nhỮng giÁ trỊ vĂn hÓa chÍnh trỊ truyỀn thỐng...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ALOUN BOUNMIXAY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀOVÀ Ý NGHĨA ĐỐI VƠI CÔNG CUỘC ĐỔI MƠI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỀN NAY Chuyên nghành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2013

Upload: lyhanh

Post on 13-Apr-2018

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ALOUN BOUNMIXAY

NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊTRUYỀN THỐNG LÀOVÀ Ý NGHĨA ĐỐI VƠI

CÔNG CUỘC ĐỔI MƠI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦNHÂN DÂN LÀO HIỀN NAY

Chuyên nghành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2013

Công trình được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học : 1. GS.TS. Nguyễn Văn Huyên 2. PGS.TS. Lê Minh Quân

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nướchọp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Vào hồi........giờ........, ngày..........tháng........năm 2013

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận ánLào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắn

liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời củanhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trịvăn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được hình thành vàphát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự nghiệp đấutranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là vũ khi đểnhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược,đồng hóa của các thế lực ngoại bang.

Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng(NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt đượcnhiều thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội. Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội,trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dânngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ởCHDCND Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩysản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Tuynhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêucực đến đời sống xã hội. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thờikhắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnhhưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cản trở sự phát triển của đấtnước Lào.

Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về tầmquan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đềtài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với côngcuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài nghiêncứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đích của luận án:Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành

và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu củaVHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với côngcuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ:Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ

chủ yếu sau đây:- Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào.- Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào.- Phân tích ý nghĩa của những giá trị VHCT truyền thống Lào đối với công

cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án

2

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào vớinhững giá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trịVHCT truyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCTtruyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với côngcuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luận:Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghịquyết của Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v... về văn hóa vàVHCT.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc và lịch sử,phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh v.v... trongtừng vấn đề đã đặt ra.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận ánTrên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án đã

phân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thống Lào,từ đó phân tích và làm rõ những ý nghĩa và vai trò to lớn của các giá trị VHCTtruyền thống đó trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1. Ý nghĩa lý luận:Luận án cung cấp thêm những luận chứng khoa học cho việc làm rõ cơ sở

hình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ý nghĩacủa các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực tiễn

trong việc lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Lào; làm tài liệu thamkhảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng và cáccơ sở đào tạo về chuyên đề VHCT.

7. Kết cấu của Luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4

chương, 12 tiết.Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI1.1.1. Một số nghiên cứu chủ yếu ở phương Đông và ở phương Tây

3

VHCT được hình thành và phát triển gắn liền với đời sống chính trị, nó lànhững dấu hiệu phân biệt, thể hiện tính đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũngnhư mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội.

- Ở phương Đông, Khổng Tử (551-471 TCN) là một trong những nhà tưtưởng đầu tiên đề cập đến VHCT với cách tiếp cận chính trị - đạo đức. Vấn đềcăn bản trong học thuyết của ông là người quân tử (người cầm quyền) vớinhững chuẩn mực cần thiết về ứng xử trong chính trị. Niềm tin của ông gắnchặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Khổng Tử cho rằng, chỉ nhữngngười quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử hay là người cóvăn hóa mới được cầm quyền, tư cách của những nhân vật đó phải kiên định vớiđịa vị trong xã hội. Lão Tử (580-500 TCN) cũng là nhà tư tưởng đề cập đến đạotrị nước theo phương châm "vô vi nhi trị" trên cơ sở nhận thức và hành độngtheo "đạo" - theo quy luật vận động và phát triển tự nhiên của xã hội. Tuy chưađề cập đến khái niệm VHCT, nhưng điều đó không có nghĩa là Lão tử không cóquan niệm về VHCT. Thực ra, khi bàn về chính trị, về kế sách chính trị, về hoạtđộng chính trị, Lão Tử đã thể hiện quan niệm về VHCT của mình.

- Ở phương Tây, Platôn (428-328 TCN) và Arixtốt (384-322 TCN) là nhữngngười đầu tiên xem chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Mặc dù triết lýchính trị - xã hội của các ông có những hạn chế lịch sử nhưng vẫn chứa đựnghạt nhân hợp lý trong quan niệm về VHCT. N.Machiavelli, nhà lý luận chính trịngười Ý thời Phục Hưng, trong tác phẩm Quân vương (The Prince) của mìnhđã đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương phápthực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị.J.S.Mill, (thế kỷ XIX), là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự dotrong chính trị. Ông đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủchốt trong thời đại của ông. Trong tác phẩm Luận về tự do (On Liberty) củamình, Ông cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Đến nhữngnăm 50 của thế kỷ XX, nhà chính trị học Mỹ G.Almond đã đưa khái niệmVHCT vào khoa học chính trị. G.Almond đã tập trung nghiên cứu hành vi chínhtrị của các cá thể, phân tích xem động cơ hành động của họ là gì, từ đó địnhnghĩa VHCT là tập hợp các lập trường và các xu hướng cá nhân của nhữngngười tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủ quan làm cơ sở chohành động chính trị.

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ vềVHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cậnkhái niệm này một cách khoa học như vấn đề đấu tranh giành quyền lực, vấn đềcải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, vấn đề xây dựng con người XHCN, vấnđề dân chủ XHCN.

Nhìn chung, VHCT trên thế giới được tiếp cận nghiên cứu từ hai cách chính- tiếp cận từ góc độ vĩ mô (tổng thể luận) và từ góc độ vi mô (hành vi luận).

4

Cách tiếp cận tổng thể luận nghiên cứu VHCT của những quốc gia, giai cấp haycộng đồng người nhất định.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt NamTrong những năm gần đây, việc nghiên cứu, giảng dạy về VHCT ở Việt

Nam ngày càng được quan tâm. Từ nhiều góc độ, các nhà khoa học đã đềxuất nhiều cách tiếp cận, khám phá và chỉ ra những đặc trưng, đặc điểm củaVHCT Việt Nam truyền thống và hiện đại.

Một số sách, giáo trình, giáo khoa đã xuất bản:VHCT và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay của

PGS,PTS. Phạm Ngọc Quang (chủ biên) (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội. Cuốn sách làm sáng tỏ nội dung khoa học của phạm trù VHCT và vai tròcủa nó trong hoạt động chính trị, trong quá trình xây dựng CNXH, trong việcnâng cao năng lực và bản lĩnh lãnh đạo của đội ngũ cán bộ; từ đó, đề ra phươnghướng bồi dưỡng VHCT cho cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam. Văn hóa chính trịViệt Nam, truyền thống và hiện đại của GS. Nguyễn Hồng Phong (1998), NxbVăn hóa - Thông tin, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chấtchiến lược thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-06 "Vănhóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội". VHCT truyền thống Việt Namlà một đề tài của công trình, phân tích ảnh hưởng lớn và lâu dài của Khổng giáonguyên thuỷ tới VHCT truyền thống ở Việt Nam.

Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay do GS,TS.Trần Văn Bính chủ biên (2002), Nxb Lao động, Hà Nội. Đây là một hướng tiếpcận còn rất mới mẻ và phức tạp, nhưng đã được các tác giả đi sâu phân tích trêntinh thần tư duy mới. Công trình đã khái quát đư ợc nhiều vấn đề cơ bản về vănhóa trong lãnh đạo chính trị của Đảng ta hiện nay; tìm hiểu quan niệm của cácnhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của văn hóa trong lãnh đạo chínhtrị của Đảng Cộng sản; văn hóa với sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hồ ChíMinh; công tác xây dựng Đảng dưới góc độ văn hóa; công tác cán bộ, nhìn từkhía cạnh văn hóa và bồi dưỡng văn hóa cho người lãnh đạo, quản lý ở cácnước tư bản.

Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Namcủa GS.TS. Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh và TS. NguyễnHoài Văn (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Theo các tác giả, lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh chonhững khát vọng của con người Việt Nam đã hình thành nên những giá trịVHCT truyền thống Việt Nam. Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìnVHCT của PGS,TS. Phạm Hồng Tung (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Trong khoa học chính trị hiện nay, VHCT giữ vị trí quan trọng, vừa với tínhcách là một đối tượng của khoa học chính trị, vừa là một hướng tiếp cận liênngành, có ý nghĩa phương pháp luận đối với một số ngành khoa học xã hộikhác.

5

Các công trình khoa học trên, tập trung nghiên cứu về sự hình thành, pháttriển, cấu trúc, đặc điểm, vai trò của văn hóa, VHCT của Việt Nam từ truyềnthống đến hiện đại.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀOỞ CHDCND Lào trong những năm qua, việc tiếp cận văn hóa nói chung,

VHCT nói riêng còn hạn chế, nhưng cũng có một số công trình nghiên cứu vàmột số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài li ệu của Đảng và Nhà nước đãđề cập, tiêu biểu là:

Lịch sử Lào (1998), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hợp tác với các nhàkhoa học xã hội Lào đã nghiên cứu thành công đề tài liên quan đến vấn đề lịchsử, văn hóa Lào từ thời tiền sử đến hiện nay. Trong đó các nhà khoa học đãnghiên cứu từ những di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thànhcác mường cổ đại trên đất Lào; Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây dựng vàbảo vệ đất nước; Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954); Cuộc đấutranh của Nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sự lãnhđạo của Đảng NDCM Lào. Thắng lợi vĩ đại năm 1975 và sự lựa chọn, thửnghiệm biện pháp và con đường phát triển của Lào trong 20 năm sau giải phóngdân tộc Lào (1976-1995). Văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dânLào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học của Khăm MặnChănThạLăngSỷ (2002), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh. Các công trình về VHCT ở Lào hiện nay đều khẳng định rằng, VHCT ởCHDCND Lào mang tính chất XHCN. Nó được hình thành từ khi Đảng NDCM Lào rađời và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đưa vào vận dụngtrong thực tiễn đất nước Lào.

Nhiều tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến VHCT được công bố trong cáctác phẩm: Tính dân tộc của văn hóa Lào của Bua Ban VoLaKhun (1998); Sựhình thành của các dân tộc Lào, tập I (2006), tập II (2009) của Bun MiThạpSiMương; Tài liệu văn hóa và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tinLào; Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010), Viện Khoa học Xã hộiquốc gia Lào. Các công trình nêu trên đã phân tích và khẳng định về giá trịVHCT truyền thống Lào và nêu lên ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới,xây dựng và phát triển đất nước Lào hiện nay.

Chương 2VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

2.1.1. Khái niệm văn hóaThuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ xa xưa trong ngôn ngữ của nhân loại, xuất

phát từ chữ Latinh "cultus", nghĩa gốc là "trồng trọt", được dùng theo hai nghĩacultus và agri là "trồng trọt ngoài đồng" và cultus animi là "trồng trọt tinh thần".Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa có liên quan đến lao động, hoạt

6

động tích cực cải tạo của con người, tức là sự giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡngtâm hồn, tính cách, phẩm chất, nhân cách con người, mà như Hồ Chí Minh đãnói, đó là "trồng người".

Với cái nhìn bao quát các nền văn hóa và các giá trị văn hóa trên thế giới,năm 2002, UNESCO đã đưa ra quan niệm về văn hóa rằng, văn hóa được đềcập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trithức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứađựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Tổng giám đốc UNESCO FedericoMayor định nghĩa một cách khái quát: "Văn hóa là tổng thể sống động cáchoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế hệ hoạt động sáng tạoấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, nhữngyếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Với ý nghĩa rộng rãi của thuật ngữ văn hóa, trong thời gian qua nhiều tácgiả đã nêu lên những quan niệm và có những cách diễn đạt riêng, song tựutrung lại có thể khái quát thành 4 nội dung cơ bản. Theo đó, văn hóa theo nghĩarộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa hiểu theo nộidung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật; văn hóa đặttrong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hóa nghệ thuật; văn hóaxét từ vai trò của nó vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của sự phát triển xã hội,nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm nêu trên, có thể hiểu văn hóa là toànbộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và hiệntại, biểu hiện thành hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

2.1.2. Khái niệm chính trị và quan hệ giữa văn hóa và chính trị* Khái niệm chính trịChính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp,

dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề giành, giữ và sửdụng quyền lực nhà nước. Hiện nay trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểukhác nhau về chính trị - chính trị là nghệ thuật của phép cai trị, những công việccủa chung, sự thoả hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyênhay lợi ích. Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm xâydựng, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác độngtrực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnhnhững luật lệ chung đó

Các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chính trị, mỗiquan niệm có những yếu tố hợp lý riêng và có những cách tiếp cần riêng.Nhưng thực sự, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, những quan niệm đúngđắn và khoa học về chính trị mới được khẳng định. Theo đó "... giai cấp nàomuốn nắm quyền thống trị - ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủtiêu toàn bộ hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp

7

của giai cấp vô sản - thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đếnlượt mình, có thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến,điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu".

Như vậy, chính trị bao giờ cũng gắn liền với giai cấp. Giai cấp nào muốnnắm được chính quyền, xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới thì trước hếtđều phải giành lấy chính quyền. Theo V.I.Lênin, chính trị là "lĩnh vực của nhữngmỗi quan hệ của tất cả giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và chính phủ, lĩnh vựccủa những mỗi quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau".

Khái quát lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị là mốiquan hệ giữa các giai cấp, quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thiquyền lực chính trị, mà tập trung nhất là quyền lực nhà nước

* Quan hệ gi÷a văn hóa vµ chính trịVăn hóa và chính trị là hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu của xã hội loài người

và có quan hệ hữu cơ với nhau, từ đó nảy sinh vấn đề chính trị trong văn hóa,chính trị với văn hóa và văn hóa trong chính trị.

Thứ nhất, vấn đề chính trị trong văn hóa: Văn hóa là tư tưởng là cặp phạmtrù sinh đôi, mà chính trị là mặt trực tiếp của hệ tư tưởng. Có quan điểm chorằng, "văn hóa là một lĩnh vực mà trong đó chính trị, tư tưởng quyết địnhphương hướng và chất lượng". Chính trị là bộ phận đặc thù trong văn hóa, phảnánh một lĩnh vực hoạt động phức tạp của xã hội thông qua sự in đậm dấu ấn củaminh vào văn hóa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, tuỳ thuộc vào sự tiến bộ,cách mạng hoặc lạc hậu, phản động của chính trị.

Thứ hai, vấn đề văn hóa trong chính trị, văn hóa với chính trị: Mọi quanđiểm và đường lối chính trị, công nghệ chính trị đều là sự thể hiện trình độ vănhóa của một giai cấp, một tổ chức, một cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhấtđịnh. Trong sự phát triển của mình, chính trị chỉ được xem là văn hóa khi gắnvới trình độ, năng lực sáng tạo tích cực của con người trong chính trị, thúc đẩysự phát triển tiến bộ xã hội.

Có thể nói, Văn hóa với chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lạilẫn nhau. Văn hóa phục tùng chính trị, văn hóa đi vào chính trị với tính cách làđộng lực và mục tiêu của hoạt động chính trị; chính trị lãnh đạo văn hóa, chínhtrị gắn liền với văn hóa và sự tồn tại của chính trị khi nó còn là mặt hợp lý trongvăn hóa.

2.1.3. Văn hóa chính trịVăn hóa chính trị là một loại hình của văn hóa, thể hiện phương diện văn

hóa của chính trị. VHCT không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa,hay là sự cộng gộp hai lĩnh vực này, mà là chính trị bao hàm chất văn hóa từbản chất bên trong của nó. VHCT thể hiện ở hai phương diện cơ bản:

Một là, chính trị với ý nghĩa là chính tr ị dân chủ, tiến bộ hướng tới mục đíchcao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo

8

điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhânvăn sâu s¾c của một nền chính trị có văn hóa.

Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừutượng mà là những tư tưởng thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống.

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ vềVHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cậnkhái niệm này một cách khoa học. Các nhà nghiên cứu Việt Nam trong nhữngnăm gần đây đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh để xây dựng một quan niệm đầy đủ về VHCT. Đặc biệt,những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xã hội XHCN thực sự có ýnghĩa xuất phát điểm cho quá trình tìm tòi, nghiên cứu đó. Quan niệm nổi bậtnhất và đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về VHCT là xã hội mới phảicó con người mới đại diện cho nó: "Muốn có CNXH, phải có con ngườiXHCN. Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN". Xây dựngthành công con người mới XHCN là xác lập cơ sở bền vững của VHCT mới.Đây là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về VHCT.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, cùng với việc kế thừa các giá trị trong quan niệm về VHCT của các nhànghiên cứu, theo tác giả luận án, VHCT là một bộ phận, một phương diện củavăn hóa trong xã hội có giai cấp, nói lên chất lượng tổng hợp những giá trị vậtchất và tinh thần với hạt nhân là các giá trị chính trị nhân văn được con ngườisáng tạo và sử dụng trong thực tiễn chính trị, để thực thi trong quan hệ vềquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước nhằm thực hiện lợi ích chính trị cơ bảncủa giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển lịch sử.

2.1.4. Giá trị văn hóa chính trị truyền thống* Truyền thống và giá trị truyền thốngTrong các tư điển của Trung Quốc, khái niêm truyền thống được định

nghĩa như sau: Truyền thống là sức mạnh của các tập quán xã hội được lưutruyền từ lịch sử xa xưa, nó tồn tại trong các lĩnh vực chế độ xã hội, tư tưởng,văn hóa, đạo đức. Truyền thống có sức mạnh khống chế vô hình song hết sứcmạnh mẽ đối với hành vi cá nhân và xã hội của con người. Truyền thống tồn tạithông qua hoạt động, sản xuất, lối sống, sự tìm tòi và xác định những giá trị vàquá trình vận dụng chúng vào trong đời sống xã hội, các lĩnh vực sinh hoạthàng ngày. Nó là sản phẩm của sự thống nhất giữa các điều kiện khách quan vàchủ quan, chỉ sự chi phối của môi trường tự nhiên, các điều kiện địa lý, lịch sử,xã hội…

Khái quát lại, truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, nhữngtập quán và thói quen trong tư duy, lối sống, cách ứng xử của con người, củamột cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổnđịnh, được truyền từ đời này sang đời khác. Những giá trị truyền thống tốt đẹp,đó là những giá trị truyền thống của cộng đồng, được hình thành, giữ gìn và

9

phát huy trong qúa trình lịch sử gắn với các giá trị chân - thiện - mỹ, phù hợpvới các chuẩn mực của đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển.

* Giá trị văn hóa chính trị truyền thốngKhái niệm giá trị truyền thống thực chất thể hiện toàn bộ các giá trị của

văn hóa truyền thống, và cũng do đó, thể hiện các giá trị của VHCT truyềnthống. Bởi vì quốc gia dân tộc nào mà không được hình thành từ lịch sử đấutranh của nền chính trị của mình. Giá trị VHCT truyền thống của một cộngđồng là những truyền thống tốt đẹp mà cộng đồng, dân tộc đó tích lũy đượctrong toàn bộ hoạt động của đời sống chính trị. Với cấu trúc như vậy, giá trịVHCT truyền thống của một dân tộc bao giờ cũng chữa đựng tiềm năng và sứcmạnh của mỗi dân tộc trong quá trình hoạt động, tồn tại, vận động và phát triểncủa nó. Giá trị VHCT là cái giữ thế bền vững, đồng thời là cái chỉ đạo tư tưởngvà hành động, củng cố và phát triển tinh thần, ý chí và bản lĩnh chính trị củadân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, kế thừa các giá trị VHCT truyền thống kết hợpvới việc tiếp thu các giá trị VHCT truyền thống không chỉ của cộng đồng mình,dân tộc mình, mà cả các giá trị VHCT truyền thống các cộng đồng, dân tộckhác cũng sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội hiện đại,cho sự phát triển của đất nước theo hướng bền vững.

2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNHTRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

2.2.1. Cơ sở tự nhiên và xã hội2.2.1.1. Cơ sở tự nhiênCHDCND Lào thuộc bán đảo Đông Dương, nằm sâu trong lục địa, thuộc

khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800km2, với đườngbiên giới dài 4.825km, giáp với 5 nước. Lào được chia thành 4 vùng: VùngĐông-Bắc, vùng Tây-Bắc, vùng Trung Lào và vùng Nam Lào. Mỗi vùng cóđiều kiện địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết khác nhau.

Điều kiện địa lý, khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào đã ảnhhưởng sâu sắc đến quá trình hoạt động và sáng tạo văn hóa của các bộ tộc Lào.Sự phát triển từ sớm của cây lúa, lúa nương, lúa nước chứng minh trình độ hiểubiết của con người Lào từ xa xưa về nghề nông, nghề rừng, nghề thủ công mỹnghệ. Chính vì vậy, dù xét từ góc độ nào thì người Lào cũng được quy vào cưdân nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và pháttriển văn hóa nói chung và VHCT nói riêng của người Lào.

2.2.1.2. Cơ sở xã hộiNước Lào hiện nay có dân số khoảng 6,6 triệu người (số liệu năm 2010), là

quốc gia đa tộc người với 49 bộ tộc, thuộc ba khối lớn-Lào Lùm, Lào Thơngvà Lào Xủng, cùng sinh sống. Về ngôn ngữ chia thành 4 khối tiếng nói. Khốinói tiếng dân tộc Lào-Tày có 8 bộ tộc; Khối tiếng nói Mon-khơme, có 32 bộtộc; Khối tiếng nói Hơ Mông-Ưu Miên có 2 bộ tộc; và khối tiếng nói Trung-Ti

10

Bệt có 7 bộ tộc. Các bộ tộc trong xã hội Lào trong quá trình dựng nước và giữnước đã cùng nhau đoàn kết xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh. Tuynhiên, khác với các nước Đông Nam Á khác, trong cơ cấu tộc người trong xãhội Lào, vai trò của tộc người chủ thể (người Lào) thường không lớn về sốlượng và chênh lệch về trình độ phát triển xã hội.

Ở khía cạnh cơ sở xã hội, sự ảnh hưởng của các yếu tố tộc người, ngôn ngữđến văn hóa và VHCT là rất đáng kể. Việc không có tộc người chủ thể, khôngcó chênh lệch về trình độ phát triển, đa dạng về phong tục tập quán, lối sống vàtín ngưỡng nhưng không có xung đột, hơn nữa còn hội tụ được những tinh hoatừ các tộc người trong quá trình hình thành quốc gia - dân tộc. Văn hóa nóichung và VHCT truyền thống của người Lào nói riêng, là sự kết hợp giữa tínhhiền hoà của cư dân lúa nước với tính phóng khoáng như cư dân cao nguyên, từđây hình thành nên những nét văn hóa mang tính chan hoà của người Làotruyền thống.

2.2.2. Cơ sở kinh tế và chính trị2.2.2.1. Về cơ sở kinh tếCó nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên là phổ

biến. Trước giải phóng, nhân dân Lào đã phải sống dưới ách thống trị của bọnphong kiến Xiêm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lào có nhiều điều kiện thuậnlợi để trồng trọt và chăn nuôi, nhưng do chính sách "ăn xổi" của thực dân Phápđã làm cho chúng không thể phát triển được ngay cả những cây công nghiệp cógiá trị xuất khẩu cao, khi đòi phải đầu tư vốn. Lào có nhiều khoáng sản nhưthiếc, đồng, vàng, than đá, kẽm, chì, bô xít, Angtimoan Tungten, v.v... Nhưngthực dân Pháp chưa có một cuộc thăm do nào cơ bản và chịu bỏ vốn nhiều vàoviệc khai thác, vì cho rằng không có lợi nhanh và nhiều. Họ chỉ chú ý khai thácmỏ thiếc Phôn Tịu và Bò Nèng Khăm Muộn với hàm lượng cao (50%). Ngànhcông nghiệp chế biến cũng vắng mặt ở Lào, mặc dù Lào có nhiều nguyên liệuquý.

Đặc điểm kinh tế nêu trên đã hình thành nền VHCT Lào về những giá trịVHCT Lào nói riêng - văn hóa lúa nước, khai thác rừng, tinh thần lao động cầncù, lối sống sản xuất nhỏ, v.v... Sau ngày giải phóng (2/12/1975), Đảng NDCMLào đã tiến hành cải tạo XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất mới với cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp. Chính phủ Lào đã thực hiện kế hoạch khắc phục hậuquả chiến tranh và phát triển kinh tế.

2.2.2.2. Cơ sở chính trịTừ trong lịch sử, sự phân hóa và mâu thuẫn trong xã hội Lào không lớn, đã

tạo điều kiện cho sự liên kết và đoàn kết dân tộc. Đời sống chính trị nói chung,nhà nước nói riêng ở Lào cơ bản ở trong trạng thái ổn định dựa trên những chuẩnmực, giá trị và niềm tin chung của các tộc người sống trên lãnh thổ Lào. NgườiLào luôn khao khát và tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc. Thốngnhất quốc gia và đoàn kết dân tộc luôn là xu hướng chủ đạo trong tình cảm và ý

11

thức của nhân dân các bộ tộc Lào. Các thể chế chính trị ở Lào là sự tồn tại hàngthế kỷ của các chế độ phong kiến quân chủ, chế độ thực dân nửa phong kiến -hậu quả của các cuộc xâm lược từ ngoại bang hàng thập kỷ, và ngày nay là chếđộ dân chủ nhân dân - thành quả của các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổcủa nhân dân các tộc người Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Nhữngđặc điểm chính trị nêu trên đã hình thành nên những đặc điểm đầu tiên của nềnVHCT Lào.

Nghị quyết các Đại hội VI, VII, VIII và IX của Đảng NDCM Lào đã đề ranhững chủ trương lớn, những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại, nhằm tiếp tục thựchiện đường lối, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở và vịthế vững chắc tiến vào thế kỷ XXI. Đó là những cơ sở chính trị cho sự hìnhthành và phát triển các giá trị của VHCT truyền thống Lào.

2.2.3. Lịch sử dựng nước và giữ nướcLịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Lào diễn ra qua các thời kỳ

sau:a) Nước Lào thời kỳ các Mường cổ: Trong khoảng thời gian lâu dài ở giai

đoạn đầu Công nguyên, trước khi vua Phạ Ngừm thống nhất được các thế lực cátcứ, để lần đầu tiên hình thành một Vương quốc Lào thống nhất (1353). Nước Làongày nay đã từng tồn tại hàng loạt hệ thống tổ chức chính trị - xã hội kiểu cácMường cổ, mà trong đó tiêu biểu nhất là ba mường lớn: Mường Xoa (Luông PhaBang), Mường Phuôn (Xiêng Khoảng), và trước đó là Mường Xỉ Khốt Tạ Boong(từ trung Lào trở xuống).

b) Thời kỳ thống nhất đầu tiên của Vương quốc Lào Lạn Xạng: Vào giữathế kỷ XIV, Phạ Ngừm đã chỉ huy đạo quân "10 ngàn người" từ CămPhuChiatiến về. Đạo quân của Phạ Ngừm đã thâm nhập vào thung lũng sông Mê Kôngvà chính phục được hàng loạt tiểu quốc rồi tiến lên đông bắc Lào sát tận PhôngSa Lỳ, sau đó trở xuống Xiêng Đông, Xiêng Thoong.

c) Thời kỳ nhân dân Vương quốc Lào Lạn Xạng kháng chiến chống xâmlược: Năm 1535 và năm 1540, vua Ayu Thaya hai lần cất quân sang đánh LàoLạn Xạng. Năm 1560, vua Xay Nha Xêt Tha Thi Lạt chuyển Thủ đô từ LuổngPha Bang sang Viêng Chăn. Từ năm 1563 - 1592 nhân dân Lào Lạn Xạng balần kháng chiến chống quân Ava (Myanma). Tới năm 1623 khi Xu Li NhaVông Xạ Thăm Mi Kạ Lạt lên ngôi vua Lào Lạn Xạng mới tương đối ổn định,và dưới triều đại của vua Xu Li Nha Vông Xạ, Lào Lạn Xạng được phát triểnvà trở nên hưng thịnh.

d) Vương quốc Lào Lạn Xạng bước vào thời kỳ suy yếu và đất nước bị chiacắt trong thế kỷ XVIII: Vua Xu Li Nha Vông Xạ qua đời, vì không có người nốidõi, các lực lượng chống đối nhà vua đã nổi dậy ở khắp nơi. Năm 1707 vươngquốc Lạn Xạng đã bị chia thành ba tiểu vương: Viêng Chăn, Luổng Pha Bang vàChăm Pa Xắc. Hơn một thế kỷ (từ năm 1778 - 1893) Lào Lạng Xạng bị rơi vàoách xâm lược của phong kiến Xiêm. Trong lúc rối ren, chia cắt và nằm dưới ách

12

đô hộ của người Xiêm, ở Lào Lạn Xạng đã xuất hiện Chậu A Nu Vông (1803 -1827) - người về sau đã lật đổ ách đô hộ của người Xiêm, lập lại sự thịnh vượngvà thống nhất đất nước Lào.

đ) Xã hội Lào dưới ách xâm lược và thống trị của thực dân Pháp và phát xítNhật: Nửa sau thế kỷ XIX, khi Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, chúng còngđẩy mạnh quá trình xâm lược Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào đã đứng lên đấutranh giải phóng dân tộc, tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901-1902); cuộc khởi nghĩa của Ông Kẹo, Ông Kôm Ma Đặm (1901-1937); cuộckhởi nghĩa của Chậu Phạ Pát Chay (1918-1922). Ngày 12 tháng 10 năm 1945,tại thủ đô Viêngchăn, chính phủ Lào Ít Xa La được thành lập và trịnh trọngcông bố trước quốc dân và thế giới bản "Tuyên bố độc lập".

e) Thời kỳ chống sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp, sự can thiệp củađế quốc Mỹ và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân: Nước Lào độc lập ra đời vàcuộc kháng chiến của nhân dân Lào chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hainăm 1945 - 1954 diễn ra trong tình hình quốc tế có những thay đổi lớn. Ngày 20tháng 1 năm 1949, đội quân cách mạng đầu tiên, Quân giải phóng Lào tự domang tên Lát Xa Vông được thành lập, do đồng chí Cay Xỏn PhômViHản lãnhđạo. Ngày 13 tháng 8 năm 1950, Đại hội Quốc dân kháng chiến quyết địnhthành lập Mặt trận Lào Ítxala, sau đổi thành Neo Lào Hắc Xạt. Đảng Nhân dânLào (nay là Đảng NDCM Lào) đã được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1955.Đồng chí Cay Xỏn PhômViHản trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Nhândân Lào. Ngày mùng 2 tháng 12 năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc Làogiành thắng lợi trọn vẹn. Nước CHDCND Lào ra đời và bước vào thời kỳ mớicủa lịch sử dân tộc. Đó cũng là qúa trình hình thành nền VHCT truyền thốngLào.

Chương 3NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU

CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO3.1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN

THỐNG LÀO3.1.1. Văn hóa chính trị truyền thống mang sắc thái của nền nông

nghiệp lúa nước và nền văn hóa phật giáoVHCT truyền thống Lào được thể hiện từ khi các luồng chuyển dịch cư dân

Malayo - Polinesien qua Lào, nhưng những dấu tích còn lại đều cho biết từkhoảng thế kỷ VIII về trước "nền tảng văn hóa Lào là nền tảng văn hóa của cưdân Môn - Khơme" Trên một nền tảng văn hóa Môn - Khơme, người Lào - Tháiđã đem tới đây kỹ thuật trồng lúa nước và một thiết chế xã hội hết sức năngđộng, thiết chế bản - mường - liên mường, thêm vào đó là nét bao dung, tínhchất hoà đồng của Phật giáo. Các dân tộc Lào có truyền thống văn hóa lâu đời.Nét nội bật trong truyền thống VHCT của nhân dân Lào là lòng yêu nước, tinh

13

thần đoàn kết dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc, lối sống hoà đồng và lòng nhân ái,v.v... VHCT Lào là nền văn hóa của đất nước triệu voi cùng với cuộc đấu tranhdựng nước và giữ nước oanh liệt là những nét văn hóa, hoa chăm pa, ở nhà sàn,ăn cơm nếp, thổi kèn và múa lăm vông. Chính những điều này góp phần làmnên bản sắc VHCT truyền thống Lào và hình thành các giá trị đặc sắc củaVHCT truyền thống của Lào.

3.1.2. Nền văn hóa chính trị truyền thống Lào có sự kết hợp các giá trịcủa lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước với sự tiếp nhận các giá trịhiện đại theo tinh thần đổi mới của Đảng

VHCT truyền thống Lào đã được nhân dân các bộ tộc Lào tạo lập ngay từthời xa xưa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó phát triển thông quaquá trình tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác, trước hết là thông quaquốc gia Môn - Khóm. Vương quốc Lạn Xạng của người Lào đã tiếp nhậnnhững yếu tố văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa do chính cưdân Lào - Thái mang lại để xây dựng một nền văn hóa dân tộc độc đáo và đadạng. Nét đặc sắc này của văn hóa Lào làm nền tảng cho sự hình thành một nềnVHCT Lào được tích hợp bởi nhiều sắc thái phong phú. Tuy vậy, những nét đặcsắc này quy định cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động trong đời sống xã hộicũng như trong đời sống chính trị, làm nên những giá trị VHCT truyền thốngcác dân tộc Lào. Cùng với quan hệ gia đình và bản mường, v.v... người Lào còntheo đạo Phật (thứ phút) và coi đạo Phật là giá trị tinh thần của nhân dân các bộtộc, góp phần tạo nên một khối thống nhất về mặt tư tưởng. Nói đến văn hóatruyền thống Lào, còn phải nói đến bun hội (hội lễ), chẳng thế mà ngày nay ở Làongười ta có ý thức khuyến khích bun hội để bảo tổn văn hóa dân tộc.

Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong thời gian qua theo mục tiêuchính trị có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giúpnhân dân vận dụng các giá trị VHCT truyền thống cho chính trị hiện đại như,tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới, yêu CNXH. Báo cáo chính trị tại Đại hộiVI của Đảng NDCM Lào nhấn mạnh: "Thúc đẩy và khuyến khích toàn xã hộitham gia giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc và các bộ tộc gắn vớiviệc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới; xây dựng nền văn hoá mang tínhdân tộc, tính quần chúng và tiến bộ".

3.2. NHỮNG GIÁ TRỊ: ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦ, TỰ LỰC VÀ TỰ CƯỜNG3.2.1. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường của nhân dân Lào

trong thời kỳ Vương quốc Lào Lạn Xạng (đầu thế kỷ XVI - XVIII) Nhân dân Lào đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh sinh tử trong quá trình dựng

nước và giữ nước. Trong lịch sử nhân loại, nhân dân các bộ tộc Lào thuộc vềcác dân tộc phải chịu dựng nhiều thử thách khốc liệt và hy sinh to lớn cho cuộcđấu tranh giành độc lập, tự do. Từ đấy, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tựcường của con người Lào đã được tôi luyện và được khẳng định một cáchthuyết phục. Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM

14

Lào, có tác giả đã khẳng định, "từ trước đến nay, nhân dân các bộ tộc Lào đềucùng sống trong tinh thần cộng đồng, hiền hoà, thanh bình, cần cù lao độngsáng tạo, yêu hoà bình, yêu đất nước, nhưng rất dũng cảm và không chịu đầuhàng".

Nét nổi bật trong tư tưởng của người Lào là sự tự ý thức về vai trò và vị trícủa mình trước tổ tiên và cộng đồng dân tộc về độc lập và chủ quyền quốc gia.Có thể thấy những thời kỳ lịch sử tiêu biểu như triều Chậu Phạ Ngừm từ thế kỷXIV, triều Vi Sun Lạ Rạt (1502-1520); thời kỳ kháng chiến chống Ayu Thayavà quân AVạ (Myama), triều vua Pho Thi Xa Rát (1520-1550), triều vua XệtTha Thi Lát (1550-1598); thời kỳ toàn thịnh của Vương quốc Lào Lạn Xạngdưới triều Xu Li Nha Vông Xả (thế kỷ XVII ); thời chống quân xâm lược Xiêmthế kỷ XVIII, Phục hưng vương quốc Lào Lạn Xạng thế kỷ XIX dưới triềuChậu A Nu Vông (1804-1828); phong trào đấu tranh của nhân dân Lào chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ; thời xây dựng và phát triển đất nước trong hoàbình và đổi mới hiện nay.

Các giá trị VHCT truyền thống về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Làocũng được thể hiện trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật - phản ánh một cáchsău sắc và sinh động tư tưởng và đời sống chính trị của dân tộc. Cũng do Phậtgiáo phát triển đến đỉnh cao nên văn học Lào thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnhmẽ của Phật giáo. Giá trị độc lập, tự lực, tự cường dân tộc thể hiện sâu sắc trongđời sống nghệ thuật Lào. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc, điêu khắcvà hội hoạ Lào. Về văn hóa dân gian, đến thế kỷ XVII những lễ hội (bun) dângian và lễ hội Phật giáo ở Lào đã trở nên phổ biến và chịu ảnh hưởng của vănhóa cung đình. Lễ hội Lào cũng chủ yếu là những lễ hội nông nghiệp. Tuynhiên, ở đó đều thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường dân tộc.

Năm 1804 sau khi lên ngôi, Chậu A Nu Vông đã ra sức khuyến khích nhândân Lào xây dựng Viêng Chăn thành một mường thịnh vượng. Cùng với việcxây dựng hoàng cung ở kinh đô Viêng Chăn, khắp nơi trong nước nhân dân xâydựng chùa chiền, cầu cống. Dưới sự trị vì của Chậu A Nu Vông, Viêng Chăn đãtrở thành một nơi rất thịnh vượng, Ý tưởng của Chậu A Nu Vông là ViêngChăn có vững mạnh và hưng thịnh mới lật đổ được ách đô hộ của Xiêm, giànhđộc lập cho Lào Lạn Xạng.

3.2.2. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường của nhân dân Làotrong thời kỳ đấu tranh chống thực dân xâm lược (1890-1975)

Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là những giá trị VHCT truyền thống.Chúng được thể hiện ngay từ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước xaxưa. Song tinh thần độc lập dân tộc, tự lục tự cường đất nước của nhân dân cácbộ tộc Lào thể hiện đậm nét trong thời hiện đại. Trước hết, tinh thần độc lập dântộc thể hiện trong công cuộc chống ngoại xâm. Phong trào đấu tranh của nhândân Lào chống thực dân Pháp trước khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời(1930) đã diễn ra trên khắp đất nước Lào. Nổi bật là Cuộc khởi nghĩa do sự lãnh

15

đạo của Phò Cà Đuột (1901-1902), cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của ÔngKẹo và Ông Kôm Ma Đăm (1901-1937), cuộc khởi nghĩa của Chậu Phạ PátChay (1918-1922), v.v…Với việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và saunày là Đảng NDCM Lào, tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân và nhândân lao động Lào, cách mạng Lào bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn nhândân và các dân tộc Lào đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, xâydựng một nước Lào hoà bình, độc lập, thống nhất và phồn vinh.

3.2.3. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân Làotrong thời kỳ đổi mới hiện nay

Trong thời kỳ đổi mới, nhận thức lại và vận dụng sáng tạo lý luận của chủnghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Lào, nắm bắt và hội nhập vào xuthế mới của thời đại. Đảng từng bước tìm tòi, thử nghiệm những giải phápnhằm phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục sự trì trệ lạc hậu của nền kinh tếtruyền thống tự cung tự cấp, tình trạng bị cô lập của đất nước với thị trườngthế giới. Với tinh thần "kiên quyết từ bỏ thói quen và phương pháp cũ màthực tiễn chứng minh là không còn phù hợp và áp dụng những tư tưởng mới".Đại hội IV của Đảng NDCM Lào năm 1986 đã mở đầu một giai đoạn mớicủa quá trình xây dựng chế độ xã hội mới - giai đoạn phát triển trong đổimới, nhằm củng cố phát triển và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từngbước quá độ lên CNXH.

Trong những năm đổi mới từ 1986 đến nay, Lào đã trải qua các kế hoạch 5năm phát triển kinh tế-xã hội 6 lần và đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 7(2011-2015). Sau nhiều năm xây dựng chế độ mới theo định hướng XHCN,Đảng NDCM Lào đã xác định vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạchđịnh các chính sách kinh tế - xã hội là phải đánh giá được khách quan, chínhxác trình độ phát triển kinh tế và thực trạng xã hội. Với tinh thần đổi mới tưduy, Đảng đã từng bước tìm tòi thử nghiệm các biện pháp, bước đi thích hợpđưa công cuộc đổi mới ở Lào giành được những thắng lợi quan trọng và có ýnghĩa lịch sử.

3.3. NHỮNG GIÁ TRỊ: YÊU NƯỚC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC3.3.1. Nền chính trị yêu nước với những giá trị VHCT yêu nướcYêu nước, trước hết là tình cảm, từ đó hình thành nên tư tưởng và ý chí yêu

nước, nó có tính phổ quát của con người, của nhân dân mọi quốc gia, dân tộctrên thế giới. Yêu nước của nhân dân Lào cũng thể hiện ở ý chí vươn lên quyếttâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớmđưa nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước pháttriển trong khu vực và thế giới. Yêu nước đối với mục tiêu chính trị của nhândân Lào, nhất là đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý cán bộ, đảng viên... cũng làsẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước,cho tập thể thí quyết chí làm, việc gì có hại thì tránh. Làm việc gì trước hếtphải đặt lợi ích của tập thể, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo,

16

không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân, v.v... Yêu nước trong VHCT Lào từxưa và cả ngày nay là chăm lo xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt kinhtế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người, v.v... để tạo sức mạnh bên trong nhằmbảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của đất nước, của dân tộc.

Lịch sử chính trị của Lào đã chứng minh các triều đại ở nước Lào trước đâyđều theo đuổi một chính sách chống ngoại xâm giành độc lập, phát huy caođộ truyền thống yêu nước, thương nòi. Trong thời kỳ đấu tranh chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, tinh thần và ý chí yêu nước của người Lào được thể hiệnrõ rệt trong các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là phong trào đấutranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân các bộ tộc Lào khoảngnửa thế kỷ và kết thúc trong ngày mùng 2-12-1975; là thắng lợi của công cuộcđổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thời gian gần đây bởi tinh thầnyêu nước nồng nàn, trong đó đặc biệt là tinh thần yêu nước của các lãnh tụ lãnhđạo như ông Xu Pha NuVông và ông Cay Xỏn PhômViHản.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Giá trị yêu nướcthể hiện trong VHCT Lào dưới các khía cạnh cụ thể sau đây:

+ Yêu nước là gắn bó với nhà nước+ Yêu nước là không ngừng lao động sáng tạo+ Yêu nước là tôn vinh những người có công với dân, với nước, đồng thời

nghiêm khắc lên án những kẻ phản dân hại nước.3.3.2. Những giá trị về tinh thần đoàn kết dân tộc trong VHCT LàoLịch sử dân tộc Lào cho thấy rằng, đứng trước các thế lực ngoại xâm mà

không thực hiện đoàn kết toàn dân, để cho mầm chia rẽ làm suy yếu đất nướcthì sự nghiệp giữ nước sẽ thất bại. Thất bại của Chậu A Nu Vông trong khángchiến chống quân Xiêm đầu thế kỷ XVIII, nguyên nhân quan trọng dẫn đến thấtbại là mất đoàn kết trong sự lãnh đạo, sự chia rẽ trong nội bộ Lào Lạn Xạng.Tinh thần đoàn kết trở thành lực lượng bách chiến bách thắng của dân tộc Làocũng đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữnước của ông cha. Từ đời vua Phạ Ngừm nhân dân Lào đã biết đứng dậy cùngnhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt, trong lịch sử chính trị hiện đại,cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một bức tranh đại đoàn kết dân tộc rấtsinh động. Phát huy truyền thống quý báu được kết tinh trong hàng nghìn nămđấu tranh anh dũng của cha ông, toàn thể dân tộc Lào đã kết thành một khốivững chắc không gì có thể phá vỡ nổi, trong đó Đảng NDCM Lào, lực lượng vũtrang và toàn thể nhân dân Lào luôn đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhau. Đểphát huy được sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân cho cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, Đảng NDCM Lào đã sáng suốt thành lập Mặt trận yêunước, lấy liên minh công nông làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hiện nay, đất nước Lào đang sống trong hoà bình, thống nhất; cả nước đangtiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhậpkinh tế quốc tế, tiến hành thực hiện mục tiêu đúng đắn của Đại hội đại biểu toàn

17

quốc lần thứ IX của Đảng đề ra là: "Xây dựng Nước CHDCND Lào trở thànhnước vững mạnh, nhân dân giàu có, xã hội đoàn kết hài hoà, dân chủ, côngbằng và văn minh".

3.4. NHỮNG GIÁ TRỊ: ĐỀ CAO ĐẠO LÝ, TÔN TRỌNG CHÍNH NGHĨAVÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ

3.4.1. Giá trị đề cao đạo lýĐề cao đạo lý là giá trị phổ quát của con người cũng như của các dân tộc

trên toàn thế giới. Nhân dân các bộ tộc Lào đặc biệt đề cao yếu tố đạo lý bớinhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quyết định nhất, đó là do một đấtnước nghèo, sống trong các điều kiện khắc nghiệt cả về điều kiện tự nhiên, cảvề điều kiện kinh tế, đặc biệt là điều kiện xã hội - một đất nước bị nhiều lần xâmchiếm, áp bức, bóc lột. Đạo lý đầu tiên của con người ở đây trước hết là giá trịsống, bởi người ta phải tôn trọng, quý mến nhau trên tinh thần thương yêu, đùmbọc lẫn nhau.

3.4.2. Tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lýTôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý với tính cách là giá trị của VHCT

Lào truyền thống thể hiện ở quan niệm và biểu hiện của tinh thần về chínhnghĩa, về công lý của người Lào và quá trình hình thành và phát triển của quanniệm chính nghĩa, công lý của người Lào cũng như ý nghĩa của các quan niệmtrên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào.

Các quan niệm "chính nghĩa", "công lý" tuy rộng hẹp khác nhau, nhưngchúng đều có dấu hiệu nội hàm cơ bản đồng nhất với nhau. Đạo lý là lẽ phải,chính nghĩa cũng điều phải, nghĩa là đứng về lẽ phải, là tranh đấu cho lẽ phảiphải thắng. Chính nghĩa cũng là l ẽ phải. Chính nghĩa cũng là đặt cái lợi íchchung lên trên cái lợi ích riêng, vì đại nghĩa là dám hy sinh cá nhân cho đ ấtnước. Và như vậy mới là đạo lý làm người, đạo lý của dân tộc. Ở Lào, chínhnghĩa, công lý bao giờ cũng là các giá trị lớn lao của người Lào, của nhân dânLào; "vì nghĩa" là một đức tính lớn, một giá trị tinh thần truyền thống của dântộc. Từ khi lập nước, dân tộc Lào đã vì chính nghĩa, vì công lý, vì nghĩa khí dântộc mà luôn luôn đứng lên đấu tranh anh dũng, chiến thắng oanh liệt, đánh bại tấtcả các lực lượng ngoại xâm.

3.5. NHỮNG GIÁ TRỊ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VÀPHÁT TRIỂN

3.5.1. Giá trị hòa bình và hữu nghịHòa bình và hữu nghị của người Lào với tính cách là các giá trị của VHCT

truyền thống Lào thể hiện ở quan niệm, tự tưởng và những biểu hiện trong chủtrương, đường lối chính trị hòa bình và hữu nghị của người Lào, đồng thờichúng cũng thể hiện đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của quanniệm trên với những ý nghĩa của các quan niệm trên trong công cuộc xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Lào.

18

Người Lào cũng quan niệm khái niệm hòa bình theo nghĩa rộng, ở đó khôngchỉ thể hiện một xã hội không có chiến tranh mà còn là một xã hội không có sựxung đột. Xung đột chính trị gây mất ổn định chính trị và xã hội, thậm chí còngây nên các cuộc chiến tranh tàn khốc. Người Lào cũng quan niệm hòa bình vàhữu nghị liên quan chặt chẽ với vấn đề phát triển. Đây là một cơ sở nữa để củngcố, khuyến khích những nghiên cứu hòa bình là phát triển.

Tư tưởng và các giá trị hòa bình và hữu nghị không chỉ là các điểm sángtrong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trong quá khứ, nó cũng được thểhiện đậm nét và phổ quát trong tư tưởng và đường lối chính trị của ĐảngNDCM Lào thời kỳ hiện nay. Đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào lại tiếptục được khẳng định lại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Đảng ta tiếptục thực hiện chính sách đối ngoại và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế. Trước hếtlà kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và luôn luôn hợp tác,khuyến khích sự hợp tác hữu nghị, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với nướcngoài trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi".

3.5.2. Giá trị hợp tác và phát triểnHợp tác và giúp đỡ nhau vì sự tồn vong và phát triển đất nước, từ xa xưa

trong lịch sử các bộ tộc Lào đã trở thành những giá trị chính trị của nhân dânLào. Tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với tính cách là giá trị của VHCTtruyền thống Lào thể hiện ở quan niệm, quá trình hình thành và phát triển cũngnhư ý nghĩa của tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng và bảo vệTổ quốc Lào.

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sự nghiệpbảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Đảng NDCM Lào luôn luôn coi trọng Mặt trận yêunước trước đây và Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc hiện nay, bởi vì trong hệ thốngchính trị Lào, Mặt trận Lào là tổ chức có sức mạnh cao nhất trong việc tập hợp lựclượng nhân dân các bộ tộc để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ tộc làmnghĩa vụ giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đất nước mớiđược giải phóng Mặt trận tiếp tục củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc,bao gồm cả các thành phần khác như nhân sĩ, trí thức, tù trưởng, tộc trưởng và cáchội Phật giáo. Phát huy chiến lược hoà hợp dân tộc, đầy mạnh công tác tuyêntruyền và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, chính quyền cách mạng và chủquyền quốc gia được giữ vững từ cấp cơ sở.

Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, mặt trận là một tổ chức đoànkết thống nhất các tầng lớp nhân dân trong xã hội Lào; nó vừa là phương thức,vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Xâydựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dânthông qua Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, pháthuy sức mạnh có tổ chức, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trongsuốt tiến trình của cách mạng Lào và thực hiện quyền lực của nhân dân các bộtộc Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

19

Chương 4Ý NGHĨA CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀDÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀOGÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ DÂNCHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào là nền tảng tinhthần cho công cuộc đổi mới của Lào

Chủ nghĩa Mác - Lênin và các chủ trương đường lối của Đảng NDCM Làođã khẳng định vai trò, tầm quan trọng và tính tất yếu của việc kế thừa, phát huycác giá trị truyền thống, các di sản tốt đẹp của các thế hệ đi trước trong việc xâydựng và phát triển quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của xã hội, bao giờ cũng donhiều nhân tố thúc đẩy. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, rõ ràng công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN đang là mục tiêu hướng tớicủa toàn đảng, toàn dân và là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại của cả dân tộctrong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới, những con người Lào hiệnnay trước hết cần đến các tri thức và năng lực mới. Đó là tinh thần năng động,sáng tạo dựa trên bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lêninvà chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào; là những thành tựu mới củakhoa học, công nghệ hiện đại; là lòng yêu nước thiết tha của thời kỳ mới xâydựng đất nước; là ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ phát triểncủa dân tộc.

Sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân Lào nói chung, của Đảng NDCMLào nói riêng là sự nghiệp đưa đất nước đi lên theo đúng chủ trương, đường lối,cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây làmột sự nghiệp đòi hỏi trí tuệ, tài năng, ý chí và lòng quyết tâm lớn không chỉcủa Đảng, Nhà nước, mà là của toàn dân tộc. Điều đó nói lên vai trò to lớn vàquyết định của VHCT nói chung, VHCT của cán bộ, nhân dân Lào nói riêng.Hệ thống các giá trị VHCT truyền thống của nhân dân Lào và của nền chính trịLào sẽ là sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Lào đẩy mạnh côngcuộc đổi mới, làm cho đất nước phát triển không ngừng.

Nói tóm lại, VHCT nói chung, VHCT truyền thống của nhân dân Lào nóiriêng là công cụ tinh thần hết sức to lớn và quyết định cho sự phát triển các đốitượng, các chủ thể, các khía cạnh sau đây của chính trị:

- Giá trị VHCT truyền thống Lào định hướng giá trị cho hoạt động củaĐảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong công cuộc đổi mới;

20

- Giá trị VHCT truyền thống Lào định hướng giá trị cho việc xây dựng vàhoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dântrong công cuộc đổi mới;

- Giá trị VHCT truyền thống Lào định hướng giá trị cho hoạt động (hành vi)cán bộ và nhân dân Lào trong công cuộc đổi mới;

4.1.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào là hệ tiêu chí,hệ chuẩn mực điều tiết quá trình phát triển đất nước Lào hiện nay

VHCT Lào được hình thành từ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữnước từ hàng nghìn năm của nhân dân các bộ tộc Lào. Nó là sự kết tinh văn hóadân tộc của tất cả các bộ tộc Lào; nghĩa là nó kết tinh toàn bộ những giá trị đặcsắc và phong phú của các bộ tộc.

Có thể nói, toàn bộ hệ thống các giá trị VHCT truyền thống nêu trên củanền VHCT Lào đều được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước vàgiữ nước oai hùng của dân tộc, đồng thời, đến lượt mình, những giá trị đó lại làhệ quả, hệ tiêu chí và hệ chuẩn mực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và pháttriển đất nước Lào ngày hôm nay. Công cuộc đổi mới của nước CHDCND Làongày nay phải được tiến hành trên cơ sở của hệ thống các giá trị: yêu nước,thương dân. Không có tư duy và giá trị yêu nước và thương dân làm tiê u chí,công cuộc đổi mới chắc chắn sẽ đi chệch hướng - hướng XHCN.

Nói cách khác, các giá trị VHCT truyền thống Lào thực sự trở thành bộ điềutiết toàn bộ quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước của Đảng vànhân dân Lào. Nước CHDCND Lào cũng giống như một số nước nghèo phấnđấu để đi lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều nét giống với Việt Nam. Điều quantrọng nhất là mục tiêu chính trị của hai nước đều là đi lên chủ nghĩa xã hội - xâydựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kế thừa phát triển những ý nghĩa VHCT truyền thống trong công cuộc đổimới ở Lào hiện nay, đòi hỏi phải thấm nhuần quan điểm và các biện pháp vềphát triển, xử lý nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, giữa kế thừavà phát triển các giá trị VHCT truyền thống.

Tiến hành tuyên truyền những ý nghĩa VHCT truyền thống gắn liền mậtthiết giữa giáo dục tuyên truyền đường lối quan điểm của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước.

Thực hành rộng rãi những giá trị VHCT truyền thống một cách thiết thực,cụ thể hiện nay là thực hành dân chủ, là đấu tranh với tệ nạn quan liêu và thamnhũng.

4.2. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀOVỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở CỘNGHOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.2.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với sự pháttriển đội ngũ cán bộ ở Lào nói chung

21

Công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đòi hỏi một tổng lực của sức mạnhtoàn dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng NDCM Lào. Đảng NDCM Làovạch ra đường lối và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênCNXH. Nhà nước Lào thể chế hóa đường lối và cương lĩnh xây dựng đất nướcđó. Toàn quân toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phát huy mọi lực lượng từtài trí đến của cải, thời gian, con người, thực hiện công cuộc xây dựng CNXH.

VHCT Lào với các giá trị truyền thống quý báu của nó có vai trò cực kỳ quantrọng trong việc hình thành, cổ vũ, phát triển các phẩm chất về đức và tài củangười cán bộ, đặc biệt trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất VHCTcủa đội ngũ cán bộ Lào hiện nay. Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạotrong công cuộc đổi mới là rất quan trọng và nặng nề. Yêu cầu VHCT của độingũ cán bộ ở nước CHDCND Lào hiện nay là hướng đến xây dựng người cánbộ lãnh đạo vững mạnh, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩaxã hội, là người tiêu biểu cho lý tưởng cách mạng, có lòng trung thành tuyệtđối với Tổ quốc và nhân dân, trung thành với lý tưởng của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của toàn dân tộc.

Thực tiễn sự nghiệp đổi mới của nhân dân Lào sẽ phát triển các phẩm chấtVHCT ở đội ngũ cán bộ. Mặt khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào,những giá trị VHCT truyền thống với đội ngũ cán bộ được phát triển, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp đổi mới của đất nước. VHCT truyền thống Lào sẽ:

- Phát triển ở đội ngũ cán bộ giác ngộ về lý tưởng chính trị- Phát triển đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ.- Nâng cao rình độ và năng lực hoạt động (lãnh đạo, quản lý, thực hiện các

nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó) của người cán bộ.- Hình thành và hoàn thiện phong cách, nhân cách mới của đội ngũ cán bộ.4.2.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với sự phát

triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýVới bản chất của công cuộc đổi mới, người lãnh đạo, quản lý trong bất cứ

lĩnh vực nào, tình huống nà o cũng phải là những chủ thể hội đủ các phẩmchất và năng lực tương ứng. Người lãnh đạo trong công cuộc đổi mới phải vừalà chủ thể có những phẩm chất phù hợp với xã hội hiện đại, vừa phải có đủ nănglực để lãnh đạo cấp dưới thực hiện nhiệm vụ cách mạng nà y. Người lãnh đạo,quản lý Lào hiện nay phải là chủ thể làm chủ các phương tiện khoa học, côngnghệ, thông tin hiện đại, nắm được cơ cấu và phương thức vận hành của cácquá trính sản xuất, của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, của nền sản xuấtXHCN; vừa phải nâng cao tính độc lập, vừa đặt mình trong tổng thể cơ cấuthống nhất của một xã hội được tổ chức và vận hành ở trình độ cao.

Những phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý trong công cuộc đổi mới đượccác giá trị VHCT truyền thống Lào như tinh thần yêu nướ c, lòng thương dân, yêucông lý, trong chính nghĩa, yêu hoà bình và hữu nghị và hợp tác v.v... sẽ hình

22

thành, bồi đắp nên ý chí quyết tâm vượt khó, khám phá và sáng tạo, nhằm thựchiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước tới giàu mạnh, văn minh.

VHCT truyền thống Lào sẽ là nền tảng, điều kiện cho sự hình thành và pháttriển ở người cán bộ lãnh đạo, quản lý các phẩm chất sau:

- Có tầm nhìn thời đại, có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất và đòihỏi của công cuộc đổi mới đất nước;

- Có nhân cách lãnh đạo, quản lý phù hợp với tinh thần, tính chất, nhịp độcủa công nghiệp hoá và hiện đại hoá và với những đặc điểm của thời đại;

- Có tư duy khoa học phù hợp với tư duy hiện đại, phù hợp với tính chất vàđặc điểm của xã hội công nghiệp, kinh tế thị trường, nhà nướ c pháp quyền;

- Có lối sống phù hợp với lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực và tưduy nhanh nhạy, sắc bén, uyển chuyển và sáng tạo;

- Phát triển các tư chất đặc thù của người lãnh đạo, quản lý như: vững vàngvề tinh thần, phát triển sâu và phong phú về thế giới nội tâm, hài hoà giữa lý trívà tình cảm;

- Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việcđược phân công, có tri thức tổng hợp và chuyên sâu;

- Có trình độ cao cả về hiểu biết cũng như các thao tác, kỹ thuật lãnh đạo vàquản lý, xử lý tình huống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, v.v...;

- Có khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức vàhuy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện các mục tiêuchung;

- Biết chỉ đạo những vấn đề, hiện tượng có thể xảy ra trong hiện tại vàtương lai; đồng thời dự báo xu hướng và phương thức giải quyết chúng trongnhững điều kiện khó khăn, phức tạp, v.v...;

- Hình thành các tính cách quyết đoán, táo bạo, đồng thời chắc chắn trongviệc đưa ra những quyết định cũng như chỉ đạo và hành động thực tiễn.

4.3. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀOTRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂNCHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Trong điều kiện đổi mới toàn diện theo định hướng XHCN ở nướcCHDCND Lào, một triết lý đảm bảo thành công là kế thừa những giá trị VHCTtruyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất lànhững thành tựu của văn minh đương đại. Đây là một quá trình khó khăn, phứctạp đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều giải pháp, phải thực hiện kiên trì, đồng bộ. Cụthể:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nhằm kế thừanhững giá trị VHCT truyền thống trong việc phát huy những mặt tích cực, hạnchế những mặt tiêu cực.

23

Hai là, Kế thừa những giá trị VHCT truyền thống Lào phải xây dựng môitrường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thịtrường.

Ba là, kế thừa những giá trị VHCT truyền thống trong việc phát triển VHCTở Lào hiện nay, phải hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực của nền kinh tế thịtrường.

Cùng với việc kế thừa và phát huy VHCT truyền thống dân tộc, cần tăngcường giao lưu và tiếp thu những tinh hoa VHCT nhân loại. nhằm khắc phụcnhững hạn chế đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp đồng bộ sau:

- Đảng và Nhà nước phải có ch ủ trương đường lối, chính sách phát triển kinhtế - xã hội và phát triển văn hóa đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đất nước,phải có cơ chế, quy định cụ thể để phát huy những giá trị VHCT truyền thống tiêubiểu, phù hợp và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường.

- Tiếp thu những tinh hoa VHCT nhân loại phù hợp với truyền thống,VHCT dân tộc, biến cái "ngoại sinh" thành cái "nội sinh" qua "màng lọc" trithức dân tộc để đổi mới VHCT dân tộc.

- Chống lại những ảnh hưởng tiêu cực , phản động của VHCT ngoại lai; cóbiện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ âm mưu diễn biến hoà bìnhcủa các thế lực thù địch trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị.

- Phát huy các giá trị VHCT truyền thống dân tộc kết hợp với việc tiếp thutinh thần dân chủ, cởi mở của VHCT nhân loại; bù đắp những thiếu hụt củaVHCT truyền thống, tạo ra những giá trị mới để làm giàu bản sắc, hiện đại hoáVHCT dân tộc.

KẾT LUẬNHoạt động chính trị về bản chất là hoạt động rất tinh vi, phức tạp, liên quan

đến sứ mệnh của hàng triệu con người, đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, vìthế càng không thể thiếu yếu tố văn hóa và VHCT. Sự nghiệp đổi mới với hàngloạt vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó phát triển VHCTtrong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhà nước phápquyền XHCN ở CHDCND Lào là vấn đề mới, việc giải quyết nó vừa có ý nghĩalý luận và thực tiễn, vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa cấp bách hiện nay.

VHCT là một khái niệm mới của khoa học Chính trị học. Việc nghiên cứuVHCT không chỉ giới hạn ở việc làm rõ các vấn đề lý luận như văn hóa, chínhtrị, VHCT, mà còn cần chú trọng nghiên cứu tư duy chính trị, hành vi chính trịgắn liền với quá trình hoạt động chính trị trong đời sống thực tiễn của conngười. Trong các suy nghĩ và hành vi chính trị, con người phải coi trọng cácnhân tố văn hóa, tâm lý cá nhân và cộng đồng. VHCT của Lào hiện nay vừa làkết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn chính trịvà đời sống văn hóa của dân tộc Lào, vừa là quá trình tự đổi mới liên tục củacác chủ thể chính trị nhằm phát huy hết tiềm năng và nội lực của dân tộc Lào đểđáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước.

24

VHCT truyền thống của CHDCND Lào được hình thành và phát triển trongsuốt lịch sử lao động, đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộcLào. Với các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, con người, nhất là từđặc điểm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng và thống nhất đất nướccủa nhân dân Lào, VHCT Lào hình thành nên một hệ thống các giá trị hết sứcđộc đáo và phong phú, đa dạng, v.v... Đó là những tư tưởng, những giá trị nhưđộc lập và tự chủ, tự lực và tự cường dân tộc; đó là các giá trị nhân lõi xuyênsuốt VHCT Lào như yêu nước và đoàn kết dân tộc; những tư tưởng và giá trị đềcao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lý; đó cũng là tư tưởng và cácgiá trị yêu hoà bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng tồn tại và pháttriển.

Những giá trị VHCT truyền thống Lào là sản phẩm quý báu của dân tộc,của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong thời kỳ chấn hưng đất nước và bảo vệ Tổquốc Lào, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu XHCNngày nay, các giá trị VHCT truyền thống Lào có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Nó định hướng chính trị đúng đắn cho công cuộc đổi mới; nó xác định nhữngnội dung quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH phù hợp với tính chất thờiđại, với các điều kiện cụ thể của đất nước, với kinh tế, văn hóa, xã hội và conngười của Lào; nó cũng là mục tiêu và động lực cho việc thực hiện các mục tiêukinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của Lào.

Xây dựng, phát triển những giá trị VHCT truyền thống của dân tộc Lào hiệnnay là phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, kiên trìmục tiêu XHCN. Trong hoạt động chính trị thấm đượm yếu tố văn hóa, nhất làtính nhân văn, nhân đạo, tinh thần khoan dung, hoà đồng. Phát huy vai trò củavăn hóa phải gắn với định hướng chính trị mà định hướng chính trị hiện nay củaLào là định hướng XHCN. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏnPhômViHản và quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào chính là nền tảngtư tưởng để xây dựng một nền VHCT kiểu mới nhằm phát triển đất nước Làotrở thành nước vững mạnh, nhân dân giàu có, xã hội đoàn kết hài hoà, dân chủ,công bằng và văn minh.

25

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Aloun Bounmixay (2012), “Những đặc điểm cơ bản của văn hóa chínhtrị nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Lý luận chính trị, (8), tr.91-93.

2. Aloun Bounmixay (2012), “Văn hóa truyền thống Lào và việc giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào giai đoạn hiện nay”. Giáo dục lýluận, (189), tr. 61-63 và 79.

3. Aloun Bounmixay (2013), “Sự tác động lấn nhau giữa văn hóa chính trịvới kinh tế thị trường và một số giải pháp”. Ko sang phak (Xây dựngđảng), Lào có dịch sang tiếng việt, (135), tr. 25-26 và 31.

4. Aloun Bounmixay (2013), “Một số vấn đề về cơ sở hình thành Văn hóachính trị Lào”. A lun may (Cộng sản), Lào có dịch sang tiếng việt,(167), tr. 33-39.