nỘi dung Ôn tẬp kiẾn thỨc mÔn ngỮ vĂn lỚp 6 · +/ truyện lấy bối cảnh từ...

12
Y BAN NHÂN DÂN QUN 8 TRƯỜNG THCS CHÁNH HƯNG NI DUNG ÔN TP KIN THC MÔN NGVĂN LỚP 6 (Chương trình học ttuần 22 đến tun 25) TUN 22 (TNGÀY 03/02 ĐẾN 08/02) 1. Bc tranh ca em gái tôi. a. Tác giả - Nhà văn Tạ Duy Anh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1959 - Tên khai sinh:Tạ Viết Đãng. Các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm. - Quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. - Ông là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới. b. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong tập truyện “Con dế ma” (1999) - Văn bản đạt giải nhì cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong. - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người anh. c. Giá trị nội dung - Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình. d. Giá trị nghệ thuật - Kể theo ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nơi ng đọc, lối kể hồn nhiên chân thực. - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. e. Ý nghĩa - Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. - Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình. Bài tập . 1)Któm tt truyn Bc tranh ca em gái tôi. 2) Bn hiểu như thế nào vđoạn kết ca truyn (Tôi không trli m...lòng nhân hu của em con đấy)? Qua đó, bạn có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh? 3) Bn có cm nhn gì vnhân vt cô em gái trong truyn? 4) Nhân vt chính trong truyn là ai? Vì sao bn lại cho đó là nhân vt chính? 5) Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng

Upload: others

Post on 23-May-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8

TRƯỜNG THCS CHÁNH HƯNG

NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 (Chương trình học từ tuần 22 đến tuần 25)

TUẦN 22

(TỪ NGÀY 03/02 ĐẾN 08/02)

1. Bức tranh của em gái tôi.

a. Tác giả - Nhà văn Tạ Duy Anh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1959

- Tên khai sinh:Tạ Viết Đãng. Các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm.

- Quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

- Ông là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.

b. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong tập truyện “Con dế ma” (1999)

- Văn bản đạt giải nhì cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền

phong.

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người anh.

c. Giá trị nội dung - Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã

giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.

d. Giá trị nghệ thuật - Kể theo ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nơi ng đọc, lối kể hồn nhiên chân thực.

- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật.

e. Ý nghĩa - Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng

mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành.

- Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân

mình.

Bài tập .

1)Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2) Bạn hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ...lòng

nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, bạn có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?

3) Bạn có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện?

4) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao bạn lại cho đó là nhân vật chính?

5) Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng

Page 2: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

trước bức tranh được giải nhất của em gái?

6) Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức

tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

7) Nếu em là người anh trong truyện e sẽ đối xử với em gái mình ra sao ?

2. ĐOẠN VĂN .

1. Viết đoạn văn 4 đến 6 câu nêu suy nghĩ của em về một người bạn tốt

trong lớp mà em biết . ( Gợi ý : Trong học tập thì bạn ấy như thế nào ?

Đối với bạn bè , thầy cô ra sao ? Em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

............)

2. Viết đoạn văn 4 đến 6 câu nêu suy nghĩ của em về những hành động

tốt mà một người tử tế nên làm ? ( Gợi ý : Hành động tốt là gì ? là

những hành động nào ? Đem lại lợi ích gì ? Mở rộng , phê phán ? Em rút

ra bài học gì cho bản thân ?....)

------------------------------------------------------------------------------------------------

TUẦN 23:

(TỪ NGÀY 10/02 ĐẾN 15/02)

1. Vượt thác

a. Giá trị nội dung

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức

mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên rộng lớn.

b.Giá trị nghệ thuật

Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên

Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền - một vị trí rất thích hợp, theo

trình tự vượt thác rất tự nhiên.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá,

bằng lối chấm phá.

Miêu tả cảnh thiên nhiên kết hợp với miêu tả ngoại hình, hành động con người.

Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

c. Ý nghĩa

Vượt thác là bài ca ca ngợi về thiên nhiên, đất nước, quê hương, về người lao

động

Đó cũng chính là lòng yêu đất nước, dân tộc của tác giả.

Bài tập

1) Dựa vào văn bản Vượt thác hãy cho biết bố cục của văn bản.

Page 3: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

2) Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay thế nào

theo từng chặng đường của con thuyền? Theo bạn, vị trí quan sát để miêu tả của

người kể chuyện trong bài này là chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không?

Vì sao?

3) Em sẽ ăn uống và luyện tập như thế nào để có được một sức khỏe tốt ?

2. SO SÁNH (tiếp theo)

Kiến thức .

So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như

là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…

Vd: Cô giáo giống như mẹ hiền.

So sánh không ngang bằng sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”;

“kém”;“chẳng bằng”; “không bằng”…

VD: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Bài tập về phép so sánh .

1. Hãy tìm 2 câu so sánh trong văn bản “ Vượt thác”

2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau :

a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.

b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.

c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.

d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.

3. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau ? Giữa

chúng có điểm gì giống nhau ?

a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.

b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách

như suối reo.

c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.

d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên

trời.

4.Tìm 5 thành ngữ có sử dụng so sánh và đặt câu với chúng

5. Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:

Sau làn mưa bụi tháng ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Bầu trời rừng rực ráng treo

Page 4: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

6. Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài ca dao sau

a. Cổ tay em trắng như ngà

b. Miệng cười như thể hoa ngâu

c. Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

------------------------------------------------------------------------------------------------

TUẦN 24 (TỪ NGÀY 17/02 ĐẾN 22/02)

1. Buổi học cuối cùng

a. Tác giả - An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897)

- Nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.

- Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đâu và

tình thương, đặc biệt la tình yêu quê hương, đất nước.

- Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: "Một thời niên thiếu", "Những

cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tactaranh ở Taraxcông"...

b. Tác phẩm - Bối cảnh

+/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử

Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, phải cắt

vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức)

Các trường ở đây bị buộc phải học tiếng Đức.

c. Giá trị nội dung Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ

chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có

tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

d. Giá trị nghệ thuật Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.

Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi

học cuối cùng.

Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính

xác, tinh tế.

Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.

Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm

cao.

Bài tập

Page 5: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

1 -Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em

hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

2 -Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn

có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật

nhất?

3 .Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác

lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học?

Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

4 - Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú

bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như

thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các

phương diện:

6 Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác

dụng của những so sánh ấy.

7* Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,

chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được

chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói

ấy?

8. Theo em việc học có vai trò quan trọng như thé nào đối với học sinh ?

9. Em sẽ làm thế nào đề đền đáp công ơn Thầy Cô ?

2/ NHÂN HÓA:

Kiến thức .

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động,

tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự

vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác

giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính

chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

[Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường

kì”

[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

[ca dao]

Page 6: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

c.Tác dụng :

– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.

– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của

con người.

Bài tập về nhân hóa

1. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:

a. “Trong gió trong mưa

Ngọn đèn đứng gác

Cho thắng lợi, nối theo nhau

Đang hành quân đi lên phía trước”

(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)

b. “......Bà ơi sao mà nhanh

Phượng mở nghìn mắt lửa

Ở đầu phố nhà mình

Một trời hoa phượng đỏ

Hay đêm qua không ngủ

Chị gió quạt cho cây

Hay mặt trời ủ lửa

Cho phượng bừng hôm nay”

c. “Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

d. “Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

e. “Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

2. Trong câu ca dao sau đây:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?

3. Tìm các đối tượng được nhân hóa trong bài “ Đồng hồ báo thức”

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lỳ

Đi từng bước, từng bước

Bé kim giây tinh nghịch

Page 7: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang

TUẦN 25 (TỪ NGÀY 24/02 ĐẾN 29/02)

1. Đêm nay Bác không ngủ

a. Tác giả: ( 1927- 2003)

–Tên khai sinh: Nguyễn Đức Thái

- Minh Huệ là cán bộ tuyên truyền thời kì chống Pháp, sau hoà bình từng làm

trưởng ty văn hoá, chủ tịch hội văn nghệ tỉnh Nghệ An.

b. Tác phẩm:

- Tác năm 1951 bài thơ viết dựa trên một câu chuyện có thật: 1950 Bác Hồ trực

tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến dịch Biên Giới.

– Thể thơ : 5 chữ.

– Phương thức biểu đạt: tự sự – trữ tình – miêu tả.

c. Nội dung :

Bài thơ kể về một đêm Bác không ngủ trên đường đi chiến dịch và tâm trạng của

anh đội viên. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và sâu sắc tấm

lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác Hồ

với chiến sĩ, đồng bào.

Bài tập

Câu 1 . Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ

của ai? Tác dụng trong việc thể hiện tâm hồn của Bác và tấm lòng của anh bộ

đội?

Câu 2. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ, hãy

so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó?

Câu 3 . Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai, qua cảm nghĩ của anh đội viên,

hình ảnh Bác, đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

Câu 4 . Bác Hồ là một vị lãnh tụ như thế nào ? Em học tập được gì từ những đức

tính của Bác ?

Page 8: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

2. ẨN DỤ:

Kiến thức

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,

hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho

sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

[hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

[ca dao]

[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

[Nguyễn Đức Mậu]

[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]

+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

[ca dao]

[thuyền – người con trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác,

cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

[Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

Page 9: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

Bài tập về ẩn dụ

1. Xác dịnh các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

- Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.

(Minh Huệ) - Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? (Ca dao)

- Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao) - Chỉ có thuyền mới biết

Biển mênh mông nhường nào. (Xuân Quỳnh) - Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu) - Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2. Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì? "Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà

của mùa thu biên giới." (Nguyễn Tuân) 3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra

những ẩn dụ cụ thể. - Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ. - Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. (Hồ Chí Minh) 4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi

thông tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng

ngày. 5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong các bài thơ và các bài đọc thêm trong sách

giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai. 6 . Trong đoạn thơ sau đây :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim

Page 10: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Tố Hữu)

Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.

TẬP LÀM VĂN : Học sinh ôn lại các bài : Tìm hiểu chung về văn miêu

tả , Quan sát tưởng tượng so sánh nhận xét trong văn miêu tả .

1. Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến , xuân về .

2. Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè .

Gợi ý làm văn miêu tả :

Dàn bài :

I. Mở bài

Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.

II. Thân bài

a. Tả bao quát

Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)

- Được trồng trong chậu hay ởvườn?

b. Tả chi tiết từng bộ phận

- Gốc mai, thân mai?

- Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-

phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.

- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.

- Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh

màu vàng thắm...

- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.

- Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.

III. Kết luận

Page 11: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.

Bài văn tham khảo :

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm

áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón

Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây

nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xen-ti-mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập

mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ

dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn

sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế

mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn

cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất

nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp

vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây

mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà

rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ

ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng

tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái

tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ.

Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có

năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa

mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng

đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và

nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai

cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi!

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời

chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của

hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân

màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến

ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh

phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những

sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó

là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng

hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi

những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng

qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những

Page 12: NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 · +/ Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870

chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay

reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng

biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều

may mắn.

--------------- Hết ----------------