những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử...

14
Nhng vấn đề lý luận và thực tin vgiám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân Nguyễn Văn Huy Khoa Lut Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch snhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 Người hướng dn: GS.TSKH. Nguyễn Văn Tuân Năm bảo v: 2008 Abstract. Khái quát những vấn đề lý luận và thực tin của công tác giám đốc xét xử (GĐXX), những hoạt động của GĐXX thông qua xét xử phúc thẩm, giám đốc thm. Trình bày thực tin hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) các cấp, bao gm: hoạt động giám đốc việc xét xử của TAND thông qua xét xử phúc thm; hoạt động giám đốc việc xét xử của TAND thông qua xét xử giám đốc thm. Phân tích những mặt được và chưa được trong quá trình xét xử ván. Đề xut nhng yêu cầu và kiến nghmt sgiải pháp như: hoàn thiện vic tchức công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự đối với phòng giám đốc kim tra Tòa án cấp tỉnh, đối với tòa án hình sự và đối vi Ban thanh tra TAND tối cao; hoàn thiện hthống pháp luật có liên quan đến thtục giám đốc thm hoặc tái thẩm (Blut ttụng hình sự, Lut Tchc TAND, Lut tchc Vin kiểm sát nhân dân), nhằm nâng cao hiệu quca hoạt động giám đốc việc xét xử trong cải cách tư pháp hiện nay. Keywords. Giám đốc xét xử; Pháp luật Vit Nam; Tòa án Nhân dân; Xét xử Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của nhân dân. Trong hoạt động xét xử, Tòa án các cấp cũng đề ra phương châm là "xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm sự bình đẳng trong xã hội, bảo vệ sự an toàn trong hành lang pháp lý, thì Tòa án đã thực sự trở thành công cụ có hiệu quả. Ngành Tòa án đã ra sức khắc phục khó khăn, phát huy những điểm tích cực trong công tác xét xử và uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, một số bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn còn để lọt người phạm tội, làm oan người vô tội hoặc do lỗi từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án gây thiệt hại đến lợi ích của người khác. Thủ tục giám đốc thẩm ra đời nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình xử lý vụ án của Tòa án. Tuy nhiên, những quy định về thủ tục giám đốc thẩm chưa được quy định rõ

Upload: doanduong

Post on 29-Aug-2019

239 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc

việc xét xử của Tòa án nhân dân

Nguyễn Văn Huy

Khoa Luật

Luận văn ThS. ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Văn Tuân

Năm bảo vệ: 2008

Abstract. Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác giám đốc xét xử

(GĐXX), những hoạt động của GĐXX thông qua xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Trình bày thực tiễn hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân (TAND)

các cấp, bao gồm: hoạt động giám đốc việc xét xử của TAND thông qua xét xử phúc

thẩm; hoạt động giám đốc việc xét xử của TAND thông qua xét xử giám đốc thẩm.

Phân tích những mặt được và chưa được trong quá trình xét xử vụ án. Đề xuất những

yêu cầu và kiến nghị một số giải pháp như: hoàn thiện việc tổ chức công tác giám

đốc việc xét xử các vụ án hình sự đối với phòng giám đốc – kiểm tra ở Tòa án cấp

tỉnh, đối với tòa án hình sự và đối với Ban thanh tra TAND tối cao; hoàn thiện hệ

thống pháp luật có liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (Bộ luật tố

tụng hình sự, Luật Tổ chức TAND, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân), nhằm

nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc việc xét xử trong cải cách tư pháp hiện

nay.

Keywords. Giám đốc xét xử; Pháp luật Việt Nam; Tòa án Nhân dân; Xét xử

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội

chủ nghĩa, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo

vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của nhân dân. Trong hoạt động xét xử, Tòa

án các cấp cũng đề ra phương châm là "xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Trong

quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm sự bình đẳng trong xã hội, bảo

vệ sự an toàn trong hành lang pháp lý, thì Tòa án đã thực sự trở thành công cụ có hiệu quả.

Ngành Tòa án đã ra sức khắc phục khó khăn, phát huy những điểm tích cực trong công tác xét xử

và uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, một số bản án hoặc quyết

định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn còn để lọt người phạm tội, làm oan người

vô tội hoặc do lỗi từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, vi phạm pháp luật trong quá trình

điều tra, truy tố và xét xử vụ án gây thiệt hại đến lợi ích của người khác.

Thủ tục giám đốc thẩm ra đời nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình xử lý vụ

án của Tòa án. Tuy nhiên, những quy định về thủ tục giám đốc thẩm chưa được quy định rõ

Page 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

ràng, cụ thể và triệt để dẫn đến việc rất khó áp dụng và gây nhiều tranh cãi. Việc giải thích,

hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm,

nên trong hoạt động giám đốc việc xét xử chưa đạt kết quả cao.

Công tác giám đốc việc xét xử ra đời nhằm kiểm tra lại những sai lầm, thiếu sót trong quá

trình xét xử của Tòa án các cấp, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không

bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Trước thực trạng và yêu cầu như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Những vấn đề lý luận

và thực tiễn về giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân". Việc nghiên cứu đề tài này

nhằm đánh giá thực trạng xét xử của Tòa án các cấp, phân tích những mặt được và chưa được

trong quá trình xét xử của vụ án, kiểm tra và uốn nắn những vi phạm để từ đó tổng kết kinh

nghiệm, làm cơ sở để các cơ quan chức năng áp dụng thống nhất pháp luật. Đồng thời, đề tài

cũng đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc

việc xét xử trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động giám đốc việc xét xử đã được các nhà làm luật cũng như những người làm

công tác thực tiễn quan tâm, nhưng tiếc rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào ở góc độ

chuyên sâu về vấn đề này. Trong một số công trình khoa học hoặc bài viết chỉ đề cập đến một

khía cạnh nào đó của giám đốc việc xét xử thông qua việc nghiên cứu thủ tục phúc thẩm,

giám đốc thẩm. Trong những năm qua, chưa có một công trình nghiên cứu về giám đốc việc

xét xử có tính hệ thống và toàn diện.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Tác giả đã xây dựng đề tài này dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, lịch sử, lôgic…

Đồng thời, đề tài cũng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận với thực

tiễn, từ việc tổng kết những kinh nghiệm xét xử trong thực tế để đưa ra những kiến nghị và giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc việc xét xử.

4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu: Luận văn sẽ khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và

thực tiễn của công tác giám đốc việc xét xử; những hoạt động của giám đốc việc xét xử thông

qua xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm. Từ đó, luận văn sẽ nêu lên một số yêu cầu và giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giám đốc việc xét xử.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án

cấp dưới là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm, không chỉ ở nước ta mà

rất nhiều nước trên thế giới. Trước đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề

trình tự và thủ tục giám đốc thẩm dân sự, kinh tế… và việc nâng cao hiệu quả của công tác

giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động nói chung.

Tuy nhiên, trước sự đòi hỏi của thực tiễn về cải cách tư pháp thì việc cần phải có một đề tài

nghiên cứu riêng về công tác giám đốc xét xử là điều rất cần thiết. Vì đề tài có phạm vi

nghiên cứu rất rộng, cho nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động giám đốc xét xử đối

với vụ án hình sự.

Luận văn nghiên cứu tổng quát và hệ thống các vấn đề như: quy định của pháp luật về

hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới; thực tiễn hoạt

động giám đốc việc xét xử thông qua xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm; yêu cầu và giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc việc xét xử.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3

chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân.

Chương 2: Thực tiễn hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân.

Page 3: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc việc

xét xử.

Nội dung cơ bản của luận văn

Chương 1

Một số vấn đề chung về giám đốc việc xét xử

của Tòa án nhân dân

1.1. Khái niệm, ý nghĩa giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân

Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện một trong các lĩnh vực quyền lực của

Nhà nước đó là quyền tư pháp. Hoạt động xét xử của Tòa án là nhân danh quyền lực Nhà

nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi

pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích

khác nhau.

Khi xét xử, Tòa án là chủ thể có quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của

các chủ thể khác, ra bản án hoặc quyết định phán xét hành vi của các chủ thể đó. Các bản án

và quyết định này mang tính quyền lực Nhà nước và có hiệu lực bắt buộc chung đối với các bên

có liên quan cũng như đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.

Trên thực tế, trong quá trình xét xử của Tòa án các cấp, đã xuất hiện các bản án và quyết định

có nhiều sai phạm, dẫn đến tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, việc kiểm tra hoạt động xét

xử của Tòa án các cấp là điều rất cần thiết, giúp cho Tòa án các cấp phát hiện được những sai

phạm của mình để kịp thời sửa chữa, khắc phục những vi phạm; đồng thời tổng kết kinh nghiệm

xét xử, làm cơ sở để Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật.

Giám đốc việc xét xử, đó là sự kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa

án cấp dưới, nhằm bảo đảm cho Tòa án các cấp áp dụng đúng đắn và thống nhất pháp luật.

Giám đốc xét xử bao gồm các hoạt động như:

- Kiểm tra, phát hiện những thiếu sót, sai lầm; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan

Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân về các vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực

pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật;

kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.

Giám đốc việc xét xử là quyền hạn và nhiệm vụ của Tòa án cấp trên đối với hoạt động

xét xử của Tòa án cấp dưới. Nó được ghi nhận trong Điều 134 Hiến pháp năm 1992 và Điều 19

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Giám đốc việc xét xử là một nguyên tắc tố tụng quan

trọng được ghi nhận tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: "Tòa án cấp trên giám đốc

việc xét xử của các Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án

nhân dân và Tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh

và thống nhất".

Hoạt động giám đốc của Tòa án cấp trên đối với việc xét xử của Tòa án cấp dưới được

tiến hành thông qua việc xem xét lại bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới theo các thủ

tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trong khoa học luật tụng hình sự, khái niệm phúc thẩm có thể được hiểu ở các góc độ

khác nhau, ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp thì khái niệm phúc thẩm có thể

được hiểu với một trong các nghĩa sau đây: phúc thẩm là một giai đoạn của tố tụng hình sự

(giai đoạn phúc thẩm). Phúc thẩm là một chế định (chế định phúc thẩm) của tố tụng hình sự

và phúc thẩm là một thủ tục tố tụng (thủ tục xét xử phúc thẩm). Theo nghĩa rộng, khái niệm

phúc thẩm được hiểu ở cả 3 nghĩa nêu trên: phúc thẩm là một giai đoạn, một chế định của tố

tụng hình sự đồng thời là một thủ tục xét xử. Như vậy, xét về nội hàm thì "phúc thẩm" là khái

niệm rộng nhất, trong đó bao hàm các khái niệm hẹp "giai đoạn phúc thẩm", "chế định phúc

thẩm" và "thủ tục xét xử phúc thẩm".

Page 4: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Tóm lại, "Phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp

xét xử lại những vụ án mà một phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có

hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của Tòa án cấp

dưới, đảm bảo không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Về giám đốc thẩm, trong lĩnh vực khoa học pháp lý, một số tác giả đã đưa ra những khái

niệm khác nhau về giám đốc thẩm. Cụ thể như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng giám đốc thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó

Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án đó bị

kháng nghị.

Quan điểm thứ hai cho rằng thủ tục giám đốc thẩm là một trình tự đặc biệt của tố tụng tư

pháp nhằm xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có vi

phạm pháp luật.

Quan điểm thứ ba cho rằng giám đốc thẩm là một giai đoạn tố tụng có mục đích kiểm tra

tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Quan điểm thứ tư cho rằng giám đốc thẩm là hình thức đặc thù để kiểm tra tính hợp hiến

và hợp pháp của các quyết định, bản án của Tòa án.

Các khái niệm trên rất khác nhau về góc độ tiếp cận vấn đề, phạm vi khái niệm rộng hẹp cũng

khác nhau, tính khoa học và sự phù hợp với thực tiễn của các khái niệm này cũng ở mức độ khác

nhau. Tuy nhiên, vẫn thống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản, xác định giám đốc thẩm có tính

chất đặc biệt, đó là việc xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị

để kiểm tra tính hợp pháp trong các bản án và quyết định của Tòa án.

Hoạt động phúc thẩm và giám đốc thẩm là hai hoạt động quan trọng và chủ yếu của hoạt

động giám đốc việc xét xử. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục phúc thẩm,

giám đốc thẩm chính là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động giám đốc việc

xét xử của Tòa án nhân dân.

1.2. Giám đốc việc xét xử theo quy định của pháp luật Việt Nam

1.2.1 Quy định về thủ tục phúc thẩm

1.2.1.1 Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

* Kháng cáo

Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự thì những người sau đây có quyền

kháng cáo:

- Bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ; người bị hại và người đại diện hợp pháp của

họ; người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc là

người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần; nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp

pháp của họ; bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ; người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ.

Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ

ngày tuyên án. Đối với những bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo

tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc niêm yết.

* Kháng nghị

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một văn bản do Viện kiểm sát ban hành yêu cầu

Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm cùng cấp hoặc cấp dưới trực

tiếp đã xét xử, nhưng xét thấy không đúng pháp luật.

Chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với Tòa

án đã ra bản án sơ thẩm mới có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

cũng không bị giới hạn, có thể kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm; có thể

kháng nghị theo hướng có lợi hoặc theo hướng không có lợi cho bị cáo và những người tham

gia tố tụng khác.

Page 5: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự thì thời hạn kháng

nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày,

kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

* Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định tại khoản 1 Điều 237 Bộ luật Tố tụng hình sự thì những phần của bản án

bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ "trường hợp bị cáo đang bị tạm

giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình

sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho

hưởng án treo hoặc khi thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án

hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng

cáo".

1.2.1.2. Xét xử phúc thẩm

* Phạm vi xét xử phúc thẩm

Điều 241 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Toà án cấp phúc thẩm xem xét nội dung

kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Toà phúc thẩm có thể xem xét các phần

khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án".

* Phiên tòa phúc thẩm hình sự

Phiên tòa phúc thẩm hình sự là phiên tòa do Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm tiến

hành để xét xử lại vụ án hình sự mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, nhưng có kháng cáo hoặc

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

* Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm

ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.

* Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự thì những người tham gia phiên tòa

phúc thẩm bao gồm: Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; người bào chữa, người bảo vệ

quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc

kháng cáo, kháng nghị và những người khác nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy sự có mặt

của họ là cần thiết.

* Thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm

Theo quy định của Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền

quyết định:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; b) Sửa bản án

sơ thẩm; c) Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; d) Huỷ

bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

1.2.2. Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm

1.2.2.1. Tính chất của giám đốc thẩm

Một trong những nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự là "nhằm phát hiện chính xác,

nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm,

không làm oan người vô tội". Trong công tác xét xử, Tòa án các cấp cũng đề ra phương châm

là "xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật". Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do những

nguyên nhân khác nhau, việc xét xử của Tòa án vẫn còn để lọt tội phạm, làm oan người vô tội

hoặc xử phạt quá nhẹ hoặc quá nặng không tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội của hành vi phạm tội. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật tố tụng hình sự quy

định một thủ tục để xét lại bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật còn gọi là

thủ tục giám đốc thẩm.

Thông qua giám đốc thẩm, Tòa án phát hiện những bất hợp lý của Bộ luật Hình sự và Bộ

luật Tố tụng hình sự, kiến nghị với Quốc hội kịp thời sửa chữa và bổ sung cho phù hợp với

tình hình kinh tế xã hội.

Page 6: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Trong giai đoạn giám đốc thẩm, do tính chất và đặc điểm của giám đốc thẩm, nên quyền

và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng cũng khác hẳn ở giai đoạn

xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm. Mọi hành vi tố tụng ở giai đoạn giám đốc thẩm chủ yếu do

những người tiến hành tố tụng thực hiện, trường hợp cần thiết mới triệu tập những người

tham gia tố tụng.

Nếu Điều 241 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định, bản án hoặc quyết định đã có

hiệu lực pháp luật bị kháng nghị là bản án hoặc quyết định có vi phạm pháp luật, thì Điều 272 Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị

kháng nghị phải là bản án hoặc quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, Dù Điều 241 Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 1988 chưa quy định "có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử

lý vụ án" thì khi kháng nghị người có quyền kháng nghị vẫn phải căn cứ vào các quy định tại 242

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 để quyết định việc có kháng nghị hay không. Căn cứ kháng

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và căn

cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2003 vẫn không có gì thay đổi. Các căn cứ đó đều là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng

trong việc xử lý vụ án. Việc nhà làm luật thêm hai từ "nghiêm trọng" chủ yếu để khẳng định rõ

hơn tính chất của giám đốc thẩm, chứ không làm thay đổi tính chất của giám đốc thẩm.

1.2.2.2. Kháng nghị giám đốc thẩm

Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là quyết định của người có thẩm quyền đối với

một phần hoặc toàn bộ bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật để Tòa án có thẩm

quyền xét xử giám đốc thẩm.

* Đối tượng và căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Theo Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự, giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định

đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử

lý vụ án. Do vậy, đối tượng giám đốc thẩm chính là các bản án hoặc quyết định của Tòa án

các cấp đã có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì bản án hoặc quyết định của Tòa

án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những

căn cứ sau đây:

- Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án

hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm

nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm

trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.

* Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc kháng nghị theo hướng có lợi

cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã

chết mà cần minh oan cho họ...

* Hậu quả pháp lý khi bản án hoặc quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm

Nếu ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị

kháng cáo hoặc kháng nghị thì phần bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị chưa

được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự,

thì ở cấp giám đốc thẩm lại không phải như vậy. Về nguyên tắc, quyết định kháng nghị, theo

thủ tục giám đốc thẩm chưa làm mất hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định bị kháng

nghị, nếu người kháng nghị không quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án.

1.2.2.3. Xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm

* Thẩm quyền giám đốc thẩm

Do Luật tổ chức Tòa án nhân dân được sửa đổi, bổ sung nên ở Tòa án nhân dân tối cao

không còn Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, mà chỉ có Tòa hình sự và Hội đồng

Thẩm phán mới có thẩm quyền giám đốc thẩm. Như vậy, theo quy định của Luật tổ chức Tòa

án nhân dân và Điều 279 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì hiện nay chỉ còn ba cấp giám

Page 7: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

đốc thẩm đó là: Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao và

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Theo Điều 279 Bộ luật Tố tụng hình sự, thẩm quyền giám đốc thẩm các bản án hoặc quyết

định đã có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:

1) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; 2) Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối

cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân

dân cấp tỉnh; 3) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những quyết định

của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

Việc phân định thẩm quyền giám đốc thẩm như trên là thể hiện nguyên tắc: "Tòa án cấp

trên trực tiếp giám đốc thẩm việc xét xử của Tòa án cấp dưới. Tòa án nhân dân tối cao giám

đốc thẩm việc xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp", nó đảm bảo việc phân

định thẩm quyền giám đốc thẩm theo tổ chức hệ thống bộ máy Tòa án, theo trình độ xét xử của

Thẩm phán các cấp và tính phức tạp của các vụ án hình sự.

* Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm

Được quy định tại Điều 250 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và Điều 281 Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2003.

* Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì phiên tòa giám đốc thẩm phải có

sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Còn những người khác như: người bị kết án, người

bào chữa, khi xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.

* Thời hạn và phạm vi xét xử giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì trong thời hạn bốn tháng kể từ

ngày nhận được kháng nghị, phiên tòa giám đốc cần phải được tiến hành.

Theo quy định tại Điều 253 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Hội đồng giám đốc thẩm phải

xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung kháng nghị.

Mặc dù Điều 284 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Hội đồng giám đốc thẩm phải xem

xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị; nhưng như vậy

không có nghĩa là Hội đồng giám đốc thẩm muốn quyết định như thế nào cũng được mà phải

tuân theo những nguyên tắc được quy định ở trình tự giám đốc thẩm.

* Phiên tòa giám đốc thẩm hình sự

Phiên toà giám đốc thẩm là phiên tòa do Ủy ban Thẩm phán Tòa án các cấp, Tòa hình sự

Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án Quân sự Trung ương và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân

dân tối cao tiến hành để xét xử vụ án hình sự do có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

* Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định là quyết định giám đốc thẩm, nay

Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định là thẩm quyền của Hội đồng giám đốc

thẩm. Việc thay đổi này không làm thay đổi bản chất về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc

thẩm. Tuy nhiên, Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có một thay đổi lớn, đó là bỏ

quyền của Hội đồng giám đốc thẩm "sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật".

Theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền

ra quyết định:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp

luật; huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; huỷ bản án hoặc

quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

So với Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, thì Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2003 có một thay đổi cơ bản, đó là Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không có quyền sửa

bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, không được huỷ bản án hoặc quyết định

phúc thẩm để giữ nguyên bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

Page 8: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Chương 2

Thực tiễn hoạt động giám đốc việc xét xử

của Tòa án nhân dân

2.1. Hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân thông qua xét xử phúc

thẩm

Xét xử phúc thẩm là biện pháp của Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn

cứ của bản án và quyết định của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có những đặc điểm sau:

- Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra việc tuân theo yêu cầu của pháp luật trong khi

xét xử của Tòa án cấp dưới, mà còn kiểm tra tính đúng đắn của các tình tiết thực tế được xác

định trong bản án; Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc bởi những lý do kháng cáo hoặc

kháng nghị, mà kiểm tra toàn bộ vụ án đối với tất cả những người bị kết án, kể cả những

người không kháng cáo và không bị kháng nghị; khi xét xử phúc thẩm, những người tham gia

tố tụng có các quyền rộng rãi.

Theo Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự thì xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực

tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ

án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Tóm lại, phúc thẩm vụ án hình sự còn là một hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án

cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, qua đó góp phần vào việc hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp

dụng pháp luật một cách thống nhất.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Tòa án cấp phúc thẩm

có quyền quyết định:

- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ

thẩm; huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; huỷ bản án sơ

thẩm và đình chỉ vụ án.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Toà án cấp phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định trên

hoặc cùng một lúc ra nhiều quyết định khác nhau.

2.2. Hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân thông qua xét xử giám đốc

thẩm

2.2.1. Thực trạng hoạt động giám đốc thẩm

Hàng năm, các Tòa án cả nước xét xử hàng chục nghìn vụ án hình sự. Theo số liệu thống kê,

thì số lượng các vụ án hình sự hàng năm đều tăng và chưa có chiều hướng giảm. Thực tiễn giám

đốc thẩm cho thấy, các vụ án phải giải quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm phần lớn là có sai

lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự mà chủ yếu là do áp dụng không đúng

khung hình phạt, dẫn đến việc áp dụng hình phạt quá nhẹ, nhất là đối với các tội do yêu cầu của

tình hình xã hội cần phải trừng trị thật nghiêm khắc kẻ phạm tội như các tội về ma tuý, các tội

tham nhũng… Tuy nhiên, số vụ được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm ngày một gia tăng cũng

chưa phải đã phản ánh đúng tình trạng chất lượng xét xử của Tòa án các cấp mà trên thực tế, số

bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án vi phạm pháp luật có thể còn

nhiều hơn nữa mà chưa phát hiện được. Nhưng điều đó cũng phần nào nói lên sự quan tâm ngày

càng nhiều hơn đối với công tác giám đốc xét xử nói chung và giám đốc thẩm nói riêng.

Tình hình tổ chức việc giám đốc thẩm Tòa án các cấp nói chung và ở Tòa án nhân dân tối

cao nói riêng tuy đã từng bước được củng cố và tăng cường, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng

được yêu cầu của công tác giám đốc thẩm trong tình hình hiện nay.

Ở Tòa án nhân dân tối cao, bộ máy làm công tác giám đốc thẩm hình sự nếu xét về thẩm

quyền thì gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa hình sự Tòa án nhân dân

tối cao; nhưng chủ yếu và tập trung ở Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài ra còn có

Ban Thanh tra và Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Phòng tiếp dân thuộc Văn phòng Tòa

án nhân dân tối cao cũng là những đơn vị tham gia vào quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục

giám đốc thẩm.

Page 9: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

2.2.2. Về áp dụng căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Trong khi chưa có giải thích chính thức, qua thực tiễn công tác giám đốc xét xử, căn cứ

vào các quy định của pháp luật, có một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn khi vận dụng các

căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng

hình sự như sau:

Thứ nhất: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;

Thứ hai: Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách

quan của vụ án.

2.2.3. Về quyết định giám đốc thẩm

* Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực

pháp luật.

Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp

luật là không chấp nhận hoàn toàn kháng nghị.

* Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án

Việc Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình

chỉ vụ án, có thể huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án đó và đình chỉ vụ án đối với một hoặc tất cả

những người bị kết án tuỳ thuộc vào bản án hoặc quyết định có hiệu lực sai lầm nhiều hay sai

lầm ít.

* Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc

xét xử lại trong những trường hợp sau:

- Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án

hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm

nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm

trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

* Huỷ để xét xử lại.

Khi xét kháng nghị, nếu Hội đồng giám đốc thẩm thấy cần xét xử lại, thì tuỳ trường hợp

mà quyết định xét xử sơ thẩm lại hay xét xử phúc thẩm lại.

Các quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được coi là có giá trị khi nó được biểu

quyết theo đa số.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong thời hạn mười

ngày, kể từ ngày ra quy định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm

cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ

thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp

pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính

quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.

2.2.4. Về thẩm quyền giám đốc thẩm

Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, thì Tòa án cấp tỉnh cũng có thẩm quyền

giám đốc thẩm, nhưng về tổ chức lại không được củng cố, tăng cường. Nhìn chung, công tác

giám đốc thẩm ở các Tòa án nhân dân tỉnh cho đến nay vẫn không được quan tâm đúng mức

mà có tư tưởng ỷ lại Tòa án nhân dân tối cao.

Hiến pháp năm 1992 quy định "Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các

Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc

xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi

thành lập Tòa án đó", không có quy định cho Tòa án cấp tỉnh được giám đốc việc xét xử của

Tòa án cấp huyện.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương có quyền giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật

(khoản 3 Điều 28 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 02-4-2002) và theo quy định tại Điều 279

Page 10: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

Chương XXX Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp

tỉnh có quyền giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa

án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, việc quy định cho Tòa án cấp tỉnh có quyền giám đốc thẩm việc xét xử đối với

Tòa án cấp huyện là theo luật, còn hình phạt thì không quy định.

Chương 3

Yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân

3.1. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân

trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu khách

quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước. Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải

cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng

và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích

hợp pháp và chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội.

* Trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, hoạt động giám đốc việc xét xử

của Tòa án nhân dân đặt ra một số yêu cầu như sau:

- Tập trung giải quyết đúng và kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị giám đốc thẩm,

tái thẩm; ưu tiên giải quyết kịp thời các đơn khiếu kiện bức xúc, kéo dài hoặc các đơn đối với

các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sắp hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám

đốc thẩm, tái thẩm; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên

đối với các Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót về nghiệp vụ; không

làm phát sinh thêm khiếu kiện, nhất là các khiếu kiện bức xúc, kéo dài.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối

cao cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết đơn đề nghị, yêu cầu xem

xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; cụ thể như sau:

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần kiện toàn, nâng cao năng lực công tác của

Phòng giám đốc, kiểm tra. Nếu phát hiện có sai lầm nghiêm trọng thì kháng nghị theo thủ tục

giám đốc thẩm, nếu phát hiện có tình tiết mới theo quy định của pháp luật tố tụng thì phải

kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, bảo đảm không để tình trạng có bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật của Tòa án khi phát hiện có căn cứ kháng nghị thì đã quá thời hạn kháng

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

+ Chánh tòa các Tòa: Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính của Tòa án nhân

dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình cần tổ chức việc xem

xét, giải quyết đơn đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc xem xét lại bản án,

quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật một cách hợp lý và khoa học.

+ Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao cần tổ chức và tăng cường kiểm tra

công tác xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối

cao theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đảm bảo các bản án, quyết

định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành phải đúng pháp luật.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án

nhân dân

Trong những năm qua, công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và

công tác giám đốc thẩm nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó,

hoạt động giám đốc việc xét xử đã bộc lộ những khiếm khuyết. So với yêu cầu của công tác giám

đốc xét xử, hoạt động giám đốc thẩm cũng như các quy định của pháp luật về hoạt động giám

đốc thẩm có những thiếu sót, chưa đáp ứng được chất lượng xét xử các vụ án hình sự và đòi

hỏi cần phải được hoàn thiện. Do đó, việc tăng cường công tác kiểm tra lại các bản án và

Page 11: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là việc làm thường xuyên và cấp bách hiện

nay.

- Kiến nghị về việc tổ chức công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hiện nay vẫn còn tới ba cấp có thẩm quyền

giám đốc thẩm, đó là: Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao

và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Quy định này là phù hợp với tổ chức Tòa án

các cấp theo đơn vị hành chính như hiện nay. Tuy nhiên, nếu tổ chức Tòa án theo đề án cải cách

tư pháp các Tòa án được tổ chức theo cấp xét xử thì thẩm quyền giám đốc thẩm hiện nay không

còn phù hợp nữa. Nếu các Tòa án được tổ chức theo cấp xét xử thì cần bỏ thẩm quyền giám đốc

thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, mà nên tập trung ở Tòa án nhân dân tối cao.

+ Đối với Phòng giám đốc-kiểm tra ở Tòa án cấp tỉnh cần tổ chức theo hướng: Phòng

giám đốc-kiểm tra có Trưởng phòng là Thẩm phán, đồng thời là thành viên Ủy ban Thẩm

phán; Thẩm tra viên, Chuyên viên phải là người đủ các tiêu chuẩn theo bản tiêu chuẩn nghiệp

vụ Thẩm tra viên được ban hành kèm Quyết định số 788/TCCP-VC ngày 08-10-1993 của

Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.

+ Đối với Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao

Để tăng cường hơn nữa công tác giám đốc việc xét xử, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối

cao cần được bổ sung 1 Phó Chánh Tòa, 2 Thẩm phán và 25 Thẩm tra viên. Phó Chánh Tòa

và Thẩm phán phải là những người có trình độ nghiệp vụ giỏi về luật hình sự, có khả năng

phát hiện những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hình sự, có kinh nghiệm giám

đốc việc xét xử, có thời gian xét xử phúc thẩm ít nhất là 5 năm; đối với Thẩm tra viên,

Chuyên viên phải là người đủ các tiêu chuẩn theo bản tiêu chuẩn nghiệp vụ Thẩm tra viên....

+ Đối với Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao

Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị giúp việc cho lãnh đạo Tòa án nhân dân

tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời kiểm tra công tác xét xử của Tòa án

các cấp. Vì vậy, cần củng cố về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra theo hướng: Trưởng ban

Thanh tra phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là thành viên Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao; các Phó Trưởng ban có thể là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

hoặc là Thẩm tra viên (Chuyên viên) cao cấp có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm kiểm

tra phát hiện những vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án; Thẩm tra viên, Chuyên viên phải là

người đủ các tiêu chuẩn theo bản tiêu chuẩn nghiệp vụ Thẩm tra viên...

- Kiến nghị sửa đổi pháp luật có liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

(Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân

dân)

- Kiến nghị hướng dẫn áp dụng các quy định về xét lại bản án hoặc quyết định đã có

hiệu lực pháp luật

* Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm,

tái thẩm các vụ án hình sự - Những quy định của pháp luật về giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các

vụ án hình sự

- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái

thẩm các vụ án hình sự

Kết luận

1. Giám đốc việc xét xử là hoạt động quản lý, đồng thời nó cũng là quyền và nghĩa vụ tố

tụng của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Thông qua hoạt động giám đốc việc xét xử,

Tòa án kịp thời khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong việc xử lý các vụ án của Tòa án mà bản

án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; góp phần bảo đảm việc xử lý công minh, không bỏ

lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đồng thời, Tòa án nhân dân tối cao tổng kết công tác

xét xử, đề ra những chủ trương, chính sách hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp

Page 12: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

luật; hoặc phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp… ban hành

thông tư liên tịch hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất pháp luật trong

công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Như vậy, hoạt động giám đốc xét xử chính là sự kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án

cấp trên đối với cấp dưới, thông qua đó mà uốn nắn, sửa chữa hoặc hủy bỏ những sai lầm,

nhằm bảo đảm cho Tòa án các cấp áp dụng đúng đắn và thống nhất pháp luật. Thông qua hoạt

động này, Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị với Quốc hội sửa đổi bổ sung kịp thời Bộ luật

Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, kiến nghị với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội sửa đổi,

bổ sung các văn bản pháp quy của cơ quan tổ chức mình trong việc quản lý nhà nước, quản lý

xã hội, cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Cũng thông qua hoạt động

giám đốc xét xử mà Tòa án bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội

và của mọi công dân; góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Hoạt động giám đốc việc xét xử được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động phúc thẩm,

giám đốc thẩm và tái thẩm. Thực trạng công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án trong những

năm qua chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật,

có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án nhưng cũng không được cấp giám đốc thẩm xét lại

kịp thời. Công tác tổ chức cán bộ làm công tác giám đốc thẩm ở các Tòa án chưa phù hợp, chưa

đáp ứng được yêu cầu của công tác này; nhiều quyết định giám đốc thẩm chưa chính xác, chưa

có tính thuyết phục.

3. Đối với thủ tục giám đốc thẩm được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành,

nói chung tương đối chặt chẽ từ khâu phát hiện đến kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm. Tuy

nhiên, do không có giải thích chính thức hoặc hướng dẫn cụ thể nên trong thực tiễn áp dụng

hoạt động này còn nhiều cách hiểu khác nhau và vận dụng khác nhau. Vì vậy, trong tương lai,

hoạt động này cần được quan tâm và hoàn thiện, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố

tụng thống nhất áp dụng pháp luật.

4. Các quy định pháp luật tố tụng hình sự nước ta về phúc thẩm không ngừng được sửa

đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, do sửa đổi, bổ sung không đồng bộ, toàn

diện nên các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và về phúc thẩm nói riêng ngày

càng bất cập, làm hạn chế hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta. Trước yêu cầu đòi

hỏi của công cuộc cải cách tư pháp, các quy định của pháp luật hiện hành về phúc thẩm cần

được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp

luật tố tụng hình sự nói riêng.

5. Để nâng cao hiệu quả của công tác giám đốc việc xét xử nói chung và công tác phúc

thẩm, giám đốc thẩm nói riêng đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ. Ngoài việc xây dựng

pháp luật về phúc thẩm, giám đốc thẩm hợp lý, minh bạch thì cần phải hướng dẫn áp dụng và

thi hành pháp luật, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, đổi mới về hệ thống tổ

chức Tòa án, tăng cường công tác cán bộ… Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

giám đốc việc xét xử phải xuất phát từ quan điểm cải cách tư pháp được thể hiện trong các

văn kiện của Đảng, đáp ứng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính

khả thi cao.

References

CÁC VĂN BẢN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 13: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6 của Bộ Chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬTCỦA NHÀ NƯỚC

4. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

5. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

6. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

7. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

8. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

9. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

10. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

11. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

12. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

13. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

14. Nguyễn Gia Cương (1997), Thủ tục xét xử phúc thẩm trong Luật Tố tụng hình sự Việt

Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Hiện (1997), "Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền

xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp", Tòa án nhân dân, (4).

16. Nguyễn Văn Hiện (2000), Một số vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thủ tục

giám đốc thẩm và tái thẩm, (Dự án VIE/95/018) Tăng cường năng lực kiểm sát tại

Việt Nam), Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Huyên (2002), Thẩm quyền của các cấp Tòa án trong tố tụng hình sự, Luận

án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

18. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và

pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

19. Phan Thị Thanh Mai (1998), Phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc

sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

20. Phan Thị Thanh Mai (2007), Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án

Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Mai (2004), Phúc thẩm trong tố tụng hình sự, Luận án Tiến sĩ Luật học,

Viện Nhà nước và Pháp luật.

22. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), Tố tụng hình sự và vai trò của Viện công tố trong tố

tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đinh Văn Quế (1997), Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận chuyên sâu Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: xét xử sơ

thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Đinh Văn Quế (2004), "Những quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về

thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm", Tòa án nhân dân, (13).

26. Đinh Văn Quế (2004), "Những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm

theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003", Tòa án nhân dân, (17).

27. Đinh Văn Quế (2004), "Những trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc

quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003", Tòa

án nhân dân, (20).

28. Đinh Văn Quế (2004), "Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2003", Tòa án nhân dân, (22).

29. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà

Nội.

30. Tòa án nhân dân tối cao (2004), "Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao", Tòa án nhân dân (Đặc san), quyển 1 (các quyết định

Page 14: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử crepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6547/1/V_L0_01954.pdf · trình tự và thủ tục giám

giám đốc thẩm về dân sự; kinh doanh thương mại; lao động năm 2003 - 2004), Hà

Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (2004), "Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao", Tòa án nhân dân (Đặc san), quyển 2 (các quyết định

giám đốc thẩm về hình sự, hành chính năm 2003 - 2004), Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2006, Hà

Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2007, Hà

Nội.

34. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Khoa Luật (1997), Giáo trình Luật Hình

sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội.

35. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Khoa Luật (1997), Giáo trình Luật Hình

sự Việt Nam (Phần riêng), Hà Nội.

36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Hình sự, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội.

37. Từ điển Luật học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1992), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự,

Hà Nội.

39. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1993), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

TRANG WEB 40. http\\www.dantri.com.vn.

41. http\\www.moj.gov.vn.

42. http\\www.vnexpress.net.