nhÀ nƯỚc phÁp quyỀn Ở ĐỨc: tỪ lÝ thuyẾt ĐẾn …quyền biểu tình, quyền...

26
HỘI THẢO QUỐC TẾ “Nhà nước pháp quyền: Lý luận và thực tiễn“ ------- NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở ĐỨC: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN HIỆN THỰC (Hà nội, ngày 18/09/ 2014) TS. Nguyễn Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội 1

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỘI THẢO QUỐC TẾ

“Nhà nước pháp quyền: Lý luận và thực tiễn“

-------

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở ĐỨC:

TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN HIỆN THỰC

(Hà nội, ngày 18/09/ 2014)

TS. Nguyễn Minh Tuấn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội

1

[1].

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[1.1].

Tư tưởng của

Immanuel Kant (1724-1804)

- Chủ nghĩa hiến pháp (constitutionalism), tính tối cao của

hiến pháp;

- Kant nhấn mạnh mục tiêu của Hiến pháp là tạo ra

những công dân có đạo đức. Muốn vậy, cần có một

chủ nghĩa Hiến pháp tích cực.

- Ông chưa đề cập đến khái niệm “Rechtsstaat”

3 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[1.2].

Tư tưởng của

Robert von Mohl (1799-1875)

• Người đầu tiên đề cập đến khái niệm “Nhà nước

pháp quyền” (Rechtsstaat = Constitutional state under

the Rule of law) ở Đức […];

• Cụ thể hóa vấn đề “phân quyền” trong Hiến pháp […];

• Cốt lõi nhà nước pháp quyền: nhà nước hợp hiến, giới

hạn quyền lực nhà nước và bảo vệ dân quyền […].

4 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[1.3].

Tư tưởng của

Lorenz von Stein (1815-1892)

• Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ nhân phẩm

(Menschenwürde) và các quyền cơ bản (Grundrechte)

[…];

• Các quyền cơ bản là “vùng cấm” công quyền không được

xâm phạm […];

• Nhà nước có trách nhiệm phát triển và bảo vệ sở hữu tư

nhân […].

5 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.]

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

7

Nhà nước pháp quyền cộng hòa liên bang Đức (Điều 20 Khoản II, Khoản III

và Điều 1 Khoản III Luật cơ bản [LCB])

Các yếu tố nội dung Các yếu tố hình thức

Phân

chia

quyền

lực

Tính hợp pháp

trong hành vi

của công

quyền

Hiệu lực

trực tiếp

của các

quyền

cơ bản

An

toàn

pháp

Tố

tụng

Hiến

pháp

Phù

hợp

quan hệ

Hành pháp

Tư pháp

ràng buộc

bởi luật

(Vorrang

des

Gesetzes)

Công quyền

chỉ được

làm những

gì luật pháp

cho phép

(Vorbehalt

des

Gesetzes)

Pháp luật phải

rõ ràng, cụ

thể, dễ tiên

liệu

(Bestimmtheits-

grundsatz)

Nghiêm cấm

hiệu lực hồi tố

(Rückwirkungs-

verbot)

Trách

nhiệm

bồi

thường

nhà

nước

Bảo vệ

niềm tin

(Vertrau

ens-

schutz)

[2.1].

Những yếu tố hình thức

của nhà nước pháp quyền

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.1.1].

Phân quyền

(Gewaltenteilung)

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Điều 20 Khoản 2 Câu 2 LCB

“Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan đặc biệt của quyền lập pháp (besondere Organe der Gesetzgebung), của quyền hành pháp (der vollziehenden Gewalt) và của quyền tư pháp (der Rechtsprechung)”.

10 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Quyền lực nhà nước

Lập pháp Hành pháp Tư pháp

Hành pháp chính trị Hành pháp hành chính

11 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Lập pháp

Hành pháp

Tư pháp

Chủ yếu Nghị viện

Hành pháp chính

trị

(Gubernative)

Hành pháp hành

chính

(Administrative)

Tòa án

ĐỘNG

TĨNH

12 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

PHÂN QUYỀN THEO CHỨC NĂNG,

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

a. Phân quyền theo chức năng (Điều 20

Khoản 2 Câu 2 LCB)

- Lập pháp (tương lai)

- Hành pháp (hiện tại)

- Tư pháp (quá khứ)

b. Phân quyền mang tính tổ chức

Tính độc lập của từng cơ quan [gesonderte Organe]

c. Phân quyền về nhân sự (Điều 94 Khoản 1

Câu 3, Điều 55, Điều 137 Khoản 1 LCB)

Nguyên tắc bất khả kiêm

13 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Giám sát quyền lực

• Giám sát bên trong: Giữa các cơ quan với nhau; Các

đảng phái chính trị; Quyền lực thuộc về đa số và bảo vệ

thiểu số...

• Giám sát bên ngoài: Sức mạnh truyền thông, sức mạnh

quyền biểu tình, quyền tự do lập hội...

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Quan hệ giữa các Đảng trong Nghị viện

1. Đảng đa số

2. Đảng thiểu số 1

3. Đảng thiểu số 2

4. Đảng thiểu số 3

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.1.2].

Đảm bảo tính hợp pháp

của hành chính nhà nước

(Legality of administration)

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Điều 20 Khoản 3 LCB

„Nhánh quyền lập pháp chịu sự ràng buộc bởi trật tự hợp hiến (verfassungsmäßige Ordnung), nhánh quyền hành pháp và tư pháp chịu sự ràng buộc bởi luật (Gesetz) và lẽ phải (Recht)”

17 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

• Hành pháp và Tư pháp ràng buộc bởi luật (Vorrang

des Gesetzes/ Priority of statue)

• Chỉ được làm những gì luật cho phép (Vorbehalt des

Gesetzes/ Statutory reservation)

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.2].

Những yếu tố vật chất

của nhà nước pháp quyền

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.2.1].

Các quyền cơ bản có hiệu lực trực tiếp,

bảo vệ nhân phẩm

• Điều 1 Khoản 1 Câu 1 LCB: Nhân phẩm là bất khả xâm phạm

(Nguyên văn: Die Würde des Menschen ist unantastbar);

• Điều 1 Khoản 3 LCB: Những quyền cơ bản dưới đây ràng buộc

nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với tính chất là quyền

có hiệu lực trực tiếp (Nguyên văn: Die nachfolgenden Grundrechte

binden Gesetzgebung, vollziehende Gewalt und Rechtsprechung als

unmittelbar geltendes Recht).

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.2.2].

Đảm bảo về khởi kiện đối với hành vi vi phạm Hiến pháp

(Rechtsweggarantie)

• Điều 19 Khoản 4 LCB: Nếu bất kỳ ai bị vi phạm những quyền cơ

bản bởi công quyền, người đó có quyền khởi kiện (Nguyên văn:

Wird jemand durch die öffentliche Gewalt in seinen Rechten verletzt,

so steht ihm der Rechtsweg offen).

• Các đảm bảo khác: Thẩm phán độc lập khi xét xử (Điều 101

Khoản 1 Câu 2 LCB); trách nhiệm lắng nghe công tâm của hội

đồng xét xử (Điều 103 Khoản 1 LCB); đảm bảo không bị bắt giữ

trái pháp luật, không bị tra tấn, ép cung, giam cầm bất hợp pháp

(Điều 104 Khoản 2 và 3 LCB)… Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.2.3].

Sự an toàn pháp lý (Rechtssicherheit)

• Pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, dễ tiên liệu

(Bestimmtheitsgrundsatz)

• Bảo vệ được niềm tin (Vertrauensschutz)

• Nghiêm cấm hiệu lực hồi tố

(Rückwirkungsverbot)

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.2.4].

Trách nhiệm [bồi thường] nhà nước (Staatshaftung)

• Điều 34 Khoản 1 LCB: „Nếu bất cứ ai trong quá trình thi

hành công vụ được giao phụ trách mà vi phạm nghĩa vụ

gây thiệt hại cho người thứ ba, thì trách nhiệm bồi

thường thiệt hại là thuộc về nhà nước hoặc pháp nhân

công nơi người đó làm việc. Những ai có hành vi cố ý

hoặc vô ý nặng phải chịu trách nhiệm bồi hoàn. Tòa án

địa phương có thẩm quyền xét xử việc bồi thường và bồi

hoàn.“

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

[2.2.5].

Nguyên tắc phù hợp quan hệ (Verhältnismässigkeit)

• Bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhà nước liên quan đến

quyền con người cũng phải đảm bảo tính phù hợp giữa

mục đích (Zweck) và phương tiện lựa chọn để đạt

được mục đích (Mittel) có cần thiết, có phù hợp và

có tương xứng không.

Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Trân trọng cảm ơn!

25 Nguyễn Minh Tuấn - Nhà nước pháp quyền ở Đức: từ lý thuyết đến hiện thực - 18.09.2014

Liên hệ: TS. Nguyễn Minh Tuấn Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội Email: [email protected] [email protected]

26 Nguyễn Minh Tuấn – Những vấn đề cơ bản về Hiến pháp và Hiến pháp Việt Nam – 11.07.2014