sống Đức tin hứng nhânhơn. các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra...

6
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am 7/6/2020 • Số 487 Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi - Năm A Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org [email protected] Lời Nguyện: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng con xin cảm tạ Chúa đã vì yêu thương mà tạo thành, cứu chuộc và thánh hóa chúng con. Xin Chúa dạy chúng con biết yêu thương nhau bằng chính tình yêu sung mãn và tràn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen. L ịch P hụng V Tháng Sáu, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu Hỡi ai vất vả long đong, Đón nguồn suối mát trinh trong, tim Ngài. Hai nguồn thánh sủng chảy dài, Đợi ai, khắc khoải, đêm ngày ngóng trông. Ngài đang tựa cửa chờ mong … Trao ban sức sống thỏa lòng khát khao. Sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa. Tình thương yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giê-su, và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương yêu lạ lùng ấy. Tuần X Thường Niên Thứ Hai, ngày 8 tháng 6 Bài đọc: 1V 17,1-6; Mt 5,1-12. Thứ Ba, ngày 9 tháng 6 Bài đọc: 1V 17,7-16; Mt 5,13-16. Thứ Tư, ngày 10 tháng 6 Bài đọc: 1V 18,20-39; Mt 5,17-19. Thứ Năm, ngày 11 tháng 6 Thánh Bác-na-ba, Tông đồ, lễ nhớ. Bài đọc: Cv 11,21b-26;13,1-3; Mt 10,7-13. Thứ Sáu, ngày 12 tháng 6 Bài đọc: 1V 19,9a.11-16; Mt 5,27-32. Thứ Bảy, ngày 13 tháng 6 Thánh An-tôn thành Pa-đô-va, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ. Bài đọc: 1V 19,19-21; Mt 5,33-37. Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Chúa Kitô Ngày 14 tháng 6 Bài đọc: Đnl 8,2-3.14b-16a; 1Cr 10,16-17; Ga 6,51-58. Thu nhập Giáo Xứ: Giáo xứ chúng ta đã được phép Tòa Giám Mục mở lại Thánh Lễ được 2 Chúa Nhật (24 31/5/2020). Qua các rổ dâng cúng trước cung thánh và cuối Nhà Thờ cũng như thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ. Chắc chắn với một chút gia tăng đóng góp của anh chị em trong giai đoạn 1 2 (phase 1 2) này sẽ bù đắp tài chính thiếu hụt trong Tháng Tư vừa qua khi đại dịch Covid-19 lên đỉnh điểm. Cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn luôn nhớ đến Giáo xứ. Nếu vì điều kiện sức khỏe không thể đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ cuối tuần, xin anh chị em gửi đóng góp về: Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam 12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238 Nếu số tiền đóng góp gia tăng, ban tài chính sẽ kiểm ngân hằng tuần và nếu không nhiều sẽ kiểm ngân một tháng một lần. 2/ T âm T ình mục T Tháng Sáu con muốn được nên

Upload: others

Post on 03-Aug-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhânhơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am7/6/2020 • Số 487

Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi - Năm AChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected]

Lời Nguyện: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng con xin cảm tạ Chúa đã vì yêu thương mà tạo thành, cứu chuộc và thánh hóa chúng con. Xin Chúa dạy chúng con biết yêu thương nhau bằng chính tình yêu sung mãn và tràn đầy của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

Lịch Phụng Vụ

Tháng Sáu, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu

Hỡi ai vất vả long đong,Đón nguồn suối mát trinh trong, tim Ngài.Hai nguồn thánh sủng chảy dài,Đợi ai, khắc khoải, đêm ngày ngóng trông.Ngài đang tựa cửa chờ mong …Trao ban sức sống thỏa lòng khát khao.

Sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa. Tình thương yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giê-su, và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về tình thương yêu của Thiên Chúa

đối với chúng ta, và là một bằng chứng không thể chối cãi được của tình thương yêu lạ lùng ấy.Tuần X Thường Niên• Thứ Hai, ngày 8 tháng 6

Bài đọc: 1V 17,1-6; Mt 5,1-12.• Thứ Ba, ngày 9 tháng 6

Bài đọc: 1V 17,7-16; Mt 5,13-16.• Thứ Tư, ngày 10 tháng 6

Bài đọc: 1V 18,20-39; Mt 5,17-19.• Thứ Năm, ngày 11 tháng 6

Thánh Bác-na-ba, Tông đồ, lễ nhớ.Bài đọc: Cv 11,21b-26;13,1-3; Mt 10,7-13.

• Thứ Sáu, ngày 12 tháng 6Bài đọc: 1V 19,9a.11-16; Mt 5,27-32.

• Thứ Bảy, ngày 13 tháng 6Thánh An-tôn thành Pa-đô-va, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.Bài đọc: 1V 19,19-21; Mt 5,33-37.

• Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Chúa KitôNgày 14 tháng 6Bài đọc: Đnl 8,2-3.14b-16a; 1Cr 10,16-17; Ga 6,51-58.

Thu nhập Giáo Xứ:Giáo xứ chúng ta đã được phép Tòa Giám Mục mở lại Thánh Lễ được 2 Chúa Nhật (24 và 31/5/2020). Qua các rổ dâng cúng trước cung thánh và cuối Nhà Thờ cũng như thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân. Lòng quảng đại và hy sinh của anh chị em thật đáng khích lệ. Chắc chắn với một chút gia tăng đóng góp của anh chị em trong giai đoạn 1 và 2 (phase 1 và 2) này sẽ bù đắp tài chính thiếu hụt trong Tháng Tư vừa qua khi đại dịch Covid-19 lên đỉnh điểm. Cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn luôn nhớ đến Giáo xứ. Nếu vì điều kiện sức khỏe không thể đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ cuối tuần, xin anh chị em gửi đóng góp về:Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238

Nếu số tiền đóng góp gia tăng, ban tài chính sẽ kiểm ngân hằng tuần và nếu không nhiều sẽ kiểm ngân một tháng một lần.

2/ Tâm Tình mục TửTháng Sáu con muốn được nên

“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài để tất cả những ai tin vào con của ngài, thì không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3: 16)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhânhơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

Chứng nhân yêu Chúa ngay trên dòng đờiThánh Tâm cao quý tuyệt vờiĐưa con vào tận sâu nơi ân tìnhMúc nguồn yêu mến huyền linhRồi mang gieo khắp hành trình con điHiểm nguy, gian khó ngại chiYêu thương, phục vụ thực thi đáp đền

Anh chị em thân mến,Hằng năm, Giáo Hội dành riêng tháng Sáu để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu nghĩa là suy tôn Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được thể hiện nơi Chúa Giêsu, nhất là qua cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Đặc biệt, hình ảnh Trái Tim bị đâm thâu… “Máu và nước chảy ra” (x. Ga 19,34) là dấu chứng hùng hồn về tình thương bao la, cao cả và lạ lùng mà Thiên Chúa đã trao tặng cho nhân loại.Hình ảnh này cũng là sứ điệp mời gọi mỗi người Kitô hữu noi gương Thánh Tâm sống chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa. Biết bao chứng nhân đã can đảm sống “mầu nhiệm Thánh Tâm” giữa đời để phục vụ. Chẳng cần nhìn đâu xa, không cần truy tìm nơi sách vở. Trong giai đoạn cách ly đại dịch Covid-19 vừa qua, anh chị em và các thiện nguyện viên đã bày tỏ tinh thần phục vụ cao đẹp khi hy sinh thực hiện Thánh Lễ trực tuyến, thông tin qua facebook, trang nhà, quảng đại đóng góp, dâng cúng tài chính, và nỗ lực sống đức tin cách tích cực tại gia đình để cùng nhau vượt qua thử thách đầy khó khăn. Mặc dù phải cách ly, hạn chế gặp gỡ nhau nhưng lòng bác ái Kitô giáo xóa đi mọi khoảng cách và nối kết mọi người trong yêu thương. Rồi kết thúc thời cách ly bước vào giai đoạn 1, khi Nhà Thờ Giáo Xứ được phép mở lại các Thánh Lễ cuối tuần, Ban Thường Vụ đã quy tụ các anh chị em thiện nguyện hình thành nên các ban hướng dẫn đón tiếp anh chị em đến tham dự Thánh Lễ và thu dọn Nhà Thờ, và mọi người chấp nhận quy định của Chính phủ và Giáo phận, như ghi danh, mang khẩu trang, ngồi theo vị trí … Nhất là anh chị em tiếp tục đóng góp hằng tuần giữa biết bao lo lắng của cuộc sống.Thật cao quý và đáng trân trọng khi mầu nhiệm Thánh Tâm được sống giữa đời thường để phục vụ anh chị em trong Cộng đoàn và quyết tâm góp sức chung tay duy trì và phát triển Giáo xứ. Trong bài giảng Lễ Hiện Xuống ngày 31/5/2020 vừa qua, khi đề cập đến tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu, ĐTC Phanxicô nói: “Chúng ta thấy các Tông Đồ không chuẩn bị một chiến lược, không có một kế hoạch mục vụ. Các ông chia mọi người thành những nhóm theo xuất xứ của họ, trước tiên rao giảng cho những người thân cận, rồi dần dần đi đến những người ở xa hơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu hầu tránh rủi ro… Không. Chúa

Thánh Thần không muốn ký ức về Vị Thầy được trau dồi trong nhóm nhỏ trên căn phòng khép kín. Chúa Thánh Thần mở cửa và thúc đẩy chúng ta vượt xa những gì đã nói và làm, vượt ra ngoài hàng rào của một đức tin rụt rè, luôn đề phòng.” Ngài tiếp tục giải thích: “Trong thế giới, mọi việc sẽ bị phân tán nếu không có kế hoạch cụ thể và chiến lược rõ ràng. Nhưng trong Giáo Hội, Chúa Thánh Thần bảo đảm sự hiệp nhất cho những ai rao giảng Tin Mừng. Các Tông Đồ ra đi: Không chuẩn bị, họ hiến dâng cuộc đời cho sứ vụ. Chỉ có một điều khiến họ tiếp tục tiến bước là lòng khao khát chia sẻ những gì họ đã lãnh nhận.”Thưa anh chị emChúng ta đừng quên hồng ân Chúa Thánh Thần đã lãnh nhận. Hãy nhớ lại Tình Yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người, từng gia đình và Giáo xứ. Chỉ có một động lực chúng ta cần suy nghĩ và thực hiện trong Tháng 6, kính Thánh Tâm Chúa. Đó là “lòng khao khát chia sẻ những gì đã lãnh nhận” cho những người trong gia đình và Cộng đoàn Giáo xứ. Lãnh nhận và trao ban là hai nhịp song hành trong đời sống đức tin. Thánh Nữ Margarita Maria Alacoque, sứ giả Thánh Tâm Chúa được thị kiến cách đặc biệt thấy Trái Tim bốc lửa với vòng gai bao quanh và Chúa phán : ”Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ. Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.” Tháng 6 đã khởi đầu, ngước nhìn lên Thánh Tâm Chúa dể nhận ra tình yêu của Ngài và đáp trả tình yêu bằng cuộc sống Khiêm tốn – Hy sinh - Phục vụLạy Thánh Tâm chúa Giêsu, Xin uốn lòng chúng con nên giống Thánh Tâm ChúaThân mến chào anh chị em,Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục chánh xứ

Thông báo

1/ Đoàn Liên Minh Thánh Tâm đọc kinh gia đình và mừng bổn mạng.Hằng năm anh em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cung nghinh Thánh Tâm Chúa trong Tháng Sáu đến gia đình các Đoàn viên để tôn vinh và dâng gia đình Đoàn viên cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm nay, vì đại dịch Covid-19, anh em đọc kinh online tại các gia đình sau:• Chúa Nhật ngày 7/6/2020: Gia đình anh chị

Kiệt• Chúa Nhật ngày 14/6/2020: Gia đình anh chị

Phương• Chúa Nhật ngày 21/6/2020: Gia đình anh chị

Thảo• Chúa Nhật ngày 28/6/2020: Gia đình anh chị

CườngĐoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng kính bổn

mạng vào Thánh Lễ 8:00AM, Chúa Nhật ngày 21/6/2020. Trong Thánh Lễ này, các đoàn viên sẽ lập lại Lời Tuyên Hứa và dâng mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.

2/ Những ơn lành nhờ tôn kính Thánh Tâm ChúaNhững ai sùng kính Thánh Tâm Chúa sẽ được hưởng 12 ơn lành như Chúa Giêsu hứa cùng Thánh Nữ Margarita:

(1) Ban bình an cho đời sống cá nhân.(2) Ban bình an cho gia đình.(3) An bình trong mọi gian nan.(4) Ẩn náu an toàn nơi Trái Tim Chúa trong

giờ sau hết.(5) Đổ ơn lành trên việc làm.(6) Tội nhân sẽ nhận thấy Thánh Tâm Chúa

chính là đại dương Lòng thương xót.(7) Kẻ nguội lạnh sẽ được hoán cải trở nên

sốt sáng.(8) Linh hồn sốt sáng sẽ mau trở nên trọn lành

thánh thiện.(9) Chúc lành cho các gia đình trưng ảnh tượng

và tôn kính Thánh Tâm Chúa.(10) Ban sức mạnh cho các Linh Mục lay

chuyển các linh hồn chai đá.(11) Ai truyền bá Thánh Tâm sẽ ghi trong Trái

Tim Ta không bao giờ phai mờ.(12) Ai rước lễ 9 lần liên tiếp thứ sáu đầu tháng,

sẽ được ơn ăn năn thống hối và lãnh nhận các phép bí tích trong giờ lâm chung.

3/ Ghi danh tham dự Thánh Lễ.Để sắp xếp phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ và tránh đi những phiền phức về y tế sức khỏe có thể xảy ra nên cộng đoàn cần ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org hoặc https://ghidanh.chungnhan.org Những ai không có phương tiện và không biết cách ghi danh, vui lòng nhờ các con cháu, những người thân quen giúp, hoặc nhắn tin cho văn phòng Giáo xứ qua số phone (804) 784-5450.Theo thống kê của Ban Truyền Thông cho biết: Trong cuối tuần vừa qua, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo xứ có 203 người tham dự Thánh Lễ, gồm: Thánh Lễ Thứ Bảy 8:00PM là 50 người, Chúa Nhật Lễ 8:00AM là 73 người và Lễ 11:00AM là 80 người. Tăng 43 người so với Chúa Nhật tuần trước (Lễ Chúa Thăng Thiên)

Lưu ý:(1) Mỗi Chúa Nhật đi tham dự Thánh Lễ đều

phải ghi danh(2) Sau hai tuần của phase 1, Giáo xứ đã có danh

sách của những người tham dự các Thánh Lễ

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhânhơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu

chứng nhân Số 487

Chúa Nhật. Do đó, để thuận tiện, những ai đã ghi danh nếu muốn tham dự Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp, thì khi gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, có thể ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là không cần vào trang nhà của Giáo xứ nữa.

4/ Cử hành Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/

qQcJUR0XOyQ(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMRVA/(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn

Liêm: https://youtu.be/zsUhOJzvIys(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/

hangtuan/487.pdf

5/ Bước vào Giai đoạn 2 (phase 2)Thứ Sáu vừa qua, ngày 5 tháng 6 năm 2020, chính phủ đã cho phép bước vào giai đoạn 2 (ngoại trừ Thành phố Richmond và phía Bắc Virginia) trong tiến trình bình thường hóa các sinh hoạt. Tuy nhiên Đức Cha Knestout cho biết: Các Giáo xứ, trường học và ký túc xá trong Giáo phận sẽ không đi vào giai đoạn 2 trước ngày 15 tháng 6 năm 2020. Hiện nay trong Giáo phận có 140 trên tổng số 152 địa điểm đã có các Thánh Lễ cuối tuần, đồng thời Đức Giám Mục và cha Tổng đại diện gửi lời cám ơn đến các linh mục, phó tế, các anh chị em thiện nguyện đã làm việc không ngừng để theo những hướng dẫn về an toàn môi trường theo như hướng dẫn của chính phủ và Tòa Giám Mục.

Suy nghĩ Sau Đại dịch coVid-19Nhìn Xa Hơn Cuộc Khủng Hoảng Covid-19Cơ Hội Để Xếp Đặt Trật Tự Cuộc Sống Chúng TaFederico Lombardi, S.J.Một trong những quan sát đầu tiên mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa ra trong Thông điệp Lauda-to si là nhìn đến «những gì đang xảy ra trong ngôi nhà chúng ta» liên quan đến «sự nhanh hóa», nghĩa là sự tăng tốc liên tục của những thay đổi nơi nhân loại và hành tinh, đi cùng với sự tăng cường của nhịp sống và công việc. Ghi nhận rằng tốc độ này trái ngược với nhịp tự nhiên của tiến hóa sinh học và tự hỏi liệu các mục tiêu của những thay đổi có hướng đến lợi ích chung và sự phát triển nhân bản, toàn diện và bền vững.Tất cả chúng ta đã đến một độ tuổi nhất định, nhìn vào quãng đời ngắn ngủi của cuộc đời, đã nhiều lần nhận thấy số lượng của những thứ mà chúng ta thấy hoàn toàn thay đổi, và thường sau một chu kỳ ngắn chúng lại tiếp tục đổi thay. May mắn thay, nhiều thứ đã biến chuyển tốt hơn, như điều kiện sống của nhiều người nghèo, của khả năng điều trị và phẫu thuật, của sự tự do di chuyển, của giáo dục, thông tin và truyền thông. Trong khi đó, sự lỗi thời nhanh chóng của nhiều

hàng hóa đã vượt xa những gì cần thiết, chỉ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lợi nhuận của một số lĩnh vực nhất định, sự quảng cáo thúc đẩy cách ám ảnh những mong muốn điều mới lạ cách thừa thải, tạo ra sự lệ thuộc tưởng như là cần thiết vào phát minh mới nhất, sản phẩm mới nhất... Vì thế trong nhiều lĩnh vực, việc tăng tốc của những thay đổi có nguy cơ tự nó trở nên sự kết thúc, một sự nô lệ hơn là một sự phát triển. Dường như nó đã đi theo con đường của nhịp điệu không vững bền, sớm muộn gì cũng sẽ bị phá vỡ, như những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất mà chúng ta thấy.Về phần mình, nhiều người tích cực, hòa mình tốt vào vận hành của thế giới hiện đại trong các vai trò liên quan, họ dấn thân mạnh mẽ vào nhịp điệu của các hoạt động, nếu không nói là đầy cuồng nhiệt. Ban đầu, họ thường tham gia với niềm đam mê và sở thích, nhưng sau đó họ nhận ra mình phải trả giá rất đắt cho những mối tương quan con người và gia đình, của những tình thương yêu, của sự quân bình tổng thể nơi tính cách bản thân.Giờ đây, cuộc chạy đua xem ra ngày càng tăng tốc này đã phải gánh chịu một cú sốc ghê gớm. Các chỉ số của hoạt động kinh tế bị đảo lộn, các chương trình hội họp của chúng ta đã bị thay đổi, các cuộc hẹn và các chuyến đi bị hủy bỏ. Đối với nhiều người, thời gian như trở nên trống rỗng và họ bị mất phương hướng.Rồi... thời gian... Làm thế nào để sống với nó? Cuối cùng điều gì hữu ích? Có thời gian hoạt động, nhưng cũng có thời gian chờ đợi đầy niềm vui, thời gian được ở bên nhau và yêu thương nhau, thời gian chiêm ngắm vẻ đẹp, thời gian của những đêm dài không ngủ, chờ đợi trong đau khổ... Cũng có khả năng lãng phí nhiều thời gian một cách không cần thiết, trở nên buồn bã với cảm giác vô dụng và trống rỗng. Cũng có thời gian để ở bên chính mình... Có phải cũng có thời gian ở lại bên Chúa? Khi chúng ta tràn đầy sức sống, chúng ta thường đẩy Ngài ra bên lề của cuộc sống, để mà chúng ta có thể tìm thấy vô số thứ phải làm trước, những điều có vẻ khẩn cấp hoặc ưa thích hơn, trong khi thời gian ở trước mặt Chúa có thể bị hoãn lại.Đối với nhiều người, thời gian lạ thường của việc ở nhà do đại dịch này đã là thời gian khám phá lại lời cầu nguyện. Người ta tự hỏi nếu giảm cơ hội đi nhà thờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin và đời sống thiêng liêng; nhưng đó cũng có thể là một thời gian mà - như Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ Samaria - chúng ta học cách thờ phượng Chúa trong tinh thần và sự thật ở khắp mọi nơi, ngay cả trong ngôi nhà nơi chúng ta bị buộc phải lưu lại, ngay cả khi không hoạt động bên ngoài. Chúa Giêsu nói thêm rằng Thần Khí thổi bất cứ ở đâu và nơi mà Ngài muốn, nhưng không loại trừ rằng ngay cả chúng ta cũng có

thể trao tặng những cơ hội và cách thế cho Ngài, giúp nhau với hàng ngàn cách thế để duy trì sống động sự hiện diện của Thiên Chúa nơi tầm nhìn của thời đại chúng ta, với chứng tá, lời nói, sự gần gũi trong đức ái.Thời gian dành cho Chúa có vẻ bên lề trong ngày sống, nhưng trong thực tế, từ nơi đó có thể vọt lên nguồn mạch về ý nghĩa và trật tự cho tất cả phần còn lại của cuộc sống chúng ta dưới ánh sáng Tin Mừng. Điều gì đã là tốt đẹp trong những ngày sống của tôi, trong ngày hôm nay của tôi? Với tinh thần nào tôi đã sống mối tương quan của tôi với những người được giao phó cho tôi hoặc người tôi đã gặp gỡ? Tất cả chúng ta đã nghe nói tới việc «Xét mình» bằng việc đặt mình trước Chúa và nhờ đó xếp đặt lại trật tự cuộc sống của chúng ta. Nhưng nhiều lần chúng ta đã quên nó. Đại dịch vốn đã làm đảo lộn nhịp sống của chúng ta, nhưng chẳng phải đó là cơ hội bất ngờ để sắp xếp lại chúng trong cách thế mà mục đích và ý nghĩa của chúng được tìm thấy đó sao? Điều này chỉ dành cho chúng ta hay còn cho cả cộng đồng nhân loại?./.Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn dịch từ vati-cannews.va/it

học hỏi Kinh Thánh

Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Năm AGa 6:51-59.

Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống thần linh và sự sống đời đời cho con người.1/ Phân tích từ ngữ Hy-lạp: Lời tuyên bố của Chúa Giêsu sau đây cần được nghiên cứu từng từ ngữ và cách cấu trúc: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”+ Cụm từ “Tôi là / ego eimi” theo sau bởi một thành ngữ xảy ra 7 lần trong Gioan, và túc từ theo sau đều mặc khải một sứ vụ đặc biệt của Đức Kitô như: Ta là Bánh Hằng Sống; Mục Tử Tốt Lành; Cửa Chuồng Chiên; Cây Nho; Sự Sống Lại và Sự Sống; Ánh Sáng Thế Gian; Đường, Sự Thật, và là Sự Sống.+ Túc từ “bánh hằng sống / o arton o zon” có thể mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo cách dịch:(1) Có thể dịch là “bánh hằng sống hay bánh trường sinh,” có nghĩa bánh không bao giờ hư nát. Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa Chúa là Bánh Hằng Sống.(2) Hay có thể dịch là “bánh mang sự sống thần linh.” Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa, Ngài là bánh mang sự sống thần linh cho con người như trong (Jn 6:33).

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhânhơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu

(3) Hay cũng có thể dịch là “bánh đang sống.” Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa Ngài là Bánh đang sống.Theo văn mạch và nội dung, nghĩa thứ (2) có lẽ thích hợp hơn cả; mặc dù hai nghĩa kia vẫn đúng với Chúa Giêsu.+ Cụm từ: “từ trời xuống” nhắc nhở cho con người biến cố Thiên Chúa cho manna rơi xuống từ trời làm lương thực cho con cái Israel suốt 40 năm trong sa mạc. Manna là hình ảnh báo trước của bí-tích Thánh Thể. Bánh mang lại sự sống đời đời có thực và có nguồn gốc từ trời.+ Bánh Hằng Sống chính là thịt (sárk) của Chúa Giêsu. Ngay từ đầu Tin Mừng, Gioan đã dùng danh từ này để nói về mầu nhiệm Nhập Thể: Và Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm (sárk) và đã cư ngụ giữa chúng ta.+ Phản ứng của người Do-thái: Điều họ tranh luận ở đây không phải về nguồn gốc của Chúa Giêsu, nhưng là thịt của Ngài: Làm sao một người đang sống có thể lấy thịt của mình cho kẻ khác ăn? Trừ phi người đó phải chết! Điều khó khăn nữa là người Do-thái không có thói quen ăn thịt người.2/ Sự cần thiết của bí-tích Thánh Thể: Đức Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.”+ Công thức “amen amen = thật, tôi bảo thật” báo hiệu trước một chân lý sẽ được mặc khải trong Tin Mừng Gioan. Chân lý Chúa Giêsu mặc khải ở đây là “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.” Nếu Chúa Giêsu không mặc khải chân lý cho con người, sẽ không có ai biết được.+ Hai động từ ăn (esthio) và uống (pino) mà Gioan dùng ở đây là hai động từ căn bản dùng trong việc ăn uống của con người: như ăn bánh và uống nước.+ Chúa Giêsu phân biệt hai sự sống: thể lý (psy-che) và thần linh (zon). Nếu không ăn thịt và uống máu Chúa, con người vẫn có sự sống thể lý; nhưng không có sự sống thần linh.+ Sự sống muôn đời (zon aivonion): Sự sống thần linh sẽ dẫn con người đến sự sống muôn đời: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” Như Chúa Giêsu khi mang thân xác con người, mặc dù con người vẫn phải chết cách thể lý, nhưng sẽ được sống lại vinh hiển, và sẽ không bao giờ phải chết nữa.+ Thịt và Máu Chúa là lương thực nuôi sống con người: “vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” Hai danh từ dùng để so sánh: của ăn (brosis) và của uống (posis) là hai danh từ dùng để chỉ lương thực căn bản của con người.+ Sự sống thần linh là sự sống của chính Thiên Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” Chúa Giêsu và người rước Chúa trở nên một, như thánh Phaolô

tuyên bố: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi; mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.”+ Sự sống thần linh giúp con người hiểu biết sự khôn ngoan và các mầu nhiệm của Thiên Chúa mà trí khôn con người không hiểu thấu được. Sự khôn ngoan có được là do Thánh Thần của Đức Kitô hướng dẫn con người. Sự sống thần linh giúp cho con người có sức mạnh để đáp ứng lời mời gọi nên trọn lành của Đức Kitô mà sức riêng con người không thể làm được. Ví dụ, con người có được tình yêu nguyên thủy của Thiên Chúa để yêu thương kẻ thù, làm ơn và cầu nguyện cho người ghét mình.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Như manna rơi xuống từ trời để nuôi dưỡng

và tăng sinh lực cho dân Do-thái suốt 40 năm trường trong sa mạc, Chúa Giêsu trong bí-tích Thánh Thể cũng là Bánh từ trời xuống để nuôi dưỡng và tăng sinh lực cho chúng ta trong suốt cuộc đời trên dương gian.

- Bí-tích Thánh Thể là căn nguyên của sự hiệp nhất. Nếu mỗi người trong gia đình, trong cộng đoàn, giáo xứ hay Giáo Hội năng lãnh nhận Bí-tích Thánh Thể, tất cả sẽ hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau.

- Bí-tích Thánh Thể làm chúng ta được tham dự cuộc sống thần linh với Thiên Chúa ngay từ đời này, và chuẩn bị cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa ở đời sau

The Most Holy Body and Blood of Christ (Corpus Christi)John 6:51-58

“My flesh is real food and my blood is real drink.”

IllustrationThe Solemnity of Corpus Christi complements the liturgy of Holy Thursday when Jesus institut-ed the Eucharist at the Last Supper. It arose in the Middle Ages as an expression of the faithful’s devotion to the Blessed Sacrament. It was cele-brated first as a local feast and then Pope Urban IV made it a universal feast in 1264. It became associated with processions through the towns and villages of Europe during which the mon-strance which contained the sacred host was carried under a festive canopy and the crowds knelt as the Blessed Sacrament passed to re-ceive the blessing.The task of composing the liturgy for the feast was given to the great Dominican theologian Thomas Aquinas. He created the well-known antiphon to accompany the singing of the Mag-nificat. This antiphon, which begins with the Latin words O sacrum convivium, brings out some of the riches of this wonderful sacrament of the Eucharist especially as it relates to the past, the present and the future: “O sacred ban-quet / in which Christ is received, / the memory of his passion is renewed, / the mind is filled with grace / and the pledge of future glory is bestowed.”

Gospel TeachingWe see these three aspects of past, present and future in our scriptures as they speak of the Eucharist. We are reminded in Deuteronomy how Israel in the past escaped from the slavery of Egypt and celebrated this freedom at the Pass-over meal. But God continued to feed them with manna as they made their hungry way through the desert to the promised land. And then later Jesus himself at Passover celebrated a meal with his disciples at which he gave them his body and blood, which looked forward to his sacrifice on the cross. At each Mass the past is remembered and Jesus’ death is recalled.But at the Eucharist Jesus’ body and blood are really present now under the appearances of bread and wine. It is the crucified and risen Christ who is received in this sacred meal. In the Gospel Jesus emphasises the reality of this present food, “For my flesh is real food and my blood is real drink.” We receive life from Jesus, the life he shares with his Father. This food is a present reality; it feeds us now.And, thirdly, the Eucharist looks to the future and points forward to that final banquet which we will share in heaven. A pledge of future glory is bestowed at every Mass: “Anyone who eats this bread will live forever.” We may proclaim after the consecration: “When we eat this Bread and drink this Cup, we proclaim your Death, O Lord, until you come again.” Then we are invited to the supper of the Lamb.

ApplicationAt this great feast of Corpus Christi we can re-flect on the past, present and future riches of the sacrament and let our lives be filled with Christ’s grace. We need to keep in the front of our minds the historical reality of the cross to remember how much Jesus suffered in his flesh for us. He left the Eucharist as a way of reminding us of the sacrifice he made. But in the Eucharist that sacrifice is made present for us today and becomes a call for us to share our lives as Jesus did. He fed those who were hungry, he satisfied their spiritual needs with his words and then he gave himself to them, body and blood. Now he nourishes us with this bread from heaven. We go to Mass to show our devotion and to pray before the Blessed Sacrament. But we are also told to imitate what Jesus did. He still shares himself at each Mass and at each Mass he invites us to do the same: “Do this in memory of me.”And finally this feast can remind us that we are on a journey. We are pilgrims. Here is no abiding city. When we get too settled in our worldly ways and live as though this world is all that concerns us, the Eucharist reminds us of our true destiny. We hear the priest say, just before communion, that “we await the blessed hope and the coming of our Saviour, Jesus Christ”. We are called to share in that final heavenly banquet with God and all the saints. Even as we prepare to meet God we are given food for that journey. We receive

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhânhơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu

the Blessed Sacrament as viaticum, food for the final journey.

Ý Lễ

Thánh Lễ 8:00 Tối• LH Simon Nguyễn Phán (ÔB Trị)• Tạ ơn Chúa nhân dịp kỷ niệm 25 năm Thành

hôn (Một gia đình xin)• Cầu cho 4 linh hồn Antôn và Tạ ơn Chúa

Thánh Thần (Gđ Trịnh Trần)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Anh Thư)• LH Phaolô Ngô Công Tâm mới qua đời (Hai

cháu Hằng Thông)• Các linh hồn (Alisha)• LH Giuse Ngô Đức Du Lễ giỗ 100 ngày (Hai

em Hằng Thông)

Thánh Lễ 8: 00 Sáng• LH Anna Đỗ Thị Hoạt và Maria Nguyễn Thị

Miện (Các con)• LH Simon Nguyễn Phán (ÔB Trị)• Xin khấn để chu toàn trách nhiệm cha mẹ đối

với con cái (Duy Bùi)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Ô Chấn)• LH Gioan Baotixita Khung và Anê Ngãi (Một

người xin)• LH Phêrô Nguyễn Trọng Anh Dũng Lễ giỗ

(Cường Dung)• LH Anê Nguyễn Thị Sang Lễ giỗ (Thanh Thoa)• LH Maria Đoàn Thị Bao (Ô Chấn)• Cầu bình an cho người thân (C Bạch Hường)

Thánh Lễ 11:00 Sáng• LH Simon Nguyễn Phán (ÔB Trị)• Tạ ơn Chúa nhân dịp kỷ niệm 25 năm Thành

hôn (Một gia đình xin)• LH Gioan Baotixita và LH Tiên Nhân Nội Ngoại

(Một người xin)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Hoan)• Các linh hồn mồ côi (Quyên Bạch)• LH Cụ Bà Anna Đỗ Thị Hoạt (Toản Trang)• LH Cụ Bà Madalêna Nguyễn Thị Hưởng (Toản

Trang)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng linh

hồn (Ô Chấn)

Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về tình trạng kinh hoàng hiện nayJ.B. Đặng Minh An dịch

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về cái chết của anh George Floyd và các cuộc biểu tình kinh hoàng hiện nayĐức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Tổng Giám Mục Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra một tuyên bố về cái chết của anh George Floyd

và các cuộc biểu tình kinh hoàng đang tiếp diễn ở các thành phố Hoa Kỳ từ vài ngày qua. Tuyên bố này diễn ra chỉ vài ngày sau tuyên bố hôm thứ Sáu từ bảy vị Tổng Giám Mục và Giám Mục là chủ tịch các ủy ban USCCB. Điều này cho thấy tính cách nghiêm trọng và cấp bách của tình hình hiện nay.Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.Việc giết hại anh George Floyd là một hành động vô nghĩa và tàn bạo, một tội lỗi kêu thấu đến trời cao để đòi công lý. Làm thế nào lại có thể xảy ra ngay tại Hoa Kỳ này những cảnh tượng kinh hoàng trong đó cuộc sống của một người da đen có thể bị tước đoạt trong khi những lời kêu cứu của anh không được trả lời, và sự giết hại anh được ghi hình lại khi nó đang xảy ra?Tôi đang cầu nguyện cho linh hồn anh George Floyd và những người thân yêu của anh, và thay mặt cho các giám mục anh em của mình, tôi chia sẻ sự phẫn nộ của cộng đồng da đen và những người đứng cùng với họ ở Minneapolis, Los Angeles và trên toàn quốc. Sự tàn nhẫn và bạo lực mà anh ta phải chịu không phản ảnh đa số những người nam nữ tốt lành trong lực lượng thực thi pháp luật, là những người thực hiện nhiệm vụ của mình trong danh dự. Chúng ta biết điều đó. Và chúng ta tin tưởng rằng chính quyền dân sự sẽ điều tra vụ giết hại anh ta một cách cẩn thận và bảo đảm những người chịu trách nhiệm phải bị trừng trị thích đáng.Tất cả chúng ta nên hiểu rằng các cuộc biểu tình mà chúng ta đang thấy trong các thành phố của chúng ta phản ánh sự thất vọng và sự tức giận chính đáng của hàng triệu anh chị em chúng ta, những người thậm chí ngày nay vẫn phải trải qua sự coi thường, sỉ nhục, và không có cơ hội bình đẳng chỉ vì chủng tộc hoặc màu da của họ. Xã hội Hoa Kỳ không nên diễn ra như thế. Phân biệt chủng tộc đã được dung thứ quá lâu trong cách sống của chúng ta.Mục sư Martin Luther King, Jr. đã nói thật chí lý: bạo loạn là ngôn ngữ của những người không được lắng nghe. Chúng ta nên lắng nghe nhiều hơn ngay từ bây giờ. Lần này, chúng ta phải lắng nghe những gì mọi người nói qua nỗi đau của họ. Cuối cùng chúng ta cần phải thoát khỏi sự bất công chủng tộc vẫn còn lây nhiễm quá nhiều trong các lĩnh vực trong xã hội Mỹ.Tuy nhiên bạo lực của những đêm gần đây là tự hủy hoại và tự đánh bại mình. Chúng ta chẳng đạt được gì qua bạo lực và rất nhiều mất mát. Chúng ta hãy tập chú vào phần thưởng là sự thay đổi thực sự và lâu dài.Các cuộc biểu tình hợp pháp không nên được khai thác bởi những người có các giá trị và các chương trình nghị sự khác nhau. Đốt phá và cướp bóc cộng đồng, hủy hoại sinh kế của những người lân cận của chúng ta, không thúc đẩy chính nghĩa bình đẳng chủng tộc và phẩm giá con người.

Chúng ta không nên để anh George Floyd chết một cách vô lý. Chúng ta nên tôn vinh sự hy sinh của cuộc đời anh bằng cách loại bỏ sự phân biệt chủng tộc và sự căm ghét khỏi trái tim của chúng ta và canh tân cam kết thực hiện lời hứa thiêng liêng của đất nước chúng ta là trở thành một cộng đồng yêu quý cuộc sống, tự do và bình đẳng cho tất cả mọi người.+ Đức Tổng Giám Mục Jose H. GomezChủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ

ĐTC Phanxicô: không thể bao dung với phân biệt chủng tộc, nhưng cũng không chấp nhận bạo lựcTrong lời chào các tín hữu nói tiếng Anh tham dự buổi tiếp kiến chung trực tuyến qua các phương tiện truyền thông xã hội sáng thứ Tư 03/06/2020, nói đến những cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hoa Kỳ sau cái chết của ông George Floyd, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho ông và gia đình, và nói rằng không thể bao dung với phân biệt chủng tộc, nhưng cũng không chấp nhận bạo lựcĐức Thánh Cha nói: “Anh chị em ở Mỹ thân mến, tôi rất quan tâm đến tình trạng bất ổn xã hội đang diễn ra ở nước các bạn những ngày này, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd.Các bạn thân mến, chúng ta không thể bao dung hoặc nhắm mắt trước bất kỳ loại phân biệt chủng tộc hay loại trừ nào và giả vờ bảo vệ sự thánh thiêng của mọi sự sống con người. Đồng thời, chúng ta phải nhận ra ‘rằng bạo lực trong những đêm vừa qua là tự hủy hoại và tự gây thương tích. Chúng ta không đạt được điều gì bằng bạo lực và mất rất nhiều điều.’Hôm nay tôi hiệp thông với Giáo phận Saint Paul và Minneapolis, và Giáo hội của Hoa Kỳ, cầu nguyện cho linh hồn ông George Floyd và tất cả những người thiệt mạng vì sự phân biệt chủng tộc. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình và bạn bè đang đau khổ của họ được an ủi, và chúng ta cầu nguyện cho hòa giải dân tộc và hòa bình mà chúng ta mong mỏi. Xin Đức mẹ Guadalupe, Mẹ của Mỹ châu, cầu bầu cho tất cả những người làm việc vì hòa bình và công lý trên đất nước của anh chị em và trên thế giới. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và gia đình.” (CSR_4085_2020)

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhânhơn. Các ông cũng chẳng chờ đợi thời gian trước khi ra đi rao giảng để đào sâu những lời giảng dạy của Chúa Giêsu