nhân bản là gì

36
NHÂN BẢN Là Gì ? Thứ ba, 12 Tháng 8 2008 03:26 Admin Dẫn nhập : Để khẳng định tính chất ưu việt của đời tu cũng như đời sống “làm người” hoàn hảo của các tu sĩ, Đức Á Thánh GH Gioan-Phaolô II đã kêu gọi trong Tông Huấn “Đời Thánh Hiến” : “Cùng tất cả mọi người nam nữ muốn nghe tôi, tôi ao ước gửi đến một lời mời gọi : xin hãy tìm kiếm những con đường đưa đến Thiên Chúa hằng sống và chân thật, đặc biệt theo những đường lối mà đời thánh hiến đã vạch ra. Những người được thánh hiến chứng minh rằng “bất cứ ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, thì kẻ ấy cũng sẽ trở nên người hoàn hảo” (ĐTH số 108). Nhưng, có đúng thực các tu sĩ luôn là những “người hoàn hảo” ? Để trả lời cho vấn nạn đó, chúng ta thử đọc lại một tài liệu được ghi trong tập sách “Giáo dục nhân bản” của lm. F.X Nguyễn Hữu Tấn, Gs ĐCV Sài Gòn : “Trong khoá họp của các phụ trách Dòng Nữ Miền Trung vào tháng 9 năm 1967, khi bàn đến vấn đề huấn luyện, người ta có đặt ra những câu hỏi thảo luận : 1. Phải chăng ngày nay chúng ta có phần nào lơ đãng trong việc thực hành các nhân đức tự nhiên như là : công bằng, trung thực, trung thành với lời hứa, lịch sự, vô tư…? 2. Phải chăng chính sự lơ đãng đó đưa tới sự thiếu tinh thần tu trì hiện nay? 3. Phải chăng đó là một sự quên lãng, rằng tự nhiên có ảnh hưởng tới siêu nhiên? Rồi bản đúc kết được ghi nhận theo từng câu hỏi :

Upload: dan-giang

Post on 18-Dec-2014

7.297 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

abcd e

TRANSCRIPT

Page 1: Nhân bản là gì

NHÂN BẢN Là Gì ?

Thứ ba, 12 Tháng 8 2008 03:26 Admin

Dẫn nhập:

Để khẳng định tính chất ưu việt của đời tu cũng như đời sống “làm người” hoàn hảo của các tu sĩ, Đức Á Thánh GH Gioan-Phaolô II đã kêu gọi trong Tông Huấn “Đời Thánh Hiến” : “Cùng tất cả mọi người nam nữ muốn nghe tôi, tôi ao ước gửi đến một lời mời gọi : xin hãy tìm kiếm những con đường đưa đến Thiên Chúa hằng sống và chân thật, đặc biệt theo những đường lối mà đời thánh hiến đã vạch ra. Những người được thánh hiến chứng minh rằng “bất cứ ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, thì kẻ ấy cũng sẽ trở nên người hoàn hảo” (ĐTH số 108).

Nhưng, có đúng thực các tu sĩ luôn là những “người hoàn hảo” ?

Để trả lời cho vấn nạn đó, chúng ta thử đọc lại một tài liệu được ghi trong tập sách “Giáo dục nhân bản” của lm. F.X Nguyễn Hữu Tấn, Gs ĐCV Sài Gòn :

“Trong khoá họp của các phụ trách Dòng Nữ Miền Trung vào tháng 9 năm 1967, khi bàn đến vấn đề huấn luyện, người ta có đặt ra những câu hỏi thảo luận :

1. Phải chăng ngày nay chúng ta có phần nào lơ đãng trong việc thực hành các nhân đức tự nhiên như là : công bằng, trung thực, trung thành với lời hứa, lịch sự, vô tư…?

2. Phải chăng chính sự lơ đãng đó đưa tới sự thiếu tinh thần tu trì hiện nay?

3. Phải chăng đó là một sự quên lãng, rằng tự nhiên có ảnh hưởng tới siêu nhiên?

Rồi bản đúc kết được ghi nhận theo từng câu hỏi :

1. Quả là có như thế. Và đó là một thực tại đáng buồn.

2. Đó là điều không còn nghi ngờ gì. Tinh thần tu hành không thể phát sinh trong một tâm hồn quanh quéo, bất công, đầy hiềm thù chống đối và từ chối mọi vẻ trang nhã. Ân sủng không phá huỷ thiên nhiên nhưng là nâng cao. Dĩ nhiên là một người có bản nhiên tốt thì dễ ăn sâu vào cuộc sống tu hành.

3. Đó không là một sự quên lãng mà là một sự khinh thường.

Như vậy, để trở nên một người tu sĩ hoàn hảo, chúng ta phải trở lại với “nguyên tắc vàng” mà cha bề trên Lành (Albert Delagnes) đã nhắn nhủ các chủng sinh :

“Các con muốn trở thành linh mục thánh thiện, trước tiên các con phải lo rèn luyện nên người lương thiện (honnête homme), trên cơ sở vững chắc ấy các con nỗ lực xây dựng con người Kitô hữu đạo đức (bon chrétien), rồi từ đó các con mới có triển vọng trở thành linh mục

Page 2: Nhân bản là gì

thánh đức (saint prêtre).

Chúng ta có thể thay hai từ “linh mục” bằng hai từ “tu sĩ” mà chắc chắn nội dung ý nghĩa sẽ không có gì thay đổi.

Câu chuyện của chúng ta hôm nay xin dừng lại ở bước đầu “người lương thiện” ; nói cách khác, phải huấn luyện “đời sống làm người”, đời sống nhân bản, như là một cơ sở nền tảng để xây dựng con người trưởng thành trong Đức Kitô, theo như cách quả quyết của Aldous Huxley : “Làm một người đầy đủ, điều hoà là một việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều duy nhất nên một người : Một người, anh nghe rõ”

I. TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN

Để xem thử con người ngày nay quan niệm nhân bản thế nào, xin được giới thiệu bài viết sau đây của blog Góc Phố đăng ngày 16/5/2009 :

Nhân Bản ! Bài học đầu tiên

Ngày Góc phố còn là học sinh cấp hai , Góc phố có được tham gia vào một nhóm gọi tắt là TSC .Bài học đầu tiên Góc Phố được học đó là " Nhân bản ".

- Vậy Nhân Bản là gì ?

Góc phố xin chia sẻ cùng các bạn hôm nay một chút về vấn đề này chắc rằng nó không xa lạ, nhưng nhiều người vẫn chưa nghĩ đến.

Trong tiếng Việt, những từ Hán Việt có chữ NHÂN bắt nguồn từ ba chữ NHÂN khác nhau trong tiếng Hán:

仁 nhân đạo: lòng nhân đạo

人 nhân bản, nhân văn, nhân loại . Nhưng nhân loại chỉ có nghĩa là loài người.

因 phép tính nhân. Nhân bản : từ một bản gốc tạo ra nhiều bản. Ví dụ photo copi. Nhân bản vô tính là NHÂN này.

Nhân Bản được định nghĩa là lấy con người làm gốc, lấy con người làm trọng. Một khía cạnh của Nhân Bản đó là học làm người .

- Thế thì tại sao chúng ta phải học làm người ?

Một học giả đã nói rằng :" Con người sinh ra vốn đã làm người nhưng chưa phải là người thật sự, muốn làm người phải học làm người."

- Vậy học làm người là như thế nào ?

Page 3: Nhân bản là gì

Đó là học và tập để trở thành một con người thật sự, có trái tim biết yêu thương, biết suy nghĩ, biết làm việc và tiến tới cái gọi là Chân - Thiện - Mỹ .

Nghĩa là hướng được họ tới cái đích chân, thiện, mỹ, cái đích này cũng là cái đích tối cao của cả loài người.

Không riêng một lĩnh vực nào, một khía cạnh nào mà con người lại không yêu cầu tính Chân - Thiện - Mỹ các bạn có thấy vậy không ?

Có lẽ chúng ta khá cầu toàn, song chính những điều đó lại làm cho chúng ta khác với những loài động, thực vật ..v.v

Bây giờ đâu đâu cũng có sách dạy học làm người. Nào là Quà Tặng Cuộc Sống, Những Tâm Hồn Cao Cả, Đắc Nhân Tâm, Tình Yêu và Cuộc Sống v.v.

Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy muốn thật sự là người không phải dễ.

Mỗi ngày, mỗi giây, mỗi việc chúng ta đều phải học. Để hoàn thiện mình hơn trong mọi lãnh vực ….

Vì kiến thức là vô tận chúng ta học mãi cũng không hết. Mỗi ngày chúng ta bổ sung một ít. Và cứ như vậy chúng ta học suốt đời cũng không hết. Không chỉ từ trường lớp mà còn có trường đời, với mọi người xung quanh.

Cuối cùng góc phố xin trích một câu chuyện để các bạn ngẫm nghĩ thêm về vấn đề : " Học làm người "

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân : “Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?” Ngài Tinh Vân bảo : “Học làm người”, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.

Thứ hai “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa

Page 4: Nhân bản là gì

thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

Chúc bạn bè thân hữu cùng cố gắng!

II. ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ THỰC HÀNH ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU

- Tinh thần cộng đoàn: Bản chất của Giáo Hội là “cộng đoàn tính, Giáo Hội tính, Công giáo tính”. Vì thế, điều kiện tiên quyết để sống ơn gọi tu trì chính là phải chấp nhận và hoà nhập với cộng đoàn. Một người mang não trạng “chủ nghĩa cá nhân”, luôn lấy cái tôi làm thước đo cho mọi người, không thể sống và thăng tiến trong đời sống tu trì. Tuy nhiên, sống cộng đoàn, không có nghĩa là “lẫn trốn giữa cộng đoàn để giấu đi cái bản sắc riêng và không còn một nhân vị độc đáo, bản lĩnh. Hoà nhập với cộng đoàn nhưng không để cái tôi độc đáo của mình biến tan trong đó.

- Tinh thần sẻ chia : Luôn biết cho và nhận. Đóng kín trên cái tôi với một lối sống ích kỷ sẽ làm nghèo nàn và xói mòn nhân cách. Chia sẻ và đón nhận sẽ giúp sống và sống phong phú cũng như có thêm nhiều điều kiện và kinh nghiệm để thăng tiến. Sẻ chia cũng đồng nghĩa với cởi mở, cảm

Page 5: Nhân bản là gì

thông, yêu thương và phục vụ (serviable).

- Chấp nhận và tôn trọng đời sống cá nhân : Cộng đoàn là một tập thể bao gồm “bá nhân bá tánh”; do đó, luôn biết mở lòng để lắng nghe và chấp nhận những khác biệt. Áp đặt ý muốn, lập trường và quan niệm của riêng mình lên kẻ khác là một điều ngược lại với tính nhân văn. Điều đó cũng có nghĩa luôn biết tôn trọng đời sống cá nhân của người khác, kính trọng những “mầu nhiệm” riêng tư mà chỉ một mình Thiên Chúa mới thấu hiểu. Bất cần và lãnh đạm đối với những khó khăn hay khổ đau của người khác là một điều đáng trách cũng giống như sự xoi mói, xúc phạm đến những “không gian nội tâm” sâu kín của người khác.

- Sự biểu hiện nhân bản từ những nhỏ nhặt đời thường : Để biểu hiện và thực hành những đức tính và chiều kích nhân bản trên, đời sống luôn phải toát ra một sự hoà hợp từ những biểu hiện bên ngoài : trang phục, cử chỉ, lời ăn tiếng nói… Tất cả đều phải mang “dáng đứng’ của sự trang nhã, lịch sự, tôn kính, thân thương, tế nhị… Một cuộc sống mà ở bất cứ nơi nào, từ nhà cơm tới nhà nguyện, từ phòng đọc sách tới toiltte, từ lúc hội họp đến chỗ nghỉ ngơi… đều toát lên một bầu khí tươi vui, hoà thuận, kính trọng, trang nhã… chắc chắn sẽ mang lại một cuộc sống tu trì hạnh phúc và được thăng tiến.

Kết :  Để kết thúc bài chia sẻ hôm nay, xin mượn lời của ĐGH Piô XII nói với các cha dòng Cát Minh, nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập học viện quốc tế của Dòng tại Rôma :

“Trong khi chờ đợi con người tu sĩ trẻ trở nên thành viên có nhân đức sáng ngời, thì họ phải luyện tập trở thành con người hoàn hảo trong những công tác thường nhật : vì làm sao con người có thể trèo lên tận đỉnh núi, nếu dưới đồng bằng họ đi chưa vững ? Vậy ước mong rằng vị tu sĩ rèn luyện và biểu dương qua cuộc sống một nghị lực thích ứng với tha nhân và tương quan xã hội, một thái độ cởi mở, một bộ điệu nhu mì, một tâm hồn trung thực và cũng ước mong rằng vị tu sĩ ấy tuân giữ lời hứa, làm chủ các ngôn hành của mình, biết kính trọng mọi người, giữ đức công bình, giữ đức nhẫn nhục…”

Ước mong sao tất cả chúng ta đều đã có được những “bước chân vững chắc ở dưới đồng bằng”, đó chính mà một cuộc sống “làm người hoàn hảo”, một “honnête homme”, để trên nền tảng vững chắc đó, chúng ta là những kẻ thuộc trọn về Thiên Chúa trong đời sống thánh hiến.

Lm. Giuse Trương Đình Hiền

Page 6: Nhân bản là gì

Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Nhân Bản

I – Dẫn NhậpChỉ Có Một Người Thôi

Một nhà nọ trong làng tổ chức đám cưới. Người đến dự đám cưới rất đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:- Này, anh đi xem có đông người đi dự đám cưới bên ấy không?Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Khi họ ra về, người đầu tiên ra khỏi nhà vấp phải khúc gỗ. Anh ta chửi ầm lên rồi bỏ đi. Rồi rất nhiều người ra về và vấp phải khúc gỗ quái quỷ, họ cũng chửi rồi bỏ đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên. Bác làm công trở về gặp người chủ. Người chủ hỏi:- Ở bên ấy có nhiều người không?Bác làm công trả lời:- Chỉ có mỗi một người mà lại là một bà lão.- Tại sao vậy?- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi, lũ cừu cũng làm như thế thôi. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

II – Nội Dung1. Nhân bản là gì?“Nhân bản” là từ ngữ rất thông dụng, nhưng rất khó để hiểu tường tận, vì thế ta có thể tạm hiểu:“Nhân” là người.“Bản” là gốc, là cơ sở, là nền tảng…Như vậy, có thể hiểu nhân bản là cái gốc của con người, cái cơ sở, nền tảng của con người, cái làm nên con người và phân biệt con người với các động vật khác.Nếu hiểu sâu xa hơn thì nhân bản là thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử của một con người.2. Mục tiêu của Giáo Dục Nhân BảnNếu nhân bản là cái gốc của con người, thì giáo dục nhân bản là giáo dục để một người hiểu biết bản tính của mình là người, chứ không phải cây tre, cái ghế…

Page 7: Nhân bản là gì

Nếu nhân bản là thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử của một người, thì giáo dục nhân bản là giáo dục một bản tính người có thái độ sống, thái độ nhìn đời, thái độ cư xử “hợp qui tắc” như mọi người thừa nhận.Tóm lại, mục tiêu của Giáo Dục Nhân Bản là giúp con người đạt “trưởng thành nhân bản”. Sự “trưởng thành nhân bản” có thể nhận thấy được từ bên ngoài qua: tác phong tốt đẹp, suy nghĩ chín chắn, khôn ngoan, ý chí tự chủ, tâm tính quân bình, cư xử hài hòa, vị tha…3. Tầm quan trọng của Giáo Dục Nhân BảnMột em bé mới sinh ra, nó chưa biết mình là người. Nhưng nó lớn trong một nhân cách gia đình: cha mẹ tốt, anh chị em tốt, ông bà tốt thì đứa bé sẽ dễ thừa hưởng những cái tốt.Em bé cũng lớn lên trong một nhân cách xã hội: bạn bè, lối xóm, môi trường xung quanh… tốt hay xấu đều ảnh hưởng trên đứa bé.Chúng ta đã nghe nói đến nhiều trường hợp những đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng từ khi mới sinh. Khi những trẻ đó lớn lên không biết nói tiếng người, thậm chí là không đi mà bò bằng tứ chi như thú rừng, mang nhiều tập tính của thú rừng…Như vậy, rõ ràng không phải ai khi sinh ra cũng đều là “người” cả, mà phải được thừa hưởng một nền giáo dục, được rèn luyện để trở nên “người” như bao “người” xung quanh. Nền giáo dục đó chính là Giáo Dục Nhân Bản. Ở trường học, điều đầu tiên, khi đón nhận trẻ, người ta phải ý thức ngay rằng, “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nhờ Giáo Dục Nhân Bản, qua việc tập luyện các đức tính tự nhiên, con người mới đạt “trưởng thành nhân bản” để xứng đáng là “người” hơn.(Nên biết, không có lý lẽ nào giải thích được một cách thỏa đáng tại sao phải tuân thủ những “quy tắc” này thì mới là “người”. Nhưng những quy tắc này được nhiều “người” qua nhiều thế hệ công nhận, xây dựng và phát triển cho phù hợp với từng thời, vì thế những người không tuân thủ những quy tắc này không được công nhận là “người” như trong câu chuyện dẫn nhập vậy. Người ta vẫn nói “đạo” là “đường” nhưng cái gì là “đường”? Chẳng có chi là “đường” hết, người ta đi riết thì nó thành đường thôi!)Sự “trưởng thành nhân bản” còn là nền tảng để xây dựng sự trưởng thành của người Ki Tô hữu, qua việc luyện tập các nhân đức Ki Tô giáo. Nhờ đó, họ sẽ đạt mức độ “trưởng thành Ki Tô hữu”, được hoàn hảo, thánh thiện, trở nên giống Chúa Ki Tô, xứng đáng chức vị là con Chúa.4. Lời kếtGiáo dục nhân bản rất quan trọng và cần thiết cho con người, để xứng đáng là “người”, là “người Ki Tô hữu”, là con cái Chúa.

Page 8: Nhân bản là gì

Giáo Dục Nhân Bản nhằm hướng đến “con người trưởng thành” theo một khuôn mẫu lý tưởng, đó là Chúa Giê Su – “siêu người mẫu” của chúng ta.

III – Liên Hệ Lời Chúa“Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý.” (Thư của thánh Philipphe chương 4 câu 8)

IV – Luyện TậpBiết ngưỡng mộ khi thấy người khác làm điều tốt.BTVN: Tìm một vài điểm khác nhau giữa con người và loài vật.

Page 9: Nhân bản là gì

ĐẠO PHẬT ĐẠO HIẾU VIỆT-NAM Huệ Giao

Khi chúng ta đề cập đến lòng hiếu thảo trong truyền thống dân tộc Việt Nam, không phải chỉ đơn thuần hiểu như một thái độ hợp lý giữa cha mẹ và con cái, mà chính là nhắc đến một đức tính trọng yếu được kết tinh từ sự tiếp thu giữa các nền văn hóa khác nhau để hợp thành một hợp thể văn hóa truyền thống gọi là đạo Hiếu Việt-Nam.

Đạo Hiếu Việt Nam là kết quả một chuỗi mắt xích của sự biểu lộ lòng biết ơn, nhớ ơn, sự thương yêu, sự giao hảo giữa con người với con người. Một đức tính mà trong con người dù ở bất cứ ý thức hệ nào đều phải có, nếu trong con người không có đức tính này thì coi như không phải là con người, được hiểu như là chưa đấy đủ để thành người : lòng nhân. Cho nên cụ Phan Bội Châu trong bộ sách Khổng học đăng giải nghĩa ý này : ’Hiếu là gốc để hành đạo nhân’. Như vậy, chúng ta biết rằng để làm tròn tư cách của một con người theo quan niệm Khổng giáo xưa, đức tính đầu tiên cần phải có hiếu đễ (Vạn thiện dĩ hiếu vi tiên). Hiếu đễ đối với người Việt trong ý nghĩa thông thường là hiếu thảo, cung kính với ông bà cha mẹ, hòa thuận với anh chị em. Nếu người nào đó không thương cha mẹ, không thương anh chị em của mình thì nhất định người ấy sẽ không thương được người khác. Bởi một người không làm tròn bổn phận trong gia-đình thì sẽ không giúp ích gì lớn lao cho xã-hội. Do đó, Nho giáo bảo rằng đã bất hiếu trong gia-đình thì không thể là người tốt trong xã-hội, quy trình tu thân - tề gia trị quốc - bình thiên hạ cũng đã xác chứng điều này. Tu thân chính là xây dựng cho bằng được lòng nhân trong con người của mình, tức là phải có lòng từ ái, không ích kỷ. Khi thân của mỗi người được điều phục và vững chắc trong đạo đức, tác phong, nhân cách sống thì mới có thể làm gương cho người khác và làm rường cột để xây dựng gia-đình tốt đẹp cũng như mới có thể trị quốc, bình thiên hạ.

Tiếp thu tinh thần này, đạo Hiếu Việt-Nam một mặt nào đó nhấn mạnh đến đức tính tri ân và báo ân công ơn sâu dày của ông bà cha mẹ như là một chìa khóa mở ra nhiều đức tính phụ thuộc để hoàn thiện lòng nhân. Đọc lại sử sách, chúng ta biết có nhiều gương hiếu hạnh xưa thật sâu đậm, chắc có lẽ không có sự hiếu đễ nào ngày hôm nay diễn tả và sánh ngang bằng như việc Thúy Kiều đã bán mình chuộc cha, lòng hiếu này đã kinh động đến lòng trời, bởi một sự quên mình tuyệt đối của người con ’Bán mình đã động hiếu tâm đến trời’.

Tuy nhiên hiếu để nằm ở phạm trù này một mặt nào đó chỉ xây dựng và hiểu được trong phạm vi thế gian đối đãi. Hiếu để được xét lượng như một sự công bằng của người trao và người nhận trên hành động thực tế. Trong khuôn khổ hành xử đạo nhân và do đó sẽ bị hạn chế nhận thức, chấp nhận trong những khả năng, hành vi vượt qua sự tầm thường của con người, trong quan niệm xuất thế gian. Mặc dầu, được biết cung cách báo hiếu có thể tùy thuộc vào thời gian, không gian, cách suy nghĩ ứng xử của từng chủ thể và đối tượng, hoàn cảnh xã-hội hiện tại. Ở trong tác phẩm ’Nhị Thập Tứ Hiếu’ có những mẫu chuyện con người không thể hiểu được như tại sao Mạnh Tường lại muốn có canh măng cho cha ăn. Nhưng giữa mùa Đông thì không thể mọc măng, nên ông ngồi ôm gốc tre mà năn nỉ, thì thấy măng đội tuyết mọc lên. Chuyện khác, Vương Thôi mỗi khi trời nổi sấm sét, ông ra ôm mộ mẹ, vì biết mẹ bình sanh rất sợ sấm sét.

Đạo Phật Việt Nam là sự hòa hợp hoàn thiện truyền thống và văn hóa, đã lột tả một cách xác đáng và minh chứng hùng hồn trong ý niệm hiếu đễ. Đạo Phật không chỉ nói về lòng hiếu thảo

Page 10: Nhân bản là gì

giữa con cái với cha mẹ trong phạm vi hạn hẹp của gia đình, giới hạn bởi thời gian và không gian. Đạo Phật nói về sự tri ân vá báo ân vượt qua cánh cửa gia-đình, Tổ quốc, rộng đến chúng sanh. Vượt qua thời gian hiện tại, ngắn ngủi, đã nói đến tương lai trong nhiều kiếp sống, vượt qua không gian là bởi bất cứ nơi đâu quốc độ nào, hễ là con người Việt Nam đều được thấm nhuần sự tưới tẩm của tình thương đó. Trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy rằng : ’Này các Tỳ Kheo, người biết đền đáp công ơn phụ mẫu là người đáng kính mến’. Giả sử người đó cách xa Ta hằng trăm do tuần, mà rất gần Ta vậy. Vượt qua con người qua sự tôn thờ và kính ngưỡng, qua cả không gian dài vô tận, Đức Phật đã minh định tuyên thuyết. ’Nếu chúng sanh nào gặp thời không thấy Phật thì hãy xem cha mẹ như Phật, gần gũi cha mẹ như gần gũi Phật, tôn thờ cha mẹ như tôn thờ Phật, vâng lời cha mẹ như vâng lời Phật, như vậy mới gọi là hiếu’ (Kinh Hiếu Tử).

Ý nghĩa báo hiếu trong đạo Phật không những chỉ trong phạm trù tri ân và báo ân ông bà cha mẹ là cung dưỡng món ngon vật lạ, tiền tài, vật chất trong phạm vi hiện tại để cha mẹ được vui lòng, ấm no mà còn phải báo hiếu như thế nào để cha mẹ đạt được cứu cánh giải thoát. Nghĩa là phải làm sao để cha mẹ luôn được gần gũi với thiện hữu tri thức, luôn tránh xa điều tà và gần gũi với điều chánh. Ý nghĩa báo hiếu trong đạo Phật là toàn diện và triệt để, bởi vì không những chỉ tri ân đến ông bà cha mẹ trong gia đình và những người có liên hệ ân tình với mình mà còn phải hướng đến thế giới rộng lớn là tổ quốc, chúng sanh, dĩ nhiên trong đó không chỉ là người có ơn với mình mà ngay cả những người không ơn nghĩa với mình cũng vậy. Ý nghĩa này nói lên lòng thương tưởng của con người khổ đau thì không phân biệt người này và người khác, cũng không nằm trong phạm vi phân biệt thường tình thế gian. Hành động báo hiếu của Đức Mục Kiền Liên là một minh chứng hùng hồn diễn tả toàn bọ ý nghĩa báo hiếu của đạo Phật, không những Ngài chỉ cứu độ mẹ mình mà còn cứu độ nhiều chúng sanh khác khổ đau trong chốn u đồ. Một gương hiếu hạnh khác trong đạo Phật nói lên ý nghĩa báo hiếu còn là sự biểu lộ lòng thương người chính là tấm gương của Lục Tổ Huệ Năng, người đã quyết tâm xa mẹ của mình để tìm đường học đạo cứu độ chúng sanh, làm lợi ích cho nhiều người, và đưa nhiều người đến với đường đạo. Trước khi đi Ngài đã vay mượn được mười lạng vàng để mua sắm thực phẩm y phục cho mẹ già, rồi mới cất bước đến huyện Huỳnh Mai bái kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tu học, sau trở thành Lục Tổ Huệ Năng trong Thiền tông.

Như vậy, nói đến đạo Phật - đạo hiếu Việt-Nam là nói toàn bộ tư tưởng mà người dân Việt đã hấp thụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau, biết ứng dụng nhuần nhuyễn những phạm trù đó cho phù hợp với hoàn cảnh và cung cách ứng xử trên phương diện hiếu để tùy thuộc vào quốc độ hiện tại. Nếu chỉ xem chữ hiếu trong ý nghĩa đơn thuần là hành xử xã-hội, là phép tắc để định lượng nhân phẩm của một con người, tưởng chừng như đây là một thiếu sót, rất nhiều khiếm khuyết để diễn đạt ý tưởng này. Mặt khác nếu áp dụng và nhìn nhận tính cách của một đơn thể nào đó trong sự tập hợp những gì đã tiếp thu và gạn lọc từ ông cha ta, thì đây là một nhận định đầy nhân bản và trí tuệ. Sự hạn hẹp từ một khái niệm hiếu đễ dựa trên căn bản của lòng nhân và lượng giá vào đức tính trung, nghĩa nơi con người, thì đạo Phật đã đóng góp vào sự thiếu hụt đó, hơn thế nữa chúng được triển khai rộng rãi hơn. Trong bốn ân nặng của đạo Phật đề cập đến đã nói đầy đủ ý-nghĩa của Nhân-Trung-Nghĩa của con người Việt Nam khi tiếp thu nền văn hóa ứng xử xã-hội của Khổng học Trung Hoa. Ngoài hiếu với cha mẹ theo nghĩa hẹp, trung với nước, nghĩa với dân mở rộng thêm là thương yêu tất cả chúng sanh hữu tình, từ hiện kiếp cho đến tương lai và trong đời sống dương thế hay đời sống âm cảnh, đạo Phật đã đề cập đến và hướng tới.

Page 11: Nhân bản là gì

Nếu chúng ta áp dụng trọn vẹn tư tưởng này thì đạo Phật - đạo Hiếu Việt Nam sáng ngời trong truyền thống và chuyển tải nhiều ý nghĩa trong văn hóa cổ truyền. Đây là những điểm nổi bật mà chúng ta cần nên minh định và xác thực. Ngày Vu Lan báo hiếu gợi nhớ lại toàn bộ những tri ân những quan hệ xuyên suốt diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi tâm niệm, hành động dù nhiệt huyết hay hoàn cảnh liên quan giữa người và người trong cuộc sống dưới con mắt giác ngộ đều thể hiện tính nhân quả, tương duyên trùng trùng mà con người cần phải ý thức toàn bộ cơ cấu của nó, để phù hợp đạo lý ’Uống nước nhớ nguồn’, và thể hiện cung cách ứng xử trong nền văn hóa Việt Nam.

Page 12: Nhân bản là gì

CHỮ HIẾU THEO GÓC NHÌN NGƯỜI KITÔ HỮU

Trước khi là một Kitô hữu, người tín hữu đã là một con người, con người có quê hương, thừa hưởng một nền văn hoá, mang trong mình những cội nguồn sự sống. Trước khi là một Kitô hữu Việt Nam, người tín hữu đã là người Việt Nam, một con người có nguồn gốc từ “con rồng cháu tiên”, cưu mang trong mình một chữ đạo, chữ đạo ấy là “Hiếu”. Hiếu trở thành“Đạo”, hiểu như một con đường của người Việt để thành nhân và thành thánh. Hiểu chữ “Đạo” như thế sẽ không gây phương hại đến niềm tin của người Kitô hữu Việt Nam, bởi vì chữ “ Đạo” ấy không hiểu như một tôn giáo. Hiếu kính là một truyền thống rất tốt đẹp trở thành “Đạo” ăn sâu trong nguồn văn hoá Việt Nam . Nhiều ca dao tục ngữ phản ảnh sinh động truyền thống đó:

"Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con"

Đạo Phật vào Việt Nam , ảnh hưởng nhiều trên người Việt cũng nhờ theo lối đường “Hiếu Đạo” ấy:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con".

1. Công ơn cha mẹ khó lòng đền đáp, một truyền thống đạo Hiếu.

Đức Phật dạy cho các môn sinh lòng hiếu thảo theo cách thức đi từ thực tế thực hành đến lời dạy:

"Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứ không phải là nước trong bốn biển" (Tương Ưng II, 208).

Đức Phật lại nói tiếp:

"Có hai hạng người, naỳ các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha..." (Tăng Chi I, 75).

Rồi Đức Phật giải thích, vì sao công ơn cha mẹ đối với con cái to lớn đến thế.

Vì cớ sao? Ví rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này" (Tăng Chi I, 75).

Lời Đức Phật dạy các Phật tử, trình bày với người Việt là quá hay, vừa phản ảnh tinh thần “Hiếu Đạo” vừa nói đến phẩm cách “ Đạo làm con”. Người Kitô hữu những ngày đầu trên Đất Việt đã gây những hiểu lầm không tốt về “Hiếu Đạo”, khi lấn cấn giữa việc “thờ kính tổ tiên” và “ Thờ phượng Thiên Chúa” , để rồi bác bỏ việc “ thờ kính tổ tiên”. Ngày nay, một số người lương dân vẫn còn thắc mắc người Kitô hữu Việt Nam về điều ấy.

Điều răn thứ Tư : “Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.”  (Xh 20, 12) được trích trong sách Xuất Hành, bản văn hình thành và thế Kỷ

Page 13: Nhân bản là gì

thứ 10 trước Công Nguyên, là một truyền thống trước đó khi thành chữ viết. Truyền thống này được Thiên Chúa minh định, ban cho một mối phúc, được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.

Sách “Huấn ca” là bộ sưu tập lời dạy của các bậc tiền nhân, được Ben Xira viết vào khoảng  190 – 180 trước Công Nguyên, trong sách có lời giới thiệu của dịch giả khi đến Ai Cập vào năm 38 triều Vua Evergète. Đây phải là Vua Tô-lê-mê VII Evergète và thời gian này được xác định là năm 132 TCN, nhắc lại để ghi nhớ của một truyền thống văn hoá lâu  đời của dân tộc Do Thái, là thành phần của bộ Thánh Kinh Hy Lạp, Giáo Hội chuẩn nhận trong kho tàng Mạc Khải, minh chứng một Mạc Khải, có thể xuất phát từ những truyền thống tốt đẹp của nền văn hoá. Sách “Huấn ca” có những lời dạy bảo khôn ngoan của các tiền nhân,  khi truyền lại kinh nghiệm cho con cháu sống “Đạo Hiếu” : trước là kính Chúa, sau là hiếu với cha mẹ. Đó cũng là điều kiện để được cứu độ. “ Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3, 3-4).

 

Trích dẫn điều này, chỉ muốn minh chứng một điều là, trước khi Tin Mừng được loan báo đã có một mảnh đất tốt được chuẩn bị để đón nhận Tin Mừng trong một nền văn hoá. Con đường “Hiếu Đạo” của Kitô giáo cũng bắt nguồn từ những truyền thống tốt đẹp của nền văn hoá.  

2. Con cái hiếu thảo với cha mẹ.  

Người con có hiếu, được sanh vào trời Phạm thiên, được kể vào trong số các đạo sư:  

 "Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường".  

"Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha; các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa vói mẹ cha, đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời" (Tăng Chi I, 147).  

Những người Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo, ngày xưa xem Phạm Thiên (Brahma) như là vị Thần tối thượng của họ, còn theo đạo Phạt, Phạm Thiên là cõi trời Dục giới và Sắc giới. Đức Phật đánh giá gia đình nào có con cái hiếu thuận với cha mẹ, cũng không khác gì cõi trời Phạm Thiên vậy, và những người sống trong gia đình như thế cũng giống như chư Thiên ở cõi trời Phạm Thiên vậy. Kính lễ, tán thán những người con hiếu thảo không khác gì kính lễ, tán thán Phạm Thiên. Và sống trong những gia đình hiếu thuận với cha mẹ, cũng tức là sống hạnh phúc, an lạc không khác gì sống ở cõi trời Phạm Thiên. Các bậc Đạo sư thời xưa được tôn quý như là các bậc Thầy hướng dẫn đời sống đạo đức và tâm linh cho dân chúng. Đức Phật tán thán những ngưòi con hiếu thuận với cha mẹ, cũng không khác gì các bậc Đạo sư thời xưa. Vì cớ sao? Chính là vì, gương sáng hiếu thuận cha mẹ cũng là gương sáng của cuộc sống tâm linh và đạo đức cao cả. Và bởi lẽ, những người con hiếu thảo với cha mẹ, được Đức Phật coi trọng như Phạm Thiên, như các bậc đạo sư thời xưa cho nên họ cũng xứng đáng được cúng dường.  

Ngưòi Ấn Độ ngày xưa xem lửa như một vị Thần mà họ gọi là thần Agni. Họ có tập tục tế lửa. Anh em ông Ca-Diếp, trước khi quy y Phật, vốn là những người theo đạo tế Thần lửa. Nhưng Đức Phật dạy rằng, cha và mẹ chính là lửa đáng cung kính và cúng dường vì cha và mẹ đem lại sự sống cho con cái, cũng như lửa đem lại ánh sáng ấm áp và sức sống cho muôn loài. Đức Phật dạy: "Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà la môn, những người mẹ, những người cha của người ấy. Này, Bà la môn đáng gọi là lửa đáng cung kính" (Tăng Chi I, 74).  

Page 14: Nhân bản là gì

Người Kitô hữu Việt Nam có nguồn gốc văn hoá chung với dân tộc, một dân tộc đón nhận rất nhiều ảnh hưởng của Khổng giáo, học thuyết của Khổng giáo luôn thiên về thực tiễn và lấy Đạo “Nhân” làm chủ yếu. Nhân, là lòng thương yêu rộng lớn, bao trùm cả vạn vật. Người có đạo Nhân là người hết mực thương yêu bắt nguồn từ gia đình. Theo lẽ thường gia đình có cha mẹ, anh chị em, người ta cần kính yêu rồi đến người ngoài mới có lòng trung thứ, từ ái được. Do đó, phần hiếu đễ, lễ nhạc có vai trò rất quan trọng trong Nho giáo, được Đức khổng Tử giảng dạy cho thầy Tăng Sâm, phần này về sau thành sách Hiếu Kinh, đời Hán liệt nó vào cuốn thứ bảy, sau Thi, Thư, Lễ, Nhạc, kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.  

Hiếu được đặt thành Kinh, cho thấy việc hiếu vô cùng trọng đại, Hiếu không chỉ là “Tận tâm kính dưỡng phụ mẫu”. Hiếu còn có nghĩa rọng hơn đối với cha mẹ lúc còn sống cũng như đã qua đời. Đối với người Kitô hữu, chữ Hiếu con mở rọng ra tới chân trời của Thiên Chúa, và đó là huấn lệnh của Người được ghi chép trong điều thứ tư của bản “Mười Điều Răn”. Sách Giáo Lý toàn cầu số 2197 dạy rằng :“Điều răn thứ tư mở đầu phần 2 của Thập Giới, ấn định trật tự của Đức Ai. Thiên Chúa muốn rằng sau Người chúng ta phải tôn kính cha mẹ, vì đã sinh thành dưỡng dục, và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa. Chúng ta cũng phải tôn kính những người được Thiên Chúa trao quyền hành để mưu ích cho chúng ta”.

 

Người con có Hiếu thì được sống lâu và trường thọ, sách Huấn ca cho thấy rõ hơn sự chúc phúc của Thiên Chúa đối với họ “Ai tôn vinh cha thì sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng”  (Hc 3, 6). Sách Xuất hành cũng dạy : “Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12).  

Đức Phật thì cầu mong cho người con có hiếu được sống lâu: "Mong rằng, nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng nó được che chở lâu dài!" (Tăng chi II, 106). Sống lâu trường thọ là một mối phúc.  

3. Hiếu thuận với cha mẹ, sẽ được sanh vào cõi trời.  

Và Đức Phật nói thêm là một ngưòi con, được cha mẹ thương mến nhờ vậy, sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều và lâu dài. Những người con như thế sau khi mạng chung, sẽ được sanh lên các cõi Trời. Trời hiểu theo nghĩa là một cõi phúc vô biên.  

"Thờ mẹ cha đúng pháp,  

Buôn bán đúng, thật thà,  

Gia chủ không phóng dật,  

Được sanh Tự Quang Thiên" (Kinh Tập, Sutta Nipata).  

Tự Quang Thiên là một cõi trời, trong đó chúng sanh có thân hình đẹp đẽ chói sáng.  

Trong Thập giới, điều răn thứ tư là căn bản cho đời sống nhân bản, xây dựng xã hội theo ý Thiên Chúa muốn, nên cũng mở rộng cho việc áp dụng, tương quan giữa công dân và đất nước, của trò với thầy, thợ với chủ, thuộc cấp với chỉ huy.  

“Điều răn này được trình bày dưới hình thức tích cực, ấn định những bổn phận phải chu toàn, và chuẩn bị cho những điều răn tiếp theo, đòi buộc con người phải tôn trọng sự sống, hôn nhân, của cải trần thế và lời nói.”  (GLTC số 2198)  

Hiếu đối với sách Huấn ca, thì cho biết rằng: người con có hiếu thì được Thiên Chúa xót thương tha thứ những lỗi lầm, “Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời” (Hc 3, 15). Lòng hiếu thảo của người con đụng tới tình trời, vượt xa

Page 15: Nhân bản là gì

khỏi thế giới này, và gặp được Đấng là Tình Yêu. Có thể nói gốc của Hiếu đạo thì mọc nơi đất thấp, hoa trái của Hiếu được chính Thiên Chúa ban tặng.  

4. Thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp.  

"Ở đây, này Mahànàma, vị thiện nam tử, với những tài sản do nổ lực tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh của cánh tay gom góp lại, phải trả bằng những giọt mồ hôi đổ ra, làm một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ..." (Tăng Chi II, 106).  

Ngài Xá Lợi Phất, trong kinh Dhananjàni (Trung Bộ II, 540), cũng nói rõ ý tứ của Phật là phải làm điều lành, không làm điều ác để phụng dưỡng cha mẹ:  

"Này Dharanjàni, nhà người nghĩ thế nào? Một người vì cha mẹ, làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là một ngưòi vì cha mẹ, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, thì ai tốt đẹp hơn?".  

"Thưa Tôn giả Sàriputta, người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp. Và thưa Tôn giả Sàriputta, người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chân chánh, người ấy tốt đẹp hơn".  

Và ngài Sàriputta kết luận: "Này, Dhananjàni, có những hành động khác, có nhận, đúng pháp, với những hành động này, có thể phụng dưỡng cha mẹ, không làm các điều ác, làm các điều ác, làm các điều lành. Những người làm các điều ác để nuôi dưỡng cha mẹ, cũng không thể tránh khỏi quả báo của những hành vi bất thiện của mình. Và như vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng cha mẹ để tự cứu mình và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình".  

Kinh Dhananjani tiếp đó, giải thích rõ, các con cái, vì mẹ cha mà làm điều ác, điều bất thiện thì cũng sẽ chịu quả báo, kể cả đọa địa ngục, và không thể viện lý do rằng, mình làm điều ác để phụng dưỡng cha mẹ, cho nên không chịu quả báo, không đọa địa ngục.  

Rất hay là trong những điều cơ bản đạo Hiếu, Phật giáo cũng quy định những điều làm cho cha mẹ cũng khởi đi từ đời sống ngay thẳng tốt lành của người con. Không thể lấy cùng đích biện minh cho hành động. Chúng ta thấy, ngay trong luật tự nhiên, Thiên Chúa cũng an bài những điều tốt lành như một mảnh đất tốt, để đón nhận hạt giống cứu độ mà Thiên Chúa gieo trồng. Số  1755 trong sách GLTC xác định : “ Một hành vi tốt về mặt luân lý đòi hỏi đối tượng, mục đích và các hoàn cảnh đều phải tốt. Mục đích xấu làm cho hành đông trở nên xấu, dù đối tượng tự nó là tốt…”.  

“ Thắp đèn trời” theo nghĩa tích cực của người Kitô giáo là vâng giữ Luật Chúa, để cầu nguyện cho cha mẹ bằng chính đời sống của mình, chứ không dừng lại ở việc phụng dưỡng là đủ. Chữ “Hiếu” như vậy là hệ quả của đời sống tốt lành, phát xuất từ đời sống đạo đức, trong sạch và liêm chính.  

 5.Bổn phận của cha mẹ.  

Đức Phật dạy rõ ràng vấn đề này trong Tăng Chi bộ kinh, tập I, trang 75:  

"Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với cuả cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích, an trú vào trí tuệ, cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha".  

Page 16: Nhân bản là gì

Vì sao Đức Phật lại dạy như vậy? Đấy là do công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái như trời, như biển, cho nên không thể nào lấy của cải vật chất để bù đắp lại được. Vả chăng, mọi của cải vật chất, đều vô thường biến hoại, nay còn mai mất, không có giá trị trường cửu. Trái lại, cha mẹ không có lòng tin đối với Tam Bảo, dối với chánh pháp, mà con cái biết hưóng dẫn, khuyến khích cha mẹ có được lòng tin; nếu cha mẹ làm điều ác, mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ làm điều lành, nếu cha mẹ keo kiệt, xan tham mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ bố thí; nếu cha mẹ có ác kiến, tà kiến và sống theo ác kiến, tà kiến mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ từ bỏ ác kiến; tà kiến, có được chánh tri kiến và sống theo chánh tri kiến thì những con cái đó đã làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha.  

Trong kinh "Giáo thọ Thi ca la việt" (Trường bộ kinh IV, 188b) Đức Phật dạy:  

"Người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, làm đủ bổn phận người con đối với cha mẹ, giữ gìn truyền thống gia đình, bảo vệ tài sản thừa tự và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời. Cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái: ngăn chặn con điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của cải thừa tự cho con".  

Sách Hiếu Kinh có phần dạy rằng: kính cẩn không có nghĩa là cha bảo sao làm vậy, mà khi cha mẹ có điều lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm, dịu dàng can ngăn, cho dù cha mẹ không nghe cũng phải tỏ bày kính cẩn chứ không được trái lễ “Tòng phụ chi lệnh, hựu an đắc vi hiếu hồ” , nghĩa là “chẳng suy cho hết mọi tình, theo cha nào phải là mình hiếu đâu”.  

Sách GLTC cũng đặt bổn phận của cha mẹ đối với con cái trong điều răn thứ tư, trước nhất là cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái, đây là trách nhiệm không thể thay thế; kế đến cha mẹ cũng cần tôn trọng con cái như những nhân vị. Việc tôn trọng con cái đòi buộc cha mẹ trở nên mẫu gương tốt lành cho con cái noi theo. Cha mẹ có bổn phận tạo cho con cái một mái ấm gia đình đúng nghĩa, mái ấm này là môi trường cho con cái học về các đức tính cần thiết, học biết về hy sinh, phán đoán lành mạnh, tự chủ, là những điều kiện cho tự do đích thực. Ngoài công việc giáo dục cho con cái về phương diện tự nhiên còn có bổn phận dạy cho con cái về đức tin, khai tâm cho con cái về các mầu nhiệm đức tin từ khi còn nhỏ. Cha mẹ là người đưa con cái vào trong Hội Thánh, bằng việc dạy giáo lý cho con cái, tạo cho con cái sống hoà hợp với anh chị em trong nhà, chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình. Đó là những việc khởi đầu chuẩn bị cho con cái sống chia sẻ mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể. (xem GLTC 2221 – 2230)  

Bổn phận giáo dục của cha mẹ là bất khả thay thế; theo Luật Do Thái thời xưa, người cha buộc phải dạy cho con cái một nghề, buộc cha mẹ phải dạy cho con cái đạo lý của Lề Luật tiền nhân, để con cái không trở thành kẻ bất lương.  

6. Sự liên hệ giữa gia đình và ơn gọi tu trì trong chữ hiếu.  

Người xuất gia là những ai? Đây thường là thắc mắc của nhiều người.  

Tỳ Kheo Thích Minh Châu giải thích chữ “Xuất gia” của Phật tử như sau:  

“ Xuất gia không phải là từ bỏ cha mẹ và người thân, xuất gia chỉ có nghĩa là từ bỏ danh lợi thế gian, từ bỏ những tình cảm hẹp hòi vị kỷ gắn liền với danh lợi thế gian, từ bỏ tham, sân, si. Xuất gia là chấp nhận tất cả chúng sinh, tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt thân, sơ, đều là người thân tất cả, đều là cha mẹ, anh, em, con cái ruột thịt của mình, đức Phật, được tôn gọi là đấng từ phụ, nghĩa là Cha lành, vì Ngài yêu thương tất cả chúng sinh như người mẹ thương yêu người con một của mình. Người xuất gia cũng vậy, noi gương Đức Phật, xem toàn bộ xã hội như là gia đình của mình, mọi ngưòi trong xã hội đều là bà con thân thiết, đều như cha mẹ, anh em, con cái ruột thịt của mình.  

Theo lời Phật dạy, xuất gia chính là báo hiếu cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Người xuất gia là hoa trái của một gia đình tốt lành, được ươm mầm từ trong bụng người mẹ khi cưu mang con, được nuôi dưỡng lòng thành từ công khó của cha, người xuất gia, vì thế, là thành quả của chính cha mẹ tạo thành.

Page 17: Nhân bản là gì

Chính cha mẹ, người có niềm tin mạnh mẽ đã thúc đẩy con cái trên đường hiếu hạnh, và cách thức hiếu hạnh tốt đẹp nhất là đào sâu niềm tin của mình, để khơi nguồn niềm tin cho người khác.”  

"Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên về năm phương diện: thế nào là năm? Lớn lên về lòng tin lớn lên về giới, lớn lên về học hỏi, lớn lên về bố thí, lớn lên về trí tuệ. Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên vì năm sự lớn lên này" (Tăng Chi II, 49)  

Người Kitô hữu gọi những người xuất gia là những người hiến thân để phục vụ Tin Mừng cách đặc biệt, còn gọi là tu trì. Ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa, chính Thiên Chúa kêu gọi và sai đi,  vừa là ơn gọi của Thiên Chúa vừa là gieo mầm từ giữa gia đình và lớn lên. Gia đình, chính vì thế, là tế bào căn bản trong đời sống xã hội, là căn bản cho mọi ơn gọi khác nhau. Gia đình là trường học dạy đức tin cho con cái, là trường dạy về đời sống chung: quan tâm tới người già, người yếu đau, người tật nguyền. Như vậy, tu không chỉ là xuất gia, nhưng trước hết là tại gia và phát triển ra bên ngoài xã hội bằng sự lớn lên về mọi mặt của mình.  

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Đời Sống Thánh Hiến”, đã ngỏ lời như sau: “Thế giới này rất cần những chứng nhân vui tươi, những ngôn sứ minh chứng quyền năng nhân lành của Tình yêu Thiên Chúa. Thế giới cần những người nam và những người nữ biết gieo mầm sống hòa bình và huynh đệ bằng cuộc sống của họ” (số 108).  

Thế giới cần nhiều chứng nhân và những chứng nhân ấy xuất thân từ những gia đình. Xuất phát từ cảm nghiệm tình yêu mến từ cha mẹ, anh chị em trong gia đình, để khám phá tình yêu Thiên Chúa và loan báo cho mọi người. Như vậy, người xuất gia là một phản ảnh sự tốt lành giữa gia đình và xã hội.  

"Một điều rất lạ là hễ khi nào hôn nhân suy đồi thì ơn gọi (tu trì) cũng sa sút. Cái nào là gà con, cái nào là quả trứng - cái nào hư hỏng trước? Tôi không rõ, nhưng chắc chắn là có mối liên đới mật thiết giữa hôn nhân và ơn gọi" (chứng từ của một người chồng)

  7. Mẫu gương báo hiếu.  

Trong chuyện dân gian Việt Nam , có truyện thơ "Nam Hải Quan Âm" rất được ưa chuộng. Đây là truyện một công chúa xuất gia độ thoát cho vua cha là người rất hung ác, một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Độ nhưng lại sang tu ở núi Hương Tích của Việt Nam . Truyện mở đầu bằng những câu thơ, tóm tắt toàn bộ ý tứ của truyện:  

"Chân như Đạo Phật rất mầu,  

Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân,  

Hiếu là độ được song thân  

Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài".  

Truyện tả cảnh núi Hương Tích nơi Phật khuyên công chúa Ấn Độ sang đấy tu hành:  

"Đức Phật mới chỉ đường tu  

Rằng có một chùa tại Hương Tích sơn  

Gần bể Nam Việt thanh nhàn  

Page 18: Nhân bản là gì

Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành  

Núi cao ngân ngất mịt mù  

Âm thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây  

Trên thì năm sắc từng mây  

Dưới thì bể nước trong vầy như gương 

Cá chim chầu tại tĩnh đường  

Hạc thưòng hiếu quả, hươu thường dâng hoa". Và chính tại núi Hương Tích naỳ, công chúa đã tu hành thành đạo quả và:  

"Trên thời hiếu báo sanh thành, 

Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta Bà". Người con có thể cảm hoá chính cha mẹ của mình. Chứng từ của một người Kitô hữu nhận ra Thiên Chúa ở giữa bọn trẻ. 

"Thánh Têrêxa Avila nói rằng Thiên Chúa lui tới dễ dàng giữa những xoong chảo trong nhà. Đối với một bà mẹ của một gia đình đông con (bảy đứa con) thì Thiên Chúa còn phải lui tới dễ dàng hơn nữa giữa các con cái trong nhà, giữa những khó khăn và những biến cố xẩy đến cho gia đình".  

Làm sao khám phá ra Người? Đây là cách Người tỏ mình ra rất thật cho tôi vào một buổi tối nọ tại phòng ngủ của mấy đứa con lớn nhà tôi.  

Đó là một tối mùa đông ở thành phố Salamanca . Trời lạnh, cả gia đình ai nấy đã vào giường. Vào nửa đêm, tôi bỗng nghe thấy những tiếng thì thầm trong phòng bọn trẻ. Hai thằng con trai (20 và 21 tuổi) đang cố gắng một cách vô vọng để an ủi cô em gái (18 tuổi) đang nức nở than thở, "Bạn bè không hiểu em và và làm cho em chán nản, tuyệt vọng. Em ghét chúng nó, dù thật sự em không chắc mình có ghét chúng không". Tôi bước vào và cố gắng an ủi con gái, nhưng cũng hoàn toàn vô ích. Tất cả chúng tôi dường như bất lực... cho đến đứa con trai út chúng tôi lại, và với một giọng nói ôn tồn, nó đặt thẳng vấn đề với đứa con gái đang khốn khổ của tôi: "Chị Janet, em muốn biết chị đã có bao giờ cầu nguyện cho những người bạn ấy chưa? Em chỉ có thể nói rằng câu chuyện rất hữu ích. Em biết có nhiều người quí mến em nhưng cũng không thiếu những người ác cảm với em, thậm chí không muốn chào em. Em đặc biệt cầu nguyện cho hạng người đó và xin Chúa thứ tha nếu em đã xúc phạm đến họ cách nầy hay cách khác, hoặc giả xin Người giúp họ nhận ra sự thật về em và về các sự việc em làm. Nếu vậy, Em mong chị hãy cầu nguyện và cầu nguyện tha thiết cho những người bạn đã làm chị buồn. Chị đồng ý chứ? Em nói nghiêm túc đấy".  

Nghe thế, tôi hết sức xúc động. Tôi cảm nhận được Chúa đang hiện diện thật sự giữa chúng tôi, ngay chính chỗ đó, trong đêm lạnh giá đó, trong đám trẻ dễ mến nầy, những đứa mà người lớn như chúng tôi hay đánh giá là khô khan và nguội lạnh với tôn giáo. Chính khi mình không ngờ gì cả, chúng lại cho mình một bài học thú vị như vậy. Thiên Chúa đang thực sự lui tới giữa chúng tôi.  

Tôi sung sướng được làm mẹ của những đứa con như thế và cảm thấy hạnh phúc tột cùng khi thấy rằng việc dạy dỗ và làm gương của mình đã không vô ích. Janet hoàn toàn tỉnh ngộ. Bây giờ nó đã cảm thấy an bình và chúng tôi trở về giường ngủ. 

Page 19: Nhân bản là gì

Trong không khí tĩnh mịch của đêm đông lạnh giá, tôi cứ thầm nghĩ "Xin tạ ơn Chúa nhân lành, vì người đang thực sự ở giữa chúng con".  (Vô Danh, Tây Ban Nha; trích trong Sách linh đạo giáo dân của Cha Jess S. Brena)  

 9. Khủng hoảng giữa gia đình.  

Tỳ Kheo Thích Minh Châu nhận định rằng:  

“Hiếu thảo với cha mẹ có công đức lớn như vậy, lại phù hợp với đạo lý thế gian cũng như với đạo lý nhà Phật. Ấy thế mà vô lý thay, ở đời:  

"Mẹ nuôi con, như trời như bể, Con nuôi mẹ, con kể từng ngày".  

Ở đời, số người con hiếu thảo thường ít hơn số con người con bất hiếu. Số người sống thuận với đạo lý thế gian và Đạo Phật thường ít hơn là số người sống ngược với đạo lý thế gian và đạo lý nhà Phật. Chính vì vậy mà ở đời, số người bất hạnh có nhiều hơn số người hạnh phúc.”  

Khi so sánh số người con bất hiếu ở đời quá nhiều, và số người con có hiếu ở đời quá ít, Đức Phật đã dùng ví dụ sinh động sau đây:  

"Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay mà bảo các bậc Tỳ kheo: "Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo! Cái nào là nhiều hơn, một ít đất ta lấy trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này?  

"Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này: Còn ít hơn là một ít đất ta lấy trên đầu móng tay hay quả đất lớn này?  

"Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này: còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy trên đầu móng tay...  

"Cũng vậy, này các Tỳ kheo! Ít hơn là chúng sanh có hiếu kính với mẹ, và nhiều hơn là chúng sanh không hiếu kính với mẹ. Cũng vậy, ít hơn là chúng sanh có hiếu kính với cha, và nhiều hơn là chúng sanh không hiếu kính với cha...”.  

Văn minh kỹ thuật ngày càng tiến bộ vừa gia tăng các tiện nghi vật chất, vừa giam hãm con người trong ích kỷ. Càng có, con người càng muốn có nhiều hơn, nhu cầu giả tạo ngày càng nhiều, cuộc săn tìm lạc thú ngày càng mãnh liệt, từ đó nhiều nỗi lo sợ phát sinh, sợ mất công ăn việc làm, sợ mất an toàn trong cuộc sống. Những nỗi sợ ngày càng chồng chất khiến con người thời đại dù có thừa của cải vât chất vẫn cảm thấy thiếu thốn và không tìm được niềm vui đích thực trong cuộc sống. Trong tâm trạng bất an và ích kỷ đó, một đứa con sinh ra không còn là một hồng ân để đón nhận, mà thường chỉ là gánh nặng.”  

Những bóng đen của gia đình ngày càng lo sợ, những đứa con bị bỏ rơi vì cha mẹ ly dị, những cha mẹ bất hạnh vì con cái dễ hư, nghiện hút… 

10. Nhắc lại đạo Hiếu là củng cố lại giá trị gia đình 

Hoà Thượng Thích Thanh Từ giảng cho các môn sinh, nói về ý nghĩa của ngày báo hiếu như sau:  

“Ngày Rằm tháng Bảy được gọi là ngày chúng Tăng Tự Tứ là thể theo sinh hoạt của Tăng đoàn thời đức Phật. Thời tiết ở Ấn Độ từ tháng Tư đến tháng Bảy là mùa mưa, đất ẩm ướt, trùng kiến bò lên đầy đường. Chúng Tăng đi khất thực thì dẫm đạp côn trùng làm tổn hại sinh mạng của chúng và làm tổn giảm lòng từ bi của mình, nên đức Phật dạy từ Rằm tháng Tư đến Rằm tháng Bảy, tất cả Tăng Ni họp lại một chỗ để tu học, gọi là kiết hạ an cư: kiết là kết, tức là nguyện trước Phật và chúng Tăng suốt ba tháng

Page 20: Nhân bản là gì

ở yên một chỗ đã qui định để tu học, không ra khỏi phạm vi ấy. Đến ngày Rằm tháng Bảy làm lễ Tự Tứ: tự là mình, tứ là mặc tình, tức là qua ba tháng ở yên tu học, chư Tăng Ni đối trước những bậc trưởng thượng, cấu xin các Ngài từ bi chỉ lỗi, nếu các Ngài có thấy, nghe hay nghi mình có lỗi, để mình nhận lỗi và sám hối cho ba nghiệp được thanh tịnh. Tinh thấn Tự Tứ của Phật dạy rất là đặc biệt. Vì tất cả chúng ta, ai ai cũng mang cái bệnh tự cao ngã mạn, lúc nào cũng thấy mình hơn người, có định kiến cho mình là đúng, nên ít khi chịu nghe lời nhắc nhở xây dựng của ai, dầu người đó là bậc cha mẹ hay thầy bạn. Ngày Tự Tứ, Tăng Ni tự mình cầu xin bậc trưởng thượng chỉ lỗi và dạy bảo để sám hối, sửa đổi. Đó là việc làm rất hay và hữu ích cho việc tu tiến. Người lớn chỉ lỗi, người nhỏ giác ngộ nhận lỗi và sửa đổi thì mới thành người tốt, làm cho Tăng đoàn lớn mạnh. Do đó, đức Phật rất vui, nên ngày Tự Tứ cũng gọi là ngày Phật hoan hỷ.  

Ví như trong một gia đình, nhân ngày giỗ tổ tiên, có một đứa con đối trước cha mẹ, anh chị thưa rằng: "Hôm nay là ngày sum họp gia đình, xin ba má, anh chị nếu thấy con, em có lỗi lầm, xin ba má, anh chị thương xót mà chỉ cho con sửa đổi để trở thành người tốt". Là bậc cha mẹ, thấy con làm như vậy có vui không? Chắc chắn là vui lắm! Cũng vậy, chư Tăng Ni đệ tử Phật biết cầu xin những bậc huynh trưởng chỉ lỗi để sửa thì đức Phật rất là hoan hỷ.”  

Mùa báo hiếu cũng là mùa nhìn lại chính mình, nhìn lại gia đình của mình, nếu thắp đèn trời mà gia đình không yên ấm, thì cũng bất hạnh. Thế nên, cũng nhắc cho nhau ngày báo hiếu là ngày sửa lại những trục trặc gia đình của mình.  

Gia đình Công Giáo được coi là một Hội Thánh tại gia, là một cộng đoàn đức tin, đức cậy, và đức mến.  

Nhân mùa báo hiếu thiết tưởng cũng nhắc lại những việc đạo đức mà mỗi gia đình xưa kia thường giữ như đọc kinh tối trong gia đình, chia sẻ Lời Chúa…mà nay đang ít dần đi thói quen tốt lành đó, để tạo nên bầu khí yêu thương trong mỗi gia đình, là điều đáng tiếc.  

“Gia đình Kitô giáo là một hiệp thông nhân vị là dấu chỉ và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Việc sinh sản và giáo dục con cái phản ánh công trình sáng tạo của Chúa Cha. Gia đình được mời gọi tham dự vào sự cầu nguyện và hy tế của Đức Kitô. Kinh nguyện hằng ngày và chăm đọc Lời Chúa củng cố đức mến trong gia đình. Gia đình Kitô giáo mang sứ mạng loan báo Tin Mừng truyền giáo” (GLTC 2205)  

Kinh nguyện trong gia đình giữ cho đạo hiếu mỗi ngày ăn sâu và bền chặt hơn, kinh nguyện cũng làm cho cộng đoàn gia đình nên mái ấm yêu thương.  

Kết luận.  

Người bạn của tôi là một tu sỹ Phật Giáo, hiện nay đang tu học tại Lyon, Paris, một hôm tâm sự với tôi rằng: “Tôi thấy Chùa và Chúa chỉ khác nhau có cái dấu”. Đúng thế, chúng ta có thể gặp nhau ở nhiều điểm và có thể cùng chung sức với nhau kiến tạo nên những gia đình hạnh phúc, nhân dịp tìm về Đạo Hiếu này.

Tác giả: Hoàng Kim Toan, Lm

Page 21: Nhân bản là gì

Đạo hiếu

 

Ai không biết lo lắng đến người thân và nhất là gia quyến mình, thì nó đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn là người không tin. (1Tm 5,8)Nói đến gia đình Việt Nam là nói đến đạo hiếu và tình gia tộc. Bước vào cuộc sống hôn nhân, hai vợ chồng không phải chỉ bước vào cuộc sống riêng tư đóng kín chỉ với riêng hai người, mà còn mở ra với cha mẹ đôi bên, cũng như với anh chị em họ hàng.Như chúng ta đã biết: sau ba điều răn nói về bổn phận đối với Thiên Chúa, điều răn thứ tư nói về bổn phận thảo kính cha mẹ. Như thế, Kinh Thánh coi hiếu thảo là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất trong tương quan giữa người với người1[1]. “Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ vì đã sinh thành và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa2[2]“. Chính Chúa Giêsu, khi đến trần gian đã nêu gương hiếu thảo cho chúng ta: Cuộc sống ở trần gian của Ngài vỏn vẹn chỉ có ba mươi ba năm, nhưng Ngài đã dành ba mươi năm sống hiếu thảo, vâng lời trong gia đình Nadarét3[3].1. Với cha mẹ 1.1. Khi cha mẹ còn sốngLòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ phát xuất từ sự biết ơn đối với những bậc đã cộng tác với Thiên Chúa thông truyền cho mình sự sống, cũng như đã chăm lo nuôi dưỡng và giáo dục mình nên người. “Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra. Làm sao con báo đền được điều cha mẹ cho con?” (Hc 7,27-28)Công đồng Vaticanô II dạy: “Con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với lòng biết ơn, tâm tình hiếu thảo và tin cậy, sẽ theo đạo làm con mà phụng dưỡng cha mẹ trong nghịch cảnh cũng như trong tuổi già cô quạnh4[4]“. Khi cha mẹ còn sống, con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua việc: yêu mến, tôn kính, vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ.- Yêu mến và tôn kính cha mẹ. Thiên Chúa muốn ta thật lòng yêu mến và tôn kính cha mẹ trong tư tưởng, lời nói, việc làm.

. Trong tư tưởng, ta thực tình nhìn nhận cha mẹ đáng trọng kính, vì đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, hướng dẫn, gây dựng hạnh phúc cuộc đời cho ta.

. Trong lời nói, ta lựa cách xưng hô và chuyện trò thật khiêm cung, êm ái, không bao giờ dùng những lời nói cứng cỏi, nóng nảy đối với cha mẹ.

1

2

3

4

Page 22: Nhân bản là gì

. Trong việc làm, ta năng thăm viếng, hoặc thư từ, hỏi han, bày tỏ lòng yêu mến bằng quà biếu, tìm cách làm cho cha mẹ được vui. Khi lo liệu việc trọng đại, dù đã ở riêng, ta cũng nên bàn hỏi cha mẹ vì các ngài có ơn Chúa để giúp ta5[5]. “Khi trưởng thành, con cái vẫn phải tôn kính cha mẹ, biết đón trước ý muốn của các ngài, sẵn sàng bàn hỏi và chấp nhận những lời khuyến cáo đúng đắn của cha mẹ. Khi không còn chung sống với cha mẹ, con cái vẫn phải tôn kính, vì lòng tôn kính này bắt nguồn từ sự kính sợ Thiên Chúa, một trong bảy ơn Chúa Thánh Thần6[6]“.

- Vâng lời cha mẹ. Lòng hiếu thảo được bày tỏ qua sự ngoan ngoãn và vâng phục. “Hỡi con, hãy giữ lấy lời huấn dụ của cha, và đừng ruồng bỏ giáo huấn của mẹ.... Chúng sẽ hướng dẫn con khi con đi, canh giữ con khi con nằm, và khi con thức dậy, chúng chuyện trò với con”(Cn 6,20-22). “Con ngoan mến chuộng lời cha quở mắng, kẻ nhạo báng chẳng nghe lời khiển trách” (Cn 13,1).Khi chưa trưởng thành, con cái phải mau mắn vâng lời cha mẹ trong tất cả những gì hợp luật Chúa, không nên trách móc phàn nàn. “Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa”(Cl 3,20). Ngay cả khi đã trưởng thành và dù đã ở riêng, nếu ta có làm điều gì sai trái mà được cha mẹ nhắc nhở, cần mau mắn vâng theo. Hơn nữa, người con trưởng thành cần biết đón trước điều cha mẹ mong muốn để làm đẹp lòng cha mẹ. Khi cha mẹ lâm chung, có trăn trối điều gì, con cái nên vui lòng tuân giữ. Ngược lại, nếu cha mẹ có ép buộc điều gì trái lương tâm, con cái nên tìm cách giãi bày để cha mẹ cảm thông, chứ không được hùa theo7[7].- Chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ. Phải luôn luôn giúp đỡ cha mẹ về phần hồn và phần xác, nhất là khi các ngài già cả, ốm đau, thiếu thốn, cần tận tâm tận lực phụng dưỡng, lo thuốc thang đầy đủ, vui vẻ thăm nom sớm tối. Đây là trách nhiệm của con cái. Đừng vì keo kiệt, ganh tị nhau mà để cha mẹ khổ cực. Phải cầu nguyện cho cha mẹ được mọi ơn lành, lo liệu cho cha mẹ được lãnh các bí tích và dọn mình chết lành. Sách Huấn ca nhắc nhở những người làm con:

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người, khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi,và xây dựng đức công chính của người.Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.(Hc 3,12-16)

1.2. Khi cha mẹ qua đờiKhi cha mẹ qua đời, con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Anh chị em cần hoà thuận yêu thương

5

6

7

Page 23: Nhân bản là gì

nhau, noi gương cha mẹ để nên lành nên thánh. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.Hội Thánh Công giáo đón nhận việc thờ cúng ông bà như thế nào? Hội Thánh nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc. Tuy nhiên cần loại trừ những hình thức trái ngược với giáo lý Công giáo. Cũng cần nâng cao ý thức lịch sử về gia đình: Quan tâm bảo tồn gia phả và những kỷ vật của ông bà cha mẹ đã qua đời. Gia đình nào đã thất lạc gia phả, nên tìm cách dựng lại những gì còn biết được, nên làm càng sớm càng tốt khi những bậc cao niên trong dòng họ còn đủ minh mẫn để cung cấp các dữ liệu họ nắm được. Cũng nên quan tâm lưu giữ những hình ảnh và giấy tờ quan trọng của gia đình để các thế hệ sau có sử liệu.2. Với họ hàng đôi bênĐối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình. Bởi vậy, cần yêu mến và học cách cư xử với tất cả mọi người trong dòng họ hai bên, như ông bà, chú bác, cô dì, cậu mợ và anh chị em. Cần sống tình gia tộc bằng cách năng lui tới viếng thăm và giúp đỡ theo khả năng của mình. GHI NHỚ :

1. H. Tại sao con cái phải hiếu thảo đối với cha mẹ?T. Vì cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người. Ngoài ra, đây còn là điều răn Chúa đã truyền dạy.2. H. Con cái biểu lộ lòng hiếu thảo với cha mẹ như thế nào?T. Con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua những việc sau đây:- Một là khi các ngài còn sống thì phải yêu mến, tôn kính, vâng lời, chăm

sóc và giúp đỡ. - Hai là khi các ngài qua đời phải lo an táng, cầu nguyện và xin lễ.- Ba là anh chị em trong nhà cần hoà thuận yêu thương nhau, noi gương

cha mẹ để nên lành thánh. 3. H. Ta cần cư xử thế nào với họ hàng đôi bên?T. Ta phải kính trọng và yêu mến mọi người trong gia tộc; năng lui tới và giúp đỡ theo khả năng mình.

GỢI Ý SUY NGHĨ :1. Có người nói: “Theo đạo Chúa là bỏ ông bà”. Anh chị trả lời thế nào?2. Anh chị đã biết gì về cha mẹ, anh chị em và họ hàng của bạn mình? CẦU NGUYỆN :Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Cha đã muốn biểu lộ tình Cha yêu thương chúng con qua tấm lòng yêu thương của người cha người mẹ trần thế. Cha còn muốn rằng, sau Cha, chúng con phải tôn kính cha mẹ vì các ngài đã có công sinh thành và dưỡng dục chúng con nên người. Xin Cha chúc lành, nâng đỡ và ban mọi ơn lành hồn xác cho cha mẹ chúng con. Xin giúp chúng con luôn biết biết lấy tình yêu mà đáp lại tình yêu của các ngài bằng cách sống hiếu thảo, yêu mến, tôn kính, vâng lời và phụng dưỡng các ngài.

Page 24: Nhân bản là gì

Xin cho các ngài, ngay ở đời này tìm thấy niềm hạnh phúc được phục vụ Cha và yêu mến Cha. Và xin cho chúng con một ngày kia được sum họp với nhau trên Nước Trời. Amen

Page 25: Nhân bản là gì

Đ o hi u là gì? Hi u theo quan ni m th i x a khác th i nay nh th ạ ế ế ệ ờ ư ờ ư ếnào?

Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lão,Yến lão, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.

Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của  nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành  mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi  phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.

"Hiếu" là thiên kinh địa  nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái  Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.

Tôi không dám lên mặt dạy đời, chỉ xin thuật lại một buổi tranh luận trong nội bộ gia đình tôi:Trước hết tôi hỏi" "Việc hiếu" là gì? Cháu nhanh nhảu trả lời:- "Việc hiếu" là việc đưa đám  ma, vì hôm trước, đưa đám ma xong, ông hàng xóm đứng lên cảm ơn thân bằng, cố hữu đã giúp gia đình lo xong việc hiếu....

Đến đây, được chú em tôi phụ hoạ thêm:- Cháu nói có lý đấy anh ạ! "Việc hiếu" là việc đối với người chết, cho  nên người ta thường nói "Hiếu", "Hỷ", tức là chỉ việc tang, việc cưới. Nhưng cháu ạ, việc hiếu phải ba năm chứ không phải đưa ma xong là xong đâu ! Đến  như tiến sĩ Lý Trần Quán, một người tận trung  tận hiếu  cuối triều Lê, trước khi chết còn viết đôi câu đối "Tam niên chi hiếu dĩ hoàn. Thập phần chi trung vị tận" (Chữ "Hiếu" 3 năm đã xong, chữ "Trung" mười phần chưa trọn).- Hiếu đối với người chết, còn đối với người sống thì sao? "Sự tử như sự sinh" kia mà?- ồ, anh muốn biết con anh có hiếu hay không, xin anh hãy ráng chờ sau khi anh chết sẽ rõ. Ca dao có câu "Khi sống thì chẳng cho ăn. Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi". Thời xưa còn thế nữa là bây giờ. Nhưng anh cũng đừng lo ruồi ăn hết phần, vì thanh niên ngày nay có biết đọc văn nữa đâu mà tế ruồi.

Đến đây lại chuyển sang mục tranh cãi giữa tôi và chú em về quan niệm chữ "Hiếu" thời xưa và thời nay.- Thời nay lớp trẻ chẳng biết "Chín chữ cù lao" là cái gì. Công ơn mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn tốn bao nhiêu tâm lực, đến nay chúng nó có lớn mà chẳng có khôn.- Tôi phàn nàn - Đã thế còn hỗn láo, bướng bỉnh...- Đó chẳng qua là cái món nợ đồng lần, mình  nuôi con rồi nuôi cháu cũng thế. Lớp trẻ bây giờ nhiều  người nói ngược: "Sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, đó là trách nhiệm của các ông bô bà bô". Có

Page 26: Nhân bản là gì

đứa còn trách bố mẹ: "Sao người ta ăn sung mặc sướng, được chiều chuộng. Bố mình thì "Khắt khe", "Ky bo' mà còn kể ơn huệ!" - Chú em tôi kể thêm.

Đối với những ông bố bà mẹ có những đứa con như vậy, quả thật là bất hạnh, song cũng phải khẳng định số người  đó rất ít,  vả lại khi đến tuổi trưởng thành, được tiếp thu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và qua khảo nghiệm thực tế của cuộc đời, chúng sẽ thay đổi tính tình. Bố mẹ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ, nước mắt chảy xuôi là lẽ thường tình.

Bàn đến câu ca dao: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư", rồi "Trứng khôn hơn vịt"... được dịp, con cả tôi xen vào:- Con xin phép cha mẹ và chú, con cãi cha mẹ không phải trăm phần trăm con hư cả. Nếu cha mẹ nghĩ sai làm sai, con can ngăn thì đó có phải là bất hiếu đâu!

Ông chú gật gù tán thành:- Cháu nói có lý. Câu "Con cãi cha mẹ trăm phần con hư" chỉ đúng khi đứa con còn thơ ấu, chứ khi đã trưởng thành có nhiều cô cậu còn khôn hơn cha mẹ. "Con hơn là nhà có phúc" mà ! Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến vùn vụt, tư duy chính trị, kinh tế bây giờ cũng đổi mới mà  cánh già chúng ta thường hay thủ cựu, bảo thủ  cố chấp. Âu cũng là mâu thuẫn giữa hai thế hệ...

- Theo chú, câu tục ngữ "Có con tội sống, không có con tội chết" có đúng không?- Đúng thời xưa nhưng không đúng  thời nay. Thời xưa có câu "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (có 3 điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó không có con là điều nặng nhất). Cha mẹ ông bà tuy đã qua đời nhưng không còn sống trong ta, nếu ta không có con thì sau khi ta chết, ta cũng làm tiêu tan nốt giòng máu của bao đời tổ tiên, ông cha lưu lại. Nhưng còn tội sống thì sao ? Có ít người cho rằng nuôi con chẳng qua chỉ mang thêm tội vạ. Đã vậy sao nhiều người ghét  con lại thương cháu. Có lẽ họ nghĩ rằng chon họ đã không nối được nghiệp cha ông thì hy vọng cháu mình sẽ nối.

Trong cuốn "Một nghìn lẻ một đêm" một nhà thông thái đã trả lời đám đông: "Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Nhưng còn một mặt khác, mà là mặt tích cực và phổ biến "Con khôn nở mặt mẹ cha" "Một con một của", có ai từ. Gặp nhau người ta hỏi thăm nhau: "Mấy trai máy gái rồi ?", chứ có hỏi: "Mấy của rồi ?"đâu. Còn như câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" ngày nay liện còn đúng không ?

Nhân nhắc đến những gương hiếu kính thời xưa được nhà vua ban biển vàng như thời vua Lê Huyền Tông cách đây gần ba trăm năm (1663-1671), ban biển đỏ với  bốn chữ vàng "Hiếu hạnh khả phong" như thời vua Hàm Nghi cách đây hơn một trăm năm (1885-1888) chú em tôi thắc mắc có tính chất gợi ý: "Thời nay thiếu gì gương hiếu kinh sao từ trung ương đến địa phương chưa thấy có hình thức khen thưởng biểu dương gì ?. Trong quyển "Nhị thập tứ hiếu" có Lục Tích người quận Cửu Chân mới 6 tuổi đến nhà họ Viên ăn tiệc xong dấu quả quýt mang về cho mẹ Quận Cửu Chân là đất Thanh Hoá ngày nay. Lục Tích cũng được liệt trong số "Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu", sao trong sử sách ta, không thấy nói đến.

Ông chú vừa dứt lời, cậu con trai thứ của tôi xen ngay :- Tưởng ai nổi danh, chứ như Lục Tích giấy quýt về cho mẹ cũng đưa vào sử sách, thì ở nước ta giấy mực đâu mà thống kê cho hết, ở một vùng cũng đến hàng ngày hàng vận người. Ngay như

Page 27: Nhân bản là gì

cháu đây, lúc nhỏ cùng đi ăn giỗ với chú ở nhà thờ họ, hẳn chí còn nhớ, lúc đó cháu mới bốn, năm tuổi, cháu còn nhớ chú xé sẵn cho cháu một tài lá chuối trước khi ăn cỗ, thế rồi phần giò, phần nêm, chả, xôi, hoa quả của cháu, cháu đều gói cả lại mang về phần mẹ, phần em, mặc dầu cháu rất thèm, cháu hơn hẳn Lục Tích chứ chú!

Nghe con nhắc lại chuyện cũ, vợ tôi nhoẻn miệng cười gật đầu tán thưởng. Tôi liếc thấy vợ tôi còn rơm rớm nước mắt vì cảm động.

Cậu con thứ của tôi, bỗng quay lại phía chú, đột ngột hỏi:- Vua ban bằng 'Hiếu hạnh" gì gì đó có đúng đối tượng không chú ? Hay lại nghe dưới  tâu báo lên, chỉ phong cho bọn lắm tiền, khéo nịnh, để được ăn khao cho to ? Chú ạ, ngày xưa các cụ ngốc lắm" "Đức Đại thánh họ Ngu vua Thuấn" thì đúng là không khôn: hiếu với cha mẹ đã đành một nhẽ, chứ với mụ gì ghẻ cay nghiệt như kiểu mẹ con Cám, gặp phải cháu thì ăn đám chứ đừng hòng "Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt". Đời nhà ai, có người chôn con nuôi mẹ như Hán Quách Cự mà cũng được "Thơm nghìn muôn thu". Đáng lý ra triều đình phải ngiêm trị tội giết người, hơn nữa lại là tội giết hại trẻ con.

Cuối cùng chú em tôi quay sang hỏi tôi:- Theo ý anh, thế nào là "Có hiếu", thế nào là "Bất hiếu". Giữa hai đứa con, anh chọn đứa nào, một như cháu đây: Con nhà nghèo, mới 4, 5 tuổi đã biết giành phần ngon về biếu mẹ, một là đưa giàu sang, không đúng ngày giỗ cha cũng lấy cớ bịa ra ngày giỗ, cỗ bàn linh đình để khoản đãi, cầu cạnh những kẻ cao sang, lmà ra vẻ người con chí hiếu, trong khi đó thì hắt hủi người mẹ quê mùa, lam lũ nghèo hèn như trong chuyện "Báo hiếu cha" của Nguyễn Công Hoan. Thế nào, giữa "Lục Tích nhà ta" mặc dầu có lúc còn hỗn láo bướng bỉnh và nhân vật "Chủ hãng ô tô con cọp" của Nguyễn Công Hoan, anh chọn đứa nào?

Dường như để tránh dung dưỡng cho những điều không phải, chú em tôi quay lại, nhỏ nhẹ bảo cháu:- Cháu ạ, cháu có thể tranh luận với cha mẹ nhưng phải lễ độ, từ tốn, phải biết lựa lời, chọn lúc, tuyệt đối không được có thái độ nóng nảy, cáu gắt, hỗn láo, nhất là khi có khách, khi ra đường, giữa  công chúng, hoặc trước mặt vợ con, đừng để ông bà trên bàn thờ quở mắng bố mẹ cháu rằng không biết dạy con; đừng để vợ con cháu, em út cháu khinh nhờn bố mẹ cháu, tất nhiên cũng  khinh nhờn cả cháu. Sau này cháu sẽ rõ: có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.Từ nãy đến giờ nhà tôi chỉ ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng: "Nghe cha con, chú cháu nhà ông nói thì ai cũng  có lý"!Xin mượn câu đó làm câu kết cho bài này.