sỰ tham gia cỦa trẺ em vÀ bẢo vỆ trẺ...

20
CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM Khung mô tả chương trình SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 2015 - 2018

Upload: others

Post on 30-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

Khung mô tả chương trìnhSỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

2015 - 2018

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 2 |

Phần 1 - Phân tích tình hình

Phần 2 - Mục tiêu chương trình

Phần 3 - Bối cảnh

Phần 4 - Phương pháp thực hiện chương trình

Phần 5 - Quan hệ đối tác

Phần 6 - Liên kết với lý thuyết về sự thay đổi và các chính

sách của Childfund Australia.

Phần 7 - Phê duyệt

6

8

9

10

14

16

19

MỤC LỤC

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 3

CP Bảo vệ Trẻ em

CR Các quyền trẻ em/quyền trẻ em

ChildFund Việt Nam Văn phòng Đại diện ChildFund Australia tại Việt Nam

Chương trình Chương trình Sự Tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em

DEL Nhóm Hiệu quả và Bài học phát triển

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động, Thương Binh, Xã Hội (cấp trung ương)

Sở LĐTBXH Sở Lao động Thương Binh, Xã hội (cấp tỉnh)

Phòng LĐTBXH Phòng Lao động Thương Binh, Xã Hội (cấp huyện)

UNICEF Quỹ Trẻ em Liên Hợp quốc

TỪ VIẾT TẮT

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 4 |

THUẬT NGỮ1

Tăng cường sự tự tin, năng lực, kỹ năng và sự quan tâm/ lợi ích dành cho/của trẻ để trẻ em có khả năng ứng phó với những thách thức và khủng hoảng (như các hoạt động có sự tham gia của trẻ, hỗ trợ đồng đẳng, phát huy năng lực lãnh đạo, trở thành công dân năng động, vun đắp hòa bình, thực hiện quyền được vui chơi, có các kỹ năng sống và phát triển cá nhân)2.

Theo định nghĩa trong Công Ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, Trẻ em là “ người dưới 18 tuổi”. Về sinh học, trẻ em là tất cả những người nằm trong giai đoạn phát triển từ lúc được sinh ra cho tới lúc trưởng thành hay trong độ tuổi từ ấu thơ tới lúc bước sang giai đoạn người lớn. Tổ chức ChildFund Australia coi Trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi.

Cũng như vấn đề phát triển, nghèo là vấn đề đa chiều – nhưng theo các quan niệm cũ, khái niệm này thường bị che lấp bởi các chỉ số đơn thuần liên quan đến thu nhập. Bảng chỉ số đói nghèo đa chiều (MPI), phát hành lần đầu trong Báo cáo (Phát triển con người của Liên hợp quốc) năm 2010, bổ sung cho các phương pháp đo mức độ nghèo truyền thống dựa trên thu nhập thông qua việc xem xét những thiếu hụt đa chiều mà người dân đang phải đối mặt.(http://hdr.undp.org/en/content/multidimensional-poverty-index-mpi).Theo chính phủ Việt Nam3 , nghèo đa chiều được đo đạc dựa trên các tiêu chí về thu nhập (gồm tiêu chí thu nhập tối thiểu, tiêu chí thu nhập nghèo, tiêu chí thu nhập trung bình) và việc thiếu tiếp cận các dịch vụ cơ bản (gồm năm dịch vụ chính: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch vệ sinh và thông tin). Có 10 chỉ số về các dịch vụ xã hội bao gồm: giáo dục người lớn, giáo dục trẻ em, dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, nhà ở, diện tích nhà ở trên đầu người, nước uống an toàn, điều kiện vệ sinh, viễn thông và tiếp cận thông tin.

Tổ chức ChildFund Australia hiểu khái niệm bảo vệ trẻ em là các hành động ngăn ngừa hoặc giải quyết các vấn đề về bạo lực, bóc lột, xâm hại, và xao nhãng trẻ em.

Các cơ cấu tổ chức, chức năng, năng lực hoạt động chính qui hay phi chính qui được tập hợp lại nhằm mục đích phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về bạo lực, bóc lột, xâm hại và xao nhãng đối với trẻ em.

1Có thể tìm hiểu thêm về các thuật ngữ ở Tài liệu khái quát về Phương pháp Tiếp cận Bảo vệ Trẻ em của ChildFund Autralia.2Văn bản Kế hoạch Chiến lược của ChildFund Australia 2015 – 2020, được phê duyệt ngày 24/6/2015

3Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1614/QĐ-TTg- 15/9/2015: Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020”.

Xây dựng khả năng tự thích ứng cho trẻ em

Trẻ em

Nghèo trẻ em (Nghèo trẻ em đa chiều)

Bảo vệ Trẻ em

Hệ thống Bảo vệ Trẻ em

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 5CHILDFUND VIETNAM - CHILD PARTICIPATION AND CHILD PROTECTION - PROGRAM DESCRIPTION

Các cơ chế bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng

Khả năng tự thích ứng

An toàn trẻ em

Thanh niên

Là các nhóm hay mạng lưới các cá nhân, tại một vùng địa lý nhất định, cung cấp các hỗ trợ về bảo vệ và đảm bảo an sinh cho các nhóm trẻ em có nguy cơ (phòng ngừa và/hoặc giải quyết vấn đề và làm giảm thiểu). Ví dụ: • Ủy ban Chăm sóc Trẻ em; • Tòa án; • Các nhóm hỗ trợ trẻ dễ bị tổn thương; • Nhóm thanh niên hỗ trợ phòng ngừa trẻ em nghiện ma túy và chất kích thích. • Gia đình hoặc cá nhân mở rộng tự chăm sóc các thành viên của mình. • Các địa chỉ an toàn nơi trẻ em có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và được hỗ trợ.

Là sự tự tin, năng lực, kỹ năng và các mối quan tâm của trẻ khiến trẻ em có khả năng ứng phó với những thách thức và khủng hoảng (như các hoạt động tăng cường sự tham gia của trẻ, hỗ trợ đồng đẳng, phát huy năng lực lãnh đạo, trở thành công dân năng động, có quyền được vui chơi, có các kỹ năng sống và phát triển cá nhân)

An toàn trẻ em là thuật ngữ mô tả các hoạt động ở mức độ sâu hơn sự bảo vệ cơ bản. Nó bao gồm các nhân tố của bảo vệ trẻ em (quá trình bảo vệ trẻ em khỏi các vấn đề về xâm hại và xao nhãng) nhưng nó cũng bao hàm cả các can thiệp phòng ngừa sự suy yếu trong quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ, đảm bảo trẻ em được sống và lớn lên trong một môi trường an toàn có đầy đủ sự chăm sóc để trẻ có được cơ hội phát triển toàn diện và bước sang giai đoạn trưởng thành làm người lớn một cách thành công.

Thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em phụ thuộc sang giai đoạn độc lập của người trưởng thành. Để nhất quán trong khái niệm về thanh niên, Liên Hợp Quốc định nghĩa “thanh niên” là những người ở độ tuổi từ 15 đến 24. Tổ chức ChildFund Australia định nghĩa thanh niên là những người từ 15-24 tuổi nhưng gắn với các năng lực và sự tham gia khác nhau ở các bối cảnh khác nhau.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 6 |

PHẦN 1 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

Năm 2015 Việt Nam kỷ niệm 25 năm ngày ký Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em. Việt Nam ký phê chuẩn Công ước Liên hợp Quốc về Quyền Trẻ em vào ngày 28/2/1990 (chữ ký ghi vào 26/01/ 1990) và trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này. Từ năm 1990, chính phủ Việt Nam đã duy trì việc nâng cao hiểu biết và thực hiện hiệu quả việc bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em. Bên cạnh việc duy trì một Chương trình Hành động Quốc gia về Trẻ em định kỳ 10 năm, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được chương trình hành động quốc gia 5 năm theo Quyết định 267 của Thủ tướng Chính phủ (2011-2015). Mới đây ngày 3/8/2015, Chính Phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình 5 năm tập trung vào sự tham gia của trẻ em từ 2016-2020 (theo Quyết định 1235 Thủ tướng Chính phủ)

Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, trực thuộc Bộ Lao động Thương Binh Xã hội (Bộ LĐTBXH) là đơn vị nhà nước chịu trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em ở cấp quốc gia theo điều khoản qui định trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, Luật Người khuyết tật và Luật Phòng, chống mua bán người. Cục đang hoàn thiện báo cáo đánh giá chương trình Bảo vệ Trẻ em giai đoạn 2011-2015, hoàn thành quá trình sửa đổi Luật Trẻ em, hiện đang trình lên chính phủ chương trình Bảo vệ Trẻ em giai đoạn 2015-2020 và Chương trình Quốc gia về phòng chống và giảm thiểu Lao động trẻ em giai đoạn 2015-2020.

Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ Trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 đặt ra mục tiêu đảm bảo 30 triệu trẻ em Việt Nam, tương đương 31% dân số quốc gia4 , được bảo vệ an toàn tránh khỏi các vấn đề về phân biệt đối xử, bóc lột, xâm hại và nâng cao việc hỗ trợ, trợ giúp các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt trong những năm đầu đời. Hiện nay, theo các báo cáo tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều có ban bảo vệ trẻ em hỗ trợ được 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt5 . Mặc dù có ủy ban bảo vệ trẻ em hoạt động tại các địa phương, nhưng năng lực của

các cơ quan cấp sơ sở rất hạn chế, thậm chí không đáp ứng các yêu cầu cơ bản cho việc triển khai mô hình bảo vệ trẻ trẻ em dựa vào cộng đồng6. Nguồn ngân sách cho các hoạt động bảo vệ trẻ em chậm được triển khai tới các ủy ban bảo vệ trẻ em cũng là yếu tố gây khó khăn cho các hoạt động này. Những nguyên nhân này gây ảnh hưởng lớn tới năng lực địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của cộng đồng và triển khai chiến lược bảo vệ trẻ em quốc gia7.

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2015, tổ chức ChildFund Việt Nam đang hoạt động tại 49 xã thuộc ba tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng. Đây là những xã nghèo miền núi với phần đông dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Mường, Nùng, Dao và Hmong8. Đây là những khu vực có tỉ lệ đói nghèo cao hơn các vùng khác tại Việt Nam. Các xã đều có chung đặc điểm khó khăn về giao thông, năng suất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thấp. Chiếm số đông là các hộ nông dân nghèo sống rải rác hẻo lánh, có trình độ văn hóa thấp, khó tiếp cận tới các nguồn lực sản xuất như đất, vốn, công nghệ, thông tin và dịch vụ cơ bản9. Tổ chức ChildFund tại Việt nam, hoạt động như một văn phòng đại diện của tổ chức ChildFund Australia, cam kết “tôn trọng, và thúc đẩy tăng cường củng cố văn hóa, truyền thống của các cộng đồng nơi tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, ở những cộng đồng, địa phương có những tập quán, truyền thống đi ngược lại quyền trẻ em, tổ chức ChildFund Australia sẽ can thiệp để thay đổi các tập quán đó.”10

Trong đợt đánh giá giữa kỳ chương trình Bảo vệ trẻ em và Quyền trẻ em tháng 11 năm 2014 nhóm đánh giá nhận thấy các dịch vụ internet, mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng ở các vùng miền núi như Cao Bằng, Bắc Kạn. Nhiều trẻ em có thể truy cập mạng và tham gia vào các mạng xã hội như Facebook hay vào các trang trò chuyện trực tuyến trên điện thoại thông minh giá rẻ. Nhưng do thiếu sự giám sát của cha mẹ, thiếu các thông tin hướng dẫn, kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ trẻ em

4Số liệu trích từ Bảng Chỉ số Trẻ em của Cục Bảo vệ, Chăm Sóc Trẻ em, Bộ LĐTBXH năm 2014, tr. 175Báo cáo chương trình Bảo vệ Trẻ em Quốc gia (Quyết định 267-Thủ tướng) Ngày 9/3/ 2015, Tr. 13 và Quyết định của Thủ tướng (85/2010/QĐ-TTg)6Trích dẫn từ trình bày của đại diện đối tác huyện Quảng Uyên trong tập huấn bảo vệ trẻ em tháng 3/2015.

7Trích dẫn từ phỏng vấn trong đợt đánh giá dự án Bảo vệ Trẻ em tháng 9/2015.8Nguồn: http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Publications%202011/Ethnic_Group_Viet.pdf và http://ubdt.gov.vn/92012 Đánh giá đói nghèo Việt Nam: Bắt đầu tốt, nhưng chưa hoàn thành – Quá trình xóa đói giảm nghèo ở VIệt Nam và các thách thức.10Trích từ Chính sách Bảo vệ Trẻ em của ChildFund _140910, 10/9/2014, Trg 2

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 7

dễ gặp các nguy cơ bị xâm hại khi nhận được các tranh, hình khiêu dâm hay ảnh, phim bạo lực…11

Đánh giá giáo dục gần đây tại Quảng Yên, Cao Bằng12 cho thấy ở mỗi thôn dự án có từ hai đến năm người nghiện rượu. Báo cáo của Ngân hàng thế giới về bạo lực giới cho biết “hai nguyên nhân lớn nhất dẫn tới bạo lực gia đình là điều kiện kinh tế khó khăn và lạm dụng rượu”13. Tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc đã tính toán thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình gây ra do những phí tổn phụ nữ phải chi trả cho các dịch vụ như y tế, công an, pháp lý, tư vấn, tòa án và những thiệt hại về học phí nếu trẻ lỡ bỏ học do mẹ bị bạo lực… lên tới 1,78% GDP14.

Báo cáo đánh giá nhu cầu các dự án bảo vệ trẻ em15 thực hiện năm 2013 khẳng định sự cần thiết phải tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về các dịch vụ, hệ thống, dịch vụ bảo vệ trẻ em. Hiện có 19% người lớn tại Quảng Yên và 23% người lớn và trẻ em ở Kim Bôi cho biết họ

không biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu khi xảy ra bạo lực hay xâm hại trẻ em. Trẻ em (50% ở Quảng Uyên và 33% ở Kim Bôi) và người dân (số liệu ở hai huyện lần lượt là 41% và 53%) cũng mong đợi chính quyền địa phương và giáo viên đóng một vai trò lớn hơn trong công tác bảo vệ trẻ em.

Trẻ em thường không có quyền được tham gia vào các quyết định liên quan tới tương lai, sự an toàn và cuộc sống của chính bản thân các em. Theo các chỉ số đưa ra trong đợt khảo sát của DEL tại ba tỉnh dự án của ChildFund giai đoạn từ năm 2012 và 2015, cơ hội để trẻ có được tiếng nói rất thấp chỉ từ 4%-8% tại cộng đồng và từ 14-29% tại trường học. Điều này cản trở sự tham gia của trẻ trong các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của các em như dịch vụ y tế, trường học và các dịch vụ công khác16.

11 Phát hiện trong Đánh giá các chương trình Bảo vệ trẻ em và Quyền Trẻ em tháng 11/201412Đánh giá tháng 5 2015 VN04-005 Cải thiện tiếp cận giáo dục tại Quảng Uyên, Cao Bằng. 13Bạo lực giới: Trường hợp Việt Nam – Nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ 199914http://www.unwomen.org/en/digital-library/publications/2013/2/estimating-the-cost-of-domestic-violence-against-women-in-viet-nam#sthash.s9bGzX0c.dpuf15Đánh giá nhu cầu các dự án Bảo vệ trẻ em của ChildFund tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng và huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, 2013

16Anna Marriott (http://www.globalhealthcheck.org/?p=423); Các chỉ số Trẻ em Việt Nam/ Các chỉ số Bảo vệ Trẻ em 2012-2013 và các trẻ em dễ bị tổn thương gồm cả trẻ em sống trong các gia đình đơn thân, trẻ có bố, mẹ nhiễm HIV và trẻ ở những gia đình nghèo.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 8 |

PHẦN 2 - MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu của Chương trình Sự tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em:

Hỗ trợ xây dựng những cộng đồng mà ở đó trẻ em và thanh thiếu niên được bảo vệ và có thể tham gia, bày tỏ quan điểm cá nhân và trực tiếp tham gia hành động trong những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

Để đạt được mục tiêu này tổ chức ChildFund Việt Nam sẽ triển khai thực hiện các dự án can thiệp về bảo vệ trẻ em cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đối tác từ trẻ em, thanh niên đến các cán

bộ chủ chốt các cấp và các đối tác liên quan khác có các kỹ năng như: tự bảo vệ, tham gia, quản lý hệ thống, giám sát đánh giá. Các dự án này sẽ: • Tăng cường sự tham gia, tiếng nói, tính tự đại diện của trẻ em và thanh niên. • Nâng cao khả năng tự thích ứng của trẻ em và thanh niên đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. • Xây dựng và củng cố năng lực và kết nối giữa cộng đồng và chính quyền địa phương trong bảo vệ trẻ em.

Các chỉ số kết quả chương trình:

Chỉ số 8

Chỉ số 12

Chỉ số 13

Chỉ số 15

Chỉ số 17

% thanh niên không làm các công việc có tính chất bóc lột, nguy hiểm, độc hại.

% trẻ em và thanh niên có cơ hội được bày tỏ quan điểm trong các quyết định có liên quan.

% trẻ em và thanh niên tự tin và sẵn sàng cho tương lai, tin tưởng vào tương lai

Số lượng đối tác cấp cộng đồng của ChildFund/hoặc các nhóm cộng đồng do ChildFund hỗ trợ đã vận động chính sách, gây ảnh hưởng tới các cơ quan ban ngành địa phương để có những thay đổi trong việc cung cấp dịch vụ hay hiện thực hóa quyền trẻ em.

% cha mẹ/ người chăm sóc/ trẻ em/ thanh niên và cán bộ địa phương có thể kể tên 3 hình thức xâm hại trẻ em và biết cách xử lí, tìm kiếm sự giúp đỡ khi biết có trẻ em bị xâm hại. Có thể đưa ra ví dụ các bước xử lí khi có hiện tượng xâm hại trẻ em xảy ra.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 9

PHẦN 3 - BỐI CẢNH

17Save the Children (2011) Chìa khóa cho một hệ thống Bảo vệ trẻ em

thành công. London: Save the Children18Đánh giá định kỳ chương trình Bảo vệ trẻ em của ChildFund Việt

Nam được thực hiện vào cuối tháng 11 năm 2014 với sự tham gia của

ChildFund Campuchia và các chuyên gia tư vấn từ văn phòng ChildFund

Australia tại Sydney.19Trích số liệu Các Chỉ số Trẻ em 2014, Tr.33

20Huyện Cao Phong, Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình và Bạch Thông, Na Rì của

tỉnh Bắc Kạn21Phát hiện trong các báo cáo giám sát đánh giá dự án của ChildFund và

báo cáo đánh giá của bộ LĐTBXH

Chương trình Sự tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm triển khai chương trình Quyền Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em trong Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của tổ chức ChildFund.

Để có được một hệ thống bảo vệ trẻ em thành công cần phải có những thành tố chủ chốt sau: cơ sở pháp lý; một chiến lược quốc gia và cơ quan điều phối liên ngành; các dịch vụ cơ bản bảo vệ trẻ em tại chỗ; tư pháp thân thiện với trẻ em; sự tham gia của trẻ em; công luận ủng hộ; đội ngũ nhân lực có năng lực; nguồn lực phù hợp, các tiêu chuẩn, cơ chế giám sát và hệ thống thu thập thông tin17. Hợp phần sự tham gia của trẻ trong chương trình này sẽ bao gồm những dự án thúc đẩy khả năng thích ứng của trẻ em và sự tham gia của trẻ em tập trung vào việc tăng cường tiếng nói và vai trò của trẻ.

Trong các cuộc thảo luận với cộng đồng, lập kế hoạch và khảo sát các chỉ số đầu ra từ năm 2012 đến 2015, rất nhiều đối tác địa phương đã tham gia vào quá trình lấy ý kiến gồm các cán bộ địa phương, tình nguyện viên, giáo viên, trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Kết quả các thảo luận này, và từ cuộc đánh giá giữa kỳ18 và các cuộc họp cộng đồng gần đây đều cho thấy vấn đề bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em cần phải được ưu tiên nhiều hơn. Báo cáo đánh giá chương trình định kỳ cho biết từ năm 2010 Việt Nam đã có thành công lớn trong việc phòng ngừa tai nạn thương tích và hệ thống làm việc khá hiệu quả từ cấp trung ương tới cộng đồng19. Trẻ em ở các địa bàn dự án của

ChildFund có kiến thức và kỹ năng tốt trong phòng chống tai nạn thương tích. Do vậy chương tình này sẽ không đặt mảng phòng ngừa tai nạn thương tích như một hợp phần riêng biệt.Ngoài những kinh nghiệm mà ChildFund có được qua các dự án bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em chúng tôi cũng đưa vào các bài học kinh nghiệm từ các tổ chức Phi chính phủ quốc tế, tổ chức UNICEF và chia sẻ kinh nghiệm với Bộ LĐTBXH. Cách tiếp cận của tổ chức ChildFund Australia, các chính sách của chính phủ, ưu tiên, và chiến lược đều được xem xét trong quá trình thiết kế xây dựng chương trình.

Quá trình tham vấn và thiết kế chương trình đã cho thấy ba thách thức chính. Thứ nhất đó là trẻ em tại vùng dự án Trà Lĩnh, Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng và ở Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đều không nhận thức được các quyền trẻ em và không ý thức được nguy cơ, khiến các em càng dễ bị xâm hại. Thứ hai đó là dù có thể nhận thức được các nguy cơ, các em, kể cả trẻ em sống tại các huyện khác của tỉnh Hòa Bình và Bắc Kạn20, lại thiếu kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm để xử lí tình huống. Điều này càng trở nên đáng quan ngại hơn khi cha mẹ các em và người dân cũng hạn chế trong nhận thức và thiếu năng lực, khả năng và nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em. Điều đó dẫn tới thách thức thứ ba, đó chính là sự thiếu vắng các dịch vụ bảo vệ trẻ em hiệu quả tại địa phương21. Từ ba thách thức này chúng tôi đã xây dựng các mục tiêu chương trình nhắm tới tất cả cấp (từ tỉnh tới huyện) nhằm củng cố sự hợp tác chiến lược cấp quốc gia về vận động và thay đổi chính sách.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 10 |

22Sổ tay Thực hiện Chương trình của tổ chức ChildFund – Phụ lục 3e Các tiêu chuẩn chung tối thiểu Quản lý dự án áp dụng cho các văn phòng quốc gia

PHẦN 4 - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế tại địa bàn dự án, các dự án sẽ được xây dựng và tích hợp hai hợp phần chính: “Sự Tham gia của Trẻ em” và “Bảo vệ Trẻ em”. Mỗi dự án sẽ được một Tổ Quản lý Dự án Huyện, nhóm này sẽ gồm đại diện từ cộng đồng, và chính quyền địa phương có sự hỗ trợ từ cán bộ của tổ chức ChildFund.

Các dự án sẽ được thiết kế với sự tham vấn cùng cộng đồng, người dân, trẻ em và chính quyền địa phương và tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu mà tổ chức ChildFund22 và chính quyền địa phương đã đồng thuận. Một số hoạt động như xây dựng cơ bản, tập huấn… sẽ được thực hiện như một phần của kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương của chính phủ. ChildFund sẽ đảm bảo các hoạt động này bổ sung cho các hoạt động đang diễn ra tại địa phương nhằm gia tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức cũng như của chính phủ.

Cũng giống như các Chương trình khác, cách tiếp cận, công cụ và thiết kế dự án sẽ được áp dụng và xây dựng với sự tham khảo ý kiến từ cộng đồng người dân. Quá trình tham vấn đảm bảo có sự tham gia của tất cả đối tác như cán bộ bảo vệ trẻ em, chính quyền, trẻ em và người dân. Các phát hiện, khuyến nghị đưa ra từ các buổi hội thảo tham vấn và các cơ chế xử lí các trường hợp riêng biệt sẽ

được trình bày tại các buổi hội thảo với sự tham gia và phản hồi của tất cả đối tác. Các phản hồi, góp ý sẽ được cân nhắc đưa vào đề xuất dự án.Dưới đây là các mục tiêu chương trình thực hiện phối kết hợp ở các cấp quản lý nhà nước từ cấp trung ương tới cấp thôn bản, tập trung nhiều vào cấp cộng đồng thôn, xã và huyện. 1.Tăng cường vai trò, tiếng nói và sự tham gia của trẻ em. – các dự án được xây dựng dựa trên thực tế tình hình địa phương. Tuy nhiên, để tham khảo, một số kết quả mong đợi của dự án bao gồm các bên liên quan ngày càng quan tâm và có nhận thức tốt hơn về các khái niệm như sự tham gia có ý nghĩa, bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em cơ bản, tiếng nói và sự tự chủ, thông qua các ví dụ như các bài phát biểu, diễn văn tại các hội thảo, tập huấn, phỏng vấn và khảo sát. Trẻ em và thanh niên, với sự hỗ trợ của người lớn, thể hiện sự tự tin và tham gia vào các hoạt động hoặc trình bày trước đám đông trong các cuộc họp, hội thảo hoặc biểu diễn như trong lễ Trung Thu hay Tết thiếu nhi 1/6. Người dân cộng đồng bàn luận và trao đổi về các vấn đề này trong các hoạt động dự án. Cán bộ địa phương sẵn sàng tâm thế đón đợi sự thay đổi tại cộng đồng và có thêm nhiều người đồng thuận với các ý tưởng mới mẻ và áp dụng linh hoạt trên thực tế phù hợp với bối cảnh địa phương.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 11

23Tài liệu Phương pháp Tiếp cận Bảo vệ Trẻ em của ChildFund Australia24Những kiến nghị đề xuất đánh giá hoàn thành các mục tiêu qua các giai đoạn có thể được chuyển cho quản lý cấp tỉnh trong một tài liệu riêng.

Tùy thuộc vào đặc tính văn hóa và con người từng địa bàn, một số bên liên quan có thể tham gia tích cực, đóng góp nhiều vai trò hơn trong các hoạt động dự án. Ví dụ, thanh niên và trẻ em trở nên tích cực và chủ động hơn trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động sự kiện cho trẻ em. Một số em tiêu biểu sẽ có thể đưa ra các ý tưởng, các sáng kiến mới, chủ động tham gia thiết kế tài liệu truyền thông cho cộng đồng của mình và tự tin chia sẻ, bày tỏ quan điểm với người lớn trong các cuộc họp. Những đối tác liên quan trong dự án mong muốn được học hỏi và đào tạo thêm các kỹ năng về giải quyết vấn đề liên quan tới quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và vai trò, tiếng nói của trẻ em.

Một cách lý tưởng, thành tựu đạt được là trẻ em và thanh niên đều có cơ hội và tham gia vào mọi hoạt động liên quan tới các em. Người lớn, cán bộ địa phương và cán bộ cộng đồng hiểu rõ về quyền trẻ em và có một số người nhận thức được rằng trẻ em cần “phải được” có ý kiến về các quyết định liên quan tới sự phát triển cộng đồng. Ví dụ, đại diện thanh niên và trẻ em có mặt trong hội đồng ra quyết định về các sự kiện, hay việc xây dựng các hạng mục tại cộng đồng chỉ được thực hiện sau khi đã lấy ý kiến của trẻ em.

2.Tăng cường khả năng tự thích ứng của trẻ đặc biệt trong bảo vệ trẻ em – Khả năng thích ứng của trẻ em và thanh niên sẽ được hình thành qua những nỗ lực của chính bản thân trẻ và người lớn trong cộng đồng. Ví dụ, học những kỹ năng mới chính là một cách nâng cao khả năng thích nghi. Những yếu tố khác được cho là giúp tăng cường khả năng thích nghi của trẻ gồm có sự phát triển về thể chất, sức bền, tình yêu thương và sự ủng hộ từ gia đình và cộng đồng. Dự án sẽ nâng cao năng lực cho trẻ em về các vấn đề như phòng ngừa rủi ro, hình thành các thói quen lành mạnh, luyện tập thể thao, thực hành kỹ năng sống như kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng lãnh đạo… cũng như xây dựng một môi trường sống an toàn nơi cha mẹ, giáo viên, người dân có hiểu biết và kỹ năng hỗ trợ trẻ em. Ví dụ, có cơ chế bảo vệ trẻ em hoạt động tốt tại cộng đồng. Do đó, trẻ em cần được trang bị kiến thức về quyền cơ bản cũng như những kỹ năng cần thiết để tự phát triển, tự bảo vệ mình, trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng không được dạy ở nhà trường. Người lớn, cha mẹ, họ hàng, giáo viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ,

chăm sóc sức khỏe, tâm lý, bảo vệ trẻ em… Tùy theo đặc điểm từng địa bàn, trước khi tiến hành triển khai hoạt động dự án sẽ nhận diện nhu cầu về kiến thức và kỹ năng cần trang bị tại địa phương đó để thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu cộng đồng qua các can thiệp thiết kế trong các dự án.

3. Nâng cao năng lực và tăng cường kết nối giữa chính quyền và cộng đồng trong bảo vệ trẻ em- mục tiêu này bao hàm điểm nhấn của dự án trong việc nâng cao năng lực cộng đồng và chính quyền địa phương, tăng cường các cơ chế hiện có để bảo vệ trẻ em khỏi các vấn đề xâm hại, bóc lột, lạm dụng và xao nhãng cũng như các rủi ro ngoài xã hội. Đó chính là những người có năng lực đáp ứng được yêu cầu trong các cuộc vận động cải thiện chính sách cho trẻ em và các kế hoạch bảo vệ và phát triển cho trẻ em. Đến thời điểm năm thứ hai của giai đoạn đầu dự án sẽ có thêm nhiều cán bộ và đối tác được nâng cao năng lực. Đến thời điểm rút dự án tất cả đối tác đều được nâng cao năng lực.

Cách tiếp cận trong bảo vệ trẻ em của tổ chức ChildFund Australia là “tăng cường các cơ chế bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng để phòng ngừa và giải quyết các rủi ro; ChildFund phối hợp với chính phủ tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, song hành cùng các cơ quan nhà nước và xã hội dân sự”23. Chính vì vậy, một hợp phần chính trong các dự án của ChildFund là xây dựng và vận hành các cơ chế bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Các cơ chế này được hình thành tại cấp xã, có cán bộ nhà nước làm đầu mối mạng lưới với sự hỗ trợ từ các thành viên cơ sở như trưởng thôn, nhân viên an ninh, hội phụ nữ, tình nguyện viên thôn bản. Với sự tham gia từ nhiều tổ chức ban ngành tại cộng đồng và cơ quan chính quyền địa phương, bao gồm cả cha mẹ, trẻ em, giáo viên, mạng lưới này sẽ có khả năng nhận diện các rủi ro và đưa ra các can thiệp sớm. Các cơ chế này còn đóng vai trò duy trì một cộng đồng an toàn cho mọi trẻ em thông qua các hoạt động cụ thể như báo cáo, can thiệp trong suốt quá trình bảo vệ trẻ em từ bước phòng ngừa cho tới giai đoạn phục hồi24.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 12 |

Các chỉ số kết quả dự án của ChildFund sẽ được đo lường trong chương trình gồm có:

21

23

25

27

29

30

31a31b

32a32b

33a33b

34a34b

35a35b

36

37

38

39

40

41a41b

42

43

44

45

DIPPD

ADVCY

COMYC

COMYI

COMCY

GOVPE

CBSSP-ACBSSP-B

CBSSB-ACBSSB-B

CBSCY-ACBSCY-B

IECMP-AIECMP-B

IECMD-AIECMD-B

IECCC

CBONF

CBONE

CCRAN

CYRAN

CSRCY-ACSRCY-B

Chỉ số khác

OSPCY

PWMWD

PCYWD

Số lượng các kế hoạch sẵn sàng ứng phó thiên tai được xây dựng.

Số lượng các chiến dịch truyền thông vận động vì trẻ em và thanh niên

Số lượng các hạng mục công trình, thiết bị dành cho trẻ em và thanhniên được hoàn thành.

Số lượng các hạng mục công trình, thiết bị dành cho trẻ em, thanh niên tạicộng đồng được cải tạo, nâng cấp.

Số lượng các bộ thiết bị cung cấp cho trẻ em và thanh niên tại cộng đồng

Số lượng các bộ thiết bị, đồ dùng trang bị cho đối tác chính phủ

Số lượng các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đối tác và (b) số người tham gia (tách theo giới)

Số lượng (a) các chương trình tập huấn cho người thụ hưởng, và(b) số người tham dự (tách theo giới)

Số lượng (a) các chương trình tập huấn cho trẻ em và thanh niên, và(b) số người tham dự (tách theo giới)

Số lượng (a) tài liệu truyền thông được biên soạn mới và (b) số lượng tài liệu tập huấn được biên soạn.

Số lượng (a) tài liệu truyền thông được phân phát và (b) số lượng bộ tài liệutập huấn được phát (bao gồm cả chi phí in ấn/ sao in tài liệu khi phân bổ ngân sách)

Số lượng các chiến dịch/ sự kiện truyền thông thực hiện

Số lượng các tổ chức dựa vào cộng đồng/ mạng lưới được hình thành

Số lượng các tổ chức dựa vào cộng đồng/ mạng lưới được cung cấp thiết bị.

Số buổi thảo luận tham vấn, đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch cùng cộng đồng

Số lượng trẻ em, thanh niên tham gia các buổi tham vấn, đánh giá nhu cầu,lập kế hoạch tại cộng đồng.

Số lượng (a) các buổi tư vấn/ hỗ trợ hoặc kết nối chuyển tuyến cho trẻ em/thanh niên và (b) số lượng trẻ em, thanh niên được tư vấn, hỗ trợ hoặc chuyểntuyến trong các dự án được ChildFudn Australia hỗ trợ hoặc thực hiện. ChildFund

Theo yêu cầu

Các dịch vụ hoặc các hỗ trợ khác cho trẻ em và thanh niên (không bao gồm cácdịch vụ y tế hay chữa bệnh đã nằm trong CHRST hay tài liệu giáo dục trong HHPES);số liệu tách theo giới.

Số lượng phụ nữ và nam giới khuyết tật tham gia các hoạt động dự án;tách theo giới

Số lượng trẻ em và thanh niên khuyết tật tham gia các hoạt động dự án;tách theo giới

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 13CHILDFUND VIETNAM - CHILD PARTICIPATION AND CHILD PROTECTION - PROGRAM DESCRIPTION

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 14 |

PHẦN 5 - QUAN HỆ ĐỐI TÁC

Sự thành công của chương trình chình phụ thuộc vào mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, ban, ngành chính quyền các cấp từ trung ương, cấp tỉnh tới cấp huyện và thôn bản cũng như với các giáo viên tại địa bàn dự án. Một mặt, đối tác chính thực hiện chương trình là phòng LĐTBXH và đại diện của ngành LĐTBXH; mặt khác, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em đóng vai trò quan trọng trong chương trình này. Bên cạnh đó, để tăng cường nguồn lực kỹ thuật trong các sáng kiến mới, tổ chức ChildFund Việt Nam sẽ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, đặc biệt các tổ chức có kinh nghiệm và kỹ thuật hỗ trợ người khuyết tật để cung cấp các chuyên môn phù hợp hỗ trợ trẻ khuyết tật, vận động thay đổi chính sách và tổ chức các chiến dịch truyền thông.

Để chương trình thành công điều quan trọng là duy trì tốt các quan hệ đối tác hiệu quả với nhiều bên liên quan và đặc biệt tập trung vào việc nâng cao năng lực cho những người làm việc với dự án. Điều

này sẽ đảm bảo các cán bộ địa phương, cha mẹ, người dân trong cộng đồng có thể hỗ trợ trẻ em ở mức cao và đảm bảo duy trì các hoạt động sau khi dự án kết thúc.

UNICEF vẫn tiếp tục hỗ trợ chính phủ nhưng tập trung vào các nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị về chính sách. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em gồm có ChildFund, Plan International, Save the Children, World Vision. Giống như ChildFund, Plan và World Vision tập trung vào bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em, trong khi đó Save the Children tập trung vào mảng trẻ em bị buôn bán, trẻ vi phạm pháp luật và lao động trẻ em. Cùng với ChildFund đây là những tổ chức hợp tác chặt chẽ trong mạng lưới bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em. Các tổ chức phi chính phủ địa phương dẫn đầu là Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em, cũng hợp tác với ChildFund và các tổ chức quốc tế khác trong mạng lưới Hành động vì Quyền Trẻ em (CRWG) phối hợp các hoạt động tổ chức các

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 15

chiến dịch vận động thay đổi chính sách về quyền trẻ em và việc thực hiện quyền hướng tới người hoạch định chính sách và các ban ngành chính phủ.

Ở cấp tỉnh, Sở LĐTBXH và ChildFund tiếp tục hợp tác mở rộng phạm vi can thiệp của hệ thống bảo vệ trẻ em và tổ chức các chiến dịch truyền thông về quyền trẻ em. Sở ĐLTBXH phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành để hỗ trợ pháp lý cho các bên liên quan, cung cấp các hướng dẫn pháp lý khi có yêu cầu và báo cáo Bộ LĐTBXH các vấn đề liên quan tới bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Trong giai đoạn này, ChildFund sẽ tiếp tục nâng cao quan hệ hợp tác với Sở LĐTBXH, Đoàn Thanh niên tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hoạt động theo ngành dọc. Ví dụ, xây dựng và vận động phê duyệt ngân sách cho các hoạt động trẻ em, quản lí và theo dõi thông tin về trẻ em qua các thỏa thuận hợp tác với Sở LĐTBXH (không cần thành lập Ban thực hiện dự án). Ở cấp huyện, phòng LĐTBXH và ChildFund cùng phối hợp hỗ trợ Tổ dự án huyện nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các Tổ thực hiện Dự án cấp xã. Tổ thực hiện dự án cấp xã chịu trách nhiệm báo cáo với ChildFund tiến độ dự án và vận hành hệ thống bảo vệ trẻ em trong huyện, cung cấp dịch vụ và tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em trong cộng đồng.

Trẻ em giữ vai trò như một bên liên quan chủ chốt trong chương trình này; các em sẽ tham gia đóng góp ý kiến xuyên suốt các giai đoạn thực hiện dự án từ khâu thiết kế tới giám sát đánh giá. Chúng tôi hướng tới mục tiêu một mặt đảm bảo các dự án tuân thủ các hướng dẫn cũng như liên kết chặt chẽ với các sáng kiến hiện có của chính phủ, mặt khác các dự án được thiết kế và triển khai theo cách thức phù hợp và có lợi cho trẻ em. Tùy theo từng hoạt động, trẻ em sẽ tham gia vào thực hiện dự án theo những cách thức khác nhau; một vài trong số các hoạt động sẽ do trẻ tự chủ trong khi các hoạt động

khác trẻ sẽ đưa ra quan điểm và đóng góp ý kiến. Thông qua các hoạt động cùng với giáo viên, cộng đồng, chính quyền và trẻ em, chúng tôi sẽ thiết kế các dự án thân thiện với trẻ, lắng nghe các ý kiến của các em và hỗ trợ các em có được tiếng nói và thể hiện vai trò của mình, và trẻ em trưởng thành trong một môi trường an toàn và có sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng, không có bạo lực, bóc lột và xâm hại.

ChildFund Việt Nam cho rằng cha mẹ và người dân trong cộng đồng đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của trẻ em và họ phải được tham gia đầy đủ trong các cuộc hội thảo tham vấn. Họ cũng tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động của dự án như nâng cao nhận thức, vận động truyền thông, xây dựng năng lực. Chương trình Sự tham gia của trẻ em và Bảo vệ trẻ em gắn kết chặt chẽ với các chương trình khác của tổ chức ChildFund Việt Nam. Các chương trình này đều tăng cường vai trò và tiếng nói của trẻ em, đặc biệt tác động vào các vấn đề như sinh kế an toàn cho thanh niên và phòng tránh tảo hôn liên quan tới sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Các sáng kiến liên quan khác là các dự án được thiết kế để nâng cao thu nhập hộ gia đình nhằm tạo cơ hội cho trẻ được đến trường, phát triển một cách an toàn và cải thiện môi trường học tập cho trẻ em.

Tại cấp tỉnh, huyện và xã, tổ chức ChildFund sẽ đảm bảo việc duy trì thông tin thường xuyên với các bên liên quan và đối tác các cấp thường xuyên được tham gia đóng góp ý kiến. Điều này đạt được một phần là do sự thiết lập Ban quản lý chương trình huyện, Tổ dự án cấp huyện và Tổ thực hiện dự án xã. Cách tiếp cận này đảm bảo đại diện các ban ngành đoàn thể địa phương được kết nối và chung tiếng nói phản hồi lên cấp huyện. Cơ cấu này cũng giúp thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn khi triển khai các hoạt động trên các địa bàn khác nhau trong huyện.

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 16 |

PHẦN 6 -LIÊN KẾT VỚI LÝ THUYẾT VỀ SỰ THAY ĐỔI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHILDFUND AUSTRALIA.

Lý thuyết về sự thay đổi của ChildFund kết nối các vấn đề bảo vệ trẻ em với vai trò, tiếng nói của trẻ em đối với vấn đề đói nghèo. Chúng ta biết rằng trẻ em chịu đói nghèo phải trải nghiệm những hoàn cảnh phức tạp trong đó các em bị tước đoạt, loại trừ và dễ bị tổn thương; trải nghiệm của trẻ bị ảnh hưởng, và thường bị định hình, bởi những mối quan hệ quanh trẻ. Trẻ em và thanh niên cũng là những người dễ bị tổn thương trước những rủi ro đến từ môi trường sống dẫn tới khả năng tăng nguy cơ nghèo đói đa chiều; do đó các em cần được bảo vệ khỏi các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, bị xâm hại tình dục, hay rơi vào các các tình huống khẩn cấp, thiên tai, xung độthoặc các mối đe dọa khác.

Chương trình của chúng tôi sẽ xây dựng và cải thiện không gian an toàn quanh trẻ em và thanh niên như khu vui chơi và khu tụ họp tại thôn xóm. Bên cạnh đó, một vấn đề xuyên suốt cần thực hiện việc phản hồi và điều chỉnh để đảm bảo các chương trình của ChildFund đi đúng hướng, tập trung vào vấn đề quyền trẻ em và an toàn cho trẻ em trong môi trường sống hàng ngày. Chương trình tập trung vào việc xây dựng nguồn lực con người thông qua các chương trình tập huấn đào tạo kiến thức và kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, chính quyền địa phương và trẻ em đồng thời cũng thiết lập các cơ chế vận hành tại cộng đồng như cơ chế bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

Ngay cả khi trẻ em được bảo vệ khỏi mọi mối đe dọa, nếu trẻ không có tiếng nói và vai trò gì, trẻ có thể không được quyết định và không được tham gia

vào bất kỳ quyết định liên quan đến các em. Nâng cao tiếng nói và vai trò, vị thế của trẻ em chính là thành tựu quan trọng của chương trình này. Các hoạt động giải quyết vấn đề thực hiện quyền trẻ em sẽ mang lại lợi ích cho tất cả trẻ em trong các dự án khác của ChildFund. Những nỗ lực của chương trình trong việc nâng cao tiếng nói và vai trò của trẻ em sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự tham gia của trẻ trong các hoạt động ở các mảng khác như giáo dục, sức khỏe và sinh kế.

Như mô tả trong Phần Một, báo cáo DEL năm 2014 cho thấy cơ hội để trẻ bày tỏ ý kiến rất thấp, chỉ từ 4-8% tại cộng đồng. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt về quyền lực cá nhân trong các cộng đồng, gia đình và các quốc gia khác nhau, và cuối cùng hạn chế khả năng trẻ em thực hiện quyền của mình. Trong các hoạt động tại cộng đồng ở giai đoạn bắt đầu ChildFund Việt Nam sẽ đóng vai trò dẫn dắt trong các việc thực hiện và quản lý dự án. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng năng lực cho người dân và trẻ em, quyền làm chủ dự án của họ sẽ được nâng dần và vai trò của người dân, trẻ em cũng được củng cố. Dần dần việc quản lý thực hiện dự án cũng sẽ chuyển giao cho cộng đồng.

Ngoài ra, bằng việc nâng cao năng lực đối tác các cấp từ thôn, xã, huyện, tỉnh cùng với huy động sự tham gia của các bên như cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em, cán bộ địa phương, giáo viên trong các hoạt động dự án sẽ giúp mọi người nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền trẻ em và đóng góp thêm các ý tưởng làm sao để có thể giải quyết tốt nhất các vấn đề tại chính cộng đồng của mình. Ví dụ, ở Hòa Bình, người dân nghèo được tham gia quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm y tế và nước sạch, đó chính là bằng chứng cho thấy ChildFund đã hỗ trợ nâng cao quyền lực, vị thế của người dân trong vùng dự án.26

Gây dựng tài sản nhân lực,vốn, tự nhiên và xã hội chotrẻ em và người chăm sóc trẻ.

Nâng cao tiếng nói và vai trò,vị thế của trẻ em25.

Xây dựng quyền lực chongười nghèo và trẻ em nghèo.

25Voice and agency: Tiếng nói và vai trò, vị thế 26VTM Nghiên cứu trường hợp điển hình Chính sách và Sự loại trừ _ tháng 5, 2015

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 17

27hiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 2011-2020; http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/English/strategies

28Trích từ tài liệu báo cáo Công bằng giới và trao quyền cho phụ nữ - UNDP Vietnam Millennium development goal overview- http://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/mdgoverview/overview/mdg3/

Thêm nhiều các hoạt đông dự án được thiết kế để nâng cao tiếng nói của trẻ em và người dân cộng đồng về bảo vệ trẻ em qua các buổi truyền thông và các cuộc họp tham vấn chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm. Thông qua các hỗ trợ này ChildFund Việt Nam có thể đóng góp lâu dài vào việc cải thiện quyền lực của trẻ em, người yếu thế trong gia đình, cộng đồng.

Chương trình sẽ tiếp tục thúc đẩy các cơ chế bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, đảm bảo trẻ em trở thành những chủ thể tích cực trong việc bảo vệ trẻ em và hợp tác hỗ trợ cùng với các cán bộ địa phương xây dựng và tăng cường các cơ chế bảo vệ dựa vào cộng đồng, cơ quan ban ngành để giảm thiểu các mối đe dọa tới cuộc sống, môi trường sống của trẻ em. Do vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu27, ChildFund Việt Nam sẽ hỗ trợ xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro và tăng cường các mạng lưới hoạt động tại cộng đồng, đồng thời nâng cao năng lực cộng đồng nhằm ứng phó với rủi ro, kể cả những rủi ro gắn với biến đổi khí hậu. Hoạt động liên quan sẽ được lồng ghép với các hoạt động của các chương trình khác để trẻ em và thanh niên cũng được bảo vệ ở trường học và trong cộng đồng nơi các em sống.

Theo các báo cáo, bạo lực giới được đánh giá là rất nghiêm trọng tại Việt Nam. “…theo một báo cáo về bạo lực gia đình do GSO thực hiện năm 2010, cứ một trong ba phụ nữ đã lập gia đình (32%) nói rằng họ đã bị bạo lực thân thể hoặc tình dục từ người chồng trong đời sống vợ chồng... cần phải thay đổi những quan niệm xã hội, và có những hỗ trợ cho người dân, tăng đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái,

có các dịch vụ hỗ trợ xã hội, thúc đẩy trẻ em trai và đàn ông tham gia phòng chống bạo lực giới để làm thay đổi xu hướng này28. Các dự án sẽ giải quyết các vấn đề về công bằng giới tại vùng dự án để đảm bảo quyền công bằng cho phụ nữ và nam giới cũng như cho trẻ em gái và trẻ em trai đều có quyền bình đẳng tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động của dự án. Tạo cơ hội tham gia bình đẳng cho trẻ em trai và trẻ em gái, phụ nữ và nam giới đều đươc tham gia dự án từ giai đoạn đánh giá nhu cầu, thiết kế dự án tới lập kế hoạch giám sát và báo cáo hoạt động.

Chương trình Sự tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em không được thiết kế chuyên biệt tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường tại cộng đồng; tuy nhiên có đưa ra một số khóa tập huấn đề cập tới vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho trẻ em và người chăm sóc trẻ như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hoạt động lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường tiếng nói của trẻ em với vấn đề ô nhiễm. Việc xây dựng và thực hiện các công trình xây dựng cho trẻ em sẽ cân nhắc các đánh giá và phân tích về ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra, Chương trình và các dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các chương trình khác để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho trẻ em, giáo viên và người dân cộng đồng và khuyến khích duy trì một môi trường sống lành mạnh và an toàn ở trường học cũng như tại cộng đồng.

Đảm bảo trẻ em và thanh niênđược bảo vệ khỏi các rủi ro từmôi trường sống.

Giới

Môi trường

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 18 |

HIV và AIDS không phải là mảng được tập trung trong chương trình này, tuy nhiên nó được coi như một vấn đề xuyên suốt được giải quyết trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện hoạt động dự án. Phương pháp phòng ngừa và cập nhật các thông tin về HIV và AIDS sẽ được tập huấn và truyền thông trong các hoạt động dự án. Phòng tránh nhiễm HIV sẽ được truyền thông trong nhóm đối tượng đích gồm cả trẻ em và người chăm sóc trẻ, kết hợp với các chương trình khác của ChildFund, qua các chiến dịch truyền thông, các buổi giáo dục đồng đẳng của các câu lạc bộ trẻ em/ thanh niên cũng như qua các buổi tập huấn kỹ năng sống.

Chương trình Sự Tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em tập trung đặc biệt vào việc thực hiện quyền và tăng cường bảo vệ trẻ em. Chương trình và các dự án sẽ tiếp tục áp dụng chính sách Bảo vệ Trẻ em của ChildFund Australia với các đối tác của chương trình cũng như các bên liên quan thông qua hướng dẫn, đào tạo và xây dựng năng lực. Nói cách khác, chính sách bảo vệ trẻ em của ChildFund sẽ là nền tảng hướng dẫn việc thực hiện dự án tại cộng đồng.Ngoài ra, các cán bộ ChildFund sẽ sử dụng chính sách bảo vệ trẻ em như một căn cứ để phản hồi với nhóm nhân sự và đối tác trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn, nội quy khi thực hiện dự án, ví dụ nhưcác hoạt động truyền thông, các chiến dịch hoặc diễn đàn để đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Environment

HIV và AIDS

Environment

Bảo vệ Trẻ em

Environment

Khuyết tật

Một khảo sát do ChildFund thực hiện từ tháng 11/2012 đến 1/201329 phát hiện chính những rào cản khác nhau mà trẻ em gặp phải đã ngăn cản các em thực hành các quyền cơ bản của minh, đặc biệt trong các hoạt động thường nhật của trẻ. Khảo sát cho rằng các trẻ em khuyết tật ở sáu huyện dự án cần phải được hỗ trợ thêm.

Chương trình sẽ có các dự án đưa ra hỗ trợ cụ thể cho các trẻ em khuyết tật và người dân được nâng cao nhận thức để thay đổi quan niệm hoặc hành vi phân biệt đối xử với những người khuyết tật, theo Công ước Quyền của người khuyết tật (PWD). Các lý thuyết mới như Phương pháp Tiếp cận dựa trên Quyền đối với Người khuyết tật, các Nguyên tắc Phát triển Hòa nhập dành cho Người khuyết tật như

không phân biệt đối xử/ bình đẳng quyền, sự tham gia, tiếp cận và tính bền vững, phương thức tiếp cận Twin Track lồng ghép khuyết tật được áp dụng trong tất cả các sáng kiến phát triển và dự án/ hoạt động phát triển, đặc biệt tập trung tiếp cận và hỗ trợ người khuyết tật.

Hơn thế, tổ chức ChildFund sẽ hợp tác với các tổ chức bao gồm các tổ chức Người Khuyết tật có kinh nghiệm làm việc với trẻ em khuyết tật và gia đình các em. Một số dự án chuyên biệt về quyền của trẻ em khuyết tật cũng có thể được xây dựng do vậy trẻ em khuyết tật và gia đình có thể tham gia vào các cuộc tham vấn tại cộng đồng từ giai đoạn thiết kế cho tới lúc triển khai đánh giá hoạt động.

29Nguyễn Trần Lâm, 2013, Khảo sát về trẻ khuyết tật tại 6 huyện dự án của ChildFund tại Việt Nam

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM | 19

PHẦN 7 - PHÊ DUYỆT

Ngườitrình

Chức vụ:

Chữ ký:

Người phê duyệt

Chức vụ:

Chữ ký:

Deborah Leaver

Giám đốc Quốc Gia

Đã ký

Nigel Spencer

Giám đốc Điều hành ChildFund Australia

Đã ký

CHILDFUND VIỆT NAM -KHUNG MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM 20 |