những Đặc tính c a - hoidongphuchunglienhiep.org · lời của Đức chúa trời ra để...

246
Nhng Đặc tính Ca Đức Chúa Tri Tác gi: Bill Bright Li Tri Ân Li Nói Đầu 1. Có Phi Ai Cũng Có ThThc SBiết Chúa Cách Đúng Đắn Không? 2. Chúng Ta Có ThBiết Chúa Cách Mt Thiết! 3. Đức Chúa Tri Thn cm Đáng Kinh Sca Chúng Ta PHN I: ĐẤNG TO HÓA VĨ ĐẠI CA CHÚNG TA (Các Thuc Tính vNăng Lc) 4. Đức Chúa Tri Là Đấng Toàn Năng 5. Đức Chúa Tri SDng Năng Phép Ngài Vì Ích Li ca Chúng Ta 6. Đức Chúa Tri Có Mt Khp Mi Nơi 7. Đức Chúa Tri Luôn Luôn Vi Chúng Ta 8. Đức Chúa Tri Biết Mi S9. Đức Chúa Tri Biết Mi SVChúng Ta 10. Đức Chúa Tri Là Đấng Ti Cao 11. Đức Chúa Tri Hướng Dn Đời Sng Chúng Ta PHN II: VQUAN TÒA TRN VN CA CHÚNG TA (Các Thuc Tánh vSNgay Thng) 12. Đức Chúa Tri Là Thánh 13. Đức Chúa Tri Ban Cho Chúng Ta Quyn Năng Để Nên Thánh 14. Đức Chúa Tri Là LTht Tuyt Đối 15. LTht ca Đức Chúa Tri Buông Tha Chúng Ta 16. Đức Chúa Tri Là Đấng Công Bình 17. Đức Chúa Tri Giúp Chúng Ta Sng Công Bình 18. Đức Chúa Tri Là Ngay Thng 19. SCông Chính ca Đức Chúa Tri Làm Ích cho Chúng Ta PHN III: ĐẤNG CU THĐẦY ÂN ĐIN CA CHÚNG TA (Các Thuc Tánh vMi Tương Quan ) 20. Đức Chúa Tri là Đấng Yêu Thương 21. Đức Chúa Tri Giúp Chúng Ta Ri Ra Tình Yêu ca Ngài 22. Đức Chúa Tri Là Đấng Giàu Lòng Thương Xót

Upload: doanhanh

Post on 29-Aug-2019

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Những Đặc tính Của

Đức Chúa Trời

Tác giả: Bill Bright

Lời Tri Ân

Lời Nói Đầu

1. Có Phải Ai Cũng Có Thể Thực Sự Biết Chúa Cách Đúng Đắn Không?

2. Chúng Ta Có Thể Biết Chúa Cách Mật Thiết!

3. Đức Chúa Trời Thần cảm Đáng Kinh Sợ của Chúng Ta

PHẦN I: ĐẤNG TẠO HÓA VĨ ĐẠI CỦA CHÚNG TA

(Các Thuộc Tính về Năng Lực)

4. Đức Chúa Trời Là Đấng Toàn Năng

5. Đức Chúa Trời Sử Dụng Năng Phép Ngài Vì Ích Lợi của Chúng Ta

6. Đức Chúa Trời Có Mặt Khắp Mọi Nơi

7. Đức Chúa Trời Luôn Luôn Ở Với Chúng Ta

8. Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự

9. Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Về Chúng Ta

10. Đức Chúa Trời Là Đấng Tối Cao

11. Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Đời Sống Chúng Ta

PHẦN II: VỊ QUAN TÒA TRỌN VẸN CỦA CHÚNG TA

(Các Thuộc Tánh về Sự Ngay Thẳng)

12. Đức Chúa Trời Là Thánh

13. Đức Chúa Trời Ban Cho Chúng Ta Quyền Năng Để Nên Thánh

14. Đức Chúa Trời Là Lẽ Thật Tuyệt Đối

15. Lẽ Thật của Đức Chúa Trời Buông Tha Chúng Ta

16. Đức Chúa Trời Là Đấng Công Bình

17. Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Sống Công Bình

18. Đức Chúa Trời Là Ngay Thẳng

19. Sự Công Chính của Đức Chúa Trời Làm Ích cho Chúng Ta

PHẦN III: ĐẤNG CỨU THẾ ĐẦY ÂN ĐIỂN CỦA CHÚNG TA

(Các Thuộc Tánh về Mối Tương Quan )

20. Đức Chúa Trời là Đấng Yêu Thương

21. Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Rải Ra Tình Yêu của Ngài

22. Đức Chúa Trời Là Đấng Giàu Lòng Thương Xót

23. Đức Chúa Trời Mong Đợi Chúng Ta Bày Tỏ Lòng Nhân Từ

24. Đức Chúa Trời là Thành Tín

25. Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Trung Tín

26. Đức Chúa Trời Không Bao Giờ Thay Đổi

27. Đức Chúa Trời Ban Cho Chúng Ta Sự Yên Nghỉ Trong Ngài

PHẦN IV: KẾT LUẬN

28. Nuôi Dưỡng Một Thái Độ Kính Sợ Chúa Đúng Mực

29. Được Biến Đổi Bởi Sự Oai Nghiêm Ngài

PHỤ LỤC: NHỮNG TRỢ GIÚP DÀNH CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG THUỘC

LINH

A. Làm Thế Nào Để Biết Chúa Cách Cá Nhân

B. Làm Thế Nào Để Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh

C. Các Danh Xưng Của Đức Chúa Trời

Các Ghi Chú Cuối

Lời Tri Ân

Việc tri ân tất cả những người đã ảnh hưởng trên tôi để viết cuốn sách nầy suốt hơn

năm mươi năm qua là điều hầu như không thể được. Như lời một nhà thơ “Không

ai là một ốc đảo”, tôi phải thêm rằng không có nhà văn nào viết một cuốn sách bởi

những nỗ lực hoặc hiểu biết của chỉ một mình mình. Nói cho đúng là hàng trăm

người đã đóng góp cho cuộc hành trình tìm kiếm và nhận biết Chúa của tôi.

Trong những ngày đầu tiên bước đi với Chúa trong đời thuộc linh, mục sư của tôi

là Tiến sĩ Louis Evans, và người Điều Hành Giáo Dục Cơ Đốc của Hội Thánh

chúng tôi là Tiến sĩ Henrietta Mears, đã nuôi dưỡng tôi bằng sự giảng dạy, giáo

huấn và tình bạn cá nhân. Trong suốt năm năm nghiên cứu thần học ở tại hai Viện

Thần Học Princeton và Fuller, tôi đã được ban phước để học tập dưới những con

người có đời sống thuộc linh phi thường như các vị hiệu trưởng của họ, Tiến sĩ

John A. Mackay và Tiến sĩ Harold J. Ockenga. Các vị giáo sư của tôi cũng đã mở

Lời của Đức Chúa Trời ra để làm giàu cho đời sống và chức vụ của tôi. Một vài

người mà tôi nhớ nhất là Tiến sĩ Carl F. H. Henry, Tiến sĩ Charles E. Fuller, Tiến sĩ

Robert Smith và Tiến sĩ Wilbur Smith.

Ngoài việc học tập chính thức Lời Đức Chúa Trời cũng như những kinh nghiệm cá

nhân với Chúa, tôi cũng học được rất nhiều từ các tác phẩm của những học giả

Kinh Thánh lỗi lạc và những người làm công tác Tin lành hữu hiệu. Tôi đã chia sẻ

một số những hiểu biết phong phú của họ với các bạn trong quyển sách nầy. Họ

gồm những người như A. W. Tozer, J. I. Packer, Stephen Charnock, Arthur Pink,

Charles Stanley, Chuck Colson, Tony Evans, David Jeremiah, D. James Kenedy,

Bill Hybels, Gim Cymbala, Norman Geisler, R. C. Sproul, Erwin Lutzer, Ravi

Zacharias, Henry Blackaby và nhiều người khác nữa. Tôi xin giới thiệu các bài nói

chuyện và các tác phẩm của họ cho bất cứ ai muốn hiểu biết Chúa cách mật thiết

hơn.

Tôi đặc biệt mắc nợ người bạn thân của tôi suốt hơn bốn mươi năm, Tiến sĩ Adrian

Rogers, mục sư Hội Thánh Báp Tít nổi tiếng Bellerue Memphis, Tennessu, vì đã

bày tỏ những tư tưởng của ông ở phần Mở Đầu của quyển sách nầy.

Lời cám ơn chân thành đặc biệt của tôi hướng về những nhà nghiên cứu và các nhà

văn Les Stobbe, Helmut Teichert, Nancy Shraeder và Gim Bramlett. Tôi cũng

mang ơn toàn ban nhân sự Nhà Xuất Bản NewLife . Tiến sĩ Gioe Kilpatrick, người

xuất bản kiêm tổng biên tập; Joette Whims, chính thức biên tập và trau chuốt lời

văn, John Barber, xét duyệt mặt thần học, Tammy Campbell phụ tá biên tập, và

Michelle Treiber bao quát việc điều phối và việc môi giới in ấn. Tôi cũng bày tỏ

lòng biết ơn đối với Lynn Copeland thuộc tổ chức Grenesis Publiations vì phần họa

tiết, phần xếp chữ và biên tập bản thảo của bà.

Cuối cùng, tôi xin dành những bày tỏ yêu thương và lòng biết ơn trìu mến nhất cho

người vợ của tôi là Vonette, người đã cùng tôi hơn năm mươi năm trải qua những

lúc hanh thông cũng như khó khăn của những ngày tháng chúng tôi cùng học tập

để yêu thương, tin cậy, vâng lời và tương giao với Đức Chúa Trời cao cả và là Cứu

Chúa của chúng tôi, Đấng Tạo Hóa toàn năng của cả vũ trụ nầy.

Lời Nói Đầu

Tôi nghĩ đáng lẽ mình không nên ngạc nhiên khi đọc một bài báo trong nước mới

đây có tựa là “Một Vài Ông Bố Tivi Đưa Ra Những Rung Động Tích Cực”. Tường

trình của National Fatherhood Initiative cho biết: “Đối với hàng triệu trẻ em Hoa

Kỳ, mối tiếp xúc chủ yếu mỗi ngày chúng có với ý tưởng về một người cha là thì

giờ chúng dành để xem một người cha trên tivi. ” Tuy nhiên theo một báo cáo năm

tuần lễ của chương trình giờ cao điểm trên năm mạng lưới chính cuối năm qua, chỉ

có 14, 7 phần trăm các chương trình nầy làm nổi bật tư cách làm cha đủ để được

xếp loại. Trong số nầy chỉ có bốn chương trình khuyến khích tốt vai trò của người

làm cha có trách nhiệm.

Tính nghiêm trọng của tình hình nầy là 40% trẻ em trong nước không sống với bố

ruột của chúng và toàn bộ các cộng đồng hiện có là nơi các bà mẹ độc thân đứng

đầu hầu như tất cả các gia đình. Có ai băn khoăn rằng có phải co quá nhiều đứa trẻ

lớn lên với một quan niệm méo mó, sai lệch về một người cha tốt thật sự là thế nào

không? Không có một cái nhìn đúng mực về một người cha trên đất, thì làm thế

nào các em có thể hình dung một vị Cha Thiên Thượng yêu thương được?

Ngay cả những trẻ em lớn lên trong Hội Thánh thường cũng không đạt đến tư cách

trưởng thành với một cái nhìn tích cực về Đức Chúa Trời. Trong một bài báo có

tựa là “Khi Nghĩ về Đức Chúa Trời, Bạn Nhìn Thấy Ai” (Life , Tháng 12/1998) tác

giả Frank McCourt mô tả kinh nghiệm của nhiều thiếu nhi và thiếu niên như sau:

Chúng em không được nghe nhiều về một Đức Chúa Trời yêu thương. Chúng em

chỉ biết rằng Đức Chúa Trời là tốt lành và như thế coi như là đủ. Hoặc nếu có khác

thì Đức Chúa Trời của ký ức tôi là một Đấng mà các chi phái Ysơraên đã nhận

biết, một Đức Chúa Trời hay nổi giận, hay báo thù, một Đức Chúa Trời mà sẽ làm

bạn đảo điên nếu bạn tẻ tách, phạm tội hoặc tham lam. Đức Chúa Trời của chúng

tôi có một gương mặt nghiêm khắc. . . và một sứ điệp của hình phạt từ bục giảng

đe dọa chúng tôi sợ chết khiếp. Nếu chúng tôi không hiểu (một số giáo lý) và đặt

các câu hỏi, chúng tôi đều bị đẩy sang một bên và được bảo rằng đó là một vấn đề

của đức tin vì vậy (hãy ăn tối đi) và ngậm mồm lại”.

Bài báo nầy cũng báo cáo rằng 96 phần trăm người dân Hoa Kỳ đặt niềm tin nơi

Chúa, 79 phần trăm cầu nguyện với Chúa và cảm thấy Ngài đã giúp đỡ họ có các

quyết định. McCourt viết tiếp:

Đức Chúa Trời của người Mỹ được định nghĩa cách mù mờ. Dân tộc chúng ta

không phải là một dân tộc giữ theo độc nhất một nền văn hóa như là I-ran, Ý, hay

Nhật Bản…, mà là một dân tộc khác biệt tự hào. Nước Mỹ, trái lại, cho rằng nhiệm

vụ của xã hội là phải hỗ trợ, bảo vệ và nuôi dưỡng các quan điểm, giá trị và truyền

thống của dân thiểu số. Trong số những giá trị ấy có nhiều điều khác với quan

điểm của Đức Chúa Trời (đôi khi các thần, số nhiều; đôi khi “những hữu thể được

tôn cao” sở hữu một bản chất thần thánh). Nước Mỹ đã trở thành một dân tộc ở

dưới “các thần”.

Khi các dân di trú mang các đạo giáo của họ đến, và nhiều người Mỹ thí nghiệm

bằng những niềm tin triết học dựa trên chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa thế tục,

chúng ta đã thật sự trở thành một dân tộc có nhiều thần. Câu hỏi quan trọng dành

cho tất cả những kẻ thờ phượng khác nhau về văn hóa và những người đi tìm kiếm

triết học nầy là “Đấng nào thực sự là Đức Chúa Trời có một và thật, là Đấng có thể

cất tội lỗi của họ đi và ban cho họ sự sống đời đời ở nơi thiên đàng sau khi họ qua

đời?”

Có một câu trả lời, và tôi thật vui mừng vì người bạn thân của tôi, Tiến sĩ Bill

Bright, muốn nói đến câu hỏi quan trọng ấy: Đức Chúa Trời là ai và Ngài là Đấng

thế nào. Thật là một đặc ân dành cho tôi khi được giới thiệu quyển sách nầy Tìm

Biết Bản Tánh của Đức Chúa Trời . Đồng đi với Chúa gần sáu thập kỷ. Niềm đam

mê của ông Bill, cũng giống như của sứ đồ Phaolô, ấy là biết Chúa và giúp người

khác biết Ngài. Tại đây, ông chia sẻ những kinh nghiệm của ông cùng những lẽ

thật của Kinh Thánh mà ông đã học được để biết Chúa, yêu Chúa, hầu việc Ngài và

tôn thờ Ngài.

Khi đọc cuốn sách nầy, bạn sẽ nhìn thấy nhiều phương diện của bản chất và thuộc

tánh của Đức Chúa Trời. Những lẽ thật nầy, được chuyển đổi thành các nguyên tắc

để liên hệ đến Đức Chúa Trời đáng sợ và oai nghiêm của chúng ta, sẽ giúp bạn ở

mọi bước ngoặc trên đường đời. Trong những lúc hoạn nạn, bấp bênh của đời

mình, thật yên ủi khi biết Đức Chúa Trời của Thánh Kinh, Đấng thiết lập đức tin

Cơ Đốc. Khi mà có quá nhiều thần để chọn, ngay cả ở đây, tại nước Mỹ, chúng ta

cần có lời vững chắc nầy của Đức Chúa Trời có một và thật trong một thời đại

không có gì chắc chắn mà chúng ta đang sống.

Tiến Sĩ Adrian Rogers

Mục sư Chủ Tọa Hội Thánh Báp Tít Belevue

Memphis, Tennessee

Có Phải Ai Cũng Có Thể Thực Sự Biết Chúa Cách Đúng Đắn Không?

Bạn có bao giờ suy nghĩ đến một trong số những câu hỏi quan trọng nhất mà ai

cũng có thể hỏi không, đó là liệu một con người tầm thường , kém hơn cả một mảy

bụi trên viên sỏi của một hành tinh ở giữa một dãy ngân hà bao la , có thể hiểu biết

được Đức Chúa Trời vĩ đại . Đấng đã dựng nên mọi sự không ? Nếu được, thì

chúng ta có thể hiểu biết Chúa nhiều đủ để tin cậy Ngài ở những lãnh vực nhạy

cảm nhất của đời sống mình không? Thậm chí hơn nữa, liệu chúng ta có thực sự

hiểu biết Chúa đầy đủ để kính yêu và vâng phục Ngài trong bất cứ điều gì Ngài bảo

chúng ta không? Vấn đề tìm biết, yêu thương và hầu việc Chúa là một cuộc phiêu

lưu lớn lao nhất trong đời sống!

Tuy nhiên, mục tiêu của việc nhận biết Chúa dường như là không thể thực hiện

được. Chúng ta có thể so sánh việc tìm kiếm để biết Chúa của mình với câu chuyện

của một con mạt rất nhỏ sống trên một con bọ chét ở trên một con chó nhỏ trong

một cái sân con của một gia đình hèn mọn. Ngôi nhà nầy nằm ở ngoại ô thành

Giêrusalem thuộc vương quốc của vị hoàng đế Salômôn giàu có và đầy uy quyền,

người đã trị vì từ nhiều thế kỷ trước. Vị vua sống trong một dinh thự huyền bí ở

giữa tầng lớp của những người quý phái của hoàng tộc cách xa thế giới bé nhỏ của

con mạt. Theo dặm của con mạt, thì khoảng cách từ con mạt ấy đến cung điện nhà

vua dường như phải nhiều năm ánh sáng.

Con mạt tí hon ấy quyết định rằng công việc quan trọng nhất mà nó có thể làm là

viết một cuốn sách về vị vua được cả thế giới tôn kính ấy. Sau khi suy nghĩ về

quyển sách của mình một thời gian dài, con mạt nản chí ấy đã từ bỏ dự định của

mình chỉ vì nó không biết phải viết gì, nó có một khao khát sâu xa, nhưng dường

như không có lời nào của nó xứng đáng để mô tả một nhân vật uy nghi như thế.

Thật thế, đó cũng là tình cảnh khó khăn của chính tôi khi tôi khởi sự viết về Đức

Chúa Trời vinh hiển và quyền uy của chúng ta. Ngài ngự trong sự vinh hiển không

thể mô tả vượt quá sự hình dung của tôi. Bản tánh Ngài vượt trên phạm vi hiểu biết

hữu hạn của con người tôi. Điều khác biệt duy nhất giữa tôi và con mạt muốn viết

về vua Salômôn đó là, so sánh với Đức Chúa Trời, tôi chưa bằng một con mạt

trong vũ trụ nầy, là nơi có trên một trăm triệu thiên hà.

Trong việc hiểu biết Đức Chúa Trời cao cả của chúng ta, bạn có khi nào có cảm

tưởng giống như tôi không? Làm thế nào mà chúng ta, là những con người tầm

thường hèn mọn có thể hiểu biết đầy đủ bất cứ một khía cạnh nào của Đức Chúa

Trời vinh hiển không thể hiểu hết được? Vậy thì tại sao tôi lại ra sức đảm đương

một công việc dường như bất khả nầy? Quan trọng hơn nữa, vì sao bất cứ ai trong

chúng ta cũng phải cố gắng để hiểu Đức Chúa Trời là Đấng thế nào?

Vì Sao Việc Hiểu Biết Chúa Lại Quan Trọng Như Vậy?

Ao ước của tôi muốn viết một cuốn sách về Đức Chúa Trời đã bắt đầu từ nhiều

năm trước, khi Tiến sĩ James Montgomery Boice thuộc chương trình phát thanh

“Bible Hour” (“Giờ Thánh Kinh”) phỏng vấn tôi. Một trong những câu hỏi đầu tiên

Tiến sĩ Boice hỏi tôi là “Lẽ thật quan trọng nhất phải dạy cho bất cứ người theo

Chúa nào là gì?”. Thật là một câu hỏi lạ lùng và thú vị! Trước đây chưa hề có ai

hỏi tôi câu ấy, vì vậy tôi không được chuẩn bị để trả lời. Trong giây lát, tôi không

thốt nên lời. Nhưng rồi tôi tin chắc rằng Thánh Linh của Chúa đã cho tôi câu trả

lời: “Các thuộc tính của Đức Chúa Trời”.

Tôi đã để nhiều năm suy nghĩ về câu hỏi ấy và câu trả lời của tôi. Ngày nay tôi lại

càng tin chắc hơn bao giờ hết rằng không có gì quan trọng hơn để dạy cho người

tin Chúa bằng vấn đề Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào, Ngài là Ai và vì sao

Ngài làm điều đó và cách Ngài thực hiện như thế nào. Các thuộc tánh ấy của Đức

Chúa Trời có thể được nhắc đến như là bản tánh, phẩm tính hoặc phẩm vị của Đức

Chúa Trời.

Tuy nhiên, một trong những khuynh hướng đáng buồn nhất mà tôi để ý trong các

Hội Thánh của chúng ta ngày nay là cách các tín hữu nhìn xem Chúa. Tác giả nổi

tiếng A. W Tozer đã viết trong tác phẩm The Knowledge of the Holy (Hiểu Biết

Đức Thánh Linh) của ông như sau:

“Cái nhìn thấp kém về Đức Chúa Trời được ấp ủ trong hầu hết các Cơ Đốc Nhân

chính là nguyên nhân của hàng trăm điều xấu ít tệ hại hơn mọi nơi giữa vòng

chúng ta. Khi chúng ta đánh mất nhận thức về sự oai nghi của Ngài, chúng ta đánh

mất thêm nữa lòng kính sợ về tín ngưỡng và ý thức về sự hiện diện của Đức Chúa

Trời…Thật không thể nào giữ đạo đúng đắn và giữ các thái độ bên trong cho phải

lẽ khi mà ý tưởng của chúng ta về Đức Chúa Trời bị sai lạc và chưa thích đáng.

Nếu chúng ta muốn phục hồi lại sức mạnh thuộc linh cho đời sống mình, chúng ta

phải bắt đầu nghĩ về Đức Chúa Trời đúng đắn hơn, đúng như Ngài vốn có”. 1

Thật vậy, mọi sự của đời sống chúng ta - thái độ, động cơ, khao khát, hành động và

ngay cả lời nói của chúng ta - đều bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của chúng ta về Đức

Chúa Trời. Dầu vấn đề của chúng ta là về mặt tài chánh, đạo đức, hay tình cảm.

Dầu chúng ta bị cám dỗ bởi tham dục, lo lắng, tính nóng nảy hay sự bất an, cách cư

xử của chúng ta phản ánh lòng tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời. Điều chúng ta

tin là đúng thực về bản tánh của Đức Chúa Trời sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ

bạn hữu của chúng ta, công việc của chúng ta và các hoạt động lúc nhàn rỗi của

chúng ta, loại sách báo chúng ta đọc, thậm chí loại âm nhạc chúng ta nghe. Nếu đại

đa số người tin Chúa chưa có cái nhìn đúng đắn về Chúa thì làm thế nào xã hội

chúng ta bắt đầu nhìn thấy Ngài đúng như bản chất thực của Ngài được? Bởi vì

quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời chiếm ưu thế ở mọi lãnh vực trong nền văn

hóa chúng ta ngày nay cho nên xã hội chúng ta đang ở trong hiểm họa của việc

đánh mất mẫu mực đạo đức của mình.

Chúng ta có thể lần ra mọi rắc rối của con người do nơi cái nhìn chúng ta về Đức

Chúa Trời. Một sự tương phản trong hai cuộc đời được lịch sử ghi lại những kết

quả khác biết đến từ một quan điểm sai lầm và một quan điểm đúng đắn về Đức

Chúa Trời.

Ví dụ thứ nhất là trường hợp của Karl Marx, ông sinh ra tại Trier, Đức quốc vào

năm 1818 - Được giáo dục trong các trường Đại học Đức, ông trở thành nhà biên

tập của một tờ nhật báo của Cologne. Marx phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa

Trời, ông tin rằng con người, chứ không phải Đức Chúa Trời, là hình thức hữu thể

cao nhất. Thay vì để Đức Chúa Trời tể trị, ông cảm thấy con người tự làm cho

chính họ điều họ có bởi những nỗ lực riêng của họ. Vì thế, xã hội là tác nhân tối

cao để đạt được thành công và tự thỏa mãn.

Trong cuốn Economic and Philosophic Manuscripts of 1844, ông viết:

“Tất cả những gì được gọi là lịch sử không là gì ngoài quá trình sáng tạo con người

thông qua sự lao động của con người, quá trình thay đổi của tự nhiên dành cho con

người. Vì vậy con người có bằng chứng rõ ràng và không thể bác bỏ được về sự

tạo dựng của chính con người bởi chính họ… Đối với con người, con người là hữu

thể tối cao” 2

Bởi vì Marx tin con người là thần, nên ông kết luận rằng xã hội, được tạo thành bởi

con người bình thường, phải cai trị và lật đổ chính quyền đang cai trị bằng vũ lực.

Ông và Fredrich Engel đã cộng tác trong việc định nghĩa các ý tưởng triết học mà

cuối cùng đã hình thành cơ sở của chủ nghĩa cộng sản.

Vào thế kỷ 20 Vladimir Lenin đã phục hồi các ý tưởng của Marx, hoàn thành việc

lật đổ quyền cai trị của Sa Hoàng ở tại Nga. Stalin kế tục Lênin với tư cách người

lãnh đạo Liên Bang Xô Viết. Dưới sự cai trị của họ và những lãnh tụ cộng sản tiếp

theo đó, hàng chục triệu người Nga đã bị nhà nước giết chết.

Sự thiệt hại về tính mạng nầy là do các lãnh tụ Cộng sản tin rằng không có Đức

Chúa Trời, rằng con người vốn không có giá trị tự nhiên vĩnh cửu, và rằng nhà

nước có tầm quan trọng tối cao. Ngày nay các tư tưởng của Marx vẫn còn hình

thành cơ sở cho chính quyền chuyên chế ở nhiều quốc gia, gồm cả Bắc TriềuTiên,

Cuba và Trung quốc.

Hãy so sánh cuộc đời của Karl Marx với cuộc đời của Martin Luther. Ông cũng là

một nhà cách mạng. Ông sinh ra vào năm 1483 ở Eisleben nước Đức, chỉ cách nơi

Marx sau đó chào đời hai trăm dặm. Martin Luther cũng được giáo dục trong các

trường Đại học Đức.

Cũng như Marx, chàng thanh niên Martin Luther cũng đã vật lộn với các lý tưởng

về uy quyền, đạo đức và đạo lý. Mặc dầu ông đã cố gắng phụng sự Chúa với tư

cách một thầy dòng, ông càng ngày càng kinh sợ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

Và rồi ông được thu hút bởi RoRm 1:17 “Người công bình sẽ sống bởi đức tin”.

Khái niệm đơn giản nầy đã làm thay đổi cái nhìn của ông về Đức Chúa Trời. Ông

viết:

Cuối cùng sau khi suy gẫm ngày đêm và bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi.

. . đã bắt đầu hiểu rằng sự công bình của Đức Chúa Trời chính là bởi đó mà người

công bình sống nhờ ân ban của Đức Chúa Trời, gọi là nhờ đức tin. . Tại đây tôi

cảm thấy như thể mình được sanh lại hoàn toàn và đã bước vào chính thiên đàng

qua những cánh cổng mở toang. 3

Sự hiểu thấu của Luther - rằng ơn tha thứ nhưng không của Đức Chúa Trời dành

sẵn cho mỗi người trên trần gian - đã nhấn mạnh giá quý Chúa ban cho mỗi con

người được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài. Thật trái ngược với niềm tin của chủ

nghĩa cộng sản!

Sự dạy dỗ của Luther về đời sống đức tin, khác hẳn với việc tìm sự cứu rỗi bởi việc

lành, là sự bắt đầu của Phong Trào Cải Chánh Tin lành lớn lao đã tái định hình

Châu Âu trong suốt hai thế kỷ kế tiếp. Ngày nay nguyên tắc tha thứ bởi đức tin

đang được tuân theo bởi hàng trăm triệu người trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, chúng ta

có được phần lớn nền tảng về lịch sử và tôn giáo của mình là nhờ những gì Martin

Luther đã bắt đầu ở tại Đức.

Hai tấm gương nầy cho ta thấy một cái nhìn sai lạc về Chúa dẫn đến tội lỗi và sự

bại hoại - và nhiều khi là sự tàn bạo và là tấn bi kịch của nhân loại. Còn một sự

hiểu biết đúng đắn về Chúa dẫn đến một đời sống phước hạnh cho chính mình và

nhiều thế hệ nối theo nữa.

Bạn có thể bỏ qua điều nầy vì nghĩ rằng: Tôi không phải Karl Marx hay Martin

Luther . Tôi không phải là một lãnh tụ thế giới hay là một nhân vật có ảnh hưởng

lớn. Không ai trong chúng ta là người đó cả. Song cách chúng ta nhìn xem Chúa sẽ

làm thay đổi cách chúng ta sống và liên hệ với người khác. Hãy xem cặp vợ chồng

đã nhận một đứa con nuôi vì họ biết Chúa yêu đứa trẻ ấy; ngay bên cạnh họ có thể

là những ông bố bà mẹ bỏ bê con cái hoặc xử tệ với chúng. Một người lừa dối các

khách hàng của mình vì anh ta nghĩ “có ai biết đâu”, người khác bằng lòng trả một

khoản vay dù gặp những khó khăn nghiêm trọng về tài chánh bởi vì anh ta có lòng

tôn kính kính sợ Đức Chúa Trời là Đấng ghi nhận mọi hành động của con người và

muốn sự chân thật.

Tất cả những hành động của chúng ta, giống như của Marx và Luther đều được

thúc đẩy bởi cái nhìn của chúng ta về Đức Chúa Trời và cách Ngài liên hệ với

chúng ta. Không gì trong đời sống quan trọng hơn là việc biết Chúa một cách đúng

đắn.

Đức Chúa Trời Có Muốn Liên Hệ Với Chúng Ta Không?

Hiểu biết Chúa không phải là một việc đơn giản. Tôi xin sẵn sàng nhìn nhận điều

đó, cũng như hết thảy mọi người, tôi không có khả năng giải thích trọn vẹn các

thuộc tính của Chúa đáng kính sợ của chúng ta, là Đấng tể trị trong sự oai nghi lớn

lao. Tôi là ai, chỉ là con người tầm thường, cố gắng mô tả Đức Chúa Trời của cả vũ

trụ là Đấng Toàn Năng, thánh khiết và công bình? Thật vậy, đang khi viết quyển

sách nầy, tôi đã bị nao sờn bởi nhận thức sự không ra chi của mình. Tôi đã quỳ gối

xuống trong nước mắt và thú nhận “Ôi! Lạy Chúa con không xứng đáng để viết về

bản tánh của Ngài. Xin Ngài hãy tha thứ cho con vì đã quá tự phụ. Ngay lúc ấy,

Đức Chúa Trời dường như đã đưa cánh tay Ngài ôm lấy tôi, bảo đảm với tôi rằng

Ngài đã kêu gọi tôi làm công việc đó.

Đó là lý do khiến tôi hết sức lo lắng để chia sẻ với bạn, qua cuốn sách nầy, những

lẽ thật về Đức Chúa Trời: bởi vì tôi biết rõ không chút nghi ngờ rằng Chúa muốn

chúng ta thật sự hiểu biết Ngài. Tôi xin trở lại câu chuyện ngụ ngôn của tôi về con

mạt sống trên con bọ chét trên mình con chó. Con mạt đã từ bỏ hy vọng có thể hiểu

biết được nhà vua đầy uy quyền. Thế mà chính vua Salômôn dường như đã tìm

thấy con mạt không quan trọng ấy. Trước tiên, nhà vua tìm được người chủ ngôi

nhà nhỏ ấy ở ngoại thành Giêrusalem. Ngài bước vào sân và tìm thấy con chó, rồi

đến con bọ chét và cuối cùng với lòng nhân từ thương xót lạ lùng, Ngài đã nói với

con mạt - bằng thứ ngôn ngữ hạn chế của chính con mạt ấy - mọi sự về chính mình

Ngài.

Phần nầy trong câu chuyện ngụ ngôn đối với tôi là phần hạ mình hơn hết. Vì không

những Ngài đã bằng lòng phán với chúng ta bằng ngôn ngữ giới hạn của chúng ta

mà Ngài còn mang lấy hình hài giới hạn của chúng ta - là hình hài của một con

người - lìa bỏ sự giàu có, vinh hiển và tôn trọng của mình để trở nên giống như

chúng ta! Ngày đó, tất nhiên là một ngày kỳ diệu khi Đức Chúa Trời được sinh ra

như một em bé trong máng cỏ ở tại ngôi làng Bếtlêhem nhỏ bé. Tên con trẻ là

Chúa Cứu Thế Jêsus, Con Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa của thế gian. Sự bày tỏ

tình yêu ấy của Đức Chúa Trời vượt quá trí hiểu của tôi và cho thấy mong muốn

lớn lao của Ngài đối với chúng ta là được hiểu biết Ngài. Việc Đức Chúa Trời sẵn

lòng trở thành một con người đã làm thay đổi mãi mãi cách tôi có thể liên hệ với

Ngài.

Làm Thế Nào Mà Việc Hiểu Biết Đức Chúa Trời Có Thể Làm Thay Đổi Đời Sống

Tôi?

Có những quan niệm sai lầm nào về Chúa làm ngăn trở bạn trong việc hiểu biết

Ngài rõ hơn? Có phải vì không biết chắc Đức Chúa Trời thật sự là Đấng thế nào

nên bạn không thể tin cậy Ngài hoàn toàn?

Hãy vững lòng. Bởi cớ tình yêu của Đức Chúa Trời, Ngài đã cung ứng cho chúng

ta phương cách để hiểu rõ hơn Ngài la Đấng thế nào? Ngài đòi hỏi điều gì và làm

thế nào Ngài có thể giúp chúng ta thay đổi đời sống mình hoàn toàn - Bạn hãy cứ

đọc tiếp. Chúng ta sẽ khám phá nhiều cách Ngài đã ban cho chúng ta để hiểu rõ

Ngài hơn.

Tôi cầu nguyện để Đức Thánh Linh sẽ dùng quyển sách nầy cách mạnh mẽ mà bày

tỏ cho bạn bản tánh lạ lùng và kỳ diệu của Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng Tạo

Hóa vinh hiển và là Cứu Chúa chúng ta. Nếu bạn đọc quyển sách nầy với sự cầu

nguyện chân thành, nó sẽ thay đổi cái nhìn của bạn và bạn sẽ thấy đời sống mình

biến đổi theo nhiều cách lạ lùng.

Tôi có thể nói với bạn từ kinh nghiệm cá nhân của mình rằng một sự đồng đi gần

gũi với Chúa không bao giờ không mang lại một đời sống đầy vui mừng và là một

cuộc phiêu lưu kỳ thú trong đời sống con người. Tôi xin chia sẻ một điển hình từ

đời sống của một người là John Newton. Câu chuyện của ông cho thấy một cái

nhìn đúng đắn về Chúa có thể làm được điều gì cho mỗi một người trong chúng ta.

Mẹ của John Newton là một Cơ Đốc Nhân yêu mến Chúa, nhưng bà đã qua đời khi

ông còn là một đứa trẻ. Đến tuổi thanh niên ông quyết định theo dấu chân của cha

mình một thuyền trưởng người Anh chuyên đi biển, anh gia nhập Hải quân Hoàng

Gia Anh nhưng đã bị cho về vì hành vi vô kỷ luật. Để tránh rắc rối thêm, anh

chuyển đến bờ biển phía tây Phi Châu và làm việc cho một người buôn nô lệ. Cuối

cùng anh ta trở thành thuyền trưởng của một tàu nô lệ, và anh đã đối xử với các nô

lệ cách đê tiện. Anh ta đã trở thành một con người đáng ghê tởm!

Trong một cuộc hành trình nọ, con tàu của anh bị va đập nghiêm trọng do một trận

bão lớn. Vì lo sợ cho mạng sống của mình, anh đầu phục Chúa và đưa cuộc đời

mình vào một hướng mới - Một vài năm sau đó, anh bắt đầu thấy rõ rằng chế độ

chiếm hữu nô lệ là điều đáng ghét, anh từ bỏ việc buôn bán nô lệ và sau nầy anh

còn tham gia đấu tranh chống lại chế độ nô lệ. Đời sống anh thay đổi nhiều đến

mức anh tham gia học tập để trở thành một người giảng đạo. Khi anh rao giảng,

người ta gọi anh là “người thuyền trưởng cũ đã được biến cải”. Tất cả bởi vì anh đã

gặp Chúa cách cá nhân và đích thân chạy đến để biết Chúa. Anh đã viết một trong

những bài thánh ca nổi tiếng nhất bằng tiếng Anh “Ân Điển Lạ Lùng ” (Amazing

Grace ). Trong bài hát đó, anh mô tả sự biến đổi của chính mình:

Ngợi ca Chúa từ ái ban ơn lạ lùng

Đời tôi vốn tràn những lệ đắng

Tôi đã hư mất bao ngày, mù lòa trong nơi tội đầy

Mà ơn Chúa thương xót khoan nhân

Có Đấng nào ngoài Đức Chúa Trời quyền năng có thể thay đổi một con người chai

đá đã dấn thân vào công việc buôn bán nô lệ mà nay trở thành một mục sư đầy tình

thương và một người đấu tranh chống lại chế độ nô lệ như vậy? Bạn đã kinh

nghiệm sự thay đổi này chưa? Đức Chúa Trời có tham gia cách mật thiết vào đời

sống bạn chưa? Hơn năm mươi năm qua, tôi đã đồng đi và trò chuyện với Cha

Thiên Thượng yêu dấu của chúng ta. Đó là cuộc phiêu lưu kỳ thú nhất trong đời

tôi. Càng hiểu biết Ngài, tôi càng được kinh nghiệm sự bình an, vui mừng, yêu

thương và sự phấn khích - Ngài đã chứng tỏ là người bạn tốt nhất của tôi, Đấng tôi

có thể tin cậy trong mọi hoàn cảnh.

Mong ước của ta không phải chỉ chia sẻ cho bạn những hiểu biết thông tin về Chúa

- mặc dầu đó là điều quan trọng. Mà tôi còn tin rằng Đức Thánh Linh sẽ giúp tôi

truyền đạt được tấm lòng của tôi về Chúa. Mong rằng bạn sẽ được khích lệ để nắm

giữ một cái nhìn đúng đắn về Chúa và biết Ngài rõ đủ để kính yêu, tin cậy và vâng

lời Ngài hơn bao giờ hết.

Khi chúng ta cùng nhau khảo sát các lẽ thật ở những trang nầy, cùng khám phá

Đức Chúa Trời là Đấng nào và tình yêu cùng chương trình Ngài dành cho chúng ta

là gì, tôi tin chắc rằng đời sống bạn sẽ không bao giờ giống như trước nữa. Chúng

ta hãy bắt đầu bằng cách nhìn kỹ hơn cách mình có thể hiểu Ngài cách thân mật.

Chúng Ta Có Thể Biết Chúa Cách Mật Thiết!

Năm 1978 vào lúc cao độ của cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa Liên Bang Xô Viết và

Mỹ, thì chính phủ Xô viết, bởi lời thỉnh cầu của Hội Thánh Liên Xô, đã mời tôi

đến thăm xứ sở rộng lớn nầy. Trong khi viếng thăm tám thành phố, tôi nhận thấy

rằng hàng triệu người đang bị nhốt trong sự sợ hãi do bị lạm dụng về mặt trí tuệ và

thuộc thể. KGB, tổ chức cảnh sát mật của chính quyền Xô Viết, dường như ép

buộc mọi người phải tìm được các thông tin về những hoạt động và quan điểm của

các phần tử bất đồng chính trị, những người theo Chúa Cứu Thế và những người

Do Thái. Dưới loại ngờ vực và chuyên quyền nầy, không ai tin cậy ai cả, thậm chí

các thành viên trong gia đình cũng đã quay ra chống nghịch nhau trong sự không

tin cậy ngột ngạt nầy.

Ngày nay, trong lúc có rất ít người trong số chúng ta sống trong những điều kiện

như thế, nhưng bạn cũng thường tự hỏi Ai là người thật sự tin cậy được , có thể

bạn có một hoặc hai người bạn mà bạn thấy là đáng tin cậy. Nhưng ngoài số ấy ra,

ai là người bạn tin cậy với những việc mà bạn xem là riêng tư nhất và giá trị nhất?

Tôi chắc rằng bạn sẽ đồng ý sự đáng tin cậy là điều ngày nay đang thiếu. Ở mỗi

cấp chính phủ, đều có những quan chức cảm thấy rằng sự không chân thật phục vụ

cho một mục đích trong hoạt động chính trị. Trong các chế độ tài chánh của chúng

ta, những nhà doanh nghiệp đã sử dụng của cải của người khác cho lợi nhuận cá

nhân của riêng họ thường lấy đi quỹ hưu trí của những người yếu đuối nhất, các

công dân lớn tuổi. Người ta vi phạm các hợp đồng mà không hề áy náy dưới sự lừa

dối của các thủ thuật kinh doanh khôn khéo. Vợ chồng, là những người đã kết hôn

trên mấy chục năm, phản bội người bạn đời của mình vì những tham muốn ích kỷ

của lòng dục. Các gia đình, đặc biệt là những đứa trẻ vô tội, bị hủy hoại nặng nề vì

những lời hứa không được giữ. Những người bạn tốt trở thành kẻ thù vì những

thiếu sót trong sự trung thực.

Nếu một người bạn thân hoặc bà con phản bội lòng tin cậy của bạn, thì sự phản bội

ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn thế nào? Điều đó có ảnh hưởng đến cách

bạn tin cậy người khác nhiều không.

Trong nhiều trường hợp, những kinh nghiệm, nền tảng và cá tánh của chúng ta

định hình cách chúng ta nhìn xem người khác và cách chúng ta hình thành các mối

quan hệ với họ. Nếu người chúng ta tin cậy làm tổn thương chúng ta, chúng ta sẽ

ngần ngại trong việc tin cậy bất cứ người nào nữa. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em

trong nhà đối xử tệ bạc với chúng ta, chúng ta sẽ phản ứng bằng cách tự bảo vệ

chính mình khỏi các mối quan hệ thân gần khác. Mặc dầu tin cậy là một phần quan

trọng của mối quan hệ lành mạnh, đối với nhiều người trong chúng ta, việc xây

dựng lòng tin cậy là một trong những yếu tố khó khăn nhất trong các mối quan hệ

của chúng ta.

Nhưng còn đối với Đức Chúa Trời thì sao? Chúng ta có thể tin cậy Ngài được

không? Bạn sẵn sàng tiến xa bao nhiêu trong việc tin cậy Ngài. Lượng tin cậy bạn

có nơi Chúa tùy thuộc vào cách bạn nhìn xem Ngài. Một số người xem Ngài như

một hung thần, một vị cảnh sát của cả vũ trụ, hay là ông già Nôen của Đức Chúa

Trời. Những người khác thì tin Ngài cũng giống những bậc cha mẹ thiếu nhạy cảm

và ích kỷ của họ, là những người thường làm bất cứ điều gì họ muốn vì nắm giữ uy

quyền trong tay. Một số người nghĩ Chúa là người khó hiểu, khó làm bạn, là người

ta phải sợ. Người khác thì cho Ngài là một kẻ độc tài vô tâm chỉ chực giáng hình

phạt khi họ làm điều sai trái. Có lẽ bạn coi Ngài như một người ông tốt bụng chỉ

lắc đầu trước những cảnh tượng kinh khủng của nhân loại nhưng chẳng can dự vào.

Bạn có xem Ngài là một Đấng yêu thương, hiền từ, đầy ân điển và có lòng thương

xót không? Hay chỉ là một Đấng hay lên án, dễ ghen tuông, hay báo thù và cao

ngạo?

Tôi nghe được từ nhiều Cơ Đốc Nhân chán nản trong cuộc tìm kiếm để biết Chúa

cách đầy trọn hơn. Họ thừa nhận rằng đã cố gắng học biết Đức Chúa Trời là Đấng

thế nào nhưng rốt cuộc vẫn không đạt được. Có thể họ không tiếp tục sự cam kết

đã lập với Chúa và cảm thấy các mối dây liên lạc giữa họ với thiên đàng bị trì trệ.

Những người khác thì cho rằng Chúa đã bỏ họ hoặc không công bằng với họ. Số

khác thì chỉ vì không biết Chúa là Đấng như thế nào và quyết định rằng có lẽ họ sẽ

không bao giờ biết nhiều hơn những gì họ hiện đang biết. Hàng triệu người vẫn

kêu than: “Lạy Chúa , Ngài là ai ?”

Chúng Ta Có Thể Có Được Mối Tương Quan Mật Thiết Với Đức Chúa Trời Là

Đấng Tạo Hóa

Trong Chương I, chúng ta đã thấy được rằng việc hiểu rõ Chúa và có cái nhìn đúng

về Ngài là điều rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để phát triển được mối quan hệ

với Đấng cao cả vượt quá sự hiểu biết của chúng ta? Quá trình tiến đến sự thân

thiết ấy cũng tương tự như cách làm quen với một người hàng xóm mới vậy.

Hãy tưởng tượng rằng có một cặp vợ chồng mới dọn đến ở kế bên nhà bạn. Bạn sẽ

có ấn tượng thế nào về họ? Có thể bạn chú ý đến những bàn ghế hoặc các đồ đạc

họ vừa dọn vào nhà, loại xe trong nhà họ. Lần đầu tiên gặp họ, rất có thể bạn đã

biết được công việc làm ăn của họ. Họ là luật sư hay công nhân xây dựng, chuyên

gia máy vi tính hay nhà doanh nghiệp, giáo viên hay công nhân nhà máy? Có lẽ

bạn đặt các câu hỏi về sở thích và những điều họ quan tâm. Họ có thích làm vườn

hay rất tự hào về cách đánh gôn tuyệt vời của mình? Những yếu tố trên cho bạn

phần nào hiểu biết về loại người của họ.

Khi đã biết rõ hơn về những người hàng xóm của bạn, bạn cũng sẽ khám phá được

nhiều hơn về tâm tánh của họ. Họ có tử tế không, có rộng rãi không, có tốt bụng

không, và có lòng thương xót không? Hay họ nói năng khó chịu, chỉ trích, và hành

động thô lỗ đối với những người khác? Tâm tánh họ có tốt không?

Cùng với thời gian, bạn có lẽ sẽ biết những người hàng xóm của mình cách mật

thiết hơn. Họ có tham vọng không, hay lười biếng? Họ có che dấu sự thật không,

hay chân thành? Họ có giữ lời không? Họ có các tiêu chuẩn giá trị giống với bạn

hay họ sống theo một số những nguyên tắc khác biệt? Họ phản ứng thế nào trước

những tình huống căng thẳng? Mối quan hệ gần gũi hơn nầy sẽ cho thấy các phẩm

chất sâu hơn của đời sống nội tâm của họ.

Tất nhiên Đức Chúa Trời không giống một người hàng xóm ở cạnh nhà. Ngài tuyệt

vời hơn thế nhiều. Các thuộc tính của Ngài vượt xa điều chúng ta, là những con

người có thể đạt đến, hoặc thậm chí hiểu được. Nhưng vì cớ Ngài yêu thương và

đầy ân điển đối với chúng ta, Ngài thường mặc khải tâm tính của Ngài cho chúng

ta để chúng ta có thể liên hệ cách mật thiết hơn với Ngài. Cũng như trong bất cứ

mối quan hệ nào, việc phát triển tình thân là một tiến trình. Có người đã nói rất có

lý như vầy: “Nếu chúng ta bước một bước về phía Đức Chúa Trời, Ngài sẽ bước

hai bước về phía chúng ta”.

Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Hiểu Biết Ngài

Bằng khả năng của mình, con người không thể nào tiến bộ trong sự hiểu biết Đức

Chúa Trời của mình ngoài một vài sự kiện về tiểu sử. Nhưng Đức Chúa Trời bởi

tình yêu thương và lòng thương xót Ngài, đã bước nhiều bước để bày tỏ chính

mình Ngài cho chúng ta bằng nhiều cách. Bởi vì Đức Chúa Trời vượt quá xa chúng

ta trong mọi phương diện, nên quá trình phải bắt đầu từ Ngài khi Ngài bày tỏ chính

mình cho những người khao khát muốn biết Ngài.

Chỗ quan trọng hơn hết chúng ta có thể tìm đến để thấy được sự thật về Đức Chúa

Trời như thế nào, chính là trong Lời Thánh Khiết của Ngài, là Kinh Thánh. Kinh

Thánh cho chúng ta hình ảnh chính xác nhất về Đức Chúa Trời Toàn Năng. Mặc

dầu mọi khía cạnh của bản tánh Đức Chúa Trời đều luôn luôn hiện diện, song Ngài

thường mặc khải chính mình qua ba phương cách chủ yếu:

Đức Chúa Trời thường mặc khải chính mình Ngài là Đấng Tạo Hóa vĩ đại của

chúng ta . Sángthếký đoạn 1 là chương thứ nhất trong Kinh Thánh đã tiết lộ các

công việc quyền năng của Đức Chúa Trời, quyền phép vô hạn của Ngài và sự hiểu

biết đời đời của Ngài. Trong phần I: “Đấng Tạo Hóa vĩ đại của chúng ta” chúng ta

sẽ khám phá Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa không hề bị giới hạn.

Đức Chúa Trời mặc khải bề sâu của sự ngay thẳng Ngài với tư cách vị Quan tòa

trọn vẹn của chúng ta . Phần còn lại của Cựu Ước cho thấy thể nào Đức Chúa Trời

đã thiết lập một dân tộc gồm những con người tận hiến với Ngài và thể nào Ngài

đã dẫn dắt và ban phước cho những con người đó. Xuyên suốt lời ký thuật lịch sử

nầy, Đức Chúa Trời đã ban các điều luật và các lời hứa xác lập bản tánh của Ngài

là một Đấng thánh khiết và ngay thẳng. Nếu con người tuân giữ các luật lệ nầy, họ

sẽ được phước và hạnh phúc; nếu không vâng lời họ sẽ tự chuốc lấy sự thạnh nộ và

đoán xét của Đức Chúa Trời cho chính mình. Ở phần II: “Vị Quan Tòa hoàn hảo

của chúng ta” chúng ta sẽ xem xét sự thánh khiết, sự chân thật, sự công bình, và sự

ngay thẳng của Đức Chúa Trời toàn vẹn của chúng ta.

Đức Chúa Trời mặc khải chính mình là Chúa Cứu Thế đầy ân điển của chúng ta .

Trong Tân ước, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian với tư cách Chúa Cứu

Thế của thế gian. Đức Chúa Jêsus là hình ảnh thịt và huyết của Đức Chúa Trời, mà

chúng ta có thể liên hệ. Sự sống, sự chết, và sự phục sinh của Chúa Jêsus minh

chứng tình yêu, lòng thương xót, và sự thành tín của Đức Chúa Trời. Trong phần

III: “Đấng Cứu Thế đầy ân điển của chúng ta”, chúng ta sẽ khám phá bề sâu của sự

thương xót Đức Chúa Trời qua Con Ngài và cách chúng ta có thể biết được tình

yêu ấy.

Bạn không đồng ý rằng những tin tức gây kinh ngạc hơn hết mà chúng ta cần được

nghe là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng của Trời và Đất, đã mời gọi

chúng ta có một mối quan hệ mật thiết với Ngài ư? Ngài đã làm điều đó trở nên

đơn giản cho chúng ta. Việc hiểu biết Đức Chúa Trời một cách mật thiết có thể làm

thay đổi cuộc đời bạn trở nên một đời sống vui mừng, phiêu lưu, bình an và sốt

sắng. Với một sự hiểu biết rõ ràng hơn về sự lớn lao của Chúa chúng ta, chúng ta

có thể:

• Học biết cách để thờ phượng và ca ngợi Đức Chúa Trời như là một phần của đời

sống hằng ngày của chúng ta.

• Làm tươi mới lòng nóng cháy, tình yêu và sự cam kết dành cho Chúa.

• Làm sáng tỏ những sự hiểu lầm về vai trò của Chúa trong đời sống chúng ta.

• Hiểu được bề sâu của tình yêu Ngài.

• Học biết “kính sợ” Chúa là gì

• Khám phá những phương cách để tìm kiếm Chúa hết lòng.

• Hiểu được các danh hiệu của Ngài phản ảnh thuộc tính của Ngài như thế nào.

• Học biết cách để nói cho người khác về thuộc tính của Chúa một cách rõ ràng và

đơn giản.

Trước khi bắt đầu tìm biết một cái nhìn đúng đắn về Đức Chúa Trời, chúng ta cần

hiểu biết một số lẽ thật về Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào để có được sự hiểu

biết rõ ràng về tâm tánh độc nhất vô nhị của Ngài.

Đức Chúa Trời Là Một Thần Linh Có Thân Vị

Có người đã hỏi Đức Phật, nhà sáng lập Phật Giáo rằng Đức Chúa Trời có tồn tại

hay không. Ông đã trả lời: “Câu hỏi nầy không xác đáng. Nếu có một Đức Chúa

Trời, con người không thể nào hiểu được Ngài. Vậy thì có ích gì khi có một Đức

Chúa Trời như thế?”

Một số những người “sùng đạo” xem Đức Chúa Trời như một lực lượng, một ác

linh, hoặc điều gì đó bị bó hẹp trong gỗ hoặc đá. Hậu quả là suy nghĩ của họ về

Đức Chúa Trời khá mơ hồ và xa cách. Nếu Đức Chúa Trời chỉ là một lực lượng

năng động hoặc là một sự gồm tóm của cả vũ trụ như các triết lý của phong trào

Thời Đại Mới (New Age) vẫn dạy, thì việc hiểu biết Ngài một cách cá nhân là điều

không thể được. Và nếu Đức Chúa Trời chỉ là một hình tượng bởi tay người làm ra

từ gỗ hoặc một thứ kim loại quý nào đó, thì nỗ lực của chúng ta nhằm hiểu biết

Ngài sẽ trở nên vô ích. Làm thế nào mà một con người có được mối tương giao với

một đồ vật vô tri vô giác?

Nhưng lời Chúa đã cho biết Đức Chúa Trời là một thần linh có thân vị; vì vậy

chúng ta có thể hiểu biết Ngài một cách cá nhân. Điều nầy có vẻ như là một khái

niệm đơn giản. Nhưng đó chính là lẽ thật nền tảng mà trên đó chúng ta đặt cơ sở

cho sự hiểu biết Chúa của mình.

Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời có một phẩm tính khác biệt. Sách Giăng trong

Tân ước chép rằng Đức Chúa Trời là thần 1 . Mặc dầu Ngài không có thân thể vật

chất như chúng ta, Ngài có tất cả các thuộc tính của một thân vị: Ngài suy nghĩ,

cảm biết, và ước muốn. Kinh Thánh cho chúng ta một số những bằng chứng để

chúng ta có thể hiểu biết Chúa một cách cá nhân.

Nhiều người tin Chúa trong thời Cựu ước và Tân ước đã biết rõ Đức Chúa Trời và

xem Ngài như bạn hữu . Tôi xin nêu lên một số ví dụ.

Đức Chúa Trời đã gọi Ápraham là “tổ phụ” của dân tộc Hêbơrơ: “bạn hữu Ta” 2 .

Môise đã gặp gỡ Đức Chúa Trời “mặt đối mặt” khi ông nói chuyện với Chúa trong

đền tạm. Bạn có thể hình dung kinh nghiệm cá nhân nầy hẳn đã phải làm thay đổi

đời sống ông không? Sách Xuất Êdíptô ký mô tả cuộc đối diện nầy, đã xảy ra ngay

trước khi Môise nhận điều răn.

Vừa khi Môise ra đến trại, thì cả dân sự chỗi dậy, mỗi người đứng nơi cửa trại

mình. . . Vừa khi người vào đó, thì trụ mây giáng xuống dừng tại cửa trại, và Đức

Giêhôva phán cùng Môise. Cả dân sự thấy trụ mây dừng lại tại cửa trại bèn đứng

dậy, rồi mỗi người đều sấp mình xuống nơi cửa trại mình. Đức Giêhôva đối diện

phán cùng Môise, như một người nói chuyện cùng bạn hữu mình 3 .

Cả Hênóc và Nôê đều được biết là đã có “được đồng đi cùng Đức Chúa Trời”.

Gióp đã nói về một thời gian “khi tình bạn thân thiết của Đức Chúa Trời đã ban

phước cho nhà tôi” 4

Và trong Tân ước Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, đã phán cùng các môn đồ

Ngài như vầy: “Vì các ngươi là bạn hữu Ta” 5 .

Đức Chúa Trời có các danh xưng . Nhiều cặp vợ chồng thường rất quan tâm trong

việc đặt tên cho đứa con mới sinh của họ một cái tên có ý nghĩa đối với gia đình

của họ. Cũng vậy, mỗi một danh xưng trong nhiều danh xưng của Đức Chúa Trời

bày tỏ một điều gì đó quan trọng về tâm tánh của Ngài. Trong Kinh Thánh, Ngài

được gọi là Đấng Toàn Năng, Đức Chúa Trời đời đời, Cha Thiên Thượng, Đức

Giêhôva vạn quân, Đức Chúa Trời Hằng Sống, Đấng Chí Cao, và Giêhôva, cùng

với nhiều danh xưng khác nữa. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy lẽ thật

không tin được nằm đằng sau danh xưng quan trọng nhất của Đức Chúa Trời, là

Đức Giêhôva. (Để có phần liệt kê đầy đủ các danh xưng của Đức Chúa Trời cùng

với các câu Kinh Thánh trưng dẫn, xin xem phần Phụ lục C).

Đức Chúa Trời được mô tả bởi một đại danh từ chỉ cá nhân xuyên suốt Kinh Thánh

. Ngài không được mô tả là “nó” (it), mà là “Ngài”(He), một từ ngữ chỉ rõ một thân

vị và giới tính rõ ràng. Một lực lượng phi nhân tính thì không được mô tả theo cách

ấy.

Đức Chúa Trời hành động như một thân vị rõ rệt . Kinh Thánh không ngừng chứng

tỏ Đức Chúa Trời là một Đấng có ý thức, tự nhận biết, là Đấng suy nghĩ và có các

quyết định. Ví dụ: Ngài là Đấng Tạo Hóa. Làm thế nào mà một vật thể vô tri vô

giác, bằng vàng hoặc bạc, hay là một lực lượng phi nhân tính nào đó có thể thiết kế

các tình tiết phức tạp của vũ trụ được? Điều nầy đòi hỏi việc lên kế hoạch, sự khôn

ngoan vô hạn, và quyền năng siêu việt. Cũng vậy Kinh Thánh cho chúng ta biết

rằng Đức Chúa Trời “phán”, “thấy”, “nghe” 6 . Đức Chúa Trời bày tỏ một phạm vi

tình cảm từ cơn giận công bình đến sự ghen tương thánh khiết đến tình yêu và sự

đau buồn.

Đức Chúa Trời Là Ba Thân Vị Hiệp Một

Khi học biết nhiều hơn về phẩm tính của Đức Chúa Trời chúng ta sẽ thấy có nhiều

lãnh vực khó hiểu. Điều nầy là do Đức Chúa Trời vượt quá sự hiểu biết giới hạn

của chúng ta, khiến chúng ta không thể am hiểu sự đầy đủ của bản tính Ngài. Sự

kiện Đức Chúa Trời là Ba Ngôi Hiệp Một là một trong những khái niệm khó hiểu

nầy. Tuy nhiên, lẽ thật nầy là một trong những phương diện quan trọng nhất về

mối tương quan giữa Đức Chúa Trời với chúng ta.

Các nhà thần học đã gọi thuộc tánh ba trong một của Đức Chúa Trời là Ba Ngôi

Đức Chúa Trời. Các ngôi vị trong ba ngôi Đức Chúa Trời có quan hệ chặt chẽ với

nhau trong mọi sự, nhưng mỗi ngôi đều có một vai trò riêng biệt. Điều nầy đã được

nhắc đến ở đoạn một trong Kinh Thánh. SaSt 1:26 chép rằng: “Chúng ta hãy làm

nên loài người theo như hình ảnh chúng ta ” (sự nhấn mạnh được thêm vào). Đại

danh từ số nhiều “Chúng ta” hàm ý rằng đã có hơn một thân vị tham gia vào.

Người nào khác ngoài Đức Chúa Trời đã có mặt trong công cuộc sáng tạo? Không

ai cả. Vì vậy Ba Ngôi Đức Chúa Trời trong những thuật ngữ đơn giản nhất của nó

có nghĩa là một Đức Chúa Trời được bày tỏ qua ba thân vị với ba vai trò khác

nhau.

Đức Chúa Cha là ngôi thứ nhất. Nhìn chung Ngài sắp đặt hoạt động. Ví dụ nhà đã

sai Đức Chúa Con đến trần gian là Chúa Jêsus, và ban quyền phép Ngài cho Chúa

Jêsus7 .

Đức Chúa Con là ngôi hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chúa Cứu Thế Jêsus là

Đức Chúa Trời hoàn toàn và là người hoàn toàn8 . Ngài là viên đá góc và là đầu

của Hội Thánh khắp thế giới9 . Hiện nay, Chúa Jêsus đang ngồi bên hữu Đức Chúa

Trời là Cha để cầu thay cho Hội Thánh Ngài10 .

Đức Thánh Linh là Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là Đấng yên ủi của

chúng ta. Với tư cách là “cánh tay năng động” của Đức Chúa Trời trên đất, Ngài

sống trong lòng người tin Chúa và dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật11 . Ngài cáo

trách tội lỗi chúng ta và giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời cùng ý muốn Ngài12 .

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn là một. Thật khó cho chúng ta, với sự hiểu biết giới

hạn của mình, hiểu được thế nào Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Chúa

Thánh Linh là những thân vị riêng biệt, đồng đẳng, đồng thời lại là một. Các nỗ lực

hết sức của chúng ta nhằm hiểu biết mối tương giao nầy còn rất kém thiếu.

Có một tương đương phổ biến, đó là so sánh Ba Ngôi với nước. Nước có thể có ba

hình thức riêng biệt. Nước ở thể lỏng, nước đá, hoặc hơi nước. Cùng một công

thức hóa học H2O, có thể mang mỗi một hình thức dưới các nhiệt độ khác nhau.

Cũng vậy, Đức Chúa Trời đảm đương ba hình thức khác nhau để hoàn thành các

mục đích của Ngài.

Đây lại là một sự so sánh khác. Tất cả chúng ta đều có những vai trò khác nhau

trong đời sống mình. Tôi là một người chồng, người cha, và người ông, là người

đứng đầu của một tổ chức quốc tế. Tôi thi hành các bổn phận khác nhau trong mỗi

vai trò đó, song tôi vẫn là một con người mà thôi. Đức Chúa Trời cũng thực hiện

các vai trò khác nhau - Cha Thiên Thượng, Đức Chúa Con đầy tình yêu thương, và

Đức Thánh Linh của sự yên ủi.

Tất nhiên Đức Chúa Trời Ba Ngôi phức tạp và sâu nhiệm hơn nhiều những minh

họa thô sơ mà tôi có thể đưa ra. Một trong các giáo sư chủng viện của tôi đã từng

nói rằng: “Nếu bạn cố gắng hiểu được Ba Ngôi Đức Chúa Trời, bạn sẽ mất trí. . .

còn nếu bạn phủ nhận Ba Ngôi Đức Chúa Trời, bạn sẽ mất linh hồn”.

Lý do tôi dành thì giờ giải thích mối quan hệ huyền nhiệm giữa các Ngôi vị trong

Ba Ngôi Đức Chúa Trời là để lẽ thật nầy làm nền tảng cho mọi công việc của Đức

Chúa Trời. Dưới đây là một vài ví dụ:

• Đức Chúa Cha sắp đặt sự sáng tạo. 13 Đức Chúa Con thực hiện công việc của sự

sáng tạo. 14 Đức Chúa Thánh Linh đã tham dự vào. 15

• Cả Ba Thân vị đều đồng ý sự ra đời của Chúa Cứu Thế trong hình hài con người.

16 Sự báp tem của Chúa Cứu Thế, là sự kiện đánh dấu sự bắt đầu chức vụ của Ngài

trên đất, đã có sự tán thành và hiện diện của cả Ba Thân vị. 17

• Sự sống lại của Chúa Cứu Thế là công việc của Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Đức

Chúa Cha đã khiến Ngài sống lại từ cõi chết. 18 Đức Chúa Jêsus đã tự nguyện phó

sự sống Ngài và có quyền lấy lại. 19 Đức Thánh Linh là quyền phép trong sự Phục

sinh. 20

• Cả ba Thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đều dự phần vào phép lạ tái sinh khi

một người trở nên con cái của Đức Chúa Trời. 21

• Cả ba Thân vị của Ba Ngôi đều dự phần vào sự chuộc tội -khi chúng ta nhận

được sự tha tội. 22 Và sau đó cả ba thân vị đều đến để sống trong đời sống của

người tin Chúa. 23

Mỗi thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đều có vai trò riêng của mình, nhưng

mỗi thân vị đều là một Đức Chúa Trời hoàn toàn. Đức Chúa Trời không phải là ba

Đức Chúa Trời riêng biệt như một số người có thể tưởng tượng, mà là sự hiệp nhất

trọn vẹn. Không thân vị nào trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời kém quan trọng hơn,

kém quyền năng hơn, hoặc thua kém bất cứ điều gì hơn thân vị kia. Khi tìm biết

nhiều hơn về Chúa, chúng ta sẽ hiểu Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã hành động vì lợi

ích của chúng ta như thế nào.

Việc Phát Triển Một Mối Quan Hệ Là Một Cuộc Phiêu Lưu

Ngày nay, sau hơn năm mươi năm quen biết Đức Chúa Trời, tôi càng được vui

mừng trong sự hiện diện của Chúa hơn lúc nào hết. Mối thông công của tôi với

Ngài ngày càng ngọt ngào hơn. Không người nào trong vũ trụ nầy mà tôi thích

dành thì giờ với người ấy hơn là Cha Thiên Thượng của tôi. Tôi không đủ lời để

mô tả cho bạn rất nhiều điều Ngài đã làm cho tôi, và những phương cách kỳ diệu

Ngài đã hướng dẫn đời sống tôi để nó trở thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Ưu tiên

số một trong đời sống tôi là gìn giữ tình yêu tôi dành cho Ngài và chứng tỏ tình

yêu của tôi bằng sự vâng lời.

Vì mục đích nầy, Vonette và tôi bắt đầu mỗi ngày bằng sự quỳ gối đọc lời được

thần cảm, thánh khiết của Ngài, và dâng mọi hoạt động trong ngày của mình cho

Ngài dẫn dắt. Tôi muốn là bộ đồ dành cho Chúa Jêsus. Tôi mời Ngài bước đi trong

thân thể mình như là đền thờ của Ngài. Niềm khao khát của tấm lòng tôi là để Ngài

suy nghĩ bằng tâm trí tôi, yêu thương bằng tấm lòng của tôi, nói năng bằng môi

miệng của tôi, và tiếp tục tìm kiếm, cứu vớt tội nhân qua tôi. Đó là lý do Ngài đã

đến trần gian cách đây 2000 năm.

Khi chúng ta xem xét các thuộc tính thật đáng kinh ngạc của Chúa vinh hiển chúng

ta, tôi khuyến khích bạn hãy đồng đi với Ngài, trò chuyện với Ngài, hãy thờ

phượng và ngợi khen Ngài, dâng lên cho Ngài những điều quan tâm và lo lắng của

bạn. Ngài mong muốn trở thành Chúa Cứu Thế yêu thương của bạn và bao bọc bạn

bằng cánh tay mạnh mẽ của Ngài. Bạn cần không bao giờ phải cảm thấy cô đơn

hoặc bị bỏ rơi nữa. Dưới đây là một lời cầu nguyện bạn có thể thưa với Chúa khi

bắt đầu cuộc hành trình để hiểu biết Chúa cách mật thiết hơn:

Lạy Chúa yêu dấu, con muốn được biết Ngài đúng như Ngài thật sự có, lạy Đấng

tạo hóa của vũ trụ, lạy Cha Thiên Thượng của chúng con, Đấng cầm giữ mọi sự

trong tay Ngài. Ngài biết quá khứ, hiện tại và tương lai của con. Xin giúp con yêu

thương, tin cậy và vâng phục Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức.

Con cảm tạ Ngài vì đã cho con cơ hội được biết Ngài cách thân mật với tư cách

Cha Thiên Thượng của con và được nói cho người khác về Ngài và tình yêu kỳ

diệu của Ngài. A men.

Đức Chúa Trời Thần Cảm Đáng Kinh Sợ Của Chúng Ta

Đức Chúa Trời của bạn lớn lao như thế nào? Nhà thần học kiêm dịch giả Kinh

Thánh nổi tiếng J. B. Philip đã từng viết rằng: “Đức Chúa Trời quá nhỏ bé”. 1 Đến

nay, có lẽ bạn đã nhận ra rằng đây là một vấn đề mà tất cả chúng ta đều đối diện.

Thành thật mà nói, không một ai trong chúng ta có thể hiểu thấu trọn vẹn bề rộng

bề sâu sự phức tạp, hoặc sự lớn rộng của bất cứ chiều kích nào về bản tánh Đức

Chúa Trời. Nhưng nếu chúng ta chỉ có một cái nhìn của loài người về Chúa, thì

chúng ta đã giới hạn chính mình chỉ vào những gì mình có thể hiểu được qua các

nỗ lực của con người mình. Hoặc chúng ta có thể cho rằng Ngài chỉ là một Đấng

khôn ngoan hơn mạnh mẽ hơn, hoặc thông thái hơn chúng ta. Một quan niệm như

vậy về Đức Chúa Trời tước mất khỏi chúng ta một mối quan hệ mật thiết với một

Đức Chúa Trời thần cảm đáng sợ làm biến đổi cả đời sống.

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tâm trí để có thể nhìn hiểu xa hơn những giới

hạn loài người của chính mình. Ví dụ, chúng ta có thể khám phá các chi tiết phức

tạp của phân tử DNA, là điều chưa ai từng thấy. Chúng ta có thể nghiên cứu những

nơi mình chưa bao giờ ghé thăm, như thế giới dưới nước gồm các sinh vật trong

biển sâu. Chúng ta sử dụng các điện thoại nối mạng với sự hiểu biết rằng các tín

hiệu đến với chúng ta từ các vệ tinh viễn thông bay theo quỹ đạo trong không gian

ở rất xa. Những khái niệm nầy mở rộng suy nghĩ của chúng ta vượt quá những gì

chúng ta có thể quan sát bằng mắt. Trong các chương sau đây, chúng ta hãy để

sang một bên khuynh hướng hời hợt của chúng ta trong việc hiểu biết Chúa và trải

rộng tâm trí mình ra để có được một suy nghĩ rõ ràng hơn về bản chất siêu việt của

Ngài.

Danh Quan Trọng Nhất Của Đức Chúa Trời

Một trong những khái niệm của Kinh Thánh giúp xác định bản chất vô hạn của

Đức Chúa Trời là danh xưng quan trọng nhất của Ngài. Khi Đức Chúa Trời truyền

cho Môise hãy dắt dân Ysơraên ra khỏi nhà nô lệ Aicập, Môise đã băn khoăn

không biết phải nói với dân chúng thể nào nếu họ hỏi ông danh của Đức Chúa Trời

nầy. Trong câu trả lời vắn tắt của Ngài, Chúa đã phán một số lời sâu nhiệm hơn hết

và mặc khải được chép trong toàn bộ Kinh Thánh. Ngài đã phán rằng: “TA LÀ

ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU, hãy nói cho dân Ysơraên như vầy: ĐẤNG TỰ

HỮU đã sai Ta đến cùng các ngươi”. 2

Dân Ysơraên lập tức hiểu rằng từ ngữ Hêbơrơ của chữ TA LÀ cho biết Đức Chúa

Trời là Đấng Tự Hữu duy nhất, đời đời, là hữu thể có thân vị và tối cao. Rõ ràng họ

đã nhận biết ai đã ban cho Môise sứ điệp ấy. Đó chính là chính mình Đức Chúa

Trời! Trong một câu rất gần đó, Chúa đã phán cùng Môise:

“Ngươi sẽ nói cho dân Ysơraên rằng: Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ các

ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của

Giacốp - sai Ta đến cùng các ngươi” ấy đó là danh đời đời của Ta, ấy sẽ là kỷ niệm

của Ta trải qua các đời.

Chữ “Giêhôva” được viết bằng các mẫu tự in hoa trong nhiều bản Kinh Thánh để

phân biệt danh xưng nầy với các danh từ khác chỉ về Đức Chúa Trời. YHWH,

được dịch từ tiếng Hybá, có nghĩa là danh riêng của Đức Chúa Trời. Các bản Kinh

Thánh khác dịch từ nầy là Giêhôva. Trong EsIs 42:8, Đức Chúa Trời phán rõ ràng

rằng “Ta là Đức Giêhôva (YHWH); ấy là Danh Ta!” Danh xưng nầy hết sức thánh

đến nỗi các Rabi thời xưa không cho phép bất cứ ai được nói lớn danh ấy vì sợ

rằng có người vô ý dùng sai danh nầy. Khi đọc các câu Kinh Thánh có chép danh

xưng nầy, các Rabi thường thay thế bằng từ Adonai (Chúa) thay vì đọc lớn danh

chí thánh nầy. Kết quả là cách phát âm chính xác từ YHWH đã bị lãng quên. Ngày

nay các học giả tin rằng danh xưng nầy đã được phát âm là Yahweh.

Bởi vì cụm từ “TA LÀ không có tĩnh từ hoặc từ hạn định mô tả giới hạn ý nghĩa

của nó, nên nó có nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng trọn vẹn. Ngài không có bắt

đầu, không có kết thúc, không cần trợ giúp, không cần khuyên bảo. Mọi sự Ngài có

và Ngài làm đều trọn vẹn, không thiếu kém chút nào.

Sự Uy Nghiêm Của Đức Chúa Trời

Là vua của Ysơraên, Đavít đã soạn nhiều Thithiên trữ tình mô tả sự vĩ đại của Đức

Chúa Trời. Trong Thi Tv 145:1-21 ông viết rằng:

Hỡi vua là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ tôn cao Ngài, chúc tụng danh Ngài đến đời đời

vô cùng. Hằng ngày tôi sẽ chúc tụng Chúa ngợi khen danh Chúa đến đời đời vô

cùng, Đức Giêhôva là lớn và đáng ngợi khen thay, sự cao cả Ngài không thể dò xét

được. Dòng dõi nầy sẽ ca tụng Chúa cho dòng dõi kia và rao truyền việc quyền

năng của Chúa. Tôi sẽ suy gẫm về sự tôn vinh oai nghi rực rỡ của Chúa và về công

việc lạ lùng của Ngài, người ta sẽ nói ra sự năng lực về việc đáng kinh của Chúa.

Còn tôi sẽ rao truyền sự cao cả của Chúa, người ta sẽ truyền ra kỷ niệm về sự nhơn

từ của Chúa, và hát lớn lên sự công bình Chúa. 3

Nhiều trước giả Kinh Thánh khác cũng đã viết về sự rực rỡ của Đức Chúa Trời.

Trong Tân ước Phaolô mô tả Ngài là: “Nguyền xin sự tôn quý vinh hiển đời đời vô

cùng về nơi vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa

Trời có một mà thôi” 4 . Sứ đồ Phaolô mô tả điều đã xảy ra khi ông thoáng thấy

Đức Chúa Con trong một khải tượng. “Vừa thấy người, tôi ngã xuống chơn người

như chết nhưng người đặt tay hữu lên trên tôi mà rằng: Đừng sợ chi Ta là Đấng

trước hết và là Đấng sau cùng là Đấng sống. ” 5

Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng hết sức vinh hiển không thể dò hiểu được đến nỗi

mà tâm trí chúng ta không thể hiểu bản chất trọn vẹn của Ngài. Tuy nhiên chúng ta

sẽ tìm một phương cách nào đó của con người để hiểu được các thuộc tánh của

Đức Chúa Trời - ít nhất là một phần. Bốn phẩm chất cơ bản của Đức Chúa Trời

không thể thiếu được đối với mỗi một thuộc tính khác của Ngài là: Sự vô hạn của

Ngài, sự tự hữu, bản tánh đời đời, và sự đầy đủ mọi sự.

Đức Chúa Trời Là Đấng Vô Hạn

Một ngày kia, Augustine, một người lãnh đạo trong Hội Thánh đầu tiên, đang đi

dọc theo bờ biển và suy gẫm về bản tánh của Đức Chúa Trời thì ông để ý một cậu

bé đang chơi trên cát. Cậu bé lấy một cái vỏ sò đào một cái lỗ trong cát, rồi chạy

xuống mé nước và múc đầy nước biển bằng chiếc vỏ sò. Lập Sau đó, cậu chạy trở

lại và đổ nước vào cái lỗ đã đào trong cát. Tất nhiên nước đã rò rỉ hết qua lớp cát.

Augustine hỏi cậu bé “Cháu đang làm gì đó?”

Cậu bé trả lời một cách tự tin, ”Cháu đang đổ nước biển vào cái lỗ ấy”.

Về sau, Augustine mới ngẫm nghĩ “A, đó chính là điều tôi vẫn đang ra sức làm.

Đứng trước đại dương vô hạn, tôi cố gắng dò hiểu nó bằng tâm trí hữu hạn của

mình”. 6

Ai có thể hiểu được sự vô hạn của Đức Chúa Trời? Tiên tri Êsai viết rằng: “Ai đã

lấy lòng bàn tay mà lường biển, lấy gang tay mà đo các từng trời, ai đã lấy đấu mà

đong bụi đất? Ai đã dùng cân mà cân núi và dùng thăng bằng mà cân gò? Ai lường

được thần của Đức Chúa Trời và làm mưu sĩ Ngài, đặng dạy nhiều điều?” 7

Sự vô hạn của Đức Chúa Trời hàm ý rằng Ngài không có giới hạn, ranh giới, Hoặc

sự tận cùng. Đức Chúa Trời không thể được so sánh với bất cứ một tiêu chuẩn giới

hạn nào. Mọi sự trong thế giới chúng ta đều hữu hạn; ngay cả vũ trụ, dầu bao la

đến đâu, vẫn có một giới hạn. Chỉ có Đức Chúa Trời và một mình Ngài là vô hạn.

Bởi vì bản chất vô hạn của Ngài có liên quan đến mọi thuộc tính của Ngài, tình

yêu, sự thánh khiết, lòng thương xót, và hết thảy các phẩm chất khác của Ngài đều

không có giới hạn trong phạm vi và sự bày tỏ của chúng.

Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu

Là con người, chúng ta thường dùng từ ngữ “tạo nên” khác với Đức Chúa Trời

thường dùng. Khi chúng ta “tạo nên” một tác phẩm nghệ thuật, chúng ta bắt đầu

với một thứ vật chất, như là đất sét của nhà điêu khắc, và nắn nó thành một hình

dạng khác. “Sự tạo dựng” của chúng ta thật sự là điều gì đó được tái hiện lại, được

sắp xếp lại, được kết hợp, hoặc sáng chế. Nhân loại chưa bao giờ làm điều gì từ

không không. Với Đức Chúa Trời thì không như thế. Khi tạo dựng thế gian, Ngài

đã làm nên nó từ chỗ không có gì. Chúng ta không thật sự hiểu nổi điều đó có ý

nghĩa gì. Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy “sự không có gì”.

Thậm chí chúng ta không thể dùng từ “được tạo dựng” để mô tả Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời không phải được tạo dựng. Mọi sự khác trong vũ trụ đều có một

bắt đầu, ngoại trừ Đức Chúa Trời. Bởi vì Ngài là Đấng Tạo Hóa, Ngài tồn tại bên

ngoài trật tự đã được tạo dựng. Ngài khác biệt và độc lập với tạo vật của Ngài, ngự

trong sự hiện diện thánh khiết, vượt xa mọi sự Ngài đã làm nên.

Đức Chúa Trời cũng là sức mạnh hoặc một loại keo vũ trụ để giữ mọi sự lại với

nhau. 8 Không có Ngài, mọi sự Ngài đã dựng nên sẽ tan rã.

Đức Chúa Trời là Đấng đời đời

Hãy hình dung bạn muốn khám phá điều gì đang xảy ra trong một căn phòng đầy

người, nhưng cửa đã bị khóa. Bạn ghé mắt nhìn qua lỗ khóa, cố gắng lắp ghép

những gì mỗi người trong căn phòng đang làm. Người ta đi lại, xuất hiện trong tầm

nhìn, rồi lại biến mất. Thật là chán! Ước gì bạn có thể mở cửa và bước vào phòng

để xem điều gì đang xảy ra!

Đó là cách thời gian và không gian diễn ra đối với chúng ta. Chúng ta nhìn xem

các sự kiện qua một lỗ khóa, và tất cả những gì chúng ta biết là những gì chúng ta

có thể nhìn thấy đang xảy ra ngay lúc nầy. Đối với chúng ta thời gian xác định các

ranh giới. Chúng ta đánh dấu vấn đề trong thời gian mình sinh ra và qua đời.

Chúng ta tính toán lịch sử bằng các năm và các thời kỳ. Là một con người, tôi thậm

chí không thể bắt đầu hình dung sẽ như thế nào khi sống bên ngoài ranh giới của

thời gian.

Nhưng Đức Chúa Trời không bị trói buộc bởi các chiều kích của thời gian. Trước

khi Ngài phán lời đầu tiên của sự tạo dựng, thời gian chưa tồn tại. Ngài đã dựng

nên thời gian như một bối cảnh tạm thời cho sự sáng tạo của Ngài.

Điều nầy gây khó khăn cho tâm trí tôi để nhận biết rằng Đức Chúa Trời kinh

nghiệm mọi biến cố trong quá khứ, hiện tại và tương lai cùng một lúc. Mọi sự đã

từng xảy ra hoặc sẽ xảy ra đều đã xuất hiện trong sự nhận biết của Ngài. Đức Chúa

Trời nhìn thấy phần bắt đầu của cuộc biểu diễn đời sống, Ngài nhìn thấy kết thúc

của nó. Toàn bộ lịch sử chỉ là một chấm nhỏ trong toàn bộ phạm vi của cõi đời đời.

Đức Chúa Trời chúng ta gồm tóm toàn bộ cõi đời đời!

Đức Chúa Trời là Đấng Tự Có Đủ Mọi Sự

Mỗi một vật sống trên đất đều cần thức ăn, nước uống và không khí. Không có

nguồn cung cấp liên tục các thứ ấy, mọi sinh vật đều chết.

Mặc dầu Đức Chúa Trời là một hữu thể sống, Ngài không có các nhu cầu. Ngài

không lệ thuộc vào điều gì khác ngoài chính mình Ngài. Mọi tạo vật đều phụ thuộc

vào Đức Chúa Trời để được tồn tại và duy trì sự sống. Đức Chúa Trời không cần

bất cứ điều gì và không có một điểm yếu nào. Ngài không cần sự giúp đỡ của

chúng ta. Dầu vậy Ngài đã ban cho chúng ta đặc ân được quan hệ với Ngài trong

sự hoàn thành các mục đích của Ngài với tư cách bạn hữu Ngài.

Chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu trọn vẹn sự oai nghiêm của Đức Chúa Trời.

Thật vậy sự vô hạn của Ngài sự tự hữu của Ngài bản tánh đời đời và sự tự có đủ

mọi sự là điều không thể hiểu được. Nhưng bạn có vui mừng vì Đức Chúa Trời là

Đấng vượt trên những khả năng của con người chúng ta không? Chúng ta có thể tin

cậy hoàn toàn vào một Đức Chúa Trời lớn hơn chúng ta và mọi nan đề của chúng

ta.

Việc Kết Hợp Các Phẩm Tính Của Đức Chúa Trời Vào Tâm Tánh Ngài

Một nguyên tắc quan trọng về bản tánh của Đức Chúa Trời là tất cả các thuộc tánh

của Ngài đều có quan hệ hỗ tương và hoàn toàn có liên hệ với nhau. Với những

giới hạn con người của chúng ta, chúng ta mổ xẻ thuộc tánh của Đức Chúa Trời

thành từng phần hoặc các thuộc tánh để chúng ta có thể hiểu chúng, nhưng đó

không phải là cách các thuộc tính ấy tồn tại trong tâm tánh của Đức Chúa Trời.

Mỗi thuộc tính đều trọn vẹn hoàn hảo và hoàn toàn là một phần của phẩm tính Đức

Chúa Trời. Khi chúng ta nghiên cứu các thuộc tính nầy hãy nhớ rằng nếu chúng ta

đề cao một trong các phẩm tánh của Chúa trên một phẩm tánh khác, chúng ta có

thể có một cái nhìn sai lệch về tâm tánh của Đức Chúa Trời. Thật vậy, việc quá

nhấn mạnh bất cứ một thuộc tính nào của Chúa và xem thường các đặc tính kia có

thể dẫn đến tà giáo. Ví dụ chỉ dạy về lòng thương xót của Đức Chúa Trời mà xao

lãng vai trò của Ngài với tư cách một quan tòa sẽ ngăn trở người ta trong việc hiểu

biết lòng ghét tội lỗi của Chúa và sự trừng phạt tương lai dành cho những hành

động sai trái. Vì vậy khi chúng ta nghiên cứu mỗi phẩm tính cách riêng rẽ, chúng

ta phải nhớ rằng đó chỉ là một phương diện của bản chất siêu việt của Đức Chúa

Trời.

Vì các thuộc tánh của Đức Chúa Trời được nối kết hết sức chặt chẽ, chúng ta sẽ

không thể hiểu thuộc tánh nầy mà không có thuộc tánh kia. Biểu đồ dưới đây sẽ

giúp bạn hiểu thế nào các thuộc tánh của Đức Chúa Trời có liên quan đến nhau và

thể nào hết thảy chúng là một phần của toàn bộ bản chất Đức Chúa Trời.

Hãy để tôi áp dụng nguyên tắc của bản tánh hiệp nhất của Đức Chúa Trời vào bốn

phẩm tính cơ bản mà chúng ta vừa xem qua. Một trong các thuộc tánh chúng ta sẽ

xem xét là tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không những là một Đấng

đầy tình yêu thương, mà tình yêu của Ngài có bốn phẩm chất cơ bản.

Tình yêu của Chúa là vô hạn . Tình yêu của Ngài không có giới hạn, nó vượt quá

sự đo dò.

Tình yêu của Chúa tự tồn tại . Tình yêu nầy không đến với Ngài từ bất cứ nơi nào

khác. Tình yêu luôn luôn là một phần của tâm tính Ngài. Tình yêu của Đức Chúa

Trời không bắt đầu ở một điểm nào đó mà luôn tồn tại trong tấm lòng của Đức

Chúa Trời.

Tình yêu của Chúa là đời đời . Nó không có bắt đầu và sẽ tồn tại đời đời. Tình yêu

của Ngài không ít hơn hoặc nhiều hơn mà luôn tồn tại, không có những hạn chế về

thời gian hoặc số lượng.

Tình yêu của Đức Chúa Trời tự có đầy đủ. Ngài không cần tình yêu để làm cho

Ngài điều Ngài có rồi. Ngài không lệ thuộc vào tình yêu để làm cho Ngài vui mừng

hoặc đầy trọn hơn. Xuyên suốt phần còn lại của sách nầy, hãy luôn ghi nhớ bốn

phẩm tính ấy và ứng dụng chúng vào mỗi thuộc tính chúng ta sẽ học.

Việc Ứng Dụng Những Hiểu Biết Mới Mẽ Vào Đời Sống Của Bạn

Đôi lúc, khi chia sẻ về tình yêu và sự tha thứ của Đức Chúa Trời với một người tôi

thường thấy một cái nhìn thắc mắc trên gương mặt của người ấy và câu hỏi:

“Nhưng Đức Chúa Trời có thật không?” Tôi vui vẻ trả lời: “Ô nhất định. Đức Chúa

Trời có thật - rất thật - và Ngài đã cho chúng ta có thể hiểu biết Ngài. Nhưng mối

quan hệ đặc biệt nầy với Chúa đòi hỏi một sự đáp ứng từ chúng ta”. Tôi thường

chia sẻ điều Chúa Jêsus phán trong GiGa 3:16 “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế

gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất

mà được sự sống đời đời”. Cách duy nhất để chúng ta có được mối quan hệ với

Đấng Tạo Hóa vĩ đại của mình là Chúa Cứu Thế Jêsus. Việc hiểu biết Chúa Jêsus

là bước thứ nhất để biết Đức Chúa Trời.

Bạn đã có quyết định trở lại với Đức Chúa Trời bằng cách đặt lòng tin nơi Chúa

Jêsus và mời Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chủ của bạn không? Nếu chưa xin hãy lật

phần Phụ lục A và đọc phần “Làm thế nào để biết Chúa cách cá nhân”. Những

trang này sẽ giúp bạn bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới với tư cách một con cái của

Đức Chúa Trời.

Một bước quan trọng khác nữa để lớn lên trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa

là lắng nghe Thánh Linh của Ngài. Chúa Jêsus hứa rằng: “Khi thần lẽ thật sẽ đến

Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật”. 9 Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Đức

Thánh Linh để giúp chúng ta trong mối tương quan với Ngài. Để khám phá cách

bạn có thể sống trong quyền năng của Thánh Linh, hãy xem Phụ lục B: “Làm thế

nào để được đầy dẫy Đức Thánh Linh”.

Một hưởng ứng thứ ba mà chúng ta thực hiện khi bắt đầu hiểu biết Đức Chúa Trời

kỳ diệu của mình là hết lòng tìm kiếm Ngài. Đavít đã cầu nguyện rằng: “Hỡi Đức

Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời tôi, vừa sáng tôi tìm cầu Chúa linh hồn tôi khát

khao Chúa, thân thể mong mỏi về Chúa”. 10 Vì Đavít khao khát tìm kiếm Chúa hết

lòng, nên Đức Chúa Trời đã gọi ông là “một người theo lòng ta”. Tôi khuyên bạn

hãy xem xét điều gì có thể đã ngăn trở bạn không khao khát Chúa. Hãy xin Chúa

giúp bạn giải quyết bất cứ vấn đề nào và hãy xây khỏi bất cứ điều gì ngăn trở bạn

có một mối tương giao mật thiết với Ngài.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu cuộc phiêu lưu tiến đến sự thân gần

với Chúa bằng cách nhìn xem các thuộc tính về năng lực của Đức Chúa Trời, bắt

đầu bằng quyền năng vô hạn của Ngài. Sau đó chúng ta sẽ thấy rằng Ngài hiện

diện khắp mọi nơi và Ngài biết tất cả mọi sự. Các thuộc tính nầy cùng nhau chứng

tỏ rằng Ngài là Đấng tối cao, cầm quyền trên tất cả và đó là một Đức Chúa Trời có

thể làm được mọi sự!

(Các Thuộc Tính về Năng Lực )

Chương 4: Đức Chúa Trời Là Đấng Toàn Năng

Các ngươi không biết sao ? Vậy thì các ngươi không nghe sao ? Người ta há chưa

dạy cho các ngươi từ lúc ban đầu ?

Các ngươi há chẳng hiểu từ khi dựng nền đất ?

Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất nầy ,

các dân cư trên đất như cào cào vậy .

Chính Ngài là Đấng giương các từng trời ra như cái màn , và giương ra như trại để

ở .

EsIs 40:21, 22

Một trong các đề án quan trọng nhất của cơ quan hàng không và không gian quốc

gia (NASA) là trạm không gian quốc tế mà đất nước chúng ta đang xây dựng trong

sự phối hợp với Nga, Nhật, Brazil, và các quốc gia Châu Âu khác. Nếu bạn đến

thăm trung tâm không gian ở tại Houston, bạn có thể xem một bộ phim tài liệu về

trạm không gian nầy. Trên một màn hình khổng lồ cao mấy tầng, các tàu không

gian mang các vật liệu cho trạm không gian được chiếu đang phóng vào bầu trời.

Sức mạnh của các tên lửa có thể được thấy khi màn hình khổng lồ tràn ngập những

đám mây rất nóng gồm lửa và khói từ các động cơ tăng thế. Tiếng gầm rú ầm ầm

tràn ngập căn phòng. Sức mạnh của các động cơ nầy thật khủng khiếp!

Sau đó trên màn hình, bạn nhìn thấy trạm không gian đang đi vào quỹ đạo. Các bộ

phận của nó được nối kết để cho phép các phi hành gia được sống trong không

gian và thực hiện các thử nghiệm khoa học. Tương phản với hậu cảnh tối tăm của

vũ trụ là trạm không gian khổng lồ trôi lơ lửng giữa sự trống không. Thật rùng

mình khi nghĩ đến sức mạnh mà các nhà khoa học dùng để đưa những người nam

người nữ vào không gian cách xa trái đất hàng dặm để sống và làm việc hàng

tháng. Thật là một sự tiến bộ đáng chú ý về mặt kỹ thuật!

Sau đó máy thu hình quay lại để chiếu trạm không gian từ một góc độ khác. Bây

giờ trái đất đã thấy được từ đàng sau cấu trúc thép với nhiều góc và phần của nó.

Hành tinh màu xanh của chúng ta cùng với những đám mây cuồn cuộn của nó bắt

đầu lờ mờ hiện ra khổng lồ làm thu nhỏ lại trạm không gian bấy giờ trông có vẻ

mỏng manh dễ vỡ. Trái đất hiện ra lớn đến nỗi chỉ một phần bề mặt của nó choán

đầy cả màn hình.

Đột nhiên bạn thoáng thấy trạm không gian rất gần đối với trái đất. Mặc dầu phải

mất cả hàng ngàn ký nhiên liệu để phóng các nhà du hành nhiều dặm vào trong

không gian, họ thực sự chưa đi xa khỏi bề mặt hành tinh chúng ta nếu so với

khoảng rộng của không gian.

Những nỗ lực của con người chúng ta thật nhỏ bé khi so với tầm rộng của không

gian bên ngoài. Chúng ta giống như những con kiến tìm cách leo lên núi Everrest.

Sau khi bò lên các mảnh cỏ và sau khi bò qua những cọng cỏ và các nhánh cây

ngã, đàn kiến nghĩ rằng chúng đã đi được một khoảng cách lớn nhưng khi so sánh

hành trình của chúng với đỉnh núi trước mặt, chúng hầu như chỉ mới bắt đầu.

Nhiều khi, là những con người chúng ta quá say mê với những khả năng của chính

mình đến nỗi quên mất sự giới hạn hết sức của mình. Chúng ta cũng giống như

những con kiến ấy chịu vất vả để vượt qua được một mét vuông đất. Lần mới đây

nhất bạn cố gắng để thực hiện một điều gì đó hoàn toàn vượt quá khả năng của

mình là lúc nào? Có lẽ bạn đã dũng cảm tập trung tất cả sức lực vào sự thách thức

trước mắt, để rồi mới thấy rằng mình không đủ sức để làm những điều có cùng.

Rốt lại bạn cảm thấy kiệt sức và bị đánh bại.

Tuy nhiên Đức Chúa Trời làm được mọi sự. Miễn là điều đó không vi phạm đến

các thuộc tính khác của Ngài. (Ví dụ như Ngài không thể nói dối, thay đổi, tự chối

mình, hoặc bị cám dỗ). Hơn nữa, không có công việc gì là quá lớn hoặc quá khó

đối với Ngài. Ngài không bao giờ thất bại hay mỏi mệt. Vì Ngài là Đấng toàn

năng, Ngài có năng lực và sức mạnh để làm bất cứ điều gì đẹp ý Ngài. Quyền năng

của Ngài không bị kiềm hãm hoặc ngăn chận bằng bất cứ cách nào bởi các tạo vật

của Ngài. Đức Chúa Trời tạo ra sức mạnh trong chính mình Ngài, và làm điều

Ngài chọn lựa để làm bất cứ khi nào Ngài muốn làm. Quyền năng của Ngài không

phải là một ý nghĩ trừu tượng mà là một sức mạnh có thể nhận biết được. Các nhà

thần học dùng thuật ngữ toàn năng để mô tả quyền năng đáng sợ không giới hạn

của Đức Chúa Trời.

Quyền Năng Của Đức Chúa Trời Trong Sự Sáng Tạo

Khi tham quan một vòng quanh tòa nhà lịch sử và xem xét các chi tiết của tòa nhà -

chất lượng, kiểu dáng, lối trang trí - tôi có thể rút ra một số kết luận về người đã

xây dựng nó. Móng nhà có vững chắc không? Các bức tường và sàn nhà có thẳng

đứng và vuông vức không? Các chi tiết phức tạp nhất được xây dựng tinh tế như

thế nào? Kiểu dáng có thông suốt từ phòng nầy sang phòng khác không?

Chúng ta sống trên một mảnh đất rộng lớn được gọi là trái đất. Khi nhìn xem vẻ

đẹp và những chi tiết phức tạp của nơi mình cư trú, chúng ta kinh ngạc trước khi

khôn ngoan của Nhà thiết kế. Khi ngước mắt nhìn lên bầu trời, chúng ta bị choáng

ngợp bởi sự bao la hùng vĩ đáng sợ của những gì mà Đấng Tạo Hóa chúng ta đã

tạo dựng nên. Ở một trong những khúc Kinh Thánh đẹp đẽ nhất, vua Đavít đã mô

tả thể nào thiên nhiên cũng chứng minh cho quyền phép của Đức Chúa Trời:

Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc

tay Ngài làm. Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ

chẳng có tiếng chẳng có lời nói, cũng không ai nghe tiếng của chúng nó. Dây đo

chúng nó bủa khắp trái đất, và lời nói chúng nó truyền đến cực địa. 1

Để có được chỉ một ý tưởng nhỏ về quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời,

chúng ta hãy xem xét vũ trụ của mình. Chúng ta sống trên một trong chín hành tinh

đang xoay chung quanh mặt trời. Là nguồn sáng quan trọng nhất của thái dương

hệ, trong một giây mặt trời phát đi nhiều năng lượng hơn là số năng lượng toàn thể

nhân loại đã sản sinh được từ buổi sáng the. Với một đường kính khoảng 860 ngàn

dặm, mặt trời có thể ảnh hưởng đến một triệu hành tinh có kích cỡ của trái đất. Tuy

nhiên mặt trời của chúng ta chỉ là một ngôi sao có kích cỡ trung bình.

Mặt trời của chúng ta chỉ là một trong số một trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà, là hệ

thống tinh tú trong hệ mặt trời của chúng ta, nhìn thấy như một dãy sáng trên trời.

Ngôi sao Pistol tỏa ra một năng lượng gấp mười triệu lần năng lượng mà mặt trời

chúng ta phát ra, và đủ sức ảnh hưởng đến một triệu ngôi sao có kích cỡ của mặt

trời một cách dễ dàng trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Phải mất một trăm ngàn

năm ánh sáng để đi từ đầu nầy của dãi ngân hà đến đầu kia (một năm ánh sáng là 5,

88 nghìn tỷ dặm hoặc khoảng cách ánh sáng đi trong một năm. ) Dãi ngân hà của

chúng ta đang di chuyển qua không gian với một tốc độ phi thường là một triệu

dặm một giờ! Nếu dãi ngân hà được ví với kích cỡ của lục địa Bắc Mỹ, thì thái

dương hệ của chúng ta sẽ bằng kích cỡ của một chiếc tách cà phê!

Tuy nhiên, dãi ngân hà của chúng ta không phải là một thiên hà khổng lồ. Một

trong các thiên hà lân cận của chúng ta, thiên hà Andromeda Spiral, cách đến 2

triệu năm ánh sáng và chứa đựng khoảng 400 tỉ ngôi sao. Không ai biết có bao

nhiêu thiên hà trong vũ trụ, nhưng các khoa học gia ước tính rằng có đến hàng tỷ

thiên hà. 2

Êsai viết rằng: “Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo nên những vật nầy? Ấy

là Đấng khiến các cơ binh ra theo số nó, và đặt tên hết thảy; chẳng một vật nào

thiếu, vì sức mạnh Ngài lớn lắm, và quyền năng Ngài rất cao”. 3 Các nhà khoa học

ước tính rằng có 10 nghìn tỉ tỉ ngôi sao trong vũ trụ. Số ngôi sao nhiều bằng số hạt

cát có trên tất cả các bãi biển của hành tinh chúng ta. Nếu tất cả các ngôi sao được

chia đều cho mỗi người trên thế gian, thì mỗi người sẽ có gần hai nghìn tỉ ngôi sao.

Vũ trụ của chúng ta bao la không dò thấu được, vậy mà Đức Chúa Trời đã phán và

trời đất liền có; Ngài đã đặt các nền trái đất. 4 Những phẩm tính không thấy được

của Ngài - tức là quyền phép vô hạn và bản tánh đời đời của Ngài - có thể hiểu rõ

ràng được và thấy được qua sự sáng tạo của Ngài. Thậm chí những người chưa bao

giờ nhận được một lời chứng bằng miệng về Chúa cũng không bào chữa được vì

đã không biết Ngài bởi vì quyền năng của Ngài đã được bày tỏ qua các tạo vật. 5

Một mình Ngài là Đấng tối cao toàn năng của vũ trụ.

Thật vậy, Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng. Xin cho phép tôi nêu lên ba lẽ thật về

quyền năng vô hạn của Ngài.

Đức Chúa Trời Là Nguồn Tối Thượng Của Mọi Quyền Năng

Các gia đình chúng ta lệ thuộc vào nguồn năng lượng điện trung tâm và có thể bị

lâm vào tình cảnh tối tăm do bão hoặc các biến động khác. Năng lượng nầy được

chuyển vào các gia đình chúng ta trên các dây cáp thanh mảnh, có thể bị đứt hoặc

mòn. Nhưng quyền năng của Đức Chúa Trời vốn có trong bản chất của Ngài, Ngài

không phải lấy quyền năng từ bất cứ nguồn nào khác; mọi quyền năng đều luôn

luôn là của Ngài và sẽ tiếp tục thuộc về Ngài cho đến đời đời. Bất cứ sức mạnh nào

chúng ta có cuối cùng cũng đến từ Đức Chúa Trời. Vua Đavít đã nhìn biết điều nầy

trong những lời cầu nguyện của ông “hoặc sự giàu có, hoặc sự vinh quang, đều do

Chúa mà đến. . . tay Chúa khiến cho được tôn trọng và ban sức mạnh cho mọi

người”. 6 Phaolô đã cầu nguyện cho các tín hữu ở tại Êphêsô để họ biết “quyền vô

hạn của Ngài đối với chúng ta có lòng tin, là lớn dường nào, y theo phép tối thượng

của năng lực mình”. 7

Đức Chúa Trời Có Quyền Năng Hơn Bất Cứ Điều Gì Trong Vũ Trụ

Đức Chúa Trời có sức mạnh hơn tất cả mọi lực lượng của thiên nhiên. Sức mạnh

kết hợp của những trận bão, gió, sóng biển, và các lực lượng tự nhiên khác trên đất

không bằng một phần nhỏ sự toàn năng của Đức Chúa Trời. Ngài bày tỏ sức mạnh

của Ngài qua các định luật tự nhiên, mà Ngài đã thiết lập - dầu vậy Đức Chúa Trời

không bị ràng buộc bởi các định luật đó.

Tôi đã bay hàng triệu dặm, nhưng tôi nhớ trận bão dữ dội nhất mà tôi cần đối đầu.

Vonette và tôi trên đường bay từ thành phố Nữu Ước đến Washington. D. C, thình

lình máy bay bắt đầu đảo mạnh như một con ngựa hoang dã trên vùng thảo nguyên

đang muốn hất tung người đầu tiên leo lên lưng nó. Tôi có cảm tưởng như chiếc

máy bay đã bị mất kiểm soát, giống một chiếc lá bị cuốn đi trong gió. Bầu trời

dường như nổ tung với các tia chớp sáng lòe. Đang lúc trãi qua cơn bão, Vonette

và tôi nhớ đến câu chuyện Chúa Jêsus làm yên gió và bão. Các môn đồ đã la lên

rằng:”Xin cứu chúng tôi, chúng ta đang chìm!” Vonette và tôi bắt đầu cầu nguyện

“Lạy Chúa, Ngài không đánh mất uy quyền trên thiên nhiên. Chúng con xin Ngài

làm yên trận bão và cứu chúng con. Mặc dầu chúng con sẵn sàng gặp Ngài bây giờ

nếu Ngài muốn. Nhưng nếu Ngài vẫn còn để chúng con để làm công việc nào đó

trên đời nầy, chúng con xin Ngài đừng cho phép kẻ thù hủy diệt chúng con và tất

cả các hành khách khác”.

Gần như ngay lập tức, tình trạng hỗn loạn chấm dứt, máy bay đã lấy lại được thăng

bằng và chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình. Lời cầu xin khẩn thiết của

chúng tôi với Đức Chúa Trời đã biến thành lời ngợi khen và cảm tạ. Về sau chúng

tôi mới biết rằng chiếc máy bay đã bị tổn thất nặng - sét đã đánh thủng một lỗ trên

thân máy bay - và rằng tính mạng chúng tôi thật sự đã ở trong nguy hiểm. Phải,

Đức Chúa Trời chúng ta có quyền năng hơn cả trận bão lớn nhất.

Đức Chúa Trời cũng có quyền hơn tất cả những người cai trị trên đất. Các khả

năng của vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, và sức mạnh quân sự của các quốc gia

khác có làm bạn lo sợ không? Bạn không phải sợ. Tiên tri Êsai đã nói rằng: “Kìa

các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi

trên cân”. 8 Sau khi học biết về quyền năng của Đức Chúa Trời một cách trực tiếp,

vua Nêbucátnếtsa đã thừa nhận: “Ngài làm theo ý mình trong cơ binh trên trời, và

ở giữa cư dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi

vậy?” 9

Chúng ta không cần phải sợ bất cứ một con người nào hoặc một quốc gia nào

muốn thách thức Đức Chúa Trời. Ngài vượt xa các chính thể trên đất đến nỗi họ

không thể làm gì bên ngoài sức mạnh của Ngài. Không một kẻ cầm quyền nào

hoặc một đội quân nào có thể làm thay đổi bất cứ chương trình gì mà Đức Chúa

Trời đã định.

Đức Chúa Trời có quyền phép hơn Satan và các đội quân của nó rất nhiều. Ngài

không bị ngăm dọa bởi lòng thù ghét dấy nghịch của ma quỷ. Đức Chúa Trời là

Đấng Tạo Hóa, Satan là một tạo vật, nó chỉ có thể hoạt động bên trong những giới

hạn quy định mà Đức Chúa Trời đặt để trên nó. So với Đức Chúa Trời, Satan

chẳng là gì cả.

Chúa Jêsus đã bảo với các môn đồ rằng: “Vua chúa thế gian nầy (Satan) đã bị đoán

xét” 10 . Các quỷ gào thét sợ hãi khi chúng nhìn thấy Chúa Jêsus. Sách Mathiơ ký

thuật câu chuyện Chúa Jêsus đối diện với hai người đàn ông bị quỷ ám. Các quỷ

lập tức nhận biết quyền năng của Con Đức Chúa Trời trên chúng khi nói rằng:

“Ngài đến để làm khổ chúng tôi trước giờ ấn định sao?” Chúng xin Ngài cho chúng

nhập vào bầy heo gần đó Ngài đáp lại bằng một từ đầy uy quyền - “Hãy đi” và

chúng đã xuất ra. Sau đó bầy heo đã lao từ trên đồi xuống vực mà chết. 11

Là Cơ Đốc Nhân, đôi khi chúng ta cảm thấy dường như Satan đang giữ lợi thế.

Nhưng Đức Chúa Trời Toàn Năng đang chiến cự cho chúng ta. RoRm 16:20 cho

chúng ta lời hứa nầy: “Đức Chúa Trời bình an sẽ kíp giày đạp quỷ Satan dưới chân

anh em”. Thật là một lời hứa đầy khích lệ khi chúng ta phải chiến đấu với các thế

lực gian ác đối đầu chúng ta mỗi ngày!

Đức Chúa Trời Có Quyền Năng Để Làm Mọi Sự

Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời muốn đều sẽ xảy đến vì Ngài có toàn quyền để làm

cho nó xảy ra. Đức Chúa Trời đã phán cùng Êsai rằng: “Ta phán rằng: Mưu của Ta

sẽ lập, và Ta sẽ làm ra mọi sự Ta đẹp ý”. 12 Gióp đã thú nhận với Đức Chúa Trời

rằng: “Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự. Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy

làm khó lắm”. 13 Chúng ta hãy xem xét một số những việc mà Đức Chúa Trời

Toàn Năng của chúng ta có thể làm một cách dễ dàng.

Chúa có quyền dựng nên mọi sự từ không không

Tác giả Thithiên viết rằng: “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giêhôva, cả

cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có. . . Khắp thiên hạ khá kính sợ Đức

Giêhôva; các dân thế gian hãy kinh khủng Ngài. Vì Ngài phán thì việc liền có,

Ngài biểu thì vật bèn đứng vững bền”. 14 Khi Đức Chúa Trời phán thì bầu trời đầy

dẫy các ngôi sao. Mục sư Tony Evans viết: “Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ cũng

chẳng tốn bao nhiêu nỗ lực hơn việc Ngài dựng nên một con kiến”. 15 Quyền phép

Đức Chúa Trời thật vô giới hạn đến nỗi Ngài có thể phán cho một vài ngàn tỉ vũ

trụ nữa xuất hiện, và rồi ngày hôm sau thêm một vài ngàn tỉ nữa, sau đó cứ tương

tự như vậy mỗi ngày cho một ngàn tỉ năm. Điều đó cũng không làm suy giảm

quyền năng của Ngài một chút nào!

Đức Chúa Trời có quyền để bảo tồn mọi sự Ngài dựng nên

Các nhà thần luận tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian rồi Ngài bỏ đi, để

mặc cho tạo vật tự động vận hành như một chiếc đồng hồ đã có pin. Họ nói rằng

chúng ta có bổn phận phải duy trì những gì đã có trong thế giới nầy. Tuy nhiên

Kinh Thánh không mô tả Đức Chúa Trời như thế. Sự tồn tại tiếp tục của mọi tạo

vật lệ thuộc vào Đức Chúa Trời Toàn Năng của chúng ta mỗi một giây trong mỗi

ngày. Tác giả thơ Hêbơrơ đã khẳng định: “Con. . . lấy lời có quyền phép Ngài nâng

đỡ muôn vật”. 16

Đức Chúa Trời có quyền để phán xét tội lỗi và sự nổi loạn

Một trong những huyền nhiệm lớn của đời sống là vì sao Đức Chúa Trời cho phép

điều ác xảy ra trên đất. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm được một câu trả lời tuyệt

đối cho điều khó hiểu nầy. Đồng thời chúng ta có thể biết chắc rằng Đức Chúa Trời

sẽ dùng quyền năng của Ngài để hủy phá kẻ ác. Ngài đã cho chúng ta các ví dụ qua

lời của Ngài: Cơn Đại Hồng Thủy trong thời Nôê và sự phán xét của Đức Chúa

Trời trên Sôđôm và Gômôrơ. Mỗi một bất công sẽ bị sửa ngay lại; mỗi một hành

động phạm tội và dấy nghịch đều sẽ bị khai trình.

Đáp Ứng Của Chúng Ta

Khi tìm biết bản tánh của Cha Thiên Thượng chúng ta, chúng ta thường muốn làm

điều gì đó hơn là chỉ sắp xếp các sự kiện; chúng ta muốn tìm kiếm sự hiện diện và

mối tương giao của Ngài. Thờ phượng là sư đáp ứng của chúng ta với Chúa để bày

tỏ lòng biết ơn của chúng ta vì cớ Ngài là Đấng cao cả thế nào. Nhưng thờ phượng

Chúa có nghĩa là gì? Bạn hãy hình dung một căn phòng to lớn lộng lẫy với một

chiếc ngai khổng lồ ở cuối phòng. Căn phòng tràn đầy người cùng các thiên sứ

đang ngợi khen Đức Chúa Trời. Đoàn người dạt ra cho thấy một lối đi trải thảm

dẫn đến trước ngôi.

Thình lình bạn thấy mình phải bước đi trên lối đi đó và phải đứng trước ngai cao

trọng. Bạn ngước mắt nhìn lên và bắt gặp Đấng đang ngự trên ngai. Đấng ấy đầy

dẫy sự sáng, uy quyền, và sự công bình đến nỗi bạn không dám nhìn Ngài.

Bạn có thể nói gì để có ý nghĩa trước vị vua vinh hiển ấy? Môi miệng bạn khô

khốc và bạn không thể thốt nên lời. Không có từ ngữ nào xứng hiệp trong giây

phút ấy. Tất cả những gì bạn có thể làm là sấp mình xuống trước mặt Ngài trong sự

suy tôn khiêm nhường, phục tùng, và thờ phượng.

Qua quyển sách nầy, chúng ta sẽ học biết tầm quan trọng cũng như những lẽ thật

đơn giản về việc thờ phượng Đấng Tạo Hóa vĩ đại của chúng ta. Yếu tố cơ bản của

sự thờ phượng chính là thái độ. Sự thờ phượng của chúng ta phải bắt đầu bằng thái

độ kính sợ Chúa vì cớ Ngài là Đấng như thế nào và những gì Ngài có thể làm.

Chúng ta phải nhận biết chúng ta yếu đuối thế nào khi so sánh với quyền năng vô

hạn của Đức Chúa Trời.

Một khi đã có cái nhìn đúng đắn về Chúa, chúng ta sẽ bắt đầu ngợi khen Ngài. Vua

Đavít đã bày tỏ thái độ nầy khi ông tập hợp các vật liệu để xây dựng một đền thờ

nguy nga cho Đức Chúa Trời Toàn Năng:

Hỡi Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên, tổ phụ chúng tôi ôi! Đáng chúc tạ Ngài

cho đến đời đời vô cùng! Hỡi Đức Giêhôva! Sự cao cả, sự vinh quang, sự oai nghi

đáng quy về Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài.

Đức Giêhôva ôi! Nước thuộc về Ngài, Ngài được tôn cao làm Chúa tể của muôn

vật. Đức Chúa Trời chúng tôi ôi! Chúng tôi cảm tạ Chúa và ngợi khen danh vinh

hiển của Ngài! 17

Những lời ấy có phản ánh lòng kính sợ của bạn đối với quyền năng Đức Chúa Trời

không? Hãy dành một vài giây phút ngay bây giờ để cảm tạ Chúa. Phần “Ứng

dụng vào Đời sống” dưới đây sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ của mình về Ngài và

thưa với Ngài bất cứ những vấn đề nào về thái độ còn ngăn trở bạn trong sự thờ

phượng Ngài.

Là người tin Chúa chúng ta được quyền tiếp cận với nguồn năng lực lớn nhất trong

vũ trụ - sức mạnh đáng sợ của Đức Chúa Trời. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ

xem xét Đức Chúa Trời thường dùng quyền năng vô hạn của Ngài vì những ích lợi

của chúng ta như thế nào.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Chúa - Một phần quan trọng của việc thờ phượng Chúa là ngợi khen

Ngài. Hãy biến những lời cầu nguyện dưới đây thành bài ca ngợi khen Chúa của

bạn. Khi lập lại những lời nầy, hãy suy gẫm về bản tánh của Đức Chúa Trời:

“Ôi Hỡi Chúa Giêhôva! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra và

làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả. Ngài là Đức Chúa Trời

lớn, là Đấng toàn năng, danh Ngài là Đức Giêhôva vạn quân. Mưu mô Ngài lớn

lao, và công việc thì có phép tắc” (Gie Gr 32:17-19).

“Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giêhôva, cả cơ binh trời bởi hơi thở của

miệng Ngài mà có. Ngài thâu các nước biển lại như đống và trử nước sâu trong chỗ

chứa. Khắp thiên hạ khá kính sợ Đức Giêhôva; Các dân thế gian khá kinh khủng

Ngài. Vì Ngài phán thì việc liền có; Ngài biểu thì vật bèn đứng vững bền. Đức

Giêhôva làm bại mưu các nước, khiến những tư tưởng các dân tộc ra hư không.

Mưu của Đức Giêhôva được lập vững đời đời, ý tưởng của lòng Ngài còn đời nầy

sang đời kia”. (Thi Tv 33:6-11).

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Bạn hãy trả lời các câu hỏi về đời sống của mình

và biến nó thành hành động trong tinh thần cầu nguyện: Theo bạn, Đức Chúa Trời

muốn bày tỏ quyền phép của Ngài qua đời sống bạn bằng cách nào? Những lãnh

vực nào trong đời sống bạn cần được quyền phép Ngài biến đổi? Bạn sẽ nhờ cậy

quyền phép Ngài như thế nào để có thể làm thay đổi đời sống của những người

chung quanh bạn?

Làm Chứng Sự Oai Nghi Của Ngài - Hãy nghĩ đến một người bạn biết mà cần

được nhắc nhở rằng Đấng Tạo Hóa chúng ta là Đấng Toàn Năng. Hãy chia sẻ với

người đó những lẽ thật trong chương nầy; hãy khích lệ người ấy rằng không việc gì

là khó quá với Ngài.

Chương 5: Đức Chúa Trời Sử Dụng Quyền Phép Ngài Vì Ích Lợi Của Chúng Ta

Cách đây khá lâu, tôi phải bay từ Los Angeles đến New York vì một trạm dừng chỉ

có ba tiếng đồng hồ, rồi phải bay đến thành phố Portland, thuộc tiểu bang Oregon,

để nói chuyện với vài trăm mục sư tại một kỳ hội đồng. Khi đến Portland tôi hết

sức mỏi mệt. Mọi thớ thịt trong tôi đau như dần. Khi đứng ở ga chót, tôi được thúc

giục để cầu nguyện: “Lạy Chúa, Ngài có điều gì muốn chia sẻ với con?”

Thình lình tôi cảm thấy một sức ép khác khiến tôi lật EsIs 40:1-31. Tôi bắt đầu đọc

câu Kinh Thánh quen thuộc nầy, là điều mang một ý nghĩa mới mẻ đối với tôi:

“Ngươi không biết sao, không nghe sao Đức Chúa Trời hằng sống, là Đức

Giêhôva, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt, sự khôn

ngoan Ngài không thể dò. Ngài ban sức mạnh cho kẻ nhọc nhằn, thêm lực lượng

cho kẻ chẳng có sức”. 1 Tôi thật cảm thông với tác giả, vì tôi đã hoàn toàn kiệt sức.

Tôi tiếp tục đọc: “Những kẻ trai trẻ cũng phải mòn mỏi mệt nhọc, người trai tráng

cũng phải vấp ngã. Nhưng ai trông đợi Đức Giêhôva thì chắc được sức mới, cất

cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi”. 2

Trong giây phút ấy, dường như là có một sức mạnh lớn lao tràn ngập người tôi. Tôi

được phấn khích khi nghĩ về Đức Chúa Trời là Đấng thể nào và những gì Ngài đã

phán cùng tôi. Tôi cảm thấy mình có thể ném hành lý lên trạm chót và chạy đến

buổi nhóm cách đó vài dặm. Thình lình, tôi thật nôn nóng muốn được đứng trước

các mục sư để công bố cho họ sự vinh hiển và quyền phép của Đức Chúa Trời

thành tín là Chúa Cứu Thế vĩ đại của chúng ta. Trong khoảng ba mươi phút, tôi đã

có được đặc quyền ấy, và Đức Chúa Trời đã ban sức và xức dầu cho tôi trong cơ

hội đó một cách thật kỳ diệu.

Suốt trong những năm tin Chúa, tôi luôn thấy Đức Chúa Trời thành tín sử dụng

quyền năng Ngài vì lợi ích của những người tìm kiếm Ngài. Một sự hiểu biết đúng

đắn về Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào sẽ làm thay đổi triệt để đời sống của

mọi người tin Ngài. Điều đó sẽ đẩy người ấy vào một cuộc phiêu lưu thú vị của

một đời sống siêu nhiên trong quyền năng của Chúa Toàn Năng.

Có lẽ bạn sẽ tự hỏi tôi có thể trông đợi Chúa làm được những gì qua tôi? Ngài sẽ

tham gia tới chừng mực nào trong những điều tôi đang thấy xảy ra chung quanh

mình? Ngài sẽ sẵn sàng để hoàn thành những gì trong đời sống tôi?

Đức Chúa Trời Dùng Quyền Phép Của Ngài Có Mục Đích

Khi nhìn vào vũ trụ, chúng ta thấy những trật tự và những kiểu mẫu. Mọi thứ đều

nằm đúng chỗ của nó, mọi thứ đều có mục đích của nó. Nếu tạo vật còn có nhiều

mục tiêu và khuôn mẫu như vậy, thì lịch sử loài người hẳn cũng phải có mục tiêu

và kế hoạch.

Nhiều người nghi ngờ về việc Đức Chúa Trời sẵn sàng tham gia mật thiết vào các

công việc của họ. Có thể họ đồng ý rằng Chúa có một mục đích chung cho mọi sự,

nhưng họ tự hỏi: Liệu có phải chúng ta sống nhờ vận may rủi hoặc những cơ hội

do sự khôn ngoan và sự chăm chỉ của chính mình đem lại không ? Họ thắc mắc

không biết Chúa có biết hoặc quan tâm đến các chi tiết trong đời sống của họ

không?

Tuy nhiên, qua lời Ngài, Chúa cho biết rằng Ngài có một kế hoạch cho thế giới nầy

và cho mỗi người sống trong đó: “Đó là ý chỉ đã định nghịch cùng cả đất; đó là tay

đã giá trên hết thảy các nước” 3

Dẫu bất cứ điều gì xảy ra ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời điểm nào trên thế giới

nầy, Đức Chúa Trời luôn luôn đang nắm quyền kiểm soát. Đây là một lẽ thật yên

ủi. Có ai muốn sống trên một thế giới nơi mọi người có thể làm bất cứ điều gì họ

muốn không? Bạn có thể tưởng tượng ra những sự lộn lạo không? Chẳng hạn như

tôi đã từng đến thăm các quốc gia mà dường như chẳng hề có luật lệ giao thông.

Các tài xế taxi chạy với tốc độ thật dễ gây tai nạn, vượt ra khỏi các lằn mức, và

thường đụng vào nhau. May mắn là tôi chưa hề bị đụng xe mặc dầu tôi đã đi trên

cả hàng ngàn chiếc taxi. Chắc chắn là tôi không muốn lái xe đi làm mỗi ngày trên

các tuyến đường đông đúc nơi mà các tài xế không tuân theo các luật lệ giao thông.

Nhiều khi thế giới nầy có vẻ như chỉ là một mớ hỗn độn và không có ai kiểm soát,

tuy nhiên Đức Chúa Trời biết điều gì nằm ở tương lai. Ngài không phải là tác giả

của điều ác và sự khốn khổ, Ngài cũng không chịu trách nhiệm và các hậu quả của

tội lỗi loài người. Ngài đã đặt các bậc cầm quyền vào các vị trí của họ để giúp

mang lại trật tự cho thế giới nầy. Sứ đồ Phaolô bảo chúng ta rằng: “Mọi người phải

vâng phục các bậc cầm quyền trên mình, vì chẳng có quyền nào mà không đến từ

Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định. Cho nên ai chống cự

quyền phép, tức là đối địch với mạng lệnh Đức Chúa Trời đã lập.” 4

Đức Chúa Trời có quyền vô hạn trong chính Ngài và làm điều Ngài muốn với

quyền phép ấy. Thật khủng khiếp nếu như Đức Chúa Trời là một tay độc tài

chuyên chế và phân phát quyền hành của Ngài một cách bừa bãi. Thật đáng mừng,

Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời hành động vì cớ tình yêu thương và sự công

bình (là các thuộc tánh chúng ta sẽ xem xét sau nầy). Một số người có thể thắc mắc

vì sao Đức Chúa Trời không nhậm lời cầu xin của chúng ta theo như cách chúng ta

tin. Nhưng Đức Chúa Trời không phải là một “vị thần” hay là ông già Noen là

người thường cho chúng ta mọi thứ chúng ta xin đúng như cách chúng ta thích.

Ngài dùng sức mạnh của Ngài để làm thành các mục đích, kế hoạch và ý muốn của

Ngài dành cho chúng ta cũng như cho mọi người có liên quan đến hoàn cảnh

chúng ta. Ngài biết điều chúng ta cần rõ hơn chúng ta biết. Bạn có thể nghĩ đến ít

nhất là một lời cầu nguyện cầu xin mà bây giờ bạn đã phải cảm tạ Chúa vì đã

không đáp lời theo cách bạn muốn không? Chúng ta thường cầu nguyện ích kỷ

hoặc cầu nguyện theo bản tánh xác thịt của mình. Nhưng khi chúng ta sắp xếp

ngay thẳng các đường lối và các ước muốn của mình theo ý muốn trọn lành của

Ngài và cầu nguyện trong đức tin, chúng ta sẽ thấy quyền năng của Ngài được bày

tỏ cách thường xuyên hơn qua lời cầu nguyện được nhậm.

Khi chúng ta học tập lời Chúa từ Sángthếký đến Khảihuyền chúng ta có một cái

nhìn thoáng hiện về cách Ngài điều động lịch sử và các quốc gia. Tác giả Thithiên

viết rằng: “Hãy đến, xem các việc của Đức Chúa Trời: công việc Ngài làm cho con

cái loài người thật đáng sợ Ngài dùng quyền năng mà cai trị đời đời. Mắt Ngài xem

xét các nước”. 5 Nhiều khi, mặc dầu các biến cố không có ý nghĩa gì đối với chúng

ta, nhưng Đức Chúa Trời đã biết sự cuối cùng từ lúc bắt đầu, và đặt chúng ta trong

lòng bàn tay Ngài.

Con người, nếu lớn lắm thì chỉ như một con vi khuẩn trên một hạt cát mà chúng ta

gọi là trái đất, vậy mà Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta vì một mục đích.

Chúng ta sẽ cảm nhận sự đầy trọn nhất khi chúng ta đáp ứng với mục đích ấy.

Quyền Phép Đức Chúa Trời Được Bày Tỏ Qua Con Ngài

ICo1Cr 1:24 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời bày tỏ quyền phép Ngài qua

Con Ngài. Chúng ta có thể thấy chứng cớ của điều nầy qua việc Ngài ra đời bởi nữ

đồng trinh. Đức Chúa Trời đã hoạch định trước khi dựng nền trái đất để sai Con

Ngài chết thay cho chúng ta.

Sự bày tỏ rõ ràng nhất của Đức Chúa Trời bởi quyền phép Ngài là khiến Chúa Cứu

Thế Jêsus sống lại từ kẻ chết. Sau khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, các kẻ

thù nghịch Ngài đã niêm phong ngôi mộ và đặt các lính Lamã canh gác để bảo đảm

không ai di dời xác Ngài. Nhưng các nỗ lực của họ chẳng có ý nghĩa gì đối với

Đức Chúa Trời. Khi đã sẵn sàng bày tỏ quyền năng của Ngài, Ngài chỉ cần lăn tảng

đá khỏi ngôi mộ và Chúa Jêsus đã bước ra, Ngài sống và mạnh mẽ.

Phaolô viết rằng quyền phép dành sẵn cho chúng ta là những người tin Chúa

“chính là quyền phép đã khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và ngồi bên hữu

Đức Chúa Trời tại các nơi trên trời”. 6 Điều đó có làm bạn run sợ không? Số lượng

quyền năng dành sẵn cho chúng ta qua Đức Thánh Linh ngang bằng với quyền

phép Chúa dùng để khiến Chúa Cứu Thế sống lại từ kẻ chết! Cũng như Phaolô

chúng ta có thể thành thật thưa rằng: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm

sức cho tôi”. 7

Phản Ánh Sức Mạnh Của Đức Chúa Trời

Nằm chính giữa vùng sa mạc cằn cỗi giữa Los Angeles và Las Vegas là một chiếc

tháp cao một trăm mét. Trên đỉnh chiếc tháp nầy là một chiếc máy thu cao mười

lăm mét chiều rộng hơn bảy mét, được bao quanh bởi bảy mươi ống dẫn nhiệt.

Hàng vạn người lái xe ngang sa mạc trong ba ngày nhìn thấy điều giống như là một

quả cầu lửa sáng chói lấp lánh từ đỉnh tháp. Đây là trạm phát điện bằng năng lượng

mặt trời lớn nhất thế giới.

Làm thế nào mà một máy thu lại biến thành một quả cầu thắp sáng với nhiệt độ lên

đến 1. 175 độ F? Bí mật nằm trên mặt đất. Ở vùng sa mạc bao quanh chiếc tháp là

1. 818 khung sườn được kiểm soát bằng Computer mỗi chiếc giữ 12 tấm gương

khổng lồ di chuyển theo mặt trời ban ngày từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời

lặn.

Khi ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào tấm gương nầy, nó được phản chiếu vào

trạm thu đặt trên đỉnh tháp. Sức nóng phát ra tại máy thu sau đó được chuyển hóa

thành năng lượng điện qua một hệ thống cất giữ nhiệt và một máy phát điện

turbine. Khi mạng lưới các tấm gương hoạt động hài hòa, một sức mạnh rất lớn

được phát ra từ mặt trời.

Bạn hãy lưu ý rằng bản thân chiếc tháp không có khả năng phát ra năng lượng.

Quá trình nầy chỉ khả thi vì ánh sáng từ mặt trời - nguồn năng lượng đích thực -

được phản chiếu vào các trạm thu bất lực.

Bạn có suy xét rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta phản ánh năng quyền của Ngài

trên đất không. Khi chúng ta bắt đầu hiểu được quyền năng lớn lao và oai nghi của

Đức Chúa Trời, đời sống chúng ta không thể không được biến đổi. Mọi thứ về

chúng ta sẽ thay đổi - thái độ, hành động, động cơ, ước muốn của chúng ta, nếp

sống của chúng ta, và thậm chí cái nhìn của chúng ta về Chúa. Khi chúng ta được

biến đổi, chúng ta chiếu sáng thế giới chung quanh mình. Xã hội của chúng ta là

nơi vốn đã bị tối tăm bởi sự sợ hãi, sự thiếu hiểu biết, và sự tuyệt vọng, sẽ được

chiếu sáng bởi lời chứng về quyền năng, sự chăm sóc và sự can thiệp của Đức

Chúa Trời trong đời sống chúng ta.

Đức Chúa Trời Muốn Chúng Ta Là Các Ống Dẫn Quyền Năng Của Ngài

Không phải vì Đức Chúa Trời có quyền năng để làm mọi sự mà chúng ta có thể

cho rằng mình có thể sử dụng quyền phép ấy vào những mục đích vị kỷ. Quyền

phép của Ngài được ủy thác để hoàn thành các mục tiêu của Ngài, chứ không phải

của chúng ta. Ngài sẽ làm thành tương lai như Ngài mong muốn. Với tư cách Đức

Chúa Trời Toàn Năng và Cha yêu thương chúng ta, đường lối Ngài tuyệt đối tốt

hơn đường lối chúng ta.

Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những tôi tớ trung tín để làm các ống dẫn quyền

phép khó tin của Ngài. Phaolô là một trong vô số các tôi tớ của Chúa Cứu Thế là

người sẵn sàng cho quyền năng mạnh mẽ của Đức Chúa Trời. Cong Cv 19:11 chép

rằng: “Đức Chúa Trời đã làm các phép lạ phi thường qua Phaolô” (NIV). Qua lời

cầu nguyện của Phaolô, các Cơ Đốc Nhân cũng đã hiểu điều hàm ý “nhờ quyền

phép vinh hiển Ngài, được có sức mạnh mọi bề”. 8 Những cách Chúa ao ước sử

dụng chúng ta vượt quá sự tính toán, nhưng hãy để tôi đề cập đến năm điều giúp

chúng ta phản chiếu sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền phép để thắng các thế lực ma quỷ

Chúng ta đã thấy rằng quyền phép của Đức Chúa Trời tuyệt đối lớn hơn các thế lực

gian ác. Chúng ta có thể áp dụng lẽ thật ấy vào chiến trận của chính mình với Satan

và các thuộc hạ của nó - dầu bất cứ điều gì chúng ném vào chúng ta.

Khi Đức Chúa Trời truyền cho Môise dẫn dắt dân Ysơraên ra khỏi Ai Cập, xung

đột đã diễn ra giữa các tôi tớ của Đức Chúa Trời (Môise và anh người, Arôn) và

các thuật sĩ của Pharaôn. Các thuật sĩ lành nghề nầy đã có thể dọa dẫm Môise và

Arôn. Quyền phép ma quỷ của họ được tỏ rõ khi họ ném gậy mình xuống đất và

các chiến gậy hóa thành các con rắn. Nhưng Đức Chúa Trời đã chứng tỏ quyền

năng siêu việt của Ngài khi cây gậy của Arôn nuốt các con rắn khác. Đây là một

minh họa tượng hình cho thấy quyền phép Đức Chúa Trời lớn hơn bất cứ các

quyền phép khác

Quyền phép của Satan được thể hiện rõ ràng nhất là qua các hệ thống tôn giáo giả.

Hàng triệu người đã theo hắn đi đến những kết thúc hủy diệt. Từ chín trăm môn đệ

của Gim Jones và người đã chết một cách bi thảm ở tại Jonestown, Guyana, cho

đến các thành viên theo đạo Cổng Thiên Đàng, là những người đã tự tử trong

những năm gần đây theo mệnh lệnh người lãnh đạo họ, nhiều người đã bị lừa dối

bởi các mưu chước của Satan. Nhưng khi chúng ta bước đi với Chúa, chúng ta

không cần phải sợ. Ma quỷ và các thế lực của nó không tương xứng với Chúa. Lời

Chúa hứa rằng chúng ta có thể chiến thắng trong các chiến trận thuộc linh của

mình. Gia Gc 4:7-8 chép rằng: “Hãy chống cự ma quỷ thì nó sẽ lánh xa anh em,

hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em”.

Mặc dầu đôi lúc chúng ta có thể yếu đuối, song chúng ta có thể vững vàng và nói

“không”; chúng ta có thể bỏ bất cứ thói quen hoặc thói nghiện nào, và chúng ta có

thể lớn tiếng thuật lại lẽ thật bất cứ lúc nào. Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện

được những chiến công khó khăn nầy? Trong danh quyền năng của Chúa Cứu Thế

Jêsus và đức tin đặt nơi Đức Chúa Trời Toàn Năng và mạnh mẽ của chúng ta.

Chúa ban cho chúng ta quyền năng để sống một đời sống thánh khiết

Tôi thích so sánh chiến trận của người Cơ Đốc chống lại tội lỗi với việc một người

bơi ngược một dòng sông đang dâng tràn. Bước tiến của người ấy thật chậm chạp

và vất vả; người ấy không ngừng bị đẩy lùi bởi các dòng nước ngầm mạnh mẽ.

Lượn quanh gần tay bơi ấy là một chiếc xuồng cao tốc với một động cơ mạnh.

Người ấy tiếp tục ra sức bơi ngược dòng hoặc có thể chọn leo lên chiếc xuồng cao

tốc, là điều dễ dàng giải thoát người ấy khỏi dòng nước. Việc ở trong nước có

nghĩa là người ấy phải cậy vào chính các nỗ lực của mình. Việc chấp nhận leo lên

chiếc xuồng máy cho phép người ấy hưởng lợi thế của một sức mạnh vượt trội sức

lực của chính mình.

Chúng ta có một lựa chọn tương tự. Khi chiến cự với các lực lượng tà linh gian ác,

những ảnh hưởng của đời nầy, và những cám dỗ xác thịt của chính mình, hoặc

chúng ta thất bại cay đắng vì phải chống lại cám dỗ bằng chính các nỗ lực của

mình hoặc đánh bại dòng tội ác ra sức nhận chìm chúng ta bằng cách sống trong

quyền năng vô hạn của Đức Thánh Linh. 9

Phierơ giải thích: “Khi chúng ta biết Chúa Jêsus rõ hơn, thì quyền phép Thiên

Thượng của Ngài ban cho chúng ta mọi điều có cần để sống một đời sống tin kính.

Ngài là Đấng đã lấy vinh hiển và nhơn đức mà gọi chúng ta!” 10 Chúng ta không

phải tự làm cho đời sống mình nên thánh hoặc tẩy sạch cuộc sống lộn lạo của mình

trước khi mời Chúa bước vào; chúng ta có thể hưởng được sự thánh khiết của Đức

Chúa Trời qua việc Thánh Linh của Ngài sống đời sống của Ngài trong chúng ta.

11 Kinh Thánh cũng quả quyết với chúng ta rằng: “Nếu chúng ta theo ý muốn Ngài

mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin

điều gì Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình

xin Ngài”. 12 Chúng ta có thể trở nên các ống dẫn thánh khiết của Đức Chúa Trời

Toàn Năng bằng cách cam kết để sống đời sống thánh khiết và được đổ đầy quyền

năng của Đức Thánh Linh.

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền năng trong sự yếu đuối của chúng ta

Bởi vì không có gì là khó quá đối với Chúa, nên chúng ta không có nhu cầu nào

quá lớn đối với Ngài khiến Ngài không giải quyết được hoặc một nan đề nào quá

phức tạp đối với Ngài. Chúng ta không bao giờ phải đương đầu với một kẻ thù quá

mạnh khiến Ngài không chiến thắng được. Chúng ta cũng không bao giờ có một

lời cầu xin quá khó khiến Ngài không nhậm lời được.

Các đường lối Ngài luôn luôn vượt trên đường lối chúng ta, và khi chúng ta thuận

phục ý muốn Ngài, chúng ta kinh nghiệm sự bình an và Ngài đặt để sự nhịn nhục

trong đời sống chúng ta. Những yếu đuối của chúng ta ở trong tay Ngài sẽ trở nên

mạnh mẽ. Khi Phaolô nhiều lần xin Chúa cất đi một khiếm khuyết thuộc thể làm

khổ ông, Chúa đã trả lời: “Ân điển Ta đủ cho ngươi rồi sức mạnh của Ta nên trọn

trong sự yếu đuối của ngươi”. 13

Đức Chúa Trời dùng sự yếu đuối của chúng ta để nhấn mạnh sức mạnh siêu việt

của Ngài. Cũng giống như Ngài đã giúp tôi nói chuyện với hàng trăm mục sư ở tại

Portland, Ngài sẽ giúp bạn làm hơn điều bạn có thể suy tưởng.

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền năng để công bố Phúc Âm

Một phương diện quan trọng của một đời sống thánh khiết là rao truyền Tin lành

về tình yêu của Đức Chúa Trời và sự tha thứ cho bất cứ ai chúng ta gặp. Phaolô

viết rằng: “Hễ nơi nào chúng tôi đi đến, thì chúng tôi rao giảng cho mọi người về

Chúa Cứu Thế. . . Ấy cũng vì đó mà tôi làm việc, nhờ sức Ngài giúp đỡ mà chiến

đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi”. 14

Mỗi lần có dịp tiếp xúc với người nào trong năm phút hoặc nhiều hơn, tôi điều coi

đó là một cơ hội Chúa ban cho để làm chứng về lòng thương xót và ân điển trong

đời sống tôi. Hoặc ở tại sân bay, trên một chiếc taxi, hoặc ở một tiệm ăn, tôi đều

chuẩn bị để làm chứng với người khác sự vui mừng của tôi về Chúa tôi và tình yêu

tôi dành cho Ngài. Làm thế nào tôi có thể làm được điều đó? Bởi vì Đức Chúa Trời

qua Đức Thánh Linh đã ban cho tôi sức mạnh để trình bày Ngài. 15

Có lẽ bạn đang nghĩ: Bill Bright là chủ tịch của một tổ chức thế giới đã dâng mình

để dẫn người khác đến với Chúa Cứu Thế . Chắc chắn việc công bố Phúc âm đối

với ông ta dễ dàng hơn là đối với tôi . Tôi không bao giờ có thể làm chứng như vậy

được .

Bản tánh tôi vốn hay mắc cỡ và dè dặt, vì vậy việc làm chứng đôi khi khó khăn đối

với tôi. Tôi phải không ngừng nương cậy quyền phép của Đức Thánh Linh để làm

một nhân chứng kết quả. Khi tôi vâng giữ mạng lệnh Chúa để nói cho người khác

về Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời làm cho kinh nghiệm ấy được vui mừng và đầy ý

nghĩa. Ngài nhắc nhở tôi rằng tôi không phải là người chịu trách nhiệm thuyết phục

tội nhân hoặc kéo người khác đến với Ngài. mà Ngài chính là Đấng đó. Tôi chỉ

tuân theo mạng lệnh của Ngài với tình yêu thương, sự quan tâm, và quyền năng

của Thánh Linh Ngài.

Trong chiến dịch truyền Tin lành cho các sinh viên chúng tôi đã huấn luyện hàng

triệu tín hữu khắp thế giới làm chứng về Chúa Cứu Thế. Chúng tôi học biết rằng

lời làm chứng thành công chỉ là việc chủ động để làm chứng Chúa cho bất cứ ai

chịu lắng nghe trong quyền năng của Đức Thánh Linh, và để kết quả lại cho Chúa.

Chúa ban cho chúng ta quyền năng để hoàn thành kế hoạch của Ngài dành cho đời

sống chúng ta

Đức Chúa Trời muốn gây dựng chúng ta hầu cho chúng ta có thể phục vụ Ngài

đặng làm trọn các mục đích của Ngài. Kế hoạch ấy bao gồm việc cho phép chúng

ta đặc ân để thực hiện một sự đổi khác đời đời trong đời sống người khác. Nhưng

điều đó chỉ khả thi khi chúng ta đến chỗ biết rõ Chúa đúng như bản chất thật sự

của Ngài. Ngài là Chúa chúng ta Đấng có thể làm bất cứ điều gì qua chúng ta mà

Ngài muốn: “Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể

làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng”. 16

Nếu chúng ta thực sự tin rằng Chúa là Đấng Toàn Năng, chúng ta sẽ không còn

bước đi trong sợ hãi và vô tín nữa. Chúng ta sẽ đặt đức tin mình nơi Chúa - không

nhất thiết là đức tin lớn nơi Chúa , mà là đức tin nơi một Đức Chúa Trời lớn lao ,

Đấng Toàn Năng. Và rồi, Ngài sẽ dẫn chúng ta vào một đời sống đầy phiêu lưu và

mục đích. Tôi chưa hề thấy có lối sống nào tốt đẹp hơn thế!

Mục sư David Jeremiah giải thích rằng quyền năng vô hạn đã khiến Chúa Jêsus

sống lại từ phần mộ đang dành sẵn cho chúng ta ngày nay:

Hầu hết những người tin Chúa chỉ dâng môi miếng cho Chúa, nhưng sống bằng

sức riêng của chính mình. Họ làm việc bằng nỗ lực riêng của họ hết 80% của họ.

Thế rồi họ ngưng làm việc vì không còn sức lực. Bạn biết cạn kiệt sức lực là gì

không? Đó là đi đến các bác sĩ tìm xem có điều gì đang trục trặc với bạn mà các

bác sĩ không chữa được. Và nhận ra rằng bạn mất quyền kiểm soát. Đó là đi đến

văn phòng nơi bạn đã làm việc trong 25 năm nơi bạn cảm thấy an ổn và nhận được

tờ giấy màu hồng cho biết bạn bị ngưng việc. Bây giờ bạn không biết phải làm gì

hầu hết chúng ta là những Cơ Đốc Nhân chưa thực sự chạm đến quyền năng của

Chúa cho đến khi chúng ta cạn kiệt sức lực. Thế rồi chúng ta khám phá ra rằng khi

chúng ta yếu đuối thì Đức Chúa Trời mạnh mẽ. Tôi xin nói cho bạn rằng, quyền

năng của Đức Chúa Trời đã từng ở trong Chúa Cứu Thế Jêsus là quyền năng đang

dành sẵn cho bạn ngày nay. Vì vậy chúng ta cũng có thể nói như sứ đồ Phaolô

rằng: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi Pl 4:13). 17

Quyền năng của Đức Chúa Trời là điều chúng ta có thể tin cậy. Song bản tánh của

Đức Chúa Trời có liên quan nhiều hơn cả quyền năng. Sức mạnh của Ngài được sử

dụng trong việc nối kết nhiều phẩm tính khác của Ngài. Một trong những phẩm

tính đó là bản chất sự hiểu biết vô hạn của Ngài. Trong hai chương tới chúng ta sẽ

học hỏi nhiều hơn về sự hiểu biết thật khó tin của Đức Chúa Trời - và điều đó đã

ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế nào

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy cam kết để học thuộc lòng những câu

Kinh Thánh và lời tuyên bố dưới đây. Sau đo, khi bạn đối đầu với các tình huống

trong tuần lễ nầy_ là khi bạn cần sức mạnh, hãy lấy đức tin xưng nhận các lời hứa

ấy.

• Vì Chúa là Đấng Toàn Năng, Ngài có thể giúp đỡ tôi trong mọi sự.

• Phi Pl 4:13 - “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”

• EsIs 40:29 - (Đức Chúa Trời) ban sức lực cho kẻ mòn mỏi và mệt nhọc; Ngài ban

sức lực cho kẻ yếu mỏn”.

• IISu 2Sb 16:9 - “Con mắt Đức Giêhôva xem xét thế gian đặng giúp sức cho kẻ

nào có lòng trọn thành đối với Ngài”.

Nương Cậy Đức Chúa Trời - Quyền năng của Đức Chúa Trời có thể tạo ra sự khác

biệt gì trong một tình huống vượt quá sự kiểm soát của bạn hiện nay? Hãy phó giao

các hoàn cảnh của bạn cho Ngài trong sự cầu nguyện và bởi đức tin nương cậy nơi

Ngài là Đấng ban cho bạn sức mạnh và làm những sự thay đổi bởi quyền năng của

Ngài

Vâng Lời Chúa - Bạn có cảm thấy bất lực để làm một điều gì đó mà Chúa muốn

bạn làm không? Thay vì tập trung vào sự yếu kém của mình, hãy tập trung vào

Chúa là Đấng “Bởi quyền lực cảm động trong chúng ta. . . có thể làm trổi hơn vô

cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Eph Ep 3:20). Bởi đức tin, hãy

tiến hành các bước cần thiết để làm điều Chúa muốn bạn làm.

Chương 6: Đức Chúa Trời Có Mặt Khắp Mọi Nơi

Vào năm 1985, trong tuần lễ giữa Giáng sinh và ngày đầu năm mới, các anh em

nhân sự và tôi đã tham gia vào một kỳ hội đồng được phát đi qua truyền hình đồng

thời trên khắp các lục địa qua chín mươi bảy địa điểm được nối mạng. Được sử

dụng kỹ thuật vệ tinh mới nhất, tôi đã nói chuyện từ Seoul, Nam Hàn vào các giờ

sáng sớm trong lúc các thính giả khắp thế giới theo dõi ở các kênh giờ phù hợp.

Ngày hôm sau tôi đi đến Manila để nói chuyện ở tại kỳ hội đồng được truyền hình

đi. Ngày thứ ba tôi đến tại Berlin, và vào đêm thứ tư ở tại thành phố Mexico. Tôi

đã đi hơn bốn mươi ngàn dặm trong năm ngày và nói chuyện hơn hai mươi lần.

Mặc dầu sự hiện diện thuộc thể ở mỗi nơi chỉ có một lần, tôi đã có mặt trên các

chương trình Tivi khắp thế giới. Ở mỗi một phần của quả địa cầu, người ta đã nhìn

thấy mặt tôi với đầy đủ màu sắc, những người đã gặp tôi cách cá nhân có thể nói

rằng: “Phải, đó là ông Bill Bright bởi vì đó là một hình ảnh hoàn hảo về ông”.

Những người xem cũng nghe được giọng nói của tôi, và những người đã nghe tôi

trước đó cũng có thể nói rằng : “đó chính là Bill Bright, bởi vì tôi nhận ra nét đặc

trưng trong giọng nói của ông ta cũng như cách ông ta phát âm các từ”.

Theo một nghĩa hẹp, tôi đã “hiện diện” qua gương mặt của tôi trên màn hình và

giọng nói đã phát ra từ các loa phóng thanh, nhưng thật ra tôi không có mặt. Người

xem không thể đụng chạm tôi. Tôi không thể thấy người ta trong một cử tọa khắp

thế giới. Tôi không biết họ đang đứng hay đang ngồi, và tôi cũng không biết họ

đang nghĩ gì hoạch định gì, hoặc làm gì.

Nhưng Đức Chúa Trời thì cùng một lúc hiện diện ở khắp mọi nơi. Không phải thân

thể Ngài có mặt tại một thành phố còn tiếng nói và hình ảnh của Ngài thì lại ở một

thành phố khác, giống như tôi bởi các kỹ thuật điện tử đã làm được như vậy; Ngài

hiện diện cùng một lúc ở khắp mọi nơi với ý nghĩa đầy trọn nhất. Làm sao Ngài

làm được điều đó? Đây là cách Đức Chúa Trời giải thích sự hiện diện của Ngài khi

phán cùng Giêrêmi: “Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức

Chúa Trời ở xa sao?. . . Há chẳng phải Ta đầy dẫy các từng trời và đất sao?” 1

Khả năng hiện diện khắp mọi nơi của Đức Chúa Trời được gọi là toàn tại . Điều

nầy có nghĩa là không có một khoảng không gian nào ở bất cứ nơi đâu trong vũ trụ

mà Ngài không hiện diện một cách năng động và đầy quyền năng với tất cả các

thuộc tính cá nhân kỳ diệu của Ngài. Khắp mọi nơi trên khắp thế giới, ở những nơi

xa nhất của vũ trụ và trên các từng trời, Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện và lập

tức có mặt với tất cả các thuộc tính của con người Ngài!

Sự Hiện Diện Của Thánh Linh Đức Chúa Trời

Bạn có thể hình dung mình được hoàn toàn tự do khỏi tất cả những giới hạn về thời

gian và không gian không? Tất nhiên là chúng ta không thể. Nhưng Đức Chúa Trời

thì có thể và Ngài không bị giới hạn! Ngài không bị giới hạn trong một thân thể,

mà Ngài là Thần Linh, có thể di chuyển bất cứ nơi nào Ngài muốn.

Chúng ta giải thích thế nào về sự hiện diện Thần Linh của Ngài? Nhiều tác giả đã

ví sánh điều nầy với gió. Không ai nhìn thấy gió; nó đến và đi nơi nào nó muốn.

Không ai có thể bỏ nó vào trong hộp hoặc ngăn không cho nó thổi. Song chúng ta

có thể nhìn thấy những kết quả của gió. Chúng ta thấy sức mạnh lớn lao của gió,

trong những cơn bão lốc, trong những cơn giông bão và trong các trận bão lớn, bão

nhiệt đới. Gió cũng có thể rất nhẹ nhàng như một lời thì thầm của một cơn gió nhẹ

trên mặt biển. Nó có thể đem lại mùi vị của trận mưa nhẹ trên các lá cây hoặc sự

tươi mát của mùa xuân trên một cánh cửa sổ mở rộng. Điều nầy há không giống

như tương phản kỳ diệu của Chúa chúng ta, Đấng vừa có thể lật đổ những kẻ cầm

quyền và xua đi nỗi sợ của một đứa bé sao?

Các nhà khí tượng học tìm cách đoán trước sức gió, nhưng chỉ với một sự thành

công phần nào. Mới đây, các khối khí lạnh và nóng gặp nhau đã gây ra những cơn

bão lốc chết người ở tại trung tâm Florida, khiến cho các nhà dự đoán thời tiết hết

sức ngạc nhiên. Sự tàn phá đã gây ra thiệt hai cho hơn bốn mươi mạng người và

hàng triệu đô la về của cải. Tương tự như vậy, sự hiện diện và công việc của Đức

Chúa Trời không thể đoán trước được bởi vì Ngài làm điều Ngài muốn (tất nhiên

Ngài không mâu thuẫn với bản tánh của Ngài). Chúa Jêsus cũng đã dùng ví dụ về

gió để mô tả công việc của Đức Thánh Linh: “Gió muốn thổi đi đâu thì thổi. Ngươi

nghe tiếng động nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ

người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy” 2

Tuy nhiên một ví dụ về gió chưa đầy đủ để mô tả hoàn toàn sự hiện diện đáng kinh

sợ của Đấng Tạo Hóa Toàn Năng của chúng ta, là Đấng sống bên ngoài chiều kích

không gian thời gian, là nơi trong đó chúng ta thấy chính mình bị ràng buộc.

Không giống như gió, Ngài thật sự có mặt ở khắp mọi nơi trong cả cõi vũ trụ và

cùng một thời điểm. Không một nguyên tử nào trong bất cứ dãy thiên hà nào bị

dấu khỏi sự hiện diện của Ngài.

Salômôn, vị vua nổi tiếng trong Kinh Thánh, là người được ban cho sự khôn ngoan

không ai sánh nổi từ nơi Chúa, đã xây cất một đền thờ cho Đức Chúa Trời uy

nghiêm của chúng ta. Kinh sợ trước công việc thánh nầy, Salômôn đã thưa rằng:

“Nhưng quả thật rằng Đức Chúa Trời ngự trên đất nầy chăng? Kìa, trời, dầu đến

đỗi trời của các từng trời chẳng có thể chứa Ngài được thay, phương chi cái đền

nầy tôi đã cất!” 3 Thật vậy một đền thờ bằng vàng cũng không bao giờ chứa nỗi

Đức Chúa Trời, bởi vì ngay cả đến các từng trời còn không thể chứa được Ngài

thay.

Thần Linh Của Đức Chúa Trời Khác Với Tạo Vật Của Ngài

Nhiều tôn giáo tin rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng cách nào đó bị ràng

buộc với tạo vật của Ngài. A. W. Tozer viết một trong những cảnh sau đây:

Canon W. G. H. Holmes người Ấn Độ thuật lại việc ông nhìn thấy những lúc

người theo đạo Ấn Độ Giáo đã gõ vào các cây và các tảng đá mà thầm thì rằng:

“Ngài có ở đó không? Ngài có ở đó không?” Với các thần mà họ hy vọng rằng có

thể đang ngự bên trong. 4

Niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời là mọi sự và mọi sự là Đức Chúa Trời được gọi

là thuyết phiếm thần . Theo những người Hindu Ấn Độ Giáo nầy, nếu bạn rờ đụng

một cái cây, bạn đã rờ đụng Đức Chúa Trời. Để thuyết phục thêm, niềm tin nầy

đưa đến kết luận rằng bởi vì mọi sự đều là thần, nên chúng ta là các thần. Sự ngụy

biện nầy đã bỏ đi tính uy nghiêm của Đức Chúa Trời và làm Ngài ra tầm thường.

Nhưng thuyết phiếm thần không phải là điều Kinh Thánh hàm ý khi mô tả sự toàn

tại của Đức Chúa Trời. Tác giả Bill Hybels giải thích sự khác nhau bằng cách sau

đây:

Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời là thần, như vậy về mặt kỹ thuật, Ngài

không ngự trong không gian ba chiều như chúng ta (GiGa 15:15). Sự hiện diện của

Ngài có khắp mọi nơi, chứ không phải bản chất Ngài (là điều sẽ là tà giáo được

biết như là thuyết phiếm thần). Đức Chúa Trời không hiện diện ở nơi nầy trong vũ

trụ ít hơn nơi khác. Và Ngài cũng không hiện diện ở bất cứ nơi đâu hơn là chính

nơi bạn đang có mặt ngay bây giờ. Nói cách khác bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu trong

vũ trụ nầy đều có thể nói rằng: “Đức Chúa Trời đang ở trong nơi nầy”. Dầu bạn ở

bất cứ nơi đâu, Đức Chúa Trời cũng đang hiện diện tại đó ngay giờ nầy. 5

Hãy nghĩ đến sự khác nhau theo cách nầy. Ở phần trước, chúng ta mô tả quyền

năng sáng tạo của Đức Chúa Trời như là một người thợ gốm nắn nên một chiếc

bình gốm bằng đất sét. Chúng ta không bao giờ lẫn lộn chiếc bình với người thợ

gốm. Cả hai đều khác nhau trong bản chất và chất liệu. Với Đức Chúa Trời cũng

vậy. Ngài khác biệt với tạo vật của Ngài, vượt xa trong mọi cách đến nỗi chúng ta

không thể đánh đồng bản chất của Ngài với tạo vật của Ngài được. Tuy nhiên bởi

vì Ngài không có giới hạn, Đức Chúa Trời cũng hiện diện ở mọi góc cạnh của vũ

trụ nầy. Điều nầy có nghĩa là Ngài có mặt trên các núi và các vì sao, nhưng Ngài

không phải là các vật thể đó.

Trong chương nầy chúng ta sẽ xem xét ba lẽ thật cung cấp nền tảng cho một sự

hiểu biết về sự toàn tại của Đức Chúa Trời. Những lẽ thật nầy là các lời hứa chúng

ta có thể đặt nền tảng đời sống mình trên đó.

Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời Bảo Tồn Vũ Tru

Không một nơi nào trong toàn thể tạo vật mà không được sự hiện diện thiên

thượng của Đức Chúa Trời hậu thuẫn. Cong Cv 17:28 chép rằng: “Vì tại trong

Ngài chúng ta được sống động và có”. Hãy để tôi dùng một ví dụ rất riêng tư cho

mỗi chúng ta. Đức Chúa Trời đã có mặt khi bạn và tôi được tạo dựng trong lòng

mẹ. Thi Tv 139:13-16 chép như vầy:

Vi chính Chúa nắn nên tâm thần tôi; dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. Tôi cảm tạ

Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng

tôi biết rõ lắm. Khi tôi được dựng nên trong nơi kín, chịu nắn nên cách xảo tại nơi

thấp của đất, thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy thể

chất vô hình của tôi; số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa

có một ngày trong các ngày ấy. (NIV)

Chúng ta là kết quả của công việc khéo léo kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Ngài đã

dựng nên chúng ta. Ngài đã làm nên thân thể chúng ta phức tạp cách kỳ diệu. Ngài

đã có mặt từ giây phút chúng ta được thai dựng, đang có mặt mỗi một giây phút

chúng ta sống, và sẽ có mặt khi chúng ta qua đời.

Chúng ta hãy để vài phút suy nghĩ về điều Đức Chúa Trời bảo tồn mỗi người trong

chúng ta. Người ta ước tính rằng là những người lớn cơ thể chúng ta chứa đựng 60.

000 tỉ tế bào được sắp xếp cách cẩn thận để thực hiện các chức năng khác nhau của

sự sống một cách hài hòa. Hãy xem xét các yếu tố khác về cơ thể con người:

• Mũi chúng ta có thể nhận biết 10. 000 mùi vị khác nhau.

• Lưỡi chúng ta có đến 6. 000 gai vị giác.

• Não chúng ta chứa đến 10 tỉ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh não được nối

với mười ngàn tế bào thần kinh khác khắp cơ thể.

• Cơ thể chúng ta có nhiều mạch máu đến nỗi nếu nối dài chúng có thể vòng quanh

trái đất được hai lần rưỡi.

Đức Chúa Trời đã đặt cho mỗi người trong chúng ta mẫu di truyền DNA đặc biệt

của gien mỗi người được chứa trong mỗi tế bào đơn. Người ta ước tính rằng nếu

mã di truyền cá nhân của chúng ta được viết ra trong một quyển sách, thì phải mất

tới 200. 000 trang. 6 Và Đức Chúa Trời biết mỗi một chữ trên từng trang!

Bạn có thể tưởng tượng nếu như các nhà máy trên khắp đất nước chúng ta sản xuất

các cơ thể phức tạp của con người không? Với thành tích loài người của chúng ta,

nó sẽ biến thành một mớ hỗn độn! Dây chuyền sản xuất sẽ phải ngừng lại vì tay và

chân không làm đúng mệnh lệnh. Các trái tim bị sai chức năng do cơ chế phác họa

có khuyết điểm; phải thu hồi lại hàng trăm ngàn các bộ não bị lắp ghép sai.

Bây giờ chúng ta hãy nghĩ đến hàng triệu sinh vật sống, từ các virus đến các chú

voi, và hàng nghìn tỉ hệ thống, từ các dãi ngân hà cho đến vô số các hệ sinh thái

trên trái đất. Tất cả đều hoạt động. Chúng hoạt động mà không cần các hệ thống

điều chỉnh hoặc phá đi dựng lại. Chúng ta thuê các chuyên gia để giữ cho các máy

vi tính phức tạp vận hành cho đúng chức năng ở khả năng tối đa, vậy mà có nhiều

người tin rằng vũ trụ thật kỳ diệu của chúng ta không có một nhà thiết kế cũng

chẳng có một Đấng bảo tồn! Nhưng thật ra vũ trụ chúng ta có đấy, đó là Đức Chúa

Trời yêu thương đầy sáng tạo và tồn tại đời đời của chúng ta.

Đức Chúa Trời Bày Tỏ Sự Hiện Diện Của Ngài Qua Nhiều Cách Khác Nhau

Đức Chúa Trời bày tỏ sự hiện diện của Ngài cho chúng ta, là điều cho phép chúng

ta có một mối quan hệ mật thiết với Ngài. Chúng ta hãy xem xét một số cách qua

đó Đức Chúa Trời thường bày tỏ sự hiện diện của Ngài cho chúng ta.

Sự ”hiện diện tỏa sáng” của Đức Chúa Trời ảnh hưởng đến mỗi người

Giống như việc bật một ngọn đèn trong một căn phòng tối tăm, ánh sáng hiện diện

của Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta nhìn thấy lẽ thật. Phaolô giải thích rằng Đức

Chúa Trời “đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông

biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ” 7

Chúng ta bắt đầu biết Chúa khi ánh sáng hiện diện của Ngài phơi bày tội lỗi chúng

ta. Phaolô viết rằng: “Vì dầu nói đến điều mà những người đó làm cách kín dấu,

cũng là đã hổ thẹn rồi. Nhưng hết thảy mọi sự đã bị quở trách đều được tỏ ra bởi sự

sáng; phàm điều chi đã tỏ ra thì trở nên sự sáng vậy”. 8 Một khi chúng ta nhận biết

tình trạng tội lỗi của mình và xây bỏ nó, thì Đức Chúa Trời bởi ân điển Ngài có thể

hòa thuận lại với chúng ta qua sự chết của con Ngài là Chúa Jêsus trên thập tự giá.

Vua Đavít đã biết rõ rằng Đức Chúa Trời có mặt cùng một lúc ở khắp mọi nơi và

điều nầy có ý nghĩa thế nào đối với ông. Nhiều lúc, có thể ông đã không muốn sự

có mặt của Đức Chúa Trời - ví dụ như trong việc phạm tội tà dâm với Bátsêba.

Trong 139:7 ông thưa rằng: “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt

Chúa?” (NIV). Nhưng sau khi ông đã được tha thứ và suốt phần đời còn lại của

mình, ông đã suy gẫm về mối thông công với Đức Chúa Trời. Ông nhận ra rằng ở

mỗi một thời điểm nhất định, Đức Chúa Trời đều có mặt giữa vòng Ysơraên, trong

tất cả các dân tộc chung quanh Ysơraên thậm chí ở tại những vùng xa xôi. Đavít

cũng đã kêu cầu sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong những giờ hoạn nạn. 9 Sự

khẳng định nầy về sự trợ giúp của Đức Chúa Trời đến từ tấm lòng của một con

người đã bước đi trong sự hiện diện tỏa sáng của Chúa và tìm được sự thành tín

của Ngài - thậm chí trong sự bất tuân của ông.

Chúng ta có thể có được sự bảo đảm tương tự nầy. HeDt 13:5 chép rằng: “Ta sẽ

chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (NIV). Lời hứa nầy cho chúng ta hy

vọng về tương lai và sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời đầy ân điển của chúng ta.

“Sự hiện diện Thần Cảm” của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong những nơi đặc biệt

và vào những thời điểm đặc biệt

Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình cho con người qua những phương cách độc

đáo. Đức Chúa Trời đã phán cùng Môise tại núi Hôrếp qua một bụi gai đang cháy.

Về sau ở tại núi Sinai Đức Chúa Trời đã hiện xuống trong một trụ mây và đi qua

trước mặt Môise. Sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời đầy dẫy đền thờ

Salômôn đến nỗi dân chúng phải sấp mặt xuống đất và thờ phượng Đức Chúa Trời

oai nghiêm của Ysơraên. Phaolô đã nhìn thấy Chúa trong một ánh sáng sáng lòe

trên đường đến Đamách.

Trong nhiều trường hợp khác, Đức Chúa Trời đã làm cho sự hiện diện của Ngài

được biết rõ một cách đặc biệt cho những Cơ Đốc Nhân bình thường. Bối cảnh có

thể là vào giờ tĩnh nguyện, buổi nhóm của Hội Thánh, hoặc trong một cuộc phục

hưng. Đức Chúa Trời lựa chọn thời điểm và nơi chốn để bày tỏ chính mình Ngài

cho chúng ta bằng những phương cách đặc biệt, và khi Ngài thực hiện điều đó,

chúng ta không bao giờ quên được niềm vui được ở trong sự hiện diện thần cảm

của Ngài.

Tôi đã kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa nhiều lần từ khi dâng đời sống mình cho

Ngài vào năm 1945, mặc dầu tôi chưa bao giờ nhìn thấy Ngài hoặc nghe được

tiếng phán của Ngài. Một kinh nghiệm lạ lùng đã xảy ra sớm sủa trong chức vụ của

tôi khi Ngài ban cho tôi một khải tượng dành cho chiến dịch chinh phục sinh viên

cho Chúa Cứu Thế. Một buổi tối vào khoảng nửa đêm trong năm cuối cùng của tôi

ở tại Chủng viện, tôi đang học bài để chuẩn bị thi môn Hy Lạp. Vonette đang ngủ

ở phòng bên cạnh. Không hề báo trước, tôi cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa

Trời trong một cách mà tôi chưa hề biết trước đây. Chỉ trong một khoảnh khoắc

ngắn tôi đã có ấn tượng tràn ngập rằng Chúa đã truyền nhanh các lời chỉ dạy của

Ngài cho đời sống tôi trên màn hình của tâm trí tôi.

Đó thật là một giờ phút lớn lao nhất trong đời sống Cơ Đốc của tôi. Bằng một cách

thật chắc chắn, Đức Chúa Trời đã truyền cho tôi phải đầu tư đời sống mình vào

việc giúp hoàn thành Đại Mạng Lệnh trong thế hệ nầy. 10 Tôi đã bắt đầu bằng việc

giúp chinh phục và môn đệ hóa các sinh viên trên thế giới cho Chúa Cứu Thế. Tôi

sẽ làm công việc nầy như thế nào Ngài không nói rõ các chi tiết. Về sau, điều đó đã

đến với các anh em nhân sự của tôi và tôi khi Đức Chúa Trời ban cho những hiểu

biết bổ sung để hoàn thành khải tượng ban đầu.

Tôi đánh thức Vonette và chúng tôi cùng nhau cảm tạ Chúa vì sự chỉ dạy của Ngài

và hứa rằng nhờ ân điển và sức mạnh của Ngài chúng tôi sẽ vâng lời Ngài

“Sự hiện diện nhập thể” của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Chúa Cứu Thế Jêsus”

Có lẽ bạn đã nghe câu chuyện về một cô bé gái sợ bóng đêm và mẹ của em luôn

luôn nhấn mạnh rằng: “Đức Chúa Trời đang quan phòng trên con. Ngài sẽ chăm

sóc con”. Nhưng cô bé nhất định: “Mẹ ơi! Con muốn một Đức Chúa Trời có da có

thịt”. Và đó tất nhiên, chính là lý do Đức Chúa Trời đã thăm viếng hành tinh nầy.

Đức Chúa Trời đã trở nên một con người, là thần nhân Jêsus. Đức Chúa Trời có

xương thịt.

Giăng cho chúng ta biết: “Ngôi Lời (Chúa Jêsus) đã trở nên xác thịt và ở giữa

chúng ta. . . chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời, chỉ Con Một ở trong lòng Cha là

Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết”. 11 Đức Chúa Trời đáng kính sợ của

chúng ta sẵn sàng giới hạn chính mình Ngài trong một thân thể vật chất để có thể

sống giữa chúng ta và dạy dỗ chúng ta về chính mình Ngài. Đây là phương cách

tượng hình nhất mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta sự hiện diện của Ngài.

“Sự hiện diện ngự trị” của Đức Chúa Trời cư trú trong mọi người tin Chúa

Làm thế nào mà những người theo Chúa Jêsus tiếp tục có được mối thông công với

Ngài khi Ngài đã lìa thế gian nầy và trở về bên hữu Cha Ngài? Ngay trước khi

Chúa Jêsus trở về trời, Ngài đã phán bảo các môn đồ rằng: “Ta lại sẽ nài xin Cha,

Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng yên ủi khác (Đức Thánh Linh) để ở với các

ngươi đời đời - tức là Thần Lẽ Thật. . . Ngài sẽ ở với các ngươi và ở trong các

ngươi” 12 Phaolô đã viết rằng: “Anh em há chẳng biết rằng chính mình là đền thờ

của Đức Chúa Trời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trong anh em sao?” 13

Người không tin Chúa không thể hiểu được vì sao chúng ta tin chắc Đức Chúa Trời

đổ đầy chúng ta và sự hiện diện của Ngài. Dầu Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tại

trong vũ trụ của họ cũng như Ngài đang ở trong chúng ta, họ không cảm nhận được

sự hiện diện của Ngài, vì vậy họ phủ nhận Ngài có ở đó. Chúa Jêsus đã giải thích

điều nầy cho các môn đồ của Ngài: “Tức là Thần Lẽ Thật, mà thế gian không thể

nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài” 14

Chúng ta có phủ nhận sự tồn tại của gió bởi vì chúng ta không thấy gió chăng? Tất

nhiên là không, bởi vì chúng ta có thể cảm nhận được gió. Đức Chúa Trời Đấng

hiện diện ở khắp mọi nơi được những kẻ nhạy bén với Thánh Linh của Đức Chúa

Trời cảm nhận.

Đức Chúa Trời Muốn Chúng Ta Sống Ý Thức Trong Sự Hiện Diện Của Ngài

Thật vậy, lòng quả quyết của chúng ta phải đặt nơi bản tánh hằng hữu của Đức

Chúa Trời. Chúng ta có thể biết chắc rằng Ngài nhìn thấy chúng ta, đi với chúng ta,

và yêu thương chúng ta, dầu chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Sự thật nầy dẫn chúng ta

đến lẽ thật thứ ba: Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống “nhận biết” sự hiện diện

của Ngài mỗi ngày.

Một quyển sách nhỏ kinh điển thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời , cho

thấy bản chất của việc sống từng giây phút trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

Tác giả quyển sách ấy là một tu sĩ khiêm nhường tên là Brother Lawrence người đã

hầu việc Chúa mình bằng cách rửa các chậu và hủ trong một tu viện ở thế kỷ thứ

16. Joseph de Beaufort, bạn thân của ông, đã nói về Brother Lawrence như sau:

“thử thách tồi tệ nhất anh ta có thể hình dung là đánh mất nhận thức của mình về

sự hiện diện của Chúa, là điều đã ở cùng ông trong suốt một thời gian dài”. 15

Brother Lawrence đã nói công khai về sự thực hành để sống trong sự hiện diện của

Chúa như sau:

Tất cả những gì chúng ta phải làm là phải nhận biết Đức Chúa Trời là Đấng hiện

diện thân gần trong chúng ta. Sau đó chúng ta mới có thể nói thẳng với Ngài mỗi

khi chúng ta cần cầu xin sự giúp đỡ, để biết ý muốn của Ngài trong những giờ phút

bấp bênh, và để làm bất cứ điều gì Ngài muốn theo cách đẹp lòng Ngài. Chúng ta

phải dâng công việc mình cho Ngài trước khi bắt đầu, và cảm tạ Ngài sau đó vì đặc

ân được thực hiện những công việc đó vì Ngài. Mối tương giao liên tục nầy cũng

bao gồm việc ca tụng và yêu thương Chúa không ngừng vì sự nhơn từ tuyệt đối và

sự toàn hảo của Ngài. 16

Mỗi buổi sáng, tôi thực hành điều nầy bằng cách quỳ gối cầu nguyện bên cạnh

giường. Tôi xin Chúa sống đời sống Ngài trong tôi và qua tôi suốt ngày hôm đó.

Lời cầu xin của tôi là Ngài sẽ bước đi qua thân thể tôi, nói năng bằng môi miệng

tôi, sử dụng đôi tay và bàn chân tôi vì sự vinh hiển của Ngài, kiểm soát các ý tưởng

tôi để chúng tôn kính Ngài.

Tôi khuyên bạn hãy bắt đầu thực hành mỗi ngày việc ngợi khen Chúa trong mọi

hoạt động của bạn. Phần ứng dụng vào đời sống dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu.

Nhưng ngợi khen chỉ mới là bước đầu của một đời sống thực hành sự hiện diện của

Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng bất cứ nơi nào bạn đi đến, Ngài đang hiện diện ở đó.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy thể nào sự toàn tại của Đức Chúa Trời có

nghĩa là Ngài sẽ luôn vùa giúp chúng ta.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Tôn Cao Chúa Của Bạn - Ngợi khen Chúa là một cách để sống có ý thức trong sự

hiện diện của Đức Chúa Trời. Trong tuần nầy bạn hãy tập trung đặc biệt vào cách

Chúa đang hành động qua đời sống bạn và trong thế giới chung quanh bạn. Hãy lập

một danh sách một trong những lãnh vực nầy. Sau đó hãy ngợi khen Ngài vì Ngài

đang có mặt trong đời sống bạn qua những cách đặc biệt.

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Suy gẫm các câu hỏi sau đây

• Làm thế nào để việc biết rằng Đức Chúa Trời đang có mặt khắp mọi nơi ảnh

hưởng đến điều tôi suy nghĩ, nói năng, và làm?

• Có những lãnh vực “ẩn dấu” nào trong đời sống tôi cần phải giao cho Đức Chúa

Trời, là Đấng thấy hết mọi sự?

• Nếu tôi hiểu đầy đủ rằng Đức Chúa Trời hằng hữu đang ngự trong tôi, tôi sẽ sống

khác đi như thế nào?

• Làm thế nào để việc Đấng Tạo Hóa vũ trụ sống cuộc đời Ngài qua tôi có thể ảnh

hưởng đến đời sống tôi và đời sống người khác?

Làm Chứng Sự Oai Nghi Của Ngài - Ngày hôm nay ai là người bạn có thể khích lệ

bởi tin tức quan trọng rằng Chúa chúng ta luôn luôn ở với chúng ta? Hãy chia sẻ

những câu Kinh Thánh dưới đây với người đó:

• PhuDnl 31:6: “Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi

ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu”

• Thi Tv 139:12: “Chính sự tối tăm không thể giấu chi khỏi Chúa ban đêm soi sáng

như ban ngày, và sự tối tăm cũng như ánh sáng cho Chúa

Chương 7: Đức Chúa Trời Luôn Luôn Ở Với Chúng Ta

Khi thức giấc vào buổi sáng, Đức Chúa Trời ở cùng tôi. Khi tôi quỳ gối thờ

phượng Ngài, Ngài ở cùng tôi. Khi tôi đến văn phòng hoặc sân bay vì một trong

nhiều chuyến đi của mình, Ngài vẫn ở với tôi.

Đức Chúa Trời ở cùng tôi khi tôi ở trên máy bay, Ngài ở cùng tôi khi tôi đến nơi,

hoặc tại California, Pakistan, hoặc Brazil. Ngài ở với tôi khi tôi tắt đèn vào buổi tối

bất cứ nơi nào trên thế giới. Chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa Cứu Thế đang ở

cùng chúng ta và hết thảy những người tin Ngài tại Hoa Kỳ, Canada, Đức, Nga,

Indonesia, Ai Cập, và mọi quốc gia khác - vào cùng một lúc.

Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi thời gian hoặc không gian hoặc độ cao hay

độ sâu - hoặc thậm chí đến mức độ đức tin của chúng ta. Ngài luôn luôn ở với

chúng ta dầu chúng ta đang bước những bước đức tin khổng lồ hay chúng ta chỉ

mới có những bước đức tin ban đầu của một em bé. Ngài sống bên trong mọi người

đặt lòng tin cậy mình nơi Chúa qua đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.

Đức Chúa Trời Ở Với Chúng Ta Trong Mọi Nơi

Chúng ta hãy áp dụng thuộc tính nầy vào các sự kiện trong đời sống mình. Trước

hết, sự toàn tại của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta không thể đi bất cứ nơi đâu

mà Chúa không ở bên cạnh mình. Tác giả Thithiên viết rằng “Nếu tôi lên trời Chúa

ở tại đó; nếu tôi nằm dưới âm phủ, kìa Chúa cũng có ở đó, nhược bằng tôi lấy cánh

hừng đông bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, tay

hữu Chúa cũng sẽ nắm giữ tôi” 1 Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta, đi với chúng

ta, và chăm sóc chúng ta dầu chúng ta đang ở bất cứ nơi đâu.

Trong chuyến bay Apollo thứ mười ba của NASA, Gim Lovell, Jack Swaggart, và

Fred Haise được sắp xếp để đi bộ trên mặt trăng. Ngay sau khi được phóng đi một

tiếng nổ trên tàu của họ đã đẩy mạng sống họ vào tình cảnh nguy hiểm. Không

những họ phải bỏ kế hoạch đáp xuống mặt trăng mà dường như họ còn không đủ

năng lượng và oxy trong buồng lái để còn sống trở về trái đất. Một trong những

thời điểm gay go nhất trong chuyến bay nầy là khi tàu vũ trụ di chuyển theo quỹ

đạo phía sau mặt trăng. Trong những giờ phút thống khổ ấy, các phi hành gia phải

vượt qua sự tối tăm ở tận phía bên kia mặt trăng, vượt khỏi tầm liên lạc với trạm

kiểm soát ở tại Houston. Khắp nơi trên đất nước chúng ta, những người Mỹ đã cầu

nguyện cho sự an toàn của các phi hành gia. Cả nước thở phào nhẹ nhõm khi vô

tuyến liên lạc được nối lại và khi chiếc Apollo 13 được đưa về nhà cách thành

công.

Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể nghe được tất cả những lời cầu nguyện cho các

phi hành gia? Bởi vì sự hiện diện của Ngài đằng sau bóng tối của mặt trăng không

kém hơn ngay bên cạnh bạn đang lúc nầy. Thật vậy, nếu Đức Chúa Trời không

toàn tại, lời cầu nguyện sẽ vô hiệu. Chúa hứa với dân sự Ngài rằng: “Trước khi họ

kêu Ta đã đáp lời; trong khi họ còn nói, Ta đã nghe”. 2 Khi tôi ở tại Orlando cầu

nguyện cho một anh em nhân sự ở tại Thái Lan, Đức Chúa Trời ở với cả hai chúng

tôi. Ngài có mặt trọn vẹn ở tại Orlando để nghe lời cầu nguyện của tôi và đồng thời

cũng có mặt hoàn toàn ở tại Thái Lan để hành động vì lợi ích của người tôi đang

cầu thay! Nền tảng cho mọi lời cầu nguyện nằm ở sự kiện Đức Chúa Trời là Đấng

Toàn Tại.

Đức Chúa Trời Hiện Diện Trong Mọi Hoàn Cảnh Của Chúng Ta

Có bao giờ bạn kinh nghiệm một điều mà khiến bạn tự hỏi rằng Chúa ở đâu

không? Đôi khi chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa, nhưng cảm

xúc có thể sai lầm. Dầu chúng ta cảm thấy thế nào đi nữa, Đức Chúa Trời vẫn có ở

đó.

Đavít thường cảm thấy bị Chúa bỏ quên. Trong 22:1-31 ông kêu xin rằng: “Đức

Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi? Nhơn sao Ngài đứng

xa, không giúp đỡ tôi, và chẳng nghe lời rên siết tôi? Đức Chúa Trời tôi ôi! Tôi kêu

cầu ban ngày nhưng Chúa chẳng đáp lại. ” 3 Tuy nhiên về sau trong cùng Thithiên

nầy ông đã nói lên lòng tin cậy đặt nơi sự hiện diện của Đức Chúa Trời:

Phải, ấy là Chúa rút tôi lòng mẹ, khiến tôi tin cậy khi nằm trên vú của mẹ tôi. Từ

trong tử cung tôi đã được giao cho Chúa; Chúa là Đức Chúa Trời tôi từ khi tôi lọt

lòng mẹ. . . Hỡi các người kính sợ Đức Giêhôva, hãy ngợi khen Ngài!. . . Vì Ngài

không khinh bỉ, chẳng gớm giếc sự hoạn nạn của kẻ khốn khổ, cũng không giấu

mặt Ngài cùng người; nhưng khi người kêu cầu cùng Ngài thì bèn nhậm lời. 4

Hai người phụ nữ Hà Lan trong thế chiến thứ nhì đã kinh nghiệm sự toàn tại của

Đức Chúa Trời. Corrie và Betsie ten Boom có can dự vào việc che dấu những

người Do Thái trong khi Đức Quốc Xã chiếm đóng đất nước họ. Hậu quả là Đức

Quốc Xã đã gởi hai phụ nữ lớn tuổi nầy đến Ravensbruck, một trong những trại tập

trung kinh khủng nhất. Tại đó họ đã phải chịu đựng sự ngược đãi và hành hạ không

thể tả xiết. Dầu vậy họ đã giúp đỡ cho hàng trăm tù nhân khác, là những người cần

được nghe về Chúa Cứu Thế của họ. Các trại giam của họ đã bị biến thành trung

tâm học Kinh Thánh và cầu nguyện. Thái độ dã man gay gắt của nhiều tù binh

cũng đã được biến nên đầy lòng thương xót và yêu thương.

Cuối cùng Betsie ngã bệnh nặng. Khi cô được đưa đến bệnh viện nhà tù, Corrie đã

tìm cách che chắn cho Betsie khỏi những trận mưa tuyết nhức buốt thân thể họ.

Sau khi những người lính đặt chiếc cáng của Betsie trên sàn bệnh viện, Corrie

nghiêng người xuống để nghe những lời từ đôi môi yếu ớt của em mình: “Chị phải

nói cho mọi người điều chúng ta đã học được từ đây. Chúng ta phải nói cho họ biết

rằng không có âm phủ nào quá sâu đến nỗi Ngài không sâu hơn được. Họ sẽ nghe

chúng ta, Corrie, bởi vì chúng ta đã ở đó”. 5

Ngày hôm sau Betsie qua đời. Ngay sau đo, Corrie bởi phép lạ đã được thả ra khỏi

tù - chỉ vài ngày trước khi mọi phụ nữ cùng tuổi với cô đều bị giết chết. Suốt phần

đời còn lại của mình, Corrie đã đi khắp thế giới để thuật lại câu chuyện của cô về

sự hiện diện và sự thành tín của Đức Chúa Trời ngay cả trong những nơi tồi tệ

nhất.

Lòng tin chắc của chúng ta là “Không có vực sâu nào sâu đến nỗi Đức Chúa Trời

không có ở đó”. Chúng ta không thể đối diện với một tình huống nào mà không có

Chúa bên cạnh mình.

Đức Chúa Trời Ở Với Chúng Ta Trong Mọi Khủng Hoảng

Bạn đang đối diện với khủng hoảng nào? Thất nghiệp, những vấn đề nghiêm trọng

về sức khỏe, sự đổ vỡ trong hôn nhân, con cái nổi loạn ở tuổi thiếu niên, sự chối bỏ

của những người đã từng yêu quý bạn? Đức Chúa Trời vẫn đi với chúng ta, ban

cho chúng ta có sức mạnh, hiểu được nỗi đau của chúng ta, và biết cách giải quyết

các nan đề của chúng ta. Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta cầu xin Ngài và

sẵn sàng làm mọi điều theo đường lối Ngài và đúng thời điểm của Ngài.

EsIs 43:1-3 chép lại lời hứa quý báu của Đức Chúa Trời hứa ở với chúng ta trong

giờ khủng hoảng:

Đức Giêhôva là Đấng đã dựng nên ngươi, phán như vầy: Đừng sợ vì Ta đã chuộc

ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi ngươi thuộc về Ta. Khi ngươi vượt qua các

dòng nước Ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước

qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì Ta là Giêhôva Đức Chúa

Trời ngươi, Đấng Thánh của Ysơraên, Cứu Chúa ngươi.

Một trong những khủng hoảng chính mà mỗi chúng ta đối diện là sự chết của chính

mình. Đối với nhiều người, ngay cả những Cơ Đốc Nhân, nỗi kinh hoàng của việc

phải rời bỏ thế giới nầy là rất thật. Một trong các anh em nhân sự của tôi đã đối

diện với một cuộc khủng hoảng như thế ngay sau sinh nhật thứ 30 của cô. Vài ngày

sau khi bác sĩ của cô đưa cô đến bệnh viện, cô bắt đầu có nan đề về việc thở. Mặc

dầu cô đã nhấn nút gọi các y tá, không ai trả lời.

Kinh hoàng, cô nhận ra rằng mình sắp chết trên giường bệnh viện - mà không ai

biết. Khi hơi thở của cô đã trở nên mệt nhọc hơn, cô bắt đầu bất tỉnh. Cô bất lực,

dầu vậy cô hoàn toàn muốn sống để gặp lại con gái và chồng mình.

Trong giây phút kinh hoàng, một sự bình an siêu nhiên tràn ngập cô. Đức Chúa

Trời nhấn mạnh rõ ràng lời hứa nầy trong lòng cô: “Nếu con thức giấc và ở trên

thiên đàng, Ta ở cùng con, nếu con thức giấc và ở trên giường bệnh viện, Ta ở

cùng con. Dẫu cách nào Ta vẫn ở ngay bên con”. Với lời hứa ấy vang vọng bên tai

mình cô đặt tương lai mình vào Đức Chúa Trời. Thế rồi qua mi mắt gần như khép

kín cô nhìn thấy cửa thang máy bên ngoài hành lang mở rộng. Mục sư của cô đang

bước vào! Vào lúc ông ta tiến đến bên cạnh giường cô, cô đã chìm vào hôn mê.

Nhưng nhờ phản ứng nhanh nhạy của ông, tính mạng cô đã được cứu thoát.

Những lời yên ủi trong Thi Tv 23:4 vang vọng thật đẹp đẽ: “Dầu khi tôi đi trong

trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào, vì Chúa ở cùng tôi. Cây trượng và cây

gậy của Chúa an ủi tôi”. Tôi khuyến khích bạn hãy học thuộc lòng và suy gẫm

trong đoạn Thithiên nầy.

Đức Chúa Trời Ở Với Chúng Ta Khi Chúng Ta Làm Chứng Cho Ngài

Chúa Jêsus hứa: “Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”. 6

Điều nầy được ban cho như là một phần của đại sứ mạng - lời thách thức hãy đi

khắp thế gian giảng Tin lành và môn đệ hóa cho những ai đặt đức tin nơi Chúa Cứu

Thế. Chính khi chúng ta đang làm trọn sứ mạng trọng yếu nầy thì lời hứa ở cùng

chúng ta của Chúa Jêsus trở nên quý báu hơn hết. Ngài đã ban cho chúng ta lời mời

gọi đem Tin lành đến cho mọi người trên đất bằng sứ mạng yêu thương và tha thứ

của Đức Chúa Trời. Dầu vậy Ngài không bỏ mặc cho chúng ta một mình để hoàn

thành công tác bất khả thi nầy. Ngài đã sai Thánh Linh Ngài đến cho chúng ta để

làm điều bất khả thi đối với con người, nhưng khả thi đối với Đức Chúa Trời.

Tôi được yên ủi lớn lao trong sự kiện Chúa Jêsus đang ở với mỗi một người trong

chức vụ truyền giáo của chúng tôi. 20500 nhân sự trọn thời gian và hơn 660. 000

người tình nguyện được huấn luyện trên 181 quốc gia khắp thế giới. 7 Thánh Linh

Ngài là Đấng làm việc trong lòng của mọi tín hữu hầu cho công việc của Ngài sẽ

được hoàn thành.

Bạn có thể được yên ủi khi biết rằng Chúa đang có mặt và đang làm việc trong bất

cứ mục vụ nào Ngài giao cho chúng ta làm. Khi bạn làm chứng về Chúa Cứu Thế

với những người lân cận, Chúa ở với bạn. Khi bạn dạy các con mình về tình yêu

của Đức Chúa Trời, Chúa ở với bạn. Khi bạn làm chứng cho người cộng sự vô

thần, Chúa ở với bạn. Chúa sẽ làm cho kết quả và giúp chúng ta trung tín với Ngài

trong việc giới thiệu người khác cho Chúa Cứu Thế là Cứu Chúa chúng ta.

Không Việc Gì Chúng Ta Làm Bị Che Khuất Khỏi Đức Chúa Trời

Chúa Jêsus hứa rằng, Cha trên trời của chúng ta “Là Đấng thấy trong chỗ kín

nhiệm sẽ thưởng cho ngươi”. 8 Hãy suy nghĩ về điều đó. Khi chúng ta làm điều tốt

cách kín dấu và không ai biết, Đức Chúa Trời vẫn nhìn thấy và ban thưởng cho

chúng ta tùy theo việc chúng ta làm.

Khi một giáo viên Trường Chúa Nhật chịu khó nhọc để dạy cho các em nhỏ về tình

yêu của Đức Chúa Trời, có thể cô ta không nhận được nhiều sự tán thành của

những người khác, song Đức Chúa Trời nhìn thấy từng nụ cười và từng cái ôm hôn

cô dành cho chúng. Khi một mục sư tin kính dành nhiều giờ trong văn phòng để

cầu nguyện hết lòng cho những người không thích mình, tìm cách cản trở chức vụ

của ông hoặc lãnh đạm đối với Hội Thánh, Đức Chúa Trời nhìn thấy lòng quan tâm

sâu xa của ông. Đối với những người lớn tuổi phải nằm liệt giường là người nhận

chức vụ cầu nguyện thay cho những người thân yêu những người lân cận và các

bạn hữu, Đức Chúa Trời lắng nghe. Đối với bậc phụ huynh tin kính là người dành

hằng giờ mỗi đêm cầu nguyện cho đứa con hoang đàng, Đức Chúa Trời nhìn thấy.

Chúa biết những nhà doanh nghiệp bị các cộng sự doanh nghiệp phản bội, là người

không trả thù mà đáp lại bằng tình yêu thương và sự tha thứ. Đối với các tôi tớ

trung tín nầy, Đức Chúa Trời hằng hữu của chúng ta phán rằng: “Các ngươi hãy

yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn, hãy cho mượn mà đừng ngã lòng. Vậy phần thưởng

của các ngươi sẽ lớn” 9

Mặt khác, Đức Chúa Trời cũng nhìn thấy những việc làm sai trái chúng ta phạm ở

nơi kín đáo. Chúng ta chỉ lừa dối chính mình khi nghĩ rằng không ai biết. Kinh

Thánh chép rằng: “Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa, nhưng thảy

đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại”. 10

Không có nơi nào chúng ta có thể ẩn mình khi làm điều sai trái. Chúa nhìn thấy và

ở bên cạnh chúng ta. Là người tin Chúa, chúng ta có thể cắt đứt mối tương giao với

Chúa khi phạm tội, nhưng Ngài không lìa khỏi chúng ta. Ngài vẫn ngự trong chúng

ta, cáo trách chúng ta, giúp chúng ta làm điều đúng qua kỷ luật yêu thương của

Ngài, và chờ đợi chúng ta ăn năn việc sai xấu của mình.

Nhiều người coi Đức Chúa Trời như là một “cảnh sát trưởng giao thông” ở trên

trời đang quan sát từng hành động của họ. Tôi thích nghĩ rằng Ngài yêu chúng ta

đến nỗi Ngài không thể dời mắt khỏi tôi. Tôi là “Con ngươi của mắt Ngài”. Lạy

Cha con cảm tạ Ngài vì luôn nhìn xem chúng con.

Sống Có Ý Thức Trong Sự Hiện Diện Của Ngài

Sự toàn tại của Chúa giúp chúng ta liên tục ở trong mối tương giao với Ngài và

nương cậy với Ngài trong mọi tình huống. Nhưng đôi khi chúng ta không để ý đến

sự hiện diện của Ngài bởi vì chúng ta quá bận tâm với cuộc sống của mình và

chăm vào các mối lo vật chất (thức ăn, áo quần, chỗ ở, tài chánh, và công việc).

Đôi khi chúng ta cũng quên rằng Ngài ở với chúng ta trong khi chúng ta bận rộn

hầu việc Ngài. Brother Lawrence đã khám phá lẽ thật nầy khi ông bắt đầu tập tành

trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Suốt mười lăm năm, trách nhiệm của ông là

phải rửa các chậu và nồi đầy mỡ trong chủng viện - một công việc ông không

thích. Việc tập tành sống trong sự hiện diện của Chúa đã thay đổi điều mà ông xem

là một công việc buồn tẻ thành một đặc ân vui thích. Ông viết rằng: “Đời sống từ

ngày nầy sang ngày khác của tôi bao gồm việc dâng cho Chúa sự tập trung đơn sơ

yêu thương của tôi, nếu tôi bị xao lãng, Ngài gọi tôi trở lại bằng một giọng nói thật

hết sức dịu dàng”. 11 Đây là điều ông coi là quan trọng trong bước đi với Chúa:

Sự thực hành cần thiết nhất và thánh khiết nhất trong đời sống thuộc linh của

chúng ta là sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Điều nầy có nghĩa là luôn tìm được sự

thỏa lòng trong mối tương giao thiên thượng với Ngài, nói năng một cách khiêm

nhường và yêu thương với Ngài trong mọi mùa, và mọi thời điểm, không làm gián

đoạn mối tương giao bằng bất cứ cách nào. 12

Việc sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời có nghĩa là nhận biết rằng Chúa ở

cùng bạn và hết sức quan tâm đến từng điều một trong đời sống bạn. Khi tôi thực

hành điều nầy, tôi thấy rằng suốt ngày, Chúa Jêsus thông công với tôi qua những

suy nghĩ trong tâm trí tôi xuất phát từ việc suy gẫm lời Ngài và việc thưa chuyện

với Ngài qua sự cầu nguyện. Điều nầy làm cho cả sự cầu nguyện lẫn việc học lời

Chúa trở thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú đối với tôi. Hãy để tôi chỉ cho bạn một

số lời hứa để bạn có thể nương cậy khi bạn thực hành với ý thức sự hiện diện của

Chúa trong các sinh hoạt hằng ngày của mình.

Khi chúng ta bối rối, Chúa sẽ chỉ dẫn chúng ta

Bối rối là điều phổ biến trong xã hội của chúng ta - thậm chí giữa vòng những

người tin Chúa. Người ta thường hỏi: vì sao những sự việc nầy lại xảy đến với tôi?

Tôi phải đi đâu và phải làm gì với cuộc đời của mình?

Chúng ta có thể tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ mặc khải chính mình Ngài cho

chúng ta khi chúng ta không biết phải hướng về đâu. Ngài hứa rằng: “Ta sẽ dạy dỗ

ngươi chỉ cho ngươi con đường ngươi phải đi, mắt Ta sẽ chăm chú ngươi và

khuyên dạy ngươi”. 13 Qua lời Ngài, sự cầu nguyện, sự dẫn dắt của Đức Thánh

Linh, và tấm lòng rộng mở của chúng ta, Ngài sẽ chỉ dẫn chúng ta trên con đường

mà Ngài hoạch định cho chúng ta.

Khi chúng ta sợ hãi, Chúa sẽ bảo vệ chúng ta

Bất cứ nơi đâu chúng ta sợ hãi - ở nhà một mình, lái xe trên xa lộ trong giờ cao

điểm, đối đầu với một buổi họp thù địch, hoặc đi một mình trong đêm tối - Đức

Chúa Trời luôn ở ngay bên cạnh chúng ta. Ngài hứa rằng: “Đừng sợ vì Ta ở với

ngươi; chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời ngươi, Ta sẽ bổ sức cho ngươi phải

Ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình Ta mà nâng đỡ ngươi. ” 14 Điều nầy

thật là một sự an ủi cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Hãy xưng nhận lời hứa ấy và ghi nhớ một cách có ý thức rằng Đức Chúa Trời hằng

ở với bạn trong giờ sợ hãi và bối rối. Ngài sẽ an ủi bạn và ban cho bạn can đảm để

đối đầu với những nỗi sợ hãi. Ngài cũng sẽ bảo vệ bạn hầu cho bạn sẽ không bao

giờ kinh nghiệm bất cứ điều gì ngoài ý muốn của Ngài dành cho đời sống bạn.

Khi chúng ta bị cám dỗ, Chúa sẽ giúp chúng ta chống cự

Chiến lược chủ chốt của Satan đối cùng dân sự Đức Chúa Trời là luôn luôn thì

thầm: “Đừng gọi, đừng cầu xin, đừng lệ thuộc vào Đức Chúa Trời để làm những

việc lớn. Mọi sự sẽ tốt đẹp nếu ngươi nương cậy nơi sự khôn ngoan và năng lực

riêng của chính mình”. Ma quỷ không hoảng sợ trước những nỗ lực của con người,

nhưng nó biết nước của nó sẽ bị tàn hại khi chúng ta dâng lòng mình lên cho Chúa.

15

Mặc dầu chúng ta có thể bị cám dỗ bởi xác thịt của chính mình và bởi những ảnh

hưởng của đời nầy, Satan là một địch thủ chính trong ham muốn bất tuân lời Chúa

của chúng ta. Giáo sư Kinh Thánh qua đài phát thanh là David Jeremi đặt sự cám

dỗ trong một ánh sáng mới:

Giả sử bạn và một trong những người bạn của mình đang đến gần chỗ làm việc sai

xấu. Cả hai đều biết đó là việc sai trái. Dầu vậy các bạn sắp sửa thực hiện điều đó.

Nhưng nếu bạn phải nói với bạn mình rằng: “Đi mà làm ngay đi, nhưng tôi nghĩ

anh phải biết rằng tôi đã nghe tiếng nói từ trời và Chúa sẽ có mặt ở đây trong vài

giây nữa”. Có lẽ người bạn của bạn sẽ trả lời: “Ôi, nếu Chúa sắp có mặt ở đây, có

lẽ ngày mai ta sẽ làm việc nầy hoặc là tuần tới, chứ tôi không muốn làm điều nầy

nếu Chúa xuất hiện trong vài phút nữa” 16

Thật ngạc nhiên! Chúa đã có mặt rồi. Ngài hiện ở đây. . . ngay bây giờ! Khi đối

diện với cám dỗ, bạn hãy nói với chính mình: “Điều nầy đang được thực hiện trong

sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Việc suy gẫm lẽ thật nầy sẽ cho bạn

sự xác quyết để đối diện cám dỗ trong đời sống mình.

Tôi khích lệ bạn hãy tập tành sống trong sự hiện diện của Chúa bằng cách xin

Chúa giúp bạn chống lại cám dỗ. Kinh Thánh hứa rằng: “Đức Chúa Trời là thành

tín. Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám

dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi để anh em có thể chịu được. ” 17

Khi chúng ta bị thương tổn, Chúa sẽ an ủi chúng ta

Làm thế nào mà Phaolô và Sila có thể hát ngợi khen Chúa trong tình cảnh đen tối

của nhà tù Lamã lạnh lẽo và hôi hám? Lưng họ bị tróc thịt do đã bị đánh đập bằng

roi và gậy. Chân họ bị tra vào cùm và chủ ngục dọa sẽ xử tử họ nếu tìm cách trốn

thoát. Phaolô và Sila có thể ca hát bởi vì Đức Chúa Trời ở cùng họ trong nhà tù

tăm tối nơi họ đang bị tổn thương.

Tác giả Thithiên viết rằng: “Đức Giêhôva ở gần những người có lòng đau thương

và cứu kẻ nào có tâm hồn thống hối. ” 18 Hoặc chúng ta trải qua nỗi đau đớn về

thuộc thể, về tình cảm, hoặc về tâm trí, Đức Thánh Linh cũng sẽ an ủi chúng ta và

ban sức mạnh cho chúng ta khích lệ để chúng ta chiến thắng những giờ đau đớn.

Một số nhân sự trong chiến dịch chinh phục sinh viên của chúng tôi đã mất các con

nhỏ vì tai nạn hoặc bệnh tật. Vonette và tôi cảm tạ rằng đây là một hoạn nạn mà

chúng tôi chưa từng trải qua, nhưng chúng tôi cảm biết nỗi đau của họ họ kể cho

chúng tôi nghe rằng đó là một trong những khủng hoảng thống khổ hơn hết mà một

người có thể trải qua. Nước mắt tuôn đổ hàng tháng, các bắp thịt rã rời vì nức nở.

Nhiều cặp vợ chồng người ngoại sau đó đã chia tay vì mặc cảm phạm tội và sự

trách cứ. Nhưng nhiều môn đồ của Chúa Cứu Thế làm chứng rằng: “Đó là điều khó

khăn nhất mà tôi từng kinh nghiệm, nhưng tôi phải nói với bạn rằng Chúa thật rất

gần với tôi đến nỗi tôi cảm thấy sự hiện diện của Ngài như tôi chưa bao giờ cảm

nhận Ngài trước đây. ” Mặc dầu Kinh Thánh phán rõ ràng rằng Đức Chúa Trời

cùng một lúc hiện diện khắp mọi nơi, các bậc cha mẹ đã mất con cái đã làm chứng

rằng Đức Chúa Trời bày tỏ sự hiện diện của Ngài qua những phương cách đặc biệt

vào những thời điểm có cần đặc biệt. Trong IICo 2Cr 1:3-4 Phaolô quả quyết với

chúng ta rằng: “Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi và Ngài yên ủi chúng ta. Ngài đã

yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ

gặp”.

Khi chúng ta ngã lòng, Đức Chúa Trời sẽ khích lệ chúng ta

Bạn có từng vật lộn với những tấm chi phiếu không vượt qua nỗi chưa? Có những

bạn hữu phản bội bạn không? Bạn có cảm thấy thiếu kém trước công việc của

mình với tư cách một người làm cha hoặc làm mẹ không? Kinh Thánh dạy chúng

ta rằng: “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài hay săn sóc anh em. ”

19 Chúng ta được khích lệ trong Gios Gs 1:9: “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ,

chớ kinh khủng; vì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi

ngươi đi. ” Không những Chúa sẽ giúp bạn chiến thắng mọi sự ngã lòng mà Ngài

còn giúp bạn vượt qua mọi dãy núi trong đời sống mình! Và khi bạn vượt qua

những trũng ngã lòng, bạn sẽ thấy lúc nào Chúa cũng có ở đó. Nhiều khi Ngài kiên

nhẫn chờ đợi bạn kiệt sức mất hết các phương tiện và năng lực của mình để rồi

hướng về Ngài tìm sự giúp đỡ. Thật là một sự khích lệ lớn lao! Chúng ta có thể tin

cậy Đức Chúa Trời như thế trong mọi sự!

Khi chúng ta cô đơn, Chúa sẽ là bạn đồng hành của chúng ta

Một số trong những giờ phút cô đơn nhất của chúng ta có thể là khi chúng ta ở

trong một đám đông, song chẳng ai lưu ý đến chúng ta. Lòng chúng ta đau đớn khi

nghĩ rằng không ai quan tâm. Nhưng Chúa Jêsus là người bạn đời đời của chúng ta.

20 Ngài hứa rằng: “Ta sẽ không lìa ngươi đâu sẽ không bỏ ngươi đâu. ” 21

Ngài cũng ở với chúng ta khi chúng ta đối đầu với những công tác cô đơn. Khi

Davit LivingStone chèo thuyền đến Phi Châu lần đầu tiên với tư cách một nhà

truyền giáo, một nhóm bạn của ông đã hộ tống ông đến chân cầu để chúc ông có

một cuộc hành trình tốt đẹp. Họ đã quan tâm đến sự an toàn của ông và nhắc nhở

ông về những nguy hiểm của vùng đất chưa được khai phá ấy, một trong số những

người ấy còn ra sức thuyết phục ông hãy ở lại Anh Quốc. Nhưng Livingstone đã

mở Kinh Thánh ra và đọc những lời của Chúa Jêsus trong Mat Mt 28:20: “Nầy Ta

ở cùng các ngươi luôn. ” Ông quay sang người đặc biệt quan tâm về sự an toàn của

ông và mỉm cười: “Đấy, bạn của tôi ơi, đây là lời của một người lịch thiệp. . . Vì

vậy chúng ta hãy đi”.

Không một con người nào hoặc một tình huống nào có thể đưa chúng ta ra khỏi sự

hiện diện của Chúa yêu thương chúng ta. Phaolô viết rằng: “Vì tôi chắc rằng bất kỳ

sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền

phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi

sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus

Christ là Chúa chúng ta. ” 22

Ngài ở đây với chúng ta ngay bây giờ và cho đến mãi mãi - bởi vì Ngài là Đức

Chúa Trời hằng hữu của chúng ta. Ngài là Đấng hướng dẫn đời sống chúng ta và

cho đến đời đời. Thật là một lẽ thật khó tin! Là một động cơ mạnh mẽ để chúng ta

hiểu biết, yêu thương, tin cậy, vâng lời, thờ phượng và vui hưởng sự hiện diện của

Đức Chúa Trời kỳ diệu và là Cứu Chúa chúng ta.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Vào Lòng Của Bạn - Hãy cam kết học thuộc lời tuyên bố và

các câu Kinh Thánh sau đây. Sau đó khi bạn đối đầu với những tình huống trong

tuần lễ nầy, là lúc bạn cần sự yên ủi vì biết Chúa đang ở gần, hãy xưng nhận những

lời hứa nầy bằng đức tin.

• Vì Chúa là Đấng Hằng Hữu, Ngài luôn luôn ở với tôi.

• Gios Gs 1:9 - “Ta há không có phán dặn ngươi sao - hãy vững lòng bền chí, chớ

run sợ chớ kinh khủng; vì Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong

mọi nơi ngươi đi. ”

• Thi Tv 16:11 - “Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống, trước mặt Chúa có

trọn sự khoái lạc, tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng. ”

Nương Cậy Nơi Chúa - Đức Chúa Trời Hằng Hữu của chúng ta ở khắp mọi nơi

bạn ở và ở bất cứ nơi nào bạn đi. Ngài có mặt trong lớp học, trong tòa án, trong

văn phòng, gia đình, và bệnh viện. Ngài ở với bạn trong đời nầy và trong giờ qua

đời. Ngài là Đấng duy nhất có thể ở với bạn dầu bất cứ điều gì xảy ra. Có phải bạn

đang ở giữa một chiến trận hoặc một hoàn cảnh mà bạn cần sự chỉ dẫn của Ngài

không? Hãy hướng về Ngài ngay bây giờ và đặt lòng tin cậy của bạn vào Đấng

luôn ở với bạn. Hãy học Lời Ngài và để lời ấy dẫn dắt bạn.

Vâng Lời Chúa - Đức Chúa Trời hiện diện với bạn mỗi phút trong từng ngày. Ngài

biết điều bạn làm và suy nghĩ từng giây phút. Có lãnh vực nào trong đời sống bạn

chưa vâng phục Chúa chăng? Đức Chúa Trời hằng hữu của bạn biết rồi, hãy dâng

chính mình để vâng phục Ngài hôm nay.

Chương 8: Đức Chúa Trời Biết Mọi Sư

Nhiều người coi Albert Einstein là người tài trí gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong

lịch sử. Bạn có biết rằng những bắt đầu của thuyết tương đối của ông đến từ một

bài tiểu luận ông đã viết khi mới 16 tuổi không? Đến năm 26 tuổi ông đã xuất bản

năm bài thuyết trình nghiên cứu chính trên một tờ báo quan trọng của nước Đức.

Vì một trong các bài thuyết trình ấy, ông đã nhận được học vị tiến sĩ. Các ý tưởng

ông giới thiệu trên các bài thuyết trình ấy mang tính cách mạng đến nỗi chúng đã

làm thay đổi cách chúng ta nhìn xem vũ trụ mang tính khoa học.

Khi Đức Quốc Xã lên nắm quyền họ đã kịch liệt phản đối công trình của Einstein,

tịch thu tài sản của ông, và đốt các sách của ông. Không lâu sau đó, ông chuyển

đến Hoa Kỳ và trở thành một công dân nước Mỹ. Vào năm 1939, Einstein hay rằng

các nhà khoa học Đức đã chia nhỏ nguyên tử uranium. Ông viết một bức thư cho

tổng thống Franklin D. Roosevelt báo cho ông biết trước về khám phá của người

Đức là điều ông tiên đoán sẽ dẫn đến sự phát minh của bom nguyên tử. Nhờ lời

khuyên của Einstein chính phủ Hoa Kỳ đã thành lập dự án Manhattan, để triển khai

hai quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. 1

Các ý tưởng của Einstein đã ảnh hưởng mạnh mẽ không những đến cách các nhà

khoa học suy nghĩ về một vấn đề, nhưng cũng ảnh hưởng đến cách chiến tranh

được tiến hành. Chúng thậm chí đã tràn vào lãnh vực đạo đức. Trước sự sửng sốt

của Einstein, các triết gia hiện đại đã đưa lý thuyết tương đối mang tính khoa học

của ông áp dụng nó vào lãnh vực đạo đức và gọi nó là thuyét tương đối . Triết lý

nầy đã hủy hoại niềm tin vào lẽ thật tuyệt đối của xã hội và giúp sản sinh ra sự

chấp nhận đối với các nguyên lý tình thế. Mặc dầu các khám phá của Einstein về

nguyên tử có những tiến bộ trong các phạm vi hoạt động về năng lượng và thuộc

men, song chúng đã bị sử dụng để hủy hoại đời sống thuộc thể và đạo đức.

Đức Chúa Trời là nguồn duy nhất của mọi hiểu biết và khôn ngoan; mọi sự chúng

ta hiểu biết đều bắt nguồn từ nơi Ngài. Như lời tiên tri Êsai công bố:

Ai lường được thần của Đức Chúa Trời, và làm mưu sĩ Ngài, đặng dạy Ngài điều

chi? Nào Ngài đã bàn luận với ai? Ai đã dạy khôn cho Ngài và dạy Ngài đường

công nghĩa? Nào ai đã đem sự thông biết dạy Ngài và chỉ cho Ngài lối khôn

ngoan? 2

Thật là một tin tức quan trọng! Chúng ta không cần một người tài trí như Einstein.

Chúng ta biết Đấng biết các câu trả lời cho mọi câu hỏi của đời sống: “Ôi! Sâu

nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời!” 3

Sự Hiểu Biết Lớn Nhất

Điều một người biết có thể dẫn đến sự giàu có, quyền hành, và sự tiến bộ. Các tập

đoàn lớn và các công ty thường trả cho các nhà tư vấn thật hậu hỉ vì điều họ biết.

Hãy xem xét công nghệ máy vi tính các vận may đang được thực hiện bởi vì người

ta muốn có được và quản lý thông tin bằng những cách nhanh chóng hơn.

Vào năm 1953 chỉ có 100 máy vi tính được sử dụng khắp thế giới, mỗi chiếc máy

như vậy nặng đến máy tấn và làm đầy những căn phòng khổng lồ. Ngày nay có

trên 110. 000. 000 máy vi tính trong các gia đình, trường học, doanh nghiệp, và

văn phòng chính phủ. Một số các máy vi tính mới nhất nhỏ đến nỗi có thể bỏ lọt

vào túi áo khoác. 4

Nền tảng hiểu biết của chúng ta cứ vài năm lại nhân đôi. Những người tốt nghiệp

đại học thường khám phá ra rằng những gì họ đã học trong nhiều năm nghiên cứu

của mình đã nhanh chóng trở nên lỗi thời vì sự bùng nổ thông tin nầy. Mỗi ngày

những khám phá mới đều làm thay đổi điều trước kia chúng ta chấp nhận là sự

thật. . . những khái niệm của ngày hôm qua đang được thay thế bởi những hiểu biết

sâu sắc của ngày hôm nay. Những hiểu biết ấy đến lượt lại phải dọn đường cho

những ý tưởng mới mẽ của ngày mai.

Tuy nhiên càng hiểu biết nhiều, chúng ta càng nhận biết rằng mình vẫn chưa hiểu

biết bao nhiêu. Để bù vào sự thiếu hiểu biết của chúng ta, chúng ta luôn tìm cách

để xây dựng một phương cách nhanh chóng hơn, thông minh hơn để đạt đến sự

hiểu biết. Một số trong số những siêu máy tính phức tạp hiện nay có thể thực hiện

gần 32 tỉ phép tính mỗi giây và có thể cất giữ một triệu ký tự trong bộ nhớ của nó.

Chúng có thể thực hiện trong một giờ đồng hồ điều mà phải mất đến 40 năm để

thực hiện với máy vi tính để bàn của bạn. Các nhà khoa học đang sử dụng một kỹ

thuật được gọi là quá trình song song trong đó họ nối các mạng máy tính để có thể

sử dụng mỗi thời gian nhàn rỗi của máy tính. Mục tiêu là để tạo ra một mạng lưới

có thể thực hiện được một nghìn tỉ phép tính trong một giây. Một phép tính mà

được biết là một con số 10 lũy thừa 12. 5

Đồng thời, cũng có nhiều trong số các khoa học gia và chuyên gia nầy đang chối

bỏ Đấng có sự hiểu biết lớn hơn hết theo IGi1Ga 3:20: “Ngài biết hết mọi sự”.

Đấng Tạo Hóa vĩ đại của chúng ta không những biết hết mọi sự mà Ngài còn là

nguồn của mọi sự hiểu biết. Sự hiểu biết Ngài hoàn toàn tinh khiết, hoàn toàn đúng

và xác thực, không bị làm ô uế bởi những sự sai lệch hoặc những quan điểm sai

trật. Không giống hiểu biết của loài người, sự hiểu biết của Đức Chúa Trời không

bao giờ bị thay thế hoặc lỗi thời bởi những khám phá mới.

Hầu hết các nhà khoa học dành cuộc đời của mình để cố gắng hiểu và giải Quyết

những sự huyền nhiệm của đời sống và của vũ trụ. Nhưng đối với Đức Chúa Trời,

là Đấng biết hết mọi sự, không có gì là bí mật cả. Ngài hiểu rõ mọi sự làm rối trí

nhơn loại. Đối với Ngài, con số nhân với 10 lũy thừa 12 không là gì cả.

Đức Chúa Trời Chúng Ta, Đấng Biết Tất Cả Mọi Sự

Các nhà thần học gọi sự hiểu biết vô hạn của Đức Chúa Trời là toàn tri (biết mọi

sự). Sự toàn tri của Chúa có nghĩa là gì? Gần 150 năm trước đây, một trong số các

nhà thần học lớn của thế kỷ vừa qua, là Stephen Charnock, đã viết như vầy:

Ngài biết điều các thiên sứ biết, điều loài người biết và tuyệt đối hơn nữa, Ngài biết

chính mình, những hoạt động của chính Ngài, tất cả các tạo vật của Ngài, các suy

nghĩ và ý tưởng của chúng. 6

Bởi vì Đức Chúa Trời hoàn toàn biết rõ mọi sự có thể biết được, nên Ngài không

bao giờ phải học hỏi điều gì cả. Ngài không cần một máy vi tính bởi vì tất cả mọi

sự hiểu biết đều lập tức tiếp cận với Ngài và Ngài ghi nhớ mọi sự vào mọi thời

điểm. Ngài không bao giờ bị hoang mang hoặc bối rối hoặc lúng túng. Ngài không

bao giờ phải tìm tòi điều gì đó; mọi sự luôn luôn hoàn toàn rõ ràng đối với Ngài.

Không có điều gì ngạc nhiên đối với Chúa, Ngài luôn biết rõ hoàn toàn mọi sự kiện

bởi vì Ngài nhìn thấy mọi sự. Không có điều gì hóa ra khác lạ hơn dự tính và

hoạch định của Ngài.

Trong chương nầy tôi muốn nhấn mạnh bốn lãnh vực về sự toàn tri của Đức Chúa

Trời. Bốn điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu biết đầy trọn hơn thể nào chúng ta có thể

tin cậy Chúa với mọi sự trong đời sống mình.

Chỉ Đức Chúa Trời Mới Biết Rõ Mọi Sự Về Chính Mình Ngài

Là con người, chúng ta không hiểu nhiều về chính mình. Ví dụ như có ai đó giao

cho bạn một công việc mà bạn làm lộn xộn và nói rằng: “Đáng lẽ bạn phải biết rõ

hơn chứ”? Nhưng bạn đã tưởng rằng bạn thật sự biết điều phải làm khi bạn khởi sự

- cho đến khi bạn thất bại.

Bây giờ hãy hình dung, sẽ ra sao khi chúng ta giao thiệp với một vị thần mà có sự

hiểu biết không đầy đủ về chính mình và tạo vật của mình. Ở tại Shinto shrines,

Nhật Bản, người ta cột các sứ điệp vào những nhánh cây để thông báo cho các thần

của họ về các nhu cầu. Những kẻ thờ phượng nầy không bao giờ kinh nghiệm một

Đức Chúa Trời biết hết mọi sự vì vậy họ hoạt động theo tiền đề cho rằng các thần

của họ cần những thông tin cơ bản nhất.

Đức Chúa Trời của Kinh Thánh thì không như vậy. Ngài biết bản thể của chính

mình và những sự hoàn hảo vô hạn. Ngài biết điều không thể hiểu biết được đối

với bất cứ người nào khác. ICo1Cr 2:11 chép rằng: “Vả nếu không phải là thần

linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy nếu không

phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời”.

Nếu Đức Chúa Trời không biết rõ chính mình Ngài hoàn toàn, thì sự hiểu biết của

Ngài về mọi vật khác cũng có thể bất toàn. Chúng ta không thể tin cậy Ngài khi có

các nan đề. Chúng ta hãy đưa điều nầy đến một bước sâu hơn. Nếu Đức Chúa Trời

không biết rõ Ngài cách hoàn toàn, thì Ngài có thể không biết đến những năng lực

của chính mình; Ngài cũng không biết quyền phép của Ngài có ảnh hưởng ở mức

độ nào. Điều nầy có nghĩa là Ngài không thể cai trị mọi vật, vì Ngài không biết

cách thi hành năng quyền của mình. Hãy để tôi đưa ra một số ví dụ về tầm quan

trọng của sự hiểu biết Đức Chúa Trời về chính mình Ngài.

Là con người, chúng ta còn chưa biết rõ chính mình, huống gì điều đang diễn ra

trong lòng người khác. Đó là lý do vì sao có nhiều điều luật của chúng ta khi áp

dụng vào thực tế đi ngược lại điều được dự tính. Ví dụ như luật bất cẩn nhằm mục

đích giúp các bệnh nhân bị tổn hại trong một phương thức điều trị cũng có thể bị

một người không ngay thẳng lạm dụng để lừa dối cơ chế nầy cả triệu mỹ kim.

Tương tự như vậy, nếu Đức Chúa Trời không biết rõ sự thánh khiết của chính

Ngài, Ngài không thể phân biệt sự khác nhau giữa điều ác và điều thiện. Hậu quả

là, Ngài không thể đặt các luật lệ hoặc thi hành sự công chính, bởi vì Ngài bị giới

hạn trong sự hiểu biết của Ngài về thái độ tấm lòng của một người. Nhưng Ngài

thật sự hiểu rõ sự thánh khiết của Ngài, vì vậy Ngài là một quan án hoàn hảo.

Thứ hai, nếu một ông vua không biết uy quyền của chính mình hoặc các biên giới

và đặc điểm vương quốc của mình thì làm sao có thể cai trị được? Uy quyền của

ông ta sẽ mất hiệu quả nghiêm trọng. Nhưng Đức Chúa Trời biết mọi chi tiết về

các tạo vật của Ngài, và khả năng cai trị trong sự oai nghiêm và công bình của

Ngài là vô địch.

Thứ ba, trong các môn thể thao, chúng ta thường nói về một anh lính mới so với

các tay chơi xuất sắc như vầy “Anh ta không biết ưu điểm của mình. ” Vì vậy anh

ấy chơi dưới khả năng của mình. Chúng ta không bao giờ nói như thế về Đức Chúa

Trời. Không ai ngoài Đức Chúa Trời có khả năng hiểu đúng sự oai nghiêm thiên

thượng của Ngài và nhiều thuộc tính khác của Ngài.

Chúa Jêsus phán cùng chúng ta rằng: “Ngoài Cha không có ai biết Con; ngoài Con

và người nào Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không ai biết Cha. ” 7 Những gì

chúng ta biết về Đức Chúa Trời có thể chỉ do Ngài đã mặc khải chính mình Ngài,

qua tạo vật, qua Kinh Thánh, và qua Chúa Jêsus.

Chỉ Có Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Về Tạo Vật Của Ngài

Một số người tin rằng vũ trụ bao la và trật tự của chúng ta hình thành do kết quả

của một vụ nổ lớn được gọi là “Big Bang. ” (Vụ nổ hình thành vũ trụ) lý thuyết nầy

cho rằng cách đây hằng tỉ năm, trước khi có các ngôi sao và các hành tinh, toàn bộ

năng lượng và vật chất trong vũ trụ đều bị nhồi nhét vào trong một quả banh lớn.

Và bằng cách nào đó quả banh khổng lồ nầy nổ tung, tạo ra các hành tinh, các ngôi

sao và các thiên hà. Thậm chí các nhà khoa học nổi tiếng cũng thừa nhận rằng

không một ai thật sự biết vì sao mà các ngôi sao được hình thành. Apraham Loeb

thuộc trung tâm vật lý học thiên thể của trường đại học Harvard nói rằng: “Sự thật

là chúng tôi không hiểu sự hình thành sao ở mức độ cơ bản. ” 8

Vậy thì vật chất và năng lượng đã bắt đầu từ đâu đến? Làm thế nào mà sự sống lại

bắt nguồn từ vật chất chết, vô cơ, của quả cầu khổng lồ? Và vì sao các vụ nổ ngày

nay chỉ tạo ra những mớ hỗn độn và sự hủy diệt thay vì trật tự và những khuôn

mẫu phức tạp đang tồn tại khắp vũ trụ được? Thật dại khờ khi tin rằng vũ trụ nầy

tự nhiên mà có. Sự thật và sự hiểu biết về sự sáng tạo chỉ có thể xuất phát từ Đức

Chúa Trời.

Duy Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Đã Từng Xảy Ra Hoặc Sẽ Xảy Ra

Bạn có bao giờ biết một người mà lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây biết mọi sự không?

Dầu bạn nói điều gì, người ấy cũng sửa lưng bạn. Nếu bạn kể một câu chuyện, thì

người ấy có một câu chuyện hay hơn. Người ấy luôn khoe khoang sự hiểu biết của

mình về các mốt thời trang hoặc các tin tức mới nhất. Chẳng bao lâu, sau lỗ tai bạn

chán mệt vì phải cứ nghe người ấy nói về những gì mình biết.

Mặc dầu Đức Chúa Trời biết mọi sự đã từng xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Ngài không bao

giờ gây cho chúng ta ấn tượng là Ngài biết hết mọi sự. Ngài không bao giờ dùng sự

hiểu biết của mình một cách vị kỷ. Không một biến cố nhỏ nào xuyên suốt cõi đời

đời trôi qua mà Chúa không để ý. Trong sách Êsai, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Vì

Ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác, Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có

ai giống như ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên. ” 9 Sự toàn tri của Ngài là

hết sức quan trọng đối với chúng ta. Khi chúng ta đến chỗ hiểu biết Ngài cách mật

thiết hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình có thể tin cậy Ngài bởi vì Ngài thật sự biết

mọi điều chúng ta đã làm và sẽ làm, dầu vậy Ngài vẫn yêu chúng ta.

Nhiều người bị Chúa ngăm dọa bởi vì Ngài biết sự cuối cùng từ lúc bắt đầu - và

mọi sự ở giữa đó. Những lời tuyên bố như ChCn 15:13 làm họ lo sợ: “Con mắt

Đức GIÊHÔVA ở khắp mọi nơi, xem xét kẻ gian ác và người lương thiện. ” Họ

biết Ngài nhìn thấy tội lỗi họ. Lẽ thật nầy đang gây khó chịu cho một ông chồng

đang lén lút xem các sách báo khiêu dâm, và khiến cho người làm thuê đang ăn

trộm thì giờ phải lo âu. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng nhìn thấy điều được làm

cách kín dấu, một ngày kia Ngài sẽ bày tỏ công khai những hành vi như thế. Mặt

khác sự toàn tri của Đức Chúa Trời cũng đang an ủi những người xưng các tội lỗi

mình khi đã nhận biết chúng. Họ biết rằng tội lỗi mình đã được tha thứ.

Đức Chúa Trời Biết Quá Khứ

Không ai trong chúng ta có một ký ức hoàn hảo, và đôi khi chúng ta quên mất

những sự việc trong quá khứ, là điều đem lại ích lợi cho tương lai. Kết quả là

chúng ta lao vào đủ thư chướng ngại vật vì không nhớ quá khứ.

Nhưng Đức Chúa Trời toàn tri của chúng ta không bao giờ quên quá khứ. Một

trong những phương diện kỳ diệu của sự hiểu biết Đức Chúa Trời là Ngài biết mọi

điều đã xảy ra trong quá khứ như thể điều đó đang xảy ra ngay bây giờ. Ngài

không có những hốc tối trong ký ức nơi mà một số hành động quá khứ bị che

khuất. Bởi vì Ngài biết rõ quá khứ của chúng ta, khi chúng ta đầu phục Đức Thánh

Linh, Ngài soi rọi điều chúng ta cần để biết phải có hành động thích hợp nào.

Thời gian duy nhất Chúa hứa không nhớ đến quá khứ của chúng ta là khi chúng ta

tìm kiếm sự tha thứ của Ngài. Đức Chúa Trời phán: “Ấy chính Ta, là Đấng vì mình

Ta mà xóa sự phạm tội ngươi; Ta sẽ không nhớ đến tội lỗi ngươi nữa. ” 10 Mặc

dầu Ngài biết rõ tội lỗi của chúng ta, Ngài vẫn không “nhớ đến” chúng sau khi

chúng ta đã xưng ra. 11

Đức Chúa Trời Biết Hiện Tại

Nếu Đức Chúa Trời không biết toàn bộ hiện tại, thì Ngài có thể bị lừa dối và sai

lạc. Nhưng Đức Chúa Trời biết mọi sự về toàn bộ tạo vật của Ngài. Tác giả

Thithiên viết rằng: “Đức Chúa Trời từ trên trời ngó xuống, nhìn thấy hết thảy con

cái loài người. Ngài ngó xuống từ nơi ở của Ngài, xem xét hết thảy người ở thế

gian. Ngài nắn lòng của mọi người, xem xét mọi việc của chúng nó. ” 12

Chúng ta có thể so sánh sự hiểu biết của Đức Chúa Trời với một người mẹ biết

chính xác điều con mình đã làm hoặc đang làm. Các bà mẹ theo bản năng thường

phân biệt được những động cơ thật của các hành động con cái mình. Nếu điều đó

còn đúng đối với người mẹ thì đối với Cha Thiên Thượng của chúng ta điều nầy

thật hết sức đúng! Đức Chúa Trời biết mọi dự tính tốt lành chúng ta đang có - cũng

như mỗi một cám dỗ để nổi loạn nghịch cùng các mạng lệnh của Ngài.

Điều nầy có thể rất khích lệ. Ví dụ trong bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ trước

khi bị đóng đinh, Chúa Jêsus đã báo trước rằng Phierơ sẽ chối Ngài. Chúa Jêsus

phán cùng ông: “Hỡi Simôn, Simôn, nầy quỷ Satan đã đòi sàn sảy ngươi như lúa

mì. Song Ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn.

Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình. ” 13 Sau khi

biết được tình trạng tấm lòng của Phierơ, và rằng sau nầy Phierơ sẽ huấn luyện anh

chị em mình trong đức tin, Chúa Jêsus đã cầu nguyện cho ông ngay cả trước khi

ông chối Ngài. Ngày nay Chúa Jêsus cũng làm như vậy cho chúng ta.

Đức Chúa Trời Biết Tương Lai

Từ nhiều năm nay, các nhà kinh tế học vấn cao và dày dạn kinh nghiệm đã tuyên

đoán tình trạng sụp đổ của nền kinh tế Hoa Kỳ, dầu vậy chúng ta vẫn đang hưởng

các lợi nhuận được tăng thêm và sản lượng được cao hơn từ quý nầy sang quý kia.

Các nhà tư vấn về thị trường chứng khoán đã dự đoán sự suy sụp trên thị trường và

khuyên các thân chủ hãy chuyển sang các đầu tư tài chánh an toàn hơn. Tuy nhiên

thị trường chứng khoán tiếp tục leo lên các độ cao phi thường. Không ai thật sự

biết kinh tế sẽ diễn biến thế nào. Như lời một người nhận xét: “Nếu bạn xếp hàng

tất cả các nhà kinh tế trên thế giới nối đuôi nhau, bạn chưa có đủ để đi đến một kết

luận. ”

Bây giờ hãy xem xét sự biết trước của Đức Chúa Trời. Vào một thời điểm, không

có điều gì tồn tại ngoại trừ Chúa, vậy mà bất cứ vào thời điểm nào, Ngài cũng biết

quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngài biết khi Ngài tạo dựng vũ trụ, rằng Ađam và

Êva sẽ phạm tội, và Ngài sẽ phải sai Chúa Cứu Thế đến.

Để chứng minh khả năng biết trước tương lai của mình, Đức Chúa Trời đã ban cho

chúng ta hàng trăm lời tiên tri trong Kinh Thánh. Một trong những lời tiên tri đã

thu hút tôi là lời tiên tri về việc dân Do Thái sẽ được gọi nhóm họp như một dân

tộc. 14 Đền thờ Giêrusalem đã bị phá hủy vào năm 70 SC và dân Do Thái đã bị tản

lạc khỏi quê hương của họ. Làm thế nào mà một dân không có xứ sở có cơ hội để

tồn tại như một quốc gia? Tất cả các dân tộc khác kể từ lúc đó đã biến mất và chìm

vào quên lãng. Nhưng vào năm 1948 dân Do Thái đã lập quốc ở tại Ysơraên. Vô số

những điều lạ lùng về lời tiên tri ấy đang xảy ra sau gần hai thiên niên kỷ. Các lời

tiên tri của Đức Chúa Trời chính xác 100% bởi vì Ngài không những biết tương lai

mà Ngài còn đang kiểm soát tương lai.

Chỉ Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Về Chúng Ta

Thỉnh thoảng khi Vonette và tôi trò chuyện với nhau, một trong hai chúng tôi

thường nói: “Anh đọc được tư tưởng của em, đó là điều em định nói với anh. ” Đôi

khi tôi thường cầu nguyện thầm về một điều gì đó và nàng hỏi tôi: “Có phải anh

đang nghĩ về vấn đề đó không?” Thật là ngạc nhiên, đó chính là điều tôi đang cầu

nguyện. Vì sao điều đó lại xảy ra? Tôi không hiểu, nhưng tôi biết rằng nếu con

người có thể sống hài hòa với nhau như vậy, thì khả năng biết trước ý tưởng chúng

ta của Đức Chúa Trời còn lớn hơn biết bao, để phân biệt các động cơ của chúng ta,

và hiểu được những yếu đuối của chúng ta.

Không có một ý tưởng nào trong đầu bạn hoặc một động cơ nào trong lòng bạn mà

Đức Chúa Trời không biết. Đó là một ý tưởng đáng sợ! Vua Đavít giải thích như

sau:

“Hỡi Đức Giêhôva, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi. Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi

đứng dậy; từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi. Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ

tôi, quen biết các đường lối tôi. Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, kìa hỡi Đức Giêhôva,

Ngài đã biết trọn hết rồi. Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, đặt tay Chúa trên

mình tôi. . . sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi, cao đến đỗi tôi không

với kịp!” 15

Tôi khuyên bạn hãy dành một vài giây phút để thờ phượng Chúa vì cớ sự hiểu biết

và tình yêu Ngài dành cho chúng ta. Một cách để thờ phượng Đấng không thể dò

xét được của chúng ta là đến trước mặt Ngài trong sự yên lặng và kính sợ. Hãy cất

bỏ mọi thứ khác, tắt máy phát thanh, truyền hình, hoặc nhạc, và bước vào sự hiện

diện của Ngài. Hãy nói với Ngài rằng các thuộc tính và công việc của Ngài thật lớn

lao. Sau đó hãy lắng nghe trong sự thinh lặng khi Thánh Linh của Ngài tuyên phán

và gây dựng cho tâm linh bạn

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Đức Chúa Trời Của Bạn - Trong sự yên lặng và kính sợ, hãy thờ

phượng Đức Chúa Trời toàn tri của chúng ta qua Thithiên nầy:

“Hỡi Đức Giêhôva, Ngài đã dò xét tôi và biết tôi. Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi

đứng dậy; từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi. Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ

tôi, quen biết các đường lối tôi. Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, kìa hỡi Đức Giêhôva,

Ngài đã biết trọn hết rồi. Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước, đặt tay Chúa trên

mình tôi, sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi, cao đến đỗi tôi không với

kịp!” (Thi Tv 139:1-6).

Bằng lời lẽ của chính bạn, hãy ngợi khen Chúa vì sự hiểu biết của Ngài đối với bạn

trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Hãy cảm tạ Ngài vì Ngài đã tha thứ bạn trong

quá khứ, và ngợi khen Ngài vì sự bình an Ngài mang lại trong hiện tại, và sự hy

vọng mà bạn có thể có được vì Ngài biết trước tương lai bạn.

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Từ trước đến nay bạn đã bị ảnh hưởng như thế

nào bởi ý tưởng cho rằng đạo đức chỉ là tương đối? Bạn có thật sự tin rằng Đức

Chúa Trời biết mọi sự và rằng đường lối của Ngài là tốt nhất không? Hãy dành thì

giờ đọc Kinh Thánh để có được sự hiểu biết của Ngài. Sau đó bạn có thể trở thành

một công cụ của sự khôn ngoan Ngài, là điều “Có giá hơn châu ngọc” (ChCn

8:11). Với sự hiểu biết của bạn về lời Chúa, hãy từ bỏ bất cứ những ý tưởng nào về

thuyết tương đối mà bạn đang thực hành và hãy phản chiếu các tiêu chuẩn của lời

Chúa nơi những người lân cận và nơi bạn làm việc.

Làm Chứng Về Sự Cao Cả Của Ngài - Bạn có bạn hữu và các thành viên trong gia

đình cần biết rằng Đấng tạo hóa yêu thương của chúng ta biết tất cả về họ và muốn

có mối tương quan cá nhân với họ không? Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ giúp

bạn tìm được lời lẽ để nói với họ khi bạn chia sẻ niềm hy vọng của Chúa Jêsus với

họ. Ngày nay hãy dùng Tin lành để khích lệ người khác!

Chương 9: Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Về Chúng Ta

Không lâu sau khi tin Chúa, một người bạn mời tôi đến dự buổi tiệc được tổ chức

bởi một người đàn ông đứng đầu một trong những công ty xăng dầu lớn nhất vào

lúc ấy. Khi tôi đi qua hàng người tiếp tân, tôi biết mình chẳng là gì đối với người

đàn ông nầy cả. Nhưng về sau Đức Thánh Linh bắt đầu thúc giục tôi rằng tôi phải

nói chuyện với ông ta về linh hồn của ông. Tôi đã vâng lời và gọi điện thoại đến

văn phòng của ông, thật ngạc nhiên, ông đã đồng ý gặp tôi.

Khi tôi đến buổi hẹn, tôi phải đi qua một loạt người để kiểm tra các khách mời của

ông rồi sau đó mới bước vào văn phòng của ông. Ông ngồi đằng sau một chiếc bàn

giấy màu gụ to lớn trong một chiếc ghế có lưng dựa cao, không một tờ giấy nào ở

trên bàn ông cả, ông hỏi tôi “Anh muốn tôi làm gì cho anh?”

Tôi nói “Vâng, thưa ông, tôi chỉ xin mười lăm phút trong thời gian của ông, tôi

không muốn áp đặt. Tôi đến đây để nói chuyện với ông về mối quan hệ của ông

với Chúa Cứu Thế Jêsus”.

Thình lình ông bắt đầu khóc. Trong lúc ông thổn thức, ông đã kể cho tôi nghe câu

chuyện của ông. Ông đã tin Chúa khi được 8 tuổi. Sau khi theo học đại học và

tham gia vào công việc kinh doanh, ông đã bỏ Chúa. Ông nói: “Đã 30 năm nay tôi

không đến nhà thờ. Tôi đã làm cho cuộc đời tôi trở nên như mớ bòng bong. Người

ta nghĩ rằng tôi đang ở nấc thang thành công thật cao, nhưng tôi cảm biết đó là một

thất bại lớn. Tôi dường như có tất cả mọi sự, nhưng tôi đã đánh mất gia đình mình

và mọi thứ yêu quý đối với tôi. ”

Trước khi gặp ông, tôi không hề biết người đàn ông nầy đang ở mức độ thuộc linh

nào hoặc đang trải qua điều gì, nhưng Chúa biết. Khi tôi đáp lại sự dẫn dắt của Đức

Thánh Linh, Chúa đã mở cánh cửa hầu cho đời sống của người đàn ông nầy được

đem trở về. Ông ta tự nguyện bộc phát rằng: “Tôi sẽ đi nhà thờ vào Chúa Nhật”.

Duy Đức Chúa Trời biết chúng ta cách trọn vẹn và thân mật. Ngài hiểu những ao

ước những động cơ và những suy nghĩ của chúng ta. Không điều chi về chúng ta

thoát khỏi sự lưu ý của Ngài. Thật vậy Đức Chúa Trời biết chúng ta nhiều hơn là

chúng ta biết chính mình. Ngài cũng biết điều gì sắp xảy ra trong đời sống của

những người chúng ta sẽ tiếp xúc mỗi ngày. Ngài biết sự vật lộn của họ và có câu

trả lời cho các nan đề của họ.

Đức Chúa Trời không những biết tất cả về chúng ta, mà Ngài còn không bao giờ

quên chúng ta. Thậm chí Ngài còn biết rõ số tóc trên đầu chúng ta. 1 Đức Chúa

Trời hứa qua Êsai như sau:

Đàn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao?

Dầu đàn bà quên con mình, Ta cũng chẳng quên ngươi nầy Ta đã chạm ngươi

trong lòng bàn tay ta. 2

Sự ám chỉ việc được chạm vào lòng bàn tay của Đức Chúa Trời là một lời tiên tri

về sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá khi các binh lính Lamã đóng đinh

vào hai tay Ngài. Chúa Cứu Thế đã vâng phục cho đến chết vì cớ tình yêu Ngài

dành cho chúng ta; các lỗ đinh là sự nhắc nhở đời đời về tình yêu ấy. Không nghi

ngờ gì nữa, chúng ta có được sự quả quyết rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ

quên chúng ta!

Hãy xem xét một vài điều chứng tỏ Đức Chúa Trời biết bạn rất rõ.

Đức Chúa Trời Biết Bạn Đã Được Tạo Dựng Như Thế Nào

Có bao giờ bạn cảm thấy cha mẹ mình không chịu nghe mình, ông chủ không tôn

trọng mình, hoặc những người đồng công trong Hội Thánh, thậm chí mục sư của

bạn, cũng không hiểu bạn chăng? Thật là một sự choáng váng nghiêm trọng khi

nhận ra rằng hầu như không ai biết bạn thích gì trong thâm tâm hoặc những mơ

ước bạn thường ước mơ. Hãy vững lòng. Hãy nhớ rằng Chúa biết bạn đã được tạo

dựng như thế nào. 3 Là Đấng Tạo Hóa của mình, Ngài tạo dựng chúng ta theo một

mục đích độc đáo.

Đavít đã tuyên bố rằng các bước của một con người tin kính được định liệu Bởi

Đức Giêhôva. 4 Điều đó có nghĩa là Ngài sẽ chỉ dẫn chúng ta khi chúng ta sống

cho Ngài. Đức Chúa Trời thậm chí “biết chúng ta nắn nên bởi giống gì; Ngài nhớ

lại rằng chúng tôi bằng bụi đất. ” 5

Sự bảo đảm nầy được thấy rõ qua kinh nghiệm của một vị mục sư ở tại một Hội

Thánh nhỏ. Ông ta chán nản đến nỗi ông sẵn sàng từ bỏ chức vụ. Một người bạn

mời ông đến dự buổi cầu nguyện của các mục sư. Khi đến đó ông thú nhận với các

đồng nghiệp của mình: “Tôi đã bị đánh bại đến nỗi thậm chí tôi không nghĩ rằng

Chúa biết tôi đang ở đâu. ” Nhưng Chúa thật sự biết nơi ông đang ở. Ngày hôm

sau, các vị mục sư khác đứng thành một vòng tròn chung quanh ông và cầu nguyện

cho ông và ông có được một cảm nhận hết sức mạnh mẽ về sự hiện diện của Chúa

đến nỗi ông về nhà với tấm lòng hết sức phấn chấn. Đức Chúa Trời biết chính xác

điều vị mục sư nầy cần để được làm tươi mới lại trong tấm lòng và trong tâm trí

ông. Ngài sẽ giúp đỡ mỗi một người trong chúng ta theo những cách tương tự như

vậy vì cớ Ngài đã tạo dựng chúng ta và biết chính xác điều chúng ta cần vào mỗi

thời điểm.

Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Về Quá Khứ Của Bạn

Đức Chúa Trời biết mọi việc mà từng người đã làm - cả điều tốt lẫn điều xấu. Đức

Chúa Trời đã phán cùng Giêrêmi rằng: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và

rất là xấu xa: ai có thể biết được? Ta, Đức Giêhôva, dò xét trong trí, thử nghiệm

trong lòng, báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm” 6

Trong cơ chế công lý của loài người, những người bị kết tội giết người được đem

ra xét xử, sau đó bên nguyên dùng mọi chiến thuật khả thi để làm cho người bị kết

tội phải bị án tù. Mặc khác, các công tố viên bào chữa sẽ dùng mọi chiến thuật khả

thi để khiến cho các thành viên trong bồi thẩm đoàn tin rằng thân chủ của họ vô tội

dầu cho bằng chứng có nói thế nào. Bồi thẩm đoàn thường bị phân tâm bởi tài khéo

của các luật sư bào chữa nhiều hơn là bởi sự thật.

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời Đấng biết hết mọi sự của chúng ta đoán xét chính xác

không những các hành động của con người, mà còn các ý định trong lòng của họ

nữa, dầu cho họ có đưa ra những lời bào chữa như thế nào, hoặc họ dường như

thoát khỏi tội lỗi bao xa. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ học biết thêm về sự

công bình của Đức Chúa Trời một cách chi tiết. Nhưng tôi muốn được hỏi bạn: bạn

phản ứng thế nào với một Đức Chúa Trời, Đấng biết mọi tội lỗi bạn đã từng phạm?

Bạn có sợ tương lai của mình bị hủy diệt vì cớ quá khứ của bạn không? Ngài

không bỏ mặc chúng ta trong tình trạng tuyệt vọng.

Đức Chúa Trời yêu bạn vô điều kiện, bất chấp quá khứ tội lỗi của bạn. Ngài sẽ tha

thứ cho bạn khi bạn thật lòng xưng tội với Ngài. Chúng ta không bao giờ sẽ lo sợ

rằng Ngài sẽ khám phá điều gì đó trong quá khứ của mình và sẽ thay đổi ý định

yêu thương đối với chúng ta.

Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Bạn Đối Diện Trong Hiện Tại

Khi chúng ta đương đầu với những thách thức hoặc những khó khăn, việc Đức

Chúa Trời biết mọi sự thật là điều an ủi. Mục sư David Jeremiah đã nói với hội

chúng của ông như vầy:

Chúa chúng ta biết chúng ta đang trải qua điều gì. Ngài biết từng giây phút của nỗi

đau đớn và khổ sở của chúng ta. Không những Ngài biết điều chúng ta cảm nhận,

Ngài còn biết vì sao chúng ta cảm nhận điều mình cảm nhận. Ngài biết điều đó xảy

ra như thế nào, và bao lâu nó còn kéo dài và căng thẳng như thế nào. Ngài biết mỗi

một cảm xúc kết hợp với điều đó, và khi bạn đang trải qua những giờ khó khăn như

thế, tất cả những gì bạn có thể làm đôi khi là nhìn và thưa rằng: “Lạy Cha, Ngài

biết. . . Ngài biết. ” 7

Dầu hoàn cảnh của bạn như thế nào, dầu bạn thiếu thốn như thế nào, Đức Chúa

Trời hiểu và sẽ cùng trải qua với bạn điều đó. Ngài biết nỗi tổn thương của bạn, sự

khước từ, và những áp lực. Những cảm xúc và những tranh chiến của bạn không

phải Ngài không biết, nhưng Ngài cũng biết mục đích những hoạn nạn của bạn.

Ngài muốn giúp bạn hoàn thành được các mục tiêu ấy và kinh nghiệm sự vui mừng

của Ngài qua các hoạn nạn ấy. Trong Ngài có một niềm hy vọng để có một lối

thoát và một ngày mai tốt đẹp hơn.

Đức Chúa Trời Biết Tương Lai Ngài Muốn Dành Cho Bạn

Amy Carmichael là một trong những nhà truyền giáo yêu quý nhất trong cuối thế

kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Bà đã hầu việc Chúa tại Ấn Độ 25 năm. Sherwood

Eddy đã viết như vầy: “Amy Wilson Carmichael là nhân vật giống Chúa Cứu Thế

hơn hết mà tôi từng gặp gỡ, và. . . đời sống của bà là mùi hương thơm nhất, là đời

sống tận hiến đầy vui mừng hơn hết mà tôi từng được biết. ” 8

Khi bà lớn lên ở tại Ái Nhĩ Lan, bà vô cùng thích mình có được một cặp mắt xanh.

Với đức tin của một đứa bé, bà thật lòng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thay đổi cặp

mắt nâu của bà thành đôi mắt xanh nếu bà xin Ngài. Một đêm nọ, bà cầu nguyện

khẩn thiết để xin có đôi mắt màu xanh, thế rồi đầy lòng tin cậy bà đi ngủ. Khi bà

thức giấcvào sáng hôm sau, bà chạy đến chiếc gương. Đôi mắt nâu của bà phản

chiếu trong gương. Bà thất vọng biết bao!

Về sau trong những năm ở tại Ấn Độ, bà bắt đầu được biết về những hoàn cảnh bi

thương của nhiều cô gái trong các gia đình nghèo phải bị bán vào các đền thờ Ấn

Độ Giáo để làm kỵ nữ. Amy bắt đầu cứu vớt những cô gái trẻ nầy và đưa về nhà

của bà ở tại Dohnavur để nuôi dưỡng họ và dạy dỗ họ rằng Đức Chúa Trời rất yêu

họ. Bà thường bôi bã cà phê lên làn da trắng của mình và bận quần áo Ấn Độ để có

thể lẻn vào các đền thờ mà không bị để ý. Một ngày kia, đang khi mặc áo quần

ngụy trang, bà nhận ra rằng công việc của mình chỉ hiệu quả bởi vì bà có đôi mắt

nâu. Đôi mắt xanh sẽ là một sự tố giác nguy hiểm! Vào giây phút ấy, bà đã nhận ra

rằng một trong những lý do Đức Chúa Trời bảo không với lời cầu nguyện của bà

khi còn là một đứa trẻ là vì Ngài đã có một chương trình cho tương lai của bà có

liên quan đến tính mạng hàng trăm con người nhỏ bé quý báu khác. Đức Chúa Trời

đã biết trước tương lai của bà - ngay khi bà còn là một cô bé cách xa đó nửa vòng

trái đất.

Trong Eph Ep 2:10, Phaolô cho chúng ta biết: “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã

được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời

đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo. ” Đức Chúa Trời biết điều Ngài hoạch

định cho đời sống chúng ta thậm chí ngay trước khi chúng ta được thai dựng. Ngài

hiểu biết những khả năng của chúng ta, những cơ hội và sứ mạng sự sống của

chúng ta. Chúng ta có thể tin cậy Ngài mọi thời điểm trong tương lai mình.

Đức Chúa Trời Biết Những Sự Lựa Chọn Nào Là Tốt Nhất Cho Bạn

Đang khi bạn còn ngồi trong lớp học tại trường trung học hoặc đại học, có lẽ nhiều

lần bạn suy nghĩ tôi chẳng thấy có mục đích nào trong tất cả những thứ mà tôi đang

phải học . Hoặc có thể bạn có một người bạn là một người ghiền các tin tức vớ vẩn

về thể thao là người có thể phun ra một số lượng các thống kê thật khó tin về các

cầu thủ vẫn còn năng động vào tuổi 40 và 50. Mục đích sự hiểu biết của người ấy

là gì ngoại trừ việc để làm cho các bạn phải sửng sốt?

Đức Chúa Trời sử dụng sự toàn tri của Ngài không phải để phân loại các thông tin.

Phierơ nói với đám đông rằng “Chúa Jêsus đã bị nộp theo ý định trước và sự biết

trước của Đức Chúa Trời. ” 9 Mục đích của sự biết trước nầy là gì? Để lập một con

đường cho chúng ta có được một mối tương giao thân mật với Đức Chúa Trời qua

Con Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus. Đấng mà sự chết và sự sống lại của Ngài đã đem

lại chiến thắng trên Satan và sự chết đời đời. Mục đích của Ngài là để chúng ta

được tự do.

Đức Chúa Trời biết rằng một khi bạn chọn trở nên con cái Ngài, bạn sẽ trở nên

“thánh sạch và không chỗ trách được” ở trước mặt Ngài. 10

Đáng buồn thay, đôi khi chúng ta tưởng mình biết nhiều hơn Chúa và không chịu

lắng nghe Ngài. Có bao nhiêu lần bạn đã mất kiên nhẫn với con đường mà đời

sống bạn đang trải qua và muốn đi thẳng từ điểm A đến điểm C? Nhưng không

phải chỉ việc đến đích là quan trọng. Đức Chúa Trời biết rằng bởi đưa bạn sang

điểm B, cuộc hành trình sẽ làm thay đổi bạn ngõ hầu bạn sẽ trở thành loại người

mà bạn cần phải trở thành khi đến nơi.

Trong Gie Gr 29:11 Chúa hứa: “Vì Ta biết ý tưởng Ta nghĩ đối cùng ngươi là ý

tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc

cuối cùng của mình”. Việc đi theo chương trình của Ngài dẫn đời sống chúng ta

đến chỗ lựa chọn tốt đẹp nhất - ngay hiện bây giờ, trong tương lai, và cả cõi đời

đời.

Đức Chúa Trời Biết Bạn Cần Sự Khôn Ngoan

Bởi vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự trong chúng ta, nên chúng ta có

thể nương cậy Ngài như là vị Giáo sư, Đấng khuyên bảo, và Đấng chỉ dẫn chúng ta

vào mọi lẽ thật. Ngài sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết lớn lao của Ngài với chúng ta.

Đức Chúa Trời hứa rằng:

Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng

ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho.

Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như

sóng biển bị gió động và đưa đi đây đi đó. 11

Đức Chúa Trời không bao giờ ngạc nhiên khi chúng ta gặp phải rắc rối, và Ngài

luôn có ở đó để giúp đỡ chúng ta. Nhưng người tin Chúa để vụt mất các giải pháp

của Đức Chúa Trời vì họ không dành thì giờ học hỏi lời Ngài. 12 Hoặc họ có thể

biết lời Chúa, nhưng không muốn vâng theo hoặc giải quyết hoàn cảnh của mình

theo lời hứa của Chúa. Vì vậy họ không nhận được những ích lợi trọn vẹn từ sự

toàn tri của Đức Chúa Trời.

Salômôn viết rằng: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giêhôva; chớ nương cậy nơi sự

khôn sáng của con. Phàm trong các việc làm của con khá nhận biết Ngài, thì Ngài

sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. ” 13 Nhưng sự trợ giúp của Đức Chúa Trời không bảo

đảm chúng ta một cuộc sống không có thử thách và hoạn nạn. Thật vậy Gia Gc

1:2-4 và RoRm 5:3-4 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời thường dùng những

nghịch cảnh, những sự đau buồn, những sự thử thách và bắt bớ để ban phước cho

chúng ta.

Việc tin cậy Đức Chúa Trời cũng không loại trừ sự cám dỗ. Hãy nhớ thể nào chúng

ta đã đọc ở phần trước: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá

sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ

quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh

em có thể chịu được. ” 14 Nhiều khi chúng ta ao ước mình biết con đường ra khỏi

là như thế nào. Tuy nhiên khi chúng ta chấp nhận sự kiện Đức Chúa Trời biết kết

thúc từ lúc ban đầu, đang cung ứng con đường để thoát ra khỏi, chúng ta có thể

được vơi nhẹ. Ngài có quyền để khiến chúng ta đắc thắng.

Đức Chúa Trời biết mọi điều về bạn và Ngài yêu bạn một cách vô điều kiện. Tôi

khích lệ bạn - tôi nài xin bạn - hãy mở lòng mình ra cho Ngài và quyết định bước

đi với Ngài bất chấp phải trả giá nào. Hãy tự nhắc nhở mình hằng ngày về lẽ thật

Đức Chúa Trời biết mọi sự. Bạn sẽ không bao giờ lại cảm nhận một cách tương tự

về mối tương giao cá nhân hằng ngày của bạn với Đức Chúa Trời tuyệt vời của

chúng ta như trước nữa.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đặt tất cả các thuộc tính của Đức Chúa Trời về

năng lực (tức là sự toàn năng, toàn tri, và toàn tại) lại với nhau để khám phá các

đặc điểm khác khiến Ngài vượt trổi trên bất cứ sự vật nào hoặc con người nào khác

- đó là quyền tối cao của Ngài. Thuộc tính nầy là điều cho chúng ta hy vọng hoàn

toàn trong tương lai.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy cam kết học thuộc những lời tuyên bố và

những câu Kinh Thánh sau đây. Sau đo, khi bạn đối diện với những tình huống

trong tuần lễ nầy, lúc bạn cần sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, hãy lấy đức tin

xưng nhận các lời hứa ấy.

• Vì Đức Chúa Trời biết mọi sự nên tôi có thể đi với Ngài trong mọi thắc mắc và

mọi nỗi bận tâm của tôi.

• Gia Gc 1:5, 6 - “Ví bằng anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa

Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ

được ban cho. Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ vì kẻ hay nghi ngờ

giống như sóng biển, bị gió động và đưa đi đây đi đó. ”

• Thi Tv 147:5 - “Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền cả thể, sự thông sáng Ngài vô

cùng vô tận!”

Nương Cậy Đức Chúa Trời - Thường khó để tin cậy người khác. Họ có thể rất yếu

đuối hoặc hoàn toàn quên mất phải làm điều họ đã hứa. Nhưng Đức Chúa Trời thì

không bao giờ quên! Hãy dành thì giờ trong lời của Đức Chúa Trời thâu thập các

lời hứa của Ngài. Hãy chọn một lời hứa để ứng dụng vào hoàn cảnh mà bạn đang

đối diện ngay bây giờ và tin cậy Ngài là Đấng làm thành điều đó.

Vâng Phục Chúa - Đức Chúa Trời không những biết quá khứ, hiện tại và tương lai,

Ngài còn biết điều gì là tốt nhất cho bạn. Có điều gì bạn đang miễn cưỡng mà làm

không? Ngày hôm nay bạn hãy quyết định làm mọi sự trong đường lối Chúa và

vâng phục Ngài trong những lãnh vực bạn đã giao cho Ngài.

Chương 10: Đức Chúa Trời Là Đấng Tối Cao

Con người trên khắp thế giới đều bị cuốn hút đối với vương quyền. Các bức hình

của cố công nương Diana, Thái tử Charles, và các hoàng thân quốc thích khác của

nước Anh đầy dẫy trên các tạp chí nhỏ và các màn hình Tivi. Vì sao sự xuất hiện

của họ luôn thu hút sự chú ý của chúng ta? Có lẽ chính vì địa vị cao quý mà họ

được hưởng.

Bởi vì chúng ta sống trong một chế độ dân chủ vào một thời kỳ mà các quyền tối

cao không cai trị trên các vương quốc rộng lớn, nên chúng ta thật khó mà hiểu

được chiều sâu của cảm xúc mà dân chúng thường có đối với các vị vua và hoàng

hậu của họ. Khi vua Hussein của nước Jordan qua đời vào tháng 2 năm 1999, cả

nước đã than khóc ông. Gần một triệu người đã xếp hàng nối đuôi nhau để được

chứng kiến tang lễ - gần 1/6 dân cư Jordan! hàng trăm người Jordan đã phá vỡ các

hàng rào an toàn để đến gần quan tài. Khi đến cung điện Raghadan, quan tài được

đăt trên một chiếc xe ngựa của giáo hội, phía sau, đi hộ tống là một con ngựa giống

Ả Rập mà nhà vua rất ưa thích. Một cặp ủng được đặt phía sau trên đai ngựa để

tưởng nhớ vị lãnh tụ đã khuất. Khắp nơi trên đất nước Jordan, người ta treo cờ tang

trên các cột cửa và các angten xe hơi.

Đất nước hầu như ngưng hoạt động trong một tuần lễ để than khóc đúng theo nghi

thức. Từ những ngày xa xưa, các vua và hoàng hậu đã nhận được sự tôn kính và

vinh hiển. Một trường hợp điển hình là vào năm 1911 khi các triều đình của những

người trị vì Ấn Độ trước kia bày tỏ lòng tôn kính đối với vua George V và hoàng

hậu Mary của Anh Quốc ở tại đồng bằng Delhi. Nhà vua và hoàng hậu ngồi trên

một chiếc bệ trong khi các hoàng tử tiến lên theo nghi thức và tiến hành các kiểu

chào của họ. Vị hoàng tử thứ nhất dâng cho nhà vua một chiếc vòng đeo cổ có

nhận một viên hồng ngọc to bằng cỡ một chiếc trứng bồ câu. Vị hoàng tử xứ Panna

dâng cho nhà vua một chiếc dù cao ba mươi phân làm bằng ngọc lục bảo. Mặc

bằng loại gấm thêu kim tuyến vàng và bạc, Ngài Tukoji Rao của vùng Indore tiến

lên với cây gậy bằng vàng có các nét chạm chỗ nạm ngọc và chiếc cáng gương

nạm hồng ngọc. 1

Một trong những thứ danh vọng yêu quý nhất của những người lãnh đạo là các

tước hiệu của họ. Dưới đây là tước hiệu của Nizam Đệ bảy (là một trong các tước

hiệu của người cầm quyền bản xứ ở tại Ấn Độ).

Trung tướng hoàng tử cao cả hàng thứ bảy ngang hàng với địa vị của Asaf Jah,

Người chiến thắng lãnh thổ và thế giới, Thống đốc lãnh thổ, Thống đốc vùng, Phó

vương của Ngài Osman Ali Khan, Người mạnh dạn, Chiến thắng trong chiến trận,

Đồng minh trung thành của Anh Quốc, Tổng tư lệnh Ngôi sao Ấn Độ, huy chương

Anh dũng bội tinh của Đế Quốc Anh, là người đứng đầu dân tộc bản xứ của

Hyderabad và Berar. 2

Vương triều nước Anh đã tổ chức rất nhiều những buổi lễ nhằm củng cố địa vị của

họ, họ thường dành hàng tháng cho những sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Khi Nữ Hoàng

Elizabeth đệ nhị được phong vương ở tại nhà thờ Westmingster ở tại Luân Đôn, bà

đi trong một cỗ xe bằng vàng được kéo bằng tám con ngựa xám lộng lẫy. Edwards

mô tả một phần của lễ đăng quang năm 1993 như sau:

Kế đó, Nữ Hoàng được khoác hoàng bào và được ban cho các biểu tượng của uy

quyền tuần tự từng thứ một. Cậy trượng được đặt vào tay hữu bà và cây gậy ở

trong tay tả. Tổng Giám Mục đã cầu nguyện cho bà “Hãy đầy lòng thương xót để

con sẽ không quá xao lãng, hãy thi hành sự công chính mà đừng quên sự thương

xót. Hãy trừng phạt kẻ ác, bảo vệ kẻ yếu đuối và người công chính, hãy dẫn dắt

dân sự con theo như cách họ phải đi. ”

Một tiếng hô vang dậy lên khắp nhà thờ: “Đức Chúa Trời phù hộ Nữ Hoàng. ” Kèn

được trổi, trống được đánh lên. Sau đó những tiếng súng đại bác trên tháp canh và

công viên Hyde được bắn đi. 3

Hoàng Hậu được đội một chiếc vương miện lớn bằng vàng có đính các hột bẹt và

hồng ngọc của vương triều Edward đã đội trong suốt những triều phong vương vào

thế kỷ thứ 20. Sau đó các khanh tướng trong triều đình của bà tiến hành nghi thức

bày tỏ lòng tôn kính bằng cách quỳ gối trước mặt bà và thề trung thành với quốc

vương. Ngay cả chồng của Nữ Hoàng, thái tử Phillip, cũng đã tiến hành nghi thức

bày tỏ lòng tôn kính.

Đấng Cầm Quyền Tối Cao

Tuy nhiên, còn có một Vị Vua Khác Đấng mà sự oai nghiêm, vinh hiển, và đáng sợ

của Ngài dường như không thể tả xiết. So với Ngài, không một nhà cầm quyền

hoặc kẻ cai trị nào sánh nổi thậm chí chỉ là một đốm sáng nhỏ trên màn hình của

cõi đời đời. Ngài không cần những buổi lễ đăng quang hoặc mặc mình bằng sự xa

hoa để có vẻ lộng lẫy hơn. Châu báu và của cải chẳng có nghĩa lý gì đối với Ngài.

Phải, Đấng trị vì Thiên Thượng không ai khác hơn là Đức Chúa Trời tối cao. Ngai

ngài vượt trổi hơn vũ trụ trên từng trời; Ngài cai trị trên hết thảy.

Đavít, chính ông là một vị vua đã hỏi rằng: “Vua vinh hiển nầy là ai?” Và rồi ông

trả lời cho chính câu hỏi của mình: “Ấy là Đức Giêhôva có sức lực và quyền năng,

Đức Giêhôva mạnh dạn trong chiến trận. . . Ấy là Đức Giêhôva vạn quân, chính

Ngài là vua vinh hiển. ” 4 Một trong các chương cuối của Kinh Thánh, sứ đồ

Giăng đã thừa nhận Ngài rằng: “VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC

CHÚA”. Sứ đồ Giăng mô tả thế nào ông đã nghe một tiếng lớn của một đám đông

ở trên trời la lớn rằng: “Halêlugia, sự cứu chuộc, vinh hiển quyền phép đều thuộc

về Đức Chúa Trời chúng ta. . . Halêlugia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là

Đấng Toàn Năng, đã cầm quyền cai trị. ” 5

Khi sứ đồ Giăng tiếp tục mô tả sự hiện thấy của ông về ngai Đức Chúa Trời, ông

cố gắng diễn đạt điều không thể mô tả đầy đủ bằng lời. Tôi muốn trích dẫn một

phần sau đây:

Tức thì, tôi được Thánh Linh cảm hóa, thấy một ngôi đặt tại trên trời, trên ngôi có

một Đấng đương ngồi đó. Đấng ngồi đó rực rỡ như bích ngọc và mã não, có cái

mống dáng như lục bửu thạch bao chung quanh ngôi. Chung quanh ngôi lại có hai

mươi bốn ngôi; trên những ngôi ấy tôi thấy hai mươi bốn trưởng lão ngồi, mặc áo

trắng và đầu đội mão triều thiên vàng; từ ngôi ra những chớp nhoáng, những tiếng

cùng sấm; và bảy ngọn đèn sáng rực thắp trước ngôi: đó là bảy vị thần của Đức

Chúa Trời. Trước ngôi có như biển trong ngần giống thủy tinh, còn chính giữa và

chung quanh có bốn con sinh vật, đàng trước đàng sau chỗ nào cũng có mắt. Con

sinh vật thứ nhất giống như con sư tử con thứ nhì như bò đực, con thứ ba mặt như

mặt người, con thứ tư như chim phụng hoàng đang bay. Bốn con sinh vật ấy mỗi

con có sáu cánh chung quanh mình và trong mình đều có mắt, ngày đêm lúc nào

cũng nói luôn không dứt: “Thánh thay thánh thay thánh thay là Chúa là Đức Chúa

Trời Đấng Toàn Năng. TRƯỚC ĐÃ CO, NAY HIỆN CÓ, SAU CÒN ĐẾN. ”

Khi các con sinh vật lấy những sự vinh hiển, tôn quý, cảm tạ mà dâng cho Đấng

ngự trên ngôi là Đấng hằng sống đời đời, thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình

xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng

mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng:

“Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi,

Chúa đáng được vinh hiển tôn quý và quyền lực;

vì Chúa đã dựng nên muôn vật,

và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có

và đã được dựng nên. ” 6

Ngai của một vị vua hoặc nữ hoàng trên trần gian nầy, dầu lớn đến đâu, cũng

không thể so sánh với những sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta cất đi

tất cả những thứ trang sức vương giả khỏi bất cứ một vị vua nào, ông ta hẳn sẽ

trông cũng như một người trong vòng chúng ta. Sự tôn trọng của người ấy được

nhận từ những nghi lễ và sự tôn kính bởi những người khác, là điều có thể bị cất đi

trong phút chốc. Người ấy có thể có sức mạnh của một quân đội đằng sau mình,

nhưng trong chính mình người ấy là một con người phạm tội, bất toàn chỉ như bạn

và tôi.

Quyền cai trị của Chúa thì khác hẳn. Đức Chúa Trời không nhận quyền hành của

Ngài để cai trị từ bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì. Không ai ban tặng cho Ngài bất kỳ

tước hiệu nào và không có uy quyền nào ở bất cứ nơi đâu cao hơn uy quyền của

Ngài. ĐẤNG HẰNG HỮU (TA LÀ) luôn luôn làm điều Ngài biết là tốt nhất và

không phải chịu trách nhiệm với bất cứ ai cả. Quyền cai trị của Ngài quá lớn lao

đến nỗi chúng ta cũng không thể hiểu được đến một phần.

Quyền cai trị của Đức Chúa Trời là tối cao, độc nhất vô nhị, và tuyệt đối. Ngài có

quyền làm bất cứ điều gì cần phải được thực hiện. Ngài hiện diện khắp mọi nơi, vì

vậy không ai có thể dấu khỏi Ngài hoặc trốn thoát khỏi sự dò xét của Ngài. Ngài là

Đấng toàn tri, vì vậy không có điều gì về bất cứ việc gì mà Ngài không biết. Thật

ngạc nhiên thay, Đức Chúa Trời cao cả Ngài yêu thương và bạn một cách vô điều

kiện, săn sóc đến nhu cầu nhỏ nhất của những người nhỏ nhất trong vòng chúng ta.

Những Điều Khó Hiểu Trong Cuộc Sống

Việc vâng phục quyền tể trị của Chúa có thể được so sánh với việc sắp xếp, lắp ráp

một bức tranh trí uẩn có một triệu mảnh. Lịch sử cũng giống như bức tranh khổng

lồ ấy. Chỉ bởi nhìn vào bức hình ngoài bìa hộp bạn mới thấy điều mà mọi thứ sẽ ra

thể nào một khi tất cả các mảnh ráp đều đã vào đúng chỗ.

Bây giờ hãy hình dung bạn đang được cho một mảnh của bức hình lắp ráp. Đó là

chỗ bạn lồng khớp vào chương trình vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho vũ trụ.

Bạn có thể làm gì cho mảnh hình nầy? Bạn chưa bao giờ nhìn thấy bức tranh ở bên

ngoài chiếc hộp. Tất cả những gì bạn biết là mảnh hình của bạn là một mảnh nhỏ

có màu tối ở chỗ nầy và vài điểm sáng ở chỗ kia. Vì vậy bạn phải chạy quanh tìm

cách lắp ráp những gì bạn đang làm với một mảnh trí uẩn của một người nào đó.

Các cơ hội của việc tìm được một người khác và người có mảnh ráp trùng khớp

với mảnh của bạn hình như là số không. Vì vậy bạn không có cách nào để hiểu bức

tranh hoàn tất sẽ như thể nào.

Từ cái nhìn của một con người, thật không thể hiểu được nhiều vấn đề rắc rối trong

đời sống. Nhưng nếu bạn để Đức Chúa Trời cai trị mình, Ngài sẽ giúp bạn đặt

mảnh hình trí uẩn vào đúng chỗ. Ngài không những to lớn đủ để thấy toàn bộ bức

tranh, mà Ngài còn đã dựng nên nó.

Chúng ta có thể nhìn thấy một phần của bức tranh là nơi Chúa đang điều chỉnh lịch

sử nhờ đọc Kinh Thánh. Đức Chúa Trời cho chúng ta những manh mối về mục

đích của Ngài là thể nào dành cho chúng ta. Trong sự tể trị của Ngài, Ngài sẽ hoàn

thành tất cả những gì Ngài đã hứa qua lời Ngài. Chúng ta sẽ xem xét ba lẽ thật về

phạm vi của quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời Điều Khiển Vũ Trụ Bằng Quyền Tối Cao

Đức Chúa Trời trị vì trên tạo vật của Ngài bằng quyền lực tối cao đến nỗi chúng ta

không thể đặt nghi vấn về bất cứ hành động nào của Ngài. Bất cứ điều gì Chúa

muốn có thì sẽ có; không ai có thể ngăn trở Ngài. Đaniên giải thích rằng: “Chính

Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua. ” 7

Các hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời hậu thuẫn cho uy quyền tối cao của

Ngài. Ngài có thể tạo dựng vũ trụ bởi vì Ngài hoàn toàn kiểm soát mỗi một phần

nhỏ của vật chất ngay cả trước khi Ngài dựng nên nó. Một khi đã tạo dựng một vật

nào đó dầu đơn giản hay phức tạp, Ngài vẫn tuyệt đối nắm chủ quyền.

Giêrêmi nhắc nhở dân sự Chúa thể nào Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát

hoàn toàn. Vì cớ sự bất tuân của họ, họ muốn được thoát khỏi sự phán xét của Đức

Chúa Trời mà họ đã từ bỏ. Đức Chúa Trời đã sai Giêrêmi đến nhà của người thợ

gốm. Khi người thợ gốm nhào nặn cục đất sét, ông ta khéo léo nắn nên một chiếc

bình đẹp đẽ bằng đôi tay của mình. Nhưng khi một chiếc bình khác ông đang nắn

hư đi, ông ném nó sang một bên và bắt đầu một chiếc bình mới. Ông đã làm điều

dường như tốt nhất đối với ông.

Qua sự minh họa nầy Đức Chúa Trời chỉ rõ quyền tối cao vô hạn của Ngài. “Hỡi

nhà Ysơraên, Ta đối với các ngươi há chẳng làm được như người thợ gốm hay sao?

Đất sét ở trong tay người thợ gốm thể nào thì các ngươi cũng ở trong tay Ta thể ấy.

” 8 Là Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn với các

tạo vật của Ngài. Dầu cho đất sét than phiền hoặc chống nghịch đến mấy đi nữa, nó

vẫn bị nhào nặn bởi cánh tay mạnh mẽ của người thợ gốm. Nhiều thế kỷ sau đó,

Phaolô đã nói rõ rằng: “Có lẽ nào cái bình bằng đất sét lại nói với kẻ nắn nên mình

rằng: sao ngươi đã làm nên ta như vậy. ” 9 Norman Geisler giải thích quyền tối cao

của Đức Chúa Trời như vầy:

Nếu đó chính là sức mạnh mà bạn có thể điều khiển, thì đó không phải là Đức

Chúa Trời. Nếu đó là một sức mạnh đã tạo nên vũ trụ để chọn để bày tỏ chính

mình lúc nầy cách nầy và lúc khác một cách khác, vì ích lợi của chúng ta và vì sự

vinh hiển của Ngài, thì đó chính là Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời Hành Động Bằng Quyền Tối Cao Qua Các Định Luật Tự Nhiên

Của Ngài

Stephen Charnock viết rằng: “Chúng ta không thể xem Đức Chúa Trời là Đấng

Tạo Hóa mà không thừa nhận quyền cai trị tối cao nơi Ngài. ” 10 Đức Chúa Trời tể

trị thiên nhiên để hoàn thành cách mục đích của Ngài:

Vì Ngài phán với tuyết rằng: Hãy sa xuống đất! Và cũng phán vậy cho trận mưa

mây và mưa lớn. . . nước đá thành ra bởi hơi thở của Đức Chúa Trời; bề rộng của

nước đông đặc lại. Ngài chứa nước trong mây, và giăng ra các mây chớp nhoáng

của Ngài; nhờ Ngài dẫn dắt, nó bay vận khắp bốn phương, bạn làm xong công việc

mà Ngài phán biểu nó làm trên khắp trái đất. Ngài sai mây hoặc để giáng họa, hoặc

để tưới đất, hoặc để làm ơn cho loài người. ” 11

Đức Chúa Trời đã thiết lập các định luật khoa học để điều khiển vũ trụ; chỉ một

mình Ngài có thể cai trị trên các hậu quả của chúng. Đối với Chúa, các phép lạ là

những “lệ thường”.

Tôi thật sửng sốt khi nghe được từ những Cơ Đốc Nhân nghi ngờ về sự can thiệp

siêu nhiên của Chúa trong đời sống họ. Đức Chúa Trời đã làm những phép lạ lớn

lao qua Nôê, Môise và các nhân vật khác trong Cựu ước. Ngài đã phán qua các tiên

tri. Ngài đã đích thân bước vào thời gian và không gian của chúng ta qua hình hài

của Con Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus. Chúa Jêsus đã thi hành các phép lạ, chịu

chết vì cớ tội lỗi chúng ta, đã sống lại từ mồ mả, và đã thăng thiên thân thể lên trời.

Sự Phục Sinh của Ngài là phép lạ lớn hơn hết thảy. Hiện nay Thánh Linh Ngài

đang sống trong tấm lòng của hàng triệu người tin Chúa khắp thế giới. Đôi khi

chúng ta coi các phép lạ nầy như là điều đương nhiên.

Ngày nay, Đức Chúa Trời cũng can thiệp vào các định luật tự nhiên của Ngài. Tôi

thích câu chuyện do hai cựu nhân sự chiến dịch truyền giảng Tin lành cho sinh

viên Dick và Carolyn Edic đã kể lại:

Vào năm 1967. . . 300 nhân sự và 300 sinh viên được tuyển chọn cùng đổ vào

trường đại học Berkeley (Một trường đại học ở tại California) để chuẩn bị cho một

tuần lễ truyền giảng sôi động trong mọi khía cạnh ở tại trường đại học. Mỗi sáng

chúng tôi vẫn thường nhóm lại để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và mời gọi nhau

trước khi đi ra đến các khu vực mục tiêu của chúng tôi dành cho sinh viên. Kế

hoạch của chúng tôi là phải kết thúc tuần lễ ấy với một buổi tập họp đông đảo ở

trong một khán đài hình vòng cung ngoài trời kiểu Hy Lạp mà Billy Graham sẽ là

diễn giả. Khán đài nầy chứa được 8. 000 người.

Sáng thứ sáu, chúng tôi nhóm lại như thường lệ. Mục sư Billy Graham đã nói

chuyện với chúng tôi. Trời mưa rất lớn, chúng tôi sợ rằng mưa lớn sẽ cản trở buổi

truyền giảng cuối cùng của chúng tôi mà mục sư Billy Graham là diễn giả. Vì vậy

chúng tôi quỳ gối xuống và cùng nhau cầu nguyện khoảng 45-60 phút, xin Chúa

dừng trận mưa và chuẩn bị mọi điều cho buổi truyền giảng.

Vào khoảng 11 giờ 30 khi chúng tôi đã cầu nguyện xong và nhìn ra bên ngoài, mặt

trời đang chiếu sáng! Gần đến giờ nhóm, các chỗ ngồi đã khô đủ để thu hút 8. 000

sinh viên và bài giảng của mục sư Billy Graham đã diễn ra tốt đẹp. Sau buổi nhóm,

chừng khoảng 2 giờ chiều, trời bắt đầu mưa trở lại!

Đó là điểm nổi bật nhất của một tuần lễ truyền giảng thú vị cho một cử tọa cứng

cỏi. Trong suốt một tuần lễ đó 23. 000 trong số 27. 000 sinh viên đã nhận được lời

làm chứng về Chúa Cứu Thế Jêsus trực tiếp cá nhân, trong các nhóm nhỏ, hoặc

trong các buổi nhóm quần chúng. Chúng tôi đã thấy sự đáp lời kỳ diệu để bày tỏ

quyền năng của Đức Chúa Trời làm thay đổi đời sống và kiểm soát thời tiết. 12

Tuy nhiên, đôi khi Đức Chúa Trời quyết định cho phép trời mưa và làm việc bất

chấp những dòng nước lũ hoặc việc phải lội bì bỏm qua các lớp bùn như ở tại chiến

dịch truyền giảng EXPLO năm 1972 ở tại Dallas và EXPLO năm 1974 ở tại Nam

Triều Tiên. Đức Chúa Trời đang bận rộn trong việc biến bi thương thành chiến

thắng và biến sầu não thành vui mừng - theo sự chọn lựa của Ngài.

Đức Chúa Trời Hoàn Thành Chương Trình Trọn Vẹn Đời Đời Của Ngài Bằng Uy

Quyền Tối Cao

Đức Chúa Trời tích cực điều động tạo vật của Ngài hướng đến một kết thúc đã

định trước. Vì vậy Ngài kiểm soát mọi thế lực khác. Tác giả Thithiên là Asáp đã

viết rằng: “Chính Đức Chúa Trời đoán xét: Ngài hạ kẻ nầy xuống, nhấc kẻ kia lên.

” 13 Tôi xin nêu lên một ví dụ từ Kinh Thánh.

Đức Chúa Trời đã chọn dùng vua Nêbucátnếtsa như là công cụ của Ngài để đoán

xét các vua Giuđa gian ác và người dân bội nghịch. 14 Các đội quân của

Nêbucátnếtsa dường như không thể ngăn chặn được khi họ chiếm đóng một đế

quốc rộng lớn bao gồm Giêrusalem và đem hầu hết dân cư Giuđa sang làm phu tù

ở tại Babylôn. Khi Nêbucátnếtsa bắt đầu khoe khoang về những gì ông ta đã dành

được, Đức Chúa Trời đã cất khỏi ông ngôi nước cho đến khi ông hạ mình xuống.

Bảy mươi năm sau để giữ đúng lời tiên tri của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ đem

dân phu tù trở về Giuđa, Đức Chúa Trời đã dấy lên một vị vua khác. Như đã được

tiên tri, Siru đã cho dân phu tù trở về Giêrusalem để xây lại vách thành. 15 Điều

nầy là một phần trong kế hoạch kỳ diệu của Đức Chúa Trời để cuối cùng sai Con

Ngài, là Đấng Mêsi sẽ được sinh ra bởi một người nữ Do Thái sống gần

Giêrusalem.

Có người đã nói một cách thích đáng rằng chương trình trọn vẹn của Đức Chúa

Trời là nhằm.

1. Khiến những tội nhân trở thành con cái (Con cái thuộc linh của Đức Chúa Trời).

16

2. Biến những con cái trở nên giống như Chúa Jêsus. 17

3. Giúp cho các con cái chia sẻ Tin lành về sự sống đời đời qua Chúa Jêsus. 18

Những bằng chứng từ Kinh Thánh hậu thuẫn cho sự kiện chứng tỏ công việc của

Đức Chúa Trời trên đất chủ yếu là nhằm mục đích thuộc linh, và mang tính chất

đời đời. 19 Một nước thuộc linh như vậy tương phản hoàn toàn với một thế giới

tạm thời, vật chất, thuộc thể đang thu hút hầu hết nỗ lực của con người ngày nay.

20

Việc Đáp Ứng Trước Sự Tể Trị Của Vua Của Các Vua

Chúng ta không sống dưới quyền của một người cai trị độc tài lúc nào cũng chỉ

chực tước khỏi chúng ta mọi niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời. Vị Vua của

các vua và Chúa của các chúa luôn luôn quan tâm đến điều ích lợi nhất cho chúng

ta. Ngài điều động các biến cố nhằm giúp cho chúng ta ngợi khen Ngài và làm

sáng danh Ngài. Trong những giờ khó khăn, chúng ta có thể nhắc nhở mình về

những tình huống nằm dưới quyền kiểm soát của Ngài. Các câu Kinh Thánh sau

đây mô tả một số phương cách qua đó Ngài tể trị cuộc đời chúng ta.

Đức Chúa Trời tể trị qua sự khôn ngoan toàn tri của Ngài

Là một nhà doanh nghiệp trẻ tuổi, tôi đã từng lập một kế hoạch lớn cho công việc

kinh doanh của mình và cho tương lai của mình. Tôi đã xem xét kỹ lưỡng điều tôi

muốn tìm kiếm cho đời sống và điều tôi sẽ phải làm để đạt được các mục tiêu của

mình. Thế rồi tôi đã gặp Con của Đức Chúa Trời! Khi khám phá ra được các thuộc

tính của Đức Chúa Trời - tình yêu, sự thánh khiết, sự khôn ngoan, quyền năng tối

cao, và sức mạnh của Ngài - Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi có thể tin cậy sự khôn

ngoan của Ngài nhiều hơn tin cậy chính sự sáng suốt của tôi.

Quyền tối cao của Đức Chúa Trời vận hành qua những người công bình

Vào thế kỷ thứ 20, nhiều con người đã nắm giữ các quyền hành lớn và sử dụng nó

cho các mục tiêu gian ác - Stalin, Hitler, Mao Trạch Đông, Pol Pot, là người đứng

đầu độc ác của Khmer đỏ ở tại Cambốt. Số ít những người nầy chịu trách nhiệm

cho hàng triệu của cái của những người dân vô tội mà họ đã cai trị bởi sự bất công.

Nhưng Đức Chúa Trời ngự trên ngôi công bình vì cớ Ngài là thánh. Chúng ta

không bao giờ phải sợ hãi rằng Ngài sẽ hành động vì cớ các ý định gian ác. Việc

vâng phục quyền tối cao của Ngài luôn luôn là điều tốt nhất cho chúng ta.

Quyền tối cao của Đức Chúa Trời bày tỏ sự nhân từ của Ngài

Vì Chúa là tốt lành, Ngài là Đấng Tối Cao đầy ân điển và là Đấng sẵn sàng ban

phước lành chứ không phải là một kẻ độc đài chuyên quyền. Tác giả thư Hêbơrơ

khích lệ chúng ta “Hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước” Vì chúng ta có một thầy

tế lễ thượng phẩm là Đấng “Cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, bị thử thách

trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. ” 21 Đức Chúa Trời đã

bắc chiếc cầu hiểu biết ở giữa chúng ta với Ngài. Chúng ta có thể nương cậy nơi sự

nhơn từ của Ngài khi Ngài liên hệ với chúng ta.

Sự Tương Phản Đáng Ngạc Nhiên Nhất

Bạn có thể hình dung Nữ Hoàng Elizabét đệ nhị đã từ bỏ vương miện của mình để

sống như một người nghèo không? Bỏ qua một bên vàng bạc châu báu và ăn mặc

tồi tàn? Đó là điều không thể nghĩ nổi.

Nhưng đó chính là điều Đức Chúa Trời đã làm. Chúng ta hãy đọc lại lời mô tả về

Ngai của Ngài nằm ở đầu chương nầy. Thật oai nghiêm thật trọn vẹn đầy vinh hiển

tôn trọng là Đức Chúa Trời lớn lao và Chúa Cứu Thế chúng ta! Thiên đàng là nơi

đẹp đẽ và bình an như thế, nơi không có tội lỗi làm hỏng bầu không khí. Đau đớn

và khóc lóc không được biết đến. Các thiên sứ và tất cả các hữu thể khác đều

không ngớt ngợi khen Đức Chúa Trời.

Khi Con Đức Chúa Trời, Chúa Cứu Thế Jêsus tự nguyện chịu sinh ra ở tại một

máng cỏ khiêm nhường ở tại Bếtlêhem, những người duy nhất đã thờ lạy Ngài là

những gã chăn chiên nghèo hèn. Máng rơm hẳn phải dơ bẩn và không riêng tư. Nơi

dành cho Đấng Tối Cao của vũ trụ là nơi nào? Vương miện và cây phủ việt của

Ngài ở đâu?

Chúa Jêsus cũng không sống như một vị vua. Ngài đã trở nên một người mệt mỏi

và đói khát, bị chế nhạo, đánh đòn, bị nhổ trên mặt và khinh bỉ. Các tên lính đã lột

áo của Ngài, Ngài bị đưa đến trước tòa án trước mặt kẻ cầm quyền gian ác là

Hêrốt. Đám đông la lên rằng họ muốn giết Ngài. Tất cả bạn bè của Ngài đã bỏ đi,

vì sợ cho chính mạng sống của họ. Sau đó Ngài đã bị đóng đinh cách dã man trên

thập tự giá ở trước một đám đông nhạo cười. Ngài đã có thể làm rúng động thế giới

nầy để thách thức họ, nhưng tất cả những gì Ngài nói ra là: “Lạy Cha xin tha cho

họ, vì họ không biết điều mình làm. ” 22

Chúa Jêsus đã làm điều nầy vì Đức Chúa Trời quá yêu thương chúng ta. Tình yêu

của Ngài đã thúc đẩy Ngài truyền đạt tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài cho chúng ta.

Để làm được điều nầy một cách hữu hiệu, Ngài đã phải trở nên một con người ở

giữa vòng chúng ta - đi lại, trò chuyện, ăn uống, và trông giống như chúng ta. Hãy

nghĩ đến việc Đức Chúa Trời Tối Cao của chúng ta bỏ đi sự vinh hiển oai nghiêm

của Ngài đủ khiến tôi rơi nước mắt. Làm thế nào mà chúng ta có thể với đến được

chiều sâu của tình yêu ấy? Làm thế nào chúng ta có thể sợ hãi khi đặt đời sống

mình vào trong tay của Ngài?

Một phần nan đề của chúng ta trong việc tiếp nhận uy quyền của Chúa và tôn kính

Ngài là vì chúng ta đã mất đi khái niệm về sự oai nghi. Với sự nhận biết ít ỏi về sự

cao cả của Đức Chúa Trời, chúng ta gặp khó khăn để đầu phục quyền tể trị tối cao

của Ngài và thờ lạy Ngài. Đối với hầu hết các Cơ Đốc Nhân, sự thờ phượng thật

không phải là điều gì đó mà họ thực hành thường xuyên hoặc dễ dàng. A. W.

Tozer giải thích tình trạng khó khăn của chúng ta như sau:

Cơ Đốc Nhân hiện đại đã mất đi nhận thức về sự thờ phượng cùng với khái niệm

về sự oai nghiêm của Chúa, và tất nhiên cùng với sự kỉnh kiền. Những người ấy đã

đánh mất khả năng rút vào bên trong mối tương giao ở nơi kín đáo với Đức Chúa

Trời tại trong nơi thánh của tâm linh ẩn dấu của chính mình. Chính điều đó đã làm

cho Cơ Đốc Giáo, và chúng ta, có tất cả nhưng đã mất nó. Số lượng được tăng lên,

phải, nhưng mất đi lòng kính sợ. Các trường học gia tăng, phải, nhưng mất đi sự

nhận biết những điều mà mắt không thấy được. Hàng tấn văn phẩm đang tràn ra,

tất nhiên nhưng không có sự nhận biết Đấng Thánh hiện diện. Phương tiện truyền

thông tốt hơn, chắc chắn, nhưng không có gì để truyền đạt cả. Có các tổ chức

truyền giáo, phải, nhưng khái niệm về sự uy nghiêm và thờ phượng, kỉnh kiền

dường như đã rời bỏ chúng ta. 23

Việc hiểu được quyền tối cao của Đức Chúa Trời khiến chúng ta tập trung vào

Ngài, chứ không phải vào chính mình. Sự đáp ứng của chúng ta là sấp mình dưới

chân Ngài và dâng cho Ngài mọi sự chúng ta đang có và đang hưởng được. Nếu

triều đình của nước Anh quỳ gối trước mặt Nữ Hoàng Elizabét đệ nhị và thề thuận

phục quyền cai trị của bà, thì chúng ta quỳ gối trước ngai Đức Chúa Trời và dâng

chính mình cho Ngài còn quan trọng hơn biết bao nhiêu?

Tôi khuyên bạn hãy nhận biết quyền tối thượng của Đức Chúa Trời ngay bây giờ

bằng cách hạ mình trước mặt Ngài vâng phục quyền tể trị của Ngài trên đời sống

bạn cách hoàn toàn và dứt khoát. Hãy thờ phượng Ngài bằng cách dâng cho Ngài

mọi điều bạn sở hữu. Hãy nghĩ đến đời sống của bạn như một căn nhà có nhiều

phòng. Hãy đi qua từng “căn phòng” và giao nộp cả căn phòng lẫn những thứ có

trong phòng cho Ngài. Nếu bạn có một căn phòng nhỏ chứa đầy những nỗi sợ hãi,

hãy để Ngài kiểm soát phần ấy trong đời sống bạn. Hãy mời Ngài vào căn phòng

nơi bạn đang cất giấu những sự bất an và những sự thương tổn của mình. Hãy để

Ngài hạ bệ chiếc đài kiêu ngạo đối với những khả năng và tài khéo của chính mình

mà bạn đã trưng bày trong phòng khách của mình. Hãy mời Ngài kiểm soát sổ kế

toán và các khoản chi tiêu trong nhà của bạn. Tất cả những gì bạn” mất” bởi phục

vụ Ngài, Ngài sẽ thay thế bằng điều tốt hơn rất nhiều. Ngài đang kiểm soát vũ trụ.

Ngài chắc chắn sẽ làm giàu đời sống bạn bằng sự vui mừng, bình an, hạnh phúc, sự

thành công, thỏa lòng, và ban thưởng vượt quá điều bạn có thể suy tưởng!

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Tôn Cao Chúa Mình - Hãy thờ phượng Đấng Cầm Quyền Tối Cao trên cả vũ trụ

bằng bài hát ngợi khen của Đavít. Khi bạn lập lại những lời của ông, hãy suy gẫm

bạn được bình an thế nào trong sự chăm sóc của Đức Chúa Trời.

Hỡi Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên, tổ phụ chúng tôi ôi! Đáng chúc tạ Ngài

cho đến đời đời vô vùng! Hỡi Đức Giêhôva sự cao cả, quyền năng, vinh quang,

toàn thắng, và oai nghi đáng quy về Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới

đất đều thuộc về Ngài. Ngài được tôn cao làm Chúa tể của muôn vật. Bây giờ Đức

Chúa Trời chúng tôi ôi! Chúng tôi cảm tạ Chúa và ngợi khen danh vinh hiển của

Ngài (ISu1Sb 29:10, 11, 13).

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Khi chúng ta không ngừng giao nộp chính mình

cho Đấng Tạo Hóa Tối Cao, chúng ta phản chiếu hình ảnh của Đức Chúa Trời.

Thậm chí Con Đức Chúa Trời cũng đã vâng phục Cha Ngài. Chúa Jêsus đã tuyên

bố trong GiGa 8:28-29: “Ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha Ta đã

dạy Ta. . . vì Ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài. ” Hãy giao nộp ý chí của bạn cho Đức

Chúa Trời và quyết định thuật phục Chúa như là một phần kiên trì trong tâm tánh

của bạn. Khi làm như vậy, bạn sẽ chứng tỏ cho những người khác thấy rằng Đức

Chúa Trời đang tể trị đời sống bạn.

Làm Chứng Về Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Có người nào bạn biết cần được nhắc

nhở rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị không? Hãy an ủi họ với sự kiện

Đức Chúa Trời Tối Cao của chúng ta đang tể trị mọi hoàn cảnh. Hãy mời gọi họ

với lẽ thật rằng Đức Chúa Trời sẽ làm thành các chương trình của Ngài qua họ.

Chương 11: Đức Chúa Trời Hướng Dẫn Đời Sống Chúng Ta

Là thành viên của một xã hội dân chủ, nơi mà chủ nghĩa cá nhân đang thịnh hành,

người dân Mỹ thật khó mà hiểu được Đức Chúa Trời như là một Đấng cầm quyền

tuyệt đối. Há không phải chúng ta đã phản đối việc sống dưới một người cai trị tối

cao khi các kiều dân Hoa Kỳ nổi lên chống lại vua nước Anh hay sao? Tại sao bây

giờ chúng ta phải thần phục một Đấng khác? Phải, chúng ta những người dân Mỹ

yêu độc lập và tự do.

Chúng ta thật sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ với các siêu sao, đặc biệt là trong giải trí

và các môn thể thao, miễn là họ còn lập được những thành tích gây kinh ngạc cho

chúng ta. Những nhà vô địch khác nhanh chóng thay thế chỗ của họ.

Với sự sút giảm niềm tin đặt nơi lẽ thật tuyệt đối, chúng ta có khuynh hướng biện

luận và cãi lẽ các quan điểm của mình với mọi người, thậm chí với những người

lãnh đạo, để niềm tin và các chương trìmh của mình được chấp nhận. Ngày nay,

chúng ta thương lượng để có được lối sống riêng của mình, và thỏa hiệp - thậm chí

các vấn đề về đạo đức - đang được xem là một đức hạnh.

Nhưng chúng ta không thể biện luận, tranh cãi, hoặc thương lượng với Đức Chúa

Trời, VỊ VUA CỦA CẢ VŨ TRỤ đươc. Nếu Ngài thật sự là Chúa của đời sống

chúng ta, và chúng ta là môn đồ thật của Ngài, chúng ta sẽ nói: “Lạy Chúa, vâng”.

Việc nói “Lạy Chúa, không được” là điều đi ngược lại những điều kiện dành cho

các môn đồ thật của Chúa Cứu Thế Jêsus.

Hỡi các anh em tín hữu, xin đừng đi theo sự dạy dỗ của một số người bảo rằng nếu

bạn có đủ đức tin nơi Chúa hoặc nếu bạn lập đi lập lại danh Chúa Jêsus hoặc trưng

dẫn một công thức các cụm từ hoặc các câu Kinh Thánh, thì các lời cầu nguyện

của bạn sẽ được nhậm. Chúng ta không thể ép Chúa làm mọi sự theo ý muốn mình.

Đôi khi trong sự khôn ngoan và kế hoạch tối cao của Ngài, sự đáp lời của Ngài

dành cho lời cầu nguyện của chúng ta là “không” hoặc “chờ đợi”. Chỗ của chúng

ta là phải tin và vâng lời, chứ không phải đòi hỏi.

Chọn Lựa Chống Lại Vâng Lời

Có phải điều nầy hàm ý chúng ta không có quyền thưa gì với Đức Chúa Trời tối

cao không? Tất nhiên là không phải! Ngài không xem chúng ta như những con rối

hoặc nô lệ của Ngài. Ngài tạo dựng chúng ta là những con người tự do về mặt đạo

đức, có tâm trí, ý chí, và tình cảm. Ngài sẽ không áp đặt tình yêu và chương trình

của Ngài trên chúng ta chống lại ý muốn của chúng ta. Trong bối cảnh kế hoạch

trọn vẹn của Ngài, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự tự do để lựa chọn. Đây là

một khái niệm khó hiểu. Tôi xin giải thích điều nầy bằng một sự minh họa. Cách

đây vài ngày, tôi đã bay đến Dallas. Tôi hoàn toàn được tự do để đứng lên và đi lại

trên chiếc phi cơ ấy. Tôi có thể đi lấy một tờ báo hoặc trò chuyện với các hành

khách của mình. Tôi có thể ngủ một giấc ngắn hoặc gọi điện thoại. Tôi hoàn toàn

có sự tự do - bên trong những giới hạn. Tuy nhiên tôi không thể thay đổi tiến trình

chuyến bay. Chiếc máy bay đó sẽ bay đến Dallas!

Mối tương quan của chúng ta với Chúa cũng giống như vậy. Chúng ta không phải

là những người máy được lên chương trình một cách máy móc để làm theo mạng

lệnh của Ngài. Đức Chúa Trời có một chương trình dành cho chúng ta đã được lên

kế hoạch trước khi bắt đầu thời gian. Đức Chúa Trời quả quyết với chúng ta trong

lời Ngài rằng: “Mưu của Ta sẽ lập, và Ta sẽ làm ra mọi sự Ta đẹp ý. ” 1 Chương

trình trọn vẹn của Ngài dành cho lịch sử sẽ được hoàn thành dầu cho chúng ta có

bằng lòng làm việc với Ngài hay đi theo con đường bướng bỉnh của chính mình.

Mặc dầu Ngài cho phép chúng ta quyết định và chịu những hậu quả do sự lựa chọn

của mình, Ngài không bao giờ rút lại quyền kiểm soát các kế hoạch hoàn thành các

mục tiêu của Ngài. Đức Chúa Trời lật các trang lịch sử; chứ không phải chúng ta.

Khi bạn đọc những lẽ thật sau đây về quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời, hãy

xin Chúa chỉ cho bạn cách để bạn có thể phục hồi quyền oai nghiêm của Ngài

trong đời sống mình và điều Ngài muốn bạn thực hiện để vâng lời Ngài.

Đức Chúa Trời Điều Khiển Con Người, Hoàn Cảnh, Và Các Sự Kiện Bởi Quyền

Tể Trị Tối Cao

Khi bạn đọc báo hoặc xem xét các sự kiện chung quanh mình, có khi nào bạn tự

hỏi ai là người đang nắm quyền kiểm soát không? Ngày càng có nhiều Cơ Đốc

Nhân coi chính mình như là nạn nhân của một xã hội gian ác. Nhiều người cảm

thấy bị áp đảo bởi những hoàn cảnh và vật lộn trong sự tuyệt vọng, bị đánh bại và

ngã lòng. Nhưng Đức Chúa Trời không hề từ bỏ họ.

Tôi có thể thấy rõ quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời đã hành động suốt cuộc

đời mình như thế nào. Khi mẹ tôi mang thai tôi, bà đã nhiều lần suýt chết. Trong

thời gian đó, bà đã cầu xin Chúa gìn giữ mạng sống bà: “Lạy Chúa nếu Ngài cho

con thời gian, và còn cho con sinh được một đứa con, con xin dâng nó cho Ngài. ”

Không những bà còn sống, mà bà đã sống đến 93 tuổi va cuộc đời tin kính cùng

những lời cầu nguyện sốt sắng của bà là điều ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên cuộc

đời tôi. Bà đã dâng tôi cho Chúa và trung tín cầu nguyện xin ý muốn của Đức Chúa

Trời được thực hiện trên đời sống tôi.

Sau khi hoàn tất bậc đại học, tôi dành một năm cho khoa ngoại khóa ở tại trường

đại học bang Oklahoma. Sau đó tôi rời Oklahoma để đi tìm vận may ở tại

California. Mặc dầu mẹ tôi vẫn đang cầu nguyện cho tôi, song tôi chẳng quan tâm

đến những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Tôi muốn trở thành một nhà doanh

nghiệp thành công, một con người có thế lực và quan trọng. Tôi là một người

ngoại, tự lập và vui vẻ.

Ngày đầu tiên tôi đến California, tôi cho một người đi nhờ xe. Anh ta mời tôi đến

ăn cơm tối ở nhà một người bạn. Tôi đồng y, và hóa ra bạn anh ta là Dawson

Trotman, người sáng lập Navigators Ministry. Sau bữa ăn họ bảo: “Chúng ta sẽ đi

dự một bữa tiệc sinh nhật. Anh có muốn cùng đi không?” Bữa tiệc đó được tổ chức

tại nhà của một nhà truyền giáo qua đài phát thanh hàng đầu của Hoa Kỳ, Charles

E. Fuller.

Đến nay, tôi vẫn còn bàng hoàng bởi quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời, tôi đã

trải qua đêm đầu tiên ở tại California trong hai gia đình của hai người lãnh đạo Cơ

Đốc nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Điều đó không phải tình cờ xảy ra. Đức Chúa

Trời đang điều động các sự kiện trong đời sống tôi - mặc dầu tôi chưa tin Chúa -

trong sự đáp lời đầy ân điển đối với những lời cầu nguyện của người mẹ tin kính

của tôi.

Đức Chúa Trời lấy quyền tể trị tối cao mà tham gia vào việc điều khiển từng đời

sống của chúng ta. Châmngôn tuyên bố rằng: “Trong lòng loài người có nhiều mưu

kế, song ý chỉ của Đức Giêhôva sẽ thành được. ” 2 Đức Chúa Trời luôn giám sát

kỹ lưỡng mọi sự đang diễn ra. Không một sự kiện nào thoát khỏi sự chú ý của

Ngài. Không một con người nào vượt ra ngoài ảnh hưởng của Ngài. Không một

hoàn cảnh nào tồn tại bên ngoài tầm kiểm soát của Ngài.

Không Có Chỗ Nào Dành Cho Sự May Mắn Trong Các Kế Hoạch Tối Cao Của

Đức Chúa Trời

“Chúc may mắn!” Tôi mới nghe một người nói thế. May mắn là thế nào? Bất cứ ai

hiểu rõ Kinh Thánh và sự mặc khải của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài đều

biết rằng không có vận may hay xui rủi, là điều hàm ý tính thất thường của thiên

nhiên và vũ trụ. Khi chúng ta dùng chữ “hên”, chúng ta bày tỏ thái độ vô tín hoặc

thiếu hiểu biết của mình về các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Với quyền tể trị của

Đức Chúa Trời, sự hên xui không tồn tại.

Là người tin Chúa, chúng ta sống bởi đức tin đặt nơi Chúa và lời Ngài cùng quyền

năng của Đức Thánh Linh, không phải bởi sự hên xui hoặc mê tín. Ngài cũng

muốn chúng ta thừa nhận một cách có hiểu biết quyền tể trị tối cao của Ngài trong

mọi sự việc của đời sống mình. Điều nầy có nghĩa là làm cho các kế hoạch của đời

sống chúng ta - từ những quyết định đơn giản nhất cho đến những sự lựa chọn

nghiệp vụ của mình hoặc kế hoạch giải trí của mình - tuân theo ý muốn của Đức

Chúa Trời. Giacơ giải thích thái độ làm vừa lòng hoặc buồn lòng Chúa như sau:

Hỡi anh em là kẻ nói rằng “Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó

một năm, buôn bán và phát tài, song ngày mai sẽ ra thế nào anh em chẳng biết! Vì

sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước hiện ra một lát rồi lại tan

ngay. Anh em phải nói trái lại: “Ví bằng Chúa muốn và ta còn sống, thì ta sẽ làm

việc nọ việc kia” kìa anh em lấy những lời kiêu ngạo và khoe mình! Phàm khoe

khoang như vậy là xấu. 3

Đức Chúa Trời có một chương trình lớn hơn chương trình của chúng ta nhiều. Khi

chúng ta lên kế hoạch thông qua quyền năng của Đức Thánh Linh Ngài, chúng ta

phải để cho Chúa thay đổi những kế hoạch ấy trong một thời gian rất ngắn. Chúng

ta phải nghiêm túc tìm kiếm ý muốn của Chúa chớ không phải ý riêng của mình -

mà giao phó mọi hoàn cảnh trong sự tể trị của Ngài.

Đức Chúa Trời Dùng Những Điều Bất Ứng Vì Những Mục Đích Tốt Lành

Bạn có thể băn khoăn: Nếu Chúa tể trị hoàn toàn mọi sự , tại sao Ngài cho phép

(hoặc gây ra ) những khiếm khuyết trong việc sinh nở , những cơn đói kém , và

chiến tranh ? Vì sao Ngài cho phép tội lỗi , điều ác , và sự đau khổ xảy ra ? Bản

chất của Đức Chúa Trời đối nghịch lại những điều đó. Chương trình của Ngài dành

cho Ađam và Êva, hai con người đầu tiên, không phải là phạm tội để đem lại sự

đau ốm, bệnh tật, và sự chết trên nhân loại. 4 Đức Chúa Trời đã tạo dựng một thế

giới thật hoàn hảo, nhưng con người đã lựa chọn phạm tội, và hình phạt dành cho

tội lỗi là sự chết - cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Sự rủa sả nầy của sự chết đã ảnh

hưởng đến mọi sinh vật, không phải chỉ loài người, và tất cả những điều tồi tệ đang

có mặt là vì chúng ta sống trong một thế giới ở dưới sự đoán phạt, một thế giới sa

ngã. Một phần trong sự hình phạt của Ađam và Êva là đau đớn và chịu khổ trong

việc sinh con, vật lộn với thiên nhiên để có thức ăn, và cứ tiếp tục vật lộn để kiếm

sống trước khi cuối cùng sẽ qua đời. 5

Đức Chúa Trời không gây ra, không tạo nên, hoặc cho phép phạm tội hoặc cám dỗ

bất cứ ai phạm tội cả. Song Ngài dung chịu điều ác trong một thời gian để hoàn

thành các kế hoạch công bình của Ngài dành cho con người để đáp ứng trước tình

yêu của Ngài bằng chính ý chí tự do của họ.

Mục sư Charles Stanley giải thích rằng Đức Chúa Trời cho phép những hoạn nạn,

tai biến, nghịch cảnh, và những vấn đề tương tự xảy đến với đời sống chúng ta vì

một mục đích. Một số trong những mục đích đó là:

• Để chúng ta chú ý

• Để kéo chúng ta đến cùng Ngài

• Để giúp chúng ta đến chỗ biết Ngài

• Để nhìn xem Ngài đúng như bản chất của Ngài

• Để nếm biết sự tốt lành của Ngài

• Để có mối tương giao thân mật gần gũi với Ngài

• Để ngăn sự xa cách và tránh né Đức Chúa Trời 6

Những thất vọng của chúng ta thường là cơ hội để gặp gỡ của Chúa. Ngài quan

tâm đến giá trị tương lai đời đời của chúng ta nhiều hơn là sự dễ chịu hiện tại của

chúng ta. Thật vậy, những khó khăn và hoạn nạn là những công cụ để Ngài uốn

nắn chúng ta theo hình ảnh của Chúa Jêsus. Bị ghi tên vào trong trường nghịch

cảnh không bao giờ là điều vui thích cả. Nhưng nếu Đức Chúa Trời không đưa

chúng ta qua các bài học hoạn nạn, chúng ta sẽ không bao giờ trở thành một con

người có phẩm chất mà Ngài muốn chúng ta có. Nghịch cảnh chính là sự thử luyện

tâm tánh chúng ta.

Rôma đoạn 8 hứa rằng: “Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu

mến Đức Chúa Trời tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” 7 Đức Chúa

Trời thậm chí còn dùng những hoàn cảnh tai họa cho sự ích lợi của chúng ta.

Vào mùa hè năm 1976, 35 lãnh đạo nữ của chiến dịch sinh viên - kể cả vợ tôi là

Vonette nhóm lại ở tại Colorado để dự một kỳ dưỡng linh. Đêm hôm đó, họ đã bị

kẹt trong một trận lũ lớn ở tại thung lũng Big Thompson.

Vào khoảng 1:30 sáng, tôi bị đánh thức và được báo cho biết về cơn lũ cũng như

việc đã cứu được một trong các phụ nữ, người lúc bấy giờ đang nằm tại bệnh viện.

Chừng khoảng 1 giờ sau một thành viên nhân sự khác đã được đưa đến bệnh viện

bằng máy bay trực thăng. Đến lúc đó chúng tôi đã có lý do để tin rằng một số

những người nữ nầy đã bị chìm.

Tôi không biết Vonette có được an toàn, hay là đang chiến đấu cứu sống mạng

mình trong cơn nước lũ, hoặc đã chết. Nhưng tôi có được sự bình an khôn tả xiết

bởi vì tôi biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tối Cao và Ngài có mặt khắp mọi nơi.

Vì vậy mặc dầu tôi không hề biết Vonette đang ở đâu và cũng không giúp đỡ nàng,

tôi biết Chúa vẫn ở cùng nàng và những người nữ khác. Vì cớ Ngài là Đấng toàn

năng, Ngài có thể cứu tất cả những người nữ mà mạng sống đang gặp nguy hiểm

ấy. Nhưng Chúa cũng là Đấng biết hết mọi sự. Nếu Vonette được đưa về quê

hương tại thiên đàng là điều tốt nhất, thì tôi hoàn toàn tin cậy Cha yêu thương của

tôi đã làm điều đúng.

Không lâu sau đo, tôi đau buồn được biết rằng bảy trong số các phụ nữ nhân sự của

chúng tôi đã bị chết trong trận lũ. Tôi biết mỗi người trong số các phụ nữ ấy đang

vui mừng trong sự hiện diện của Cứu Chúa mình. Và tôi cũng được biết rằng

Vonette và 27 nữ nhân sự khác đã thoát khỏi cơn nước lũ.

Trong những tuần lễ sau đó, chúng tôi khóc vì đã mất đi những người bạn thân

thiết. Nhưng chúng tôi cũng được cảm động bởi Đức Chúa Trời để làm cho những

giây phút cuối cùng của họ trên đất nầy một sự tôn tặng dành cho Đức Chúa Trời

tối cao của chúng ta. Được sự chấp thuận hoàn toàn của các gia đình đang thương

tiếc họ, các bạn bè trong chiến dịch sinh viên đã đặt một đăng tải trọn trang ở tất cả

các tờ nhật báo khắp đất nước hình ảnh gương mặt của 7 người phụ nữ đã qua đời.

Có tựa đề là “Những người nữ nầy đã mất đi mạng sống của họ trong trận lụt

Colorado, nhưng họ cũng đang sống và có một sứ điệp cho bạn. ” Phần đăng tải ấy

đã cho các độc giả một cơ hội được đọc biết về Tin lành và tiếp nhận Chúa Cứu

Thế Jêsus làm Cứu Chúa của họ.

Có khoảng 150 triệu người đã đọc các lời đăng tải ấy. Sự đáp ứng thật lạ lùng. Chỉ

có Đức Chúa Trời mới biết đầy đủ phạm vi điều đã xảy ra, nhưng nhiều ngàn

người đã viết thư cho biết rằng họ đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế trong tuần lễ đó như

là một kết quả của những cái chết đau buồn của 7 người phụ nữ ấy. Một nhà đại sứ

nước ngoài nói với chúng tôi rằng đời sống ông đã được thay đổi bởi bài báo đó, và

sau đó ông đã giúp mở cửa cho chức vụ giảng Tin lành trong đất nước ông, là nơi

trước kia đã đóng cửa với Tin lành.

Chúng ta có thể dâng mọi lo lắng và điều quan tâm của mình lên cho Chúa vì biết

rằng Ngài quan tâm đến điều xảy đến với chúng ta. 8 Khi hoàn cảnh đau buồn xảy

ra, hãy nắm lấy sự yên ủi vì biết rằng không một sự khó khăn nào xảy đến đời sống

bạn mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Biết được lẽ thật nầy không làm

cho nghịch cảnh trở nên dễ chịu, nhưng cho chúng ta hy vọng rằng kết quả sẽ xứng

đáng dầu chúng ta phải chịu bất cứ nỗi đau đớn nào.

Đức Chúa Trời Thắng Hơn Các Ý Định Gian Ác Của Loài Người

Còn về các ý định của kẻ ác thì sao? Liệu tay Đức Chúa Trời có ở đó không khi họ

hoạch định điều ác nghịch cùng chúng ta? Xuyên suốt Kinh Thánh chúng ta thấy

những sự việc mà Chúa can thiệp vào để ngăn chặn các ý định gian ác của loài

người.

Đôi khi có vẻ như là việc tuân theo ý muốn của Chúa làm cho chúng ta yếu đuối

hơn trước các ý định gian ác của người khác. Điều nầy hoàn toàn không đúng.

Phải, bởi vì Luciphe đã nổi loạn, nghịch cùng Đức Chúa Trời, và Ađam cùng Êva

đã phạm tội trong vườn Êđen, nên chiến tranh đã tồn tại giữa Đức Chúa Trời và

Satan, giữa điều thiện và điều ác, sự sáng và sự tối tăm. Đức Chúa Trời vẫn có

chương trình của Ngài, và Ngài sẽ thi hành chương trình ấy. Chỉ vì chúng ta không

luôn nhìn thấy công việc của Ngài vào lúc bắt đầu, ở giữa chiến trận, hoặc thậm chí

vào lúc kết thúc.

Năm 19 tuổi, Bruce Olsson đi vào các khu rừng nằm trên biên giới giữa Colombia

và Venezuela để đem Tin lành đến cho người Bari. Đức Chúa Trời đã bảo vệ anh

khỏi những thổ dân nầy, là những người không bao giờ cho người da trắng bước

vào lãnh thổ của họ. Thế rồi họ đã đến chỗ yêu mến anh và Đức Chúa Trời của

anh, họ đã gọi anh một cách trìu mến là bruchko . Sau đó, vào năm 1988, Bruce bị

quân du kích Colombia bắt và giam giữ bí mật trong khu rừng. Có vẻ như sự hầu

việc Chúa của anh đã bị gián đoạn và thậm chí đã kết thúc.

Khi các lực lượng có vũ trang Colombia nhận biết rằng quân du kích đã bắt cóc

Bruce, họ tìm cách tranh thủ sự giúp đỡ của người Bari, trước đây vốn là một bộ

tộc rất hung hãn và hiếu chiến để giúp giải thoát cho người bạn yêu quý của họ

bruchko . Nhưng người Bari đã từ chối, họ nói rằng: “Bạo lực chỉ sinh ra bạo lực

mà thôi. ”

Trong lúc đo, sự việc vẫn diễn tiến trong khu rừng. Sau năm tháng bị bắt làm tù

binh, Bruce đã dành được lòng tin của những người du kích đến nỗi họ cho anh

một quyển Kinh Thánh. Cuối cùng, anh đã tổ chức được các buổi học Kinh Thánh

với những người bắt giam mình. Trong chín tháng bị bắt giư, kể cả một tháng thoát

khỏi đội hành quyết, Bruce đã dẫn dắt khoảng một nửa số quân du kích được giao

cho anh đến chỗ đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế. Anh đã thành công đến nỗi những

lãnh tụ du kích chịu thả anh. Năm tháng qua đi sau vụ bắt cóc đó, các quân du kích

Cơ Đốc nầy đã đưa những người khác đến chỗ đặt đức tin nơi Cơ Đốc Nhân. Cuối

cùng nhóm du kích nầy đã ly khai khỏi nhóm du kích lớn và ra đầu phục chính phủ

Colombia. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1994, Bruce Olsson đã viết một lá thư cho

những người đã hỗ trợ anh bằng lời cầu nguyện và tài chánh như sau:

Chúa Nhật Phục Sinh cũng có nghĩa là “sự quy đạo” đối với rất nhiều thành viên

thuộc các lực lượng du kích trước kia. Trong các lều trại của họ (trong khi tôi bị

bắt làm tù binh) tôi chứng kiến có hơn 100 người đã tan vỡ ở trước mặt Chúa trong

những dòng nước mắt ăn năn, chăm chú nghe lời Ngài và dâng đời sống mình cho

Chúa Cứu Thế Jêsus làm chủ. Hành động nầy dẫn đến buổi lễ ngày 9 tháng 4 (khi).

. . các hậu duệ từ “Các lực lượng vũ trang giải phóng dân tộc” (ELN) và “các lực

lượng vũ trang cách mạng Colombia” (FARC), đại diện cho khoảng phân nửa các

lực lượng cách mạng bạo động ở tại Colombia tái xác nhập chính họ vào các hoạt

động quốc gia với việc giao nộp các vũ khí và ký vào “kế hoạch hòa bình” đã được

thương lượng.

Đức Chúa Trời bởi quyền tối cao của Ngài, đã bảo vệ Bruce bất chấp những ý định

gian ác của các lãnh tụ nhóm quân du kích - và biến toàn bộ sự việc thành một

chiến thắng vẻ vang cho Chúa Cứu Thế Jêsus. Bruce viết rằng: “Người Bari không

hề nghi ngờ nơi quyền tối cao của Đức Chúa Trời và tin cậy Ngài trong việc Ngài

can thiệp vào đời sống và các sự việc của tạo vật Ngài. Việc buông vũ khí (của các

du kích quân) trước sự hiện diện của các lãnh đạo người Bari thật có ý nghĩa. Điều

nầy chứng minh sự chịu đựng và sự thuyết phục của người Bari là đúng”. Đức

Chúa Trời cầm quyền tể trị qua những hành động của Bruce, của người Bari, và

của các du kích quân! Điều đó có cho bạn hy vọng trong một hoàn cảnh mà có thể

bạn hiện đang đối diện không? Đức Chúa Trời cũng có thể sử dụng bạn bằng

quyền tối cao của Ngài khi bạn đi theo ý muốn của Ngài.

Sự Cứu Rỗi Của Chúng Ta Và Quyền Tối Cao Của Đức Chúa Trời

Toàn bộ Phúc âm là một lời công bố về ý muốn tối cao của Đức Chúa Trời liên

quan đến Chúa Cứu Thế. Trong thư viết cho người Êphêsô, Phaolô đã giải thích:

Ngài tiết lộ cho chúng ta biết chương trình huyền nhiệm mà Ngài đã vui lòng

hoạch định từ trước. Đến cuối các thời đại, Ngài sẽ thống nhất tất cả các vạn vật,

dù ở trên trời hay ở dưới đất, và đặt dưới quyền lãnh đạo của Chúa Cứu Thế. 9

Satan đã âm mưu đánh bại ý định của Đức Chúa Trời bằng cách sắp xếp các tình

huống sao cho Con Đức Chúa Trời sẽ phải bị đóng đinh. Âm mưu của nó đã thành

công - thoạt xem lúc ban đầu. Hãy xem xét tất cả những ý định gian ác của con

người mà Đức Chúa Trời dùng để đem lại sự cứu rỗi cho chúng ta:

• Những người lãnh đạo tôn giáo đã âm mưu giết Chúa Jêsus. Họ đã thành công

trong ý định gian ác của mình.

• Đám đông trong phòng xử đã đòi Philát hãy thả Baraba thay vì Chúa Jêsus. Philát

đã làm theo yêu cầu đầy thù hận của họ.

• Các tên lính Lamã đã đánh đòn Chúa Jêsus và đội mão gai trên đầu Ngài. Họ

đang tuân theo chỉ thị gian ác của những người cấp trên.

• Đám đông đứng tại thập tự giá đã chế nhạo Chúa Jêsus khi Ngài gần qua đời.

Mục đích của họ là làm cho Ngài trông yếu đuối và không có giá trị gì. Và họ đã

làm được điều đó.

• Chính quyền đã cắt cử lính để canh mộ Chúa Jêsus nhằm ngăn chận bất cứ lời

tuyên bố nào cho rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết. Họ đã thành công trong hai

ngày.

Ngày nay, chúng ta đã biết rằng tất cả những ý định gian ác ấy là những phần

không thể thiếu được trong chương trình của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus chỉ là một

người đứng chống lại những ý định gian ác của thế giới thuộc thể và thế giới thuộc

linh nữa, nhưng quyền năng của Ngài lớn lao hơn tất cả bất cứ điều gì mà người

nào có thể ném vào Ngài. Chúng ta cũng đã có được cùng một năng quyền ấy. Là

những người tin Chúa, Đức Thánh Linh hiện đang ngự trị trong chúng ta. Ngài sẽ

yên ủi chúng ta trong những giờ hoạn nạn, ban cho chúng ta sự khôn ngoan để làm

hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời, và giúp chúng ta làm sáng danh Chúa qua

mỗi hoàn cảnh.

Bạn có cảm thấy mình được đặc ân như tôi cảm thấy, khi được dự phần vào

chương trình đời đời của Đức Chúa Trời, biết rằng Đức Chúa Trời đã mặc khải cho

chúng ta ý định tối cao của Ngài đối với quy mô lớn lao của lịch sử không? Thật

vậy, Đức Chúa Trời tối cao của chúng ta đảm bảo rằng, cuối cùng, Chúa Cứu Thế

Jêsus, Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng dường như là nạn nhân của các ý định

gian ác, sẽ trị vì cầm quyền tối cao đời đời mãi mãi. Một đoạn khác trong sự mặc

khải của Giăng cho chúng ta thấy toàn cảnh của màn cuối cùng sẽ diễn ra ở trong

thành của Đức Chúa Trời:

Người ta sẽ đem vinh hiển và phú quý của các dân đến đó; kẻ ô uế, người làm điều

gớm giếc và nói dối không hề được vào thành; nhưng chỉ có những kẻ đã biên tên

trong Sách Sự Sống của Chiên Con.

Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa

Trời và chiên con chảy ra. Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ

mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho

các dân.

Chẳng còn có sự quyền rủa nữa; ngôi của Đức Chúa Trời và chiên con sẽ ở trong

thành; các tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài; chúng sẽ được thấy mặt Chúa, và danh Chúa

sẽ ở trên trán mình. Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng

đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho, và chúng sẽ

trị vì đời đời. 10

Khi chúng ta chọn vâng phục quyền chủ tể và tối cao của Đức Chúa Trời, chúng ta

đang thuộc về phía chiến thắng, chúng ta sẽ cùng trị vì với Đấng duy nhất đáng

được thờ phượng và là Đấng sẽ là sự yên ủi, sự chỉ dẫn, và là bạn hữu của chúng ta

suốt cõi đời đời! Chúa Cứu Thế thật tuyệt vời! Tôi thật nóng lòng đợi đến giây

phút ấy!

Tôi khuyên bạn hãy để Chúa hướng dẫn đời sống mình bằng cách đầu phục các

quyết định của bạn, các hoạn nạn, các thương tổn và đau đớn cho Ngài. Hãy dâng

lên Ngài niềm vui của bạn, sự thành công của bạn, những của cải của bạn. Rốt lại

nếu các hoàng tử Indian chọn để tôn trọng nhà vua Anh Quốc bằng những tài sản

quý báu nhất và đắt giá nhất của họ thì huống chi chúng ta phải tôn kính Đức Chúa

Trời bằng mọi phần của đời sống mình! Không giống các vua trên đất, Đức Chúa

Trời sẽ nhận những gì chúng ta dâng cho Ngài và nhân bội các ơn phước trên đời

sống của chúng ta, chúng ta chẳng từ bỏ gì ngoài lòng kiêu ngạo, và tội lỗi và các

của cải tạm bợ, nhưng Ngài ban lại cho chúng ta sự sống đời đời, sự vui mừng, và

sự giàu có tâm linh và sự đồng trị đời đời với Ngài! Thật là một Đức Chúa Trời

nhân lành!

Bây giờ chúng ta đã hiểu biết phần nào các quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời,

chúng ta có thể hướng sự chú ý của mình sang các thuộc tính đạo đức của Ngài

Các thuộc tính ấy là nền tảng đạo luật của chúng ta, cơ chế công chính của chúng

ta, và các ý tưởng của chúng ta về phép xử sự công bằng. Trong phần hai, chúng ta

sẽ xem xét tâm tính đạo đức cao cả của Đức Chúa Trời: Tức là khả năng của Ngài

để phán xét công bằng, ngay thẳng, đúng theo lẽ thật, và với sự công chính trọn

vẹn. Chúng ta sẽ khám phá lý do vì sao Ngài hành động như Ngài vẫn hành động

và điều đó ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta với Ngài như thế nào. Chúng

ta sẽ trả lời những câu hỏi như là: Tôi có thể tin cậy Đức Chúa Trời như là Đấng

công bình không? Ngài sẽ phán xét các sự việc như thế nào khi mọi sự dường như

đều chống nghịch lại tôi? Ngài sẽ làm gì khi dân sự Ngài làm điều sai trái? Ngài có

bị chao đảo bởi những người “thuộc linh hơn” hoặc những người nắm giữ quyền

hành trong Hội Thánh không?

Đối với một người có cái nhìn sai lệch về Đức Chúa Trời hoặc một người không

biết Ngài một cách thân mật, những câu trả lời cho các thắc mắc nầy thật bất ổn.

Nhưng khi chúng ta học biết nhiều hơn về các thuộc tính của Đức Chúa Trời,

chúng ta sẽ không ngừng tin cậy rằng mình có thể đặt đức tin hoàn toàn vào Đấng

phán xét trọn vẹn và để Ngài chịu trách nhiệm trong phòng xử án của đời sống

chúng ta!

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy cam kết học thuộc những lời tuyên bố và

những câu Kinh Thánh dưới đây. Sau đó, trong tuần lễ này, khi bạn đối đầu với

những tình huống ấy, bạn cần nhớ rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát,

hãy xưng nhận những lời hứa nầy bằng đức tin.

• Vì Đức Chúa Trời là Đấng tể trị tối cao, tôi sẽ vâng phục ý muốn Ngài.

• Gie Gr 10:23 - “Hỡi Đức Giêhôva, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ,

người ta đi chẳng có quyền dẫn đưa bước của mình”.

• RoRm 8:28 - “Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức

Chúa Trời và cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. ”

Nương Cậy Chúa - Việc Đức Chúa Trời đang tể trị có làm bạn sợ hãi không? Khi

Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát, điều đó có nghĩa là bạn và tôi không

phải là người nắm quyền kiểm soát. Điều nầy có thể khiến bạn sợ hãi, nhưng nó

phải đem lại sự yên ủi. Thật tốt hơn nhiều khi Đức Chúa Trời Toàn Năng, Toàn tri

của chúng ta đang kiểm soát mọi tình huống chứ không phải là chúng ta những con

người bất toàn và giới hạn. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời hôm nay bằng cách đặt

hoàn cảnh hiện tại của bạn vào trong bàn tay yêu thương và đầy quyền năng của

Cha Thiên Thượng.

Vâng Lời Chúa - Đức Chúa Trời tối cao của chúng ta đang nắm giữ mọi hơi thở và

mọi nhịp đập của trái tim trong đời sống bạn. Thật dại dột nếu chúng ta không

vâng lời Ngài. Eph Ep 2:10 chép rằng: “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được

dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm

sẵn trước cho chúng ta làm theo. ” Bạn sẽ nhận ra khả năng đầy trọn của chính

mình bằng cách vâng lời Ngài. Hãy đeo đuổi “những điều tốt lành”. Ngài dành cho

bạn để làm - ngày hôm nay.

(Các Thuộc Tính Về Sự Ngay Thẳng )

Chương 12: Đức Chúa Trời Là Thánh

Chúng sẽ hát mừng rỡ trước mặt Đức Giêhôva Vì Ngài đến , Ngài đến đặng đoán

xét thế gian . Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian , Dùng sự ngay thẳng mà

đoán xét muôn dân .

Thi Tv 96:13

Nhà báo chuyên mục Raycohn đã viết trong tờ thời báo New York như vầy: “Tôi

không muốn biết pháp luật là gì, mà tôi muốn biết ai là quan tòa. ” 1 Một vị quan

tòa quan trọng như thế nào? Trên khắp thế giới, chúng ta nghe các vụ xét xử là

những vụ xét xử giả. Các bị cáo bị xem như phạm tôi sau khi bị ép phải ký vào

những lời thú tội - nhiều khi là các tội mà họ đã không phạm. Các quan tòa, trong

các trường hợp ấy là một phần của một cơ chế đem đến bất công cho con người.

Mặc khác, nếu vị quan tòa chân thật và công bằng, người ấy sẽ làm trọn vai trò của

mình hầu cho công lý được phục vụ, và những lời phàn nàn được xử lý.

Bởi vì Đức Chúa Trời là vị Quan tòa có quyền lớn nhất trong vũ trụ, chúng ta phải

biết Ngài như thế nào để hiểu rõ vai trò của Ngài. Ngài chịu trách nhiệm với loại

xét xử nào? Những loại luật lệ nào Ngài hậu thuẫn? Sự xét xử của Ngài có công

bằng và vô tư không?

Ngày nay, hầu hết mọi người đều không biết vai trò của Đức Chúa Trời là vị Quan

tòa của nhân loại. Họ cứ tiếp tục phạm tội như thể không một ai sẽ gọi họ đến mà

khai trình. Tuy nhiên trong cả Cựu ước lẫn Tân ước, sự công chính của Đức Chúa

Trời được trình bày nhiều lần. Chúng ta hãy xem xét một vài trường hợp Đức Chúa

Trời đã hành động như một vị quan tòa.

• Ngài đã đuổi Ađam và Êva ra khỏi vườn Êđen vì cớ tội lỗi của họ.

• Ngài đã hủy diệt hai thành phố gian tà Sôđôm và Gômôrơ.

• Ngài đã sai các tai vạ đến trên Aicập vì sự sai trái của vua Pharaôn đối với dân sự

của Đức Chúa Trời.

• Ngài đã đánh chết Anania và Saphira khi họ nói dối với Đức Thánh Linh.

• Ngài đã hành hại vua Hêrốt với những con trùng gây chết người sau khi ông chấp

nhận người ta thờ phượng mình như một vị thần.

• Ngài đã sai bệnh tật đến trên Hội Thánh Côrinhtô vì đã không tôn kính tiệc thánh.

Khi chúng ta học tập về cương vị của Đức Chúa Trời với tư cách Đấng Phán xét

Trọn vẹn, chúng ta sẽ giải quyết được một số những lãnh vực khó khăn và thấy

được sự trong sạch thánh khiết của các thuộc tính đạo đức của Đức Chúa Trời về

mặt công chính. Chúng ta cũng học biết sự thánh khiết công bình và sự thành tín

của Ngài, cũng như các thuộc tính ấy đã ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế

nào. Và tất nhiên, chúng ta cũng sẽ khám phá lẽ thật về sự công chính của Đức

Chúa Trời, và tính chất cơ bản của một vị quan tòa ngay thẳng. Một khi chúng ta

nhìn thấy các thuộc tính ngay thẳng của Đức Chúa Trời vận hành với nhau như thế

nào, chúng ta có thể có được lòng tin cậy rằng, mỗi một hành động mà Ngài quyết

định, với tư cách là một vị thẩm phán, đều trọn vẹn. Khi chúng ta lớn lên trong sự

mật thiết gần gũi với Chúa, chúng ta cũng sẽ học biết cách chúng ta được buông

tha khỏi nỗi sợ hãi sự phán xét của Ngài nghịch cùng tội lỗi. Hãy cho tôi bắt đầu

bằng cách chỉ cho bạn thấy sự oai nghi đáng sợ của bản tánh thánh khiết Đức Chúa

Trời.

Sức Mạnh Của Lửa

Đó là Trận Đại Hỏa Hoạn năm 1988. Trong năm đó, nhũng ngọn lửa cuồng nộ đã

quét qua 1, 4 triệu mẫu Anh thuộc Công viên Quốc Gia Yellowstone. Công viên

nầy trông giống như một bãi gỗ khổng lồ chất đầy hàng triệu các cột gỗ dựng đứng

ở các khoảng cách đủ để cho phép lượng không khí luồn qua, và cũng gần kề đủ để

cho mỗi cây thông già cao lớn bắt lửa sang bên cạnh. Các lá kim và cành con chết

nằm vương vãi trên đất, cung cấp chất bắt cháy khô cho cơn thèm khát không dập

tắt được của ngọn lửa.

Vào ngày 6 tháng 9, các đốm lửa rải rác đã được thấy chung quanh Nhà trọ Old

Faithful. Được xây cất năm 1904, đây là một cấu trúc gỗ lớn nhất thế giới. Nhà trọ

nầy tọa lạc ở gần suối nước nóng được vây quanh bởi vẻ hùng vĩ của những cách

rừng già thuộc Yellowstone, 25 dặm về phía Bắc một cơn bão lửa khốc liệt đã tràn

qua năm mươi mẫu Anh của cánh rừng. Sức gió mạnh như một cơn lốc đã xoáy

ngọn lửa vượt qua cánh rừng với âm thanh của một chuyến xe lửa chở hàng, biến

cánh rừng thành một đống tro trắng và các đọt cây nhỏ bị cháy xém nằm trên mặt

đất đen kịt.

Vào ngày 7 tháng chín, gió mạnh thổi giật từng cơn trong khu vực có đám cháy

giúp cho ngọn lửa càng quét nhanh hơn. Đến chiều, một bức tường khói nâu và đen

dày đặc cuồn cuộn bốc mỗi lúc một cao hơn lởn vởn gần quán trọ, nhưng những

người lính cứu hỏa tự tin rằng họ có thể ngăn cản bất cứ cơn bộc phát nào. Thình

lình, những ngón tay lửa chung quanh quán trọ cuộn vào nhau để làm thành một

quả nắm thật mạnh mẽ và đổ dồn vào ngay khu vực nầy. Sau đó sức gió năm mươi

dặm một giờ phát sinh ngọn lửa nổ vang rền, tiếng động giống như tiếng gầm rú

liên tục của một chiếc phản lực khi cất cánh. Các đốm lửa bắn lên cao ở rất nhiều

nơi gần với tòa nhà đang bị tấn công nầy. Một bức tường lửa cao hơn cả đỉnh của

các ngọn cây xông lên với một tốc độ không thể tin được.

Những người lính cứu hỏa làm việc điên cuồng, tưới nước quán trọ để bảo vệ nó

khỏi ngọn lửa. Thế rồi cũng nhanh chóng như khi ngọn lửa đến, nó quay sang

hướng đông bắc. Sự nguy hiểm đã qua. Hai mươi bốn tòa nhà đã bị đốt cháy,

nhưng Nhà trọ Old Faithful đã được cứu thoát. 2

Nhiều tháng sau, khu rừng mọc lên với sức sống mới. Sức nóng từ ngọn lửa đã mở

tung các lớp vỏ của những trái thông, đổ ra những hạt giống và đang sinh ra một

khu rừng với những đọt thông non nhú lên ở khắp mọi nơi. Những cây non héo rũ

đã bị đốt sạch. Những mầm cỏ mới đã biến khắc các sườn đồi thành một màu xanh

của mùa xuân, và một vụ mùa bội thu, các bông hoa rừng đã trải thảm lên các cánh

đồng.

Sức Mạnh Của Sự Thánh Khiết Đức Chúa Trời

Bất cứ ai đã từng ở gần một ngọn lửa lớn như vậy đều hiểu được sức mạnh khủng

khiếp của nó. Khi nó gầm rú quét qua một khu vực, mọi thứ đều thay đổi. Các cây

cổ thụ biến thành than. Các tòa nhà chỉ còn là đống tro tàn. Không gì có thể đứng

nổi trước cơn cuồng nộ của nó. Nhưng nơi nào nó quét qua, các trận cháy cũng

đem lại sự sinh sôi và tăng trưởng mới mẻ.

Trong Kinh Thánh, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đôi khi cũng được mô tả như

một ngọn lửa. A. W. Posor đã viết rằng:

Chỉ có lửa mới có thể cho ta một chút khái niệm về sự thánh khiết. Trong lửa, Ngài

đã hiện ra ở tại bụi gai cháy; trong trụ lửa Ngài đã ngự suốt cuộc hành trình dài

băng qua sa mạc. Lửa đã chiếu soi ở giữa hai cánh của Chêrubin trong nơi thánh

được gọi là Sêkina; sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời, qua những năm huy hoàng

của người Ysơraên, và khi Cựu ước đã nhường chỗ cho Tân ước, Ngài đã xuất hiện

ở tại Lễ Ngũ Tuần như ngọn lửa đáp đậu trên mỗi một môn đồ. 3

Ngọn lửa có thể làm gì? Nó hủy hoại những gì đã chết, thanh tẩy, biến đổi phong

cảnh. Lửa thật mạnh mẽ, đẹp đẽ, và đáng sợ. Không ai có thể đứng giữa sức nóng

và cơn cuồng nộ của một trận bão lửa. Không gì có thể đem lại sự sinh sôi nẩy nở

như trận hỏa hoạn ở rừng.

Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thậm chí còn mạnh hơn như thế. Môise, là

người đã nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trong bụi gai cháy, đã thưa

rằng: “Hỡi Đức Giêhôva! Trong vòng các thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh

khiết ai được vinh hiển như Ngài, đáng sợ đáng khen, hay làm các phép lạ?” 4

Trong tất cả các thuộc tánh của Đức Chúa Trời, không điều gì có thể so sánh với

vẻ lộng lẫy và oai nghiêm của sự thánh khiết Ngài. Sự thánh khiết đứng đầu giữa

vòng các thuộc tánh của Ngài. Điều đó có nghĩa là tâm tánh Ngài trọn vẹn trong

mọi đường. Ngài hoàn toàn thánh sạch. Sự tuyệt vời của Ngài về mặt đạo đức là

tiêu chuẩn ngay thẳng tuyệt đối và sự trong sạch về đạo lý dành cho hết thảy mọi

tạo vật ở trong vũ trụ của Ngài. Sự thánh khiết tuyệt đỉnh của Đức Chúa Trời đặt

Ngài cách biệt hoàn toàn với tạo vật của Ngài. Mọi sự Đức Chúa Trời làm ra đều

mang dấu ấn của sự thánh khiết Ngài. Sự thánh khiết của Ngài không bao giờ bị

suy giảm.

Đức Chúa Trời Của Chúng Ta Được Tôn Cao Trong Sự Oai Nghiêm Thánh Khiết

Thật đáng buồn, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đã bị xao nhãng bởi Cơ Đốc

Giáo hiện đại ở mức độ lớn, bởi vì chúng ta đầy dẫy những bụi gai chết của tội lỗi

và kiêu ngạo. Sự miễn cưỡng của chúng ta để nhận biết một Đức Chúa Trời thánh

khiết phản chiếu sự thất bại của chúng ta để nhận biết Ngài thật sự như thế nào. Từ

gốc Hêbơrơ của chữ “Hãy nên thánh” có nghĩa là hãy cất bỏ hoặc phân rẽ. Cựu ước

bày tỏ rằng Đức Chúa Trời ở bên trên và cách biệt với tất cả những gì Ngài tạo

dựng nên. Ngài được tôn cao bên trên mọi vật trong sự oai nghiêm thánh khiết.

Chúng ta cũng có thể định nghĩa thánh khiết là biệt riêng hoàn toàn khỏi tội. Đây là

một cụm từ mô tả hành vi hoặc cách cư xử thường hàm ý sự nên thánh, được dâng

cho Đức Chúa Trời, hoặc xứng đáng ở trước mặt Chúa. 5 Sự thánh khiết phản ánh

một sự thanh sạch không vết, không chỗ trách được. Đức Chúa Trời không những

xứng đáng với tiêu chuẩn thanh sạch - mà Ngài chính là tiêu chuẩn ấy.

Tôi cảm thấy hoàn toàn không xứng đáng để mô tả thuộc tánh nầy của Đức Chúa

Trời. Làm thế nào mà tôi, hoặc bất cứ một con người tội lỗi nào, có thể tìm được

lời lẽ thích hợp để giải thích Đức Chúa Trời thanh sạch và cao trọng như thế nào

trong sự thánh khiết của Ngài? Làm sao tôi có thể mô tả điều gì đó mà quá xa với

kinh nghiệm và bản tánh của mình?

Khi tôi suy nghĩ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, tôi bị cáo trách bởi bảnh

tánh tội lỗi của chính con người mình. Chúng ta tất cả đều giống như một người

bận một bộ đồ trắng đẹp đẽ được mời đi xuống dưới hầm than sâu. Trong bóng tối

của hầm than, người ấy không biết bộ đồ của mình đã bị vấy bẩn. Nhưng khi bước

lên trong ánh sáng chói lòa của ánh mặt trời giữa trưa, anh đã ý thức đầy đủ rằng

bộ đồ của mình đã trở nên bẩn thỉu và đầy mồ hóng. Ánh sáng thánh khiết của Đức

Chúa Trời mặc khải sự tối tăm của tội lỗi chúng ta.

Êsai là một công dân ưu tú của nước Giuđa trong thế kỷ VIII trước Công nguyên,

vốn là một tiên tri đã vâng theo những mạnh lệnh của Đức Chúa Trời và hầu việc

Chúa mình. Ngày nay chúng ta thường xem ông như là một trong những “nhân vật

thuộc linh nổi bật, ” một con người ngay thẳng và được tôn trọng. Lần nọ, ông Êsai

đã thấy một khải tượng của thiên đàng và sự thánh khiết của Đấng Tạo hóa:

Tôi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang, vạt áo của Ngài đầy dẫy đền thờ. Những

Sêraphin đứng bên trên Ngài. Mỗi Sêraphin có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái

che chơn, và hai cái dùng để bay. Các Sêraphin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh

thay, thánh thay, thánh thay, là Đức Giêhôva vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh

hiển Ngài! Nhân tiếng kêu đó, các nền ngạch cửa rúng động, và đền đầy dẫy những

khói. 6

Trước khải tượng nầy, Êsai đang chăm chú vào tội lỗi của những người khác, kêu

gọi họ hãy ăn năn. Bây giờ ông thấy chính mình trong chính sự hiện diện của Đức

Chúa Trời thánh khiết, ông đã nhìn biết rõ ràng tội lỗi và sự không công bình của

chính mình. Quá kinh khủng, ông kêu lên rằng: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi

rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã

thấy Vua, tức là Đức Giêhôva vạn quân!” 7

Khi các thiên sứ vây quanh ngôi vinh hiển của Đức Chúa Trời họ ca hát rằng:

“Thánh thay, thánh thay, thánh thay là ĐỨC GIÊHÔVA vạn quân”. Stephen

Charnoch nhận xét rằng: “Bạn có nghe trong bất cứ bài ca nào của các thiên sứ, có

những sự hoàn hảo nào khác về bản tánh thiên thượng được lập lại ba lần không?

Có chỗ nào chúng ta đọc thấy họ la lớn rằng “đời đời, đời đời, đời đời hoặc thành

tín, thành tín, thành tín về Đức Chúa Trời là Chúa của các Chúa không?” 8

Sự lập lại “Thánh thay, thánh thay, thánh thay” cho chúng ta biết rằng sự thánh

khiết của Đức Chúa Trời là thuộc tính tuyệt điểm của bổn thể Ngài, nền tảng của

sự tồn tại đời đời của Ngài. Quyền tể trị tối cao và vai trò của Ngài với tư cách

Đấng Phán Xét được bắt nguồn và lưu xuất ra từ bản tính thánh khiết của Ngài.

Thật vậy, các nhà thần học nói đến sự thánh khiết của Đức Chúa Trời như là “sự

hoàn hảo siêu việt và trọng tâm của Ngài” 9

Sự Thánh Khiết Của Đức Chúa Trời Đòi Hỏi Sự Phân Rẽ

Xin cho phép tôi đưa bạn trở lại thời Cựu ước, là khi dân Ysơraên thờ phượng Đức

Chúa Trời trong đền tạm mà họ đã mang đi trong đồng vắng và đem vào đất hứa.

Đền tạm mô tả sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự phân rẽ của Ngài khỏi nhân

loại tội lỗi.

Đền tạm gồm có ba phần: Khu vực rộng lớn để nhóm họp, Nơi Thánh và Nơi Chí

Thánh. Mỗi khu vực được ngăn che với nhau bởi các bức màn.

Bất cứ thầy tế lễ nào bước vào đền tạm của Đức Chúa Trời trước hết đều phải dâng

một con vật trên Bàn thờ bằng đồng để chuộc tội. Những của lễ thiêu nầy được

dâng lên hai lần một ngày, một sinh tế vào buổi sáng và một sinh tế vào buổi chiều.

Kế đó là Thùng nước, tại đó thầy tế lễ phải rửa tay và chơn mình trước khi ra mắt

Đức Chúa Trời - một lần nữa một biểu tượng về nhu cầu tẩy rửa khỏi tội của chúng

ta. Sau đó người ấy sẵn sàng để bước vào Nơi thánh.

Bên trong Nơi thánh có ba đồ vật: Bàn để bánh trần thiết, Chơn đèn, và Bàn thờ

xông hương. Bàn để bánh Trần thiết có loại bánh đặc biệt của Sự hiện diện Đức

Chúa Trời; Chơn đèn tiếp tục được thắp bằng dầu thanh sạch; và Bàn thờ xông

hương để giữ mùi hương xông lên được dâng vào mỗi buổi sáng.

Nhưng Nơi Chí Thánh là nơi có sự hiện diện của Đức Chúa Trời ngự trị. Nơi nầy

được ngăn che bởi một bức màn rất dày đến nỗi cần phải có bốn người để dời màn

đi được. Chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm mới được phép vào nơi nầy - và chỉ vào

một lần một năm. Nếu bất cứ ai khác thử vào, Đức Chúa Trời sẽ đánh chết kẻ ấy.

Bên trong nơi chí thánh là Rương Giao ước, nơi ngự của chính mình Đức Chúa

Trời, nơi mà một năm một lần thầy tế lễ thượng phẩm dâng các sinh tế cho tội lỗi

của chính mình và tội lỗi của cả dân sự.

Tại sao nơi hiện diện của Đức Chúa Trời trong đền tạm lại được ngăn che không

nhìn thấy? Bởi vì Đức Chúa Trời quá thánh khiết đến nỗi không một ai nhìn xem

sự vinh hiển của Ngài mà còn sống. Không một ai có thể tiếp cận với Đức Chúa

Trời thánh khiết của chúng ta mà không được che phủ bởi huyết của sự chuộc tội

để được tha thứ tội lỗi mình.

Vì sao chiên con được dâng lên như là một của lễ cho tội lỗi? Đây là một hình

bóng về Chúa Cứu Thế Jêsus, Chiên Con của Đức Chúa Trời, và sự hy sinh của

Ngài trên thập tự giá để cung ứng một sự che phủ trước cơn thạnh nộ của Đức

Chúa Trời trên tội lỗi chưa được xưng ra. Điều duy nhất làm thỏa mãn sự phán xét

tội lỗi mà sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi chính là sự đổ huyết vô tội và

thánh khiết. Chỉ huyết Chúa Jêsus mới có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao nầy.

Cơn Giận Của Đức Chúa Trời Là Một Phần Sự Thánh Khiết Của Ngài

Đức Chúa Trời là Đấng tuyệt đối thánh sạch và công bình, Đấng gớm ghét điều ác.

Ngài không thể dung chịu bất cứ một sự bất công nào. HaKb 1:13 cho chúng ta

biết: “Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái

ngược. ” Đức Chúa Trời không thể bí mật cảm động bất cứ điều ác nào trong

chúng ta, bởi vì trong bản chất thánh khiết của Ngài Ngài không thể chấp nhận bất

cứ điều ác dưới bất cứ hình thức nào. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi

phải có những hậu quả dành cho tội lỗi. Chúng ta đã phá hỏng tiêu chuẩn thánh

khiết của Ngài, và sự thánh khiết của Ngài đòi hỏi phải phán xét tội lỗi chứ không

bỏ qua hoặc bào chữa cho tội lỗi.

Xuyên suốt Kinh Thánh, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời được mô tả như là một

ngọn lửa hủy phá. Chúng ta hãy nghĩ về câu chuyện của thành Sôđôm và Gômôrơ.

Hai thành phố nầy đầy dẫy tội lỗi; người công bình duy nhất là Lót. Đức Chúa Trời

đã cho phép Lót và gia đình ông chạy trốn khỏi Sôđôm trước khi Ngài giáng sự

đoán phạt. Sự đoán phạt đó là gì? Đức Chúa Trời đã sai mưa lửa và diêm sinh

giáng trên hai thành phố nầy. Tất cả những người sống ở đó đều bị hủy diệt. Tuy

nhiên, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không phải là một cơn giận không kiểm

soát được, giống như chúng ta nhiều khi suy nghĩ, mà thay vào đó, là một hành

động đúng mực và được hoạch định bắt nguồn từ sự thánh khiết của Đức Chúa

Trời.

Trong thế giới trần tục nầy, nhiều người cho rằng hành vi của họ không kéo theo

hậu quả. Nếu bạn muốn có tình dục “an toàn” ngoài hôn nhân, chỉ cần sử dùng một

bao cao su. Nếu bạn phạm tội, hãy thuê một luật sư giỏi là người có thể gỡ bạn

thoát khỏi nhờ vào kỹ thuật chuyên môn. Việc ăn cắp đồ của chủ là không sao bởi

vì ai cũng làm như thế cả. Sự thiếu dạy dỗ về mặt đạo đức trong các trường công

của chúng ta và trong xã hội nói chung đã hạ thấp các tiêu chuẩn dành cho một đời

sống thánh khiết và công bình.

Nhiều khi đây cũng là cách chúng ta tiếp cận với Đức Chúa Trời. Chúng ta nói

rằng: “Tội lỗi của chúng tôi không là bao nhiêu - điều những người khác làm còn

tồi tệ hơn nhiều” Người nào tin như vậy là vì chưa từng đối diện với sự thánh khiết

của Đức Chúa Trời. Một tội lỗi nhỏ, một lời nói dối xã giao, một lời tổn thương

cũng đã đủ để phân rẽ chúng ta khỏi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Sự Thánh Khiết Của Đức Chúa Trời Được Bày Tỏ Qua Việc Ngài Ban Luật Pháp

Trong những năm gần đây, có rất nhiều điều luật được cơ quan luật pháp tiểu bang

và liên bang thông qua nhưng đã bị bác bỏ bởi Tòa án tối cao. Ở một số các trường

hợp, các quan tòa đã quyết định rằng một điều luật không thể được áp dụng một

cách bất công. Còn đối với các điều luật khác, Tòa án tối cao đã quyết định rằng nó

có một sai lầm tai hại có thể ngăn chận việc sự công chính được phân phối một

cách đồng đều.

Là Đấng ban luật pháp tối cao và tuyệt đối thánh khiết, Đức Chúa Trời không bao

giờ công bố một điều luật mà không hoàn hảo về mọi mặt. Ngài không cần một tòa

án tối cao để quyết định cho các điều luật của Ngài là có công bằng không, hoặc có

được áp dụng một cách đồng đều không. Toàn bộ các điều luật của Ngài là một sự

bày tỏ về sự thánh sạch của sự thánh khiết của Ngài. 10

Thư Giuđe cung ứng rất nhiều gương mẫu của những người đã khước từ các luật lệ

của Đức Chúa Trời - và phải chịu sự phán xét của một Đức Chúa Trời thánh khiết.

Giuđe nhắc đến” những kẻ chẳng tin kính đổi ơn của Đức Chúa Trời ra việc tà ác”.

11 Họ tưởng rằng họ có thể tránh thoát cùng với tội lỗi của họ. Không phải như

vậy đâu, Giuđe viết rằng vì chúng ta đang tiếp xúc với một Đức Chúa Trời thánh

khiết, là Đấng sau khi giải cứu dân sự ra khỏi Ai cập “Sau lại tiêu diệt những kẻ

không tin”. 12 Ngay cả đến khi những các thiên sứ đã dấy loạn nghịch cùng Đức

Chúa Trời “thì Ngài đã dùng dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời, cầm giữ lại để

chờ sự phán xét ngày lớn” 13

Nhiều lần lập đi lập lại, chúng ta đã ấn định các tiêu chuẩn riêng của mình về

những điều chắc sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa Trời: “Tôi đối xử công bằng với mọi

người” “Tôi không xử tệ với vợ và các con tôi” “Tôi giúp các thứ cần dùng cho

người khác trong công tác dành cho những người vô gia cư mà tôi đang hỗ trợ”.

“Tôi là một người láng giềng tốt”.

Chúng ta coi nhẹ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời khi chúng ta nghĩ là mình có

thể tự xoay sở lấy công việc của mình. Chúng ta đánh lừa chính mình khi chúng ta

cho rằng việc tuân giữ Luật Vàng 14 sẽ che đậy các tội lỗi của chúng ta. Các tiêu

chuẩn của chúng ta thật lố bịch khi được so sánh với các tiêu chuẩn công bình của

Đức Chúa Trời. Khi Giôsuê từ giã dân Ysơraên sau khi họ đã định cư trong đất

hứa, ông biết rằng dân sự vẫn thờ phượng các thần ngoại bang. Ông bảo với họ

rằng: Các ngươi không đủ sức phục sự Đức Giêhôva vì là Đức Chúa Trời thánh,

Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi” 15

Không một tiêu chuẩn loài người nào của cách cư xử chúng ta thỏa mãn những yêu

cầu của một Đức Chúa Trời thánh khiết. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi

buộc chúng ta phải giữ tất cả các điều luật của Ngài một cách hoàn hảo vào mọi

lúc. Cách duy nhất mà chúng ta có thể bước vào sự hiện diện của Ngài là bởi huyết

của Chiên con bao phủ tội lỗi của chúng ta. Chỉ bởi sự trả giá của Chúa Cứu Thế,

Đấng phán xét thánh khiết mới có thể rải ơn thương xót của Ngài trên chúng ta

được.

Đáp Ứng Trước Sự Thánh Khiết Của Đức Chúa Trời

Nếu như chúng ta giữ được, thậm chí một phần, sự thánh khiết lớn lao của Đức

Chúa Trời và phép lạ của sự thương xót của Ngài đối với những tạo vật tội lỗi, thì

gia đình chúng ta, sở làm, trường học, và thật vậy, toàn thế giới sẽ rúng động với

những người sấp mình xuống đất trong sự thờ phượng và suy tôn Ngài. Một quan

điểm như vậy sẽ thúc đẩy một sự kính sợ Chúa đúng mực, vốn là điểm bắt đầu cần

thiết. 16

Sự hiểu biết thật về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời luôn luôn dẫn đến sự đáp

ứng trong tinh thần thờ phượng từ nơi chúng ta. Môise đã sấp mặt xuống đất trước

bụi gai cháy. Êsai đã nói rằng: “Khốn nạn cho tôi!” Chúng ta không thể đứng trong

sự hiện diện của Đức Chúa Trời mà không nhìn biết sự thánh khiết của Ngài và

nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Tác giả Dethmoore đã viết trong quyển A

Woman „s Heart :God‟s Dwelling Place (Tấm lòng của người Phụ nữ: Nơi ngự trị

của Đức Chúa Trời” như sau:

Ánh sáng vinh hiển của Đức Chúa Trời chiếu rọi theo hai cách: Nó phủ ánh sáng

trên sự nhận biết Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta có thể hiểu Ngài một cách rõ

ràng hơn, nhưng nó cũng chiếu sự sáng trên chúng ta hầu cho chúng ta có thể nhìn

thấy tội lỗi của chính mình rõ ràng hơn. Hãy nhớ rằng càng đến gần với ánh sáng,

thì nó sẽ chiếu sáng trên bạn nhiều hơn. Đây chính là lưỡi gươm hai lưỡi của sự

thân mật. Chúng ta nhìn thấy Ngài rõ ràng hơn và nhìn thấy chính mình rõ ràng

hơn. Đây là sự canh giữ an toàn trọn vẹn chống lại sự kiêu ngạo. Bạn có thể định

giá lời Ngài trên điểm nầy: Sự gần gũi thật sinh ra sự khiêm nhường thật! 17

Khi chúng ta tập trung vào sự thánh khiết của Đức Chúa Trời - tức là những sự

trọn vẹn về phẩm chất đạo đức của Ngài và sự trong sạch tuyệt đối của Ngài - thì

phản ứng thích hợp duy nhất là suy tôn Ngài trong sự hạ mình. Sự suy tôn là cơ sở

cho sự thờ phượng hoàn toàn.

Hễ khi nào tôi suy gẫm về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì tôi lại được nhắc

nhở mạnh mẽ về việc Ngài xứng đáng biết bao với sự thờ phượng của chúng ta.

Tôi nghĩ đến câu Kinh Thánh: “Hãy mặc trang sức thánh mà thờ lạy Đức Giêhôva;

hỡi cả trái đất, khá run sợ trước mặt Ngài. ” 18 tôi muốn trở nên hòa mình vào sự

thánh khiết của Ngài, hơn là sức mạnh, sự khôn ngoan, hoặc những thuộc tính lớn

lao khác của Ngài.

Khi chúng ta suy gẫm về sự thánh khiết cao cả của Đức Chúa Trời, chúng ta không

thể nào không bị chế ngự bởi một cảm xúc kinh sợ. Âm nhạc có thể giúp chúng ta

bày tỏ lòng kinh sợ đối với Đức Chúa Trời. Nhiều bài thánh ca xưa cổ đã có được

tinh thần thờ phượng nầy. Tôi khuyến khích bạn hãy chọn một trong các bài thánh

ca ấy, như là bài Thánh thay , Thánh thay , Thánh thay , và bắt đầu thờ phượng

Đức Chúa Trời bằng bài hát và những lời ngợi khen ngay bây giờ.

Sau khi Êsai hạ mình ở trước mặt Chúa trong khải tượng của ông, một trong các

Sêraphin đã bay đến bàn thờ trong đền thờ và gắp một hòn than cháy đỏ bằng một

cái kiềm. Êsai nói rằng: “Ngài để trên miệng ta, mà nói rằng: Nầy cái nầy đã chạm

đến môi ngươi; lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi. ” 19

Sự thờ phượng Chúa cũng dành cho Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng đã bắt

chiếc cầu nối sự phân rẽ ở giữa Đức Chúa Trời và tội nhân ăn năn. Bài Thập tự xưa

là một thánh ca thuật lại câu chuyện ấy bằng bài hát. Bạn hãy đọc kỹ lời của bản

thánh ca cổ điển nầy; sau đó hãy tôn cao danh Thánh của Đức Chúa Trời với tư

cách một con cái của Ngài bạn sẽ hiểu được sự thánh khiết và sự cứu rỗi đầy

thương xót của Ngài.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Đức Chúa Trời Của Bạn - XuXh 15:11 ký thuật rằng, sau khi Môise

và dân Ysơraên đã vượt qua biển đỏ an toàn, họ hát một bài ca để ngợi khen Đức

Giêhôva.

“Hỡi Đức Giêhôva! Trong vòng các thần, ai giống như Ngài?

Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài -

Đáng sợ đáng khen, hay làm các phép lạ?”

Hãy liệt kê một danh sách các phép lạ mà Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta

đã bày tỏ trong đời sống bạn trong năm qua. Hãy nêu cụ thể. Bây giờ, hãy cảm tạ

Chúa vì những điều ấy và ngợi khen Ngài bằng cách hát bài thánh ca đẹp đẽ Thánh

thay , Thánh thay , Thánh thay .

Thánh Thay, thánh thay, thánh thay, Đấng chủ tể oai quyền đang khi tưng tưng

sáng chúng tôi đã dâng khúc hoan ca; Thánh thay, thánh thay, thánh thay. Trí dõng

ái đức vô biên! Chúa Ba Ngôi vốn một thể oai nghi rạng lòa.

Thánh thay, thánh thay, thánh thay! Dẫu bóng tối che Ngài, xưa nay muôn muôn

mắt kẻ ô tội khôn thấy thiên nhan. Ngoài Ngài không ai không ai, chỉ Chúa chí

thánh không hai Đấng Linh Năng thánh sạch với yêu thương hoàn toàn.

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Chúng ta được kêu gọi phải nên thánh, có nghĩa

là “được biệt riêng ra, ” “được dâng cho Đức Chúa Trời. ” IPhi 1Pr 1:16 chép rằng:

“Chính Chúa phán rằng: Hãy nên thánh vì Ta là Thánh. ” Hiện có những lãnh vực

nào trong đời sống bạn mà bạn còn xấu hổ chăng, có những lãnh vực nào trong tâm

tánh hoặc trong lối sống của bạn chưa được thánh sạch chăng? Hãy dâng những

điều đó cho Chúa và xin Ngài thanh tẩy.

Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Sự ngay thẳng về mặt đạo đức không phải

là điều được người ta ưa chuộng lắm trong thế giới ngày nay. Bạn hữu hoặc những

người trong gia đình bạn có cần được nghe rằng có một Đấng hành động với sự

ngay thẳng hoàn toàn và có thể được tin cậy luôn luôn không? Hãy chia sẻ lẽ thật

về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời ngày hôm nay.

Chương 13: Đức Chúa Trời Ban Cho Chúng Ta Quyền Năng Để Nên Thánh

Bạn có bao giờ biết một người rất có tài năng, nhưng yếu kém về mặt đạo đức

không? Không cần phải mất nhiều thời gian để nhận ra rằng tài năng mà không có

sự chỉ dẫn của đạo đức tốt lành có thể gây ra những bi kịch và những đau buồn vô

kể. Tâm tánh của một người, chứ không phải những khả năng của người ấy, quyết

định giá trị lâu bền của những gì người ấy làm được.

Ví dụ, hiệu trưởng của một trường đại học nổi tiếng bị phat hiện là đã sử dụng máy

vi tính của mình để chuyển sách báo khiêu dâm cho các em vị thành niên. Người

đứng đầu của một tổ chức từ thiện danh giá đã bị cáo giác là thâm lạm ngân quỹ từ

thiện. Một số những người lãnh đạo chính trị hàng đầu đã bị buộc tội tà dâm vì đã

dan díu với các nhân viên nội trú và nhân sự. Tất nhiên, không phải tất cả mọi

người giữ các chức vụ nầy đều phạm những tội như thế, nhưng những nan đề nầy

đang lan tràn đến nỗi, dầu là một dân tộc có nhiều thành tựu lớn, chúng ta đang bị

băng hoại về mặt đạo đức.

Cơ Đốc Nhân cũng đang vật lộn với sự thanh sạch về mặt đạo đức. Cách đây khá

lâu, một người đàn ông giữ một địa vị có ảnh hưởng trong một chức vụ Cơ Đốc đã

tâm sự với tôi rằng ông ta chưa bao giờ đầu phục Chúa Cứu Thế, mặc dù trong

nhiều năm, ông vẫn ra vẻ như mình đã dâng đời sống cho Chúa. Ông đã nói và làm

tất cả những gì thích hợp để cho bạn bè và những người gặp gỡ ông đều nghĩ rằng

ông là một tín đồ tận tụy với Chúa Cứu Thế. Nhưng ông thú nhận đã cố ý nói

“không” trước sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và chọn sống trong sự dối trá.

Tôi thật bàng hoàng khi có ai đó đã được biết rõ lời được Thần cảm của Đức Chúa

Trời, kinh nghiệm mối thông công Cơ Đốc, và hầu việc Chúa, mà lại dám cố tình

không vâng lời Ngài. Nhưng như tôi đã nói, tôi biết rằng chỉ vì ông ta sợ phải sống

một đời sống thánh khiết. Ý tưởng đầu phục Chúa trọn vẹn không hấp dẫn đối với

ông, và kết quả là ông đã chạy xa khỏi Chúa trong nhiều năm.

Đời Sống Thánh Khiết, Bí Quyết Để Sống Thánh Khiết

Cũng như người đàn ông đó, một cái nhìn sai lầm về sự thánh khiết khiến cho

nhiều Cơ Đốc Nhân dừng lại, thiếu mất sự đầu phục trọn vẹn đối với Chúa. Họ có

một cái nhìn sai lệch về sự thánh khiết bởi vì họ định nghĩa sự thánh khiết từ một

cái nhìn của thế tục. Họ hình dung một người thánh khiết như là một loại cuồng tín

nào đó, một người “gàn”, hay là một thầy tu cô độc tận hiến cho sự cầu nguyện và

kiêng ăn. Những người khác thì cho rằng sự thánh khiết chỉ liên quan đến cách một

người ăn mặc hoặc hòa nhập với xã hội. Những tín đồ nhận thông tin sai trật nầy

quyết định sẽ không từ bỏ lối sống, những sự dễ chịu, là lòng kiêu hãnh của họ để

cho Đức Chúa Trời làm mới lại tâm trí mình. Họ không để Ngài uốn nắn mình

thành những con người với những sở thích và những ao ước đem lại sự hạnh phúc

thật và sự vui mừng trong mối tương giao với Ngài.

Thật đáng buồn, một số tín đồ vẫn tiếp tục vật lộn với những kinh nghiệm thời thơ

ấu của họ với những bậc phụ huynh hoặc những hội thánh luật pháp, hà khắc. Tôi

từng nghe những lời thú nhận như vầy: “Tôi đã cố gắng sống theo những kỳ vọng

cao siêu của bố mẹ tôi hoặc của mục sư, nhưng tôi đã thất bại nhiều lần. Tôi không

thể nào sống đời sống Cơ Đốc Nhân được!” Họ kết luận rằng đời sống Cơ Đốc thật

khó sống. Tôi đồng ý - và đi tiếp một bước nữa: Không thể nào sống một đời sống

thánh khiết bằng sức riêng của bạn. Thậm chí với sự kiên quyết và những nỗ lực

tốt nhất của mình, chúng ta sẽ luôn thất bại. Chúng ta không bao giờ có thể trở nên

thánh khiết bằng sức riêng hoặc những khả năng của chính mình.

Nhưng câu chuyện không kết thúc với các nỗ lực yếu đuối của chúng ta. Phaolô

tuyên bố rằng:

Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa

Jêsus Christ; vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Chúa Jêsus Christ buông

tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết. Vì điều chi luật pháp không làm nổi, tại

xác thịt làm cho luật pháp ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời đã làm rồi: Ngài đã vì cớ

tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta và đã

đoán phạt tội lỗi trong xác thịt, hầu sự công bình mà luật pháp buộc phải làm được

trọng trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Thánh Linh. 1

Đây chính là bí quyết: Chúng ta có thể sống một đời sống thánh khiết nếu chúng ta

đầu phục Đức Thánh Linh là Đấng đến để làm vinh hiển Chúa Cứu Thế Jêsus.

Chúa Jêsus là con người duy nhất đã từng sống một đời sống thánh khiết, và hiện

nay Ngài ngự trị trong mỗi một tín hữu qua Thánh Linh Ngài. Sự hiện diện của

Ngài và quyền năng của Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để sống đời sống thánh

khiết từng giây phút. Sống công bình, thánh khiết là bí quyết để có được một cuộc

sống vui mừng, đầy quyền năng đắc thắng và kết quả. Khi sống thánh khiết, chúng

ta phân rẽ và biệt mình khỏi tội lỗi để được Chúa sử dụng đặc biệt. Đức Chúa Trời

ban cho chúng ta quyền năng để kinh nghiệm một đời sống mới hoàn toàn đặt nền

tảng trên sự thánh khiết và thanh sạch của Ngài. Nhưng chúng ta phải vâng theo sự

chỉ dẫn và những luật lệ của Ngài. Trong chương nầy, chúng ta sẽ học biết một số

phương cách Chúa muốn chúng ta đáp ứng trước sự thánh khiết của Ngài.

Bởi vì Đức Chúa Trời là Thánh, chúng ta phải dâng cho Ngài sự tôn kính

Năm 1996, tôi có vinh dự được nhận giải thưởng Templeton danh tiếng quốc tế

dành cho sự Tiến bộ Tôn giáo. Một phần của vinh dự ấy là tôi và Vonett đã được

đến Cung điện Buckingham để tiếp kiến Thái tử Phillip và ngài John Templeton.

Bởi vì chúng tôi sẽ gặp gỡ hoàng gia, nên chúng tôi rất ý thức về diện mạo cũng

như hành vi của mình.

Chúng ta có thiếu cẩn trọng khi ra mắt Đức Chúa Trời Tối cao, Đấng tể trị vũ trụ

không? Ngài đáng phải nhận được sự tôn kính và kính trọng hơn bất cứ một con

người nào đã từng sống! Ngài không phải là “cấp trên”. Ngài chính là Đức Chúa

Trời Tạo hóa, lớn lao, thánh khiết, công bình, toàn năng và yêu thương.

Nhiều câu Kinh Thánh dạy chúng ta phải kính sợ Đức Chúa Trời. Vua Đavít viết

rằng: “Khá hầu việc Đức Giêhôva cách kính sợ, và mừng rỡ cách run rẩy. ” 2 Vua

Salômôn đã giải thích: “Kính sợ Đức Giêhôva, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; sự

nhìn biết Đấng thánh, đó là sự thông sáng. ” 3 Kính sợ Chúa không phải là sợ hãi

Đức Chúa Trời, mà là bày tỏ lòng tôn kính thờ phượng và tôn thờ sâu xa ở trước

mặt Ngài.

Vonette và tôi luôn quỳ gối mỗi buổi sáng để ngợi khen và thờ phượng Đức Chúa

Trời do lòng kính sợ Ngài. Tôi khuyên bạn hãy xem xét cách bạn ra mắt Đức Chúa

Trời, cách bạn tôn kính danh Ngài ở trước mặt những người khác, và cách bạn tôn

kính lời Ngài. Trong thì giờ tĩnh nguyện hằng ngày với Ngài, hãy dành cho Ngài

sự tôn kính mà Ngài đáng được. Hãy dành nhiều thời gian thờ phượng Ngài hơn là

cho những nhu cầu của riêng mình.

Bởi vì Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta gớm ghét tội lỗi và điều ác, chúng

ta phải xây bỏ mọi điều ác

Đức Chúa Trời đã dựng nên vũ trụ để vận hành theo tiêu chuẩn thánh khiết của

Ngài. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời trọn vẹn đến nỗi Ngài không thể nhìn xem

ngay cả một tội lỗi. Không một tội lỗi nào.

Hãy hình dung sự thánh khiết của Đức Chúa Trời theo cách nầy. Hãy tưởng tượng

một cô dâu xinh đẹp trong ngày cưới, mặc một bộ đồ trắng và trông thật rạng rỡ.

Bộ áo trắng tượng trưng cho sự trinh bạch. Không có một đốm bẩn hoặc vết nhăn ở

bất cứ chỗ nào. Nếu một vết mực làm vấy bẩn chiếc áo, người ta sẽ chăm chú vào

sự xấu xí của vết bẩn hơn là vẻ đáng yêu của bộ áo. Đó là một hình ảnh về sự

thanh sạch của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Đấng không hề phạm tội, dầu bằng

cách nào, hết sức thánh khiết và trong sạch, đến nỗi Ngài không thể dung chịu điều

dữ. 4 Thiên đàng của Ngài là thanh sạch và thánh khiết hoàn toàn, không có tội lỗi

và điều ác.

Dầu chúng ta có cố gắng để sùng đạo, tự kỷ luật, hoặc tốt lành đến đâu đi nữa,

chúng ta cũng không thể mong đợi Đức Chúa Trời cho phép mình vào thiên đàng

trong khi chúng ta còn các vết bẩn của tội lỗi trong đời sống mình. Nếu Đức Chúa

Trời cho phép một tội lỗi làm hoen ố nơi ngự trị thánh khiết của Ngài, nơi ấy sẽ

không còn là thành thánh nữa. Bởi vì Đức Chúa Trời thậm chí không thể nhìn xem

tội lỗi, cho nên tình trạng tội lỗi của loài người chúng ta là vô vọng.

Đây là chỗ mà nghịch lý kỳ diệu đã bước vào. Chúa Cứu Thế Jêsus đã đến để

mang lấy tội lỗi của thế gian. Ngài đã trở nên tội lỗi vì chúng ta. Con Đức Chúa

Trời thánh khiết hoàn hảo đã nhận lấy sự ô uế của tội lỗi chúng ta. Ngài đã chịu

đựng và làm thỏa mãn sự công bình của Đức Chúa Trời thánh khiết thay cho

những sai trái của chúng ta - không phải chỉ một hoặc hai tội, mà là mọi tội lỗi bạn

và tôi đã từng phạm, hoặc sẽ phạm trong đời sống mình! Bạn còn nhớ thể nào nơi

Chí Thánh trong đền tạm làm hình bóng về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và

sự phân rẽ của Ngài khỏi loài người không? Bức màn dày đã phân cách con người

tội lỗi với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Các sinh tế bằng chiên và dê tượng

trưng cho một Đức Chúa Trời thánh khiết là Đấng đã mang lấy tội lỗi của cả thế

gian trên chính mình Ngài Sinh tế cuối cùng nầy cũng bao gồm cả sự chết - tức là

sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá.

Nỗi đau đớn của thể xác trên thập tự giá không là gì khi so sánh với nỗi thống khổ

trong tâm linh bởi vì Đức Chúa Trời đã phải trở nên tội lỗi vì cớ chúng ta! Mọi tội

lỗi và điều ác đã từng phạm, hoặc tội lỗi sẽ phạm, thảy đều chất trên Chúa Cứu Thế

Jêsus ngay trước khi Ngài chịu chết. Mặc dầu Chúa Jêsus ghê tởm tội lỗi và điều

ác, Ngài bằng lòng gánh lấy tội lỗi của toàn thể nhân loại. Sách Hêbơrơ giải thích

điều nầy tốt hơn là tôi:

Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức

Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho

những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời. Bởi có sự tha thứ thì không cần dâng

của lễ về tội lỗi nữa. Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn

dĩ vào nơi rất thánh bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn,

nghĩa là ngang qua xác Ngài. 5

Đó là lý do vì sao khi Chúa Cứu Thế bị đóng đinh, Đức Chúa Trời đã làm phép lạ

xé đôi bức màn dày ngăn cách những người nam người nữ không được vào nơi Chí

Thánh. Đức Chúa Jêsus Christ đã trả giá cuối cùng. Những người tiếp nhận sự tha

thứ của Đức Chúa Trời trở nên không vết và thánh sạch bởi vì, bấy giờ, họ đã đến

gần với Đức Chúa Trời. Thật vậy, tất cả những người tin Chúa đều trở nên đền thờ

thánh của Đức Chúa Trời khi Đức Thánh Linh đến ngự trong đời sống họ vào giây

phút họ được tái sinh.

Là đền thờ của Đức Chúa Trời - tức là nơi ngự Chí Thánh của Ngài- đời sống

chúng ta không còn là đền thờ của điều ác, của sự vô luân, trộm cắp hoặc dối trá

nữa. Bởi vì Đức Chúa Trời đang sống trong chúng ta, chúng ta phải gớm ghét tội

lỗi như cách Ngài gớm ghét. Khi chúng ta hiểu được Đức Chúa Trời thánh khiết

thể nào và những gì Con Ngài phải chịu để khiến chúng ta trở nên đền thờ của Đức

Chúa Trời hằng sống, động cơ chúng ta là phải sống một đời sống thanh sạch và

không phạm tội.

Tất nhiên, việc sống một đời sống thanh sạch chỉ có thể thực hiện được qua sự ban

sức của Đức Thánh Linh. Chúng ta được ban cho quyền phép để đắc thắng tội lỗi

và cám dỗ khi chính mình Ngài ngự trị, đầy dẫy, và xức dầu cho chúng ta.

Theo lời Chúa, chúng ta không phải phạm tội. Nhưng nếu chúng ta phạm tội, thì có

Đấng cầu thay cho chúng ta ở trước mặt Đức Chúa Cha. Điều nầy được giải thích

trong IGi1Ga 2:1-2: “Hỡi các con cái bé mọn Ta, Ta viết cho các con những điều

nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu

thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy

chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi

đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa. ”

Việc nên thánh còn hơn cả sự vâng lời; đó là sự giải phóng, sự tự do, được tẩy sạch

khỏi mọi sự độc hại. Tội lỗi trong đời sống chúng ta dựng nên một hàng rào trong

mối tương giao với Đức Chúa Trời. Nó ngăn chận các đường giao thông giữa

chúng ta và Đức Chúa Trời, khiến Ngài không nghe được lời cầu nguyện của

chúng ta. 6 Mối tương giao với Chúa dược phục hồi bởi việc chúng ta xưng ra và

từ bỏ tội lỗi mình. Khi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời dầm thấm vào mỗi thớ

thịt của chúng ta, chúng ta trở nên nhạy bén với tội lỗi hơn, và càng học biết cách

để gớm ghét tất cả tội lỗi nhiều hơn khi chúng ta bước đi trong một mối tương giao

thân mật, vui mừng với Đức Chúa Trời.

Bởi vì sự thánh khiết của Đức Chúa Trời xua đuổi bóng tối, nên chúng ta phải

bước đi trong ánh sáng của Ngài

Vào đầu thập niên 60, tôi đến Rangoon, Miến Điện, để nói chuyện với các sinh

viên trong một buổi nhóm. Khi đến nơi, tôi được báo cho biết rằng có một nhóm

sinh viên Cộng sản cấp tiến âm mưu giết tôi bằng cách sẽ ném đá tôi trong buổi

nhóm.

Khi tôi bắt đầu, có nhiều lời chế giễu gây rối làm át đi tiếng nói của tôi. Bởi vì tôi

biết rằng Đức Chúa Trời ngự trị giữa sự ngợi khen của dân sự Ngài, nên tôi đã mời

một vài sinh viên Cơ Đốc trong khán giả cùng với tôi hát bài thánh ca ngợi khen

Chúa, Halêlugia . Satan không thể chịu nổi khi các tín hữu ngợi khen Đức Chúa

Trời. Trong lúc chúng tôi ngợi khen Chúa, những kẻ gây rối đứng bật dậy khỏi ghế

và chạy ra khỏi buổi nhóm. Chúng tôi tiếp tục buổi nhóm, và có một số các sinh

viên đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế sau đó.

Tội lỗi và điều ác luôn luôn tìm chỗ trú trong bóng tối. Nhưng sự rực rỡ thánh

khiết của Đức Chúa Trời phơi bày và hủy phá sự tối tăm của tội lỗi và điều ác.

Phaolô viết rằng: “Đức Chúa Trời ở nơi sự sáng không thể đến gần được. ” 7

Chúng ta càng suy gẫm về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, chúng ta càng nhận

biết tội lỗi của chính mình. Khi so sánh với sự thánh khiết của Ngài, mọi điều khác

trở nên ô uế và mờ đục.

IGi1Ga 1:1-10 chép rằng: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối

tăm đâu; nếu chúng ta đi trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và

huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta. ” 8 Đức Chúa

Jêsus phán rằng: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo Ta, chẳng đi trong nơi

tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống. ” 9 Khi chúng ta đi theo Chúa Jêsus, ánh

sáng của Ngài soi sáng đường lối chúng ta, và những người không tin nhìn thấy sự

thánh khiết của Đức Chúa Trời qua thái độ và hành động của chúng ta.

Bởi vì Chúa chúng ta là thánh, chúng ta phải hầu việc Ngài với sự tận hiến của đời

sống được thay đổi

Kinh Thánh ban cho chúng ta lời chỉ dẫn của Đức Chúa Trời: “Nhưng như Đấng

gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình. ” 10 Cơ

Đốc Nhân đã được Đức Chúa Trời biệt riêng ra cho mục tiêu thánh Ngài. Nếu bạn

muốn nhìn thấy sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, hãy xem xét đời sống và những

sự dạy dỗ của Chúa Cứu Thế Jêsus. Ngài là sự bày tỏ hiển hiện của sự thánh khiết

Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đặt đời sống mình dưới quyền tể trị

của Ngài và trở nên giống như tâm tánh của Con Ngài về mặt đạo đức và phản

chiếu vẻ đẹp của tâm tánh Ngài.

Do lòng tôn kính Chúa, tôi muốn nên thánh, giống như Ngài là thánh, và không

bao giờ làm buồn lòng Ngài bất cứ cách nào. Tôi thà chết còn hơn làm sỉ nhục cho

danh thánh Ngài. Tôi thường cầu nguyện rằng nếu như có bất cứ khả năng nào

khiến tôi có thể không chung thủy với vợ yêu dấu của tôi hoặc bằng bất cứ cách

nào đem sỉ nhục lại cho Cứu Chúa tôi, thì xin Ngài hãy cất mạng sống tôi trước khi

điều đó xảy ra.

Goerge Muller, rất nổi tiếng vì cớ đức tin và chức vụ lớn lao của ông đối với các

trẻ em mồ côi, đã được hỏi bí quyết của sự hầu việc Chúa kết quả của ông. Ông nói

rằng: “Đã có một ngày, là khi tôi đã chết. . . chết hoàn toàn. ” Khi ông nói, ông cúi

thấp xuống, thấp xuống cho đến khi hầu như chạm đến sàn nhà. “Tôi đã chết đối

với Goerge Muller - tức là những quan điểm của ông, các quyền chọn lựa của ông,

những sở thích của ông, và ý muốn của ông - đã chết đối với thế gian, sự tán thành

hoặc sự lên án của nó - đã chết đối với sự tán thành hoặc khiển trách thậm chí của

anh em và các bạn hữu tôi - và kể từ đó tôi chỉ chú tâm vào việc chứng tỏ chính

mình sao cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời. ”

Tất cả những người mà tôi biết đã được Đức Chúa Trời sử dụng lớn lao theo chính

nghĩa của Chúa Cứu Thế đều đã trải qua một kinh nghiệm của “sự chết bản ngã”

như được mô tả trong GaGl 2:20. Cho đến khi nào chúng ta biết thực tế của “sự

chết đối với bản ngã” thì chúng ta mới có thể sống cho Đấng Christ, và Đức Chúa

Trời mới có thể thực sự sử dụng chúng ta và ban phước cho chúng ta. Kinh nghiệm

2:20 của tôi đã xảy ra vào mùa xuân 1951 khi Vonette và tôi ký vào một cam kết

trở thành các nô lệ của Chúa Cứu Thế. Mỗi ngày tôi lại tái xác nhận cam kết nầy.

Đời sống thánh khiết đòi hỏi một quyết định mỗi ngày để phải đầu phục quyền tể

trị của Chúa Cứu Thế, đòi hỏi chúng ta giao nộp ý chí mình cho Chúa và tiếp nhận

quan điểm của Ngài đối với đời sống. 11 Đức Chúa Trời muốn tâm trí và tấm lòng

chúng ta phải đầy dẫy các phẩm tính thánh khiết của Ngài. Khi đời sống chúng ta

được biến đổi, chúng ta sẽ chiếu rọi ánh sáng thánh khiết của Ngài vào bóng tối

của thế giới gian ác. Sự sống thật - là sự sống dư dật - bắt đầu với sự chết của bản

ngã.

Bởi vì Đức Chúa Trời đòi hỏi sự thánh khiết nơi dân sự Ngài, chúng ta phải xây bỏ

bất cứ hình tượng gì trong đời sống mình

Đức Chúa Trời rất ích kỷ đối với các tình cảm của chúng ta. Ngài đã cảnh cáo dân

Ysơraên rằng: “Trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác. . . cũng chớ làm tượng

nào. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó,

vì Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà!. ” 12 Một

mình Ngài có quyền để chiếm giữ ngai lòng chúng ta. Ngài phải được tôn cao lên

vị trí cao nhất trong đời sống chúng ta. Mọi điều khác phải ở tầm quan trọng thấp

hơn.

Tuy nhiên, hết thảy chúng ta đều phạm tội thờ hình tượng, lúc nầy hoặc lúc khác.

Các tà thần và hình tượng trong xã hội chúng ta có thể không rõ ràng như các hình

tượng của dân Ysơraên xưa kia hoặc của các nền văn hóa khác, nhưng sự hiện diện

của chúng vẫn có thật. Chúng kêu đòi sự chú ý của chúng ta. Chúng mặc cả để có

được sự trung thành của chúng ta. Dưới đây là một số hình tượng phổ biến nhất:

• Thần tài. Nhiều người tin chắc rằng của cải là chìa khóa dẫn đến sự hạnh phúc.

Họ đặt lòng tin vào các tài khoản ngân hàng và những của cải thâu trử được. Lòng

tham đã dần dần làm thay đổi các giá trị của họ đến nỗi tiền bạc lúc nầy trở thành

ông chủ của họ.

• Thần khoái lạc. Nhiều người tin rằng thú vui và trò giải trí là mục tiêu chính yếu

của đời sống. Những người ghiền Tivi cứ ngồi mãi ở trước màn hình. Những người

hâm mộ các môn thể thao thì không thể xem đủ các trận đấu. Một số người tìm sự

giải trí, sự hồi hộp, và sự phiêu lưu với hy vọng thắng hơn được nỗi buồn chán

bằng những nỗ lực phù phiếm của họ, mong tìm thấy niềm vui.

• Thần thành đạt. Những người tham vọng đánh đổi chính mình vì thần tượng nầy.

Kiêu ngạo là ông chủ hà khắc áp bức họ. Đối với những người mê công việc nầy,

thì thành đạt là những yếu tố cơ bản cho sự tự đánh giá chính mình. Không có

thách thức nào là quá lớn trong nổ lực tìm kiếm ý nghĩa.

• Thần tượng si mê. Một số người tôn sùng một con người nổi tiếng, một anh hùng,

một người bạn, hoặc thậm chí một người bà con. Cả thế giới của họ đều xoay

chung quanh con người đó. Sự ám ảnh nầy khuếch đại những cảm xúc yêu thương

và khâm phục lành mạnh thành một sự thờ phượng bất khiết.

• Tôn thờ bản ngã. Nhiều người bị thuyết phục bởi tinh thần phù phiếm mà cho

rằng diện mạo bên ngoài là tất cả. Đời sống họ luôn luôn bận rộn với vẻ đẹp, thời

trang, và việc tập luyện thân thể.

• Thần tượng nhục dục. Lòng tham dục đã gài bẫy nhiều người bởi sự vô luân. Đối

với họ, món quà tình dục của Đức Chúa Trời ban tặng đã bị hiểu sai lệch, trở thành

đồi bại và bi thảm, thường kết thúc trong tình trạng nghiện ngập, phá thai, tật bịnh,

và sự chết. Các thần tượng thay thế đã cướp lấy sự thờ phượng và sự tận hiến vốn

thuộc về Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta một cách phải lẽ. Trong thực tế,

các hình tượng nầy không bao giờ lấp đầy khoảng trống mà Đức Chúa Trời đã

dựng nên trong tấm lòng của con người. Lời Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta đến

một mục tiêu cao hơn: “Các ngươi phải nên thánh vì Ta là Thánh” 13

Là những người tin Chúa thuộc Hội Thánh phổ thông, chúng ta là cô dâu của Chúa

Cứu Thế. Đức Chúa Trời hứa rằng một ngày kia, Hội Thánh sẽ chiếu sáng không tì

vít ở trước mặt Ngài. Vào cuối thời đại nầy, Chúa Cứu Thế sẽ dâng chúng ta cho

Đức Chúa Trời, được mặc lấy sự thanh sạch và thánh khiết của Chúa Cứu Thế. 14

Tôi thật khó lòng mà đợi đến ngày đó. Ngày đó sẽ là giây phút, khi hết thảy chúng

ta, Hội Thánh của Đấng Christ trên toàn thế giới cùng với hàng triệu hàng triệu

người tin Chúa khác, sẽ dâng vinh hiển lên cho Đức Chúa Trời như một cô dâu

không tì vít của Chúa Cứu Thế. Đó sẽ là một trong những giai đoạn cảm động nhất

của toàn cõi đời đời. Chúng ta có thể chuẩn bị chính mình cho giờ phút trọng đại

ấybằng cách sống trong ánh sáng thánh khiết và tinh sạch của Đức Chúa Trời bằng

đức tin nhờ quyền năng trợ giúp của Đức Thánh Linh.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Ghi Nhớ Điều Nầy Trong Lòng - Hãy cam kết để học thuộc những lời tuyên

bố và những câu Kinh Thánh sau đây. Sau đó, trong tuần nầy, khi bạn đối diện với

các tình huống mà bạn cần được nhắc nhở về sự thanh sạch của Đức Chúa Trời,

hãy lấy đức tin xưng nhận những lời hứa ấy.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là thánh, tôi sẽ tận hiến chính mình cho Ngài trong sự thờ

phượng và hầu việc.

• IPhi 1Pr 1:16 - “bởi vì chính mình Chúa có phán rằng: “hãy nên thánh vì Ta là

thánh”.

• Thi Tv 96:9 - “Hãy mặc trang sức thánh mà thờ lạy Đức Giêhôva” “Hỡi cả trái

đất khá run sợ trước mặt Ngài”.

Nương Nhờ Chúa - Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta là trọn vẹn. Hãy dâng

những khiếm khuyết và những hạn chế của bạn cho Ngài. Tin cậy Ngài là Đấng

đem mọi sự hiệp lại làm ích cho chúng ta và hãy dâng vinh hiển cho danh thánh

Ngài.

Vâng Phục Chúa - Bản tánh của Đức Chúa Trời là hết sức thánh khiết, và sự thánh

khiết của Ngài không dung chịu tội lỗi và điều ác. Để có được mối tương giao

đúng mực với Cha yêu thương của bạn, bạn không được chất chứa tội lỗi trong đời

sống mình, hãy dò xét lòng mình xem có bất cứ tội lỗi ẩn dấu nào chăng, hãy xưng

ra với Đức Chúa Trời thánh khiết. Hãy cam kết xây khỏi những cám dỗ mà bạn

đang tranh chiến ngày nay.

Chương 14: Đức Chúa Trời Là Lẽ Thật Tuyệt Đối

Người ta kể câu chuyện về một vị diễn giả trong một buổi chiêu đãi lớn được giới

thiệu là một nhà doanh nghiệp rất khôn ngoan. Doanh nghiệp của anh là trồng và

bán khoai tây ở tại Maine đem lại lợi nhuận cho anh là 25. 000 mỹ kim trong năm

vừa qua. Sau một lời giới thiệu dài, ông ta đứng lên để phát biểu, ông nói: “Trước

khi bắt đầu, tôi xin điều chỉnh lại các báo cáo. Những gì vừa được báo cáo về công

việc kinh doanh của tôi chỉ là một phần sự thật. Trước hết không phải ở tại Maine,

mà là Texas. Không phải khoai tây, mà là dầu lửa. Không phải hai mươi lăm ngàn

mỹ kim mà là hai trăm năm mươi ngàn mỹ kim. Và không phải là số lợi nhuận mà

là số thua lỗ. Và còn một điều nữa về lời giới thiệu - không phải tôi là người bị mất

tiền, mà là anh trai tôi. ”

Như câu chuyện đã cho thấy, sự thật mới là quan trọng. Và trong một số tình

huống, sự thật thực sự quan trọng. Tất cả chúng ta đều vui cười trước những câu

nói đùa về chuyện vị bác sĩ ra khỏi phòng mổ và báo cho gia đình đang chờ đợi:

“Tôi có cả tin lành lẫn tin dữ. Bạn thích nghe tin nào trước?” Nhưng khi một trong

những người thân của chúng ta đang đối diện với bệnh tật và tai nạn mà sự sống bị

đe dọa, chúng ta không muốn những lời nói đùa, chúng ta chỉ muốn các bác sĩ y tá

cho chúng ta biết sự thật.

Josh McDowel, một trong các giám đốc điều hành chức vụ nổi tiếng nhất của chiến

dịch sinh viên, thường nói chuyện với các sinh viên đại học ở khắp nơi trên thế

giới. Một trong những chủ đề ông thường nói đến nhất là “Tình dục an toàn”. Josh

McDowel được mời đến để nói lời kết luận trong “Tuần lễ Tình dục An toàn” ở tại

trường đại học Bắc Dakota cho 3000 sinh viên trong một giảng đường chật cứng.

Khi ông bắt đầu bằng câu: “Các bạn đã bị tẩy não”, một tiếng kêu ầm lan đi trong

đám đông. Josh McDowel mô tả điều đã xảy ra tiếp đó:

Khi các sinh viên đã ổn định lại tôi nói tiếp: “Các bạn đã trải qua một tuần lễ được

truyền bá về “Tính dục an toàn” : Các diễn giả, các nhà chuyên môn, các cuộn

băng video, các bộ phim, các lớp học, và các hội nghị chuyên đề. Các bạn đã được

kêu gọi, được động viên, được khích lệ, được truyền thụ, và được thuyết phục về

việc sử dụng các bao cao su để đảm bảo tình dục an toàn. Và cuối cùng, để hoàn

tất, bạn được tặng cho một chiếc túi “tình dục an toàn”. Nhưng bạn đã “bị lừa. ”

Đến đây đám đông lại bắt đầu tỏ vẻ hơi phẫn nộ với tôi. Tôi làm dịu đi tiếng ồn

bằng một câu hỏi nữa: “Sau tất cả những thông tin về “tình dục an toàn” mà các

bạn đã nhận được trong tuần nầy, có bao nhiêu người trong số các bạn biết được

những mức độ thất bại được thống kê về bao cao su?” Không một bàn tay nào đưa

lên . Thình lình, cả giảng đường đều yên lặng như một bãi tha ma. Họ nhìn nhau

với vẻ mặt kinh ngạc. Họ nhận ra rằng họ chưa được báo cho biết toàn bộ sự thật

về tình dục an toàn. 1

Josh nhận thấy một phản ứng tương tự ở tất cả các trường đại học mà ông nói

chuyện. Các sinh viên được thông tin và hướng dẫn đầy đủ một cách đa dạng về

việc làm thế nào để có được “tình dục an toàn”, nhưng họ không bao giờ được báo

cho biết sự thật không an toàn của “tình dục an toàn” gì cả. Về thực chất, điều họ

được nghe là một sự dối trá.

Hãy đọc những thống kê ra mặt chống đối lời hô hào của “tình dục an toàn” sau

đây. Các khảo sát được tiến hành bởi chương trình Kế hoạch hóa Gia đình (một

nhóm người ủng hộ việc thực hành tình dục an toàn hơn) công bố rằng trong vòng

một năm sử dụng bao cao su để ngăn ngừa tình trạng mang thai, mức độ mang thai

tăng mười phần trăm đối với mọi lứa tuổi, và tốc độ nầy hầu như tăng gấp đôi đối

với các thiếu niên. 2 Các thống kê cũng cho thấy rằng một bé gái hoạt động tình

dục vào năm mười bốn tuổi và áp dụng việc kiểm soát mang thai 87% có khả năng

mang thai trước khi tốt nghiệp phổ thông. 3 Nếu cô gái ấy là con, hoặc là cháu gái

của bạn, hay là con của một người bạn của bạn, thì cô ta có đáng được biết toàn bộ

sự thật trước khi cô ấy dấn thân vào hành vi liều lĩnh nầy không? Liệu hành động

đánh bóng sự thật có thực sự quan trọng đối với cô - và kết quả tất yếu- là với đứa

con chưa ra đời của cô không? Tất nhiên!

Nhưng những hậu quả thậm chí còn đi xa hơn nữa. Bác sĩ Robert C. Noble biết

trong tờ Newsweek như sau:

Tôi không thể nào rằng tôi được an ủi khi đọc quyển sách nhỏ của chính phủ có tựa

đề là: “Bao cao su và những bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh

AIDS” Trong đó có viết như vầy: “Bao cao su không tuyệt đối an toàn 100%,

nhưng nếu được sử dụng một cách đúng đắn sẽ giảm bớt nguy cơ lây bệnh qua

đường tình dục kể cả AIDS. ” Giảm thiểu nguy cơ của một căn bệnh gây tử vong

100% ư? Đó là tất cả những gì có được giữa chúng ta và sự chết ư? Như vậy bao

cao su giảm thiểu được rủi ro bao nhiêu? Họ không nói. Chẳng còn gì để nói thêm

về tình dục an toàn nữa. 4

Thật vậy, tất cả những bao cao su làm bằng keo nhựa tổng hợp đều có những lỗ

cực nhỏ năm mươi lần lớn hơn virút HIV một số các chất bôi trơn có phần hợp

thành là dầu được sử dụng với các bao cao su cũng có thể làm hư hại chúng. Nếu

một bao cao su đã quá cũ hoặc bị phơi ra với độ nóng hoặc lạnh, nó có thể kém

hiệu quả. 5

Sự dối trá của “tình dục an toàn” đối với chàng thanh niên đã nhiễm bệnh lậu, hoặc

cô gái trẻ đã mắc bệnh mụn dộp hay đứa bé mới sanh với vi rút AIDS thì có an ủi

gì? Việc nói ra những “sự thật” không đầy đủ có thể gây một thay đổi cho tính

mạng con người - hoặc gây ra cái chết. Điều vô cùng quan trọng là chúng ta biết và

phải nói ra sự thật tuyệt đối.

Toàn Bộ Vấn Đề Với Sự Thật Tuyệt Đối

Tất cả người dân Mỹ đều tin vào sự thật tuyệt đối, đúng vậy không? Sai! Từ trước

đến nay, sự thật là một nạn nhân chính trong nền văn hóa hiện đại của chúng ta.

Trong một nghiên cứu của Jeorge Barna về người dân Mỹ tuổi từ hai mươi sáu đến

bốn mươi bốn, chỉ có hai mươi phần trăm những người được thăm dò bất đồng

mạnh mẽ với câu nói sau đây: “Không có điều gì là chân lý tuyệt đối cả; những con

người khác nhau có thể định nghĩa chân lý bằng những cách khác nhau mà vẫn

đúng. ” 6 Thật đáng buồn thay, chỉ có hai mươi bảy phần trăm của những người tự

nhận mình là những Cơ Đốc Nhân đã được sanh lại là dứt khoát không đồng ý!

năm mươi hai phần trăm thật sự đã đồng ý ít nhất là một phần nào đó với lời tuyên

bố trên! 7 Nếu chúng ta xem xét cụm từ: “Không có lẽ thật tuyệt đối”, chính nó

không nhất quán về mặt logic. Nó tuyên bố một chân lý tuyệt đối về chân lý tuyệt

đối trong lúc khẳng định rằng không có chân lý tuyệt đối!

Toàn bộ ý tưởng cho rằng chân lý là tương đối đi ngược lại với lời Đức Chúa Trời.

IITi 2Tm 3:19 chép rằng: “Cả Kinh Thánh là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích

cho sự dạy dỗ bẻ trách, sửa trị dạy người trong sự công bình. ” Ví du, Kinh Thánh

dạy rằng đồng tính luyến ái là điều sai trái. 8 Tuy nhiên, gần đây tôi đọc thấy một

ban giám hiệu nhà trường ở tại Massachusetts đã bỏ phiếu nhất trí dạy cho trẻ em

trước tuổi đi học (ba đến năm tuổi) về lối sống đồng tính luyến ái. Những đứa trẻ

trước tuổi đi học! Đây là một dấu hiệu của nền văn hóa đã khước từ lẽ thật tuyệt

đối.

Nhiều người lập luận rằng ngay cả những người sùng đạo cũng không thể đồng ý

với nhau về lẽ thật tuyệt đối là gì. Là Cơ Đốc Nhân chúng ta nói rằng Kinh Thánh

là đúng. Người theo Ấn Độ Giáo phủ nhận điều đó, họ cho kinh Vệ đà là đúng hơn,

là kinh của các người thánh của họ. Người Hồi Giáo đặt đức tin nơi kinh Koran,

tuyên bố Mahomét đã nhận được lời ấy với tư cách là một tiên tri của Đức Chúa

Trời. Những người Mocmon thì tin chắc rằng Joseph Smith đã trực tiếp nhận được

sứ điệp từ Đức Chúa Trời.

Để làm cho tình trạng nầy khó hiểu hơn, có những người khác lại tuyên bố là đã

nhận được lẽ thật tuyệt đối. Ngày nay, có trên một triệu người đã mua quyển sách

bán chạy nhất Conversations with God , Quyển I và II mà tác giả Neale Donald

Walsch, khăng khăng là chính Đức Chúa Trời đã đọc cho ông viết. Hãy nghe “chân

lý tuyệt đối” mà thần của Walsch đã ủng hộ: “Tôi không yêu “điều thiện” hơn là

yêu “điều xấu”. Hitle đã lên thiên đàng. Khi bạn hiểu điều nầy, bạn sẽ hiểu Đức

Chúa Trời. ”

Trong bài báo viết trên tờ The Wall Street Journal , Charles Colson viết rằng:

“Chúa của ông Walsch giải phóng chúng ta khỏi những thẫm quyền truyền thống -

các rabi, các thầy truyền đạo, các bậc cha mẹ, Thánh Kinh. . . . ông nỗ lực một

cách tự tin - qua hình thức đối thoại, với những thắc mắc và ý kiến của chính mình

và những sự trả lời và giải thích của Đức Chúa Trời - để hủy bỏ hoặc làm thay đổi

moị lẽ thật tôn giáo đã được biết, và làm sâu nhiệm bài viết của chính ông về sứ

điệp của Đức Chúa Trời với tư cách người có thẫm quyền. ” 9

Một tín đồ nổi tiếng của Phong trào Thời đại Mới đã đưa ra một tuyên bố trong

cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình với Kathie Lee Gifford rằng mọi người đều đi

đến thiên đàng sau khi qua đời. Sau đó, với một câu hỏi không đặc thù của phương

tiện đại chúng, một tín đồ đặt niềm tin mạnh mẽ nơi Kinh Thánh đã hỏi rằng: “Có

phải ông muốn nói rằng ông tin điều sẽ phải xảy đến với Hítle cũng giống như với

mẹ Têresa không?” Người tín đồ của Phong trào Thời đại Mới lúng túng lắp bắp và

mãi không tìm ra câu trả lời. Câu hỏi sắc sảo của Kathie Lee đã chứng tỏ tính chất

lố bịch của những kẻ chối bỏ lẽ thật.

Lẽ Thật Tuyệt Đối Là Gì?

Nếu bạn được yêu cầu mô tả lẽ thật tuyệt đối, bạn sẽ nói gì? Bằng tiêu chuẩn gì,

bạn có thể đo lường chân lý để khẳng định nó có phải là chân lý hay không? Nếu

bạn không tin có một điều là chân lý tuyệt đối, thì làm sao bạn tìm được điều gì là

sự thật và đáng tin cậy? Dưới đây là ba phẩm chất của một lẽ thật tuyệt đối.

Lẽ thật tuyệt đối luôn có sự nhất quán nội tại . Dầu bạn tiếp cận với một lời tuyên

bố đúng bằng bất cứ cách gì đi nữa, nó vẫn đúng không chút suy suyển. Khi chúng

ta nói rằng Đức Chúa Trời chúng ta là tuyệt đối chân thật, chúng ta hàm ý vượt

trên mọi sự khác rằng, Ngài luôn có sự nhất quán nội tại trong tâm tánh và bản thể

của Ngài. ChCn 30:5 chép rằng: “Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện. ”

Thật vậy, từ Hybá dành cho chữ lẽ thật hàm ý sự phù hợp với một tiêu chuẩn - là

tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.

Tính nhất quán nội tại của bản tánh Ngài là điều hết sức quan trọng đối với tất cả

các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Nếu bạn có thể chứng minh rằng Đức Chúa

Trời không chân thật trong bất cứ một khía cạnh nào đó, trong bản thể của Ngài

hoặc trong cách Ngài hành động, thì các bổn tánh khác của Ngài cũng chẳng có giá

trị. Nếu như Ngài không nhất quán một cách tuyệt đối, thì quyền năng vô hạn của

Đức Chúa Trời, chẳng hạn, có thể bị điều chỉnh bởi tình yêu thương của Ngài.

Ngài sẽ giống như một vị tổng thống đầy quyền hành trên một đất nước mà không

hành động nghịch với điều ác bởi vì ông ta để cho những tình cảm, những hiểu biết

sai lầm của mình về tình yêu phủ nhận quyền hành của ông.

Lẽ thật tuyệt đối đúng với mọi người ở mọi nơi vào mọi thời điểm . Không phải

điều gì cũng được coi như là lẽ thật tuyệt đối ví dụ nếu bạn nói rằng: “Ngày nay

mức tiền lời thế chấp nhà là 6, 5%, điều đó là đúng nếu bạn đang sống ở Hoa Kỳ.

Nhưng nếu bạn sống ở Brazil thì mức lời có thể là trên 50%. và một tháng sau,

mức tiền lời của bạn có thể thay đổi đến 8%. Bởi vì mức tiền lời luôn dao động, tỷ

lệ phần trăm sẽ không đúng với tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời điểm. Mức

độ không phải là một chân lý tuyệt đối.

Mặc khác, nếu bạn nói “tà dâm luôn luôn là điều sai trái”, bạn muốn nói đến một lẽ

thật tuyệt đối. 10 Hoặc bạn sống ở Bangladesh, Nhật Bản, hoặc Hoa Kỳ, tà dâm

luôn luôn là điều sai trái, tội tà dâm là sai trái cách đây 1000 năm cũng như là ngày

nay. Tà dâm là sai trái đối với người vợ sống với một ông chồng nghiện rượu hoặc

một nhà doanh nghiệp hay người làm công tác quân sự phải xa cách vợ mình trong

những chuyến đi xa.

Lẽ thật tuyệt đối có nguồn gốc từ trong Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta .

Không một con người nào có thể đặt ra hoặc khám phá ra một lẽ thật mới. Lẽ thật

luôn luôn tồn tại trong bản chất của Đức Chúa Trời, Ngài chính là tác giả của chân

lý.

Chúng ta phải luôn luôn đo niềm tin của mình bằng lẽ thật trong lời của Đức Chúa

Trời. Bởi vì Ngài chính là tác giả của lẽ thật, và lẽ thật tuyệt đối luôn ở trong Ngài.

Ngài chính là Đấng duy nhất có thể dẫn chúng ta đến lẽ thật tuyệt đối. Với Ngài,

chúng ta nhìn thấy lẽ thật mặt đối mặt. Bất cứ sự chỉ dẫn nào khác cũng chỉ dẫn

chúng ta đến sự lầm lẫn và lừa dối.

Môise đã phán rằng: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng

phải là con loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư?

Điều Ngài đã phán Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” 11 Bất cứ điều gì Đức

Chúa Trời đều đúng hoàn toàn. Bất cứ điều gì Ngài hứa sẽ luôn được ứng nghiệm.

Không gì có thể làm thay đổi chân lý tuyệt đối của Đức Chúa Trời

Bạn có bao giờ nghe cụm từ “viết trên bảng đá” không? Điều nầy thường ám chỉ

đến một lời tuyên bố nào đó mà không thể thay đổi được. Cụm từ nầy đến từ phần

ký thuật Cựu ước khi Đức Chúa Trời ban mười điều răn. Khoảng hai tháng sau khi

dân Ysơraên đã ra khỏi nhà nô lệ ở tại Ai Cập, họ đến núi Sinai là nơi Đức Chúa

Trời đã bày tỏ chính mình Ngài cho dân sự. Sự thánh khiết và quyền năng của Đức

Chúa Trời được bày tỏ rõ ràng hết sức:

Vả bấy giờ, khắp núi Sinai đều ra khói, vì Đức Giêhôva ở trong lửa giáng lâm nơi

đó. Khói ra khác nào khói của lò lửa lớn kia, và cả hòn núi đều rung động cách

kịch liệt. 12

Môise đã lên đỉnh núi trong một đám mây trông như một ngọn lửa thiêu nuốt và đã

ở đó bốn mươi ngày và bốn mươi đêm. Suốt trong thời gian đo, Đức Chúa Trời đã

viết mười điều răn trên hai bảng đá bằng chính ngón tay Ngài. Đức Chúa Trời đòi

hỏi dân sự Ngài phải vâng giữ các lẽ thật tuyệt đối có giá trị vượt thời gian nầy.

Trong lúc đó, dân sự ở dưới quyền lãnh đạo của anh Môise là Arôn, bắt đầu nghĩ

rằng Môise sẽ không bao giờ trở về nữa. Vì vậy Arôn đã đúc cho họ một con bò

vàng thế chỗ cho Đức Chúa Trời.

Nhìn biết sự phản loạn của dân sự, Đức Chúa Trời bảo Môise hãy trở xuống núi.

Khi Môise đang vội vã bước xuống tay cầm hai bảng đá, ông nghe những tiếng ồn

giống như tiếng la mừng dự lễ tiệc. Khi đến gần hơn, ông nhìn thấy dân sự Đức

Chúa Trời đang thờ lạy một con bò bằng vàng. Dân sự đã hứa vâng giữ mọi luật lệ

của Đức Chúa Trời nay đã vi phạm một trong mười điều răn. Trong sự đau đớn và

tức giận trước cảnh tượng ấy, Môise đã ném hai bảng đá xuống đất làm vỡ vụn.

Sau đó Đức Chúa Trời đã phán cùng Môise rằng: “Hãy đục hai bảng đá như hai

bảng trước, rồi Ta sẽ viết trên hai bảng nầy các lời đã ở nơi hai bảng kia mà ngươi

đã làm bể. ” 13 Một lần nữa Môise lại trèo lên đỉnh núi được mây bao phủ; một lần

nữa, Đức Chúa Trời lấy chính ngón tay Ngài mà khắc mười điều răn lên hai bảng

đá.

Bạn có nhìn thấy khung cảnh của chân lý tuyệt đối trong lời ký thuật nầy chăng?

Đức Chúa Trời đã viết các điều răn trên bảng đá. Không ai có thể xóa hoặc sửa đổi

chúng, đó là chân lý tuyệt đối. Môise trong cơn tức giận đã ném bể các bảng đá. Là

con người, chúng ta có thể đập vỡ các điều răn của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta

không thể thay đổi chúng được. Các điều luật đã bị đập vỡ không làm suy giảm lẽ

thật chút nào. Một khi đã bị vỡ, Đức Chúa Trời viết y lại các điều luật ấy trên hai

bảng đá một lần nữa. Không điều gì chúng ta làm có thể thay đổi chân lý tuyệt đối

của Đức Chúa Trời được.

Chân Lý Tuyệt Đối Của Đức Chúa Trời Tồn Tại Mãi Mãi

Một phụ nữ nhận được những chỉ dẫn để tìm đến một gia đình bà muốn tặng quà

cho một em bé mới sinh, bà có đầy đủ tên đường và số nhà. Nhưng bà không thể

tìm được đúng căn nhà và phải trở về trong sự buồn bực. Ngày hôm sau, bà khám

phá ra rằng một số những người chơi khăm đã đột ngột thay đổi một số các dấu chỉ

đường trong vùng đó. Bà đã không đến được nơi muốn đến mặc dầu bà đã có

những chỉ dẫn đúng .

Nếu bạn đã từng có một kinh nghiệm tương tự như vậy, có lẽ bạn sẽ nghi ngờ bất

cứ khi nào nhận được những chỉ dẫn để tìm đến một khu vực xa lạ. Đó là cách

nhiều người thường tiếp cận với những gì Đức Chúa Trời đã phán. Họ hoàn toàn

không tin chắc rằng chân lý của Ngài là tuyệt đối chính xác hoặc thích hợp với đời

sống hiện đại. Họ nghĩ rằng: Có thể Ngài đã quên một khúc quanh , một đường

vòng , hoặc một dấu hiệu đi đường đã bị thay đổi . Thời thế đã thay đổi , vậy làm

thế nào chúng ta có thể nương cậy trên những lẽ thật đã được viết ra cách đây hàng

mấy thế kỷ .

Bởi vì Đức Chúa Trời biết sự cuối cùng từ lúc ban đầu, nên không một lời tuyên bố

nào của Ngài trở nên sai trật cả. Ngài không che dấu một phần sự thật hoặc loại trừ

một phần quan trọng nào cả. Lẽ thật tuyệt đối của Ngài áp dụng cho mọi tình

huống trong lịch sử.

Tôi khuyên bạn hãy đọc Thi Tv 119:1-176 là chương dài nhất trong Kinh Thánh, là

sự bền vững và chân thật của lời Đức Chúa Trời. Câu 160 chép rằng: “Sự tổng

cộng lời của Chúa là chơn thật, các mạng lệnh công bình của Chúa còn đời đời. ”

Không những lẽ thật của Chúa là tuyệt đối mà là còn đến đời đời! Chúng ta có thể

nương cậy trên lời đó đời đời.

Đức Chúa Trời Mặc Khải Chân Lý Tuyệt Đối Cho Chúng Ta Bằng Cách Nào

Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết lẽ thật tuyệt đối, vì vậy Ngài đã chủ động bày

tỏ cho chúng ta lẽ thật qua nhiều cách: qua Lời Ngài, là Kinh Thánh; bởi sự sống,

sự chết, và sự phục sinh của Con Ngài; và qua Thánh Linh của Ngài.

Đức Chúa Trời đã ghi chép lẽ thật cho chúng ta trong Kinh Thánh

Kinh Thánh là lẽ thật tuyệt đối của Đức Chúa Trời dưới hình thức viết. Chúa Jêsus

đã phán với chúng ta: “Lời Cha tức là lẽ thật. ” 14 chúng ta có thể đọc, ghi nhớ, và

suy gẫm lời ấy. Đức Chúa Trời dùng Kinh Thánh để mặc khải chân lý về chính

mình Ngài, về chính chúng ta, và về sự sống. 15 Không có cách nào khác cho bất

cứ người nào muốn sống một đời sống thánh khiết, thỏa lòng, và hoàn toàn, nếu

không dành thì giờ đều đặn để đọc lời của Đức Chúa Trời.

Suốt nhiều năm tôi đã thực hành việc đọc trọn Kinh Thánh một lần mỗi năm. Ưu

tiên hàng đầu của tôi vào mỗi buổi sáng là đọc Lời của Đức Chúa Trời ngay trước

khi ăn sáng. Bằng cách nầy hoặc cách khác, thời gian tôi dành ra với Chúa trong

buổi sáng vượt trổi hơn sự đền bù so với phần còn lại của một ngày đang trải ra.

Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật cho chúng ta qua sự sống, sự chết và sự Phục sinh của

Chúa Cứu Thế Jêsus

Chân lý không phải chỉ là một khái niệm, mà chân lý được thể hiện qua một thân vị

- là Chúa Cứu Thế Jêsus. Măc dầu nhiều người tuyên bố biết lẽ thật, song chỉ có

Chúa Jêsus là người thật sự tuyên bố là lẽ thật. Chúa Jêsus giải thích: “Ta là đường

đi, lẽ thật, và sự sống. Chẳng bởi Ta, không ai được đến cùng Đức ChúaTrời. ” 16

John Wesley viết rằng: “Lời chân thật và khôn ngoan của Ngài nóng cháy và đem

lại sự sáng hơn các tia mặt trời, chìm sâu vào trong tấm lòng và tâm trí. ” Lời của

Đức Chúa Trời ở trong hình hài con người qua Chúa Jêsus, thanh tẩy chúng ta khi

chúng ta để cho lời ấy lắng sâu trong lòng mình.

Đức Chúa Trời chỉ dẫn chúng ta vào trong lẽ thật qua công việc của Đức Thánh

Linh

Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta có Đức Thánh Linh sống trong chúng ta. Một trong

những trách nhiệm ưu tiên của Ngài là bày tỏ lẽ thật cho chúng ta. Chúa Jêsus gọi

Ngài là “Thần lẽ thật” 17 . Đức Thánh Linh là người đại diện cho Chúa Cứu Thế,

Đấng giao thông trực tiếp với chúng ta, chiếu rọi lẽ thật của Đức Chúa Trời, và ban

cho chúng ta năng lực để vâng giữ lẽ thật đó. Thật vậy, khi chúng ta thờ phượng

Đức Chúa Trời, chúng ta phải thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật. 18

Tôi thường dùng minh họa rằng Đức Thánh Linh tượng trưng cho một cánh của

máy bay và lời Đức Chúa Trời tượng trưng cho cánh bên kia. Chúa Cứu Thế Jêsus

của chúng ta là người phi công. Không chiếc máy bay nào bay được với một cánh.

Nếu chúng ta không nhờ cậy Đức Thánh Linh để chỉ dẫn chúng ta và làm đầy

chính mình bằng lẽ thật của Đức Chúa Trời - tức là lẽ thật vô ngộ, được thần cảm,

thánh khiết của Ngài - thì đời sống thánh khiết của chúng ta sẽ không cất cánh.

Chúng ta cũng phải để Chúa Jêsus, chỉ huy cho các chương trình, ước muốn, ý

thích, và tình cảm của mình, bởi vì Ngài chính là lẽ thật.

Chúng ta không sợ phải bị nhầm lẫn giữa điều đúng và sai - chúng ta có thể tra

xem lời Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể phàn nàn rằng chúng ta không có một

gương mẫu nào về cách đưa lời lẽ thật của Đức Chúa Trời vào thực tế - chúng ta đã

có lẽ thật trong xác thịt, là Chúa Cứu Thế Jêsus. Chúng ta không thể bào chữa cho

mình vì đã không biết và vâng theo lẽ thật của Đức Chúa Trời - chúng ta đã có

quyền phép của Đức Thánh Linh để dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật.

Sự thờ phượng đầy dẫy Đức Thánh Linh dẫn chúng ta đến thái độ kỉnh kiền trước

lẽ thật của Chúa, là điều dẫn dắt chúng ta vào sự vâng phục hằng ngày. Chúng ta

đưa sự thờ phượng vào hành động khi chúng ta nói “vâng” với lẽ thật của Đức

Chúa Trời trong mỗi một quyết định của đời sống mình. Nếu chúng ta nhận thấy

mình không đại diện cho lẽ thật trước một ông chủ, hãy xin Chúa giúp chúng ta

thành thật hoàn toàn vì cớ tôn kính Ngài. Phần Ứng dụng vào đời sống sau đây đưa

ra nhiều gợi ý nhằm giúp bạn thờ phượng Chúa bằng Thánh Linh và lẽ thật.

Ứng Dụng Cho Đời Sống

Tôn Cao Chúa Của Bạn - lời Chúa trong HeDt 6:18 chép rằng: “Đức Chúa Trời

chẳng có thể nói dối”. Hãy ngợi khen Cha thiên thượng của bạn vì ngài là chân

thần. hãy cảm tạ ngài vì trong thế giới nầy có những “sự thật một nửa” và “những

lời vòng vo”, nhưng Lời Ngài luôn luôn được tin cậy.

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Chúa Jêsus phán “Ta là lẽ thật. ” Bạn có được

biết đến như là một con người đáng tin cậy, một con người mà lời nói được tin cậy

không? Trong sách của Đức Chúa Trời không có những điều như là “những lời nói

dối nhỏ” hoặc “những lời nói dối xã giao. ” Đức Chúa Trời chân thần của chúng ta

muốn con cái Ngài phản ánh bản tánh của Ngài. Hãy xin Ngài giúp bạn nói sự thật

trong những tình huống bạn dễ dàng để thỏa hiệp khi gặp phải.

Làm Chứng Sự Uy Nghiêm Của Ngài - Trong tinh thần cầu nguyện bạn hãy xin

Chúa chỉ cho mình một lãnh vực nào trong Hội Thánh, hoặc mục vụ của bạn, nơi

bạn có thể hậu thuẫn cho lẽ thật tuyệt đối của Ngài. Có thể bạn giúp các học sinh

trung học hiểu tầm quan trọng của mạng lệnh Đức Chúa Trời truyền bảo phải thánh

sạch về mặt tình dục. Hoặc có thể bạn giải thích tầm quan trọng của việc chân

thành với người phối ngẫu trong một buổi học Kinh Thánh dành cho các cặp vợ

chồng. Chính bạn phải bảo đảm hậu thuẫn cho việc dạy lời Chúa của bạn.

Chương 15: Lẽ Thật Của Đức Chúa Trời Buông Tha Chúng Ta

Karla Faye Tucker đã qua đời vào ngày 3 tháng 2 năm 1998. Cô đã biết ngày giờ

cái chết của mình từ tháng 12 bởi vì cô đã được lên lịch để bị hành hình tại nhà tù

Texas vì tội giết hai mạng nguời.

Karla Faye Tucker là người phụ nữ đầu tiên kể từ cuộc Nội Chiến bị xử tử tại hệ

thống nhà tù Texas. Năm 1983, sau ba ngày không ngừng dùng ma túy, cô và

Daniel Garrettđã đột nhập vào một căn hộ ở tại House và đã giết Dean và Deborah

Thornton. Karla Paye Tucker chính là người đã vung chiếc cuốc chim. Nếu có ai

đáng bị tử hình, thì người đó chính là cô.

Nhưng một điều kỳ diệu đã xảy đến với Karla Faye Tucker trong suốt mười bốn

năm trong nhà ngục dành cho tử tội. Không bao lâu sau khi bị bắt giữ, cô được biết

lẽ thật về một Đức Chúa Trời yêu thương tội nhân, ngay cả đến tội nhân ghê tởm

nhất, và Ngài dung xá hoàn toàn cho người nào cầu xin sự tha thứ của Ngài. Karla

Paye Tucker đã nói trong một buổi phỏng vấn một tháng trước khi bị xử tử: “Tôi

đã cầu xin Chúa tha thứ cho tôi và tôi biết tôi cần sự tha thứ. Tôi đã làm một điều

thật khủng khiếp. Nhưng tình yêu thương của Ngài đã đụng đến chính tôi. Tình yêu

của Ngài. Tình yêu ấy đã vây phủ tôi. ” 1 Trong giây phút đó kẻ giết người đã trở

nên con cái Đức Chúa Trời.

Mặc dầu cô không bao giờ còn được bước chân ra khỏi nhà tù nữa, nhưng lẽ thật

của Đức Chúa Trời đã giải phóng cô. George Sechrist, Là người đại diện cho Karla

Faye Tucker trong quá trình kháng án đã nhìn thấy sự thay đổi của cô khi cô lớn

lên trong đức tin. Ông nói: “Tôi đã đại diện cho một số những người trong các nhà

tù tử hình. Tất cả họ nhất định đáng phải chịu ra tòa, bất chấp điều họ đã làm,

nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai thay đổi một cách chân thật trong mọi cách như cô

ta. Và thật lòng mà nói, tôi không chắc mình sẽ được chứng kiến một điều như vậy

một lần nữa! 2

Karla đã làm chứng về quyền phép của Đức Thánh Linh biến đổi một đời sống đã

từng bị bại hoại bởi tội lỗi. Lời làm chứng của cô đã được phát đi trên đài truyền

thanh và truyền hình cho hàng triệu người.

Không người nào có thể phạm một tội bại hoại đến nỗi Đức Chúa Trời không thể

biến đổi đời sống ấy thành một đời sống có thể đem lại sự vinh hiển cho Ngài. Mặc

dầu Karla đã gặt hái những hậu quả tội phạm của cô bằng án tử hình, cô cũng đã

ảnh hưởng đến hàng ngàn người khác cho Chúa Cứu Thế qua lời làm chứng của cô

trước khi cô chết.

Mỗi ngày, chúng ta có những quyết định dựa trên lòng tin và các giá trị mà chúng

ta cho là đúng. Nhưng về sau, chúng ta rất hay khám phá ra điều mình tin chỉ là

một ảo tưởng về lẽ thật được tạo ra bởi xã hội bại hoại của chúng ta. Như sứ đồ

Giăng đã giải thích: “Họ thuộc về thế gian, cho nên nói theo như thế gian, và người

thế gian nghe họ. ” 3 Quan điểm của thế gian đặt cơ sở trên những giá trị sai lầm

và các mục tiêu bị dẫn dắt sai lạc, chứ không phải là lẽ thật tuyệt đối, và các tư

tưởng của nó dao động theo thời gian, con người, và văn hóa. Rốt lại, quan điểm

của thế gian khiến chúng ta làm nô lệ cho tội lỗi. Nhưng như chúng ta đã đọc thấy

trong GiGa 8:32, lẽ thật của Đức Chúa Trời buông tha chúng ta cho được tự do.

Lẽ thật giải phóng của Đức Chúa Trời là chiếc neo cho đời sống chúng ta. Vua

Salômôn viết rằng: “Môi chơn thật được bền đỗ đời đời; song lưỡi giả dối chỉ còn

một lúc mà thôi. ” 4 Lẽ thật của Đức Chúa Trời bền vững suốt hàng ngàn năm.

“Chân lý” của loài người thì không như vậy. Là bởi vì lẽ thật của Đức Chúa Trời

còn đến đời đời, quyền năng giải phóng của lẽ thật để buông tha chúng ta khỏi tội

lỗi cũng sẽ không bao giờ bị suy giảm.

Chúng Ta Có Thể Tin Cậy Lời Đức Chúa Trời

Hầu hết mọi người trong chúng ta đều có ít nhất một người bạn mà chúng ta coi là

hết sức chân thật. Khi chúng ta hỏi người ấy quan điểm của họ, chúng ta sẽ biết

điều người ấy thật sự suy nghĩ. Nếu chúng ta yêu cầu người ấy lo cho một điều gì

đó quan trọng đối với chúng ta, người ấy sẽ thẳng thắn nói cho chúng ta biết mình

có thể hoàn thành công việc đó hay không. Chúng ta sẽ không xem người ấy là một

người bạn trung thành nếu có những lãnh vực trong đời sống người ấy hành xử

thiếu chân thật.

Điều đó càng đúng hơn đối với Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta. Chúng ta

có thể tin cậy Lời Ngài - một cách hoàn toàn và tuyệt đối. Tác giả Thithiên viết

rằng: “Hỡi Đức Giêhôva, các điều răn Ngài là chơn thật. Cứ theo chứng cớ Chúa.

Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời. ” 5 Sẽ là vi phạm đến

sự chân thật của Đức Chúa Trời nếu chúng ta không dám tin cậy Lời Ngài.

Trong những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh, các giáo sư giả đã tìm cách lập luận

rằng Kinh Thánh không tuyệt đối chân thật. Phaolô đã lập tức bênh vực Kinh

Thánh. 6 Ông tuyên bố rằng toàn bộ Kinh Thánh là lẽ thật của Đức Chúa Trời! Lời

bảo đảm ấy là điều đã ban cho Phaolô lòng tin quyết lạ lùng khi ông đi khắp đế

quốc Lamã công bố Tin lành về sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Jêsus.

Đời sống phục vụ của ông trải qua những áp lực khủng khiếp cùng sự bắt Bơ, là

bằng chứng chứng tỏ lời Chúa có quyền năng bảo tồn chúng ta.

Chúng ta có thể tin cậy lời của Đức Chúa Trời tuyệt đối - cho đến thời điểm cuối

cùng vào giai đoạn cuối cùng. Sau hơn năm mươi năm nghiên cứu Thánh kinh, tôi

tin quyết, vượt trên bất cứ mảy may nghi ngờ nào, rằng đó chính là lời thánh được

thần cảm, và vô ngộ của Đức Chúa Trời. Trong những năm ấy, tôi đã neo chắc đời

sống mình để hầu việc Chúa Cứu Thế Jêsus trong Đức Chúa Trời, là Đấng thành

tín và đứng phía sau lời thánh khiết của Ngài. Ngài chưa bao giờ thất hứa với tôi,

và sẽ không bao giờ thất hứa.

Những Lời Hứa Của Đức Chúa Trời Là Thật

Nếu lời Đức Chúa Trời có thể được tin cậy, chúng ta có thể quả quyết rằng các lời

hứa trong lời Ngài cũng là thật. Tác giả thư Hêbơrơ khích lệ chúng ta: “Hãy cầm

giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa

cùng chúng ta là thành tín. ” 7 Bản tính chân thật của Đức Chúa Trời hậu thuẫn cho

các lời hứa của Ngài; vì vậy chúng ta có thể dìm mình trong những lời hứa Ngài,

áp dụng chúng vào các tình huống của đời sống chúng ta. Ví dụ hãy xem xét những

lời hứa của Chúa Jêsus:

• ”Khi Ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, Ta sẽ trở lại đem các

ngươi đi với Ta, hầu cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. ” 8

• “Quả thật quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta

làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha. ” 9

• “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; Ta ban sự bình an Ta cho các ngươi; Ta cho

các ngươi sự bình an, chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và

đừng sợ hãi. ” 10

Kinh Thánh chứa đựng hàng ngàn những lời hứa kỳ diệu khác của Đức Chúa Trời,

dành cho mỗi tình huống không thể hình dung được. Những lời ấy có ý nghĩa thật

nhiều đối với tôi đến nỗi cách đây vài năm tôi đã viết một quyển sách tĩnh nguyện

có tựa đề: Các lời hứa : Một chỉ dẫn Hằng ngày cho Đời sống Siêu nhiên ( A Daily

Guide to Supernatural Ling ). Các lời hứa được nhấn mạnh ở từng trang vẫn ban

phước cho đời sống cho những ai tìm đọc những lời hứa ấy. Tôi khuyến khích bạn

hãy đọc xuyên suốt Cựu ước và Tân ước, tô đậm những lời hứa kỳ diệu của Đức

Chúa Trời. Bạn sẽ được ban phước lớn lao với điều bạn tìm được! Việc học thuộc

những lời hứa ấy sẽ đem lại một nguồn khích lệ vô giá.

Lẽ Thật Của Đức Chúa Trời Phơi Trần Sự Dối Trá Và Ngu Dốt

Vì cớ xã hội thế tục của chúng ta đã bác bỏ lời thánh khiết được thần cảm của Đức

Chúa Trời với tư cách tiêu chuẩn lẽ thật tuyệt đối, nên chúng ta đã đánh mất nguồn

tham khảo của mình dành cho đời sống thực tế. Xã hội chúng ta hiện nay thường

định nghĩa lẽ thật dựa trên các cuộc tham dò ý kiến quần chúng. Chúng ta đang

sống trong một nền văn hóa có phương tiện truyền thông đại chúng nóng hổi và

quảng cáo thái quá gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của công chúng. Việc quảng cáo

những món hàng vặt, và các tay thầy thuốc ưa thêu dệt, không ngừng hoạt động để

ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta về các sự kiện và các vấn đề. Các tổ chức

giáo dục đẩy mạnh các quan điểm đa dạng làm tổn hại đến lẽ thật. Thậm chí nhiều

phóng viên đã không còn làm thỏa mãn quần chúng khi tường trình các sự kiện

thật. Thay vào đó, họ phải thêu dệt tin tức nhằm phù hợp với sự giải thích riêng,

thường là nghịch lại Đức Chúa Trời.

Đây chính là bản chất của một cơ chế thế gian được kiểm soát bởi Satan, vốn là

cha của những kẻ nói dối. 11 Những kẻ bậc thầy trong sự lừa dối, xuyên tạc và

xoay sở tình thế, đã đưa lẽ thật ra khỏi bối cảnh hoặc chỉ cho biết những lẽ thật một

nửa. Bất cứ ai chấp nhận hệ thống thế giới nầy đều bị cột trói trong sự lừa dối, sự

lợi dụng, sự dối trá và sự ngu dốt. Nhiều Cơ Đốc Nhân đã bị đưa vào trong những

sự lừa dối nầy.

Nhưng lẽ thật của Đức Chúa Trời là một ánh sáng chiếu soi chúng ta sự khác nhau

giữa những gì giả dối và chân thật. Chúa Jêsus phán: “Ta là sự sáng của thế gian.

Người nào theo Ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống. ”

12 Không có lẽ thật của Ngài, chúng ta bị bỏ mặc phải mò mẫm trong sự tối tăm

thuộc linh. Nhưng ánh sáng của Ngài buông tha chúng ta để thấy và làm điều đúng

và tốt lành.

Hãy xem xét một số những sự lừa dối được nền văn hóa của chúng ta ủng hộ và đi

ngược lại với lẽ thật của Đức Chúa Trời như được trình bày trong bảng dưới đây.

Trong số sáu quan điểm, những quan điểm nào trong hai cột nầy thường cám dỗ

bạn để đặt cơ sở đời sống mình trên đó? Mỗi ngày, ai nấy trong chúng ta đều có

những sự lựa chọn về điều mình muốn làm hoặc cảm thấy là đúng. Chỉ Đức Chúa

Trời mới có thể giải phóng chúng ta khỏi những sự lừa dối và sai lạc của hệ thống

thế gian. Ngài đã ban cho chúng ta Kinh Thánh như là một cuốn sách chỉ nam để

nhận biết lẽ thật, và Thánh Linh Ngài là Thần Lẽ Thật đang ngự trị trong chúng ta

để chỉ dẫn.

Những quyết định cùng cách sống của bạn có chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe

Chúa thông qua lời Ngài hoặc các tôi tớ Ngài chăng? Hoặc bạn đang sống trong sự

tối tăm của những sự lừa dối của xã hội và nền văn hóa được ưa chuộng? Giống

như một ngọn đèn pha sáng rực, lẽ thật của Đức Chúa Trời sẽ phơi bày cho chúng

ta thấy sự dại dột và hư hoại của tất cả những điều huyễn hoặc mà thế gian nầy đề

cao.

Lẽ Thật Của Đức Chúa Trời Buông Tha Chúng Ta Như Thế Nào

Lẽ thật của Đức Chúa Trời buông tha chúng ta cho được tự do để sống theo như ý

định của Đức Chúa Trời. Trái lại, Kẻ lừa dối muốn chúng ta đặt nền tảng đời sống

mình trên những giả định sai trái. Chúa Jêsus đã phán cùng các môn đồ Ngài rằng:

“Nếu các ngươi hằng ở trong đạo Ta thì thật là môn đồ Ta. Các ngươi sẽ biết lẽ

thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi. ” 26 Sau đây là một số cách mà lẽ thật của

Đức Chúa Trời sẽ buông tha chúng ta.

Chúng ta được buông thakhỏi sự chết và sự hình phạt đời đời nơi âm phủ

Chúa Jêsus phán: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và

chẳng ai cướp nó khỏi tay Ta. ” 27

Phaolô đã viết cho Tít về tính chắc chắn của sự sống đời đời như vầy: “Đức tin và

sự thông hiểu lẽ thật, là sự sanh lòng nhơn đức, trông cậy sự sống đời đời - là sự

sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước. ” 28

Phaolô đã biết rằng từ trước vô cùng Đức Chúa Trời đã hứa ban sự cứu rỗi cho

những người tin nơi Ngài. Lời hứa ấy đã trở nên thực hữu trong đời sống của

Phaolô, cũng như cho tất cả chúng ta là những người tiếp nhận sứ điệp sự chết của

Chúa Jêsus trên thập tự giá vì cớ tội lỗi. Sách Hêbơrơ quả quyết với chúng ta rằng:

Người ta thường mượn danh một Đấng lớn hơn mình mà thề, phàm có cãi lẫy điều

gì thì lấy lời thề mà định. Đức Chúa Trời cũng vậy, muốn càng tỏ ra cho những kẻ

hưởng lời hứa biết ý định Ngài là chắc chắn không thay đổi, thì dùng lời thề; hầu

cho nhờ hai điều chẳng thay đổi đó - và về hai điều ấy Đức Chúa Trời chẳng có thể

nói dối - mà chúng ta tìm được sự yên ủi lớn mạnh, là kẻ đã trốn đến nơi ẩn náu,

mà cầm lấy sự trông cậy đã đặt trước mặt chúng ta. 29

Đó là lý do vì sao sự trông cậy về sự sống đời đời đặt nền tảng trên những lời hứa

của Đức Chúa Trời được neo hết sức vững chắc cho chúng ta.

Chúng ta được buông tha khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi và mặc cảm phạm tội

Xã hội chúng ta tìm cách tẩy sạch mình khỏi mặc cảm phạm tội bằng cách dời bỏ

mười điều răn khỏi các trường công, công sở, và các tòa án, hầu cho không một ai

còn được nhắc nhở đến việc vi phạm những điều răn ấy. Những kẻ phạm tội tìm

cách hợp lý hóa mọi loại hành vi xấu xa của họ bằng cách đổ lỗi cho hoàn cảnh,

nền tảng, cha mẹ hoặc người phối ngẫu. Xã hội vẫn bảo rằng: “Đừng lo lắng, đó

không phải lỗi của bạn”, nhưng tại sao có quá nhiều người bị mặc cảm tội lỗi dày

vò nằm đầy các giường bệnh của những chuyên gia về tâm thần? Bởi vì hết thảy

chúng ta đều được sanh ra trong tình trạng nô lệ cho tội lỗi và mặc cảm phạm tội.

Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể bứt đứt những dây trói buộc đó. Một

mình Ngài có thể chặt đứt những dây xích của sự đổ lỗi, những thói quen xấu, và

những thói nghiện.

Nick Smith, một chàng trai mười bảy tuổi đã tham dự vào chiến dịch “Từ Sai Sang

Đúng” của Josh McDowell, đã hiểu được nguyên tắc nầy. Nhờ tham dự các buổi

nhóm, cậu đã chuẩn bị chính mình để có các quyết định tin kính. Trong khi tham

dự một cuộc đua điền kinh ngoài thị trấn, cậu khám phá ra một số các đồng đội

đang dán mắt vào chương trình tivi kém lành mạnh trên kênh HBO. Cậu có hai sự

lựa chọn: vâng theo những chỉ dẫn của Kinh Thánh mà cậu đã được học về việc

giữ mình thanh sạch hoặc gia nhập với các bạn. Nick đã nói rằng: “Mình không

nên xem bộ phim đó, nó làm rối bẩn tâm trí mình. ” 30

Một trong các cậu bé đã đồng ý với Nick và rời nhóm bạn. Không phải chỉ một

mình Nick chống lại cám dỗ để làm điều xấu mà cậu đã ảnh hưởng đến một thanh

niên khác để từ chối giống như cậu. Nếu bạn từ bỏ những cám dỗ và đến với Chúa

tin cậy quyền năng của Ngài, Ngài sẽ giúp bạn bước ra khỏi mớ dây xích ấy với tư

cách một người tự do.

Phaolô viết trong thư RoRm 6:22 rằng: “Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội

lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết

quả và sự sống đời đời làm cuối cùng. ” Trong Chúa Jêsus chúng ta có thể sống tự

do và đầy vui mừng.

Chúng ta được buông tha khỏi tình trạng tự xem mình là trung tâm

Nếu bạn muốn thử nghiệm để xem mình chú trọng đến chính mình như thế nào,

hãy ghi nhận phản ứng theo bản năng của bạn vào lần tới, khi xem một bức hình

chụp một nhóm người trong đó có bạn. Bạn sẽ tìm xem gương mặt của ai trước

hết? Những người bạn thân hay của chính bạn? Và khi bạn nghe một tin vui về ai

đó thân gần với bạn thì bạn phản ứng ra sao? Bạn có lập tức nghĩ đến cảm nhận

của bạn mình hoặc băn khoăn vì sao bạn lại không có được “sự may mắn như thế”

trong cuộc đời?

Không phải chỉ có một mình bạn như thế đâu. Tất cả chúng ta đều có bản chất ích

kỷ. Đó là một phần tình trạng của loài người.

Chúa Jêsus đã phán cùng các môn đồ Ngài rằng: “Nếu ai muốn theo Ta, phải liều

mình vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất,

còn ai vì cớ Ta mà mất sự sống thì sẽ được lại. ” 31 Chỉ có Chúa Cứu Thế mới có

thể giải phóng chúng ta để biết chăm xem người khác khi chúng ta bước đi trong

quyền năng của Đức Thánh Linh. Ngài sẽ đầy dẫy chúng ta tình yêu quyền năng

của Ngài là điều “chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ. ” 32

Chúng ta được buông tha khỏi tình trạng nô lệ cho sự sợ hãi

Phaolô cho chúng ta biết rằng: “Anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi

đặng còn ở trong sự sợ hãi? Nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi. ” 33

Song có nhiều Cơ Đốc Nhân vẫn sống trong sự sợ hãi. Điều nầy tướt mất niềm vui

khỏi chúng ta và giới hạn điều chúng ta có thể làm cho Chúa mình. Nhưng Đức

Chúa Trời giúp chúng ta để sống tự do nhờ quyền phép của Thánh Linh Ngài - nếu

chúng ta tin cậy và vâng lời Ngài!

Chúng ta được buông tha khỏi một đời sống tầm thường và vô nghĩa

Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên hơn một trăm tỉ ngân hà, cũng đã dựng nên chúng

ta theo hình ảnh của Ngài và cũng có một chương trình kỳ diệu cho đời sống chúng

ta. 34 Không điều gì thế giới cung ứng có thể so sánh với điều Đức Chúa Trời đã

hoạch định. Dầu ở địa vị nào đi nữa, đời sống chúng ta sẽ chỉ có ý nghĩa khi chúng

ta sẵn sàng làm thành chương trình mà vì chương trình đó, Đức Chúa Trời đã tạo

dựng chúng ta.

Bạn có thể bắt đầu sống tự do trong lẽ thật của Đức Chúa Trời

Cách đây nhiều năm, một nhà truyền giáo trẻ tuổi từ Châu Phi đến gặp tôi để xin

lời khuyên. Anh cho tôi biết anh hiểu biết và kinh nghiệm rất ít về Đức Thánh

Linh. Anh đã trải qua nhiều năm trong lãnh vực truyền giáo mà không có các kết

quả rõ rệt và cảm thấy như là gặp phải thất bại đau khổ.

Khi chúng tôi cùng ngồi lại, tôi giải thích rằng chức vụ của anh không kết quả là vì

anh không nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để giúp đỡ anh. Tôi cũng giải

thích thêm rằng việc chúng ta phải xưng ra với Chúa mọi tội lỗi mình nhận biết, từ

bỏ tội lỗi ấy, và bước đi trong sự vâng phục Ngài là quan trọng như thế nào. Sau

đo, khi chúng ta dâng mình cho quyền tể trị của Chúa Cứu Thế, chúng ta hãy lấy

đức tin xin Đức Chúa Trời đổ đầy Thánh Linh Ngài trong chúng ta. 35 Chúng ta có

thể xưng nhận lời hứa của Ngài đầy dẫy trong chúng ta vì biết rằng nếu chúng ta

theo ý muốn Ngài cầu xin điều gì, Ngài sẽ nghe chúng ta. 36

Để đáp lại, người đàn ông ấy vụt nổi giận. Anh nói: “Tôi đã dành cả cuộc đời mình

hầu việc Chúa với sự hy sinh lớn. Tôi đã đối diện với cái chết và đủ mọi loại bắt bớ

trong lãnh vực truyền giáo. Vậy mà bây giờ ông đề nghị với tôi một giải pháp thật

đơn giản cho nan đề của tôi ư?” Anh ta nổi nóng và giận dữ bước ra khỏi văn

phòng của tôi.

Vài ngày sau đó, anh ta gọi điện thoại để xin gặp tôi một lần nữa. Ông nói: “Tôi

không đồng ý với ông. Tôi tin rằng lời giải thích của ông về đời sống đầy dẫy

Thánh Linh quá hời hợt và đơn sơ, nhưng rõ ràng là ông có một phẩm chất trong

đời sống ông mà tôi không có và tôi khao khát điều đó vô cùng. Tôi sẽ tin Chúa chỉ

cho tôi điều ông nói có đúng hay không. ”

Tôi không bao giờ quên được bức thư mà tôi nhận được từ anh ta vài tuần sau đó.

Anh đã viết thư với một tấm lòng vui mừng tràn ngập sự ngợi khen và cảm tạ Đức

Chúa Trời. Anh nói: “Bây giờ tôi hiểu điều ông đã cố gắng nói với tôi. Tôi đã làm

điều ông bảo tôi và bây giờ tôi muốn trở lại lãnh vực truyền giáo để dạy những Cơ

Đốc Nhân đã thất bại khác điều ông đã dạy tôi. Tôi đã được giải phóng. Tôi đang

được tự do!”

Sự lựa chọn là của chính chúng ta. Mỗi ngày chúng ta phải chọn ai là người mình

tin cậy, hoặc Đức Chúa Trời hoặc Satan. Những người chuyên tâm tìm kiếm lẽ thật

ở những nơi thích hợp sẽ tìm thấy chỉ lẽ thật của Đức Chúa Trời. Hãy đặt đời sống

bạn trên lẽ thật bởi vì lẽ thật tuyệt đối của Ngài sẽ buông tha bạn.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Ghi Khắc Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy học thuộc những lời tuyên bố và các

câu kinh thánh sau đây, và khi đối diện với sự thử thách để nói dối trong tuần lễ

nầy, hãy xưng nhận các lời hứa nầy như là lời hứa đến từ Chân thần của chúng ta.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là lẽ thật tuyệt đối, tôi có thể tin cậy điều Ngài phán và

sống theo lời đó.

• GiGa 18:37 - “Vì sao Ta đã giáng thế: Ấy là để làm chứng cho lẽ thật. Hễ ai

thuộc về lẽ thật thì nghe thấy tiếng Ta. ”

• GiGa 8:31-32 “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo Ta, thì thật là môn đồ Ta; các

ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi. ”

Nương Cậy Chúa - Chúng ta có thể luôn tin cậy lời Chúa vì Ngài không bao giờ

nói dối. Có điều gì bạn thấy khó tin cậy Chúa trong hoàn cảnh hiện tại của mình

chăng? Hãy xưng nhận một lời hứa từ một trong các câu Kinh Thánh sau đây và

giao sự lo lắng của bạn ngày nay cho Đức Chúa Trời.

• RoRm 8:28 - “Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu

mến Ngài là kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. ”

• Phi Pl 1:6 “Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em đã làm

trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ. ”

• IGi1Ga 1:9 - “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín và công bình

để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. ”

Vâng Phục Chúa - Trong vài tuần lễ qua có điều gì bạn không chân thật chăng?

IGi1Ga 1:6 chép rằng: “Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà

còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. ” Hãy

xưng nhận điều đó VỚI CHÚA và nói thật với người bạn đã lừa dối. Sau đó hãy

quyết định luôn nói lời chơn thật.

Chương 16: Đức Chúa Trời Là Đấng Công Bình

Vì sao có quá nhiều quan điểm khác nhau về điều đúng và điều sai? Vì sao những

vấn đề đạo đức không còn được rõ như trắng hoặc đen nhưng như là những bóng

xám đa dạng? Vì sao các tiêu chuẩn đạo đức luôn luôn bị thay đổi trong xã hội?

Ngày nay, sự phân biệt giữa điều sai và điều đúng ngày càng trở nên khó nhận ra.

Người ta mạnh mẽ bênh vực cho những hành vi tội lỗi của họ. Điều đúng đã trở

thành một vấn đề giải thích bởi cá nhân, cộng đồng, hoặc các tòa án. Tuy nhiên,

quan điểm nầy hoàn toàn sai, bởi vì nó xem quan điểm của quần chúng và tổ chức

lập pháp của chính quyền là yếu tố cung cấp tiêu chuẩn tối hậu để quyết định điều

gì là đúng. Nhưng Đức Chúa Trời tối cao của chúng ta đã ấn định các tiêu chuẩn

cho tạo vật của Ngài. Tiêu chuẩn của Ngài không thay đổi; đó là những tiêu chuẩn

xuyên thời gian. Và xã hội Hoa Kỳ của chúng ta, cũng giống như nhiều dân tộc

Tây Phương, được xây dựng trên các nguyên tắc của Kinh Thánh về điều đúng và

điều sai.

Nền văn hóa của chúng ta hiểu rõ phải “đúng” trong những việc nhất định, là quan

trọng như thế nào. Xin cho phép tôi nêu lên một số các ví dụ sau đây:

Một kiến trúc sư xây dựng một ngôi nhà chọc trời một trăm tầng có các dự phòng

hết sức cẩn thận để có được móng của tòa nhà tuyệt đối bằng phẳng. Nếu móng

nhà không bằng phẳng chỉ một phân thôi, sẽ có các hậu quả to lớn. Móng nhà thiếu

bằng phẳng chừng nào thì tòa nhà sẽ không vững vàng chừng nấy.

Các khoa học gia ở tại trạm kiểm soát Mission Control ở Houston cũng biết tầm

quan trọng của việc phải “chính xác” khi đưa tàu vũ trụ trở về trái đất. Nếu góc độ

quay trở lại bầu khí quyển trái đất bị lệch chỉ một chút xíu, con tàu vũ trụ sẽ đối

đầu với sự ma sát quá nhiều và bốc cháy trước khi nó tiếp đất.

Cuối cùng, hãy xem xét người trượt băng tốc độ trong một cuộc đua. Hai lằn mức

lượn quanh vòng đua. Những người trượt băng không những thi đua với nhau, mà

mỗi tay đua được yêu cầu phải ở trong lằn mức của chính mình. Nếu một tay đua

vượt qua ranh giới của mình mà lấn sang lằn đua khác, người ấy bị truất quyền dự

thi và thua cuộc.

Mặc dầu hầu hết mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của việc đặt móng nhà

“ngay thẳng”, có góc trở lại bầu khí quyển trái đất “chính xác” hoặc phải ở trong

lằn mức “đúng”, họ thường gặp rắc rối với việc hiểu “tính chính xác” của các luật

lệ về đạo đức. Khi nói đến việc trộm cắp chẳng hạn, hầu hết mọi người đều chia

trộm cắp thành các hạng mục như là “vay mượn”, ăn cắp vặt vãnh, cướp bóc và

tình trạng tham ô. Họ cảm thấy rằng có một số các hạng mục thì được, như là lấy

một vài đồ đạc của ông chủ hoặc của trường học, hay cứ giữ lại số tiền thừa khi

nhân viên đổi tiền đổi dư. Nhưng đối với họ, sẽ là sai trái khi đột nhập vào nhà của

người khác hoặc cướp nhà băng. Họ tin rằng các luật về đạo đức không cứng nhắc

như các luật khác. Vì vậy chúng ta có thể bẻ cong một chút mà không gây ra bất cứ

hình phạt nào. Nhưng đó là điều mâu thuẫn với cách Chúa nhìn xem những luật lệ

công bình của Ngài.

Đức Chúa Trời Luôn Luôn Đúng

Thật dễ dàng để hiểu vai trò công bình của Đức Chúa Trời với tư cách Đấng Tạo

Hóa. Mỗi một điều Ngài tạo dựng đều vận hành phù hợp với các luật lệ áp dụng

cho sự tạo dựng của nó. Tất cả các luật lệ tự nhiên của Ngài trình bày cách Ngài

hoạch định vì ích lợi của tạo vật Ngài. Hãy xem cách một khu đầm lầy vùng duyên

hải hoạt động. Mỗi ngày các con nước thủy triều đem các chất dinh dưỡng tươi

mới đến cho hàng triệu các cây tí hon mọc trong đất mềm và nước. Khi thủy triều

dâng cao, tất cả các loài giáp xác đều ăn các cây con nầy. Loài cá như cá hồi biển

có đốm đẻ trứng trong nguồn nước yên tĩnh và những con con mới nở sống nhờ

vào vườn ươm bùn lầy nhỏ bé của chính chúng. Vịt và các loại chim khác xây tổ

để nuôi dưỡng con cái chúng. Nhiều món hầm thực vật cung cấp món khai vị cho

các chú vịt con và ngỗng con. Các định luật và các quá trình tự nhiên làm việc với

nhau như một hệ thống đem đến ích lợi cho tất cả các sinh vật của Đức Chúa Trời.

Thật dễ để nhận ra cách Đức Chúa Trời tạo dựng tự nhiên trong trật tự đúng đắn

của nó. Nhưng cũng thật bình thường để hiểu rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng lãnh

vực đạo đức để hành động trong trật tự phải lẽ của nó. Là con người, chúng ta

thường bỏ qua một điều xấu nầy để sửa sai một điều khác một cách có mục đích.

Trong những năm gần đây, các bồi thẩm đoàn đã công bố một bị cáo là “không

phạm tội” bất chấp bằng chứng rõ ràng cáo tội người ấy. Qua các hành động của

họ, những thành viên trong bồi thẩm đoàn hy vọng đưa ra một tuyên bố về một số

sai phạm đạo lý khác có liên quan với tội phạm. Nhiều chuyên gia tin rằng bồi

thẩm đoàn trong vụ xét xử kẻ giết người O. J. Simpson đã làm điều nầy để chữa

đúng những thiểu số sai trật thường không xét xử công bằng trong cơ chế tòa án.

Nhưng việc bỏ qua điều sai trái để tuyên bố một việc sai trái khác sẽ không làm sự

việc ngay thẳng được. Chúng ta chỉ kết thúc với hai điều sai - và không có điều

đúng.

Là con người, chúng ta thường không làm được điều đúng trong đời sống mỗi ngày

của mình. Bạn có bao giờ tự bảo mình “Tôi biết điều đúng mình phải làm, nhưng

nếu tôi làm điều đúng tôi sẽ làm xáo trộn hoàn cảnh của mình” không? Có thể bạn

đang ở trong một lớp học ở bậc đại học khi có ai đó ủng hộ một quan điểm vô luân.

Bạn không thách thức quan điểm của diễn giả bởi vì bạn không muốn bị xem như

là một người đạo đức quá mấu. Đứng lên để bênh vực cho lẽ phải và đạo lý có thể

bị chế nhạo, mất bạn bè, bị điểm thấp từ nơi giáo sư, hoặc mất việc. Là những con

người sa ngã, hiểu cho đúng công bình tuyệt đối là gì đã là gay go rồi, nói gì đến

việc sống một đời sống đạo đức công bằng.

Chỉ Đức Chúa Trời là Đấng công bình bởi vì Ngài là thánh. Ngài không bao giờ

hành động cách bất công; không bao giờ có một ý tưởng ác; không bao giờ hợp lý

hóa một hành động đáng ngờ để làm cho một việc khác ra ngay thẳng.

Công Bình Là Gì?

Ở phần trước, chúng ta đã học biết rằng Đức Chúa Trời là thánh. Nhưng sự thánh

khiết và công bình của Ngài không giống nhau. Thánh khiết là “tình trạng thanh

sạch hoặc được tự do khỏi tội lỗi. ” 1 Sự công bình của Đức Chúa Trời là “phẩm

chất hoặc thuộc tính của Đức Chúa Trờimà bởi đó Ngài làm điều đúng hoặc phù

hợp với chính bản chất của Ngài, ý muốn của Ngài và luật pháp của Ngài. ” 2

Nói cách khác, sự thánh khiết mô tả bản chất của Đức Chúa Trời; sự công bình mô

tả cách Chúa hành động theo tính thánh khiết của Ngài. Các luật lệ của Đức Chúa

Trời là thánh bởi vì chúng ra từ bản tánh của Ngài. Các tiêu chuẩn của Đức Chúa

Trời để củng cố luật pháp của Ngài luôn luôn là công bình.

Tôi xin đưa ra một ví dụ về một điều răn. Đức Chúa Trời phán: “Ngươi chớ phạm

tội tà dâm. ” Lời tuyên bố đơn sơ nầy xuất phát từ sự thánh khiết của Đức Chúa

Trời. Ngài không bao giờ bất trung khi Ngài đã làm một cam kết; vì điều đó nghịch

lại bản chất của Ngài. Trong Cựu ước, Đức Chúa Trời lập các giao ước hoặc các

lời hứa với dân sự Ngài. Ngài đã lập một giao ước với Nôê rằng Ngài sẽ không bao

giờ lại hủy diệt đất bằng nước lụt nữa. Chiếc cầu vồng trên bầu trời là bằng chứng

giao ước của Ngài. Qua nhiều thế kỷ kể từ cơn đại hồng thủy, Ngài đã hành động

đúng theo giao ước nầy. Điều xảy ra tiếp theo giao ước thánh của Ngài chứng tỏ sự

công bình của Ngài.

Tương tự như vậy khi chúng ta đứng trước mục sư và hứa yêu người phối ngẫu của

mình và chung thủy với anh ấy hoặc cô ấy trọn đời, chúng ta đang lập một giao

ước phản ánh sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ta hành động một cách

công bình khi chúng ta giữ lời giao ước hoặc sự cam kết đó.

Nhưng đừng hình dung rằng sự công bình là đạt đến một tiêu chuẩn giống như leo

lên một chiếc thang đến một mức cao hơn. Đó là điều hầu hết mọi người suy nghĩ

khi họ xem xét những hành động công bình. “Nếu tôi nói sự thật nhiều hơn nói dối

trá, tôi sẽ trở nên công bình hơn” “Nếu tôi bồi lại số tiền tôi đã ăn cắp của chủ

mình thì tôi sẽ vô sự”. Không ai có thể nỗ lực để đạt đến sự công bình bởi vì nó bắt

đầu là sự thánh sạch. Sự công bình đến từ sự thánh khiết; chứ không đạt đến sự

thánh khiết.

Sự thánh khiết ấn định tiêu chuẩn. Công bình là kết quả của mối tương giao làm

trọn tiêu chuẩn ấy.

Đức Chúa Trời Là Nguồn Cội Của Mọi Sự Công Bình

Làm sao mà Đức Chúa Trời là sự công bình? Mọi sự Đức Chúa Trời làm đều tuyệt

đối công bình trong mọi đường lối. Đavít cho chúng ta biết: “Đức Giêhôva là công

bình trong mọi đường Ngài, hay làm ơn trong mọi công việc Ngài. ” 3 Đối với Đức

Chúa Trời, công bình không phải là một tiêu chuẩn bề ngoài mà Ngài phải tôn

trọng; mà công bình là một phần bản chất của chính Ngài, nó bắt nguồn từ thuộc

tính bên trong Ngài. Kết quả là, bất cứ điều gì Đức Chúa Trời mong muốn đều

công bình tuyệt đối. Đức Chúa Trời không thể nào làm bất cứ điều gì sai trái.

Mọi sự công bình bên trong cả vũ trụ nầy đều bắt nguồn từ trong Ngài. Tác giả

Thithiên kêu lên rằng: “Hỡi Đức Chúa Trời sự công bình Chúa rất cao, chính Ngài

đã làm công việc cả thể, hỡi Đức Chúa Trời ai giống như Chúa?” 4 Mọi hành động

Đức Chúa Trời đã từng làm hoặc sẽ làm đều là công bình. Với tư cách một quan

tòa, Ngài không bao giờ có một quyết định sai trật, Ngài không bao giờ hủy bỏ một

quyết định khi đã biết thêm nhiều sự thật. Không ai có thể thắc mắc sự phán xét

của Ngài trong hết thảy những hành động của Ngài.

Thiên đàng đầy dẫy sự công bình của Đức Chúa Trời. “Sự công bình và sự ngay

thẳng làm nền của ngôi Ngài. ” 5 Vì cớ Đức Chúa Trời là công bình, Ngài muốn sự

công bình phải đầy dẫy vũ trụ của Ngài.

Đức Chúa Trời Là Quan Án Công Bình

Khi bạn bước vào một tòa án và đối mặt với quan án, có lẽ bạn tự hỏi: “Ai đã ban

cho vị quan tòa nầy quyền quyết định giữa điều sai và điều đúng? Ai đã ban cho vị

quan tòa uy quyền hợp pháp và luân lý để công bố điều gì là hành vi chính đáng và

điều gì là hành vi sai lầm đáng phải chịu hình phạt?”

Hoặc các quan tòa được tuyển chọn trực tiếp bởi dân chúng hoặc được bổ nhiệm

bởi các chính trị gia mà chúng ta bầu chọn, rốt lại, họ có được thẩm quyền và

quyền hành hợp pháp là nhờ chúng ta, dân chúng. Những quan tòa nầy dễ bị lệ

thuộc vào những tình cảm mạnh mẽ của con người, có thể lạm dụng uy quyền của

họ, và bị cách chức. Một quan tòa ở tại Tân Anh Cát Lợi mới đây đã bị cách chức

sau khi một ban bồi thẩm lớn đã buộc tội anh là ép buộc các thanh niên có quan hệ

tình dục với ông ta ở tại các phòng xử riêng của ông - để đổi lại các vụ việc của họ

được bỏ qua. Một quan tòa ở tại Illinois sửa chữa các vé phạt quá tốc độ để có

được các khoản tiền đút lót bất hợp pháp.

Nhưng khi chúng ta bàn đến sự công bình của Đức Chúa Trời, chúng ta không nói

đến một quan tòa đã được bổ nhiệm dễ mắc sai sót. Một Đức Chúa Trời vô hạn và

đầy quyền năng không cần bất cứ ai bầu chọn hoặc bổ nhiệm Ngài, để ban cho

Ngài sự công bình. Ngài là Đấng công bình trước khi thời gian bắt đầu và sẽ luôn

luôn là Đấng công bình.

Đức Chúa Trời phán cùng Giêrêmi rằng: “Ta là Đức Giêhôva, là Đấng làm ra sự

thương xót, chánh trực, và công bình trên đất; và Ta ưa thích những sự ấy, Đức

Giêhôva phán vậy. ” 6 Ngài là tiêu chuẩn mà qua đó, mọi đánh giá công bình phải

được so sánh. Nếu Đức Chúa Trời không phải là Đấng vốn thánh khiết và công

bình, Ngài không thể hành động một cách công bình được.

Các Luật Lệ Của Đức Chúa Trời Định Nghĩa Cách Cư Xử Công Bình

Vụ án Dred Scott v. Sanford tại Tòa Án Tối Cao năm 1856 cho thấy là con người

chúng ta thật sự kém thiếu công bình như thế nào. Vụ việc bắt đầu khi Henry Low

chuẩn bị làm đơn để tìm cách giải phóng một nô lệ, Dred Scott, là người đã làm

việc cho ông. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ Henry không sở hữu ông Scott mà bà

Emerson mới là người sở hữu. Mặc dầu bà sống ở tại Nữu Ước còn Dred SCott thì

sống ở Missouri, bà không chịu cho ông ta tự do.

Vụ việc nầy đã đi từ các tòa thấp hơn cho đến Tòa án tối cao. Đến khi các quan tòa

Tối cao đã nghe vụ việc nầy, thì phong trào bãi nô ở tại Mỹ đã phát triển mạnh mẽ.

Những người ủng hộ bãi bỏ nô lệ muốn chế độ nô lệ phải bị cấm ở trong các lãnh

thổ mới và các tiểu bang như Missouri. Các chủ nô ở miền Nam thì lại hết sức

muốn giữ quyền sở hữu nô lệ của họ bởi vì các nông trại của họ đòi hỏi sức lao

động. Để làm cho vụ việc nầy rắc rối thêm, Dred Scott lại đã sống một thời gian ở

tại vùng Wisconsin tự do, vì sự kiện đó, Blow lập luận rằng Scott phải là một

người tự do.

Tòa án tối cao không thể quyết định được. Họ đã nghe các lời tranh cãi miệng đến

hai lần, sau đó các tòa đã đình hoãn trong hai tháng. Họ bị chia rẽ trong vấn đề nầy

đến nỗi thậm chí không nhóm hiệp trong suốt thời gian đó. Cuối cùng mỗi một

quan tòa đã viết ý kiến của riêng mình. Bảy người trong số họ đã quyết định rằng

Dred Scott vẫn là một nô lệ, trong khi có hai người quyết định anh ta được tự do.

Bởi vì tòa án tối cao đã quyết định rằng chế độ nô lệ không thể bị cấm ở tại các

lãnh thổ mới, chỉ có một sự tu chính theo hiến pháp mới có thể cấm việc bành

trướng của chế độ nô lệ. Quyết định nầy là một trong những nguyên nhân chính đã

gây ra cuộc nội chiến. 7 Nhiều năm sau đó, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ quyết định

của họ về chế độ nô lệ.

Xuyên suốt lịch sư, các quan án loài người đã trải qua một giai đoạn khó khăn để

quyết định điều gì là đúng điều gì là sai. Cũng giống như chúng ta, họ bị mắc kẹt

trong ngành văn hóa, vị sai lệch bởi các cá tính riêng của mình, và bị giới hạn

trước những bằng chứng được trình trước tòa, là điều có thể mô tả không chính xác

sự thật.

Một vụ xét xử sai lầm của tòa án gần đây hơn là vụ Roe chống với Wade trong đó

Tòa án Tối cao đã quyết định phá thai là hợp pháp. Việc giết các đứa trẻ chưa ra

đời theo luật pháp chắc chắn là không công bằng. Vậy mà tòa án đã ủng hộ cho sự

báng bổ nầy. Tôi đang cầu nguyện để giống như sự hủy bỏ chế độ nô lệ, Tòa án

Tối cao cũng sẽ hủy bỏ quyết định của họ trong vụ Roe chống với Wade để hợp

pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu.

Đức Chúa Trời không tranh chiến giữa điều phải và điều sai. Tác giả Thithiên công

bố: “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là công bình, sự xét đoán của Ngài là ngay thẳng. ” 8

Các luật lệ của Ngài phản ảnh bản chất công bình của chính Ngài là sự toàn hảo

của tâm tính Ngài về mặt đạo lý. Những sự lạm dụng về mặt văn hóa, sự thiếu hiểu

biết, hoặc bất cứ các yếu tố nào khác cũng không thể làm thay đổi những phán

quyết của Ngài.

Các định luật thuộc linh của Đức Chúa Trời hoàn hảo từng chút một cũng như các

định luật thuộc thể của Ngài. Nếu chúng ta vi phạm các định luật tự nhiên của Đức

Chúa Trời chúng ta sẽ gặt lấy những hậu quả. Ví dụ, nếu bạn đứng trên tòa nhà

Empire State ở tại thành phố Nữu Ước mà nhảy xuống thì luật vạn vật hấp dẫn sẽ

bảo đảm cho bạn cái chết. Giống như vậy, nếu bạn tự giam mình trong một gara và

thở khí carbon monoxide thay vì oxygen mà cơ thể bạn cần, thì bạn sẽ chết. Các

định luật thuộc linh của Đức Chúa Trời cũng không hề kém ràng buộc. Với tư cách

Quan tòa và Đấng ban luật pháp trọn vẹn, Đức Chúa Trời cũng là người làm cho

vững luật pháp. Các luật lệ của Ngài trình bày những trách nhiệm mà Đức Chúa

Trời buộc chúng ta phải khai trình. Đó là một chiếc thước đo qua đó Đức Chúa

Trời đo lường sự công bình của chúng ta. Khi các luật lệ của Ngài bị vi phạm, Ngài

sẽ trừng phạt bất cứ ai thách thức các luật lệ công bằng của Ngài.

Bạn có lẽ tự hỏi vì sao Đức Chúa Trời lại quá chính xác trong các định luật thuộc

linh của Ngài. Ngài không lập luật chỉ để “đùa cho vui”. Các luật lệ công bình của

Ngài tập trung vào những tiêu chuẩn trong việc chúng ta hành động cách đúng đắn

đối với nhau.

Kết quả là, các định luật thuộc linh của Đức Chúa Trời là những cột trụ cho công

lý và đạo đức trong bất cứ dân tộc nào. Để trình bày lại sự thật nầy, các luật lệ của

một dân tộc chỉ công bằng theo mức độ chúng tuân thủ theo các luật lệ của Đức

Chúa Trời. Khi những người lãnh đạo của một quốc gia từ chối và không vâng lời

Chúa, họ cắt đứt sợi dây neo đạo lý và đưa dân tộc mình vào chỗ buông tuồng, bỏ

mặc cho dân tộc mình lênh đênh trong một đại dương của sự tương đối về mặt đạo

đức. Không có Đức Chúa Trời, họ đánh mất la bàn luân lý và đẩy xã hội của họ

đến chỗ bất công, không thành thật, và tình trạng suy đồi. Trong chương tiếp theo,

chúng ta sẽ thấy các điều luật công bình đối với dân tộc chúng ta là quan trọng như

thế nào.

Chúng Ta Không Thể Đạt Đến Tiêu Chuẩn Công Bình Của Đức Chúa Trời

Kể từ khi Ađam và Êva đầu tiên đã không vâng phục Đức Chúa Trời, mọi người

đều sanh ra với một bản chất tội lỗi, cứ khăng khăng làm theo ý riêng thậm chí

chống nghịch lại với Đấng tạo hóa. Êsai mô tả tình trạng nan giải của chúng ta:

“Làm thế nào những người như chúng tôi có thể được cứu? Chúng tôi hết thảy đã

trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy

đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi. ” 9

Hãy hình dung một cuộc tranh tài giữa một người đoạt huy chương vàng Olympic

và tôi để xem ai có thể nhảy qua hẻm núi Grand, sâu và rộng hàng mấy dặm. Theo

bạn ai là người sẽ thắng cuộc? Mặc dù tôi biết chắc vận động viên Olympic sẽ

nhảy xa hơn tôi nhiều, nhưng anh ta vẫn không nhảy được sang phía bên kia. Cả

hai chúng tôi đều sẽ rơi xuống chỗ chết.

Điều đó tương tự như những nỗ lực của chúng ta để đạt đến sự công bình. Thậm

chí khi chúng ta cố hết sức mình, chúng ta vẫn kém xa tiêu chuẩn trọn vẹn của Đức

Chúa Trời. Vì cớ bản chất tội lỗi, chúng ta không thể sống đời sống công bình mà

Đức Chúa Trời đòi hỏi. Như chúng ta đã đọc thấy ở phần trước, nếu chúng ta muốn

được chấp nhận ở trước mặt Đức Chúa Trời, vì lợi ích của chúng ta, Ngài phải can

thiệp vào.

Đức Tin Là Chìa Khóa Dẫn Đến Sự Công Bình

Chúng ta chỉ có thể trở nên công bình khi sự công bình của Đức Chúa Trời được kể

cho chúng ta, hoặc được ban cho chúng ta cách nhưng không, khi chúng ta đặt đức

tin mình nơi con duy nhất của Đức Chúa Trời, là Chúa Cứu Thế Jêsus. Ápraham là

một sự minh họa của Cựu ước về lẽ thật nầy, là điều chưa được mặc khải trọn vẹn

cho đến khi Chúa Jêsus xuất hiện hai ngàn năm sau đó. SaSt 15:16 giải thích rằng:

“Ápraham tin Đức Chúa Trời, và Ngài kể người là công bình”. Sự “công bình” nầy

đôi khi được nhắc đến như là “chỗ đứng phải lẽ” với Đức Chúa Trời; nói cách

khác, Đức Chúa Trời kể chúng ta là công bình ở trước mặt Ngài. Ápraham đã đứng

vào chỗ đứng phải lẽ với Chúa bởi vì Ápraham đã tin Ngài!

Bởi vì các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về đạo lý và đức hạnh là trọn vẹn một

trăm phần trăm, còn chúng ta là những người bất toàn và khiếm khuyết, chúng ta

chỉ có thể được nên công bình như là một sự ban cho từ Đức Chúa Trời. Bởi đức

tin chúng ta đặt nơi Con Ngài, Ngài “ghi” sự công bình của chính Ngài vào tài

khoản của chúng ta.

Trong Tân ước, Phaolô nhắc đến khúc Kinh Thánh đã nói về Ápraham nầy và sau

Đó, cho chúng ta một tin vui mừng, đó là: Ấy chẳng phải chỉ vì một mình người

mà có chép rằng đức tin người đã được kể cho là công bình, nhưng cũng vì chúng

ta nữa, “đức tin sẽ được kể là công bình cho chúng ta, là kẻ tin Đấng đã làm cho

Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, sống lại từ trong kẻ chết. ” 10 Đây là một trong

những lẽ thật tuyệt vời nhất trong vũ trụ: Bởi đức tin Đức Chúa Trời tuyên bố

chúng ta là công bình và nhìn xem chúng ta như đang có sự công bình của chính

con Ngài! Đó là ân điển, hoặc một đặc ân không xứng đáng -một sự ban cho nhưng

không bởi Chúa Cứu Thế Jêsus chúng ta đã mua lấy cho chúng ta bởi sự chết Ngài

trên thập tự giá.

Chúng ta sẽ đáp ứng trong tinh thần thờ phượng như thế nào khi biết được Đức

Chúa Trời ban cho chúng ta sự công bình là vì cớ Con Ngài? Kinh Thánh chứa

đựng nhiều gương mẫu về những lời cầu nguyện mà chúng ta có thể dâng lên cho

Chúa. Một trong những lời cầu nguyện đó được Phaolô viết ra trong ITêsalônica

như vầy: “Nguyền xin Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và

nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, và không

chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến, Đấng đã gọi anh em là

thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó. ” 11

Hãy biến lời cầu nguyện nầy thành tiếng kêu của tấm lòng bạn. Đức Chúa Trời sẽ

đáp lời bằng cách đụng đến tấm lòng, tâm thần, linh hồn, và thân thể của bạn.

Chúng ta có thể quả quyết rằng Ngài sẽ nhậm lời cầu nguyện nầy và khiến chúng

ta trở nên công bình ở trước mặt Ngài.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Đức Chúa Trời Của Bạn - Hãy thờ phượng Đức Chúa Trời công bình

của chúng ta bằng lời lẽ của Thi Tv 119:137-144.

Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là công bình, sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. Chúa lấy

sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa.

Sự sốt sắng tiêu hao tôi, vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa. Lời Chúa là rất tinh

sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy.

Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, nhưng không quên các giềng mối Chúa. Sự công bình

Chúa là sự công bình đời đời, luật pháp Chúa là chơn thật. Sự gian truân và sự sầu

khổ áp hãm tôi; dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích.

Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ

được sống.

Phản Ánh Hình Ảnh Của Ngài - Chúng ta được kêu gọi để trở nên công bình,

nhưng chúng ta không thể nào làm điều nầy bằng sức riêng của mình được. Hãy

xin Cha Thiên Thượng của bạn bày tỏ những lãnh vực chưa công bình trong tấm

lòng và đời sống của bạn. Sau đó hãy ăn năn và xưng ra ở trước mặt Ngài. Hãy xin

Đức Thánh Linh ban quyền năng cho bạn để sống cách công bình trong những lãnh

vực mà bạn thường bị cám dỗ nhiều nhất để không vâng lời Chúa.

Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Một trong những cách để chúng ta có thể

chứng minh sự công bình của Đức Chúa Trời là bày tỏ đức tin của mình đặt nơi

Ngài. Khi bạn ở cùng các bạn hữu, những người bà con, hoặc những người hàng

xóm mà chưa biết Chúa Jêsus là Chúa Cứu Thế, hãy thuật lại những kinh nghiệm

của bạn với những sự đáp lời cầu nguyện được xây dựng trên đức tin và chia sẻ sứ

điệp Tin lành của tình yêu và sự tha thứ. Khi mọi người nhìn thấy đức tin của bạn

đặt nơi một Đức Chúa Trời đáng tin cậy, nhiều người sẽ muốn sống một đời sống

công bình với tư cách một con cái của Đức Chúa Trời.

Chương 17: Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Sống Công Bình

Chúng ta hiện sống trong một thế giới nơi nhiều người tin rằng mục tiêu có thể

biện minh cho phương tiện. Họ nói rằng dung hòa các tiêu chuẩn của Đức Chúa

Trời để tiến lên là điều có thể chấp nhận được. Nhưng sự thật là chúng ta luôn luôn

thất bại khi vi phạm các tiêu chuẩn chúng công bình của Đức Chúa Trời. Nói cách

khác, làm điều đúng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi nghĩ đến một tình

huống mà trong đó chúng tôi thấy mình với tư cách người hầu việc Chúa khi chúng

tôi dời các tiền trạm của mình từ San Bernardino, California đến Orlando, Florida.

Chúng tôi không thể cho thuê hoặc bán đi một số tài sản của chúng tôi ở tại San

Bernardino, các tòa nhà vẫn trống không, tuy vậy mỗi tháng chúng tôi vẫn phải chi

trả các khoản tiền thế chấp của mình.

Một số các nhà doanh nghiệp Cơ Đốc thành công khuyên tôi là không trả nợ và để

cho nhà băng thu hồi quyền sở hữu các bất động sản. Dù sao thì nhiều doanh

nghiệp cũng đã làm như vậy trong suốt thời gian suy thoái kinh tế. Về mặt tài

chánh thì chúng tôi sẽ khá hơn nhiều, nhưng điều đó thì sai trật bởi vì chúng tôi đã

ký một hợp đồng với nhà băng. Chúng tôi quyết định tin cậy Đức Chúa Trời giúp

chúng tôi chi trả các ngân phiếu và bán bất động sản một cách có thể đem lại sự

vinh hiển và sáng danh Ngài. Một số người bảo rằng “thật là dại dột. ” Nhưng

chúng tôi đã hứa. Năm năm trôi qua trước khi cuối cùng chúng tôi đã bán bất động

sản ấy. Mặc dầu phải chi trả những khoản nầy; là một điều khó khăn, Đức Chúa

Trời đã ban phước cho chúng tôi rất nhiều qua chức vụ của Chiến dịch sinh viên.

Các khoản tiền dâng đã gia tăng cách lạ lùng từ năm nầy sang năm khác. Tôi tin

Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng tôi bởi vì cớ chúng tôi điều hành Chiến

dịch sinh viên theo cách của Ngài. Chúng tôi nhờ cậy Ngài để giúp chúng tôi chi

trả các ngân phiếu.

Như tiến sĩ Bob Jones, Sr. , đã từng nói: “Không bao giờ đúng khi làm điều sai để

có cơ hội làm điều đúng. ” Nói cách khác, nếu chúng tôi không trả nợ theo cam kết

của mình, chúng tôi đã có thể để dành được rất nhiều tiền mỗi năm. Hãy nghĩ đến

tất cả những điều mà chức vụ có thể thực hiện với số tiền ấy - nhưng như vậy

chúng tôi đã thất hứa và không giữ đúng hợp đồng của mình. Điều đó sẽ không

làm sáng danh Chúa. Sống ngay thẳng có nghĩa là chịu hy sinh và nói không với

những ưa thích của mình. Chúng ta không thể sống như vậy bằng sức riêng của

mình được.

Chúng ta hãy xem một số điểm hành động giúp chúng ta làm điều đúng dù cho bất

cứ điều gì xảy ra.

Nương Cậy Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Hơn Là Những Nỗ Lực Của Chúng

Ta

Chúng ta hết sức có phước vì “Đức Giêhôva hay làm ơn và là công bình; Đức

Chúa Trời chúng ta có lòng thương xót. ” 1 Nếu không chúng ta hẳn sẽ phải chết

bởi sự thiếu công bình của mình. Sự công bình của chúng ta không phụ thuộc vào

điều chúng ta làm mà phụ thuộc vào Đấng chúng ta đặt lòng tin. Phaolô giải thích:

Tất cả những người tin Chúa Cứu Thế Jêsus đều được Thượng Đế tha tội và coi là

công bình, không phân biệt một ai. Vì mọi người đều phạm tội, không phản chiếu

vinh quang Thượng Đế. Nhưng Thượng Đế ban ân, rộng lòng tha thứ, kể chúng ta

là công chính, do công lao cứu chuộc bằng huyết của Chúa Cứu Thế Jêsus. Thượng

Đế đã cho Chúa Jêsus hy sinh chuộc tội chúng ta, những người tin cậy huyết Ngài.

” 2

Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để hưởng được sự ban cho của ân điển nầy.

Chúng ta tiếp nhận điều đó bởi đức tin. Bây giờ Đức Chúa Trời không còn nhìn

thấy tình trạng tội lỗi của chúng ta nữa, mà chỉ thấy sự công bình mà Chúa Cứu

Thế Jêsus đã che phủ chúng ta.

Khi chúng ta đặt đức tin mình nơi Chúa Cứu Thế, chúng ta nhận được một bản

tánh mới - là bản tánh thánh khiết và công bình. Chúa Cứu Thế muốn chúng ta bày

tỏ sự công bình của Ngài trong đời sống mới của chúng ta. Chúng ta được truyền

dạy: “Anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư

hỏng bởi tư dục dỗ dành, mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, mà mặc lấy

người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự

công bình và thánh sạch của lẽ thật. ” 3

Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng dễ bị cám dỗ để đạt đến sự công bình bằng nỗ

lực riêng của mình, là điều không bao giờ hữu hiệu. Chúng ta không thể sống công

bình mà không có sự giúp sức của Đức Thánh Linh, và quyền năng Ngài được lưu

xuất qua đức tin của chúng ta. Ví dụ, nếu một người có nan đề với việc chửi thề,

người ấy có thể cố hết sức mình để không dùng thứ tiếng xấu xa đó. Ở hầu hết mọi

nơi, người ấy có thể kiểm soát lưỡi mình, nhưng khi có ai đó làm cản trở đường

anh trên xa lộ, hoặc lao tới ngay trước xe anh trên vạch, miệng anh sẽ buông ra lời

rủa sả trước khi anh nhận ra mình đang nói gì. Tất cả những nỗ lực của anh để

kiểm soát hành động nầy trở nên vô ích.

Bí quyết để thay đổi những thói quen xấu như chửi thề là hãy giao nan đề nầy cho

Chúa. Bởi đức tin, thừa nhận rằng bạn bất lực để thay đổi thói xấu của mình. Hãy

lấy đức tin xin Thánh Linh Ngài ban cho bạn thứ tiếng công bình thay thế cho

ngôn ngữ dơ bẩn. Khi bạn bước đi trong Thánh Linh từng giây phút một, lòng bạn

sẽ được chuẩn bị để hành động công bình trong lần tiếp theo khi có người nổi giận

với bạn. Khi điều nầy xảy ra, hãy hít một hơi thật sâu và bắt đầu ngợi khen Chúa vì

điều ích lợi trong tình huống ấy. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng tể trị và giải

quyết nan đề. Điều nầy sẽ tạo được sự khác nhau trong phản ứng của bạn và những

hậu quả của nan đề.

Hãy Tìm Kiếm Chúa Trước Hết Và Xây Khỏi Những Sự Ràng Buộc Của Đời Nầy

Cách duy nhất chúng ta có thể sống đời sống đức tin là bằng cách giao nộp ý chí

mình cho Đức Thánh Linh từng giây phút một và lệ thuộc vào Ngài để ban quyền

năng cho chúng ta. Khi làm điều nầy, Chúa Jêsus truyền dạy cho chúng ta hãy

“Trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài” 4 kết quả là,

chúng ta sẽ vui hưởng các phần thưởng của đời sống công bình và đồng ý với

Đavít: “Vì Hỡi Đức Giêhôva, chính Ngài sẽ ban phước cho người công bình, lấy

ơn vây phủ người khác nào bằng cái khiên. ” 5

Một người bạn của tôi sống ở tại một ngôi nhà như dinh thự ở tại El Paso, Taxes.

Ông ta là một nhà sản xuất rất thành công, người đã thâu trử được một số của cải

đáng kể. Sau khi ông về hưu, hàng tuần ông giúp đỡ cho những người nghèo sống

dọc theo biên giới Juarez, Mexico.

Tuy nhiên, có một người đàn bà giúp đỡ ông rất nhiều. Bà ta sống ở tại một căn

chòi nhỏ với sàn nhà bẩn thỉu. Các tài sản trên đất nầy của bà chỉ là một chiếc bếp

lò nhỏ, một cái ấm, một cái nồi, một cái đĩa, một con dao, một cái nỉa và một cái

muỗng. Và một bộ đồ để thay đổi. Mỗi khi bà ta gặp ông, bà thường bảo ông: “Đức

Chúa Trời thật tốt lành đối với tôi, Ngài thật tuyệt diệu và thành tín đối với tôi. ”

Nhà doanh nghiệp thành công nầy yêu mến Chúa, nhưng người phụ nữ tin kính kia

còn hạnh phúc hơn cả ông ta. Qua bà, ông khám phá ra rằng niềm vui và sự thỏa

lòng không phải tìm được nơi của cải vật chất, mà nơi mối tương giao với Đức

Chúa Trời và sự vâng giữ các mạng lệnh Ngài.

Việc tìm kiếm Chúa trước hết sẽ dẫn đến một quan niệm mới về đời sống. Những

sự ràng buộc cũ kỹ của thế gian nầy dường như vô nghĩa và các ơn phước của Đức

Chúa Trời sẽ rõ rệt trong đời sống công bình. Tôi mời gọi bạn hãy sắp xếp lại các

ưu tiên, thời khóa biểu, và các khoản tài chánh để đặt Đức Chúa Trời lên trước hết

và đi theo kế hoạch “đúng đắn của Ngài dành cho đời sống bạn. ”

Hãy Điều Chỉnh Đời Sống Bạn Theo Các Tiêu Chuẩn Của Đức Chúa Trời

Cách đây vài năm, một người đàn ông Cơ Đốc từ vùng Trung Đông tham dự một

Hội nghị Chiến dịch sinh viên ở tại một quốc gia khác. Trong khi ở tại đó, ông cảm

biết Chúa kêu gọi ông gia nhập vào đội nhân sự của chúng tôi. Quyết định nầy đối

với ông hàm ý sự hy sinh nhiều hơn là đối với bất cứ ai gia nhập nhân sự chúng tôi

tại Hoa Kỳ. Vì cớ sự bắt bớ của Hồi Giáo ở tại quốc gia ông, quyết định theo Chúa

của ông trong chức vụ hầu việc Ngài có thể dẫn đến nguy hiểm cho ông, thậm chí

là sự chết - và những hậu quả tương tự cho gia đình của ông. nhưng ông cảm biết

chắc chắn rằng Đức Chúa Trời muốn ông nói cho đồng bào mình về tình yêu của

Chúa đã được mặc khải qua Chúa Cứu Thế chúng ta.

Sau khi hội nghị kết thúc, ông trở về nhà và thuật lại với vợ ông điều Chúa đã dẫn

dắt ông phải làm. Phản ứng của bà thật đáng kinh ngạc, bà nói: “Nếu Chúa cần anh

tham gia với chiến dịch sinh viên, thì em sẽ đồng ý với quyết định của anh. Em sẵn

sàng đi theo quyết định của anh. ”

Bà đã nhận biết những hậu quả mà sự thay đổi nầy đem lại cho bà và gia đình bà.

Thật vậy, ngày nay bà và chồng bà đã bị trục xuất khỏi quê hương mình vì cớ họ là

nhân chứng cho Chúa Cứu Thế. Nhưng bà đã sửa đổi các kế hoạch của bà để phù

hợp với chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống họ - và bà cùng chồng

bà đã nhìn thấy những kết quả lớn lao trên đất nước họ trước khi bị trục xuất. Đức

Chúa Trời đã tiếp tục dùng họ một cách mạnh mẽ trong công tác mới của họ.

Chúng ta đã bàn đến việc xưng tội khi đời sống chúng ta xây bỏ khỏi tiêu chuẩn

trọn vẹn của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm nhiều hơn

thế. Henry Blackabi và Claudi King giải thích trong tác phẩm của họ Kinh nghiệm

Đức Chúa Trời (Experiencing God) như vầy: “Đức Chúa Trời muốn bạn không để

những ngăn trở nào để có mối tương quan yêu thương với Ngài trong đời sống bạn.

Một khi Đức Chúa Trời đã phán cùng bạn qua lời Ngài, cách bạn đáp ứng là điều

quan trọng. Bạn phải điều chỉnh đời sống bạn cho đúng với lẽ thật. ” 6

Điều nầy có nghĩa là điều chỉnh đời sống bạn trong những lãnh vực mà bạn chưa

vâng lời Ngài. Nếu bạn chưa làm chứng, hãy bắt đầu làm chứng cho những người

khác. Nếu bạn đọc những tạp chí hoặc sách báo đáng ngờ - thậm chí các sách báo

khiêu dâm, hoặc xem những loại băng video như vậy, hãy lập tức dẹp bỏ các tài

liệu chướng tai gai mắt ấy. Hãy bắt đầu dành nhiều thì giờ hơn để đọc lời Chúa

hoặc các sách báo gây dựng cho tâm linh bạn thay vào đó. Nếu bạn chưa dành thì

giờ đủ với gia đình mình, hãy điều chỉnh lại thời khóa biểu của bạn.

Việc điều chỉnh các tiêu chuẩn của bạn cũng có thể hàm ý sửa đổi một số điều

trong đời sống bạn cho phù hợp với sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Nếu Chúa

truyền cho bạn phải thay đổi nghề nghiệp, bạn phải tiến hành các bước cần thiết để

làm điều Ngài yêu cầu. Nếu bạn cảm thấy Đức Thánh Linh đang hướng dẫn bạn để

giúp đỡ các em ấu nhi trong lớp Trường Chúa Nhật, bạn hãy sẵn sàng từ bỏ lớp

học buổi sáng Chúa Nhật mà bạn đang vui thích. Nếu có một nhu cầu nổi lên cần

có ai đó làm việc với các cậu bé ở tại nhà thờ mỗi tuần một buổi tối, bạn phải

ngừng làm việc muộn vào buổi tối hôm đó. Nếu Ngài dẫn dắt bạn hãy làm chứng

Tin Lành trong một số các quốc gia khác hoặc nền văn minh khác, bạn phải bước

ra trong đức tin và đáp ứng lời kêu gọi ấy. Việc biết rõ lẽ thật của Đức Chúa Trời

và sự thánh khiết của Ngài luôn luôn dẫn đến hành động công bình. Nhưng các

phần thưởng, những bạn hữu dành cho bạn và cho những người bạn phục vụ thật

thú vị và trọn vẹn.

Hãy Làm Một Người Ủng Hộ Sự Công Bình Nơi Bạn Sống

Là môn đồ của Chúa Cứu Thế Jêsus, chúng ta phải sống đời sống công bình.

Nhưng sự công bình ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến tiến trình của một quốc gia?

Kinh Thánh tuyên bố: “Sự công bình làm cho nước cao trọng, song tội lỗi là sự hổ

thẹn cho các dân tộc. ” 7

Trong sách Phục truyền Luật lệ ký, Đức Chúa Trời hứa ban phước cho dân

Ysơraên vì họ vâng lời, nhưng Ngài cũng cảnh cáo sự đoán phạt trên dân sự Ngài,

nếu họ bỏ qua các luật pháp Ngài. IISu 2Sb 7:14 ban cho chúng ta lời hứa kỳ diệu

nầy: “Nhược bằng dân sự Ta, là dân gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu

nguyện, tìm kiếm mặt Ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha

thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ. ”

Hoa Kỳ là một cơ nghiệp độc đáo - đã từng bắt nguồn trong sự nhờ cậy nơi Đức

Chúa Trời và các nguyên tắc Kinh Thánh của Ngài. Các nguyên tắc của Thánh

Kinh dành cho một quốc gia tin kính đã được những người Anh theo đạo Thanh

Giáo đầu tiên đến đất Mỹ hiểu rất rõ. Mục đích của họ, như đã được tuyên bố trong

hiệp ước Mayflower, là phải thành lập các thuộc địa “cho sự vinh hiển của Đức

Chúa Trời, và sự phát triển của đức tin Cơ Đốc. ” 8 Chín mươi chín phần trăm cư

dân thuộc địa đã tuyên xưng là Cơ Đốc Nhân và hầu hết những người sáng lập đất

nước chúng ta đều là những tín đồ trung thành của Chúa Cứu Thế Jêsus. Vào đầu

thế kỷ 19, một triết gia người Pháp kiêm sử gia Alexis de Tocqueville đã nghiên

cứu về chế độ dân chủ trong đất nước chúng ta và đưa đến kết luận sau đây:

Tôi đã cố tìm sự hùng cường và đặc tính của Hoa Kỳ trong những hải cảng rộng

lớn và các con sông dồi dào của nó, song không có ở đó. Tôi đã tìm kiếm sự lớn

mạnh và tinh thần của Hoa Kỳ trong các cánh đồng phì nhiêu và những khu rừng

vô tận, song cũng không phải ở đó. Tôi đã tìm kiếm sự hùng mạnh và tinh thần của

Hoa Kỳ trong các hầm mỏ giàu có và nền thương mại rộng khắp thế giới của họ,

song không phải ở đó. Tôi đã tìm sự hùng mạnh và tinh thần của nước Mỹ trong

các hệ thống trường công và các thể chế học tập của nó, song cũng không có ở đó.

Tôi không tìm được cho đến khi tôi đi đến các nhà thờ ở tại Hoa Kỳ va được nghe

các tòa giảng của nó bùng cháy với sự công bình. Lúc ấy, tôi mới hiểu bí quyết tinh

thần của họ và sức mạnh của họ. Hoa Kỳ vĩ đại là vì Hoa Kỳ tốt lành, và nếu nước

Mỹ thôi tốt lành, Hoa Kỳ sẽ thôi là một đất nước hùng cường. 9

Trong nhiều thập kỷ sau khi đất nước chúng ta được thành lập, những người lãnh

đạo Hoa Kỳ đã ủng hộ sự công bình của Đức Chúa Trời trong việc cai trị.

• George Washington đã nói: “Không thể nào trị vì thế giới nầy cho phải lẽ nếu

không có Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. ” 10

• John Adams, vị Tổng Thống thứ nhì và là người đồng dự thảo bản công bố độc

lập đã nói rằng: “Hiến pháp của chúng ta chỉ được thành lập cho một dân đạo đức

và tin kính, nó hoàn toàn không thích hợp với một chính phủ của bất cứ đất nước

nào khác. ” 11

• Noah Webster đã nói rằng: “Cơ Đốc Giáo là điều quan trọng nhất và là một trong

những điều đầu tiên mà tất cả các trẻ em dưới một chính phủ tự do phải được dạy.

” 12

• Hầu như tất cả 119 các trường Cao Đẳng và trường Đại Học đầu tiên của đất

nước chúng ta, bao gồm cả trường Đại Học Harvard, Yale, Princeton, Dartmouth,

William và Mary, và Columbia, đều được sáng lập chủ yếu để huấn luyện các học

giả trẻ trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời và Kinh Thánh.

• Abraham Lincoln đã nói rằng: “Ngoài Kinh Thánh chúng ta sẽ không phân biệt

điều sai và điều đúng. ” 13

• Vị thẩm phán trưởng của tòa án tối cao đầu tiên của Hoa Kỳ là John Jay đã nói

rằng: “Thiên Chúa quan phòng đã ban cho dân tộc chúng ta quyền lựa chọn những

người lãnh đạo của họ, và đó chính là trách nhiệm, cũng là đặc ân, và sự quan tâm

của dân tộc chúng ta để tuyển chọn và mong muốn những Cơ Đốc Nhân làm người

lãnh đạo họ hơn. ” 14

• Năm 1892, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định sau đây: “Không một

mục tiêu hành động nào chống lại tôn giáo có thể được đưa vaò bất cứ sự ban hành

pháp luật nào, hoặc của Tiểu Bang hoặc của Quốc Gia, bởi vì đây là một dân tộc

tin kính. . . đây là một dân tộc Cơ Đốc Giáo. ” 15 Phán quyết của tòa án đã trích

dẫn 87 tiền lệ lịch sử khác nhau.

Thế rồi khi bước qua thế kỷ thứ 20, một cuộc cách mạng vô cảm đã bắt đầu làm

thay đổi dân tộc chúng ta. Những triết lý ác như là thuyết tương đối và thuyết tiến

hóa lan khắp xu hướng của Hoa Kỳ. Không hề có một tiền lệ nào trước đó, Tòa án

Tối cao năm 1947, đã công bố tách rời Hội Thánh và Nhà nước. Hành động nầy đã

được diễn giải rộng khắp như là sự tách rời các nguyên tắc tin kính với cuộc sống

công chúng. Vào năm 1962 và 1963, Tòa án Tối cao tuyên bố việc cầu nguyện

trong nhà trường là không đúng thể chế và Kinh Thánh bị cấm khỏi các trường học

của chúng ta. Trong vòng một thập kỷ, Tòa án Tối cao đã hợp pháp hóa việc giết

các trẻ sơ sinh chưa ra đời song lại không cho phép việc trình bày Mười điều răn

trong các trường công. Kết quả là, nền tảng công bình của Đức Chúa Trời tại nước

Mỹ bị hủy hoại một cách có hệ thống. Khi nền móng bị sụp đổ, quốc gia cũng sẽ

chịu chung số phận. Hiện nay, từ mọi biều hiện của xã hội, rõ ràng là hệ thống

nhân bản và thế tục đã thất bại.

Là người tin Chúa, chúng ta không thể tiếp tục im lặng. Trong nhiều năm, tôi đã

mang một gánh nặng sâu xa cho tình trạng đạo đức của đất nước chúng ta. Tôi tin

chắc rằng nếu các Cơ Đốc Nhân đứng vững trên các tiêu chuẩn công bình của luật

pháp Đức Chúa Trời, chúng ta có thể đưa đất nước chúng ta trở lại với cơ nghiệp

tin kính của mình. Chúng ta phải giữ chặt các tiêu chuẩn công bình đã được đặt để

bởi Đấng Tạo Hóa Tối Cao và là Đấng điều khiển vũ trụ trong chính đời sống của

mình, và phải ủng hộ cho các tiêu chuẩn của Ngài cho nền văn hóa của chúng ta.

Tôi đã chứng kiến những kết quả thật phấn khởi trong việc ủng hộ cho sự công

bình của Đức Chúa Trời qua phong trào kiêng ăn và cầu nguyện lan khắp đất nước

chúng ta. Ở tại Houston, Texas, mọi người hiệp lại từ ngày 22 tháng 11 năm 1996

cho đến 11 tháng 1 năm 1997, mỗi ngày và mỗi buổi chiều để cầu thay vì các sứ

điệp truyền giảng, sự ăn năn của nhiều người, sự hòa giải dân tộc, và sự ngợi khen

thờ phượng. Họ đã đặt lại tên cho sân vận động hình vòng cung ngoài trời rộng

lớn, nơi họ nhóm lại là “Núi cầu nguyện”. Suốt 40 ngày, buổi thờ phượng được tổ

chức bằng tiếng Tây Ban Nha, Triều Tiên, Trung Hoa, Nhật Bản, Inđônêxia, tiếng

Anh và các thứ tiếng khác. Các mục sư theo Do Thái Giáo Mêsi cũng đã ôm lấy

các mục sư người Ả Rập ở trước công chúng, những lãnh tụ của Trung Hoa và

Nhật Bản đã cầu nguyện cho nhau; các bức tường giữa dân tộc đã sụp đổ khi họ

thờ phượng Chúa trong sự hiệp một. Những dòng người kéo đến đền thờ vào mỗi

buổi tối nôn nả để có được chỗ đứng phải lẽ ở trước mặt Chúa.

Nỗ lực kiêng ăn và cầu nguyện là kết quả của hành động công bình. Năm ngàn gia

đình thiếu thốn đã nhận được lương thực, áo quần, mền chiếu, thức ăn, và đồ chơi.

Đời sống đã được thay đổi bằng những cách thật lạ lùng. “Tôi đã tham gia vào một

băng đảng” Một thanh niên 19 tuổi đã giải thích, “Và hai tháng trước đây tôi đã

được thả ra khỏi tù. Một người bạn của tôi mời tôi đến dự buổi nhóm ở tại núi cầu

nguyện tối nay. Chúa Jêsus đã cứu tôi”

Vào ngày 1 tháng 1, Houston đã chuyển cây gậy tiếp sức về mặt biểu tượng cho

Dallas. Vào ngày 3 tháng 1, các tín hữu ở tại Dallas đã bắt đầu 40 ngày kiêng ăn và

cầu nguyện cho thành phố của họ. Vào tháng 2 các tín hữu ở tại thành phố

Kansans, Missouri, và Pasadena, California đã bắt đầu 40 ngày kiêng ăn và cầu

nguyện rộng khắp thành phố của họ. Katy, Texas nằm ngay bên ngoài Houston,

cũng đã tham gia vào phong trào kiêng ăn và cầu nguyện. “Tác động dây chuyền”

của gương mẫu một thành phố đã dẫn đến một kết quả đáng kinh ngạc. 16

Bất chấp niềm tin và hành vi của một quốc gia, cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ đòi

mỗi người đến mà khai trình. Bạn đang đi theo những tiêu chuẩn “đúng đắn” của

ai, của Đức Chúa Trời hay của loài người? Điều chúng ta làm trong đời sống cá

nhân của mình và cách chúng ta phục vụ với tư cách một người ủng hộ sự công

bình của Đức Chúa Trời đối với những người lân cận, các thành phố và các tiểu

bang, và quốc gia, sẽ giúp thay đổi thế gian cho Chúa Cứu Thế.

Mỗi ngày, tôi xem xét và suy gẫm Mười Điều răn. Tôi khuyên bạn hãy ghi nhớ

Mười điều răn trong tâm trí bằng cách viết chúng trên một tấm bìa và đặt chúng

trong xe hơi, trên tủ lạnh, hoặc bàn làm việc của bạn.

Trong phần Ứng dụng vào đời sống sau đây, bạn sẽ tìm thấy những phương cách

để có thể trở thành một người ủng hộ cho sự công bình. Tôi khuyên bạn hãy bắt

đầu ngay bây giờ qua sự cầu nguyện và làm chứng để giúp người khác biết và áp

dụng những tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời yêu thương của chúng ta.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Ghi Nhớ Điều Nầy Trong Lòng Bạn - Hãy cam kết để học thuộc những tuyên

bố sau đây và các câu Kinh Thánh. Sau đó khi bạn bị thử thách để dung hòa các

tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời trong tuần lễ nầy, hãy tuyên bố những lời

nầy như là các lời hứa từ Đức Chúa Trời công bình của chúng ta.

• Vì Đức Chúa Trời là công bình, tôi có thể sống theo các tiêu chuẩn của Ngài.

• Thi Tv 145:17 (NIV) - : “Đức Giêhôva là công bình trong mọi đường Ngài, hay

làm ơn trong mọi công việc Ngài.”

• IPhi 1Pr 3:12 (NIV) - : “Vì mắt Chúa đoái xem người công bình. Tai Ngài lắng

nghe lời cầu nguyện người, nhưng mặt Chúa sấp lại nghịch với kẻ làm ác”

• IGi1Ga 3:7 (NIV) - : “Hỡi các con cái bé mọn, chớ để cho ai lừa dối mình: kẻ

làm sự công bình là người công bình, như chính Chúa là công bình. ”

Nương Cậy Đức Chúa Trời - Bởi vì Đức Chúa Trời là công bình Ngài không bao

giờ làm điều sai trái. Thật đơn giản và khôn ngoan làm sao khi đặt lòng tin cậy của

mình nơi Đấng không thể làm điều sai trái cho bạn. Cho đến nay, chúng ta đã

nghiên cứu một số các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Thuộc tính nào là điều khó

hiểu nhất hoặc khó chấp nhận nhất đối với bạn? Trong tuần lễ nầy hãy xin Chúa

ban cho bạn sự đảm bảo rằng Ngài sử dụng tất cả các thuộc tính của Ngài cách

công bình vì lợi ích của chúng ta.

Vâng Lời Chúa - Thế giới chúng ta ngày nay thường gọi điều sai là đúng và đúng

là sai. Chúng ta kính trọng những con người vô luân và chế nhạo những con người

sống ngay thẳng. Ngay cả những chương trình “đạo đức” nhất trên các phương tiện

truyền thông đại chúng ngày nay cũng ủng hộ các giải pháp vô luân: như là, sống

chung trước khi kết hôn để xem mình có hợp nhau không; dùng bạo hành để giải

quyết những tranh chấp; dùng thứ tiếng tục tỉu để trông có vẻ “lạnh lùng”. Khi bạn

xem tivi, nghe radio, hoặc đọc các sách báo thế tục, hãy so sánh các ý tưởng bạn

đang thấy với những tiêu chuẩn của lời Đức Chúa Trời. Hãy xin Chúa giúp bạn

phân rẽ với những điều vô luân trong nền văn hóa chúng ta và thay thế chúng bằng

những luật lệ công bình của Đức Chúa Trời.

Chương 18: Đức Chúa Trời Là Ngay Thẳng

Bạn có bao giờ tự hỏi điều gì sẽ xảy đến cho công lý không? Vì sao công lý lại

ngày càng khó tìm? Điều gì đã sai trật với hệ thống công lý do con người lập nên?

Ở trong một vụ xét xử nực cười nhất ở tại Hoa Kỳ, bốn thanh niên ở tại Chicago

không có tiền sử bạo hành, đã bị buộc tội bắt cóc, cưỡng hiếp và giết hai mạng

người. Thi thể đầy các vết đạn của một cặp vợ chồng trẻ được tìm thấy ngày 12

tháng 5 năm 1978. Hành động theo một cú điện thoại nặc danh, cảnh sát đã bắt giữ

Dennis William, Verneal Jimerson, Kenny Adams, và Willie Rainge. Tin tức tường

thuật tuyên bố rằng vụ án đã được giải quyết. Các thanh niên chẳng bao lâu đã bị

cáo tội, và hai người đã bị kết án trong nhà tù dành cho tử tội. Mọi sự kháng án đều

thất bại; tất cả đều trông có vẻ tuyệt vọng.

Vào tháng 9 năm 1981 một chiếc bì thư rách nát với địa chỉ trả về của “Đơn vị

Định tội”, Menard, Illinois, đã đến tại các văn phòng của tạp chí Chicago Lawyer .

Bức thư ấy đã dẫn Rob Warden, biên tập viên và nhà sản xuất của tờ Chicago

Lawyer và Dennis Proter, giáo sư ở tại trường báo chí miền Tây Bắc Medill, xem

xét lại vụ việc. Họ đã khám phá bằng chứng chủ chốt để tuyên bố vô tội cho bốn bị

cáo, bao gồm cả việc đầu tiên sử dụng DNA để chứng minh rằng bốn bị cáo nầy

được loại trừ khỏi tình trạng bị nghi ngờ trong vụ cưỡng hiếp nầy.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1996, hơn mười tám năm sau khi vụ giết người xảy ra,

thẩm phán Thomas Fitzgerald đã kết thúc vụ bản án bất công chống lại các bị cáo

bằng việc tuyên bố: “Tất cả những lời buộc tội đều bỏ trống. ”1 Bốn tù nhân nầy đã

được phóng thích! Ngày hôm sau, văn phòng luật sư quốc gia đã buộc tội những kẻ

giết người đích thực đó là: Ira Johnson, Arthur Robinson, và Juan Rodriguez.

Công lý là cột trụ của bất cứ một xã hội nào. Nó minh oan cho người vô tội và

trừng phạt kẻ có tội. Mặc dầu vậy, rất thường xuyên, tiêu chuẩn nầy bị dung hòa vì

lợi ích cá nhân. Các quan tòa tham nhũng đôi khi làm nghiêng lệch cán cân công

lý; các luật sư vô lương tâm điều khiển luật lệ và các bồi thẩm đoàn, các nhân

chứng dối. Sự thật thường bị bóp méo để có lợi cho kẻ giàu, nổi tiếng và có thế

lực.

Ngày nay người ta trở nên kém quan tâm đến việc làm điều đúng. Thay vào đó họ

tìm kiếm những phương cách để che đậy các dấu vết của mình, tin rằng mình sẽ

không bao giờ bị bắt gặp. Nếu sự phạm pháp của họ bị khám phá, họ nghĩ mình sẽ

không bao giờ bị buộc tội. Nếu họ bị cáo phạm tội, họ luôn luôn có thể kháng án.

Nếu đơn kháng án bị từ chối, rất có thể họ chỉ thọ một phần nào bản án của mình

mà thôi.

Bởi vì hệ thống công lý của chúng ta thường bị điều khiển, nên nhiều người tin

một cách sai lầm rằng họ cũng có thể điều khiển hệ thống công lý của Đức Chúa

Trời. Họ nghĩ rằng những lời bào chữa và các lý lẽ của họ có thể qua mắt được

Đức Chúa Trời. Nhưng họ sai lầm biết bao! Đức Chúa Trời đã bảo cùng Giêrêmi

rằng: “Ta, Đức Giêhôva, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi

người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm. ”2 Bạn luôn luôn có thể tin

cậy Đức Chúa Trời là Đấng công chính. Ngài luôn luôn hành động điều ngay thẳng

và tốt lành.

Đức Chúa Trời Là Một Quan Án Toàn Hảo

Tòa Án Tối Cao là tòa án cao nhất trong đất nước chúng ta. Nếu chúng ta mong

đợi công lý ở bất cứ nơi đâu, thì đó phải là lúc mà một vụ án được đem ra trước các

quan án tôn trọng nầy. Tuy nhiên, họ cũng chỉ là loài người. Số các vụ án trong

thời gian nhất định mà họ phải giải quyết quá nhiều đến nỗi vị cố vấn tư pháp

thuộc ngành tư, pháp thường chọn lấy trong hàng ngàn vụ việc khả thi để được

đem ra trước tòa án. Các quan tòa của tòa án tối cao có khả năng phải nghe kiện

nhiều hơn gấp mười lần nếu như vị cố vấn tư pháp gởi đơn đi.

Nhân viên của vị cố vấn tư pháp đã gia tăng trong những năm gần đây. Họ đệ trình

các vụ việc và đưa ra tòa khoảng một trăm năm mươi đến một trăm bảy mươi lăm

vụ việc một năm. Nhưng hãy nghĩ xem có bao nhiêu đơn thỉnh cầu đã bị từ chối!

Có quá nhiều công việc giấy tờ trong cơ chế của tòa án tối cao đến nỗi các luật lệ

chi tiết phải được áp dụng theo cách các tài liệu văn thư được đệ trình, từ cách diễn

đạt ngôn từ chính xác phải xuất hiện trên trang đầu cho đến chiều dài nhất định của

bảng tóm tắt các sự kiện của vụ tố tụng. 3

Với tất cả những sự ràng buộc ấy, hầu hết các vụ kiện không thể được đưa ra tòa.

Sự công bằng tuyệt đối, vì vậy, không thể thực hiện được. Đó là sự bất năng của

con người.

Nhưng Đức Chúa Trời không cần một bảng tóm tắt vụ việc để xem xét một vụ án.

Ngài không chạy hết cả thời gian để suy xét các chứng cớ. Trong tòa án của Ngài

không cần sự khảo sát hoặc điều tra - Ngài đã biết tất cả rồi. Ngài biết động cơ, ý

nghĩ, hành động, và mục đích của con người trong mỗi một công việc được làm ra.

Sự lựa chọn duy nhất của chúng ta là hãy thú tội trước mặt một Đức Chúa Trời

thánh khiết, toàn tri, toàn tại, toàn năng và công chính.

Công lý không phải là một hệ thống bên ngoài mà Đức Chúa Trời cố gắng để giữ

chặt. Ngài không phải đi đến một trường luật để học cách áp dụng luật pháp. Sự

công chính của Ngài đến từ bản thể bên trong của Ngài và được đặt nền tảng trên

sự thánh khiết, chân thật, và công bình của Ngài. Môise đã nhận xét như vầy:

“Đường lối Ngài chính là công lý tuyệt đối chính trực và công bằng, luôn thành tín

không hề nhiễm tội. ” 4 Đức Chúa Trời không thể bị mua chuộc hoặc hối lộ, bởi vì

sự phán xét của Ngài đặt nền tảng trên sự ngay thẳng. Vì cớ Ngài có toàn bộ những

sự kiện theo ý Ngài, Ngài không thể bị lừa dối được. Các quyết định của Ngài luôn

luôn đặt nền tảng trên lẽ thật tuyệt đối. Và khi Đức Chúa Trời công bố sự phán xét,

Ngài có toàn quyền để thi hành hình phạt.

Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời là điểm chuẩn để qua đó tất cả mọi hành vi của loài

người được đo lường. Đức Chúa Trời “luôn luôn hành động một cách nhất quán

với những đòi hỏi của tâm tính Ngài như đã được mặc khải trong luật pháp Ngài.

Ngài cai trị tạo vật với sự thành thật. Ngài luôn giữ lời hứa. Ngài giao phó cho mọi

tạo vật của Ngài nhiệm vụ của chúng. ” 5

Các thuộc tính của Đức Chúa Trời bảo đảm cho chúng ta sự chánh trực. Nếu như

Ngài không biết mọi sự, thì làm thế nào Ngài có thể biết, hoặc chúng ta phạm tội

cách có ý thức, hoặc xoay sở mọi sự việc để phục vụ cho các mục đích của chúng

ta? Nếu như Ngài không có mặt khắp mọi nơi cùng một lúc, thì làm thế nào Ngài

biết tất cả mọi tình huống xung quanh vấn đề ở trước mặt Ngài? Nếu Ngài không

phải là Đấng hoàn toàn khôn ngoan, thì làm sao Ngài có thể thực hiện sự phán xét

một cách công bình hoàn toàn được?

Khi Ápraham biết rằng Đức Chúa Trời dự định hủy phá Sôđôm và Gômôrơ, ông đã

biện luận rằng, Đức Chúa Trời không thể hủy diệt người công bình chung với kẻ

không công bình. Ông nài xin bằng cách thưa rằng: “Không lẽ nào Chúa làm điều

như vậy. Diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến nỗi kể người công bình

cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Đấng đoán

xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?” 6 Trong Tân ước Giacơ viết

rằng: “Chỉ có một Đấng lập ra luật pháp và một Đấng xét đoán, tức là Đấng cứu

được và diệt được. ” 7 Để có một hình ảnh rõ ràng hơn về vai trò của Đức Chúa

Trời với tư cách Đấng phán xét trọn vẹn, chúng ta hãy xem xét một vài đặc tính

của một quan tòa hiệu quả.

Quan tòa phải là người có quyền

Chính phủ của chúng ta ban quyền hành cho các quan tòa qua một lời thề họ phải

tuyên thệ để thi hành công lý. Việc phải tuân thủ pháp luật và các hệ thống nhà tù

hậu thuẫn cho quyền hành của quan tòa. Chiếc áo choàng dài mà người ấy mặc và

mọi người phải đứng lên khi người ấy bước vào phòng xử án nhằm giúp nhấn

mạnh thẩm quyền ấy. Chiếc búa và chỗ ngồi cao chỗ người ấy trong tòa án cho

thấy rằng quan tòa là người điều khiển việc tố tụng.

Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời, là Đấng tạo hóa, có thẫm quyền để làm bất cứ

điều gì Ngài thấy tốt nhất cho tạo vật của Ngài. Ngài là người thợ gốm; chúng ta là

đất sét. Ngai ngự của Ngài cao trên chúng ta ở tại các từng trời. Những sự công bố

của Ngài là tối hậu. Không có thẫm quyền nào cao hơn Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời sẽ đoán xét mỗi hành động sai phạm đã từng phạm, mọi động cơ

tội lỗi, mọi lời lẽ gian ác. Bản án dành cho các tội phạm nầy là bị phân cách đời

đời khỏi Đức Chúa Trời và sự thánh khiết Ngài.

Nhưng có những người được sống trong sự an toàn với Đức Chúa Trời. Đó là

những người đã tiếp nhận sự đền trả của Chúa Cứu Thế cho tội lỗi chúng ta khi

Ngài chịu chết trên thập tự giá. Chúa Cứu Thế Jêsus, Đấng yêu thương chúng ta,

đã trả án phạt được công bố bởi Đấng phán xét toàn hảo. Đức Chúa Trời đã coi

những tội nhân “được cứu bởi ân điển nầy” là công bình trong phòng xử của Ngài.

Vì vậy họ sẽ sống đời đời trong tình yêu, sự bình an, và sự vui mừng của sự hiện

diện Đức Chúa Trời.

Quan án phải có quyền để thi hành uy quyền của mình

Bạn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu các quan tòa không có uy quyền để thi

hành các bản án không? Các nhà tù của chúng ta sẽ trống không. Không một tội

phạm nào sợ bị ngăn chận hoặc sợ những gì tòa án thực hiện. Những kẻ giết người,

cưỡng hiếp, trộm cắp, và những kẻ quấy nhiễu tình dục trẻ em có thể đi lại trên

đường phố khủng bố những người dân tuân giữ luật pháp.

Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, nên bất cứ điều gì Ngài quyết định làm,

có thể Ngài sẽ tiến hành làm. Ngài không phải xin phép ai cả; Ngài không cần một

lực lượng cảnh sát để hậu thuẫn cho Ngài. Trong phiên tòa của Ngài, uy quyền của

Ngài là phán quyết tối hậu. Không ai có thể đưa đơn chống án trước các quyết định

của Ngài. Đó là lý do vì sao người ta vẽ Ngài trên một chiếc ngai ngự tại thiên

đàng. Là Đấng tối cao của cả vũ trụ nầy. Uy quyền của Ngài là tuyệt đối và toàn

diện.

Quan tòa phải hiểu và biết luật pháp

Nhiều khi một tòa án cao hơn sẽ phủ quyết phán quyết của một quan tòa ở một tòa

án thấp hơn. Tại sao có điều nầy? Đôi khi bởi vì quan tòa ở tòa án thấp hơn, chẳng

hạn như tòa án thuộc chính quyền thị xã, không có quyền để áp dụng các điều luật

lớn hơn của quốc gia. Bị cáo có thể đưa đơn chống án lên tòa án tối cao, là nơi có

quyền hành lớn hơn và có thể thay đổi phán quyết.

Đức Chúa Trời cũng tuân giữ các điều luật - mà Ngài đã thiết lập. Chúng ta tìm

thấy các luật lệ ấy trong Lời Ngài, là các mạng lệnh và các điều răn. Không có luật

pháp nào cao hơn các luật lệ của Đức Chúa Trời. Không những Ngài là Đấng phán

xét, mà Ngài cũng là Đấng đã lập ra luật pháp. Bởi vì các luật lệ của Đức Chúa

Trời là trọn vẹn, công lý của Ngài cũng không hề có sai lầm.

Quan tòa cần có các phẩm chất đạo đức cao để xét xử công bằng

Không có luân lý đạo đức cao, quan tòa sẽ thất bại thê thảm. Hệ thống tòa án của

chúng ta cũng sẽ tan rã bởi vì các vụ xét xử của chúng ta chỉ tốt bằng với các quan

tòa, là người chủ trì các vụ xét xử ấy. Quan tòa Rebert Bork kể lại câu chuyện của

thẩm phán Martin Manton, một quan tòa của tòa án phúc thẩm, là người sắp được

đề cử vào tòa án tối cao Hoa Kỳ:

Khi người ta biết được rằng Manton đã nhận hối lộ từ cả hai bên ra hầu tòa trước

mặt ông, ông khẳng định mình là vô tội trên cơ sở thú vị rằng ông đã nhận hối lộ

của cả hai phía, quyết định vụ việc theo phẩm chất xứng đáng của nó và rồi hoàn

trả số tiền lại cho bên bị thua. Lời biện hộ nầy đã khiến cho thẩm phán Learned

Hand, có lẽ là vị quan tòa phúc thẩm nổi bật nhất trong lịch sử của chúng ta phải

gọi Manton là một kẻ dại về mặt luân lý. 8

Bạn có muốn đưa vụ việc của mình ra trước một quan án như Manton không? Các

quan tòa bất lương dẫn đến sự gian ác và bất công. Các nạn nhân không nhận được

sự xem xét thích đáng. Kẻ sai trái thì bất lực; kẻ gian ác thì nắm giữ quyền hành.

Nếu quan tòa không chân thật, ngay thẳng, và khôn ngoan khi điều hành ở tại tòa

án, công lý sẽ không được bảo vệ.

Đức Chúa Trời Công Chính Ghét Tội Lỗi

Với tư cách Đấng tối cao thánh khiết và công bình của cả vũ trụ, Đức Chúa Trời

không thể làm ngơ và bỏ qua bất cứ tội lỗi nào. Đa vít viết rằng: “Đức Chúa Trời là

quan án công bình, thật Đức Chúa Trời hằng ngày nổi giận cùng kẻ ác. ” 9

Cơn giận của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi không bao giờ bị đánh giá quá thấp:

“Chúa đã đặt gian ác chúng tôi ở trước mặt Chúa, để những tội lỗi kín đáo chúng

tôi trong ánh sáng mặt Chúa. Bởi cơn giận của Chúa, các ngày chúng tôi đều qua

đi; năm chúng tôi tan mất như hơi thở. . . ai biết sức sự giận của Chúa? Tùy theo sự

kính sợ xứng đáng cho Chúa, ai biết sức sự nóng nảy Chúa?” 10

Tôi khuyên bạn hãy sống trong sự kính sợ Đức Chúa Trời, hãy không ngừng tìm

kiếm lời Chúa và tra xét lòng bạn để tìm những tội lỗi mà bạn cần phải xưng ra với

Ngài. Một trong những lẽ thật quan trọng nhất tôi cần khám phá trong hơn năm

mươi năm bước đi Chúa và một khái niệm được gọi là hô hấp thuộc linh . Quá

trình nầy tương tự với sự hô hấp thuộc thể. Khi nhận biết tội lỗi mình, chúng ta thở

ra bằng cách xưng nhận các tội lỗi mình. 11 Sau đó chúng ta hít vào để đón nhận

quyền năng của Đức Thánh Linh, dựa trên mạng lệnh của Đức Chúa Trời là phải

đầy dẫy Thánh Linh. 12 Chúng ta có thể biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đổ đầy, sẽ

thêm sức, và trang bị cho chúng ta bởi vì Ngài hứa sẽ lắng nghe và nhậm lời cầu

nguyện của chúng ta phù hợp với ý muốn trọn vẹn của Ngài. 13 Nguyên tắc thuộc

linh nầy đã cho phép tôi bước đi trong mối thông công với Chúa và giúp những

người khác đến chỗ biết Ngài và hầu việc Ngài. Đây là đặc ân của mỗi một người

tin Chúa.

Đức Chúa Trời Cuối Cùng Sẽ Hình Phạt Mọi Tội Lỗi

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng: “Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công

việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. ” 14 Tuy nhiên

tôi biết chắc rằng sẽ có những lúc bạn sẽ bị chất vấn: “Vì sao kẻ ác được thạnh

vượng như vậy? Vì sao những người gian ác lại hạnh phúc như vậy?” 15 Có thể có

nhiều lý do khiến cho người ta dường như thoát khỏi những việc sai trật mà không

bị hình phạt.

• Đức Chúa Trời trì hoãn sự phán xét của Ngài bởi vì Ngài nhịn nhục cung ứng cơ

hội để người ta ăn năn. Nhưng trong khi Đức Chúa Trời chờ đợi họ ăn năn, thì tính

nghiêm trọng của hình phạt tương lai đang tăng dần lên.

• Nhiều khi chúng ta không nhận ra sự phán xét của Đức Chúa Trời bởi vì nó xảy

ra theo một cách mà chúng ta không mong đợi. Phaolô giải thích: “Chớ hề dối

mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu. Vì ai gieo giống chi lại gặt giống

ấy. ” 16 Một người càng gieo ra nhiều hạt giống tội bao nhiêu thì càng lại phải lãnh

lấy nhiều tai hại bấy nhiêu. Tội lỗi cũng giống như một độc dược gây nghiện. Nếu

bạn uống một chút độc dược có thể bạn chỉ thấy mệt. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục

uống chất độc ấy. Cuối cùng nó sẽ giết chết bạn.

Hình phạt cuối cùng sẽ xảy ra vào cuối thời kỳ. Bạn đã sẵn sàng linh hồn cho ngày

phán xét ấy chưa? Chúng ta sẽ xem xét điều gì sẽ xảy ra trong thời điểm đáng sợ

ấy ở phần sau trong chương nầy.

Đức Chúa Trời Ấn Định Các Hậu Quả Tự Nhiên Không Thể Tránh Khỏi Đối Với

Tội Lỗi

Đức Chúa Trời không chờ đợi cho đến ngày phán xét mới kết sổ tội lỗi. Ngài cũng

ấn định các hậu quả tự nhiên không thể tránh được của tội lỗi như là một sự ngăn

chận đối với hành động không vâng lời của chúng ta.

Tôi nhớ đến người bạn đã từng là một trong những truyền đạo xuất sắc nhất và là

một nhân vật nổi tiếng nơi bục giảng mà tôi biết. Anh ta là mục sư của một Hội

Thánh phát triển mạnh mẽ. Thế rồi một ngày nọ, một cô gái mại dâm đến văn

phòng của ông để xin được tư vấn. Ông cảm thấy thương hại cho cô ta và hỏi vợ

mình xem người đàn bà nầy có thể đến sống ở nhà họ để ông bà có thể giúp đỡ

khôi phục cho cô không.

Sau khi sống với họ ba tuần lễ, cô gái mại dâm nầy bảo với bà vợ ông rằng cô ta

thích chồng của bà. Bà vợ chỉ cười và không tin. Họ đã có một gia đình hạnh phúc

và nhiều con cái. Ông là một trong những cột trụ trong cộng đồng Cơ Đốc. Vậy mà

trước sự bàng hoàng của mọi người, cuối cùng ông đã rời bỏ gia đình mình để sống

với cô gái mại dâm nầy.

Nhiều người trong cộng đồng Cơ Đốc nài nỉ ông hãy ăn năn lối sống bại hoại ấy.

Nhưng ông cứ không nghe. Vị mục sư nầy đã có con cái ngoài vòng giá thú và rồi,

đến lúc người đàn bà mại dâm ấy đã bỏ mặc ông để tìm một người đàn ông khác.

Sau đó, ông ta đã quay về với Chúa, nhưng bị sa sút đến nỗi dẫu có khả năng, ông

vẫn không thể tìm được một công việc. Lần cuối cùng tôi gặp ông, là một người

đàn ông hốc hác phờ phạc đang khóc than cho những đứa con ngoài giá thú của

mình, ao ước chúng đến chỗ nhận biết Chúa. Cuối cùng ông đã sớm từ giã cõi đời

nầy - một con người với tấm lòng tan nát, đời sống ở trong sự hỗn loạn, và gia đình

bị tàn phá.

Chúng ta không thể khinh thường các nguyên tắc công bình của Đức Chúa Trời mà

không chờ đợi kinh nghiệm những hậu quả chính đáng do các hành động của mình.

Một thái độ kính sợ Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta tránh làm bất cứ điều gì ngăn

trở mối tương giao của mình với Ngài. Tôi sống mỗi ngày trong sự kính sợ kỉnh

kiền đối với Chúa bởi vì khi chúng tôi không vâng lời Ngài, chúng tôi mở cửa cho

những cám dỗ lớn hơn. Tội lỗi sẽ lớn hơn cho đến khi nó hoàn toàn nhận chìm

chúng ta trong sự hủy diệt.

Đức Chúa Trời Sẽ Thi Hành Sự Phán Xét Cuối Cùng

Chúng ta cần đề cập đến hai sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trong Cựu ước mà

thôi - trận lụt trong thời Nôê và sự hủy diệt thành Sôđôm và Gômôrơ trong thời

Ápraham - để nhận biết rằng có nhiều tội nhân đã nhận lãnh hinh phạt của Đức

Chúa Trời trên trái đất nầy. Ví dụ bạn có bao giờ dừng lại để suy xét xem có bao

nhiêu kẻ độc tài gian ác như Hítler, Mussolini, Stalin, và Ceausescu đã đối diện với

những cái chết khủng khiếp không?

Đức Chúa Trời báo trước hình phạt dành cho kẻ gian ác: “Sự báo thù thuộc về Ta,

phần đối trả sẽ quy về Ta. Vì ngày bại hoại của chúng nó hầu gần và những tai họa

buộc phải xảy ra cho chúng nó đến mau. 17 Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cứ sống

như thể họ không bao giờ bị đoán phạt. Họ nhún vai xem thường trước ý tưởng của

một hỏa ngục đời đời.

Dầu vậy, sự phán xét cuối cùng là một phần của sứ điệp Kinh Thánh suốt hàng

ngàn năm. Đức Thánh Linh đã cảm thúc Phaolô viết ra lời cảnh cáo đe dọa sau

đây:

Bởi lòng ngươi cứng cỏi không ăn năn, thì tự chất chứa cho mình về ngày thạnh

nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ trả lại cho

mỗi người tùy theo công việc họ làm: Ai bằng lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự

tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời; còn ai có lòng chống

trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự

giận và cơn thạnh nộ. ” 18

Đó là những từ nghiêm khắc phán ra bởi một Đức Chúa Trời công bình thánh

khiết. Trong Khảihuyền chúng ta có lời mô tả thật sống động về ngày phán xét

thạnh nộ cuối cùng:

Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài

trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết,

cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách

khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ

như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình chứa; sự

chết và âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó

bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, sự chết và âm phủ vị quăng xuống hồ

lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị

ném xuống hồ lửa. 19

Tôi không bao giờ muốn phải ứng hầu trước ngai phán xét ấy! Cảm tạ Chúa, những

người đã tin cậy Chúa Cứu Thế trong chúng ta sẽ không phải ứng hầu trước Ngai

Phán xét Lớn và Trắng dành cho các tội nhân. Nhưng tất cả những người tin Chúa

đều sẽ ra mắt trước ngai phán xét của Chúa Cứu Thế. Đây không phải là sự đoán

phạt tội lỗi, mà là cách chúng ta đã phục vụ Chúa mình trung tín như thế nào với

những cơ hội và những ta lâng Ngài đã ban cho chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ nhận

phần thưởng bởi điều mình đã làm cho Chúa Cứu Thế. Trong chương tiếp theo

chúng ta sẽ học biết nhiều hơn về những công việc chính trực của Đức Chúa Trời

thay cho người tin Chúa như thế nào.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Đức Chúa Trời Của Bạn - Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời công bình

của chúng ta bằng những lời lẽ của Môise:

“Hỡi Trời, hãy lắng tai, tôi sẽ nói; và đất, hãy nghe những lời của miệng tôi. Đạo

của tôi rải ra như mưa; lời tôi sa xuống khác nào như sương móc, tợ như mưa to

trên cây cỏ, tỉ như mưa tầm tã trên đồng xanh.

Vì tôi sẽ tung hô danh Giêhôva. Hãy tôn sự oai nghiêm cho Đức Chúa Trời chúng

tôi! Công việc của hòn đá là trọn vẹn; vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là

Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực!” (PhuDnl

32:1-4).

Phản Chiếu Hình Ảnh Của Ngài - Đức Chúa Trời đã phán qua Êsai như vầy: “Vì

Ta, Đức Giêhôva ưa sự chánh trực” (EsIs 61:8). Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài

phản chiếu bản tánh của Ngài bởi quyền năng của Đức Thánh Linh Ngài. Hãy tra

xét lòng bạn bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

• Bạn có yêu sự chánh trực không?

• Bạn có thấy sự gian ác khiến bạn nổi giận hoặc buồn rầu không?

• Những hành động của bạn có phù hợp với điều bạn tin không? Bằng chính Ngài

từ những kinh nghiệm đời sống của bạn bạn có thể đưa ra để chứng minh rằng bạn

thật sự yêu mến sự công chính?

• Những người ở chung quanh bạn có thể nói rằng mọi điều bạn làm là ngay thẳng

và công bình không? Những hành động nào gần đây bạn có thể nhớ lại để chứng tỏ

là bạn sẽ hy sinh những sự thoải mái hoặc điều gì đó để làm điều Chúa kể là ngay

thẳng và công bình?

Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Có một người bạn hoặc một thành viên

nào đó trong gia đình cần được biết rằng Đức Chúa Trời là Chúa của sự công chính

không? Hãy đến gặp một người nào đó bị đối xử sai và hãy cho họ một lời yên ủi

đó là Đức Chúa Trời là một Quan án trọn vẹn. Hãy lấy tình yêu thương mà cảnh

báo cho ai đó đã không hành động một cách ngay thẳng răng Đức Chúa Trời sẽ

đoán xét những kẻ làm sai trái.

Chương 19: Sự Công Bình Của Đức Chúa Trời Làm Ích Lợi Cho Chúng Ta

Bạn có nhớ những năm còn học cấp hai cấp ba không? Ở mỗi lớp, dường như đều

có một học sinh quậy phá, cố tình vi phạm nội qui nhà trường. Khi giáo viên phát

hiện ra một số đồ đạc học sinh biến mất, không ai chịu thú nhận hoặc vạch mặt kẻ

phạm tội. Thế là giáo viên tuyên bố: “Không ai được rời phòng học cho đến khi tôi

tìm ra ai là thủ phạm. ” Mặc dầu bạn là một học sinh ngay thật, bạn cũng phải ngồi

lại với cả lớp, vân vê các đầu ngón tay, và tự hỏi vì sao mình lại không được ra

khỏi phòng ? Mình có làm gì sai trái đâu ? Cô giáo biết điều đó mà . Cô thật không

công bằng !

Ở mỗi độ tuổi, chúng ta đều thừa nhận rằng có nhiều tình huống trong cuộc đời

không công bằng hoặc ngay thẳng. Nếu bạn quan sát những đứa trẻ ở tuổi mầm

non chơi đùa, không bao lâu sau bạn sẽ nghe: “Chơi ăn gian. Bạn đi trước chứ bộ.

” Một học sinh Trung học bị chết trong tai nạn do một tài xế say rượu gây ra, bố

mẹ học sinh ấy tự hỏi: “Công lý ở đâu? Tên say rượu thì chỉ bị trầy xước, còn con

chúng tôi thì phải chết!” Một mục sư hầu việc Chúa trung tín nhìn thấy vợ mình,

mẹ của ba đứa trẻ, qua đời vì ung thư. Trong nỗi tuyệt vọng ông kêu hỏi lớn tiếng

sự công bình của tất cả những điều đó.

Tuy nhiên, Kinh Thánh công bố hết sức rõ ràng rằng Đức Chúa Trời là công bình.

Sau khi dẫn dắt dân Ysơraên suốt bốn mươi năm trong đồng vắng, Môise đã hát

giữa dân sự bài ca nầy: “Công việc của hòn đá là trọn vẹn; vì các đường lối Ngài là

công bình. Ấy Đức Chúa Trời là thành tín và vô tội, Ngài là công bình và chánh

trực. ” 1

Tuy nhiên, không phải luôn luôn đều có sự liên hệ rõ ràng giữa những gì chúng ta

đã làm và điều xảy đến với chúng ta. Bởi vì những thắc mắc về sự công bình của

Đức Chúa Trời làm khổ chúng ta, chúng ta hãy xem xét những ứng dụng thực tiễn

của lời tuyên bố nầy: “Đức Chúa Trời chúng ta là công bình. ”

Sự Nhịn Nhục Của Đức Chúa Trời Đối Với Kẻ Phạm Tội

Công lý bị trì hoãn thường là công lý bị chối bỏ. Nếu một luật sư biện hộ có thể trì

hoãn một vụ giết người, chẳng hạn, chứng cớ đang có sẵn trong một vụ án nhanh

trở nên vô ích. Các nhân chứng có thể chết hoặc đi xa. Luật sư bào chữa có thể

thách thức tính xác thực của ký ức một nhân chứng. Các ngành cảnh sát đặt không

đúng chỗ bằng chứng.

Còn về sự công chính dành cho Cơ Đốc Nhân thì sao? Đôi khi họ trở thành mục

tiêu cách bất công vì cớ niềm tin của họ. Nina Shea đã viết trong tác phẩm Trong

Hầm Sư Tử như vầy: “Cơ Đốc Nhân là nạn nhân chính của sự bắt bớ tôn giáo trên

khắp thế giới ngày nay. ” 2 Ngày nay, có bốn trăm tám mươi Cơ Đốc Nhân chịu

chết hoặc bị hành hạ tàn nhẫn bởi vì điều họ tin.

Ở tại Morocco, Rachid Cohen, một người Do Thái đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế làm

Cứu Chúa mình, bị bắt giữ và hành hạ mười tiếng đồng hồ một ngày. Anh bị đốt

bằng những điếu thuốc lá, chịu giật điện trong một chiếc ghế có điện áp thấp, và bị

ép phải ngồi trong bãi phân của mình. Ở tại Trung Quốc, những kẻ áp bức đã đánh

đập, bỏ đói và cho điện giật các Cơ Đốc Nhân bằng các dụng cụ bằng điện. Hàng

ngàn những câu chuyện gian ác nhằm vào những người tin Chúa đã được ghi chép

lại qua các tài liệu.

Hãy xem xét cách Đức Chúa Trời cảm nhận đối với những người ác trong thời

Nôê. Hết thảy họ đều đáng phải chịu sự trừng phạt lớn nhất. Nếu bạn là Chúa thì

bạn sẽ tiến hành sự đe dọa hủy diệt kẻ ác nhanh như thế nào? Liệu bạn có chờ đợi

một tuần không? Một tháng chăng? Một năm? Hơn năm năm?

Mặc dầu tìmh trạng vi phạm sự công bình của Đức Chúa Trời đã được mô tả cách

chi tiết, Đức Chúa Trời vẫn không hành động lập tức. Ngài đã kêu gọi Nôê đóng

một chiếc tàu để cứu lấy chính mình ông, gia đình ông, và thành phần đại diện của

mỗi một nhóm sinh vật. Không có các công cụ hiện đại, nên Nôê phải mất một

trăm hai mươi năm để đóng chiếc tàu ấy. Tội lỗi loài người có giảm đi chút nào

trong suốt giai đoạn Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi không? Không. Thậm chí

sau một trăm hai mươi năm, chỉ có Nôê và gia đình ông đủ tư cách để được cứu

khỏi trận lụt hủy diệt.

Vậy tại sao Đức Chúa Trời không hành động lập tức sau khi công bố rằng Ngài sẽ

hủy diệt toàn thể nhân loại trừ ra Nôê và gia đình ông? IIPhi 2Pr 3:9 chép rằng:

“Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng

Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho người nào chết mất,

song muốn cho mọi người đều ăn năn. ”

Tất cả mọi tín đồ đều được cứu là bởi vì Đức Chúa Trời đã trì hoãn sự công chính

của Ngài. Ở tuổi nào thì bạn khám phá tình yêu thương và sự tha thứ của Đức

Chúa Trời? Vào năm mười lăm tuổi hay ba mươi tuổi, hay bảy mươi tuổi? Dầu ở

bất cứ độ tuổi nào bạn và tôi nhận được lời hứa ban sự sống của Đức Chúa Trời thì

cũng có dư thời gian cho Chúa khiến cơn thạnh nộ của Ngài giáng trên chúng ta.

Có bao nhiêu hành vi gian ác chúng ta đã phạm trước thời điểm đó? Có bao nhiêu

người, chúng ta đã làm tổn thương? Có bao nhiêu tội, chúng ta đã phạm? Không

một ai trong chúng ta thậm chí xứng đáng một ngày được sống vì cớ bản chất tội

lỗi bại hoại của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải biết ơn vì Đức Chúa Trời công

chính Đấng đã trì hưỡn sự đoán phạt.

Tôi tin chắc rằng bạn đã có câu chuyện của chính bạn về một người bạn hoặc một

người bà con đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế muộn màng trong đời sống sau những

năm sống ích kỷ. Một ví dụ đó là Tiến sĩ Dr. Cyril E. M. Joad, người nổi tiếng hoài

nghi suốt nhiều năm, đã đứng đầu Khoa Triết học ở tại trường Đại học Luân Đôn.

Tiến sĩ Joad, và các đồng nghiệp của ông, Julian Huxley, Bertrand Russell, H, G.

Wells, và Bernard Shaw, có lẽ là nhóm người đã làm được nhiều hơn bất cứ nhóm

người nào khác, để ngầm phá hoại đức tin của giới sinh viên trong thế hệ gần đây.

Tiến sĩ Joad đã tin và dạy rằng Đức Chúa Trời là một phần phi thân vị của vũ trụ

và rằng, không có điều gì gọi là tội cả.

Đức Chúa Trời có đánh chết ông không? Ông có mang một căn bệnh què quặt

không? Nhưng trước khi qua đời, Tiến sĩ Joad đã bị thuyết phục để tin rằng lời giải

thích duy nhất dành cho tội lỗi được tìm thấy trong Lời của Đức Chúa Trời - và

giải pháp duy nhất dành cho tội lỗi chính là thập tự giá của Chúa Cứu Thế Jêsus.

Ông đã trở thành một môn đồ sốt sắng của Chúa Jêsus. Chắc chắn là nhiều môn đồ

của ông đã trở lại đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời qua lời làm chứng và các bài viết

của ông. Sự nhịn nhục lâu dài của Đức Chúa Trời và sự kiên nhẫn không thể tin

được của Ngài đã đưa con người hoài nghi nầy đến chỗ quy phục tại thập tự giá.

Thật vậy, sự công bình bị trì hoãn của Đức Chúa Trời là một cơ hội cho lòng

thương xót Ngài được tỏra cho nhiều người.

Đức Chúa Trời Biết Rõ Sự Bất Công

Năm 1960, Raleigh Washington gia nhập quân đội. Ông nhanh chóng được thăng

tiến từ đại úy lên thiếu tá và sau đó lên trung tá. Ông đang hanh thông trên con

đường trở thành một trung tướng khi một nhóm các sĩ quan da trắng tố cáo sai

Raleigh- là một người da đen- vì một hành vi không xứng hiệp với một sĩ quan.

Mặc dầu không một lời buộc tội nào được chứng minh là đúng, anh vẫn bị cho một

quyết định nghỉ hưu thay vì bị sa thải. Nhưng để có được trợ cấp hưu trí, anh phải

thừa nhận mình phạm tội. Anh đã từ chối. Anh bị sa thải thiếu một ngày thì đủ hai

mươi năm phục vụ, và vì vậy anh không đủ tiêu chuẩn để hưởng toàn bộ trợ cấp

hưu trí của mình. Vào lúc đó, vợ anh đang có mang đứa con thứ năm.

Bạn sẽ hành động như thế nào? Bởi vì anh đã tin Chúa trước đó hai năm, Raleigh

quyết định không cay đắng với những người da trắng đã đối xử tệ với anh. Thay

vào đó, anh đã nộp đơn xin học trường Thần học để trở thành một mục sư. Là một

sinh viên, thu nhập của anh sụt xuống 90%. Làm thế nào mà anh có thể dùng thu

nhập hưu trí ấy! Nhưng Đức Chúa Trời đã chu cấp cho các nhu cầu tài chánh của

gia đình một cách thật lạ lùng. Khi anh tốt nghiệp, Hội Thánh Tin lành Tự do đã

chọn anh để mở mang các Hội Thánh. Mặc dầu anh là một vị mục sư da đen duy

nhất của họ, các thành viên da trắng trong Hội Thánh đã nhiệt thành hỗ trợ cho các

nỗ lực thành lập Hội Thánh của anh.

Trong lúc đang mở mang Hội Thánh mình, anh gặp một luật sư người Do Thái tên

là Jeff Strange, là người được biết về vụ việc của anh trong quân đội. Suốt chín

năm kế tiếp, Jeff đã làm việc để thay đổi hoàn toàn quyết định mà quân đội đã lập.

Raleigh nói rằng: “Cuối cùng tôi đã có lại được một ngày, vì vậy tôi có thể hưởng

lương hưu, lương hưu của tôi đã được làm cho có hiệu lực đến năm 1980, , và tôi

đã nhận được các khoản lãi của trợ cấp hưu trí tích lũy. Ngoài ra họ đã xóa bỏ bản

cáo trạng và mọi hồ sơ chống lại tôi đều được hủy bỏ. Hồ sơ quân sự của tôi đã

được làm nên trong sạch tuyệt đối.

“Đức Chúa Trời đã chu cấp cho tôi và vợ tôi một cách độc đáo và đã bảo vệ tôi để

khỏi cay đắng khi bị tố cáo sai. Bởi vì tôi đã không cay đắng, Chúa đã dùng những

người da trắng để nâng đỡ chức vụ của tôi, để hỗ trợ cho tôi và kết bạn thiết với

tôi. Đức Chúa Trời dùng giai đoạn đó sau khi tôi bị sa thải khỏi quân đội để dạy vợ

tôi và tôi phải bước đi bằng đức tin”. 3

Chúng ta có thể đối diện với sự bất công ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào. Nhưng

Đức Chúa Trời có phương cách của chính Ngài để sửa ngay những điều sai trật.

Thậm chí nếu có ai đó cư xử bất công với chúng ta, Đức Chúa Trời vẫn đang giữ

quyền kiểm soát. Nếu bạn là Cơ Đốc Nhân duy nhất trong một lực lượng cảnh sát,

trong một đội cứu hỏa, hoặc trong một ban giám hiệu nhà trường, bạn có thể đang

kinh nghiệm sự chế nhạo, thậm chí bị làm khổ vì cớ đức tin của mình. Thật vậy,

bạn thậm chí có thể bị lờ đi không được thăng tiến vì cớ không sẵn sàng dự phần

vào những hoạt động tội lỗi của nền văn hóa của bạn. Đã có một lúc vị huấn luyện

của đội túc khúc côn cầu Toronto Maple Leaf đã tuyên bố rõ rằng ông ta không

muốn có những Cơ Đốc Nhân trong đội bóng của ông. Ông gọi họ là những người

nhút nhát, ông đã đổi đi một Cơ Đốc Nhân mà ông có trong đội bóng của mình,

thậm chí người ấy là một vận động viên xuất sắc. Công lý ở đâu dành cho vận

động viên Cơ Đốc nầy? Vì sao Đức Chúa Trời không ra tay?

Đó là một câu hỏi mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể trả lời, nhưng chúng ta thật sự

biết rằng Ngài biết mọi sự bất công. Bên trong phạm vi đời đời, Ngài làm mọi sự

ngay thẳng.

Qua các tiên tri, Đức Chúa Trời bày tỏ sự quan tâm của Ngài dành cho những kẻ

đang bị ngược đãi, bị lạm dụng, và bị khước từ các cơ hội để tham dự đầy đủ vào

cuộc sống của cộng đồng, ví dụ như, các đội quân nước ngoài đã bắt hiếp dân

Ysơraên và dân Giuđa, thay vì nhìn thấy những cánh đồng màu mỡ và dồi dào,

những vườn nho được chọn lọc và các khu vườn đẹp đẽ, Đức Chúa Trời nhìn thấy

các vụ mùa gian ác, sự đổ máu và sự hà hiếp. Ngài nhìn thấy các chủ đất tham lam

hà hiếp người nghèo, Ngài nhìn thấy người gian ác trong các phiên tòa, nơi mà các

của hối lộ của những con người có thế lực đã cướp đi sự công chính của người

nghèo. Ngài biết kẻ giết người vô tội. 4 Chúa Jêsus đã kể một câu chuyện về một

quan án được một người đờn bà góa kêu nài: “Xin xét lẽ công bình cho tôi về kẻ

nghịch cùng tôi. ” 5

Trong một thời gian dài, vị quan tòa nầy đã từ chối đáp lại lời thỉnh cầu nầy của

người đàn bà góa. Cuối cùng bà ta kiên trì đến nỗi ông phải nói: “Vì người đàn bà

góa nầy quấy rầy ta, ta sẽ xét lẽ công bình cho nó, để nó không tới luôn làm nhức

đầu ta!” 6 Chúa Jêsus liên hệ câu chuyện nầy với sự khổ sở của những kẻ mà Ngài

yêu: “Vậy có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã

được chọn, là kẻ ngày đêm kêu xin Ngài, mà lại chậm chạp đến cứu họ sao! Ta nói

cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ. ” 7

Có khi, chúng ta nhìn thấy lẽ công bình dường như ngay lập tức. Có những lúc

khác chúng ta phải chờ đợi. Và có nhiều khi chúng ta không nhận được lẽ công

bình cho đến sau khi chúng ta gặp gỡ Cha Thiên Thượng của mình trong nhà trên

trời. Nhưng chúng ta có thể biết chắc rằng Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả - Ngài

quan tâm đến kẻ bị ngược đãi thậm chí còn hơn cả chúng ta.

Sự Chúc Phước Và Trừng Phạt

Khi Tòa án Tối cao được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 18, công việc đầu tiên là

phải bổ nhiệm chọn lọc các quan tòa một cách chi tiết. Sau khi các tòa án liên bang

cấp thấp đã được thành lập và các quan tòa mới đã được bổ nhiệm, đó mới là lúc

để nghe các vụ án. Phiên tòa đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 năm 1790 ở tại

tòa nhà Royal Exchange Building, trung tâm nơi hiện nay là khu vực hành chính

của New York City. Robert Wagman viết rằng: “Khi đã thấy rõ rằng năm quan tòa

hoàn toàn không có việc gì để làm, phiên tòa đã ngưng lại sau mười ngày. ” 8 Vào

ngày 2 tháng 8 họ nhóm lại, nhưng một lần nữa họ không có việc gì để làm, vì vậy

họ đã ngưng lại trong suốt một năm. Mãi cho đến tháng 2 năm 1793 phiên tòa mới

nghe vụ xét xử đầu tiên.

Mặc dầu quyền phán quyết của tòa án tối cao hạn hẹp hơn vào lúc ấy, bạn có thể

hình dung có khi nào Tòa án Tối cao ngày nay phải ngưng lại vào lúc đầu vì cớ

thiếu các vụ việc để xét xử không? Vì cớ số lượng quá lớn của các vụ việc được

trình lên Tòa án Tối cao, ngày nay, họ phải tự giới hạn mình mỗi ngày bốn vụ xét

xử. Mỗi bên có được một tiếng đồng hồ để trình bày các lập luận của mình. Các

quan tòa sẽ nghe các vụ án trong hai tuần. Sau đó tạm dừng trong hai tuần để cho

phép họ biết về những ý kiến của mình về các vụ việc đó. Các văn bản luôn luôn

đầy nghẹt. Rõ ràng đã có rất nhiều thay đổi trong vòng hai trăm năm qua!

Hoa Kỳ đã được ban phước rất nhiều bởi vì tổ phụ của chúng ta đã thừa nhận

quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời và sự lệ thuộc hoàn toàn nơi Ngài. Họ đã tin

Thi Tv 32:12: “Nước nào có Đức Giêhôva làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào

được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!” Các giá trị Cơ Đốc được ấp ủ

và các luật lệ được thiết lập để phản ánh nền đạo đức của Kinh Thánh.

Khi đã trở nên thịnh vượng, chúng ta bắt đầu muốn tự lập và nhìn thấy sự vĩ đại

của mình như là sản phẩm của chính khả năng của mình hơn là do kết quả các

phước hạnh của Đức Chúa Trời. Abraham Lincoln đã nói vào năm 1863 như vầy:

Chúng ta là những người được nhận các quà tặng quý báu nhất của thiên đàng;

Chúa đã giữ gìn những điều nầy cho chúng ta suốt nhiều năm trong sự hòa bình và

thịnh vượng; chúng ta đã gia tăng về số lượng, của cải và thế lực mà chưa một

quốc gia nào từng được như vậy. Nhưng chúng ta đã quên mất Đức Chúa Trời.

Chúng ta đã tưởng tượng cách hão huyền trong sự lừa dối của lòng mình rằng tất

cả những phước hạnh đó là sản phẩm của sự khôn ngoan siêu việt và đức hạnh của

chính chúng ta. Say sưa với sự thành công không bị gián đoạn, chúng ta đã đến chỗ

quá tự phụ để cảm biết sự cần thiết của ân điển cứu chuộc và phò trợ, quá kiêu

ngạo để cầu nguyện với Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng chúng ta. 9

Trong nhiều thập kỷ qua, dân tộc chúng ta đã bước những bước nghiêm trọng để

phân ly chính mình với các tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời. Hậu quả là

gì? Các điểm về thử nghiệm năng khiếu học tập (SAT) đã sút giảm một cách rõ rệt,

các vụ mang thai, hãm hiếp, tấn công tồi tệ, và giết người đã gia tăng ở mức độ báo

động như một bệnh dịch giữa vòng các thanh thiếu niên của chúng ta. Tự tử đã trở

thành nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự tử vong giữa vòng các cháu vị thành niên.

Các băng nhóm đã lôi kéo nhiều trường học thành phố vào các cuộc chiến. Hoa Kỳ

hiện nay dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng ma túy, sản xuất các sách báo khiêu

dâm, mức độ ly dị, phá thai và tội phạm bạo lực. Và chúng ta cũng đứng đầu thế

giới phương tây trong tỉ lệ mang thai và thất học ở tuổi thiếu niên.

Thomas Jefferson đã viết về sự ngu dại của việc từ bỏ Đức Chúa Trời như sau:

Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta sự sống, đã ban cho chúng ta sự tự do.

Và liệu những sự tự do của một quốc gia có thể được xem là an toàn khi chúng ta

đã lìa bỏ nền tảng vững chắc duy nhất của chúng - niềm tin quyết trong tâm trí của

người dân rằng những tự do ấy là quà tặng của Đức Chúa Trời không? Rằng họ

không phải bị quấy phá ngoại trừ bởi sự thạnh nộ của Ngài? Tôi thật sự run sợ cho

đất nước tôi khi biết rằng Đức Chúa Trời là công bình, và sự công chính của Ngài

không thể ngủ yên mãi mãi. 10

Chúng ta đang ở trong hiểm họa của việc gặt lấy sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.

Nếu đất nước chúng ta bị hư mất, thì chỉ vì chúng ta là những Cơ Đốc Nhân đã

không vâng theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời để làm muối và sự sáng cho những

người ở chung quanh chúng ta. Bạn có thể hỏi rằng: “Tôi có thể làm gì để xoay

chuyển dòng thủy triều của sự bất kỉnh và vô luân?” Trong IISu 2Sb 7:14 lời hứa

có điều kiện của Đức Chúa Trời bắt đầu với sự sẵn sàng của bạn để hạ mình xuống

trước mặt Ngài, thú nhận sự không vâng lời và hờ hững của bạn và tìm kiếm sự tha

thứ của Ngài. Sau đó hãy xin Chúa tẩy sạch lòng bạn khỏi mọi điều sai trái. Hãy

cầu nguyện để Ngài khôi phục lại tình yêu ban đầu của bạn dành cho Ngài, và một

lần nữa đem đến sự phục hưng cho tấm lòng bạn, Hội Thánh và cộng đồng của

bạn, dân tộc chúng ta và thế giới của chúng ta.

Chúa Cứu Thế Sẽ Đoán Xét Những Người Tin

Đức Chúa Trời công chính của chúng ta không chỉ quan tâm đến việc hình phạt sự

không vâng lời mà còn đến việc ban thưởng cho những hành vi đúng đắn. Tuy

nhiên, Đức Chúa Trời chỉ sẽ thưởng cho những ai chấp nhận hình phạt tội lỗi mà

Chúa Cứu Thế đã chịu, bởi vì sự đền trả của Ngài dành cho tội lỗi chúng ta đã mở

một con đường cho Đức Chúa Trời ban thưởng cho chúng ta bởi những gì chúng ta

làm cho Ngài.

Chúa Cứu Thế sẽ đánh giá đời sống của mỗi người tin Chúa để quyết định thưởng

cho sự vâng lời trung tín và phục vụ hoặc sự mất mát vì không vâng lời. Phaolô đã

giải thích như sau: “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng

Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm

lúc còn trong xác thịt. ” 11 Chúa Jêsus sẽ xem xét một số các yếu tố khi chúng ta ra

trước ngai phán xét của Ngài.

• Ngài sẽ phán xét những lời chúng ta nói ra. 12

• Ngài sẽ phán xét công việc chúng ta đã làm.

• Ngài sẽ phán xét những động cơ của chúng ta. 13

• Ngài sẽ phán xét sự trung tín của chúng ta. 14

Đức Chúa Trời cũng sẽ thưởng cho những kẻ đưa người khác đến chỗ đặt đức tin

nơi Chúa Cứu Thế. Ngài đã phán cùng Đaniên rằng:

Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt

đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.

15

Mỗi người tin Chúa đều phải ao ước được Chúa Jêsus nói những lời nầy: “Được

lắm, Hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín kia. ” Hêbơrơ bảo đảm cho chúng ta: “Đức

Chúa Trời không phải là không công bình mà bỏ quên công việc và lòng yêu

thương của anh em đã tỏ ra vì cớ danh Ngài, trong khi hầu việc các thánh đồ và

hiện nay đương còn hầu việc nữa. ” 16

Bạn đang sống vì cớ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hay cho sự thỏa mãn của

chính mình? Có một phần thưởng không thể tả xiết đang chờ đợi những người tìm

kiếm sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Phaolô hết sức quả quyết về phần thưởng

nầy đến nỗi ông đã viết:

Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho

người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. 17

Bạn có tin cậy nơi sự công chính trọn vẹn của Đức Chúa Trời không? Điều nầy

được đảm bảo bởi sự thánh khiết, ngay thật, và công bình của Ngài và được quản

trị một cách hoàn toàn qua sự toàn tri, toàn tại và toàn năng của Ngài. Ngài là quan

án trọn vẹn.

Đến đây chúng ta đã thấy công việc của Đức Chúa Trời với tư cách Đấng tạo hóa

và địa vị của Ngài với tư cách một Quan án Công bình Trọn vẹn. Nhưng Đức Chúa

Trời cũng còn một khía cạnh khác nữa trong tâm tánh của Ngài - đó là Chúa Cứu

Thế đầy ân điển. Hãy nghĩ đến sự thánh khiết, ngay thẳng, và công bình như là một

mặt của đồng tiền. Còn mặt bên kia là gì? Yêu thương, thành tín, và thương xót.

Điều nầy không có nghĩa là các phẩm tính nầy trái ngược với các phẩm tính trước,

nhưng một mặt của đồng tiền cần phải có mặt bên kia để được hoàn toàn. Khi

chúng ta đi sang phần tiếp theo: “Chúa Cứu Thế đầy ân điển của chúng ta”, chúng

ta sẽ tìm thấy nhiều lý do nữa để vui hưởng một mối tương giao suốt đời thân mật

với Đấng Tạo hóa và Quan An Trọn Vẹn của mình.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Ghi Khắc Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy ghi nhớ lời tuyên bố và những câu

Kinh Thánh sau đây. Sau đó, trong tuần nầy, khi bạn đối diện với những tình

huống bạn cần được nhắc nhở về sự công bình của Đức Chúa Trời, hãy lấy đức tin

xưng nhận những lời hứa ấy.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là công chính, tôi có thể quả quyết rằng Ngài sẽ đối xử với

tôi cách công bằng.

• Gie Gr 17:10 - “Ta, Đức Giêhôva, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo

cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm. ”

• Truyền đạo 12:14; - “Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi

việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. ”

Nương Cậy Đức Chúa Trời - Bạn có khi nào bị đối xử tệ không? Gie Gr 51:56

phán rằng : “Vì Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời hay báo trả, Ngài chắc sẽ báo trả

cho” Hãy tin cậy Đức Chúa Trời của chúng ta là quan án trọn vẹn là Đấng phán xét

mọi tình huống của bạn. Hãy thổ lộ với Ngài sự buồn giận và thất vọng của bạn

liên quan đến cách đối xử bất công mà bạn phải chịu. Sau đó hãy chờ đợi Ngài giải

quyết kẻ đã làm điều sai trái với bạn. Dầu bất cứ điều gì xảy ra hãy đối xử công

bằng và ngay thẳng với những người chung quanh bạn.

Vâng Lời Chúa - Lời Đức Chúa Trời phán trong GaGl 6:7: “Chớ hề dối mình, Đức

Chúa Trời không chịu khinh dể đâu. Vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy. ” Bạn có

đang gieo ra những hạt giống hủy diệt, hay là hạt giống thương xót, công chính và

nhân lành? Hãy xem xét những động cơ của bạn qua cách bạn đối xử với những

người khó chịu. Họ được xếp vào tiêu chuẩn nào: Hủy diệt hay thương xót? Bất cứ

gieo ra điều gì, bạn sẽ gặt lấy. Nếu bạn muốn gặt lấy sự thương xót và ơn phước

của Đức Chúa Trời, hãy vâng theo mạng lệnh của Ngài để bày tỏ lòng thương xót.

(Các Thuộc Tính về Mối Tương Giao )

Chương 20: Đức Chúa Trời Là Tình Yêu Thương

Vì chỉ có một Đức Chúa Trời , và chỉ có một Đấng trung bảo ở giữa Đức Chúa

Trời và người tức là Chúa Jêsus Christ , là người ; Ngài đã phó chính mình Ngài

làm giá chuộc mọi người .

ITi1Tm 2:5-6

Vào lúc ấy, chương trình dường như thật tuyệt vời. Có hơn một trăm ngàn người

bằng lòng cắm trại ngoài trời ở tại một vùng rừng trống còn hoang sơ ở tại phía bắc

Nữu Ước nơi mà mọi người đều sống hòa thuận và yêu thương nhau. Buổi họp nầy

là một phần của một phong trào - một phong trào mà các đồ đệ tin rằng sẽ làm thay

đổi thế giới. Phong trào nầy thật sự đã bắt đầu vào năm 1967 được một số người

gọi là “Mùa hè yêu thương”. Các thành viên của phong trào được gọi là những

người hippi. Khẩu hiệu được mô tả với những ý tưởng thật cao quý: Yêu thương,

không thù hận, hòa bình, không chiến tranh. Một trong những viên đá gốc của

phong trào là “tình yêu nhưng không”. Những người hippi nghĩ rằng họ có thể bỏ

qua các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, cũng như hàng ngàn năm của các luật lệ xã

hội, và tự làm thỏa mãn họ bằng tình dục tự do.

Lễ hội Woodstock vào mùa hè năm 1969 đã kết thúc “Tình yêu” quốc gia ấy. Thay

vì chờ đợi một trăm ngàn người hippi đi xuống một vùng thôn quê yên tĩnh, đã có

một triệu rưỡi các thanh niên để tóc dài, đeo các tràng hạt và lông vũ tràn ngập

vùng nầy trong suốt ba ngày với âm nhạc. Liệu Woodstock có thật sự là một nơi

của bình an và tình yêu không? Không, Peter Townsend, một thành viên của nhóm

“The Who” đã chơi trong suốt kỳ lệ hội Woodstock đã nói rằng, ”Điều đang diễn

ra bên ngoài sân khấu thật vượt quá sự hiểu biết. Những chiếc cáng và những xác

chết, và người ta nôn mửa, người ta sử dụng ma túy. . . tôi nghĩ rằng cả nước Mỹ

đã phát khùng. ” 1

Những trạng thái không bình thường, nóng giận nổ ra; nhiều người đã bị hành

hung; một khu vực sang nhượng hầu như đã bị phá nát; các con đường bị tắt nghẽn

chừng một bán kính hai mươi dặm. Những cảnh khỏa thân, làm tình, và trao đổi

ma túy nhan nhãn ở khắp mọi nơi. Một thanh niên đã bị nghiến nát trong chiếc túi

ngủ bằng một chiếc máy đào đất. Và khi đám đông hỗn loạn ấy tiến trên đường của

họ, họ để lại phía sau cả mấy mẫu rác rưởi.

Điều mà người ta tưởng sẽ là công trình kỷ niệm cho tình yêu tự do và tình huynh

đệ đã thật sự là mớ bẩn thỉu của chủ nghĩa khoái lạc dẫn đến tình trạng hỗn loạn

hoàn toàn. Tính ích kỷ và thái độ không quan tâm đến người khác đã làm chủ.

“Mùa hè yêu thương” đã biến thành một thời gian tai họa và thất vọng.

Tình yêu là một nhu cầu của hết thảy nhân loại trên khắp thế giới. Ai nấy cũng cần

được yêu. Nhưng tình yêu là gì? Đáng buồn thay, thế giới chúng ta hiểu rất ít về

tình yêu đích thực. Chúng ta phải hướng đến Đấng tạo hóa quyền năng và vị quan

tòa trọn vẹn của mình để hiểu tình yêu là thế nào.

Ở Phần I, chúng ta đã phần nào nhìn thấy những năng quyền của Đức Chúa Trời

qua sức mạnh và sự oai nghiêm của Ngài với tư cách Đấng tạo hóa. Ở Phần II, sự

ngay thẳng của Đức Chúa Trời với tư cách vị Quan tòa trọn vẹn được chiếu sáng

rực rỡ. Nhưng các phương diện nầy của bản tánh Đức Chúa Trời không có ý nghĩa

nhiều nếu chúng ta không hiểu tình yêu thương, lòng thương xót và sự thành tín

của Ngài - đã được bày tỏ cho chúng ta qua vai trò của Ngài với tư cách Đấng Cứu

Thế đầy ân điển. Tình yêu của Đức Chúa Trời không chỉ là một lời nói trên giấy,

song đã được bày tỏ ra qua sự hy sinh sâu xa nhất - đó là sự chết của Chúa Cứu

Thế trên thập tự giá. Trong phần nầy, chúng ta sẽ kết luận sự bàn thảo của mình về

các thuộc tính của Đức Chúa Trời bằng cách nhìn xem Đức Chúa Trời với tư cách

Chúa Cứu Thế đầy ân điển, là Đấng đã chịu chết vì cớ chúng ta.

Đức Chúa Trời Là Nguồn Của Mọi Tình Yêu

Trong thời Tân ước có ba từ quan trọng dành cho tình yêu: eros (tình yêu nhục

dục); phileo (tình yêu thương anh em); agape (tình yêu vô điều kiện, tình yêu siêu

nhiên). Thế giới của chúng ta chủ yếu thường nói về tình yêu eros hoặc phileo ,

nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời là agape . Loại tình yêu sâu xa nhất và trong

sạch nhất.

Tình yêu là sự bày tỏ tuyệt điểm thân vị của Đức Chúa Trời và lưu xuất từ sự nhơn

từ của Ngài. Tình yêu có ảnh hưởng đến tất cả các thuộc tính khác của Ngài. Kinh

Thánh không nói “Đức Chúa Trời là sự thánh khiết” hoặc “Đức Chúa Trời là

quyền năng” nhưng nói “Đức Chúa Trời là tình yêu thương. ” 2 Tấm lòng của Đức

Chúa Trời tuôn đổ tình yêu siêu nhiên và vô điều kiện của Ngài dành cho chúng ta.

Tác giả Thithiên tuyên bố: “Đức Giêhôva là thiện; sự nhơn từ (tình yêu) của Ngài

hằng có mãi mãi. ” 3

Con người nhiều khi sẵn sàng để vi phạm các tiêu chuẩn chơn thật, công bình, và

luân lý để làm hài lòng người khác, nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ thỏa hiệp

các tiêu chuẩn của Ngài. Tình yêu của Ngài là trong sạch và thánh khiết, nó không

ngăn chận hoặc phủ nhận bất cứ thuộc tánh nào khác của Ngài.

Nhiều năm trước đây, tôi nói về tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời ở một

buổi hội đồng truyền giáo dành cho Hội Thánh Park Stteet ở tại Boston. Một nhà

truyền giáo mà cùng với ông, tôi đã tham dự khóa hội thảo hai mươi năm trước đó

đến gặp tôi sau buổi nhóm. Ông trách móc: “Tôi không bao giờ giảng một bài như

vậy, tôi thường không nói về tình yêu của Đức Chúa Trời đối với những người Tin

lành theo khuynh hướng thần học tự do. Sứ điệp của tôi thường nhấn mạnh đến

đức tin. ”

Người đàn ông nầy đã không nhìn thấy một trong những phẩm tánh quan trọng

nhất của Đức Chúa Trời. Phaolô viết rằng: “Sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải

khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta. ” 4

Tình yêu của Đức Chúa Trời là lý do duy nhất mà chúng ta tồn tại. Đó chính là lý

do của công cuộc sáng tạo, trong khi đó quyền năng của Ngài lại là phương cách .

Tình yêu đòi hỏi phải có một đối tượng; vì vậy chúng ta được tạo dựng với tư cách

là đối tượng tình yêu Đức Chúa Trời. Tình yêu lưu ra từ Ngài như một dòng sông

tinh sạch đầy ân điển và lòng thương xót mà không hề giảm đi chút nào khỏi sự

thánh khiết và công bình của Ngài. Nhìn đâu đâu chúng ta cũng thấy bằng chứng

của sự quan tâm yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho tình trạng tốt lành của

chúng ta. Tình yêu là đường dẫn chúng ta đến chỗ nhận biết Chúa một cách thân

mật.

Tình yêu của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho mọi người, không phải chỉ cho

những kẻ yêu Ngài. Ngài đã yêu chúng ta trước khi chúng ta yêu Ngài - thậm chí

khi chúng ta là những con người không đáng được yêu. Nhiều khi điều nầy đối với

chúng ta thật khó chấp nhận. Tuy nhiên hết thảy mọi người đều được hưởng lợi ích

từ sự chăm sóc yêu thương của Ngài: “Dầu vậy Ngài cứ làm chứng luôn về mình,

tức là giáng phước cho, làm mưa từ trời xuống, ban cho các ngươi mùa màng nhiều

hoa quả, đồ ăn dư dật, và lòng đầy vui mừng. ” 5 Khi mặt trời mọc lên. Những tia

nắng sưởi ấm của nó là sự bày tỏ của tình yêu Đức Chúa Trời, khi mưa rơi xuống,

chúng cũng bày tỏ tình yêu Đức Chúa Trời dành cho mọi người

Tình Yêu Của Đức Chúa Trời Vượt Quá Mọi Sự Giải Thích

Dwight L. Moody, là một mục sư nổi tiếng và là một nhà truyền giáo trứ danh vào

cuối thế kỷ thứ hai mươi, đã nói về một kinh nghiệm ngắn ngủi sau khi xây dựng

nhà thờ Moody. Hội chúng muốn nhấn mạnh đến tình yêu của Đức Chúa Trời vì

vậy họ đã xếp chữ “Đức Chúa Trời là tình yêu thương” được thắp sáng phía trên

tòa giảng. Mỗi buổi tối, họ thắp sáng bảng chữ nầy để những người đi ngang qua

có thể nhìn thấy qua các cửa sổ. Moody kể lại rằng:

Một đêm nọ, một người đàn ông đi ngang qua nhà thờ nhìn qua cửa ra vào và thấy

hàng chữ đó. Anh ta là một người hoang đàng nghèo khổ, anh tiếp tục bước đi. Khi

đã bước đi xa rồi, anh tự nhủ: “Đức Chúa Trời là tình yêu ư? Không. Đức Chúa

Trời không yêu thương. Đức Chúa Trời không yêu tôi. Ngài không yêu tôi, bởi vì

tôi là một kẻ nghèo khổ, một tội nhân thảm thương. Nếu Đức Chúa Trời là tình yêu

thương, Ngài phải yêu tôi. Đức Chúa Trời không yêu thương. ” Tuy nhiên dòng

chữ vẫn còn ở đó chiếu sáng vào linh hồn anh. Anh đi một khúc xa hơn một chút,

quay lại và trở lại rồi bước vào trong buổi nhóm. Anh không nghe bài giảng nói gì,

nhưng dòng chữ đã đi vào tấm lòng anh, và đó là điều anh cần.

Nếu như Lời Chúa không đi vào lòng anh thì lời con người nói chẳng đáng kể gì.

Và anh ta đã ở lại trong buổi nhóm, tôi đã tìm thấy anh đang ở đó, khóc nức nở

như một đứa trẻ. Nhưng khi tôi mở Kinh Thánh ra và nói với anh Đức Chúa Trời

đã yêu anh như thế nào từ thời thơ ấu ban đầu của anh cho đến nay. Ánh sáng của

Tin lành vụt sáng trong tâm trí anh, và rồi anh đã ra đi trong sự vui mừng. 6

Vì sao Đức Chúa Trời lại hạ mình để yêu thương những con người không có giá trị

như chúng ta? Tâm trí hay chết của chúng ta không thể hiểu được sự bao la hoặc sự

nhất quán của tình yêu. Chúng ta sẽ không bao giờ trả lời được tại sao, nhưng

chúng ta có thể tin tình yêu ấy là thật, khiến cho chúng ta yêu thương, biết ơn thờ

phượng và ngợi khen Ngài càng nhiều hơn nữa để đáp lại.

Tình Yêu Của Chúa Được Ban Cho Cách Nhưng Không

Một buổi tối nọ trong khi đang nói chuyện với mấy trăm người đàn ông tụ tập lại ở

một khu tập trung dân du thủ du thực. Để minh họa cho những người nầy tình yêu

và ân điển của Chúa, tôi rút tờ 10 Mỹ kim ra khỏi túi và nói rằng: “Ai là người đầu

tiên lên đây nhận tờ giấy bạc nầy sẽ được nó như một món quà nhưng không. ”

Trong số hàng trăm người ngồi phía trước mặt tôi không một ai cử động.

Cuối cùng một người đàn ông trung tuần, ăn mặc xốc xếch giống những người còn

lại, rụt rè đứng lên và hỏi: “Ông không đùa chứ?”

Tôi nói: “Chắc chắn rồi, hãy tiến lên và nhận đi, nó là của ông. ”

Ông ta hầu như chạy lên để nhận lấy tờ bạc, rồi ông cảm ơn tôi. Những người còn

lại trong đám đông bắt đầu xầm xì, dường như họ muốn nói: “Sao mình không tin

để đi lên nhận lấy món quà nhỉ?”

Điều nầy cho tôi một cơ hội tuyệt vời để nhấn mạnh rằng chúng ta không làm việc

để có được tình yêu của Đức Chúa Trời. Tình yêu của Đức Chúa Trời là một tặng

phẩm cho tất cả mọi người tiếp nhận bởi đức tin; Ngài ban tình yêu cho chúng ta

cách nhưng không. Không điều gì chúng ta làm sẽ khiến Chúa yêu chúng ta nhiều

hơn; cũng không điều gì chúng ta làm khiến cho Ngài yêu chúng ta kém hơn. Ngài

yêu chúng ta bởi vì Ngài là Đấng đầy ân điển, không phải bởi chúng ta là ai, mà là

vì Ngài là Đấng nào.

Thông thường, trong thế giới của chúng ta, những người giàu có, xinh đẹp, có tài

năng, thông minh nhận được sự quan tâm và “tình yêu” nhiều nhất. Nhưng hoàn

cảnh xã hội của chúng ta không liên quan gì đến tình yêu của Đức Chúa Trời dành

cho chúng ta. Khi Đức Chúa Jêsus vào thành Giêricô, Ngài phải đi ngang qua

người thâu thuế tham lam ấy, Xachê, là người bị mọi người trong thành phố lẩn

tránh. Sự đói khát trong tâm linh Xachê lớn đến nỗi ông ta đã leo lên một cái cây

để nhìn xem Chúa Jêsus. Khi Chúa Jêsus đi ngang qua dưới cây, Ngài ngước nhìn

lên và phán rằng: “Hỡi Xachê, hãy xuống đi, vì hôm nay Ta sẽ ở nhà ngươi”. 7

Xachê không cần Ngài mời lần thứ hai. Ông tuột xuống khỏi cây và vội vả mừng

rước Chúa vào nhà.

Tình yêu của Đức Chúa Trời đến với những người bị xã hội khinh bỉ nhất và đem

họ vào trong vòng tay yêu thương của Ngài như trong trường hợp của Xachê và

người con trai hoang đàng được mô tả bởi D. L. Moody, tình yêu Đức Chúa Trời

giải phóng một người ra khỏi tội lỗi và thất vọng - bất chấp người đó là ai.

Tình Yêu Của Đức Chúa Trời Không Thay Đổi Và Trường Tồn

Trong số những câu nói có sức hủy diệt nhất mà một đứa trẻ có thể nghe được từ

bố mẹ nó là: “Tao không yêu mầy nếu mầy làm điều đó. ” Sự tổn thương của tình

yêu có điều kiện cũng chứa trong những lời mà cậu bé thiếu niên nói với một cô

bé: “Nếu bạn không quan hệ tình dục với tôi, bạn không còn yêu tôi. ” Cô ta ngã

vào vòng tay của cậu bé trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm giữ được người yêu

mình, nhưng khi đã có được điều mình muốn, cậu bỏ rơi cô bé. Cùng một sự tổn

thương đó thường vang dội giống như một tiếng vọng trong một hẽm núi khi mà

sau nhiều năm chung sống, một người bạn đời bảo rằng: “Tôi không còn yêu anh

nữa bởi vì. . . ”

Sự hy sinh của Đức Chúa Trời trong việc hoạch định sự cứu rỗi của chúng ta đã

được ấn định không hề ngừng nghỉ trong quá khứ đời đời: “Trước khi sáng thế

Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách

được trước mặt Đức Chúa Trời, bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho

chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ. ” 8 Không hề

có một giây phút nào Đức Chúa Trời không hoạch định trong tình yêu thương Ngài

để thực hiện của lễ tốt nhất cho chúng ta. Ngài đã hoạch định để rời bỏ sự vinh

hiển đẹp đẽ và bình an nơi thiên đàng để mang lấy thân thể của một con người.

Bạn và tôi, là những người thậm chí không xứng đáng để gọi danh Ngài, lại được

yêu thương đến nỗi chúng ta luôn luôn ở trong tâm trí Ngài!

Ngay trước khi bị phản bội, Chúa Jêsus đã dự lễ Vượt Qua với các môn đồ Ngài.

Họ sắp sửa trải qua giờ phút đau thương không thể tả xiết khi nhìn thấy thầy mình

bị các tên lính dẫn đi bị đưa ra trước tòa án và phải chịu đóng đinh. Sách Giăng

giải thích những ý định của Chúa Jêsus trong suốt bữa ăn tối cuối cùng ấy như sau:

“Đức Chúa Jêsus giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về Đức Chúa Cha; Ngài đã

yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng. ” 9 Trước hết,

Chúa Jêsus có một bữa ăn thông công, sau đó, Ngài đã rửa chơn cho các môn đồ.

Khi Chúa rửa chơn cho Phierơ, ông đã tuyên bố: “Tôi liều sự sống tôi vì Chúa. ”

Chúa Jêsus đã trả lời: “Ngươi liều sự sống ngươi vì Ta sao? Quả thật, quả thật, Ta

nói cùng ngươi, khi gà chưa gáy, ngươi đã chối Ta ba lần!” 10

Đó chính xác là điều Phierơ đã làm. Trong những giờ tối tăm nhất của Chúa Cứu

Thế, Phierơ đã quay lưng lại với Chúa mình. 11 Chúa Jêsus có từ chối Phierơ vì sự

phản bội của ông không? Khi các tên lính trói Ngài và điệu Ngài đi qua đám đông,

Phierơ cứ ngó chăm Ngài. Ánh mắt của Ngài dường như muốn nói rằng: “Phierơ,

Ta biết con cảm thấy buồn chán vì điều con đã làm. Nhưng hãy biết rằng Ta vẫn

yêu con. ”

Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chủ và Cứu Chúa mình, Đức Chúa Trời

bao phủ chúng ta và rót đổ trên chúng ta tình yêu đời đời của Ngài. 12 Chúng ta

bước vào một mối tương giao đặc biệt đời đời với Ngài. Sứ đồ Giăng đã nhận ra

điều nầy và ông kêu lên rằng: “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu

thương dường nào, và cho chúng ta được xưng là con cái Đức Chúa Trời. ” 13

Tình yêu nầy sẽ ở với chúng ta đời đời.

Đức Chúa Trời Ban Phước Cho Chúng Ta Bởi Vì Ngài Yêu Chúng Ta

Mới đây ở tại Milwaukee, Wisconsin, có một người đàn ông đến gặp một chủ nhà

vì muốn mượn chiếc vĩ nướng thịt của ông. Là một người tốt bụng, người chủ nhà

đã cho người đàn ông nầy mượn. Vài ngày sau, người mượn quay trở lại để trả

chiếc vĩ nướng thịt và tặng cho người chủ nhà bốn chiếc vé để xem đấu bóng chày

của đội Brewers ở tại Milwaukee. Người chủ nhà nầy rất vui thích, và mặc dầu đội

Brewers đã thua trong trận đấu ngày hôm đó, ông và cả gia đình đã có một buổi

chiều thật thích thú. Khi trở về nhà, họ mới khám phá ra rằng các tên trộm đã dọn

sạch nhà cửa họ với tất cả đồ đạc và các thiết bị trong khi họ đi xem trận đấu. Điều

tưởng như là một món quà hào hiệp hóa ra là một mưu mẹo để đưa gia đình rời

khỏi nhà hầu cho chúng có thể vào trộm dễ dàng.

Nhiều khi chúng ta thấy mình cũng băn khoăn không biết khi nào sự thì nhơn từ

của Đức Chúa Trời đối cùng chúng ta sẽ kết thúc và chúng ta sẽ thấy “đáy thùng”

lộ ra. Nhưng chúng ta không cần phải ngờ vực về những điều tốt lành mà Đức

Chúa Trời đem đến cho chúng ta. Ngài sẽ không bao giờ lạm dụng tình yêu của

chúng ta đối với Ngài.

Không một điều gì chúng ta làm có thể đánh mất tình yêu Ngài dành cho chúng ta.

Phaolô viết rằng: “Vì tôi biết rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm

quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay la bề sâu, hoặc một vật

nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã

chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta. ” 14 Chúng ta

không bao giờ phải sợ rằng các ơn phước của Ngài là một sự trá hình vì các ý định

khác. Mọi hành động của Đức Chúa Trời đối với chúng ta đều xuất phát từ tình yêu

trong sạch của Ngài dành cho chúng ta.

Tình Yêu Của Đức Chúa Trời Đem Điều Tốt Nhất Của Ngài Đến Cho Chúng Ta

Khi quặng sắt được lấy ra từ núi, nó chỉ đáng có vài đô la mỗi tấn, nhưng khi

những khối sắt ấy được đưa vào lò luyện Bessemer và phải chịu sức nóng dữ dội

cũng như áp suất lớn, nó sẽ biến đổi thành một loại thép có chất lượng cao dùng

trong phẩu thuật.

Đức Chúa Trời thường dùng nghịch cảnh trong đời sống chúng ta, không phải để

hủy diệt chúng ta mà để gây dựng đức tin chúng ta và luyện lọc chúng ta thành loại

người mà Ngài muốn chúng ta trở thành. Ngài không thể sử dụng những sự yếu

đuối ích kỷ. Suốt trong những giai đoạn khó khăn đó, Đức Chúa Trời bảo đảm với

chúng ta rằng Ngài làm việc vì cớ lợi ích của chúng ta. 15 Chỉ có Ngài mới biết

được tương lai và mọi sự việc sẽ xảy đến. Phần lớn thời gian chúng ta cầu xin một

cách vị kỷ những điều chúng ta ưa muốn, nhưng những điều đó không nhất thiết là

những điều ích lợi cho chúng ta. Tôi thật vui mừng vì Chúa không luôn luôn nhậm

những lời cầu nguyện của tôi và ban cho tôi điều tôi mong muốn. Tôi biết chắc là

mình sẽ làm cho tình huống tồi tệ hơn. Tôi sẽ luôn tin cậy Chúa, sự khôn ngoan

của Ngài và chương trình của Ngài dành cho cuộc đời tôi thông qua những nghịch

cảnh trong đời sống tôi.

Vì cớ yêu chúng ta, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị một tương lai thật tuyệt diệu cho

chúng ta. Trước hết, Ngài ban cho chúng ta một đời sống phong phú trên đất. Đây

không phải là một sự cung ứng tạm thời, cũng không phải chỉ sẵn sàng khi chúng

ta cảm thấy mình thánh khiết đủ để tiếp nhận điều đó. 16 Ngoài ra, Đức Chúa Trời

còn ban cho chúng ta một tương lai với Chúa Cứu Thế ở trên thiên đàng. 17 Đó

chính là niềm hy vọng của những người được Đức Chúa Trời yêu thương!

Những lời của bài thánh ca rất cổ dưới đây bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời thật

rõ ràng:

Ôi cao cao hơn thiên đàng,

Rộng rộng vượt đại dương lai láng.

Sâu như vực không đáy,

Là tình yêu Cứu Chúa tôi nay.

Chúa vốn biết tôi lạc loài,

Mà còn nhận làm con thân ái.

Do lời Kinh Thánh chỉ minh

Tôi tường tình yêu Jêsus chẳng lạt phai.

Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời yêu thương của mình, không phải như sự

hành đạo hoặc nghi thức tôn giáo, mà với một sự đáp ứng chân thành đối với tình

yêu mà Ngài đã bày tỏ ra cho chúng ta! Có nơi nào khác để chúng ta tìm được tình

yêu thương và sự tiếp nhận mà chúng ta vô cùng cần đến? Chắc chắn là không có

trong một phong trào “Nối vòng yêu thương” nào đó không theo tiêu chuẩn Kinh

Thánh hoặc một mối quan hệ vô luân. Tình yêu nầy chỉ có thể đến từ sự dịu dàng

của tấm lòng Đức Chúa Trời.

Mỗi ngày, hãy ngợi khen Chúa vì tình yêu vô điều kiện và trọn vẹn của Ngài. Hãy

ngợi khen Ngài khi bạn thức giấc vào buổi sáng, hãy cảm tạ Ngài khi bạn làm việc,

và hãy nói với Ngài bạn yêu Ngài nhiều dường nào trước khi đi ngủ. Hãy hưởng

ứng tình yêu vô hạn trường tồn Ngài dành cho bạn bằng cách bày tỏ tấm lòng yêu

thương của bạn đối với Ngài.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Đức Chúa Trời Của Bạn - Hãy dâng mình cho Đức Chúa Trời Đấng

yêu thương chúng ta trong sự thờ phượng bằng những lời lẽ của bài thánh ca

Nguyện Tâm trí Đấng Cứu Thế , Cứu Chúa Tôi :

Nguyện tâm trí của Chúa Cứu Thế, sống trong tôi từ ngày nầy sang ngày kia,

Tôi nói và làm bởi tình yêu và quyền năng cai quản của Ngài.

Nguyện lời Chúa ngự trị phong phú trong lòng tôi từng giờ.

Hầu cho tôi được thấy mình đắc thắng chỉ bởi quyền năng Ngài.

Nguyện tình yêu của Chúa Jêsus đổ đầy trong tôi như các dòng nước đổ đầy biển

cả.

Ngài được tôn cao tôi hạ xuống - Đây là chiến thắng.

Nguyện vẻ đẹp của Ngài đáp đậu trên tôi khi tôi chinh phục kẻ hư mất.

Và nguyện họ quên đi ống dẫn, chỉ nhìn lên Ngài

Hãy ngợi khen Ngài, vì Ngài đã bày tỏ tình yêu trong đời sống bạn bằng nhiều

cách.

Phản Chiếu Hình Ảnh Ngài - Để giúp bạn hiểu được tình yêu, hãy đọc ICo1Cr

13:1-13 nhiều lần ở nhiều bản dịch khác nhau mà bạn có. Hãy để những lời lẽ và

sứ điệp nầy sâu lắng trong tâm trí và linh hồn bạn. Hãy thay thế tên của bạn vào

nơi nào có chữ “tình yêu thương”. Hãy lấy đức tin xin Chúa phát huy các phẩm

chất nầy ở trong bạn.

Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Trong đời sống bạn có người nào cần được

biết Chúa yêu người ấy thật nhiều không? Có thể là bố hoặc mẹ bạn, vợ hoặc

chồng của bạn, hoặc một người bạn chưa bày tỏ tình yêu lành mạnh đối với họ.

IGi1Ga 4:18 chép rằng: “Tình yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ mọi sự sợ hãi. ” Hãy

nói với người đó rằng có một Đấng yêu thương trọn vẹn và vô kỷ - là Chúa Cứu

Thế yêu thương của chúng ta. Hãy tìm cách bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho

người ấy.

Chương 21: Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Rải Ra Tình Yêu Ngài

Cha thiên thượng của chúng ta yêu thương chúng ta, con cái Ngài, bằng vô số

cách. Thỉnh thoảng chúng ta có thể chứng kiến một tình yêu con người, mặc dầu có

thể nhỏ thôi, như là một sự phản chiếu tình yêu hy sinh và vô điều kiện của Đức

Chúa Trời dành cho chúng ta.

Vào một mùa Giáng sinh lạnh lẽo năm 1952, khi Triều Tiên đang ở trong cơn đau

đớn của cuộc nội chiến, một phụ nữ trẻ vật vã trên con đường làng, rõ ràng sắp sửa

sinh hạ một đứa bé. Cô ta nài xin một vị khách qua đường: “Làm ơn cứu tôi với,

làm ơn, con của tôi. ” Không ai bày tỏ lòng quan tâm cả.

Một cặp vợ chồng trạc trung tuần vừa đi ngang qua. Người vợ đẩy thiếu phụ trẻ

qua một bên và mỉa mai: “Bố nó đâu? Ông chồng Mỹ của bà bây giờ ở đâu?” Hai

vợ chồng cười lớn và tiếp tục bỏ đi.

Người phụ nữ trẻ gần như gập người lại vì một cơn đau do tử cung co thắt trong

lúc dõi mắt nhìn họ bước đi. Cô nài nỉ “Xin làm ơn. . . , ”

Cô đã từng nghe nói về một nhà truyền giáo sống ở làng lân cận là người có thể

giúp đỡ cô. Cô vội vàng bước đến ngôi làng đó. Ước rằng ông ấy có thể giúp đứa

con của cô. Run rẩy trong cơn đau đớn, cô vật lộn với khí hậu lạnh lẽo của miền

quê. Nhưng đêm hôm đó trời quá lạnh. Tuyết đã bắt đầu rơi. Nhận ra rằng giờ

mình sinh đứa bé đã đến, cô náu mình bên dưới một cây cầu. Tại đó một mình, đứa

bé của cô vừa ra đời vào đêm lễ Giáng Sinh.

Lo cho đứa con mới sinh, cô cởi các áo ngoài của mình, quấn quanh đứa bé, và đặt

nó trong vòng tay ấm áp của mình.

Ngày hôm sau, nhà truyền giáo dũng cảm đương đầu với lớp tuyết mới để đi phân

phát các món quà Giáng Sinh. Mặt trời đã lấp lóe trên miền đồng quê. Khi đi dọc

theo cầu, ông nghe tiếng khóc của một đứa trẻ. Ông lần theo tiếng khóc đến nơi

chân cầu. Bên dưới cầu, ông phát hiện một bà mẹ trẻ đã chết cứng, tay vẫn còn ghì

chặt cậu con trai mới sinh đang khóc thét. Nhà truyền giáo nhẹ nhàng nhấc đứa bé

ra khỏi vòng tay của bà.

Khi đứa bé đã được mười tuổi, người cha hiện nay nhận cậu làm con nuôi thuật lại

cho cậu câu chuyện về người mẹ của cậu đã qua đời vào đêm Giáng Sinh. Cậu bé

bật khóc nhận ra sự hy sinh mà mẹ mình đã dành cho mình.

Sáng hôm sau, nhà truyền giáo thức dậy sớm, phát hiện chiếc giường cậu bé trống

không. Sau khi nhìn thấy những vết chân nhỏ in trên lớp tuyết bên ngoài. Ông vớ

lấy chiếc áo ấm và đi theo dấu chơn dẫn ông đến bên chiếc cầu nơi người mẹ trẻ đã

chết.

Khi tiến đến bên cầu, ông dừng lại kinh ngạc. Quỳ trên tuyết, là cậu con trai của

ông, mình ở trần và run rẩy một cách không kiểm soát được. Mớ áo quần của cậu

nằm bên cạnh. Tiến đến gần hơn, ông nghe cậu bé nói qua hàm răng đánh lập cập:

“Mẹ ơi có phải mẹ đã chịu cơn lạnh nầy vì con không?”

Câu chuyện ấy nhắc tôi nhớ đến một người mẹ khác và con trai bà đã hy sinh rất

nhiều. Vào một đêm mùa đông, Chúa Jêsus đã từ bỏ ngôi nhà của Ngài, sự vinh

hiển của Ngài, và sự ấm áp của thiên đàng để được sanh ra trong một chuồng chiên

và một thế giới không đón mừng. Ngay trước khi Ngài ra đời, Mari, mẹ Ngài đã

không được tiếp đón ở bất cứ quán trọ đắt tiền nào ở tại Bếtlêhem. Thay vào đó bà

đã sanh ra con trai mình trong chuồng chiên lạnh lẽo tối tăm. Đấng Tạo hóa của cả

vũ trụ, vị Quan án toàn hảo, Đấng có thể hủy phá thế giới nầy chỉ bằng một lời, đã

sẵn sàng chịu đựng sự bắt đầu xấu xí nầy vì cớ bạn và tôi. Đó chính là tình yêu vô

điều kiện!

Chúng ta, những người đã kinh nghiệm tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời

được truyền bảo phải san sẻ tình yêu ấy với người khác. Nhưng làm thế nào Đức

Chúa Trời có thể bày tỏ tình yêu siêu việt của Ngài qua chúng ta? Giăng viết rằng:

“Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, Đức

Chúa Trời tức là sự yêu thương ai, ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa

Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy. ” 1

Bí quyết là, hãy để Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta như những công cụ của Ngài

để yêu thương người khác. Chúng ta bắt đầu tiến trình ấy bằng cách yêu Chúa và

hết lòng phục vụ Ngài.

Đức Chúa Trời Muốn Chúng Ta Yêu Ngài Hết Lòng

Chúa Jêsus đã tuyên bố: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa

là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. ” 2 Đức Chúa

Trời, trong quyền tối cao của Ngài, đã dựng nên chúng ta hầu cho chúng ta tìm

được vui mừng lớn hơn hết của mình và sự thỏa lòng trong việc yêu mến Ngài.

Một ngày nọ, khi tôi đang chuẩn bị bài giảng, con trai tôi là Zac thình lình xuất

hiện với một chồng sách và đến ngồi yên lặng bên cạnh tôi. Tôi hết sức cảm động

khi nghĩ rằng có hàng tá chỗ trong nhà để cháu đến mà đọc sách. Tôi phá tan sự im

lặng: “Zac nầy, con có biết việc con đến ngồi với bố có ý nghĩa thế nào đối với bố

không. ”

Lòng tôi tan chảy khi nghe con tôi nói rằng: “Đó là lý do khiến con đến đây. Con

chỉ muốn được ở với bố. ”

Cũng vậy, tấm lòng vĩ đại của Đức Chúa Trời ao ước mối thông công với chúng ta.

Với các ơn phước không kể xiết trong tay. Ngài chờ đợi chúng ta mở mắt mình và

tay chúng ta và vươn ra bằng đức tin để nhận lãnh các ơn phước ấy. Ô, Ngài ao

ước được biết đi và trò chuyện với chúng ta biết bao như Ngài đã có với Ađam và

Êva trong vườn Êđen. Tôi khuyên giục bạn hãy đổ lòng ra với Ngài; hãy nói với

Ngài những tổn thương, những nỗi sợ hãi, và những hy vọng của bạn. Hãy đọc các

bức thư yêu thương của Ngài trong Kinh Thánh. Sau đó hãy bước vào sự hiện diện

của Ngài bằng sự ngợi khen và sự thờ phượng. Khi bạn nán lại trong sự hiện diện

của Ngài, Thánh Linh Ngài sẽ thông công với tâm linh bạn để làm tươi mới thân

thể, linh hồn, tâm trí và những tình cảm của bạn.

Chúa Muốn Chúng Ta Yêu Người Lân Cận Mình

Khi mối tương giao thân mật của chúng ta với Chúa được sâu nhiệm, chúng ta

càng trở nên giống con Ngài, là Chúa Cứu Thế Jêsus. Kết quả là, chúng ta có thể

yêu người khác cách vô điều kiện như Chúa đã yêu chúng ta. Giăng viết rằng: “Hỡi

kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng

phải yêu nhau. ” 3 Đức Chúa Trời muốn chúng ta bày tỏ tình yêu agape, siêu việt

của Ngài cho người khác. Chúng ta trở thành gương mẫu của tình yêu Chúa dành

cho thế giới khi chúng ta yêu người lân cận mình qua sự giúp sức của Thánh Linh

Ngài.

Tôi nhớ đến câu chuyện của người phụ nữ Ấn Độ Navajo là người đã được chữa

lành một chứng bệnh nặng bởi một bác sĩ truyền giáo. Cô có được một ấn tượng rất

lớn bởi lòng tận tụy mà ông ta đã bày tỏ. Cô nói: “Nếu Chúa Jêsus có gì đó giống

vị bác sĩ nầy, tôi có thể tin cậy Ngài mãi mãi. ”

Người phụ nữ nầy không cần bất cứ ai để giải thích tình yêu của Chúa đối với

mình. Cô đã nhìn thấy tình yêu ấy hành động qua vị bác sĩ. Đức Chúa Trời muốn

dân sự Ngài hãy là những gương mẫu sống về tình yêu của Ngài dành cho người

khác.

Đức Chúa Trời Muốn Chúng Ta Yêu Chính Mình

Một trong những nhà truyền giảng vĩ đại và các giáo sư Thánh Kinh lớn trong thời

đại chúng ta, Charles Stanley, đã ban bố một sứ điệp vào một trong các buổi huấn

luyện nhân sự, trong đó ôngcho biết ông đã lớn lên mà không biết tình yêu của một

người cha. Ông đã đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế, đi học thần đạo, và xây dựng

một Hội Thánh lớn. Một ngày kia khi ông cảm thấy kiệt sức và vào lúc hy vọng

sắp tàn tắt, ông đã mời một số những người tin cậy để cùng ông tham gia thì giờ

hồi tưởng lại cuộc đời mình. Trong suốt nhiều giờ đồng hồ, ông kể lại câu chuyện

đời mình cho họ, thế nào ông đã cảm nhận không được yêu thương khi còn là một

đứa trẻ, thậm chí khi đã trở thành là một người lớn, ông cũng không hề kinh

nghiệm tình yêu của Chúa như thế nào.

Cuối cùng, một trong những người ấy bảo ông hãy tựa đầu trên hai cánh tay

khoanh lại đặt trên bàn: “Hãy tưởng tượng Đức Chúa Trời đang vòng hai cánh tay

Ngài quanh bạn trong khi bạn tập trung vào lời tuyên bố “Chúa yêu tôi”.

Khi Stanley làm như vậy, nước mắt ông bắt đầu tuôn đổ. Ông cảm thấy tình yêu

của Cha Thiên Thượng tràn ngập mình lần đầu tiên trong cuộc đời. Điều đã từng là

một sự thực hành khôn ngoan của đức tin đặt nơi tình yêu của Chúa đã trở nên hết

sức riêng tư.

Chúa Jêsus đã hàm ý chúng ta phải yêu chính mình khi Ngài phán rằng: “Ngươi

hãy yêu kẻ lân cận như mình. ” 4 Trước mắt Chúa, bạn không cần phải thông minh

hơn, gầy hơn, xinh xắn hơn hoặc giàu có hơn. Đó là những tiêu chuẩn của thế gian

chứ không phải của Chúa. Ngài yêu bạn và chấp nhận bạn đúng như bạn vốn có.

Bạn không có lý do gì để ghét chính mình khi Đấng tạo dựng bạn bày tỏ tình yêu

vô điều kiện bằng cách tha thứ cho bạn và chịu chết vì bạn. Bạn là hoàn toàn; bạn

có nhân cách và giá trị không thể dò được với tư cách là con cái Đức Chúa Trời!

Đức Chúa Trời Muốn Chúng Ta Yêu Kẻ Thù Nghịch Mình

Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ Ngài: “Hãy yêu kẻ thù nghịch các ngươi và cầu

nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi. ” 5 Điều đó thật khó, nếu không nói là không thể

được, nếu không có sự trợ giúp của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta.

Một người đã bày tỏ tình yêu của Chúa cho kẻ thù mình là Richard Wurmbrand,

một mục sư người Rumani đã bị bỏ tù và hành hạ vì đức tin của mình. Ông mất cả

cha lẫn mẹ, các chị em gái, một người em trai và con cái trong cuộc tàn sát của

Đức Quốc Xã. Trong những ngày khủng khiếp ấy ông đã được giới thiệu đến một

người lính Rumani là người đã khoe về cách ông ta đã giết những người Do Thái -

thậm chí những người đang bồng những đứa bé trong tay họ.

Người đàn ông nầy đã không biết Wurmbrand là một người Do Thái. Bởi vì

Wurmbrand là một cái tên tiếng Đức phổ thông. Ông ta là một mục sư Cơ Đốc,

người lính ấy cho rằng Richard không phải là người Do Thái. Trong khi người lính

khoe khoang việc tàn sát những người Do Thái, Wurmbrand đã không nói một lời

nào. Thay vào đó, anh đã mời người lính nầy về nhà mình. Người lính đã nhận lời

mời. Khi đến nơi, Wurmbrand giải thích rằng vợ ông đang nằm trên giường bệnh.

Sau khi trò chuyện cho đến chặp tối, vị mục sư người Rumani nói rằng: “Thưa ông,

tôi phải nói với ông đôi điều. Nhưng hãy hứa với tôi rằng ông sẽ im lặng lắng nghe

tôi trong mười phút. Sau mười phút ông có thể nói bất cứ điều gì ông muốn. ”

Người lính đồng ý.

Richard Wurmbrand sau đó nói rằng: “Trong căn phòng kia, vợ tôi đang ngủ. Bà là

người Do Thái và tôi cũng vậy. Gia đình của nàng cũng là gia đình của tôi, bị hủy

diệt trong những trại tập trung lớn của Đức Quốc Xã. Anh khoe rằng anh đã giết

những người trong trại tập trung đó, là nơi gia đình chúng tôi đã được đưa đến. Vì

vậy tôi coi anh như là kẻ đã giết gia đình tôi.

“Bây giờ tôi đề nghị anh một sự nghiệm thử. Chúng tôi sẽ đi vào phòng kia và sẽ

nói với vợ tôi anh là ai. Tôi bảo đảm với anh rằng vợ tôi sẽ không nói một lời nào,

sẽ không nhìn anh cách tức giận, mà sẽ mỉm cười với anh như với một người

khách. Nàng sẽ coi anh như một người khách được tôn trọng. Mặc dầu nàng đang

bệnh, nàng sẽ đi ra và chuẩn bị cà phê cùng với bánh ngọt cho anh. Anh sẽ được

tiếp nhận như bất cứ một người nào khác, nếu vợ tôi chỉ là con người, có thể làm

điều đó, nếu nàng có thể yêu thương anh như vậy, sau khi biết điều anh đã làm mà

vẫn có thể tha thứ cho anh, thì Chúa Jêsus, là tình yêu thương, sẽ còn yêu anh

nhiều đến chừng nào?” 6

Người lính Đức cao lớn ấy đã xé áo mình và khóc lóc: “Tôi đã làm gì, tôi đã làm gì

vậy? Tôi đã phạm tội vì đổ máu quá nhiều. ” Người đàn ông nầy là người chưa bao

giờ nghe một lời cầu nguyện trước đây đã cùng quỳ gối với vị mục sư và xin Chúa

tha tội cho mình.

Sau đó, hai người đàn ông bước vào trong phòng nơi bà Wrumbrand đang nằm. Bà

không hề nghe gì về điều đã xảy ra trong căn phòng bên cạnh, nhưng khi chồng bà

đánh thức bà, bà đã làm đúng như điều ông đã mô tả bà sẽ làm. Khi bà nghe rằng

người lính đã ăn năn tội mình, bà vòng tay ôm cổ anh ta, cả hai đều khóc. Mục sư

Wrumbrand đã viết lại cảnh ấy như sau: “Thật là một quang cảnh yêu thương

giống như nơi thiên đàng. Đó là điều Chúa Jêsus có thể làm. Ngài là tình yêu

thương. ” 7

Khi những Cơ Đốc Nhân bắt đầu yêu Đức Chúa Trời, họ sẽ yêu những kẻ thù

nghịch mình. Thế giới ngày nay, cũng như trong thế kỷ thứ nhất, sẽ kinh ngạc khi

thấy thái độ và hành động yêu thương của chúng ta: “Những người Cơ Đốc nầy

yêu thương nhau biết bao. ” 8

Tình Yêu Của Đức Chúa Trời Buộc Chúng Ta Phải Nói Cho Người Khác

Bạn có bao giờ ở gần một bà cụ vừa trở về sau khi thăm các cháu mình không? Bà

ta quá yêu những đứa cháu đến nỗi không thể thôi nói về chúng. Tốt hơn là bạn

hãy sẵn sàng để xem cả đống hình.

Bạn có bao giờ ở gần một người mới tin Chúa, là người yêu thương Chúa Jêsus

đến nỗi thôi nói về Chúa Cứu Thế của chúng ta không? Thế rồi điều gì xảy ra khi

thời gian trôi đi? Thật rất thường xuyên, cũng như Hội Thánh Êphêsô được ký

thuật trong sách Khảihuyền, nhiều tín hữu đã đánh mất tình yêu ban đầu của họ và

không còn nói về Đức Chúa Trời là Đấng đã yêu chúng ta đến nỗi ban Con một

của Ngài chịu chết thế chỗ chúng ta trên thập tự giá. Sự tương phản giữa một người

mới tin Chúa và một Cơ Đốc Nhân “lâu năm” được minh họa qua câu chuyện của

một chàng thanh niên vào một buổi tối nọ dự buổi nhóm của mục sư Billy Graham

đã phóng về căn hộ của mình. Anh và người bạn cùng phòng đã sống và làm việc

với nhau trong nhiều năm. Anh nói với người bạn mình rằng: “Tôi sẽ nói với anh

một điều, tối nay tôi đã mời Chúa Cứu Thế là Cứu Chúa mình, và Ngài đã biến đổi

đời sống tôi!” Bạn anh nở nụ cười và nói: “Tuyệt vời! Tôi đã tin Chúa nhiều năm

và lúc nào cũng mong rằng anh sẽ tiếp nhận Chúa là Cứu Chúa mình. ”

Ngạc nhiên người tân tín hữu nói: “Từ khi biết anh, tôi vẫn cố gắng để sống theo

các tiêu chuẩn của anh, nhưng đã thất bại thê thảm. Vì sao anh không nói cho tôi

cách nhận biết Chúa Cứu Thế?”

Phaolô viết rằng: “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi, và

chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người thì mọi người đều chết,

lại Ngài đã chết vì mọi người hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà

sống nữa nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình. ” 9 Khi chúng ta

thậtsự nhận biết Chúa đã hy sinh lớn lao cho chúng ta dường nào, tình yêu chúng ta

dành cho Ngài sẽ luôn nồng ấm và kết quả. Chúng ta sẽ không thể nào giữ tin

mừng cho chính mình. Tình yêu của Đức Chúa Trời là Tin lành mà chúng ta san sẻ

với những người chưa hề hiểu được Chúa yêu có ý nghĩa như thế nào.

Chúng ta hãy tiếp tục ngày sang ngày, giờ sang giờ, ngụp lặn sâu xa trong dòng

suối yêu thương của Đức Chúa Trời. Và sau khi đã được tươi mới bởi nước sống

ấy, sẽ tuôn đổ ra cho những người đang khô hạn, khao khát chung quanh bạn. Tôi

bảo đảm với bạn rằng việc nhìn thấy người khác đáp ứng với tình yêu và sự tha thứ

của Đức Chúa Trời sẽ là một trong những kinh nghiệm vui mừng hơn hết mà bạn

cần có.

Yêu Thương Bằng Đức Tin

Tôi cầu nguyện cho bạn cũng như Phaolô đã cầu nguyện cho các tín hữu ở thành

Êphêsô “Để anh em sau khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp

cùng các thánh đồ và hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, và bề sâu của nó là thể nào.

” 10

Bạn có thể thú nhận: “Tôi không có loại tình yêu ấy để chia sẻ với bất cứ ai. ” Để

kinh nghiệm và chia sẻ tình yêu siêu nhiên của Đức Chúa Trời, hãy xưng nhận tình

yêu ấy bằng đức tin. 11

Chúng ta có khả năng để yêu bất cứ ai Chúa đặt để trên con đường của mình. Một

trong những bài học lớn nhất mà tôi đã học được trong đời sống Cơ Đốc của mình

là “Cách yêu thương bằng đức tin. ” 12 Chúng ta có thể nghĩ mình đã mất đi tình

yêu dành cho vợ hoặc chồng chẳng hạn. Song, khi chúng ta bởi đức tin , mở cửa

cho tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời dành cho người phối ngẫu “không

đáng yêu” tuôn chảy qua chúng ta, chúng ta sẽ khám phá một tình yêu được nhen

lại, vẫn sống động và tươi mới. Điều đó cũng đúng đối với một ông chủ, người phụ

tá, hoặc nhân viên “khó yêu”. Không gì có thể bẻ gãy những lý lẽ cứng nhắc của sự

không tha thứ và cay đắng cho bằng hành động chân thành và lời nói yêu thương.

Đôi khi bạn và tôi phải lấy đức tin bởi tình yêu thương bước bước thứ nhất của sự

phục hòa. Phản ứng tích cực từ phía họ có lẽ không phải lúc nào cũng có ngay tức

khắc, nhưng hãy cứ tiếp tục yêu thương và đến với họ. Không có sức mạnh nào

trên đất nầy mạnh hơn tình yêu siêu nhiên. Ngày nọ một luật sư đến tại Arrowhead

Springs để phàn nàn rằng ông ta không thể hòa thuận với một trong các cộng sự

của mình. Họ rất ghét nhau, ông nói vậy. Vì thế, tôi đề nghị ông hãy nói với người

cộng sự của mình rằng ông yêu thương anh ấy và xin anh ta tha thứ vì đã không

yêu thương anh ta.

Ông phản đối: “Tôi không thể nào làm điều đó được” nhưng sau khi tôi giải thích

khá nhiều yêu thương bằng đức tin là thế nào, ông đồng ý tiếp xúc với người cộng

sự. Sáng sớm hôm sau, ôngta đi vào văn phòng và nói với người cộng sự rằng:

“Cách đây khá lâu tôi đã tin Chúa và thái độ chỉ trích của tôi đối với anh đã thay

đổi. Tôi đến để xin anh tha thứ và để nói với anh rằng tôi yêu mến anh. ”

Người cộng sự của anh thật sự đã té khỏi ghế bởi vì anh ta quá sửng sốt trước thái

độ thay đổi hoàn toàn của người đàn ông đứng trước mặt mình. Anh ta hỏi: “Làm

thế nào để tôi có được điều anh có?” Vị luật sư nầy đã dẫn người cộng sự của mình

đến chỗ đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế, và họ đã trở thành bạn thân. Vài ngày sau,

họ đến để kể lại cho tôi phép lạ của sự hòa giải và tình yêu siêu nhiên của Đức

Chúa Trời.

Bạn hãy bắt đầu yêu thương bằng đức tin ngay bây giờ, hãy lên danh sách từng

người mà bạn không thích, hay khó yêu, và những người đã làm tổn thương bạn.

Có thể bảng danh sách của bạn bao gồm cả ông chủ, một người đồng công, vợ

hoặc chồng, con cái, cha mẹ, một anh em tín đồ, hoặc một người hàng xóm. Bây

giờ hãy xin Đức Thánh Linh đổ đầy bạn tình yêu thương dành cho người đó, và lấy

đức tin công bố tình yêu lớn lao của Chúa Cứu Thế dành cho họ. Sau đó khi gặp họ

vào lần tiếp theo, hãy lấy đức tin nhờ cậy tình yêu vô hạn, không cạn kiệt, lớn lao

của Chúa dành cho họ. Qua sự ban sức của Đức Thánh Linh, hãy chứng tỏ tình yêu

của bạn bằng cách hành động.

Tuy nhiên, chỉ tình yêu không thì chưa đủ; tình yêu đòi hỏi hành động. Việc hỗ trợ

cho tình yêu lớn của Chúa là một trong các thuộc tính khác của Ngài: Đó là lòng

thương xót vô hạn của Ngài. Trong chương tới, chúng ta sẽ khám phá lòng thương

xót của Ngài làm trọn tình yêu thương của Ngài để đem chúng ta đến chỗ hy vọng

cho tương lai và một sự bảo đảm trong sự hiện diện của Ngài như thế nào.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy cam kết để học thuộc lời tuyên bố và

những câu Kinh Thánh sau đây. Sau đó, trong tuần lễ nầy khi bạn đối đầu với các

tình huống, bạn cần nhớ rằng Chúa yêu bạn, hãy tuyên bố những lời hứa ấy bằng

đức tin.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là tình yêu, Ngài sẽ hết lòng để lo cho tình trạng an lành

của tôi một cách vô điều kiện.

• IGi1Ga 4:16 - “Chúng ta biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với

chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong

Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy. ”

• RoRm 8:39 - “Chẳng một vật nào có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà

Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng

ta. ”

Nương Cậy Chúa - Đức Chúa Trời ban cho một lời hứa tuyệt vời trong Rôma đoạn

8. Khi bạn đọc 8:38-39 hãy xem xét những tranh chiến và những lo lắng trong đời

sống bạn. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng thương xót bạn đã gìn giữ bạn cách

thương yêu bất chấp hoàn cảnh của bạn ra sao.

Vâng Lời Chúa - IGi1Ga 4:10, 11 chép rằng: “Nầy sự yêu thương ở tại đây: Ấy

chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai

Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta. Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã

yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. ” Trong đời sống bạn, có

người nào bạn thấy khó yêu không? Đừng đợi cho đến khi bạn “cảm thấy” muốn

yêu thương người ấy. Tình yêu có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là một cảm xúc, và

thường chúng ta phải yêu họ trước hết bằng đức tin. Hãy bắt đầu bằng cách cầu

nguyện cho người ấy. Sau đó, hãy tích cực đến với họ để bày tỏ lòng tốt. Bạn sẽ

ngạc nhiên khi thấy “cảm xúc” yêu thương nhanh chóng theo sau. Hãy vâng lời

Chúa và quyết định yêu thương ngay cả những người “khó yêu” hôm nay.

Chương 22: Đức Chúa Trời Là Đấng Giàu Lòng Thương Xót

Những năm gần đây thường có những tin lớn gây chấn động như là: “Động đất

khủng khiếp xảy ra tại Nhật Bản, ” “Bão lốc Mitch là trận bão gây tàn phá khủng

khiếp nhất được Ghi Nhận”, “Miền Bắc Texas bị Hạn Hán Nghiêm Trọng; Nông

Dân đang Đảo Điên. ”

Vì sao những điều nầy lại xảy ra cho những người tốt? Tất nhiên không ai có thể

đọc được suy nghĩ của Đức Chúa Trời để tìm ra lý do Ngài cho phép những tai

ương nhất định xảy đến. Tuy nhiên, những hàng tít nầy cũng nhắc nhở chúng ta

Đức Chúa Trời thật đầy ân điển đối với chúng ta như thế nào. Phần lớn khắp nơi,

thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta vẫn hoạt động theo một kế hoạch có trật tự.

Chúng biết rằng chỉ một thay đổi nhỏ trong môi trường sống cũng có thể hủy diệt

toàn bộ sự sống trên mặt đất. Nếu khoảng cách giữa trái đất và mặt trời chỉ thay đổi

một chút xíu, bầu khí quyển của chúng ta sẽ quá lạnh hoặc quá nóng để duy trì sự

sống. Không có bầu khí quyển đầy đủ bao quanh trái đất, các tia nguy hiểm từ

không gian bên ngoài sẽ giết chết chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời bảo tồn hành

tinh mà chúng ta hiện sống trên đó một cách kỳ diệu, hầu cho chúng ta vui hưởng

ban ngày và ban đêm, mùa hè cũng như mùa đông, mùa mưa và mùa khô.

Chúa Jêsus đã tuyên bố trong bài giảng trên núi: “Bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc

lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác. ” 1 Đức

Chúa Trời cung ứng những nhu cầu cần thiết của đời sống cho mọi con người được

sinh ra trên hành tinh nầy. Nhiều lúc chúng ta hưởng lòng nhân từ của Ngài như là

một điều đương nhiên - cho đến khi chúng ta phải trải qua một trận bão tuyết lớn

có sức tàn phá với thủy ngân rơi, hoặc khi nhiệt độ mùa hè vọt lên cao trong suốt

nhiều ngày. Khi ấy chúng ta phàn nàn mọi việc sao quá tồi tệ.

Đáng buồn thay, chúng ta hiếm khi nào cảm tạ Đức Chúa Trời vì hàng ngàn ngày

nắng ráo xinh đẹp. Chúng ta có thường xuyên dừng lại để cảm tạ Chúa vì từ năm

nầy qua năm nọ, các bông hoa rực nở và các kho lương thực của chúng ta vẫn chất

đầy các lương thực mọc lên từ các nông trại của nhà nông chăng? Lần mới đây

nhất chúng ta cảm thấy biết ơn vì được vui hưởng thức ăn, tình bạn, âm nhạc, nghệ

thuật, và nhiều điều khác nữa là vào lúc nào? Khi suy nghĩ đến những ơn phước ấy,

tư tưởng của chúng ta cuối cùng dừng lại ở tại ngưỡng cửa của lòng thương xót.

Lòng thương xót của Đức Chúa Trời là một thuộc tính dẫn Ngài đến chỗ bày tỏ

mối quan tâm thương cảm đối với dân sự Ngài, và cách cư xử nhạy cảm đối với kẻ

khốn khó. 2 Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót của chúng ta luôn tìm kiếm phúc

lợi, cả tạm thời (đời sống trên đất) và đời đời (đời sống vĩnh cửu trên thiên đàng),

cho con cái Ngài lẫn những người chưa tiếp nhận tình yêu và sự tha thứ của Ngài.

Dầu có nhiều người tỏ lòng thương xót kẻ khác, Đức Chúa Trời là bậc Thầy vĩ đại

của lòng thương xót. Bản tánh của Ngài chính là mong muốn giải thoát chúng ta

khỏi những khổ não tự mình áp đặt cùng những hoạn nạn mà chúng ta phải chịu vì

cớ tội lỗi mình. Hãy để tôi dùng một câu chuyện ngụ ngôn về một quan án đầy

lòng thương xót để minh họa cách ấn tượng lòng thương xót lạ lùng của Đức Chúa

Trời như thế nào.

Vị Quan Tòa Đầy Lòng Thương Xót

Tên tù nhân khốn khổ bị còng tay đang run lên bần bật vì sợ hãi khi đứng trước bệ

oai nghiêm của vị quan tòa khắt khe nhất, công bình nhất trong thị trấn. Vị quan

tòa nghiêm nghị tuyên bố: “Ngươi đã bị bắt quả tang phạm tội”. Những người

tham dự phiên tòa nín thở, chờ đợi điều mà họ biết chắc sẽ phải xảy đến.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người đàn ông nầy là kẻ có tội. Chứng cớ đã rõ ràng.

Vị quan tòa không còn sự lựa chọn nào ngoài việc công bố một bản án tử hình.

Không có quyền chống án đối với tội phạm kinh khiếp nầy, và cũng không được

phép trì hoãn quyền thi hành án.

Thình lình, trước sự bàng hoàng của mọi người, vị quan tòa đã làm một điều chưa

từng có trong lịch sử pháp luật. Ông nói với tên tội phạm: “Công lý phải được thi

hành. Ngươi là kẻ phạm tội. Ngươi hoàn toàn đáng chết. Dầu vậy ta yêu ngươi bất

chấp bản thân ngươi. Và vì cớ tình yêu ta dành cho ngươi, ta quyết định thay thế

chỗ ngươi. Ta sẽ nhận hình phạt của ngươi, ta sẽ chết thế chỗ ngươi. Ngươi là một

người tự do. Bây giờ ngươi có thể đi. ” Chiếc búa của quan tòa được nện xuống.

Phòng xử im lặng.

Sau một khoảnh khắc kinh ngạc, những người lính của tòa án tháo cùm sắt khỏi tay

và chơn người tù, cởi áo choàng của vị quan tòa và đóng sập các chiếc khóa sắt

trên cổ tay và cổ chân ông. Khi vị quan tòa được dẫn đến xà lim dành cho tử tội,

tên tù bàng hoàng, lặng người, bước ra khỏi phòng xử án, được tự do; dòng nước

bắt biết ơn tuôn tràn trên đôi má.

Điều nầy, tất nhiên, chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn về lòng thương xót của Đức

Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Vị Quan tòa. Bởi vì Ngài tuyệt đối công bình, tất cả

những hành động của Ngài đều phải phục vụ cho luật công bình của vũ trụ. Chúng

ta giống như tên tù nhân. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với án tử hình bởi vì

chúng ta đã phạm vô số tội lỗi: “Mọi người đều đã phạm tội thiếu mất sự vinh hiển

của Đức Chúa Trời. ” 3 Bởi sự công bình của Ngài, Đức Chúa Trời phải đoán phạt

tội lỗi chúng ta bằng hình phạt khắt khe nhất: “Tiền công của tội lỗi là sự chết. ” 4

Ngài không thể cho phép chúng ta cư trú trên thiên đàng hoàn hảo của Ngài, là nơi

không hề có một chấm, một vêt ô uế; một ý tưởng sai trái, hoặc một hành vi tội lỗi.

Trong hành động thương xót tột đỉnh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ơn thiên thượng và

lòng khoan dung đối với chúng ta, là những kẻ phạm tội. Ngài đã gánh lấy án phạt

trên chính mình. Đó là điều Chúa Cứu Thế Jêsus đã làm cho chúng ta tại thập tự

giá: “Sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus

Christ Chúa chúng ta. ” 5 Bởi sự hy sinh của Ngài, tất cả những ai đặt lòng tin cậy

nơi Ngài đều được tuyên bố “không phạm tội” và được tự do! Đó chính là lòng

thương xót và ân điển đích thực.

Chúa Cứu Thế Giàu Ân Điển Của Chúng Ta

Sự thật là khi phạm tội, chúng ta sẽ không bao giờ được miễn thứ khỏi hình phạt.

Như đã thấy ở phần trước, vì cớ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, tội lỗi luôn

luôn phải bị hình phạt. Tất cả những lời tuyên bố của chúng ta, nào là chúng ta bị

mắc lừa nên mới phạm tội, hoặc chúng ta không biết hành vi của mình là tội lỗi….

chẳng đưa chúng ta đến đâu với Đức Chúa Trời cả.

Nếu điều đó nghe có vẻ nhẫn tâm và bất công, thì đây là tin mừng! Chúa Jêsus đã

cung ứng một giải pháp tuyệt diệu để hủy bỏ án tù và hình phạt dành cho chúng ta.

Chúa Jêsus đã bị đánh đập, bị hành hạ, và bị treo trên thập tự giá để chết thế chỗ

chúng ta và làm thỏa mãn yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với công lý. Đấng quan

án đầy lòng thương xót đã trở nên Chúa Cứu Thế giàu ân điển của chúng ta!

Phierơ giải thích: “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu

cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi được sống cho sự công bình; lại nhơn những

lằn đòn của Ngài mà anh em được lành bệnh. ” 6 Khi Chúa Jêsus đến, huyết Ngài

đã đổ ra hầu cho chúng ta kinh nghiệm lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Sự hy

sinh của Chúa Jêsus là sự bày tỏ tuyệt đỉnh của lòng thương xót Đức Chúa Trời.

Sự hy sinh của Chúa Cứu Thế Jêsus trên thập tự giá đã làm thỏa mãn bản chất công

chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời, vị quan án thiên thượng, đã bày tỏ lòng

thương xót và nhân từ đối với chúng ta những tội nhân hư mất. Chính sự thương

xót Đức Chúa Trời đã nhìn thấy con người bị khốn khổ ở dưới tội lỗi và vì vậy,

tình trạng đáng thương và khổ não ấy cần đến sự cứu giúp thiên thượng. Tại thập

tự giá, các thuộc tánh của Đức Chúa Trời là sự công bình lẫn sự thương xót cùng

một lúc đều được thỏa mãn hoàn toàn - Điều đó há không đáng ngạc nhiên sao?

Lòng Thương Xót Của Đức Chúa Trời Sau Khi Chúng Ta Được Tái Sanh

Lòng thương xót của Đức Chúa Trời không kết thúc với việc tha thứ tội lỗi của

chúng ta. Với tư cách con cái của Đức Chúa Trời, Ngài còn đem cho chúng ta một

đời sống phong phú trổi hơn những gì chúng ta đáng được hưởng hoặc từng mong

đợi. Bởi sự thương xót của Ngài, Ngài cung ứng điều chúng ta cần để bắt đầu được

lớn lên trong Thánh Linh Ngài. Lòng thương xót của Ngài cũng ban cho chúng ta

sự bình an. Ngài bày tỏ lòng thương xót đối với chúng ta khi chúng ta bước đi với

Ngài mỗi Ngài. Và lòng thương xót của Ngài cũng hàm ý rằng Ngài sẽ kỷ luật

chúng ta như một người cha sửa phạt con mình. Chúng ta hãy xem xét từng

phương diện của lòng thương xót Đức Chúa Trời.

Trước hết Đức Chúa Trời không tha thứ cho tội lỗi chúng ta, rồi bỏ mặc chúng ta

trên con đường của chính mình, mà Ngài có một kế hoạch cho cuộc đời chúng ta

để đưa chúng ta đến chỗ trưởng thành trong ân điển Ngài.

Scott là một thành viên trong nhóm thiếu niên sống ở tại thành phố phía Đông

nước Mỹ. Năm mười bốn tuổi, cậu đã giết một thành viên khác trong nhóm trong

một trận ẩu đả trên đường phố. Cậu bị buộc tội và đưa đến nhà tù dành cho tuổi vị

thành niên. Tại đó, cậu tham gia một lớp học Kinh Thánh do một Cơ Đốc Nhân

trong vùng hướng dẫn. Nhờ các đoạn Kinh Thánh được cho học, Scott nhận biết

rằng ân điển của Đức Chúa Trời đã rộng mở, thậm chí đến được với cậu. Mặc dầu

cảm thấy mình vô cùng xấu xa, cậu đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa mình.

Trong khi ở tại nhà tù thanh thiếu niên, cậu nhóm họp thường xuyên để học Kinh

Thánh và tăng trưởng trong đức tin mới. Cậu vẫn còn trong tuổi thanh niên nên khi

được phóng thích, cậu không muốn trở lại môi trường sống trong thành phố nữa.

Hành động theo lòng thương xót của Đức Chúa Trời người lãnh đạo nhóm học

Kinh Thánh đã mang Scott đến căn nhà mà ông cùng vợ ông đã thành lập như là

một trung tâm huấn luyện dành cho thanh niên là những người đã có những cam

kết chân thật với Chúa Cứu Thế Jêsus trong lúc còn ở tù.

Scott đã trải qua hai năm trong nơi trung chuyển nầy. Cậu đã có những tiến bộ thật

đáng kể - hoàn tất học vị trung học và tăng trưởng trong tư cách của một thanh

niên Cơ Đốc - vì vậy cậu đã được chấp nhận như là một sinh viên ở tại một trường

cao đẳng Cơ Đốc nổi tiếng. Là một sinh viên, cậu bắt đầu làm chứng về tình yêu và

lòng thương xót của Đức Chúa Trời với những thanh niên khác bị bắt giam trong

các trung tâm giam giữ thanh thiếu niên phạm pháp của nhà nước. Cậu muốn giúp

đỡ cho các thanh niên sống trong khu vực trung tâm của thành phố, là những người

không có hy vọng bởi vì họ không biết Chúa Cứu Thế

Eph Ep 2:4 mô tả Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót. Bạn đã kinh

nghiệm điều nầy trong hành trình với Chúa chưa? Ngài có lòng thương xót dồi dào

vô tận, là điều phát xuất từ bản thể của Ngài. Ngài ban lòng thương xót dồi dào của

Ngài cho chúng ta suốt những ngày chúng ta trên đất - và cả cõi đời đời.

Lòng Thương Xót Của Đức Chúa Trời Đem Lại Sự Bình An Cho Chúng Ta

Cách đây vài năm, tôi được mời nói chuyện cho những người ở trong một trong

những nhà tù có tiếng là an toàn nhất ở tại Hoa Kỳ: Nhà Tù Liên bang ở tại

Atlanta, Georgia. Khi tôi đến ở tại căn phòng hội của nhà lao, một số những tù

nhân đã đổ xô ra để gặp tôi ôm chầm lấy tôi và gọi tôi là “anh em”. Họ cho tôi biết

là họ đã nghe sứ điệp của tôi qua băng, và đã được giới thiệu đến với Chúa Cứu

Thế hoặc được học tập qua các sách vở của tôi. Trước khi phát biểu, nhiều người

đứng lên và làm chứng lại thể nào họ đã được Chúa tha thứ bởi đức tin qua sự chết

của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá và sự phục sinh của Ngài. Một người nói về

việc ông đã từng giết năm người. Một người kia xưng nhận đã giết ba người.

Những người khác đã phạm những tội tương tự. Họ thuật lại thể nào họ đã vào tù

lòng đầy oán hận và sợ hãi - và sau đó họ đã gặp gỡ Chúa Jêsus và được biến đổi.

Nước mắt tuôn dài trên má tôi khi tôi lắng nghe những lời làm chứng về sự tha thứ,

lòng thương xót, và tình yêu của Đức Chúa Trời. Lại một lần nữa nhiều tù nhân đã

nói: “Tôi vui mừng vì tôi có mặt ở đây. Nếu tôi không bị bỏ tù, hẳn là tôi không

biết Chúa Cứu Thế, và tôi có thể đã chết vì cớ đời sống đầy dẫy tội phạm của

mình. ” Những tù nhân nầy - là những người ở đằng sau các song sắt - đã kinh

nghiệm sự tha thứ đời đời của Đức Chúa Trời cho tội lỗi họ. Họ đã nhận được sự

bình an trong lòng và tâm trí. Họ đang kinh nghiệm mục đích và ý nghĩa của đời

sống mình, dẫu đang ở trong các nhà tù.

Lòng thương xót của Đức Chúa Trời giúp chúng ta được buông tha khỏi những

thói quen tội lỗi đã trói buộc chúng ta. Kết quả là chúng ta có thể có sự bình an, vui

mừng, thỏa lòng và ý nghĩa. Chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa đích thực cho đời sống -

đó là hầu việc Chúa. Chúng ta sẽ tìm được niềm vui thật trong đời sống - đó là

phục vụ người khác. Chúng ta sẽ tìm được sự bình an và thỏa lòng thật - đó là sống

trong sự hiện diện và ý muốn của Đức Chúa Trời từng giây phút một.

Lòng Thương Xót Đức Chúa Trời Có Nghĩa Là Ngài Cảm Thương Chúng Ta

Điều làm cho tôi, một con người bất toàn, kinh ngạc đó là Đức Chúa Trời thật lòng

thương xót và cảm thương chúng ta trong những hoạn nạn và khó khăn của mình.

Chúng ta có sự bảo đảm rằng “Đức Giêhôva yên ủi dân Ngài, cũng thương xót kẻ

khốn khó. ” 7 Cha yêu thương của chúng ta không chỉ cảm biết nỗi đau đớn của

chúng ta, Ngài còn muốn làm vơi nhẹ nỗi đau đớn ấy. Ngài sẽ làm, nếu chúng ta

tin cậy và vâng lời Ngài.

Các sách Phúc âm đầy dẫy những trường hợp Chúa Jêsus động lòng thương xót để

cứu giúp những kẻ bệnh, khốn khổ và nghèo thiếu. Người đàn bà bị bệnh xuất

huyết suốt nhiều năm đã được chữa lành khi bà chạm đến trôn áo Ngài. Chúa Jêsus

đã đưa tay Ngài ra và chữa lành cho người mù. Batimê và mười người phung. Còn

người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội tà dâm? Ngài nói với bà với sự thương xót

và đã tha thứ cho bà Ngài phán rằng: “Ta cũng không định tội ngươi, hãy đi và

đừng phạm tội nữa. ” 8 Chúng ta có thể quả quyết rằng Đức Chúa Trời đầy lòng

thương xót của chúng ta đang ở bên cạnh chúng ta trong mọi hoạn nạn chúng ta đối

diện và mọi nỗi đau chúng ta phải chịu, Ngài sẽ giúp chúng ta sống vì sự vinh hiển

Ngài trong mọi tình huống.

Lòng Thương Xót Đức Chúa Trời Là Bằng Chứng Sự Kỷ Luật Của Ngài

Nếu bạn là một người cha hoặc mẹ, bạn biết rằng những cảm giác thương xót của

chúng ta đối với con cái mình sẽ thường bị thử nghiệm. Nhiều khi bạn phải thi

hành kỷ luật. Đứa con không biết nó được yêu thương trừ khi cha mẹ ấn định

những hàng rào cư xử và sau đó làm cho vững các hàng rào ấy bằng tình yêu và sự

công bằng.

Khi Vonette và tôi kỷ luật các con trai của mình, Zac và Brad, chúng tôi đã làm

điều đó trong tình yêu thương. Khi một cháu không vâng lời, trước hết chúng tôi sẽ

giải thích vì sao chúng tôi phạt cháu, sau đó chúng tôi áp dụng hình thức kỷ luật

thích hợp. Khi đã kỷ luật rồi, chúng tôi thường ôm con vào lòng và nhấn mạnh

rằng vì yêu cháu mà chúng tôi đã kỷ luật cháu.

Một ngày nọ Zac từ nhà trẻ về với một vẻ mặt bối rối. Bằng một giọng nghiêm

nghị, cháu tuyên bố “Con nghĩ rằng có nhiều trẻ em trong trường không có bố mẹ

yêu thương giống như bố mẹ đã yêu con. ”

Thắc mắc, Vonette hỏi: “Vì sao con nói như vậy hở cưng?” Cậu bé trả lời chắc

nịch “Bởi vì chúng rất cứng đầu. ” Zac đã chỉ ra rằng lòng yêu thương chăm sóc

phải bao gồm cả kỷ luật.

Đứa trẻ được yêu thường hiểu rõ khi ai đó quan tâm đủ thì phải dành thì giờ để sửa

trị những hành vi sai trái. Đó là cách Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta. Khi

chúng ta trở thành một phần trong gia đình của Ngài qua sự sanh lại, Ngài tỉa sửa

và quở trách chúng ta vì những điều chúng ta làm sai. 9 Khi chúng ta lắng nghe

Thánh Linh Ngài và vâng lời Ngài, chúng ta trở nên những thành viên thỏa lòng

vui mừng trong gia đình Ngài.

Đức Chúa Trời Bày Tỏ Lòng Thương Xót Ngài Qua Chúng Ta

Phương diện thú vị nhất của lòng thương xót Đức Chúa Trời là chúng ta có thể trở

thành những gương mẫu về lòng thương xót Ngài ở đây trên đất nầy. Tôi xin kể

cho bạn nghe một câu chuyện về một người bạn, một người tin kính Chúa mà tôi

hết sức tôn trọng và khâm phục.

Cách đây nhiều năm ở tại Triều Tiên Tiến sĩ Joon Gon Kim và gia đình ông đang

vui vẻ cùng nhau vào một buổi chiều. Thình lình một toàn du kích quân cộng sản

giận dữ tấn công ngôi làng của họ, giết hết tất cả những người nào trên con đường

họ đi. Trên con đường vấy máu của họ, các du kích quân đã để lại phía sau họ thi

thể của vợ và cha Tiến sĩ Kim. Tiến sĩ Kim đã bị đánh đập và bỏ mặc cho chết.

Trong đêm mưa lạnh lẽo ông sống sót và trốn thoát an toàn với cô con gái nhỏ đến

được các vùng núi. Họ là những người duy nhất sống sót.

Bạn có thể hình dung chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều nầy xảy ra với chúng

ta? Bởi vì Tiến sĩ Kim là một người của Đức Chúa Trời nhờ Kinh Thánh ông biết

rõ rằng ông phải yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho những người bắt bớ ông.

Đức Thánh Linh đã thuyết phục Tiến sĩ Kim hãy trở về nhà, tìm kiếm người thủ

lĩnh cộng sản đã lãnh đạo cuộc tấn công của các du kích quân, và nói với ông ta

rằng Tiến sĩ Kim yêu ông. Sau đó hãy nói cho người ấy về tình yêu của Đức Chúa

Trời qua Chúa Cứu Thế. Tiến sĩ Kim đã vâng phục mạng lệnh Chúa truyền cho

ông. Khi gặp lại người thủ lĩnh cộng sản, ông ta sửng người vì tưởng rằng các du

kích quân đã giết chết Tiến sĩ Kim. Ông ta đã quỳ gối cầu nguyện với Tiến sĩ và

dâng đời sống mình cho Chúa Cứu Thế. Chỉ trong một thời gian ngắn, có nhiều

người cộng sản khác đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế, và Tiến sĩ Kim đã xây dựng một

nhà thờ cho những người nầy cũng như các tân tín hữu cộng sản khác. Năm 1958,

Tiến sĩ Kim nhận vị trí người điều động Chiến dịch sinh viên ở tại Hàn Quốc, chức

vụ quốc tế đầu tiên của chúng tôi. Anh ta là một sự bày tỏ sống động về lòng

thương xót của Đức Chúa Trời. 10

Khi tôi bước đi với Thánh Linh và lớn lên trong sự biết ơn lòng thương xót của

Cứu Chúa dành cho mình, tôi thấy lòng thương xót ấy tuôn tràn từ đời sống tôi đến

đời sống những người khác. Nếu tôi gieo hạt giống thương xót của Đức Chúa Trời

vào lòng và tâm trí người khác, họ sẽ sinh ra một mùa gặt yêu thương cho Chúa và

sự ăn năn tội.

Lòng Thương Xót Của Đức Chúa Trời Có Một Kết Thúc

Mặc dầu lòng thương xót của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài trải rộng suốt cõi

đời đời, song lòng thương xót Ngài đối với tội nhân không chịu ăn năn không cứ

còn mãi.

Trước khi Alịchsơn đại đế vây hãm một thành nào, ông ta thường dựng lên một

ngọn đuốc để thông báo cho những người sống trong thành đó rằng nếu họ ra hàng

trong khi ngọn đuốc còn cháy, ông sẽ cứu mạng sống họ. Nhưng một khi ngọn

đuối đã tắt - không còn trông đợi lòng thương xót nữa.

Đối với Chúa cũng giống như vậy, Ngài khêu ngọn đuốc nầy đến ngọn đuốc khác

và chờ đợi từ năm nầy sang năm nọ để các tội nhân đến cùng Ngài hầu cho họ có

thể hưởng sự sống đời đời. Ngài không muốn cho người nào bị hư mất, vì vậy,

Ngài ban cho nhiều thời gian để mỗi người có thể ăn năn. 11

Nhưng phải biết rằng giờ đến khi sẽ không còn sự thương xót nữa. Đức Chúa Trời

không muốn chúng ta bị hủy diệt vì tình trạng tội lỗi của mình, vì vậy Ngài đã

cung ứng sự thương xót cho chúng ta, nhưng chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận

điều đó trước khi thời hạn không còn nữa. Những người cảm thấy họ có thể chờ

đợi trễ hơn nữa để tiếp nhận sự cung ứng thương xót của Đức Chúa Trời không

bao giờ biết chắc được khi nào là thời gian hoặc cơ hội để nhận lãnh sự thương xót

của Ngài.

Thì giờ hết sức cấp bách để kêu gọi người ta đến chỗ ăn năn. Chúng ta không biết

ai còn có ngày mai hoặc tấm lòng của người nào đang mềm mại đối với Chúa.

Ngay bây giờ là thời cơ để trình bày sứ điệp thương xót của Chúa cho ho, để chỉ

cho họ thấy vì lòng thương xót mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cách nhưng

không. Khi chúng ta tiến đến thiên niên kỷ mới, chúng ta được nhắc nhở rằng Chúa

Jêsus Christ của chúng ta có thể trở lại bất cứ lúc nào. Trong khi chính chúng ta

phải sẵn sàng, chúng ta phải cảnh báo cho những người chưa được nghe về lòng

thương xót đầy ân điển của Ngài và những người chưa hề lưu ý đến sự kêu gọi của

Ngài.

Trong ánh sáng của lòng thương xót Ngài đối với chúng ta, tấm lòng chúng ta phải

đầy dẫy lòng biết ơn, ngợi khen, và sự thờ phượng. Chúng ta hãy vượt ra khỏi

những vòng tròn Cơ Đốc của sự dễ chịu và đem sự thương xót của Chúa đến cho

những kẻ thù ghét hoặc khinh dể chúng ta. Tác giả Đavít Morris viết rằng: “Khi

Chúa Jêsus đến thế gian, Ngài đã đổi chỗ với chúng ta và gánh lấy mọi tội lỗi, sự

chối bỏ, và sự nhục nhã của chúng ta để chúng ta được nhìn thấy chính mình từ

chỗ đứng của Ngài. ” 12 Chúng ta đừng bao giờ đánh mất lòng kính sợ và biết ơn

trước những gì Chúa đã làm cho mình. Chúng ta đã từng mặc những áo nhớp bị

vấy bẩn bởi tội lỗi và bại hoại; hiện nay chúng ta được mặc áo choàng của sự công

bình không vết - tất cả là nhờ lòng thương xót của Đức Chúa Trời! Cái nhìn ấy sẽ

thay đổi cách chúng ta thờ phượng, tin kính và hầu việc Chúa mình. Chúng ta sẽ

nhìn xem nhu cầu của những người mà Ngài sai chúng ta đến một cách khác đi.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Tôn Cao Chúa Của Bạn - Hãy suy gẫm những câu Kinh Thánh sau đây và ngợi

khen Chúa vì những phương cách cụ thể Ngài đã bày tỏ lòng thương xót trên đời

sống bạn.

Hỡi Đức Giêhôva, linh hồn tôi hướng về Ngài. Đức Chúa Trời tôi ôi! Tôi để lòng

tin cậy nơi Ngài; nguyện tôi chớ bị hổ thẹn, chớ để kẻ thù nghịch tôi thắng hơn tôi.

Thật, chẳng ai trông cậy Ngài mà lại bị hổ thẹn; Còn những kẻ làm gian trá vô cớ,

chúng nó sẽ bị hổ thẹn, Hỡi Đức Giêhôva xin cho tôi biết các đường lối Ngài, và

dạy dỗ tôi các nẻo đàng Ngài. Xin hãy dẫn tôi trong lẽ thật của Ngài, và dạy dỗ tôi,

vì Ngài là Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi; hằng ngày tôi trông đợi Ngài. Hỡi Đức

Giêhôva, xin hãy nhớ lại sự thương xót và sự nhơn từ của Ngài; vì hai đều ấy hằng

có từ xưa. Xin chớ nhớ các tội lỗi của buổi đang thì tôi, hoặc các sự vi phạm tôi;

Hỡi Đức Giêhôva, xin hãy nhớ đến tôi tùy theo sự thương xót và lòng nhơn từ của

Ngài. (Thi Tv 25:1-7), (NIV).

Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn

Ngài đem và yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm

cho chúng ta sống với Đấng Christ. (Eph Ep 2:4).

Ai là Đức Chúa Trời giống như Ngài, tha thứ sự gian ác, và bỏ qua sự phạm pháp

của dân sót của sản nghiệp Ngài? Ngài không cưu giận đời đời, vì Ngài lấy sự

nhơn từ làm vui thích. (MiMk 7:18).

Phản Chiếu Hình Ảnh Ngài - Lời Chúa chép trong 6:8 như vầy: “Hỡi người! Ngài

đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giêhôva đòi ngươi há chẳng phải

là làm sự công bình, ưa sự nhơn từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa

Trời ngươi sao. ” Bạn có yêu mến sự thương xót không? Bạn có mau tha thứ

không? Hãy dành thì giờ với Đức Chúa Trời bạn là Đấng giàu lòng thương xót

nhân từ và xin Ngài uốn nắn bạn nên giống như hình ảnh Ngài để trở thành kẻ yêu

sự nhơn từ.

Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Bạn có biết người bạn nào cần được nghe

về lòng thương xót của Đức Chúa Trời không? Nếu người ấy chưa biết Chúa Jêsus

bạn hãy làm chứng với người ấy phần Phụ lục A “Làm thế nào để biết Đức Chúa

Trời cách cá nhân”. Nếu người ấy là một tín hữu, hãy nhắc nhở người ấy rằng Cha

Thiên Thượng của chúng ta là Đấng: “đầy lòng thương xót và nhơn từ. ” (Gia Gc

5:11 NIV).

Chương 23: Đức Chúa Trời Mong Đợi Chúng Ta Bày Tỏ Lòng Nhân Từ

Hãy nghĩ đến sự cung ứng nhân từ của Đức Chúa Trời như một bữa yến tiệc mà

bạn được mời dự. Bàn ăn đầy dẫy các thức ăn hấp dẫn nhất: Món khai vị thật đậm

đà, các món ăn chính của người sành ăn bốc hơi ngào ngạt trên những chiếc đĩa

nóng, một khay lớn các trái cây mọng nước, các món tráng miệng ướp lạnh, và các

thức uống giải khát, ngọt, mát lạnh. Bàn ăn lớn dư sức cho một vài người khách

bước vào. Nhưng lạ thay, bên ngoài cửa bàn tiệc, một đám đông đứng đấy vẫn

không chịu bước vào. Họ kêu lên: “Tôi đói quá, đói bụng quá!” Bạn hầu như nghe

được những chiếc bụng đói của họ sôi lên vì thiếu thức ăn. Nhưng vì một lý do nào

đó, họ không chịu bước qua cửa và tự tiến đến bàn tiệc tự do được cung ứng cho

họ. A. W. Tozer đưa ra sự phân tích dưới đây:

“Chúng ta có thể nài xin để có được lòng thương xót suốt cả cuộc đời trong sự vô

tín, và rồi vào cuối đời mình vẫn không có gì hơn ngoài sự hy vọng buồn bã rằng

một lúc nào đó ở nơi nào đó chúng ta sẽ nhận được lòng thương xót. Đó chính là

nhịn đói cho đến chết vì cứ ở ngoài phòng tiệc nơi chúng ta đã được mời vào một

cách nhiệt thành. Hoặc nếu chúng ta muốn, chúng ta có thể nắm lấy sự thương xót

của Đức Chúa Trời bởi đức tin, không để cho sự ngờ vực và lòng vô tín ngăn

chúng ta khỏi tham dự các thức ăn tuyệt vời đã được dành sẵn cho chúng ta. 1

Đức Chúa Trời đã bày tỏ lòng thương xót Ngài cho chúng ta ngay cả trước khi

chúng ta sanh ra, và trước khi chúng ta nhìn biết nhu cầu cần được Ngài tha thứ

của mình. Nếu không có sự hy sinh của Chúa chúng ta trên thập tự giá, chúng ta

không thể nào có được mối tương giao với Đức Chúa Trời. Bây giờ vì cớ sự sẵn

sàng của Chúa Cứu Thế để chịu chết thế chỗ chúng ta, chúng ta có được mối tương

giao mật thiết với Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương chúng ta vô điều kiện.

Đấng Thương Xót Bày Tỏ Lòng Nhân Từ

Một ngày kia Phierơ hỏi Chúa Jêsus ông phải tha thứ cho người khác bao nhiêu

lần. Phierơ nghĩ rằng việc tha thứ bảy lần là đã tốt lắm rồi. Nhưng Chúa Jêsus đã

trả lời: “Không! Bảy mươi lần bảy!” 2 Sau đó Chúa Jêsus đưa ra một minh họa để

cho thấy cách Đức Chúa Trời muốn chúng ta có trách nhiệm phải tha thứ.

Ngày nọ một ông vua tra xét tài khoản của mình, và kiểm tra lại những món nợ cũ.

Ông nhận thấy một trong các đầy tớ của mình nợ ông một triệu mỹ kim. Nhà vua

ra lệnh phải đòi kẻ tôi tớ ấy đến trước mặt mình. Khi anh ta đến, vua ra lệnh kẻ tôi

tớ nầy phải trả cho đến một đồng xu nhỏ. Nhưng số tiền vượt quá khả năng chi trả

của người đầy tớ. Vua ra lệnh gia đình của người nầy phải bị bán làm nô lệ để trả

nợ kẻ tôi tớ phủ phục trước mặt vua và nài xin lòng thương xót. Vua thương hại

anh đã tha thứ cho anh một món nợ khổng lồ.

Đó là một hình ảnh tuyệt vời về lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Chúng ta đều

giống như người tôi tớ không thể trả nợ nỗi. Nhưng Đức Chúa Trời, bởi lòng

thương xót Ngài, thương hại chúng ta và đã xóa món nợ tội của chúng ta hoàn

toàn.

Nhưng người đầy tớ nầy đã làm gì? Anh ta tìm thấy một anh em tôi tớ nợ anh ta

mấy ngàn đô la và đòi người nầy phải trả. Hãy tưởng tượng xem. Anh ta bước ra

khỏi triều của vua là nơi anh đã nhận quá nhiều lòng thương xót để tóm lấy cổ bạn

mình và đòi người kia phải trả nợ! Bạn anh nài xin anh thương xót. Nhưng người

đầy tớ nầy không tha nợ và bắt người kia bỏ vào tù.

Khi các tôi tớ khác nhìn thấy cảnh bất công, họ đến cùng nhà vua và thuật lại điều

xảy ra. Nhà vua tức giận! Ông gọi người đầy tớ ấy đến và hỏi cho biết vì sao anh ta

hành động cay nghiệt đối với bạn mình khi chính mình anh đã được tha nợ như

vậy. Sau đó nhà truyền lệnh bỏ đầy tớ nầy vào tù cho đến khi anh ta trả hết nợ.

Đức Chúa Trời đã ban Con độc sanh của Ngài chết thế chỗ chúng ta. Đó là lòng

thương xót vượt quá sự hiểu biết, không thể mô tả nỗi. Thế mà, chúng ta có bao

giờ từ chối để bày tỏ lòng thương xót đối với những người khác khi mình đã nhận

được quá nhiều sự thương xót cho chính mình không? Điều mà những người khác

có thể làm cho bạn không thể so sánh với những gì Chúa đã tha thứ cho bạn. Đó là

lý do vì sao Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta bày tỏ lòng thương xót đối với

những người khác. Khi chúng ta tỏ lòng thương xót đối với những người nghèo,

người gian ác, và người phạm tội, chúng ta giống như Đức Chúa Trời. Bài học ở

đây thật rõ ràng: kẻ thương xót sẽ nhận được sự thương xót. Và ai giữa vòng chúng

ta lại không muốn nhận được sự thương xót của Đức Chúa Trời nhiều hơn nữa?

Nhu Cầu Của Chúng Ta Đối Với Sự Thương Xót Giúp Chúng Ta Phục Vụ Người

Khác

Cũng giống như người đầy tớ không tha nợ, đôi khi chỗ khó nhất để bày tỏ lòng

thương xót chính là chỗ Chúa đã ban cho chúng ta lòng thương xót nhiều nhất - tức

là lãnh vực yếu đuối nhất của chúng ta.

Ed De Weese trở về nhà một buổi chiều để phát hiện rằng các tên trộm đã thăm

viếng nhà mình. Chiếc tivi, trang thiết bị stereo và các đồ trang sức đã biến mất -

đáng giá 3000 mỹ kim. Ông gọi vợ mình, là Beth, đang làm việc và bà vội vả trở

về. Cảnh sát đến và ghi nhận sự kiện. Bởi vì gia đình De Weese, chỉ mới dọn đến,

nên họ chưa nhận bảo hiểm của chủ nhà. Sau khi cảnh sát đã ra đi, họ cầu nguyện:

“Lạy Chúa chúng con không có bảo hiểm và không có khả năng để mua lại những

vật nầy. Xin Ngài hãy khiến họ mang trả lại chúng cho chúng con. ”

Đây chính là lúc hoàn cảnh của Ed thật sự làm anh đau đớn. Trước kia anh vốn là

một cựu tội phạm. Anh đã từng bị đi tù vì tham ô - tức là một hình thức trộm cắp

tinh vi. Anh nói với Beth: “Trước hết chúng ta phải tha thứ. ”

Sau khi kẻ trộm đã bị bắt giữ và đã được phóng thích theo giao kèo, Ed đã xin một

cảnh sát đưa anh đến nhà của tên tội phạm. Khi Ed gặp người đàn ông đã trộm nhà

mình, anh nói: “Tôi chính là người đã bị anh ăn trộm. Nhưng người anh em, tôi tha

thứ cho anh trong danh Chúa Jêsus. ”

Ed đã tiếp tục đến thăm tên trộm và tặng cho cậu em của tên trộm là người đã giúp

đỡ trong vụ việc một quyển Kinh Thánh. Chẳng bao lâu sau, kẻ trộm đã nói cho

cảnh sát nơi các đồ đạc bị mất đang được giấu. Và các nhân viên đã tìm lại được

những đồ đạc của De Weese. Khi chàng thanh niên tự nhận mình trộm cắp, Ed đã

đứng ra để bênh vực cho anh. Sau đó anh đã giúp chàng thanh niên tìm được một

việc làm, và Ed nói rằng: “Điều tốt hơn hết là anh ta và người em đã tiếp nhận

Chúa Jêsus làm Chúa Cứu Thế mình. ” 3

Những thất bại trong quá khứ của chúng ta có thể khiến chúng ta nhạy bén hơn với

những người cần sự thương xót trong chính các lãnh vực mà chúng ta đã cần được

sự thương xót. Chúng ta có thể giúp đỡ cho người khác một cách ý nghĩa hơn bởi

vì chúng ta hiểu và đã từng trải sự lòng thương xót Đức Chúa Trời trong lãnh vực

yếu kém của mình.

Thương Xót Có Nghĩa Là Bỏ Đi Những Thương Tổn Xưa Cũ

Corrie Ten Boom đã đối diện một tình huống mà trong đó lòng sẵn sàng tha thứ

của bà đã bị thách thức. Trong những ngày khủng khiếp năm 1944 ở tại trại tập

trung Ravensbruck, những tên lính gác hung ác trong các bộ đồng phục xanh và

đội mũ đeo phù hiệu Đức Quốc Xã đứng thành một dãy với những chiếc roi da lăm

lăm trên nịt lưng của chúng. Những người phụ nữ gầy gò hốc hác bận đồ tù làm

việc suốt nhiều giờ đồng hồ dài đăng đẳng mỗi ngày dưới cặp mắt quan sát của

đám lính nầy. Em của Corrie, Betsie, đã chết tại ở tại Ravensbruck, là một nạn

nhân của tình trạng bị hành hạ.

Năm 1947, sau chiến tranh, Corrie nói chuyện với một nhóm những người Đức

trong một tầng hầm nhà thờ Munich được trang bị sơ sài. Sứ mạng của cô là giúp

đỡ những người đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Trong buổi nói chuyện của mình cô

nói: “Tôi có một mái nhà ở tại Hòa Lan dành cho các nạn nhân của chiến tranh.

những người đã có thể tha thứ cho những kẻ thù trước kia của họ đã xây dựng lại

đời sống của họ, dầu cho các vết sẹo thuộc thể của họ như thế nào. Tuy nhiên có

những người đã nuôi lòng cay đắng và cứ ở trong tình trạng thương tật. Chúng tôi,

là những Cơ Đốc Nhân, có mọi lý do để tha thứ cho nhau, vì Đức Chúa Trời chúng

tôi là Đấng dư dật lòng thương xót trên chúng tôi - chỉ cần chúng ta cầu xin Ngài. ”

Khi cô kết thúc buổi nói chuyện, một người đàn ông sói đầu nặng cân mặc một

chiếc áo khoác màu xám tiến đến muốn gặp cô, anh ta giữ chặt chiếc mũ dạ nâu

trong đôi bàn tay bối rối. Một cảm giác kinh hoàng tràn ngập cô khi cô nhận ra anh

ta là một trong những tên lính gác đã từng hạnh hạ Betsie ở trong trại. Tên anh ta là

Josep.

Josep chìa bàn tay ra: “Chào cô, thật là một sứ điệp cao đẹp, theo như cô nói thật

tốt khi biết rằng mọi tội lỗi của chúng ta đều ở dưới đáy biển sâu. ”

Corrie chết lặng người, cô không đưa tay cho anh ta.

Anh ta tiếp tục: “Cô có nhắc đến Ravensbruck trong khi cô nói chuyện. Tôi đã

từng là một lính canh tại đó. Nhưng từ đó đến nay tôi đã trở thành một Cơ Đốc

Nhân. Tôi biết Chúa đã tha thứ cho tôi vì những việc tàn ác mà tôi đã làm tại đó.

Nhưng tôi muốn được nghe từ môi miệng của cô. Chào cô Fraulein, cô có tha thứ

cho tôi không?”

Corrie nhớ lại anh ta đã đánh đập Betsie như thế nào với báng súng của mình.

Corrie nhìn xuống bàn tay đang xòe rộng của anh ta. Cô thì thầm với chính mình:

“Lạy Chúa Jêsus, xin giúp con. ” Bàn tay của cô từ từ di chuyển về phía anh, hai

bàn tay của họ chạm vào nhau và cuối cùng cô đã bắt tay anh thật mạnh mẽ. Với

những dòng nước mắt ràn rụa, cô nói: “Tôi tha thứ cho anh, người anh em. . . với

cả tấm lòng của mình. ”

Đức Chúa Trời yêu chúng ta bất kể chúng ta đã làm những gì. Ngài tha thứ chúng

ta khi chúng ta cầu xin Ngài. Không có tội lỗi nào là quá lớn không thể ném vào

trong đại dương tha thứ của Ngài. Bởi vì Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót Ngài

đối cùng chúng ta, chúng ta cũng phải bày tỏ lòng thương xót Ngài đối với nhau.

Và điều đó có nghĩa là hãy bỏ khỏi mình tất cả những nỗi cay đắng cũ kỹ do người

khác gây ra.

Việc Bày Tỏ Lòng Thương Xót Có Một Cái Giá

Thường thì chỗ khó nhất để bày tỏ lòng thương xót là trong mối những mối quan

hệ thân gần - gia đình và bạn hữu của chúng ta. Một người đàn ông trung niên ngồi

trong văn phòng của vị mục sư, căng thẳng chùi những giọt mồ hôi trên trán mình

bằng lưng bàn tay. Ông nói: “Tôi hoàn toàn không có cách nào để nói chuyện nầy

cho vợ tôi được, nàng sẽ bị tổn thương và hủy hoại. Nàng sẽ không bao giờ tha thứ

cho tôi. Tôi không thể nào nói cho nàng biết được. Nhưng tôi cần sự tha thứ. Tôi

cần được giải thoát khỏi tất cả tội lỗi nầy. ”

Trong trường hợp của gia đình nầy, sự nghiệp của người vợ đã thăng tiến cùng với

sự thành công, trong lúc công việc của người chồng lại bị đình trệ. Cô ta du lịch

trong các chuyến làm ăn mở rộng, đạt được mọi loại công nhận và thu hoạch được

một số lợi nhuận lớn. Trong khi đó người chồng ở tại nhà nuôi con và phải làm

mọi thứ công việc vặt trong nhà. Trong một giây phút yếu lòng, khi sự cô độc đã

đẩy anh đến một hướng khác, người bạn thân nhất của vợ anh đã bắt đầu đáp ứng

nhu cầu tình cảm và tình dục của anh. Anh bị mắc kẹt trong một chiếc bẩy phản

bội gớm giếc, dường như không có lối thoát ra.

Sau khi được vị mục sư giúp đỡ, người chồng trở về nhà và xưng nhận tội mình

với vợ. Anh thuật lại chính xác điều đã xảy ra cùng với lý do. Anh thừa nhận mình

đã hết sức sai trái và quả quyết với vợ rằng mối quan hệ tà dâm với người bạn của

cô đã kết thúc. Thật ngạc nhiên hết sức, cô đã tha thứ cho anh, và họ lại bắt đầu trở

lại mọi sự. Hành động thương xót nầy không phải dễ dàng mà đến được với người

vợ đã bị chối bỏ, nhưng nó đã dẫn đến sự phục hòa mối quan hệ mà họ đã từng có.

Đức Chúa Trời sẽ thưởng cho chúng ta khi chúng ta bày tỏ lòng thương xót. Một

trong những phần thưởng của lòng thương xót là sự gần gũi chúng ta hưởng được

trong các mối quan hệ con người của chúng ta. Một phần thưởng khác nữa là sự

thân gần chúng ta kinh nghiệm được trong mối tương giao với Chúa chúng ta. Bởi

vì thương xót là một trong những ưu tiên cao nhất đối với Chúa, khi chúng ta bày

tỏ lòng nhơn từ, chúng ta trở thành những công cụ chúc phước và vui hưởng mối

tương giao với Đức Chúa Trời. 4

Lòng Thương Xót Của Chúa Giúp Đỡ Chúng Ta Trong Những Thất Bại Của Mình

Nếu bạn hỏi Steve về lòng thương xót của Chúa, anh ta sẽ thuật cho bạn rằng lòng

thương xót ấy không có giới hạn. Anh đã làm việc cật lực trong Hội Thánh địa

phương của mình, nuôi bốn đứa con cùng với một người vợ mà anh vô cùng yêu

quý. Tuy nhiên anh đã không bước đi trong Thánh Linh của Chúa. Anh bắt đầu gặp

phải nan đề - đó là lòng tham. Từng chút một, anh bắt đầu lấy tiền trong công việc

làm của mình. Và đến một lúc, việc thâm lạm một trăm ngàn mỹ kim của anh đã bị

phát hiện, anh bị đưa ra tòa. Dầu vậy, Steve vẫn không thật sự ăn năn. Anh không

nhận biết nhu cầu lớn lao của mình trước lòng thương xót và cứu giúp của Chúa.

Bởi vì đây là sự vi phạm lần đầu của anh, nên quan tòa đã khoan dung. Steve nhận

được một bản án làm việc theo chương trình trong đó anh phải dành những ngày

nghỉ cuối tuần để phục vụ cộng đồng. Anh được giao cho gian hàng của vị cảnh sát

trưởng. Thoạt đầu anh được giao cho công việc đơn giản như là chùi rửa các tàu

tuần tra của cảnh sát, nhưng sau đó các quan chức cảnh sát bắt đầu giao cho anh

các trách nhiệm lớn hơn, cuối cùng họ giao cho anh trao đổi buôn bán một số chất

liệu như là loại chất lỏng xịt làm bằng hơi cay. Qua năm sau, Steve bắt đầu biển

thủ tiền trong gian hàng của vị cảnh sát trưởng cho đến khi anh đã lấy trên hai chục

ngàn đô la!

Như bạn có thể đoán; anh đã bị bắt một lần nữa. Nhưng lần nầy tòa không thương

xót anh nữa, và anh phải chịu bản án một số năm trong tù. Vì cớ có sự lộn xộn

trong việc giấy tờ, anh bị giao cho nhà tù liên bang vì tội bạo loạn. Thình lình thế

giới của Steve đổ sụp. Vợ anh ly dị anh và anh không được gặp các con nữa. Ngồi

trong nhà giam bị bao vây bởi những gã đàn ông mà sự bạo hành là một cách sống,

anh quyết định tự tử. Ngày sinh nhật của anh đã sắp đến, và anh cảm thấy cuộc đời

mình đã đến chỗ kết thúc.

Ba đứa con gái gởi cho anh một lá thứ mừng sinh nhật trong đó chúng viết rằng:

“Bố ơi, tất cả những gì chúng con cần là Bố, chúng con không cần tiền. ” Lời lẽ

của chúng đâm thấu vào linh hồn của Steve. Ngay lúc ấy, anh lao mình vào sự

thương xót của Chúa - luôn cả lòng tham và lòng kiêu ngạo của anh.

Khi Steve được mãn hạn tù. Anh bắt đầu xây dựng lại đời sống mình. Thoạt đầu

anh cảm thấy mình vô giá trị đến nỗi không nghĩ rằng mình có thể hầu việc Chúa

trở lại. Nhưng từ từ, Đức Chúa Trời bắt đầu phục hồi anh và chữa lành mối thương

tổn của anh. Ba năm sau khi được thả, Steve cảm biết Đức Chúa Trời thúc giục anh

làm việc trong các chức vụ dành cho những người độc thân trong Hội Thánh mình.

Anh tiếp xúc với vị mục sư của những người độc thân, với các giấy tờ xác nhận

trong tay anh nói: “Tôi muốn chân thành với ông, mục sư Ron à, tôi là một tội

phạm đã từng bị kết án. Nhưng nếu ông có thể tìm bất cứ nơi nào cho tôi hầu việc

Chúa, thì đó chính là điều tôi cần. ”

Sau khi xem xét về những thất bại trong quá khứ của Steve, Ron mỉm cười và nói:

“Tất nhiên, chúng tôi có một chỗ để anh hầu việc Chúa. Chúng tôi sẽ không đặt

anh lo cho bất cứ vấn đề tài chánh nào đâu. ”

Từ đó Steve đã khiêm nhường hầu việc Chúa trong công tác truyền giáo và lãnh

đạo Hội Thánh. Bởi lòng thương xót Ngài, Chúa đã dịu dàng và yêu thương phục

hồi Steve. Ngài sẽ làm tương tự cho bạn khi bạn đến trước mặt Ngài trong sự hạ

mình. Đức Chúa Trời muốn chúng ta dạn dĩ cầu xin Ngài sự thương xót khi chúng

ta có cần. 5

Nếu chúng ta đang ở trong lo buồn, đầy mặc cảm phạm tội, bị bắt bớ, cô độc, đối

diện với các tai ương, từng trải sự khinh bỉ của những người khác, vật lộn với

những yếu đuối của chính mình, hoặc đang trải qua những sự khó khăn nào đó,

Chúa muốn chúng ta đến trước mặt Ngài, hạ mình trong sự cầu nguyện, và tìm

kiếm sự trợ giúp của Ngài.

Hãy nhớ rằng những người ở chung quanh bạn cần được sự chỉ dẫn để tìm đến

lòng thương xót của Chúa. Lòng họ đau đớn vì không tìm được tình yêu vô điều

kiện và sự tha thứ hoàn toàn. Là những sứ giả của Chúa Cứu Thế chúng ta biết rõ

sự an ủi của lòng thương xót Đức Chúa Trời và có thể chia sẻ cho người khác

phương cách để nhận lãnh được sự ban cho vô giới hạn nầy.

Lòng Thương Xót Của Đức Chúa Trời Không Loại Trừ Mọi Hậu Quả Kéo Theo

Ca ngợi lòng thương xót Đức Chúa Trời dành cho chúng ta há không phải là điều

tuyệt vời sao? Đồng thời Ngài cũng không dời bỏ mọi hậu quả của hành vi chúng

ta chỉ vì Ngài là Đấng giàu lòng thương xót. Trong trường hợp của Steve, tội biển

thủ của ông vẫn phải khiến ông phải trả giá bằng hôn nhân. Nỗi đau khổ dành cho

các con ông vẫn có đấy. Nếu như anh có thể trở lại và làm lại mọi sự, thì thà anh

nhờ cậy vào sức mạnh của Chúa để giữ mình khỏi tội lỗi chứ không phải dựa vào

lòng thương xót của Ngài để giải cứu anh khỏi những việc làm sai trái.

Khi Đavít và Bátsêba phạm tội tà dâm, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho Đavít sau khi

ông thú tội. Vị tiên tri Nathan đã nói về sự tha thứ của Đavít: “Đức Giêhôva cũng

đã xóa tội vua, vua không chết đâu. Nhưng vì việc nầy vua đã gây cho những kẻ

thù nghịch Đức Giêhôva nói phạm đến Ngài, nên con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ

chết. ” 6

Nhưng Đavít cũng đã được phục hồi. Sau đó Đức Chúa Trời đã cho phép Đavít và

Bátsêba có một đứa con khác. Đứa con nầy đã trở thành người khôn ngoan nhất

từng sống trên đất: Đó là vua Salômôn.

Đức Chúa Trời không tha thứ nửa chừng. Ngài xóa sạch món nợ tội nghịch cùng

Đavít. Nhưng Đức Chúa Trời bởi sự khôn ngoan Ngài, biết rằng nếu chúng ta

không bao giờ phải chịu đau đớn bởi những hậu quả do các hành vi của mình,

chúng ta sẽ không học được bài học của mình một cách trọn vẹn. Những người

không tin Chúa sẽ nghĩ gì nếu những người tin Chúa thoát khỏi mọi hình phạt sau

khi đã cư xử sai trái? Thế giới sẽ nói gì về chúng ta? Rằng chúng ta hầu việc Chúa

bởi vì Ngài đã tạo mọi sự dễ dàng cho chúng ta? Thay vào đó những hậu quả việc

làm của chúng ta có thể là một cách để làm sáng danh Đức Chúa Trời.

Bày Tỏ Lòng Thương Xót Không Phải Là Dung Chịu

Loài người ngày nay, thậm chí nhiều Cơ Đốc Nhân, quan tâm nhiều hơn đến nhu

cầu dành cho sự khoan dung hơn là nhu cầu dành cho lòng thương xót . Có một sự

khác biệt rõ ràng! Josh McDowell, một thành viên trong chiến dịch nhà truyền

giảng và là nhà sáng lập của tổ chức “Right from Wrong” nói rằng khoan dung và

tình yêu Cơ Đốc không thể đồng tồn tại. Tương tự như vậy lòng khoan dung và

lòng thương xót không thể đồng tồn tại. Lời của Đức Chúa Trời khuyên những Cơ

Đốc Nhân phải lấy tình yêu thương nói ra lẽ chơn thật. 7 Lòng thương xót bắt

nguồn nơi tình yêu buộc chúng ta phải báo cho người ấy biết nếu người ấy đang

làm điều gì đó tai hại cho chính mình hoặc có hại cho người khác.

Vấn đề chúng ta đối diện trong khi phân rẽ lòng thương xót và sự dung chịu đó là

chúng ta sống trong một thời đại nơi mà đa số mọi người trong xã hội chúng ta

không chấp nhận ý tưởng về một sự thật tuyệt đối. Khái niệm về tội lỗi đã được

thay thế bởi một yêu cầu khoan dung đối với bất cứ hành vi nào. Kết quả là lòng

khoan dung đã thay thế lòng thương xót, đặc biệt là trong chính phủ, các trường

học, trường Đại học, ngành công nghiệp, và phương tiện truyền thông đại chúng.

Người ta đòi hỏi phải khoan dung đối với hầu hết những niềm tin và cách cư xử kỳ

quái và đồi trụy.

Khi lòng khoan nhượng cai trị và những điều tuyệt đối bị loại bỏ, khi sự đa dạng

trở thành câu nói thông dụng của tất cả mọi người để chấp nhận thậm chí hành vi

tội lỗi trắng trợn nhất, thì con người cảm thấy không cần lòng thương xót của Đức

Chúa Trời. Thay vào đó, nhiều người hợp lý hóa hành vi của họ với những lời bào

chữa như sau:

“Dầu cho tôi không chung thủy với vợ tôi, tôi biết chắc Chúa cũng sẽ hiểu. Rốt lại,

Ngài biết tôi có những nhu cầu chưa được đáp ứng. ”

“Hãy nhớ, đây là lần đầu tiên tôi sử dụng ma túy. Tôi cơ bản vẫn là một người tốt,

chăm lo cho vợ con, và tôi biết Đức Chúa Trời thừa nhận điều đó. ”

Điều gì đã xảy ra? Chúng ta cố gắng hạ thấp Đức Chúa Trời xuống bằng kích cỡ

của mình, ngang với những tiêu chuẩn của mình, và với điều mà mình cảm nhận

Ngài phải giống như vậy. Điều nầy khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu. Chúng ta rất

thường xuyên muốn Ngài phải phản ứng giống như chúng ta phản ứng trước tội lỗi

và những sự không công bình. Chúng ta muốn Ngài phải chấp nhận chúng ta trên

tiêu chuẩn cư xử của chúng ta. Bởi vì chúng ta khoan dung và không đoán xét tội

lỗi của người khác, chúng ta muốn mọi người kể cả Chúa cũng phải khoan dung

với chúng ta. Bằng cách ấy, chúng ta không phải thay đổi đường lối của mình hoặc

không cảm thấy mặc cảm tội lỗi vì những điều đó. “Sống và cứ sống” là triết lý của

thế gian, chứ không phải của Chúa.

Đức Chúa Trời đã ấn định một gương mẫu. Ngài bày tỏ lòng thương xót và duy trì

các tiêu chuẩn của Ngài một cách trọn vẹn. Ngài đã chịu hy sinh điều quý báu nhất

để tha thứ cho chúng ta; tuy nhiên Ngài phán xét và kỷ luật loài người vì cớ tội lỗi

họ. Ngài yêu thương vô điều kiện; tuy nhiên Ngài hoàn toàn hiểu những yếu đuối

và những thất bại của chúng ta. Đó chính là lòng thương xót. Lòng thương xót

không che đậy những điều tồi tệ bên dưới tấm thảm (như lòng khoan dung) và chỉ

nhìn ở phía bên kia mặt tối. Lòng thương xót nhìn thấy toàn bộ quang cảnh, duy trì

cái đúng khỏi cái sai, và yêu thương bằng cả tấm lòng.

Bạn có thể làm được điều đó không? Không ai trong chúng ta có thể làm được nếu

không có sự trợ giúp của Đức Thánh Linh. Nhờ Ngài chúng ta có thể bày tỏ lòng

thương xót mạnh mẽ mà không thỏa hiệp với thái độ khoan dung tội lỗi sai Kinh

Thánh. Khoan dung đối với những hành vi sai trái không phải là tình yêu; lòng

thương xót là phản ứng yêu thương. Như vậy chúng ta hãy giữ theo gương mẫu của

Chúa Cứu Thế khi chúng ta nhận lãnh lòng thương xót từ Chúa để bày tỏ lòng

thương xót với tất cả những người chúng ta gặp gỡ.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Trên Tấm Lòng Bạn - Hãy thuộc lòng những lời tuyên bố và

Kinh Thánh sau đây. Sau đó, trong tuần lễ nầy, khi đối diện với những tình huống

mà bạn cần sự thương xót của Chúa, hãy lấy đức tin xưng nhận những lời hứa nầy.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, Ngài tha thứ mọi tội lỗi tôi

khi tôi thành thật xưng nhận chúng.

• DaDn 9:9 - “Những sự thương xót và tha thứ đều thuộc về Đức Chúa Trời chúng

tôi dầu chúng tôi đã bạn nghịch cùng Ngài. ”

• HeDt 4:16 - “Vậy chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được

thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng. ”

Nương Cậy Chúa - Bạn, hoặc có người nào thân gần bạn đang cần đến lòng thương

xót của Chúa vô cùng không? Bất kể điều bạn đã làm - hoặc lớn hoặc nhỏ - lòng

thương xót của Đức Chúa Trời vẫn có đầy đủ. Hãy đến cùng Ngài và ăn năn đi.

Hãy xưng tội lỗi của mình, lìa bỏ nó, và mở lòng ra trước tình yêu và sự tha thứ

của Ngài. Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ chữa lành và phục hồi bạn.

Vâng Lời Chúa - Bạn có đang khổ sở căm giận ai đó không? Có ai đã xử tệ với bạn

và bây giờ bạn thật khó mà tha thứ cho người đó không? Hãy đọc ngụ ngôn về

người tôi tớ gian ác trong Kinh Thánh (Mat Mt 18:1-35) Đức Chúa Trời tha thứ

mọi tội lỗi mà bạn từng phạm và bất cứ tội nào mà bạn phạm phải trong tương lai.

Đức Chúa Trời đã ban cho bạn lòng thương xót dồi dào. Thật vô ơn khi bạn không

tha thứ cho người đã xử tệ với bạn! Hãy vâng lời Chúa và đến gặp người đó ngay

hôm nay. Hãy tha thứ cho người đó và kinh nghiệm sự vui mừng vì bày tỏ lòng

thương xót.

Chương 24: Đức Chúa Trời Là Thành Tín

Một ngày nọ ở tại Armeni năm 1988, Samuel và Daniel gởi con trai của họ là

Armand đến trường học. Samuel ngồi xổm trước mặt con trai mình và nhìn vào

mắt cậu bé: “Chúc con một ngày đến trường tốt đẹp, và hãy nhớ rằng dầu điều gì

xảy ra, bố vẫn luôn luôn ở đó với con. ” Ông ôm chầm lấy cậu bé rồi cậu bé chạy

vào trường học.

Vài giờ sau, một trận động đất dữ dội làm rung chuyển khu vực. Các tòa nhà đổ

sụp. Khắp nơi đều mất điện; mọi người kinh hoàng. Ở giữa cảnh trạng hỗn loạn ấy,

Samuel và Danielle tìm cách xem điều gì đã xảy đến với con trai họ. Thời gian trôi

qua, đài phát thanh thông báo rằng số tử vong ước tính lên đến hàng ngàn. Người

ta bị mắc kẹt bên dưới các xà rầm và trong đống các gạch đá trong các tòa nhà đã

bị san bằng - ngay cả các trường học cũng đã bị hủy phá.

Sau khi hôn vợ mình, Samuel vớ lấy chiếc áo khoác và hướng thẳng đến sân

trường. Khi đến khu vực nầy, điều anh nhìn thấy khiến nước mắt ràn rụa trên má.

Trường học của Armand chỉ là một đống đổ nát. Những bậc phụ huynh đau đớn

khác đứng cạnh đó khóc nức nở.

Samuel tìm được nơi lớp học của Armand vẫn tọa lạc, và bắt đầu kéo được một

khúc xà gãy ra từ đống gạch vụn. Anh nhất lên một hòn đá và đặt nó vào một bên,

rồi một tảng đá khác và một tảng đá khác.

Một trong những phụ huynh đứng đấy hỏi anh: “Anh định làm gì vậy?”

Samuel trả lời rằng: “Tìm con trai tôi”.

Người đàn ông kêu lên: “Anh chỉ làm cho mọi sự tồi tệ hơn! Tòa nhà nầy không

vững chắc” rồi tìm cách kéo Samuel thôi làm công việc đó.

Samuel chỉ hỏi: “Anh có muốn giúp tôi không?” Vợ của người đàn ông nầy lắc đầu

buồn bã: “Chúng nó đã chết. Chẳng có ích gì. ”

Samuel bặm quai hàm và tiếp tục đào bới. Trong lúc thời gian buồn bã trôi đi, thì

từng người một, những bậc phụ huynh đều bỏ đi. Một người lính cứu hỏa quan tâm

tìm cách kéo Samuel ra khỏi đống đổ nát, anh ta hỏi: “Anh làm gì vậy?”

Trả lời: “Đào tìm con trai tôi”

“Lửa sắp sửa bộc phát. Ông đang gặp nguy hiểm. Hãy để chúng tôi lo điều đó cho.

Anh có giúp tôi không? Samuel hỏi và vẫn không ngừng tay.

Người lính cứu hỏi thay vào đó chạy thật nhanh ra chiếc xe cứu hỏa và bỏ mặc

Samuel vẫn tiếp tục đào bới.

Suốt buổi tối hôm đó và ngày hôm sau, Samuel vẫn tiếp tục đào bới, cái hố anh đào

ngày càng rộng hơn. Các bậc phụ huynh đã đặt hoa và hình con họ trên đống đổ

nát. Không bao lâu sau, một dãy hình các gương mặt non nớt vui cười đang được

xếp trên đống gạch đá đổ nát. Nhưng Samuel chỉ vươn rộng đôi vai và kéo thêm

một chiếc xà rầm nữa. Sau khi chêm nó bên dưới một tảng đá cứng, anh cố gắng

bẫy nó lên để tìm đường. Cuối cùng tảng đá lớn đã nhường bước.

Một tiếng kêu yếu ớt “Cứu!” Phát ra bên dưới đống đổ nát. Samuel dừng tay và

lắng nghe. Anh không nghe gì cả. Anh tiếp tục đào, tiếng kêu yếu ớt lại xuất hiện

“Bố?”

Samuel nhận ra tiếng kêu. “Armand!” Anh tiếp tục đào điên cuồng. Cuối cùng anh

đã thấy được con trai mình. Anh kêu lên với sự nhẹ nhõm “Ra đi con trai!”

Armand đáp “Không, hãy để những đứa khác ra trước bởi vì con biết bố sẽ đón con

ra. !”

Từng đứa trẻ một ló đầu lên cho đến cuối cùng, cậu bé Armand thở phì phì xuất

hiện. Samuel ôm chầm lấy con trong đôi tay mình.

Armand nói một cách tự tin “Con bảo các bạn con đừng lo lắng, con bảo chúng

rằng bố còn sống, bố sẽ cứu con và khi bố cứu con, chúng cũng được cứu. Bố đã

hứa là bố luôn luôn có ở đó với con. ”

Mười bốn đứa trẻ đã được cứu sống ngày hôm đó bởi vì một ông bố thành tín. 1

Cha chúng ta trên trời còn thành tín hơn biết dường nào! Hoặc bị mắc kẹt bởi đống

đổ nát trong một trận động đất hoặc bị mắc kẹt bởi những khó khăn và vật lộn của

cuộc sống, chúng ta cũng không bao giờ bị mất liên lạc với tình yêu mà Ngài dành

cho chúng ta. Như Giêrêmi đã viết: “Ấy là nhờ sự nhơn từ của Đức Giêhôva mà

chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt; mỗi buổi sáng thì lại

mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm. ” 2

Các Tộc Trưởng Đã Tin Cậy Sự Thành Tín Của Đức Chúa Trời

Chúng ta thường nói đến sự thành tín như là lòng trung thành, có lương tâm hoặc

đúng đắn trong tình cảm hoặc trung tín. Nhưng khi bạn xem xét từ ngữ nầy sâu

hơn, bạn sẽ thấy từ gốc của sự thành tín là “đức tin. ” Từ nầy có nghĩa là đầy dẫy

đức tin. HeDt 11:1-40 định nghĩa điều Chúa hàm ý bởi đức tin: “Đức tin là sự biết

chắc của những gì mình đang trông mong là bằng chứng của những gì mình chẳng

xem thấy. ” 3 Nếu bạn đọc cả chương nầy của sách Hêbơrơ, bạn sẽ thấy một sự chỉ

dạy xuyên suốt khúc Kinh Thánh ấy, đó là: “bởi đức tin”. Sách Hêbơrơ liệt kê

những hành động đức tin vĩ đại của các tộc trưởng thuở xưa.

11:7 nhắc đến Nôê là người đã lấy đức tin, “đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình;

người được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính

sợ. ” Ápraham nhiều khi cũng được gọi là “ông tổ của đức tin”. Sách Hêbơrơ chép

rằng: “Cũng bởi đức tin mà Sara dẫu có tuổi còn có sự sanh con cái được, vì người

tin rằng Đấng hứa cho mình là thành tín. ” 4 Ápraham tin rằng Chúa sẽ giữ cam kết

Ngài và cung ứng một kẻ kế tự bởi vì người kể Đức Chúa Trời là thành tín . Đúng

thời điểm, Đức Chúa Trời đã ban cho Ápraham và Sara một con trai là Ysác. Ysác

trở nên mối nối thuộc thể với Đấng Mêsi, là Chúa Cứu Thế Jêsus.

Thách thức nghiêm trọng nhất đối với lòng tin cậy của Ápraham xảy đến khi Đức

Chúa Trời yêu cầu ông dâng chính con trai mình làm của lễ. Được mạnh mẽ bởi

kinh nghiệm với sự thành tín của Đức Chúa Trời trong những lời hứa Ngài,

Ápraham đã trói Ysác và đặt lên bàn thờ, giơ dao để hy sinh con mình cho Đức

Chúa Trời. Ápraham tin rằng khi Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ban một dòng

dõi thuộc thể qua Ysác, thì Ngài sẽ làm thành lời hứa ấy - thậm chí điều đó có

nghĩa là khiến Ysác từ kẻ chết sống lại. Đó là khi Đức Chúa Trời thành tín cung

ứng một con dê đực trong bụi cây như là một của lễ thay thế cho Ysác. 5

Ysác đã chúc phước cho Giacốp bởi vì ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thành tín đối

với lời hứa Ngài đã lập cùng Ápraham rằng dòng dõi của ông sẽ đông như sao trên

trời như cát dưới biển. Cha mẹ của Môise đã giấu ông đi trong ba tháng sau khi

được sinh ra bởi vì họ không sợ sắc lệnh của Vua Pharaôn. Họ biết Đức Chúa Trời

đã có một mục đích đặc biệt cho con trai mình.

Trong kinh nghiệm của các tộc trưởng, Đức Chúa Trời không hiện hữu trong

khoảng không. Ngài đang vì cớ lơi ích của họ mà hành động từng bước một trong

hành trình đời sống. Đức tin của họ nở rộ thành những hành động anh hùng bởi vì

họ tin cậy một Đức Chúa Trời tuyệt đối thành tín. Đức Chúa Trời của họ đã thành

tín cho đến mỗi chi tiết nhỏ nhất.

Sự Thành Tín Của Chúa Đối Với Chúng Ta

Hết thảy chúng ta đều hiểu chút ít về cách một động cơ ô tô hoạt động. Các piston,

quạt gió, bơm nước và hàng ngàn những phần chuyển động quay tít chung quanh

trong một không gian nhỏ hẹp, tạo nên sức mạnh để chúng ta lái chiếc xe hơi. Mỗi

phần trong môtơ đều có một vai trò khác nhau nhằm giúp cho động cơ hoạt động

đúng chức năng. Nếu một phần nhỏ bị hỏng thậm chí chỉ lệch khỏi vị trí một phân,

động cơ sẽ hoạt động sai chức năng. Đồng thời, dầu nhờn và quá trình làm nguội

cũng giữ cho động cơ hoạt động êm ái. Tất cả các phần nầy đều hoạt động với

nhau một cách hài hòa như là các bộ phận trong một bộ máy.

Đó là cách mà các thuộc tính của Đức Chúa Trời vận hành. Nếu bạn lấy đi tình yêu

thương, bản tánh của Đức Chúa Trời sẽ không trọn vẹn, tình yêu của Đức Chúa

Trời hành động cùng với tất cả các thuộc tánh khác, giống như sự công bình của

Ngài, để đem lại những kết quả đúng loại. Chúng ta có thể so sánh sự thành tín của

Chúa với dầu nhờn trong bộ máy để giúp cho các bộ phận bên trong hoạt động êm

dịu. Sự thành tín của Chúa có nghĩa là mỗi thuộc tính của Ngài đều hoạt động với

khả năng trọn vẹn vào mọi thời điểm. Có khi nào tình yêu của Chúa tàn phai

chăng? Không bao giờ, bởi vì Ngài là Đấng thành tín. Khi nào thì Đức Chúa Trời

kém thánh khiết? Không bao giờ, bởi vì bản tánh Ngài là trong sạch và Ngài luôn

thành tín với chính bản thể của Ngài cũng như những lời Ngài phán. Vì vậy bạn có

thể nương cậy Ngài là Đấng giữ các lời hứa và thi hành các mục tiêu của Ngài.

Thật vậy sự thành tín của Chúa là trung tâm bản tánh của Ngài. Ngài luôn luôn là

Đấng toàn tri, toàn năng, toàn tại, thánh khiết, công bình, thương xót và yêu

thương bởi vì Ngài luôn thành tín với bản chất của mình.

Ngài không bao giờ thay đổi bất cứ thuộc tính nào để thích hợp với ý muốn của ai

đó. Phaolô đã nhận được sự hiểu biết đó khi ông viết thư cho các tín hữu

Têsalônica rằng họ có thể nương cậy Đức Chúa Trời bởi vì “Đấng đã gọi anh em là

thành tín chính Ngài sẽ làm việc đó. ” 6 Tác giả Thithiên viết rằng: “Sự thành tín

Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền. ” 7

Vì vậy khi bạn thức giấc vào buổi sáng và thấy mặt trời đang chiếu rọi, hãy cảm tạ

Chúa vì sự thành tín của Ngài. Khi bạn nhìn ra ngoài trời và thấy mưa. Hãy cảm tạ

Chúa vì sự thành tín Ngài trong việc tưới đất và mọi thứ cây trồng trên đất. Nếu

khi buổi chiều đến các tia chớp lóe lên và sấm nổ rền, hãy cảm tạ Chúa vì sự thành

tín Ngài trong việc cung cấp nitrogen để làm tươi mới lại cây cối và thực vật. Thật

vậy, sự thành tín của Chúa mỗi buổi sáng thì lại mới luôn và làm tươi mới chúng ta

mỗi buổi tối.

Một kinh nghiệm mà tôi nhớ lại về sự thành tín của Chúa bắt đầu trong những năm

đầu của thập niên 1970. Đức Chúa Trời thuyết phục tôi rằng Chiến dịch chinh phục

sinh viên cho Chúa Cứu Thế phải bắt đầu ở tại một trường Đại học để huấn luyện

hàng trăm ngàn người lãnh đạo Cơ Đốc. Một cách cụ thể, tôi đã hiểu Chúa bảo hãy

mua năm ngàn mẫu Anh cho trường học nầy và các khu dân cư có bảo hiểm . Bởi

vì những phức tạp về mặt pháp lý và khu đất, giấc mơ nầy không bao giờ trở thành

sự thật. Theo cái nhìn của con người, sự thất bại nầy đã không có ý nghĩa gì đối với

tôi, nhưng tôi tiếp tục tin cậy Chúa. Bây giờ, sau hơn 25 năm, Đức Chúa Trời đang

trợ giúp chúng tôi bắt đầu trường Đại học Lãnh đạo Quốc tế với phạm vi và ảnh

hưởng rộng khắp thế giới. Đức Chúa Trời thật quá thành tín đối với Chiến dịch

sinh viên và đối với tôi.

Sự Thành Tín Của Chúa Không Bị Thay Đổi Bởi Phản Ứng Của Con Người

Chúng ta có khuynh hướng đưa những điều kiện vào các mối quan hệ của mình:

“Nếu bạn xinh đẹp tôi sẽ yêu bạn. ” “Nếu bạn có nhiều tiền bạn sẽ dự phần trong

nhóm của chúng tôi. ” “Nếu bạn làm điều nầy cho tôi, tôi sẽ làm điều đó cho bạn. ”

Tuy nhiên, sự thành tín của Đức Chúa Trời là vô điều kiện. Đôi khi chúng ta có thể

thấy phẩm tính ấy phản ánh qua những gương mẫu trung tín tin kính giữa vòng dân

sự Ngài. Tôi xin cho bạn một ví dụ.

Tiến sĩ Dr. Robertson McQuilkin là vị hiệu trưởng rất được yêu quý của trường

Đại học quốc tế Columbia hết sức danh tiếng. Khi vợ ông bắt đầu có các dấu hiệu

của bệnh Alzheimer tiến sĩ McQuilkin đã xin rút khỏi địa vị rất nổi tiếng của mình

để săn sóc cho bà. Việc nghe về những người chung thủy như Tiến sĩ McQuilkin

đã khích lệ tâm linh chúng ta rất nhiều bởi vì loại hy sinh đó ngày nay rất hiếm.

Chúng ta nhận ra rằng những hành động như vậy không phải là tầm thường đối với

bản chất của con người, mà chúng phải đến từ một nguồn trợ giúp cao hơn.

Sự thành tín của Đức Chúa Trời là một phần không thể tách rời khỏi bản thể Ngài

đến nỗi Ngài không thể thất tín với bất cứ ai - dầu là đối với những Cơ Đốc Nhân

biết ơn Ngài hoặc đối với những kẻ nghi ngờ sự thực hữu của Chúa - bất chấp giá

phải trả. Sứ đồ Phaolô đã quả quyết với chúng ta: “Nếu chúng ta không thành tín,

song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được. ” 8

Đức Chúa Trời cũng thành tín với chúng ta khi chúng ta cảm thấy không còn đức

tin trong chính mình. Phaolô viết rằng: “Nếu một vài người trong bọn họ không

thành tín, thì sự không thành tín của họ có làm cho sự thành tín của Đức Chúa Trời

ra hư không sao? Chẳng hề như vậy! Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người

là giả dối. ” 9 Sự thành tín của Đức Chúa Trời không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự

thiếu đức tin của bất cứ ai.

Đức Chúa Trời Giữ Các Lời Hứa Ngài

Theo sau sự thành tín của Ngài là Đức Chúa Trời luôn luôn giữ các giao ước hoặc

các lời hứa của Ngài -Ngài không hề thất tín. Tác giả Thithiên tuyên bố: “Ngài nhớ

đến các sự giao ước Ngài luôn luôn, hồi tưởng lời phán dặn Ngài cho đến đời đời.

” 10 Phaolô viết rằng: “Vì chưng cũng như các lời hứa của Đức Chúa Trời đều là

phải trong Ngài cả, ấy cũng bởi Ngài mà chúng tôi nói “Amen” làm sáng danh Đức

Chúa Trời. ” 11

Đó là lý do vì sao chúng ta có thể tin cậy lời Đức Chúa Trời tuyệt đối. Tác giả thư

Hêbơrơ nhắc nhở chúng ta: “Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta

chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. ” 12

Một cách mà tôi nhìn thấy sự thành tín của Chúa qua năm tháng đó là lời Ngài sinh

ra bông trái trong đời sống của những người yêu mến Ngài. Khi phóng viên

Clarence W. Hall đi theo các quân đội Hoa Kỳ vượt qua Okinawa vào năm 1945,

anh và người lái xe Jeep đến một thị trấn nhỏ nổi bật như là một gương mẫu đẹp đẽ

của một cộng đồng Cơ Đốc. Anh ký thuật: “Những người đờn ông lớn tuổi tự hào

chỉ cho chúng tôi xem những gia đình không vết tích của họ, những cánh đồng liên

kế, và các nhà máy làm đường quý giá của họ. ” Người phóng viên không thấy nhà

tù cũng không thấy tình trạng say rượu, còn tình trạng ly dị là điều thị trấn không

hề biết đến.

Vì sao ngôi làng nầy trở nên hết sức lạ thường như vậy? Một Giáo sĩ người Mỹ đã

đến cách đây 30 năm và dẫn dắt hai người cao niên trong thị trấn đến với Chúa

Cứu Thế và để lại cho họ một quyển Kinh Thánh tiếng Nhật. Những tân tín hữu

nầy đã học Kinh Thánh và bắt đầu đưa dắt các dân làng đến với Chúa Jêsus.

Tài xế xe Jeep của người phóng viên cũng sửng sốt trước sự khác biệt đó: “Như

vậy, đây là điều chỉ đến từ một quyển Kinh Thánh và một cặp vợ chồng già là

những người muốn sống như Chúa Jêsus. ” Sự thành tín của Chúa đối với lời Ngài

đã dẫn đến sự biến đổi của cả ngôi làng.

Tôi đã thấy Đức Chúa Trời thành tín với lời Ngài vì phần mười và các của dâng

hiến. Khi lời Chúa phán với tôi: “Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng hiến cách vui lòng”

13 . Tôi tin điều đó khi tôi đọc: “Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi

thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời

rộng nữa để làm các thứ việc lành. ” 14 Tôi tin điều đó - và hành động theo điều

đó. Tôi không ngừng kiểm tra để biết chắc rằng các phần mười của chúng tôi đã

được dâng cập nhật. Tôi thà sống bằng bánh mì và nước mà dâng tiền phần mười

còn hơn là chậm trễ. Tôi cũng cảm biết mình cũng phải dâng các của lễ trên phần

mười của mình với một thái độ biết ơn thương xót và quan tâm. Các tín hữu dâng

phần mười, các của dâng và của bố thí cho những người nghèo và những người có

cần ít khi nào gặp phải các nan đề về tài chánh. Trong suốt những năm tôi hầu việc

Chúa, Ngài luôn luôn cung ứng mọi sự tôi cần để làm điều Ngài muốn tôi làm.

Đức Chúa Trời không bao giờ quên một lời hứa mà Ngài đã phán. Ngài hoàn toàn

có khả năng để đứng đằng sau lời của Ngài. Đức Chúa Trời sẵn sàng và đủ sức để

thực hiện tất cả những điều Ngài đã hứa. Nhưng chúng ta phải xưng nhận những

lời hứa rời rộng của Ngài!

Thực Hành Đức Tin Chúng Ta

Mới đây, tôi bước lên một chiếc máy bay tại châu Âu để đi về Hoa Kỳ. Một người

đàn ông mà tôi chưa bao giờ gặp trước đây, thậm chí đến tên anh ta tôi cũng không

biết, cũng bước lên cùng chiếc máy bay ấy, đi vào khoang dành cho phi công và

ngồi vào vị trí kiểm soát. Một lát sau, máy bay bắt đầu chuyển động, và không lâu

sau đó - bởi một số những thiết bị mà tôi chẳng hiểu - máy bay rời mặt đất. Vài giờ

sau đo, chúng tôi hạ cánh ở tại Orlando.

Trong suốt chuyến bay, tôi không hề thắc mắc dầu chỉ một lần về người đàn ông

đang ngồi ở buồng lái. Tôi thậm chí không hề nghĩ đến việc xem bằng lái phi công

của ông hoặc một thứ giấy tờ nào khác để biết chắc anh ta có khả năng điều khiển

máy bay không. Tôi không bao giờ yêu cầu anh ta giải thích cho tôi các định luật

vật lý mà nhờ đó anh ta có thể giữ một vật thể nặng như vậy trong không gian. Tôi

đã từng bay hằng triệu dặm đến hầu hết các phần đất trên thế giới. Trong mỗi

chuyến bay như vậy tôi đặt đức tin nơi một người xa lạ, tin anh ta có khả năng đưa

tôi an toàn đến nơi tôi phải đến.

Mỗi ngày trong hàng trăm tình huống tương tự, những người tin Chúa và không tin

Chúa đều thực hành đức tin như nhau mà thậm chí không suy nghĩ lại hai lần. Nếu

chúng ta có được đức tin không thắc mắc như vậy nơi những con người - là những

kẻ không những có thể sai lầm mà còn cố ý phạm tội và thậm chí, nhiều khi không

trung tín - thì chúng ta lại phải đặt tất cả đức tin của mình nơi Chúa nhiều hơn nữa,

là Đấng mà bản tánh và năng lực của Ngài đối với sự thành tín vượt quá mọi nghi

ngờ?

Đức Chúa Trời là Đấng đáng tin cậy. Ngài là Đấng không thể khác được. Sự thành

tín của Ngài bảo đảm rằng mọi thuộc tánh chúng ta đã nghiên cứu cho đến nay đều

dành sẵn cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta phản chiếu sự thành tín của Ngài trên

đất nầy. Ngài là tấm gương; chúng ta là sứ giả của Ngài cho thế giới. Tuy nhiên,

dầu chúng ta hiểu sự thật nầy, trong con người của chính mình, chúng ta phải lớn

lên trong đức tin Cơ Đốc. Tức là chúng ta phải tập tành đức tin trong Ngài hằng

ngày để xây dựng lòng tin nơi Chúa, là Đấng thành tín. Mỗi khi Ngài chứng tỏ sự

thành tín của chính mình Ngài qua đời sống của chúng ta, lòng tin cậy của chúng ta

càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Bạn có thể tin Đức Chúa Trời điều gì hôm nay mà không thể tin cậy Ngài ngày

mai? Những hoàn cảnh nào bạn đang chiến đấu mà có thể bắt đầu giao phó cho

Ngài? Việc tập tành đức tin cũng giống như tập luyện bắp thịt. Càng sử dụng nó thì

nó càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tin cậy Chúa, hãy

bước những bước đơn sơ của con trẻ trong đức tin. Sau đó hãy kéo dài những bước

nầy trong ngày kế tiếp.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá thêm những cách để có thể trở nên

trung tín như Đức Chúa Trời là Đấng thành tín.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Tôn Cao Đức Chúa Trời - Hãy thờ phượng Đấng tạo hóa thành tín của chúng ta

bằng cách ca ngợi qua bài thánh ca tuyệt vời sau đây Thành tín Chúa rất lớn thay .

Giêhôva ôi sự thành tín Chúa rất lớn thay,

Không bóng biến thiên muôn đời Ngài luôn vững chãi;

Ngài không thay đổi đức yêu thương vô cùng rộng dài;

Thật xưa đã có, hôm nay, mai sau còn hoài.

Thánh Chúa thành tín dường nào!

Thánh Chúa thành tín biết bao,

Ngài thêm tươi mới lòng tôi cảm thấy ơn dào,

Điều tôi nhu yếu Chúa ban cho dư dật dường nào,

Lòng thành tín Chúa trên tôi rộng lớn làm sao!

Hãy ca tụng Ngài vì những cách thành tín mà Ngài đối đãi với chính cá nhân bạn.

Phản Ánh Hình Ảnh Ngài - Bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây.

• Người ta có coi bạn như một người họ có thể tin cậy không?

• Khi bạn nói sẽ làm điều gì đó, bạn có luôn luôn hoàn thành không?

Hãy đến với Chúa cùng với những câu trả lời của bạn cho các câu hỏi trên, và hãy

xin Ngài giúp bạn trở thành một người trung tín.

Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Của Ngài - Có những sự hiểu biết nào bạn nhận được

về sự thành tín của Chúa qua chương nầy? Hãy chia sẻ điều đó với một người bạn

hoặc với một thành viên trong gia đình và khuyến khích họ hãy đến gần hơn nữa

với Cha thành tín của chúng ta.

Chương 25: Đức Chúa Trời Giúp Chúng Ta Trung Tín

Không chung thủy hay không trung thành đã trở thành một đặc trưng của xã hội

ngày nay. Vợ chồng rất thường xuyên không chung thủy để giữ các lời hứa nguyện

trong hôn nhân. Bố mẹ thì thường xuyên thất hứa trong các cam kết đối với tình

trạng phúc lợi của con cái họ. Trẻ con có khuynh hướng không vâng lời cha mẹ.

Những người làm công không luôn phục vụ chủ mình như đáng phải có, và một số

các ông chủ lợi dụng những người làm việc cho họ.

Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất chúng ta có thể tin cậy hoàn toàn. Bởi vì Ngài

ngay thẳng và có bản tánh không tì vít nên Ngài tuyệt đối trung tín đối với lời Ngài

và những cam kết của Ngài. Không một ai khác có thể làm trọn mọi lời hứa như

Ngài đã làm.

Kinh Thánh đầy dẫy những lời ngợi khen về sự thành tín của Chúa, Đavít viết

rằng: “Hỡi Đức Giêhôva sự nhơn từ Ngài ở trên các từng trời; sự thành tín Ngài

đến tận các mây. ” 1 Thi Tv 89:8 công bố: “Hỡi Giêhôva Đức Chúa Trời vạn quân,

ai có quyền giống như Chúa? Sự thành tín là bổn tánh Ngài. ”

Nhưng việc hiểu biết sự thành tín của Chúa mới chỉ là một phần trách nhiệm của

chúng ta với tư cách Cơ Đốc Nhân. Sự thành tín của Chúa là nền tảng chính yếu để

xây dựng lối sống trung tín trong đời sống chúng ta. Tôi xin đưa ra một chuyện

ngụ ngôn để giúp các bạn giải thích nguyên tắc nầy.

Mặt trời là thiên thể quan trọng nhất trên bầu trời chúng ta. Từ nơi mặt trời chúng

ta có được hơi ấm, ánh sáng, và vẻ đẹp. Nếu mặt trời không chiếu sáng, chúng ta

không thể tồn tại. Mặt trăng cũng là một hình ảnh tương tự trên bầu trời của chúng

ta. Nó có vẻ đẹp riêng của nó, nhưng nó không cung cấp sức nóng hoặc ánh sáng

cho chúng ta. Toàn bộ ánh sáng đến từ mặt trăng thật ra chỉ là một sự phản chiếu từ

mặt trời.

Hầu như mỗi năm, bạn đều có thể du lịch đến một nơi nào đó trên đất Mỹ để xem

một lần nguyệt thực. Nguyệt thực thường kéo dài một hai giờ đồng hồ. Điều nầy

xảy ra khi trái đất di chuyển giữa mặt trời và mặt trăng, và bóng của trái đất phủ

lên mặt trăng. Bởi vì mặt trăng không phát ra ánh sáng của chính nó, nên khi ánh

sáng mặt trời không chiếu thẳng đến bề mặt mặt trăng, thì mặt trăng tối tăm, chúng

ta không nhìn thấy nó.

Chúng ta cũng giống như mặt trăng. Bằng sức riêng của mình, chúng ta không thể

trung tín. May lắm thì chúng ta cũng bất nhất, ích kỷ, và do dự. Ngay cả khi những

người không biết Chúa cách cá nhân hành xử một cách trung thành, đó chỉ là vì họ

được tạo dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Họ đang phản chiếu phẩm

tính thành tín của Chúa. Nhưng chỉ có những người tin Chúa, bước đi trong quyền

năng của Đức Thánh Linh, mới có thể trở nên trung tín thật sự với Chúa, với gia

đình họ, và với chính họ. Bất cứ khi nào chúng ta để cho hành động tội lỗi của sự

bất tuân làm gián đoạn mối tương giao với Chúa, chúng ta không còn phản ánh sự

thành tín của Ngài nữa. Đời sống chúng ta trở nên như mặt trăng tối tăm.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta có sự hiểu biết rõ ràng hơn về sự thành tín của

Ngài, là điều sẽ dẫn đến mối tương giao thân mật với Ngài hơn. Chúng ta biết rằng

“Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là

Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta. ” 2 Hằng ngày, sự thành tín của Đức

Chúa Trời phải khiến chúng ta yêu Ngài nhiều hơn, học lời Ngài, chia sẻ sứ điệp

cứu rỗi với những người khác, và cầu nguyện không thôi. Những đáp ứng như vậy

kéo chúng ta mỗi ngày sâu nhiệm hơn trong mối tương giao với Chúa Cứu Thế.

Khi chúng ta dành nhiều thì giờ hơn với Ngài, đời sống chúng ta bắt đầu phản

chiếu sự thành tín của Ngài nhiều hơn trong cách chúng ta yêu thương người khác

và trong sự thương xót mà chúng ta có thể ban cho.

Đức Chúa Trời Thành Tín Của Chúng Ta Đã Hoạch Định Cho Chúng Ta Một Đời

Sống Vui Mừng

Sự thành tín của Chúa giúp chúng ta sống một đời sống vui mừng và kết quả. Cách

đây vài năm, một người bạn kể cho tôi nghe câu chuyện về Sally, một người phụ

nữ mà đời sống là một minh họa sống động về cách sống vừa ngọt vừa đắng mà

nhiều Cơ Đốc Nhân thường sống.

Khi chồng của Sally, là Jeb, qua đời nhiều năm trước đó, theo như bà được biết,

anh chỉ để lại đủ bảo hiểm nhân mạng để trả tiền thế chấp. Bấy giờ bà hầu như

khánh kiệt. Căn nhà bà ở đang tồi tàn đi. Chiếc xe hơi của bà đã bị phế thải từ lâu

vì bà không thể đem nó đi sửa chửa và trả các chi phí bảo hiểm. Khi số tiền trong

hóa đơn thanh toán điện lên quá cao, không chi trả nổi, bà đành xoay sở với một

chiếc lò sưởi cắm trại và ánh sáng bằng đèn cầy. Bà sống theo cách ấy suốt nhiều

năm: cơ cực, cô đơn và tuyệt vọng.

Ngày nọ một người quen cũ nhớ lại tình bạn thời thơ ấu và quyết định đến thăm bà.

Miriam thực sự đau lòng khi thấy tình trạng sống của Sally. Bà quyết định ở lại

một vài ngày để nâng đỡ bạn mình. Khi giúp dọn dẹp căn nhà, Miriam đã khám

phá một điều thật bất ngờ. Nằm tận cùng trong ngăn kéo đựng tài liệu của chiếc

bàn làm việc cũ kỹ của Jeb là một tập hồ sơ có dán nhãn “của Sally”, bên trong

Miriam tìm thấy một quyển sổ tiết kiệm gởi ngân hàng và một chiếc chìa khóa.

Sally đã khám phá ra rằng chiếc chìa khóa ấy vừa khít với một chiếc hộp được ký

gởi an toàn ở tại nhà băng. Cặp mắt bà mở lớn khi bà nhấc chiếc nắp kim loại ra.

Bên trong là mấy bó tiền mặt tổng cộng lên đến ba mươi hai ngàn Mỹ kim, một

chồng các giấy tờ chứng khoán và ba cọc tiền xu hiếm. Tổng cộng Sally có được

số tiền hơn tám trăm tám mươi ba ngàn Mỹ Kim! Bà đã sống trong tình trạng khổ

sở và tuyệt vọng trong khi có nhiều tiền hơn là bà cần, đang được để dành cho bà

từ ban đầu.

Mặc dầu Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta tất cả năng lực và sự trợ giúp khi

chúng ta có cần, song nhiều người trong chúng ta đã cố gắng để “đi một mình”.

Chúng ta dường như không biết các nguồn phương tiện vô hạn mà Đức Chúa Trời

đã cung ứng qua thân vị của Đức Thánh Linh và sự thành tín của Ngài để đem lại

mọi sự Ngài hứa. Kết quả là, chúng ta sống giống như Sally - dở sống dở chết

không kết quả, và bị suy dinh dưỡng về mặt tâm linh. Cứ lo lắng vội vàng trong

tình trạng thuộc linh nghèo nàn do mình tự áp đặt, chúng ta chẳng bao giờ đổi ra

tiền mặt các chi phiếu của sự vui mừng, bình an và giàu có nằm sẵn trong tay

mình. Hỏi sao nhiều lúc chúng ta không cho rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ mình.

Đức Chúa Trời không hề lìa khỏi chúng ta; chỉ vì chúng ta không nắm lấy cơ hội

của đời sống kỳ diệu mà Ngài đã hoạch định cho chúng ta thôi. Đức Chúa Trời

thành tín của chúng ta đã dành để cho chúng ta một đời sống dư dật và vui mừng;

chúng ta đã có chìa khóa của đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh để tiếp cận với tất

cả những gì mà Chúa cung ứng cho chúng ta. Tôi khuyên bạn hãy nương cậy nơi

Đức Chúa Trời thành tín trong mọi lãnh vực của đời sống mình - tình cảm, tài

chánh, và thuộc linh. Ngài là thành tín để ban cho chúng ta bất cứ điều gì chúng ta

cần để vui hưởng từng giây phút sống trên đất nầy.

Đức Chúa Trời Là Thành Tín Trong Những Hoàn Cảnh Khó Khăn

Hết thảy chúng ta đều trải qua những giờ khó khăn trong cuộc đời mình. Vật lộn

với tật bệnh, nguy hiểm, nan đề tài chánh, buồn tiếc, hoặc chán Chường là điều xảy

đến với mỗi người trong chúng ta nhiều lần. Nhưng những điều đó chỉ thúc đẩy

chúng ta nối kết chặt hơn với Chúa - không xây khỏi Ngài, đổ lỗi cho Ngài, vì đã

gây nên hoặc cho phép tất cả những hoạn nạn của chúng ta. Ngài không hứa ngăn

mọi rắc rối khỏi xảy đến với đời sống chúng ta, nhưng Ngài hứa sẽ đi cùng chúng

ta trong mọi hoạn nạn. Đau khổ và sự chết là một phần lớn của đời sống cũng

giống như ăn uống và hít thở, chúng ta có thể nương cậy Chúa để dùng những hoàn

cảnh ấy để rèn luyện tâm tính và đức tin trong đời sống mình.

Đức Chúa Trời không hề thất tín ! Môise đã khuyên dân Ysơraên: “Vậy nên hãy

nhận biết rằng Đức Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức

Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhơn từ đến ngàn đời cho những người yêu

mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài. ” 3 Càng hiểu biết điều nầy, chúng ta

càng không có chỗ trong lòng mình để lo lắng.

Tôi thấy rằng khi tôi nương cậy trên sự thành tín của Chúa và những lời hứa trong

lời Ngài, Ngài đã chứng minh bằng cách đi với tôi thật kỳ diệu qua mọi hoàn cảnh.

Thật vậy Ngài luôn thành tín đối với tôi.

Ở tại Pakistan trong thời gian có cuộc biến động chính trị lớn, Vonette và tôi kết

thúc một loạt các buổi nhóm ở tại Latbre và vội vã đến ga xe lửa. Mặc dầu chúng

tôi không hề hay biết, có một đám đông cả ngàn những người giận dữ đang tiến

đến ga xe lửa để phá hủy chiếc tàu bằng bom hỗn hợp. Vị giám đốc của ngành xe

lửa vội vã bảo chúng tôi vào ngay trong toa tàu và khuyên chúng tôi đừng mở cửa

dầu bất cứ tình huống nào.

Khi tôi thay đồ đi ngủ, một sự bình an tràn ngập lòng tôi. Từ những bài học về Lời

Chúa, tôi biết Chúa ở với Vonette và tôi cùng cả đoàn người của chúng tôi. Tôi tin

chắc rằng Chúa sẽ bảo vệ chúng tôi. Mãi đến khi đến Karachi 28 giờ sau đó tôi mới

khám phá ra rằng thiên sứ bảo vệ của Đức Chúa Trời thật sự đã canh giữ chúng tôi.

Chuyến xe lửa trước chúng tôi đã bốc cháy khi các sinh viên nổi loạn nằm trên

đường rây và không chịu tránh chỗ. Xe lửa đã cán qua họ, và để trả thù, đám đông

cuồng loạn đã đốt cháy xe lửa và giết các quan chức.

Tàu của chúng tôi là chuyến tiếp theo. Đám đông giận dữ đã chuẩn bị để cũng làm

y như vậy đối với chúng tôi, nhưng Đức Chúa Trời, bằng phép lạ đã đi trước chúng

tôi, và chúng tôi đã đến nơi an toàn tại Karachi để được biết rằng tình trạng thiết

quân luật đã được công bố và mọi sự đã yên ổn. Chính trong chuyến tàu không thể

quên được lạ lùng nầy tôi đã đọc lại cuốn sách của mình: Hãy Đến Giúp Thay Đổi

Thế Giới (Come Help Change the World ).

Ngày nay, hơn bao giờ hết, tôi nương cậy Chúa để đáp lời thành tín những điều cầu

nguyện của tôi khi tôi cầu xin theo Lời Ngài và ý muốn Ngài. Đavít đã viết lời bảo

đảm nầy: “Hỡi Đức Giêhôva, xin hãy nghe lời cầu nguyện tôi, lắng tai nghe sự nài

xin của tôi; nhân sự thành tín và sự công bình Chúa, xin hãy đáp lại tôi. ” 4 Đức

Chúa Trời không hứa cho chúng ta một đời sống dễ dàng. Nhưng Ngài hứa ở với

chúng ta trong mọi hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ chúng ta khỏi bất cứ điều gì không

ở trong trung tâm ý muốn Ngài. Ngài sẽ có ở đó, bên cạnh chúng ta khi chúng ta

bước đi qua mọi khó khăn và khi hoạn nạn xuất hiện trên đường chúng ta.

Đức Chúa Trời Thành Tín Bảo Vệ Chúng Ta Khỏi Sự Cám Dỗ

Phaolô đã viết cho Hội Thánh Côrinhtô: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng

có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh

em bị cám dỗ quá sức mình đâu, nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho

ra khỏi, để anh em có thể chịu được. ” 5

Sự thành tín của Chúa là một nguồn khích lệ lớn khi chúng ta đối diện với sự cám

dỗ. Ngài biết chính xác những giới hạn chúng ta có thể chịu đựng. Ngài hứa rằng

Ngài sẽ không cho phép chúng ta phải chịu những hoàn cảnh cám dỗ quá sức

mình.

Bất cứ khi nào chúng ta đầu hàng tội lỗi, đó không phải vì chúng ta không thể nói

không. Mà là vì trọng tâm chúng ta nhắm vào là sự hấp dẫn của cám dỗ, thay vì

chăm vào sự thành tín của Chúa để giải cứu chúng ta khỏi tình huống ấy. Kinh

Thánh tuyên bố: “Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững và giữ cho khỏi

ác giả. ” 6 Đức Chúa Trời giới hạn Satan và các quỷ sứ nó để khỏi cám dỗ chúng ta

vượt quá sức chịu đựng của chúng ta. Nếu chúng ta tin cậy và vâng lời Chúa, Ngài

luôn luôn mở đàng cho chúng ta ra khỏi bất cứ tình trạng ngặt nghèo nào để không

phải khuất phục tội lỗi.

Thường thì chúng ta sợ làm phiền những con người có các chương trình thế tục của

riêng họ hơn là sợ làm buồn lòng Đức Chúa Trời thánh khiết công bình và yêu

thương của chúng ta. Kết quả có thể là tai họa. Nhưng đừng bao giờ quên - Đức

Chúa Trời cũng yêu thương và thành tín như Ngài là công bình. Mỗi ngày hãy cố

gắng sống trước mặt Ngài trong một tinh thần kính sợ kỉnh kiền như một đứa con

biết rõ Đức Chúa Trời yêu thương và săn sóc mình.

Đức Chúa Trời Tha Thứ Chúng Ta Khi Chúng Ta Không Trung Tín

Khi chúng ta, trước hết, tin cậy nơi Chúa, là Đấng tha thứ tội lỗi mình, thì Ngài đã

làm điều đó. Không một người nào lấy đức tin kêu cầu Chúa mà bị khước từ. Ngài

luôn luôn có mặt - và sẽ luôn luôn là thành tín đối với tội nhân lấy đức tin đến cùng

Chúa Jêsus.

Đức Thánh Linh đã cảm động sứ đồ Giăng để viết: “Còn nếu chúng ta xưng tội

mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta

sạch mọi điều gian ác. ” 7 Bởi vì Giăng đang viết cho các tín hữu, nên chúng ta

biết chắc rằng Chúa cũng tha thứ mọi tội lỗi chúng ta vi phạm sau khi được tái sinh

cũng như những tội mà chúng ta đã phạm trước khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế làm

Cứu Chúa mình. Dẫu cho chúng ta thất tín đối với Chúa, Ngài cũng vẫn thành tín

để tha thứ khi chúng ta kêu cầu. Nhưng về phần chúng ta, chúng ta phải thật lòng

trong sự ăn năn của mình và đừng lạm dụng ân điển của Đức Chúa Trời.

Bởi vì chúng ta vẫn còn ở trong thân thể xác thịt nầy, chúng ta có khuynh hướng

phạm tội, và rốt lại, thất tín. Sự không trung tín của chúng ta có thể xuất phát từ sự

sợ hãi hoặc tham dục. Vào những lần khác, sự yếu đuối của xác thịt chúng ta tranh

chiến với ước muốn làm theo ý Chúa của chúng ta. Dầu nguyên nhân là gì, thật an

ủi khi nhớ lại lời hứa của Chúa Ngài là Đấng thành tín với chúng ta ngay cả khi

chúng ta thất tín với Ngài!

Đức Chúa Trời Thành Tín Ban Các Ân Tứ Cho Chúng Ta Để Hầu Việc Ngài

Sự thành tín của Đức Chúa Trời tiếp tục vượt quá việc ban cho chúng ta một đời

sống mới trong Chúa Cứu Thế và giúp đỡ chúng ta vào những lúc có cần. Phaolô

đã viết cho các tín hữu Côrinhtô như vầy:

Anh em trông đợi kỳ Chúa Jêsus Christ chúng ta hiện đến, cũng chẳng thiếu một

ơn nào. Ngài sẽ khiến anh em được vững bền đến cuối cùng, để khỏi bị quở trách

trong Ngày của Đức Chúa Jêsus chúng ta. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã gọi

anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Chúa chúng ta. ” 8

Đức Chúa Trời thành tín của chúng ta đã kêu gọi chúng ta bước vào mối tương

giao với con Ngài - và qua hành động đó, Ngài cũng cam kết chính mình Ngài với

tương lai của chúng ta. Điều đó bắt đầu bằng việc Ngài ban cho chúng ta mọi điều

chúng ta cần để sống đời sống thờ phượng và làm chứng cho Chúa bởi vì chúng ta

không thiếu một ân tứ thuộc linh nào. Đức Chúa Trời thành tín của chúng ta không

bao giờ giao cho chúng ta một công tác mà Ngài không chuẩn bị chúng ta và giúp

sức cho chúng ta trong công tác ấy.

Đức Chúa Trời thường dẫn chúng ta vào những kinh nghiệm của công việc và đào

luyện chúng ta khi chúng ta sẵn sàng ở trước mặt Ngài. Khi còn tuổi trẻ, một thanh

niên đã cam kết hầu việc Chúa bất cứ khi nào Chúa muốn sử dụng anh. Trong tuổi

thanh xuân, anh bắt đầu dạy một lớp học Kinh Thánh cho các em nhi đồng vào

sáng Chúa Nhật và truyền giảng vào chiều Chúa Nhật. Vài năm sau, anh dạy các

học sinh trung học ở tại một hội thánh và các em thiếu niên ở tại một hội thánh

khác. Trong lúc đang hầu việc Chúa trong một hiệu sách tại học viện Kinh Thánh

Moody, anh có dịp tiếp xúc với những trẻ em Hoa Kỳ gốc Phi Châu lân cận hay

đến hiệu sách. Vì vậy anh không ngạc nhiên khi anh được kêu gọi để viết giáo

trình Trường Chúa Nhật dành cho các em thiếu niên sống trong trung tâm thành

phố. Về sau anh được ban cho một cơ hội để viết các bài học Kinh Thánh dành cho

các cậu nhi đồng trên một tạp chí quốc gia. Chúa đã chuẩn bị anh cho những công

tác nầy suốt hai thập kỷ - cả bằng cách giao cho anh ân tứ viết lách và lẫn bằng

cách cung ứng những kinh nghiệm sống khiến anh được trưởng thành trong việc

phục vụ Chúa.

Đức Chúa Trời cũng thành tín để ban cho chúng ta các ân tứ kém hiển nhiên hơn.

Khi chúng ta kinh nghiệm sự đau đớn như nỗi đau của một người con xa lìa Chúa,

một người bạn khước từ chúng ta, hoặc cái chết của một người thân yêu. Trong

những kinh nghiệm sống nầy, Chúa ban cho chúng ta sức mạnh, sự khôn ngoan, và

lòng bình an, để giúp chúng ta phản chiếu sự thành tín của Ngài qua mọi hoàn

cảnh.

Trong thư viết cho những tín hữu ban đầu, Phierơ đã viết một bức thư dài về ích lợi

của việc chịu khổ. Ông kết luận: “Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa

Trời, hãy cứ làm lành và phó linh hồn mình cho Đấng Tạo Hóa Thành tín. ” 9

Phierơ đã thừa nhận rằng thật dễ để nhìn vào trong và trở nên cay đắng trong thời

gian phải chịu những hoạn nạn và khổ não trong lòng. Đó là lý do ông khuyên giục

chúng ta hãy hướng lên Đấng tạo hóa thành tín của chúng ta và phó chính mình

cho Ngài và tìm kiếm mục đích mà Ngài đã dành cho chúng ta qua các hoàn cảnh

ấy. 10

Phaolô nhắc nhở chúng ta trong ICo1Cr 1:8 rằng: “Ngài sẽ khiến anh em được

vững bền đến cuối cùng, để khỏi bị quở trách trong ngày của Đức Chúa Jêsus

Christ chúng ta. ” Đó là lời hứa vinh diệu của Chúa dành cho hết thảy những ai

theo Ngài. Ngài sẽ giữ chúng ta trung tín cho đến cuối cùng, hầu cho chúng ta sẽ

được ở với Ngài trong cõi đời đời.

Không Có Lối Sống Nào Tốt Hơn

Như chúng ta đã thấy, chương trình của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là phải

trở nên thánh khiết và tấn tới trong nước của Ngài, Ngài là Đấng thành tín để làm

cho điều nầy xảy ra. Ngài sẽ không bỏ dở việc đem chúng ta đến chỗ trưởng thành

trong sự tăng trưởng và đức tin Cơ Đốc. Phaolô đã tuyên bố với các tín hữu Philíp:

“Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho

đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ. ” 11

Có lãnh vực nào trong đời sống nào là nỗi lo sợ thất bại đang làm khổ bạn chăng?

Có mối quan hệ nào của bạn đang gặp nguy hiểm và bạn đang tự hỏi ai sẽ quan

tâm chăng? Có công việc nào bạn đối diện mà bạn cảm thấy mình không thể thực

hiện? Bạn có thể hoàn thành dẫu điều gì xảy ra - bởi vì Đức Chúa Trời thành tín

của chúng ta đang có ở đó vì bạn, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không giống một

anh hùng đức tin. Ngài đang hành động trong đời sống bạn ngay hiện giờ, mặc dù

bạn không thấy hoặc không cảm thấy sự hiện diện của Ngài. Hãy để sự thành tín

của Ngài trong quá khứ nhen lại đức tin của bạn và quyền phép Đức Thánh Linh

Ngài đổ đầy linh hồn bạn, và rồi bạn cũng sẽ là một anh hùng đức tin trong bất cứ

hoàn cảnh nào mà bạn đối mặt.

Một khi Ngài đã đổ đầy lòng bạn bằng niềm vui của sự thành tín Ngài đối cùng

bạn, Ngài sẽ làm mạnh mẽ bạn bằng năng quyền của Ngài. Khi ấy, bạn sẽ phản

chiếu bản tánh thành tín của Ngài cho người khác. Họ sẽ thấy tình yêu của Chúa

chiếu rọi qua bạn khi bạn tiếp xúc với những người khác. Các bạn hữu và bà con

bạn sẽ để ý tính nhất quán của các tiêu chuẩn sống của bạn trong mọi lãnh vực, mở

ra nhiều cơ hội để giúp người khác hiểu được bề sâu của sự thành tín Đức Chúa

Trời. Khi Đức Chúa Trời đáp ứng các nhu cầu của bạn, nâng bạn lên trong những

hoàn cảnh khó khăn, và ban ơn cho bạn để hầu việc Ngài vượt quá sự mong đợi

của bạn, bạn sẽ là sự phản ánh bản tánh thánh khiết của Ngài và tình yêu và sự vui

mừng không bao giờ qua đi.

Tôi không thể hình dung một lối sống nào tốt hơn. Nếu chúng ta ngày càng trung

tín như Chúa là thành tín, chúng ta thật sự sẽ thay đổi thế giới của mình cho Ngài!

Khi xem xét tất cả những thuộc tính mà chúng ta đã được học, chúng ta đi đến một

đặc điểm nữa của bản tánh Đức Chúa Trời bảo đảm với chúng ta rằng Chúa sẽ luôn

luôn hành động đúng như Kinh Thánh mô tả. Phẩm tính nầy giúp chúng ta đến với

Chúa một cách thân mật với lòng tin cậy hoàn toàn. Thuộc tánh đó là Đức Chúa

Trời không bao giờ thay đổi. Trong hai chương cuối cùng về Chúa Cứu Thế giàu

ân điển, chúng ta sẽ thấy bản tánh không thay đổi của Chúa đem lại sự yên ủi và

bảo đảm cho chúng ta.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Vào Lòng Bạn - Hãy cam kết học thuộc những lời tuyên bố và

những câu Kinh Thánh dưới đây. Sau đó, trong tuần lễ nầy, khi đối diện với những

tình huống mà bạn cần phải nhớ rằng Chúa là Đấng thành tín, hãy xưng nhận lời

hứa ấy.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, tôi có thể tin chắc Ngài luôn giữ các lời

hứa Ngài.

• IPhi 1Pr 4:19 - “Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm

lành mà phó linh hồn mình cho Đấng tạo hóa thành tín. ”

• IITi 2Tm 2:13 - “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài

không thể tự chối mình được. ”

Nương Cậy Chúa - Kinh Thánh phán rằng: “Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều

trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. ”

(HeDt 10:23). Loài người, các tổ chức và thậm chí, các hội thánh, có thể thất hứa

với chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời thành tín của chúng ta luôn luôn đáng tin cậy.

Có một nan đề cụ thể, hoặc một tình huống nào mà bạn gặp khó khăn để giao vào

tay quyền năng của Ngài không? Hãy giao điều đó cho Ngài ngay bây giờ. Ngài sẽ

khiến bạn mạnh mẽ và giúp bạn trải qua bất cứ khó khăn nào.

Vâng Lời Chúa - Bạn có trung tín với Chúa không? Bạn có yêu Ngài hơn bất cứ

điều gì khác không? Chúa Jêsus phán trong GiGa 14:23: “Nếu ai yêu mến Ta, thì

vâng giữ lời Ta” Chúng ta chứng minh lòng trung tín của mình bằng sự vâng lời.

Có những lãnh vực nào trong đời sống bạn còn chưa vâng theo lời Chúa? Hãy xin

Chúa bày tỏ cho bạn thấy những lãnh vực đó. Hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay,

vâng phục Chúa trong những việc nhỏ mà bạn biết là phải làm. Đức Chúa Trời

thành tín của bạn sẽ giúp bạn vâng giữ những việc lớn khi chúng xuất hiện sau nầy.

Chương 26: Đức Chúa Trời Không Bao Giờ Thay Đổi

Cách đây khoảng 4. 500 năm, Pharaon Khafre đã tạc bức tượng Sphinx (nhân sư)

từ một nền đá vôi. Kể từ đó, bức tượng cao 22 mét nầy gồm một cái đầu người với

thân sư tử vẫn đứng trong sa mạc Ai Cập. Qua hàng ngàn năm, nó vẫn còn nguyên

không thay đổi. Hay là nó thay đổi? Thật vậy, tượng đài nầy đã trải qua nhiều biến

đổi. Khafre không bao giờ hoàn tất bức tượng trong đời ông. Khoảng 1000 năm nó

bị bỏ mặc cho các lớp cát trong sa mạc Ai Cập. Vào năm 1400 T. C. Thutmose IV

đã dỡ bức tượng ra và sơn nó màu xanh da trời, vàng và đỏ và rồi dựng một bức

tượng của cha mình ngay phía trước ngực của tượng nhân sư. Sau đó một Pharaon

lớn khác, Ramese II, làm lại bức tượng Sphinx một cách bao quát hơn vào năm

1279 T. C. Sau đó các lớp cát của Ai Cập một lần nữa lại phủ quanh gương mặt và

thân mình khổng lồ của bức tượng. Gió cát bắt đầu ăn mòn những gì mà các

Pharaon đã làm.

Vào đầu thế kỷ thứ 15 S. C. một sử gia Ả Rập đã viết rằng bộ mặt của tượng nhân

sư đã bị biến dạng. Năm 1818, một thuyền trưởng đi biển đã dọn dẹp lớp đất đá vôi

khỏi ngực bức tượng và bày ra một khu điện thờ cổ xưa phía trước tượng. Ông ta

cũng tìm được những mảnh vỡ từ bộ râu bằng đá của tượng nhân sư, hiện đang

được giữ ở viện Bảo tàng Anh quốc. Vào đầu năm 1900 một kỹ sư người Pháp dọn

dẹp bức tượng nhân sư đến tận nền móng của nó và dựng nên một bức chắn bằng

đá để ngăn thời tiết xói mòn. Suốt thập niên 1980, các phiến đá lớn đã được bổ

sung nhằm cố ngăn chận sự xói mòn. Dầu vậy vào năm 1988, một phần ở vai phải

bức tượng đã bị rời ra.

Bức tượng nhân sư đang bị ăn mòn thậm chí càng nhanh hơn nữa ngày nay. Trong

thập kỷ cuối cùng nầy, các công trình sửa chửa một lần nữa lại được tiến hành cho

bức tượng cổ nầy. Các phiến đá lớn được bổ sung vào năm 1980 đang được thay

thế bằng những viên đá trông có vẻ tự nhiên hơn. Nhiều kế hoạch nhằm cứu bức

tượng nhân sư khỏi tình trạng hư hỏng thêm đang được đề ra. 1

Rõ ràng là sự sống trên đất đang thay đổi. Kể từ khi Ađam sa ngã, từ khi tội lỗi

xâm nhập vào thế gian; sự thay đổi đã trở thành một phần của đời sống con người.

Giây phút chúng ta được sinh ra, chúng ta bắt đầu già đi. Chúng ta lớn lên, phát

triển, và suy yếu. Dầu cho khoa học hiện đại có nỗ lực gì đi nữa để làm chậm lại

quá trình nầy, nó vẫn cứ tiếp tục mà không hề dừng lại. Những tượng đài vĩ đại của

chúng ta như tượng nhân sư không chứng minh cho sức mạnh dựng lên được một

điều gì đó không thay đổi, mà chỉ là những nỗ lực lớn nhất của chúng ta để trì hoãn

sự suy tàn và tàn phá của thời gian.

Hy vọng duy nhất của chúng ta trong đời nầy nằm ở một sự kiện: Đức Chúa Trời

không bao giờ thay đổi. Ngài là Đấng bất biến mà chúng ta có thể nương cậy trong

khi đó mọi thứ khác chung quanh chúng ta đều suy tàn.

Tính Không Thay Đổi Của Đức Chúa Trời

Một sự kiện thú vị về nhiều tôn giáo trên thế giới là tính chất không lường trước

được của các thần của họ. Những người theo phong trào Thời Đại Mới tin rằng mọi

sự đều là thần và thần là mọi sự. Nguồn thẩm quyền của “lẽ thật” theo họ, chính là

điều bạn kinh nghiệm. Shirley Maclaine, một người ủng hộ tôn giáo Thời đại Mới

nói rằng: “Kinh nghiệm xuất khỏi thân thể của riêng tôi. . . được phục vụ nhằm

chứng minh đúng các trả lời cho nhiều câu hỏi, đó là: sự hiểu biết bảo đảm nhất

được xuất phát từ kinh nghiệm”. 2

Nói cách khác, ngày nay bạn có thể tin một điều là đúng, nhưng rồi kinh nghiệm

ngày mai sẽ thay đổi chân lý ấy. Và điều bạn tin là đúng sẽ không đúng đối với tôi.

Đối với những người theo tôn giáo Thời đại Mới, chân lý luôn thay đổi.

Nhưng chúng ta học biết rằng lẽ thật Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Hôm

nay và cho đến đời đời chân lý ấy không hề thay đổi.

Những người theo Phật giáo tin rằng sự cứu rỗi nằm ở nghiệp. Kenneth Latourette,

một sử gia giáo hội hàng đầu, giải thích niềm tin của đạo Phật như sau: “Nghiệp có

thể mô tả như là tổng cộng những suy nghĩ và hành động của một người trong tất

cả những kiếp trước của người ấy. Trong mỗi kiếp, người ấy làm thay đổi nghiệp

của mình để hoặc tốt hoặc xấu. . . Mục tiêu tối hậu không phải chỉ để cải thiện

nghiệp của một người mà để làm nhiều hơn, nói nôm na, là để thoát khỏi hàng loạt

thay đổi bất tận, sự nối tiếp của những sự ra đời và tái ra đời vô tận kinh khiếp.

Như thế là sự cứu rỗi. ” 3 Điều nầy thật khác xa kế hoạch cứu rỗi không thay đổi

và đơn giản của Đức Chúa Trời! Với chương trình của Đức Chúa Trời, chúng ta

biết chỗ mình đứng, điều mình phải làm, và kết quả - một vị trí đời đời không hề

thay đổi trong gia đình của Đức Chúa Trời.

Những người theo thuyết vạn vật hữu linh và thờ hình tượng đã hình thành sự hiểu

biết của họ về cách các thần của họ hành động từ nền văn hóa dân gian được tích

lũy. Các thần tượng của họ thất thường và hay thay đổi đến nỗi phải không ngừng

được xoa dịu bằng các của tế lễ và rất nhiều nghi thức khác nhau để các thần đừng

thay đổi luật chơi. Nhưng chúng ta có thể đọc tất cả các luật lệ của Chúa trong Lời

không hề thay đổi của Ngài.

Đức Chúa Trời của Thánh Kinh là Đấng tối cao duy nhất không thay đổi. Ngài

không bao giờ đổi thay tí gì về bản chất hoặc mục đích của Ngài. Đó là điều làm

tôi yêu mến Đức Chúa Trời kỳ diệu và tuyệt vời của chúng ta. Tôi đã biết Ngài

cách cá nhân từ năm 1944, và ngày nay Ngài vẫn y như vậy trong sự thánh khiết và

tình yêu thương, ân điển và lòng thương xót như khi tôi mới dâng đời sống mình

cho Ngài. Các nhà thần học gọi sự nhất quán và đáng tin cậy đó là tính bất biến của

Đức Chúa Trời.

Khi tôi thức giấc vào buổi sáng để cầu nguyện, sự trả lời của Ngài không khác với

lúc tôi cầu nguyện với Ngài vào giờ đi ngủ. Khi tôi đối diện với một hoàn cảnh khó

khăn, tôi có được sự bình tịnh của tấm lòng bởi vì tôi biết Thánh Linh không thay

đổi của Ngài đang hiện diện để chỉ dẫn tôi.

Kinh Thánh trình bày Đức Chúa Trời mà chúng ta thờ phượng là Đấng đời đời cho

đến đời đời không hề thay đổi. Tác giả của sách Hêbơrơ so sánh sự bất biến của

Chúa với tạo vật hay thay đổi của Ngài như sau: “Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa

hằng có; trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, rồi trời

đất sẽ biến đổi nhưng Chúa vẫn y nguyên, các năm Chúa không hề cùng. ” 4 Ngài

không bao giờ thay đổi trong bản thể Ngài, không bao giờ thay đổi cách Ngài hành

động đối với con người tội lỗi, đối với sự ăn năn của con người, hoặc đối với sự

thờ phượng của con người. Tội lỗi và lòng vô tín luôn luôn làm Ngài buồn lòng; sự

vâng lời của đức tin luôn luôn làm ấm lòng Ngài.

Danh Chúa Cho Thấy Bản Tính Không Thay Đổi Của Ngài

Khi bắt đầu cuốn sách nầy chúng ta đã khám phá danh thánh nhất của Đức Chúa

Trời đó là: TA LÀ. Qua danh nầy, Đức Chúa Trời giới thiệu khái niệm rằng Ngài

là Đấng không thay đổi. Ngài mô tả chính mình bằng lời tuyên bố lạ lùng: “TA LÀ

ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU rồi Ngài lại rằng: “Hãy nói cho dân Ysơraên như

vầy: ĐẤNG TỰ HỮU đã sai Ta đến cùng các ngươi. ” 5 Cách sử dụng thì hiện tại

trong chữ TA LÀ hàm ý rằng Đức Chúa Trời là Đấng đã gặp gỡ Ađam và Êva

trong vườn Êđen cũng chính là Đức Chúa Trời đã gặp gỡ Ápraham và Sara và ban

cho họ một con trai - và cũng chính cùng Đức Chúa Trời đó hành động vì lợi ích

của chúng ta ngày nay.

Bản tánh không thay đổi của Đức Chúa Trời cũng áp dụng cho tất cả các thuộc tính

của Ngài nữa. Chúng ta càng vui mừng hơn vì tình yêu thương, ân điển và lòng

thương xót của Ngài đều không thay đổi. Chúng ta biết ơn về tính thánh khiết của

Ngài không thể thay đổi. Tình cảm hoặc hoàn cảnh không ảnh hưởng đến Chúa.

Trong Ngài “chẳng có sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào. ” 6

Sự kiện chúng ta có thể nương cậy nơi tính bất biến của Chúa thật là một sự bảo

đảm lớn lao cho chúng ta ngày nay. Chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều khi chúng

ta vi phạm một trong những bản tính bất biến của Đức Chúa Trời, như là tính thánh

khiết của Ngài. Nhưng chúng ta biết rằng khi chúng ta ăn năn, ân điển không thay

đổi của Ngài đem đến sự tha thứ và ơn thương xót cho chúng ta. 7 Chúng ta có thể

công bố sứ điệp yêu thương và tha thứ của Chúa mà không sợ rằng ngày hôm sau

Ngài sẽ thay đổi các luật lệ của Ngài.

Đức Chúa Trời Không Lớn Lên Hoặc Phát Triển

Khi nhìn một em bé mới sinh, bạn nhận thấy khối lượng lớn của việc phát triển và

học tập mà đứa bé nầy phải trải qua. Cháu chưa thể trò chuyện, đi lại hoặc biện

luận. Cơ thể cháu không có khả năng để ca hát, gãi lưng, hoặc ném một trái banh.

Tâm trí của cháu không thể nói cho bạn điều cháu đang cảm nhận hoặc nhớ được

một cái cây thì như thế nào. Cháu phải trải qua tất cả các giai đoạn trưởng thành

-từ tuổi chập chững biết đi, thời thơ ấu, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, trung niên,

tuổi già. Trong mỗi giai đoạn cháu sẽ phải học nhiều điều.

Đức Chúa Trời không bao giờ phải lớn lên, thay đổi, hoặc phát triển. Mặc dầu

Chúa Jêsus thật sự lớn lên về thể xác, Ngài luôn luôn biết mọi sự và có thể làm

được mọi việc. Ngài đã bỏ sang một bên sự oai nghiêm thiên thượng của mình và

mang lấy bản tánh loài người trong hình hài của một người tôi tớ. 8

Dầu vậy, Đức Chúa Trời không phải học bất cứ một điều gì cả - Ngài đã là Đấng

toàn tri. Đức Chúa Trời không bao giờ phải phát huy các tài năng hoặc kỹ năng -

Ngài luôn luôn có năng lực để làm mọi sự. Ngài không bao giờ cần phải trưởng

thành - Ngài luôn luôn hoàn hảo trong tất cả các thuộc tính của Ngài. Đức Chúa

Trời cũng không thay đổi thất thường giống như chúng ta. Khi tôi đứng trước mặt

Ngài trong sự cầu nguyện, tôi không phải lo lắng không biết Ngài có mới nghe lời

cầu nguyện của ai đó là người đã làm cho Ngài tức giận và Ngài sẽ trút cơn giận đó

lên tôi hay không. Ngài không mệt mỏi, Ngài không quá bận rộn để lắng nghe các

nhu cầu của tôi. Là một người Cha thành tín, Ngài luôn luôn có ở đó khi chúng ta

cần Ngài. Ngài không yêu chúng ta hơn bởi vì hôm nay Ngài cảm thấy dễ chịu, và

cũng không gay gắt hơn vào một ngày khác vì có chuyện bực mình. Bởi vì các

thuộc tính của Chúa luôn luôn tồn tại trong sự toàn vẹn và phối hợp với nhau nên

các mục tiêu, động cơ, tư tưởng, và hành động của Chúa đời đời đều không thay

đổi.

Lời Chúa Không Bao Giờ Thay Đổi

Nếu bản tánh Đức Chúa Trời không thay đổi thì lời Ngài cũng không hề thay đổi.

Nếu các mục tiêu của Ngài không thay đổi thì những sự chỉ dẫn Ngài ban cho

chúng ta cũng không thay đổi.

EsIs 40:6-8 ký thuật rằng “Mọi xác thịt giống như cỏ, nhan sắc nó như hoa ngoài

đồng, cỏ khô hoa rụng vì hơi Đức Giêhôva thổi qua. Phải dân nầy khác nào cỏ ấy:

Cỏ khô, hoa rụng: Nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời. ”

Chúng ta hãy xem điều đó đúng như thế nào. Câu đầu tiên trong Kinh Thánh, SaSt

1:1 chép rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời. . . ” Trong KhKh 22:13 quyển sách cuối

cùng của Kinh Thánh, Chúa Jêsus phán rằng: “Ta là Anpha và Ômêga, là thứ nhất

và là sau chót, và đầu và là rốt. ”

Sự cứu rỗi không bao giờ bị thay đổi trong lời Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời

nói về Ápraham Ngài phán rằng: “Ápraham tin Đức Giêhôva, thì Ngài kể điều đó

là công bình cho người. ” 9 Nhiều thế kỷ về sau trong Tân ước, RoRm 3:27-28

chép rằng: “Vậy thì sự khoe mình ở đâu? Đã bị trừ bỏ rồi. Bởi luật pháp nào? Luật

pháp của việc làm chăng? Không phải, nhưng bởi luật pháp của đức tin; vì chúng

ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không phải bởi việc làm

theo luật pháp. ”

Các nguyên tắc xuyên suốt Cựu và Tân ước đều như nhau. Đức Chúa Trời liên hệ

trong mỗi một người trong chúng ta đều giống nhau, với cùng một tình yêu thương

và ân điển.

Tính Bất Biến Bao Gồm Sự Đa Dạng

Một bức hình quen thuộc và cho thông tin sai lạc về thiên đàng ngày nay là hình

các thánh đồ đang bay lượn xung quanh những đám mây và chơi đàn hạc - suốt cõi

đời đời. Không gì làm xao động không gian thiên đàng cực kỳ nhỏ bé của họ, trong

khi họ tưởng chừng như cứ ở ngay nơi họ ở - cho đến đời đời! Có phải đó là sự

hình dung của bạn về thiên đàng không? Sự kiện Đức Chúa Trời không bao giờ

thay đổi có làm bạn nhàm chán không?

Khi nói về tính bất biến của Chúa, không phải chúng ta nói về sự thiếu đa dạng. Đó

là hai việc riêng biệt. Hãy nhìn xem công trình tạo hóa của Chúa. Một con voi và

một con muỗi cả hai đều có bốn chân và một cái vòi đằng trước mặt, nhưng ai dám

tả con voi và con muỗi là giống nhau? Còn một con chuột và một con cá voi? Cả

hai đều có đuôi, có mũi nhọn và có thân hình mượt mịn. Nhưng ôi, chúng khác

nhau làm sao!

Tính bất biến và tính sáng tạo cũng không giống nhau. Mặc dầu Đức Chúa Trời

không bao giờ thay đổi, nhưng Ngài là Đấng tạo hóa toàn năng. Hãy nghĩ có bao

nhiêu con người khác biệt mà Ngài đã dựng nên trên khắp thế giới. Không một

người nào giống y một người nào. Có bao nhiêu loại cây trồng khác nhau mà Ngài

đã dựng nên, từ một cây hoa xương rồng cho đến một cây phong lan; từ một cây

hồng đào khổng lồ cho đến cây hoa chuông thanh mảnh; từ đám rêu cho đến rong

biển, sự sáng tạo của Đức Chúa Trời thật không hề cùng.

Điều không thay đổi chính là các nguyên tắc và bản chất nằm bên dưới sự đa dạng

và sự sáng tạo. Các kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta luôn luôn

khiến chúng ta trở nên giống như hình ảnh của Con Ngài. Ngài thay đổi cách Ngài

thực hiện kế hoạch của Ngài cho phù hợp với những cá tánh của chúng ta, hoàn

cảnh của chúng ta và nhu cầu của chúng ta.

Tuy nhiên, đôi khi bản tính không thay đổi của công việc Chúa thật rõ ràng dễ

thấy. Bạn còn nhớ câu chuyện Phaolô và Sila bị bỏ tù vì giảng Tin lành không?

Việc rao giảng của họ và của những Cơ Đốc Nhân đã đem lại sự tăng trưởng phi

thường trong Hội Thánh đầu tiên. Điều đó cũng đem đến sự bắt bớ vì cớ Đấng

Christ, vì lý do đó mà Phaolô và Sila phải ở tù. Trong khi họ đang cầu nguyện và

hát thánh ca vào lúc nửa đêm, một trận động đất lớn đã làm rung chuyển các nền

ngục. Tất cả các cửa ngục đều mở tung ra và xiềng xích rơi ra khỏi chơn mọi tù

nhân.

Vào những ngày đó, nếu một cai tù La Mã làm xổng mất các tù nhân, họ phải bị tử

hình. Người cai ngục La Mã thức dậy, tưởng rằng tất cả các tù nhân đều bỏ trốn, và

ông toan tự tử. Phaolô la lớn lên: “Đừng làm vậy. Hết thảy chúng ta đều còn cả

đây!” Cai tù, khi thấy các tù nhân không bỏ trốn, đã quỳ xuống trước mặt Phaolô

và Sila cầu xin làm thế nào để ông được cứu.

Phaolô và Sila đã chia sẻ lời Chúa cho ông, rồi ông ta và cả nhà mình đã tin Chúa

Cứu Thế. Ngày hôm sau các quan chức trong thành phố đã thả Phaolô và Sila.

Nhiều thế kỷ về sau, khuôn mẫu nầy đã được lập lại. Vào thập niên 1930, các nhà

truyền giáo đã gieo trồng lời Chúa ở tại các vùng núi phía Tây Nam Êthiôpi. Khi

Thế chiến thứ hai bùng nổ, các nhà truyền giáo buộc phải ra đi. Họ để lại một Hội

Thánh chỉ có 48 tín hữu. Nhưng trong năm năm bị người ngoại quốc chiếm đóng

xứ sở mình. Hội Thánh Êthiôpi đã tăng lên 10. 000 tín đồ!

Raymond Davis, là người làm việc sâu trong nội địa Êthiôpi thuật lại câu chuyện lạ

lùng về công việc Chúa giữa vòng những người Wallamo. Các Cơ Đốc Nhân đã bị

bắt bớ dữ dội vì công bố sứ điệp của Chúa, nhưng Hội Thánh của họ đã phát triển

lên đến hơn một ngàn người. Chính quyền buộc họ phải phá sập ngôi nhà thờ cũ, là

nhà thờ mà họ đã xây dựng với sự hy sinh công sức và tài sản.

Sau đó, họ lại cả gan xây lại ngôi nhà thờ của mình. Hậu quả là, một số những

người lãnh đạo Hội Thánh, kể cả một người đàn ông tên là Toro, bị mang ra ngoài

chợ, lột trần, và đánh đòn. Sau đó họ bị bỏ vào ngục, là nơi các cai ngục nhạo báng

họ vì đã đặt lòng tin nơi Chúa. Davis viết rằng:

Sau đó ít lâu, một nhóm các tín đồ trong tù đang cầu nguyện cùng nhau thì một

trận mưa bão dữ dội nổi lên. Toro nói rằng anh chưa bao giờ thấy sấm sét khủng

khiếp hoặc sấm rền dữ dội như vậy, trong lúc họ đang cầu nguyện và ca hát, gió

thổi với tốc độ dữ dội đến nỗi toàn bộ mái tôn sắt của nhà tù bị giật tung. Trận mưa

như trút đổ xuống, các bức tường bằng bùn đất bị phơi trần đều sụp đổ và tan chảy.

Các tù nhân được giải thoát!

Nhiều người tù không tin Chúa cũng đã bỏ trốn. Các cai ngục kinh hoàng, họ tin

chắc rằng cơn bão ấy chính là sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời vì cớ các tù

nhân Cơ Đốc, họ đến cùng Toro và nài nỉ ông cầu nguyện Chúa cho họ để Ngài rút

lại cơn giận dữ và thạnh nộ - thì họ sẽ được giải thoát. Các cai ngục đã giữ lời hứa.

10

Tất nhiên không phải mọi người bị bỏ tù vì đức tin mình đều được tự do bởi sự

hành động của Chúa, nhưng hai trường hợp nầy cho thấy Đức Chúa Trời vẫn hành

động giống như Ngài đã hành động trong đời sống của các tín hữu trong thế kỷ thứ

nhất. Ngài không hề thay đổi! Bạn có thể tin cậy nơi Ngài!

Ca Ngợi Chúa Vì Bản Tánh Không Thay Đổi Của Ngài

Khi bay từ Chicago đến Los Angeles trên một số các máy bay dân dụng, bạn sẽ

bay qua một phần của rặng núi Canyon. Nếu bạn tình cờ được bay ngang rặng núi

ấy trong một buổi chiều muộn có nắng, thì những bóng của dãy núi sẽ giúp bạn

thấy được chiều sâu và chiều rộng không thể tin được của nó. Nhưng sự thật là

những gì bạn đang nhìn thấy chỉ là một phần nhỏ của rặng núi ấy. Bởi vì nó vẫn

chạy suốt một ngàn dặm nữa. Bây giờ hãy tưởng tượng là chính bạn đang lượn

vòng chung quanh trái đất trong trạm không gian Mir và bạn đi ngang qua rặng núi

Canyon. Bấy giờ bạn sẽ thấy bao nhiêu phần của dãy núi? Toàn bộ dãy núi sẽ hiện

ra chỉ trong một thoáng nhìn.

Khi chúng ta nhìn cuộc đời trên đất, chúng ta chỉ thấy một phần vô cùng nhỏ của

nó, một tí xíu của cõi đời đời. Nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy cả cõi đời đời cùng

một lúc, Ngài thấy sự kết thúc từ lúc bắt đầu. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có cái

nhìn của Đức Chúa Trời trong các sự kiện của đời sống - Ngài nhìn thấy nó theo

những cách chúng ta không thấy. Kết quả là Ngài có thể ra tay hành động và điều

chỉnh để giữ chúng ta khỏi lạc khỏi con đường hoặc không bị làm tổn thương chính

mình khi chúng ta tiến bước trên con đường đời với những hoàn cảnh và những

biến cố.

Chúng ta có một Đức Chúa Trời thật tuyệt vời! Chúng ta có thể tin cậy Ngài không

bao giờ làm điều gì bất lợi cho chúng ta, bởi vì tình yêu của Ngài không thay đổi.

Chúng ta có thể tin cậy Ngài trong cả đời sau, bởi vì Ngài là Đấng đời đời. Đó là lý

do khiến tác giả thư Hêbơrơ nói được rằng: “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày

nay cho đến đời đời không hề thay đổi. ” 11

Ngài chính là Đức Chúa Trời chúng ta đang thờ phượng và suy tôn - và hầu việc

một cách vô điều kiện. Đó chính là Đức Chúa Trời mà chúng ta luôn công bố

không hề ngưng nghỉ cho cả thế gian, bởi vì Ngài xứng đáng không chỉ sự thờ

phượng của chúng ta mà còn sự vâng phục của chúng ta trước Đại Mạng Lệnh để

ra đi và để bày tỏ tình yêu.

Thánh John Chrysostom, một vị lãnh đạo Hội Thánh của thế kỷ thứ ba đã viết về

Chúa Cứu Thế mình như sau:

Thật xứng đáng và phải lẽ để ca tụng Ngài, để ngợi khen Ngài, để cảm tạ Ngài, và

suy tôn Ngài trong mọi nơi ngự của Ngài. Vì cớ Ngài là Đức Chúa Trời không thể

tả xiết, lớn lao lạ lùng, không thể thấy được, không thể dò xét được, tồn tại đời đời

song không bao giờ thay đổi. Ngài cùng Con độc sanh và Thánh Linh Ngài. Ngài

đã đem chúng con vào trong sự hiện hữu từ cõi không không, và khi chúng con sa

ngã, Ngài đã nâng đỡ chúng con trở lại. Ngài không ngừng làm mọi điều để dẫn

chúng con đến thiên đàng và để ban cho chúng con tương lai Ngài cùng Con độc

sanh và Thánh Linh Ngài. Ngài làm điều đó vì tất cả những ích lợi mà chúng con

biết, vì những ích lợi mà chúng con không biết, và vì cớ những điều đã bày tỏ ra

cho chúng con cũng như những điều còn bị che khuất. 12

Tôi khuyên bạn hãy dành thì giờ để hưởng sự kỳ diệu của các thuộc tính Đức Chúa

Trời. Khi bạn học biết nhiều hơn các sự thật về sự lớn lao của Ngài, hãy cảm tạ

Ngài, làm sáng danh Ngài và ngợi khen Ngài về tất cả những gì Ngài có ý nghĩa

đối với bạn. Hãy để Đức Thánh Linh đầy dẫy tâm trí bạn với tình yêu và ân điển

của Ngài, rờ đụng đến những cảm xúc sâu xa nhất của bạn bằng sự an ủi và dịu

dàng của Ngài. Càng thờ phượng và suy gẫm về các thuộc tánh của Ngài, bạn càng

trở nên giống như Ngài. Hãy thờ phượng Ngài qua sự dâng hiến, sự phục vụ, sự

ngợi khen, sự ca hát, và sự cảm tạ. Đó là con đường bảo đảm để dẫn đến một mối

tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời!

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Tôn Cao Chúa Mình - Hãy thờ phượng Đức Chúa Trời bằng những lời lẽ

mạnh mẽ của bài thánh ca Hôm qua , Ngày nay , cho đến Đời đời .

Ai tin thành thật câu Kinh Thánh đây đều hưởng ơn vẹn tuyền.

Hôm qua, ngày nay, cho đến mãi sau Jêsus vẫn y nguyên.

Chúa vẫn thương tội nhân, cứu rỗi ngay, trị bất câu bịnh nào,

Phong ba bình tịnh, tang tóc, ủi yên, Chúa hiển vinh dường bao.

Jêsus bữa qua hôm nay, mãi sau, thật không thay đổi đâu.

Chúa bất biến tuy non sông đổi màu. Đẹp bấy danh Jêsus!

Vinh diệu danh Jêsus! Vinh thay danh Jêsus!

Dẫu thiên di địa dịch Ngài còn đấy!

Hiển vinh danh Ngài thay.

Phản Ánh Hình Ảnh Ngài - Bản chất của chúng ta, là con người, luôn thay đổi.

Chúng ta trở nên già đi, cao hơn, ốm đi, hoặc mập ra, và những cảm xúc của chúng

ta cũng thất thường. Nhưng chúng ta có thể phản ánh bản tánh không thay đổi của

Chúa bằng cách trở thành những con người nhất quán - trong các mối quan hệ của

chúng ta và trong tình yêu của chúng ta đối với Chúa. Hãy xem xét lòng bạn và cầu

hỏi Chúa khiến bạn trở thành một người kiên trì dầu cho có điều gì xảy ra, một con

người mà như Chúa Jêsus đã từng nói: “Bền lòng cho đến cuối cùng” (Mat Mt

10:32).

Làm Chứng Về Sự Oai Nghiêm Ngài - Chúa Jêsus đã phán trong Mat Mt 24:35

rằng: “Trời đất sẽ qua, nhưng lời Ta nói chẳng bao giờ qua đi. ” Kinh Thánh đã

khuyến khích và thách thức mọi người cả hàng ngàn năm nay, và ngày nay Kinh

Thánh vẫn còn phán với chúng ta. Bạn có thể làm chứng về Lời bất biến của Chúa

với ai? Hãy chọn câu Kinh Thánh Chúa phán cùng bạn và dùng câu Kinh Thánh đó

để khích lệ ai đó ngày hôm nay.

Chương 27: Đức Chúa Trời Ban Cho Chúng Ta Sự Yên Nghỉ Trong Ngài

Bạn có bao giờ ước ao thời gian dừng lại không; có phải hàng xóm của bạn đã thay

đổi, hoặc một người thân yêu đã trở nên xa cách hoặc đã qua đời? Những người

bạn thân đã dọn đi đâu rồi phải không?

Một trong những thay đổi khó khăn nhất của người làm cha làm mẹ là khi con cái

lớn lên, đi xa và sống độc lập. Tôi vẫn nhớ ngày mà Vonette và tôi giúp cho cậu

con trai trưởng thành của chúng tôi, là Zac, ổn định trong khu ký túc xá ở trường

Life Bible College tại Los Angeles. Sau đó, chúng tôi lại giúp cho đứa con trai nhỏ

là Brad, thu xếp hành lý để rời gia đình và lái xe băng ngang đất nước đến

Washington, D. C để làm việc cho thượng nghị sĩ Wiliam Armstrong ở Colorado.

Trước việc mỗi một cậu con trai của chúng tôi rời gia đình, chúng tôi đều quỳ gối

xuống cùng nhau để cảm tạ Chúa vì cháu và cầu nguyện cho sự an toàn của cháu.

Khi đứng lên, chúng tôi ôm lấy nhau để bày tỏ tình yêu thương. Tất nhiên, là cha

mẹ, chúng ta luôn luôn có một vài lời dạy dỗ trong giờ phút chót. Mắt tôi rơm rớm

khi thầm cảm tạ Chúa vì mỗi đứa con của mình.

Khi Brad đã lái xe đi hướng về Washington D. C. , Vonette và tôi đã vẫy tay một

cách dũng cảm. Tôi ráng nở một nụ cười và chặn dòng nước mắt. Tôi thầm nghĩ

khi chiếc xe của cháu khuất sau một khúc quanh. Cậu con trai bé bỏng của mình

không còn bé nữa , bây giờ nó thuộc về chính nó .

Tôi cất giữ những kỷ niệm cảm động về Brad và Zac khi các cháu còn nhỏ và sống

ở tại gia đình chúng tôi. Vonette và tôi sẽ luôn yêu thương các con trai mình và

mong đợi được dành thì giờ với chúng bất cứ khi nào có thể được. Ngày nay chúng

tôi vẫn nhớ các cháu như ngày chúng mới lìa gia đình. Như nhiều người trong quý

vị biết, hội chứng “chiếc tổ trống” thường đến khi đứa con cuối cùng của bạn lìa

gia đình là điều hết sức thực tế.

Nhưng các con trai của chúng tôi hiện nay đã là những người lớn độc lập. Chúng

không cần đến chúng tôi như khi còn bé. Tất nhiên, tôi cũng không muốn chúng

phải trở về bởi vì chúng đã có cuộc sống riêng, gia đình riêng và các công việc của

chúng. Một số những kỷ niệm về sự phân ly đã được xóa đi bằng niềm vui sướng

của chúng tôi khi đến thăm các cháu nội. Tuy nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ

quên những thay đổi thật khó khăn về mặt tình cảm mà chúng tôi đã phải trải qua

khi mỗi một cháu rời gia đình.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời buổi thay đổi siêu tốc. Các mẫu mã

thời trang và các xu hướng thay đổi mỗi tuần. Con người chuyển chỗ ở thường

xuyên; những tiến bộ về kỹ thuật nhanh chóng khiến cho quá khứ trở nên lỗi thời.

Một lối sống đã từng một thời quen thuộc và dễ chịu đối với chúng ta đã nhanh

chóng biến mất dần. Sự thay đổi nầy đem lại nhiều căng thẳng. Khi chúng ta tìm

kiếm sự bình ổn, chúng ta tự hỏi không biết liệu còn điều gì giữ được sự lâu bền

nữa không. Liệu có một chiếc neo nào đó để giữ chúng ta hầu cho chúng ta không

bị cuốn trôi bởi các lượn sóng thay đổi đang quét qua xã hội mình sống hay không.

Có một số lý do khiến chúng ta bị kéo vào trong dòng thay đổi ngầm. Một trong

những lý do đó là, tội lỗi và bản tánh sa ngã của chúng ta đẩy mạnh quá trình bại

hoại và suy đồi. Sự việc cứ ngày càng tồi tệ đi khi bị bỏ mặc. Bạn có thể hiểu điều

đó nếu bạn đã từng phải duy trì một căn nhà cũ. Bình nước nóng cần phải thay; các

cửa ra vào rời khỏi bản lề, mái nhà rò rỉ dột thấm.

Một lý do khác chúng ta thay đổi là vì chúng ta phải chịu những áp lực từ những

người khác, hoặc từ hoàn cảnh sống của mình. Chúng ta thay đổi các kế hoạch đã

được xếp đặt kỹ lưỡng vì bệnh tật, hoặc vì một thành viên trong gia đình đang gặp

khủng hoảng và cần được giúp đỡ. Một công ty hàng không bị đình công, thế là

chuyến bay của chúng ta bị hủy bỏ. Đủ thứ các biến cố khiến chúng ta phải thay

đổi những gì chúng ta muốn làm.

Lý do thứ ba là vì sự buồn chán. Chúng ta không muốn mỗi ngày đều phải giống y

ngày hôm qua. Một chút gia vị và tính đa dạng làm cho đời sống vui vẻ hơn.

Cũng vậy, những tiến bộ về kỹ thuật và các loại cải tiến khác đều kích thích sự

thay đổi. Các máy vi tính đã chuyển đổi thật đáng kể cách chúng ta làm mọi việc.

Chúng ta ít khi gởi qua bưu điện một túi các giấy tờ quan trọng. Bây giờ chúng ta

có thể email một hồ sơ hoặc fax đi những trang giấy tờ ngay lập tức. Mọi người

đều mong muốn được tiếp nhận xử lý và gởi trả lại ngay lập tức.

Nhưng những ảnh hưởng gây ra sự thay đổi trong đời sống chúng ta không có ảnh

hưởng gì đến Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem một số những ích lợi mà chúng ta

được hưởng bởi vì Chúa không bao giờ thay đổi.

Bản Tánh Không Thay Đổi Của Chúa Đem Lại Sự Bình Ổn

Người ta kể câu chuyện về thủy thủ của một chiếc tàu đắm kia đã bám chặt vào

một hòn đá trong cơn nguy hiểm cho đến khi thủy triều rút xuống. Sau nầy một

người bạn hỏi anh ta: “Anh có run vì sợ khi bám vào tảng đá ấy không?”

Anh trả lời thật đơn giản: “Có, nhưng tảng đá thì không run. ”

Đời sống và những bất ổn của nó có thể khiến chúng ta bị rúng động - nhưng Đức

Chúa Trời là Đấng vốn là vầng đá của các thời đại - thì không bị chuyển động. Nếu

chúng ta bám chặt vào Ngài, sức mạnh của Ngài sẽ nâng đỡ chúng ta.

Bởi vì Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, 1 nên bản tánh của Ngài là bất biến.

Không giống như chúng ta, Ngài không thỏa hiệp hoặc thay đổi các giá trị của

Ngài. Ngài không thể bị điều khiển hoặc bị thuyết phục để đi ngược lại lời Ngài.

Ngài không có cái kiểu của hai nhân vật Jekyl và Hyde lúc thì an ủi chúng ta rồi

ngay sau đó lại quát tháo chúng ta.

Mục Tiêu Không Thay Đổi Của Chúa Ban Cho Chúng Ta Ý Nghĩa Đời Đời

Thithiên 33 chép rằng: “Mưu của Đức Giêhôva được vững lập đời đời, ý tưởng của

lòng Ngài còn đời nầy sang đời kia. ” 2 Kế hoạch của Đức Chúa Trời đã tồn tại

ngay từ khi bắt đầu công cuộc tạo hóa và vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm

nay. Kế hoạch đó được mở ra từng giai đoạn và từng thời kỳ, khiến cho chúng ta

có cảm tưởng như kế hoạch ấy thay đổi, nhưng sự phác họa độc đáo của Ngài luôn

luôn bất biến. Các mục tiêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta luôn luôn được

ứng nghiệm trong khung sườn của thời gian và lịch sử.

Dân tộc Ysơraên là ví dụ rõ ràng nhất về lẽ thật nầy. Đức Chúa Trời đã tuyên bố

với dân Ysơraên rằng: “Mưu của Ta sẽ lập, và Ta sẽ làm ra mọi sự Ta đẹp ý. . .

Điều Ta đã rao ra Ta sẽ làm hoàn thành, điều Ta đã định, Ta cũng sẽ làm. ” 3 Từ

ngày Đức Chúa Trời đặt Ađam và Êva trong vườn Êđen, tay Chúa vẫn đang dẫn

dắt và hướng dẫn dân sự Ngài.

Và chúng ta cũng là một phần của kế hoạch Ngài! Chúng ta dự phần mục tiêu của

Ngài. Phaolô đã viết cho các tín hữu ở tại Êphêsô: “Vì chúng ta là việc Ngài làm

ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa

Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo. ” 4 chúng ta không còn cần phải có

cảm giác như là mình không quan trọng trong vũ trụ nầy. Là con dân Chúa, chúng

ta là những người được Ngài yêu thương mà Ngài đã hoạch định từ ban đầu để ban

phước cho và để sống với Ngài đời đời!

Các Đường Lối Không Thay Đổi Của Chúa Bảo Đảm Cho Chúng Ta Sự Chỉ Dẫn

Không Dời Đổi

Vào đầu thập niên 1960 Tổng Thống Kenedy đã kêu gọi cơ quan hàng không và

không gian quốc gia Mỹ (NASA) đưa một người lên mặt trăng. Người đàn ông

chịu trách nhiệm trong công tác dường như không thể thực hiện đó là một Cơ Đốc

Nhân tuyệt vời và là một người bạn thân của tôi. Anh cho tôi biết rằng họ không có

gì để dựa vào ngoại trừ các định luật không thay đổi của tạo vật Đức Chúa Trời.

Hãy hình dung sự thất vọng nếu như các định luật của Đức Chúa Trời về khoa học,

vật lý, và tạo vật không đáng tin cậy. Đó chính là chỗ mà các nhà khoa học đã bắt

đầu, và đúng như vậy - sứ mạng bất khả thi đã xuất hiện trên kế hoạch thi công!

Cũng giống như các định luật tự nhiên của vũ trụ không bao giờ thay đổi, các

nguyên tắc của Đức Chúa Trời dành cho đời sống cũng không hề thay đổi. Đavít

viết rằng: “Còn Đức Chúa Trời, các đường lối Ngài là trọn vẹn; lời của Đức

Giêhôva đã được luyện cho sạch. ” 5 Việc tuân giữ các huấn thị của Ngài được ban

cho trong Kinh Thánh sẽ dẫn đến một đời sống đầy kết quả. Không chỉ vậy thôi,

Ngài còn bảo đảm với chúng ta rằng Đức Thánh Linh đang ngự trong chúng ta sẽ

làm hoàn tất điều Chúa đã bắt đầu trong đời sống chúng ta. Khi nhìn lại các sự kiện

xảy ra trong đời sống mình, tôi có thể thấy rõ thể nào Chúa đã hướng dẫn tôi trong

các đường lối dẫn đến điều Ngài đã định trước. Thậm chí khi điều đó đối với tôi là

điều không thể hoàn thành được. Tất cả những gì Ngài đòi hỏi đó là sự sẵn sàng

của tôi và bằng lòng làm điều Ngài yêu cầu tôi.

Ví dụ, vào năm 1945, là một tân tín hữu, tôi mơ ước sản xuất cuộn phim về cuộc

đời của Cứu Chúa mình. Tôi đã hy vọng sẽ tài trợ được cho bộ phim với các thu

nhập về việc kinh doanh của mình. Tôi có dư lòng sốt sắng, nhưng lại thiếu sự hiểu

biết thực tiễn.

Vào lúc ấy, chức vụ của chúng tôi không có các ngân khoản để cung ứng cho một

dự án đầy tham vọng như vậy. Tuy nhiên trong hơn ba mươi ba năm, ban chấp

hành của chúng tôi gồm có các giám đốc, nhân viên, và tôi đã bàn luận về nhu cầu

về một bộ phim nói về cuộc đời Chúa Cứu Thế để có thể sử dụng như là một công

cụ truyền giảng. Chúng tôi điểm qua hơn ba mươi bộ phim, nhưng hầu hết các bộ

phim đó đều không chính xác về mặt Kinh Thánh. Chúng tôi thậm chí cũng đã xem

xét cân nhắc kỹ lưỡng việc mua các bản quyền cho một trong các bộ phim đó và

làm lại để nó được chính xác về mặt Kinh Thánh. Nhưng chúng tôi không bao giờ

có thể để dành được một số tiền khổng lồ cho việc chi trả trong sản xuất. Dầu vậy,

tôi vẫn tin rằng Đức Chúa Trời muốn tôi hoàn tất dự án nầy.

Thế rồi vào năm 1976, tôi gặp John Heyman, một nhà sản xuất phim đã từng sản

xuất trên ba mươi bộ phim dài chính. Tôi giới thiệu John cho Eshelman, là giám

đốc trong chức vụ truyền giáo Hoa Kỳ của chúng tôi, người mà về sau nầy đã đứng

đầu dự án của phim cuộc đời Chúa Jêsus. Vài tháng sau, Bunker và Carolyn Hunt,

những người bạn lâu năm và là những người hỗ trợ rộng rãi cho chức vụ nầy đồng

ý cung cấp tài chánh cho bộ phim. Đức Chúa Trời bắt đầu làm thành giấc mơ mà

Ngài đã đặt trong lòng tôi suốt ba thập kỷ trước.

Tính chính xác và hiện thực là điều rất quan trọng trong khi đội ngũ của những nhà

nghiên cứu cần cù chịu khó cho ra đời một tập tài liệu dày 318 trang nêu lên các

bối cảnh Kinh Thánh, thần học, và lịch sử khảo cổ của từng cảnh mà Phúc âm

Luca trình bày. Trong thời gian đóng phim ở tại Ysơraên, John Heyman đòi hỏi sự

chính xác tuyệt đối. Ví dụ như, anh ta dừng ngay camera khi chú ý có một vết giày

tennis in trên nền đất bụi. Nhưng tính xuất sắc là điều chúng tôi cần đề sản xuất

một bộ phim có thể đụng đến thế giới.

Chúng tôi cầu nguyện để phim cuộc đời CHÚA JÊSUS trở thành công cụ truyền

giáo mạnh mẽ, giới thiệu Chúa cho hàng triệu người. Khi việc làm phim và sản

xuất đã hoàn tất, bộ phim Jêsus đã được khai trương ở tại Hoa Kỳ vào mùa thu

năm 1979 tại các nhà hát Warner Brothers. Một năm sau, vào cuối đợt lưu diễn

chiếu phim, có hơn bốn triệu người đã được xem bộ phim. Tuy nhiên, từ đầu chúng

tôi hoạch định rằng phim CHÚA JÊSUS sẽ vượt ra ngoài địa phận của nước Mỹ.

Chúng tôi đã triển khai một kế hoạch nhằm đưa bộ phim nầy đến các trung tâm đô

thị, các khu vực nông thôn, hải đảo, làng mạc ở vùng núi, và các quốc gia nơi mà

việc cung cấp điện còn hiếm hoi.

Ngày nay, có trên hai ngàn đội ngũ chiếm phim CHÚA JÊSUS đã được gởi đến

các làng mạc xa xôi và các khu vực đô thị lớn. Bạn có thể hình dung sự hồi hộp

của dân chúng khi một đội chiếu phim bắt đầu chuẩn bị các trang thiết bị ở những

nơi mà người ta chưa bao giờ có cơ hội được xem một bộ phim, đặc biệt là bằng

chính ngôn ngữ của họ.

Kể từ tháng 4 năm 1999 có hơn 2 tỉ người thuộc 500 thứ tiếng ở 225 quốc gia đã

được xem cuộn phim CHÚA JÊSUS . Hàng trăm triệu người đã đáp ứng với quyết

định cứu rỗi. Chúa đã sử dụng hàng ngàn nhân viên, là những người tình nguyện

của chúng tôi, gần một ngàn tổ chức truyền giáo, và mười ngàn Hội Thánh địa

phương thuộc nhiều giáo phái khác nhau để giới thiệu cho người dân về Chúa

Jêsus qua bộ phim nầy.

Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự thành tín không thay đổi của Ngài khi Ngài bắt đầu

làm việc qua tôi trong một khải tượng để hành động mục đích của Ngài. 6 Thế rồi

33 năm sau, Ngài đã đem các nguồn phương tiện và các nhân viên hiệp lại để làm

cho giấc mơ nầy trở thành sự thật. Tôi biết chắc rằng bạn có thể chỉ ra nhiều trường

hợp trong đời sống bạn là nơi mà sự chỉ dẫn của Chúa, là Đấng đối với các nguyên

tắc không thay đổi trong lời Ngài, tạo nên một sự khác biệt lớn lao trong đời sống

bạn và chức vụ bạn cũng như trong đời sống của những người khác. Chúng ta có

thể nhờ cậy sự chỉ dẫn của Ngài mỗi ngày trong đời sống mình nếu chúng ta tiếp

tục tin cậy và vâng lời Ngài.

Lời Không Thay Đổi Của Đức Chúa Trời Trang Bị Cho Chúng Ta Lẽ Thật Vượt

Thời Gian

Đức Chúa Trời không thay đổi điều Ngài phán dựa trên các cuộc trưng cầu dân ý

và các nhóm mục tiêu. Lời Ngài và mạng lệnh của Ngài không bị ảnh hưởng bởi

thời gian. Những lời ấy vẫn có hiệu lực suốt cả cõi đời đời. Lời Chúa áp dụng cho

mọi nền văn hóa, mọi chủng tộc và mọi quốc tịch.

Đó là lý do vì sao Kinh Thánh vẫn còn thích ứng suốt các thời đại và đối với mọi

nền văn minh. Lời Chúa phán luôn phù hợp. Nó không bao giờ bị lỗi thời. Lẽ thật

xuyên thời gian của Ngài là nền tảng bảo đảm nhất cho bất cứ điều gì chúng ta nỗ

lực.

Đối với hầu hết mọi người, các bậc cha ông đã sáng lập đất nước của chúng ta đã

hết lòng hầu việc và làm sáng danh Chúa Cứu Thế Jêsus bằng cả đời sống họ. Một

nghiên cứu đã phát hiện rằng mười lăm ngàn tác phẩm của các cha ông sáng lập

nước Mỹ được bao hàm trong các bài báo trên các nhật báo, các sách nhỏ, các tác

phẩm, các bài chuyên khảo, và các văn kiện khác, 94% tất cả những lời trích dẫn

trực tiếp hoặc gián tiếp đều được trích từ Kinh Thánh. 7 năm mươi hai trong số

năm mươi lăm người soạn thảo hiến pháp đều là những Cơ Đốc Nhân. Họ đã được

cảm động bởi Chúa để dâng nước Cộng Hòa mới mẻ nầy cho sự vinh hiểnvà tôn

kính Ngài. Thậm chí giáo trình của các thể chế học tập cao hơn cũng đã sử dụng

Kinh Thánh như là một quyển sách giáo khoa. Các nỗ lực của những nhà sáng lập

quốc gia chúng ta đã đem lại những kết quả lạ lùng. Hiến pháp của nước Mỹ hiện

nay là tài liệu hoạt động cổ xưa nhất của bất cứ chính thể nào trên thế giới. Mỗi

quốc gia khác trên thế giới nầy đều đã thiết lập một hình thức chính phủ mới kể từ

khi các tài liệu sáng lập của nước ta được viết ra. Hiến pháp của nước Mỹ không

giống như bất cứ một công cụ chính trị nào khác bởi vì những quyền tự do mà nó

bảo đảm còn lớn hơn những quyền tự do được ban cho cư dân của bất cứ quốc gia

nào khác. Và tất cả điều nầy đến từ các nguyên tắc không thay đổi của Đức Chúa

Trời, là những nguyên tắc đã cung ứng những lẽ thật xuyên thời gian cho các tài

liệu cai trị của chúng ta.

Abraham Lincoln, vị Tổng Thống thứ 16 của chúng ta và là người đã dẫn dắt xứ sở

chúng ta kinh qua cuộc nội chiến đã tuyên bố: “Tôi tin Kinh Thánh là món quà

tặng tốt nhất mà Chúa đã ban cho con người. Tất cả những gì mà Chúa Cứu Thế

nhơn từ ban cho thế giới đã được truyền đạt qua Cuốn sách nầy. ” 8

Cựu Tổng Thống Ronald Reagan, một tín đồ tận tụy từ thời trẻ tuổi, đã tuyên bố rất

nhiều lần rằng nếu như người dân Mỹ chịu “sống gần hơn với các Điều răn và Luật

Vàng, ” thì những nan đề mà chúng ta đối diện sẽ được giải quyết. 9 Như bạn đã

biết, Mười điều răn và Luật Vàng là những nguyên tắc cơ bản từ Lời Đức Chúa

Trời. Đáng buồn thay, hiện nay chúng ta đang gặt lấy những hậu quả của một xã

hội đã lìa bỏ lẽ thật của Kinh Thánh. Tuy nhiên, khi mỗi chúng ta đặt đời sống

mình trên Lời Ngài, chúng ta sẽ thấy niềm vui và phước hạnh đến từ việc sống theo

những lẽ thật bất biến của Chúa.

Những Cam Kết Không Thay Đổi Của Chúa Bảo Đảm Cho Chúng Ta Sự An Ổn

Đời Đời

Gần đây, tôi đứng ở tại phần mộ của hai người bạn thân, và khi tôi suy nghĩ về

cuộc đời của họ, tôi nhận ra rằng giây phút quan trọng nhất chúng ta có thể kinh

nghiệm là sự chết của mình. Khi chúng ta thở hơi thở cuối cùng của bầu không khí

trên đất nầy và đón nhận hơi thở đầu tiên của thiên đàng, chúng ta chuyển bước

vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời! Đời sống trên đất chỉ là một khúc dạo

đầu đối với cõi đời đời. Các bạn của tôi đã không sợ phải vượt qua đời nầy, bởi vì

họ đã biết sự thật của sự thành tín không dời đổi của Chúa đối với họ.

Sách Hêbơrơ chép rằng: “Đức Chúa Trời cũng vậy muốn càng tỏ ra cho những kẻ

hưởng lời hứa biết ý định Ngài là chắc chắn không thay đổi thì dùng lời thề. ” 10

Chúng ta là những người đã phó mình cho Chúa qua sự chết và sự sống lại của

Chúa Jêsus Christ đã nhận được sự sống đời đời. Đức Chúa Trời cam kết với sự

cứu chuộc của chúng ta, bước đi Cơ Đốc của chúng ta và số phận đời đời của

chúng ta. Bản tánh bất biến của Chúa bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta sẽ thật

sự sống với Ngài mãi mãi như lời Ngài đã hứa. Sự cam kết của Chúa cũng bền chặt

như Ngài là không đổi. Không một ai và không điều gì có thể xâm phạm lời hứa

của Ngài: “Đấng ấy (Đức Thánh Linh) hiện diện trong chúng ta là sự bảo đảm của

Đức Chúa Trời rằng Ngài thật sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì Ngài đã hứa. ”

11 Chúng ta có thể giao phó cả tương lai của mình nơi bản tánh bất biến của Ngài.

Thật là một chiếc neo vững bền cho đức tin của chúng ta!

Có lẽ bạn suy nghĩ: Nếu Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi , vậy thì mục đích

của việc cầu nguyện và mối tương giao khác với Chúa là gì ? Tôi muốn lưu ý bạn

về việc sử dụng tính bất biến của Chúa như là một sự bào chữa để không cầu

nguyện hoặc không xin Ngài can thiệp vào đời sống hằng ngày của mình. Mặc dầu

Ngài không bao giờ thay đổi các kế hoạch của Ngài, rất nhiều câu Kinh Thánh cho

biết cách Chúa thay đổi các mục đích tạm thời để đáp ứng với đức tin và hành

động của chúng ta. Ví dụ, Ngài đã thay đổi sự đoán phạt vì cớ các tội nhân đã thật

lòng ăn năn. 12 Vào những lần khác, Ngài đã đáp ứng cho nhu cầu của con người

vì lời cầu nguyện sốt sắng của người công bình. 13 Đây là một trong những sự

huyền nhiệm của bản tánh Đức Chúa Trời. Chúng ta biết Ngài không bao giờ thay

đổi, tuy nhiên Ngài liên hệ với chúng ta và ban cho chúng ta ý chí tự do. Khi chúng

ta cầu nguyện và xin Ngài can thiệp vào đời sống mình, Ngài thường nhậm lời -

khi lời cầu xin ấy phù hợp với ý muốn Ngài. Ngài hành động qua chúng ta khi

chúng ta bước đi và trò chuyện với Ngài. Vì vậy tôi khuyến khích bạn hãy nắm lấy

sự yên ủi qua sự kiện Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi; nhưng hãy nhận biết

rằng khi chúng ta tìm kiếm mặt Ngài trong sự ăn năn, chúng ta có thể mong chờ

Ngài đáp lời cầu nguyện của chúng ta và giải quyết tội lỗi chúng ta.

Bây giờ khi bạn đã khám phá nhiều phương diện của bản tánh Đức Chúa Trời, sự

hiểu biết của chúng ta sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống chúng ta? Sự thân mật

với Chúa đòi hỏi những thay đổi về phần chúng ta. Điều đó cũng hàm ý rằng chúng

ta sẽ dâng cho Chúa sự ngợi khen và suy tôn mà Ngài đáng được hưởng. Đó là chỗ

việc nghiên cứu các thuộc tánh của Chúa sẽ thật sự mang lại những phước hạnh

cho đời sống chúng ta, kể cả niềm vui, sự bình an, sự kết quả và lòng tin cậy vững

bền. Trong phần kết luận của quyển sách nầy, bạn sẽ tìm thấy những gợi ý hữu ích

và cách bạn có thể nuôi dưỡng một lòng kính sợ đúng mực đối với Chúa và được

biến đổi bởi sự oai nghiêm của Ngài.

Ứng Dụng Vào Đời Sống

Hãy Viết Điều Nầy Trong Lòng Bạn - Hãy cam kết để thuộc lòng lời tuyên bố và

các câu Kinh Thánh dưới đây. Sau đó trong tuần lễ nầy khi bạn đối diện với các

tình huống, bạn cần nhớ rằng Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, hãy lấy đức

tin xưng nhận các lời hứa ấy.

• Vì cớ Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, tương lai của tôi là an toàn và đời

đời.

• Gia Gc 1:17 - “Mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao

và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng

có bóng của sự biến cải nào. ”

• HeDt 13:8 - “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua ngày nay và cho đến đời đời không

bao giờ thay đổi. ”

Nương Cậy Chúa - Phaolô đã viết trong thư Phi Pl 1:6 rằng: “Tôi tin chắc rằng

Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức

Chúa Jêsus Christ. ” Bởi vì Đức Chúa Trời không hề thay đổi, Ngài sẽ không bao

giờ thay đổi ý định, rút lại lời Ngài, hoặc bỏ dở dang điều Ngài đã bắt đầu. Mỗi

ngày Ngài đang uốn nắn, rèn luyện bạn cho trưởng thành và chuẩn bị bạn để hưởng

cả cõi đời đời với Ngài - và Ngài sẽ hoàn thành điều Ngài đã bắt đầu. Có lời hứa gì

bạn có thể tuyên bố trong một lãnh vực nào đó của đời sống mình mà bạn biết

Chúa đang giúp bạn thay đổi? Hãy sử dụng bảng chú giải Kinh Thánh để tìm một

lời hứa và công bố điều đó cho trường hợp của bạn.

Vâng Lời Chúa - Tiêu chuẩn của Chúa không dao động dựa trên các ý tưởng kỳ

cục mới nhất hoặc các cuộc trưng cầu dân ý. Quan niệm đúng sai của xã hội có thể

khác so với điều đã được đồng ý một thế kỷ trước, nhưng điều đó không làm thay

đổi chân lý. Hãy giữ các mạng lệnh của Chúa một cách nghiêm túc trong lãnh vực

nào lời của Ngài đi ngược lại với niềm tin của xã hội. Hãy xin Chúa giúp bạn giữ

vững lập trường của bạn trong vấn đề nầy.

Chương 28: Nuôi Dưỡng Một Thái Độ Kính Sợ Chúa Đúng Mực

“Ồ chớ chi dân nầy thường có một lòng kính sợ Ta , hằng giữ theo các điều răn Ta

như thế , để chúng nó và con cháu chúng nó được phước đời đời . ”

PhuDnl 5:29

Tôi lớn lên trong trại chăn nuôi của cha mẹ tôi ở tại Oklahoma, nơi bố tôi dành

được sự kính trọng vì là một trong những người chăn nuôi giỏi nhất trong hạt.

Không một ai có thể cưỡi ngựa giống như ông. Ông đã dạy bốn anh em tôi và tôi

cách cưỡi những con ngựa chứng chưa được thuần hóa. Mặc dầu tôi đã học tập

cách để cảm thấy yên tâm và được an toàn chung quanh những con ngựa lớn, bố

vẫn dạy tôi phải luôn có sự tôn trọng đúng mực đối với chúng. Tôi biết rằng nếu tôi

không cẩn thận chung quanh những con ngựa hoang khỏe mạnh của vùng Montana

nầy, tôi có thể dễ dàng bị thương hoặc thậm chí bị giết chết nếu làm một điều gì đó

dại dột.

Là những cậu bé lớn lên trên nông trại, chúng tôi thường bơi lội trong các hồ và

sông trong vùng. Một lần nọ, khi được sáu hoặc bảy tuổi, tôi đánh bạo bơi sâu ra

giữa hồ, xa khỏi các anh em và bạn bè tôi. Thình lình tôi kiệt sức và bắt đầu chìm.

Khi đã chìm xuống lần thứ ba, anh tôi và một trong những người bạn của anh đã

kéo tôi lên khỏi nước và giúp tôi thở được trở lại. Đáng lẽ tôi đã bị chết chìm dễ

dàng vào buổi chiều hôm đó rồi. Từ đó trở đi, tôi có một thái độ e dè khi bơi một

mình trong chỗ nước sâu.

Khi còn là một thiếu niên, bố và cậu tôi dạy tôi cách lái ô tô. Tôi nhớ sự sung

sướng rào rạt mà tôi có được khi ngồi vào sau tay lái, nhấn vào chân ga, và cảm

nhận được sức mạnh gia tăng đột ngột của nó hất tung tôi xuống con đường quê.

Một lần nữa, bố mẹ tôi đã truyền thụ trong tôi một sự cẩn thận đúng mực, lần nầy

đối với động cơ ôtô. Tôi có thể bị thương hoặc đã chết nếu hành động dại dột đằng

sau tay lái của chiếc xe hơi đó.

Chúng ta tự nhiên có lòng sợ và tôn trọng những gì có sức mạnh lớn hoặc có thể

làm thay đổi đời sống chúng ta trong giây lát. Chúng ta đối đãi với những điều nầy

khác nhiều so với những vật thể hoặc những con người bình thường trong đời sống

mình.

Còn đối với Chúa thì sao? Ngài là Đấng Tạo hóa tối cao và là Đấng cầm quyền

trên cả vũ trụ của chúng ta. Chúng ta mới chỉ nhìn biết một phần sức mạnh, sự

thánh khiết và sự công bình của Ngài mà thôi. Chúng ta phải dành cho Ngài sự tôn

kính đến mức độ nào?

Qua lời Ngài, Chúa truyền dạy chúng ta phải kính sợ Ngài. Khi Đức Chúa Trời ban

cho con cái Ysơraên Mười Điều Răn, Ngài đã phán với họ từ giữa ngọn lửa trên

núi Sinai. Dân chúng đã vô cùng sợ hãi bởi vì họ hiểu họ đang ở trong sự hiện diện

của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hóa đáng sợ. Ngài đã yêu cầu họ hãy kính sợ Ngài.

1

Đây chỉ là một trong rất nhiều chỗ trong Kinh Thánh dân sự Đức Chúa Trời được

truyền dạy phải kính sợ Chúa. Việc kính sợ Ngài thật sự có nghĩa thế nào?

Khi tôi đến gần một trong những con ngựa chưa được thuần hóa nầy, tôi hành xử

thận trọng, tôi phải biết chắc con ngựa ấy biết rõ chỗ tôi đang đứng và điều tôi dự

định làm. Khi tắm trong nơi nước sâu, tôi cẩn thận giữ những luật lệ an toàn trong

việc bơi lội. Khi lái một chiếc xe, tôi tuân theo luật giao thông, kể cả các giới hạn

về tốc độ. Tôi không bất cẩn hối hả lao vào đường xa lộ với tốc độ 100 dặm một

giờ, bởi vì tôi biết rằng thời gian đối ứng và sự bất năng của tôi để điều khiển chiếc

xe với tốc độ như thế có thể gây nên một tai nạn khủng khiếp.

Những minh họa trên là những điều cho thấy sự thận trọng và kinh sợ mà tôi có đối

với những thứ mạnh hơn tôi. Đó là một phần của ý nghĩa việc kính sợ Chúa.

Kính Sợ Chúa Hàm Ý Gì?

Đức Chúa Trời không phải là một vị tổng tư lệnh đáng ghét chỉ muốn hành hại

chúng ta. Ngài không bất cẩn hoặc dại dột trong việc sử dụng tiềm năng lớn lao và

năng lực vô hạn của Ngài, vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ trở thành những nạn

nhân ngẫu hứng của sự thiếu kiểm soát của Ngài. Ngài không phải là một tạo vật

ma quái gớm giếc ẩn mình trong bóng tối để hù nhát chúng ta vào lúc bất ngờ nhất.

Đó là một số những lý do thường khiến chúng ta sợ một người nào đó. Nhưng đó

không phải là loại sợ hãi mà Đức Chúa Trời muốn nói đến. Tác giả Thithiên ghi

nhận: “Đức Giêhôva đẹp lòng người kính sợ Ngài, và kẻ trông đợi sự nhơn từ của

Ngài. ” 2 Khi Kinh Thánh bảo chúng ta phải kính sợ Chúa, điều đó hàm ý chúng ta

phải có lòng kính sợ, kỉnh kiền, và tôn kính Đức Chúa Trời oai nghiêm của mình.

Lời giải thích sau đây từ tác phẩm Hard Sayings of the Bible , giúp chúng ta hiểu

được cụm từ “kính sợ Chúa”:

Từ ngữ dành cho chữ sợ có thể mô tả mọi thư, từ sự khiếp sợ, hoặc bị kinh sợ, cho

đến việc đứng trong sự kinh sợ hoặc có lòng tôn kính. Khi được dùng cho Chúa,

điều nầy được áp dụng cho cả hai phương diện của từ ngữ nầy, một thái độ rụt lại

khi nhận biết sự khác biệt và sự thánh khiết của Chúa, và được kéo đến gần hơn

trong sự kinh sợ và tôn thờ. Đây là một thái độ vừa e dè vừa yêu kính, dẫn đến một

sự sẵn sàng để làm điều Chúa phán. Như vậy, sự kính sợ Chúa, là điều tuyệt đối

cần thiết nếu chúng ta muốn bắt đầu đúng đắn trong việc học hỏi, sống, hoặc thờ

phượng Ngài. 3

Vì Sao Chúng Ta Phải Kính Sợ Chúa?

Mối quan hệ giữa những đứa con nhỏ và bố mẹ chúng có thể giúp chúng hiểu được

loại kính sợ nầy. Khi còn là một đứa bé, tôi có được một mối quan hệ yêu thương

với bố mẹ và rất gần gũi họ. Tuy nhiên tôi cũng rất biết rằng bố mẹ mình lớn hơn

và mạnh hơn mình rất nhiều. Tôi biết rằng nếu tôi đi ngược lại những nguyên tắc

của họ là tôi đang chống lại bố mẹ một cách vô quyền năng, bởi vì bố mẹ tôi có

thẫm quyền rất lớn trên tôi. Họ có thể cho hoặc lấy đi những đặc ân. Họ muốn tôi

phải cư xử bên trong những ranh giới đã được định trước, hoặc là phải đối mặt với

những hậu quả.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta tiếp xúc với Ngài cùng một cách như vậy - với thái

độ hạ mình, thuận phục và biết tôn kính. Tôi tin đây là một trong những lý do Chúa

xưng Ngài là Cha Thiên Thượng và chúng ta là con cái Ngài. Tất cả chúng ta đều

cảm thấy ngượng và khó chịu khi thấy những đứa con quát tháo bố mẹ chúng hoặc

làm ngơ trước những yêu cầu của họ. Điều nầy đi ngược lại trật tự. Làm thế nào

chúng ta có thể cư xử như vậy đối với Đức Chúa Trời? Chúng ta phải đối xử với

Ngài bằng sự tôn kính lớn nhất, như là thẫm quyền và sự chỉ dẫn tối thượng của

mình.

Lời Chúa phán rằng: “Sự kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu khôn ngoan, và sự nhìn

biết Đấng Thánh là sự thông sáng. ” 4 Sau đây là ba lý do vì sao chúng ta phải kính

sợ Chúa.

Đức Chúa Trời Cao Hơn Chúng Ta Tột Bực

Các thầy ký lục đời xưa là những người thi hành công tác nặng nề của việc sao

chép Kinh Thánh, có một tập tục cho thấy lòng tôn kính của họ đối với Chúa. Khi

họ sắp sửa viết đến danh của Đức Giêhôva, họ ngưng công việc và tiến hành nghi

lễ tẩy rửa. Sau đó, với áo xống mới và thân thể được sạch, họ mới lấy bút mực mới

và cẩn thận viết xuống danh thánh của Đức Chúa Trời.

Gương mẫu của họ thật tương phản với cách nhiều người đối xử với Chúa ngày

nay. Danh của Chúa đã trở thành một lời chửi thề, thậm chí một số người trong

chúng ta xưng mình hầu việc Chúa song lại nói đến danh Ngài một cách khiếm nhã

và thiếu tôn kính. Bây giờ, khi bạn đã hiểu nhiều hơn về thuộc tánh của Đức Chúa

Trời, bạn cũng hiểu vì sao điều nầy là một sự xúc phạm đối với Chúa.

Các năng lực của Chúa vượt trổi trên mọi điều chúng ta có thể nghĩ đến hoặc làm.

Ngài thật lớn lao vô hạn, còn chúng ta thì quá nhỏ bé. Khi đứng trên bờ đại dương

và ngắm nhìn biển cả, sự vĩ đại của nó khiến chúng ta cảm kích. Những đợt sóng

của nó có thể dễ dàng nhấn chìm một tay bơi dưới dòng nước ngầm. Chúng có thể

hủy diệt các ngôi nhà và bất cứ thứ gì khác trên đường chúng đi. Tuy nhiên quyền

vô hạn của Đức Chúa Trời còn mạnh hơn hết thảy các lượn sóng trong tất cả các

đại dương của trái đất - thậm chí những dòng nước siêu mạnh phát sinh do các trận

bão lớn và bão nhiệt đới. Sự tương phản giữa sự toàn năng của Chúa và sự bất

năng của chúng ta vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta.

Đức Chúa Trời cũng là Đấng hoàn hảo tuyệt đối, còn chúng ta thì bất toàn. Ngài

không tì vít, không chỗ trách được, và không có sự khiếm khuyết nào. Ngược lại,

chúng ta có vô số nhược điểm. Hãy so sánh hình ảnh của cả miền đồng quê được

bao phủ bởi lớp tuyết mới rơi tinh khiết với một vũng bùn nhỏ bẩn thỉu do tuyết

tan. Sự khác biệt giữa sự trọn vẹn của Chúa và sự bất toàn của chúng ta còn lớn

hơn vô cùng.

Vậy mà với tất cả quyền uy và sự hoàn hảo của mình, Đức Chúa Trời đã cam kết

nghiêm túc với dân sự Ngài, là những kẻ hay thay đổi trong sự cam kết với Chúa.

Khi chúng ta xem xét đến bề sâu của tình yêu Ngài dành cho chúng ta - sự hy sinh

lớn lao của Ngài vì cớ chúng ta, những kế hoạch và những ước ao Ngài dành cho

tương lai đời đời của chúng ta - so sánh điều đó với các khuynh hướng tự nhiên vị

kỷ của mình, sự tương phản thật vượt quá sự hiểu biết của chúng ta.

Bạn thân mến, tôi xin bạn hãy hãy dành ít phút để suy xét vực sâu không đo dò

được giữa bạn với Chúa. Với tất cả những gì mà bây giờ bạn đã biết về quyền tối

cao của Ngài, điều đó có làm bạn run rẩy về sự khôngra chi của mình không? Đồng

thời khi bạn suy nghĩ đến cách Ngài yêu thương chúng ta quá lớn lao, là những con

mạc li ti nhỏ bé ở trên hành tinh trái đất, điều đó há không dậy lên trong lòng bạn

một sự tôn kính vô biên sao? Hãy giữ thái độ thuận phục, hạ mình và tôn kính cận

kề với bạn suốt những ngày bạn hầu việc Ngài.

Đức Chúa Trời Có Quyền Tối Cao Trên Chúng Ta

Hầu hết những lãnh chúa và những kẻ độc tài đều sống ẩn mình và không có mối

quan hệ cá nhân với người dân trong đất nước họ. Tuy nhiên thẩm quyền của Đức

Chúa Trời trên chúng ta được bày tỏ qua mối quan hệ của cá nhân Ngài đối với

chúng ta. Như chúng ta đã thấy, thẩm quyền của Ngài đến từ ba vai trò chính của

Ngài: Đấng Tạo hóa, Đấng Phán xét và Chúa Cứu Thế. Tôi xin tóm lược vắn tắt

các lãnh vực nầy.

Với tư cách Đấng tạo hóa chúng ta , Chúa đích thân tạo dựng chúng ta và ban sự

sống cho chúng ta . Là Đấng tạo thành chúng ta, Ngài hoàn toàn có quyền đúng

đắn để làm bất cứ điều gì Ngài muốn đối với chúng ta, bởi vì Ngài biết điều gì là

tốt nhất cho chúng ta.

Làm sao chúng ta có thể nổi giận với Đấng tạo hóa mình? Làm thế nào mà chúng

ta cho rằng mình hiểu biết mình và có thể điều khiển đời sống mình tốt hơn là

Ngài? Điều đó không thể được. Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự toàn tri và toàn

tại của Ngài trong từng giây phút chúng ta có mặt.

Là Vị Quan Tòa Toàn hảo , Đức Chúa Trời quyết định tương lai đời đời của chúng

ta . Ngài có thẩm quyền để định tội chúng ta nơi hỏa ngục hoặc cho phép chúng ta

sống trong sự hiện diện vinh hiển Ngài đời đời, điều đó lệ thuộc vào sự đáp ứng

của chúng ta với Ngài.

Nếu chúng ta đã từng sống dưới quyền cai trị độc tài của một người lãnh đạo cao

cấp thì chúng ta hẳn sẽ hiểu rõ hơn việc phải vâng phục một người có quyền trên

mình có ý nghĩa như thế nào. Khi một kẻ độc tài công bố một điều luật, mọi người

đều phải vâng lời mà không bào chữa hay lý luận gì cả. Nếu kẻ độc tài ấy rộng

lượng thì dân chúng được sung sướng; nếu ông ta khắc nghiệt thì dân chúng khổ

sở. Chúng ta có một Đức Chúa Trời hơn cả con người rộng lượng, Ngài hoàn toàn

công bình và yêu thương, chúng ta càng phải vâng phục Ngài và tôn kính thẩm

quyền của Ngài là dường nào!

Là Đấng cứu chuộc chúng ta , Đức Chúa Trời giải phóng chúng ta khỏi tình trạng

nô lệ . Chúng ta đã được mua chuộc bằng một giá cao, và bây giờ chúng ta thuộc

về Ngài. ICo1Cr 6:19-20 nhắc nhở chúng ta: “Anh em chẳng phải thuộc về chính

mình. Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. ” Ngài đã mua chúng ta

bằng chính huyết Ngài và bây giờ Ngài có toàn quyền trên chúng ta trong mối quan

hệ yêu thương tốt đẹp. Chúng ta hẳn sẽ vô cùng tôn trọng một người bạn vì đã tặng

thứ sở hữu quý báu nhất của người ấy vì cớ chúng ta. Bạn hãy nghĩ đến một người

đã bán đi một món nữ trang quý giá không gì có thể mua được, truyền lại cho

người ấy qua bao đời, để trả cho bạn một món nợ bạn mắc phải và không thể trả

nổi. Bạn suy nghĩ thế nào về người ấy? Chúa Jêsus đã trả món nợ tội của chúng ta

bằng chính huyết của Ngài! Chúng ta lại càng phải yêu quý và kính trọng Ngài

nhiều hơn biết bao!

Đức Chúa Trời Ban Phước Cho Những Người Tôn Kính Ngài

Rõ ràng, Đức Chúa Trời xứng đáng với lòng tôn quý và kính sợ của chúng ta vì cớ

bản tánh của Ngài. Khi chúng ta kính sợ Ngài, Kinh Thánh hứa ban những phần

thưởng dồi dào: “Song sự nhơn từ Đức Giêhôva hằng có đời đời cho những người

kính sợ Ngài. ” Thi Tv 103:17 “Sự kính sợ Đức Giêhôva dẫn đến sự sống, làm cho

người ta được ở thỏa nguyện, không bị tai họa lâm đến” (ChCn 19:23) “Trong sự

kính sợ Đức Giêhôva có nơi nương cậy vững chắc; và con cái Ngài sẽ được một

nơi ẩn núp” (ChCn 14:26) “Ngày giờ của ngươi sẽ được sự bền vững, sự giải cứu

dư dật, sự khôn ngoan, sự thông biết; sự kính sợ Đức Giêhôva sẽ là vật châu báu

của ngươi” (EsIs 33:6).

Đức Chúa Trời không muốn chúng ta là những kẻ nô lệ hèn nhát; chúng ta là các

con cái yêu dấu của Ngài. Mặc khác, thật sai trái khi đối xử với Đấng tạo hóa vô

hạn, đầy quyền năng của chúng ta như thể Ngài là một người bạn tình cờ hoặc là

“nhũng kẻ có quyền thế hơn. ” Ngay cả Con Đức Chúa Trời cũng đã tôn kính Cha

Thiên Thượng của Ngài. Chúa Jêsus đã phán rằng: “Ta không tự mình làm điều gì,

nhưng nói điều Cha Ta đã dạy Ta. . . vì Ta hằng làm sự đẹp lòng Ngài. ” 5 Sự oai

nghiêm của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự tôn kính; địa vị của Ngài đòi hỏi sự tôn

trọng; sự thánh khiết của Ngài đòi hỏi sự ngợi khen.

Bạn Đã Có Thái Độ Kính Sợ Phải Lẽ Đối Với Chúa Chưa?

Cách đây nhiều năm, nhiều Cơ Đốc Nhân được mang danh là những người kính sợ

Chúa. Điều gì đã xảy đến với nền văn hóa Cơ Đốc của chúng ta đến nỗi chúng ta

đánh mất danh hiệu ấy?

Qua thời gian, chúng ta đã hình thành một cái nhìn sai lệch về Đức Chúa Trời là

Đấng thể nào và đánh mất lòng tôn kính, quý trọng và kính sợ đối với Ngài. Thay

vì nhìn xem Chúa là Đấng cầm quyền tối cao của chúng ta. Ngài thường bị xem là

“tên bạn thân” của chúng ta nhiều hơn. Thay vì công nhận Ngài là Đấng tạo hóa

đáng kính sợ và là vị Quan tòa thánh khiết, chúng ta hạ Ngài xuống vị trí của một

người ngang hàng. Trước kia, chúng ta coi nơi thờ phượng là đền thánh, là nhà cầu

nguyện, hoặc bàn thờ, nơi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ngự trị trên dân sự

Ngài. Ngày nay, chúng ta đánh mất đến cả ý thức về sự hiện diện của một Đức

Chúa Trời đáng sơ, thánh khiết giữa vòng chúng ta, khi chúng ta hiệp lại để ngợi

khen, thờ phượng và học biết về Ngài.

Việc kính sợ Chúa dấy lên một sự cam kết có ý thức để dâng cho Chúa sự tôn

trọng mà Ngài đáng được. Thái độ nầy phải được nuôi dưỡng hàng ngày trong đời

sống của chúng ta. Để làm được điều đó hãy tự hỏi chính mình những câu hỏi sau

đây:

“Tôi đã có một thái độ kính sợ đối với Chúa chưa ?” Chắc chắn lòng bạn cảm kích

khi ngắm xem trần nhà hùng vĩ của một ngôi nhà thờ lớn, khi nhìn vào các ngôi

sao trên bầu trời ban đêm, hoặc khi bạn đứng dưới chân của một ngọn núi đỉnh phủ

tuyết. Chúng ta lại càng phải cảm kích nhiều biết bao nhiêu bởi ý thức về sự kỳ

diệu khi xem xét Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng hơn hàng trăm tỉ thiên hà

bằng cách chỉ phán một lời thì chúng liền có!

Hãy để cho ý tưởng về Đấng tạo hóa oai nghiêm của chúng ta cảm động bạn thờ

phượng Ngài trong phạm vi bản thể lớn lao của Ngài và việc Ngài vượt quá bất cứ

những gì chúng ta có thể bắt đầu hình dung bằng tâm trí hữu hạn nhỏ bé của mình

là làm sao. Hãy biến điều nầy thành sự thực hành bằng cách dành thì giờ mỗi ngày

để suy gẫm về sự vinh hiển của Chúa và ngợi khen Ngài. Hãy dùng âm nhạc thờ

phượng ưa thích của bạn hoặc tương giao với Chúa qua vẻ đẹp của thiên nhiên.

Hãy xem các phần Ứng dụng đời sống trong quyển sách nầy để tìm các câu Kinh

Thánh giúp bạn ngợi khen và thờ phượng Chúa. Hoặc ghi lại những đoạn Kinh

Thánh có ý nghĩa nhiều đối với bạn khi bạn đọc Kinh Thánh, sau đó hãy suy gẫm

các câu Kinh Thánh đấy.

“Tôi có ao ước muốn làm đẹp Chúa hơn là làm đẹp lòng loài người không ?” Nếu

bạn đã trả lời không là bạn hạ thấp Chúa ngang bằng với con người. Thế gian đánh

giá cao diện mạo, của cải, và địa vị. Đức Chúa Trời quý trọng một tấm lòng ngay

thẳng trước mặt Ngài. Bạn lắng nghe tiếng của phía nào? Nếu đối với bạn điều

người khác suy nghĩ quan trọng hơn là điều Chúa nghĩ, điều đó nói gì về uy quyền

và tầm quan trọng Ngài có trong đời sống bạn? Để dâng cho Chúa phần tốt nhất

trong đời sống bạn, hãy dành nhiều thì giờ hơn với Ngài. Điều đó có thể chỉ đơn

giản như là trò chuyện với Ngài trong công việc hằng ngày của bạn. Hãy cảm tạ

Ngài vì từng ơn phước nhỏ Ngài ban cho bạn. Trong mỗi quyết định, dầu nhỏ hay

lớn, hãy cầu hỏi ý Ngài điều Ngài muốn bạn phải làm. Hãy ao ước làm đẹp lòng

Ngài, thậm chí trong những chi tiết nhỏ trong đời sống bạn. Khi làm vậy, mối

tương giao thân mật của bạn với Chúa sẽ lớn lên và bạn cho phép Chúa giữ vị trí

ưu tiên trong đời sống bạn.

“Bạn có lòng ghét bỏ tội lỗi và điều ác chăng ? Đức Chúa Trời gớm ghét tội lỗi.

Kinh Thánh phán rằng: “Chớ khôn ngoan theo mắt mình; hãy kính sợ Đức Giêhôva

và lìa khỏi sự ác: như vậy, cuống rốn con sẽ được mạnh khỏe, và xương cốt con

được mát mẻ. ” 6

Bạn có thái độ thế nào đối với sự gian ác, tội lỗi và điều dữ? Bạn có thấy mình

nhân nhượng những điều đó chăng? Bạn có xem những điều đó như là không tồi tệ

lắm - nhất là tội mà bạn thường phạm- không?

Đức Chúa Trời mong đợi chúng ta chống nghịch lại những điều mà Ngài chống

nghịch. Một luật ích lợi để tuân theo là hãy yêu điều Chúa yêu và ghét điều Chúa

ghét. Hãy đánh giá đời sống bạn để xem có thể điều bạn đang ấp ủ lại là điều Chúa

gớm ghét. Có thể đó là một thái độ bề trên đối với những người khác biệt. Hoặc có

thể bạn đang yêu một điều gì đó như là tiền bạc, một chiếc xe hơi, hoặc địa vị của

bạn, hơn là tình yêu bạn dành cho Chúa. Mỗi một chúng ta đều có các lãnh vực gây

khó khăn cho chúng ta. Hãy xin Chúa giúp bạn nhìn thấy tội lỗi trong đời sống

mình để biết đó là tội gì, và để giúp bạn đoạn tuyệt những lối ác ấy. Đây là một quá

trình cả đời người. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ thành tín để giải cứu bạn khỏi mọi tội

lỗi.

Nhưng trên hết, hãy dành thì giờ trong Lời Chúa để thấy cách Giôsép, Đavít,

Đaniên, Mari, Phaolô, và những người khác đã bày tỏ lòng kính sợ đúng mực đối

với Chúa như thế nào. Hãy nhớ lời hứa của Ngài: “Vì hễ các từng trời cao trên đất

bao nhiêu thì lòng thương xót Ngài đối với kẻ kính sợ Ngài càng lớn bấy nhiêu. ” 7

Một khi chúng ta đã bắt đầu nuôi duỡng một thái độ kính sợ Chúa đúng mực,

chúng ta sẽ thấy những thay đổi lạ lùng trong đời sống mình. Chúa sẽ bắt đầu làm

những điều mà chúng ta không bao giờ dám mơ tưởng. Trong chương cuối cùng,

chúng ta sẽ khám phá làm thế nào mà mối tương giao thân mật với Chúa sẽ biến

đổi đời sống của chúng ta!

Chương 29: Được Biến Đổi Bởi Sự Oai Nghiêm Ngài

Những hiểu biết mới mẻ nầy về Đức Chúa Trời tạo ra sự khác biệt gì trong đời

sống bạn? Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta không chỉ nghe lời Ngài mà còn phải

làm theo và làm trọn những gì lời Chúa phán. 1 Nếu không, chúng ta chỉ giống như

các nhân viên trên chiếc tàu Titanic , là những người đã được cảnh báo bởi một

chiếc tàu gần đó rằng các tảng băng tan đã xuất hiện, nhưng không làm gì hết với

thông tin ấy. Bởi vì họ không hành động theo sự hiểu biết, nên chiếc tàu lớn đã va

trúng băng và chìm, đưa hàng ngàn người vào trong nấm mồ của biển cả. Thật vậy,

hiểu biết mà không có hành động là vô ích.

Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa vì những điều mình biết. Chúng ta

phải cẩn thận và áp dụng trọn vẹn những lẽ thật mà Ngài đã ban cho chúng ta và để

nó biến đổi đời sống mình. Chỉ khi ấy, chúng ta mới kinh nghiệm điều tốt nhất của

Chúa trong đời sống mình và làm trọn những gì Chúa đã định cho đời sống chúng

ta.

Lẽ thật về Chúa sẽ biến đổi đời sống bạn. Phaolô giải thích tiến trình biến đổi ấy

như sau:

Hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân

thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng

phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng phải biến hóa sự đổi mới của

tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa

Trời là thể nào. ” 2

Thật dại dột nếu như có ai trong chúng ta ngăn trở Chúa khi Ngài đang thực hiện ý

muốn yêu thương của Ngài qua đời sống chúng ta. Chương nầy trình bày sáu cách

để mở lòng ra cho Chúa và áp dụng những lẽ thật bạn đã học biết về bản tánh oai

nghiêm của Ngài dành cho đời sống bạn. Bạn có thể đã bắt đầu áp dụng những

điều đó khi bạn thực hành phần Ứng dụng cho đời sống ở cuối mỗi chương. Các

mục dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về các thuộc tính của Đức Chúa

Trời nhằm giúp bạn thay đổi đời sống mình.

1. Hãy Viết Điều Đó Vào Lòng Bạn

Điều chúng ta nghe và điều chúng ta đọc dễ dàng sẽ bị quên lãng nếu chúng ta

không nỗ lực để nhớ. Hãy dành thì giờ suy gẫm và học thuộc các đoạn Kinh Thánh

cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai và cách Ngài muốn liên hệ với bạn. Vonette

và tôi thường xuyên suy gẫm mười ba lời tuyên bố liên quan đến mỗi một thuộc

tính được trình bày trong sách nầy:

• Bởi vì Chúa là một thần linh có cá tánh, tôi sẽ tìm kiếm mối tương giao thân mật

với Ngài.

• Bởi vì Chúa là Đấng toàn năng, Ngài có thể giúp tôi trong mọi sự.

• Bởi vì Chúa là Đấng toàn tại, Ngài luôn luôn ở với tôi.

• Bởi vì Chúa biết hết mọi sự, tôi sẽ đem mọi thắc mắc và băn khoăn đến với Ngài.

• Bởi vì Ngài là Đấng tối cao, tôi sẽ vui mừng thuận phục ý muốn Ngài.

• Bởi vì Ngài là Đấng thánh khiết, tôi sẽ dâng chính mình cho Ngài trong sự thanh

sạch, thờ phượng và hầu việc Ngài.

• Bởi vì Chúa là lẽ thật tuyệt đối, tôi sẽ tin điều Ngài phán và sống theo như vậy.

• Bởi vì Chúa là Đấng công bình, tôi sẽ sống theo các tiêu chuẩn của Ngài.

• Bởi vì Chúa là ngay thẳng, Ngài sẽ luôn đối xử với tôi cách công bình.

• Bởi vì Chúa là Đấng yêu thương, Ngài đã cam kết một cách vô điều kiện với tình

trạng phúc lợi của tôi.

• Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, Ngài tha thứ cho tôi mọi tội

lỗi khi tôi thành thật xưng ra.

• Bởi vì Chúa là Đấng thành tín, tôi sẽ tin cậy Ngài để luôn luôn giữ các lời hứa

Ngài.

• Bởi vì Chúa là Đấng không thay đổi, tương lai của tôi được đảm bảo đời đời.

Chúng tôi cho in các câu tuyên bố ấy trên một tấm bìa mỏng bỏ vừa túi áo sơ mi

hoặc chiếc ví. Chúng tôi mang theo mình những tấm bìa ấy bất cứ khi nào đi đâu.

Suốt ngày khi có dịp tiện, chúng tôi lấy các tấm bìa đó ra và suy gẫm sự kỳ diệu

của Đức Chúa Trời là thể nào.

Nhiều khi thức giấc vào nửa đêm, tôi suy gẫm các nguyên tắc ấy và ngợi khen

Chúa vì các thuộc tính vinh diệu của Ngài. Vonette và tôi thường cầu nguyện về

các nguyên tắc nầy khi chúng tôi cùng bước đi với nhau. Những lời tuyên bố nầy

nhắc nhở chúng ta về cách Đức Chúa Trời đang hành động trong các tình huống

hiện tại của chúng ta. Thật vậy, tôi đưa ra các giải thưởng nhỏ để các cháu tôi học

thuộc những điều đó. Tôi biết không gì có thể giúp đỡ chúng nhiều hơn là một sự

hiểu biết cơ bản về Đức Chúa Trời và cách chúng phải liên hệ với Ngài. Bạn có thể

cũng muốn làm tương tự như vậy với các con và các cháu mình. (Có nhiều thông

tin hơn trên tờ quảng cáo về Đức Chúa Trời : Khám phá những ích lợi của thuộc

tính Ngài , xem ở cuối của quyển sách nầy).

Ngoài việc học thuộc lòng những lời tuyên bố trên, tôi khuyên bạn hãy chọn những

đoạn Kinh Thánh có ý nghĩa ở các chương trên và cam kết để học thuộc. Không

điều gì có thể làm thay đổi suy nghĩ của bạn hơn là việc học thuộc lời Chúa.

2. Tôn Cao Chúa

Hãy làm cho việc thờ phượng Đức Chúa Trời vì bổn tánh Ngài cùng những điều

lớn lao Ngài đã làm, là một phần thường xuyên trong giờ tĩnh nguyện và giờ đi

nhóm Chúa Nhật của bạn. Dưới đây là một số cách để làm điều nầy:

• Hãy xem xét các thuộc tánh kỳ diệu của Ngài mỗi lúc một thuộc tánh, cảm tạ và

ngợi khen Ngài vì các thuộc tánh lớn lao của Ngài.

• Hãy chọn những bài thánh ca và những bài hát tôn vinh đặt trọng tâm vào các

thuộc tánh của Chúa và tôn vinh Ngài bằng cách hát các bài hát đó cho Ngài như là

một của dâng lên trong sự thờ phượng. Một số người vui hưởng việc ca hát lời

Kinh Thánh, tự đặt điệu cho riêng họ khi hát.

• Hãy nghiên cứu nhiều danh xưng của Chúa trong Kinh Thánh và ngợi khen Ngài

vì mỗi một danh xưng ấy. Mỗi danh xưng cho thấy một vai trò khác nhau của Đức

Chúa Trời được bày tỏ giữa vòng dân sự và phản ánh bản tánh vinh diệu của Ngài.

Để biết thêm về các danh xưng của Cứu Chúa kỳ diệu, xin xem Phụ lục C.

3. Tin Cậy Nơi Chúa

Việc tin cậy nơi người nào đó có nghĩa là chúng ta sẵn sàng giao các mối bận tâm

của mình cho người đó. Điều mà chúng ta giao phó có thể là một sự bí mật, một sự

tranh chiến, một tài sản quý giá nào đó, hoặc thậm chí là gia đình chúng ta. Chắc

chắn bây giờ bạn phải nhận ra rằng không ai đáng tin cậy hơn là Đức Chúa Trời.

Con người thường làm chúng ta thất vọng bởi vì họ không làm được điều họ nói sẽ

làm. Điều nầy không bao giờ xảy ra với Đức Chúa Trời. Đôi khi người ta hứa

những điều họ không bao giờ có ý định để giữ. nhưng Chúa chúng ta thì hoàn toàn

chân thật trong việc giữ các lời hứa của Ngài. Có thể một người đã thất hứa với

bạn bởi vì người ấy quá bận rộn, hoặc chỉ hứa suông trong việc nào đó. Bạn có thể

tin chắc rằng Đức Chúa Trời luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ. Có người đã viết thật

thông minh như vầy: “Khi bạn không hiểu, khi bạn không thể thấy bàn tay Ngài,

bạn có thể tin cậy tấm lòng Ngài. ” Vì cớ các thuộc tánh trọn vẹn của Ngài, bạn có

thể luôn luôn tin cậy Chúa.

Có phải lúc này bạn đang ở trong một tình huống khó khăn không? Hãy nhìn chăm

vào Ngài và các phẩm tính kỳ diệu của Ngài thay vì quá bận tâm với hoàn cảnh của

mình. Hãy luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời lớn hơn bất cứ nan đề nào bạn có thể gặp.

Các cơn bão của đời sống đang không ngừng thay đổi, nhưng Đức Chúa Trời vẫn y

nguyên. Ngài luôn không đổi và đáng tin cậy. Ngài là chiếc neo của chúng ta, đừng

để mình bị quẩn trí. Dầu nan đề của bạn là gì, dầu hoàn cảnh của bạn ra sao, hãy cứ

nhìn chăm lên Chúa Jêsus thay vì nhìn vào những nan đề của mình. Càng lớn lên

trong mối tương giao với Chúa, bạn càng dễ dàng để tin cậy Ngài trong mọi sự.

4. Vâng Lời Chúa

Mỗi một mạng lệnh của Chúa đều có một lời hứa được bày tỏ hoặc được hàm ý

nhằm giúp chúng ta làm được điều Ngài truyền dạy. Đức Chúa Trời ban cho chúng

ta những mạng lệnh để bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hại và đem lại ích lợi cho

chúng ta. Mỗi một mạng lệnh mà Chúa ban cho chúng ta đều nhất quán với bản

tánh Ngài và là sự phản ánh về Đức Chúa Trời là Đấng thể nào. Các luật lệ của

Ngài không nhằm mục đích ngăn không cho chúng ta tìm được hạnh phúc hay có

một thời gian tốt đẹp trong đời sống mà hoàn toàn ngược lại. Các luật lệ Ngài là

những đường rây an toàn để tiếp tục giữ chúng ta trên con đường dẫn đến đời sống

hạnh phúc, thỏa mãn và trọn vẹn cho đến đời đời. Nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân

điển hình, nan đề lớn nhất của bạn không phải là bạn không biết các mạng lệnh của

Chúa, mà là vì lý do nào đó, bạn đang vâng lời một cách có lựa chọn. Hãy giao nộp

ý chí của bạn hoàn toàn, không lấy lại, cho Chúa. Đừng để cho lòng kiêu hãnh,

những dục vọng đời nầy tạo nên một thái độ chống nghịch đối với Chúa. Hãy hạ

mình trước mặt Ngài và lệ thuộc vào Thánh Linh để giúp bạn vâng phục Chúa trọn

vẹn.

5. Phản Chiếu Hình Ảnh Ngài

Khi tôi nghĩ đến việc phản chiếu hình ảnh Đức Chúa Trời, tôi lật ra IICo 2Cr 3:18

là câu Kinh Thánh nói rằng: “Đức Chúa Trời muốn chúng ta ai nấy đều để mặt trần

mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng

Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa là Đức Thánh Linh. ”

Đức Chúa Trời chắc chắn đang quan tâm đến điều chúng ta làm, nhưng Ngài còn

quan tâm hơn nữa đến điều mà chúng ta sẽ trở thành. Ngài đang làm việc trong tiến

trình khiến chúng ta ngày càng trở nên giống Con Ngài hơn. Càng hiểu biết rõ về

Chúa Ba Ngôi, thì hình ảnh mà chúng ta có về Chúa Cứu Thế Jêsus và các thuộc

tánh của Chúa trong tiến trình truyền đạt vào chúng ta càng rõ ràng hơn.

Bởi vì chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, Cha yêu thương muốn chúng ta hành

động nhất quán với con người của chúng ta. Là các thành viên trong gia đình

hoàng thân của Ngài, khi hầu việc Ngài, các hành động của chúng ta phải nhất

quán với sự kêu gọi vinh diệu của Ngài và với sứ mạng Ngài giao cho chúng ta.

6. Làm Chứng Sự Oai Nghiêm Ngài

Bạn có thích thú về những điều mới mẻ mà bạn học được về bản tánh vĩ đại của

Chúa không? Sự vĩ đại, thánh khiết và tình yêu giàu ân điển của Ngài có thu hút

bạn không? Những lẽ thật nào làm thay đổi đời sống bạn nhiều nhất? Bây giờ hãy

tự hỏi mình: Làm thế nào tôi có thể giữ yên lặng về những kinh nghiệm mới mẻ

của mình với Chúa?

Chắc chắn bạn sẽ nói cho người khác về một quyển sách thú vị mà bạn vừa đọc,

một bộ phim hấp dẫn mà bạn đã xem, hoặc một nhà hàng, một viện bảo tàng tuyệt

vời, hoặc một buổi hòa nhạc thích thú mà bạn được hưởng. Bạn lại phải càng sốt

sắng nhiều hơn nữa để giới thiệu cho mọi người về Đức Chúa Trời tuyệt vời, Đấng

hiện sống trong lòng bạn! Hãy tìm những cơ hội để nói cho người khác về các

thuộc tánh lớn lao của Đức Chúa Trời. Hãy tập trung các ý tưởng của mình vào

Ngài và tỉnh thức về điều Ngài đang làm trong thế giới chung quanh bạn. Đừng im

lặng vì sợ hoặc nhút nhát, mà hãy nói cách tự do cho bất cứ ai bằng lòng nghe nghe

sự hiểu biết của bạn về Chúa và những gì Ngài đang làm.

Nếu có ai đó không biết về Đức Chúa Trời kỳ diệu nầy cách cá nhân, hãy dùng sự

trò chuyện của bạn như là mộtđiẻm khởi đầu để nói với họ cách có được mối tương

giao với Ngài. Hãy chia sẻ cách đơn giản với họ phần Phụ lục A “Làm thế nào để

biết Chúa cách cá nhân. ”

Khi bạn nói cho anh em các tín hữu điều bạn đã học được về các thuộc tánh của

Đức Chúa Trời, họ sẽ vui mừng với bạn. Bạn sẽ khích lệ họ trong bước đi đức tin.

Đối Diện Với Sự Oai Nghiêm

Lời cầu nguyện của tôi là những sự hiểu biết về các thuộc tánh vĩ đại của Đức

Chúa Trời đáng sợ sẽ trở nên những đốm lửa khơi mào cho sự phục hưng trong đời

sống bạn. Khi quyền năng, sự thánh khiết, sự công bình, lòng thương xót và tình

yêu của Ngài ngày càng trở nên thực hữu đối với bạn, đời sống bạn sẽ được thay

đổi mãi mãi.

Sự biến đổi của các môn đồ từ chỗ yếu ớt sợ hãi đến chỗ công bố Phúc âm dạn dĩ

đầy uy quyền là do một lời hứa Chúa Jêsus đã phán để bày tỏ chính mình Ngài cho

mỗi người trong số họ. Cha yêu thương của chúng ta muốn chúng ta hành động

nhất quán với con người của mình. 3 Ngài cũng hứa ban cho họ quyền năng siêu

nhiên để giảng Tin lành và sống đời sống đắc thắng bởi ân ban của Đức Thánh

Linh. 4 Đức Chúa Trời muốn làm tương tự cho chúng ta ngày nay! Ngài ao ước có

một tương quan gần gũi, đầm ấm, thân mật và liên tục với mỗi người trong chúng

ta - là điều không mối tương quan loài người nào có thể sánh nổi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đời sống bạn chiếu ra chính bản tánh của Chúa cho mọi

người chung quanh? Nếu bạn để Chúa sống bằng tình yêu, lòng thương xót, sự

thành tín và sự công bình của Ngài qua bạn, hãy hình dung một sự đổi khác xảy ra

trong gia đình, Hội Thánh, những người láng giềng, và nơi làm việc của bạn. Và

điều gì xảy ra nếu những người khác trong Hội Thánh của bạn cũng được ảnh

hưởng mạnh mẽ tương tự như vậy. Hãy nghĩ xem Hội Thánh của bạn sẽ thay đổi

như thế nào và sẽ có tác độnggì trên cộng đồng của bạn và cả thế giới!

Chỉ có một từ có thể mô tả được ảnh hưởng ấy - phục hưng. Phục hưng luôn luôn

bắt đầu với một cái nhìn tươi mới - một quan điểm đúng với Kinh Thánh - về Đức

Chúa Trời. Nhưng phục hưng bắt đầu ở tại trọng tâm của vấn đề - tội lỗi chúng ta,

sự không vâng lời, và sự kiêu ngạo. 5 Sau đó nó sẽ lan rộng khi chúng ta khao khát

Chúa và bắt đầu thờ phượng Ngài với đôi tay thanh sạch và lòng thanh khiết. 6

Điều nầy dẫn đến tâm trí được làm mới và mắt thuộc linh mở ra để thấy bản tánh

đáng sợ và thuộc tính kỳ diệu của Chúa chúng ta. Càng dành thì giờ ở riêng với

Chúa, bạn sẽ càng đến chỗ hiểu biết các thuộc tính lớn lao của Ngài và bạn sẽ càng

phản chiếu vẻ đẹp rạng rỡ của sự hiện diện Đức Chúa Trời cho những người chung

quanh. Bạn có bằng lòng mời Chúa bắt đầu quá trình biến đổi trong bạn không?

Sự Rạng Rỡ Của Sự Hiện Diện Đức Chúa Trời

Một trong những thay đổi lạ lùng nhất mà tôi từng nghe đến trong đời sống một

người đã xảy ra chỉ cách tiền trạm Chiến dịch chinh phục sinh viên cho Chúa Cứu

Thế ở tại Orlando, Florida vài dặm. Đó là câu chuyện của Jesse Blocker. Jesse

được nếm thử rượu lần đầu tiên vào năm tám tuổi. Đến năm mười bốn tuổi thì anh

đã là một kẻ nghiện rượu. Năm ba mươi sáu tuổi, anh là một kẻ say sưa và nghiện

ma túy tuyệt vọng sống ngoài đường phố. Nhưng Đức Chúa Trời đã có một kế

hoạch khác cho đời sống của Jesse. Một đêm nọ sau khi uống say ở tại Khách sạn

ABC, anh đi băng qua đường rây xe lửa. Vài ngày sau đó anh thức dậy trong bệnh

viện, hai chân biến mất và một cánh tay bị xé toạc ra do đã để xe lửa chở hàng cán

qua. Những tín hữu ở tại nhà thờ Methodist Pine Castle United đã nghe về tai nạn

bi thảm của Jesse và bắt đầu cầu nguyện cho con người tuyệt vọng nầy. Hội Thánh

cũng đang suy nghĩ đến khách sạn ấy cùng cảnh tượng của tai nạn. Những người

khách ghé thăm bệnh viện cũng đã giúp đỡ chút ít khi Jesse cho mọi người biết

quan điểm rõ ràng của anh ta về Chúa và lời thề của anh là không bao giờ bước

chân vào nhà thờ nữa. Anh ta căm thù những con người “tươi tốt” với áo quần đẹp

vàcó xe hơi cùng những đứa con sạch sẽ của họ.

Sau khi ra khỏi bệnh viện, Jesse lại uống rượu. Tại sao không chứ? Anh cảm thấy

đời mình thế là hết - không còn chân, không có nhà, không có tương lai mà cũng

chẳng có hy vọng. Anh thường ngồi trên xe lăn ở tại góc tòa nhà Pine Castle UMC

đeo một tấm bảng ghi rằng anh ta “làm việc để kiếm thức ăn”, lợi dụng bất cứ ai đi

ngang qua. Cảnh đáng thương của người đàn ông với đầu tóc dài xỉn màu, quần áo

nhớp nháp, bộ mặt và đôi tay bẩn thỉu đã làm cảm động những người đi nhà thờ bố

thí cho anh vài đồng. Trước khi hầu hết những người ấy ra về, Jesse đã lăn xe

xuống quầy rượu để mua đủ rượu và một lần nữa, dìm đi nỗi đau của mình. Satan

đã cột trói Jesse và nhốt anh ta vào trong ngục tù trên đất không cách xa hồ lửa đời

đời bao nhiêu.

Một buổi tối Chúa Nhật, Đức Thánh Linh cảm động một cách đặc biệt ở tại nhà thờ

Pine Castle. Nhà thờ đông chật những người nam người nữ đang kêu khóc với

Chúa để được tha thứ và phục hưng. Sau nhiều giờ đồng hồ, một trong các chiến sĩ

cầu nguyện, Delores Kagi, phóng vội ra xe để đưa một người bạn về nhà. Khi rời

nhà thờ họ nhìn thấy Jesse đang ngồi ở tại góc đường đã say rượu như thường lệ

với tấm bảng của anh rơi trên bụng. Cô cảm thấy được Chúa dẫn dắt để nói chuyện

với anh, nhưng thay vì nói chuyện, cô quyết định đưa bạn mình về nhà trước. Cô lý

luận với chính mình rằng nếu Jesse vẫn có ở đó khi cô trở lại thì cô sẽ đưa anh vào

nhà thờ.

Khi Delores trở lại, cô đến gần Jesse và hỏi xem cô có thể làm gì cho anh. Anh xin

Jesse một bát súp. Cô đem ra cho anh và đợi cho đến khi anh ăn xong. Sau đo,

người say rượu ngạc nhiên không hề tỏ ra chống đối khi Delores đẩy anh vào trong

nhà thờ và tiến thẳng lên phía trước tòa giảng. Những người vẫn đang cầu nguyện

ở phía trước tòa giảng nhóm lại chung quanh Jesse và chiếc xe lăn của anh. Sau

một lúc cầu nguyện tha thiết xin Chúa cứu anh và giải phóng anh, họ trao cho Jesse

một quyển Kinh Thánh và ra về với đức tin tin rằng Chúa sẽ nhậm lời họ cầu

nguyện cho anh. Nhưng Jesse vẫn tiếp tục uống rượu.

Gia đình của anh thấy anh không những là nỗi đe dọa cho chính anh, mà còn đối

với người khác nữa. Vì vậy họ làm đơn xin vị quan tòa lệnh cho Jesse phải đến một

trung tâm điều trị. Vị quan tòa đã đồng ý và gởi một nhân viên hành chánh của tòa

án quận đến đón Jesse và đưa anh vào một trung tâm giải độc để giúp đỡ anh. Vì

tiến trình nầy mất rất nhiều thời gian bởi có những người đã xếp hàng trước anh,

nên Jesse đã lẳng lặng lén ra khỏi tòa nhà mà không ai hay biết. Với một vài đô la

trong túi, anh hướng thẳng đến quầy rượu, một quyết định dẫn đến một cuộc chè

chén say sưa kéo dài ba ngày.

Jesse có ý định tự tử. Nhiều ngày sau đó, anh và một người bạn đang uống rượu ở

tại một chiếc cầu bên hồ Conway. Jesse tìm cách tự tử bằng cách phóng mình qua

cầu. Trong khi anh đang chìm xuống đáy hồ. Anh nói anh thấy cổng địa ngục mở

ra và anh cảm thấy sức nóng của hồ lửa. Anh kêu lên với Chúa rằng: “Lạy Đức

Chúa Trời, trong danh Chúa Jêsus. . . ” Điều kế tiếp mà anh còn nhớ là anh bạn

nhậu của anh đang lôi anh ra khỏi vùng nước tối mịt và vật lộn để đưa anh lên

được bến tàu. Người ướt đẫm và nồng nặc mùi rượu, anh lăn bánh xe đến nhà thờ

Pine Castle với những hình ảnh của địa ngục còn rõ mồn một trong tâm trí. Buổi

nhóm tối thứ tư hôm đó vẫn đang tiếp tục khi anh lăn xe vào trong nhà thờ và tiến

thẳng lên trước tòa giảng. Những người trong Hội Thánh nhóm lại chung quanh

cầu nguyện và đặt tay trên anh trong khi anh đang khóc nức nở trong sự ăn năn và

xin sự tha thứ.

Sáng sớm sau một quan chức hành chính lại đón Jesse để đưa anh đến nhà tù của

Hạt Orange, Trong khi Jesse ngồi trong tù, Đức Chúa Trời cho anh ôn lại cả cuộc

đời của mình và hồi tưởng lại những giây phút tuyệt vọng khi anh hết lòng kêu cầu

Chúa. Anh đã thấy Chúa luôn có ở đó với anh trong những giờ nguy nan ấy. Chúa

bắt đầu làm mềm tấm lòng chai cứng của Jesse khiến nó mềm dẻo như đất sét

trong tay thợ gốm. Tại đó Chúa Cứu Thế yêu thương của chúng ta với bàn tay dịu

dàng của Ngài đã bắt đầu uốn nắn và tái tạo đời sống đổ vỡ của Jesse Bloker.

Đức Chúa Trời yêu Jesse đến nỗi Ngài sắp xếp cho Leon, người cùng ở tù và là

một tân tín hữu, trở thành bạn tù của Jesse; Leon bắt đầu giúp đỡ Jesse trong đức

tin, dạy anh đọc Phúc âm Giăng ba lần. Lời Chúa trước kia trở nên sống động khi

Đức Thánh Linh mở trí cho Jesse được hiểu. Lần đầu tiên anh thấy mình, Jesse

Bloker, có thể đến chỗ nhận biết và tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng

thánh khiết công bình, song vẫn yêu thương và nhân từ.

Khi Jesse đã tiến bộ qua quá trình giải độc kéo dài trong vòng sáu tháng, Đức Chúa

Trời đặt để một lòng đam mê trong anh để đến với những người vô gia cư, nghiện

rượu, nghiện ma túy bằng Tin lành của Chúa Cứu Thế Jêsus.

Jesse bắt đầu đi đến gặp những người bạn cũ trên đường phố và đưa họ trở về căn

nhà hai hộ một phòng của anh để được tỉnh rượu và tiếp nhận Chúa Cứu Thế.

Những người láng giềng bắt đầu phàn nàn vì những người say rượu lai vảng chung

quanh nhà họ, dầu chung quanh anh toàn là những ngôi nhà nứt nẻ, những cô gái

giang hồ, và những tay thầy bói. Jesse và nhóm bạn mới quy đạo của anh phải đối

diện với lệnh trục xuất.

Một lần nữa các chiến sĩ cầu nguyện ở tại nhà thờ Pine Castle bắt đầu kêu cầu

Chúa - lần nầy có cả Jesse - để có một chỗ mà đưa những người hư mất ngoài

đường phố đến để có được sự giúp đỡ cần thiết. Đức Chúa Trời đã cung ứng một

căn nhà bằng phép lạ, rồi lại một căn nhà nữa, và một căn nữa, cho đến nay đã có

năm ngôi nhà dành cho nam giới, một cho phụ nữ, và một cho các cặp vợ chồng.

Chức vụ nầy cũng hỗ trợ cho một ngôi nhà trẻ em trong một khu phố thất nghiệp

nghèo nàn lân cận.

Khi đã trở thành Chủ tịch của tổ chức Foundation for Life là tổ chức mà mối quan

tâm duy nhất của họ là giảng Tin lành cho những người vô gia cư, dạy dỗ trong lời

Chúa trong sáu tháng, và săn sóc những người nam người nữ nầy để họ được phục

hồi, trở thành những con người tin kính Chúa, để làm việc trở lại trong cộng đồng.

Trên ba trăm người nam và người nữ đã kinh qua chương trình nầy. Thật sung

sướng khi thấy những hàng ghế ở tại nhà thờ Pine Castle UMC đầy chật gần như

mỗi sáng và mỗi buổi chiều Chúa nhật với những người nam và người nữ trước kia

là những kẻ sống lang thang ngoài đường phố. Và bạn sẽ luôn luôn thấy Jesse ngồi

trên xe lăn tay ở cuối một dãy ghế. Mới đây Hội Thánh đã gây quỹ để gởi một

chiếc xe buýt đầy những “người của Jesse” đến dự một buổi lễ có tên là “Đấng giữ

lời hứa”. Nhưng sự biến đổi không chỉ dừng lại với các nhu cầu thuộc linh. Tổ

chức Foundation for Life đã giúp những người tốt nghiệp tìm được việc làm, nhà

ở, nhà thuê, đồ đạc và các trang thiết bị, sự chăm sóc y tế, thức ăn và áo quần. Mỗi

ngày bạn có thể thấy Jesse và những tín hữu cầu nguyện của nhà thờ Pine Castle

UMC tuần hành trên các đường phố, các khu rừng, và các nhà tù ở tại Orlando để

chia sẻ hy vọng với những người tuyệt vọng, giải cứu cho những người đang ở

dưới ách nô lệ, và cung ứng cho những người khốn khó.

Cũng như Chúa Cứu Thế hằng sống đã biến đổi đời sống của Jesse một cách lạ

lùng, bạn cũng có thể tìm được sự trợ giúp để thay đổi. Giống như Jesse, đời sống

bạn lúc ấy có thể phản chiếu sự vinh hiển của Đức Chúa Trời để soi rọi ánh sáng

của các thuộc tính lớn lao Ngài cho thế giới của bạn. Thật là một đặc ân khi có Đức

Chúa Trời toàn năng, vô hạn sống bản tánh vinh diệu của Ngài qua bạn! Đời sống

bạn sẽ thay đổi triệt để, và những người khác sẽ được kéo đến với Đức Chúa Trời

đáng kính sợ của chúng ta khi họ nhìn thấy sự vinh hiển của Ngài phát lộ ra qua

đời sống bạn.

Hãy cam kết ngay bây giờ để Đức Chúa Trời biến đổi bạn bởi sự oai nghiêm của

Ngài!

Phụ Lục A: Làm Thế Nào Để Biết Chúa Cách Cá Nhân

“Vả mọi sự đã chép từ xưa đều đã dạy dỗ chúng ta , hầu cho bởi sự nhịn nhục và

sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy ”

RoRm 15:4

Vũ trụ chi phối bởi những định luật vật lý cũng vậy, có những định luật thuộc linh

chi phối mối tương giao giữa bạn với Đức Chúa Trời.

ĐỊNH LUẬT 1: Đức Chúa Trời yêu bạn và đã cung ứng một chương trình kỳ diệu

cho đời sống bạn .

Tình Yêu Của Đức Chúa Trời

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho

hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (GiGa 3:16, NIV).

Chương Trình của Đức Chúa Trời

Chúa Jêsus phán: “Ta đã đến để cho nhân loại được sự sống và được sự sống dư

dật” (nghĩa là được sống sung mãn và đầy ý nghĩa) (GiGa 10:10).

Vì sao vẫn nhiều người chưa kinh nghiệm được sự sống sung mãn dư dật? Bởi vì. .

.

ĐỊNH LUẬT 2: Loài người tội lỗi và bị phân cách với Đức Chúa Trời . Vì vậy

không thể hiểu biết và kinh nghiệm tình yêu Đức Chúa Trời là kế hoạch của Ngài

dành cho đời sống mình .

Loài Người Tội Lỗi

“Vì loài người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”

(RoRm 3:23).

Loài người được dựng nên để tương giao với Đức Chúa Trời; nhưng vì ý riêng

bướng bỉnh, ương ngạnh, loài người đã chọn lấy con đường riêng cho mình; do đó

mối tương giao với Đức Chúa Trời đã bị gián đoạn. Ý riêng ấy thể hiện bằng sự

phản loạn tích cực hoặc thái độ hờ hững tiêu cực, đều là bằng chứng của cái mà

Kinh Thánh gọi là tội lỗi.

Loài Người Bị Phân Cách

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết” (tức là bị phân cách tâm linh khỏi Đức Chúa

Trời) (RoRm 6:23)

Biểu đồ nầy chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời là thánh khiết còn loài người là tội lỗi.

Một vực sâu thăm thẳm phân cách hai bên. Những mũi tên chỉ về việc loài người

cố gắng liên tục để vươn lên Đức Chúa Trời và mong muốn có được sự sống dư

dật sung mãn bằng các nỗ lực riêng như nếp sống đạo đức, triết lý hoặc tôn giáo.

Nhưng loài người đã thất bại hoàn toàn. Định luật thứ ba giải thích cho chúng ta

chiếc cầu nối liền vực sâu phân cách nầy là.

ĐỊNH LUẬT 3: Chúa Cứu Thế Jêsus là giải pháp duy nhất của Đức Chúa Trời cho

vấn đề tội lỗi của loài người . Nhờ Chúa Cứu Thế , bạn có thể hiểu biết và kinh

nghiệm tình yêu cùng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn .

Ngài Đã Chết Thay Cho Chúng Ta

“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta

còn là người có tội, thì Chúa Cứu Thế đã vì chúng ta chịu chết. ” (RoRm 5:8).

Ngài Là Con Đường Duy Nhất Dẫn Đến Đức Chúa Trời

“Chúa Jêsus phán Ta là đường đi lẽ thật và sự sống, chẳng bởi Ta không ai được

đến cùng Cha” (GiGa 14:6).

Biểu đồ nầy mô tả Đức Chúa Trời đã nối liền vực sâu ngăn cách chúng ta với Ngài

bằng cách ban Con Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus đến trần gian chịu chết trên thập

tự giá và đền tội cho chúng ta.

Chỉ biết ba định luật trên thì chưa đủ. . .

ĐỊNH LUẬT 4: Mỗi người chúng ta phải đích thân tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jêsus

làm Cứu Chúa đời mình , như vậy chúng ta mới có thể hiểu biết và kinh nghiệm

tình yêu thương cùng chương trình của Chúa dành cho đời sống chúng ta .

Chúng Ta Phải Tiếp Nhận Chúa

“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa

Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài. ” (1:12).

Chúng Ta Tiếp Nhận Chúa Bằng Đức Tin

“Vậy anh em được cứu nhờ ân phúc Đức Chúa Trời, do đức tin nơi Chúa Cứu Thế.

Sự cứu rỗi là tặng phẩm Đức Chúa Trời, chứ không do anh em tự tạo. Không phải

kết quả của công đức anh em, nên chẳng ai có thể khoe khoang” (Eph Ep 2:8, 9).

Khi Tiếp Nhận Chúa Chúng Ta Được Tái Sanh

(Đọc GiGa 3:1-8).

Chúng Ta Tiếp Nhận Chúa Bằng Cách Đích Thân Mời Ngài Ngự Vào Lòng

(Chúa Cứu Thế phán) “Nầy Ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng Ta và mở

cửa cho, Ta sẽ vào cùng người ấy” (KhKh 3:20).

Việc tiếp nhận Chúa Cứu Thế bao gồm việc chúng ta từ bỏ bản ngã để quay về

cùng Đức Chúa Trời, (ăn năn) và tin cậy Chúa Cứu Thế, mời Ngài ngự vào đời

sống chúng ta, xin Ngài tha thứ tội lỗi và biến đổi chúng ta trở nên con người Chúa

muốn. Nếu chỉ lấy lý trí cho rằng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời và Ngài chết

trên thập tự giá vì tội chúng ta thì chưa đủ. Chúng ta phải tiếp nhận Chúa Cứu Thế

Jêsus bằng đức tin như một hành động của lý trí.

Hai vòng tròn dưới đây tượng trưng cho hai đời sống

Đời Sống Do Bản Ngã Làm Chủ

BN - bản ngã ngự trên ngai lòng

Chúa Jêsus còn bên ngoài đời sống.

Những sở thích ở dưới quyền điều khiển bản ngã.

Kết quả thường là hỗn loạn và thất vọng.

Đời Sống Có Chúa Làm Chủ

Chúa Cứu Thế ngự trong đời sống và trên ngai lòng

BN - Bản ngã bị hạ bệ.

Những sở thích đặt dưới quyền điều khiển của Chúa. Kết quả là hòa thuận với

chương trình của Đức Chúa Trời.

Vòng tròn nào tượng trưng cho đời sống bạn?

Bạn muốn vòng tròn nào tượng trưng cho đời sống mình?

Phần dưới đây giải thích cho bạn biết cách tiếp nhận Chúa Cứu Thế:

Bạn Có Thể Tiếp Nhận Chúa Cứu Thế Ngay Bây Giờ Bằng Đức Tin Qua Sự Cầu

Nguyện

(Cầu nguyện là thưa chuyện với Đức Chúa Trời )

Đức Chúa Trời biết rõ lòng bạn. Ngài quan tâm đến thái độ của lòng bạn hơn là lời

nói của bạn. Sau đây là lời cầu nguyện được đề nghị.

Lạy Chúa Jêsus , con cần đến Ngài . Con tạ ơn Chúa vì đã chết thay con trên thập

tự giá , vì tội lỗi con . Con tin rằng Ngài đã từ cõi chết sống lại , Ngài là con đường

duy nhất đưa con đến gần Đức Chúa Trời . Con xin rộng mở tâm hồn và đời sống

tiếp nhận Ngài là Cứu Chúa và chủ của con . Cảm tạ Ngài đã tha tội cho con và

ban cho con sự sống đời đời . Xin Chúa ngự trị trên ngai đời sống con . Xin biến

đổi con trở nên người Chúa muốn . Amen .

Lời cầu nguyện trên có bày tỏ lòng nguyện vọng của bạn không. Nếu có tôi mời

bạn hãy thành tâm lập lại lời cầu nguyện nầy ngay giờ nầy, và Chúa sẽ đến ngự đời

sống bạn như lời Ngài đã hứa.

Làm Thế Nào Để Biết Chúa Cứu Thế Đang Ngự Trong Đời Sống Bạn

Bạn đã cầu nguyện mời Chúa ngự vào đời sống của mình chưa? Theo lời hứa của

Ngài trong KhKh 3:20, bây giờ Chúa Jêsus đang ở đâu trong mối quan hệ với bạn?

Chúa phán Ngài đã đến với đời sống bạn. Ngài có hứa sai với bạn không? Như vậy

thì làm thế nào bạn biết Chúa nhậm lời cầu nguyện của mình? (Sự đáng tin cậy của

chính mình Chúa và của lời Ngài hay nói cách khác Ngài luôn giữ lời hứa).

Kinh Thánh Hứa Ban Sự Sống Đời Đời Cho Bất Cứ Ai Tiếp Nhận Chúa Cứu Thế

“Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta và sự sống

ấy ở trong Con Ngài. Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống. Ai không có con Đức

Chúa Trời không có sự sống. Ta đã viết những điều nầy cho các con, là kẻ tin đến

danh Con Đức Chúa Trời, hầu cho các con biết chắc rằng mình có sự sống đời đời

(IGi1Ga 5:11-13).

Hãy thường xuyên tạ ơn Chúa vì Ngài không bao giờ lìa khỏi bạn và luôn ở trong

đời sống bạn. Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi, chẳng bỏ ngươi đâu”

(HeDt 13:5). Ngay giờ phút bạn đặt đức tin trên lời hứa của Chúa để mời Ngài vào

lòng thì bạn có thể biết chắc rằng Chúa Cứu Thế hằng sống đã ngự vào lòng bạn và

bạn đang có sự sống đời đời. Ngài không lừa dối bạn đâu.

Một sự nhắc nhở khác. . .

Đừng Tin Cậy Nơi Cảm Giác

Lời hứa của Đức Chúa Trời - chứ không phải những cảm giác của bạn, mới là uy

quyền của chúng ta. Cơ Đốc Nhân sống bởi đức tin nơi sự thành tín của chính Đức

Chúa Trời và lời phán của Ngài. Hình vẽ về đoàn xe lửa dưới đây nói lên mối

tương quan giữa sự kiện (Đức Chúa Trời và lời Ngài), đức tin (sự tin cậy của

chúng ta đặt nơi Đức Chúa Trời và lời Ngài) và cảm giác (kết quả của đức tin và sự

vâng phục của chúng ta. ) Đọc GiGa 14:21).

Đầu máy xe lửa cứ chạy mặc dầu có toa hành khách hay không. Tuy nhiên nếu ta

cố dùng toa hành khách để đẩy con tàu chạy thì thật là vô ích. Cũng vậy, là người

tin Chúa, chúng ta không nên tin cậy trên cảm giác hay cảm xúc, mà phải đặt đức

tin chúng ta nơi sự thành tín của Đức Chúa Trời và những lời hứa của Ngài trong

Kinh Thánh.

Bây Giờ Bạn Đã Tiếp Nhận Chúa Cứu Thế

Ngay lúc bạn mở lòng ra tiếp nhận Chúa Cứu Thế bằng hành động của đức tin,

nhiều điều lạ lùng xảy ra cho bạn bao gồm những điều sau đây:

Chúa Cứu Thế đã ngự vào đời sống bạn (KhKh 3:20; CoCl 1:27).

• Tội lỗi bạn đã được tha thứ (CoCl 1:14).

• Bạn đã trở nên con cái của Đức Chúa Trời (GiGa 1:12).

• Bạn đã nhận được sự sống đời đời (GiGa 5:24).

• Bạn đã bắt đầu một đời sống dư dật sung mãn theo như mục đích Đức Chúa Trời

dựng nên bạn (GiGa 10:10).

Bạn có thể tưởng tượng được một việc nào kỳ diệu hơn việc bạn tiếp nhận Chúa

Cứu Thế Jêsus hay không. Bạn có muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn ngay giờ nầy bởi

những điều Ngài đã làm cho bạn không? Chính hành động tạ ơn Đức Chúa Trời

bày tỏ đức tin của bạn.

Hãy vui hưởng đời sống mới cách trọn vẹn nhất. . .

Những Đề Nghị Giúp Cho Sự Tăng Trưởng Của Cơ Đốc Nhân

Sự tăng trưởng thuộc linh là kết quả của việc đặt lòng nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.

Một đời sống có đức tin sẽ giúp bạn ngày càng tin cậy Chúa với các chi tiết của đời

sống mình, và thực hành những điều sau đây:

1. Đến với Chúa bằng sự cầu nguyện hằng ngày (GiGa 15:7).

2. Đọc lời Chúa mỗi ngày (Cong Cv 17:11); hãy bắt đầu với Phúc âm Giăng.

3. Vâng phục Chúa từng giây phút một (GiGa 14:21)

4. Làm chứng về Chúa bằng chính đời sống và lời nói của bạn (Mat Mt 4:19; GiGa

15:8).

5. Tin cậy Đức Chúa Trời trong từng chi tiết của đời sống bạn (IPhi 1Pr 5:7).

6. Hãy để Đức Thánh Linh kiểm soát và ban quyền năng cho đời sống cùng sự làm

chứng hằng ngày của bạn (GaGl 5:16-17; Cong Cv 1:8; Eph Ep 5:18).

Mối Thông Công Trong Một Hội Thánh Chân Chính

Lời Chúa trong HeDt 10:25 dạy chúng ta “Chớ bỏ qua sự nhóm lại” Nếu bạn

không thuộc về một Hội Thánh, thì đừng đợi phải được mời phải bắt đầu đến thăm

vị mục sư hay truyền đạo hoặc các tín hữu ở một Hội Thánh gần nhà bạn nhất. Nếu

Hội Thánh đó thờ Chúa Jêsus và giảng dạy Kinh Thánh, hãy khởi sự ngay trong

tuần nầy và sắp đặt chương trình để đi nhóm đều đặn hằng ngày.

Phụ Lục B: Làm Thế Nào Để Được Đầy Dẫy Đức Thánh Linh

Mỗi ngày đều có thể là cuộc khám phá kỳ thú đối với những Cơ Đốc Nhân đang

kinh nghiệm sự đổ đầy Thánh Linh và từng giây phút được sống liên tục dưới sự

điều khiển đầy ân điển của Ngài.

Kinh Thánh cho biết có ba hạng người

1. Người Thiên Nhiên : là người chưa tiếp nhận Chúa Cứu Thế

“Người thiên nhiên không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức

Chúa Trời, vì người ấy coi sự đó như là chuyện rồ dại và không thể hiểu được vì

phải xem xét cách thiêng liêng. ” (ICo1Cr 2:14)

2. Người Thuộc Linh : Là người được Thánh Linh kiểm soát và ban quyền năng

“Người có Thánh Linh hiểu giá trị của mọi điều” (2:15).

3. Người Xác Thịt : Người đã tiếp nhận Chúa nhưng đời sống vẫn thất bại vì cứ

nhờ cậy những nỗ lực riêng để sống đời sống Cơ Đốc.

“Hỡi anh em về phần tôi tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thuộc linh,

nhưng như với người thuộc xác thịt, nhưng như với con đỏ trong Chúa Cứu Thế

vậy. Tôi từng cho anh em uống sữa, chứ chẳng phải đồ ăn cứng vì anh em không

thể chịu nỗi, đến bây giờ cũng chưa chịu được, vì anh em vẫn còn thuộc về xác

thịt. Bởi chưng trong anh em có sự ganh ghét, cãi cọ, anh em há chẳng phải thuộc

về xác thịt và ăn ở như người đời sao?” (ICo1Cr 3:1-3).

Sau đây là bốn nguyên tắc để sống đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một đời sống Cơ Đốc sung mãn và kết quả .

Chúa Jêsus phán: “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống và sự sống dư dật (sung

mãn. ) GiGa 10:10.

“Nhưng trái của Thánh Linh ấy là lòng yêu thương sự vui mừng bình an nhịn nhục,

nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ; không có luật pháp nào cấm các sự

đó” (GaGl 5:22-23).

Hãy đọc GiGa 15:5 và Cong Cv 1:8

Hình dưới đây là một số đặc điểm của người thuộc linh do có lòng tin cậy nơi

Chúa.

Mức độ biểu lộ của những đặc điểm trên trong đời sống của người Cơ Đốc tùy

thuộc vào mức độ đức tin người đó đặt nơi Đức Chúa Trời trong mọi chi tiết của

đời sống mình, đồng thời cũng tùy thuộc vào sự trưởng thành thuộc linh của người

đó trong Chúa Cứu Thế Jêsus. Người nào mới chỉ bắt đầu ý thức được chức vụ của

Đức Thánh Linh thì đừng vội thất vọng nếu thấy mình chưa kết quả bằng những

Cơ Đốc Nhân trưởng thành, đã hiểu biết và đã kinh nghiệm chân lý nầy trong một

thời gian lâu hơn.

Vì sao hầu hết các Cơ Đốc Nhân đều chưa kinh nghiệm được sự sống sung mãn dư

dật.

Tín đồ xác thịt không thể kinh nghiệm được đời sống sung mãn và kết quả

Người xác thịt tin cậy vào các nỗ lực riêng của mình để sống đời sống Cơ Đốc.

• Do người đó hoặc không biết, hoặc đã quên mất tình yêu thương, sự tha thứ và

quyền năng của Đức Chúa Trời (RoRm 5:8-10; HeDt 10:1-5; IGi1Ga 1:1-10;

2:1-3; IIPhi 2Pr 1:9).

• Người ấy có đời sống thuộc linh khi trồi khi sụt.

• Người ấy không hiểu được chính mình muốn làm điều lành nhưng không làm

được.

• Người ấy thất bại trong việc nhờ cậy quyền năng Đức Thánh Linh để sống đời

sống Cơ Đốc. (ICo1Cr 3:1-3; RoRm 7:15-24; 8:7; GaGl 5:16-18).

Dưới đây có một số hoặc tất cả những đặc điểm tương trưng cho đời sống của một

người xác thịt - tức là Cơ Đốc Nhân không tin cậy Chúa trọn vẹn.

(Người nào xưng mình là Cơ Đốc Nhân mà vẫn tiếp tục phạm tội thì phải ý thức

rằng có lẽ mình chưa thật sự là Cơ Đốc Nhân đâu theo IGi1Ga 2:3; 3:6-9; Eph Ep

5:5).

Chân lý thứ ba đem lại cho chúng ta giải pháp duy nhất cho nan đề nầy. . .

Chúa Jêsus hứa ban đời sống sung mãn và kết quả cho những người được đầy dẫy

Thánh Linh (nghĩa là đời sống được Ngài kiểm soát và ban quyền năng ).

Đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh là đời sống được Chúa Cứu Thế cai trị và điều

khiển, nghĩa là chính Chúa sống cuộc đời của Ngài trong chúng ta và qua chúng ta

bởi quyền năng của Đức Thánh Linh (GiGa 15:1-27).

• Theo 3:1-8, một người trở thành một Cơ Đốc Nhân là nhờ chức vụ của Đức

Thánh Linh. Ngay từ giờ phút được sanh lại, Cơ Đốc Nhân đã được Thánh Linh

ngự vào lòng mãi mãi (GiGa 1:12; CoCl 2:9, 10; GiGa 14:16, 17).

Dầu tất cả các Cơ Đốc Nhân đều được Đức Thánh Linh ngự trị trong đời sống

mình , nhưng không phải tất cả các Cơ Đốc Nhân đều được đầy dẫy Đức Thánh

Linh (nghĩa là được Ngài điều khiển , chỉ dẫn , và ban quyền năng ).

• Đức Thánh Linh là nguồn sự sống dư dật tuôn tràn. (7:37-39).

• Trong mạng lệnh cuối cùng của Chúa Jêsus trước khi trở về trời, Ngài hứa ban

quyền năng của Đức Thánh Linh để giúp chúng ta làm như chính Cha Ngài (Cong

Cv 1:1-9).

Vậy thì làm thế nào để được đầy dẫy Đức Thánh Linh?

Chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh (nghĩa là được Ngài điều khiển và ban

quyền năng ) bằng đức tin , như vậy chúng ta mới có thể kinh nghiệm được đời

sống sung mãn và kết quả mà Chúa Cứu Thế đã hứa ban cho mỗi Cơ Đốc Nhân .

Bạn có thể được nhận đầy dẫy Đức Thánh Linh ngay bây giờ nếu bạn:

• Thành thật khao khát được Thánh Linh điều khiển và ban quyền năng (Mat Mt

5:6; GiGa 7:37-39).

• Xưng ra các tội lỗi của bạn. Hãy đức tin cảm tạ Chúa vì Ngài đã tha các tội lỗi

của bạn - trong quá khứ, hiện tại và tương lai - bởi vì Chúa Cứu Thế đã chết thay

cho bạn rồi (CoCl 2:13-15)

• Dâng mọi lãnh vực trong đời sống mình cho Chúa (RoRm 12:1, 2).

• Hãy lấy đức tin xưng nhận sự đầy dẫy Đức Thánh Linh, theo như :

Mạng lệnh của Ngài : Phải được đầy dẫy Thánh Linh “Đừng say rượu vì rượu xui

cho luông tuồng, nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh” (Eph Ep 5:18).

Lời hứa của Ngài : Ngài sẽ luôn nhậm lời cầu nguyện nếu chúng ta cầu nguyện

theo ý muốn Ngài. “Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta

theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết

không cứ mình xin điều gì thì Ngài sẽ nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã

nhận lãnh điều mình xin Ngài. ” (IGi1Ga 5:14, 15).

Phương cách cầu nguyện bằng đức tin để được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh chỉ bởi đức tin mà thôi. Tuy nhiên lời cầu

nguyện thành khẩn là một cách để bày tỏ đức tin của bạn. Dưới đây là một lời cầu

nguyện được đề nghị:

Lạy Cha yêu dấu, con cần Ngài. Con xin thú nhận rằng con đã để cho bản ngã điều

khiển đời sống chính mình, và kết quả là con đã phạm tội với Ngài. Con cảm tạ

Chúa vì Ngài đã tha thứ tội lỗi con bởi sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá

cho con. Bây giờ con xin mời Chúa Cứu Thế hãy tái ngự trị trên ngai lòng con xin

đổ đầy Đức Thánh Linh trong con như lời Ngài đã truyền, và như lời Ngài đã hứa

trong lời Ngài rằng con sẽ được điều đó nếu con lấy đức tin mà cầu xin. Con cầu

xin điều nầy trong danh của Chúa Jêsus. Và để bày tỏ đức tin của mình, con xin

cảm ơn Ngài vì đã cai quản đời con và ban đầy dẫy Đức Thánh Linh trong con.

Lời cầu nguyện trên có bày tỏ được nguyện vọng của lòng bạn không? Nếu có bạn

hãy thành tâm cúi đầu tin cậy Chúa đã đổ đầy Thánh Linh cho bạn ngay giờ nầy

Các Danh Xưng Của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau qua Kinh Thánh. Những

danh xưng nầy giữ một chìa khóa quan trọng để hiểu được giáo lý về Chúa và sự

mặc khải của Ngài cho dân sự. Lẽ thật về tâm tánh Đức Chúa Trời đặt trọng tâm

nơi các danh xưng của Ngài. Các danh xưng của Ngài bày tỏ nhiều phương diện

khác nhau về bản tánh, tâm tánh, và mối liên hệ không hề thay đổi với dân sự Ngài.

Dưới đây là một số các danh xưng của Ngài cùng ý nghĩa.

Adonai - Đức Giêhôva hoặc chủ, hàm ý quyền làm chủ (Thi Tv 39:7; 54:4; 71:5;

73:28; 86:12; 86:15; 140:7; EsIs 6:8; Exe Ed 18:25; LuLc 6:46).

El - Một thuật ngữ phổ biến dành cho Chúa hoặc thần tánh (Thi Tv 22:1-31; Mac

Mc 15:34).

Elohim - Đấng mạnh sức; Đức Chúa Trời có một và thật. (SaSt 1:26).

El - Berith - Đức Chúa Trời của giao ước (Cac Tl 8:33; 9:46).

El - Elyon - Đấng được tôn cao và muôn vật khác đều ở dưới Ngài. Đức Chúa Trời

tối cao. (Dan Ds 24:16; IISa 2Sm 22:14; Thi Tv 18:13; EsIs 14:12-15; DaDn 7:27).

El - Olam - Đấng đời đời, bất diệt, còn đến mãi mãi; Đức Chúa Trời vĩnh hằng.

(SaSt 9:16; 17:8;;21:33;; XuXh 40:15; PhuDnl 33:27; ChCn 10:25; 45:17; Gie Gr

20:11; 31:3; DaDn 4:3; HaKb 3:6; GiGa 3:16; IITe 2Tx 1:8, 9; HeDt 5:9).

El - Roi - Đấng thấy, hiểu, cảm nhận, và biết; Đức Chúa Trời là Đấng thấy. (Thi

Tv 139:1, 2, 7; GiGa 5:19).

El - Shaddai - Đấng có sức lực hơn hết; Đức Chúa Trời toàn năng. (SaSt 17:1, 2;

XuXh 6:3; Giop G 40:3).

Emmanuel - Đức Chúa Trời ở với chúng ta (Mat Mt 1:23; GaGl 4:4-5).

Jehovah - TA LÀ, hoặc tự hữu; được dịch là Giavê hoặc Đức Giêhôva. (XuXh

3:14, 15; GiGa 4:25, 26; 8:12; 8:28; 10:9, 11, 36; 15:1; Gia Gc 1:17; HeDt 13:8).

Jehovah - Jireh - Quan tâm đến kẻ được nhìn thấy, nhìn thấy mọi nhu cầu của

người đó và cung ứng, chăm sóc; Đức Chúa Trời là Đấng cung ứng cho chúng ta.

(SaSt 22:8, 14; HeDt 22:17-19).

Jehovah - Mekaddesh - Đấng thanh tẩy, tẩy sạch và thánh hóa trong Chúa; Đức

Giêhôva Đấng làm nên thánh (XuXh 13:2; LeLv 19:2;20:7, 8;; 25:10; ISa1Sm 2:2;

Thi Tv 103:1; ChCn 9:10; EsIs 6:3; GiGa 17:17; RoRm 12:1 IPhi 1Pr 1:15, 16).

Jehovah - Nissi - Một lá cờ được dựng trên một nơi cao trong trường hợp xâm

chiếm, nhóm họp dân chúng để ăn mừng chiến thắng; Đức Giêhôva là cờ xí của

chúng ta. (XuXh 14:13; 17:15-16; PhuDnl 20:3, 4; EsIs 13:2-4,11; GiGa 3:14;

16:33; ICo1Cr 15:57; Eph Ep 2:8, 9; 6:10-12).

Jehovah - Rohi - Như một người chăm sóc chiên mình; Đức Giêhôva là Đấng chăn

giữ chúng ta. (EsIs 40:10, 11; Exe Ed 34:11-16; Thi Tv 23:1, 4; 139:2; GiGa

10:11; HeDt 13:20; IPhi 1Pr 2:25).

Jehovah - Rophe - Đức Giêhôva là Đấng chữa lành; Chúa là Đấng chữa lành cho

chúng ta. (Dan Ds 12:13; Thi Tv 103:2, 3; Gie Gr 3:22; 30:17, 26; MaMl 4:2; Mat

Mt 4:23; 11:4, 5; LuLc 4:18; GiGa 5:36; KhKh 22:17. )

Jehovah - Sabaoth - Một quân đội hoặc các chiến sĩ đứng canh và chiến cự kẻ thù;

Đức Giêhôva, Đấng chỉ huy của sự cứu rỗi chúng ta (ISa1Sm 1:3; Gie Gr 1:20;

XaDr 4:6).

Jehovah - Shalom - Bình an; Chúa bình an của chúng ta. (Dan Ds 6:24-26; Cac Tl

36:13, 23, 24; EsIs 9:6; 26:2-4, 12; Mat Mt 11:28, 29; GiGa 14:27; 16:33; RoRm

5:1; 15:33; Phi Pl 4:5-7; CoCl 1:20).

Jehovah - Shammah - Tại đó, trong chỗ ấy, ở tại đó; Đức Giêhôva có mặt ở đó.

(XuXh 33:14-16; Thi Tv 132:8, 13, 14; EsIs 63:9; Exe Ed 43:1-7; 48:35; Mat Mt

28:20; GiGa 1:14; 14:2, 3; ICo1Cr 3:16; 6:17; IICo 2Cr 6:16; Eph Ep 2:19-22).

Jehovah - Tsidkenu - Đấng công chính, công bình; Đức Giêhôva là Đấng công

bình của chúng ta. (PhuDnl 32:4; Thi Tv 89:14; 129:4; Gie Gr 23:5, 6; 33:6-26;

DaDn 9:7, 8; Cong Cv 3:14; RoRm 3:20; 5:16-19; 6:11-13, 18; ICo1Cr 1:30; IICo

2Cr 5:21).

Các nguồn tham khảo:

Nathan Stone, Names of God (Chicacgo: Moody Bible Institute, 1944).

Trent C. Butler, Gheneral Editor, Holman Bible Dictionary (Nashville: Holman

Bible Publishers, 1991), 1004-1006.

Areon Potter, From Darkness to Light : Demonic Oppression the Christian

(Arvada, CO: Adonai Resources, 1994), 222-262.

Ghi Chú

Chương 1

1 A. W. Tozer, The Knowledge of the Holy (San Francisco: Harper San Francisco,

1961).

2 “Karl Marx”, The New Encyclopedia Britannica , Vol. 23 (Chicago:

Encyclopedia Britannica, Inc, 1978).

3 Giames M. Kittleson, “The Breakrhrough, ” Christian History , Issue 34, 15.

Chương 2

1 GiGa 4:24.

2 EsIs 41:8.

3 XuXh 33:8-11, TLB.

4 SaSt 5:24; 6:9;.

5 GiGa 15:15.

6 Dan Ds 23:19; SaSt 16:13; IVua 1V 8:30.

7 GiGa 17:1-26.

8 GiGa 10:30; CoCl 2:9.

9 CoCl 1:18.

10 RoRm 8:34.

11 RoRm 8:11; GiGa 16:13.

12 GiGa 16:8; ICo1Cr 2:10.

13 SaSt 1:1.

14 CoCl 1:16.

15 Thi Tv 104:30.

16 LuLc 1:35.

17 Mat Mt 3:16-17.

18 Cong Cv 2:32.

19 GiGa 10:18.

20 RoRm 1:4.

21 IPhi 1Pr 1:2.

22 HeDt 9:14.

23 GiGa 14:15-23.

Chương 3

1 J. B. Phillips, Your God is Too Small (New York: Macmillan Publishing, 1953).

2 XuXh 3:14, NIV.

3 Thi Tv 145:1-7, TLB.

4 ITi1Tm 1:17, KJV.

5 KhKh 1:17, 18 NIV.

6 Our Daily Bread , June 11, 1995 (Grand Rapids, MI:RBC Ministries).

7 EsIs 40:12, 13 NASB.

8 CoCl 1:17; HeDt 1:3.

9 GiGa 16:13.

10 Thi Tv 63:1.

Chương 4

1 Thi Tv 19:1-4 NIV.

2 Pam Beasant, 1000 Facts About Space (New York: Kingfisher Books, 1992). 10,

11.

3 EsIs 40:26.

4 Thi Tv 33:6, 9; Giop G 38:4.

5 RoRm 1:20.

6 ISu1Sb 29:12, NIV.

7 Eph Ep 1:19.

8 EsIs 40:15.

9 DaDn 4:35, NIV.

10 GiGa 16:11, NIV.

11 Mat Mt 8:28-32, NIV.

10 EsIs 46:10.

11 Giop G 42:2, NIV.

14 Thi Tv 33:6-9.

15 Tony Evans, Our God Is Awesome (Chicago: Moody Press, 1994), 162.

16 HeDt 1:3.

17 ISu1Sb 29:10, 11, 13

Chương 5

1 EsIs 40:28, 29 TLB.

2 EsIs 40:30,31, TLB.

3 EsIs 14:26.

4 RoRm 13:1, 2

5 Thi Tv 66:5,7.

6 Eph Ep 1:19, 20.

7 Phi Pl 4:13, NIV.

8 CoCl 1:11. NIV.

9 GaGl 5:16.

10 IIPhi 2Pr 1:3.

11 RoRm 6:1-8; Eph Ep 5:18.

12 IGi1Ga 5:14, 15 NIV.

13 IICo 2Cr 12:9

14 CoCl 1:28, 29.

15 Cong Cv 1:8.

16 Eph Ep 3:20

17 David Jeremiah, Knowing the God You Worship , audio cassettes (San Diego:

Turning Point, 1994).

Chương 6

1 Gie Gr 23:23, 24 NIV.

2 GiGa 3:8.

3 IVua 1V 8:27.

4 A. W. Tozer, The Knowledge of the Holy (San Francisco: Harper SanFrancisco,

1961), 75, 76.

5 Bill Hybels, The God YouLooking For (Nashville: Thomas Nelson Publishers,

1997), 24.

6 Website of the U. S. Department of Energy, www. ornl. gov/hgmis/faq/ faqs 1.

html.

7 IICo 2Cr 4:6, NIV.

8 Eph Ep 5:12, 13.

9 Cong Cv 34:18.

10 Mat Mt 28:18-20, Chúa Cứu Thế đã ban Đại Mạng Lệnh tại đây Ngài truyền

dạy các môn đồ hãy đem sứ điệp yêu thương và tha thứ của Ngài cho cả thế giới.

11 GiGa 1:14, 18.

12 GiGa 14:16, 17 NIV.

13 ICo1Cr 3:16, 17 NIV.

14 GiGa 14:17, NIV.

15 Brother Lawrence, The Practice of the Presence of God (Pittsburgh: Whitaker

House, 1982), 17.

16 Lawrence, 19.

Chương 7

1 Thi Tv 139:8-10, NIV.

2 EsIs 65:24.

3 Thi Tv 22:1,2

4 Thi Tv 22:9, 2324;.

5. Corrie ten Boom with John ad Elizabeth Sherrill, The Hiding Place (Washington

Depot, CT: 1971), 197.

6 Mat Mt 28:20.

7 Judy Nelson, “Golden Opportunities, ” Worldwide Challenge , January /

February 1999, 41).

8 Mat Mt 6:4, NIV.

9 LuLc 6:35, NIV.

10 HeDt 4:13.

11 Brother Lawrence, The Practice of the Presence of God (Pittsburgh: Whitaker

House, 1982), 38.

12. Cùng tác phẩm, trang 59.

13 Thi Tv 32:8, NIV.

14 EsIs 41:10, NIV.

15 Jim Cymbala, Fresh Wind , Fresh Five (Grand Rapids, MI: Zondervan

Publishing House, 1997), 56.

16 David Jeremiah, Knowing the God You Worship , audio cassettes, (San Diego:

Turning Point, 1994).

17 ICo1Cr 10:13.

18 Thi Tv 34:18.

19 IPhi 1Pr 5:7, NIV.

20 GiGa 15:15.

21 HeDt 13:5, NIV.

22 RoRm 8:38, 39.

Chương 8

1 “Albert Einstein, ” Compton Encyclopedia Online v. 3 . 0 (The Learning

Company, Inc. , 1998).

2 EsIs 40:13, 14 NIV.

3 RoRm 11:33.

4 “Conputers, ” Compton Encyclopedia Online v. 3 . 0 (The Learning Company,

Inc. , 1998).

5 Cùng tác phẩm.

6 Stephen Charnock, The Existence and Attributes of God , Vol. 1 (Grand Rapids,

MI: Baker Books, reprinted 1996), 409.

7 Mat Mt 11:27.

8 Cited by Marcus Chown in “Ler There Be Light, ” New Scientist (Vol. 157,

February 7, 1998), 30. As quoted in Henry Morris, “The Stardust Trail, ” Back to

Genesis (no. 121, Janury 1999). a.

9 EsIs 46:9,10

10 EsIs 43:25, NIV.

11 IGi1Ga 1:9.

12. Thi Tv 33:13-15.

13 LuLc 22:31, 32 NIV.

14 PhuDnl 30:3; EsIs 11:11, 12; Gie Gr 23:3, 4; SoXp 3:20.

15 Thi Tv 139:1-6.

Chương 9

1 Mat Mt 10:30.

2 EsIs 49:15, 16 NIV.

3 Thi Tv 103:14, NIV.

4 Thi Tv 37:23.

5 Thi Tv 103:14.

6 Gie Gr 17:9, 10.

7 David Jeremiah, Knowing the God You Worship , audio, cassette (San Diego:

Turning Point, 1994).

8 Sherwood Eddy, Pahfinders of the World Missionary Crusade (New York:

Abingdon - Conkesbusy, 1945), 125. As quored in Ruth A. Tucker, From

Jêrusalem to Irian Jaya (Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1983),

239.

9 Cong Cv 2:23.

10 Eph Ep 1:4; NIV.

11 Gia Gc 1:5,6.

12 OsHs 4:6.

13 ChCn 3:5, 6.

14 ICo1Cr 10:13, NIV.

Chương 10

1 Charles Allen and Sharada Dwivedi, Lives of Indian Prinees (New York Crown

Publishers, Inc. , 1984). 18.

2 Cùng tác phẩm, trang 211.

3 Anne Edwards, Royal Sisters (New York: William Morrow and Company, Inc. ,

1990), 257.

4 Thi Tv 24:8-10. NKJ.

5 KhKh 19:1, 6, 16.

6 KhKh 4:2-11.

7 DaDn 2:21.

8 Gie Gr 18:6.

9 RoRm 9:20. NIV.

10 Stephen Charnock, The Existence and Attributes of God (Grand Rapids, MI:

Baker Books, reprinted 1996) vol. 2, 366.

11 Giop G 37:6, 10, 13.

12 Dick Edic, “Miraculous Memory”, Keep In Touch , Witer 1999, Campus

Crusade for Christ Alumni Relations.

13 Thi Tv 75:7, NIV.

14 IIVua 2V 24:1-4.

15 EsIs 45:13.

16 Eph Ep 1:5.

17 Eph Ep 1:4.

18 Cong Cv 1:8.

19 RoRm 14:17; GiGa 18:36.

20 Mat Mt 6:19-21, 24-34.

21 HeDt 4:15, 16.

22 LuLc 23:34.

23 A. W. Tozer, The Attributes of God (Camp Hill, PA: Christian Publications,

1997), 181.

Chương 11

1 EsIs 46:10, NIV.

2 ChCn 19:21, NIV.

3 Gia Gc 4:13-16, NIV.

4 RoRm 5:12-21.

5 SaSt 3:16-19.

6 Charles Stanley, “Where Our Needs Are Met, ” audio cassette, (Atlanta, GA: In

Touch Ministries).

7 RoRm 8:28.

8 IPhi 1Pr 5:7.

9 Eph Ep 1:9, 10.

10 KhKh 21:26-22:5.

Chương 12

1 Quoted in Max Boot, Out of Order (New York: Basic Books, 1998)176,

2 David Jeffery, Yellowstone: The Great Fires of 1988", National Geographic ,

February 1989, 265.

3 A. W. Tozer, The Pursuit of God (Camp Hill, PA: Christian Publications, 1993),

37.

4 XuXh 15:11.

5 Nelson Study Bible , (Nashville, TN: Thomas Nelson Publishers, 1997), 2120.

6 EsIs 6:1-4.

7 EsIs 6:5.

8 Stephen Charnock, The Existence and Attributes of God (Grand Rapids, MI:

Barker Books, reprinted 1996), vol. 2, 112.

9 Louis Berkof, Systematic Theology (Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans

Publishing Co. , 1941), 73.

10 RoRm 7:12.

11 Giu Gd 1:1 NIV.

12 1:5, NIV.

13 1:6 NIV.

14 Mat Mt 7:12.

15 Gios Gs 24:19.

16 ChCn 9:10.

17 Beth Moore, A Woman‟s Heat : GodDwelling Place (Nashville, TN: Lifeway

Press, 1995). 161.

18 Thi Tv 96:9, NIV.

19 EsIs 6:7.

Chương 13

1 RoRm 8:1-4.

2 Thi Tv 2:11.

3 ChCn 9:10, NIV.

4 Thi Tv 5:4.

5 HeDt 10:10, 14, 18, 20.

6 EsIs 59:1, 2.

7 ITi1Tm 6:16.

8 IGi1Ga 1:5-7

9 GiGa 8:12.

10 IPhi 1Pr 1:15.

11 RoRm 12:1-2.

12 XuXh 20:3-5.

13 IPhi 1Pr 1:16.

14 Eph Ep 5:25-27.

Chương 14

1 John Mc Dowell, The Myths of Sex Education (San Bernardino, CA: HereLife

Publishers, 1990), 58.

2 Mc Dowell, 59.

3 George Grant, Grand Illusions : The Legacy of Planned Parenthood (Brentwood,

TN: Wolgemuth & Hyatt Publishers, Inc. , 1988), 30. As quoted in Josh

McDowell, The Myths of Sex Education , 60.

4 Robert C. Noble, “There Is No Safe Sex, ” Newsweek , April 1, 1991, 9.

5 Lorraine Day, M. D. , website “Are You Safe From AIDS? You May Be In for a

Big Surprise” (www. drday. com/doc-tors. htm).

6 Barna Report , 1997: American Witness (Dallas, TX: Word Publishing, 1997).

7 George Barna, What America Believes (Ventura, CA: Regal Books, 1991),

84-85.

8 LeLv 18:22; 20:13; RoRm 1:24-28; ICo1Cr 6:9, 10; ITi1Tm 1:8-10.

9 Charles Colson, “Neale Donald Walsch: The Words. . . ” The Wall Street Journal

, July 9, 1997, A 12.

10 XuXh 20:14.

11 Dan Ds 23:19, NIV.

12 XuXh 19:18.

13 34:1.

14 GiGa 17:17, NIV.

15 IITi 2Tm 3:16.

16 GiGa 14:6.

17 GiGa 14:16, 17 NIV.

18 GiGa 4:24.

Chương 15

1 “Các cuộc phỏng vấn từ nhà tù dành cho tử tội: Việc triển khai mối quan hệ với

Karla, ” của phóng viên CBN Interviews Online , January 30, 1998, 1.

2 “Đời sống mới ở nhà ngục dành cho tử tội: Câu chuyện của Karla Paye Tucker”

CBN Interviews Online , 1, 2.

3 IGi1Ga 4:5, NIV.

4 ChCn 12:19.

5 Thi Tv 119:151-152 NIV.

6 IITi 2Tm 3:16.

7 HeDt 10:23. NIV.

8 GiGa 14:3.

9 GiGa 14:12.

10 GiGa 14:27.

11 GiGa 8:44.

12 GiGa 8:12.

13 HeDt 13:5

14 Mat Mt 6:33, NIV.

15 Phi Pl 4:19.

16 Mat Mt 16:25, 26.

17 ICo1Cr 6:18.

18 HeDt 13:4.

19 XuXh 20:14.

20 LuLc 12:2

21 GaGl 6:7, NIV.

22 Eph Ep 4:31, NIV.

23 RoRm 12:17, 19 NIV.

24 LuLc 6:27.

25 Gie Gr 17:10, NIV.

26 GiGa 8:31, 32.

27 GiGa 10:28.

28 Tit Tt 1:2, NIV.

29 HeDt 6:16-18.

30 Lisa Master, “Houston, We have a Problem”, Worlwide Challenge , July /

August 1997, 24.

31 Mat Mt 16:24, 25.

32 ICo1Cr 13:5.

33 RoRm 8:15, NIV.

34 Gie Gr 29:11.

35 Eph Ep 5:18.

36 IGi1Ga 5:14, 15.

Chương 16

1 Millard J. Erickson, Concise Dictionary of Chirstian Theology (Grand Rapids,

ML: Baker Book House, 1986). 75.

2 Cùng tác phẩm, trang 144.

3 Thi Tv 145:17, NIV.

4 Thi Tv 71:19, NIV.

5 Thi Tv 97:2.

6 Gie Gr 9:24, NIV.

7 Robert J. Wagman, The Supreme Court : A CitizenGuide (New York: Pharos

Books, 1993), 169-171.

8 Thi Tv 119:137 NIV.

9 EsIs 64:5, 6.

10 RoRm 4:23, 24 NIV.

11 ITe1Tx 5:23, 24.

Chương 17

1 Thi Tv 116:5, NIV.

2 RoRm 3:22-25.

3 Eph Ep 4:22-24.

4 Mat Mt 6:33, NIV.

5 Thi Tv 5:12, NIV.

6 Henry T. Blakaby and Claude V. King, Experiencing God (Nashville, TN:

Broadman and Holman Publishers, 1994), 167.

7 ChCn 14:34.

8 November 11, 1620. William Bradford, The History ofPlymouth Plantation

1608-1650 (Boston, MA: Massachusetts Historical Society, 1856).

9 Quoted in The New American , December 12, 1986, 10.

10 Henry Halley, Halley‟s Bible Handbook (Grand Rapids, MI: Zondervan, 1965),

18.

11 Tháng 10 1798 trong bài nói chuyện của ông với tư cách Tổng thống nói

chuyện với quân đội. Charles Francis Adams, ed. , The Works of John Adams -

Second President of the United States (Boston: Little, Brown, % Co. , 1854),

9:229.

12 Năm 1828, trong lời tựa của tác phẩm của ông American Dictionary of the

English Language (San Francisco: Nền tảng của nền giáo dục Cơ Đốc Hoa Kỳ, in

lại năm 1967), 12.

13 Ngày 5 tháng 9 năm 1864 nói chuyện với ủy ban người da mầu ở Baltimore,

Washington Chronicle .

Quoted in Stephen Abbott Northrop, D. D. , A Cloud of Witnesses (Portland, OR:

American Heritage Ministries, 1987), 285.

14 October 12, 1816, The Correspondence and Public Papers of John Giay , Henry

P. Johnston, ed. , (New York: Burt Franklin, 1970), 4: 393.

15 February 29, 1892, Justice Josiah Brewer, Church of the Holy Trinity v. United

States , 143 US 457-458, 465-471, 36L ed 226.

16 Để có thêm thông tin về cách bạn có thể tham gia vào việc kiêng ăn và cầu

nguyện để trở thành người ủng hộ cho sự công bình trong khu vực của mình, hãy

gọi cho (800) 888-FAST (3278). Nếu bạn muốn đọc thêm về những lời làm chứng

rất thú vị giống như lời làm chứng về Houston, hãy đọc tác phẩm của tôi The

Transforming Power of Fasting and Prayer . (Quyền năng biến đổi của sự kiêng ăn

và cầu nguyện . ) Có thể đặt hàng bằng cách gọi cho nhà xuất bản NewLife số

(800) 235-7255.

Chương 18

1 David Protess and Rob Warden, A Promise of Justice (New York: Hyperion.

1998), 222.

2 Gie Gr 17:10, NIV.

3 Robert J. Wagman, The Supreme Court : A CitizenGuide (New York: Pharos

Books, 1993), 7, 11, 12, 16, 17.

4 PhuDnl 32:4.

5 Wycliffe Bible Encyclopedia (Chicago: Moody Press) 1975, 1:98;1.

6 SaSt 18:25, NIV.

7 Gia Gc 4:12, NIV.

8 Quoted in Max Boot, Out of Order (New York: Basic Books, 1998), ix.

9 Thi Tv 7:11, NIV.

10 Thi Tv 90:8, 9, 11.

11 IGi1Ga 1:98.

12 Eph Ep 5:18.

13 IGi1Ga 5:14, 15

14 PhuDnl 12:14, NIV.

15 Gie Gr 12:1.

16 GaGl 6:7, NIV.

17 PhuDnl 32:35, NIV.

18 RoRm 2:5-8, NIV.

19 KhKh 20:11, NIV.

Chương 19

1 PhuDnl 32:4, NASB.

2 July Nelson, “The Persccuted Church, ” Worldwide Challenge , September /

October 1997, 36.

3 Raleigh Washington, “I Would Not Agree to It Because It Was Not True, ”

Worldwide Challenge , March / Apil 1992, 24.

4 EsIs 5:1-10.

5 LuLc 18:3, NIV.

6 18:5, NIV.

7 118:7,8 NIV.

8 Robert J. Wagman, The Supreme Court : A Citizen‟s Guide (New York: Pharos

Books, 1993), 41.

9 March 30, 1863. James D. Richardson, A Compilation of the Messges and Papers

of the Presidents , 1789-1897 (Published by Authority of Congress, 1899)< 6:164.

10 Merril D. Patterson, ed. , Jefferson Writings (New York: Literary Classics of

the United States, Inc. , 1984), 289, from tác phẩm Notes on the State of Virginia

của Jefferson, Query XVIII, 1781,

11 IICo 2Cr 5:10.

12 Mat Mt 12:36, 37.

13 CoCl 3:23,24.

14 Mat Mt 25:21.

15 Dan Ds 12:3, NIV.

16 HeDt 6:10, NIV.

17 CoCl 3:23, 24 NIV.

Chương 20

1 “1969 Woodstock Festival & Concert” (www. woodstock 69. com).

2 IGi1Ga 4:8.

3 Thi Tv 100:5.

4 RoRm 5:5.

5 Cong Cv 14:17, NIV.

6 Dwight L. Moody, “The Love of God, ” Classic Sermons on the Attributes of

God , compiled by Warren W. Wiersbe (Peabody, MA: Hendrickson Publishers),

1989, 12.

7 LuLc 19:5, NIV.

8 Eph Ep 1:4,5 NIV.

9 GiGa 13:1, NIV.

10 LuLc 22:32.

12 Gie Gr 21:3, NIV.

13 IGi1Ga 3:1, NIV.

14 RoRm 8:38,39.

15 RoRm 8:28.

16 RoRm 5:1,2

17 GiGa 14:2,3.

18 Word by Samuel Trevor Francis, 1834-1925, O the Deep , Deep Love of Jesus .

Chương 21

1 IGi1Ga 4:16.

2 Mat Mt 22:37,38.

3 IGi1Ga 4:11.

4 Mat Mt 22:39, TLB.

5 Mat Mt 5:44, NIV.

6 Richard Wurmbrand, “Love Conquers Everything, ” The Voice of the Martyrs ,

March 1999, 10.

7 Cùng tác phẩm.

8 GiGa 13:35.

9 IICo 2Cr 5:14,15 NIV.

10 Eph Ep 3:17,18.

11 HeDt 11:6.

12 Nếu bạn muốn đọc thêm về việc làm thế nào để yêu thương bằng đức tin, xin

hãy đặt mua quyển sách nhỏ của tôi How to Love by Faith (làm thế nào để yêu

thương bằng đức tin) bằng cách gọi điện cho nhà xuất bản NewLife Publications at

(800) 235-7255.

Chương 22

1 Mat Mt 5:45.

2 Millard J. Erickson, Concise Dictionary of Christian Theology (Grand Rapids,

MI: Baker Book House, 1986), 67.

3 RoRm 3:23, NIV.

4 RoRm 6:23. NIV.

5 RoRm 6:23, NIV.

6 IPhi 1Pr 2:24, NIV.

7 EsIs 49:13, NIV.

8 GiGa 8:1-11.

9 HeDt 12:6,7.

10 MiMk 6:8.

11 IIPhi 2Pr 3:9.

12 David Morris, A Lifetyle of Worship (Ventura, CA:Renew Books, 1998), 201.

Chương 23

1. A. W. Tozer, The Knowledge of the Holy (San Francisco: Harper SanFrancisco,

1961), 92.

2 Mat Mt 18:22.

3 Adapted from Ed De Weese, “The Right Man to Rob, ” Worldwide Challenge ,

January / February 1995, 5.

4 LuLc 6:35, 36.

5 HeDt 4:16.

6 IISa 2Sm 12:13, 14.

7 Eph Ep 4:15.

Chương 24

1 Jack Canfield (ed. ), Mark Victor Hansen, Chicken Soup for the Soul :101

Stories to Open the Heart and Rekindle the Spirit (Health Communication, s,

1995), 273, 274.

2 CaAc 3:22, 23 NIV.

3 HeDt 11:1.

4 HeDt 11:11.

5 SaSt 22:13.

6 ITe1Tx 5:24, NIV.

7 Thi Tv 119:90.

8 IITi 2Tm 2:13, NIV.

9 RoRm 3:3, NIV.

10 Thi Tv 105:8, NIV.

11 ICo1Cr 1:20, NIV.

12 HeDt 10:23, NIV.

13 IICo 2Cr 9:7, NIV.

14 IICo 2Cr 9:8, NIV.

Chương 25

1 Thi Tv 36:5.

2 ICo1Cr 1:9, NIV.

3 PhuDnl 7:9.

4 Thi Tv 143:1, NIV.

5 ICo1Cr 10:13.

6 IITe 2Tx 3:3.

7 IGi1Ga 1:9.

8 ICo1Cr 1:7, 9 NIV.

9 IPhi 1Pr 4:19, NIV.

10 RoRm 5:3.

11 Phi Pl 1:6.

Chương 26

1 Mark Lehner, “Computer Rebuilds the Ancient Sphinx, ”National Geographic ,

April 1991, 32-39.

2 Shirley MacLaine, Dancing in the Light, 35. As quoted in Josh McDowell and

Don Stewart, Deceivers : What Cults Believe , How They Lure Their Followers

(Nashville: Thomas Nelson Publishers, 1992), 236.

3 Kenneth S. Latourette, Introducing Buddhism (New York: Friendship Press,

1956), 4. As quoted in Russell P. Spittler, Cults and Isms (Grand Rapids, MI:

Baker Book House, 1962), 96.

4 HeDt 1:11, 12 NIV.

5 XuXh 3:14, NIV.

6 Gia Gc 1:17, NIV.

7 IGi1Ga 1:9.

8 Phi Pl 2:7, 8.

9 SaSt 15:6.

10 Raymond Davis, Fire on the Mountains (Grand Rapids, MI: Zondervan

Publishing House, 1975), 135, 136.

11 HeDt 13:8.

12 “Adoring the Ineffable: Prayers from the Liturgy of St. John Chrysostom, ”

Christian History , vol. XII, No. 4, 38.

Chương 27

1 Gia Gc 1:17.

2 Thi Tv 33:11.

3 EsIs 46:10, 11.

4 Eph Ep 2:10.

5 Thi Tv 118:30.

6 Phi Pl 2:13.

7 John Eidsmoe, Christianity ans the Constitution , (Grand Rapids, MI:Baker Book

House, 1987), 51, 53.

8 Abraham Lincoln, September 5, 1864, in an address to the Committee of Colored

People from Baltimore.

9 Ronald Reagan, Gales Quotations CD - ROM (Detroit, MI:Gale Research Inc. ,

1995).

10 HeDt 6:17.

11 Eph Ep 1:14, TLB.

12 Gion Gn 3:4-10.

13 Dan Ds 14:1-20; IVua 1V 20:1-6; LuLc 18:1-8.

Chương 28

1 XuXh 19:17, 18; 20:18-20.

2 Thi Tv 147:11, NIV.

3 Walter C. Caiser, Jr. , et al, Hard Saying of the Bible (Downers Grove, IL:

Intervarsity Press, 1996), 284.

4 ChCn 9:10, NIV.

5 GiGa 8:28, 29.

6 ChCn 3:7, 8.

7 Thi Tv 103:11, NIV.

Chương 29

1 Gia Gc 1:22.

2 RoRm 12:1, 2.

3 GiGa 14:21, Cong Cv 4:13.

4 GiGa 14:15-18; Cong Cv 1:4, 5, 8.

5 IICo 2Cr 7:14.

6 Thi Tv 24:3-6.

Đức Chúa Trời : Khám Phá Bản Tánh Ngài

Bill Bright

“Mọi điều về đời sống chúng ta được quyết định và ảnh hưởng bởi tầm nhìn của

chúng ta về Chúa. ” Bill Bright viết.

Trong tác phẩm mới của ông Tìm biết bản tánh Đức Chúa Trời rất đầy đủ song hết

sức dễ hiểu, nhà sáng lập và là chủ tịch của Chiến dịch Chinh phục Sinh viên cho

Chúa Cứu Thế - một người mà chức vụ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng triệu

người trên khắp thế giới - chia sẻ kết quả của việc nghiên cứu lời Chúa cá nhân cả

đời của mình. Những lẽ thật kỳ diệu nầy nhất định sẽ ban sức mạnh cho đời sống

bạn và trong bước đi của bạn với Chúa, giống như điều đó đã đem đến sức mạnh

cho đời sống của ông. Qua những trang nầy, tiến sĩ Dr. Bright sẽ trang bị cho bạn

một khải tượng đúng Kinh Thánh về Đức Chúa Trời. Để khi bạn bối rối, bạn có thể

kinh nghiệm lẽ thật của Ngài. Khi bạn sợ hãi, bạn có thể hiểu được sự bình an của

Ngài. Khi bạn buồn, bạn có thể sống trong niềm vui mừng của Ngài.

Loạt Băng Video về Tìm Biết Bản Tánh Đức Chúa Trời

Bill Bright

Trong 13 buổi học nầy, học xong với ba cuốn băng video, tiến sĩ Bright sẽ trang bị

cho bạn một tầm nhìn đúng Kinh Thánh về Đức Chúa Trời. Mỗi buổi học sẽ lồng

khớp trong khuôn mẫu một giờ đồng hồ, cho phép sự thảo luận và ứng dụng cá

nhân. Bài dạy rõ ràng của tiến sĩ Bright được minh họa bằng các vở kịch và các

họa tiết hấp dẫn dể hiểu về những lẽ thật của các thuộc tánh Đức Chúa Trời trong

đời sống hằng ngày. Loạt băng Video nầy, với sự chỉ dẫn đính kèm video rất lý

tưởng cho các lớp Trường Chúa nhật của thanh niên, sinh viên cao đẳng và người

lớn cũng như các nhóm học Kinh Thánh.

Đấng Tạo Hóa Vĩ Đại Của Chúng Ta (Cuốn I )

Tiến sĩ Bright khám phá Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, toàn tại và tối cao - và

thể nào các thuộc tánh nầy có thể ban cho bạn hy vọng và niềm khích lệ trong đời

sống.

Quan Án Hoàn Hảo Của Chúng Ta (Cuốn II )

Đức Chúa Trời, Vị Quan án trọn vẹn của bạn, là thánh khiết, ngay thẳng, công bình

và công chính. Tiến sĩ Bright giải thích thể nào những thuộc tánh nầy giúp bạn

sống một đời sống công bình.

Chúa Cứu Thế Đầy Ân Điển Của Chúng Ta (Cuốn III )

Tiến sĩ Bright giới thiệu bạn với Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương, nhân từ,

thành tín và không hề thay đổi và chỉ cho các bạn có thể kinh nghiệm những thuộc

tánh đáng sợ ấy mỗi ngày.

Đức Chúa Trời : Khám Phá Những Ích Lợi của Các Thuộc Tánh Ngài

Bill Bright

Đức Chúa Trời vô cùng ao ước bạn sẽ biết Ngài rõ hơn. Bây giờ có một tấm bìa

mỏng nhiều màu sắc để giúp bạn tăng cường sự sống và bước đi với Chúa khi bạn

bắt đầu hiểu biết bản tánh Ngài. Kích cở cầm tay 3x 5 cm là rất tốt để mang theo

trong túi áo hoặc ví xách, hoặc để làm chứng với bạn hữu.

Đức Chúa Trời : 13 Bước Để Khám Phá Thuộc Tánh Ngài

Bill Bright

Trong quyển sách chỉ dẫn thuận tiện nầy, nhà sáng lập và là chủ tịch của Chiến

dịch Sinh viên cho Chúa Cứu Thế quốc tế chia sẻ kết quả của việc học tập về Chúa

cách cá nhân và bằng cả đời sống của ông. Những lẽ thật kỳ diệu nầy về bản tánh

Đức Chúa Trời nhất định sẽ tăng cường sức sống cho đời sống bạn và cho bước đi

của bạn với Chúa, y như đã kết quả trong đời sống của ông. Hãy giữ quyển sách

nhỏ nầy trong ví hoặc túi của bạn để đọc thêm trong giờ yên tĩnh, và kinh nghiệm

lẽ thật và sự khích lệ của Chúa bất cứ nơi nào bạn đi đến.