nhỚ ngÀy ‘giỖ t giÁo hỌ hoÀng ĐỒngvietcatholic.org/media/hoangdong.pdflại nền...

5
NHNGÀY ‘GIỖ TỔ’ GIÁO HHOÀNG ĐỒNG Mi ln trvquê hương, đi dọc theo con đường đê ca sông Bôi thân thương yêu dấu làm gi nên trong tôi ký c knim ca thunào mà vnh thm li ca dao ca dân tc Vit: “Dù ai đi ngược vxuôi, nhngày git10 tháng 3”. Nếu li ca dao nhắc người dân Vit nhvmt ngày lhi truyn thng dân tc, thì lời ca dao cũng nhắc riêng tôi vngày lcủa Đạo Công Giáo “Thánh Phaolô Tông Đồ trli tin theo Chúa Giêsu” của giáo hquê hương Hoàng Đồng. Li ca dao y nhc tôi ký c vLBn Mng ca hđạo quê hương mình bên dòng sông Bôi xanh mát. Giáo hHoàng Đồng thuc Giáo xKhoan D, giáo phn Phát Dim, nằm trong thôn Hoàng Đồng, xã Khoan D, huyn Lc Thy, tnh Hòa Bình. Hin nay, Giáo hHoàng Đồng không có nhà th, chcòn li nn móng ca nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trng 247 m 2 . Stín hu có khong 296 người (TGM Phát Dim, thng kê 2010). Theo truyn khẩu, trước đây giáo họ Hoàng Đồng là một giáo điểm truyn giáo, nghèo khó, ít nhân danh. Mc dù vy, Hoàng Đồng đã được nâng lên bc Giáo hthơn 100 năm và ngay từ trước năm 1930, do stín hu bn xgia tăng và số dân di cư từ nơi khác đến định cư ngày càng đông, cho nên Giáo hHoàng Đồng đã xây dựng mt ngôi nhà nguyện để sm ti các tín hữu có nơi đọc kinh cu nguyn tôn thThiên Chúa. Ngôi nhà nguyn không ln, không khang trang lng lẫy, nhưng đủ chcho mọi người đến trú nng ẩn mưa và cũng đủ tôn nghiêm cho vic thphượng Thiên Chúa. Nhưng ri, vì skhc nghit ca thi tiết và đặc bit là skht khe ca hoàn cnh lch schính trxã hi, ngôi nhà nguyn ca Giáo hđã bị dbvà trthành chốn đổ nát hoang tàn…

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỚ NGÀY ‘GIỖ T GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNGvietcatholic.org/Media/HOANGDONG.pdflại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m2. Số

NHỚ NGÀY ‘GIỖ TỔ’ GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNG

Mỗi lần trở về quê hương, đi dọc theo con đường đê của sông Bôi thân thương yêu dấu làm gợi nên

trong tôi ký ức kỷ niệm của thuở nào mà vịnh thầm lời ca dao của dân tộc Việt: “Dù ai đi ngược về

xuôi, nhớ ngày giỗ tổ 10 tháng 3”. Nếu lời ca dao nhắc người dân Việt nhớ về một ngày lễ hội truyền

thống dân tộc, thì lời ca dao cũng nhắc riêng tôi về ngày lễ của Đạo Công Giáo “Thánh Phaolô Tông

Đồ trở lại tin theo Chúa Giêsu” của giáo họ quê hương Hoàng Đồng. Lời ca dao ấy nhắc tôi ký ức về

Lễ Bổn Mạng của họ đạo quê hương mình bên dòng sông Bôi xanh mát.

Giáo họ Hoàng Đồng thuộc Giáo xứ Khoan Dụ, giáo phận Phát Diệm, nằm trong thôn Hoàng Đồng, xã

Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, Giáo họ Hoàng Đồng không có nhà thờ, chỉ còn

lại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m2. Số tín hữu có khoảng 296

người (TGM Phát Diệm, thống kê 2010).

Theo truyền khẩu, trước đây giáo họ Hoàng Đồng là một giáo điểm truyền giáo, nghèo khó, ít nhân

danh. Mặc dù vậy, Hoàng Đồng đã được nâng lên bậc Giáo họ từ hơn 100 năm và ngay từ trước năm

1930, do số tín hữu bản xứ gia tăng và số dân di cư từ nơi khác đến định cư ngày càng đông, cho nên

Giáo họ Hoàng Đồng đã xây dựng một ngôi nhà nguyện để sớm tối các tín hữu có nơi đọc kinh cầu

nguyện tôn thờ Thiên Chúa. Ngôi nhà nguyện không lớn, không khang trang lộng lẫy, nhưng đủ chỗ

cho mọi người đến trú nắng ẩn mưa và cũng đủ tôn nghiêm cho việc thờ phượng Thiên Chúa. Nhưng

rồi, vì sự khắc nghiệt của thời tiết và đặc biệt là sự khắt khe của hoàn cảnh lịch sử chính trị xã hội, ngôi

nhà nguyện của Giáo họ đã bị dỡ bỏ và trở thành chốn đổ nát hoang tàn…

Page 2: NHỚ NGÀY ‘GIỖ T GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNGvietcatholic.org/Media/HOANGDONG.pdflại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m2. Số

Những năm đầu của thế kỷ XXI, khi nền kinh kế và những điều kiện chính trị xã hội của thời hòa bình

có những biến chuyển vượt bậc theo xu hướng tự do và dân chủ, nhất là khi đất nước coi trọng năm

mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, dân chủ” là đích điểm bước đi cho

đường hướng phát triển, điều ấy khiến tôi vui sướng và hy vọng trong đợi chờ về sự tươi mới của quê

hương mình. Đặc biệt, Giáo họ của tôi sớm có nơi xứng hợp để tôn thờ Thiên Chúa; giáo dân của Giáo

họ tôi sớm có nơi hôm sớm dâng lễ, cầu kinh. Thế nhưng, trải qua gần 2 thập kỷ của thế kỷ XXI cho

đến ngày hôm nay, ngoài chiếc lán tôn trống hoác, Giáo họ Hoàng Đồng gần như vẫn trong tình trạng

xơ xác hoang tàn…

Năm nay trở về quê nhà, nhân ngày ‘Giỗ Tổ’ của Giáo họ, tưởng rằng mình sẽ được an ủi phần nào khi

được cùng cộng đoàn giáo họ dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ Thánh quan thầy trên nền móng nhà

nguyện cũ năm xưa…nhưng rồi tôi lại phải nghẹn ngào ra đi vì năm nay giáo họ quê hương tôi ‘Mất

Giỗ Tổ’! Hỏi Ban Chấp Hành Giáo họ, tôi mới biết lý do ‘Mất Giỗ Tổ’ vì “người ta” cấm không cho

dâng lễ trên phần đất nhà nguyện cũ vì nơi đây gần thị trấn Chi Nê. Khi Ban Chấp Hành báo cáo tổ

chức lễ Quan Thầy, “họ” nói rằng: “Muốn làm lễ ở đâu thì làm, nhưng không được làm lễ trên nền đất

cũ ấy…” nền đất mà vẫn còn in đậm dấu ấn niềm tin của cha ông thuở nào!

Page 3: NHỚ NGÀY ‘GIỖ T GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNGvietcatholic.org/Media/HOANGDONG.pdflại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m2. Số

Hỏi thêm chút nữa về nửa chiếc lán tôn còn dang dở, tôi được biết thêm về cái khó, cái khổ của quê

hương tôi; chỉ làm một lán tôn dở thôi mà Ban Chấp Hành Giáo họ cũng bị “người ta” gọi lên mời

xuống tới “năm lần bảy lượt” và lán tôn dở dang ấy chỉ nhằm mục đích che nắng mưa cho mấy pho

tượng cũ mà thôi…

Nghe những lời ấy làm cho lòng tôi tự đặt câu hỏi: Không nói đến phần đất xung quanh đã bị lấn

chiếm, tại sao phần đất nơi Giáo họ tôi do cha ông để lại, không hề có tranh chấp chủ quyền mà “người

ta” lại không cho cộng đoàn Giáo họ tự do sử dụng vào việc cử hành các nghi thức tôn giáo, nhất là

ngày Lễ Quan Thầy được coi như ngày ‘Giỗ Tổ’ của Giáo họ tôi? Tôi chưa hiểu được nên đành rời

quê hương trong ngậm ngùi!

Tôi mơ ước mỗi lần trở về quê hương sẽ được nhìn thấy ngôi nhà nguyện mới khang trang đứng trong

khu đất cũ, để Giáo họ chúng tôi có nơi sớm tối cất cao tiếng nguyện lời kinh, để có nơi xứng hợp dâng

lễ tạ ơn tôn thờ Thiên Chúa trong tình hiệp nhất đúng như tên gọi Hoàng Đồng, và để cảm xúc hoài cổ

của dân Israel năm xưa không ùa về trong tôi bởi lời Thánh Vịnh 136: “Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi

nức nở mà tưởng nhớ Xi-on; trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn. Bọn lính canh đòi ta hát

xướng, lũ cướp này mời gượng vui lên: "Hát đi, hát thử đi xem, Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài !"

Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổi, nơi đất khách quê người? Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này

nếu quên ngươi, thì tay gảy đàn thành tê bại! Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm, nếu ta không hoài niệm,

Page 4: NHỚ NGÀY ‘GIỖ T GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNGvietcatholic.org/Media/HOANGDONG.pdflại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m2. Số

không còn lấy Giê-ru-sa-lem, làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn. Lạy CHÚA, xin nhớ lại ngày Giê-

ru-sa-lem thất thủ, để trừng phạt con cái Ê-đôm. Ngày ấy chúng reo hò: "Phá nó đi, phá cho bình địa."

Gái Ba-by-lon hỡi, đồ trời tru đất diệt! Phúc thay người xử lại với mi, như mi đã xử với ta! Phúc thay

người bắt những con thơ của mi mà đem đập vào đá.”

Người Hoàng Đồng

Khu đất phía sau nhà thờ bị lấn chiếm

Khu đất bị lấn chiếm

Page 5: NHỚ NGÀY ‘GIỖ T GIÁO HỌ HOÀNG ĐỒNGvietcatholic.org/Media/HOANGDONG.pdflại nền móng của nhà nguyện cũ trên diện tích của khu đất trống 247 m2. Số

Khu đất bị lấn chiếm