số 03- quý i/2016

40
Số 03- Quý I/2016

Upload: phungliem

Post on 28-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Số 03- Quý I/2016

Số 03- Quý I/2016

Page 2: Số 03- Quý I/2016

2 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI2 Số 01- Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P CH

ÍNH

SÁC

H -

TIN

TỨ

C - S

Ự K

IỆN

PHẦN I. CHÍNH SÁCH – TIN TỨC - SỰ KIỆN1. Ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm

trong lĩnh vực nông nghiệp2. Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cắt giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp3. Quy định mới về máy móc được hưởng hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp4. Bảo vệ, phát triển đất trồng lúa5. Hà Nội: Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 20166. Hà Nội: Bảo vệ môi trường làng nghề, giai đoạn (2016 - 2020)7. Hà Nội: Triển khai phong trào thi đua vì “An toàn thực phẩm” giai đoạn

2016 - 20208. Hà Nội: Triển khai 06 giải pháp thực hiện tốt thi đua an toàn thực phẩm9. Hà Nội: Thực hiện chuyên đề trọng tâm về an toàn thực phẩm năm 201610. Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi11. Kết quả bước đầu trong xúc tiến thương mại nông nghiệp tại Hội chợ

Quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan 201612. Triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn13. Đẩy mạnh gắn kết trong sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm14. Đức: Táo hỏng được chế thành pin15. Isarel: Giải pháp hữu cơ giúp tăng “tuổi thọ” của các loại rau củ và trái cây16. Bỉ: Bảo quản táo sạch sau thu hoạchPHẦN II. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG:1. Cơ hội giao thương2. Giá cả một số loại giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội (ngày

25/3/2016)3. Giá một số loại nông sản thực phẩm an toàn bán trong siêu thị, cửa hàng

bán lẻ tại Hà Nội (ngày 25/3/2016)4. Giá cả một số đặc sản vùng miền được bán tại Hà Nội (ngày 25/3/2016)5. Đánh giá thị trường + Dự báo thị trường6. Những tác động của TPP đến nông nghiệp và ngành chăn nuôi Việt Nam7. Quy định đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Australia8. Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ9. 45 nhà máy chế biến cá tra, ba sa của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ10. Xuất khẩu gạo tháng 02/2016 có sự tăng mạnh11. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc 2 tháng

đầu năm 201612. Địa chỉ kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn tại Hà Nội

PHẦN III. NHẬN DIỆN SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ1. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

thành phố Hà Nội 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu 9 tháng cuối năm 2016

2. Giải pháp hạn chế giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội3. Ông Hoạt “Bê đực sữa”4. 10 năm không xảy ra dịch bệnh lợn tại ”Chung cư lợn”5. Xu hướng tiêu dùng hiện đại hướng đến thực phẩm sạch và an toàn6. Cơ sở sản xuất rau quả Thanh Hà – Mô hình trồng rau an toàn công nghệ cao7. Câu chuyện về chàng thanh niên trẻ dám dấn thân vào nông nghiệp

PHẦN IV. ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN1. Chuối phấn vàng Tân Lập – “Bảo bối” để thoát nghèo2. Khoai lang tím Bình Tân 3 Miến dong Côn Minh – Na Rì 4. Gạo tám Xuân Đài – Gạo ngon truyền thống5. Mật ong Bạc Hà – Đặc sản núi rừng Tây Bắc6. Trà hoa vàng Ba Chẽ - Quảng Ninh

Chú thích ảnh bìa: Đồng chí Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế về thực phẩm và đồ uống Foodex Japan 2016

Website: http://xttmnongnghiephanoi.vn

Th.s Nguyễn Bá Bằng

K.s Đỗ Hoàng ThạchCN. Nguyễn Thị Minh HuệTh.s Đặng Ngọc ToànK.s Nguyễn Thị Thanh TuyềnCN. Nguyễn Thị Thu TrangCN. Trần Mạnh Dũng

3

345667

891010

1112121313

1415

16

1718192021212222

23

24

262829313232

343536373838

Page 3: Số 03- Quý I/2016

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI3

PHẦN I. CHÍNH SÁCH – TIN TỨC - SỰ KIỆN1. Ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm

trong lĩnh vực nông nghiệp2. Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cắt giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp3. Quy định mới về máy móc được hưởng hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp4. Bảo vệ, phát triển đất trồng lúa5. Hà Nội: Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 20166. Hà Nội: Bảo vệ môi trường làng nghề, giai đoạn (2016 - 2020)7. Hà Nội: Triển khai phong trào thi đua vì “An toàn thực phẩm” giai đoạn

2016 - 20208. Hà Nội: Triển khai 06 giải pháp thực hiện tốt thi đua an toàn thực phẩm9. Hà Nội: Thực hiện chuyên đề trọng tâm về an toàn thực phẩm năm 201610. Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi11. Kết quả bước đầu trong xúc tiến thương mại nông nghiệp tại Hội chợ

Quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan 201612. Triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn13. Đẩy mạnh gắn kết trong sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm14. Đức: Táo hỏng được chế thành pin15. Isarel: Giải pháp hữu cơ giúp tăng “tuổi thọ” của các loại rau củ và trái cây16. Bỉ: Bảo quản táo sạch sau thu hoạchPHẦN II. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG:1. Cơ hội giao thương2. Giá cả một số loại giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội (ngày

25/3/2016)3. Giá một số loại nông sản thực phẩm an toàn bán trong siêu thị, cửa hàng

bán lẻ tại Hà Nội (ngày 25/3/2016)4. Giá cả một số đặc sản vùng miền được bán tại Hà Nội (ngày 25/3/2016)5. Đánh giá thị trường + Dự báo thị trường6. Những tác động của TPP đến nông nghiệp và ngành chăn nuôi Việt Nam7. Quy định đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Australia8. Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ9. 45 nhà máy chế biến cá tra, ba sa của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ10. Xuất khẩu gạo tháng 02/2016 có sự tăng mạnh11. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc 2 tháng

đầu năm 201612. Địa chỉ kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn tại Hà Nội

PHẦN III. NHẬN DIỆN SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ1. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

thành phố Hà Nội 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu 9 tháng cuối năm 2016

2. Giải pháp hạn chế giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội3. Ông Hoạt “Bê đực sữa”4. 10 năm không xảy ra dịch bệnh lợn tại ”Chung cư lợn”5. Xu hướng tiêu dùng hiện đại hướng đến thực phẩm sạch và an toàn6. Cơ sở sản xuất rau quả Thanh Hà – Mô hình trồng rau an toàn công nghệ cao7. Câu chuyện về chàng thanh niên trẻ dám dấn thân vào nông nghiệp

PHẦN IV. ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN1. Chuối phấn vàng Tân Lập – “Bảo bối” để thoát nghèo2. Khoai lang tím Bình Tân 3 Miến dong Côn Minh – Na Rì 4. Gạo tám Xuân Đài – Gạo ngon truyền thống5. Mật ong Bạc Hà – Đặc sản núi rừng Tây Bắc6. Trà hoa vàng Ba Chẽ - Quảng Ninh

Chú thích ảnh bìa: Đồng chí Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế về thực phẩm và đồ uống Foodex Japan 2016

Website: http://xttmnongnghiephanoi.vn

Th.s Nguyễn Bá Bằng

K.s Đỗ Hoàng ThạchCN. Nguyễn Thị Minh HuệTh.s Đặng Ngọc ToànK.s Nguyễn Thị Thanh TuyềnCN. Nguyễn Thị Thu TrangCN. Trần Mạnh Dũng

3

345667

891010

1112121313

1415

16

1718192021212222

23

24

262829313232

343536373838

Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Đợt cao điểm hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) vừa qua, toàn Ngành Nông nghiệp đã tích cực triển khai các

nhiệm vụ được phân công và cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, đặc biệt đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an tổ chức kiểm tra, xử lý các cơ sở lưu thông buôn bán chất cấm như: Salbutamol, Vàng O trong chăn nuôi, thông báo công khai cho người dân. Năm 2016, sẽ tiếp tục xác định quản lý chất lượng, ATTP là nhiệm vụ trọng tâm số 1 của toàn ngành với mục tiêu chính là tạo sự chuyển biến rõ nét hơn trong đảm bảo ATTP, đáp ứng mong đợi của nhân dân.

Ngày 02/3/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL về Ban hành Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là tiếp tục ngăn chặn, xử lý dứt điểm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và lạm dụng khánh sinh trong nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành nông nghiệp và PTNT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm nông lâm thủy sản.

Kết quả và chỉ số cần đạt đó là: Ngăn chặn, xử lý

dứt điểm việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và chất cấm, kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản; Ngăn chặn hiệu quả việc lưu thông, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường, chất bảo quản, phụ gia ngoài danh mục, kém chất lượng, không an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Chấn chỉnh việc giết mổ, vận chuyển, buôn bán, bán lẻ thịt giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật có hại; Đến cuối năm 2016, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc BVTV, chất bảo quản trong rau, quả, chè, tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các loại thịt, thủy sản nuôi; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 10% so với năm 2015; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP tăng 10% so với năm 2015; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được nâng hạng A/B tăng 10% so với năm 2015; 100% các tỉnh, thành phố phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn và tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận bán sản phẩm an toàn và công khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng; Nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về an toàn thực phẩm, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm an toàn có xác nhận được nâng cao; Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, giữa Trung ương và địa phương và giữa các địa phương về công tác quản lý an toàn thực phẩm được tăng cường và có hiệu quả.

Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm 2016: Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật; Thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; Hỗ trợ kết nối sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực.

Thu Trang

Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cắt giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp

Năm 2015, công tác cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu

chỉ đạo của Chính phủ và giảm đi bức xúc của dư luận xã hội. Tuy nhiên một số nhiệm vụ triển khai còn chậm, một số đơn vị còn thiếu quyết liệt như xây dựng văn bản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Một số trọng tâm công tác còn thiếu sự tập trung chỉ đạo, phối hợp giữa các đơn vị nên kết quả chưa cao.

Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục triển khai công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất,

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

CHÍN

H SÁCH

- TIN TỨ

C - SỰ KIỆN

Page 4: Số 03- Quý I/2016

Quy định mới về máy móc được hưởng hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P C

HÍN

H S

ÁC

H -

TIN

TỨ

C -

SỰ K

IỆN

kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, các điều kiện cắt giảm phí, lệ phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; công khai thủ tục hành chính kịp thời, đúng quy định.

Qua rà soát danh mục phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, lĩnh vực thú y đề nghị bãi bỏ 14 mục lệ phí và 21 mục phí; lĩnh vực nông lâm thủy sản đề nghị bãi bỏ 59 danh mục, 554 danh mục phí chuyển sang cơ chế giá, 1 danh mục đề nghị sửa đổi, 136 danh mục tiếp tục thực hiện; bổ sung 30 danh mục phí theo các luật mới ban hành và tổng hợp 18 danh mục phí. Về danh mục lệ phí: từ 91 danh mục lệ phí xuống còn 36 danh mục lệ phí và tổng hợp thành 5 danh mục lệ phí đề nghị đưa vào khi dự thảo dự án Luật phí, lệ phí.

Cơ chế giá này sẽ được thực hiện theo Luật giá, tạo

điều kiện tốt hơn, thông thoáng hơn trong quá trình thực hiện. Bởi phí sẽ phải có các cơ quan quản lý nhà nước, còn giá thực hiện theo cơ chế thị trường. Cơ quan, doanh nghiệp được nhà nước giao nhiệm vụ có thể tự ban hành cơ chế giá phù hợp. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ quan nhà nước và các đơn vị bên ngoài trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi thực hiện theo cách này.

Về tình hình xây dựng mã số HS hàng hóa nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT phải ban hành 32 danh mục, bao gồm 6 danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và 26 danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện. Hiện Bộ đã ban hành 5 danh mục, 19 danh mục đang trong quá trình hoàn thiện, 8 danh mục không thể ban hành. Bộ đã thống nhất với Tổng cục Hải quan áp mã HS cho 10 danh mục (3 danh mục cấm xuất nhập khẩu và 7 danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành).

Thanh Tuyền

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư 02/2016/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2016 về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng

loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Theo đó, Thông tư 02 sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp gồm: Các loại máy kéo, động cơ các loại (Diezen, xăng, điện) sử dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến nông sản, lâm sản; sản xuất muối; nuôi trồng, khai thác thủy sản, lâm nghiệp; dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản.

Các loại máy làm đất (cày, bừa, phay, bánh lồng, rạch hàng, bạt gốc); máy san phẳng đồng ruộng bằng laser; Máy đào hố trồng cây; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng cây; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm (máy nghiền, máy sàng, máy trộn, máy dải đất, nhà bao che, khay mạ); máy chăm sóc (xới, vun luống, bón phân, phun thuốc trừ sâu), máy bơm nước.

Hệ thống máy, thiết bị tưới nước tiết kiệm (máy bơm, bể chứa, đường ống, van áp lực, vòi phun, đầu tưới, thiết bị lọc, thiết bị kiểm soát áp lực…): tưới phun; tưới nhỏ giọt; tưới quay vòng tự hành; Hệ thống máy, thiết bị điện chiếu sáng (trạm biến áp, đường dây, đèn chiếu sáng) cho cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Các loại máy thu hoạch: lúa, ngô, mía, cà phê, sắn, khoai lang, đậu nành (đậu tương); mè (vừng); máy đốn, hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê thóc ướt; máy khai thác, thu gom, vận xuất rừng trồng.

Máy sấy nông sản, lâm sản, thủy sản (bao gồm các phụ kiện: lò đốt, quạt, buồng (bể) sấy, nhà bao che, băng tải, vít tải, trạm biến áp). Silô, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc, ngô, cà phê, chè, tôm, cá, mực khô quy mô hộ gia đình.

Máy, thiết bị sản xuất muối sạch, hệ thống phủ bạt che mưa và bạt lót trên sân kết tinh muối.

Máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi: máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy nghiền, máy trộn thức ăn, máy ép viên thức ăn chăn nuôi, máy thái rau, củ, quả; Máy vắt sữa; thiết bị bảo quản lạnh sữa; máy phân tích chất lượng sữa; Thiết bị cung cấp nước uống, thức ăn tự động cho gia súc, gia cầm; Máy, thiết bị chăn nuôi gà đẻ tự động, máy rửa khay trứng, máy khử trùng trứng, băng tải trứng, thu gom, đóng gói trứng tự động, máy soi trứng gia cầm, thiết bị tiêm tự động; Máy, thiết bị sưởi ấm, làm mát, dọn vệ sinh chuồng trại; máy

4 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 5: Số 03- Quý I/2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

CHÍN

H SÁCH

- TIN TỨ

C - SỰ KIỆN

xới đệm lót sinh học; máy phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi; Máy phát điện chạy bằng khí Biogas; Máy ấp, nở trứng gia cầm.

Máy, thiết bị sản xuất giống thủy sản; nuôi trồng thủy sản (động cơ nổ, động cơ điện, hệ thống quạt nước, hệ thống cấp ô xy đáy); thu hoạch thủy sản: máy, thiết bị hút, chuyển cá.

Các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới, câu; máy xung điện trong khai thác cá ngừ; tời lưới; máy, thiết bị thông tin liên lạc; hầm (buồng), tủ cấp đông có gắn thiết bị lạnh; thùng (hầm) bảo quản sản phẩm có hoặc không gắn thiết bị lạnh; máy, thiết bị sản xuất nước đá sệt từ nước biển, nước muối; thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt sử dụng trên tàu cá đánh bắt xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần.

Máy, thiết bị sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông, lâm sản: máy băm rơm, rạ, cỏ, lá mía, bã mía, cành, nhánh gỗ (cao su, rừng trồng, rừng tự nhiên); máy nén cỏ, đóng gói ủ chua; máy ép củi trấu, mùn cưa; máy ép dầu cám, máy ép gỗ, sản xuất viên nén (palit). Các loại máy, thiết bị xử lý phế và phụ phẩm sau chế biến thuỷ sản: tôm, cá, các loại vỏ nghêu, sò, ốc, hến, hàu.

Máy (xe) thu gom, bốc mía, lúa, cuốn rơm rạ trên đồng; phà (trẹt) chở máy gặt; xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ (công suất động cơ không quá 15kW, khối lượng toàn bộ lớn nhất của xe không quá 1.000 kg).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/4/2016.

Mạnh Dũng

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 35/2015/

NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.Theo đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở,

ngành và đơn vị liên quan căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp có nghị quyết về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương theo từng địa bàn theo công thức tính quy định.

Thông tư nêu rõ: Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó: Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%.

Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Giá của loại đất trồng lúa tính theo bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà

nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm kê khai số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao, cho thuê.

Thông tư nêu rõ mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

Về quản lý sử dụng kinh phí, Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng khoản tiền thu được và kinh phí được hỗ trợ để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện của địa phương như: Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại; đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; khai hoang phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại; hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/3/2016.

Anh Phương

Bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI5

Page 6: Số 03- Quý I/2016

Hà Nội: Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

Thực hiện văn bản số 9260/UBND-KH&ĐT ngày 28/12/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Xây dựng Chương trình hành động thực hiện

các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã ban hành văn bản số 06/SNN-KH ngày 04/01/2016 về chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Theo đó, mục tiêu của chương trình là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao. Mở rộng các vùng chuyên canh, các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch; Phát triển lúa hàng hóa chất lượng, tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, phát triển chăn nuôi, thủy sản mô hình trang trại tập trung ngoài khu dân cư, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái. Tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững; Phát triển, quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn quỹ gen; Xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu

bản sắc văn hóa, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

* Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu được đưa ra gồm:(1) Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tăng 3,5 - 4%;(2) Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản/1ha đất

nông nghiệp đạt 235 triệu đồng, tăng 0,86%;(3) Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt

và nuôi trồng thủy sản đạt 148,79 triệu đồng, tăng 5,26%;(4) Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh:

100% trong đó nước sạch 38%;(5) Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới

tăng thêm 22 xã.* Những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chủ yếu được

đưa ra là: Tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất,

chất lượng hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao thu nhập trên 1ha canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân; Tập trung các nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới;

Thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm, phòng chống lũ, phát triển mạng lưới sản xuất rau an toàn, phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; Phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết tốt vấn đề chống úng ngập cho đô thị Trung tâm; Tập trung triển khai thực hiện các Chương trình, đề án, dự án;

Rà soát, ban hành, bổ sung chính sách đủ mạnh để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, cải thiện thu nhập của người nông dân.

Trung Kiên

Hà Nội: Bảo vệ môi trường làng nghề giai đoạn (2016-2020)

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố. Ngày 31/12/2015,

UBND Thành phố Hà Nội Ban hành kế hoạch số 235/KH-UBND về Thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân về việc bảo vệ môi trường làng nghề trong quản lý và phát triển làng nghề trên địa bàn thủ đô, từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện nay, ngăn chặn kịp thời việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm môi trường mới. Bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo đời sống của nhân dân trong khu vực làng nghề góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P C

HÍN

H S

ÁC

H -

TIN

TỨ

C -

SỰ K

IỆN

6 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 7: Số 03- Quý I/2016

Hà Nội: Triển khai phong trào thi đua vì “An toàn thực phẩm” giai đoạn 2016-2020

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

CHÍN

H SÁCH

- TIN TỨ

C - SỰ KIỆN

Nhằm từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm các làng nghề, năm 2016-2017, Hà Nội sẽ điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề trên địa bàn theo 8 loại hình sản xuất gồm: chế biến lương thực thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi giết mổ gia súc; loại hình khác.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở trong làng nghề trên địa bàn các xã theo các nhóm A (Cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp), nhóm B (Cơ sở có một hoặc một số công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) và nhóm C (Cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao).

Trong giai đoạn 2016-2020, sẽ tiến hành rà soát các điều kiện bảo vệ môi trường đối với các làng nghề đã được công nhận, lập kế hoạch khắc phục và triển khai thực hiện đối với các làng nghề đã được công nhận nhưng chưa đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề hoặc cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nông thôn. Hàng năm, thực hiện đánh giá mức độ ô nhiễm, tình hình xử lý chất thải tại các làng nghề, công khai thông tin về mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề; cập nhật thông tin thường xuyên đối với các làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng…

Đồng thời, thành phố quy định việc quản lý thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở làng nghề; kiểm soát chặt chẽ việc phát sinh và xử lý chất thải nguy hại từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất

kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời việc quản lý chất thải nguy hại trái với các quy định của pháp luật.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Trong đó, hỗ trợ 100% kinh phí cho 20 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn cho các doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải, chất thải gây ra, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.

Thành phố ưu tiên phân bổ không thấp hơn 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề, ưu tiên cho các địa phương có làng nghề truyền thống và làng nghề được công nhận.

Ngoài ra, theo Ban Chỉ đạo Phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội, năm 2016, sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề Hà Nội và triển khai thực hiện. Triển khai kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020. Sửa đổi, bổ sung một số văn bản xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” và chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Hà Nội. Xây dựng mới quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề Hà Nội. Xét công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2016.

Thanh Tuyền

Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm

thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng thực phẩm; tạo thói quen không tiêu dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thói quen sử dụng bao bì thực phẩm an toàn, không

gây ô nhiễm môi trường. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua thực hiện an toàn thực phẩm. Ngày 16/3/2016, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND, triển khai tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Theo kế hoạch, trong năm 2016, toàn thành phố thi đua triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu cụ thể: 80% người sản xuất, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 90% người quản lý; 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP; 10% cơ sở trồng trọt áp dụng VietGAP, 8-10% cơ sở chăn nuôi áp dụng VietGAP; 10% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện kiểm soát chất lượng, tỷ lệ trên tương ứng tăng gấp đôi vào năm 2020; 50% vùng nuôi thủy sản tập trung được giám sát dư lượng hóa chất độc hại và đạt 80% vào năm 2020; 100% các đơn vị, cá nhân sản xuất thực phẩm nắm được quy trình, điều kiện sản xuất thực phẩm an toàn; tỷ lệ cơ sở chế biến, kinh doanh quy mô công nghiệp, tập trung thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt 80% và đạt 100% vào năm 2020.

Đến năm 2020, tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ lẻ áp dụng hệ

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI7

Page 8: Số 03- Quý I/2016

Hà Nội: Triển khai 06 giải pháp thực hiện tốt thi đua an toàn thực phẩm

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P C

HÍN

H S

ÁC

H -

TIN

TỨ

C -

SỰ K

IỆN

thống đảm bảo chất lượng ATTP tăng 30% so với năm 2016. Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (ký cam kết đảm bảo ATTP) đạt 80% năm 2016 và 90% vào năm 2020. Bếp ăn tập thể đạt 90% năm 2016 và 95% năm 2020. Tỷ lệ siêu thị được kiểm soát ATTP đạt 50% vào năm 2016 và đạt trên 70% vào năm 2020.

Phấn đấu đến hết năm 2016, tỷ lệ chợ được quy hoạch và kiểm soát ATTP (không bao gồm chợ cóc) đạt 40% và đạt trên 70% vào năm 2020. Phấn đấu 100% các chợ “cóc” dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ, tụ điểm giao thông, điểm xung quanh các chợ đã được phân hạng, tụ điểm đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin, báo chí gây bức xúc dư luận được xóa bỏ trong năm 2016.

Để thực hiện được mục tiêu trên, đi đôi với thi đua sản xuất, cung cấp ra thị trường thực phẩm an toàn; Sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, UBND thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của các ngành, các cấp thuộc thành phố như: Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về ATTP; Các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về ATTP; Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành với UBND các quận, huyện, thị xã và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể; Chỉ đạo các phường, xã, thị trấn nghiêm túc triển khai ký cam kết đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ…

Thu Trang

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe đang là một nhu cầu bức thiết của mọi người dân. Sử dụng thực phẩm

không an toàn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mọi người, mà quan trọng hơn, còn ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội, đặc biệt sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước, của các cấp chính quyền. Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường, các loại vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu bị làm giả; Việc sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp, trong việc bảo quản các loại thực phẩm tươi sống đã khiến người dân cả nước nói chung và người dân Thủ đô nói riêng cảm thấy lo ngại, cảm thấy bất an.

Trong thời gian vừa qua, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bước đầu đã có những tiến bộ trong công tác quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATTP còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngày 16/3/2016, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thay mặt lãnh đạo thành phố chính thức phát động phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” giai đoạn 2016-2020. Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, để đạt được các yêu cầu đặt ra, thành phố sẽ tập trung quyết liệt thực hiện tốt 6 nội dung nhiệm vụ chủ yếu:

Thứ nhất, sẽ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, kết hợp với phát huy tính tích cực của mỗi người dân Thủ đô tham gia công tác đảm bảo ATTP.

Thứ hai, thường xuyên đổi mới và triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông nhằm thay đổi hành vi người sử dụng thực phẩm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của mỗi người sản xuất kinh doanh về ATTP.

Thứ ba, tiếp tục triển khai và nhân rộng trong toàn thành phố các mô hình quản lý ATTP tiên tiến như: Áp dụng các mô hình thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm; xúc tiến các hoạt động chứng nhận, hoàn thiện áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt trong rau quả và chăn nuôi gia súc gia cầm…

Thứ tư, duy trì cam kết “đảm bảo ATTP vì trách nhiệm cộng đồng đạt sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng là tôn chỉ hoạt động trong sản xuất kinh doanh”, đi đầu trong việc áp dụng các quy trình tiên tiến và cải tiến thích hợp nhằm nâng cao cải thiện chất lượng ATTP, đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý chất lượng ATTP, phát huy vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia đảm bảo chất lượng ATTP.

Thứ năm, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về ATTP, như thành lập các Trung tâm vệ sinh ATTP tại các quận, huyện, thị xã; củng cố kiện toàn các cơ quan kiểm tra Nhà nước về ATTP và chỉ định các cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện kiểm nghiệm về ATTP tham gia kiểm định, giám định chất lượng hàng hóa.

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý nghiêm những cơ sở, các hộ kinh doanh, các loại vật tư nông nghiệp giả, các loại chất cấm sử dụng làm phụ gia trong chăn nuôi trồng trọt, ngăn chặn kịp thời việc kinh doanh thức phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm các quy định ghi nhãn hàng hóa có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về vệ sinh ATTP…

Trung Kiên

8 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 9: Số 03- Quý I/2016

Hà Nội: Thực hiện chuyên đề trọng tâm về an toàn thực phẩm năm 2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

CHÍN

H SÁCH

- SỰ KIỆN

CHÍN

H SÁCH

- TIN TỨ

C - SỰ KIỆN

Ngày 13 tháng 01 năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-SNN với nội dung thực hiện 04

chuyên đề trọng tâm về an toàn thực phẩm năm 2016. Mục tiêu triển khai kế hoạch nhằm cung cấp thông tin tới người tiêu dùng về các sản phẩm nông, thủy sản thực phẩm chủ lực đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP). Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh… trong việc thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà nước về đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố. Đánh giá hiện trạng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nhằm chủ động quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật; Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm rau, thịt an toàn và từng bước nâng cao niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau, thịt an toàn được kiểm soát; Từng bước giám sát được dư lượng các chất độc hại trong động vật thủy sản từ nuôi trồng đến khi thu hoạch, từng bước thiết lập mạng lưới kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản trong quá trình nuôi tại 15 vùng nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra các sản phẩm thủy sản đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận; Phát hiện, khắc phục và xử lý những vùng nuôi thủy sản có tồn dư hóa chất, kháng sinh trong động vật thủy sản nuôi.

* Cũng theo kế hoạch, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho 04 đơn vị thuộc sở triển khai thực hiện các nội dung chuyên đề cụ thể:

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản triển khai thực hiện chuyên đề 1: Thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn trên các đối tượng sản phẩm: Rau, quả, chè, thịt, trứng, thủy sản tại các cơ sở kinh doanh (bày, bán) sản phẩm cho người tiêu dùng: Lựa chọn 30 chuỗi sản phẩm (03 chuỗi chè; 07 chuỗi quả; 09 chuỗi rau; 09 chuỗi thịt, trứng; 02 chuỗi thủy sản) được sản xuất tại Hà Nội và 05 chuỗi sản phẩm được sản xuất tại các tỉnh cung cấp cho thị trường Hà Nội;

Chi cục thú y triển khai thực hiện chuyên đề 2: Kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật lấy mẫu nước tiểu kiểm tra, giám sát bằng phương pháp sử dụng test nhanh phát hiện ra chất cấm nhóm Beta-agonist (Clenbuterol, Salbutamol) nếu kết quả dương tính với 01 trong 02 chất cấm trên thì tiếp tục lấy mẫu thịt để gửi đi phân tích định lượng và yêu cầu chủ cơ sở ngừng việc giết mổ, xuất bán đàn gia súc, gia cầm đến khi có thông báo kết quả âm tính của cơ quan quản lý; Đối với cơ sở sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật lấy mẫu thịt gia súc, gia cầm gửi đi phân tích kiểm tra bằng phương pháp phát hiện định lượng chất cấm Beta-agonist; Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y lấy mẫu kiểm tra đối với các trường hợp thức ăn, nước uống nghi ngờ có nhiễm chất cấm. Sau đó gửi đến cơ quan được chỉ định phân tích…

Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai thực hiện chuyên đề 3: Xây dựng và vận hành thí điểm 11 mô hình chuỗi rau an toàn (RAT) được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ cụ thể: 03 chuỗi rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn), xã Bình Yên (Thạch Thất), phường Cự Khối (Long Biên); 08 chuỗi rau an toàn tại Thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ), phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai), phường Yên Nghĩa (Hà Đông), xã Duyên Hà (Thanh Trì), xã Tiền Yên (Hoài Đức), xã Đặng Xá (Gia Lâm), xã Tráng Việt (Mê Linh), xã Tân Minh (Thường Tín)… Bên cạnh đó phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh, kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại các vùng sản xuất rau trọng điểm, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh RAT. Lấy mẫu thuốc BVTV để kiểm tra định lượng, mẫu RAT để kiểm tra các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV…

Chi cục Thủy sản triển khai thực hiện chuyên đề 4: Giám sát chất lượng, ATTP sản phẩm thủy sản trong quá trình nuôi trồng trên địa bàn thành phố Hà Nội: lấy mẫu, giám sát chất lượng sản phẩm thủy sản trong quá trình nuôi tại 15 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có diện tích lớn hoặc các vùng có nguy cơ bị ô nhiễm, vùng nuôi được giám sát ngay từ trong quá trình nuôi cho đến khi thu hoạch. Với tổng số mẫu dự kiến 450 mẫu về các chỉ tiêu dư lượng thuốc kháng sinh Chloramphenicol, Malachite Green, dẫn xuất của Nitrofuran (AOZ), Oxytetracylin, Quinolones, các chỉ tiêu kim loại nặng (Hg, Pb)…

Anh Phương

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI9

Page 10: Số 03- Quý I/2016

Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôiTrong nội dung Công văn số 1041/VP-NNNT vừa

ban hành, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tăng cường quản lý chất

cấm trong chăn nuôi. Theo đó, UBND thành phố nhận được công điện của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi. Cụ thể, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với những đối tượng vật nuôi trong giai đoạn vỗ béo…

Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh khẩn trương triển khai một số nội dung: Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng và uy tín của ngành Chăn nuôi Việt Nam; thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn. Phối hợp với Cảnh sát môi trường (C49) thanh tra, kiểm tra đột xuất việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là chất Salbutamol tại: Các cơ sở, trang trại chăn nuôi; kiểm tra thức ăn chăn nuôi (TĂCN) sử dụng và đặc biệt là lấy mẫu nước tiểu vật nuôi

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P C

HÍN

H S

ÁC

H -

TIN

TỨ

C -

SỰ K

IỆN

của 100% các trang trại đối với lợn thịt, bò thịt đang trong thời kỳ vỗ béo, chờ xuất bán; tại các cơ sở giết mổ, kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ; tại các chợ, kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt; tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, đặc biệt lưu ý các cơ sở gia công TĂCN, tự phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung.

Ngoài ra, xử lý thật nghiêm các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định. Phân loại các đối tượng kiểm tra nhằm gia tăng tần suất kiểm tra đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đó là: Các trại nuôi lợn, bò thịt trong thời kỳ vỗ béo; các cơ sở giết mổ và các cơ sở gia công, tự phối trộn thức ăn chăn nuôi, trong đó lưu ý nhiều hơn đến các sản phẩm thuốc thú y và thức ăn bổ sung.

Về việc này, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tổ chức thực hiện theo chỉ đạo và yêu cầu cụ thể của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời báo cáo kết quả về UBND thành phố theo qui định.

Thanh Tuyền

Kết quả bước đầu trong xúc tiến thương mại nông nghiệp tại Hội chợ quốc tế về Thực phẩm và

Đồ uống Foodex Japan 2016

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Hà Nội tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm của Hà Nội tới thị trường Nhật

Bản, một thị trường tiềm năng của khu vực Châu Á. Là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp của Hà Nội, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và hội nhập quốc tế. Ngày 02/3/2016, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1022/QĐ-UBND về việc đồng ý để Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thành lập đoàn công tác tham gia Hội chợ Quốc tế về thực phẩm và đồ uống Foodex Japan 2016 tại Nhật Bản.

Từ ngày 06 - 13/03/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức đoàn công tác tham dự Hội chợ Quốc tế về thực phẩm và đồ uống Foodex Japan 2016 tại Nhật Bản. Thành phần đoàn công tác gồm 12 người, do đồng chí Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội làm Phó trưởng đoàn, đại diện Sở Tài chính, Phòng Nông nghiệp và PTNT - Văn

phòng UBND Thành phố, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, Báo Kinh tế - Đô thị, … Cùng đại diện 04 doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hà Nội: Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội, Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương, Công ty TNHH Thực phẩm HANO, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sannam.

Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống lần thứ 41 tại Nhật Bản (Foodex Japan 2016) được tổ chức tại Trung tâm triển lãm Makuhari Messe - Chiba, Nhật Bản. Đây là một trong các sự kiện lớn và quan trọng hàng đầu của ngành sản xuất kinh doanh, thực phẩm và đồ uống tại thị trường Nhật Bản và khu vực Châu Á hàng năm. Năm nay, Hội chợ có quy mô hơn 3.000 gian hàng trong đó 1.200 gian hàng của Nhật Bản và 1.800 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 79 Quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á. Hội chợ thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan giao dịch sau 4 ngày diễn ra. Trong khu trưng bày của Việt Nam tại Hội chợ, có bốn doanh nghiệp của Hà Nội đã mang đến trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông sản và sản phẩm chế biến đa dạng, tiêu biểu như: Miến đậu xanh, miến dong, miến khoai lang, miến khoai tây, mỳ gạo, bún gạo, các nguyên liệu phụ trợ trong gia công thực phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương; Các sản phẩm hoa quả sấy, rượu mơ của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sannam; Sản phẩm chuối quả tươi, vừng vàng, vừng đen, gừng tươi... của Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội; Các sản phẩm đóng hộp của Công ty TNHH Thực phẩm HANO. Các gian hàng đã thu hút đông đảo khách tham quan, giao dịch.

Trong thời gian diễn ra Hội chợ, ngày 10/3/2016 Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức cho các doanh nghiệp của Hà Nội giao thương với các do-anh nghiệp tại Hội chợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm, tham gia của trên 120 doanh nghiệp quốc tế đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan.... Đã có nhiều biên bản hợp tác, ghi nhớ đã được ký kết trong và sau hội chợ. Công ty TNHH thực phẩm HANO đã ký kết hợp đồng cho mùa vụ 2016 tại Hội chợ với sản lượng 688 tấn (32 containers) với tổng giá trị 1.416.000USD. Trong thời gian diễn ra Hội chợ, khu gian hàng trưng bày các sản phẩm

Đồng chí Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế về

thực phẩm và đồ uống Foodex Japan 2016

10 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 11: Số 03- Quý I/2016

của Thành phố Hà Nội đã vinh dự đón Ông Nguyễn Trung Dũng - Tham tán công sứ, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đến thăm quan gian hàng. Đại diện các cơ quan thông tấn như: Đài truyền hình Việt Nam VTV1 và Truyền hình Thông tấn xã thường trú tại Nhật Bản đến ghi hình đưa tin.

Thực hiện Kế hoạch số 8534/KH-BNN-QLCL ngày 19/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch triển khai đợt cao điểm năm vệ

sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Văn bản số 9675/BNN-QLCL ngày 30/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và công văn số 2764/QLCL-CL2 ngày 03/11/2015 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Ngành nông nghiệp triển khai thực hiện và ban hành Quyết định số 2394/QĐ-SNN ngày 14/12/2015 về việc Ban hành Quy định tạm thời triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành lập Hội đồng thẩm định thí điểm cấp giấy xác nhận sản phẩm nông sản an toàn, trong đó giao Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thúy sản Hà Nội là cơ quan thường trực trong công tác triển khai thí điểm xác

nhận sản phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tính đến hết tháng 2/2016, đã tiếp nhận hồ sơ, tiến

hành kiểm tra điều kiện thực tế về điều kiện sản xuất, kinh doanh của 11 cơ sở (sản xuất ban đầu, giết mổ, sơ chế, đóng gói, kinh doanh) trong 3 chuỗi rau và 3 chuỗi thịt tham gia cung ứng thực phẩm; cấp 05 giấy xác nhận sản phẩm an toàn cho 05 cơ sở kinh doanh (có 08 điểm bày bán) thuộc 03 chuỗi rau và 03 chuỗi thịt lợn.

Việc triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quảng bá sản phẩm an toàn; bước đầu chỉ ra cho người tiêu dùng những địa chỉ kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản an toàn có xác nhận, góp phần nâng cao lòng tin của người tiêu dùng thủ đô với sản phẩm nông sản an toàn.

Nguyễn Thu PhươngPhòng Chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

Triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn

Khách hàng quốc tế giao dịch tại gian hàng Hà Nội tại Hội chợ Quốc tế về thực phẩm và đồ uống

Foodex Japan 2016

Trong khuôn khổ tham gia Hội chợ, đoàn cán bộ Thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc và tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Ibaraki vào ngày 11/3. Tỉnh Ibaraki là mảnh đất màu mỡ của Nhật Bản nơi có đô thị Đại học và nghiên cứu Tsukuba sở hữu nhiều cơ quan nghiên cứu và nhà khoa học hàng đầu Nhật Bản. Bên cạnh đó, tổng giá trị sản phẩm ngành chế tạo bán ra của tỉnh đứng thứ 8 Nhật Bản. Riêng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp Ibaraki đứng thứ hai quốc gia này với 435.600 triệu JPY. Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp tỉnh Ibaraki có nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu, nhân giống và triển khai thực hiện gieo trồng các loại giống mới hiệu quả kinh tế cao. Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Thành phố bày tỏ mong muốn tăng cường sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật trên mọi lĩnh vực với tỉnh Ibaraki nói chung, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp nói riêng. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh hợp tác phát triển nông nghiệp thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ và các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai địa phương. Ông Miamoto - Giám đốc Trung tâm hoan nghênh chuyến thăm, làm việc của đoàn và bày tỏ mong muốn sẽ có những chương trình hợp tác cụ thể hiệu quả trên mọi lĩnh vực với thành phố Hà Nội. Cũng trong khuôn khổ của buổi làm việc, đoàn công tác đã

đi tham quan khu nghiên cứu các loại giống cây trồng và khu thực nghiệm nuôi cấy mô giống cà chua mới, giống dâu tây của Trung tâm Nông nghiệp Ibaraki.

Đồng chí Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng quà lưu niệm cho Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao

tại tỉnh Ibaraki - Nhật BảnĐây là lần đầu tiên ngành nông nghiệp tổ chức cho

đoàn doanh nghiệp xúc tiến tiêu thụ nông sản thực phẩm tại Nhật Bản. Do đó còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn mẫu mã, bao bì, chủng loại sản phẩm... mang đến Hội chợ; công tác chuẩn bị còn gấp gáp xong kết quả bước đầu đã đạt được những thành công đáng khích lệ, đã có nhiều hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết.

Trong thời gian tới, Ngành Nông nghiệp Hà Nội cần đưa ra những giải pháp để chủ động xúc tiến xuất khẩu, tiêu thụ nông sản như: Cần có kế hoạch sớm hơn để hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa. Xác định các nước của khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu nông sản thực phẩm của Hà Nội. Và xác định Nhật Bản là thị trường trọng tâm vì trong thời gian qua chương trình hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản tầm nhìn trung và dài hạn đã được phê duyệt. Riêng Hà Nội đã có các chương trình hợp tác xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu và ký kết các biên bản ghi nhớ để xuất khẩu các sản phẩm nông sản thực phẩm của Hà Nội trong thời gian tới.

Nguyễn Văn ChíGiám đốc Trung tâm XTTM Nông nghiệp Hà Nội

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI11

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

CHÍN

H SÁCH

- TIN TỨ

C - SỰ KIỆN

Page 12: Số 03- Quý I/2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

CHÍN

H SÁCH

- TIN TỨ

C - SỰ KIỆN

Đẩy mạnh gắn kết trong sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm

Nông nghiệp được xem là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định

đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành nông ng-hiệp nước ta sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với các mặt hàng nông sản ngoại nhập khi nhiều nhóm hàng giảm thuế nhập khẩu xuống 0% trong một thời gian ngắn. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết cho ngành nông nghiệp phải có chiến lược, giải pháp tốt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhưng để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá thành hợp lý và quan trọng hơn phải có nhãn hiệu, thương hiệu được bảo hộ đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển rõ nét, đem đến cho thị trường sản xuất nông sản Thủ đô một “bức tranh” đa sắc màu về nông nghiệp với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn… Tuy nhiên, nhiều sản phẩm vẫn chưa xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu; sản xuất còn mang tính tự phát, theo phong trào, chưa có sự liên kết chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, tính cạnh tranh thấp.

Nắm bắt được tình trạng trên, được sự đồng ý của Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội, năm 2016 Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các huyện tổ chức 05 lớp tập huấn cho người sản xuất - nắm giữ vai trò chủ lực trong sản xuất nông nghiệp về “Tăng cường kỹ năng liên kết nhóm, nắm bắt thị trường, xây dựng nhãn hiệu và tạo dựng thương hiệu sản

phẩm” cho trên 250 lượt nông dân tham gia. Học viên các lớp tập huấn là Hội nông dân xã Thanh Xuân (Sóc Sơn); Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì; Hội nông dân xã Cát Quế (Hoài Đức); HTX Nông nghiệp Thanh Văn (xã Thanh Văn, Thanh Oai); các hộ nông dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ). Thông qua những bài giảng thực tế, gần gũi, gắn liền với nông nghiệp, người sản xuất đã hiểu được tầm quan trọng của việc liên kết nhóm hộ trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kỹ năng nắm bắt và sản xuất theo nhu cầu thị trường, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô; sự cần thiết phải xây dựng nhãn hiệu, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm để tạo chỗ đứng riêng, vững chắc trên thị trường.

Nhằm cụ thể hóa các bài giảng, sau mỗi khóa tập huấn, Trung tâm đã tổ chức cho các học viên đi tham quan thực tế các mô hình tiêu biểu, các hệ thống phân phối nông sản đi đầu trong công tác liên kết chuỗi giá trị chặt chẽ, bền vững như: Cơ sở sản xuất rau, quả Thanh Hà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap với hệ thống tưới tiêu tự động và hệ thống cảm biến mưa (Ninh Sở, Thường Tín); Công ty TNHH Sơn Trại Sạch (xã Bản Gián, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) với công nghệ máy móc sơ chế hiện đại trong giết mổ gia cầm; Viện nghiên cứu rau quả (Trâu Quỳ, Gia Lâm với mô hình trổng bưởi thấp tán cho hiệu quả kinh tế cao; Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì; HTX sản xuất và thương mại thủy sản Xuyên Việt chuyên sản xuất các loại cá giống, cá thương phẩm để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, học hỏi những điều mới, cùng nhau sản xuất nông nghiệp tốt.

“Qua lớp tập huấn đã từng bước nâng cao kiến thức, giúp các học viên nắm bắt được các kỹ năng liên kết nhóm, tiếp cận, nắm bắt thị trường, tạo dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, từ đó tiến tới đưa sản phẩm ra thị trường tốt nhất, nâng cao giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn Trung tâm Xúc tiến thương mại nông ng-hiệp Hà Nội tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn và tham quan thực tế để bà con có thêm kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hàng năm Trung tâm hỗ trợ cho các tổ chức hội, HTX nông nghiệp tham gia các Hội chợ để sản phẩm của chúng tôi được thị trường biết đến, giúp tiêu thụ một cách thuận lợi”, ông Nguyễn Như Hảo - Chủ tịch Hội nông dân xã Cát Quê, Hoài Đức cho biết.

Trung Kiên

Đức: Táo hỏng được chế thành pinCác nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ

Karlsruhe, Đức đã tìm ra một cách để chuyển táo hỏng thành một vật liệu carbon

cứng cho pin natri-ion. Bước đột phá về công nghệ này có thể cách mạng hóa hệ thống lưu trữ năng lượng điện và thậm chí cả cách chúng ta vận hành bảng điện.

Các nhà khoa học nghiên cứu đã nhìn ra một cơ hội lớn khi con người đang có thói quen sử dụng lãng phí những trái táo hỏng, thường được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi. Bằng cách sấy khô trái cây hỏng và tạo ra một sản phẩm carbon cứng, các nhà nghiên cứu đã phát triển một anode, giúp tiết kiệm và cho hiệu quả gấp 1000 lần so với pin lithium - ion.

Giáo sư Stefano Passerini, trưởng nhóm nghiên cứu

cho biết, Pin natri - ion hiện chưa được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, carbon cứng dường như là một chất liệu đầy triển vọng bởi giá cả phải chăng. Pin Lithium thì đắt hơn và nguy hiểm hơn bởi nó sử dụng những vật liệu như co-balt, khiến cho người sử dụng quyết định lựa chọn thay thế bằng pin natri - ion trở nên dễ dàng hơn.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những thử nghiệm thành công sẽ tạo ra một tương lai mà pin natri - ion sẽ được sử dụng cho bộ lưu trữ điện năng lưới điện, những chiếc ô tô sử dụng năng lượng điện thấp, thậm chí cả máy tính bảng, laptop, điện thoại - những thiết bị có xu hướng ngày càng nhẹ, mỏng và nhỏ gọn hơn.

Thu Trang (Theo inhabitat)

12 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 13: Số 03- Quý I/2016

Một Công ty của Isarel, Phresh đã công bố một giải pháp hữu cơ nhằm kéo dài tuổi thọ của các loại rau củ và trái cây gấp 3

lần cho người tiêu dùng. Theo đó, Phresh dựa trên một loại bột hữu cơ, không độc hại, hòa tan vào không khí, loại bỏ vi khuẩn và nấm trong khi vẫn cung cấp oxy cho các loại rau, củ, trái cây. Dựa trên 12 năm nghiên cứu, công ty Phresh đã đưa ra một loại bột gồm các loại dầu thiết yếu, là các chất bảo quản tự nhiên được tạo ra từ

các loại thực vật như: cỏ thơm, bạc hà, mù tạt và các loại thực vật khác. Dựa trên kỹ thuật vi bao - kĩ thuật bao gói các chất rắn, lỏng hay khí (chất nền) vào trong một lớp vỏ bao cực mỏng, lớp vỏ này sẽ giữ và bảo vệ chất nền không bị biến đổi làm giảm chất lượng (đối với những chất nền mẫn cảm với nhiệt) hay hạn chế tổn thất (đối với chất nền dễ bay hơi), nó chỉ giải phóng các chất nền này ra ngoài trong một số điều kiện đặc biệt (Theo Young S. L. (1993), mỗi hạt bột sẽ kéo dài thời gian của các chất bảo quản tới hơn 1 tháng. Ở giai đoạn đầu tiên, khách hàng sẽ phải đặt một túi bột vào trong máy bảo quản thực phẩm. Mỗi máy bảo quản thực phẩm được lắp đèn LED thay đổi màu sắc theo thời gian nhằm nhắc nhở khách hàng thay bột hàng tháng. Sau đó người tiêu dùng sẽ đặt máy bảo quản thực phẩm này gần với các loại rau củ trái cây hoặc trong tủ lạnh hoặc trong giỏ, bát to và bột sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Mỗi một gói hàng được cung cấp sẽ có 12 túi bột, dùng trong vòng 01 năm.

Hiện nay, loại bột này thích hợp cho một số loại rau, củ và trái cây như: Dưa chuột, khoai tây, cà chua, cà tím, táo, chanh, xà lách, nho, nấm, dâu tây và ớt. Hãng đang trong quá trình mở rộng việc ứng dụng loại bột này cho nhiều loại nông sản khác. Phresh dự kiến công bố sản phẩm vào tháng 8 tới.

Mạnh Dũng (Theo i4u)

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P

Bỉ: Bảo quản táo sạch sau thu hoạch

Nông dân trồng rau, quả ở Châu Âu và đặc biệt là ở Bỉ đầu tư rất nhiều cho việc bảo quản sau thu hoạch nhờ vậy mà họ có thể

giảm lệ thuộc vào thị trường. Giá bán vào vụ thu hoạch không thấp hơn các thời điểm khác trong năm. Việc bảo quản táo cả năm là việc phải nghĩ tới ngay khi hái quả. Mọi công đoạn đều phải gượng nhẹ để tránh làm gãy cuống hay sây sát vỏ.

Giống như mọi thứ rau, quả khác, táo rất nhanh thối, hỏng hay mất nước, nhăn, héo ngay cả khi chỉ bị tác động nhẹ. Mọi công đoạn khác có thể dùng máy móc hỗ trợ, còn việc hái táo vẫn phải dùng phương pháp thủ

công. Nếu khi hái, ném quả táo vào giỏ, vỏ táo bị dập thì quả táo đó phải vứt bỏ nên phải cố nhẹ nhàng khi hái. Táo sau khi được thu hái sẽ được đưa vào băng chuyền phân loại ngay, tùy theo kích thước và màu sắc các quả bị xây xước sẽ bị loại bỏ để tránh lây lan sang các quả khác. Từ khi hái ở vườn cho đến khi đưa vào kho lạnh không có bất cứ công đoạn nào dùng đến hóa chất bảo quản và cũng không phải rửa bằng nước.

Theo ông Martin D`haemer - Chủ trang trại Le Verger du Paradis, mỗi kho lạnh chứa được khoảng 60 tấn quả. Táo ra khỏi đây phải giữ nguyên được màu sắc và hương vị y như khi vừa hái. Chi phí bỏ ra đầu tư kho lạnh bảo quản không hề nhỏ, ngoài đầu tư ban đầu còn là tiền điện để chạy máy lạnh quanh năm, tính ra chi phí bảo quản chiếm tới 10% giá bán táo. Tại Bỉ, kho lạnh dùng công nghệ yếm khí, khi táo đã chất đầy kho thì sẽ đóng kín cửa lại hút hết không khí ra để duy trì mật độ ôxi 1%. Trong điều kiện đó có thể bảo quản táo tươi nguyên từ 6 đến 8 tháng với nhiệt độ ổn định 0,80C.

Mỗi tháng Trang trại Le Verger du Paradis mở một kho lạnh, táo đã đưa ra ngoài kho chỉ có thể tươi ngon trong 2 tuần. Đầu tư cho hệ thống kho lạnh tốn kém nhưng nhờ vậy mà các trang trại tại Bỉ có táo bán quanh năm cho các siêu thị, có thu nhập đều đặn mỗi tháng mà không quá lệ thuộc vào thị trường trong mùa thu hoạch.

Thanh Tuyền

CH

ÍNH

CH

- TI

N T

ỨC

- SỰ

KIỆ

N

Israel: Giải pháp hữu cơ tăng “tuổi thọ” của các loại rau củ và trái cây

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI13

Page 14: Số 03- Quý I/2016

CƠ HỘI GIAO THƯƠNGTRONG NƯỚC

1. Thành phố Hà Nội - Cơ sở sản xuất rau củ quả Thanh Hà chuyên cung cấp

các loại rau sạch, đặc biệt là rau xà lách với đa dạng chủng loại như Iceberg, Lolo tím,… Sản lượng cung cấp ra thị trường đạt 55 tấn/năm

- Địa chỉ: Thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội- Người liên hệ: Bà Bùi Thị Thanh Hà; Điện thoại: 09849209862. Tỉnh Đồng Nai- Hợp tác xã sản xuất kinh doanh trái cây an toàn

Định Quán chuyên sản xuất các loại trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP như chôm chôm, xoài… Diện tích sản xuất 150ha, tổng sản lượng đạt 3.900 tấn/năm.

- Địa chỉ: Xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai- Người liên hệ: Ông Trịnh Đình Quang; - Điện thoại: 09838516073. Tỉnh Nam Định- HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy

chuyên sản xuất nấm và chế biến nông hải sản với các sản phẩm chính là nấm và nước mắm. Sản lượng nấm đạt 15 tấn/năm. Sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận an toàn.

- Địa chỉ: Xã Giao Châu - huyện Giao Thủy - Nam Định- Người liên hệ: Ông Phạm Văn Phú; Điện thoại: 035038957314. Thành phố Hải Phòng- HTX nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng hoạt động trong lĩnh

vực nuôi trồng thủy sản với các sản phẩm chính là cá Vược nước lợ Mắt Rồng, cá trắm đen nước lợ; Cá lăng với năng suất đạt 15 tấn/ha.

- Địa chỉ: Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng- Người liên hệ: Ông Nguyễn Đức Văn; - Điện thoại: 09738387895. Tỉnh Hải Dương- HTX sản xuất và thương mại thủy sản Xuyên Việt chuyên

cung cấp các loại con giống thủy sản như cá rô phi, cá trắm, cá chép… với số lượng lớn

- Địa chỉ: Xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, Hải Dương- Người liên hệ: ÔngLê Văn Việt; Điện thoại: 0988857778

NƯỚC NGOÀI1. MexicoDoanh nghiệp Mexico có nhu cầu nhập khẩu gạo

và các mặt hàng ngũ cốcCác doanh nghiệp sản xuất trong nước có khả năng

cung cấp, xin vui lòng liên hệ với khách hàng theo địa chỉ sau đây:

Tên doanh nghiệp: COMPAIA GENERAL DE VIV-ERES, SA DE CV

Địa chỉ: Gustavo Diaz Ordaz # 420, Col. Nogalar, San Nicolas de los Garza, NL

Mexico 66480Điện thoại: (+52-81) 8305-6920 - (+52-81) 8305-6933Fax: (+52-81) 8305-6930 E-mail: [email protected]; Website: www.cigevisa.com.mx Nhập khẩu:- Gạo hạt dài 4% và 15% tấm (Rice long grain 4%; 15%)- Các loại hạt ngũ cốc khác (Other agricultural products:

lentils, canary seed, oats, and other grains)Liên hệ:Mr. Gilberto Montemayor, CEOEmail: [email protected]ương vụ ĐSQ Việt Nam tại MexicoEuclides 12, Colonia Anzures, Delegación Miguel

HidalgoC.P.11590, México D.F.Điện thoại: (+52-55) 5254 0024Fax: (+52-55) 5254 0023Email: [email protected]; [email protected]: https://www.facebook.com/vietrade.enmexicohttp://en.vietnamexport.com/2. Hồng KôngMột công ty H--ồng Kông có nhu cầu mua da cá

(crispy fish skin) , doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đề nghị liên hệ:

Người liên hệ: LukCông ty: Chunghing (Hui) Limited - Hong KongĐiện thoại: +852 93035157Email: [email protected]. SingaporeMột doanh nghiệp Singapore cần mua cá White

Promfret loại hơn 1kg/con với chi tiết như sau:Đơn đặt hàng khoảng 10 conts 40ft mỗi tháng

(23Mt/cont); Tối thiểu 2 conts/chuyến hàng; Ký hợp đồng 6 tháng.Thanh toán TT hoặc LC

Chi tiết liên hệ đối tác như sau:Benshaw Commodities Pte LtdMr. N.K.Shawn - Regional Director4. LB NgaCông ty LAMZUR / LB Nga hiện đang kinh doanh

trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán các sản phẩm về bánh kẹo. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng lớn và chứng chỉ chất lượng của LB Nga trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo.

Công ty LAMZUR đang tìm kiếm đối tác Việt Nam nhập khẩu, làm đại lý bán các sản phẩm của công ty

Thông tin về công ty truy cập tại : http://www.lamzur.ru/en/ Chi tiết xin liên hệ: Ông Cù Việt Hùng Deputy Manager Int’l Relations DeptVCCIĐiện thoại: 04-35742161Fax: 04-35742020Email:[email protected]ặc Ms Aksenova EvgeniyaTrade Representation of Russia in VietnamĐiện thoại: 84-4 38 33 07 55Fax: 84-4 38 34 00 60email: [email protected]: vietnam.ved.gov.rufacebook: https://www.facebook.com/rustrademissionVN

Thu Trang (TH)

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

14 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 15: Số 03- Quý I/2016

GIÁ MỘT SỐ LOẠI GIỐNG, VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (NGÀY 25/03/2016)

Chủng loại Giá (đồng)ĐVT

Giống con giống

Giống ngô, lạc, đỗ

Thức ăn chăn nuôi

Nguyên liệu thô chế biến thức ăn chăn nuôi

Gà ri thuần (1 ngày tuổi)Gà ri lai (1 ngày tuổi)Gà mía lai (1 ngày tuổi)Gà mía thuần (1 ngày tuổi)Gà lương phượng(1 ngày tuổi)Gà chín cựa (1 ngày tuổi)Gà quý phi (1 ngày tuổi)Gà Ai Cập (1 ngày tuổi)Gà H’mông (1 ngày tuổi)Gà tre (1 ngày tuổi)Vịt cỏ (1 ngày tuổi)Vịt Super (1 ngày tuổi)Vịt bầu cánh trắng (1 ngày tuổi)Vịt xiêm (1 ngày tuổi)Vịt bầu (1 ngày tuổi)Vịt siêu trứng (1 ngày tuổi)Ngan Pháp (con đực) (1 ngày tuổi)Ngan Pháp (con cái) (1 ngày tuổi)Lợn hương (4-5kg)Lợn rừng (4-5kg)Lợn mán (4-5kg)Lợn ngoại (7-10kg)Lợn lai (7-10kg)

Ngô hạt Ngô bột Sắn khôSắn tươiCám mỳCám gạoĐậu tươngLúa Q5Lúa khang dân

NK6654

Thức ăn đậm đặc lợn từ 5kg đến xuất bánHH lợn thịt siêu từ 15kg-30kgHH lợn thịt lai từ 15-30kgHH lợn thịt siêu từ 30kg đến xuất bán HH lợn thịt lai từ 30 kg đến xuất bánHH gà màu từ 01-28 ngày tuổiHH gà trắng từ 01-21 ngày tuổiHH gà màu từ 29 ngày đến xuất bánHH gà trắng từ 22-42 ngày tuổiHH gà trắng từ 43 ngày đến xuất bánĐậm đặc cho gà từ 1 ngày tuổi đến xuất bán

13.00012.00013.00013.0009.500

47.50043.00012.50019.00030.00010.00013.00010.0009.5009.5009.000

17.00011.000

220.000180.000170.000220.000150.000

18.00012.00011.50010.5009.500

12.50012.50011.50011.50011.50019.000

6.5007.0005.5004.5006.5006.000

16.0007.0007.000

110.000

ConConConConConConConConConConConConConConConConConConkgkgkgkgkg

kgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkg

kgkgkgkgkgkgkgkgkg

kg

Chủng loại Giá (đồng)ĐVT

Phân bón

DK9901KD9955Nếp MX4Nếp HN88Nếp MX10ĐT84U9MĐ7MĐ9

Mít thái chín sớmMít nghệMít không hạtBưởi Diễn ghépChanh đàoHồng xiêm Xuân ĐỉnhNhãn chín muộnChanh tứ quýTáo đạiThanh long ruột đỏĐu đủ Đài LoanBưởi đường Quế DươngVú sữaBơ sápBơ BoothỔi Đài LoanỔi không hạtXoài Đài LoanChuối tiêu hồng nuôi cấy mô

Đạm Phú MỹKali Phú MỹNPK Phú mỹ 16-16-8+13SLân Lâm ThaoPhân Lâm thao NPK-S (12.5.10-14)NPK Lâm Thao: 5:10:3Lân Văn ĐiểnPhân đạm hạt vàng đầu trâu 46A+Đầu trâu TE+AGROTAIN Lúa 1Đầu trâu TE+AGROTAIN Lúa 2NPK đầu trâu bón lót 8-12-2+TENPK đầu trâu bón thúc 18-6-6-TEĐầu trâu bón đòng nuôi củ, quả 15-4-18+TENPK đầu trâu 13-13-13 + TE thích hợp với các loại cây trồng Đầu trâu ngô 1 lót, thúc17-12-6+TEĐầu trâu ngô 2 xoắn nõn trổ cờ 15-4-18+TENPK đầu trâu 15-15-15+TE bón thúcĐầu trâu đa năng thúc sinh trưởng 17-12-7+TE

120.000110.00046.000

300.000235.00026.00028.00041.00039.000

30.00030.00032.00035.00022.00030.00040.00023.00026.00011.5005.000

39.00030.00022.00025.00025.00023.00035.0007.000

10.00011.00011.5004.0007.0005.5004.500

11.50012.50013.00012.00013.00012.50014.00012.00012.50014.00012.000

kgkgkgkgkgkgkgkgkg

câycâycâycâycâycâycâycâycây

homcâycâycâycâycâycâycâycâycây

kgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkg

Giống cây ăn quả

* Ghi chú: Giá bán bình quân của các điểm bán vật tư nông nghiệp tại Hà Nội

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI15

Page 16: Số 03- Quý I/2016

* Ghi chú: Giá bán bình quân tại một số siêu thị, và cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn tại thành phố Hà Nội

Giá (đồng)ĐVT

Gạo khang dânGạo Xi 23Gạo Bắc ThơmGạo nếp cái hoa vàngGạo nếp nươngGạo dẻo 64Gạo Q5Đậu xanh có vỏĐậu xanh tách vỏĐậu đenLạc nhânVừng đenVừng trắngĐậu đỏTỏi ta khôTỏi ta khôHành ta khôMọc nhĩ khôNấm hương khôGừng củKhoai sọKhoai mônBắp cải trắngRau cầnRau dềnRau cải ngọtHành láRau muốngRau xà láchRau cải chípRau ngótRau cải bó xôiRau ngải cứuRau cải cúcRau cải xanh (cải mơ)Rau mồng tơiCà chua trònỚtDưa chuộtMướp hương

11.00012.00015.50028.00035.00011.50011.00040.00050.00047.00068.00080.00070.00050.000

50.00042.000

160.000450.00040.00022.00025.00025.00025.00022.00023.00025.00030.00025.00025.00030.00030.00028.00027.00025.00030.00030.00055.00022.00035.000

kgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkg

kgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgMớkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkg

Lương thực

Rau củ

Chủng loạiChủng loại Giá (đồng)ĐVT

BầuBí đỏ cô tiênBí xanhChanh quả tươiRau cải thảoMướp đắngĐậu coveCà tím dài Cà tím trònSúp lơ xanhSúp lơ trắngCà rốtCà pháo

Thịt bò bắpThịt bò môngThịt bò thănThịt lợn ba chỉThịt lợn chân giòMóng giò lợnThịt lợn sấn môngThịt lơn nạc vaiThịt lợn nạc thănGà ta thả vườnGà ai cậpGà tam hoàngCá chépCá trắm đenCá quảNgaoTôm đồngCua đồngTôm súMực tươiGhẹTrứng vịtTrứng gà taTrứng gà công nghiệpTrứng chim cútTrứng gà Ai CậpTrứng gà ác

17.00022.00020.00035.00025.00045.00027.00020.00018.00030.00025.00020.00022.000

280.000270.000280.000100.00095.00070.00095.000

100.000105.000140.000100.00095.00075.000

180.000125.00020.000

220.000150.000380.000220.000400.00035.00040.00028.0007.000

35.00045.000

kgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkgkg

ChụcChụcChụcChụcChụcChục

Thực phẩm tươi sống

GIÁ MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN BÁN TRONG SIÊU THỊ, CỬA HÀNG BÁN LẺ TẠI HÀ NỘI (NGÀY 25/03/2016)

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

16 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 17: Số 03- Quý I/2016

Chủng loại Giá (đồng)ĐVT

Lương thực

Sản phẩm Hải sản

Sản phẩm rau ăn lá, thân, hoa

Sản phẩm chế biến

Gạo tám Điện BiênGạo tám Hải HậuGạo nếp Tú Lệ Yên BáiGạo bắc hương Nam ĐịnhGạo nếp nương Hà NhìGạo nếp cẩm Lào CaiGạo séng cù Lào CaiGạo nếp nương Điện BiênGạo tám Thái Lan

Miến dong Bắc KạnMì chũ Bắc GiangMì gạo Nam ĐànTương ớt Bắc Hà Lào CaiTương bần Hưng Yên (500ml)Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn (500ml)Nước mắm Cát Hải (500ml)Nước mắm Cát Hải (650ml)Nước mắm Cát Hải Ông Sao (750ml)Thịt trâu gác bếp Sơn LaThịt bò gác bếp Sơn La

Chả mực Hạ Long - Quảng NinhChả cá thu Hạ Long - Quảng NinhMực tươi Hạ Long - Quảng NinhMực một nắng Cô Tô - Quảng NinhCá thu một nắng Hạ Long - Quảng NinhTôm sú Hải Phòng (10con/kg)Mực ống Hải PhòngCua biển Cát BàGhẹ Cát Bà

Rau cải xoong Bắc Hà – Lào Cai

Rau tầm bóp Bắc Hà – Lào Cai

Rau cải ngồng hoa vàng Bắc Hà – Lào Cai

Rau cải làn Bắc Hà – Lào Cai

Rau ngồng cải mèo Bắc Hà - Lào Cai

Rau cải Đông Dư – Bắc Hà

Cải ngồng Mộc Châu – Sơn La

Rau cải mèo Mộc Châu – Sơn La

Ngồng tỏi Đà Lạt

Lá móc mật – Lạng Sơn

Cải bắp tím Đà Lạt

25.00020.00045.00017.00033.00040.00038.00035.00020.000

100.00030.00030.00028.00030.00065.00035.00040.000

140.000750.000800.000

420.000280.000270.000450.000240.000400.000250.000400.000430.000

30.000

35.000

28.000

30.000

30.000

22.000

25.000

27.000

73.000

90.000

35.000

KgKgKgKgKgKgKgKgkg

KgKgKg

ChaiChaiChaiChaiChaiChaiKgKg

KgKgKgKgKgKgKgKgKg

Kg

kg

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

Kg

kg

Kg

Chủng loại Giá (đồng)ĐVT

Sản phẩm rau dạng quả

Sản phẩm trái cây

Rau bò khai – Bắc Kạn

Khoai sọ Mộc Châu – Sơn La

Khoai tây ta Mộc Châu – Sơn La

Bắp cải trắng Mộc Châu – Sơn La

Quả su su Mộc Châu – Sơn La

Củ gừng tươi Mộc Châu – Sơn La

Cà chua Mộc Châu – Sơn La

Đậu cove Mộc Châu

Củ cải đỏ - Đà Lạt

Củ dền đỏ - Đà Lạt

Tỏi mồ côi Lý Sơn – Quảng Ngãi

Tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi

Hành tím Lý Sơn – Quảng Ngãi

Quýt đường Trà VinhCam Xoàn Hậu GiangXoài cát Hòa LộcXoài cát ChuVú sữa Lò Rèn trắngRoi ta Tây NinhRoi xanh Tây NinhNho xanh Ninh ThuậnTáo xanh Ninh Thuận quả toTáo Ba Mọi – Ninh ThuậnNho Ba Mọi – Ninh Thuận

Bơ sáp Đắk Lắk

Chôm chôm nhãn Vĩnh Long

Dừa xiêm Bến Tre

Đu đủ ruột vàng Bến Tre

Chanh leo Đà Lạt

Dưa hấu không hạt mặt trời đỏ Long An

Sầu riêng hạt lép cơm vàng Ri6 - Vĩnh Long

Bưởi da xanh Bến Tre

Bưởi năm roi Bến Tre

Bưởi lông cổ cò Tiền Giang

Chuối ngự Đại Hoàng - Hà Nam

Chuối tiêu hồng Hưng Yên

Bưởi Diễn

Thanh long ruột trắng

Thanh long ruột đỏ

Ổi Đông Dư

Cam sành Hàm yên

85.000

30.00026.00030.00025.00045.00030.00030.00065.00040.000

900.000130.00078.000

65.000

75.000

110.000

75.000

85.000

56.000

60.000

90.000

48.000

45.000

90.000

105.000

65.000

20.000

36.000

45.000

28.000

110.000

80.000

40.000

45.000

45.000

25.000

55.000

60.000

75.000

25.00050.000

Kg

KgKgKgKgKgKgKgKgKgKgKgKg

KgKgKgkgKgKgkgKgKgKgkgKgKg

QuảKgKgKgKgKgKgkgNảikgKgKgkgkgkg

GIÁ MỘT SỐ NÔNG ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN BÁN TẠI HÀ NỘI (NGÀY 25/03/2016)

* Ghi chú: Giá bán bình quân tại một số siêu thị, và cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn tại thành phố Hà Nội

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI17

Page 18: Số 03- Quý I/2016

ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng 02/2016. So với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 1,25%. Như vậy, sau

ba tháng, CPI cả nước đã tăng 0,99%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, CPI cả nước không tăng trong tháng một và tăng 0,42% trong tháng hai. Nhóm các mặt hàng lương thực tăng 0,23%, còn các mặt hàng thực phẩm giảm 0,67%.

Giống, vật tư nông nghiệp: Trong tháng 3, hầu hết bà con nông dân đã hoàn tất việc giéo cấy nên nhu cầu sử dụng các loại phân bón không tăng nhiều, giá phân bón ở mức ổn định: đạm Phú Mỹ từ 10.500 - 11.500 đ/kg, lân Lâm Thao từ 4.500 - 5.000 đ/kg, NPK Lâm Thao 5:10:3 từ 5.000 - 6.000 đ/kg. Giá các loại hạt giống rau có sự tăng nhẹ khoảng nửa cuối tháng do đây là thời điểm chuyển vụ trồng: Hạt cải cúc, cải ngọt 80.000 - 95.000đ/kg, hạt cải mơ 20.000 - 25.000đ/kg…

Giá các loại con giống trong tháng có sự ổn định so với tháng 2: Gà mía lai 1 ngày tuổi: 13.000 - 14.500 đ/con, vịt cỏ 01 ngày tuổi 10.000 - 11.000đ/con, vịt bầu 01 ngày tuổi 9.500 - 10.500đ/con, lợn lai (7-10kg) từ 150.000 - 160.000đ/kg.

Mặt hàng lương thực an toàn: Tháng 3, giá các mặt hàng lương thực an toàn chững lại, không có nhiều biến động như dịp Tết Nguyên đán. So với tháng trước, giá giảm từ 5 - 10%. Cụ thể giá gạo tẻ thường Q5, khang dân, tạp dao, xi23… ở mức từ 11.000 - 12.000đ/kg, gạo bắc thơm 15.000 - 16.500 đ/kg, gạo tám Hải Hậu, gạo tám Điện Biên 20.000 - 25.000đ/kg, gạo nếp cái hoa vàng 28.000 - 30.000 đ/kg. Trong tháng, giá các mặt hàng đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, vừng… có sự giảm nhẹ, cụ thể: Đậu xanh tách vỏ 50.000 - 52.000đ/kg, đậu đỏ 40.000 - 45.000đ/kg, vừng đen, vừng trắng 65.000 - 70.000đ/kg.

Mặt hàng thực phẩm an toàn: Giá các mặt hàng thực phẩm an toàn trong tháng 3 nhìn chung giảm so với tháng 02/2016, thời điểm Tết Nguyên đán. Nguồn cung các mặt hàng thực phẩm an toàn dồi dào từ những ngày đầu tháng trong khi nhu cầu của người tiêu dùng không tăng nên giá các mặt hàng thực phẩm an toàn giảm nhẹ so với tháng 2. Cụ thể: Giá lợn hơi siêu nạc bán tại trại phổ biến khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu nuôi bán công nghiệp trên thị trường giá dao động từ 75.000 - 80.000đ/kg, mặt hàng thịt gà ta

làm sẵn có sự giảm giá khá mạnh, từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, xuống còn 130.000 - 140.000 đồng/kg. Tại các chợ, giá các mặt hàng thực phẩm: giá thịt lợn dao động từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, giá thịt bò dao động từ 230.000 - 280.000 đồng/kg.

Đối với các mặt hàng thủy hải sản tươi sống giá cụ thể: tôm sú dao động 380.000 - 400.000 đồng/kg, mực tươi 220.000 - 250.000đ/kg; cá các loại từ 75.000 - 120.000đ/kg, cá trắm đen 170.000 - 190.000đ/kg. Tại các siêu thị, do luôn có hàng dự trữ nên giá thịt lợn, thịt bò, thịt gà vẫn luôn ở mức ổn định. Cụ thể: đùi gà tháo khớp 65.000đ/kg, cánh gà 70.000 đồng/kg, trứng vịt 35.000 - 37.000 đồng/chục, trứng chim cút 6.000 đồng/chục, trứng gà công nghiệp 28.000 - 30.000 đồng/chục.

Mặt hàng rau, củ, quả an toàn: So với thời điểm Tết Nguyên đán, giá các mặt hàng rau củ quả an toàn có sự giảm khá mạnh. Cụ thể: Rau cải xanh 25.000 - 30.000đ/kg, cải bắp 25.000 - 30.000đ/kg, cà rốt 22.000 - 25.000đ/kg, cà chua 25.000 - 30.000đ/kg, rau cần 25.000 - 30.000đ/kg… Đối với mặt hàng rau củ quả Đà Lạt giá cũng có sự tăng nhẹ, khoảng 5 -10%. Nguyên nhân là do sản lượng cung không đủ cầu như: Ngồng tỏi Đà Lạt có giá từ 70.000 - 75.000đ/kg, củ cải đỏ Đà Lạt có giá từ 65.000 - 70.000đ/kg, củ dền đỏ Đà Lạt giá từ 40.000 - 45.000đ/kg…

Một số loại trái cây miền Nam và các tỉnh, thành cung ứng cho thị trường Hà Nội như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, nho Phan Rang, cam xoàn… có sự tăng giá nhẹ do giá xăng tăng những ngày gần cuối tháng: vú sữa Lò Rèn 85.000 - 90.000đ/kg, táo Ba Mọi Ninh Thuận có giá từ 45.000 - 50.000đ/kg , xoài cát Hòa Lộc 110.000 - 120.000đ/kg, nho Ninh Thuận 90.000 - 95.000đ/kg, bưởi da xanh Bến Tre 70.000 - 80.000 đồng/kg, Hồng xiêm Bến Tre 60.000 - 70.000 đồng/kg,….

Hoa, cây cảnh: Thị trường hoa, cây cảnh trong tháng 3 nhìn chung ổn định. Trong ngày Quốc tế phụ nữ, 8/3, giá hoa có sự tăng nhẹ từ 30 - 50%: hoa lily có giá từ 40.000 - 60.000 đồng/cành, hoa hồng có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/bông, hoa lay ơn 80.000 đồng/bó 10 bông, hoa thược dược 40.00- 45.000 đồng/chục… Giá hoa sau đó giảm về mức ngày thường và giữ nguyên mức giá cho đến cuối tháng: hoa lan cát tường 80.000 đồng/chục, hoa hướng dương 90.000 đồng/chục,…

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

18 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 19: Số 03- Quý I/2016

Giống, vật tư nông nghiệp: Trong tháng 4, giá các loại phân bón được dự báo ổn định. Nhu cầu cho các loại hạt giống rau tăng do vào

chính vụ trồng rau vụ xuân hè nên giá các loại hạt giống rau có sự tăng nhẹ, dự báo tăng ở mức từ 2-3%.

Mặt hàng lương thực an toàn: Giá các mặt hàng lương thực an toàn được dự báo ổn định cho cả tháng trong tháng 4. Trong ngày Tết thanh minh 3/3 âm lịch, giá bột gạo nếp và các loại đậu xanh sẽ tăng nhẹ do sức mua người dân tăng cao, dự báo tăng từ 3 - 5%.

Mặt hàng thực phẩm an toàn: Nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm an toàn: thịt gà, thịt bò, thịt lợn và các loại thủy hải sản tươi sống được tiêu thụ dự báo giảm nhẹ trong tháng 4/2016 nên giá mặt hàng này được dự báo giảm.

Mặt hàng rau, củ, quả an toàn: Thời tiết trong tháng

4 được dự báo nắng ấm, thuận lợi cho phát triển các loại rau vụ xuân hè, do vậy nguồn cung luôn đảm bảo và dồi dào, giá mặt hàng rau an toàn được dự báo ổn định và có thể giảm nhẹ.

Đối với mặt hàng trái cây an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành, nguồn cung vẫn sẽ dồi dào và đa dạng hơn nên giá được dự báo không có nhiều biến động so với tháng trước. Trong những ngày lễ như 3/3 âm lịch (Tết Hàn thực), 10/3 (Giỗ tổ Hùng Vương), dịp lễ 30/4 và 1/5, giá có thể sẽ tăng nhẹ so với ngày thường từ 5 - 10%.

Hoa, cây cảnh: Trong tháng tới, giá các loại hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly được dự báo ổn định. Giá hoa sẽ tăng trong những ngày lễ như Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, dịp lễ 30/4, 1/5.

Thu Trang

Những tác động của TPP đến nông nghiệp và ngành chăn nuôi Việt Nam

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng vào ngày 05/10/2015 và được dự

báo sẽ tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam nói chung và ngành nông ng-hiệp nói riêng, đặc biệt phải kể đến là ngành chăn nuôi.

Theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài Chính), việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam tăng sản xuất và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài. Nhận định này được đưa ra dựa trên các các yếu tố như Việt Nam là nước có thế mạnh trong nông nghiệp, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất nông nghiệp quanh năm. Vì vậy, khi TPP được ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ hội khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp.

Bên cạnh đó, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và đặc biệt, do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu nên gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Thủy sản được cho là ngành nông nghiệp tận dụng được nhiều lợi thế hơn cả khi Việt Nam gia nhập TPP, cụ thể là cơ hội gia tăng xuất khẩu. Nhật Bản, Mỹ là hai trong số các quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn khi thuế nhập khẩu giảm về 0%. Đồng thời, thuế nhập khẩu đối với các thị trường nhỏ hơn như Australia, Singapore và Mexico cũng sẽ giảm xuống, và cơ hội để các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường này sẽ rộng mở hơn. Với tôm, mực, cá ngừ, hiện thuế xuất khẩu chỉ từ 1- 10%.

Nội dung về đầu tư trong Hiệp định TPP hứa hẹn đem

đến nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp nước ta. Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này sẽ thúc đẩy, gia tăng đầu tư của các nước thành viên, nhất là các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore... vào Việt Nam. Đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn phát triển như các ngành nông nghiệp công nghệ cao, TPP sẽ tạo cơ hội hình thành các chuỗi khép kín với công nghệ tiên tiến, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, TPP cũng sẽ mang đến không ít khó khăn, thách thức mà nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện. Đó là:

Thứ nhất, hiện nay có tới 60% dân số Việt Nam phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng đa phần người nông dân - vốn là đối tượng dễ bị “tổn thương” trong quá trình hội nhập vẫn chưa được trang bị nhiều kiến thức. Điều này dẫn tới năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng trong lĩnh vực này vẫn còn yếu, điển hình là các nhóm hàng nông sản. Gia nhập TPP, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội được xuất sang nhiều nước nhưng bên cạnh đó, nông sản của các nước khác cũng sẽ được nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam hơn. Việc không được chuẩn bị kỹ để “hội nhập” sẽ khiến sản phẩm nội địa có thể bị thua ngay trên “sân nhà”.

Thứ hai, một điểm đáng quan ngại, các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán hạn chế nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến nhưng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là điểm yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hàng nhập khẩu tăng, xuất khẩu không tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nông ng-hiệp có nguy cơ gia tăng áp lực cạnh tranh. Nếu muốn bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Nếu rào cản kỹ thuật chưa có hoặc còn kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng vừa không bảo vệ được sản xuất trong nước.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI19

Page 20: Số 03- Quý I/2016

Thứ ba, về cơ bản, nhóm “biện pháp kỹ thuật” (TBT) với nhóm các “biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật” (SPS) là những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có khả năng vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Nguyên nhân bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có được xóa bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Ví dụ, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy - hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành này.

Bên cạnh đó ngành chăn nuôi được dự báo là khó khăn nhất khi các sản phẩm chăn nuôi của các nước tham gia TPP đều theo quy trình sản xuất công nghiệp, còn Việt Nam thì chủ yếu là nhỏ lẻ nên thiếu tính cạnh tranh. Việc giảm thuế trong TPP cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá thành rẻ, chất lượng và mẫu mã đa dạng.

Trước hết là nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và hai nước gồm Australia và New Zealand, vì hai nước này được đánh giá có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa). Thêm vào đó là nguy cơ cạnh tranh giữa Việt Nam và Mỹ. Hiện tại, Mỹ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ, nếu mở cửa thị trường, nguy cơ sản phẩm tương tự của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với

sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là rất lớn.Cụ thể, giá thịt lợn của Mỹ trung bình cao hơn của

Việt Nam khoảng 40%, trong đó tiền vận chuyển mất 20% và 20% còn lại là do Việt Nam đánh thuế. Tuy nhiên, khi TPP có hiệu lực, hầu hết các hàng nông sản đều giảm thuế về 0%, thịt lợn Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam và rẻ hơn thịt sản xuất trong nước khoảng 15 - 20%.

Theo nhận định của các chuyên gia, sau khi ký kết TPP, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo hướng chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, trâu bò sống từ Australia và các sản phẩm thịt từ Mỹ. Ngoài ra, mặt hàng thịt đông lạnh cũng sẽ phát triển do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày một tăng lên, thịt bán hàng ngày mà các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán tại các chợ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ hàng chậm.

Chính vì vậy, trong các vòng đàm phán các Hiệp định thương mại từ trước đến nay, Việt Nam bao giờ cũng yêu cầu các nước dành cho Việt Nam một lộ trình tương đối dài để bảo hộ một cách hợp lý những sản phẩm ta còn đang yếu. Sau lộ trình đó, Việt Nam sẽ phải tìm cách vươn lên. Tuy nhiên, bản thân lộ trình này chưa đủ, chúng ta còn phải cố gắng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sẽ có những mô hình sản xuất mới, tập trung hơn, quy mô hơn để có điều kiện áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, qua đó nâng cao năng suất lao động. Nếu làm được như vậy thì những sản phẩm của ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng mới có thể so sánh tương đối đồng đều với các sản phẩm của các nước khác.

Thanh Tuyền (Nguồn: www.ncseif.gov.vn)

Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro đối với tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu vào Australia năm 2009, Cơ quan an ninh sinh học Australia (BA) đã công

bố trên website (http://biosecurityaustralia.gov.au) quy định tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu vào Australia phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

(1) Tôm và sản phẩm tôm có xuất xứ từ quốc gia/vùng được Australia công nhận sạch bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), Hội chứng Taura (TSV) và bệnh hoại tử gan, tụy do vi khuẩn (NHPB). Riêng bênh NHPB chỉ áp dụng đối với sản phẩm chưa đông lạnh;

(2) Tôm được bỏ đầu, bóc vỏ (trừ đốt đuôi cuối) và được kiểm tra, chứng nhận âm tính với bệnh WSSV và YHV;

(3) Tôm được chế biến sau (tẩm bột, bao bột, ướp bằng nước xốt ướt hoặc khô, được chế biến làm nhân bánh bao, bánh gối hay các sản phẩm tương tự);

(4) Tôm được nấu chín.Do Việt Nam chưa là quốc gia/vùng sạch bệnh WSSV,

YHV, TSV, NHPB nên tôm xuất khẩu sang Australia phải áp dụng các quy định (2), (3) và (4). Đây có thể là nguyên nhân kỹ thuật gây ảnh hưởng đến việc đa dạng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này, không phải chỉ do nguyên nhân về năng lực xét nghiệm bệnh như phản ánh nêu trên.

Để đa dạng hóa các sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường Australia, đặc biệt là mở rộng các sản phẩm tôm nguyên con còn vỏ đông lạnh, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD )đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, chỉ đạo Cục Thú y liên hệ với các Cơ quan thẩm quyền Australia để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để được công nhận là quốc gia/vùng sạch bệnh WSSV, YHV, TSV và NHPB.

Thu Trang (Theo Vasep)

Quy định đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Australia

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

20 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 21: Số 03- Quý I/2016

Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ

Mỹ là một thị trường nhiều tiềm năng với mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam, tuy nhiên có nhiều rào cản về kỹ thuật và quy

định nghiêm ngặt. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng trung bình 20%/năm, với 4 mặt hàng thế mạnh: dệt may với kim ngạch 11 tỷ USD/năm, giày dép với kim ngạch 4,1 tỷ USD/năm, đồ gỗ với kim ngạch 2,6 tỷ USD/năm, thủy sản với 1,3 tỷ USD/năm. Trong đó, xuất khẩu thực phẩm và đồ uống tăng trưởng mạnh, nhưng ngày càng gặp nhiều khó khăn trở ngại. Đến nay, Mỹ chỉ cho phép nhập khẩu 4 loại trái cây của Việt Nam là thanh long, chôm chôm, vải và nhãn. Bộ Nông nghiệp và PTNT đang làm việc với phía Hoa Kỳ để xuất khẩu thêm xoài và vú sữa. Tuy nhiên, thời gian cấp phép cho một loại trái của Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ mất từ 5 - 7 năm. Để chinh phục được thị trường khó tính bậc nhất thế giới này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ các rào cản thương mại, chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt là Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ và những biện pháp để tránh sai phạm, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần lưu ý:

Các Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA), đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA, đăng ký người đại diện tại Mỹ. Ngoài những quy định bắt buộc trên, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Mỹ cần lưu ý ba vấn đề:

Thứ nhất, cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu giữ hồ sơ sản xuất, chế biến của từng lô hàng để phục vụ truy xuất nguồn gốc sau này, hoạt động này do phía Mỹ thực hiện.

Thứ hai, doanh nghiệp cần sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại chỗ các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, bởi việc từ chối không cho phía Mỹ kiểm tra cũng đồng nghĩa với việc bị từ chối nhập khẩu.

Thứ ba, trong lần xuất khẩu đầu tiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để giải trình về các biện pháp kiểm soát được vệ sinh thực phẩm ngay từ cơ sở sản xuất.

Theo Công ty Registrar Corp (một Công ty tư vấn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ) đối với mặt hàng thực phẩm và đồ uống, việc xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ phải tuân thủ các quy định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), cụ thể là về Luật chống khủng bố sinh học; việc đăng ký, đại diện tại Mỹ, thông báo trước; ghi nhãn, định dạng, ngôn ngữ; hệ thống phân tích và kiểm soát nguồn nguy hại và tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMPs). Rất nhiều doanh nghiệp mắc lỗi khi xuất hàng sang thị trường tiềm năng này, nguyên nhân là do doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận hoàn thiện và cặn kẽ các quy định an toàn thực phẩm, dược phẩm của FDA. Trước khi xuất mặt hàng thực phẩm, dược phẩm sang Mỹ, các doanh nghiệp phải đăng ký và khai thông báo trước với FDA. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của FDA, sau khi đăng ký với FDA sẽ có thời gian để thẩm tra lại doanh nghiệp cũng như các nhà máy xem có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, rồi mới được phép xuất hàng sang.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là phải đăng ký với FDA về cơ sở sản xuất đóng gói sản phẩm của mình; phải đảm bảo ghi nhãn phù hợp với FDA; chuẩn bị cho việc thanh tra của FDA về cơ sở sản xuất thực phẩm. Điều quan trọng nhất trong những quy định của FDA được ban hành vào tháng 10/2015 là phải phát triển hệ thống an toàn thực phẩm và hệ thống này đảm bảo sản phẩm được sản xuất an toàn, chất lượng. Đặc biệt là hệ thống này phải phân tích mối nguy và phòng ngừa rủi ro để hạn chế thấp nhất nguy hại.

Anh Phương

45 nhà máy chế biến cá tra, ba sa của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ

Tháng 3 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra danh sách các công ty của 4 quốc gia là: Việt Nam, Trung Quốc, Myanma và Thái Lan đủ

điều kiện xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc họ Siluriformes. Theo đó, 45 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đã được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ.

Theo Chương trình giám sát này, kể từ ngày

01/3/2016, tất cả các sản phẩm xuất khẩu thuộc loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cá da trơn và cá tra của Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giám sát của FSIS và không còn chịu quy định của FDA nữa. Cũng từ thời điểm này bắt đầu giai đoạn chuyển đổi 18 tháng đối với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài.

Trong suốt khoảng thời gian chuyển đổi 18 tháng, FSIS sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI21

Page 22: Số 03- Quý I/2016

nhất 1 lần/quý tại cơ sở nhập khẩu của Hoa Kỳ để giám định về chủng loại cá cũng như dư lượng hóa chất có trong các lô hàng cá nhập khẩu thuộc họ Siluriformes. Các nước có mong muốn tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm này vào Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian chuyển đổi cần phải nộp hồ sơ để xem xét Tiêu chuẩn tương đồng. FSIS sẽ hỗ trợ các nước trong việc làm đơn xem xét tiêu chuẩn tương đồng.

Những nước nộp đầy đủ hồ sơ chứng minh tiêu chuẩn tương đồng đúng hạn 18 tháng sẽ được tiếp tục xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong khi FSIS tiến hành đánh giá một cách đầy đủ, bao gồm cả kiểm tra thực tế tại nơi nuôi trồng và sản xuất tại nước đó. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, FSIS sẽ yêu cầu nước đó phải phản hồi hoặc nộp lại tài liệu tiêu chuẩn tương đồng hoàn chỉnh trong

vòng 90 ngày kể từ khi FSIS yêu cầu.Ngay từ đầu năm 2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã

có nhiều chuẩn bị tích cực nhằm giúp các doanh nghiệp cá tra của Việt Nam như Tổ chức cuộc họp thảo luận, tổ chức đoàn sang Hoa Kỳ để đề nghị hỗ trợ kỹ thuật hay làm rõ những khúc mắc giữa hai bên để duy trì viêc xuất khẩu cá tra, cá ba sa.

Chương trình này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2016 và có giai đoạn chuyển tiếp 18 tháng, sau đó sẽ được hoàn toàn áp dụng từ ngày 01/9/2017.

Danh sách 45 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể được tham khảo tại website: http://vasep.com.vn

Mạnh Dũng (Theo Vasep)

Xuất khẩu gạo tháng 02/2016 có sự tăng mạnh

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, xuất khẩu gạo trong tháng 2/2016 đạt 440,000 tấn, doanh thu đạt 178 triệu USD

(giá FOB) và 190 triệu USD (giá CIF). VFA đánh giá con

số này đã vượt chỉ tiêu đề ra là 400,000 tấn, tăng 5,44% so với tháng trước và 117% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2016 đã có sự tăng trưởng mạnh khi nhiều hợp đồng được ký kết trước đó được thực hiện. Theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA, 2 tháng đầu năm, nước ta đã xuất khẩu trên 856,219 tấn, ước đạt 347,8 triệu USD, tăng 101,89% về lượng và 81,73% về trị giá so với cùng kỳ. Đây là kết quả do thực hiện một số hợp đồng lớn với Indonesia và Philiipines. Xuất khẩu gạo trắng chiếm 32,68%, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ trong khi xuất khẩu gạo nếp cũng tăng mạnh do nhu cầu từ phía Trung Quốc. Xuất khẩu gạo thơm tăng trưởng ổn định sang Trung Quốc và Châu Phi. VFA dự báo xuất khẩu gạo toàn quý I/2016 sẽ đạt 1,3 triệu tấn, tăng 56% so với cùng kỳ.

Trung Kiên

Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2016

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc trong tháng 2 năm 2016 đạt trị giá 722,74

triệu USD, giảm 1,9% so với tháng 1/2016; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lên trên 1,47 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 2 tháng đầu năm 2016, so với cùng kỳ năm 2015, một số nhóm hàng nông nghiệp xuất khẩu sang nước này có kim ngạch tăng gồm nhóm hàng rau quả, hạt tiêu, thức ăn gia súc và nguyên liệu. Xuất khẩu rau quả tháng 2/2016 đạt trị giá 4,04 triệu USD, giảm 29,9% so với tháng 1/2016. Tính tổng 2 tháng đầu năm 2016, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 9,81 triệu USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm đạt 71,79 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc có sự tăng về kim ngạch mạnh với trị giá xuất khẩu tháng 2/2016 đạt 2,30 triệu USD, giảm 29,5% so với tháng

1/2016 nhưng tính tổng 2 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu mặt hàng này tăng tới 82,1%. Tiếp đó là nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, trị giá xuất khẩu tháng 2/2016 đạt 1,38 triệu USD, tăng 8,9% so với tháng trước đó và tăng tới 54,2% so với 2 tháng đầu năm 2015.

Ngược lại, một số mặt hàng có kim ngach xuất khẩu giảm gồm hàng thủy sản, cà phê, phân bón các loại, sắn và các sản phẩm từ sắn. Trong tháng 2/2016, xuất khẩu thủy sản đạt 23,19 triệu USD, giảm 53% so với tháng trước, trị giá xuất khẩu mặt hàng cà phê đạt 3,28 triệu USD, giảm 27,2% so với tháng 1/2016, trị giá xuất khẩu mặt hàng phân bón các loại tháng 2/2016 có sự sụt giảm khá mạnh so với tháng trước, ở mức 94,9%. Tính 2 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản giảm 2,8%, cà phê giảm 7,7%, phân bón các loại giảm 37,9%....

Thu Trang (Theo Vietnamexport)

22 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 23: Số 03- Quý I/2016

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P

THÔ

NG

TIN TH

Ị TRƯỜ

NG

Địa chỉ kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn tại Hà Nội1. Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro): Là doanh

nghiệp nhà nước hiện hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với trên 40 đơn vị thành viên, có thị trường tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hapro hoạt động trong 02 lĩnh vực chính là kinh doanh Xuất nhập khẩu và Thương mại nội địa. Bên cạnh đó, Hapro còn chú trọng tới lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ; cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành; sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống… Công ty rất quan tâm đến các loại nông sản thực phẩm an toàn cung cấp cho hệ thống siêu thị để phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước .

Trụ sở chính tại Hà Nội: Số 38 - 40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trụ sở giao dịch tại Hà Nội: 11B Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 04.3826.7984; Fax: 04.3928.8407Website: www.haprogroup.vn Email: [email protected] Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Ha-

pro Đà Nẵng: Địa chỉ: Lô A 1-3 Lê Văn Hiến, Phường Khê Mỹ, Quận

Ngũ Hành Sơn, TP. Đà NẵngĐT: 0511.3981.077/ 0511.3958.947Fax: 0511.3981.077Email: [email protected] Website: haprodanang.vnChi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Số 77 - 79 Phó Đức

Chính, Quận 1, TP Hồ Chí MinhĐT: 08.3921.6253Fax: 08.3821.6251Email: [email protected]ăn phòng đại diện tại Liên Bang Nga: Russia,

119571, Moscow, 26-Bakinskix Komissarov, 9/17ĐT: (+007)495.434.2696Fax: +7.916.2540.555Email:[email protected]; [email protected] Hệ thống chuỗi cửa hàng Hafasco:Cửa hàng 60 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà NộiCửa hàng 13 Đinh Lễ (tầng 2), Hoàn Kiếm, Hà NộiCửa hàng 101 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà NộiHệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart,

Haprofood:---Hapromart số 2 Ngô Xuân Quảng, Gia Lâm, Hà Nội

Hapromart 176 Hà Huy Tập, Gia Lâm, Hà NộiHapromart Sài Đồng, Long Biên, Hà NộiHapromart 574 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà NộiHapromart 26 Đức Giang, Long Biên, Hà NộiHapromart 349 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà NộiHapromar Việt Hùng, tổ 37 đường Việt Hùng, Thị trấn

Đông Anh, Hà NộiHapromart C12 Thanh Xuân, Hà NộiHapromart Kim Chung 1, Hà NộiHapromart Kim Chung 2, Hà NộiHapromart C13 Thành Công, Hà Nội

Hapromart G3 Vĩnh Phúc, Hà NộiHapromart D2 Giảng Võ, Hà NộiHaprmart 35 Hàng Bông, Hà NộiHapromart 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng, Hà NộiHapromart 135 Lương Đình Của, Hà NộiHapromart K3 Việt Hưng, Hà NộiHaprofood 51 Lê Đại Hành, Hà NộiHaprofood 24 Trần Nhật Duật, Hà NộiHaprofood 9 - 11 Thổ Quan, Hà NộiHaprofood 57 Khâm Thiên, Hà NộiHaprofood 9B Lê Quý Đôn, Hà NộiCửa hàng 75 Trần Xuân SoạnCửa hàng 13 Hàn Thuyên, Hà Nội2. Công ty TNHH VinaGAP (Chuỗi cửa hàng Bác

Tôm): Được thành lập từ năm 2009, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm sạch và trái cây đặc sản. Sản phẩm đều có xuất xứ rõ ràng, được truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, Bác Tôm chuyên về các loại thực phẩm tươi sống, từ rau hữu cơ đến trái cây Nam Bộ và các loại thịt vùng cao, cá sông và hải sản Hoàng Sa.

Hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm:Quận Hai Bà Trưng:06 phố Nguyễn Công Trứ (ngay ngã ba với Hàng

Chuối). Điện thoại: (04) 2246-844. 551 Minh Khai (đối diện khu đô thị Timescity). Điện

thoại: (04) 6683 5413Số 6 Lê Văn Hưu (Đoạn cắt Phan Chu Trinh, Lò Đúc,

Hàm Long và Hàn Thuyên). Điện thoại: 0912 421 006 - 0985 338 649

Quận Thanh Xuân:11 Hoàng Văn Thái (giáp ngã 3 với Lê Trọng Tấn).

Điện thoại: (04) 6294-4411 Quận Đống Đa: 111 Láng Hạ (đi qua cầu vượt Lê Văn Lương thì rẻ

phải luôn). Điện thoại: 0912 399 911 Số 68B ngõ 34 Hoàng Cầu. Điện thoại: (04) 6686-

8548 - 0987 763 279 19B7 Phạm Ngọc Thạch. Điện thoại: 091 891 6633 Quận Hà Đông:A15, Liền kề 6A (đối diện 2 tòa nhà chung cư Euro

Land), khu đô thị Mỗ Lao. Điện thoại: (04) 6674 4545 Quận Cầu Giấy:Số 21 Trung Kính ( Gần toà nhà Trung Yên Plaza).

Điện thoại: 04 3789 9555 - 0941 891 080 Quận Hoàng Mai: Kiot 01- Toà Nhà HH4A, KDT Linh Đàm(Khu chung

cư 12 toà). Điện thoại: (04) 6652 3346 -0943 611 657 Quận Ba Đình: 112 Sơn Tây (Đoạn cắt hai phố Sơn Tây cũ và mới).

Điện thoại: 04 6663 6062 - 0932 377 667107 E5 Nguyên Hồng, phường Thành Công. Điện

thoại: 0906 241 792 - 097598509 16 Quán Thánh. Điện thoại: 0948 252 282

Thanh Tuyền

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI23

Page 24: Số 03- Quý I/2016

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ chủ yếu 9 tháng cuối năm 2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

NH

ẬN D

IỆN SẢN

PHẨM

AN TO

ÀN &

CHU

ỖI G

IÁ TRỊ Trong 3 tháng đầu năm 2016, ngành nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã nỗ lực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,

tình hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều tăng so với kế hoạch đề ra, cụ thể:

Về tình hình trồng trọt: Ngay từ cuối năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2016, đồng thời chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tập trung thu hoạch nhanh, gọn vụ đông 2015.

Kết quả sản xuất vụ đông: Ngô 10.004ha/9.579 ha, đạt 104,4% KH, năng suất đạt 47,15 tạ/ha; Lạc 464ha/1203ha, đạt 38,6% KH, năng suất đạt 19,14 tạ/ha; Khoai lang 2.698ha/3.757ha, đạt 71,8% KH, năng suất đạt 99,7 tạ/ha; Đậu tương 10.586ha/18.830 ha, đạt 56,2% KH, năng suất 15,39tạ/ha; Rau các loại 14.696ha/13.046 ha, đạt 114,7% KH, năng suất 207,73tạ/ha; Hoa 1356/1255 đạt 108% KH...

Đối với sản xuất vụ xuân: Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 04/3/2016 toàn thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác gieo cấy vụ xuân với diện tích lúa 92.589 ha, đạt 93% kế hoạch; Diện tích cây màu vụ xuân các loại đã trồng 17084,5 ha, đạt 74,6% KH. Trong đó: Ngô 4.855 ha, đạt 78,3% KH; Lạc 1.805 ha, đạt 66,9% KH; Đậu tương 605ha, đạt 86,4% KH; Khoai lang: 388 ha đạt 59,7%KH; Rau các loại 8.117ha, đạt 91,2% KH; Cây khác 1.294,5ha, tăng 83,5%KH; Hoa đạt 548,5 ha chiếm 36,6% KH

Về tình hình sâu bệnh: Đến ngày 04/3/2015 đã phát hiện một số đối tượng sâu bệnh hại nhẹ cục bộ trên lúa và rau màu vụ xuân như sau: Trên cây lúa: Ốc bươu vàng nhiễm 242,5 ha (Đông Anh 100ha; Thường Tín: 86 ha; Sơn Tây: 17ha ha ...) ngoài ra chuột, bọ trĩ, sinh lý... hại nhẹ cục bộ; trên cây ngô xuân: chuột, sâu xám... hại nhẹ, rải rác; trên rau: diện tích sâu tơ nhiễm 16,2 ha, bọ nhảy diện tích nhiễm 22,9ha, bệnh sương mai diện tích nhiễm 8,1 ha...

Về sản xuất và rau an toàn: Hiện nay, diện tích rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất đạt 5.100 ha; 224 ha rau VietGAP và 40 ha rau hữu cơ. Trong qúy I/2016, triển khai xây dựng và vận hành thí điểm 11 chuỗi RAT áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Về chuỗi tiêu thụ rau an toàn: Hiện tại Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT cũng là 48 chuỗi tiêu thụ RAT

theo liên kết dọc, trong đó: không có chuỗi do một đơn vị thực hiện các khâu trong chuỗi; 100% số chuỗi do từ 2 đến 4 đơn vị thực hiện, có 9/48 chuỗi tự tổ chức sản xuất rau, không thu gom, 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu gom, không sản xuất rau. Việc thu gom rau có 2 hình thức: ký hợp đồng với các HTX, cơ sở sản xuất rau an toàn và ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông sản xuất RAT. Rau an toàn có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm (chiếm 5% sản lượng rau an toàn, 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng).

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh; Đề án phát triển sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao; đề án phát triển sản xuất chè an toàn theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Về Chăn nuôi, thú y, thủy sản: Trong Qúy I/2016, tình hình chăn nuôi từ đầu năm đến nay nhìn chung ổn định, có xảy ra một số bệnh truyền nhiễm nhưng mang tính chất nhỏ lẻ, tỷ lệ ốm thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao.

* Đầu con: Trâu 24.500 con, tăng 101,6% so với cùng kỳ 2015; Tổng đàn bò toàn Thành phố là 139.800 con, tăng 100,1% so với cùng kỳ 2015, trong đó bò sữa 14.520 con, tăng 106,3% so với cùng kỳ 2015; Tổng đàn lợn 1.435.200 con, tăng 105,7% so với cùng kỳ 2015, trong đó lợn nái 164.000 con, tăng 103,5% so với cùng kỳ 2015, lợn đực giống 2.230 con; Tổng đàn thỏ 41.800 con; Tổng đàn gia cầm 23.142 nghìn con giảm 99,9% so với cùng kỳ 2015 trong đó vịt, gà, ngan, ngỗng 20.800 nghìn con (gà 15.183 nghìn con, vịt 5088 nghìn con, ngan 520, ngỗng 9 nghìn con); gia cầm khác 2.342 nghìn con (chim cút 2.260 nghìn con, bồ câu 80 nghìn con, đà điểu 1.600 con).

* Sản lượng: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 460 tấn, đạt 29,7% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2016; Sản lượng thịt bò hơi ước đạt 3.000 tấn, đạt 28,6% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2016; Sản lượng sữa đạt 11.500 tấn, đạt 28,8% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2016; Sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 94.800 tấn, đạt 31,6% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2016; Sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 28.500 tấn, đạt 33,5% so với kế hoạch chăn nuôi năm 2016.

Đối với công tác tiêm phòng: Tính đến tháng 3/2016 đã tiêm phòng được vắc xin dịch tả lợn: 1.272.170 lượt

24 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Đồng chí Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Page 25: Số 03- Quý I/2016

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P N

HẬN

DIỆ

N S

ẢN P

HẨM

AN

TO

ÀN &

CH

UỖ

I GIÁ

TRỊ

con; Vắc xin Tai xanh lợn: 140.970 lượt con; Vắc xin lở mồm long móng trâu, bò: 130.010 lượt con; Vắc xin lở mồm long móng lợn: 177.095 lượt con; Vắc xin Cúm gia cầm: 14,8 triệu lượt con; Vắc xin Dại chó mèo: 1.161 lượt con.

* Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản năm

2016 là 21.131,6 ha. Tính đến hết tháng 02/2016 sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 24.000 tấn, đạt 21,82% kế hoạch. Sản xuất cá giống trên địa bàn Thành phố ước tính: cá bột, cá hương, cá giống đạt 258 triệu con.

Hoàn thành việc chọn điểm, chọn hộ tham gia thực hiện các mô hình nuôi thử nghiệm cá Rô phi dòng Philippin tại các huyện Thanh Trì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai; Mô hình nuôi cá Trắm cỏ sử dụng kết hợp thức ăn xanh và thức ăn công nghiệp; Mô hình nuôi cá chép lai ứng dụng công nghệ sinh học tại Ứng Hòa; Mô hình nuôi thử nghiệm cá vược trong ao nước ngọt tại huyện Ba Vì và huyện Chương Mỹ.

Kiểm soát hồ sơ truy xuất nguồn gốc đối với động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông, vận chuyển, kinh doanh buôn bán tại khu vực Chợ cá Yên Sở - phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội: Kết quả kiểm tra, kiểm soát cho thấy: Tổng khối lượng thủy sản kinh doanh tại chợ trong tháng là 1.404 tấn, các đối tượng thủy sản chủ yếu là cá trắm, cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi, diêu hồng. Các phương tiện, dụng cụ vận chuyển động vật thủy sản đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Động vật thủy sản trong quá trình vận chuyển vào chợ đều bình thường, không có dấu hiệu của bệnh. Về kiểm tra hồ sơ truy xuất nguồn gốc thủy sản cho thấy hầu hết các lô hàng thủy sản vào chợ đều đã xuất trình được hồ sơ truy xuất nguồn gốc.

Về Lâm nghiệp, kiểm lâm:Công tác phát triển rừng: Phối hợp với các địa

phương tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây xuân Bính Thân đồng loạt vào ngày 15/02/2016 (tức ngày Mùng 8 Tết). Kết quả ước tính đến ngày 27/2/2016 toàn thành phố đã trồng được khoảng 398.000 cây xanh các loại đạt 52% kế hoạch đăng ký thực hiện năm 2016.

Công tác bảo vệ rừng: Trong quý I/2016 đã phát hiện và xử lý 15 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 8m3 gỗ quy tròn và 02 cá thể động vật hoang dã thông thường, thu phạt hành chính được 159 triệu đồng nộp ngân sách. Các vụ việc xử lý đều đúng quy định của pháp luật, không có khiếu nại, tố cáo xảy ra.

Về công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Tính đến ngày 1/3/2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 8 vụ cháy rừng với tổng diện tích 2,38 ha.

Về Thủy lợi, đê điều:* Đối với công tác thủy lợi: Chỉ đạo các Công ty Thủy lợi và các địa phương

làm công tác phòng chống hạn và lấy nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2015 - 2016 đảm bảo đầy đủ, kịp thời; Rà soát khối lượng kế hoạch đặt hàng năm 2016 của các Công ty Thủy lợi, các Quận, Huyện trên địa bàn Thành phố. Thẩm định đầu tư cải tạo, sửa chữa công trình của các Công ty Thủy lợi phục vụ công tác phòng chống hạn vụ Đông Xuân 2015 - 2016.

Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình hệ thống thủy lợi giai đoạn từ năm 2016-2020 theo Quyết định số 1951/QĐ-SNN ngày 27/10/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT

phê duyệt dự án giai đoạn 2016-2020.* Đối với hệ thống đê điều: Tiếp tục triển khai các

dự án tu bổ, duy tu bảo dưỡng đê điều thường xuyên, dự án xử lý kè; Tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều.

Về xây dựng cơ bản: Đã hoàn thành giao Kế hoạch vốn xây dựng cơ bản

cho các đơn vị theo Quyết định số 6788/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về Giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2016 của Thành phố Hà Nội.

Hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu tham gia 31 dự án năm 2015 chuyển sang và đang triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu tham gia các dự án theo kế hoạch 2016 của Ngành.

Về Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới:* Công tác Quy hoạch và ổn định dân cư nông thôn:

Xây dựng đề cương, nhiệm vụ và dự toán thực hiện dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí dân cư nông thôn vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Chuẩn bị các thủ tục tiến hành bàn giao, đưa vào sử dụng gói thầu số 11 “Xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Bắc Sơn”. Xây dựng đề cương, dự toán chi tiết tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho 90 cán bộ làm công tác bố trí dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố.

Công tác Kinh tế hợp tác: Tiếp tục phối hợp phòng kinh tế các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các HTX trên địa bàn tổ chức đại hội thường niên, hết nhiệm kỳ, báo cáo tài chính theo Luật HTX 2012. Tổng hợp danh sách HTX đăng ký thành lập mới, HTX thực hiện tổ chức lại theo Luật 2012.

Công tác xây dựng nông thôn mới: Phối hợp phòng kinh tế các huyện, thị xã kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Kịp thời cập nhật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở; Phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy, các sở, ban, ngành, một số cơ quan truyền thông báo chí Trung ương và Thành phố tích cực tuyên truyền về Chương trình 02 - CTr/TU của Thành ủy; Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, dự kiến cán bộ của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 6945/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội; Tham mưu chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết 05 năm Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Xây dựng dự thảo Chương trình phát triển nông nghiệp, Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020.

* Thực hiện chương trình Nước sạch và VSMT nông thôn. Đã thi công xong và đang hoàn thành đấu nối nước

cho các hộ dân thuộc 03 dự án: Dự án cấp nước sạch liên xã Cổ Đô, Phong Vân huyện Ba Vì; Dự án cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ và Dự án cấp nước sạch xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

Đang triển khai thi công 03 dự án: Cấp nước sạch liên xã Tam Hưng, Thanh Thùy huyện Thanh Oai; Cấp nước sạch liên xã Liên Phương, Vân Tảo, Hà Hồi, Hồng Vân, Thư Phú huyện Thường Tín và Dự án cấp nước sạch liên xã Trung Hòa, Trường Yên, huyện Chương Mỹ, dự kiến cung cấp nước sạch cho các hộ dân trong quý III/2016.

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI25

Page 26: Số 03- Quý I/2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

NH

ẬN D

IỆN SẢN

PHẨM

AN TO

ÀN &

CHU

ỖI G

IÁ TRỊ

Dự án cấp nước sạch liên xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng, huyện Mê Linh đang làm công tác chuẩn bị đầu tư.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong quý I/2016, ngành nông nghiệp Hà Nội đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện 9 tháng cuối năm 2016

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã đôn đốc, chỉ đạo các địa phương và nông dân thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch hại và bảo vệ cây trồng vụ xuân 2016. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2016 - 2017.

Tham mưu cho UBND Thành phố chuẩn bị báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão úng năm 2015 và triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống lụt bão úng năm 2016; Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá hệ thống công trình thủy lợi, đê điều trước mùa mưa lũ năm 2016; Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng chống lụt bão năm 2016; Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt, bão, úng năm 2016.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực của ngành từ thành phố đến cơ sở (giống cây trồng, quản lý rừng; quản lý lâm sản, động vật hoang dã; vật nuôi, thú y, BVTV, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm; VSATTP...), nâng cao năng lực hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn thành phố đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR, quản lý chặt chẽ các sản phẩm lâm sản và động vật quý hiếm trên địa bàn theo đúng quy định.

Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh ATTP;

công tác giám sát phòng chống dịch bệnh; Triển khai thực hiện các dự án chăn nuôi, thuỷ sản đảm bảo phát triển bền vững theo quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch thủy sản đã được UBND Thành phố phê duyệt.

Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng NTM cho các huyện, thị xã; các xã, các thôn trên địa bàn Thành phố năm 2016. Tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với quy hoạch nông thôn mới.

Phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2016. Tăng cường chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án thực hiện công tác xây dựng cơ bản theo đúng quy định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016; Triển khai thực hiện tốt các phần mềm quản lý hồ sơ công việc; văn thư, lưu trữ. Tăng cường hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Sở trên mạng Internet.

Thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất về lĩnh vực công tác của ngành. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu đề tài khoa học; xúc tiến thương mại; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn; thi đua khen thưởng. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý của ngành, đồng thời tăng cường bám sát để chỉ đạo, giúp đỡ các đơn vị trong ngành hoàn thành nhiệm vụ được giao của năm 2016.

Chu Phú MỹGiám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

Giải pháp hạn chế giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội là trung tâm của cả nước với dân số khoảng 10 triệu người hiện đang lao động, công tác, học tập và làm việc, vì vậy an toàn

thực phẩm là vấn đề nóng đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm. Theo tính toán, trung bình nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm của Hà Nội năm 2015 khoảng

314.002 tấn (872,2 tấn/ngày), trong đó thịt trâu bò là 36.011 tấn (100 tấn/ngày), thịt lợn là 205.970 tấn (572,1 tấn/ngày), thịt gia cầm là 72.021 tấn (200,1 tấn/ngày). Như vậy thịt lợn vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên việc quản lý giết mổ, quản lý vận chuyển, kinh doanh buôn bán động

26 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 27: Số 03- Quý I/2016

vật, sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố hiện còn nhiều hạn chế, phần lớn động vật đưa vào giết mổ chưa kiểm soát được tận gốc.

Thành phố hiện đang có nhiều loại hình giết mổ gia súc, gia cầm như công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung, nhỏ lẻ. Có 06 cơ sở giết mổ công nghiệp (01 cơ sở giết mổ trâu bò, 01 cơ sở giết mổ gia cầm và 04 cơ sở giết mổ lợn), 17 cơ sở giết mổ bán công nghiệp (05 cơ sở giết mổ trâu bò, 03 cơ sở giết mổ lợn, 08 cơ sở giết mổ gia cầm và 01 cơ sở giết mổ thỏ) và 04 cơ sở giết mổ tập trung thủ công (03 cơ sở giết mổ lợn và 1 cơ sở giết mổ gia cầm). Các cơ sở công nghiệp và bán công nghiệp hiện nay đang hoạt động cầm chừng hoặc đã ngừng giết mổ với nhiều nguyên nhân như đầu ra không ổn định, không có sự liên kết giữa chăn nuôi giết mổ và chế biến, giá thành, chi phí giết mổ cao chưa thu hút được các hộ chăn nuôi vào giết mổ. Trong khi đó vẫn tồn tại khoảng hơn 2.400 điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, sản lượng giết mổ khoảng 396 tấn thịt/ngày (chiếm tỷ lệ 55,3%).

Các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ chủ yếu nằm rải rác trong khu dân cư, hoạt động đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như giết mổ tại nhà, giết mổ tại hộ chăn nuôi, một số cơ sở không có địa điểm cố định, hoạt động theo mùa vụ. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thường không đáp ứng về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, đặc biệt nguồn nước thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tại các hộ xung quanh. Đi đôi với việc ô nhiễm môi trường công tác quản lý cũng gặp quá nhiều khó khăn. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Chương Mỹ số hộ giết mổ nhỏ lẻ giai đoạn 2010-2014 là 150 hộ. Đầu năm 2015, được sự hỗ trợ của Dự án LIFSAP, cơ sở giết mổ tập trung tại xã Hồng Phong ,cơ sở này đi vào hoạt động đã thu gom 20 hộ giết mổ nhỏ lẻ ở địa phương và một số xã lân cận, hình thành 01 khu tập trung giết mổ tại Phụng Châu đã thu hút các hộ giết mổ của xã Tiên Phương, Thị trấn Chúc Sơn, xã Ngọc Hòa và số hộ giết mổ nằm rải rác ở 15 xã. Theo thống kê cuối năm 2015 số hộ giết mổ giảm xuống còn khoảng 80 hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

Từ thực trạng trên Thành phố Hà Nội phấn đấu giai đoạn 2016-2020 số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ giảm xuống còn dưới 30% so với hiện nay. Để thực hiện tốt mục tiêu này cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể đó là:

Thứ nhất: Sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP. Đồng thời khuyến khích các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp hoạt động có hiệu quả. Thực tế những năm qua nhờ có Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội, một số cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp hoạt động rất có hiệu quả, Cụ thể như cơ sở giết mổ Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) với công suất từ 1.500 con lợn/ngày nâng lên 1.700 con/ngày vào thời gian cao điểm lên tới 2.000- 2.200 con/ngày; cơ sở giết mổ gia cầm Lan Vinh (Gia Lâm - Hà Nội) nâng sản lượng giết mổ từ 700 đến 3.000 con/ngày; cơ sở giết mổ gia cầm Luyện Hà (Gia Lâm - Hà Nội) sản lượng giết mổ từ 300 lên tới 900 con/ngày. Các cơ sở này phát triển đã giúp cho các địa phương giảm tối đa giết mổ nhỏ lẻ. Hiện nay Thanh Trì đã không còn giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn huyện.

Thứ hai: Tập trung thực hiện tốt việc Quy hoạch quỹ đất phục vụ hoạt động giết mổ phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Hiện thành phố đã có quyết định về quy hoạch giết mổ cho các địa phương (tại Quyết định 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND Thành phố). Tuy nhiên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Các địa phương cần tập trung chỉ đạo để quyết định có tính khả thi cũng là một giải pháp hữu hiệu để giảm các cơ sở, điểm nhỏ lẻ.

Việc hình thành đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở tập trung giết mổ sẽ là bước chuyển biến tích cực trong việc quản lý có hiệu quả hoạt động giết mổ, giảm số hộ giết mổ nhỏ lẻ đã tồn tại nhiều năm qua trên địa bàn.

Thứ ba: Nhân rộng mô hình tập trung giết mổ gia súc, gia cầm đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn thành phố (như cơ sở giết mổ Vạn Phúc là một điển hình). Sự hình thành các cơ sở tập trung giết mổ trên địa bàn thành phố nói chung sẽ quy tụ các điểm giết mổ ở gần nhau (trong một huyện hoặc một cụm xã) vào một cơ sở để giảm bớt số lượng cơ sở phải kiểm soát giết mổ ở các địa phương, nhờ vậy hoạt động kiểm soát giết mổ thuận lợi hơn. Các cơ sở tập trung giết mổ có quy mô đủ lớn, đủ năng lực thực hiện các quy định về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm sẽ là nơi để các hộ giết mổ nhỏ lẻ thực hiện hoạt động giết mổ được kiểm soát thay thế các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại mỗi gia đình - nơi mà hoạt động giết mổ của họ không được kiểm soát.

Thứ tư: Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, phát hiện và xử lý những cơ sở vi phạm quy định. Công khai các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ năm: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với người chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức như truyền hình, báo, phát thanh, tờ rơi. Bên cạnh đó đẩy mạnh truyên truyền nhằm thay đổi tập quán cho người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm đã qua các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát có như vậy bản thân người kinh doanh sản phẩm động vật sẽ nhập từ các cơ sở giết mổ tập trung để đảm bảo ATTP.

Thứ sáu: Việc xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cũng là giải pháp mạnh để giảm giết mổ nhỏ lẻ vì việc hình thành chuỗi liên kết bắt buộc phải là giết mổ lớn, tập trung để gắn các mắt xích trong quá trình cho ra các sản phẩm sạch, an toàn.

Chắc chắn với các giải pháp trên, được các cấp các ngành quan tâm vào cuộc đồng bộ cùng sự đồng thuận của người kinh doanh, người tiêu dùng thì hoạt động giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ giảm nhanh trong thời gian tới để người dân Thủ Đô yên tâm sử dụng sản phẩm động vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm./.

Nguyễn Thị Minh Thắng Phòng Kiểm dịch - Chi cục Thú y Hà Nội

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P N

HẬN

DIỆ

N S

ẢN P

HẨM

AN

TO

ÀN &

CH

UỖ

I GIÁ

TRỊ

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI27

Page 28: Số 03- Quý I/2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

NH

ẬN D

IỆN SẢN

PHẨM

AN TO

ÀN &

CHU

ỖI G

IÁ TRỊ

ÔNG HOẠT “BÊ ĐỰC SỮA ”

Trong dịp đến thăm trang trại chăn nuôi bò sữa của gia đình anh Nguyễn Hữu Hoạt (xã Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội), chúng tôi không

khỏi ngỡ ngàng trước quy mô trang trại của gia đình đôi vợ chồng trẻ anh Hoạt - chị Anh: Một khu trang trại rộng 7 ha gồm một bãi cỏ xanh mướt khoảng 2,5 ha; 03 dãy chuồng hai mái cao, thoáng mát có diện tích khoảng 1.500 m2, với quy mô 305 con bò sữa (trong đó 65 con bò cái sữa còn lại 240 con bê đực sữa) con nào con nấy lông da bóng mượt đang dào dào ăn cỏ. Với quy mô nuôi trên 300 con bò với một hộ chăn nuôi thì cũng đã là hiếm nhưng điều khác hẳn với các hộ chăn nuôi bò sữa khác ở đây là gia đình anh đi theo hướng “nuôi bê đực sữa lấy thịt”.

Khi được hỏi vì sao anh lại chọn hướng nuôi bò đực sữa lấy thịt, anh Hoạt vui vẻ tâm sự: vợ chồng anh trước đây kinh doanh, giết mổ bò, sau nhiều năm anh rút ra kinh nghiệm bò đực sữa sơ sinh thường được bán với giá rất rẻ so với giá bê giống hướng thịt (giá bê sữa sơ sinh chỉ khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/con, trong khi giá bê giống hướng thịt lúc 4 - 6 tháng tuổi lên đến 12 triệu đồng). Bê đực sữa có khả năng sinh trưởng, phát triển không kém gì các giống bê thịt hiện nay ở cùng lứa tuổi, khi mổ thịt, tỷ lệ thịt loại 1 của bò sữa cao hơn nhiều so với bò thịt bởi bò sữa có phần mông phát triển hơn, không có u, yếm như bò thịt mà giá bán hơi của bò sữa và bò thịt là như nhau nên lái buôn thường thích bò sữa hơn bò thịt.

Dám nghĩ dám làm, năm 2013 vợ chồng anh Hoạt nhập 40 con bê đực sữa sơ sinh từ TH true Milk về nuôi. Sau một thời gian, anh mới thấy để nuôi được bê sữa từ khi mới sơ sinh đến giai đoạn 4 tháng tuổi không hề đơn giản như anh nghĩ. Đàn bê nhà anh liên tục bị tiêu chảy, chi phí điều trị, thiệt hại bê chết ngày một nhiều hơn. Song với niềm đam mê với nghề, ham mê học hỏi và được các cán bộ Trạm Phát triển chăn nuôi Số 7 (thuộc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội) tư vấn, anh dần rút ra được kỹ thuật nuôi bê sữa. Anh Hoạt chia sẻ, để nuôi bê sữa giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi luôn khỏe mạnh thì nên sử dụng sữa bột thay thế, lượng nước pha sữa luôn phải đảm bảo thật sạch sẽ, nhiệt độ nước ổn định theo ngày và mùa khác nhau để bê không bị stress, bên cạnh đó cần bổ sung thêm vào thành phần sữa một lượng men tiêu hóa vừa đủ, Bcomplex giúp bê tăng cường sức đề kháng, tiêu hóa tốt. Khi bê được một

tuần nên bắt đầu cho bê tập ăn cỏ phơi tái, đến tuần thứ hai cho tập ăn thức ăn tinh để kích thích hệ tiêu hóa của bê, giảm chi phí sữa bột; từ 5 đến 18 tháng tuổi nên bổ sung thêm thức ăn ủ chua, bã đậu, bã bia; trước khi xuất bán thì tiến hành vỗ béo bò đực sữa, trong giai đoạn này nên tăng cường khẩu phần thức ăn tinh. Anh nhấn mạnh thêm trong giai đoạn vỗ béo nên ăn bổ sung bã bia, bã đậu bò tăng trọng nhanh mà giá thành những phụ phẩm trên rất rẻ (chỉ khoảng 1.500 đồng/kg). Ngoài ra, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, công tác vệ sinh chuồng trại, sát trùng tiêu độc, tiêm phòng cho đàn bê, bò luôn được thực hiện nghiêm ngặt.

Với kỹ thuật trên, đàn bò của anh ngày càng lớn nhanh, khỏe mạnh hơn. Bê 6 tháng tuổi, khối lượng thịt hơi bình quân 180 kg/con, đến khi xuất bán vào 21 tháng tuổi khối lượng bình quân đạt khoảng trên dưới 600 kg/con. Bên cạnh đó, gia đình anh Hoạt còn nuôi thêm 65 con bò cái sữa mà theo anh là để lấy ngắn nuôi dài, mỗi tháng nguồn thu từ sữa bò tươi anh đầu tư mua thức ăn cho cả đàn bò.

Về trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, gia đình anh đầu tư đồng bộ các trang thiết bị tiên tiến như hệ thống giàn phun mưa làm mát chuồng, máy cắt cỏ, máy thái cỏ, xe công nông trở cỏ, máy phối trộn thức ăn, xe vận chuyển thức ăn trong chuồng,…, từ đó giảm công lao động. Vì vậy, quy mô chăn nuôi lớn là vậy nhưng mọi công việc trong trang trại chủ yếu do vợ chồng anh, ngoài ra anh chỉ thuê thêm 04 lao động ngoài để thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn bò.

Khi nói về hiệu quả kinh tế, anh Hoạt phấn khởi cho biết trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, thuê nhân công, khấu hao chuồng trại, thiết bị, nuôi mỗi con bò đực sữa gia đình anh có lãi khoảng từ 500 - 700 ngàn đồng/con/tháng. Ngoài ra anh còn tận dụng tính toán sử dụng nguồn chất thải, phân bò để trồng cây, trồng cỏ để tự cung tự cấp nguồn thức ăn tại trang trại. Chăm sóc tốt đàn bò sữa để hàng ngày có thu nhập đầu tư trở lại cho đàn bê đực sữa nuôi lấy thịt và còn để bán giống bê cái nhằm tăng thêm thu nhập. Tính ra trong mấy năm qua, mỗi năm thu nhập từ trại bò nhà anh được trên 01 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. Quả thật một hiệu quả kinh tế đáng kể với một hộ chăn nuôi và đây cũng chính là kết quả dám nghĩ, dám làm và một hướng đi đúng.

28 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 29: Số 03- Quý I/2016

các cấp các ngành và các cơ quan chuyên môn để anh có bước đi bền vững và hiệu quả hơn.

Về định hướng thời gian tới anh vẫn tập trung đi theo hướng thu mua bê đực sữa để nuôi lấy thịt vì số lượng đàn bò sữa ở Việt Nam và thành phố Hà Nội đang được phát triển. Dự kiến tăng quy mô trang trại lên 400 con bò sữa, cung cấp giống bò sữa đực cho các hộ chăn nuôi, xây dựng một khu giết mổ bò đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ sản phẩm thịt bò chất lượng tốt cung cấp cho thị trường trong và ngoài Thành phố.

Hy vọng với niềm đam mê, gắn bó với nghề và có định hướng đúng anh Hoạt sẽ tiếp tục gặt hái những thành công với nghề “nuôi bê đực sữa lấy thịt” và sẽ giúp cho nhiều người chăn nuôi có thêm kinh nghiệm làm giàu từ nghề./.

Nguyễn Thị Phương ThúyTrung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P N

HẬN

DIỆ

N S

ẢN P

HẨM

AN

TO

ÀN &

CH

UỖ

I GIÁ

TRỊ

Tiếng lành đồn xa, với hiệu quả kinh tế như vậy nên thời gian qua, trang trại của gia đình anh Hoạt đã đón rất nhiều bà con nông dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm và mua con giống. Như vậy, có thể thấy dù ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa ở nước ta hiện nay đã và đang gặp không ít khó khăn về giá bò giảm, giá thức ăn tăng nhưng nếu người chăn nuôi tìm ra một hướng đi đúng thì vẫn có hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả là vậy, nhưng về khó khăn tồn tại anh Hoạt cũng còn nhiều băn khoăn, trăn trở vì hiện nay tình hình chăn nuôi vẫn còn nhiều biến động, giá đầu vào còn cao trong khi đó đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Anh cũng chưa xây dựng được chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Chưa đánh giá được chất lượng bò thịt nuôi từ bê đực sữa có gì khác với các giống bò thịt thông thường hiện có trên thị trường. Bên cạnh đó thời tiết khí hậu, diễn biến dịch bệnh cũng nhiều phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chăn nuôi nhất là chăn nuôi quy mô lớn như gia đình anh. Những khó khăn đó cũng chính là những mong muốn của anh với

10 năm không để xảy ra dịch bệnh lợn tại “Chung cư lợn”

Thăm trang trại ông Nguyễn Trọng Long (Tân Ước - Thanh Oai - Hà Nội) hay còn gọi là “Ông Long - Chung cư lợn” , chúng tôi thực sự

ngạc nhiên bởi ông có khu nhà nuôi lợn 03 tầng với quy mô trên 400 lợn nái và trên 4 ngàn lợn thương phẩm, hàng năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng. Ông là nông dân tiêu biểu của Thủ Đô được đi báo cáo điển hình nhiều nơi để mong muốn mô hình của ông được nhân rộng hơn nữa. Có được thành công đó thì ông coi tính quyết định đó là làm sao chăn nuôi không để dịch bệnh xảy ra.

Trao đổi với chúng tôi về công tác phòng chống dịch tại trang trại, ông phấn khởi nói ngay “10 năm nay tôi không để dịch bệnh về Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết trùng, Tai xanh … xảy ra” vì vậy trang trại của tôi phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Nghe tưởng đơn giản nhưng thực tế vào cuộc mới biết không hề đơn giản chút nào bởi đó là cả một quá trình phấn đấu với những giải pháp nghiêm ngặt. Những vấn

đề ông trao đổi, chúng tôi cho đó là những bài học kinh ng-hiệm để các chủ trang trại và người chăn nuôi tham khảo.

Vấn đề môi trường được ông luôn đặt lên hàng đầu,.Môi trường ở đây phải có tổng quan chung là từ khu trang trại đến chuồng nuôi, tạo không khí toàn khu làm sao tạo độ thông thoáng cho vật nuôi sống trong môi trường trong lành. Đây cũng chính là ý tưởng thôi thúc ông quyết định xây nhà 03 tầng cho lợn vào năm 2011. Lợi ích như ông nói về nhà 3 tầng cho lợn đó là tạo môi trường trong lành, thông thoáng hơn nếu được nuôi ở tầng 2, tầng 3. Bên cạnh giảm chi phí về mái, về hệ thống Biogas phía dưới, nếu như 3 khu chuồng nuôi riêng biệt thì cần 3 hầm biogas, nhưng 3 tầng chồng lên nhau chỉ cần 1 hệ thống bể biogas. Để tạo sự thông thoáng và hạn chế tối đa việc đi lại nhiều ,ông để hệ thống ao xung quanh, trên mặt nước ông thả bèo tây với mật độ dày ,như ông nói để hạn chế bụi bẩn. Hệ thống nước ao với diện tích mặt nước rộng cũng tạo cảnh quang môi trường mát, trong lành cho toàn khu vực chuồng nuôi. Một hệ

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI29

Page 30: Số 03- Quý I/2016

cũng chia sẻ: ‘Nhiều trại rất chủ quan vấn đề này và thực tiễn cũng đã có trang trại “khóc dở, mếu dở” vì bị dịch lây qua chính người tham quan khi họ từ vùng có dịch trở về đến tham quan’. Bài học này cũng là một bài học quan trọng để các trang trại cũng như cho mỗi người có thêm ý thức khi đi tham quan. Về tình hình xuất nhập lợn ở trang trại, ông đã bố trí đường vào đường ra rất rõ ràng, không để phương tiện, xe ô tô và cả dụng cụ chuồng nuôi mang đi mang lại qua các trang trại vì ông hiểu nhiều khi dịch bệnh thường lây qua chính con người (qua trại nọ trại kia) và qua vật dụng chuồng nuôi. Để làm tốt hơn nội dung này, về định hướng ông đang xây dựng liên kết chuỗi từ chăn nuôi - giết mổ - đến chế biến tiêu thụ sản phẩm để mong muốn trang trại của ông tạo một chuỗi khép kín vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa làm chủ công tác phòng chống dịch bệnh.

Về cập nhật thông tin để chủ động phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại cũng được ông trao đổi và đặt vấn đề sâu. Ông nói đúng là thời buổi công nghệ thông tin đã giúp ông chủ động được nhiều vấn đề trong đó công tác phòng chống dịch bệnh. Hàng ngày qua thông tin đại chúng cũng như thông tin từ các cơ quan chuyên môn (chi cục Thú y) ông biết ở đâu có dịch, ở đâu đang xuất những loại bệnh gì để ông có ngay giải pháp phòng chống ngay tại trang trại mình. Cụ thể như tăng cường phun thuốc sát trùng, kiểm tra ngay lịch tiêm phòng, hạn chế thấp nhất người ra vào trang trại. Chú ý việc xuất nhập gia súc tại trang trại đặc biệt ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Ông cũng kịp thời thông tin chia sẻ thông tin từ các trang trại để có những giải pháp mang tính đồng bộ.

Với những việc làm trên đây đã giúp ông Long làm chủ “trận địa” về phòng chống dịch bệnh tại trang trại lợn mà ông đã gắn bó trên 10 năm nay để đi đến nhiều thành công được các cấp các ngành ghi nhận. Có lẽ đây cũng là những kinh nghiệm để người chăn nuôi biết đến và chia sẻ có như vậy chăn nuôi sẽ thành công hơn. Không chủ quan lơ là, ông cũng đang tập trung làm tốt hơn các giải pháp trên để tiếp tục gặt hái những thành công mới trong đó có công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại trang trại.

Nguyễn Ngọc SơnPhó chi cục trưởng - Chi cục Thú y Hà Nội

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

NH

ẬN D

IỆN SẢN

PHẨM

AN TO

ÀN &

CHU

ỖI G

IÁ TRỊ

thống cây xanh ông cũng được ông quan tâm trồng xung quanh khu vực chuồng nuôi, tận dụng hệ thống đất còn trống, đường đi, quanh bờ ao. Thực tế khi thăm trang trại kể cả vào những ngày nắng nóng nhưng khi vào khu vực chuồng nuôi của ông lại rất mát, không bị một cảm giác khó chịu là vào thăm chuồng lợn.

Tổng quan xung quanh khu vực chuồng nuôi là như vậy còn hệ thống trong chuồng nuôi, khi mới bước vào nghề chưa được trang bị hệ thống chuồng kín ông quan tâm nhiều đến hệ thống chống nóng như mái, giàn phun nước, hệ thống nước làm mát trong chuồng nuôi. Giờ đây ông trang bị hệ thống chuồng kín đảm bảo điều chỉnh được toàn bộ nhiệt độ. Hiện đại là vậy nhưng việc tạo tổng quan môi trường đã giúp cho ông đỡ nhiều về chi phí điện, nước. Ông cũng rất lưu tâm đến việc kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo nhiệt độ, nếu lơ là việc này, ông nói coi như “xong cả nghiệp”.

Môi trường là vậy, còn tiêm phòng thì sao ? Ông nói đây là giải pháp chủ động nên không chủ quan được, việc này được ông thực hiện nghiêm ngặt. Một số loại vắc xin đã sử dụng như vắc xin phòng 04 bệnh đỏ (Dịch tả, THT, PTH, Tụ dâu ..) vắc xin Ecoli, Tai xanh, Lở mồm long móng. Nói về kinh nghiệm sử dụng vác xin, ông cho biết có sổ theo dõi được đặt ngay tại chuồng nuôi và đưa vào hệ thống quản lý. Rất chú ý trong việc sử dụng đúng liều, đúng lịch kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý nên từ đó hiệu quả về bảo hộ miễn dịch trên đàn lợn của ông thường rất cao. Việc xuất bán lợn giống cũng như lợn thương phẩm của ông rất thuận lợi bởi đàn lợn đã có miễn dịch, tạo cảm giác yên tâm cho người tiêu dùng khi sử dụng.

Việc sử dụng thuốc sát trùng trong chuồng nuôi: Theo kinh nghiệm của ông, phải làm tốt khâu vệ sinh cơ giới trước khi sử dụng thuốc sát trùng bởi vừa nâng cao hiệu quả vừa đỡ tốn kém thuốc. Trong quá trình sử dụng ông có kế hoạch thay đổi thuốc sát trùng để tránh hiện tượng nhờn thuốc. Lịch phun thuốc sát trùng tại trang trại ông luôn có kế hoạch sẵn. Tuy nhiên khi thời tiết thay đổi bất thường nhất là ở thời điểm chuyển giao mùa hoặc khi nghe thông tin về dịch bệnh ở các nơi là ông thường phun bổ sung ngay.

Công tác tham quan, kiểm dịch tại trang trại cũng được ông chia sẻ nhiều những kinh nghiệm. Cho dù là ai đến tham quan đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình sát trùng và sử dụng bảo hộ. Đó là khử trùng phương tiện, người và trang bị bảo hộ khi vào trại. Ông

Tầng chuồng úm

Khu nuôi lợn thương phẩm

30 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 31: Số 03- Quý I/2016

liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên nhãn hàng. Đặc biệt là sử dụng quyền của người tiêu dùng.

Đối với các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Đồng thời không sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Tuân thủ các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao độ an toàn cho người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ cũng cần đảm bảo VSATTP trong kinh doanh bán lẻ, trực tiếp với người tiêu dùng thông tin 2 chiều, giải quyết khiếu nại… Doanh nghiệp cần vào cuộc ngay vì lợi ích của cộng đồng, của chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là đầu mối thúc đẩy xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Về phía quản lý nhà nước, cần tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí nguồn lực và kém hiệu quả, khi có hiện tượng xảy ra (vấn đề do nhiều phía, nguyên nhân khách quan, chủ quan) mà không có người đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp, đặc biệt là sự phản hồi nhanh chóng phản hồi, xử lý vụ việc. Vì vậy, cần phải rà soát lại văn bản, khung pháp lý về VSATTP để phù hợp với các quy định, các xu hướng của quốc tế về VSATTP, có khung pháp luật, qui định, chính sách tốt hơn. Tạo môi trường, có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các hình thức tiêu dùng hiện đại như các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Khi đã có sản phẩm an toàn, có nguồn gốc nhãn mác, cung cấp đầy đủ thông tin, chắc chắn người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm đó thay cho những sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Trung Kiên

Thực phẩm sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp thiết của người tiêu dùng Việt Nam. Đó là một trong những nội

dung chính được đưa ra tại Hội thảo “Xu hướng tiêu dùng hiện đại và thực phẩm sạch” tại Hà Nội trong tháng 3.

Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm đang xảy ra khá phổ biến do thực phẩm kém chất lượng gây ra. Nguyên nhân là do người sản xuất vẫn sử dụng các hóa chất không được phép sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm như formol, hàn the, phẩm màu công nghiệp. Các hóa chất được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc; dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Một bộ phận lớn các doanh nghiệp sản xuất đã cơ bản sản xuất các thực phẩm sạch, đáp ứng yêu cầu khá cao của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài như: Nhật Bản, Mỹ, EU… Tuy nhiên, công tác này cần được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới bởi đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, là quyền cơ bản đối với mỗi con người, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, để nâng cao công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng phải là những người thông thái, hướng đến những thương hiệu, không chỉ thương hiệu của các sản phẩm mà còn là thương hiệu của nhà bán lẻ. Quan tâm đến thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P N

HẬN

DIỆ

N S

ẢN P

HẨM

AN

TO

ÀN &

CH

UỖ

I GIÁ

TRỊ

Xu hướng tiêu dùng hiện đại hướng đến thực phẩm sạch và an toàn

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI31

Page 32: Số 03- Quý I/2016

Cơ sở sản xuất rau quả Thanh HàMô hình trồng rau an toàn công nghệ cao

Đam mê nông nghiệp từ nhỏ, với khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng chị Bùi Thị Thanh Hà, thôn Bằng Sở,

xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội đã dám từ bỏ công việc với mức lương cao trước kia để bắt tay vào xây dựng một trại rau sạch trên mảnh đất Bằng Sở. Khởi nghiệp từ năm 2013 với những giá rau mầm, giờ đây chị đã sở hữu một khu sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế cao và là mô hình điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đến thăm khu trồng rau của cơ sở, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những luống rau xanh mướt, thẳng tắp. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường đang đòi hỏi những thực phẩm sạch, chị Hà đã xây dựng một khu sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích canh tác 1ha, diện tích cho thu hoạch sản phẩm 7.000 m2, trong đó khu nhà lưới rộng 1.000m2 để ươm cây giống. “Cơ sở hiện nay đang chuyên canh xà lách gồm các loại như: Icebert, Lollo tím, Lollo xanh, Romanie,... Tất cả các giống rau đều được nhập khẩu từ Hà Lan, chất lượng tốt và cho năng suất cao. Chỉ với 1 kg hạt giống rau, tôi có thể trồng xà lách luân canh được cả năm”, chị Hà cho biết.

Cơ sở sản xuất rau quả, Thanh Hà được đánh giá là mô hình sản xuất hiệu quả của huyện Thường Tín nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung nhờ việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và khoa học. Hệ thống tưới tiêu tự động với các vòi phun nước được đặt cố định; hệ thống cảm biến mưa giúp điều chỉnh lượng nước cần thiết cho rau. Điều này giúp hạn chế tối đa sức lao động, nhân

công, tăng hiệu quả sản xuất. Phương pháp cải tạo đất, cho đất nghỉ từ 10 - 15 ngày khi chuyển vụ. “Khâu làm đất là khâu quan trọng nhất cho viêc sản xuất, giữa các vụ, đất phải được nghỉ để tránh các mầm bệnh còn ủ dưới lòng đất, không ảnh hưởng đến vụ sau”, chị Hà cho biết. Không sử dụng phân hóa học, hoàn toàn dùng phân được ủ hoai mục đúng thời gian sau đó sẽ được bón cho cây. Đối với sâu bệnh, nhất là bọ nhảy thì đơn giản chỉ cần dựng hàng rào chắn cao, bọ nhảy sẽ không thể “làm hại” những luống rau được. Với những biện pháp canh tác khoa học, nên năng suất luôn đảm bảo ở mức cao. Ước tính, thu hoạch rau mỗi năm của cơ sở đạt 55 tấn, sản lượng cung cấp ra thị trường là 150kg rau/ngày. Ngay sau khi cây được thu hoạch sẽ vận chuyển đến một công ty chuyên sơ chế, đóng gói bảo quản trong điều kiện tối ưu trước khi được bán ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng. Hiện nay sản phẩm rau của cơ sở sản xuất rau quả Thanh Hà đã có mặt tại các siêu thị và cửa hàng rau sạch trong thành phố Hà Nội như siêu thị Big C, Vinmart... với giá bán từ 20.000-40.000đ/kg tùy từng chủng loại. Như vậy, chỉ với 1ha rau xà lách, cơ sở của chị sẽ thu về khoảng trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Cơ sở sản xuất rau quả Thanh Hà đã được Chi cục Bảo vệ Thực vật cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và sơ chế rau. Tháng 01/2016, cơ sở đã được Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp cấp chứng nhân VietGAP trồng trọt. “Cơ sở chúng tôi phải tự ý thức làm ra được sản phẩm sạch và an toàn. Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thường Tín thường xuyên giám sát sản xuất nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Sản phẩm rau Thanh Hà đã được chứng nhận đthì việc tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và người tiêu dùng có thể yên tâm hơn nữa khi sử dụng sản phẩm”, chủ cơ sở cho biết.

Quý khách hàng có nhu cầu liên kết, tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ

Cơ sở sản xuất rau quả Thanh HàĐịa chỉ: Thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường

Tín, Hà NộiĐại diện: Bùi Thị Thanh Hà - Chủ cơ sởĐiện thoại: 0984920986

Thu Trang

Câu chuyện về chàng thanh niên trẻ dám dấn thân vào nông nghiệp

Tốt nghiệp một trường đại học về công nghệ, từng công tác cho một Công ty nước ngoài về nghiên cứu thị trường nhưng chàng thanh niên trẻ Tuấn

Hải đã từ bỏ tất cả để dấn thân vào nông nghiệp, dường như chẳng có chút liên quan đến việc học. Thế nhưng đúng là nghề chọn người, đến giờ này Tuấn Hải cũng không hề hối hận về quyết định của mình. Khởi nghiệp từ năm 2007, đến năm 2013, Tuấn Hải và bạn của mình đã thành lập

ra Công ty mang tên Sơn Trại Sạch có diện tích khoảng 2ha, nằm trên vùng đất đồi khô cằn của xã Bàn Gián, huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh Phúc. Với triết lý kinh doanh là không bán hàng mà đang chia sẻ những sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt nhất được tạo ra từ tri thức, nhiệt huyết, sự trung thực, lòng yêu thương và trách nhiệm của mình cho xã hội, chàng thanh niên trẻ đã quyết tâm làm giàu từ những thực phẩm sạch.

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

NH

ẬN D

IỆN SẢN

PHẨM

AN TO

ÀN &

CHU

ỖI G

IÁ TRỊ

32 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 33: Số 03- Quý I/2016

Bắt đầu mô hình chăn nuôi sạch từ năm 2007 với sản phẩm chính là lợn rừng, Tuấn Hải mua 8 con lợn rừng Thái Lan. Do chưa có vốn kiến thức về chăn nuôi, anh phải một mình mày mò tìm hiểu qua Internet, tham quan nhiều mô hình nuôi lợn rừng trong và ngoài tỉnh. Nhưng anh đã vấp phải thất bại đầu tiên khi 4/8 con lợn rừng đầu tiên anh nuôi bị chết vì bệnh. Không bỏ cuộc, anh vào Tây Ninh mua thêm 4 lợn rừng giống Việt. Dần dần nuôi và gây giống thành công. Từ chỗ chỉ có 8 con, đến nay, trang trại của anh Hải đã có khoảng 100 con nuôi theo hướng chăn thả hoàn toàn được nuôi tại các trang trại vệ tinh được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập giống, tiêm vắc xin, nguồn thức ăn nhập vào, vệ sinh chuồng trại. Lợn của Sơn trại sạch sẽ được cho ăn bằng thức ăn phối trộn từ ngô lên men bằng công nghệ hệ vi sinh vật hữu ích của Nhật Bản; cám gạo, đậu tương xay vỡ, rau theo mùa... Lợn mà Sơn trại đang nuôi có thời gian nuôi trung bình 5,5-6 tháng, lượng mỡ vừa phải, có độ ngọt, thơm gần bằng dòng “lợn ta” và hơn hẳn dòng “lợn ngoại”, cân nặng hợp lý, trung bình khoảng 80kg. So với chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi lợn sạch có nhiều ưu điểm hơn hẳn, thịt ngon hơn, thị trường tiêu thụ ổn định, thường xuất bán cho các nhà hàng, quán ăn. Với 80 -100 con lợn, anh Hải thu lãi bình quân 150 triệu đồng/năm, năm 2010, gặp thời giá cao, lợi nhuận đạt 300 triệu đồng/năm.

Chưa dừng lại ở đó, Tuấn Hải còn lấn sân sang chăn nuôi gà sạch. Hiện tại trang trại của anh Hải đang nuôi với quy mô 10.000 con/lứa. Với một quy trình kỹ thuật đặc biệt: gà được nuôi trong 5 tháng. Lấy giống là gà Ri lai Hải Phòng làm giống chuẩn. Kiểm soát trọng lượng đến khi bán ra chỉ tầm 1,2kg đến 1,4 kg tùy thị hiếu người tiêu dùng từng địa phương. Thức ăn chủ yếu là ngô và thóc mầm. Sang tháng thứ 5 cho ăn ngô và thóc mầm 100%. Bắt đầu sang tháng thứ 4 không dùng kháng sinh để điều trị bệnh mà dùng các loại thảo dược phòng và trị bệnh như gừng, tỏi. Nói đến thức ăn cho gà là ngô và thóc mầm, Tuấn Hải cho biết ngoài việc chăn thả tự nhiên trên đồi, gà của trang trại sẽ được ăn thóc mầm (thóc được ngâm nước để nảy mầm) mang lại nhiều dinh dưỡng và vitamin hơn; Ngô nguyên hạt sẽ được xay ng-hiền nát... để trở thành cám ngô, đậu tương nguyên hạt sẽ được rang trước khi nghiền nát thành cám; Bí đỏ được trồng tại địa phương là nguồn dinh dưỡng rất có ích cho

gà khi nó chứa nhiều protein, carotene, vitamin B, vitamin C, vitamin K, vitamin T, canxi, photpho và những yếu tố khác. Với nguồn giống tốt nhất, kết hợp với quy trình chăn nuôi sạch, vệ sinh chuồng trại sạch và an toàn, Sơn trại luôn cho ra thị trường các sản phẩm ngon, chất lượng, sạch nhất. Không chỉ chăn nuôi mà tại Sơn Trại, Tuấn Hải còn đầu tư một khu giết mổ với quy trình sản xuất sạch, khép kín, công suất 200 con/ngày. Khu giết mổ đã được cấp giấy chứng nhận VSATTP.

Một trong những khâu quan trọng nhất đó là vấn đề tìm đầu ra cho thị trường. Những ngày đầu việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng rất khó khăn do sản phẩm mới chưa có chỗ đứng trên thị trường. Không nản chí, anh kiên trì giới thiệu sản phẩm đến từng nơi, từng người. Dần dần các sản phẩm của anh đã được người tiêu dùng biết đến. Hiện tại, trang trại của anh đang cung cấp sản phẩm gà sạch đến gần 20 cửa hàng tại Hà Nội như thực phẩm sạch Ecofoods, hệ thống thực phẩm sạch Greenlife; Hệ thống thực phẩm sạch Cleverfood, TopGreen…. Trung bình, mỗi ngày, trang trại xuất ra thị trường khoảng 80-100 con gà, 100 kg thịt lợn. Giá gà thịt thương phẩm trên thị trường dao động 150.000 đồng/kg, thịt lợn 120.000 đồng/kg (cao hơn giá chợ 10%). Tuy giá này cao hơn ở chợ nhưng sản phẩm rõ xuất xứ nguồn gốc, tuân thủ quy trình chăn nuôi chặt chẽ nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm. Mỗi năm từ trang trại sau khi trừ chi phí thức ăn, giết mổ, vận chuyển, đóng gói, trả nhân viên..., mỗi năm anh thu về hàng trăm triệu đồng lợi nhuận.

“Cái khó khăn của người chăn nuôi là đầu ra của sản phẩm, nếu như bán qua thương lái thì sẽ chẳng lời lãi được bao nhiêu, thậm chí nhiều khi bị ép giá còn lỗ. Thị trường mục tiêu của mình là Hà Nội - nơi có đông dân cư, nhu cầu của người dân lớn, dễ tiêu thụ hơn. Khi các nhà hàng, cơ quan, tổ chức có nhu cầu mình sẽ chuyển hàng xuống cho họ. Hướng đi trong thời gian tới là đi trực tiếp từ trang trại đến bàn ăn, từ thành lập đội thợ chuyên đi mổ, cung cấp thịt cho đến thuê đầu bếp chế biến thành món ăn, sẵn sàng phục vụ các sự kiện, chương trình theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó sẽ tấn công vào các chợ, nơi mà có lượng khách mua hàng lớn mỗi ngày”, ông chủ Sơn Trại chia sẻ.

Nhờ quy trình nuôi chặt chẽ, trang trại gà, lợn của Mạc Tuấn Hải được cấp chứng nhận VietGap năm 2014 và tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại, ngoài kinh doanh, anh còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà, lợn cho hơn 100 hộ dân trong vùng. Trang trại của chàng kỹ sư 8X trở thành địa chỉ tham quan học hỏi kinh nghiệm của nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh.

Quý khách hàng có nhu cầu liên kết, tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SƠN TRẠI SẠCHĐịa chỉ: Số 606, TT Thiết bị Y tế, ngõ 216 phố Định

Công, quận Hoàng Mai, Hà NộiĐịa chỉ trang trại: Xã Bàn Gián, huyện Lập Thạch,

tỉnh Vĩnh PhúcĐại diện: Mạc Tuấn Hải - Giám đốc Công tyĐiện thoại: 0969964618

Mạnh Dũng

Bản

tin -

XÚC

TIẾN

TH

ƯƠN

G M

ẠI N

ÔNG

NG

HIỆ

P N

HẬN

DIỆ

N S

ẢN P

HẨM

AN

TO

ÀN &

CH

UỖ

I GIÁ

TRỊ

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI33

Page 34: Số 03- Quý I/2016

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

ĐẶC

SẢN

NG

MIỀ

N

Chuối phấn vàng Tân Lập “Bảo bối” để thoát nghèo

Chuối phấn vàng thuộc nhóm chuối Tây của bà con dân tộc Mường trên bản địa tỉnh Phú Thọ. Giống chuối này được trồng tập trung

chủ yếu ở xã Tân Lập và Tân Minh thuộc huyện miền núi Thanh Sơn, Phú Thọ. Đây là giống chuối cho năng suất trung bình đạt từ 40-45 tấn/ha, khi chín vỏ có màu vàng sáng đẹp nhưng cuống quả vẫn còn xanh, thịt quả rắn, ăn ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Chuối phấn vàng quả to, già, cong, chín, mỏng vỏ, ngọt đậm và ăn rất thơm tốt cho sức khỏe, không độc hại vì chuối phấn vàng được trồng tự nhiên trên rừng.

Khoảng mười năm trở lại đây, bên cạnh cây lâm nghiệp thì cây chuối phấn vàng đã trở thành cây trồng giúp phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân sống ở đây. Là một xã nghèo thuộc huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đời sống bà con Tân Lập chủ yếu dựa vào đồi, rừng. Trước đây cây chuối phấn vàng được trồng lẻ tẻ trên núi vì người dân coi việc trồng chuối chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi thị trường tiêu thụ chuối phát triển đặc biệt là các thương lái từ Hà Nội, Hòa Bình và các tỉnh lân cận lên gom chuối đem về xuôi bán, thấy được hiệu quả và lợi ích từ cây chuối, bà con đã mở rộng diện tích trồng cây chuối phấn vàng. Đến nay toàn xã có trên 300ha cây chuối và trở thành cây trồng chủ lực tại địa phương.

Theo bà con xã Tân Lập, đất nơi đây chỉ phù hợp với cây chuối phấn vàng vì đất đồi, núi nhiều đá không trồng được cây gì nên chỉ có thể trồng cây lâm nghiệp xen cây chuối. Để cây chuối phấn vàng ra buồng to, quả to, mã quả đẹp cần lưu ý trong quá trình chăm sóc phải đầu tư phân bón đặc biệt là phân chuồng. Chú ý đến khâu chăm bón, phải phát quang cỏ chung quanh

gốc. Cây chuối dễ trồng, dễ sống, là cây sống khỏe ít bị dịch bệnh, không phải đầu tư nhiều và quá trình chăm sóc cũng dễ dàng hơn so với loại cây trồng khác. Hơn nữa cây chuối phấn vàng ít bị gián đoạn về thời vụ, mùa đông cũng như mùa hè đều cho mức thu hoạch suýt soát nhau nếu như được chăm sóc tốt. Hiện tại trung bình 1ha trồng chuối mỗi tháng cho thu hoạch từ 30-40 buồng chuối, một buồng chuối phấn vàng có trọng lượng trung bình từ 25-30kg/buồng với giá bán tại vườn từ 4.000-5.000 đ/kg tính ra mỗi tháng cây chuối phấn vàng mang lại cho bà con nơi đây thu nhập trung bình từ 4-5 triệu đồng/ha là nguồn thu không hề nhỏ với bà con dân tộc miền núi Tân Lập còn nhiều khó khăn này.

Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm chuối phấn vàng ngày càng tăng vì vậy chuối ngả buồng đến đâu thương lái thu mua tại chỗ đến đó. Để tiện đầu ra hiện nay trong xã đã có các đại lý chuyên thu gom chuối cho bà con, chuối vừa trổ buồng đã được đánh dấu đợi già là gom cho đại lý, bởi vậy bà con không phải lo về khâu tiêu thụ.

Theo ý kiến của ông Đinh Tiến Thanh - phó chủ tịch UBND xã Tân Lập: Trong những năm gần đây chuối phấn vàng đã được bà con ở Tân Lập mở rộng diện tích góp phần phủ xanh đồi núi, chống xói mòn đất góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chuối phấn vàng trở thành đặc sản của vùng và sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh. Cây chuối phấn vàng là một cây trồng bản địa trồng rất lâu đời trên đồng đất xã Tân Lập, là cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. Trong thời gian tới, xã Tân Lập có định hướng khuyến khích cho các hộ dân trên địa bàn tiếp tục duy trì và phát triển cây chuối phấn vàng. Đồng thời xã đề nghị với UBND huyện Thanh Sơn và các cấp, các ngành xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho cây chuối phấn vàng. Hiện nay xã Tân Lập đang khuyến khích bà con đang trồng chuối quảng canh sang thâm canh chuối để tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường cũng như thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu chuối phấn vàng Tân Lập mà xã đang xúc tiến triển khai.

Giờ đây trên khắp đồng đất của xã Tân Lập đâu đâu cũng thấy sức vươn của chuối phấn vàng. Ngoài sản phẩm chính là quả, các hộ dân còn thu được sản phẩm từ hoa, thân và lá của cây chuối. Có thể nói cây chuối không có sản phẩm thừa mà giá trị cây chuối đem lại năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhờ cây chuối phấn vàng mà người dân ở xã Tân Lập đang có “bảo bối” để thoát nghèo.

Trung Kiên

34 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 35: Số 03- Quý I/2016

Nằm về hướng Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long, nơi có dòng sông Hậu chảy qua, trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt

đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, huyện Bình Tân có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là gần 13.000ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là trên 9.500ha. Nơi đây được biết đến là thủ phủ khoai lang, là địa phương trồng nhiều khoai lang nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khoai lang tím Bình Tân.

Nắm bắt được các yếu tố thuận lợi cho việc trồng khoai lang như thổ nhưỡng, khí hậu, huyện Bình Tân trong những năm qua đã chú trọng phát triển cây khoai lang theo mô hình “hai vụ màu, một vụ lúa” bởi theo tính toán, trồng khoai lang thu lợi nhuận tăng gấp 3-5 lần trồng lúa. Bởi thế mà diện tích trồng khoai lang ở huyện Bình Tân không ngừng tăng lên theo các năm. Trước năm 2009, diện tích trồng khoai lang ở Bình Tân khoảng 5.000ha, đến năm 2011 diện tích tăng lên 9.800ha, hiện nay con số đó đã tăng lên 14.000ha. Khoai lang được trồng luân canh cả năm, gồm hai vụ: vụ sớm xuống giống khoảng tháng 11 - 12 dương lịch, thu hoạch vào tháng 02 - 03 dương lịch và vụ muộn xuống giống khoảng tháng 4-5 dương lịch, thu hoạch vào tháng 7-8 dương lịch. Theo ông Sơn Văn Luận, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã khoai lang Tân Thành, các giống khoai chính được trồng đó là khoai lang tím, khoai lang đỏ, khoai lang trắng sữa, nhưng khoai lang tím Nhật vẫn là giống được ưa chuộng hơn cả, chiếm 70% diện tích trồng. Giống khoai lang tím Nhật này có đặc điểm thân to mập, ít phân cành có màu tím, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh. Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Chẳng những thế, giống khoai lang tím ấy còn vô cùng hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên luôn cho năng suất cao và chất lượng tốt, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bởi những đặc tính nổi bật ấy mà tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Bình Tân nói riêng đã tính đến việc đưa khoai lang “xuất ngoại” từ cách đây khoảng 10 năm. Với những đòi hòi khắt khe về tiêu chuẩn củ, quy trình sạch bệnh sản phẩm từ vùng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nhất là dư lượng thuốc hóa học nên vùng nguyên liệu khoai lang Bình Tân đã được quy hoạch và được chứng nhận trên diện tích 17ha sản xuất theo tiêu

chuẩn GlobalGAP, trong đó tại xã Tân Thành là 4ha và diện tích cánh đồng mẫu lớn 32ha sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng những kỹ thuật canh tác mới. Giờ đây, khoai lang tím Bình Tân đã có một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu chính của khoai lang Bình Tân là thị trường Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc… Trong đó, khoai lang Bình Tân được “đưa” sang Trung Quốc với số lượng khá lớn, có thể đạt tới vài trăm tấn/ngày. Nếu như giá bán nội địa dao động ở mức từ 3.000 - 4.000đồng/kg thì giá bán xuất khẩu lại đạt gấp 3 lần, 11.000 - 12.000đồng/kg. Khoai lang tím Bình Tân đã thực sự trở thành một cây chủ lực, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long.

Nhằm giúp sản phẩm khoai lang Bình Tân nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt thị trường nước ngoài, cuối năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho “Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam”. Ông Luận cho biết, khoai lang Bình Tân có thương hiệu là cột mốc rất quan trọng, song để phát triển, cây khoai lang Bình Tân cần được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa về mặt khoa học, cần được quan tâm, hướng dẫn sản xuất theo hướng GlobalGap, để thâm nhập vào những thị trường ưa chuộng khoai lang nhưng khá khó tính như: Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, In-donesia, Ấn Độ…

Quý khách hàng có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ:

Hợp tác xã khoai lang Tân ThànhĐịa chỉ: Ấp Tân Lập, xã Tân Thành, huyện Bình

Tân, tỉnh Vĩnh LongĐại diện: Ông Sơn Văn Luận - Chủ tịch HĐQTĐiện thoại: 0973393302

Thu Trang

Khoai lang tím Bình Tân

ĐẶC

SẢN

NG

MIỀ

NBả

n tin

- XÚ

C TI

ẾN T

HƯƠ

NG

MẠI

NÔN

G N

GH

IỆP

Chuối phấn vàng Tân Lập “Bảo bối” để thoát nghèo

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI35

Page 36: Số 03- Quý I/2016

Côn Minh là một xã vùng cao, cách trung tâm huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn khoảng 32km về phía Tây Nam, với tổng diện tích đất tự nhiên

6.335,11ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 392,1ha. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, Côn Minh có nhiều tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp. Nhờ đó, người dân đã bén duyên với cây dong riềng và cho sản phẩm miến dong rất đặc trưng.

Cây dong riềng có lịch sử phát triển khá lâu tại Côn Minh. Cách đây hơn 50 năm, người dân các thôn Lủng Vạng, Bản Lài đã trồng dong riềng để lấy củ ăn. Đến những năm 1985, một số hộ dân từ miền xuôi lên khai hoang đã trồng dong để nghiền lấy tinh bột, vận chuyển về xuôi bán. Nghề làm miến dong tại mảnh đất này bắt đầu hình thành từ đó. Trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ trong phạm vi gia đình. Ngày nay, quy trình sản xuất ngày càng chuyên nghiệp hóa với đủ loại máy móc hỗ trợ nên nghề làm miến dong đã trở thành một nghề giúp nhiều hộ xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả.

Nhận thấy ích lợi kinh tế từ cây trồng này cho công tác xóa đói giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân các địa phương trong tỉnh trồng và chế biến tinh bột dong riềng. Riêng trong năm 2012, cây dong đã được trồng tại nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh với diện tích 1.800ha. Những năm gần đây, tổng diện tích trồng dong của toàn tỉnh tiếp tục tăng lên 2.943ha. Trong đó Na Rì là địa phương trồng nhiều nhất với 1.133ha, riêng xã Côn Minh trồng được khoảng 230ha. Hiện xã Côn Minh có 12 cơ sở chuyên sản xuất miến, 20 xưởng vừa sản xuất tinh bột vừa làm miến, cho nên diện tích dong riềng hiện có tại xã trồng đều được tận dụng, thu mua tối đa.

Miến dong Côn Minh có hương vị đặc biệt, được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với nguồn nguyên liệu thuần khiết là bột dong, hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, bởi vậy miến dong Côn Minh luôn chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. Miến dong Côn Minh có màu xám đục, không phải vàng óng như các loại miến khác. Sợi miến dong Côn Minh có màu hơi nâu do nguyên liệu từ củ dong riềng được giữ ở dạng nguyên chất, không dùng chất tẩy, không pha trộn với các loại bột khác. Sợi miến cũng không cắt ngắn mà để dài, cuộn to, dai, dòn, có hương thơm đặc trưng của bột dong. Sợi miến sau khi nấu có thể để lâu mà không bị bở, nát, không có sạn.

Để tạo ra được những sợi miến ngon như vậy là cả một quá trình sản xuất đòi hòi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Củ dong già sau khi thu về, rửa sạch đất cát rồi đem nghiền lọc bột. Bột

dong thô còn phải qua nhiều lần đánh nhuyễn, cho vào bể lắng, bơm đầy nước cho tinh bột lắng xuống. Cứ như vậy, sau khoảng 10 lần lọc mới thu về bột dong nguyên chất đưa vào sử dụng. Người sản xuất sẽ trộn lẫn 90% bột dong sống cộng với 10% bột đun chín và cho thêm phèn chua, kết hợp với nguồn nước đặc biệt của địa phương tạo thành một hỗn hợp sánh đem vào tráng trên mặt chảo đường kính 1m theo kiểu tráng bánh cuốn, độ mỏng từ 1 - 1,2mm. Chờ khoảng 30 - 40 giây đến khi bánh chín, dùng ống nứa cuốn bánh ra trải căng trên phên, Mỗi phên bánh có kích thước dài 2-2,5m, rộng 0,6-0,7m được đem phơi nắng sơ qua. Theo kinh nghiệm của những người làm miến lâu năm, miến được phơi nắng cho đến khi cầm tay thấy bánh hơi mềm, ráp tay là có thể mang đi cắt, nếu bánh tráng ẩm quá sẽ không cắt tạo sợi được, nếu khô quá cắt sẽ bị gãy vụn. Những sợi miến dài như vậy lại một lần nữa được đem phơi trên những giàn cao thoáng. Và cuối cùng là miến được cắt đoạn dài khoảng 40cm, đóng gói rồi đưa ra thị trường. Điều quyết định chất lượng miến có ngon hay không là phụ thuộc vào khâu pha chế tinh bột. Phương thức sản xuất tưởng như khá đơn giản nhưng lại không dễ chút nào, chỉ cần lơ là một chút, không tuân thủ quy trình là miến có thể bị khô, dễ gãy và sợi miến không được đều, đẹp.

Nếu nhận xét miến dong Bắc Kạn là đặc sản, có giá trị kinh tế cao, có uy tín trên thị trường, rất được khách hàng ưa chuộng thì chẳng sai chút nào. Cây dong riềng là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc thấp, năng suất cao, giá trị kinh tế mang lại cho người sản xuất cũng rất cao. Theo anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất và chế biến miến dong Tuấn Phương, giá bán ra thị trường hiện này là khoảng 50.000đ/kg, vào những tháng cao điểm như cuối năm, mỗi ngày toàn xã tiêu thụ khoảng 1000 tấn, trừ đi chi phí, các cơ sở sản xuất sẽ thu về vài trăm triệu đồng.

Năm 2013, Miến dong Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận nhãn hiệu tập thể và được công nhận là một trong 100 “Sản phẩm - dịch vụ uy tín chất lượng năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn. Và xã Côn Minh là một trong những đơn vị được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của mình. Sản phẩm miến dong của xã Côn Minh nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung được tiêu thụ khắp cả nước và ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm miến dong Côn Minh đã xuất khẩu sang các nước Châu Âu và một số nước Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...

Xây dựng được nhãn hiệu tập thể đã khó, nhưng giữ được giá trị thương hiệu thì còn khó hơn nhiều. Vì vậy, hiện nay xã Côn Minh và huyện Na Rì đang xây dựng quy hoạch trồng dong riềng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa; nghiên cứu công nghệ chế biến miến dong đảm bảo chất lượng ngày càng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm tinh bột, miến dong và phát triển thị trường tiêu thụ thông qua các chương trình hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh,…

Quý khách hàng có nhu cầu liên kết, tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ:

Cơ sở sản xuất và chế biến miến dong Tuấn PhươngĐịa chỉ: Côn Minh, Na Rì, Bắc KạnĐại diện: Nguyễn Văn Tuấn Điện thoại: 0945029232

Anh Phương

Miến dong Côn Minh, Na Rì

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

ĐẶC

SẢN

NG

MIỀ

N

Gạo tám Xuân Đài - Gạo ngon truyền thống

36 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Page 37: Số 03- Quý I/2016

Nếp cái Quần Liêu, tám xoan Xuân Đài” là hai loại gạo đặc sản nổi tiếng từ xa xưa của tỉnh Nam Định. Nếu như nếp Quần

Liêu (vùng Nghĩa Sơn) trăm hạt như nhau, dẻo mềm sau khi chín không nếp nào sánh được thì ở vùng chợ Cát, chợ Láng, xã Xuân Đài (Xuân Trường) có một thứ gạo đã được dùng “tiến vua” thuở xưa, đó là tám Xuân Đài. Gạo tám Xuân Đài gồm 2 giống chính là tám ấp bẹ và tám xoan.

Sở dĩ có tên gọi tám “ấp bẹ” vì giống tám ấp bẹ Xuân Đài dù trỗ đến 100% cũng vẫn còn khoảng 1/4 bông lúa nằm trong bẹ lá. Tám ấp bẹ có hương thơm đặc trưng, hạt cơm dai mà dẻo. Lúa tám thì nhiều nơi cấy, ngay tại Xuân Đài cũng có nhiều loại tám nhưng riêng giống “ấp bẹ” thì “kén” đất nên chỉ có các cánh đồng Trương, Công Thổ, Thần Từ, Trùy Khê, Tiền Đồng với diện tích khoảng 150 mẫu là cấy được. Không chỉ kén đất, cấy tám ấp bẹ còn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác từ lúc lựa giống, gieo cấy, thu hoạch, bảo quản. Giống phải là những bông mẩy, hạt đều nhất ruộng, phần ấp bẹ nhiều hơn so với các bông khác, chọn ngày nắng đều, phơi cả bông cho khô rồi dùng mảnh chai cạo lấy hạt thóc (tránh dập, xước vỏ), phơi thật săn rồi đựng trong hũ sành, bịt lá chuối. Tháng 6 hàng năm, xung quanh tiết “Mang chủng” mới mang thóc giống ra ngâm ủ làm mạ. Trước khi cấy ruộng phải bón lót phân chuồng ủ hoai với tỷ lệ từ 3-5 tạ/sào, khi mạ đã bén rễ hồi xanh mới bón phân đạm và sau khi cấy 1 tháng lại bón thúc bằng phân xanh ủ bằng các loại lá cây nhưng tốt nhất là lá xoan, “dấn” xuống từng gốc để cây lúa phát triển, đẻ nhánh đều. Tám ấp bẹ ưa nắng, một năm chỉ cấy được vào vụ mùa, thời gian sinh trưởng từ 175-180 ngày, thu hoạch xong phải chọn những ngày được nắng, phơi thật săn, sau đó đựng trong chum, vại sành, để giữ mùi thơm, thóc phải đổ đầy chum, nếu không phải lót trấu, trên bịt lá chuối khô. Khi nào dùng mới mang ra cối giã.

Thời gian cho thu hoạch dao động từ ngày 30-11 đến ngày 5-12, năng suất ước đạt 120 kg/sào. Với giá bán xấp xỉ 20 nghìn đồng/kg gạo, trừ chi phí, thu nhập thực tế từ lúa tám gấp 2,5-3 lần lúa thường

Gạo tám Xuân Đài hạt nhỏ, dài, thổi cơm rất mau chín, cơm tám màu trắng xanh, dẻo, mùi thơm ngào ngạt, ăn mau tiêu và hàm lượng chất bổ cao hơn các loại gạo khác rất nhiều. Có được điều ấy phải chăng vì lúa hợp thủy thổ và hợp con người Xuân Đài, trên những bàn tay vàng của người dân nơi đây. Xuân Đài nằm ở vùng đất phù sa trẻ của châu thổ sông Hồng, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ sét cao, tầng đất canh tác sâu. Đồng đất Xuân Đài là yếu tố đầu tiên quan trọng với chất lượng gạo tám thơm. Thế nhưng người Xuân Đài còn biết cách bảo quản, chế biến làm cho gạo tán thơm hơn, dẻo hơn, tinh khiết hơn. Tám thơm là giống lúa thích hợp với đất thịt nặng, thịt trung bình, thịt nhẹ, nhưng tầng canh tác phải sâu, là đất phù sa trẻ ít chua, ảnh hưởng mặn tiềm tàng ở tầng dưới. Giống lúa tám Xuân Đài ngày nay được trồng nhiều tại các cánh đồng của thôn Đồng Chương, Thần Từ, Tiền Đồng, Công Thổ, vàTruỳ Khê.

Gạo tám Xuân Đài đắt vì quý hiếm. Quý hiếm vì kén đất trồng và năng suất thấp, chăm bón lại cầu kỳ, cẩn thận. Bởi thế mà gạo tám Xuân Đài từ xa xưa đã là thứ gạo được dùng để “tiến vua”. Gạo tám Xuân Đài chỉ trồng được ở đất Xuân Đài mới giữ được hương vị riêng, nếu đem trồng trên đất khác thì không còn hương vị riêng ấy. Có vậy mới tạo nên cái phong phú đa dạng và đặc sản cho từng vùng đất. Chính những cánh đồng lúa và thương hiệu gạo nổi tiếng đã mang địa danh quê hương Nam Định lên ngôi trong thị trường các loại gạo đặc sản của cả nước.

Em như hạt gạo tám xoan Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà. Gạo tám thơm Chim ra ràng Cà cuống trứng. Cơm tám ăn với chả chim Chồng đẹp, vợ đẹp, những nhìn mà no…

Trung Kiên

ĐẶC

SẢN

NG

MIỀ

NBả

n tin

- XÚ

C TI

ẾN T

HƯƠ

NG

MẠI

NÔN

G N

GH

IỆP

Gạo tám Xuân Đài - Gạo ngon truyền thống

Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI37

Page 38: Số 03- Quý I/2016

Loài hoa mang tên Bạc Hà tưởng chừng chỉ mang lại sự ấm áp cho những dãy núi đá xám xịt thêm sức sống giữa những ngày đông lạnh, nhưng

chính loài hoa ấy đã gây dựng nên thương hiệu “có một không hai” trên miền Cao nguyên đá - mật ong Bạc hà. Nghề nuôi ong lấy mật của người dân miền đá Mèo Vạc cùng với chỉ dẫn địa lý về sản vật này đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Cũng chẳng nhớ rõ từ bao giờ, người dân nơi đây đã biết nuôi ong để lấy loại mật quý. Nếu như trước đây, nuôi ong chưa trở thành nghề, người dân chỉ nuôi một vài đàn ong lấy mật sinh hoạt trong gia đình. Thậm chí, nhiều người chỉ vô tình bắt đàn ong ở trong rừng để lấy mật. Từ khi được công nhận chỉ dẫn địa lý cho mật ong Bạc Hà của huyện (tháng 3/2013). Nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, người dân bắt đầu mở rộng nghề nuôi ong, trở thành phong trào ở các thôn xóm trên địa bàn. Hiệu quả từ nghề nuôi ong đã trở thành “mấu chốt” để huyện Mèo Vạc xác định đưa nghề nuôi ong trở thành một trong những ngành “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững. Với các cơ chế khuyến khích người

dân phát triển nghề nuôi ong, đến nay toàn huyện Mèo Vạc có trên 8.000 đàn ong mật. Từ những hiệu quả đạt được cùng với chỉ dẫn địa lý nên người dân đã mạnh dạn nhân rộng mô hình nuôi ong, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Mật ong Bạc Hà Mèo Vạc có màu sắc từ vàng đỏ đến vàng chanh, không bị biến đổi màu theo thời gian. Vị ngọt mát và dịu, không khé. Sản phẩm tồn tại dưới dạng lỏng hoặc kết tinh nếu bảo quản lâu ngày, mùa thu hoạch chính từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Việc được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý đã mở ra cơ hội cho loại mật ong này đủ sức cạnh tranh trên thị trường và góp phần để người dân mạnh dạn đầu tư vốn cho việc nuôi ong, tăng thu nhập đồng thời bảo tồn và phát triển được nguồn giống quý trong nông nghiệp.

Quý khách hàng có nhu cầu liên kết tiêu thụ sản phẩm vui lòng liên hệ:

HTX Tuấn DũngĐ/c: Tổ 2, Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà GiangĐại diện: Ngô Mạnh Cường - Chủ nhiệm HTXSố điện thoại: 01681797888

Thu Trang

Mật ong Bạc Hà Đặc sản núi rừng Tây Bắc

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 80 km. Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao trong cách cung

bình phong Bình Liêu - Đông Triều. Có diện tích tự nhiên trên 608 km2 trong đó có hơn 90% là rừng và đất rừng. Nơi đây có dòng sông Ba Chẽ hơn 80 km chạy suốt chiều dài của huyện tạo nên khung cảnh non nước hữu tình.

Nhờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cùng với đất rừng giàu màu mỡ, rất phù hợp với các loại cây công nghiệp, cây dược liệu quí hiếm có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy bên cạnh những cánh rừng nguyên sinh, Ba Chẽ còn là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng sản xuất và trồng cây dược liệu quí, đặc biệt là trồng cây Trà hoa vàng. Trà hoa vàng có hoa màu vàng kim đặc trưng, màu sắc rực rỡ. Dường như mỗi cánh hoa được phủ một lớp sáp mỏng óng ánh, mượt như nhung. Tháng 11 và 12 âm lịch là thời điểm Trà hoa vàng nở rộ.

Trà hoa vàng với rất nhiều tác dụng, lá có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính:

Trong lá Trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (choles-terol tốt). Nước sắc lá Trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;

Trà hoa vàng Ba ChẽQuảng Ninh

Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;

Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác; Hưng phấn thần kinh; Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu; Ngoài ra, lá trà còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp…

Nhằm bảo vệ nguồn dược liệu quý, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, hiện Ba Chẽ đã hoàn thành quy hoạch vùng trồng dược liệu trên 3.000ha, trong đó trồng cây trà hoa vàng 500ha và đã có 70ha Trà hoa vàng, trong đó 10ha đã cho thu hoạch. Hiện nay trên thị trường, trà hoa vàng phơi khô có giá khoảng từ 14-15 triệu đồng/kg.

Với đặc sản quí hiếm của vùng núi rừng Ba Chẽ, các quí vị có nhu cầu thưởng thức Trà hoa vàng. Xin liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Cổ phần Kinh doanh Lâm sản Đạp ThanhĐịa chỉ: Thôn Bắc Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba

Chẽ, tỉnh Quảng NinhĐại diện: Nịnh Văn TrắngĐiện thoại: 0945098412.

Vũ Xuân ĐoanChi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh

38 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Bản tin - XÚC TIẾN TH

ƯƠNG

MẠI N

ÔNG

NG

HIỆP

ĐẶC

SẢN

NG

MIỀ

N

Page 39: Số 03- Quý I/2016

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP

Hội thảo tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và chuỗi giá trị cho đoàn viên Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

thăm mô hình trồng rau an toàn tại HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội

Hội thảo tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và chuỗi giá trị cho người tiêu dùng Quận Long Biên tại Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương

Tập huấn tăng cường kỹ năng thu thập thông tin về thị trường và khách hàng; Văn hóa kinh doanh

Học viên lớp tập huấn cho người sản xuất xã Cát Quế, Hoài Đức thăm quan và học hỏi mô hình trồng bưởi

tại Viện nghiên cứu rau quả Trung ương, Gia Lâm, Hà Nội

Hội nghị Hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn giữa Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa

Hội nghị Hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn giữa Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

Page 40: Số 03- Quý I/2016

40 Số 03 - Quý I/2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘIWebsite: xttmnongnghiephanoi.vn

: 0433.524.741; Fax: 0433.524.626

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC THAM GIA HỘI CHỢ QUỐC TẾ VỀ THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG FOODEX JAPAN 2016 TẠI NHẬT BẢN.