những hiệp Ước - saigonfilms the social media … lời nói Ðầu những hiệp Ước...

100
Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt –Trung 1884-1935 Bản in lần thứ nht 2003 Bn in có sa cha ln thhai 2013 Tuyển tập những Hiệp ước quan trọng liên quan đến biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa mà nhà nước Pháp và Trung Hoa ký kết trong những năm 1884-1935. Một số hình ảnh về Việt Nam trong thời gian 1883-1885. Ðính kèm hai Hiệp ước được ký kết giữa Việt Nam và Pháp năm 1885, và Hiệp định Genève 1954 phân ranh Nam Bắc Việt Nam. Dịch và biên soạn Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003

Upload: trankhanh

Post on 24-Apr-2018

223 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

Những Hiệp Ước

Trên Biên Giới

Việt –Trung 1884-1935

Bản in lần thứ nhất

2003

Bản in có sửa chữa lần thứ hai

2013

Tuyển tập những Hiệp ước quan trọng liên quan đến biên giới giữa Việt Nam và Trung

Hoa mà nhà nước Pháp và Trung Hoa ký kết trong những năm 1884-1935. Một số hình

ảnh về Việt Nam trong thời gian 1883-1885. Ðính kèm hai Hiệp ước được ký kết giữa

Việt Nam và Pháp năm 1885, và Hiệp định Genève 1954 phân ranh Nam Bắc Việt Nam.

Dịch và biên soạn Sông Hồng

www.viettrade.net 1999-2003

Page 2: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

2

Copyright © 2003 by Song Hong www.viettrade.net

All rights reserved.

No parts of this book may be reproduced or transmitted in any forms or by any means

such as, but not limited to, electronic or mechanic, copy, photocopy, recording, or any

information storage and retrieval system like newspapers, books, Internet, Web Site

postings without permission in writing from the Song Hong www.viettrade.net

Người dịch và biên soạn Sông Hồng giữ bản quyền ©.

Tuyệt đối cấm mọi trích dịch in ấn, lưu giữ dưới mọi hình thức như điện tử hoặc cơ khí,

bao gồm nhưng không giới hạn copy, photocopy, ghi âm, hay bất cứ sự lưu trữ hoặc phổ

biến trong hệ thống thông tin và thu hồi nào như báo chí, sách vỡ, Internet, post trên Web

Site mà không có sự đồng ý bằng vǎn bản của Sông Hồng www.viettrade.net

Email contacts:

www.viettrade.net

[email protected]

[email protected]

Hình bìa

Cột mốc số 108 nằm trên biên giới Việt-Trung, khu

vực gần hang Pắc Bó, Cao Bằng, Việt Nam. Tài liệu

của cơ quan thông tin của Cộng Sản thuộc tỉnh Cao

Bằng.

Hình cuối

Ðoàn đại biểu Trung Hoa đến Việt Nam thỏa thuận

đình chiến sau trận đánh Lạng Sơn 12 tháng Hai,

1884. tài liệu của Bác sĩ Hocquard.

Chịu trách nhiệm thiết kế sách Sông Hồng.

Printed in the United States of America in 2003

Page 3: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

3

Tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước

Tưởng nhớ tất cả những người Việt Nam vô danh đã bỏ mình trong cuộc phân định

biên giới Việt –Trung 1885-1887

Tưởng nhớ các chiến sĩ Quốc gia đã hy sinh vì đại nghĩa của dân tộc

Page 4: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

4

Page 5: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

5

Tổ quốc và nhân dân Việt Nam là một; lãnh thổ, lãnh hải và không phận Việt Nam là

không phân ly; mọi âm mưu chia cắt, sang nhượng đất đai cho ngoại bang là man rợ và

có trọng tội đối với Tổ quốc và nhân dân. Tội ác đó không có nước biển nào rửa sạch,

không có đủ lá rừng viết kể hết tội, và những tội đồ đó cần phải bị nhân dân đánh đổ bỏ

đi để xây dựng những nhà lãnh đạo chân chính vì dân vì nước.

Mặc dù người Pháp đã có công trong việc thiếp lập đường biên giới Việt Nam và Trung

Hoa, nhưng việc tự ý trao cho Trung Hoa 150 mét đất lịch sử trước ải Nam Quan (Porte

de Chine) là một trọng tội mà người Pháp chịu trách nhiệm trước nhȃn dȃn Việt Nam.

Page 6: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

6

Page 7: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

7

Lời Cảm Tạ

Tác phẩm Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt –Trung 1884-1935 do Sông Hồng

www.viettrade.net trích dịch và biên soạn là một tác phẩm đặc biệt quan trọng cho người

muốn nghiên cứu về sự thành hình đường biên giới Việt Nam và Trung Hoa trong thời kỳ

Pháp đô hộ Việt Nam. Vì tác phẩm có một giá trị lịch sử quý báu và hiếm hoi như thế nên

việc tìm kiếm các tài liệu thật mất nhiều thời gian, công phu, và trên hết tác phẩm sẽ

không bao giờ thành tựu được nếu không có những sự giúp đỡ quý báu từ những thư viện

Luật khoa Heafey Law Library thuộc trường Đại học Santa Clara cho Hiệp Ước Pháp-

Trung 1935, thư viện Luật khoa Santa Clara County Law Library tại San Jose cho các chi

tiết về Hiệp Ước Geneva 1954, Nhóm Nghiên Cứu Janes cho các bản đồ quân sự Hoa

Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với các tài liệu nghiên cứu về biên giới Việt-Trung, trường

đại học Luật khoa Cornelle, anh Nguyễn Tấn Lộc với tuyển tập những hình ảnh của Bác

sĩ Hocquard về Việt Nam trong những năm 1883-1885 và anh Francois Collin từ nước

Pháp với các bản đồ lịch sử Việt Nam trích từ chính tác phẩm nguyên thủy Sur les

Frontières du Tonkin 1885-1887 của Bác sĩ P. Neis. Tác phẩm này cũng đã thọ ơn rất

nhiều nhà viết sử Joseph Buttinger với tác phẩm của ông Vietnam: A Dragon Embattled

đã gây tôi nhiều cảm hứng và xúc động mà từ đó tôi đã trích ra một phần lịch sử theo

nǎm tháng trong thời gian người Pháp đô hộ Việt Nam. Tôi cũng thọ ơn nhà xuất bản

Oxford University Press với tác phẩm về các Hiệp Ước và Thỏa Ước với và Liên quan

đến Trung Hoa 1894-1919 tác giả John V. A. MacMurray. Tác phẩm này cũng chính là

một kết quả lâu dài về tình yêu Tổ quốc thiết tha và thương nhớ về những đồng đội và

người em trai của tôi chiến đấu trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vĩnh viễn yên

nghĩ trong lòng đất mẹ khi các anh vì Tổ quốc Việt Nam ra đi hy sinh cho Lý tưởng Quốc

gia trong cuộc chiến tranh vệ quốc 1954-1975.

Tôi viết những giòng chữ này với tất cả niềm xúc động chân thành và với sự biết ơn

sâu xa những vị ân nhân trên đặc biệt nhất là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Nhóm Nghiên

cứu Janes với các tài liệu mà tôi đã trích dịch và biên soạn giúp tôi hoàn thành trọn vẹn

tác phẩm Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung 1884-1935 để đồng bào Việt Nam

có thể hiểu rõ đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa ngày ấy ra sao giữa lúc nhu

cầu tìm hiểu về đường biên giới ngày nay mỗi lúc mỗi dâng cao.

Tôi cũng chân thành cảm ơn tất cả các độc giả, các vị giáo sư, các bác sĩ, các nhân sĩ,

các anh em bè bạn, những người phụ nữ đầu tiên đã đọc sách tôi, đã mua sách Nhật Ký

Trên Biên Giới Việt–Trung 1885-1887 để yễm trợ và khuyến khích tôi hoàn thành nốt

những tác phẩm quan trọng kế tiếp. Đặc biệt nhất tôi xin cảm tạ Ban Đại Diện Cộng

Đồng Việt Nam San Francisco, Ban Đại Diện Cộng đồng Việt Nam tại San Jose, các

đoàn thể Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại khắp các tiểu

bang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, và Úc Châu đã yễm trợ tôi trong việc giới thiệu và mua ủng

hộ sách Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887.

Page 8: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

8

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm tạ tất cả quý ân nhân đã giúp tôi hoàn thành tác

phẩm lịch sử Việt Nam quan trọng này và xin hẹn gặp lại tất cả quý vị độc giả trong

những tác phẩm lịch sử Việt Nam kế tiếp sẽ được xuất bản trong thời gian sắp tới.

Sông Hồng

San Jose. Ngày 26 tháng 01 nǎm 2003

Page 9: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

9

Lời Nói Ðầu

Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1

do Sông Hồng www.viettrade.net trích dịch và biên soạn là một tác phẩm quan trọng

dành cho tất cả các độc giả muốn nghiên cứu về tình hình biên giới giữa Việt Nam và

Trung Hoa khi người Pháp đô hộ đất nước ta. NHUTBG là một tuyển tập bao gồm nhiều

văn kiện Hiệp Ước quan trọng liên quan đến tình hình biên giới kể từ năm 1884 đến năm

1935, kèm theo nhiều hình ảnh và bản đồ; đặc biệt nhất là những tấm bản đồ nguyên thủy

trích từ tác phẩm “Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887” của Bác sĩ P. Neis.

Những tài liệu đã được trích dịch từ các tác phẩm như Tuyển tập các Hiệp Ước Liên Hệ

đến Trung Hoa, một số từ tác phẩm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tài liệu của Hội Quốc

Liên năm 1935, hai Hiệp Ước được trích từ Dự Án Ðài Loan. Những hình ảnh bao gồm

các hình ảnh về Việt Nam của Bác sĩ Hocquard đã chụp được khi ông phục vụ trong quân

đội Pháp tại Việt Nam khoảng năm 1883-1885. Phần đính kèm gồm có một Hiệp Ước ký

kết giữa Pháp và Việt Nam năm 1884 về vấn đề hầm mõ, một Hiệp Ước Genève 1954 ký

kết giữa Pháp và Việt Minh chia đôi đất nước ta và bản đồ khu phi quân sự hai bên bờ

sông Bến Hải. Quan trọng không kém là một tài liệu về Hiệp Ước Phân Ðịnh Biên Giới

Trên Bộ Việt-Trung được ký kết giữa Việt Cộng và Trung Cộng năm 2002, Hiệp Ước

này không thuộc tác phẩm NHUTBGVT nhưng được phát không dùng giúp cho độc giả

tiện việc nghiên cứu thêm vì bản chất của Hiệp Ước đó là phản bội lại nguyện vọng của

toàn dân tộc Việt Nam.

Khác với tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887, tác phẩm

NHUTBG 1884-1935 rất khô khan, nhiều văn hơn hình ảnh, nó không phải là một câu

truyện phiêu lưu sống động, hồi hộp, dạt dào tình cảm với lòng yêu nước về những sự

việc nguy hiểm xãy ra trong khi đi khảo sát đường biên giới giữa Việt Nam và Trung

Hoa. Do đó, để giúp người đọc có hứng thú khi đọc NHUTBG cần được chuyển ngữ với

lời văn trong sáng, đơn giãn và chính xác xen với những hình ảnh trong cùng một thời

gian và không gian 1883-1885 thuộc tuyển tập của Bác sĩ Hocquard Edouard cùng với

những chi tiết hoặc hình ảnh của những nhân vật liên quan với những văn kiện hiệp ước

được ký kết. Những văn kiện lịch sử quan trọng đó đã được thể hiện rõ nét hơn, đường

biên giới Việt-Trung trở nên xác định hơn, cụ thể hơn khi những liên hệ về vấn đề an

ninh biên giới và thương mại giữa Pháp chủ nhân của đất nước Việt Nam và Trung Hoa,

một đế quốc phương Bắc được xiết chặt bền vững hơn. Những cuộc hành quân Pháp

nhằm truy quét những nghĩa quân nổi dậy hay những người Việt Nam yêu nước, việc

thiết lập những đồn binh cảnh sát hổn hợp hay những trạm thuế quan, việc cung cấp giấy

thông hành cho các người đi qua lại biên giới đã chứng tỏ đường biên giới thật sự hình

thành rõ nét và vật chất hóa hơn bao giờ hết. Lịch sử Việt Nam trong thời gian này đã

được viết bằng máu và nước mắt của không biết bao nhiêu anh hùng và liệt nữ Việt Nam

Page 10: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

10

đã hy sinh vì nền độc lập tự do cho dân tộc, nhưng đã bị quên lãng mai một và bị người

Pháp hoặc những người theo Pháp vào thời đó kết án như là những tên thổ phỉ, nổi loạn

vì dám đứng lên chống lại một chế độ “văn minh” là chủ nhân của một đất nước mà họ đã

tiến công cướp đoạt chia rẽ và đặt lên đầu cổ nhân dân ta những cái ách và gông cùm như

dành cho súc vật. Lịch sử phê phán và lên án một chế độ “văn minh” Pháp đó và mãi mãi

thương yêu những người con Việt Nam đã hy sinh dâng trọn đời mình vì Lý tưởng cao cả

của dân tộc.

Những cuộc nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đường biên giới Việt-Trung được

Sông Hồng trích dịch và ấn hành nhằm phổ biến đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam địa

lý và lịch sử cận đại các vùng biên giới xa xôi giáp giới với Trung Hoa, nơi mà những

cuộc chiến đấu cam go và lâu dài của các bậc tiền nhân ta đã qua hàng ngàn năm hy sinh

mạng sống mình để gìn giữ từng tấc đất cho con cháu mai sau. Tác phẩm là một phần của

tuyển tập nhằm giúp nghiên cứu những biến cố xãy ra trên đường biên giới Việt-Trung

thời kỳ nước ta bị Pháp thuộc và sau này để giúp độc giả hiểu rõ hơn và đánh giá những

thay đổi cấu trúc trên đường biên giới Việt-Trung.

Tác phẩm NHUTBG được in trên nền giấy trắng có độ sáng nhất 108+ sử dụng fonts

chữ Unicode của Microsoft Word® 2002 tuyệt mỹ, mỗi trang giấy có mang dấu ấn

www.viettrade.net, tại mép trong cùng của trang giấy có Copyright © của Sông Hồng

www.viettrade.net. Những hình ảnh và bản đồ được in màu nhằm thể hiện thời gian, tăng

phẩm chất và giá trị của sự thật lịch sử.

Tác phẩm “Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung 1884-1935” cũng như tác

phẩm “Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887” do Sông Hồng dịch sang Việt

Ngữ thuộc bản quyền và tài sản của Sông Hồng www.viettrade.net, 1999-2003. Toàn bộ

Tuyển tập của Sông Hồng sẽ được chuyển sang phần mềm lưu giữ và dành cho giáo dục

những thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Sông Hồng

San Jose

Ngày 08 tháng Tư, 2003.

Page 11: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

11

Bảng Mục Lục

Trang

Tưởng nhớ 3

Lời Tri ân 7

Lời Nói đầu 9

Liệt kê Bản đồ

Liệt kê Hình ảnh 94

Các Tài Liệu

Bảng Mục Lục 11

Sơ Lược các Biến Cố Liên Quan, Trong Lịch sử Việt Nam – Giai Ðoạn

Người Pháp Chiếm Ðóng Việt Nam

13

Biên Giới Việt Nam – Trung Hoa

Tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ International Boundary Study.

No.38 – Dec. 15, 1978

17

Quy Ước Sơ Bộ Tình Bạn và Láng Giềng Tốt giữa Trung Hoa và Pháp,

Ký Kết tại Thiên Tân, ngày 11 tháng Nǎm, 1884.

22

Quy định giữa Pháp và Annam liên quan đến các hầm mõ tại Annam và

Bắc Bộ, ký kết tại Huế, ngày 18 tháng Hai, 1885.

24

Bản Thỏa Thuận Ngừng Chiến Giữa Pháp và Trung Hoa và Bản Chú

Thích. Ký kết tại Paris ngày 4 tháng Tư năm 1885.

26

Bản Chú Thích cho Bản Thỏa Ước Ngày 4 tháng Tư năm 1885

27

Hiệp Ước Thiên Tân ngày 9 tháng Sáu, 1885

29

Quy ước giữa Trung Hoa và Pháp liên quan việc Phân định Biên giới

giữa Trung Hoa và Bắc bộ. Ký kết tại Bắc Kinh ngày 26 tháng Sáu năm

1887.

36

Hiệp Ước Thương Mại Phụ, và Hiệp Ước Liên quan đến sự Phân định 39

Page 12: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

12

Biên giới Bắc Bộ giữa Pháp và Trung Hoa Ký kết tại Bắc Kinh, ngày

26 tháng Sáu, 1887.

Quy ước giữa Pháp và Trung Hoa bổ túc cho Quy ước cho sự Phân định

Biên giới giữa Trung Hoa và Bắc bộ ngày 26 tháng Sáu năm 1887. Ký

kết tại Bắc Kinh ngày 20 tháng Sáu năm 1895.

44

Quy Ước Phụ Thêm vào Quy Ước Thương Mại Bổ Túc ngày 26 tháng

Sáu năm 1887. Ngày 20 tháng Sáu năm 1895.

47

Văn bản Giải thích về các Ðiều khoản của Quy ước Thương mại giữa

Pháp và Trung Hoa ngày 20 tháng Sáu 1895, và Hợp đồng đường sắt

ngày 5 tháng Sáu năm 1896.

51

Các Quy Ðịnh về Cảnh sát Hổn hợp trên Biên giới Trung Hoa –Annam

–Ngày 7 tháng Năm năm 1896.

53

Sự Dàn xếp nhằm Duy Trì trật tự trên biên giới Việt-Trung (kèm theo

các văn kiện trao đổi). Ngày 13 tháng Tư, 1915.

58

Quy Ước quy định những báo cáo giữa Trung Hoa và nước Pháp liên

quan đến Ðông Dương thuộc Pháp và các tỉnh Trung Hoa giáp giới. Ký

kết tại Nam Kinh, ngày 16 tháng Năm, 1930.

72

Hiệp Ðịnh Ðình Chiến tại Việt Nam, 20 tháng Bảy 1954

76

Ðường Phân Ranh Việt Nam 1954

90

Ghi Chú

94

Nguồn gốc các văn kiện

95

Sur Les Frontières du Tonkin 96

Page 13: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

13

Sơ Lược các Biến Cố Liên Quan, Trong Lịch sử Việt Nam – Giai Ðoạn

Người Pháp Chiếm Ðóng Việt Nam

Dec. 1852 Louis Napoléon tuyên bố Hoàng đế và trở thành Napoléon III

1858 Sự can thiệp có vũ trang của người Pháp. Cuộc viễn chinh Pháp-

Tây Ban nha được chỉ huy bởi Rigault de Genouilly đến Việt

Nam. Oanh tạc Tourane, chiếm đóng Sàigòn.

July 1, 1861 Ðô đốc Charner, chỉ huy lực lượng Pháp đã đánh bại Việt Nam sau

5 tháng chiến trận ác liệt, tuyên bố với thế giới rằng Sàigòn, thủ đô

của Nam Bộ đã trở thành của người Pháp.

Nov. 1861 Ðô Ðốc Bonard, Thống đốc thứ nhất tại Nam Bộ thay thế Ðô đốc

Charner.

1861-1863 Ðô Ðốc Bonard

1861 Ðô đốc Bonard là Thống đốc chính thức tại Nam Bộ tìm cách tăng

lợi nhuận cho trưng thu các sòng bài và trồng cây nha phiến.

Trước thời kỳ thuộc địa việc này nầy bị cấm tại Việt Nam.

May 06, 1862 Hiệp ước Sàigòn: sát nhập vùng hạ Nam Bộ mà Annam nhượng

bộ. Ba tỉnh Nam Bộ đã bị nhượng cho Pháp.

June 1862 Vua Tự Ðức ký Hiệp ước mất Sàigòn và ba tỉnh lân cận.

Dec. 1862 Cuộc tổng nổi dậy đã bị đàn áp

Dec. 02, 1862 Vua Tự Ðức đóng tiền chiến phí lần thứ nhất

Dec. 1862 Cuộc nổi dậy trên đảo Condore (Côn Sơn)

Feb. 3, 1863 Bonard nói các viên quan không hợp tác.

Feb. 25, 1863 Bonard mở cuộc phản công.

1864 Aubaret, sĩ quan Hải quân, nhà điều hành, ngoại giao và ngôn ngữ

học đến Huế.

1864-1871 Paulin Vial, sĩ quan Hải quân và người điều hành thuộc địa, giám

đốc Bộ Bản xứ

July 1867 Toàn bộ miền Nam Việt Nam (Nam Bộ) rơi vào tay quân Pháp

Sep. 02, 1870 Quân đội Mac-Mahon và Napoléon III bị bao vây tại Sédan Hoàng

đế Napoléon III đầu hàng.

1872-1874 Jean Dupuis tìm cách cung cấp muối và khí giới cho một tướng

Vân Nam.

Feb. 1872 Các phong trào nổi dậy tại Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long Cà Mau.

March 1872 Khởi nghĩa tại Long Xuyên

1873 Philastre, Thanh tra Bộ Sắc tộc

Dec. 1873 Francis Garnier, sĩ quan Hải quân, kế tục Doudard de Lagreé, đổ

bộ Hà Nội để mở đường Sông Hồng.

1874 Khởi nghĩa tại Trà Ôn

Mar. 15, 1874 Pháp ký kết Hiệp Ước Liên Minh với Hoàng đế Annam. Nước

Pháp công nhận Vương quyền và Ðộc lập của Annam nhưng giữ

Page 14: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

14

quyền sở hữu Nam Bộ.

Mar. 25, 1874 Hiệp ước giúp đỡ với Hoàng đế Annam. Hiệp ước này công nhận

nước Pháp sở hữu Nam Bộ (chiếm đóng từ năm 1867) và mở ra ba

cảng mới Hà Nội, Hải Phòng và Qui Nhơn cho thương mại Pháp.

1875 Khởi nghĩa tại Châu Ðốc

1878 Khởi nghĩa tại Mỹ Tho

1880 Le Myre de Vilers, Thống đốc dân sự đầu tiên ở Nam Bộ

Sep. 1881 Bắt đầu cuộc chiến Pháp và Trung Hoa giành quyền kiểm soát

Annam

April 1882 Cuộc khủng hoảng Pháp-Trung về vấn đề Annam. Pháp chiếm

đóng Hà Nội.

1882 Henry Rivière chiếm đóng Hà Nội, bị giặc Cờ Ðen phục kích giết

chết tại Ô Cầu Giấy. Bị giết chết cùng với 32 người Pháp khác,

đầu của ông bị giặc Cờ Ðen chặt nát bêu từ xã này qua xã khác.

July 1883 Vua Tự Ðức băng hà

1856-1884 Triều đình Huế in tác phẩm “Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám

Cương Mục”, bản dịch Pháp ngữ xuất bản tại Hà Nội 1950

Aug. 25, 1883 Hiệp ước Bảo hộ được ký kết. Hoàng đế Annam là Hiệp Hòa thừa

nhận quyền bảo hộ của nước Pháp, hiệp ước này hy vọng sẽ mở ra,

từ Bắc Bộ, con đường đi vào thị trường Trung Hoa.

August 1883 Pháp tấn công cả Hà Nội và Huế thất thủ. Bắc Bộ và Trung Bộ trở

thành Bảo Hộ của Pháp.

May 5 – June 6

1884

Hiệp ước Thiên Tân: Trung Hoa thừa nhận Hiệp ước Huế

Quân Pháp rút lui khỏi Bắc Lệ

July 1884 Vua Ưng Lịch lên ngôi lấy tên hiệu Hàm Nghi năm Ngài 12 tuổi.

Aug. 1884 Hải quân Pháp oanh tạc kho vũ khí Fou-Tchéou, bắt đầu phong tỏa

đảo Formosa.

1885 Le Myre de Vilers, Thống đốc dân sự thứ nhất bắt đầu sự điều

hành của ông.

Feb. 14-Mar. 3,

1885

Quân Trung Hoa tấn công thành phố Tuyên Quang do Pháp chiếm

đóng.

Mar. 30, 1885 Chính phủ Jules Ferry sụp đổ sau sự thất trận tại Lạng Sơn.

Chiến dịch thành công của Ðô đốc Courbet trong biển Trung Hoa.

April 1885 Hiệp ước Thiên Tân lần thứ hai. Trung Hoa từ bỏ cái gọi là “quyền

bảo hộ xứ Annam” và nhìn nhận nước Pháp sự tự do giao thương

trên vùng đất phía Nam Trung Hoa.

May 28, 1885 Pháp thất trận tại Lạng Sơn trước quân Trung Hoa. Chính phủ

Jules Ferry sụp đổ.

June 1885 Hiệp ước Thiên Tân lần thứ ba giữa Trung Hoa, Anh và Pháp và

mở cửa khẩu cho thương mại tại phương Ðông, thành lập cơ cấu

pháp lý tại Bắc Kinh.

Kho báu Hoàng gia được bí mật dời đến Tân Sở

1 a.m. July 5,

1885

Kinh thành Huế thất thủ và bị quân Pháp cướp bóc đốt phá

Sept. 20, 1885 Bác sĩ P. Neis thuộc Bộ Ngoại Giao Pháp thuộc đoàn khảo sát biên

giới Việt –Trung rời cảng Marseilles đi Việt Nam

Page 15: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

15

Nov. 1, 1885 Đoàn khảo sát biên giới đến Hà Nội.

Dec. 10, 1885 Ðoàn bắt đầu cuộc khảo sát biên giới Việt-Trung

1886 Paul bert chết. Vial thay thế trở thành Cư dân Trưởng tại Bắc Bộ

1887 Quyền hạn trên lý thuyết của Hoàng đế Annam được chuyển sang

một viên Khâm sai do Pháp kiểm soát và tuyển chọn tại Hà Nội.

Liên Hiệp Ðông Dương được thành lập.

Tổng toàn quyền Pháp thứ nhất được chỉ định (chỉ giới hạn tại Bắc

Bộ và Trung Bộ)

July 25, 1887 Đoàn khảo sát biên giới về lại Pháp.

1888 Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đày sang đảo Réunion.

1891 Jean Marie de Lanessan Tổng toàn quyền Pháp tại Ðông Dương

1894 Joseph Galliéni đến Viễn Ðông nhân danh Chính phủ Pháp ký kết

phê chuẩn Hiệp Ước biên giới Việt-Trung với Trung Hoa tại Bắc

Kinh.

1894 Bộ thuộc địa được thành lập.

Oct. 1894 Jean Marie Lanessan được triệu về Pháp

Feb. 17, 1895 Paul Armand Rousseau đến Sàigòn

Dec. 10, 1896 Paul Armand Rousseau, Tổng toàn quyền Pháp tại Ðông Dương

chết tại phòng làm việc tại Hà Nội.

Dec. 27, 1896 Paul Doumer, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Nội các của Léon

Bourgeois, Ðại biểu của Auxerre, được chỉ định Tổng Toàn quyền

mới tại Việt Nam.

Feb. 13, 1897 Paul Doumer đến Việt Nam trên tàu Melbourne

1897 Doumer giãi tán Cơ Mật Viện là Hội đồng An ninh của Hoàng đế

An Nam, tước bỏ quyền lãnh đạo của Hoàng đế An nam đối với

chế độ hành chính đã từng do Pháp kiểm soát.

Cơ Mật Viện được thay thế bởi một Hội đồng Bộ trưởng mới,

trong đó mỗi thành viên Việt Nam có một người Pháp đối tác. Hội

đồng này không được lãnh đạo bởi Hoàng đế An nam nhưng bởi

một Cư dân Trưởng (French Resident Superior, Resident General)

người Pháp như Paul Bert, Vial,.. chỉ phục tòng duy nhất các mệnh

lệnh của Doumer và cai trị Annam (Trung Bộ) cho nước Pháp với

một ít hạn chế cũng như người đồng nghiệp của ông ta tại Hà Nội

cai trị Bắc Bộ.

July 1897 Doumer bãi bỏ văn phòng Khâm sai và ra sắc lệnh Hoàng đế Việt

Nam phải được đại diện bởi Cư dân Trưởng người Pháp tại Bắc

Bộ.

August 1898 Pháp đã dành quyền thu thuế. Hoàng đế Annam nay nhận lương

của Pháp, các viên quan các cấp lãnh một đồng lương nghèo khổ

từ người Pháp.

1906-1907 Pennequin là Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Nam Bộ

Vua Thành Thái bị Pháp ép thoái vị và đày sang đảo Réunion năm

1907 khi Ngài 28 tuổi.

Vua Duy Tân lên ngôi khi Ngài 8 tuổi.

Tổng cư dân Sylvain Levecque, rồi đến Mahé.

May 4, 1916 Cuộc nổi dậy chống Pháp của Vua Duy Tân, Trần Cao Vân và

Page 16: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

16

Thái Phiên

1916 Trần Cao Vân bị giặc Pháp chặt đầu.

Nov. 3, 1916 Vua Duy Tân bị Pháp đày sang đảo Réunion.

1925 Vua Khải Ðịnh lên ngôi.

Jan. 9-10, 1930 Cuộc nổi dậy tại Yên Báy

Feb. 16, 1930 Làng Cổ Am bị một tiểu đội không quân Pháp oanh tạc và bắn phá

June 17, 1930 Lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Ðảng (VNQDÐ) Nguyễn Thái Học

và 12 đồng chí VNQDÐ bị giặc Pháp đưa lên máy chém tại Yên

Báy, nơi quê hương của Ông.

1945 Thư viện hoàng gia Huế bị thiêu hủy

Page 17: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

17

Đường Biên Giới

Việt Nam – Trung Hoa

Ðường Biên Giới Việt Nam –Trung Hoa là một bài viết nghiên cứu sơ lược của Văn

Phòng Ðịa Lý thuộc Sở Tình Báo và Tìm Kiếm1 thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Bài này

mang số country code CH-VN số 38 ngày 15 tháng Mười Hai 1978. Bài viết không thực

sự giúp chúng ta xác định một cách chính xác những mô tả địa hình địa vật hoặc cấu trúc

thổ nhưỡng, thực vật hay những chi tiết quan trọng nhằm xác định một đường biên giới

nhìn thấy qua khảo sát thực địa. Không có những mô tả về sông suối, núi non, đường

thông thủy, cột mốc, v.v…trong khi đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa thật hết

sức phức tạp và dựa vào các sông suối, đường thông thủy, các cao điểm… Chính vì thế

bài viết chỉ được xem là một phác họa sơ lược tổng quát. Ðường biên giới Việt-Trung

đến nay 2003 đã trãi qua rất nhiều thay đổi, chính vì vậy sự nghiên cứu của bài viết này

chỉ có tính cách như một giới thiệu tổng quát mà thôi. Trong sự nghiên cứu của bài viết

này, các trích đoạn về các Hiệp ước, Quy ước giữa Pháp và Trung Hoa về vấn đề biên

giới Việt Nam và Trung Hoa có tính lịch sử, tuy nhiên, Sông Hồng đã trích ra và dịch

sang Việt ngữ từ nhiều nguồn văn kiện khác nhau. Thực ra, công tác khảo sát biên giới

Việt-Trung không đơn giãn, thời gian có thể mất đến năm, mười năm cho công cuộc khảo

sát ấy của một toán chuyên viên với tất cả hiểu biết lịch sử và khoa học. Thiết lập những

chi tiết biên giới Việt-Trung thật hết sức quan trọng và cần thiết vì gắn liền với nhiệm vụ

giáo dục thanh niên Việt Nam hiểu rõ hơn vùng đất thiêng liêng và tuyến đầu của Tổ

Quốc.

Sơ Luợc Biên Giới

II. Biên giới Việt Nam - Trung Hoa (Việt-Trung) trãi dài 796.4 dặm về phía

Đông từ tam điểm Lào đến chi lưu bắc của sông Peilun2 trên Vịnh Bắc Bộ. Trong 505.9

dặm (63.5 phần trǎm của tổng số), đường biên giới chạy theo các rãnh nước, vừa rãnh

chính vừa rãnh phụ, trong bình nguyên Vân Nam và vùng cao nguyên Đông Bắc Bộ. Các

sông và suối tạo thành biên giới thêm 218.4 dặm (27.5 phần trǎm). Phần còn lại 9 phần

trǎm của đường biên giới đã được phân định bởi những đoạn đường thẳng (23.3 dặm) hay

những tính chất khác (48.8 dặm).

Trọn đường biên giới đã được đánh dấu và không ai nghe có những tranh cải nào về lãnh

thổ.

1 The Geographer Office of the Geographer Bureau of Intelligence and Research

2 Bắc Luân

Page 18: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

18

III. Bối Cảnh Địa Lý

A. Vật Lý

Biên Giới Việt-Trung đi qua một vùng địa hình nhiều phức tạp cả vừa cấu trúc lẫn các

vòng cao độ. Những rặng núi chính yếu gồm những núi đá nham thạch vượt cao lên trên

những bình nguyên thấp tạo bởi đá vôi và sa thạch bị xói mòn. Phần lớn, những rặng núi

có hình vòng cung có trục trung bình trãi dài từ Tây bắc xuống Ðông nam. Những cao độ

chính quá 6,000 bộ (khoảng 1.828,8 mét) xảy ra vùng cực tây nhưng thấp rõ nét về phía

Ðông. Một đồng bằng duyên hải hẹp chạy dài ven bờ Vịnh Bắc Bộ.

Hệ thống sông ngòi, được phát triển cao trong vùng biên giới, có khuynh hướng phản

ánh sự định hướng vòng cung các dãy núi. Phần lớn sông ngòi, ngoại trừ những nơi vượt

qua các rặng núi, chảy từ Tây bắc về phía Ðông nam. Những đất trồi vừa qua đã đem tới

sự mới mẽ các dòng suối và các đầu nước của nhiều sông chảy xuyên qua những khe đèo

hẹp song song hay thẳng góc với đường cấu trúc chính. Nhờ lượng mưa cân đối, lượng

nước chảy thường trực ngoại trừ trong những khu vực có núi đá vôi nào đó.

Về khí hậu, cả vùng chịu ảnh hưởng mùa mưa nhiệt đới kiểu mẫu của vùng Ðông

Nam Á. Nhiệt độ căn bản là bán nhiệt đới; tháng nóng nhất là tháng Sáu (85° F). Các

nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã không phát triển bình thường. Vùng nhiệt độ hàng ngày

tương đối như vùng hằng năm bình thường. Mùa mưa bắt đầu vào tháng Tư và kéo dài

tận tháng Mười Một. Lượng mưa tối đa, tuy nhiên xãy ra vào tháng Bảy và tháng Tám,

khi tương đối chừng 10 inches3 nước mưa mỗi tháng. Thêm vào đó, tháng Năm, tháng

Sáu, và tháng Chín mỗi tháng nhận hơn 5 hay nhiều hơn inches lượng nước mưa. Không

tháng nào hoàn toàn không có mưa mặc dù tháng Chạp và tháng Giêng là những tháng

khô ráo nhất. Phần lớn lượng nước mùa Ðông rơi xuống như mưa là hậu quả sinh ra từ

những hoạt động giông tố. Tổng quát chung, những trạm vùng thấp trung bình hơn 60

inches hằng năm trong khi vùng cao và các vị trí duyên hải nhận trong khoảng 80 đến

120 inches.

Vùng biên giới có ba loại mẫu thực vật đặc biệt - rừng vùng cao, vùng thấp khai quang

hay trồng trọt, và khu rừng đước duyên hải. Phần lớn kiểu mẫu rừng đã phủ trùm phần

chính biên giới. Lớp rừng biên giới thì gồm có hoặc rừng mưa hay rừng mùa mưa khô ráo

hơn. Rừng kiểu mẫu thì xanh quanh năm, dù hạn hán kéo dài và/hoặc đất có thể gây ra

rụng lá tại địa phương, nhiều lớp chất dầy và dễ xuyên qua. Bình thường, rừng mưa ít khi

có những diện tích toàn các thân cây nguyên thủy, hơn thế có những chủng loại đa dạng

đi kèm. Kết quả của lối thực hành canh tác “chặt và đốt”, căn bản hay rừng mưa đúng

nghĩa có thể được giới hạn vào các khu vực cô lập hoặc xa xôi. Một loại rừng mưa phụ

hay thay đổi, giống loại thực vật nguyên thủy nhưng thiếu các loại gỗ cứng mọc chậm và

có giá trị, giờ đây phủ trùm nhiều khu vực.

Trên một dãi đất hẹp chạy song song với bờ biển và tại một số thung lũng nào đó, thảo

mộc nguyên thủy đã bị dọn dẹp và nông nghiệp đồng ruộng lúa được thay thế. Trong

những khu vực này, hiếm có thể tìm thấy loài thảo mộc bản xứ. Rừng cây đước chiếm

một dãi đất mỏng ven biển và một khu vực có giới hạn gồm đầm lầy lan sâu vào trong đất

liền. Thật khó có thể đi xuyên vào và không có một ích lợi kinh tế.

A. Văn Hóa

Mặc dù các cao nguyên giữa Bắc Bộ và phía Nam Trung Hoa là những khu vực miền

3 2,54cm

Page 19: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

19

núi có nhiều cư dân mật độ cao nhất, mật độ tương đối thấp theo tiêu chuẩn Á châu. Sự

tập trung lớn nhất của cư dân xảy ra trung thung lũng Sông Hồng chung quanh Lào Kay

nơi có mật độ địa phương đạt hơn 80 mỗi cây số vuông. Ngay lập tức về phía Tây, tương

phản lại, trung bình dưới một người một cây số vuông. Các nơi khác, mật độ trung bình

các cư dân nằm trong khoảng giữa 11 và 50 người mỗi cây số vuông. Như với các biên

giới khác tại Ðông Dương, vùng biên giới Việt Nam – Trung Hoa gần như các sắc dân

thiểu số sinh sống. Chỉ về phía cực Ðông, người Hán Trung Hoa tạo thành một tỷ lệ rõ

nét có ý nghĩa về số cư dân. Người Việt được thấy trong cùng dãi duyên hải hẹp cũng

như chung quanh Lào Kay trên Sông Hồng. Các nơi khác các dân tộc thiểu số sống chen

kẻ pha trộn nhau.

Về phía Tây, các sắc dân Akha và Ha-ni (Miến Ðiện - Tây Tạng) chiếm vùng tam

điểm khu vực biên giới Lào–Trung-Việt. Họ trải dài về phía Ðông tương đối khoảng 50

dặm (miles) trước khi bị thay thế bởi các nhóm người Miao (Mèo) và Yao (Man). Những

người này lại sống men theo Sông Hồng đến một khu tập trung tách biệt của người Việt.

Người Miao-Yao trở về phía Ðông của sông thêm 150 km. Trong lúc sự xâm nhập của

người Miao đi xa hơn, đến phía Ðông người Tày vùng cao đã khống chế cả một mẫu định

cư đến mãi vùng bình nguyên ven biển. Sự tản mác chung của các dân tộc, tuy nhiên, rất

phức tạp với sự pha trộn theo chiều thẳng đứng cũng như các vùng bên cạnh.

B. Kinh Tế

Kinh tế ruộng lúa đã phát triển trong vùng thượng Sông Hồng và trong bình nguyên

ven biển. Những trung tâm rãi rác khác đã được thành lập trong các vùng đất thấp có

sông ngòi nước chảy, các nơi khác loại canh tác du canh “chặt và đốt” xảy ra nhiều hơn.

Người ta sống chính nhờ lúc, khoai lang ngọt, bắp và, tới mức độ nào đó, thuốc phiện.

Phần lớn kinh tế làng mạc thì sơ khai và tự túc.

Hai tuyến đường sắt hẹp chạy băng ngang qua biên giới quốc tế. Về phía tây. tuyến Hà

Nội –Lào Kay – Côn Minh cung cấp sự nối đường sắt duy nhất từ bờ biển đến Vân Nam

và nội địa Tây Nam Trung Hoa. Tuyến thứ hai nối Bắc Việt Nam với Ðông Trung Hoa

(và dầy hơn nhiều) một mạng lưới đường sắt ở Bằng Tường, những con đường từ Ðông

sang Tây bổ túc các tuyến đường sắt quốc tế dọc theo bờ biển từ Lạng Sơn đến Bằng

Tường, Cao Bằng đến Ching-his, Cao Bằng đến hướng Tây Bắc, Hà Giang đến Vân

Nam, và từ Lào Kay dọc theo đường sắt. Thêm vào đó, Sông Hồng có thể vận chuyển

đến Man-Hào thuộc Vân Nam.

C. Lịch Sử

Lịch sử được ghi lại về vùng biên giới có từ thế kỷ thứ hai B.C. lúc thành lập vương

quốc Nan-Yueh. Bắt đầu khoảng thế kỷ thứ nhất B.C., đế quốc Hán sát nhập vương quốc

vào Trung Hoa tạo thành Bắc Bộ (sau đó là An Nam) một tỉnh cực nam. Một sự thẩm

nhập kinh tế Trung Hoa, văn hóa, và cơ cấu xã hội tiếp theo, đặt nền tảng cho một nước

An Nam mới sau này.

Sau mười thế kỷ kiểm soát, Bắc Bộ đã bẻ gẩy những ràng buộc Trung Hoa năm 939

và thành lập vương quốc Ðại Cồ Việt. Ðược bảo vệ bởi các cao nguyên phía bắc châu thổ

Bắc Bộ, đất nước mới đã cố gắng duy trì nền độc lập với Trung Hoa trong hơn ba thế kỷ.

Tương đối, đường biên giới ngày nay có vẽ đã hiện hữu giữa hai nước. Với ít ngoại lệ,

những liên hệ giữa hai nước rất hòa bình vì sự chú ý của người An Nam hướng về phía

Nam chống lại xứ Champa. Năm 1407, nước Champa, dưới áp lực từ An Nam, đã kêu

Page 20: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

20

gọi Trung Hoa giúp đỡ. An Nam đã bị sụp đổ vào hai đạo quân kết hợp và An Nam đã bị

chiếm đóng trong hai thập niên. Một vương quốc An Nam phục hồi chẳng bao lâu bị chia

đôi bởi hai nhóm đánh nhau có trung tâm tại Hà Nội (Bắc Bộ) và Huế (Cochinchina hay

An Nam). Mặc dù cuộc nội chiến đã tàn lụn và được hàn gắn và qua nhiều thế kỷ, căn

bản quan trọng là chính kiểu mẫu đó đã tồn tại cho đến khi người Pháp đi vào bối cảnh.

Sự kiểm soát của người Pháp lần thứ nhất được thực hiện trên những khu vực Ðông

Dương vào cuối thế kỷ 19. Ðến năm 1820, tuy nhiên, nó coi như biến mất, rồi lại được

hình thành vào các năm 1850.

Khi sông Mékong chứng tỏ là một con đường không thực tế khi mua bán với Trung

Hoa, quyền lợi của Pháp đã quay sang Bắc Bộ. Những nổ lực ngoại giao đã được thực

hiện để đòi quyền vận chuyển trên Sông Hồng, nhưng các sự cướp bóc liên tục dẫn đến

sự nới rộng sự bảo hộ của Pháp trong năm 1882 và 1883. năm sau đó Trung Hoa đồng ý

rút lui tất cả quân đội khỏi Bắc Bộ và sự kiểm soát của người Pháp đã được bảo đảm.

Ðuờng biên giới hổ tương giữa Bắc Bộ và Trung Hoa được phân định bởi các Hiệp

định năm 1887 và 1895. Các Ủy ban Ðánh dấu đã đánh dấu đường biên giới sau đó

không lâu.

D. Chính Trị

Không có sự tranh cải tích cực nào về biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Việt Nam do

Cộng Sản kiểm soát hiện hữu ngay lúc này. Ðường biên giới đã từ lâu được nhìn nhận và

chấp nhận và không có những trao đổi chính thức nào liên quan đến van đề biên giới hay

những thay đổi biên giới được đề nghị từ lúc thành lập cái gọi là nước “Việt Nam Dân

Chủ Cộng Hòa.” Trừ phi mối liên hệ chính trị gần gủi hiện nay giữa hai nước trở nên tồi

tệ, không có vẽ gì một vấn đề biên giới trầm trọng sẽ nảy sinh. Nếu một tranh cải trên sự

định hướng đường thẳng chính xác của một đoạn biên giới sẽ xảy ra, không có vẽ gì nó sẽ

ảnh hưởng đến các trung tâm đông dân cư, hay các thung lũng cày cấy canh tác vì đuờng

biên giới hầu hết các nơi, đi theo đỉnh các rặng núi và đồi tại các vùng xa xôi và có độ

cao thấp.

Các chế độ đương thời của Cộng Sản Trung Hoa và Bắc Việt nam đã không gặp

những khó khăn nào liên can những sắc dân thiểu số, mặc dù có một số va chạm giữa

Pháp và Trung Hoa vì những phiền phức có âm mưu của các nhóm thiểu số Trung Hoa

tại Việt Nam đã nổi bật trong thời kỳ theo sau thế chiến thứ hai. Phần đồng người Trung

Hoa tại Bắc Việt Nam hiện đang sống trong các thành phố lớn hơn chứ không trong các

khu vực biên giới. Cùng với người Trung Hoa và Việt Nam, những nhóm bộ lạc khác đại

diện cho cả Trung Hoa lục địa và Bắc Việt Nam sinh sống trong các khu vực biên giới.

Mặc dù cả hai chính phủ đã tổ chức các nhóm này thành nhiều loại đơn vị hành chánh,

những thay đổi này không có vẽ ảnh hưởng đến sự tự do truyền thống của sự đi lại băng

ngang biên giới. Vì vậy, những vấn đề biên giới đã và đang phát triển từ tình trạng của

các sắc dân thiểu số có vẽ không có vào lúc này. Những Hiệp ước bao trùm vùng biên

giới được tranh cải hay nhìn nhận bởi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Phân Tích Những Ðoạn Thẳng Biên Giới

Từ tam diểm Trung Hoa – Lào - Việt Nam tại tương đối tọa độ 22°34’00” Bắc và

102°08’30” Ðông, biên giới giữa Trung Hoa và việt Nam đã kéo dài về phía Ðông và rồi

phía Bắc dọc theo đường phân thủy chính nối kết với dòng suối Nam Nop biên giới đi

theo đường giữa của suối đến sông Ðà trước khi theo sông Ðà xuôi xuống hạn lưu hơn

Page 21: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

21

hai dặm4. Ðường biên giới rời sông Ðà để hướng về suối Nam la trước khi tái hợp với

đường phân thủy. Các đoạn biên giới ba giòng sông này tổng cộng khoảng 18 dặm.

Khoảng chừng 75 dặm, đường biên giới trùng với đường phân thủy Bắc Sông Ðà. Một số

hạn chế cột mốc phân định đã đánh dấu vùng lồi lõm và tương đối không có người sinh

sống này.

Hợp vào nguồn sông Nam Lê, đường biên giới được phân định bởi đường chính giữa

của suối này chảy về phía Nam La, rồi xuôi xuống một đoạn ngắn trước khi quay lên phía

Bắc để kết hợp với phụ lưu của nó, sông Nam Coum. Phần sông tổng cộng dài khoảng 30

dặm. Lại chảy vào đường nước một lần nữa, biên giới đi theo những rặng núi đi về phía

Ðông Nam suốt 25 dặm đến sông Hung Ngau (ho)5 dẫn đến biên giới Ðông Bắs đến Sông

Hồng. Ðường giữa sông rồi phục vụ như là một điểm kết hợp điểm (đổ vào) của tả ngạn

chi lưu bờ trái sông Nam Ti (Nam Ti Ho) phía Tây Bắc của Lào Kay. Ðường giữa sông

Nam Ti và rồi đến sông Kan đưa biên giới trở về đường phân thủy khoảng 8 dặm phía

Bắc Lào Kay. Như trong phân đoạn biên giới trước, một phân đoạn biên giới 25 dặm là

đường đỉnh (được đánh dấu bằng 23 cột mốc) đã dẫn đường biên giới trở lại những con

sông, đầu tiên là sông T’ieng-lang Ho và rồi đến Song Chay, một phụ lưu của Sông

Hồng. Khoảng cách tổng cộng dọctheo hai sông đo được khoảng 12 dặm tại hợp lưu của

sông Tong Kai (Ho), đường biên giới rời Sông Chay để đi theo, về phía Ðông Bắc, đường

phân thủy giữa hai dòng suối này. Tám cột mốc được đánh dấu phân đoạn hai mươi dặm

này. Lại tiếp tục vào Song Chay6, đường giữa của sông và phụ lưu của nó, Sông Nam

Kiong (Ho), tạo đường biên giới một sải ngắn 6.5 dặm.

Ðoạn kế tiếp của biên giới phức tạp nhất. Trong khoảng 75 dặm, những sải biên giới

tổng quát đi về hướng Ðông Bắc dọc theo những đường phân thủy phụ. Tuy nhiên, đường

biên giới vượt qua sông Claire 1.5 dặm phía Tây Bắc của Thanh Thủy, cũng như Sông

Miên, trước khi nối tiếp Chin Chiang tại điểm cực bắc trện biên giới. Ði theo phụ lưu này

của Sông Claire khoảng 7.5 dặm phía hạ lưu, đường biên giới bị hạn định bởi một loạt

những đường thẳng qua một khu vực núi đá vôi trước khi một lần nữa gặp lại đường phân

thủy. Trong khoảng 60 dặm, những đường phân thủy phụ tạo nên đường biên giới mặc dù

Sông Gầm đã cắt qua đường biên giới tại cột biên giới 129. Sau một đoạn mười dặm

được hạn định bởi những thẳng và những yếu tố không vật lý khác gần Sac Giang. Các

đường phân thủy lại hạn định biên giới trong khoảng năm mươi lăm dặm. Những ngoại lệ

được làm7 khi ba giòng suối nhỏ cắt biên giới.

Ðường biên giới cho đến điểm này đã chạy ngoằn nghoèo tổng quát về hướng Ðông.

Tuy nhiên, tại tọa độ 22°46’ Bắc và 106°52’ Ðông, đường biên giới quay gắt về hướng

Nam. Khu vực mà đường biên giới đi qua gồm có vùng địa lý vị tướng đá vôi (karst)

không có đường thoát nước trên một mặt phẳng thường trực. Hậu quả là, sự định hướng

đường thẳng thì phức tạp; một mật độ gia tăng của những cột biên giới, tuy nhiên rõ ràng

đánh dấu những giới hạn giữa hai quốc gia. Nối tiếp Sông Ba Veng, đường biên giới tiếp

tục khuynh hướng về Nam trước khi cắt ngang đầu tiên Sông Lung Chiang và rồi Sông

Sung-hsing (ho). Trong lúc phong cảnh toàn diện là hình núi đá vôi im tỉnh, những rãnh

nước trên bề mặt hiện ra trong mực độ lớn hơn về phía Bắc. Khuynh hướng về Nam của

4 dặm Anh: mile

5 ho: hà, sông

6 Sông Chảy

7 Có những ngoại lệ

Page 22: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

22

đường biên giới chấm dứt tại Cổng Trung Hoa nổi tiếng, ngay chính tại phía Bắc Ðồng

Ðăng. tại đây đường xe lửa Bắc Bộ - Hunan – Kwangsi vượt sang biên giới.

Quy Ước Sơ Bộ Tình Bạn

và Láng Giềng Tốt giữa

Trung Hoa và Pháp, Ký

Kết tại Thiên Tân, ngày 11

tháng Nǎm, 1884.

(Bản Quy định này trích từ Parry, Clive. The Consolidated Treaty Series, Oceana

Publications, Inc., Vol. 163, trang 497-499. Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng

www.viettrade.net 1999-2003)

Ðiều I. Nước Pháp cam kết tôn trọng và bảo vệ chống tất cả sự xâm lược của bất cứ quốc

gia nào và trong bất cứ trường hợp nào những đường biên giới phía Nam của Trung Hoa

giáp giới Bắc Bộ.

Ðiều II. Thiên quốc8, tái cam kết bằng những bảo đảm chính thức một sự lân cận tốt mà

nước Pháp đã đem lại cho nó, về phần sự nguyên vẹn và an ninh vùng biên giới phía Nam

của Trung Hoa cam kết:

1. Triệt thoái ngay tức khắc, trên những biên giới phía Trung Hoa, những đạo quân

Trung Hoa trên Bắc Bộ;

2. Tôn trọng, trong hiện nay và trong tương lai, những hiệp ước đã được can thiệp

trực tiếp hay gián tiếp giữa Pháp và Triều đình Huế.

Ðiều III. Nhìn nhận thái độ hòa giãi của Chính quyền Thiên quốc, và để tỏ lòng tôn kính

sự không ngoan ái quốc của Ngài Lý Hồng Chương, người mặc cả bản Quy ước này,

nước Pháp từ bỏ sự đòi hỏi tiền bồi thường chiến phí đối với Trung Hoa. Ngược lại

Trung Hoa cam kết nhìn nhận, trên tất cả chiều dài biên giới của biên giới phía Nam tiếp

cận với Bắc Bộ, sự mua bán tự do hàng hóa giữa Annam và nước Pháp, một bên, và

Trung Hoa, phía bên kia được quy định bởi Hiệp ước thương mại và thuế quan để can

thiệp, trong tinh thần hòa giãi hơn, về phần các người bàn cải Trung Hoa, và trong các

điều kiện càng tiện lợi càng có thể đối với thương mại Pháp.

8 Trung Hoa

Page 23: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

23

Ðiều IV. Chính quyền Pháp cam kết không sử dụng bất cứ sự diễn tả nào có tính chất

mang lại sự tổn thương đối với thanh danh của Thiên quốc, trong biên bản của Hiệp ước

xác định rằng nước Pháp sẽ ký kết một hợp đồng với Annam và sẽ bãi bỏ những hiệp ước

nội bộ liên quan đến Bắc Bộ.

Ðiều V. Vừa khi Quy ước hiện nay được ký kết, hai nước sẽ chỉ danh các vị Bộ trưởng

toàn quyền, người sẽ tập họp trong thời hạn ba tháng, để triển khai một hiệp ước xác định

trên căn bản cố định bằng những điều khoản trên.

Phù hợp với sự sử dụng ngoại giao, bản văn Pháp ngữ sẽ được làm bằng chứng.

Làm tại Thiên Tân, ngày 11 tháng Năm, 1884. Ngày thứ 17 tháng 4 năm thứ 10 vua

Quang Tự, bằng bốn bản sao, hai bằng Pháp ngữ và hai bằng tiếng Trung Hoa), trên đó

những vị Bộ trưởng toàn quyền lần lượt đã ký tên và đóng dấu của quân đội của họ.

Mỗi đại diện đã xem một thí dụ mỗi đoạn văn.

Đại diện Toàn quyền Chính thức cho Thiên triều.

(Ký tên và con dấu) LÝ HỒNG CHƯƠNG

Ðại diện Toàn quyền cho Chính phủ Cộng Hòa Pháp

(Ký tên và con dấu) FOURNIER

Page 24: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

24

Quy định giữa Pháp và

Annam liên quan đến các

hầm mõ tại Annam và Bắc

Bộ, ký kết tại Huế, ngày 18

tháng Hai, 1885

(Bản Quy định này trích từ Parry, Clive. The Consolidated Treaty Series, Oceana

Publications, Inc., Vol. 165, trang 474-476. Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng

www.viettrade.net 1999-2003)

Ðức Vua Annam đã cam kết, theo điều khoản 18 của Hiệp định ký kết ngày 6 tháng Sáu,

1884 giữa nước Pháp và Annam, quy định, thỏa thuận với Chính phủ nước Cộng Hòa

Pháp, chế độ hầm mõ trong nước Annam, và cũng cấm chỉ, tính cách tuyệt đối tùy ý sử

dụng lớp mõ, dù tại Annam hay tại Bắc Bộ trước khi có sự thỏa thuận; tuyên bố, hơn thế

nữa, rằng tất cả các hầm mõ nằm trong các tiểu quốc một lần nữa là phần của khu vực

Hoàng gia và rằng chúng miễn tất cả mọi tiền phí, ngoại trừ một mõ dầu nằm trong phần

đất thuộc làng Nong-Son9 (tỉnh Quảng Nam), đã được nhượng ngày 12 tháng Ba, 1884,

trong một thời hạn 29 năm, và xét rằng cần phải quyết định những điều kiện mà theo đó

những hầm mõ tại Annam và Bắc Bộ có thể được khai thác.

Chính phủ của nước Cộng Hòa, mong muốn làm dễ dàng hơn cho Ðức Vua Annam trong

việc thành lập một chế độ hầm mõ có tính cách phát triển sự thịnh vượng trong các tiểu

quốc10

của Ngài.

Vì vấn đề này, hai nước đã quyết định kết luận một Quy ước đặc biệt và do đó đã nêu

danh sách các đại diện toàn quyền của hai bên như sau:

Chính phủ của nước Cộng Hòa:

Ông Victor-Gabriel Lemaire, trưởng cư dân của nước Cộng Hòa Pháp tại Huế, Bộ trưởng

Toàn quyền, Kỵ sĩ của Quân đội Hải ngoại Danh dự, v.v…

Ðức Vua Annam;

Các Ngài: Phạm Thân Duat11

, Bộ trưởng Tài chánh, đệ nhất Toàn quyền;

9 Nông Sơn

10 Nguyên văn États

Page 25: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

25

Huinh Hun Thuong12

, Thứ trưởng Nội vụ của Bộ chiến tranh, đệ nhị Toàn quyền.

Những vị trên, sau khi trao đổi nhau là những vị toàn quyền, đã thấy đúng đắn, đã cùng

quy định những điều sau:

Ðiều I. Ðức Vua Annam chấp thuận đệ trình chế độ và sự khai thác hầm mõ tại các tiểu

quốc của Ngài theo các quy định mà sự sử dụng được chấp thuận của nước Cộng Hòa.

Ðiều II. Giá tiền tổng cộng về thuế lợi tức được thiết lập dựa trên các hầm mõ tại Annam

và trên các sản phẩm của chúng, cũng như giá trị của những sản phẩm được điều chỉnh

hay đã là đối tượng của sự tranh cải, được đóng mỗi năm trong kho quỹ Hoàng gia, sau

khi khấu trừ các chi phí vì sự điều hành của các hầm mõ tại Annam.

Chính phủ Annam có thể đại diện một hay nhiều viên chức để giúp đỡ việc trưng thầu các

mõ của Annam. Chính phủ Annam cũng có thể đòi hỏi vị tổng cư dân trưởng bất cứ khi

nào mà Chính phủ Annam nghĩ là có ích lợi, nhằm giãi thích về việc trả lại tiền thuế đánh

trên các mõ nói trên.

Ðiều III. Việc đánh thuế và thuế lợi tức lên các mõ và trên các sản phẩm của chúng tại

Bắc Bộ, cũng như giá trị của sản phẩm đã được điều chỉnh làm đối tượng cho các tranh

cãi, sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chi phí của chế độ điềi hành ở Bắc Bộ.

Ðiều IV. Quy định hiện nay sẽ được đệ trình phê chuẫn giữa hai Chính phủ và nó sẽ đi

vào hiệu lực sau khi hoàn tất thủ tục này, sẽ diễn ra với sự trì hoãn tối thiếu.

Ðể làm bằng, các vị Toàn quyền đã ký vào dự luật hiện nay và đóng dấu lên đó.

Làm tại Huế, Ngày mười tám tháng Hai năm một ngàn tám trăm tám mươi lăm.

Ký tên và con dấu G. LEMAIRE. Ký tên và con dấu PHẠM THÂN DUAT

Ký tên và con dấu HUINH HUN THUONG

11

Nguyên văn 12

Nguyên văn

Page 26: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

26

Bản Thỏa Thuận Ngừng

Chiến Giữa Pháp và Trung

Hoa và Bản Chú Thích. Ký

kết tại Paris ngày 4 tháng

Tư năm 1885

(Tài liệu này trích dịch sang Việt ngữ từ bản Anh ngữ của Mei-chin Chen và Gerritt van

der Wees, Taiwan Documenst Project, 2001. Tài liệu này có đính kèm phía sau tác phẩm

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 của Sông Hồng.)

Giữa Ông Billot, Bộ trưởng Toàn quyền, Giám đốc Chính trị vụ tại Bộ Ngoại giao tại

Paris, và Ông James Duncan Campbell, Ủy viên và Thư ký không phải cư dân thuộc

Tổng Thanh tra của Cơ quan Thuế vụ Hàng hải thuộc Ðế quốc Trung Hoa, hạng nhì trong

dân vụ Trung Hoa và Sĩ quan thuộc Ðoàn quân Hải ngoại Danh dự, cả hai đương có

quyền hạn bởi các Chính phủ của họ, đã kết luận bản Thỏa thuận và bản Chú thích theo

sau đây:

Bản Thỏa Thuận

Ðiều I. Về phần mình, nước Trung Hoa đồng ý phê chuẩn Hiệp ước đã ký kết tại Tien-

Tsin13

ngày 11 tháng Năm năm 1884, và về phần nước Pháp đồng ý sẽ không theo đuổi

bất cứ mục đích nào ngoại trừ hoàn tất và áp dụng nguyên vẹn bản Hiệp ước đó.

Ðiều II. Hai cường quốc thỏa thuận việc ngừng các cuộc chiến đấu khắp mọi nơi, vừa khi

các lệnh có thể được đưa ra và nhận được, và nước Pháp đồng ý ngưng ngay việc phong

tỏa Ðài Loan14

.

13

Thiên Tân 14

Formosa

Page 27: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

27

Ðiều III. Nước Pháp đồng ý gởi một Bộ trưởng lên phương Bắc, tức là đến Tien-Tsin

hay Bắc Kinh, để sắp xếp các chi tiết và hai cường quốc rồi sẽ đặt ra ngày hẹn cho sự triệt

thoái các đơn vị quân sự.

Làm tại Paris ngày 4 tháng Tư năm 1885

BILLOT CAMPBELL

Bản Chú Thích

cho Bản Thỏa Ước Ngày 4

tháng Tư năm 1885

(Tài liệu này trích dịch sang Việt ngữ từ bản Anh ngữ của Mei-chin Chen và Gerritt van

der Wees, Taiwan Documenst Project, 2001. Tài liệu này có đính kèm phía sau tác phẩm

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 của Sông Hồng.)

I. Vừa khi sắc lệnh Hoàng đế được công bố lệnh áp dụng Hiệp Ước Thiên Tân

ngày 11 tháng Năm năm 1884 và từ đó ra lệnh cho quân đội Trung Hoa hiện

đang có mặt tại Bắc Bộ để triệt thoái qua bên kia biên giới, tất cả các cuộc

hành quân trên bộ và trên biển tại Formosa15

và trên bờ biển Trung Hoa sẽ

được đình chỉ; các tư lệnh của quân đội Pháp tại Bắc Bộ sẽ được lệnh không

vượt sang biên giới Trung Hoa.

II. Kể từ lúc quân đội Trung Hoa đã nhận lệnh triệt thoái ra phía sau biên giới,

cuộc phong tỏa Formosa và Pakhoi16

sẽ được tháo bỏ và một vị Bộ trưởng

Pháp sẽ có liên lạc với các đại diện được chỉ danh bởi Hoàng đế Trung Hoa,

để bàn thảo và kết luận, với sự trì hoãn có thể ngắn nhất, một nền hòa bình

cuối cùng, hữu nghị, và một thỏa ước mua bán. Thỏa ước đó sẽ quyết định

ngày quân đội Pháp rút khỏi phía Bắc Formosa.

III. Ðể cho lệnh triệt thoái qua bên kia biên giới được thông tin càng nhanh càng

tốt bởi Chính phủ Trung Hoa đến các đạo quân tại Vân Nam, Chính phủ Pháp

sẽ cung cấp tất cả tiện ích cho lệnh đó sẽ được chuyển đến cho các tư lệnh của

quân đội Trung Hoa đang trên đường di chuyển rời khỏi Bắc Bộ.

IV. Xét đến bất kỳ trường hợp nào mà lệnh ngừng chiến và triệt thoái quân đội

không thể được chuyển tiếp vào cùng ngày bằng Pháp ngữ hay Hoa ngữ đến

các đơn vị lần lượt của họ, người ta phải hiểu rằng, sự ngừng chiến, và sự bắt

đầu cuộc triệt thoái và sự hoàn tất cuộc triệt thoái sẽ xãy ra trong những ngày

15

Ðài Loan 16

Bắc Hải

Page 28: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

28

tháng sau đây: ngày thứ 10, thứ 20 và thứ 30 tháng Tư cho các đạo quân phía

Ðông của Tuyên Quang. Ngày thứ 20 và thứ 30 tháng Tư và ngày thứ 10

tháng Năm cho các đạo quân phía Tây của vị trí đó. Viên tư lệnh người nhận

lệnh ngừng chiến trước nhất phải thông tin này đến các đơn vị quân sự gần

nhất và phải theo đó tránh tất cả sự chuyển quân, tấn công , hay đối đầu.

V. Trong suốt thời gian của cuộc đình chiến và tới khi ký kết bản thỏa ước sau

cùng, hai bên đồng ý không vận chuyển đến Ðài Loan bất cứ đạo quân nào

hay vũ khí chiến tranh. Vừa khi bản Hiệp ước cuối cùng được ký kết và đồng

ý bởi sắc lệnh của Hoàng đế, Pháp sẽ triệt thoái các tàu chiến dùng để tập

trung ra biển khơi, và Trung Hoa sẽ mở cửa lại các cảng hiệp ước cho tàu bè

Pháp.

Làm tại Paris ngày 4 tháng Tư năm 1885

BILLOT CAMPBELL

Page 29: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

29

Hiệp Ước Thiên Tân

ngày 9 tháng Sáu, 1885

Nguồn gốc: Trích từ Công Báo Pháp ngày 27 tháng Giêng, 1886.

Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp, theo đề nghị của Chủ tịch cố vấn, Bộ Ngoại giao,

Nay sắc lệnh:

Ðiều thứ nhất. - Thượng Viện và Phòng Ðại biểu đã đồng thuận Hiệp ước Hòa Bình,

Hữu Nghị, và Thương Mại, được quyết định giữa nước Pháp và Trung Hoa tại Thiên Tân,

ngày 9 tháng Sáu 1885, và sự chuẩn y bộ Dự luật này đã được trao đổi ngày 28 tháng

Mười Một năm 1885, Hiệp ước nêu rõ, trong nội dung sau đây, nhận được sự thi hành

đầy đủ:

Hiệp ước Hòa Bình, Hữu Nghị, và Thương mại được quyết định giữa Pháp và Trung

Hoa, ngày 9 tháng sáu, 1885, tại Thiên Tân.

Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp và Ðức Hoàng đế Trung Hoa, cùng có một ước vọng

như nhau đặt ra một điều kiện đối với những vấn đề khó khăn, và muốn thiết lập và làm

tốt hơn những liên hệ khi xưa về tình bạn và thương mại hiện có giữa hai nước Pháp và

Trung Hoa đã quyết định ký kết một hiệp ước mới đáp ứng mối quan tâm chung giữa hai

nước và giữ lại làm cơ sở cho Quy Ước Sơ đẳng ký kết tại Thiện Tân ngày 11 tháng Năm

1884, được phê chuẩn do sắc lệnh Hoàng đế ngày 13 tháng Tư, 1885.

Kết quả là, hai Nhóm Cao Cấp Ký Kết được chỉ định bởi hai Thủ Tướng toàn quyền,

được rõ:

Tổng Thống của nước Cộng Hòa, Ông Jules Patenôtre, phái viên đặc biệt và Bộ trưởng

Toàn quyền của nước Pháp tại Trung Hoa, Sĩ quan Quân đội Hải ngoại 17

Danh dự, Huy

chương Chữ Thập Lớn của Ngôi sao Bắc đẩu của Thụy Ðiển, v, v…;

Và Ðức Hoàng đế Trung Hoa, Li-Hong-Chang, Ủy viên Ðế quốc, Ðại Tể tướng, Ðại

Giáo sư của Thế tử, Thanh tra Thương mại tại các cảng phương Bắc, Mực độ thứ nhất

của Bậc thứ ba của Quý tộc, tước hiệu Souyi;

Ðược sự giúp đở của Si-Tchen, Ủy viên Ðế quốc, thành viên của Cố vấn Ngoại giao, Chủ

tịch Bộ Công lý, người điều hành Ngân khố Bộ Tài chánh, Chủ tịch trường Sĩ quan Kế

thừa…

Và về Teng-Tcheng-Sieou, Ủy viên Ðế quốc, thành viên của Bộ Nghi lễ Quốc gia.

17

Legion, Lê Dương

Page 30: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

30

Những vị nêu trên, sau khi thông tri về các quyền lực của họ, rằng họ đã hiểu biết tốt và

đúng đắn, đã cùng nhau quy ước những điều sau đây:

Ðiều I

Nước Pháp hứa thành lập và duy trì trật tự trong các tỉnh Annam giáp giới đế quốc Trung

Hoa. Kết quả là, nước Pháp sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để giãi tán hay trục

xuất những băng đảng cướp phá và những ai không đi theo sự hòa bình công cộng và để

ngăn chận những ai không sửa chữa. Luôn luôn khi nào quân đội Pháp không thể, trong

trường hợp, vượt qua đường biên giới ngăn chia Bắc Bộ và Trung Hoa, đường biên giới

mà nước Pháp hứa tôn trọng và bảo đảm chống lại tất cả mọi cuộc xâm lược.

Về phần mình, nước Trung Hoa cam kết giải tán hoặc trục xuất những băng đảng đang

lẫn trốn trên những tỉnh giới hạn trong Bắc Bộ, và để giải tán những ai muốn tìm kiếm

tạo trên lãnh thổ Trung Hoa nhằm sẽ mang đến những sự rắc rối trong dân chúng được sự

bảo trợ của nước Pháp, và, xét tới những bảo đảm đã mang lại cho nó như an ninh trên

biên giới, Trung Hoa đã cấm sự song song chuyển gởi quân đội tại Bắc Bộ. Hai bên ký

kết đã quyết định, do một quy ước đặc biệt, các điều kiện trong đó ảnh hưởng đến sự dẫn

độ những tội phạm giữa Trung Hoa và Annam. Người Trung Hoa, dù là kiều dân hay cựu

chiến binh, những người sống hòa bình tại Annam, và đang sống về nông nghiệp, kỹ

nghệ hay thương mại, và chẳng gây ra lời khiển trách, ảnh hưởng cho những ai và những

tài sản của họ mà sự bảo đảm an ninh giống như người Pháp được bảo vệ.

Ðiều II

Trung Hoa quyết định không làm gì khi nó có thể hứa hẹn một công trình hòa bình bởi

nước Pháp; cam kết tôn trọng, trong hiện tại và tương lai, những Hiệp ước, Quy ước, và

Sắp xếp, trực tiếp đã can dự hay sẽ can dự vào giữa nước Pháp và Annam.

Ai quan tâm đến những báo cáo giữa Trung Hoa và Annam, chúng ta hiểu rằng sẽ có tính

cách không có điểm nào sự tổn hại uy quyền của đế quốc Trung Hoa và không gây ra một

vi phạm nào bản Quy ước hiện nay.

Ðiều III

Trong một thời hạn là 6 tháng kể từ ngày ký bản Hiệp ước hiện nay, các ủy viên được chỉ

định bởi các bên ký kết cao cấp sẽ đi đến các nơi để khảo sát đường biên giới Trung Hoa

và Bắc Bộ. Họ sẽ đưa ra hầu hết, thay vì cần thiết, những cột mốc được đặt tại những nơi

để tạo thành một đường thẳng phân định rõ rệt. Trong trường hợp hai bên không đạt được

sự thỏa thuận chỗ cho những cột mốc theo sự sữa chữa cao cấp, họ có thể tham khảo đề

cập lên chính phủ lần lượt.

Ðiều IV

Khi đường biên giới đã được khảo sát, người Pháp hay người được Pháp bảo hộ và cư

dân ngoại quốc của Bắc Bộ, ai muốn vượt qua đó đế đi sang Trung Hoa, chỉ có thể làm

thế sau khi được cung cấp giấy thông hành phát bởi nhà cầm quyền Trung Hoa trên biên

giới theo sự đòi hỏi của nhà cầm quyền Pháp. Ðối với những người dân Trung Hoa, phải

có giấy cho phép cấp phát bởi các thẩm quyền vương quốc tại biên giới.

Những người dân Trung Hoa tại Bắc Bộ bằng đường bộ, phải được cung cấp giấy thông

hành chính thức, cấp phát bởi nhà cầm quyền Pháp theo yêu cầu của các thẩm quyền

Trung Hoa.

Page 31: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

31

Ðiều V

Thương nghiệp nhập cảng và xuất cảng sẽ là trong số những thương buôn Pháp hay các

kiều dân Pháp và thương buôn Trung Hoa bằng biên giới trên đất liền giữa Trung Hoa và

Bắc Bộ. Luôn luôn phải làm một số điểm đã được quyết định về sau, và do sự lựa chọn,

cũng như bằng số, sẽ được báo cáo với sự chỉ dẫn cũng như với sự quan trọng trong việc

mua bán giữa hai nước. Người ta sẽ tính toán, liệu trong trường hợp này, những quy luật

có hiệu lực bên trong lãnh thổ Ðế quốc Trung-Hoa.

Trong mọi tình huống, hai trong số những điểm sẽ được chỉ định trên biên giới Trung

Hoa: một phía trên Lào Kay, một phía bên kia Lạng Sơn. Các thương buôn Pháp có thể

lập nghiệp tại đó trong cùng các điều kiện với tất cả cùng tiện lợi mà các cảng mở cho

thương mại ngoại quốc. Chính phủ của Ðức Hoàng đế Trung Hoa cũng thiết lập tại đó

các trạm thuế quan và Chính phủ của nước Cộng Hòa có thể giữ tại đấy những Công sứ

với những đặc ân và phận sự sẽ giống như các phận sự của các nhân viên cùng cấp bậc tại

các cảng mở cửa18

.

Về phần mình Ðức Hoàng đế Trung Hoa có thể, theo thỏa thuận với Chính quyền Pháp,

chỉ danh các viên Công sứ trong các thành phố tại Bắc Bộ.

Ðiều VI

Một quy luật đặc biệt, đính kèm vào Hiệp ước hiện nay, để làm chính xác hơn các điều

kiện trong đó sẽ ảnh hưởng đến thương mại trên đất liền giữa Bắc Bộ và các tỉnh Trung

Hoa như Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Ðông. Quy luật này sẽ được khai triển do các

ủy viên sẽ được chỉ định bởi Các bên Ký kết Cao cấp, trong thời gian trì hoãn ba tháng

sau khi ký kết Hiệp ước này.

Những hàng hóa là mục đích của thương nghiệp sẽ được đệ trình, lúc đi vào lúc đi ra,

giữa Bắc Bộ và các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, về các luật dưới các luật quy định thuế

thật sự của ngoại thương. Luôn luôn giá thuế giãm sẽ không áp dụng đối với hàng hóa

vận chuyển bằng đường bộ qua biên giới giữa Bắc Bộ và Quảng Ðông và sẽ không ảnh

hưởng tại các cảng mở ra do Hiệp ước.

Thương mại vũ khí, máy móc, lương thực tiếp tế, và đạn dược chiến tranh tất cả các loại

được đặt dưới luật và quy định nêu rõ bởi mỗi bên ký kết trên biên giới của bên ấy.

Việc xuất cảng và nhập cảng thuốc phiện sẽ được quản lý bởi những thay đổi đặc biệt

được hình dung trong Quy luật thương mại nêu trên.

Thương mại trên biển giữa Trung Hoa và An Nam là bình đẳng.

Ðiều X

Những sự thay đổi trong các Hiệp ước thỏa thuận và Quy ước trước đây ký kết giữa Pháp

và Trung Hoa, không bị thay đổi bởi Hiệp ước này, và vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Hiệp ước hiện tại sẽ được phê chuẫn ngay lúc này bởi Ðức Hoàng đế Trung Hoa, và sau

khi nó được phê chuẫn bởi Tổng Thống nước Cộng Hoà Pháp, sự trao đổi các phê chuẫn

sẽ được thực hiện tại Bắc Kinh, trong thời gian trì hoãn ngắn nhất.

Làm tại Thiên Tân bởi bốn người ký kết, ngày 9 tháng Sáu năm 1885 tương ứng ngày thứ

27 tháng 4 năm thứ 11 vua Quang Tự.

18

Các cảng mở cửa cho thương mại

Page 32: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

32

(Con dấu và Ký tên) PATENÔTRE

(Con dấu và Ký tên) SI TCHEN

(Con dấu và Ký tên) LI HONG-CHANG

(Con dấu và Ký tên) TENG TCHENG SIEOU

Ðiều 2. Vị Chủ tịch Cố vấn, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, có trách nhiệm thi hành Sắc lệnh

này.

Làm tại Paris, ngày 25 tháng Giêng, 1886.

(Ký tên) JULES GREVE

Do Tổng Thống của Nước Cộng Hòa:

Chủ tịch Cố vấn,

Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao

(Ký tên) C. DE FREYCINET

Page 33: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

33

Page 34: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

34

Page 35: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

35

Page 36: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

36

Quy Ước giữa Trung Hoa

và Pháp liên quan sự Phân

định Biên giới giữa Trung

Hoa và Bắc bộ. Ký kết tại

Bắc Kinh ngày 26 tháng

Sáu năm 1887

Source: The Geographer Office of the Geographer Bureau of Intelligence and Research.

International Boundary Study, China-Vietnam Boundary No. 38 ― December 15,

1978. Appendixes, pp. 8-11.

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng, www.vietrtade.net 1999-2003.

Sự Phân định Biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Bộ

Xét rằng các Ủy viên được chỉ định bởi Tổng thống của nước Cộng Hòa Pháp và Ðức

Hoàng Ðế Trung Hoa, theo Ðiều 3 của Hiệp Ước ngày 9 tháng sáu năm 1885, vì mục

đích công nhận đường biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Bộ giờ đây đã hoàn thành nhiệm

vụ của họ.

Ông Ernest Constans, Ðại biểu, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Nghi lễ, Ủy viên Chính

phủ, và đặc phái viên của nước Cộng Hòa Pháp, và

Ngài Hoàng Tử King, hoàng tử thứ hai, Chủ tịch của Tsoung-li Yamen19

, với sự trợ

giúp của Ngài Souen-Yu Quen, thành viên của Tsoung-li Yamen, và Phó Chủ tịch thứ

nhất của Bộ Công Trình Công cộng;

Nhân danh các Chính phủ của hai bên lần lượt nêu trên,

Ðã quyết định ghi chép lại sau đây những điều khoản cho sự phân định chính thức của

đường biên giới đã nói trước:

1. Các báo cáo, bản đồ, và các phụ kèm được sửa soạn và ký tên bởi các đại diện

Pháp và Trung Hoa đã được chấp thuận.

19

Xem notes trang 92

Page 37: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

37

2. Các điểm tại đó hai Ủy ban đã không thể đạt được thỏa thuận và các tu chính

được đề cập đến trong Ðiều 3(2) của Hiệp ước ngày 9 tháng Sáu năm 188520

đã

được quyết định như sau:

Tại Kouang-Tong những điểm tranh cải nằm về phía Ðông và Tây Bắc của Monkai,

bên kia đường biên giới quyết định bởi ủy ban phân định, đều được tặng thưởng21

cho

Trung Hoa. Những đảo phía Ðông của đường kinh tuyến Paris 105°43’ kinh độ Ðông, tức

là, thuộc đường thẳng Bắc Nam mà đi qua điểm Ðông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-chan

(Tra-co) và tạo thành đường biên giới, cũng đều được tặng thưởng22

cho Trung Hoa. Ðảo

Gotho23

và những đảo khác nằm về Tây của đường kinh tuyến này thuộc về Annam.

Những người Trung Hoa phạm tội hay bị kết tội hay vi phạm đang tìm cách lẫn trốn

trên các đảo sẽ, chiếu theo các điều khoản của Ðiều 17 của Hiệp ước ngày 25 tháng Tư

năm 1886, sẽ bị truy nã, bắt giữ, và giao trả bởi nhà cầm quyền Pháp.

Trên biên giới Vân Nam đường phân định biên giới chạy như sau:

Từ Keou-teou-tchai (Cao-dao-trai) bên bờ trái của Siao-tou-tcheou-ho (Tien-do-chu-

ha), điểm M trên bản đồ của phân đoạn thứ hai, đường thẳng phân định chạy suốt 50 lí

(khoảng 20 cây số) trực tiếp từ Tây sang Ðông, để lại cho Trung Hoa các địa phương như

Tsui-kiang-choo hay Tsui-y-cho (Tư-nghia-xa), Tsui-me-cho (Tư-mi-xa), Kiang-fei-cho

hay Y-fei-cho (Nghia-phi-xa), nằm phía Bắc của đường thẳng đó, và giao cho Annam địa

phương Yeou-p’ong-cho (Hu-bang-xa), nằm phía nam của đường thẳng đó, cho đến

những điểm đánh dấu P và Q trên bản đồ đính kèm nơi mà đường thẳng vượt ngang hai

nhánh sông của phụ lưu bên phải thứ hai của sông Hei-ho (Hac-ha) hay Tou-tcheou-ho

(Do-chu-ha). Từ điểm Q đường thẳng đi về phía Ðông Nam khoảng 15 lí (6 cây số) đến

điểm R, để lại phía Trung Hoa vùng lãnh thổ Nan-tan (Nam-don) phí bắc của điểm R. Từ

điểm R đường thẳng chạy theo hướng đông bắc đến điểm S, theo hướng chỉ dẫn trên bản

đồ bởi đường thẳng R-S, đường sông Nan-teng-ho (Nam-dang-ha) và những vùng lãnh

thổ khác Man-mei (Man-mi), Meng-tong-chang-ts’oun (Moung-dong-troung-thon), và

Mong-toung-chan ( Muong-dong-son), Meng-tong-chang-ts’oun (Muang-dong-troung-

thon), và Meng-toung-chia-ts’ou (Moung-dong-ha-thon), và Meng-toung-chia-ts’ou

(Moung-dong-ha-thon) vẫn còn là phần đất thuộc Annam.

Từ điểm S (Meng-toung-chia-ts’ou hay Mung-dong-ha-thon) đường biên giới đi theo

chính giữa sông Ts’ing chouei-ho (Than thuy ha) đến tận hợp lưu của nó với Sông Clear

tại điểm T.

Từ điểm T đường biên giới đi theo chính giữa của Sông Clear đến điểm X tại

Tch’ouan’teou (Thuyen dan).

Từ điểm X đường biên giới chạy lên phía Bắc đến điểm Y và chạy xuyên qua Paiche-

yai (Bach-thach-giai) và Lao-ai-K’an (Lao-hai-kan), để lại phân nửa phía Ðông của hai

địa phương này cho Annam và phân nửa phía Tây cho Trung Hoa.

Từ điểm Y, đường biên giới chạy lên hướng Bắc dọc theo bờ phải của phụ lưu nhỏ

phía tay trái của Sông Clear, hội tụ với sông tại giữa Pien-pao-kia (Dien-bao-kha) và Pei-

pao (Bac-bao) và tiếp tục từ đấy đến Kao-ma-pai (Cao-ma-bach), điểm Z, nơi dòng sông

nối liền với đường thẳng của phân đoạn thứ ba.

20

trang 29. 21

attribués à la Chine, xem nguyên văn trang 33. 22

Attribués à la Chine, xem nguyên văn trang 33. 23

Cô Tô

Page 38: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

38

Từ Long-po-tchai (phân đoạn thứ năm) đường biên giới chung giữa Vân Nam và

Annam đi theo dòng sông Long-po-ho đến hợp lưu với Ts’ing-chouei-ho, đánh dấu A

trên bản đồ. Từ điểm A đường biên giới di chuyển hướng tổng quát Ðông Bắc-Tây Nam

đến điểm đánh dấu B trên bản đồ, tại đấy sông Mien-chouei-ouan chảy vào Sai-kiang-ho,

rời dòng chảy sông Ts’ing-chouei-ho bên phía bờ Trung Hoa của đường biên giới.

Từ điểm B đường biên giới chạy theo hướng Ðông Tây đến điểm C nơi nó gặp Teng-

tiao-tchiang phía dưới Ta-chou-tchio. Mọi nơi phía Nam thuộc về Annam, và mọi nơi

phía Bắc thuộc Trung Hoa.

Từ điểm C đường biên giới di chuyển về Nam theo chính giữa Sông Teng-tiao-

Tchiang đến hợp lưu của nó ở điểm D với Tsin-tse-ho.

Ðường thẳng rồi chạy theo Tsin-tse-ho khoảng 30 lí và tiếp tục theo hướng Ðông Tây

đến điểm D [sic] tại đây nó gặp một con suối nhỏ chảy đổ vào Sông Ðà (Hei-tciang hay

Hac-giang) phía Ðông của chỗ trũng Meng-pang. đường giữa của giòng suối này phục vụ

như là đường biên giới từ điểm E đến điểm F.

Từ điểm F đường chính giữa của Sông Ðà phục vụ như biên giới phía Tây.

Các thẩm quyền Trung Hoa và nhân viên được chỉ định bởi Tổng Cư dân của nước

Cộng Hòa Pháp tại Annam và Bắc Bộ sẽ được hướng dẫn để đánh dấu những đoạn biên

giới phù hợp theo các bản đồ và ký tên bởi Ủy Ban Phân Ðịnh và với đường thẳng biên

giới được mô tả bên trên.

Ðính kèm theo đây là ba bức bản đồ có hai bản sao được ký và đóng dấu bởi cả hai

bên. Trên các bản đồ đường biên giới mới được vẽ bằng mực đỏ và được chỉ rõ trên

những bản đồ của Vân Nam với các ký tự Pháp và các ký tự Trung Hoa.

Làm tại Bắc Kinh bằng hai bản sao ngày 26 tháng Sáu năm 1887.

CONSTANS

(Con dấu của Ðại sứ Pháp tại Bắc Kinh)

(Chữ ký và Con dấu của Ðặc sứ Toàn quyền)

Page 39: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

39

Hiệp Ước Thương Mại Phụ,

và Hiệp Ước Liên quan đến

sự Phân định Biên giới Bắc

Bộ giữa Pháp và Trung

Hoa Ký kết tại Bắc Kinh,

ngày 26 tháng Sáu, 1887

(Quy ước này được trích dịch từ văn kiện Pháp ngữ trong Tuyển tập Parry Clive, The

Consolidated Treaties Series, Vol. 169, p. 341-344)

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003.

Hiệp Ước Phụ về Thương mại ký kết tại Bắc Kinh ngày 26 tháng Sáu, 1887 giữa Pháp và

Trung Hoa (chấp thuận bằng luật ngày 30 tháng Mười một, 1888, Trao đổi và phê chuẫn

tại Bắc Kinh ngày: Công bố bằng sắc lệnh ngày: Công báo ngày: )

Tổng Thống của nước Cộng Hòa Pháp và Ðức Hoàng đế Trung Hoa, mong muốn làm tốt

đẹp hơn sự phát triển các mối liên hệ thương mại giữa hai nước và để bảo đảm sự thực thi

tốt bản Hiệp ước thương mại ký kết tại Thiên Tân ngày 25 tháng Tư, 1886, đã quyết định

kết luận một bản Quy ước phụ nhằm thay đổi một số điều khoản chứa đựng trong bản dự

luật nói trên.

Vì lý do đó hai bên ký kết cao cấp đã chỉ danh những viên toàn quyền của họ lần lượt

như sau.

Tổng Thống của nước Cộng Hoà Pháp,

Ông Ernest Constans, đại biểu, cựu Bộ trưởng Nội vụ và Nghi lễ, Ủy viên Chính phủ, đặc

sứ của nước Cộng Hoà Pháp tại Trung Hoa;

Và Ðức Hoàng đế Trung Hoa,

Ngài Hoàng thân King, thế tử bậc hai, Chủ tịch của Tsoung-li-Yamen

Ðược sự giúp đỡ bởi

Ngài Souen-Yu-Ouen, thành viên của Tsung-li Yamen, phó chủ tịch thứ nhất của Bộ Lao

Ðộng.

Những nhân vật trên, sau khi đã được thông tri về quyền hạn của họ và rằng họ hiểu tốt

và đúng sự việc, đã hội ý thỏa thuận những điều khoản sau đây:

Page 40: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

40

Ðiều I. Hiệp ước ký kết tại Thiên Tân ngày 25 tháng Tư năm 1886, sẽ ngay lập tức sau

khi có sự chuẫn y, thật sự được đưa ra thi hành trong tất cả các mệnh đề, ngoại trừ, được

biết rõ, những điều khoản mà Quy ước hiện nay nhằm mục đích thay đổi.

Ðiều II. Trong sự thi hành diều khoản thứ nhất của Hiệp ước ngày 25 tháng Tư năm

1886, hai bên ký tên thỏa thuận rằng thành phố Long-Tchéou thuộc tỉnh Quảng Tây, và

thành phố Mong-Tseu24

thuộc tỉnh Vân Nam sẽ mở cửa cho thương mại Pháp-Annam;

ngoài ra, người ta cũng hiểu rằng Manhao, nằm trên đường song từ Laokai đến Mong-

Tseu, được mở ra cho thương mại cũng như Long-Tchéou và Mong-Tseu, và rằng Chính

phủ Pháp có quyền duy trì tại đó một nhân viên liên quan với công sứ tại thành phố sau

cùng này.

Ðiều III. Nhằm để phát triển sự nhanh chóng hơn nếu có thể được sự thương mại giữa

Trung Hoa và Bắc Bộ, những quyền nhập cảng và xuất cảng được quy định bởi điều 6 và

điều 7 của Hiệp ước ngày 25 tháng Tư năm 1886 được tạm thời thay thế như sau:

Hàng hóa ngoại quốc nhập cảng vào Trung Hoa bởi những thành phố mở cửa sẽ có quyền

trả thuế tổng quát cho quan thuế giảm bớt ba phần mười.

Hàng hóa Trung Hoa xuất cảng vào Bắc Bộ sẽ trả theo quyền xuất cảng thuế tổng quát

giảm bốn phần mười.

Ðiều IV. Những sản phẩm có nguồn gốc Trung Hoa được đánh thuế nhập cảng theo phần

thứ nhất của Ðiều 11 của Hiệp ước ngày 25 tháng Tư năm 1886 và được vận chuyển

ngang qua Bắc Bộ hướng ra cảng Annam có thể được đệ trình, để đi ra cảng, nếu chúng

đến một nước khác mà Trung Hoa , theo quyền xuất cảng được ấn định bằng giá thuế tại

các sở thuế Pháp-Annam.

Ðiều V. Chính quyền Trung Hoa cho phép xuất cảng thuốc phiện bản xứ tại Bắc Bộ bằng

biên giới trên đất liền trung bình quyền xuất cảng 20 taël mỗi picul hay 100 lạng Trung

Hoa. Người Pháp hay người dân bảo hộ Pháp không thể mua thuốc phiện từ Long-

Tchéou, Mong-Tseu và Manhao. Các luật về hàng rào mà các thương buôn bản xứ có thể

trả trên sản phẩm không được vượt quá 20 taël mỗi picul.

Các thương buôn Trung Hoa đem đến thuốc phiện từ trong nước để lại người mua, cùng

lúc đó hàng hóa, các biên lai chứng nhận rằng sản phẩm đã được trả thuế đủ, và người

mua trình diện những hóa đơn này tại trạm thuế, tại đây sẽ hủy bỏ chúng lúc đó sẽ tác

dụng lên tiền trả của quyền xuất cảng.

Mọi người hiểu rằng25

thuốc phiện này, trong trường hợp quay trở lại Trung Hoa, dù

bằng đường bộ, dù bằng các cảng mở cửa, không thể được đồng hóa với những sản phẩm

có nguồn gốc từ Trung Hoa nhập cảng lại.

Ðiều VI. Những tàu bè Pháp và Annam, ngoại trừ các tàu chiến và các tàu hải quân được

sử dụng vận chuyển quân đội, lính hay vũ khí chiến tranh, có thể lưu thông từ Lạng Sơn

24

Meng-Tse 25

Ðương nhiên.

Page 41: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

41

đến Cao Bằng, và ngược lại, đi qua những sông (Song-Ki-Kong và Sông Cao Bằng) nối

kết Lạng Sơn đến Long-Tchéou và Long-Tchéou đến Cao Bằng.

Những tàu này sẽ được trích ra, mỗi lượt đi qua, một luật lệ sức tải 5% taël mỗi tấn trọng

tải, nhưng hàng hóa gồm các món sẽ không miễn luật.

Hàng hóa đến từ Trung Hoa có thể được vận chuyển bằng đường sông là vấn đề trong

phần thứ nhất của Ðiều khoản hiện nay, cũng như bằng đường bộ, và chú ý nhất bằng

đường cái quan dẫn từ Lạng Sơn đến Long-Tchéou, nhưng cho đến khi nào mà Chính

phủ Trung Hoa đã thiết lập xong một trạm thuế ở biên giới, những hàng hóa đi qua bằng

đường bộ này chỉ có thể được bán sau khi thông qua luật tại Long-Tchéou.

Ðiều VII. Người ta biết là nước Pháp được hưởng đầy đủ quyền lợi luật pháp, và không

cần phải thảo luận trước tất cả những đặc quyền và sự miễn thuế, trong trường hợp có thể

và tất cả những lợi ích thương mại có thể được đồng ý theo sau đây đối với nước được

nâng đỡ hơn bởi hiệp ước hay quy ước thể theo luật lệ có những liên quan về chính trị

hay thương mại giữa Trung Hoa và các nước nằm về phía Nam và Tây Nam của đế quốc

Trung Hoa.

Ðiều VII. Ðã quyết định một thỏa thuận chung về những thay đổi nêu trên, các vị toàn

quyền đại diện đã ký tên và đóng dấu trên hai bản Pháp văn của Quy ước hiện tại, cũng

thế trên bản dịch tiếng Trung Hoa đi kèm theo mỗi bản này.

Ðiều IX. Các quy định của Quy ước Phụ hiện nay sẽ có hiệu lực như tất cả các quy định

khác được đưa thêm vào trong đoạn văn của Hiệp ước ngày 25 tháng Tư năm 1886 kể từ

ngày trao đổi các phê chuẩn Hiệp ước đã nói và đã quy ước.

Ðiều X. Quy ước hiện nay sẽ được chuẩn y ngay lúc này bởi Hoàng đế Trung Hoa, và

ngay khi nó được phê chuẩn bởi Tổng Thống của nước Cộng Hòa Pháp. Sự trao đổi các

phê chuẩn sẽ xãy ra tại Bắc Kinh.

Làm tại Bắc Kinh, ngày hai mươi sáu tháng Sáu năm một ngàn tám trăm tám mươi bảy.

CONSTANS THẾ TỬ K’ING

Page 42: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

42

Page 43: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

43

Page 44: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

44

Quy Ước giữa Pháp và

Trung Hoa Bổ Túc cho Quy

Ước về sự Phân định Biên

giới giữa Bắc Bộ và Trung

Hoa ngày 26 tháng Sáu

năm 1887. Ký kết tại Bắc

Kinh ngày 20 tháng Sáu

năm 1895

(Quy ước này được trích dịch từ văn kiện Pháp ngữ trong Tuyển tập Parry Clive, The

Consolidated Treaties Series, Vol. 181, p. 375-378.)

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003.

Nhận định rằng các Ủy viên được chỉ định bởi hai Chính phủ để quyết định phân đoạn26

cuối cùng của đường biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Bộ (từ Sông Hồng đến sông

Mékong27

) đã hoàn tất công tác của họ.

Ông Auguste Gerard, Bộ trưởng Toàn quyền, Phái viên đặc biệt của nước Cộng Hòa

Pháp tại Trung Hoa, Sĩ quan của Quân đội Hải ngoại Danh dự, Chữ Thập Vĩ đại Huy

chương của nền độc lập Montenegro, Sĩ quan Cao cấp của Dòng Hoàng gia Vương miện

của nước Ý, v.v..

Ðức Thế tử K’ing, Hoàng tử thứ nhất, Chủ tịch của Tsong-li Yamen cùng với Ðức Ông

Siu Yong-Yi, thành viên của Tsong-li Yamen và Hội đồng Cao cấp của Ðế quốc, Phó chủ

tịch Bộ Nội vụ, v.v…

Quyền nhân danh các Chính phủ liên hệ và vì mục đích đó với đầy đủ quyền hạn mà họ

đã trao đổi với nhau và đã công nhận trong trạng thái rất tốt đẹp và phù hợp, đi đến quyết

định ghi lại nơi đây những điều khoản như sau cho sự tu chính và hoàn tất bản Quy Ước

tại Bắc Kinh ngày 26 tháng Sáu năm 1887. Những bản báo cáo và bản đồ đã được phát

hành và ký kết bởi các Ủy viên Pháp và Trung Hoa đã được chấp thuận.

26

section 27

sông Cửu Long

Page 45: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

45

Ðiều I. Ðường biên giới được vẽ giữa Vân Nam và Annam (bản đồ thuộc phân đoạn số

hai) từ điểm R đến điểm S được thay đổi như sau:

Ðường biên giới bắt đầu tại điểm R, chạy theo hướng Ðông Bắc đến Man-mai[1] và rồi

về Ðông đến Nan-na trên song Ts’ing-chouei-ho, để lại Man-mei cho Annam, và các lãnh

thổ Mong-t’ong-chang-ts’ouen, Mong-t’ong’chan, Mong’t’ong’tchong ts’ouen, và Mong-

t’ong-hia-ts’ouen cho Trung Hoa.

Ðiều II. Phân đoạn số 5 giữa Long-po-tchai và sông Ðà28

được thay đổi như sau:

Từ Long-po-tchai (phân đoạn số 5), đường biên giới giữa Vân Nam và Annam đi theo

giòng sông Long-po-ho29

đến hợp lưu30

với sông Hong-yai (ho) tại điểm đánh dấu mẫu tự

A trên bản đồ. Từ điểm A đường biên giới đi theo hướng tổng quát Bắc Tây Bắc dọc theo

đỉnh của đường phân thủy31

đến nguồn sông P’ing (-ho). Từ đó đường biên giới đầu tiên

đi theo dòng sông P’ing(-ho), rồi Mou-K’i(-ho) đến hợp lưu với sông Ta-pao(-ho), sông

Ta-pao(-ho) đến hợp lưu của nó với sông Nan-Kong(-ho), và sông Nan-Kong(-ho) đến

hợp lưu của nó với sông Non-na(-ho). Từ đó đường biên giới đi theo dòng sông Pa-pao (-

ho) đến hợp lưu của nó với sông Kouang-Sse (-ho), rồi dòng sông Kouang-Sse (-ho), và

từ đó đỉnh của đường phân thủy đến hợp lưu sông Nam-la-pi và sông Nam-la(-ho). Từ đó

nó đi theo sông Nam-la(-ho) đến hợp lưu với sông Ðà và rồi giữa sông Ðà đến Nam-nap

hay Nan-ma(-ho).

Ðiều III. Biên giới chung của Vân Nam và Annam giữa sông Ðà, tại hợp lưu của nó với

sông Nam-nap, và sông Mékong thì như sau: Từ hợp lưu của sông Ðà và Nam-nap đường

biên giới đi theo dòng sông Nam-nap đến tận nguồn của nó, rồi chạy theo hướng Tây

Nam và Tây dọc theo đỉnh của đường phân thủy đến tận nguồn sông Nam-Kang và

Nam-wou.

Từ những nguồn sông Nam-wou, đường biên giới đi theo đỉnh của đường phân thủy giữa

lưu vực Nam-wou và lưu vực Nam-la, để lại cho Trung Hoa, về phía Tây, Ban-noi, I-

pang, I-wou, và sáu ngọn núi Trà, và để lại cho Annam, về phía Ðông, Mong-wou và

Wou-te và “vùng lãnh địa32

” Hua-panh-ha-tang-hoc. Ðường biên giới rồi chạy theo

hướng Ðông Nam đến các nguồn sông Nan-nou (-ho); từ đó nó chạy theo hướng Tây Tây

Bắc dọc theo đỉnh của đường phân thủy, các thung lũng của sông Nan-ouo (ho), và các

phụ lưu tả ngạn33

của sông Nam-la đến hợp lưu của sông Mékong và sông Nam-la, về

phía Tây Bắc của Muong-poung. Vùng đất Muong-mang và Muong-jouen được bỏ lại

cho Trung Hoa. Vùng đất của Tám-Nguồn mặn34

(Pa-fa-thai) được đồng ý giao lại cho

Annam.

28

Black river. 29

ho tiếng Trung Hoa có nghĩa là hà hay sông trong tiếng Việt. 30

Hợp lưu là nơi gặp gỡ của những giòng sông. 31

Ðường sống núi. Ðường phân thủy khác với đường thông thủy. 32

The Confederation 33

Bên phía tay trái 34

Huit-Sources salées

Page 46: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

46

Ðiều V. Các ủy viên hay nhà cầm quyền được chỉ định bởi hai Chính phủ sẽ được chỉ thị để đánh dấu những đoạn biên giới phù hợp với những bản đồ được phát hành và ký tện

bởi Ủy ban Phân định và với đường biên giới mô tả như trên.

Ðiều VI. Tất cả những điều khoản liên quan đến việc phân định biên giới giữa nước Pháp

và nước Trung Hoa không được tu chính bởi văn kiện này thì vẫn còn đầy đủ hiệu lực.

Bản Quy ước Bổ túc này, cùng với Quy ước Phân định Biên giới ngày 26 tháng Sáu năm

1887 sẽ được phê chuẩn bởi Ðức Hoàng đế Trung Hoa và, tiếp theo sự phê chuẩn bởi

Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp, những sự phê chuẩn sẽ được trao đổi tại Bắc Kinh

vào ngày sớm nhất nếu có thể.

Làm tại Bắc Kinh bốn bản sao ngày 20 tháng Sáu năm 1895, nhằm ngày thứ 28 của tháng

Năm năm vua Quang Tự thứ 21.

Ký tên và con dấu A. GÉRARD.

Ký tên và con dấu K’ING.

Ký tên và con dấu SIU.

Page 47: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

47

Quy Ước Phụ thêm vào

Quy Ước Thương Mại Bổ

Túc ngày 26 tháng Sáu năm

1887. Ngày 20 tháng Sáu

năm 1895 Source: John V. A. MacMurray. Treaties and Agreements with and Concerning China

1894-1919. Oxford University Press, 1921. p. 28.

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003 Tổng Thống của nước Cộng Hòa Pháp và Ðức Hoàng đế Trung Hoa, vì muốn khuyến

khích và mở rộng đường biên giới Trung Hoa - Việt Nam, do thế đã xác định đến tận

sông Cửu Long,† sự mở rộng các mối liên hệ thương mại giữa hai quốc gia và về sự bảo

đảm thực thi hòa ước thương mại ký kết tại Thiên Tân, ngày 25 tháng Tư năm 1886, cũng

như về Quy Ước Bổ Túc, ký kết tại Bắc Kinh ngày 26 tháng Sáu năm 1887, đã quyết

định kết luận một Quy Ước Phụ Thêm, chứa đựng một số điều khoản mới và thay đổi vài

điều khoản đã có trong các tài liệu trước.

Vì mục đích này Hai bên Ký kết Cao cấp đã nhân danh là những vị toàn quyền của họ

như sau:

Tổng Thống của nước Cộng Hòa Pháp, Ông Auguste Gérard, Bộ trưởng Toàn quyền, Ðặc

phái viên của nước Cộng Hòa Pháp tại Trung Hoa, Sĩ quan Quân đội Hải ngoại danh dự,

v.v… và Ðức Hoàng đế Trung Hoa, Ngài Hoàng tử K’ing, Hoàng tử bậc nhất, Chủ tịch

của Tổng lý Yamen và Ðại Hội Ðồng Ðế quốc, v.v…

Ðã trao đổi nhau về quyền hành trọn vẹn của họ, và đã được nhìn nhận là trong hình thức

tốt và đúng hạn, đã thỏa thuận về những điều khoản như sau:

Ðiều I: Nhân viên Công sứ tại Tong-hing – Hai bên đồng ý rằng, để bảo đảm chính

sách kiểm tra đường biên giới, rằng chính phủ Pháp sẽ có quyền duy trì một nhân viên

cấp bậc sứ quán tại Tong-Hing đối diện Móng Cáy trên biên giới Kwang-tung.

† Chuyển ngữ Việt bởi Sông Hồng www.viettrade.net từ bản dịch Anh ngữ, Rockhill, trang 21, từ văn kiện

Pháp ngữ trong tài liệu ngoại giao Trung Hoa 1894-1898, trang 16. Cũng được in trong B.&F. Hồ sơ ngoại

giao, Vol. 87, trang 525; Thuế quan Vol. Trang 937; Hertslet, trang 323: Tuyển tập, trang 19; Reinach,

trang 331.

Page 48: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

48

Một quy định thêm nữa sẽ ấn định điều kiện theo đó sẽ được thực hiện, do thỏa thuận

giữa các cấp thẩm quyền Pháp và Trung Hoa, một sự cảnh sát hổ tương trên biên giới

Trung Hoa - Việt Nam.

Ðiều II Lung-chou, Mëng-tse, và Hok’ou mở cửa cho thương mại. Ðiều II của Quy

Ước Phụ thêm, ký kết tại Bắc Kinh, ngày 26 tháng Sáu, 1887, được thay đổi và hoàn tất

như sau đây:

Hai Nhóm Cao cấp Ký kết Thỏa ước đồng ý rằng thành phố Lung-chou tại Quảng tây và

thành phố Mëng-tse tại Vân Nam được mở cửa cho thương mại trên thủy trình sông từ

Lào kay đến Mëng-tse sẽ không còn lại Man-hao nhưng là Hok’ou, và rằng chính phủ

Pháp sẽ có quyền duy trì tại Hok’ou một nhân viên dưới quyền Công sứ tại Mëng-tse,

cùng lúc đó chính phủ Trung Hoa sẽ giữ một nhân viên Thuế quan tại đây.

Ðiều III Ssu-mao mở cửa cho thương mại –Hai Nhóm Cao cấp Ký kết Thỏa ước -đồng

ý là thành phố Ssu-mao tại Vân Nam sẽ được mở cửa cho thương mại Pháp-Annam,

giống như Lung-chou và Mëng-tse và rằng chính phủ Pháp sẽ có quyền giống như tại các

cảng mở cửa khác, duy trì một viên công sứ tại đây, cùng lúc đó chính phủ Trung Hoa có

thể lưu giữ một nhân viên Thuế quan tại đây.

Các thẩm quyền địa phương sẽ nổ lực làm dễ dàng sự sắp xếp cơ sở cho Công sứ Pháp tại

nơi cư trú thích hợp.

Người Pháp và người được chính phủ Pháp bảo vệ có thể cư ngụ tại Ssu-mao theo các

điều kiện được cung cấp bởi các điều khoản VII, X, XI, XII, và các điều khoản khác của

Hiệp ước ngày 27 tháng Sáu năm 1858; cũng như theo điều khoản III của Quy ước ngày

25 tháng Tư năm 1886. Các hàng hóa đem tới Trung Hoa có thể được vận chuyển bởi

đường sông, đặc biệt sông Lo-so và sông Mékong cũng như bằng đường bộ, và đặc biệt

bởi lộ trình chính thức, dẫn đến hoặc từ Mong-lê, hay từ I-pang đến Ssu-mao và P’u-erh,

các thuế khóa mà những hàng hóa này chịu sẽ được trả tại Ssu-mao.

Ðiều IV. Việc vận chuyển hàng hóa băng ngang biên giới Việt-Trung. Các điều lệ. –

Ðiều khoản IX của Quy Ước Thương mại ngày 25 tháng Tư, 1886, được sữa chữa lại như

sau:

(1) Hàng hóa Trung Hoa trong lúc vận chuyển từ thành phố này hay thành phố khác

trong bốn thành phố mở cửa cho thương mại trên biên giới, Lung-chou, Mêng-tse,

Ssu-mao và Hok’ou, khi băng ngang Việt Nam, sẽ trả, khi đi ra khỏi, các thuế

khóa giảm bốn phần mười. Một giấy chứng nhận đặc biệt sẽ được cấp phát bắt

đầu khoản tiền trả thuế này, và sẽ đi theo với hàng hóa đến đích. Khi hàng hóa

đến thành phố khác, chúng sẽ được miễn trừ đóng thuế nhập cảng.

(2) Các hàng hóa Trung Hoa xuất cảng khỏi bốn địa phương thành phố nói trên và

được vận chuyển đến các cảng sông hay biển của Trung Hoa, mở ra cho thương

mại, sẽ trả khi vượt sang biên giới một thuế xuất cảng được giẩm bốn phần mười.

Một giấy chứng nhận đặc biệt sẽ được cấp phát bắt đầu sự đóng thuế khóa này, và

đi theo hàng hóa đến đích. Khi hàng hóa đến một trong các cảng sông hay biển

mở ra cho thương mại, chúng sẽ được trả nửa thuế tái nhập cảng phù hợp với quy

Việc này đã được thực hiện bởi Quy Ước Bổ túc ngày 20 tháng Sáu, 1895 đối với Quy Ước cho đường

biên giới phân định giữa Bắc Bộ và Trung Hoa ký ngày 26 tháng Sáu năm 1887.

Page 49: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

49

định tổng quát cho các hàng hóa cùng giống bản chất tại các cảng biển hay sông

mở cửa cho thương mại.

(3) Hàng hóa Trung Hoa vận chuyển từ các cảng sông hay biển mở cửa cho thương

mại, bằng lối Việt Nam, hướng đến bốn địa phương nói trên sẽ trả khi vượt biên

giới một thuế quan đầy đủ. Một giấy chúng nhận đặc biệt sẽ được cấp phát, bắt

đầu sự trả thuế khóa này, và cùng với hàng hóa đi đến đích. Khi chúng tới một

trong những trạm thuế quan biên giới chúng sẽ phải trả khi đi vào phân nửa thuế

tái nhập cảng dựa trên sự giảm bớt bốn phần mười.

(4) Các hàng hóa Trung Hoa nói trên, khi đi kèm với giáy chứng nhận đặc biệt nói

trên, sẽ, trước khi vượt qua các thuế trên đường xuất cảng, hay sau khi vượt qua

các thuế lúc tái nhập cảng, sẽ chịu các quy định dành cho các hàng hóa Trung

Hoa.

Ðiều V.- Khai thác hầm mỏ tại Vân Nam, Quảng Tây, và Quảng Ðông. – Chúng ta

phải hiểu là Trung Hoa, đối với việc khai thác các hầm mỏ tại các tỉnh Vân nam, Quảng

tây, và Quảng đông, có thể kêu gọi, việc đầu tiên, các nhà chế tạo và kỷ sư Pháp, sự khai

thác tuy nhiên vẫn còn chịu các điều luật được tuyên bố bởi Chính phủ Ðế quốc liên quan

với nền kỹ nghệ quốc gia.

Chúng ta đồng ý là các đường xe lửa hoặc là đã có trước rồi, hoặc là được lên dự án tại

Việt Nam có thể, theo thỏa thuận qua lại, và chịu các điều kiện đã được xác định, sẽ tiếp

tục trên lãnh thổ Trung Hoa.

Ðiều VI. - Nới rộng các đường dây điện tín. – Ðiều II của Quy ước điện tín giữa nước

Pháp và Trung Hoa , ký kết tại Chefoo, ngày 1 tháng Mười hai, 1888, được làm đầy đủ

như sau: -

D. Một mối nối sẽ được thực hiện giữa Khu tự trị thứ hai thuộc Ssu-mao và Việt Nam bởi

hai trạm, sẽ là Ssu-mao trên đất Trung Hoa và Muang-ha-hin (muong-nagy-neua) trên đất

Việt Nam, ngay giữa đường Lai-chou và Luang Prabang.

Thuế biểu sẽ được ấn định phù hợp với Ðiều khoản VI của Quy ước Ðiện tín ký kết tại

Chefoo.

Ðiều VII. – Các điều khoản trong Quy ước không vượt quá các địa phương nêu

trên. - Người ta đồng ý rằng các điều luật thương mại chứa đựng trong bản Quy ước hiện

tại có một tính chất đặc biệt, là kết quả của những sự nhượng bộ hổ tương phát xuất từ

các nhu cầu giữa các mối liên hệ giữa Lung-chou, Ho-k’ou, Mêng-tse, Ssu-mao, và Việt

Nam, các mối lợi ích phát xuất từ đó sẽ không được kêu nài bởi các thần dân và các

người được bảo vệ của hai Nhóm Ký kết Cao cấp ngoại trừ ở tại các địa phương cũng

như trên các đường sông và đường bộ của biên giới tại đây xác định.

Ðiều VIII.- Các quy định hiện nay sẽ bắt đầu có hiệu lực y hệt như chúng đã được chen

thêm vào trong văn bản của Quy ước Phụ thêm ngày 26 tháng Sáu năm 1887.

Ðiều IX.- Các Hiệp ước trước vẫn còn hiệu lực.- Các điều khoản của Hiệp ước trước,

các Thỏa ước và Quy ước giữa Pháp và Trung Hoa, không bị thay đổi bởi Hiệp ước hiện

nay sẽ vẫn còn đầy đủ hiệu lực.

Page 50: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

50

Quy ước Bổ túc hiện nay sẽ được phê chuẩn ngay lập tức bởi Ðức Hoàng đế Trung Hoa,

và sau khi nó sẽ được phê chuẩn bởi Tổng Thống của nước Cộng Hòa Pháp, sư trao đổi

các phê chuẩn sẽ xảy ra tại Bắc Kinh trong thời gian trì hoãn ngắn nhất.

Làm tại Bắc Kinh bằng bốn bản ngày 20 tháng Sáu 1895, tương ứng với ngày 28 tháng

Năm âm lịch năm thứ 21 vua Kwang-hsü.

(Ký tên) A. GÉRARD.

(Ký tên) CHING.

(Ký tên) HSÜ.

Page 51: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

51

Văn Bản Giải Thích về các

Ðiều khoản của Quy Ước

Thương Mại giữa Pháp và

Trung Hoa ngày 20 tháng

Sáu năm 1895, và Hợp

Ðồng Ðường Sắt ngày 5

tháng Sáu năm 1896

Source: John V. A. MacMurray. Treaties and Agreements with and Concerning China

1894-1919. Oxford University Press, 1921. p. 31.

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003

Tổng Lý Yamen gởi Ông Gérard, Bộ Trưởng của nước Cộng Hòa Pháp tại Bắc Kinh.

Ngày thứ 13, tháng thứ 5, năm Kuang-Hsu thứ 23 (12 tháng Sáu năm 1897)

Chính phủ Ðế quốc Trung Hoa và Chính phủ nước Cộng Hòa Pháp, vì mong muốn

sống chung và bình đẳng để làm dễ dàng hơn sự phát triển trong sự phù hợp với các Hiệp

ước, và như là một chứng cứ về một sự thông cảm chung, những liên hệ thương mại và

tình láng giềng giữa hai nước Trung Hoa và Annam, đã nổ lực do sự trao đổi quan điểm

và một thỏa thuận giữa Yamen của chúng tôi và Văn phòng Ðại sứ của nước Cộng Hòa

Pháp, để xác định chính xác hơn và rõ ràng hơn việc thực hiện một số điều khoản nào đó

của Quy ước được làm giữa nước Trung Hoa và Pháp.

Vì mục đích đó, Yamen của chúng tôi và Lãnh sự của nước Cộng Hòa đã thỏa thuận

trên ba công thức như sau:

1. Hiểu rằng để phù hợp với Ðiều V của Quy ước Thương mại ngày 20 tháng

Sáu năm 1895, cũng như bản hợp đồng ngày 5 tháng Sáu năm 1896, giữa Ðại đội Fives-

Lille và Ban Ðiều Hành chính thức của đường sắt Ðồng Ðăng và Lung-chou, đã thành

công thỏa mãn, và vừa khi đường sắt từ Ðồng Ðăng đến Lung-chou35

hoàn tất, một yêu

cầu phải được thực hiện để tiếp tục đường sắt nói trên theo hướng Nan-ning và Pe-se, và

các bản văn trao đổi ngày 2 và 25 tháng Sáu cùng năm giữa Yamen của chúng tôi.

35

Long Châu, Long-Tchéou

Page 52: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

52

2. Hiểu rằng, để phù hợp với Ðiều V của Quy ước Thương mại Bổ Túc ngày 20

tháng Sáu năm 1895, cũng như rằng ba tỉnh biên giới phía Nam Quảng Ðông, Quảng

Tây, và Vân Nam, chính phủ Trung Hoa có thể kêu gọi cá kỹ sư Pháp và các nhà chế tạo

cho các hầm mõ hoạt động.

3. Hiểu rằng Trung Hoa sẽ đảm nhiệm việc phát triển lưu thông trên thượng lưu

Sông Hồng, và rằng theo lợi ích thương mại, Trung Hoa sẽ nâng cấp và phát triển đường

xe lửa từ Ho-k’ou đến Man-hao và Meng-tse cho mãi tới các thủ đô địa phương.

Cũng hiểu thêm rằng quyền hạn sẽ được nhượng bộ để tạo thành một thông tin đường

sắt giữa biên giới Annam và các thủ đô địa phương. Hoặc bằng khu vực sông Pe-se, hay

bằng đường thượng nguồn Sông Hồng; những nghiên cứu sơ đẳng và sự thực thi do phía

Trung Hoa làm sẽ được làm dần dần. Những công thức này được phối hợp trong sự trao

đổi hiện nay với các văn bản như là chứng cớ. Yamen của chúng tôi và tòa Lãnh sự nước

Cộng Hòa, các thông dịch viên thành tín có ý kiến hổ tương của hai chính phủ đồng ý

rằng những công thức này nhằm cố ý xác định một số điều khoản của những Quy ước đã

có trước đây giữa hai chính phủ, và để bảo đảm việc thực thi có hiệu quả trong tinh thần

tin cậy lẫn nhau và thiện chí, và mối lợi bằng nhau giữa hai nước.

(Tiếp theo là các chữ ký của Ngài Tổng Thống và các thành viên của Tsung-li-

Yamen)

Page 53: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

53

Các Quy Ðịnh về Cảnh Sát

Hổn Hợp trên Biên Giới

Trung Hoa –Annam – Ngày

7 tháng Năm, 1896

Source: John V. A. MacMurray. Treaties and Agreements with and Concerning China

1894-1919. Oxford University Press, 1921. p. 32.

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003.

“Tiểu đoạn 1 – Các ủy ban hổn hợp cho việc cảnh sát biên giới Việt-Trung.

“Ðiều I. - Cả đường biên giới Trung Hoa -Việt Nam được chia ra, vì những mục đích của

việc cảnh sát phối hợp được duy trì bởi chính quyền Trung Hoa và chính quyền Bảo hộ

của Annam, thành ba phân đoạn như sau:

“Phân đoạn thứ nhất: Biên giới giữa tỉnh Quảng Ðông và Annam.

“Phân đoạn thứ hai: Biên giới giữa tỉnh Quảng Tây và Annam.

“Phân đoạn thứ ba: Biên giới giữa tỉnh Vân Nam và Annam.

“Ðiều II. - Tại mỗi phân đoạn biên giới được nêu rõ trên trong điều khoản trước, cảnh sát

vụ được hướng dẫn bởi một Ủy ban Hổn hợp gồm có một Ủy viên Pháp và một Ủy viên

Trung Hoa.

“Ðiều III. - Ủy viên Pháp có thẩm quyền đối với các sĩ quan thuộc cấp tại khu vực

Annam tương ứng với phân đoạn biên giới đặt dưới sự điều khiển của ông ta, phù hợp với

những quan tâm về về việc thi hành cảnh sát vụ.

Ông ta trực tiếp dưới quyền của Tổng Thống Ðốc của Ðông Dương.

Người Ủy viên Trung Hoa có thẩm quyền đối với các sĩ quan và thuộc cấp dưới quyền

thuộc tỉnh Trung Hoa tương ứng với phân đoạn biên giới đặt dưới sự cai quản của ông ta,

phù hợp với những quan tâm về việc thi hành công việc cảnh sát. Ông ta trực tiếp dưới

quyền của Khâm Sai và Thống Ðốc của tỉnh.

“Ðiều IV. - Các nơi cư trú của các ủy viên Pháp như sau đây:

Phân đoạn biên giới thứ nhất: Mongcay;

Phân đoạn biên giới thứ hai: Langson;

Phân đoạn biên giới thứ ba: Laokay.

“Các nơi cư trú của các ủy viên Trung Hoa như sau đây:

Phân đoạn biên giới thứ nhất: Tong-hing; (Ðông Hưng)

Page 54: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

54

Phân đoạn biên giới thứ hai: P’ing-siang; (Bằng Tường)

Phân đoạn biên giới thứ ba: Ho-K’eou. (Hồ kiều)

“Ðiều V. - Những nơi cư trú của các Ủy viên Pháp và Trung Hoa, những người thành lập

nên một Ủy ban Hổn hợp sẽ được nối liền bằng điện thoại hay điện tín.

“Tiểu đoạn 2 - Những phương tiện để cảnh sát biên giới.

“Ðiều VI. - Việc cảnh sát biên giới được thi hành với những phương tiện của những vị trí

quân sự kép gồm có những toán quân chính quy của hai nước.

“Ðiều VII. - Mỗi vị trí quân sự kép gồm có một đồn binh Pháp và một đồn binh Trung

Hoa, tọa lạc mỗi bên đường biên giới, trên cùng một lộ trình (Ðường xâm nhập).

“Tại những nơi mà sự định dạng địa thế không cho phép lập những nơi đồn trú, chúng có

thể được thành lập để đối diện nhau ở khoảng cách nào đó về một bên hay phía bên kia,

luôn luôn chú ý rằng chúng nằm trong tầm nhìn mỗi bên và trong sự hợp tác.

“Ðiều VIII. - Mỗi đồn quân sự Pháp hay Trung Hoa gồm một số tối thiểu hiệu quả

khoảng 30 lính chính quy có trang bị. Ðược chỉ huy bởi một sĩ quna.

“Ðiều IX. - Tại mỗi đồn quân sự kép, đồn Pháp hay đồn Trung Hoa sẽ được nối liền bằng

điện thoại hay điện tín càng sớm càng tốt.

“Ðiều X. - Những đồn binh kép được thành lập ở những đường xâm nhập như sau:

Thứ nhất Mongcay, Tonghing;

Thứ hai Pacsi, Li-tsie (Ly-tien);

Thứ ba Hoàng mo, Leng-tong (Lang-dong);

Thứ tư Chima, Che-ma (Chi-ma);

Thứ năm Ðồng Ðăng, Nam-Kouan (Nam-quan);

Thứ sáu Bi-nhi, P’ing-eul (Bi-nhi);

Thứ bảy Nan-lan, Poa-kiu (Bocup)

Thứ tám Ta-lung, Chouei-K’eou-Kouan;

Thứ chín Ly-ban, Li-pan (Ly-pan);

Thứ mười Soc-giang, P’ing-meng (Binh-mang).

“Ðiều XI. - Số và vị trí các đồn binh kép, như được nói ở điều khoản trước, có thể được

thay đổi do sự thỏa thuận lẫn nhau, sau tham khảo trước giữa Chính phủ Pháp và Chính

phủ Trunug Hoa. Tạm thời chúng vẫn như thế không quyết định, về biên giới Vân Nam.

“Tiểu đoạn 3. Thực hiện cảnh sát vụ biên giới.

“Ðiều XII. - Ðể phù hợp với các điều khoản hiệp ước kết luận tại Tientsin giữa nước

Pháp và Trung Hoa, ngày 9 tháng Sáu năm 1885, những người Pháp và người được Pháp

bảo vệ và các cư dân ngoại quốc thuộc Bắc Bộ, những ai muốn vượt qua biên giới để

thăm viếng Trung Hoa có thể thỏa mãn bằng cách cung cấp những giấy thông hành được

cấp phát bởi những nhà cầm quyền biên giới Trung Hoa sau khi được yêu cầu bởi nhà

cầm quyền Pháp. Với những đối tượng Trung Hoa, một sự cho phép được cung cấp bởi

cac nhà cầm quyền biên giới thuộc đế quốc là đủ.

“Các đối tượng Trung Hoa nào muốn đi từ Trung Hoa sang Bắc Bộ bằng đường bộ phải

được cung cấp với giấy thông hành quy định được cấp phát bởi nhà cầm quyền Pháp theo

yêu cầu của các nhà cầm quyền Trung Hoa.

Page 55: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

55

“Ðiều XIII. - Những điểm duy nhất của lộ trình được cho phép cho người có quốc tịch

của hai nước là, không có ngoại lệ, chờ những luật định sau, mười con đường cung cấp

trong điều X của các quy định hiện nay.

“Giấy phép và giấy thông hành phải mang chỉ dẫn những đường đi mà người mang theo

được cho phép vượt sang biân giới.

“Ðiều XIV. – Khi vượt sang các đồn binh kép, giấy phép và giấy thông hành phải được

thị thực nhập cảnh bởi viên chỉ huy của đồn binh Pháp, và được khám xét bởi viên chỉ

huy của đồn binh Trung Hoa, là những người mà những giấy tờ phải được trình báo.

“Ðiều XV. – Vi phạm các Ðiều XII, XIII, và XIV của các Quy định hiện hành, những

giấy phép thuờng trực để vượt sang biên giới có thể được cung cấp, bằng cách sắp xếp

giữa các nhà cầm quyền đia phương giữa hai nước và các viên chỉ huy tại các đồn binh

kép, đối với người dân của hai nước và đối với những ngoại kiều ở Bắc Bộ do đòi hỏi về

nghề nghiệp hay thương mại, hay vì cơ sở nông nghiệpđều bắt buộc ở lại trện một nước

và phía bên kia biên giới thay phiên nhau.

“Ðiều XVI. - Những giấy phép thường trực được cung cấp trong điều khoản trước sẽ có

thể được tái chấp thuận hàng năm, từ ngày 1 đến ngày 10 tháng Giêng năm Pháp, nhưng

chú ý đến hiệu lực phải được giao một tháng trước cho các nhà cầm quyền Trung Hoa, tại

đây sẽ thông báo đến những nơi liên hệ.

“Ðiều XVII. - Những giấy phép trường trực phải được đăng ký bởi các nhà cầm quyền

của hai nước, những nơi đã cung cấp chúng, và họ sẽ báo cáo chúng đến Ủy viên thuộc

quốc tịch họ để ông ta có thể lưu giữ một bản sao trong hồ sơ lưu.

“Tiểu đoạn 4. - Thực hiện cảnh sát vụ đối với những băng đảng võ trang.

“Ðiều XVIII. - Bất cứ khi nào các nhóm thổ phỉ tụ tập được báo cáo trên lãnh thổ

Annam, viên chỉ huy đồn binh Pháp nào được báo cáo phải, tại mỗi đồn binh kép, lập tức

cảnh giác viên chỉ huy đồn binh Trung Hoa và ủy viên Pháp chịu trách nhiệm phân đoạn

biên giới tại nơi của đồn binh ông ta.

“Ðiều XIX. - Bất cứ khi nào có sự tụ tập của các nhóm thổ phỉ được báo cáo trên lãnh

thổ Trung Hoa, viên chỉ huy của đồn binh Trung Hoa nào được báo cáo phải, tại mỗi đồn

binh kép, lập tức cảnh giác viên chỉ huy đồn binh Pháp và Ủy viên Trung Hoa chịu trách

nhiệm tại phân đoạn biên giới tại nơi có đồn binh của ông ta.

“Ðiều XX. – Hai Ủy viên, sau khi hiểu biết chung với nhau, mỗi người lo phần việc của

mình ra những lệnh cần thiết theo các biện pháp cảnh sát để được thi hành chống lại

những nhóm tụ tập được báo cáo.

“Tại mỗi đồn binh kép, người chỉ huy của đồn binh Pháp và người chỉ huy của đồn binh

Trung Hoa phải liên lạc thông tin nhau các chỉ thị hay mệnh lệnh nhận được từ các Ủy

viên thuộc Ủy ban Hổn hợp.

“Ðiều XXI. – Trong trường hợp khẩn cấp, viên chỉ huy của đồn binh Pháp và viên chỉ

huy của đồn binh Trung Hoa, tại mỗi đồn binh kép, sẽ sắp xếp nhau về các biện pháp

cảnh sát được thi hành và sẽ tường trình những biện pháp này đối với các ủy viên liên hệ.

“Ðiều XXII. - Nếu những thổ phỉ bị rượt đuổi bởi quân đội Pháp trên lãnh thổ Annam,

vượt sang biên giới đi vào lãnh thổ Trung Hoa thì đồn binh Pháp gần đấy cần loan báo

đến đồn binh Trung Hoa, hay vị chỉ huy của quân đội Pháp phối hợp với cấp chỉ huy

Trung Hoa tại khu lân cận, để cho việc đuổi bắt có thể được tiếp tục mà không bị trì hoãn

bởi quân đội Trung Hoa, và các thổ phỉ bị bắt.

Page 56: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

56

“Trong trường hợp các thổ phỉ sẽ vượt biên giới để từ Trung Hoa đi vào Annam, các trạm

binh biên giới Trung Hoa hay các chỉ huy quân Trung Hoa hứa sẽ báo cáo càng sớm càng

tốt đến những đồn biên giới Pháp gần đấy hay các chỉ huy của quân đội Pháp trong khu

lân cận, để cuộc truy bắt có thể được tiếp tục không chậm trể bởi quân đội Pháp, và các

thổ phỉ sẽ bị bắt.

“Bất cứ sự lơ đểnh hay trì hoãn nào xãy ra trong việc đuổi bắt mà sẽ tiếp tục, hay do

thông báo, sẽ lập tức liên quan đến trách nhiệm của các sĩ quan chỉ huy các đồn binh hay

của quân đội, và họ sẽ chịu trách nhiệm về các hình phạt nặng. Các hình phạt áp dụng sẽ

được thông tri đến Ủy viên của nước kia.

“Tiểu đoạn 5. – Trách nhiệm của Ủy viên và của các vị chỉ huy tại các đồn binh kép.

“Ðiều XXIII. – Các Ủy viên Trung Hoa và Pháp, thuộc Ủy ban Hổn hợp, ai không làm

theo những điều khoản đã quy định hiện hành sẽ bị điều tra do phía bên đó bởi những

viên chức cao cấp của hai nước, những người này sẽ quyết định trách nhiệm sự việc. Khi

hình phạt áp dụng bởi một trong hai chính phủ sẽ được thông báo cho Chính phủ kia, mỗi

bên sẽ hành động theo luật pháp của mình.

“Ðiều XXIV. – Các cấp chỉ huy của đồn binh Pháp hay của đồn binh Trung Hoa tại

những đồn binh kép, hay các chỉ huy quân đội Pháp hoặc Trung Hoa, những ai không

theo với những điều khoản của các Quy định hiện hành áp dụng, sẽ bị điều tra bởi tùy bên

do hai Ủy viên, Pháp và Trung Hoa, thuộc Ủy ban Hổn hợp có trách nhiệm giám sát phân

đoạn biên giới liên hệ. Mỗi bên sẽ phán quyết hình phạt áp dụng, tuy theo luật định của

mỗi nước của đương sự, và sẽ thông báo đến Ủy viên của nước kia thuộc Ủy ban Hổn

hợp liên hệ.

“Tiểu đoạn 6. - Thực hiện cảnh sát vụ trên Quần đảo Bắc Bộ.

“Ðiều XXV. - Bất cứ tầu thuyền hay tầu máy nào được điều khiển bởi một nhóm thủy thủ

Trung Hoa, và di chuyển trong vùng biển Annam, phải được cung cấp với giấy phép giao

cho và thuận cho nhập cảnh bởi nhà cầm quyền Pháp, hoặc hành chánh hay công sứ quán,

hay bởi Hải quan Trung Hoa hay bởi nhà cầm quyền Trung Hoa địa phương tại nơi xuất

phát.

“Giấy phép này phải nói rõ thành phần của thủy thủ đoàn, tính chất của hàng hóa, và

điểm mà con tàu sẽ đến.

“Thuyền của các làng lân cận đến từ các chợ hay chợ phiên, hay phục vụ như tàu đò, mà

khó có thể nói chính xác những người trên tầu, phải có giấy thông hành được cấp phát

bởi nhà cầm quyền địa phương, về trách nhiệm của họ, cho phép tầu bè di chuyển. Người

và hàng hóa trên tầu sẽ được miễn thuế từ những tuyên bố liệt kê đó.

“Ðiều XXVI. - Giấy phép di chuyển phải được trình báo mỗi khi được yêu cầu bởi một

tầu chiến Pháp hay bởi tầu thuế quan của Chính phủ Bảo hộ.

“Ðiều XXVII. - Sự yêu cầu được nêu trong điều khoản trên sẽ được quy định bằng một

phát súng hay một phát đại bác không có đạn, tiế theo đó, nếu cần thiết, bằng một phát

súng thứ hai.

“Bất cứ tầu thuyền nào không tuân theo những quy định nêu rõ trên đây sẽ bị coi là các

phương tiện vận chuyển trên biển của thổ phỉ và sẽ bị đối xử như thế.

“Ðiều XXVIII. - Bất cứ tầu thuyền hay tàu máy nào được điều khiển bởi một nhóm thủy

thủ người Trung Hoa, trình diện tại một điểm trên bờ biển Annam, phải trình báo giấy

Page 57: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

57

chiếu khán thuế quan hay nhà cầm quyền hành chánh giấy cho phép được cung cấp bởi

Ðiều khoản XXV của Quy định hiện hành.”

Cũng nên xem Sự sắp xếp nhằm duy trì trật tự trên biên giới Trung Hoa-Annam, ngày 13

tháng Tư, 1915, giữa Wai Chiao Pu và Bộ trưởng Pháp quyền nhân danh Chính phủ

Ðông Dương (số 1915/4, post), thay thế một sự sắp xếp tương tự ngày 4 tháng Giêng,

1909, giữa các nhà cầm quyền Trung Hoa và Ðông Dương.

Số 1915/4

Pháp (Chính phủ Tổng quát36

của Ðông Dương) và Trung Hoa

36

General Government

Page 58: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

58

Sự Dàn Xếp nhằm Duy Trì

Trật Tự trên Biên Giới

Việt-Trung (kèm theo các

văn kiện trao đổi). Ngày 13

tháng Tư, 1915

Source: John V. A. MacMurray. Treaties and Agreements with and Concerning China

1894-1919. Oxford University Press, 1921. p. 1196-1198.

Bản dịch Việt ngữ của Sông Hồng www.viettrade.net 1999-2003

Ðiều I. - Bất cứ khi nào nhà cầm quyền Pháp biết rằng các phần tử cách mạng hay nổi

loạn Trung Hoa đang tụ tập thành băng nhóm trên lãnh thổ Ðông Dương, những nhà cầm

quyền đó sẽ tích cực quyết tâm giải tán những cuộc tập họp đó; những nhà cầm quyền

Trung Hoa cũng sẽ làm y như vậy nếu có những sự việc giống như thế xảy ra thông báo

cho các đồn biên giới Pháp, hay thông báo bởi Chính phủ Trung Hoa hay nhà cầm quyền

tỉnh Trung Hoa cho Chính phủ Tổng quát Ðông Dương qua trung gian của Sứ quán Pháp

tại Bắc Kinh hay Lãnh sự quán Pháp.

Bất cứ khi nào nhà cầm quyền Trung Hoa được biết các phần tử cách mạng hay nổi

loạn Annam đang tụ tập thành băng nhóm trên các tỉnh biên giới của Ðông Dương, những

nhà cầm quyền đó sẽ tích cực giải tán những nhóm tụ tập đó. Cũng sẽ làm y như vậy đối

với các sự việc giống như thế vừa khi nhà cầm quyền Pháp cho các đồn trạm biên giới

Trung Hoa, hay họ sẽ thông báo đến nhà cầm quyền Trung Hoa hay nhà cầm quyền tỉnh

Trung Hoa qua trung gian của Sứ quán Pháp hay Công sứ Pháp.

Ðiều II. - Nhà cầm quyền Pháp sẽ nghiêm cấm triệt để và đàn áp bất cứ tuyên truyền cách

mạng nào chống lại trật tự vững vàng tại Trung Hoa, thực hiện trên Ðông Dương bằng

báo chí hay những phương tiên in ấn khác.

Những người chịu trách nhiệm cho các hành vi kể trên sẽ bị trục xuất hay truy tố theo

luật định của nước Cộng Hòa Pháp. Giấy phép in ấn dành cho các báo xuất bản bằng

tiếng bản xứ sẽ bị thu hồi, nếu sự việc xảy ra như thế.

Trường hợp sự tuyên truyền thực hiện trên Trung Hoa bởi báo chí hay những phương

tiện in ấn khác chống lại trật tự vững vàng trên Ðông Dương, những nhà cầm quyền

Trung Hoa sẽ làm những gì cần thiết để, phù hợp với những văn kiện của Hiệp ước và

Page 59: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

59

luật pháp áp dụng cho từng trường hợp, sự tuyên truyền này có thể bị cấm chỉ và những

ai có trách niệm sẽ bị trục xuất hay truy tố.

Ðiều III. - Tất cả những phần tử nổi loạn có vũ trang và những băng nhóm nổi loạn vũ

trang, mang vũ khí trên đất Trung Hoa chống lại quân đội chính quy, hay đã gây rối loạn

hòa bình và trật tự công cộng trên đất Trung Hoa, có thể lẫn trốn trên lãnh thổ Pháp, sẽ bị

tước vũ khí và giam giữ. Những kẻ bị giam giữ này sẽ bị trục xuất cuối thời hạn do sự

quyết định của Chính phủ Pháp, và sự kiện sẽ được thông báo đến Chính phủ Trung Hoa.

Sự phí tổn về giam giữ trong bất kỳ trường hợp nào sẽ được nhà cầm quyền Pháp

thông tri Chính phủ Trung Hoa, để họ trả lại những phí tổn này.

Ngược lại, trong trường hợp các nhóm cách mạng sẽ bị trục xuất, chúng có thể bị thường

trực cấm chỉ đi lại trên những phần đất thuộc về hay lệ thuộc Ðông Dương, và tất cả

những biện pháp có hiệu lực sẽ được thực thi để buộc những kẻ này không thể trở lại qua

biên giới Trung Hoa.

Tất cả những phần tử nổi loạn vũ trang và tất cả băng nhóm nổi loạn có vũ trang,

mang vũ khí trên Ðông Dương chống lại quân chính quy, hay gây rối loạn trật tự an ninh

công cộng tại Ðông Dương, có thể trú ẩn trên đất Trung Hoa, sẽ bị tước vũ khí và giam

giữ. Những người Annam bị cầm giữ có thể bị trục xuất cuối thời gian giam giữ do quyết

định bởi Chính phủ Trung Hoa, và do đó sẽ thông báo cho Chính phủ Pháp.

Khoản chi phí giam giữ bất cứ dưới hình thức nào đều sẽ được Chính phủ Trung Hoa

thông báo cho các nhà cầm quyền Pháp để hoàn trả những phí tổn này

Ðiều IV. - Bất cứ cá nhân nào phạm tội trên đất Trung Hoa về cướp bóc hay thổ phỉ hay

bất cứ tội trạng nào hay vi phạm luật lệ chung, sẽ tùy theo mỗi tội trạng, theo Ðiều 17 của

Quy Ðịnh 25 tháng Tư năm 1886, và sau khi thi hành thủ tục trục xuất, sẽ bị trục xuất và

giải giao cho các cấp thẩm quyền Trung Hoa nói trên; nơi đây sẽ chuyển giao Chính phủ

Tổng quát với yêu cầu về sự trục xuất những hồ sơ cần thiết.

Trong trường hợp kẻ phạm tội tạo nên một ngoại lệ về tội chính trị hay tội phạm dẫn

tới tội chính trị, những sự vụ đặc biệt vì tội hay vi phạm sẽ tạo thành chủ đề của một sự

xem xét chi tiết và chú ý đặc biệt, để bên có tội không thể thoát khỏi công lý bằng cách

ngụy tạo các chúng cứ.

Bất cứ cá nhân phạm tội trên Ðông Dương về các hành vi cướp bóc hay thổ phỉ hay

bất cứ tội phạm hay vi phạm luật pháp chung, sẽ tùy theo trường hợp, theo Ðiều 17 của

Quy Ðịnh ngày 25 tháng Tư, 1886, và sau khi thihành thủ tục trục xuất, sẽ bị trục xuất và

giải giao cho Chính phủ Trung Hoa với yêu cầu để trục xuất theo với các hồ sơ cần thiết.

Trong trường hợp kẻ phạm tội gây ra một ngoại lệ về tội chính trị hay tội ác dẫn tới

một tội chính trị, các trường hợp về tội phạm hay vi phạm luật pháp sẽ tạo thành chủ đề

của một sự xem xét chi tiết và thận trọng đặc biệt, để kẻ phạm tội không thể trốn thoát

khỏi công lý bằng cách ngụy tạo các chứng cớ.

Ðiều V. - Nếu những người khó kiểm soát làm những việc như vận chuyển bí mật vũ khí

hay chất nổ, các nhà cầm quyền biên giới của hai nước sẽ có những biện pháp nghiêm

nhặt và tích cực đối phó lại và do đó sẽ ngăn ngừa sự buôn lậu và cung cấp lương thực.

Bắc Kinh, ngày 13 tháng Tư, 1915.

Ngày thứ 13, tháng thứ tư, năm thứ tư của nước Cộng hòa Trung Hoa.

Page 60: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

60

Ký tên thay cho Chính phủ Tổng quát Ðông Dương:

Ðặc sứ và Bộ trưởng Toàn quyền của nước Cộng Hòa Pháp tại Trung Hoa.

A. R. CONTY.

(Con dấu của Lãnh sự Pháp tại Trung Hoa)

Ký tên thay cho Chính phủ nước Cộng Hòa Trung Hoa:

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của nước Cộng hòa Trung Hoa,

LOU TSENG-TSIANG.

(Con dấu của Wai Chiao Pu.)

Những Văn Kiện Trao Ðổi giừa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa và Sứ quán Pháp, liên

hệ với sự dàn xếp nhằm duy trì trật tự trên biên giới Việt-Trung, ký kết tại Bắc Kinh ngày

13 tháng Tư, 1915.

Ngài Lou Tseng-tsiang, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của nước Cộng Hòa Trung Hoa,

gởi đến Ngài A. R. Conty, Ðặc sứ và Bộ trưởng Toàn quyền của nước Cộng Hòa

Pháp tại Trung Hoa.

Bắc Kinh,

Ngày thứ 13 của tháng thứ tư của năm thứ tư của nước

Cộng Hòa Trung Hoa (Ngày 13 tháng Tư, 1915)

Vào ngày 23 tháng Hai vừa qua tôi được vinh dự trả lời thông tin chính thức rằng ngài

đã trình bày cùng tôi vào ngày 16 tháng Mười Hai, 1914, về chủ đề của sự đàn áp các

phần tử nổi loạn Annam. Cùng lúc ấy, tôi đã chỉ định một viên chức của Wai Chiao Pu để

thảo luận với ngài về việc phối hợp các quy luật 1909, liên quan sự đàn áp các âm mưu

nổi loạn, thành một thỏa hiệp mới mà các Chính phủ của hai nước sẽ quan tâm vĩnh viễn,

và thỏa hiệp mới đó sẽ tạo thành những quy định Pháp–Trung nhằm để đàn áp những

nhóm cách mạng trên biên giới Việt-Trung.

Bản thỏa ước năm 1909 sẽ trở thành vô giá trị vừa khi những công cụ ngoại giao mới

sẽ được đều đặn trao đổi và đưa vào hiệu lực.

Tôi được vinh dự gởi đến ngài theo đây, trong khi yêu cầu ngài cho biết đã nhận được

văn kiện này, hai bản sao bằng tiếng Trung Hoa và tiếng nước ngoài của bản thỏa ước đã

đạt được, mà sẽ được trao đổi.

Chấp thuận, v.v…

(Ký tên) LOU TSENG-TSIANG.

Lãnh sự quán Pháp gởi đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Hoa.

Lãnh sự của nước Cộng Hòa Pháp tại Trung Hoa.

Bắc Kinh, ngày 13 tháng Tư, 1915.

Thưa ông Bộ trưởng:

Page 61: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

61

Tôi vinh dự nhìn nhận rằng tôi đã nhận được văn kiện mà Ngài đã rất tốt gởi đến tôi

ngay vào ngày thứ 13, cùng với văn kiện đó là đính kèm hai bản sao bằng tiếng Pháp và

tiếng Trung Hoa về một thỏa thuận đã đạt được liên quan đến sự duy trì một trật tự trên

biên giới Việt-Trung.

Tôi đã ký tên trên văn kiện này nhân danh Chính phủ Tổng quát của Ðông Dương và

đã có vinh dự tiến hành sự trao đổi những dụng cụ ngoại giao. Chúng ta ngầm hiểu rằng

bản thỏa ước năm 1909 sẽ trở thành vô giá trị vừa khi những thỏa thuận mới sẽ được

công bố và đưa vào hiệu lực, sự công bố này sẽ xảy ra vào ngày 15 tháng Sáu tới, để

Chính phủ Trung Hoa có thể có đủ thời gian đưa ra những dụng cụ ngoại giao cần thiết

cho các cấp thẩm quyền Trung Hoa tại các tỉnh biên giới.

Chấp thuận, v.v…

(Ký tên) A. R. CONTY.

Page 62: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

62

Page 63: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

63

Page 64: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

64

Page 65: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

65

Page 66: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

66

Page 67: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

67

Page 68: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

68

Page 69: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

69

Page 70: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

70

Trang 70, 71 là văn bản bằng tiếng Trung Hoa của Quy Ước ký kết tại Nam Kinh ngày

16 tháng Năm 1930. Quy ước này có đăng ký tại Hội Quốc Liên.

Page 71: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

71

Trang 70, 71 là văn bản bằng tiếng Trung Hoa của Quy Ước ký kết tại Nam Kinh ngày

16 tháng Năm 1930. Quy ước này có đăng ký tại Hội Quốc Liên. Xét vì văn bản bằng

tiếng Trung Hoa ngày nay không phổ cập vì ít người đọc, chúng tôi chỉ giới thiệu đến độc

giả hai trang đầu mà thôi.

Page 72: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

72

Quy Ước Quy định những

sự Liên hệ giữa Trung Hoa

và nước Pháp liên quan đến

Ðông Dương thuộc Pháp và

các tỉnh Trung Hoa giáp

giới. Ký kết tại Nam Kinh,

ngày 16 tháng Năm, 1930

(Hội Quốc Liên. Tuyển tập các Hiệp Ước. Những Hiệp Ước Cam kết Quốc tế có

đăng ký bởi Thư ký của Hội Quốc Liên. Vol. CLXII, 1935-1936 Nos. 3730-3756.)

Toàn văn tài liệu Pháp ngữ và Hoa ngữ, được Sông Hồng dịch sang Việt ngữ từ nguyên

bản Pháp ngữ. Tài liệu vi phim (microfilm) của thư viện Luật Heafey thuộc trường Ðại

học Santa Clara University.

Văn bản chính thức bằng Pháp ngữ và Hoa ngữ được thông tri bởi giám đốc Văn phòng

thường trực của đại biểu Trung Hoa đến Hội Quốc Liên. Việc đăng ký bản Quy ước này

xảy ra ngày 27 tháng Chín năm 1935.

Chính phủ Quốc gia của nước Cộng Hòa Trung Hoa và Chính phủ của nước Cộng Hòa

Pháp, với mong muốn thắt chặt mối dây hữu nghị đã tồn tại hạnh phúc giữa hai nước và

để phát triển những liên hệ thương mại giữa hai nước Trung Hoa và Ðông Dương Pháp,

đã quyết định kết luận một Quy ước mới và đã, do đó, chỉ danh những vị toàn quyền sau

đây, xin được nêu rõ:

Tổng Thống của Chính phủ Quốc gia nước Cộng Hòa Trung Hoa:

Ngài Bác sĩ Chengting T. Wang, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ Quốc gia

nước Cộng Hòa Trung Hoa;

Tổng Thống của nước Cộng Hòa Pháp:

Ngài Bá tước De Martels, đại sứ, bộ trưởng toàn quyền và đặc phái viên của nước

Cộng Hòa Pháp tại Trung Hoa, Tư lệnh Quân đội Hải ngoại Danh dự.

Page 73: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

73

Những vị nói trên, sau khi được thông tri về toàn quyền của họ, đã hiểu rõ và đúng cách,

đã họp ký kết những điều khoản sau đây:

Ðiều khoản thứ nhất

Quy ước thương mại Pháp–Trung tại Thiên Tân ngày 25 tháng tư năm 1886 (Ngày thứ

hai mươi hai tháng Ba năm thứ mười hai năm Quang Tự), bản Quy ước thương mại thêm

ký kết tại Bắc Kinh ngày 26 tháng Sáu năm 1887 (Ngày thứ s’au tháng thứ Năm năm thứ

mười ba vua Quang Tự), cũng như các văn kiện chính thức liên quan đến Quy ước này,

được trao đổi tại Bắc Kinh ngày 23 tháng Sáu năm 1887 (Ngày thứ ba tháng thứ Năm

năm thứ mười ba vua Quang Tự) và Quy ước phụ ký kết tại Bắc Kinh ngày 20 tháng Sáu

năm 1895 (Ngày thứ hai mươi tám tháng thứ Năm, năm thứ hai mươi mốt thuộc Quang

Tự) được hủy bỏ và ngưng chỉ tạo nên các hiệu quả.

Những quy định điều 4, 5 và 6 của Hiệp Ước Thiên Tân ngày 9 tháng Sáu năm 1885

(ngày hai mươi bảy tháng thứ tư năm thứ mười một vua Quang Tự) cũng thế đều bị hủy

bỏ.

Ðiều khoản thứ hai Thành phố Long-Tchéou thuộc tỉnh Quảng Tây, những thành phố như Sse-Mao, Ho-

K’éou và Maong-tseu thuộc tỉnh Vân Nam vẫn còn mở cửa cho thương mại băng ngang

biên giới trên bộ giữa hai nước Trung Hoa và Ðông Dương thuộc Pháp.

Ðiều khoản thứ ba

Chính phủ Trung Hoa có thể gởi các công sứ đến Ðông Dương thuộc Pháp tại các

thành phố Hà Nội, hay Hải Phòng và Sàigòn và Chính phủ Pháp có thể tiếp tục gởi các

công sứ tại các địa phương được đập trong điều khoản trước.

Những cấp chỉ huy và người quản lý tại các công sứ quán phải là quốc tịch của nước

nhân danh. Họ không thể thực thi những điều không phải thương mại hoặc kỹ nghệ.

Ðiều khoản thứ bốn

Những người thuộc quốc tịch Trung Hoa đi vào lãnh thổ Ðông Dương thuộc Pháp và

những người thuộc quốc tịch Pháp đi vào lãng thổ Trung Hoa, phải được cung cấp giấy

thông hành bởi các thẩm quyền của nước xuất phát (nước nguyên thủy) Những thông

hành này phải được kiểm nhận bởi một công sứ của nước đến hay bởi các nhà đương

quyền đã nói của nước có quyền hạn về việc này.

Những bên ký kết Hiệp Ước Cao cấp cam kết đồng ý với nhau, phù hợp với luật pháp

và những quy định lần lượt, sự đối xử của nước ưu đải hơn đối với nước quan tâm hoàn

tất các thủ tục bao gồm những xác nhận liên quan tới:

1. Các giấy thông hành,

2. Các quy định về giấy thông hành nội bộ và sự kiểm nhận ra đi.

3. Sự đi vào và đi ra của những người có quốc tịch Pháp Ðông Dương và người quốc

tịch Trung Hoa trở lại Ðông Dương hay trong ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và

Quảng Ðông.

Không có thay đổi về quy định tạm thời hay thường trực đối với những cư dân

thuộc vùng biên giới những người được kêu gọi lao động hay vì công việc lưu lại

tạm thời hay đi lại thường xuyên trên lãnh thổ nước kia trong khu lân cận biên

giới.

Page 74: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

74

Ðiều khoản thứ năm

Những người quốc tịch Trung Hoa trên lãnh thổ Ðông Dương thuộc Pháp và những

người quốc tịch Pháp tại các địa phương Trung Hoa được đề cập trên, có quyền cư trú, đi

lại, mua bán hay làm kỹ nghệ. Sự đối xử đã được sự đồng thuận nhằm thực thi những

quyền phù hợp với những quy định và luật có hiệu lực trện Ðông Dương thuộc Pháp,

cũng như trên đất Trung Hoa, không có bất cứ trường hợp nào ít ưu đãi hơn đối với

những người có quốc tịch thuộc các cường quốc khác.

Những người quốc tịch Trung Hoa trên Ðông Dương thuộc Pháp và những người quốc

tịch Pháp tại các địa phương Trung Hoa được xác định bên trên không thể bị bắt buộc

theo thuế, giá phí hay những sự đóng góp khác hay tăng cao hơn những thuế có thể bắt

buộc đối với những người có quốc tịch của nước được ưu đãi hơn.

Ðiều khoản thứ sáu

Các hàng hóa Trung Hoa có gốc gác từ các cảng Trung Hoa, được vận chuyển chính

đáng hay dưới biên lai trực tiếp hướng đến các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng

Ðông mượn đường Bắc Bộ được giúp chế độ ưu đãi và không phải đặt dưới quyền thông

quá thuế tổng quát.

Các hàng hóa đó chỉ trả một quyền hạn của 1% chiếu theo trị giá.

Cũng vậy, hàng hóa Trung Hoa có gốc từ các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng

Ðông mượn đường Bắc Bộ cho tất cả các điểm tới có thẩm quyền được hưởng một chế

độ ưu đãi và không bị đặt dưới quyền thông quá thuế tổng quát.

Các loại quặng mõ, thiếc đến cá hồi, da sống cũng như các mặt hàng hóa được ghi rõ

đến nay hay được ghi ngoài danh sách A có đính kèm trong quy ước hiện nay được

hưởng một sự miễn trừ các loại luật. Các loại hàng hóa khác phải thuế theo một luạt quy

định 1% chiếu theo giá biểu.

Các vật liệu chiến tranh, vũ khí và quân dụng mà chính phủ quốc gia muốn chuyển gởi

quá cảnh xuyên qua lãnh thổ Bắc Bộ, được hưởng một sự miễn trả tất cả thuế theo luật.

Tàu bè Ðông Dương, ngoại trừ tàu chiến và tàu biển sử dụng vận chuyển quân, vũ khí

và quân dụng chiến tranh, có thể lưu thông từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và ngược lại đi

qua các sông Song-Ki-Kong37

và Song-Bang-Giang38

nối liền Lạng Sơn đến Long-

Tchéou và đến Cao Bằng. Những tàu chiến và các hành hóa vận chuyển quá cảnh không

có quyền miễn trả thuế khi đi vào Trung Hoa.

Ðiều khoản thứ bảy

Hai Chính phủ cam kết lần lượt không thiết lập cấm đoán hay hạn chế nhập cảng, xuất

cảng hay vận chuyển thông quá trên Ðông Dươngvà trên ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và

Quảng Ðông mà không lập tức áp dụng đối với các cường quốc khác.

Hai Chính phủ luôn luôn duy trì quyền ban bố nhằm tới tất cả sản phẩm có gốc gác hay

đến nước này hay nước khác, những cấm đoán hay hạn chế đi vào, đi ra hay thông quá sẽ

đặt ra vì những động lực liên can đến quốc phòng, sự tiếp tế quốc gia, sự bảo vệ phong

phú về nghệ thuật và khoa học, đề phòng các bệnh lây nhiểm hay dịch gia súc, bảo vệ

mùa màng, sự độc quyền của quốc gia và tinh thần đạo đức công chúng, đương nhiên

37

Sông Kỳ Cùng 38

Bằng Giang

Page 75: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

75

những biện pháp này sẽ được phán đoán bởi một nhu cầu tuyệt đối và áp dụng ở các quốc

gia nhận thấy trong những điều kiện giống nhau.

Ðiều khoản thứ tám

Chính phủ Trung Hoa tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Ðông và Chính phủ

Pháp trên lãnh thổ Ðông Dương thuộc Pháp không buộc phải nhận biết dưới cớ nào trên

những hàng hóa nhập cảng hay xuất cảng theo thứ tự do những người quốc tịch Pháp hay

những người có quốc tịch Trung Hoa về quyền đánh thuế nội bộ khác hay nâng cao hơn

những thuế biểu áp dụng lên các quốc gia riêng biệt hay đối với các người quốc tịch của

các cường quốc khác.

Ðiều khoản thứ chín

Những người có quốc tịch Trung Hoa có tội hay bị cáo có tội hay phạm pháp phạm tội

tại Trung Hoa tìm cách trú ẩn trên lãnh thổ Ðông Dương Pháp hay những người có quốc

tịch Pháp phạm tội hay bị cáo có tội hay phạm pháp tại Ðông Dương tìm trú ẩn trên đất

Trung Hoa, theo yêu cầu của các nhà đương cục liên quan và theo minh chứng sự phạm

tội của họ, sẽ bị truy nã, bắt giữ và dẫn độ, phải hiểu rõ rằng sự ngoại lệ sẽ được thực

hiện trong tất cả trường hợp mà, theo sự sử dụng quốc tế, không cho nơi sự dẫn độ.

Ðiều khoản thứ mười

Quy ước hiện nay sẽ được chấm dứt trong thời hạn năm năm. Sáu tháng trước khi hết

hạn thời gian nói trên, mỗi bên Ký kết Cao cấp có thể thông báo bên kia ý định duyệt xét

lại hay từ chối Quy ước hiện nay; (Quy ước sẽ tiếp tục được áp dụng nếu sự thông báo

giống nhau không được thực hiện trong thời gian trì hoãn dự đoán nói trên, dĩ nhiên mỗi

bên Ký kết Cao cấp bất kỳ lúc nào, sau khi hết hạn thời gian đề cập nêu trên trong năm

năm, thông báo bên kia biết ý định duyệt xét lại hay từ bỏ Quy ước hiện nay mà đã trở

thành vô giá trị và không còn hiệu lực một năm sau ngày có thông báo này.

Quy ước hiện nay với những đính kèm sẽ được phê chuẫn càng sớm càng tốt và các

phê chuẫn sẽ xảy ra tại Paris. Quy ước sẽ được công bố tại Ðông Dương và sẽ đi vào hiệu

lực trong cùng thời tại ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Ðông hai tháng sau trao

đổi phê chuẫn.

Ðiều khoản thứ mười một

Quy ước hiện nay đã được viết bằng tiếng Trung Hoa và tiếng Pháp, hai văn bản đã

được đối chiếu và xác minh cẩn thận khi các viên toàn quyền lần lượt đã ký tên vào bản

Quy ước hiện nay bằng hai bản và được đóng dấu.

Làm tại Nam Kinh, ngày mười sáu tháng Năm năm thứ mười chín của nước Cộng Hòa

Trung Hoa tương ứng năm một ngàn chín trăm ba mươi.

(Con dấu) Ký tên Chengting T. Wang.

(Con dấu) Ký tên D. De Martel.

Văn kiện 1

Page 76: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

76

Các Quy định nhằm thực hành công việc cảnh sát hổn hợp trên đường biên giới Trung

Hoa- Annam mà bản dịch tiếp theo sau đây đã được sự đồng ý giữa Tsung-li Yamen và

lãnh sự Pháp tại Peking ngày 7 tháng Năm năm 1896.

Page 77: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

77

Hiệp Ðịnh

Ðình Chiến tại Việt Nam,

20 tháng Bảy 1954

Trích từ tài liệu của Quốc Hội Hoa Kỳ, Thượng Nghị Viện, Ủy Ban Liên Hệ Ngoại Giao,

Quốc Hội lần thứ 90, Khóa thứ nhất, Những Tin Tức Bối Cảnh Liên Quan Ðến Ðông

Nam Á và Việt Nam (Tái bản lần thứ 3) (Washington, D.C. Government Printing Office,

July 1967), pp. 50-62.

Bản dịch Việt ngữ trong Tuyển tập 1, Những Hiệp Ước Trên Biên giới Việt-Trung 1884-

1935, Sông Hồng, www.viettrade.net 2003. Những ghi chú giãi thích cuối mỗi trang là

của Sông Hồng.

Bản dịch này là bản quyền của Sông Hồng © www.viettrade.net 1999-2003.

CHƯƠNG I. - ÐƯỜNG PHÂN RANH QUÂN SỰ TẠM THỜI VÀ KHU PHI

QUÂN SỰ

Ðiều1.

Một đường phân ranh quân sự tạm thời sẽ được ấn định, về mỗi bên39

của đường phân

ranh ấy các lực lượng quân sự của hai phe40

sẽ được tái tập trung41

lại sau cuộc triệt thoái

của họ. lực lượng của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam (QÐNDVN)42

sẽ về phía bắc của

đường phân ranh và lực lượng Liên Hiệp Pháp (LHP) về phía nam.

Ðường phân ranh quân sự tạm thời được ấn định như trên bản đồ đính kèm (không có).

Hai phe cũng đồng ý là khu phi quân sự sẽ được thiết lập hai bên của đường phân ranh,

với một bề rộng không hơn năm (5) cây số, từ đó, để hoạt động, như là vùng trái độn và

để tránh những sự cố có thể gây nên hậu quả chiến tranh trở lại.

Ðiều 2.

Thời gian dành cho các cuộc di chuyển các lực lượng quân sự của mỗi phe vào vùng tái

tập trung mỗi bên của đường phân ranh sẽ được hoàn tất không quá ba trăm (300) ngày

kể từ ngày bản Hiệp Ðịnh này đi vào hiệu lực.

Ðiều 3.

Khi đường phân ranh quân sự tạm thời trùng với đường sông43

thì vùng nước của đường

sông ấy sẽ được mở ra cho sự di chuyển của dân sự của cả hai phe tại bất cứ nơi nào mà

39

On either side 40

The two parties 41

tập kết 42

Việt Minh 43

Waterway

Page 78: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

78

một bờ sông được kiểm soát bởi một phe và bờ kia bởi phe khác. Ủy ban hổn hợp sẽ thiết

lập những luật lệ di chuyển trên sông ngòi tại những sông nước nào cần làm rõ. Việc vận

chuyển của các thương buôn và các tàu bè dân sự của mỗi phe sẽ không bị hạn chế đối

với vùng đất dưới sự kiểm soát quân sự của phe đó.

Ðiều 4.

Ðường phân ranh quân sự tạm thời giữa hai khu tái tập trung cuối cùng được kéo dài vào

những vùng nước thuộc lãnh thổ bởi một đường trực giao với đường thẳng tổng quát của

bờ biển.

Tất cả đảo ven biển phía bắc của đường biên giới này sẽ được di tản bởi lực lượng võ

trang của Liên Hiệp Pháp, và tất cả các đảo phía nam của nó sẽ được di tản bởi các lực

lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ðiều 5.

Ðể tránh những sự cố có thể gây nên sự tái chiến tranh, tất cả các lực lượng , tiếp liệu và

trang bị quân sự sẽ phải được rút lui từ vùng phi quân sự trong phạm vi hai mươi lăm

(25) ngày kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.

Ðiều 6.

Không bất cứ người nào, quân sự hay dân chính, được phép vượt qua đường ranh quân sự

tạm thời trừ phi có sự cho phép đặc biệt để làm như vậy bởi Ủy ban Hổn hợp.

Ðiều 7.

Không bất cứ người nào, quân sự hay dân chính, được phép đi vào vùng phi quân sự

ngoại trừ những người liên hệ với việc làm hành chánh dân sự và cứu trợ và những

người được phép đặc biệt của Ủy ban Hổn hợp đi vào vùng ấy.

Ðiều 8.

Hành chánh dân sự và cứu trợ trong vùng phi quân sự thuộc mỗi bên của đường phân

ranh quân sự tạm thời sẽ là trách nhiệm của các viên Tổng Tư lệnh của hai phe tại những

khu lần lượt. Số nhân viên, quân sự hay dân sự, từ mỗi phe được phép đi vào vùng phi

quân sự vì hoạt động điều hành dân sự và cứu trợ sẽ được quyết định bởi các Tư lệnh lần

lượt, nhưng không có trường hợp nào mà tổng số những người được phép của mỗi phe

vượt quá vào bất cứ thời điểm nào con số được ấn định bởi Ủy ban Quân sự Trung Giá

hay bởi Ủy ban Hổn hợp. Số cảnh sát dân sự và vũ khí họ mang theo sẽ được quyết định

bởi Ủy ban Hổn hợp. Ngoài ra không ai được mang vũ khí trừ phi được cho phép làm

như thế bởi Ủy ban Hổn hợp.

Ðiều 9.

Không có bất cứ điều gì chứa đựng trong chương này được giãi thích như là hạn chế sự

tự do hoàn toàn của cuộc di chuyển, đi vào, đi ra, hoặc trong phạm vi khu phi quân sự

của Ủy Ban Hổn hợp, những nhóm hổn hợp của Ủy ban, Ủy ban Quốc tế được thiết lập

như được nêu rõ như sau đây, những nhóm thanh tra của nó và những nhân viên khác,

các tiếp liệu hay trang bị đặc biệt được phép để đi vào khu phi quân sự bởi Ủy ban Hổn

hợp. Sự tự do di chuyển sẽ được cho phép xuyên qua lãnh thổ dưới sự kiểm soát của mỗi

phe trên đường lộ hay đường thủy có trách nhiệm giữa hai điểm trong phạm vi khu phi

Page 79: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

79

quân sự khi những điểm đó không nối liền bởi các đường lộ hay đường nước nằm hoàn

toàn trong phạm vi khu phi quân sự.

CHƯƠNG II. NHŨNG NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC CHỈ ÐẠO SỰ THỰC THI

HIỆP ÐỊNH HIỆN TẠI

Ðiều 10

Các vị Chỉ huy của các lực lượng của mỗi phe, một bên là Tổng Tư lệnh lực lượng Liên

Hiệp Pháp tại Ðông Dương và bên kia là Tổng Tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt

Nam, sẽ ra lệnh và bắt buộc đình chỉ hoàn toàn tất cả những chiến trận tại Việt Nam bởi

tất cả những lực lượng vũ trang dưới sự kiểm soát của họ, kể cả tất cả đơn vị và nhân

viên trên bộ, hải quân và không quân.

Ðiều 11

Nhằm phù hợp với nguyên tắc về một cuộc ngưng bắn đồng thời trên toàn khắp Ðông

Dương, việc đình chỉ những chiến trận sẽ là đồng thời trên khắp mọi miền đất của Việt

Nam, tại tất cả khu vực chiến trận và cho tất cả những lực lượng của cả hai phe.

Ðáng lưu tâm là thời gian hiệu quả đòi hỏi để chuyển đạt lệnh ngưng bắn xuống đến các

cấp thấp nhất của các lực lượng chiến đấu cả hai phe, hai phe thỏa thuận rằng cuộc ngưng

bắn sẽ có hiệu lực hoàn toàn và đồng thời cho các khu vực44

trong nước như sau đây:

Bắc Việt Nam lúc 8:00 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 20 tháng Bảy 1954

Trung Việt Nam lúc 8:00 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 1 tháng Tám 1954

Nam Việt Nam lúc 8:00 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 11 tháng Tám 1954

Hai phe thỏa thuận rằng giờ trung bình Bắc Kinh sẽ được lấy làm giờ địa phương.

Kể từ giờ ngưng bắn như thế trở thành hiệu lực trên miền Bắc Việt Nam, hai phe sẽ đảm

trách không giao tranh trong bất cứ hoạt động tấn công qui mô nào trên bất cứ phần đất

thuộc chiến trường hành quân Ðông Dương và không sử dụng lực lượng không quân đặt

căn cứ trên Bắc Việt Nam bên ngoài khu vực45

đó. Hai phe cũng đảm trách việc thông

báo lẫn nhau về các kế hoạch di chuyển từ vùng tái tập trung này đến vùng tái tập trung

khác trong vòng năm (5) ngày kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

Ðiều 12.

Tất cả các hoạt động và di chuyển xãy ra trong khi ngưng chiến trận và tái tập trung phải

đượcthi hành theo cách an toàn và trật tự

a. Trong vòng một số ngày sau khi Hiệp định ngưng bắn có hiệu lực, con số sẽ được

quyết định tại chỗ bởi Ủy ban Quân sự Trung Giá, mỗi phe sẽ có trách nhiệm việc

tháo gở và trung hòa những quả mìn (gồm có mìn trên sông và trên biển), bẩy tre,

chất nổ và bất cứ vật liệu nguy hiểm khác được phe đó gài đặt. Trong trường hợp

không thể hoàn tất công việc tháo gở và trung hòa các vật liệu này đúng thời hạn,

44

sector 45

sector

Page 80: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

80

phe liên can cần phải đánh dấu địa điểm bằng cách đặt những bảng hiệu tại đấy.

Tất cả các chỗ phá hủy, các bãi mìn, các chướng ngại kẽm gai và các chất nguy

hiểm đến việc di chuyển tự do của các nhân viên của Ủy ban Hổn hợp và các

nhóm hổn hợp của Ủy ban, được biết hiện diện sau khi cuộc triệt thoái của các lực

lượng quân sự, cần phải được báo cáo lên Ủy ban Hổn hợp bởi các vị Chỉ huy của

các lực lượng đối đầu.

b. Kể từ khi ngưng bắn đến khi tái tập trung được hoàn tất mỗi bên của đường phân

ranh:

1. Các lực lượng mỗi phe phải tạm thời rút lui khỏi các khu vực tập trung

tạm thời được chỉ định cho phe bên kia.

2. Khi lực lượng của một phe rút lui bằng đường lộ (đường sá, xe lửa, đường

sông rạch, đường biển) băng ngang qua lãnh thổ của phe bên kia (xem

Ðiều 24), các lực lượng của phe sau này phải tạm thời rút lui ba cây số

cách mỗi bên mặt lộ trình đó, nhưng như thế nào nhằm tránh can thiệp vào

các hoạt động của dân cư dân sự.

Ðiều 13

Kể từ khi ngưng bắn đến khi hoàn tất các cuộc di chuyển từ một khu tái tập trung này

sang khu khu khác, các máy bay vận tải dân sự và quân sự sẽ đi theo những hành lang

không phận46

giữa những vùng tập trung tạm thời47

được chỉ định cho các lực lượng Liên

Hiệp Pháp phía bắc của đường phân ranh một mặt48

và biên giới Lào và khu tái tập

trung49

được chỉ định cho các lực lượng Liên Hiệp Pháp mặt khác50

.

Vị trí của các hành lang không phận, bề rộng, lộ trình an toàn cho các máy bay quân sự

một động cơ được chuyển về phía nam và sự tìm kiếm và thủ tục tiếp cứu cho các phi cơ

lâm nạn sẽ được quyết định tại chỗ bởi Ủy ban Quân sự Trung Giá.

Ðiều 14

Các biện pháp hành chánh và chính trị trong các vùng tái tập trung, ở mỗi bên của đường

phân ranh quân sự tạm thời:

a. Trong khi chờ đợi những cuộc tổng tuyển cử nhằm đem lại sự thống nhất cho Việt

Nam, hoạt động hành chánh dân sự trong khu tái tập trung sẽ nằm trong tay của

phe mà lực lượng của họ đang được tái tập trung tại đó theo tinh thần của bản

Hiệp định này.

b. Bất cứ vùng lãnh thổ nào đang được kiểm soát bởi một phe mà sẽ được chuyển

sang phe khác bởi kế hoạch tái tập trung sẽ tiếp tục được đìều hành bởi phe cũ

cho đến ngày tất cả các binh sĩ sẽ được chuyển giao đã hoàn toàn rời vùng lãnh

thổ đó để cho vùng đó tự do được chỉ định cho phe đang đòi hỏi. Từ khi đó trở

đi, vùng lãnh thổ đó sẽ được coi như là đã được chuyển giao cho phe kia để họ coi

như đảm nhận trách nhiệm vùng lãnh thổ đó.

Những bước cần phải thực hiện để bảo đảm rằng không có một sự đỗ vỡ trong khi

chuyển tiếp các trách nhiệm. Vì mục đích này, những thông báo cần

46

air-corridors 47

provisional assembly ares 48

on the one hand 49

The regrouping zone 50

on the other hand

Page 81: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

81

thiết sẽ được đưa ra bởi phe rút quân cho phe bên kia biết, việc này sẽ tạo nên

những sắp xếp cần thiết, đặc biệt bằng cách gởi các phân đội cảnh sát và hành

chánh để chuẫn bị những giả định cần thiết cho trách nhiệm hành chánh. Chiều

dài của thông báo như thế sẽ được quyết định bởi Ủy ban Quân sự Trung Giá.

Việc chuyển giao sẽ có hiệu lực trong các giai đoạn kế tiếp nhau cho các khu lãnh

thổ khác nhau.

Sự chuyển giao hành chánh dân sự tại Hà Nội và Hải Phòng cho nhà cầm quyền

của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sẽ được hoàn tất trong những giới hạn

thời gian theo đó đã được quy định theo Ðiều 15 cho các cuộc di chuyển quân sự.

c. Mỗi phe sẽ đảm trách việc tự chế không trả thù hay kỳ thị chống lại những ai hay

tổ chức vì các hoạt động của họ trong thời chiến và để bảo đảm các quyền dân

chủ của họ.

d. Từ ngày đi vào hiệu lực của bản hiệp ước hiện tại này cho đến khi cuộc di chuyển

các binh sĩ được hoàn tất, bất cứ người dân sự nào sinh sống trong khu vực kiểm

soát bởi một phe muốn đi và sinh sống trong vùng chỉ định cho phe kia sẽ được

phép và giúp đỡ để như ý muốn bởi những nhà cầm quyền tại khu vực đó.

Ðiều 15

Sự ngừng chiến đấu của các chiến binh, và các sự triệt thoái và chuyển giao các lực

lượng quân sự, các trang bị và tiếp liệu sẽ xãy ra phù hợp với các nguyên tắc sau:

a. Các sự triệt thoái và chuyển giao các trang bị và tiếp liệu lực lượng quân sự của

hai phe sẽ được hoàn tất trong vòng ba trăm (300) ngày, như quy định bởi Ðiều 2

của bản Hiệp định này.

b. Trong những cuộc triệt thoái liên tiếp trên lãnh thổ sẽ được thực hiện từng khu

vực nhỏ51

, phân mãnh nhỏ52

của khu vực nhỏ hay các tỉnh. Các cuộc chuyển tiếp

từ một khu vực tái tập trung này đến một khu tái tập trung khác sẽ được thực hiện

trong những hoạt động53

hằng tháng liên tiếp theo tỷ lệ với số quân sĩ sẽ được

chuyển tiếp.

c. Hai phe sẽ đảm trách việc thi hành tất cả sự triệt thoái quân đội và các chuyển tiếp

phù hợp với các mục tiêu của Hiệp ước hện tại này, sẽ không cho phép bất cứ

hành động thù địch nào và sẽ không làm bất cứ đ gì có thể cản trở những cuộc

triệt thoái và chuyển giao đó. Họ sẽ giúp đỡ nhau tới mức nào xa nhất.

d. Hai phe sẽ không cho phép bất cứ sự phá hoại hay khủng bố nào đối với các tài

sản công cộng và không gây thương tích đối với sinh mạng và tài sản của dân

chúng. Họ cũng không cho phép can thiệp vào các sự điều hành dân sự tại địa

phương.

e. Ủy ban Hổn hợp và Ủy ban Quốc tế sẽ bảo đảm rằng các bước cần được thi hành

nhằm bảo vệ các lực lượng trong chiều hướng rút quân và chuyển tiếp.

f. Ủy ban Quân sự Trung Giá, và sau đó là Ủy ban Hổn hợp, sẽ quyết định với một

thỏa thuận chung một thủ tục chính xác cho cuộc ngừng chiến của tất cả các chiến

binh và cho các cuộc triệt thoái và chuyển tiếp của quân đội, dựa trên căn bản của

các nguyên tắc đã nêu bên trên và trong phạm vi các khuôn mẫu được quy định

như sau:

51

sectors 52

portions 53

installments

Page 82: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

82

1. Sự ngưng chiến của các chiến binh, bao gồm sự tập trung của tất cả mọi

lực lượng võ trang và cũng như các cuộc chuyển quân của mỗi phe đi vào

các khu vực tập trung tạm thời đã được chỉ định cho phe đó và sự triệt

thoái tạm thời của phe kia khỏi khu vực đó, sẽ được hoàn tất trong phạm

vi một thời gian không quá 15 ngày sau ngày ngưng bắn có hiệu lực.

Ðường phân ranh chung của các khu vực tập trung tạm thời được thiết lập

trên các bản đồ có đính kèm theo với bản Hiệp định này.

Ðể tránh bất cứ sự cố nào, không có bất cứ toán quân nào được phép đồn

trú dưới 1,500 thước cách xa các tuyến phân định lằn ranh các khu vực

tập trung tạm thời.

Trong thời hạn tới khi các cuộc chuyển tiếp hoàn tất, tất cả các hải đảo ven

biển phía tây của các tuyến sau nàysẽ không được bao gồm trong chu vi

thành phố Hải phòng.

― Ðường kinh tuyến tại điểm phía nam đảo Kebao.

― bờ biển bắc của đảo Rousse (không bao gồm đảo này), trãi dài tận

đường kinh tuyến khu mõ than Cẩm Phả.

― Ðường kinh tuyến mõ than Cẩm Phả.

2. Các cuộc triệt thoái và chuyển tiếp sẽ có hiệu lực theo các thứ tự sau đây

và trong phạm vi các thời gian sau đây (từ ngày bản Hiệp định này có hiệu

lực.

― Lực lượng Liên Hiệp Pháp Ngày

Phạm vi54

Hà Nội 80

Phạm vi Hải Dương 100

Phạm vi Hải Phòng 300

― Các lực lượng Quân đội Nhân dân Việt nam Ngày

Khu tập trung tạm thời Hàm Tân và Xuyên Mộc 80

Khu tập trung tạm thời (trú quân đầu tiên) Trung Việt55

80

Khu tập trung tạm thời Cánh đồng Jones 100

Khu tập trung tạm thời mũi Cà Mau 200

Khu tập trung tạm thời (trú quân cuối cùng) Trung Việt 300

CHƯƠNG III. CẤM CHỈ VIỆC ÐEM THÊM QUÂN ĐỘI, CÁC NHÂN VIÊN QUÂN

SỰ, VŨ KHÍ VÀ CHIẾN CỤ, CÁC CĂN CỨ QUÂN SỤ MỚI

Ðiều 16

Có hiệu quả kể từ ngày đi vào hiệu lực của bản Hiệp định này, sự đưa thêm56

vào Việt

Nam bất cứ cuộc tăng cường quân đội nào và các nhân viên quân sự phụ trội57

đều bị cấm

chỉ.

54

perimeter 55

Central Vietnam 56

introduction

Page 83: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

83

Tuy nhiên mọi người đều hiểu rằng, sự luân phiên58

các đơn vị và các toán nhân viên, sự đến Việt Nam của các nhân viên trên căn bản nhiệm vụ tạm thời và sự trở lại Việt Nam

của các nhân viên cá nhân sau những thời gian ngắn hạn nghĩ phép hay nhiệm vụ tạm

thời ngoài Việt nam sẽ được cho phép dưới các điều kiện được đặt để như sau:

a. Sự luân phiên của các đơn vị (đượcđịnh nghĩa ở đoạn (c) của Ðiều này) và các

nhóm nhân viên sẽ không được cho phép cho các toán quân Liên Hiệp Pháp đồn

trú phía bắc của đường phân ranh quân sự tạm thời được đặt để ở Ðiều 1 của bản

Hiệp định này, trong suốt thời kỳ rút quân được cung cấp ở Ðiều 2.

Tuy nhiên, dưới đầu đề về nhân viên cá nhân không hơn năm mươi (50) người,

bao gồm các sĩ quan, sẽ trong thời gian bất kỳ tháng nào được cho phép đi vào

phần lãnh thổ đó trong nước phía bắc của đường phân ranh quân sự tạm thời trện

căn bản nhiệm vụ tạm thời hay trở lại nơi ấysau những thời gian nghĩ phép ngắn

hạn hay nhiệm vụ tạm thời bên ngoài Việt Nam.

b. “Sự luân phiên” được định nghĩa như là sự thay thế những đơn vị hay nhóm các

nhân viên bởi những đơn vị của cùng một tỷ lệ59

hay bởi những nhân viên đến

lãnh thổ Việt Nam để làm công việc hải ngoại của họ tại đấy;

c. Các đơn vị luân phiên sẽ không bao giờ được lớn hơn một tiểu đoàn hay tương

ứng với tỷ lệ đối với không và hải lực;

d. Sự luân phiên sẽ được điều hành trên căn bản một đổi một, miễn là, tuy nhiên,

rằng cứ một phần tư năm60

không một phe nào sẽ đưa vào hơn mười lăm ngàn

năm trăm (15.500) thành viên của các lực lượng vũ trang vào Việt Nam dưới

chính sách luân phiên này.

e. Những đơn vị luân phiên (được định nghĩa trong đoạn (c) của Ðiều này) và các

nhóm nhân viên, và các nhân viên cá nhân được đề cập trong Ðiều này, sẽ đi vào

và rời khỏi Việt Nam chỉ qua những điểm xuất nhập cảnh được đánh số trong

Ðiều 20 dưới đây;

f. Mỗi phe sẽ báo cáo cho Ủy ban Hổn hợp và Ủy ban Quốc tế ít nhất hai ngày

trước bất kỳ một sự đến và rời Việt Nam của các đơn vị, các nhóm nhân viên và

nhân viên cá nhân. Các báo cáo về sự đến và đi của các đơn vị, các nhóm nhân

viên và cá nhân nhân viên sẽ phải đệ trình hằng ngày đến Ủy ban Hổn hợp và Ủy

ban Quốc tế.

Tất cả những sự thông báo và báo cáo được đề cập bên trên phải chỉ rõ nơi và

ngày của sự đi và rời khỏi và số người đến hay đi.

g. Ủy ban Quốc tế, xuyên qua các Toán Thanh tra, sẽ giám sát và thanh tra sự luân

phiên của các đơn vị và các nhóm nhân viên và sự đến hay đi của nhân viên cá

nhân như được cho phép bên trên, tại các điểm được đánh số trong Ðiều 20 dưới

đây.

Ðiều 17

57

additional 58

rotation 59

echelon: cấp số đơn vị 60

quarter: một quý, bốn tháng

Page 84: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

84

a. Với hiệu quả kể từ ngày đi vào hiệu lực của bản Hiệp định này, sự đưa thêm vào Việt Nam bất cứ sự tăng cường nào dưới hình thức các loại vũ khí, đạn dược và

vật liệu chiến tranh khác, như các máy bay chiến đấu, máy bay hải quân, các

mãnh quân dụng tiếp liệu cho động cơ phản lực và võ khí phản lực và xe bọc sắt,

đều bị cấm chỉ.

b. Ðương nhiên, tuy vậy, các vật liệu chiến tranh, vũ khí và chất nổ nào đã bị phá

hủy, mòn hư hay dùng cạn sau cuộc ngưng chiến có thể được thay thế dựa trên

căn bản một bộ phận - đối với- một bộ phận61

của cùng loại và với các đặc tính

tương tự. Những sự thay thế các vật liệu chiến tranh, vũ khí và chất nổ sẽ không

được phép đối với các toán quân Liên Hiệp Pháp đồn trú phía phía bắc của đường

phân ranh quân sự tạm thời được đặt để trong Ðiều 1 của bản Hiệp định này trong

suốt thời kỳ rút quân được cung cấp trong Ðiều 2.

Máy bay hải quân có thể được dùng trong các hoạt động vận chuyển giữa những

khu vực tái tập trung.

c. Vật liệu chiến tranh, vũ khí và chất nổ dành cho các mục đích thay thế được

cung cấp trong đoạn (b) của Ðiều này, sẽ chỉ có thể được đưa vào Việt Nam qua

các điểm xuất nhập cảnh được đánh số trong Ðiều 20 dưới đây;

d. Ngoài các sự thay thế được cho phép trong các hạn chế được đặc để dưới đây

trong đoạn của Ðiều này, sự đưa thêm vào các vật liệu chiến tranh, vũ khí và chất

nổ tất cả mọi loại dưới hình thức cấc bộ phận chưa lắp ráp cho sự lắp ráp sau này

đều bị cấm.

e. Mỗi phe sẽ thông báo cho Ủy ban Hổn hợp và Ủy ban Quốc tế ít nhất hai ngày

trước bất cứ sự đến hay rời khỏi có thể xãy ra đối với các loại vật liệu chiến tranh,

vũ khí hay chất nổ các loại.

Ðể xác minh các yêu cầu đưa vào Việt Nam các loại vũ khí, chất nổ và các vật

liệu chiến tranh khác (như được định nghĩa trong đoạn (a) của Ðiều này) dành cho

mục đích thay thế, một tường trình liên quan tới mỗi chuyến vận chuyển sắp tới sẽ

phải đệ trình cho Ủy ban Hổn hợp và Ủy ban Quốc tế. Những tường trình như thế

sẽ nêu rõ các vật ấy được thay thế sử dụng cho việc gì.

f. Ủy ban Quốc tế, xuyên qua các Toán Thanh tra, sẽ giám sát và và thanh tra những

sự thay thế được cho phép trong những điều kiện và trường hợp được đặt để trong

Ðiều này, tại các điểm xuất nhập cảnh được đánh số trong Ðiều khoản 20 dưới

đây.

Ðiều 18

Với hiệu quả kể từ ngày đi vào hiệu lực của bản Hiệp định này, việc thiết lập những căn

cứ quân sự mới bị cấm chỉ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ðiều 19

Với hiệu quả kể từ ngày đi vào hiệu lực của bản Hiệp định này, không có bất cứ căn cứ

quân sự nào dưới sự kiểm soát của nước ngoài được phép thiết lập trong vùng tái tập

trung của bất kỳ phe nào; hai phe sẽ bảo đảm rằng những vùng được chỉ định cho họ

61

piece-for-piece

Page 85: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

85

không được gia nhập với bất cứ một liên minh quân sự nào và không được sử dụng cho

sự tái tục cuộc chiến hay nhằm đẩy mạnh hơn chính sách gây hấn.

Ðiều 20

Những điểm nhập cảnh Việt Nam dành cho các nhân viên thay phiên và những sự thay

thế các vật liệu được ấn định như sau:

― Vùng về phía bắc đường phân ranh quân sự tạm thời: Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên,

Hải Phòng, Vinh, Ðồng Hới, Muong-Sen;

― Vùng về phía nam của đường phân ranh quân sự .am thời: Hội An, Qui Nhơn, Nha

Trang, Ba Ngòi, Sàigòn, Vũng Tàu, Tân Châu.

CHƯƠNG IV ― NHỮNG TÙ NHÂN CHIẾN TRANH VÀ CÁC TÙ NHÂN DÂN SỰ

Ðiều 21

Sự giãi phóng và hồi hương tất cả các tù binh chiến tranh và các tù nhân dân sự bị giam

giữ bởi các phe tới khi vào hiệu lực của bản Hiệp ước này sẽ được thực hiện dưới những

điều kiện như sau:

a. Tất cả các tù nhân chiến tranh và những tù nhân dân sự tại Việt Nam, người Pháp

và các quốc tịch khác bị bắt giữ kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến tại Việt Nam và tại

bất cứ nơi nào thuộc lãnh thổ Việt Nam sẽ được giãi phóng trong thời hạn ba

mươi (30) ngày sau ngày khi cuộc ngừng bắn trở thành hiệu quả tại mỗi rạp hát.

b. Danh từ “các tù nhân bị giam giữ” được hiểu có nghĩa là tất cả những ai, bằng

cách này hay cách khác đã đóng góp vào cuộc đấu tranh vũ trang và chính trị giữa

hai phe, đã bị bắt giữ vì lý do đó trong giai đoạn chiến tranh.

c. Tất cả các tù nhân chiến tranh và tù nhân dân sự bị giam giữ bởi bất cứ phe nào sẽ

bị đầu hàng cho nhà cầm quyền thích ứng của phe kia. Tại đây phe kia sẽ cho họ

tất cả mọi sự giúp đỡ có thể giúp họ ra đi về nguồn gốc quê hương của họ, nơi

sinh sống quen thuộc của họ hay vùng do họ chọn lựa.

CHƯƠNG V. LINH TINH

Ðiều 22

Các cấp chỉ huy của các lực lượng của hai phe sẽ bảo đảm rằng những người nào dưới sự

chỉ huy của họ bất cứ ai vi phạm bất kỳ các điều khoản của bản Hiệp định này đều bị xử

phạt thích đáng.

Ðiều 23

Trong trường hợp mà nơi chôn cất được biết đến và người ta cũng biết có những ngôi mộ

mới, vị Chỉ huy của các lực lượng của bất kỳ phe nào sẽ, trong một thời kỳ đặc biệt sau

khi bản Hiệp ước đi vào hiệu lực, cho phép, các nhân viên chôn cất của phe kia đi vào

phần dưới sự kiểm soát quân sự của họ vì mục đích tìm kiếm và bốc mộ những nhân viên

quân sự, bao gồm các xác của những tù binh chiến tranh đã chết. Ủy ban Hổn hợp sẽ

quyết định các thủ tục cần thiết và giới hạn thời gian cho việc này. Các cấp chỉ huy lực

lượng của hai phe, các chỉ huy của quân Liên Hiệp thuộc hai phe sẽ liên lạc với nhau tất

cả thông tin mà họ có như về nơi chôn cất nhân viên quân sự của phe kia.

Page 86: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

86

Ðiều 24

Hiệp định này sẽ áp dụng cho tất cả các lực lượng vũ trang của cả hai phe. Các lực lượng

vũ trang của mỗi phe sẽ tôn trọng vùng phi quân sự và lãnh thổ dưới sự kiểm soát của

phe kia, và sẽ không được hành động hay thực hiện những hoạt động chống lại phe kia và

sẽ không tham gia việc phong tỏa nào tại Việt Nam.

Vì những mục đích của Ðiều này, chữ “lãnh thổ” bao gồm các vùng nước trong lãnh thổ

và không gian62

.

Ðiều 25

Các vị Chỉ huy của các lực lượng quân sự của hai phe sẽ hoàn toàn tự lo bảo vệ và những

sự giúp đỡ có thể nào và sự hợp tác với Ủy ban Hổn hợp và các nhóm hổn hợp của nó và

Ủy ban Quốc tế và các toán thanh tra trong việc thực thi các chức năng và nhiệm vụ được

chỉ định bởi Hiệp định này.

Ðiều 26

Tất cả các giá cả tốn kém trong các hoạt động của Ủy ban Hổn hợp và các nhóm hổn hợp

và của Ủy ban Quốc tế và các Toán Thanh tra sẽ được chia đồng đều cho hai phe.

Ðiều 27

Các phe ký tên trong bản Hiệp định này và các bản kế tiếp do chức năng của chúng sẽ

chịu trách nhiệm cho việc bảo đảm và quan sát và buộc thi hành các điều kiện và điều

khoản trong đó. Các Chỉ huy Quân sự hai phe sẽ, trong phạm vi các mệnh lệnh lần lượt,

thực hiện những bước và làm tất cả mọi sắp xếp cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ trọn vẹn

những điều khoản của bản Hiệp định này bởi tất cả các nhân viên quân sự dưới quyền chỉ

huy của họ…

Các thủ tục được đặt để trong bản Hiệp định này sẽ, bất cứ khi nào cần thiết, được nghiên

cứu bởi các vị Chỉ huy của hai phe và, nếu cần thiết, được định nghĩa đặc biệt thêm bởi

Ủy ban Hổn hợp.

CHƯƠNG VI. ỦY BAN HỔN HỢP VÀ ỦY BAN QUỐC TẾ GIÁM SÁT VÀ KIẺM

TRA TẠI VIỆT NAM

28. Trách nhiệm cho việc thi hành bản Hiệp định ngưng chiến này sẽ là của hai phe.

29. Một Ủy ban Quốc tế sẽ bảo đảm sự kiểm soát và giám sát sự thi hành này.

30. Nhằm giúp mọi sự dễ dàng hơn, dưới những điều kiện được nêu sau đây, sự thi hành

những điều khoản liên quan các hành động hổn hợp bởi hai phe, một Ủy

ban Hổn hợp sẽ được thành lập tại Việt nam.

31. Ủy ban Hổn hợp sẽ gồm có một số bằng nhau các đại diện của các vị Chỉ huy của hai

phe.

62

territorial waters and air space.

Page 87: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

87

32. Các Chủ tịch của các đại biểu của Ủy ban Hổn hợp sẽ giữ chức vụ tổng quát.

Ủy ban Hổn hợp sẽ thành la những nhóm hổn hợp mà con số sẽ được quyết định bởi một

thỏa thuận chung giữa hai phe. Các nhóm sẽ gồm có một số bằng nhau các sĩ quan từ hai

phe. Vị trí của họ trên đường phân ranh giữa vùng tái tập trung sẽ được quyết định bởi

các phe trong khi lưu tâm tới các quyền hạn của Ủy ban Hổn hợp.

33. Ủy ban Hổn hợp sẽ bảo đảm sự thực thi các điều khoản sau của bản Hiệp định về

ngừng chiến:

a. Một sự ngưng bắn đồng thời tại Việt Nam cho tất cả các lực lượng vũ trang chính

quy hoặc không chính quy của cả hai phe.

b. Sự tái tập trung các lực lượng vũ trang của cả hai phe.

c. Việc quan sát các đường phân ranh giữa các vùng tái tập trung và các mãnh nhỏ

phi quân sự63

.

Trong các giới hạn của khả năng của nó nó sẽ giúp các phe thực hiện những điều khoản

nói trên, sẽ bảo đảm sự liên lạc giữa các phe vì mục đích sữa soạn và thi hành các kế

hoạch cho sự áp dụng các điều khoản này, và sẽ cố gắng giãi quyết những vấn đề tranh

cải có thể nẩy sinh giữa hai phe trong chiều hướng thực thi các điều khoản này.

34. Một Ủy ban Quốc tế sẽ được thành lập nhằm kiểm soát và giám sát qua áp dụng các

điều khoản của hiệp định về đình chiến tại Việt Nam. Nó sẽ gồm có các đại diện của các

quốc gia sau: Canada, Ấn Ðộ và Ba Lan.

Ủy ban Quốc tế sẽ được chủ tọa bởi Ðại biểu Ấn Ðộ.

35. Ủy ban Quốc tế sẽ thiết lập những toán thanh tra cố định và lưu động, bao gồm một

số bằng nhau những sĩ quan được ấn định bởi mỗi trong số các quốc gia đề cập bên trên.

Các nhóm cố định sẽ tọa lạc tại những điểm sau đây: Lao kay, Lang Sơn, Tiên Yên, Hải

Phòng, Vinh, Ðồng Hới, Muong-Sen, Tourane, Qui Nhơn, Nha Trang, Ba Ngoi, Saigon,

Vũng Tàu, Tân Châu. Những điểm này có thể, vào một ngày sau đó, được điều chỉnh

theo yêu cầu của Ủy ban Hổn hợp, hay một trong hai phe, hay tự nó là Ủy ban Quốc tế

chính nó, bởi thỏa ước giữa Ủy ban Quốc tế và quyền chỉ huy của phe liên hệ. Những

vùng hoạt động của các toán lưu động sẽ là những vùng giáp ranh biên giới đất và

biển.của Việt Nam, các đường phân ranh giữa những vùng tái tập trung và những vùng

phi quân sựh. Trong giới hạn của những vùng này họ sẽ có quyền di chuyển tự do và sẽ

nhận từ các thẩm quyền quân sự và dân sự địa phương tất cả những phương tiện mà họ có

thể yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ của họ (điều khoản về nhân viên, sử dụng các tài liệu

cần thiết cho việc giám sát, triệu tập nhân chứng cần thiết để nắm các điều cần biết, bảo

đảm an ninh và tự do di chuyển của các toán thanh tra v.v…) Họ sẽ toàn quyền sử dụng

những phương tiện vận tải tối tân, quan sát và thông tin nếu như họ yêu cầu. Ngoài những

vùng hoạt động được định nghĩa như trên, các toán lưu động có thể, do sự đồng ý với sự

chỉ huy của phe liên hệ, thi hành những cuộc di chuyển khác trong những giới hạn của

nhiệm vụ được giao phó cho họ qua bản Hiệp định này.

63

Demilitarized sectors.

Page 88: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

88

36. Ủy ban Quốc tế sẽ chịu trách nhiệm giám sát sự thực thi đứng đắn của các phe về các điều khoản của bản hiệp ước. Vì mục đích này nó sẽ làm đầy đủ bổn phận kiểm soát,

quan sát, thanh tra và điều tra liên hệ với sự áp dụng các điều khoản của hiệp định ngừng

chiến, và nó sẽ đặc biệt:

a. Kiểm soát các cuộc di chuyển của các lực lương vũ trang của hai phe, có hiệu quả

trong phạm vi khung64

của kế hoạch tái tập trung.

b. Giám sát những lằn ranh tạm thời giữa các vùng tái tập trung.

c. Kiểm soát các cuộc hành quân giãi phóng tù nhân chiến tranh và dận sự.

d. Giám sát tại các cảng và sân bay cũng như dọc theo suốt đường biên giới Việt Nam

sự thực thi các điều khoản của Hiệp ước về sự ngừng chiến, điều hòa sự mới đến

nước của các lực lượng võ trang, các nhân viên quân sự và tất cả các loại vũ khí, chất

nổ và vật liệu chiến tranh.

37. Ủy ban Quốc tế sẽ, xuyên qua môi trường của các toán thanh tra được đề cập bên

trên, và vừa khi có thể hoặc là do sáng kiến riêng, hoặc do yêu cầu của Ủy ban Hổn Hợp,

hay là một trong những các phe, đảm trách các sự điều tra cần thiết cả vừa tài liệu và trên

mặt đất.

38. Các toán thanh tra sẽ đệ trình lên Ủy ban Quốc tế các kết quả của cuộc thanh tra, điều

tra và quan sát của họ. Hơn thế, họ sẽ vẽ lên những báo cáo đặc biệt giống như họ có thể

xét là cần thiết hay như có thể Ủy ban sẽ được đòi hỏi. Trong trường hợp bất đồng ý kiến

với các toán, các kết luận của mỗi thành viên sẽ được đệ trình cho mỗi Ủy ban.

39. Nếu có bất cứ toán giám sát nào không thể giãi quyết một biến cố hay xét thấy rằng

có một sự vi phạm hay mối đe dọa vi phạm nghiêm trọng được báo cáo; Ủy ban sẽ

nghiên cứu các báo cáo và những kết luận của các toán thanh tra và sẽ thông báo các phe

những biện pháp nhằm giãi quyết sự việc, chấm dứt sự vi phạm hay dẹp bỏ đi sự đe dọa

vi phạm.

40. Khi Ủy ban Hổn hợp không thể đạt được một thỏa thuận chung nhằm giãi nghĩa

những điều khoản nào hay đánh giá một dữ kiện, ủy ban Quốc tế sẽ được thông tin về vấn

đề tranh cải. Lời khuyến cáo sẽ được gửi trực tiếp đến các phe và sẽ được thông báo đến

Ủy ban Hổn hợp.

41. Lời khuyến cáo của Ủy ban Quốc tế sẽ được gửi chấp nhận bởi đa số phiếu, tùy thuộc

vào các điều khoản chứa đựng trong Ðiều 42. Nếu

số phiếu bị chia rẽ thì lá phiếu của vị chủ tịch sẽ quyết định.

Ủy ban Quốc tế có thể công thức hóa những khuyến cáo liên quan đến những tu chỉnh và

những phụ khoản sẽ được làm đối với những điều khoản của Hiệp định ngưng chiến tại

Việt Nam, để bảo đảm một sự thực thi có hiệu quả hơn đối với bản Hiệp định. Những

khuyến cáo này sẽ được mọi người chấp nhận chung65

.

64

framework 65

adopted unanimously

Page 89: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

89

42. Khi đối phó với những vấn đề liên quan đến sự vi phạm, hay những sự đe dọa đến vi phạm, có thể dẫn tới một sự tiếp tục cuộc chiến, tức là:

a. Từ chối bởi các lực lượng vũ trang của một phe nhằm ảnh hưởng đến những sự di

chuyển được cung cấp cho chương trình tái tập trung;

b. Sự vi phạm bởi các lực lượng vũ trang của một trong hai phe về vùng tái tập

trung, vùng sông nước thuộc lãnh thổ66

, hay không phận của phe kia;

thì những quyết định của Ủy ban Quốc tế phải được đồng thuận chung67

.

43. Nếu một trong hai phe từ chối đưa vào hiệu lực68

một sự khuyến cáo của Ủy ban

Quốc tế, các phe liên quan hay Ủy ban tự nó sẽ thông tin các thành viên của Hội nghị

Geneva.

Nếu Ủy ban Quốc tế không thể đạt được một sự đồng nhất trí trong các trường hợp được

cung cấp trong Ðiều 42, Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo đa số phiếu69

và một hay nhiều

báo cáo thiểu số phiếu70

đến các thành viên của Hội nghị.

Ủy ban Quốc tế sẽ thông tri các thành viên của Hội nghị trong tất cả trường hợp nào mà

những hoạt động của nó đã bị trở ngại.

44. Ủy ban Quốc tế sẽ được thiết lập vào lúc đình chỉ chiến tranh tại Ðông Dương nhằm

mục đích giúp có thể hoàn tất các nhiệm vụ được cung cấp trong Ðiều khoản 36.

45. Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát tại Việt Nam sẽ hoạt động trong sự phối hợp

chặt chẽ với các Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát tại Cambodia và Laos.

Các vị Tổng Thư Ký của những Ủy ban này sẽ có trách nhiệm điều hành phối hợp công

việc của họ và những liên hệ giữa họ.

46. Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát tại Việt Nam có thể, sau khi tham khảo ý kiến

với các Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát tại Cambodia và Laos, và quan tâm đến

sự phát triển tình hình tại Cambodia và Laos, từng bước giảm bớt các hoạt động của nó.

Một quyết định như thếphải được sự đồng thuận chung.

47. Tất cả các điều khoản của bản HIệp định này, ngoại trừ tiểu đoạn71

của Ðiều 11, sẽ đi

vào hiệu lực vào lúc 2400 giờ72

(giờ Geneva) ngày 22 tháng Bảy 1954.

Làm tại Geneva lúc 2400 giờ ngày 20 tháng Bảy bằng Pháp ngữ và bằng Việt ngữ, c?a

hai văn bản đều có giá trị bằng như nhau.

66

territorial waters 67

must be unanimous 68

refuses to put into effect: thực thi, thi hành 69

majority report 70

one or more minority reports 71

sub-paragraph 72

2400 hours

Page 90: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

90

Về phía Tổng Tư lệnh Lực lượng Liên Hiệp Pháp tại Ðông Dương

Chuẫn tướng73

DELTEII

Về phía Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam74

TA-QUANG-BUU, Ðông Dương

Phó Thủ Tướng Bộ Quốc Phòng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà75

73

Brigadier-General 74

thực chất là lực lượng Việt Minh (Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội) bởi vì cuộc kháng chiến chống

Pháp là của toàn dân chứ không phải của riêng cái gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. 75

Vice-minister of National Defence of the Democratic Republic of Viet Nam

Page 91: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

91

Ðường Phân Ranh

Việt Nam 1954

Tài liệu VIETNAM “DEMARCATION LINE” mang số 19 ngày 10 tháng Chín 1962 của

Văn Phòng Ðịa Lý thuộc Sở Tình Báo và Tìm Kiếm thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Sông

Hồng dịch sang Việt ngữ 2003.

I. Tóm Tắt Ðường Biên Giới

“Ðường Phân Ranh Việt Nam” không phải là đường biên giới quốc tế theo nghĩa

truyền thống; (thực ra chỉ là đường quân sự tạm thời) phân ranh. Như thế đường phân

ranh đó không bao giờ được tỏ lộ trên những bản đồ chính thức bởi ký hiệu tiêu

chuẩn dành cho đường biên giới Quốc tế. Ðường đó tiêu biểu cho cho sự cho sự phân

chia do kết quả của Hội nghị Genève 1954 đã đem lại chấm dứt những xung đột giữa

các lực lương Việt Nam. Ðường phân ranh tương đối dài khoảng 47.25 dậm.

II. Bối Cảnh

Ðông Dương thuộc Pháp gồm có Bắc Bộ, Annam và Nam Bộ - tất cả tạo thành Việt

Nam – và Cam Bốt và Lào. Cuối cuộc chiến tranh76

, người ta dự đoán rằng những

thực thể này sẽ tạo thành một liên bang của Liên Hiệp Pháp vừa thành lập. Nước

Pháp; tuy nhiên, không bao giờ hoàn toàn có thể tái lập lại quyền hạn của nó và qua

một thời kỳ vài nămsẽ trao độc lập cho các nước này. Hơn thế, khu vực Bắc Bộ mà

người Pháp đã thu hồi sau chiến tranh đã dần dần mất vào tay Việt Minh Cộng Sản.

Sau thất trận tại Ðiện Biên Phủ, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Genève để

giải quyết sự khác biệt và chấm dứt chiến tranh. Một trong những kết quả của hội

nghị là sự phân chia tạm thời nước Việt Nam tương đối dọc theo vĩ tuyến thứ 17 vĩ độ

Bắc.

III. Thỏa Ước

Theo hội nghị Genève năm 1954 và Ủy ban Hổn hợp Trung ương cho Việt Nam,

đường phân ranh quân sự tạm thời và vùng phi quân sự liên kết theo đó được mô tả

như sau:

Quy Ðịnh Vùng Phi Quân Sự

Tiền Ðề

Quyết định hiện nay, được thiết lập trong khuôn khổ các Ðiều 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9 và 32 của

Thỏ ước về sự chấm dứt cuộc xung đột, trong giai đoạn 1 của phần phụ đính của Hiệp

ước, và theo quyết định số 6 được ký kết tại TRUNG-GIA ngày 13 tháng 8 năm 1954,

đưa đến sự chính xác trên các hình thức áp dụng những văn bản sau đây:

76

Tác giả muốn nói cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945

Page 92: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

92

1. Những giới hạn địa lý của Khu Phi Quân Sự (KPQS)77

1% Ðường phân định quân sự tạm thời.

a. Dấu đường phân định quân sự tạm thời được xác định như sau, từ Ðông

sang Tây.

- Cửa sông Bến Hải (sông Cửa Tùng) và đường sông này (trong

miền núi mang tên RAO-THANH) đến làng BO-HO-SU; rồi từ

đường vĩ tuyến BO-HO-SU đến biên giới Lào-Việt.

b. Trong phần đường phân định quân sự tạm thời đi theo dòng sông Bến Hải,

những dấu vết nhìn thấy được mang hai ngôn ngữ:

“DƯỜNG PHÂN RANH QUÂN SỰ TẠM THỜI”

“GIỚI TUYẾN QUÂN SỰ TẠM THỜI”

được đặt tại các điểm của đường phân ranh xác định trong đoạn văn 11, là nhiệm

vụ của mỗi bên, trên bờ mà đường phân ranh thuộc về bên phía đó.

Trên đoạn đường phân ranh giữa BO-HO-Su và đường biên giới Lào-Việt,

những dấu hiệu giống như thế được đặt suốt những cây số bên cạnh những

điểm có đặc tính đất đai (điểm đường đi, đỉnh núi, cột, v.v…)

2%. Những giới hạn Khu Phi Quân Sự

a. VPQS được giới hạn về phía Bắc và về phía Nam bởi những đường có tên

“những đường an toàn” (bản đồ 1/25,000)78

Số 18 Ð và T; 19, 20 Ð và T,

và 21 Tây, bản đồ 1/100,00079

119 Ðông và Tây kèm theo sau đây.)

► Giới hạn Bắc

● Một đường thẳng Ðông-Tây nối liền cửa sông (2 kilometre 800 Bắc

của cửa Tùng) (251-850) tại làng YEN-GIU-BAC, đi trực tiếp đến

những làng TRAN-TRAI-THƯƠNG, LIÊM CÔNG TÂY và phía

(cote) 46 (189-850)

● Một đường thẳng tách ro`i những làng LIÊM CÔNG TÂY và DAN-

THAM và đi ngang qua R. N. 180

tại đường cống (2.5km đông nam của

DON DUE)

● Một đường thẳng đánh dấu mốc giới hạn giữa những làng QUANG-

XA, TIEN LAI, TIEN TRAO về phía Tây, và những làng PHAN XA,

LE-XA về phía Ðông.

Ðường này băng ngang đường sắt tại 146-800 rồi đi qua bằng những

(cao điểm) sườn núi số 16 (136-804), 15 (126-810) đi vòng quanh về

Tây làng THUY BA HA và lại nối liền với dòng sông NGON DAO tại

122-816. Tiếp theo đó, nó lại đi theo đường sông này đến tận nguồn,

rồi được đánh dấu mốc trong phần vùng núi bởi các cao điểm (sườn

núi) 52-84-146-414-776-1023-1254-977-1250 và 700, tất cả các cao

điểm này có bao gồm.

► Giới hạn Bắc

● Một đường thẳng rời sườn núi tại 281-771 dẫn đến sông TAN-YEN

tại 241-754 vượt qua các sườn núi 10, 5, và 23 có bao gồm.

77

The Demilitarized Zone (DMZ) 78

Một phần hai mươi lăm ngàn 79

Một phần một trăm ngàn 80

Route numéro 1: Quốc lộ 1

Page 93: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

93

― Ðường sông TAN YEN, đến tận hợp lưu sông CAO XA.

― Giới hạn giữa những làng TRUNG SON, GIA BINH về Nam và

ÐONG THI, KINH MON về phía Bắc.

― Ðường sông KINH MON giữa những điểm 154-750 và 110-731

― Một một đường thẳng nối liền điểm cuối cùng đến sông KHE

MUOC tại 089-715 bao bọc quanh vùng ruộng lúa ÐINH KUONG

và THANH KHE.

― Ðường sông KHE MUOC đến tận 050-690.

― Một đường thẳng đánh dấu mốc bởi các cao điểm (sườn núi) 330-

360-415-570-624-705-828-805-895-849-808-1028-442 tất cả những

điểm này đều có bao gồm.

b. Những giới hạn Bắc và Nam của Khu Phi Quân Sự được cụ thể hóa (vật

chất hóa), trên các thế đất, bởi những cột mốc, ban đầu bằng gỗ, được cắm

tại những điểm trông thấy được, một bên mặt mang lời chỉ dẫn KFQS81

,

bằng những mẫu tự được đặt dưới nhau mỗi chữ và thong thả bằng màu

xanh hay đen trên nền màu trắng. Chiều cao mỗi cột phải là 1m7082

bên

trên mặt đất. Phía Ðông của THANH KHE và THUY BA HA lần lượt cho

những giới hạn Nam và Bắc của Khu Phi Quân Sự, những cột mốc sẽ

được cắm tại những khoảng cách biến thiên theo từng thế đất từ 500m đến

300m đến phía Tây của hai làng này, một sự cắm cột mốc theo kilometre

theo thứ tự của độ lớn được cắm tại những điểm có đặc tính tùy theo thế

đất sẽ là vừa phải. Tại những giao điểm quan trọng, các cột mốc được thay

thế bởi những bảng yết thị thể hiện lại tất cả những chữ viết bên trên. Mỗi

bên bảo đảm sự hoàn tất và sự sắp đặt các cột mốc và bảng yết thị liên

quan phía bên đó.

Tóm Tắt

Ðường phân ranh quân sự tạm thời chạy xuyên qua một khu vực phi quân sự, thay đổi

theo bề rộng từ ít hơn bốn dặm Anh đến gần sáu dặm Anh. Các đường biên giới của

khu được giới hạn theo luật ngày 15 tháng Chín năm 1954. Phía Ðông làng THUY

BA HA nằm trên biên giới phía Bắc và phía Ðông của THANH KHÊ nằm trên biên

giới phía Nam. Khu phi quân sự đã được đánh dấu bởi những cột gỗ cứ mỗi khoảng

cách 300 đến 500m. Mặc dù các cột đánh dấu biên giới Khu Phi Quân Sự phải được

cắm đứng cứ các khoảng khoảng cách một kilometre83

phía Tây của các làng này,

không có báo cáo nào được biết cho thấy công việc này đã được hoàn thành. Một số

làng, tập trung chủ yếu về mạn Ðông, tức là, phía hạ lưu thung lũng sông Bến Hải,

nằm trong phạm vi Khu Phi Quân Sự. Các cư dân của khu vực được phép vượt qua

các tuyến tại các điểm cho phép.

Trong viễn ảnh mờ ám hiện nay của công cuộc tái thống nhất đất nước, sụ phân chia

Việt Nam dọc theo đường phân ranh quân sự tạm thời có thể sẽ tiếp tục trong một

tương lai không đoán trước được. Những tranh cải về các đường phân ranh không có

81

Khu Phi Quân Sự 82

Khoảng 5.15 feet 83

Một cây số

Page 94: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

94

vẽ gì được biết tới mặc dù mãnh đất phía Tây đã không đi theo một biên giới có nhiều

sự hiện diện con người hay vật lý rõ rệt. Cư dân thưa thớt và sự không qua lại được

tương đối của khu vực phía Tây làm giãm đi sự có thể có những cuộc tranh cải.

Phụ Lục I

Phú Lộ, Ngày 15 tháng Chín năm 1954 2024051

Ủy Ban Trung Ương Phối Hợp Cho Việt Nam

Quy Luật số II

(Ðính kèm 1: Cảnh Sát)

(Ðính kèm 2: Việc lưu thông trên sông Bến Hải)

Quyết Ðịnh Tình Trạng của Khu Phi Quân Sự

Lời Tựa

Bản Ðiều Luật này, được phát hành nhằm phù hợp với các Ðiều khoản 1, 3, 5, 6, 7, 8,

9 và 32 của bản Thỏa ước về việc đình chỉ chiến tranh, với đoạn 1 của Ðính kèm theo

Thỏa thuận đó, và với Quy luật Số 6 được gởi kèm, đã được ký kết tại Trung Giá vào

ngày 13 tháng Tám năm 1954 cho thấy những chi tiết chính xác liên quan đến biện

pháp nhằm thi hành các văn kiện này.

I. Các đường biên giới Ðịa lý của Vùng Phi Quân Sự

1. Ðường phân ranh quân sự tạm thời.

2. Các biên giới Khu Phi Quân Sự.

Biên Giới Bắc

Biên giới Nam

Page 95: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

95

Ghi Chú

Tsung li Yamen: Bộ Ngoại Giao Trung Hoa bao gồm nhiều lĩnh vực ngoại giao, tòa án,

triều chính. Ðược thành lập dưới triều đại nhà Thanh khi các cường quốc xâu xé Trung

Hoa. Thế tử Ching (có khi gọi là Ch’ing, King, hay K’ing), người ký tên trong Quy Ước

ngày 20 tháng Sáu, 1895 và Quy Ước Thêm vào Quy Ước Bổ Túc cho Quy Ước Thương

Mại ngày 26 tháng Sáu, 1887 ký ngày 20 tháng Sáu 1895 chính là chủ tịch của Tsung li

Yamen trong thời gian đó.

Chức vụ Tsung li Yamen vẫn tồn tại mãi đến dưới thời Mao Trạch Ðông khi Chu Ân Lai

làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, năm 1959 Phạm

Văn Ðồng là Thủ Tướng của Cộng Sản Bắc Việt đã gọi Chu Ân Lai là “Ðồng chí Tổng

Lý” trong văn kiện chính thức của họ để công nhận quyền kiểm soát lãnh hải của Trung

Cộng trên Biển Ðông.

Trưỏng Cư dân Pháp (Superior Resident): Xem lịch sử thời kỳ người Pháp chiếm đóng

Việt Nam.

Tcheli: Có người dịch là Trực Lệ

Joseph Galliéni: Ðến Bắc Bộ năm 1893 với cấp bậc Trung tá quân đội Pháp. Galliéni đã

lưu lại Bắc Bộ đến năm 1896 rồi ra đi làm Thống đốc tại Madagascar, Phi Châu. Galliéni

là người đã phê chuẩn Hiệp ước biên giới Việt-Trung năm 1895 (phân đoạn cuối cùng)

tại Bắc Kinh. Ông ta cũng đã tự hào là người đã dẹp tan các “thổ phỉ” An nam trên biên

giới và thành công trong việc tái thiết lập những quan hệ “thân thiện nhất đối với các cấp

thẩm quyền Trung Hoa” tại Quảng Tây và Quảng Ðông.

Gérard: Chỉ huy trưởng Bộ binh Pháp tại Bắc Bộ, một sĩ quan cao cấp có nhiều năng lực

và tích cực.

Ching (Prince): Là chủ tịch của Bộ Ngoại giao Trung Hoa năm 1884.

Quy Ước ký kết tại Bắc Kinh ngày 20 tháng Sáu, 1895. Biên giới Trung Hoa- Việt

Nam kéo dài đến tam điểm với Lào trên một ngọn núi gọi là Khoangaxan (Cộng sản Việt

Nam gọi là Khoan La San - Thập Tầng Ðại Sơn) Về phía tây của tam điểm trên ngọn núi

Khoangaxan, Quy ước này đã phân chia đường biên giới hiện nay giữa Trung Hoa – Lào

cho đến tận nguồn sông Nam Khang và Nam Du và rồi tạo thành tam điểm Lào-Miến

Ðiện trên sông Mékong.

Page 96: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

96

Nguồn Gốc các Văn Kiện

(Bibliography)

Journal Officiel. Traité de Paix, d’Amité, et de Commerce, conclu entre la France et la

Chine, le 9 Juin, 1885, à Tien-Tsin. France, 1886.

Le Tonkin, 1883-1885, Photographies du Docteur Hocquard. CD-ROM. France: 2001.

MacMurray, John V. A. Treaties and Agreements with and Concerning China.

London, New York: Oxford University Press, 1921.

Parry, Clive, ed. The Consolidated Treaty Series (New York:Oceana Publications, Inc., ?)

Société des Nations. Recueil des Traités. Vol. CLXII, 1935-1936. No. 3730-3756.

Taiwan Document Project, 2001. Explanatory Note to the Protocol of 4 April 1885.

Translated from French text by Mei-chin Chen and Gerritt van der Wees for the

Taiwan Document Project. The French text can be found in De Clercq. Recueil des

Traités de la France, vol. XIV, p. 493, and Parry, Clive. Cosolidated Treaty Series.

(Dobbs Ferry: Oceana Publishers), vol. CLXVI, pp. 75-78.

The Geographer Office of Research in Economics and Science. Bureau of Intelligence

and Research. International Boundary Study. China-Vietnam Boundary. Washington

D.C., 1978.

The Geographer Office of Research in Economics and Science. Bureau of Intelligence

and Research. International Boundary Study. Vietnam – “Demarcation Line.”

Washingtong D.C., 1962.

U.S. Congress, Senate, Committee of Foreign Relations, 90th

Congress, 1st Session,

Background Information Relating to Southeast Asia and Vietnam (3rd

Revised

Edition). Washington, D.C.: U. S. Government Printing Office, July 1967.

Page 97: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

97

Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung

1885-1887 do Sông Hồng www.viettrade.net chuyển sang Việt ngữ từ tác phẩm Anh

ngữ The Sino-Vietnamese Border Demarcation (do Dr. Walter E. J. Tips chuyển ngữ)

thuộc nhà Xuất Bản Sen Trắng Thái Lan in năm 1998, nguyên tác Sur les Frontières du

Tonkin của Bác sĩ P. Neis được in trong tuyển tập Le Tour du Monde xuất bản năm 1888

tại Paris.

Toàn bộ tác phẩm mang những dấu vết hết sức quan trọng về lịch sử đường biên giới

giữa Việt Nam và Trung Hoa trước khi người Pháp đến và trong khi người Pháp phân

chia đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa vào các năm 1885-1887.

Nhân đây chúng tôi xin giới thiệu một trích đoạn chương VI trong bản nguyên tác

Pháp ngữ Sur les Frontières du Tonkin của Bác sĩ P. Neis. Toàn bộ tác phẩm nguyên tác

này chúng tôi nhận được từ anh Francois Collin, một người Pháp đã có công sưu tầm và

gìn giữ và đã gửi đến tôi trong khi tôi đã hoàn tất bản dịch tác phẩm này.

SUR LES FRONTIÈRES

DU TONKIN,

PAR LE DOCTEUR P. NEIS.

TEXTE ET DESSINS INÉDITS

VI

Commencement de la délimitation du terrain., Aspect du pays

Après s'être enfin mis d'accord sur la manière de procéder, avoir réglé le chiffre et la

marche des escortes, on convint, avant de partir, d'avoir à la Porte de Chine une séance

officielle à laquelle assisteraient les deux présidents, pour déterminer en ce lieu le point

qui devait servir de frontière.

Au moment de quitter Dong-dang pour nous rendre à la conférence, nous apercevons

sur la route de Chine, sur les hauteurs qui dominent Dong-dang et jusque sur la route de

That-ké, sur des territoires que nous regardions à juste titre comme annamites, les

réguliers chinois se déployer de tous côtés, portant de nombreux pavillons, qu'ils plantent

dans toutes les directions. L'autorité militaire s'émut de cette manifestation et l'on envoya

un officier parlementer avec le commandant chinois; les réguliers, devant ces

représentations, arrêtèrent le mouvement en avant, mais ne se retirèrent pas des points

occupés.

Page 98: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

98

Nous nous rendons quand même à la Porte de Chine, passant avec notre escorte au

milieu des réguliers chinois et des nombreux pavillons plantés sur la route de Chine.

Aussitôt arrivé, M. Saint-Chaffray proteste, devant les collègues chinois contre cette

invasion de notre territoire, et déclare que nous ne pouvons entrer en séance qu'après le

rappel des réguliers dans les frontières chinoises. Les commissaires chinois prétendent

d'abord ne rien comprendre à nos réclamations; puis, après avoir pris des renseignements,

il, nous disent que tout s'est fait à leur insu et que l'autorité militaire chinoise ne les a

avertis de rien. Li prétend même que tout cet appareil provenait d'un excès de zèle des

mandarins militaires, qui voulaient nous rendre des honneurs. Finalement, ils donnent des

ordres pour la rentrée des réguliers dans leur campement; l'incident est: déclaré clos, et

l'on se met immédiatement à discuter d'affaires.

La Porte de Chine est située au fond d'une gorge peu profonde, les collines escarpées

qui la surplombent n'ont guère que cinquante à soixante mètres de hauteur. Depuis la paix

les Chinois la reconstruisent en pierre de taille et elle est reliée par un mur crénelé aux

camps retranchés qui couronnent les collines. Les commissaires chinois tiennent

absolument à ce que la porte et le mur crénelé ne soient pas la ligne frontière; ils veulent

au moins quelques mètres de terrain inculte situé en avant. On se rend sur les lieux, et

comme concession grande de notre part et dont nous nous targuerons sans cesse dans la

suite nous convenons que la frontière suivra le ruisseau qui passe au pied des collines de

la Porte de Chine, à cent cinquante mètres environ en avant de cette porte. Telle fut ce

que j'appellerai la première séance de délimitation, six mois après notre départ de France,

trois mois après notre arrivée à Dong-long.

Le lendemain, les commissaires des deux nations, moins leurs présidents, se mettaient

en route vers l'ouest de la Porte de Chine. accompagnés des officiers topographes. Les

deux escortes marchaient séparément; nous étions accompagnés d'une section du 23e de

ligne, d'une compagnie de tirailleurs annamites, d'une vingtaine de chasseurs d'Afrique

commandés par le lieutenant Hairon, et de coulis portant les vivres et les bagages. Les

deux commissaires chinois Li-Hing-Joueï et Wang, accompagnés de l'ingénieur Li

comme interprète et de M. James Hart comme conseiller, étaient portés par une centaine

de réguliers; mais leurs domestiques, leurs porteurs, leurs secrétaires, leurs chaises et

leurs nombreux bagages leur faisaient une suite bien plus nombreuse que la nôtre.

La route est un sentier frontière, où l'on peut rarement marcher deux de front, et où les

chaises à porteurs des commissaires chinois avançaient difficilement. De temps en temps,

près des points qui nous passaient importants, comme faciles à reconnaître sur la carte ou

à décrire dans un procès-verbal, nous attendions nos collègues chinois, nous nous

mettions d'accord avec eux et nous repartions sur nos petits chevaux, pour nous mettre en

avant de la colonne. Afin de ménager réciproquement notre prestige près des populations,

nous étions convenus que, tant que nous marcherions sur le territoire annamite, la

délégation française précéderait la délégation chinoise, et que l'inverse aurait lieu quand

nous serions sur le territoire chinois. Les étapes, dans ces conditions, ne pouvaient être

bien longues, d'autant que le terrain, accidenté, formé de collines schisteuses, recouvertes

d'argile, était extrêmement glissant.

La première journée se fit cependant sans autre accident que la perte de mon chien. Il

était de cette espèce comestible que l'on vendait sur le marché de Dong-Dang : s'étant un

peu écarté de moi pendant la route, il dut fournir à l'un de nos coolis ou à ceux des

Chinois un succulent repas pour le soir.

Page 99: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

99

Les villages de Thôs sont assez rapprochés les uns des autres dans cette région; nous

en traversons trois dans la journée. L'Illicium anisetum est cultivé partout, et autour de

chaque village on aperçoit sur le penchant des collines ses bois élégants. Ce qui nous

frappe surtout pour un pays aussi habité, c'est l'absence totale de pagode ou de tout

monument religieux autre que les tombeaux. Ceux-ci, placés dans des lieux assez

éloignés des villages, sont réunis dans des bosquets fourrés, ombragés d'immenses

banians; on y pénètre par des sentiers étroits, et au centre se trouve un espace libre avec

un petit édicule en forme de pagode, sans aucune idole; on y remarque des traces de feu,

et des résidus de victuailles, restes des sacrifices que les Thôs viennent faire en ces lieux.

Nous remarquons dans la journée plusieurs de ces bois sacrés. A trois heures nous nous

arrêtons au village de Chinong, et nous nous installons avec notre escorte dans ce village

à moitié désert; 1e colonel Tisseyre, qui remplaçait notre président, avait désigné, à peu

de distance de là, le village plus riche de Naphï comme campement aux commissaires

chinois et à leur escorte, que nous devions regarder comme des hôtes tant due nous

voyagerions sur le territoire annamite.

Avant la nuit, les deux délégations se rendent ensemble à la Porte de Chine d'Aïro

dont elles reconnaissent ensemble la position. Quand nous revenons au village, nos gens

ont déjà établi leur campement; comme il fait beau, les coulis se sont installés en dehors

des cases et ils passent la nuit à la belle étoile autour des grands feux qu'ils ont allumés,

causant, riant et chantant bien avant dans la nuit, et nous empêchant de goûter un repos

bien mérité, jusqu'à ce due, impatienté, après les avoir fait avertir plusieurs fois, l'un de

nous se lève et, saisissant dans leur feu de bivouac un brandon enflammé, leur fait une

véritable chasse pour les éloigner de la case en paillote que nous occupions et que nous

pouvions craindre à chaque moment de, voir incendiée par leur imprudence.

Le lendemain matin nous nous réunissons eu conférence et nous nous apercevons que,

malgré cette manière de procéder sur les lieux, qui devrait écarter tous malentendus, nous

n'en avons pas encore fini avec les discussions oiseuses et irritantes; on se met en route

sans avoir pu tomber d'accord et l'on suit un sentier plus difficile que la veille.

Le pays est plus accidenté, les collines plus élevées et les bas-fonds occupés par de

véritables fondrières; les sentiers, taillés le plus souvent à flanc de coteau, ont été ravinés

par les premières pluies de l'hivernage; souvent ils n'ont conservé que juste la largeur

qu'il faut à nos chevaux pour poser 1e pied. On marche lentement à la file indienne, et

quand le pays est découvert, cette caravane ne manque pas de pittoresque. L'uniforme

bleu des chasseurs d'Afrique qui nous accompagnent, montés sur leurs beaux chevaux

arabes,, se détache vigoureusement sur le paysage un peu jaune; puis viennent les

tirailleurs annamites, plus loin la langue ligne des coulis, portant en guise de manteau

leurs couvertures rouges, les soldats du 23e de ligne à 'arrière-garde, avec leurs casques

blancs, et derrière, quand la vue s'étend assez loin, les. réguliers chinois portant la

chlamyde range ou bleue, avec une large lune blanche sur la poitrine, puis enfin les

palanquins de nos collègues chinois, qui leur servent fort peu dans ces routes de

montagnes.

Nos petits chevaux annamites sont habitués à ces chemins, et nous admirons comment

les chevaux des chasseurs arrivent à passer dans des endroits où l'on croirait qu'une

chèvre s'en tirerait à peine.

Page 100: Những Hiệp Ước - SaigonFilms The Social Media … Lời Nói Ðầu Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung (1884-1935) (NHUTBG) là tuyển tập 1 do Sông Hồng

100