phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo tp bẢo...

35
1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BO LC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG TNGVĂN CHUYÊN ĐỀ GII PHÁP XÂY DNG VÀ GIGÌN MÔI TRƯỜNG THÂN THIN, SẠCH ĐẸP, CHNG RÁC THI NHA. NĂM HỌC: 2019 - 2020

Upload: others

Post on 14-Sep-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO – TP BẢO LỘC

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

TỔ NGỮ VĂN

CHUYÊN ĐỀ

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG

THÂN THIỆN, SẠCH ĐẸP, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA.

NĂM HỌC: 2019 - 2020

Page 2: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

2

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

TỔ NGỮ VĂN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG THÂN

THIỆN, SẠCH ĐẸP, CHÔNG RÁC THẢI NHỰA

(Thầy Trần Duy Thiện –Tổ trưởng Tổ Ngữ văn – báo cáo chuyên đề)

Mở đầu

Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2018 cho thấy:

Cứ mỗi phút trên thế giới có một triệu chai nước uống bằng nhựa được mua bán; mỗi

năm thải ra năm nghìn tỷ túi ni-lông dùng một lần. Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng

giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát

triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, nếu trung bình khoảng 10% chất thải

nhựa, túi ni-lông dùng một lần không được tái sử dụng, thì mỗi năm phát sinh 2,5 triệu

tấn chất thải nhựa. Ðáng lo ngại, theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đang xếp thứ

17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới và là

nước đứng thứ tư trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với khoảng từ 0,28 đến

0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế

giới).

Không thể phủ nhận rằng, vật dụng bằng nhựa có nhiều giá trị sử dụng trong cuộc

sống con người. Tuy nhiên, hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa,

từ đó gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Page 3: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

3

1/ Vậy, nhựa là gì, chúng xuất hiện từ bao giờ và tác hại của việc ô nhiễm rác

thải nhựa?

Nhựa còn gọi là chất dẻo hay là mủ, là các hợp chất cao phân tử được dùng làm vật

liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm

công nghiệp gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả

năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó

khi thôi tác dụng. Nhựa được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng:

vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.

Năm 1600 TCN, người Trung Mỹ đã sử dụng cao su thiên nhiên làm banh, dây, và

các bức tượng nhỏ. Các chất dẻo có nguồn gốc sinh học đầu tiên là các polymer hữu

cơ như móng và sừng gia súc. Sừng gia súc được xử lý để dùng làm cửa cho những

chiếc lồng đèn thời Trung Cổ. Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl

clorua. Tiếp theo đó là chất styrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843

và polyeste vào năm 1847. Năm 1869, trong khi tìm kiếm một chất thay thế cho ngà

voi, nhà phát minh John Hyatt đã phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và dễ uốn.

Chất này đã mở đầu cho cuộc đột phá trong việc triển khai chất tổng hợp mới. Và đến

năm 1957 các sản phẩm, đồ gia dụng bằng nhựa được sản xuất đưa vào thị trường tiêu

dùng.

Theo thống kê, mỗi phút con người mua 1 triệu chai nhựa, mỗi năm thế giới sử dụng

500 tỷ túi nilon, 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần, gần 1/3 túi

nilon sau khi sử dụng không được thu gom và xử lý đã làm ô nhiễm môi trường tự

nhiên. Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương

đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất nhựa đã hiện hữu trong nguồn nước sinh

hoạt của con người, chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hóc môn; nó được

xem là cục nam châm hút các chất độc khác như dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu.

2/ Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.

Ô nhiễm chất dẻo là sự tích tụ các sản phẩm nhựa trong môi trường ảnh hưởng xấu

đến động vật hoang dã, môi trường sống của động vật hoang dã, hoặc con người. Rác

thải nhựa bao gồm các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nhựa, chai nhựa, ống hút

nhựa, và nhiều thứ khác … gọi chung là rác thải nhựa.

Ô nhiễm nhựa ảnh hưởng không tốt đến đất đai, đường thủy và đại dương. Các sinh

vật sống, đặc biệt là động vật biển, cũng bị ảnh hưởng bởi sự vướng víu, ăn trực tiếp

phế thải nhựa, hoặc do tiếp xúc với hóa chất trong chất dẻo làm gián đoạn các chức

năng sinh học. Con người cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa, chẳng hạn như thông

qua sự gián đoạn trục hoocmon tuyến giáp hoặc mức hoocmon.

Các công trình nghiên cứu gần đây của ngành y đã cho thấy các phân tử hạt nhựa

có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi chúng ta uống nước đóng chai

nhựa, các thực phẩm đựng trong hộp xốp, túi ni lông, ly nhựa, ống hút nhựa … đều có

liên quan đến sức khỏe của người sử dụng nó. Các phân tử nhựa tích tụ trong cơ thể

chúng ta sẽ dẫn đến các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tiềm ẩn cả bệnh ung thư.

3/ Làm gì để giải quyến vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa?

Page 4: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

4

Để cùng chung tay ngăn chặn vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa, Liên hợp quốc đã phát

động chiến dịch: “Làm cho thế giới sạch hơn”. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt

Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,

nước biển dâng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa. Do vậy, hưởng ứng Chiến dịch “Làm

cho thế giới sạch hơn năm 2019”, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) chọn chủ

đề “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” nhằm kêu gọi toàn bộ hệ thống chính

trị, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay chống ô nhiễm rác thải nhựa tại địa

phương mình.

Bộ TN và MT kêu gọi mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham

gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể,

thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi

ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử

dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các

hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như

phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án

kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên,

năng lượng…

4/ Ngành giáo dục và trường THCS Quang Trung đã hưởng ứng phong trào

chống rác thải nhựa như thế nào?

Hưởng ứng Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2019”, Bộ Tài nguyên và

Môi trường chọn chủ đề “Hành động địa phương, tác động toàn cầu” nhằm kêu gọi

toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay chống ô nhiễm

rác thải nhựa. Bộ đã kêu gọi mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực

tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động

cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một

lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường

ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia

tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ

nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu;

lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài

nguyên, năng lượng…

Năm học 2018 – 2019, cả nước có trên 23 triệu học sinh, trong đó cấp tiểu học chiếm

nhiều nhất, trên 8,3 triệu học sinh. Với quy mô giáo dục tăng, số lượng học sinh năm

học 2019 – 2020 cũng tăng theo. Nếu những quy định về sách vở, đồ dùng học tập thay

đổi, lượng nhựa ni-long sẽ được giảm thiểu rất nhiều.

Một trong những quy định đã tồn tại nhiều năm là bọc toàn bộ sách, vở cho năm

học mới. Ngày trước, học sinh bọc sách, vở bằng báo cũ. Nhà nào có “điều kiện” thì

sách vở được bọc bằng họa báo với nhiều hình ảnh in màu rất đẹp. Với sụ tiện lợi của

nhựa, bọc sách vở bằng bao nhựa nylon dễ sử dụng, thuận tiện cho việc lưu trữ mà giá

thành cũng hợp lý, mua được. Nếu mỗi học sinh phải bọc sách, vở bằng bao nylon thì

lượng nylon thải ra là quá lớn, chưa kể các loại kẹp file bằng nhựa dùng đựng bài của

cô và trò… Vì thế, nhiều trường học đã bỏ quy định học sinh phải bọc sách vở bằng

bao bì ni-lông.

Page 5: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

5

Có phụ huynh cho rằng: “Thay vì những ý tưởng như bọc sách, vở bằng bao ni-lông

cho đẹp, mua thêm rổ nhựa thì chúng ta nên tập trung rèn ý thức gon gàng, ngăn nắp

cho các con. Mỗi một túi nhựa hay bao bì bằng nhựa cũng tăng thêm đồ nhựa. Dù đồ

nhựa này có bền nhưng tương lai lại tăng thêm rác thải nhựa”. Phụ huynh này lo lắng

“hành tinh nhựa gần thành hiện thực rồi” và kêu gọi các phụ huynh khác cùng vào cuộc

nêu ý kiến để hủy bỏ các quy định liên quan đến tăng thêm đồ nhựa, ni-lông trong

trường học. Đồng tình với ý kiến này, một cô giáo chia sẻ: Hiện nay, kỹ thuật in ấn tiên

tiến, bìa sách, vở màu sắc rất đẹp, rất mỹ thuật, bây giờ bọc lại sẽ che mất, vừa thêm

chi phí không cần thiết vừa ảnh hưởng đến môi trường nếu dùng bao bì ni-lông.

Ngày 16 tháng 5 năm 2018, Bộ GD & ĐT đã có văn bản chỉ đạo đến tất cả hệ thống

giáo dục bắt tay hành động vì một môi trường xanh sạch và phòng chống rác thải nhựa.

Và sau đó nhiều Sở GD&ĐT trên cả nước đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào

"Chống rác thải nhựa". Sở GD&ĐT Lâm Đồng đưa ra giải pháp lồng ghép nội dung

tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức nguy cơ ô nhiễm nhựa vào chương trình đào

tạo giáo dục học đường. Lồng ghép, tích hợp, giáo dục bảo vệ môi trường vào môn

học. Yêu cầu giáo viên soạn bài và dạy học theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục

bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa” trong môn học. Xây dựng các chủ đề dạy học

theo dự án về bảo vệ tài nguyên môi. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề ngoại khóa

về giáo dục bảo vệ môi trường”.

Năm học 2019 – 2020 bắt đầu, ngành Giáo dục tiếp tục phát động phong trào “Nói

không với rác thải nhựa” trên toàn quốc. Trường THCS Quang Trung là một trong

những trường đi đầu trong các hoạt động chống rác thải nhựa. Tại khuôn viên nhà

trường, có nhiều thùng rác xanh đặt ngay ngắn. Trong các lớp học nhà trường cũng

khuyến khích trang bị nhiều thùng rác khác nhau để phân loại rác … nhưng chuyển

biến chưa thật rõ nét. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những bạn học sinh mua đồ ăn sáng

được đựng bằng hộp nhựa xốp dùng 1 lần, gói bằng túi nylon; hay mua đồ uống, trà

sữa bằng chai nhựa, cốc nhựa dùng 1 lần, kèm theo là ống hút làm từ nhựa. Đâu đó trên

sân trường, trong lớp học vẫn còn vương vãi các loại rác thải, trong đó rác thải nhựa

chiếm một số lượng khá lớn. Vậy, học sinh trường THCS Quang Trung chúng ta sẽ

làm những gì để trường chúng ta trở nên thân thiện, sạch đẹp, hạn chế được rác thải

nhựa?

Trước hết, mỗi học sinh chúng ta phải coi lớp học, trường học như nhà của mình,

sân trường là sân nhà mình. Không xả rác, không vứt rác bừa bãi. Hãy tập thói quen

phân loại rác trước khi bỏ vào thùng rác. Chăm sóc cây xanh, chậu hoa – hãy tưới nước

mỗi ngày. Khung cảnh xanh có hoa đẹp chắc chắn giúp ta thấy thư thái, học tập tốt hơn.

Hai là, hạn chế tối đa và tốt nhất là không bọc sách vở bằng bìa nilon bán sẵn, mà

có thể bao bọc bằng vật liệu khác an toàn hơn cho môi trường. Như: giấy, báo …

Ba là, không mang rác thải nhựa vào trường học. Nếu trước kia các em có thói quen

mua và mang thức ăn sáng bằng hộp nhựa hoặc bịch ni-lông vào trường thì nay vì môi

trường hãy tập thói quen ăn sáng ở nhà, từ chối với tất cả thức ăn, đồ uống đựng trong

bao bì ni lông.

Page 6: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

6

Bốn là, không mang không sử dụng các vật dùng một lần bằng nhựa mà thay vào

đó là dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm lại có tính hữu

dụng cao. Nước uống chẳng hạn, mỗi bạn tự trang bị cho mình bình nước bằng thủy

tinh hoặc bình nhựa dùng lâu dài.

Năm là, hạn chế tối đa việc sử dụng và mua đồ dung học tập bằng nhựa. Trung bình

mỗi bạn dùng khoảng 3 cây bút bi/ tháng, thì nay có thể thay đổi bút bi bằng vật liệu

khác hoặc thay thế bút chì trong khi viết các bài nháp…

Sáu là, tích cực nghiên cứu ứng dụng sáng tạo khoa học kĩ thuật từ rác thải, đặc biệt

là rác thải nhựa. Nếu làm được, không chỉ các em góp phần bảo vệ môi trường mà còn

đem lại thành tích cho bản thân.

Bảy là, tuyên truyền tác hại của ô nhiễm môi trường, của rác thải nhựa đến bạn bè,

gia đình và nơi sinh sống; hướng ứng và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở

địa phương.

Cuối cùng, để làm được tất cả những điều trên, mỗi thầy cô và học sinh chúng ta

hãy gương mẫu, tích cực hưởng ứng bằng những hành động cụ thể, thiết thực, vì một

mái trường xanh – sạch – đẹp, vì một Trường THCS Quang Trung không còn rác thải

nhựạ.

Phần nội dung.

Sau đây là các bài dự thi của học sinh đề xuất các giải pháp xây dựng

và giữ gìn môi trường thân thiện, sạch đẹp, chống rác thải nhựa.

Page 7: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

7

(Học sinh Nguyễn Khánh Huyền – lớp 6a10 – đang trình bày bài viết của mình)

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống và làm việc. Và cũng là ngôi nhà chung cho

tất cả các loài sinh vật trên trái đất. Có một bài hát mà em vô cùng yêu thích đó là bài

“Trái đất này là của chúng mình” của tác giả Trương Quang Lục, cho chúng ta thấy

một cuộc sống thật bình yên, hòa bình, mọi người được vui vẻ hạnh phúc, con người

được hòa mình vào thiên nhiên, được sống trong bầu không khí trong lành, dễ chịu.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc con người khai thác tài nguyên một cách bừa

bãi và mở rộng phạm vi sinh sống, mở rộng diện tích đất sinh hoạt dẫn đến diện tích

rừng ngày càng thu hẹp, rác thải ngày càng tăng. Chính vì thế nên môi trường ngày

càng bị ô nhiễm. Hiện nay sự thay đổi của môi trường ngày càng xấu đi. Bảo Lộc – quê

hương em, ngày nay đang chịu sự tác động rất lớn từ môi trường. Những bãi rác ở Bảo

Lộc giờ đây đã rất quen thuộc với người dân ở địa phương này. Không chỉ rác lênh

láng ở ngoài đường phố, mà ngay cả những con hẻm cũng có rất nhiều rác vứt lăn lóc

ở lề đường. Điều đó làm cho người dân rất lo lắng.

(Rác thải tràn ngập đường Huỳnh Thúc Kháng, F2 – Bảo Lộc – Lâm Đồng)

Page 8: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

8

Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường, gây nên

những hậu quả rất nghiêm trọng không ai lường được: như lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt

trong thời gian gần đây là hiện tượng sạt lở tại đèo Bảo Lộc, những cơn mưa đá, gió

lốc xoáy... đã cuốn đi rất nhiều của cải, nhà cửa thậm chí cả tính mạng của người dân

Bảo Lộc quê em khiến nhiều người vô cùng đau lòng. Chính vì vậy mà vấn đề bảo vệ

môi trường đang được tất cả mọi người rất quan tâm.

(Hình ảnh sạt lở tại đèo Bảo Lộc – Lâm Đồng)

Khoa học đã chứng minh con người có thể nhịn ăn một tháng, nhịn uống một tuần,

nhưng không thể nhịn thở trong năm phút. Điều đó cho thấy không khí cực kỳ quan

trọng cho sự sống, không thể thiếu đối với tất cả các loài sinh vật trên trái đất này. Có

một lần xóm em dọn dẹp vệ sinh, khi mọi người đốt rác làm cho cả xóm đều khó thở

vô cùng. Điều đó chưa là gì so với sự thiếu ý thức, đã tiếp tay hủy hoại môi trường

không khí thông qua các hoạt động: phá rừng, hút thuốc lá... của con người.

(Hình ảnh phá rừng và hút thuốc lá gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con

người)

Page 9: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

9

Trong sinh hoạt hằng ngày, “nước” là một nhu cầu không thể thiếu với mọi người

dân, thế nhưng, nguồn nước trên trái đất ngày nay bị ô nhiễm rất nặng nề. Các con suối,

ao, hồ giờ đây có rất nhiều chai lọ thuốc trừ sâu, bao bì ni lông...nổi bồng bềnh trên

mặt nước. Màu nước không còn là màu xanh, trong trẻo nữa mà nó đã chuyển sang

màu đen, hôi thối. Khiến nhiều vùng nông thôn đã không có nước để dùng, đành phải

dùng nước bẩn trong sinh hoạt hằng ngày của họ. Đó mới chỉ là ao, hồ, sông, suối còn

biển thì sao? Những bãi biển đẹp và nổi tiếng của nước ta giờ đây trông giống như một

bãi rác vậy. Hè năm vừa rồi, em được gia đình cho đi tắm biển tại Phan Thiết, nhìn

biển Phan Thiết với một màu nước đục ngầu, nổi lềnh bềnh là những chai lọ, bịch ni

lông trông thật kinh khủng, cả nhà không ai dám xuống biển tắm. Vì vậy, cả nhà cùng

đi dạo trên bãi biển để ngắm hoàng hôn, nhưng niềm vui của gia đình em lại bị gián

đoạn bởi những rác thải nhựa quá nhiều dọc bãi biển, kèm theo sự thiếu ý thức của

khách du lịch. Điều này càng thôi thúc trong em giấc mơ “Làm thế nào để bảo vệ môi

trường, hạn chế được rác thải nhựa, túi ni lông”.

(Hình ảnh tại bãi biển Đồi Dương – Phan Thiết)

Có một lần em được cùng gia đình xem chương trình “Thiên nhiên kì thú” trên tivi.

Chương trình đó đã để lại trong em một hình ảnh rất đẹp về đất nước Singapore. Tuy

chỉ là một chấm đỏ nhỏ trên bản đồ thế giới, nhưng vị thế thì lại không hề nhỏ chút

nào. Singapore còn được mệnh danh là “Thành phố cây xanh”, “Thành phố sạch nhất

thế giới” – Sạch bởi môi trường sinh thái và giao thông rất thân thiện với con người.

Hầu như không có một mẩu giấy, rác trên đường và vỉa hè, hút thuốc lá nơi công cộng

là tuyệt đối không được; các phương tiện giao thông trên phố đều chạy với tốc độ trên

40km/h nhưng đặc biệt chấp hành tốt về quy tắc giao thông, không lấn đường, không

dừng sai phần đường, không có chuyện vượt đèn đỏ và tuyệt đối không hề có tiếng còi

xe. Nhiều người nghĩ rằng Singapore nhỏ nên về việc bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng

hơn mới có một môi trường sạch, đẹp như vậy. Nhưng điều đó hoàn toàn không đúng

mà là do ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương họ.

Page 10: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

10

Vậy tại sao đất nước chúng ta, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao? Đó là do công

tác tuyên truyền chưa đem lại hiệu quả.

Theo em, để có được môi trường xanh – sạch – đẹp cần phải có sự chung tay của tất

cả mọi người trên trái đất.

* Đối với trường học:

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

- Tổ chức cho học sinh báo cáo những việc làm tốt trong công tác bảo vệ môi trường

vào mỗi buổi chào cờ đầu tuần.

- Tổ chức các cuộc thi chủ đề về môi trường: vẽ tranh, thuyết trình, nêu gương người

tốt việc tốt, sáng tạo đồ dùng sinh hoạt bằng tre nứa ...

* Đối với mỗi gia đình:

- Thực hiện phân loại rác thải. Đối với rác thải hữu cơ, ủ lại làm phân hữu cơ cho cây.

- Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh quanh vườn nhà.

- Nói không với túi ni-lông và đồ nhựa dùng một lần.

* Đối với nhà nước: cần phạt nặng những hành vi xả rác bừa bãi không đúng nơi quy

định để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân.

Trong những năm qua, em thấy nhiều người đã có ý thức trong việc bảo vệ môi

trường, mọi người, mọi nhà đã bắt đầu trồng rất nhiều cây xanh, nhiều người buôn bán

đã gói đồ bằng giấy báo hoặc lá chuối, cũng như trường em, cuối tuần toàn thể học sinh

đều chung tay chăm sóc cho công trình măng non của mỗi lớp, các lớp đã ý thức được

việc phân loại rác thải thành ba thùng như sau: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Đặc

biệt là hình ảnh mẹ em khi đi chợ với chiếc giỏ được làm từ cây mây trông vừa xinh

đẹp, gọn gàng mà còn chứa được rất nhiều thứ.

Như vậy, môi trường là mái nhà chung của toàn nhân loại, bảo vệ môi trường không

phải là trách nhiệm của riêng ai. Bởi vậy, tất cả chúng ta, nhất là học sinh hãy hành

động để chung tay góp sức bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm, vì Trái Đất này

là của chúng mình và môi trường sống rất quan trọng với chúng ta.

……….Hết.

Page 11: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

11

(Học sinh Trần Huỳnh Bảo Hân – lớp 9a7 – đang trình bày bài viết của mình)

“GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN, SẠCH

ĐẸP, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA”.

Trong cuộc sống hằng ngày, môi trường cung cấp cho mỗi con người chúng ta một

không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống của mình. Bên cạch đó, môi

trường cung cấp cho quá trình tồn tại và phát triển của con người cần có các nhu cầu

tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,... cũng như các hoạt động vui chơi giải

trí khác. Để đáp ứng được chức năng này, đòi hỏi môi trường phải có một không gian

thích hợp cho mỗi con người chúng ta. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các nhu cầu đó

có giới hạn. Vậy môi trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng

ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của

con người mà chúng ta cần phải đưa ra “Giải pháp xây dựng và giữ gìn môi trường

thân thiện, sạch đẹp, chống rác thải nhựa”.

Hiện nay, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng

loạt hậu quả nghiêm trọng., cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc,

chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con

người..Trong đó, gây ra ô nhiễm biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và

tạo ra những vấn đề xấu với con người.

Page 12: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

12

Trong đời sống con người hằng ngày, thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để

duy trì cuộc sống và giải trí. Vậy mà, con người cho vào môi trường nào là rác thải

sinh hoạt, rác thải công nghiệp, y tế,… Nhưng lại không xử lý rác gây nên môi trường

bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhận do sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người

dân mà đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá

nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là

trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền chứ không phải là của mình. Một số khác

lại nghĩ việc môi trường ô nhiễm không đáng để quan tâm, không ảnh hưởng đến

cuộc sống của mình. Điều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức, thiếu đạo

đức làm cho môi trường rơi vào hiểm họa của sự ô nhiễm.

Mặt khác, chúng ta đã biết biển cho ta nguồn kinh tế dồi dào về hải sản; khoáng sản

như dầu khí, titan,…cung cấp nguyên liệu và vật liệu; biển là điểm du lịch lý tưởng còn

là điều kiện cho phát triển nghề muối. Vậy mà nhìn xem, cá chết hàng ngàn con, dân

thì vô tư đổ rác xuống sông, hồ, biển, các nhà máy thì thải các nước thải độc hại xuống

biển mà không qua xử lý,… Dẫn đến sự ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại kinh tế

không chỉ riêng cho người gây ra mà còn cho cả cộng đồng cũng bị ảnh hưởng theo.

Trong sản xuất kinh tế, môi trường đem lại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ

quặng các loại, than đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào

sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội. Bên cạnh đó, con

người lại khai thác tài nguyên một cách vô tội vạ, làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng

như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện

Page 13: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

13

giao thông thường ngày, tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt

rừng,chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không

nghĩ đến chúng ta đang tự giết đi sự tồn tại của chính con người chúng ta.

Sản phẩm làm từ nhựa (chất dẻo) rất tiện lợi, được sử dụng rộng rãi trong cả đời

sống và sản xuất như bao bì bằng nhựa, ni long, vỏ chai đựng nước,…nhưng đồng thời,

cũng đang gây ra hệ quả lớn với môi trương và sức khỏe con người.

Vậy để tránh được ta cần các “Giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa” như sau:

- Trong cuộc sống sinh hoạt: Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa, thay vì sử dụng

ống hút nhựa, bạn có thể chọn dùng loại ống hút làm từ thép không gỉ hoặc ống hút

làm từ tre dùng nhiều lần; mua đồ có bao bì hộp giấy thay vì chai/hộp nhựa; bạn có thể

mua nhiều loại thực phẩm được dựng trong bình/lọ thủy tinh thay vì bằng nhựa, hoặc

nếu bạn có đồ đựng bằng nhựa khi mua một số sản phẩm khác, nếu còn lành lặn thì

đừng vứt chúng đi, hãy rửa sạch và sử dụng chúng để lưu trữ thực phẩm; dùng chai lọ

hay đồ dùng như đũa, muỗng, nĩa có thể tái sử dụng; trả lại đồ đựng hàng hóa có thể

tái sử dụng;…

- Trong y tế: tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống, sử dụng các vật dụng, thiết

bị y tế, bao bì, dụng cụ gói chứa thuốc làm từ vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi

trường. Hoặc tái sử dụng trong quá trình khám, chuẩn đoán, điều trị,… Hạn chế sử

dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa,… cho mục đích ăn, uống của người bệnh, thay thế bằng

các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc tái sử dụng. Và tích cực

nói không với túi ni lông.

Đối với trường học, học sinh thường mua đồ ăn sáng được đựng bằng hộp nhựa xốp

dùng 1 lần, gói bằng túi nylon; hay mua đồ uống, trà sữa bằng chai nhựa, cốc nhựa

Page 14: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

14

dùng 1 lần, kèm theo là ống hút làm từ nhựa, những sản phẩm nhựa, đồ nhựa 1 lần, túi

nylon… bán khá nhiều tại căng tin của trường. Thậm chí, rất nhiều trường học vẫn

đang sử dụng chai đựng nước từ nhựa trong các buổi họp. Chỉ tính trung bình mỗi ngày,

học sinh, sinh viên tại các trường học chỉ sử dụng 1 sản phẩm nhựa dùng 1 lần thì lượng

rác thải nhựa trong 1 ngày trên cả nước tại các trường học lớn tới mức độ không tưởng

tượng nổi.

Mà tác hại thì rất nghiêm trọng, nên việc xây dựng và bảo vệ môi trường mình đang

học để đạt được sự thân thiện, sạch đẹp, không rác thải nhựa là rất cần thiết. Vậy chúng

ta hãy: “Nói không với rác thải nhựa trọng học đường”.

Để đạt được sự thân thiện, sạch đẹp, không rác thải nhựa em có những giải pháp

sau:

- Thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc

họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác như: Không sử dụng bóng bay, bắn pháo

bông trong dịp khai giảng, thay vào đó là chuẩn bị lá cờ cho học sinh. Học sinh có thể

bọc vở bằng giấy, bìa có họa tiết trang trí hoặc để nguyên bìa nếu đủ cứng. Học sinh

tuyệt đối không mang nhựa đến trường.

- Nhà trường cũng không mua nước uống trong bình nhựa mà hướng dẫn học sinh mang

nước từ nhà đi. Không dùng thìa, đĩa nhựa, cốc nhựa 1 lần mỗi dịp đưa các con đi dã

ngoại hoặc đi cắm trại.

- Thực hiện lớp học không rác, trường học không rác và lễ hội không rác. Đặc biệt, các

trường cần kiên quyết nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần, chung

tay đẩy lùi ô nhiễm do rác thải nhựa.

- Tận dụng những loại vỏ chai nhựa, giấy báo, bút hết mực, vỏ hộp sữa... làm vật liệu

tái chế để tạo hình các con vật, đồ chơi cho trẻ cũng như các đồ trang trí cho lớp học.

- Tổ chức hoạt động học tập, học sinh của trường cũng được học và thực hành các quy

định phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ và bỏ rác đúng nơi quy định.

- Khuyến khích tất cả học sinh và giáo viên nhà trường sử dụng sản phẩm thân thiện

với môi trường

- Các loại rác hữu cơ thì thầy trò để xe rác mang đi hoặc để lại ủ làm phân hữu cơ, còn

các loại như chai, lọ, giấy thì gom lại mang bán ve chai, hoặc những hộp mì ăn liền

không thể bán được thì các bạn dùng trồng rau, hoa để bán khi đến hội chợ xuân, cắm

trại...

Page 15: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

15

Tóm lại, môi trường là không gian sinh sống, tồn tại của con người; đồng thời cũng

là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho đời sống của chúng ta. Nên hãy đối

xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, cần chung tay bảo vệ môi trường

và tránh gây ô nhiễm. Mỗi người chúng ta lớn, già, trẻ hay học sinh hãy từ những công

việc nhỏ, đơn giản nhưng bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài trường

học. Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mỗi

người chúng ta cần chọn cho mình một: “Giải pháp xây dựng và giữ gìn môi trường

thân thiện, sạch đẹp, chống rác thải nhựa.

Tiếp theo là bài viết của em Trần Hà Chi – học sinh lớp 6a2.

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG THÂN

THIỆN, SẠCH ĐẸP CHỐNG RÁC THẢI NHỰA.

Hiện nay, trong môi trường mà chúng ta đang sống có rất nhiều các loại rác thải

như: rác thải nhựa, rác thải vải, rác thải hữu cơ, rác thải rắn, rác thải công nghiệp... Hầu

hết các loại rác thải đều được làm từ nhựa và những rác thải được làm từ nhựa phải mất

ít nhất là 100 năm để phân hủy. Còn đối với những cây bàn chải đánh răng thì phải mất

đến tận 500 năm để phân hủy. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

sống xanh, sạch. Vì vậy, mỗi chúng ta phải tích cực đưa ra các giải pháp để xây dựng

và cũng như là giữ gìn môi trường sạch đẹp, thân thiện, và đặc biệt là chống rác thải

được làm từ nhựa.

Một số biện pháp để xây dựng và giữ gìn môi trường sạch, đẹp, thân thiện đối

với con người.

1. Môi trường sạch đẹp với sức khỏe con người.

Page 16: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

16

Đối với chúng ta, sức khỏe được coi là thứ quan trọng nhất vì có sức khỏe ta có thể

làm mọi thứ. Một trong những yếu tố có thể làm cho chúng ta có sức khỏe tốt chính là

một môi trường sạch đẹp, thân thiện. Nhưng mà lại chính chúng ta đã làm cho môi

trường mà mình đang sinh sống trở nên dơ bẩn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn

nước bởi những rác thải hóa học do chính mình đã tạo ra, chính điều đó đã làm cho nơi

mà chúng ta đang sinh sống trở nên dơ bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng.

2. Môi trường thân thiện là như thế nào?

Môi trường thân thiện là một môi trường gồm có những gì mà trẻ em cần để sống

và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an toàn,... Trong một thế giới có sự tôn trọng

khác biệt và những ý kiến cá nhân của trẻ em, cho trẻ tự học cách phục vụ và giúp đỡ

lẫn nhau.

3. Các giải pháp để xây dựng và giữ gìn môi trường sạch đẹp, thân thiện:

Để giữ gìn môi trường sạch đẹp, thân thiện em xin đưa những biện pháp hiện nay

đang rất phổ biến như:

- Không sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa điều đó sẽ khiến cho môi trường sống

của chúng ta trở nên ô nhiễm.

- Trồng nhiều cây xanh điều đó sẽ giúp chúng ta có một bầu không khí sạch đẹp, tận

dụng năng lượng mặt trời để sử dụng, điều này sẽ làm cho môi trường mà chúng ta

đang sống trở nên sạch đẹp và thân thiện hơn.

- Ưu tiên sử dụng những sản phẩm có thể tái chế được vì điều này sẽ làm cho lượng

rác thải nhựa được giảm bớt đi.

- Sử dụng các sản phẩm được làm từ thiên nhiên điều này sẽ làm cho những sản phẩm

mà chúng ta sử dụng thân thiện với môi trường hơn,…

Page 17: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

17

Đây chỉ mới là một số giải pháp do em đề ra nên còn rất nhiều các giải pháp để xây

dựng và giữ gìn môi trường, thế nên chúng ta còn rất nhiều cơ hội để góp phần bảo vệ

môi trường.

4. Sự tiện dụng của các sản phẩm được chế tạo từ nhựa:

Chúng ta có thể thấy rằng các sản phẩm được làm từ nhựa rất tiện dụng. Vì chúng

rất dễ tìm trong các cửa hàng trên toàn quốc. Chúng còn rất nhẹ và bền, rất dễ sử dụng

và có thể sử dụng chúng với rất nhiều mục đích khác nhau. Các sản phẩm được làm từ

nhựa có giá thành hợp lý, vừa phải nên được chúng ta sử dụng những sản phẩm ấy rất

nhiều.

5. Tác hại của việc sử dụng các bao bì được làm bằng nhựa:

- Xói mòn đất đai, bao ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các

loại động vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cây cỏ dẫn đến xói mòn đất đai.

- Tàn phá hệ sinh thái, túi ni lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước,

dinh dưỡng. Cây trồng trên đất thì không phát triển được vì không có nước và chất dinh

dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển của hệ sinh thái.

- Nguy hiểm nhất là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm

làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và

nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni lông bị đốt, các khí

thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh

hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây

ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh...

Đây là những tác hại lớn nhất của rác thải nhựa đối với con người và hệ sinh thái.

Page 18: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

18

Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân

thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu

thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động

được họ dùng túi này thay thế túi ni lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn

phí túi ni lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những

lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp

sản xuất sản phẩm thay thế túi ni lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni lông hiện

nay.

Chúng ta cũng có thể thay thế những loại ống hút được làm từ nhựa thành những

loại ống hút được làm từ những thành phần thuộc thiên nhiên và hiện nay cũng đã có

một số nơi có giao bán những loại ống hút này.

Page 19: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

19

Trên là 3 loại ống hút được làm từ thiên nhiên rất phổ biến ngày nay: ống hút

cỏ bàng khô, ống hút tre và ống hút cỏ lúa mì. Đây là sản phẩm dùng 1 lần và có

thể ăn sau khi sử dụng.

Một số giải pháp để bảo vệ môi trường mà mình đang học tập và làm thế nào

đạt được sự thân thiện, sạch đẹp, không rác thải nhựa?

Page 20: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

20

1. Giải pháp để bảo vệ môi trường mà mình đang học tập:

Để có được một môi trường học tập sạch đẹp, thân thiện thì mỗi học sinh trong

trường phải có trắc nhiệm và ý thức về việc mình làm. Mà hiện nay có rất nhiều học

sinh còn vi phạm những điều sau: mang những đò ăn sáng được đựng trong các sản

phẩm được làm từ nhựa vì điều này sẽ làm cho môi trường học trở nên ô nhiễm trầm

trọng, xả rác bừa bãi, điều cũng sẽ làm cho môi trường học tập của chúng ta trở nên ô

nhiễm, leo trèo, bẻ cành cây trong trường, điều này sẽ làm cho trường học mất đi một

màu xanh mát nữa, đi tiểu tiện ở những chỗ công cộng,... Thế nên, em mong rằng các

thầy cô sẽ tổ chức các buổi lao động tập thể thường xuyên hơn để giúp những học sinh

trong trường nhận ra những sai lầm nghiêm trọng của mình để khắc phục.

Đó là một số giải pháp mà em đưa ra để bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học

tập.

2. Làm thế nào đạt được sự thân thiện, sạch đẹp và không rác thải nhựa?

- Để đạt được sự thân thiện trong môi trường học tập thì các thầy cô trong trường phải

tạo ra một bầu không khí vui vẻ, thân thiện trong các tiết học trên trường.

- Để tạo được một môi trường học tập sạch đẹp thì các thầy cô trong trường hãy thường

xuyên tổ chức các buổi lao động tập thể. Điều đó vừa có thể tạo được môi trường thân

thiện vừa có thể góp phần bảo vệ môi trường học tập.

- Để tránh học sinh trong trường xả rác thải nhựa bừa bãi thì các thầy cô trong trường

hãy thường xuyên tổ chức các hoạt động trong trường với chủ đề là nói “Không” với

rác thải nhựa Qua đó các bạn học sinh sẽ hiểu rõ hơn và sẽ tránh được trường hợp học

sinh xả rác thải nhựa bừa bãi.

Đó là những gì mà em muốn thông qua bài viết này để nhắc nhở mọi người nên nói

“Không” với những sản phẩm được làm từ nhựa và những giải pháp xây dựng và giữ

gìn môi trường thân thiện, sạch đẹp!

Hiện nay đã có rất nhiều bài viết, bài báo nói về việc nói “Không” với sản phẩm

được làm từ nhựa vì mức độ nguy hiểm của nó, không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái

mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thế nên, em muốn kêu gọi cộng động

hãy nói “Không” với sản phẩm từ nhựa và hãy xây dựng, giữ gìn một môi trường thân

thiện và sạch đẹp. Một lần nữa, em xin kêu gọi cộng đồng và những học sinh đang học

tập dưới cùng một mái trường, hãy cùng nhau bảo vệ môi trường mà mình đang

sinh sống, học tập và làm việc.

………………………………Hết

Sau đây là bài viết của em Nguyễn Ngô Thuận Ý – học sinh lớp 8a9.

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN, SẠCH

ĐẸP, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA

Môi trường là một khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản thì đó là một tập hợp bao gồm

những yếu tố tự nhiên và xã hội có liên quan mật thiết với nhau, xoay quanh và ảnh

hưởng lớn tới cuộc sống của con người. Để phân loại một cách chi tiết theo từng lĩnh

vực thì có vô số kiểu môi trường, thế nhưng hôm nay chúng ta chỉ bàn về kiểu môi

Page 21: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

21

trường quen thuộc nhất, cũng là đối tượng đang được quan tâm hàng đầu trên toàn thế

giới: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, đặc biệt là môi trường tự nhiên.

Có người nói: “Con người cần thiên nhiên, nhưng thiên nhiên không cần con người”

Nếu ngẫm nghĩ kĩ, em thấy cũng…không sai! Vì sao con người lại cần thiên nhiên? Vì

ngay từ thuở sơ khai, khi tổ tiên chúng ta mới chỉ là loài vượn thì tạo hóa đã ban cho

họ sợi dây sinh mệnh thắt chặt sự sống của chính mình với môi trường hoang dã. Không

có cây, lấy đâu ra trái dại? Không có những thú vật khác, lấy đâu ra thức ăn? Không

có củi, có đá, làm sao có lửa đốt?... Cho đến tận bây giờ, môi trường còn ban tặng cho

muôn loài những thứ quý không sao kể hết. Đúng vậy, mẹ thiên nhiên rất công bằng,

chẳng cho riêng ai cái gì, nhưng có lẽ trong một phút lầm lỡ mẹ đã sai chăng khi ban

cho loài vượn cổ khả năng tiến hóa vượt bậc trên tất thảy mọi loài? Để rồi chúng tiến

hóa thành con người, giống loài đối với mẹ có lẽ là “vô ơn” nhất khi tranh hết mọi tài

nguyên, khoáng sản, không gian sinh sống và thậm chí đang phá hủy dần sự sống của

mẹ mà không một chút xót thương. Thế! Mẹ có cần con người không? Nếu con người

mất đi, cũng như khủng long tuyệt chủng sau Kỷ Phấn Trắng thì em tin rằng, Trái Đất

vẫn tiếp tục vận hành theo cách riêng của nó, hệ sinh thái lại phục hồi và tiếp tục cân

bằng.

Vậy khi đang tâm phá hoại môi trường, ta có nghĩ đến hậu quả mình phải gánh chịu

hôm nay? Ta có nghĩ tới đời mình, đời con cháu mình sẽ ngày ngày sống chung với

bầu không khí độc hại, ăn những thực phẩm nhiễm bẩn và có nghĩ tới ngày mai rồi sẽ

chẳng còn gì có thể đáp ứng đủ lòng tham vô đáy của chúng ta? Chính những thứ đang

dần bị đánh mất là món quà tuyệt vời nhất mà mỗi con người đáng ra có quyền được

hưởng nếu sống trong môi trường sạch đẹp, thân thiện. Thế nên tại sao không giành lại

thứ vốn dĩ thuộc về mình? Vì suy cho cùng mục đích bảo vệ môi trường cũng chỉ để

phục vụ cho sự trường tồn của loài người mà thôi. Ta cứu lấy nguồn nước trong lành,

lòng đất dồi dào dưỡng chất, những khu rừng nguyên sinh, những đại dương mênh

Page 22: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

22

mông bằng cách nào đây? Câu trả lời của em rất đơn giản, bắt đầu từ khu vực sống của

mỗi chúng ta!

Một hộ gia đình có nếp sống văn minh, sạch sẽ, yêu cây xanh và lan tỏa lối sống

lành mạnh ấy đến toàn khu phố, rồi các khu phố sạch đẹp lại giúp thành phố lớn mạnh,

giàu đẹp hơn, nhiều thành phố nhỏ gộp lại thành một tỉnh,… cứ như vậy, lượng rác thải

bị chôn vùi hay bị thải ra biển sẽ tự động giảm dần, quan trọng là ở ý thức mỗi chúng

ta. Hãy tập thay đổi từ những nhận thức cơ bản nhất!

Quả thật là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến nhựa: thủ phạm hàng đầu trong công

cuộc bức tử sự sống của mọi loài. Leo Hendrick Baekeland: nhà hoá học người Mỹ gốc

Bỉ, người phát triển loại nhựa đầu tiên được sản xuất hằng loạt có tên là Bakelite. Tiếp

đến là Polystyren vào năm 1930, rồi đến Nylon năm 1934. Sau chiến tranh thế giới thứ

nhất, những cải tiến về công nghệ hóa học đã dẫn đến sự bùng nổ các dạng chất dẻo

mới; việc sản xuất hàng loạt đã bắt đầu vào khoảng thập niên 1940 và 1950.

Kể từ đó đến nay, nhờ sự tiện dụng của nhựa trong sinh hoạt hằng ngày: mà con

người hầu như hoàn toàn “sống chung với nhựa”, các loại nhựa được sản xuất đủ mọi

kích cỡ, màu sắc, hình dáng nhằm phục vụ đời sống bận rộn của con người: Từ các vật

dụng gia đình đến sản phẩm phục vụ ăn uống, vui chơi bên ngoài. Không thể phủ nhận,

nylon đã làm thay đổi thế giới. Với ưu điểm mềm, mịn nhưng bền, không thấm nước,

chịu được các hiện tượng thời tiết, và đặc biệt, nó có thể kháng lại các ảnh hưởng của

tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nên từ lúc ra đời cho đến nay, loại vật liệu này

đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình và nhanh chóng phủ sóng hầu hết trên nhiều lĩnh

vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp,

giao thông vận tải, xây dựng…

Hay ở chính ngôi nhà của em, mọi hoạt động buôn bán diễn ra hằng ngày đều gắn

liền với loại chất dẻo này. Khách photo xong, chỉ cần bỏ vào bịch nylon, bấm kim cái

“kịch”, vừa tránh thấm nước nhỡ trời mưa lại vừa thẩm mỹ, tiện lợi quá chừng!

Vấn đề lớn nhất của nhựa là ở khâu rác thải, vì các loại nhựa khác nhau tiêu tốn

những khoảng thời gian khác nhau để phân hủy, nhưng hầu hết đều ở mức 100 năm trở

lên! Không những thế, trong quá trình đang phân hủy trên một bãi biển hay một hòn

đảo nào đó (chúng ta không thể nào xử lý hết số rác thải cộng thêm ý thức vứt rác bừa

bãi của người dân), dưới ánh sáng mặt trời, nhựa lại tiếp tục sản sinh ra khí CO2, góp

phần tăng hiệu ứng nhà kính, phá hủy môi trường. Và với số lượng rác thải nhựa vứt

ra môi trường mỗi ngày thì mất bao lâu để chúng tiêu hủy hoàn toàn và lượng khí CO2

đã thải ra môi trường là bao nhiêu?

Cũng trong số đó, bao nhiêu chai nhựa, túi nhựa,… đã bóp chết sự sống của những

sinh vật đáng thương vô tội, phải đánh đổi cả mạng sống của mình chỉ vì thói quen gần

như đã trở thành nếp sống ích kỉ của loài người.

Rồi tới lượt con người cũng bị sản phẩm do trí óc mình tạo nên gây tổn hại. Vi nhựa

từ các vật phẩm nhựa lớn hơn bị vỡ nhỏ ra chủ yếu từ các mặt hàng tiêu dùng chứa hạt

microbead như kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm, chai nhựa... Những hạt vi nhựa rất

rất nhỏ theo đường thoát nước đổ ra sông, ra biển và các loài phù du lại ăn chúng, chúng

tiếp tục đi theo chuỗi thức ăn: giáp xác, cá, chim... và cuối cùng, đích đến cũng là nơi

Page 23: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

23

xuất phát: CON NGƯỜI. Hạt vi nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng cao khả năng mắc

các bệnh ung thư, không những thế còn có thể tạo ra các khuyết tật ở trẻ sơ sinh thông

qua khẩu phần ăn của mẹ khi đang mang thai.

Nhựa là bạn hay kẻ thù? Cũng như súng đạn, nếu dùng đúng thì nó là công cụ bảo

vệ hòa bình, còn không thì nó là vũ khí để tàn sát lẫn nhau, gieo đau thương, chết chóc

cho nhân loại. Nhựa cũng vậy, nếu sử dụng có mức độ và tái chế thì nó tốt, còn không

biết cách xử lý thì nó đang giết môi trường. Như quốc gia Thụy Điển, họ cũng dùng

nhựa nhưng trình độ phân loại, tái chế rác đã đạt tầm cao mới đến nỗi họ phải nhập rác

từ nước ngoài về làm nhiên liệu đốt lò phát điện trong khi chúng ta thì cứ mãi loay

hoay với lượng rác ngày càng tăng. Cuối cùng, nhựa là bạn hay thù vẫn ở quyết định

của con người.

Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của riêng cá nhân nào, một số người Việt

chúng ta có thói quen rất lạ, trước khi nhìn bản thân mình liệu ra đường thấy hộp xôi,

chai nước vương vãi có tự giác nhặt bỏ vào thùng chưa hay chính mình là người xả ra

những thứ đó đã lên mạng hùng hổ phê phán, đổ hết mọi trách nhiệm liên quan tới hệ

sinh thái, mỹ quan đô thị cho chính quyền. Nước sông Tô Lịch bẩn vì hệ thống xử lí

chưa hiện đại, nhưng trước đó chẳng phải do hằng ngày cả chục cả trăm ký rác được

người dân thản nhiên quăng xuống nên mới phải đề xuất đủ mọi biện pháp khắc phục

sao?

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, đừng đợi chờ tai họa ập đến nữa, hãy thay đổi thói

quen ngay từ bây giờ: Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa, nói như thế không đồng

nghĩa với việc đem bỏ hết chai, lọ trong nhà và thay mới, như vậy càng phản tác dụng

hơn, hãy cố gắng tái chế cốc nhựa, chai nhựa thành chậu cây, ống cắm bút,… Hạn chế

sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước, thay thế bằng chất vi sinh. Nói không

với ống hút nhựa, chọn dùng loại ống hút làm từ thép không gỉ hoặc ống hút làm từ tre

dùng nhiều lần. Ngoài ra, hiện nay trên mạng đã bán các loại hộp xốp làm từ bã mía dễ

dàng phân hủy sau 6 tuần, chúng ta có thể đặt mua và để sẵn trong túi khi đi đường.

Những lúc mua sắm, từ chối đựng hàng bằng túi nylon và dùng túi đựng riêng. Quan

trọng hơn cả vẫn là đừng bao giờ xả rác bừa bãi.

Page 24: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

24

Bạn có thấy buồn cười khi một người có gia đình sở hữu lượng tiêu thụ đủ các loại

nylon không hề nhỏ lại đi vận động, khuyên các bạn giảm sự lệ thuộc vào nhựa? Thật

ra, nếu người tiêu dùng giảm thiểu nhu cầu sử dụng chúng, ắt các nhà bán hàng sẽ dừng

nhập bịch nylon về phục vụ chúng ta thôi. Riêng em lại cảm thấy buồn cười ở chỗ,

người bạn (xin được giấu tên) trong khối cùng tham gia viết bài này nhưng mỗi lần em

gặp là một lần túi bóng đựng thức ăn toòng teng, câu trả lời em nhận được khi nhắc

nhở bạn khiến em khá hụt hẫng: “Kệ đi!” Và ở nhà cũng thế! Bao nhiêu lần vận động

mẹ sử dụng làn đi chợ, nhắc mẹ khuyên khách hàng khi photo hay mua đồ nên mang

tệp, túi đựng riêng nhưng đáp lại lời em chỉ là cái cười trừ từ mẹ: “Biết sao giờ, túi

nylon vừa nhanh gọn, tiện lợi, ai cũng quen xài rồi làm sao bỏ được con”??!

(Toàn trường đang tập trung nghe em Nguyễn Ngô Thuận Ý đọc bài viết của

mình)

Em cũng không hoàn toàn đồng ý giải pháp cấm triệt để các sản phẩm nhựa ở trường,

vì nếu cấm học sinh đem hộp xốp, bịch bóng,… vào trường, các bạn ấy có ngưng vào

canteen để mua nước, mua bánh và thậm chí vứt bừa bãi ra sân không? Ngay ở các bồn

hoa của trường, dù dọn sạch sẽ nhưng y như rằng hôm sau lại tiếp tục ngập tràn rác

thải. Và các thầy cô có chắc chắn mình không hề mang bất kỳ vật dụng từ nhựa nào

đến trường hay hạn chế triệt để sử dụng các túi bóng mỗi lần đi chợ, đi siêu thị không?

Thật khó để tìm thứ thích hợp thay thế cho nhựa hiện nay, chúng ta chỉ còn cách hạn

chế dần, tuy sẽ bất tiện nhưng cũng vì tương lai của chính mình. Muốn giáo dục học

sinh ý thức gìn giữ không gian xanh-sạch-đẹp, biện pháp xử phạt chỉ góp phần gây sự

bất mãn cho lứa tuổi “nổi loạn” này, thế nên em kiến nghị nhà trường phát động phong

trào tự học – tự tìm hiểu về nhựa, sau đó mỗi học sinh trình bày kiến thức mình tích

lũy được qua tranh vẽ,… những bài thể hiện tư duy, tâm huyết cho tác phẩm cùng hành

động thực tế sẽ quy đổi thành điểm cộng trong môn sinh – hóa, đây đồng thời cũng là

cơ hội vừa giúp các bạn cải thiện điểm số, vừa nâng cao tinh thần tự học. Càng tuyệt

vời hơn nữa nếu chủ đề khoa học này được chọn làm nội dung thi hùng biện tiếng anh

Page 25: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

25

trong trường, em xin cam đoan không ít bạn sẽ không tỏ ra thờ ơ, chán nản khi phải

bắt tay vào làm nữa đâu!

Những biện pháp trên chỉ là phương án tạm thời, về lâu dài còn cần sự thống nhất

bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,… Mỗi học sinh

chúng ta phải liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao hiểu biết khoa học về môi trường,

con cái tuyên truyền cho cha mẹ, học sinh cùng thảo luận, đề xuất phương án với giáo

viên, bạn bè vận động lẫn nhau để không làm mẹ thiên nhiên nổi giận thêm phút giây

nào nữa!

………………………………Hết.

Tiếp theo là bài viết của em Tạ Khánh Linh – học sinh lớp 7a9

“Giải pháp xây dựng và giữ gìn môi trường thân thiện, sạch đẹp,

chống rác thải nhựa”.

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Môi trường từ lâu đã trở

thành mối quan tâm của toàn nhân loại và vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường ở thời

đại nào, thời điểm nào của mỗi quốc gia cũng được xem là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Bởi môi trường được hiểu là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện

gần gũi với con người, bao gồm môi trường tự nhiên (đất đai, sông ngòi, không khí,

cây cối, động thực vật,…) và môi trường nhân tạo là do con người tạo nên (như đường

xá, nhà máy, xí nghiệp,…). Tất cả các yếu tố đó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc

gián tiếp rất lớn đến sức khỏe, đời sống của con người.

Chúng ta nhận thấy, dù ở bất kỳ thời đại nào thì môi trường luôn rất quan trọng đối

với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường

Page 26: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

26

là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các

biến đổi môi trường. Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Ai cũng

thấy trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng

thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và

trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng

sinh thái. Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con

người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài

nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Cũng

như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô

nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa.

Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thì rác

thải nhựa, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà con

người phải đối mặt.

Tại Việt Nam theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng

2.500 tấn rác thải nhựa. Việt Nam đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ

ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc

gia có lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà chúng ta không biết giữ gìn

và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại

“bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Vì vậy,

bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

Bảo vệ môi truờng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên; thân thiện với môi trường và

phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay càng có ý nghĩa lớn lao và thiết thực đối

với đời sống con người. Bởi hơi thở của chúng ta gắn liền với thiên nhiên, khi ta còn

tồn tại thì môi trường sống còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thiên nhiên

bằng một phép màu nào đó giúp ta cảm nhận được từng nhịp đập cuộc sống, trao giây

phút vui vẻ, hạnh phúc cho con người. Thế nên, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi

trường, có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất nhưng nó lại có ý nghĩa lớn, cũng

như thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên.

Việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người

cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy

nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào

việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Đối với cá

nhân, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở trường học cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Đầu

tư sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện, quạt khi rời khỏi lớp học,

trường học …

- Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon ... gom

lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.

- Nên tiết kiệm giấy, vở học các năm trước còn giấy trắng chưa có thể sử dụng làm giấy

kiểm tra 15 phút, làm giấy nháp, … Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác

bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu

Page 27: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

27

dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống lòng đường,

hè phố.

- Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như ở

trường, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi

công cộng.

- Vận động người lớn trong nhà hạn chế đi xe máy khi không cần thiết. Không vứt rác,

xác chết động vật xuống dòng suối, ao hồ, mương nước.

Đối với người dân ở các tổ dân phố cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường;

thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; kêu gọi

mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động chống

rác thải nhựa bằng các hành động cụ thể, thiết thực như: hạn chế sử dụng bao bì ni

lông, không xả rác nhựa ra môi trường. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm

nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc,

lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi

trường. Tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh

môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi

trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến

môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây,

bẻ cành và ngắt phá cây xanh, sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng, …

Hưởng ứng việc xây dựng và bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa, chúng

em những học sinh Trường THCS Quang Trung đã và đang tham gia những việc như

sau: không sử dụng bóng bay trong ngày khai giảng; không bọc sách vở bằng ni-lông;

mang chai đựng nước của cá nhân từ nhà lên trường; không mua thức ăn sáng có dùng

thìa, hộp xốp; thực hiện lớp học không rác, trường học không rác, lễ hội không rác;

phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ và bỏ rác đúng nơi quy định; tái chế, tận dụng những

chai nhựa, vỏ hộp thành những đồ vật có ích; trồng hoa, chăm sóc hoa cây cảnh trong

nhà trường cũng như ở gia đình, môi trường xung quanh nơi em sống, ...

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được nhưng có tác

động lớn để rác thải nhựa không còn hiện hữu, từ đó trả lại môi trường sống trong lành

cho con người, tránh được những nguy cơ bệnh tật do rác thải nhựa gây ra đối với toàn

xã hội. Hy vọng rằng, với bài viết này, tất cả học sinh chúng ta cùng nhau chung tay

thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, trường học của chúng ta

ngày càng trở nên thân thiện, xanh-sạch-đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được

những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng

những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi

trường thì bản thân ta, em cháu của chúng ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Bất kì ai trong mỗi chúng ta đều mong muốn được học tập trong một môi trường

xanh, sạch, đẹp. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt

và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với chúng ta, giúp chúng ta càng thêm yêu quý

Page 28: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

28

trường lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường đẹp để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng

mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức,

thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Vậy để trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn

thì không ai khác, chính chúng ta mỗi người thầy, người cô, mỗi học sinh phải chung

tay để cùng bảo vệ và xây dựng ngôi trường “ngôi nhà thứ hai” của mình ngày một

xanh – sạch – đẹp.

(Học sinh lớp 7a9 cùng cô giáo chủ nhiệm đang chăm sóc bồn hoa)

(Học sinh lớp 9a4 –Trường THCS Quang Trung đang dọn rác và chăm sóc bồn

hoa)

Page 29: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

29

Đất nước Việt Nam xanh tươi có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành

động của mỗi chúng ta. Mỗi người hãy thay đổi hành vi, bỏ thói quen vứt rác bừa bãi,

bỏ thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng

một lần ngay từ hôm nay và ngay bây giờ vì một Việt Nam xanh, vì Trái Đất xanh và

nhất là để Trường THCS Quang Trung chúng ta trở nên thân thiện, sạch, đẹp.

……………………Hết.

Bài viết của em Đặng Hoàng Bảo Nghi – học sinh lớp 6a2

“Giải pháp xây dựng và giữ gìn môi trường thân thiện, sạch, đẹp”

Vai trò của môi trường đối với con người là rất quan trọng. Môi trường chính là

không gian sống của con người và rất nhiều loài sinh vật, có nhiều loại môi trường khác

nhau nhằm phục vụ cho các hoạt động sống, làm việc, học tập, sinh sản cũng như trong

lao động sản xuất,... của con người chúng ta. Môi trường tự nhiên cung cấp các loại

năng lượng dồi dào và phong phú, cũng như các tài nguyên khoáng sản đều phục vụ

cho các hoạt động sống giúp cho con người chúng ta, một số như:

- Tài nguyên rừng cung cấp gỗ, các dược liệu cho đời sống.

- Các sông, ao hồ là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng và cũng là nơi tồn tại, phát

triển của các loài thủy, hải sản,...

- Môi trường cũng cung cấp đất, không khí,... để xây dựng nơi ở, các trường học, nơi

làm việc, khu vui chơi,...

- Các loài thực vật và động vật trong tự nhiên cũng cung cấp nguồn thức ăn, nước uống

cho con người chúng ta,....

Tuy nhiên, con người đang làm chủ môi trường, trước đây môi trường đã từng rất

hoàn hảo, tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Và rồi... con người xả rác, các chất thải, không

khí độc,... Dần dần, môi trường trước kia không còn nữa, nó đang dần bị hủy hoại, trở

nên ô nhiễm hơn. Con người như đang từ từ giết chết bản thân mình vậy! Các hành

động hủy hoại môi trường của con người ngày càng gia tăng, môi trường dường như bị

ảnh hưởng bởi những việc đó. Những thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng thần, cháy rừng,

băng tan,... ngày càng xảy ra nhiều hơn.

Con người đang phải hứng chịu và trả giá cho những hành động của mình gây nên.

Vì vậy đừng làm ngơ, hãy chung tay, góp sức để có thể xây dựng một môi trường thân

thiện, sạch đẹp và chống rác thải nhựa.

Môi trường sạch đẹp rất quan trọng cho sức khỏe con người. Khi con người sống và

làm việc trong một môi trường xanh, sạch, đẹp và thân thiện sẽ cảm thấy khỏe mạnh,

tràn đầy sức sống hơn. Ta nên xây dựng một môi trường thân thiện, lành mạnh, có

nhiều cây xanh và không bị ô nhiễm. Các nhân tố như không khí, đất và nước không

bị ô nhiễm, không có rác và chất thải. Vì vậy, để xây dựng được môi trường như thế

hãy thay đổi ngay từ bây giờ bằng những hành động cụ thể. Chúng ta có thể làm những

việc nhỏ cho phép trong giới hạn của mình, bằng cách trồng cây xanh quanh nhà, tiết

kiệm điện, nước khi không dùng, hạn chế sử dụng túi ni long và tiết kiệm mọi thứ xung

Page 30: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

30

quanh, nếu đi dạo mát hay đi mua đồ có thể dùng xe đạp thay cho xe máy (vừa tiết

kiệm kinh tế, vừa tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường).

Trong cuộc sống con người hiện nay, các vật dụng được làm bằng nhựa được sử

dụng rất nhiều, phong phú và đa dạng. Chúng đang được sử dụng để thay thế cho các

vật liệu khác với giá thành rẻ hơn. Đặc biệt là các loại đồ nhựa sử dụng một lần, sự ra

đời chúng đã góp phần không nhỏ vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Ưu

điểm của những đồ nhựa dùng một lần này là gọn nhẹ, có độ bền cao, dễ dàng sử dụng,

mang đi mà không lo bị bể vỡ.

Nhưng hiện nay, vẫn có một số lượng lớn các rác thải nhựa được xả ra hằng năm

gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Khi sản xuất các loại bao bì, đồ

nhựa chúng sẽ thải ra khí Co2 làm gây nên hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu

toàn cầu – nước biển dâng cao, nắng nóng, phá hủy hệ sinh thái,...Đặc biệt là các loại

bao bì, túi ni lông, chúng có thể tìm thấy rất nhiều ở những nơi thoát nước, gây tắc

nghẽn, từ đó sinh ra rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, có hại cho con người. Trong các

bao bì nhựa, cũng có một số loại vật liệu nguy hiểm gây hại đến sức khỏe con người.

Ở những nguồn lớn như biển, động vật luôn bị nhầm lẫn chúng là các loại thức ăn.

Những rác thải đó vẫn nằm trong dạ dày của các loài động vật mà không hề phân hủy.

Có thể thấy những động vật đã chết, bên trong dạ dày vẫn còn một lượng rác thải chưa

được phân hủy. Các loại rác thải nhựa đó cũng gây ô nhiễm những nguồn nước trên thế

giới,...Vì những tác hại trên, chúng ta nên có những giải pháp để giảm thiểu lượng rác

thác nhựa, vì chúng thật sự khó phân hủy và có tái chế lại cũng sẽ được những thứ kém

chất lượng hơn.

Hãy hạn chế sử dụng túi ni lông, hãy dùng các loại túi thân thiện với môi trường

như: túi ni lông tự phân hủy, túi giấy, túi vải, túi môi trường trong các siêu thị,...Ta

cũng nên sử dụng các loại giấy nảy mầm (làm thiệp, giấy gói quà hoặc gói sản phẩm).

Mỗi tờ giấy có chứa các hạt mầm hoa hoặc cây cỏ. Khi gặp môi trường đất và được

tưới nước, cây sẽ mọc lên.

Không nên dùng các vật dụng như muỗng, đũa,chai, ly, hộp,... được làm từ nhựa

dùng một lần. Khi mua những loại thực phẩm và lương thực như gạo, mì ống, đậu, các

loại hạt, ngũ cốc… ta nên lựa chọn mua với số lượng lớn đầy ắp túi đựng hoặc đồ chứa

có thể tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm cả tiền bạc và bao bì, tránh thải ra môi trường.

Với những việc làm nhỏ này, hay cả những việc khác nữa đều có thể góp phần bảo

vệ môi trường mà chúng ta đang sống!

Xây dựng, bảo vệ môi trường đang học tập cũng là một việc rất quan trọng và cần

thiết đối với học sinh. Ta có thể tổ chức trồng cây xanh quanh khuôn viên và trong sân

trường, thực hiện phân loại rác hữu cơ và vô cơ để tái chế sử dụng. Hay cả những việc

dọn vệ sinh thường ngày, chăm sóc cây xanh, các công trình măng non,.... cũng góp

phần vào việc bảo vệ môi trường của chúng ta.

Gửi các bạn học sinh trường THCS Quang Trung:

Chúng ta tuy là những học sinh – những con người nhỏ bé, nhưng không vì vậy mà

chúng ta bỏ qua việc bảo vệ môi trường. Mỗi người chúng ta, ai ai cũng đều có trách

nhiệm và đóng góp một phần của bản thân mình trong việc này. Mỗi ngày trôi qua, hãy

Page 31: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

31

luôn thực hiện các việc làm của mình để xây dựng một môi trường thân thiện, sạch đẹp

và chống rác thải nhựa nhé!

Hãy Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường !

Bài viết của em Nguyễn Minh Tuyết – học sinh lớp 7a5.

Xây dựng và giữ gìn môi trường thân thiện, sạch đẹp, chống rác thải nhựa.

Chúng ta đều biết rằng môi trường có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống

của con người và mọi sinh vật khác trên Trái Đất. Vì thế, hiện nay, con người có những

nổ lực trong việc bảo vệ môi trường. Song bên cạnh đó, vẫn còn vô số những hành

động thiếu ý thức đang từng ngày hủy hoại môi trường. Những người ấy chưa hiểu rõ

tầm quan trọng của môi trường. Con người phải có ý thức bảo vệ môi trường vì môi

trường có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của chúng ta. Cũng chính vì vậy, có ý

kiến đã cho rằng: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có

ý thức bảo vệ môi trường”. Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn.

Quả thật, môi trường đem lại không ít những lợi ích cho con người và mọi sinh vật

trên Trái Đất. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu về tầm quan trọng của môi trường

rừng. Từ lâu, con người và cây xanh đã có quan hệ mật thiết với nhau. Chắc chắn mọi

người đều biết cây xanh là nhà máy cải tạo chất lượng không khí bằng cách lọc tất cả

các loại bụi bẩn có hại cho lá phổi của con người. Bạn có biết rằng cây xanh còn có tác

dụng cải thiện sức khỏe. Cuộc sống của thành phố luôn đòi hỏi con người hoạt động

như một cỗ máy phải chịu áp lực nặng nề từ công việc vì thế sau những giờ căng thẳng

được thư giản trong một công viên hay chỉ đơn giản là một mảnh vườn nhỏ sẽ làm cho

mọi người cảm thấy thật thoải mái, quên hết mệt mỏi, lo toan. Không những thế cây

Page 32: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

32

xanh còn có tác dụng tôn tạo thêm nét thẩm mĩ cho các công trình kiến trúc, chống xói

mòn, lũ lụt và điều tiết nước.

Một trong những yếu tố quan trọng của việc bảo vệ môi trường là phải biết cách

giảm chất thải nhựa ở mỗi hộ gia đình cũng như ở trường. Đầu tiên là các loại sản phẩm

được chế tạo từ nhựa dẻo, các loại sản phẩm ấy giúp cho mọi người có thể mang theo

mỗi khi đi chơi hoặc đi làm. Tiếp đến bao bì bằng nhựa, những thứ ấy đem lại cho ta

rất nhiều tác hại vì trong nhựa có chất polyme hữu cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của

chúng ta. Rác thải nhựa có thể làm ô nhiễm môi trường, với lượng rác thải ra khá nhiều

vì trong cuộc sống hàng ngày mỗi người chúng ta đều sử dụng những sản phẩm làm từ

nhựa.

Ở thành thị, khí thải, nước thải, chất thải không được xử lý kịp thời trở thành nguy

cơ bùng phát dịch bệnh. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân kém cỏi thể hiện ở

các hành vi thiếu văn hóa như: vứt xả rác bừa bãi, không xử lý rác thải đúng quy trình,

các khu công nghiệp vì lợi ích của mình mà sẵn sàng xả chất thải ra môi trường một

cách thiếu ý thức. Và những hành vi ấy không chỉ thể hiện ở cuộc sống thành thị mà ở

nông thôn cũng vậy. Chỉ vì sự thiếu hiểu biết của con người cũng gây ra những tác hại

không nhỏ trong đời sống hàng ngày chẳng hạn như: môi trường mất vệ sinh dẫn đến

ốm đau, bệnh tật, giảm sút khả năng lao động…

(Thầy, cô đang nghe em em Nguyễn Minh Tuyết trình bày bài viết về môi trường)

Đối với Trường THCS Quang Trung, chúng ta cần nâng cao việc trồng và chăm sóc

cây xanh để đem lại bóng mát và cải thiện môi trường học đường. Bản thân mỗi học

sinh cần có ý thức tự giác không bỏ rác bừa bãi trong ngăn bàn, ở lớp học, ngoài sân

trường đặc biệt trong các bồn hoa, cây cảnh. Thường xuyên vệ sinh lớp học và sân

trường. Hạn chế sử dụng những loại chai, cốc nhựa để uống nước, thay vào đó là những

loại ly làm bằng giấy để dễ phân hủy. Có ý thức phân biệt bỏ rác theo hai loại: hữu cơ

Page 33: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

33

và vô cơ để có thể sử dụng hữu ích làm phân bón cho cây (ở trường đã trang bị hai loại

thùng rác phân biệt). Mỗi học sinh nên thay thế cách bọc sách vở bằng bìa ni lông

chuyển sang các loại bao bọc bằng giấy nhằm giảm lượng túi ni lông thải ra môi trường.

Tóm lại, môi trường có một tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống, sức khỏe con

người; thế nhưng chúng ta chưa thực sự có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường. Vì thế,

hãy cố gắng bảo vệ môi trường bằng những hình thức cụ thể như: thực hiện nếp sống

văn hóa, văn minh, giữ gìn trường lớp luôn xanh – sạch – đẹp. Đồng thời phải ra sức

tuyên truyền vận động các bạn học sinh tích cực góp phần bảo vệ môi trường. Tuy là

những hành động nhỏ nhưng sẽ đem lại những lợi ích lớn. Mỗi học sinh chúng ta nên

thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông thông

qua các vật dụng sử dụng hàng ngày bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.

Luôn có ý thức bảo vệ môi trường học đường thân thiện, sạch đẹp.

………………………Hết.

Lời kết.

Với chuyên đề đưa ra giải pháp xây dựng và giữ gìn môi trường thân thiện, chống

rác thải nhựa mà vừa qua tổ Ngữ văn đã tổ chức cuộc thi viết bài có học sinh các khối

lớp tham gia. Cuộc thi nhằm ba mục đích.

Thứ nhất, tạo cho học sinh ý thức về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sạch

đẹp, xây dựng môi trường thân thiện, chống rác thải nhựa được thể hiện ngay trong

ngôi trường mình đang học tập. Từ đó lan tỏa đến gia đình, đến nơi công cộng.

Page 34: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

34

Thứ hai, tạo cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, từ thực tế nơi học đường mà mình

đề ra các giải pháp phù hợp phục vụ cho bảo vệ môi trường, làm sao để Trường THCS

Quang Trung của chúng ta trở nên thân thiện, sạch đẹp, hạn chế được rác thải nhựa.

Thứ ba, là cơ hội để học sinh rèn luyện cách viết văn thể hiện sự tư duy, nghiên cứu

của mình về một vấn đề xã hội. Đây là một cơ hội để các em thể hiện khả năng tạo lập

văn bản, là một trong những đích đến của quá trình học tập môn Ngữ văn. Có tham gia

viết bài mới biết khả năng, sức học của mình.

Chúng ta đã có 3 tuần lễ để nghiên cứu, tư duy, viết bài và kết quả thu được:

+ Khối 6 có 202 bài tham gia.

+ Khối 7 có 132 bài tham gia.

+ Khối 8 có 245 bài tham gia.

+ Khối 9 có 192 bài tham gia.

Toàn trường là: 771 bài. Thầy biểu dương tinh thần của các học sinh đã có ý thức

và nhiệt tình tham gia. Những bài viết có nội dung đề xuất gắn với trường mình đang

học được chọn đọc và trao giải. Các bài được chọn sẽ biên tập lại và đăng tải lên

Website của Trường và được lưu trữ ở Thư viện để học sinh đến đọc. Các bài được

chọn gồm các học sinh: Nguyễn Khánh Huyền – lớp 6a10, Nguyễn Minh Tuyết – lớp

7a5, Đỗ Việt Lan Hương – lớp 8a4, Trần Huỳnh Bảo Hân – lớp 9a7, Đặng Hoàng Bảo

Nghi – lớp 6a2, Trần Hà Chi – lớp 6a2, Đoàn Dạ Minh Khuê – lớp 7a6, Tạ Khánh Linh

– lớp 7a9, Nguyễn Ngô Thuận Ý – lớp 8a9, Hoàng Quân – lớp 9a1, Lê Hoàng Quỳnh

My – lớp 9a2.

(Thầy Võ Trọng Hà – Hiệu trưởng – đang trao phần thưởng cho những học sinh

có bài viết được chọn đăng tải lên Website của Trường)

Page 35: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP BẢO LỘCthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20191121/... · 2019. 11. 21. · 1 phÒng giÁo dỤc & ĐÀo tẠo – tp bẢo lỘc

35

(Thầy Võ Trọng Hà – Hiệu trưởng – cùng với những học sinh có bài viết được

chọn đăng tải lên Website của Trường)

Với chuyên đề đã thực hiện, Thầy hy vọng tất cả học sinh chúng ta có ý thức hơn

về bảo vệ môi trường, biết xây dựng và giữ gìn ngôi trường mình đang học ngày càng

trở nên thân thiện, trong lành, sạch đẹp góp phần làm tăng hiệu quả học tập. Đối với

sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần có ý thức hơn về rác thải đặc biệt là rác thải nhựa,

biết góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi mình đang sinh sống. Từ chuyên đề này

hãy tạo sức lan tỏa đến gia đình, đến cộng đồng, tuyên truyền để mọi người cùng chung

tay xây dựng, giữ gìn môi trường thân thiện, sạch đẹp, chống rác thải nhựa. Hãy làm

cho môi trường sống của mình ngày càng trở nên tốt đẹp và là nơi đáng sồng.

Bảo Lộc, tháng 10 năm 2019

(Thầy Trần Duy Thiện - Tổ trưởng Tổ Ngữ văn –

Trường THCS Quang Trung thực hiện)