project dollarization

35
1 Việt Nam, đất nước có trên 80 triệu dân, trên 3 triệu kiều bào sống ở hơn 104 quốc gia, mỗi năm nhận được một nguồn kiều hối dồi dào trên dưới 6 tỷ USD, được công ty hàng đu thế giới về dịch vụ thanh toán toàn cu - Western Union đánh giá là 1 trong 10 quốc gia nhận kiều hối hàng đu trên thế giới. Thêm vào đó, trong những năm gn đây, Việt Nam đã không ngừng thu hút các nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt là USD. Đây là nguồn lực quan trọng giúp chúng ta giải quyết được phn lớn các nhu cu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tng… Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Chính lượng ngoại tệ ào ạt đổ vào Việt Nam nếu không được kiểm soát và sử dụng hiệu quả sẽ là nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, kèm theo những hệ lụy về mặt chính trị, xã hội. Một trong những hậu quả đó là tình trạng ĐLH nền kinh tế. Đề tài “VIỆT NAM – NỀN KINH TẾ ĐÔLA HÓA KHÔNG CHÍNH THỨC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” được chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân tình trạng ĐLH của Việt Nam từ sau giai đoạn cải cách nền kinh tế 1988 đến nay. Qua đó đánh giá về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này thông qua các chức năng của tiền tệ. Trên cơ sở này, chúng tôi kết hợp với định hướng của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các giải pháp, ý kiến chuyên gia để đề xuất những khuyến nghị nhằm mục đích cuối cùng là kiểm soát

Upload: pham-phuong

Post on 29-Nov-2014

4.540 views

Category:

Education


0 download

DESCRIPTION

international finance

TRANSCRIPT

Page 1: Project dollarization

1

Việt Nam, đất nước có trên 80 triệu dân, trên 3 triệu kiều bào sống ở hơn 104 quốc

gia, mỗi năm nhận được một nguồn kiều hối dồi dào trên dưới 6 tỷ USD, được công ty

hàng đâu thế giới về dịch vụ thanh toán toàn câu - Western Union đánh giá là 1 trong 10

quốc gia nhận kiều hối hàng đâu trên thế giới.

Thêm vào đó, trong những năm gân đây, Việt Nam đã không ngừng thu hút các

nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt là USD. Đây là nguồn lực quan trọng giúp chúng ta giải

quyết được phân lớn các nhu câu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tâng… Nhưng điều gì cũng

có hai mặt của nó. Chính lượng ngoại tệ ào ạt đổ vào Việt Nam nếu không được kiểm

soát và sử dụng hiệu quả sẽ là nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh

tế, kèm theo những hệ lụy về mặt chính trị, xã hội. Một trong những hậu quả đó là tình

trạng ĐLH nền kinh tế.

Đề tài “VIỆT NAM – NỀN KINH TẾ ĐÔLA HÓA KHÔNG CHÍNH THỨC,

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” được chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra

những nguyên nhân tình trạng ĐLH của Việt Nam từ sau giai đoạn cải cách nền kinh tế

1988 đến nay. Qua đó đánh giá về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này thông qua các

chức năng của tiền tệ. Trên cơ sở này, chúng tôi kết hợp với định hướng của Đảng, Chính

phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các giải pháp, ý kiến chuyên gia để đề xuất

những khuyến nghị nhằm mục đích cuối cùng là kiểm soát tình trạng ĐLH, đảm bảo sự

phát triển an toàn, ổn định, bền vững của nền kinh tế nước ta.

Page 2: Project dollarization

2

CHƯƠNG I

ĐÔLA HÓA VÀ TÍNH HAI MẶT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1.1 Khái niệm

Đôla hóa (tiếng Anh: dollarization) là một hiện tượng phổ biến ở khá nhiều nước

trên thế giới, đặc biệt là các nước chậm phát triển, Mỹ Latinh. Ở nước ta, "ĐLH" được

nhận thức là việc sử dụng USD trong giao dịch thương mại và dịch vụ song song với

VND. Trên thế giới, "ĐLH" có khái niệm rộng hơn: khi dân cư một nước sử dụng rộng

rãi ngoại tệ song song với đồng nội tệ hoặc thay thế đồng nội tệ.

Bất kỳ một ngoại tệ nào (như đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật) có khả năng thay thế đồng

nội tệ cũng dẫn đến hiện tượng “ĐLH”. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nói đến

ĐLH, người ta chỉ nghĩ đến một đồng tiền duy nhất đó là Đôla Mỹ (USD). Mặc dù hiệp

ước Bretton Woods đã phá sản nhưng từ lâu USD đã trở thành phương tiện thanh toán

quốc tế mà không có đồng tiền nào có thể thay thế được.

Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng ĐLH cao

khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở

rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,

và tiền gửi ngoại tệ.

1.2 Phân loại ĐLH

1.2.1 Căn cứ vào hình thức: ĐLH được thể hiện dưới 3 hình thức sau:

ĐLH thay thế tài sản: Thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện

thanh toán (FCD/M2). Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thì nền kinh tế đó được cho là

có tình trạng ĐLH cao, tạo ra các lệch lạc trong điều hành tài chính tiền tệ vĩ mô. Nhìn

chung đối với các nền kinh tế chuyển đổi, tỷ lệ ĐLH hiện nay bình quân là 29%.

ĐLH phương tiện thanh toán: Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán.

Các giao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó đánh giá nhất là đối với

những nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam.

ĐLH định giá, niêm yết giá: Là việc niêm yết, quảng cáo, định giá bằng ngoại

tệ.

Page 3: Project dollarization

3

1.2.2 Căn cứ vào phạm vi

Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi đồng USD trong nền kinh tế và thái độ của

quốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận đồng Đôla mà ĐLH được

chia làm 3 mức độ:

ĐLH không chính thức (non-official dollarization) là trường hợp đồng đôla

được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa

nhận. ĐLH không chính thức xảy ra khi giá trị của nội tệ dao động quá nhiều vì vậy

ngoại tệ được sử dụng để giao dịch mua bán, tiết kiệm cá nhân và khi vay tiền vì nó đáng

tin hơn. ĐLH không chính thức có thể bao gồm các loại sau:

• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài.

• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.

• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.

• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.

Việt Nam được xếp vào nhóm những nước ĐLH không chính thức.

ĐLH bán chính thức (ĐLH từng phân) (semiofficial dollarization): là những

nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền: đồng ngoại tệ và đồng tiền bản tệ.

Bên cạnh nội tệ trong lưu thông, còn cho phép thanh toán và giao dịch tự do bằng ngoại

tệ, hơn thế nữa có thể chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng

vai trò thứ cấp trong việc chi trả lương, đóng thuế và chi tiêu hàng ngày. Các nước này

vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ.

ĐLH chính thức (hay còn gọi là ĐLH hoàn toàn) (official dollarization) xảy ra

khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nếu một quốc gia thực

hiện ĐLH chính thức có nghĩa là quốc gia đó đơn phương lấy đôla Mỹ (hoặc một ngoại tệ

mạnh nào đó) làm phương tiện thanh toán, tích trữ tài sản, và đơn vị tính toán thay cho

bản tệ (đồng tiền riêng của nước đó). Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp

pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh

toán của Chính phủ.

Theo đó, toàn bộ tài sản Có, tài sản Nợ, các hợp đồng giao dịch, giá cả hàng hóa

và dịch vụ, tiền lương sẽ hoàn toàn (hoặc một phân) được niêm yết bằng (hoặc gán theo)

đôla một cách công khai hoặc ngâm định. Thông thường các nước chỉ áp dụng ĐLH

chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế và

thường chỉ chọn 1 ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.

Page 4: Project dollarization

Đôla hóa

Phương tiện yết giá

Phương tiện cất trữ

Phương tiện thanh toán

4

1.3 Nguyên nhân tình trạng đôla hóa

Hình 1.1: Nguyên nhân tình trạng ĐLH

Thứ nhất, ĐLH là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước

chậm phát triển, nền kinh tế yếu kém, thể hiện qua:

- Tốc độ tăng GDP thấp hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm.

- Thâm hụt ngân sách lớn, thâm hụt thương mại cao, mức 5-10% GDP đã

là đáng lo ngại đối với quốc tế.

- Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai.

- Nợ nước ngoài/GDP chiếm tỷ trọng lớn.

- Tệ nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng…

Một nguyên nhân chính được nhiều người công nhận là do nhu câu phòng chống

rủi ro các loại, trong đó có rủi ro do lạm phát và bản tệ bị mất giá so với ngoại tệ , rủi ro

sụp đổ một thể chế tiền tệ, rủi ro gắn với sự yếu kém của các cơ quan chức năng của

chính phủ mà vì đó, chính phủ không thể đưa ra những cam kết về ổn định và an toàn của

hệ thống và thể chế kinh tế.

Để đáp ứng nhu câu trên, người dân phải tìm đến các công cụ dự trữ giá trị khác,

không đâu khác là vàng và ngoại tệ mạnh, có uy tín như USD, EURO, JPY… Với chức

năng ban đâu làm phương tiện cất giữ giá trị, dân dân đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với

đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị.

Thứ hai, ĐLH bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của

một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đôla Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm

Nền kinh tế kém phát triển

USD là đồng tiền quốc tế

Rủi ro lạm phát và mất giá nội tệ

Các chính sách của CP

Page 5: Project dollarization

5

vai trò của "tiền tệ thế giới". Nói cách khác, đôla Mỹ là một loại tiền mạnh, được tự do

chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đâu thế kỷ XX đã dân thay thế vàng,

thực hiện vai trò tiền tệ thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, hâu hết các nước đều thực thi

cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại, đâu tư và

hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên

trong từng nước xuất hiện nhu câu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực

hiện một số chức năng của tiền tệ. ĐLH ở đây có khi là nhu câu, trở thành thói quen

thông lệ ở các nước.

Thứ ba, các chính sách kinh tế của Chính phủ như huy động, cho vay, thuế, thanh

toán bằng ngoại tệ. Các chính sách này không trực tiếp gây ra ĐLH nhưng là nguyên

nhân làm cho tình trạng này trâm trọng hơn, tạo điều kiện cho ĐLH tăng.

Có thể nói, đây là trường hợp của bộ ba bất khả thi, Chính phủ muốn tăng trưởng

kinh tế, thu hút luồng vốn ngoại tệ vào trong nước, sẽ dẫn đến việc tăng cung ngoại tệ

gây áp lực phá giá nội tệ, khi đó Chính phủ có thể phải sử dụng biện pháp tung nội tệ ra

để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, khi đó Chính phủ lại phải đối mặt với lạm phát gia tăng.

Trong các giai đoạn phát triển khác nhau thì Chính phủ các nước cân nhắc nên đặt

mục tiêu nào quan trọng hơn và hài hòa các mục tiêu còn lại với nhau. Nếu đặt tăng

trưởng lên hàng đâu thì có nguy cơ làm gia tăng lạm phát, nội tệ sẽ mất giá so với ngoại

tệ dẫn đến ĐLH gia tăng và ngược lại. Nhưng không thể vì mục tiêu kìm hãm lạm phát,

giảm ĐLH mà không chú ý đến sự tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như là lợi ích kinh tế thấp và sự bất tiện khi sử

dụng đồng nội tệ về mệnh giá, về hệ thống thanh toán non kém của các ngân hàng…

cũng góp phân dẫn đến tình trạng ĐLH.

1.4 Tính hai mặt của tình trạng ĐLH

1.4.1 Mặt tích cực

Thứ nhất, ĐLH là một cái van kiềm hãm áp lực do lạm phát. Do có một lượng lớn

ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và là

phương tiện để mua hàng hóa ở thị trường phi chính thức.

Đối với các quốc gia có mức độ ĐLH cao, NHTW sẽ không còn khả năng phát

hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ

Page 6: Project dollarization

6

vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách

được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn

Thứ hai, ĐLH cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân hàng

và nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong

hệ thống ngân hàng trong GDP tăng lên khi có ĐLH. Điều này có được là do người dân

yên tâm với rủi ro lạm phát, gửi tiền vào ngân hàng, nhờ đó mà ngân hàng được cung cấp

“nguồn dinh dưỡng” nuôi sống toàn bộ hệ thống. Với lượng ngoại tệ dồi dào, các ngân

hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của

thị trường trong nước với thị trường quốc tế, hạn chế việc vay nợ nước ngoài.

Thứ ba, hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước ĐLH chính thức, các chi phí như

chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được

xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cân thiết, các ngân hàng có thể

hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh.

Thứ tư, thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện ĐLH chính thức có thể

loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do

thương mại và đâu tư quốc tế. Các nền kinh tế ĐLH có thể được, chênh lệch lãi suất đối

với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng và

đâu tư. Ở khía cạnh khác, ĐLH giúp người ta dự đoán tỷ giá hối đoán dễ dàng, từ đó

giảm bất ổn trong thương mại quốc tế do đó thúc đẩy đâu tư và tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên thị trường chính thức và phí chính thức.

Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các

hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức.

Ngoài ra ĐLH cũng giúp cho đồng tiền có khả năng tự do chuyển đổi hoàn toàn ở

những nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi.

1.4.2 Mặt tiêu cực

Có thể thấy tuy ĐLH có những mặt tích cực không thể phủ nhận, tuy nhiên nhìn

chung chỉ những nước ĐLH chính thức mới thực sự được hưởng lợi từ mặt tích cực của

nó, đối với các nước ĐLH không chính thức thì lợi bất cập hại thể hiện qua các mặt sau

đây:

Thứ nhất, sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia bị ĐLH bị “cột chặt” vào

đồng đôla. Điều này dẫn đến hậu quả là nền kinh tế dễ dàng bị tổn thương và bị động

trước các cú sốc ngoại lai và thậm chí có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Page 7: Project dollarization

7

Thứ hai, hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ bị giảm đáng kể do bị mất tính

độc lập do chịu ảnh hưởng từ diễn biến kinh tế thế giới, điển hình:

Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do

đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu

thông kém chính xác và kịp thời.

Làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó

những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng câu nền kinh tế

thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.

Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. ĐLH có thể

làm cho câu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ

đồng nội tệ sang đôla Mỹ, làm cho câu của đồng đôla Mỹ tăng mạnh gây sức ép

đến tỷ giá.

Thứ tư, chức năng người cho vay cuối cùng của NHTW bị suy giảm và hoàn toàn

biến mất đối với các nước ĐLH chính thức. Khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn

trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa.

Thứ năm, chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Tình trạng này

càng trở nên nghiêm trọng đối với nước ĐLH chính thức khi mà chu kỳ kinh tế của các

quốc gia rất khác nhau đòi hỏi chính sách tiền tệ cũng khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Qua phân loại ĐLH, phân tích nguyên nhân của tình trạng này, cùng những tác

động 2 mặt của nó lên nền kinh tế, chúng tôi kết luận:

Một là, ĐLH là tình trạng chung đối với các quốc gia trên thế giới

Hai là, hiện tượng này có tính hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó có thể thấy

các nước ĐLH hoàn toàn hưởng lợi nhiều nhất nhưng ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất.

Ba là, đây là hiện tượng không thể tránh, nhưng luôn luôn phải đề phòng, và kiểm

soát. Mỗi quốc gia từng tùy thời kỳ mà cân có những chính sách phù hợp, cân đối lợi ích

bộ ba bất khả thi với mục tiêu cuối cùng là hạn chế tối đa mặt tiêu cực, phối huy hết mức

lợi ích từ ĐLH.

Page 8: Project dollarization

8

CHƯƠNG II

DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM TỪ SAU

CẢI CÁCH KINH TẾ 1988 ĐẾN NAY

2.1 Thực trạng ĐLH nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ sau 1988 đến nay

2.1.1 Giai đoạn 1988 – 1997

Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đâu mở cửa nền kinh tế đến trước cuộc khủng

hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Thời kì này nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp và chế

độ độc quyền ngoại thương.

Về chính sách ngoại hối, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị

định số 161-HĐBT với nội dung chủ yếu là Nhà nước ta thực hiện thống nhất quản lý nhà

nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Cấm lưu thông ngoại tệ trong nước, ngoài hệ

thống của Ngân hàng ngoại thương và các cửa hàng bán hàng thu ngoại tệ. Nhà nước

quản lý ngoại tệ theo kế hoạch.

Về tình trạng ĐLH, nhìn chung mức độ ĐLH có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên

trong năm 1991 tỷ lệ FCD/M2 tăng cao lên đến 41.2%, việc thanh toán bằng ngoại tệ hợp

pháp và bất hợp pháp tương đối nhiều, việc định giá bằng ngoại tệ và vàng trong dân cư

khá phổ biến.

Bang 2.1 Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/M2 ở Việt Nam từ 1989 đến 1997

Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1995 1997

FDC/M2(%) 28,2 32,4 41,2 30,6 22,9 21 22,9

Nguồn: Tổng hợp từ IMF Report No. 10/281(Tháng 9/2010)

Đánh giá về nguyên nhân chính của tình trạng ĐLH trong giai đoạn này, đó là do

tình hình kinh tế chính trị xã hội diễn biến phức tạp, lạm phát vẫn duy trì ở mức 2 con số

(67.5%vào năm 1991), khiến cho người dân lo ngại và mất lòng tin vào đồng nội tệ. Mặt

khác, người dân vẫn ưa thích sử dụng ngoại tệ do lợi ích trong cất trữ, vận chuyển và

thanh toán, vì mệnh giá VND quá nhỏ và hệ thống thanh toán còn kém phát triển.

2.1.2 Giai đoạn 1998 – 2002

Page 9: Project dollarization

9

Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền

kinh tế nước ta, đây là giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khó khăn của cả đất nước.

Về lĩnh vực ngoại hối, ngày 17/8/1998 đánh dấu một mốc quan trọng đối với công

tác quản lý ngoại hối khi Chính Phủ ban hành nghị định 63/1998/NĐ-CP với một số điểm

mới về cơ bản như: Đưa ra khái niệm mới về ngoại hối; xác định rõ khái niệm cư trú,

người cư trú để thuận lợi cho quản lý ngoại hối; phân tích các giao dịch liên quan đến

quản lý ngoại hối thành giao dịch vãng lai; chính thức quy định rõ quyền sử dụng ngoại

tệ của cá nhân…

Trong năm 2002 chính sách ngoại hối tiếp tục được sửa đổi với những nội dung

chính:

- Giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30%

- Mở rộng đối tượng là dịch vụ chi trả kiều hối.

- Mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-0.1% lên +/-0.25%.

Về tình trạng ĐLH, theo dõi diễn biến của tỷ lệ FCD/M2 thì mức độ ĐLH trong

giai đoạn này tăng hơn so với giai đoạn 1993-1997, nhưng vẫn thấp hơn mức từ năm

1993 trở về trước. Việc gia tăng này một phân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài

chính – tiền tệ khu vực, làm cho niềm tin của người dân vào sức mạnh của đồng nội tệ

suy giảm, cùng với việc tỷ giá VND/USD liên tục tăng, dẫn tới tâm lý tích trữ ngoại tệ

trong dân chúng.

Bang 2.2: Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/M2 ở Việt Nam từ 1998 đến 2002

Năm 1998 1999 2000 2001 2002

FDC/M2(%) 21,9 24,6 29,6 30 26,1

Nguồn: Tổng hợp từ vneconomy

2.1.3 Giai đoạn 2002 - nay

2.1.3.1 ĐLH định giá, niêm yết giá

Theo điều 29, Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết

Pháp lệnh Ngoại hối, trong đó trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm

yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại

hối, trừ các trường hợp như các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép

cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Page 10: Project dollarization

10

Trước Nghị định này, hâu hết giá cả các mặt hàng điện tử nhập khẩu, ô tô, tại các

cửa hàng siêu thị, các dự án bất động sản, vẫn yết bằng đồng USD.

Cho đến nay, tình trạng này dường như không có nhiều chuyển biến. Việc yết giá

bằng USD khá phổ biến. Từ những mặt hàng nhỏ như USB, chuột, loa, laptop…đến các

sản phẩm dịch vụ tour du lịch, học phí (đặc biệt các trường ngoại ngữ, đào tạo liên kết du

học), và những sản phẩm hàng ngày như giày, quân áo, đồ ăn tại một số nhà hàng.

Trước thực trạng này, ngày 20/06/2010, Ngân hàng nhà nước có thông tin sẽ tăng

cường kiểm tra việc niêm yết giá (yết bằng USD sẽ bị phạt). Một số siêu thị lớn, cửa hàng

lớn đã nhanh chóng chuyển sang yết giá bằng VND.

Tuy nhiên, theo thông tin từ NHNN, một số DN kinh doanh bất động sản vẫn ký

kết hợp đồng, yết giá bằng USD. Kể cả dự án bất động sản không sử dụng vốn đâu tư

nước ngoài cũng niêm yết và thanh toán bằng USD. Ví dụ như dự án khu đô thị Usilk

City (Hà Đông), Mipec Tower (Hà Nội), Thành Công Tower… cũng được niêm yết và

rao bán bằng USD với mức giá từ 1.000 USD/m2 đến 2.000 USD/m2.

Bang 2.3: Thông tin giới thiệu Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) của Công ty Cổ

phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)

9 Gía thuê đất và giá phí

Giá cho thuê đất 52 – 60 USD/m2, tùy lô đất (chưa tính VAT)

Giá cho thuê đất nguyên thổ NA

Giá cho thuê nhà xưởng tiêu chuẩn

(5000m2/căn)

3USD/m2/tháng (chưa tính VAT)

Phí quản lý, vệ sinh 0,0175 USD/m2/tháng

Phí bảo dưỡng cơ sở hạ tâng 0,2 USD/m2/năm

Nguồn: Công ty Cổ phân Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)

Nhin chung, việc USD thay thế VND trong chức năng đo lường giá trị đối với

những mặt hàng trên là phổ biến, và đây là vấn đề cơ bản của hiện tượng ĐLH.

2.1.3.2 ĐLH thay thế tài sản

► Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi thanh toán

Bang 2.2 Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/M2 ở Việt Nam từ 2003- Quý I/2008

Page 11: Project dollarization

11

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

FDC/M2 (%) 23,6 23,89 23,05 21,6 19,18 19,87

Nguồn: Tổng hợp từ IMF Report No. 10/281(Tháng 9/2010)

Từ năm 2001, tỷ lệ FCD/M2 là 31,7% đến năm 2004 đã giảm còn 23,89%, tỷ lệ

này tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Đây là xu hướng tích cực, cho thấy tình

trạng ĐLH tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một

cách có hiệu quả. Người dân đã có niềm tin vào đồng tiền nội địa nhiều hơn.

Tuy nhiên về số tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì không ngừng tăng lên, năm 2005

khoảng 10 tỷ USD, đến cuối năm 2008 khoảng 20 tỷ USD, một mặt cho thấy tiềm lực

nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể huy động được cho đâu tư

phát triển kinh tế, những mặt khác cũng đáng quan tâm ở góc độ ĐLH.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, trong một cuộc trả lời báo chí đã thừa nhận:

tình trạng đô la hoá nền kinh tế hiện nay đang “khá nghiêm trọng”. Từ năm 2003 đến

nay, FCD/M2 của Việt Nam mặc dù có giảm nhưng vẫn trên dưới 20%. Trong khi tỷ lệ

này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan,

Malaysia...chỉ khoảng 7-10%.

► Tích trữ ngoại tệ trong dân chung

Một lượng USD trong nền kinh tế dạng kiều hối. Trong cơ cấu nguồn kiều hối

chuyển về Việt Nam thì 80% là USD, còn lại là các loại ngoại tệ mạnh khác như EURO,

AUD, CAD, GBP, JPY…Trên thực tế, lượng kiều hối gửi qua ngân hàng chỉ khoảng 1/10

lượng kiều hối về nước. Đặc biệt nền kinh tế ngâm Việt Nam hoạt động khá mạnh. Nên

vấn đề đô la hóa khó có thể chỉ đánh giá theo thống kê FCD/M2. Theo nguồn tư liệu của

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 2001 đến hết năm

2008, lượng kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm đã tăng gấp ba lân, lên tới 7,2 tỷ USD

vào năm 2008, tương đương khoảng 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Năm 2009 giảm 12,8% so với năm 2008 còn 6,283 tỷ USD. Vụ quản lý ngoại hối thuộc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết trong 6 tháng đâu năm 2010, lượng kiều hối

chuyển về Việt Nam đã đạt gân 3,5 tỷ USD. Kiều hối vẫn tiếp tục đổ về không ngừng và

dự kiến có thể đạt 8 tỷ USD vào cuối năm nay, tăng 60% so với năm ngoái. Như vậy

chưa kể lượng kiều hối không thống kê được, lượng USD trong dân cư là rất lớn. Nó có

thể tích trữ hoặc trao đổi trong thị trường chợ đen.

Page 12: Project dollarization

12

Mặt khác, những năm gân đây VND mất giá do lạm phát, USD vẫn là một trong

những sự lựa chọn chính trong tích trữ của đa số người dân. Dẫn chứng

Bên cạnh đó những đợt phá giá cũng góp phân làm giảm niềm tin vào đồng nội tệ.

Chăng hạn, 3 đợt phá giá trong vòng 10 tháng qua từ cuối năm 2009, đã đẩy tỷ giá tăng

liên tục. Ngày 26/11/2009 , Ngân hàng nhà nước nâng tỷ giá  thêm 5,44%, đồng thời hạ

biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, và từ ngày 11/2/2010 nâng tiếp từ mức 17.941 đồng

đổi 1USD lên mức 18.544 đồng, các ngân hàng thương mại có quyền ấn định giá mua

bán ở mức tối đa 19.100 đồng, trong khi biên độ được giữ nguyên là 3%; còn mới đây, từ

ngày 18/8/2010 tỷ giá lại được điều chỉnh từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND

(tăng gân 2,1%), còn biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên ở mức 3%... Tính gộp cả 3 đợt điều

chỉnh tỷ giá đó, đến nay tỷ giá USD so với VND đã tăng 10,9 %…Người dân lẫn các

doanh nghiệp đều có xu hướng găm giữ và tích trữ ngoại tệ.

2.1.3.3 Đô la hóa phương tiện thanh toán

Tháng 7-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg phê

duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam nhằm khắc phục hiện

tượng ĐLH trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, giao dịch bằng USD thay cho VND là hiện tượng phổ biến trong nền

kinh tế tiền mặt như nước ta.

Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, các giao dịch thanh toán ngoại

tệ diễn ra nhiều ở thị trường “chợ đen”, không thông qua ngân hàng… đó cũng là môi

trường thuận lợi cho những giao dịch bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền.

Trong bối cảnh VND liên tục giảm giá so với USD, người dân còn tâm lý cất trữ

USD trong nhà, không phải bất kỳ ai cũng sẵn sàng gửi USD vào ngân hàng. Đồng thời,

người Việt Nam thích sử dụng USD cũng vì những tiện lợi của nó, có thể sử dụng USD

trong thanh toán mua bán đất đai, nhà ở, ở các cửa hàng, công ty du lịch, nhà hàng, khách

sạn, các trường ngoại ngữ…

Chăng hạn, dự án cao nhất Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại – tổ hợp Keangnam

Landmark Tower trên đường Phạm Hùng (Từ Liêm, Hà Nội). Từ khi mở bán căn hộ đến

nay, việc niêm yết giá cũng như 100% các giao dịch được thực hiện bằng đồng USD.

Khách hàng thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam sẽ được quy đổi ra USD theo tỷ giá trên

thị trường tự do thời điểm hiện tại. Hay đến các cửa hàng xe máy ở Phố Huế, nếu muốn

mua các mẫu xe thời thượng như SH, Dylan, Piaggio… đều phải trả bằng USD. Trong

Page 13: Project dollarization

13

khi đó, trước đây mặc dù vẫn niêm yết giá bằng USD nhưng khi mua khách hàng vẫn có

thể quy đổi ra VND theo tỷ giá ngân hàng để thanh toán.

Thêm vào đó, bất cứ người dân hay du khách nào cũng đều có thể sử dụng ngoại tệ

mọi lúc, mọi nơi một cách thoải mái. Ở các khu thương mại cao cấp, khách đến trung tâm

để mua sắm phân lớn là khách quốc tế. Nếu niêm yết giá bằng VND họ không định giá

được hàng hóa do không biết hết giá trị VNĐ. Để chiều lòng khách hàng các cửa hàng

phải niêm yết giá USD dù biết nhà nước cấm điều này. Cũng giống như các trung tâm

mua sắm, phân lớn các khách sạn ở TP HCM đều tính phí khách sạn bằng ngoại tệ.

Qua phân tích như trên, có thể kết luận rằng phương tiện thanh toán của Việt Nam

bị ĐLH là điều khó tránh khỏi. Thực trạng này có nguyên nhân không chỉ xuất phát từ

yếu tố khách quan do bối cảnh nền kinh tế, tập quán của người dân mà còn là từ sự quản

lý yếu kém, thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng.

2.2 Nguyên nhân thực trạng ĐLH của nền kinh tế Việt Nam

2.2.1 Người dân tích trữ ngoại tệ do mất lòng tin vào chính sách tiền tệ

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển vì vậy cũng không nằm ngoài nguyên

nhân bị ĐLH do công chúng mất niềm tin vào chính sách tiền tệ. Vì vậy người dân đã

chuyển tài sản của mình sang vàng và đôla Mỹ. Việc phá giá VND vào năm 1985 và

những năm 1997 – 1998 đã làm cho người giữ tiền đồng cảm thấy bị thiệt hại hơn so với

giữ ngoại tệ.

Do nền kinh tế còn nằm trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, gặp phải những sai

lâm trong cải tạo các thành phân kinh tế nên lạm phát tiếp tục gia tăng, từ chỗ giá trị đồng

tiền (đồng NHNN VN được đổi ngày 2/5/1978) sát với sức mua của đô la Mỹ

(1,25đ/1USD) đã nhanh chóng bị dãn ra, đồng tiền NHNN VN mất giá mạnh so với đồng

USD, tháng 9/1985 tỷ giá giữa tiền đồng và USD là 150đ/USD.

Trước tình hình đó, 14/9/1985, NHNN tiến hành đổi tiền lân 4 theo tỷ lệ 10đ tiền

NHNN cũ ăn 1đ tiền mới. Sau đổi tiền tình trạng lạm phát càng tăng cao, 1986 lạm phát

đạt 774%. Tháng 3 năm 1989, Việt Nam duy trì một hệ thống tỷ giá hối đoái có nhiều

mức khác nhau đều có lợi cho nhập khẩu. Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, tỷ giá VND so

với USD được phá giá cho các giao dịch thương mại trong khuôn khổ các kế hoạch

Trung ương. Biến động tỷ giá được thể hiện qua bảng sau:

Bang 2.5:Tỷ giá 1988 - 2010 Năm Tỷ giá cũ Tỷ giá mới

Page 14: Project dollarization

14

9/1988 225 900

1989 4.000

1992 11.500

1993 10.750

1995 11.000

2000 14.157

9/2005 15.884

9/2008 16.495

9/2010 18.932

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam cũng rất không ổn định. Tỷ lệ lạm phát năm 1998

là 7.8%, giảm dân trong một số năm tiếp theo thậm chí nền kinh tế nằm trong tình trạng

giảm phát trong năm 2000 (tỷ lệ lạm phát -1,7%), tăng đột biến đạt 9.5% năm 2004.

Bang 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng từ 2000 – 2010 tại Việt Nam

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 9/2010

CPI (%)

-1,7 0,8 1,5 3 7,71 8,29 7,48 8,3 22,97 6,88 6,46

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ở khía cạnh khác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam vẫn có thói quen

găm giữ ngoại tệ do e ngại rủi ro tỷ giá, thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ. Ở cấp độ quốc

gia, bản thân mỗi nước đều có một kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ (Trung Quốc 2000 tỷ

USD), điều này nói lên rằng người dân chuyển VND sang các hình thức đâu tư cất trữ

khác như ngoại tệ, bất động sản … là tất yếu.

2.2.2 Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt

Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt, rất dễ dàng cho hoạt

động mua bán sử dụng ngoại tệ công khai. Hiện tượng niêm yết, quảng cáo sản phẩm

bằng ngoại tệ vẫn còn phổ biến công khai, tuy NHNN đã có quy định cấm niêm yết

quảng cáo bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp không có thu bằng ngoại tệ (Số

985/NHNN-QLNH). Bên cạnh đó, tâm lý người dân và các doanh nghiệp thích hơn việc

mua bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen, đã làm cho một số lớn ngoại tệ chui vào túi tư

nhân. Ngân hàng muốn thu mua ngoại tệ mà không được vì ba lý do:

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái của VND/USD cố định và biên độ giao động thấp

khoảng 0,25%, điều này tạo một khoảng cách giữa thị trường ngọai tệ tự do và tỷ giá

công bố của ngân hàng thương mại nên người dân có USD thường đi đổi tại các nơi đổi

tiền của tư nhân có lợi hơn là ra ngân hàng.

Page 15: Project dollarization

15

Bang 2.7: Tỷ giá giữa USD và VND năm 2005 (Đvt: VND/USD)

Thời gianNgân hàng Ngoại thương Thị trường tự do Hà Nội

Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra

Tháng 1 15788 15790 15790 15810

Tháng 3 15822 15824 15810 15830

Tháng 5 15850 15852 15840 15860

Tháng 7 15861 15863 15870 15880

Tháng 9 15894 15896 15880 15900

Tháng 12 15915 15917 15900 15930

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ hai, đổi tiền tại các địa điểm tư thường dễ dàng và nhanh chóng hơn và không

bị các thủ tục hành chánh phức tạp chi phối. Theo quy định hiện nay của NHNN, ở

các ngân hàng, cá nhân doanh nghiệp khi mua ngoại tệ phải có mục đích rõ ràng

và có các chứng từ chứng minh cho mục đích hợp pháp.

Thứ ba, NHNN hay những ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ thường

không đủ USD để cấp cho các doanh nghiệp có nhu câu nhập cảng hàng hóa hay

dịch vụ nên các cơ sở này phải mua USD của tư nhân.

2.2.3 Có nhiều kênh huy động ngoại tệ

Bang 2. :Lượng kiều hối về Việt Nam giai đoạn 2005 -2010 Đơn vị:Tỷ USD

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Kiều hối 4,29 6,82 10 7,2 6,283 >6

Nguồn: Số liệu tự điều tra tổng hợp

Nguồn kiều hối ngày càng có xu hướng tăng mạnh với mức tăng bình quân

10%/năm và tới năm 2010 dự tính sẽ lên tới 5 tỷ USD.

Lượng ngoại tệ chi tiêu ở Việt Nam của khách du lịch nước ngoài cũng tăng nhanh

cùng với lượng du khách đến Việt Nam.

Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên doanh,

dự án 100% vốn đâu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam...

được trả bằng ngoại tệ.

Page 16: Project dollarization

16

Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập

v.v... ngày càng gia tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các

hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác.

Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện

quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài v.v... Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các

tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước.

Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động

kinh tế ngâm khác mà chính phủ Việt Nam chưa thể quản lý.

2.2.4 Tâm lý người Việt Nam

Một sự thật phải thừa nhận rằng tâm lý thích sử dụng, cất trữ ngoại tệ đã ngấm sâu

vào tư tưởng của một bộ phận tâng lớp dân cư. Có thể sử dụng ngoại tệ tiện lợi, gọn gàng

hơn so với VND. Thực tế, nếu trong một chuyến công cán, một người cân chi tiêu khoảng

30 triệu đồng, thì người đó cân phải mang theo 60 tờ 500.000 hoặc 300 tờ 100.000.

Nhưng nếu mang bằng USD chỉ cân khoảng 20 tờ 100 USD, nếu bằng EUR chỉ cân 3 tờ

500 EUR. Rất là tiện lợi, ở đâu cũng chấp nhận, cũng có thể đổi được.

Tình trạng tham nhũng cũng góp phân tạo nên hiện tượng ĐLH xã hội nhất là khi

đi phong bì bằng ngoại tệ vừa gọn vừa lịch sự. Đây chính là những nỗi nhức nhối bức xúc

là vấn đề nan giải đối với nhà nước nếu muốn hạn chế “ĐLH” xã hội.

Trước thực trạng trên, chúng ta cần phải nhận định rõ rằng: ĐLH là tinh trạng

khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trinh chuyển

đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam. Xóa bỏ ĐLH không phải là xóa bỏ

hoàn toàn và phủ định tất cả vi cũng giống như lạm phát, phải duy tri ở một mức độ phù

hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của

ĐLH trên cơ sở kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế mặt tiêu cực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua phân tích thực trạng tình hình ĐLH của Việt Nam từ sau 1988 đến nay, cùng

những nguyên nhân của nó. Chúng tôi có một số kết luận như sau:

Page 17: Project dollarization

17

Thứ nhất, đối với nước ta để đo lường mức độ ĐLH không thể chỉ căn cứ trên chỉ

số FCD/M2 như các nước ít thanh toán bằng tiền mặt, mà còn căn cứ trên tình trạng đôla

hóa niêm yết giá, và ĐLH phương tiện thanh toán.

Thứ hai, tuy trong những năm gân đây tỷ lệ FCD/M2 đã kiểm soát tốt hơn, tuy

nhiên vẫn cao, cao hơn nhiều so với một số nước trong khu vực, đồng thời lượng tiền gửi

tuyệt đối luôn trong chiều hướng tăng dân.

Thứ ba, nhìn chung những nguyên nhân chung trình bày ở chương I cũng là

nguyên nhân ĐLH ở Việt Nam, tuy nhiên đáng lưu ý là nước ta là nền kinh tế tiền mặt, có

lượng kiều hối lớn và tình trạng tham nhũng phổ biến nên đã góp phân gia tăng tình trạng

ĐLH.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐÔLA HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Page 18: Project dollarization

18

3.1 Định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Về quan điểm của Chính phủ và NHNN trong việc giải quyết vấn đề ĐLH thể hiện

rõ ràng rằng phải xóa bỏ ĐLH trong nền kinh tế. Quyết định này là đúng đắn ít nhất là

trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta còn trong tình trạng kém phát triển.

Tuy nhiên, việc xóa bỏ này phải thực hiện từng bước phù hợp với từng thời kỳ phát triển

của đất nước, vừa sử dụng biện pháp kinh tế, vừa áp dụng biện pháp hành chính, giáo dục

pháp luật, nhằm mục đích là khai thác hiệu quả mặt tích cực của ĐLH, nhưng về lâu dài

tiến tới trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng VND, nâng cao vị thế đồng bản tệ trên

trường thế giới.

Một số nước đã cực đoan cấm đoán việc gửi ngoại tệ vào các ngân hàng trong

nước, tạo độc quyền cho bản tệ, ít nhất là trong các giao dịch tài chính trên lãnh thổ quốc

gia. Hậu quả là các nhà đâu tư trong nước bao giờ cũng và sẽ tìm được cách chuyển tài

sản của mình để đâu tư ra nước ngoài, nơi mà họ tin là không bị rủi ro nhiều như trong

nước, và do đó, thị trường tài chính trong nước sẽ không phát triển được. Việt Nam

chúng ta đã từng phạm phải sai lâm này. Chúng ta không thể sử dụng lại các biện pháp

hành chính đã từng áp dụng trong những thời gian trước đây: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%,

không cho nhận kiều hối bằng ngoại tệ, hạ thấp lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, chỉ cho

phép doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại một Ngân hàng … Những biện pháp mà qua

thực hiện đã chứng tỏ là gây khó khăn cho doanh nghiệp, không khuyến khích nguồn

kiều hối chuyển về nước, không phù hợp với xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới.

Như đã đề cập ở nguyên nhân tình trạng ĐLH ở nước ta, do nước ta là nền kinh tế

tiền mặt, khác với các quốc gia mà hâu hết các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ

thống ngân hàng, nên tỷ lệ FCD/M2 không phản ánh đây đủ thực trạng ĐLH trong toàn

bộ nền kinh tế. Vì vậy, giảm ĐLH ở nước ta không chỉ bao gồm việc kiềm chế lượng

ngoại tệ gửi vào ngân hàng, mà còn ngăn chặn ĐLH trên phương diện thanh toán và niêm

yết giá sản phẩm.

Giải pháp cho thực trạng ĐLH cho đất nước ta trong bối cảnh hiện nay, thiết nghĩ,

trước hết cân giảm USD ngoài xã hội, thu hút nguồn vốn ngoài tệ đó vào hệ thống nhân

hàng, đẩy mạnh hoạt động đâu tư hiệu quả. Tiếp theo là tiến tới giảm ĐLH hệ thống ngân

hàng. Việc làm này có thể thể hiện qua một số giải pháp được nêu sau đây.

3.2 Các nhóm giai pháp

Page 19: Project dollarization

19

3.2.1 Nâng cao vị thế VND

Một là, tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá VND. Tăng cường, nâng cao chất

lượng dịch vụ, các tiện ích ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thanh toán không dùng tiền

mặt. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.

Hai là, tỷ giá ngang giá nên gắn với một rổ tiền tệ bao gồm một số ngoại tệ

mạnh thay vì chỉ gắn với USD nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của VND vào USD.

Ba là, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến điều kiện thị

trường nhằm làm cho VND hấp dẫn hơn USD, chính sách lãi suất phải nhằm mục đích

tạo ra và duy trì được một chênh lệch lãi suất dương giữa tiền gửi VND và USD, qua đó

hạn chế xu hướng chuyển đổi từ VND sang USD.

Bốn là, thu hút tiền mặt ngoại tệ trong dân cư, thà chấp nhận ĐLH tiền gửi và

dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng, Nhà nước còn quản lý chặt chẽ được, còn hơn là

để trôi nổi trong dân:

Phát triển mạng lưới các quây thu đổi ngoại tệ rộng khắp.

Từ năm 2003, Chính phủ cũng đã bắt đâu huy động thu hút nguồn vốn

ngoại tệ trong xã hội bằng cách phát hành trái phiếu ngoại tệ để tập trung phát

triển các công trình trọng điểm quốc gia. Đây có thể là một trong những phương

pháp hữu hiệu nhất thu hút lượng ngoại tệ tiền mặt trôi nổi không quản lý được

trong dân cư, giảm thiểu phải đi vay nước ngoài.

Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung câu

ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm giảm bớt khoảng cách

tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”.

Năm là, nâng cao tính chuyển đổi của VND và hạn chế ĐLH là hai công việc có

mối quan hệ hữu cơ, qua lại lẫn nhau. ĐLH làm mất chủ quyền về tiền tệ, làm giảm vị thế

độc tôn của đồng bản tệ, giảm khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Ngược lại một đồng

tiền mạnh sẽ giúp đẩy lùi nạn ĐLH. Vì vậy, việc cân thiết là phải nâng cao tính chuyển

đổi của VND ngay trong chính quốc gia để người dân, doanh nghiệp có lòng tin vào

VND. Có thể đề xuất các giải pháp sau:

Trước hết và quan trọng nhất, để người dân có niềm tin vào VND ở tâm

vĩ mô cần ổn định và phát triển kinh tế bền vững, tỷ lệ lạm phát thấp.

Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay, trừ trường

hợp cho vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu, bán thành phẩm...

Page 20: Project dollarization

20

phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, việc cho vay ngoại tệ với những dự án thực chất chỉ

cân VND không chỉ làm tăng mức độ ĐLH mà còn gây rủi ro cho tổ chức tín

dụng, ngân hàng.

Khuyến khích các cá nhân tại Việt Nam nhận kiều hối bằng VND.

NHNN dự kiến tỷ lệ này dự kiến năm 2010 là 30%.

Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ và

dân dân tiến tới cấm việc bán hàng và dịch vụ trong nước niêm yết giá và thu bằng

ngoại tệ đối với tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Điều này muốn thực hiện

được đòi hỏi phải có sự phối hợp tất cả các ban ngành từ công an, bộ văn hóa

thông tin đến NHNN.

Về lâu dài, cân nâng cao tỷ lệ dự trữ đối với tài khoản tiền gửi bằng

USD, cũng như làm giảm hiện tượng ĐLH dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng.

Một khi đã thực hiện được nâng cao tính chuyển đổi của VND thì sẽ giảm lượng

ngoại tệ trong xã hội do người dân tin tưởng vào VND hơn. Nhưng để nâng cao tính

chuyển đổi của VND là việc làm không thể thực hiện một sớm một chiều. Do đó ở tâm vĩ

mô vấn đề đặt ra là làm sao có thể thu hút tối đa vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng,

vừa tận dụng tối đa nguồn ngoại tệ này để phát triển kinh tế.

Ở Việt Nam chưa hoàn toàn tự do hóa tài chính, do đó Việt Nam cân tận dụng thời

gian này để giảm tình trạng ĐLH trong xã hội, phát triển kinh tế và thiết lập dự trữ ngoại

hối đủ mạnh.

Với nguồn vốn ngọai tệ huy động được các tổ chức tài chính ngân hàng tiến hành

cho vay đâu tư có hiệu quả cho các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia, cũng như

của các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả, điều này sẽ tạo điều

kiện thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và tạo số đông việc làm cho người lao động.

3.2.2 Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại

tệ hiện có trong dân

Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự

giữa các thành phân kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài

chính, ngân hàng.

Mở rộng các dự án đâu tư của Chính phủ: dâu khí, câu đường, điện lực, thủy

điện, bưu chính viễn thông,…, khuyến khích sự tham gia đâu tư của các thành phân kinh

tế.

Page 21: Project dollarization

21

Phát triển các công cụ tài chính như cổ phân, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hóa

các danh mục đâu tư trong nước.

Phát triển các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân

tham gia thị trường ngoại tệ một cách công khai, dễ dàng nhằm dịch vụ hóa cao độ các

nghiệp vụ hối đoái, bình thường hóa vai trò ảnh hưởng của ngoại tệ. Vì hiện nay việc

kinh doanh phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp còn đối

với người dân việc kinh doanh ngoại tệ yêu câu số tiền kinh doanh khá lớn (100.000

USD) do đó thực sự chưa tạo nên kênh đâu tư hấp dẫn nhà đâu tư. Việc phát triển các

công cụ tài chính phái sinh không những tạo thêm kênh đâu tư cho người dân và các

doanh nghiệp, họ vừa vừa kinh doanh kiếm lợi nhuận vừa có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

3.2.3 Một số giải pháp khác

Cân nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng “trên đất nước

Việt Nam chỉ lưu hành VND”.

Hạn chế tối đa việc lưu thông và sử dụng USD, niêm yết giá bằng USD trên thị

trường Việt Nam. Đây là công việc không phải chỉ riêng của Ngân hàng nhà nước mà của

của tất cả các ban ngành, phải có sự phối hợp triệt để đồng bộ mới có thể hạn chế được

ĐLH.

Ngăn chặn và giảm dân các hoạt động kinh tế ngâm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng

buôn lậu và phòng chống tham nhũng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Căn cứ trên bối cảnh đất nước và tình trạng ĐLH đã phân tích ở chương II, kết

hợp với định hướng của Chính phủ, NHNN trong việc giải quyết tình trạng ĐLH trong

những năm tiếp theo, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cho thực trạng này. Qua đó

nổi bật có một số điểm đáng chú ý sau:

Một là, lợi ích của ĐLH chỉ là những lợi ích trước mắt chứa đựng rủi ro rất lớn,

nên về lâu về dài tiến đến xóa bỏ tình trạng ĐLH, thực hiện trên toàn quốc gia chỉ sử

Page 22: Project dollarization

22

dụng nội tệ

Hai là, thực hiện từng bước nâng cao vị thế và tính chuyển đổi cho đồng Việt

Nam, tiếp tục thu hút và sử dụng hiệu quả đồng vốn ngoại tệ huy động từ dân cư và DN

Ba là, tạo lập môi trường đâu tư trong nước, để hấp thụ nguồn vốn ngoại tệ

Bốn là, kết hợp một số biện pháp hành chính và giáo dục pháp luật, nhằm giảm

bớt tình trạng niêm yết giá và thanh toán bằng ngoại tệ.

Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những

năm tới, việc kìm chế và đẩy lùi tình trạng ĐLH sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn làm

được cân phải có thời gian và quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực

mang lại lợi ích của hiện tượng ĐLH không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị

trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách

tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của ĐLH thì

cân phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ. Và để hạn chế giảm tình trạng ĐLH không

phải có thể thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên trong bối cảnh tự do hóa tài chính và

Việt Nam gia nhập WTO, thời gian này cân được rút ngắn nếu không nền kinh tế không

phải lâm vào tình hình ĐLH hoàn toàn, không còn khả năng bảo vệ trước những biến cố

kinh tế kinh tế, khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới.