skkn day giai toan co loi van cho hs lop 1

24

Click here to load reader

Upload: diep-thien-lam

Post on 31-Jul-2015

722 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

KINH NGHIỆM GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 1

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀI. Lý do chọn đề tài Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời kì đổi mới. Việc dạy học giải toán ở tiểu học. Nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành,với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới. Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ. Là mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng.Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì : - Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của sách giáo khoa. Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy. Khi dạy chưa phân hoá đối tượng học sinh. - Giáo viên chưa trú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm phương pháp giải (cách giải ) bài toán theo các bước. Do đó việc rèn luyện tư duy của học sinh còn hạn chế. - Học sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì? Đa số học sinh chưa biết trình bày bài giải. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là khối lớp 1. Khối đầu cấp nên chúng tôi chọn đề tài: “Giải toán có lời văn

1

Page 2: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

lớp1” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;

Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm 4 chủ đề kiến thức lớn.

Chúng tôi đi sâu vào trình bày phần: “ Giải toán có lời văn”

Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( Từ giữa học kì 2 năm học 2009 - 2010

đến giữa học kì 2 năm học 2010 - 2011 )

Đối tượng: Học sinh lớp 1B

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Điều tra thực trạng1. Đặc điểm tình hình lớp 1B: Năm học 2010 - 2011 lớp 1B có tổng số 25 học sinh. Trong đó có 10 học sinh nữ. Gia đình các em đều làm nghề nông nghiệp, sự quan tâm kèm cặp còn hạn chế. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên việc học tập của các em thực sự chưa được quan tâm. Tuy điều kiện như vậy song bản thân cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp 1B luôn nỗ lực rèn luyện và phấn đấu đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua của nhà trường. 2.Tình hình dạy học toán ở lớp: Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa đối chiếu với việc giảng dạy ở trên lớp, kết hợp trao đổi với đồng nghiệp lâu năm chúng tôi rút ra nhận định chung như sau: Với dạng toán: “Giải toán có lời văn lớp1” khi dạy giáo viên và học sinh còn có một số tồn tại : Giáo viên chưa yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, xem bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? Học sinh còn hổng kiến thức, giải toán có lời văn còn lơ mơ . Học sinh chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán. Đặc biệt nhiều em chưa biết viết câu lời giải khi giải bài toán. Trước thực trạng đó, chúng tôi tiến hành khảo sát môn toán dạng bài : “Giải toán có lời văn lớp1”. Sau đây là kết quả khảo sát môn toán

2

Page 3: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

giữa học kỳ 2 năm học 2010 - 2011.

Nếu giải quyết được các vấn đề nêu ở trên kết quả dạy giải toán cho học sinh lớp 1 sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau bao trăn trở suy nghĩ cùng với thực tế giảng dạy chúng tôi đã mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. II.Biện pháp thực hiện.1. Nội dung nghiên cứu:- Đối với học sinh lớp 1việc giải toán gồm; - Giới thiệu bài toán đơn - Giải bài toán đơn về phép cộng, phép trừ.Chủ yếu là bài toán thêm, bớt một số đơn vị. - Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. - Để giúp học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới giúp học sinh yêu thích say mê giải toán. Chúng tôi đã lựa chọn được một số biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. - Trong thực tế dạy giải toán có lời văn , đối với học sinh lớp 1 còn mới lạ . Do vậy chúng tôi đã nghiên cứu nội dung kiến thức bài dạy, đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy đối với từng dạng bài , từng đối tượng học sinh giúp các em hiểu bài nắm chắc các bước giải toán. Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ:- Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị của giáo viên.- Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.

3

Lớp Sĩ Số

Giỏi Khá T.bình YếuSL % SL % SL % SL %

1 B 25 5 20 5 20 8 32 7 28

Page 4: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

- Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.2. Các bước tiến hành:Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán. chúng tôi đã tiến hành như sau :* Hoạt động của giáo viên.

Trước mỗi giờ toán, chúng tôi thường nghiên cứu kĩ bài dạy. Tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài dạy như : Nhóm đồ vật, mẫu hình, tranh vẽ. Mỗi học sinh có một bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu của giáo viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên các nhóm đồ vật hoặc mẫu hình. Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế việc rèn luyện kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng rất cần thiết cho việc giải toán. * Hoạt động làm quen với việc giải toán tiến hành theo 4 bước. - Tìm hiểu nội dung bài toán. - Tìm cách giải bài toán. - Thực hiện các bước giải bài toán. - Kiểm tra cách giải bài toán. *Tìm hiểu nội dung bài toán:

Việc tìm hiểu nội dung bài toán ( đề toán ) thường thông qua việc đọc đề toán ( Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ). Học sinh cần phải đọc kĩ , hiểu rõ bài toán cho biết cái gì , cho biết điều kiện gì ,bài toán hỏi gì ? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học. được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường như : “đem biếu” “bay đi”, “ bị vỡ”… Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ,chúng tôi hướng dẫn học sinh hiểu từ đó và hiểu nội dung ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bằng lời mà không cần đọc lại bài toán đó. *Tìm tòi cách giải toán

Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các

4

Page 5: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.2.1 Bài toán đơn “về thêm”* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.

- Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có ) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?*Hướng dẫn học sinh tìm lời giải của bài toán.* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải..

- Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán) - Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn) - Viết đáp số. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật thật. Liên hệ với thực tế cuộc sống. Sau đó viết phép tính và kết quả đúng. a. Bài toán mẫu. Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? Với bài toán mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, rõ ràng rút ra cách giải của bài toán.- Học sinh xem tranh hoặc mẫu vật thật.- Học sinh đọc đề toán:- Phân tích đề toán. ? Bài toán cho biết gì ? (Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà) ? Bài toán hỏi gì ? ( Có tất cả mấy con gà ? ) Khi học sinh trả lời, giáo viên ghi lên bảng tóm tắt của bài toán . Vài học sinh nhìn vào tóm tắt nêu nội dung bài toán.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán; Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời: ? Bài toán này cho biết gì ? ( Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà ) ?“Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ?”( Ta phải làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9.) Tên đơn vị trong bài là gì ? ( con gà ). Như vậy nhà An có mấy con gà ? ( 9 con gà ).Cho vài học sinh nhắc lại .

5

Page 6: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Cho học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mẫu vật để kiểm tra kết quả. - Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải của bài toán. + Viết chữ “Bài giải” ở giữa trang giấy + Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán).

Khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất. Học sinh có thể nêu các câu lời giải như : “ Nhà An có số gà là :”, “Số gà nhà An có là ;” hoặc “Nhà An có tất cả số gà là :” Câu lời giải thích hợp nhất; Nhà An có tất cả số gà là : + Viết phép tính; 5 + 4 = 9 ( con gà ) . Giáo viên gợi ý ; 9 ở đây chỉ 9 con gà nên viết “con gà” trong dấu ngoặc đơn. + Viết đáp số 9 con gà . Giáo viên cho vài học sinh đọc lại bài giải. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách giải của bài toán . Học sinh nhìn tranh hoặc mô hình vật thật để kiểm tra kết quả. Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi giải bài toán:- Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ; Bước 1: Viết câu lời giải ( dựa vào câu hỏi của bài toán. )

Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn ) Bước 3: Viết đáp số.

Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại để khắc sâu nội dung bài.Giáo viên nhấn mạnh: Đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về “ thêm” ta thực hiện bằng phép tính cộng. b. Bài luyện tập Để học sinh giải thành thạo dạng toán này, giáo viên đưa ra một số bài tập giải toán có lời văn giúp học sinh tự tìm ra cách giải. Bài 1: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?Bài 2: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con ? Đối với bài toán mẫu. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán và khắc sâu cách giải. Nên khi đưa ra bài luyện tập1 các em vận dụng vào các bước giải của bài toán và giải rất tốt. Ở bài luyện tập 2 học sinh khá giỏi sẽ tự giải được bài toán. Còn học sinh trung bình yếu

6

Page 7: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

còn vướng mắc, giáo viên gợi mở để học sinh trả lời: Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con ta phải làm như thế nào? (lấy số vịt ở trên bờ cộng với số vịt ở dưới ao).Sau khi gợi mở như vậy học sinh dễ dàng giải được bài toán. Tiếp tục mở rộng óc tư duy của học sinh qua hình thức luyện bài mở rộng. c. Bài tập mở rộng Bài1: Đoạn thẳng AB dài 12cm.Đoạn thẳng BC dài 4 cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài bao nhiêu cm ? Bài tập này nâng cao hơn một chút. Vì vậy các em phải đọc kĩ đề bài , xem bài toán cho biết gì?( Đoạn thẳng AB dài 12 cm . đoạn thẳng BC dài 4 cm ). Bài toán hỏi gì? ( Đoạn thẳng AC dài bao nhiêu cm ?) Ở bài này nếu tóm tắt bằng lời học sinh sẽ khó hiểu hơn. Do vậy giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, thì học sinh khá giỏi nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng sẽ hiểu bài toán và sẽ tự giải được bài toán, một số học sinh còn lại dưới sự gợi mở từng bước của giáo viên. Học sinh nhìn vào sơ đồ doạn thẳng sẽ tự giải được bài toán.

Tóm tắt

12 cm 4 cmA B C

? cm

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải; Nhìn vào tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng. Muốn tính độ dài đoạn thẳng AC ta làm như thế nào?( Ta lấy độ dài đoạn thẳng AB cộng với độ dài đoạn thẳng BC ) Lúc này học sinh sẽ tự giải được bài toán.

Bài giảiĐoạn thẳng AC dài là :

12 + 4 = 16 ( cm ) Đáp số 16 cm

7

Page 8: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Bài 2 ; Tháng trước An được 20 điểm 10, tháng này An được 10 điểm 10. Hỏi An có tất cả baô nhiêu điểm 10 ? Ở bài này có các chữ số giống nhau. Ngoài việc giáo viên cho học sinh đọc kĩ bài toán, phân tích bài toán xem bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Giáo viên cho học sinh nhận dạng toán: Bài toán này cho biết mấy số ? ( 2 số là 20 và 10 ) Bài này thuộc dạng toán thêm hay bớt ?( dạng toán thêm ) Tên đơn vị cần tìm trong bài toán này là gì ? ( điểm 10 ) Bài toán yêu cầu tìm gì ? (An có tất cả bao nhiêu điểm 10?) Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời và tìm ra cách giải. Tháng trước An có 20 điểm 10, tháng này An có 10 điểm 10. Muốn biết An có tất cả bao nhiêu điểm 10 ta làm như thế nào ? (20 + 10 = 30) Giáo viên cho học sinh hiểu 30 là 30 điểm 10 An được cả tháng trước và tháng này . Giáo viên khuyến khích học sinh có thể tìm được nhiều câu lời giải khác nhau , nhưng lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất. Như : “An có tất cả số điểm 10 là” : Hoặc “Số điểm 10 An có là” :

Bài giải An có tất cả số điểm 10 là :

20 + 10 = 30 (điểm 10)Đáp số 30 điểm 10

Với bài luyện tập học sinh tự giải dễ dàng. Nhưng ở bài tập mở rộng học sinh còn vướng mắc , giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu bài toán : Những điều bài toán cho biết và những thông tin cần tìm. Sau khi gợi mở học sinh sẽ dễ dàng giải được bài toán. 2.2 Bài toán đơn “về bớt” Các bước tiến hành tương tự như bài toán đơn về thêm. Các em đã nắm được các bước giải bài toán . Học sinh khá giỏi đã giải được thành thạo bài toán đơn về thêm. Vì vậy khi giải bài toán đơn “về bớt” giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu nội dung bài toán và nắm được các bước giải của bài toán.

8

Page 9: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán . - Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? *Hướng dẫn học sinh tìm cách giải của bài toán. * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất. - Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán) - Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn) - Viết đáp số. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật thật. Sau đó viết phép tính và kết quả đúng.a. Bài toán mẫu: Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?

*Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán. - Học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mô hình vật thật (nếu có).- Học sinh đọc đề toán.- Học sinh phân tích đề toán. ? Bài toán cho biết gì ? (Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà). ? Bài toán hòi gì ? ( Nhà An còn lại mấy con gà ? )

Sau khi học sinh trả lời. Giáo viên ghi lên bảng tóm tắt bài toán , sau đó học sinh nhìn vào tóm tắt nêu bài toán .

Tóm tắt Có : 9 con gà

Đã bán: 3 con gà Còn lại …con gà ?

* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải của bài toán. “ ? Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm như thế nào ?” Hoặc “Ta phải làm phép tính gì ?” ( Ta phải làm phép tính trừ. Lấy 9 - 3 = 6)? Như vậy nhà An còn lại mấy con gà ? ( 6 con gà ). * Học sinh tự trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất.

9

Page 10: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Như : “Nhà An còn lại số gà là:” hoặc: “ Số gà còn lại là ;”, “ Còn lại số gà là :”

Bài giảiNhà An còn lại số gà là:

9 - 3 = 6 Con gà ) Đáp số 6 con gà

*Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán; Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ (hoặc vật thật) nếu có để kiểm tra kết quả. Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó ghi cách giải đúng, ghi đáp số. - Cuối cùng giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu được : Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ; Bước 1 : Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi của bài toán. )

Bước 2 : Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn ) Bước 3 : Viết đáp số.

Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại nhằm khắc sâu nội dung bài. Để học sinh nắm chắc các bước giải của bài toán và giải thành thạo dạng toán này, giáo viên cho học sinh thực hành một số bài luyện tập để củng cố. b. Bài luyện tập Bài 1 : Trên cành cây có 8 con chim đậu. Bay đi 3 con. Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim ?Bài 2 : lớp 1 A có 19 học sinh. Trong đó có 7 học sinh nữ. Hỏi lớp 1A có mấy học sinh nam ? Ở bài tập 1 học sinh đọc bài toán , tìm hiểu nội dung bài toán và giải được dễ dàng. sang bài tập 2 học sinh khá giỏi hiểu nội dung bài toán và giải được. Nhưng học sinh trung bình, học sinh yếu còn lúng túng chưa hiểu nội dung bài toán giáo viên đặt câu hỏi gợi mở và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh hiểu nội dung bài toán. Tóm tắt

? học sinh nam 7 học sinh nữ

19 học sinh

10

Page 11: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng giáo viên yêu cầu vài học sinh nêu bài toán. Khi đã hiểu nội dung bài toán giáo viên gợi ý dể học sinh tìm cách giải. Lớp 1A có tất cả bao nhiêu học sinh ? ( 19 học sinh ). Trong đó có bao nhiêu học sinh nữ ? ( 7 học sinh ). Muốn biết lớp 1A có mấy học sinh nam ta làm như thế nào ? ( Lấy tổng số học sinh của lớp trừ đi số học sinh nữ ). Nhờ vậy tất cả học sinh đều giải được bài toán dễ dàng.c. Bài tập mở rộng Để phát triển tư duy và nâng cao khả năng giải toán cho học sinh giáo viên đưa ra một số bài tập mở rộng: Bài 1 : Năm nay mẹ 30 tuổi, mẹ hơn con 10 tuổi .Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi ? Bài 2 : An hái được 20 bông hoa. An hái nhiều hơn Tâm 1chục bông hoa . Hỏi Tâm hái được mấy bông hoa ? Ở bài tập 1 và 2 có chữ “nhiều hơn”, học sinh thường nhầm lẫn. Khi giải làm phép tính cộng. Vì vậy ở bài tập 1 giáo viên cho học sinh hiểu trong thực tế bao giờ tuổi mẹ cũng hơn tuổi con. Có nghĩa là : Lúc nào tuổi con cũng kém tuổi mẹ. “Năm nay mẹ 30 tuổi, mẹ hơn con 10 tuổi” , có nghĩa là : “Con kém mẹ 10 tuổi”. Nhờ vậy học sinh khá giỏi hiểu nội dung bài toán và giải được bài toán một cách dễ dàng. Ở bài tập 2 nhiều học sinh chưa hiểu rõ nội dung bài toán. Vì vậy giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu nội dung bài toán như : “An hái nhiều hơnTâm 1 chục bông hoa” , có nghĩa là : “Tâm hái ít hơn An 1 chục bông hoa”. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đổi : 1 chục bông hoa = 10 bông hoa. Lúc này học sinh giải bài toán dễ dàng hơn và chính xác hơn. Ở một số bài toán có chữ “nhiều hơn” hoặc có chữ “kém”học sinh thường nhầm lẫn .Ví dụ1:

11

Page 12: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Anh năm nay 9 tuổi. Anh nhiều hơn em 5 tuổi. Hỏi em mấy tuổi ? Bài toán này là bài toán nâng cao. Nếu học sinh không phân tích kĩ bài toán , học sinh máy móc làm phép cộng vì thấy nhiều hơn. Chúng tôi giúp các em phân tích bài toán xem bài toán cho biết gì ? ( Năm nay anh 9 tuổi, anh hơn em 5 tuổi ). Bài toán hỏi gì ? ( Em mấy tuổi? ). Sau đó Giáo viên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: Tóm tắt

9 tuổiTuổi anh:

5 tuổi Tuổi em:

? tuổi

Nhìn vào bảng tóm tắt học sinh khá giỏi sẽ hiểu nội dung bài toán và giải được bài toán. Còn học sinh trung bình, yếu giáo viên cho liên hệ qua thực tế cuộc sống như : Bao giờ tuổi em cũng kém tuổi anh. Bài toán cho biết : Anh hơn em 5 tuổi có nghĩa là : Em kém anh 5 tuổi. Đến đây học sinh sẽ hiểu và giải bài toán một cách dễ dàng : 9 - 5 = 4 (tuổi ). Sau đó so sánh tuổi anh với tuổi em xem đã hợp lý chưa ? Nhờ phần kiểm tra học sinh ít nhầm lẫn trong dạng toán này.Ví dụ2: Năm nay em 3 tuổi. Em kém anh 5 tuổi. Hỏi anh mấy tuổi ? Từ ví dụ 1 học sinh đã hiểu và giải được bài toán. Ở ví dụ 2 giáo viên cũng tiến hành các bước tương tự như ở ví dụ 1. Giáo viên gợi mở giúp học sinh phân tích và hiểu nội dung bài toán. Qua tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng giáo viên nhấn mạnh : Năm nay em 3 tuổi. Em kém anh 5 tuổi.Có nghĩa là : Em 3 tuổi , anh hơn em 5 tuổi .Trong thực tế lúc nào tuổi anh cũng hơn tuổi em. Nhờ gợi mở và phân tích bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, học sinh hiểu và giải bài toán một cách dễ dàng : 5 + 4 = 9 (tuổi ).

12

Page 13: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Giáo viên nhấn mạnh : Có trường hợp trong bài toán có từ “nhiều hơn” khi giải toán làm phép tính trừ. Trong bài toán có từ “kém” khi giải toán làm phép tính cộng. ( như 2 ví dụ trên ).Đây là dạng toán nâng cao (dành cho học sinh khá giỏi). Giáo viên mở rộng kiến thức vào buổi học thứ 2. Vì vậy muốn giải được bài toán đúng giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, phân tích và hiểu các ngôn ngữ trong bài toán, có liên hệ với thực tế để học sinh nắm được các dạng toán. Nhờ đó mà tất cả học sinh khá giỏi đều giải được bài toán.III. Kết quả Sau khi dạy thực nghiệm theo phương pháp đổi mới học sinh được luyện tập nhiều qua các dạng toán nên các em nắm vững các bước giải toán. - Qua bảng tóm tắt bằng lời và sơ đồ đoạn thẳng. Học sinh hiểu bài toán. Từ đó giúp học sinh hình thành được phép tính thích hợp. - Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài toán - Học sinh biết giải bài toán theo các bước và trình bày bài giải khoa học. * Sau đây là đề khảo sát dạy thực nghiệm lớp 1B: Đề bài: Bài 1: Lan gấp được 20 cái thuyền , Hà gấp được 10 cái thuyền . Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền ? Bài 2: Nhà Lan có 16 con gà. Trong đó có 5 con gà trống. Hỏi nhà Lan có mấy con gà mái ? Biểu điểm : câu 1 (5đ) , câu 2 (5đ) * Khảo sát cuối học kì 2 năm học 2008- 2009, kết quả đạt được như sau :

13

Lớp Sĩ Số

Giỏi Khá T.bình YếuSL % SL % SL % SL %

1 B 25 10 40 9 36 6 24 0 0

Page 14: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

Từ bảng tổng hợp trên ta thấy chất lượng học sinh khá giỏi cuối học kì 2 cao hơn hẳn so với giữa học kì 2. Ở cuối học kì 2 không còn học sinh yếu. Hầu hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài toán. Biết trình bày bài giải, các em tư duy được nhiều câu lời giải khác nhau. Các em nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán . Đặc biệt nắm được các bước khi giải toán. Trước kết quả đạt được của năm học 2008 - 2009. Chúng tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào năm học 2009 - 2010 và dạy thử nghiệm học sinh lớp 1B . Số lượng học sinh tăng hơn rất nhiều so với năm học trước. Tổng số 32 học sinh , trong đó có 14 học sinh nữ . Trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Nhiều em chưa trú trọng đến việc học toán. Với những khó khăn trên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm của năm học trước vào giảng dạy thực nghiệm lớp 1B. Sau một thời gian ngắn két quả khảo sát giữa học kì 2 năm học 2009 - 2010 đạt được như sau:* Sau đây là đề khảo sát dạy thực nghiệm lớp 1B: Đề bài: Bài 1: Lớp 1A có 12 bạn trai và 6 bạn gái. Hỏi lớp 1A có tất cả bao nhiêu bạn ? Bài 2: Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, Thùng thứ hai đựng 30 gói bánh. Hỏi cả hai thùng đợng được bao nhiêu gói bánh ? Biểu điểm : câu 1 (5đ) , câu 2 (5đ)* Khảo sát Giữa học kì 2 năm học 2009- 2010, kết quả đạt được như sau :

Nh

14

Lớp Sĩ Số

Giỏi Khá T.bình YếuSL % SL % SL % SL %

1B 32 14 44 13 40 5 16 0 0

Page 15: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

ìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy chất lượng học sinh khá giỏi giữa học kì 2 năm học 2009 - 2010 cao hơn hẳn so với cuối học kì 2 năm học 2008 - 2009. Ở giữa học kì 2 năm học 2009 - 2010 không còn học sinh yếu.Học sinh khá giỏi tăng lên . Học sinh trung bình giảm. Hầu hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài toán. Biết trình bày bài giải, các em tư duy được nhiều câu lời giải khác nhau. Các em nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán . Đặc biệt nắm được các bước khi giải toán. *Những điểm còn hạn chế: Bên cạnh kết quả đã đạt được khi dạy giải toán có lời văn còn có một số hạn chế sau : - Một số học sinh ý thức học chưa cao, chưa chú ý trong việc học toán. - Một số gia đình các em còn khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của các em, có em còn thiếu đồ dùng học tập. - Giáo viên chưa sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn của giáo viên.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm: Để học sinh làm tốt các bài toán về :“Giải toán có lời văn”Giáoviên cần: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán để nắm chắc dạng toán. - Nhìn vào bảng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng, hiểu được nội dung bài toán . Nắm chắc các bước khi giải toán.- Lấy học sinh làm trung tâm , tổ chức học sinh độc lập, sáng tạo.DạyPhân hoá đối tượng học sinh, dạy mở rộng và nâng cao kiến thức ở buổi học thứ hai.- Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Động viên khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải ngắn gọn, có sáng tạo.- Giáo viên thường xuyên trao đổi đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp

15

Page 16: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

dạy học,- Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt nhất. Đạt được kết quả cao nhất. 2 . Ý kiến đề xuất* Đối với nhà trường:- Nhà trường (tổ chuyên môn) thường xuyên tổ chức chuyên đề nhằm đổi mới và thống nhất phương pháp giảng dạy, áp dụng kinh nghiệm sáng kiến để giờ học đạt hiệu quả.- Nhà trường có kế hoạch phù đạo cho học sinh yếu để các em tiến bộ và theo kịp các bạn.* Đối với các cấp quản lí giáo dục: Cần đầu tư quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo các môn học nói chung và môn toán nói riêng để giờ học sinh động , nâng cao hiệu quả dạy học. Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng trong việc dạy; “Giải toán có lời văn lớp1“. Qua thực tế giảng dạy trên lớp và dạy thử nghiệm một số tiết chuyên đề của nhà trường. Từ đó đã giúp chúng tôi rất nhiều trong giảng dạy và đúc kết được một số kinh nghiệm . Kết quả áp dụng kinh nghiệm sáng kiến đạt được tương đối mĩ mãn. Mặc dù đã cố gắng xong không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến, giúp đỡ để kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn nữa . Xin chân thành cảm ơn.

16

Page 17: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

MỤC LỤC

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1

I. lý do chọn đề tài 1 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. Điều tra thực trạng 2 II.Biện pháp thực hiện. 3 1 . Nội dung nghiên cứu 3 2. Các bước tiến hành 4 2.1 Bài toán đơn “về thêm” 5 2.2 Bài toán đơn “về bớt “ 8 III . Kết quả 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15

17

Page 18: SKKN Day Giai Toan Co Loi Van Cho HS Lop 1

18