ĐỜi sỐng cƠ ĐỐc · câu 43 mọi người đều kinh sợ vì nhiều phép mầu và...

72
GIÁ O TRÌNH MÔ N ĐỜI SNG CƠ-ĐỐC

Upload: others

Post on 27-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

GIÁ O TRÌNH MÔ N

ĐỜI SỐNG CƠ-ĐỐC

GIÁ O TRÌNH MÔ N

ĐỜI SỐNG CƠ-ĐỐC

Giảng Viên:

Mục sư KIỀU CÔ NG THUẬN

Thánh Kinh Căn Bản Khóa 01

(Thu Đông 2013)

VAD

(Ban Học Vụ của VCFK)

i

MỤC LỤC

Trang

Mục Lục .................................................................................. i

Kinh Thánh: Công Vụ Các Sứ-đồ 2:42-47 .......................... ii

Lời Giới Thiệu ........................................................................ iii

Bài 1. Giới Thiệu Môn Học .......................................................... 01

a) Mục đích và trọng tâm

b) Nội dung môn học

c) Yêu cầu & thực hành

Bài 2. Trưởng Thành Thuộc Linh: Thói Quen và Kỷ Luật ..... 5

Bài 3. Thói Quen 01: Thờ Phượng Chúa ................................... 9

Bài 4. Thói Quen 02: Tìm Hiểu Lời Chúa (học Kinh Thánh) ... 17

Bài 5. Thói Quen 03: Tận Hiến (về tài chính) ........................... 28

Bài 6. Thói Quen 04: Tâm Giao (cầu nguyện) ........................... 38

Bài 7. Thói Quen 05: Từ Thiện (vì cộng đồng) ......................... 45

Bài 8. Thói Quen 06: Truyền Giáo (cho thân hữu) .................. 51

Bài 9. Thói Quen 07: Thông Công (với tín hữu) ....................... 58

Bài 10. Cách Bắt Đầu và Duy Trì các Thói Quen ........................ 65

ii

KINH THÁ NH

CÔ NG VỤ CÁ C SỨ-ĐỒ 2:42-47

Câu 42

Họ chuyên cần giữ lời giáo huấn của các sứ đồ,

sự thông công với anh em, lễ bẻ bánh và các buổi cầu nguyện.

Câu 43

Mọi người đều kinh sợ vì nhiều phép mầu

và dấu lạ được các sứ đồ thực hiện.

Câu 44

Tất cả các tín hữu đều hợp nhất với nhau,

lấy mọi vật sở hữu làm của chung,

Câu 45

bán tài sản của cải mà phân phát cho mọi tín hữu

tùy theo nhu cầu của mỗi người.

Câu 46

Hằng ngày, họ cứ đồng tâm chuyên cần đến Đền Thờ,

họp nhau bẻ bánh từ nhà này sang nhà khác,

dùng bữa với nhau cách vui vẻ rộng lượng,

Câu 47

ca ngợi Đức Chúa Trời và được lòng tất cả mọi người.

Mỗi ngày, Chúa tăng thêm số người được cứu.

iii

LỜI GIỚI THIỆU

Hân hoan chào mừng quí vị đến với môn học “ĐỜI SỐNG CƠ-ĐỐC”!

Thưa quí vị, như đại ý của một tôi tớ Chúa đã nói, để nhận được sự cứu rỗi

và làm con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ cần thành tâm cầu nguyện tin

nhận Chúa Giê-su Christ làm Chúa và Chủ của cuộc đời mình và hành động này

chỉ mất khoảng MỘT phút mà thôi! Tuy nhiên, để có đời sống tâm linh trưởng

thành và bản tính trở nên giống như Đấng Christ thì chúng ta mất cả MỘT đời!

Đời sống Cơ-đốc không phải là sự ngẫu nhiên hay tự động mà có nhưng đòi

hỏi mỗi Cơ-đốc nhân phải nghiêm túc thực hành Lời Chúa mỗi ngày để hình

thành những THÓ I QUEN Cơ-đốc, và về lâu về dài, sẽ hình thành nên nếp sống

Cơ-đốc cho bản thân mình. Đây chính là mục đích của môn “Đời Sống Cơ-đốc”.

Nội dung quyển tài liệu này chủ yếu được tham khảo từ các quyển sách của

Mục sư Rick Warren như: 1) Sống Theo Đúng Mục Đích; 2) Hội Thánh Theo

Đúng Mục Đích; và 3) Khám Phá Sự Trưởng Thành Thuộc Linh. Ngoài ra tôi

cũng biên soạn lại và bổ sung thêm những nội dung quan trọng khác.

Các phần Kinh Thánh được trích dẫn trong tài liệu này dựa trên Kinh Thánh

Bản Dịch Mới (BDM) để giúp quí học viên dễ dàng nắm bắt nội dung cũng như ý

nghĩa của bản văn theo ngôn ngữ và lối diễn đạt đương thời.

Phần quan trọng nhất, như một thách thức dành cho mỗi học viên để đề ra

những quyết định dứt khoát cho bản thân mình, chính là “Giao Ước Thực Hành”

sau khi học xong từng thói quen trong BẢY thói quen cơ bản của Cơ-đốc nhân.

Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng ban ơn, soi sáng, và dẫn dắt giảng viên

cũng như từng học viên trong suốt môn học này. Amen.

Ulsan, ngày 15 tháng 11 năm 2013

Mục sư Kiều Công Thuận

1

BÀ I 01

GIỚI THIỆU MÔ N HỌC

I. MỤC ĐÍCH & TRỌNG TÂ M

1) Mục đích của lớp học:

“Để anh chị em đứng vững, trưởng thành và hoàn toàn vững tin trong mọi ý

chỉ của Đức Chúa Trời.” Cô-lô-se 4:12b (Bản Dịch Mới - BDM)

“Chúng ta sẽ không còn là con trẻ nữa, để trong mọi sự chúng ta tăng

trưởng, vươn lên Đấng làm đầu, tức là Chúa Cứu Thế.”

Ê -phê-sô 4:14-15 (BDM)

2) Trọng tâm của lớp học:

Chúng ta sẽ tập trung vào Bảy (07) Thói Quen Căn Bản mà mỗi Cơ-đốc

nhân cần phát triển để trưởng thành trong đời sống thuộc linh.

Lớp học này sẽ:

- Trang bị cho bạn những kỹ năng cần có để bắt đầu các thói quen này.

- Giải thích những công cụ bạn cần để tiếp tục duy trì các thói quen này.

LÀ M THẾ NÀO ĐỂ TÔ I TRỞ THÀ NH MỘT MÔN ĐỒ?

Phát triển CÁ C THÓ I QUEN CỦA MÔ N ĐỒ!

“Vì đã lột bỏ người cũ và các việc làm của nó, và đã mặc lấy người mới, là

con người đang được đổi mới trong sự hiểu biết theo hình ảnh Đấng sáng tạo nó.”

Cô-lô-se 3: 9-10 (BDM)

II. NỘI DUNG MÔ N HỌC

- Nền tảng cho khoá học này dựa trên sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:42-47.

- BẢY Thói Quen của một môn đồ: 1) Thờ Phượng Chúa; 2) Tìm Hiểu Lời

Chúa [học Kinh Thánh]; 3) Tận Hiến [tài chính] – Dâng Phần Mười; 4) Tâm

Giao [Cầu Nguyện]; 5) Từ Thiện [vì cộng đồng]; 6) Truyền Giáo [cho thân

hữu]; 7) Thông Công [với tín hữu].

* Vắn tắt: THỜ – TÌM – TẬN – TÂ M – TỪ – TRUYỀN – THÔ NG.

2

1. THÓ I QUEN: THỜ PHƯỢNG CHÚ A

“Đức Giê-su về Na-xa-rét là nơi Ngài được trưởng dưỡng. Theo thói quen

Ngài vào hội đường trong ngày Sa-bát và đứng đọc Thánh Kinh.”

Lu-ca 4:16 (BDM)

“Chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau,

và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng

nấy.”

Hê-bơ-rơ 10:25 (BDM)

2. THÓ I QUEN: TÌM HIỂU LỜI CHÚ A (học Kinh Thánh)

“Nếu các người kiên trì trong đạo Ta dạy thì các người mới thật là môn đệ

của Ta. Các người sẽ hiểu biết chân lý và chính chân lý đó sẽ giải phóng các

người!”

Giăng 8:31-32 (BDM)

“Trời vừa tối, anh em tín hữu lập tức đưa Phao-lô và Si-la qua Bê-rê. Vừa

đến nơi, hai ông vào hội đường Do Thái. Những người này cởi mở hơn người Tê-

sa-lô-ni-ca; họ nhiệt thành tiếp nhận Đạo Chúa, hằng ngày tra cứu Thánh Kinh để

xét xem lời giảng có đúng không.”

Công Vụ 17:10-11 (BDM)

3. THÓ I QUEN: TẬN HIẾN (tài chính) – DÂ NG PHẦN MƯỜI

“Hãy lấy tài sản và hoa quả đầu mùa của con mà tôn vinh CHÚ A. Bấy giờ

kho vựa của con sẽ đầy thóc lúa, và thùng chứa của con sẽ đầy tràn rượu mới.”

Châm Ngôn 3:9-10 (BDM)

“Hãy đem tất cả phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực. Hãy

làm như thế để thử Ta, CHÚ A Vạn Quân phán, để xem Ta có mở các cửa sổ trên

trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa

chăng?”

Ma-la-chi 3:10 (BDM)

“Phải nhất quyết để riêng một phần mười của toàn hoa mầu do đất ruộng

sản xuất hằng năm... Làm như vậy, anh chị em sẽ học tập tôn kính CHÚA, Đức

Chúa Trời của anh chị em luôn luôn.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 14:22-23 (BDM)

3

4. THÓ I QUEN: TÂ M GIAO (CẦU NGUYỆN)

“ …

“Sau khi giải tán đám đông, Ngài lên núi một mình để cầu nguyện. Tối đến,

chỉ còn một mình Ngài ở đó.”

Ma-thi-ơ 14:23 (BDM)

“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để các con khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm

linh thì mong muốn nhưng thể xác lại yếu đuối.”

Ma-thi-ơ 26:41 (BDM)

5. THÓ I QUEN: TỪ THIỆN (vì cộng đồng)

“Đây là lời đáng tin. Ta muốn con xác nhận những điều đó để người đã tin

Chúa chăm lo làm việc thiện lành. Đó là những điều tốt lành và ích lợi cho mọi

người.”

Tít 3:8 (BDM)

“Chỉ có điều họ muốn chúng tôi phải giúp người nghèo, điều đó tôi vẫn tích

cực làm.”

Ga-la-ti 2:10 (BDM)

6. THÓ I QUEN: TRUYỀN GIÁ O (cho thân hữu)

“Ngài bảo họ: Hãy đi khắp thế giới, truyền giảng Phúc  m cho mọi người.”

Mác 16:15 (BDM)

“Vậy những người di tản đi đến đâu cũng truyền giảng Phúc  m.”

Công Vụ 8:3 (BDM)

7. THÓ I QUEN: THÔ NG CÔ NG (với tín hữu)

“Họ chuyên cần giữ lời giáo huấn của các sứ đồ, sự thông công với anh em,

lễ bẻ bánh và các buổi cầu nguyện... Hằng ngày, họ cứ đồng tâm chuyên cần đến

Đền Thờ, họp nhau bẻ bánh từ nhà này sang nhà khác, dùng bữa với nhau cách vui

vẻ rộng lượng”

Công Vụ 2:42, 46 (BDM)

4

III. YÊ U CẦU & THỰC HÀ NH

1) Yêu cầu

Mỗi học viên cần siêng năng và hết lòng thực hiện những yêu cầu sau:

a) Đọc sách và xem video trên internet tại: http://vkbs2013.wordpress.com

b) Làm bài tập và dự hội thảo trực tuyến hàng tuần vào tối thứ Hai và thứ Tư.

c) Ký “Giao Ước Thực Hành”: Lưu giữ một bản và gửi cho giảng viên một bản.

2) Thực hành

a) Trong suốt thời gian học môn “Đời Sống Cơ-đốc”, mỗi học viên phải thực

hành những thói quen mà mình đã học và xác nhận việc này vào buổi hội thảo.

b) Môn học này không những nhấn mạnh đến nền tảng Lời Chúa về các thói quen

Cơ-đốc mà còn khích lệ và thúc giục mỗi học viên sốt sắng thực hành những gì

mà mình đã học trong suốt chặn đường theo Chúa của cả đời mình.

Câu gốc của bài học:

“Họ chuyên cần giữ lời giáo huấn của các sứ đồ, sự thông công với anh

em, lễ bẻ bánh và các buổi cầu nguyện.” Công Vụ 2:42 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Mục đích của môn học “Đời Sống Cơ-đốc” là gì?

2) Khi đã tin Chúa rồi, làm thế nào để tôi thực sự trở thành một môn đồ?

3) Bảy thói quen căn bản của một Cơ-đốc nhân là gì? Nói vắn tắt là gì?

4) Trong bảy thói quen này, hiện tại bạn đang thực hiện tốt nhất thói quen nào và

thói quen nào bạn chưa làm được?

5) Điều gì khiến bạn không dám kết ước thực hành những thói quen Cơ-đốc?

5

BÀ I 02

TRƯỞNG THÀ NH THUỘC LINH:

Thói Quen và Kỷ Luật

I. TRƯỞNG THÀ NH THUỘC LINH NGHĨA LÀ GÌ?

“Đạt đến sự hợp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa

Trời, đến mức trưởng thành, đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu

Thế.”

Ê -phê-sô 4:13 (BDM)

- Trưởng Thành Thuộc Linh là: TRỞ NÊ N GIỐNG ĐẤNG CHRIST.

“Vì những người Ngài đã biết trước thì Ngài cũng đã định trước cho họ nên

giống như hình ảnh Con của Ngài.”

Rô-ma 8: 29 (BDM)

II. THỰC TẾ VỀ SỰ TRƯỞNG THÀ NH THUỘC LINH

1. ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ TỰ ĐỘNG

“Thật ra, đáng lẽ bây giờ anh chị em đã thành giáo sư rồi, thế mà anh chị

em vẫn cần có người dạy những điều sơ học về lời Đức Chúa Trời. Anh chị em

cần ăn sữa thay vì thức ăn đặc. Ai phải bú sữa thì vẫn còn thơ ấu, chưa biết Đạo

công chính.”

Hê-bơ-rơ 5: 12-13 (BDM)

2. ĐÓ LÀ MỘT TIẾN TRÌNH

“Hỡi người đơn sơ, hãy hiểu sự khôn khéo.”… ” Châm Ngôn 8:5 (BDM)

“Hãy lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Đấng Cứu Rỗi, Chúa Cứu

Thế Giê-su, Chúa chúng ta

2Phi-e-rơ 3:18 (BDM)

3. ĐÒI HỎI SỰ KỶ LUẬT.

“Phải luyện tập lòng tin kính.” 1Ti-mô-thê 4:7 (BDM)

6

III. AM HIỂU VỀ MÔN ĐỒ HÓ A (môn đồ hóa nghĩa là trở nên môn đồ)

1. Cơ-đốc nhân trưởng thành được gọi là MÔ N ĐỒ .

2. Tôi không thể là một môn đồ nếu không có SỰ KỶ LUẬT . 2Ti-mô-thê 2:3

3. Tôi càng có kỷ luật chừng nào, ĐỨC CHÚ A TRỜI CÀ NG CÓ THỂ

SỬ DỤNG TÔ I CHỪNG NẤY .

4. Dấu ấn của một môn đồ là VÁ C THẬP TỰ GIÁ .

(Chúa Giê-su phán) “Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta cũng không thể

nào làm môn đệ Ta!”

Lu-ca 14: 27 (BDM)

5. Tôi phải thực hiện việc này bao lâu? MỖI NGÀ Y .

(Chúa Giê-su phán) “ … “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, hằng ngày vác

thập tự giá mình và theo Ta.”

Lu-ca 9: 23 (BDM)

6. Những điều gì liên quan đến việc vác thập tự giá?

- BẤT CỨ VIỆC GÌ nhằm đặt Đấng Christ ở vị trí ƯU TIÊN trong đời sống tôi!

KHẨU HIỆU của Trường VKBS là gì?

HỌC VÀ SỐNG GIỐNG CHÚ A!

LEARN and LIVE LIKE the LORD!

“Các con biết những điều này và đem ra thực hành thì được phước.”

Giăng 13:17 (BDM)

“Bởi việc này mà anh chị em được kêu gọi, vì Chúa Cứu Thế đã chịu khổ

để làm gương cho anh chị em, hầu cho anh chị em theo bước chân Ngài.”

1Phi-e-rơ 2:21 (BDM)

- Nếu có học viên nào nghĩ rằng mình học ở trường VKBS chỉ để mở rộng tri

thức hay kiến thức Kinh Thánh và thần học thì XIN HÃ Y RÚ T LUI SỚM, bởi vì

chúng tôi không có ý định mở ra trường này để dạy lý thuyết và tri thức suông!

7

* THẬP TỰ GIÁ CỦA MÔN ĐỒ

- Sống theo gương Chúa Giê-su: Từ bỏ chính mình; sống có kỷ luật và hy sinh.

* NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VỀ THÓ I QUEN (Từ điển Webster)

- Một khuynh hướng thường là vô thức, liên tục để làm một việc nào đó, đạt được

do lập lại thường xuyên. Một sự thực hành theo thông lệ.

- Một khuynh hướng được thiết lập của tính cách.

Gieo một tư tưởng, sẽ gặt một hành động.

Gieo một hành động, sẽ gặt một thói quen.

Gieo một thói quen, sẽ gặt một tính cách.

Gieo một tính cách, sẽ gặt một số phận.”

* MỤC ĐÍCH CỦA LỚP HỌC NÀ Y

Là TÔ I sẽ KẾT ƯỚC thực hiện các THÓ I QUEN cần thiết cho sự trưởng

thành thuộc linh.

IV. BƯỚC VÀ O GIAO ƯỚC VỚI CHÚ A

1. Đức Chúa Trời chủ động và khởi xướng giao ước

* Xuyên suốt lịch sử của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời là Đấng chủ động và khởi

xướng việc lập GIAO ƯỚC với con người.

“Khi cầu vồng mọc trên mây, Ta sẽ thấy nó mà nhớ lại giao ước đời đời

giữa Ta và mọi sinh vật sống trên mặt đất. Vậy Đức Chúa Trời nói với Nô-ê:

Đây là dấu hiệu về giao ước mà Ta đã lập giữa Ta và mọi loài sinh vật trên đất.”

Sáng Thế Ký 9:16-17 (BDM)

“Anh chị em đứng đây để bước vào một giao ước với CHÚ A, Đức Chúa

Trời của anh chị em, là giao ước CHÚ A sẽ lập với anh chị em hôm nay và anh chị

em thề hứa làm trọn những quy định trong giao ước, để hôm nay Ngài xác nhận

anh chị em là dân Chúa và Ngài là Đức Chúa Trời của anh chị em như Ngài đã

hứa với anh chị em và đã thề với các tổ tiên anh chị em là Á p-ra-ham, Y-sác và

Gia-cốp.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 29:12-13 (BDM)

8

2. Đặc ân và vinh dự khi kết ước với Chúa

“Bây giờ nếu các ngươi vâng phục Ta hoàn toàn và giữ giao ước Ta thì

trong tất cả các nước, các ngươi sẽ là cơ nghiệp quý giá của Ta….”

Xuất Ê-díp-tô 19:5 (BDM)

“Phước cho nước nào có CHÚA làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào

được Ngài chọn làm cơ nghiệp.”

Thi-thiên 33:12 (BDM)

3. Sống có định hướng và mục tiêu rõ ràng

“Vua [Giô-si-a] đứng tại chỗ mình, tái kết ước trước mặt CHÚ A, hứa theo

CHÚ A, tuân giữ các điều răn, sắc luật và qui luật cùng hết lòng, hết linh hồn thi

hành những lời giao ước đã chép trong sách này.”

2 Sử Ký 34:31 (BDM)

4. Ràng buộc bằng tình yêu và trách nhiệm

“Ta sẽ cưới con cho Ta đời đời, Ta sẽ cưới con cho Ta, và trả giá cô dâu

bằng sự công bình, chính trực, lòng nhân từ, và thương xót”

Ô -sê 2:19 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“Anh chị em đã từng hiến chi thể mình làm nô lệ cho sự nhơ nhuốc, tội

ác thêm tội ác thể nào thì bây giờ hãy hiến chi thể mình làm nô lệ cho sự công

chính để được thánh hóa thể ấy.”

Rô-ma 6: 19 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Trưởng thành thuộc linh nghĩa là gì?

2) Xin nêu 03 đặc điểm về thực tế của sự trưởng thành thuộc linh?

3) Khẩu hiệu của Trường VKBS là gì? Bạn nghĩ gì về khẩu hiệu này?

4) Xuyên suốt lịch sử Chúa đã chủ động và khởi xướng việc gì với con người?

5) Bạn có sẵn sàng KẾT ƯỚC để thực hiện những thói quen Cơ-đốc không?

9

BÀ I 03

Thói Quen 01:

THỜ PHƯỢNG CHÚ A

PHẦN A: THỜ PHƯỢNG CHUNG

I. Ý NGHĨA SỰ THỜ PHƯỢNG CHUNG

1. Hướng về viễn cảnh thiên đàng

“Sau đó, tôi thấy một đoàn người rất đông không ai đếm được, từ tất cả các

quốc gia, chủng tộc, dân tộc và ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con,

mặc áo dài tinh bạch, tay cầm cành lá kè. Họ hô lớn: ‘Ơn cứu rỗi thuộc về Đức

Chúa Trời chúng ta, là Đấng ngự trên ngai và thuộc về Chiên Con!’ Tất cả các

thiên sứ đứng quanh ngai, quanh các trưởng lão và bốn sinh vật. Họ quỳ sấp mặt

trước ngai và thờ lạy Đức Chúa Trời, mà tung hô: A men! Đức Chúa Trời chúng

ta đáng được ca tụng, vinh quang, khôn ngoan, cảm tạ, danh dự, quyền năng và

dũng lực cho đến đời đời vô cùng. Amen!”

Khải Huyền 7:9-12 (BDM)

2. Sửa soạn ngày ra mắt Chúa

* Thờ phượng trên đất là sự chuẩn bị cho ngày RA MẮT CHÚ A.

“Họ sẽ được thấy mặt Ngài và Danh Ngài được ghi trên trán họ. Đêm tối

không còn nữa. Họ sẽ không cần đèn hay ánh sáng mặt trời vì Chúa là Đức Chúa

Trời sẽ chiếu sáng họ và họ sẽ trị vì cho đến đời đời.”

Khải Huyền 22:4-5 (BDM)

“CHÚ A phán dạy Môi-se: Con hãy đến với dân Y-sơ-ra-ên và bảo họ làm

cho mình thánh sạch trong ngày hôm nay và ngày mai. Bảo họ giặt áo xống và

phải sẵn sàng vào ngày thứ ba vì ngày đó CHÚA sẽ giáng lâm trên núi Si-nai

trước mắt toàn dân.”

Xuất Ê-díp-tô Ký 19:10-11 (BDM)

3. Dấu hiệu được biệt riêng

“Ta cũng ban cho chúng nó những ngày Sa-bát làm dấu hiệu giữa ta và

chúng nó, để chúng biết rằng chính ta là CHÚA, đấng thánh hóa chúng.”

Ê -xê-chi-ên 20:12 (BDM)

10

II. LÝ DO THỰC HÀ NH THÓ I QUEN THỜ PHƯỢNG CHUNG

1. Noi gương Chúa Giê-su

“Đức Giê-su về Na-xa-rét là nơi Ngài được trưởng dưỡng. Theo thói quen

Ngài vào hội đường trong ngày Sa-bát và đứng đọc Thánh Kinh.”

Lu-ca 4:16 (BDM)

“Chúa ra đi, lên núi Ô-liu theo thói quen; các môn đệ đều đi theo.”

Lu-ca 22:39 (BDM)

2. Tuân giữ mệnh lệnh

“Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau như thói quen của vài người, nhưng hãy

khuyên giục nhau; anh chị em nên làm như thế nhiều hơn khi thấy Ngày Chúa

càng gần.”

Hê-bơ-rơ 10:25 (BDM).

3. Bắt chước tiền nhân

“Hằng ngày, họ cứ đồng tâm chuyên cần đến Đền Thờ, họp nhau bẻ bánh từ

nhà này sang nhà khác, dùng bữa với nhau cách vui vẻ rộng lượng.”

Công Vụ 2:46 (BDM)

III. ÍCH LỢI CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG CHUNG

1. Kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa

“Vì ở đâu có hai hay ba người nhân danh Ta họp nhau lại, Ta sẽ ở giữa họ.”

Ma-thi-ơ 18:20 (BDM)

2. Nâng đỡ và khích lệ lẫn nhau

“Hai người hơn một, vì làm việc chung có lợi cho cả hai. Nếu một người

ngã, có người kia đỡ. Khổ nỗi cho người đơn độc, khi ngã, không ai đỡ người

lên!”

Truyền Đạo 4:9-10 (BDM)

“Phi-e-rơ và Giăng đi lên Đền Thờ vào giờ cầu nguyện lúc ba giờ chiều.”

Công Vụ 3:1 (BDM)

11

3. Nhận biết ý muốn của Chúa

“Họ đang thờ phượng Chúa và kiêng ăn, Đức Thánh Linh bảo: Các con hãy

dành riêng Ba-na-na và Sau-lơ cho Ta để họ làm công tác Ta đã kêu gọi họ.”

Công Vụ 13:2 (BDM)

IV. MINH HOẠ VỀ ÍCH LỢI KHI THỜ PHƯỢNG CHUNG

1. Giữ mình khỏi sư tử rống

“Hãy tự chủ và tỉnh thức. Kẻ thù của anh chị em là ma quỷ như sư tử rống

đang rình rập chung quanh để tìm xem người nào nó có thể ăn nuốt được.”

1 Phi-e-rơ 5:8 (BDM)

* Hầu hết những Cơ-đốc nhân sa ngã và yếu đuối chỉ vì đã xem thường sự thờ

phượng chung. Khi bỏ sự thờ phượng chung, sớm muộn cũng sẽ thành mồi ngon.

2. Viên than ở trong đống lửa

- Viên than khi được ở trong đóng lửa hay bếp lò thì nó sẽ được đốt cháy và ửng

đỏ. Nhưng đem ra khỏi đống lửa hay bếp lò thì chẳng mấy chốc nó sẽ tắt ngúm!

Các môn đồ đầu tiên vào thế kỷ thứ nhất đã giữ được lòng nóng cháy vì họ đã giữ

thói quen nhóm lại để thờ phượng Chúa.

V. NHỮNG NGĂN TRỞ KHÁ CH QUAN

1) Không có nhà thờ hoặc không thể đi nhà thờ công khai: Nếu nơi tôi cư

ngụ không có nhà thờ, hoặc vì lý do khó xử nào đó (vd: là con cả, dâu

trưởng...) mà tôi không thể đến nhà thờ thì sao?

- Có thể mời những tín đồ ở gần mình đến nhóm thờ phượng Chúa tại nhà mình

hoặc đến nhà họ để thờ phượng Chúa. Nhóm tại nhà riêng là nét đặc trưng của Hội

Thánh vào thế kỷ thứ nhất. Nhóm tại nhà riêng sẽ dễ dàng vun đắp mối quan hệ

thân thiết, sâu sắc hơn với nhau trong Chúa và cũng dễ dàng mời bạn bè hoặc

người hàng xóm đến tham dự.

“Sau đó, khi Đức Giê-su đang ăn tại nhà, có nhiều người thu thuế và kẻ tội

lỗi đến cùng ăn với Ngài và các môn đệ.”

Ma-thi-ơ 9:10 (BDM)

12

2) Bị cô lập, bách hại hoặc khủng bố:

- Cả xóm làng và cả dòng họ của tôi không có người nào tin Chúa.

- Gặp sự chống đối kịch liệt từ phía gia đình, bạn bè, chính quyền, truyền thống.

* Những tuỳ chọn theo hoàn cảnh

a) Di chuyển đến nơi cư trú hoặc nơi làm ăn mới

“Sau-lơ tán thành việc giết Sê-tiên. Trong lúc ấy, hội thánh tại Giê-ru-sa-

lem bắt đầu bị bắt bớ dữ dội. Ngoại trừ các sứ đồ, tất cả các tín hữu đều phải chạy

tan lạc trong khắp miền Giu-đê và Sa-ma-ri.”

Công Vụ 8:1 (BDM)

b) Sinh hoạt qua mạng lưới internet (thờ phượng trực tuyến, chat video...)

c) Giữ liên lạc thường xuyên với các Mục sư, Truyền đạo và những tín hữu khác.

3) Ít người tham dự: Nhóm lại ít người quá có khiến tôi dễ nản lòng không?

- Nếu chỉ có đôi ba người nhóm nhau lại thì KHÔ NG NÊN NẢN LÒNG. Vì đối

tượng để chúng ta thờ phượng là Đức Chúa Trời chứ không phải con người. Điều

quan trọng không phải là số lượng người nhóm lại mà là SỰ HIỆN DIỆN của

CHÚ A ở giữa sự thờ phượng của mình!

- Chúa Giê-su đã dạy: “Vì ở đâu có hai hay ba người nhân danh Ta họp nhau lại,

Ta sẽ ở giữa họ.”

Ma-thi-ơ 18:20 (BDM)

PHẦN B: THỜ PHƯỢNG RIÊ NG

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỜ TĨNH NGUYỆN HẰNG NGÀ Y

Thì giờ bạn ở riêng với Chúa phải là ƯU TIÊ N hàng đầu trong thời khóa

biểu của bạn vì 5 LÝ DO:

1. Chúng ta được TẠO DỰNG để có mối thông công với Đức Chúa Trời.

“Đức Chúa Trời tạo loài người theo hình ảnh Ngài.”

Sáng Thế Ký 1:27; 2:7; 3:8 (BDM)

13

“Này, Ta đứng bên cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa ra, Ta sẽ

vào với người ấy; Ta sẽ ăn tối với người, và người với Ta.””

Khải Huyền 3:20 (BDM)

2. Chúa Giê-su ĐÃ CHỊU CHẾT để phục hồi mối quan hệ giữa chúng ta

với Đức Chúa Trời.

“Đức Chúa Trời đã kêu gọi anh chị em tham dự trong sự thông công với

Con Ngài, Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta.”

1Cô-rinh-tô 1:9 (BDM)

3. Thì giờ ở riêng với Đức Chúa Trời là NGUỒN SỨC MẠNH của Đức Chúa

Giê-su.

“Nhưng Ngài lui vào những nơi thanh vắng mà cầu nguyện.”

Lu-ca 5:16 (BDM), xem thêm: Mác 1:35; Lu-ca 22:39; Lu-ca 5:16

4. Những ai đã từng thành công trong sự PHỤC VỤ Chúa đều đã phát triển

thói quen này.

Ví dụ: Á p-ra-ham, Môi-se, Đa-vít, Đa-ni-ên, Phao-lô, v.v.

5. Bạn không thể là một Cơ-đốc nhân KHOẺ MẠNH, TĂNG TRƯỞNG nếu

KHÔ NG có giờ tĩnh nguyện.

“Con người sống không phải chỉ nhờ bánh, nhưng cũng nhờ mọi lời phán

của Đức Chúa Trời!””

Ma-thi-ơ 4:4 (BDM)

“Người trẻ tuổi phải làm thế nào để giữ đời sống mình trong sạch? Phải

tuân giữ lời Chúa.”

Thi Thiên 119:9 (BDM)”

II. NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIỜ TĨNH NGUYỆN

1. Thói quen TĨNH NGUYỆN là gì?

- Là dành thì giờ mỗi ngày để thờ phượng Chúa, việc này được gọi là Giờ Tĩnh

Nguyện hay thờ phượng CÁ NHÂ N. Giờ Tĩnh Nguyện là thời gian riêng tư giữa

mình với Chúa để cho mối quan hệ của mình với Chúa càng gần gũi, sâu sắc hơn.

14

2. Tôi nên làm gì trong Giờ Tĩnh Nguyện?

- Có 3 việc chính cần thực hiện: (1). Nghe và hát thánh ca [nhạc thánh]; (2). Đọc

và suy gẫm Kinh Thánh; (3). Cầu nguyện

- Khi nghe và hát thánh ca sẽ giúp tấm lòng và tâm trí của chúng ta tươi mới,

sảng khoái. Khi đọc và suy gẫm Lời Chúa chúng ta sẽ nghe Chúa phán dạy với

mình. Còn khi cầu nguyện là lúc mình trò chuyện và giãi bày với Chúa.

5. Tôi nên tĩnh nguyện khi nào và trong bao lâu?

- Thời gian tốt nhất là khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng và chúng ta có thể dành 15

phút để tĩnh nguyện. Vừa ngủ dậy là lúc chúng ta tỉnh táo, tinh thần minh mẫn, và

tấm lòng trống không, không bị chi phối, nên tấm lòng và tâm linh của chúng ta

dễ dàng tương giao cùng Chúa và lắng nghe Lời Chúa.

- Khi mới bắt đầu chúng ta dành khoảng 15 phút. Dần dần khi đã quen chúng ta

sẽ dành nhiều thời gian hơn; ví dụ như 20 phút, 30 phút, 45 phút, hay lâu hơn.…

Vấn đề không phải là BAO LÂ U mà là THƯỜNG XUYÊN thực hiện.

6. Tôi sử dụng 15 phút để tĩnh nguyện như thế nào?

- Có thể phân chia 15 phút tĩnh nguyện này như sau:

a. Dành 1-2 phút đầu để cầu nguyện cảm tạ Chúa về một đêm được ngủ nghỉ bình

an và ngon giấc.

b. Dành 4-5 phút tiếp theo để hát một bài thánh ca hoặc nghe thánh ca qua mạng

internet, máy nghe nhạc rồi hát theo.

c. Dành 4-5 phút kế tiếp để đọc hoặc nghe 1 đoạn Kinh Thánh rồi suy gẫm 1 chút

để rút ra bài học cho mình.

d. Dành 4-5 phút cuối cùng để cầu nguyện cho một ngày mới: cầu nguyện cho

bản thân, gia đình, tín đồ, bạn bè…

7. Lời hứa về sự thờ phượng Chúa là gì?

“... Con hãy trung tín cho đến chết, thì Ta sẽ ban cho con mão sự sống.”

Khải Huyền 2:10 (BDM)

15

“Vì sự luyện tập thân thể chỉ ích lợi đôi phần còn luyện tập lòng tin kính lại

ích lợi hoàn toàn, vì có lời hứa cho cả đời này lẫn đời sau.”

1Ti-mô-thê 4:8 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“Nhưng giờ sắp điểm và thật ra đã điểm đây rồi, lúc những người thực tâm

sùng bái sẽ thờ phụng Chúa Cha bằng tâm linh và lẽ thật, vì Chúa Cha vẫn

tìm kiếm những người có lòng thờ phụng như vậy.”

Giăng 4:23 (BDM).

* Câu hỏi ôn tập:

1) Lý do thực hành thói quen thờ phượng chung là gì?

2) Ích lợi khi thờ phượng chung là gì?

3) Xin nêu một hình ảnh minh họa liên hệ ích lợi khi thờ phượng chung?

4) Hiện nay, điều gì đang ngăn trở bạn thực hành thói quen thờ phượng chung

hoặc thờ phượng riêng? Bạn sẽ làm thế nào để giải quyết ngăn trở đó?

5) Một trong những lời hứa dành cho người kiên trì thực hành thói quen thờ

phượng Chúa là gì?

16

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN THỜ PHƯỢNG CHÚ A

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Mỗi ngày con sẽ dành thì giờ để thờ phượng Chúa qua sự Tĩnh Nguyện trong:

15 phút 20 phút 30 phút …. phút

2. Mỗi tuần (trừ những trường hợp bất khả kháng) con sẽ con sẽ trung tín tham

dự các buổi:

Thờ phượng chung Học Kinh Thánh trong tuần

3. Con sẽ: Thăm hỏi người vắng mặt Rũ anh em khác cùng đi nhóm

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_____________________

17

BÀ I 04

Thói Quen 02:

TÌM HIỂU LỜI CHÚ A

(học Kinh Thánh)

Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời thần cảm,

có ích cho việc dạy dỗ chân lý, bác bỏ điều sai trái,

sửa chữa lỗi lầm, đào luyện con người sống công chính,

hầu cho người của Đức Chúa Trời

được trang bị đầy đủ và sẵn sàng để làm mọi việc lành.

2Ti-mô-thê 3:16-17 (BDM)

SÁU CÁCH ĐỂ CÓ SỰ NẮM BẮT VỀ KINH THÁ NH

18

I. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ NGHE LỜI CHÚ A

“Có đức tin là do nghe, và nghe là khi Lời Chúa Cứu Thế được truyền

giảng.”

Rô-ma 10:17 (BDM)

Những Cách để Nghe Lời Đức Chúa Trời

- Qua băng đĩa đọc Kinh Thánh

- Qua các buổi nhóm và chương trình học của Hội Thánh

- Qua các băng đĩa bài giảng hoặc qua trang chia sẻ video trên internet

- Qua giáo viên giảng dạy trên đài phát thanh/truyền hình

VẤN ĐỀ LÀ : Chúng ta thường quên 95 % những gì chúng ta nghe sau 72 giờ.

* LÀ M THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC LẮNG NGHE CỦA BẠN?

1. Sẵn sàng và hăng hái lắng nghe Đức Chúa Trời.

(Chúa Giê-su phán) “ … “Ai có tai, hãy lắng nghe!”” Lu-ca 8:8 (BDM)

“Lời Chúa ngọt ngào cho khẩu vị tôi biết bao, ngọt hơn mật ong trong

miệng.”

Thi Thiên 119:103 (BDM)

2. Xử lý những thái độ làm ngăn trở việc lắng nghe Đức Chúa Trời (Lu-ca

8:4-15).

“ … “Các con hãy cẩn thận về cách mình nghe.”… ” Lu-ca 8:18 (BDM)

a) Một tâm trí khép kín: Phải chăng sự sợ hãi, kiêu ngạo, hay sự cay đắng

đang cản trở tôi lắng nghe tiếng Chúa?

b) Một tâm trí hời hợt: Phải chăng tôi thật sự hết lòng muốn lắng nghe

Chúa phán?

c) Một tâm trí bận rộn: Phải chăng tôi quá bận rộn và quan tâm đến những

điều khác hơn là tập trung vào những gì Chúa phán?

3. Xưng ra bất kỳ tội lỗi nào trong đời sống bạn.

“Hãy bỏ đi mọi điều ô uế, và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì

nhận lấy lời Chúa” Gia-cơ 1:21 (BDM)

19

4. Ghi chú những điều bạn nghe.

“Ta càng phải lưu ý hơn nữa đến những điều đã nghe, để khỏi bị trôi lạc.””

Hê-bơ-rơ 2:1 (BDM)

* Giữ một sổ tay ghi chép thuộc linh (có thể là một quyển tập, một chiếc

điện thoại thông minh, hoặc máy tính bảng… dùng để ghi chú).

5. Hành động theo những gì bạn nghe!

“Hãy thực hành Lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ mà tự lừa dối

mình.””

Gia cơ 1:22 (BDM)

“Không phải nghe rồi quên đi, nhưng thực hành luật đó, thì sẽ được phước

trong việc mình làm.”

Gia cơ 1:25 (BDM)

II. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC LỜI CHÚ A

“Phước cho người nào đọc và nghe các lời tiên tri này và tuân giữ các điều

ghi chép ở đây.””

Khải Huyền 1:3 (BDM)

Tôi nên đọc Lời Chúa thường xuyên như thế nào? MỖI NGÀ Y!

“Vua phải giữ bản sao này bên mình và phải nghiền ngẫm suốt những ngày

vua sống trên trần gian để học tập kính sợ CHÚA, Đức Chúa Trời của vua và cẩn

thận làm theo hết thảy các lời của kinh luật và điều răn này.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 17:19 (BDM)

* NHỮNG ĐỀ NGHỊ

- Đọc lời Chúa cách có hệ thống.

- Dùng Kinh Thánh chưa có ghi chú.

- Đọc nhiều bản dịch khác nhau.

- Đọc lớn tiếng một mình ở nơi yên tĩnh.

- Gạch dưới hoặc tô màu những câu kinh thánh chìa khóa.

- Chọn một kế hoạch đọc và theo suốt nó.

Nếu tôi đọc khoảng 15 phút mỗi ngày, tôi có thể đọc xuyên suốt Kinh

thánh trong vòng MỘT năm.

20

* BẢNG THEO DÕ I LỊCH ĐỌC KINH THÁ NH

Khi đọc xong một đoạn Kinh Thánh, hãy đánh dấu chéo (x) vào ô vuông.

Sử dụng màu khác khi đọc đoạn này lần thứ hai. Bên lề mỗi sách, hãy ghi ngày-

tháng-năm bạn đã đọc xong sách đó.

III. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ HỌC LỜI CHÚ A

“Họ nhiệt thành tiếp nhận Đạo Chúa, hằng ngày tra cứu Kinh Thánh để xét

xem lời giảng có đúng không.”

Công Vụ 17:11 (BDM)

“Hãy chuyên tâm phục vụ cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời, như người

làm công không có gì phải hổ thẹn, thẳng thắn dạy lời chân lý.”

2Ti-mô-thê 2:15 (BDM)

* Sự khác biệt giữa ĐỌC và HỌC Kinh Thánh là: SỬ DỤNG BÚ T khi bạn học.

* Bí quyết của việc học Kinh thánh hiệu quả là biết cách đặt câu hỏi thích hợp.

IV. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ GHI NHỚ LỜI CHÚ A

“Hãy giữ sự dạy dỗ của ta như con ngươi của mắt con. Hãy cột chúng trên

ngón tay con; ghi khắc vào tấm lòng con.”

Châm Ngôn 7:2-3 (BDM)

* NHỮNG ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC THUỘC LÒ NG KINH THÁ NH

1. Giúp tôi chống lại cám dỗ.

“Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Ngài.”

Thi Thiên 119:11 (BDM)

2. Giúp tôi có những quyết định khôn ngoan.

“Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, là ánh sáng cho đường lối tôi.”

Thi Thiên 119:105 (BDM)

3. Thêm năng lực cho tôi khi gặp sự căng thẳng.

21

“Xin Chúa nhớ lời hứa cùng tôi tớ Chúa; nhờ lời hứa đó mà tôi hy vọng.

Đây là niềm an ủi của tôi trong khi hoạn nạn vì lời hứa của Chúa ban sức sống cho

tôi.””

Thi Thiên 119:49-50 (BDM)

4. An ủi tôi khi đau buồn.

Lời Ngài mang đến cho lòng con niềm vui mừng rộn rã.

Giê-rê-mi 15:16 (BDM)

5. Giúp tôi làm chứng cho người chưa tin.

“Luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh

chị em có hy vọng đó.”

1Phi-e-rơ 3:15 (BDM)

HỌC THUỘC LÒ NG MỘT CÂ U KINH THÁ NH KHI NÀ O

- Trong lúc bạn tĩnh nguyện

- Trong khi tập thể dục

- Trong khi chờ đợi (những lúc rãnh rỗi)

- Trên giường ngủ (Thi Thiên 63:6)

HỌC THUỘC LÒ NG MỘT CÂU KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀ O

1. Chọn câu Kinh Thánh Chúa phán với bạn.

2. Đọc địa chỉ câu Kinh Thánh trước hoặc sau khi đọc nó.

3. Đọc lớn câu Kinh Thánh nhiều lần. Ghi nhớ nó!

4. Ngắt câu Kinh Thánh thành từng cụm phù hợp.

5. Nhấn mạnh những từ chìa khoá khi trích dẫn câu Kinh Thánh.

6. Viết xuống câu Kinh Thánh và xóa bớt dần dần từng từ.

7. Viết ra câu Kinh Thánh trên một tấm thẻ (card).

8. Luôn luôn mang theo vài tấm thẻ ghi Kinh Thánh để ôn lại.

9. Viết các câu Kinh Thánh ở những nơi nổi bật.

10. Luôn ghi nhớ từng từ trong câu Kinh Thánh cách hoàn chỉnh.

11. Chuyển câu Kinh Thánh thành lời nhạc. Viết một bài hát!

12. Nên có một người bạn để kiểm tra nhau.

* Đề nghị bắt đầu với mức: Mỗi tuần học 1 hoặc 2 câu Kinh Thánh mới.

* Ba chìa khoá để ghi nhớ: Ô N LẠI , Ô N LẠI , và Ô N LẠI.

22

Chúng ta nhớ những gì Quan Trọng Đối Với Mình.

“Luật từ miệng Chúa là tốt lành cho tôi hơn hàng ngàn lạng vàng và bạc.”

Thi Thiên 119:72 (BDM)

* QUÁ TRÌNH GHI NHỚ KINH THÁ NH

Những câu Kinh Thánh sau đây đưa ra một sự cân bằng trong việc ghi nhớ

Kinh Thánh. Những câu Kinh Thánh được lựa chọn là những câu then chốt để

hiểu về nền tảng của Đời Sống và Sự Tăng Trưởng của Cơ-đốc Nhân. Đừng cảm

thấy bị bó buộc với danh mục đề nghị này. Đây chỉ là một công cụ để hướng dẫn

bạn trong sự hiểu biết tầm quan trọng của việc ghi nhớ những câu Kinh Thánh

chìa khóa.

Sống Đời Sống Mới:

Đấng Christ là Trung tâm 2Cô-rinh-tô 5:17; Ga-la-ti 2:20

Vâng phục Đấng Christ Rô-ma 12:1; Giăng 14:21

Lời Chúa 2Ti-mô-thê 3:16; Giô-suê 1:8

Cầu Nguyện Giăng 15:7; Phi-líp 4:6-7

Thông Công Ma-thi-ơ 18:20; Hê-bơ-rơ 10:24

Làm Chứng Ma-thi-ơ 4:19; Rô-ma 1:16

Công Bố Đấng Christ:

Mọi Người Đều Đã Phạm Tội Rô-ma 3:23; Ê-sai 53:6

Á n Phạt của Tội Lỗi Rô-ma 6: 23; Hê-bơ-rơ. 9:27

Đấng Christ Đã Trả Á n Phạt Rô-ma 5:8; 1Phi-e-rơ 3:18

Sự Cứu Rỗi Không Bởi Việc Làm Ê-phê-sô 2:8-9; Tít 3:5

Phải Tin Nhận Đấng Christ Giăng 1:12; Khải Huyền 3:20

Xác Quyết về Sự Cứu Rỗi 1Giăng 5:13; Giăng 5: 24

Nhờ Cậy Những Nguồn Lực của Đức Chúa Trời:

Thánh Linh của Đức Chúa Trời 1Cô-rinh-tô 3:16; 1Cô-rinh-tô 2:12

Sức Lực của Chúa Ê-sai 41:10; Phi-líp 4:13

Sự Thành Tín của Chúa Ca Thương 3:22; Dân-số Ký 23:19

Sự Bình An của Chúa Ê-sai 26:3; 1Phi-e-rơ 5:7

Sự Tiếp Trợ của Chúa Rô-ma 8:32; Phi-líp 4:19

Sự Cứu Giúp của Chúa trong Cám Dỗ Hê-bơ-rơ 2:18; Thi Thiên 119:9, 11

23

Làm Môn Đồ Đấng Christ:

Đặt Đấng Christ Lên Trên Hết Ma-thi-ơ 6:33; Lu-ca 9:23

Phân Rẽ Khỏi Thế Gian 1Giăng 2:15-16; Rô-ma 12:2

Hãy Vững Vàng 1Cô-rinh-tô 15:58; Hê-bơ-rơ 12:3

Phục Vụ Người Khác Mác 10:45; 2Cô-rinh-tô 4:5

Ban Cho Cách Rộng Rãi Châm Ngôn 3:9-10; 2Cô-rinh-tô 9:6-7

Phát Triển Khải Tượng Toàn Cầu Công Vụ 1:8; Ma-thi-ơ 28:19-20

Tăng Trưởng Giống Đấng Christ:

Yêu Thương Giăng 13:34-35; 1Giăng 3:18

Khiêm Nhường Phi-líp 2: 3-4; 1Phi-e-rơ 5:5-6

Tinh Sạch Ê -phê-sô 5:3; 1Phi-e-rơ 2:11

Chân Thật Lê-vi Ký 19:11; Công Vụ 24:16

Đức Tin Hê-bơ-rơ 11:6; Rô-ma 4:20-21

Việc Lành Ga-la-ti 6:9-10; Ma-thi-ơ 5:16

V. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ SUY GẪM LỜI CHÚ A

“Nhưng vui thích trong thánh luật của CHÚA, ngày đêm suy ngẫm thánh

luật ấy.Người ấy sẽ như cây trồng bên dòng nước, sinh hoa quả đúng mùa, lá

không tàn héo.”

Thi Thiên1:2-3 (BDM)

Suy gẫm là SUY NGHĨ TẬP TRUNG về một câu Kinh Thánh để khám

phá cách tôi có thể áp dụng chân lý của câu Kinh Thánh này như thế nào cho

chính đời sống mình.

TẠI SAO SUY GẪM KINH THÁ NH?

1. Đó là bí quyết để trở nên giống như Đấng Christ.

“Hãy gìn giữ tấm lòng của con, vì các nguồn sự sống xuất phát từ đó.”

Châm Ngôn 4:23 (BDM)

“Hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí.”” Rô-ma 12:2 (BDM)

“Tất cả chúng ta, với mặt trần không bị màn che, đều phản chiếu vinh

quang của Chúa và được biến đổi theo hình ảnh Ngài.”

2Cô-rinh-tô 3:18 (BDM)

24

2. Đó là bí quyết để được nhậm lời cầu nguyện.

“Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy

cầu xin mọi đều mình muốn, thì sẽ được đều đó.”

Gia-cơ 15:7 (BDM)

3. Đó là bí quyết để có đời sống thành công.

“Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng con, hãy suy gẫm ngày và đêm,

hầu cho cẩn thận làm theo mọi đều đã chép trong sách; vì như vậy đường lối con

mới được thịnh vượng và thành công.”

Giô suê 1:8 (BDM)

SÁU CÁCH ĐỂ SUY GẪM MỘT CÂ U KINH THÁ NH

1. PHỎNG DANH nó (Personalize it)! Thay thế những đại từ hay người trong

câu Kinh Thánh bằng chính TÊN của bạn.

2. PHIÊN GIẢI nó (Paraphrase it)! Viết lại câu Kinh Thánh theo ngôn từ của

chính bạn.

3. PHÁ T Â M nó (Pronounce it)! Đọc lớn câu Kinh thánh, mỗi lần đọc nhấn

mạnh một từ khác nhau.

4. PHÁ T HỌA nó (Picture it)! Hình dung cảnh tượng trong tâm trí bạn.

5. PHỎNG NGUYỆN nó (Pray it)! Chuyển câu Kinh Thánh thành một lời cầu

nguyện và dùng nó thưa chuyện với Đức Chúa Trời.

6. PHÂ N TÍCH nó (Probe it)! Hỏi chín [09] câu hỏi sau đây:

NHỮNG CÂ U HỎI “S.P.A.C.E.P.E.T.S” (viết tắt chữ cái đầu trong tiếng Anh)

CÓ ... …

TỘI LỖI (SIN) NÀO ĐỂ XƯNG RA?

LỜI HỨA (PROMISE) NÀO ĐỂ CÔ NG BỐ?

THÁI ĐỘ (ATTITUDE) NÀO ĐỂ THAY ĐỔI?

25

MẠNG LỊNH (COMMAND) NÀO ĐỂ VÂ NG LỜI?

TẤM GƯƠNG (EXAMPLE) NÀO ĐỂ HỌC THEO?

LỜI NGUYỆN (PRAYER) NÀO ĐỂ CẦU XIN?

SAI LẦM (ERROR) NÀO ĐỂ TRÁ NH XA?

LẼ THẬT (TRUTH) NÀO ĐỂ TIN CẬY?

ĐIỀU NÀO ĐÓ (SOMETHING) ĐỂ CẢM TẠ CHÚ A?

VI. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ Á P DỤNG LỜI CHÚ A

“Hãy thực hành Lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ mà tự lừa dối mình.”

Gia-cơ 1:22 (BDM)

“Nhưng hễ ai làm theo những điều răn ấy và dạy người khác làm nữa, sẽ

được kể là lớn trong Nước Thiên Đàng.” Ma-thi-ơ 5:19 (BDM)

Á P DỤNG KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀ O?

CÁ NHÂ N (Personal) [cho bản thân mình]

THỰC TẾ (Practical) [không mơ hồ hay ảo tưởng]

KHẢ THI (Possible) [có thể làm được]

THỰC CHỨNG (Provable) [có thể chứng minh hoặc kiểm tra được]

* Đặt 3 câu hỏi sau:

- Câu hỏi thứ I: Điều này có nghĩa gì đối với độc giả nguyên thủy?

- Câu hỏi thứ II: Nguyên tắc cơ bản vĩnh viễn là gì?

- Câu hỏi thứ III: Tôi có thể thực hành nguyên tắc đó thế nào và ở đâu?

Hãy viết ra một câu mô tả một kế hoạch hoặc hành động mà bạn sẽ thực

hiện để áp dụng chân lý này.

26

4 DẤU HIỆU CỦA MỘT KẾ HOẠCH Á P DỤNG TỐT

a) Bản thân tôi là đối tượng

b) Bản thân tôi thấy nó thực tế

c) Bản thân tôi sẽ thực hành

d) Bản thân tôi sẽ lượng giá (đánh giá)

“Các con biết những điều này và đem ra thực hành thì được phước.”

Giăng 13:17 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Là ánh sáng cho đường lối tôi.” Thi Thiên 119:105 (BDM).

* Câu hỏi ôn tập:

1) Sáu cách để NẮM BẮT Kinh Thánh là gì?

2) Sáu cách để SUY GẪM Kinh Thánh là gì?

3) Nên áp dụng Kinh Thánh như thế nào (ghi ra bốn đặc tính)?

4) Bốn dấu hiệu của một kế hoạch áp dụng tốt là gì?

5) Hiện nay điều gì đang ngăn trở trong việc tìm hiểu Kinh Thánh?

27

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN TÌM HIỂU LỜI CHÚ A

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Mỗi ngày con sẽ dành thì giờ để đọc Kinh Thánh:

5 câu 10 câu 1 đoạn 2 đoạn 3 đoạn …. đoạn

2. Mỗi tuần con sẽ học thuộc lòng Kinh Thánh:

1 câu 2 câu 3 câu …. câu

3. Con sẽ đọc xuyên suốt Kinh Thánh (từ Sáng Thế Ký - Khải Huyền) trong mỗi:

1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_____________________

28

BÀ I 05

Thói Quen 03:

TẬN HIẾN VỀ TÀ I CHÍNH

Dâng Phần Mười

“Phải nhất quyết để riêng một phần mười

của toàn hoa mầu do đất ruộng sản xuất hằng năm...

Làm như vậy, anh chị em sẽ học tập tôn kính CHÚ A,

Đức Chúa Trời của anh chị em luôn luôn.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 14:22-23 (BDM)

* SỰ DÂ NG HIẾN CỦA TÔ I BÀ Y TỎ ĐIỀU GÌ?

SỰ TRƯỞNG THÀ NH THUỘC LINH CỦA TÔI NHƯ THẾ NÀ O

“... như anh chị em đều trổi hơn trong mọi sự: Trong đức tin, lời nói, kiến

thức, nhiệt thành mọi mặt và lòng yêu thương chúng tôi, thì cũng hãy làm trổi hơn

trong việc ân phúc này.””

2Cô-rinh-tô 8:7 (BDM)

I. TẠI SAO ĐỨC CHÚ A TRỜI MUỐN TÔ I DÂ NG HIẾN

07 ÍCH LỢI cho đời sống TÔ I:

1. SỰ DÂ NG HIẾN LÀ M CHO TÔ I GIỐNG ĐỨC CHÚ A TRỜI HƠN.

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban Con Một của

Ngài….”

Giăng 3:16 (BDM), xem thêm Rô-ma 8:32

2. SỰ DÂ NG HIẾN KÉO TÔ I ĐẾN GẦN ĐỨC CHÚ A TRỜI HƠN.

“Vì của cải các con ở đâu, lòng các con cũng ở đó.”

Ma-thi-ơ 6:21 (BDM)

29

3. SỰ DÂ NG HIẾN LÀ THUỐC GIẢI ĐỘC CỦA CHỦ NGHĨA VẬT CHẤT.

Con hãy truyền bảo những người giàu có ở đời này đừng tự kiêu, đừng đặt

hy vọng nơi của cải phù vân, nhưng phải đặt hy vọng vào Đức Chúa Trời là Đấng

cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta được hưởng. Họ phải làm điều lành, phải

giàu có trong việc thiện, phải sống rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ cho người khác, như

vậy, họ tồn trữ cho mình một kho báu làm nền tảng vững chắc cho tương lai, để

được sự sống thật.”

1Ti-mô-thê 6:17-19 (BDM)

4. SỰ DÂ NG HIẾN LÀ M CHO ĐỨC TIN CỦA TÔ I ĐƯỢC MẠNH MẼ

“Hãy hết lòng tin cậy CHÚ A, chớ nương cậy nơi sự sáng suốt của con...

Hãy lấy tài sản và hoa quả đầu mùa của con mà tôn vinh CHÚ A. Bấy giờ kho vựa

của con sẽ đầy thóc lúa...”

Châm Ngôn 3:5, 9, 10 (BDM)

“Hãy cho, thì các con sẽ được ban cho... vì các con đong cho người ta theo

mức nào, thì sẽ được đong lại theo mức ấy.”

Lu-ca 6:38 (BDM)

5. SỰ DÂ NG HIẾN LÀ MỘT SỰ ĐẦU TƯ TRONG CÕ I ĐỜI ĐỜI.

“Họ phải làm điều lành, phải giàu có trong việc thiện, phải sống rộng rãi,

sẵn sàng chia sẻ cho người khác, như vậy, họ tồn trữ cho mình một kho báu làm

nền tảng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật.”

1Ti-mô-thê 6:18-19 (BDM)

6. SỰ DÂ NG HIẾN SẼ CHÚC PHƯỚC CHO TÔ I TRỞ LẠI.

“Người nào có mắt nhân từ sẽ được phước...”

Châm. 22:9 (BDM)

“Người rộng rãi sẽ được no đủ, kẻ cho người uống nước sẽ được nước

uống.”

Châm Ngôn 11:25 (BDM)

“Phúc lành cho người hay ban ơn và cho mượn...”

Thi Thiên 112:5 (BDM)

30

7. SỰ DÂ NG HIẾN KHIẾN TÔ I HẠNH PHÚ C.

“Chúa Giê-su dạy: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.”

Công Vụ 20: 35 (BDM)

II. KHÁ I NIỆM VỀ PHẦN MƯỜI VÀ CỦA DÂ NG

1. PHẦN MƯỜI LÀ GÌ?

Phần mười có nghĩa là “ MỘT PHẦN MƯỜI (1/10)

2. SỰ KHÁ C NHAU GIỮA MỘT PHẦN MƯỜI VỚI MỘT CỦA DÂ NG”

LÀ GÌ?

- Một phần mười là dâng 10% (mười phần trăm) trong mọi thu nhập của tôi.

- Một của dâng là bất cứ điều gì tôi dâng THÊ M VÀ O với số phần mười

của tôi.

III. TẠI SAO TÔ I NÊ N DÂ NG PHẦN MƯỜI?

08 LÝ DO TỪ LỜI ĐỨC CHÚ A TRỜI

1. Vì Đức Chúa Trời TRUYỀN LỆNH DÂ NG PHẦN MƯỜI .

“Tất cả một phần mười thổ sản, dù là ngũ cốc do đồng ruộng sinh sản hay

hoa quả của các loại cây trái đều thuộc về CHÚ A; các phần mười đều thánh cho

CHÚ A.”

Lê-vi Ký 27:30 (BDM)

2. Vì Chúa Giê-su TÁ N DƯƠNG VIỆC DÂ NG PHẦN MƯỜI.

“... các ông dâng một phần mười bạc hà, hồi hương và rau cần... Những

điều này các ông phải thực hành nhưng cũng không được bỏ các điều kia.”

Ma-thi-ơ 23:23 (BDM)

3. Dâng phần mười chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời có VỊ TRÍ ƯU TIÊ N TRONG

CUỘC ĐỜI TÔ I.

31

“Phải nhất quyết để riêng một phần mười của toàn hoa mầu... Anh chị em

sẽ ăn phần mười hoa mầu đó... trước sự hiện diện của CHÚ A tại địa điểm Ngài sẽ

chọn để đặt Danh Ngài. Làm như vậy, anh chị em sẽ học tập tôn kính CHÚA, Đức

Chúa Trời của anh chị em luôn luôn.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 14:22-23 (BDM)

4. Dâng phần mười nhắc nhở tôi rằng MỌI THỨ tôi có là bởi Đức Chúa Trời

ban cho.

“Nhưng phải tưởng nhớ CHÚA, Đức Chúa Trời anh chị em vì chính Ngài

đã ban cho anh chị em khả năng để tạo dựng sự nghiệp...”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:18 (BDM)

5. Dâng phần mười thể hiện LÒ NG BIẾT ƠN CỦA TÔ I ĐỐI VỚI ĐCT VỀ

NHỮNG ƠN PHƯỚC MÀ NGÀ I ĐÃ BAN CHO TÔ I.

“Tôi sẽ lấy gì đền đáp CHÚA về mọi ơn lành Ngài ban cho tôi?”

Thi Thiên 116:12 (BDM)

“Mỗi người phải dâng một lễ vật tùy theo khả năng, tương xứng với các

phước lành CHÚA, Đức Chúa Trời chúng ta ban cho.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:17 (BDM)

6. Đức Chúa Trời phán rằng từ chối dâng phần mười là ĂN TRỘM của Ngài!

“Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời không? Thật vậy, các ngươi ăn

trộm của Ta. Nhưng các ngươi nói: Làm sao chúng tôi ăn trộm của Ngài? Trong

các lễ vật phần mười và các lễ vật dâng hiến... Hãy đem tất cả phần mười vào kho

của Ta...”

Ma-la-chi 3:8-10 (BDM)

7. Dâng phần mười là cho Chúa cơ hội chứng tỏ HIỆN HỮU và muốn ban

phước cho bạn!

Hãy đem tất cả phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực. Hãy

làm như thế để thử Ta, CHÚ A Vạn Quân phán, để xem Ta có mở các cửa sổ trên

trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng?

Ma-la-chi 3:10 (BDM)

32

8. Dâng phần mười chứng tỏ rằng tôi THẬT SỰ YÊ U CHÚ A.

“Nếu các con yêu kính Ta, các con sẽ giữ các điều răn Ta.”

Giăng 14:15 (BDM)

“... cũng hãy làm trổi hơn trong việc ân phúc này. Tôi nói như thế, không có

ý ra lệnh sự nhiệt thành của những người khác để chứng tỏ lòng yêu thương của

anh chị em là chân thật.””

2Cô-rinh-tô 8:7b-8 (BDM)

IV. GIẢI ĐÁ P THẮC MẮC

1. TÔ I NÊN DÂ NG PHẦN MƯỜI VỀ NHỮNG GÌ?

Đó là phần ĐẦU TIÊ N của những gì tôi kiếm được, chứ KHÔ NG phải

là phần THỪA LẠI.

Hãy lấy tài sản và hoa quả đầu mùa của con mà tôn vinh CHÚ A.

Châm Ngôn 3:9 (BDM)

2. TÔ I NÊN DÂ NG PHẦN MƯỜI Ở ĐÂU?

Nơi tôi THỜ PHƯỢNG CHÚ A.

“Hãy đem tất cả phần mười vào kho của Ta (đền thờ, nhà thờ).”

Ma-la-chi 3:10 (BDM)

3. TÔ I NÊN DÂ NG PHẦN MƯỜI KHI NÀ O?

Vào CHÚ A NHẬT.

“Vào ngày đầu tuần lễ [tức chủ nhật], mỗi người để dành riêng ra một số

tiền tại nhà tùy khả năng, chứ không phải đợi tôi đến rồi mới quyên góp.”

1Cô-rinh-tô 16:2 (BDM)

* Cách để nhớ việc dâng phần mười:

- Giữ một sổ kế toán với ưu tiên số 1: Tiền Phần Mười của Tôi.

- Dùng những phong bì dâng hiến hằng tuần.

- Dạy cho con cái bạn biết dâng phần mười.

33

4. PHẦN MƯỜI ĐƯỢC DÙ NG ĐỂ LÀ M GÌ?

a) Ngày xưa phần mười được dùng để chăm lo cho đền thờ, cho người phục vụ tại

đền thờ (thầy tế lễ và người Lê-vi), và cho những người nghèo khó.

“Hãy đem tất cả phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực....”

Ma-la-chi 3:10 (BDM)

“Vì Ta đã cho họ một phần mười lợi tức của người Y-sơ-ra-ên, là phần

nhân dân đem dâng lên Chúa, chính vì thế mà Ta phán về người Lê-vi rằng họ

không được thừa hưởng gì cả trong dân Y-sơ-ra-ên.”

Dân Số Ký 18:24 (BDM)

“Cuối mỗi ba năm, anh chị em đem một phần mười hoa mầu năm đó đến

một chỗ tồn trữ trong thành anh chị em ở, để cho người Lê-vi (là người không

nhận phần hay cơ nghiệp riêng), các ngoại kiều, các người mồ côi và góa bụa sống

cùng thành với anh chị em đến đó ăn uống thỏa thích. Như vậy CHÚA, Đức Chúa

Trời chúng ta sẽ ban phước cho anh chị em và cho mọi việc tay anh chị em làm.”

Phục Truyền Luật Lệ Ký 14:28-29

b) Ngày nay phần mười, còn được gọi là Quỹ Tự Trị, dùng để trang trải mọi chi

phí của nhà thờ (ví dụ: trả lương cho Mục sư, Truyền đạo, và nhân sự phục vụ

trọn/bán thời gian; chi trả hóa đơn điện/ga/nước, bảo trì, trang trí, ăn uống…).

V. DÂ NG HIẾN VỚI NHỮNG THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN

1. DÂ NG HIẾN CÁ CH TỰ NGUYỆN.

“Nếu anh chị em sẵn lòng thì những gì mình có đều được chấp nhận, những

gì mình không có thì không kể.”

2Cô-rinh-tô 8:12 (BDM)

“Mỗi người nên quyên giúp tùy lòng đã định, không phải vì miễn cưỡng

hay bị ép buộc...”

2Cô-rinh-tô 9:7a

2. DÂ NG HIẾN CÁ CH VUI LÒ NG.

“Vì Đức Chúa Trời yêu người hiến tặng một cách vui lòng.”

2Cô-rinh-tô 9:7b (BDM)

34

3. DÂ NG HIẾN CÁ CH RỘNG RÃ I.

“Không những họ đã tự nguyện quyên góp theo khả năng, nhưng còn vượt

quá khả năng nữa. Họ tha thiết nài nỉ chúng tôi làm ơn cho họ dự phần cứu trợ các

thánh đồ.”

2 Cô-rinh-tô 8:3-4 (BDM)

4. DÂ NG HIẾN CÁ CH MONG ĐỢI.

“Nên nhớ điều này, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều.”

2Cô-rinh-tô 9:6 (BDM)

*** BÍ QUYẾT DÂ NG HIẾN ***

“TRƯỚC HẾT HỌ ĐÃ DÂNG HIẾN CHÍNH MÌNH CHO CHÚ A ....”

2Cô-rinh-tô 8:5 (BDM)

VI. GƯƠNG DÂ NG HIẾN PHẦN MƯỜI

1) Á p-ra-ham (Tổ phụ của dân Do-thái và của người tin Chúa (Ga-la-ti 3:6-7, 9):

Dâng phần mười cho Vua Mê-chi-xê-đéc (nhân vật hình bóng về Chúa Giê-su)

“Đức Chúa Trời Chí Cao đáng được ca ngợi. Vì Ngài đã giao nạp quân thù

vào tay ngươi! Á p-ram dâng cho người một phần mười tất cả chiến lợi phẩm.”

Sáng Thế Ký 14:20 (BDM)

“Trước hết, tên Mên-chi-xê-đéc có nghĩa là vua công chính, cũng là vua

của Sa-lem nghĩa là vua hòa bình. Người không cha, không mẹ, không gia phả,

không có ngày sinh ngày tử; như Con Đức Chúa Trời, làm thượng tế đời đời.

Thử nghĩ xem tổ Á p-ra-ham đã dâng phần mười chiến lợi phẩm cho vua thì

vua vĩ đại biết bao! Một mặt Kinh Luật quy định cho các vị tế lễ con cháu Lê-vi

được thu phần mười của dân chúng tức là anh chị em mình dù họ cũng là hậu tự

Á p-ra-ham.”

Hê-bơ-rơ 7:2-5 (BDM)

* Á p-ra-ham sống thọ và mãn nguyện cuộc đời: “Tuổi cao, Á p-ra-ham được

Chúa ban phước dồi dào… Á p-ra-ham hưởng thọ một trăm bảy mươi lăm tuổi, khi

qua đời tuổi cao tác lớn và mãn nguyện được qui về với tổ tông.”

Sáng Thế Ký 24:1; 25:7-8 (BDM)

35

2) Gia-cốp: Hứa nguyện dâng phần mười khi chỉ có 2 bàn tay trắng

“Còn tảng đá kỷ niệm này sẽ trở thành nhà Chúa và con sẽ dâng lại cho

Chúa một phần mười mọi vật Chúa ban cho.”

Sáng Thế Ký 28:22 (BDM)

3) Nê-hê-mi: Quan tổng trấn dâng phần mười và không nhận lương bỗng

“Hơn nữa, từ ngày tôi giữ chức tổng trấn Giu-đa, từ năm thứ hai mươi cho

đến năm thứ ba mươi hai triều Á t-ta-xét-xe, tổng cộng mười hai năm, tôi và các

anh em tôi không hề nhận phần phụ cấp ẩm thực dành cho tổng trấn.”

Nê-hê-mi 5:14 (BDM)

* Kết ước Dâng Phần Mười (Nê-hê-mi: 10:1, 37-39)

“Ấn mang tên tổng trấn Nê-hêmi, con Ha-ca-lia … chúng con hứa nộp

vào kho đền thờ cho các thầy tế lễ bột thượng hạng và các lễ vật khác, hoa quả của

mỗi loại cây, rượu mới, và dầu; và chúng con hứa nộp một phần mười hoa mầu

của đất đai cho người Lê-vi, vì người Lê-vi vẫn thu phần mười trong khắp các

thành nơi chúng con làm việc… Chúng con hứa không dám bỏ bê đền thờ Đức

Chúa Trời. ”

Nê-hê-mi 10:1, 37, 39 (BDM)

4) Tấm gương ngày nay: Mục sư Rick Warren “dâng phần mười ngược”

VII. Sự liên hệ về phần mười giữa ngày xưa và ngày nay

a) Thuế V.A.T (giá trị gia tăng) trên mỗi sản phẩm

b) An sinh xã hội và bảo hiểm y tế (trích từ quỹ công ty + tiền lương)

c) Tiền huê hồng cho người phục vụ hoặc môi giới

* Một vị mục sư đã đưa ra 1 thống kê về chức vụ giảng dạy của Chúa Jêsus như

sau: “Trong suốt chức vụ tại trần gian của mình, Chúa Jêsus đã nói về đề tài tiền

bạc nhiều hơn bất kỳ đề tài nào khác đến 5 lần!... Tiền bạc xuất hiện 88 lần

trong sách Ma-thi-ơ, 54 lần trong sách Mác, và 92 lần trong sách Lu-ca. Trong

38 ẩn dụ thì hết 16 ẩn dụ bàn về việc sử dụng tài sản vật chất đúng đắn và sai lầm.

Tính trung bình, cứ mỗi 6 câu trong 4 sách Tin Lành (Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca,

Giăng) thì có 1 câu bàn đến việc sử dụng của cải vật chất đúng đắn và sai trái.”

36

Đúng như người Việt đã nói “Đồng tiền dính liền núm ruột!”

7 NGUYÊ N TẮC KHI SỬ DỤNG TIỀN BẠC & CỦA CẢI

1. CHÚ A và TÔ I: Ai là Chủ?

2. CHÚ A và TÔ I: Ai ưu tiên (Ai trước nhất)?

3. TÔ I và TIỀN: Ai là đầy tớ?

4. NGƯỜI và TIỀN: Trọng bên nào?

5. MUA CÁ I NÀ Y: “CẦN” hay “MUỐN”?

6. DÙ NG CÁ I NÀ Y: Vì TÔ I hay Vì NGƯỜI (vị kỷ / vị tha)?

7. CÓ CÁ I NÀ Y: LỢI hay HẠI?

Câu gốc của bài học:

“Hãy đem tất cả phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực.

Hãy làm như thế để thử Ta, CHÚ A Vạn Quân phán, để xem Ta có mở các

cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không

chỗ chứa chăng?”

Ma-la-chi 3:10 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Sự dâng hiến của tôi bày tỏ điều gì?

2) Xin nêu lên bảy (07) lợi ích khi tôi dâng hiến?

3) Xin nêu lên ba (03) lý do đầu tiên cho biết tại sao tôi nên dâng phần mười?

4) Xin nêu lên bốn (04) thái độ dâng hiến đúng đắn?

5) Bí quyết giúp chúng ta không cảm thấy nặng nề khi dâng hiến cho Chúa là gì?

37

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN DÂ NG PHẦN MƯỜI

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Mỗi tháng, trong mọi thu nhập của mình, con sẽ trung tín dâng cho Chúa:

Phần mười (1/10) …… phần mười (…… /10)

2. Mỗi khi Hội Thánh có nhu cầu cần thiết, con sẽ sẵn sàng:

Dâng hiến đặc biệt Kêu gọi mọi người cùng đóng góp

3. [Dành cho người có gia đình] Con sẽ dạy cho con cái mình biết:

Dâng hiến cho Chúa Dâng phần mười (1/10) cho Chúa

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_______________________

38

BÀ I 06

Thói Quen 04:

TÂ M GIAO VỚI CHÚ A

Hãy vui mừng trong niềm hy vọng;

kiên trì trong cơn hoạn nạn,

KIÊ N TÂ M CẦU NGUYỆN. Rô-ma 12:12 (BDM)

I. LÝ DO THỰC HÀ NH THÓ I QUEN TÂ M GIAO VỚI CHÚ A

1. Chúa muốn chúng ta kinh nghiệm Ngài

“Con hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp lời con. Ta sẽ tỏ cho con những việc con

chưa từng biết, những việc lớn lao và cao siêu, không ai đạt thấu.”

Giê-rê-mi 33:3 (BDM)

2. Tuân giữ mệnh lệnh của Chúa Giê-su

“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để các con khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm

linh thì mong muốn nhưng thể xác lại yếu đuối.”

Ma-thi-ơ 26:41 (DBM)

3. Noi gương Chúa Giê-su về đời sống cầu nguyện

“Vừa mờ sáng Ngài dậy sớm, đi vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện.”

Mác 1:35 (BDM)

4. Noi gương tiền nhân (thánh tổ, tiên tri, môn đồ…) về đời sống tâm giao

“Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm

tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời.”

Phi-líp 4:6 (BDM)

“Hãy bắt chước tôi, như chính tôi bắt chước Chúa Cứu Thế.”

1Cô-rinh-tô 11:1 (BDM)

39

* LÀ M THẾ NÀO ĐỂ HỒI SINH ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN CỦA BẠN?

II. CẦU NGUYỆN BẰNG MỘT THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN (Ma-thi-ơ 6:5-8)

1. Hãy CHÂ N THẬT .

“Khi các con cầu nguyện, đừng như bọn đạo đức giả, vì họ thích đứng cầu

nguyện trong hội đường hay nơi góc phố cho người ta thấy....”

Ma-thi-ơ 6:5 (BDM)

2. Đừng cố để GÂ Y ẤN TƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁ C .

3. Đừng cố để GÂ Y ẤN TƯỢNG VỚI CHÚ A .

4. Hãy THƯ GIÃ N (không căng thẳng hoặc bị áp lực) .

“Riêng phần con, khi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng đóng cửa lại, cầu

nguyện với Cha con, là Đấng ở trong nơi kín đáo và Cha con, là Đấng thấy trong

nơi kín đáo ấy, sẽ thưởng cho con.”

Ma-thi-ơ 6:6 (BDM)

5. Hãy BÀ Y TỎ .

“Khi cầu nguyện đừng lặp đi lặp lại như người ngoại, vì họ tưởng cầu nhiều

lời sẽ được nhậm. Vậy, đừng bắt chước họ, vì Cha biết các con cần gì trước khi

các con cầu xin.”

Ma-thi-ơ 6:7-8 (BDM)

III. SỬ DỤNG KIỂU MẪU CHÚ A GIÊ -SU ĐÃ PHÁ N DẠY

* Ma-thi-ơ 6:9-15: “Các con hãy cầu nguyện như thế này….”… ”

* SÁ U PHẦN CỦA SỰ CẦU NGUYỆN

1. NGỢI KHEN: TÔ I BẮT ĐẦU BẰNG CÁ CH BÀ Y TỎ TÌNH YÊ U CỦA

TÔ I DÀ NH CHO CHÚ A.

“Lạy Cha chúng con ở trên trời; danh Cha được thánh.”

Ma-thi-ơ 6:9 (BDM)

40

a) HAI CÁ CH THỨC NGỢI KHEN:

CHÚ C TỤNG Ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài là ai.

CẢM TẠ Ngợi khen Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm.

“Hãy cảm tạ mà vào các cổng Ngài; Hãy ca ngợi mà vào sân Ngài; Hãy

cảm tạ Ngài, hãy ca ngợi danh Ngài.”

Thi Thiên 100:4 (BDM)

b) CA NGỢI ĐỨC CHÚ A TRỜI NHƯ THẾ NÀ O?

Thứ nhất: Khi bạn đọc Kinh Thánh, hãy liệt kê các đặc tính về bản chất

của Đức Chúa Trời mà bạn khám phá được và nhắc lại chúng khi cầu nguyện.

Ví dụ: Đức Chúa Trời kiên nhẫn (Dân Số Ký 14:18)

Đức Chúa Trời nhân từ (Dân Số Ký 14:18)

Đức Chúa Trời tha thứ (Dân Số Ký 14:18)

Đức Chúa Trời biết hết mọi sự (1Sa-mu-ên 2:2)

Đức Chúa Trời yêu thương (1Giăng 4:8)

BÍ QUYẾT: BẢN TÍNH CỦA ĐỨC CHÚ A TRỜI là nền tảng cho sự dạn dĩ

của chúng ta trong việc cầu xin Chúa. Đức Chúa Trời nhậm những lời cầu nguyện

xưng nhận Ngài là ai.

Thứ hai: Nhắc nhở chính mình và xác quyết những lời hứa của Chúa được

chứa đựng trong ý nghĩa về các danh xưng của Ngài. (Chúng ta đã có dịp học một

số danh xưng của Đức Chúa Trời trong Bài 1, môn Thần Học Căn Bản)

Thứ ba: Liệt kê tất cả mọi điều bạn tạ ơn Chúa và nhắc lại chúng khi cầu

nguyện.

2. MỤC ĐÍCH: TÔ I CAM KẾT ĐI THEO MỤC ĐÍCH VÀ Ý MUỐN CỦA

ĐỨC CHÚ A TRỜI CHO CUỘC ĐỜI TÔ I.

“Nước Cha được đến, ý Cha được nên, ở đất như ở trời.”… ” (BDM)

41

Cầu nguyện để ý Chúa được nên trong:

Gia đình của tôi / Hội thánh của tôi / chức vụ của tôi / nghề nghiệp của tôi /

tương lai của tôi / thành phố của tôi / quốc gia của tôi / và trên thế giới.

“Hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng

Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em.”

Rô-ma 12:1 (BDM)

3. SỰ TIẾP TRỢ: TÔ I CẦU XIN CHÚ A CHU CẤP MỌI NHU CẦU TÔ I.

“Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày.” (BDM)

Tôi có thể cầu nguyện về những nhu cầu nào? TẤT CẢ mọi thứ

“Và Đức Chúa Trời của tôi sẽ cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu cho anh chị em

theo như sự giàu có vinh quang của Ngài trong Chúa Cứu Thế Giê-su.”

Phi-líp 4:19 (BDM)

“Đấng thật đã không tiếc chính Con Ngài nhưng đã phó Con ấy vì tất cả

chúng ta thì làm sao mà Ngài chẳng ban mọi sự luôn với Con đó cho chúng ta?”

Rô-ma 8:32 (BDM)

“Anh chị em không được chi vì không cầu xin.”

Gia cơ 4:2b (BDM)

* BÍ QUYẾT: HÃ Y CẦU XIN CHÚ A KHI BẠN CÓ NHU CẦU

Hãy viết xuống những lời cầu xin của mình, cùng với một lới hứa mà bạn

công bố từ trong Kinh Thánh, và mong đợi sự trả lời! (Hãy liệt kê cụ thể những

nhu cầu đi kèm với lời hứa của Chúa).

“Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm

tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời.”

Phi-líp 4:6 (BDM)

4. SỰ THA THỨ: TÔ I CẦU XIN CHÚ A THA THỨ NHỮNG TỘI LỖI TÔ I.

“Xin tha tội cho chúng con.”… ” (BDM)

42

* 4 Bước Để Được Tha Thứ

a. Cầu xin Đức Thánh Linh BÀ Y TỎ mọi tội lỗi.

“Lạy Đức Chúa Trời, xin xem xét tôi và biết lòng tôi; Xin thử tôi và biết tư

tưởng tôi. Xin Chúa nhìn xem tôi có đường lối ác nào chăng....”

Thi Thiên 139:23-24 (BDM)

b. Xưng ra từng tội MỘT CÁ CH CỤ THỂ .

“Ai che giấu sự vi phạm mình sẽ không được thịnh vượng, nhưng người

nào xưng ra và từ bỏ nó sẽ được thương xót.”

Châm Ngôn 28:13 (BDM)

c. Thực hiện SỰ BỒ THƯỜNG cho người khác khi cần thiết.

“Cho nên khi con dâng lễ vật trên bàn thờ mà nhớ lại rằng một anh em con

có điều gì bất bình cùng con, hãy để lễ vật ở trước bàn thờ, đi giải hòa cùng anh

em mình trước đã, rồi hãy trở lại dâng lễ vật.”

Ma-thi-ơ 5:23-24 (BDM)

d. Bởi đức tin, TIẾP NHẬN sự tha thứ của Đức Chúa Trời.

“Nếu chúng ta xưng tội lỗi mình thì Ngài là Đấng thành tín và công chính

sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.”

1Giăng 1:9 (BDM)

5. CẦU THAY: TÔ I CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI KHÁ C .

“Như chính chúng con cũng tha kẻ mắc tội với chúng con.”” (BDM)

“… trước hết phải dâng lên Đức Chúa Trời các lời khẩn nguyện, nài xin,

cầu thay và tạ ơn cho mọi người.”

1Ti-mô-thê 2:1 (BDM)

Nếu bạn muốn biết cách cầu thay cho người khác:

Hãy tìm những lời cầu nguyện của Phao- lô! (Ê-phê-sô 1:15-19; Cô-lô-

se 1:3-12; 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:2-3; 2Tê-sa-lô-ni-ca 1:11-12…)

43

6. SỰ BẢO VỆ: TÔ I CẦU XIN SỰ BẢO VỆ THUỘC LINH TỪ CHÚ A

“Xin đừng để chúng con sa vào chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi

Kẻ Á c.”” (Câu 13, BDM)

Các tín đồ luôn đối diện với chiến trường thuộc linh mỗi ngày. Sa-tan muốn

đánh bại bạn qua sự cám dỗ và sợ hãi. Bằng sự cầu nguyện xin Chúa bảo vệ, bạn

sẽ có sự vững tin để đối phó với mọi hoàn cảnh suốt cả ngày.

“Vì Đấng ở trong các con vĩ đại hơn kẻ ở trong thế gian.”

1Giăng 4:4 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“Con hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp lời con. Ta sẽ tỏ cho con những việc

con chưa từng biết, những việc lớn lao và cao siêu, không ai đạt thấu.”

Giê-rê-mi 33:3 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Lý do phải thực hành thói quen tâm giao với Chúa là gì?

2) Xin nêu những thái độ đúng đắn khi cầu nguyện?

3) Mục đích hay cam kết trong sự cầu nguyện là gì?

4) Xin nêu lên bốn (04) bước để nhận được sự tha thứ?

5) Hiện nay đời sống tâm giao giữa bạn với Chúa thế nào (khô hạn hay tươi mới;

thường xuyên hay thỉnh thoảng...)?

44

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN TÂ M GIAO VỚI CHÚ A

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Mỗi ngày con sẽ dành thì giờ để tâm giao với Chúa trong:

5 phút 10 phút 15 phút 30 phút ...... phút?

2. Mỗi ngày con sẽ cầu thay cho:

1 người 2 người 3 người 5 người ......người?

3. Con sẽ thường xuyên cầu nguyện cho:

Mục sư/Truyền đạo Gia đình Lãnh đạo đất nước

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_______________________

45

BÀ I 07

Thói Quen 05:

TỪ THIỆN

“Đây là lời đáng tin.

Ta muốn con xác nhận những điều đó

để người đã tin Chúa chăm lo làm việc thiện lành.

Đó là những điều tốt lành và ích lợi cho mọi người.” Tít 3:8 (BDM)

I. TẠI SAO PHẢI THỰC HÀ NH THÓ I QUEN LÀ M TỪ THIỆN?

1. Để mọi người ngợi khen Đức Chúa Trời

“Vậy, hãy chiếu ánh sáng của các con trước mặt thiên hạ như thế, để họ

thấy các công việc tốt đẹp của các con mà tôn vinh Cha các con ở trên trời.”

Ma-thi-ơ 5:16 (BDM)

2. Noi gương của Chúa Giê-su

“Thần Chúa ngự trên Ta vì Ngài đã xức dầu cho Ta để truyền giảng Tin

Mừng cho người nghèo khổ, Ngài đã sai Ta công bố cho kẻ bị tù được phóng

thích, cho kẻ mù lòa được sáng mắt, cho người bị áp bức được giải thoát, và công

bố kỷ nguyên thi ân của Chúa.”

Lu-ca 4:18-19 (BDM)

“Thế nào Đức Chúa Trời đã xức dầu Đức Giê-su ở Na-xa-rét bằng Thánh

Linh và quyền năng, Ngài đi khắp nơi làm việc phúc đức và chữa lành tất cả

những người bị quyền lực quỷ vương áp bức, vì Đức Chúa Trời ở với Ngài.”

Công Vụ 10:38 (BDM)

3. Vâng lời Chúa phán dạy

“Hãy chữa lành kẻ đau yếu, khiến người chết sống lại, chữa sạch người

phung, đuổi quỷ trừ tà. Các con đã nhận lãnh miễn phí, hãy tặng miễn phí.”

Ma-thi-ơ 10:8 (BDM)

46

4. Bắt chước tiền nhân

“Hãy bắt chước tôi, như chính tôi bắt chước Chúa Cứu Thế.”

1Cô-rinh-tô 11:1

“... họ muốn chúng tôi phải giúp người nghèo điều đó tôi vẫn tích cực làm.”

Ga-la-ti 2:10 (BDM)

“Riêng phần anh chị em, thưa anh chị em, chớ mệt mỏi làm việc thiện.”

2Tê-sa-lô-ni-ca 3:13 (BDM)

5. Thể hiện đức tin sống động

“Thưa anh chị em, nếu có ai bảo mình có đức tin nhưng không hành động

thì có ích gì không? Đức tin ấy cứu người đó được không? Nếu gặp anh chị em

nào đó thiếu cơm ăn áo mặc, mà có người bảo: "Chúc anh chị bình an! Cứ mặc

cho ấm, ăn cho no nhé!" Nhưng không cung ứng cho họ nhu cầu thể xác, thì có

ích lợi gì? Đức tin cũng thế, nếu đức tin không có hành động thì tự nó chết đi.”

Gia-cơ 2:14-17 (BDM)

“Trong mọi việc, chính con phải làm gương mẫu thực thi các việc thiện

lành; khi dạy dỗ phải trung thực nghiêm trang.”

Tít 2:7 (BDM)

II. LỜI HỨA DÀ NH CHO NGƯỜI RỘNG RÃ I

1. Được đầy dẫy về mọi mặt

“Đấng đã cung cấp hạt giống dồi dào cho người gieo và bánh làm thực

phẩm, cũng sẽ cung cấp và gia tăng hạt giống của anh chị em. Ngài cũng sẽ làm

cho hoa quả công chính của anh chị em sinh sôi nẩy nở thêm nhiều. Anh chị em

được phong phú về mọi mặt để làm mọi việc từ thiện rộng rãi qua chúng tôi, nhờ

thế mà nhiều người tạ ơn Đức Chúa Trời.”

2Cô-rinh-tô 9:10-11

“Người rộng rãi sẽ được no đủ; kẻ cho người uống nước sẽ được nước

uống.”

Châm Ngôn 11:25 (BDM)

47

2. Gieo gì thì sẽ gặt nấy

“… hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều.”

2Cô-rinh-tô 9:6 (BDM)

“Hãy gởi bánh con ăn trên mặt nước; sau nhiều ngày, con sẽ tìm thấy lại.”

Truyền Đạo 11:1 (BDM)

3. Người được phước

“Trong mọi việc tôi làm, tôi bày tỏ cho anh em thấy rằng phải làm việc như

thế để giúp đỡ những người đau yếu, hãy nhớ lại lời Chúa Giê-su dạy: Cho thì có

phước hơn là nhận.”

Công Vụ 20:35 (BDM)

III. BÍ QUYẾT THỂ HIỆN LÒ NG TỪ THIỆN

Câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành: “Nhưng một người Sa-ma-ri đi

đường, đến gần thấy nạn nhân, động lòng thương xót, áp lại, băng bó vết thương,

thoa dầu, bóp rượu; rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, chở đến quán trọ săn sóc. Hôm

sau, người ấy lấy hai đồng đê-na-ri đưa cho chủ quán và dặn: "Hãy hãy săn sóc

nạn nhân, tốn kém thêm bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả cho!”

Lu-ca 10:33-35 (BDM)

1. Thấy nhu cầu (khi đến gần)

2. Lòng cảm động (trắc ẩn, thương xót)

3. Thực hiện ngay (khi có thể)

4. Từ việc nhỏ (băng bó, thoa dầu, bóp rượu…)

5. Lo chi phí

“Chủ bảo rằng: Giỏi lắm, anh là đầy tớ tốt và trung tín. Anh đã trung tín

trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn, hãy vào chung

vui với chủ anh!”

Ma-thi-ơ 25:23 (BDM)

48

IV. GIẢI ĐÁ P THẮC MẮC

1. Tôi sẽ giúp đỡ ai trước?

Sứ đồ Phao-lô dạy chúng ta hãy làm việc lành cho mọi người (cả người tin

và chưa tin Chúa), tuy nhiên, chúng ta ưu tiên chú trọng đối với anh chị em trong

gia đình đức tin của mình.

“Vậy, đang khi có dịp tiện, chúng ta hãy làm việc lành cho mọi người, nhất

là cho những anh chị em trong cùng gia đình đức tin.”

Ga-la-ti 6:10 (BDM)

2. Tôi sẽ bắt đầu từ việc gì và cho ai?

Hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất và cho người có nhu cầu cần thiết nhất. Việc

nhỏ nhất có thể là 01 chén nước lạnh hay 01 bát cháo tình thương.

“Ai cho một trong những người bé mọn này chỉ một ly nước lạnh vì người

đó là môn đệ Ta, thật, Ta bảo các con, người ấy sẽ không mất phần thưởng của

mình đâu.”

Ma-thi-ơ 10:42 (BDM)

3. Tôi nên giúp đỡ ngắn hạn hay lâu dài?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thử trả lời câu hỏi sau đây: Nên cho một

người cá để ăn hay cái cần câu?

Nếu người đó đang đói thì việc cho anh ta cá để ăn chính là đáp ứng nhu

cầu ngắn hạn và cấp thiết nhất. Nhưng nếu muốn giúp đỡ lâu dài thì nên tặng

người đó cái cần câu và dạy anh ta biết cách câu cá, đó là đáp ứng cho nhu cầu

lâu dài của anh ta và không làm cho anh ta trở thành người “ăn xin thường trực”.

“… Phao-lô đi thăm họ, và ở lại làm việc với họ, vì ông sinh sống nhờ nghề

may lều cũng như cặp vợ chồng này.”

Công Vụ 18:2-3 (BDM)

“Vậy mà chúng tôi nghe rằng trong vòng anh chị em có người sống vô trách

nhiệm; không chịu làm việc, chỉ ngồi lê đôi mách. Trong Chúa Giê-su Cơ-đốc

chúng tôi truyền lịnh và khuyên những người như thế phải yên lặng làm ăn sinh

sống.

2Tê-sa-lô-ni-ca 3:11-12

49

4. Tôi sẽ phản ứng thế nào khi “làm ơn lại mắc oán”?

“Vì Đức Chúa Trời đâu có bất công mà quên công tác của anh chị em và

lòng yêu thương anh chị em đã tỏ ra vì danh Ngài khi phục vụ các thánh đồ và

hiện nay vẫn còn phục vụ.”

Hê-bơ-rơ 6:10 (BDM)

“Vì Đức Chúa Trời là Đấng chí công, Ngài ắt sẽ lấy hoạn nạn mà báo trả

cho những kẻ gây hoạn nạn cho anh chị em. Và cho anh chị em, những kẻ bị hoạn

nạn, được nghỉ ngơi cũng như chúng tôi khi Chúa Giê-su từ trời hiện đến cùng với

các thiên sứ quyền năng của Ngài trong ngọn lửa hừng.”

2Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-7 (BDM)

5. Làm sao để không bị người khác lợi dụng lòng tốt?

“Vì CHÚ A sẽ là sự tin cậy của con; Ngài sẽ gìn giữ chân con khỏi mắc bẫy.

Đừng từ chối điều tốt đẹp cho người xứng đáng khi tay con có quyền làm điều

ấy.” Châm Ngôn 3:26-27 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“Đừng quên làm việc lành và chia sẻ cho người khác, vì đó là những tế

lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời.”

Hê-bơ-rơ 13:6 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Tại sao phải thực hành thói quen làm từ thiện?

2) Chúa hứa gì cho người làm từ thiện?

3) Bí quyết để thực hành lòng từ thiện là gì?

4) Điều gì đang khiến bạn không thích làm từ thiện?

5) Trong tháng này, bạn dự định sẽ làm gì để thể hiện lòng từ thiện của mình?

50

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN LÀ M TỪ THIỆN

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Khi thấy người đang có nhu cầu cấp thiết và trong khả năng của mình, con sẽ:

Giúp đỡ ngay bằng hành động cụ thể

2. Mỗi tháng con sẽ trích ra một phần tiền lương để giúp cho:

1 người 2 người ......người?

3. Mỗi khi Hội Thánh quyên góp để giúp đỡ người nghèo hoặc nạn nhân, con sẽ:

Luôn luôn ủng hộ Sẵn sàng đóng góp tài/vật

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_______________________

51

BÀ I 08

Thói Quen 06:

TRUYỀN GIÁ O

“Phúc Âm về Nước Đức Chúa Trời

sẽ được truyền giảng khắp thế giới

để làm chứng cho muôn dân,

bấy giờ tận thế sẽ đến.” Ma-thi-ơ 24:14 (BDM)

I. TẠI SAO PHẢI THỰC HÀ NH THÓ I QUEN TRUYỀN GIÁ O

1. Đây là mệnh lệnh của Chúa

Chúa Giê-su trao phó sứ mệnh này cho mỗi người tin Chúa và chúng ta phải

sốt sắng vâng theo mệnh lệnh này.

“Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-tem cho họ

nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi

điều Ta đã truyền cho các con. Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận

thế.”

Ma-thi-ơ 28:19-20 (BDM)

“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho

mọi người.”

Mác 16:15 (BDM)

“Nhưng Ngài không cho, lại bảo: Con hãy về nhà, đến với họ hàng thân

thuộc và thuật cho họ nghe mọi việc Đức Chúa Trời đã làm và thương xót con.”

Mác 5:19 (BDM)

2. Mục đích sống giống Chúa

“Nhưng Ngài đáp: "Chúng ta hãy vào các làng xã quanh đây, Ta còn phải

truyền giảng ở đó nữa; chính vì việc này mà Ta đến.”

Mác 1:38 (BDM)

52

3. Sự thôi thúc trong lòng

“Nếu tôi truyền giảng Phúc  m, tôi không có gì để khoe khoang vì tôi buộc

phải giảng. Nhưng khốn nạn cho tôi nếu tôi không truyền giảng Phúc Âm.”

1Cô-rinh-tô 9:6 (BDM)

4. Viết tiếp lịch sử (Công Vụ 29)

“Phao-lô ở tại nhà trọ suốt hai năm, tiếp đón tất cả những người đến thăm,

truyền giảng Nước Đức Chúa Trời và mạnh dạn dạy dỗ về Chúa Cứu Thế Giê-su,

không bị ai ngăn cấm. ”

Công Vụ 28:30-31 (BDM)

II. BỨC TRANH LỚN VỀ SỰ CỨU RỖI

Bức tranh này bao gồm vô số người từ trong muôn dân, muôn nước, mọi

thứ tiếng… sẽ hiện diện trên thiên đàng để cùng với thiên sứ chúc tụng và thờ

phượng Đức Chúa Trời.

“Sau đó, tôi thấy một đoàn người rất đông không ai đếm được, từ tất cả các

quốc gia, chủng tộc, dân tộc và ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con,

mặc áo dài tinh bạch, tay cầm cành lá kè. Họ hô lớn: Ơn cứu rỗi thuộc về Đức

Chúa Trời chúng ta, là Đấng ngự trên ngai và thuộc về Chiên Con! Tất cả các

thiên sứ đứng quanh ngai, quanh các trưởng lão và bốn sinh vật. Họ quỳ sấp mặt

trước ngai và thờ lạy Đức Chúa Trời, mà tung hô: A men! Đức Chúa Trời chúng

ta đáng được ca tụng, vinh quang, khôn ngoan, cảm tạ, danh dự, quyền năng và

dũng lực cho đến đời đời vô cùng. Amen!”

Khải Huyền 7:9-11 (BDM)

Như vậy, nổ lực của các Hội Thánh và của tất cả con cái Chúa ở khắp mọi nơi,

từ xưa tới nay, trong việc truyền giảng Tin Lành (Phúc  m) cứu rỗi là để có nhiều

người từ nhiều dân tộc sẽ được cứu rỗi và hiện diện trên thiên đàng.

III. CÁ C BƯỚC CHUẨN BỊ CHO THÓ I QUEN TRUYỀN GIÁ O

Trong việc chuẩn bị cho một cá nhân hay một nhóm người để rao giảng về

Chúa cho người khác, chúng ta cần thực hiện những bước căn bản như sau:

1. Cầu nguyện cho bản thân mình có lòng khao khát cứu tội nhân và cầu nguyện

cho người chưa tin Chúa.

53

2. Xin Đức Thánh Linh dẫn dắt, cảm động, và ban quyền năng để có thể dạn dĩ

nói về Chúa cho người nào, ở đâu, nói lúc nào, và nói như thế nào.

3. Chuẩn bị một bài làm chứng ngắn về việc mình được Chúa cứu và học thuộc

lòng một số câu Kinh Thánh nói về sự cứu rỗi và đức tin nơi Chúa Giê-su.

4. Tìm cơ hội để làm quen, kết thân để có mối quan hệ tốt đẹp và thân thiện với

người chưa tin Chúa (tận dụng việc kết nối qua điện thoại, mạng xã hội...).

5. Tìm cách giới thiệu họ với những anh em tín hữu khác và mời họ tham gia

những hoạt động chung (cộng đồng).

6. Mời và giới thiệu bạn bè tới tham dự một buổi nhóm thờ phượng hay buổi

truyền giảng về Chúa.

7. Giữ liên lạc thường xuyên, đặc biệt để ý đến những người có tấm lòng cởi mở

với đạo Chúa.

IV. CÁ CH TRÌNH BÀ Y LỜI CHỨNG CÁ NHÂ N

Một bài làm chứng cá nhân thường có 03 phần như sau:

Phần 1. Trước khi tôi tin Chúa:

Trong phần này, bạn kể về việc trước đây mình chưa nghe biết về Chúa và

chưa tin Chúa thì đời sống của mình như thế nào, đặc biệt đề cập đến những nỗi lo

lắng, sợ hãi, tuyệt vọng của mình.

Phần 2. Cơ hội tôi biết và tin nhận Chúa:

Trong phần này, bạn thuật lại dịp tiện hay cơ hội nào đã giúp bạn nghe biết

về Chúa hay ai đã giới thiệu về Chúa cho mình và lý do tại sao bạn quyết định tin

nhận Chúa.

Cũng trong phần này, bạn cần giải thích ngắn gọn về nội dung của Tin Lành

hay Phúc Âm như sau:

a. Chúa yêu tôi và yêu bạn;

b. Nhưng mọi người, cả bạn và tôi, đều là người có tội và sẽ bị hình phạt;

c. Chúa Giê-su là phương cách để giải quyết tội lỗi của chúng ta: đó là Ngài

đã chết thay cho tội của chúng ta để chúng ta không bị hình phạt đời đời;

54

d. Những điều mình nhận được khi tin nhận Chúa: Được sự sống đời, được

làm con của Chúa, được Chúa ngự trong lòng;

e. Sự xác quyết về niềm tin nơi Chúa.

Phần 3. Sau khi tôi tin Chúa:

Trong phần này, bạn làm chứng lại về việc Chúa đã thay đổi đời sống, tấm

lòng của mình như thế nào: ví dụ, từ khi tin Chúa, tôi cảm thấy bình an, vui tươi,

và Chúa trả lời khi tôi cầu xin…

V. GIẢI ĐÁ P THẮC MẮC

1. Tôi cảm thấy khó thuyết phục một người tin Chúa, vậy làm sao tôi có thể

nói về Chúa cho người khác?

* Nên nhớ rằng, việc một người nào đó cảm động và quyết định tin nhận Chúa

Giê-su thì đó là công việc của Đức Thánh Linh làm trong lòng họ, chứ không phải

do tài thuyết phục của chúng ta.

“… Cũng không ai có thể xưng Đức Giê-su là Chúa Tể nếu không bởi Đức

Thánh Linh.”

1Cô-rinh-tô 12:3b (BDM)

“Khi đến, Ngài [Thánh Linh] sẽ làm thế gian nhận thức về tội lỗi, về lẽ

công chính và về sự định tội”

Giăng 16:8 (BDM)

* Nhiệm vụ của chúng ta là rao giảng về Chúa và Chúa hứa ban năng quyền của

Đức Thánh Linh cho chúng ta để có thể làm chứng về Ngài cách hiệu quả. Nhưng

để người ta có đức tin nơi Chúa thì trước hết chúng ta phải rao giảng.

“Nhưng các con sẽ nhận lãnh quyền năng khi Đức Thánh Linh đến trên các

con, và các con sẽ làm nhân chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-

ma-ri, cho đến tận cùng quả đất.”

Công Vụ 1:8 (BDM)

“Vậy, có đức tin là do nghe, và nghe là khi Lời Chúa Cứu Thế được truyền

giảng.”

(Rô-ma 10:17)

55

2. Ai là người tôi phải ưu tiên quan tâm và nói về Chúa trước?

Ưu tiên của tôi là người thân trong gia đình và bạn bè của mình. Chúng ta

phải cưu mang linh hồn những người thân của mình. Cầu nguyện liên tục cho họ

và tìm cách giới thiệu về Chúa cho họ.

“Khi Ngài bước lên thuyền, người vốn bị quỷ ám xin theo Ngài, nhưng

Ngài không cho, lại bảo: "Con hãy về nhà, đến với họ hàng thân thuộc và thuật

cho họ nghe mọi việc Đức Chúa Trời đã làm và thương xót con." Người ấy đi

khắp vùng Mười Thành kể lại những việc mà Đức Giê-su đã làm cho mình. Ai

nấy đều kinh ngạc.”

Mác 5:18-20 (BDM)

3. Nếu tôi nói về Chúa cho người khác mà bị họ khinh chê, mắng chưởi,

thậm chí là hãm hại tôi thì sao?

* Đừng lo khi mình bị người khác khinh dể và chống đối. Chúa Giê-su hứa sẽ

ban phước cho người vì cớ danh Chúa mà bị người người khác bắt bớ, khủng bố.

“Phước cho người vì sự công chính mà bị bắt bớ, vì Nước Thiên Đàng

thuộc về họ. Phước cho các con khi bị người ta mắng nhiếc, ngược đãi và vu cáo

đủ điều ác vì cớ Ta. Hãy hân hoan, mừng rỡ, các con sẽ được trọng thưởng ở trên

trời vì người ta cũng đã bắt bớ các tiên tri của Chúa trước các con như thế.”

Ma-thi-ơ 5:10-12 (BDM)

* Chính lúc đó Đức Thánh Linh sẽ mách bảo điều mình sẽ đối đáp.

“Khi họ dẫn các con đi nộp, đừng lo trước những điều mình sẽ nói, nhưng

hãy nói những gì các con được ban cho trong giờ đó, vì những điều các con nói

không phải do các con nhưng bởi Đức Thánh Linh.”

Mác 13:11 (BDM)

* Mỗi lần gặp khó khăn, mình sẽ có thêm kinh nghiệm và cần Chúa giúp đỡ cũng

như cần trau dồi những gì mình còn kém thiếu (về lời Chúa, kiến thức, lý luận…)

“Và bây giờ, lạy Chúa, xin Chúa đoái xem các sự đe dọa của họ và ban cho

các đầy tớ Ngài lòng đầy dũng cảm để rao giảng lời Chúa... Họ đang cầu nguyện

thì phòng họp rúng động. Tất cả đều được đầy dẫy Thánh Linh, rao giảng lời Đức

Chúa Trời cách dũng cảm.”

Công Vụ 4:29, 31 (BDM)

56

V. PHẦN THƯỞNG DÀ NH CHO NGƯỜI TRUYỀN GIÁ O

1) Người đó trở nên sáng láng như những vì sao.

“Còn những người khôn sáng sẽ chói lọi như bầu trời rực sáng, những ai

dạy dỗ nhiều người sống công chính sẽ chiếu sáng như các vì sao, đời đời mãi

mãi.”

Đa-ni-ên 12:3b (BDM)

2) Người đó giống như cây sự sống và là người khôn ngoan.

“Kết quả của người công chính là cây sự sống; còn người chinh phục được

linh hồn người ta là người khôn ngoan.”

Châm Ngôn 11:30 (BDM)

3) Người đó sẽ tràn trề niềm vui.

“Những người gieo giống trong nước mắt, sẽ gặt hái trong hân hoan.”

Thi Thiên 126:5 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“... Ngài không cho, lại bảo: Con hãy về nhà, đến với họ hàng thân thuộc và

thuật cho họ nghe mọi việc Đức Chúa Trời đã làm và thương xót con.”

Mác 5:19 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Tại sao bạn phải thực hành thói quen truyền giáo?

2) Cảm động và thuyết phục một người tin nhận Chúa Giê-su là việc làm của ai?

3) Phần thưởng dành cho người truyền giáo là gì?

4) Trong 7 bước chuẩn bị thói quen truyền giáo, bạn đang thực hành bước nào?

5) Bạn sẽ lên kế hoạch để cầu nguyện và làm chứng cho ai trong năm nay?

57

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN TRUYỀN GIÁ O

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Mỗi ngày, con sẽ hết lòng cầu nguyện cho những:

Người thân chưa tin Chúa Bạn bè và người quen

2. Mỗi năm, con sẽ cậy ơn Chúa và quyết tâm nói về Chúa cho:

6 người 12 người 24 người ...... người?

3. Mỗi năm, mục tiêu số lượng người tin Chúa do bản nhân con hướng dẫn là:

1 người 2 người 3 người ...... người?

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_______________________

58

BÀ I 09

Thói Quen 07:

THÔ NG CÔ NG (HIỆP THÔ NG)

“Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau

như thói quen của vài người,

nhưng hãy khuyến khích nhau;

anh chị em nên làm như thế nhiều hơn

khi thấy Ngày Chúa càng gần.”

Hê-bơ-rơ 10:25 (BDM)

* THÔ NG CÔ NG (HIỆP THÔ NG) NGHĨA LÀ GÌ?

1) Khái niệm:

a) Trong tiếng Hy-lạp, chữ “koinonia” có nghĩa là sự “liên hiệp với nhau”, “kết

hiệp với nhau”; “giao thông với nhau”, “tham dự/góp phần chung với nhau”.

b) Trong tiếng Việt, chữ “thông công” có nghĩa là sự “liên hiệp/kết hiệp chung

với nhau”, chỉ về mối quan hệ hỗ tương (qua lại) với nhau, vì nhau, và cho nhau.

* Mục sư Rick Warren định nghĩa “thông công”: KẾT ƯỚC VỚI/CHO NHAU

2) Bản chất của sự thông công là: “CHUNG” và “NHAU”

CHUNG NHAU – CÙ NG NHAU – VÌ NHAU – CHO NHAU

* Sự thông công không loại bỏ tính chất cá nhân của mỗi người nhưng nhấn

mạnh đến sự tham dự, góp phần, và chia sẻ của cá nhân đối với cộng đồng chung.

3) Cách thức thể hiện sự thông công trong Chúa

a) Tham dự chung với nhau

b) Chia sẻ, đóng góp cùng với nhau

c) Tận hưởng và phục vụ lẫn cho nhau

59

I. TẠI SAO SỰ THÔ NG CÔ NG RẤT QUAN TRỌNG?

1. TÔ I THUỘC VỀ GIA ĐÌNH CỦA ĐỨC CHÚ A TRỜI CÙ NG VỚI

NHỮNG TÍN HỮU KHÁ C.

“... chúng ta hãy làm việc lành cho mọi người, nhất là cho những anh chị

em trong cùng gia đình đức tin.”

Ga-la-ti 6:10 (BDM)

“... bây giờ anh chị em không còn là người lạ hay kiều dân nhưng là người

đồng hương với các thánh đồ và là người nhà của Đức Chúa Trời.”

Ê -phê-sô 2:19 (BDM)

“Cũng thế, dù chúng ta đông người, nhưng chỉ có một thân thể trong Chúa

Cứu Thế và mỗi người là các phần của nhau.”

Rô-ma 12:5 (BDM)

* “Một Cơ-đốc nhân không gắn mình với một nhóm tín hữu khác để cùng

cầu nguyện, chia sẻ, và phục vụ, để mình được biết đến, như mình biết những

người khác, là một Cơ-đốc nhân không vâng lời. Người ấy không theo ý muốn

Chúa. Tuy nhiên, có thể người ấy chỉ hay nói về thần học của mình, chứ không

vâng phục Đức Chúa Trời.” Tiến sĩ Ray Ortland

2. TÔ I CẦN SỰ KHÍCH LỆ ĐỂ TĂNG TRƯỞNG TÂ M LINH.

“Chúng ta hãy lưu ý khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành.”

Hê-bơ-rơ 10:24 (BDM)

“Hai người hơn một, vì làm việc chung có lợi cho cả hai. Nếu một người

ngã, có người kia đỡ. Khổ nỗi cho người đơn độc, khi ngã, không ai đỡ người lên!

Người đơn độc dễ bị đánh hạ, nhưng hai người chung sức chống cự, dễ ai đánh hạ

được sao? Dây ba tao không dễ gì bứt đứt.””

Truyền Đạo 4:9-10, 12 (BDM)

3. TÔ I CẦN CÓ TRÁ CH NHIỆM ĐỂ TĂNG TRƯỞNG TÂ M LINH

“Một người rèn luyện nhân cách người lân cận giống như sắt mài bén sắt.”

Châm Ngôn 27:17 (BDM)

“Nhưng cứ khuyến cáo nhau hằng ngày... để không một ai bị tội lỗi lừa gạt

mà cứng lòng.”

Hê-bơ-rơ 3:13 (BDM)

60

“Thưa anh chị em, nếu có ai tình cờ phạm lỗi gì, thì anh chị em là những

người thuộc linh, hãy lấy tinh thần nhu mì mà sửa chữa người ấy... Hãy mang

gánh nặng cho nhau, như vậy anh chị em sẽ chu toàn luật của Chúa Cứu Thế.”

Ga-la-ti 6:1-2 (BDM)

4. ĐẤNG CHRIST HIỆN DIỆN KHI CHÚ NG TA THÔ NG CÔ NG VỚI

NHAU.

“Vì ở đâu có hai hay ba người nhân danh Ta họp nhau lại, Ta sẽ ở giữa họ.”

Ma-thi-ơ 18:20 (BDM)

“Buổi chiều ngày đầu tuần lễ đó, khi các môn đệ đang họp, các cửa ra vào

đều đóng chặt vì sợ người Do Thái, Đức Giê-su đến đứng giữa họ, phán rằng:

"Bình an cho các con!”

Giăng 20:19 (BDM)

5. CÓ SỨ MẠNH LỚN KHI CHÚ NG TA HIỆP NHAU CẦU NGUYỆN.

“Ta lại nói cùng các con, nếu hai người trong các con ở dưới đất thuận ý

nhau mà cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Ta ở trên trời sẽ ban cho họ.”

Ma-thi-ơ 18:19 (BDM)

6. THÔ NG CÔ NG LÀ LỜI CHỨNG CHO THẾ GIAN.

“Con cầu xin cho họ tất cả đều hiệp nhất cũng như Cha trong Con và Con

trong Cha, để họ cũng ở trong Cha và Con. Do đó, thế gian sẽ tin rằng chính Cha

đã sai Con đến.”

Giăng 16:21 (BDM)

7. TÔ I BỊ RÀ NG BUỘC VỚI CÁC CƠ-ĐỐC NHÂ N KHÁ C

“Mỗi một người nên dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ người khác....”

1Phi-e-rơ 4:10 (BDM)

“... nhưng các chi thể đồng chăm sóc cho nhau... Vậy anh chị em là thân thể

của Chúa Cứu Thế và mỗi người là một phần của thân thể ấy.”

1Cô-rinh-tô 12: 25-27 (BDM)

61

II. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ MỘT HỘI THÁ NH LỚN VẪN DUY TRÌ MỐI

THÔ NG CÔ NG GẦN GŨI?

* MỖI THÀ NH VIÊN LÀ MỘT PHẦN CỦA MỘT NHÓ M NHỎ .

“Hằng ngày, dù ở trong Đền Thờ hoặc đi từ nhà này sang nhà khác, họ cứ

tiếp tục dạy dỗ và truyền giảng về Đức Giê-su là Chúa Cứu Thế.”

Công Vụ 5:42 (BDM)

* 02 Kiểu Mẫu nhóm họp của Hội Thánh:

a) Hội Chúng: ĐỂ CHÚ C TÁ N .

b) Nhóm Nhỏ: ĐỂ THÔ NG CÔ NG .

“Xin kính chào Hội Thánh họp tại nhà họ.”

Rô-ma 16:5 (BDM)

Xin xem Công Vụ 2:26; 8:3; 16:40; 20:20; 1Cô-rinh-tô 16:19; Cô-lô-se

4:15

Chúng ta tin rằng HỘI THÁ NH chúng ta

phải tăng trưởng

LỚN HƠN và NHỎ HƠN

cùng một lúc.

III. MỤC ĐÍCH NHÓM NHỎ CỦA CHÚ NG TA LÀ GÌ?

Công Vụ 2:42-47 (BDM)

1. GIẢNG DẠY

“Họ CHUYÊN CẦN GIỮ lời giáo huấn của các sứ đồ…””

2. THÔ NG CÔ NG

“sự thông công với anh em…””

3. TIỆC THÁ NH

“lễ bẻ bánh…”… ”

62

4. CẦU NGUYỆN

“các buổi cầu nguyện…”… ”

“Lạy Cha CHÚ NG CON... Xin cho CHÚ NG CON... Xin tha tội cho

CHÚNG CON, như chính CHÚNG CON cũng tha kẻ mắc tội với CHÚ NG CON.

Xin đừng để CHÚNG CON sa vào chước cám dỗ nhưng cứu CHÚ NG CON....”

Ma-thi-ơ 6: 9-13 (BDM)

5. CHU CẤP

“... phân phát cho mọi tín hữu tùy theo nhu cầu của mỗi người...”

“... không Hội thánh nào tham gia trong việc chi phí và hỗ trợ cho tôi, ngoại

trừ anh em.”

Phi-líp 4:15 (BDM)

6. GẦN GŨI (THÂ N THIẾT)

“... dùng bữa với nhau cách vui vẻ rộng lượng...”

“Hãy dự phần cung cấp các nhu cầu cho các thánh đồ, chuyên cần tiếp

khách.”

Rô-ma 12:13 (BDM)

7. TÔ N VINH / CA NGỢI

“Ca ngợi Đức Chúa Trời và được lòng tất cả mọi người...””

8. CHỨNG ĐẠO

“... Mỗi ngày, Chúa tăng thêm số người được cứu.”

Câu gốc của bài học:

“Mỗi một người nên dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ người khác,

như một người quản trị trung tín, khéo quản trị các ơn khác nhau của Đức

Chúa Trời.…”

1Phi-e-rơ 4:10 (BDM)

63

* Câu hỏi ôn tập:

1) Bản chất của sự thông công là gì?

2) Cách thức thể hiện sự thông công trong Chúa là gì?

3) Xin nêu bảy (07) lý do tại sao sự thông công quan trọng đối với bạn?

4) Điều gì đang ngăn trở bạn không thể thông công với anh em trong Hội Thánh?

5) Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn về mối thông công với anh em trong Chúa?

64

GIAO ƯỚC THỰC HÀ NH THÓ I QUEN THÔ NG CÔ NG

Xuyên suốt Kinh Thánh, con nhận biết Đức Chúa Trời thường dùng GIAO

ƯỚC để thiết lập mối quan hệ gần gũi, sâu sắc, và sống động với mỗi con-dân của

Ngài. Thiên Chúa toàn năng đã chủ động và khởi xướng thiết lập GIAO ƯỚC với

Nô-ê, Á p-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, và dân Y-sơ-ra-ên (Sáng 9:12; 15:18; Xuất

24:8). Chính Chúa Giê-xu cũng đã thiết lập GIAO ƯỚC với các môn đồ của Ngài

ngày xưa (Lu-ca 22:20), cũng như với chính mình con hôm nay.

“Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha yêu thương đời đời của con.

Cảm tạ Chúa Giê-xu vì Ngài đã cứu chuộc con; ban cho con đặc ân được

làm con cái và bạn thân của Ngài. Hơn nữa, Chúa luôn mong muốn bản thân con

có sự kết ước với Ngài trong mối liên hệ riêng tư, sâu sắc, và bền vững.

Nguyện xin Đức Thánh Linh ban ơn và thêm sức cho con để con có thể thực

hiện được Giao Ước giữa con với Ngài hôm nay.

Nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ, Amen.”

KẾT ƯỚC

CON XIN LONG TRỌNG KẾT ƯỚC VỚI NGÀ I: (Xin đánh dấu [V] vào ô vuông thích hợp bên dưới)

1. Trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh và nhóm nhỏ, con sẽ:

Sẵn sàng tham dự đầy đủ Sẵn lòng cùng đóng góp tài/vật

2. Mỗi khi anh chị em trong Hội Thánh gặp đau khổ hay khó khăn, con sẽ:

Sẵn sàng an ủi và khích lệ San sẻ trong khả năng của mình

3. Để bảo vệ mối thông công chân thật và sâu sắc với anh em trong Chúa, con sẽ:

Không nói dối Không nói xấu Không lợi dụng Không ganh tị

Chữ ký danh dự của con,

Lúc giờ , ngày tháng năm 20 Họ và tên:_______________________

65

BÀ I 10

CÁ CH BẮT ĐẦU

VÀ DUY TRÌ CÁ C THÓ I QUEN

“Những gì anh chị em

đã học, đã nhận, đã nghe và đã thấy nơi tôi,

hãy thực hành đi thì Đức Chúa Trời,

là Đấng ban bình an, sẽ ở cùng anh chị em.”

Phi-líp 4:9 (BDM)

I. LÀ M THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU VÀ DUY TRÌ NHỮNG THÓ I QUEN

BƯỚC MỘT: NHỜ CẬY CHÚ A

Hãy nương cậy nơi quyền năng Chúa để hình thành thói quen này. Nên nhớ

rằng Sa-tan không muốn bạn phát triển những thói quen giúp bạn tăng trưởng

thuộc linh và trở nên giống Đấng Christ vì thế nó sẽ làm mọi cách để cám dỗ bạn,

gây cớ cho bạn sa ngã, hoặc khiến bạn chán nãn. Hãy cầu nguyện!

“Vì Thánh Linh Đức Chúa Trời ban cho chúng... khiến chúng ta nên mạnh

mẽ, giàu tình thương và biết tự chủ.”

2Ti-mô-thê 1:7 (BDM)

“Đức Chúa Trời là Đấng đang tác động trong lòng anh chị em để anh chị

em vừa muốn vừa làm theo ý chỉ tốt lành của Ngài.”

Phi-líp 2:3 (BDM)

BƯỚC HAI: KHAO KHÁ T

Bạn phải bắt đầu với một khao khát mãnh liệt. Bạn phải được thúc đẩy từ

bên trong. Những động cơ thúc đẩy bên ngoài không kéo dài lâu. Nếu bạn chỉ bắt

đầu cách miễn cưỡng, bạn sẽ không bao giờ đạt đến thành công.

66

BƯỚC BA: QUYẾT ĐỊNH

Hãy bắt đầu ngay! Đừng chần chờ. Đừng trì hoãn. Bạn không tự nhiên rơi

vào một thói quen mới. Ngày mai sẽ không bao giờ đến. Bạn phải có điểm khởi

đầu. Dễ dàng phá vỡ một thói quen xấu ngày hôm nay hơn là ngày mai!

“Ai quan sát chiều gió sẽ không gieo, ai nhìn xem hướng mây sẽ không

gặt.”

Truyền Đạo 11:4 (BDM))

BƯỚC BỐN: CÔ NG BỐ

Hãy thông báo những dự định của bạn cách công khai. Hãy lập một giao

ước hoặc cam kết. Sức mạnh của sự hứa nguyện rất đáng kinh ngạc. Đặc biệt, sẽ

có tác động mạnh mẽ nếu bạn ghi ra giao ước đó.

“Hãy khấn nguyện và hoàn thành lời khấn nguyện với CHÚ A....”

Thi Thiên 76:11 (BDM)

BƯỚC NĂM: QUYẾT TÂ M

Đừng bao giờ cho phép có một ngoại lệ nào cho tới khi thói quen mới đã ăn

sâu vững chắc trong cuộc đời bạn. Mỗi một sai sót sẽ rất tai hại. Một mắc bị tuột

ra từ đầu sẽ làm tháo ra nhiều vòng xoắn. Liên tục và thành công ngay từ đầu là

cần thiết. Đừng bao giờ bị chao đảo bởi suy nghĩ chỉ lần này thôi. Hành động

nhân nhượng sẽ làm suy yếu ý chí và gia tăng sự thiếu tự chủ của bạn.

Bạn sẽ mất khoảng 3 tuần để quen dần với một thói quen mới và mất

khoảng 3 hoặc 4 tuần (thực hiện hằng ngày) để biến nó thành một phần của cuộc

sống bạn.

PHẢI LẶP LẠI TỪ 7 ĐẾN 21 LẦN ĐỂ HỌC MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ!

BƯỚC SÁ U: THỰC HÀ NH NGAY

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy sự thôi thúc để thực hành thói quen mới này

quá yếu ớt thì HÃ Y THỰC HIỆN NGAY! Đừng chần chờ. Hãy bắt lấy mọi cơ

hội để cũng cố thói quen của bạn. Những cảm giác đó sẽ không kéo dài, nên bất

cứ khi nào bạn cảm thấy muốn thực hiện thói quen mới, hãy làm ngay!

67

BƯỚC BẢY: BẠN ĐỒNG SỰ / BẠN ĐỒNG CÔ NG

Bạn cần có một người cộng sự ủng hộ bạn và khích lệ bạn. Hãy tìm ai đó

sẵn lòng giúp bạn chịu trách nhiệm và kiểm tra bạn, đặc biệt là trong những ngày

đầu trước khi thói quen được ăn sâu vững chắc trong đời sống bạn.

“Chúng ta hãy lưu ý khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành.”

Hê-bơ-rơ 10:25 (BDM)

“Hai người hơn một, vì làm việc chung có lợi cho cả hai. Nếu một người

ngã, có người kia đỡ....””

Truyền Đạo 4:9-10 (BDM)

Câu gốc của bài học:

“Các con biết những điều này và đem ra thực hành thì được phước.”

Giăng 13:17 (BDM)

* Câu hỏi ôn tập:

1) Bảy bước để bắt đầu và duy trì các thói quen là gì?

2) Tại sao tinh thần “hẹn lại ngày mai” sẽ giết chết ý định thực hành thói quen?

3) Ai sẽ là người bạn đồng sự (bạn đối tác) để cùng tâm sự và chia sẻ những

ưu/khuyết điểm của bạn khi thực hành các Thói Quen Cơ-đốc?

4) Bạn sẽ làm gì với 07 Giao Ước mà bạn đã ký kết trong tài liệu này?

5) Cảm nhận của bạn khi học môn “Đời Sống Cơ-đốc” là gì?