- sỐ 348 (7/2019) kỲ 2 - số 348 (7/2019)€¦ · 233/gp-btttt cấp ngày 23/05/2017 issn...

69
KỲ 2 - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)

Upload: others

Post on 01-Jun-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

KỲ 2 - SỐ 348 (7/2019)

KỲ 2 - Số 348 (7/2019)

Page 2: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

[9]

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

[2] CPI 6 tháng đầu năm 2019 và một số vấn đề

cần được làm rõ >VŨ VINH PHÚ

[6] Phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng

GDP khoảng 6,8% >AN NHIÊN

[9] Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ

số, nền kinh tế số >HỒNG ANH

[12] Công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng

dẫn dắt tăng trưởng kinh tế >TRUNG ANH

[15] Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt

>MINH VƯƠNG

[18] Bài toán bảo vệ môi trường trong thời kỳ công

nghiệp 4.0 >HẢI ANH

[20] Đồng bộ giải pháp để hạn chế tai nạn giao

thông, giữ bình yên cho mỗi gia đình

>THANH TRÌ

[22] Giảm nghèo: Nhiệm vụ chính trị, trọng tâm

>MINH TÂM

[24] Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc

phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

>MINH QUỐC

[26] Công tác quản lý báo chí truyền thông trong

bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam

hiện nay (Kỳ II) >PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG

CUỘC SỐNG SỐ

[30] Cần cách mạng khoa học công nghệ trong sản

xuất nông nghiệp >NGUYỄN TÙNG LÂM[40]

N Ộ I D U N G7/2019

[15]

Page 3: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Giá: 30.000 đồng

TỔNG BIÊN TẬPVũ Chí Kiên

Liên hệ Phòng Kinh doanhQuảng cáo, phát hành

Tel: (024) 37737136; Fax: 024 37737130Mobile: 0911073220

Email: [email protected]

Địa chỉ: 18 NGUYỄN DU - HÀ NỘITòa soạn: 86 A LÊ VĂN HƯU

Tel: (024) 39432157 - 39430308 - 39432158Email: [email protected]: http://ictvietnam.vnLiên hệ bài viết: [email protected]

Chi nhánh tại TP. HCMSố 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhTex/Fax: 028. 39105379

Giấy phép báo chí: 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014;

Giấy phép sửa đổi, bổ sung số:233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017

ISSN 1859 - 3550

Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội

KỲ 2 - Số 348 (7/2019) ẢN

H: T

TXVN

[32] Công nghệ trợ giúp xu hướng chuyển đổi cho các

nhà khởi nghiệp du lịch>CHÍNH BÌNH

[34] Đẩy mạnh lộ trình xây dựng mạng lưới các thành

phố thông minh ASEAN >HOÀNG AN

[37] Tiền mã hóa, cơ hội và thách thức

>CÔNG NAM PHƯƠNG - TRIỆU THỊ TRANG

[40] Lào Cai: Ứng dụng thành tựu của CNTT-TT để

“số hóa” các thủ tục hành chính

>ĐÀI SƠN

VĂN HÓA

[42] Hòa bình luôn là khát vọng của mỗi dân tộc

>VINH TƯỜNG

[44] Quản lý, quảng bá nghệ thuật trình diễn dân gian

Bắc Giang trong phát triển kinh tế di sản

>ThS. LÊ THANH TRUNG

[48] Di sản văn hóa phi vật thể “Quan họ Bắc Ninh” –

10 năm nhìn lại >ĐỖ THÊU

QUỐC TẾ

[54] Việt Nam tiếp tục nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền

con người >MINH HẠNH

[57] G20 và những điểm nhấn nổi bật

>AN YÊN

[60] Thị trường lao động ASEAN: Cơ hội lắm, thách

thức nhiều >XUÂN TRƯỜNG

[63] Đông Nam Á quyết không là “bãi rác” của các

quốc gia giàu có >VÂN KHÁNH

Tổ quốc nơi đầu sóng,bình dị mà thiêng liêng.

Page 4: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Riêng về giá xăng dầu,trong 6 tháng qua, mặcdù phụ thuộc vào biếnđộng tăng giảm của giá

thế giới, song việc điều hành trongkì tương đối suôn sẻ, giá xăng dầutrong 6 tháng đã tăng 4 đợt, giảm4 đợt và 4 đợt giữ ổn định. Tínhchung trong kì, chỉ số giá mặthàng xăng dầu giảm 3,55% so vớicùng kì năm trước, góp phần làmgiảm CPI chung 0,15%. Tại TP. HồChí Minh, đã điều chỉnh giảm mứchọc phí cho học sinh mầm nonmẫu giáo, học sinh trung học cơ sởvà bổ túc trung học cơ sở tại cáctrường công lập trên địa bàn, đãgóp phần kéo theo chỉ số giánhóm giáo dục cả nước giảm0,55% trong tháng 2/2019. Gópphần làm giảm CPI chung 0,03%.

Dịch vụ y tế bình quân 6 thángđầu năm giảm 0,03% so với tháng12/2018 cũng góp phần làm choCPI giảm trong kì. Lạm phát cơbản tháng 6/2019 tăng 0,16% sovới tháng 5 và tăng 1,96% so vớicùng kì, trong 6 tháng đầu năm,lạm phát cơ bản tăng 1,87% so vớicùng kì năm trước. Tính chungtrong 6 tháng qua, lạm phátchung có mức tăng cao hơn mứclạm phát cơ bản, điều này cho tathấy: biến động giá chủ yếu là việctăng giá của xăng dầu, điện, vàmột số nhóm lương thực thựcphẩm. Lạm phát cơ bản 6 thángđầu năm tăng 1,87% so với cùngkì năm trước cũng phần nào phảnảnh việc điều hành chính sách tiềntệ khá ổn định ở thị trường tàichính nước ta. Đi sâu vào phân

tích diễn biến CPI của 6 tháng chota thấy: ngoài những thành côngcủa việc kiềm chế lạm phát ở mộtmức hợp lý trong một điều kiệncòn khó khăn do kinh tế thế giớicó nhiều biến động phức tạp, giácả có xu hướng tăng trở lại, cácyếu tố rủi ro và thách thức gia tănghơn so với năm trước và nhữngthời kì trước đây. Đặc biệt, nổi lênlà những căng thẳng về cạnhtranh thương mại giữa các nềnkinh tế lớn Mỹ - Trung vẫn chưa tớihồi kết thúc làm cho niềm tin kinhdoanh toàn cầu bị giảm sút. QuỹTiền tệ Quốc Tế IMF nhận định:“Kinh tế toàn cầu phải đối phó vớinhững bất trắc cao khi mà 70%các nền kinh tế trên thế giới chủyếu ở các nước phát triển đangtăng trưởng chậm lại, hoạt động

VŨ VINH PHÚ*

Tổng Cục Thống kê đã thông báo số liệu tình hình kinh tế - xã hội 6tháng đầu năm 2019, trong đó CPI 6 tháng đã tăng 2,64% so với cùngkì năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. RiêngCPI của tháng 6 giảm 0,09% so với tháng 5, nhưng tăng 1,41% so vớitháng 12 năm 2018 và tăng 2,16% so với cùng kì năm trước. CPI củatháng 6 giảm là do việc điều hành kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực,nền kinh tế phát triển khá ổn định, dư luận tiếp tục ghi nhận việc nỗ lựckiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm là dưới 4%.Nguồn cung mặt hàng gạo và một số loại hàng hóa thiết yếu tương đốidồi dào, đảm bảo phục vụ thị trường với giá cả hợp lý.

CPI 6 THÁNG ĐầU NăM 2019và một số vấn đề cần được làm rõ

* Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội.

Page 5: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

3TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

thương mại của nhiều quốc gia cónhiều biến động. Là một nền kinhtế có độ mở cao, Việt Nam cũngkhông nằm ngoài những xuhướng biến động đó, do vậy, khicó những biến động lớn thì chắcchắn sẽ có tác động vào nền kinhtế của Việt Nam, cả chiều hướngtích cực và tiêu cực”.

Về tình hình kinh tế trong nước,nổi lên là dịch tả lợn châu Phi đãphát tán nhanh ở hầu hết các tỉnhthành trong cả nước trong mộtthời gian ngắn với thiệt hại về đầulợn hàng triệu con và kinh phíhàng nghìn tỷ đồng trong xử lý vàphòng chống dịch. Giá thịt lợntrong nước bị suy giảm mạnh,mang lại những bất lợi cho ngườichăn nuôi. Dịch bệnh lợn dự báocòn có tác hại và ảnh hưởng lâudài cho chăn nuôi Việt Nam trongnăm 2019 và những năm tiếptheo, đặc biệt là giá cả thực phẩmcuối năm. Việc các hộ chăn nuôichuyển đổi sang các vật nuôi khácđể thay thế như bò, gia cầm, đềumới ở bước ban đầu. Điều quantrọng là đảm bảo các yếu tố vữngchắc cho sự đổi mới này còn khókhăn như điều kiện của chănnuôi,đầu ra của các sản phẩm thaythế đó còn chưa được ổn định. Cónhững địa phương ngan vịt đãđến kì xuất chuồng nhưng chưacó thương lái hỏi mua. Bài toánđầu ra của những vật nuôi thaythế chưa có lời giải đáp một cáchchắc chắn, không cẩn thận lại tiếptục phải “giải cứu”!

Về giá cả và thị trường trong 6tháng qua, không thể không đềcập đến giá của một số mặt hàngthiết yếu, và là đầu vào của toàn xã

hội, như điện và xăng dầu, thờigian qua đã có những phản ứngkhá mạnh mẽ của các đại biểuQuốc hội, các chuyên gia và ngườitiêu dùng về việc điều chỉnh giá 2mặt hàng này. Về giá điện, Chínhphủ cho phép tăng bình quân8,36% nhưng thực tế không phảihoàn toàn như vậy bởi hóa đơntiền điện của khá nhiều hộ đã tăng15% , 20% thậm chí 30% so vớitháng chưa điều chỉnh giá điện.Mặc dù lượng điện tiêu thụ củamột số hộ khiếu nại không cónhững biến động lớn. Việc duy trì6 bậc thang lũy tiến đã thực hiệnnhiều năm trước đây là không cònphù hợp, cần chỉnh sửa lại, bởimột khi thu nhập đời sống tănglên thì mức tiêu thụ điện bìnhquân ở mức trung bình của các hộphải dao động ở khung lũy tiến150kwh đến 250kwh là phổ biến.Chính phủ đã chỉ đạo ngành điệnphải xem xét vấn đề này một cáchnghiêm túc, ngoài ra việc minh

bạch các khoản chi phí đầu vào,chi phí chuyển tải, bán buôn, bánlẻ điện của ngành này còn yếu tốđộc quyền vẫn chưa được côngkhai chi tiết đầy đủ. Mức độ cảithiện năng suất lao động cònchậm, thu nhập của cán bộ côngnhân viên và các khoản đầu tưngoài ngành rất lớn hiệu quả rasao vẫn chưa được giải trình mộtcách kịp thời và đầy đủ. Về giáxăng dầu, mặc dù Nghị định 83 CP,chu kì để tính giá 15 ngày/lần tuycó tiến bộ hơn trước, nhưng xăngdầu vẫn là một ngành đang thốnglĩnh thị trường, vì vậy minh bạchcác chi phí là một điều hết sức cầnthiết. Quỹ bình ổn là tiền củangười dân bỏ ra cho hoạt độngcủa ngành xăng dầu, tuy nhiênviệc chi tiêu hiệu quả ra sao vẫnchưa được công bố đầy đủ; Hiệphội Xăng dầu Việt Nam gần đâycũng kiến nghị bỏ quỹ bình ổn vìthấy bất hợp lý và hiệu quả thấp.Ngành xăng dầu là ngành duy

Mua bán tiêu dùng tại siêu thị Việt Nam.

ẢN

H: C

HÍN

H B

ÌNH

Page 6: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

4 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

nhất ở Việt Nam kinh doanh lại cólợi nhuận định mức, được hìnhthành trong giá cơ sở, đó là điềumà các ngành khác không cóđược, họ phải bươn chải kinhdoanh và lời ăn lỗ chịu; chính điềunày đã tạo ra sự ỷ lại cho ngànhxăng dầu, vì họ kinh doanh lúcnào cũng có lãi!

Trong tình hình hiện nay, rấtcần có thêm những nhà đầu tưtrong và ngoài nước tham gia vàolĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tạosự cạnh tranh mạnh mẽ nhưngành Bưu chính viễn thông, chắcchắn người dân sẽ được hưởng lợitốt hơn như tình hình hiện nay. Rấtmừng là Việt Nam đã có một vàicây xăng của Nhật Bản, song điềuđó là chưa đủ.

Còn một điều nữa cần nói vềxăng dầu, đó là trước đây, khichúng ta chưa có 2 nhà máy DungQuất và Nghi Sơn thì còn phụthuộc vào xăng dầu thế giới, ngàynay chúng ta đã tự sản xuất được60% - 70% nhu cầu trong nước,vậy tại sao không nghĩ đến dự trữchiến lược mặt hàng này để chủđộng hơn trong việc điều hành giácả ở thị trường. Về chất lượng kinhdoanh xăng dầu, qua vụ TrịnhSướng pha chế và tiêu thụ bất hợppháp hàng triệu lít ở thị trườngnhiều năm mới bị phát hiện cho tathấy công tác quản lý chất lượngxăng dầu bị buông lỏng khánghiêm trọng, làm thiệt hại vậtchất, sự an toàn của các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh,

doanh nghiệp vận tải và của ngườitiêu dùng xã hội. Vụ việc này rồiđây sẽ bị xử lý, song điều quantrọng là phải rút ra những bài họckinh nghiệm của những “chuyệnđã rồi”. Ngoài vụ Trịnh Sướng,trước đây đã từng có những vụviệc như Khaisilk, Nhật Cường,…cho ta thấy có sở hở trong quản lývà bộc lộ những yếu kém về côngtác quản lý thị trường, cũng nhưvai trò và trách nhiệm của chínhquyền địa phương.

Về giá các mặt hàng thiết yếucũng có những điều cần phảiphân tích thêm: với mặt hàng thịtlợn, khi có dịch xảy ra ở các địaphương, mặc dù giá thịt lợn hơigiảm đến 30% - 40% song giá cảthịt lợn bán lẻ ở các chợ dân sinh

Sản xuất thực phẩm theo dây chuyền công nghệ hiện đại.

ẢN

H: C

HÍN

H B

ÌNH

Page 7: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

5TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

giảm không đáng kể. Thịt lợn ởmột số siêu thị lại đứng yên hoặctăng lên 10 – 15% , thậm chí 20%?Tại sao lại có những hiện tượngbất hợp lý và trái quy luật về giácả như vậy? Chúng ta chưa có mộtđợt phúc tra nào đối với giá bán lẻthịt lợn trong những đợt dịch vừaqua. Câu trả lời xin dành cho cơquan quản lý thị trường giá cả ởcác địa phương. Về hệ thống phânphối quốc gia, trong một hai nămgần đây và 5 tháng đầu năm 2019,tiếp tục nhiều cuộc mua bán sátnhập liên doanh liên kết đượcthực hiện, kể cả đối với các doanhnghiệp trong nước và FDI. Kết quảcủa những phi vụ trên đã hìnhthành những tập đoàn bán lẻ cósức mạnh dần dần chi phối thịtrường tiêu dùng ở Việt Nam.Những doanh nghiệp làm ăn yếukém, thua lỗ kéo dài, phải chấpnhận phá sản hoặc sát nhập. Đó làquy luật tất yếu và là kết quả củasự cạnh tranh trên thị trường bánlẻ Việt Nam ngày càng gay gắt,quyết liệt, có cả sự đào thải vàphát triển. Trong đó những đơn vịcó tiềm lực về mọi mặt, xây dựngđược thương hiệu và niềm tin củangười tiêu dùng, làm ăn có mốiquan hệ tử tế, trách nhiệm, có vănhóa sẽ phát triển một cách vữngchắc, kể cả bán hàng trực tiếp vàonline. Thị trường nội địa ViệtNam nổi lên, Saigon Coop,Vingroup với các chuỗi trung tâmthương mại, siêu thị, cửa hàng tựchọn của mình đang trên đà pháttriển nhanh và vững chắc, gópphần thúc đẩy sản xuất có chấtlượng và kích thích tiêu dùng xãhội. Cần nhân rộng những mô

hình làm ăn tử tế, có trách nhiệmtrên thị trường, góp phần xâydựng thương hiệu bán lẻ ViệtNam và ngành công nghiệp bánlẻ Việt Nam trong tương lai, cácdoanh nghiệp Việt muốn tồn tạiphải chấp nhận cạnh tranh mộtcách bình đẳng với các doanhnghiệp nước ngoài. Nhà nước bộngành cần có những chính sáchthiết thực hợp lý để khuyến khíchnhững doanh nghiệp Việt Namphát triển. Mặt khác cần xử lýnghiêm các vi phạm pháp luậtkinh doanh của những doanhnghiệp, tổ chức cá nhân làm ănkhông minh bạch, chụp giật, trốnthuế, sản xuất và kinh doanhhàng giả.

Về dự báo giá cả 6 tháng cuốinăm và cả năm 2019, trong điềukiện phức tạp của địa chính trịthế giới, kinh tế thế giới còn cónhững khó khăn diễn ra chưa cóđiểm dừng thì sự phát triển củanội lực trong nước là vô cùngquan trọng. Chúng ta cần chấpnhận để vượt qua những biếnđộng bất lợi này. Phải coi doanhnghiệp sản xuất kinh doanh lànhững tế bào cho sự phát triểncủa đất nước, tiếp tục duy trì sựổn định của kinh tế vĩ mô, kiềmchế lạm phát ở mức hợp lý, giữvững chính sách tiền tệ ổn định,điều quan trọng là khơi dậy đượcsức mạnh nội lực của toàn dân vàdoanh nghiệp, điều hành giá cảtrong những giai đoạn này cầnchú ý việc cân đối các quan hệtiền - hàng, cung cầu hàng hóa,có chính sách phát triển sản xuất,tạo ra quỹ hàng hóa dồi dào, cósức cạnh tranh cao ngay ở thị

trường nội địa, đi đôi với đó cầnphát triển hệ thống phân phốivững mạnh, hiệu quả, luôn luôngắn chặt giữa sản xuất và phânphối để phục vụ tiêu dùng xã hội.Việt Nam cần có những tập đoànbán lẻ mạnh, có thương hiệu bềnvững, tạo niềm tin cho nhà sảnxuất, nhà cung ứng hàng hóa vàngười tiêu dùng. Hiện nay nhữngtác động của giá điện, xăng dầuvà các loại hàng hóa dịch vụ khácđang ngấm dần vào giá cả nhữngmặt hàng thiết yếu của các giađình. Đời sống của nhân dân cóđược cải thiện hay không? Chínhlà việc kiềm chế thành công lạmphát theo mục tiêu đã định, đi đôivới nâng cao thu nhập của ngườilao động. Theo đánh giá của Tổngliên đoàn Lao động Việt Nam thìlương của công nhân lao độngViệt Nam chưa đủ sống, nếu giácả thị trường có tốc độ tăngnhanh hơn tiền lương được điềuchỉnh thì đời sống của họ sẽ tiếptục gặp khó khăn. Việc này đòihỏi sự vào cuộc của các cấp cácngành tập trung chăm lo mứcsống ngày một cải thiện chongười lao động, một tài sản quýgiá nhất của đất nước, điều mongmuốn rất đơn giản mà bản thânhọ - những người lao động khôngthể tự vượt qua được, mặc dù đãcó nhiều cố gắng. Làm được nhưvậy, chắc chắn nhiệm vụ kiểmsoát lạm phát ở mức dưới 4%trong năm 2019 sẽ đạt được, gópphần vào việc thúc đẩy sản xuấtvà phục vụ tiêu dùng xã hội, ổnđịnh và cải thiện từng bước đờisống của nhân dân trong năm2019 và những năm tiếp theo.v

Page 8: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

6 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Thủ tướng Chính phủ vừara Chỉ thị 16/CT-TTg về xâydựng Kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và Dự toán

ngân sách Nhà nước năm 2020.

Tiếp tục củng cố vữngchắc kinh tế vĩ mô

Chỉ thị nêu rõ mục tiêu tổngquát của Kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội và Dự toán ngân sáchNhà nước năm 2020 là tiếp tụccủng cố vững chắc nền tảng kinhtế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nângcao năng lực nội tại và tính tự chủcủa nền kinh tế; thực hiện hiệuquả, thực chất hơn các đột pháchiến lược, cơ cấu lại nền kinh tếgắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cáchthể chế và khơi thông nguồn lực;tạo môi trường thông thoáng,thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinhdoanh; quyết liệt thực hiện các dự

án quan trọng quốc gia, công

trình trọng điểm; đổi mới đồng bộ

giáo dục và đào tạo, nhất là đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao đáp ứng yêu cầu phát triển

của đất nước; phát triển bứt phá

thị trường trong nước; đưa du lịch

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

phát huy vai trò của các vùng kinh

tế trọng điểm và các đô thị lớn.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tếnhanh, bền vững, phấn đấu năm2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDPkhoảng 6,8%; phát triển kinh tế điđôi với phát triển toàn diện, đồngbộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội,nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân; tăng cườngquản lý tài nguyên, bảo vệ môitrường, phòng chống thiên tai,ứng phó biến đối khí hậu.

AN NHIÊN

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngânsách Nhà nước năm 2020 là tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế…phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8%; phát triển kinhtế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nângcao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên,bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đối khí hậu.

Phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8%.

Phấn đấu năm 2020 đạt tốc độtăng trưởng GDP khoảng 6,8%

Page 9: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

7TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Đẩy mạnh cải cách hành chính,cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy,tinh giản biên chế; nâng cao hiệulực, hiệu quả chỉ đạo điều hành vàthực thi pháp luật; quyết liệtphòng chống tham nhũng, lãngphí; xây dựng bộ máy liêm chính,hành động, phục vụ người dân,doanh nghiệp; củng cố quốcphòng, an ninh, bảo đảm trật tự antoàn xã hội. Nâng cao hiệu quảcông tác đối ngoại, hội nhập và uytín, vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế; thực hiện tốt vaitrò Chủ tịch ASEAN năm 2020;tăng cường công tác thông tintruyền thông hiệu quả, tạo đồngthuận xã hội, khơi dậy khát vọng,tự hào dân tộc và tinh thần đổimới, sáng tạo, năng động, thúcđẩy ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ, tạo động lực mới chophát triển đất nước.

Tại Hội nghị trực tuyến Chínhphủ với các địa phương tháng6/2019, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc nhấn mạnh: “Kinh tế là mộtdòng chảy, không được dừng, cầngiải quyết các tồn tại để dòng chảyấy ngày càng lớn. Đây là tráchnhiệm của Chính phủ kiến tạophát triển. Xây dựng thể chế,chính sách để tạo điều kiện pháttriển là việc quan trọng hàng đầu.Cần lưu ý không chỉ lo kinh tế, lotăng trưởng mà phải lo cả bảo vệmôi trường, đặc biệt là vấn đề xãhội, bảo đảm tam giác phát triểnkinh tế - xã hội - môi trường. Nếukhông chú ý vấn đề xã hội đúngmức thì đến một lúc nào đó, kinhtế không phát triển được nữa, rấtnguy hiểm”.

Xây dựng dự toán chi ngân sách Nhànước phù hợp với cácmục tiêu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầuDự toán thu ngân sách Nhà nướcnăm 2020 phải được xây dựngtheo đúng chính sách, chế độ hiệnhành, trên cơ sở đánh giá sát tìnhhình thu ngân sách Nhà nước cácnăm 2016 - 2018 và ước thực hiệnnăm 2019.

Phân tích, dự báo tình hình kinhtế, tài chính thế giới và trong nước,đặc biệt là những nhân tố tác độnglàm thay đổi tình hình sản xuất -kinh doanh, đầu tư, phát triển củadoanh nghiệp và hoạt độngthương mại, xuất nhập khẩu năm2020; tính toán cụ thể các yếu tốtăng, giảm thu do thay đổi chínhsách pháp luật về thu và thực hiệnlộ trình cắt giảm thuế để thực hiệncác cam kết hội nhập kinh tế quốctế; thực hiện các biện pháp cảicách hành chính, hiện đại hóacông tác quản lý thu; tăng cườngthanh tra, kiểm tra, chống thất thu,quản lý chặt chẽ giá tính thuế, mở

rộng triển khai hóa đơn điện tử;phát hiện và ngăn chặn các hànhvi buôn lậu, gian lận thương mại,chuyển giá, trốn lậu thuế; tăngcường xử lý nợ đọng thuế.

Cũng tại Hội nghị trực tuyếnvới các đại phương, Thủ tướng đềcập: “Trước bối cảnh quốc tế, khuvực hiện nay rất phức tạp, dự báotiếp tục diễn biến khó lường, yêucầu đặt ra với tất cả các bộ, cácngành, các địa phương là cần phảilinh hoạt ứng phó, có đối sách kịpthời, không được chủ quan, phảixác định rõ những nhiệm vụ,những giải pháp trọng tâm đối vớitừng bộ, ngành, địa phương trêntinh thần phân cấp mạnh mẽ hơn,đề cao hơn nữa trách nhiệm ngườiđứng đầu, chủ động, linh hoạt hơntrong chỉ đạo điều hành, huy độngsự vào cuộc của cả hệ thống chínhtrị, cộng đồng doanh nghiệp vàtoàn dân”.

Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ huyđộng từ thuế, phí vào ngân sáchNhà nước năm 2020 đạt khoảng19 - 20% GDP. Dự toán thu nội địa(không kể thu từ dầu thô, thu tiền

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Page 10: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

8 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn

Nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi

nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) năm 2020

bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 10 -

12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2019.

Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc

điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh

tế trên địa bàn của từng địa phương. Dự toán

thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình

quân tối thiểu 5 - 7% so với đánh giá ước thực

hiện năm 2019.

Xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước

năm 2020 phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại

ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị

quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, các Nghị

quyết số 25/2016/QH14, số 26/2016/QH14, số

1/2018/QH14 của Quốc hội, gắn với việc triển

khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị

quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương

6 (Khóa XII), Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị

quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương

7 (Khóa XII).

Tiếp tục quán triệt yêu cầu công khai,

minh bạch và thực hiện triệt để tiết kiệm,

chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm

vụ; chủ động sắp xếp các khoản chi và thứ tự

ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ theo mức độ

cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai

thực hiện năm 2020; chỉ trình cấp có thẩm

quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ

mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo

đảm; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh

phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm

vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết

định; không bố trí dự toán chi cho các chính

sách chưa ban hành; đẩy mạnh sắp xếp, cơ

cấu lại, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả

nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại

doanh nghiệp Nhà nước.v

8 nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộinăm 2020Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Chỉ thị của Thủ tướngChính phủ đã đặt ra 08 định hướng và nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội năm 2020, cụ thể:1- Điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, phối hợp chặtchẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa,đầu tư, thương mại; giá và các chính sách khác, thực hiệnnhất quán mục tiêu xuyên suốt là duy trì ổn định kinh tế vĩmô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nềnkinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh;2- Đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông các nguồnlực, tạo động lực mới cho phát triển;3- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồngbộ các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợixã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngườidân;4- Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ khung khổ cơ chế, chínhsách, pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường; xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng;kiểm soát chặt chẽ cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môitrường và các nguồn xả thải; tập trung xử lý rác thải đôthị, nông thôn, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hiệu quả,bền vững; thực hiện nghiêm quy định về quản lý, bảo vệ,phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học...5- Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩymạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí;6- Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặtkỷ luật, kỷ cương, xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nângcao hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng Chính phủ điệntử phục vụ người dân và doanh nghiệp;7- Tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quảcông tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định để phát triển;8- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và côngtác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan của Đảng,Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chínhtrị xã hội, các đoàn thể nhân dân nhằm tạo sự đồng thuậnxã hội, khơi dậy niềm tin và khát vọng của dân tộc...

Page 11: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

9TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Quyết tâm làm chođược Chính phủ điện tử

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,Chủ tịch Ủy ban cho biết, ngày7/3/2019, Chính phủ đã ban hànhNghị quyết số 17/NQ-CP về một sốnhiệm vụ, giải pháp trọng tâmphát triển CPĐT giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến 2025, trongđó, đã giao 83 nhiệm vụ cụ thểcho các bộ, ngành, cơ quan. Đếnnay, cơ bản các bộ, ngành, cơquan đã ban hành kế hoạch triểnkhai Nghị quyết 17, bước đầu đạtkết quả.

“Đây là công việc mới, việc khó,nên thường xuyên tổng kết, sơ kếtrút kinh nghiệm. Việc rút kinhnghiệm cách làm hay ở các bộ, địaphương là việc cần thiết. Cách làmnào tốt nhất, tiết kiệm nhất, antoàn nhất, đạt kết quả tốt nhất đểphục vụ nhân dân, phục vụ pháttriển là câu hỏi lớn đặt ra”, Thủtướng nhấn mạnh.

Cùng với việc xây dựng CPĐT,chính quyền điện tử, Thủ tướng đềnghị đưa ra các giải pháp bảo đảm

sự thống nhất về cách làm, sự kếtnối thống nhất, đồng bộ giữaTrung ương và địa phương. Thủtướng cũng nhấn mạnh vấn đềbảo đảm an ninh, an toàn tuyệtđối trong xây dựng CPĐT. “Ai làngười chịu trách kiểm soát vấn đềnày. An toàn cần đặt lên hàng đầu,nếu không an toàn thì chưa làm”.

Về phương hướng nhữngtháng cuối năm 2019, người đứngđầu Chính phủ nhấn mạnh nhiệmvụ tập trung kết nối liên thông gửi,

nhận văn bản điện tử theo Quyếtđịnh 28 của Thủ tướng, xây dựngcác hệ thống thông tin phục vụchỉ đạo điều hành, cơ sở dữ liệuquốc gia, cổng dịch vụ công, hệthống thông tin một cửa điện tửcấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp dịch vụcông trực tuyến mức độ 3, 4 theodanh mục Thủ tướng đã ban hànhvà khả năng sẵn sàng kết nối, chiasẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ côngquốc gia. Tinh thần là quyết tâmlàm cho được CPĐT.

Xây dựng Chính phủ điện tửtiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số

Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT là 2 hạt nhân quan trọng trong xây dựngCPĐT.

HỒNG ANH

“Phương châm thực hiện Chính phủ điện tử (CPĐT), phải lấy người dânlàm trung tâm, lấy sự thuận tiện, hài lòng của người dân làm mục tiêu vàphải bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Dịch vụ công trên nền tảng sốphải thuận tiện”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghịtrực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xâydựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

Page 12: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

10 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Đánh giá tình hình xây dựngCPĐT, Thủ tướng cho rằng kết quảđầu tiên tích cực là đã ban hànhNghị quyết số 17/NQ-CP về một sốnhiệm vụ, giải pháp trọng tâmphát triển CPĐT giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến 2025, đượccác bộ, ngành, địa phương tíchcực triển khai. Đến nay, các bộ đãhoàn thành 7/83 nhiệm vụ đượcgiao trong khi Nghị quyết mới banhành được 3 tháng rưỡi. Khungpháp lý đồng bộ về xây dựngCPĐT từng bước hoàn thiện. Cácbất cập khó khăn trong cơ chế đầutư, dịch vụ công nghệ thông tin(CNTT) dần được tháo gỡ.

Thủ tướng đánh giá cao vai tròcủa Văn phòng Chính phủ, BộTT&TT là 2 hạt nhân quan trọngtrong xây dựng CPĐT. Tuy vậy, vẫncòn các tồn tại, hạn chế như: Sốlượng dịch vụ công trực tuyến cótăng lên nhưng tỷ lệ thực hiện cònthấp, hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ dịchvụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cònkhá thấp, địa phương đạt tỷ lệ 15%còn các bộ, ngành đạt gần 29%.Mục tiêu đến hết năm 2019 cókhoảng 30% dịch vụ công trựctuyến ở mức độ 4 (theo tinh thầnNghị quyết 02) sẽ khó đạt nếuchúng ta không thúc đẩy quyết liệtviệc này. Tiến độ xây dựng cơ sở dữliệu quốc gia làm nền tảng pháttriển Chính phủ điện tử còn chậm,đặc biệt là cơ sở dữ liệu dân cư.

Từ các phân tích trên, Thủtướng nêu rõ tầm nhìn trong xâydựng CPĐT, tiến tới Chính phủ số,nền kinh tế số. Đây là 3 cấp độphát triển khác nhau, không phảixong cấp độ 1 rồi mới tới cấp độ 2mà ngay cấp độ 1 đã có các yếu tố

của cấp độ 2, 3. Việc xây dựngCPĐT là giải quyết 4 mối quan hệ,gồm 2 quan hệ với bên ngoài(Chính phủ với người dân, Chínhphủ với doanh nghiệp) và 2 quanhệ nội bộ (giữa các cơ quan Chínhphủ với nhau, giữa Chính phủ vớicán bộ công chức). Làm tốt mốiquan hệ bên trong thì mới làm tốtmối quan hệ bên ngoài.

Mục tiêu của CPĐT là cung cấpthông tin và dịch vụ công dựa trênnền tảng số tới mọi người, mọi lúc,mọi nơi; tăng cường công khai,minh bạch, phòng chống thamnhũng; tăng cường sự tham giacủa người dân vào quá trình raquyết định của Chính phủ.

Về nguyên tắc, phải bảo đảmliên thông, không trùng lắp, có thểmở rộng và bảo đảm an toàn, anninh mạng. Các dự án triển khaiphải đặt dưới sự bảo đảm về anninh, an toàn mạng của một đơnvị có thẩm quyền, có trách nhiệm.

Về phương châm thực hiệnCPĐT, phải lấy người dân làmtrung tâm, lấy sự thuận tiện, hàilòng của người dân làm mục tiêuvà phải bảo đảm không ai bị bỏ lạiphía sau. Dịch vụ công trên nềntảng số phải thuận tiện. Nếu ngườidân không dùng, doanh nghiệp,tổ chức không dùng thì coi nhưChính phủ điện tử thất bại, đầu tưlà lãng phí.

Về cách tiếp cận, cách làmChính phủ điện tử, Thủ tướng lưuý sử dụng hình thức đối tác côngtư một cách chặt chẽ. “Những gì đãphát triển, đang chạy tốt thì phảiliên thông lại. Cái gì chưa làm thìlàm theo cách mới, tức là xây dựng

các nền tảng dùng chung cho cáctỉnh, các bộ, ngành, tránh lãng phí,triển khai đồng bộ và nhanh theohướng Chính phủ đầu tư hoặcthuê dịch vụ của nền tảng này”.

Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủtrì đề xuất các nền tảng dùngchung của CPĐT và phương ánđầu tư hay thuê dịch vụ, trình Thủtướng phê duyệt. Cần chú ý việcthiết kế lại các quy trình cung cấpdịch vụ công để phù hợp, đưa lêntrực tuyến. Ưu tiên làm trước cácdịch vụ công thiết yếu với ngườidân, doanh nghiệp. Dữ liệu là tàinguyên trong nền kinh tế số, làvấn đề cốt lõi của chuyển đổi số vàCPĐT. Bởi vậy, Bộ TT&TT chịu tráchnhiệm trước Chính phủ về quản trịdữ liệu.

Thủ tướng yêu cầu tập trungxây dựng, sớm đưa vào vận hànhCổng dịch vụ công quốc gia, dựkiến trong tháng 11/2019. Thủtướng cũng giao Bộ TT&TT chủ trìphối hợp với Văn phòng Chínhphủ, Tổ công tác của Ủy ban hằngnăm đánh giá các rủi ro và đề xuấtgiải pháp giảm thiểu rủi ro trongquá trình thực hiện.

Xây dựng CPĐT gắn kếtchặt chẽ với cải cáchhành chính

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướngTrương Hòa Bình nhấn mạnh: Việcxây dựng CPĐT phải gắn kết chặtchẽ với cải cách hành chính vàkinh nghiệm của các nước trên thếgiới, không chỉ nhằm hiện đại hóanền hành chính theo hướng ứngdụng mạnh mẽ CNTT, mà còntừng bước hoàn thiện bộ máy, cảicách thể chế, nâng cao chất lượng

Page 13: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

11TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

phục vụ người dân. “Thời gian qua,công tác xây dựng CPĐT được gắnkết chặt chẽ với cải cách hànhchính theo chỉ đạo của Thủ tướng,chúng ta đang nhìn thấy nhữngnỗ lực làm thay đổi khá rõ nét vàtích cực trong phương thức làmviệc của các cơ quan hành chínhNhà nước. Đây là những bước điquan trọng để bám sát mục tiêuxây dựng Chính phủ kiến tạo, pháttriển, liêm chính, hành động, phụcvụ người dân và doanh nghiệp”.

Một trong những mục tiêu xâydựng CPĐT là cải cách hành chínhhướng đến nâng cao chất lượngphục vụ người dân trong giảiquyết thủ tục hành chính (TTHC),Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố 61/2018/NĐ-CP, là một trongnhững giải pháp thể hiện rõ quyếttâm của Chính phủ nhằm tiếp tụchoàn thiện, nâng cao chất lượngphục vụ và đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông trong giảiquyết các TTHC.

Chúng ta xác định lấy ngườidân, doanh nghiệp làm trung tâmvà theo những quy định tại Nghịđịnh thì toàn bộ quy trình giảiquyết TTHC đều được theo dõitrên hệ thống điện tử, giúp nângcao tính minh bạch, làm rõ tráchnhiệm của mỗi phòng, ban, đơn vịtrong từng khâu giải quyết TTHC,cũng như làm cơ sở để đánh giáviệc giải quyết TTHC. Đánh giá đachiều và lượng hóa trên cơ sở ứngdụng CNTT đối với mức độ hoànthành công việc của công chức.

“Chúng ta xây dựng Chính phủkiến tạo, phục vụ người dân, thì

khi người dân và doanh nghiệpcần phải giải quyết những thủ tục,nội bộ các cơ quan Nhà nước phảitổ chức việc liên thông, phối hợp,trả hồ sơ đầu ra, không buộcngười dân và doanh nghiệp phảiđi lòng vòng”, Phó Thủ tướngThường trực nhấn mạnh.

Qua các cuộc kiểm tra, làm việctại các địa phương, bộ, ngành chothấy các cấp, các ngành đã rất nỗlực bám sát các quy định và nhữngyêu cầu của Chính phủ trong việcthiết lập Cổng dịch vụ công quốcgia, Hệ thống thông tin một cửađiện tử và điện tử hóa quy trìnhgiải quyết các TTHC. Tại một sốtỉnh, thành phố đã kiểm nghiệmsự đánh giá hài lòng của ngườidân trên Hệ thống thông tin mộtcửa điện tử.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộngành, địa phương tập trungtriển khai Nghị định số61/2018/NĐ-CP của Chính phủ vàcác nhiệm vụ tại Công điện 985của Thủ tướng Chính phủ; lưu ýmột số nhiệm vụ lớn.

Về việc thiết lập và nâng cấpCổng dịch vụ công, Hệ thốngthông tin một cửa điện tử cấp bộvà cấp tỉnh, mỗi bộ, ngành, địaphương chỉ thiết lập một cổngdịch vụ công duy nhất để triểnkhai trong địa phương, ngành,lĩnh vực. Việc thiết lập, vận hànhCổng phải bảo đảm các chứcnăng theo quy định, đề caonguyên tắc công khai, minh bạch,gắn với yêu cầu bảo đảm an toànvà an ninh thông tin, bảo vệthông tin cá nhân. Cổng dịch vụcông và Hệ thống thông tin một

cửa điện tử được kết nối, tích hợpvới Cổng dịch vụ công quốc giađể tạo điều kiện thuận lợi chongười dùng, công tác quản lý,giám sát của Chính phủ.

Cần đổi mới, hoàn thiện cácphương thức đánh giá giải quyếtTTHC, có cơ chế, giải pháp khuyếnkhích người dân và doanh nghiệptham gia vào công tác này. Đặcbiệt, lưu ý đến việc ứng dụngCNTT trong đánh giá sự hài lòng,giải quyết TTHC, chức năng đánhgiá tự động của hệ thống thôngtin một cửa điện tử.

Các bộ, ngành, địa phương cầnrà soát, tính toán, lựa chọn TTHCtrong số thủ tục, hồ sơ phát sinhnhiều để cung cấp dịch vụ côngtrực tuyến cấp độ 3 và 4. Nâng cấpchất lượng dịch vụ đang cung cấptheo hướng thân thiện với ngườidùng, đồng thời việc cung cấp vàthực hiện dịch vụ cần có cơ chếxác định người dùng để bảo đảman ninh, an toàn thông tin và bảođảm tính pháp lý của giao dịch.

Đồng thời, chuẩn bị thực hiệnchuẩn hóa cơ sở dữ liệu TTHC củabộ, ngành, địa phương mình trêncơ sở dữ liệu quốc gia về TTHCtheo hướng dẫn của Văn phòngChính phủ để bảo đảm các yêucầu mới của Cổng dịch vụ côngquốc gia, bảo đảm thống nhất,đồng bộ.

Văn phòng Chính phủ khẩntrương triển khai Cổng dịch vụcông quốc gia, phối hợp chặt chẽvới các bộ, ngành, địa phương, kếtnối với Cổng dịch vụ công, Hệthống thông tin một cửa điện tửcủa các bộ, ngành, địa phương.v

Page 14: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

12 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng dẫn dắttăng trưởng kinh tế

Về sản xuất côngnghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngànhcông nghiệp 6 tháng đầu năm2019 tăng 9,5% so với cùng kỳnăm trước, duy trì tỷ lệ tăng dầnqua các tháng (1T tăng 7,9%; 2Ttăng 9,2%; 3T tăng 9,2%; 4T tăng9,1%; 5T tăng 9,5%). Trong đó,ngành chế biến, chế tạo tiếp tục làđiểm sáng dẫn dắt tăng trưởngchung của toàn ngành với mứctăng 10,8%.

Giá trị tăng thêm toàn ngànhcông nghiệp 6 tháng đầu năm ướctính tăng 9,13% so với cùng kỳnăm trước (quý I tăng 9%; quý IItăng 9,24%), thấp hơn mức tăng9,28% của cùng kỳ năm 2018nhưng cao hơn mức tăng 7,01%và 5,42% của cùng kỳ năm 2016 vànăm 2017.

Ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo tiếp tục là điểm sáng của

toàn ngành với mức tăng 11,18%

(quý I tăng 11,52%; quý II tăng

10,9%); ngành sản xuất và phân

phối điện tăng 10,63%; ngành

cung cấp nước và xử lý rác thải,

nước thải tăng 7,79%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tiếp tục duy trìmức tăng trưởng tốt.

TRUNG ANH

Năm 2019 được xác định là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các Nghịquyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện phương châm hànhđộng "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả", ngànhCông thương đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốchội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, nửa đầu năm 2019 đãđạt được kết quả quan trọng trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp vàthương mại. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫndắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.

Page 15: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

13TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Tăng trưởng của các ngànhsản xuất công nghiệp 6 thángnăm 2019 cơ bản đã và đang bámsát theo kịch bản đề ra từ đầunăm, với tốc độ tăng giá trị tăngthêm 9,13%, chỉ số sản xuất toànngành công nghiệp tăng 9,5%.Trong đó công nghiệp chế biến,chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫndắt mức tăng trưởng chung củangành công nghiệp và toàn nềnkinh tế.

Tình hình xuất nhậpkhẩu

Tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu 6 tháng đầu năm đã vượtmức 200 tỷ USD. Trong đó, xuấtkhẩu ước đạt 122,42 tỷ USD, tăng7,1%, nhập khẩu ước đạt 120,78 tỷUSD, tăng 8,8% so với cùng kỳnăm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu 6 thángđầu năm 2019 ước đạt 122,42 tỷUSD, tăng 7,1% so với cùng kỳnăm 2018 (thấp hơn mức tăng16,4% của cùng kỳ năm 2018 sovới năm 2017), bằng 46,55% kếhoạch năm. Trong đó, kim ngạchxuất khẩu của khu vực 100% vốntrong nước ước đạt 36,67 tỷ USD,tăng 10,4% so với cùng kỳ năm2018; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,75 tỷUSD, tăng 5,7% so với cùng kỳ.Tăng trưởng xuất khẩu diễn biếntheo chiều hướng tăng dần quacác tháng và dần tiệm cận với chỉtiêu Quốc hội đề ra năm 2019(tăng trưởng đạt 7 - 8%).

Kim ngạch nhập khẩu 6 thángđầu năm 2019 ước đạt 120,78 tỷUSD, tăng 8,8% so với cùng kỳnăm 2018. Trong đó, kim ngạch

nhập khẩu của khu vực 100% vốntrong nước ước đạt 51,66 tỷ USD,tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài ước đạt 69,12 tỷ USD,tăng 6,1%.

Hai mặt hàng có kim ngạchtăng mạnh nhất là dầu thô và thanđá, tăng lần lượt là 257,8% và65,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cán cân thương mạihàng hóa

Từ đầu năm 2019 đến nay, mặcdù có sự thâm hụt thương mạitrong một vài tháng nhưng tínhchung 6 tháng đầu năm 2019 cáncân thương mại của Việt Nam vẫnduy trì đà xuất siêu, với kim ngạchxuất siêu ở mức 1,64 tỷ USD. Khuvực FDI xuất siêu 16,6 tỷ USD.Nhập siêu của khu vực doanhnghiệp trong nước ước đạt 14,99tỷ USD.

Trong bối cảnh thương mạitoàn cầu sụt giảm, xuất khẩu củanhiều nước trong khu vực tăng

thấp hoặc giảm như Singapore 5tháng năm 2019 giảm 0,88%; TháiLan giảm 2,7%, Ấn Độ chỉ tăng2,37%; căng thẳng thương mại Mỹ- Trung Quốc tiếp tục diễn biếnphức tạp, xu hướng bảo hộ mậudịch ngày càng gia tăng thì kếtquả xuất khẩu 6 tháng đầu năm2019 của Việt Nam có thể xem làtích cực. Điều này cho thấy sự nỗlực rất lớn của các doanh nghiệp.

Về phát triển thịtrường trong nước

Trong 6 tháng đầu năm, cungcầu các hàng hóa thiết yếu cơ bảnổn định, không có hiện tượngtăng giá đột biến. Riêng mặt hàngthịt lợn, giá giảm do dịch bệnh tảlợn châu Phi bùng phát tại nhiềutỉnh, thành phố trong cả nước vàthời tiết nắng nóng làm giảm nhucầu tiêu thụ. Tuy nhiên hiện naygiá thịt lợn hơi đã tăng trở lại donguồn cung thị trường bắt đầu códấu hiệu giảm do quy mô chănnuôi tại các hộ gia đình giảm

Tăng trưởng của các ngành sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2019 cơ bản đã vàđang bám sát theo kịch bản đề ra từ đầu năm.

Page 16: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

14 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

mạnh. Các nhóm hàng vật liệu xâydựng như thép, xi măng đều điềuchỉnh tăng giá do giá nguyên liệuđầu vào tăng (giá điện, than chosản xuất xi măng, xăng dầu, quặngsắt đều tăng). Nhóm hàng nguyênliệu và năng lượng chịu ảnhhưởng của giá thế giới trước cácbiến động của các vấn đề chính trịvà thương mại giữa các nước lớnnên có biến động tăng giảm đanxen. Các mặt hàng khác như lươngthực, phân bón, giấy, đường giátương đối ổn định.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng 6tháng đầu năm nay đạt tốc độtăng cao so với cùng kỳ năm trước(11,5%), thể hiện cầu tiêu dùngtrong dân tăng. Lượng cung hànghóa trên thị trường dồi dào, đápứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầusản xuất và tiêu dùng. Thị trườngtiêu thụ được mở rộng, đa dạnghóa các hình thức khuyến mại gópphần làm sôi động thị trườngtrong những tháng đầu năm 2019.Cụ thể:

6 tháng đầu năm 2019, tổngmức bán lẻ hàng hóa và doanhthu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.391,1nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so vớicùng kỳ năm trước, thấp hơn mứctăng của 6 tháng năm 2018 nhưngcao hơn mức tăng 6 tháng của cácnăm giai đoạn 2015 - 2017, nếuloại trừ yếu tố giá tăng 8,7% (cùngkỳ năm 2018 tăng 8,6%).

Xét theo ngành hoạt động,doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 thángđạt 1.823,6 nghìn tỷ đồng, chiếm76,3% tổng mức và tăng 12,5% sovới cùng kỳ năm trước. Trong đó,

ngành hàng lương thực, thựcphẩm tăng 13%; đồ dùng, dụng cụ,trang thiết bị gia đình tăng 12,1%;may mặc tăng 11,1%; vật phẩm vănhóa, giáo dục và phương tiện đi lạicùng tăng 10,7%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ănuống 6 tháng năm nay ước tínhđạt 286,7 nghìn tỷ đồng, chiếm12% tổng mức và tăng 9,8% so vớicùng kỳ năm trước. Doanh thu dulịch lữ hành 6 tháng ước tính đạt21,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9%tổng mức và tăng 13,3% so vớicùng kỳ năm trước. Doanh thudịch vụ khác 6 tháng ước tính đạt258,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8%tổng mức và tăng 6,3% so vớicùng kỳ năm 2018.

Có thể nói, tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng xã hội tiếp tục duy trì mứctăng trưởng tốt, tạo tiền đề cho việcthực hiện mục tiêu tăng trưởng cảnăm 2019 ở mức 11,5 - 12%.

Giải pháp trọng tâm 6tháng cuối năm 2019

Để hoàn thành thắng lợi các kếhoạch đề ra, ngành Công thươngtập trung bám sát tình hình, theodõi diễn biến thị trường trongnước và ngoài nước để có các biệnpháp xử lý, tháo gỡ khó khănvướng mắc cho hoạt động sảnxuất kinh doanh (đặc biệt là ở cácdự án lớn, địa bàn trọng điểm vềsản xuất công nghiệp và thươngmại) và phản ứng chính sách kịpthời. Đây là nhiệm vụ trọng tâm,xuyên suốt phải tập trung bám sátthực hiện. Theo đó, Bộ Côngthương ưu tiên dành thời gian đểlàm việc với cơ sở, nắm sát tình

hình để đôn đốc, kiểm tra, xử lýcông việc.

Kiên trì thực hiện các giải phápnhằm tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất, tạo nguồn hàng cho xuấtkhẩu, khơi thông thị trường xuấtkhẩu. Xác định tiếp tục tập trungmạnh vào đổi mới, nâng cao hiệuquả của cơ chế phối hợp với cácBộ ngành, địa phương và hiệp hộidoanh nghiệp để tạo sự kết nối,phối hợp đồng bộ hơn trong việcxử lý các vấn đề phát sinh trongthương mại quốc tế như vượt quacác rào cản thương mại, kiểm dịchđộng thực vật, các vấn đề vềchống trợ cấp, chống bán phá giácủa nước ngoài đối với hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam, vấn đềgian lận xuất xứ khi nguy cơ hànghóa Trung Quốc “mượn đường” và“mượn xuất xứ” của Việt Nam đểvào Mỹ.

Bên cạnh đó, thực hiện đồngbộ và triển khai hiệu quả các Hiệpđịnh thương mại tự do (FTA) đã cóhiệu lực, các cam kết trong WTO vàCộng đồng Kinh tế ASEAN để mởrộng thị trường xuất khẩu, kiểmsoát có hiệu quả nhập khẩu; tíchcực chuẩn bị cho việc thực thi hiệuquả các FTA thế hệ mới. Triển khaicó hiệu quả Kế hoạch hành độngthực hiện Hiệp định CPTTP củaChính phủ và của các Bộ ngành,địa phương. Đối với Hiệp địnhThương mại tự do và Hiệp địnhBảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU(EVFTA và IPA), Bộ Công thương sẽtiếp tục tập trung triển khai cácbước tiếp theo nhằm sớm hoàntất phê chuẩn Hiệp định.v

Page 17: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

15TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Cơ hội và thách thứcTrong nông nghiệp, Việt Nam

đã có một số ngành phát triểnthuộc hàng đi đầu trên thế giớinhư cà phê, gạo, thủy sản, đồ gỗ…Các FTA, trong đó có CPTPP và FTAViệt Nam - EU (EVFTA) là cơ hội đểtăng xuất khẩu, góp phần xâydựng nhiều ngành mũi nhọn hơncũng như nâng cao giá trị gia tăngcủa các ngành sản xuất nôngnghiệp. Việc thực thi CPTPP đồngnghĩa với hàng rào thuế quanđược xóa bỏ, tuy nhiên hàng ràokỹ thuật sẽ nghiêm ngặt và khắtkhe hơn. Chính vì vậy, CPTPP cũngđặt ra không ít thách thức đối vớisản xuất tiêu thụ, phân phối nôngsản Việt Nam.

Tại Hội thảo “CPTPP: Cơ hội vàthách thức cho nông sản Việt”, ôngThào Xuân Sùng, Chủ tịch HộiNông dân Việt Nam cho biết:“CPTPP được ghi nhận là Hiệpđịnh có tiêu chuẩn cao, toàn diệnvà cân bằng, nên Việt Nam sẽ đượcnhiều hơn mất và chắc chắnchúng ta sẽ được nâng cao trìnhđộ canh tác nông nghiệp, hàng

hóa đạt chuẩn quốc tế vì bạn bè

và vì chính mình. Vì vậy, chúng ta

phải nhận thức được thuận lợi, cơ

hội, cũng như khó khăn, thách

thức, nhất là lĩnh vực thương mại

nông sản khi Việt Nam ngày càng

đi sâu vào CPTPP và EVFTA để vượt

qua khó khăn, thách thức, giành

được những thắng lợi to lớn và có

lợi cho người nông dân theo quan

điểm vì nông dân và nông dânlàm chủ”.

Tuy nhiên, dưới tác động củacác FTA, thị trường nông sản trongnước cũng đang dần gia tăng áplực cạnh tranh. Đó là sự hiện diệnvà gia tăng số lượng hàng hóanông sản nhập khẩu từ nướcngoài. Trong số nhiều mặt hàngnông sản đó, Việt Nam vẫn sản

Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vớicác công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến trên thế giới.

Cơ HỘI VÀ THÁCH THứCcho nông sản Việt

MINH VƯƠNG

Ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên TháiBình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam -thành viên thứ 7 của hiệp định. Là một hiệp định tự do thương mại(FTA) thế hệ mới, CPTPP được dự báo sẽ có tác động toàn diệnđến các hoạt động kinh tế, xã hội của Việt Nam, trong đó nôngnghiệp được dự báo chịu tác động lớn cả tích cực và tiêu cực.

Page 18: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

16 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

xuất được, thậm chí sản xuất vớisố lượng, chất lượng tốt nhưngkhó cạnh tranh được với hàngnhập khẩu về giá thành và uy tínthương hiệu.

Bộ trưởng Bộ Công thươngTrần Tuấn Anh cũng cho biết, hộinhập kinh tế quốc tế nói chung vàviệc tham gia các Hiệp địnhthương mại tự do nói riêng, đặcbiệt là các hiệp định thế hệ mới,tiêu chuẩn cao và toàn diện nhưCPTPP và EVFTA không phải chỉmang lại cơ hội mà còn kèm theonhững rủi ro và thách thức.

Do vậy, “Để hỗ trợ các doanhnghiệp có thể tận dụng được tốiđa những cơ hội cũng như giảmthiểu những thách thức gặp phảitrong quá trình thực thi các Hiệpđịnh này, Chính phủ đã và đangchỉ đạo các Bộ, ngành chủ độngchuẩn bị các chương trình thiếtthực cho doanh nghiệp và ngườidân, đồng thời tiếp tục đẩy mạnhcông tác thông tin, tuyên truyền,hướng dẫn nhằm nâng cao nhậnthức và sự hiểu biết của địaphương, doanh nghiệp về các quyđịnh, cam kết của các Hiệp định,đặc biệt là trong lĩnh vực nôngnghiệp - lĩnh vực được dự đoán sẽcó nhiều cơ hội nhưng cũng gặpkhông ít thách thức từ quá trìnhthực thi”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anhnhấn mạnh.

Hiệp định CPTPP giúpdoanh nghiệp khắcphục hiệu quả các vấnđề khó khăn

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụtrưởng Vụ Chính sách thương mạiđa biên, Bộ Công thương phân

tích: Trước những khó khăn củangành nông nghiệp trong các vấnđề liên quan đến thị trường, chấtlượng sản phẩm, tính kết nối giữacác doanh nghiệp, Hiệp địnhCPTPP sẽ giúp doanh nghiệp khắcphục một cách hiệu quả các vấnđề như:

Mở rộng thị trường tiêu dùngsản phẩm nông nghiệp. Việc cácnước, trong đó có các thị trườnglớn như Canada, Australia và NhậtBản giảm thuế nhập khẩu về 0%cho hàng nông sản của nước ta sẽtạo ra những tác động tích cựctrong việc thúc đẩy kim ngạchxuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệpViệt Nam khi xuất khẩu nông sảnsang thị trường các nước thànhviên Hiệp định CPTPP sẽ đượchưởng cam kết cắt giảm thuếquan rất ưu đãi, giúp mở rộng thịtrường xuất khẩu, tăng cường tiếpcận các thị trường lớn nhất thếgiới với ưu thế đáng kể.

Tăng tính kết nối giữa cácdoanh nghiệp thông qua việctham gia chuỗi cung ứng khu vựcvà toàn cầu. Các nước CPTPPchiếm 13,5% GDP toàn cầu vớitổng kim ngạch thương mại hơn10.000 tỷ USD, bao gồm các thịtrường lớn như Nhật Bản, Canada,Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khichuỗi cung ứng mới hình thành.Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướngnày phát triển ngày càng mạnhmẽ hơn, là điều kiện quan trọngđể nâng tầm trình độ phát triểncủa nền kinh tế nói chung và nềnnông nghiệp Việt Nam nói riêng,tăng năng suất lao động, tham giavào các công đoạn sản xuất có giátrị gia tăng cao hơn, từ đó tạođộng lực và sức ép cho doanhnghiệp trong nước đầu tư sản xuấttrong nước theo hướng giảm xuấtkhẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tưphát triển chuỗi giá trị và chuỗicung ứng, tăng cường xuất khẩusản phẩm chế biến có giá trị gia

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới.

Page 19: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

17TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

tăng cao... Đây là cơ hội rất lớn đểnâng tầm nền nông nghiệp ViệtNam trong 5 - 10 năm tới.

Nâng cao chất lượng sảnphẩm. Doanh nghiệp Việt Namcần tuân thủ nghiêm các tiêuchuẩn khắt khe của thị trườngtrong khối nhằm đẩy mạnh việcxuất khẩu sang các nước thànhviên CPTPP và tăng tính cạnhtranh cho sản phẩm. Hàng hóanông sản của Việt Nam còn phảiđối diện với sức ép cạnh tranh tạisân nhà đến từ việc hàng hóa cácnước CPTPP tràn vào thị trườngtrong nước. Sức ép từ hai phía sẽtạo động lực cho doanh nghiệpViệt Nam cải cách mô hình kinhdoanh, đầu tư hơn vào dâychuyền sản xuất và nguồn lựclao động.

Bên cạnh sức ép trực tiếp đếntừ cạnh tranh, nền nông nghiệpViệt Nam sẽ hấp thụ được khoahọc kỹ thuật mới thông qua hoạtđộng đầu tư xuyên quốc gia đikèm với khoa học công nghệ vànâng cao trình độ kỹ năng laođộng, từ đó thay đổi được cáchlàm truyền thống, nâng cao hiệuquả sản xuất và chất lượng củasản phẩm.

Sức ép cạnh tranh là một tháchthức lớn đối với nền kinh tế và cácdoanh nghiệp Việt Nam, bao gồmcác doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh trong lĩnh vực nôngnghiệp. So với các thành viênkhác, Việt Nam có lợi thế về sảnxuất nông thủy sản nhiệt đới vớilợi thế sản xuất có khả năng cạnhtranh cao, giá thành thấp, nguồnnguyên liệu dồi dào, năng suất

cao, nguồn nhân lực rẻ hơn. Tuynhiên, các nhóm mặt hàng nôngsản chế biến Việt Nam sẽ phải đốimặt với các mặt hàng rau quả chếbiến phổ biến tại các thị trườngmới với mẫu mã đa dạng và chấtlượng cao do ngành công nghiệpchế biến nông sản của ta chưađược phát triển như các thànhviên khác.

Trong thời gian qua, Chính phủđã ban hành các Nghị định theohướng cơ cấu lại ngành nôngnghiệp, tổ chức lại sản xuất, thíđiểm một số mô hình sản xuất tiêntiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệpvà nông dân trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh nông nghiệp...để nâng cao năng suất và chấtlượng sản phẩm nông nghiệp, từđó đủ sức cạnh tranh trên sân nhàvà vươn ra thị trường thế giới.

Tận dụng hiệu quả từHiệp định CPTPP

Nông nghiệp, nông dân, nôngthôn của nước ta đang phát triểnmạnh mẽ và đạt được nhiều thànhtựu rất đáng tự hào. Từ một nướcphải nhập khẩu lương thực để cứuđói, chống đói, Việt Nam đã trởthành quốc gia xuất khẩu lươngthực có thứ hạng cao về số lượngtrên thị trường thế giới.

“Hiệp định CPTPP mở ra mộtsân chơi mới với quy mô thịtrường”, chiếm khoảng 13,5% GDPtoàn cầu và bao trùm thị trườnggần 500 triệu dân. Để tận dụng tốtcác cơ hội do thị trường này manglại cũng như chuẩn bị tâm thế sẵnsàng ở một sân chơi mới, doanhnghiệp Việt Nam cần chủ động

tìm hiểu thông tin về Hiệp địnhCPTPP để nắm vững cam kết củaViệt Nam và các thị trường đối tácquan tâm, đặc biệt là các thông tinvề các ưu đãi thuế quan theo Hiệpđịnh này đối với những mặt hàngnước ta đang có thế mạnh hoặc cónhiều tiềm năng xuất khẩu trongthời gian tới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệpViệt Nam cũng cần thay đổi tư duykinh doanh trong bối cảnh mới,lấy sức ép về cạnh tranh là độnglực để đổi mới và phát triển. CPTPPchắc chắn sẽ tạo cơ hội cho doanhnghiệp chủ động đáp ứng nhữngthay đổi về môi trường kinh doanhdo quá trình hội nhập kinh tế quốctế mang lại. Qua đó sẽ thúc đẩydòng chảy của hàng hóa vào cácthị trường đối tác tiềm năng.

Các doanh nghiệp cũng cầnchủ động tìm hướng hợp tác vớicác thị trường đối tác của Hiệpđịnh để thu hút mạnh mẽ đầu tưtrực tiếp vào Việt Nam nhằm tậndụng hiệu quả nguồn vốn và việcchuyển giao công nghệ từ các tậpđoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hộitốt để các doanh nghiệp của nướcta tham gia sâu hơn nữa vào chuỗicung ứng khu vực và toàn cầu.

Hiện nay, nhiều tập đoàn lớncủa Việt Nam đã quan tâm đầu tưvào lĩnh vực nông nghiệp với cáccông nghệ sản xuất và quản lý tiêntiến trên thế giới. Với công nghệ vàphương thức quản lý hiện đại, cócơ sở để tin rằng các sản phẩm docác tập đoàn này làm ra sẽ có khảnăng cạnh tranh trên sân nhà.v

Page 20: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

18 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Việc phát triển bền vững ởViệt Nam nói riêng và thếgiới nói chung có ba trụcột chính đó là: Phát triển

kinh tế; nâng cao chất lượng cuộcsống, sức khỏe cộng đồng và bảovệ môi trường. Sức khỏe với môitrường luôn luôn có mối liên hệchặt chẽ với nhau, nếu môi trườngbảo đảm, không ô nhiễm, khôngsuy giảm tài nguyên thiên nhiên,không khí trong lành thì sức khỏecủa con người bao giờ cũng tốt.Nếu có sức khỏe tốt, thì con ngườicó đầy đủ trí tuệ để tìm các giảipháp bảo vệ lại môi trường. Chínhvì vậy, sức khỏe và môi trườngluôn luôn có quan hệ hữu cơ vớinhau. Nếu chúng ta giữ được quanhệ đó thì dứt khoát chúng ta sẽđảm bảo được mục tiêu là pháttriển bền vững. Có nghĩa là vẫnphát triển kinh tế nhưng đồngthời vẫn phòng tránh được cácchất thải nhựa hay các chất thảirắn, nhất là các chất thải hóa chất,bao bì được sử dụng trong nông

nghiệp làm cho môi trường xanhsạch đẹp.

Theo GS. TSKH. Đặng HuyHuỳnh, việc bảo vệ môi trường vànâng cao sức khỏe của cộng đồnglà yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuynhiên, trong quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa cũng nhưvấn đề đô thị hóa hiện nay rấtnhanh khiến môi trường của đấtnước ta ô nhiễm rất trầm trọng.Tình trạng ao hồ, biển, các dòng

sông dòng suối không chỉ ở thànhthị mà ngay ở nông thôn tồn tạirất nhiều chất thải công nghiệp vàchất thải sinh hoạt và đặc biệt chấtthải nhựa không tiêu hủy được.Rác thải nhựa là vấn đề nhức nhốitrên toàn cầu, mỗi năm lượng rácthải nhựa do con người thải ra đủđể phủ kín 4 lần diện tích bề mặtTrái đất, trong đó 13 triệu tấn rácnhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Rácthải nhựa đang hàng ngày, hàng

Bài toán bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ công nghiệp 4.0

HẢI ANH

Theo Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Đại sứphong trào chống rác thải nhựa GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh, trong tìnhhình hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang rất sôi động, diễn ratrên toàn cầu, trong đó có nước ta. Đây là một cơ hội rất tốt để chúng tabiết được những thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi thì phát huy, khó khănthì sẽ tìm cách khắc phục. Đặc biệt, vấn đề môi trường có ảnh hưởng rấtlớn, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Hành động bảo vệ môi trường cần nâng cao ý thức của mỗi công dân.Ả

NH

: HẢ

I AN

H

Page 21: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

19TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

giờ tác động tiêu cực đến hệ sinhthái, môi trường sống, sức khỏecon người và sự phát triển bềnvững của mỗi quốc gia.

Việt Nam là 1 trong 5 quốc giaxả rác ra biển nhiều nhất thế giới,đóng góp tới 60% lượng rác thảinhựa trong các vùng biển trên thếgiới. Trên đại dương đang trànngập rác thải: chai, lọ, túi nhựa vàhàng tấn mẩu tàn thuốc lá. Đạidương đã trở thành “một chiếcthùng rác” khổng lồ của nhân loại.Cộng đồng hãy cùng chung tay,chung lòng, chung sức với Đảngvới Nhà nước thì mới giải quyếtđược tình trạng ô nhiễm môitrường của nước.

Để kiểm soát các loại dịchbệnh, kiểm soát ô nhiễm, đặc biệtlà ô nhiễm rác thải nhựa thì hãycùng chung tay, cần lan tỏa tớitừng các cháu bé, học sinh, sinhviên tới người cao tuổi; từ Hội Cựuchiến binh tới Hội Phụ nữ. Ở đây,chuyên gia môi trường nhấnmạnh vai trò đặc biệt của Hội Phụnữ có vai trò cực kỳ quan trọng.Người phụ nữ luôn luôn tiếp cậnvới mua bán, sinh hoạt hàng ngàytrong gia đình, trong khu phố.

Trong việc giải quyết vấn đềmôi trường, muốn có một môitrường xanh sạch đẹp có hàngtrăm biện pháp được đề ra, trongcác biện pháp đó có biện phápquan trọng nhất đó chính là luậtpháp, chúng ta có Luật Bảo vệ môitrường năm 2005, gần đây là LuậtBảo vệ môi trường sửa đổi năm2014 rồi Luật Xây dựng, Luật Quyhoạch; Luật Du lịch... Tuy nhiên,luật ban hành ra nhưng hướng

dẫn cụ thể việc thi hành luật đónhư thế nào đối với cộng đồng thìlàm chưa chặt chẽ. Do đó, cònnhiều lỗ hổng của pháp luật,nhiều người lợi dụng những kẻ hởcủa pháp luật, đặc biệt là nhữngdoanh nghiệp chưa có tâm, chỉnặng về kinh tế mà xem nhẹ vấnđề môi trường.

Trong quá trình phát triểndoanh nghiệp, có nhiều doanhnghiệp nhìn nhận vấn đề môitrường rất chu đáo, thể hiện cáitâm của người sản xuất. Tuy nhiênlại không ít các doanh nghiệp cốtình vi phạm Luật Bảo vệ môitrường, đổ trộm chất thải ra môitrường; chấp nhận chịu phạt để viphạm. Tại sao có trường hợp đó vàtại sao càng ngày lại càng có nhiềudoanh nghiệp cố tình vi phạm?Theo GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh,hiện nay pháp luật chưa đủ sức rănđe, kiểm soát không chặt chẽ; chưacương quyết xử lý. Chúng ta hãykiên quyết bằng cách phạt rất

nặng; nếu vẫn tái phạm thì đìnhchỉ việc sản xuất của doanh nghiệpđó. Cần kiên quyết thực thi phápluật, tùy theo mức độ nặng nhẹ...

Nhân sự kiện chúng ta đang cónhiều hoạt động kỉ niệm 50 nămthực hiện di chúc của Bác Hồ kínhyêu. GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh dẫndắt: “Trước khi mất, Bác Hồ nhấnmạnh Đảng cần phải có kế hoạchthật tốt để phát triển kinh tế và vănhóa, nhằm không ngừng nâng caođời sống của nhân dân. Muốn cóhạnh phúc, muốn nâng cao đờisống của nhân dân thì không gìbằng nhân dân có một môi trườngđược xanh sạch, con người đượckhỏe mạnh, được làm việc, đượcsống, được vui chơi trong khungcảnh hòa bình đây”. Bởi vậy, mỗingười có một hành động để bảo vệmôi trường thì chúng ta sẽ có mộtxã hội chung tay bảo vệ môi trường.Đó là biểu hiện thiết thực của việchọc tập, làm theo những lời dạy củaBác Hồ.v

Một khu làng chài tại huyện đảo Phú Quốc thường xuyên có rác thải dạt vào bờ biển.

ẢN

H: H

ẢI A

NH

Page 22: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

20 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Công tác tuyên truyềnpháp luật về ATGT gópphần giảm sâu tai nạngiao thông

Theo báo cáo của Ủy banATGTQG, 6 tháng đầu năm 2019,toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạngiao thông (TNGT), làm chết 3.810người, bị thương 6.358 người. Sovới 6 tháng đầu năm 2018, số vụTNGT giảm 641 vụ (-7,1%), sốngười chết giảm 311 người (-7,55%), số người bị thương giảm679 người (-9,65%).

Ủy ban ATGTQG đánh giá, côngtác bảo đảm trật tự (TT) ATGT đãđược Đảng, Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, Ủy banATGTQG quan tâm, chỉ đạo quyếtliệt, được các bộ, ngành, đoàn thểchính trị xã hội và địa phương tíchcực vào cuộc, triển khai thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp, mặc dù 6tháng đầu năm 2019 là thời giantập trung nhiều đợt cao điểm vềTTATGT, so với mọi năm, ngoài racòn có nhiều sự kiện chính trị quantrọng, song tình hình TTATGT tiếptục có những chuyển biến rất tíchcực, TNGT giảm cả 03 tiêu chí, giảmsâu nhất trong nhiều năm; dịch vụvận tải cơ bản đã đáp ứng nhu cầuđi lại của người dân trong các dịp

cao điểm. Đặc biệt, việc Bộ Công anra quân thực hiện cao điểm kiểmtra, xử lý vi phạm về ma túy, nồngđộ cồn đối với lái xe kinh doanh vậntải, xử lý vi phạm về mũ bảo hiểmđối với người đi mô tô, xe máy…

Ngành GTVT cả nước cũngthực hiện nghiêm chỉ đạo nângcao an toàn kết cấu hạ tầng, xử lýđiểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT vàsiết chặt quản lý an toàn đối vớihoạt động vận tải; yêu cầu các đơnvị kinh doanh vận tải khám sứckhỏe đối với toàn bộ các lái xe,phát hiện và chấm dứt hợp đồngvới lái xe dương tính với ma túy.

Công tác tuyên truyền, giáodục, phổ biến quy định pháp luậtxây dựng văn hóa giao thông đượcthực hiện đồng bộ, cả chiều rộngvà chiều sâu với sự vào cuộc mạnhmẽ của các Bộ, ngành, địa phương,đoàn thể, các cơ quan báo chí và cảcộng đồng mạng xã hội. “Nổi bật làsự kiện đi bộ kêu gọi hành động“Đã uống rượu bia, không lái xe”với sự tham dự của hơn 10.000người và tham gia truyền thôngmạnh mẽ của các cơ quan báo chícả nước đã tạo sức lan toả rất lớn,được dư luận xã hội ủng hộ, tạo dưluận đồng tình cao để Quốc hộikhóa XIV thông qua Luật Phòng

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tai nạngiao thông, giữ bình yên cho mỗi gia đình

THANH TRÌ

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết công tácan toàn giao thông (ATGT) đối với các bộ, ngành và các địa phương,phương châm “Tính mạng con người là trên hết”.

Một chuyên đề kiểm tra vi phạm về nồng độ cồn, kết hợp tuyên truyền trực tiếp chongười tham gia giao thông của CSGT Hà Nội.

ẢN

H: T

HA

NH

TRÌ

Page 23: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

21TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

chống tác hại của rượu bia tại kỳhọp thứ 7 vừa qua”, đại diện Ủy banATGQG nhấn mạnh.

Mặc dù đạt được những mặttích cực nhưng vấn đề ATGT vẫncó những tồn tại, hạn chế như: 19vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng,nhất là tai nạn liên quan đến xechở khách, xe tải nặng, tai nạn dolái xe vi phạm nồng độ cồn, sửdụng ma túy gây nên. Tình hìnhTTATGT trên các tuyến vận tải venbiển cũng diễn biến ngày càngphức tạp với sự gia tăng nhanhchóng của đội tàu sông pha biển;tình trạng “xe dù, bến cóc” tăngmạnh, gây mất TTATGT...

Nguyên nhân là do: công tácquản lý Nhà nước về giao thôngvận tải còn nhiều hạn chế, đặc biệtlà công tác thanh tra, kiểm tra, xửlý vi phạm về quy định an toàngiao thông đối với các đơn vị kinhdoanh vận tải; Có nơi, có chỗ hiệulực thực thi pháp luật về TTATGTcòn hạn chế. Bên cạnh đó, ý thứcchấp hành các quy định pháp luậtvề TTATGT của một bộ phận ngườitham gia giao thông, lái xe và chủdoanh nghiệp còn yếu kém. Chưakể, tình trạng vi phạm quy định vềquy hoạch và xây dựng ảnh hưởngđến TTATGT còn diễn ra phổ biến,đặc biệt là dọc hành lang cáctuyến quốc lộ trọng điểm và trongcác đô thị lớn.

Đồng bộ nhiều giảipháp để hạn chế TNGT,giữ bình yên cho mỗigia đình

Trọng tâm 6 tháng cuối năm2019, Ủy ban ATGT Quốc gia xácđịnh cần tiếp tục đôn đốc các Bộ,

ngành, địa phương triển khai thựchiện Năm ATGT 2019 với chủ đề “Antoàn giao thông cho hành khách vàngười đi mô tô, xe máy”. Tổ chức cácđoàn công tác kiểm tra, đôn đốcviệc thực hiện Nghị quyết số 12,Thông báo số 25 và các địa phươngcó TNGT tăng trong 6 tháng đầunăm. Phối hợp với các cơ quanthành viên xây dựng dự thảo Côngđiện của Thủ tướng Chính phủ chỉđạo về bảo đảm TTATGT đợt nghỉ lễ2/9; Phối hợp với Bộ Giáo dục vàĐào tạo lập và triển khai thực hiệnKế hoạch tháng cao điểm ATGT chohọc sinh đến trường – tháng9/2019 trong đó trọng tâm là hoạtđộng phối hợp với Công ty HondaViệt Nam và Ban ATGT các tỉnh,thành phố triển khai kế hoạch tặngmũ bảo hiểm cho tất cả học sinhlớp 1 năm học 2019 - 2020; Phốihợp với Bộ Thông tin và Truyềnthông và các cơ quan thông tấn,báo chí tuyên truyền, phổ biến Luậtphòng, chống tác hại của rượu, bia.Xây dựng kế hoạch Năm An toàngiao thông 2020.

Đối với địa phương, UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trungương tiếp tục triển khai Kế hoạchthực hiện Kết luận số 45 của Ban Bíthư Trung ương Đảng về việc tiếptục đẩy mạnh thực hiện có hiệuquả Chỉ thị số 18; Nghị quyết số 12của Chính phủ, Kế hoạch NămATGT 2019 tại địa phương; tổ chứcHội nghị kiểm điểm kết quả côngtác bảo đảm TTTAGT 6 tháng đầunăm, định hướng nhiệm vụ Quý IIIvà 6 tháng cuối năm 2019.

Mới đây, tại Hội nghị sơ kết côngtác ATGT, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Với

phương châm “Tính mạng conngười là trên hết”, các bộ, ngành,cấp ủy chính quyền địa phươngcần sâu sát hơn nữa, thực hiệnđồng bộ nhiều giải pháp để hạnchế TNGT, giữ bình yên cho mỗi giađình... Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giaothông Vận tải trong thời gian tớicần khẩn trương nghiên cứu, sửađổi Luật Giao thông đường bộ, xâydựng khung pháp lý quan trọng,trong đó có vấn đề về ATGT; điềuchỉnh Nghị định 46/2016/NĐ-CP vềxử phạt hành chính đối với vi phạmtrong lĩnh vực giao thông đườngbộ và đường sắt. Ngoài ra, lấy ý kiếncác thành viên Chính phủ về dựthảo thay thế Nghị định86/2014/NĐ-CP về kinh doanh vậntải, yêu cầu loại bỏ ngay các điềukiện không cần thiết, ứng dụngcông nghệ thông tin vào quản lý.Bộ Tư pháp rà soát, sửa đổi Luật Xửlý vi phạm hành chính theo hướngtăng nặng mức xử phạt các viphạm về ATGT,... Toàn xã hội cầntăng cường giáo dục, tuyên truyềnmạnh mẽ, nghiêm túc, đưa vàosinh hoạt văn hóa thôn, xóm nhằmthay đổi nhận thức của người dânvề tuân thủ pháp luật về ATGT.

Những nỗ lực của Ủy banATGTQG cũng như của các bộ,ngành địa phương là đáng ghinhận trong việc kéo giảm TNGT vàùn tắc giao thông. Đây là vấn đềphức tạp, phạm vi rộng cần quyếtliệt, kiên trì, bền bỉ nhằm triển khaithực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18của Ban Bí thư Trung ương Đảng,Nghị quyết số 12 của Chính phủ vàKế hoạch năm ATGT 2019 với chủđề “An toàn giao thông cho hànhkhách và người đi mô tô, xe máy.v

Page 24: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

GIảM NGHÈO:

Nhiệm vụ chính trị, trọng tâmMINH TÂM

Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điềukiện đặc biệt khó khăn; tạo những đột phá về phát triển kinh tế, xóa đói,giảm nghèo cho đồng bào, hộ nghèo luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọnggóp phần cải thiện cuộc sống người dân nghèo, cho họ có cơm ăn, áo mặc,cuộc sống ấm no. Những vấn đề trên luôn được triển khai tích cực trongnhững cuộc họp về công tác giảm nghèo.

Họp Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án Tổng thểphát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểusố, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu dự họp cho rằng: Đề án Tổng thể cần xácđịnh rõ về các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể cho từng hạng mục;nên thống nhất số liệu từ các báo cáo để làm căn cứ rà soát,xây dựng Đề án. Chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ,ngành; cần xây dựng cơ chế đặc thù tín dụng, cách thức,phương thức cho vay, đảm bảo nợ, không phụ thuộc vàocác quyết định hiện tại; cần có tiêu chí, chính sách cho từngngười nghèo, không phải hộ nghèo theo xu thế giảm chokhông, tăng cho vay đối với những mô hình tạo sinh kế.Cũng có ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi trongviệc tích hợp các chính sách và cho rằng cần sớm hoàn thiệnĐề án để kịp trình các cơ quan có thẩm quyền. Phát biểu kếtluận cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến ghinhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu, mongmuốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các bộ,ngành. Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao Tổ Biên tập Đề án sớmcử cán bộ làm việc với các bộ, ngành về các nội dung chưathống nhất, đồng thời yêu cầu Ban Soạn thảo, Tổ Biên tậpphải nỗ lực cao độ để hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướngChính phủ vào khoảng 25/7/2019.

Văn Yên tạo đột phávề phát triển kinh tế,xóa đói, giảm nghèo.

Để phát huy các thế mạnh(nhiệm kỳ 2015 – 2020),Huyện ủy Văn Yên thông quamột số nghị quyết về pháttriển kinh tế, như: nghị quyếtvề tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng trong công tác pháttriển đường giao thông nôngthôn giai đoạn 2016 - 2020;xây dựng xã đạt chuẩn nôngthôn mới; phát triển sản xuấtnông nghiệp toàn diện theohướng sản xuất hàng hóa.Nghị quyết trực tiếp giúpnâng cao thu nhập cho ngườidân cho nên được đảng bộ,chính quyền các xã hăng háivào cuộc, góp phần đưa kinhtế phát triển, đời sống nhândân được nâng cao.

22 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 25: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Ủy ban Dân tộc(UBDT) và Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội(LĐTB&XH) vừa tổ chứcHội thảo triển khai côngtác phối hợp về pháttriển kinh tế - xã hội vùngdân tộc thiểu số và miềnnúi, vùng có điều kiệnđặc biệt khó khăn. Tại Hộinghị, nhiều ý kiến chorằng, các chính sáchthuộc đề án cần có sựkhảo sát kỹ, phù hợp vớitrình độ tiếp nhận củangười dân và đi vào lòng dân; với thời gianthực hiện đề án trong 5 năm (2021 – 2025) làkhá ngắn hạn, UBDT nên cân nhắc việc đề xuấtvới Chính phủ về thời hạn thực hiện đề án đếnnăm 2030 để đề án thực sự phát huy hiệu quả;nội dung Đề án cũng cần khẳng định rõ tráchnhiệm của Nhà nước đối với việc đầu tư pháttriển vùng DTTS, làm cơ sở cho sự đảm bảo vềnguồn lực khi đi vào triển khai. Bên cạnh đó,nhiều đại biểu cũng đã trao đổi, đề xuất cácnội dung xoay quanh quan điểm xây dựng đềán; mục tiêu đề án; phương hướng, nhiệm vụ...Trao đổi và đóng góp ý kiến vào nội dungthuộc Đề án, các đại biểu phía Bộ LĐTB&XHđánh giá cao mục tiêu đề án và cho rằng vùngDTTS là vùng có điều kiện thấp về mọi mặt sovới các vùng phát triển, khoảng cách giữa 2vùng này vẫn còn rất rộng, do đó Đề án cần đềcập tới việc phải tạo ra được thị trường hànghóa và thị trường lao động để tạo sự đột phálớn, thúc đẩy phát triển vùng DTTS&MN, trong

đó cần quan tâm đến vấn đề thu hút nguồnlực, thu hút đầu tư vào các vùng này; vấn đềđào tạo phải gắn với giải quyết việc làm; cácvấn đề về an sinh xã hội, giao rừng, làm đườnggiao thông... phải sát với yêu cầu thực tiễn.Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XHĐào Ngọc Dung nhấn mạnh tới những kết quảđã đạt được trong việc thực hiện các chínhsách phát triển vùng DTTS&MN những nămqua. Tuy nhiên, vùng DTTS&MN vẫn là khu vựclõi nghèo và tụt hậu so với các vùng đô thịphát triển, vì vậy bên cạnh những kết quả đạtđược thì cần có những bước đi đột phá đểphát triển vùng DTTS. Tiếp thu, ghi nhận các ýkiến góp ý của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ĐàoNgọc Dung và của đại biểu, Bộ trưởng, Chủnhiệm Đỗ Văn Chiến mong muốn tiếp tụcnhận được sự phối hợp, ủng hộ và chia sẻ củaBộ LĐTB&XH trong quá trình xây dựng, thammưu với Chính phủ để Đề án sớm được Quốchội phê duyệt, đi vào triển khai thực hiện.

23TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị.

Triển khai công tác phối hợp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

ẢN

H: T

IẾN

NG

Page 26: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

24 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Tăng cường sự lãnhcủa Đảng, quản lý củaNhà nước với sự nghiệpquốc phòng

Đảng, Nhà nước luôn coi trọngviệc xây dựng, hoàn thiện đườnglối, pháp luật về quân sự, quốcphòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâudài. Toàn quân thực hiện tốt vai trònòng cốt xây dựng nền QPTD, thếtrận QPTD gắn với thế trận an ninhnhân dân ngày càng vững chắc;thực hiện đồng bộ nhiều giải phápnâng cao chất lượng tổng hợp, sứcmạnh chiến đấu của Quân đội,

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệTổ quốc trong tình hình mới... đólà những nhiệm vụ quan trọngbảo vệ vững chắc độc lập chủquyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhândân, hòa bình, ổn định chính trị, anninh quốc gia, trật tự an toàn xãhội. Trên cơ sở quán triệt, thựchiện nghiêm túc Nghị quyết Đạihội XII của Đảng, các cấp, cácngành, các địa phương đã tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệntốt nhiệm vụ xây dựng QPTD, gắnvới thế trận chiến tranh nhân dân(CTND) ngày càng vững mạnh.Ban chỉ đạo về xây dựng khu vực

phòng thủ đã được xây dựng, kiệntoàn đầy đủ, theo hệ thống từTrung ương tới các địa phương.Tiềm lực trong khu vực phòng thủkhông ngừng được củng cố, tăngcường; trong đó, tiềm lực chính trị,tinh thần được đặc biệt coi trọng.Đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức trong hệ thống cơ quan dânchính đảng các cấp đều được bồidưỡng, nâng cao trình độ, kiếnthức về quốc phòng, an ninh. Cáctầng lớp nhân dân được tuyêntruyền, giáo dục về quyền lợi,nghĩa vụ, trách nhiệm trong xâydựng nền QPTD thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng

MINH QUỐC

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới chỉ rõ: phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củakhối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nền quốcphòng toàn dân (QPTD) vững mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lậptự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại vì mục đích hòa bình, tự vệ; thếtrận QPTD vững chắc ngay trong thời bình, sẵn sàng chuyển thành thế trậnchiến tranh nhân dân khi đất nước chuyển sang thời chiến. Khẳng định tiếp vềđiều này, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ phải tiếp tục xây dựng nềnQPTD vững mạnh, ổn định, lâu dài, đảm bảo sẵn sàng chuyển các hoạt độngtừ thời bình sang thời chiến để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…Đây chính là quan điểm, mục tiêu xuyên suốt thể hiện tầm tư duy, sáng tạocủa Đảng với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân,thế trận quốc phòng toàn dân gắn vớithế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

Page 27: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

25TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

và công tác tuyên truyền trực tiếpở cơ sở. Nhiều tỉnh, thành phố đãchú trọng đầu tư kinh phí từnguồn ngân sách địa phương đểxây dựng các khu căn cứ tập trung,hệ thống công trình quốc phòng,tổ chức quy hoạch căn cứ hậu cần- kỹ thuật, bảo đảm cho thế trậnphòng thủ trên từng địa bàn dầnhình thành trên thực địa; đồngthời tổ chức tốt công tác diễn tậpkhu vực phòng thủ ở các cấp theokế hoạch nhằm kiểm nghiệm sựvận hành cơ chế về tổ chức, lãnhđạo, chỉ huy, động viên lực lượng,cơ sở vật chất khi chuyển các địaphương từ thời bình sang thờichiến. Sự hoàn chỉnh của khu vựcphòng thủ các tỉnh, thành phố đãgóp phần tạo nên thế trận phòngthủ liên hoàn, vững chắc trên toànquốc, làm cơ sở để chuyển hóa từthế trận QPTD sang thế trận CTNDkhi có tình huống xảy ra.

Xây dựng nền QPTD…nhiệm vụ trọng yếu,thường xuyên

Thực tiễn cho thấy, kinh tế, vănhóa, xã hội có phát triển, đời sốngnhân dân được cải thiện thì mới cócơ sở để tăng cường tiềm lực quốcphòng; ngược lại, quốc phòng, anninh được củng cố, tăng cường làcơ sở, nền tảng giữ vững ổn địnhchính trị, tạo điều kiện thuận lợicho phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội. Với tư duy sáng tạo, tầm nhìnxa, Đảng, Nhà nước không ngừnghoàn thiện các văn bản quy phạmpháp luật, bảo đảm có thể huyđộng tối đa sức mạnh của nềnkinh tế - xã hội vào nhiệm vụ bảovệ Tổ quốc khi có chiến tranh xảy

ra. Xây dựng nền QPTD phù hợpvới từng địa phương, lĩnh vực vàgiai đoạn cách mạng. Đồng thời,nâng cao vai trò, trách nhiệm củangười đứng đầu đối với công tácquốc phòng, quân sự để hiện thựchóa đường lối của Đảng thành sứcmạnh vật chất trong xây dựng nềnQPTD vững mạnh ngay từ thờibình, sẵn sàng chuyển sang thờichiến, không để bị động, bất ngờ.Tập trung xây dựng Đảng, Nhànước thực sự trong sạch, vữngmạnh; củng cố, nâng cao hiệu quảhoạt động của hệ thống chính trị;xây dựng “thế trận lòng dân” vữngchắc, làm cơ sở, nền tảng để xâydựng các tiềm lực khác. Từ đó, tậptrung thực hiện có hiệu quả.

Xây dựng QĐND cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại theo Nghị quyết Đại hộiXII của Đảng; chú trọng xây dựngquân đội cả về con người và vũkhí, trang bị, trong đó lấy xây dựngcon người là trung tâm - nhân tốquyết định thắng lợi nhiệm vụ bảovệ Tổ quốc.

Cần quy hoạch các vùng dâncư một cách hợp lý trong thế trậnquốc phòng trên từng hướng, khuvực và địa bàn cả nước. Trong đó,đẩy nhanh tiến độ xây dựng cáckhu kinh tế - quốc phòng, nhất làở các vùng sâu, vùng xa, biên giới,biển đảo,… tạo nên thế trận quốcphòng vững mạnh. Kịp thời bố trícác đơn vị bộ đội chủ lực và lựclượng vũ trang địa phương bảođảm hợp lý trên từng hướng chiếnlược theo tình hình cụ thể; kết hợpchặt chẽ với xây dựng hệ thốngphòng thủ tạo thành thế hiểmhóc, phát huy tốt nhất khả năng

của từng đơn vị. Xây dựng hậuphương chiến lược, căn cứ hậuphương chiến lược, căn cứ hậucần, kỹ thuật, công trình cất giấuvũ khí, trang bị,... trên từng hướngchiến lược; bảo đảm tốt cho mọihoạt động, kể cả khi hoạt độngđộc lập trong mọi tình huống, bảovệ vững chắc Tổ quốc cả thời bìnhvà thời chiến.

Coi trọng xây dựng các khukinh tế - quốc phòng trên hướngbiên giới, biển, đảo xa bờ; xâydựng và hoàn thiện một số môhình kết hợp kinh tế với quốcphòng để ổn định và cải thiện đờisống nhân dân trên vành đai biêngiới, khu vực xung yếu, tạo thế bốtrí chiến lược mới trên các địa bàn,hướng chiến lược của đất nước.Các đơn vị quân đội, công an cầnchủ động phối hợp chặt chẽ trongchia sẻ, xử lý các thông tin về quốcphòng, an ninh… bảo đảm chothế trận QPTD luôn gắn chặt vớithế trận an ninh nhân dân.

Việc xây dựng nền QPTD phảilà nhiệm vụ thường xuyên, quantrọng, cấp thiết nhưng, đảm bảotính lâu dài, đòi hỏi phải có sự nỗlực của toàn Đảng, toàn dân, toànquân trong quá trình thực hiện.

Với truyền thống kiên cường,bất khuất của dân tộc ta, sự lãnhđạo sáng suốt của Đảng, chắcchắn sự nghiệp xây dựng nềnQPTD, thế trận CTND sẽ giànhđược những thành tựu to lớn, tạotiền đề căn bản để chúng ta bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xãhội chủ nghĩa.v

Page 28: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

26 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

* Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền .

Trên cơ sở những vấn đề đặtra đã nêu ở kỳ I, chúng tôiđề xuất giải pháp có tínhtổng thể, hướng tới quản lý

truyền thông hiệu quả, bao gồm:

Nâng cao nhận thức của côngchúng về các tác động tích cựcvà tiêu cực của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư.

Tập trung vào các khía cạnh liênquan đến an toàn và bảo mậtthông tin, đặc biệt là an ninh quốcgia, an ninh kinh tế và bảo vệquyền riêng tư trong lĩnh vựcthông tin, truyền thông. Tổ chức vàthực hiện tuyên truyền một cáchhiệu quả về các hệ lụy mà ngườidùng có thể gặp phải khi thông tincá nhân hoặc thông tin cần bảo vệbị phát tán không đúng nơi, đúngchỗ và đúng thời điểm.

Xây dựng mô hình phát triểnnền báo chí truyền thông theoxu hướng phát triển xã hộithông tin và xã hội tri thức.

Mô hình này cần đáp ứng yêucầu của một xã hội không ngừngsản xuất và sử dụng hàng loạt trithức trong tất cả các lĩnh vực vớisự trợ giúp của công nghệ thôngtin và truyền thông hiện đại vớimục tiêu xây dựng một cuộc sốngcủa con người bình đẳng, côngbằng và bền vững. Cần xác định xãhội tri thức hiện đại không chỉ ởlĩnh vực kinh tế và công nghệ,trong đó các yếu tố về chính trịđược coi như là các chính sách,quy định hay pháp lý của Nhànước đối với xã hội thông tin. Bêncạnh yếu tố chính trị là yếu tố kinhtế tri thức, trong đó là sự mở rộngkhông ngừng của khu vực thông

tin và truyền thông. Nền kinh tế trithức tập trung vào sự phát triển,sản xuất và quản lý tri thức nhằmtạo ra các lợi ích kinh tế, chính trị,xã hội mà truyền thông là chất xúctác chính. Cùng theo đó là yếu tốvề khoa học và công nghệ và yếutố về giáo dục và đào tạo. Hai yếutố này luôn đi liền với nhau để cóthể tạo ra một nền báo chí - truyềnthông hiện đại và phù hợp với yêucầu của sự phát triển.

Đổi mới mô hình và tổ chức,quản lý nền báo chí - truyềnthông theo hướng hiện đại.

Xây dựng nền báo chí cáchmạng Việt Nam dựa trên nền tảngkhoa học báo chí - truyền thôngvà nền tảng công nghệ 4.0. Trongđó tập trung chú trọng vào nghiêncứu các nền tảng báo chí - truyền

Công tác quản lý báo chí truyền thôngtrong bối cảnh phát triển xã hội thôngtin ở Việt Nam hiện nay

(Kỳ 2)

PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG*

Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam dựa trên nền tảng khoa học báochí - truyền thông và nền tảng công nghệ 4.0. Trong đó tập trung chú trọngvào nghiên cứu các nền tảng báo chí - truyền thông như các vấn đề đa giaodiện, đa nền tảng, hội tụ công nghệ, báo chí di động, báo chí dữ liệu, báo chíthông minh, truyền thông sáng tạo…

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 29: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

27TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

thông như các vấn đề đa giaodiện, đa nền tảng, hội tụ côngnghệ, báo chí di động, báo chí dữliệu, báo chí thông minh, truyềnthông sáng tạo… Cần nghiên cứusâu về lý thuyết hội tụ và đaphương tiện, xu thế phát triển đaloại hình và liên loại hình trongbáo chí truyền thông và các yêucầu về nguồn lực của nhà sản xuấtvà nhà quản lý tương ứng, cần tậptrung nghiên cứu cơ bản về báochí - truyền thông nhằm xây dựngcác kế hoạch và chiến lược phùhợp với sự vận động của xã hộitheo hướng khoa học, hiện đại vàbám sát thực tiễn của sự pháttriển. Cần xây dựng các chươngtrình hội thảo, hội nghị, tọa đàmkhoa học và đặc biệt là xây dựngvà phát triển các tạp chí nghiêncứu khoa học đặc thù Việt Nam cóhàm lượng học thuật cao, có tínhquốc tế nhằm thúc đẩy các nhàkhoa học Việt Nam công bố cáccông trình nghiên cứu liên quan.

Đào tạo kiến thức và kỹ năngcho nhà quản lý báo chí truyềnthông.

Cần xây dựng mô hình đào tạovà đào tạo lại nguồn nhân lực vềbáo chí - truyền thông ở các cơ sởđào tạo. Việc cho ra đời các ngànhđào tạo cử nhân mới của Học việnBáo chí và Tuyên truyền như:Truyền thông đa phương tiện,Truyền thông đại chúng (chútrọng sản xuất hàng hóa và pháttriển và ứng dụng hướng tới mộtngành công nghiệp truyền thôngViệt Nam), Truyền thông chínhsách và Truyền thông quốc tế là

phù hợp với xu thế và yêu cầu đặtra của nền báo chí truyền thônggiai đoạn hiện nay. Cần tiếp tụcđổi mới chương trình đào tạo sauđại học, nhất là chuyên ngànhQuản lý báo chí truyền thông củaViện Báo chí, Học viện Báo chí vàTuyên truyền, đối tượng là các nhàquản lý báo chí, quản lý truyềnthông ở các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp và Quản trị truyềnthông (Khoa Quan hệ công chúngvà Quảng cáo, Học viện Báo chí vàTuyên truyền đào tạo các nhàquản trị truyền thông của các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp). Cáccơ quan báo chí cũng cần tổ chứccác khóa huấn luyện, đào tạo vàđào tạo lại nhà báo “vừa hồng, vừachuyên”, trong đó chương trìnhđào tạo cần bám sát các yêu cầucủa của thị trường, tập trung đàotạo kỹ năng và kiến thức về báochí hiện đại như báo chí di động,báo chí dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.Cần quan tâm hơn đến đào tạocác vị trí lãnh đạo, quản lý ở các tổchức/bộ phận truyền thông chínhphủ (cả Trung ương và địaphương, các bộ ngành…), các nhàquản trị doanh nghiệp truyềnthông trong cả nước.

Xây dựng và hoàn thiện môitrường pháp lý, đặc biệt kiệntoàn môi trường pháp lý về ứngdụng công nghệ mới, công nghệhiện đại cho báo chí - truyềnthông.

Môi trường pháp lý này cầnphải được xây dựng toàn diện đốivới cả nhà quản lý, nhà cung cấp,các cơ quan, tổ chức báo chí,

truyền thông và công chúng. Cóthể có các giải pháp cụ thể, chẳnghạn như giáo dục kiến thức, kỹnăng, giáo dục ý thức trách nhiệmcủa công chúng trong việc thamgia và tương tác với báo chí, trênmôi trường trực tuyến, hay cáchoạt động trên mạng xã hội.

Chú trọng vấn đề an ninhmạng và an ninh truyền thông.

An ninh mạng, an ninh thôngtin là vấn đề bắt buộc phải chútrọng giải quyết với tất cả các cơquan chính phủ, các cơ quan báochí, các bộ ngành, doanh nghiệp,tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cácnhóm, cá nhân. Đặc biệt, với đặctrưng có mặt ở khắp nơi, có khảnăng cảm biến, liên tục thu thậpthông tin về hoạt động của conngười, môi trường xung quanhvà liên tục kết nối của môi trườngsố hiện nay,vấn đề này càng trởnên cấp thiết. Trong hàng chục tỷthiết bị có thể kết nối và chia sẻdữ liệu với nhau, các thiết bịthông tin, truyền thông đanghoạt động trên thế giới có thể bịlợi dụng để tạo ra những mạnglưới thu thập thông tin với phạmvi hoạt động cực rộng, len lỏi vàotừng khía cạnh của đời sống conngười, tạo ra những nguy cơchưa từng có với các cơ quan, tổchức, cá nhân trước hoạt độngcủa tội phạm mạng. Cần xâydựng các giải pháp khuyến khíchcác công ty công nghệ tham giavào thị trường truyền thông, đặcbiệt là cung cấp các giải phápnhằm đảm bảo an toàn, thôngtin mạng.

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 30: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

28 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Vấn đề quản lý văn hóa vàgiáo dục kiến thức, kỹ năng, đạođức truyền thông cho côngchúng.

Cần đặc biệt quan tâm đến cácvấn đề liên quan đến đạo đứctruyền thông và hoạt động có ýthức trên môi trường Internet, đặcbiệt là môi trường mạng xã hội vàtruyền thông xã hội. Cần học tậpmô hình trong nước và quốc tếtrong đào tạo kỹ năng sử dụng cáccông cụ truyền thông mới, môhình đào tạo và tăng cường sựtham gia của trẻ em trên cácphương tiện truyền thông đạichúng và truyền thông xãhội/mạng xã hội.

Vấn đề về nâng cấp cơ sở hạtầng, trang thiết bị ở các cơquan báo chí, bộ phận truyềnthông tổ chức, truyền thôngdoanh nghiệp…

Cần tập trung vào phát triển hạtầng về trang thiết bị, đặc biệt làcác giải pháp thông minh hoặcứng dụng trí thông minh nhân tạotrong báo chí - truyền thông. Trongđó đặc biệt chú trọng đối với cơ sởhạ tầng cho các ngành sản xuấtnội dung và các sản phẩm báo chí- truyền thông đặc thù.

Một số giải pháp vàkiến nghị cụ thể

Bao gồm 3 nhóm giải pháp vềquản lý truyền thông ở cơ quan báochí, các cơ quan, tổ chức Nhà nướcvà khu vực phi chính phủ và cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanhsản phẩm truyền thông sau đây:

Giải pháp và kiến nghị vềquản lý truyền thông ở các cơquan báo chí

Từng bước thay đổi và nângcao nhận thức của lãnh đạo cơquan báo chí - truyền thông.

Đào tạo nâng cao kiến thứcchuyên môn báo chí truyền thônghiện đại, quản lý và quản trị truyềnthông trong môi trường số.

Đổi mới quy trình tổ chức sảnxuất, nội dung và phương thứcquản lý nội dung, quản trị kinhdoanh cơ quan báo chí

Đồng bộ hóa cơ sở vật chất - kỹthuật - công nghệ, quy trình tổchức sản xuất sản phẩm báo chí -truyền thông, mô hình tòa soạnhội tụ, quản trị kinh doanh, pháthành, công tác xã hội trong cơquan báo chí.

Giải pháp và kiến nghị vềquản lý truyền thông trong cáccơ quan, tổ chức Nhà nước vàkhu vực phi chính phủ

Tiếp tục nâng cao và triển khaixây dựng các ban truyền thôngđảm trách các hoạt động hỗ trợ vàthực hiện truyền thông tại các cơquan, tổ chức Nhà nước. Xây dựngcơ chế người phát ngôn đối vớicác phương tiện truyền thôngnhằm thống nhất một đầu mối vềcác thông tin giao tiếp với báo chí- truyền thông.

Nâng cao nhận thức của cáccán bộ, công chức, người lao độngtrong bảo mật thông tin và chia sẻthông tin, đặc biệt đối với môitrường mạng xã hội và truyền

thông xã hội.

Đối với các tổ chức phi chínhphủ, cần có các định hướng rõràng trong việc cung cấp thông tintới công chúng, đặc biệt đối vớicác tổ chức và các đơn vị truyềnthông có nhân tố nước ngoài hoặcgiao tiếp với các yếu tố nướcngoài. Cần chú ý đến nguyên tắccủa thông tin đối ngoại, truyềnthông đối ngoại và báo chí, truyềnthông quốc tế trong quản lýtruyền thông lĩnh vực này.

Giải pháp và kiến nghị vềquản lý truyền thông trong cácdoanh nghiệp sản xuất kinhdoanh sản phẩm truyền thông

Xây dựng cơ chế, môi trườngpháp lý minh bạch và tạo điềukiện cho các doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh các sản phẩmtruyền thông có thể ứng dụng cácthành tựu khoa học và công nghệvào sản xuất sản phẩm truyềnthông. Bên cạnh đó là các cơ chếvề hội nhập và hợp tác quốc tếnhằm học hỏi kinh nghiệm củacác đơn vị, cơ quan, tổ chức truyềnthông nước ngoài trong ứng dụngkhoa học và công nghệ trongtruyền thông.

Định hướng và tạo điều kiệnthông qua các dự án, cuộc thi đểphát triển và ứng dụng các dòngsản phẩm báo chí - truyền thôngmới trong các sản phẩm báo chí -truyền thông. Nâng cao chấtlượng sản phẩm truyền thông,cùng phối hợp với các đơn vịtrong và ngoài nước để từng bướcbắt kịp với xu thế phát triển của

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 31: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

29TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

báo chí - truyền thông hiện đại.

Tập trung nguồn nhân lực, kếtnối với các cơ quan quản lý báo chí- truyền thông, cơ quan báo chí vàdoanh nghiệp truyền thông đểxây dựng tiêu chuẩn và phối hợpđào tạo, đào tạo lại nguồn nhânlực báo chí - truyền thông theohướng hiện đại, phù hợp với yêucầu của sự phát triển. Đặc biệt làcác xu thế của truyền thông mới,truyền thông hiện đại và truyềnthông thông minh.

Tóm lại, sự phát triển của xãhội thông tin và Cách mạng côngnghiệp 4.0 đã tác động một cáchtoàn diện, sâu sắc đến nền báo chítruyền thông Việt Nam, dẫn đếnnhững thách thức mới, yêu cầumới với công tác quản lý báo chítruyền thông. Cần xác định cácyếu tố quan trọng trong địnhhướng phát triển và quản lý báochí - truyền thông, đặc biệt trongbối cảnh xã hội thông tin ở ViệtNam, cần tập trung vào các khíacạnh như các yếu tố về quản lý vàpháp lý, đặc biệt quan tâm đếnxây dựng và hoàn thiện cơ chế,chính sách của Nhà nước trongquản lý các hoạt động báo chí -

truyền thông. Bên cạnh đó là cáccơ chế, chính sách bền vững chophát triển các mô hình báo chí -truyền thông hiện đại như vấn đềvề phát triển các mô hình hội tụnội dung, hội tụ công nghệ, pháttriển và nâng cấp cơ sở hạ tầngcông nghệ thông tin và truyềnthông. Ngoài ra các yếu tố về pháttriển nguồn nhân lực cả về quản lýlẫn người thực hiện hay các nhàbáo, nhà sản xuất các sản phẩmbáo chí, truyền thông. Song songvới các vấn đề này, các yếu tố vềan toàn, an ninh thông tin và vănhóa truyền thông cũng cần đượcquan tâm sát sao. Một trong cácyếu tố quan trọng khác là vấn đềxây dựng các mô hình quản lý báochí - truyền thông cho các cơ quanquản lý cũng cần được đề xuất vàxây dựng dựa trên các cơ sở chínhtrị, cơ sở khoa học và cơ sở pháplý.

Với 3 nhóm chủ thể truyềnthông cốt lõi bao gồm: cơ quanbáo chí, tổ chức/bộ phận truyềnthông của Trung ương, địaphương, các bộ ngành, các tổchức, hiệp hội… và doanh nghiệptruyền thông, thì vai trò truyềnthông chính phủ, truyền thông

chính sách, đặc biệt là cơ quanquản lý Nhà nước, các cơ quanbáo chí chiếm vị trí nòng cốt, tiênphong. Bởi lẽ các cơ quan báo chílà nơi cung cấp các thông tinchính thống, có kiểm chứng vàchất lượng, đồng thời là các cơquan truyền thông định hướng dưluận, tạo niềm tin cho công chúng.Chính vì vậy, cần ưu tiên tập trungvào các giải pháp nhằm tăngcường hiệu quả quản lý truyềnthông ở các tổ chức Đảng, Bộ/SởThông tin và Truyền thông và cáccơ quan báo chí, từng bước xâydựng và thực thi chiến lược quảnlý truyền thông trong lĩnh vựctruyền thông chính phủ; đầu tưphát triển nguồn lực và tạo cơ chếphát triển ngành công nghiệptruyền thông và lĩnh vực truyềnthông doanh nghiệp trong nướchiện nay. Bên cạnh đó, cần đầu tưvà có chính sách phát triển cácdoanh nghiệp công nghệ, xâydựng các phần mềm hoặc ứngdụng các phần mềm phân tích, lọcnội dung và đảm bảo thông tintrên môi trường truyền thông sốhiện nay.v

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Tài liệu tham khảo1 Đỗ Thị Thu Hằng, Thị trường báo chí truyền thông Việt Nam: thực trạng và xu hướng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị

và Truyền thông số tháng 6 và tháng 7 năm 2017. Hà Nội.2. Phạm Huy Kỳ - Đỗ Thị Thu Hằng (đồng chủ biên), (2019), Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt

Nam; lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm. Nxb Lao động. Hà Nội.3. Đỗ Thị Thu Hằng (Chủ biên) (2019), Báo chí truyền thông - những điểm nhìn từ thực tiễn. Nxb Lao động. Hà Nội.4. Frank Webster (2006), Theories of the information society, Third Edition, Routlege Publisher, Master e-book.p 8-9.5. G. Bechmann G., J. Fecker, U. Huws, G.V. Hootergem, M.L. Mirabile, A.B. Moniz, S. Siochru (1999). Information Society,

Work and the Generation of New Forms of Social Exclusion (SOWING). First Interim Report (Literature Review), Tam-pere, p 8-9.

Page 32: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

30 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Những nước tham gia kíkết Hiệp định với ViệtNam là những cườngquốc về nhiều mặt, có bề

dày kinh nghiệm về hợp tác quốctế, có thế mạnh về công nghệ, sảnxuất chế biến các sản phẩm côngnông nghiệp... Như một lãnh đạocủa VCCI đã nói, đây là cơ hội để ViệtNam nâng cấp tổng thể nền kinh tếđang ở một trình độ thấp trong khuvực và thế giới để có đủ năng lựccạnh tranh về mọi mặt trong mộtthời gian không xa.

Đánh giá về thị trường nội địacho thấy, Việt Nam là một nước cónền nông nghiệp kém phát triển,so với các nước tiên tiến trên thếgiới cả về năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm và giá cả tiêu thụ.Nhận thấy tiềm năng của nôngnghiệp Việt Nam, gần đây Chínhphủ đã chú trọng đầu tư để pháttriển trở thành một trong nhữngngành kinh tế chủ lực của Nhànước. Tuy nhiên, do xuất phátthấp, làm ăn đa số còn nhỏ lẻ,manh mún, quy mô chưa lớn, hàmlượng khoa học công nghệ trongnông nghiệp còn thấp, vệ sinh an

toàn còn yếu kém, giá thành sảnxuất còn cao nên việc cạnh tranhvới các sản phẩm nông sản nhậpkhẩu sẽ rất khó khăn.

Do vậy, các chuyên gia đánhgiá, việc giảm thuế chỉ là mộtphần, điều quan trọng là ngườinông dân và các doanh nghiệpnông nghiệp cần có bản lĩnh, trìnhđộ để từng bước vượt qua sựchênh lệch này, suy cho cùng làtạo dựng một tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm của nông nghiệpViệt Nam trong 10 năm tới.

Các chuyên gia kinh tế nhậnđịnh, lo ngại nhất là các sản phẩmvề sữa, thịt chăn nuôi các loại củacác nước mà Việt Nam cam kếtgiảm thuế nhập khẩu sẽ ồ ạt vàothị trường nội địa với giá rẻ hơn vàchất lượng cao hơn những sảnphẩm của Việt Nam. Người tiêudùng được hưởng lợi, song việcsản xuất các sản phẩm nông sảncủa các doanh nghiệp, nông dânsẽ gặp rất nhiều khó khăn trongmột giai đoạn nhất định. Trongvấn đề tiêu thụ hàng hóa nhậpkhẩu, các chuyên gia đề cập tớiviệc Việt Nam có lập các hàng rào

kĩ thuật đối với hàng hóa các nướchay không? Chúng ta chắc chắn sẽphải thiết lập, tuy nhiên, nhìn vàotrình độ quản lý, khả năng ứngdụng công nghệ hiện đại cònkhiêm tốn do vậy, công tác kiểmtra chất lượng hàng hóa thực hiệnchưa được tốt. Những mục tiêuloại trừ ngay từ biên giới đối vớinhững sản phẩm kém chất lượng,mất vệ sinh an toàn thực phẩmcòn nhiều khó khăn. Ngoài ra, mộtsố tiêu chuẩn Việt Nam về nôngsản thực phẩm nhập khẩu cũng đãlạc hậu (có những tiêu chuẩn 20năm chưa có thay đổi).

Theo chuyên gia kinh tế, nguyênPhó Giám đốc Sở Thương mại HàNội Vũ Vinh Phú, suy cho cùng, điềuquan trọng là chúng ta phải thúcđẩy việc sản xuất hàng hóa Việt cósức cạnh tranh ngay ở sân nhà, đểgiảm bớt áp lực từ hàng hóa nhậpkhẩu và từng bước xây dựng nhữnghàng rào kĩ thuật một cách chắcchắn, bài bản. Bởi vậy, các bộ ngànhliên quan như công thương, nôngnghiệp, khoa học công nghệ cần tổchức tập huấn cho các doanhnghiệp, các hộ sản xuất cá thể về

Cần cách mạng khoa học công nghệtrong sản xuất nông nghiệp

NGUYỄN TÙNG LÂM

Việc kí kết các Hiệp định Thương mại CPTTP và EVFTA tạo cơ hội cho sản phẩmnông nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi thương mại lớn nhất toàn cầu. Thuậnlợi lớn song không ít thách thức cũng đan xen, đòi hỏi có các giải pháp căn cơvà đồng bộ để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. Trong đó,chúng ta cần có một cuộc cách mạng về khoa học công nghệ và cách mạng vềcông nghiệp trong sản xuất hàng hóa nông sản trong thời gian tới.

CUỘC SốNG Số

Page 33: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

31TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

các tiêu chuẩn kĩ thuật của sảnphẩm nông nghiệp, xây dựng cáctrung tâm kiểm định có đầy đủ cơsở vật chất để kiểm soát chất lượnghàng hóa nhập khẩu cũng như sảnxuất ở thị trường nội địa.

Về lĩnh vực xuất khẩu, việcgiảm thuế xuất nhập khẩu vào cácnước trong kí kết Hiệp định là rấtkhích lệ sự phát triển sản xuất cáchàng hóa nông sản Việt Nam. Tuynhiên, muốn điều đó trở thànhhiện thực thì Việt Nam phải vượtqua những rào cản kĩ thuật vềkiểm định, kiểm dịch động thựcvật. Sản phẩm sản xuất trong mộtđiều kiện mang tính phát triểnbền vững như bảo vệ môi trường,trách nhiệm xã hội, chăm lo mọimặt cho người lao động, khônglãng phí tài nguyên, đảm bảocông bằng xã hội trong phân phối,xuất khẩu các sản phẩm đó.

Sản phẩm nông sản Việt Namhiện nay chủ yếu 70% tiêu thụ ởthị trường nội địa với thói quen sửdụng đơn giản, dễ dãi, kỷ luật sảnxuất và thị trường còn lỏng lẻo.Như vậy, chúng ta cần có mộtcuộc cách mạng về khoa học côngnghệ và cách mạng về côngnghiệp trong sản xuất hàng hóanông sản trong thời gian tới.Chính phủ đã chuẩn bị có mộtchương trình hành động cụ thể đểthực hiện những cam kết mà ViệtNam đã ký với các nước trong hiệpđịnh trên. Ngoài những khó khănở trên, chúng ta đã và sẽ phải đốimặt với các vụ kiện chống bán phágiá của các hàng hóa nông sảnxuất khẩu. Những vụ kiện đó nếuViệt Nam thua cuộc, sẽ dẫn tới việcáp thuế với mức độ cao hơn so với

trước khi tranh tụng; điều đó sẽbất lợi cho hàng hóa về giá cả khicạnh tranh trên thị trường thế giớivới các nước có mặt hàng xuấtkhẩu tương tự như chúng ta. Cáchtốt nhất là Việt Nam phải chủđộng trong việc hạch toán, ghichép đầy đủ các quy trình sảnxuất, chế biến và các chi phí chosản xuất kinh doanh một cáchminh bạch đầy đủ, không ỷ lại vàocác kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

Theo đó, Bộ Công thương, BộNông nghiệp và Phát triển nôngthôn cần tổ chức các buổi đào tạocho nông dân, doanh nghiệpnhững hiểu biết cơ bản trong lĩnhvực này trong giao dịch quốc tế. Cơquan Thương vụ các nước, cácHiệp hội sản xuất và chế biến hàngnông sản cần ủng hộ tích cực vàhỗ trợ các doanh nghiệp thực hiệnmột cách hiệu quả, đúng phápluật, cần thiết Hiệp hội ngànhnghề có thể đại diện đứng ra giảiquyết các tranh chấp nếu có.

Nói tóm lại, khi Việt Nam tham

gia 2 hiệp định thương mại rộnglớn này, khi chúng ta bước vàocuộc chơi lớn, áp lực cạnh tranh sẽbắt buộc chúng ta phải vươn lên đểlàm chủ, thực hiện tốt nhất nhữngcam kết đã kí với các nước. Cụ thểhơn, khi tôm, cá, thịt Việt Nam xuấtkhẩu đừng để các nước trả về. Phảilàm ăn bài bản, đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm và giá cả cạnhtranh một cách hợp lý. Chăm lo mọimặt cho người lao động Việt Nam,đây là tài sản quý giá nhất cho hộinhập thương mại quốc tế. Sản xuấtkinh doanh phải phát triển bềnvững, phát triển môi trường, sảnxuất ra những sản phẩm thân thiệnvới môi trường. Cuối cùng thể chếkinh tế Việt Nam phải thôngthoáng, minh bạch, thực hiện mộtnền kinh tế chia sẻ. Cần lấy ngườidân và doanh nghiệp là mục tiêuphục vụ tối thượng, giảm chi phíbất hợp lý cho doanh nghiệp. Đó làtất cả những gì mà chúng ta hànhđộng thiết thực nhất cho việc hộinhập sản phẩm nông sản Việt Namvới khu vực và thế giới.v

C U ộ C S ố N G S ố

Dây chuyền chế biển thịt gà sạch tại một doanh nghiệp.

ẢN

H: N

GU

YỄN

NG

M

Page 34: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

32 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

CUỘC SốNG Số

Chuyển hướng du lịchcông nghệ và hỗ trợtrên nền tảng thiết bịthông minh

Một điều đặc biệt khác là châuÁ – Thái Bình Dương đang trởthành khu vực dẫn đầu trong lĩnhvực du lịch trực tuyến trên toànthế giới. Hành vi du lịch trực tuyếncủa người tiêu dùng qua điệnthoại di động cao gấp 2 – 3 lần sovới các nước khác.

Tại Việt Nam, có hàng triệungười sử dụng ứng dụng du lịchhàng tháng. Hàng triệu người tìmkiếm, nghiên cứu về du lịch trựctuyến mỗi tháng trên các websitekhác nhau.

Theo ông Timothy Hughes, PhóChủ tịch phụ trách phát triểndoanh nghiệp, Agoda, những consố này hết sức quan trọng tới ViệtNam, bởi cho tới nay, du lịch trựctuyến tại Việt Nam hiện tăngtrưởng rất nhanh và vẫn dựa nhiềuvào inbound (tour du lịch kháchnước ngoài tới Việt Nam).

Trong năm tiếp theo, con sốnày được dự báo sẽ tiếp tục tăngtrưởng nhanh chóng, trong đó cóhình ảnh đáng thú vị về sự giatăng khách du lịch tới từ HànQuốc. “Tại sao chúng ta không thử

xem xét phát triển dịch vụ đểnhắm vào nhóm khách hàng tiềmnăng này”, ông Hughes gợi ý.

Cũng theo Phó Chủ tịch phụtrách phát triển doanh nghiệp,việc nhắm mục tiêu có thể lấy vídụ như việc Agado đầu tư 50 triệuUSD để mở rộng thị trường du lịchtrực tuyến tại Hàn Quốc với nhữngsản phẩm nội địa hóa như sử dụngngôn ngữ và tiền tệ của Hàn Quốc.

Việc chuyển đổi này nhắm tớinhiệm vụ cụ thể cần xác định trênthị trường trực tuyến, từ đó thayđổi các dịch vụ liên quan. Chuyểnhướng sử dụng trên máy tính sanghiển thị và hỗ trợ trên nền tảngthiết bị thông minh.

Điều quan trọng tiếp theo làxác định lại định nghĩa về chỗ ở và

nơi cư trú. Nếu như trước đây chỗở có thể là các khách sạn, resortsnghỉ dưỡng, thì bây giờ được mởrộng ra với định nghĩa vềcondotel, hay homestay.

Trữ lượng về loại hình cư trúđang tăng lên rất nhiều, và châu Ácũng dẫn đầu thế giới về nhu cầudịch vụ cư trú không phải kháchsạn thông thường.

Không chỉ dừng lại ở sự thay đổitrong dịch vụ phục vụ thói quen,lẫn định nghĩa về du lịch, việctruyền thông quảng cáo cũng bịthúc đẩy chuyển mình theo xuhướng này. Theo đó, quảng cáotheo lối “một chiều” sẽ được thaythế bằng tương tác đa chiều, cùngsự tham gia của đa bên với hình ảnhvà âm thanh sống động, video trực

Công nghệ trợ giúp xu hướng chuyểnđổi cho các nhà khởi nghiệp du lịch

Một trình duyệt có hỗ trợ tích cực công nghệ trong thương mại điện tử.

CHÍNH BÌNH

Quy mô ngành du lịch trực tuyến tại châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2019 dựbáo sẽ đạt khoảng 188 triệu USD chiếm tới 43% thị phần du lịch tại khu vực này.

Page 35: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

33TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

quan trở thành điều cần thiết chotruyền thông về du lịch trực tuyến.

Công nghệ trợ giúp xu hướng

Theo ông Nguyễn Việt Đức –Phụ trách kinh doanh sản phẩmNovaonX, chỉ trong 3 năm từ 2013– 2016, thế giới đã tăng mức đầutư 26 tỷ USD lên 39 tỷ USD chonghiên cứu và phát triển côngnghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong đó 40% các công ty đầutư vào AI cho công tác thửnghiệm. Theo đó, AI là giải phápcó thể thực hiện nhiệm vụ dựđoán doanh thu, đánh giá rủi ro,hay công tác tự động hóa nhưChatbot (trả lời tự động), tínhnăng nhận dạng, và tối ứu hóatrong việc đưa ra giải pháp tối ưuhóa dựa trên các thuật toán.

Chuyên gia đánh giá, tự độnghóa như Chatbot rất hữu ích với dulịch trực tuyến, có thể trả lời cáccâu hỏi ngắn trong thời giannhanh nhất, cung cấp thông tin vềđịa chỉ chi nhánh, thông báo sốhotline, hay hình thức thanh toán...

Đồng thời, xử lý và phân tíchdữ liệu, nhận dạng giọng nói vàhình ảnh của khách hàng giúpdoanh nghiệp nắm nhiều thôngtin hơn trên thị trường.

Đối với các khách hàng tiềmnăng, công nghệ AI này tăng tốcđộ chăm sóc khách hàng với tốcđộ phản hồi gần như ngay lập tức.

Tuy nhiên, tỷ lệ nắm bắt từkhóa có thể dậy chatbot là mộtvấn đề, có nhiều điều khác nhau,không thể nắm được toàn bộ

thông tin về nhu cầu của kháchhàng, cũng như nhu cầu trao đổivới chatbot.

Bên cạnh đó, một tiến bộ kháclà công nghệ thực tế ảo (VR), mộtgiải pháp hữu hiệu cho xu hướngtrực tuyến với sức mạnh phá bỏrào cản trải nghiệm không giancho người dùng, từ bị động sangchủ động.

Điều này có được thông quacông nghệ hỗ trợ tương tác và dichuyển trong không gian ba chiều.

Cho tới nay, hệ thống khách sạnhay điểm du lịch ứng dụng chatbotchưa nhiều, chiếm 5% trong tổng số.Trải nghiệm thực tế ảo cũng dừng lạiở các sản phẩm như Tour360, nộidung vidieo 360 cũng chưa phongphú, hấp dẫn khách hàng.

Không chỉ vậy, các đơn vị quảnlý cũng gặp nhiều khó khăn trongviệc tiếp cận, cũng như sử dụngcông nghệ.

Vấn đề quản lý trongchuỗi giá trị thời trựctuyến

Ông Nguyễn Hoàng Dương -CEO & Co-founder ezCloud chorằng đặc thù cơ bản trong kinhdoanh khách sạn là phụ thuộc tàinguyên du lịch tại các điểm dulịch, đòi hỏi đầu tư cơ bản khá lớn,mức độ cạnh tranh cao, chịu ảnhhưởng tính mùa vụ.

Theo đó, mô hình chuỗi giá trịtrong kinh doanh khách sạn yêucầu cung ứng nội bộ, cung ứngdịch vụ, marketing và bán hàng,kiểm tra và đánh giá chất lượng.Ngoài ra, còn nhiều hoạt động cơ

bản trong chuỗi quản lý kinhdoanh khách sạn khác.

Có thể kể tới vấn đề trong côngtác quản lý doanh thu, tài nguyêntừ xa khi chủ doanh nghiệp đầu tưkhách sạn không thường xuyênquản lý trực tiếp, chưa kể việcthông tin giữa các bộ phận khôngliên kết chặt chẽ, xuyên suốt.

Quản lý chuỗi khách sạn và cácdịch vụ đi kèm cùng với xu hướngtiếp thị thay đổi, bản thân phòngtruyền thông, chăm sóc kháchhàng cũng cần tạo dựng lòngtrung thành với khách hàng.

Hãy đầu tư vào công nghệtrong áp dụng tại doanh nghiệpcủa mình và nâng cao chuyênmôn của chính doanh nghiệptrong lĩnh vực này là lời khuyêncủa các chuyên gia.

Cần xem xét công nghệ hiện có,đánh giá công nghệ nào tốt hơn vàxem nhà cung cấp có công nghệ gìđể cung cấp cho nhu cầu của mình.

Trực tuyến là lĩnh vực khá mớivà đầy thách thức, khi nói về côngnghệ, chúng ta thường nghĩ rằngnó đắt đỏ nhưng đó chỉ đúng vớicâu chuyện nếu phải xây dựngcông nghệ mới, nhưng đa phầnbây giờ chúng ta đều có thể thừahưởng những công nghệ có sẵn,điều đó làm chi phí trở nên khôngquá đắt đỏ, đại diện Agoda chia sẻ.

Những doanh nghiệp lớn, đi đầuthường phải tự xây dựng công cụcông nghệ cho riêng mình, nhưcông cụ phát triển nội dung, quảnlý phòng lưu trú, nhưng bây giờ việcthừa hưởng công nghệ đó là hoàntoàn dễ dàng mà không hề đắt đỏ.v

Page 36: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

34 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

CUỘC SốNG Số

Mạng lưới các thànhphố thông minhASEAN (ASCN) là sángkiến do Singapore đề

xuất, với 26 thành phố từ các quốcgia thành viên tham gia thí điểm.Các thành phố tham gia sáng kiếntrên như Bangkok, Chon Buri vàPhuket (Thái Lan); Hà Nội, TP. Hồ

Chí Minh và Đà Nẵng (Việt Nam);Mandalay, Naypyidaw và Yangon(Myanmar)…

ASCN là một nền tảng hợp tác,trong đó, các thành phố trongmạng lưới sẽ hợp tác cùng nhau,hướng tới ba mục tiêu là tạo ranền kinh tế cạnh tranh, môitrường bền vững và chất lượng

cuộc sống cao, dựa trên nền tảnglà ứng dụng công nghệ.

Ngay từ khi mới ra đời, sángkiến này đã nhận được sự ủng hộvà đánh giá cao của giới chuyêngia khu vực. Bởi các dự báo chỉ rarằng, trong quá trình đô thị hóanhanh chóng đang diễn ở ASEAN,dự kiến khoảng 90 triệu dân sẽ

Đẩy mạnh lộ trình xây dựng mạng lướicác thành phố thông minh ASEAN

HOÀNG AN

Sáng kiến xây dựng mạng lưới thành phố thông minh của các nướcASEAN đang được các quốc gia thành viên tích cực triển khai, hướng tớimục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống người dân dựa trên nền tảngkinh tế số. Tuy nhiên, lộ trình này cũng đang phải đối mặt với nhữngthách thức nhất định như hạn chế về nguồn vốn, chênh lệch về nănglực công nghệ giữa các quốc gia… đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp tíchcực của chính phủ các nước để sáng kiến này đạt hiệu quả tối ưu.

Page 37: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

chuyển đến các thành phố trênkhắp khu vực vào năm 2030. Điềunày sẽ dẫn đến một áp lực nặngnề đối với môi trường, cơ sở hạtầng, hệ thống xử lý rác thải và vệsinh cơ bản tại các thành phố, làmtrầm trọng tình trạng bất bìnhđẳng và tổn hại đến an ninh côngcộng. Để giải quyết những tháchthức ngày càng tăng của pháttriển đô thị thì điều quan trọng vàcần thiết lúc này là phải áp dụngcác công nghệ “thông minh”. Và sựra đời của ASCN chắc chắn sẽ gópphần quan trọng giải quyết nhữngthách thức khi quá trình đô thị hóadiễn ra nhanh chóng.

Cuộc đua thành phốthông minh ở ASEAN

Với sự hỗ trợ của sáng kiếnmạng lưới các thành phố thôngminh, nhiều quốc gia ASEAN đãtriển khai hiệu quả các dự án thànhphố thông minh tại nước mình.

Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩykế hoạch chuyển đổi nền kinh tếthành hệ thống sinh thái số hóa,với mục tiêu xây dựng hơn 100thành phố thông minh trong hơnhai thập niên tới. Thành phốPhuket, một trong ba thành phốtham gia ASCN của Thái Lan, đangáp dụng các biện pháp an ninhdựa trên ứng dụng thông minhnhư lắp đặt hệ thống camera theodõi trên đường phố hay trên biển,lắp đặt hệ thống cảm biến đo đượcsự thay đổi về môi trường biển…

Bên cạnh đó, Thái Lan cũngđang tăng tốc cho mục tiêuchuyển đổi 30 thành phố thôngminh vào năm sau và có 100 thànhphố thông minh vào năm 2022,

triển khai trên nhiều lĩnh vực từkinh tế, năng lượng, quản lý đếncon người và môi trường.

Thái Lan đã thể hiện quyết tâmxây dựng thành phố thông minhtrên toàn cầu. Nền tảng dữ liệuthành phố thông minh dự kiếnđược triển khai ngay trong nămnay để tạo điều kiện cho việcchuyển đổi, trong khi khoảng 100dịch vụ điện tử sẽ sẵn sàng phụcvụ người dân từ năm 2022.

Bangkok hy vọng với vị trí Chủtịch ASEAN trong năm nay, cáchoạt động của mạng lưới thànhphố thông minh ASEAN sẽ tạo ramô hình thành phố thông minh ởcác thành viên của khối.

Nhiều dự án chiến lược mangtầm quốc gia cùng với sự hỗ trợ,đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ,Singapore hiện đang là một trongnhững quốc gia đi đầu trong xâydựng và phát triển đô thị thôngminh. Nổi bật trong số các dự ánxây dựng đô thị thông minh cấpquốc gia tại Singapore phải kể đếnSmart Nation được triển khai từnăm 2014.

Đến nay, các dự án chiến lượctrên đều được đánh giá cao về tínhứng dụng và hiệu quả mà nómang lại cho người dân. Đặc biệt,các ứng dụng giúp định hướngtuyến đường xe buýt và tàu điệnngầm hay việc phát triển các khuđa chức năng nhằm giảm nhu cầuđi lại và cung cấp việc lựa chọngiao thông công cộng chất lượngcao đã giúp mạng lưới giao thôngSingapore trở nên vô cùng hiệuquả và tiện lợi. Hiện người dânSingapore có thể tiếp cận 98%

dịch vụ hành chính trên mạng.

Bên cạnh Singapore đi tiênphong trong xây dựng đô thịthông minh, Myanmar cũng đangxây dựng thành phố lớn thứ hainước này, Mandalay, thông minhhơn bằng việc sử dụng cảm biếnkhắp thành phố để theo dõi cácvấn đề về nước, sử dụng thiết bịbay không người lái hoạch định hệthống thoát nước. Ngoài ra, Chínhphủ Myanmar cũng đã cho ra mắtHệ thống Thanh toán Yangon vàonăm 2017 nhằm tiêu chuẩn hóacác phương thức thanh toán tronghệ thống giao thông công cộng.Hệ thống thẻ này giúp Sở Giaothông Yangon tăng cường sự tincậy của xe buýt đối với công chúng.

Đối với Việt Nam, Đà Nẵng đặtmục tiêu trở thành đô thị thôngminh vào năm 2025, làm việc vớiIBM để phát triển cơ sở hạ tầngthông minh để giải quyết vấn đềquản lý nước, năng lượng cũngnhư cảnh báo thảm họa.

New Clark City, Philippineshướng tới thành phố xanh côngnghệ cao với xe không người lái,robot...

Trong khi đó, tại Indonesia, có10 thành phố đã áp dụng thẻthông minh để cung cấp các dịchvụ xã hội tích hợp.

Khó khăn trong lộ trìnhxây dựng thành phốthông minh ở ASEAN

Các nước thành viên trongmạng lưới vẫn đang tiếp tục hoànthiện những cơ sở hạ tầng cũngnhư các bước cần thiết để chạyđua trong công cuộc xây dựng các

35TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Page 38: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

36 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

CUỘC SốNG Số

thành phố thông minh. Tuy nhiên,con đường xây dựng mạng lướicác thành phố thông minh tạiASEAN vẫn còn nhiều gian truân.Do việc truy cập Internet là điềukiện bắt buộc cho nên việc cácquốc gia ASEAN có sự khác biệt vềtrình độ công nghệ cũng là mộtrào cản đối với sự hợp tác. Bêncạnh đó, khả năng tiếp cận vốnđang nổi lên là trở ngại lớn nhấtcho việc phát triển các thành phốthông minh tại các quốc gia thuộcHiệp hội Các quốc gia Đông NamÁ, do các nước này phải vật lộn đểtìm kiếm những nguồn đầu tưthay thế cho những dự án cơ sở hạtầng với chi phí cao.

Hiện, Cơ quan Thúc đẩy Kinh tếSố (DEPA) đang hối thúc chínhquyền các thành phố của Thái Lanhợp tác chặt chẽ với khu vực tưnhân theo hình thức đối tác công

- tư (PPP), nhằm bảo đảm vốn chocác dự án phát triển đô thị thôngminh. Điều quan trọng hơn, môhình PPP sẽ thúc đẩy việc sử dụngvà quản lý tài sản ở các thành phố,đồng thời nắm bắt những doanhnghiệp sáng tạo nhằm đẩy nhanhquá trình trở thành một thành phốthông minh hoặc một thành phốđược gắn nhiều cảm biến thu thậpdữ liệu để tối ưu hóa các dịch vụnhư điện và đèn tín hiệu giao thông.

Thiếu hụt nguồn nhân lực cũnglà một lý do khiến ASEAN gặp khókhăn trong việc khai thác cơ hội từnền kinh tế kỹ thuật số. Theo Côngty tư vấn quản lý Bain & Companycó trụ sở tại Mỹ, hiện 45% sốdoanh nghiệp vừa và nhỏ trongkhu vực ASEAN thiếu hụt kiếnthức về công nghệ số.

Một cách tổng quan, chính phủ

không thể xây dựng thành phốthông minh đơn lẻ. Tiến trình nàycần sự chung sức của khu vực tưnhân, giúp tạo ra giá trị tốt hơn vềtài chính, kinh nghiệm lập kếhoạch và chuyên môn kỹ thuật.

Thời gian qua, các nước ASEANcũng đã có nhiều hoạt động chiasẻ kinh nghiệm, tiềm năng và kếhoạch triển khai mạng lưới thànhphố thông minh tại mỗi quốc gia.Mạng lưới này là công cụ để gắnkết các thành phố trong khu vực,mang đến cuộc sống hiện đại vàchất lượng cao cho người dân.Song, để hiện thực hóa những cơhội đến từ các thành phố thôngminh, cần sự phối hợp chặt chẽgiữa Chính phủ các nước, sựchung tay góp sức của khu vực tưnhân, cũng như sự phát triểntrong nhận thức của cộng đồngdân cư khu vực Đông Nam Á.v

ẢN

H: I

NTE

RNET

Page 39: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

37TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

CÔNG NAM PHƯƠNG -TRIỆU THỊ TRANG

Tiền mã hóa, tiền điện tử,tiền kỹ thuật số hay tiền ảo(Cryptocurrency) haynhiều khi bị gọi chung

một cách phổ cập là Bitcoin đã trởthành cụm từ khóa rất nóng hiệnnay. Chỉ cần gõ cụm từ khóa nàytrên các thanh tìm kiếm, kết quảđều ở con số trên 50 triệu kết quảtrong chưa đầy nửa giây.

Vậy tiền mã hóa, tiền ảo là gì?Bitcoin có vai trò và có thể manglại biến đổi gì trong các giao dịchhiện đại? Những loại tiền này cóhợp pháp tại Việt Nam hay không?Chúng ta cùng lướt qua các kháiniệm này trong phạm vi hẹp củabài viết dưới đây.

Định nghĩa:Tiền mã hóa, tiền ảo hay còn

gọi là đồng tiền điện tử, tiền kỹthuật số hoặc cryptocurrency làcụm từ chỉ một loại tiền tệ số hóakhông thể nắm giữ hay nhìn thấyđược. Tiền mã hóa (tiền ảo) có giátrị tương đương tiền truyền thốngbao gồm tiền giấy, vàng, bạc, kimloại,... Hệ thống tiền mã hóa ra đờinhằm phục vụ nhu cầu giao dịchtoàn cầu thông qua mạng lướiInternet, có thể được trao đổi trựctiếp bằng thiết bị kết nối Internetmà không cần thông qua một tổchức tài chính trung gian nào.

Các loại tiền mã hóa:Trên thế giới hiện có khoảng

trên dưới 50 loại tiền mã hóa, vàđồng tiền mã hóa đầu tiên có tênlà Bitcoin. Bởi ra đời đầu tiên nênBitcoin là loại tiền mã hóa điểnhình, phổ cập và được sử dụngrộng rãi nhất trong thương mạiđiện tử. Đây cũng là lý do để mọingười nhầm lẫn Bitcoin chính làtiền mã hóa. Cơ chế hoạt động củacác loại tiền mã hóa hay tiền ảohiện nay đều giống như Bitcoin đólà không cần thông qua một tổchức tài chính trung gian nào. Hệthống vận hành dựa trên nền tảngblockchain để đảm bảo độ an toàncũng như tính duy nhất. Hiện nay,danh mục 10 đồng tiền mã hóaphổ cập có thể liệt kê là: Bitcoin,Ethereum, Ripple, BitcoinCash,

EOS, Stellar Lumens, LiteCoin,Cardano, IOTA, Tether.

Công dụng của tiền mãhóa:

Về nguyên lý, tiền mã hóa chínhlà cuộc cách mạng lớn cho việcgiao dịch cũng như quá trình lưutrữ giá trị hay tiền tệ. Người sửdụng Internet có thẻ gửi tiền chobất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, mọi nơi màkhông cần sự cho phép của bất kỳai hoặc một tổ chức thứ 3 nào (nhưngân hàng, tổ chức tín dụng). Đặcbiệt, với tiền mã hóa, thường phígiao dịch được giảm tới mức thấpnhất, vượt qua các rào cản địa lý,quốc gia, giúp cải thiện khả năngmở rộng hơn với hiệu quả cao hơn.

Cụ thể hơn, đó là việc mở rộngmạng lưới thanh toán nhanh

TIỀN MÃ HÓA,cơ hội và thách thức

Page 40: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

38 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

CUỘC SốNG Số

chóng. Nhìn nhanh danh sáchthanh toán từ ngày đầu tiên, khiBitcoin chính thức ra đời năm2007 đến nay, hệ thống các côngty chấp nhận Bitcoin trên toàn cầucho các loại hàng hóa và dịch vụđã gia tăng vũ bão. Thậm chí máyATM Bitcoin cũng đã bắt đầu đượclắp đặt rải rác tại các quốc gia, haythẻ tín dụng Bitpay cũng bắt đầuxuất hiện, giúp người dùng chitiêu tiền ảo tự do hơn tại các điểmbán lẻ và ATM thông thường.

Cơ chế hoạt động:Tiền mã hóa hoạt động dựa

trên nền tảng Blockchain, bởi vậykế thừa toàn bộ sự an toàn, tườngminh, không gian lận của côngnghệ đột phá thế giới mật mã này.Một hệ thống blockchain baogồm vài nghìn máy tính, mỗi máytính là một nút (node) – tươngđương một sổ cái phân phối – đểcùng chia sẻ thông tin. Khi có một

giao dịch diễn ra trên mạng máytính này, 51% nút (quá bán) phảiđồng thuận giao dịch là hợp phápthì giao dịch mới được chấp nhận.Lúc này các nút niêm phong lịchsử giao dịch và liên kết với một nútmới. Chính vì vậy, các giao dịchtiền mã hóa được công nhận là cóđộ an toàn ở mức rất cao, khôngthiên vị và gian lận.

Làm thế nào để có tiềnmã hóa:

Trong thực tế, có thể sở hữutiền mã hóa theo nhiều cách khácnhau, nhưng người dùng căn bảncó các phương thức phổ cập sau:

Đào – khai thác (Miner): Đa phầncác thợ đào sử dụng "máy đào", lànhững máy tính cấu hình siêumạnh, để giải mã các thuật toán vànhận về lượng coin tương xứng vớiđộ khó của bài toán. Đây chính là lído có định nghĩa “tiền mã hóa”.

Mua trực tiếp: Mua tiền mã hóa

từ ngân hàng (ở Việt Nam nênmua tại Vietcombank).

Đổi tiền ảo từ các giao dịchkhác: Nhận trực tiếp tiền mã hóanhư một hình thức trả công khilàm các giao dịch online như đặtquảng cáo, nhận điểm thưởng,trúng thưởng…

Khi sở hữu tiền ảo, người sở hữucó vài kênh đầu tư căn bản. Cụ thể làtheo dõi sự biến động giá của cácđồng tiền mã hóa này liên tục, đồngthời mua đi bán lại để kiếm lợinhuận từ giao dịch trên mạng (nhưgiao dịch trên sàn chứng khoán).Hình thức đầu tư này còn có mộtbiến thể khác là cất trữ chờ thời. Vớimột hoặc nhiều đồng coin màngười sở hữu nghĩ là có tiềm năng,có thể mua cất trữ trong khoảngthời gian dài chờ giá lên cao so vớithời điểm mua thì bán nó đi và lấyphần tiền chênh lệch. Cụ thể, Bitcoinđã mang lại “vinh quang” và lợinhuận vô cùng lớn cho giới đầu cơ

Page 41: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

39TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

sớm (từ 2008 – 2010) trong nhữngnăm 2017 – 2018, bởi giá nhảy vọtvài trăm lần. Ở đỉnh cao 12/2017,đồng Bitcoin đã vọt lên mức đỉnhxấp xỉ 20,000 đô la Mỹ (hiện thời,trong giao dịch cuối tháng 6/2019 làở mức ~14,000 đô la Mỹ).

Tóm lại, thị trường tiền điện tửlà một thị trường đầy cơ hội nhưngcũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Mỗingười cần có sự theo dõi, suy xétvà cân nhắc kỹ lưỡng để đưa raquyết định đầu tư, tránh trườnghợp đầu tư theo cảm tính hoặc bịtác động bởi yếu tố bên ngoài sẽdễ dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Tiền mã hóa có đượccông nhận?

Làn sóng mới về hệ thống tiềnmã hóa Libra do Facebook thôngbáo hôm 18/6/2019 đã tạo nên sựnhảy vọt về giá trị giao dịch chođồng tiền ảo Bitcoin mới đây (lênmức 14,000 đô la Mỹ, tăng hơn300% kể từ tháng 12/2018). Dùgiao dịch bằng Bitcoin mang lạithuận tiện, và kinh doanh tiền mãhóa có khá nhiều cơ hội cho giớiđầu tư, nhưng cũng không thiếurủi ro, đặc biệt là về pháp lý.

Hiện nay ngoài một số nướcủng hộ tiền điện tử công khai thìcó rất nhiều quốc gia vẫn chưachấp nhận tiền điện tử là một loạitiền tệ. Cụ thể hơn, giao dịchBitcoin ở Việt Nam không thuộckhung pháp lý, tương đương việcngười đầu tư mua bán Bitcoin sẽkhông được bảo hộ bởi các tổchức pháp luật. Ngoài ra, Việt Namcũng có quy định là không đượcdùng tiền điện tử làm phương tiệnthanh toán.v

Page 42: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

40 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

CUỘC SốNG Số

Ứng dụng thành tựu củaCNTT-TT để “số hóa”các thủ tục hành chính

Lào Cai xác định việc xây dựngchính quyền điện tử (CQĐT) gắnvới CCHC là khâu đột phá trong giaiđoạn hiện nay. Ứng dụng mạnh mẽthành tựu của CNTT-TT để “số hóa”các thủ tục hành chính (TTHC), “tựđộng hóa” các quy trình làm việcnhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảcông tác điều hành, quản lý, giảiquyết công việc và cung cấp thôngtin, tăng cường sự tương tác giữangười dân với chính quyền, nângcao sự hài lòng của người dân.

Hiện nay, UBND tỉnh đã banhành 11 Quyết định công bố danhmục TTHC thuộc các lĩnh vực vớitổng số ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã)là 2.047 TTHC; trong đó cấp tỉnh là1.598 TTHC; cấp huyện là 320TTHC; cấp xã là 129 TTHC. Đã triểnkhai cung cấp dịch vụ công trựctuyến mức độ 3 đạt 13,4% (275TTHC), mức độ 4 đạt 4,6% (94TTHC). Theo kế hoạch, năm 2019

sẽ đạt ít nhất 30% dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 4 theo đúngyêu cầu của Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.

Trong 6 tháng đầu năm 2019,toàn tỉnh tiếp nhận trên 48 ngànhồ sơ và đã giải quyết trên 46 ngànhồ sơ. Trong đó, việc thực hiệnQuyết định số 45/2016/QĐ-TTgcủa TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kếtquả giải quyết TTHC thông quadịch vụ Bưu chính công ích đã giải

quyết được trên 10.000 hồ sơ gópphần giảm tải công việc cho các cơquan hành chính Nhà nước, tăngcường sự công khai, minh bạchtrong quá trình giải quyết TTHC,tiết kiệm chi phí cho người dân.

Để tiếp tục việc cung cấp cácdịch vụ hành chính công của tỉnhđến với người dân được thuậntiện, tiết kiệm, vừa qua, UBND tỉnhđã cho phép triển khai thí điểmchuyển bộ phận một cửa của 3

Lào Cai:Ứng dụng thành tựu của CNTT-TTđể “số hóa” các thủ tục hành chính

Cải cách hành chính tại bộ phận một cửa TP. Lào Cai.

ĐÀI SƠN

Những năm qua, vấn đề cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh Lào Caiđặc biệt quan tâm chỉ đạo và đẩy mạnh thực hiện. Công tác CCHC đượctỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội. Trong đó, việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân luôn cónhững bước đi, cách làm mới, giúp họ tiếp cận một cách thuận lợi nhất;đồng thời, tiết kiệm về cả thời gian cũng như chi phí.

Page 43: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

41TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

huyện (gồm: Bảo Thắng, Bắc Hà vàMương Khương) sang Bưu điệnhuyện với mục tiêu hướng tớingười dân, vì người dân để phụcvụ. Đây là quyết định có tác độngsâu rộng tới người dân, và ngườidân có thể đến Bưu điện huyệnhoặc thông qua các Điểm Bưu cục,Điểm Bưu điện văn hóa xã hay ởtại nhà với sự trợ giúp trực tiếp củanhân viên Bưu điện cũng có thểthực hiện được các TTHC.

Tuy nhiên, bên cạnh những kếtquả đã đạt được, Lào Cai vẫn còngặp một số khó khăn như: về hạtầng CNTT và đảm bảo an toànthông tin, các trang thiết bị chưađáp ứng nhu cầu phát triển CQĐT,đô thị thông minh, nhất là nhu cầuvề lưu trữ dữ liệu; chưa có hệthống thiết bị bảo mật hỗ trợ việcquản lý, giám sát, ngăn chặn cácnguy cơ mất an toàn thông tin; Hạtầng kỹ thuật CNTT cơ quan cấphuyện, cấp xã chưa được đầu tưhoàn thiện, đồng bộ…

Tập trung “số hóa” choChính quyền điện tử vàđô thị thông minh

Để thực hiện mục tiêu “số hóa”cho Chính quyền điện tử và đô thịthông minh, thời gian qua, Tỉnh ủy,UBND ban hành nhiều văn bản cơchế, chính sách, văn bản chỉ đạo,điều hành đã tạo hành lang, môitrường pháp lý thuận lợi cho pháttriển CNTT trên địa bàn tỉnh, phùhợp với định hướng của Trungương. Cụ thể, tỉnh đã ký ban hànhĐề án Phát triển CNTT tỉnh Lào Caigiai đoạn 2017 - 2020 ngày20/12/2016; Đề án Thí điểm đô thịthông minh tỉnh Lào Cai giai đoạn

2018 - 2025 ngày 07/2/2018; Chínhsách đãi ngộ cán bộ làm nhiệm vụđảm bảo an toàn thông tin trên địabàn tỉnh (Nghị quyết số36/2016/NQ-HĐND ngày18/7/2016...) nhằm mục tiêu đếnnăm 2020 nâng cao năng lực, antoàn thông tin cho Trung tâm dữliệu của tỉnh và hạ tầng CNTT trongcác cơ quan Nhà nước đáp ứng yêucầu vận hành, quản lý tập trung cơsở dữ liệu và các ứng dụng dùngchung trọng tâm của tỉnh. Đồngthời, xây dựng, triển khai nền tảngkết nối chia sẻ cấp tỉnh (LGSP), tíchhợp, chia sẻ dữ liệu, đăng nhập mộtlần (SSO) sử dụng các ứng dụngtrong hệ thống; hình thành hạ tầngCSDL nền tảng dùng chung trọngđiểm phục vụ cho CQĐT và đô thịthông minh; phát triển tối thiểu30% dịch vụ công trực tuyến thựchiện ở mức độ 4, nâng cao hiệu quảhệ thống dịch vụ công trực tuyến,bổ sung các tiện ích, thuận tiện chongười sử dụng.

Theo ông Vương Trinh Quốc,Giám đốc Sở TT&TT Lào Cai, từ nayđến năm 2020, Lào Cai đã đề ramột số nhiệm vụ trọng tâm gồm:Xây dựng cơ chế, chính sách tạomôi trường cho phát triển chínhquyền đô thị và đô thị thông minh;Phát triển hạ tầng CNTT và nângcao an toàn thông tin (đầu tưnâng cấp, mở rộng hạ tầng choTrung tâm dữ liệu của tỉnh đảmbảo năng lực lưu trữ, vận hành, antoàn thông tin các ứng dụng dùngchung thiết yếu Chính quyền điệntử của tỉnh, làm nền tảng để xâydựng đô thị thông minh); Đầu tưtrang thiết bị, phần mềm, kết nốimạng đồng bộ đạt chuẩn kỹ thuật,

các thiết bị đầu cuối đáp ứng nhucầu ứng dụng CNTT trong các cơquan Nhà nước tỉnh, huyện, xã; Ràsoát và triển khai mở rộng kết nốimạng truyền số liệu chuyên dùngcủa cơ quan Đảng, Nhà nước từtỉnh đến huyện, từng bước đếncấp xã phù hợp với phạm vi vàtính chất ứng dụng của các hệthống thông tin); Xây dựng các hệthống nền tảng kết nối, tích hợp,chia sẻ cấp tỉnh (LGSP), cập nhậtkiến trúc Chính quyền điện tử 2.0phù hợp với Khung kiến trúcChính phủ điện tử Việt Nam 2.0...

Đặt biệt, tỉnh chỉ đạo tập trungtriển khai số hóa, xây dựng CSDLdùng chung nền tảng trọng điểmcho Chính quyền điện tử và đô thịthông minh gồm: CSDL du lịch,CSDL ngành giáo dục, y tế, laođộng, an sinh xã hội, tư pháp hộtịch, CSDL dân cư, giao thông, xâydựng, cán bộ công chức, viênchức, doanh nghiệp,... Các CSDLđược chia sẻ với dịch vụ công trựctuyến và các hệ thống thông tincó liên quan; Nâng cao chất lượng,hiệu quả hệ thống dịch vụ côngtrực tuyến (Hệ thống dịch vụ côngtrực tuyến của tỉnh được kết nốivới Cổng dịch vụ công quốc gia;tích hợp 30% các dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 3, mức độ 4 củatỉnh với Cổng Dịch vụ công quốcgia); Hệ thống dịch vụ công trựctuyến của tỉnh có giao diện chocác thiết bị di động; tích hợp côngkhai mức độ hài lòng của ngườidân khi sử dụng dịch vụ công trựctuyến; Hệ thống dịch vụ công trựctuyến được tích hợp chữ ký số đểthực hiện thủ tục hành chính.v

Page 44: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

V � N H Ó A - V � N N G H �

41TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Page 45: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

V�N HÓA

42 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Phần thắng thuộc vềchính nghĩa

Đã qua 40 năm, cuộc chiến đấubảo vệ biên giới Tổ quốc từ 1979đến 1989 "là sự kiện không thểnào quên với mọi người dân ViệtNam". Nỗi đau mất mát, tổn thấtvề người và của để bảo vệ biêncương, toàn vẹn lãnh thổ Việt Namlà không hề nhỏ. Cuộc chiến tranhxâm lược nổ ra với trên 60 vạnquân, hàng nghìn xe tăng, pháobinh, hàng vạn dân binh TrungQuốc đồng loạt tấn công 6 tỉnhbiên giới phía Bắc của Việt Nam.Cao điểm là 3 thị xã Lạng Sơn, CaoBằng, Lào Cai. Trung Quốc đã huyđộng 60 vạn quân, trên 500 xetăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩupháo các loại... mở cuộc tiến côngxâm phạm lãnh thổ Việt Nam trêntoàn tuyến biên giới phía Bắc.Quân dân Việt Nam đã loại khỏivòng chiến đấu 62.500 quân TrungQuốc, bắn cháy và phá hủy 550 xequân sự, trong đó có 280 xe tăng,xe thiết giáp, phá hủy 115 khẩu

pháo và cối hạng nặng, thu nhiềuvũ khí, đồ dùng quân sự... buộcđối phương sớm rút quân, qua đólàm thất bại hoàn toàn ý đồ củacác nhà cầm quyền Trung Quốcmuốn áp đặt lợi ích nước lớn lênbán đảo Đông Dương. Để giànhthắng lợi trong cuộc chiến tranh,nhân dân Việt Nam cũng chịunhững tổn thất nặng nề: hơn30.000 cán bộ, chiến sĩ thươngvong; hàng chục ngàn dân thườngbị thiệt mạng. Các thị xã Cao Bằng,Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Caigần như bị hủy diệt hoàn toàn;tổng cộng có 320 xã, 735 trườnghọc, 41 nông trường, 81 xí nghiệp,hầm mỏ và 38 lâm trường bị tànphá; 400.000 gia súc bị giết, bịcướp. Khoảng 50% trong tổng số3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bịmất nhà cửa, tài sản và phươngtiện sinh sống. Cuộc chiến đấubảo vệ biên giới phía Bắc của nhândân Việt Nam góp phần khẳngđịnh đường lối chính trị, quân sựđúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài

tình, sắc bén của Bộ Chính trị,Quân ủy Trung ương, thể hiện sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân, sứcmạnh thế trận chiến tranh nhândân vững chắc.

Việt Nam chiến đấu vì chínhnghĩa, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩđại chống quân xâm lược bảo vệtoàn vẹn biên cương, Tổ quốc. Dântộc, nhân dân Việt Nam chiến đấukiên cường, bản lĩnh và giữ đượctoàn vẹn lãnh thổ.

Chịu nhiều tổn thất, không đạtđược mục tiêu, bị dư luận thế giớilên án mạnh mẽ do tính chất phinghĩa của cuộc chiến, Trung Quốcrút quân về nước. Tuy cuộc chiếnđã 40 năm, nhưng những mấtmát, hậu quả của chiến tranh quálớn, nhắc chúng ta phải trân trọnghơn về các giá trị của hòa bình.

Gác lại quá khứ, hướngđến tương lai

Với tinh thần “gác lại quá khứ,hướng tới tương lai”, năm 1991, Việt

72 N�M NGÀY TH��NG BINH - LI�T S� (27/7/1947 - 27/7/2019):

Hòa bình luôn là khát vọng của mỗi dân tộcVINH TƯỜNG

Chiến tranh đã lùi xa, tiếng súng, khói bom tuy không còn, nhưng mỗidịp tháng 7 về, trên khắp mọi miền của Tổ quốc đều diễn ra những hoạtđộng tưởng nhớ, ghi ơn những người có công với đất nước. Trong cáccuộc chiến đấu vĩ đại của quân, dân Việt Nam, cuộc chiến đấu chínhnghĩa vĩ đại bảo vệ biên giới Tổ quốc (1979 – 1989) là một minh chứngcho chiến thắng chính nghĩa của quân dân Việt Nam. Nó như một lờinhắc nhở về cái giá đắt của chiến tranh và giá trị tốt đẹp của hòa bình.Hòa bình luôn là khát vọng của mỗi dân tộc!

Page 46: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Nam và Trung Quốc đã chính thứcbình thường hóa quan hệ, lãnh đạohai Đảng, Nhà nước và nhân dânhai nước đã không ngừng củng cố,vun đắp mối quan hệ và đã nângtầm lên là đối tác hợp tác chiếnlược toàn diện. Với tinh thần ấy,việc nhìn lại lịch sử nhằm đúc rút ranhững bài học để trong tương laikhông bị lặp lại là một điều vô cùngcần thiết và ý nghĩa.

Việt Nam luôn trân trọng tìnhhữu nghị, không kích động hằnthù dân tộc và không sợ bất cứmột thế lực thù địch nào muốnxâm chiếm chủ quyền, lãnh thổcủa Tổ quốc Việt Nam. Việt Namluôn cảnh giác, sẵn sàng chiếnđấu, bảo vệ Tổ quốc khi đất nướclâm nguy.

Đảng, Nhà nước Việt Nam coitrọng đường lối, chủ trương, chínhsách nhất quán quan hệ với TrungQuốc trên tinh thần “Gác lại quákhứ, hướng tới tương lai”, xâydựng quan hệ hữu nghị, hợp tác,bình đẳng và cùng có lợi, trên cơsở tôn trọng độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đảngvà Nhà nước, nhân dân luônchung nguyện vọng trong việc giữgìn môi trường hòa bình, ổn địnhtrên Biển Đông, trong khu vực vàtrên thế giới. Biểu dương và cổ vũnhững việc làm góp phần gìn giữvà tăng cường quan hệ hợp tác,hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc,đồng thời phê phán những biểuhiện sai trái, thù địch, xuyên tạc, vucáo, lợi dụng sự kiện biên giới phíaBắc để kích động hận thù, chốngphá Đảng và Nhà nước, chia rẽquan hệ hữu nghị Việt Nam vàTrung Quốc.

Phát huy truyền thốnguống nước nhớ nguồn

Trong khói hương trầm mặc ấy,thế hệ con cháu lòng thành tâmdâng hương trước anh linh, linhhồn các anh hùng liệt sĩ. Đó như làcách để bày tỏ lòng tri ân các anhhùng, liệt sĩ đã ngã xuống để bảovệ biên cương Tổ quốc. Thế hệhôm nay luôn nguyện sống họctập, đóng góp sức mình xây dựngquê hương, đất nước ngày một tốtđẹp hơn. Đảng, Nhà nước, nhândân không bao giờ quên công laocủa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đãchiến đấu, hy sinh để giành thắnglợi trong cuộc chiến đấu bảo vệbiên giới phía Bắc. Suốt nhiều nămqua, các cấp, ngành, hội luôn tíchcực công tác tìm kiếm, quy tập hài

cốt liệt sĩ, xây dựng các công trìnhghi công liệt sĩ, xác định danh tínhhài cốt liệt sĩ, thông báo phần mộliệt sĩ tại các nghĩa trang và giúpđỡ người thân của liệt sĩ trong việcthăm viếng mộ phần thân nhân ởcác nghĩa trang. Phát huy hơn nữatruyền thống, “Uống nước nhớnguồn”, “Ăn quả nhớ người trồngcây”, các cấp ngành từ Trung ương,địa phương, tổ chức hội, đoànthể… làm tốt hơn nữa công tácĐền ơn đáp nghĩa; đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, giáo dục sâurộng trong các tầng lớp nhân dân,đặc biệt là thế hệ trẻ về thành quảcủa sự nghiệp cách mạng; tiếp tụchoàn thiện hệ thống chính sách,triển khai đồng bộ, thống nhất, kịpthời tất cả các chính sách ưu đãi.�

43TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V � N H Ó A

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu viếng tạiNghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên.

Tri ân các liệt sĩ. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đoàn đại biểuđã dâng hương, vòng hoa kính viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trangliệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang). Cách đây 35 năm, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ đãanh dũng hy sinh ngày 12/7/1984 trong trận chiến chống lại quân TrungQuốc để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Hiện còn rất nhiều hài cốt của nhữngcán bộ, chiến sĩ hy sinh còn nằm lại nơi chiến trường, chưa thể quy tập vềcác nghĩa trang liệt sĩ, về với gia đình. Đây không chỉ là nỗi đau, niềm daydứt trong tâm can của những người đồng đội, các thế hệ con cháu.

Page 47: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Xác định tầm quan trọngcủa di sản trong pháttriển kinh tế xã hội, tỉnhBắc Giang đã triển khai

nhiều chương trình, đề án, cùngvới các giải pháp quản lý Nhànước. Tuy nhiên, hiệu quả đem lạichưa tương xứng với tiềm năng tolớn của di sản trong phát triểnkinh tế xã hội.

Bắc Giang có nhiều dân tộccùng sinh sống, trong đó đôngnhất là dân tộc Kinh chiếm 88,1%,tiếp đến là dân tộc Nùng 4,5%, Tày2,6%, Sán Chay và Sán Dìu, mỗidân tộc 1,6%, Hoa 1,2%, Dao 0,5%(1). Với những đặc điểm như trên,tỉnh Bắc Giang còn lưu giữ đượckho tàng di sản nghệ thuật trìnhdiễn dân gian vô cùng phong phúvà đa dạng.

Nghệ thuật trình diễn dân caQuan họ, Ca trù

- Loại hình nghệ thuật dân caQuan họ được hình thành ở vùngKinh Bắc, bao gồm hai tỉnh BắcNinh và Bắc Giang. Nơi bờ Bắcsông Cầu với không gian văn hóađậm đặc trên đất Bắc Giang, nhiềuthế hệ liền anh, liền chị đã và đanglưu giữ kho tàng quan họ cổ, bảotồn bền vững di sản trong đờisống hiện đại. Năm 2009, dân caQuan họ đã được UNESCO côngnhận là Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại.

- Loại hình nghệ thuật Ca trùđược hình thành, phát triển vàothế kỷ XV. Có nhiều tên gọi về Catrù như hát ả đào, hát cửa đình, hátcô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò. Đâylà một loại hình nghệ thuật có từlâu đời, độc đáo đầy ý nghĩa gắnliền với lễ hội, phong tục, tínngưỡng, âm nhạc, tư tưởng cũngnhư triết lý sống của người Việt.Năm 2009, Ca trù đã được

UNESCO đã công nhận là Di sảnvăn hóa phi vật thể cần được bảovệ khẩn cấp.

Nghệ thuật trình diễn hátỐng - hát Ví

Hát Ống - hát Ví là một loại hìnhnghệ thuật dân gian ra đời và tồntại hàng trăm năm trong cộngđồng làng Việt (2). Về bản chất hátỐng vẫn là hát Ví, có giai điệu và catừ mộc mạc, giọng hát như giọngthơ, thường là thể thơ lục bát dễnhẩm, dễ thuộc. Nhưng điểm khácbiệt và độc đáo là ở chỗ người tasử dụng những chiếc ống hát đượcnối với nhau vừa để truyền âm, vừađể động tác khi hát trở nên duyêndáng hơn, cuốn hút hơn.

Trong cuộc hát Ống, hát Ví đôikhi còn là những sự so tài cao thấpgiữa các đội hát (phường hát). Nếuđối đáp được thì đó là một sự thỏađáng, còn nếu không thì bên thua

44 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V�N HÓA

Quản lý, quảng bá nghệ thuật trình diễndân gian Bắc Giang trong phát triển kinh tế di sản

ThS. LÊ THANH TRUNG*

Bắc Giang là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử và là nơi giao thoa vănhóa của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trải qua những bước thăng trầmcủa lịch sử, vùng đất nơi đây còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuậttrình diễn dân gian vô cùng độc đáo. Tiêu biểu trong số đó là nghệ thuậtdân ca Quan họ, hát Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản vănhóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

* Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Page 48: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

coi đó là một món nợ hẹn lần sauđáp lại. Đây cũng là nét đặc trưngrất riêng biệt của nghệ thuật hátVí, hát Ống so với các lối hát khác.

Nghệ thuật trình diễn hátCnắng cọô

Hát Cnắng cọô có lịch sử lâu đờicủa đồng bào dân tộc Sán Chí ởhuyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang(3). Loại hình nghệ thuật nàythường được trình diễn dưới nhiềuhình thức, bối cảnh và không giankhác nhau. Chẳng hạn:

- Hát ban ngày (chục cọô) cònđược gọi là hát giao duyên hay hátghẹo trong các lễ hội hoặc trongcuộc sống lao động thường nhậttrên một không gian rộng, nhưlàm nương, đi chợ, làm đồng, điđường…

- Hát ban đêm (Cnắng coộ) làloại hình phong phú nhất và tổngquát nhất của hát dân ca Sán Chí.Người hát phải hát một số bàinhất định theo quy ước: đêm hômsau không được hát lại bài củađêm hôm trước. Đây là nguyêntắc bất di bất dịch mà người hátphải tuân theo.

- Hát đám cưới (Chắu cọô): còngọi là Tửu ca chỉ dành riêng chođám cưới, với thang âm cao và vuinhộn. Hát đối trong đám cưới lànghi lễ hết sức quan trọng nên đòihỏi cả hai họ (nhà trai và nhà gái)phải cử những người giỏi hát vàứng tác tham gia trình diễn.

- Hát đổi danh (Zoóng hòô cọô)là thể loại chỉ có nam giới mớiđược hát. Lối hát này thường đượcthể hiện với giọng trầm, ấm, ngânnga như thể ngâm thơ. Theo

phong tục, khi người con trai đủ 18tuổi thì phải làm lễ đổi danh/tên.Sau khi đổi tên mới, người con traiđó sẽ trở thành người lớn và đượctham gia mọi công việc của giađình và cộng đồng.

- Hát Cáp chay cọô (hát về lụcgiáp) là thể loại hát bói toán về vậnmệnh của con người - để xem tuổihợp, tuổi khắc hay buồn vui,sướng khổ của người muốn xem,giúp cho người xem tránh được rủiro theo định mệnh.

Nghệ thuật trình diễn hátSình ca

Nghệ thuật hát Sình ca củađồng bào dân tộc Cao Lan (4) gồmcác thể loại như sau:

- Sình ca Thsăn lèn (mừng nămmới) là những bài hát để mừngnăm mới, chúc tụng nhau đủ đầy,hạnh phúc, nhà nhà vui vẻ.

- Sình ca Thsao bạo (đối giaoduyên), lời ca thường là mượncảnh thiên nhiên để trao đổi, tâmtình với nhau. Họ mượn lời hát đểgửi gắm yêu thương, nhớ nhunghay trách móc, giận hờn để saucuộc hát lại gần nhau hơn.

- Sình ca Kên láu (hát đám cưới)là thể loại hát vui nhộn, phongphú về số lượng bài. Sình ca Kênláu thường được hát trong ngàycưới. Khi đến nhà gái, đoàn đóndâu của nhà trai phải hát thì nhàgái mới cho vào nhà. Từ khi đi đóndâu đến lúc đưa dâu về nhàchồng, phải trải qua ít nhất haiđêm hát.

- Sình ca Tò tan (hát đố) gồmnhững bài hát được truyền lại vàmột số bài mới được sáng tạo ra

hàng ngày để đố nhau rồi tự giảinghĩa. Đây cũng thuộc loại hát vui,đầy tính sáng tạo ngẫu hứng, đòihỏi người hát phải thuộc nhữngbài cổ để trên cơ sở đó sáng tạonhững bài mới.

Nghệ thuật trình diễn hátThen – đàn Tính

Hát Then – đàn Tính (5) là loạihình nghệ thuật dân gian gắn liềnvới cuộc sống thường nhật củađồng bào dân tộc Tày, Nùng. Thencó nhiều loại hình khác nhau, tiêubiểu là lễ then cầu yên (pèng ến)là nghi lễ được tổ chức vào dịpđầu xuân, cầu cho mọi người đượcyên lành, làm ăn may mắn trongnăm mới. Với loại then tiểu lễ này,nghệ nhân trình diễn rất điêuluyện, kết hợp đủ loại hình nghệthuật: Hát, đàn, xóc nhạc và múa.

Lễ Then hắt khoăn (xem vậnhạn) kéo dài tới ba ngày, ba đêm.Nghi lễ này chứa đựng nhiều tínngưỡng truyền thống như tínngưỡng thờ Thành hoàng, thần tựnhiên, tổ tiên và bậc tiền bối củađồng bào… Nổi bật nhất là tínngưỡng thờ "Mẻ Shinh, Mẻ Bióoc"(Mẹ Sinh, Mẹ Hóa).

Lễ then mừng sinh nhật (púsảng lường) thường làm lễ khi conngười đã ngoài 60 tuổi. Lễ sinhnhật được tổ chức khá trang trọng,như một sự kiện lớn của gia đình vàmang màu sắc tín ngưỡng. Lễmừng sinh nhật thường có sự thamgia đông đủ của họ hàng, con cáivà có thể diễn ra thâu đêm…

Với những giá trị tiêu biểu nhưđã trình bày ở trên, có thể rút ramột số đặc điểm chung về các loại

45TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V � N H Ó A

Page 49: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

46 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V�N HÓA

hình nghệ thuật trình diễn dângian ở tỉnh Bắc Giang như sau:

Nghệ thuật trình diễn dân gianđược hình thành, phát triển bởiyếu tố tự nhiên (sông suối, núinon, đồng ruộng) kết hợp vớinhững yếu tố liên quan: 1/Conngười, chủ thể sáng tạo thưởngthức nghệ thuật. 2/Phương tiệnlao động, trực tiếp ảnh hưởng đếncảm xúc con người để sản sinh catừ. 3/Không gian lao động tácđộng đến nhận thức, sáng tạo củachủ thể văn hóa.

Công tác bảo tồn, pháthuy nghệ thuật trìnhdiễn dân gian của tỉnhBắc Giang trong thờigian qua

Xác định di sản văn hóa làthành tố quan trọng, không thểthiếu gắn với mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Giang đãchỉ đạo các cấp, các ngành triểnkhai nhiều chương trình, đề ánnhư: Quy hoạch phát triển ngànhVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhBắc Giang đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030; Nghị quyết số44-NQ/TU ngày 30/3/2016 củaBan Thường vụ Tỉnh ủy và Kếhoạch số 102/KH-UBND ngày30/5/2016 của UBND tỉnh về pháttriển du lịch tỉnh Bắc Giang giaiđoạn 2016 - 2020; Đề án “Bảo tồn,phát huy di sản văn hóa các dântộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2020”. Mục tiêu của đề án nhằmnâng cao nhận thức các cấp chínhquyền và cộng đồng trong việcbảo tồn, lưu giữ những giá trị củadi sản văn hóa dân tộc.

Nhìn chung công tác quản lý di

sản của tỉnh Bắc Giang trong thờigian qua đã gặt hái được nhữngkết quả đáng ghi nhận. Tiêu biểulà hoạt động của Nhà hát Chèo,Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh,Trường Trung cấp VHTTDL BắcGiang đã tổ chức nhiều lớp truyềndạy hát Quan họ, Ca trù, Chèo, Dânca các dân tộc thiểu số. Sở VHTTDLđã thực hiện công tác tổng điềutra về phong tục tập quán, tínngưỡng, truyện kể, số hóa các loạihình nghệ thuật trình diễn dângian của đồng bào dân tộc Dao,Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan; banhành chính sách đãi ngộ, khenthưởng những nghệ nhân dângian có nhiều đóng góp xuất sắctrong việc bảo vệ, gìn giữ nhữngtrị di sản văn hóa dân tộc; khuyếnkhích duy trì, thành lập mới cácCLB nghệ thuật dân ca tại cơ sởnhằm thu hút các đối tượng trongcộng đồng tham gia.

Bên cạnh những thành tựu đạtđược, công tác quản lý di sản ởtỉnh Bắc Giang đang gặp không ítkhó khăn, thách thức như:

- Vấn đề biến đổi tập quán cưtrú, đời sống tín ngưỡng văn hóa,nhân tố thương mại hóa đã tácđộng đến nhận thức của ngườidân, dẫn đến không ít loại hìnhnghệ thuật trình diễn dân gianđang bị mai một, thất truyền.

- Cơ chế, chính sách thành lậpquỹ bảo vệ di sản văn hóa phi vậtthể, hỗ trợ truyền dạy trong cộngđồng, trợ cấp cho nghệ nhân dângian, nghệ nhân ưu tú, thu hút nhàđầu tư, cơ chế tài trợ... chưa tạođược động lực, thu hút toàn xã hộitham gia. Lực lượng nghệ nhân am

hiểu về nghệ thuật trình diễn dângian đang giảm mạnh do tuổi caosức yếu, trong khi công tác đào tạolớp nghệ nhân trẻ, kế cận chưađược quan tâm và chưa có kếhoạch thực hiện bài bản, khoa học.

- Hoạt động tại các CLB tại cơsở còn cầm chừng, chưa cóchương trình và kế hoạch hoạtđộng cụ thể, nguồn kinh phí tốithiểu để duy trì hoạt động còngặp rất nhiều khó khăn. Công tácxã hội hóa chưa có sự lồng ghépvới các chương trình kinh tế, xãhội, cũng như khai thác có hiệuquả để xóa đói giảm nghèo ởvùng có thực hành di sản.

Quản lý, quảng bánghệ thuật trình diễndân gian gắn với pháttriển kinh tế di sản, từnhững vấn đề đặt ratrong thực tiễn

Để bảo tồn, phát huy giá trị cácloại hình nghệ thuật trình diễndân gian trong phát triển kinh tếdi sản theo hướng bền vững, tỉnhBắc Giang cần xây dựng địnhhướng quản lý như sau:

Xây dựng phần mềm quản lýdi sản:

- Phần mềm quản lý văn bảnluật: 1/Luật di sản văn hóa. 2/Pháplệnh tín ngưỡng. 3/Các loại vănbản, tài liệu của tỉnh liên quan đếnhoạt động bảo tồn, phát huy disản văn hóa phi vật thể của tìnhBắc Giang. Trong nội dung này,người quản trị có thể dễ dạng cậpnhật thêm các văn bản luật, hoặcdownload văn bản quản lý Nhànước về di sản văn hóa.

Page 50: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

47TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V � N H Ó A

- Phần mềm quản lý hồ sơ cácnghệ nhân dân gian, những ngườiam hiểu và thường xuyên thựchành nghệ thuật trình diễn dângian của các địa phương trên địabàn tỉnh. Nội dung này, ngườiquản trị có thể cập nhật, hoặc bổsung thêm thông về tin lý lịchtheo các form mẫu.

- Quản lý hồ sơ: 1/Hồ sơ giámđịnh kiểm kê di sản văn hóa phivật thể của các dân tộc. 2/Hồ sơthiết chế văn hóa gắn với sinhhoạt nghệ thuật trình diễn dângian. 3/Danh mục các điểm di sản,các thiết chế văn hóa cộng đồnglà nơi tổ chức sinh hoạt nghệ thuậttrình diễn dân gian gắn với điểmdu lịch.

Xây dựng phần mềm quảngbá di sản

- Quảng bá di sản bằng hìnhthức Google Display Network củaGoogle: Các banner có hình ảnhvề các hoạt động nghệ thuật dângian của đồng bào các dân tộctỉnh Bắc Giang trên các trangwebsite có lượng người truy cậpnhiều để tăng sự tương tác, quảngbá di sản đến với du khách trongnước và quốc tế.

- Quảng bá di sản bằng hìnhthức Google Search Ads củaGoogle: Du khách trong nước và

quốc tế có nhu cầu du lịch bằngcông cụ Google, Trang web củatỉnh Bắc Giang sẽ xuất hiện ở cácvị trí cao nhất để du khách tìmhiểu về đời sống văn hóa, tínngưỡng gắn với loại hình nghệthuật trình diễn dân gian cũngnhư xác định thông tin về cungđường, tuyến đường, các dịch vụdu lịch.

- Khởi tạo, cài đặt fanpagefacebook riêng của tỉnh Bắc Giang:Tối ưu kỹ thuật, hiển thị, đăng bàithường xuyên về hoạt động tổchức sự kiện, hội thi cấp tỉnh, cấpvùng nhằm nâng cao vị thế và tầmvóc của nghệ thuật trình diễn dângian của tỉnh Bắc Giang.

- Phát triển Hệ thống MediaAR-LBS cung cấp thông tin đaphương tiện hỗ trợ khách du lịchsử dụng thiết bị di động (gồmGIS/cơ sở dữ liệu không gian,Internet và thiết bị di động/định vịtoàn cầu) để tìm hiểu về khônggian văn hóa và nghệ thuật trìnhdiễn dân gian các dân tộc ở tỉnhBắc Giang.

Một số giải pháp quản lý Nhà nước

- Nâng cao nhận thức của cáccấp, các ngành, chính quyền địaphương và nêu cao vai trò, tráchnhiệm của cộng đồng trong việc

bảo vệ, phát huy giá trị di sản vănhóa dân tộc; Tiếp tục đẩy mạnhcông tác xây dựng cơ sở dữ liệu, tưliệu hóa, số hóa các bài bản, lànđiệu, nghệ thuật trình diễn dângian các dân tộc trên địa bàn tỉnhBắc Giang.

- Có chính sách đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực ngành vănhóa nghệ thuật; thu hút tài năngtrẻ được đào tạo bài bản, am hiểuvề di sản vào làm việc trong ngànhvăn hóa, hoặc trong lĩnh vực hoạtđộng bảo tồn, phát huy giá trịnghệ thuật trình diễn dân gian

- Tăng cường hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực khoa học côngnghệ nhằm bảo tồn, phát huy giátrị di sản dân gian của tỉnh BắcGiang; phục dựng không gian vàhình thức trình diễn một số loạihình nghệ thuật trình diễn dântiêu biểu gắn với hoạt động pháttriển lịch cộng đồng.

- Tổ chức đánh giá tổng kếtchương trình bảo tồn, phát huynghệ thuật dân ca Quan họ, hát Catrù từ khi được UNESCO côngnhận đến nay, nhằm đánh giátoàn diện thực trạng của di sản,cũng như để xuất các giải pháp vềcơ chế chính sách, đầu tư nguồnlực để bảo tồn di sản văn hóa.�

Tài liệu tham khảo1. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_Giang2,3,4. Tài liệu di sản văn hóa phi vật thể của Sở VHTTDL Bắc Giang, năm 2018 5. Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.6. Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30-3-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 30-5-2016

của UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016- 2020.7. Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”.

Page 51: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

48 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Quan họ - những lời ca,làn điệu ngọt ngàotruyền cảm cùng giá trịnhân văn độc đáo

trong lối hát đối đáp giao duyênđã lan tỏa thấm sâu vào máu thịt,trở thành văn hóa, cốt cách củacon người Bắc Ninh tự bao đời. Vàniềm tự hào ấy càng nhân lên gấpbội khi 10 năm trước, ngày30/9/2009, tại Abu Dhabi (Thủ đôCác tiểu vương quốc Ả rập thốngnhất), Ủy ban Liên Chính phủCông ước UNESCO về Bảo vệ Disản văn hóa phi vật thể đã côngbố Dân ca Quan họ Bắc Ninh là Disản văn hóa phi vật thể đại diệnnhân loại.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa,10 năm đã trôi qua kể từ khiUNESCO vinh danh Quan họ BắcNinh, thật đáng mừng và tự hàothay, Quan họ Bắc Ninh đã vàđang ngày càng phát triển rực rỡ.Để bảo tồn và phát huy giá trị củadi sản văn hóa phi vật thể củanhân loại, tỉnh Bắc Ninh đã quyếtliệt triển khai hàng loạt các giảipháp thiết thực và hiệu quả trongsuốt những năm qua.

Theo đó, có thể kể đến chínhsách cũng như hoạt động tôn vinhvà tri ân các “Báu vật nhân vănsống” của dân ca Quan họ. Tínhđến nay, tỉnh Bắc Ninh đã phongtặng 71 nghệ nhân và 5 nghệ nhânưu tú, hỗ trợ kinh phí hằng thángcho các nghệ nhân, các làng và câulạc bộ Quan họ; có cơ chế đãi ngộcho các nghệ sĩ, diễn viên, nhânviên Nhà hát dân ca Quan họ.

Bắc Ninh cũng đặc biệt chútrọng mở rộng các hình thức truyềndạy trong cộng đồng, đưa Quan họvào chương trình giảng dạy chínhthức của trường học từ năm học2011 – 2012 đến nay. Tài liệu,chương trình giảng dạy được các cơquan chuyên môn của tỉnh phốihợp biên soạn và được thẩm địnhvề mặt khoa học âm nhạc cũng nhưkhoa học sư phạm đưa nội dung

Di sản văn hóa phi vật thể“Quan họ Bắc Ninh”– 10 năm nhìn lại

ĐỖ THÊU

“Ba quan, một chiếc, chiếc thuyền nan/Có về là về với hội, có gáingoan gái ngoan tầm chồng/Ô mấy dỗ tình rằng, Cô cả, cô hai ấy ơi,anh cả, anh hai ấy ơi…”. Cứ mỗi độ xuân về, những câu hát mượtmà, đằm thắm và ngọt ngào của các liền anh, liền chị Quan họ nhưmời gọi, níu kéo du khách thập phương đến với Bắc Ninh, mảnh đấtcủa Dân ca Quan họ - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Việc truyền dạy trong trường học giúp thế hệ trẻ hiểu và thêm yêu những giá trị nhânvăn tinh túy của Quan họ Bắc Ninh.

V�N HÓA

Page 52: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Các liền anh, liền chị Quan họ tình tứ trao nhau câu hát giao duyên.

49TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

giảng dạy vào từng cấp học bảođảm phù hợp với lứa tuổi. Về hìnhthức giảng dạy, bên cạnh việc kếthừa lối truyền dạy dân gian theohình thức truyền khẩu, các thầy, côgiáo có kế hoạch, bài bản phù hợpvới từng khối lớp, góp phần vàoviệc bảo tồn, phát triển dân caQuan họ toàn diện, hệ thống.

Đồng thời, tỉnh cũng đẩy mạnhxây dựng không gian diễn xướngQuan họ: tu bổ, tôn tạo quần thểdi tích lịch sử Thủy tổ Quan họ,đưa vào sử dụng 8 nhà chứa Quanhọ và tiếp tục triển khai xây dựngở nhiều địa phương; Xây dựngTrung tâm lưu trữ, bảo tồn và khaithác Quan họ, nghiên cứu 30chuyên đề, ký âm 107 bài Quan họcổ, xuất bản 9 đầu sách về Dân caQuan họ…

Nhờ đó, dân ca Quan họ vớitrên 200 làn điệu và trên 300 bàihát mà hầu hết các tiết tấu giaiđiệu của bài hát đi từ âm giai ngũcung cùng với các kỹ thuật luyếnláy, lấy hơi nhả chữ… khôngnhững được bảo tồn mà còn pháttriển mạnh mẽ, lan tỏa khắp trongvà ngoài nước. Từ chỗ chỉ có 49làng Quan họ gốc và 34 câu lạc bộ,đến nay phát triển 369 làng Quanhọ thực hành, hơn 400 câu lạc bộtrong và cả ở ngoài nước với hơnmột vạn hội viên tham gia, hàngnghìn người có khả năng truyềndạy… đã cho thấy sức lan tỏamạnh mẽ những giá trị hết sứcđộc đáo, nhân văn và vô giá củadân ca Quan họ.

Để rồi từ đó, sức sống của Quanhọ mãi lan tỏa, trường tồn theo

thời gian. Để những làn điệu quan

họ tiếp tục bồi đắp cho tâm hồn

không chỉ mỗi người dân Kinh Bắc

mà còn lan xa mãi…

Và xin mượn lời ca của nhạc sĩ

Phó Đức Phương khi viết về Quan

họ để minh chứng rằng, những

làn điệu dân ca Quan họ có sức lan

tỏa, lôi cuốn mãnh liệt đến

nhường nào: “Anh chưa đến làng

quan họ/Chợt tỉnh nghe canh hát

trao duyên/Anh chưa đến dòng

sông Cầu/Ngàn đời vui sóng nước lơ

thơ/Anh chẳng biết đến bao

giờ/Ngồi tựa mạn thuyền buông

câu hát đợi chờ…”. Bởi, những làn

điệu “giận mà thương” ấy luôn tha

thiết, mượt mà, càng nghe càng

say đắm lòng người…�

V � N H Ó A

Page 53: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

V�NH PHÚC - TI�M N�NG VÀ TRI�N V�NG HÒA NH�P �P 4.0

50 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Theo báo cáo sơ kết, 6tháng đầu năm, kinh tế -xã hội của tỉnh Vĩnh Phúcphát triển tích cực trên

nhiều lĩnh vực. Tốc độ tăng tổngsản phẩm có mức tăng cao nhấtkể từ năm 2015 trở lại đây, tăng8,52% so với cùng kỳ năm 2018 vàcao hơn 1,24% so với năm 2015.Trong đó, ngành công nghiệp –xây dựng tăng 12,73%, đóng góplớn nhất vào tăng trưởng chungcủa tỉnh; ngành nông – lâmnghiệp, thủy sản tăng 1,41%; dulịch, dịch vụ tăng 6,79%. Thu ngânsách tăng 8% so với cùng kỳ và đạttrên 16.650 tỷ đồng (trong đó, thunội địa đạt 13.730 tỷ đồng, tăng11%). Tổng giá trị tăng thêmngành công nghiệp – xây dựngđạt 21.632 tỷ đồng, tăng 12,73%so với cùng kỳ. Đặc biệt, trong số10 ngành công nghiệp chủ lực,ngành sản xuất linh kiện điện tửtiếp tục có những bứt phá ngoạnmục với mức tăng 49,2% do số dựán FDI đầu tư vào lĩnh vực nàytăng và doanh số bán hàng, thịtrường tiêu thụ của các công tysản xuất linh kiện điện tử được mởrộng. 6 tháng đầu năm, tỉnh đã

vượt xa chỉ tiêu thu hút đầu tư DDIvà xấp xỉ đạt mục tiêu thu hút vốnFDI của cả năm 2019. Tỉnh cấp giấychứng nhận đầu tư mới và điềuchỉnh tăng vốn cho 84 dự án đầutư, trong đó có 60 dự án FDI, tổngvốn 422,11 triệu USD, tăng gần72% cùng kỳ năm 2018 và đạt gần85% mục tiêu thu hút vốn FDI củacả năm 2019; cấp 20 giấy chứngnhận đầu tư mới cho các dự ánDDI, tổng vốn đăng ký trên 5.055tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn 4lượt dự án, tổng vốn đăng ký 43,96tỷ đồng, tăng 131,3% cùng kỳ nămngoái và tăng xấp xỉ 70% về vốn so

với mục tiêu năm 2019. Đến nayVĩnh Phúc đã có 570 doanhnghiệp được thành lập mới trong6 tháng đầu năm, tổng vốn đăngký trên 4.348 tỷ đồng, tăng 6,7%về số doanh nghiệp và 33% về sốvốn đăng ký so với cùng kỳ nămngoái. Cùng với đó, tiếp tục có 518lượt doanh nghiệp làm thủ tụcđăng ký thay đổi đăng ký kinhdoanh. Lũy kế đến hết 30/6, toàntỉnh có 10.142 doanh nghiệp, vớitổng vốn đăng ký trên 93.000 tỷđồng, vượt mục tiêu Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIđề ra, trong đó, có 7.302 doanh

V�NH PHÚC:

V��t ch� tiêu phát tri�nMINH ANH

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 thángđầu năm 2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI, Kỳ họp thứ 12 đã vượtnhiều chỉ tiêu đặt ra. Năm 2019 được coi có ý nghĩa quan trọng, khẳngđịnh việc bứt phá của Vĩnh Phúc để hoàn thành về đích các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020).

Cổng vào thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.

Page 54: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V � N H P H Ú C - T I � M N � N G V À T R I � N V � N G H Ò A N H � P P 4 . 0

nghiệp đang hoạt động. Cũngtheo báo cáo, đến nay, tỉnh có104/112 xã đạt chuẩn nông thônmới. Tỉnh đã giải quyết được gần13.000 lao động có việc làm, đạt53% kế hoạch, trong đó có gần800 lao động đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài; trên 6.300 laođộng làm việc trong lĩnh vực côngnghiệp – xây dựng; gần 2.200 laođộng làm việc trong lĩnh vực nôngnghiệp – nông thôn và trên 30.680lao động làm việc ở lĩnh vựcthương mại, dịch vụ. Đối với lĩnhvực du lịch, thu hút trên 2,93 triệulượt khách đến du lịch, khám phá,tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó,có trên 24.100 lượt khách quốc tế,trên 2,9 triệu lượt khách trongnước. Tổng doanh thu du lịch đạttrên 1.020 tỷ đồng, tăng 12% cùngkỳ năm ngoái.

Sau 6 tháng, những kết quả đạtđược vượt chỉ tiêu trên là nhờ sựquan tâm, tạo điều kiện của lãnhđạo tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, cácngành, cộng đồng doanh nghiệpvà các tầng lớp nhân dân luônphát huy cao tinh thần tráchnhiệm, sự sáng tạo. Phát huy hơnnữa với những kết quả đạt được,những tháng đến cuối năm, Tỉnhxác định các cấp, ngành, chínhquyền cần phát huy tiềm năng thếmạnh, chủ động tháo gỡ khókhăn, thúc đẩy các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh phát triển, tạo đàcho tăng trưởng bền vững. Riêngđối với lĩnh vực nông nghiệp, Tỉnhtiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệuquả đề án tái cơ cấu ngành Nôngnghiệp. Chủ động tổ chức sảnxuất vụ mùa và vụ Đông năm2019 phấn đấu đạt diện tích, năng

suất, sản lượng ở mức cao nhất.Tiếp tục cải thiện môi trường đầutư, gắn việc cải thiện, nâng cao chỉsố PCI với việc nâng cao chỉ số,hiệu quả quản trị và hành chínhcông cấp tỉnh. Bên cạnh đó, côngkhai minh bạch thông tin, quyhoạch các khu công nghiệp cókèm theo các thông tin về cơ sở hạtầng kỹ thuật, giá thuê hạ tầng.Tăng cường các biện pháp quản lýthu, chi ngân sách đảm bảo hiệuquả, kịp thời. Đẩy nhanh tiến độbồi thường, giải phóng mặt bằng,tạo quỹ đất sạch để thu hút đầutư; đẩy nhanh tiến độ giải ngânnguồn vốn đầu tư công. Tập trungnguồn lực và đẩy nhanh tiến độxây dựng các công trình, dự ánlớn, dự án trọng điểm phục vụphát triển kinh tế - xã hội và nângcao đời sống nhân dân.�

Vĩnh Phúc luôn là điểm đến hấp dẫn trong môi trường đầu tư.

Page 55: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

52 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V�NH PHÚC - TI�M N�NG VÀ TRI�N V�NG HÒA NH�P �P 4.0

Núi Sáng – Thác Bay. NúiSáng (dãy Sáng Sơn),nằm sát Tam Đảo, nốitiếp núi Lịch (Sơn

Dương – Tuyên Quang). Ngọn núicó đỉnh cao 640m so với mặt nướcbiển, hợp thành từ hàng chụcngọn núi to nhỏ khác. Đây là mónquà của thiên nhiên ban tặng chovùng quê Sông Lô, như viên ngọcxanh, dải lụa bạc hiền hòa bao bọcchốn miền quê. Núi Sáng có cáchang động, tập hợp nhiều thácnước, trong đó có một ngọn tháccao, đẹp nhất, được người dân đặttên thành "Thác Bay". Thác Bayđược tạo nên bởi nhiều thác nướcnối nhau liên tiếp, càng lên cao,các bậc thác càng cao, tạo nênmột cảnh trí ngoạn mục… Vẻ đẹpcủa rừng núi hoang sơ, của thácnước tạo nên khung cảnh thiênnhiên quyến rũ vô cùng. Trongtiếng nước róc rác chảy ngày đêm,ta như nghe thấy đó là tiếng núirừng vẫy gọi cho hành trình tìmđến để được trải nghiệm, khámphá chốn thiên nhiên.

Hang Dơi. Hang Dơi là hang

động, ngôi nhà của hàng ngàn

con dơi, thuộc xã Ngọc Thanh,

thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh

Phúc. Ngoài hang là quần thể

những phiến đá cao thấp chênh

vênh, xếp chồng lên nhau tự

nhiên, có nhiều chỗ tạo thành

những dòng thác nước chảy tung

bọt trắng mát lạnh không ngừng.

Hang còn ẩn chứa nhiều điều chưa

khám phá, còn là điểm đến để

nghiên cứu của các ngành hang

động học, thực vật học, khảo cổ

học, khí tượng học... nhằm tìm

kiếm, phát hiện ra những điều lý

thú của đất mẹ thiên nhiên. Mùa

nước lũ, nước từ trên đỉnh núi chảy

xuống khiến Hang Dơi bị ngập

hoàn toàn và tạo nên một bể bơi

V�NH PHÚC:

Thân thi�n trong c�nh s�cthiên nhiên

AN HUY

Vĩnh Phúc luôn phát huy khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế tạo nguồnkhai thác mọi tiềm năng du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển. Đến với Vĩnh phúc, những địa danh thiên nhiên tuyệtđẹp luôn để lại những ấn tượng sâu sắc với những ai từng một lần đặtchân đến mảnh đất này.

Thác Bay: Vẻ đẹp núi rừng.

Page 56: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

tự nhiên tuyệt đẹp với thác nướcchảy ào ào và được bao phủ bởiđá, cây rừng. Đây thực sự là điểmdu lịch lý tưởng cho những ai yêudu lịch khám phá, mạo hiểm, trảinghiệm trong cảm giác núi rừng.

Thiền viện Trúc Lâm An Tâm.Thiền viện Trúc Lâm An Tâm tọa ởthế cao, ẩn dật giữa núi rừng xanhbiếc, hùng vĩ (dưới chân núi ThạchBàn - Tam Đảo). Đặt chân tới nơiđây ta như có cảm giác như lạc vào

cõi bồng lai, tiên cảnh bởi khônggian yên tĩnh, sương khói bảnglảng. Rừng núi chập chùng, đanxen những vườn hoa đủ sắc màu...Thiền viện Trúc Lâm An Tâm đượcxây dựng từ cuối năm 2008 trênnền ngôi chùa Chi Vố, hoàn tất vàonăm 2012. Chính điện của Thiềnviện thờ Phật Thích Ca mâu ni,ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiềntông. Nơi đây còn có Khu vườntượng thuyết minh về cuộc đời

Đức Phật. Đây là nơi tu tập chỉdành cho các sư cô, chính vì vậymà trước đây Hòa thượng ThíchThanh Từ đã chú tâm tới nơi này,Hòa thượng lấy tên "An Tâm" từmột vị Quốc sư của Thiền phái TrúcLâm Yên Tử, mong muốn các sư côan tâm khi tu hành. Nơi đây khôngchỉ là nơi tu tập, học hỏi về thế giớiPhật pháp mà còn là một điểm dulịch tâm linh, văn hóa hấp dẫnkhách du lịch.�

53TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

V � N H P H Ú C - T I � M N � N G V À T R I � N V � N G H Ò A N H � P P 4 . 0

Đường vào Thiền viện trúc lâm, quanh co giữa mây trùng non nước.

Vẻ đẹp tự nhiên của Hang Dơi.

Vĩnh Phúc phát triển du lịchtrên nền tảng, lợi thế cuộc cáchmạng 4.0. Tỉnh luôn xác định pháttriển du lịch trở thành ngành kinhtế mũi nhọn, theo đó, một trongnhững giải pháp trọng tâm đượcchỉ ra là tiếp tục triển khai mạnhmẽ các ứng dụng công nghệ, phốihợp với các doanh nghiệp lữhành, các điểm đến du lịch để đápứng nhu cầu và xu hướng du lịchmới của du khách trong nước vàquốc tế. UBND tỉnh đã đồng ý chủtrương cho phép Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch xây dựng phầnmềm Quản lý dữ liệu du lịch VĩnhPhúc. Ngoài nhiệm vụ lưu trữ, truyxuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tinmột cách nhanh chóng, tiện lợinhất, thông qua phần mềm ứngdụng thông minh sẽ mang lạitiện ích cho các cơ quan quản lý,cơ sở kinh doanh du lịch và dukhách; khuyến khích các doanhnghiệp bán hàng qua mạng vàthanh toán trực tuyến; ứng dụngcông nghệ hiện đại để giảm chiphí lao động, kết nối tour, tuyếnđiểm, tăng lượng khách và hiệusuất kinh doanh. Hy vọng với sựđịnh hướng và mục tiêu cụ thểnày, du lịch thông minh sẽ cóđược bước chuyển đáng kể trongthời gian tới.

Page 57: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

QUC T�

54 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Vi�t Nam tip tc n� l�c thúc đ�yvà b�o v� quy�n con ng��i

MINH HẠNH

Việt Nam đã và đang tham gia tích cực và có những sáng kiến đóng gópcho những giá trị chung của nhân loại về quyền con người được ghi nhậntại các cơ chế liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc.

Trong nhiều năm qua,Đảng và nhà nước ViệtNam luôn coi con người làmục tiêu và động lực của

quá trình đổi mới toàn diện vàphát triển đất nước. Bên cạnh việcđược quốc tế ghi nhận nhữngthành tựu quan trọng trong việcthúc đẩy và bảo vệ quyền conngười, đặc biệt trên các lĩnh vựcxây dựng Nhà nước pháp quyền,kiện toàn hệ thống pháp luật vềquyền con người, xây dựng chínhphủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xãhội, nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các cơ quan tư pháp, phát huyvai trò của các tổ chức chính trị -xã hội, báo chí và hội nhập quốctế, Việt Nam cũng luôn sẵn sàngtham gia đối thoại và lắng nghe tạicác diễn đàn quốc tế để hướng tớitiếng nói chung trong quan niệmvề quyền con người giữa các quốcgia với điều kiện khác nhau.

Là một đất nước chịu nhiềumất mát vì chiến tranh kéo dài docác nước đế quốc gây ra, tuy nhiênViệt Nam chính là một điển hìnhtrong việc thực hiện các mục tiêuphát triển bền vững, đảm bảo hiệu

quả quyền con người theo đúngcác cam kết quốc tế, trong đó,quan tâm đặc biệt tới thúc đẩyquyền của phụ nữ, trẻ em, ngườinghèo, người cao tuổi và các dântộc thiểu số.

Ngày 04/07/2019 tại Geneva(Thụy Sỹ), trong khuôn khổ Khóahọp 41 của Hội đồng Nhân quyềnLiên Hợp Quốc đã diễn ra Phiênhọp thông qua Báo cáo quốc giacủa Việt Nam theo Cơ chế Rà soátĐịnh kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III.Cơ chế UPR là cơ chế của Hội đồngNhân quyền Liên Hợp Quốc, trongđó tất cả các quốc gia thành viênLiên Hợp Quốc rà soát chính sách,pháp luật, biện pháp và kết quảđạt được trong việc bảo vệ và thúcđẩy quyền con người. Đây là cơhội cho mỗi nước thành viêntuyên bố các hoạt động mà họ đãlàm để cải thiện nhân quyền trongnước và hoàn thành các cam kếtquốc tế về nhân quyền. Việt Namchấp thuận 241 trong tổng số 291khuyến nghị mà các quốc gia đưara, đạt tỷ lệ gần 83% khuyến nghịtrong khuôn khổ cơ chế Rà soátĐịnh kỳ Phổ quát chu kỳ III về

quyền con người, gồm những nộidung quan trọng, toàn diện củacông tác bảo đảm quyền conngười, đặc biệt là việc hoàn thiệnhệ thống pháp luật, các biện phápbảo đảm các quyền dân sự, chínhtrị, cũng như các quyền kinh tế, xãhội, văn hóa và tăng cường thểchế bảo vệ quyền con người vàcác vấn đề mới đặt ra về di cư, biếnđổi khí hậu, môi trường và pháttriển bền vững.

Tại Phiên họp, trưởng đoàn ViệtNam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LêHoài Trung tái khẳng định chínhsách nhất quán của Việt Nam vềbảo vệ và thúc đẩy quyền conngười, xuất phát từ truyền thốnglịch sử của dân tộc Việt Nam trongđấu tranh dựng nước và giữ nướcvà mục tiêu xuyên suốt của Đảngvà Nhà nước Việt Nam, luôn lấycon người làm trung tâm của mọichính sách và hành động.

Báo cáo Hội đồng Nhân quyềnvề tình hình bảo vệ và thúc đẩy vềquyền con người ở Việt Nam trong6 tháng qua, Thứ trưởng Lê HoàiTrung nhấn mạnh ưu tiên cao nhất

Page 58: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Q U � C T �

55TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

của Việt Nam là xây dựng Nhànước pháp quyền và cải cách phápluật, như thể hiện ở nhiều hoạtđộng được cử tri cả nước và dưluận quốc tế quan tâm tại Kỳ họpthứ 7 của Quốc hội Khóa XIV vừaqua; cũng như việc ban hành mộtsố Nghị định, Thông tư quan trọngliên quan đến quyền con ngườitrong năm 2019. Trưởng đoàn ViệtNam nêu bật nhiều thành tựutoàn diện về phát triển kinh tế – xãhội, nhất là về tăng trưởng kinh tế,xóa đói giảm nghèo, ưu tiênnguồn lực cho bảo đảm an sinh xãhội, tăng cường tiếp cận côngnghệ thông tin cho mọi ngườidân, bảo đảm và thúc đẩy đời

sống tôn giáo, tín ngưỡng, bảođảm quyền của người lao động…

Trải qua quãng thời gian khókhăn đầu tiên khi tham gia vào cơchế UPR, Việt Nam đã dần chứngminh được những nỗ lực và camkết của mình trong việc thúc đẩy,cải thiện vấn đề quyền con ngườitrong nước, phản bác lại nhữngthông tin sai lệch, đồng thời ràsoát lại toàn bộ những vấn đề vềnhân quyền.

Qua các chu kỳ kiểm điểm địnhkỳ UPR, Việt Nam đã tiếp nhậntổng cộng hơn 600 khuyến nghịtừ các quốc gia thành viên LiênHợp Quốc và đã chấp nhận phần

lớn các khuyến nghị. Điều này thểhiện rõ trách nhiệm của Việt Namtrong việc thực hiện các mục tiêuphát triển bền vững, đảm bảo hiệuquả quyền con người theo đúngcác cam kết quốc tế.

Phiên họp đánh dấu sự kếtthúc thành công giai đoạn rà soát,báo cáo của chu kỳ III về tình hìnhthực hiện các khuyến nghị đượccác nước đưa ra tại chu kỳ II năm2014 liên quan đến việc bảo vệ vàthúc đẩy quyền con người ở ViệtNam. Việt Nam sẽ bước sang giaiđoạn thực hiện và rà soát báo cáocho chu kỳ tiếp theo, dự kiến bắtđầu năm 2023.

Tại một kỳ họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

NG

UỒ

N: A

FP

Page 59: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

56 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

QUC T�

Đại diện các nước và nhiều tổchức quốc tế, tổ chức phi chínhphủ ghi nhận các chính sách, nỗlực và thành tựu của Việt Namtrong việc bảo đảm quyền conngười; nghiêm túc thực hiện cáckhuyến nghị UPR, nhất là trongcác lĩnh vực cải cách tư pháp, hoànthiện pháp luật về quyền conngười, nỗ lực không ngừng nângcao đời sống cho người dân, bảođảm an ninh xã hội, quyền của cácnhóm dễ bị tổn thương, ứng phóvới tác động của biến đổi khí hậu,cải thiện tiếp cận dịch vụ công,bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡngtôn giáo, quyền tiếp cận thôngtin… Nhiều nước cũng đánh giácao sự tham gia nghiêm túc củaViệt Nam trong tiến trình UPR nóichung và việc xem xét, chấp thuậncác khuyến nghị nói riêng, đặcbiệt là việc chấp thuận với tỷ lệ caocác khuyến nghị UPR, đặc biệthoan nghênh kế hoạch dự kiếncủa Việt Nam trong triển khai cáckhuyến nghị chấp thuận.

Cùng với những thành tựu nêutrên, Việt Nam đã luôn nỗ lực đónggóp tích cực vào những giá trịchung, tích cực và tiến bộ củanhân loại về quyền con người. ViệtNam tham gia tích cực vào cácdiễn đàn liên quan đến quyền conngười của Liên Hợp Quốc, ASEANvà các cơ chế khác. Tại các diễn đànquốc tế, Việt Nam đã chủ động đưara các sáng kiến về quyền conngười và được cộng đồng quốc tếđánh giá cao, đặc biệt về nội dungliên quan đến bảo đảm quyền phụnữ, trẻ em, người khuyết tật,những người chịu tác động củabiến đổi khí hậu…

Trong thời gian tới, để bảo đảmtốt nhất quyền cho mọi ngườidân, Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thiệnnhà nước pháp quyền, củng cốnền tảng pháp lý và chính sáchliên quan đến bảo vệ và thúc đẩyquyền con người. Chỉ trong 5 nămkể từ khi Hiến pháp năm 2013được thông qua, Quốc hội đã banhành, sửa đổi hơn 100 Luật, kịpthời cụ thể hóa tinh thần của Hiếnpháp, lan tỏa vào đời sống xã hộivới trọng tâm là đảm bảo và thúcđẩy quyền con người. Ở đây, mọingười dân đều được tạo cơ hộimưu cầu hạnh phúc để không ai bịbỏ lại phía sau như mục tiêu pháttriển bền vững mà Liên Hợp Quốcđã đề ra.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện “Chính phủkiến tạo vì người dân”, cải cáchhành chính và nâng cao chấtlượng dịch vụ công, ngăn chặnquan liêu, tham nhũng, phát huydân chủ và nâng cao hiệu lực của

bộ máy Nhà nước. Việt Nam camkết đẩy mạnh hơn nữa việc thựchiện các Mục tiêu phát triển bềnvững, chú trọng các chính sáchgiảm bền vững nghèo đa chiều,thu hẹp khoảng cách phát triểngiữa các khu vực địa lý, các nhómdân cư, trong đó đặc biệt chútrọng các nhóm dễ bị tổn thương.

Có thể nói là qua quá trình này,chúng ta cũng chia sẻ được với cácquốc gia kinh nghiệm đạt đượccủa Việt Nam trong quá trình thúcđẩy và bảo đảm quyền con người.Đồng thời, trong quá trình thựchiện, chúng ta cũng học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm của các nướcđể có thể làm tốt hơn công tác nàyở đất nước chúng ta.

Việt Nam cũng sẽ tiếp tục ủnghộ đối thoại và hợp tác trong lĩnhvực quyền con người, cùng với cácquốc gia trên thế giới đóng góp vàlàm giàu thêm những giá trị củanhân loại về quyền con người.�

Ảnh minh họa.

Page 60: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

57TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Q U � C T �

Trong những năm qua, G20đã chuyển mình từ mộtdiễn đàn hợp tác quốc tếvà thảo luận chính sách

quản lý khủng hoảng kinh tếthành một khuôn khổ mang tầmcỡ toàn cầu. Trọng trách ấy càngtrở nên cấp thiết trong bối cảnhkinh tế thế giới tăng trưởng chậmvới nhiều bất trắc do cạnh tranhchiến lược giữa các nước lớn, căngthẳng thương mại Mỹ - TrungQuốc ngày càng sâu sắc, xu hướngbảo hộ thương mại tiếp diễn...

Trước thực tế đó, nước chủ nhàNhật Bản đã đặt ra một chươngtrình nghị sự đầy tham vọng chonhiệm kỳ Chủ tịch G20 năm nay.

Những điểm nhấn nổi bật

Với bản Tuyên bố chung đạtđược đồng thuận cao, Hội nghịThượng đỉnh hằng năm của NhómCác nền kinh tế phát triển và mớinổi hàng đầu thế giới (G20) gửi đimột thông điệp mạnh mẽ về

những nguyên tắc cơ bản ủng hộmột “hệ thống thương mại và đầutư tự do, nhằm đảm bảo thươngmại tự do, công bằng, không phânbiệt đối xử, minh bạch, có thểđoán trước và ổn định”. Tuyên bốchung đã đưa ra những quanđiểm cụ thể về thúc đẩy phát triểnkinh tế toàn cầu với việc duy trìtăng trưởng bền vững, tạo dựngxã hội công bằng cho mọi đốitượng người dân, xóa bỏ khoảngcách giữa các nước phát triển vàđang phát triển, giữa khu vực nàyvới khu vực kia…

Các thành viên G20 đều nhất tríthúc đẩy cải cách Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), cùng với một hệthống thương mại dựa trên luật lệđể tạo “các thị trường mở và một sânchơi công bằng cho mọi quốc gia”.

Trong bối cảnh thương mạitoàn cầu đang đứng trước nhiềurủi ro xuất phát từ những căngthẳng và bất đồng giữa các nềnkinh tế lớn, việc các thành viên G20

nhất trí thúc đẩy thể chế thươngmại tự do, công bằng và khôngphân biệt có thể coi là một điểmnhấn quan trọng có tác động “địnhhướng” cho hoạt động giaothương toàn cầu trong tương lai.

Cũng trong khuôn khổ Hộinghị, các nhà lãnh đạo G20 cùngvới 8 quốc gia khách mời đã thảoluận về kinh tế số. Các nhà lãnhđạo đã thông qua Tuyên bố chungOsaka, ủng hộ sáng kiến của Thủtướng Nhật Bản Shinzo Abe về lưuchuyển tự do và tin cậy của dữ liệu.Lĩnh vực số hóa đang làm thay đổimọi khía cạnh của các nền kinh tế- xã hội, và việc sử dụng hiệu quảsố hóa sẽ đóng góp cho sự thịnhvượng của xã hội ở tất cả các nước.Tuy nhiên, để tận dụng tối đanhững lợi ích mà kinh tế số manglại, rất cần xây dựng các quy tắctoàn cầu trong lĩnh vực này. Chínhvì vậy, nước chủ nhà Nhật Bản đãđề xuất thiết lập khuôn khổ luật lệtoàn cầu cho nền kinh tế số với têngọi Osaka Track, với mục tiêu tận

G20 và nh�ng đi�m nh�n n�i b�tAN YÊN (Tổng hợp)

Là những quốc gia phát triển năng động, có quy mô kinh tế gần 90%GDP toàn cầu, chiếm 2/3 dân số thế giới và đóng góp tới 80% giaodịch thương mại quốc tế, các hội nghị thượng đỉnh của G20 luôn nhậnđược sự quan tâm đặc biệt bởi tầm ảnh hưởng của những quyết sáchđược đưa ra. Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển vàmới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka (Nhật Bản) năm nay cũngkhông ngoại lệ kết thúc với nhiều kết quả khả quan.

Page 61: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

58 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

QUC T�

dụng tối đa những lợi ích mà lĩnhvực mới mẻ này mang lại.

Hội nghị thượng đỉnh G20 nămnay diễn ra trong bối cảnh kinh tếthế giới tăng trưởng chậm vớinhiều rủi ro do cạnh tranh chiếnlược giữa các nước lớn gay gắt hơn,xung đột thương mại Mỹ - TrungQuốc leo thang căng thẳng trở lại.Do đó, một trong những điểmnhấn lớn của Hội nghị G20 tạiOsaka là “thỏa thuận đình chiếnthương mại” giữa Mỹ và TrungQuốc. Thế giới cảm thấy dễ thở hơnkhi hai nhà lãnh đạo nhất trí hoãnthực thi các kế hoạch áp thuế bổsung nhằm vào hàng hóa của nhauđể các nhà đàm phán thương mạihai bên sẽ có thêm thời gian tìmđiểm chung và đi đến một thỏathuận thương mại song phương.

Sau những cuộc thảo luận đượcmiêu tả là khó khăn, G20 năm nayđã thống nhất đi đến một thôngđiệp chung là cảnh báo những rủiro với nền kinh tế toàn cầu. G20năm nay là năm thứ hai các nhàlãnh đạo đã không nhắc tới cụm từ"chống chủ nghĩa bảo hộ" vàotuyên bố chung cuối Hội nghị, dùthừa nhận rằng "căng thẳngthương mại và địa chính trị đanggia tăng". Đây được xem là mộtbước dung hòa quan điểm để cóthể tìm được tiếng nói chung giữacác nền kinh tế G20 trong bối cảnhTổng thống Mỹ Donald Trumpđang sử dụng nhiều biện phápbảo hộ thương mại, như các cuộcchiến thuế quan nhằm vào TrungQuốc, Liên minh châu Âu (EU)…nhằm thực hiện chủ trương "NướcMỹ trước tiên".

Liên quan đến mục tiêu chốngbiến đổi khí hậu, Hội nghị lần nàychưa đạt đột phá. Cũng giống nhưHội nghị G20 lần thứ 13 tạiArgentina, Mỹ đã không đồng ý vớibất kỳ cam kết nào về giảm khí thảiCO2. Chỉ có 19 nền kinh tế thànhviên còn lại đã nhất trí sự "khôngthể đảo ngược" của Hiệp định Parisvề biến đổi khí hậu, và cam kếtthực thi đầy đủ, bất chấp việc Tổngthống Trump đã rút Mỹ khỏi vănkiện này.

Mặc dù thiếu sự thống nhất vềthỏa thuận biến đổi khí hậu, cácthành viên G20 đã đồng ý chấmdứt việc xả chất thải nhựa vào cácđại dương trước năm 2050 và gọimục tiêu này là Tầm nhìn Đạidương Osaka. Đây cũng là điểmsáng của Hội nghị, một lần nữa thểhiện vai trò đi đầu của G20 đối vớivấn đề cấp bách đang là tháchthức đe dọa môi trường sống củacả hành tinh này

Kết thúc Hội nghị thượng đỉnhOsaka đã có những thành công

nhất định, dù chưa trọn vẹn. Trongbối cảnh giữa các nền kinh tếthành viên G20 vẫn còn tồn tạinhiều khác biệt về lợi ích, thậm chílà xung đột lợi ích, những điểmđồng thuận mà các nhà lãnh đạođạt được năm nay đã phần nàochứng minh vai trò của G20 nhưmột cơ chế đối thoại và phối hợphành động nòng cốt trong giảiquyết các vấn đề kinh tế toàn cầu.G20 đã và đang trở thành "sợi dâykết nối" để các nền kinh tế trao đổi,bày tỏ quan điểm, dung hòa khácbiệt, cùng tìm kiếm tiếng nóichung để cùng đối phó với nhữngthách thức chung, từ đó đem lại lợiích chung.

Bên lề hội nghị, những cuộcgặp song phương dày đặc giữaNhật Bản và các quốc gia G20, giữacác quốc gia, tổ chức tham gia hộinghị cũng đã làm nên dấu ấn đặcbiệt của Hội nghị G20 Osaka, giúptăng cường hợp tác các nước trongNhóm cũng như giải quyết các vấnđề toàn cầu.

Lãnh đạo các quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển vàmới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka (Nhật Bản).

Page 62: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

59TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Q U � C T �

Nâng tầm vị thế Việt Nam

Cùng với 7 nước khác, năm nay,Nhật Bản mời Việt Nam tham dựHội nghị Thượng đỉnh G20 với tưcách khách mời đặc biệt. Đây là lầnthứ 4 trong vòng hơn 10 năm qua,Việt Nam tham dự Hội nghịThượng đỉnh G20 (gần đây nhất làViệt Nam dự G20 tại Đức tháng7/2017), một diễn đàn đa phươngquan trọng trong quản trị kinh tếtoàn cầu. Điều này khẳng định sựghi nhận của cộng đồng quốc tếđối với uy tín và vị thế của một ViệtNam đổi mới và hội nhập; một đốitác tin cậy và có trách nhiệm đốivới hòa bình, an ninh và phát triểntrong khu vực, qua đó tin tưởng, kỳvọng Việt Nam tiếp tục đóng gópcó trách nhiệm vào các vấn đề kinhtế toàn cầu. Đây cũng là minhchứng cho quan hệ đối tác chiếnlược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bảnđang phát triển tốt đẹp, cùng chiasẻ, ủng hộ lẫn nhau trong nhiềuvấn đề quốc tế và khu vực.

Tại các hội nghị trước đó, ViệtNam cũng đã tích cực tham gia vàđóng góp có trách nhiệm, đề xuấtvà thúc đẩy một số vấn đề đượccác nước đang phát triển, đặc biệtlà ASEAN quan tâm. Nhiều ý kiếnđóng góp của Việt Nam được G20ghi nhận trong các tuyên bốchung như đề cao hợp tác quốc tếtrong xử lý các vấn đề kinh tế toàncầu, phát triển bao trùm và bềnvững, nông nghiệp và an ninhnguồn nước, việc làm trong nềnkinh tế số, thực hiện Chương trìnhnghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc vềphát triển bền vững, ứng phó biếnđổi khí hậu, bảo vệ môi trường

biển, ngăn ngừa rác thải nhựa,tăng cường vai trò phụ nữ…Những nỗ lực này đã tạo được ấntượng tốt đẹp đối với G20 và gópphần nâng cao vị thế Việt Nam trêntrường quốc tế.

Tham dự Thượng đỉnh G20 lầnnày giúp Việt Nam nói tiếng nóicùng những nền kinh tế đang nổi,góp phần vào việc giải quyếtnhững vấn đề chung của nền kinhtế thế giới.

Phát biểu tại phiên họp về khíhậu – môi trường, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc nhấn mạnhbiến đổi khí hậu, ô nhiễm môitrường, bất ổn an ninh năng lượngđang thách thức sự tồn vong củanhân loại; đề nghị các nước cónhững đột phá, sáng tạo về huyđộng phân bổ hiệu quả nguồn lựcvà thực hiện đầy đủ các cam kết vềkhí hậu, môi trường.

Thủ tướng khẳng định Việt Namthực hiện nghiêm túc cam kết Thỏathuận Paris về khí hậu; mong muốncác nước và cộng đồng quốc tếtăng cường hỗ trợ thiết thực chocác nước dễ tổn thương về biến đổikhí hậu, trong đó có khu vực Đồngbằng sông Cửu Long ứng phó vớibiến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, rác thải nhựa biểnlàm suy thoái nghiêm trọng hệsinh thái biển, là vấn đề cấp báchtoàn cầu; các nước cần chung tayxây dựng các thể chế, quy định vềbiển và đại dương nhằm kiểm soát,giảm thiểu và ngăn ngừa rác thảinhựa biển. Thủ tướng khẳng địnhViệt Nam đã và đang huy động sựtham gia của cả xã hội vào phongtrào chống rác thải nhựa, phấn đấu

đến năm 2025 không sử dụng đồnhựa dùng một lần và nêu sángkiến về thúc đẩy hình thành mạnglưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệubiển - đại dương và tiến tới Khuônkhổ toàn cầu về ngăn ngừa rác thảinhựa biển vì các đại dương xanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúccũng đã nêu sáng kiến về thúc đẩyhình thành mạng lưới toàn cầu kếtnối các trung tâm đổi mới sángtạo, trong đó có các các trung tâmnghiên cứu - phát triển trí tuệ nhântạo, để thúc đẩy chia sẻ tri thức,công nghệ mới, hỗ trợ các nướcđang phát triển tranh thủ các cơhội từ đổi mới sáng tạo và trí tuệnhân tạo, bảo đảm không ai bị bỏlại phía sau và thúc đẩy hòa bình,phát triển bền vững trong kỷnguyên số.

Phát biểu tại phiên họp về đổimới sáng tạo vào chiều 28/6, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc cho biếtViệt Nam xác định kinh tế số làmột trong những động lực quantrọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tếvà sẽ ban hành Chiến lược chuyểnđổi số quốc gia vào cuối năm 2019và khẳng định Việt Nam và cácnước ASEAN sẵn sàng hợp tác vớicác nước G20 khuyến khích đổimới sáng tạo, tranh thủ tối đa lợiích của kinh tế số, song vẫn bảođảm tôn trọng luật pháp quốc tếvà nội luật quốc gia. Bên cạnh đó,Thủ tướng cũng hoan nghênhcách tiếp cận của các nước G20 vềphát triển trí tuệ nhân tạo lấy conngười làm trung tâm. Đồng thờinhấn mạnh sáng tạo công nghệmới trước hết phải vì con người vàgìn giữ các giá trị đạo đức nhânvăn tốt đẹp. �

Page 63: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

60 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

QUC T�

Th� tr��ng lao đ�ng ASEAN:C� h�i l�m, thách th�c nhi�u

XUÂN TRƯỜNG

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm2015 và khu vực ASEAN được xem như một thị trường hứa hẹn tạo rahàng triệu cơ hội việc làm mới, tuy nhiên cũng mở ra không ít thách thứcvới lực lượng lao động trong khu vực.

Cơ hội lắm, thách thứcnhiều

Khi ASEAN hội nhập sâu rộnghơn, các quốc gia thành viên cũngđồng thời giảm bớt các rào cản vềdịch chuyển lao động trong khuvực. Nhờ đó, các quốc gia thànhviên có thể thu được lợi ích từ hiệuứng lan tỏa nhân tài rộng khắpASEAN - một trong những khu vựcphát triển nhanh nhất thế giới.Người lao động trong ASEAN cũngcó nhiều lợi ích khi làm việc ở nướcngoài với nhiều cơ hội rộng mở.

Ngày 31/12/2015, Cộng đồngKinh tế ASEAN (AEC) chính thứcđược hình thành với quy mô hơn600 triệu dân. Các chuyên giatrong lĩnh vực nhân sự, doanhnghiệp và các nhà quản lý laođộng đánh giá sự hội nhập này sẽtạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm,tuy nhiên cũng còn nhiều tháchthức đối với lao động giữa cácquốc gia về trình độ chuyên môn,tác phong, thái độ cũng như trìnhđộ ngoại ngữ.

Cộng đồng AEC cho phép dịchchuyển lao động có tay nghề,nhưng mỗi ngành nghề lại có

những điều kiện riêng mà cácnước phải thỏa thuận để côngnhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹnăng nghề, xây dựng khung đánhgiá tiêu chuẩn thống nhất.

Hiện nay, Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC) đã có những kếhoạch cụ thể để nới lỏng việc dịchchuyển lao động thông qua việcchuẩn hóa văn bằng theo tiêuchuẩn của ASEAN. Theo thỏathuận trong khuôn khổ AEC, 8 lĩnh

vực ngành nghề được tự do dichuyển, bao gồm nha khoa, điềudưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kếtoán, kiến trúc, khảo sát và du lịch.

Tuy nhiên, thỏa thuận nàycũng kèm theo yêu cầu lao độngphải qua đào tạo và nếu thôngthạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếngAnh sẽ được di chuyển tự do hơn.Thêm nữa, những nghề này chỉchiếm một phần nhỏ số lượng cácnghề nghiệp trong khu vực. Do

Ảnh minh họa.

Page 64: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

61TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Q U � C T �

đó, trên thực tế việc tiếp cận cáccơ hội việc làm đối với mỗi quốcgia thành viên thực sự không dễdàng, nhất là đối với những quốcgia có xuất phát điểm kinh tế, trìnhđộ, chất lượng nhân lực thấp, sựcạnh tranh khó khăn hơn.

Hỗ trợ các Thỏa thuận côngnhận lẫn nhau, ASEAN đã xâydựng Khung Tham chiếu trình độASEAN để các trình độ có thể sosánh giữa các nước thành viên khicung cấp một chuẩn gắn kết.

Theo đó, để làm việc tại cácquốc gia thành viên ASEAN, ngườilao động trong 8 ngành nghềđược công nhận phải thỏa mãncác điều kiện về bằng cấp, giấyphép hành nghề của quốc giamình và quốc gia mong muốn đếnlàm việc cũng như những yêu cầuvề kinh nghiệm làm việc trong lĩnhvực chuyên môn.

Ngoài ra mỗi ngành nghề sẽ cónhững yêu cầu về bằng cấp, giấyphép hành nghề và kinh nghiệmlàm việc đòi hỏi người lao độngphải tìm hiểu kỹ càng nếu cónguyện vọng làm việc tại các nướcthành viên ASEAN.

Như vậy, những lao động lànhnghề được chứng nhận về trìnhđộ, kỹ năng sẽ được di chuyển tựdo hơn. Đây cũng sẽ là vấn đề khókhăn cho những nước không đàotạo kịp đội ngũ lao động lànhnghề, trình độ cao và buộc phảichấp nhận lao động di cư là điềukhó tránh khỏi. Mặt khác, AEC cóthể sẽ làm cho tỷ lệ lao động trẻ

thất nghiệp sẽ tăng cao đồng thờinhững lao động yếu thế, dễ bị tổnthương cũng sẽ vất vả hơn khi tìmkiếm và giữ việc làm.

Trong khi đó, khung trình độquốc gia hiện nay trong khốiASEAN vẫn tồn tại khoảng cách.Chưa kể, việc dịch chuyển nội khốicòn hạn chế, chưa thông suốt bởicác nước đã có những sự phòngvệ nhất định.

Tuy nhiên, chính sự dịchchuyển lao động đã đóng góp vàosự phát triển bền vững trong khuvực với những lợi ích không chỉthuộc về những người lao độngmà còn cho các nước có dòng laođộng dịch chuyển tới. Những nướccho phép lao động dịch chuyển racác nước trong khu vực sẽ nhậnđược kiều hối và trình độ lao động

của người dân sẽ không ngừngđược nâng cao. Trong khi đó, cácnước nhận lao động lại có thể giảiquyết được tình trạng thiếu laođộng, thúc đẩy tăng trưởng.

Nhìn chung, mặc dù nhìn nhậnđược những lợi ích song hệ thốngchính sách về dịch chuyển laođộng trong ASEAN còn nhiều bấtcập, phiền phức khiến người laođộng gặp nhiều khó khăn khi cómong muốn làm việc ở các nướckhác trong khu vực. Để khắc phụctình trạng đó, ASEAN có thể thiếtlập một cổng thông tin thị trườnglao động để chính người lao độngcó thể chủ động hơn trong việctìm kiếm các thông tin việc làmtrong khu vực.

Một cộng đồng ASEAN thốngnhất để phát triển mạnh mẽ sẽ

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra một thị trường lao động rộng lớn, vớinhiều cơ hội để lao động có tay nghề được tự do dịch chuyển trong các quốc giaASEAN.

Page 65: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

62 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

QUC T�

đẩy nhanh tốc độ cấu trúc nềnkinh tế. Vì vậy, với ASEAN, tự dodịch chuyển lao động là vô cùngcần thiết ở thời điểm hiện tại vàcần được các chính phủ quan tâmđẩy mạnh hơn nữa.

Thách thức cho laođộng Việt Nam

Trong khi sức ép cạnh tranhnguồn nhân lực ngày càng lớn,mặc dù là nước đứng thứ ba trongCộng đồng ASEAN về tỷ lệ lựclượng lao động nhưng chất lượnglao động Việt Nam còn rất nhiềuhạn chế. Trên thực tế, chất lượngnguồn nhân lực nói chung và chấtlượng nguồn nhân lực đã qua đàotạo nói riêng vẫn còn thấp và cókhoảng cách khá lớn so với cácnước trong khu vực.

Khung trình độ Việt Nam chưahoàn thiện để phù hợp với Khungtrình độ ASEAN đã được đưa ra.Lao động Việt Nam có trình độ đạihọc, cao đẳng chưa tương thích vớilao động có trình độ tương đươngở nhiều nước khác trong AEC vềkiến thức, kỹ năng tay nghề, kỹnăng mềm và thái độ làm việc.

Lao động dù được đánh giá làcó kỹ năng tại Việt Nam cũng phảirất vất vả mới có thể hoàn thiệnmọi kỹ năng theo tiêu chuẩnquốc tế.

Việt Nam không có chính sáchcông nhận năng lực, trình độ củangười lao động trải nghiệm quathực tiễn lao động và nghềnghiệp. Do đó dẫn đến, người

bằng cấp thấp nhiều kinh nghiệm,có thể xử lý tình huống, năng lựccông việc tốt nhưng không đượcthừa nhận.

Rõ ràng, khi tham gia hội nhập,ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệpgiỏi, người lao động còn cần cóngoại ngữ và các kỹ năng mềmkhác để có cơ hội tham gia làm

việc tại các quốc gia trong AEC.

Việt Nam là một thị trường đầy

tiềm năng với dân số đông, nhu

cầu tiêu thụ hàng tiêu dùng và

dịch vụ rất lớn. Các nước phát triển

hơn trong ASEAN đã nhận thấy

điều đó nên đã có chiến lược đầu

tư mạnh mẽ vào Việt Nam để

không chỉ di chuyển hàng hóa,

dịch vụ, vốn, kỹ thuật sang Việt

Nam mà cả nguồn lao động chất

lượng cao, trong đó đặc biệt là các

kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia,

nhà khoa học sáng chế và nhà

quản lý giỏi. Do đó, nếu không

thay đổi, nâng cao trình độ, kỹ

năng thì lao động Việt Nam sẽ

thua ngay cả trên chính “sân nhà”

khi lao động nước ngoài sang Việt

Nam làm việc. �

ASEAN hi�n �ã có Khung thamchi�u trình �� ASEAN (AQRF).M�c �ích c�a AQRF là t�o �iu

ki�n so sánh, �i chi�u các trình ��xuyên quc gia; h� tr� công nh n cáctrình ��; thúc ��y h�c t p sut ��i;khuy�n khích phát tri�n các cách ti�pc n quc gia �� h�p th�c k�t qu� h�ct p ngoài giáo d�c chính quy; thúc ��yd�ch chuy�n lao ��ng; khuy�n khích s�l�u ��ng c�a giáo d�c và ng��i h�c;t�ng c��ng các h� thng trình �� cóch�t l��ng cao h�n...

“Thị trường lao động Việt Nam bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các quốc giatrong khu vực.

ẢN

H: T

K

Page 66: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

63TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Q U � C T �

Bãi rác Đông Nam ÁHàng tấn rác không mong

muốn từ phương Tây đã tích tụ tạicác cảng của Philippines,Indonesia… trong khi các bãi rácthải nhựa độc hại khổng lồ nhậpkhẩu từ châu Âu và Mỹ cũng cómặt trên khắp Malaysia.

Ngoại trừ Singapore là nước rấtphát triển, hầu hết các nước ĐôngNam Á có nền kinh tế trong giaiđoạn đang phát triển bùng nổ.Trong một thời gian dài, các quyđịnh về quản lý môi trường và cáchoạt động liên quan đến lĩnh vựcxử lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo.Hơn nữa thói quen của người dânlà sử dụng các sản phẩm từ rácthải nhựa tái chế ở đây cũng dẫnđến các nhà máy sản xuất nhựa táichế mọc lên rất nhiều. Điều đó làmtăng nhu cầu nhập khẩu rác làmnguyên liệu đầu vào cho hoạtđộng sản xuất.

Nhiều công ty sản xuất nhựa táichế tại Trung Quốc cũng tìm cách

chuyển nhà máy sang khu vựcĐông Nam Á tranh thủ sự dễ dãicủa các quy định về môi trườngtrong khu vực này.

Theo thống kê của tổ chức môitrường Greenpeace, sau lệnh cấmcủa Trung Quốc, nhập khẩu phế liệu

tại Malaysia đã tăng thành 110

nghìn tấn mỗi tháng, trong khi phế

liệu nhựa nhập khẩu vào Philippines

tăng gấp 3 lần từ 2016 đến 2018.

Phế liệu nhựa nhập khẩu vào Thái

Lan cũng tăng gần 20 lần, và tại Việt

Nam cũng tăng lên dữ dội.

Một số nước Đông Nam Á đã có bước đi cứng rắn ngăn khu vực này trở thành “bãirác khổng lồ” của các quốc gia phát triển.

Đông Nam Á quyt không là“bãi rác” c�a các qu�c gia giàu có

VÂN KHÁNH

Trong năm qua, rác thải của thế giới tập trung nhiều tại khu vực bờbiển các nước Đông Nam Á, sau khi Trung Quốc - nhà nhập khẩu nhựaphế liệu lớn nhất thế giới – đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu nhựa phếliệu trên toàn quốc, cắt đứt mọi con đường để phế liệu tiến vào nướcnày. Các nhà xuất khẩu đã phải chọn các điểm đến khác và Đông NamÁ chính là lựa chọn của họ. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cảm thấysức ép trước một lượng lớn rác thải khổng lồ đang đổ về khu vực.

ẢN

H: R

EUTE

RS

Page 67: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

64 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (7/2019)

Nỗ lực hạn chế rác thảitràn về Đông Nam Á

Với nguy cơ Đông Nam Á ngậptrong rác từ các nước phát triển,buộc chính phủ các nước phải đưara biện pháp đối phó để ngăn dòngrác thải chảy vào khu vực. Tháng8/2018, Việt Nam đã ban hành quyđịnh nghiêm ngặt tiến tới cấmhoàn toàn nhập khẩu rác thải nhựa.Năm ngoái, một số nước trong khuvực như Thái Lan, Malaysia cũng đãban hành quy định nghiêm ngặttiến tới cấm hoàn toàn nhập khẩurác thải nhựa vào cảng của họ. Cuộcchiến rác thải gia tăng gần đây khiTổng thống Philippiness RodrigoDuterte cảnh báo cắt đứt quan hệngoại giao với Canada nếu quốc gianày không nhận những containerrác thải nhiễm độc về nước.

Philippines cũng đã trả lại 69container rác cho Canada sau căngthẳng ngoại giao kéo dài giữa hainước liên quan đến rác thải.

5 container rác thải bất hợppháp từ Tây Ban Nha được pháthiện mới đây tại một cảng củaMalaysia cũng bị buộc quay đầutrở lại. Trong bước đi mới nhất, Bộtrưởng Môi trường Malaysia YeoBeen Yin tuyên bố sẽ trả lạikhoảng 3.000 tấn rác thải nhựakhông tái chế được cho các nướcnhư Mỹ, Anh, Canada và Australia:“Malaysia cũng giống như cácquốc gia đang phát triển có quyềncó không khí sạch, nước sạch vàcác nguồn tài nguyên môi trườngsạch. Giống như các quốc gia pháttriển, cư dân của chúng tôi cũng

có quyền được sống trong mộtbầu không khí sạch và trong lành”.

Hồi trung tuần tháng 3/2019,Malaysia cũng đã đưa ra dự thảoquy định trong đó sẽ hạn chế vĩnhviễn số lượng phế liệu nhựa ônhiễm được phép nhập vào nướcnày, đồng thời xem xét tăngcường các quy định quản lý giấyphép tái chế.

Mới đây, Indonesia đã tiếpbước các quốc gia Đông Nam Ánhư Malaysia, Philippines, Thái Lanvà Việt Nam, trả lại một lượng rácthải nhập khẩu lớn cho các nướcphương Tây chính thức tham giavào cuộc chiến chống rác thảinhựa từ phương Tây.

Theo các nhà chức tráchIndonesia, 5 container rác mà họ trảlại cho Mỹ bên trong chứa đầy chainhựa và cả tã trẻ em, thay vì chỉ chứa

giấy tái chế theo tờ khai hải quan. Bộtrưởng Môi trường và Lâm nghiệpIndonesia, ông Sayid Muhadhar chobiết, nước này đã niêm phong toànbộ số container rác thải nhập từ BắcMỹ và châu Âu để kiểm định cácmẫu rác thải và tuyên bố Indonesia“không phải là bãi rác”.

Đây được coi là những bước đicứng rắn mới nhất của các nướcĐông Nam Á, nhằm ngăn khu vựctrở thành một bãi rác khổng lồ chocác quốc gia phát triển.

Theo thống kê, chỉ có 1/5 số rácthải nhập khẩu được tái chế, cònlại là được chôn lấp hoặc thải ramôi trường mà không được xử lýphù hợp. Nếu không có các biệnpháp ngăn chặn kịp thời việc nhậpkhẩu rác thải này, đó sẽ là một quảbom nổ chậm về môi trường vàsức khỏe người dân.

Bantar Gebang - bãi rác lớn nhất Đông Nam Á.

ẢN

H: A

LEXA

ND

RE S

ATTL

ER

QUC T�

Page 68: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ

Điều đáng lo ngại là hầu hếtcác nước Đông Nam Á đều tronggiai đoạn đang phát triển kinh tếbùng nổ và các quy định về quảnlý môi trường và các hoạt độngliên quan đến lĩnh vực xử lý rácthải còn nhiều lỏng lẻo, tạo kẽ hởcho một số doanh nghiệp địaphương kiếm lời bằng cách nhậplậu rác, gây ra các hậu quả lớn chomôi trường.

Nhiều nhà hoạt động vì môitrường và người dân Thái Lan đã kêugọi lãnh đạo các quốc gia ASEANhãy ngừng việc nhập rác thải nhựa.

Những bọc rác thải nhựa đượclăn ra giữa đường phố kèm theonhững bảng hiệu chỉ đích danhxuất xứ của chúng như Mỹ, NhậtBản, Anh, Hồng Kông và Đức.ASEAN không còn chỗ cho rác thảilà khẩu hiểu cứng rắn mà nhữngnhà hoạt động môi trường truyềntải trong một cuộc vận động kêugọi ngừng nhập khẩu rác thảinhựa vào ASEAN.

Tổ chức Hòa bình xanh ĐôngNam Á cũng đã phát đi thông cáokêu gọi các lãnh đạo ASEAN đưavấn đề này vào chương trình làmviệc và "đưa ra tuyên bố thốngnhất liên quan cuộc khủng hoảngrác thải nhựa ở khu vực".

Hòa bình xanh Đông Nam Ácũng kêu gọi các lãnh đạo "nêntuyên bố một lệnh cấm tức thờivới mọi hoạt động nhập khẩu rácthải nhựa".

Các nước ASEAN nên cân nhắcviệc ký kết lệnh cấm theo Công

ước Basel. Đây là một hiệp ướcquốc tế được thiết lập nhằm ngănchặn hoạt động vận chuyển chấtthải độc hại từ các nước đã pháttriển sang các nước kém pháttriển. Công ước này đã được chấpthuận bởi Liên minh châu Âu (EU),một trong những nơi tạo ra rácthải nhựa lớn nhất hành tinh, tuynhiên ba phần tư số lượng nướcthành viên trong Công ước Baselvẫn chưa phê chuẩn.

Lệnh cấm Basel ngăn cấm việcxuất khẩu rác thải độc hại với bấtcứ lý do gì, kể cả dùng để tái chế.Lệnh cấm cũng liệt ra một danhsách các nước đã phát triển (chủyếu thuộc khối OECD, trong đó cóAnh, Canada và Mỹ) không đượcxuất khẩu rác thải đến các nướcđang phát triển. Việc phê chuẩn

Lệnh cấm Basel sẽ giúp nhấnmạnh lập trường của ASEANchống lại hoạt động xuất khẩunhựa phế liệu từ các nước đã pháttriển vào khu vực ASEAN.

Đến nay, chỉ có một số quốc gianhư Trung Quốc, Indonesia,Malaysia đã phê chuẩn Công ướcBasel mới về cấm xuất khẩu rác thảitrong khi phần lớn các nước châuÁ còn lại như Thái Lan, Việt Nam,Philippines, Campuchia, Myanmar,Lào đều chưa phê chuẩn.

Dù vậy, các nước cũng đãnhanh chóng đắp đê ngăn cơn lũrác, không chỉ có rác điện tử màcòn chất thải nhựa nhằm ngănchặn việc biến Đông Nam Á thànhbãi rác khổng lồ của các quốc giagiàu có.�

Sống cùng với rác.

ẢN

H: A

LEXA

ND

RE S

ATTL

ER

Page 69: - SỐ 348 (7/2019) KỲ 2 - Số 348 (7/2019)€¦ · 233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017 ISSN 1859 - 3550 Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội [32] Công nghệ