêu hướng đến là xây dựng trung tâm năng lượng sạch của quốc gia, giải quyết từ 5 - 8% nhu cầu về điện của quốc gia vào năm 2020.

III. ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác nguồn năng lượng tái tạo

Ngày nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của việc khai thác các nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời thay thế năng lượng truyền thống. Sự nỗ lực cố gắng của nhiều nước kinh tế phát triển đã không ngừng hoàn thiện công nghệ nâng cao hiệu suất, giảm giá thành sản xuất năng lượng từ nguồn năng lượng gió và mặt trời. Dưới đây sẽ tổng hợp một số thành tựu phát triển năng lượng gió nhằm định hướng hoạt động khoa học công nghệ phục vụ khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sạch rất có triển vọng này ở tỉnh Ninh Thuận.

1. Năng lượng gió

1.1. Vài nét về thành tựu phát triển

Đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sản xuất và triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo (NLTT) là các quốc gia như: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và một số nước thuộc EU... Nhờ có sự nỗ lực của các nước phát triển mà tỷ trọng khai thác nguồn năng lượng gió trong cán cân năng lượng quốc tế ngày càng gia tăng và đạt kỷ lục mới là 238.000 MW năm 2011, trong đó công suất điện gió toàn cầu trong năm 2011 đã tăng thêm 41.000 MW.

Công suất điện gió toàn cầu được dự báo sẽ tăng ít nhất gấp đôi vào năm 2016 so với năm 2011. Chi phí để xây dựng các nhà máy điện gió đang giảm mạnh và sẽ cạnh tranh được với các nguồn sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch hoặc hạt nhân vào năm 2016.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về công suất điện gió hàng năm trong ba năm liên tục, đưa công suất điện gió của nước này từ 18.000 MW năm 2009 lên 63.000 MW năm 2011. Trong các năm, từ năm 2005 đến 2009, công suất điện gió của Trung Quốc tăng gấp đôi hàng năm và đến năm 2010 Trung Quốc đã vượt Mỹ về công suất điện gió. Chương trình phát triển điện gió của Trung Quốc dự kiến đạt 140 nghìn MW vào năm 2020, tương đương với công suất điện gió toàn cầu vào cuối năm 2008.

Công suất điện gió của Mỹ vào cuối năm 2011 đạt 47.000 MW, tăng thêm 6.800 MW vào năm 2011 và dự kiến tăng thêm 10.000 MW vào cuối năm 2012.

Châu Âu hiện dẫn trước tất cả các khu vực trên thế giới về nguồn điện gió với tổng công suất 100.000 MW. Từ năm 2000 đến nay, EU đã tăng thêm 84.000 MW điện gió, trong khi

Kỷ yếu hội thảo

188

giảm công suất điện than 10.000 MW và điện hạt nhân 14.000 MW.

Công suất điện gió của Đức đứng thứ ba thế giới và hiện chiếm hơn 9% tổng công suất phát điện của nước này.

1.2. ứng dụng công nghệ khai thác điện gió ở Việt Nam

Hiện nay, tua bin gió có tên tuổi trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam như: GE, Gamesa, Nordex, Vestas... Các tua bin gió thường thiết kế với vận tốc gió trung bình 89 m/s cho loại công suất cực nhỏ <15 kW và 1213 m/s cho các loại tua bin có công suất lớn từ vài trăm đến 5÷6 MW.

Như vậy, tại Việt Nam vận tốc gió của trung bình của đa số các vùng lãnh thổ đều thấp hơn từ 20÷50% so với vận tốc thiết kế và vận tốc trung bình khai thác của các loại tua bin gió đang sản xuất hiện nay. Tương ứng công suất và năng lượng khai thác được từ các loại tua bin gió này cũng thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển mạnh điện gió trên thế giới, tức là giá thành sản xuất điện năng từ điện gió Việt Nam sẽ cao hơn thế giới. Thực tế này cộng thêm với giá mua điện thấp (giá bán điện gió đã được nhà nước hỗ trợ hiện nay là 7,8 UScents/kwh (khoảng 1.630 đồng/kWh) cộng với giá bán quyền phát thải khí CO2 xấp xỉ 01 UScents/kWh) thì các nhà đầu tư điện gió sử dụng công nghệ từ các nước Mỹ, châu Âu và cả Trung Quốc chưa thể có lợi nhuận được.

Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng và phát triển điện gió của Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy, còn tồn tại quá nhiều rào cản cho phát triển điện gió như: thiếu các điều tra, đánh giá cơ bản về tiềm năng và khả năng khai thác; trình độ khoa học công nghệ liên quan còn yếu; thiếu nguồn nhân lực đào tạo bài bản và cơ bản về lĩnh vực này; thiếu các tổ chức nghiên cứu phát triển năng lượng gió; thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý và khó tiếp cận với các nguồn tài chính để phát triển...

Điều này lý giải nguyên nhân nhiều dự án phát triển điện gió ở nước ta được đăng ký nhưng có quá ít dự án thực sự được triển khai.

1.3. Một số đề xuất trong lĩnh vực phát triển điện gió Ninh Thuận

Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về gió theo chuẩn quốc tế, cần tập trung đầu tư nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ sau đây:

(1) Đầu tư xây dựng Trung tâm kiểm định thiết bị công nghệ điện gió. Ninh Thuận là một trong số ít địa phương hội đủ điều kiện thích hợp cho hoạt động này. Trung tâm là nơi thử nghiệm kiểm định thiết bị điện gió ở Việt Nam nhằm cung cấp dữ liệu tin cậy cho việc thiết kế chế tạo thiết bị điện gió phù hợp với điều kiện nước ta và tính toán giá thành sản xuất điện năng làm cơ sở cho việc xây dựng các trang trại gió cũng như chính sách hỗ trợ

189

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

phát triển điện gió.

(2) Ngoài việc quy hoạch phát triển các trạm điện gió công suất lớn ở những vị trí thuận lợi, cần sớm triển khai các giải pháp khai thác điện gió quy mô nhỏ, phân tán bằng các thiết bị công nghệ phù hợp. Một số thành tựu mới trong lĩnh vực điện gió quy mô nhỏ rất thích hợp với các khu vực dân cư miền duyên hải là: Công nghệ điện gió hai tầng cánh đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận giới thiệu và công nghệ điện gió đa tua bin kín.

Quá trình vật lý của thiết bị xem hình dưới đây.

Hình 1. Công nghệ điện gió đa tua bin kín

Kỷ yếu hội thảo

190

Thiết bị công nghệ dạng này được thiết kế với tốc độ gió thấp (8-10m/s), công suất tua bin đơn vị vừa và nhỏ. Đặc biệt do tiếng ồn thấp, kích thước nhỏ hơn thiết bị điện gió công nghệ truyền thống hiện nay, diện tích chiếm đất và hành lang an toàn rất nhỏ, nên có thể lắp đặt ngay trong thành phố hoặc tại khu dân cư.

(3) Xây dựng dự án đầu tư nội địa hóa thiết bị tua bin gió công suất lớn và sản xuất tua bin gió công suất vừa và nhỏ phục vụ cấp điện cho các khu vực duyên hải ven biển phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2. Năng lượng mặt trời

2.1. Vài nét về thành tựu phát triển

Đến nay pin mặt trời (PMT) đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để cung cấp điện năng cho các nhu cầu hoạt động sản xuất và dân sinh. Thị trường điện mặt trời đang rất phát triển với tốc độ rất nhanh, tính đến hết năm 2011 đã có gần 70 GWp công suất pin mặt trời được lắp đặt.

Ngày nay, nhờ sự nỗ lực trong việc hoàn thiện công nghệ, nâng cao hiệu suất, giảm giá thành, PMT đã có thị trường cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ và ứng dụng. Theo dự báo của cơ quan năng lượng quốc tế IEA, thị trường công nghệ PMT nối lưới sẽ là thị trường chính trong tương lai.

Với tầm nhìn chiến lược và khả năng kinh tế dồi dào, nhiều nước trên thế giới đã đưa chiến lược phát triển năng lượng tái tạo trong đó có năng lượng mặt trời trở thành quốc sách như Mỹ, Thụy Điển, Nhật, Trung Quốc, Canađa, Ấn Độ, Hà Lan, Ukraina, Đức,... Một số nước đã nêu chỉ tiêu cụ thể như Đức đề ra kế hoạch trong tương lai sẽ thay thế 100% năng lượng sạch (trong đó có năng lượng mặt trời) cho các loại năng lượng hóa thạch hiện nay. Hiện nay Đức cũng là nước đứng đầu thế giới về tổng công suất lắp đặt PMT.

Theo dự báo của IEA, từ năm 2020 - 2030, thị trường PMT bắt đầu sẽ là thị trường cạnh tranh ở quy mô rộng. Tới cuối thập kỷ này, giá điện mặt trời đối với dịch vụ giảm xuống còn 7 - 13 UScents/kWh và PMT cạnh tranh ở quy mô dịch vụ với giá điện bán buôn tại một số quốc gia. Trong khi đó, các ứng dụng thương mại và hộ gia đình sẽ có giá cạnh tranh ở phần lớn các nước trên thế giới có giá trị bức xạ mặt trời cao.

2.2. ứng dụng công nghệ điện mặt trời tại Việt Nam và đề xuất ứng dụng tại tỉnh Ninh Thuận

Việt Nam có tiềm năng năng lượng bức xạ mặt trời lớn, nên việc nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước.

191

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Đến nay, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 4 MWp PMT đã được lắp đặt tại hầu hết các tỉnh Việt Nam, trong đó chủ yếu là các hệ điện mặt trời độc lập cho các hộ dân vùng sâu, vùng xa. Hệ điện mặt trời nối lưới mới được triển khai gần đây và đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các mô hình thử nghiệm thành công điển hình với thiết bị ngoại nhập đồng bộ có thể đưa ra là hệ điện mặt trời nối lưới 154 kWp tại Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Hà Nội, Bộ Công thương (12kWp), nhà máy sản xuất linh kiện INTEL Thành phố Hồ Chí Minh (200 kWp)... Các mô hình trên chủ yếu mang tính chất trình diễn và khó ứng dụng đại trà do giá thành thiết bị công nghệ còn khá cao.

Để giảm giá thành, việc nghiên cứu nội địa hóa thiết bị chuyển đổi DC-AC nối lưới đã được bắt đầu ở Việt Nam từ đầu thế kỷ này. Năm 2009 - 2010 Viện Khoa học Năng lượng hợp tác với Công ty Việt Linh-AST tại Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng thử nghiệm trạm điện mặt trời nối lưới tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sử dụng thiết bị inverter nối lưới sản xuất trong nước với công suất lắp đặt 6,7kWp. Kết quả ứng dụng đã mở ra triển vọng to lớn trong việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Năm 2012, Viện Khoa học Năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thực hiện Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình điểm ứng dụng năng lượng mặt trời cấp điện cho Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận”. Kết quả phân tích số liệu hoạt động của trạm điện mặt trời nối lưới trong thời gian qua cho thấy việc ứng dụng công nghệ điện mặt trời tại Ninh Thuận đạt được hiệu quả khá cao so với các khu vực khác ở Việt Nam. Hơn nữa với lộ trình tăng giá điện hiện nay cũng như giá thành pin mặt trời đang hạ trên thị trường thì việc đầu tư xây dựng các trạm loại này hoàn toàn có thể khả thi về mặt kinh tế đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu nhờ giảm được một lượng CO2 phát thải vào môi trường. Sự thành công của dự án cũng sẽ cho phép nghiên cứu khả năng triển khai áp dụng nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra cũng cần nghiên cứu phát triển mô hình hệ thống cấp điện tại chỗ nối lưới từ nguồn điện gió quy mô nhỏ kết hợp với điện mặt trời nhằm cung cấp điện ổn định, tin cậy cho các khu vực dân cư có tiềm năng gió, đặc biệt là các vùng dân cư tập trung miền duyên hải Ninh Thuận.

3. Thủy điện tích năng

Theo đánh giá của EVN, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam đã và đang tăng nhanh trong những năm đầu của thế kỷ 21, việc phát triển nguồn điện và hệ thống truyền tải điện là vấn đề quan trọng đối với quốc gia. Để đáp ứng được yêu cầu trên thì việc ứng dụng công nghệ thủy điện tích năng là rất cần thiết với mục tiêu là nâng cao độ tin cậy hệ thống

Kỷ yếu hội thảo

192

điện và khả năng cung cấp điện phụ tải đỉnh do nhu cầu sử dụng điện hàng ngày vào giờ cao điểm xấp xỉ gấp đôi giờ thấp điểm, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Dự án thủy điện tích năng Bắc Ái tại Ninh Thuận đã được nghiên cứu trong quy hoạch thủy điện tích năng toàn quốc do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ EVN khảo sát, nghiên cứu lập từ tháng 6 năm 2004 và đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) phê duyệt tại Quyết định số 3837/QĐ-BCN ngày 22.11.2005.

Dự án thủy điện tích năng Bắc Ái là dự án đầu tiên của nuớc ta về loại hình tích năng do EVN làm chủ đầu tư, bao gồm các hạng mục chính như hồ trên, hồ dưới và tuyến năng lượng…; địa điểm xây dựng nằm trên địa phận xã Phước Hòa và xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cách huyện lỵ Bác Ái khoảng 20 km về phía tây bắc và cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 65 km về phía tây - tây bắc. Dự kiến, hồ trên sẽ xây dựng trên đỉnh núi Đá Đen ở xã Phước Hòa và một phần xã Phước Tân (huyện Bắc Ái); hồ dưới sử dụng nước từ hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.

Dự án thủy điện tích năng Bắc Ái có công suất lắp máy là 1.200 MW (4 tổ máy x 300 MW); sản lượng điện phát hàng năm 1.759 GWh; tổng vốn đầu tư 16.109.000 triệu VNĐ tương đương 850 triệu USD. Dự kiến đưa vào vận hành phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2019, tổ máy số 2 và 3 năm 2020 và tổ máy số 4 đầu năm 2021, hoàn thành toàn bộ công trình cuối năm 2021.

Việc triển khai xây dựng nhà máy thủy điện tích năng tại tỉnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, thi công cũng cần lưu ý xem xét đánh giá giảm thiểu tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Lê Kim Hùng. Điện gió công nghệ mới của Nga lắp đặt tại Ninh Thuận.

2. Nguyễn Bình Khánh, Lương Ngọc Giáp. "Một số vấn đề khoa học công nghệ cần nghiên cứu trong phát triển điện gió nối lưới ở Việt Nam". Tuyển tập Hội nghị khoa học quốc tế về phát triển năng lượng bền vững lần thứ 2, Hà Nội - Hạ Long, 2011, tr. 375 - 381.

3. Dương Duy Hoạt - Ngô Tuấn Kiệt - Nguyễn Thúy Nga. "Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Hiện trạng và triển vọng". Tuyển tập Hội nghị khoa học quốc tế về phát triển năng lượng bền vững lần thứ 2, Hà Nội - Hạ Long, 2011, tr. 259 - 269.

4. Vũ Minh Pháp và cộng sự - Viện Khoa học Năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Báo cáo tổng hợp dự án khoa học cấp nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình điểm ứng dụng năng lượng mặt trời cấp điện cho Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận”, 2013.

193

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHẦN IIIDU LỊCH

Kỷ yếu hội thảo

194

195

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1. hội nhập du lịch với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan bởi động lực của “toàn cầu hóa” là sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh. Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội.

Toàn cầu hóa được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế mà thể hiện cụ thể chính là hội nhập kinh tế - một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, trong đó có Việt Nam.

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Đứng từ góc độ kinh tế học quốc tế, hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế

XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ, NÂNG CAO TÍNH

CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH NINH THUẬN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

? PgS.TS. PhẠM TruNg LƯƠNg

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

Kỷ yếu hội thảo

196

quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn.

Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang hướng tới.

Sự phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà cần có sự hội nhập của điểm đến du lịch như một yêu cầu khách quan để từ đó có được những lợi ích cho điểm đến. Điểm đến du lịch ở đây có thể có những quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia đến các địa phương và điểm du lịch trong từng địa phương.

Hội nhập du lịch của điểm đến sẽ mang lại nhiều lợi ích mà trước hết đó là cơ hội mở rộng thị trường du lịch, cơ hội phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô lãnh thổ lớn hơn, cơ hội có được những chính sách chung hỗ trợ hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có được, việc hội nhập như một yêu cầu khách quan sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với điểm đến mà trước hết là thách thức về năng lực cạnh tranh. Thực tế cho thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, điểm đến du lịch nào không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình để trước hết là tồn tại và sau đó là phát triển thì sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” cho dù điểm đến rất có tiềm năng du lịch. Chính vì vậy, hàng năm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đều xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bên cạnh việc xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia chung như sự cảnh báo đối với phát triển du lịch ở quy mô quốc gia với tư cách như một điểm đến.

Như vậy có thể thấy hội nhập du lịch là một xu thế tất yếu của các điểm đến và để hội nhập đem lại những lợi ích và hạn chế được những yếu tố tiêu cực, việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.

2. Phát triển sản phẩm đặc thù - yếu tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên với tư cách là một ngành kinh tế, yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của điểm đến là sản phẩm du lịch.

Khi đề cập đến tính cạnh tranh của sản phẩm trong cơ chế thị trường, Giáo sư Michel Porter, chuyên gia hàng đầu về cạnh tranh trên thế giới cho rằng “Cạnh tranh là khác biệt và chất lượng, trong đó khác biệt là quyết định”. Phát triển sản phẩm du lịch trong bối cảnh cạnh tranh cùng xu thế hội nhập của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung không phải là ngoại lệ.

197

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch cùng loại có thể được xem xét từ nhiều góc độ, tuy nhiên trong mọi trường hợp tính khác biệt của sản phẩm là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựa chọn sản phẩm của khách du lịch cho dù giá sản phẩm có giá cao hơn.

Tính cạnh tranh thu hút khách của một điểm đến phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản bao gồm: mức độ hấp dẫn dựa trên tính khác biệt của sản phẩm du lịch so với những điểm đến khác; tình trạng môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội); sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến (thủ tục ra vào, phương tiện); và hình ảnh, thông tin về điểm đến.

Tính khác biệt của sản phẩm du lịch có thể được tạo ra bởi sự khác biệt về chất lượng (đối với những sản phẩm du lịch cùng loại), song thường được thể hiện trong những sản phẩm du lịch đặc thù.

Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo.

Như vậy có thể thấy “phát triển sản phẩm du lịch đặc thù” mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh, hấp dẫn du lịch của điểm đến song có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nếu không nói là quyết định bởi đó là “Sự khác biệt”.

Khi nói đến tính cạnh tranh du lịch của điểm đến cần xem xét ở các mức độ khác nhau: cạnh tranh giữa các địa phương trong một vùng; cạnh tranh giữa các vùng trong một quốc gia; cạnh tranh giữa các quốc gia trong một khu vực; cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới. Tương ứng với các mức độ cạnh tranh du lịch theo lãnh thổ cũng sẽ có các sản phẩm du lịch đặc thù cấp địa phương, cấp vùng, cấp quốc gia và cấp khu vực.

Trong trường hợp sự phân bố tài nguyên du lịch dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nằm trên lãnh thổ của một địa phương thì sản phẩm đó có thể được xem là sản phẩm đặc thù cấp địa phương. Tuy nhiên nếu tính độc đáo/duy nhất, tính nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch mà dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vượt ra khỏi quy mô địa phương thì sản phẩm du lịch đặc thù trong trường hợp này sẽ được xem là của cấp vùng, cấp quốc gia, thậm chí cấp khu vực. Ví dụ, tham quan trải nghiệm giá trị cảnh quan, sinh thái hồ Ba Bể có thể được xem là sản phẩm du lịch đặc thù cấp địa phương tỉnh Bắc Kạn, song cũng có thể coi đó là sản phẩm đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia bởi hồ Ba Bể là hồ tự nhiên trên núi đá vôi duy nhất ở Việt Nam. Tương tự là sản phẩm du lịch hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, mặc dù hang động Phong Nha - Kẻ

Kỷ yếu hội thảo

198

Bàng không phải là duy nhất ở Việt Nam, tuy nhiên đây là hệ thống hang động có giá trị ở tầm quốc tế trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Trong trường hợp sự phân bố tài nguyên du lịch dựa trên đó để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nằm trên địa bàn từ 2 địa phương trở lên thì sản phẩm đó được xem là sản phẩm đặc thù của vùng hoặc quốc gia. Ví dụ tham quan trải nghiệm giá trị cảnh quan Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long được xem là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng duyên hải Đông Bắc và của quốc gia vì giá trị cảnh quan của di sản nằm trên cả lãnh thổ Quảng Ninh và Hải Phòng và là duy nhất ở vùng nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.”

Như vậy có thể thấy việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng xuyên suốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương trong đó có Ninh Thuận trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

3. Định hướng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận

Như đã đề cập sản phẩm du lịch đặc thù được phát triển dựa trên tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Như vậy trước hết sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận cần được định hướng phát triển dựa trên những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của Ninh Thuận so với những địa phương khác, trước hết là các địa phương trong vùng du lịch Nam Trung Bộ nói chung và của các tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận nói riêng.

Từ góc độ này có thể thấy có một số nhóm tài nguyên du lịch mà Ninh Thuận cần tập trung khai thác để tạo sản phẩm du lịch đặc thù bao gồm:

199

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Hệ sinh thái xa van (rừng xa van nội chí tuyến gió mùa khô): đây là hệ sinh thái khá đặc biệt phát triển trong điều kiện sinh - khí hậu nội chí tuyến gió mùa khô với tương quan nhiệt - ẩm dưới 1, nơi lượng mưa nhỏ hơn khả năng bốc hơi, rừng cây gỗ cao không thể phát triển, còn cây bụi và cỏ cũng phải có cơ chế thích nghi với chế độ gió mùa với đời sống ngắn, mãnh liệt vào mùa mưa chỉ kéo dài khoảng vài ba tháng. Cây bụi có lá gai nhỏ cứng hoặc những cây thân mọng như xương rồng mới có khả năng tồn tại. Hệ sinh thái xa van nguyên sinh chỉ gặp ở Ninh Thuận, nơi có lượng mưa trung bình năm khoảng 653 mm và tương quan nhiệt - ẩm 0,80.

Vườn quốc gia Núi Chúa và các vùng thảm cỏ - cây bụi trên các đồng bằng thềm phù sa cổ hay đồi thấp, nơi đất chưa bị xói mòn mạnh là những sinh cảnh đặc trưng của hệ sinh thái xa van rất đặc biệt này ở Ninh Thuận.

- Giá trị văn hóa Chăm: trong sự đa dạng về văn hóa của Việt Nam thì văn hóa Chăm có những đóng góp quan trọng mà tiêu biểu là di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên Ninh Thuận lại được xem là điểm đến hội tụ được nhiều nhất giá trị văn hóa Chăm đặc trưng bao gồm cả những giá trị vật thể (cụm tháp Chàm Pô Klông Garai), và giá trị phi vật thể (lễ hội Katê, sinh hoạt truyền thống đồng bào Chăm, các làng nghề, tiêu biểu là làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp hay làng Chăm Irahani, làng Chung Mỹ)

- Hệ sinh thái biển với vịnh Vĩnh Hy, các dải san hô và các bãi biển nguyên sơ (Bình Tiên, Ninh Chữ). Đây cũng là một trong số 03 điểm ở Việt Nam ngoài Côn Đảo và Bái Tử Long có thể quan sát được rùa biển đẻ ngoài tự nhiên.

- Hệ sinh thái nông nghiệp với các vườn nho được xem là đặc trưng nhất và có diện tích lớn nhất ở vùng duyên hải miền Trung cũng như ở Việt Nam.

Với đặc điểm nổi trội và phân bố về tài nguyên du lịch như đã đề cập, một số nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận cần tập trung nghiên cứu phát triển bao gồm:

(i) Du lịch sinh thái tìm hiểu các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học hệ sinh thái xa van với sinh cảnh tiêu biểu ở vườn quốc gia Núi Chúa và trảng cỏ - cây bụi vùng bình nguyên xa van phía Tây Ninh Thuận;

(ii) Du lịch sinh thái tìm hiểu giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học ở các sinh cảnh vũng vịnh tiêu biểu, các rạn san hô của hệ sinh thái biển ven bờ;

(iii) Du lịch văn hóa trải nghiệm giá trị di sản văn hóa Chăm tiêu biểu bao gồm cả đời sống sinh hoạt của đồng bào Chăm ở các làng nghề;

Kỷ yếu hội thảo

200

(iv) Du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch săn bắn động vật bán hoang dã ở vùng khô hạn (sa mạc) Ninh Thuận; và

(iv) Du lịch trang trại với trải nghiệm về cảnh quan, tìm hiểu phương thức canh tác, chế biến các sản phẩm từ cây nho Ninh Thuận; phương thức chăn nuôi cừu, chế biến các sản phẩm và thưởng thức món ăn từ cừu.

Bên cạnh những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, nhiều giá trị văn hóa Chăm như kiến trúc, lễ hội... và nghệ thuật ẩm thực cần được lồng ghép trong các thành phần của sản phẩm đặc thù để góp phần tạo nên bản sắc rất riêng của du lịch Ninh Thuận.

Việc xác định hệ thống sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch đặc thù chính là yếu tố quan trọng của nỗ lực nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến Ninh Thuận cũng như là căn cứ quan trọng cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số nghiên cứu khoa học có liên quan đến hệ thống sản phẩm và hình ảnh điểm đến Ninh Thuận đã đề xuất định hướng khá rõ, tuy nhiên cho đến nay việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù có căn cứ khoa học và thực tiễn còn chưa được như mong muốn, ảnh hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh du lịch chung của Ninh Thuận. Điều này được thể hiện rõ qua việc so sánh số lượt khách du lịch đến Ninh Thuận và tổng thu nhập du lịch của địa phương theo đó năm 2013 tỉnh Ninh Thuận đón được khoảng 120.000 lượt khách du lịch quốc tế (Khánh Hòa là 712.000; Bình Thuận là 480.000), bằng 8,3% tổng lượt khách du lịch quốc tế đi lại trong vùng; 980.000 lượt khách du lịch nội địa (Khánh Hòa là 2.388.000; Bình Thuận là 3.020.000), bằng 5,8% tổng số lượt khách du lịch nội địa đi lại trong vùng; tổng thu nhập từ du lịch của tỉnh đạt khoảng 500 tỷ đồng (Khánh Hòa là 4.100 tỷ; Bình Thuận là gần 5.000 tỷ) bằng 2,7% tổng thu du lịch của cả nước. Tình trạng hoạt động này của du lịch Ninh Thuận không có gì thay đổi nhiều trong suốt thời gian từ 2008 đến nay.

Thực trạng trên đây của du lịch Ninh Thuận có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng là trong suốt một thời gian dài Ninh Thuận còn chưa xác định rõ những lợi thế so sánh của mình để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh điểm đến Ninh Thuận. Tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch biển giữa các điểm du lịch trong tỉnh, giữa Ninh Thuận với các địa phương trong vùng còn khá phổ biến làm giảm tính hấp dẫn về sản phẩm du lịch Ninh Thuận; hoạt động xúc tiến du lịch mang tính vùng còn chung chung, chưa tập trung vào sản phẩm đặc thù của địa phương, chưa làm nổi bật hình ảnh du lịch của điểm đến Ninh Thuận.

201

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Nguyên nhân của thực trạng trên được xác định bao gồm:

(i) Nhận thức của các cấp quản lý, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển sản phẩm du lịch đặc thù để nâng cao sức cạnh tranh của điểm đến; hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Thuận dựa trên hệ thống sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch đặc thù đến các thị trường du lịch mục tiêu, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế, mang nặng tính hình thức. Sự liên kết giữa du lịch Ninh Thuận với các địa phương trong vùng du lịch Nam Trung Bộ, đặc biệt là với Khánh Hòa và Bình Thuận để phát triển du lịch còn hạn chế;

(ii) Cho đến nay Ninh Thuận chưa có được đề án chuyên đề về phát triển sản phẩm du lịch của địa phương, trong đó đưa ra được các luận chứng khoa học về bản chất và nội hàm của sản phẩm du lịch đặc thù điểm đến Ninh Thuận cũng như xác định rõ lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng Nam Trung Bộ làm căn cứ đề xuất “phân vai” trách nhiệm và lợi ích đối với phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và gắn liền với đó là hoạt động xúc tiến du lịch của toàn vùng;

(iii) Vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận chưa được phát huy đầy đủ với tư cách là chủ thể có trách nhiệm đầu mối phối hợp với chủ thể quản lý nhà nước và cộng đồng địa phương để liên kết các khu, điểm du lịch mà trực tiếp là các doanh nghiệp du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến Ninh Thuận.

(iv) Chưa có sự chủ động tiếp xúc, trao đổi cụ thể giữa du lịch Ninh Thuận với các địa phương phụ cận trong vùng là Khánh Hòa và Bình Thuận và với trung tâm phân phối khách ở phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh về yêu cầu và những nội dung liên kết phát triển sản phẩm đặc thù và xúc tiến du lịch điểm đến Ninh Thuận trên quan điểm đem lại lợi ích cho các bên liên quan và góp phần thúc đẩy liên kết du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ;

(v) Vai trò “bà đỡ” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch trong hỗ trợ phát triển du lịch Ninh Thuận, thúc đẩy hợp tác liên kết phát vùng Nam Trung Bộ nói chung, liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến du lịch điểm đến Ninh Thuận nói riêng thông qua một số dự án hỗ trợ cụ thể còn rất hạn chế nếu chưa nói là chưa có được sự thể hiện như mong muốn.

Từ những nguyên nhân trên, để có thể đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến du lịch qua đó nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến Ninh Thuận nói riêng và của toàn vùng du lịch Nam Trung Bộ nói chung, một số nội dung/vấn đề sau cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới đây bao gồm:

- Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết phát triển

Kỷ yếu hội thảo

202

sản phẩm du lịch đặc thù nhằm nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến trong bối cảnh hội nhập, trước hết là hội nhập của điểm đến du lịch Ninh Thuận với vùng du lịch Nam Trung Bộ; nhận thức về vai trò của liên kết trong phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến du lịch vùng. Với vai trò là điểm đến quan trọng của vùng, Ninh Thuận cần chủ động đứng ra tổ chức những hoạt động nâng cao nhận thức này.

- Trên cơ sở thống nhất nhận thức về vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù đối với năng lực cạnh tranh điểm đến Ninh Thuận, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan cùng các bên tham gia xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù điểm đến Ninh Thuận phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch.

Trên cơ sở đề án trên, một số dự án với những lộ trình thực hiện cụ thể để từng bước đưa những ý tưởng phát triển sản phẩm đặc thù điểm đến Ninh Thuận sẽ được xác định. Các dự án này cần tập trung vào những vấn đề liên quan như: (i) Xác định căn cứ cho xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; (ii) Xác định lợi thế so sánh của điểm đến Ninh Thuận trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Nam Trung Bộ làm căn cứ “phân vai” và chia sẻ lợi ích trong xây dựng và khai thác sản phẩm; (iii) Liên kết trong nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá sản phẩm đặc thù điểm đến Ninh Thuận trong tổng thể du lịch vùng với tư cách là một “điểm đến” du lịch quan trọng của vùng Nam Trung Bộ và ở khu vực phía Nam; (iv) Hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch điểm đến Ninh Thuận cũng như của toàn vùng Nam Trung Bộ; (v) hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt từ Thành phố Hồ Chí Minh đến tìm hiểu, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch tại điểm đến Ninh Thuận; (vi) Hợp tác liên kết hoạt động lữ hành kết nối tour để khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch đặc thù điểm đến Ninh Thuận; (vii) Hợp tác trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch giữa điểm đến Ninh Thuận với các địa phương trong vùng du lịch Nam Trung Bộ.

- Xây dựng một số dự án tiền khả thi về nâng cấp hạ tầng du lịch tạo sự liên kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt trong không gian phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mà các bên cùng quan tâm, trình Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào kế hoạch hỗ trợ như một phần thực hiện chiến lược phát triển vùng du lịch Nam Trung Bộ.

203

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHĂMĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN

? PgS.TS. PhAN AN

Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ

Một trong những tiềm năng lớn lao cho phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận là những di sản, giá trị vật thể và phi vật thể của văn hóa Chăm trên vùng đất này. Năm 2011, một đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, do Trung tâm Văn hóa Chăm

Ninh Thuận chủ nhiệm, đã tiến hành điều tra và thống kê các di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đề tài đã được nghiệm thu và đề nghị xuất bản thành sách. Kết quả thu được của việc thực hiện đề tài hết sức khả quan, vì số lượng tư liệu về văn hóa Chăm trên đất Ninh Thuận là rất lớn, và phong phú trên nhiều lĩnh vực, các dạng thức, loại hình… Vấn đề được đặt ra ở đây là cần phải khai thác như thế nào để đạt được kết quả tối ưu đối với các giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Bài viết chỉ nêu một vài suy nghĩ về vấn đề phát huy giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.

1. Văn hóa chăm trên đất Ninh Thuận

Ninh Thuận, Bình Thuận vốn là vùng đất lịch sử của vương quốc Champa đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ, từ sau thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Người Chăm và các tộc người của vương quốc Champa đã sáng tạo nên một nền văn hóa rực rỡ, mà một số nhà khoa học trong và ngoài nước đã đánh giá cao, là một trong những đỉnh cao của văn minh các quốc gia Đông Nam Á cổ đại. Ngày nay, nền văn hóa Chăm còn hiện hữu ở nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể trên đất Ninh Thuận (hiện nay ở Ninh Thuận có khoảng 67.000 người Chăm), có thể kể ra một số di sản và giá trị văn hóa Chăm đáng chú ý, liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Thuận.

Kỷ yếu hội thảo

204

- Đền tháp Chăm

Ninh Thuận hiện còn khá nhiều đền tháp Chăm, như quần thể tháp Chăm Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII), Po Klong Garai (thế kỷ XIII - XIV), Po Rome (thế kỷ XVI - XVII)… Đây là những đền tháp Chăm có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo, thuộc vào loại đẹp nhất của các đền tháp Chăm ở Việt Nam.

- Nghề thủ công

Ở Ninh Thuận, cho đến nay vẫn còn hai làng nghề thủ công nổi tiếng thu hút nhiều khách tham quan. Đó là làng Bàu Trúc, chuyên sản xuất các sản phẩm gốm với kỹ thuật còn rất nguyên sơ, không dùng bàn xoay tạo hình sản phẩm và nung gốm lộ thiên. Làng dệt Mỹ Nghiệp với những sản phẩm dệt trên các khung dệt đặc biệt, nhiều loại hoa văn, màu sắc hấp dẫn.

- Làng Chăm

Nhiều làng của người Chăm ở Ninh Thuận đã được xây dựng từ nhiều thế kỷ qua vẫn còn tồn tại ở các huyện Ninh Phước, Ninh Chữ… Làng Chăm khác với làng xóm của người Việt và một số cư dân khác về cư trú, cảnh quang. Làng Chăm ít có cây cối, những cây cổ thụ, chung quanh nhà và làng là những vòng rào cây khô, nhà quay về hướng Nam…

- Trang phục

Trang phục Chăm ở Ninh Thuận cũng giống với Bình Thuận, có sự phân biệt giữa trang phục ngày thường, ngày lễ hội, giữa người dân và các chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt trang phục của phụ nữ Chăm với các loại váy, áo, khăn đội đầu, trang sức…

- Ẩm thực

Ẩm thực Chăm Ninh Thuận có nhiều món ăn độc đáo nhất là các món nướng cà ri và món canh chua (ya rai), chế biến từ rau quả với thịt, cá thiên nhiên, nhiều loại gia vị có sự khác biệt ít nhiều về ẩm thực giữa các nhóm Chăm theo các tôn giáo khác nhau. Người Chăm Ját kiêng ăn thịt bò, người Chăm Bani kiêng ăn thịt heo.

- Phong tục tập quán

Người Chăm vẫn còn bảo lưu nhiều phong tục tập quán trong đời sống hàng ngày, sự thờ cúng, kiêng kị, những nghi lễ vòng đời như sinh đẻ, hôn nhân, tang ma… Người Chăm theo Bàlamôn khi chết sẽ hỏa táng, người Chăm Bani khi chết sẽ chôn trong các nghĩa trang trên các đồi cát. Người Chăm theo mẫu hệ, vai trò người phụ nữ được cộng đồng coi trọng. Chế độ mẫu hệ hiện nay trên thế giới còn không nhiều, do vậy chế độ mẫu hệ của người Chăm là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn.

205

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Tín ngưỡng và tôn giáo

Người Chăm có một hệ thống tín ngưỡng rất đa dạng, thờ cúng nhiều vị thần dân gian, nhiều nghi lễ cúng ruộng, cúng đất nước, cúng thần lúa,… kiêng sợ nhiều loại ma quỷ, tín ngưỡng phồn thực, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời người…

Người Chăm theo hai tôn giáo: Bàlamôn và Hồi giáo. Bàlamôn là một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, truyền bá vào người Chăm khá sớm. Các đền tháp người Chăm là nơi thờ cúng các vị thần Bàlamôn như Brama, Visnu, Siva… được biểu hiện với ngẫu tượng Linga - Yoni.

Hồi giáo truyền bá vào người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận vào khoảng thế kỷ XII - XIII, và được người Chăm bản địa hóa (có khác với người Chăm ở An Giang - Nam Bộ). Vì vậy một số lễ nghi, giáo lý… có sự khác với Hồi giáo của các tộc người Đông Nam Á hiện nay.

- Âm nhạc và múa

Âm nhạc và múa là một nét đặc sắc của văn hóa Chăm. Âm nhạc Chăm với nhiều nhạc cụ độc đáo như trống Paranưng, kèn Saranai… đã tạo cho âm nhạc Chăm một sắc thái riêng biệt. Hiện nay ở Ninh Thuận vẫn còn nhiều nhạc công, nghệ nhân biểu diễn các nhạc cụ trong các dịp lễ hội và đời sống thường ngày.

Trên các đền tháp Chăm, các điêu khắc Chăm còn lưu lại rất nhiều vũ điệu Chăm, các apsara Chăm biểu diễn nhiều điệu múa cung đình. Múa dân gian Chăm ở Ninh Thuận với nhiều vũ điệu đặc sắc là một vốn văn hóa lớn của dân tộc Chăm.

Thật khó trình bày đầy đủ những giá trị văn hóa Chăm ở Ninh Thuận trong bài viết nhỏ này. Quả thực văn hóa Chăm nói chung và ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng vô cùng phong phú và đa dạng, là một bộ phận của văn hóa Việt Nam. Việc khai thác để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chăm là hết sức cần thiết và có thể xem là một tiềm năng lớn lao trong hoạt động phát triển du lịch của Ninh Thuận.

2. hiện trạng khai thác tiềm năng văn hóa chăm trong hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Thuận

Sản phẩm văn hóa Chăm cung ứng cho hoạt động du lịch nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng, trong thời gian gần đây đã được lưu ý! Thời gian qua đã có hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước tìm đến các làng thủ công Chăm như làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp tham quan. Đó là chưa kể hầu hết các tour du lịch ở Ninh Thuận đều có ghé tham quan các đền tháp như Po Klong Garai (xã Hữu Đức, Ninh Phước)… Vào các dịp lễ hội Katê hàng năm, các tháng Ramađan (người Chăm ở Ninh Thuận quen gọi là Ramưwan) ở Ninh Thuận đã thu hút hàng vạn du khách tham dự, chiêm ngưỡng tháp Chăm, âm nhạc,

Kỷ yếu hội thảo

206

vũ đạo và các nghi lễ cúng tế thần thánh… Ngoài ra, một số các nhà khoa học nước ngoài đi theo hình thức tour du lịch để nghiên cứu văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Những hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số ban ngành liên quan, các công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh cố gắng khai thác và quảng bá. Tuy nhiên những cố gắng đó vẫn còn nhiều hạn chế trên nhiều lĩnh vực, nhất là chưa có một chiến lược và hành động cụ thể để có thể khai thác hữu hiệu tiềm năng văn hóa Chăm cho sự phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Theo tôi, có một số nguyên nhân của sự hạn chế và chưa tương xứng trong việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa Chăm trong du lịch ở Ninh Thuận:

- Chưa đánh giá và nhận thức đúng mức tiềm năng, giá trị văn hóa Chăm để phát huy trong hoạt động du lịch của Ninh Thuận. Thực tế, trong nhiều năm qua hoạt động du lịch văn hóa vẫn chỉ quanh quẩn ở hai làng nghề Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp, tiếp đó là tham quan các tháp Chăm, và dự lễ hội Katê hàng năm. Ngay việc du lịch tham quan hai làng nghề thủ công của người Chăm ở Ninh Thuận cũng khá đơn điệu, du khách chưa có cảm nhận về nét độc đáo làng nghề thủ công Chăm, chưa thấy được sự khác biệt với các làng nghề của người Việt và một số dân tộc thiểu số ở miền Trung và Tây Nguyên. Các tour du lịch ở Ninh Thuận có ghé tham quan các tháp Chăm như Po Klong Garai, Po Rome… du khách chiêm ngưỡng một số cơ sở thờ tự, kiến trúc của người Chăm, nhưng ít ai hiểu biết văn hóa Chăm qua các đền tháp này. Đến thăm các đền tháp Chăm, nhiều du khách có cảm giác như đến thăm các đền chùa khác trong vùng có chăng là ở đây không thờ Phật mà thôi!.

Có thể nói, văn hóa Chăm ở Ninh Thuận như một sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, vẫn còn bỏ ngõ. Những cơ quan hữu quan, những người hữu trách hình như chưa nhận thức hết giá trị của văn hóa Chăm trong du lịch, mà xem văn hóa Chăm cũng như các sản phẩm du lịch văn hóa khác trong địa phương. Khi chưa thấy được nét độc đáo, vị trí văn hóa Chăm, tính đa dạng của văn hóa Chăm thì sẽ khó có cách ứng xử thích hợp với văn hóa Chăm trong du lịch, chưa có định hướng khai thác hữu hiệu.

- Chưa có tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch với sản phẩm là văn hóa Chăm thể hiện trên nhiều mặt như: quy hoạch tổng thể, thiết kế các tour chuyên biệt, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá hoạt động, sự phối kết hợp với các địa phương… Rõ ràng, để có thể phát huy thế mạnh của văn hóa Chăm trong du lịch ở Ninh Thuận, cần có tầm nhìn và được thể hiện trong một quy hoạch tổng thể. Bên cạnh sản phẩm văn hóa Chăm trong một phần các tour du lịch ở Ninh Thuận, phải có một du lịch văn hóa Chăm riêng biệt, chuyên về du lịch văn hóa Chăm. Du lịch văn hóa Chăm không chỉ đem lại lợi ích cho hoạt động du lịch, cho

207

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

người Chăm ở địa bàn tham gia du lịch, mà còn góp phần bảo tồn và giới thiệu văn hóa Chăm rộng rãi trong và ngoài nước. Chính vì vậy tính chuyên nghiệp trong du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận là điều cần thiết cho việc khai thác tiềm năng du lịch lớn lao này.

- Từ những vấn đề trên đây, cho thấy chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch phát triển của Ninh Thuận. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm vẫn còn khá nghèo nàn và đơn điệu, chưa thu hút du khách nhất là sự quay lại lần sau của du khách. Những sản phẩm văn hóa Chăm, chỉ là phần phụ trong các hoạt động du lịch, chưa phải là du lịch văn hóa. Rõ ràng, chưa có sự đầu tư về nguồn vốn, nguồn lực tương xứng, thì du lịch văn hóa Chăm khó trở thành thế mạnh của hoạt động du lịch ở Ninh Thuận. Tôi đã đến thăm làng Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp, các hoạt động du lịch ở đây một phần của Ninh Thuận, một phần của các tổ chức kinh doanh du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi thấy việc đầu tư cho việc duy trì và phát triển làng nghề thủ công của người Chăm còn khá hạn chế, sự thụ hưởng của người dân địa phương chưa nhiều, và còn mang tính tự phát.

3. Một vài đề xuất

Do thời gian thực hiện bài tham luận Hội thảo có phần gấp gáp, nên việc tra cứu tài liệu, nhất là các số liệu về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa có điều kiện cập nhật, vì vậy những đề xuất của tôi còn có phần chủ quan. Hy vọng, những đề xuất này chỉ mang tính tham khảo đối với các cơ quan và cá nhân quan tâm đến vấn đề.

1. Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, hoạt động du lịch văn hóa đang được ưa chuộng và hướng đến một vai trò quan trọng của nhiều quốc gia, vùng miền. Đối với tỉnh Ninh Thuận, một địa bàn có đông người Chăm sinh sống và còn bảo tồn nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm, vì vậy cần có sự xem trọng của hoạt động du lịch văn hóa Chăm. Đây cũng là một trong những thế mạnh của ngành du lịch Ninh Thuận so với một số địa phương, tỉnh thành khác trong nước. Việc phát huy các giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận cần có một quy hoạch tổng thể và có tầm nhìn tiếp theo 10 năm tới. Trong quy hoạch tổng thể đó cần xác định được vai trò và vị trí của du lịch văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Du lịch văn hóa Chăm là một bộ phận quan trọng lợi thế trong toàn bộ hoạt động du lịch của tỉnh. Việc khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Chăm, không chỉ của ngành du lịch, mà còn của nhiều ngành liên quan, không chỉ của nhà nước, các cơ quan, tổ chức chức năng mà còn có sự tham gia đông đảo của người dân, trước hết là bà con dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Quy hoạch cần có cái nhìn toàn diện và trên cơ sở phát triển bền vững.

2. Để có thể hiện thực hóa việc khai thác một cách hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa

Kỷ yếu hội thảo

208

Chăm của tỉnh Ninh Thuận cần có sự đầu tư nguồn lực thích hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đội ngũ những người tổ chức và hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận cho đến nay vẫn chưa có sự chuyên biệt, vẫn là du lịch chung cho các lĩnh vực, kể cả du lịch văn hóa. Để có thể khai thác sản phẩm du lịch văn hóa Chăm, cần có những người không chỉ chuyên môn du lịch, mà còn có sự am hiểu sâu sắc văn hóa Chăm, lịch sử dân tộc Chăm… Nguồn lực đầu tư cho việc khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận bao gồm đầu tư vật chất, kinh phí, và cả con người tham gia du lịch văn hóa Chăm.

3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận. Đã nhiều năm qua khách du lịch trong và ngoài nước đến du lịch văn hóa Chăm vẫn chỉ quẩn quanh đến các làng nghề thủ công Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp xem làm gốm và dệt, mua một vài sản phẩm thủ công làm kỷ niệm. Hoặc kết hợp với một tour du lịch nào đó trèo lên gò núi xem tháp Chăm, chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm! Rõ ràng sự đơn điệu của sản phẩm du lịch văn hóa Chăm, chứng tỏ các hoạt động du lịch ở đây thiếu tính năng động sáng tạo. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận cũng cần tính đến việc tổ chức các hình thức du lịch phong phú hơn như các tour thăm làng Chăm, dự lễ hội dân gian, tham dự cuộc sống của người Chăm, các dạng thức như homestay để du khách trải nghiệm, khám phá văn hóa Chăm. Sự đơn điệu của sản phẩm du lịch văn hóa Chăm cũng cho thấy thiếu tính chuyên nghiệp của việc kinh doanh và quản lý du lịch của địa phương.

4. Việc quảng bá văn hóa Chăm và du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận cần có một chiến lược thường xuyên và hấp dẫn du khách, một sự quảng bá mang tính thân thiện. Quả thật, cho đến nay, các hãng du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc giới thiệu văn hóa Chăm trên các trang mạng, các tour du lịch nội địa Việt Nam. Không ít du khách nước ngoài chưa biết đến dân tộc Chăm, văn hóa Chăm vì họ không có cơ hội tiếp cận với thông tin quảng bá văn hóa Chăm, ngoài một vài bức ảnh và hình các đền tháp Chăm. Vì vậy, để phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Ninh Thuận, cơ quan du lịch của tỉnh và các cơ quan liên quan cần lưu ý về việc quảng bá du lịch văn hóa Chăm của địa phương.

5. Văn hóa Chăm không chỉ là sản phẩm du lịch riêng của Ninh Thuận, mà di sản văn hóa Chăm còn phân bố ở nhiều tỉnh miền Trung từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận và cả ở một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đak Lak… Vì vậy, để phát huy thế mạnh du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận cần có sự liên kết với các tỉnh duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt là sự kết nối giữa Ninh Thuận với Bình Thuận và Khánh Hòa là các tỉnh có chung địa giới và còn lưu giữ một khối lượng lớn di sản văn hóa Chăm. Ở Bình Thuận và Ninh Thuận lại là hai tỉnh đang còn đông đảo dân tộc Chăm sinh sống. Sự liên kết này sẽ tạo nên những ưu thế để có thể phát huy tiềm năng du lịch văn hóa Chăm của Ninh Thuận

209

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

cũng như khu vực vùng miền. Trước hết là các tour du lịch văn hóa Chăm xuyên duyên hải Trung Bộ, có thể nối kết với Tây Nguyên, hoặc các tour du lịch chuyên đề văn hóa Chăm như: nghề thủ công Chăm, làng Chăm, đền tháp Chăm, nghệ thuật dân gian Chăm…

Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó có hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch với sản phẩm văn hóa của dân tộc Chăm. Văn hóa Chăm trên đất Ninh Thuận còn rất nhiều di sản phong phú, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức đặc sắc. Để những di sản này tham gia vào hoạt động du lịch của tỉnh, cần có sự hoạch định một chiến lược có tầm nhìn. Chắc chắn việc phát huy giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận sẽ góp vào việc xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Phan An. "Gắn kết duyên hải miền Trung với Tây Nguyên trong phát triển du lịch: Từ góc nhìn văn hóa tộc người". Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 56.2014.

2. Phan Xuân Biên (chủ biên) Phan An, Phan Văn Dốp. 1991. Văn hóa Chăm. Hà Nội: Khoa học Xã hội.

3. Trần Bá Việt. 2007. Đền tháp Chămpa - Bí ẩn xây dựng. Hà Nội: Xây dựng.

4. Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận. Báo cáo tổng hợp đề tài Điều tra văn hóa phi vật thể người Chăm tỉnh Ninh Thuận do thạc sĩ Nguyễn Thị Thu chủ nhiệm. Phan Rang. 2012.

5. Phan Quốc Anh. 2006. Nghi lễ dòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận. Hà Nội: Văn hóa Dân tộc.

6. Ngô Văn Doanh. 1994. Văn hóa Chămpa. Hà Nội: Văn hóa Thông tin.

7. Võ Công Nguyên. Nghề thủ công cổ truyền của người Chăm ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ 1996 - Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kỷ yếu hội thảo

210

211

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

DI SẢN HINDU GIÁO - NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮCĐỘT PHÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA NINH THUẬN

? PgS.TS. NgÔ VĂN DOANh

Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia

Qua những nguồn thông tin khác nhau, tôi được biết ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận thường quảng bá và nhấn mạnh vào ba thế mạnh của địa phương là: 1. Cảnh quan thiên nhiên với những bãi biển và các cảnh đẹp núi rừng…; 2. Các ngôi đền tháp cổ Chămpa; 3. Một số di sản văn hóa

của người Chăm như lang dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc… Thế nhưng, như tôi được biết, cho đến nay, du lịch của Ninh Thuận vẫn còn chưa khai thác được hết những tiềm năng mình có. Vậy, lý do là gì và nằm ở đâu? Là một nhà khoa học ít nhiều có những gắn bó với dải đất miền Trung nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, tôi có một vài suy nghĩ về vấn đề này như sau.

Như các nhà địa lý đã xác định, về địa hình tỉnh Ninh Thuận là một rìa núi - cao nguyên bị chia cắt bởi các vũng biển. Như các tỉnh Nam Trung Bộ khác, do được cấu tạo chủ yếu bởi sườn đông dãy Trường Sơn hay cao nguyên, nên các đồng bằng ở tỉnh Ninh Thuận nhỏ hẹp, bờ biển thì bị chia cắt thành nhiều vũng vịnh. Các đồng bằng Ninh Thuận cộng lại chỉ rộng 520 km2, được cấu tạo chủ yếu bằng cát biển, trừ các dải đất phù sa mới ven các sông ở Phan Rang và Tuy Phong. Các đồng bằng được bao bọc từ phía biển bởi một diện tích rộng lớn các cồn cát. Một kiểu cảnh quan đồng bằng được cấu tạo chủ yếu bằng cát biển tự nó đã nói lên sự khô hạn của đất đai. Theo các nhà khoa học, lượng mưa ở Phan Rang thấp nhất cả nước với lượng mưa trung bình hàng năm là 695 mm, có năm chỉ được 413 mm, số ngày mưa là 49 ngày và tập trung trong các tháng 9, 10 và 11. Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km và có ba cửa khẩu là Đông Hải, Cà Ná và Khánh Hải, có bốn bãi biển lớn là Bình Tiên, Ninh Chữ, Bình Sơn và Cà Ná. Tỉnh Ninh Thuận có diện tích rộng 3.427 km2 và dân số gần 569 ngàn người (năm 2011), trong đó, người Chăm và người Raglay là 127 ngàn. Trong số 67.274 người Chăm, có tới 40.695 người Chăm Bàlamôn.

Kỷ yếu hội thảo

212

Với địa hình ven biển khá chung cho cả khu vực Nam Trung Bộ, nên, như một số tỉnh ở Nam Trung Bộ, Ninh Thuận cũng có nhiều vùng bờ biển đẹp như biển Ninh Chữ, biển Bình Tiên, biển Cà Ná và vịnh Vĩnh Hy. Với địa hình rìa núi và được cấu tạo chủ yếu bởi các sườn núi rất đặc trưng cho các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Ninh Thuận cũng có những thắng cảnh núi rừng đẹp và hấp dẫn như thác Chapot, suối Lồ ở vườn quốc gia Núi Chúa… Không thể phủ nhận được những vẻ đẹp và sự hấp dẫn của các thắng cảnh thiên nhiên trên. Chính vì vậy, những địa điểm thiên nhiên trên luôn được ngành du lịch Ninh Thuận quảng bá. Thế nhưng, hầu như tất cả các tỉnh ở Nam Trung Bộ, đặc biệt là hai tỉnh giáp với Ninh Thuận ở phía bắc và phía nam là Khánh Hòa và Bình Thuận, đều có những điểm du lịch thiên nhiên cùng loại và hấp dẫn không kém. Cho nên, nếu không gắn kết được với những lợi thế khác, thì các cảnh quan thiên nhiên của Ninh Thuận cũng chỉ là những điểm đến bình thường như nhiều cảnh quan cùng loại ở miền Trung.

Như tất cả các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình trở vào, trước đây, tỉnh Ninh Thuận từng là vùng đất của vương quốc cổ Chămpa. Do vậy, tỉnh Ninh Thuận cũng có những di tích kiến trúc cổ Chămpa, như khu đền tháp Po Klong Garai, khu Tam tháp Hòa Lai và tháp Pô Rômê. Các đền tháp Chămpa ở Ninh Thuận là những điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, đây cũng là lý do khiến ngành du lịch Ninh Thuận sử dụng các ngôi tháp cổ Chămpa làm một trong những điểm nhấn để thu hút khách. Thế nhưng, ưu thế này, do hoàn cảnh lịch sử để lại nên tỉnh ven biển miền Trung nào của nước ta cũng có. Có thể kể ra rất nhiều ví dụ như Di sản thế giới Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương… ở Quảng Nam, một chuỗi tháp cổ Chăm ở Bình Định, tháp Bà Ponagar ở Khánh Hòa, khu tháp Phú Hài (hay Pô Xa Nư) và khu tháp Pô Tầm ở Bình Thuận… Do vậy, nếu không được kết nối với những giá trị văn hóa khác mà chỉ khai thác như những di tích kiến trúc cổ, thì các ngôi tháp Chăm ở Ninh Thuận cũng chỉ là một vài viên ngọc trong cả chuỗi ngọc đền tháp cổ Chămpa ở miền Trung mà thôi.

Một trong những lợi thế nữa mà ngành du lịch Ninh Thuận luôn nhấn mạnh và phát huy là những di sản văn hóa sống động của người Chăm như làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc, lễ hội Katê… Không còn nghi ngờ gì nữa, những di sản văn hóa này của người Chăm là những đặc sản du lịch mà chỉ Ninh Thuận và một vài địa phương khác như Bình Thuận và An Giang mới có. Thế nhưng, như tôi được biết, cho đến nay, những di sản văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận cũng như ở các nơi khác vẫn chỉ được ngành du lịch đầu tư, phát triển và khai thác một cách đơn lẻ và độc lập với nhau, và vì vậy, chưa thật có hiệu quả.

Ba nét đặc trưng về thiên nhiên và văn hóa mà chúng tôi vừa điểm lại ở trên đúng là ba thế mạnh lớn của ngành du lịch Ninh Thuận. Thế nhưng, như chúng ta đã thấy, cả ba

213

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

thế mạnh trên, cho đến nay, vẫn chưa được ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận phát huy và khai thác một cách bài bản, hệ thống và khoa học. Vì vậy, theo tôi, để phát huy được thế mạnh của những di sản của thiên nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch, ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận nên tham khảo những kinh nghiệm các địa phương khác ở trong nước nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Và theo tôi được biết, ở Đông Nam Á, nơi có những điều kiện tự nhiên và có những di sản văn hóa rất gần với tỉnh Ninh Thuận là đảo Bali, thiên đường du lịch của đất nước vạn đảo Indonesia.

Bali là hòn đảo và là một tỉnh thuộc Indonesia, gồm đảo Bali và một số đảo nhỏ bên cạnh ở cực tây của các đảo Tiểu Sunda, giữa đảo Java ở phía tây và đảo Lombok ở phía bắc với thủ phủ là thành phố Denpasar nằm ở phía nam hòn đảo chính Bali. Tỉnh Bali có diện tích rộng 5.780 km2, trong đó riêng diện tích đảo Bali đã chiếm tới 5.577 km2. Về mặt lịch sử, cái tên đảo Bali (Bali dwipa) đã được nhắc tới trong các bia ký thế kỷ 10. Thế nhưng, chỉ đến thời đế chế Majapahit (1293 - 1520), vào năm 1343, Bali mới được các vua Đông Java sáp nhập vào vương quốc. Khi đế chế Majapahit sụp đổ, trước sức ép của đạo Hồi, các nghệ sĩ, tu sĩ, nhạc công Hindu giáo của đế chế đã từ đảo Java chạy sang đảo Bali. Và, vì vậy, cho đến nay đảo Bali là quê hương của thiểu số người Bàlamôn (Hindu). Theo điều tra năm 2010, 84,5% dân Bali theo đạo Hindu Bali.

Về tỉnh Bình Thuận xưa (nay là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận), sách Đại Nam nhất thống chí (quyển XII) của triều Nguyễn có viết: “… xưa là nước ngoài cõi của Nhật Nam, sau là đất Chiêm Thành. Nước ta Lê Thánh Tông sau khi đã bình định Chiêm Thành lấy đất ở biên cảnh phía nam nước ấy phong cho họ để làm nước triều cống; bản triều đời Hiển Tông Hiếu minh hoàng đế (Nguyễn Phúc Chu), năm Nhâm Thân thứ 1 (1693), vua Chiêm Thành là Bà Tranh phản, sai chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính đánh phá được, bắt Bà Tranh đem về, đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Năm Đinh Sửu thứ 6 (1698), đặt phủ Bình Thuận, lại đặt dinh Bình Thuận cho trấn Thuận Thành lệ vào… Đời Duệ Tông Hiếu định hoàng đế (Nguyễn Phúc Thuần) năm Quí Tị thứ 8 (1773) đất ấy bị Tây Sơn chiếm. Năm Quí Sửu (1793), Thế Tổ Cao hoàng đế mới khôi phục được, vẫn đặt dinh Bình Thuận như cũ, trấn Thuận Thành vẫn lệ vào như trước… Năm Gia Long thứ 7 đổi dinh làm trấn…; năm Minh Mệnh thứ 13 bỏ tên trấn Thuận Thành… Năm ấy đổi trấn làm tỉnh, đặt tuần phủ Thuận Khánh coi cả hai tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa…”.1

Như vậy là, về địa giới hành chính, như Bali của Indonesia, Ninh Thuận cũng là một tỉnh của một nước (của Việt Nam). Như Bali, về điều kiện tự nhiên, Ninh Thuận cũng có

1 Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam nhất thống chí (bản dịch tiếng Việt). Tập 3, Nxb. Thuận Hóa, 1997, tr.125-126.

Kỷ yếu hội thảo

214

nhiều vịnh và bãi tắm đẹp, cũng có những thắng cảnh rừng núi. Và, cũng như Bali, Ninh Thuận ngày xưa (vùng đất Panduranga) là một trong những trung tâm Hindu giáo của vương quốc Champa, còn Ninh Thuận hôm nay là quê hương của những người Hindu giáo (người Chăm Bàlamôn). Do vậy, có thể nói, hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có hai nơi, mà ở đó một bộ phận người dân sống theo những truyền thống của Bàlamôn giáo, là đảo Bali và tỉnh Ninh Thuận.

Đã từ lâu, đất nước Indonesia đã biết sử dụng vẻ đẹp của thiên nhiên và đặc biệt là những di sản văn hóa Hindu giáo để biến hòn đảo Bali thành thiên đường du lịch đối với các du khách du lịch. Theo đánh giá của các chuyên gia, sở dĩ Bali là điểm đến du lịch lớn nhất của Indonesia vì hòn đảo này nổi tiếng bởi các ngành nghệ thuật phát triển cao, trong đó, có múa truyền thống và hiện đại, có nền điêu khắc và hội họa truyền thống, có nghề da, nghề kim hoàn và nền âm nhạc độc đáo. Tất cả những di sản trên đều là của những người Bali Hindu giáo. Từ cuối thế kỷ XX, tỉnh Bali hướng tới phát triển du lịch. Công nghiệp du lịch chủ yếu phát triển ở phía nam đảo. Năm 2010, Bali đã đón 2,57 triệu du khách nước ngoài. Năm 2012, hòn đảo này đã đón 2,88 triệu khách nước ngoài và 5 triệu khách trong nước.

Qua những tư liệu và thông tin mà tôi được biết, sở dĩ hòn đảo Bali có thể trở thành trung tâm thu hút khách du lịch lớn nhất ở Indonesia là vì người ta đã bảo tồn, phát huy và khai thác được những giá trị văn hóa Hindu độc đáo mà hòn đảo này còn giữ lại được cho đến ngày hôm nay. Và, như chúng tôi đã trình bày, Ninh Thuận có những điều kiện thiên nhiên và những di sản Hindu giáo rất giống với của hòn đảo thiên đường du lịch Bali của Indonesia. Vì vậy, theo tôi, để có được sự phát triển lớn và bền vững, ngành du lịch Ninh Thuận nên hướng trọng tâm vào bảo tồn, phát triển và khai thác một cách đồng bộ và khoa học những di sản Hindu có một không hai ở Việt Nam và có một trong hai ở khu vực Đông Nam Á mà tỉnh mình có được.

215

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNGĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH Ở NINH THUẬN

? TS. PhÚ VĂN hẲN

Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ

Ninh Thuận hiện nay được cho là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái, là một vùng đất tuyệt đẹp và có tiềm năng rõ ràng cho khám phá tự nhiên, hòa mình vào không gian văn hóa dân tộc, làng nghề truyền thống - sản phẩm sáng tạo của người Ninh Thuận. Khai thác tiềm năng của du

lịch văn hóa truyền thống ở Ninh Thuận cùng với sự đầu tư thích đáng và phù hợp trên cơ sở biết học tập kinh nghiệm từ hoạt động du lịch trong và ngoài nước sẽ góp phần làm cho du lịch phát triển, đóng góp tích cực vào việc phát triển vùng đất này tương xứng với vị thế đã được xác định là vùng kinh tế cần phát triển nhanh và bền vững.

Nhiều thập kỷ gần đây chứng kiến sự phát triển tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người. Thế giới đã và đang quan tâm các giải pháp phát triển bền vững (sustainable development). Trong xây dựng nền văn hóa mới vừa dân tộc vừa hiện đại, một phần tinh hoa văn hóa các dân tộc Ninh Thuận đã và đang được giữ gìn, phát huy và phát triển, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa bên ngoài, tạo thành một bản sắc văn hóa Ninh Thuận - Nam Trung Bộ độc đáo không dễ trộn lẫn với bất kỳ nền văn hóa ở vùng khác. Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nhưng đến nay Ninh Thuận vẫn chưa tận dụng được một cách đầy đủ, đúng cách những thuận lợi để phát triển cao hơn, thu hút đầu tư nhiều hơn đồng thời xây dựng và phát triển bền vững ngành du lịch.

Phát triển du lịch bền vững ở Ninh Thuận sẽ kéo theo sự ổn định về kinh tế, xã hội và về môi trường, tạo nên sự thịnh vượng cho mọi tầng lớp xã hội và có giá trị cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất này, tạo nên sự bình đẳng xã hội, phân chia lợi ích công bằng, giảm đói nghèo, duy trì và tăng cường những chế độ hỗ trợ đời sống của con

Kỷ yếu hội thảo

216

người, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên tại chỗ.

1. Thực tế giảm khả năng phát triển nhanh nền du lịch ở Ninh Thuận

Du lịch ngày nay là một hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Hoạt động du lịch rộ lên khắp nơi vừa qua ở Ninh Thuận đã đem lại cho ngành du lịch tỉnh tăng trưởng về số lượng nhưng chưa tạo được ấn tượng về chất lượng. Hoạt động du lịch vừa thiếu tính quy hoạch, vừa không trọng tâm, không ổn định. Việc đầu tư cho du lịch tràn lan dẫn đến lãng phí, trong khi nhiều lĩnh vực xã hội khác còn thiếu vốn. Hoạt động du lịch trong tư nhân lẻ, nhỏ nở rộ kéo theo tình trạng kinh doanh manh mún, cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều đơn vị du lịch thua lỗ vì ế ẩm kéo dài. Nhiều doanh nghiệp du lịch quá chú trọng vào lợi nhuận đã biến những hoạt động văn hóa kinh tế du lịch trở nên quan liêu, thời vụ, thiếu nhân văn và chiến lược. Điều đó làm cho ngành du lịch giảm dần sức hấp dẫn và mất dần uy tín.

Mạng lưới đường sá ở Ninh Thuận trong những năm gần đây có cải thiện hơn so với trước năm 2000, song nhiều tuyến đường ở vùng sâu, vùng xa, đường dẫn tới các điểm du lịch làng dân tộc tại chỗ như Raglai, Chăm nhất là con đường vào làng nghề dệt, làng gốm Chăm, làng nho, làng táo… ở Ninh Thuận chủ yếu là các lộ đất, nhỏ, hẹp, thiếu hoặc không có bảng chỉ dẫn. Nhiều tuyến đường tại các làng văn hóa dân tộc tại địa phương không được chiếu sáng vào ban đêm. Điều này khiến cho mức độ an toàn du lịch không cao, gây tâm lý lo ngại cho du khách.

Về mạng lưới truyền tải và phân phối điện ở Ninh Thuận có cải thiện nhiều ở tại một số phố thị và các khu trung tâm thị trấn, thị tứ song vẫn còn lạc hậu và thiếu thốn ở vùng sâu vùng cư trú truyền thống của các dân tộc tại chỗ. Các loại đường dây điện cộng theo đó là các mạng thông tin “ăn theo” giăng mắc đan chéo nhau “như mạng nhện” ngoài trời làm mất mỹ quan không gian văn hóa dân tộc.

Phương tiện giao thông công cộng ở Ninh Thuận trong những năm gần đây đã có sự xuất hiện của các loại xe taxi, xe đời mới... song vẫn còn ít, giá cả chưa hấp dẫn và chưa đáp ứng nhu cầu đi lại “ngay” của dân chúng và du khách. Các phương tiện tại chỗ, phương tiện truyền thống (xe trâu, xe ngựa, ghe, đò…) bị bỏ quên hoặc chưa được khai thác.

Môi trường tự nhiên và nhân văn ở Ninh Thuận cũng bị ô nhiễm theo kiểu của mình. Trong tự nhiên, tình trạng chặt phá rừng nghiêm trọng làm cho đất đai bị xói mòn, hoang hóa, gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt... Các hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm với các loại khí thải độc hại. Các nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) không còn tinh sạch như trước; môi trường nhân văn càng đáng lo do tại các khu

217

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

dân có thu nhập thấp, nhà cửa mang tính chất tạm bợ, chắp vá, điều kiện vệ sinh tồi tàn, hệ thống thoát nước thiếu… Ở các khu dân có thu nhập cao thì nhà cửa được xây dựng bằng những vật liệu mới đắt tiền,... “mọc lên” một cách tạp nham về kiểu dáng, về phong cách kiến trúc, về độ lùi thụt của mặt tiền nhà. Những ngôi nhà xưa, nhà truyền thống không được chú ý bảo tồn.

Dịch vụ quảng cáo xuất hiện ngày càng nhiều được dựng lên khắp nơi, cảnh mua bán tấp nập, bất kể đó là trụ sở làm việc, cơ sở tín ngưỡng, trường học hay bệnh viện… Hệ thống công viên và cây xanh đô thị vừa thiếu vừa đơn điệu, vừa lại bị xén cho các nhà hàng ăn uống, các quán cà phê cùng với cách trang trí sặc sỡ, không hài hòa với cảnh quan bao quanh. Điều đó đã hình thành một bức tranh hỗn loạn, thiếu mỹ quan của không gian văn hóa dân tộc tại chỗ, gây hiệu ứng khó chịu cho cả người dân và du khách.

Phát triển du lịch ở Ninh Thuận chưa đặt trọng tâm hướng tới bảm bảo tính hiệu quả kinh tế, tính cạnh tranh văn hóa dân tộc. Tại các điểm du lịch văn hóa dân tộc tại chỗ, chưa có giải pháp nâng cao hơn nữa những đóng góp của hoạt động khai thác văn hóa các dân tộc tại chỗ đối với sự phát triển đồng đều, bền vững, kể cả bao gồm phần tiêu dùng của du khách được giữ lại ở địa phương. Việc làm của người lao động là dân tộc tại chỗ ở Ninh Thuận chưa thật sự chú trọng (theo cả hai nghĩa số lượng và chất lượng), kéo theo hạn chế khả năng nâng cao mức sống, mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người dân tại chỗ. Các thành phần hữu quan khác không được hoặc ít được tham gia trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra ý định về quản lý và phát triển du lịch văn hóa dân tộc tại địa phương mình. Chất lượng cuộc sống của người dân tại chỗ vì thế không được nâng cao. Cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống vùng dân tộc tại chỗ không ngăn nổi suy thoái và khả năng ngăn chặn khai thác quá mức môi trường dưới mọi hình thức. Giá trị các di sản lịch sử, văn hóa, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân tộc tại chỗ tại các điểm du lịch ở Ninh Thuận chưa được đề cao và khai thác đúng mức. Việc bảo tồn môi trường sống chưa được hỗ trợ đúng tầm. Chất lượng của cảnh vật, không gian văn hóa dân tộc kể cả ở nông thôn cũng như ở thành thị, thiếu chú ý duy trì, bảo tồn thường xuyên. Những nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo được tiếp tục gia tăng mức khai thác sử dụng trong du lịch. Tình trạng ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách, cùng với những dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của du khách thiếu các biện pháp an toàn.

2. Phát triển bền vững du lịch văn hóa truyền thống ở Ninh Thuận

Hoạt động du lịch, kinh doanh du lịch ở Ninh Thuận đòi hỏi có sự đồng hành nhiệm vụ bảo tồn và sử dụng tài nguyên không gian văn hóa dân tộc tại chỗ một cách có hiệu quả

Kỷ yếu hội thảo

218

và lâu dài mang tính chất vùng, quốc gia và toàn cầu. Việc giáo dục tiết kiệm tiêu thụ và giảm chất thải sẽ tránh được tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại về môi trường chú ý đề cao bên cạnh duy trì và tăng cường tính đa dạng sinh học, văn hóa, xã hội sẽ làm gia tăng chất lượng của du lịch, góp phần rất quan trọng cho ngành công nghiệp không khói này ở Ninh Thuận. Hợp nhất phát triển du lịch trong khuôn khổ hoạch định các chiến lược cấp quốc gia, vùng, khu vực và du lịch tại chỗ, có sự hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và cộng đồng chủ thể không gian văn hóa dân tộc tại chỗ có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường là góp phần gia tăng khả năng phát triển bền vững kinh tế địa phương vùng các dân tộc ở Ninh Thuận.

Nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu giúp cho việc giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho du khách. Một nền kỹ nghệ du lịch thành công phụ thuộc vào việc xác định đúng tiềm năng những giới hạn phát triển mà nếu vượt qua thì dễ nảy sinh suy thoái môi trường hoặc mức độ hiệu quả sẽ thấp hơn. Làm sao phát triển du lịch văn hóa truyền thống tại chỗ ở Ninh Thuận nhưng vẫn giữ được nét nguyên sơ của môi trường bao gồm các phần của xã hội về cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần. Khả năng sử dụng về vật chất là khả năng của các tài nguyên điều tiết việc sử dụng nó sao cho đúng mục đích. Khả năng sử dụng về tinh thần là những giá trị gốc về kinh nghiệm trong xã hội mà khi khả năng sử dụng về vật chất che khuất thì vấn đề nan giải sẽ hiện hữu.

Để phát triển ngành du lịch bền vững ở Ninh Thuận nên quyết định một cách cẩn trọng các loại hình và vị trí du lịch phù hợp với trình độ con người thích ứng với nền kinh tế - xã hội vùng và tình hình quốc gia. Sự phát triển không nên chỉ thiên về sự gia tăng của lợi nhuận hoặc phát triển nhanh chóng bất chấp sự tàn phá môi trường tự nhiên và xã hội. Đã đến lúc các chính sách phát triển hiện thời nên nhấn mạnh đến các biện pháp có thể giúp giảm tối thiểu đa ô nhiễm môi trường (bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất), hiệu ứng nhà xanh, sự nóng dần lên của trái đất, sự mỏng dần của tầng ôzôn và sự suy thoái của môi trường sống. Sự phát triển du lịch một cách hợp lý nên được xác định như là một quá trình gia tăng chất lượng cuộc sống cho du khách cũng như cho xã hội của chính người dân tộc tại chỗ ở Ninh Thuận.

Ninh Thuận có thể lựa chọn loại hình du lịch cứng (hard tourism) hay du lịch mềm (soft tourism) và không đơn giản chỉ sao chép các loại hình phát triển du lịch hiện có ở các quốc gia khác, vùng khác mà nên tận dụng nguồn tài nguyên hiện có, cân nhắc đến nhiều khía cạnh liên quan đến con người địa phương như xã hội, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng… để thực hiện kế hoạch và xây dựng chính sách phù hợp. Ninh Thuận nên định hướng trong việc lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch lâu dài. Một chiến lược có thể áp dụng

219

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

thành công ở nơi này nhưng có thể sẽ không thành công ở nơi khác. Vì thế, việc học tập và áp dụng các kinh nghiệm phát triển của các nước, các vùng khác nên được dựa trên các nguồn tài nguyên có sẵn và năng lực của chính mình.

Khi cơ sở hạ tầng không còn đủ sức để phục vụ các hoạt động của dân chúng, ngành du lịch sẽ trở thành chất xúc tác kinh tế có nhiệm vụ phát triển nó. Những con đường mới, đường giao thông, những nhà máy điện và sự cải thiện hệ thống thông tin liên lạc bắt nguồn từ sự phát triển công nghệ du lịch, đem lại lợi ích cho cư dân trong vùng. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho Ninh Thuận là tốn kém và thường phải lệ thuộc vào sự phân chia đầu tư của chính phủ. Việc phát triển du lịch theo kế hoạch nên xem xét đến tình trạng của cơ sở hạ tầng hiện có và chi phí của các dự án liên quan có vượt quá khả năng hay không. Những sự cải thiện đó như là kết quả của sự phát triển công nghệ du lịch. Trong kỷ nguyên phát triển của khoa học công nghệ mạnh mẽ, Ninh Thuận nên theo kịp sự ra đời của các công nghệ mới. Vào thế kỷ XXI này, một vi linh kiện điện tử có thể chứa một đơn vị xử lý của nhiều máy vi tính phức tạp nhất ngày nay. Vì vậy hệ thống thông tin và xử lý dữ liệu ở Ninh Thuận chú ý được cải thiện gia tăng hiệu quả của các doanh nghiệp có khả năng áp dụng những thiết bị hiện đại nhất.

- Ninh Thuận đang trong quá trình phát triển du lịch, song trong những năm gần đây còn chậm so với nhiều nơi khác, chưa tương xứng với tiềm năng của mình trong chiến lược phát triển chung của du lịch cả nước. Sự đóng góp của du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương còn hạn chế. Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020, 2030 tầm nhìn 2050, du lịch Ninh Thuận hoàn toàn có thể vươn lên để trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này.

- Ninh Thuận có tiềm năng du lịch văn hóa dân tộc phong phú, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có giá trị, các sinh hoạt văn hóa dân tộc truyền thống đặc sắc của các dân tộc tại chỗ. Tuy nhiên trong du lịch “phải noi gương những người thợ kim hoàn đã biến đá thành ngọc quý nhờ vào tài năng gia công, gọt giũa của họ, nếu không khéo thì dễ “biến kim cương thành sỏi đá”. Nếu chúng ta thiếu hiểu biết những giá trị của nó thì chẳng những không mang lại lợi ích cho công nghệ du lịch mà còn là một sự nhạo báng kinh khủng giá trị truyền thống của địa phương mình.

- So với nhiều tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và cả Nam Bộ, thì Ninh Thuận là nơi gần sân bay Cam Ranh, là nơi đường Quốc lộ 1 có chất lượng đi qua, có đường biển (cửa Ninh Chữ), khá thuận lợi cho việc phát triển giao thông. Mặc dù vậy, để khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch phong phú của Ninh Thuận, cần thiết phải cải thiện hơn nữa điều kiện hạ tầng của các tỉnh lộ, huyện lộ, hương lộ… đến các điểm du lịch, các buôn làng

Kỷ yếu hội thảo

220

truyền thống của người dân tộc tại chỗ.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù đã được chú ý phát triển nhưng chưa đồng bộ, chất lượng trang thiết bị cũng như lao động phục vụ ngành du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu du khách. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn chưa thật hợp lý do mới chỉ tập trung ở cụm ven biển, chất lượng các khách sạn còn thấp và chưa đồng đều... cần cải tạo nâng cấp các công trình cũ và xây dựng các công trình mới chú ý đến bản sắc văn hóa địa phương nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả du lịch.

- Số lượng khách du lịch đến Ninh Thuận trong những năm gần đây tăng chậm và không đều, có lúc giảm đáng kể. Để thu hút du khách, Ninh Thuận trước tiên cần có chính sách và nguồn kinh phí thích đáng cho hoạt động khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại chỗ như Raglai, Chăm. Tăng cường hơn việc giữ gìn các sản phẩm văn hóa như hệ thống các tháp Chăm, dệt Mỹ Nghiệp, giá trị văn hóa quý hiếm khác của Ninh Thuận. Hỗ trợ cho Ninh Thuận thúc đẩy các ngành nghề và phương thức sản xuất truyền thống (như khôi phục dệt thổ cẩm, đan lát, làm gốm cổ truyền,…) để vừa tạo điều kiện củng cố phát triển tay nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân tại chỗ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Khôi phục và bảo tồn sinh hoạt truyền thống văn hóa nghệ thuật các dân tộc như: tăng cường sưu tầm và biểu diễn các nhạc cụ truyền thống đang bị mai một (nghệ thuật âm nhạc Ginăng, baranưng, saranai, nghệ thuật múa Chăm; âm điệu sar, capi, sử thi của người Raglai; chum buk gaok glah từ gốm Bàu Trúc,…), công cụ lao động, công cụ dùng để xua đuổi thú, gìn giữ cho nhà mồ không bị hủy hoại nhanh chóng sau lễ bỏ mã; giúp dân làng xây dựng nhà ở vững chắc hơn, có thể làm bằng chất liệu mới đảm bảo tổng thể kiến trúc truyền thống không bị phá vỡ bởi hiện đại hóa, toàn cầu hóa; giúp dân khôi phục và bảo tồn lễ hội truyền thống: lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, lễ hội rija, kate, ramawan,…

Khả năng phát triển bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng tại chỗ vào các hoạt động du lịch văn hóa dân tộc góp phần nâng cao chất lượng du lịch Ninh Thuận. Người dân địa phương được chia sẻ lợi ích kinh tế do ngành du lịch mang lại, sẽ có trách nhiệm với nghề nghiệp, môi trường du lịch, không gian văn hóa tại địa phương. Có sự trợ giúp của chính sách, chính quyền các cấp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực cho du lịch của cư dân tại chỗ ở Ninh Thuận.

Việc đào tạo nhân viên ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu lao động của ngành là một việc làm cần thiết để làm tăng chất lượng của sản phẩm du lịch. Đồng thời việc cung cấp

221

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

đầy đủ những thông tin về văn hóa các dân tộc tại chỗ nơi họ đến, giúp du khách hiểu biết và ý thức tôn trọng môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, văn hóa truyền thống của người dân tại chỗ làm tăng thêm sự thân thiện người dân và khách tham quan.

Phát triển bền vững, bảo đảm phát triển ổn định, vững chắc và hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và con người là xu hướng chung của nhân loại ngày nay. Du lịch cũng vậy, thế giới và Ninh Thuận Việt Nam đều hướng đến sự phát triển bền vững. Phát triển du lịch bền vững mang tầm vĩ mô, do Nhà nước vạch ra và cần sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch phối hợp thực hiện. Nhà nước đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững về du lịch, và dùng các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Việc đảm bảo phát triển du lịch lâu dài, thành công phụ thuộc nhiều yếu tố; song, nếu biết bắt đầu từ truyền thống văn hóa dân tộc, phát triển vì mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đúng nghĩa phục vụ người dân tộc, có sự tham gia của chính cộng đồng văn hóa đó thì thị trường du lịch trong môi trường cạnh tranh hiện nay chắc chắn có vị trí cho Ninh Thuận.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2009. Cơ quan đại diện tại Thành phố HCM, Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Pro. Dr. Fazim @Fazdim Othiman. Du lịch Malaysia và bài học cho Việt Nam, Hội thảo khoa học về du lịch tổ chức tại Huế năm 1997.

3. Phú Văn Hẳn. Phát triển du lịch ở Kiên Giang. Hội thảo khoa học năm 2001. Sở Thương mại - Du lịch UBND tỉnh Kiên Giang.

4. Phú Văn Hẳn. 2007. Phát triển văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Đại học Tây Nguyên.

5. Luật Du lịch 2005 & Văn bản hướng dẫn thi hành. 2013. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.

6. Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (22.01.2013).

7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. 2011. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.

Kỷ yếu hội thảo

222

223

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ NGUỒN KHÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN

? ThS. cAO TrÍ DũNg

Giảng viên khoa Du lịch trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngChủ tịch Hội Lữ hành thành phố Đà Nẵng

Ninh Thuận nằm ở khu vực duyên hải miền Trung, giữa ba điểm đến du lịch rất phát triển là Khánh Hòa - Lâm Đồng - Bình Thuận, sở hữu nhiều tài nguyên cả về du lịch tự nhiên và nhân văn, trong đó nổi bật là tài nguyên sinh thái biển và giá trị văn hóa Chăm đặc sắc. Tuy nhiên, trong

nhiều năm qua lượng khách đến với Ninh Thuận còn quá khiêm tốn so với tiềm năng, hệ thống cơ sở dịch vụ còn nghèo nàn, tính mùa vụ còn rất rõ nét, chưa hình thành các liên kết vùng trong quảng bá, thu hút khách, chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với điểm đến cũng như chưa hình thành các nguồn khách chính một cách bền vững... Trong phạm vi của bài viết này sẽ cố gắng phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.

1. Thuận lợi và khó khăn của Ninh Thuận trong khai thác khách du lịch

a. Thuận lợi

* Hệ thống tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên biển:

- Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, có các cửa ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Ninh Chữ, Vĩnh Hy. Có rất nhiều bãi biển đẹp phục vụ cho phát triển du lịch như: Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Tuấn Tú, Từ Thiện, Phước Dinh… rất phù hợp cho loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao, giải trí trên biển, cắm trại, team-building...

- Tài nguyên dưới lòng biển: Có nguồn san hô đa dạng, phong phú: ven biển Ninh Thuận có 120 loài san hô cứng, với 65 giống, kiểu cấu trúc rạn san hô có 2 dạng là rạn san hô Sơn Hải và rạn san hô Mỹ Hòa. Ngoài ra, ven biển Ninh Thuận còn tìm thấy tập hợp

Kỷ yếu hội thảo

224

san hô không tạo rạn ở ven biển Ninh Chữ và cửa biển Vĩnh Hy. Đây là nguồn tài nguyên hết sức quý giá để phát triển các loại hình du lịch biển.

Nhiều vịnh biển, đảo, mũi đá gần bờ có cảnh quan đẹp như: vịnh Vĩnh Hy, mũi Đá Vách, Hòn Đỏ…, rất thuận lợi cho việc khai thác các tour du lịch trong ngày, tour lặn biển, câu cá, các trò chơi trên biển...

+ Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Ninh Thuận với hệ động, thực vật đa dạng phong phú, được phân bố chủ yếu ở 2 vườn quốc gia là Phước Bình và Núi Chúa:

- Vườn quốc gia Núi Chúa: Có độ cao 1.040 m so với mặt biển, nơi có 1.265 loài thực vật bậc cao, đặc hữu quý hiếm; 306 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới như: chà vá chân đen, gấu ngựa, gấu chó, beo lửa... Vườn quốc gia Núi Chúa là một cấu trúc của cảnh quan thiên nhiên lại được phân bố trên phức hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh rất đẹp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ như bãi Chà Là (Bình Tiên), bãi Thùng, bãi Đá Vách, bãi Bà Điên… Có thể tổ chức nhiều tour du lịch đến các bãi biển này bằng đường bộ hoặc đường thủy rất thú vị.

- Vườn quốc gia Phước Bình: Đại diện cho hệ sinh thái vùng núi cao tỉnh Ninh Thuận, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động, thực vật. Thiên nhiên kỳ thú Phước Bình gắn liền với địa danh bãi đá Pinăng Tắc huyền thoại thích hợp phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan di tích lịch sử và văn hóa Raglai bản địa.

+ Ninh Thuận có nhiều suối, hồ, thác nước đẹp, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như: suối Tiên, suối Lồ Ồ, suối Kiền Kiền, suối Thương, suối nước nóng Tân Sơn, thác Chapơr, thác Tiên, thác Sakai, hồ Treo, hồ Tân Giang, hồ Sông Trâu, hồ Sông Sắt… là những điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ, tạo nên các sản phẩm tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn, vui chơi giải trí hết sức phong phú.

+ Ninh Thuận là vùng đất của gió, của nắng, của những đồi cát ngút ngàn, đặc biệt có những cồn cát đẹp như: cồn cát trắng Tuấn Tú, cồn cát đỏ Nam Cương, cồn cát di động Phước Dinh.

+ Ninh Thuận còn có các giá trị lịch sử văn hóa nổi bật như: Di tích lịch sử núi Cà Đú, Di tích lịch sử CK19, Di tích lịch sử Bẫy Đá Pinăng Tắc, Di tích lịch sử Đề-Pô Hỏa Xa Tháp Chàm, Căn cứ địa Bác Ái...

+ Đặc biệt tại Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, là điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong hệ thống sản phẩm du lịch thu hút du khách, tiêu biểu là các cụm tháp sau:

225

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Tháp Pô KLông Garai ở Phan Rang: Quần thể tháp Chăm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có tên là Đồi Trầu, trên lộ trình đường sắt Bắc Nam, nằm sát Quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách Phan Rang 7 km về phía tây. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.

- Tháp Pôrômê: Cách Phan Rang 25 km về phía tây nam, tháp Pôrômê là một tháp cổ còn khá nguyên vẹn ở Ninh Thuận ngày nay. Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, người Chăm xây dựng tháp để thờ Pôrômê (1627 - 1651), là một vị vua có công phát triển nông nghiệp, thủy lợi ở vùng Panduranga.

- Tháp Hòa Lai: Cụm tháp Hòa Lai nằm sát Quốc lộ 1A, cách Phan Rang - Tháp Chàm 15 km về phía bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Cụm tháp Hòa Lai là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm.

+ Ninh Thuận còn có nhiều lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Katê của người Chăm (lễ hội lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung), lễ hội RaMưWan của người Chăm hồi giáo, lễ Bỏ mả, lễ hội Ăn đầu lúa của tộc người Raglai, lễ hội Pô Nai, lễ hội Cầu ngư... Các lễ hội không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà còn thu hút khách du lịch, các nhà nghiên cứu, nhà văn, báo, đài... trong và ngoài nước đến nghiên cứu, thưởng thức và đưa tin, bài viết về lễ hội, đặc biệt là lễ hội Katê của đồng bào Chăm.

+ Các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận cũng rất nổi tiếng như: làng gốm Bàu Trúc, nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ, nghề làm đũa ở Tân Sơn, làng nghề đan lát thôn Tập Lá - Phước Chiến, làng nghề cổ truyền chiếu An Thạnh, nghề làm giấy của người Raglai... là những tài nguyên du lịch rất độc đáo để thu hút khách du lịch, tạo nên sự khác biệt của điểm đến.

+ Ninh Thuận còn nổi tiếng với những đặc sản ẩm thực phong phú như: tôm, cua, ghẹ, ốc, cá mú trắng, cá thu, cá bè cu, cá điêu hồng nước ngọt, mực khô một nắng, thịt dông, cơm gà Phan Rang, nho Ninh Phước, táo, hành tỏi Ninh Thuận... rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách du lịch trong nước, góp phần giữ chân du khách cũng như gia tăng lượng khách quay trở lại.

+ Ngoài ra, Ninh Thuận còn có một số điểm tham quan khác có thể thu hút sự quan tâm của du khách như hải đăng Mũi Dinh, nhà máy thủy điện Đa Nhim… làm phong phú thêm sản phẩm điểm đến.

* Vị trí địa lý, chính sách đầu tư và môi trường du lịch

+ Vị trí địa lý: Ninh Thuận có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.

Kỷ yếu hội thảo

226

- Nằm trong bán kính bay thuận lợi của các thị trường khách lớn từ Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Viễn Đông (Nga) và một số nước Đông Nam Á. Có thể tổ chức các đường bay trực tiếp đến Cam Ranh hoặc Phan Thiết.

- Nằm trên hải trình tàu biển du lịch và du thuyền rất nhộn nhịp từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, có thể đầu tư trở thành trung tâm tàu biển quốc tế và trung tâm du thuyền trong tương lai.

- Nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ - khu vực có tiềm năng du lịch và là điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Tiếp giáp các điểm đến quan trọng và hấp dẫn nhất của Việt Nam: Nha Trang ở phía bắc, Phan Thiết ở phía Nam và Lâm Đồng ở phía tây. Đặc biệt là nằm gần thị trường khách lớn ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ.

- Nằm trên tuyến giao thông quan trọng của khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội và du lịch, bao gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 kết nối duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Đường sắt xuyên Việt.

- Có mối liên hệ chặt chẽ với các hành lang kinh tế quan trọng.

. Hành lang kinh tế Đông Tây: Myanmar - Thái Lan - Lào - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.

. Hành lang kinh tế phía Nam: Thái Lan - Campuchia - Tây Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.

+ Chính sách đầu tư:

Tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận:

- Hỗ trợ về thủ tục đầu tư: UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 207/2010/QĐ-UB ngày 8.3.2010 thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với mục tiêu cải thiện mô hình “Một cửa liên thông” hiện đang áp dụng, đưa các thủ tục hành chính về một đầu mối và đơn giản hóa, rút ngắn tối đa thời gian ở các khâu, tạo niềm tin, sức hấp dẫn và điều kiện thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tư.

- Về chính sách ưu đãi đầu tư: Ninh Thuận thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư cao nhất cả nước, đồng thời Ninh Thuận chủ trương dành các ưu đãi cao nhất trong khung quy định của Chính phủ và vận dụng tối đa các hỗ trợ cao nhất theo hướng đảm bảo quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn giản nhất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Theo đó các nhà đầu tư

227

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu.

+ Môi trường du lịch

- Ninh Thuận có môi trường tự nhiên còn trong lành, chưa bị ảnh hưởng nhiều từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và dân cư. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

- Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tốt, ổn định tạo môi trường lành mạnh cho du khách đến Ninh Thuận, tạo ấn tượng tốt về môi trường xã hội và con người Ninh Thuận với nhiều dân tộc bao đời vẫn chân chất, hiền hòa. Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng là điểm đến thân thiện đối với du khách các nước.

- Ninh Thuận đa dạng về văn hóa và sắc tộc, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn cũng chính là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.

b. Một số khó khăn, bất cập

+ Khó khăn lớn nhất cho việc tổ chức khai thác khách du lịch đến Ninh Thuận là chưa định hình được hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, tài nguyên du lịch chưa thực sự nổi trội so với các khu vực lân cận, chưa tạo được lợi thế và sự khác biệt với các điểm đến khác, mức độ hấp dẫn và phù hợp của điểm đến chưa cao đối với hầu hết các thị trường khách.

+ Khả năng tiếp cận điểm đến còn rất hạn chế. Tỉnh chưa có sân bay, cảng biển du lịch. Chỉ có thể khai thác một số đường bay qua sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa). Hiện chỉ có 3 đường bay trong nước từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số đường bay quốc tế từ Nga, Hàn Quốc đến sân bay Cam Ranh với tần suất bay thấp; đường sắt vẫn chưa trở thành phương tiện phổ biến, trong khi đó hệ thống đường bộ còn quá nhiều hạn chế làm gia tăng thời gian di chuyển trên đường.

+ Hệ thống dịch vụ còn nghèo nàn, chưa có nhiều khách sạn 3 - 5 sao, các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ, các nhà hàng và điểm dừng đạt chuẩn. Phương tiện vận chuyển khách chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu, vừa yếu. Trong khi đó, chi phí dịch vụ điểm đến không phải là một lợi thế cạnh tranh.

+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông dẫn đến các điểm du lịch của tỉnh, mật độ giao thông đường bộ trong tỉnh còn thấp, mới chỉ bằng 1/3 so với mức trung bình của cả nước, tính kết nối không cao đến các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, các vùng kinh tế còn khó khăn, miền núi, vùng sâu.

Kỷ yếu hội thảo

228

+ Môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh tuy có được cải thiện nhưng còn thấp so với cả nước, phần nào đã cản trở quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh.

+ Công tác quảng bá hình ảnh của điểm đến còn sơ sài và rất hạn chế cả về nội dung và hình thức. Thông tin chưa đến được với các nguồn khách tiềm năng, chưa có sự phối hợp nguồn lực trong công tác quảng bá, chưa tiếp cận được với các sự kiện du lịch lớn và phù hợp với đặc điểm tài nguyên điểm đến.

+ Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng cho yêu cầu phát triển. Hệ thống đào tạo nghề hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh, trong đó có du lịch.

+ Chưa có sự liên kết điểm đến với Khánh Hòa, Lâm Đồng và Bình Thuận trong việc hình thành sản phẩm du lịch, tuyến du lịch cũng như phối hợp nguồn lực cho công tác quảng bá, xúc tiến.

2. Xác định các thị trường khách trọng điểm: Để có thể khai thác có hiệu quả các nguồn khách và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, nên xem xét thực trạng nguồn khách đến Ninh Thuận và có sự định vị nguồn khách cả trong ngắn hạn và dài hạn.

a. Thực trạng nguồn khách đến Ninh Thuận thời gian qua: Do có một số khó khăn và hạn chế nêu trên, nguồn khách đến Ninh Thuận thời gian vừa qua chỉ chủ yếu tập trung vào một số nguồn khách chính:

+ Nguồn khách nội địa (cả khách du lịch và công vụ, thăm thân nhân)

+ Nguồn khách Nga phối hợp với điểm đến Nha Trang và Mũi Né

+ Nguồn khách Âu - Úc đi bằng đường bộ, một phần bằng máy bay

+ Một số quốc tịch khác đi công vụ

b. Xác định các thị trường khách trọng điểm trong ngắn hạn (2014 - 2017): Trong ngắn hạn, dựa trên sự phù hợp về tài nguyên điểm đến, cơ sở hạ tầng và cơ sở dịch vụ du lịch để tập trung vào một số nguồn khách sau:

+ Nguồn khách trong nước từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nguồn khách từ Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc, các tỉnh miền Trung & Tây Nguyên đến bằng cả đường hàng không, đường bộ và đường sắt.

+ Nguồn khách Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc phối hợp với điểm đến Khánh Hòa và Bình Thuận.

229

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

+ Nguồn khách Âu - Úc và Thái Lan - Lào - Campuchia bằng đường bộ.

+ Một số nguồn khách công vụ khác.

c. Xác định các thị trường khách trọng điểm trong dài hạn (2018 trở đi): Với vị trí địa lý, hệ thống tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ khách như đã nêu ở trên, cùng với định hướng đầu tư phát triển du lịch địa phương và việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất dưới đây, có thể xác định các nguồn khách trọng điểm đến Ninh Thuận theo thứ tự ưu tiên như sau:

* Nguồn khách trong nước:

Với mức độ phù hợp ngày càng cao của điểm đến, nguồn khách trong nước sẽ phát triển hết sức sôi động, trên cả các nguồn khách du lịch thuần túy, du lịch MICE, du lịch theo chủ đề... và bằng cả đường hàng không, đường sắt và đường bộ. Nguồn khách này tập trung cao điểm vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 và thấp điểm vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.

+ Đường hàng không và đường sắt: Chủ yếu tập trung vào các nguồn khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội & Đà Nẵng.

+ Đường bộ: Các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung & Tây Nguyên và một số tỉnh khác.

* Nguồn khách quốc tế đến bằng đường bộ: Đây là hướng khai thác cơ bản cho cả ngắn hạn và dài hạn, bao gồm 3 luồng khách chính:

+ Nguồn khách Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc sử dụng các đường bay trực tiếp đến Cam Ranh và Phan Thiết trong tương lai.

+ Nguồn khách Thái Lan, Lào, Campuchia qua các cửa khẩu đường bộ.

+ Nguồn khách đường bộ suốt tuyến Âu - Úc - Mỹ truyền thống.

* Nguồn khách quốc tế đến bằng các đường bay trực tiếp (Đến sân bay Cam Ranh hoặc Phan Thiết sau này): Đây là hướng chính cho việc phát triển nhanh nguồn khách của điểm đến một cách chủ động trong dài hạn, nên tập trung vào 4 khu vực thị trường chính:

+ Khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc)

+ Khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore)

+ Khu vực Viễn Đông (Nga)

+ Khu vực Bắc Âu

Kỷ yếu hội thảo

230

Để khai thác được nguồn khách này, cách làm hiệu quả nhất là phối hợp với các nhà đầu tư dịch vụ lớn tại địa phương để lựa chọn thị trường, định hướng nguồn khách và triển khai các đường bay trực tiếp.

* Nguồn khách quốc tế đến bằng các đường bay nội địa (chủ yếu là từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh): Khi hệ thống sản phẩm đã có sự phù hợp nhất định, đặc biệt là tuyến Nha Trang - Phan Rang - Mũi Né, các nguồn khách quốc tế truyền thống có thể sẽ chuyển chương trình về khu vực này, bao gồm:

Thị trường Tây Âu: Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ...

Thị trường Úc, New Zealand, Mỹ, Canada.

Thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.

Thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia...

* Nguồn khách đến bằng tàu biển: Đây là nguồn khách rất tiềm tăng mà Ninh Thuận có nhiều cơ sở để khai thác trong dài hạn, khi mà hệ thống dịch vụ và sản phẩm du lịch được hình thành một cách đồng bộ. Các nguồn khách tàu biển đang có xu hướng tăng rất nhanh khi mà các hãng tàu biển lớn đang hướng sự quan tâm đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nguồn khách tham gia các chương trình tàu biển ngày càng đa dạng, bao gồm:

Thị trường châu Âu, Úc, Mỹ.

Thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc).

Thị trường Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia).

Bên cạnh nguồn khách tàu biển thuần túy, Ninh Thuận còn có thể tính đến thị trường khách du thuyền khi có thể hình thành một trung tâm tàu biển du lịch và du thuyền lớn ở vịnh Vĩnh Hy.

4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận

Để có thể nhanh chóng thực hiện được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, Ninh Thuận cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khai thác lợi thế điểm đến, hạn chế những khó khăn bất cập, phối hợp nhiều nguồn lực nhắm đến các thị trường mục tiêu đã xác định. Bao gồm các nhóm giải pháp sau:

• Nhóm giải pháp quản lý Nhà nước và đầu tư điểm đến

+ Quy hoạch phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống… vừa trở thành sản phẩm thay thế cho điểm đến Nha Trang, Mũi Né với tư cách là điểm đến mới có cảnh quan đẹp,

231

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

môi trường hoang sơ, trong lành, có thể kết hợp tốt với các giá trị văn hóa địa phương; vừa trở thành sản phẩm bổ sung khi có khả năng kết nối cao để hình thành các tuyến du lịch và chuỗi các điểm đến ven biển duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận gắn với các địa phương trong khu vực như Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Liên kết xây dựng điểm đến chung giữa các địa phương theo hướng hình thành các cụm và tuyến du lịch như: Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận, Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, Ninh Thuận - Bình Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tăng cường công tác quản lý đối với các điểm tham quan trên địa bàn tỉnh, đặc biệt về vệ sinh, an toàn, cảnh quan, thuyết minh…

+ Rà soát và nhanh chóng thúc đẩy các dự án đầu tư vào Ninh Thuận, đặc biệt là các dự án xây dựng hạ tầng, khu nghỉ dưỡng biển, khu vui chơi giải trí, du lịch tâm linh… Cần kêu gọi và hỗ trợ cho các nhà đầu tư lớn, có quyết tâm và tiềm lực, các nhà đầu tư có thể làm thay đổi diện mạo du lịch địa phương và định hướng được các nguồn khách lớn.

+ Phối hợp với Khánh Hòa, Lâm Đồng và Bình Thuận trong việc đề xuất đầu tư nâng cấp và mở rộng sân bay Cam Ranh, sân bay Liên Khương, sân bay Phan Thiết, nâng tần suất bay, loại máy bay và mở thêm các đường bay mới, tạo thành tam giác bay Cam Ranh - Liên Khương - Phan Thiết làm cơ sở cho việc hình thành các sản phẩm du lịch mới, tăng tiện ích và khả năng thu hút khách của điểm đến.

+ Đề xuất và thúc đẩy triển khai các dự án đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, nối Ninh Thuận với các trung tâm du lịch và các thị trường khách lớn ở khu vực miền Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia.

+ Kêu gọi các nhà đầu tư cảng biển du lịch tại vịnh Vĩnh Hy theo hướng trở thành cảng căn cứ của những hãng tàu lớn, hoặc là trung tâm tàu biển và du thuyền du lịch như mô hình của các nước như Hồng Kông, Singapore, Malaysia… Do Ninh Thuận có sự phù hợp rất lớn về mặt khí hậu (ít mưa bão), về tài nguyên (vịnh Vĩnh Hy) và về vị trí địa lý (nằm giữa hải trình Đông Bắc Á - Đông Nam Á).

+ Có chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án phát triển du lịch, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, các khu điểm du lịch, sân gôn, sòng bạc, các dịch vụ vui chơi, giải trí, tắm khoáng, phương tiện vận chuyển… nhằm nhanh chóng hình thành hệ thống dịch vụ điểm đến phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều loại hình khách.

+ Cần nhanh chóng đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho

Kỷ yếu hội thảo

232

các lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, xúc tiến du lịch, quản lý khách sạn, nhà hàng, quản lý kinh doanh lữ hành và đội ngũ hướng dẫn viên.

Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm

Với đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm nguồn khách, tài nguyên du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch trong hiện tại và tương lai thì hệ thống sản phẩm du lịch Ninh Thuận nên được chia thành 4 nhóm chính, cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Nhóm sản phẩm gắn với nghỉ dưỡng, giải trí, sinh thái biển. Tập trung vào việc đầu tư, khai thác các khu nghỉ, khách sạn và tài nguyên ven biển ở Ninh Chữ - Bình Sơn, Vĩnh Hy, Cà Ná, Bình Tiên, Mũi Dinh,… Cần tăng nhanh lượng phòng để đón đầu các nguồn khách lớn, đặc biệt là khách sạn, khu nghỉ 4 - 5 sao. Quy hoạch các vịnh, đảo, cảnh quan gần bờ có tiềm năng phát triển du lịch thành những sản phẩm du lịch đặc thù: tắm biển, câu cá, đi bộ dưới nước, lặn ngắm san hô, các trò chơi trên vịnh, tổ chức sự kiện trên bãi biển… Bên cạnh đó, cần bổ sung ngay những dịch vụ còn thiếu như: tàu cao tốc, tàu đáy kính, nhà hàng lớn ven biển, các trò chơi thể thao biển…

+ Nhóm 2: Nhóm các sản phẩm sinh thái sông, núi, đầm, hồ, cồn cát, rừng, vườn quốc gia... tập trung phát triển tại các khu vực như: Vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình, Đầm Nại, thác Chapơr,… trong đó tập trung vào các loại hình như dã ngoại, leo núi, trượt thác, tắm khoáng…

+ Nhóm 3: Nhóm sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa, lịch sử của điểm đến, đặc biệt là văn hóa dân tộc Chăm như tham quan các cộng đồng văn hóa Chăm, các di tích kiến trúc (đặc biệt là các tháp Po Klong Garai, tháp Pôrôme, tháp Hòa Lai), các di tích khảo cổ,… các lễ hội ở làng biển, các lễ cúng đình làng cư dân nông nghiệp như: lễ hội Cầu ngư; lễ hội đình làng Mỹ Tân và Cà Ná, đình Vạn Phước; lễ hội Katê…, tham quan di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng tại các điểm di tích tiêu biểu của Ninh Thuận như: núi Cà Đú, căn cứ CK7, di tích lịch sử CK19, bẫy đá Pi Năng Tắc, Khu căn cứ cách mạng núi Tà Năng,...

+ Nhóm 4: Nhóm các sản phẩm khai thác tiềm năng du lịch gắn với các đặc sản và ẩm thực địa phương như du lịch nho, táo, du lịch rượu vang... phát triển ở các khu vực như: cơ sở sản xuất nho Ba Mọi (thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước); vườn cây ăn trái Lâm Sơn; vườn cây ăn trái Sông Pha,…

Với việc hình thành các nhóm sản phẩm cơ bản như vậy, các công ty lữ hành có thể triển khai một số sản phẩm cụ thể sau:

+ Tour nghỉ biển trên 7 ngày: Dành cho các nguồn khách từ Đông Âu, Bắc Âu, đặc biệt là du khách Nga

233

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

+ Tour nghỉ biển 3 - 5 ngày: Dành cho khách khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu vực phía Bắc đặc biệt là Hà Nội, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Đông Nam Á…

+ Tour 2 - 3 ngày cho khách lưu trú dài ngày tại Nha Trang, Mũi Né đến tham quan Ninh Thuận, chủ yếu tập trung vào nguồn khách nước ngoài như: Nga, Bắc Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

+ Tour khởi hành hàng ngày cho khách lưu trú tại Ninh Thuận cũng như khách từ Nha Trang và Mũi Né: câu cá, lặn biển, leo núi, trượt thác, tắm khoáng, lặn ngắm san hô, city tour, tham quan các làng nghề truyền thống, các vườn cây ăn trái…

+ Nhóm tour liên tuyến dành cho thị trường khách trong nước, thị trường khách Tây Âu, Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á…, bao gồm:

Tour 4 - 5 ngày liên tuyến Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận.

Tour 4 - 5 ngày liên tuyến Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng.

Tour 5 - 7 ngày Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh.

Các sản phẩm này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa đơn vị vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường bộ) với các công ty lữ hành, các đơn vị cung ứng dịch vụ địa phương và các cơ quan quản lý, cơ quan xúc tiến điểm đến theo hướng tạo thành các nhóm sản phẩm kích cầu có tính cạnh tranh cao, thể hiện lợi thế và sức hấp dẫn của điểm đến. Có như vậy mới hy vọng nhanh chóng gia tăng nguồn khách đến với Ninh Thuận

Nhóm giải pháp xúc tiến

Để nhanh chóng tiếp cận các nguồn khách tiềm năng, giới thiệu được các nhóm sản phẩm như đã nêu ở trên, cần nhanh chóng phối hợp các nguồn lực để triển khai công tác xúc tiến, cụ thể như sau:

+ Cần xác định kế hoạch xúc tiến dài hạn của du lịch Ninh Thuận gắn với điểm đến chung Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, giữa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ với đại ngàn Tây Nguyên. Cần thành lập nhóm xúc tiến để phối hợp vào chương trình chung của các địa phương như tham gia các đoàn road show ở các thị trường chính, các hội chợ du lịch (VITM, ITE, TTM, ITB, WTM…), các kế hoạch xúc tiến đường bay.

+ Cần chuẩn bị các ấn phẩm riêng có của Ninh Thuận về các sản phẩm điểm đến để tham gia vào các hoạt động xúc tiến.

+ Cần thành lập nhóm xúc tiến của các khách sạn ven biển thuộc tỉnh Ninh Thuận và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ để chủ động triển khai và phối hợp các nguồn lực cho

Kỷ yếu hội thảo

234

công tác xúc tiến.

+ Nên mời các đối tác lữ hành, các cơ quan truyền thông cả trong và ngoài nước đến Ninh Thuận để cùng khảo sát, lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng nguồn khách nhất định, sau đó đưa vào các chương trình chào bán.

Trên đây là một vài chia sẻ về các nội dung liên quan đến việc nghiên cứu định vị nguồn khách và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận. Hy vọng địa phương này sẽ phát triển thành một trung tâm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.

235

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

XÂY DỰNG FESTIVAL NHO VÀ VANG TRỞ THÀNH TRỤ CỘT MỚITRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN

? NcS.ThS. NgÔ TẤN hƯNg

Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị

Festival Nho và Vang quốc tế Ninh Thuận lần thứ nhất tổ chức vào tháng 7 năm 2014 thành công tốt đẹp, thu hút hơn 50.000 lượt khách đến tham quan. Có thể nói sự thành công của Festival đã mở ra cơ hội mới cho việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận. Bài viết này tập trung nói đến sự cần

thiết, tổng quan kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức để lễ hội Festival Nho và Vang quốc tế Ninh Thuận các năm sau thực hiện tốt hơn, thực sự trở thành một trụ cột mới trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.

1. Sự cần thiết

Các lễ hội hay festival thường được xem là sự kiện kinh tế, văn hóa - xã hội - du lịch nhằm tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng trực tiếp phục vụ phát triển du lịch, vừa gắn liền với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, vốn quý văn hóa độc đáo của địa phương; góp phần khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, đáp ứng xu thế hội nhập, liên kết phát triển vùng, phù hợp định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngoài ra, với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, với nhu cầu văn hóa - du lịch ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân, bên cạnh việc bảo tồn nguyên gốc những lễ hội truyền thống kinh điển thì việc phát triển những lễ hội truyền thống có tiềm năng là một mô hình bảo tồn tích cực để mang lại lợi ích cho các cộng đồng.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các tỉnh/thành phố ở nước ta đã dần dần trở thành một đơn vị chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa - xã hội mang tính độc lập tương đối: mỗi địa phương được quyền chủ động trong hoạch định chính sách phát triển

Kỷ yếu hội thảo

236

riêng phù hợp với những đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương mình (dĩ nhiên là phải trong khuôn khổ những chính sách của Đảng và Nhà nước).

Vì vậy công việc đầu tiên mà người ta cần làm là xây dựng biểu tượng cho tỉnh/thành phố của mình. Các nhà lãnh đạo của các địa phương đã nhận thấy ngay rằng, trong vấn đề này không có gì tốt hơn, ít tốn kém hơn là phát huy những biểu tượng văn hóa sẵn có (vốn di sản) trong địa phương mình. Có thể đưa ra một vài ví dụ: Quảng Ninh có Hạ Long, Quảng Bình có Phong Nha - Kẻ Bàng, Hà Tây (cũ) có chùa Hương, Hà Nội có Văn miếu, hồ Gươm, Hải Dương có Côn Sơn - Kiếp Bạc, Ninh Bình có Hoa Lư, Huế có Đại Nội, Quảng Nam có Hội An,…

Một số địa phương khác thì dựa trên các lễ hội - festival (truyền thống hoặc phát triển mới) như festival Huế ở Thừa Thiên Huế, Lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, festival Biển ở Khánh Hòa, festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng, festival Hoa ở Đà Lạt, festival Dừa ở Bến Tre,...

Những lễ hội - festival của các địa phương nêu trên được lựa chọn không chỉ phù hợp với ý chí của các nhà lãnh đạo mà còn rất phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của người dân. Hầu hết tất cả những địa danh được nêu trên đều là nơi diễn ra những lễ hội - festival có quy mô lớn nhất của tỉnh, có khả năng thu hút khách du lịch từ các địa phương khác trong nước và khách quốc tế.

Những lễ hội - festival này nếu được tổ chức, khuyếch trương, quảng bá một cách khoa học như tổ chức một sự kiện thì nó không chỉ mang lại thương hiệu văn hóa cho địa phương mà còn mang lại những lợi ích rất rõ ràng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh/thành phố và cộng đồng dân cư nơi diễn ra lễ hội:

- Các cộng đồng sở tại có nguồn thu ổn định ở những dịp lễ hội - festival, ít nhất họ cũng cân đối được khoản kinh phí mà họ phải chi cho tổ chức lễ hội (từ các nguồn: thu phí xe máy, xe ô tô, cho thuê địa điểm dịch vụ ăn uống và giải trí và một số nguồn tài trợ khác). Nhân dân ở các cộng đồng này có công ăn việc làm từ việc bán sản phẩm, các dịch vụ lưu trú, đi lại và ăn uống, thậm chí có những nơi công việc này được duy trì quanh năm. Qua đó, ý thức bảo tồn di tích và tham gia lễ hội của các cộng đồng được nâng cao.

- Nhà nước cũng thu được một khoản tiền không nhỏ vào ngân sách từ tiền bán vé vào thăm di tích, các khoản thuế gia tăng từ du lịch mang lại,...

- Là cơ hội để các nhà hảo tâm đóng góp cho di tích địa phương và để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương sở tại.

- Lợi ích lâu dài và quan trọng nhất là quảng bá hình ảnh địa phương. Lợi ích của việc

237

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

quảng bá này không chỉ ở khía cạnh kinh tế (thu hút khách du lịch, thu hút các nguồn đầu tư) mà còn ở khía cạnh tinh thần: khơi dậy và kích thích lòng tự hào của nhân dân địa phương về di sản văn hóa của mình.

Vì vậy, nếu những lễ hội - festival này được đầu tư nâng cấp để trở thành một biểu tượng văn hóa thì nó sẽ đạt được nhiều mục đích như:

- Trở thành biểu tượng riêng của địa phương

- Thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân địa phương

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Rõ ràng, việc lựa chọn một (hay vài) lễ hội hay festival nào đó ở địa phương để biến nó thành một sự kiện nổi trội trong và ngoài tỉnh là một cách làm khôn ngoan và hợp lý của các nhà lãnh đạo các tỉnh/thành phố nước ta hiện nay, bởi nó ít tốn kém nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao và tương đối toàn diện (đặc biệt là về mặt truyền thông). Cũng chính vì vậy chúng ta cũng có thể hiểu được tại sao ở một số tỉnh (như Đà Nẵng, Khánh Hòa,...) do các lễ hội truyền thống chưa có nhiều tiềm năng phát triển, nên họ buộc phải quảng bá hình ảnh của mình bằng những lễ hội đương đại, mặc dù cách làm này tốn kém hơn và chưa thực sự bám rễ vào trong lòng người dân như những lễ hội truyền thống vốn đã tồn tại hàng trăm năm.

2. các lễ hội - festival đáng chú ý trong khu vực miền Trung trong những năm gần đây

Festival Huế

Đây là Festival lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển trên khái niệm mới về lễ hội, lấy mô hình festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm hình mẫu tổ chức. Festival Huế không chỉ là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật phong phú, hấp dẫn, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa trên thế giới để người dân và du khách cùng được tham gia và hưởng thụ, mà còn góp công sức để các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, lễ hội cộng đồng, các loại hình nghệ thuật... được dày công tái hiện, tôn tạo, gìn giữ và phát huy.

Bắt nguồn từ Festival Việt - Pháp 1992 giữa thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và Codev (Pháp). Tháng 10 năm 1998 Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Từ năm 2000 đến nay, Huế đã tổ chức được 8 kỳ festival trong năm chẵn, thông thường các kỳ sau có quy mô lớn hơn các kỳ trước. Nếu như Festival Huế 2000 có 10 đoàn nghệ thuật trong nước, 31 quốc gia tham gia với tổng số hơn 400 nhóm nghệ sĩ với các đối tác chính như Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Italy, Nga, Trung,… thì đến Festival Huế 2014 có 66 đoàn, nhóm nghệ

Kỷ yếu hội thảo

238

thuật đến từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục cùng các đơn vị nghệ thuật trong nước tham gia quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật và chương trình hưởng ứng mang tính chuyên nghiệp, chất lượng cao với số lượng lên đến gần 100 chương trình nghệ thuật với các lễ hội đầy màu sắc và hơn 50 hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng đã diễn ra liên tục trong suốt 9 ngày diễn ra Festival Huế 2014.

Theo Ban tổ chức, Festival Huế 2014 đã thu hút 2,4 triệu lượt người tham dự, trong đó có hơn 23 vạn khách lưu trú, tăng 25% so với Festival Huế 2012, hơn 10 vạn khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này đã thể hiện sự phong phú, đa dạng và sức lôi cuốn mạnh mẽ của các chương trình tạo cho Festival Huế 2014 mang tầm vóc của một lễ hội quốc gia và quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đến nay, Festival Huế đã trở thành sự kiện thường niên, hai năm một lần. Việc tổ chức Festival Huế đã đem lại hiệu quả trong việc:

- Góp phần đẩy mạnh việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với khu vực và thế giới; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa khác, kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các nước; góp phần tạo dựng, bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, thương mại, củng cố môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú.

- Khẳng định nền văn hóa Việt Nam là thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên đất nước ta với những giá trị và sắc thái văn hóa riêng và các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, củng cố sự thống nhất, đoàn kết giữa các dân tộc.

Lễ hội Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Đây là sự kiện văn hóa du lịch tầm cỡ quốc tế được thành phố Đà Nẵng tổ chức vào dịp lễ 30.4 và 1.5 hàng năm, mỗi năm có một chủ đề khác nhau. Xuất phát từ ý tưởng tạo ra những hoạt động, sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần xây dựng Đà Nẵng thành “Thành phố sự kiện”, UBND thành phố đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chọn là địa phương duy nhất trong cả nước tổ chức Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế (DIFC).

Qua 5 năm triển khai thực hiện, với kinh phí 100% xã hội hóa, DIFC đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng, thu hút sự chú ý của hàng trăm ngàn khán giả trong và ngoài nước, trở thành cú hích mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư.

239

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Thời gian tổ chức ban đầu được chọn đúng vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Đà Nẵng (29.3) nhưng do có những bất lợi về thời tiết nên bắt đầu từ năm 2011 lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quyết định chuyển sang thời điểm kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4) nhằm đảm bảo thời tiết thuận lợi và tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ dài ngày.

Sau 5 năm tổ chức, sự kiện đã thu hút một lượng du khách đến Đà Nẵng mỗi năm tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2011 tăng gấp 3 lần so với năm 2010 (từ khoảng hơn 100.000 lượt người lên 300.000 lượt người), đồng thời thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ phát triển góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Quy mô và đẳng cấp của cuộc thi ngày càng được nâng cao, xứng đáng là sự kiện trình diễn pháo hoa tầm cỡ và độc đáo.

Đến nay, thương hiệu DIFC ngày càng được quảng bá rộng rãi đến đông đảo công chúng. Nhiều công ty pháo hoa thế giới đã chủ động liên hệ để được tham gia sự kiện này. Để tạo điều kiện tốt nhất cho khách mời, người dân thưởng thức pháo hoa, từ chỗ không có khán đài (năm 2008), bắt đầu từ DIFC 2009 khán đài đã được lắp đặt nhưng chỉ với 6.000 chỗ ngồi. Đến năm 2012, quy mô khán đài xem pháo hoa được mở rộng lên trên 30.000 chỗ ngồi. Việc tăng quy mô khán đài qua từng năm đã đáp ứng được nhu cầu xem pháo hoa cho nhiều người và thuận lợi trong công tác an ninh, trật tự tại các cuộc thi. Công tác lắp đặt khán đài luôn được triển khai sớm, đúng tiến độ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khán giả xem pháo hoa.

Năm 2012, thành phố Đà Nẵng quyết định đổi tên cuộc thi thành Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và sự kiện này trở nên đặc biệt hơn với sự tham dự của 4 đội vô địch những năm trước và sự góp mặt của đội chủ nhà Đà Nẵng - Việt Nam, khiến khán giả mãn nhãn với những màn trình diễn hoành tráng của những đại diện được xếp vào hàng anh tài nghệ thuật pháo hoa quốc tế.

Để tránh sự nhàm chán, đơn điệu và có sự chuẩn bị tốt hơn, UBND thành phố Đà Nẵng đã quyết định từ sau năm 2013 sẽ tổ chức 2 năm một lần thay vì hàng năm như trước đây.

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa

Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh..., với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 260C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Kỷ yếu hội thảo

240

Thành phố Nha Trang của Khánh Hòa được xem là thành phố du lịch và sự kiện. Đây là nơi từng diễn ra nhiều sự kiện lớn như Festival Biển hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam 2006, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2010, Hoa hậu Hoàn vũ 2008 và Hoa hậu Trái Đất 2010.

Festival Biển Nha Trang là hoạt động thường niên của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa được tổ chức định kỳ 2 năm một lần nhằm quảng bá du lịch của tỉnh, mỗi lần một chủ đề khác nhau.

Festival Biển tổ chức gần đây nhất là năm 2013 đã có 60 hoạt động văn hóa nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững của thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung; qua đó, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Khánh Hòa; đồng thời góp phần khẳng định Nha Trang là thành phố tổ chức các sự kiện có quy mô cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Các hoạt động chính thu hút khách du lịch hầu hết đều diễn ra tại thành phố biển Nha Trang như: lễ hội đường phố, lễ hội cầu ngư, cuộc thi Nữ hoàng Biển Việt Nam 2013, biểu diễn nghệ thuật đường phố, triển lãm hội họa - nghệ thuật sắp đặt, lễ hội ẩm thực, trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống và đương đại nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của vùng đất Nha Trang - Khánh Hòa; Hội chợ Du lịch quốc tế biển Nha Trang - Việt Nam với nhiều hoạt động tiêu biểu như: hội chợ du lịch quốc tế, chương trình “Đêm Việt Nam”, chương trình hoạt động của người mua và báo chí quốc tế, chương trình hoạt động dành cho công chúng, hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch biển, hội thảo du lịch tàu biển quốc tế tại Việt Nam, hội thảo phát triển sản phẩm du lịch biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, giải thưởng các doanh nghiệp du lịch giải golf mở rộng và một số hoạt động bên lề,...

3. Một số lễ hội - festival quốc tế có chủ đề tương đồng với festival Nho và Vang Ninh Thuận đáng tham khảo

Lễ hội Rượu vang ở Bordeaux - Pháp

Bordeaux được nhiều người biết đến như thủ đô của ngành công nghiệp rượu vang thế giới. Nhãn hiệu rượu vang Bordeaux được sản xuất lần đầu tiên tại đây từ thế kỷ thứ 8 với nhiều giai thoại bí ẩn về công thức cũng như nguyên liệu.

Bordeaux có khoảng 117.000 ha đất trồng nho, 9.000 xưởng sản xuất rượu vang, 13.000 nông trại nho, 400 công ty làm đại lý. Doanh số hàng năm từ những cơ sở này mang lại cho thành phố khoảng 14,5 tỷ euro. Với năng lực sản xuất mỗi năm trên 700 triệu chai rượu vang, Bordeaux luôn đứng đầu thế giới về số lượng rượu sản xuất ra mỗi ngày cũng như là nơi sản xuất nhiều loại vang đắt nhất thế giới.

241

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Lễ hội Rượu vang được tổ chức 2 năm một lần tại thành phố thủ phủ của vùng Aquitaine phía Tây Nam nước Pháp. Đây là sự kiện văn hóa và du lịch lớn ở quốc gia này, thu hút sự tham gia của rất đông người dân địa phương và khách du lịch. Lễ hội có sự tham dự của các thành phố kết nghĩa trên thế giới.

Du khách tham dự lễ hội không chỉ đơn thuần được thưởng thức những loại rượu ngon nhất mà còn được trải nghiệm nhiều không gian văn hóa đa dạng mang đậm dấu ấn Pháp. Mỗi khách tham dự có thể mua một vé với giá 20 euro để được thử 13 loại rượu theo ý muốn, và sẽ có 7 phiếu ưu đãi cho các hành trình tham quan các cơ sở sản xuất rượu, các triển lãm, hay các buổi hòa nhạc đặc biệt.

Bên cạnh đó, hàng loạt các hoạt động hòa nhạc, triển lãm, giao lưu giữa các nền văn hóa, trình diễn laser, các quầy ẩm thực cũng được tổ chức để du khách có nhiều không gian trải nghiệm.

Lễ hội Rượu vang Bordeaux, vừa là một hoạt động văn hóa lớn của nước Pháp, cũng vừa là một cơ hội quảng bá một quốc phẩm là rượu vang vốn đã được lưu hành ở khắp nơi trên thế giới.

Lễ hội Bia Oktoberfest - Cộng hòa liên bang Đức

Lễ hội tháng Mười (tiếng Đức: Oktoberfest) được tổ chức trên Theresienwiese tại München là lễ hội lớn nhất thế giới, hằng năm có trên 6 triệu người đến tham dự. Các hãng bia ở München sản xuất một loại bia đặc biệt với thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn (vì thế mà nồng độ cồn cũng cao hơn) cho lễ hội này.

Lễ hội tháng Mười được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 10 năm 1810 nhân dịp lễ cưới hoàng thái tử Ludwig (sau này là vua Ludwig 1) và công chúa Therese của Sachsen - Hildburghausen (vì thế mà có tên Theresienwiese - Cánh đồng Therese) đã tổ chức một cuộc đua ngựa lớn. Lễ cưới được tổ chức vào ngày 12 tháng 10, cuộc đua ngựa vào ngày 17 tháng 10, vì thế mà thời điểm được ghi lại khác nhau.

Truyền thống khai mạc lễ hội có từ năm 1950, với 12 phát súng chào và sau khi thị trưởng đương nhiệm đóng vòi khui thùng bia đầu tiên. Người thị trưởng đầu tiên khui thùng bia là Thomas Wimmer.

Lễ hội bắt đầu phát triển trở thành một lễ hội quần chúng thế giới từ những năm của thập niên 1960. Người Nhật, Mỹ và New Zealand đầu tiên “khám phá” lễ hội tháng mười và “chạm vại bia” với người dân Bayern. Nhờ vào những người này mà danh tiếng của thành phố được lan truyền đi khắp trên thế giới.

Kỷ yếu hội thảo

242

Đến với Oktoberfest, không chỉ được thưởng thức những ly bia tràn đầy hương vị đặc trưng của một vùng đất có truyền thống lâu đời về sản xuất bia, du khách còn được chìm đắm trong không khí lễ hội, thưởng thức những món ăn, những điệu nhạc, điệu múa, tranh vẽ truyền thống, được ngắm nhìn người dân địa phương trong những bộ quần áo truyền thống đầy ấn tượng...

Bên cạnh các lều bán bia Lễ hội tháng Mười còn có khoảng 200 trò chơi khác nhau. Phần lớn các trò chơi này đã có mặt trên Cánh đồng Therese từ thế kỷ 19. Cộng thêm vào các trò chơi cũ vẫn còn được ưa thích, năm nào cũng có thêm trò chơi mới với kỹ thuật hiện đại nhất như: bánh xe khổng lồ, tàu lượn siêu tốc, bức tường tử thần Pitt.

Sau gần 2 thế kỷ, lễ hội Bia Oktoberfest diễn ra với quy mô ngày càng lớn, hàng năm mang lại cho nhân dân thành phố Munich hàng chục nghìn việc làm và hàng tỷ euro.

Ngoài ra, còn một số lễ hội - festival rượu vang có quy mô nhỏ hơn ở một số nước trên thế giới mà Ninh Thuận có thể tham khảo như:

- Lễ hội Wine Down Under - Úc, diễn ra từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm, trong lễ hội sẽ diễn sự kiện “khui hàng”, những chai rượu vang ngon và thượng hạng nhất trải dài từ bang Victoria đến bang Tasmania, nước Úc. Đây là một vùng đồng bằng xanh tươi của Nam Úc, nơi sở hữu những chai rượu vang tốt nhất. Mùa lễ hội bắt đầu với lễ hội Crush ở dãy đồi Adelaide, nơi 30 nhà máy rượu sẽ mở cửa hầm rượu đón khách. Theo sau đó là lễ hội thu hoạch McLaren Vale với âm nhạc, nghệ thuật, rượu vang và những thực phẩm tốt nhất vùng. Đỉnh điểm là lễ hội Rượu Cellar Door ở thành phố Adelaide, bạn sẽ được nếm thử rượu không giới hạn từ hơn 150 nhà máy rượu trên khắp McLaren Vale, Coonawarra, thung lũng Barossa và vùng bờ biển Limestone

- Lễ hội Sherry - thành phố Jerez, Tây Ban Nha, diễn ra trong khoảng 3 tuần, trong khoảng trước và sau ngày 8 tháng 9 hàng năm. Lễ hội được tổ chức ở thành phố Jerez để ăn mừng mùa thu hoạch nho, chào mùa thu và kết hợp với lễ giáng sinh của Đức Mẹ. Người tham gia lễ hội sẽ có 3 tuần tiệc tùng, thoải mái uống rượu Sherry, cưỡi ngựa và nhảy flamenco. Ngoài ra, còn có một cuộc diễu hành lớn xung quanh thị trấn của “Nữ hoàng rượu vang”.

- Lễ hội rượu Chianti - vùng Toscana, Ý, từ thứ 6 đến chủ nhật của tuần thứ 2 và tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm, 2 thị trấn chính trong vùng rượu vang Chianti là Greve và Panzano sẽ ăn mừng mùa vụ mới với âm nhạc đường phố, thức ăn đặc sản và cơ hội nếm thử rượu Chianti Classicos nổi tiếng.

- Lễ hội rượu Bandol - vùng Provence, Pháp, từ ngày 30.11 đến 1.12 hàng năm. Trong

243

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

lễ hội, những người trồng nho và làm rượu sẽ mặc những trang phục lạ mắt từ những thùng rượu. Tại lễ hội, bạn cũng sẽ có dịp tìm hiểu quá trình làm rượu cổ điển. Nếu muốn mua những chai rượu Bandol chính hiệu, bạn hãy đến cửa hàng rượu Maison des Vins hoặc đến trực tiếp những nhà trồng nho.

- Lễ hội Rượu Mosel - Đức, bắt đầu diễn ra từ lễ Phục Sinh (tháng 3 hoặc tháng 4) và kéo dài đến tháng 9. Mặc dù lễ hội rượu lớn nhất châu Âu này được tổ chức vào mùa thu, nhưng các buổi tiệc đã bắt đầu từ mùa xuân. Một loạt các lễ hội được diễn ra trong những thị trấn, những ngôi làng và những vườn nho đẹp như tranh vẽ bên bờ sông Moselle. Âm nhạc, rượu và tiệc tùng, tất cả đều để ăn mừng những chai rượu mới tuyệt vời nhất và những thực phẩm tốt nhất từ đợt thu hoạch.

4. Những vấn đề đặt ra đối với việc tổ chức lễ hội - festival

Qua nghiên cứu các báo cáo họp rút kinh nghiệm tổ chức các lễ hội - festival của các địa phương chúng tôi nhận thấy có những điểm chung như sau:

- Thứ nhất, muốn tổ chức lễ hội hay festival thành sự kiện nổi bật, có sức lan truyền mạnh, cần phải chú ý tác động đến những đối tượng sau với những mong đợi khác nhau và tương ứng với chúng là những biện pháp tác động khác nhau:

Nhóm đối tượng

Mong đợi Biện pháp tác động

Người dân ở cộng đồng sở tại

- Tính hoành tráng của lễ hội- Lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà lễ hội có thể đem lại cho cộng đồng

- Tuyên truyền chủ trương, phân tích những lợi ích mà họ được hưởng và nghĩa vụ mà họ cần đóng góp.- Chủ thể là chính nhân dân ở các cộng đồng sở tại (chính họ tuyên truyền và mời mọc những người quen của họ đến với lễ hội)

Khách du lịch

- Thỏa mãn nhu cầu tâm linh- Hiếu kỳ với cái giật gân, cái mới- Tính giải trí cao

- Tổ chức và chính thức hóa những hình thức trình diễn tôn giáo - tín ngưỡng - Sử dụng nghệ thuật đương đại như là những thành tố hữu cơ của lễ hội (như body art,.,.) kèm theo là tên tuổi của những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng- Nhiều hoạt động phụ trợ như mua bán, trò chơi, thi đấu và thưởng thức nghệ thuật

Kỷ yếu hội thảo

244

Báo giới

- Có những tin tức mới, giật gân- Phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức

- Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái khác thường- Gắn với tên tuổi của những nghệ sĩ nổi tiếng- Bên cạnh lễ hội chính, cần có những hoạt động nghệ thuật, giải trí hỗ trợ.

Các nhà tài trợ (thường chỉ thực hiện được từ năm thứ hai trở đi)

- Quy mô lễ hội phải lớn, thu hút được hàng vạn người- Những lợi ích về quảng cáo- Tăng vốn xã hội

- Những tài liệu làm bằng cứ về số lượng người tham gia, số lượng các báo, các website đưa tin- Tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức (thể hiện ở các hình thức quảng bá, tuyên truyền như họp báo, truyền hình trực tiếp, các tài liệu về lễ hội được in ấn công phu… và uy tín của nhà tổ chức)- Cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao cấp của địa phương

- Thứ hai, tổ chức lễ hội truyền thống như một sự kiện không chỉ có nghĩa là nhà tổ chức tập trung kinh phí, trí tuệ, nhân lực vào công tác tuyên truyền, PR, tiếp thị, chạy tài trợ và quảng bá cho lễ hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên internet… Đó chỉ mới là những kỹ năng truyền thông sự kiện. Ở đây, nhà tổ chức còn cần phải có kiến thức về lễ hội truyền thống, có năng lực thẩm định nghệ thuật và tuân thủ quy trình của khoa học tổ chức sự kiện (từ khâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về những tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức, những điểm yếu… đến việc thảo luận để tìm ra ý tưởng độc đáo, đến khâu quản lý, điều hành và những kỹ năng truyền thông đồng bộ khác như đã nói ở trên). Trong các khâu, khâu quan trọng nhất chính là việc tạo ra được ý tưởng độc đáo, mới lạ và từ đó đưa ra được kết cấu chương trình lễ hội hợp lý.

- Về mặt kết cấu chương trình, bên cạnh những văn hóa của lễ hội truyền thống, nhà tổ chức phải sáng tạo thêm những trò diễn, diễn xướng hoặc những Fringe Festival nghệ thuật (truyền thống và đương đại) sao cho những sáng tạo ấy vừa mới (gây sốc càng tốt), vừa độc đáo (không đâu có), vừa hấp dẫn giới trẻ nhưng lại phải phù hợp với những điều kiện không gian, lịch sử và văn hóa của địa phương.

Tóm lại, tổ chức lễ hội hay festival là phải làm thế nào đó để một mặt tạo ra được những nét văn hóa độc đáo cho lễ hội truyền thống để tự những sự độc đáo về văn hóa này hấp dẫn giới truyền thông và du khách, mặt khác, phải chủ động trong công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để lễ hội được truyền bá rộng rãi và tăng cường khả năng thu hút tài lực từ các nguồn khác nhau. Qua đó, sự kiện lễ hội vừa có thể quảng bá cho di sản

245

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

vừa có nguồn tài chính để bảo tồn di sản mà không cần trông chờ vào nguồn kinh phí bảo tồn của Nhà nước.

Để làm được điều này thì các lễ hội - festival cần phải đạt được các yếu tố sau:

- Được sự chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh ủy và điều hành trực tiếp của UBND tỉnh trước, trong và sau lễ hội. Sau mỗi lễ hội, Ban tổ chức đều họp tổng kết, đánh giá, nhận xét những mặt mạnh, mặt hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm cho tổ chức các lễ hội lần sau;

- Lễ hội phải thực sự là ngày hội của quần chúng, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị tinh thần, do đó cần tạo ra nhiều cơ hội để người dân, các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội được tham gia (kể cả huy động sức người, sức của trong dân);

- Chương trình, kịch bản tổ chức lễ hội được Ban tổ chức xét duyệt kỹ càng và chọn thời điểm tổ chức phù hợp, thuận lợi với điều kiện và ý nghĩa lịch sử của địa phương;

- Công tác tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, thông tin đại chúng được chú trọng. Bởi vì làm tốt được khâu tuyên truyền thì xem như lễ hội đó thành công một nửa.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Bùi Hoài Sơn. 2006. Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay. Luận án tiến sĩ. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

2. Bùi Quang Thắng. 2011. Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

3. Báo Thừa Thiên Huế

4. Báo Đà Nẵng

5. http://huefestival.com

6. http://tuoitre.vn

7. http://dannang.gov.vn

- http://festivalbiennhatrang.com/

- http://www.phaohoadanang.net/

- http://vi.wikipedia.org/wiki/

- http://vnexrpess.net/

Kỷ yếu hội thảo

246

247

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHẦN IVNÔNG LÂM THỦY SẢN

VÀ KINH TẾ BIỂN

Kỷ yếu hội thảo

248

249

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNGÀNH THỦY SẢN GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH NINH THUẬN

Với bờ biển dài hơn 105 km, vùng biển ven bờ của tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi thủy hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài thủy hải sản, trong đó có 68 loài cá có giá trị kinh tế cao, được xác định là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước với tổng trữ

lượng cá, tôm tương đối lớn, khả năng khai thác khoảng 50.000 tấn/năm. Nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao có thể phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện rất thuận lợi cho nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển.

Về nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất giống, vùng nước ven bờ biển Ninh Thuận có nhiệt độ tương đối ổn định từ 28 - 300C, độ mặn cao và ổn định từ 32 - 36‰, môi trường biển sạch nên có nhiều thuận lợi để phát triển nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá mú, rong, nhuyễn thể… và nguồn giống bố mẹ dồi dào, là địa bàn lý tưởng để sản xuất các loại giống có chất lượng cao, nhất là tôm giống, ốc hương giống, và một số loài hải sản phục vụ nuôi biển.

Trong những năm qua ngành thủy sản của tỉnh Ninh Thuận đã đạt được một số kết quả sản xuất đáng ghi nhận như: Năm 2013 giá trị thủy sản tăng 9,5% so với năm 2012, tăng cao gấp 1,3 lần so với tốc độ tăng toàn ngành nông nghiệp; và tăng cao gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng của ngành nông, lâm nghiệp (toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng đạt 7,6%, nông, lâm nghiệp tăng 5,5%). Bình quân giai đoạn 2009 - 2013 giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh tăng trưởng 8,12%/năm. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong nuôi trồng và khai thác, nhưng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu chung của tỉnh ngày càng tăng với tỷ lệ đạt từ 17% - 18%.

? NguYỄN huY ĐIỀN

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản

Kỷ yếu hội thảo

250

Cụ thể trong từng lĩnh vực đạt được như sau:

- Về nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2013 diện tích nuôi trồng ước đạt trên 2.000 ha tăng gấp 1,57 lần so với năm 2010. Trong đó, diện tích nuôi nước ngọt chiếm 19,51%; diện tích đất nuôi tôm nước lợ chiếm 63,41%; diện tích nuôi nước mặn chiếm 17,07%). Cho sản lượng 12.357 tấn tăng gấp 1,15 lần so với năm 2010 (Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt chiếm 3,67%; sản lượng nuôi nước lợ chiếm 61,93% và sản lượng nuôi nước mặn chiếm 34,40%).

- Về khai thác thủy sản: Năm 2013 tổng số tàu thuyền đánh cá của tỉnh có khoảng 2.660 chiếc (trong đó có khoảng 759 chiếc tàu cá xa bờ chiếm 29,4% tổng số tàu cá toàn tỉnh). Cho sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt 64,1 nghìn tấn, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2009 (bình quân tăng 6,05%/năm).

- Về chế biến thủy sản: Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh ước đạt trên 16 triệu USD chiếm trên dưới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh.

- Về sản xuất giống thủy hải sản: Năm 2013 toàn tỉnh sản xuất giống đạt 17,5 tỷ con. Trong đó, sản lượng tôm sú giống đạt 4 tỷ con; sản lượng tôm thẻ chân trắng giống đạt 12,5 tỷ con; sản lượng giống thủy sản nước ngọt đạt 30 triệu; sản lượng giống thủy sản khác đạt 70 triệu.

- Về dịch vụ hậu cần nghề cá: Năm 2013 toàn tỉnh có 3 cảng cá, 1 bến cá và 01 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng (cảng cá Đông Hải, Cà Ná, Ninh Chữ và bến cá Mỹ Tân) với khả năng neo đậu khoảng 3.200 tàu cá).

1. Đánh giá về tiềm năng phát triển ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận

1.1. Điểm mạnh

- Biển Ninh Thuận nằm ở trung tâm vùng nước trồi, nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều bãi cá đáy, cá nổi ổn định và nhiều bãi rạn san hô là nơi cư trú sinh sản của các loài hải sản quý hiếm có thể khoanh nuôi, bảo tồn và kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với du lịch biển.

- Ngư trường nước sâu (đường đẳng sâu 50 m nằm sát bờ) nằm trên đường di cư của các loài hải sản có nguồn gốc đại dương (thu, ngừ) nên thuận lợi cho việc sản xuất quanh năm (cả vụ Bắc và vụ Nam).

- Đội tàu công suất lớn trên 90 CV tính đến 2015 khoảng 1000 chiếc và đang gia tăng rất nhanh, cho khả năng khai thác xa bờ đem về giá trị kinh tế không nhỏ cho tỉnh.

- Có cửa biển nước sâu (vịnh Vĩnh Hy) làm nơi trú đậu tàu thuyền có công suất lớn trên

251

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1.000 CV, Dốc Hầm (Phước Diêm) làm cảng biển và một số cửa biển đang được đầu tư thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm nghề cá của tỉnh như Cà Ná, Đông Hải, Ninh Chữ.

- Vùng nước ven bờ của tỉnh có nhiệt độ tương đối ổn định từ 28 - 300C, độ mặn cao và ổn định từ 32 - 36‰, môi trường biển còn trong sạch nên có nhiều thuận lợi để phát triển nuôi biển, sản xuất giống và nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá mú, trồng rong, nhuyễn thể… có các bãi giống bố mẹ tự nhiên (tôm sú, tôm hùm) có thể khoanh nuôi, bảo vệ và cung cấp giống tốt đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản trong cả nước.

- Có các khu nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống tập trung được quy hoạch từ rất sớm và được đầu tư hạ tầng tương đối tốt.

- Công nghệ nuôi và sản xuất giống được cộng đồng các thành phần kinh tế quan tâm nghiên cứu cải tiến liên tục và đạt trình độ khá cao.

- Ninh Thuận có diện tích làm muối lớn, có thể kết hợp nuôi Artemia là loại thức ăn có giá trị kinh tế cao cho nuôi trồng thủy sản.

1.2. Điểm yếu

- Phần lớn chiều dài bờ biển có nhiều bãi ngang, ít đầm vịnh; cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển nuôi trồng, chế biến, đặc biệt là cho khai thác hải sản xa bờ tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

- Lực lượng tàu thuyền nhỏ còn nhiều (47,2%), mật độ khai thác ven bờ cao, lao động nghề cá chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn (70%).

- Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị khai thác quá mức, thậm chí bị khai thác hủy diệt dẫn đến tình trạng làm suy giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên biển.

- Vùng biển sâu, nhưng không có hải đảo nên hạn chế đến việc mở rộng ngư trường xa khơi, phát triển nuôi biển cũng như việc thực hiện các chương trình biển Đông và tuyến đảo của Nhà nước.

- Chưa xây dựng được các thương hiệu thủy sản đặc trưng của vùng, đặc biệt là việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu tập thể tôm giống của Ninh Thuận.

- Sản xuất trên các lĩnh vực phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu tính liên kết, hợp tác.

1.3. cơ hội

Việt Nam đã gia nhập WTO, đang đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái

Kỷ yếu hội thảo

252

Bình Dương (TPP), đây là cơ hội rất tốt để hàng thủy sản của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung xâm nhập sâu hơn vào thị trường thủy sản thế giới. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy hải sản ở thị trường trong và ngoài nước sẽ còn tăng cao trong thời gian tới (dự báo cung vẫn không đáp ứng đủ cầu), đặc biệt là các sản phẩm thủy hải sản chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là cơ hội mở rộng thị trường, tạo đầu ra, khuyến khích mở rộng sản xuất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ (KH-CN) và kinh nghiệm quản lý thủy sản bền vững của nước ngoài.

Tiến bộ KH-CN, đặc biệt là công nghệ sinh học trở thành động lực để tái cơ cấu lại sản xuất thủy sản của tỉnh theo hướng tăng năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị sản xuất các mặt hàng thủy hải sản của địa phương trong thời gian tới.

1.4. Thách thức

Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế chung của thế giới, ngoài các cơ hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức về sản xuất thủy sản sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường thế giới, đồng thời các rào cản kỹ thuật và thương mại ngày một tinh vi hơn, tranh chấp thương mại còn nhiều tiềm ẩn, đây chính là thách thức lớn nhất cho ngành thủy sản Việt Nam trong đó có Ninh Thuận.

Tranh chấp chủ quyền trên biển ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều vấn đề mất an ninh trật tự trên biển, điều này sẽ tác động rất lớn đến hoạt động khai thác hải sản ở các ngư trường truyền thống, đặc biệt là ngư trường xa bờ nơi tiếp giáp với các nước có tranh chấp chủ quyền biển với Việt Nam.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng được dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán… không còn theo quy luật, cường độ và tần suất ngày một tăng lên, đã và đang có tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác hải sản trên biển của bà con ngư dân. Chênh lệch nhiệt độ lớn làm nước bốc hơi nhanh, lượng mưa quá lớn làm ngọt hóa các vùng nuôi tôm, làm tôm, cá dễ bị sốc và chết hàng loạt gây thiệt hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Xu hướng sản xuất giống thủy hải sản dịch chuyển dần vào phía Nam, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, vì vậy sản xuất giống thủy hải sản của tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các tỉnh khác trong thời gian tới.

2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nhanh và bền vững ngành thủy sản gắn với tái cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Thuận

253

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

2.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm, đột phá của tỉnh. Trong đó xây dựng kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mạnh, có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao.

- Tổ chức lại nghề khai thác hải sản phải đảm bảo an toàn, ổn định, bền vững, khai thác một cách hợp lý nguồn lợi tự nhiên và phải đồng bộ trên tất cả các khâu khai thác, dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm gắn với thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trên từng vùng biển.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương cũng như Quy hoạch tổng thể của ngành thủy sản gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận cũng như của ngành thủy sản theo hướng từng bước tổ chức lại sản xuất, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng nhu cầu thị trường để phát triển bền vững.

- Phát triển thủy sản trên cơ sở tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như của các tổ chức quốc tế theo hướng đầu tư hợp tác công tư PPP, xã hội hóa trong đầu tư phát triển thủy sản.

2.2. Định hướng phát triển

- Nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết hợp giữa phát triển sản xuất với bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển, đảo của tổ quốc.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Chuyển đổi cơ cấu đối tượng nuôi, đa dạng đối tượng và hình thức nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và từng địa phương trong tỉnh; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường sinh thái, phát triển mạnh nuôi nước mặn lợ, nuôi biển, đặc biệt là các đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, cá song, trồng rong tảo biển…

- Xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Phát triển giống thủy sản theo hướng đa dạng các đối tượng nuôi, trong đó tập trung sản xuất các đối tượng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh

Kỷ yếu hội thảo

254

và có thị trường tiêu thụ lớn như: tôm sú, tôm chân trắng, các loài nhuyễn thể và một số loài cá biển có giá trị kinh tế, đảm bảo nhu cầu cho người nuôi ở trong và ngoài tỉnh. Phát triển giống phải đi đôi với việc bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản quý hiếm ở địa phương.

- Khôi phục lại các rạn san hô, thảm cỏ biển, các khu vực trồng rừng ngập mặn để cải thiện môi trường biển và môi trường các vùng nuôi thủy sản trong tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sinh sản của các loài thủy hải sản phát triển.

2.3. Mục tiêu phát triển

2.3.1. Mục tiêu chung

Phát triển thủy sản bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

2.3.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Khai thác thủy sản

- Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản cả ở tuyến bờ, lộng và đặc biệt ở vùng khơi:

+ Phấn đấu có trên 80% số tàu cá công suất 90 CV trở lên tham gia khai thác xa bờ (trong đó, đội tàu thực hiện khai thác vùng biển xa khoảng 100 - 120 chiếc); với 70 - 75% số tàu là thành viên các tổ, đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Thay đổi cơ cấu nghề sang các nghề khai thác cá có giá trị kinh tế cao.

+ Nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá sản xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín từ cung ứng hậu cần, khai thác, vận chuyển đến thu mua, chế biến, tiêu thụ theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần trên ngư trường.

+ Tổng sản lượng khai thác hải sản hàng năm tăng trưởng bình quân từ 1,8 - 2,2%. Trong đó, sản lượng khai thác hải sản tại vùng khơi đạt 60 - 75% tổng sản lượng hải sản khai thác toàn tỉnh.

- Giảm khai thác ven bờ:

+ Phấn đấu chuyển đổi 100% các hộ khai thác hải sản bằng các hình thức mang tính hủy diệt nguồn lợi sang các nghề thích hợp. Xây dựng các mô hình đồng quản lý, từng bước giao mặt nước ven bờ cho cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương bảo vệ.

+ Phấn đấu giảm 25% số lượng tàu cá có tổng công suất máy chính nhỏ dưới 20 CV.

- Phấn đấu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 100% tổng số lao động nghề cá.

b) Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản

255

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Tổ chức lại sản xuất, phát triển nuôi theo các quy phạm thực hành nuôi tốt GAP và CoC.. Ổn định diện tích nuôi, tăng đầu tư theo chiều sâu về công nghệ nuôi và hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất, bảo vệ môi trường và hạn chế nguy cơ dịch bệnh.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.440 ha, trong đó ổn định diện tích nuôi tôm 960 ha.

- Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 19.338 tấn, trong đó sản lượng tôm 12.325 tấn.

- Sản lượng con giống đạt 25 - 30 tỷ con chất lượng cao, có 40% số cơ sở sản xuất đạt các tiêu chí thực hành nuôi tốt.

c) Chế biến thủy sản

Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng (GTGT); xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh gắn với sản phẩm thế mạnh của địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD.

d) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản

- Hình thành cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần với khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản tại các trung tâm nghề cá như: Cà Ná, Đông Hải, Ninh Chữ, Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

- Xây dựng và phát triển các mô hình liên doanh, liên kết, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, giữa ngư dân, người sản xuất với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản.

- Phối hợp triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm. Trước mắt áp dụng quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm trong nuôi thương phẩm, sản xuất giống và khai thác hải sản: kết hợp hiện đại hóa các tàu khai thác hải sản ở vùng biển xa bằng nghề lưới rê ni lông; ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi và sản xuất giống thủy sản.

- Phối hợp củng cố, phát triển các làng nghề truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển.

3. Một số giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành thủy sản gắn với tái cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Ninh Thuận đặc biệt chú ý một số giải pháp có tính chiến lược sau:

3.1. giải pháp về quy hoạch

- Tỉnh đã làm tốt công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát

Kỷ yếu hội thảo

256

triển của thực tiễn sản xuất. Thời gian tới vẫn cần thường xuyên rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch thủy sản hiện có để phát hiện những bất cập, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm phát triển bền vững hài hòa lợi ích giữa các địa phương, các ngành trong nền kinh tế của tỉnh.

- Cần đặc biệt chú ý xây dựng quy trình quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, bảo đảm đây thực sự là những công cụ hiệu quả trong quản lý quá trình phát triển ngành thủy sản; đây cũng là công cụ tin cậy để đưa ra các quyết định điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu ngành thủy sản của địa phương.

3.2. Tổ chức lại sản xuất

3.2.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý

Rà soát lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản ở địa phương, nghiên cứu điều chỉnh đáp ứng với yêu cầu cải cách, đổi mới, hội nhập quốc tế sau khi có sự chỉ đạo của Trung ương và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về sắp xếp và tổ chức lại bộ máy quản lý chuyên ngành thủy sản từ Trung ương xuống địa phương trong thời gian tới.

Thực hiện cơ chế phân cấp quản lý giữa tỉnh, huyện, xã trong quản lý thủy sản; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra đồng thời đề cao tính chủ động, tinh thần sáng tạo, trách nhiệm của các cộng đồng và nâng cao năng lực đồng quản lý.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện dịch vụ công, đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực thủy sản ở địa phương để tận dụng nguồn lực của xã hội.

3.2.2. Tổ chức lại sản xuất từng linh vực cụ thể

a) Đối với khai thác thủy sản

- Hoàn thành công tác phân định ranh giới quản lý hoạt động khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ giáp ranh giữa Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa - tỉnh cần tiếp tục hướng dẫn các địa phương chọn điểm xây dựng mô hình đồng quản lý để từng bước giao mặt nước ven bờ cho cộng đồng ngư dân quản lý, bảo vệ.

- Từng bước tổ chức hợp tác sản xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín từ cung ứng hậu cần, khai thác, vận chuyển đến thu mua, chế biến, tiêu thụ theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần trên ngư trường; thành lập 1 - 2 nghiệp đoàn nghề cá từ các tổ đoàn kết, hợp tác xã khai thác xa bờ và biển xa.

- Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản thường niên trên các vùng

257

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

biển, dự báo ngư trường khai thác và bản đồ nguồn lợi thủy sản của Viện Nghiên cứu Hải sản, tỉnh cần triển khai cấp phép khai thác và kiểm soát cường lực khai thác thông qua các hình thức: công bố vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn; danh mục các nghề cấm, đối tượng, mùa vụ khai thác. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vi phạm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động khai thác hải sản; xây dựng các mô hình tổ đội, nghiệp đoàn sản xuất tập thể khai thác xa bờ. Chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế thay thế các nghề khai thác thủy sản ven bờ kém hiệu quả, gây tổn hại nguồn lợi, không thân thiện với môi trường sang các nghề thích hợp khác.

- Phát triển các khu bảo tồn hiện có, thành lập và xây dựng mới các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa nếu đủ điều kiện. Tổ chức thu thập, lưu giữ các giống loài thủy hải sản bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, hàng năm tổ chức thả giống thủy hải sản vào các thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi tạo sinh kế cho ngư dân. Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển… đồng thời thả rạn nhân tạo, tạo sinh cảnh, nơi cư trú, sinh sản và sinh trưởng của các loài thủy hải sản, hình thành các bãi cá nhân tạo để tái tạo nguồn lợi, phục vụ nghề cá giải trí.

b) Đối với nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản

Tổ chức lại sản xuất nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản theo hướng khuyến khích tích tụ ruộng đất thành các trang trại quy mô vài chục ha để có thể bố trí lại hạ tầng vùng nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:

+ Đối với nuôi các đối tượng chủ lực, tại vùng nuôi trên cát tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân… nhằm tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, hình thành những trang trại nuôi tôm công nghệ cao, an toàn sinh học. Đồng thời kết nối với các doanh nghiệp dịch vụ, chế biến, thương mại, các tổ chức tín dụng với người nuôi để hình thành liên kết theo chuỗi giá trị.

+ Để đảm bảo phát triển bền vững, cần có quy định bắt buộc áp dụng nuôi có điều kiện: về hệ thống công trình, các hạng mục ao nuôi bắt buộc; quy trình công nghệ nuôi; các quy định về sử dụng tài nguyên nước và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường; thực hiện cải tạo hoặc chuyển đổi đối tượng nuôi hợp lý đối với những vùng nuôi tập trung đã bị ô nhiễm. Khuyến khích áp dụng nuôi luân canh, nuôi kết hợp, nuôi tuần hoàn tiết kiệm nước nhằm hạn chế xả thải trực tiếp ra môi trường để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Kỷ yếu hội thảo

258

+ Đối với sản xuất giống: khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các liên doanh sản xuất tập trung quy mô lớn, tập trung nguồn lực, đất đai để có thể xây dựng cơ sở tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao và an toàn sinh học.

c) Đối với chế biến thủy sản

Tiếp tục triển khai di dời các doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến vào các khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua một hệ thống xử lý nước thải chung của toàn khu công nghiệp.

3.3. giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

Tranh thủ tối đa nguồn lực từ trung ương và dành mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư đồng bộ hạ tầng các chợ cá, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, các vùng nuôi và sản xuất giống tập trung. Trước mắt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ghi nhận và đưa vào kế hoạch bố trí vốn trong 5 năm tới cho các công trình:

- Đầu tư khu neo đậu tránh trú bão Cà Ná (cấp vùng) kết hợp nâng cấp cảng cá loại I;

- Đầu tư khu neo đậu tránh trú bão Sông Cái;

- Đầu tư nâng cấp bến cá Mỹ Tân thành cảng loại II;

- Đầu tư xây dựng bến cá Sơn Hải;

- Đầu tư nâng cấp cảng cá Ninh Chữ thành cảng loại I;

- Đầu tư hạ tầng Khu kiểm định giống tập trung Nhơn Hải - Ninh Hải;

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng cấp thoát nước khu nuôi tôm tập trung đầm Nại.

Địa phương cũng cần dành nguồn lực hàng năm cho đầu tư hạ tầng thủy sản đối với các công trình, hạng mục nhỏ, cấp thiết.

3.4. giải pháp về thị trường

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc trưng của Ninh Thuận. Đặc biệt chú trọng xây dựng và Bảo hộ Nhãn hiệu tập thể tôm giống Ninh Thuận nhằm khẳng định chất lượng tôm giống Ninh Thuận, góp phần đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

- Thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thị trường của các cơ quan và tổ chức có liên quan, thông báo về chính sách thương mại của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và thông tin thị trường để người sản xuất, kinh doanh có những điều chỉnh phương án sản xuất,

259

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

kinh doanh hiệu quả; chủ động tiếp cận, đàm phán với các đối tác, quốc gia để giải quyết những tranh chấp hoặc tháo gỡ rào cản thương mại nếu có.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản đối với các sản phẩm thủy sản thế mạnh của Ninh Thuận. Xây dựng mạng lưới phân phối trực tiếp với các tổ chức cung ứng thực phẩm, các trung tâm phân phối, siêu thị ở thị trường nước ngoài. Thúc đẩy hình thành kênh phân phối hàng thủy sản nội địa từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, các siêu thị thông qua hệ thống các chợ đầu mối, các trung tâm siêu thị bán lẻ…

3.5. giải pháp về cơ chế chính sách

Ngoài việc triển khai tốt các cơ chế chính sách của Trung ương về phía địa phương cần bố trí nguồn lực để xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ riêng của địa phương nhằm khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh như: các chính sách về cho thuê đất, miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng liên kết chuỗi giá trị trong khai thác, nuôi trồng thủy sản… Đặc biệt cho các cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư lưới cụ, trang thiết bị máy móc khai thác trên tàu cá, cung cấp xăng dầu, dịch vụ bảo quản, chế biến, thương mại, sản xuất giống thủy sản và nuôi thương phẩm quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao;

Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải có công nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, có chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao;

Khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho các cơ sở chế biến đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị, áp dụng công nghệ mới tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2013. Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2014. Báo cáo Hội thảo khoa học Xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ngày 29.3.2014).

3. UBND tỉnh Ninh Thuận. 2011. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Kỷ yếu hội thảo

260

4. UBND tỉnh Ninh Thuận. 2013. Đồ án Quy hoạch phát triển dải ven biển tỉnh Ninh Thuận.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận. 2011. Đề án phát triển giống thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận. 2013. Đề án Tổ chức lại nghề khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2013 - 2020.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận. 2013. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

261

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNHỞ TỈNH NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đặt vấn đề

Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 3.358 km2 với 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện, dân cư của tỉnh hơn 580.000 người. Vị trí của tỉnh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách thành phố Nha Trang 105 km, cách thành phố Đà Lạt 110 km, có bờ biển kéo dài hơn 105 km. Thời tiết của tỉnh có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Với đặc điểm khí hậu khô nắng và gió nhiều thuộc loại lớn nhất Việt Nam, nên trong phát triển tỉnh cần phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đã xác định 3 khâu đột phá quan trọng để nâng cao khả năng cạnh trạnh nền kinh tế của tỉnh là: thành lập và đi vào hoạt động Văn phòng phát triển kinh tế, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực; 6 cụm ngành kinh tế trụ cột, trong đó 3 trụ cột có tính bứt phá là: ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành du lịch và cụm ngành năng lượng, chế tạo. Thực chất của 3 trụ cột kinh tế trên là xác định các ngành mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh trong quá trình phát triển cơ cấu kinh tế.

Có thể nói trong cơ cấu kinh tế ngành, bao gồm 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì tỉnh đã xác định được định hướng phát triển phù hợp, trong đó đối với khu vực nông nghiệp cần phải phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp; đối với công nghiệp thì chú trọng công nghiệp năng lượng và chế biến, đối với dịch vụ thì chú trọng phát triển du lịch, đó là các nội dung phát triển có tính bứt phá trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhằm

? PgS.TS. NguYỄN ĐìNh hIỀNTS. NguYỄN ThANh SƠN

Trường Đại học Quy Nhơn

Kỷ yếu hội thảo

262

đẩy nhanh sự phát triển. Tuy nhiên để việc thực hiện quy hoạch của tỉnh và những bứt phá nêu trên có hiệu quả cao hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh thì cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung nhiều nội dung cụ thể, mới và có chiều sâu hơn nữa.

2. Đối với phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Có thể nói Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện để phát triển nền nông nghiệp sinh thái năng suất cao, bền vững. Có khả năng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn và tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và thế giới. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 1 trong 3 trụ cột kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Dự kiến cụm này có thể tăng trưởng nhanh chóng, năm 2020 sẽ chiếm 20% GDP (nông nghiệp chiếm 63,2%, nuôi trồng thủy sản chiếm 36,0% và lâm nghiệp chiếm 0,8%) và 29% lao động của tỉnh. Ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển các loại nông sản, thủy sản có thương hiệu và mang tính đặc thù của Ninh Thuận trên cơ sở đẩy mạnh phát triển và tìm kiếm cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận và tận dụng lợi thế cạnh tranh. Hiện nay ngành nông nghiệp xác định có 8 cây trồng và 4 vật nuôi chính là cây lúa, cây ngô, cây sắn, cây mía, cây thuốc lá, cây nho, cây táo và cây cao su (trong đó cây lúa, cây nho và cây cao su là trọng tâm) và chăn nuôi bò, dê, cừu và lợn (trong đó chăn nuôi dê, cừu là trọng tâm). Đối với ngành lâm nghiệp, ngoài cây bạch đàn, keo lai, cây neem cần bổ sung cây trôm và cây cóc hành là những cây vừa có giá trị kinh tế cao vừa có tác dụng bảo vệ môi trường. Đối với ngành thủy sản, nuôi thả tôm và sản xuất tôm giống là vật nuôi chính. Trong số các sản phẩm chính hiện nay có một số sản phẩm lợi thế như cây nho, cây thuốc lá, cây neem, chăn nuôi dê, cừu và sản xuất tôm giống. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy cần bổ sung thêm một số cây trồng, vật nuôi khác có khả năng chịu nóng, chịu hạn phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của địa phương qua đó tạo thương hiệu cho các sản vật nông nghiệp đặc trưng của tỉnh:

- Trồng xương rồng Nopal (Opuntia spp), đây là cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, thích ứng với khí hậu khô hạn, chịu nóng và chịu hạn tốt, có thể sống trên các hoang mạc khô cằn. Hàm lượng chất khoáng trong loài xương rồng này rất lớn, đặc biệt là canxi, các vitamin A, B, C và có 17 loại axít amin. Trên thế giới cây này đã được sử dụng làm rau xanh và được chế biến thành các thực phẩm khô, bột dinh dưỡng. Trái cây có thể ăn tươi hoặc dùng làm màu thực phẩm cho công nghệ thực phẩm sạch. Hiện nay tại Việt Nam đã nhân được 15 giống xương rồng Nopal: 5 giống ăn quả, 7 giống ăn rau và 3 giống làm thức ăn cho gia súc. Một số nghiên cứu ở Mexico cho thấy nếu được chăm sóc tốt thì xương rồng Nopal cho năng suất rất cao, có thể đạt đến 100 - 120 tấn/ha. Với khí hậu đặc thù khô hạn, thiếu nước vào mùa khô với thời gian kéo dài như Ninh Thuận thì xương rồng Nopal là một cây

263

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

trồng thích hợp, ngoài lợi ích nêu trên nó còn giúp phủ xanh đất trống nghèo dinh dưỡng, hoang hóa; chống xói mòn, rửa trôi; chống quá trình hoang mạc hóa và cải thiện nguồn nước ngầm cho các vùng khô hạn.

Ngoài ra cần phải phát triển xương rồng không gai bản địa tại Ninh Thuận. Từ xa xưa, người dân ở một số vùng thuộc huyện Ninh Hải, Ninh Sơn đã phát hiện và sử dụng một số loại xương rồng không gai có thể ăn sống như rau xanh. Xương rồng không gai có trái ăn được, có vị thơm ngon, trái màu vàng cùng họ với thanh long, ngon không thua kém quả thanh long và cũng được làm thức ăn tốt cho gia súc vào mùa khô.

- Trồng thanh long, trong đó chú trọng cải tạo giống để có thanh long chất lượng cao hơn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Úc và các nước Đông Nam Á ngoài thị trường Trung Quốc truyền thống. Phát triển giống thanh long ruột đỏ. Đối với cây nho thì chú ý phát triển cây nho đặc trưng của Ninh Thuận. Nghiên cứu đưa nho lên Đà Lạt làm rượu vang vì nếu làm ở Ninh Thuận thì khí hậu nóng khó đảm bảo chất lượng rượu.

- Trồng một số loại cây dược liệu chịu hạn như nha đam, cà gai leo, chùm ngây (moringa)… Trồng tỏi, hành trên đất cát và tạo thương hiệu tỏi, hành Ninh Thuận. Áp dụng kỹ thuật trồng hoa màu trên các vùng đất cát bằng kỹ thuật tạo tầng giữ ẩm nhân tạo để đảm bảo nguồn cung hoa màu cho địa phương.

- Nuôi các loài chịu nhiệt tốt, thích nghi với khí hậu khô hạn như: nhông cát (dông cát), rồng đất (kỳ tôm), đối với dê thì chú trọng phát triển đàn dê sữa... Nên tạo thương hiệu các vật nuôi đặc sản và nghiên cứu các món ăn đặc sản từ các vật nuôi, cây trồng đặc trưng của tỉnh.

- Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại nhờ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong điều kiện phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của tỉnh như mô hình sản xuất nông nghiệp của Israrel. Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2 nhưng rất nổi tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Những sản phẩm rau quả từ Arava - một trong những nơi khô cằn nhất thế giới - lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng hóa xuất khẩu. Nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỷ lệ tái chế tới 75%, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không bỏ phí một giọt nước nào. Đại diện công ty công nghệ tưới NaanDanJain

Kỷ yếu hội thảo

264

cho biết 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa…

3. Đối với phát triển công nghiệp

Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020, Ninh Thuận cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp gắn với phát triển bền vững, đóng góp tích cực trong giá trị công nghiệp của vùng duyên hải miền Trung. Trong phát triển công nghiệp cần phát huy vai trò của các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành có tiềm năng của tỉnh, đồng thời phát triển công nghiệp nông thôn, tạo động lực cho quá trình công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trước hết tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng tinh chế như: chế biến thủy hải sản; chế biến nông sản, thực phẩm; chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng,… đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các ngành: dệt may, da giày, hóa chất, cơ khí, công nghiệp năng lượng, công nghiệp cảng biển,… Đặc biệt qua thực tế và kinh nghiệm từ các địa phương khác, tỉnh đã xác định và nhấn mạnh hai lĩnh vực có tính bứt phá trong phát triển công nghiệp là năng lượng và chế biến.

Tuy nhiên, để công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, bền vững vừa đảm bảo tính đặc thù, vừa phù hợp với xu hướng chung của nước ta và thế giới thì cần phải nghiên cứu, bổ sung, làm rõ hơn nữa các lĩnh vực phát triển công nghiệp của tỉnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngoài tiếp tục bổ sung, làm rõ hai lĩnh vực công nghiệp năng lượng và chế biến nêu trên, Ninh Thuận cần phải chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa:

- Về phát triển công nghiệp năng lượng thì Ninh Thuận cần phải xây dựng ngành công nghiệp năng lượng sạch trở thành thương hiệu nổi tiếng của tỉnh, trong đó không chỉ phát triển điện hạt nhân, điện gió, thủy điện mà còn chú trọng thêm năng lượng mặt trời, đặc biệt là phát triển điện gió. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tiềm năng năng lượng gió Việt Nam có thể hơn 500.000 MW. Hiện nay, toàn bộ công suất của toàn hệ thống điện Việt Nam khoảng 25.000 MW, bằng 1/20 tiềm năng điện gió. Những vùng có thể xây dựng cơ sở năng lượng điện gió hiệu quả cao tập trung vào các tỉnh Trung Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận và Bình Thuận được coi là những địa phương có tiềm năng lớn nhất với tốc độ gió từ 6 - 7 m/s. Ở độ cao từ 60 - 80 m, tại đây có thể xây dựng nhiều trang trại gió với tổng công suất lên đến 9.500 MW, gấp 4 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La.

Cần tập trung phát triển ngành năng lượng của tỉnh trở thành một Trung tâm năng

265

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

lượng của khu vực duyên hải miền Trung và cả nước. Phát triển công nghiệp năng lượng trên tinh thần chủ động về nguồn năng lượng điện thay vì phụ thuộc nguồn điện chủ yếu từ điện lưới quốc gia để tiết kiệm chi phí đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập cho địa phương.

- Về phát triển công nghiệp chế biến thì ngoài các ngành theo quy hoạch của tỉnh, cần sớm hình thành trung tâm công nghiệp chế biến mà trong đó nhiều ngành lấy nguồn nguyên liệu không chỉ tại chỗ mà còn lấy nguồn nguyên liệu từ Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung... Thực hiện chính sách những ngành không sản xuất được nguồn nguyên liệu được thì chuyển sang chế biến.

- Về công nghiệp hỗ trợ, ngoài phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy hoạch của tỉnh, cần phải chú trọng thêm phát triển công nghiệp hỗ trợ cho kinh tế biển, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến của tỉnh. Đồng thời phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ khác làm vệ tinh cho các khu công nghiệp lớn của các tỉnh lân cận và các Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Nam Bộ.

4. Đối với phát triển dịch vụ

Quy hoạch của tỉnh đã xác định các ngành thương mại, dịch vụ là thế mạnh của tỉnh và chỉ rõ xu hướng phát triển của các ngành này trong tương lai. Đặc biệt trong phát triển dịch vụ, tỉnh xác định phát triển du lịch là hướng bứt phá cho địa phương. Định hướng này hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về du lịch. Tuy nhiên cần có quan niệm mới và bổ sung quy hoạch chi tiết hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng, ưu điểm nổi bật của Ninh Thuận là vị trí địa lý thuận lợi, giàu tiềm năng về điều kiện sinh thái tự nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch, hơn nữa các tỉnh duyên hải miền Trung đang xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng cho nên ngoài tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh cần phải xem xét bổ sung thêm một số nội dung như:

- Đẩy mạnh hơn nữa phát triển du lịch biển với những đặc sắc riêng của Ninh Thuận, đồng thời kết nối với các địa phương khác trong vùng tạo thành chuỗi giá trị du lịch gắn với biển theo quan điểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh và cạnh tranh là tạo ra sự khác biệt để hấp dẫn du khách.

- Tận dụng lợi thế đặc sắc của văn hóa dân tộc Chăm để phát triển du lịch văn hóa khám phá Tháp Chàm - Làng Chăm thành du lịch đặc trưng của tỉnh. Hình thành con đường di sản văn hóa Chăm liên kết với các tỉnh Quảng Nam (Thánh địa Mỹ Sơn thế kỷ thứ 10); Bình Định (Hệ thống tháp Chăm phong cách Bình Định thế kỷ XI - XIII); Khánh Hòa (hệ thống tháp Chăm đặc trưng); Ninh Thuận (phong cách Hòa Lai - Đồng Dương); Bình

Kỷ yếu hội thảo

266

Thuận. Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Chăm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của dân tộc Chăm để làm điểm đến và hấp dẫn du khách.

- Phát huy du lịch làng nghề, có thể nói hiện nay tỉnh Ninh Thuận có nhiều làng nghề, trong đó làng gốm cổ Bàu Trúc là một trong những làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á, cần phải được khai thác phục vụ du lịch tốt hơn thông qua hình thành con đường di sản nghề gốm đi qua các tỉnh có nghề gốm truyền thống lâu đời của miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận. Đặc biệt cần khai thác du lịch làng nghề kết hợp với khám phá văn hóa dân tộc Chăm, thông qua kết nối hai con đường di sản nói trên.

- Du lịch khám phá làng trồng nho và nghề trồng nho. Nhiều du khách trong và ngoài nước rất muốn khám phá, tìm hiểu về nghề trồng và chế biến nho tại Việt Nam - nghề mà trong mắt mọi người là một nghề chỉ có ở những nước Tây Âu và Nam Mỹ.

Tóm lại, trong quá trình phát triển đi lên của mình, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều thành công trong xây dựng cơ cấu kinh tế của địa phương, nhờ đó kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, vươn lên cùng với các địa phương khác trong khu vực. Đặc biệt tỉnh đã có quy hoạch phát triển đúng hướng và đầy triển vọng trong tương lai. Bài viết này là một số suy nghĩ của chúng tôi dưới góc độ nghiên cứu, tìm tòi của nhà khoa học nhằm cung cấp tài liệu tham khảo và góp thêm ý kiến để trao đổi trong hội thảo, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót chúng tôi mong nhận được mọi sự góp ý.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 2020.

2. Quy hoạch nông, lâm, thủy sản tỉnh Ninh Thuận 2020.

3. Quy hoạch ngành Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận 2020

4. Quy hoạch ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận 2020.

5. Các trang web liên quan.

267

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đặt vấn đề

Ngành thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp cho GDP khoảng 4%. Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản đã chiếm 21% tỷ trọng. Những năm gần đây xuất khẩu thủy sản đứng vị trí thứ 3 (sau dầu thô và may mặc) là một trong các lĩnh vực xuất khẩu thu về ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trong 5 năm qua là 10 - 15%/năm. Trong những năm trở lại đây, ngành thủy sản nước ta đã có những bước phát triển lớn, đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và ổn định. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chiếm lĩnh và đứng vững trên trường quốc tế và hiện đang là một trong 10 nước có giá trị xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất.

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài cá, tôm. Ngư trường Ninh Thuận có thể khai thác quanh năm, được xác định là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước với tổng trữ lượng cá, tôm tương đối lớn. Khả năng khai thác 50.000 tấn/năm với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Năm 2013, tổng sản lượng khai thác biển đạt 62.123 tấn, loại thủy sản khai thác chủ yếu: cá cơm, cá ngừ sọc, chù, bò và cá ngư bông chấm nục vẫn chiếm tỷ trọng lớn (70÷80%). Ngoài ra, với điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao và thực tế nuôi trồng thủy sản đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng đang thực sự trở thành thế mạnh của ngành thủy sản tỉnh Ninh thuận. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện nuôi trồng thủy sản đạt tổng diện tích 2.182 ha, vượt 31% so với kế

? TrANg Sĩ TruNg - NguYỄN VĂN MINh,TrầN Đức PhÚ - NguYỄN TẤN Sỹ

Trường Đại học Nha Trang

Kỷ yếu hội thảo

268

hoạch, trong đó diện tích tôm nuôi có 1.470 ha với sản lượng đạt 11.979 tấn, trong đó tôm thẻ thương phẩm đạt 6.700 tấn năm 2013.

Trong giai đoạn 2000 - 2010, giá trị sản xuất của ngành thủy sản Ninh Thuận tăng bình quân mỗi năm 12,64%, cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2005 là 12,59%, vượt chỉ tiêu mà kế hoạch đề ra đến năm 2010 (tăng 8,5%/năm). Giai đoạn 2006 - 2010 lĩnh vực nuôi trồng tăng rất cao 25,95%/năm, khai thác chỉ tăng 2,89%/năm do tác động của giá xăng dầu tăng cao và những bất ổn về tình hình Biển Đông. Qua những kết quả trên cho thấy, ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận, việc phát triển ngành thủy sản có một ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Để làm được việc đó, chúng ta cần phải xác định được thực trạng của ngành thủy sản trên cả ba lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến; xác định rõ những yếu kém của từng lĩnh vực cụ thể để từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển nhanh và bền vững.

2. Tình hình khai thác thủy sản

2.1. Thực trạng nghề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Ninh Thuận

Khai thác thủy sản được xem là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, đội tàu khai thác của tỉnh với trên 2.800 tàu và trên 200.000 CV. Tuy nhiên, có khoảng 50% số tàu có công suất dưới 20 CV khai thác đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ. Sản lượng khai thác liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 44.800 tấn (2005) lên 64.069 tấn (năm 2013), trung bình tăng 4,8%/năm. Tuy nhiên, năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực đã liên tục suy giảm do sự suy giảm của nguồn lợi thủy sản. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức và không có kiểm soát ở vùng biển ven bờ. Sản lượng khai thác liên tục tăng trong khi năng suất khai thác lại liên tục giảm, từ 0,71 tấn/CV (năm 1995), 0,46 tấn/CV (năm 2001) và chỉ đạt 0,26 tấn/CV (năm 2013). Đây là điểm đáng báo động cho nghề khai thác của tỉnh nhà, khi mà cường lực khai thác chủ yếu tập trung ở vùng nước ven bờ với mật độ cao, khoảng 1,247 tàu/km2 (chưa tính phương tiện không gắn máy); trên 1.312 tàu cá gắn máy thường xuyên hoạt động ở vùng lộng, với mật độ khoảng 0,508 tàu/km2 (chưa tính đến tàu khai thác ngoài tỉnh); trong khi đó số tàu tham gia khai thác ở vùng biển khơi còn rất hạn chế, với khoảng 50 tàu hoạt động. Do đó, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là các đối tượng sống ở tầng đáy, bình quân hàng năm giảm 10,56%. Diễn biến thời tiết và ngư trường bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, nên tính mùa vụ không thể hiện rõ nét, sản lượng khai thác không tập trung theo mùa vụ mà rải đều trong năm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khai thác thủy sản hàng năm.

269

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Trong những năm qua, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được quan tâm và thu được nhiều kết quả. Với sự hợp tác liên ngành, liên tỉnh trong công tác tuần tra, giám sát trên biển nên số lượng tàu thuyền vi phạm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản có chiều hướng giảm, tình trạng sử dụng chất nổi, chất độc trong khai thác hải sản hầu như không còn tồn tại; san hô và các hợp phần nền đáy (rong biển, cỏ biển) đã được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Do đó, môi trường sinh thái có dấu hiệu hồi phục và nguồn lợi thủy sản sẽ có điều kiện phát triển.

Lực lượng lao động nghề cá nói chung và nghề khai thác nói riêng khá dồi dào, với trên 16.000 người làm việc trên các tàu cá (chiếm 26,6% số lao động và 11,7% dân số các địa phương có nghề khai thác hải sản). Tuy nhiên, lao động trên các thuyền đánh cá đều là lao động phổ thông, không có trình độ tay nghề và chưa được đào tạo cơ bản. Đây cũng là cản trở lớn cho việc phát triển ngành khai thác thủy sản cũng như tăng sản lượng khai thác.

2.2. Định hướng phát triển khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản cho tỉnh Ninh Thuận

Để đảm bảo “Phát triển ngành khai thác thủy sản nhanh và bền vững”, chúng ta cần quan tâm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả khai thác bằng cách ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào đánh bắt

Việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào khai thác thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác. Để làm được việc này, tỉnh Ninh Thuận cần triển khai một số công việc cụ thể như sau:

- Trang bị máy dò ngang phục vụ dò tìm đàn cá cho nghề lưới vây và nghề pha xúc nhằm nâng cao sản lượng khai thác, giảm chi phí nhiên liệu cho đội tàu.

- Ứng dụng các loại đèn LED có hiệu quả chiếu sáng lớn và công suất tiêu thụ điện nhỏ nhằm giảm chi phí nhiên liệu trong việc chong đèn tập trung cá (áp dụng cho nghề lưới vây và nghề mành), ứng dụng năng lượng mặt trời phục vụ điện chiếu sáng cho sinh hoạt trên tàu nhằm giảm nhiên liệu cho máy phát điện.

- Sử dụng các loại ngư cụ khai thác hiệu quả và đảm bảo tính chọn lọc để bảo vệ nguồn lợi thủy sản như nghề câu vàng mực, nghề câu vàng cá đáy.

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm và thời gian đánh bắt trên biển

Chúng ta biết rằng, tổng trữ lượng nguồn lợi thủy sản trong vùng biển là có hạn nên không thể tăng sản lượng khai thác đến mức vô hạn. Bên cạnh đó, máy móc hiện đại giúp tàu này tăng sản lượng thì lại làm mất cơ hội khai thác cho tàu khác. Do đó, muốn tăng

Kỷ yếu hội thảo

270

hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản lượng khai thác không tăng thì cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi chất lượng sản phẩm sau thu hoạch được cải thiện, giá trị sản phẩm sẽ tăng và làm tăng hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác. Cụ thể là:

- Xây dựng hầm bảo quản sản phẩm bằng công nghệ và vật liệu mới như hầm PU bọc inox, hầm bảo ôn trên các tàu khai thác xa bờ và vùng lộng.

- Thiết lập đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển với công nghệ hầm bảo quản hiện đại, giảm thời gian bảo quản trên các tàu khai thác, giảm mức hao hụt cả về lượng và chất của sản phẩm sẽ làm gia tăng giá trị kinh tế, tiết kiệm được nhiên liệu cho tàu chạy vào và chạy ra, giảm thời gian đi lại, tăng thời gian đánh bắt ở ngoài biển...

Thứ ba, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho các tàu nhỏ ven bờ

Cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp của tỉnh hiện chưa hợp lý, tập trung khai thác ở vùng biển ven bờ quá mức trong khi vùng khơi chưa được phát triển mạnh, chưa có cơ sở khoa học về trữ lượng nguồn lợi nên số lượng tàu hoạt động còn rất khiêm tốn. Do đó, tái cơ cấu nghề nghiệp và ngư trường hoạt động là vấn đề quan trọng nhằm giảm áp lực khai thác ở vùng nước ven bờ, giúp nguồn lợi ở khu vực này phục hồi nhanh chóng.

Cần chuyển đổi một số nghề khai thác mang tính hủy diệt như nghề lưới kéo ven bờ, xung điện, dùng mìn... không hiệu quả sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường và cho hiệu quả cao như nghề lồng bẫy, nghề câu mực bằng vàng câu...

Thứ tư, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nhằm hạn chế việc đánh bắt của các nghề khai thác mang tính hủy diệt và nhằm bảo vệ cá con, cá chưa trưởng thành và bảo vệ các bãi đẻ của cá thì cần phải có các giải pháp ngăn cản sự đánh bắt bất hợp pháp, cụ thể là xây dựng các khu bảo tồn nguồn lợi, đóng các cọc trong khu vực cấm để các nghề không vào khai thác được.

Xây dựng các mô hình chà - rạn nhân tạo hoặc rạn nhân tạo ở vùng nước ven bờ cho cá sinh sản, khu vực bị khai thác quá mức để cho cá con, cá chưa trưởng thành phát triển.

3. Tình hình nuôi trồng thủy sản

3.1. Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở Ninh Thuận

Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng và lợi thế to lớn về biển. Chính vì vậy, kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn và đang được chính quyền tỉnh quan tâm khuyến khích đầu tư, trong đó sản xuất giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh. Hiện nay Ninh Thuận có khu sản xuất tôm giống tập trung lớn nhất nước với số lượng con giống

271

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

hàng năm lên đến 12 tỷ tôm giống/năm. Ngoài ra, sản xuất giống ốc hương và cá biển cũng rất phát triển ở Ninh Thuận. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến nay trên 2.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thương phẩm trên 1.200 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến nay đạt xấp xỉ 19.000 tấn/năm, trong đó sản lượng tôm thương phẩm khoảng 12.000 tấn/năm.

Với tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương, để phát triển thủy sản nhanh và bền vững, tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

- Xác định kinh tế thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong đó nuôi trồng thủy sản đóng vai trò trọng tâm.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các huyện, thành phố và phù hợp với định hướng phát triển thủy sản của vùng, cả nước.

- Khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đối tượng chủ lực: tôm chân trắng, tôm sú, tôm hùm và sản xuất giống. Phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái.

- Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác kinh tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài, đảm bảo cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và giải quyết việc làm.

- Xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ của quốc gia; đảm bảo đáp ứng từ 25 - 30% nhu cầu con giống thủy sản nước mặn, lợ của cả nước, trong đó có từ 50 - 60% con giống thủy sản chất lượng cao.

- Phát triển giống thủy sản theo hướng đa dạng các đối tượng nuôi, trong đó tập trung sản xuất các đối tượng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ lớn như: tôm sú, tôm chân trắng, các loài nhuyễn thể và một số loài cá biển có giá trị kinh tế, đảm bảo nhu cầu nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Khôi phục lại các khu vực trồng rừng ngập mặn để cải thiện môi trường vùng nuôi.

Mục tiêu chung về nuôi trồng thủy sản của tỉnh Ninh Thuận:

- Khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo Quy phạm thực hành

Kỷ yếu hội thảo

272

nuôi tốt (GAqP- Good Aquaculture Practices) và Quy phạm nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (CoC-Code of Conduct for Responsible Aquaculture).

- Ổn định sản xuất để Ninh Thuận là một trong những trung tâm sản xuất giống thủy sản lớn của cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó chủ yếu sản xuất các đối tượng nuôi có giá trị cao như: tôm sú, tôm chân trắng, các giống loài cá biển... Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, ổn định về diện tích và năng suất nuôi, kiểm soát và hạn chế dịch bệnh.

Mục tiêu cụ thể về nuôi trồng thủy sản của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Sản xuất giống: sản lượng con giống: 21,2 tỷ con, gồm: 20 tỷ con tôm giống (14 tỷ tôm chân trắng và 6 tỷ tôm sú); giống các loài giáp xác khác 0,2 tỷ con; giống nhuyễn thể 0,7 tỷ con; giống loài cá biển 0,02 tỷ con; giống cá nước ngọt 0,28 tỷ con.

- Đối với cơ sở sản xuất giống: có 40% cơ sở giống đáp ứng tiêu chí Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP), trong đó có 10% cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap).

- Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản 2.354 ha, trong đó diện tích nuôi tôm 919 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 23.737 tấn, trong đó sản lượng tôm 11.575 tấn.

3.2. các giải pháp cần triển khai để phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới

Để đạt các mục tiêu cụ thể trên nhằm phát triển thủy sản tỉnh Ninh Thuận nhanh và bền vững cần có các giải pháp khả thi:

Thứ nhất, xác định các đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận

- Nhóm giáp xác tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm.

- Nhóm cá biển tập trung vào 4 đối tượng có giá trị kinh tế cao là cá mú, cá chim vây vàng, cá chẽm và cá bớp.

- Nhóm thân mềm tập trung vào 2 đối tượng là tu hài và bào ngư

- Nhóm rong biển cần phát triển 2 đối tượng là rong sụn và rong nho

Thứ hai, nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất con giống chất lượng cao

- Quy hoạch lại các vùng sản xuất giống tập trung và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất tôm giống, cá giống chất lượng cao.

273

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Chấn chỉnh tình trạng lưu hành và sử dụng con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

- Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng giống thủy sản của tất cả các cơ sở sản xuất giống. Cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống chất lượng cao.

- Áp dụng công nghệ di truyền trong công tác tuyển chọn nguồn bố mẹ để đưa vào sản xuất giống.

- Các trường đại học, viện nghiên cứu tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để chủ động tạo được nguồn tôm sú bố mẹ và tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh.

- Nâng cấp các phòng xét nghiệm hiện có, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm; nâng cao năng lực kiểm tra, xét nghiệm bệnh trên các đối tượng giống thủy sản cho tất cả các phòng xét nghiệm hiện có nhằm phục vụ cho nhu cầu người nuôi về giống chất lượng cao và sạch bệnh, đồng thời bảo đảm uy tín chất lượng giống Ninh Thuận.

- Giám sát chặt chẽ công tác kiểm định, kiểm dịch giống thủy sản.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu và xét nghiệm bệnh đối với giống thủy sản sản xuất tại địa bàn Ninh Thuận.

Thứ ba, nhóm giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững

- Cần rà soát, điều chỉnh và quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận; tránh tình trạng nuôi tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến những rủi ro, thiệt hại và làm suy thoái môi trường.

- Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Tăng cường công tác khuyến ngư nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi.

- Đối với tôm sú: nuôi theo phương thức bán thâm canh hay quảng canh cải tiến với mật độ thả giống khoảng 10 - 20 con/m2.

- Đối với tôm chân trắng: nuôi theo phương thức thâm canh với mật độ thả giống 100 - 150 con/m2, phương thức nuôi bán thâm canh với mật độ 50 - 80 con/m2.

- Đối với cá biển: nuôi theo phương thức thâm canh trong ao đất hoặc nuôi lồng bè ở các vùng biển kín.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong quy trình nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản tại địa phương.

Kỷ yếu hội thảo

274

- Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi thương phẩm.

- Hệ thống ao nuôi tôm thương phẩm phải có đủ ao chứa, ao lắng, ao xử lý nước thải và chất thải theo đúng quy trình kỹ thuật mới được cấp phép nuôi trồng thủy sản.

- Phổ biến và nhân rộng các mô hình nuôi tiên tiến theo VietGap và GlobalGap.

- Nuôi trồng thủy sản phải kết hợp với công nghệ chế biến thủy sản để tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm sau thu hoạch nhằm ổn định đầu ra để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.

4. Tình hình chế biến thủy sản

4.1. Thực trạng ngành chế biến thủy sản của tỉnh Ninh Thuận

Trong những năm qua hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Ninh Thuận đã đạt được những thành công nhất định; đã làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất với thị trường, giữa các đối tượng không có thị trường với các đối tượng có giá trị xuất khẩu. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn của ngành và quốc tế đã được quan tâm triển khai. Ngành thủy sản Ninh Thuận đã xây dựng được vùng nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu. Trong giai đoạn 2002 - 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ninh Thuận tăng liên tục, ước đạt 6,6%/năm. Đặc biệt trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ninh Thuận đạt 17,5 triệu USD tăng 46%, nhờ thị trường xuất khẩu thuận lợi và giá tiêu thụ tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2014, trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 33,7 triệu USD, thì giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm 15,6 triệu USD. Như vậy có thể thấy ngành thủy sản có đóng góp quan trọng cho lĩnh vực xuất khẩu ở tỉnh Ninh Thuận.

Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận có 04 nhà máy chế biến thủy sản với công suất khoảng 5.000 tấn thành phẩm/năm (tương đương với 10.000 tấn nguyên liệu) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Một trong những công ty chế biến thủy sản có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ninh Thuận là Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Thông Thuận (Thong Thuan Seafood Company) với hai nhà máy chế biến tôm và cá đang hoạt động với sản phẩm đầu ra đạt đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của quốc tế như Global GAP, HACCP, IFS,... tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng cao xuất khẩu sang các thị trường lớn trên toàn thế giới như EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,...

Mặc dù ngành chế biến thủy sản của Ninh Thuận đã đạt được một số thành công nhất định trong những năm vừa qua, nhưng nhìn chung về chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu

275

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và còn một số hạn chế sau:

- Chế biến thủy sản vẫn chưa đáp ứng được thực tế sản xuất nguyên liệu tại địa phương. Hiện tại các nhà máy chế biến trong tỉnh mới chỉ tiêu thụ được khoảng 7 - 10% tổng lượng nguyên liệu, còn lại trên dưới 50% là cung cấp ra ngoài tỉnh.

- Sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu còn đơn điệu với mặt hàng xuất khẩu chính là tôm đông lạnh và một vài sản phẩm thủy sản khô.

- Khâu bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch của người sản xuất còn hạn chế. Phương pháp bảo quản và thiết bị bảo quản không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chất lượng nguyên liệu thấp, thất thoát sau thu hoạch tăng cao.

- Việc quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến chưa thực sự hợp lý, các nhà máy chế biến còn cách xa, chưa gắn chặt với nậu vựa, đại lý thu mua ở các vùng sản xuất nguyên liệu làm kéo dài thời gian vận chuyển, tăng chi phí vận chuyển và giảm chất lượng nguyên liệu trước khi chế biến.

- Về chế biến sản phẩm tiêu thụ nội địa mới tận dụng được từ 45 - 50% nguyên liệu từ khai thác về các cảng cá, bến cá ven biển để đưa vào chế biến các sản phẩm truyền thống như nước mắm, cá khô,...

- Các doanh nghiệp chế biến chưa quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị dẫn đến máy móc thiết bị chế biến còn thiếu và lạc hậu, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của sản phẩm thủy sản chế biến.

- Nhìn chung lao động có trình độ tay nghề cao của tỉnh Ninh Thuận nói chung và trong lĩnh vực chế biến thủy sản nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành chế biến thủy sản.

- Các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa thực sự quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) làm cho sản phẩm chế biến gặp nhiều rủi ro trong xuất khẩu, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.

4.2. giải pháp cần thực hiện để phát triển chế biến thủy sản

Tỉnh Ninh Thuận đã xác định công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là động lực phát triển ngành, thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển và là cầu nối giữa khai thác, nuôi trồng với thị trường tiêu thụ. Do đó, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề đầu tiên, thường xuyên có tính quyết định đến việc đầu tư quy mô, công nghệ,... thu mua nguyên liệu và chế biến thành phẩm. Tỉnh Ninh Thuận đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm từng bước ổn định và phát triển ngành thủy sản cả về nuôi trồng, đánh

Kỷ yếu hội thảo

276

bắt, chế biến và cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá. Theo quy hoạch phát triển ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2020, Ninh Thuận sẽ phát triển vùng nuôi theo hướng thâm canh, tăng năng suất, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và giải quyết công ăn việc làm. Phát triển đội tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tập trung triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại nghề khai thác thủy sản, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ gắn với nhân rộng mô hình liên kết sản xuất trên biển. Khảo sát mở rộng và xây dựng mới cảng cá, bến cá nhằm phục vụ tốt nhất cho việc khai thác, tiếp nhận nguyên liệu phù hợp với tốc độ phát triển năng lực khai thác của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tàu thuyền có công suất lớn ra vào cảng. Phát huy lợi thế về sản xuất giống, mở rộng quy mô nuôi tôm thương phẩm theo hướng công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường vùng nuôi, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phấn đấu nâng tổng diện tích nuôi thủy sản nước lợ đến năm 2020 là 1.302 ha, nuôi biển và đầm vịnh 1.070 ha, nuôi nước ngọt 1.015 ha (trong đó diện tích nuôi trong đất lúa 249 ha). Tiếp tục nâng cao sản lượng và chất lượng giống thủy sản, gắn với xây dựng thương hiệu giống thủy sản Ninh Thuận, đến năm 2020 đạt 18,2 tỷ con tôm giống (12 tỷ tôm chân trắng và 5 tỷ tôm sú) và các loại khác 1,2 tỷ con (trong đó chủ yếu là giống nhuyễn thể). Xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa và ổn định sản xuất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD vào năm 2015 và 150 triệu USD vào năm 2020.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản nêu trên, tỉnh Ninh Thuận cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu: tỉnh cần chủ động tìm hiểu nhu cầu và quy định của từng thị trường để sản xuất sản phẩm và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp. Quan tâm đến đặc thù của từng thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc,... để từ đó xác định chủng loại sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các thị trường này.

- Nguyên liệu: cần chủ động trong việc đánh bắt và nuôi trồng. Nghiên cứu sản xuất nhân tạo các loại giống thủy sản sạch bệnh, chất lượng và năng suất cao đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu. Tỉnh cần quy hoạch phát triển các vùng nuôi một cách bền vững nhằm đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Kịp thời hỗ trợ và hướng dẫn ngư dân đầu tư cải tiến công nghệ khai thác các loài thủy sản có giá trị xuất khẩu; có kế hoạch phát triển các đội tàu đánh cá, các nghề khai thác phù hợp giúp cho việc cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu lâu dài cho các nhà máy chế biến.

277

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

- Chế biến thủy sản: tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kịp thời về cơ chế, chính sách và vốn để các doanh nghiệp nâng cấp và mở rộng cơ sở sản xuất, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị; nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, mở rộng chủng loại và tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản có giá trị gia tăng, hạn chế tối thiểu việc xuất nguyên liệu thủy sản thô từ đó nâng cao giá trị của ngành thủy sản. Tạo cơ chế thuận lợi để gắn kết các nhà chế biến với các nhà khoa học nhằm triển khai các đề tài nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng mới, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ngoài thị trường. Quy hoạch các nhà máy chế biến theo từng cụm công nghiệp tạo thuận tiện cho giao thông để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm; có hệ thống lưới điện và nguồn nước ngọt ổn định đảm bảo cho các hoạt động chế biến, bảo quản sản phẩm không bị gián đoạn; không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc khi triều dâng cao; gần vùng nguyên liệu và xa khu vực đông dân cư, có khả năng tập trung được nguồn lao động có trình độ dân trí.

- An toàn vệ sinh thực phẩm: hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Các cơ quan quản lý chất lượng của tỉnh cần có chương trình giám sát việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng và bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch và đánh bắt. Xây dựng cơ chế giám sát nguồn nguyên liệu theo truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản theo chuỗi cung ứng. Các đơn vị quản lý chất lượng cần thường xuyên phối hợp với các nhà máy chế biến thủy sản để triển khai các chương trình giám sát chất lượng nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm thủy sản phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm gây dựng được thương hiệu cho ngành thủy sản của tỉnh.

- Nguồn nhân lực: tỉnh cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực chế biến thủy sản nói riêng thông qua việc ký kết các hợp đồng đào tạo, các khóa tập huấn kỹ thuật với các cơ sở đào tạo tỉnh và trong khu vực. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và thúc đẩy ngành thủy sản phát triển một cách bền vững. Hợp tác quốc tế cũng là lĩnh vực cần được tỉnh quan tâm nhiều hơn, thông qua hợp tác quốc tế các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh có cơ hội tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại; phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển thị trường cho các sản phẩm thủy sản.

- Cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá: tỉnh cần quan tâm hỗ trợ đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá (cảng, bến cá) và cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu một cách ổn định và bền vững.

5. Kết luận

Mặc dù trong những năm qua, ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận đã gặt hái được nhiều thành công đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có của tỉnh thì những thành

Kỷ yếu hội thảo

278

công đạt được chưa thực sự tương xứng và chưa như mong đợi. Để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển tương xứng với những tiềm năng sẵn có, đồng thời thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 đòi hỏi tất cả các ban ngành, đoàn thể và người lao động phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững song song cả ba lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và chế biến. Nếu làm được như vậy nhất định ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận sẽ phát triển và có đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế của địa phương; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội.

279

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH NINH THUẬN

? ThS. hồ cÔNg hƯờNg

Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận

- Vị thế địa kinh tế cho phát triển kinh tế biển:

Tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, với nhiều lợi thế về địa kinh tế cho phát triển kinh tế biển; nơi hội tụ các trục đường hàng hải quốc tế quan trọng và các đường giao thông đường bộ, đường sắt của quốc gia. Có vị trí địa chiến lược giáp với Tây Nguyên và gần các khu vực kinh tế năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, khu tam giác kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.

Ninh Thuận có diện tích đất tự nhiên 3.358 km2, dân số 587 nghìn người và mật độ dân số 175 người/km2. Tỉnh hiện có 4/7 đơn vị hành chính cấp huyện, thị có đường biên giới giáp biển, gồm huyện Ninh Hải (9 đơn vị cấp xã), Ninh Phước (9 đơn vị), Thuận Bắc (6 đơn vị), Thuận Nam (9 đơn vị) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (14 phường, 2 xã).

Địa phương

Một số chỉ tiêu chính cơ cấu (%)

Diện tích (Km2)

Dân số trung bình(Nghìn người)

Mật độ dân số(Người/km2)

Diện tích

Dân số trung bình

Toàn vùng 27.500 5.375 197 100 100

Bình Định 6.051 1.510 250 22,0 28,1

Phú Yên 5.061 883 175 18,4 16,4

Khánh Hòa 5.218 1.193 229 19,0 22,2

Ninh Thuận 3.358 587 175 12,2 10,9

Bình Thuận 7.813 1.201 154 28,4 22,3

Nguồn: Niên giám thống kê 2013

Kỷ yếu hội thảo

280

- Tài nguyên biển:

+ Tiềm năng phát triển du lịch biển: Ninh Thuận có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên biển và vùng ven biển để phát triển du lịch, thế mạnh của tỉnh là du lịch văn hóa, kết hợp nghỉ dưỡng. Với bờ biển dài 105 km và vùng lãnh hải rộng trên 18 nghìn km2, có 3 cửa biển (Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải) với những bãi biển đẹp như Ninh Chữ, Cà Ná đã tạo cho Ninh Thuận một tiềm năng du lịch nổi tiếng. Ngoài ra, Ninh Thuận được xem là địa phương còn lưu giữ bảo tồn nhiều công trình văn hóa kiến trúc cổ Chămpa và nhiều lễ hội văn hóa dân tộc Chăm (Pô Klong Garai - Tháp Chàm), tháp Pôrômê - Ninh Phước).

+ Tiềm năng hải sản: vùng biển Ninh Thuận được xem là một trong 4 ngư trường lớn và giàu nguồn lợi nhất của cả nước; trên 500 loài hải sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng hải sản 120 nghìn tấn, trong đó nhóm cá đáy 70 - 80 nghìn tấn, cá nổi 30 - 40 nghìn tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 50 - 60 nghìn tấn/năm.

+ Tiềm năng muối: diện tích có khả năng khai thác làm muối trên 4 nghìn ha, tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và thị trấn Khánh Hải. Sản lượng thu hoạch hàng năm có thể đạt tới 400 - 500 nghìn tấn.

+ Tài nguyên khoáng sản: vùng ven biển Ninh Thuận có tiềm năng về khoáng sản titan rất lớn và nhiều nhóm khoáng sản kim loại có wolfram (Krông Pha, núi Đất), molipđen (Krông Pha, núi Đất), thiếc gốc (núi Đất). Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể (núi Chà Bang, Mộ Tháp I, Mộ Tháp II), cát thủy tinh (Thành Tín), sét gốm (Vĩnh Thạnh), muối khoáng thạch anh (Cà Ná, Đầm Vua), sô đa (Đèo Cậu). Nhóm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như cát kết vôi (Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO) và sét phụ gia, đá xây dựng, xi măng, gạch ngói.

2. chiến lược phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

* Những tư tưởng, quan điểm, định hướng phát triển kinh tế biển trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 (2007), đã xác định thứ tự ưu tiên các ngành kinh tế biển như sau:

+ Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển như sau: (1) Khai thác, chế biến dầu, khí; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.

+ Sau năm 2020, thứ tự phát triển kinh tế biển có sự thay đổi: (1) Kinh tế hàng hải; (2)

281

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Khai thác chế biến dầu, khí và các loại khoáng sản; (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.

Cũng trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đã định hướng chiến lược các vùng biển, trong đó xác định vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ: “Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc - Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch”.

Trên cơ sở đó, tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Chương trình hành động số 104-CTr/TU ngày 13.6.2007 triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với 05 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện mục tiêu “Xây dựng và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường biển, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, phấn đấu đến năm 2020 Ninh Thuận trở thành một trong những tỉnh có kinh tế biển phát triển mạnh, trong đó chú trọng đầu tư các chương trình, dự án lớn nằm trong các hệ thống công trình trọng điểm quốc gia; đến năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 13 - 15%, tỷ trọng GDP kinh tế biển chiếm 52 - 54% trong GDP của cả tỉnh”.

Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận đã xác định tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, với mục tiêu: “Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội”.1

Với 4 chương trình kinh tế trọng điểm: (1) Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước, trung tâm sản xuất muối lớn nhất cả nước; (2) Phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành trọng điểm của quốc gia và khu vực, với chất lượng cao, là điểm đến sang trọng, thu hút khách du lịch thuộc tầng lớp giàu có của Việt Nam và du khách quốc tế; (3) Phát triển mạnh ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, có thương hiệu mạnh và được ưa chuộng trên thế giới và khu vực châu Á; (4) Xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao về giáo dục khoa học - công nghệ, tập trung vào lĩnh vực năng lượng sạch.

Kỷ yếu hội thảo

282

3. Thực trạng phát triển kinh tế biển trong triển khai chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận

a) Về đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển

Về giao thông biển: tỉnh đã tập trung đầu tư các cảng chuyên dùng phục vụ đánh bắt hải sản như cảng cá (cảng Cà Ná, Đông Hải, Ninh Chữ, Mỹ Tân) và vận chuyển muối (cảng hàng hóa muối Thương Diệm, phục vụ tàu có trọng tải 500 tấn); đầu tư bến thủy nội địa vùng vịnh Vĩnh Hy phục vụ du lịch. Đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển, với tuyến đường ven biển dài 116 km (tổng mức đầu tư 4.200 tỷ đồng); đầu tư 290 tỷ đồng cho 37,87 km đường kết nối với tuyến đường ven biển nhằm tạo động lực liên kết phát triển giữa các vùng miền trong tỉnh và vùng, quốc gia, khu vực.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ven biển: đã hoàn thành cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp Thành Hải và Tháp Chàm; đang kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cà Ná để phát triển ngành năng lượng sạch, các ngành công nghiệp phụ trợ. Đang đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn I khu công nghiệp Du Long và Phước Nam.

Về hạ tầng nghề cá và các công trình phòng chống thiên tai ven biển: đang từng bước hình thành trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá khu vực, đã đầu tư 195,4 tỷ đồng để triển khai 8 công trình, dự án, trong đó hoàn thành 2 dự án cảng cá Cà Ná và Mỹ Tân, khu neo đậu tránh trú bão Ninh Chữ (quy mô 2 nghìn tàu), hạ tầng vùng Nuôi tôm An Hải tập trung 68 ha, trung tâm giống hải sản cấp I. Đã đầu tư 185 tỷ đồng xây dựng 7 công trình kè, đê chống sạt lở với chiều dài trên 8,1 km khu vực Đầm Vua, Phú Thọ, Khánh Hội, Đông Hải và Phương Diêm.

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển còn yếu kém, nhất là hạ tầng giao thông, tiến độ đầu tư các tuyến đường ven biển còn chậm do thiếu vốn nên chưa phát huy được hiệu quả, hạ tầng nghề cá chưa được đầu tư đúng mức.

b) Về các ngành, linh vực kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận

Nhìn chung, sau 8 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận đạt được những thành quả nhất định. Quy mô kinh tế biển tăng trưởng 10% và tỷ trọng các ngành kinh tế thuần biển chiếm 25,2% trong GDP của toàn tỉnh; đầu tư cho kinh tế biển chiếm gần 26% tổng đầu tư của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, văn hóa - xã hội vùng biển còn nhiều vấn đề bức xúc, chậm được giải quyết, nhất là vệ sinh môi trường biển; đời sống vật chất, tinh thần và việc làm của một bộ phận cư dân biển còn khó khăn. Những kết quả được thể hiện qua một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển như sau:

Về hải sản: đến nay kinh tế hải sản của tỉnh Ninh Thuận đã phát huy được nội lực nghề

283

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

cá nhân dân, huy động và sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn lực nhằm vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh vùng biển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế biển khá, với giá trị sản xuất tăng bình quân 7,9%/năm, năm 2013 đạt 1.618 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2007 và chiếm 17% GDP của toàn tỉnh. Trong đó, đã có dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo xu hướng giảm tỷ trọng nuôi trồng, nhưng tăng tỷ trọng khai thác và dịch vụ nghề cá (tăng mạnh khai thác xa bờ, dịch vụ từ 14% toàn ngành hải sản năm 2007 lên 44% năm 2013).

Toàn tỉnh hiện có 03 cảng cá, với cầu tàu trên 585 m (Đông Hải dài với 265 m, Cà Ná dài 200 m và Ninh Chữ dài 120 m) và 01 bến cá (Mỹ Tân); với mô hình quản lý mỗi cảng đều thành lập một ban quản lý cảng gồm có trưởng ban, phó ban và 10 - 13 lao động. Hàng năm các cảng cá, bến cá giải quyết hơn 2 nghìn tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có quy mô công suất đến 500 CV, hơn 21 nghìn lượt tàu thuyền cập cảng và trên 21 nghìn tấn hàng hóa qua cảng.

Xu hướng đánh bắt hải sản xa bờ của địa phương đã được hình thành rõ nét, số lượng đội tàu khai thác và quy mô công suất tàu cá. Đến nay, toàn tỉnh có 2.675 tàu cá, với 243.400 CV (trung bình 91 CV/tàu); trong đó nhóm đội tàu công suất trên 90 CV chiếm 24,5% về số lượng và 66,7% về công suất. Trong 7 năm qua, đã đóng mới được 597 chiếc, với 121 nghìn CV (bình quân 85 chiếc/năm). Năm 2013, cả nước có tới 3.466 tổ đội đánh bắt hải sản, với 21.400 tàu và 136 nghìn lao động tham gia sản xuất theo tổ đội; trong khi đó toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ có 39 tổ đội (chiếm 1,1% cả nước, chiếm 4,2% toàn vùng), với 181 tàu (chiếm 0,8% cả nước và chiếm 3,2% toàn vùng) và 1.810 lao động (chiếm 1,3% cả nước và chiếm 4,7% toàn vùng); con số này còn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh lân cận như Bình Thuận (623 tổ đội, 4.002 tàu, 25 nghìn lao động), Khánh Hòa (120 tổ đội, 600 tàu, 4.500 lao động), Phú Yên (105 tổ đội, 787 tàu, 5.106 lao động) và Bình Định (40 tổ đội, 176 tàu và 1.760 lao động).

Với chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành vùng sản xuất giống quy mô lớn, đến nay có 16 dự án sản xuất giống quy mô lớn đã đưa vào khai thác, công suất đạt 28,5 tỷ con và năm 2013 đã sản xuất được 18,1 tỷ con giống. Là tỉnh đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ trong nghề nuôi tôm thương phẩm; trong đó việc chuyển đổi đối tượng nuôi mới tôm thẻ chân trắng đang phát huy hiệu quả, sản lượng năm 2013 đạt 7.500 tấn.

Chế biến và xuất khẩu hải sản chưa được phát triển mạnh, do sản phẩm khai thác trong vùng ít, theo mùa vụ nên không tạo thuận lợi cho chế biến. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh năm 2013 đạt 18,1 triệu USD tăng 6,4 lần so với năm 2007. Đặc biệt, từ khi chuyển đối tượng tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, trên địa bàn tỉnh đã phát triển 2 cơ sở chế biến, nhưng không xuất khẩu mà chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa; một số sản phẩm chế biến phục vụ nội tiêu khác như nước mắm, sản phẩm khô.

Kỷ yếu hội thảo

284

Tuy nhiên, lĩnh vực phát triển thủy sản ở địa phương chưa bền vững, hiệu quả nghề khai thác còn thấp, tỷ trọng tàu có công suất dưới 90 CV còn cao; một số vùng nuôi trồng hải sản trọng điểm bị ô nhiễm, nhiều loại bệnh phát sinh, thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi còn chậm.

Về du lịch biển: đến nay đã quan tâm đầu tư hạ tầng cho 5 khu du lịch trọng điểm của tỉnh, các tuyến du lịch như tuyến ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná (tổng vốn 4.553 tỷ đồng, cuối năm 2014 sẽ hoàn thành), cơ sở hạ tầng về cấp điện, nước được mở rộng đến các khu du lịch, cơ sở làng nghề truyền thống được quan tâm và bước đầu hình thành các điểm du lịch thu hút khách du lịch trong vùng và quốc tế.

Ngành du lịch biển hiện đứng thứ hai trong các ngành kinh tế biển của tỉnh, nhưng cơ cấu chiếm gần 3% GDP của toàn tỉnh. Trong 7 năm qua, số du khách tăng gấp 3 lần so với năm 2007, đến năm 2013 thu hút được 1.100 ngàn lượt khách, doanh thu bình quân tăng 20%. Riêng đối với các dự án đầu tư cho kinh doanh du lịch đến tháng 4.2014, toàn tỉnh đã có 25 dự án đầu tư trực tiếp giáp biển cho khai thác/kinh doanh du lịch biển, chiếm 2% toàn quốc (cả nước có 1.591 dự án, trừ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng); trong đó có 25 dự án từ nguồn vốn doanh nghiệp, chiếm 1,9% số dự án có vốn đầu tư của doanh nghiệp của các nước.

Tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt 6.887 tỷ đồng, chiếm 0,3% toàn quốc và vốn thực hiện đến hết tháng 4.2014 đạt 1.380 tỷ đồng, đạt 20% tổng vốn đăng ký và chỉ chiếm 0,4% toàn quốc. Như vậy, về quy mô và đa dạng vốn đầu tư ở Ninh Thuận vẫn còn yếu hơn rất nhiều so với toàn quốc; chính vì thế Bộ Chính trị đã giao tỉnh xây dựng đề án về cơ chế chính sách đặc thù nhằm phát triển các ngành kinh tế biển trình Bộ Chính trị xem xét, trong đó tỉnh sẽ đề xuất chính sách cho phép dịch vụ casino tại tỉnh nhằm thu hút khách du lịch… gắn với xây dựng khu nhà máy điện hạt nhân.

Bảng 1: các dự án du lịch trực tiếp giáp biển tỉnh Ninh Thuận đến 4.2014

STT chỉ tiêu

Số dự án

giáp biển

hình thức đầu tư Diện tích dự án (ha)

Vốn đầu tư(tỷ đồng)

100% vốn

nước ngoài

100% vốn

trong nước

Liên doanh

Diện tích cấp

phép

Diện tích bàn giao

Vốn đăng

Vốn đã

thực hiện

I Toàn ven biển Ninh Thuận 25 2 23 - 579 418 6.887 1.380

1 Nguồn vốn nhà nước - - - - - - - -

2 Nguồn vốn của doanh nghiệp 25 2 23 - 579 418 6.887 1.380

285

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng 9 1 8 - 75 57 1.496 905

Các dự án đang xây dựng 9 1 8 - 363 361 4.002 452

Các dự án đã khởi công nhưng hiện tại đang dừng thực hiện

-

Các dự án chưa triển khai 7 - 7 - 141 - 1.389 22

IIcơ cấu dự án vốn doanh nghiệp ở Ninh Thuận so với cả nước

1,9 1,9 1,9 - 0,9 1,5 0,3 0,4

Các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng 1,8 2,1 1,9 - 0,5 0,7 0,5 0,6

Các dự án đang xây dựng 2,5 3,4 2,5 - 1,9 2,5 0,4 0,3

Các dự án đã khởi công nhưng hiện tại đang dừng thực hiện

- - - - - - -

Các dự án chưa triển khai 1,6 - 1,8 - 0,5 - 0,2 0,1

Nguồn: Tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận (năm 2014)

Tuy du lịch biển được xem là thế mạnh của địa phương, nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP của tỉnh; nhiều dự án phát triển du lịch quy mô lớn chậm hoàn thành, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa thực sự đủ sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; chưa xây dựng được thương hiệu du lịch biển cho Ninh Thuận.

Về diêm nghiệp: Ninh Thuận được xác định là vùng trọng điểm về sản xuất muối của cả nước, trong khi hoạt động này chiếm một quỹ đất sản xuất tương đối lớn như giá trị kinh tế lại không cao. Tổng diện tích sản xuất muối của tỉnh Ninh Thuận năm 2013 đạt 2.700 ha, năng suất bình quân 94,7 tấn/ha và sản lượng muối 256 nghìn tấn. Năng suất lao động phụ thuộc vào công nghệ, điều kiện sản xuất, đầu tư... Năm 2012 năng suất lao động trung bình toàn quốc đạt 15,4 tấn/người/năm và Ninh Thuận đạt 125,28 tấn/lao động (cao nhất toàn quốc, do sử dụng ít lao động, 1 ha chỉ cần 0,7 lao động).

Bên cạnh đó, việc sản xuất muối ở địa phương vẫn đang gặp những khó khăn nhất định: Về cơ sở hạ tầng các đồng muối công nghiệp hiện đang xuống cấp và trang thiết bị của đồng muối chưa được đầu tư đồng bộ, chỉ là một số các trạm bơm để cấp nước biển, thu hoạch muối thì sử dụng một số máy kéo, máy xúc; đa phần là sử dụng sức lao động thủ công. Về công nghệ còn thấp, sản lượng và chất lượng phụ thuộc nhiều vào sức lao động, thời tiết. Chính sách mua tạm trữ muối chưa kịp thời, nhưng thời hạn triển khai thường kết thúc sớm hơn theo quy định; nguồn vốn đầu tư của Trung ương và địa phương rất hạn chế cho đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Kỷ yếu hội thảo

286

Bảng 2: hiện trạng sản xuất muối biển tỉnh Ninh Thuận đến năm 2013

STT chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tốc độ (%/năm)

1 Toàn ngành muối

Diện tích ha 2.004 2.380 2.700 10,4

Năng suất tấn/năm 83,9 89,2 94,7 4,1

Sản lượng 1.000 tấn 168 212 256 15,0

Lao động người 2.631 1.820 1.920 -10,0

Giá trị sản xuất tỷ đồng 161 233

2 riêng muối công nghiệp

Diện tích ha 1.524 1.872 1.900 7,6

Năng suất tấn/ha 65,66 67,71 74,82 4,4

Sản lượng 1.000 tấn 100 126 142 12,4

Nguồn: Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và Nghề muối (2014)

Về công nghiệp ven biển: đến nay tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư các thành phần kinh tế khai thác tiềm năng và lợi thế về biển để phát triển công nghiệp ven biển như chế biến hải sản, sản xuất muối biển, xi măng, điện gió; trong dự án sản xuất và xuất khẩu muối Quán Thẻ quy mô 2.510 ha, đã cho sản lượng 450 nghìn tấn/năm, sản xuất xi măng quy mô 750 nghìn tấn/năm, dự án sản xuất chế biến sản phẩm muối cao cấp và muối iốt quy mô 200 nghìn tấn/năm và một số dự án chế biến muối tinh; một số dự án khai thác lợi thế về năng lượng tái tạo, chế biến titan. Mặc dù vậy, công nghiệp ven biển của tỉnh có quy mô nhỏ, phát triển chưa mạnh; giá trị công nghiệp ven biển đến năm 2011 đạt 714 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng gấp 4,8 lần so với năm 2007 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm 47,8%/năm. Tuy nhiên, giá trị công nghiệp ven biển và kim ngạch xuất khẩu thủy sản còn thấp, năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển còn chậm, khả năng cạnh tranh thấp, việc đổi mới công nghệ còn chậm.

Về hàng hải: hiện nay tỉnh chỉ có cảng hàng hóa Dốc Hầm - Cà Ná là một trong cảng biển miền Trung được quy hoạch phát triển thành cảng nước sâu, quy mô công suất hàng hóa qua cảng 15 triệu tấn/năm. Hiện chỉ có 8 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, trong đó có 4 cơ sở có khả năng đóng tàu lớn, nằm trong cụm công nghiệp Cà Ná và được xác định tập trung đầu tư phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, vận tải biển chậm phát triển do tỉnh chưa có cảng hàng hóa, nên việc vận chuyển một số sản phẩm có quy mô lớn của địa phương như

287

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

muối công nghiệp, vật liệu xây dựng còn khó khăn, trở ngại cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Khả năng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển của địa phương

Về khả năng đầu tư toàn xã hội của tỉnh Ninh Thuận: Các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà là thu hút được nguồn vốn và đầu tư hiệu quả cho phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung. Riêng trong giai đoạn 2010 - 2013, tổng số vốn đầu tư xây dựng của tỉnh đạt 22.608 tỷ đồng, chiếm 8,5% toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận) và hàng năm Ninh Thuận chỉ tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội với số lượng khiêm tốn 368 tỷ đồng mỗi năm.

Riêng năm 2013 tăng chỉ 1,2 lần về quy mô vốn đầu tư so với năm 2010; nếu so sánh với lượng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh so với các tỉnh lân cận có cùng điều kiện thì cơ cấu của tỉnh giảm dần trong 04 năm trở lại đây (từ năm 2010 - 2013, xem bảng dưới). Sự gia tăng quy mô vốn đầu tư xây dựng tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như du lịch biển đảo, dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác và chế biến thủy sản; chưa có sự thu hút mạnh như các địa phương khác đối với nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục hạ tầng giao thông, công nghiệp.

Vốn từ Ngân sách Nhà nước đầu tư vào kinh tế biển: ngoài việc tập trung đầu tư vào những công trình trọng điểm như giao thông, cảng biển, còn đầu tư vào các lĩnh vực như: cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng khu công nghiệp chế biến thủy sản, khu neo đậu thuyền tránh bão, nạo vét, xây dựng các kè sông. Có thể so sánh một số tỉnh như Đà Nẵng đã phát triển hạ tầng cảng biển và kinh tế hàng hải khá mạnh; Quảng Ngãi đã triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất; Bình Thuận ưu tiên vốn ngân sách vào xây dựng cơ sở hạ tầng như nâng cấp sân bay Phú Quý, mở rộng cảng Triều Dương, đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão tại huyện đảo Phú Quý với tổng vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng.

Vốn từ khu vực ngoài Nhà nước đầu tư vào kinh tế biển: đóng vai trò quan trọng khi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, với cơ cấu đầu tư đa dạng từ lĩnh vực như: đóng, sửa chữa tàu; khai thác, chế biến thủy hải sản cho tới khai thác, chế biến dầu khí. Để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, bên cạnh nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn từ các ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ; đặc biệt là Quảng Ngãi và Bình Định.

Vấn đề dư nợ tín dụng: do tỉnh Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư toàn xã hội thấp nhất trong các tỉnh lân cận của khu vực Nam Trung Bộ, nên mức độ dư nợ tín dụng cũng thấp hơn. Năm 2012, toàn tỉnh Ninh Thuận có dư nợ ngân hàng 7.064 tỷ đồng và cao hơn so

Kỷ yếu hội thảo

288

với mức đầu tư toàn xã hội; đến 9 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngân hàng của tỉnh Ninh Thuận đạt tới 8.900 tỷ đồng và thấp hơn rất nhiều lần so với các địa phương khác. Tuy nhiên, chỉ số dư nợ tín dụng trên GDP của tỉnh Ninh Thuận năm 2013 cao hơn rất nhiều so với các tỉnh khác và đạt 256%, trong khi đó Bình Định chỉ đạt 69%, Khánh Hòa 75%, Phú Yên 151% và Bình Thuận 94%.

d) Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Ngoài các nguồn vốn nội địa/trong nước, tận dụng lợi thế và tiềm năng kinh tế biển sẵn có, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế biển. Cũng như nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Ninh Thuận có xu hướng tăng về số lượng dự án, cũng như tăng về quy mô đầu tư; nhưng so với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thì vẫn còn khá khiêm tốn.

Năm 2011, toàn tỉnh có 26 dự án đầu tư nước ngoài (chiếm 8,7% so với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận), với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 684 triệu USD vốn (chiếm 6,8%) và tổng vốn điều lệ 229 triệu USD (chiếm 8,9%). Đến năm 2013, con số này tuy có tăng nhưng vẫn còn chậm, chưa có tính đột phá; số dự án chỉ có 30 dự án (sau 3 năm chỉ tăng 04 dự án), tổng vốn đăng ký đầu tư chỉ đạt 809 triệu USD (tăng 125 triệu USD so với năm 2010) và vốn điều lệ đạt 260 dự án (tăng 31 triệu USD so với năm 2010). Tuy nhiên, đến tháng 11 năm 2014, toàn tỉnh đã có 34 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 877 triệu USD, vốn điều lệ 272 triệu USD. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có dấu hiệu tích cực đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng hiện vẫn chưa có dự án nào đạt mức đăng ký đầu tư trên 1 tỷ USD.

Riêng lĩnh vực đầu tư cho phát triển kinh tế biển, số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực thủy sản năm 2012 đạt 08 trên tổng số 22 dự án toàn tỉnh với số vốn đăng ký đạt 31,9 triệu USD, con số này đối với lĩnh vực du lịch là 02 dự án với số vốn lên tới 17 triệu USD1. Đối với thị trường thức ăn thủy sản, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm thị phần vượt trội so với các doanh nghiệp nội địa. Thức ăn cho tôm là một ví dụ điển hình khi 100% các doanh nghiệp cung cấp mặt hàng này là các công ty nước ngoài (Xem Bảng 4).

đ) Một số khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở Ninh Thuận

- Nguồn lực đầu tư còn hạn chế dẫn đến phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển trong điều kiện mới; quy mô đầu tư còn nhỏ, phân tán; đời sống dân cư sinh sống bằng nghề biển còn nghèo và rất khó khăn;

- Thiếu cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia phát

289

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Bảng 4: Vốn đầu tư FDI của toàn tỉnh Ninh Thuận so với các vùng lân cận

TT Địa phương

Số lượng cơ cấu (%)

Số dự án

Tổng vốn đăng ký đầu

tư (triệu uSD)

Vốn điều lệ (triệu uSD)

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

đăng ký

Vốn điều lệ

1 Năm 2011 298 9.998 2.582 100,0 100,0 100,0

Bình Định 44 630 241 14,8 6,3 9,3

Khánh Hòa 80 817 271 26,8 8,2 10,5Phú Yên 53 6.481 1.458 17,8 64,8 56,5

Bình Thuận 95 1.386 384 31,9 13,9 14,9

Ninh Thuận 26 684 229 8,7 6,8 8,9

2 Năm 2012 326 10.504 2.760 100,0 100,0 100,0

Bình Định 52 693 288 16,0 6,6 10,4

Khánh Hòa 88 1.030 314 27,0 9,8 11,4

Phú Yên 57 6.531 1.473 17,5 62,2 53,4

Bình Thuận 100 1.473 430 30,7 14,0 15,6

Ninh Thuận 29 776 255 8,9 7,4 9,2

3 Năm 2013 338 13.426 4.045 100,0 100,0 100,0

Bình Định 57 1.606 1.265 16,9 12,0 31,3

Khánh Hòa 87 1.027 311 25,7 7,6 7,7

Phú Yên 57 6.532 1.473 16,9 48,7 36,4

Bình Thuận 107 3.453 737 31,7 25,7 18,2

Ninh Thuận 30 809 260 8,9 6,0 6,4

4 11 tháng 2014 359 11.914 3.825 100,0 100,0 100,0

Bình Định 63 1.735 1.292 17,5 14,6 33,8

Khánh Hòa 90 1.034 311 25,1 8,7 8,1

Phú Yên 57 4.747 1.194 15,9 39,8 31,2

Bình Thuận 115 3.521 757 32,0 29,6 19,8

Ninh Thuận 34 877 272 9,5 7,4 7,1

Nguồn: Tổng hợp hàng năm từ Cục Đầu tư nước Ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Kỷ yếu hội thảo

290

triển kinh tế biển; chính sách khuyến khích ngư dân bám biển đã được quan tâm nhưng chưa đủ mạnh, khả năng an tâm bám biển của ngư dân chưa cao. Các dự án đầu tư phát triển kinh tế biển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và các thành phần kinh tế tiến độ còn chậm.

- Chưa đẩy mạnh xã hội hóa về “bảo hiểm” các ngành kinh tế biển; biến đổi khí hậu và diễn biến thời tiết trên biển ngày càng phức tạp, khó lường.

- Sự chồng chéo trong phát triển các ngành kinh tế biển ở địa phương: (i) Chồng chéo giữa phát triển thủy sản và du lịch biển (tại Vĩnh Hy), nuôi trồng hải sản đang có xu hướng giảm dần về quy mô, nhường chỗ phát triển ngành du lịch; (ii) Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động của phát triển nhà máy điện hạt nhân tới các hoạt động du lịch.

4. Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và những năm tiếp theo

a) Những định hướng tư tưởng cho phát triển kinh tế biển của địa phương trong bối cảnh mới

- Cần đổi mới tư duy sắp xếp, tổ chức lại không gian kinh tế biển và vùng biển nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển. Xây dựng tỉnh Ninh Thuận mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại, thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ nhanh. Tạo ra một sự kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển với lục địa để phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

- Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện, trọng tâm là phát triển hải sản, du lịch biển và năng lượng sạch. Phát huy triệt để và có hiệu quả các nguồn lực bên trong, kết hợp với tranh thủ sự hợp tác và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài theo nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, hội nhập.

- Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Kinh tế biển và vùng ven biển là “hạt nhân” tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển và vùng ven biển với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, tái tạo và phát triển các nguồn tài nguyên biển, đảm bảo sự phát triển bền vững

b) Định hướng phát triển kinh tế biển đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Dựa trên định hướng chiến lược vùng biển miền Trung trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,trong giai đoạn tới tỉnh Ninh Thuận sẽ ưu tiên phát triển kinh tế biển theo hướng chính với các ngành lĩnh vực ưu tiên như:

291

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

(1) Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời; phát triển cảng biển nước sâu, cảng du lịch, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão;

(2) Phát triển du lịch biển xanh, gắn với bảo tồn và bảo vệ giá trị tự nhiên biển, đảo; hình thành và phát triển thương hiệu du lịch biển gắn với văn hóa Chăm;

(3) Đẩy mạnh khai thác và chế biến hải sản dựa trên hệ sinh thái, gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển và bảo vệ nguồn lợi hải sản; phát triển mô hình kinh doanh dịch vụ “bảo hiểm” sản xuất trên biển, đặc biệt trong bảo hiểm tai nạn do thiên tai; phát triển nông nghiệp, diêm nghiệp gắn với chế biến xuất khẩu.

(4) Khai thác khoáng sản ven biển như quặng titan và cát thủy tinh.

(5) Nghiên cứu phát triển các dược phẩm từ sinh vật biển, muối biển.

Tuy nhiên, thời gian đến năm 2020 không còn nhiều, nguồn lực của địa phương còn hạn chế, ngân sách Trung ương bị cắt giảm, đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều trở ngại do nợ công và khủng hoảng kinh tế toàn cầu… vì vậy cần xác định rõ những lĩnh vực cần tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển. Trên cơ sở đó, tỉnh Ninh Thuận có thể phân loại các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển ở khu vực này thành hai nhóm lớn sau.

* Nhóm 1: Đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động nhiều đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng, quốc gia

Các dự án như Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; dự án tuyến đường ven biển của Ninh Thuận từ Bình Tiên - Cà Ná, tuyến vành đai thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cầu Đông Hải - Phú Thọ, các tuyến đường giao thông kết nối với tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận và Tây nguyên (bao gồm cả khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt); các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị (các khu tái định cư, khu dân cư tập trung Đông Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm); cảng biển nước sâu Dốc Hầm, cảng hàng hóa Ninh Chữ, cảng du lịch (Bình Tiên - Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ), nâng cấp, mở rộng cảng cá (Cà Ná, Đông Hải, Ninh Chữ)… đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn.

Trong số các dự án trên, nếu không kêu gọi được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và còn phải dựa nhiều vào vốn ngân sách địa phương thì buộc phải để lại sau năm 2020. Tuy nhiên, nếu muốn đẩy nhanh tiến độ các dự án này thì cần phải có một “cơ chế, chính sách” thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, nhất là vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay và phải đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế, cơ chế chính sách trong đầu tư để tạo ra nguồn lực cho địa phương.

* Nhóm 2: Đối với các dự án đầu tư không lớn, nhưng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và của cả nước

Kỷ yếu hội thảo

292

Các dự án phát triển liên quan đến các lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản, diêm nghiệp, nông sản và các dự án đầu tư hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu… hiện đang là những ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Những dự án này về cơ bản có quy mô vốn đầu tư không quá lớn, công nghệ không cao và khả năng tiếp tục khai thác, mở rộng, nâng cấp… vẫn còn rất lớn. Vì vậy, trong giai đoạn đến năm 2020 cần tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển. Định hướng một số ngành, lĩnh vực đó là:

Đối với linh vực du lịch biển: tập trung mọi nguồn lực xã hội để khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Từng bước hình thành các khu du lịch trọng điểm của cả nước và khu vực Đông nam Á với các loại hình du lịch độc đáo, có chất lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm du lịch đa dạng. Phấn đấu đến năm 2020 du lịch sẽ đóng góp 12% GDP của tỉnh; thu hút được 2,5 - 3,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 19 - 20% lượng du khách đến Ninh Thuận; thu nhập từ du lịch biển đạt 86 triệu USD; giải quyết lao động cho 21 nghìn lao động, trong đó gián tiếp 13,5 nghìn người và trực tiếp 7,5 nghìn người. Để làm được điều đó, tỉnh Ninh Thuận cần tập trung các lĩnh vực sau:

- Đẩy mạnh thu hút vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án khai thác Khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ và Mũi Né (nhu cầu vốn 1,3 tỷ USD cho cả giai đoạn 2011 - 2030). Từng bước hình thành một trong những trung tâm du lịch - thể thao - giải trí lớn của Việt Nam.

- Đầu tư và tổ chức liên kết chặt chẽ để khai thác hiệu quả vùng du lịch trọng điểm quốc gia: tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt - Phan Rang, trong đó lấy Phan Rang là điểm nhấn về du lịch văn hóa Chăm và nông trại nho (thưởng thức trang trại và rượu vang nho), trang trại thanh long; tuyến du lịch vùng duyên hải với du lịch vùng Tây Nguyên (Đà Nẵng - Hội An - Nha Trang - Ninh Chữ - Mũi Né - Đà Lạt - Đắk Lắk), tạo thành một tổng thể du lịch “Biển - Cao nguyên” độc đáo và hấp dẫn, đưa Ninh Thuận trở thành điểm đến quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.

- Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào lợi thế về cồn cát, doi cát ven biển, nắng, gió để đầu tư phát triển các khuôn viên du lịch mang đặc sắc của tỉnh như “trượt cát, đua mô tô trên cát, đánh trận giả trên sa mạc, nông trại, kéo dù, thuyền buồm; đẩy mạnh phát triển điểm du lịch sinh thái trên Vườn Quốc gia Núi Chúa;

- Khai thác hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh về văn hóa, di tích lịch sử của địa phương, trong đó tập trung vào văn hóa Chăm và các làng nghề truyền thống (gốm sứ, nước mắm, dệt);

- Thiết lập, quảng bá và phát triển thương hiệu biển Ninh Thuận gắn với văn hóa Chăm, trong đó tập trung vào: thương hiệu về con người, cộng đồng và văn hóa Chăm, gắn liền

293

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

với chương trình quảng bá các sản vật, sản phẩm biển của người dân địa phương. Thiết lập thương hiệu địa phương gắn với từng địa danh, di tích của địa phương tạo điểm đến cho du khách trong và ngoài nước. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp biển cho các doanh nghiệp đang, sẽ đầu tư vào khu vực biển Ninh Thuận, nhất là những lĩnh vực khai thác từ các lợi thế khác biệt của tỉnh; đồng thời phát triển thương hiệu ngắn với từng ngành, lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh, trong đó bao gồm cả ngành năng lượng điện hạt nhân, điện gió và các sản phẩm hải sản, nông sản đặc trưng Ninh Thuận.

Đối với linh vực khai thác và chế biến hải sản: tổ chức lại mô hình khai thác hải sản theo hướng sắp xếp tái cấu trúc các ngành kinh tế biển; phát triển theo mô hình liên kết, hợp tác xã, tổ đội, liên doanh với nước ngoài. Tập trung đầu tư phát triển mạnh đánh bắt xa bờ bằng cách hiện đại hóa phương tiện tàu thuyền, thay dần tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ sắt, composit, nâng cấp công suất tàu thuyền, tổ chức lại các hoạt động đánh bắt, áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường.

Đẩy nhanh tiến độ và thực hiện hiệu quả Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 25.8.2014 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ thủy sản, trong đó cần tập trung vào những vấn đề về: khả năng vay vốn cho đóng tàu (vỏ thép, vỏ gỗ); ngư dân sử dụng chính con tàu đó để làm tài sản thế chấp vay vốn; hỗ trợ cho các tàu dịch vụ, đào tạo tập huấn, mua bảo hiểm thân tàu; hỗ trợ đầu tư xây dựng cảng chuyên dụng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng, nạo vét luồng lạch, đầu tư trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá quy mô lớn.

Ưu tiên triển khai đầu tư tương xứng cho ngư dân tạo tâm lý an tâm bám biển, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển:

(1) Đối với ngư trường, phân định cụ thể cho từng ngư trường đánh bắt hải sản gắn với mùa vụ và loại nghề, phương tiện được phép khai thác có điều kiện; thiết lập hệ thống thông tin và tạo cơ chế chia sẻ thông tin đối với từng ngư trường, gắn với dự báo ngư trường và dự báo thời tiết. Đầu tư hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão gắn với từng ngư trường; đầu tư đội tàu công ích, đội tàu dịch vụ phục vụ phát triển khai thác và nuôi trồng trên biển.

(2) Đối với ngư nghiệp, đẩy mạnh thực hiện chương trình hiện đại hóa tàu cá, chú trọng ngư trường xa bờ; chuyển đổi dần từ tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vỏ composite, vỏ vật liệu mới, gắn với hiện đại hóa trang thiết bị nghề cá và hỗ trợ miễn phí đào tạo chuyển đổi nghề cho ngư dân.

(3) Đối với ngư dân, triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, bám ngư trường truyền thống và ngư trường biển quốc tế; khắc phục rủi ro thiên tai cho hoạt

Kỷ yếu hội thảo

294

động sản xuất trên biển, ưu tiên lĩnh vực khai thác và nuôi trồng hải sản trên vùng biển xa bờ; hỗ trợ trong đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật khai thác, bảo quản, dự báo ngư trường và kiến thức trong phòng tránh tai nạn, sự cố, xung đột trên biển; trang bị cho ngư dân kiến thức về Luật Biển quốc tế, Luật Biển Việt Nam và luật của một số nước có đường biên giới biển với Việt Nam.

(4) Cùng với các địa phương và Trung ương để thiết lập và vận hành hiệu quả chính sách về “bảo hiểm, bảo vệ, bảo hộ, bảo lãnh” đối với lao động hoạt động sản xuất trên biển. Xã hội hóa bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất trên biển, đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác, nuôi trồng hải sản. Có các chính sách đủ mạnh và sự vào cuộc của các đơn vị chức năng liên quan trong “bảo lãnh và bảo hộ” đối với các thuyền viên khi bị nước ngoài bắt, giữ, nhằm tạo “tâm lý” an tâm bám biển, tăng cường sự hiện diện của người dân trên biển, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển của Việt Nam.

Đối với linh vực quặng titan: vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận được xác định là khu vực có nhiều chồng lấn về khai thác lợi thế tài nguyên biển. Do đó, đối với những vùng có điều kiện thì cần tập trung đẩy nhanh việc khai thác quặng titan trước để giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các công trình công nghiệp, du lịch, dân sinh ven biển; đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các vùng khai thác và chế biến sâu quặng titan có quy mô lớn; đồng thời tổ chức khai thác, chế biến quặng titan theo hướng công nghiệp, thân thiện với môi trường. Đối với các khu vực chồng lấn khác không đủ điều kiện khai thác thì đưa vào diện dự trữ tài nguyên quốc gia (khi có điều kiện sẽ đưa vào khai thác).

Đến năm 2015 sẽ hoàn thành thăm dò tiềm năng quặng titan ở các khu vực ven biển Ninh Thuận và đến năm 2020 tùy vào khả năng triển khai của các dự án khai thác gắn với chế biến sâu, tiến hành thăm dò mở rộng các khu vực có chứa titan trong tầng cát đỏ với trữ lượng và tài nguyên khoáng vật nặng có ích khoảng 17 triệu tấn.

Triển khai dự án thăm dò quặng titan đến năm 2015 ở Sơn Hải, xã Phước Dinh huyện Thuận Nam với quy mô 673 ha (mục tiêu trữ lượng 2,5 triệu tấn). Giai đoạn 2016 - 2020 triển khai 676 ha ở Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (trữ lượng 2,5 triệu tấn) và 88 ha ở Mũi Dinh, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (trữ lượng 0,21 triệu tấn).

Triển khai các nhà máy chế biến xỉ titan ở tỉnh Ninh Thuận khoảng 160 nghìn tấn/năm (cho giai đoạn 2015 - 2030), trong đó Ninh Thuận 1 (Phước Hải, huyện Ninh Phước) khoảng 80 nghìn tấn/năm, Ninh Thuận 2 (KCN Phước Nam) khoảng 30 nghìn tấn/năm, Ninh Thuận 3 (KCN Phước Nam) khoảng 50 nghìn tấn/năm.

295

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Triển khai các nhà máy chế biến zircon siêu mịn và hợp chất zircon 25 nghìn tấn/năm, trong đó, nhà máy nghiền zircon siêu mịn Ninh Thuận 1 (Phước Hải, Ninh Phước) công suất 15 nghìn tấn/năm và KCN Phước Nam 10 nghìn tấn/năm.

Triển khai nhà máy chế biến pigment (KCN Phước Nam) 30 nghìn tấn/năm (giai đoạn 2015 - 2020) và nâng lên 60 nghìn tấn/năm (giai đoạn 2021 - 2030).

Đối với linh vực tài nguyên điện gió: với lợi thế của địa phương nằm cùng với trục xích đạo của Philippines, nơi có nguồn tài nguyên gió tự nhiên lớn, thích hợp cho phát triển các công trình năng lượng điện gió, nhằm hạn chế xây dựng hệ thống thủy điện đầu nguồn và khi chưa có đủ lực để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Đến năm 2020, ưu tiên phát triển các công trình điện gió với tổng công suất 1.023 MW (nhu cầu 1.500 - 2.000 MW) trên diện tích 364 ha diện tích đất ven biển, trong đó huyện Thuận Nam có 624 MW (diện tích 291 ha), huyện Thuận Bắc 211 MW (diện tích 42 ha), huyện Ninh Phước 170 MW (diện tích 26 ha) và huyện Bác Ái 18 MW (diện tích 5 ha). Trong đó được bố trí theo các khu vực:

- Khu vực 1: Thuận Bắc (xã Công Hải, Lợi Hải, Bắc Phong), Ninh Sơn (Nhơn Sơn, Mỹ Sơn) và Ninh Hải (Xuân Hải), Bác Ái (Phước Trung);

- Khu vực 2: Ninh Hải và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Văn Hải, Đông Hải);

- Khu vực 3: Ninh Phước (Phước Vinh, Phước Sơn, Phước Hậu, Phước Thái, Phước Hữu) và Thuận Nam (Phước Ninh, Phước Minh, Nhị Hà);

- Khu vực 4: Ninh Phước (An Hải, Phước Hải, Phước Dân, Phước Thuận) và Thuận Nam (Phước Nam, Phước Minh, Phước Dinh, Phước Diêm);

- Khu vực 5: Ninh Sơn (Tân Sơn, Quảng Sơn), Bác Ái (Phước Thắng, Phước Tiến).

Đối với linh vực diêm nghiệp: hướng chính là đầu tư phát triển theo chiều sâu, nghiên cứu tổ chức sản xuất muối bằng các dây chuyền công nghệ tiên tiến dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân, các liên doanh có trang bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đảm bảo muối nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp. Hình thành các khu vực sản xuất muối tập trung có công nghệ hiện đại để kết hợp khai thác muối biển chất lượng cao với việc thu hồi đồng thời các hóa phẩm khác trong nước biển, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ngành khai thác muối.

Đối với diện tích làm muối thủ công: từ nay đến năm 2015 vẫn duy trì diện tích làm muối thủ công của tỉnh là 579 ha, trong đó huyện Ninh Hải 455 ha và huyện Thuận Nam là 24 ha; nhưng sau năm 2015 sẽ chuyển toàn bộ diện tích này sang khu công nghiệp. Đối

Kỷ yếu hội thảo

296

với diện tích muối công nghiệp: đến năm 2020 sẽ bố trí diện tích 3.942 ha, trong đó huyện Ninh Hải 1.391 ha và huyện Thuận Nam 2.550 ha.

c) Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận

- Chính quyền địa phương phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, khuyến khích các hình thức đầu tư phát triển kinh tế biển, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch biển, khu công nghiệp, đường giao thông, ngư trường đánh bắt lớn… với nhiều hình thức sở hữu khác nhau.

- Xây dựng chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư với tầm nhìn từ ngắn hạn tới trung, dài hạn: ngân sách trung ương và địa phương sẽ đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, các vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất giống tập trung. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cần có chính sách thu hút đầu tư trên cơ sở có những ưu đãi cho các doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ dừng lại ở những ưu đãi về đất đai, thuế, ưu đãi còn có thể ở dưới dạng cung cấp các thông tin, chủ trương về pháp luật, phát triển kinh tế, các ưu đãi về thủ tục đầu tư, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra, đầu vào cho doanh nghiệp từ những doanh nghiệp trên địa bàn. Nhưng để khai thác hiệu quả nguồn vốn, chính quyền địa phương cần ưu tiên vốn đầu tư ngân sách nhà nước đầu tư các công trình, dự án có ý nghĩa chiến lược (kể cả các công trình, dự án có khả năng thu hồi vốn kém) như cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách ưu đãi và chủ trương đầu tư, tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Phối hợp với các doanh nghiệp nhằm triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua nhiều phương thức và phương tiện có thể. Đi đôi với nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, huyện, ban quản lý các khu công nghiệp, cơ quan thuế, hải quan, các sở ban ngành khác.

- Đổi mới cơ chế, chính sách đối với tín dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế biển:

+ Đối với du lịch biển: sản phẩm tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty du lịch, công ty vận chuyển hành khách); sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cho mục đích du lịch.

+ Đối với lĩnh vực khai thác hải sản: hướng tín dụng cho vay đầu tư mới, nâng cấp các thuyền có công suất lớn, hoạt động dài ngày trên biển. Tài trợ vốn lưu động chuẩn bị cho chuyến đánh bắt dài ngày, mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp thực hiện dịch vụ hậu cần; tài trợ vốn trung, dài hạn cho hình thành các trạm trung chuyển sản lượng đánh bắt và tài trợ vốn cho tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, vận chuyển;

297

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

+ Đối với lĩnh vực nuôi trồng hải sản: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương để hỗ trợ khách hàng về mặt chính sách, kỹ thuật nuôi trồng, tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra. Chú trọng tới các lĩnh vực nuôi trồng hải sản có chất lượng và giá trị hàng hóa cao, có thị trường tiêu thụ rộng, đặc biệt là thị trường nước ngoài.

+ Đối với các lĩnh vực cảng (cảng biển, cảng du lịch, cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão): chuẩn bị nguồn vốn quy mô lớn, thời gian vay dài, trình độ thẩm định dự án đầu tư, quản lý tín dụng sau giải ngân. Thẩm định nhu cầu thị trường để xác định quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian xây dựng tránh tình trạng kéo dài thời gian thi công, thiếu vốn đầu tư, hiệu quả trả nợ thấp. Cho vay đồng tài trợ phải được chia sẻ rủi ro và tăng cường khả năng thẩm định; cho vay tổ chức cung cấp dịch vụ cảng biển.

+ Đối với các tổ chức tín dụng: ngân hàng địa phương có cơ chế tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận được vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất trên biển, thời gian vay phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất của các ngành kinh tế biển. Các tổ chức tín dụng cần đánh giá chính xác tiềm năng tín dụng đối với lĩnh vực kinh tế biển để có những giải pháp tín dụng phù hợp. Nguồn vốn tín dụng sẽ không chỉ tập trung vào các lĩnh vực truyền thống; mà phải hướng tới cho vay đầu tư mới như nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn khả năng bám biển dài ngày, các dự án đầu tư hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông, đô thị. Đối với các dự án quy mô lớn, các tổ chức tín dụng có thể cho vay đồng tài trợ nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nguồn vốn, gia tăng mức độ chính xác trong thẩm định dự án, nâng cao hiệu quả giám sát khoản vay và chia sẻ rủi ro. Cần có cơ chế chia sẻ rủi ro trong tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận tín dụng thông qua việc hình thành và phát triển các công ty bảo hiểm và quỹ bảo lãnh tín dụng.

Kỷ yếu hội thảo

298

299

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MUỐI, SẢN PHẨM HÓA CHẤT SAU MUỐIVÀ MỘT SỐ NÔNG SẢN CÓ LỢI THẾ Ở NINH THUẬN

Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt về kinh tế, xã hội và môi trường.

Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 105 km, đặc biệt nước biển có độ mặn cao trên 30 Bômê - là vùng khô hạn nhất cả nước, lượng mưa bình quân trên dưới 700 mm; năng lượng bức xạ lớn, nhiệt độ trung bình năm trên 270C, gió nhiều, lượng nước bốc hơi cao trên 1.800 mm, độ ẩm không khí từ 71 - 75%. Những đặc điểm này vô cùng thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất muối công nghiệp rất hiệu quả, có quy mô lớn nhất cả nước; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và sản xuất được quanh năm.

I. Tiềm năng phát triển sản xuất muối và sản phẩm hóa chất sau muối

1. Quy hoạch phát triển sản xuất muối

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất muối ở nước ta là từ nước biển. Công nghệ được lựa chọn và sản xuất phổ biến là công nghệ bốc hơi mặt bằng sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời, đã tồn tại hàng trăm năm nay trên 21 tỉnh/thành phố trong cả nước. Vị trí các đồng muối truyền thống thường được lựa chọn và hình thành ở các vùng đất thấp ven biển và tương đối bằng phẳng để thuận lợi cho việc cung cấp nước biển và tiêu thoát nước mưa, nước ót khi thu hoạch muối. Do sản xuất muối có thời vụ: 5 - 6 tháng ở miền Bắc, 8 - 9 tháng ở miền Trung, 4 - 5 tháng ở Nam Bộ nên ngoài thu nhập từ nghề muối, người diêm dân còn tranh thủ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác các hải sản ven biển hoặc tổ chức sản xuất ngay trên đồng muối như: nuôi actemia, nuôi tôm, cá... ngoài vụ sản xuất muối để

? cỤc chẾ BIẾN NÔNg LÂM ThủY SẢN VÀ NghỀ MuốI

Kỷ yếu hội thảo

300

bù đắp một phần thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Để thúc đẩy phát triển ngành muối, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15.7.1999 về một số chính sách phát triển muối; Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05.02.2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 nhằm khuyến khích phát triển ngành muối theo hướng công nghiệp và hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để mặt hàng muối có thể cạnh tranh, đáp ứng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp người làm muối có cuộc sống ổn định và tăng thu nhập.

Hiện nay, biến đổi khí hậu tác động với tần suất thiên tai ngày càng nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn, trong đó sản xuất muối là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp. Theo Tổ chức Môi trường thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1 m thì 5% diện tích đất Việt Nam bị ngập. Các vùng sản xuất muối ở sát biển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo phát triển sản xuất muối theo hướng bám sát quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất muối tại Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05.02.2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với vùng sản xuất muối công nghiệp, tập trung phát triển ở những nơi có điều kiện thuận lợi và có lợi thế sản xuất tập trung, quy mô lớn để hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp và thực hiện cơ giới hóa sản xuất, nhất là khâu thu hoạch muối. Thực hiện chủ trương, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10.6.2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 26.10.2014, theo hướng:

a) Quan điểm

- Phát triển sản xuất muối phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ổn định diện tích, gắn với xây dựng nông thôn mới, phân công lại lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn.

- Tập trung phát triển sản xuất muối ở những nơi có điều kiện thuận lợi và có lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thu hồi các sản phẩm sau muối; hỗ trợ chuyển đổi diện tích muối không có hiệu quả sang phát triển sản xuất khác có hiệu quả cao hơn.

- Phát triển sản xuất muối phải khai thác và phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với đổi mới công nghệ, đầu

301

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích.

b) Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo sản xuất muối theo hướng hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và xuất khẩu sản phẩm muối biển sạch, giàu vi lượng; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho những người lao động trong ngành muối, góp phần tích cực vào việc phòng, chống các bệnh rối loạn do thiếu iốt, gắn với bảo vệ môi trường.

c) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, tổng diện tích sản xuất muối có 14.660 ha, sản lượng đạt 1.100.000 tấn. Trong đó diện tích sản xuất muối công nghiệp 4.853 ha, sản lượng đạt trên 538.000 tấn, chiếm 48,9%; diện tích sản xuất muối sạch có trải bạt nền ô kết tinh chiếm 20 - 30% tổng diện tích sản xuất muối.

- Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất muối ổn định 14.500 ha, sản lượng đạt 2.000.000 tấn. Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp 8.000 ha, sản lượng đạt 1.310.000 tấn, chiếm 65,5%; sản xuất muối sạch có trải bạt nền ô kết tinh chiếm 40 - 60% tổng diện tích sản xuất muối.

- Tầm nhìn đến năm 2030: Tăng sản lượng muối công nghiệp và muối sạch, đáp ứng nhu cầu muối cho tiêu dùng dân sinh, các ngành công nghiệp và tăng tỷ lệ xuất khẩu các loại muối biển sạch, giàu vi lượng; tăng hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh sản phẩm muối, nâng cao đời sống của người dân làm muối. Dự kiến diện tích sản xuất muối 16.500 ha, sản lượng 2.900.000 tấn, trong đó muối công nghiệp 1.950.000 tấn chiếm 67,24% sản lượng muối; sản xuất muối sạch có trải bạt nền ô kết tinh, phủ bạt che mưa đạt trên 80% diện tích sản xuất muối.

* Đối với sản xuất muối công nghiệp tập trung

Tổng diện tích sản xuất muối công nghiệp tập trung đến năm 2015 là 4.853 ha, sản lượng muối đạt khoảng 538.000 tấn/năm và đến năm 2020 là 8.000 ha, sản lượng muối đạt khoảng 1.310.000 tấn/năm. Trong giai đoạn 2014 - 2020:

- Chuyển đổi 2.573 ha diện tích sản xuất muối phơi nước phân tán sang sản xuất muối công nghiệp tập trung theo hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân.

- Tập trung đầu tư chiều sâu, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ phủ bạt che mưa, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết;

Kỷ yếu hội thảo

302

thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối để nâng cao năng suất, chất lượng muối. Thực hiện đầu tư hoàn thành Dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, tỉnh Ninh Thuận, quy mô 2.550 ha; dự án xây dựng đồng muối công nghiệp của diêm dân Bắc Tri Hải, Nhơn Hải, tỉnh Ninh Thuận, quy mô 600 ha.

* Đối với tỉnh Ninh Thuận

- Sản xuất muối của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu theo phương pháp phơi nước, theo quy trình sản xuất muối phân đoạn kết tinh quy mô tập trung công nghiệp. Trong năm 2014 thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối nên năng suất, sản lượng muối tăng hơn các năm trước. Tổng diện tích sản xuất năm 2014 là 2.673 ha, trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp là 2.137 ha, diện tích sản xuất muối của diêm dân 536 ha. Sản lượng muối 11 tháng năm 2014 đạt khoảng 372.927 tấn, trong đó muối công nghiệp là 236.415 tấn, muối của diêm dân là 136.512 tấn. Mặt khác, một số công ty đã đầu tư hệ thống phủ bạt che mưa ô kết tinh được 24,38 ha và trải bạt nền ô kết tinh với diện tích 86,62 ha nên hạn chế thiệt hại do mưa và nâng cao được năng suất, chất lượng muối. Về chất lượng, muối công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận được đánh giá cao nhất trong cả nước, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: phủ bạt che mưa ô kết tinh để kết tinh dài ngày; kết tinh muối trên nền trải bạt HDPE. Để nâng cao chất lượng muối hơn nữa ngoài việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong thời gian tới cần đầu tư dây chuyền rửa muối sau thu hoạch cho tất cả các đồng muối hiện hữu và các đồng muối đầu tư xây dựng mới. Nhìn chung, năm 2014 tình hình sản xuất muối đạt năng suất, sản lượng cao, tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi.

- Về quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Ninh Thuận: Giai đoạn đến năm 2020, tập trung đầu tư chiều sâu, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp tập trung, quy mô lớn với diện tích 3.942 ha, thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối để nâng cao năng suất, chất lượng muối. Sản lượng muối đạt khoảng 750.000 tấn/năm và là tỉnh có sản lượng muối lớn nhất trong cả nước.

2. Tiềm năng phát triển sản xuất muối và sản phẩm hóa chất sau muối

Nhu cầu dự báo cần khoảng 1,5 triệu tấn muối vào năm 2015 và 2 triệu tấn muối vào năm 2020, tầm nhìn năm 2030 khoảng 2,9 triệu tấn muối để đáp ứng và thỏa mãn cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ tới, tiến kịp nhu cầu tiêu dùng muối bình quân của thế giới (35 kg/người/năm).

Định hướng và mục tiêu đáp ứng nhu cầu muối trên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt tại quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn

303

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

đến năm 2030. Sản phẩm muối từ sau năm 2020 sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống đặc biệt là trong công nghiệp hóa chất, sẽ có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế trên địa bàn, cho chính sách tài chính quốc gia và tạo việc làm mới cho hàng chục ngàn lao động địa phương. Đối tượng của chuyển dịch cơ cấu và khoa học công nghệ trên trong ngành muối là tập trung khai thác cao độ vùng muối có tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, có lợi thế so sánh như các tỉnh thuộc Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trên địa bàn này có thể hình thành tổ hợp công nghiệp muối - hóa chất, tạo ra khả năng sử dụng hiệu quả kinh tế nhân đôi trên một đơn vị diện tích khai thác muối do có điều kiện để tổ chức khai thác các sản phẩm sau muối (các sản phẩm hóa công) được làm giàu trong quá trình sản xuất muối theo công nghệ tiên tiến. Một đặc điểm nổi trội của tài nguyên muối so với một số tài nguyên khác là khả năng khai thác không hạn chế theo thời gian và vì vậy sẽ không hạn chế khi mở rộng quy mô nếu có nhu cầu. Do đó, phát triển muối phù hợp với địa bàn và nhu cầu tiêu dùng xã hội là sự phát triển bền vững và ổn định lâu dài trên nhiều mặt.

Mặt khác, vùng quy hoạch có quy mô tập trung, sản xuất lớn khác với các đồng muối có quy mô vừa và nhỏ ở chỗ nó mở ra khả năng tăng đáng kể hiệu quả kinh tế - xã hội trên một hecta diện tích sản xuất, thu hút các nhà đầu tư công nghiệp do có triển vọng khai thác các nguồn lợi tổng hợp đi theo như: thạch cao thô, các sản phẩm hóa công từ nước ót, các nhà máy hóa chất cơ bản dùng nguyên liệu muối (xút và sô đa) khai thác mặt nước khu bốc hơi giai đoạn đầu kết hợp nuôi trồng thủy hải sản, góp phần điều tiết tiểu khí hậu vùng dự án, tạo ra cảnh quan du lịch sinh thái mới... chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàn.

Theo dự tính, một số sản phẩm hóa chất có thể thu hồi được tính trên 100.000 tấn muối NaCl (tương đương khoảng 670 hecta ruộng muối), bao gồm (theo thứ tự khai thác):

- Thạch cao thô (CaSO4 - từ kết tinh muối): 6.000 tấn;

- Muối ăn thô (NaCl - từ kết tinh muối): 100.000 tấn;

- Muối ăn tinh (NaCl - từ nước ót): 26.800 tấn;

- K2SO4 (từ nước ót): 4.300 tấn;

- Na2SO4 (từ nước ót): 10.800 tấn;

- MgCl2 (từ nước ót): 25.200 tấn;

- Brôm lỏng (Br - từ nước ót): 300 tấn.

Tính ra trên 01 hecta diện tích sản xuất muối có thể tạo ra 260 tấn sản phẩm các loại.

Kỷ yếu hội thảo

304

Hoặc trong 01 m3 nước ót có chứa khoảng 300 kg các loại muối gồm: 160 kg MgCl2; 70 ÷ 80 kg MgSO4; 20 ÷ 30 kg KCl; 60 ÷ 90 kg NaCl.

Các hóa chất trên có thể chế ra: Ôxit magiê nhẹ hoặc Ôxit magiê loại nặng được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, lọc dầu, sản xuất vật liệu chịu lửa hoặc magiê kim loại và các hợp chất khác dùng trong y dược, phân bón vi lượng. Nếu được khai thác triệt để, các sản phẩm hóa chất sau muối có giá trị kinh tế còn cao hơn muối theo tỷ lệ 6/4 trên một thể tích nước biển. Đây chính là lợi thế tiềm năng khi lựa chọn được vùng tài nguyên muối có quy mô tập trung và đưa lên sản xuất lớn. Điều này rất quan trọng và cần được ý thức đầy đủ, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách phát triển với tầm quan trọng về vai trò của sản phẩm muối thời kỳ tới, với hiệu quả nhân đôi khi có tầm nhìn chiến lược phát triển. Các mặt hàng nông sản và cây trồng trong ngành nông nghiệp có thể phát triển trên nhiều địa bàn khác nhau nếu được đầu tư để tạo ra môi trường sinh thái, giống, cây, con... thích nghi. Đối với sản xuất muối, mức năng suất, sản lượng một vùng muối là do các điều kiện tự nhiên quy định sẵn, con người không thể tác động để đòi hỏi khai thác cao hơn mức chuẩn mà chỉ được phép khai thác bao nhiêu phần trăm (%) trên mức chuẩn đó tùy thuộc vào trình độ công nghệ và thiết bị đầu tư. Vì vậy, nhiều quốc gia đã có chế tài, chính sách quản lý, đầu tư, khai thác, tiêu thụ sản phẩm dưới sự bảo trợ của nhà nước hoặc là chịu sự điều tiết cần thiết của nhà nước. Ngành muối là một ngành kinh tế - kỹ thuật. Sản xuất muối là ngành sản xuất hàng hóa và là vật tư, nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. Đặc thù của nguồn tài nguyên thiên nhiên này là không bao giờ cạn kiệt (vô hạn về thời gian), không bị khống chế khắt khe về quy mô khai thác (tuỳ thuộc vào quy mô không gian trên địa bàn vùng tài nguyên).

Như đã nêu ở trên, để đưa ngành muối đi lên sản xuất lớn thời kỳ tới, cần tiến hành đồng thời hai quá trình chuyển đổi cơ cấu và đầu tư phát triển. Cần khẳng định lại, trong nhiều thập niên tới, công nghệ sản xuất muối được lựa chọn vẫn là công nghệ bốc hơi mặt bằng từ nguyên liệu nước biển, kết tinh phân đoạn, kết hợp thu hồi thạch cao và nước ót, khai thác các nguồn lợi tổng hợp trong và sau quá trình sản xuất muối. Đây chính là ưu thế đầu tư phát triển muối vì nguồn nguyên liệu nước biển là vô tận, được khai thác ở dạng tự nhiên, năng lượng trường tồn được sử dụng là nắng, gió trên địa bàn. Đây chính là những điều kiện thuận lợi, là lợi thế mà tỉnh Ninh Thuận có ở khu vực Nam Trung Bộ - nơi có điều kiện sản xuất muối tốt nhất nước ta. Vấn đề hiệu quả đầu tư chính là việc lựa chọn địa bàn có chất lượng nguyên liệu, năng lượng tối ưu cùng với mặt bằng sản xuất thuận lợi (địa hình, địa mạo, địa chất...) để tạo được

305

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

những đồng muối có năng suất, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, suất đầu tư hợp lý.

II. Tiềm năng phát triển một số nông sản có lợi thế của Ninh Thuận

Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh 60.113 ha. Với đặc điểm khí hậu nắng nóng quanh năm và tiềm năng đất đai, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và sản xuất được quanh năm. Sản xuất nông nghiệp trong những năm sắp đến sẽ tập trung vào 8 cây trồng chủ yếu là lúa, bắp, mỳ, mía, bông, thuốc lá, nho, điều. Trong đó tập trung phát triển các cây trồng đặc thù như nho ổn định diện tích 3.000 ha, cây neem - loại cây đặc thù chỉ có ở Ninh Thuận với diện tích 5.000 ha, cây thuốc lá với diện tích 2.000 ha đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Ngoài nho với sản lượng hàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn có thể dùng cho chế biến rượu nho, chế biến nho khô..., các sản phẩm khác như mía cây, cây neem, bông hạt, thịt gia súc (bò, dê, cừu), gia cầm... với sản lượng lớn, quy mô, diện tích sẽ tiếp tục được mở rộng cùng với việc đầu tư hệ thống thủy lợi, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định đầu tư các trung tâm giống có năng suất, chất lượng cao tại Ninh Thuận như Trung tâm nghiên cứu các giống cây chịu hạn tại Phước Nam và Dự án sản xuất giống cây trồng tại Sơn Hải, huyện Ninh Phước sẽ là thuận lớn cho việc phát triển ngành trồng trọt của tỉnh. Trong thời gian tới cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, nhân rộng một số loại giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao đặc thù của tỉnh; ứng dụng phương pháp canh tác, sản xuất tiên tiến với quy mô phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với chế biến hàng hóa, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Đẩy mạnh nghiên cứu điều tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tài nguyên nước mặt, nước ngầm, đất, không khí tác động từ các hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất và sinh hoạt; dự báo và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế suy thoái, bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ tiên tiến để khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho, cây neem, các nông sản khác và thịt gia súc, gia cầm đang là lĩnh vực tỉnh khuyến khích kêu gọi đầu tư.

Trên cơ sở phân tích nêu trên, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối thống

Kỷ yếu hội thảo

306

nhất với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp giai đoạn tới theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% lao động xã hội, trong đó:

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế như công nghiệp sản xuất muối và hóa chất sau muối, mở rộng diện tích sản xuất muối đạt từ 4.000 - 5.000 ha, sản lượng đạt 700.000 - 750.000 tấn/năm và phát triển các sản phẩm hóa chất sau muối như: muối cao cấp, xút, magiê clorua, sản lượng đạt 200.000 - 250.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm, sản xuất bia, rượu nho gắn với việc hình thành các khu du lịch sinh thái.

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Từng bước hình thành các ngành công nghiệp mới như hóa chất sau muối, các sản phẩm tiêu dùng khác...

307

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1. Sự cần thiết của việc ứng dụng các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp

Trong thời gian qua, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bước đầu đã có những thành công nhất định, làm cho năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp từng bước cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung cho khâu sản xuất mà chưa chú trọng nhiều đến bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Trong khi bảo quản và chế biến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị sản phẩm.

Nông sản rất dễ bị hư hỏng, làm giảm chất lượng, gây tổn thất lớn sau thu hoạch. Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp là có hàm lượng nước cao, thành phần dinh dưỡng phong phú, có nhiều loại enzyme tham gia các quá trình sinh lý, sinh hóa, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển cho nên chúng dễ bị biến đổi chất lượng, hư hỏng. Hiện nay tổn thất sau thu hoạch đối với các loại rau, củ, quả vẫn còn rất cao, nhất là mặt hàng rau quả tổn thất có thể lên tới 20% - 30%.

Việc áp dụng kỹ thuật sơ chế và bảo quản nông sản hiện nay còn nhiều hạn chế. Kỹ thuật bảo quản mới chỉ dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ bằng các kho lạnh chuyên dùng, kỹ thuật bảo quản còn lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khiến xuất khẩu nông sản gặp không ít khó khăn. Giá trị xuất khẩu nông sản vẫn chưa cao do nhiều mặt hàng được bảo quản chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công nghệ chế biến nông sản tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng còn yếu, chưa phát triển mạnh. Hiện nay, việc chế biến nông sản của người dân và các cơ sở thu mua

ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ VÀO BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾNMỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NINH THUẬN

? TS. NguYỄN Thị Mỹ hƯƠNg

Trường Đại học Nha Trang

Kỷ yếu hội thảo

308

nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ chế, bảo quản và xuất bán thô là chủ yếu, ít qua chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Hầu hết các cơ sở chế biến quy mô còn nhỏ, áp dụng phương pháp thủ công, truyền thống nên chất lượng chưa cao, các sản phẩm từ nông sản chưa phong phú đa dạng trong khi nhu cầu thưởng thức các sản phẩm mới của người tiêu dùng ngày càng tăng.

Công nghệ chế biến giúp làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp và làm đa dạng mặt hàng. Công nghệ chế biến phát triển sẽ góp phần tích cực tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lúc thu hoạch rộ, giảm bớt khó khăn cho nông dân khỏi rơi vào tình trạng “được mùa, rớt giá”. Công nghệ chế biến phát triển còn tăng cường mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch là khâu quan trọng nhằm kéo dài thời hạn bảo quản, hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Khi nông sản hướng đến thị trường xuất khẩu thì việc bảo quản nông sản sau thu hoạch để kéo dài thời gian tồn trữ trong quá trình vận chuyển là một yêu cầu bắt buộc.

Từ những lý do trên, việc ứng dụng các công nghệ mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo quản và chế biến nông sản là rất cấp thiết. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào bảo quản và chế biến không những giúp duy trì chất lượng nông sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời hạn bảo quản nông sản mà còn nâng cao giá trị cho nông sản, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp.

2. ứng dụng các công nghệ vào bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp

Ninh Thuận được biết đến là một tỉnh có sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng là nho, táo và tỏi. Ngoài ra còn có các loại nông sản khác như hành củ, măng tây, bắp, đậu, cải trắng, ớt… Theo báo cáo quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, nho và táo là cây trồng chủ lực của tỉnh Ninh Thuận với diện tích trồng nho là 727 ha, sản lượng nho là 16.965 tấn; Diện tích trồng táo của tỉnh là 1.107 ha và sản lượng táo là 46.172 tấn vào năm 2013. Hiện nay, nho và táo được trồng tập trung nhiều tại huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Năm 2013, diện tích trồng hành lấy củ của toàn tỉnh là 772,6 ha với tổng sản lượng đạt 8.306,6 tấn và diện tích trồng tỏi của tỉnh là 123,4 ha với sản lượng đạt 1.314,5 tấn. Hành củ và tỏi được trồng chủ yếu tập trung ở ba huyện, thành phố là: Ninh Hải và Ninh Phước, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Năm 2013 toàn tỉnh Ninh Thuận có 5.887 ha đất trồng rau các loại với sản lượng rau toàn tỉnh là 97.785 tấn [6].

Qua đây có thể thấy rằng sản lượng các nông sản này khá cao có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo

309

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

quản và chế biến còn nhiều hạn chế nên chất lượng của nông sản giảm, xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn và tổn thất sau thu hoạch cao. Do đó, cần ứng dụng các công nghệ cao trong bảo quản và chế biến nho, táo, hành, tỏi cũng như các loại rau quả khác của tỉnh nhằm kéo dài thời hạn bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hầu hết các công nghệ bảo quản nhằm duy trì đảm bảo chất lượng nông sản sau thu hoạch đều hướng tới việc ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật, giảm cường độ hô hấp, làm chậm quá trình chín và hạn chế sự bốc hơi nước của nông sản. Sau đây là một số công nghệ có thể ứng dụng trong bảo quản nông sản.

- Công nghệ bảo quản lạnh

- Công nghệ bảo quản bằng phương pháp bao gói trong khí quyển biến đổi (Modified Atmosphere Packaging - MAP)

- Công nghệ bảo quản trong môi trường khí quyển được kiểm soát (Controlled atmosphere - CA)

- Công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ

- Công nghệ bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ

- Công nghệ bảo quản bằng các chế phẩm hấp thụ hoặc ức chế quá trình sinh tổng hợp etylen

- Công nghệ CAS (Cells Alive System) hay “hệ thống tế bào còn sống”

* Công nghệ bảo quản lạnh

Bảo quản lạnh là phương pháp được sử dụng phổ biến để bảo quản nông sản. Nguyên tắc của phương pháp này là hạ thấp nhiệt độ bảo quản để ức chế hoạt động của enzyme và vi sinh vật, làm chậm các biến đổi sinh lý, sinh hóa của nông sản. Nhờ đó kéo dài thời hạn bảo quản nông sản.

Làm lạnh nông sản thường được thực hiện bằng không khí lạnh hoặc bằng nước đá. Nhiệt độ càng thấp càng ức chế hoạt động của enzyme và vi sinh vật. Tuy nhiên, nhiệt độ bảo quản phải thích hợp với mỗi loại nông sản, tránh nhiệt độ quá thấp gây tổn thương lạnh cho nông sản.

Nhiệt độ bảo quản cho các loại rau quả có thể nằm trong khoảng từ -1 đến 13°C, tùy thuộc vào tính mau hỏng của chúng (Bảng 1).

Kỷ yếu hội thảo

310

Bảng 1. Nhiệt độ và thời hạn bảo quản của một số rau quả [2].

rau quả Nhiệt độ bảo quản (°c)

Thời hạn bảo quản

Quả mơ, anh đào, quả sung, dưa hấu -1 đến 4 1 - 5 tuần

Quýt, dứa chín hoặc xanh 5 - 9 2 - 5 tuần

Chuối chín 10 1 - 2 tuần

Chuối xanh 13 1 - 2 tuần

Măng tây, đậu, bông cải xanh -1 đến 4 4 tuần

Súp lơ 5 - 9 2 - 4 tuần

Cà chua xanh 10 3 - 6 tuần

Cà rốt, hành tây, khoai tây và củ cải vàng 5 - 9 12 - 28 tuần

Khoai lang 10 16 - 24 tuần

* công nghệ bảo quản bằng phương pháp bao gói trong khí quyển biến đổi (Modified Atmosphere Packaging - MAP)

Bảo quản bằng phương pháp bao gói trong khí quyển biến đổi là một phương pháp bảo quản nông sản thực phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay.

Nguyên tắc của phương pháp này là rau quả được bảo quản trong bao bì với thành phần khí có tỷ lệ khí O2 thấp hơn và khí CO2 cao hơn so với môi trường không khí bình thường để làm giảm cường độ hô hấp của rau quả, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời hạn bảo quản.

Ưu điểm của phương pháp MAP là tăng đáng kể thời hạn bảo quản do hạn chế được quá trình hô hấp, trao đổi và chuyển hóa các chất do đó giảm tổn thất sau thu hoạch mà vẫn duy trì được chất lượng của nông sản.

Bao gói trong khí quyển biến đổi là một dạng bao gói mà ở đó loại bỏ khí từ trong bao bì và thay vào đó là một hỗn hợp khí thích hợp. Hỗn hợp khí thích hợp trong bao bì tùy thuộc vào từng loại rau quả. Trong quá trình bảo quản, rau quả vẫn hô hấp và làm thay đổi môi trường không khí bên trong của túi bao bì.

Đối với phương pháp MAP, thường sử dụng các bao bì chất dẻo để bao gói rau quả. Các loại bao bì này cho phép các khí O2 và CO2 cũng như hơi nước thấm qua bao bì. Các loại vật liệu bao bì được sử dụng phổ biến là Polyethylen mật độ thấp (LDPE), Polyvinyl cloride (PVC) và polypropylene (PP).

311

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

hình 1. cà chua được bảo quản bằng phương pháp MAP

hình 2. Ớt được bảo quản bằng phương pháp MAP

Phương pháp bao gói trong khí quyển biến đổi đã được ứng dụng để bảo quản các loại rau quả. Chẳng hạn bảo quản vải (Litchi chinensis Sonn) trong môi trường 5% O2 và nồng độ 3 - 5% CO2 ở 7oC có tác dụng giảm nâu hóa của vỏ và hoạt động của enzym polyphenoloxydase, đảm bảo chất lượng và kéo dài thời hạn bảo quản; Bảo quản xoài (Mangifera indica L.) ở điều kiện thích hợp là 3 - 5% O2 và 5 - 10% CO2 ở 13°C [4].

* công nghệ bảo quản trong môi trường khí quyển được kiểm soát (controlled atmosphere - cA)

Nguyên tắc của phương pháp bảo quản trong môi trường khí quyển được kiểm soát là rau quả được bảo quản trong kho bảo quản có thành phần khí O2 và CO2 được kiểm soát để duy trì ở một giá trị ổn định trong quá trình bảo quản. Với nồng độ O2 thấp hơn và nồng độ CO2 cao hơn so với môi trường không khí bình thường nên làm giảm cường độ hô hấp của rau quả, làm chậm quá trình chín, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời hạn bảo quản.

Trong quá trình bảo quản rau quả, quá trình hô hấp vẫn tiếp tục xảy ra. Trong điều kiện hiếu khí, rau quả sử dụng oxy để thực hiện biến đổi sinh hóa, sinh lý và thải khí carbonic và hơi nước vào kho bảo quản. Do đó trong quá trình bảo quản cần phải liên tục hiệu chỉnh thành phần khí trong kho sao cho từng thành phần khí luôn được duy trì ở một giá trị ổn định.

Tất cả các thông số về nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ các khí được kiểm soát rất chặt chẽ. Điều kiện bảo quản một số loại rau quả trong môi trường khí quyển được kiểm soát kết

Kỷ yếu hội thảo

312

hợp với phương pháp bảo quản lạnh như sau: đối với bơ (Persea), nhiệt độ 3 - 7°C, độ ẩm 85 - 90%, nồng độ khí O2 2 - 5%, nồng độ khí CO2 3 - 10%, thời hạn bảo quản 2 - 4 tuần. Đối với đu đủ (Carica papaya), nhiệt độ 7 - 10°C, độ ẩm 85 - 90%, nồng độ khí O2 2 - 5%, nồng độ khí CO2 5 - 8%, thời hạn bảo quản 1 - 3 tuần [1].

*công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng một lớp màng phủ ngoài bề mặt của rau quả nhằm hạn chế sự bay hơi nước, sự xâm nhập của các loại vi sinh vật gây hại và làm chậm quá trình chín, giữ cho nông sản đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng thời hạn bảo quản.

Chế phẩm tạo màng Cefores được sản xuất dưới dạng dung dịch từ các nguyên liệu thiên nhiên như sáp ong, axít béo, sáp carnauba, nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt cả tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu. Cách sử dụng chế phẩm tạo màng đơn giản, chỉ cần phun hoặc thoa một lớp mỏng chế phẩm phủ lên trái cây hoặc pha chế phẩm tỷ lệ 1 lít nước sạch với 3 lít cefores, sau đó nhúng trái cây vào. Chế phẩm sau khi phủ lên bề mặt trái cây, khi khô tạo thành một lớp màng mỏng bao lấy trái cây [8].

Một lít chế phẩm có thể bảo quản được 0,5 - 1 tấn quả tùy theo loại. Các đối tượng nông sản có thể ứng dụng công nghệ bảo quản này là cam, bưởi, xoài, chuối, dưa hấu, dưa chuột, cà rốt…

Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là chế phẩm không đắt tiền, dễ sử dụng do kỹ thuật áp dụng đơn giản, không yêu cầu nhân lực trình độ cao, thân thiện với môi trường. Việc áp dụng màng bảo quản sẽ làm giảm tổn thất rau quả sau thu hoạch, tăng thời hạn bảo quản phục vụ lưu thông trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Ngoài ra có thể dùng chế phẩm sinh học chitosan để bảo quản các loại rau quả. Chitosan được sản xuất từ vỏ tôm, chế phẩm sinh học chitosan được tạo ra bằng cách hòa tan chitosan trong axit axetic loãng 1%, nồng độ của dung dịch chitosan sẽ có sự khác nhau khi ứng dụng vào việc bảo quản những loại rau quả khác nhau. Rau quả được nhúng vào dung dịch chitosan, tạo nên một lớp màng mỏng bao phủ rau quả, sau đó đem bảo quản lạnh.

Màng chitosan có tác dụng kháng vi sinh vật, giảm sự mất nước, giữ ẩm cho rau quả tươi lâu, làm chậm quá trình chín, ngăn ngừa và hạn chế một số nấm gây bệnh nên kéo dài thời hạn bảo quản.

Sử dụng chế phẩm sinh học chitosan đơn giản, đầu tư không nhiều, hoàn toàn không

313

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

độc hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học chitosan trong bảo quản rau quả phù hợp với quy mô áp dụng tại địa phương và sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

* công nghệ bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ

Chiếu xạ là phương pháp có tính năng kỹ thuật cao và được ứng dụng ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Nguyên tắc của phương pháp chiếu xạ là sử dụng tia bức xạ điện từ (tia gamma) để chiếu vào thực phẩm nhằm tiêu diệt vi sinh vật, côn trùng sâu bệnh có hại, ngăn chặn sự nảy mầm, làm chậm quá trình chín sau thu hoạch, kéo dài thời hạn bảo quản. Hiện nay có nhiều nguồn khác nhau có thể phát ra tia gamma. Ở quy mô công nghiệp, nguồn phát tia gamma thông dụng nhất là Co60.

Khi chiếu xạ tỏi và củ hành với liều xạ 0,125 kGy rồi đem bảo quản ở 10°C và độ ẩm không khí 85%, sau 7 tháng tỷ lệ hư hỏng của tỏi và củ hành lần lượt là 5% và 10%. Trong khi các mẫu đối chứng không qua chiếu xạ, sau 7 tháng trong cùng điều kiện bảo quản, tỷ lệ hư hỏng của tỏi và củ hành lên đến 72% và 100% tương ứng. Khi chiếu xạ măng tây với liều xạ 1,5 kGy kết hợp với phương pháp bảo quản ở nhiệt độ 2°C thì thời hạn bảo quản được 30 ngày [7]. Nông sản được chiếu xạ trở nên vệ sinh và an toàn hơn, chất lượng dinh dưỡng được ổn định, thời gian sử dụng của nông sản được kéo dài, tạo thuận lợi cho khâu lưu trữ và phân phối nông sản tới các thị trường.

* công nghệ bảo quản bằng các chế phẩm hấp thụ hoặc ức chế quá trình sinh tổng hợp etylen

Để hạn chế quá trình chín của rau quả, kéo dài thời hạn bảo quản cần sử dụng các chế phẩm hấp thụ hoặc ức chế quá trình sinh tổng hợp etylen.

Chế phẩm retain được sử dụng để làm chậm quá trình chín của rau quả khi còn ở trên cây, giúp kéo dài mùa thu hoạch. Chế phẩm này có nguồn gốc tự nhiên AVG (aminotheoxy vinyl glycine hydrochoride) được tạo ra từ quá trình lên men nên không gây độc hại, thân thiện với môi trường. Chế phẩm retain có xuất xứ từ Úc và đã được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm an toàn. Chế phẩm retain có tác dụng hạn chế sự sản sinh etylen thông qua việc ức chế enzym sinh tổng hợp ACC (1-aminocyclopropane 1-cacboxylic acid) từ đó làm chậm quá trình chín, giảm khả năng rụng quả và hiện tượng rối loạn sinh lý của quả [3].

Sử dụng chế phẩm retain để phun lên các loại trái cây như vú sữa, táo, nho, cam, quýt, nhãn, mận, vải… trong giai đoạn trước thu hoạch, khi quả bắt đầu có hiện tượng chín. Chẳng hạn đối với vú sữa, phun chế phẩm retain với nồng độ 1.000 ppm lên vú sữa trước

Kỷ yếu hội thảo

314

thu hoạch 30 ngày, sau đó đóng gói và bảo quản trong kho mát ở 9oC và độ ẩm 90%, dùng 1-MCP (1-methylcyclopropene) với nồng độ 1 ppm phun vào kho bảo quản trái cây để hạn chế quá trình chín, kéo dài thời hạn bảo quản [5].

Công nghệ sử dụng chế phẩm ức chế quá trình sinh tổng hợp etylen đem lại hiệu quả cao, làm tăng năng suất cho cây ăn quả. Áp dụng công nghệ này sẽ kéo dài thêm thời gian chín của quả khoảng 2 tháng và giảm tỷ lệ quả rụng 5 - 10%, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.

* công nghệ cAS (cells Alive System)

CAS (Cells Alive System) hay “hệ thống tế bào còn sống” là công nghệ lạnh đông nhanh hiện đại nhất hiện nay. Công nghệ CAS là sáng chế độc quyền của Tập đoàn ABI (Nhật Bản) và được đánh giá là công nghệ tiên tiến. Công nghệ CAS đã được áp dụng rất hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh hải sản, nông sản, thịt gia súc, gia cầm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Hàn Quốc.

Nguyên lý của công nghệ CAS là sự kết hợp giữa quá trình lạnh đông nhanh và từ trường làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường. CAS không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, không làm biến tính các hợp chất sinh học. Kết quả là các sản phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS giữ được độ tươi nguyên như vừa mới thu hoạch, giữ được cấu trúc mô - tế bào, màu sắc, hương vị, chất lượng sản phẩm, kéo dài thời hạn bảo quản khoảng vài năm [9].

Công nghệ CAS khi tích hợp với tủ đông lạnh có những ưu điểm sau:

- Không tan nhỏ giọt khi thực phẩm đông lạnh rã đông.

- Thiết lập giữ nước cho thực phẩm.

- Giữ được độ ngon.

- Giữ được axit amin

- Giữ được độ tươi và hương vị ban đầu.

- Giữ được màu của thực phẩm.

- Không bị oxy hóa.

- Hạn chế sự biến chất protein.

Việc ứng dụng công nghệ CAS tại Việt Nam sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới lĩnh

315

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

vực công nghệ sau thu hoạch tạo nên bước đột phá trong bảo quản nông sản của Việt Nam nhằm tiến tới xuất khẩu cũng như phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Từ các công nghệ bảo quản nêu trên, các doanh nghiệp và người dân có thể lựa chọn công nghệ thích hợp trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp. Các ngành, đơn vị chức năng của tỉnh cần phối hợp với chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bảo quản sản phẩm nông nghiệp cho nông dân và cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Đối với công nghệ chế biến nông sản, các sản phẩm chủ lực của tỉnh Ninh Thuận như nho, táo chủ yếu được dùng để ăn tươi, một phần được sử dụng để sản xuất rượu vang nho và các sản phẩm khác như nho khô, mứt nho, mật nho (siro nho). Hầu hết các cơ sở sản xuất rượu vang ở quy mô nhỏ, chất lượng rượu vang nho chưa cao và không ổn định. Các sản phẩm chế biến từ táo như rượu vang táo, nước ép táo, táo sấy khô, mứt táo... chưa được phát triển mạnh. Hành, tỏi sau khi thu hoạch chủ yếu được người dân bán dưới dạng tươi hoặc đã phơi khô. Công nghệ chế biến hành, tỏi cũng như các nông sản khác chưa được chú trọng. Việc sản xuất các sản phẩm khô như nho khô, hành củ khô, tỏi khô chủ yếu bằng các lò sấy thủ công, chất lượng không đồng đều, nên đã hạn chế phần nào việc tiêu thụ trên thị trường.

Do đó để phát triển ngành chế biến nông sản của tỉnh cần có các giải pháp sau:

- Cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất rượu vang từ nho và táo. Trước hết, cần xây dựng vùng nguyên liệu trồng nho và táo làm rượu; thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất rượu vang nho, rượu vang táo; xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất rượu vang; Chuyển giao công nghệ tiên tiến đến các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp về quy trình công nghệ sản xuất rượu vang tại Ninh Thuận; Ứng dụng công nghệ lên men hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm rượu vang chất lượng cao, đưa nghề sản xuất rượu vang của tỉnh Ninh Thuận phát triển.

- Cần trang bị các lò sấy cải tiến, ứng dụng các công nghệ sấy tiên tiến như sấy lạnh, sấy chân không và ứng dụng công nghệ chiên chân không trong việc chế biến để gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, nhất là các sản phẩm chủ lực như nho, táo, hành, tỏi, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Cần chuyển giao công nghệ chế biến các nông sản cho các doanh nghiệp, áp dụng các công nghệ chế biến tiên tiến để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Kỷ yếu hội thảo

316

3. Kết luận

Ngành bảo quản và chế biến nông sản ở tỉnh Ninh Thuận mặc dù đã có những bước tiến nhất định nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học và nhà chế biến, tổn thất sau thu hoạch cao, các sản phẩm chế biến còn hạn chế, chưa phong phú đa dạng và chất lượng sản phẩm chưa cao. Vì vậy, để giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng cần đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản và chế biến nông sản nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm nông nghiệp.

TÀI LIỆu ThAM KhẢO

1. Chakraverty, A., Paul, S. R., 2001. Postharvest technology: cereals, pulses, fruits and vegetables. Science Publishers, Inc, USA.

2. FAO - Food and Agriculture Organization of the United Nations. 2003. Handling and presevation of vegetable and fruits by combined methods for rural areas. Rome, Italy. 3.

3. Hương Giang. 2014. “Công nghệ cao bảo quản nông sản từ khi chưa thu hoạch”. vietq.vn/cong-nghe-cao-bao-quan-nong-san-tu-khi-chua-thu-hoach-d43618.html

4. Kader, A.A. 1993. “Modified and controlled atmosphere storage of tropical fruits”. In: Champ, B.R. Highley, E. and Johnson G.I. (editors). Postharvest handling of tropical fruits. Proceeding of Internatinal Conference. Chiang Mai, Thailand, July 1993. ACIAR Pub. No. 50, pp 239-249.

5. Nguyễn Ngữ. “Kỹ thuật xử lý bảo quản vú sữa bằng chế phẩm sinh học retain và 1-MCP”. http://dacphuc.vn/?php=news_detail&id=90.

6. Tài liệu “Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.

7. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn, Trần Thị Thu Trà, 2009. Công nghệ chế biến rau trái. Tập 1: Nguyên liệu và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia.

8. Trang tin điện tử. “Chế phẩm tạo màng tăng “tuổi thọ” cho trái cây”. http://www.vietlinh.vn/library/news/2013/agriculture_fruit_news_show_2013.asp?ID=771.

9. Trang tin điện tử. “Công nghệ CAS - Giải pháp mới bảo quản rau quả, thực phẩm”. http://www.hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-nong-nghiep/1880-cong-nghe-cas-giai-phap-moi-bao-quan-rau-qua-thuc-pham.html.