qhmt-n8-8-2

45
TÌM HIỂU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN (BÌNH DƯƠNG) DANH SÁCH NHÓM 1. Nguyễn Thị Cẩm Mỹ - 2009130117 2. Trương Thị Thùy Trang - 2009130104 3. Võ Đặng Thùy Trang - 2009130091 Nhóm 8 Page 1

Upload: nguyen-ngoc-tan

Post on 31-Jan-2016

218 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

1

TRANSCRIPT

Page 1: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

DANH SÁCH NHÓM

1. Nguyễn Thị Cẩm Mỹ - 20091301172. Trương Thị Thùy Trang - 20091301043. Võ Đặng Thùy Trang - 2009130091

Nhóm 8 Page 1

Page 2: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

MỤC LỤC1. MỞ ĐẦU:..................................................................................................................................5

1.1 Giới thiệu:..........................................................................................................................5

1.2 Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài:..........................................................................................6

2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI :.......................................................................8

2.1 Điều kiện tự nhiên:............................................................................................................8

2.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính:...................................................................8

2.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn:.......................................................................9

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:.................................................................................................9

2.2.1 Dân số - lao động:......................................................................................................9

2.2.2 Kinh tế:....................................................................................................................10

2.2.3 An ninh quốc phòng:...............................................................................................14

3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN...............................15

3.1 Hiện trạng môi trường đất:..............................................................................................15

3.2 Hiện trạng môi trường nước:...........................................................................................16

3.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt:.............................................................................16

3.2.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm:..........................................................................17

3.2.3 Nước thải công nghiệp:............................................................................................17

3.3 Hiện trạng môi trường không khí:...................................................................................17

3.4 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:.......................................................................17

4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH, DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:......................18

4.1 Xác định các vấn đề tài nguyên:......................................................................................18

4.1.1 Tài nguyên nước:.....................................................................................................18

4.1.2 Tài nguyên đất:........................................................................................................19

4.1.3 Tài nguyên khoáng sản:...........................................................................................19

4.1.4 Tài nguyên rừng:.....................................................................................................20

Nhóm 8 Page 2

Page 3: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

4.1.5 Tài nguyên cảnh quan và du lịch:............................................................................20

4.2 Dự báo xu thế biến đổi môi trường:.................................................................................20

4.2.1 Dự báo tải lượng chất thải sinh hoạt:.......................................................................20

4.2.2 Dự báo về tải lượng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp:.........................................22

4.2.3 Tổng hợp kết quả đánh giá:.....................................................................................23

5. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN CỦA HUYỆN TÂN UYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:......26

5.1 Quan điểm, định hướng đến năm 2020:...........................................................................26

5.1.1 Quan điểm:..............................................................................................................26

5.1.2 Định hướng đến năm 2020:.....................................................................................26

5.2 Mục tiêu bảo vệ môi trường của huyện Tân Uyên:..........................................................27

5.3 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững môi trường huyện Tân Uyên:..............27

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................28

Nhóm 8 Page 3

Page 4: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Tỉnh ủy, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh và ngành Tài Nguyên Môi Trường hết sức quan tâm. Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với việc sử dụng nguồn tài nguyên và Môi Trường đã và đang đặt ra. Vì thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước và qua 20 năm đổi mới ở nước ta đã chứng minh rằng ở đâu kinh tế càng phát triển thì ở đó tài nguyên thiên nhiên càng có xu hướng bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại, xuống cấp, có nơi rất nặng nề. Qúa trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bên cạnh việc mang lại những thành tựu kinh tế - xã hội nhất định, cũng đã và đang đặt ra những vấn đề môi trường cấp bách, những thách thức to lớn trong quá trình phát triển của huyện Tân Uyên. Môi trường ở một số nơi bị ô nhiễm, tình trạng ứ đọng nước về mùa mưa ở thị xã, thị trấn chưa được khắc phục tốt, thiếu nhà vệ sinh công cộng. Các bãi rác chưa được đầu tư xử lý triệt để. Môi trường nước nuôi thủy, hải sản vẫn còn nguy cơ bị ô nhiễm do phát triển tự phát. Một số cơ sở sản xuất, làng nghề thủ công chưa có hệ thống xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực. Do đó, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và giải pháp hữu hiệu giải quyết ô nhiễm môi trường là hết sức quan trọng.

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Ngành tài Nguyên Môi Trường đang xây dựng dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên giai đoạn năm 2006 đến năm 2010” và đây là quy hoạch hết sức cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng, sự báo xu thế biến đổi tài nguyên, môi trường và đề xuất các phương án ưu tiên nhằm bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Tân Uyên và định hướng đến năm 2020. Dự án sẽ là cơ sở bảo vệ môi trường vững chắc cho việc phát triển bền vững huyện Tân Uyên khi ra các quyết định đầu tư về phát triển kinh tế- xã

Nhóm 8 Page 4

Page 5: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

1. MỞ ĐẦU:

1.1 Giới thiệu:Tân Uyên là huyện nằm phía đông của tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

Hướng Bắc giáp huyện Phú Giáo - lấy Sông Bé làm ranh một phần.

Hướng Tây giáp huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một

Hướng Tây Nam giáp huyện Dĩ An

Hướng Nam và Đông là sông Đồng Nai và sông Bé, ranh giới với huyện Vĩnh

Cửu, thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông

Nam, Sông Bé là ranh giới chính phía Đông, Hoà Trò An, cách ranh phía đông hơn

1 km.

Huyện Tân Uyên có 22 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 20 xã, với diện

tích tự nhiên là 61.344 ha.

Nhóm 8 Page 5

Page 6: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định số

30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Chính

quyền và đảng bộ huyện Tân Uyên đặt mục tiêu phấn đấu đưa Tân Uyên trở thành

một huyện công nghiệp vào năm 2020. Để phát triển trở thành huyện công nghiệp,

Tân Uyên phải đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ phát triển kinh tế mà các

vấn đề môi trường, xã hội cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.

Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp, lao động trong các ngành nghề cũng

thay đổi nhanh chóng. Lao động chuyển từ nông, lâm ngư nghiệp sang công nghiệp

xây dựng ngày một gia tăng, chủ yếu tập trung tại các xã phía Nam.

Mục tiêu của huyện là ưu tiên cho phát triển công nghiệp. Khi chuyển đổi từ

một huyện nông nghiệp sang huyện phát triển công nghiệp – khu đô thị, cùng với

quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết,

đặc biệt là vấn đề về môi trường. Về phát triển kinh tế, huyện đã có tốc độ tăng

trưởng nhanh nhưng hiện nay huyện lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ

thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường, tạo nên sự

phát triển bền vững.

Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, việc thực hiện kế hoạch bảo vệ

môi trường là cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, cần tiến hành thực hiện “Nghiên

cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm

2020” nhằm bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững về mọi phương diện.

1.2 Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài:- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày

09/08/2006 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.

- Nghị định của chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về

sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 09 tháng 8

Nhóm 8 Page 6

Page 7: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết

bảo vệ môi trường.

- Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài

nguyên Môi trường ngày 30/3/2010 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi

trường

- Thông tư 231/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và

quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Thông tư 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ

Tài Chính – Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và

phân bố dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử

dụng ngân sách nhà nước.

- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở

gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.

- Quyết định 1081/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bổ

sung quy định thời hạn hiệu lực thi hành Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày

03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết

định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.

- Quyết định số 8627/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 của UBND huyện Tân

Uyên về việc chỉ định thầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng kế

hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên và tầm nhìn đến năm 2020”.

- Quyết định số 8628/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 của UBND huyện Tân

Uyên về việc phê duyệt đề cương chi tiết thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:

Nhóm 8 Page 7

Page 8: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

“Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên và tầm nhìn đến năm

2020”.

2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI :

2.1 Điều kiện tự nhiên:

2.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính:

Huyện Tân Uyên nằm phía Đông tỉnh Bình Dương, có Sông Bé và sông Đồng

Nai là ranh giới Huyện đồng thời cũng là ranh giới tỉnh Bình Dương và tỉnh đồng

Nai.

Huyện Tân Uyên thuộc vùng Nam Bình Dương–vùng kinh tế phát triển của

tỉnh Bình Dương. Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu và Bình Dương. Vùng này là

khu vực năng động, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước đóng góp

50% sản lượng công nghiệp cả nước, có khả năng cung cấp 10 tỷ Kwh/năm điện

năng, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có nhiều tài nguyên như dầu khí

Bà Rịa–Vũng Tàu, rừng Tây Nguyên, nước ở sông Sài Gòn, Đồng Nai và các hồ Trị

An, Dầu Tiếng với nguồn cung cấp nước dồi dào và điện năng lớn. Đó là điều kiện

để phát triển công nghiệp và đô thị với quy mô lớn và hiện nay Tân Uyên đã là một

trong những huyện tập trung số lượng không nhỏ các khu, cụm công nghiệp của

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng Nam Bình Dương có 7 khu công nghiệp đang hoạt động: Việt Nam–

Singapore, Việt Hương, Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đông A, Tân Đông Hiệp và

Bình Đường. Đa số đều tập trung ở Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một; Tạo nên

một khu vực sôi động thu hút đầu tư, lao động từ các nơi khác tới. Huyện Tân Uyên

nằm sát khu vực trên, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Tân Uyên chính là “sân sau” của

vùng công nghiệp Nam Bình Dương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm nói

chung, nhất là của hành lang kinh tế Thủ Dầu Một–Biên Hòa với ảnh hưởng mạnh

mẽ của Tp. Hồ Chí Minh. Huyện cần phải cung ứng các nhu cầu cấp thiết tại chỗ

cho các khu công nghiệp kề bên như: nguồn lao động, chỗ ở công nhân, thực phẩm

tươi sống và đất dự trữ phát triển công nghiệp tập trung trong những năm tiếp theo.

Nhóm 8 Page 8

Page 9: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Về mối liên hệ với giao thông đối ngoại, Tân Uyên có các đường giao thông

thủy bộ của tỉnh, quốc gia và gần với các đầu mối giao thông như sân bay Tân Sơn

Nhất, sân bay Biên Hòa, cảng sông Đồng Nai, cảng Sài Gòn và cảng biển Vũng

Tàu.

Với vị trí này, Tân uyên có lợi thế so sánh với nhiều huyện khác trong tỉnh, có

nhiều khả năng tăng trưởng, đi lên từ chỗ thấp với các tiềm năng được thúc đẩy bởi

nhu cầu thực tế. Huyện cần xác định những nhu cầu ưu tiên, tạo điều kiện để phát

huy các ưu thế của mình.

2.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn:

Địa hình trung du cao dần về hướng Bắc, có các dải đồi cao và điểm cao độc

lập. Phía Bắc có cao trình 40 - 50 m. Về phía Nam cao trình thấp trung bình 20 –

30 m, đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành vùng rộng lớn.

Huyện Tân Uyên nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,

phân thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Nhiệt độ của khu vực tương đối ổn

định giữa các tháng, các mùa trong năm và trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến

năm 2008, nhiệt độ trung bình của khu vực dao động trong khoảng từ 26.6-26.90C.

Đây là khoảng nhiệt độ khá lý tưởng để các hoạt động sản xuất cũng như phát triển

của động thực vật diễn ra thuận lợi.

Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện tương đối cao, đạt trên dưới 2000

mm. cùng với đó là độ ẩm đây là lượng mưa lí tưởng cho các hoạt động nông

nghiệp và phát triển các cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su và các loại cây ăn

trái.

Độ ẩm không khí của huyện dao động từ 70% đến 80%. Với độ ẩm ở khoảng

này tương đối thuận lợi cho các hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống, sinh hoạt của

con người.

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

2.2.1 Dân số - lao động:

2.2.1.1 Dân số:

Theo báo cáo thống kê của tỉnh Bình Dương, báo cáo hàng năm của phòng

thống kê huyện: dân số trung bình của huyện năm 2014 là 179.294 người, năm 2015

là 181.015 người.

Nhóm 8 Page 9

Page 10: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm dần; năm 2006 1,18%, bình quân mỗi năm

giảm 0,07%. Năm 2010 tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện khoảng 1,00%.

2.2.1.2 Lao động:

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2005

có 91.470 lao động. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 9.1% /năm thời kì

2001 – 2005

Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh trong

thời gian qua và có quy mô lao động lớn nhất trong 3 khu vực lao động. Tốc độ tăng

bình quân thời kỳ 2001- 2005 đạt 31.3%/năm. Tỷ trọng lao động công nghiệp - xây

dựng cũng có xu hướng tăng, từ 16,8% trong tổng lao động đang làm việc 42,5%

vào năm 2005.

Lao động trong khu dịch vụ cũng có xu hướng tăng cả quy mô và tỷ trọng tuy

nhiên không băng khu vực công nghiệp - xây dựng. Tốc độ tăng lao động khu vực

dịch vụ bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 10,7%/năm.tỷ trọng lao động 14,1% năm

2005

Lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp giảm nhanh qua các năm. Tốc

độ giảm bình quân khoảng 0,9%/năm thời kỳ 2001- 2005. Tương ứng với giảm số

lượng lao động thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp 43,4% năm 2005.

Như vậy , quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động với chuyển dịch của cơ

cấu kinh tế huyện Tân Uyên diễn ra theo xu hướng phù hợp và tích cực. Lao động di

chuyển từ khu vực nông nghiệp, có năng suất thấp sang làm việc khu vực công

nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn.

2.2.2 Kinh tế:

Huyện Tân Uyên kinh tế trong thời gian qua đạt tăng trưởng cao, quy mô kinh

tế ngày càng lớn.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 14,9%/năm

Trong đó ngành công nghiệp-xây dựng giai đoạn 2011-2015 đạt 24,5%/năm

Khu vực dịch vụ đạt nhịp độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 16,5%/năm 

Ngành nông lâm thủy sản giai đoạn 2011-2015 đạt 3,4%/năm

Nhóm 8 Page 10

Page 11: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Bảng 2.1: Cơ sở, lao động và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1. Tổng số cơ sở 666 736 676 736 807 837 849

Tỷ lệ so với Tỉnh

(%)

19.9 20.4 17.6 17.1 16.7 15.4 14.7

- Nhà Nước 2 1 1 1 1 1

- Tập thể 1 3 3 4 4 4

- Tư nhân 29 29 38 48 57 60 67

- Cá thể 615 676 592 623 651 654 615

- Hỗn hợp 10 18 26 32 54 65 78

- Đầu tư nước

ngoài

9 12 16 29 40 54 84

2. Tổng số lao

động

8449 9981 15503 21996 28983 42913 49580

Tỷ lệ so với Tỉnh

(%)

6.7 6.5 7.6 8.1 8.9 11.3 11.6

- Nhà Nước 346 418 406 378 164 69

- Tập thể 152 26 52 62 206 267 267

- Tư nhân 1279 948 1420 2297 2233 2525 2593

- Cá thể 2982 2660 5205 5343 5485 6297 5850

- Hỗn hợp 1720 1390 1645 2589 5274 6914 8494

- Đầu tư nước

ngoài

1970 4539 6775 11327 15621 26910 32307

Nhóm 8 Page 11

Page 12: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

3. Trung bình lao

động/cơ sở

12.7 13.6 22.9 29.9 35.9 51.3 58.4

4. Giá trị sản xuất

(giá hh)

578.1 682.5 1289.7 1805.4 3575.2 6050.9 7879.2

Tỷ lệ so với Tỉnh

(%)

4.0 3.4 4.1 4.0 5.5 6.8 7.0

- Nhà Nước 52.4 52.5 39.3 43.7 51.7 23.5

- Ngoài Nhà Nước 267.0 271.4 413.5 546.6 1192.5 1540.9 2045.5

- Đầu tư nước

ngoài

258.8 358.6 836.9 1215.1 2329.0 4510.0 5810.2

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-xã hội huyện Tân Uyên thời kì 2006÷2020

** Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:

- Công nghiệp khai khoáng

- Sản xuất vật liệu xây dưng

- Sản xuất mộc

- Sản xuất quần áo giày dép

- Chế biến nông sản, lâm sản

- Chế biến thức ăn gia súc

** Khu, cụm công nghiệp:

Cuối năm 2007 triển khai thực hiện 9 khu, 4 cụm công nghiệp với tổng diện

tích 1078,2 ha. Gồm có: KCN Nam Tân Uyên (331 ha), khu công nghiệp – đô thị

Tân Uyên tại xã Tân Bình – Vĩnh Tân (1604 ha); KCN Đất Cuốc (213 ha); KCN

Xanh Bình Dương (200 ha).

4 KCN trên đất huyện trong khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ đô thị Bình

Dương: Đại Đăng (274 ha), Kim Huy (213 ha), Sóng Thần III (534 ha), Việt – Sing

II (154 ha).

Nhóm 8 Page 12

Page 13: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Các cụm công nghiệp đang triển khai: Dịch vụ độ thị Uyên Hưng (138 ha),

Tân Hiệp (56 ha), Phú Chánh (135 ha), Tân Mỹ (100 ha)

2.2.2.1 Khu vực dịch vu:

Thương mại

Hoạt động thương mại được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Năm 2005,

toàn huyện Tân Uyên tính có 5281 cơ sở kinh doanh và năm 2006 có khoảng 5281

cơ sở. Trung bình có 2,2 lao động/cơ sở (thấp hơn mức chung của tỉnh là 2,4 lao

động/cơ sở). Các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển mạnh như: nhà trọ, ăn uống,

giải khát…

Du lich:

- Hiện nay, trên địa bàn huyện phát triển các điểm du lịch:

+ Khu du lịch sinh thái Hàn Tam Đẳng – Tân Định

+ Khu du lịch sinh thái của công ty TNHH Vân Thịnh – xã Tân Định

+ Khu du lịch sinh thái xã Bạch Đằng

+ Khu du lịch sinh thái nghỉ dương Mắt Xanh – Tân Định

+ Khu du lịch sinh thái nghỉ dương Cù lao Thạnh Hội

+ Khu du lịch Hồ Đá Bàn – Đất Cuốc.

Dich vu vân tai:

Dịch vụ vận tải có khoảng 300 cơ sở, đã có tuyến xe buýt công cộng đến trung

tâm huyện. Phương tiện vận chuyển cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và đi

lại của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng vận tải còn nhiều mặt hạn chế, tỉ lệ xe chất

lượng cao thấp, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa và hành khách trên địa

bàn quy mô nhỏ.

2.2.2.2 Nganh nông lâm thuy sản:

Ngành nông lâm thủy sản có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua. Ngành nông lâm thủy sản đóng góp

khoảng 25,3% trong cơ cấu kinh tế huyện năm 2006, và có xu hướng giảm dần tỷ

trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Nhóm 8 Page 13

Page 14: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Sản xuất nông nghiệp chủ đạo chiếm 97%, trong đó có xu hướng giảm tỷ trọng

ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Đã hình thành các vùng chuyên canh: vùng rau thực phẩm phía Tây Nam, vùng

cây công nghiệp lâu năm ở phía Bắc, vùng cây ăn quả và vùng chăn nuôi ven sông.

Ngành lâm nghiệp chiếm vị trí thứ hai sau ngành nông nghiệp.

Trong sản xuất thủy sản nuôi trồng phát triển và trở thành chủ lực. Diện tích

nuôi trồng thủy sản năm 2006 có 177,6 ha, với số lượng 349 be của 256 hộ nuôi.

a) Chiến lược phát triển nông – lâm nghiệp:

Theo QHTTKTXH của tỉnh Bình Dương, định hướng cho huyện Tân Uyên

thuộc các vùng chuyên canh sau:

- Cây cao su phân bố vùng phía Bắc huyện

- Cây điều phát triển ở phía Đông Bắc

- Rau phát triển phía Tây Nam huyện

- Chăn nuôi bò –heo- gà tập trung phía Bắc huyện.

- Cây lúa: cố gắng đảm bảo một số diện tích hiện có theo chính sách an toàn

lương thực.

b) Phân vùng san xuất nông - lâm nghiệp:

Xây dựng các vùng chuyên canh, rau quả - thực phẩm cung cấp cho thành phố

lớn, nguyên liệu cho công nghiệp, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, sinh thái,....

Vùng I : Phát triển cây thực phẩm, chăn nuôi bò, dọc suối Cái. Gồm các xã phía

Tây Nam huyện (cũng là vùng I trong phân vùng kinh tế của Tỉnh).

Vùng II : Phát triển cây dài ngày : cây lâm nghiệp, cao su, điều, cây ăn trái.

Gồm các xã phía Bắc huyện.

Vùng III : Phát triển cây lúa, rau, thực phẩm và bưởi. Gồm 2 xã Thạnh Phước,

Bạch Đằng và ven sông Đồng Nai.

2.2.3 An ninh quốc phòng:

- Tăng cường giáo dục quốc phòng, kết hợp quốc phòng với kinh tế.

- An ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội: mỗi xã thị đều có CLB phòng chóng

tội phạm.

Nhóm 8 Page 14

Page 15: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

- Tăng cường pháp chế XHCN: Xây dựng bộ máy tư pháp về tổ chức và năng

lực cán bộ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật.

3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN TÂN UYÊN

3.1 Hiện trạng môi trường đất:

Các loại đất chính ở Tân Uyên

Theo kết quả điều tra thổ nhương, đất đai huyện Tân Uyên bao gồm 4 nhóm

chính : đất xám, đất phù sa không bồi, đất phù sa đỏ vàng, đất xám gley. Phù hợp

với nhiều loại cây trồng công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là các cây cao su và

cây ăn trái lâu năm.

Hình 3.1: Các loại đất phân theo thổ nhưỡng

Tình hình sử dung đất đai:

Theo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội – thời kì

2000 ÷2010 huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, tổng diện tích tự nhiên của huyện:

61,344.36 ha chiếm 22,8% tổng diện tích toàn tỉnh. Cụ thể là:

- Đất nông nghiệp 52055,79 ha chiếm 84,86%

Nhóm 8 Page 15

Page 16: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

- Đất phi nông nghiệp có 9040,79 ha chiếm 14,74%

- Đất chưa sử dụng khoảng 247,782 ha chiếm 0,4%

Trên địa bàn huyện còn gần 250 ha diện tích đất chưa được sử dụng. Diện tích

này sẽ được quy hoạch sử dụng hợp lý trong các giai đoạn tiếp theo nhằm phục vụ

mục đích phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mục đích sử

dụng đất đã và đang dần thu hẹp quỹ đất dự trữ của huyện, cần phải có các biện

pháp để đất được sử dụng đúng mục đích, hợp lý và cho hiệu quả kinh tế cao. Trong

quá trình canh tác, cần có các biện pháp canh tác đất hợp lí, giảm thiểu tối đa các

hiện tượng gây xói mòn, rửa trôi, suy thoái và ô nhiễm đất.

3.2 Hiện trạng môi trường nước:

3.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt:

3.2.1.1 Tai nguyên nước mặt:

Huyện Tân Uyên có 2 con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Bé, ngoài ra còn

có nhiều suối, kênh rạch nhỏ như là suối Cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh lai…

Đoạn sông qua Tân Uyên: sông Đồng Nai dài 58 km và một khúc sông tương đối

dài của sông Bé chảy qua. Đây là nguồn nước được đánh giá có chất lượng khá tốt,

phù hợp với việc sử dụng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt.

*Nhận xét chung về chất lượng nước mặt

Nguồn nước mặt của huyện Tân Uyên có vai trò rất quan trọng trong sản xuất

và đời sống của người dân. Hiện tại, các nguồn nước mặt ở huyện Tân Uyên là nơi

tiếp nhận nước thải từ các cụm và khu công nghiệp cũng như các cơ sở xí nghiệp

sản xuất chưa có hệ thống thu gom và xử lý hoàn chỉnh. Bên cạnh đó việc sản xuất

nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là trong quá trình đô thị hóa, công

nghiệp hóa, sự gia tăng của một lượng lớn nhà trọ cho công nhân trong khu vực

huyện dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ, vi sinh. Tuy nhiên kết quả phân tích chất

lượng nước mặt tại một số vị trí nêu trên cho thấy:

- Mức độ ô nhiễm của các mẫu nước chưa đến mức báo động nghiêm trọng.

- Nước ô nhiễm về các thông số liên quan đến hữu cơ.

- Vi sinh trong nước không quá cao.

- pH đạt tiêu chuẩn cho phép.

Nhóm 8 Page 16

Page 17: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

3.2.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm:

3.2.2.1 Tai nguyên nước ngầm:

Theo kết quả nghiên cứu, huyện Tân Uyên thuộc khu vực có lượng nước ngầm

không nhiều, tốc độ cung cấp nước của giếng đào là 0.3 l/s.

Nước ngầm trên địa bàn huyện được đánh giá có trữ lượng ít và khả năng cung

cấp không nhiều. Tuy nhiên hầu hết số hộ gia đình trên địa bàn huyện đều sử dụng

nước dưới đất cho các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Ngoài ra, nước ngầm cũng

được sử dụng làm nguồn cung cấp nước cho các trạm cấp nước

* Nhận xét chung về chất lượng nước ngầm

Như vậy chất lượng nước ngầm của Tân Uyên được đánh giá khá tốt, hầu hết

các thông số đều nằm trong giá trị cho phép, mức độ vượt tiêu chuẩn ở các thông số

ô nhiễm không cao.

3.2.3 Nước thải công nghiệp:

Mức độ ô nhiễm của loại hình nước thải công nghiệp tuy chưa đến mức ô nhiễm

nghiêm trọng nhưng đã đặt ra vấn đề cần quan tâm thích đáng. Một số thông số

phân tích tại một số doanh nghiệp cho kết quả đáng báo động về ô nhiễm hữu cơ và

vi sinh. Hơn thế, các cống thải tập trung của các cụm và khu công nghiệp là nơi có

nhiều thông số vượt tiêu chuẩn với mức độ khá cao. Như vậy cần phải có biện pháp

xử lý nguồn chất thải chưa đạt tiêu chuẩn này, tránh để thải ra môi trường, đặc biệt

là nước mặt phục vụ cho mục đích sinh hoạt của nhân dân địa phương.

3.3 Hiện trạng môi trường không khí:

Môi trường không khí huyện Tân Uyên nổi lên các vấn đề là tiếng ồn cao và

nồng độ bụi trong môi trường không khí.

Cần phải có các biện pháp làm giảm độ ồn do xe cộ gây ra (kiểm tra chất lượng

của các phương tiện tham gia giao thông) và khi vận chuyển đất đá phải có các biện

pháp che đậy cẩn thận, không làm rớt xuống đường làm gia tăng bụi khi các phương

tiện giao thông hoạt động.

3.4 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn:

Với hiện trạng phát triển kinh tế như hiện nay, cùng với mục tiêu phát triển trở

thành huyện công nghiệp đến năm 2020. Lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp và

Nhóm 8 Page 17

Page 18: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

rác thải y tế ngày càng nhiều trong khi đó hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn

chưa được thực hiện đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường đất, tạo môi trường cho

ruồi muỗi và các loài côn trùng phát triển, nguy cơ gia tăng các dịch bệnh đối với

con người và động vật.

Đối với chất thải rắn nông nghiệp như: bao bì, vỏ, chai thuốc bảo vệ thực vật, ...

cần có các biện pháp khuyến cáo và hướng dẫn người dân thải bỏ hợp lí không để

hiện tượng nhiễm độc khi tái sử dụng chúng. Trên thực tế, Tân Uyên được xác định

sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp, do đó vấn đề thuốc BVTV thực sự là mối lo ngại,

đặc biệt là tình trạng bao bì, chai lọ đựng các hóa chất này vẫn chưa được quan tâm

thu gom đúng mức. Đa phần, các bao bì chai lọ này được thải bỏ trực tiếp ngay tại

nơi sử dụng, làm ô nhiễm đồng ruộng, đất và nguồn nước nghiêm trọng.

Mặc dù, các công trình y tế tương đối đáp ứng nhu cầu cho người dân trong

toàn huyện Tân Uyên đến khám và điều trị. Tuy nhiên, chất lượng điều trị còn hạn

chế do trang thiết bị kỹ thuật chưa được tân tiến. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ

môi trường, trước thực trạng các khu khám chữa bệnh đang không ngừng được đầu

tư nâng cấp quy mô vấn đề thu gom và xử lý rác thải y tế cũng như nước thải bệnh

viện cần được quan tâm đúng mức và đạt chuẩn.

4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH, DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:

4.1 Xác định các vấn đề tài nguyên:

4.1.1 Tài nguyên nước:

Vấn đề phát triển công nghiệp lệch về phía Nam của huyện, đồng thời với việc

khu vực này có một hệ thống sông suối tương đối phong phú đã gây ra mối lo ngại

về việc ô nhiễm nguồn nước mặt từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó,

do hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa thật hoàn thiện, các khu vực tập trung dân

cư còn thiếu các cơ sở thiết yếu mà đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải

đạt tiêu chuẩn cho phép đã dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt từ nguồn

nước thải sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Việc sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng như sinh hoạt đòi hỏi phải sử

dụng một lượng lớn nước ngầm và một phần nước mặt. Việc khai thác nước ngầm

Nhóm 8 Page 18

Page 19: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

phục vụ cho sản xuất lại đặt ra hàng loạt vấn đề cần quan tâm mà chủ yếu là lưu

lượng khai thác và mức độ tác động đến chất lượng nguồn nước.

Dựa trên hiện trạng này, nghiên cứu đã xác định những vấn đề liên quan đến tài

nguyên nước mặt và nước ngầm như sau:

- Ô nhiễm nguồn nước mặt do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt không qua xử

lý bị thải bỏ trực tiếp xuống kênh rạch và qua nước mưa chảy tràn.

- Chất lượng nước mặt không đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt của nhân

dân địa phương.

- Giảm khả năng chịu tải ô nhiễm của nguồn nước mặt.

- Suy giảm trữ lượng của tầng nước ngầm được khai thác.

- Ô nhiễm tầng nước ngầm do kỹ thuật khai thác không đạt yêu cầu.

4.1.2 Tài nguyên đất:

Với hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện như hiện nay, các hoạt động

sản xuất, sinh hoạt và khai thác khoáng sản đã gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường

đất. Các vấn đề cấp bách đối với môi trường đất được xác định:

- Diện tích đất dự trữ bị thu hẹp do yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Diện tích đất bình quân đầu người dành cho sinh hoạt - sản xuất cũng bị thu

hẹp.

- Khả năng sử dụng đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị giới hạn

bởi giá trị kinh tế do nguồn tài nguyên này mang lại khi sử dụng cho các mục

đích xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ sản xuất công nghiệp là rất lớn.

- Môi trường đất bị tác động bởi hoạt động sản xuất dẫn đến chất lượng đất

suy giảm.

- Nguy cơ mất đất do xói mòn tại các khu vực cao, đồi, gò do việc chuyển đổi

mục đích sử dụng đất và việc chuyển từ đất rừng sang canh tác các loại cây

trồng không có giá trị trong việc duy trì độ ổn định của môi trường đất.

4.1.3 Tài nguyên khoáng sản:

Tân Uyên hiện có các nguồn khoáng sản như cao lanh, cát, đất sét làm gạch,…

các mỏ đá, than bùn,…. Việc khai thác khoáng sản để phục vụ cho các hoạt động

Nhóm 8 Page 19

Page 20: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đặt ra những vấn đề về môi trường

cấp bách được xác định như sau:

- Suy giảm trữ lượng của khoáng sản

- Ảnh hưởng đến tài nguyên đất: ảnh hưởng đến kết cấu của đất, giảm khả

năng sử dụng diện tích đất do bề mặt đất không bằng phẳng sau khi khai

thác.

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: làm thay đổi, giảm vận tốc dòng chảy (đối

với nước mặt); ô nhiễm nguồn nước ngầm do các hoạt động khai khoáng

4.1.4 Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng có khả năng bị thu hẹp bởi sự phát triển mạnh mẽ của công

nghiệp và các loại cây công nghiệp mà điển hình là cao su.

Rừng bị suy giảm diện tích do sự khai hoang cho mục đích thổ cư.

Giá trị của ngành lâm sản, đặc biệt là khai thác gỗ nguyên liệu ngày càng cao

đã đặt ra mối đe dọa cho diện tích rừng hiện nay ở Tân Uyên.

4.1.5 Tài nguyên cảnh quan và du lịch:

Tân Uyên có cảnh quan đẹp và độc đáo của một vùng đồi núi trung du, đặc biệt

là khu vực phía bắc của huyện.

Việc khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng

phục vụ cho công nghiệp có khả năng phá vơ cảnh quan, sự hài hòa của thiên nhiên

và khu vực dân cư hiện nay.

Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tạo ra nước thải, khí thải, và chất thải rắn

gây ra nguy cơ ô nhiễm các thành phần môi trường của huyện Tân Uyên

4.2 Dự báo xu thế biến đổi môi trường:

4.2.1 Dự báo tải lượng chất thải sinh hoạt:

4.2.1.1 Về dân số:

Tính trung bình tốc độ gia tăng dân số cho cả khu vực thành thị và nông thôn

của Tân Uyên là 0.96% hay 9.675‰.

Dựa trên số liệu thống kê dân số và tốc độ tăng tự nhiên, dân số của huyện Tân

Uyên từ 2007 đến 2015 như sau:

Nhóm 8 Page 20

Page 21: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Bảng 4.1. Dự báo dân số huyện Tân Uyên đến năm 2020

ST

TNăm Dân số STT Năm Dân số

1 2007 162.586 8 2014 179.294

2 2008 169.309 9 2015 181.015

3 2009 170.934 10 2016 182.752

4 2010 172.574 11 2017 184.506

5 2011 174.230 12 2018 186.277

6 2012 175.902 13 2019 188.065

7 2013 177.590 14 2020 189.870

4.2.1.2 Nước thải sinh hoạt:

Với lượng nước thải bằng 80% nước cấp (theo WHO), dự báo tổng lượng nước

thải toàn huyện như sau:

Bảng 4.2: Dự báo lượng nước cấp và nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện

đến năm 2020

STT Năm Dân sốnước cấp

(m3/ngày)

nước thải

(m3/ngày)

1 2010 172574 17257 13806

2 2011 174230 17423 13938

3 2012 175902 17590 14072

4 2013 177590 17759 14207

Nhóm 8 Page 21

Page 22: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

STT Năm Dân sốnước cấp

(m3/ngày)

nước thải

(m3/ngày)

5 2014 179294 17929 14344

6 2015 181015 18102 14481

7 2016 182752 21930 17544

8 2017 184506 22141 17713

9 2018 186277 22353 17883

10 2019 188065 22568 18054

11 2020 189870 22784 18228

4.2.1.3 Chất thải rắn sinh hoạt:

Dựa vào chỉ số phát thải chất thải rắn ở các nước đang phát triển của WHO,

lượng chất thải rắn phát sinh của Tân Uyên dự đoán khoảng 0.6 kg/người/ngày (giai

đoạn 2010-2015) và 0.7 kg/người/ngày (giai đoạn 2016-2020). Với dự báo về dân

số đến năm 2020, lượng rác thải sinh hoạt được dự báo tương ứng như sau:

Bảng 4.3: Dự báo lượng rác thải sinh hoạt huyện Tân Uyên đến năm 2020

STT Năm Dân sốRác thải

(tấn/ngày)STT Năm Dân số

Rác thải

(tấn/ngày)

1 2010 172574 103.5 7 2016 182752 127.9

2 2011 174230 104.5 8 2017 184506 129.2

3 2012 175902 105.5 9 2018 186277 130.4

4 2013 177590 106.6 10 2019 188065 131.6

5 2014 179294 107.6 11 2020 189870 132.9

6 2015 181015 108.6        

Nhóm 8 Page 22

Page 23: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

4.2.2 Dự báo về tải lượng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp:

Tổng số các khu công nghiệp hiện nay của Tân Uyên là 8 khu và 5 cụm công

nghiệp với tổng diện tích khoảng 5.000 ha.

Tính trung bình 1 ha cần cung cấp 50m3 nước thì tổng lượng nước cần cho các

khu công nghiệp hiện nay ở Tân Uyên là 250.000 m3/ngày. Theo kế hoạch phát triển

2000-2010, Tân Uyên sẽ có thêm hai nhà máy cấp nước Uyên Hưng (thị trấn Uyên

Hưng) và Tân Ba (xã Thái Hòa) với tổng lượng nước cấp lên tới hơn 250.000 m3.

Với lượng nước cấp như vậy ước tính lượng nước thải hiện nay khoảng

200.000m3/ngày. Dự báo trong giai đoạn 2015-2020 khi số lượng các khu công

nghiệp gia tăng, lượng nước thải hàng ngày từ hoạt động công nghiệp ở Tân Uyên

là rất lớn.

Như vậy với lưu lượng nước thải như hiện nay, tải lượng chất thải ô nhiễm đã là

rất lớn. Dự báo trong giai đoạn 2015-2020, tải lượng các chất ô nhiễm sẽ còn gia

tăng hơn nữa. Cần phải có các biện pháp quản lý và xử lý chặt chẽ các nguồn thải ra

nguồn tiếp nhận, không làm lây lan ô nhiễm ra môi trường nước mặt.

4.2.2.1 Chất thải rắn công nghiệp:

Hệ số phát thải trung bình của KCN là 104 tấn/ha/năm trong đó 20% là chất

thải nguy hại (20.8 tấn/ha/năm) (theo WHO)

Nếu tính mật độ xây dựng tại các KCN ở Tân Uyên đạt 60% tổng diện tích, ta

có tổng diện tích khu vực vực sản xuất trong các KCN là 3000 ha. Lượng rác thải

sản xuất phát sinh đạt 312.000 tấn/năm, trong đó có 62.400 tấn/năm chất thải nguy

hại.

4.2.3 Tổng hợp kết quả đánh giá:

GIAI ĐOẠN 2015-2020

Giả thiết giai đoạn này công tác bảo vệ môi trường đạt được nhiều kết quả

thuận lợi. Đây là một giả thiết hợp lý bởi với điều kiện kinh tế phát triển mạnh như

hiện nay cùng với đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường có chuyên môn và nghiệp vụ

giỏi, đủ sức đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong công tác kiểm tra và xử lý các vấn đề

môi trường. Hơn nữa diện tích tự nhiên của Tân Uyên được bao phủ phần lớn bởi

rừng, môi trường nền khá tốt nên rất thuận lợi cho việc giữ gìn và bảo vệ môi

trường trong sạch, giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình phát triển.

Nhóm 8 Page 23

Page 24: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Bảng 4.4:Tổng hợp các đối tượng tác động đến môi trường giai đoạn 2015-2020

Đối tượng

gây tác

động

Vấn đề

Môi trường

chịu tác

động

Mức độ

tác

động

Tổng

hợp

Nước thải

sinh hoạt

Chưa thu gom triệt để toàn bộ

nước thải

Môi trường

nước1 1

Nước thải

công

nghiệp

Lượng nước thải khá lớn

Khó khăn trong công tác kiểm

soát chất lượng xử lý nước thải

từ các cơ sở ngoài khu công

nghiệp

Môi trường

nước

1

Rác thải

sinh hoạt

Hệ thống thu gom-xử lý còn

thiếu ở các khu vực nông thôn

Môi trường

đất1

2Môi trường

nước1

Rác thải

công

nghiệp

Yêu cầu kiểm soát chặt chẽ

ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt

động chôn lấp

Môi trường

đất 2 2

Hoạt động

trồng cây

công

nghiệp

Suy thoái đất do lựa chọn cây

trồng không phù hợp

Môi trường

đất1 1

Khai thác

khoáng sản

Dùng chất nổ trong khai thác đá Môi trường

đất

3 6

Nhóm 8 Page 24

Page 25: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Đối tượng

gây tác

động

Vấn đề

Môi trường

chịu tác

động

Mức độ

tác

động

Tổng

hợp

Khai thác cát sông gây nguy cơ

thay đổi yếu tố dòng chảy và

sạt lở bờ sông

Hoạt động của các phương tiện

khai thác và vận tải gây ô

nhiễm bụi, khi thải, tiếng ồn.

Phá vơ cấu trúc đất, cảnh quan

và mất đất tự nhiên. Nguy cơ

xói mòn đất.

Môi trường

nước1

Môi trường

không khí2

Khí thải từ

hoạt động

sản xuất

Thiếu hệ thống xử lý khí thải

tại các cơ sở công nghiệp

Môi trường

không khí 2 2

Quá trình

đô thị hóa

Thu hẹp quỹ đất tự nhiên, đặc

biệt là suy giảm diện tích rừng

do việc phát triển đô thị

Môi trường

đất 1 1

Phương

tiện giao

thông vận

tải

Gây khói bụi, khí thải và tiếng

ồn

Môi trường

không khí1

Gia tăng

dân số

Dân số gia tăng từ nguồn tự

nhiên và cơ học do hoạt động

phát triển công nghiệp mạnh

mẽ, đòi hỏi một lượng nhân

công khá lớn

Môi trường

không khí2

6Môi trường

đất2

Môi trường

nước2

Nhóm 8 Page 25

Page 26: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Qua tổng hợp các nội dung nghiên cứu có thể xác định các vấn đề tài nguyên

môi trường của huyện Tân Uyên tập trung vào các khía cạnh:

- Vấn đề đô thị hóa-công nghiệp hóa

- Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải và rác thải sinh hoạt

- Vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp của các cơ sở sản

xuất ngoài khu công nghiệp.

- Hoạt động của các lò gạch thủ công (giai đoạn 2010-2015) và các cơ sở

khai thác đá, cao lanh và khai thác cát.

- Khả năng suy giảm diện tích rừng do các hoạt động chuyển đổi mục đích

sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp và đô thị hóa.

- Sự gia tăng dân số cơ học và tự nhiên.

5. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN CỦA HUYỆN TÂN UYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:

5.1 Quan điểm, định hướng đến năm 2020:

5.1.1 Quan điểm:

Mục tiêu và nội dung chính của kế hoạch bảo vệ môi trường huyện không được

tách rời mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà nó phải

là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên được xây dựng dựa trên cơ sở

phân tích hiện trạng và dự báo xu thế biến đổi môi trường của huyện.

Ngoài ra kế hoạch bảo vệ nôi trường của huyện phải được xây dựng trên cơ sở

pháp lý thì mới bền vững

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn dân, các cấp, các ngành các tổ chức,

cộng đồng và mọi người dân phải tích cực tham gia nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, do đó kế hoạch bảo vệ môi trường phải

dựa vào ý thức cộng đồng và sự hổ trợ của cộng đồng.

Nhóm 8 Page 26

Page 27: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

5.1.2 Định hướng đến năm 2020:

Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân

bằng sinh thái, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Tăng cường năng lực quản lý, kiện toàn toàn bộ máy quản lý môi trường đủ

mạnh. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui đồng bộ và chính sách hỗ trợ phòng

ngừa ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường

Tăng cường biện pháp quản lý và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường công

nghiệp ở Khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất ngoài Khu công nghiệp trên địa

bàn huyện.

Giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu dân cư đô thị và

nông thôn; các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức về môi

trường cho cộng đồng, đồng thời có các biện pháp giáo dục đối với mọi tàng lớp

trong xã hội, đưa giáo dục môi trường vào tất cả các cấp học.

5.2 Mục tiêu bảo vệ môi trường của huyện Tân Uyên:

Căn cứ vào những mục tiêu yêu cầu trong việc bảo vệ môi trường của huyện

Tân Uyên, dựa trên Nghị quyết 41 - NQ/TW về BVMT trong thời kỳ Công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước, dựa vào chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia, hiện

trạng, diễn biến và dự báo về tình hình phát triển kinh tế- xã hội, môi trường của

toàn huyện.

Các vấn đề môi trường cấp bách của huyện Tân Uyên, đó là các vấn đề liên

quan đến môi trường công nghiệp, môi trường đô thị, môi trường nông nghiệp -

nông thôn và việc khai thác và sử dụng tài nguyên trên địa bàn huyện.

5.3 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững môi trường huyện Tân Uyên:

Để phát triển bền vững môi trường huyện Tân Uyên, nhóm nghiên cứu đề xuất

việc thực hiện các dự án tiền khả thi về bảo vệ môi trường giai đoạn 2010 – 2015 và

tầm nhìn đến năm 2020

Trên cơ sở xác định và lựa chọn các vấn đề môi trường ưu tiên cao, đồng thời

phân tích khả năng giải quyết các vấn đề môi trường ưu tiên của huyện Tân Uyên,

tiến hành xây dựng 3 dự án môi trường ưu tiên:

Nhóm 8 Page 27

Page 28: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Dự án 1: “Quan lý các nguồn thai của các cơ sở san xuất ngoài Khu công

nghiệp trên đia bàn huyện Tân Uyên”

Dự án 2: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quan lý nước thai của

các cơ sở san xuất ngoài Khu công nghiệp trên đia bàn xã Khánh Bình huyện Tân

Uyên”

Dự án 3: “Xây dung hệ thống xử lý nước thai sinh hoạt cho thi trấn Uyên Hưng

– huyện Tân Uyên”

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua kết quả nghiên cứu “Kế hoạch bao vệ môi trường huyện Tân Uyên

đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, các nhà ngiên cứu đã đưa ra 1 số kiến

nghị sau:

Về chất lượng môi trường đất: về các chỉ tiêu kim loại nặng, môi trường đất

trên địa bàn huyện Tân Uyên được đánh giá là tương đối tốt. Tất cả các chỉ tiêu về

kim loại nặng trong các mẫu đất phân tích đều cho thấy không có sự ô nhiễm bởi

kim loại nặng, chúng chỉ đóng vai trò là vi lượng trong đất. Ngoài ra, các hoạt động

xây dựng, sản xuất công nghiệp, quá trình đô thị hóa, … của huyện cũng đã góp

phần vào quá trình ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

Về chất lượng môi trường nước: trên địa bàn huyện Tân Uyên, nguồn nước

mặt đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ. Tình trạng ô nhiễm xảy ra chủ yếu ở

những khu vực đông dân cư và quá trình phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ

(tại các cống thoát nước của khu đô thị), các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, … Đối với nước ngầm, qua những kết quả phân tích của các mẫu nước

ngầm thu được trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy thông số pH trong nước

ngầm thấp, dưới mức quy định của giới hạn và có dấu hiệu ô nhiễm nitrat. Các

thông số khác cho kết quả phân tích tương đối tốt. Ngoài ra, trữ lượng nước ngầm

đang ngày càng cạn kiệt do tốc độ khai thác cao cho các mục đích sinh hoạt và kinh

doanh dẫn đến hiện tượng thông tầng và ô nhiễm nguồn nước trong tương lai. Vấn

đề cần quan tâm của môi trường nước ngầm trên địa bàn huyện Tân Uyên là phải có

các biện pháp để ngăn ngừa sự tác động của nước thải từ các quá trình sản xuất và

cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước ngầm để phục vụ cho

mục đích sử dụng lâu dài.

Nhóm 8 Page 28

Page 29: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Đối với môi trường không khí: môi trường không khí xung quanh trên địa bàn

huyện có một số vấn đề cần quan tâm như: chỉ tiêu bụi và tiếng ồn tại các khu vực

khai thác đá, cát, các trục lộ giao thông chính và các vị trí tập trung cư dân, gần chợ;

khói bụi từ các cơ sở sản xuất gạch thủ công, hiện trên địa bàn huyện có 160 lò gạch

sản xuất thủ công, không có hệ thống thu gom và xử lý khí thải. Bụi và tiếng ồn là

những tác nhân mà khi chúng xuất hiện sẽ phát tán vào không khí rất nhanh, không

thể xử lí được và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Đây là những

tác động trực tiếp đến con người mà mỗi chúng ta đều rất khó có thể tránh được khi

sống trong môi trường ô nhiễm. Trước hiện trạng đó, chúng ta cần phải có các biện

pháp để giảm thiểu tối đa sự phát tán của chúng vào môi trường không khí như

trồng các dải cây xanh, nâng cấp các cơ sở sản xuất gạch gói bằng cách áp dụng các

công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như có quy hoạch cụ thể việc phát triển hoạt

động sản xuất gạch này.

Trước diễn biến về chất lượng môi trường đất, nước, không khí của huyện

như hiện nay. Nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời thì môi trường huyện 2020

sẽ được dự báo chịu ảnh hưởng mạnh từ lượng chất thải rắn, nước thải, khí thải phát

sinh trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ngày hàng ngày.

Vấn đề càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát. Cần có một chiến

lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được

môi trường, tạo nên sự phát triển bền vững. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền

vững, việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách nhất hiện

nay, cần tiến hành thực hiện quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình

Dương nhằm bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững về mọi phương

diện.

Nhóm 8 Page 29

Page 30: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-893-QD-

TTg-2014-Quy-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-Binh-Duong-den-2020-

bo-sung-den-2025-234960.aspx.

http://tanuyen.binhduong.gov.vn/portal/

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_Uy%C3%AAn_(th

%E1%BB%8B_x%C3%A3)

http:// 123doc.org/document/2515905-nghien-cuu-xay-dung-quy-hoach-

moi-truong-huyen-tan-uyen-tinh-binh-duong-den-nam-2020.htm

http:// xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-xay-dung-quy-hoach-moi-

truong-huyen-tan-uyen-tinh-binh-duong-den-nam-2020-1333.html

Nhóm 8 Page 30

Page 31: QHMT-N8-8-2

TÌM HI U QUY HO CH MÔI TR NG HUY N TÂN UYÊNỂ Ạ ƯỜ Ệ (BÌNH D NG)ƯƠ

Nhóm 8 Page 31