quẢn lÝ bỆnh hẠi nhÓm bẦu bÍgoldsunvn.com/upload/files/tai...

10
nongnghiephoangminh.com QUN LÝ BNH HI NHÓM BU BÍ Thi gc (Rhizoctonia solani) Quy lut phát sinh gây hi Rbthối nhũng, cây dễ ngã, lá non vn xanh. Nm chgây hi giai đoạn cây con đến khi có 12 lá tht, bnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát trin mnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân luá, rơm rạ, cdi, lc bình, hch nm tn tại trong đất sau mùa gt lúa. Khnăng gây hi Nm xâm nhp vào crcây con chgiáp mặt đất, crbthi nhũn, cây con dễ ngã gc ngang mặt đất, lá non vẫn xanh. Cây đậu vẫn còn tươi, sau đó cây bị héo chết. Vào nhng ngày có ẩm độ cao nhng cây bgãy gc, xung quanh gốc có tơ nấm màu trng trên mt đất. Bin pháp qun lý - Không dùng rơm rạ lúa bbệnh đốm vn tliếp đậu. - Không dùng nước tưới tmương lục bình - Đốt rơm rạ trước khi trng dưa. - Phun thuc: Indiavil 5SC, Supercook 85WP,Cythala 75WP…(*) Phun 7 - 10 ngày/ln Hình 1: (A) Cây con bnm bnh tn công; (B) Bnh tn công giai đoạn phát trin thân lá; (C); (D); (E) Bnh gây thi gc cây; (F) Nm bnh hi gc to hạch và tơ nấm.

Upload: others

Post on 24-Jan-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍ Thối gốc (Rhizoctonia solani)

Quy luật phát sinh gây hại

Rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con

đến khi có 1–2 lá thật, bệnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao,

nấm lưu tồn trên thân luá, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa

gặt lúa.

Khả năng gây hại

Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũn, cây con dễ ngã

gục ngang mặt đất, lá non vẫn xanh. Cây đậu vẫn còn tươi, sau đó cây bị héo chết.

Vào những ngày có ẩm độ cao những cây bị gãy gục, xung quanh gốc có tơ nấm màu

trắng trên mặt đất.

Biện pháp quản lý

- Không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp đậu.

- Không dùng nước tưới từ mương lục bình

- Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

- Phun thuốc: Indiavil 5SC, Supercook 85WP,Cythala 75WP…(*) Phun 7 - 10 ngày/lần

Hình 1: (A) Cây con bị nấm bệnh tấn công; (B) Bệnh tấn công ở giai đoạn phát triển

thân lá; (C); (D); (E) Bệnh gây thối gốc cây; (F) Nấm bệnh hại gốc tạo hạch và tơ nấm.

Page 2: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis)

Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh, lây lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao. Bệnh xuất hiện

quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai

đoạn cây trổ hoa đến mang trái.

Khả năng gây hại

Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đó chuyển sang

màu vàng. Đốm bệnh có hình gốc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới

của lá có xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết

bệnh liên kết lại thành những vùng màu nâu nhạt. Cây bị bệnh nặng cho năng suất và

chất lượng trái kém, có thể cây bị chết.

Biện pháp quản lý

- Sử dụng giống kháng bệnh, ít nhiễm bệnh,

- Không trồng liên tục cây cùng họ bầu bí.

- Luống trồng thoát nước tốt; dùng màng phủ nông nghiệp.

- Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá gốc, lá bệnh,

- Vệ sinh ruộng trồng, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng.

- Phòng trị bằng Cythala 75wp, Tracomix 760WP, Do.One 250SC

Hình 2: Các triệu chứng bệnh đốm phấn trên dưa.

Page 3: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis)

Quy luật phát sinh gây hại

- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-300C, chết ở 550C trong 10 phút, độ pH thích

hợp 5,7 - 6,4

- Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều

thích hợp cho bệnh phát triển.

Khả năng gây hại

Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên thân lúc đầu là

đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau

vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành

vệt dài màu nâu xám và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có các hạt nhỏ màu đen (các ổ

bào tử nấm), cả cây có thể bị khô chết.

Biện pháp quản lý

- Thu dọn tàn dư cây trồng

- Bón phân đạm vừa phải, nên sử dụng phân phức hợp cân đối như Entec 20-10-10

- Phun đẫm lên cây và gốc dưa bằng các thuốc: Aliette 800WG, Supercook 85WP,

Hình 3: (A) Triệu chứng nứt thân chảy nhựa trên dưa hấu; (B) Nứt gốc dưa hấu.

Thán thư (Colletotrichum lagenarium)

Quy luật phát sinh gây hại

Bào tử nấm bệnh phát triển mạnh khi thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây dưa đã lớn

đến thu hoạch. Bệnh truyền qua tàn dư cây bệnh vụ trước và qua hạt giống truyền

bệnh qua vụ sau. Nấm bệnh phá hại nhiều loại cây màu họ dây leo như dưa leo, dưa

hấu, khổ qua, bầu, bí,…

Khả năng gây hại

Bệnh gây hại mạnh là giai đoạn hình thành trái.

Trên lá già, đốm bệnh lúc đầu là những điểm tròn màu vàng nhạt, dần biến màu nâu

và có các đường vòng đồng tâm.

Page 4: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Trên thân, vết bệnh lõm màu vàng, sau trở thành màu đen, trên mặt vết lõm có lớp

phấn dày màu hồng. Nếu trời khô, ở chỗ vết bệnh tạo thành các đường nứt, khi trời

ẩm các mô bào cây bị thối.

Trên trái, vết bệnh có màu nâu đen, tròn, đường kính khoảng 2-4mm, có vòng, khoang

hơi lõm vào vỏ, xung quanh có đường viền vàng nâu, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp

phấn màu hồng (phân sinh bào tử). Bệnh nặng, vết bệnh hòa vào nhau tạo thành các

vết loét ăn sâu vào trong thịt trái, ảnh hưởng đến phẩm chất trái.

Biện pháp quản lý

- Không để hạt giống từ những trái bị bệnh.

- Thu dọn kỹ tàn dư cây bệnh trên đồng.

- Cày sâu, luân canh cây trồng khác họ.

- Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh và khử vôi.

- Làm luống cao, thoát nước tốt.

- Cân đối đạm, lân và kali. Hạn chế dùng phân đơn. Sử dụng phân phức hợp Con Ong 30-9-9;Nitrophoska 15-15-15

- Phun Cythala 75WP, Aconeb 70WP, Do.One 250SC, …

Hình 4: (A) Triệu chứng bệnh thán thư trên dưa lê; (B) Thán thư trên dưa leo; (C)

Thán thư trên dưa hấu; (D) Vết thán thư điển hình trên dưa.

Phấn trắng (Erysiphe sp.)

Quy luật phát sinh gây hại

Là nấm chuyên tính ngoại kí sinh (sợi nấm bám dày đặc trên lá và tạo vòi hút đâm sâu

vào tế bào để hút dinh dưỡng. Bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh nhờ không khí và

gió, bào tử phân sinh nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 20 – 240C và ẩm độ không khí

cao.

Khả năng gây hại

Bệnh gây hại trên lá, thân, cành và gây hại ngay từ thời kỳ cây con.Ban đầu bệnh xuất

Page 5: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

hiện những đốm nhỏ xanh vàng, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn sau đó bao phủ hết cả phiến lá. Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, lá bị khô cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết.

Biện pháp quản lý

- Thu dọn tàn dư bị bệnh đem đốt hoặc vùi dưới hố ủ phân.

- Tiêu diệt cỏ dại ven bờ, sử dụng giống chống bệnh.

- Phun các loại thuốc: Cythala 75WP, Indiavil 5SC, Tracomix 760WP, Star DX

Phòng trừ kịp thời ngay khi phát hiện bệnh.

Hình 5: (A); (B); (C); (D) Triệu chứng bệnh phấn trắng trên dưa.

Cháy lá giữa thân và hiện tượng khô đọt (Phytophthora sp.)

Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh gây hại nặng trên ruộng trồng dày, ngập úng, khó thoát nước trong mùa mưa.

Khả năng gây hại

Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân. Bệnh gây hại ở bất kỳ vị trí nào trên lá, nhưng

thường từ rìa lá vào, vùng bệnh như bị úng nước, chuyển sang màu đen và thối nhũn.

Trên trái bệnh chỉ gây hại trên trái non làm trái bị thối đen và nhũn ra. Ở thân, bệnh

thường gây hại ở phần cổ rễ làm nơi đây bị úng nước mất màu, sau đó chuyển sang

màu nâu đen nhũn ra và gây thối cả rễ, làm cây chết.

Page 6: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Biện pháp quản lý

- Thoát nước tốt cho ruộng dưa.

- Tránh trồng quá dày, không tưới nước đẫm vào chiều mát.

- Phun thuốc Copezin 680WP, Cythala 75WP, Do.One 250SC …

Hình 6: (A); (B) Triệu chứng khô lá giữa thân trên dưa hấu và dưa leo.

Héo thân lá (Didymelle sp.)

Quy luật phát sinh gây hại

Bào tử này mầm xâm nhập trực tiếp vào biểu bì hoặc khoảng trống giữa các tế bào.

Thân cây bị nhiễm bệnh thông qua những thương tổn côn trùng gây hại hay vết

thương cơ giới. Trong điều kiện ẩm độ cao, từ vết thương bị nấm tấn công sẽ rỉ nhựa

có màu nâu đen. Nấm bệnh có thể qua đông trong xác bả cây trồng hay trên hạt giống.

Nhiệt độ và ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi để bào tử nấm bệnh nảy mầm. Nhiệt độ

tối hảo là 20-25⁰C để nấm có thể gây hại cho dưa hấu cà các loài cây họ bầu bí dưa.

Với ẩm độ thích hợp, chỉ trong 1 giờ nấm bệnh có thể xâm nhiễm và gây hại. Triệu

chứng bị hại thể hiện sau 1 tuần bào tử tấn công, xâm nhiễm trên nhựng mô mẫn cảm.

Vết thương sinh học do rệp hay bọ cánh cứng gây hại cũng là cửa ngỏ cho sự xâm

nhập của nấm. Các bệnh khác như phấn trắng cũng làm cho cây trồng bị yếu đi và

mẫn cảm hơn với bệnh hại.

Khả năng gây hại

Tất cả các bộ phận của cây trồng đều có thể bị bệnh tấn công tương tự như trên rễ

cây. Ban đầu là cây có biểu hiện vàng, mép lá xuất hiện các vết có màu từ nâu sáng

đến đậm. Vết bệnh càng lúc xuất hiện càng nhiều, rỉ mủ màu đen đến nâu và cuối

cùng toàn cây sẽ bị héo chết. Bệnh cũng có thể tấn công trên trái với những vết tròn

bất định có màu vàng. Vết bệnh cũng chảy nhựa và thối đen.

Page 7: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Biện pháp quản lý

• Thu dọn tàn dư cây trồng

• Bón phân đạm vừa phải

• Phun đẫm lên cây và gốc dưa bằng cách luân phiên các thuốc: Physan 20SL, Senly

2.1EC, Mataxyl 500WP, Agofast 80WP …

Hình 7: (A) Triệu chứng héo thân trên dưa hấu; (B) Bệnh gây hại trên trái; (C) Bệnh

gây hại trên lá dưa hấu; (D) Bệnh gây hại trên lá dưa leo.

Héo cây (Fusarium sp.)

Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh gây hại thích hợp trong điều kiện pH thấp 4-5; đất trầm thủy, úng nước trong

mùa mưa. Đất trồng độc canh cây bầu bí dưa cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao.

Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng

chích hút rễ cây.

Khả năng gây hại

Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp

từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây

dưa bị héo từng nhánh, sau đó héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Vi sinh

vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm

độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng được ghi nhận gây nên bệnh này.

Biện pháp quản lý

- Lên líp cao, làm đất thông thoáng.

- Bón thêm phân chuồng, tro trấu. Tăng cường bón phân viên nở Agrogold

- Nhổ cây bệnh tiêu hủy.

Page 8: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

- Tránh trồng dưa leo và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu liên tục nhiều

năm trên cùng một thửa ruộng.

- Tăng cường bổ sung Trichoderma - Tốt; Tricho Homi Plus - Phun Supercook 85WP, Agofast 80WP + Manozeb

Hình 8: (A) Triệu chứng héo vàng (Fusarium) trên dưa; (B) Nấm bệnh tấn công mạch

nhựa của cây; (C) Bệnh có thể gây chết hảng loạt.

Thối trái non (Choanephora cucurbitarum)

Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh gây thiệt hại nặng trong mùa mưa. Ruộng trồng dày, úng nước trong mùa mưa.

Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và

gây hại nặng cho ruộng trồng.

Khả năng gây hại

Bệnh thường tấn công lá, hoa và trái non 5-7 ngày sau khi thụ phấn. Trong điều kiện

ngập úng, ẩm độ cao bệnh cây có thể bị thối dây, rụng trái hàng loạt gây thiệt hại

nghiêm trọng cho năng suất của ruộng trồng.

Biện pháp quản lý

- Trồng mật độ thích hợp.

- Giảm lượng nước tưới, đặc biệt là trong mùa mưa, không nên tưới nước vào buổi

chiều tối khi bệnh đã xuất hiện

- Cần vệ sinh đồng ruộng, thu gom các lá trái bệnh đem tiêu hủy.

- Nên phun phòng trị bằng các thuốc Oxysunphate 800WP

Page 9: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Hình 9: (A) Triệu chứng thối trái non trên dưa leo; (B) Thối trái non trên dưa lê; (C);

(D) Thối trái non trên dưa leo.

KHẢM (Virus)

Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như

bù lạch và rệp dưa. Điều kiện khô và nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm côn

trùng chích hút phát triển gây hại cho ruộng dưa.

Khả năng gây hại

Triệu chứng bệnh là đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, thiệt hại nặng

sẽ làm cho đọt bị sượng, cây bị chùn lại, phát triển rất chậm, khả năng cho trái rất ít,

trái thường dị dạng và có vị đắng.

Bệnh xuất hiện càng sớm thì càng thất thu cho năng suất ruộng dưa.

Biện pháp quản lý

Chỉ nên phun ngừa bù lạch và rệp dưa khi cây còn nhỏ bằng các loại thuốc thông dụng

như Acelant 4EC, Conphai 10WP, .. Cần nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bệnh để tránh lây

lan.

Kết hợp phun Agovit combi + comcat giúp cây nhanh ra ngọn, mở lá

Hình 10: Triệu chứng khảm (virus) trên thân lá và trái dưa hấu, dưa leo.

Page 10: QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍgoldsunvn.com/upload/files/tai lieu/quan_ly_benh_hai_nhom...nongnghiephoangminh.com Đốm phấn (Pseudoperonospora cubensis) Quy luật phát

nongnghiephoangminh.com

Héo vi khuẩn (Erwinia sp. và Pseudomonas sp.)

Quy luật phát sinh gây hại

Bệnh vi khuẩn xuất hiện sẽ xảy ra hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban

đêm cây xanh lại, sau vài ngày như vậy cây không hồi phục nữa và chết.

Khả năng gây hại

Triệu chứng điển hình rất dễ nhận biết là cây dưa đang sinh trưởng tốt thì đột ngột bị

héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy các mạch dẫn

bị nâu đen, bóp mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ tiết ra chất dịch vi khuẩn màu trắng đục.

Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong mạch dẫn, ngăn

cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo.

Biện pháp quản lý

Không để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm, không trồng cây ngay sau khi mưa, đất còn

quá ướt.

Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh. Tăng cường phân nở Agrogold 4-3-2

Khi cây lớn phun ngừa bằng luân phiên các thuốc: Physan 20, Oxysunphate, Senly 2.1,

Actinovate.

Hình 11: Triệu chứng héo vi khuẩn trên dưa hấu, dưa leo.

Bộ phận kỹ thuật công ty Nông Nghiệp Hoàng Minh tham khảo tài liệu khoa học,

nghiên cứu thực tế và biên soạn

Họi thắc mắc, liên hệ qua email : [email protected] hoặc SĐT 02693 820 823

Fanpage: Nông Nghiệp Hoàng Minh