quy định học vụ pfiev

6
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ ____________________________________________ Số: 1485/QĐ-ĐHBK-ĐT Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH V/v công bố các quy định bổ sung cho các chương trình PFIEV và KSTN ____________________ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Căn cứ quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia; Căn cứ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 767/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 12/9/2006 và Quyết định số 803/ QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 16/7/2009 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Đại Học Bách Khoa; Căn cứ vào các kết luận trong phiên họp ngày 21/09/2011 của Hội đồng học vụ trường và phiên họp ngày 04/10/2011 phối hợp của Ban điều hành KSTN và Ban điều hành chương trình PFIEV; Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Đào tạo; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay công bố “Các quy định bổ sung cho các chương trình PFIEV KSTN”. Văn bản đính kèm. Điều 2. Quy định này có hiệu lực kể từ học kỳ 1 năm học 2011-2012. Những qui định trước đây trái với quy định này được bãi bỏ. Điều 3. Các Ông, Bà Trưởng Phòng Đào tạo, các đơn vị có liên quan và các sinh viên thuộc chương trình KSTN và PFIEV Tr.1/6

Upload: tran-le-quang-ngoc

Post on 16-Apr-2015

165 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quy định học vụ PFIEV

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________ ____________________________________________

Số: 1485/QĐ-ĐHBK-ĐT Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH V/v công bố các quy định bổ sung cho các chương trình PFIEV và KSTN

____________________

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Căn cứ quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia;

Căn cứ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 767/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 12/9/2006 và Quyết định số 803/ QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 16/7/2009 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Đại Học Bách Khoa;

Căn cứ vào các kết luận trong phiên họp ngày 21/09/2011 của Hội đồng học vụ trường và phiên họp ngày 04/10/2011 phối hợp của Ban điều hành KSTN và Ban điều hành chương trình PFIEV;

Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Đào tạo;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay công bố “Các quy định bổ sung cho các chương trình PFIEV và KSTN”. Văn bản đính kèm.

Điều 2. Quy định này có hiệu lực kể từ học kỳ 1 năm học 2011-2012. Những qui định trước đây trái với quy định này được bãi bỏ.

Điều 3. Các Ông, Bà Trưởng Phòng Đào tạo, các đơn vị có liên quan và các sinh viên thuộc chương trình KSTN và PFIEV chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Các đơn vị có đào tạo KSTN-PFIEV;- Lưu: VT (PĐT, Nam)

Tr.1/4

Page 2: Quy định học vụ PFIEV

I Quy định số đơn vị học trình (ĐVHT) được phép đăng ký học trong một học kỳ đối với sinh viên PFIEV:

1 Mỗi học kỳ chính sinh viên PFIEV được đăng ký tối đa 35 ĐVHT bao gồm cả môn học mới và môn học lại (không tính học kỳ làm LVTN có quy định riêng). Nếu sinh viên PFIEV còn nợ nhiều môn thì phải sắp xếp rút bớt các môn học chung trong học kỳ chính (dù chưa học) nhằm đảm bảo trả nợ các môn riêng của chương trình mà không vượt quá số tín chỉ tối đa kể trên.

2 Mở rộng điều kiện nhận LVTN và đăng ký học học kỳ cuối :a LVTN-PFIEV có thể mở mỗi học kỳ theo sự đồng ý phân công CBHD của

Trưởng chuyên ngành cho các sinh viên đã hoàn tất phần thực tập tốt nghiệp.b Mở rộng điều kiện xét nhận đề tài LVTN-PFIEV: SV được xét nhận LVTN kể

cả khi còn nợ 01 môn học - môn duy nhất ngoài LVTN. ● Điều kiện bổ sung : Môn còn nợ phải là môn thuộc phần kiến thức giai đoạn

2 không là các môn thí nghiệm - thực tập - đồ án; Sinh viên đã học môn học này nhưng chưa đạt và không bị điểm cấm thi.

c Khi được xét nhận LVTN, sinh viên đồng thời được (đăng ký) học lại môn còn nợ ở cùng học kỳ hoặc vào các học kỳ sau đó - khi môn học có mở.

3 Khi sinh viên PFIEV tham gia dự thính và học hè (để học trước và trả nợ các môn chung – có mở lớp), số tín chỉ đăng ký cho các học kỳ phụ này áp dụng như sinh viên chính quy đại trà.

II Về quy trình đăng ký học bắt buộc đối với sinh viên PFIEV:Từ khóa K2011-PFIEV sẽ áp dụng xếp TKB cứng để sinh viên học bắt buộc trong học kỳ chính một số các môn học cốt lõi chưa hoàn thành đúng hạn - theo danh mục đặc biệt được liệt kê dưới đây:

1 Danh mục môn tiếng Anh – tiếng Pháp cơ bản: Danh mục gồm 04 môn Anh Văn: AV1AV2AV3AV4 và 04 môn Pháp Văn: PV1PV2PV3PV4.Sinh viên sẽ được xếp TKB cứng - bắt buộc học ít nhất 01 môn AV và 01 môn Pháp văn trong số các môn chưa đạt cho mỗi học kỳ - từ năm học thứ 3.

2 Danh mục môn cơ bản – cốt lõi GĐ1: Danh mục các môn học cơ bản chính yếu phải hoàn tất trong 02 năm đầu của chương trình giáo dục (từ HK5 xếp 01 môn chưa đạt thuộc mỗi nhóm theo tuần tự các mũi tên):

○ Các môn Toán: Toán I Toán II Toán III; ○ Các môn Vật lý: Vật lý I Vật lý II; ○ Môn Hóa học

Ghi chú: Danh mục các môn học này có thể được xem xét bổ sung trong các phiên họp Ban điều hành chương trình hàng năm..

III Quy định về việc mở lớp môn học PFIEV. Về môn học tương đương để trả nợ cho môn học PFIEV.

Giải thích từ ngữ: Môn PFIEV là các môn học chỉ giảng dạy riêng cho lớp Việt-Pháp không giảng dạy cho chương trình đại trà – ngược lại gọi là môn chung (môn có mã số môn học chung với chương trình đại trà).

1 Môn học PFIEV chỉ dạy trong các học kỳ chính tuân thủ các yêu cầu chất lượng cao của chương trình. Trường hợp có một nhóm đủ lớn (~20 SV) các SV còn nợ thì môn học có thể mở để học lại ngay học kỳ chính kế tiếp cho SV đăng ký theo học.

Tr.2/4

Page 3: Quy định học vụ PFIEV

2 Môn học PFIEV được đánh giá theo quá trình (được quy định trong đề cương môn học) và có thể có 01 hoặc 02 bảng điểm tổng kết. Nếu môn học có các phần bắt buộc như bài tập lớn hay phần thí nghiệm thì giảng viên phụ trách có thể quy định không cho phép sinh viên tham dự bài thi (lý thuyết) kết thúc môn học nếu điểm của phần bắt buộc là dưới 4,0. Trong trường hợp này sinh viên phải làm lại các phần còn thiếu để có thể được dự thi kết thúc môn học.

3 Sinh viên đã hoàn thành cơ bản khối lượng bắt buộc của môn học PFIEV – diện không bị cấm thi nhưng có điểm tổng kết không đạt (<5.0), được tham gia thi lại 01 lần. Kỳ thi lại được tổ chức trong vòng 01 tháng ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng. Đối với HK2 của năm học, 01 tháng này tính cả thời gian hè – sinh viên không đạt phải ở lại để thi lại không được nghỉ hè. Khoa – VP PFIEV và PĐT phối hợp hỗ trợ khâu tổ chức thi trong hè này.

4 Một số môn học PFIEV hoàn toàn không có môn tương đương ở chương trình đại trà. Nếu một môn PFIEV có môn học có thể tích lũy thay thế tương đương từ chương trình ngoài (một hoặc một nhóm môn học) thì phải đảm bảo 02 điều kiện sau:

a Sinh viên phải đã học môn PFIEV nhưng không đạt (chỉ được học trả nợ, không là học vượt). Về mặt kỹ thuật thì môn PFIEV xét là môn học trước của các môn thay thế tương đương bên ngoài (quy định áp dụng riêng cho SV PFIEV);

b Tổng khối lượng (số tiết) và nội dung từng phần (LT-BT-TH) của các môn tương đương phải không nhỏ hơn của môn PFIEV;

c Môn học tương đương do giảng viên phụ trách môn PFIEV hoặc các trưởng ngành đề nghị cho Ban điều hành duyệt thông qua Phòng Đào tạo và ghi vào đề cương chi tiết của môn học.

IV Quy định xử lý học vụ đối với sinh viên PFIEV

1 Cảnh cáo học vụ đối với sinh viên có ĐTBHK<5 hoặc ĐTBTL<5Xét tại thời điểm thống kê kết quả học tập để ra quyết định cảnh cáo.

2 Buộc thôi học vì học lực: Xét theo chuẩn (a) bảng dưới đây sau khi sinh viên đã có đủ điểm thi lại của mỗi học kỳ chính – tính theo số học kỳ thực học tại trường (không tính các HK tạm dừng).

(a) Chuẩn xử lý buộc thôi học (b) Diện cứu xét tạm thu nhận

ĐTBTL < 3.5 sau năm học đầu (sau HK2 và sau HK3); 3,0 ĐTBTL < 3.5

ĐTBTL < 4.0 sau 2 năm học (sau HK4 và sau HK5); 3,5 ĐTBTL < 4.0

ĐTBTL < 4.5 sau 3 năm học (sau HK6 và sau HK7); 4,0 ĐTBTL < 4.5

ĐTBTL < 4.8 sau 4 năm học trở đi (từ sau HK8); 4,5 ĐTBTL < 4.8

Ghi chú: Các chuẩn này có thể được thay đổi theo kết luận của các phiên họp thường kỳ của Hội đồng học vụ trường.

3 Tạm thu nhận lại 01 học kỳ:a Chỉ cứu xét tạm thu nhận lại thêm 01 học kỳ đối với các sinh viên đủ điều kiện (b)

tại bảng trên - không xem xét ngoài khung này. Sinh viên phải làm và nộp hồ sơ cứu xét đúng thời hạn trong đó cam kết sẽ khắc phục tình trạng yếu kém ngay trong

Tr.3/4

Page 4: Quy định học vụ PFIEV

01 học kỳ kế tiếp. b Sau 01 học kỳ được tạm thu nhận lại - nếu sinh viên vẫn tiếp tục rơi vào diện buộc

thôi học thì sẽ không được cứu xét thêm.

4 ác diện xử lý thôi học khác a Xem xét buộc thôi học các trường hợp bỏ học bỏ thi, xóa tên vì tạm dừng quá 02

học kỳ - áp dụng như sinh viên chính quy đại trà.b Quy định thời gian đào tạo tối đa của một sinh viên PFIEV là 08 năm tính từ ngày

nhập học vào năm thứ nhất theo kết quả tuyển sinh. Thời gian này tính cả các học kỳ tạm dừng (không tính thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự - nếu có). Hết thời gian này sinh viên sẽ bị xóa tên vì hết thời gian học (lớp PFIEV không có thi vét).

5 Loại khỏi chương trình PFIEV cho trở về ngành đã trúng tuyển.Xét trong 02 năm khi sinh viên học giai đoạn 1. Cụ thể: a Ngay khi kết thúc năm học thứ nhất cho giải quyết cho các sinh viên có nguyện

vọng ra khỏi chương trình về học ngành cũ. Sinh viên làm đơn đề đạt nguyện vọng và tư vấn tại VP PFIEV để lập danh sách đề nghị cho chuyển ra ngoài.Lưu ý: Không xét đơn xin ra trong quá trình đang học năm thứ nhất (kể cả ở thời điểm sau học kỳ 1 vào học kỳ 2).

b Loại ra khỏi PFIEV tất cả các sinh viên có ĐTBTL năm nhất <5,0.Trong đó diện được cứu xét để ở lại PFIEV theo diện “dự bị” (không hưởng học bổng PFIEV) là các sinh viên :○ Có ĐTB các môn PFIEV năm thứ nhất >4,0;

○ Có nguyện vọng ở lại và tự nguyện nộp đơn cho VP PFIEV để cam kết “sau năm thứ hai sẽ có ĐTBTL>=5,0 và ĐTB các môn PFIEV >=5 (môn năm 1&2)”.

c Diện dự bị có thể làm đơn xin ra khỏi PFIEV sau HK3 hoặc sau HK4.Nếu diện dự bị không đạt yêu cầu đã cam kết thì sau năm 2 (HK4) sẽ bị loại.

d Loại ra khỏi PFIEV sau năm thứ 2 (04 HK) các sinh viên: ○ Đạt ĐTB thi phân ngành dưới 2,0/10 (kể cả trường hợp không tham gia thi

không có lý do chính đáng).○ Đạt ĐTB thi phân ngành dưới 3,0/10 và có ĐTBTL<5

e Từ thời điểm bắt đầu năm học thứ 3 (sau khi sinh viên đã học đủ 04 HK trong chương trình PFIEV) sẽ không còn xem xét việc cho sinh viên ra khỏi PFIEV trở về ngành cũ./.

Tr.4/4