nĂm thỨ 31 - bỘ mỚi - sỐ 262 (t11/2017) website:...

24
NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org.vn Phụ nữ và bệnh đái tháo đường: Quyền của chúng ta hướng tới một tương lai khỏe mạnh

Upload: others

Post on 26-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org.vn

Phụ nữ và bệnh đái tháo đường:Quyền của chúng ta hướng tới một tương lai khỏe mạnh

Page 2: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Chịu trách nhiệm xuất bản:BS. CK2. Huỳnh Ngọc Thành

Giấy phép xuất bản:Số 869/STTTT-BCcấp ngày 04 tháng 7 năm 2016

Ảnh bìa:worlddiabetesday.org

TRONG SỐ NÀY

05

07

1211

18

17

08

06

Page 3: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu những vướng mắc mà hai Ngành đang đối mặt như: việc các cơ sở y tế thực hiện chỉ định các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vượt quá khả năng chi trả của quỹ KCB BHYT; việc giám định, xuất toán những chi phí KCB BHYT không hợp lý. Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị hai bên cùng nhau giải quyết, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp nhằm nhanh chóng giải quyết các vướng mắc…

Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định: mọi vấn đề khúc mắc giữa hai bên thời gian qua cần được đánh giá thấu đáo. Vì vậy, đại biểu tham dự Hội nghị thuộc ngành BHXH phải nghiêm túc ghi nhận, tiếp thu các ý kiến để

nỗ lực hóa giải khó khăn, vướng mắc. Bà Nguyễn Thị Minh cũng đề nghị toàn Ngành Y tế và chính quyền các địa phương chung tay vào cuộc để quản lý quỹ BHYT hiệu quả hơn. Việc quản lý quỹ BHYT là trọng trách chung, nên chỉ một mình Ngành BHXH nỗ lực sẽ không thể giải quyết hiệu quả.

Kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Ngành Y tế cùng BHXH Việt Nam đã giải quyết cơ bản những tồn đọng

mà bảo hiểm y tế chưa thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giải pháp về tổ chức điều hành, giải pháp về kỹ thuật; đột phá về công nghệ thông tin để tiến tới triển khai bệnh án điện tử.

Bộ Y tế sẽ tích cực phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để tiếp tục giải quyết các vướng mắc trong vấn đề thanh toán, quản lý quỹ bảo hiểm, xử lý các khó khăn vướng mắc hiện nay. Bộ Y tế cũng sẽ điều chỉnh Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc để giảm giá dịch vụ y tế cho phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay; đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về lạm dụng kỹ thuật, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế.(Trích nguồn Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế)

Bộ Y tế-Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Tháo gỡ vướng mắc trong

khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Quang cảnh Hội nghị

Ngày 19/10/2017 tại Hà Nội, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị giải quyết những vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 3

Tiêu điểm

Page 4: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Khi cần chăm sóc sức khỏe và điều trị các vấn đề sức khỏe phổ biến, người dân và du khách có thể dễ dàng tìm đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế hoặc các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa hoặc các bệnh viện quận/huyện, bệnh viện thành phố và bệnh viện tư nhân. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố đã có hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu rộng khắp với 114 bệnh viện công lập và tư nhân, 318 trạm y tế, 196 phòng khám đa khoa, gần 6.000 phòng khám chuyên khoa tư nhân. Riêng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố

sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp giảm tải đối với các bệnh lý mà bệnh viện quận/huyện và bệnh viện các tỉnh phía Nam đã được chuyển giao và thực hiện được, để tập trung nguồn lực phát triển các kỹ thuật chuyên sâu.

Tất cả các cơ sở y tế tham gia hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố, không phân biệt là công lập hay tư nhân, không phân biệt khám chữa bệnh ban đầu hay chuyên sâu, đều không ngừng nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng phục vụ người bệnh, mọi hoạt động đều hướng đến 5 mục tiêu chất lượng của ngành Y tế Thành phố, đó là: người bệnh an toàn hơn, hiệu quả điều trị tốt hơn, thời gian chờ của người bệnh được rút ngắn hơn, chi phí điều trị hợp lý hơn và người bệnh hài lòng hơn.(Nguồn: Medinet-Sở Y tế TP. HCM)

Hình thành trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm các nước trong khu vực: giải pháp mang tính

quyết định cho việc triển khai loại hình “du lịch y tế”

Vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch phát triển trung tâm y tế chuyên sâu tại các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn TP. HCM nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và dịch vụ du lịch y tế từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Một trường hợp u não được điều trị thành công tại Bệnh viện quận Thủ Đức (ảnh: Bùi Nga)

Bên cạnh hệ thống các cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu, khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị với kỹ thuật chuyên sâu, người dân và du khách có thể tìm đến các địa chỉ sau:

- Ghép tạng: Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Bình Dân, Hoàn Mỹ, Nhi đồng 2;

- Phẫu thuật robot và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, tiết niệu: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đại học Y Dược, Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định, Nhân dân 115;

- Bệnh lý Tim mạch: Viện Tim, Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện quận Thủ Đức, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Trưng Vương, Tim Tâm Đức;

- Chấn thương sọ não, khối u não: Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Bệnh viện quận Thủ Đức, Trưng Vương;

- Đột quỵ: Bệnh viện Nhân dân 115, Chợ Rẫy, Bệnh viện quận Thủ Đức, Nhân dân Gia Định;

- Chấn thương Chỉnh hình và cột sống: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Chợ Rẫy, Bệnh viện 175, Nhân dân 115, Nguyễn Tri Phương;

- Bỏng, tạo hình: Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định;

- Nhi khoa: Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố;

- Sản, phụ khoa: Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Mỹ Đức, An Sinh;

- Huyết học: Bệnh viện Truyền máu Huyết học;

- Lao và bệnh Phổi: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch;

- Ung bướu: Bệnh viện Ung Bướu, Ung bướu cơ sở 2, BV Chợ Rẫy;

- Răng Hàm Mặt: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố, Răng Hàm Mặt Trung ương;

- Tai Mũi Họng: Bệnh viện Tai Mũi Họng, Chợ Rẫy, Trưng Vương;

- Mắt: Bệnh viện Mắt, Chợ Rẫy;

- Da liễu: Bệnh viện Da liễu;

- Y học cổ truyền: Viện Y Dược học dân tộc, Bệnh viện Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền-Bệnh viện Đại học Y Dược.

4

Tiêu điểm

Page 5: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi, họng, các bọng nước vỡ của người bệnh và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng thường tập trung vào giai đoạn từ tháng 2-5 và từ tháng 9-12.

Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng bệnh phổ cập, áp dụng cho bệnh lây qua đường tiếp xúc.

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh, phụ huynh và người trông giữ trẻ phải thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và bàn tay của người chăm sóc bằng xà phòng dưới vòi nước sạch; không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi; vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng và nơi sinh hoạt của

Chủ động phòng bệnh tay chân miệngBệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm do nhóm vi rút đường ruột gây ra, đặc biệt virus EV71 gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ càng nhỏ càng dễ bị bệnh nặng.

trẻ; đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống chín, tuyệt đối không ăn chung muỗng, chén...

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến

các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.BS. Nguyễn Thị Mai-Trung tâm Y tế Quận 7

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 5

Phòng, chống dịch bệnh

Page 6: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Khuyến cáo chủ độngphòng, chống dịch mùa mưa lũ

Bước vào mùa mưa bão, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ,  Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:

- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

- Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng

nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy; thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất. (Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Bộ Y tế khuyến cáo người dân trong vùng lũ cần dọn dẹp vệ sinh môi trường để đề phòng dịch bệnh lây lan

6

Phòng, chống dịch bệnh

Page 7: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Chưa đầy một giờ sau, bệnh nhân khác đến thay băng bàn chân. Bác cũng ngoài 60, trông khắc khổ, bị tháo mất ngón thứ 3. Bác nói: “Biết bệnh đã lâu nhưng không điều kiện để trị, chỉ uống thuốc nam. Hôm rồi vấp chân chống xe đạp, nó thúi luôn”.

Hai mảnh đời, một hoàn cảnh: đái tháo đường và biến chứng.

Từ một phần tư thế kỷ trở về trước, bệnh đái tháo đường tuyp 2 được xem là “bệnh quý tộc” bởi lẽ thường tập trung vào độ tuổi trung niên trở đi, kinh tế khá giả, lười vận động. Ngày nay, quan điểm đó chỉ còn đúng một phần. Bệnh ngày nay còn xuất hiện ở người trẻ, người nghèo…

Cơ chế bệnh đái tháo đường là do tuyến tụy, nơi sản xuất insulin (chất này được ví như con thuyền vận chuyển đường từ máu vào tế bào) bị tổn thương làm giảm số lượng insulin đáng kể, do đó mà đường tồn đọng trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Tình trạng này kéo dài liên tục từ 4-5 năm trở đi sẽ làm tổn thương hàng loạt các cơ quan khác nhau, trong đó mạch máu-là nơi phải chịu đựng nặng nề nhất.

Nguyên nhân của tổn thương này thì rất nhiều như: thực phẩm chứa nhiều chất độc hại; dược phẩm có nhiều nhóm gây tổn thương tụy được bán tự do, bác sĩ kê đơn “phóng tay” để điều trị bệnh; rượu, bia và các thức uống bằng hóa

chất tổng hợp; di truyền; bệnh lý tại tuyến tụy v.v…

Trong đợt tầm soát đường huyết miễn phí cho khoảng 400 người lớn tuổi ở phường Cô Giang vừa qua, chúng tôi đã phát hiện có khoảng 30% các cô bác có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường. Tuy chưa đủ cơ sở để xác định bệnh lý nhưng cứ giả sử phân nửa trong số đó là bệnh thực sự thì tỷ lệ 15% bệnh đái tháo đường không phải là con số nhỏ.

Hai nhóm đối tượng mà chúng tôi tạm thời phân ra để bàn về vấn đề phát hiện, quản

lý và phòng tránh biến chứng của đái tháo đường gồm: nhóm thiếu kiến thức về bệnh và nhóm thiếu điều kiện kinh tế. Cả hai nhóm này thường cùng một hệ quả là phát hiện trễ và điều trị sai. Do đó việc cung cấp kiến thức một cách phổ quát cho cộng đồng là một việc vô cùng quan trọng. Đây là công việc khó làm vì đòi hỏi phải có kinh phí, sự phối hợp nhịp nhàng giữa chuyên ngành và xã hội cũng như có sự giám sát lâu dài của Ngành Y tế.Trạm Y tế phường Cô Giang-Quận 1

Cảnh báo: Bệnh đái tháo đườngkhông của riêng ai!

Đúng 7 giờ sáng, một bệnh nhân bước vào Trạm y tế phường Cô Giang, Quận 1 với dáng vẻ chậm rãi. Bác ở độ tuổi ngoài 60, trông như người có cuộc sống sung túc. Nhìn bàn chân phải của bác quấn đầy băng và chỉ còn phân nửa, chúng tôi ngạc nhiên, bác ấy phân trần: “Cứ tưởng mình bình thường nên mấy năm nay không đi kiểm tra sức khỏe, ở nhà rảnh rang rồi bù khú với bạn bè. Hai tháng trước về quê lội mương, đạp phải cây dầm rồi nó cứ tấy lên hoài, bác sĩ bệnh viện chỉnh hình bảo là loét chân do đái tháo đường. Họ cố giữ bàn chân nhưng đành bó… chân luôn!”.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên (ảnh: Báo Sức khỏe và đời sống)

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 7

Phòng, chống dịch bệnh

Page 8: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Chạy thận nhân tạo là phương pháp dùng để điều trị bệnh suy thận. Bình thường, thận làm việc để lọc máu và thải chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể. Khi thận suy, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối, quả thận ngừng làm việc hoàn toàn.

Chạy thận nhân tạo, máy lọc thận sẽ làm việc thay thế thận. Máu được bơm từ cơ thể, qua màng lọc của máy lọc máu và quay trở về cơ thể.Bao lâu chạy thận nhân tạo một lần và kéo dài như thế nào?

Bạn sẽ phải chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần, thời gian mỗi lần chạy thận từ 3-4 giờ đồng hồ. Khi thận ngưng làm việc, việc lọc thận là suốt đời.

Khi nào chạy thận nhân tạo?Bác sĩ sẽ giải đáp lúc nào

bạn cần chạy thận nhân tạo, điều này phụ thuộc vào tình trạng chức năng thận và tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra máu để đánh giá chức năng thận.

Trước khi bạn bắt đầu lọc máu định kỳ, bạn phải được mổ FAV để chuẩn bị cho quá trình chạy thận sau này. FAV là một đường nối động mạch và tĩnh mạch tại tay của bạn, để khi chạy thận, bác sĩ lấy máu từ một nơi trên FAV và sau khi lọc xong, máu trả về ở vị trí gần đó trên đường nối động mạch-tĩnh mạch này.Dấu hiệu xảy ra trong quá trình lọc máu?

Có thể có vài dấu hiệu xảy ra trong quá trình lọc máu và

bạn cần báo cho điều dưỡng hoặc bác sĩ ngay:

- Cảm thấy nhìn mờ;- Khó thở;- Đau bụng;- Vọp bẻ;- Buồn nôn hay nôn ói.

Lưu ý gì thêm hay không?- Cần phải giữ gìn và chăm

sóc FAV: rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày, trước mỗi lần lọc máu; không đè ép hay mang vác đồ vật nặng bằng tay có mổ FAV; không cho ai đo huyết áp tay có mổ FAV.

- Kiểm tra FAV mỗi ngày: khi có bất thường về dòng máu hay cảm thấy không thoải mái bất kỳ điều gì về tay có mổ FAV cần báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ.

- Theo dõi cân nặng hàng ngày: khi thận không làm việc, nước tiểu sẽ giảm, máy lọc máu giúp bạn lấy dịch thừa ra ngoài, vì vậy bạn cần theo dõi cân nặng hàng ngày để giúp xác định lượng dịch dư thừa.

- Chế độ ăn đặc biệt: bạn cần hạn chế thức ăn nhiều muối mặn và nhiều kali; thức ăn nhiều chất khoáng có thể giúp bạn tránh loãng xương khi bạn bị suy thận.Tôi có thể làm việc nếu bị suy thận mạn?

Bạn hoàn toàn có thể làm công việc nhẹ nhàng phù hợp, tránh tổn thương FAV.BS. Nguyễn Quốc Vũ, Khoa Nội thận-Thận nhân tạo-Bệnh viện quận Thủ Đức

Những điều cần biết vềchạy thận nhân tạo

Bệnh nhân đang được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện quận Thủ Đức

8

Sức khỏe cộng đồng

Page 9: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Iốt là một trong những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Thiếu iốt dễ dẫn đến thiếu hormon gây ra nhiều rối loạn khác nhau, gọi chung là các rối loạn do thiếu iốt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết tác dụng của iốt và biết cách sử dụng, bổ sung iốt hiệu quả.

Iốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động của con người. Thiếu iốt, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ iốt sẽ làm giảm phát triển trí tuệ ở trẻ, tăng nguy cơ tai biến sản khoa, dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.

Người lớn và trẻ em thiếu iốt dễ bị bướu cổ, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng

suất lao động kém.Cần sử dụng muối iốt trong

nấu ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ vi chất này cho cơ thể, đặc biệt là khi mang thai.Cách sử dụng muối iốt:

- Sử dụng muối iốt nêm nếm như muối thường khi nấu ăn.

- Muối iốt dùng để ướp thức ăn, muối chanh, muối dưa cà, súc miệng, cho gia súc ăn.

- Mỗi người nên ăn dưới 6g muối trong một ngày (ít hơn 1 muỗng cà phê muối) để phòng tránh các bệnh tim mạch, thận.Lựa chọn, bảo quản muối iốt:

- Chọn nhãn hiệu in trên bao muối phải rõ ràng, bao bì phải còn nguyên vẹn.

- Đựng muối iốt trong bao

ni lông buộc kín hoặc trong keo/lọ có nắp đậy.

- Để muối nơi khô ráo, thoáng mát.

- Không nên rang muối iốt, để muối gần bếp lửa hoặc nơi nắng nóng vì iốt dễ bay hơi.

Cần lưu ý, lượng iốt có trong muối chỉ đủ bổ sung cho nhu cầu của cơ thể. Vì vậy nên dùng muối iốt cho bữa ăn hàng ngày. Người bị bệnh bướu cổ do thiếu iốt vẫn ăn muối iốt như bình thường, chỉ kiêng muối iốt khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số thực phẩm chứa nhiều iốt: tảo bẹ, rau cần, cá biển, rau chân vịt, muối biển, muối ăn có iốt...

Một số người cho rằng muối iốt thường có mùi tanh, vị chát hơn muối thường. Thực tế, khi bổ sung iốt vào trong muối sẽ không làm thay đổi mùi, màu hay vị của muối; nếu muối có màu, mùi hay vị lạ là do chất lượng của muối chứ không phải do iốt.

Muối iốt hiện nay được sử dụng nêm nếm như muối thường vì khi bổ sung iốt vào trong muối người ta đã tính toán cả phần hao hụt trong quá trình bảo quản và nấu nướng. Vì hàm lượng iốt bổ sung vào trong muối hiện nay là rất an toàn cho tất cả mọi người, do đó dùng muối iốt lâu dài, liên tục suốt đời vẫn không có tác hại.Trần Thị Thu Thảo, Trạm Y tế Phường 3-Trung tâm Y tế Quận 5

Lợi ích khi dùng muối iốtđúng cách

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 9

Sức khỏe cộng đồng

Page 10: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đã trở nên phổ biến trong căn bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh vừa đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm thì không phải bà nội trợ nào cũng biết.

ThS. Phạm Văn PhiếnTrung tâm Y tế Quận 3

Cách sắp xếp thực phẩm:Thực phẩm bảo quản trong

các ngăn tủ lạnh phải tuân thủ nguyên tắc không lây nhiễm chéo từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín, từ thực phẩm chưa sạch sang thực phẩm sạch. Nên cho thực phẩm vào các hộp nhựa có nắp đậy kín, rồi mới xếp vào các ngăn trong tủ lạnh theo thứ tự thực phẩm chín ở ngăn trên và thực phẩm sống ở ngăn dưới, thực phẩm tươi sống cần giữ lâu ngày thì để ở ngăn lạnh đông.

Không nên cất, trữ quá nhiều thực phẩm trong ngăn tủ lạnh vì có thể vượt quá công suất, dẫn tới nhiệt độ lạnh không đều, thực phẩm ở giữa khối không đủ độ lạnh do nhiệt độ khu vực này cao hơn từ đó dẫn đến hư hỏng trước.Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh:

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất trung gian gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất khoảng 1/3 chất béo hòa tan trong thịt, một số chất dinh dưỡng gần như mất hết. Nói chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần được rã đông đều hao hụt, giảm từ 20% trở lên. Một số thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá và những món ăn chế biến sẵn như dăm bông, thịt hun khói, patê, xúc xích để bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh có thể sinh ra hàm lượng Nitrite khi kết hợp với acid amine trong thực phẩm sẽ tạo ra

Nitroamine-là chất gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm chỉ nên dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến. Các thực phẩm sống nếu muốn bảo quản lâu hơn thì nên để ở ngăn đá và khi cần sử dụng thì chuyển qua ngăn mát và chỉ nên để trong ít ngày.Thực hiện việc rã đông thực phẩm đúng cách:

Việc rã đông phải được tiến hành một cách bài bản, từ từ, từng bước, trước tiên từ ngăn tủ đông sang tủ mát rồi tới nhiệt độ môi trường, từ đó hạn chế được việc mất dinh dưỡng do màng bảo vệ tế bào bị rách vỡ, dinh dưỡng theo nước đi ra ngoài. Thực phẩm rã đông xong cần sơ chế biến ngay, không nên để quá lâu sẽ hao hụt chất dinh dưỡng.Cẩn thận khi cất giữ các loại rau củ, trái cây tươi sống trong tủ lạnh:

Rửa sạch rau, củ, quả đúng cách; để ráo nước rồi cho vào bao kín trước khi cho vào ngăn bảo quản trong tủ lạnh. Tránh sự ẩm ướt, để chung lẫn lộn các loại rau củ, trái cây với nhau vì dễ làm phát sinh các loại nấm mốc; phân hủy và thối rữa nhanh hơn.

Bảo quản sữa tươi trong chai nhựa đúng cách:

Lựa chọn chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton vì vi khuẩn có thể phát triển gần vòi hút của hộp carton và đi theo vào ly sữa mỗi lần rót ra. Dự trữ vừa đủ, không quá nhiều nhằm tránh hết hạn sửa dụng. Sữa tươi bảo quản trong tủ lạnh khi hư hỏng sẽ có dấu hiệu sinh khí làm hộp sữa phình to.Thức ăn thừa cất trữ trong tủ lạnh cần phải bọc kín:

Không nên trữ lạnh thức ăn thừa quá 4 ngày và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt, tránh để nguội ở môi trường sẽ dễ nhiễm khuẩn. Thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh, lấy ra để nguội và hâm nóng trước khi ăn.Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh:

Thường xuyên lau chùi vệ sinh cẩn thận bên trong và ngoài tủ lạnh; định kỳ xả, rã ngăn đông lạnh để làm vệ sinh; khử mùi tủ lạnh; dọn dẹp thức ăn cũ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trong tủ… Đặt tủ lạnh ở nơi hợp lý về khoảng cách, không gian tỏa nhiệt, không làm nóng tủ lạnh… để không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tủ lạnh.

Cách bảo quản thực phẩmtrong tủ lạnh an toàn

10

Sức khỏe cộng đồng

Page 11: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Hiện nay, chúng ta thường dùng từ “đánh răng” để chỉ việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải với kem đánh răng. Tuy nhiên điều này vô tình hướng đến việc chải răng sai cách vì chỉ chú ý đến vùng răng mà quên mất việc chải nướu-là nơi dễ tích tụ mảng bám trong quá trình ăn uống. Mảng bám sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn bằng súc miệng hay chỉ bằng việc chải răng.

ThS.BS. Đặng Hoàng MaiBệnh viện Quận 1

Dưới đây là một số thói quen, quan niệm sai về việc vệ sinh răng miệng và sự thật về chúng:Chỉ cần đánh vào bề mặt răng là đủ:

Viền nướu mới là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và cần được làm sạch nhất. Khi chải răng, cần nghiêng bàn chải 45 độ, đặt lông bàn chải một phần ở trên nướu, một phần ở trên cổ răng sau đó ấn lông bàn chải lọt vào khe nướu và chải hất về phía mặt nhai. Nếu bề mặt cổ răng sạch bong, không còn mảng bám nghĩa là việc chải răng đã đạt yêu cầu.Không dám chải răng vào những vùng bị chảy máu:

Chúng ta thường có tâm lý lo lắng khi chải răng và thấy trong nước bọt có dấu hiệu chảy máu. Trên thực tế, chảy máu nướu là dấu hiệu vùng nướu đang bị viêm, đỏ và cần được làm sạch kỹ hơn. Hãy theo dõi tình trạng này sau vài ngày vệ sinh răng miệng và nếu vẫn tiếp tục bị, hãy đến bác sĩ răng hàm mặt để được khám và hỗ trợ làm sạch vùng nướu viêm của bạn.Chải răng không cần phải theo thứ tự:

Khi chải răng, chúng ta thường cầm bàn chải bằng bàn tay thuận của mình và khi đó thường hay có xu hướng chải kỹ vùng răng phía đối diện. Nên chải răng theo trình tự từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ mặt ngoài vào mặt trong rồi tới mặt nhai để tránh bỏ sót các vùng nhất là vùng mặt trong hàm dưới và mặt ngoài răng khôn hàm trên.Há miệng càng to càng tốt:

Nhiều người có thói quen há miệng to và gồng cứng cơ môi má khi chải răng, điều này dẫn

đến việc bàn chải khó đưa vào làm sạch vùng cổ răng và vùng nướu mặt ngoài các răng cửa hàm dưới cũng như mặt ngoài răng khôn hàm trên. Ngược lại, bạn hãy thư giãn cơ mặt, thả lỏng cho mềm môi má để có thể đặt một phần lông bàn chải phía trên nướu và làm sạch vùng cổ răng. Tương tự với vùng răng hàm hàm trên, khi chải răng bạn hơi ngậm miệng lại để đầu bàn chải luồn vào tận cùng răng khôn thay vì bị má chặn lại.Chải răng càng mạnh càng sạch:

Chải răng theo chiều ngang (như kiểu kéo đàn) từ lâu đã được nhiều người biết đến là một thói quen không tốt, gây mòn và ê buốt cổ răng. Hiện nay, đa phần mọi người đã biết cách chải răng đúng theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Không nên dùng lực chà vào răng quá mạnh sẽ gây hiện tượng xói mòn mà chỉ nên sử dụng động tác ấn, rung nhẹ nhàng ở cổ tay.Cạo lưỡi thật kỹ:

Thói quen này về lâu dài sẽ gây tổn thương các nụ vị giác trên bề mặt lưng lưỡi và làm giảm vị giác khi ăn. Do đó, không cần cạo quá sạch bề mặt lưỡi mà chỉ nhẹ nhàng cạo bỏ phần lớn bựa thức ăn.Chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy:

Nếu đã chải răng vào buổi tối sau khi ăn xong thì vào sáng hôm sau, khi thức dậy, bạn không cần phải chải răng lại vì chúng sẽ gây mòn răng không cần thiết. Cảm giác hôi miệng do nước bọt cô đặc trong khi ngủ sẽ bị loại bỏ đi ngay bằng việc súc miệng. Hãy thưởng thức bữa sáng sau đó mới tiếp tục chải răng.

Bàn chải không thể làm sạch toàn bộ các răng mà chỉ làm sạch được bề mặt trơn, phẳng. Đối với kẽ răng, lông bàn chải không thể tiếp cận tới. Do đó cần dùng thêm các phương tiện hỗ trợ làm sạch vùng này sau khi chải răng bằng bàn chải như: chỉ nha khoa, tăm xỉa răng, bàn chải kẽ răng, tăm nước…

Một số thói quen sai trong việcvệ sinh răng miệng

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 11

Sức khỏe cộng đồng

Page 12: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Chị chia sẻ: “Làm công tác truyền thông về dinh dưỡng rất khó, nhưng khi biết rồi sẽ dễ. Trong quá trình công tác vừa phải học tập, rèn luyện những kiến thức ở trường lớp cũng như kiến thức xã hội và quan trọng hơn cả là phải yêu thích công việc”.

Trong suốt quá trình làm việc, đặc biệt những chuyến công tác thực tế ở những quận, huyện ngoại thành, có những kỷ niệm khiến chị không sao quên được. Như đợt công tác truyền thông vào ban đêm cho các anh chị công nhân tại huyện Bình Chánh. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chị tự chạy xe về nhà. Vì trời tối quá lại nhá nhem đèn, chị đã đi lạc qua khu Nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Mặc dù trong bụng đánh “lô tô” nhưng chị vẫn cố dặn lòng để vượt qua được nỗi sợ

hãi. Nhờ những lần thử thách như vậy, chị đã mạnh dạn hơn hẳn mỗi khi phải đi công tác vào ban đêm.

Hay có lần chị làm dự án tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Lúc đó tuy đang mang thai nhưng chị vẫn không ngại những chuyến công tác xa. Có hôm gặp trời mưa và xe chị bị ngập cả nửa bánh xe rồi tắt máy, chị cũng cố gắng đẩy xe để đi tiếp. Khi được hỏi vì sao công việc vất vả vậy mà chị vẫn gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình, chị cười và nói: “Những việc làm của mình tuy đơn giản như giúp người dân biết được 1 chén cơm chứa bao nhiêu calo (năng lượng cơ thể cần cho các hoạt động của cơ thể) nhưng giúp được rất nhiều người. Nào là giúp trẻ em cải thiện được tình trạng dinh dưỡng, bà mẹ mang thai có được chế độ

dinh dưỡng tốt trong thai kỳ cũng như khi em bé chào đời; hay giúp các cụ già đang sống chung với đái tháo đường, tăng huyết áp… biết được cách giữ gìn sức khỏe thông qua các bữa ăn là mình đã thấy rất hạnh phúc rồi”. Những việc làm của chị thấy “nhỏ” thế thôi nhưng đã góp phần đảm bảo dinh dưỡng cho các thế hệ, giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tầm vóc và tuổi thọ của cả cộng đồng.

Bao nhiêu năm “lăn lộn” với công tác dinh dưỡng nhưng nhiệt huyết và tình yêu nghề của chị vẫn không hề suy giảm. Những câu chuyện về nghề vẫn được chị kể một cách say sưa với một chất giọng tràn đầy nhiệt huyết và “máu lửa”. Giờ đây khi đã đến tuổi được nghỉ hưu để hưởng thụ cuộc sống an nhàn hơn nhưng chị vẫn tiếp tục với công tác dinh dưỡng, vẫn âm thầm góp sức mình cho công tác của những thầy thuốc thầm lặng. Một điều chị luôn băn khoăn là hiện nay càng ngày những đồng nghiệp tiếp bước mình trong công tác này càng ít. Chị cũng mong ước các thế hệ tiếp theo sau sẽ luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng như cố gắng phấn đấu học tập để xây dựng và đóng góp thêm nhiều mô hình hoạt động truyền thông về dinh dưỡng để công tác này góp phần vào công cuộc chăm sóc sức khỏe của Ngành Y tế.Minh Thúy-Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. HCM

Người thầy thuốc cả cuộc đời gắn bó với công tác truyền thông về dinh dưỡng

Ngày ấy, lý do để BS. Lê Kim Huệ, nguyên Trưởng khoa Truyền thông-Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM đến với công tác dinh dưỡng hết sức tình cờ khi biết Trung tâm Dinh dưỡng có tổ chức một chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị suy dinh dưỡng. Sau khi tham gia chị đã nhận ra được những lợi ích to lớn mà công tác dinh dưỡng đã mang lại cho trẻ em. Và thế là chị bắt đầu gắn cuộc đời mình với công tác này. Mới đó mà đã gần 30 năm…

BS. Lê Kim Huệ

12

Người tốt - Việc tốt

Page 13: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Bệnh viện Nhi Đồng 2: 8 giờ căng thẳng phẫu thuật loại bỏ khối u gan lớn ở trẻ

Đây là trường hợp của bé gái tên L.N.T.M (4 tuổi, quận Bình Thạnh) được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng vàng da kéo dài tăng dần khoảng 2 tháng và đi cầu phân trắng. Sau khi nhanh chóng cho chụp phim CT scan vùng bụng, các bác sĩ đã phát hiện một khối u gan rất lớn, chiếm hết toàn bộ gan trái, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da tắc mật bất thường của bé.

Một cuộc phẫu thuật được lên lịch ngay để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, ThS. BS. Vũ Trường Nhân-Phó khoa Ngoại Tổng hợp và cũng là trưởng nhóm phẫu thuật ung bướu của Bệnh viện cho biết: “Khối u gan này rất lớn chiếm hết gan trái và lấn qua một phần gan phải, hơn nữa khối u còn dính rất nhiều vào các cơ quan xung quanh. Việc phẫu thuật cắt gan chứa u trên bệnh nhi này vô cùng khó khăn và nghi ngờ tính chất ác tính của khối u nên chúng tôi đã quyết định chỉ sinh thiết với hy vọng hóa trị sẽ làm giảm kích thước và tình trạng tắc mật giúp phẫu thuật nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhi”.

“Chưa bao giờ chúng tôi lại hy vọng kết quả sinh thiết u là loại u ác tính để mong hóa trị sẽ giúp chúng tôi có thể thực hiện cuộc mổ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên khi kết quả trả về, đây lại là một khối u hamartoma hay còn gọi là u mô thừa, một khối u lành tính. Do đó phẫu thuật cắt gan chứa trọn khối u là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhi. Không thể chờ đợi

thêm nữa vì tình trạng tắc mật đang làm bệnh nhi ngày càng suy kiệt. Sau khi lên kế hoạch chi tiết với toàn bộ ê kip và được sự đồng lòng của gia đình bệnh nhi, chúng tôi đã quyết tâm thực hiện ca mổ để giành lấy cơ hội sống cho bệnh nhi”. BS. Nhân chia sẻ thêm những suy nghĩ của mình trước khi thực hiện ca mổ khó này.

May mắn thay, dù cuộc mổ rất khó khăn với hơn 8 giờ căng thẳng và bệnh nhi mất khoảng 500ml máu (bé chỉ nặng 18kg), ê kíp mổ cuối cùng đã thực hiện thành công cắt 3 phân thùy gan trái chứa khối u và tái tạo lại đường mật mới bằng đường ruột cho bé. Ngay sau mổ, ê kíp phẫu thuật chia sẻ: “8 giờ phẫu thuật là 8 giờ căng thẳng vất vả giành giật sự sống của bệnh nhi từ tay tử thần, có những lúc chúng tôi tưởng chừng như

tuyệt vọng chịu thua vì khối u gan này gần như dính chặt vào mọi cấu trúc xung quanh và chảy máu rất nhiều từ mỗi vị trí chúng tôi tách khối u ra. Do khối u còn xâm lấn vào vùng rốn gan bao bọc các mạch máu nuôi gan và làm xơ hóa toàn bộ đường mật ngoài gan khiến chúng tôi phải phẫu tích hết sức cẩn thận để bảo tồn toàn bộ mạch máu của phần thùy gan phải còn lại cho bệnh nhi. Bên cạnh đó, tình trạng ứ mật làm cho mô gan và các mạch máu của gan rất bở và dễ bị rách khiến cho bệnh nhi rất dễ dàng mất nhiều máu trong lúc mổ”. Hiện bệnh nhi đã hồi phục tốt, hết tình trạng vàng da, ăn uống ngon miệng và đã xuất viện.BS. CK2. Trương Anh Mậu, Phó khoa Bỏng Chấn thương chỉnh hình-Bệnh viện Nhi đồng 2

Hình CT cho thấy khối u rất lớn chèn ép gây xơ hóa đường mật ngoài gan và tĩnh mạch cửa trái

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 13

Người tốt - Việc tốt

Page 14: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có 8.000-10.000 trẻ sinh ra bị tim bẩm sinh, trong đó 50% là tim bẩm sinh rất nặng. Tuy nhiên chỉ có 4.000-5.000 trẻ được can thiệp, phẫu thuật, số còn lại phải chờ và thậm chí tử vong trước khi đến lượt.

Tim bẩm sinh nặng có nguy cơ tử vong cao nếu chúng ta chậm trễ trong chẩn đoán và chuyển trẻ đến các trung tâm tim mạch có kinh nghiệm để điều trị. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong giai đoạn chu sinh và nhũ nhi so với các dị tật bẩm sinh khác, mặc dù tiên lượng đã được cải thiện đáng kể nhờ các tiến bộ trong chẩn đoán và can thiệp điều trị. 40% trường hợp tử vong ngay sau sinh và 60% tử vong ở giai đoạn sơ sinh là do bệnh tim bẩm sinh gây ra.Các phương pháp tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh:

Siêu âm tim thai: giúp phát hiện hầu hết các dị tật tim trong thai kỳ nhất là những dị tật nặng và đe dọa đến tính mạng em bé ngay sau sinh. Thời điểm tốt để siêu âm tim thai là từ 18-22 tuần tuổi thai. Vì 90% những thai nhi sinh ra với tim bẩm sinh đều không hề có yếu tố nguy cơ trước đó. Vì vậy siêu âm tim thai được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ, đặc biệt là các sản phụ thuộc nhóm

nguy cơ cao.Chẩn đoán sớm trong giai

đoạn bào thai giúp can thiệp bệnh tim nếu được hoặc có quyết định chấm dứt thai kỳ sớm đối với những bệnh tim quá phức tạp. Tuy nhiên do sự hình thành cấu trúc tim còn thay đổi theo tuổi thai nên một số bệnh tim bẩm sinh nhẹ có thể bị bỏ sót hoặc ngược lại giảm nhẹ hoặc mất đi khi bé sinh ra đời. Vì vậy cần phải siêu âm tim sau sinh để chắc chắn trong việc chẩn đoán.

Đo SpO2 (độ bão hòa oxy qua da): là đo độ bão hòa oxy ở máu ngoại vi thông qua 1 đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân. Bình thường độ bão hòa oxy trên 90%, tốt nhất là 95-100% ở trẻ sơ sinh và không khác biệt nhiều khi đo ở tay và chân. Khi SpO2 dưới 90% hoặc khác biệt giữa tay phải và chân lớn hơn hoặc bằng 3% thì được gọi là test đo dương tính. Bất cứ trẻ nào có test đo SpO2 dương tính cũng nên được siêu âm tim kiểm tra.

Test đo SpO2 thực hiện tốt

nhất từ 24-48 giờ sau sanh. Test sớm hơn có thể làm kết quả dương tính giả do còn sự chuyển tiếp từ tuần hoàn bào thai sang tuần hoàn sơ sinh và sự chưa ổn định của độ bão hòa oxy tuần hoàn hệ thống. Tầm soát trễ hơn sẽ làm mất cơ hội can thiệp (nếu được) trước khi ống động mạch đóng.

Siêu âm tim sớm sau sinh: Vài năm trở lại đây tại một số bệnh viện sản nhi lớn trong nước, siêu âm tim cho trẻ sơ sinh đã được thực hiện như một tầm soát thường quy với mục đích phát hiện sớm các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Siêu âm tim giúp trả lời chính xác là trẻ sanh ra có bị tim bẩm sinh không, tật tim nặng hay nhẹ và có cần can thiệp sớm trong giai đoạn sơ sinh hay không.ThS. BS. Võ Nguyễn Diễm Khanh-Bệnh viện Phụ sản Mê KôngTÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Nhi khoa chương trình đại học tập II- NXB Y học năm 2012.2. Strategie for Implementing Screening for Critical Congenital Heart Disease- Pediatric2011.

Tầm soát bệnh timbẩm sinh

ở trẻ sơ sinh

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn xảy ra ngay từ trong thời kỳ bào thai. Tim bẩm sinh là bệnh lý thường gặp nhất trong tất cả các dị tật bẩm sinh. Tần suất bệnh thay đổi tùy quốc gia, trung bình cứ 1.000 trẻ ra đời thì có 6-13 bé bị tim bẩm sinh, trong đó có 3-4 bé bị dị tật tim nặng.

14

Thông tin Y học

Page 15: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Bệnh lý tai mũi họngCâu 1. Viêm mũi mạn tính là khi:A. Có các triệu chứng viêm mũi trên 2 tuần;B. Có các triệu chứng viêm mũi trên 4 tuần;C. Có các triệu chứng viêm mũi trên 6 tuần;D. Có các triệu chứng viêm mũi trên 8 tuần.Câu 2. Một bệnh nhân đến khám với các triệu chứng đau tai, lắc vành tai đau và sưng bít ống tai ngoài, có dịch vàng, thì chẩn đoán là:A. Viêm tai giữa;B. Viêm ống tai ngoài;C. Viêm amidan;D. Rò luân nhĩ.Câu 3. Các loại dụng cụ có áp lực dương sử dụng trong chăm sóc mũi hằng ngày:A. Bình xịt mũi, máy khí dung và hít nước muối vào mũi;B. Bình xịt mũi, máy khí dung và bình Jala Neti;C. Bình xịt mũi, máy khí dung, bình bóp tay và bơm tiêm có bóng cao su;D. Bơm tiêm có bóng cao su và bình Jala Neti.

Họ và tên: …………………………………………………………………

Đơn vị công tác: …………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………

Email: ………………………………………………………………………

Câu 4. Cách đưa thuốc vào tai trong điều trị tại chỗ viêm tai ngoài, viêm tai giữa:A. Nằm thẳng người, tai bệnh lên trên;B. Nằm thẳng người, tai bệnh xuống dưới;C. Nằm nghiêng người, tai bệnh lên trên;D. Nằm nghiêng người, tai bệnh xuống dưới.Câu 5. Cách làm sạch nhầy/mủ trong điều trị tai chỗ viêm tai ngoài, viêm tai giữa đúng cách:A. Sử dụng que gòn;B. Hút bằng miệng qua ống hút;C. Se bằng nến;D. Nhờ bác sĩ tai mũi họng hút rửa trực tiếp qua nội soi an toàn hoặc bệnh nhân tự nhỏ tai bằng oxy già.Câu 6. Nước muối ưu trương ưu điểm hơn nước muối sinh lý ở chỗ:A. Cải thiện triệu chứng ho;B. Cải thiện điểm CT scan;C. Cải thiện thanh thải nhầy;D. Tất cả đều đúng.Câu 7. Cách chăm sóc họng trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tai mũi họng:A. Chỉ nên súc họng 1 lần/ 1 tuần;

B. Không nên súc họng hằng ngày vì nhiều quá không tốt cho sức khỏe;C. Có thể súc họng hằng ngày nhưng không quá 1 lần/ 1 ngày;D. Có thể súc họng hằng ngày như một biện pháp phòng ngừa bệnh và súc họng thường xuyên như bạn muốn, thậm chí mỗi nửa giờ.Câu 8. Nguyên tắc chăm sóc tai hằng ngày:A. Nên lấy bỏ ráy tai đều đặn mỗi ngày do ráy tai không thể tự di chuyển ra ngoài;B. Lau ống tai ngoài kỹ càng là điều cần thiết và nên làm mỗi ngày;C. Có thể lấy bỏ ráy tai bên trong ống tai, thường là ngay sau khi tắm hoặc bơi;D. Có thể lấy bỏ ráy tai xung quanh lỗ tai ngoài, thường là ngay sau khi tắm hoặc bơi.Câu 9. Triệu chứng của viêm mũi cấp bao gồm:A. Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, khám thấy sưng, không đỏ, có nhầy trắng;B. Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, khám thấy sưng, không đỏ, có nhầy màu vàng hoặc xanh;C. Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, khám thấy sưng, đỏ, có nhầy màu vàng hoặc xanh;D. Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, khám thấy sưng, đỏ, có nhầy trong, màu trắng.Câu 10. Nên chăm sóc mũi hằng ngày bằng dung dịch:A. Lactate Ringer;B. Nước muối sinh lý;C. Nước muối ưu trương;D. Lactate Ringer và nước muối ưu trương.

Cách thức tham gia:Các bạn khoanh tròn vào câu trả lời đúng, điền đầy đủ thông tin người nhận giải thưởng và gửi về địa chỉ Tòa soạn.

Người nhận: Phan Thị Kim Tuyến-Ban biên tập Bản tin Sức khỏe TP. HCM.

Địa chỉ: 59B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Q.1, TP. HCM.

Giải thưởng của tháng 8/2017 sẽ là 3 máy đo huyết áp của công ty Microlife cho 3 bạn gửi thư về Tòa soạn trả lời đúng và sớm nhất.

Đáp án số báo tháng 9/2017:1.D 2.C 3.B 4.D 5.A

6.B 7.C 8.A 9.A 10.A

Danh sách trúng giải:1. Cao Thanh Sơn, 265/2A Cô Giang, quận Phú Nhuận. ĐT: 0978877273

2. Vũ Quốc Khánh, 136B/12 ấp Trung Chánh, huyện Hóc Môn. ĐT: 01645051105

3. Trịnh Thị Thuý Cẩm, D92 đường số 5, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn. ĐT: 0934068367

MỜI BẠN NHỚ LẠI

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 15

Thông tin Y học

Page 16: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Theo thống kê ở Việt Nam hiện có khoảng 25.000 bệnh nhân bị mù do glôcôm và đang có xu hướng tăng nhanh do các nguyên nhân thứ phát gây bệnh tăng lên như: chấn thương mắt, cườm khô quá chín, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu… Đặc biệt, trong đó còn có cả việc dùng thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống có chứa corticoid hay dexamethasone bằng cách tự ý mua các loại thuốc nhỏ mắt ở các nhà thuốc như: Tobradex, Dexacol, Polydexa, Neodex… mà không theo chỉ định của bác sĩ. Điều đáng nói là phần lớn số bệnh nhân này còn trong độ tuổi thanh niên và nhập viện trong giai đoạn nặng trong khi đây là bệnh có thể phòng tránh được.Đặc điểm bệnh:

Ngoài biến chứng gây cườm khô, thuốc corticoid uống hay nhỏ sẽ gây ra tăng áp lực ở mắt, dẫn đến tổn hại thần kinh thị giác và giảm thị lực vĩnh viễn không điều trị được. Điều nguy hiểm là bệnh diễn tiến một cách âm thầm và rất ít triệu chứng, nếu có cũng thường không rõ ràng. Đa số bệnh

nhân chỉ có cảm giác hơi căng tức mắt hoặc nhìn mờ thoáng qua khi làm việc nhiều bằng mắt hoặc khi lo lắng. Có những bệnh nhân nhìn như có màng sương mỏng trước mắt vào buổi sáng. Nhiều bệnh nhân không có biểu hiện bệnh, chỉ khi được phát hiện tình cờ qua đo nhãn áp hay đến khi thị lực giảm trong giai đoạn nặng.Điều trị:

Nếu đi khám sớm, bác sĩ sẽ cho ngưng corticoid và nhãn áp mắt có thể trở về bình thường. Muộn hơn thì phải dùng các thuốc hạ nhãn áp và theo dõi mỗi tháng. Nếu không đáp ứng thuốc hay giai đoạn bệnh nặng thì phải mổ cườm

nước nhằm làm ngưng hoặc giảm quá trình tiến triển bệnh, tránh bị mù lòa.Phòng bệnh:

- Nếu đang điều trị bệnh phải dùng thuốc corticoid thì bệnh nhân nên đi khám mắt định kỳ và đo nhãn áp mắt mỗi 3-6 tháng ở các cơ sở địa phương.

- Ngược lại, mọi người nên hạn chế các thuốc chứa thành phần corticoid dạng uống lẫn nhỏ mắt. Khi bị bệnh ở mắt thì phải đi khám bác sĩ mắt, không tự ý mua thuốc nhỏ mắt nếu không có chỉ định của bác sĩ mắt.(Khoa Glôcôm-Bệnh viện Mắt TP. HCM)

Nguy cơ mắc bệnh glôcômkhi sử dụng thuốc nhỏ mắt

không theo chỉ địnhGlôcôm hay còn gọi là cườm nước hoặc thiên đầu thống, là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, glôcôm đứng thứ nhì trong các bệnh dẫn đến nguy cơ mù hai mắt ở nước ta.

Khám mắt tại Bệnh viện Mắt TP. HCM

(Ảnh: thuylens.vn)

16

Thuốc và sức khỏe

Page 17: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Sau đây là một số kinh nghiệm ứng dụng của vị thuốc Bạch biển đậu:

- Trị lở ngứa: Bạch biển đậu giã nát, đắp vào chỗ vảy rụng.

- Trị thổ tả: Bạch biển đậu, Hương nhu mỗi thứ 40g, sắc với 6 chén nước còn lại 2 chén chia ra uống.

- Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp dùng từ 1-2 tháng:

+ Bạch biển đậu 12g, Hậu phác 8g, Hương nhu 12g. Sắc uống.

+ Bạch biển đậu (sao) 30g, Chích thảo 16g, Hậu phác (sao gừng) 30g, Hương nhu 60g, Phục thần 30g. Tán bột, mỗi lần dùng 6g. Sắc uống.

- Trị tiêu chảy do Tỳ hư: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mỗi thứ 1280g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh mỗi thứ 640g, Bạch biển đậu 960g, Tất cả tán bột, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần, uống với nước sắc Đại táo.

- Trị thổ tả vọp bẻ: Bạch biển đậu, tán bột uống với giấm.

- Trị đái tháo đường, khát nước: Bạch biển đậu, ngâm nước, bỏ vỏ, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và nước sắc của Thiên hoa phấn làm viên bằng hạt Ngô đồng, lấy kim bạc bọc ngoài làm áo, mỗi

lần uống 20-30 viên với nước sắc Thiên hoa phấn, ngày 2 lần. Cử thức căn nóng, chiên xào, rượu, quan hệ tình dục. Sau đó dùng tiếp thuốc tư bổ thận.

- Trị xích bạch đới: Bạch biển đậu sao tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm.

- Trị thai bị trệ vì uống lầm thuốc làm bụng đau: Bạch biển đậu sống, bỏ vỏ, tán bột, mỗi lần uống 1 thìa với nước cơm, có thể sắc uống.

- Trị trúng độc Nhân ngôn, Thạch tín: Bạch biển đậu sống tán, trộn lấy nước uống.

- Trúng độc các loại thịt chim: Bạch biển đậu nghiền nhỏ uống với nước lạnh.

- Trị nôn mửa, lị, do thương thử: Bạch biển đậu 16g, Hoắc hương 8g. Sắc uống,hoặc chỉ dùng 30 hạt Bạch biển đậu giã lấy nước uống cũng được.

- Trị trúng độc của cá nóc, cá, cua, say rượu… gây đau bụng, tiêu chảy: Bạch biển đậu 30 hạt giã nát lấy nước uống.

- Giải các loại độc dược: Bạch biển đậu, tán bột, ngày uống 2 lần mỗi lần 12g.

- Trị máu thiếu, da vàng: Bạch biển đậu 12g, Bố chính sâm 12g,

Hạt keo dậu 6g, Hoài sơn 12g, Mẫu lệ 6g, Ô tặc cốt 6g, Ý dĩ 6g. Sắc uống.

- Trị cảm sốt, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Bạch biển đậu (sao) 20g, Hương nhu 16g, Hậu phác 12g, sắc uống.

- Trị bụng đau, thổ tả vào mùa hè do nội thương thử thấp: Bạch biển đậu 4g, Hoắc hương, Thương truật mỗi thứ 8g. Sắc uống.

- Trị vào mùa hè, bị thương thử, phiền táo, khát, nôn mửa, tiêu chảy: Bạch biển đậu (sao) 120g, Hương nhu (lá) 60g. Tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g.

- Trị tiêu chảy do tỳ vị hư yếu: Bạch biển đậu (sao) 50g, Sơn dược 60g, Mạch nha (sao sơ) 30g, Sơn tra (hắc) 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g.

- Trị bạch đới ra nhiều mà mầu xanh: Bạch biển đậu (sao) 16g, Sơn dược 18g, Tiền nhân 12g, Ô tặc cốt 6g. Sắc uống.

- Trị thủy thủng do tỳ hư: Bạch biển đậu (sao vàng) 160g, Tán bột, mỗi lần dùng 12g, ngày 3 lần.

- Trị lị trực khuẩn: Bạch biển đậu (hoa), dùng tươi, 10g, Địa miên thảo (tươi) 30g, sắc uống.

Một số kinh nghiệm giải độc từ Bạch biển đậu (Đậu ván trắng)

Bạch biển đậu (hay còn gọi là Đậu ván trắng) có vị ngọt, tính hơi ấm, không độc, thường được Đông y sử dụng như một chất kháng vi sinh vật với 100% dịch chiết có tác dụng ức chế khuẩn lị.

Hạt Bạch biển đậu khô (ảnh: ydvn.net)

BS. Huỳnh Liên ĐoànHội Y học TP. HCM

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 17

Thuốc và sức khỏe

Page 18: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Sự hài lòng về thái độ ứng xử, công tác chăm sóc, điều trị của cán bộ viên chức, y-bác sỹ đối với bệnh nhân là kết quả đánh giá trực tiếp thu nhận được từ các đợt khảo sát hàng tháng, hàng quý và cũng là cảm nhận của khá nhiều bệnh nhân đã và đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Ái. Đây là kết quả ban đầu của phong trào thi đua “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” do Bệnh viện tổ chức ký và thực hiện cam kết đối với từng tập thể, từng cá nhân.

Phòng Công tác xã hội-Bệnh viện Nhân Ái được thành lập từ tháng 7/2016 đã triển khai thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội, trong đó chú trọng tổ chức đánh giá chất lượng chăm sóc,

sự hài lòng của người bệnh bằng phiếu khảo sát trực tiếp theo quy định của Sở Y tế; tăng cường công tác vận động, tiếp nhận từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ ủng hộ Bệnh viện và bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Phòng luôn luôn ý thức việc nâng cao công tác hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh thực hiện quy trình khám chữa bệnh; cung cấp thông tin về giáo dục sức khỏe, giúp bệnh nhân ổn định tư tưởng, hợp tác tốt trong công tác chăm sóc và điều trị.

“Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” gắn với việc thực

hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra giám sát, Bệnh viện luôn duy trì và thực hiện tốt hoạt động đường dây nóng, hòm thư góp ý, kịp thời nắm bắt được thực trạng, những khó khăn, tồn tại của nhân viên y tế cũng như nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giải tỏa những bức xúc của người bệnh, giúp nhân dân tin tưởng hơn vào hoạt động chung của Bệnh viện.CN. Hữu Tiến-Phó trưởng phòng Công tác xã hội,Bệnh viện Nhân Ái

Đổi mới phong cách,thái độ phục vụ của cán bộ y tế

hướng tới sự hài lòng của người bệnhVới phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, xem người bệnh là khách hàng, trong tháng 10 vừa qua, Bệnh viện Nhân Ái đã tổ chức buổi tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ viên chức, người lao động về văn hóa ứng xử trong các tình huống giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh với phần báo cáo của ThS. Lương Văn Minh (ảnh), Phó Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế-Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. HCM.

18

Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe

Page 19: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

smart phone để phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:

- Quay phim, chụp ảnh để thực hiện tài liệu truyền thông như làm tờ rơi, bích chương, tranh hướng dẫn, đưa hình ảnh lên góc giáo dục sức khỏe.

- Chia sẻ hình ảnh, thông tin lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… để phổ biến thông tin về sức khỏe. Các thông tin có thể được đưa nhanh ngay khi sự kiện đang diễn ra.

- Sử dụng hình ảnh, phim từ smart phone để báo cáo, làm chứng cứ trực quan nhằm tham mưu cho các ban ngành đoàn thể, các cấp lãnh đạo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

- Sử dụng hình ảnh, phim từ smart phone trong các buổi thảo luận nhóm, nói chuyện sức khỏe để tạo không khí sinh động, tạo sự tham gia tích cực cho người tham dự.CN. Mai Lê Trân Châu-Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP. HCM

Sử dụng điện thoại thông minh trong truyền thông-giáo dục sức khỏe

Trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, nhân viên y tế và một số ban ngành có chức năng thường cho rằng người dân thiếu ý thức phòng, chống dịch bệnh; trình độ dân trí thấp, đa số người dân “chờ” nhân viên y tế đến diệt lăng quăng, diệt muỗi mà không tự làm…

Tuy trên thực tế có các hiện tượng trên, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của việc thiếu hợp tác của người dân chứ không chỉ đổ lỗi, viện cớ cho các thiếu sót này.

Theo nguyên tắc truyền thông, nếu chỉ nói và nghe, thông tin chỉ được ghi nhớ khoảng 20%, nếu tăng thêm phần trực quan như hình ảnh, phim… thông tin sẽ được ghi nhớ 50%, còn tăng thêm phần thực hành như biểu diễn, làm mẫu cách tìm diệt lăng quăng, cách rửa tay, cách pha dung dịch diệt khuẩn… thông tin sẽ được ghi nhớ đạt đến 90%. Nhưng cách truyền thông hiệu quả nhất là tạo điều kiện cho mọi người tự phát hiện vấn đề

sức khỏe của mình, tự tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình, địa phương mình, khi đó thông tin được tiếp thu trọn vẹn 100%.

Các hình thức truyền thông đơn điệu, mang tính áp đặt, ra lệnh hay cung cấp quá nhiều thông tin chỉ trong một buổi giáo dục sức khỏe cũng sẽ kém hiệu quả. Thật ra, ai cũng thích những thông tin vui, hình ảnh đẹp, lời nói hài hước, đa số tò mò với thông tin “giật gân” và ai cũng thích được tôn trọng, khen ngợi. Cần tận dụng đưa các yếu tố này vào các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe để thông tin dễ đến gần cộng đồng hơn chứ không chỉ là kiến thức y khoa.

Smart phone là công cụ mà mọi người đều có thể sử dụng để chính mình phát hiện các vấn đề sức khỏe tại cộng đồng như chụp ảnh cộng đồng thực hiện hiệu quả công tác diệt lăng quăng, diệt muỗi, quay phim, chụp ảnh các điểm nguy cơ về sốt xuất huyết tại địa phương… Từ đó chính người phát hiện sẽ hiến kế, đề xuất cải tiến các hoạt động phòng chống dịch.

Xin gợi ý một số ứng dụng từ

Tìm hiểu thông tin phòng bệnh sốt xuất huyết bằng điện thoại thông minh

Một trong số những phương tiện thiết yếu trong cuộc sống hiện nay mà hầu hết mọi người đều sử dụng là chiếc điện thoại thông minh (smart phone). Có thể chụp ảnh, quay phim, dựng clip, tìm thông tin, chia sẻ thông tin chỉ bằng một chiếc smart phone gọn nhẹ. Smart phone có thể ứng dụng vào công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phù hợp với yêu cầu tạo ra các phương tiện trực quan và chia sẻ thông tin; góp phần giúp công tác truyền thông phong phú, sinh động hơn để thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 19

Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe

Page 20: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị áp dụng đối với các cơ sở y tế tại tuyến y tế cơ sở (gồm tuyến huyện và tuyến xã) và mọi người dân.

Cụ thể: Gói DVYT cơ bản do quỹ BHYT chi trả gồm 76 DVKT khám bệnh, chữa bệnh (trong các Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư số 21/2017/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC) và 241 loại thuốc áp dụng tại cơ sở y tế

tuyến xã (trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương, phòng khám bác sĩ gia đình độc lập, trạm y tế quân dân y và phòng khám quân dân y). Người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản được hưởng quyền lợi theo phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT và các quy định tại Thông tư này. Người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế và các quyền lợi khác không thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư này tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc được cơ quan BHXH thanh toán theo quy định của pháp luật về BHYT.

Gói DVYT cơ bản phục vụ CSSKBĐ, dự phòng và nâng cao sức khỏe gồm các dịch vụ thiết yếu áp dụng tại trung tâm y tế huyện (trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành

phố thuộc tỉnh) và các trạm y tế xã, phường, thị trấn để CSSK, dự phòng và nâng cao sức khỏe. Các DVYT cơ bản này bao trùm hầu hết các dịch vụ CSSK người dân như: KCB, điều trị, kế hoạch hóa gia đình, CSSK tại cộng đồng, dịch vụ bác sĩ gia đình CSSK tại nhà (phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, phòng chống ung thư), khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật cho nhóm nguy cơ cao cho cộng đồng; các dịch vụ khám, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ CSSK... Đặc biệt, gói DVYT cơ bản này cũng bảo đảm cả cung cấp dịch vụ tư vấn, truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe; dự phòng bệnh, dịch truyền nhiễm, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Các gói DVYT cơ bản này sẽ được cập nhật định kỳ từ 1-2 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.(Trích nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam)

Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở

Mời tham gia cộng tácBản tin Xuân Mậu Tuất 2018

Ban biên tập Bản tin Sức khỏe trân trọng kính mời các tác giả, cộng tác viên tham gia viết bài cộng tác với các thể loại: phóng sự, ghi chép, tùy bút, ký, tản văn, thơ, tranh vẽ, ảnh… với các chủ đề về sức khỏe: thành tựu mới và nổi bật của ngành y tế/đơn vị; hoạt động truyền thông tuyến bệnh viện-trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế quận/huyện, trạm y tế; hoạt động điều trị, dự phòng,

trang thiết bị y tế, dược; gương người tốt việc tốt; y đức; sức khỏe ngày Xuân v.v…

Các bài viết được đăng sẽ được chi trả bút phí theo quy định.

Mọi chi tiết về bài vở, xin vui lòng liên hệ và gửi về:

Ban biên tập Bản tin Sức khỏe TP. HCM

59B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Q. 1, TP. HCM

Điện thoại: (028) 3930

9086 (117) gặp CN. Phan Thị Kim Tuyến hoặc qua email: [email protected].

Ngoài bút danh, xin ghi rõ họ tên thật, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hoặc email để tiện liên lạc.

Hạn cuối nhận bài cộng tác là ngày 31/12/2017.

Rất mong nhận được sự cộng tác!

Trân trọng,Ban biên tập Bản tin Sức khỏe

Để chào đón năm mới 2018, Bản tin Sức khỏe sẽ phát hành ấn phẩm đặc biệt Xuân Mậu Tuất 2018 vào tháng 02/2018.

Từ ngày 1/12/2017, người dân sẽ được cung cấp các gói dịch vụ y tế (DVYT) cơ bản gồm: Gói DVYT cơ bản do quỹ BHYT chi trả và Gói DVYT cơ bản phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ), dự phòng và nâng cao sức khoẻ”. Các dịch vụ này được quy định cụ thể tại Thông tư 39/2017/TT-BYT quy định về gói DVYT cơ bản cho tuyến cơ sở vừa được Bộ Y tế ban hành.

20

Phổ biến pháp luật

Page 21: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Chào bác sĩ! Em đang mang thai 28 tuần. Vì điều kiện đi lại không cho phép nên em chỉ khám thai ngoài quê. Bác sĩ ở đây chỉ cho em uống Vital Pregna, thành phần gồm acid folid, omega 3, DHA, vitamin ... trong đó Iron 14mg, không có canxi. Bác sĩ không kê thêm canxi và sắt uống bổ sung, chỉ nói 1 ngày uống 1l sữa tươi là đủ. Em vừa xét nghiệm máu và hơi thiếu máu nhẹ nhưng bác sĩ bảo không sao và không kê thêm thuốc nào. Nhờ bác sĩ tư vấn thêm giúp em, có nhất thiết phải uống bổ sung 2 loại trên không? Có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi khi em bị thiếu 2 chất trên không?Chào em,

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Nếu bác sĩ không cho dùng thuốc em có thể tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày, không nên tự ý mua thuốc.

Có 4 loại vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho thai phụ:

- Acid folic: Nhu cầu cho thai phụ không quá 1mg/ngày. Vì thế, bạn nên dùng acid folic theo toa của bác sĩ. Acid folic có trong gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải … đặc biệt là rau có màu xanh đậm.

-  Sắt: có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau xanh. Nên bổ sung 30-60mg sắt/ngày.

-  Can-xi: Thai phụ cần khoảng 1.500mg/ngày. Không nên kết hợp can-xi với viên sắt vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể.

-  Vitamin D: Phụ nữ mang

thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo, thực phẩm có tăng cường vitamin D (như sữa). Việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1,B2, B5, C, E, A, Iốt và kẽm cũng cần thiết.  Riêng vitamin A  liều cao trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng đến não, khung xương, mắt và sự phát triển trí não của bào thai. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi nào nên dùng vitamin A. Gan, sữa, trứng, càrốt, rau quả xanh và vàng; cà chua, bí đỏ, bông cải xanh có nhiều vitamin A.

Nên khám thai định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh!DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng-Bệnh viện Từ Dũ

Thưa bác sĩ,Tháng 8/2016 bố tôi bị tai

biến đột quỵ não thể nhồi máu não. Não phải bị tổn thương nên bị liệt nửa người bên trái. Hiện tại đã đi lại được. Nhưng bệnh nặng nhất hiện nay là đau đầu cả một nửa mặt bên phải, từ trán xuống

đến môi, lúc nào cũng đau như điện giật, như hàng trăm mũi dao nhọn đâm vào.

Hiện tại vẫn uống thuốc huyết áp nên huyết áp đã ổn định, có uống thuốc thần kinh có thành phần citicolin và paracetam nhưng chỉ thấy đỡ 3 tháng, giờ lại đau trở lại.

Xin hỏi bác sĩ, với bệnh tình của bố tôi hiện nay, nên đi khám chuyên sâu khoa gì để tìm ra nguyên nhân đau đầu và điều trị can thiệp giúp chữa bệnh đau đầu không ạ? Mong bác sĩ giúp đỡ.Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.Chào em,

Cảm giác 1 nửa mặt được chi phối bởi dây thần kinh sọ số V cùng bên, được chia thành 3 vùng V1, V2, V3. Khi bị tổn thương, bệnh nhân sẽ có biểu hiện rối loạn cảm giác một nửa mặt tùy theo vùng V1, V2, V3 chi phối.

Theo như thư của em, bố của em đang bị tổn thương dây thần kinh số V bên phải. Trong đó, đột quỵ, nhồi máu não… có thể là một nguyên nhân.

Em nên đưa bố đến khám chuyên khoa Thần kinh hoặc Ngoại Thần kinh để được tư vấn điều trị.

Trân trọng!ThS. BS. Chu Tấn Sĩ, Bệnh viện Nhân dân 115

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 21

Tư vấn hỏi đáp

Page 22: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Cụ bà tên Trần Thị S, sinh năm 1916 (101 tuổi), nhập viện trong tình trạng mệt, nặng ngực khó thở. Sau khi thăm khám, điện tâm đồ cho thấy bệnh nhân bị block nhĩ thất độ II Mobizt II với nhịp tim khoảng 40-45 nhịp/phút. Các bác sĩ đã có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn thuộc Class I (phải đặt cho bệnh nhân).

Ca phẫu thuật được thực hiện gấp rút ngay trong ngày. Ca phẫu thuật hoàn tất sau 60 phút tập trung của toàn bộ ekip. Sau một ngày phẫu thuật bệnh nhân cao tuổi đã có thể ngồi dậy, tự cầm ly uống nước. Dù tuổi đã cao nhưng sức khoẻ phục hồi khá tốt sau khi phẫu thuật nên sau 6 ngày phẫu thuật bệnh nhân đã đủ sức khoẻ để xuất viện.

Từ khi được phát minh cho đến nay, máy tạo nhịp vĩnh viễn đã được chứng minh hiệu quả cao (highly cost-effetive) trong việc điều trị nhịp chậm trên toàn thế giới và phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tương đối an toàn (tỉ lệ biến chứng vào khoảng 5%).

Song song với sự phát triển của khoa học và xã hội, tuổi thọ của con người cũng ngày một nâng cao và cũng ngày càng nhiều bệnh nhân tuổi rất cao cần đặt máy tạo nhịp. Các tài liệu trong nước và thế giới

về chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn khá nhiều nhưng với độ tuổi cao như bệnh nhân S thì không có nhiều công trình nghiên cứu.

Trước cụ S, cũng từng có một bệnh nhân 96 tuổi được

đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Như vậy, cụ S hiện giữ kỷ lục là người cao tuổi nhất được đặt máy tạo nhịp tại Bệnh viện Trưng Vương.Trần Thanh Tuấn-Khoa Tim Mạch, Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh viện Trưng Vương đặt máytạo nhịp vĩnh viễn cho cụ bà 101 tuổi

Ngày 10/10/2017, các bác sĩ trong Tổ tạo nhịp Khoa Tim mạch Bệnh viện Trưng Vương đã đặt thành công máy tạo nhịp vĩnh viễn cho cụ bà 101 tuổi.

22

Hoạt động ngành

Page 23: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

Trong thời gian qua, nhiều BV đã tập trung nguồn lực để củng cố tình trạng sử dụng kháng sinh, nhất là việc chỉ định sử dụng kháng sinh và kê đơn hợp lý tại các cơ sở khám chữa bệnh. Ban chỉ đạo phòng chống kháng thuốc do Sở Y tế thành lập đã ghi nhận và đánh giá cao các mô hình quản lý sử dụng kháng sinh hiệu quả sau:

- Mô hình 1: Mô hình Ban quản lý sử dụng kháng sinh trong BV của BV Nhân dân Gia Định. Từ khi thiết lập hoạt động này, ngoài hiệu quả điều trị phải đảm bảo, bên cạnh đó là chi phí sử dụng kháng sinh của BV đã giảm rất rõ, số ngày sử dụng kháng sinh cần thiết giảm từ 11 ngày xuống còn 8 ngày.

- Mô hình 2: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giám sát kê đơn ở BV Nhi đồng 1. Với mô hình này, các bác sĩ kê đơn ở phòng khám đều được BV giám sát và kịp thời phát hiện, phản hồi “nóng” cho các bác sĩ nếu thấy kê đơn kháng sinh không hợp lý.

- Mô hình thứ 3: Ứng dụng CNTT để “cưỡng ép” việc chỉ định kháng sinh phù hợp chẩn đoán bệnh theo phác đồ điều trị của BV quận Thủ Đức. Với mô hình này, đối với những chẩn đoán bệnh mà không có chỉ định kháng sinh thì các bác sĩ không thể nào cho kháng sinh được.

- Mô hình 4: Dược sĩ lâm sàng phản hồi tính hợp lý trong chỉ định, phối hợp kháng

sinh của bác sĩ trên từng hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú của BV Đại học Y Dược TP.HCM.

Và còn nhiều BV khác như BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhân Dân 115, BV Chợ Rẫy… đã quản lý hiệu quả sử dụng kháng sinh và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý sử dụng thuốc và chỉ định kháng sinh, giám sát kê đơn hợp lý.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP.HCM cũng đã hoàn thiện được kho dữ liệu phác đồ điều trị. Hiện nay kho dữ liệu này đã có 3.399 phác đồ cho tất cả các chuyên khoa trong đó có vấn đề quan trọng là chỉ định kháng sinh. Hiện nay, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh từ trạm y tế, phòng khám đa khoa, BV công lập, BV tư nhân đều đã có các phác đồ điều trị.

Với hệ thống hơn 6.000 nhà thuốc tư nhân đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM thì vấn đề bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc là thách thức không nhỏ. Ý thức người dân vẫn còn sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện. Do đó, Sở Y tế TP. HCM sẽ huy động nguồn lực toàn ngành để tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các nhà thuốc quy định về bán thuốc theo đơn. Các nhà thuốc cũng sẽ dần tiến đến việc khi bán thuốc phải nhập dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để có dữ liệu giám sát chặt chẽ hơn.(Theo Trang thông tin điện tử Sở Y tế TP. HCM)

Phòng, chống kháng thuốc:những cách làm hay cần nhân rộng

Căn cứ vào Chương trình Hành động Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế ban hành, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng chương trình phòng, chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 đến 2010 và những năm tiếp theo, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn hiện nay của Thành phố. Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả của các bệnh viện (BV) trên địa bàn Thành phố cần được nhân rộng.

Quản lý chặt việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (ảnh: Báo Lao động và Xã hội)

Sức khỏe TP. HCM • Số 262 Tháng 11/2017 23

Hoạt động ngành

Page 24: NĂM THỨ 31 - BỘ MỚI - SỐ 262 (T11/2017) Website: t4ghcm.org14.161.4.102/btsk/2017/2017-11.pdfbệnh. Bộ Y tế cũng đã đưa ra những giải pháp về xây dựng

GIỜ KÊNH

CỘNG ĐỒNG KHÔNG KHÓI THUỐC

PHÁT CHÍNH THỨ HAI 19g30-20g00 AM 610 KHz

PHÁT LẠI CHỦ NHẬT 05g00-05g30 FM 95.6 MHz

BÁC SĨ CỦA BẠN

PHÁT CHÍNH THỨ TƯ 19g30-20g00AM 610 KHz

PHÁT LẠI CHỦ NHẬT 13g30-14g00

CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

PHÁT CHÍNH THỨ HAI 10g30-10g45

AM 610 KHz

PHÁT LẠI

THỨ HAI 14g30-15g00

CHỦ NHẬT 13g05-13g35

THỨ NĂM 12g30-12g45 FM 95.6 MHz

PHÒNG, CHỐNG AIDS CHO MỌI NGƯỜI

CHỦ NHẬT 05g00-05g30 FM 99.9 MHz

LỊCH PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH