phần 2_anten chảo

52
1. 1 Ăng ten chảo hướng vệ tinh Satellite Dish Antenna. 1. 1.1 Cấu tạo ăng ten vệ tinh 1. 1.1.1 Các thành phần phụ của chảo, cái giá chảo và ba góc AES. 2. 1.1.2 Các thiết bị trên ăng ten và cách đầu thu điều khiển chúng 3. 1.1.3 Dây cáp ăng ten vệ tinh dài bao nhiêu 4. 1.1.4 Dòng điện bề mặt và nguyên tắc phản xạ 5. 1.1.5 Những ví dụ về nhiễu dòng điện bề mặt. 2. 1.2 các kiểu hội tụ 1. 1.2.1 Axial Feed = ăng ten hội tu vào trục. Còn có các tên gọi khác là Center Front Feed=hội tụ tâm trước. Center Feed= hội tụ tâm. 2. 1.2.2 Off-axis = hội tụ ngoài trục. Offset Feed = hội tụ lệch. 3. 1.2.3 Chảo phản xạ lại phân kỳ Cassegrain 4. 1.2.4 Chảo phản xạ lại hội tụ Gregorian. 5. 1.2.5 Chảo phản xạ phân cực polarity reflector 6. 1.2.6 Chảo và kim thu phân cực xoắn 3. 1.3 Ăng ten các băng tần C, Ku và Ka. 1. 1.3.1 Chảo phải hội tụ để làm gì 2. 1.3.2 Tại sao truyền hình vệ tinh cần đến chảo định hướng. 3. 1.3.3 Hội tụ về hướng 4. 1.3.4 và hội tụ về pha 5. 1.3.5 Yêu cầu chính xác khi sản xuất và lắp chảo. Chảo dành riêng cho Vệ Tinh Việt Nam Số 1. 4. 1.4 Ảnh các kiểu ăng ten chảo. 1. 1.4.1 Sơ đồ Ku band satellite antenna 2. 1.4.2 Ảnh các ăng ten Ku 3. 1.4.3 Để lắp nhiều LNB, có cái yên ngựa, nó phản xạ tín hiệu để tăng khoảng cách các LNB, dễ làm hơn: 4. 1.4.4 C band satellite antenna 5. 1.4.5 Ăng ten cho LNB C-Ku, ăng ten to như C nhưng chính xác như Ku 6. 1.4.6 Môt cái chảo thu/phát (internet-điện thoai...) Ka cua châu Âu, 98 phân 7. 1.4.7 Gregorian, chảo phản xạ lại hội tụ, nó giúo cho hai việc, một là gấp đường hội tụ lại cho gọn, hai là dùng các chảo to độ chính xác thấp cho LNB băng sóng cao tần hơn, như chảo C cho Ku hay chảo Ku cho Ka. 8. 1.4.8 Mặt chảo thiết kế vặn vỏ đỗ để uốn dãy các LNB thẳng ra, dễ lắp. Bình thường, thì đường lắp các LNB là ảnh của vòng quỹ đạo địa tĩnh có hình cong elipse

Upload: vietha1990

Post on 28-Dec-2015

79 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Ăng ten chảo-Huyphucttvnol

TRANSCRIPT

Page 1: Phần 2_Anten Chảo

1. 1   Ăng ten chảo hướng vệ tinh Satellite Dish Antenna.

1. 1.1   Cấu tạo ăng ten vệ tinh

1. 1.1.1   Các thành phần phụ của chảo, cái giá chảo và ba góc AES.

2. 1.1.2   Các thiết bị trên ăng ten và cách đầu thu điều khiển chúng

3. 1.1.3   Dây cáp ăng ten vệ tinh dài bao nhiêu

4. 1.1.4   Dòng điện bề mặt và nguyên tắc phản xạ

5. 1.1.5   Những ví dụ về nhiễu dòng điện bề mặt.

2. 1.2   các kiểu hội tụ

1. 1.2.1   Axial Feed = ăng ten hội tu vào trục. Còn có các tên gọi khác là Center Front Feed=hội tụ tâm trước.

Center Feed= hội tụ tâm.

2. 1.2.2   Off-axis = hội tụ ngoài trục. Offset Feed = hội tụ lệch.

3. 1.2.3   Chảo phản xạ lại phân kỳ Cassegrain

4. 1.2.4   Chảo phản xạ lại hội tụ Gregorian.

5. 1.2.5   Chảo phản xạ phân cực polarity reflector

6. 1.2.6   Chảo và kim thu phân cực xoắn

3. 1.3   Ăng ten các băng tần C, Ku và Ka.

1. 1.3.1   Chảo phải hội tụ để làm gì

2. 1.3.2   Tại sao truyền hình vệ tinh cần đến chảo định hướng.

3. 1.3.3   Hội tụ về hướng

4. 1.3.4   và hội tụ về pha

5. 1.3.5   Yêu cầu chính xác khi sản xuất và lắp chảo. Chảo dành riêng cho Vệ Tinh Việt Nam Số 1.

4. 1.4   Ảnh các kiểu ăng ten chảo.

1. 1.4.1   Sơ đồ Ku band satellite antenna

2. 1.4.2   Ảnh các ăng ten Ku

3. 1.4.3   Để lắp nhiều LNB, có cái yên ngựa, nó phản xạ tín hiệu để tăng khoảng cách các LNB, dễ làm hơn:

4. 1.4.4   C band satellite antenna

5. 1.4.5   Ăng ten cho LNB C-Ku, ăng ten to như C nhưng chính xác như Ku

6. 1.4.6   Môt cái chảo thu/phát (internet-điện thoai...) Ka cua châu Âu, 98 phân

7. 1.4.7   Gregorian, chảo phản xạ lại hội tụ, nó giúo cho hai việc, một là gấp đường hội tụ lại cho gọn, hai là dùng

các chảo to độ chính xác thấp cho LNB băng sóng cao tần hơn, như chảo C cho Ku hay chảo Ku cho Ka.

8. 1.4.8   Mặt chảo thiết kế vặn vỏ đỗ để uốn dãy các LNB thẳng ra, dễ lắp. Bình thường, thì đường lắp các LNB là

ảnh của vòng quỹ đạo địa tĩnh có hình cong elipse rất khó định vị LNB. Vừa vặt, mặt chảo còn giảm hội tụ chiều

ngang để các LNB cách xa nhau.

9. 1.4.9   Chảo bơm hơi. Mặt chảo là mặt nhôm mềm phía trong quả bóng, rất tiện cho truyền hình cơ động, trong

hình là máy thu phát Ka có số hoá LNBG để giảm phụ thuộc vào băng tần L như các LNB gia đình hiện nay.

2. 2   3 tham số hướng của antenna chảo.

Page 2: Phần 2_Anten Chảo

1. 2.1   Elevation:  

2. 2.2   Azimuth:  

3. 2.3   LNB Skew: Góc quay LNB

4. 2.4   hình 3 góc

5. 2.5   Ăng ten chảo có motor, motoring dish

6. 2.6   Setup cái chảo trong đầu thu

3. 3   Các tham số kỹ thuật của một chảo.

1. 3.1   Kích thước / cường độ sóng.

1. 3.1.1   Quan hệ giữa LNB, băng sóng và kích thước chảo ở đây.

2. 3.1.2   Chúng ta có thể làm toán một chút về kích thước chảo

3. 3.1.3   Ví dụ về chọn kích thước chảo bằng hình ảnh trên trang mạng. Ví dụ ở đây là C và Ku của Vinasat.  

2. 3.2   Bán kính tiêu cự.

3. 3.3   Độ phân giải của một chảo.

4. 4   Ăng ten thu cả bộ vệ tinh.

1. 4.1   Một chảo có nhiều LNB.

1. 4.1.1   Chảo một mặt phản xạ

2. 4.1.2   Chảo phản xạ lại.

2. 4.2   Chảo quay

3. 4.3   Ghép nhiều LNB trên một chảo một cách thủ công.

5. 5   Công thức parabol.

6. 6   Chế tạo chảo.

1. 6.1   Chảo tự làm home make

7. 7   Hình ảnh dây cáp

1. 7.1   Cáp đồng trục 75 ôm còn được gọi là cáp RG6

2. 7.2   Phân biệt ba loại 50ohm RG6, RG59 RG58 Coaxial Coax Cable (FVN)

3. 7.3   Giắc RG6

Ăng ten chảo hướng vệ tinh Satellite Dish Antenna.

Là đĩa parabol hội tụ, tham số chủ yếu của đĩa này là kích thước (50 phân, 55 phân, 75 phân, 150

phân....). Hiện nay sử dụng nhiều 2 loại chảo với 2 băng tần, C band và Ku band. Trước đây dùng chảo

C band thường dùng lưới kích thước lớn. Ku chính xác hơn thường tôn dập. Kết hợp cả kích thước và

chính xác tạo thành antenna Ku-C, khá đắt. Mình mua một cái Ku 55 phân hiệu khựa trông rất lởm giá

140k, cái K+ 75 phân họ lấy 300K, em chã, cái 55 phân bắt các vệ tinh ở đường chân trời hơi

khó. Hướng dẫn. Băng C band thường dùng để phủ sóng rộng, hay được người nước ngoài mua để xem

Page 3: Phần 2_Anten Chảo

TV nhà họ, trong khi Ku band thì thường phủ sóng hẹp để kinh doanh. C band phủ sóng rộng cũng có rất

nhiều chương trình miễn phí FreeTV. Bây giờ thì một cái ăng ten C band cũng không đắt, đương nhiên là

vì nó to nên vấn đắt hơn là ăng ten Ku. Đầu thu thì như nhau, kim thu LNB thì đắt hơn chút. Với độ 1t cho

chảo và 150k cho kim thu là có bộ ăng ten C band, có rất nhiều chương trình FreeTV.

Khi sử dụng nhiều kim thu LNB cho một chảo, thì chảo có tiêu cự bé quá và các vệ tinh gần nhau sẽ làm

các LNB sít nhau đến độ không đặt được nữa. Với một bộ thu Vinasat1, thaicom5, Asiat5, có góc A của

Vinasat1 là 127,9; còn thaicom5 là 237; Asiasat5 197,4, thì một cái chảo 55 phân đủ cho các LNB

Asiasat5 chung với Tháicom5 một cách dễ dàng, nếu chung với Vinasat tín hiệu hơi yếu, cần lắp rất tốt

mới được. Có thể đo bán kính từ đầu LNB đến tâm chảo mà tính ra khoảng cách các LNB để tính toán

việc ghép, còn nếu không thì đơn giản, cho mỗi LNB một chảo 140k 55 phân.

Các bạn có thể thấy các antenna vi ba trên các trạm BTS Base Transceiver Station, người ta dùng để nối

BTS với tổng đài chung, vi ba đi chùm hẹp thành một lưới. Đây là antenna parabol điển hình hơn cả

antenna thu hình vệ tinh chúng ta đang nói. Điểm khác của antenna thu hình vệ tinh là cách lắp nó,

không dựa nhiều vào đo đạc quan trắc, la bàn bản đồ hay JPS, mà dựa chủ yếu vào việc dò. Cụ thể hơn,

điểm khó nhất của antenna thu hình vệ tinh là nó kém chính xác và động tác "tóm vệ tinh", tức tìm ra

điểm có thể bắt được sóng, sau đó vi chỉnh tốt hơn, là động tác khá khó hiểu, được kết hợp bằng cả đo

đạc và dò sóng, trong khi các antenna chính xác chỉ được lắp đặt bằng đo đạc.

Ở nước ngoài nhiều bạn tự làm bằng đổ epoxi-sợi carbon, khuôn đổ làm bằng bê tông, bê tông gạt mặt

bằng tấm gỗ hay nhựa mỏng cắt hình parabol từ tờ giấy in trên máy tính, hay đầu thùng đựng chất lỏng

thường có hình parabol. Dựng khuôn parabol là điều rất khó, tất nhiên là các giống chó lợn liệt não thì

không biết điều đó, nên mới lấy cái chảo khựa ra khoe rồi hô làm được cả motor, trong khi chưa hề được

dùng mục motor trong đầu. Chảo có motoring dùng servo có code điều khiển qua tín hiệu đầu truyền lên

qua cáp LNB, chỉ cần chọn vệ tinh và toạ độ vị trí chảo là nó tự quay, ở Việt Nam không mua được.

Chảo tầu cong vênh lởm khủng khiếp, rất khó đo hướng và tiêu cự đúng. Mình bắt một lần thật chính xác

Vinasat-1, từ đó lấy được cái hướng đúng của chảo để tìm các vệ tinh đường chân trời dễ hơn. Để làm

điều đó, mình đóng chảo lên một cái giá gỗ hình chữ T, rồi đánh dấu hướng cái giá gỗ.

Chảo thông dụng là loại off axis offset feed dưới đây, né cái cần lắp LNB bằng kim loại làm rối loạn sóng.

Các chảo vi ba truyền tin rất chính xác thì dùng cấu hình axial feed, thuận tiện đo đạc góc hướng chảo,

góc xoắn LNB... Cấu hình axial feed còn gọi là  Prime Focus Satellite Dish Antenna .

Page 4: Phần 2_Anten Chảo

Khi lắp chảo, có 3 hướng góc đứng, ngang và góc xoắn LNB. Có nhiều các tính toán góc chảo, on line có

tích hợp Google Earth là http://www.dishpointer.com/. Off line có Satellite Antenna Alignment. Ví dụ sử

dụng ở trang này. Với vê tinh ở xa cần quan tâm đễn cỡ chảo nên dùng, còn Vinasat1 Ku Việt Nam thì

chảo nào cũng được.

Cấu tạo ăng ten vệ tinh

Mỗi ăng ten vệ tinh đều có 2 bộ phận, là cái chảo và cái kim thu LNB. Cái chảo tập trung mật độ năng

lượng bức xạ của sóng vô tuyến phát từ vệ tinh vào mặt cái LNB, miệng cái LNB đặt ở tiêu điểm cái

chảo. Kích thước miệng LNB thường là bằng khoảng bước sóng, 10 phân với băng C, 4 phân băng Ku

và 1 phân với băng Ka cao. Chính giữa miệng cái LNB là một hốc hội tụ Feed horn, còn gọi là phễu hội

tụ, đáy phễu đó là 2 kim thu thu hai phân cực vuông góc với nhau. Kim thu đó ngắn và dao động điện của

nó được chọn lọc khếch đại bằng mạch điện siêu cao tần ngay trong LNB , mạch điện nằm ở ngay chân

kim thu được nuôi bởi điện áp truyền từ đầu thu qua cáp. LNB tạo ra sóng trung tần băng L, sóng từ đó

được đẩy vào cáp truyền hình 75 ôm nối LNB và đầu thu. Sóng trong cáp là trung tần IF, bằng hiệu tần

số riêng trong LNB gọi là LO và tần số sóng mang từ vệ tinh gọi là tần số các TP, nằm trong dải băng L

từ 950-1950 MHz, dễ truyền trong cáp và các thiết bị trên cáp.

Để LNB tách được sóng mang khỏi nhiễu nền, thì mật độ bức xạ phải được hội tụ đến một mức độ nhất

định, sự hội tụ này phụ thuộc vào bước sóng, kích thước chảo, kích thước miệng LNB, độ chính xác của

mặt chảo.... 

Các thành phần phụ của chảo, cái giá chảo và ba góc AES.

Ngoài chảo và LNB, còn có các thiết bị phụ là giá cái chảo. Đáng ra không cần nói điều này với người

thông minh, vì chúng thuộc về "cái chảo". Cái giá chảo là các bộ phận giá lắp, hiệu chỉnh, mở lỏng và xiết

chặt ba góc AES. A là góc quay ngang, E là gióc ngỏng đứng cần chính xác đến 2 độ cho chảo lởm nhất

có chiều dài hội tụ focus length 40 phân (K+) và đến 0,5 độ cho các chảo chính xác. Còn góc xoắn LNB

thì giảm theo cos độ chính xác, tức là còn 0,7 cường độ sóng khi lệch 45 độ, và về 0 khi lệch 90 độ,

chổng ngược-tức lại về giá trị cũ ở 180 độ.  Ở độ lệch góc xoắn LNB S đúng 90 độ, cường độ sóng phân

cực giảm về 0, dưng cơ mừ với phân cực vuông góc thì H thành V và V thành H, đổi lại là được và tự

động dò cũng được. Với phân cực tròn thì góc S không quan tâm. Với một cái chảo khá to so với cường

độ sóng, như 75 phân với Vinasat ở Việt Nam (gấp 6 lần cần thiết), thì không cần quan tâm góc S và để

tự động dò là được, rất tiện cho người quá ngu.

Bộ giá chảo cố định gồm hai trục đứng cho góc A (quay chảo chiều ngang, còn gọi theo cách gọi quân sự

là ngõng), ngang cho góc E (ngỏng chảo chiều đứng, còn gọi theo cách quân sự là ngáng), thêm một trục

phụ là góc xoắn LNB. Cái chú ý khi lắp là ban đầu đặt trực đứng của góc A thật là đứng. Nếu trục đứng

không đứng, khi khi chỉnh chảo, bạn quay góc A sẽ làm cả ba góc AES quay và những người vụng về

phát điên vẫn không dò được vị trí ăng ten chủ yếu do nguyên nhân này. Thông thường, ăng ten Ku nhỏ

nhẹ có 2 mặt để bắt trục đứng vào nền hay vào tường, chảo nhẹ kéo tay, cũng dễ làm. Ăng ten C to thì

Page 5: Phần 2_Anten Chảo

có thêm các vít me quay hãm các góc AE, hay ít ra là góc E, để còn "tời" cái chảo nặng một cách chính

xác. 

Bộ chảo có motor thì cần một motor quay đồng bộ cả ba góc AES, không ai hơi đâu bấm motor quay góc

A, hay cả AE, rồi treo lên chảo quay E, đương nhiên trừ đứa mua chảo 5 mét thay cho chảo 1 mét hay

chỉ quan tâm đến những vệ tinh khỏe nhưe Vinasat có vùng phủ sóng siêu bé. Để làm như thế, giá chảo

có cả 3 trục như chảo cố định, nhưng 1 trục quay và có thể trục quay đó bố trí như cái góc A của ăng ten

cố định, hoặc là trục khác. Trục quay đặt song song theo trục trái đất như dưới đây nói chuyện, còn các

goác khác của ăng ten đặt cố định.

Những cái chảo khác rất phức tạp , có cả các gương phản xạ lại, hay là những cái gì rằng bà nhằng

khác, những nói đến cả chúng thì nhiều chuyện quá.

Các thiết bị trên ăng ten và cách đầu thu điều khiển chúng

Một bộ ăng ten có thể có nhiều thiết bị khác ngoài một cái chảo và một cái LNB, như chúng có nhiều

chảo, nhiều LNB, bộ chọn LNB theo tiêu chuẩn điều khiển DiSEqC, động cơ quay chảo... Mỗi ăng ten-

LNB cũng có thể có các bộ chia spliter   để chia tín hiệu trung tần băng L của nó vào các đầu thu khác

nhau hay các bộ chọn DiSEqC. Các thiết bị này cùng với LNB được nuôi và điều khiển bằng đường cáp

đồng trục, qua các mức điện áp 13-18 volt và các xung nhọn của điện áp nuôi thành tín hiệu 22KHz.

Ở mỗi tần số sóng mang, để tăng băng thông, thì vệ tinh phát đi bằng hai sóng mang có phân cực vuông

góc với nhau là H và V (bắc-nam và đông-tây). Sóng mang băng L từ LNB vào đầu thu thì không phân

biệt hai phân cực nên xuất hiện việc 2 phân cực này tràn sang nhau hỏng hoàn toàn sóng mang. Trước

đây, người ta phải làm 2 LNB cho hai phân cực này, sau thời gian đó thì làm 2 kim thu với hai mạch riêng

trong LNB, nhưng cũng cho ra 2 đầu dây riêng là đầu A và đầu B. Ngày nay thì LNB có 2 kim thu, nhưng

single LNB vẫn là loại LNB chỉ thu được một phân cực một lúc, các kim thu cho mỗi phân cực trong LNB

có mạch điện riêng nhưng cùng đấu vào cáp nối LNB-đầu thu, đầu thu chọn kim thu làm việc bằng cách

đổi điện áp cấp cho LNB qua cáp đồng trục nối LNB, 13 volt là phân cực V và 18 volt là phân cực H.

Đương nhiên, có thể quay LNB 90 độ để đổi V và H, cũng có thể quay 180 độ để lại về VH cũ nhưng khi

đó đuôi LNB chổng lên trời lọt nước mưa. Ngoài ra, nhiều vệ tinh có phân cực tròn và phân cực thành hai

hướng là L và R (thuận và ngược chiều kim đồng hồ), nếu như không có rLNB xoắn chuyên dụng để thu

LR thì việc hoán đổi từ phân cực LR sang VH được các chất điện môi ghép trong hốc hội tụ thực hiện

nhưng làm yếu sóng.

Sự phân biệt LNB tiêu chuẩn và phổ thông, standard và universal LNB là ở việc sử dụng tín hiệu 22KHz

để chọn LO. Tín hiệu này là các xung nhọn trên đường nguồn, mạch ổn áp sẽ bảo vệ các xung này

không làm nhiễu  tín hiệu. Ví dụ các universal LNB của Vinasat-1 có 2 tần số LO là 9750 và 10600, thì khi

Page 6: Phần 2_Anten Chảo

22KHz tắt nó sẽ chạy 9750 và khi bật nó chạy 10600 Mhz.

Tín hiệu xung 22KHz lại có thể sắp xếp để thành đường truyền số với băng thông đủ để điều khiển các

thiết bị. LNB có thể được điều khiển số từ đầu thu thông qua đường 22KHz, các thiết bị khác như bộ

chọn ăng ten DiSEqC hay motor quay ăng ten cũng được điều khiển như vậy thông qua một tiêu chuẩn

điều khiển có luôn tên là DiSEqC (Digital Satellite Equipment Control). Riêng việc sử dụng spliter   ngăn

cản toàn bộ hay một phần các chức năng chuyển qua 22KHz, như quay motor hay chọn tần số dao động

riêng LO của LNB. Do là một tiêu chuẩn, nên DiSEqC có nhiều phiên bản version, khác nhau chủ yếu là

motor thời trang bên Mỹ và LNB nhiều tần số-LNB thông dụng-Universal LNB kiểu châu Âu, tuy có khác,

nhưng vì ta dek cần motor nên điều đó không quan trọng lắm, các bộ vệ tinh hiện nay như Galaxy của

Mỹ cũng chống lại việc dùng chảo quay motor như là một thứ thời trang đã mạt.

Ngoài ra, các thiết bị khác trên đường dây ăng ten vệ tinh còn có swtich để chia tín hiệu một ăng ten ra

cho độ 1-2 chục đầu thu sử dụng. Các switch lắp thế này sẽ làm việc thuận tiện với một LNB có hai cổng

ra cho hai phân cực làm việc cùng lúc, gọi là dual LNB, hoặc 2 chảo khác nhau.

Với nhiều người dùng hơn thì người ta thu 2 phân cực của một vệ tinh với 2 LNB có trung tần khác nhau,

gộp lại qua combiner và khếch đại bằng các booster rồi đẩy qua cáp 75 ôm (cáp truyền hình thường). Ví

dụ, với Thaicom-5 thì dùng 2 LNB rời 11300 và 10600, rồi gộp lại trong combiner, các combiner đều có

chức năng khếch đại nên rất thuận tiện để đẩy đi trong vòng 100 mét. Với Vinasat-1 thì về nguyên tắc chỉ

cần một LNB 9750 do nó chỉ có một phân cực H trong dải Ku, nhưng do nó độc quyền bán đầu thu rất

lởm, nên điều này gây khó khăn và thông thường phải dùng universal LNB 9750-10600, rất khó trộn vào

chung một cáp để nhiều máy dùng chung 1 ăng ten, do máy cần điều khiển LNB, trong trường hợp này

thì nhiều loại đầu thu có 2 cổng LNB A và B, trong khi đó cũng có thể dùng switch chung cho số ít máy

hoặc mỗi máy thu có switch nhỏ riêng, switch sẽ chọn phân cực hoặc LNB theo tham số của kênh và tự

nhảy khi người dùng chọn kênh.

Với gia đình, một combiner đơn giản dùng để trộn tín hiệu ăng ten giàn hay truyền hình cáp bình thường

với ăng ten vệ tinh cho gọn rồi tách ra.

Dây cáp ăng ten vệ tinh dài bao nhiêu

http://www.connectcom.tv/types%20of%20systems.pdf

Dây cáp của ăng ten vệ tinh là cáp đồng trục hay dùng trong ngành truyền hình, thường được gọi là cáp

75 ôm, cáp này giống như cáp từ ăng ten giàn của các đài mặt đất chuyển xuống TV. Điều khác là cáp

ăng ten giàn bắt đầu giắc khác, cáp ăng ten vệ tinh dùng giắc xoắn RG6.

Thông thường, các tiêu chuẩn làm đầu và LNB nói họ cho phép dây cáp dài 100 mét. Thật ra, tín hiệu

trong cáp là tín hiệu chuyển bằng sóng mang băng L không phân cực, nên nó như là cáp truyền hình

thường và dùng các bộ gộp, bộ chia, khếch đại booster như cáp truyền hình thường. Tuy nhiên, do mất

Page 7: Phần 2_Anten Chảo

đường 22KHz nên những máy móc này vô hiệu hóa các thiết bị dùng 22KHz kể trên. Mặt khác, các

standard LNB có thể làm việc độc lập không cần lệnh từ đầu thu và tạo ra sóng mang toàn bộ dải C hay

Ku của mỗi vệ tinh, nên dùng các booster trên khá thoải mái.

Quanh ta, các vệ tinh Thaicom-5 và Asiasat-5 là các standard LNB 11300 MHz băng Ku và 5150 MHz

băng C , như hầu hết các vệ tinh truyền hình hiện nay trên thế giới. Vinasat-1 có băng C cũng vậy. Băng

Ku của Vinasat-1 thì không như các vệ tinh bình thường, mà giống AM-3, nhưng ngược với AM-3, băng

tần Ku của vệ tinh Vinasat-1 không dùng cấu hình đó để phủ sóng rộng cả truyền hình-liên lạc cho

Siberia, mà phủ sóng rất hẹp và trở thành vệ tinh Ku phát cường độ sóng mạnh nhất thế giới với cái chảo

38 phân ở Hà Nội. Cùng dùng một dải tần Ku như AM-3, nhưng khách hàng AM-3 dễ dàng dùng các đầu

thu thông thường như đầu thu DVB-S siêu rẻ k49A giá 400k vnđ cả bộ ăng ten đầu thu để dùng  standard

LNB 9750 MHz, còn khách hàng Vinasat-1 phải dùng đầu K+ và phải dùng universal LNB. Cấu hình AM-

3 là cấu hình cổ cách đây 10 năm, 199x, mà ngày nay người Nga dùng cho vùng Siberia thưa dân với

điều kiện kinh tế-số khách hàng như Âu-Mỹ cách đây 10 năm.

Chỉ điều đó cũng đủ chứng minh cái Vinasat-1 là vệ tinh sơ cua của bảo hiểm cho các vệ tinh cổ, ế 10

năm , bán tháo nhưng giá trên trời , và là công cụ tự sướng của các liệt não chó điên. Thực tế, cái công

cụ tự sướng ấy ngày nay nó phát 72 kênh Ku, 1/3 công suất tối đa trên dải Ku, và cái công suất tối đa ấy

cũng chỉ 2/3 tối đa do thiết kế tồi.

Dòng điện bề mặt và nguyên tắc phản xạ

Chúng ta đã biết dao động điện từ trường tạp ra các dòng điện trên bề mặt chất dẫn điện tạo thành phản

xạ. Nếu như ngăn cản dòng điện đó, lái chúng đi vòng vèo không tự nhiên, thì sóng sẽ bị hấp thụ mất đi

hoặc phản xạ tòe ra méo mó nhiễu. Khi ngăn cản hoàn toàn dòng bề mặt mà dẫn dòng hướng vào sâu

vật liệu thì sóng dễ hấp thụ-nguyên tắc của vỏ vũ khí tàng hình với radar. Còn khi dòng bề mặt chạy vòng

vèo trên bề mặt thì xuất hiện tán xạ không hội tụ tập trung.

Người ta có thể làm mặt phản xạ của chảo bằng lưới, nhưng các mắt lưới không được quá 1/4 bước

sóng và thường chỉ 1/10 bước sóng. Chảo lưới hay được dùng cho băng C, băng Ku làm lưới thì tốn hơn

là làm liền vì mất công đục. Với băng C, chảo to, nên khi làm lưới thì chảo nhẹ hơn nhiều, thoáng gió, róc

nước và cả dễ nhìn cái dây rọi treo ở cán LNB khi đặt chảo.

Người ta kiêng dùng lưới đan để làm chảo mà chỉ dùng lưới dập, do lưới đan xuất hiện gỉ, không tiếp

điện giữa các sợi đan, làm xuất hiện tán xạ. Để tự dựng chảo thì nhiều bạn làm lưới đan vì dựng hình

parabol rất khó, sau đó, lưới đan dùng trong thời gian ngắn hoặc đem mạ-coi như hàn các sợi lưới-cho

bền.

Những ví dụ về nhiễu dòng điện bề mặt.

Page 8: Phần 2_Anten Chảo

Xoay phân cực. Ví dụ một mặt phản xạ làm bằng những sợi dây điện dfài thẳng nhưng cách điện với

nhau sẽ được sử dụng để xoay phân cực. Sóng có phân cực chéo với các sợi này khi phản xạ sẽ quay

phân cực sang hướng các sợi này, nhưng yếu đi, khi các sợi này vuông góc với phân cực thì sóng không

phản xạ nữa mà đi qua mặt ghép. Đồng thời, hướng phản xạ không còn đúng nữa, nên các khuyết tật

kiểu này trên mặt phản xạ sẽ làm sóng tán xạ không hội tụ vào LNB đặt ở tiêu điểm.

Mấu lồi gây dị điểm tán xạ. Khi có một mấu lồi ở mặt chảo, nó dao động lệch pha với các điểm xung

quanh với điện trường mạnh và tạo ra dòng điện vuông góc với mặt chảo. Điện trường này hút mạnh

năng lượng của sóng xung quanh , nhưng không phản xạ vào tiêu điểm mà phát tán rộng ra, làm hao đi

rất nhiều năng lượng sóng.

Sơn hấp thụ làm yếu sóng. Do đặc điểm sóng chỉ phản xạ đúng khi có dòng điện bề mặt nên một số loại

sơn như sơn nhũ hấp thụ sóng khi truyền dòng điện theo hướng sâu vào mặt chảo, trên bề mặt các hạt

sơn dẫn điện nhưng lại cách điện các hạt sơn với nhau.

Vì chảo rất rẻ, nên khi gia công người ta chú ý những đặc điểm trên, nếu không thì chảo sẽ đội giá lên

mà vẫn yếu

các kiểu hội tụ

Có một số kiểm hôi tụ được ứng dụng cho các mục đích khác nhau.

Axial Feed = ăng ten hội tu vào trục. Còn có các tên gọi khác là Center Front Feed=hội tụ tâm

trước. Center Feed= hội tụ tâm.

Nhược điểm của ăng ten này là chùm sóng đi qua cái vỏ kim thu và cán kim thu có thể làm bằng sắt thép,

nên các bộ phận đó phải nhỏ so với chảo. Ưu điểm là hình học rất chính xác, hiệu quả diên tích măt chảo

gần 100%. Hiện nay, ăng ten này hay được dùng cho C band, ăng ten to. Các bộ phận trên so với cái

chảo thì bé its hấp thụ tán xạ, trong khi chỉnh ăng ten này rất nặng nên cần đo chính xác.

Page 9: Phần 2_Anten Chảo

Off-axis = hội tụ ngoài trục. Offset Feed = hội tụ lệch.

Ăng ten này cho chùm sóng né được cái cán LNB, nên cái cán LNB có thể thoải mái chọn vật liệu dẫn

điện như nhôm sắt mà không cần quá nhỏ, là loại phổ biến nhất. Cấu tạo đơn giản rẻ tiền khi dùng cho

Ku. Vì ăng ten Ku nhẹ, nên dễ dàng kéo chỉnh để dò vị trí ăng ten (chủ yếu là góc ngẩng cao E), trong khi

loại này rất khó đo đặt góc E. Nói là khó, nhưng thật ra cũng không quá khó để đo đặt góc E. Góc gần

đúng được tính  bằng góc ngẩng E tính được trừ đi 2 lần góc giữa hướng LNB với tâm chảo và pháp

tuyến ở đỉnh chảo, có thể treo cái thước đo độ và dây rọi để đánh dấu.

Hiện nay là loại chảo phổ biến nhất để dùng thu sóng vệ tinh băng Ku, giá cũng rất rẻ, cái chảo có đường

kính mặt 55 phân, bán kính hội tụ 42 phân, madein Tầu Khựa giá 140k. Nếu mua cả bộ LNB và đầu thu

thì 400k có một bộ k49A, SD, FreeTV.

Chảo phản xạ lại phân kỳ Cassegrain

Lấy theo tên loại kinh viễn vọng (ống nhòm, kính thiên văn...) Cassegrain. Chùm phản xạ từ parabol

chính lại được một parabol khác phản xạ, nhưng cái parabol thức 2 này phân kỳ. Điều này kéo dài bán

kính hội tu focus length, giúp tăng khoảng cách giữa các LNB khi ghép nhiều LNB thu các vệ tinh sát

nhau, mà không dùng đến những loại cán LNB dài đến 3 mét như ghép các bác Vinasat 132E và ApStar

6 134E. Cũng như loại kính viễn vọng mang tên Cassegrain, loại chảo này có độ phân giải góc cao mà

vẫn gọn gàng, cũng hay được dùng trong radar và các đài chỉ huy tầu vũ trụ / vệ tinh.

Cái yên ngựa như ví dụ dưới đây lại phân kỳ chiều ngang mà hội tụ chiều đứng, giúp tăng khoảng cách

ngang rất dễ lắp LNB mà cả bộ vẫn gọn nhỏ, đương nhiên, cái yên ngựa như thế chỉ thu những vê tinh

Page 10: Phần 2_Anten Chảo

sóng khỏe. Với một gương Cassegrain thường, thì khi ghép nhiều LNB để thu nhiều vệ tinh bằng một

chảo, ảnh của quỹ đạo địa tĩnh trên mặt phảng hội tụ là một hình ellipse, gần như tròn nếu như trục chảo

song song với trục trái đất. Hình cong này khá cồng kềnh, khó lắp, khó định vị các LNB... và cái yên ngựa

nắn thẳng hình cong đó cho dễ làm, dùng để thu cả bộ vệ tinh.

Chảo phản xạ lại hội tụ Gregorian.

Hai lần hội tụ thì rút ngắn bán kính hội tụ focus length. Điều này giúp các chảo có diên tích mặt phản xạ

to không cần cán LNB quá dài, cồng kềnh. Đương nhiên nó cũng làm các LNB sít nhau hơn và giảm độ

phân giải góc của chảo, khó cho các vệ tinh sát nhau. Kiểu chảo này còn thuận lợi khi sử dụng các chảo

to có độ chính xác thấp, ví dụ dùng chảo băng tần C thông thường để thu băng Ku. Với độ chính xác

thấp, chảo C hội tụ sóng C vào một vùng khá lớn và nếu như khéo léo thì dùng một mặt phản xạ lại hội tụ

để tiếp tục hội tụ vùng đó với khoảng hội tụ rất ngắn giảm sai số. 

Chảo nhỏ hội tụ lại Concave secandary reflector là chảo có tiêu cự ngắn, tạo ra ảnh nhỏ, nên cái chảo to

có thể không cần chính xác lắm mà vẫn hội tụ về hướng. Điều này được dân homemake ứng dụng để

chế tạo những chảo to bằng thủ công mà vẫn hội tụ ở khoảng hẹp, mật độ năng lượng bức xạ cao.

Nhược điểm của kiểu này là sai số về đường đi lớn nên gây mất hội tụ pha, tạo giao thoa, được khắc

phục bằng di chuyển khoảng cách miệng LNB (xanh) và cái chảo thứ 2 Concave secandary reflector. Ví

dụ, một người home meke chỉ cần một cái Concave secandary reflector gia công chính xác bằng các vật

liệu mềm có đường kính 20cm, nhờ đó, các chảo to được chế tạo không cần chính xác lắm bằng các dải

tôn / lưới dài có chiều ngang 20cm chỉ cần uốn cong theo chiều dài, dễ dàng có được một ăng ten Ku

đường kính mét rưỡi rất khó kiếm ngoài chợ. Cũng như thế, các miếng tôn hay lưới mềm có chiều ngang

50 cm ghép thành các chảo dải tần C 2-3 mét rồi dùng một chảo Ku 50 phân rất dễ kiếm làm Concave

secandary reflector để hội tụ lần nữa vào miệng LNB băng C thường là 10 phân. Một cách nữa hay được

dân home make dùng là các miếng tôn phẳng tạo thành chảo to chỉ hội tụ một chiều như chiều ngang,

sau đó chiều đứng được hội tụ bằng một máng tôn cũng chỉ cong một chiều, dễ làm thủ công.

Page 11: Phần 2_Anten Chảo

Chảo phản xạ phân cực polarity reflector

Chảo được làm bằng các dây dẫn đặt song song và cách điện với nhau. Chảo chỉ phản xạ thành một

phân cực vuông góc theo hướng mành dây , khi đặt hướng mành dây giữa hai phân cực sóng đến thì nó

phản xạ cả hai phân cực nhưng quay hai phân cực vào nhau. Chảo có tác dụng lọc phân cực rất sạch khi

đặt nó trùng với một hướng phân cực sóng đến.

Trong hình dưới là antenna VHF/UHF được dùng để bắt TV như tín hiệu TV tương tự hoặc đài truyền

hình số vô tuyến mặt đất. Với dải tần Ku, thì người ta dùng kỹ thuật như làm các mạch in tạo thành mành

dây. Trên vệ tinh có độ sạch phân cực cao như Thaicom-5 thì 2 chảo phản xạ phân cực vuông góc được

dùng để phát sóng xuống đất đến các TV. Một số vệ tinh dùng cái dù căng chảo dạng màng đã phủ lớp

mành vàng như Luch-5 Nga dùng để dõi theo các tầu vũ trụ đang phóng lên.

Với dân home make, thì việc dùng lưới kim loại được nhắc đến nhiều do nó mềm dễ uốn và nhẹ, dễ tạo

đúng hình parabol. Nhưng một số loại lưới có mắt quá thưa như lưới hàn mắt vuông 1 phân sẽ gây phản

xạ phân cực. Nếu biết điều đó thì ứng dụng cái lưới này không những được mà còn rất tốt, khi đó cần để

hai chiều mắt vuông đúng vào hai chiều phân cực của sóng đến, mặt chảo phản xạ tốt cho Ku. Cũng như

vậy, loại lưới mắt cáo 6 cạnh đan xoắn tuy mạ kẽm và dẫn điện giữa các dây tốt nhưng lại dẫn điện đi

trúc trắc lòng vòng tán xạ sóng, chỉ dùng được cùng lắm là băng C.

Ở mục vệ tinh, mình cũng đưa ra ví dụ về các ComSat-1 dùng chảo phản xạ phân cực.

Loại vệ tinh ComStar-1 có 2 chảo thu phát làm nhiệm vụ relay=nhắc lại tín hiệu từ mặt đất truyền lên. Vệ

tinh ổn định hướng trục của nó theo phương bắc-nam, 2 chảo ngó xuống đất. Trong hình chảo bên trái là

phân cực đứng (bắc-nam) V, chảo bên phải là phân cực ngang H (đông-tây). Cái mành đặt trước chảo

này không dùng để phản xạ mà để lọc phân cực không muốn cho qua, ở chảo trái, mành phản xạ ngược

lại sóng có phân cực H, chỉ cho V đi qua, chảo phải là ngược lại. Mặt hội tụ là mành khung parabol phía

sau mành dây lọc phân cực. Với máy thu vệ tinh gia đình thì các chảo này ít được chú ý, trong khi ăng

ten thu đài mặt đất thì hữu dụng vì nó lọc sạch các sóng phản xạ lăng nhăng đã bị quay phân cực.

Page 13: Phần 2_Anten Chảo

Chảo và kim thu phân cực xoắn

Phân cực xoắn có lợi là nó rất ít nhiễu từ hai phân cực sang nhau, nhưng cái miệng hốc hội tụ của nó thì

khoai. Hốc thì khoai nhưng chảo thì như thường.

Người ta thường thu băng VHF bằng ăng ten xoắn hay còn gọi là ăng ten lò xo, có thể dùng chảo với hốc

hội tụ cũng xoắn. Trong thực tế, để đơn giản hoá, người ta ghép miếng chất điện môi trong hốc hội tụ để

chuyển từ phân cực xoắn sang ngang. Cách dùng miếng chất điện môi còn gọi là teflon slab, mặc dù

không phải cái miếng nào cũng làm bằng tê phờ lông, cách này làm tín hiệu yếu đi khá nhiều. Ngoài

miếng điện môi đặt dọc trong ống dẫn sóng, người ta cũng đục lỗ thẳng hàng hai bên ống hay cắm đinh

theo hàng như thế để biến phân cực xoắn thành phân cực vuông góc và ngược lại, cách này ít tốn năng

lượng sóng và cũng được dùng trên vệ tinh.

thu sóng L 2GHz đổ xuống bằng chảo có "kim thu" xoắn, vệ tinh cũng dùng ăng ten xoắn như thế này ở

khoảng tần số đó

Page 14: Phần 2_Anten Chảo

Một bộ thu phát vệ tinh băng C dùng phân cực xoắn. Nó có cái LNB để thu và transmit để phát với vệ

tinh. Sóng từ vệ tinh đến xoắn và chuyển thành V, sóng đi H lại chuyển thành xoắn đi ngược chiều. Ở

đây truyền đi dùng LHCP, phân cực xoắn trái, Left Hand Circular Polarisation và thu về ngược lại RHCP.

Quay cái ống chọn phân cực polariser, nó có đục hai hàng lỗ hoặc cắm hai hàng đinh two lines of slot or

pin để đổi thứ tự trên.

Page 16: Phần 2_Anten Chảo

Ăng ten các băng tần C, Ku và Ka.

Tại sao C to hơn Ku và tại sao Ka sẽ bé hơn Ku ? Đương nhiên, tại sao vệ tinh và LNB ít dùng Ka thì ai

cũng trả lời được, càng tần số cao càng phải đi theo đuôi bọn đầu to ở Nhật ở Âu, càng tần số thấp thì

càng dễ mua vệ tinh ế và rửa tiền. Nhưng Tại sao chảo C lại đắt hơn Ku, chảo Ku đắt hơn Ka... và chúng

cần những gì thì bàn trong này.

Chảo phải hội tụ để làm gì

Nhiều người nghĩ rằng chảo hôi tụ cho nhiều sóng, đó là không đúng. Dù sóng có yếu đến mấy thì các

transistor ngày nay có cỡ nano cũng khếch đại lên được. Chảo cần hội tụ để mật độ sóng trội lên so với

nền nhiễu xung quanh, do đó tách được tín hiệu số, và khi đã có tín hiệu số rồi thì khếch đại truyền dẫn

mã hóa thoải mái bằng các thiết bị số.

Mỗi loại LNB và khu vực đặt ăng ten, hướng ăng ten... có đặc tính nhiễu nền nhất định và cần trội lên

trên nhiễu nền đó nhiều lần,  cho đến khi mật độ bức xạ ở miệng LNB đủ thu. Miệng LNB được thiết kế

thường là bằng khoảng bước sóng, như thế, mức độ nhân lên của chảo bằng bình phương của tỷ số

đường kính chảo với đướng kính LNB. Ví dụ, cái chảo 40 phân tập trung sóng 100 lần vào các LNB Ku 4

phân. Với các ước sóng Ka cao có đường kính miệng LNB 1 phân thì đương nhiên một cái chảo 40 phân

Ka tương đương cái chảo 1,6 mét Ku. Cũng như thế, cái chảo 1 mét Ku tương đương với khủng long 2,5

mét thu C.

Vì tính có hướng của chảo hội tụ, nên có rất nhiều đài phát cùng một sóng mang, cùng tần số và phân

cực. Khi đó, chỉ cần các đài phát đặt cách nhau một góc đủ để chảu phân biệt được, góc đó lớn hơn cái

góc nhỏ nhất chảo phân biệt được, là máy thu không bị hai đài phát cùng một sóng mang làm nhiễu

nhau. Các ăng ten Ku cỡ 95 phân dễ dàng phân biệt được các vệ tinh cách nhau 2 độ, còn các ăng ten

siêu rẻ 55 phân phân biệt được 4 độ.

Tại sao truyền hình vệ tinh cần đến chảo định hướng.

Đó là vì truyền hình vệ tinh cho phép dùng lặp lại các sóng mang, do đó số các kênh truyền hình có thể

tải được tối đa, số lượng các đài phát.... đều dễ dàng tăng vọt.

Truyền hình phát thanh mặt đất có vùng phủ sóng hẹp, số người xem ít, còn truyền hình vệ tinh có vùng

phủ sóng rất rộng trải trên nhiều nước. Dễ hiểu nhất là nếu như trong nước Việt Nam chỉ xem kênh

truyền hình tiếng Việt Nam nói về đất nước con người thời sự và phim Việt Nam... thì phủ sóng Đông

Dương đã là phải truyền cả chương trình Việt nam và chương trình Lào và Cam, phủ sóng Đông nam Á

là cả chục nước, đừng nói phủ sóng lục địa.

Page 17: Phần 2_Anten Chảo

Do đó, truyền hình vệ tinh cần tải một lượng lớn chương trình truyền hình và đài truyền hình. Ví dụ ở Hà

Nội tối đa có thể xem được đến 5 vạn chương trình truyền hình trên dải Ku. Cũng một dải sóng, nhưng

mỗi tần số phát ở rất nhiều đài, với đài phát chất lượng cao cách nhau 40 Mhz thì dải 10700-12700 có 50

tần số, 2 phân cực là 100 sóng mang, với 50 vị trí vệ tinh trên trời đủ sức phát 5 ngàn sóng mang.  50 vị

trí vệ tinh đó dễ dàng dùng lặp lại các sóng mang cùng chiếu đến một điểm ở các vệ tinh khác nhau.

Cùng một vị trí vệ tinh thì sóng mang cũng được dùng lặp lại để phát các chương trình khác nhau, khi

chia ra làm hai chùm chiếu đến hai vùng rời nhau.

Cũng vì thế, nhờ truyền hình vệ tinh mà mỗi người dễ dàng xem được rất nhiều chương trình truyền hình

ở nhiều nước.

.

Hội tụ về hướng 

Xem các hình trên thấy việc hội tụ về hướng được quyết định bởi độ cong của măt chảo. Nếu như chảo

gia công không chính xác, cũng như pha đèn pin kém, thì năng lượng bức xạ không tâp trung vào mặt

LNB, mà điểm hội tụ tòe ra làm mật độ năng lượng kém. Tuy nhiên, những chảo kém chính xác như thế

nếu như quá to để mật độ sóng trên tiêu điểm "nhòe" ấy đủ mạnh, thì chúng lại dễ lắp, dễ chỉnh hướng,

như ngắm bắn vào muc tiêu quá to.

Để đảm bảo yêu cầu hội tụ về hướng với giá rẻ, thông thường cách chảot đều có khoảng cách hội tụ rất

ngắn, khoảng hội tụ focus length bé hơn đường kính chảo và thường là lớn hơn một nửa đường kính

mặt chảo, ví dụ chảo 55 phân có khoảng hội tụ 42 phân. Điều này làm các LNB sít nhau và rất khó đặt

khi cần dùng nhiều LNB cho một chảo. Để có nhiều LNB mà không sít, các bộ vệ tinh có các ăng ten

giảm độ cong theo chiều ngang của mặt chảo so với chiều đứng, hoặc một cái yên ngựa phản xạ lại

phân kỳ theo chiều ngang.

.

và hội tụ về pha

Khi phân tích cái ăng ten chảo thì cần xem xét hai mặt của sóng là mặt sóng và mặt hạt. Nếu như là ái

chảo hội tụ ánh sáng, thì không cần quan tâm lắm về pha, vì chúng ta coi nó là chùm hạt. Còn như với

ăng ten và LNB (kim thu) có kích thước tương đối nhỏ so với bước sóng, thì tính chất sóng cần xem xét

nhiều hơn. Thật ra, tiêu điểm của chảo là nơi tập trung các điểm giao thoa, có những điểm giao thoa trội,

có điểm lặn, nhưng do với ánh sáng, thì mặt thu ở tiêu điểm rất lớn so với bước sóng, nên các điểm yếu

mạnh chui hết cả vào đó. Nhưng với một cái kim thu LNB đăt ở tiêu điểm một cái chảo vệ tinh, nó có kích

thước bằng nước sóng, trong khi khoảng cách các điểm giao thoa chẵn bước sóng, thì rất có thể nó nằm

gọn trong vùng giao thoa tối, không có tín hiệu.

Page 18: Phần 2_Anten Chảo

Cũng đứng trên quan điểm sóng , thì không thể nén sóng lại quá cái chều dài 1 bước sóng, nên miệng

LNB làm cỡ đó, to hơn thì nó đứng giữa các vùng tối và sang chẳng được gì, bé hơn thì thiệt.

Ta có thể hiểu, tiêu điểm là điểm tâp trung giao thoa của mọi điểm trên mặt gương, và chúng phải đồng

pha, tức hội tụ về pha, thì nó mới là điểm sáng giao thoa. Để đạt được điều đó, cần các tổng khoảng

cách bằng nhau, Q3-P3-F=Q2-P2-F=Q1-P1-F. Thế sai số thế nào, đương nhiên, sai số ngẫu nhiên dàn

đều nửa bước sóng thì không còn điểm nào sáng. Tức là, chảo chỉ có giá trị ở những vùng sai số dưới

1/2 bước sóng, những vùng còn lại vứt đi.

 

Yêu cầu chính xác khi sản xuất và lắp chảo. Chảo dành riêng cho Vệ Tinh Việt Nam Số 1.

Yêu cầu chính xác khi gia công và lắp chảo được hiểu như yêu cầu về hội tụ pha và hướng bên trên.

Như thế, các chảo Ku không được sai số quá 1/2 bước sóng là cỡ 15mm. Nhưng với một cái chảo Ku sai

số ngẫu nhiên 15mm với bước sóng 30mm, thì tín hiệu bằng không, và với sai số ngẫu nhien 5 mm thì cõ

lẽ có được 1/2 cường độ sóng cần hội tụ (dek nhớ lắm). Và độ chính xác thạt sự cái cái chảo tốt khá

khoai với nhà sản xuất, dưới 5mm.

Tương tự, cái chảo C cần độ chính xác dưới 15mm nếu như không muốn dùng nó để thu Ku. Cái Ka cần

độ chính xác với sai số tối đa 1mm và nếu như cái chảo Ku đạt được như thế thì nó cũng thu Ka được.

Các ăng ten radar bắn máy bay cũng dùng dải sóng 30mm, nhưng chảo to và rất chính xác bằng titan

hay nhôm đúc, nên nhìn rõ máy bay bằng nhiều dài sóng.

Với một nhà sản xuất bám vào đám giun sán giòi bọ như quanh Vinasat1, thì đương nhiên một đàn giòi

bọ lúch nhúc sẽ không cho đứa nào sản xuất quá nhiều vì thuôc tính của chúng là tranh ăn đến chết. Khi

làm chảo, giá mỗi cái chao thì rẻ, nhưng môt cái khuôn rất đắt, trong khi đó vãn đề thiết kế co dãn khi dập

nguội là vấn đề khoai lòi kèn, không dễ gì hỏng khuôn thì làm lại, hệ quả là chẳng đứa nào ở Việt Nam

làm cái chảo làm gì. Tự sướng rằng, chúng ta có hẳn Vinasat1, nên làm cái chảo làm dek gì.

Page 19: Phần 2_Anten Chảo

Các hãng bám quanh Vinasat1 đều thuê Tầu Khựa làm chảo. Đương nhiên, một cái chảo Ku cỡ môt mét

đúng giá bên Tầu chỉ 200k, nhưng bán như thế thì hải quan và Vinasat1 sống bằng nước dãi. Bên Tầu có

nhiều loại Tầu, cũng có loại Tầu khi hỏng khuôn dek cần sửa. Bên ta dễ dàng sản xuất được với giá như

thế nếu như so với giá xe đạp ta sản xuất, nhưng xe đạp của ta giun sán giòi bọ không bâu đầy như

Vinasat1. Với Vinasat1, thì sóng đến 55-57 dBW, gấp 10 lần cái AM3 cơ mà, nên chảo có méo và bé thì

cũng thu được. Một cái chảo chính xác chỉ cần 33 phân là thu được Vinasat1 trên khắp Việt Nam. Á, béo

đây, mấy cái xóm thủ công nhà Khựa làm cái 55 phân méo bán cho ta thu siêu khỏe luôn, đặc sắc là có

thể gọi là chảo Ku dành riêng cho Vinasat1, vì tôn chưa đến 0,5mm, gió nhẹ thổi rung ầm ầm, mà sóng

vẫn cứ khỏe, giá 140k. Điều đáng tiếc là vì nó mà người ta ít nhâp về các chảo Ku 75mm hay 98mm, nên

bán các chảo đó đắt gáp 6 lần cái "Ku dành riêng cho Vinasat1 55 phân tôn 0,5mm", còn chảo 1,4 mét

Ku thì tiền triệu đắt gáp hơn chục lần cái "Ku dành riêng cho vê tinh Việt Nam". Trong khi nếu như buôn

bán đàng hoàng thì các chảo đó không chênh giá nhiều, vì chủ yếu giá là công làm chứ không phải vật

liệu. 

Cái chảo 55 phân ấy không thu được các vệ tinh yếu như AM3 hay TESTAR18 138E APSTAR5, ABS-1

75E. Nói đúng hơn là TESTAR18 138E , ABS-1 75E thu được nhưng yếu, còn AM3 và APSTAR 2R

76,5E không thu dược. APSTAR 2R 76,5E không thu được tuy sóng nó khỏe, do cùng LNB và quá gần

các vê tinh khác, trong khi chảo vừa bé vừa thiếu chính xác.

Thôi, dừng chuyện này để sau, giun sán giòi bọ bám quanh cái công cụ tự sướng bẩn thỉu có tên

Vinasat1 áy làm giầu cho Hàn Mỹ Tầu đủ kiểu, đăc trưng của bọn bán nước mà.

Cái chúng ta quan tâm là, cần giữ cái chảo đàng hoàng, nó hơi méo, mỗi nửa chênh nhau 2-3mm là chất

lượng sóng đã kém đi 1/3 rồi. Cái nữa là, khi lắp cái chảo C-Ku thì yêu cầu độ chính xác cap hơn nhiều

một cái C hay một cái Ku đơn giản.

Ảnh các kiểu ăng ten chảo.

Sơ đồ Ku band satellite antenna

 

Page 21: Phần 2_Anten Chảo

,

Để lắp nhiều LNB, có cái yên ngựa, nó phản xạ tín hiệu để tăng khoảng cách các LNB, dễ làm

hơn:

Cái yên ngựa có hình dáng đặc biệt, nó phân kỳ theo chiều ngang nhưng hội tụ theo chiều dọc làm các

LNB xa nhau, cán và chảo không quá cồng kềnh. Cái yên ngựa đó xoắn vỏ đỗ nắn thẳng ảnh của quỹ

đạo địa tĩnh, vốn là hình cong trên mặt phẳng hội tụ của chảo, thành gần thẳng, dễ lđo vị trí LNB và đặt

các LNB. Đây là loại chảo bán sẵn dùng để thu cả bộ vệ tinh như hệ thống Galaxy.

Page 22: Phần 2_Anten Chảo

 

C band satellite antenna

Ăng ten cho LNB C-Ku, ăng ten to như C nhưng chính xác như Ku

Page 23: Phần 2_Anten Chảo

Môt cái chảo thu/phát (internet-điện thoai...) Ka cua châu Âu, 98 phân

Gregorian, chảo phản xạ lại hội tụ, nó giúo cho hai việc, một là gấp đường hội tụ lại cho gọn, hai là dùng

các chảo to độ chính xác thấp cho LNB băng sóng cao tần hơn, như chảo C cho Ku hay chảo Ku cho Ka.

Page 24: Phần 2_Anten Chảo

Mặt chảo thiết kế vặn vỏ đỗ để uốn dãy các LNB thẳng ra, dễ lắp. Bình thường, thì đường lắp các LNB là

ảnh của vòng quỹ đạo địa tĩnh có hình cong elipse rất khó định vị LNB. Vừa vặt, mặt chảo còn giảm hội tụ

chiều ngang để các LNB cách xa nhau.

Page 25: Phần 2_Anten Chảo

Chảo bơm hơi. Mặt chảo là mặt nhôm mềm phía trong quả bóng, rất tiện cho truyền hình cơ động, trong

hình là máy thu phát Ka có số hoá LNBG để giảm phụ thuộc vào băng tần L như các LNB gia đình hiện

nay.

Page 26: Phần 2_Anten Chảo

3 tham số hướng của antenna chảo.

Elevation: 

góc đứng, góc chỉ thị độ nghiêng của antenna, trong thực tế là góc của chùm tia đến so với mặt đất. 0 độ

là chiếu ngang mặt đất, 90 độ là chiếu thẳng từ trên xuống dưới. Do antenna thông dụng dùng cấu hình

offset feed, hội tụ lệch, nên góc này khó hình dung và hoàn toàn không phải hướng trục chảo mặt chảo,

hướng LNB....

Page 27: Phần 2_Anten Chảo
Page 28: Phần 2_Anten Chảo

Chảo trên là Axial Feed = ăng ten hội tu vào trục, đo đạc và đặt chính xác góc ngẩng E Elevation. Thanh

thép giữLNB có kích thước rất nhỏ so với bước sóng , nên các chảo C hay làm kiểu này.

Azimuth: 

Góc quay ngang, chính bắc là 0 độ, Đông là 90, nam là 180, tây là 270.... Cũng chính vì thế mà các

antenna to hay vi ba truyền tin định hướng tốt dùng axial feed để gá lắp đồ ngắm cho chính xác. Có 2

cực bắc của địa cầu là cực từ (magn) và cực chính bắc  (true), nên có hai hướng bắc và có 2 góc quay

ngang lệch nhâu cỡ 2 độ, Google Earth mặc định là magn.

LNB Skew: Góc quay LNB

Page 29: Phần 2_Anten Chảo

LNB Skew dùng để chỉnh góc phân cực. Khác với đài phát TV thường, Vệ tinh cần gạn nhiễu cao nhất để

tăng băng thông tốt nhất, nên phát phân cực. Với vệ tinh hướng chính nam, phân cực đứng Vertical=V là

chiều cao, phân cực ngang Horizon=H là ngang, Phân cực đứng V tức sóng phân cực đứng chỉ biến

thiên điện trường theo chiều đứng, dễ hiểu, LNB Skew 90 độ sinh ra khi ta ở xích đạo ngắm vệ tinh ở

đường chân trời, khi đó, V đứng chuyển thành ngang. Với các toạ độ lệch khác nhau, độ quay khác

nhau, cho ra góc LNB Skew khác nhau.

hình 3 góc

Ăng ten chảo có motor, motoring dish

Nếu lắp môtor để quay cả 3 góc thì quá chuối, nên người ta chọn một trục quay duy nhất và chỉ cần quay

tiến quay lùi là 3 góc quay đồng bộ. Ăng ten quay theo lệnh của đầu thu qua tín hiệu 22KHz. Khi chọn

một chương trình nào đó, thì đầu thu sẽ lấy vị trí ăng ten trong thuộc tính chương trình rồi quay ăng ten

về đó.

Nguyên tắc của ăng ten quay kiểu này như thế này. Giả sử đặt ăng ten ở trên cao tại đúng 2 cực, ví dụ là

cực bắc đi, ví dụ phải đặt trên cao vì ở mặt biển hai cực không nhìn thấy vệ tinh.

Page 30: Phần 2_Anten Chảo

Ở vị trí đó, lắp ăng ten vào một cái trục quay cùng phương với trục quay quả đất, tạm thời cố định cái

trục ấy lại và chỉnh ăng ten đến một vệ tinh nào đó, rồi cố định ăng ten lại so với trục.

Bây giờ, rõ ràng là, khi đổi vệ tinh chỉ cần quay cái trục cùng phương với trục quay trái đất nói trên, góc

xoắn LNB S luôn là 0 độ, góc ngẩn cao E cố định không đổi và cái truc kia thay đổi góc quay ngang A. Ở

các vị trí không ở cực, thì người ta vẫn làm cái trục quay song song với trục quay quả đất , tức cái trục đó

có góc ngẩng cao hướng về bắc và cắm xuống đất về hướng nam nếu ở bán cầu bắc, góc này có trị

bằng bằng độ vĩ (kinh độ vĩ độ đúng, true). Khi đó, ăng ten không còn ở trên trục quay của trái đất, nhưng

khoảng cách đến trục quay của trái đất bé hơn nhiều bán kính quỹ đạo của vệ tinh, nên xem như gần

đúng, với một bán kính hội tụ của chảo nhỏ thì điều này chấp nhận được. Bán kính quỹ đạo vệ tinh địa

tĩnh gấp gần 7 lần bán kính quả đất.

Việc điều khiển chảo bằng DiSEqC không thật tương thích với điều khiển universal LNB nên chảo quay

ngày càng ít dùng. Trong hình dưới đây là chảo ở các vĩ độ cao, cái trục của nó cắm xuống đất hơi

nhiều. 

Một cái chảo quay có nguyên lý như vậy, chứ không phải là lấy motor khởi động xe máy như mấy con

hợi khoe mẽ, thật đúng là thời lợn kêu chó sủa. Mình thử em ẻm này chạy cái động cơ ấy thế nào,  ẻm

bảo vẫn chạy tốt !!!! khjông kịp hỏi ẻm xem ẻm cắm vào đầu loại gì !!! Cũng may là mình biết chữ, đọc

được internet, không chết thối tai với mấy thằng bốc phét.

Setup cái chảo trong đầu thu

Trước khi chảo có vị trí chính xác bằng cách dò dẫm, cho sóng khỏe, thì phải setup cái chảo trong đầu

thu. Các tham số chảo thường nhét trong nhóm tham số ăng ten thuộc vào nhóm thuôc tính vệ tinh. Có

thể hiểu, mỗi vệ tinh được coi là có ăng ten riêng hay vị trí motor riêng. Như thế, các setup   chảo là setup

đường dây thường được đặt trong nhóm setup LNB. Những tham số thường thấy là loại LNB, tần số

LNB, bật tắt 22KHz, motor, DiSEqC.

Các tham số kỹ thuật của một chảo.

Page 31: Phần 2_Anten Chảo

Người thường không cần quan tâm đến điều này. 

Nhưng nếu là người nghịch ngợm, thì điều này không thể thiếu. Với band C, kích thước antenna khá cần

, ở HN thu Chinasat cần 1,4 mét. Nhưng với Ku, thì độ chính xác cần cao hơn. Kết hợp cả độ chính xác

và kích thước có antenna C-Ku, khá đắt. Các Ku có hướng lệch độ kinh cỡ 30 độ (HN là 51 độ kinh

đông), thì antenna lởm 50-60cm là chạy, nhưng với các Ku ở đường chân trời (lệch gần 90 độ kinh), thì

điều này cần rất khoai, tốt nhất là có một chú Ku hơn 1 mét, và dĩ nhiên, với số cm đó, đủ để thu C band

vệ tinh Chinasat.

Các tham số kỹ thuật của antenna chảo gồm:

Kích thước / cường độ sóng.

Tính bằng cm, ăng ten 50 phân, ăng ten K+ 75 phân, chảo mét tư, chảo 3 mét sáu......Để ước lượng, coi

chảo hội tụ lêch chỉ còn 2/3 diên tích thực. Chảo thường đươc tinh theo inch nên có cái chảo 50 phân (20

inch), 75 phân (30 inch). Cái 50 phân nếu làm bầu dục ra để tiết kiệm kích thước ngang thì thường được

gọi là 55 phân, thật ra là 50 phân, đây là cái "chảo dành riêng cho Vệ Tinh Việt Nam Số 1".

Kích thước ăng ten lớn được dùng để thu sóng yếu. Chúng có có thể hiểu đơn giản thế này. Với Ku, thì

một cái chảo 55 phân thu được vê tinh sóng khỏe như Vinasat1. Nhưng với các vệ tinh Ku có vùng phủ

sóng rất rộng như vê tinh Nga, thì chảo 55 phân yếu và cần đến chảo 75 phân. Ít khi dùng Ku to hơn,

nhưng vẫn có những Ku 90 phân, 140 phân. Ăng ten bằng C tối thiểu là mét tư, để thu vệ tinh yếu phải ít

ra mét tám, 2,4 mét và 3,6 mét. Nếu như cùng độ chính xác và dải tần, thì đường kính tăng gấp đôi sẽ

cho mât độ tập trung sóng gấp đôi.

Chúng ta có thể ước lượng khi chọn ăng ten thế này (cùng là ăng ten hội tụ lệch). Cường độ sóng Ku

của AM-3 là 40 dBW, của Vinasat1 là 54 dBW (Hà Nội), vậy cường độ sóng tính theo mật độ Watt của

Vinasat lớn gấp khoảng hơn 10 lần AM-3, cần cái chảo đường kính to gấp 3-4 lần, và như thế, nấu nhưở

Hà Nội, Vinasat1 cần tối thiểu chảo 55 thì AM-3 cần tối thiểu chảo mét rưỡi. Tuy vậy, cái chảo 55 phân là

quá thừa với Vinasat1 sóng khỏe nhất quả đất, nên cũng chẳng biết thế nào là tối thiểu với AM-3 (dBW

tăng 10 điểm tương ứng mật độ Watt tăng 10 lần).

Người ta dùng nhiều kỹ thuât ở ăng ten phát trên vệ tinh để chia vùng phủ sóng, trong đó có những vùng

phủ yếu và những vùng phủ khỏe. Kỹ thuât đơn giản thường dùng trước đây là các cánh phát (TP) cũng

hình lõm nhưng được làm méo đi theo hình dáng vùng phủ sóng, cho ra một vùng phủ sóng dang như

bản đồ cái núi, gần hình tròn và càng vào giữa càng cao. Càng về sau này các mảng pha có ống dẫn

sóng dài ngắn càng được dùng nhiều trên vệ tinh. Từ đó người ta có những vùng phủ sóng có hình dáng

phức tạp như chính cái vi dụ  vùng phủ sóng  của AM-3 nhà Gấu, nhà Gấu có hạm đội vệ tinh truyền hình

hoành tráng là vì vừa to vừa méo.

Page 32: Phần 2_Anten Chảo

Tuy đã tiếp kiệm nhiều, nhưng sóng vệ tinh vẫn rất yếu vì không thể tăng công suất phát điên trên mỗi vệ

tinh.

Quan hệ giữa LNB, băng sóng và kích thước chảo ở đây.

  Ku, Ka và C band, kích thước chảo . Ví dụ, ABS-1 có phủ sóng Ku chùm "South" đến Hà Nội, cần cái

chảo 85 phân để có sóng tốt khi cường độ nằm giữa 47 và 48 dBW theo bàng "Dish size estimate (Ku-

band)". Hay ví dụ, cần cái chảo C band 1,6 mét để thu chùm C băng được họ đặt tên là chùm B beam.

Trong khi phải cái chảo 2,85 mét mới thu được A beam của vệ tinh này. Kênh nào TP nào dùng chùm

nào thì xem trong này. Ví dụ TP  10A 3887 V 7495 trong chùm A có thể đươc dùng để dò vị trí một cái

chảo C hướng đến vệ tinh này, vì nó nhiều kênh dễ thu, DVB-S thì k49A cũng thu được. Ở dải C band

của vệ tinh này, chùm B khỏe hơn, dùng tp 8B 3559 V 28800, có FreeTV DVB-S. Dải Ku dùng tp 10S

12551 H 1111 nhưng toàn radio, được cái sóng rất khỏe (có lẽ do no ít chay so với các TP khác đã cũ

rồi).

Khi thu vệ tinh ở xa cần chú ý đến kích thước chảo, vì sóng yếu.

ở đây đặt các địa chỉ chung cho đỡ nhầm lẫn https://sites.google.com/site/angtenvetinh/home/cach-lap-

mot-ang-ten-chao/cac-thanh-phan-bo-thu-truyen-hinh-ve-tinh/dhia-chi-mua-hang-ve-tinh#TOC-beam-v-

ng-ph-s-ng

Trong đó, có thể dùng cái này để xem vùng phủ sóng của vê tinh, cường đô sóng, kích thước chảo cần

thiết. Mình đã nói qua về chọn kích cỡ chảo trong này.

Mình copy cái này ra

Ở đây, cỡ min/nhỏ có thể hiểu là chảo hội tụ tâm, max/to là lệch, cho nhanh, mình thử rồi.cỡ chảo nên dùng (băng tần Ku)

EIRP (dBW) <30 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 >50

nhỏ (cm) >535 475 425 380 335 300 270 240 215 190 170 150 135 120 105 95 85 75 65 60 55 50 50

to (cm) 600 535 475 425 380 335 300 270 240 215 190 170 150 135 120 105 95 85 75 65 60

cỡ chảo nên dùng (băng tần C)

EIRP (dBW) <26 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 >42

nhỏ (cm) >570 505 450 400 360 320 285 255 225 200 180 160 145 125 115 100 90 80 80

to (cm) 640 570 505 450 400 360 320 285 255 225 200 180 160 145 125 115 100

Chúng ta có thể làm toán một chút về kích thước chảo

đơn vị của EIRP là dBW, đơn vi này tăng 10 điểm là mật độ sóng tăng 10 lần, như vậy, 55 dBW mạnh

Page 33: Phần 2_Anten Chảo

gấp 3,2 lần 50 dBW. Ở Hà Nội, sóng Vinasat1 là 55 dBWE, cái chảo cần cho Vinasat1 ở Hà Nội chỉ cần

có diên tích bằng 1/3,2 lần cái chảo 60 phân, được 38 phân. Nếu như là chảo tốt thì chỉ cần bằng 1/3,2

diện tích cái chảo 50 phân là 32 phân.

Như vậy, ở Hàn Nội chỉ cần cái chảo Ku có đường kinh min 32 phân max 38 phân là thu được Vinasat1,

thậm chí là cái chảo gang rang cơm cũng có phần parabol đạt yêu cầu. Ưu điểm nổi bật của Vinasat1 là

vê tinh có mật độ phát sóng Ku hoàng tráng nhất quả đất. Nó có vùng phủ Ku rất gọn gàng và danh muc

kênh cũng rất dễ đọc. Chúng ta được lợi về sự gọn gàng của nóc nhà khi chi ra gần 7t vnđ mua bộ HD

của Vinasat1, so với 750k đồ FreeTV, số tiền chênh dủ để mua 10 cái ăng ten Ku vật vã. Đây là hành

động lá lành đùm lá rách cứu đói cho các xóm thủ công bên tầu với sản phẩm  đặc sắc là cái ăng ten làm

bằng tôn 0,5mm đường kính 50 phân bán kính tiêu cực 42 phân mang tên "Ăng ten dành riêng cho Vệ

Tinh Việt Nam".

Ví dụ về chọn kích thước chảo bằng hình ảnh trên trang mạng. Ví dụ ở đây là C và Ku của Vinasat. 

Vào trang chủ -> chọn Vinasat -> chọn C. Mới xem qua đã thấy Vinasat thiết kế vùng phủ sóng siêu hơn

luyện. Ở Hà Nội, sóng C cực khỏe gấp đến 13 lần các vùng biên. Ở Hà Nội C của Vinasat không phát gì

thêm so với Ku, và đương nhiên chương trình C ở Hà Nội chỉ bằng một phần nhỏ chương trình Ku, nên ở

Hà Nội không ai mua thêm cái LNB C và chảo. Trong khi đó, ở các thành phố Sydney - Menbuorne -

Camberra và vùng đông dân nhất của Úc sóng rất yếu. Người Việt Nam ở Nhật Bản đông đúc, nơi đó đất

đắt như vàng, cũng rất khó xem vì khó tìm được chỗ đặt cái chảo to tướng. 

Để chọn kích thước ăng ten thì cần xem đặt ăng ten ở vị trí nào, xem trên bản đò vị trí đó nằm trong biên

nào. Ví dụ, 

phía Nam Newzealand nằm trong biên 32,6 và ngoài biên 36,8, thì chọn ăng ten theo biên ngoài là 32,6.

Sau đó so sánh với bảng kích thước ăng ten bên dưới, 32 dBW tương ứng ăng ten từ 2,55 đến 3,2 mét. 

Những vùng đông dân nhất của Úc cũng như Nam Newzealand ăng ten từ 2,55 đến 3,2 mét. 

Cũng ở Newzealand, khúc giữa được nằm trong 36,8 dùng chảo 1,6 đến 2 mét. 

Riêng Hà Nội sóng C rất mạnh , điều này là ngu hơn lợn vì C không phát gì ngoài Ku cũng ở Hà Nội, nó

ăn mất phấn lớn công suất C các vùng khác, ở Hà Nội 44,5 dBW dùng chảo C 80 cm, bằng chảo Ku, là

được.

những vùng có sóng nhưng sóng yếu nhất là biên 32,6. Biên này cần chảo 2,55-3.,2 mét

Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Siberi nằm trong biên

39,4 dùng chảo 115-145 cm

Page 34: Phần 2_Anten Chảo

Nhật Bản nằm trong biên 36,8 dùng chảo 1,6-2 mét.

http://www.satstar.net/beams/vina1_c.html

Dish Size Estimate (C-band)

EIRP (dBW) <26 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 >42

Min (cm) >570 505 450 400 360 320 285 255 225 200 180 160 145 125 115 100 90 80 80

Max (cm) 640 570 505 450 400 360 320 285 255 225 200 180 160 145 125 115 100

.Vào trang chủ -> chọn Vinasat ->chọn Ku..

Page 35: Phần 2_Anten Chảo

Bán kính tiêu cự.

tức khoảng cách từ tâm chảo đến tiêu cự. Nó quyết định "độ phân giải". Ở các nước xa xôi bắc cực như

Nga, Canada.... thì người ta hay bán kiểu chảo C-Ku 1,4 mét, có bán kính tiêu cự lớn, cho phép lắp nhiều

LNB mà không chen kích nhau cũng như tín hiệu tốt. Khi sản xuất hàng loạt, càng nhiều, thì chảo dập

nguội càng không đắt vì giá thành chủ yếu là khuôn. Ví như trong này, Focus length: 72cm là bán kính

tiêu cự, như thế, 1 độ là lệch LNB 72 x 3,14 x 2 / 360 -> mỗi độ là 1,2cm, đủ để xếp LNB các vệ tinh cách

nhau 2 độ=2,4cm với độ khít kha khá, và để lắp nhiều LNB một cách thoải mái mỗi độ một cái, cần bán

Page 36: Phần 2_Anten Chảo

kính tiêu cự đến 4 lần như thế, là 3 mét cho LNB có đường kính miệng 4cm.

Với cái chảo 55 phân nhà Tầu, bán kính tiêu cự 42 phân, tương ứng mỗi độ 42 * 2 * Pi / 360= 0,73 cm.

Hai vệ tinh ApStar6 134E và Vinasat1 132E có LNB cách nhau 1,15 đô là 1,5 Cm thì không thể gép được

Ku. Trong thực tế, bà con chỉ thu những FreeTV rồi chơi bài dùng chung LNB.

Để bán kính tiêu cự lớn, cần chảo dẹt hơn, giá cồng kềnh hơn, rung gió mạnh hơn..... và thị trường

không có, một là thửa lấy, hay là ..... đi xin C band bỏ hoang về cải tạo. "Chảo dành riêng cho vệ tinh Việt

Nam Số 1" có bán kích tiêu cự 42 phân, được cái nó có tướng ngũ đoản, nên tuy tôn rất mỏng gió lung

lay cũng ít bị yếu sóng.

Cái yên ngựa như trên dùng để lắp nhiều LNB. Nó tăng khảng cách ngang các LNB, đỡ chật, đồng thời

bố trí các tiêu cự hướng vệ tinh thành một hàng ngang rất dễ chỉnh. Nhược điểm của nó là không làm

tăng đường kính chảo, thế thôi. Ở gần cực địa cầu, vệt inh thấp hơn, cần tín hiệu khoẻ hơn, thì nhu cầu

chảo to lớn hơn. Còn ở các thành phố chật chội thì yên ngựa dùng nhiều.

Độ phân giải của một chảo.

Chảo càng to và có bán kính tiêu cự càng dài độ phân giải càng cao, và càng cần chỉnh chính xác, hay

nói cách khác, chỉnh càng khó. Chảo nhỏ thì tù mù hơn, dễ chỉnh, nhưng tín hiệu xấu, khó lắp nhiều

LNB.....

Chảo càng có đô phân giải cao càng dễ dàng phân biệt các vệ tinh sít nhau như ApStar6 134E và

Vinasat1 132E. Trong ví du này là không cần thiết vì chúng dùng 2 loại LNB khác nhau. Nhưng cặp

ApStar2r 76,5E và ABS1 75E dùng chung một LNB, tín hiêu của ApStar2r ở miền Bắc thuộc loại yếu và

ABS hắt hơi cũng bay, nên cần chảo phân giải khá 75cm. Thêm nữa, đến 78,5E lai là anh Thaicom5

cũng dùng cái LNB ấy. Thực tế là, với chảo nhỏ 55 phân thì cả 3 vệ tinh lọt luôn vào một vị trí chảo và do

đó không thể thu được ApStar2r sóng bẹp như gián.

Với chảo thông dụng gia đình 50-75cm, miệng LNB 4 phân, độ phân giải chảo tối đa là 2 phân / 1 mét và

dưới 1 phân bán kính tiêu cực nửa mét. Chảo thường thấy có bán kính tiêu cực 42 phân không có

gương Cassegrain. Thực tế thấp hơn nhiều con số đó với dung sai cho phép 4 độ, nên lắp rất dễ. Pà Kon

cứ lắp đê. Tham số độ chính xác này để cung cho người khôn chọn phương án gá lắp và cách tìm mục

tiêu. 

Dễ lắp, nhưng khi nhìn các vệ tính lệch kinh độ quá độ 30 độ là các vệ tinh sít nhau. Việc một antenna

lởm thu một lúc nhiều vệ tinh là chuyện thường thấy. Với LNB thông dụng 4 phân, thì dùng antenna 55

phân của mình thu vệ tinh đường chân trời Ku là điều khá khó nếu như không muốn nói là không thể.

Page 37: Phần 2_Anten Chảo

Ăng ten thu cả bộ vệ tinh.

Một bộ vệ tinh có nhiều ưu điểm hơn những vệ tinh đơn chiếc, chúng cho đến hàng ngàn kênh truyền

hình, giúp dịch vụ truyền hình mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục phổ thông của nhà nước hoặc

thậm chí là các trường đại học tư nhân. Một bộ vệ tinh cũng làm việc liên tục, không bị gián đoạn khi các

vệ tinh hết tuổi phục vụ phải thay thế. Việc lắp nhiều LNB cho một chảo có thể được các tay chơi hay

người dùng làm thủ công, nhưng với các bộ vệ tinh như Galaxy Mỹ, JSAT Nhật Bản,... thì người ta làm

ra các ăng ten dễ lắp, thu được cả bộ. HotBird châu Âu ngược lại, người ta nhét 3 vệ tinh vào cùng một

chỗ, dùng  cùng một chảo và LNB, được ít kênh hơn, nhưng đơn giản hơn, sóng khỏe và vùng phủ sóng

rộng. Bộ Intelsat của châu Âu thì lại là một bộ dàn hàng ngang như Galaxy, các vệ tinh cách nhau 2 độ

(60E-62E-64E-68E), đặt các LNB sát nhau trên chảo có bán kính hội tụ 1 mét.

Có thể lắp ăng ten thu một bộ vệ tinh đơn giản nhất là mỗi vệ tinh có một chảo Ku. Tuy ở ta đơn giản,

nhưng ở các nước giầu có nhân công nóc nhà đều đắt thì đó là vấn đề lớn. Người ta có hai phương án

để một ăng ten thu được cả bộ vệ tinh, đó là phương án yên ngựa phân kỳ ngang - hội tụ đứng, và

phương án chảo dùng động cơ do đầu thu điều khiển.

 

Khi bắn một bộ vệ tinh, người ta chọn tọa độ của chúng sao cho độ phân giải của các chảo Ku rẻ tiền

nhất phân biệt được các vệ tinh, ví dụ, là 4 độ để khoảng cách giữa các LNB Ku có đường kính 4cm lớn

hơn kích thước của chúng, khi dùng chảo rẻ tiền có bán kính hội tụ 40 phân. Tối đa, một cái chảo 55

phân quan sát được vùng nhìn (thị trường) 90-100 độ như thế, tương đương 25 vệ tinh, đủ cho nhiều

ngàn kênh truyền hình chất lượng cao, điều đó cho đến nay chưa ai cần. Thông thường, có các bộ vệ

tinh 2 hay 4 quả hoặc hơn chút. Khi dùng các chảo có bán kính hội tụ to hơn thì các vệ tinh có thể chỉ cần

cách nhau ít hơn, ví như 2 độ với bộ Intelsat nói trên.

Với một chảo tròn đều, tức mặt chảo là một hình parabol quay đều không hướng nào cong nhiều ít hơn

hướng nào, thì vị trí các LNB sẽ tương ứng vơiú ảnh thật của quỹ đạo địa tĩnh in lên mặt hội tụ của chảo.

Ví dụ, với chảo đặt song song với mặt phẳng xiochs đạo quay hướng chính nam thì các LNB sẽ xếp theo

hình vòng tròn, khi nghiêng chảo đi thì tròn này thành một elipse. Đường cong này khó đặt các LNB nên

người ta cũng uốn chảo hay uốn cái phảo phụ phản xạ lại (yên ngựa) để nắn thẳng đường ảnh này cho

dễ lắp.

Một chảo có nhiều LNB.

Để một chảo có nhiều LNB, thì các LNB không sít nhau quá, điều này yêu cầu bán kính hội tụ forcus

length tương đối dài, ví như cần 3 mét để phân biệt 2 vệ tinh Vinasat-1 và ApStar-6. Mặt khác, với mặt

phản xạ parabol tròn đều, thì các LNB sẽ nằm dọc đường ảnh quỹ đạo địa tĩnh trên mặt phẳng hội tụ của

chảo, đường ảnh này hình cong, khó đo. Vì thế, người ta làm các chảo rút ngắn bán kính hội tụ bằng hội

tụ một chiều phân kỳ một chiều, hay gập đường hội tụ lại bằng phản xạ lại, đồng thời uốn chảo để nắn

đường ảnh từ cong thành thẳng dễ đo.

Page 38: Phần 2_Anten Chảo

Chảo một mặt phản xạ

Chúng ta thấy hình dưới, một bộ 5 LNB để thu 5 vệ tinh. Mặt chảo có hình dáng rất đặc biệt, nó hội tụ

chiều đứng nhưng kém hội tụ hơn chiều ngang, giúp sóng sớm hội tụ đủ với bán kính hội tụ chiều đứng

ngắn, nhưng các LNB đủ xa nhau. Mặt chảo hình lòng máng, cong chiều đứng thì nhiều mà cong chiều

ngang thì ít. Đồng thời, cái mặt cong của chảo được uốn để đường đặt các LNB từ cong thành thẳng, dễ

làm.

Loại chảo này thường được bán để hãng lắp nhanh ăng ten cho khách hàng. Những ăng ten này không

hướng về một vệ tinh cụ thể trong bộ, mà thường có một vạch đánh dấu hướng và lắp bằng la bàn cùng

bọt nước. Chúng có cong thức tính hướng riêng, khi đặt đúng hướng là tất cả các LNB đồng loạt có tín

hiệu. Ví dụ ảnh dưới là bộ Direct TV5 của Mỹ. Hướng của các ăng ten này được các chương trình tính

toán thông dụng như  http://www.dishpointer.com/  tính toán như thông thường. 

Page 39: Phần 2_Anten Chảo

 

Chảo phản xạ lại.

Chảo một mặt phản xạ trên không lắm được nhiều LNB. Ảnh dưới là chảo có mặt phản xạ lại để gấp

ngắn đường phản xạ, dùng được bán kính hội tụ dài mà vẫn gọn gàng. Dễ dàng thấy, người ta cũng có

Page 40: Phần 2_Anten Chảo

một chút ít phân biệt , tăng hội tự đứng để đường hội tụ ngắn và giảm hội tụ ngang để các LNB xa nhau.

Đồng thời, cũng nắn đường LNB từ cong thành thẳng. Loại chảo này thường được bán để người dùng tự

lắp LNB.

Chảo quay

Ăng ten chảo có motor, motoring dish nói trên được ứng dụng vào việc thu cả bộ vệ tinh. Phương án này

đắt, nhưng có nhiều điểm ưu việt, cho phép nhiều vệ tinh ở gần nhau.

Ở loại chảo này, đầu thu điều khiển động cơ chảo quay. Động cơ chảo nhớ vị trí vệ tinh như là một thuộc

tính của kênh, cùng với các thuộc tính DiSEqC hay 22KHz. Khi chọn kênh, thì đầu thu điều khiển motor

chảo quay đến vị trí đã nhớ cũng như thiết lập lại các tính chất DiSEqC và 22KHz. Đầu thu cũng có thêm

các chức năng dò và nhớ vị trí chảo. Loại chảo này đắt, nhưng không cần các vệ tinh quá xa nhau, lắp

cũng đơn giản. Thật ra, do các bộ vệ tinh thực tế đều ít, nên chảo quay này quá đắt và không cạnh tranh,

nhưng nó ưu việt, tin cậy hơn phương án nhiều LNB. Đồng thời, người ta không thể mặc cả với nhau tiêu

chuẩn điều khiển DiSEqC dùng để điều khiển chảo quay thật sự đúng, vẫn mâu thuẫn với việc điều khiển

LNB ở dải Ku, nên chảo quay càng kém cạnh tranh.

Để thực hiện chảo quay, người ta đặt trục quay của chảo song song với trục quay trái đất, khi đó, khi

motor quay chảo thì cả ba góc EAS quay đồng bộ hướng gần đúng vào các vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa

tĩnh. Để điều gần đúng này có giá trị, người ta giảm độ phân giải của chảo xuống, với cái chảo có bán

kính hội tụ 50 phân đổ lại.

Mỗi chảo quay như thế này lại có thể có nhiều LNB, khi chọn vệ tinh, thì đầu thu cũng chọn luôn LNB. Ví

dụ như cái Vinasat-1 vô địch thế giới nhà ta dùng universal LNB 9750-10600, còn Thaicom-5 và Asiasat-

5 dùng 11300 thì lắp cả 2 LNB lên chảo. 

Page 41: Phần 2_Anten Chảo

Ghép nhiều LNB trên một chảo một cách thủ công.

Càng ngày, nóc nhà càng đắt và thay cho nhiều chảo thì các thợ nghiệp dư càng thích ghép nhiều LNB

cho một chảo, thu những vệ tinh không nằm trong các bộ bán sẵn. Người ta lấy chảo parabol thường

không được thiết kế đặc biệt để ghép các LNB. Yêu cầu đầu tiên để ghép các LNB là các vệ tinh không

quá xa nhau hay quá gần nhau, ví dụ, để có thể ghép toàn bộ các vệ tinh Ku trên bầu trời Hà Nội,

từ  ABS-1 đến AM-3 , thì thấy chúng nằm trên một góc 60-70 độ, vệ tinh AM-3 cần chảo to đến 75 phân.

Mặt khác, trong góc đó, thì Vinasat-1 và ApStar-6 quá gần nhau, cũng như ApStar-2R và Thaicom5, thì

những vệ tinh đó cần tách riêng ra một chảo khác, như Vinasat-1 có sóng rất khỏe tại Hà Nội thì ghép

phụ vào bác ApStar-2R hoặc Thaicom-5. 

Với Ku thì như vậy, còn với chảo C thì các TP băng C thưởng phủ sóng rộng, số lượng vệ tinh có thể thu

được ở cũng một địa điểm tăng lên nhiều lần C và ghép thu hết cần nhiều chảo hơn, điều thuận lợi là các

LNB băng C hiện nay đều dùng 5150 nên không cần chọn LO và thoải mái dùng DiSEqC, nhưng điều

không thuận loại là các LNB đó đắt, nên trong băng C thì các chảo quay còn được dùng khá nhiều. Ở Hà

Nội hay Sài Gòn, với cái motor ăn cơm thì có vẻ kinh tế hơn motor chuẩn DiSEqC, nên cùng lắm người

ta chỉ ghép Ku vào C cho chảo C.

Việc ghép chảo này thường tốn công và thời gian, được coi như một trò nghịch. Việc tính toán thì đơn

giản, nhưng thực hiện khá mệt. Người ta đặt các LNB lên các khớp tự do như khớp đèn bàn, còn nhớ có

loại đèn bàn Nga ngày trước uốn thoải mái. Ngày nay, có bán bộ khớp tự do nhưng rất vô dụng, đơn

giản hiệu quả là dây nhôm 4-5mm của biến thế hay được các ông thợ cây cảnh mua để uốn thế cây. Dây

nhôm uốn lại thành các khuy bắt vào lỗ khoan trên cán LNB hoặc mặt chảo, dễ uốn, khá cứng và không

gỉ.

Thông thường nhất, người ta lấy một cái chảo có giá LNB đơn chiếc thông thường và hướng nó vào một

vệ tinh ở giữa cụm, sau đó đặt các LNB khác xung quanh theo kết quả tính. Các LNB tạo thành một ảnh

âm bản chụp quỹ đạo địa tĩnh trên mặt phẳng hội tụ của chảo. Nhắc lại là, các điểm hội tụ của chảo tạo

thành một mặt phẳng song song với mặt tiếp xúc đỉnh chảo gọi là mặt hội tụ.

Ví dụ, có thể hướng một cái LNB chính vào Thaicom5 và ghép các bác Asiasat5 với ABS-1 hai bên theo

ví dụ đã được nói đến trong này.

Page 42: Phần 2_Anten Chảo

Công thức parabol.

Có gì, y=k*x*x; y bằng ka nhân ích bình phương. Đạo hàm là y = 2 * k * x; tiêu cực và độ cao mặt tiêu cự

là x = d sao cho 

2 * k * d =1;    

x= d = 1 / 2k;

y= 1 / 4k là toạ độ độ tiêu điểm chính giữa

 

Đặt cái chảo nằm ngửa cân đối thì mặt phẳng song song với tiếp tuyến đỉnh chảo, đi qua tiêu điểm chính

giữa, là mặt phẳng tiêu cự, khi chiếu xiên thì các điểm hội tụ nằm trên mặt phẳng đó.

 

Ví dụ, y=x^2 (k = 1)) thì tiêu cự là điểm trên trục tung ngang điểm   x=1/2 ; y=1/4= 1/4 k.

Khi chùm song song chiếu xiên, các điểm tiêu cự tụ nhau trên mặt cách 0y một khoảng đó, y=1/4k song

song với 0x. Độ cao mặt tiêu cự 1/4k càng lớn thì bán kính tiêu cự càng lớn và độ phân giải của chảo

càng lớn. 

Khi lắp nhiều LNB, thì mặt tiêu cự này là nơi đặt các LNB, hướng trục LNB là hướng nhìn vào tâm

parabol, góc xoắn thì tính. Cách dễ nhất để lắp các LNB ăn theo là tính độ lệch so với LNB ban đầu.

http://www.ozmena.com/odev-istekleri/radar-nedir-153017.html

Page 43: Phần 2_Anten Chảo

 

 

 

Chế tạo chảo.

Chảo C band thường làm bằng lưới róc nước. Chảo Ku band có bước sóng đến 3cm, cần độ chính xác

đến 5-7mm, thì thường làm bằng  tôn dập, ốc ác trong mặt trong của chảo đều làm dẹt. Dựng hình

parabol rất khoai nên chảo tự làm ít thấy, nhưng chảo làm công nghiệp thì giá thành đồ dập như xưa,

chẳng hiểu sao nay bãn cái chảo đắt lòi tói.

 

Vì parabol có hình dáng tự nhiên rất vững chãi, nên nhiều thứ phát triển tự nhiên như vỏ trứng có hình

parabol. Chảo gang rang cơm làm chảo thu hình tốt vì thế, mỗi tội đồ giá làm khá khoai. Cái dưới này mà

mua được làm con ăng ten khủng.

dân home make cũng nhiều lần tính tự làm chảo. In hình parabol lên giấy, dán lên gỗ, cưa miếng gỗ dẹt,

rồi quay miếng đó gạt vữa bê tông, đợi cứng vữa có khuôn đổ epoxi, epoxi khô thì bóc ra dán giấy bạc.

Page 44: Phần 2_Anten Chảo

 

 

Mát mắt tí, cái chảo parabol này thì chỉ thu được những ánh mắt dâm dục đốn mạt một cách văn

hoá thôi, he he he, ước gì người đẹp trên địa cầu chết hết đi cho tôi khỏi động đậy.

 

Ôi trời ôi, cái tiêu cự này, gọi là tiêu cự phê.

Chảo tự làm home make

Chảo cần có độ chính xác đủ, ví như 0,5cm với chảo Ku (1/6 bước sóng), nếu như không đạt mức đó thì

cái diện tích chảo chỉ còn một nửa. Mặt khác, cái chảo C kém chính xác quá mà thu Ku thì sinh giao thoa,

có những điểm trong khu vực tiêu điểm cường độ sóng tụt thấp mặc dù chảo to tướng. Cũng mặt khác,

chảo C có "diện tích và chiều dài nhân ra thể tích" tiêu điểm to vãi nên chỉnh chảo cũng.... dễ. Rất nhiều

con lợn liệt não tự xưng chảo tự làm bằng nhiều độ lợn khác nhau và chúng thường chê bai những

người làm thật là... ngu xuẩn. Ví như bọn lợn này chế các chảo rất đẹp được làm ở Indonexia và Thái

Lan, vì nghười ta không làm được miếng tôn dập máy khổ mét hai như đám lợn liệt não.

Chảo Ku thường được làm bằng cách đúc epoxy, khuôn đúc làm bằng gạt bê tông, cái gạt là gỗ nhôm

cưa từ hình in máy tính. Sau đó có thể dán giấy bác hoặc một loại băng dính dẫn điện. 

Chảo C thì thường uốn các thanh nhôm sắt theo hình parabol cũng được in từ máy tính, sau đó bịt lưới.

Page 45: Phần 2_Anten Chảo

Cần độ chính xác 3cm, khi đó do độ vụng home make tăng lên 5cm là đạt. Để làm như thế, khi chia góc

hướng tâm thì cần chia đến 12 mảnh cho chảo 2 mét (30 độ). Người ta vì thế thường cắt chảo thành

những mảnh theo chiều đứng, thiết kế theo máy tính... ít mảnh hơn, làm ra những chảo hình chữ nhật

như chảo radar. Trong khi đó , nhiều người dùng 2 chảo phản xạ, một hội tụ đứng một hội tụ ngang, chỉ

cần uốn lưới hay tôn 1 chiều thành máng.

Trên thị trường có loại lưới vuông 1cm hàn làm chảo C là ngon. Với Ku nó cũng ngon,  nhẹ, dễ uốn,

nhưng vì 1cm khá to với bước sóng ku, nên cần đặt 2 chiều lưới đúng phân cực, nếu không chảo nhiễu 2

phân cực sang nhau. Loại lưới lục giác thì cần độ mịn nhất định nếu không nó nhiễu hai phân cực sang

nhai và chỉ dùng cho C. Cũng cần nhỡ là, lưới đan chỉ có lưới lục giác đan xoắn là dùng được. Còn lưới

đan vuông thì đến khi nó tách phân cực ta ăn đủ, dùng thời gian ngắn là nó gỉ cách điện ở mắt đan, điện

chỉ truyền một chiều lưới, không để lưới vuông đúng phân cực là nhiễu, trên là mình nói lưới vuông hàn.

Hình ảnh dây cáp

Cáp đồng trục 75 ôm còn được gọi là cáp RG6

Phân biệt ba loại 50ohm RG6, RG59 RG58 Coaxial Coax Cable (FVN)