pe853v amblyopia: treatment with patchingtên tiếng anh của c hứng nhược thị là...

7
Thông Tin Dành Cho Bnh Nhân và Gia Đình 1 trong 3 trang Amblyopia: Treatment with Patching / Vietnamese Chng Nhược Th: Điều TrBng Miếng Che Mt Nhược thlà gì? Tên tiếng Anh của chứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này khi một hoặc cả hai mắt truyền hình ảnh mờ đến não. o không thể phát triển khả năng nhìn thấy rõ nét. Con quý vị có thể bị nhược thị ngay cả khi bề ngoài mắt trông bình thường. Khi thị lực phát trin thời kỳ trthơ (từ c sinh đến 10 tui), điều quan trọng cháu sử dụng cả hai mắt như nhau. Khi một con mắt mờ không được sử dụng, thì nó sẽ trnên yếu dần. Nếu chứng nhược thị không được điều trsớm, con mắt mờ của cháu thể bị mù. Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về nhược thị, hãy tưởng tượng quý vị đang nhìn một vật khoảng cách gần. Khi thị lực bình thường, cả hai mắt cùng nhằm vào một hướng. nh ảnh của vật thể y sẽ rõ ràng trong mỗi mắt. Não của quý vị sẽ nhận hình ảnh của vật thể y từ cả hai bên mắt. Hai hình ảnh này được kết hợp thành một hình ảnh 3 chiều (3-D). Nếu con quý vị bị nhược thị, não của cháu nhận hình ảnh từ một mắt rất khác với hình ảnh nhận tmắt kia. o không thể kết hợp hai hình ảnh khác nhau này thành một hình ảnh 3-D. Vì tình trạng nhìn “đôi” như thế này gây nhầm lẫn và không thoải i, nên não sẽ “tắt” hình ảnh từ con mắt mờ. Não chỉ chú ý đến hình ảnh từ con mắt sáng. Các nguyên nhân thường gây ra nhược thlà gì? Bất cứ điều gì làm cho mắt nhìn mờ hoặc không thẳng hàng trong suốt thời kỳ trthơ đều có thể gây nên chứng nhược thị. Những nguyên nhân thông thường gây tình trạng nhược thị bao gồm: Mt không thng hàng hoc “xéo” (mt lé) Đây là tình trạng một hoặc hai mắt xéo vào trong (lác trong) hoặc xéo ra ngoài (lác ngoài). Não sẽ bỏ qua hình ảnh từ một trong hai mắt để tránh nhìn đôi. Lác mắt đôi khi có thể được điều trbằng kính nhưng một số trẻ cần phẫu thuật để chữa chứng y. Tt bt đồng khúc x(khúc xhai mắt không đều) Đây là tình trạng hình dạng của hai con mắt có sự khác biệt nhỏ khiến cho ánh sáng đi vào mắt khác nhau. Điều này có thể m cho hình ảnh có vẻ mờ. Não sẽ bỏ qua hình ảnh mờ tcon mắt nào có tật khúc xạ lớn nhất. Lỗi khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Thông thường người ta dùng kính để chữa tật khúc xạ y. Amblyopia là chng nhược th. Trem mc bnh trng này khi mt hoc chai mt truyn hình nh mđến não. Não không thphát trin khnăng nhìn thy rõ nét.

Upload: others

Post on 10-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này

Thông Tin Dành Cho Bệnh Nhân và Gia Đình

1 trong 3 trang

Amblyopia: Treatment with Patching / Vietnamese

Chứng Nhược Thị: Điều Trị Bằng Miếng Che Mắt Nhược thị là gì? Tên tiếng Anh của chứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này khi một hoặc cả hai mắt truyền hình ảnh mờ đến não. Não không thể phát triển khả năng nhìn thấy rõ nét.

Con quý vị có thể bị nhược thị ngay cả khi bề ngoài mắt trông bình thường. Khi thị lực phát triển ở thời kỳ trẻ thơ (từ lúc sinh đến 10 tuổi), điều quan trọng là cháu sử dụng cả hai mắt như nhau. Khi một con mắt mờ không được sử dụng, thì nó sẽ trở nên yếu dần. Nếu chứng nhược thị không được điều trị sớm, con mắt mờ của cháu có thể bị mù.

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về nhược thị, hãy tưởng tượng quý vị đang nhìn một vật ở khoảng cách gần. Khi thị lực bình thường, cả hai mắt cùng nhằm vào một hướng. Hình ảnh của vật thể này sẽ rõ ràng trong mỗi mắt. Não của quý vị sẽ nhận hình ảnh của vật thể này từ cả hai bên mắt. Hai hình ảnh này được kết hợp thành một hình ảnh 3 chiều (3-D).

Nếu con quý vị bị nhược thị, não của cháu nhận hình ảnh từ một mắt rất khác với hình ảnh nhận từ mắt kia. Não không thể kết hợp hai hình ảnh khác nhau này thành một hình ảnh 3-D. Vì tình trạng nhìn “đôi” như thế này gây nhầm lẫn và không thoải mái, nên não sẽ “tắt” hình ảnh từ con mắt mờ. Não chỉ chú ý đến hình ảnh từ con mắt sáng.

Các nguyên nhân thường gây ra nhược thị là gì? Bất cứ điều gì làm cho mắt nhìn mờ hoặc không thẳng hàng trong suốt thời kỳ trẻ thơ đều có thể gây nên chứng nhược thị. Những nguyên nhân thông thường gây tình trạng nhược thị bao gồm:

Mắt không thẳng hàng hoặc “xéo” (mắt lé)

Đây là tình trạng một hoặc hai mắt xéo vào trong (lác trong) hoặc xéo ra ngoài (lác ngoài). Não sẽ bỏ qua hình ảnh từ một trong hai mắt để tránh nhìn đôi. Lác mắt đôi khi có thể được điều trị bằng kính nhưng một số trẻ cần phẫu thuật để chữa chứng này.

Tật bất đồng khúc xạ (khúc xạ hai mắt không đều)

Đây là tình trạng hình dạng của hai con mắt có sự khác biệt nhỏ khiến cho ánh sáng đi vào mắt khác nhau. Điều này có thể làm cho hình ảnh có vẻ mờ. Não sẽ bỏ qua hình ảnh mờ từ con mắt nào có tật khúc xạ lớn nhất. Lỗi khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Thông thường người ta dùng kính để chữa tật khúc xạ này.

Amblyopia là chứng nhược thị. Trẻ em mắc bệnh trạng này khi một hoặc cả hai mắt truyền hình ảnh mờ đến não. Não không thể phát triển khả năng nhìn thấy rõ nét.

Page 2: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này

Chứng Nhược thị: Điều Trị Bằng Miếng Dán

Mờ mắt (cườm, đục giác mạc) Mờ giác mạc hoặc thủy tinh thể có thể làm cho một con mắt nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì hết. Não sẽ bỏ qua con mắt này và tập trung vào hình ảnh từ mắt nhìn thấy rõ. Vì mắt này không có hình ảnh nhập vào rõ ràng hoặc không được sử dụng, nên nó sẽ phát triển chứng nhược thị. Con quý vị có thể cần phẫu thuật để chữa chứng này.

Các vấn đề hoặc bệnh thị giác khác Các vấn đề hoặc bệnh thị giác khác có thể làm gián đoạn hình ảnh được gửi đến não từ một hoặc cả hai mắt. Những nguyên nhân thông thường khác gây tình trạng nhược thị bao gồm khối u, sụp mí, dị dạng, chấn thương hoặc bệnh toàn thân (một căn bệnh liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể hoặc toàn thân, như bệnh tiểu đường).

Những dấu hiệu và triệu chứng nhược thị là gì? Không dễ biết được con quý vị có bị nhược thị hay không, trừ khi cháu có vấn đề rất rõ ràng như mắt lé hoặc mờ giác mạc. Hầu hết trẻ em sẽ không biết rằng thị lực của mình có vấn đề nếu vẫn còn nhìn thấy rõ bằng một mắt hoặc nếu còn quá nhỏ và không thể nói lên những cảm nhận của mình.

Nhược thị được điều trị như thế nào? Bước đầu tiên trong quá trình điều trị nhược thị là tìm ra nguyên nhân. Một khi giải quyết được vấn đề gây ra chứng này thì mới có thể điều trị nhược thị.

Phương pháp điều trị được sử dụng nhiều nhất là mang miếng che mắt sáng. Điều này khiến não phải sử dụng con mắt yếu hơn.

Một cách điều trị khác là nhỏ thuốc giãn đồng tử vào mắt sáng. Điều này làm mờ hình ảnh trong mắt sáng và khiến não phải sử dụng con mắt yếu hơn. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể không phải là cách điều trị tốt nhất nếu con quý vị bị nhược thị nặng bởi vì não có thể vẫn thích sử dụng mắt tốt hơn. Hãy hỏi người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào.

Khi nào nên bắt đầu điều trị? Điều trị bằng miếng che nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu con quý vị đủ lớn, hãy giải thích tại sao cần sử dụng miếng che. Một điều có thể giúp ích là quý vị chỉ cho con thấy bằng cách dán miếng che lên mắt của con búp bê.

Nếu con quý vị đi học, nhớ giải thích cho giáo viên của con quý vị về cách điều trị này và lịch mang miếng che. Yêu cầu giáo viên khuyến khích con quý vị hoàn thành các nhiệm vụ trên lớp như bình thường. Giáo viên cũng có thể giải thích trường hợp của con quý vị cho bạn cùng lớp.

Con tôi nên sử dụng loại miếng che mắt nào? Loại miếng che mắt tốt nhất là miếng dán bít, hoặc che toàn bộ mắt. Chúng tôi đề nghị nên sử dụng miếng che có chất dính, như loại NexCare Orthoptic Eye Patch, có thể tìm thấy ở hầu hết các nhà thuốc tây. Quý vị cũng có thể sử dụng loại Orto Pad Eye, tương tự như một miếng băng cá nhân để che toàn bộ mắt sáng. Quý vị có thể đặt mua miếng dán Orto Pad Eye từ trang web www.ortopadusa.com.

Hình ảnh từ Chương Trình Điều Trị và Chăm Sóc Mắt www.ortopadusa.com

2 trong 3 trang

Page 3: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này

Chứng Nhược thị: Điều Trị Bằng Miếng Dán

Cũng có loại miếng che mắt bằng vải có thể gắn vào cặp kính mắt. Loại miếng này có thể có ích nhưng dễ bị con quý vị liếc sang. Miếng che phải bít mắt hoàn toàn để tạo cơ hội tốt nhất cải thiện thị lực của con quý vị.

Con tôi nên mang miếng che mắt bao lâu mỗi lần? Độ chênh lệch thị lực giữa hai mắt sẽ quyết định việc con quý vị phải mang miếng che mắt trong bao nhiêu giờ.

Con quý vị nên che mắt:

Mắt _________, trong ______ giờ mỗi ngày, ______ ngày mỗi tuần.

Nên làm gì nếu da bị kích ứng hoặc đau?

• Gỡ miếng che mắt ra vào ban đêm để da lành lại. • Thử một loại miếng dán khác. • Thay đổi hình dạng miếng dán bằng cách đảo ngược vị trí của nó khi đặt lên mắt.

Nếu con tôi tháo miếng dán ra thì sao? Lúc đầu việc dán mắt sẽ gây khó khăn bởi vì con quý vị phải sử dụng con mắt “yếu hơn”. Điều này sẽ dễ dàng hơn khi con mắt yếu trở nên sáng hơn.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi, việc dán thêm băng keo trên miếng dán thường đủ để giữ yên miếng dán tại chỗ. Nếu trẻ vẫn có thể tháo miếng dán ra, quý vị có thể cần phải bao tay lại bằng cách cho đeo bao tay không ngón hoặc mang vớ vào tay.

Kế sách cuối cùng là thử dùng nẹp để ngăn không cho cùi chỏ của bé cong lại. Làm như vậy để giữ cho tay của cháu không với tới mắt được.

Nên nhớ, quý vị đang làm điều này để cải thiện thị lực của con quý vị. Nếu chứng nhược thị không được điều trị thì con quý vị sẽ bị nhược thị vĩnh viễn. Không thể chữa chứng này bằng kính, kính sát tròng hay phẫu thuật khi con quý vị lớn lên.

Có bài tập nào có thể giúp không?

Bài tập tốt nhất là mang miếng che mắt. Cho con quý vị làm những công việc nhỏ, chi tiết như làm bài tập, tô màu, chơi trò chơi bàn cũng sẽ tăng cường sử dụng mắt yếu.

Dịch Vụ Thông Dịch Miễn Phí • Nếu ở bệnh viện, hãy

hỏi y tá của con quý vị.

• Nếu ở ngoài, hãy gọi Đường Dây Thông Dịch Dành Cho Gia Đình miễn phí theo số 1-866-583-1527. Nói cho thong dịch viên biết tên hay số điện thoại phụ của người quý vị cần gặp.

Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle cung cấp dịch vụ thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân, thành viên gia đình và đại diện hợp pháp bị điếc, khiếm thính, hay không biết nói tiếng Anh. Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle sẵn sàng cung cấp thông tin này bằng hình thức khác tùy theo yêu cầu. Hãy gọi Trung Tâm Trợ Giúp Gia Ðình theo số (206) 987-2201. Bản tin này đã được nhân viên phòng mạch tại Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle kiểm tra lại. Tuy nhiên, con quý vị có thể có những nhu cầu riêng. Trước khi quý vị làm theo hoặc dựa vào thông tin này, hãy thảo luận với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con mình. © 2003 - 2018 Seattle Children’s, Seattle, Washington. Giữ bản quyền.

8/18 PE853V

Để Biết Thêm Thông Tin • Phòng Mạch Nhãn

Khoa 206-987-3567

• Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con quý vị

• www.seattlechildrens.org

Phòng Mạch Nhãn Khoa 3 trong 3 trang

Page 4: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này
Page 5: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này

Patient and Family Education

1 of 3

Amblyopia: Treatment with Patching What is amblyopia? Amblyopia (pronounced “am-blee-O-pee-uh”) is a decrease in vision. It is caused by one or both eyes sending a blurry image to the brain. When this happens, the brain does not learn to see clearly.

Amblyopia may occur even when the eye looks normal. When a child’s vision is developing in early childhood (up to age 10) it is important that they use both their eyes equally. When the blurry eye isn’t used, it gets weak. If amblyopia isn’t treated early, your child could become blind in that eye.

To help you understand amblyopia, imagine you are looking at an object a short distance away. When vision is normal, both eyes are pointed in the same direction. The image of the object is clear in each eye. Your brain receives an image of the object from each eye. These two images are combined into one three-dimensional (3-D) image.

If your child has amblyopia, their brain receives an image from one eye that is very different than the image from the other eye. The brain is not able to combine the two different images into one 3-D image. Since seeing “double” is confusing and uncomfortable, the brain “turns off” the image from the blurry eye. The brain only pays attention to the image from the good eye.

What are the common causes of amblyopia? Anything that blurs the vision or causes the eyes to be misaligned during childhood may cause amblyopia. The common causes of amblyopia include:

Misaligned eyes (strabismus)

This is when one or both eyes cross inward (esotropia) or wander out (exotropia). The brain will ignore one of the images to avoid seeing double. Strabismus can sometimes be treated with glasses, but some children may need surgery.

Difference in refractive error (anisometropia)

This is when slight differences in the shape of the eyes causes light to come into the eye differently. This can make images appear blurred. The brain ignores the blurred image from the eye with the greatest refractive error. Refractive errors include nearsightedness (myopia), farsightedness (hyperopia) and astigmatism. Usually, glasses are used to correct the refractive error.

Amblyopia (pronounced “am-blee-O-pee-uh”) is a decrease in vision. It is caused by one or both eyes sending a blurry image to the brain. The brain does not learn to see clearly.

Page 6: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này

Amblyopia: Treatment with Patching

2 of 3

Cloudiness of the eye (cataract, corneal opacity)

Cloudiness in the cornea or lens can cause an out-of-focus image or block the entire image. The brain will ignore this eye and pay attention to the eye that sees clearly. Because the eye doesn’t have clear input or isn’t being used, it will develop amblyopia. Your child may need surgery to correct this.

Other visual problems or diseases

Other visual problems or diseases can disrupt the images sent to the brain from one or both eyes. These include tumors, droopy eyelid, malformation, trauma, or underlying systemic disease (a disease that involves many organs or the whole body, such as diabetes).

What are the signs or symptoms of amblyopia? It is not always easy to know if your child has amblyopia unless they have a very noticeable problem such as misalignment of the eye or cloudiness of the cornea. Most children don’t realize that anything is wrong with their vision if they are still able to see clearly with one eye or they are too young to tell you what is going on.

How is amblyopia treated? The first step in amblyopia treatment is to find out what is causing it. Once the cause is addressed then the amblyopia can be treated.

The preferred treatment is to place an eye patch over the good eye. This will promote the use of the weaker eye.

Another choice of treatment is to place a dilating eye drop in the good eye. This blurs the vision in that eye and promotes the use of the weaker eye. The use of drops may not be the best treatment if your child has severe amblyopia because the brain may still prefer to use the stronger eye. Check with your child’s healthcare provider before giving any eye drops.

When should treatment begin? Patching should begin as early as possible. If your child is older, explain why the patch is being used. It may be helpful to show your child the patching on a doll.

If your child goes to school, explain to your child’s teacher the patching treatment and schedule. Ask the teacher to encourage your child to complete their usual tasks. The teacher can also help explain the child’s situation to classmates.

What patch should my child use? The best patch to use is one that will cover the whole eye. We recommend an adhesive patch, such as NexCare Orthoptic Eye Patch, which can be found in most drug stores. You can also use Orto Pad Eye which is similar to a band-aid and totally covers the good eye. You can order Orto Pad Eye from www.ortopadusa.com.

Photo courtesy of Eye Care and Cure www.ortopadusa.com

Page 7: PE853V Amblyopia: Treatment with PatchingTên tiếng Anh của c hứng nhược thị là amblyopia (được phát âm là “am-bli-ô-pia”). Trẻ em mắc bệnh trạng này

Amblyopia: Treatment with Patching

3 of 3

Cloth patches that can be attached to a pair of eyeglasses are also available. This type of patch can be helpful but it is easier for your child to peek around it. The patch must cover the eye completely for the best chance of improving your child’s eyesight.

How often should my child be wearing the patch? The difference in vision between the two eyes will determine how many hours your child will have to wear the patch.

Your child should be patching:

The _________ eye, for ______ hours a day, ______ days a week.

What should be done if the skin becomes irritated or sore? • Leave the patch off at night so the skin can heal. • Try a different type of patch. • Change the shape of the patch by reversing its position on the eye.

What if my child removes the patch? Patching the eye will be difficult at first because your child has to use their weaker eye. This will become easier as that eye becomes stronger.

For infants and toddlers, using extra tape over the patch is usually enough to keep it in place. If your child is still able to remove the patch, you may need to cover their hands with mittens or tube socks.

As a last resort, try splints to prevent the elbow from bending. This will keep the hands away from the face.

Remember, you are doing this to improve your child’s eyesight. If amblyopia is not treated your child will have permanently decreased vision. Glasses, contact lenses or surgery will not be able to fix this later in life.

Are there any exercises that can help? The best exercise is wearing the patch. Fine, detailed work, such as workbooks, coloring and playing board games will also promote the use of the weaker eye.

Seattle Children’s offers interpreter services for Deaf, hard of hearing or non-English speaking patients, family members and legal representatives free of charge. Seattle Children’s will make this information available in alternate formats upon request. Call the Family Resource Center at 206-987-2201. This handout has been reviewed by clinical staff at Seattle Children’s. However, your child’s needs are unique. Before you act or rely upon this information, please talk with your child’s healthcare provider. © 2003 - 2018 Seattle Children’s, Seattle, Washington. All rights reserved.

8/18 PE853

To Learn More

• Ophthalmology Clinic 206-987-3567

• Your child’s healthcare provider

• www.seattlechildrens.org

Free Interpreter Services

• In the hospital, ask your child’s nurse.

• From outside the hospital, call the toll-free Family Interpreting Line 1-866-583-1527. Tell the interpreter the name or extension you need.

Ophthalmology Clinic