phỤc hỒi ĐÊ biỂn tẠi tỈnh kiÊn giang, viỆt...

24
PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAM Chuyến 2, 4-7/12/2009 MICHEAL HEILAND Conservation and development of the Kien Giang Biosphere Reserve Project

Upload: others

Post on 04-Jul-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAM

Chuyến 2, 4-7/12/2009

MICHEAL HEILAND

Conservation and development

of the Kien Giang Biosphere

Reserve Project

Page 2: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

2

Page 3: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

3

Mục lục

1. Thông tin cơ bản .......................................................................................... 4

2. Chỉ định tư vấn ............................................................................................. 6

3. Chương trình làm việc ................................................................................. 6

4. Các chuyến đi thực địa ................................................................................ 7

4.1 Đợt công tác trước vào tháng 11 năm 2008 ................................................... 7

4.2 Chuyến công tác thực địa từ 4-6/12/2009 ....................................................... 7

4.2.1 Thành phần 7

4.2.2 Điểm 1 : Phường Vĩnh Quang , TP Rạch Giá 8

4.2.3 Điểm thứ 2: Ấp Vàm Rầy, Huyện Hòn Đất 10

4.2.4 Điểm thứ 3: khu vực gần cầu T6, xã Bình Giang, Huyện Hòn Đất 13

4.2.5 Khu vực 4 phía nam thị xã Hà Tiên 14

4.2.6 Điểm thứ 5 : Huyện An Biên 16

4.2.7 Điểm thứ 6 : Huyện An Minh 16

4.2.8 Điểm thứ 7 : TP Rạch Giá 18

5. Kiến nghị và các khảo sát cần thực hiện tiếp theo ...................................19

5.1 Nhận xét chung 19

5.2 Rừng ngập mặn 21

5.3 Thiết kế đê 21

5.4 Xây dựng đê 22

5.5 Duy tu đê 22

6 Kết luận và Kiến nghị ..................................................................................23

Phụ lục 1 – Bản mô tả công việc

Báo cáo của chuyến công tác Khảo sát đê biển từ 4-7/12/2009

Page 4: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

4

1. Thông tin cơ bản

Kiên Giang là một tỉnh ven biển nên rừng ngập mặn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như việc sự tăng số lượng các cơn bão và nước biến dâng. Đai rừng ngập mặn rất hẹp và như vậy thường ít có khả năng tự phục hồi và rất hạn chế trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Kiên Giang có chiều dài bờ biển 205 km và khoảng 50 % đai rừng ngập mặn bảo vệ đê biển đang bị xói lở và làm cho đê biển bị lộ ra và nước biển dễ dàng tràn vào các khu vực đất canh tác bên trong đê. Chính quyền tỉnh và huyện tiếp tục trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển và hệ thống đê biển tại các khu vực này song các lỗ lực này đều đã thất bại. Chính quyền địa phương cũng đã cho sửa chữa các đoạn đê bị xói lở, tuy nhiên các đoạn đê này vẫn tiếp tục bị xói lở.. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chương trình nâng cấp đê biển (Quyết định 667 do thủ tướng chính phủ ban hành – chương trình nâng cấp đê biển và rừng phòng hộ ngập mặn) và sở NN &PTNT (DARD) có một phòng quản lý đê, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và duy tu đê biển và trồng cây ngập mặn.

, tuy nhi

.

Ảnh 1: Các điểm đến thăm và làm việc tại Kiên Giang

Mặc dù Kiên Giang có nguồn kinh phí cho chương trình này, tỉnh vẫn chưa có đủ kỹ thuật thích hợp để thiết kế đê biển có thể chịu được sức công phá của các dòng thuỷ triều và mực

Page 5: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

5

nước biển. Tỉnh đã yêu cầu dự án hỗ trợ kỹ thuật về phương pháp xây dựng đê biển tại hiện trường.

Đây là chuyến công tác lần 2 đối với hoạt động xây dựng đê biển cho tỉnh Kiên Giang và góp phần thực hiện kết quả 2: Mô hình sử dụng đất, đang được thiết lập tại các trọng điểm khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

Mục tiêu tổng quát là hỗ trợ phòng quản lý đê tỉnh kiên Giang và chuyên gia trong nước những gợi ý về thiết kế đê và/hoặc các biện pháp bảo vệ bờ biển tại các khu vực có điều kiện khác nhau và xây dựng chương trình nghiên cứu và các hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng đê.

Dự án sẽ giúp xây dựng một đoạn đê trình diễn như là một phần hoạt động về mô hình quản lý đất mà dư án đang thực hiện tại huyện Hòn Đất. Các hoạt động khác trong mô hình gồm trồng cây ngập mặn, và làm các hàng rào giữ phù xa và rào chắn sóng bên ngoài đê và trồng phi lao và dừa bên trong đê để bảo vệ đất nông nghiệp khỏi tác động do bão gây ra và phục vụ mục tiêu sinh kế.

Trong tháng 11 năm 2008, chuyến công tác lần đầu đã được thực hiện tại huyện Hòn Đất để đánh giá vấn đề xói mòn của đê biển và đề xuất các biện pháp phục hồi. Sau chuyến công tác, phòng quản lý đê điều của tỉnh Kiên Giang đã tiến hành một số công việc nhằm phục hồi lại các đoạn đê đã bị hư hỏng

Ảnh 2: Khu vực bị ảnh hưởng tại huyện hòn đất, cách khoảng 2 km về phía nam cửa kênh

Trong khi đó, nhóm công tác của dự án GTZ đã phát hiện ra các khu vực khác cũng đáng được lưu tâm dọc theo bờ biển của tỉnh Kiên Giang. Đây chính là lý do cho đợt tư vẫn tiếp theo nhằm phát hiện và tìm hiểu những khu vực khác và đánh giá thành tựu đã đạt được tại khu vực huyện Hòn Đất. Chuyến công tác tập trung vào xây dựng một tuyến đê mẫu (dự án thí điểm) để sử dụng như một mô hình phục vụ công tác phục hồi đê biển trong thời gian tới.

Page 6: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

6

2. Chỉ định tư vấn

Đầu tháng 12 năm 2009, tổ chức GTZ đã chỉ định gói tư vấn cho tổ chức Hydroprojekt Ingenieurgesellschaft mbH (HPI),bao gồm đợt tư vấn cho chuyên gia về đập ông Michael Heiland, và GS TS Holger Schüttrumpf, chuyên gia công trình biển tại RWTH Aachen, người sẽ tham gia cùng với nhóm HPI để thực hiện các công việc trong mục tiêu chung là hỗ trợ phòng quản lý đê tỉnh Kiên Giang.

Dựa vào kinh nghiệm từ các dư án đê biển khác, chương trình tư vấn được thiết kế theo các bước như sau:

Thăm mô hình sử dụng đất tại huyện hòn đất và lựa chọn các đoạn bị xói lở cùng với phòng quản lý đê.

Đánh giá mức độ tàn phá (mức độ xói lở) và nguyên nhân gây xói lở.

Xây dựng tài liệu hướng hẫn đơn giản và các nghiên cứu cần thiết trước khi xây dựng đê.

. Kết quả của h

Đầu vào của chuyên gia thiết kế đê biển sẽ tập trung vào việc thiết kế, bảo vệ các khu vực dốc, phương pháp xây dựng và duy tu, trongkhi nhiệm vụ của chuyên gia công trình sẽ tập trung vào mực nước biển, dòng chảy và hoạt động song, sự ổn định của khu vực ven bờ, thiết kế đê và xây dựng cao hơn và ảnh hưởng của rừng ngập mặn.

Để hỗ trợ xây dựng năng lực theo hướng chuyên nghiệp cho phía Việt Nam, một chuyên gia đê điều trong nước cũng được mời tham gia trong đợt công tác và cung cấp thong tin kỹ thuật cần thiết và hỗ trợ nhóm công tác trong việc chuẩn bị báo cáo.

Dựa vào kinh nghiệm thu được trong một chương trình hợp tác của chuyến công tác nhằm xây dựng dự án khẩn về phục hồi đê biển tại tỉnh Sóc Trăng TS. Đinh Công San, phó giám đốc, việnc nghiên cứu tài nguyên nước miền nam tại TP Hồ Chí Minh đã dự án GTZ Rạch Giá được mời tham gia.

3. Chương trình làm việc

Chuyến công tác đã thực hiện theo đúng lịch trình dưới đây:

3/12/ 2009 Đến HCM

4/12/ 2009 Bay từ HCM đến Rạch giá, tham gia cuộc họp ngắn tại Dự án, sau đó đi thực địa tại các điểm xung quanh Rạch Giá, Hòn Đất và khu vực Cầu T6 để kiểm tra thực tế tình hình đê biển, đoàn công tác bao gồm cả các cán bộ các Sở ban ngành trong tỉnh và Chi Cục Thủy lợi

Page 7: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

7

5/12/ 2009 Thảo luận với đại diện của of Sub-department of Irrigation and Dyke Management, Site visits near Ha Tien.

6/12/2009 Trở về Rạch Giá, thăm quan khu vực An Biên – An Minh và khu đập tràn ở Rạch Giá. to Rach Gia, further site visits near An Bien and An Minh, visit to the urban flood protection in Rach Gia

7/12/2009 Họp ngắn tại VP GTZ KG, bay về HCM và trở về nước, Đức. 4. Các chuyến đi thực địa

4.1 Đợt công tác trước vào tháng 11 năm 2008

Vào tháng 11 năm 2008, một chuyến tham quan hiện trường đã được thực hiện bởi cố vấn kỹ thuật dự án quản lý vùng bờ biển, TS Sharon Brown và ông Michael Heiland, chuyên gia về đập thuộc tổ chức Hydroprojekt Ingenieurgesellschaft mbH của Đức. Các điểm thăm quan dài khoảng 50 km về phía nam thành phố Sóc trăng với phạm vi khoảng 200 m dọc theo bờ biển bị xói lở và trong khu vực này đai rừng ngập mặn trước đây đã hoàn toàn biến mất. Ở một số đoạn, xói mòn cũng ảnh hưởng đến chân đê và và có một điểm nước đã tràn qua trên mặt đê .Ở khu vực bị ảnh hưởng do xói mòn, mái đê được bảo vệ bởi lớp bao đay và đá xếp thưa, nơi mà nước biển có thể chảy tràn qua, các túi cát được xếp trên mặt đê.

Các phát hiện và khuyến nghị trong chuyến công tác lần một đã được tóm tắt trong một báo cáo khảo sát.

Do ảnh hưởng của hải lưu mạnh và xói mòn khu vực ven bờ, đai rừng ngập mặn tự nhiên khu vực phía nam huyện Hòn Đất đã bị phá hủy với khoảng cách 500 đến 600 m dọc theo bờ biển. Trong khu vực này, việc trồng rừng ngập mặn đã bị thất bại và tuyến đê phía sau đai rừng bị xói lở mạnh và một số đoạn đê đã bị vỡ.

Vật liệu đắp đê được lấy ở khu vực trước biển. Điều này đã tạo ra một rãnh nước sâu và rộng chạy dọc theo chân đê. Việc khai thác đất, cùng với cường độ hải lưu mạnh là nguyên nhân gây ra xói mòn khu vực ven bờ.

Sau khi có đánh giá cơ sở dữ liệu và tài liệu thu thập được sau chuyến khảo sát hiện trường và dựa trên việc tính toán sự bền vững và kinh nghiệm về các tiêu chuẩn thiết kế phục vụ công tác phục hồi khu vực đê bị hư hỏng và một số nguyên tắc xây dựng đã được thiết lập. Liên quan đến rừng ngập mặn, một số khuyến nghị đã được đề cập nhằm nâng cao vai trò phòng hộ của rừng ngập mặn trong việc giảm ảnh hưởng của nước biển bằng các hàng rào truyền thống đã được sử dụng tại khu vực (Xem báo cáo khảo sát tháng 11 năm 2008 để biết thêm thông tin).

Chuyến tư vấn này tập trung vào tuyến đê bị xói mòn tại huyện Hòn Đất dọc theo bờ biển với chiều dài khoảng 2 km. Những quan sát về xói lở trong chuyên công tác lần một cho thấy những khu vực có đai rừng ngập mặn bị xói lẹm do xói mòn và hải lưu mạnh nên được tiến hành thực hiện một đợt khảo sát dọc theo bờ biển tỉnh Kiên Giang.

4.2 Chuyến công tác thực địa từ 4-6/12/2009

4.2.1 Thành phần

Chuyến công tác thực địa đã kết hợp được những thành phần như sau:

- Ông Khoa – Đại diện Phòng Bảo về Đê biển Kiên Giang - Ông Thanh - Đại diện Phòng Bảo về Đê biển Kiên Giang - TS. Dinh Cong San, Chuyên gia đê biển, PGĐ Viện Thủy lợi Niềm Nam, HCM

Page 8: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

8

- Ông Nguyen Tan Phong, Cán bộ Kỹ thuật, Dự án Kiên Giang - Nguyen Thi Viet Phuong - Cán bộ Dự án GTZ Kiên Giang - Ông Huynh Huu To, Cán bộ Kỹ thuật GTZ Kiên Giang - Dr. Sharon Brown, Cố Vấn trưởng, Dự án GTZ Kiên Giang - Giáo sư. Dr. Holger Schüttrumpf, Chuyên gia xây dựng vùng ven biển, Đức - Ông Michael Heiland, Chuyên gia Đê biển, HPI, Đức

4.2.2 Điểm 1 : Phường Vĩnh Quang , TP Rạch Giá

Đoàn khảo sát đi thăm khu vực biển phía bắc Rạch Giá từ hướng biển vào bằng tàu và từ đường bộ bằng xe ô tô.

Điểm dừng đầu tiên khi khảo sát bằng tàu tại khu vực bãi rác phía bắc thanh phố Rạch Giá, gần bờ biển. Rác thải trong khu vực được phủ bởi một lớp đất nhưng do tác động của dòng chảy và song biển, khu vực bãi rác đã bị xói lở và rác thải, cũng như là chất gây ô nhiễm có thể đã bị nước mang ra phía biển. Hiện trạng bãi rác được thể hiện trong Hình 1. Vì vậy, cần tạo ra một lớp phủ để hạn chế việc xói lở và rửa trôi chất thải từ bãi rác là công việc cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Hình 1: Khu vực bãi rác gần thành phố rạch giá

Điểm dừng tàu thứ hai là khu vực rừng ngập mặn phía bắc Rạch Giá (Hình 2). Đai rừng ngập mặn có chiều rộng khoảng 20 m. Tác dụng của đại rừng này đối với sóng biển và dòng chảy là không đáng kể khi có gió bão. Tuy không phát hiện ra sự xói lở từ phía biển, nhưng phía trong của đai rừng này đang được sử dụng cho canh tác nông nghiệp và nhà ở. Hình 2 và 3 thể hiện cùng một địa điểm, Hình 2 theo hướng từ biển vào và hình 3 là từ đất liền ra biển.

Page 9: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

9

Hình 2: Rừng ngập mặn phía bắc cầu biển số 1, TP Rạch Giá

Hình 3 thể hiện con đê biển ở phía bắc Rạch Giá. Con đê này được xây dựng làm đương quốc phòng và trở thành đê bảo vệ bờ biển trong những năm gần đây. Đê có chiểu cao khoảng 1.6 m, bề rộng khoảng 6 m. Độ dốc mái đê khoảng 1:2 và mái đê được phủ bởi lớp cỏ ở cả hai phía. Không có công trình bảo vệ đê như kè mái hay hệ thống bảo vệ mặt đê trong trường hợp nước biển tràn qua mặt đê.

Hình 3: Đê quốc phòng, Vinh Quang , TP Rạch Giá

Page 10: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

10

4.2.3 Điểm thứ 2: Ấp Vàm Rầy, Huyện Hòn Đất

Hòn đất là điểm rừng chân thứ hai trong chuyến công tác Tại huyện Hòn Đất, đoàn khảo sát không phát hiện xói mòn ở một số khu vực dọc đai rừng ven biển (Hình 4) và các khu vực này dường như ở trong điều kiện tốt. Đai rừng ngập mặn bao gồm nhiều loài cây ngập mặn.Chiều rộng của đai rừng ngập mặn ước khoảng 100 m

Hình.4: Rừng ngập mặn không bị xói lở tại huyện Hòn Đất

Tại các khu vực khác của huyện Hòn Đất, bờ biển bị xói mòn nghiêm trọng do việc thu hẹp của đai rừng ngập mặn (Hình 5). Tại nhiều nơi, không còn rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển nữa. Chính quyền địa phương chưa có sự giải thích vì sao đai rừng ngập mặn lại bị lẹm (thu hẹp). Việc phá vỡ đai rừng ngập mặn dẫn đến thất bại của chương trình đê biển và đê đã bị vỡ như quan sát trong tháng 11 năm 2008.

Hình 5: Rừng ngập mặn bị xói lở tại huyện Hòn Đất

Page 11: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

11

Đê bị sạt vỡ do không có đai rừng ngập mặn bảo vệ thể hiện trong hình 6. Một điều hiển nhiên là vật liệu để xây dựng đê được lấy từ khu vực biển phía trước đê, việc này đã tạo ra một kênh mới nằm song song với đê . Hơn nữa, các kênh được xây dựng để nối biển với đê tại các khu vực này. Do vậy, thuỷ triều và các con sóng tạo ra bởi bão có thể tràn vào kênh và đánh vào thân đê. Do vật liệu đắp đê là đất sét rất dễ bị xói lở, và đê không thể đủ sức chông đỡ dẫn đến sạt lở và vỡ đê.

Hàng dào gỗ được xây dựng dọc theo các khu vực rừng ngập mặn bị lẹm vào nhằm bước đầu giảm sự xâm nhập của các dòng thuỷ triều và sóng biển và hỗ trợ quá trình lắng đóng phù sa và tạo ra các khu vực thích hợp cho rừng ngập mặn tái tạo (Hình 7).

Bên cạnh đó, nhiều phần đê được xây dựng theo dạng tường dốc giữa thời gian của chuyến công tác tháng 11 năm 2008 và chuyến công tác lần này (tháng 12 năm 2009). Chiều cao của mặt đê khoảng 2 m so với mực nước biển, độ dốc 1:3 và độ rộng của mặt đê là 6 m. Kè được xây dựng bên ngoài các tấm bê tông đúc sẵn. Tuy nhiên, trong khi xây dựng đê, các nhà xây dựng đã bỏ qua khuyến cáo về việc xây dựng lớp lọc bằng sỏi/đá nhỏ. Theo báo cáo, phần bảo vệ chân đê bằng cỗng bê tông đổ đầy đá đã được xây dựng theo khuyến nghị nhưng chưa thể chứng mình được rằng liệu chúng có được áp dụng trên toàn tuyến đê hay không.

Hình 6: Đê bị sói lở được sửa chữa khẩn cấp tại huyện hòn đất

Page 12: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

12

Hình 7: Bảo vệ khu vực sói lở bằng hàng rào gỗ

Hình 8: Đê biển mới tại huyện Hòn đất

Page 13: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

13

4.2.4 Điểm thứ 3: khu vực gần cầu T6, xã Bình Giang, Huyện Hòn Đất

Điểm 3 nằm ở phía Nam kênh T6. Việc quan sát rừng ngập mặn tại khu vực này được thực hiện bằng tàu Hình 9 cho thấy rừng ngập mặn tại đây bị xói lở rất mạnh. Đến nay vẫn chưa có biện pháp nào được thực hiện để giảm xói lở. Ở một vài nơi, xói mòn rừng ngập mặn đã tiến đến chân đê.

Công việc xây dựng đê đang được thực hiện tại khu vực này khi đoàn khảo sát đến hiện trường Hình. 10, vật liệu đắp đê được lấy từ vùng biển phía trước đê. Điều này sẽ tạo ra một kênh nước nằm song song với đê và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn của đê như đã đề cập đối với tuyến đê tại Hòn đất trong hình 6.

Hình 9: Xói mòn đê rừng ngập mặn gần kênh T6

Page 14: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

14

Hình 10: Đắp đê gần khu vực kênh T6

4.2.5 Khu vực 4 phía nam thị xã Hà Tiên

Vùng phía nam Hà Tiên,tuyến đường nối Rạch Giá và Hà Tiên được bảo vệ bởi một lớp từơng ngăn bằng lớp đất cấp phối đơn giản (độ dốc 1:1). Đoàn khảo sát đã phát hiện một số vấn đề trong chuyến khảo sát thực địa:

Cây ở bên trong tường ngăn (Hình 11)

Bị vở về phía biển (Hình 12)

Mất kết cấu địa chất

Mất chân bảo vệ

Thiếu sự vững trãi do kết cấu kém

Rễ bên dưới lớp phủ

Những điểm yếu này là nguyên nhân ban đầu gây xói mòn, làm mất sự vững trãi và phá vỡ lớp tường ngăn.

Page 15: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

15

Hình11: Bờ (tường) bảo vệ bờ biển phía nam thị xã Hà Tiên

Hình.12: Bờ (tường) bảo vệ bờ biển phía nam thị xã Hà Tiên

Page 16: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

16

4.2.6 Điểm thứ 5 : Huyện An Biên

Điểm 5 – Báo cáo ghi nhận tại địa phương thì an Biên là khu vực xói lở. Đai rừng ngập mặn tại đây có chiều rộng đến hơn 100 m và có vùng ven bờ rất nông. Không có dẫu hiệu của xói lở trong quá trình khảo sát (Hình13). Khu vực này được quan sát bằng tàu (giỏ máy).

Hình 13: Rừng ngập mặn không bị xói lở tại An Biên

4.2.7 Điểm thứ 6 : Huyện An Minh

Rừng ngập mặn tại đây bị xói lở nghiêm trọng (Hình 14). Khu vực này cũng được khảo sát bằng tàu.

Vuông tôm được hình thành bên trong rừng ngập mặn trước đây và nối thong với biển bằng hệ thống các kênh. Các kênh bị xói lở và xói lở phần bờ do thủy lưu và song biển. Do vậy nước biển có thể xâm nhập vào và gây xói lở tầng đất sét. Tầng đất bị xói lở nằm giữa các rễ cây rừng ngập mặn nên cây không thể trụ vững và ngã đổ xuống nước. Quá trình này diễn ra rất nhanh và làm cho đai rừng ngập mặn bị đánh lẹm khoảng 10-20 m mỗi năm. Hình 15 thể hiện một cách cụ thể bờ biển bị xói lở. Hiện tượng xói lở bờ biển cũng được ghi nhận trong đợt khảo sát. Một số khối đất set nhỏ bị chìm xuống nước..

Page 17: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

17

Fig.14: Rừng ngập mặn bị xói lẹm tại huyện an Minh

Hình 15: Hiện trạng xói lở khu vực rừng ngập mặn tại huyện An Minh

Page 18: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

18

4.2.8 Điểm thứ 7 : TP Rạch Giá

Vào cuối đợt khảo sát, đoàn nghiên cứu đi khảo sát công trình phòng chống lũ tại thành phố Rạch Giá. công trình này bao gồm hệ thống kè bê tông, mái hướng về phía đỉnh. Hình 16 và hình 17 thể hiện hai ví dụ tại khu vực lấn biển mới tại Rạch Giá. Một điều khăng định là các phần khác tại thành phố Rạch Giá không có hệ thống kè biển bảo vệ.

Hình 16: Kè biển ở TP Rạch Giá

Page 19: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

19

Hình 17: Kè biển ở TP Rạch Giá

5. Kiến nghị và các khảo sát cần thực hiện tiếp theo

5.1 Nhận xét chung

Trải qua hang 1,000 năm, cư dân tại các vùng bờ biển và ven bờ thuộc các cửa sông đã tự mình chống lại sự tàn phá của biển bằng các phương tiên như các ụ đất trú ẩn, đê và các kiến trúc bảo vệ bờ biển khác. Trong thời kỳ sơ khai, con người chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ nơi cư trú của họ khỏi các trận lũ, sau này họ bắt đầu bảo vệ đất canh tác nông nghiệp của hộ bằng hệ thống đê.

Ngày nay, một số biện pháp bảo vệ bờ biển được áp dụng gồm:

Rào chắn sóng

Đê biển

đê

Rừng ngập mặn

Đê biển và rào chắn là biện pháp chống lại sự xói lở bờ biển và xói lẹm bờ . Rào chắn xây dựng bên ngoài biển để giảm thiểu tác động của các dòng hải lưu mạnh và song biển trước khi chúng đánh vào bờ. Việc xây dựng đê biển song song với hướng của dòng hải lưu cho phép kiểm soát sự cân bằng các chất lắng đọng dọc theo bờ biển. Đối với việc thiết kế rào và đê chắn song, việc đo đạc trong một thời gian dài đối với các dòng hải lưu, hướng gió và tốc độ gió hoạt động của song và vật chất lắng động là cần thiết. Kết quả đo đạc sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình dựa vào máy tính.

Đê biển được xây dựng nhằm chống lũ và đảm bảo hoạt động canh tác (bảo vệ đất canh tác) bên trong khu vực đê. Vật liệu làm đê thường được lấy tại khu vực nhưng không nên khai thác ngay phía trước đê bởi nó sẽ tạo ra xói mòn. Việc điều tra yếu tố địa chất đối với vật liệu đắp đê và sự hình thành của khu vực là bắt buộc khi xây dựng đê cũng như việc

Page 20: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

20

phân tích sự vững trãi của thân đê và kết cấu nền đê.. Bảo vệ mái và chân đê chống xói mòn chân đê và kiểm soát sự rò rỉ là rất quan trọng. Tuy nhiên, đê cần có sự bảo trì thường xuyên từ các cán bộ có kỹ thuật cùng với trang thiết bị và một hành lang bảo vệ tối thiểu khoảng 5 m dọc theo thân đê cân được thiết lập và không có bất kỳ một hoạt động nào (xây dựng và trồng trọt) bên trong khu vực hành lang này.

Các đai rừng ngập mặn ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới dọc theo bờ biển là những lá chắn bảo vệ rất tốt và việc bảo tồn các đai rừng này là rất nhạy cảm. Tuy các đai rừng ngập mặn có khả năng giảm sức mạnh của các dòng hải lưu và bảo vệ đê, nhưng một điều quan trọng là đê biển đang được xây dựng với một khoảng cách ổn định so với rừng ngập mặn, tối thiểu là 20 m, và chức năng của rừng ngập mặn không bị tác động của việc xây dựng và bảo trì đê. Mặt khác việc xây dựng đê cũng có thể gây xói lẹm đai rừng ngập mặn.

Việc phá rừng ngập mặn ở Việt Nam đang dẫn đến viêc mất lá chắn tự nhiên bảo vệ bờ biển ở Khu vực đồng bằng sông cửu Long, làm tăng mức độ nguy hiểm của lũ. Một nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hủy rừng ngập mặn là do sự mở rộng hoạt động nuôi tôm

Bất kỳ biện pháp bảo vệ bờ biển chống lại sự tàn phá của bão được áp dụng thì việc thu thập số liệu chính xác phục vụ công tác thiết kế là cần thiết,ví dụ như số liệu về gió, tốc độ và hướng gió, mực nước, thủy triều, độ dâng của song trong bão, mực nước biển trung bình.

Hơn nữa, khi đê bị vỡ, sạt lở hoặc không đáp ứng được mục tiêu phòng hộ, việc điều tra nguyên nhân là cần thiết để biết điều gì đã xảy ra để áp dụng/chấp thuận các biện pháp/kỹ thuật đúng đắn tránh thất bại trong tương lai

Khi đi hiện trường trong chuyến công tác, đoàn nghiên cứu quan sát thấy nhiều loại hỏng hóc và xói mòn đê mà nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Điều này dẫn đến một kết luận là : để có thể xây dựng được một dự án thí điểm như là mô hình đê trình diễn, rất nhiều công việc cần nghiên cứu, khảo sát là

Mô hình hóa hải lưu

Nghiên cứu quá trình lắng đọng

Điều tra về kỹ thuật địa chất

Nghiên cứu độ sâu của biển và địa hình

Hơn nữa, yếu tố kinh tế cũng cần được lưu tâm để xem liệu có đủ kinh phí xây dựng tường trên mặt đê để hạn chế nước biển chảy tràn qua mặt đê(ví dụ xây dựng đê với mực nước thiết kế trong thời gian khoảng 20 năm là thường thấy ở Việt Nam. Mặt khác, nêu đê được xây dựng dưới mực nước thiết kế do yếu tố kinh tế, đê cần được thiết kế để nó không bị ảnh hưởng khi có nước biển chảy tràn trên mặt đê.

Căn cứ vào quan điểm trên, một số khuyến nghị và công việc cần thực hiện là:

Rừng ngập mặn

Thiết kế đê

Xây dựng đê

Duy tu đê

Page 21: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

21

5.2 Rừng ngập mặn

Sự khỏe khoắn và đa dạng rừng ngập mặn tại Kiên Giang đang ở trong các điều kiện khác nhau. Trong khi thăm hiện trường, đoàn khảo sát thấy cả rừng ngập mặn trong điều kiện tốt và không tốt. Rất tiếc là không có số liệu (ảnh vệ tinh, hải lưu, mực nước, độ mặn, ô nhiễm, hoạt động của con người, v.v.) để phân tích nguyên nhân đối với sự tiến hóa/ thay đổi này. Bởi vậy, rất khó để xác định nguyên nhân gây xói lẹm rừng ngập mặn ở tất cả các khu vực. Ở một số nơi, hoạt động con người như xây dựng đê, nuôi tôm có thể là nguyên nhân gây xói lở đê, nhưng ở các nơi khác thì nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Đây là lý do tại sao việc phục hồi rừng ngập mặn ở Kiên Giang theo phương pháp thử nghiệm và cải tiến từ các thất bại được áp dụng với các mức độ thành công khác nhau.

Một số kiến nghị sau đây nhằm có sự hiểu biết hơn về quá trình này và để tránh việc rừng ngập mặn bị tiếp tục xói lẹm với tầm nhìn dài hạn:

(a) Hiểu biết các quá trình

Sự cần thiết phải thiết lập cơ sở dữ liệu bao gồm các tình huống thực tế cho rừng ngập mặn và các tình huống đã xảy ra trước đây dựa vào ảnh vệ tinh và nghiên cứu hiện trường để phân tích quá trình thay đổi này.

Một số mô hình về hải lưu cần được thiết lập dựa trên số liệu đo đạc hiện trường về hải lưu, mực nước, độ sâu biển để hiểu rõ về quá trình gây xói lẹm các đai rừng ngập mặn và xác định các biện pháp bảo vệ cần thiết.

(b) Tránh việc xói lẹm các đai rừng ngập mặn

Sử dụng một số mô hình để xác định các biện pháp nhằm giảm xói mòn rừng ngập mặn ( để tránh lặp lại phương pháp tiếp cận thử nghiệm và học hỏi từ thất bại).

Trước khi trồng rừng, cần tiến hành nghiên cứu về độ sâu biển của các vùng ven bờ bị ảnh hưởng sẽ tiến hành trồng rừng và khu vực được bồi lại sau xói lở và độ dày lớp bồi .

Các khu vực trồng rừng ngập mặn mới nên được bảo vệ bằng các hàng rào gỗ để tránh xói mòn. Chúng tôi khuyến nghị sử dụng các hàng rào thong thường bên trong đê để giảm dòng chảy bên trong các kênh phía sau đê.

Tránh việc nuôi tôm trong rừng ngập mặn vì điều này sẽ làm giảm chức năng của rừng ngập mặn, nguyên nhân ban đầu gây xói mòn bờ biển.

5.3 Thiết kế đê

Việc thiết kế đê ở tỉnh Kiên Giang đang thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, kinh nghiệm trước đây và nguồn kinh phí .

Việt Nam có một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh về thiết kế công trình bảo vệ bờ biển như kè, công trình phân lũ, kè biển, đê biển và các công trình khác. Bộ Tiêu chuẩn này khuyến cáo việc thiết kế dựa trên sức nước đối với các công trình và hướng dẫn về mặt xây dựng như xây dựng chân đê tại các khu vực bờ biển dốc. Hơn nữa, tiêu chuẩn Việt Nam qui định chi tiết về thiết kế chức năng đê biển, các công trình ngăn sóng ngoài khơi, và sự cần thiết phải tính toán về sóng, mực nước và tính toán tiêu chí lọc nước, sóng tràn, áp lực độ trượt và phân tích về sự vững trãi của đê biển. Bởi vậy, bộ tiêu chuẩn này là bộ công cụ có giá trị cho các nhà thiết kế công trình đê biển ở Việt Nam

Tuy nhiên, cần phải bổ xung them một số thong tin liên quan khi thiết kế đê biển như việc lưu tâm đến chiều cao sóng có thể đat cực đỉnh, Tuy nhiên việc bổ sung them thông tin về chiều cao sóng là cần thiết trong thiết kế đê. Chiều cao cực đại sóng biển là nhân tố quan trọng trong thiết kế các công trình bảo vệ bờ biển và rất quan trọng đối với hệ thống đê biển

Page 22: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

22

ở Việt Nam. Kiến thức về sóng cực đỉnh đã được cải thiện nhiều trong những năm qua do có một số dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bởi vậy, Việc mở rộng và áp dung các qui định hiện hành và khuyến nghị tại châu Âu và hoa kỳ là rất quan trọng. Kết quả của phương pháp tiếp cận này có trong tài liệu hướng dẫn mới tại Châu Âu (www.overtopping-manual.com). Đoàn khảo sát cũng khuyến cáo nên áp dụng thích ứng tài liệu này tại Việt Nam. Hơn nữa, hiện có nhiều nghiên cứu về sức chống chịu của đê biển trước tác động của sóng và các tác động và nên được cân nhắc.

Theo TS Đinh Công Sản, chiều cao mong muốn của thân đê nên là 3.5 m so với mặt nước biển trung bình. Ở Kiên Giang, chiều cao thực tế của thân đê mới chỉ khoảng 2 m. Sự khác biệt về chiều cao mong muốn và chiều cao thưc tế của thân đê sẽ dẫn đến việc nước chảy tràn qua mặt đê khi có bão. Bởi vậy, một số đoàn khảo sát đưa ra một số khuyến cáođ:

Thiết kế đê biển theo qui định quốc tế dựa vào mực nước thiết kế và yếu tố độ cao sóng là đặc biệt quan trọng. Khi kinh phí không đáp ứng yêu cầu để nâng cao chiều cao thân đê lên đến 3.5 m so với mực nước biển trung bình cho tất cả hệ thống đê trên toàn tuyến biển khoảng 200 km ở Kiên Giang, việc xây dựng đê để tránh bị ảnh hưởng khi nước biển tràn qua và gây vỡ lở đê là cần thiết. Các nghiên cứu cần đưa ra thiết kế cho các loại đê có thể chống được áp lực nước, yếu tố địa chất và các loại áp lực khác.

Tiến hành điều tra về địa chất bằng các mũi khoan và phân tích để xác định loại đất để tính toán độ bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ở những nơi xây dựng đê, việc cần thiết là phải xử dụng một loại vật liệu đồng nhất và được phủ bởi lớp cỏ hoặc sỏi trên bề mặt để tránh nứt nẻ lớp đất sét và mất đi tính chắc chắn của đê.

Xây dựng một tuyến đê mẫu đối với trường hợp nước biển chảy tràn trên mặt để so sánh với các đoạn đê khác dưới điều kiện sóng biển dâng cao do bão.

Áp dụng tiêu chuẩn việt Nam trong thiết kế đê biển có cân nhắc tiêu chuẩn quốc tế

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (đặc biệt là nước biển dâng và sự gia tăng của sóng gió trong thiết kế đê biển

5.4 Xây dựng đê

Một số khuyến nghị trong xây dựng đê biển là:

Sử dụng vật liệu đắp đê phía bên trong đất liền và không lấy đất từ phía biển trước đê.

Trước khi đắp đê, kè, vật liệu sử dụng cần phảo làm xạch và loại bỏ toàn bộ xác hữu cơ và các vật liệu khác. Nên đắp đê, kè cần được nén chặt .

Cây cối, rễ cây, nhà cửa và công trình cần phải di dời trước khi xây dựng đê.

Cần lưu tâm đến các điểm nối giữa các đoạn có độ dốc về phía biển và chân đê để tránh xói mòn đất phía sau đê.

Việc xây dựng cần có sự giám sát của kỹ sư địa chất có kinh nghiệm về xây dựng đê

5.5 Duy tu đê

Chưa có một chương trình duy tu đê biển ở Kiên Giang. Do vậy, đê biển và các công trình chỉ được sửa chữa khi đã bị hỏng. Do không có chương trình duy tu nên rất nhiều đê bị hư hỏng gây ngập lụt và thiệt hại về mặt kinh tế. Vì vậy, việc áp dụng chương trình duy tu đê là hết sức cần thiết để bảo vệ các đê biển ở Kiên Giang. Một số vấn đề cần lưu ý trong chương trình duy tu đê:

Page 23: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

23

Bước công việc đầu tiên của chương trình bảo trì:

Đinh nghĩa qui định và hướng dẫn về duy tu đê biển

Thiết lập cơ sở dữ liệu về cấu trúc hiện tại (bao gồm: hình học, đất và các thong tin khác (ví dụ: độ rộng của đai rừng ngập mặn)

Xác định điều kiện thực tế của các công trình này về mặt hình học, sức chịu đựng với áp lực nước, địa mạo và các yếu tố khác

Xếp thứ tự yêu tiên công tác sửa chữa

Cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu

Bước công việc thứ hai của chương trình duy tu đê

Quan sát hàng năm đối với tất cả các công trình sau mùa gió mùa

Xác định các điểm yếu của hệ thống đê về chức năng bảo vệ và chống lũ

Sữa chữa ngay các điểm, đoạn bị hư hỏng trước mùa mưa năm sau

Cập nhật dữ liệu, thông tin

Việc nghiên cứu độ sâu biển và hải lưu cần do một cơ quan đặc biệt, nhất là các viện nghiên cứu quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thực hiện, việc nghiên cứu các nghiên cứu đã thực hiện trước đây là cần thiết, ví dụ trong vùng đồng bằng sông cửu long, để có được các thông tin cần thiết.

6 Kết luận và Kiến nghị

Một số tuyến đê biển dọc theo bờ biển Kiên Giang bị sạt lở, hư hại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Xói mòn khu vực ven bờ và sự biến mất của các đai rừng ngập mặn, và làm cho đê bị đe dọa trước tác độngc của các dòng hải lưu mạnh và sóng biển

Chiều cao đê thấp dẫn đến nước tràn qua trong mùa mưa trong khi chưa có thiết kế trong trường hợp này.

Thiết kế đê kè chưa đầy đủ (ví dụ mái đê thiếu sự vững chắc do vật liệu chưa đáp ứng yêu cầu, mất chân bảo vệ, không có mái bảo vệ chống lại sóng biển, không có công trình bảo vệ chống sạt lở mái đê, v.v.)

Thiếu phương pháp xây dựng đê hợp lý (ví dụ đất đắp đê lấy chưa đúng tầng theo yêu cầu và độ nén, đất lấy từ khu vực ven bờ và khu vực có độ ẩm quá cao, chưa sử lý nền móng đê trước khi đắp, không có lớp phủ mặt bằng đất sét mịn dẫn đến nứt thân đê, thiểu sự giám sát trong quá trình xây dựng đê)

Thiếu hoạt động duy tu đê ví dụ kiểm tra định kỳ như khuyến nghị ít nhất một lần/năm, tuy nhiên việc này chỉ xảy ra khi đê đã bị hư hỏng.

Căn cứ kinh nghiệm thu được từ chuyến công tác lần này và trước đó tại Kiên Giang và Sóc Trăng để xây dựng dự án thí điểm bao gồm thiết kế và xây dựng một đoạn đê mẫu phục vụ công tác xây dựng, phục hồi đê biển trong tương lai, một số bước công việc cần làm là:

Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn

Page 24: PHỤC HỒI ĐÊ BIỂN TẠI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAMcoastal-protection-mekongdelta.com/download/library/106...Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam 4

Báo cáo Phục hồi Đê biển Kiên Giang, Việt Nam

24

Thiết lập một số mô hình về hải lưu

Nghiên cứu về độ sâu của biển trong khu vực

Xây dựng các hang rào gỗ truyền thong ở những nơi cần thiết

Triển khai hoạt động nhằm giảm thiểu hoặc tránh nuôi thả tôm trong khu vực rừng ngập mặn hoặc ven bờ

Chi tiết các tài liệu thiết kế và đấu thầu cho mô hình trình diễn Đê thí điểm của Dự án

Căn cứ vào kinh nghiệm, các dịch vụ ban đầu chuẩn bị cho mô hình trình diễn Đê thí điểm nên bao gồm các nhiệm vụ sau:

Điều tra địa chất để xác định địa điểm và các vật liệu thích hợp cho việc xây dựng đê Tính toán sức bền, ổn định và thiết kế hệ thống đê có sức chịu lực và nhiệt vượt trội dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế

Xây dựng bản vẽ chi tiết kỹ thuật xây dựng đê

Đánh giá sơ bộ chất lượng, năng lực của các nhà thầu

Giám sát trong suốt quá trình xây dựng

Xây dựng chương trình bảo trì đê

Bản mô tả công việc cụ thể của Chuyên gia cũng như các dịch vụ chuyên gia cung cấp được đính kèm báo cáo này ở Phụ lục A

Weimar, 14/11 2009

Hydroprojekt Ingenieurgesellschaft mbH

Michael Heiland Giáo sư, TS Holger Schüttrumpf Chuyên gia đê ngập mặn Chuyên gia xây dựng công trình ven biển