Đoàn đại biểu quốc hội tại thị trường hà...

8
Với 92,16% đại biểu tán thành, sáng 8/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, với chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%. Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát năm 2019 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Nghị quyết xác định các chỉ tiêu chủ yếu là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%;... Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã bước vào ngày làm việc thứ mười lăm với nhiều kết quả đáng ghi nhận, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi. Qua đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều ý kiến tâm huyết đại diện cho cử tri Lâm Đồng gửi tới Quốc hội. Kết nối tiêu thụ hoa Đà Lạt tại thị trường Hà Nội Nạn “xe dù, bến cóc” còn diễn biến phức tạp Ươm mầm non nơi vùng sâu những cụm từ Ban giám hiệu, đồng nghiệp cũng như phụ huynh nhận xét về cô giáo Cil Múp Brỡn - giáo viên Trường Mầm non Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương. Yêu nghề, mến trẻ, nỗ lực trong công tác, nhiệt tình trong phong trào... là Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5176 - THỨ SÁU, NGÀY 9/11/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Người kết nối những tấm lòng từ thiện TRANG 5 KINH TẾ Xanh lại những vườn dâu Đam B’ri TRANG 5 XEM TIẾP TRANG 2 Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được. (TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946) Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP 2019 tăng 6,6-6,8% TRANG 3 TRANG 4 TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Trước tay lái là tính mạng con người TRANG 6 TRANG 5 Như hoa hướng dương hướng về mặt trời TRANG 2 Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Lâm Đồng tại kỳ họp thứ 6 Sản xuất hoa công nghệ cao tại Đà Lạt. Ảnh: Chính Thành

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

Với 92,16% đại biểu tán thành, sáng 8/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, với chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%.

Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát năm 2019 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo

chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư

pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết xác định các chỉ tiêu chủ yếu là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%;...

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã bước vào ngày làm việc thứ mười lăm với nhiều kết quả đáng ghi nhận, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi. Qua đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều ý kiến tâm huyết đại diện cho cử tri Lâm Đồng gửi tới Quốc hội.

Kết nối tiêu thụ hoa Đà Lạt tại thị trường Hà Nội

Nạn “xe dù, bến cóc” còn diễn biến phức tạpƯơm mầm non nơi vùng sâu

những cụm từ Ban giám hiệu, đồng nghiệp cũng như phụ huynh nhận xét về cô giáo Cil Múp Brỡn - giáo viên Trường Mầm non Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương.

Yêu nghề, mến trẻ, nỗ lực trong công tác, nhiệt tình trong phong trào... là

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5176 - THỨ SÁU, NGÀY 9/11/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘINgười kết nối những

tấm lòng từ thiệnTRANG 5

KINH TẾXanh lại những vườn dâu

Đam B’riTRANG 5

XEM TIẾP TRANG 2

Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được.

(TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NAM BỘ, 6/1946)

Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP 2019 tăng 6,6-6,8%

TRANG 3

TRANG 4

TRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTTrước tay lái là tính mạng

con người TRANG 6

TRANG 5

Như hoa hướng dương hướng về mặt trời

TRANG 2

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Lâm Đồng tại kỳ họp thứ 6

Sản xuất hoa công nghệ cao tại Đà Lạt. Ảnh: Chính Thành

Page 2: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

2 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Lâm Đồng tại kỳ họp thứ 6

Hoạt động của Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV.

Nhìn nhận về tình hình kinh tế - xã hội, ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy,

Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Kết quả lớn nhất mà chúng ta đạt được trong gần ba năm qua và riêng trong năm 2018 đó là việc thực hiện thành công mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, tiếp tục tăng trưởng GDP, tạo điều kiện thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, của người dân. Mặt khác, việc ổn định trật tự, an toàn xã hội đã tạo tiền đề vững chắc để chúng ta thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ. Bên cạnh những kết quả tích cực về kinh tế - xã hội của đất nước vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế như nguồn lực đầu tư còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, năng suất lao động chưa được cải thiện nhiều, văn hóa, xã hội còn những bất cập, nhất là vấn đề về môi trường còn nhiều thách thức. Thêm vào đó, diễn biến thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu, khó đoán định, gây thiệt hại về tính mạng, về tài sản của người dân ngày càng nhiều, vì vậy, mục tiêu giảm nghèo bền vững vẫn còn là thách thức đối với quá trình phát triển, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi. Cơ sở hạ tầng hạn chế, chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của cuộc sống, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng.

Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Lâm Đồng cũng góp ý về nội dung dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ quan điểm đồng tình nội dung dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được trình tại kỳ họp này và báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo của Ban Thường vụ Quốc hội. Về tên gọi thống nhất như dự án luật là Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Về bố cục dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 5 chương và 28 điều được rút gọn 6 điều so với dự thảo. Các quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước cũng được quy định một số điều chi tiết và phù hợp hơn. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung một số điều quy định rõ về đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã bước vào ngày làm việc thứ mười lăm với nhiều kết quả đáng ghi nhận, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi. Qua đó, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều ý kiến tâm huyết đại diện cho cử tri Lâm Đồng gửi tới Quốc hội.

bí mật nhà nước, đồng thời đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ lại về phạm vi bí mật nhà nước theo hướng có đối chiếu các luật chuyên ngành và Luật Tiếp cận thông tin để quy định cụ thể từng lĩnh vực, nội dung cần phải được bảo vệ bí mật nhà nước. Hiện nay, quy định tại Điều 7 trên 15 lĩnh vực là quá rộng, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dễ bị áp dụng tùy tiện. Đồng thời, nhằm tránh tình trạng hạn chế quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân không đúng quy định, mâu thuẫn với quy định về dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, cá nhân, được quy định trong các luật chuyên ngành có liên quan như Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Quy hoạch.

Đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị bổ sung tại Điều 7 dự thảo luật về phạm vi bí mật nhà nước, bổ sung trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng có một thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia về việc kê khai tài sản của các đối tượng phải kê khai theo pháp luật, phục vụ công tác phòng chống tham nhũng. Bởi lẽ, về cơ sở pháp lý, tới đây chúng ta thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng, tại Điều 52 có quy định về dữ liệu kê khai tài sản của các đối tượng có nghĩa vụ kê khai theo pháp luật và có quy định về quản lý và cung

cấp thông tin dữ liệu theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 42 dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, sự tác động khi bị lọt lộ bí mật đời tư của cá nhân và gia đình đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của gia đình cá nhân đó bị kẻ xấu lợi dụng. Do đó, đại biểu đề nghị pháp luật phải có các biện pháp để bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thân nhân của họ thuộc đối tượng phải kê khai.

Phát biểu góp ý luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến Luật Quy hoạch, đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ sự thống nhất rất cao về sự cần thiết và đồng tình với nhiều nội dung của dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có liên quan đến quy hoạch trình Quốc hội lần này, nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về tiến độ sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan khác. Tuy nhiên, với việc dùng một luật sửa đổi, bổ sung có liên quan đến nhiều đạo luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau là một điều rất khó khăn, trong đó phải bảo đảm tính thống nhất của một đạo luật, giữa các văn bản trong hệ

thống pháp luật và tính khả thi trong quá trình triển khai trong thực tiễn. Qua đó, thống nhất cao với ý kiến của cơ quan thẩm tra là đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ hơn các luật khác để không bỏ sót các quyết định liên quan cần sửa đổi, bổ sung.

Về cụ thể, đại biểu nhấn mạnh tại khoản 3 Điều 1 dự thảo luật sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 của Luật Giao thông đường bộ, dự thảo luật có quy định việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác. Đại biểu cho rằng trong nền kinh tế mở hiện nay của Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ hiện đại như logistic thì quy hoạch mạng lưới đường bộ ngoài việc bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác thì cũng cần phải bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các trung tâm logistic trong tương lai cũng như hệ thống đường bộ quốc tế xuyên Á của các nước láng giềng trong khu vực. Do đó, đề nghị tại khoản 2 Điều 6 của Luật Giao thông đường bộ cần được bổ sung về việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ

với các phương thức vận tải khác, các trung tâm dịch vụ logistic và mạng lưới đường bộ quốc tế trong khu vực. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với việc lập quy hoạch mạng lưới đường sắt được quy định cụ thể ở Điều 3 của dự luật sửa đổi bổ sung Điều 7 của Luật Đường sắt.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được quy định tại Điều 6 của dự thảo luật. Về quy định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh, đại biểu Nguyễn Tạo tán thành cao ý kiến của cơ quan thẩm tra về nội dung Luật Đất đai được quy định về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là chưa phù hợp với quy định chung của Luật Quy hoạch và sẽ gây phức tạp trong việc áp dụng pháp luật khi cùng một nội dung quản lý lại được quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Do đó, thống nhất đề nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh, thực hiện theo Luật Quy hoạch để tránh sự trùng lặp, thiếu thống nhất về nội dung và thẩm quyền.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có quy hoạch xây dựng tỉnh, đại biểu tán thành thêm phương án cần bãi bỏ quy hoạch xây dựng tỉnh vì việc tồn tại 2 loại quy hoạch là quy hoạch tỉnh và quy hoạch xây dựng tỉnh là quy hoạch cùng 1 cấp với nội dung, phạm vi và mức độ chi tiết giống nhau là không hợp lý. Các tỉnh sẽ đồng thời phải lập 2 loại quy hoạch trên, gây lãng phí về thời gian và kinh phí cho xã hội, tạo thêm thủ tục chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp cho quá trình xây dựng và triển khai thực hiện, không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch, không đáp ứng được yêu cầu thu gọn hệ thống quy hoạch, tránh chồng chéo, trùng lặp được đặt ra khi ban hành Luật Quy hoạch.

Những thông tin tiếp theo về hoạt động của Đoàn ĐBQH Lâm Đồng sẽ được cập nhật trong những số báo tới nhằm cung cấp thông tin đến bạn đọc, cử tri và nhân dân trong tỉnh.

NGUYỆT THU

... tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%, trong đó tỷ lệ lao động

qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24-24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.

Để thực hiện các mục tiêu nêu

trên, Nghị quyết xác định 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của năm 2019.

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến

sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

TS (tổng hợp)

Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP... TIẾP TRANG 1

Page 3: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

3 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018KINH TẾ

Cùng với nhiều nơi trên xứ dâu tằm tơ Bảo Lộc, những vườn dâu tại xã Đam B’ri cũng đang xanh ngắt một màu trở lại.

Giống mới “Nhà tôi trước giờ trồng cà phê,

được hơn 1,6 ha, gần đây tôi thấy nhiều người trong xã rủ nhau trồng dâu nuôi tằm trở lại, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cà phê nên gia đình cũng suy nghĩ đắn đo lắm trước khi phá bỏ 7 sào cà phê để trồng dâu nuôi tằm” - bà Phạm Thị Lý, 49 tuổi, người Thôn 10, xã Đam B’ri nói khi đưa chúng tôi đi thăm vườn dâu của bà.

Không khó lắm để thấy những vườn dâu xanh ngắt xen kẽ với các vườn cà phê, vườn cây ăn trái khi đi dạo qua những con đường tại xã Đam B’ri những ngày này. Vườn của bà Lý cũng vậy, trên mảnh đất 7 sào này cùng với trồng dâu lá cho tằm ăn với các giống mới, gia đình bà còn trồng xen kẽ sầu riêng và mít.

Theo bà Lý, từ khi chuyển sang trồng dâu nuôi tằm hiệu quả kinh tế gia đình bà đã cải thiện đáng kể: “Tính trung bình mỗi tháng gia đình tôi nuôi 3 hộp tằm, mỗi hộp được chừng 50 kg kén, với giá thành kén hiện nay là 150 ngàn đồng/ký, ước tính thu nhập rơi vào mức 20 triệu đồng, cũng đủ cho việc trang trải mọi thứ trong nhà” - bà Lý nói.

Đam B’ri từng là xã trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng thời Bảo Lộc lên ngôi với tằm tang cách đây đã lâu. Nhưng rồi theo thời gian nghề trồng dâu nuôi tằm của xã cũng như của

Xanh lại những vườn dâu Đam B’ri

cả thành phố này đi xuống vì nhiều nguyên do, trong đó có giá kén thấp, tằm nuôi nhiều dịch bệnh, thu không đủ chi, người dân thay dần các vườn dâu bằng vườn cà phê. Nay thì quá trình chuyển đổi cây dâu tằm đang quay ngược trở lại.

Như bà Trịnh Thị Hồng Thắm, 35 tuổi, một nông dân có 3 sào trồng dâu nuôi tằm của Thôn 10, xã Đam B’ri chia sẻ: “Lúc mới bắt đầu nuôi cũng hết sức lo ngại vì trước đây bố mẹ đã từng trồng dâu nuôi tằm rồi, ngày đó nuôi giống tằm cũ hết sức vất vả chứ không phải như giống tằm mới nhiều thuận lợi như hiện nay, chuyện lá dâu cho tằm cũng không dễ như bây giờ”.

Do giống dâu cũ nên thời đó theo bà Thắm, người nuôi phải rất vất vả sớm tối chăm sóc mới hái đủ lá cho tằm ăn, còn nay các giống dâu mới như S7CB, VA 201 cho năng suất lá rất cao. Trứng tằm thì trước đây người nuôi phải tự ươm khiến cho chất lượng tằm con không đạt, nhiều

Cho tằm ăn trong thời kỳ tằm ăn rỗi. Ảnh: V.Thuận

Hiệp hội Hoa Đà Lạt được thành lập năm 2006, có 95 hội viên gồm 72 doanh nghiệp, 5 làng

hoa, 4 trang trại, 3 tổ chức và 11 cá nhân. Sản phẩm hoa của hội viên Hiệp hội Hoa Đà Lạt gồm các loại hoa cắt cành như hoa hồng, hoa địa lan, hoa lily, hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền,… Các loại hoa xuất sang Hàn Quốc, Nhật Bản gồm các loại hoa cúc trắng Ping pong, cúc trắng kim cương, hoa cúc chùm… Hiện tại, diện tích trồng hoa ở Lâm Đồng lên tới 8.300 ha, có hơn 3,5 ha trồng hoa công nghệ cao, sản lượng đạt gần ba tỷ cành mỗi năm. Trong đó, hơn 89% sản lượng hoa được tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và TP Hồ Chí Minh. Ngành sản xuất hoa của Lâm Đồng luôn giữ mức tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm về diện tích và 15% mỗi năm về sản lượng, các giống hoa được sản xuất chủ yếu gồm: hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cẩm chướng, hoa lily… Sản lượng hoa xuất khẩu chiếm 10,7%, chủ yếu xuất sang các thị trường: Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Trung Quốc và một số ít sang Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan, Philippin, Nga… Kim ngạch xuất khẩu hoa năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng đạt hơn 42 triệu USD, sản lượng xuất khẩu đạt 268,36

Kết nối tiêu thụ hoa Đà Lạt tại thị trường Hà NộiÔng Phan Thanh Sang - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết: Vừa qua, tại Thủ đô Hà Nội, Sở Công thương thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng Sở Công thương Lâm Đồng tổ chức hội nghị Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ liên kết, phân phối, tiêu thụ sản phẩm hoa Đà Lạt tại thị trường phía Bắc.

triệu cành.Tại hội nghị này, Sở Công thương

thành phố Hà Nội cùng Hiệp hội Hoa đã phân tích tình hình thực tế của việc kết nối, tiêu thụ hoa giữa Hà Nội - Lâm Đồng. Thực trạng, nhiều thời điểm trong năm, do cả Lâm Đồng và Hà Nội cùng nở rộ một loại hoa như hồng, cúc, lily... khiến nguồn cung tăng mạnh, giá giảm, người trồng hoa thất thu. Nhiều vùng trồng hoa của Hà Nội phải nhập khẩu giống, nguyên vật liệu trồng hoa từ nước ngoài, trong khi ngay tại Đà Lạt cũng có thể cung ứng. Đó là chưa tính đến việc cả hai thị trường đều đang phải cạnh tranh gay gắt với hoa nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, việc liên kết, phối hợp cùng nhau điều tiết cung - cầu, phát triển ngành hoa là vấn đề chung mà 2 địa phương cùng hướng đến. Sở Công thương Hà Nội cũng đề nghị các hội viên của Hiệp hội Hoa Đà Lạt ký hợp đồng cung ứng - tiêu thụ ổn định giữa các nhà cung cấp của Lâm Đồng và các nhà phân phối, thương nhân Hà Nội để đảm bảo nguồn

hàng ổn định, cạnh tranh với các sản phẩm hoa ngoại nhập.

Cũng trong khuôn khổ chương trình xúc tiến, từ ngày 29/10 đến ngày 3/11, Sở Công thương Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Hoa Đà Lạt tổ chức chương trình khảo sát thị trường hoa tại các chợ đầu mối hoa Quảng Bá, Mê Linh, Hà Đông, các làng hoa và các shop hoa tại thành phố Hà Nội.

Ông Bùi Thế - Phó Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cũng cho

biết: Qua quá trình khảo sát, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoa của Lâm Đồng có cơ hội trao đổi, học hỏi, chia sẻ ky thuật trồng trọt, bảo quản sau thu hoạch,... tại trang trại; tại các chợ, đoàn khảo sát đã thu thập thông tin về khả năng tiêu thụ của hoa Đà Lạt, sức cạnh tranh của hoa Đà Lạt so với hoa Trung Quốc và hoa sản xuất ở địa phương. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình khảo sát thị trường, hai Sở sẽ đồng chủ trì tổ chức hội nghị tháo gơ

khó khăn, hỗ trợ liên kết phân phối, tiêu thụ sản phẩm hoa Đà Lạt tại thị trường phía Bắc.

Trên cơ sở ý kiến thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo hai Sở đã thống nhất một số giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động liên kết và tiêu thụ hoa, đó là: Đẩy mạnh tuyên truyền sản phẩm hoa Đà Lạt; so sánh, phân biệt giá trị và nhận diện thương hiệu hoa Đà Lạt. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng nhãn hiệu hoa “Đà Lạt - Kết tinh ky diệu từ đất lành”, Sở Công thương Hà Nội sẽ tuyên truyền về thương hiệu này trên trang web của Sở. Mặt khác, tăng cường kết nối về thông tin, dự báo thị trường, có sự điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước, hai Sở sẽ kết nối thường xuyên, lâu dài. Hiệp hội Hoa Đà Lạt kết nối thường xuyên với các ban quản lý chợ để nắm bắt nhu cầu, thông tin của tiểu thương; nhà sản xuất, cung ứng hoa của Lâm Đồng và tiểu thương, thương nhân phân phối hoa Hà Nội phải giữ chữ tín về sản phẩm, chất lượng, giá cả, vận chuyển; ngành Công thương sẽ có những đề xuất về chính sách để phát triển ngành hoa; Sở Công thương Hà Nội săn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện để hoạt động vận chuyển hoa trong thành phố vào dịp tết cổ truyền. DIỄM THƯƠNG

dịch bệnh, hiệu quả nuôi không cao. Còn nay, giống nuôi có săn vì nhiều hộ dân trong xã mở các lò ươm trứng để cung ứng tằm giống cho người nuôi, chỉ cần bỏ ra khoảng 580 ngàn đồng sẽ có ngay 1 hộp tằm con khỏe mạnh, thời gian nuôi cũng được rút ngắn khoảng 18 ngày cho chu trình từ khi lấy tằm con về cho đến thu hoạch kén.

Theo bà Lý, giống tằm mới hiện nay nếu so với ngày trước như “một trời một vực”, giống mới cho kén to, đạt chất lượng. Chuyện nuôi cũng không phải quá vất vả như trước, các né tre truyền thống được thay bằng né gỗ, bền hơn, dễ làm hơn, giá thành kén cao hơn. Số bữa ăn của tằm trên một ngày cũng giảm xuống chỉ còn 4 bữa. Nhiều người trong xã nay đã áp dụng nuôi tằm dưới nền đất tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Đam B’ri xanh lại...Theo bà Mai Thị Phượng, Chủ

tịch Hội Nông dân xã Đam B’ri,

trong tổng số trên 2.270 gia đình sinh sống trên địa bàn xã Đam B’ri thì nay đã có trên 520 hộ trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích trồng dâu tính đến thời điểm hiện nay trên 468 ha, con số này trong thời gian đến sẽ tiếp tục tăng nhanh.

“Đơn giản vì địa phương có truyền thống trồng dâu nuôi tằm lâu nay, rất nhiều gia đình có nhiều kinh nghiệm trong nghề, đất đai thích hợp, khí hậu địa phương phù hợp với con tằm” - bà Phượng cho biết.

Theo bà Phượng, với sự ổn định về giá hiện nay, với các giống dâu tằm mới có năng suất và hiệu quả về mặt kinh tế hơn nên chính quyền, đoàn thể xã đã tăng cường vận động người dân chuyển đổi những diện tích trồng chè, cà phê cằn cỗi, hiệu quả thấp sang trồng dâu hoặc xen canh dâu vào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Nhằm hỗ trợ cho người dân trên địa bàn, bà Phượng cho biết địa phương đã phối hợp với Trường Cao

đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc mở các lớp dạy trồng dâu nuôi tằm nhằm hướng dẫn cho bà con những kĩ thuật nuôi trồng, chăm sóc mới. Xã cũng phối hợp với Phòng Kinh tế và Trung tâm Nông nghiệp thành phố tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm cho người dân; chính quyền cũng hỗ trợ người nuôi nông cụ như nong, né, khay đựng tằm...

Vẫn có những thách thức cho người trồng dâu nuôi tằm trên đất Bảo Lộc hiện nay. Như bà Lý và nhiều người nuôi ở Đam B’ri ví von: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, nghề nào cũng có những cái khó của nó. Không chỉ nắm vững các ky năng cần thiết trước khi bắt tay vào việc, người nuôi cũng cần biết một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến năng suất. Chẳng hạn, vì tằm là loài rất nhạy cảm, lá dâu trước khi hái cho ăn phải đảm bảo sạch, an toàn, không tồn đọng thuốc trừ sâu trong lá.

Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi, mùa mưa là mùa nuôi cực nhất đối với người nuôi. Vào những ngày tằm bước vào ăn rỗi, trung bình mỗi hộp tằm cũng ăn hết gần hai tạ dâu lá nên việc sấy dâu để tằm ăn đủ bữa cũng rất vất vả.

Nhưng với nhiều người dân Đam B’ri, chỉ cần nắm vững ky thuật nuôi mới, thay đổi tập quán nuôi cũ, cải tiến cách làm cùng với đầu ra ổn định như hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã và đang cải thiện cuộc sống cho rất nhiều người dân trên vùng đất Đam B’ri hôm nay.

GIA KHÁNH - VIỆT THUẬN

Hoa Đà Lạt tại chợ hoa Quảng Bá - Hà Nội vào 2h sáng.(ảnh do Sở Công thương Lâm Đồng cung cấp).

Page 4: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

4 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Yêu nghề, mến trẻ, nỗ lực trong công tác, nhiệt tình trong phong trào... là những cụm từ Ban giám hiệu, đồng nghiệp cũng như phụ huynh nhận xét về cô giáo Cil Múp Brỡn - giáo viên Trường Mầm non Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương.

Không phải tự nhiên mà cô giáo Cil Múp Brơn được mọi người dành nhiều tình cảm như vậy. Đối với những đứa trẻ tận xã vùng sâu,

vùng khó khăn nhất của huyện Lạc Dương này, cô Brơn thực sự như mẹ hiền ở trường. Hơn 7 năm công tác ở mảnh đất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Đưng K’Nớ, hơn ai hết, cô Brơn hiểu rõ những thiệt thòi của trẻ em nơi đây: cơm ăn, áo mặc còn chưa đủ nói gì đến chuyện được chăm sóc đủ đầy, được đến trường học cái chữ… Bản thân cô ngày nhỏ cũng vậy, hết theo cha mẹ lên nương làm rẫy lại vào rừng đốn củi đốt than. Nhưng Brơn lại quyết tâm theo đuổi “con chữ” để trở thành một giáo viên mầm non góp phần chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ trong buôn làng. Sau khi học xong chuyên ngành Mầm non, cô được phân công về công tác ở phân trường xa nhất của Trường Mầm non Đưng K’Nớ. “Đó cũng là niềm vui, là ước mơ đã thành hiện thực với mong muốn “ươm” thêm những “mầm non” trên vùng đất còn nhiều khó khăn này”, cô Brơn chia sẻ.

Trong công tác giảng dạy, cô luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập để chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Không quản ngại khó khăn, vất vả, cô băng rừng vượt suối tìm đến từng nhà để vận động trẻ ra lớp. Để trẻ thích đến trường, trong lớp cô luôn thay đổi hình thức các hoạt động, luôn tạo cái mới cho trẻ thích thú và chăm đến lớp. Bên cạnh các hoạt động học, cô tìm tòi, chịu khó để tạo ra môi trường phong phú theo từng chủ đề giúp trẻ dễ dàng trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ xung quanh. Để trẻ được sống trong môi trường mầm non thân thiện, thích đến lớp, cô không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào giảng dạy thực tế tại lớp học của mình. Tuy là một trường vùng sâu vùng xa, nhưng trẻ Trường Mầm non Đưng K’Nớ

Ươm mầm non nơi vùng sâu

Cô Brỡn luôn đem hết tâm huyết để dạy dỗ, chăm sóc trẻ. Ảnh: V.Hùng

Ngày 8/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh làm việc với huyện Đam Rông về kiểm

tra thực tế công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra hiện trường và giải quyết việc xin khai thác trắng 58,5 ha rừng trồng sau giải tỏa (cây keo lai) của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sê-rê-pốk. Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã nghe huyện Đam Rông báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của huyện. Qua đó, trong 10 tháng đầu năm 2018, qua sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, UBND các xã và các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng đã phát hiện và lập biên bản 60 vụ vi phạm (giảm 24 vụ so với cùng ky năm 2017, tương ứng giảm 30%

ĐAM RÔNG: Vi phạm rừng giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp

về số vụ). Trong đó, phá rừng trái pháp luật 15 vụ, khai thác rừng trái phép 25 vụ, vận chuyển lâm sản 7 vụ, mua bán, cất giữ lâm sản 13

vụ. Huyện đã xử lý 51/60 vụ, thu nộp ngân sách hơn 437 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Hởi - Chủ tịch UBND

huyện Đam Rông nhấn mạnh, công tác QLBVR là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của huyện. Tuy nhiên, diễn biến về

vi phạm lâm luật vẫn còn phức tạp. Ông Hởi cũng chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, đó là, sức ép di dân tự do, tập quán canh tác của người dân, việc xử lý vi phạm đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn, chính quyền xã và Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng chưa có phương án hiệu quả đối phó khi các tình huống phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép...

Đồng chí Phạm S lưu ý, huyện Đam Rông phải tập trung tăng cường về công tác QLBVR, đặc biệt phải chỉ đạo quyết liệt giải quyết vụ vi phạm ở Tiểu khu 216 xã Phi Liêng, bên cạnh đó, phải ổn định dân di cư tự do, không để người dân lấn chiếm đất rừng. Đối với công tác rồng rừng, huyện phải linh hoạt triển khai để đảm bảo tiến độ thực hiện.

HOÀNG YÊN - HỒNG THẮM

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S làm việc với huyện Đam Rông về công tác bảo vệ và phát triển rừng.

LẠC DƯƠNG:Thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện

UBND huyện Lạc Dương vừa công bố quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện.

Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Lạc Dương có chức năng phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện; Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin, thể thao cấp xã, thị trấn; Tổ chức các dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; Nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.

Việc thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện nhằm từng bước thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, thông tin và thể thao nói riêng và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. VIỆT HÙNG

ĐƠN DƯƠNG:Tập huấn công tác quản lýnhà nước về tôn giáo

Ban Tôn giáo tỉnh vừa phối hợp với UBND huyện Đơn Dương tổ chức lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Tham gia lớp tập huấn có 150 đại biểu là lãnh đạo chính quyền các xã, thị trấn và cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách quản lý nhà nước về tôn giáo trong toàn huyện đã về dự.

Các đại biểu được quán triệt, truyền đạt nội dung Luật Tín ngương tôn giáo năm 2016 đã được thông qua tại ky họp lần thứ 2, Quốc hội khóa XIV và nội dung Nghị định 162 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngương tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương, hướng dẫn các thủ tục về việc cấp giấy phép xây dựng đối với các cơ sở tôn giáo và quyền tự do tín ngương của công dân. N. THANH

đã được cô dạy và rèn luyện tốt những ky năng, kiến thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.

“Với những nỗ lực trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ, lớp do cô Brơn chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số trẻ từ đầu năm học đến cuối năm học đạt 100%, tỷ lệ trẻ tăng cân đều hàng quý. Tất cả các cháu đến lớp đều thích tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo trong quá trình chơi và học. Lớp học do cô Brơn chủ nhiệm nhiều năm liền được chọn làm lớp điểm của trường, là lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Đồng thời, là một giáo viên trẻ, cô xây dựng tổ chức tốt các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và đạt kết quả cao”, cô Nguyễn Thị Nông - Hiệu trưởng Trường Mầm non Đưng K’Nớ nhận xét.

Ngoài công việc giảng dạy, chăm sóc trẻ tại lớp của mình, với vai trò Chủ tịch công đoàn, cô Brơn vận động đoàn viên thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trường, ngành phát động. Cô cũng là “đầu tàu” tham gia vào các hội thi, hội thảo và luôn đạt các giải cao. Cô tham gia thi “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ” cấp huyện và đại diện cho huyện tham dự hội thi “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ” cấp tỉnh, tham gia thi giáo viên tài năng duyên dáng, thi nghiệp vụ sư phạm trẻ... Với sự cần mẫn, chăm chỉ chịu khó học hỏi trong công việc nên cô đã đạt nhiều thành tích

trong sự nghiệp giáo dục của bản thân như đạt “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”, danh hiệu “Giáo viên giỏi cấp huyện” nhiều năm liền. Cô cũng là “hạt nhân” trong phong trào văn nghệ, cô còn hướng dẫn, bồi dương trẻ trong trường tham gia các chương trình văn nghệ nhân các ngày lễ hội của trường, các hội thi của trẻ do các cấp tổ chức.

Đối với cô giáo mầm non vùng sâu Đưng K’Nớ - Cil Múp Brơn: “Mong muốn tất cả trẻ em độ tuổi mầm non trong buôn làng đều được đến trường, được dạy dỗ, chăm sóc đầy đủ để phát triển toàn diện”. Ngày ngày, trên con đường đến trường quen thuộc, niềm tin về một ngày mai tươi sáng của trẻ vùng sâu vẫn mãi cháy trong cô.

VIỆT HÙNG

Để trẻ thích đến trường, trong lớp cô luôn thay đổi hình thức các hoạt động, luôn tạo cái mới cho trẻ thích thú và chăm đến lớp. Bên cạnh các hoạt động học, cô tìm tòi, chịu khó để tạo ra môi trường phong phú theo từng chủ đề giúp trẻ dễ dàng trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ xung quanh.

Page 5: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

5 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Vượt lên số phậnNgày đó, khi chưa tròn 5 tháng

tuổi, sau một cơn sốt kéo dài, cô Đèo Nàng Quynh đã bị teo cơ hoàn toàn chân phải. Được bố mẹ đưa đi chạy chữa khắp nơi, trải qua 3 lần phẫu thuật tạo dựng cơ bắp, nhưng không có kết quả, cô đành chấp nhận tật nguyền từ thời niên thiếu. “Càng lớn, tôi càng ý thức được sự kém may mắn của mình, khi mỗi bước đi tập tễnh của mình tôi đều nhận được sự mỉa mai chê cười của đám trẻ con và cả người lớn. Nhưng càng như vậy, tôi càng quyết tâm phải vươn lên để khẳng định mình” - cô Quynh bùi ngùi nhớ lại.

Nói thì có vẻ rất dễ dàng, nhưng để học xong phổ thông, rồi tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng là cả một quá trình nỗ lực vươn lên không mệt mỏi của cô gái Đèo Nàng Quynh lúc bấy giờ. Đó là những tháng ngày ra vào bệnh viện để phẫu thuật chân, rồi lại vừa theo đuổi sự nghiệp học hành. Những năm tháng đầy vất vả đó, bây giờ đây, khi hồi tưởng lại, cô Quynh bảo, chúng vẫn hiện rõ trong đầu cô rõ mồn một. Và ngay tại những tháng ngày dài nằm ở bệnh viện, khỏe lúc nào là cô gái bé nhỏ ấy lại trườn ra khuôn viên, hành lang tập luyện thể lực, chập chững từng bước chân, với mong muốn cháy bỏng là tự mình có thể bước đi trên đôi chân của mình, dẫu chúng không lành lặn. Rồi khi trải qua bao khó khăn và khó nhọc, bao giọt mồ hôi và nước mắt đã rơi, ngày cô tự bước đi trên đôi chân nhỏ bé của mình mà không cần đến cặp nạng hay sự giúp đơ của người khác cũng đến. Cô bảo, cô đã không cầm được nước mắt vì hạnh phúc.

Không dừng lại ở đó, cô bảo, ngay từ khi ý thức được sự kém may mắn của mình, cô luôn quyết tâm phải học

Như hoa hướng dương hướng về mặt trờiBị bại liệt từ nhỏ, những tưởng cô gái đó cũng sẽ buông xuôi theo số phận, nhưng không, càng khó khăn, cô càng vươn lên, như những bông hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời, để tự khẳng định mình và để yêu thương, san sẻ cùng mọi người. Cô là Đèo Nàng Quynh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Vươn Lên của Hội Người khuyết tật Đức Trọng.

hành tới nơi, tới chốn, vì chỉ có con đường học vấn mới giúp cô khẳng định được bản thân, vượt lên mặc cảm. Cũng với quyết tâm đó, cô luôn kiên nhẫn tự học bằng sách vở, tài liệu do cha mẹ và bạn bè mang tới. Rồi cứ thế, cô lần lượt vượt qua các ky thi chuyển cấp, rồi ky thi tốt nghiệp phổ thông và tốt nghiệp Đại học Tài chính, chuyên ngành ngân hàng.

Sẻ chia cùng mọi ngườiĐất nước giải phóng, cô tham gia

công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 1992. Sau 20 năm công tác trong ngành ngân hàng, cô nghĩ, đến lúc mình phải dành thời gian để chăm sóc người thân, vậy là cô xin nghỉ để có thời gian chăm sóc mẹ già. Ở cạnh mẹ được 2 năm thì mẹ mất,

ở nhà cũng buồn, săn có nghiệp vụ tài chính và lòng yêu quý trẻ thơ, cô xin mở nhóm trẻ gia đình lấy tên là Vành Khuyên, với tâm niệm vừa giúp đơ những đôi vợ chồng neo đơn, vừa tạo công ăn việc làm cho một bộ phận giáo viên mầm non mới ra trường trang trải cuộc sống. “Thật lòng là những ngày đầu mở nhóm trẻ, tôi rất bơ ngơ, lúng túng vì mọi thứ đều rất mới mẻ. Nhưng rồi, được sự giúp đơ, hỗ trợ hết lòng của chồng, và cả sự thông cảm, chia sẻ của phụ huynh, cũng như sự giúp đơ của các thầy cô ở Phòng Giáo dục, tôi cũng dần vượt qua được khó khăn và làm được” - cô Quynh chia sẻ.

Nhóm trẻ Vành Khuyên của cô mở ra, lúc đầu chỉ có 5, 6 đứa trẻ, rồi lên đến 15 đứa và giai đoạn đông nhất là 160 đứa trẻ. Lúc đầu, cô tận

dụng nhà đang ở để làm nhà trẻ, sau phải xây thêm 2 dãy nhà nữa mới đủ không gian để cho trẻ theo học. Trong suốt gần 20 năm xây dựng, nhóm trẻ Vành Khuyên luôn nhận được sự tin tưởng của các phụ huynh khi cho con theo học tại đây. 2 năm trở lại đây, do tuổi cao sức yếu, cô đành cho giải thể nhóm trẻ.

Không dừng lại ở đây, bản thân vốn là người khuyết tật nên cô bảo, hơn ai hết, cô thấu hiểu nỗi mất mát, thiệt thòi của những mảnh đời sinh ra bị khuyết tật. Cũng vì lẽ đó, cách đây hơn 10 năm, cô xin gia nhập Hội Người khuyết tật huyện Đức Trọng, với mong muốn góp một phần công sức của mình cho những người cùng cảnh ngộ.

“Đa số người khuyết tật sống phụ thuộc vào gia đình, trình độ học

vấn thấp, ít giao tiếp với xã hội bên ngoài, họ đều mong muốn có việc làm ổn định, phù hợp với sức khỏe của mình, vì vậy, tôi luôn động viên và mong muốn các con của người khuyết tật được học hành đến nơi đến chốn để sau này có được công việc ổn định, lo cho bản thân của các con và phụ giúp gia đình” - cô Quynh chia sẻ. Và cách giúp đơ thiết thực nhất của cô dành cho những đứa trẻ là con em hội viên Hội Người khuyết tật của huyện nhiều năm qua đó là tặng học bổng, vở tập, quần áo cho các con... Cô cũng vận động bạn bè, bà con thân thuộc của mình cùng tham gia công việc này.

Cùng đó, để tạo nguồn thu nhập ổn định cho chị em hội viên, từ năm 2007, cô Quynh và Ban Chấp hành Hội Người khuyết tật huyện Đức Trọng đã mạnh dạn đứng ra thành lập Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Vươn Lên để giải quyết việc làm cho hội viên với ngành nghề may - đan - móc, với mong muốn tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định giúp các hội viên là người khuyết tật trong huyện xóa đi mặc cảm, tự tin, hòa nhập với cộng đồng.

Nói về cô Đèo Nàng Quynh, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Đức Trọng cho biết thêm: “Từ khi tham gia Hội Người khuyết tật của huyện cho đến nay, cô Quynh đã dành rất nhiều tâm huyết cho hội, từ trao học bổng cho các cháu, bán nữ trang của bản thân để may đồng phục cho anh chị em hội viên hay chạy đôn chạy đáo vận động tiền bạc, công sức để xây dựng hợp tác xã Vươn Lên... Dù ở bất ky công việc nào, cô cũng làm hết lòng và tận tâm và nay, ở vào cái tuổi gần 70, cô vẫn luôn hết lòng vì mọi người”.

THY VŨ

Không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi, ông Nguyễn Thanh Xuân ở thôn Lăng Kú, xã Gung Ré (Di Linh) còn là nhân tố tích cực đóng góp cho cộng đồng, xã hội bằng những việc làm thiết thực, kết nối những tấm lòng từ thiện, hỗ trợ, giúp đỡ những phận đời bất hạnh, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Trước đây, ông Nguyễn Thanh Xuân công tác tại huyện Bảo Lộc (nay là TP

Bảo Lộc). Sau khi xin nghỉ chế độ một lần bởi hoàn cảnh gia đình, ông Xuân cùng vợ con về sinh sống tại xã Gung Ré. Tại đây, ngoài việc đầu tư phát triển kinh tế gia đình (canh tác 7 ha cà phê), ông Xuân luôn hướng về các hoạt động từ thiện, xã hội và trở thành nhân tố tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Ông Nguyễn Thanh Xuân chia sẻ:

“Tôi tham gia hoạt động từ thiện với mong muốn giúp bà con, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại địa phương vơi bớt khó khăn, vất vả để hướng tới tương lai tươi đẹp hơn. Đồng thời, góp sức cùng chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới”.

Đến thăm một số gia đình được hỗ trợ làm nhà ở tại thôn Lăng Kú, tuy cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, nhưng trên khuôn mặt đã hiện rõ niềm vui bởi không còn sống trong căn nhà dột nát, tạm bợ như trước kia. “Công việc của vợ chồng tôi chủ yếu đi làm thuê (có 3 sào cà phê, nhưng thuộc đất lâm nghiệp). Năm 2018, nhờ ông Xuân vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ được 35 triệu đồng, xây cất căn nhà có diện tích 28 m2 với trị giá 40,6 triệu đồng. Đến nay, gia đình tôi đã được xét thoát khỏi diện hộ nghèo”, anh Dạ Kròng K’Niêm cho biết.

Còn chị Ka Thủy chia sẻ, gia đình chị cũng được hỗ trợ kinh phí 25 triệu đồng, cất được căn nhà cấp 4 để che mưa, che nắng. Có nhà, vợ chồng chị Ka Thủy có thêm động

lực để chăm lo phát triển kinh tế và sớm được thoát nghèo.

Như vậy, từ năm 2014 đến nay, ông Nguyễn Thanh Xuân đã vận động hỗ trợ xây dựng 5 căn nhà tình thương cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã. Hiện, ông Nguyễn Thanh Xuân đang tiếp tục vận động các nhà tài trợ xây dựng thêm hai căn nhà tình thương cho một số hoàn cảnh khó khăn khác.

Thật khó để mà kể hết những đóng góp, công việc mà ông

Nguyễn Thanh Xuân đã và đang làm cho cộng đồng, xã hội tại địa phương xã Gung Ré trong suốt thời gian qua. Nhưng hàng năm, bình quân ông Nguyễn Thanh Xuân vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và mạnh thường quân ở TP Hồ Chí Minh hỗ trợ cho địa phương thông qua các chương trình hoạt động thiện nguyện xã hội là 200 triệu đồng. Ngoài hỗ trợ xây dựng các căn nhà tình thương, ông Xuân còn vận động hỗ trợ tiền ăn tết cho các hộ nghèo và cận nghèo; giúp

đơ cho các đối tượng không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo có điều kiện chữa bệnh; hỗ trợ tiền, gạo cho gia đình tại thôn Hàng Làng có con bị đuối nước tại biển Nha Trang; tiền mua quan tài và một tạ gạo cho hoàn cảnh khó khăn ở thôn Lăng Kú...

Trong năm 2017 và năm 2018, ông Nguyễn Thanh Xuân đã vận động thanh niên thiện nguyện ở Quận 5, Quận 7..., TP Hồ Chí Minh tặng 1.500 suất quà Tết Trung thu, vở, cây viết... cho các cháu thiếu nhi và tặng 200 phần quà cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ cho Trường THCS Gung Ré một chiếc dù sinh hoạt trị giá 28 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Gung Ré nhận xét: “Ông Nguyễn Thanh Xuân là gương điển hình trong công tác từ thiện tại địa phương. Những năm qua, ông là người vận động, kết nối những tấm lòng thiện nguyện từ các nơi hỗ trợ nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại địa phương vươn lên trong cuộc sống...”.

LAM PHƯƠNG

Người kết nối những tấm lòng từ thiện

Ông Nguyễn Thanh Xuân đã mang niềm vui đến với bà con nghèo. Ảnh: L.Phương

Cô Đèo Nàng Quynh bên các sản phẩm đan, móc của các hội viên Hội Người khuyết tật tại Hợp tác xã Vươn Lên. Ảnh: T.Vũ

Page 6: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

6 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp

Từ các chương trình dự án và nguồn vốn ngân sách địa phương, những năm qua, huyện Di Linh đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; trong đó có 33 công trình giếng khoan, 7 công trình nước tự chảy tại 15 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về nước sinh hoạt.

Qua kiểm tra, khảo sát, ngoài các công trình cấp nước sinh hoạt đang hoạt động hiệu quả, đến nay có 13 công trình đã xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả, cá biệt có một số công trình đã ngưng hoạt động. Nguyên nhân, phần lớn là do ý thức của người dân sử dụng nước còn nhiều hạn chế; công tác quản lý, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và sửa

chữa chưa được chú trọng; người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, nên tình trạng hư hỏng một số đoạn đường ống và một số hạng mục, thiết bị không chủ động khắc phục, sửa chữa kịp thời dẫn đến công trình bị xuống cấp trầm trọng…

Để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô hạn sắp tới, UBND huyện Di Linh đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tiến hành khảo sát, xây dựng phương án khắc phục và phân bổ nguồn kinh phí sửa chữa một số công trình xuống cấp nêu trên.

NDONG BRỪM

Di Linh nhiều công trình cấp nước sinh hoạt ngưng hoạt động

Di Linh hiện có 11 công trình giếng khoan và 2 công trình nước tự chảy đã ngưng hoạt động.

Điều dễ cảm nhận được là ở mỗi gia đình chúng tôi đến, những nỗi đau, sự mất mát, những giọt nước mắt

vẫn hiển hiện sau cái chết của người thân. Và những nỗi đau ấy nhắc nhở mỗi người trong chúng ta rằng, trước tay lái chúng ta là tính mạng những con người.

Những con người đột ngột ra đi Chị Nguyễn Thị Ngoan vẫn ngẩn ngơ trong

căn nhà nhỏ góc hẻm đường Nguyễn Trung Trực, Phường 3, thành phố Đà Lạt. Chồng chị, anh Đoàn Dũng vừa ra đi vì tai nạn giao thông vào giữa tháng 10.2018. Chị nhắc đi nhắc lại mãi anh Dũng không biết chạy xe máy, ảnh ngồi sau xe người ta mà bị tông, ảnh chết oan uổng quá. Người chồng, người lao động chính trong nhà ra đi để lại người vợ, những đứa con chênh vênh vì mất mát. Nỗi đau do tai nạn giao thông còn ập đến với những gia đình như chị Lê Thị Lan (đường Nguyên Tử Lực, Đà Lạt) vừa mất người mẹ già, ông Lê Văn Minh (Hiệp Thạnh, Đức Trọng) mất đi người vợ hiền trong vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm tử vong 5 người tại Đức Trọng mới đây…

Gia đình cô giáo Nguyễn Thị Lê Na, Trường Mầm non xã Đạ Quyn, Đức Trọng là một nỗi day dứt thực sự cho những người đã gặp.

Cô giáo Lê Na mất vì TNGT, để lại 2 đứa con còn nhỏ dại chưa đầy 10 tuổi, không biết người mẹ đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại để ôm con vào lòng và chăm sóc chúng khôn lớn.

Hai cháu sẽ lớn lên mà không có bàn tay chăm sóc của mẹ. Gia đình ông Krajan Ha San, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông cũng vậy. Vợ ông, các con của ông mất đi nguồn trụ cột trong nhà, mất đi bóng mát che chở cho các con thơ. Tất cả những gia đình ấy đều tang thương vì cái chết đau đớn, đột ngột của người thân, của cha, mẹ, vợ, chồng. Những cái chết mà nếu những người cầm lái xe máy, xe ô tô

Trước tay lái là tính mạng con ngườiTháng 11/2018, tháng có Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2018, chúng tôi cùng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Lâm Đồng tới thăm hỏi, chia buồn với gia đình những nạn nhân bị thương vong vì tai nạn giao thông (TNGT).

tuân thủ luật, chạy xe bằng lương tâm thì sẽ không xảy ra.

Và nỗi đau cả trăm gia đình Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết, chỉ

trong 10 tháng đầu năm 2018, Lâm Đồng đã có 115 người chết vì TNGT. Tuy con số người chết vì TNGT có giảm so cùng kỳ 2017 nhưng vẫn là con số làm đau nhói lòng người. Vì sau mỗi con số người chết đi là những gia đình mất người thân, là nỗi mất mát không thể sẻ chia, là những hệ lụy không thể đo đếm. Mỗi người qua đời khiến gia đình họ lâm vào khủng hoảng và không biết đến bao giờ có thể nguôi quyên.

Ông Trương Hữu Hiệp, Phó Ban ATGT tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải chia sẻ, các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng hết sức để giảm TNGT, để không còn những cái chết bất ngờ trên mỗi con đường đi học, đi làm. Mỗi nỗi đau của gia đình các nạn nhân TNGT cũng là nỗi đau chung của toàn cộng đồng, là sự quan tâm, lo lắng của Nhà nước.

Ông cũng đề nghị mỗi người tham gia giao thông hãy đồng hành cùng nhà nước, hết sức chấp hành luật giao thông đường bộ, đường thủy để góp phần giảm bớt tai nạn, giúp mọi người đi lại an tâm hơn trên mỗi nẻo đường. Về phần cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xử phạt về các vi phạm ATGT, kiện toàn hệ thống đường sá, cầu cống để người và phương tiện lưu thông thuận lợi.

Chúng tôi xin ghi lại lời nhắn nhủ của ông Lê Văn Minh, chồng của nạn nhân Nguyễn Thị Bạch Phượng chết vì TNGT: “Tôi mong mỏi mỗi người đi lại trên đường hãy ghi nhớ, trước tay lái mình là tính mạng con người. Hãy chạy xe bằng sự tỉnh táo và bằng lương tâm, đứng vì bất cẩn mà làm người khác phải chết oan ức. Tôi cũng mong các ngành chức năng làm hết nhiệm vụ, tuần tra kiểm soát thường xuyên, quản lý đường sá, phương tiện chặt chẽ, hiệu quả, để không còn những cái chết đau đớn như vợ tôi, để mỗi lần ra đường không phải là một cuộc chiến sinh mạng”. DIỆP QUỲNH

Ban An toàn giao thông tưởng nhớ nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Ảnh: D.Q

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đối với các Sở NN&PTNT, TN&MT, KH&ĐT, Công an tỉnh, UBND huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và đơn vị chủ rừng tiếp tục chỉ đạo, tập trung thực hiện quyết liệt, đầy đủ, kịp thời các nội dung theo Chỉ thị 30 của Tỉnh ủy, Thông báo 175 của UBND tỉnh và các văn bản liên

quan khác. “Thường xuyên bám sát địa bàn, cơ sở để kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý hoặc tham mưu cấp thẩm quyền xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp theo đúng quy định của pháp luật nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa không để tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm - san ủi - sang nhượng - sử dụng đất lâm nghiệp trái quy định xảy ra”, văn bản chỉ đạo.

Cùng đó, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp trên và trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép, lấn chiếm - san ủi - sang nhượng đất lâm nghiệp trái quy định Nhà nước mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Công an, kiểm lâm và UBND cấp huyện công bố điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, tố giác… M.ĐẠO

Tập huấn kiến thức môi trường cho nông dân

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đang tăng cường nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về phân loại và xử lý rác thải, chất thải nông nghiệp cho nông dân Lâm Đồng.

Gần 300 hội viên nông dân thuộc Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương được hướng dẫn các kiến thức về phân loại và xử lý rác thải, chất thải nông nghiệp. Đồng thời, Hội còn tập huấn kỹ năng thu hút, vận động các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia vào giữ gìn môi trường, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng chất thải nông nghiệp để ủ thành các loại phân hữu cơ có lợi cho đất và cây trồng.

Hội nông dân Việt Nam xác định bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu của Hội để hướng tới một nông thôn xanh bền vững. D.Q

Đạ Tẻh chuyển đổi gần 1.480 ha đất lúa

Ước cả năm 2018, huyện Đạ Tẻh chuyển đổi gần 1.480 ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong đó, vụ Đông Xuân năm 2017 - 2018, huyện Đạ Tẻh chuyển đổi gần 1.130 ha đất lúa sang trồng bắp (gần 900 ha), dưa hấu, rau màu (hơn 200 ha), dâu tằm (hơn 30 ha).

Còn vụ hè thu và vụ mùa trong năm 2018, huyện Đạ Tẻh chuyển đổi 350 ha đất lúa sang trồng bắp và dâu tằm.

Đặc biệt, với mô hình chuyển đổi chuyên canh 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa cộng 1 vụ bắp trong năm 2018 đã hạn chế các loại sâu bệnh thường xuyên gây hại cây lúa như lùn xoắn lá, rầy nâu.., đồng thời tiết kiệm nước tưới từ các công trình thủy lợi.

Dự kiến vụ Đông Xuân 2018 - 2019, huyện Đạ Tẻh tiếp tục chuyển đổi khoảng 1.150 ha đất lúa 3 vụ sang trồng 2 vụ lúa với 1 vụ bắp trên địa bàn thị trấn Đạ Tẻh và 5 xã: An Nhơn, Đạ Kho, Triệu Hải, Quốc Oai và Hương Lâm. VŨ VĂN

Cấp chứng nhận đào tạo nghề sấy hồng khô cho 100 lao động

Mới đây, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã tổ chức bế giảng 3 lớp đào tạo nghề sấy hồng khô theo công nghệ Nhật Bản và cấp chứng chỉ hoàn thành lớp đào tạo cho 100 học viên.

Các lớp học nghề trên bắt đầu được triển khai từ giữa tháng 7/2018, đối tượng là người lao động nông thôn ở xã Xuân Trường và Xuân Thọ. Trong thời gian 3 tháng tham gia học tập, học viên được phổ biến các nội dung về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng, kỹ thuật thu hoạch, kỹ thuật sản xuất và bảo quản hồng khô theo công nghệ Nhật Bản và giải đáp các câu hỏi của học viên về sấy hồng khô truyền thống, kiến thức về an toàn thực phẩm, cách quảng cáo sản phẩm… ĐAM TRỌNG

Page 7: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

7 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Huyện Đức Trọng đặt mục tiêu cơ bản thu gom toàn bộ rác thải đô thị, rác thải nông thôn và xử lý theo quy định, hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan.

Thu gom, xử lý rác thải luôn là nội dung quan trọng được huyện Đức Trọng xác định là cơ sở bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội bên vững.

Hiện nay sau nhiều nỗ lực triển khai, lượng rác thải đô thị, rác thải nông thôn phát sinh trên địa bàn huyện đã và đang được Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng (QL&KTCTCC) thu gom tại 10 xã, thị trấn; kể cả thu gom vận chuyển rác thải hữu cơ, rác thải sinh hoạt cho một số công ty, doanh nghiệp trong và ngoài Khu công nghiệp Phú Hội. Tổng khối lượng rác thu gom vận chuyển mỗi ngày ở Đức Trọng khoảng 160 m3, tương đương 85 tấn rác.

Tại thị trấn Liên Nghĩa, tỉ lệ thu gom rác đạt 81%, trung bình 32 tấn/ngày, chiếm gần 40% lượng rác thải của toàn huyện. Các đơn vị mới đang thực hiện quét thu gom rác tại các trục đường chính, một số tuyến đường trung tâm huyện và khu vực Chợ Liên Nghĩa nên chưa đáp ứng được công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm, đường hẻm. Đối với rác thải nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt 73,8%, trung bình 53 tấn/ngày.

Riêng đối với 5 xã vùng Loan, hiện tại Trung tâm QL&KTCTCC chưa triển khai tuyến thu gom do địa bàn xa, phương tiện và

Đức Trọng: Tập trung thu gom và xử lý rác thải

Câu lạc bộ Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường tại các xã thường xuyên ra quân thu gom rác thải phát sinh trên các tuyến đường. Ảnh: H.T

Thời gian qua, nạn “xe dù, bến cóc” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng hoạt động phức tạp hơn. Để chấn chỉnh tình trạng trên, cơ quan chức năng đang nỗ lực tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt nhằm lập lại trật tự vận tải những tháng cuối năm.

Đón trả khách tại “bến cóc” trong đô thịQua theo dõi tình hình thực tế trên địa bàn

tỉnh thời gian gần đây, các xe hoạt động trên tuyến cố định không ký lệnh vận chuyển trước khi vận chuyển khách và xe hợp đồng chạy trá hình có xu hướng tăng trở lại. Đặc biệt là tuyến Đà Lạt đi Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Phước, Đồng Nai, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là tuyến có lượng khách lớn nên các phương tiện thường “chạy dù” xuất phát bắt đầu từ sáng sớm và ban đêm tập trung tại các điểm đậu đỗ đón trả khách như: Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, chợ Bùi Thị Xuân, Ngã ba đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuối đường Nguyên Tử Lực,...

Công an TP Đà Lạt cho biết, một số công ty sử dụng phương tiện có trọng tải từ 45 - 50 chỗ ngồi, hoạt động theo hình thức tuyến cố định nhưng “núp” dưới hình thức xe chạy hợp đồng thường xuyên trong thời gian qua. Như sáng 7/11, chúng tôi gọi điện cho nhiều nhà xe chạy các tuyến, chủ yếu là các tuyến đi Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, TP Nha Trang, Đà Nẵng thì được biết thay vì đón khách tại bến xe lớn có phép, hầu hết các đại diện nhà xe đều nhận đón khách về các điểm tập kết còn gọi là “bến cóc” không đúng quy định. Cụ thể, nhà xe Thanh Thủy trên đường Nguyên Tử Lực (Phường 8) chạy tuyến Đà Lạt - Đà Nẵng vào khoảng 14h chiều hằng ngày, theo ghi nhận có rất nhiều hành khách được đưa tới điểm tập kết sai phép tại đây.

Nạn “xe dù, bến cóc” còn diễn biến phức tạp

Nhà xe Phúc Hải - một trong 7 nhà xe tại TP Đà Lạt Ban An toàn giao thông tỉnh xác định đưa rước khách tập kết tại “bến cóc” sai quy định. Ảnh: C.Phong

Theo phản ánh của một số đơn vị vận tải trên địa bàn tỉnh, hiện nay, xe giường nằm có phù hiệu xe hợp đồng dài hạn của một số đơn vị vận tải đã lách luật, khai thác khách trên tuyến cố định và cố tình tắt giám sát hành trình để hoạt động; sử dụng phù hiệu hợp đồng dài hạn để trá hình chạy tuyến cố định. Thực tế qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện vẫn còn rất nhiều phương tiện núp bóng “xe chạy hợp đồng”, đón trả khách tùy tiện, không chịu vào bến bãi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà xe chấp hành tốt các quy định.

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lâm Đồng, về xe hợp đồng trá hình có 2 dạng. Đó là xe của đơn vị chuyên chạy hợp đồng và xe của nhà xe chạy tuyến cố định nhưng lấy ra một số xe chạy với hình thức hợp đồng đón khách chạy tuyến cố định. Xe chạy dưới dạng hợp đồng không phải vào bến nên giảm chi phí 2 đầu bến, chạy được mọi lúc, mọi nơi không phải đăng ký theo tài. Trong khi đó, theo quy

định, trường hợp đủ hồ sơ thì Sở GTVT phải cấp phù hiệu hoạt động, không được phép từ chối. Vấn đề hiện nay là phải tăng cường công tác kiểm tra hoạt động phương tiện, nhất là phối hợp với lực lượng CSGT.

Qua kiểm tra tới cuối tháng 10/2018, Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng cho biết, riêng tại TP Đà Lạt, cơ quan chức năng thống kê có 7 bến cóc của các nhà xe gồm: Phúc Hải, Thanh Thúy, Vũ Hương, Tài Thắng, Hiền Ân, Bảo Vân, Thanh Bình Xanh và 14 xe dù của nhà xe Bảo Vân, Hiền Ân hoạt động ngay trung tâm thành phố.

Tại thành phố Bảo Lộc, có 25 xe dù hoạt động khi chưa được cấp phù hiệu, đón trả khách không theo tuyến đăng ký, xe chạy

tuyến cố định như xe hợp đồng. Tương tự, tại huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lâm và Cát Tiên, Thanh tra Sở GTVT xác định hơn 40 xe dù, 5 điểm bến cóc đón trả khách và cố tình chạy không đúng với các tuyến đã đăng ký.

“Xử lý chưa triệt để”Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo

đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 tháng năm 2018 và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại mới đây cho hay, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 164 vụ, 107 người chết, 105 người bị thương. So với thời gian cùng kỳ năm 2017: số vụ tăng 20 vụ (164/144), tăng 13,89%; số người chết giảm 3 người (107/110), giảm 2,73%; số người bị thương tăng 28 người (105/77), tăng 36,36%.

Về tình hình trật tự an toàn giao thông, theo ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị đánh giá: Bên cạnh những tồn tại, hạn chế khác thì công tác bảo đảm trật tự vận tải chưa chặt chẽ, quản lý chưa nghiêm, chế tài chưa đủ mạnh nên tình trạng “xe dù, bến cóc” còn diễn biến phức tạp, chưa được xử lý triệt để trong thời gian qua.

Trước thực tế trên, Sở GTVT cho biết, đơn vị đã và đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng liên quan có kế hoạch kiểm tra, xử phạt nghiêm các phương tiện vận tải hành khách trá hình bằng tuyến cố định, xe hợp đồng, các tụ điểm “xe dù, bến cóc”. Các nhà xe bắt buộc phải có hợp đồng vận tải hành khách với các nội dung cụ thể như: thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ nơi đi, địa chỉ nơi đến, hành trình chạy xe, số lượng hành khách,... Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra Sở GTVT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kế hoạch cao điểm kiểm tra. Đặc biệt, tại địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc, các tuyến quốc lộ, trạm thu phí và các bến, bãi, trạm điểm giao dịch, đón trả khách nhà xe đang hoạt động nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước. C.PHONG

nhân lực không đủ để đáp ứng yêu cầu nên các xã tự tổ chức thu gom, vận chuyển về điểm tập kết rác tập trung với lượng rác trung bình của các xã này là 15 tấn/ngày.

Tuy nhiên, do đây là bãi rác không có hệ thống xử lý khí thải, nước rỉ thải ra môi trường nên không đảm bảo được vệ sinh.

Bãi rác tập trung huyện Đức Trọng tại xã P’ré, xã Phú Hội đang trong tình trạng quá tải và là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác chưa được đầu tư kinh phí các hạng mục bảo vệ môi trường như hệ thống thu gom xử lý nước rỉ thải, vận hành không đúng quy trình, không có hàng rào che chắn. Thế nhưng mỗi ngày vẫn phải tiếp nhận lượng rác thải lớn. Để giảm thiểu ô nhiễm ra ngoài môi trường, hằng ngày Trung tâm QL&KTCTCC đã phun xịt chế phẩm xử lý mùi hôi, rắc vôi bột khử trùng, xịt thuốc ruồi muỗi để ngăn chặn phát sinh dịch

bệnh từ bãi rác; sử dụng máy đào để ủi và san lấp, tạo diện tích cho xe đổ rác hằng ngày. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn, sinh hoạt hợp vệ sinh là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo xử lý rác thải trên địa bàn huyện đạt yêu cầu bảo vệ môi trường.

Theo ông Hồ Hữu Hiếu - Giám đốc Trung tâm QL&KTCTCC cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là về phương tiện và người lao động. Công tác tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn vì công việc đặc thù, độc hại, mức lương lại chưa tương xứng dẫn đến việc người lao động không gắn bó với công việc nên thường xuyên thiếu hụt. Cùng với đó là tình trạng thường xuyên kéo dài giờ làm việc, tăng ca để lượng rác không bị tồn đọng.

Trong quá trình thu gom còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều vướng mắc như việc thu gom thủ công tại gia đình, các trục đường chính

và đường hẻm gây mất nhiều thời gian. Công nhân bốc xúc theo xe vất vả hơn, rác thải phát sinh trong các đường hẻm được người dân tập kết tại các đầu hẻm gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị. Ở một số xã, việc triển khai thu phí gặp khó khăn bởi nhiều người dân đổ rác ở các bãi đất trống, không muốn đóng tiền đổ rác tập trung. Dù phát hiện vi phạm đổ rác không đúng quy định nhưng Trung tâm QL&KTCTCC không có thẩm quyền xử phạt hành chính với các đối tượng này.

Trước thực trạng đó, Huyện ủy Đức Trọng đã ban hành nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện giai đoạn 2018 - 2020. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010, trên 98% rác thải đô thị, 95% rác thải nông thôn và 100% rác thải y tế được thu gom và xử lý đúng quy định, cơ bản đầu tư đủ nguồn lực thực hiện công tác thu gom, xử lý trên địa bàn 15 xã, thị trấn. Theo đó, nhiệm vụ chính là nâng cao nhận thức của người dân về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Không để tình trạng rác thải vứt bừa bãi nơi công cộng, kênh mương hay dọc các tuyến đường giao thông gây ô nhiễm, ảnh hưởng cảnh quan môi trường. Đồng thời, để thực hiện được điều này cũng cần sự chung tay của các cấp chính quyền địa phương, thường xuyên tuyên truyền, tổ chức vận động nhân dân ra quân vệ sinh môi trường, xử lý rác thải phát sinh không đúng nơi quy định, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp cố tình vứt rác bừa bãi, kiên quyết không để phát sinh các bãi rác trên địa bàn huyện. HỒNG THẮM

Page 8: Đoàn đại biểu Quốc hội tại thị trường Hà Nộibaolamdong.vn/upload/others/201811/28998_BLD_ngay_9.11.2018.pdf · 2. H . THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ. Hoạt động

8 THỨ SÁU 9 - 11 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời thầu: Ban Dân tộc tỉnh Lâm ĐồngTên gói thầu: “Thiết kế, thi công lắp đặt Pano tuyên truyền”Tên dự án: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết

thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bản tỉnh Lâm Đồng năm 2018

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nướcHình thức đấu thầu: Chào hàng cạnh tranh trong nướcGiá bán 1 bộ HSMT: 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng chẵn)Thời gian phát hành HSYC chào hàng: vào 13 giờ 00 ngày 6

tháng 11 năm 2018 đến 17 giờ 00 ngày 15 tháng 11 năm 2018 (trong giờ hành chính).

Địa chỉ phát hành: Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, tầng 1 khu Trung tâm Hành chính tỉnh số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt.

Hạn cuối tiếp nhận hồ sơ đề xuất (báo giá): chậm nhất là trước 17 giờ 00 ngày 15 tháng 11 năm 2018 tại Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tầng 1 khu Trung tâm Hành chính tỉnh số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ: Phạm Văn Sự được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu T 276582 ngày

7/5/2002 do UBND huyện Di Linh cấp tại:Thửa đất số 28, tờ bản đồ số 17, diện tích 4.000 m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), xã Hòa Nam.Thời hạn sử dụng: Đến năm 2052.Năm 2007, hộ: Phạm Văn Sự chuyển nhượng QSDĐ thửa đất 28 (17) cho Trần Phi Khanh,

thường trú tại Thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ: Phạm Văn Sự đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Trần Phi Khanh.

Hiện nay, hộ: Phạm Văn Sự ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Trần Phi Khanh theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông (bà): Phạm Văn Minh được cấp Giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất số hiệu G462682

ngày 22/1/1997 do UBND huyện Di Linh cấp tại:Thửa đất số 30, tờ bản đồ số 17, diện tích 3.236 m2 đất trồng cây hàng năm khác (HNK), xã

Hòa Nam.Thời hạn sử dụng: Đến tháng 10/2043.Năm 2007, ông (bà): Phạm Văn Minh chuyển nhượng QSDĐ thửa đất 20 (17) cho Hoàng Mai

Cường, thường trú tại Thôn 5, xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Phạm Văn Minh đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hoàng Mai Cường.

Hiện nay, ông (bà) Phạm Văn Minh ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn Phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Hoàng Mai Cường theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

CÔNG TY BẢO VIỆT LÂM ĐỒNG

Công ty Bảo Việt Lâm Đồng đang cần tuyển dụng chuyên viên khai thác bảo hiểm làm việc tại Đà Lạt - Cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng:* Bằng cấp được đào tạo: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo hiểm, Tài

chính - Kế toán và đã làm các công việc liên quan. Thành thạo Tin học văn phòng.

* Tuổi đời: Từ 22 đến 35 tuổi. Có đủ sức khỏe làm việc* Hình thức tuyển dụng: Sơ tuyển & Thi tuyển theo quy định của Bảo Việt.2. Chế độ đối với người lao động:

* Mức lương cạnh tranh theo vị trí công việc. * Chế độ bảo hiểm BHXH, Y tế, thất nghiệp theo quy định hiện hành. * Môi trường làm việc năng động, trẻ trung và chuyên nghiệp. 3. Thời hạn nhận hồ sơ:

* Công ty nhận hồ sơ ứng tuyển từ ngày 12/11/2018 đến 16/11/2018* Nơi nhận hồ sơ: Phòng Tổng hợp - Công ty Bảo Việt Lâm Đồng Số 8C Đường 3/4, Phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng* Điện thoại liên hệ: 02633.829591 (chị Loan)

Mỗi người trong chúng ta đều có những người yêu thương, những người mà chúng ta luôn muốn quan tâm, bảo vệ. Đặc biệt đối với truyền thống của người Việt, gia đình luôn là một trong những điều quan trọng nhất. Nhưng rồi cuộc sống bận rộn với những lo toan cho một tương lai tài chính vững chắc đôi khi đã khiến chúng ta quên đi những lời hứa yêu thương và cho phép mình vắng mặt trong những khoảnh khắc kết nối, sẻ chia với những người thân yêu.

Để vun đắp cho tương lai tài chính vững chắc của gia đình, không ít người trong

chúng ta đã bị cuốn vào nhịp sống vội vã với bộn bề những mối quan tâm cho công việc, sự nghiệp và những mối quan hệ xã hội mà bỏ quên mất lí do ban đầu khi bắt đầu cuộc hành trình này, sự yêu thương cho những người thân yêu. Chúng ta đôi khi đã quên rằng yêu thương, không chỉ là sự cố gắng để vun đắp cho tương lai, mà còn là sự lắng nghe, san sẻ và quan tâm từ những điều bình dị nhất cho hiện tại.

Nhằm giúp khách hàng “quẳng gánh lo đi” và vun đầy yêu thương với những người thân yêu, trong suốt 19 năm qua, Prudential đã triển khai hàng loạt các giải pháp bảo hiểm nhân thọ từ bảo vệ đến tiết kiệm và đầu tư, mang đến cho hàng triệu khách hàng Việt và gia đình sự bảo vệ tài chính và gia tăng tích lũy tài sản cho tương lai. Những giải pháp này là nỗ lực không ngừng của Prudential trong việc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, ngay cả những điều họ chưa nói. Đồng thời, đây cũng là cam kết của Prudential trong việc đồng hành với khách hàng để vun đầy yêu thương cùng những người thân yêu ngay từ hôm nay.

Gần đây nhất, Prudential vừa ra mắt chương trình khuyến mại “Quà trọn yêu thương” với mong muốn nhắc nhớ và đồng hành với khách hàng Việt vun đầy những lời hứa yêu thương cho một mùa cuối năm tròn đầy.

“Quà trọn yêu thương” có tổng giá trị quà tặng và giải thưởng lên đến 11 tỷ đồng là chương trình khuyến mại (*) dành cho khách hàng tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential thông qua tất cả các kênh phân phối trên toàn quốc trong thời gian diễn

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ: Phạm Văn Truyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu T 276581 ngày 7/5/2002 do UBND huyện Di Linh cấp tại:Thửa đất số 47, tờ bản đồ số 17, diện tích 5.510 m2 đất trồng cây lâu năm (CLN),

xã Hòa Nam.Thời hạn sử dụng: Đến năm 2052.Năm 2007, hộ: Phạm Văn Truyền chuyển nhượng QSDĐ thửa đất 47 (17) cho Trần

Phi Khanh, thường trú tại Thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ: Phạm Văn Truyền đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Trần Phi Khanh.

Hiện nay, hộ: Phạm Văn Truyền ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Trần Phi Khanh theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

ra chương trình từ 9/10/2018 đến 31/12/2018. Bên cạnh những giải pháp bảo vệ tài chính toàn diện, gia tăng tích luỹ tài sản cho tương lai, chương trình còn mang đến cho khách hàng hàng ngàn cơ hội nhận “Quà tặng liền tay” là những chiếc lò nướng hiện đại và nhiều cơ hội nhận 5 suất học bổng 500 triệu đồng cùng các giải thưởng hấp dẫn khác để giúp cho những ước mơ, những lời hứa của khách hàng càng thêm trọn vẹn.

Chia sẻ về ý nghĩa của chương trình khuyến mại “Quà trọn yêu thương”, ông Clive Darren Baker - Tổng Giám đốc Prudential cho biết: “Trên hành trình 19 năm lắng nghe và thấu hiểu các gia đình Việt, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn từng ngày cho khách hàng. Với mong muốn giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian khép lại một năm trong không khí rộn ràng và sung túc, Prudential triển khai chương trình nhằm mang đến cho khách hàng không chỉ là các giải pháp bảo vệ tài chính và gia tăng tích lũy tài sản hiệu quả mà còn là những quà tặng giá trị và ý nghĩa, giúp lan tỏa niềm vui cũng như vun đắp thêm yêu thương trong mỗi tổ ấm gia đình Việt”.

Vun đầy từng lời hứa yêu thương giữa cuộc sống bộn bề