sÁch job · web viewbạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu kinh thánh ít...

23
CHƯƠNG TRÌNH HỌC KINH THÁNH DÀNH CHO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA Người hướng dẫn:............................................ TIỂU KINH VỀ JOB BÀI HỌC TRUNG CẤP – TC # 31

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

CHƯƠNG TRÌNH HỌC KINH THÁNHDÀNH CHO

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA

Người hướng dẫn:............................................

TIỂU KINH VỀ JOBBÀI HỌC TRUNG CẤP – TC # 31

Tên học viên: ....................................................Ngày: ................................ Điểm: ...................

Page 2: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA

Khải tượng của chúng tôi là hết thảy những ai đói khát chân lý trong Lời của Đức Chúa Trời đều phải được thỏa mãn. Cung hiến chương trình học Kinh Thánh này, chúng tôi hy vọng có thể thỏa mãn nhu cầu của những ai mong muốn thông hiểu sâu rộng hơn trong Lời của Đức Chúa Trời. Chúng tôi nguyện cầu khi bạn học Kinh Thánh, đức tin của bạn sẽ mạnh mẽ hơn, và bạn sẽ được gần gũi Chúa mật thiết hơn.

Các loạt bài học Kinh Thánh trong chương trình nầy được biên soạn cho cá nhân tự học; dầu vậy cũng có thể áp dụng cho các lớp tập thể. Lắm lúc sự nghiên cứu sâu xa trong Lời Chúa cần đến sự góp ý của nhiều người. Tài liệu duy nhất để làm nền tảng và bổ túc cho những bài học nầy là Kinh Thánh.

Trong bài học, sau mỗi câu hỏi là câu Kinh Thánh tham khảo, giúp bạn hiểu rõ hơn, dễ dàng cho sự giải đáp. Tiếp theo là những hàng trống dành cho bạn viết câu trả lời. Trước nhất bạn cần học qua bài số 1 (Nhập môn) để nắm được tiềm năng tổng quát của chương trình nầy.

Một chứng chỉ mãn môn sẽ được cấp phát sau khi hoàn tất bài học nầy. Học viên liên lạc với vị Trưởng khâu hoặc Giám học để nhận bằng.

ĐỀ NGHỊ:

Trước khi học, bạn cầu nguyện xin Chúa soi dẫn và bày tỏ cho bạn hiểu được chân lý Kinh Thánh.

Bạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên

lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn được tác động mạnh mẽ hơn.

Bạn nên học tập thường xuyên và liên tục. Nếu thiếu một bài, chương trình học của bạn

bị gián đoạn, và sự hiểu biết sẽ không trọn vẹn.

Khi hoàn tất một bài hoặc một chương, bạn nên tóm lược trong trí nhớ những điều mới học được.

Lợi quả nhận được trong sự học tập Lời Chúa tương ứng với thời gian và cố gắng của bạn.

Chúng tôi cần một sự dâng hiến nhỏ cho mỗi bài học để thanh thỏa các chi phí ấn loát và bưu phí.

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAMP.O. Box 565, Westminter, CA 92684Độc quyền phiên dịch và phổ dụng

© 1979, 1999 GLOBAL YOUTH EVANGELISMP.O. Box 1019, Orland, CA 95963

Giữ bản quyềnCấm sao in lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện

1

Page 3: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

TIỂU KINH VỀ GIÓP

2

Page 4: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

Đọc sách Gióp giống như quan sát một chiếc tàu nhỏ đi vào cơn bão hung hãn trên biển. Độc giả ngạc nhiên vì chiếc tàu nhỏ tìm được bến cảng an toàn thoát khỏi cơn bão tố. Tâm hồn bị bão dồi dập của Gióp cuối cùng tìm được bến cảng an nghỉ, bến cảng của sự TIN CẬY. Khi chúng ta bị các lượn sóng buốn rầu và thiệt hại làm chòng chành, chúng ta có thể tìm kiếm nhiều chỗ trú ẩn – như một sự giải thích tốt đẹp, sự giải thoát khỏi các tình cảnh, hay sự an ủi tình cảm – nhưng mãi đến khi chúng ta quay chiếc tàu mỏng mảnh hướng về bến cảng của SỰ TIN CẬY NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI, chúng ta không tìm được sự bình an lâu dài.

Sách Gióp được coi là sách cổ nhất trong Kinh Thánh. Có thể nó đã được viết ra trước khi Israel trở thành quốc gia vì không có sự liên hệ nào được đưa ra trong bản ký thuật về kinh luật, đền tạm hay đền thờ. Một số học giả tin rằng Môise đã viết sách nầy; số người khác cảm thấy nói tác giả vô danh là tốt nhất. Gióp là một trong năm sách thi thơ, cũng bao gồm Psalms (Thi thiên), Proverbs (Châm ngôn), Ecclesiastes (Truyền Đạo), và Song of Songs (Nhã Ca).

Con người Gióp được đề cập trong hai sách khác của Kinh Thánh, và cả hai văn kiện đưa ra lời tôn kính cao trọng đối với đời sống và chức vụ của ông. Văn kiện thứ nhất được tìm thấy trong Êxêchiên 14. Tiên tri Êxêchiên đã cảnh cáo về sự phán xét sắp đến của Israel, vì Chúa nổi giận với quốc gia của Ngài và đã quyết định phán xét họ bất chấp bất cứ lời biện hộ nào từ dân chúng.1. Chúa đề cập ba người nào mà thậm chí sự hiện diện công chính của họ cũng không giải cứu Israel khỏi sự phán xét? (Êxêchiên 14:14, 20).................. .................................................................................

Văn kiện thứ hai đề cập Gióp được tìm thấy trong Giacơ 5:7-11. Trong phần kinh văn nầy, Giacơ bảo chúng ta hãy kiên nhẫn, không để cho sự bực tức và ác tâm len lỏi vào tấm lòng chúng ta. Cuộc sống dẫy đầy khó khăn và bất nghĩa, và không có bông trái quí giá của sự kiên nhẫn, cuộc sống sẽ trở nên cay đắng.2. Chúng ta nên nhìn xem ai như một gương mẫu của sự đau khổ và kiên nhẫn? (Giacơ 5:11)............. ..................................................................................

Một trong các mục đích của sách Gióp là biện minh các đường lối của Đức Chúa Trời có với loài người. Đức Chúa Trời thì công chính và những gì Ngài làm thì luôn luôn và bao giờ cũng đúng. Một trong những cáo buộc rất thông thường của con người trần tục là các đường lối của Đức Chúa Trời có với loài người thì thiếu khôn ngoan và không đúng đắn. Tuy nhiên, trái ngược mọi sự đó, sự đối xử của Đức Chúa Trời với loài người thì không bao giờ sai trật. Chúng luôn luôn chân thật. Nếu chúng ta không nắm được lẽ thật trọng yếu và nổi bật nầy, chúng ta sẽ không khám phá được kho tàng thuộc linh phong phú nhất trong sách Gióp.

CHƯƠNG 1 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh1. Bốn điều nào được nói về Gióp trong câu 1? . ....

.............................................................................

.............................................................................Chữ “trọn vẹn” trong tiếng Hêbơrơ không chỉ tỏ

sự vô tội tuyệt đối nhưng đúng ra là sự hết lòng. Gióp có tâm trí đơn thuần hướng về sự hiểu biết và làm vui lòng Đức Chúa Trời.

Gióp cũng được mô tả là liêm khiết và đáng tôn trọng trong mối liên hệ của ông với người khác. Các mối liên hệ của chúng ta với loài người chịu ảnh hưởng bởi và kết nối cách phân rẽ từ mối liên hệ với Đức Chúa Trời.

Tránh điều ác là xây khỏi điều ác trong mọi cơ hội.

Các câu 2 – 5 nói cho chúng ta đôi điều khác nữa về phẩm cách của Gióp. Ông có thể tin cậy nơi sự giàu có. Trắc nghiệm về sự thịnh vượng cũng khó như sự trắc nghiệm về nghịch cảnh.2. Tại sao Gióp dâng các của lễ thiêu cho các con của ông? (câu 5)...............................................................................................................................................................................................................................

Hành động của Gióp trong câu 5 bày tỏ ba điều quan trọng: ông nhận biết quyền năng của tội lỗi, ông có sự quan tâm thuộc linh về các con mình, và ông thường xuyên trong sự thờ phượng của mình.

Các câu 6 đến 12 và 7 câu đầu của chương 2 dự bị một trong những bức tranh quan trọng nhất trong cả lời Đức Chúa Trời chép về các hoạt động của Satan chống nghịch dân Đức Chúa Trời. Các câu nầy cũng cung cấp cái nhìn sáng tỏ về sự toàn năng và sự kiểm soát của Đức Chúa Trời trên mọi hoàn

3

Page 5: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

cảnh. Trải suốt qua bài học nầy, những gốc rễ của đức tin chúng ta nên châm sâu hơn nữa vào lập trường sự tin cậy đang khi chúng ta càng lúc càng gia tăng quả quyết hầu việc Đức Chúa Trời, “Đấng làm mọi sự hiệp lại với ý quyết đoán Ngài” (Êphêsô 1:11).

Câu 6 chuyển tải cho chúng ta về các phiên tòa trên trời của thiên đàng. Các thiên thần (các con trai của Đức Chúa Trời) chầu chực quanh Đức Chúa Trời, họ hầu việc như các sứ giả trong công việc của Ngài (Heb. 1:13, 14). Giữa vòng họ xuất hiện một vị được gọi là Satan, danh hiệu nầy có nghĩa là “kẻ tố cáo”. Dầu tính cách của Satan không được miêu tả, chúng ta thấy ngay rằng hắn trực tiếp chống đối với cả Đức Chúa Trời và con người. Địa vị của kẻ cáo tội là người dò tìm điều xấu trong nhân loại và chú tâm vào đó.3. Satan được gọi là gì trong Khải huyền 12:10?..

.............................................................................4. Thường thường Satan tố cáo dân Đức Chúa

Trời như thế nào? (Khải 12:10).......................... ...................................................................................

Nhìn nhận Gióp như đầy tớ công chính và tốt lành của Đức Chúa Trời cho Satan cơ hội tố cáo Gióp có những động cơ nông cạn và giả mạo khi ông hầu việc Đức Chúa Trời.5. Câu hỏi cáo tội nào Satan đã hỏi Chúa trong câu

9?...................................................................................................................................................................................................................................

6. Satan đã nói gì khi Đức Chúa Trời dựng hàng rào xung quanh Gióp và mọi của cải của ông? (câu 10)..........................................................................................................................................................................................................................Lời buộc tội của Satan chỉ dẫn rằng Chúa thực

sự đặt hàng rào che chở xung quanh con cái Ngài. Tuy nhiên, câu chuyện tiếp tục dạy rằng Đức Chúa Trời có sự quyết định tối thượng khi nào cầm giữ hàng rào cao lên và khi nào hạ hàng rào xuống để con cái Ngài phơi ra cho nghịch cảnh. Chỉ có một thái độ của tấm lòng mà nhờ đó chúng ta có thể đến gần sự cai trị tối thượng như vậy về sự an lạc của chúng ta – TIN CẬY.7. Satan đã nói Job sẽ làm gì cho Đức Chúa Trời nếu của cải và gia đình ông bị đánh hạ và tiêu hủy? (c. 11)........................................................................8. Satan được phép đến gần của cải của Job,

nhưng Chúa đã đặt giới hạn nào trên Satan?...................................................................................................................................................................................................................................................................

Chúng ta nên hết lòng mang ơn Chúa vì câu 12 cho ta thấy sự tể trị tối hậu của Đức Chúa Trời. Câu nầy bày tỏ cách rõ ràng lẽ thật có ý nghĩa lớn lao mà Đức Chúa Trời đặc biệt ra lệnh Satan về các biên giới và sự hạn chế.9. Sứ giả thứ nhất nói gì cùng Job? (c.14, 15)......................................................................................................................................................................10. Sứ giả thứ hai báo cáo điều gì? (c. 16)....................................................................................................................................................................................

Lửa của Đức Chúa Trời trong câu 16 có thể ám chỉ cơn bão chớp nhoáng.11. Sứ giả thứ ba đã nói gì cùng Job? (c.17)......................................................................................................................................................................................................................................................................

Trong ba cú đánh chớp nhoáng, Job đã bị tước đoạt mọi của cải và phương tiện nâng đỡ. Tuy nhiên, sự mất mát của cải vật chất không đáng so sánh với lượn sóng hung bạo mà sẽ đâm sầm vào chiếc tàu cuộc đời Gióp.12. Điều gì đã xảy ra cho mọi con cái của Gióp? (c. 18, 19).................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đối với con người trải qua kinh nghiệm như vậy, Gióp đã làm điều một điều khác thường – ông thờ lạy.13. Hãy viết ra các lời kinh khủng của Gióp trong câu 21?......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................14. Theo phần cuối cùng của câu 22, Gióp đã không làm gì?...................................................................... ...................................................................................

Chắc chắn Đức Chúa Trời nghe một loạt lời tố cáo ngu dại khi Ngài hạ hàng rào xung quanh con

4

Page 6: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

cái Ngài xuống. Gióp không có lời tố cáo ngu dại nào làm đau lòng Đức Chúa Trời của ông. Bên kia sấm chớp, bão tố và các kẻ thù, Gióp đã thấy Chúa. dầu bây giờ chiếc tàu nhỏ bé của ông bị va chạm thành mảnh vụn, ông đã bám lấy tấm ván làm phao mà đưa ông đến nơi an toàn – tin cậy Đức Chúa Trời mình.

CHƯƠNG 2 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Satan đã sai lầm trong sự tố cáo của hắn. Hắn khám phá rằng tình yêu của Gióp dành cho Đức Chúa Trời không tùy thuộc sự thịnh vượng hay hạnh phúc của ông. Tuy nhiên, Satan không dễ bỏ cuộc. Triết lý của hắn là mọi con người đều có một giá. Satan quyết định rằng giá của Gióp là “da thịt” ông ấy, là sức khoẻ và sự an ủi cá nhân.1. Đức Chúa Trời nói gì cùng Satan về sự liêm

chính của Gióp trong thời kỳ hoạn nạn? (c. 3b)................................................................

2. Satan thách thức Đức Chúa Trời làm gì? (c.5)................................................................

3. Đức Chúa Trời đã đặt giới hạn nào trên Satan? (c. 6).......................................................

4. Sự tấn công vật lý của Satan trên Gióp là gì?Một số nhà chú giải Kinh Thánh gợi ý rằng các

mụt ung độc đau nhức trên thân thể Gióp là kết quả của bệnh phung, và như người bị xua đuổi, ông đã ngồi trong đống tro ngoài thành phố (câu 8). Bức trang Gióp ngồi trên đống tro dùng miểng sành gãi các mụt ung độc nhức nhối của mình giới thiệu sự trái ngược sắc bén với hình ảnh ông Gióp tráng kiện và thịnh vượng được giới thiệu trước đó. Tuy nhiên, vào cuối câu chuyện nầy, một lần nữa Gióp được trồi lên như một người thịnh vượng, khi sẽ được biến đổi cách diệu kỳ và được phong phú hóa trong tâm hồn (23:10).

Thật tốt đẹp biết bao cho Gióp khi vào lúc nầy có được tình yêu và sự hiểu biết từ vợ mình. Tuy nhiên, thậm chí nguồn an ủi nầy cũng bị từ chối.5. Vợ của Gióp đã hỏi gì và sau đó gợi ý Gióp làm

gì? (c. 9).................................................................................................................Chắc chắn lời khuyên của bà về việc tự tử là sự

cám dỗ lớn cho Gióp là người có thể rất ao ước sự giải thoát dịu ngọt của sự chết. Song le, Gióp bảo cùng vợ mình rằng bà là một trong những “người đàn bà ngu muội”, một từ liệu theo văn hóa Hêbơrơ

luôn luôn ám chỉ sự vô tín. Là điểm quở trách cao thượng và chỉ dạy khôn ngoan, Gióp đã hỏi vợ mình một câu hỏi vô luân lý và trọng yếu mà nên được hỏi đến và trả lời giữa mọi người.6. Câu hỏi của Gióp cho vợ ông là gì? (c.10)

................................................................Câu hỏi của Gióp phản ảnh một đức tin trưởng

thành hướng về bất cứ điều gì Đức Chúa Trời cho phép xảy đến cuộc đời của ông.7. Êlipha, Binhđát và Sôpha đồng ý làm gì? (c. 11)

................................................................

................................................................Việc các bạn của Gióp đến đánh dấu một điểm

chuyển biến chính yếu trong câu chuyện. Rồi 33 chương tiếp theo dự bị lời chứng trực tiếp về sự trao đổi liên tục các ý tưởng và tình cảm giữa Gióp và các bạn ông. Kinh nghiệm đầu tiên của họ với Gióp là đáng khen. Họ đưa ra bằng chứng chân thành về sự đau khổ của Gióp bằng sự khóc lóc, xé áo mình và hất bụi lên đầu. Tuy nhiên, tiếp sau sự đáp ứng thiện cảm sơ khởi, mọi sự không xảy ra cách tốt đẹp giữa Gióp và các bạn của ông. Các lời lẽ của các bạn hữu sẽ là cú đấm trí mạng cuối cùng mà bắt đầu đe dọa cả cuộc đời tin cậy của Gióp.8. Những người nầy đã ngồi im lặng với Gióp bao

lâu?.........................................................9. Ba người bạn thấy điều gì về Gióp? (c.13)

CHƯƠNG 3 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Thực vậy, việc Gióp yên lặng chấp nhận các khổ nạn mình hầu như là siêu phàm. Đang khi ông mất gia đình và của cải, đức tin của ông trong Đức Chúa Trời đáng kính phục và đáng sợ. Tuy nhiên, cuối cùng trong chương nầy, Gióp tuôn ra dòng thác đau khổ. Tiếng kêu tuyệt vọng của ông đem Gióp vào tiêu điểm như một công dân có thể hiểu được của loài người.1. Gióp than van về ngày đặc biệt nào trong các

câu 3-5?..................................................2. Gióp hối tiếc đêm nào? (c. 3-11)............3. Gióp cảm thấy Đức Chúa Trời đã làm gì cho

ông? (c. 23).............................................Vào một điểm nào đó Gióp cảm thấy phước

hạnh về hàng rào che chở của Đức Chúa Trời quanh ông. Gióp chưa khám phá rằng hàng rào nghịch cảnh của Đức Chúa Trời cũng căn cứ trên tình yêu và sự chăm sóc của Ngài.

5

Page 7: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

Trong câu 26, Gióp biểu lộ sự bối rối của ông về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của mình. Thực vậy, chữ “sự an toàn” có nghĩa là sự thanh thản. Gióp tuyên bố rằng vì cớ ông là người chuyên cần và siêng năng, hoạn nạn đến với ông là bất nghĩa. Câu nầy giống như một giọt nước từ biển bao la của sự suy tư rối loạn mà chúng ta phải lội qua chung với Gióp và ba bạn của ông. Những người nầy dự vào sự tranh luận huyên thuyên tập trung để tìm ra câu trả lời cho vấn đề “tại sao Gióp đau khổ?”. Họ ao ước sản sinh một giải pháp dẫn họ trải qua tình trạng rối rắm của các ý tưởng lộn xộn và lẽ thật có phân nửa.

CHƯƠNG 4 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Êlipha là một trong ba bạn hữu của Gióp. Có thể ông là trưởng lão của ba người kia và vì vậy nên họ nhất trí để ông nói mở đầu trong sự bàn bạc (chương 4, 15, 22). Tuy nhiên, bất kể có sự nổi bật nầy, triết lý của ông hoàn toàn bị méo mó. Sự hướng dẫn Êlipha đưa ra được căn cứ trên sự giả định rằng Đức Chúa Trời tự động và lạnh lùng ban thưởng mọi sự công chính bằng phước hạnh và mọi sự đôc ác bằng tai họa.

Một đặc tính tổng quát phân biệt Êlipha với Binhđát và Sôpha là ông có xu hướng xác quyết các sự tin chắc tôn giáo của mình theo hạn định của kinh nghiệm bản thân. Thí dụ, Êlipha nói về một sự soi sáng đặc biệt được giả định (4:12-21) mà được căn cứ rất nhiều trên lý luận của ông về kinh nghiệm đó. Sự tái diễn các lời “tôi đã thấy” trong cách nói của ông (4:8; 5:3; 15:17) cũng bày tỏ sự lệ thuộc thái quá của ông trên kinh nghiệm của mình.

Cũng giống như vậy, điều đáng kể là dân chúng thường nhanh chóng đưa ra kinh nghiệm bản thân khi giải đáp hoạn nạn của người khác. Dầu lời chứng của họ có thể thích thú và an ủi, sự quan sát của con người không bao giờ có thể thay thế sự khải thị thần thượng. Câu trả lời thiết thực cho tâm hồn đang đau khổ là lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Như Đấng Christ tuyên bố: “Các ngươi biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32).

Êlipha bắt đầu diễn thuyết mình bằng cách khen Gióp về các công việc tốt của ông giữa loài người, nhưng sự khen ngợi của Êlipha chỉ là cánh cửa trước dẫn đến ngôi nhà của những lời khuyên lơn và chỉ bảo thiếu khôn ngoan.

1. Êlipha đã nói bốn điều đáng khen nào của Gióp trong các câu 3 và 4?..............................................................................................Các câu 5 và 6 chứa đựng một loại ngòi độc nào

đó đang khi Êlipha tố cáo thầy giáo mà thực ra là học viên kém phẩm chất trong trường học đau khổ.2. Hãy viết ra câu hỏi thứ nhất của Êlipha trong

câu 7.......................................................................................................................

3. Êlipha giả định rằng Gióp đã cày và gieo điều gì? (c.8)..................................................

4. Êlipha nhắc nhở Gióp rằng thậm chí con thú mạnh mẽ nhất cũng không thể chống nổi sự phán xét của Đức Chúa Trời khi sự phán xét đến. Ông nói về con thú nào để làm minh họa? (c. 10, 11)...............................................

5. Êlipha nói về kinh nghiệm thuộc linh của ông trong các câu 12-21. Trước hết tiếng nói đã hỏi ông hai câu hỏi nào? (c.17)....................................................................................Vì cớ Đức Chúa Trời công chính cách trọn vẹn,

các sự đối xử của Ngài có với con người thì luôn luôn công chính và đúng. Êlipha đã dùng ý tưởng nầy cách không đúng như cái mốc để ông khuyên Gióp tiến lên.

CHƯƠNG 5 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh1. Hãy tóm tắt những gì xảy ra cho Êlipha, con

người ngu muội được nói trong các câu 2 và 3. Trả lời từ các câu 4 và 5.........................................................................................Về cơ bản, những gì Êlipha tranh đấu trong các

câu 8-26 là người kiêu ngạo và kẻ quỉ quyệt bị hủy diệt, nhưng những ai phó thác duyên cớ mình cho Chúa sẽ được cứu. Địa vị nầy đúng về định mệnh đời đời, nhưng nó không nhất thiết áp dụng cho tình trạng của Gióp mà vướng vào của cải tạm thời. Nhiều lúc các đầy tớ tận tâm của Chúa không được cứu thoát khỏi sự tiêu hủy vật chất.2. Êlipha nói cùng Gióp rằng ông không nên khinh

dể điều gì? (c. 17)...................................3. Tuyên bố kết luận của Êlipha về sự khuyên lơn

mạnh mẽ của ông là Gióp nên nghe nó và................................................................ (c. 27)Cách nói mở đầu của Êlipha nặng nề sự suy tư

sai lầm nên chi phối cách nói của mọi bạn bè của Gióp. Tà thuyết không thay đổi biểu lộ trong cả thời

6

Page 8: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

đại Cơ-đốc hiện tại cũng như trong lịch sử thời Cựu Ước là mối liên hệ của con người với Đức Chúa Trời được thiết lập do các việc làm của người, các việc lành sẽ lãnh phần thưởng từ Đức Chúa Trời, còn các việc xấu sẽ phát sinh nghịch cảnh. Nói cách khác, bất cứ điều gì con người làm sẽ quyết định anh ta được Đức Chúa Trời chấp nhận hay không chấp nhận. Không có sự hiểu lầm nào khác về Đức Chúa Trời mà các hành động của Ngài đều do công việc của loài người điều khiển. Nhưng sách cũng đưa ra một sự phô diễn chơn thật về một Đức Chúa Trời mà các hành động của Ngài đều do lòng trắc ẩn và mối quan tâm của Ngài đến loài người cảm thúc.

CHƯƠNG 6- Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Mặc dầu mọi nỗ lực của ông, Êlipha không thể đem lại sự bình an hay hiểu biết nào cho tâm hồn bối rối của Gióp. Vì cớ ông đã không nói lẽ thật thanh khiết, tâm hồn Gióp không được tự do. Không chỉ Êlipha thất bại trong lý thuyết của mình, nhưng bây giờ gánh nặng của Gióp càng nặng nề hơn, vì ông bị lúng túng với suy tư về tội lỗi cá nhân của mình.1. Bây giờ nỗi đau khổ của Gióp trở nên nặng nề

thế nào? (c. 2, 3).....................................Trong câu 5 Gióp tuyên bố rằng y như con lừa

rừng há không kêu be be khi nó có cỏ, nên ông sẽ không kêu la nếu Êlipha đã đưa cho ông đôi điều mà tâm hồn ông có thể ăn được và nhờ đó mà tươi tỉnh.2. Gióp cảm thấy rằng bầu bạn ông nên bày tỏ

điều gì với ông? (c. 14)..........................Trong chữ “thương xót” Gióp ngụ ý tình

thương và sự trắc ẩn.3. Gióp ví sánh các bạn ông với điều gì trong các

câu 15-21? Dùng câu 15 trả lời..............Gióp nói rằng các bạn ông dối gạt như dòng

suối ẩn mình dưới tuyết giá trong mùa đông và biến mất trong mùa hè. Gióp bị vấp phạm trong lời nông cạn của bài diễn thuyết của Êlipha.4. Elipha làm gì cho Gióp, bạn mình? (c.27)

CHƯƠNG 7 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh1. Gióp mô tả những đêm của ông như thế nào? (c.

4)............................................................

2. Gióp mô tả thịt ông ra sao) (c. 5)...........3. Tại điểm nầy, Gióp đã chọn lựa điều gì? (c.15)4. Theo các câu 20-21, các lời của Êlipha có ảnh

hưởng gì đến Gióp chăng?.....................Nghi ngờ và sợ hãi rằng có lẽ ông đã làm vài

hành động kinh khủng nào đó nên đem lại các tai họa như vậy đã bắt đầu ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của Gióp. Chúng ta mong “người bạn” tiếp theo nói hầu có thể làm yên dịu tâm hồn bối rối, nhưng Binhđát chỉ có thêm các mũi tên ném vào vị tộc trưởng trung tín nầy.

CHƯƠNG 8 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Dầu bài nói chuyện của Binhđát được nhuộm màu cùng với triết lý méo mó, ông đã không lập căn cứ cho lý luận của mình trên kinh nghiệm như Êlipha đã làm. Thay vào đó, ông đặt quan điểm mình trên đôi điều không ổn định ngang bằng – truyền thống. Toàn thể bài diễn thuyết của Binhđát xoay quanh “thời đại trước” và “các tổ tiên” (c.8). Vì bấu víu vào một số truyền thống nào đó, các tín đồ cũng bị chúng ràng buộc, và do đó làm ứng nghiệm các lời của Chúa Jesus trong Mathiơ 15:6, “các ngươi đã vì lời truyền khẩu mình mà bỏ Lời Đức Chúa Trời”.1. Binhđát ví sánh lời của Gióp như điều gì? (c.2)2. Binhđát ngụ ý Gióp đã không là gì? (c.6)3. Binhđát cáo tội Gióp bước đi theo đường lối

nào? (c.13a)............................................4. Binhđát cáo tội Gióp làm gì? (c.13b).....5. Binhđát nói Đức Chúa Trời sẽ không từ bỏ ai?

(c.20)......................................................Trong hai câu cuối cùng, Binhđát lý luận rằng

nếu Gióp ăn năn và quay về cùng Chúa, khi ấy Đức Chúa Trời sẽ phục hồi ông.

Thậm chí Binhđát tỏ ra là thô lỗ và cay nghiệt hơn Êlipha. Ông không làm gì cả ngoài việc nói thêm trên sự giả tạo thắng thế là Gióp đang bị hình phạt vì một vài tội ác ẩn giấu nào đó trong đời sống của ông.

Các bạn của Gióp đã đem ra ánh sáng quan niệm sai lạc gấp đôi về sự đau khổ vốn thông thường với loài người. Thứ nhất, con người có khuynh hướng nhìn xem sự đau khổ như là sự trừng phạt thần thượng cho đôi việc sai lầm nào đó. Để việc hầu việc Đức Chúa Trời cách đúng đắn, sự suy

7

Page 9: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

nghĩ nhuộm màu sâu đậm về tội ác và sự hình phạt phải được loại bỏ. Chúng ta phải chấp nhận nghịch cảnh và sự sửa trị từ Đức Chúa Trời yêu thương hơn như là sự trừng phạt từ quan án nghiêm khắc. Thứ hai, con người có khuynh hướng suy nghĩ tai họa luôn luôn chỉ dẫn rằng con người đã làm đôi điều gì sai lầm. Trong khi Chúa luôn luôn cho phép nghịch cảnh làm thay đổi các đường lối sai lạc của con người, có các lý do khác cho các hoạn nạn. Nhiều lúc Chúa cho phép sự đau khổ như một mức lượng của sự ngăn ngừa, như phương tiện để tinh lọc, hay đến nỗi một chứng cớ tinh lọc được xây dựng.

CHƯƠNG 9 VÀ 10 – Hãy đọc hai chương nầy trong Kinh Thánh

Trong hai chương nầy dường như Gióp đạt đến điểm buồn rầu và xáo trộn nhất của mình. Ông đã bắt đầu bằng cách nhận biết sự thật những gì các bạn ông đã nói – con người không thể tự mình xưng nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nhờ lao vào sự miêu tả tỉ mỉ quyền năng kinh sợ và không thể chống cự nổi của Đức Chúa Trời, Gióp đã tuyên bố rằng hiển nhiên sức mạnh của Đức Chúa Trời là chân thật nhưng không liên quan nhu cầu giải thoát của ông. Con người có nhu cầu, không chỉ biết Đức Chúa Trời quyền năng, nhưng cũng cần biết Đức Chúa Trời giải cứu.1. Gióp đã nói gì trong 9:2?.......................2. Đức Chúa Trời thi hành bao nhiêu việc kỳ lạ?

(9:10)......................................................Điểm tranh luận thiết thực của Gióp chuyển qua

chương nầy. Nan đề của ông không còn là sự đau khổ của ông, nhưng Đức Chúa Trời ông. Nếu ta dừng lại lâu dài với cái “tại sao” về sự thử thách của mình, cuối cùng chúng ta sẽ chất vấn thuộc tính của Đức Chúa Trời.3. Gióp cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đã làm gì

cách vô cớ? (9:17)..................................................................................................

4. Gióp nghĩ ai làm cho ông đắng cay? (9:18)5. Gióp nghĩ Đức Chúa Trời sẽ làm gì trong sự thử

thách người vô tội? (9:23)......................6. Tại sao Gióp lo sợ thái độ buồn rầu của mình?

(9:28)......................................................“Người phân xử” cũng được dịch là “trọng tài”

hay “người trung bảo”. Khi Gióp đã sa xuống đáy sâu của cơn đau khổ và đau đớn cực độ của mình,

ông vươn lên tìm sự giải thoát. Tiếng kêu la của Gióp tượng trưng tiếng kêu la của cả nhân loại – chúng ta cần một Đức Chúa Trời, Đấng có thể đụng chạm chúng ta. Chúa Jesus là Đấng Trung Bảo, Đấng có thể “đặt tay Ngài trên cả hai chúng ta”.7. Trong câu nào của phần thứ nhất (c.1-11)

chương 10 Gióp tuyên bố sự vô tội của ông?................................................................

8. Gióp miêu tả thế nào những gì ông nghĩ Đức Chúa Trời đã làm cho ông? (10:10).......Gióp nhớ lại quá khứ diệu kỳ của mình khi ông

tin cậy sự hiện diện của Chúa (10:12). Sau đó ông nhận biết rằng các tai họa của ông đã được Đức Chúa Trời biết trước và cho phép cách xa tình trạng tội lỗi hay công bình của ông (c. 13-15). Vì cớ số phận thống khổ của ông, chương 10 chấm dứt với việc một lần nữa Gióp than van rằng ông được sinh ra làm chi.

CHƯƠNG 11 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Chắc chắn Sôpha là người hỗn láo nhất trong ba người. Không có lập luận nào với sự cãi lý của ông như với Êlipha và Binhđát. Sôpha giả định rằng ông đúng tuyệt đối.1. Sôpha nói các lời của Gióp là gì? (c. 3a)

Trong phần sau của câu 6, Sôpha nói rằng Gióp đã nhận sự phán xét ít hơn điều ông đáng được!2. Sôpha bảo Gióp rằng Đức Chúa Trời biết ai?

(c.11a).....................................................Trong các câu 13 và 14, Sôpha khuyên Gióp ăn

năn. Ông miêu tả cho Gióp về phước hạnh theo sau sự ăn năn của ông (c.15-19).

Yếu tố xáo trộn trong bài diễn thuyết của Sôpha, cũng như trong các bài của hai người bạn khác của Gióp, là chúng có chứa đựng vài lẽ thật. Sôpha mô tả sự khôn ngoan vô hạn của Đức Chúa Trời (c.6-10) là đúng. Cũng như sự kiện các phước hạnh theo sau sự ăn năn. Thêm vào đó, Êlipha và Binhđát nói cách đúng đắn về sự oai nghi kinh sợ của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sự khuyên lơn của họ cũng chứa đựng vài lời tuyên bố không đúng, và lẽ thật từng phần không phải là lẽ thật gì cả. Các giáo lý sai lầm và tà giáo là sự pha trộn của lẽ thật và sự giả mạo.

Trong ba chương tiếp theo, Gióp quở trách các bạn ông vì các lời miệng lưỡi nhưng dối trá của họ.

8

Page 10: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

CHƯƠNG 12 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Trong câu 2, Gióp mô tả cách châm biếm ba con người quá khôn nghoan đến nỗi nếu họ chết khi ấy mọi sự khôn ngoan chắc chắn sẽ chết với họ.1. Hãy viết lại câu 3 bằng lời riêng của bạn

................................................................Gióp nhìn nhận rằng ba con người đích thực có

vài lẽ thật khi ông tuyên bố, “ai là người không biết những việc như thế?” Trong phần còn lại của chương nầy, Gióp lặp lại lẽ thật hiển nhiên về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời và sự cai trị toàn năng của Ngài trên các sự việc của cả cõi sáng tạo.2. Bốn phần nào của cõi sáng tạo có thể dễ dàng

đưa ra lời tuyên bố giống nhau về quyền năng của Đức Chúa Trời? (c.7, 8)...................Sự miêu tả của Gióp về Đức Chúa Trời cũng

miêu tả cảm giác dưới đây về sự bất lực mà đã được cảm thấy trong ánh sáng về sự oai nghi thần thượng.3. Cuối cùng, kẻ ........................................

và kẻ ......................................................đều ở trong tay Đức Chúa Trời (c.16).

4. Những điều lớn lao nào trước mắt con người có thể dễ dàng bị Đức Chúa Trời làm gia tăng hay tiêu diệt? (c.23).......................................Trong hai câu cuối cùng, Gióp biểu lộ sự bực

tức nhiều hơn nữa khi nhận thức sự kiềm chế của Chúa trên tấm lòng và các đường lối của con người.5. Đặc điểm đơn độc nào Gióp nhất quyết qui cho

Đức Chúa Trời mạnh mẽ và quyền năng nầy? (c.12, 13, 16)..........................................

CHƯƠNG 13 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh1. Gióp nói gì về những điều các bạn ông đã biết?

(c.2)........................................................2. Gióp nói điều gì sẽ là sự khôn ngoan nhất cho

các bạn ông nếu họ là,? (c.5)..................3. Gióp thích nói chuyện với ai? (c.3)........4. Gióp cảm thấy rằng ba người nói theo cách nào

cho Đức Chúa Trời? (c.7).......................5. Gióp bảo các bạn ông làm gì? (c.13)......6. Hãy viết ra những lời nổi tiếng của Gióp từ

phần một của câu 15...............................Với sự xuất hiện của các chữ kinh khủng nầy, ta

xác quyết rằng Gióp vẫn còn bám lấy cuộc đời tin cậy của mình, thậm chí dầu bão tố tăng cường và

từng lượn sóng tuyệt vọng đã quét qua tâm hồn ông.7. Gióp đòi hỏi Chúa hai điều nào? (c. 21)8. Gióp cầu xin Chúa nói điều gì cùng ông? (c.21)

Thật tốt đẹp khi Gióp đổ tâm hồn mình ra cho Chúa dầu ông thú nhận rằng ông đã thấy chính mình không có gì tốt hơn một vật mục nát bỏ đi.

CHƯƠNG 14 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Trong chương nầy, Gióp tiếp tục bài diễn thuyết của mình về Đấng Toàn Năng. Sáu câu đầu tiên chứa đựng các tư tưởng u sầu của Gióp về sự mỏng mảnh của con người.1. Điều gì xảy ra cho bông hoa và cái bóng mà

Gióp ví sánh với sự hiện hữu của con người? (c.2)........................................................Trong phần còn lại của chương nầy, Gióp bày tỏ

những sự nghi ngờ của ông về cõi đời đời. Chỉ tại điểm nầy trong bài diễn thuyết của mình, Gióp nhanh chóng suy nghĩ về tình trạng có thể của đời sống phía sau mồ mả (c.14-15).2. Trái với con người, cây cối sẽ làm gì nếu nó bị

đốn? (c.7-9)............................................................................................................

3. Gióp tin cuối cùng của con người sau khi chết là gì? (c.10a)...............................................

4. Hãy dùng những lời của Chúa Jesus trong Giăng 11:25, trả lời cho câu hỏi của Gióp trong câu 14:....................................................................................................................Gióp quan tâm hi vọng về cõi đời đời trong

chốc lát ngắn ngủi, nhưng các câu cuối cùng của chương nầy bày tỏ sự kết luận của ông – Đức Chúa Trời tiêu diệt hi vọng của con người. Chúng ta đừng quá khắt khe với Gióp về nỗi ngờ vực của ông về những gì là lẽ thật cơ bản và chính yếu đối với chúng ta. Gióp đã chỉ có nguồn tài nguyên hạn chế nhờ đó ông có thể biết và hiểu lẽ thật. Chúng ta có phía sau mình 6.000 lịch sử các sự đối xử của Đức Chúa Trời với con người. Chúng ta cũng có Lời thành văn của Ngài và sự nội trú của Đức Thánh Linh hướng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật (Giăng 16:13). Vì vậy, có thể coi các sự nghi ngờ của Gióp với thái độ khoan dung, trong khi các sự nghi ngờ của chúng ta về các đường lối của Đức Chúa Trời đều không tha thứ được trong ánh sáng về lời chứng của Gióp.

9

Page 11: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

CHƯƠNG 15 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Mặc dầu các sự đáp lời và khuyên lơn của Gióp cho ba người bạn, họ không muốn xê dịch khỏi địa vị mình. Bài diễn thuyết thứ hai của Êlipha có cùng tâm trạng tức giận như bài độc thoại trước:1. Êlipha cáo tội Gióp đang dẫy đầy điều gì? (c.2)2. Êlipha nói Gióp bị định tội điều gì? (c.6)3. Êlipha dùng ai để nâng đỡ cho lý lẽ của ông?

(c.10)......................................................4. Êlipha cáo tội Gióp có thái độ nào đối với Đức

Chúa Trời? (c.13)...................................Từ câu 20 đến cuối chương nầy, Êlipha miêu tả

Gióp có cảnh ngộ tuyệt vọng và kinh nghiệm của “người gian ác”. Dĩ nhiên, sựngụ ý của ông chỉ tỏ Gióp như là người ác mà bây giờ đang gặt những gì ông đã gieo.

CHƯƠNG 16 VÀ 17 – Hãy đọc các chương nầy trong Kinh Thánh

Hãy nhớ rằng đầu tiên chúng ta đã gặp Êlipha, Sôpha và Binhđát trong chương 2 khi họ đến để an ủi người bạn bị thương tích của mình.1. Họ trở nên những người an ủi loại nào? (c.2)2. Gióp nói ông sẽ làm gì nếu địa vị của họ được

thay thế? (c.4, 5).....................................Trong phần còn lại của chương nầy, Gióp chìm

ngập vào lời miêu tả về tình trạng đau đớn và mất thể diện thống thiết của ông.3. Gióp nói các kẻ thù của ông đã làm gì môi

miệng họ? (c.10).....................................Hãy so sánh câu nầy với bức tranh tiên tri của

Christ trên thập tự giá như được miêu tả ở Thi thiên 22. Cùng những lời như vậy được dùng ở câu 13. Qua bao hoạn khổ Gióp được ban cho đặc quyền biết được “sự tương giao của các sự đau khổ Ngài? (Philip 3:10). Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp đặc quyền quí báu mà thời kỳ đau khổ ban cho chúng ta hầu đưa chúng ta vào sự tương giao gần gũi hơn với thập giá vinh diệu của Christ.4. Hãy chọn một câu từ chương 17 mà bạn cảm

thấy là lời diễn tả tốt nhất về khổ não của Gióp và viết ra câu đó tại đây:........................................................................................................................................................

CHƯƠNG 18 – Hãy đọc câu nầy trong Kinh Thánh

Dầu sứ điệp trong bài diễn thuyết thứ hai của Binhđát không khác biệt với bài đầu tiên của ông ấy, âm điệu có tính lừa dối nặng nề hơn.1. Các đại danh từ “hắn” (nó), “cho hắn”, và “của

hắn” được dùng suốt chương nầy. Các chữ nầy ám chỉ ai?...............................................Một lần nữa Gióp bị tố cáo là người gian ác.

CHƯƠNG 19 – Hãy đọc câu nầy trong Kinh Thánh

Đang khi chúng ta hầu việc Chúa, chúng ta sẽ bước đi qua nhiều thung lũng tuyệt vọng (Công vụ 14:22). Nhưng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một sứ điệp hi vọng trong mọi thung lũng buồn rầu.1. Từ chương nầy, viết ra một câu chứa đựng sứ

điệp vinh diệu về sự hi vọng do Gióp thốt lên giữa cơn tuyệt vọng của ông .................................................................................

CHƯƠNG 20 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Bài diễn thuyết thứ nhất của Sôpha được Gióp trả lời bằng các lời châm biếm (12:2 và 13:1). Bây giờ, trong câu cuối cùng của chương 19, Gióp cảnh báo các bạn ông về sự phán xét khắc khe của Đức Chúa Trời đối với thái độ của họ. Các sự trả lời như các lời nầy và các phản đối về sự vô tội từ Gióp chỉ giúp làm gia tăng sự nghiêm khắc trong thái độ định tội của Sôpha trong bài diễn thuyết thứ hai của ông.1. Trng câu 5, Sôpha gọi Gióp là hai điều nào?2. Trong bài diễn thuyết của mình, Sôpha miêu tả

đời sống hay phần hưởng của một người nào đó. Ông miêu tả phần hưởng thuộc về ai? (c.29)................................................................

CHƯƠNG 21 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Sự trả lời của Gióp trong chương nầy là sự đáp ứng trực tiếp đối với sự dạy dỗ giả tạo do Sôpha và các người khác áp đặt trên ông. Sự dạy bảo của họ được căn cứ trên tiền đề là người công chính được ban phước và người ác sẽ bị đốn. Toàn thể chương nầy được đề cập chung với sự việc Gióp khẩn khoản các bạn ông quan sát cuộc đời trung chính. Nhiều người ác sống cuộc đời hạnh phúc cách bình

10

Page 12: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

thường trọn vẹn và hợp lý, một số người công chính không sống như vậy. Gióp sáng suốt chỉ tỏ, khước từ cách tối hậu toàn thể sự tranh luận của loài người1. Gióp kết luận gì về các sự trả lời của họ? (c.6)

................................................................

CHƯƠNG 22 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Chương 22 đến 31 chứa đựng loạt bài diễn thuyết cuối cùng cho Gióp và các sự trả lời theo sau của ông. Các bài diễn thuyết trong vòng thứ nhất, ba người nhấn mạnh sự oai nghi và công chính của Đức Chúa Trời, do đó hi vọng Gióp sẽ ăn năn. Trong loạt bài diễn thuyết thứ hai những người nầy toan thử đẩy Gióp đến sự nhìn nhận tội lỗi của ông bằng cách phô diễn cho ông thấy các sự miêu tả sống động số phận kinh sợ của kẻ ác. Trong loạt diễn thuyết cuối cùng nầy các người bạn công khai tố cáo Gióp phạm tội, nói rõ tên một số tội mà họ chắc ông đã mắc phải.1. Êlipha cáo buộc Gióp làm gì cho kẻ trần

truồng? (c.6)...........................................2. Gióp bị cáo tội đã làm gì cho các quả phụ thiếu

thốn của cộng đồng? (c.9)......................

CHƯƠNG 23 VÀ 24 – Hãy đọc các chương nầy trong Kinh Thánh

Mặc dầu sự thô lỗ như vậy, trước tiên Gióp nỗ lực trả lời các lời tố cáo công khai của Êlipha chống lại ông.1. Trong chương 23, Gióp dò xét ai?.........

Khi chúng ta khuất phục các sự tố cáo giả tạo, nhiều lúc câu trả lời tốt nhất là không trả lời gì cả, nhưng đúng hơn là khát vọng đổi mới để tìm kiếm Đức Chúa Trời hầu chúng ta có thể tìm được sự xưng nghĩa trong Ngài.2. Hãy viết ra những lời quí báu về đức tin và tin

cậy quí báu của Gióp trong 23:10..........................................................................Trong chương 24, Gióp càng trả lời cách trực

tiếp hơn nữa đối với sự thách thức của Êlipha. Gióp đáp lại bằng sự tuyên bố lại sự kiện là người ác và người công bình kinh nghiệm sự thịnh vượng và nghịch cảnh.

CHƯƠNG 25 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Binhđát chỉ có ít lời còn lại nầy nói cùng Gióp trước khi ông kết thúc trường hợp mình.1. Bài diễn thuyết của Binhđát tóm tắt vấn đề gì?

(c.4a).......................................................2. Binhđát dùng điều gì làm thí dụ về sự bất khiết?

(c.5)........................................................

CHƯƠNG 26 ĐẾN 31 – Hãy đọc các chương nầy trong Kinh Thánh

Bài diễn thuyết 6 câu ngắn ngủi và cuối cùng của Binhđát gợi lên cho Gióp đáp lời lại đến 6 chương!1. Chương 26 đưa ra lời miêu tả khác về tính cách

vĩ đại của Đức Chúa Trời. Hãy viết ra một câu mà bạn cảm thấy là lời miêu tả đặc biệt.................................................................................................................................

2. Gióp tuyên bố rằng ông sẽ giữ chặt điều gì? (27:6)......................................................Trong các câu 7-23 của chương 27, Gióp kể lại

các lời của các bạn ông về cảnh ngộ khó khăn của kẻ ác. Gióp đồng ý với các bạn mình rằng kẻ ác sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét. Tuy nhiên, không giống các bạn bè, Gióp tin đôi khi sự phán xét được trì hoãn và kẻ ác có thể kinh nghiệm sự thịnh vượng trong thế giới nầy.

Chương 28 đã được gọi là “Thánh ca của sự Khôn Ngoan” của Gióp. Gióp đã bắt đầu bằng cách miêu tả sự truy tìm của con người về sự giàu có thế tục, và rồi đến câu 12 ông bắt đầu nói nhiều về của cải có giá trị hơn. Câu hỏi của Gióp – sự khôn ngoan ở đâu? – vừa là lời quở trách các bạn của ông thiếu khôn ngoan vừa là tiếng kêu la đến Đức Chúa Trời.3. Nhận xét kết luận của Gióp về sự khôn ngoan là

gì? (28:28)..............................................................................................................Trong chương 29, Gióp hồi tưởng về quá khứ

khi các con cái ông vây quanh ông và ngọn đuốc (nến) soi trên đầu ông. Hãy cẩn thận đọc chương nầy và ghi nhận thế nào Gióp đã nổi bật và được tôn trọng trong thời của ông.4. Ba chữ đầu tiên của chương 30 là gì? . . .

Điều Gióp không nhận biết là ánh sáng của Đức Chúa Trời vẫn còn ở trên ông, thậm chí ngay bây giờ trong khi ông ở trong nghịch cảnh.

11

Page 13: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

Chương 32 là lời thề và tuyên bố sau cùng của Gióp về sự vô tội. Ông đặc biệt chối bỏ một số tội lỗi nào đó mà ông đã bị ba người kia tố cáo cách trực tiếp hay gián tiếp.5. Vì các bạn ông xét đoán ông dùng cân không

thăng bằng, là điều ông muốn được cân? (31:6)................................................................................................................................

CHƯƠNG 32 ĐẾN 37 – Hãy đọc mỗi chương trong Kinh Thánh

Trong sáu chương nầy, chúng ta được giới thiệu người bạn thứ tư tới trước vào lúc nầy và cứ im lặng. Các bài diễn văn của Êlihu phá tan khuôn mẫu đối thoại rất xác định mà là tính chất của sách nầy cho đến giờ nầy. Êlihu bắt đầu đưa ra lời giải thích dài dòng tại sao ông phải nói (chương 32).1. Một lý do tại sao Êlihu chờ đợi để nói là gì?

(32:4)......................................................2. Êlihu kết luận gì về những lời của những người

khác? (32:12)..........................................3. Những người nầy có phản ứng nào đối với sự

táo bạo của Êlihu? (32:15).....................Dầu Êlihu đã không có lời giải đáp thỏa mãn

đầy trọn, Êlihu đóng góp sự khôn ngoan và ánh sáng mà hiển nhiên làm êm dịu tâm hồn Gióp và chuẩn bị ông nghe từ Đức Chúa Trời.4. Êlihu hứa Gióp điều gì về bàn tay của ông?

(33:7)......................................................5. Êlihu khéo léo tóm tắt mọi lời đáp của Gióp

trong ba câu ngắn ngủi (33:9-10), đưa ra lời giải đáp riêng của ông đối với các điều đó trong câu 12. Câu trả lời của ông là gì? ................Gióp cho rằng nhiều hơn một cơ hội, Đức Chúa

Trời sẽ không đáp lời ông. Tuy nhiên, Êlihu khẳng định rằng Đức Chúa Trời phán, nhưng nhiều lúc con người không muốn nghe (33:14)6. Đức Chúa Trời có thể phán theo phương cách

nào? (33:15-18)......................................Êlihu cũng chỉ tỏ rằng Đức Chúa Trời có thể

phán cùng con người qua sự đau đớn và đau khổ (3:19-28). Điểm nhấn mạnh của ông là qua ân điển thần thượng Đức Chúa Trời cho phép sự đau khổ vì lợi ích của cá nhân. Êlihu giải thích rằng sự đau khổ được Đức Chúa Trời dùng để vừa dạy dỗ con người nên giữ tâm hồn mình khỏi điều ác là thế nào (c.18), và vừa sửa sai con người về đường ô tội và lầm lạc của anh ta (c.27). Tại điểm nầy, Êlihu sáng

suốt tách khỏi sự dạy dỗ của Êlipha, Binhđát và Sôpha: sự đau khổ không luôn luôn là kết quả của tội lỗi.

Ba người bạn thấy một Đức Chúa Trời không liên quan con người, Đấng do lường tai họa ứng cho tội lỗi con người, trong khi sự dạy dỗ của Êlihu giới thiệu một Đấng Cứu chuộc nhân từ, Đấng cẩn thận hướng dẫn các bước đi của con người. Ba người thấy Quan án tuyên phạt trên người vô tội, còn Êlihu thấy một Đấng Chăn Chiên thúc giục cả con chiên thuận phục lẫn ương ngạnh. Dầu sự tranh luận của Êlihu không chứa đựng lượng lẽ thật đầy đủ mà Gióp cần, chắc chắn các lời của ông tưới mát cho tâm hồn bị cáo tội của Gióp.7. Êlihu nói về ai trong chương 34? (c.2)...

Dầu Êlihu tuyên bố rằng ba người đã sai trật trong sự tranh luận của họ, ông cũng nghiêm khắc với Gióp về các sự trả lời không thuần chánh và bốc đồng của ông.8. Êlihu nói Gióp đã thêm điều gì vào tội lỗi của

ông? (34:37)...........................................Trong chương 35, Êlihu trực tiếp đối đầu ý kiến

sai lầm cho rằng hoặc tội lỗi con người hay sự công chính của con người kiểm chế các hành động của Đức Chúa Trời.9. Êlihu hỏi Gióp điều gì trong 35:7?.........

Êlihu tuyên bố rằng cách suy nghĩ nầy là hư không (c.13). Thực vậy, sản phẩm tự kỷ trung tâm của con người là anh ta ưa nghĩ về Đức Chúa Trời là luôn luôn chuyển động và không chuyển động bởi các hành động của con người.10. Êlihu nói thái độ của Đức Chúa Trời đối với

mọi người là gì, cả người ô tội và công bình? (36:5)......................................................Êlihu đồng ý rằng Đức Chúa Trời nhìn nhận và

đối xử theo đúng với kẻ công bình hay người gian ác (36:6). Tuy nhiên, ông tiếp tục khẳng định rằng khát vọng lớn hơn của Đức Chúa Trời là dạy dỗ và hướng dẫn mọi người. Trong các câu 5-12, Êlihu chứng tỏ thế nào Đức Chúa Trời tranh đấu với con người qua tai họa hầu anh ta có thể học tập vâng lời.11. Khi nào Đức Chúa Trời mở tai chúng ta để nghe

tiếng Ngài? (36:15)................................Điều thường thường đúng là khi chúng ta bị

hoạn nạn hay đau đớn, chúng ta trở nên dễ chấp nhận tiếng nói của Chúa.

12

Page 14: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

Trong các câu 16-24, Êlihu thúc đẩy Gióp vì sự thách thức của ông đáp ứng Đức Chúa Trời. Khởi đầu với chương 36:25 và suốt chương 37, Êlihu giới thiệu bức tranh về sự oai nghi và vĩ đại của Đức Chúa Trời để dự bị, sự trái ngược nổi bật đối với các lời ngu dại của Gióp.

Nếu các bài diễn thuyết của Êlihu được soi sáng hoàn toàn, sẽ không cần có các chương còn lại của sách nầy khi cuối cùng Sự Khôn Ngoan tự phát ngôn. Một trong những bài học khó nhất của cuộc đời để học tập là sự không đầy đủ trong sự khôn ngoan và lý luận của con người. Dầu mọi sự thành đạt công nghệ và khám phá khoa học của con người, sự kiện tồn tại là sự khôn ngoan của con người không đủ để giải quyết nhiều huyền nhiệm của đời sống. Sự kiện nầy được trưng bày rõ ràng trong sách Gióp. Êlipha, Binhđát, Sôpha, Êlihu và Gióp đều nỗ lực không lối thoát để giải quyết huyền nhiệm của sự đau khổ. Sự khôn ngoan của con người thất bại. Thậm chí về mức độ sâu hơn, bất cứ nỗ lực nào giải thích các công việc và động cơ của Đức Chúa Trời đều phải thất bại, vì Lời Đức Chúa Trời tuyên bố, “sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (Rôma 11:33).

CHƯƠNG 38 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Khá lâu sau đó Tiếng Nói đã đến, mà Gióp, các bạn ông và tất cả chúng ta đều cần cách kinh khủng. Đặc điểm lớn lao và siêu phàm nhất của toàn bộ bài diễn thuyết của Đức Chúa Trời là Ngài bác bỏ bất cứ kết quả nào đã thảo luận trong 36 chương đối thoại. Chúa không phán lời nào về nan đề của Gióp hay về sự tranh luận đã nổi lên ác liệt, cũng không nói về hậu quả sự đau khổ. Khi Đức Chúa Trời phán, chủ đề của Ngài là chính Ngài. Khi Đức Chúa Trời dạy dỗ loài người, Ngài không đối xử bằng trí năng nhưng bằng mối liên hệ. Gióp đã không cần câu trả lời cho câu hỏi của ông, vì sau đó sự dính líu của ông với Đức Chúa Trời sẽ đời đời được bao gồm nhu cầu vì hãy còn câu trả lời khác cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan khác. Gióp cần sự khải thị tươi mới về mối liên hệ với Đức Chúa Trời của ông. Mối liên hệ luôn luôn vượt trổi và do đó thay thế mọi câu hỏi.1. Tiếng của Chúa từ đâu đến? (c.1)..........2. Câu hỏi thứ hai của Chúa phán cùng Gióp là gì?

(c.4)........................................................

3. Câu trả lời cho các câu hỏi chứa đựng trong các câu 5, 8, 25, 29, 36, 37 và 41 là gì?........

4. Hãy viết ra một câu mà bạn cảm thấy là câu tốt nhất diễn tả sự oai nghi và vĩ đại của các công việc và các đường lối của Đức Chúa Trời................................................................................................................................

CHƯƠNG 39 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Hãy ghi nhận những gì Chúa phán khi Ngài phát ngôn sau cùng. Thay vì trực tiếp đáp lại câu hỏi của Gióp, Đức Chúa Trời hỏi các câu hỏi của Ngài. Bất cứ lúc nào tâm trí và tấm lòng của chúng ta dẫy đầy các sự tra hỏi, thì có thể tốt cho chúng ta đọc các chương nầy và lắng nghe các câu hỏi của Đức Chúa Trời.1. Chúa luôn quan tâm về thời gian nào? (c.4)2. Bởi sự khôn ngoan của ai mà con diều bay đi,

và bởi lịnh ai mà con chim ưng cất lên? (c.29, 30)..........................................................Đích điểm của Chúa ở đây là sự khôn ngoan của

Ngài được biểu lộ trong cõi thiên nhiên. Chúng ta sống với các sự vinh hiển của cõi thiên nhiên hằng ngày, song le chúng ta không hiểu biết chúng cách đầy đủ. Khi ấy, nếu chúng ta không thể trả lời các huyền nhiệm thiên nhiên nầy, làm sao chúng ta có thể trông chờ hiểu nổi mọi huyền nhiệm thuộc linh?

Đáp ứng của Gióp chắc chắn xảy ra. dầu Chúa đã không đề cập các sự trả lời ngu dại của ông, thình lình ông ý thức sự hư không và ngạo mạn trong các lời nói của ông.3. Gióp nói gì về chính mình? (c.37).........4. Gióp muốn đặt tay mình ở đâu? (c.37)...5. Gióp đã nói gì về sự đàm luận thêm nữa về

phần của ông? (c.38)..............................

CHƯƠNG 40 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Mặc dầu Gióp bị phá vỡ, Đức Chúa Trời đã không dạy dỗ đầy tớ Ngài đến cùng. Với lời ghi chú mạnh mẽ về sự quở trách do tình yêu thần thượng kiềm chế, Đức Chúa Trời gỏi Gióp ông có muốn cai trị vũ trụ thay cho Ngài hay không.1. Đức Chúa Trời hỏi Gióp điều gì về cánh tay của

Ngài? (c.4)..............................................................................................................

13

Page 15: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

2. Cánh tay Chúa đã làm điều gì? (Thi thiên 98:1)................................................................

3. Không có quyền năng Đức Chúa Trời trong đời sống mình, chúng ta có loại cánh tay nào? (II Sử ký 32:8; Giêrêmi 17:5)...........................Các đường lối khôn ngoan và khéo léo của Giáo

Sư thần thượng của chúng ta như được khải thị trong các chương nầy sẽ làm cho chúng ta dâng lên lời cảm tạ và ngợi khen lớn lao. Đức Chúa Trời có thể kêu gọi sự chú ý đến nhiều lỗi lầm và sai sót trong đờisống Gióp. Ngài có thể nhặt ra một số lời của Gióp và bày tỏ mọi sự yếu đuối và ý kiến sai lầm. Nhưng đúng ra Đức Chúa Trời chọn lựa khải thị chính Ngài. Khi chúng ta thấy Ngài cách rõ ràng, thì không cần tập trung trên sự thiếu hụt đặc biệt của chúng ta; chúng ta sẽ thấy các khuyết điểm ấy trong sự sáng tỏ chói sáng rực rỡ. Sự giải thoát sẽ không bao giờ đến cho người con nào của Đức Chúa Trời mà chỉ nhìn thấy sự yếu đuối của mình. Sự giải thoát đến qua khải tượng đổi mới và khải thị về Đức Chúa Trời quyền năng của chúng ta.4. Đức Chúa Trời thách thức Gióp giao tiếp với

loại người nào? (c.6-7)...........................................................................................

5. Nếu Gióp có thể bẽ gãy tấm lòng người thiên nhiên, khi ấy Đức Chúa Trời sẽ xưng nhận điều gì? (c.14)................................................Đức Chúa Trời thách thức Gióp về người kiêu

ngạo là điều đầu tiên trong ba sự thách thức đặc biệt. Chúa phán với Gióp về hai tạo vật không thể quản lý được – con trâu nước (hà mã) và con cá sấu. Con người kiêu ngạo được ví sánh với con hà mã bướng bỉnh và con cá sấu nguy hiểm vừa hóm hỉnh và đáng buồn.6. Ai dựng nên Gióp và con trâu nước? (c.10)

Chữ “trâu nước” có nghĩa là con thú to lớn. Các nhà chú giải đồng ý cách tổng quát rằng con thú được miêu tả là con hà mã.7. Xương của nó giống như cái gì? (c.13)..

Chúa yêu cầu Gióp quan sát sức mạnh không thể chế ngự được của con thú khổng lò. Nó cũng không thể chế ngự như tấm lòng kiêu ngạo của con người.

CHƯƠNG 40:20 ĐẾN 41:25 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Lêviathan được nói đến trong chương nầy là tư tưởng về con cá sấu (41:15-18). Một số nhà chú giải kết luận rằng nó có thể là con cá voi.1. Chúa hỏi Gióp điều gì về con cá sấu trong phần

đầu của 40:24?........................................Với câu hỏi nầy Đức Chúa Trời mở rộng sức

mạnh Ngài và chỉ ra sự mỏng mảnh, yếu đuối của con người. Chúa đưa ra câu hỏi rõ ràng trong 41:1. Nếu một người không thể tranh đấu với leviathan, một trong các tạo vật của Đức Chúa Trời, khi ấy làm sao con người có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời và thách thức các đường lối Ngài.2. Khi cá sấu chổi dậy, ai sợ hãi? (41:16). .

CHƯƠNG 42 – Hãy đọc chương nầy trong Kinh Thánh

Đáp ứng của Gióp cao thượng. Sự ăn năn của ông đầy đủ, chân thành, thật thà.1. Gióp thú nhận gì về sự vĩ đại và quyền năng của

Đức Chúa Trời? (c.2).............................................................................................

2. Bây giờ Gióp kết luận gì về các sự trả lời và các lời ngu dại của ông? (c.3b).....................................................................................

3. Gióp miêu tả sự hiểu biết mới mẻ và sâu nhiệm của ông về Đức Chúa Trời như thế nào?

4. Gióp cảm thấy về chính mình như thế nào? (c.6)................................................................Chúa không ghê tởm Gióp, trái lại, Ngài yêu

ông. Tuy nhiên, khi mắt chúng ta được mở ra ngắm nhìn Chúa cách mới mẻ sống động, chúng ta cũng thấy chính mình cách mới và nhận biết tình trạng không đầy đủ hoàn của mình trước mặt Đức Chúa Trời.5. Theo Chúa, ai đã nói năng không đúng? (c.7)

................................................................Chúa không có lời nào khuyên lơn hay khen

Êlihu. Song le, chức vụ của ông dọn đường cho Gióp nghe lời Đức Chúa Trời không phải là không được ghi nhận. Nhờ tiếp tục thảo luận điều Êlihu đã đề xuất về “các công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời” và xác nhận các sự xét đoán của Êlihu về cả Gióp (32:2 và 40:8) và ba người bạn (32:3 và 42:7), Chúa thừa nhận chức vụ của Êlihu. Êlihu đã nói những lời tốt đẹp, nhưng Đức Chúa Trời vẫn còn nhiều hơn để diễn tả cùng Gióp, đầy tớ Ngài.

14

Page 16: SÁCH JOB · Web viewBạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí bạn

6. Chúa nói gì về những lời của Gióp? (c.7, 8)................................................................

7. Chúa gọi Gióp là gì? (c.7, 8)..................Sự việc Chúa tán thành và khen ngợi những lời

của Gióp có thể dường như kinh ngạc. Chúng ta không thể làm gì trừ ra nhớ lại những lời dường như ngu dại của Gióp khi ông nói về việc mình mong mỏi chết (các chương 3, 7, 10). Chúng ta cũng nhớ lại các lời cáo tội rõ ràng của ông hướng về Đức Chúa Trời về sự đối xử không đáng có và tàn nhẫn (16:11 – 17:15; 19:6-21). Một số nhà giải kinh thậm chí tập chú về sự khiếm nhã trong các lời của Gióp. Tuy nhiên, sự kiện quan trọng là Đức Chúa Trời không tập chú vào các lời đó. Ngài nhìn vào tấm lòng con người (I Samuel 16:7). Mọi chú tâm và động cơ bị phơi trần trước mắt Ngài (Hêbơrơ 4:12, 13). Dưới sự tuyệt vọng và những lời kêu gào, Đức Chúa Trời đã thấy tính thành thật và khát vọng của Gióp là làm vui lòng Ngài. Những lời nói ra của Gióp không thật quá lớn trong tai của Chúa bằng những lời không nói ra của sự kiên nhẫn và sự tận tâm của ông. Lời chứng của Gióp được Đức Thánh Linh xác nhận trong Tân Ước, khi Ngài gọi chúng ta chú ý “sự kiên nhẫn của Gióp”. Chúa tôn trọng chiều hướng và sự tận tâm của cuộc đời Gióp.8. Gióp phải làm gì cho các bạn ông là những

người đã đối xử cách tồi tệ kinh khủng với ông? (c.8)........................................................

9. Khi thử thách ông đã qua, Gióp nhận lãnh điều gì? (c.10)................................................

10. Phần sau của cuộc đời Gióp được miêu tả như thế nào? (c.12, 13)..................................Dĩ nhiên, không có số chiên, lạc đà, bò và thậm

chí con trai và con gái có thể thay thế sự mất mát các con cái của Gióp. Cha mẹ có thể không bao giờ khôi phục đầy đủ khỏi sự va chạm do việc mất con cái. Tuy nhiên, là con cái Đức Chúa Trời, các hoạn nạn rất nghiêm khắc có thể đem lại sự làm giàu

thuộc linh như vậy khiền cho phần chấm dứt về sau được ban phước các rõ ràng hơn phần đầu.11. Gióp đã sống thêm bao lâu?...................12. Ông được phép thấy bao nhiêu thế hệ của gia

đình ông?................................................

KẾT LUẬNSách Gióp dạy dỗ rằng giải pháp cho nan đề đau

khổ không thể được tìm thấy với đầu óc, nhưng phải được tìm thấy trong tấm lòng. Cuối cùng khi Đấng Tạo hóa của các đại dương và Chủ của các lượn sóng phán cùng Gióp, Ngài đã không có lời nào giải thích về cơn bão nhưng đúng ra tôn vinh quyền năng và sức mạnh riêng của Ngài. Do đó, chúng ta học biết rằng các cơn bão thuộc linh và tinh thần đi chung với tai họa chỉ có thể kiềm chế được đang khi chúng ta xoay hướng về phía có mối liên hê sâu nhiệm hơn trong sự tin cậy Đức Chúa Trời. Đích điểm ở đây là con người phải tin cậy Đấng Tạo hóa mình. Tin cậy Đức Chúa Trời là bến cảng êm đềm mà sẽ dự bị sự an toàn giữa mọi cơn bão.

Tiếng kêu la của Gióp về Người Phân Xử (9:23) bây giờ đã được ứng nghiệm. Có lẽ các hoạn nạn của chúng ta đã trở nên dễ chịu đựng hơn một chút vì cớ khi Chúa Jesus đã đến và bước đi giữa vòng chúng ta, Ngài cũng đã chịu khổ. Đang khi Ngài bị treo trên thập tự giá giữa đỉnh của cơn bão với các cơn gió ghen ghét và thảm kịch thổi xung quanh, chính mình Christ đã chèo vào bến cảng tin cậy Đức Chúa Trời cách an toàn với những lời cuối cùng, “Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha” (Luca 23:46).

Tôi đã trả lời mọi câu hỏi với hết khả năng tốt nhất của tôi.

Họ và tên:...............................................Địa chỉ:...................................................Ngày:..................................................

15