soá 3 - thaùng 3/2019 -...

32
CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI - Dầu Tiếng vùng đất anh hùng 03 Đông Hiệp VAÊN - Bên kia dốc 06 Viết ngắn: Đinh Lăng - Chị tôi 07 Tùy bút: Trần Thị Kim Duyên - Con đường tỉnh yêu 09 Truyện ngắn: Hạ Trắng - Đêm trăng 16 Tản văn: Hoàng Hương Lan - Nhạc Valse tưởng tiếc xa xăm 17 Trần Hữu Ngư - Giàn đèn vùng quê 20 Nam Hải - Lễ mừng thọ 23 Vân Đôn - Mình ơi! 24 Tùy bút: Vy Thảo - Thơ được mùa 26 Ghi chép: Lã Thị Tú - Tình bạn 28 Truyện ngắn: Phan Hai - Đôi nét về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam 31 Bình Nguyên Chịu trách nhiệm xuất bản VÕ ĐÔNG ĐIỀN Ban Biên tập PHẠM ĐẮC HIẾN NGUYỄN HIẾU HỌC LÊ MINH VŨ PHAN HỮU LÝ Thư ký tòa soạn DUY THANH Trình bày ĐÌNH THANH Minh họa TRƯƠNG BỬU SINH PHẠM THỊ HỒNG XUYẾN NHAÏC - Bạch Đằng vùng trời bình yên 15 Nhạc và lời: Nguyễn Phượng - Dầu Tiếng vui ngày chiến thắng 22 Nhạc và lời: Lê Đức Dũng - Từ hương bưởi quê em 33 Nhạc và lời: Nguyễn Long THƠ Các tác giả: Lê Minh Vũ (08) - Trần Thanh Hải (12) - Hồ Xuân Tuyên (13) - Lê Thị Bạch Huệ (14) - Trăng Khuyết (14) - Ngô Văn Khanh (14) - Trần Thanh Cẩm (16) - Nguyễn Thánh Ngã (18) - L.N Trọng Quang (18) - Trần Hoan (19) - Phùng Hiếu (19) - Phan Thành Minh (20) - Nguyễn Ngọc Thi (21) - Lan Phương (25) - Nguyễn Quang Huỳnh (26) - Trần Đức Tín (27) - Dã Quỳ (27) - Trần Kỳ Duyên (27) - Nguyễn Trọng Đồng (30) Soá 3 - Thaùng 3/2019 AÛnh bìa: Dương Thị Phương Thảo Quán quân giải Bông Lúa Vàng 2018

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI- Dầu Tiếng vùng đất anh hùng 03 Đông Hiệp VAÊN- Bên kia dốc 06

Viết ngắn: Đinh Lăng

- Chị tôi 07Tùy bút: Trần Thị Kim Duyên

- Con đường tỉnh yêu 09 Truyện ngắn: Hạ Trắng

- Đêm trăng 16Tản văn: Hoàng Hương Lan

- Nhạc Valse tưởng tiếc xa xăm 17 Trần Hữu Ngư

- Giàn đèn vùng quê 20 Nam Hải

- Lễ mừng thọ 23Vân Đôn

- Mình ơi! 24 Tùy bút: Vy Thảo

- Thơ được mùa 26 Ghi chép: Lã Thị Tú

- Tình bạn 28 Truyện ngắn: Phan Hai

- Đôi nét về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam 31 Bình Nguyên

Chịu trách nhiệm xuất bảnVÕ ĐÔNG ĐIỀN

Ban Biên tậpPHẠM ĐẮC HIẾN

NGUYỄN HIẾU HỌCLÊ MINH VŨ

PHAN HỮU LÝ

Thư ký tòa soạnDUY THANH

Trình bàyĐÌNH THANH

Minh họaTRƯƠNG BỬU SINH

PHẠM THỊ HỒNG XUYẾN

NHAÏC

- Bạch Đằng vùng trời bình yên 15Nhạc và lời: Nguyễn Phượng

- Dầu Tiếng vui ngày chiến thắng 22Nhạc và lời: Lê Đức Dũng

- Từ hương bưởi quê em 33Nhạc và lời: Nguyễn Long

THƠ

Các tác giả: Lê Minh Vũ (08) - Trần Thanh Hải (12) - Hồ Xuân Tuyên (13) - Lê Thị Bạch Huệ (14) - Trăng Khuyết (14) - Ngô Văn Khanh (14) - Trần Thanh Cẩm (16) - Nguyễn Thánh Ngã (18) - L.N Trọng Quang (18) - Trần Hoan (19) - Phùng Hiếu (19) - Phan Thành Minh (20) - Nguyễn Ngọc Thi (21) - Lan Phương (25) - Nguyễn Quang Huỳnh (26) - Trần Đức Tín (27) - Dã Quỳ (27) - Trần Kỳ Duyên (27) - Nguyễn Trọng Đồng (30)

Soá 3 - Thaùng 3/2019

AÛnh bìa: Dương Thị Phương ThảoQuán quân giải Bông Lúa Vàng 2018

Page 2: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

DẦU TIẾNG, VÙNG ĐẤT ANH HÙNGKỶ NIỆM 44 NĂM CHIẾN THẮNG DẦU TIẾNG (13/3/1975 – 13/3/2019)

ĐÔNG HIỆP

44 năm trước, sáng ngày 28-3-1975, bộ phận đầu não của Đặc khu ủy Quảng Đà hành quân áp sát vùng ven Đà Nẵng và quyết định phát lệnh đồng loạt tấn công và nổi dậy chiếm thành phố vào đêm 29 rạng ngày 30-3-1975.

Những ngày đầu tháng 3-1975, tin thắng trận dồn dập của lực lượng quân giải phóng trên các chiến trường đã làm nức lòng nhân dân cả nước. Ngày 10-3-1975, vào lúc 01 giờ 45 phút, quân ta nổ súng tấn công thị xã Buôn Ma Thuột, mở đầu chiến dịch quy mô ở Tây nguyên. Ngày 11-3-1975, thị xã Buôn Ma Thuột hoàn toàn giải phóng. Trước tình hình trên, ngày 14-3-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp với Cao Văn Viên, Trần Thiện Kh-iêm, Đặng Văn Quang, Phạm Văn Phú ở Nha Trang, quyết định rút quân bỏ 3 tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn. Chiến thắng tiếp chiến thắng, ngày 19-3-1975, thị xã Quảng Trị và toàn tỉnh hoàn toàn giải phóng. Ngày 24-3, Quảng Ngãi và thị xã Tam Kỳ (tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín) được giải phóng.

Liên tiếp những chiến công từ chiến trường Tây nguyên và miền Trung dồn dập, ngày 26- 3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy mặt trận Quảng Đà (mật

danh 475), do Trung tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu phó làm Tư lệnh và Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu V làm Chính ủy, trực tiếp chỉ huy Quân đoàn 2 và các lực lượng vũ trang khác ở khu V đánh chiếm căn cứ liên hợp quân sự hải lục không quân lớn thứ hai ở miền Nam là Đà Nẵng. Trước sức mạnh của cuộc tấn công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và nhân dân, chiều 28-3, Ngô Quang Trưởng cùng Bộ Tư lệnh Vùng 1 chiến thuật đã bí mật chuồn khỏi Đà Nẵng. Được tin Ngô Quang Trưởng cùng Bộ chỉ huy đã rút khỏi Đà Nẵng, Ban chỉ đạo khởi nghĩa ở nội thành đã có quyết định sáng suốt và táo bạo là phát lệnh khởi nghĩa ngay trong đêm 28-3, mặt khác điện báo cho Bộ Tư lệnh chiến dịch điều lực lượng vũ trang vào ngay thành phố. Rạng sáng ngày 29-3-1975, các cánh quân chủ lực của ta theo 3 hướng tiến vào thành phố. Đến 11 giờ 30 phút, biệt động thành phố và sau đó Đại đội 1 của Trung đoàn 96 tiếp quản Tòa Thị chính. Phối hợp với lực lực lượng nổi dậy, của quần chúng chiều 29-3, bộ đội chủ lực đã vượt qua cầu Trịnh Minh Thế tiến vào cứ điểm Sơn Trà.

Đến chiều 29-3-1975, chiến dịch giải phóng thành phố lớn thứ hai ở miền Nam kết thúc thắng

Tượng đài Chiến thắng huyện Dầu Tiếng

Page 3: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 5

lợi hoàn toàn.

Tại Bình Dương, trong thời gian này, song song với đấu tranh trong lòng địch, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một còn lãnh đạo các lực lượng vũ trang tỉnh cùng nhân dân tiếp tục thực hiện nghị quyết: “Đánh bại về cơ bản kế hoạch “bình định” lấn chiếm của địch, cùng quân dân toàn Miền giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa quyết định, sẵn sàng mọi mặt cho những đợt hoạt động mới tiếp theo trong năm 1975”. (Trích Nghị quyết Tỉnh ủy Thủ Dầu Một).

Đặc biệt, những ngày giữa tháng 3-1975, Tỉnh ủy đã lãnh đạo giải phóng Dầu Tiếng. Để kịp phối hợp với lực lượng chủ lực Miền tham gia tiến công giải phóng Dầu Tiếng, từ cuối tháng 2-1975, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cho Huyện ủy Dầu Tiếng khẩn trương triển khai các mặt công tác chuẩn bị, từ lực lượng 3 mũi phối hợp tác chiến đến công tác hậu cần và kế hoạch tiếp quản sau giải phóng. Tỉnh ủy phân công 2 đồng chí Tỉnh ủy viên (đồng chí Sáu Trọng và đồng chí Tám Tấn) và một số cán bộ công đoàn, an ninh trực tiếp cùng Huyện ủy Dầu Tiếng triển khai công tác chuẩn bị và phối hợp với các lực lượng trên sẵn sàng tham gia phục vụ chiến đấu, giúp đỡ đồng bào vùng giải phóng. Phối hợp với chiến trường Tây nguyên, ngày 10-3-1975, Sư đoàn 9 và Trung đoàn 16 chủ lực Miền cùng bộ đội địa phương Dầu Tiếng triển khai lực lượng tiến công tiêu diệt chi khu quân sự Trị Tâm (Dầu Tiếng).

Ngày 13-3-1975, toàn bộ Dầu Tiếng được giải phóng. “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một mắt xích quan trọng và làm rung chuyển tuyến phòng thủ phía bắc Sài Gòn của địch” (Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương tập 1).

Từ chiến thắng Phước Long (6 - 1), những ngày cuối tháng 3-1975, cùng với chiến thắng Dầu Tiếng, tin chiến thắng dồn dập của cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở Tây nguyên, Huế, Đà Nẵng làm nức lòng quân và dân cả nước, góp phần quan trọng cho Bộ Chính trị trong cuộc họp ngày 31-3-1975 đã quyết định: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm”.

Dầu Tiếng là huyện đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương) được giải phóng

hoàn toàn vào ngày 13-3-1975. Ngay sau ngày giải phóng, Ðảng bộ và nhân dân huyện vừa ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, thường xuyên cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch, vừa huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa nền kinh tế tăng trưởng trên nền tảng nông nghiệp vững chắc, kết hợp với kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

44 năm qua, việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được huyện quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, ổn định.

Trong năm 2018, UBND huyện Dầu Tiếng đã tập trung triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IV, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển và an sinh xã hội của địa phương. Ước tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt trên 13.590 tỉ đồng, tăng 13,96% so cùng kỳ, đạt 100% so kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt gần 5.445 tỉ đồng, tăng 22% so cùng kỳ, đạt 100,1% so kế hoạch; giá trị thương mại - dịch vụ đạt trên 4.320 tỉ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ, đạt 100% so kế hoạch; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 3.825 tỉ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ, đạt 100% so kế hoạch. Các xã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo bộ tiêu chí mới của Trung ương và của Tỉnh.

Dự báo những thuận lợi trong năm 2019, UBND huyện đã đề ra mục tiêu: Đảm bảo ổn định về an ninh, chính trị; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững; tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền từ huyện đến cơ sở; phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu trên các lĩnh vực.

Huyện Dầu Tiếng hôm nay chuyển mình mạnh mẽ là thành quả rất đáng tự hào, hứa hẹn là vùng đất có nhiều tiềm năng để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng với quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, quê hương Dầu Tiếng anh hùng sẽ còn tiếp tục có những bước phát triển đột phá trong thời gian tới.

Page 4: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Trời xế chiều, những đám mây cũng trở nên ủ rũ khi ánh nắng bỏ mặc chúng

mà ngủ quên.

Chiều nào cũng vậy, mây giăng phủ, trời lại đổ cơn mưa dăm ba phút như muốn làm dịu cái hanh oi, bức bối của buổi ban trưa. Tôi bật lên những bản nhạc của Ngô Thụy Miên da diết, xoáy đắp con tim của những kẻ ở tuổi bên kia đồi. Ngồi bên hiên nhà nhâm nhi ly trà nóng, tôi lại nhớ cái hồi còn trẻ. Chiều nào bà cũng đạp xe ra chợ Ông Khế chở bột về cho mạ bà kịp làm bánh đặng mai bán. Cái món bánh canh bột lọc nhà bà ngon khỏi bàn, gặp có con gái đẹp trai vô ăn nườm nượp. Tui kể bà nghe, ngày xưa tui cũng tốn bộn tiền cho mấy tô bánh canh của nhà bà. Hỏi răng ăn nhiều rứa? Ăn nhiều đến nỗi nhớ cái vị của từng sợi bột, vị của từng viên chả, vị của từng hạt tiêu… ăn nhiều cũng chỉ để đến ngó bà một cái rồi về. Đến ngó vậy thôi không dám nói lời nào mà cũng hốt được bà về. Tui cũng không hiểu sao ngày trước bà lại chọn tui, cái thằng nghèo rớt mồng tơi, nuôi mạ già với bầy gà con mới nở. Nhớ ngày mạ tui qua chạm ngõ bà, bà không nói gì, mạ bà nghĩ bà không ưng nên thôi chuyện.

Tối đó bận chuyện qua nhà thằng Xố lấy cái rựa đi ngang nhà bà, thấy cái đèn dầu nhà bà chưa tắt tui ghé ngang dòm bà, ai ngờ nghe mạ con bà thủ thỉ với nhau.

- Mi không ưng thằng Hộ hay răng mà im re rứa con, tau thấy hắn hiền lành dễ thương, biết lo nhà cửa trong ngoài, với cái thằng hiếu thảo, tìm không ra mô nghe, chọn qua chọn lại cho nhiều rồi mốt cưới cái thằng không ra chi là đừng trách tau.

Giọng bà nhỏ xíu đáp lời:

- Con có nói chi mô nờ, con ngại, lấy chồng rồi mạ ở với ai?

- Tau ở với ba mi chứ với ai, con ni chớ, mi thương hắn không ừ không hử chi hết, tới khi hắn rước đứa khác thì đừng có khóc với tau.

-Ai chứ anh Hộ mô mà mau đổi, rứa mai mạ

qua mạ nói mạ ảnh nha mạ.

- Mạ mạ chi mà mạ mạ, để tau nói ba mi, ưng thì nói ưng, con gái 18 đôi mươi còn bày đặt ngại ngùng, tuổi như mi có đứa mấy xấp con rồi con nở.

Tui nghe tới đó thôi thì mừng rơn, chạy về nhà kể mạ tui, quên luôn cái chuyện đi lấy cái rựa bên nhà thằng Xố.

Mới đó thôi mà tui với bà sống với nhau cũng được 40 năm rồi! Bà theo tui từ ngày đó có sung sướng chi, suốt ngày theo tui xuống ruộng gặt lúa thuê, hôm thì đi theo ba gác giở gạch phụ hồ,… bàn tay của bà dần rồi cũng chai, cũng sạn, chẳng còn mềm mại khi thời con gái. Thấy bà khổ tui xót biết mấy. Qua bao nhiêu năm, tui ước giá như lúc bà còn khỏe, bà còn đi lại được, không phải ngồi bên tui trên chiếc xe lăn chật chội, tui đã dẫn bà đi đây đi đó ngó bầu trời không mây phủ, ngó mặt nước hồ yên tĩnh như các cách bà lặng lẽ sống bên tui.

BÊN KIA DỐCViết ngắn ĐINH LĂNG

(hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Page 5: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 7

- Đậu Đỏ à !

- Dạ !

- Sáu đâu rồi con ? Con nói Sáu nhổ tóc bạc cho cô ba.

Cô bé nhanh nhảu chạy đi tìm.

- Sáu ơi ! Sáu ! Cô ba nói Sáu nhổ tóc bạc cho cô ba.

Tôi cười như mếu nói lại :

- Giờ này tối thui rồi, Sáu có nhìn thấy gì đâu mà nhổ !

Nhìn những sợi tóc bạc trắng của chị, lòng tôi không khỏi xót xa. Tôi không dám tin điều đó là sự thật hay có lẽ là do tôi đang sợ. Những sợi tóc bạc không là dao găm, nhưng lại khiến tim tôi chảy máu. Tôi nheo mắt, nhướng mày như cố che giấu một giọt nước mắt nào đó đang bướng bĩnh chực rơi. Mắt tôi cay xè, tôi cố đổ lỗi cho ánh đèn mờ quá, mà tóc chị thì cứ óng ánh dưới ánh đèn, tôi không sao phân biệt sợi tóc nào bạc, sợi tóc nào đen.

Thắm thoát đó mà giờ đây chị đã ngoài 40 tuổi. Chị vẫn chưa lấy chồng, thời gian đã lấy đi của chị tuổi thanh xuân và mái tóc đen dày mà tôi hằng ao ước. Chị vẫn vậy, vẫn như ngày nào, âm thầm lặng lẽ chăm chút cho chúng tôi – đàn em nhỏ của chị. Giờ chị lại có thêm tình yêu mới – tình yêu dành cho các cháu. Chị có nhiều tình yêu cần chăm lo, vun vén đủ để chị cảm nhận rằng mình đang hạnh

phúc nên chị không muốn đi tìm thêm một tình yêu nào khác nữa.

Cũng đã nhiều lần tôi muốn nói: “Chị hãy đi lấy chồng đi! Hãy lo cho cuộc sống của riêng mình đi”. Nhưng cũng bấy nhiêu lần tôi nghẹn lại không sao thốt nên lời.

Khi chị mười tám đôi mươi, thậm chí đến bây giờ chị vẫn vậy, dáng người mảnh khảnh, mái tóc đen dày, dài ngang lưng, cũng có biết bao chàng trai theo đuổi, ngỏ ý nhưng chị không đáp lại một ai. Chị cũng chưa để bất kì chàng trai nào có cơ hội đến chơi nhà.

Các bạn cùng trang lứa với chị, ai cũng có cho riêng mình một mái ấm gia đình. Chị vẫn thế, một mình lặng lẽ đi về. Một chị bạn rất thân nói rằng : “Diễm nó không phải là không muốn có một gia đình, càng không phải không muốn có những đứa con, mà Diễm nó không thể nghĩ cho bản thân mình khi mà nó là con cả, sau nó còn có cả một đàn em nheo nhóc, gia đình khó khăn, ba mẹ còn nhiều vất vả, sao nó có thể…..”.

Tôi đã khóc…

Chị từ bỏ ước mơ của mình, dang dở việc học hành, để thắp sáng tương lai cho đàn em. Ngày nay, các em chị ai cũng đã lớn và có việc làm ổn định, một tổ ấm nhỏ. Chị vẫn chọn cho mình cuộc sống lặng lẽ, đơn chiếc.

Chị nói : “Chuyện vợ chồng là do duyên số, có lẽ kiếp trước chị không mắc nợ một ai nên kiếp này chị không phải trả. Chị bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chị không hối tiếc về quãng thời gian đã qua, cũng không hối tiếc vì chị đã bỏ lỡ câu chuyện tình yêu của đời chị.

Đêm qua chị bị bệnh, người đau nhức, nằm trăn trở suốt đêm mà không nói một lời. Sáng sớm, tôi đưa chị đến bệnh viện.

Thoát vị đĩa đệm, giãn tĩnh mạch_ Cầm tờ kết quả khám bệnh trên tay, mắt tôi như nhòe đi. Chị tôi còn trẻ sao có thể mắc bệnh này?

Bác sĩ ôn tồn nói : “Do hồi trẻ làm việc quá nặng nhọc, không giữ sức nên bây giờ mới bị vậy”.

Tôi nhớ lại, chị bắt đầu làm công nhân nhà máy

Chị tôiTùy bút TRẦN THỊ KIM DUYÊN

Page 6: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

gạch khi chị vừa tròn 16 tuổi. Cái tuổi lẽ ra phải được học hành. Nhưng không, những chồng gạch còn cao hơn cả dáng người mảnh khảnh của chị, được chuyền tay nhau xếp vào đầy khoang xe. Sau giờ làm, chị trở về nhà, người đầy bụi đỏ, vậy mà chị còn phụ giúp gia đình chăm lo việc đồng áng: trồng hành, nhổ cỏ, cấy lúa… Đến mùa thu hoạch, bờ vai nhỏ, quảy gánh nặng quằng bên những bờ mương nhỏ, khúc khuỷu, sình lầy. Tôi chợt nhận ra, chị đã mất quá nhiều thứ, không chỉ thanh xuân mà còn cả sức khỏe.

Chị dịu dàng với những ai hiền lành, tốt bụng, nhưng chị cũng sẵn sàng đáp trả với những ai cậy quyền, cậy sức ức hiếp người hiền. Ông bà, cô bác trong xóm ai cũng quý mến chị, bởi chị đảm đang, hiền lành. Những thanh niên trong xóm chín phần yêu mến thì đã có mười phần nễ phục. Chị là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng đừng vì vậy mà xem thường chị nhé ! Từ may vá quần áo đến chặt củi hay thay bóng đèn, câu dây điện… chị đều làm được hết. Có lẽ vì đã phải tự mình làm quá nhiều

việc nên chị không cần ai bên cạnh.

Chị nói nếu được chọn lại, chị cũng sẽ sống cuộc đời như vậy. Hạnh phúc của chị bây giờ là được nhìn thấy các em mình khôn lớn và trưởng thành. Niềm vui của chị là được nhìn thấy đàn cháu ê a chạy khắp sân nhà cười vui tíu tít.Tôi muốn bù đắp cho chị sau ngần ấy những năm tháng vất vả nhưng chắc rằng không sao có thể lấp đầy được khỏang trống trong lòng chị.

Chị nói, chị không lo nhiều đến cuộc sống sau này. Chỉ biết rằng chị vui và tự hào về những tháng ngày chị đã trải qua và chị thật sự hạnh phúc với những giây phút của hiện tại. Đừng nghĩ chị không chồng, không con về sau chị mong chờ em út hay cháu con dưỡng nuôi. Chị sẽ không sống như loài cây tầm gởi . Chị sẽ sống thật vui. Và tôi tin chị làm được. Tôi tin chị, vì: yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi. Chị là người phụ nữ sau mẹ mà tôi luôn kính trọng, yêu thương.

LÊ MINH VŨ

Tháng ba nỗi nhớ đã vừa trổ xanh

Thaùng bacon nhôù queâ nhaøluoáng rau caûi nôû vaøng hoa saéc ngoànggieáng queâ maùt ngoït nöôùc trongin quaàng maét meï nhöõng voøng chaân chim.

Thaùng bacoõng naéng nghieâng theàmmeï hong noãi nhôù - con - bieàn bieät, xa...thò thaønh ñoâ hoäi phoàn hoabon chen con vôùi nhaït nhoøa öôùc mô!

Thaùng bacaâu haùt aàu ô...voïng mieàn kyù öùc tuoåi thô treân ñoàngñeâm raèm traêng saùng beân songgiaác mô coå tích - troâi - boàng beành, troâi...

Thaùng bacon öôùc, meï ôi!nguû beân chaân meï uoáng lôøi ru xöanghe trong höông gioù giao muøathaùng ba noãi nhôù ñaõ vöøa troå xanh!

Page 7: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 9

CON ĐƯỜNG TÌNH YÊUTruyện ngắn HẠ TRẮNG

Cả cái xóm hẻo lánh này từ già trẻ bé lớn, mấy tuần trước đã rộn ràng hẳn lên. Mọi

người nôn nao chờ đón ngày người ta làm lễ lưu thông tuyến đường lớn băng qua xóm nhỏ này. Nghe đâu người ta làm lễ lớn lắm, có mời ca sỹ đàn hát rình rang. Họ còn huy động dàn siêu xe và mô tô khủng chạy qua đầu tiên trên tuyến đường này. Từ khi thi công đến nay đã gần một năm, tuyến đường lớn chạy lên thành phố mới, đi qua cái xóm nhỏ này đã để lại nơi đây biết bao là kỷ niệm mà có lẽ kỷ niệm lớn nhất đối với Kiên đó là Đào.

Khi con đường mới san lấp giải phóng mặt bằng, trong nhóm kỹ sư đi khảo sát có Đào. Những ngày đầu mới đến đây chưa quen đường đi nước bước cô kỹ sư tên Đào cứ lóng nga lóng ngóng. Ngày nào đi làm về Kiên cũng thấy cô ngồi bên gốc bằng lăng ở đầu xóm mở tấm bản đồ to tướng dò đường và hướng đi. Gặp anh đi qua lúc nào cô cũng cúi đầu chào, Kiên cũng chào lại xã giao thế rồi thôi hai người cũng chẳng nói thêm câu gì. Với Kiên, Đào là một người thành phố khó gần. Một hôm, có lẽ công việc khảo sát cũng tạm ổn nên Kiên thấy cô kỹ sư Đào không ngồi coi bản đồ nơi cây bằng lăng nữa mà bước qua trò chuyện với nhỏ em gái của Kiên. Khi thấy Kiên về nhỏ em gái nói với Đào:

- Chị muốn biết rõ hơn về nơi đây thì hỏi anh hai em nè, anh hai em là thổ địa khu này đó chị.

Đào nhìn Kiên nở nụ cười, cũng với cái chào xã giao rồi thôi, Đào không hỏi thêm Kiên câu nào mà lặng lẽ lấy xe chạy về văn phòng của kỹ sư. Kiên cũng chẳng nói gì vào nhà, vừa thay đồ vừa hỏi nhỏ em gái:

- Cô ta hỏi gì em mà em nói anh là thổ địa nơi đây vậy bé Năm?

- Dạ, chị Đào hỏi nhà ông tám Sơn đó anh. Với lại chị hỏi đám cao su bên kia miễu là của ai! Ngưng một lát nhỏ em gái nói tiếp;

- Mà anh ơi, chị Đào đẹp lộng lẫy luôn đó anh, trong xóm này cũng có nhiều chị đẹp mà sao em thấy không ai đẹp bằng chị Đào hết! Da chị trắng

hồng nè, mấy cái móng chân của chị sơn vẽ lên nhiều màu em nhìn mê hồn luôn. Em ước gì có mái tóc đen tuyền như chị, hay có một nét đẹp chỉ bằng một nửa của chị ấy là em vui lắm rồi!

Kiên nghe em gái khen Đào như thế cười một mình rồi nói:

- Chứ người ta là dân thành phố mà em!

Em gái Kiên lại hỏi:

- Mà thành phố nào mà người đẹp dữ vậy anh hai?

- Thành phố Thủ Dầu Một chứ đâu em.

Ngưng một lát rồi Kiên nói:

- Mà anh thấy em gái của anh cũng đẹp mà!

- Thiệt vậy hả anh?

Tiếng cười của nhỏ em gái giòn tan cả căn bếp…

Trong cuộc họp giao ban sáng nay của Ủy ban nhân dân xã, chủ tịch giao nhiệm vụ cho Kiên hỗ trợ nhóm kỹ sư làm tư tưởng người dân trong khu giải tỏa. Mà cũng không đợi chủ tịch giao, với vai trò là cán bộ xã, mấy bữa nay Kiên cũng nói trong bụng “mình biết rõ địa bàn khu vực và các gia đình ở đây, hỗ trợ nhóm kỹ sư này chắc chắn là nhiệm vụ của mình”. Với lại, từ bữa giờ anh cũng muốn bắt chuyện với Đào, sẵn dịp này làm quen luôn. Thế là sáng hôm sau Kiên dự định gặp Đào để trò chuyện. Ai ngờ, vừa dẫn xe ra ngõ Kiên đã thấy Đào mở cái bản đồ dò đường đi. Hôm nay ngoài cái chào xã giao Đào còn cười với anh rất thân thiện và mở lời bằng một câu rất dễ mến:

- Chào anh, làm phiền anh chút được không ạ?

Kiên ngừng xe, tươi cười:

- Tôi sẵn lòng!

- Anh có thể cùng chúng tôi đi khảo sát một vòng khu này được không ạ?

Kiên tươi cười nói đùa:

- Không những tôi đồng ý mà cấp trên còn

Page 8: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

giao nhiệm vụ cho tôi là hướng dẫn em và các đồng nghiệp của em từ hôm nay. Em có thể bỏ xe máy trong nhà, tôi chở em đi!

Được dịp chở một người đẹp sau lưng, hơn thế nữa được làm nhiệm vụ hướng dẫn cho Đào biết rõ khu vực này Kiên cảm thấy hãnh diện vô cùng. Cũng phải thôi, một chàng trai ở một vùng heo hút được chở cô gái thành phố vừa đẹp vừa giỏi như Đào thì bảo sao trái tim Kiên không rung động và tự hào. Trong xóm Kiên được mệnh danh là người ăn nói hoạt bát thế mà trước Đào, Kiên trở nên lúng túng. Ngồi phía sau Đào hỏi:

- Vườn cao su bên kia miễu là của ai vậy anh?

Nghe Đào mở lời trước, Kiên mừng rỡ trả lời:

- Của ông tư Thanh. Ông này nổi tiếng là người bảo thủ nhất trong xóm đó em!

Ngồi phía sau Đào nói tiếp:

- Trước khi khảo sát vùng này em cũng nghe người ta nói ít nhiều về ông này, nhưng em không biết là vườn cao su kia là của ổng? Nghe nói ổng chống không chịu vào quy hoạch phải không anh?.

Ngưng một chút lấy lại tinh thần, Kiên bắt đầu trò chuyện:

- Ừ, Ủy ban của tụi này cũng mấy lần làm tư tưởng cho ổng nhưng ổng nhất quyết không nghe, nói một hồi là ổng xách cái rựa mặt hầm hầm đuổi tụi này ra khỏi nhà.

Ngồi phía sau Đào thở ra ngao ngán, nói như nói với chính mình:

- Giải tòa bồi thường thỏa đáng vậy mà người dân cũng không đồng ý, thiệt khổ!

Hơn ai hết Kiên biết ý ông Thanh này, nên nếu giờ này chở Đào vào nhà làm tư tưởng thì sẽ rắc rối. Vả lại, Đào là con gái làm sao nói chuyện cho thông tư tưởng một người nông dân cứng đầu, nói câu nào phun tục câu nấy như ông Thanh. Nghĩ vậy, Kiên chở Đào đi một vòng cho biết các ngõ ngách trong xóm thì trời gần đến trưa. Đột nhiên Đào kêu Kiên chở vào nhà ông tư Thanh. Kiên lúng túng nói:

- Không được đâu Đào ơi, em là con gái vào đấy ông nói một câu chửi thề một tiếng sao em nghe nổi. Tụi này đi có dân quân xã hỗ trợ mà ổng còn xách rựa đuổi ra khỏi nhà kìa, em vào đó không ổn đâu.

Bao nhiêu câu giải thích của Kiên, Đào cũng không nghe. Cô nhất quyết muốn vào nhà ông tư Thanh ngay. Đào nói với giọng quyết đoán:

- Nếu anh sợ thì anh có thể đứng bên ngoài, để em vào xem sao.

Nghe Đào nói vậy Kiên không nỡ bỏ Đào đi một mình, nên cuối cùng anh và Đào bước vào nhà. Vừa thấy cán bộ Kiên và kỹ sư Đào vào, cũng với thái độ bất cần, ông tư Thanh chụp mũ ngay:

- Khỏi bàn nha, tôi không đồng ý đâu! Tổ cha nó!

Kiên đưa mắt nhìn Đào dò xét, Kiên thật sự hoang mang không biết Đào sẽ cư xử thế nào với thái độ có phần bất cần của ông Thanh. Thật bất ngờ Đào vào câu chuyện với ông tư Thanh bằng một câu không liên quan gì đến việc giải tỏa:

- Dạ, chào bác, bác tư bệnh đau lưng triền miên phải không ạ, hôm nay con đến đây biếu bác chai rượu thuốc gia truyền để bác uống cho đỡ đau.

Ông Thanh vừa định bỏ đi, nghe Đào nói vậy liền đứng lại hỏi:

- Sao cô biết tôi đau lưng triền miên, cô đừng có dụ dỗ tôi nha?

Đào vui vẻ trả lời:

- Dạ ngày nào con cũng đi ngang đây thấy bác hay cuốc đất ngoài vườn thỉnh thoảng con thấy bác hay đấm đấm lưng con biết tuổi già như bác thường có chứng này, ba của con ở nhà cũng vậy mà, uống thuốc này bớt đó bác tư.

Nghe Đào nói vậy thái độ của ông tư Thanh chuyển biến rất lạ. Từ hằn học chuyển sang trang thái ôn hòa, ông tươi cười:

- Chà nhỏ này để ý dữ ta. Thôi được thuốc đâu đưa tao coi.

Kiên thấy Đào móc trong túi xách ra một chai rượu thuốc mà cô thủ sẵn trong đó từ bao giờ, anh bắt đầu nể phục cách tiếp cận dân của Đào. Đưa chai thuốc cho ông tư Thanh xong Đào không nói thêm gì về vấn đề giải tỏa mà chỉ dặn dò cách uống cho ông tư rồi từ giã ra về.

Sau ngày đó Đào ít khi đến trước gốc bằng lăng mở cái bản đồ ra xem nữa, mà cô đi đâu đó với nhóm kỹ sư. Kiên cảm thấy nhơ nhớ, đành rằng chỉ là chở nhau đi khảo sát thôi mà sao giờ

Page 9: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 11

đây không có Đào bên cạnh Kiên bắt đầu thấy trống vắng. Một cô gái bản lĩnh như Đào đã làm cho trái tim Kiên bắt đầu biết rung động.

Là cán bộ của một xã nghèo heo hút nơi miền quê này Kiên rất có uy tín, đi đến đâu bà con cũng nể trọng, nhất là bấy cô gái thấy Kiên đẹp trai ăn mặt lịch sự cô nào cũng chú ý. Nhưng Kiên thì vô tư không hề để ý tới ai, không hiểu sao trước Đào, Kiên trở nên lúng túng. Kiên bắt đầu biết chờ đợi, biết trông ngóng. Cây bằng lăng ở đầu xóm hàng ngày có Đào đứng đó xem bản đồ, mấy bữa nay Đào không tới Kiên cảm thấy gốc bằng lăng trở nên cô đơn và buồn một cách lạ lùng…

Đi ngang qua nhà ông tư Thanh, nếu như hàng ngày không đời nào ông tư nhìn mặt Kiên chứ đừng nói chi là chào hỏi. Với ông, những cán bộ của xã ai ông cũng thấy ghét, đến nhà là ông rượt. Vậy mà mấy bữa nay thấy Kiên đi ngang ông cười cười rồi hỏi:

- Cô kỹ sư hôm kia đến nhà đâu rồi mậy, sao hổm rày tao không thấy?

Nghe ông Thanh hỏi đến Đào, Kiên càng buồn thêm, vì anh cũng chẳng biết Đào đi đâu, chắc cô ta bỏ cái xứ này về thành phố Thủ Dầu Một rồi cũng nên. Kiên buồn bả nói với ông Thanh:

- Dạ, chắc cô ấy bận việc gì đó bác ơi, mà thuốc bác uống thấy đỡ đau lưng không bác.?

Ông Thanh cười khà khà:

- Thuốc hay quá mậy, uống mấy ngày mà tao đỡ đau hẳn. Có gặp cổ cho tao gửi lời cảm ơn!

- Dạ!

Rồi Kiên chạy đến cơ quan. Khi rẽ qua ngỏ quanh vào trụ sở ủy ban Kiên thấy anh nào đó chở Đào chạy về hướng thị trấn. Chỉ thấy vậy thôi mà sao Kiên bắt đầu suy nghĩ, vào cơ quan không làm việc gì nên thân, cứ đi ra đi vào lòng bồn chốn khó tả. Chắc là ai đó chở Đào đi công việc, hay Đào quá giang ai đó lên thành phồ làm gì đó

thôi mà? Tự trấn an mình như thế, mà sao lòng dạ Kiên như có ai đó hơ lửa.

Về đến nhà mấy đêm mất ngủ, sáng thì như người mất hồn. Nhỏ em thấy vậy hỏi thăm đều bị Kiên gạt ngang, nhỏ em buồn buồn vừa đi vừa nói một mình:

- Lúc nãy chị Đào có ghé đây, tính kể anh nghe mà anh nạt nộ em thì thôi em không nói nữa.

Nghe nhỏ em gái nói vậy Kiên lòng vui như mở hội, chạy lại níu tay nhỏ em hỏi gấp:

- Cho anh xin lỗi nha, chị Đào có ghé hả bé Năm, chị có nói gì anh không?

Em gái Kiên phụng phịu:

- Sao không nạt người ta nữa đi!

Kiên nhẹ giọng:

- Thôi mà, cho anh năn nỉ mà bé Năm!

Em gái Kiên nói:

- Vừa mới đây nè, lúc chị Đào đi ngang qua xóm mình chị thấy thằng Tèo cháu nội ông tư Thanh tắm dưới cái ao trước nhà bị đuối nước. Chị đã cứu thằng bé đem về nhà ông

Thanh đó anh, chị vội chạy qua nhà mình báo cho anh biết nhưng anh không có nhà, chắc giờ chị ấy còn bên nhà ông ấy.

Nghe bé Năm nói vậy, Kiên vội vã lên xe chạy thẳng tới nhà ông Thanh. Mọi người còn đang lùm xùm trước sân ông Thanh. Lúc này ông Thanh đi rẫy chưa về nhà. Kiên lách đám đông bước vào, Đào đang ngồi xoa dầu nóng cho thằng Tèo. Cùng lúc đó ông Thanh cũng vừa về đến nhà, ông vào nhà ôm đứa cháu nội kêu lớn:

- Trời ơi, sao ra nông nổi nầy vậy con?

Thằng Téo mở mắt nhìn ông nội, nói yếu ớt:

- Cô Đào đâu rồi ông nội?

Nghe vậy, Đào nắm tay thằng bé nói khẻ:

- Cô đây con, cô đang xoa dầu cho con ấm dần nè.

Page 10: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

TRẦN THANH HẢI

Màu trắng tinh khôi

Lung linh maøu traéng tinh khoâiCaøi trong laù bieác döôùi trôøi thaùng BaMuøa Xuaân nhö muoán ñi quaRoä muøa hoa böôûi - ñeå maø chia tay Thoaûng höông loøng ñaõ meâ sayNhuïy vaøng caùnh traéng treâu baøy böôùm ongNgang qua chôït thaáy vöông loøngEm hong höông böôûi beành boàng toùc maây

Goùc vöôøn saéc traéng raéc ñaàyThoaûng höông ñoâi böôùm vôøn bay trao tìnhSöông mai ñoïng gioït lung linhMuøa hoa böôûi aáy chuùng mình xa nhau Anh leân bieân aûi tuyeán ñaàuRöøng xanh nuùi thaúm khe saâu thaùc gheànhXa nhau ñaõ maáy muøa XuaânMaáy muøa hoa böôûi traéng ngaàn tinh khoâi Nuùi röøng bieân giôùi chôi vôiAnh vui baûo veä ñaát trôøi bieân cöông.

Khi biết đứa cháu đích tôn của mình được chính tay Đào cứu sống, ông Thanh lặng lẽ bước ra sân chống nạnh nhìn cái ao trước nhà thở hắt. Nếu ông đồng ý ký giấy vào quy hoạch thì giờ này người ta đã lắp cái ao này làm con đường nhựa lâu lắm rồi. Cũng tại ông chần chừ không chịu ký mà cháu ông mới ra nông nổi này. Đào bước lại gần ông Thanh nắm tay ông thật chặt, một cái nắm tay ân cần và thấu hiểu. Bất giác ông Thanh quay lại đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn Đào rồi ông nói:

- Bác sai rồi phải không con? Cảm ơn con rất nhiều nha!

Sáng hôm sau vào Ủy ban xã, Kiên thấy ông Thanh ngồi bên bàn làm việc, ông đặt bút ký vào biên bản đồng ý vào quy hoạch. Trước khi buông bút, ông quay qua hỏi Kiên:

- Cô Đào đâu rồi cháu?

- Dạ…

Lúc này thì điện thoại của Kiên có dòng tin nhắn của Đào: “Em bận công việc gấp ở thành phố nên không kịp đến chia tay anh. Cảm ơn anh những ngày anh chở em đi khảo sát và làm tư

tưởng người dân. Hẹn anh khi con đường khánh thành thông xe, em sẽ trở lại…”

***

Và ngày đó đã đến, hôm nay người dân cả xã này mừng con đường khang trang chạy ngang qua xóm mình, riêng phần Kiên thì anh mừng như mở hội, lòng anh nôn nao khó tả. Từ tờ mờ sáng anh cùng các anh em trong Ủy ban lo đủ mọi việc cho lễ khánh thành, nào là băng rôn, tiếp tân… Cực lắm, nhưng anh cảm thấy vui vì chỉ chút lát nữa đây anh sẽ gặp lại người trong mộng. Bà con quen biết thấy Kiên ăn mặc bảnh bao trầm trồ khen ngợi:

- Chú Kiên xã mình nay nhìn đẹp trai dữ hen!

Chú Ba chủ tịch xã còn cười khà khà rồi nói:

- Nó chuẩn bị đón người đẹp Bình Dương của mình mà không đẹp sao được hả bà con.

Ngưng một chút rồi chú tiếp:

- Mà con Đào quả là đẹp người đẹp nết, giỏi giang không ai bằng. Con đường này được khang trang như ngày hôm nay thì công lao của cô kỹ sư Đào là thật đáng khen ngợi đó nha bà con. Một người đẹp Bình Dương thời đại mới đó bà con!

Page 11: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 13

HỒ XUÂN TUYÊN

Tháng Giêng

Thaùng gieâng noàng naøn hoa coûKhoâng gian moät saéc trong ngaànThaùng gieâng tình yeâu chôùm nôûBoán muøa nhöng môùi ñaàu xuaân

Thaùng gieâng nhö ai töøng ví “ngon nhö moät caëp moâi gaàn” 1

Ñaát trôøi giao hoaø laøm moätDaâng ñôøi höông saéc xanh xuaân

Thaùng gieâng nhôù lôøi heïn öôùc:“Ra gieâng...”2 anh ñoùn em veàThöông ngöôøi xa coøn ôû laïi Beân loøng canh caùnh nieàm queâ

Thaùng gieâng em ñi leã hoäiNeùn nhang thaàm öôùc töông laiThaùng gieâng - muøa em ngoùng ñôïiNoãi loøng muoán ngoû cuøng ai.

------------------------1 Câu thơ của Xuân Diệu2 “Ra giêng anh cưới em”- Lời một bài hát.

Ông tư Thanh cũng háo hức nói:

- Con nhỏ đó con cháu nhà ai mà tâm lý thấy sợ luôn, dễ thương số một nha bà con, phải chi thằng Kiên xã mình cua được nó.

Người ta bàn tán xôn xao về một cô kỹ sư tên Đào đẹp người đẹp nết, một người đẹp điển hình cho thế hệ hôm nay. Riêng Kiên không những khen Đào đẹp mà trong anh giờ đây Đào còn là lẽ sống của đời anh, thiếu Đào chắc anh không sống được… Vậy mà khi chú Ba chủ tịch và mọi người chuẩn bị cắt băng khánh thành, Kiên vẫn không thấy Đào ở nơi đâu, lòng anh bắt đầu hoang mang lo lắng. Lẽ nào Đào là người thất tín, lẽ nào một người đẹp được bà con tung hô là người đẹp Bình Dương mà ngày khánh thành con đường lên thành phố mới Bình Dương Đào lại không có mặt? Bao nhiêu câu hỏi cứ dồn dập trong đầu Kiên làm lòng anh quặn thắt.

Khi MC chương trình giới thiệu phần phát biểu cảm nghĩ của người dân khi có con đường khang trang chạy qua xóm. Người ta mời Kiên, một cán bộ trẻ của xã lên phát biểu. Kiên bước lên sân khấu mà mắt cứ nhìn xung quanh tìm Đào. Khi anh cúi đầu chào quan khách để thay mặt bà con nói lên cảm xúc của mình, thì bất chợt

trước mắt anh, ở cuối đám đông phía xa xa, hình dáng của Đào ôm bó hoa cùng với nhỏ em gái Kiên tiến lên sân khấu. Kiên nở một nụ cười thật tươi mừng rở. Chưa bao giờ anh có một bài phát biểu hay và đầy cảm xúc như thế. Một bài phát biểu cảm nghĩ như nói lên từ trái tim của anh, một trái tim yêu mảnh đất Bình Dương này đến cháy bỏng.

Khi bài phát biểu kết thúc bà con vỗ tay hoan nghênh nồng nhiệt. Trong tiếng reo hò ấy, Đào từ từ bước lên khán đài trao tặng anh bó hoa tươi thấm. Bất chấp ai dòm ngó, Kiên ôm Đào vào lòng và trao tặng nụ hôn thắm thiết, nụ hôn của Kiên giờ đây không những mang đầy đủ ý nghĩa của một người trẻ tuổi cống hiến hết mình cho quê hương đất nước, mà trong nụ hôn nồng nhiệt ấy còn có cả một tình yêu cháy bỏng của anh giành cho Đào…

Sáng hôm sau trên báo Bình Dương trang nhất có đưa tin: “Con đường tình yêu dẫn lên thành phố mới!” bài báo có kèm theo tấm ảnh Đào ôm bó hoa tặng Kiên trong ngày khánh thành con đường, với dòng chữ: “Cảm xúc của người Bình Dương khi quê hương từng ngày đổi mới”.

Page 12: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

TRĂNG KHUYẾT

Lời yêu thương cho mẹNgaøy 8-3Con vieát lôøi yeâu thöông meïBaèng caû aân tình chaát naëng taâm töTuoåi taùm möôi hôn... ñaâu coøn ñöôïc khoûeNhöng nuï cöôøi... meï goùi troïn moät trôøi thöông.

Ngaàn aáy naêmMeï gaùnh tuoåi ñôøi ñi trong möa taàm naéng haïnGaùnh nhieâu kheâ maëc caû vôùi gioù taùp söông saNay Bôø vai nghieâng... toùc baïc traéng chieàu taøVaãn hoaøi nghóCaùc con mình coøn nhoû laém.

Beân goùc beápBaøn tay meï run run chaäm chaïpVeùn maøn khoùi ngaø cho löûa röïc nung soâiMeï gôûi vaøo noài côm caû thöông nhôù... caû boài hoàiÑôïi chieàu nay... con laïi veà thaêm meï.

Meï ôi...Chæ bao nhieâu... bao nhieâu thoâi ñoùMaø caû ñôøi con nhôù maõi khoân nguoâi

Chaép tay caàu nguyeän ñaát trôøiMeï toâi soáng maõi giöõa ñôøi an nhieânBoû queân bao noãi öu phieànÑeå con haïnh phuùc... meï hieàn yeâu ôi!

LÊ THỊ BẠCH HUỆ

Bài ca quê hươngToâi veõ moät ngoâi nhaøCoù oâng baø kính meánToâi veõ moät trôøi thöôngTình meï cha vôøi vôïi! Toâi toâ maøu xanh môùiCho ñoàng luùa möôït maøMaây traéng trôøi bao laCaùnh coø bay lôi laû! Toâi veõ gioït moà hoâiTreân traùn ngöôøi thôï treûNhöõng coâng trình trí tueäPhuïc vuï cho muoân nôi! Maøu mieät maøi toâi veõLaø maøu cuûa nhôù thöôngOÂi hai tieáng Bình DöôngQueâ höông toâi yeâu daáu! Ngaøy mai bao em beùTung taêng vui ñeán tröôøngBieát yeâu ngöôøi giuùp nöôùcVaø xaây döïng queâ höông!

NGÔ VĂN KHANH

Tự nhủMoät böùc ñieän tröôùc giôø vónh bieätLaøm nhoùi tim bao trieäu ñoàng baøoNhöõng chieán só thanh cao nghóa tieátGiaûn dò maø vó ñaïi xieát bao!

“Chuùng toâi ñaõ chieán ñaáu heát ñaïnXin vónh bieät caùc ñoàng chí!” (*) Ñoùn caùi cheát loøng sao thanh thaûnCho bi thöông hoùa huøng traùng dieäu kì!

Moät böùc ñieän chæ möôøi ba chöõÑuû toaùt leân truyeàn thoáng phi thöôøngVaø nhö theá loøng toâi töï nhuûToân ñaáy laø möôøi ba haït... kim cöông!

(*) Bức điện tín phát đi từ đồn biên phòng Pha Long (Lào

Cai) lúc 11g, ngày 19/2/1979.

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Page 13: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 15

BAÏCH ÑAÈNG - VUØNG TRÔØI YEÂU THÖÔNG(Giaûi Nhaát Cuoäc thi saùng taùc ca khuùc vieát veà Taân Uyeân 2018)

Vöøa phaûi - Yeâu thöông

Anh veà

Taân

...ÑaèngUyeân ñi

meânh

trong

= 75

mang

höông

gioù

haùt, chôïtthoang

Nhaïc vaø lôøi: NGUYEÃN PHÖÔÏNG

thoaûng

nhôù

aùnhböôûi, dòu

ñeøndaøng

laùctreân

ñaùc

maùi

beântoùc meï

doøng

B

yeâu.soâng.

NhôùNhôù

nhöõng

nhöûng

ñeâm

naêm...

thaâu ñeøn

vaãn

röïc,

daùng

meï

hieàn vaù

aùo

thöùc

chôø

1.

con.

Qua

caàu

Baïch...

...xöa, meï

cuøng

caùc

con ñaùnh

ñuoåi

quaân

2.

thuø, cho

Taân

Uyeân vang

khuùc

haùt töï

do.

Baïch

Ñaèng

ôi!

...ôi!chieàumieàn

nghieângqueâ

nghieângyeâu

daáunaéng,

nayboùng

baïtmeï

giaø

ngaøn vöôøn

traùi

sum

khuaát chaângiôø

maây.sueâ Dang

Cho

tayanh

môøiveà, döøng

ngöôøi

khaépböôùc

nôi

muoân....

ñaây tìm

veà

tuoåi

thô daït

daøo

trong

höông

1.

böôûi.

Baïch

Ñaèng...

...nôi ñeán

vôùi

Cuø

lao, moät

trôøi

xanh

2.

ngaùt, vuøng

trôøi

bình

yeân, ngaäp

traøn

yeâu

thöông.

Page 14: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Đêm TrăngTản văn HOÀNG HƯƠNG LAN

Lạ lùng nhỉ! Hôm nay là 18 rồi, vậy mà, trăng vẫn tròn vằng vặc, sáng khắp cả sân nhà. Bầu

trời trong veo, cao vời vợi. Một vài ngôi sao bé tí nhấp nháy như nhường cả không gian cho vầng trăng tỏa sáng. Cứ ngỡ mở trang sách ra có thể đọc vanh vách từng chữ một.

Trăng to tròn, tưởng như xa mà lại rất gần. Ánh trăng tràn trề nhẫy nhượt trên các ngọn cây. Trăng xen trong các cành lá và rải đầy trên các lối đi. Cả không gian bàng bạc như đêm cổ tích trở về.

Hình như trăng đang gọi gió lên.Tiếng gió luồn trong vườn cây xào xạc. Gió thổi tung mái tóc ướt vừa gội. Cái cảm giác mát lạnh thấm vào da đầu, thật khoan khoái. Gió lại lả lướt qua những ngọn cây, hất tung ánh trăng đang lấp lánh trên những phiến lá làm chúng trượt đi, vỡ ra và lung linh, lung linh... Gió cuốn lên những hàng dừa phía xa, gọi những ngọn lá vui múa khua những cánh tay vào khoảng trời đêm. Gió luồn qua hàng cau trước mặt, hôn vội những chùm cau non bé tí và làm rơi những cánh hoa cuối cùng chưa muốn rời xa... Gió vuốt ve ngọn tràm, vít những ngọn cao nghiêng xuống ngọn măng nơi góc vườn rồi lại dịu dàng phơn phớt trên những cánh sen... Trăng và gió bên nhau, cứ thế lan ra, lung linh,

lung linh… cũng có khi cùng òa ra, chao nghiêng, trượt ngã… Gió trong trăng và trăng trong gió, vũ điệu của đêm như dịu dàng và mơ mộng làm sao…Tiếng rỉ rả của lũ côn trùng càng tạo nên một một đêm trăng đầy mơ màng và sống động.

Mà trăng mơ màng hay đang thức nhỉ? Chẳng biết nữa, chỉ biết rằng các loài hoa không ngủ. Hoa sen khép hờ cánh. Những chiếc cánh mỏng phơn phớt hồng hoặc trắng tinh dịu dàng, dịu dàng đưa hương trong đêm. Mùi hương thanh khiết thoang thoảng bay khắp sân nhà. Hít thật sâu mùi hương ấy thấy lòng lâng lâng lạ... Hình như hoa hồng đang cố vươn ra uống lấy ánh trăng và ru mình vào một giấc mơ tình yêu thật đẹp. Những cánh hồng trong trăng dường như thẫm hơn, khát khao và nồng nàn hơn...

Bỗng thấy mình thật nhỏ bé trong vũ trụ bao la của ánh trăng huyền ảo. Mọi bụi bặm ưu phiền được gột rửa đi. Và như bông sen kia, cũng thấy mình thanh khiết và dịu dàng vô cùng...

TRẦN THANH CẨM

Đôi tay mẹChaúng coù caâu thô naøo con vieát hay veà Meï vì Meï laø moät khuùc daân ca

Meï daønh cho con muøa xuaân khi boâng luùa ñang coøn ngaäm söõachieác voõng ñung ñöa maùt röôïi lôøi ruñoâi tay Meï laø tuoåi thô con hoàng bao öôùc môlaø bieån roäng muoân ñôøi khoâng gôïn soùng

Con veà naém ñoâi tay Meïnhöõng ngoùn tay thon thaû moät thôøigiôø daèng dòt nhöõng veát thôøi gian

Ñoâi baøn tay run runMeï vòn tuoåi xanhníu laïi tuoåi giaø

Meï bao nhieâu tuoåilaø baáy nhieâu muøa haùi gioù gaët möacon hoân leân nhöõng ngoùn thaät thaøñoâi baøn tay moät ñôøi Meï oâm vaát vaû.

Page 15: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 17

Tháng 3, tôi nhớ giai điệu Valse trong những bài hát viết về Hai Bà Trưng.

Nhạc valse có rất ít, không nhiều như những giai điệu khác. Hình như nhịp valse khó viết, nên trong gia tài âm nhạc Việt Nam nhạc valse rất khiêm nhường, và có những nhạc sĩ suốt đời không viết được một bản nhạc valse nào!

Tháng 3, tôi nhớ hai bài hát mang giai điệu valse mà ít người không nhớ, thậm chí không biết, nếu không nhắc lại sẽ có một ngày không xa nó rơi vào quên lãng. Đó là nhạc phẩm “Hồ Lãng Bạc” của Xuân Tùng và “Ngày xưa” của Tô Vũ. Thay vì “đọc” lịch sử, chúng ta “hát” lịch sử:

“Thuyền bơi reo lướt trên hồ đầy nước trong/ Bọt tung theo sóng kêu dạt dào/ Buồm căng nặng gió mang thuyền đi lướt nhanh/ Én nhào trên sóng nước long lanh/… Hồ Tây, đây chốn tranh hùng Trưng Nữ Vương/ Khiến người như thấy bâng khuâng/…” (Nhạc phẩm Hồ Lãng Bạc).

Thời xưa, nhạc viết về con sông nó gắn liền với lịch sử. Có những con sông Việt Nam là những chứng tích chiến tranh của một thời vang bóng. Bây giờ những con sông vẫn còn đó, nhưng là con sông của thời hòa bình, nếu nhạc sĩ có viết về sông, thì chỉ là kỷ niệm của những ngày tháng cũ, vì một điều gì đó mà người ta đã bỏ quê, bỏ dòng sông của một thời đầy vơi, bồi lở, hẹn hò.

Có một điều rất lạ là nhạc sĩ Xuân Tùng và Tô Vũ đều chọn Valse khi viết về sông, hồ, mà những nơi này đã mang chiến tích và sự đau buồn của hai Bà Trưng:

“Dòng sông Hát nước xanh mờ sâu/ Êm đềm trôi về bến nơi đâu/ Sóng đưa lăn tăn con thuyền ai xuôi/ Theo gió khơi tiếng ca âm thầm trầm rơi/ Ngày xưa kia nơi đây đã từng vang hình bóng/ Đôi quần thoa đem máu đào hòa nước sông nhà/ Hồn linh thiêng sống trong muôn trùng sóng/ Những khi nào chiếu vắng/ Trầm đưa lên tiếng ca/…”. (Nhạc phẩm Ngày xưa)

Khi nghe lại “Hồ Lãng Bạc” và “Ngày xưa”, chúng ta đã “đọc” lịch sử về Hai Bà Trưng, chúng ta đã nghe và thấy một miền sông nước mênh mông, lặng lờ xuôi chảy… Và hình ảnh Hai Bà Trưng chợt thoáng hiện trong tâm tưởng chúng ta mặc dù lịch sử đã đi qua, thời cuộc biết bao biến cố, đổi thay,

nhưng Hồ Lãng Bạc và sông Hát vẫn còn như thách thức với thời gian. Nhạc phẩm “Ngày xưa” nói về sự trầm mình ở dòng sông Hát của Hai Bà Trưng để giữ vẹn khí tiết, còn nhạc phẩm “Hồ Lãng Bạc” ghi lại trận đánh giữa quân sĩ Hai Bà Trưng với quân Mã Viện.

Sống và chết, sông và hồ có khác nhau, nhưng hai nhạc phẩm này giống nhau ở giai điệu valse. Có lẽ dụng ý của tác giả là dùng valse (mà hình như chỉ có valse) mới lột tả được trọn vẹn hai trường hợp. hai hoàn cảnh khác nhau của hai nhạc phẩm này?

Sông Hát là chỗ sông Đáy tiếp vào sông Hồng, một con sông bình thường như mọi dòng sông, chỉ khác ở chỗ là sông Hát đã nhuộm máu cách đây hàng ngàn năm khi Trưng Trắc, Trưng Nhị trầm mình tuẫn tiết.

Theo sử gia Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng là người phụ nữ anh hùng nổi lên đánh lấy sáu mươi thành trì, rồi lập quốc xưng vương. Hai bà đã chọn Mê Linh làm nơi chiêu mộ, dấy binh, khởi nghĩa rồi đóng đô.

Hơn nửa thế kỷ đi qua, khi còn là những đứa trẻ đến trường, chúng tôi đã từng học lịch sử Việt Nam qua các ca khúc: Hùng Vương, Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh), Bóng cờ lau (Hoàng Qúy), Gò Đống Đa (Văn Cao), Hồ Lãng Bạc (Xuân Tùng), Ngày xưa (Tô Vũ), Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước)…

Học và đọc lịch sử quả là khô khan. Nhưng nếu lịch sử được viết lại bằng những ca khúc, thì, thay vì đọc lịch sử… chúng ta hát lịch sử vậy!

Riêng về sử ca, có lẽ Hai Bà Trưng được các nhạc sĩ nhắc đến công đức của hai bà nhiều nhất: Năm nhạc phẩm! Điều này chứng tỏ rằng bất cứ thời đại nào người phụ nữ cũng được tôn vinh, nhất là những người phụ nữ… đánh giặc!

NHẠC VALSE TƯỞNG TIẾC XA XĂM… TRẦN HỮU NGƯ

Page 16: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Khói bếp rạ rơmKhoùi nhôùThaãm laïi trong hoaVaøng phai saéc cuùcTinh khieát hoa chanh ñôn moäc goùc vöôøn

Beáp raï laøng,Maøu hoaøi coå bình yeânQuaùnh keo thaønh vò ngoïtCöù bay leân trong trí nhôù gaày goø

OÂi xanh môø khoùi beáp raï bôø aoLang thang chuøm raâm buïtVaán vöông bôø ngoõ moãi thu veà...

Luõy tre laøng guø löng döôùi ñaùm maâyLaïi aáp oâm khoùi raïVaán vít thôm höông ñoàng baõi naâu buøn

Cöù moãi laàn hoa caûi nôû ven soângTraùi oåi seû chín thôm muøi thô aáuCaây mía möng ñaõ ñeán thì keùo maätBaày treû möa raøo phaát ngoïn côø lau

Thì khoùi beáp vöôn caoTraùnh luït veà laøng...

Sao baây giôø,Khoùi beáp khoâng cayLaïi daân daán nöôùc maét

Noãi nhôù coù gì cayHay chæ laø muøi vò?Muøi cuûa boùng hình vaø vò cuûa thinh khoâng...

L. N TRỌNG QUANG

Gửi em… Ñaõ bao baän lang thangHeát Nam roài laïi BaécMaø loøng anh maõi nhaécCoøn ñoù, moät goùc röøng

Ngöôøi laï... sao boãng döngÑem chieàu daøi thöông nhôùNgaøy, haønh quaân traên trôûÑeâm, tieáng suoái voïng xa...

Doïc con ñöôøng ta quaBao nhieâu baèng laêng tímEm mæm cöôøi chuùm chím“AÙo cöôùi theá nha anh...”

Coøn chöa heát chieán tranhGoùc röøng, em ôû laïiChuøm hoa xuaân chöa haùiÑaønh nhôø... ñoàng ñoäi thoâi

Roài xuaân thaém khaép nôiTa xuoâi Nam ngöôïc BaécTraùi tim hoaøi maõi nhaécCoøn ñoù... Moät goùc röøng!

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Page 17: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 19

PHÙNG HIẾU

Bình yên!Em tìm kieám bình yeânTöø tình yeâu moät phíaTöø giaác mô moät nöûaChoâng cheânh laãn choøng chaønh..Yeâu töø maùi toùc xanhChöø toùc em nhuoám baïcEm hieåu hôn ai heátBình yeân naøo cho em?

Hoï coi mình nheï teânhTình ñaày nhö nöôùc laõDoái traù ñaày doái traùNhuû loøng em thöù tha..Roài moät ngaøy khoâng xaTraêm ngaøn ñieàu vôõ leûTraùi tim em be beùGiöõ sao mình vôõ tan?..Maùi nhaø tranh hoang taønLieâu xieâu em giöõ löûaCaû traêm ngaøn lôøi höùaÑaùnh chìm moäng bình yeân!

TRẦN HOAN

Con lại vềcon laïi veà ruùc ñaàu vaøo loøng meïñeå nghe hôi thôû cuoäc ñôøi noàng aám thaùng naêm troâinaém baøn tay khoâ caèn nöùt neûbao naêm roài meï laën loäi naéng möa

con laïi veà ngoài nhen beáp löûanghe gioù muøa veà ñöa höông böôûi thoaûng quatieáng gaø gaùy tröa ñong ñöa treân maùi laùcoäi mai giaø trôû daï nhöõng choài non

con laïi veà nhaët nhaïnh öôùc mô conthaû treân ñoài coû non sau nhöõng giôø tan hoïccaùnh dieàu bay xoùa tan nhieàu nhaèn nhoïcnhöõng traèn troïc ñeâm daøi cuûa meï ñoåi baèng nhöõng khao khaùt cuûa con

vaø con laïi veà gieo nhöõng maàm maï noncho öôùc mô maõi coøn son nhö nhöõng ngaøy xöa cuõñoâi baøn chaân töôûng quen muøi phoá thò boãng moät ngaøy lam luõñaát pheøn queâ höông lôøi meï daïy thaém maõi vaøo trong tim

THAÙNG 3-2019 ° 19

Page 18: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Không biết ở đầu làng tôi có cây gạo tự bao giờ? Chỉ biết khi tôi lớn lên là đã

có cây gạo thân to bằng ba người ôm. Cứ đến tháng Ba cây gạo lại như giàn đèn chiếu sáng cả một vùng quê thanh bình êm ả, vương vãi những hoa đỏ tươi trên nền đất.

Hồi tôi còn bé, đi chân đất đến trường, mỗi khi tháng Ba về cả lũ bạn đứa nào cũng đợi trống tan trường rồi ùa nhau chạy về thật nhanh, chỉ để làm sao về đến gốc cây gạo thi nhau lượm hoa gạo rụng. Nhặt về, đứa thì đặt trên bàn học, đứa thì thả vào chậu nước. Dù rất thích hoa gạo nhưng không ép hoa gạo vào vở như hoa phượng hay bằng lăng tím được, bởi hoa gạo không cam lòng để màu đỏ tươi của mình chuyển thành sắc tím đen trong trang vở trắng. Hoa gạo chỉ thích thắp đỏ giữa khoảng trời làng quê yên bình vào đúng độ tháng ba.

Tháng Ba qua đi cây gạo lại kín đáo giấu những quả nhỏ xinh xinh bằng quả cau trong

vòm lá xanh um, những quả ấy rụng xuống lại cho bọn trẻ chúng tôi một trò chơi mới. Dùng một sợi dây quấn xung quanh, giật nhẹ sợi dây là con quay bằng quả gạo đã quay tít rồi đứng yên. Trò chơi này rất thích thú, nên khi tan học đứa nào cũng chạy vội ra gốc cây gạo để mong nhặt được những quả tươi nhất, rắn nhất thi đấu con quay với lũ bạn và sẽ tự hào chẳng mấy khi bị thua.

Hết mùa hoa gạo nở, bẵng đi một thời gian là đến mùa gạo chín. Khi gió heo may mát rượi thổi về rì rào trong tán lá, những chiếc lá vàng rơi lãng đãng cũng là lúc quả gạo chín tự tách lớp vỏ cứng để lộ ra những múi bông gòn trắng muốt thả xuống cho gió mang đi khắp nơi. Có

Giàn đèn vùng quê

NAM HẢI

PHAN THÀNH MINH

Nghĩ về mẹCoù nhöõng luùc ta queân nghó veà meïChaân laám tay buøn caây luùa leân xanhCho con thô caû thôøi xuaân treûCaû luùc nguy nan ñaâu tieác thaân mình

Coù nhöõng luùc ta queân nhìn toùc meïThôøi gian voâ tình möa naéng döûng döngMeï thaät gaàn maø ta xa quaùThöông thaân nöôùc maét ngöôïc vaøo loøng

Chæ bieát yeâu Chæ bieát nhaân tìnhÑôøi raát ñeïp nhöng laøm sao nhö mô öôùcHaïnh phuùc töôûng giaûn ñôn nhöng deã gì ñaït ñöôïcHeát yeâu roài coá maõi cuõng baèng khoâng

Coù nhöõng luùc ta queân thaêm hoûi meï aân caànÑích traêm naêm ngaøy caøng ngaén laïiÑôïi con chôø choàng heùo hon moøn moûiMeï laëng thaàm hoaù ñaù phía ñôn coâi

Coù nhöõng luùc ta queân ta ñöôïc laøm ngöôøiMeï vaãn ngoït ngaøo maø sao ta sai traùiÔn döôõng duïc sinh thaønh nhö Tröôøng Sôn - Ñoâng HaûiMai meï maát roài coøn ai nöõa ñeå aên naên

Page 19: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 21

cơn gió nhẹ yếu ớt không thể cõng những nhúm bông trắng đi xa được mà chỉ thả chúng bay la đà trên thảm cỏ hai bên đường làng. Bông gạo vương trắng bờ tre, hàng dâm bụt. Lũ trẻ chúng tôi lại có một trò chơi mới là đi nhặt những đốm trắng xốp trên bờ cây ngọn cỏ ấy rồi thi nhau thổi xem đứa nào làm cho bông bay cao nhất, xa nhất. Mẹ tôi bảo bông gạo nhồi gối rất êm, thế là tôi nhặt gom lại cho vào một cái túi mang về cho mẹ nhôi làm ruột gối. Khi cây gạo thôi không thả những sợi bông xuống nữa thì mẹ tôi cũng hoàn thành xong một chiếc gối làm bằng vải phin trắng, bên trong nhồi đầy bông gòn của quả gạo, chiếc gối để ở đầu giường, tôi nằm áp má lên chiếc gối êm và ngủ lúc nào không biết.

Ngày tôi lên đường vào bộ đội, mẹ và mọi người tiễn chân ai nấy đều lưu luyến. Cây gạo như cũng vồn vã thả lá xuống đầu tôi, như nhắc tôi luôn nhớ đến quê nhà.

Tôi vào quân ngũ, luyện tập cấp tốc ở đồi Chợ Lữ thuộc tỉnh Hải Dương một thời gian rồi đơn vị được lệnh đi B (đi vào miền Nam). Những năm tháng ở chiến trường miền Đông đất đỏ. Tháng Ba… rồi tiếp tháng Ba về, trong tôi lại bồi hồi nhớ quê, nhớ bao kỷ niệm về quê

nhà. Tôi tự nghĩ chắc cây gạo ở quê lại vào mùa ra hoa, lại đỏ rực như lửa cả khoảng trời, lại những giọt đỏ tươi thả xuống. Không biết trẻ con bây giờ có còn nhặt hoa như ngày xưa không, hay để cánh hoa tả tơi rơi trên nền cỏ, để hôm sau cái nắng oi nồng lại trở về thiêu cháy cánh hoa rơi. Rồi mùa gạo chín, không biết bông gạo năm nay có nhuộm trắng đường làng, có còn đứa trẻ nào tha thẩn nhặt những nhúm bông trắng muốt xốp nhẹ như tơ, gom những sợi bông gòn ấy về cho mẹ nhồi gối như tôi ngày ấy?

Những lần về thăm quê, từ xa tôi đã thấy cây gạo già nua, đứng sừng sững ở đầu làng, vẫy lá như đang vồn vã đón người trở về. Quê hương có nhiều thay đổi, đường làng mở rộng, thảm bê tông nhựa, nhà cao tầng mọc lên, thấp thoáng đó đây nhà mái bằng, quê tôi không còn nghèo như xưa nữa. Tháng Ba này trên khoảng trời đầu làng quê tôi hẳn cây gạo đã thắp lên một mầu đỏ rực chiếu sáng cho một khoảng trời làng quê thanh bình như nhắc nhở, soi đường cho những người con xa quê đừng quên lối về…

Coù nhöõng luùc ta queân thaêm hoûi meï aân caànÑích traêm naêm ngaøy caøng ngaén laïiÑôïi con chôø choàng heùo hon moøn moûiMeï laëng thaàm hoaù ñaù phía ñôn coâi

Coù nhöõng luùc ta queân ta ñöôïc laøm ngöôøiMeï vaãn ngoït ngaøo maø sao ta sai traùiÔn döôõng duïc sinh thaønh nhö Tröôøng Sôn - Ñoâng HaûiMai meï maát roài coøn ai nöõa ñeå aên naên

NGUYỄN NGỌC THI

Thư gửi mẹMuøa xuaân veà treân queâ roài ñoù meïNhaët laù khoâ hun khoùi nhö ngaøy naøoMoïi vieäc cuõng ñaõ saün chaøo naêm môùiCon treû giôø nhôù meï maõi khoân nguoâi!

Con vieát thö cho meï ôû suoái vaøngRoài thaép höông thaønh taâm khaán ñoïcGöûi cho meï, con nhôø löûa ñoátTheo khoùi höông sang theá giôùi cuûa Ngöôøi.

Thö chaùy heát, chæ coøn tro vaø con treûNieàm tin vaãn coøn, naâng daäy öôùc mô conVôùi con, meï laïi vöøa ñi vaéngNhö moät thôøi lam luõ baùn buoân.

Caûm ôn nieàm tin voâ lyù, thaät thaøCho meï ôû beân con maõi maõiCho caên nhaø ta ñôõ phaàn troáng traûiDuø mình con vaãn vaøo ra ngô ngaån moät mình.

Caûm ôn cuoäc ñôøi khi ta coù nieàm tin Con cuûa Meï ñaõ tröôûng thaønh roài ñoù!Nhöng vôùi Meï con maõi laø treû nhoûGiöõa theá gian Meï vaãn maõi beân mình.

Page 20: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

DAÀU TIEÁNG VUI NGAØY CHIEÁN THAÉNG

Ta

ñi

trong

...haùt

gioù

töng

beân

böøng

hoà

loàng

ngaøy

Nhaïc vaø lôøi: LEÂ ÑÖÙC DUÕNG

loäng.

hoäi.

Haøng

Möøng

caây

queâ

taxanh

vui

ru

ngaøychieàu

vuikhôi

ñaïi

noãi

thaéng.

nhôù.

Chöùng

Vôùi

tích

chieán

xöa

coâng

giôø

veõ

nhö

vang

coøn

Daàu...

ñoù. OÂi

kyû

nieäm

naøo in

maõi

trong

tim. Ngaân

vang

caâu...

...Tieáng.

Traän

ñòa

1.

2.

naøo cuõng

chieán

thaéng

oai

huøng.

OÂi!

vui

...sao

sao

ngaøy

ngaøy

möôøi

möôøi

ba

ba

thaùng

thaùng

ba.

ba. Anh

Vang

caâu

em

ta

ca nieàm

hoøa

chung

vui

nieàm

ngaøy

vui

chieán

môùi.

thaéng.

Saùt

Khaép

caùnh

choán

tung

chung

vaibay

cuøngröïc

rôõ

ra

saéc

söùc

côø

döïng

hoa.

xaây. Cho

Muoân

queâcon

tim

höông

hoøa

traøn

daângchung

khuùc

söùc...

haùt.

Beân

töôïng

Ñaøi chieán

thaéng

hieân

ngang.

OÂi!

vui...

1.

...soáng.

Bình

minh

leân bao

öôùc

mô theâm

hoàng.

2.

Page 21: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 23

Ở quê tôi, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An vừa có một lễ mừng thọ 373 tuổi thật nhiều ý nghĩa: Đó là buổi lễ mừng cho ba chị em ruột trong một gia đình và một người em rễ. Các cụ bà này đều đã trên 90 tuổi bao gồm: Bà Lê Thị Não 97, Lê Thị Hảo 95 tuổi, Lê Thị Hớn 90 tuổi và chồng bà Lê Thị Hớn là cụ ông Lương Văn Khương 91 tuổi. Sẽ không có gì đáng nói nếu đó là những con người bình thường. Ở đây, ngược lại, họ đều là những người chịu nhiều cơ cực trong cuộc sống. Hầu hết họ đều trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt của hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Tôi vẫn thường tự hỏi nguyên nhân nào làm cho các cụ này và nhiều trường hợp tương tự khác mà tôi từng gặp đạt được sự trường thọ như vậy?

Hai người em bà Lê Thị Não là Lê Thị Hảo và Lê Thị Hớn vì xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, nên noi gương người cha và chị, hai bà đều có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến, phong trào cách mạng của địa phương có lúc cao trào, lúc thoái trào. Nhưng hai bà vẫn luôn một lòng một dạ với cách mạng, luôn là cơ sở trung kiên cho đến ngày đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất. Vì vậy hai bà đều được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng 3. Riêng ông Lương Văn Khương cũng là thương binh 1/4.

Nếu phải nói thêm về gia tộc này, thì tưởng cũng nên nhắc tới người mẹ và hai người em trai của bà Não. Mẹ bà, bà Trần Thị Rở cũng một đời gian khổ nuôi các con khôn lớn rồi cho đi làm cách mạng. Ở nhà, bà nuôi dấu che chở cho các cán bộ địa phương. Hiện nay trong vườn nhà bà còn lưu giữ di tích của hầm bí mật được đào để nuôi dấu cán bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Xét công lao của bà, Nhà nước cũng đã tặng thưởng Huân chương kháng chiến cho cả hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Còn hai người em trai của bà Não thì một người hy sinh năm 1950 (em út Lê Văn Dừa) khi đang làm nhiệm vụ giao liên; người khác là ông Lê Văn Tớn

Lễ mừng thọ 373 Vân Đồn

thì hy sinh năm 1971 ở chiến khu Đ. Sau giải phóng ông Lê Văn Tớn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Như vậy, môi trường sống và làm việc của những người phụ nữ này phải nói là vô cùng khắc nghiệt. Một mặt họ phải sống trong nguy hiểm thường trực sẽ bị địch bắt bớ tù đày, kể cả hy sinh mạng sống của mình và người thân. Mặt khác, họ vẫn phải lo cái ăn cái mặc cho gia đình, học hành cho con cái và hàng trăm thứ khác trong cuộc sống. Có lẽ tình trạng “căng thẳng thường trực và lâu dài” đã biến họ thành những con người có tinh thần thép. Mà đã là loại thép tôi luyện qua lửa chiến tranh thì sau này khó có gì có thể quật ngã họ được. Tôi vẫn nghiêng về suy nghĩ này và được người con trai lớn của bà Não là ông Lê Hoàng Quân cũng đồng quan điểm. Ông Quân cho rằng mẹ và các dì của ông thường có cuộc sống rất giản dị, ăn uống đạm bạc chứ không thích các loại cao lương mỹ vị, nhưng tinh thần nghị lực của các bà thì rất vững vàng. Ở tuổi nghỉ hưu, nhưng các bà vẫn theo dõi hoạt động của con cháu, thường xuyên nhắc nhở động viên con cháu giữ gìn truyền thống gia đình làm việc ích nước lợi dân. Nhờ vậy con cháu trong gia tộc đa số đều trưởng thành. Hầu hết thế hệ tiếp theo đều đã đứng vào hàng ngũ của những người đảng viên cộng sản, có đóng góp thiết thực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), chúng tôi muốn giới thiệu những người phụ nữ cao tuổi trong gia tộc họ Lê này như một lời cảm ơn các cụ đã hy sinh đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến đem lại tự do độc lập cho dân tộc. Và cũng xin chúc các cụ trường thọ hơn để làm chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu trong gia đình cũng như địa phương.

Page 22: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Mình ơi! Xe buýt đang tới kìa. Tiếng người phụ nữ trung niên gọi với kêu

chồng đứng dậy khi xe buýt từ xa xa đang tiến gần tới trạm dừng. Ngồi trên xe, nghe cuộc trò chuyện của hai vợ chồng cô chú, một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe cảm động làm sao, chợt nghĩ sao mình không gọi chồng mình như vậy ta! nghe nó ngọt ngào, nó dễ chịu làm sao, làm tôi chợt nhớ lại những câu thơ trong bài thơ Về buôn bán của nhà thơ Bùi Giáng:

“Mình ơi! Tôi gọi là nhà.Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôiBây giờ xuôi ngược đôi nơiThôi mình ở lại tôi dời chân đi…”

Hay trong bài thơ Nghẹn lòng hai tiếng mình ơi của Hùng Nguyễn ..Thế rồi, ta quen miệng gọi nhau “mình ơi” Mặc nợ duyên không nên nghĩa vợ chồng

… Khi chúng mình gọi nhau hai tiếng “mình ơi” …. Nhé em, hãy cứ gọi nhau “mình ơi”. Âu yếm, giản đơn, thật thà như độc thoại… Giới trẻ ngày nay, quen nhau sơ sơ, cưới nhau vội vàng và bỏ nhau cũng dễ dàng. Nên để thấu hiểu và cảm nhận được hai chữ “mình ơi” chắc dường như không còn nữa. Bây giờ các cặp vợ chồng trẻ, toàn gọi tên nhau, hay cách xưng hô với nhau “Anh anh em em” âu yếm thân thiết. Ngay cả lứa tuổi học sinh còn hay gọi người mình thích, người mình yêu bằng chồng ơi hay vợ ơi. Những cặp vợ chồng đã có con cái nếu không gọi nhau bằng “anh” bằng “em” thì cũng gọi nhau bằng “bố” hoặc “mẹ”, “bố” và “mẹ” là gọi thay cho con, cũng như khi về già gọi là “ông” hoặc “bà” để gọi thay cho cháu.

Quay ngược lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Tây hóa, vợ chồng gọi nhau bằng “mình” cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng “cậu, mợ” cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn.

“Mình ơi” của Nguyễn Thế Viễn, anh viết tặng nhân ngày sinh của vợ. Ngay tựa đề bài thơ “Mình ơi” đã cho ta thấy sự thân thương đến

nhường nào. Mở đầu bài thơ bằng 4 câu thơ lục bát ngọt ngào như dân ca, như lời ru: “Em là hoa thoảng hương lành

Theo chồng về trốn thị thành làm dâu Tóc huyền giờ nhuốm bạc màuLưng còng dáng mẹ bấy lâu tảo tần”Ta như bắt gặp cái chân quê của Nguyễn

Bính ở những câu thơ này. Đến những đoạn tiếp theo bài thơ được tác giả chuyển sang “ngũ ngôn” và “nhị cú” - 5 chữ và 2 câu lại ngắt đoạn. Từ con tim chảy ra những từ ngữ đẹp nhất, diễn tả phẩm giá của vợ anh:

“Mình là cả mùa xuânCho anh nhiều ước vọngMình là gió lộngNhững ngày hè chói chang”Chính người vợ đã cho tác giả sức mạnh

và ước vọng, mà ước vọng của Nguyễn Thế Viễn là luôn yêu cuộc đời, yêu con người, yêu thiết tha nồng nàn tổ ấm gia đình. Tác giả đã dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật, tu từ để diễn đạt cái đẹp, cái quý giá của phẩm chất người vợ:

“Mình là ánh trăng vàngĐem mùa thu dịu ngọtNhững đêm đông giá buốtCùng anh say tình nồng”Chính tình yêu nồng cháy ấy đã cho anh

hạnh phúc vững bền, đã vượt qua giông bão cuộc đời.

“Con cháu quấn quýt bên lòngGia đình hạnh phúc vượt giông bão đời”Và đoạn kết Nguyễn Thế Viễn lại nhắc lại

từ “Mình ơi” nó tha thiết và xúc động biết bao:“Mình ơiThương chồng con nhất mực... Cầu xin trời cho phúcMình bên nhau trọn đời”Bài thơ không có gì là đặc biệt, không nói

cái gì đao to búa lớn nhưng tôi cảm thấy từ con tim của Nguyễn Thế Viễn chảy ra những dòng thơ này và như dòng máu của mình.

Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ

Mình ơi! Tùy bút VY THẢO

Page 23: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 25

thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên “trống không”cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng “bố thằng cu”, “ U nó”, “mẹ hĩm”... Người mới lấy nhau chưa có con, vợ chồng chưa có chức vị gì trong gia đình thì gọi ra làm sao?

Ngày tôi về làm dâu cũng bao nhiêu trận dở khóc dở cười, tôi xưng với chồng là “bố ơi”, khi nấu cơm xong tôi đứng ở dưới bếp gọi: “bố ơi, bưng giúp mẹ mâm cơm”, tôi vừa dứt tiếng gọi thì không nghe tiếng chồng đâu mà thay vào đó là tiếng ơi thật to của bố chồng tôi. Sau sự cố đó tôi đổi cách gọi bằng tên chồng tôi.

Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là “nhà tôi”, “ông xã tôi”,“bà xã tôi”...Từ “nhà tôi” thật là đậm đà gắn bó, “mình” và “tôi” tuy hai nhưng một. “Nhà tôi” tức là “chồng tôi” hay “vợ tôi” chứ không thể nói “vợ anh”, “chồng nó” là “nhà anh nhà nó được”.

Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không “Này! Ra tôi bảo!” hoặc “nào ai bảo mình”…

Lớn lên và cho đến bây giờ, thi thoảng nghe cặp vợ chồng nào đó gọi nhau bằng hai tiếng “mình ơi”, tự dưng tôi có cảm tình đặc biệt và thầm nghĩ đó là một cặp vợ chồng hạnh phúc. Anh chị em chúng tôi, khi lập gia đình không hiểu sao chẳng ai gọi vợ chồng bằng hai tiếng “mình ơi”. Dù vậy, có lẽ hai tiếng “mình ơi” từ những hình ảnh thực ngoài cuộc sống đã cho tôi biết trân quý đời sống vợ chồng, để có được gia đình hạnh phúc. Riêng tôi, tôi cũng từng tập gọi thầm “mình ơi” khi nhìn chồng mình đang ngon giấc ngủ. Nhưng chỉ là thầm gọi, chứ bây giờ tôi đổi lại thì chắc tôi tưởng tôi đang suy nghĩ đến một nhân vật nào đó trong một câu chuyện nào đó. Giờ thì suốt ngày bố Chíp ơi, bố Chíp à. Thì đã là thói quen rồi thì cũng khó mà thay đổi, bố Chíp ơi nghe cũng thân thương và đáng yêu như hai tiếng “mình ơi” mà.

Quả thực người Việt Nam, có vô vàn cách xưng hô giữa vợ và chồng, hiếm có nơi nào trên thế giới có nhiều cách xưng hô ứng xử giữa vợ chồng phong phú và đa dạng như vậy. Cái Tết qua rồi, nhưng dư âm ngọt ngào của Tết còn vọng lại, những lời chúc xuân, bình an năm mới; những chuyến du lịch vội vã, những lần mua sắm… và ngày 8-3 đã tới, ước gì hôm đó, món quà thân thương nhất, sẽ được một nửa của mình gọi hai tiếng “ mình ơi!” cho cái nắng dịu lại, cho bao nỗi giận hờn tan biến, vẫn như ngày nào mình mỉm cười tha thứ tất cả, cùng đan tay nhau đến cuối cuộc đời.

LAN PHƯƠNG

Yêu Bình Dương(Từ Bình Định gửi nỗi nhớ về Bình Dương)

Em hoûi hoa daàu xoay trong gioù

Bình Döông

Noãi nhôù maøu gì?

Tình yeâu hình gì?

Hoa daàu ngaøy hoâm qua coøn rôi hoaøi

trong taâm töôûng

Hoa hoâm nay

Chaéc...

Coù leõ...

Nhö ngaøy mai?

Em hoûi mình khi noãi nhôù phaân hai...

Naéng coù ñoå nghieâng beân chieàu chôï Thuû ?

Nuï hoàng yeâu trong tim mình coù nhuù?

Haøng caây daàu

hoa

vaãn ñieäu sôùm muøa thu ?

Ñeán bao giôø mình môùi goïi “mình ôi...”

Hoa daàu rôi

bôøi lôøi trong kyù öùc

Noãi nhôù - thöông,

caùi gì laø coù thöïc?

Thuù thaät vôùi mình,

mình yeâu laém,

mình ôi...

Page 24: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

NGUYỄN QUANG HUỲNH

Sợi thương!Caùc con ôi...!Chieàu nay cha nhuoäm maùi ñaàu cho meï Maùi toùc xanh xöa ñaõ baïc nhieàu roài Nhöõng sôïi traéng bao thaùng ngaøy möa naéng Nhôù sôïi xanh cuûa con gaùi moät thôøi

Meï con taûo taàn daàu daõi gioù söông Coøn ñaâu daøi nhö caùi thôøi con gaùi ? Caùi thuôû ban ñaàu quaøng aám coå chaCha ñaùnh giaëc nôi chieán tröôøng xa

Moïi vieäc nhaø meï caùc con lo caûMeï chaúng keâu ca phaøn naøn vaát vaûCho ñôøi cha ñöôïc saùnh böôùc baèng ngöôøiToùc meï thöa daàn nhuoám traéng ñoù thoâi

Chieàu nay cha naâng niu töøng sôïi Nhuoäm nhôù thöông... vaøo toùc ñen roàiLaïi boàng beành theo naêm thaùng daàn troâiCho ñôøi meï con xanh laïi thôøi con gaùi ...

Năm 2018 vừa khép lại nhưng CLB văn thơ Hương đất Dĩ An vẫn còn ngập tràn trong niềm vui. Không vui sao được! Năm 2018 vừa qua là một năm bội thu của CLB vì đã gặt hái được một mùa thơ văn chưa từng có. Mở đầu mùa gặt là tác giả Nguyễn Quang Huỳnh, tháng 5 năm 2018 đạt giải khuyến khích môn văn xuôi về “Học tập và làm theo phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Bình Dương phát động với tác phẩm: “Người về giữ đất”. Tiếp theo đó là nhà thơ Bùi Công Thái (bút danh là Thái Giang) đạt giải nhì hai năm liền, 2017 và năm 2018 viết về: “Đất và người Bình Dương” do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương tổ chức với hai bài thơ: Dòng sông áo thợ và Ngã ba quê . Trong đợt tổng kết cuộc thi năm 2018 với chủ đề “Đất và người Bình Dương”, ông Nguyễn Hữu Huống 78 tuổi, hội viên của CLB thơ văn Hương đất Dĩ An cũng đạt giải nhì. Điều này cho ta thấy mảnh đất Bình Dương tươi đẹp biết bao, chuyển mình nhanh chóng, từng ngày đổi thịt thay da. Thật là: “Đất lành chim đậu” quả không sai, người người từ khắp muôn phương hội tụ về vùng đất này sinh sống, lập nghiệp. Như một dòng sông chảy vào thơ ca, một dòng sông bất tận, dòng sông của no ấm, đủ đầy trên mảnh đất Bình Dương.

Còn tác giả Nguyễn Quang Huỳnh thì lại khác hơn: từ những việc làm thật bình dị, nhưng chứa đầy tình cảm của vợ chồng khi tuổi xế chiều chăm chút cho nhau. Ông đã viết thành những vần thơ cảm động trong bài thơ “Sợi thương”, vừa đạt giải nhì thơ toàn quốc năm 2018 do báo Người cao tuổi tổ chức với chủ đề “Sống khỏe - sống đẹp”. Những câu thơ nói với các con khi tác giả nhuộm tóc cho vợ, làm ta rưng rưng trước tình cảm của đôi vợ chồng già: “Các con ơi!/ Chiều nay cha nhuộm mái đầu cho mẹ/ Mái tóc xanh xưa của mẹ bạc nhiều rồi/ Những sợi trắng qua bao ngày mưa nắng/ Nhớ sợi xanh của con gái một thời/ Mẹ con tảo tần dầu dãi gió sương/ Còn đâu dài như cái thời con gái ?/ Cái thuở ban đầu quàng ấm cổ cha’’ ... Còn nhiều, nhiều nữa những vần thơ hay của các tác giả trong câu lạc bộ Hương đất Dĩ An trong năm vừa qua đã gặt hái được một mùa bội thu thể hiện trên các trang báo địa phương và Trung ương mà tôi không thể viết hết ra đây . Xuân mới Kỷ Hợi đang tràn về, xin chúc mừng các tác giả vừa đoạt giải. Kính chúc các thành viên của CLB thơ ca Hương đất Dĩ An đón mừng năm mới vui khỏe, tràn đầy sức sống. Gặt hái tiếp những mùa thơ bội thu trên cánh đồng thi ca giàu đẹp !

Thơ được mùa ! Ghi chép LÃ THỊ TÚ

Page 25: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 27

TRẦN ĐỨC TÍN

Tháng giêng rất lạbaàu trôøi cuûa anhem ñaõ voäi vaõ theá naøo ñeå chuùng ta khoâng nhaän ra nhaumöa roài em vaø vaøng hoa nguùt gioùanh khoâng thaû tôchöa moät laàn daùm ngoûkhung cöûa soå kheùp hôø nhö ñôïi gioù muøa emanh seõ vieát baøi thô thaùng gieângcho embaàu trôøi raát laï cuûa anhcoù caùnh chuoàn moûng mang em veà thôøi con gaùiLieâu Trai anh gaõ du muïc ngaøn naêmkhieãng chaân böôùc qua luùa ñoøng ñoøngdò moängngöïa anh ñöùng laïi duø hí loäng cuoái trôøitieáng tuø nöùt neû rôitraêng gieâng ñaàu laøng cheânh cheách aùo baø bañoâi maù luùm ngôõ noâng maø nhoát ngöôøi mang hình haøi ñi khôûi thuyûanh phung phí heát mieàn ñöùc tin rong ruoåichæ mang thaùng gieâng veà hoø heïn cuøng em.

TRẦN KỲ DUYÊN

Viết cho mùa giêng xanhVeà ngang buoåi naéng mô maøngVi vu caønh truùc roän raøng reo caNhaø ai nôû maáy nhaønh hoaThöông ngöôøi xa xöù boân ba chöa veà

Muøa naøy gioù haùt thaàm thìBaàu trôøi cao roäng xaäp xoøe eùn bayLoøng luoân mang noãi nhôù ñaàyTroâng veà queâ meï bao ngaøy ñaõ xa

Con ñöôøng in daáu chaân xöaÑaàu traàn chaân ñaát tuoåi thô vui ñuøaThaùng naêm muøa laïi noái muøaNgaøy xöa kyû nieäm troâi vaøo chieâm bao

Thaùng gieâng qua ngoõ vaãy chaøoBình minh hoa naéng khoe maøu tinh anhLôøi ca ai haùt ngoït laønhEÂm eâm nhö moät khuùc tình muøa xuaân.

THAÙNG 3-2019 ° 27

DÃ QUỲ

Tình khuc tháng baThaùng Ba naéng veà qua ngoõNaéng öôm vaøng oùng nöông traøNaéng ñuøa vôùi muoân ngaøn gioùReo hoø nhöõng khuùc tình ca.

Thaùng Ba con ong laáy maätTreân giaøn hoa lí ñöông noàngBöôùm vaøng tung taêng bay löôïmTöøng baày rôïp saéc taàng khoâng.

Thaùng Ba em thay aùo môùiÑieåm theâm maét bieác moâi höôøngTheo anh veà beân phoá ñôïiÖôm maàm thaém saéc yeâu thöông.

Thaùng Ba xuaân giaø saép ruïngHaï sang ngaáp ngheù non meàmNhö tình ta muøa thay laùXanh choài haïnh phuùc aám eâm.

Page 26: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Tình bạn Truyện ngắn PHAN HAI

Tình bạn bắt nguồn từ cơn mưa bất chợt năm ấy.Chỉ thấy bầu trời tối nhanh rồi cơn mưa ập đến.

Trinh luýnh quýnh với đống kẹp tóc, kim chỉ, nơ nút, mấy mớ nữ trang xi mạ… Kế bên Lan cũng đang vội vàng thảy đống nón vải lên chồng nhau để kéo lê vào mái hiên. Thấy Trinh còn loay hoay với mấy chồng bao tay. Bổng nhiên Lan chạy ra hét:

- Túm đại vô rồi lựa sau…Lan dang tay nắm hai góc bạt giở lên. Trinh vội

nắm hai góc còn lại khiêng túm bạt vô mái hiên ki ốt gạo.

- Hai bà phải đóng tiền chỗ mùa mưa nghen!- Để tui “đóng” cho cha!Lan ởm ờ liếc anh bán gạo. Anh bán gạo lại nhìn

Trinh mà cười. Trinh cúi đầu quẹt mồ hôi ròng ròng trên trán. May mà có Lan, không thì ba cái đồ này ướt là hư hết. Tuy cùng ngồi lề đường để bán, nhưng tính Lan trước giờ rất khó chịu. Mỗi khi có khách rà xe lại mua đôi bao tay, khẩu trang, mà dừng xe trước chỗ Lan bán hàng là Lan chưởi đuổi ngay. Trinh vốn tính hiền lành cuối đầu im ỉm. Bởi vậy anh bán gạo hay để ý tức dùm, có gì cần là anh hay lên tiếng bênh Trinh liền. Anh thuê ki ốt 4 triệu một tháng, bán buôn ngủ nghỉ tại chỗ nên rất tiện. Sau lưng Trinh, Lan là ba cái mả xưa nên chủ đất không cất ki ốt được. Ngồi bán trên vỉa hè hàng sao nhưng Lan, Trinh vẫn phải đóng tiền chỗ cho con chủ đất, chỗ đất mả đó. Anh Tư bán gạo gợi ý ngay từ mùa mưa đầu tiên, nên khi Trinh cần cứ gửi đồ đạc thôi.

- Khiêng vô trong này, để xếp đồ đạc đi.Tư nói nhỏ nhẹ. Trinh lúng túng đứng nép ngoài

hiên. Lan hét:- Ổng cho thì vô đi, để chỗ này cho tui.Lan lại túm 2 góc bạt giở lên khỏi dãy xô gạo,

Trinh nâng theo. Tư dọn trống khoảng nền ăn ngủ của anh ta để Trinh bày hàng ra. Tư còn cúi xuống lựa xếp lại gọn gàng đống bao tay, khẩu trang. Trinh chăm chú gỡ đống dây chuyền, nữ trang xi mạ bị đổ trộn rối nùi.

- Các thứ đó phải có hộp đựng riêng…Tư bỏ lững câu nói khi mắt anh vô tình nhìn tới

chỗ cổ áo Trinh trễ xuống. Tư đỏ mặt đứng lên bỏ ra ngoài hiên. Lan nhìn thấy cười nói:

- Dọn gọn chưa bà, chắc nghỉ bán thôi, ướt nhẹp hết rồi.

Lan chỉ có mấy chồng nón rộng vành, nón kết nên xếp gọn nhanh.

- Cảm ơn nhen. Hổng có chị… đồ tui ướt hư hết rồi.

- Tui tên Lan, “chị” gì, ba cái đồ đó phải bán trong sạp, đựng trong hộp…

- Bán ít, lời ít lắm, mướn sạp nhiều tiền lắm…Trời mưa nước chảy thành dòng dưới mặt đường

nhựa. Trên vỉa hè, lá cây, nhánh khô rụng trải khắp mặt vỉa hè. Tự dưng cả Lan, Trinh đều cùng nhìn ra chỗ mà cả hai đã ngồi chung cả năm trời mà không ai nói chuyện với ai. Chợt cả hai cùng nghĩ về nhau, cùng nhìn nhau rồi Lan cười ra tiếng vui vẻ. Trinh cũng cười mỉm nhìn Lan.

Chợ Phú Mỹ này phát sinh từ khi có các khu công nghiệp được xây dựng, có các khu nhà trọ ở đây. Con đường mở rộng láng nhựa dẫn vào trường An Mỹ. Năm rồi trường đã 60 tuổi, nên hai hàng sao dẫn vào trường chắc cũng đã ngấp nghé 60 tuổi. Cất trường, mở đường mới trồng cây mà. Nghe nói ngày xưa trường tổ chức cho học sinh An Mỹ trồng cây sao từ ngã ba vô tới cổng trường, giờ còn 28 cây đại thụ đó.

Chợ chồm hổm tự phát ngày một đông đúc. Tuy là ngồi ven hai bên lề đường hàng cây sao, nhưng trước nhà ai, người ấy thu tiền. Thế mới gọi là “mặt tiền” chớ sao! Một túm nhỏ bán rau cải, một sạp nhỏ bán trái cây, mấy thúng khoai, hành tỏi… cả thảy đều răm rắp năm, bảy trăm ngàn một tháng. Chỉ chừa đường vào cổng nhà, hành lang 10, hay 15 mét là có tiền xài rồi. Ai có tiền đầu tư cất ki ốt thì thu nhiều. Ai đất rộng quá, nhín bớt vài mét là có tiền tỉ… ôi ôi bây giờ thì đúng là Phú Mỹ rồi “giàu đẹp” mà. Cuộc sống dân cư ở đây đổi đời từ khi vùng đất này được qui hoạch, khu công nghiệp được xây. Người dân ở đây xây nhà trọ, mua bán... Nhiều người dân từ miền Bắc, miền Trung, miền Tây vào đây làm ăn sinh sống. Vợ chồng Lan cũng lên đây kiếm sống từ mấy năm nay. Tiền nhà trọ tăng từ 800 ngàn lên 1 triệu 200. Cuộc sống không khá hơn, Lan gửi con đi học, ra chợ ngồi bán nón vải, kiếm thêm tiền. Lúc nắng còn bán được, mưa ế ẩm, tiền chỗ vẫn phải trả. Từ khi thân nhau, hôm nào Trinh cũng nấu khoai, chuối đem ra để ăn chơi

Page 27: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 29

với Lan khi vắng khách. Trưa nào Trinh cũng mua hai ly nước mía, cả hai cùng uống rồi cùng xếp hàng đi về. Lan dành ra 10 ngàn để mua may mắn.

- Bà mua nước mía cho tui uống. Tui mua vé số coi có trúng để mua đất, cất nhà ở Bình Dương coi, chờ chồng coi hiu quá, hỏng đủ ổng nhậu có đâu để dành…

Trinh cười! Hiểu hoàn cảnh Lan, Trinh thương Lan hơn. Trinh có nhà đất má chồng cho, còn nền đất má ruột cho để dành sau này cho con. Bây giờ một nền nho nhỏ cũng bạc tỉ, Lan muốn mua nhà đất ở đây chắc cũng phải chờ lâu. Chồng Lan phụ hồ, nhậu tuần, nhậu tháng đã đành, có khi còn nhậu ngày… biết đến bao giờ. Lan nói buồn buồn:

- Phải chi ổng biết lo… giờ họa may tui trúng số

mới có tiền, hoặc tôi chết đi ổng lấy bà khác sẵn có nhà ở…

Lan nghẹn ngào, như trăn trối. Trinh nhắc nhỏ: Đừng nói bậy, làm ăn đàng hoàng, hà tiện riết rồi cũng có…

Chiều mưa, sáng mưa, có hôm tối cũng dầm dề. Hôm sau mặt Lan cũng mưa. Trinh cho Lan mượn tiền để đóng tiền ăn ở nhà trẻ cho con. Chồng Lan thất nghiệp, tổ chức nhậu tại nhà sáng chiều để chờ xin việc.

- Cứ cái đà này, tui chắc bỏ về quê quá. Không thì cũng phải gửi con về quê nhờ ngoại giữ dùm.

- Ráng đi chắc gần tết bán được.

- Bà quá tốt với tôi, tôi biết khi nào trả ơn cho bà được đây. Công nhận ở đây ai ai cũng tốt bụng rộng rãi… bởi vậy chồng tôi mới ỉ lại, thiếu tiền nhà trọ hai tháng vẫn ăn nhậu… bà chủ chỉ nhắc mà không đuổi, hứ!

Trinh cười. Con người ta nghĩ cũng lạ. Tốt cũng bị trách. Trinh biết mợ Sáu chủ nhà trọ hiền lắm. Chắc thấy vợ chồng Lan khó khăn nên không lớn tiếng. Trinh lại mua 2 ly nước mía, Lan gọi bà bán vé số lại lựa một tờ.

- Phải mua cầu may chứ biết sao giờ. Trinh cười, Trinh không thích mua vé số. Cả làng

này xưa nay không nghe ai trúng số. Lại nghe má Trinh hay kể:

- Trúng số là tới số đó bây. Lười biếng tham lam là hư thân, tan nát nhà cửa mà thôi. Tiền có bất ngờ mà.

Trinh cũng không nhắc đòi tiền, nhưng Lan ngại không cười, nói ít hơn. Chợ lúc này bán cả buổi chiều nên cả hai đều ngồi chợ cả ngày. Tiền chỗ lại tăng, cả triệu một tháng rồi. “Tui gom trả tiền trọ trước…” Trinh cười “chừng nào cũng được mà”. Trinh mua đồ ăn cũng kheo khéo mua thêm cho Lan, vài bó rau, mấy con cá, ít khoai củ. Trinh khéo mua, khéo tính toán nên thức ăn thay đổi mỗi ngày. Còn anh Tư sống đây có một mình, vợ con ở quê chăm cha già đau yếu. Tư có lần cũng nói vui: “Ráng ba năm, tui đón vợ con với cha tôi lên đây… ở đây dễ sống, thuận tiện nhiều thứ…

Sáng nay chợ Phú Mỹ vẫn nhộn nhịp, tiếng rao vẫn như mọi bữa. Lấy giá 10 ngàn: 10 ngàn ba bó cải, 10 ngàn kí dưa leo, 10 ngàn ba trái bí, 10 ngàn một ký mướp… một bó bông cúc, một kí mận… nửa ký sa pô…Tất cả các xe đẩy đều rao 10 ngàn. Thằng bán vé số cũng rao theo… Lan cười:

- Bà thấy hôn, thành chợ 10 ngàn rồi. Vậy công nhân, người lao động mới dễ sống chớ. Cho bà chục trứng muối nè, cha tui muối gửi lên đó. Tui còn 2 chục trứng ở nhà… Ờ, chả chịu đi làm bảo vệ ở xí nghiệp rồi bà ơi. Vậy cũng nhẹ lo, ở nhà chả nhậu hoài, có ngày cũng xảy ra chuyện.

Chồng Lan chịu đi làm, Lan vui ra mặt. Chồng Trinh là Hùng trước làm thợ sơn mài, nay sơn mài đứng nên chồng Trinh nằm nhà. Mấy năm nay bận đưa hai con đi học, Trinh lo bán buôn, cơm nước lu bu nên Hùng ở nhà luôn. Có chút đất rộng bên hông nhà, Hùng cho thuê làm trại mộc, kiếm được 5 triệu mỗi tháng để sinh sống. Hùng hiền lành lại chậm rãi từ tốn, hai vợ chồng giống tính nhau đến lạ đời. Mọi người bảo Hùng khờ, chỗ đất trống ấy cất quán nhậu,

Page 28: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

NGUYỄN TRỌNG ĐỒNG

Cột mốc biên cương và mùa xuân ấy…

Naéng ñaø leân töø coät moác bieân cöôngNhaønh ban traéng vaãy chaøo ngöôøi chieán sóSuùng ngang vai ñöôøng tuaàn tra laëng leõDöôùi thung kia ñaøn em nhoû ñeán tröôøng

Moãi baûn laøng - moät coät moác bieân cöôngBao theá heä cha oâng töøng gìn giöõNhöõng Cao Baèng, Ñieän Bieân... ñòa danh lòch söûXöa moà choân giaëc Phaùp. Nuùi soâng nay...

Nuùi soâng nay non nöôùc ngoïn gioù layVaø côø ñoû vaãn tung bay trôøi Luõng CuùSao nhaønh mai beân doøng suoái Cöù boài hoài Khi baøn chaân Ngöôøi Hoân leân hoøn ñaát nhoûMuøa Xuaân aáy... Xuaân naøy ngoïn gioù laät nhöõng trang hoàng!

Laïi gaëp HOA MAI beân coät moác chuû quyeànOÂi moïi thöù coù theå ñoåi thay vaø taøn luïiChæ cöông vöïc nuùi soâng vaãn xanh rôønmaõi maõiNhö loøng ta vaïn ñaïi nhôù ôn NGÖÔØI!

hay karaoke thì “ô kê” không mất mười triệu hàng tháng. Bạn Hùng ghẹo sợ bợm nhậu ngó vợ ông hả? Hay vợ ông sợ tiếp viên sờ ông? Hùng chỉ cười.

Sáng nay, Trinh ra dọn hàng, đặt hai gói xôi nóng hổi ra ngồi chờ Lan. Nắng lên lâu rồi không thấy Lan ra. Trưa chợ thưa người Trinh điện mấy cuộc vẫn không nghe tiếng Lan. Bóng cây sao đã che mát chỗ Lan, Trinh ngồi. Mấy năm trước, sâu ăn lá sao đổ đống xuống đây, Lan và Trinh phải nghỉ bán cả tuần, nay bù lại có bóng mát rợp kín đầu thật thoải mái. Tư bán gạo ra hỏi nhỏ:

- Sao, Lan đâu sáng giờ không thấy?- Tôi gọi không được, không biết bả có bị gì không.- Hay bị ổng nhậu xỉn đánh…Tư bỏ lửng câu nói đi vào ki ốt. Chuyện Lan bị

chồng đánh như cơm bữa ai cũng biết, bởi vậy Lan luôn ao ước được đổi đời.

Tư bán gạo ngồi trong ki ốt nhìn ra. Lan vắng rồi dường như âm thanh chợ cũng lắng xuống. Có Lan, ai mua gạo Lan cũng ghẹo “Chả cân thiếu đó, ê cân thiếu vợ sanh con trai thiếu…”, í Lan Lan… Trinh cản Lan không cho nói. Ai mua đồ của Trinh thì Lan cũng chào mời phụ lựa vui vẻ…. Có hôm bị chồng xỉn đánh sưng mặt, lúc đầu còn bịt mặt che kín, sau Lan cũng bỏ ra: kệ, nực quá. Tui mà trúng số thì chả biết tay tui. Đánh lại hả? Tư bán gạo ghẹo. Đâu có, tui cho tiền nhậu tới bến còn sức đâu đánh tui. Tư luộc hai trứng gà cho Lan và Trinh. Lan lăn mặt cười: chả vậy mà cũng tốt bụng ha.

Nhớ Lan, Trinh gọi điện thoại mãi không được nên đành chịu.

Hùng ngỡ họ giao xe nước mía nhầm nhà vì điện cho Trinh thì Trinh nói không đặt mua. Trinh chạy về nhà, khi đó vừa nghe điện thoại của Lan. Lan “tặng” Trinh xe nước mía làm kỉ niệm, Lan về quê rồi.

Lan trúng số. Số tiền không biết bao nhiêu. Nhưng vợ chồng Lan đã bỏ về quê bảo rằng sẽ sửa nhà ở dưới đó, còn vốn bán buôn. Trinh chỉ nghe anh Tư bán gạo nói, chắc không nhiều, nhiều thì ai cũng nghe rồi. Trinh cũng hỏi Lan sao không để vốn làm ăn, mua xe nước mía chi tốn tiền. Lan nói, năm năm ở Bình Dương này Trinh đã giúp Lan còn hơn như vậy. Lan muốn về ở gần má, cha. Lan khóc trong điện thoại.

Vài tuần sau, Tư bán gạo nói cho Trinh hay. Nghe nói Lan bị bệnh sao đó. Thằng chồng nó lo lắm, lúc này tự dưng quên cả nhậu đi lo chăm cho Lan.

- Sao anh biết?- Thằng vác gạo mướn ở gần nhà Lan lên bỏ gạo

cho tui bán nhiều chuyện đó mà. Mà Lan giấu dữ lắm. Trinh gọi Lan không được vì Lan đã đổi số rồi. Vợ chồng đã dắt nhau lên thành phố chữa bệnh. May mà có tiền…

- Anh gọi anh đó hỏi số điện thoại của Lan hay chồng Lan dùm tui, coi bệnh viện nào để tui đi thăm nha.

Trinh lo quá, mọi giá phải tìm Lan cho được. Thương Lan quá Lan ơi!

Page 29: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 31

Ngày xưa, muốn lưu giữ lại hình ảnh chính mình hoặc người thân, chỉ có mỗi cách vẽ truyền thần; hiểu theo nghĩa là vẽ phải lấy cái “thần” của nhân vật, trong đó có sự rung cảm, cảm hứng của họa sĩ.

Dần dà về sau, khi chép lại bức ảnh đã chụp, chép cho thật giống từng chân tơ kẽ tóc cũng gọi truyền thần. Mà đã vẽ truyền thần, chỉ độc bản; hơn nữa, công việc này ngốn khá nhiều thời gian.

Mãi đến năm 1839, với phát minh về nhiếp ảnh của Daguerre - mà chính người Pháp đã tuyên bố rằng, đây là “món quà tặng miễn phí cho toàn thế giới” - thì việc lưu giữ hình ảnh trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều.

Đặng Huy Trứ (1825- 1874) là một quan chức của triều Nguyễn, có tư tưởng canh tân. Chính vì thế, năm 1865, khi đi sứ Trung Quốc, tới Hương Cảng (Hồng Kông) với nhiệm vụ “Thám phỏng dương tình” (nghe ngóng thái độ của các nước phương Tây đối với ta), ông đã được tận mắt chứng kiến kỹ thuật nhiếp ảnh do người Anh quốc đưa sang, đang được nhiều người ưa chuộng.

Tại Hương Cảng, ông đã chụp thử hai bức chân dung: một bức mặc Triều phục, một bức ông mặc như thương nhân Trung Quốc và thử vẽ hai bức chân dung nói trên để so sánh. Điều đó cho thấy ý định học nghề ảnh và mở hiệu ảnh ở Hà Nội cũng được hình thành ngay trong chuyến đi ấy. Và thế là hai năm sau, 1867, Đặng Huy Trứ lại được cử sang Trung Quốc với nhiệm vụ mua sắm vũ khí. Nhân thể, ông thuê một người Trung Quốc tên là Dương

Khải Trí mua sắm giúp các dụng cụ máy móc về nhiếp ảnh và ông học cách chụp ảnh để về nước mở hiệu ảnh.

Khi trở về nước, ông lấy hiệu Lạc Sinh Công Điếm và cho sửa sang lại thành tiệm chụp ảnh lấy tên là Cảm Hiếu Đường ở phố Thanh Hà, Hà Nội (nay là phố Ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm). Tiệm ảnh này được khai trương vào ngày 14/3/1869.

Như vậy, lịch sử khẳng định rằng nhiếp ảnh Việt Nam do người Việt Nam khởi xướng chính thức ra đời, sau nhiếp ảnh thế giới 30 năm. Đặng Huy Trứ đã mở ra một cơ hội lớn để người Việt Nam có thể lưu giữ ký ức của chính mình, của gia đình, dòng họ và quan trọng hơn nữa là lịch sử xã hội bằng hình ảnh. Xét về một khía cạnh nào đó, Đặng Huy Trứ đã mang đến một thứ “chữ viết” mới – một thứ ngôn ngữ hình ảnh - để cộng đồng có thể sử dụng. Năm 1869 được xem là thời điểm đầu tiên Nhiếp ảnh được du nhập vào Việt Nam và cụ Đặng Huy Trứ được xem như là ông Tổ của Nhiếp ảnh ở Việt Nam.

Năm 1890, tại Hà Nội có 3 hiệu ảnh của người Hoa. Đó là hiệu ảnh Du Chương, Đông Chương ở phố Hàng Bồ, hiệu ảnh Mỹ Chương ở phố Hàng Bông. Đây là 3 hiệu ảnh chuyên chụp ảnh lưu niệm. Nói chung người Việt ta lúc bấy giờ ít chụp ảnh phần vì nghèo không có tiền, trong lúc đó giá ảnh khá đắt, mặt khác vì do mê tín nên họ quan niệm rằng chụp ảnh sẽ bị thu mất “bóng”, mất “vía”. Lúc bấy giờ kỹ thuật ảnh còn thô sơ nên việc chụp in, phóng ảnh đều sử dụng ánh sáng trời, có tu sửa ảnh và tô màu.

Tiếp sau ba hiệu ảnh nói trên được thành

Cụ Đặng Huy Trứ

KỶ NIỆM 150 NĂM NHIẾP ẢNH DU NHẬP VÀO VIỆT NAM

ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ NHIẾP ẢNH VIỆT NAMBÌNH NGUYÊN

Page 30: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

lập, nhiều người Việt, người Hoa, người Pháp đua nhau mở hiệu ảnh ở Hà nội và Sài Gòn. Trong đó ở Hà Nội đáng chú ý có hiệu ảnh Hương Ký nổi tiếng tọa lạc tại địa điểm khách sạn Phú Gia ngày nay ở phố Hàng Trống và hiệu ảnh Khánh Ký ở phố Cửa Đông.

Ông Hương Ký không chỉ chụp ảnh dịch vu, lưu niệm, ông còn đi từ Bắc vào Nam chụp phong cảnh làm bưu ảnh.

Khánh Ký tên thật là Nguyễn Đình Khánh, sinh năm 1874 ở thôn Lai Xá , Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Tây, nay là Hà Nội. Theo tài liệu của Sở Văn hóa Hà Nội, Nguyễn Đình Khánh học nghề ảnh ở hiệu ảnh Du Chương. Năm 1905, ông mở hiệu ảnh lấy tên là Khánh Ký ở Hà Nội, sau đó ông còn mở hiệu ảnh ở Nam Định. Thợ làm ảnh cho ông phần lớn là người làng Lai Xá, chủ yếu là họ hàng. Hiệu ảnh của ông có lúc lên đến vài chục người vừa học vừa làm. Ảnh chân dung Khánh Ký có những đặc điểm riêng được mệnh danh là “ảnh chân dung kiểu Khánh Ký”. Ảnh chân dung của ông thường chụp toàn thân, hai tay đặt lên đầu gối, phải rõ 10 đầu ngón tay ngón chân. Kiểu chụp ảnh chân dung này vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay, nhất là vùng nông thôn miền núi.

Do tham gia phong trào Đông Du Nghĩa Thục bị bại lộ, Nguyễn Đình Khánh phải trốn sang Pháp. Tại đây, ông mở hiệu ảnh ở Toulouse và cũng là nơi đón tiếp kiều bào, những người yêu nước hoạt động bí mật, những lưu học sinh ta ở Pháp. Ông cũng mở hiệu ảnh ở Paris. Nguyễn Ái Quốc từng đến hiệu ảnh của Khánh Ký làm việc lấy tiền kiếm sống để hoạt động cách mạng. Năm 1924, Khánh Ký trở về nước, ông mở hiệu ảnh ở Hải Phòng, sau đó còn mở ở Sài Gòn tại đường Bonard ( nay đường Lê Lợi ).

Nguyễn Ái Quốc đặt chân lên đất Pháp, cùng với cụ Phan Châu Trinh sống ở nhà Luật sư Phan Văn Trưởng số 6 đường Gobơlanh, quận 17, Paris. Tại đây Nguyễn Ái Quốc học nghề phóng ảnh với Nguyễn Đình Khánh. Sau đó dọn về sống và làm việc ở số 9 ngõ Công Poanh. Tại đây Nguyễn Ái Quốc tiếp tục làm nghề phóng ảnh kiếm sống để hoạt động cách mạng.

Nền Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam bắt nguồn từ các Hội Ái hữu Nhiếp ảnh ở Hà Nội, Sài

Gòn năm 1937 - 1938, bùng phát trong Cách mạng Tháng Tám, trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, rồi phát triển rực rỡ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các bức ảnh tiêu biểu của Nhiếp ảnh Việt Nam trong giai đoạn này hầu hết là đề tài chiến tranh cách mạng. Rất nhiều tác phẩm ảnh quý trở thành tư liệu vô giá, là bằng chứng lịch sử, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trước những kẻ thù hung bạo. Trong số đó, tiêu biểu là các tác phẩm đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.

Cách đây 66 năm, ngày 15/3/1953 tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Đây là mốc son hết sức quan trọng đánh dấu sự phát triển và định rõ hướng đi cho Nhiếp ảnh, đồng thời tạo nền móng cho sự phát triển rực rỡ sau này của hai ngành Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam.

Lúc bấy giờ, ở ATK (An Toàn Khu), Bác Hồ làm việc ở Đồi Khâu Tý, đồng chí Trường Chinh đóng ở Điềm Mặc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt đại bản doanh ở Khâu Hấu. Các cơ quan Trung ương đóng rải rác trong khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, trong đó có Phòng Điện & Nhiếp ảnh thuộc Nha Tuyên truyền - Văn nghệ.

Với sự kiện này, Đồi Cọ thuộc bản Bắc, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được công nhận là Khu Di tích Lịch sử Đặc biệt và đây cũng chính là địa danh được ghi vào lịch sử của giới Văn nghệ - Tuyên huấn trong công cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Cũng chính từ sự kiện có ý nghĩa chính trị đó, ngày 16/12/2002, Nhà nước cho phép chính thức lấy ngày 15/3 hàng năm làm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam. Đây là dịp để tri ân với lớp đàn anh ở Đồi Cọ năm xưa, lớp người khởi nghiệp từ đây để rồi trưởng thành ở các chiến trường và cũng từ lớp đàn anh này mà chúng ta có các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh hôm nay.

Page 31: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

THAÙNG 3-2019 ° 33

Sinh ñoäng - Tröõ tình

( Giaûi Nhì Cuoäc thi saùng taùc ca khuùc vieát veà Taân Uyeân 2019)

Em

Em

TÖØ HÖÔNG BÖÔÛI QUEÂ EM

quyeán

níu

böôùc

ruõ

anh

anh

roài

roài

ñoù

ñoù

Mieàn

Veà

vôùi

ñaát Taân

Cuø

Nhaïc vaø lôøi: NGUYEÃN LONG

( )

Uyeân

lao

Baïch

tuyeät

vôøi

Ñaèng

Veà

Veà

choán

taém

heïn

goäi

cho

trong

maøu

tình

yeâu

xanh

leân

Taân

Uyeân

ngoâi

Laëng

Vaø

nghe

trong

höông

höông

toùc

toùc

em

em

hoøa

Noàng

naøn

quyeän

thôm

höông

höông

hoa...

böôûi, thôm

lôøi

hoø

heïn ngaøy

vui

saùnh

ñoâi.

1.

...böôûi

Anh

ñeán

ñaây

roài anh

ôû

laïi

thoâi.

Taân

Uyeân

ôi!

2.

Ñaây khuùc

ca

ngaøy

môùi.

Taân

Uyeân

ôi!

Ñaây ñieåm

heïn

xinh

töôi

Beân

doøng

Ñoàng

Nai maøu

xanh

vaãy

goïi taàng

cao

phoá

môùi

Laâng

laâng laøn

thôm

höông

böôûi

Em quyeán

ruõ

anh

roài.

Ôi

coâ

gaùi Taân

Uyeân.

Page 32: Soá 3 - Thaùng 3/2019 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2019/Thang 3/TC... · “Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một

34 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

- Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”;

- Thực hiện Kế hoạch số 10 –KH/BTGTU, ngày 31/3/2017 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về “Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05.CT/TW của Bộ Chính trị và nhân rộng điển hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ 2017 đến 2020.

- Hội Văn học Nghệ thuật thông báo Thể lệ giải thưởng cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” như sau:

I- CHỦ ĐỀ SÁNG TÁC

Các sáng tác xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ca ngợi, biểu dương những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt thuộc mọi giai tầng xã hội trong quá trình công tác, lao động, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II- ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

- Các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đang sinh sống và công tác tại tỉnh Bình Dương; các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở ngoài tỉnh nhưng có tác phẩm viết về các gương sáng điển hình làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo chỉ được hưởng ứng cuộc thi, không được tham dự giải.

III- QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN TÁC PHẨM

1- Văn học: Các sáng tác mới, chưa được đăng trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Tác phẩm dự thi được in trên một mặt giấy, khổ giấy A4, Font chữ Times New Roman, độ dài văn xuôi không quá 3.500 từ/1 tác phẩm; thơ dài không quá 50 câu/bài; mỗi tác giả chỉ được tham gia tối đa 03 tác phẩm.

2- Mỹ thuật: Tác phẩm mới, chưa tham gia triển lãm từ cấp tỉnh trở lên. Mỗi tác giả gửi tối đa 03 tác phẩm, bao gồm : hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc. Chiều dài tối đa không quá 200cm, tối thiểu không dưới 60cm.

3- Ca cổ: Tác phẩm chưa được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi tác giả gửi tối đa 03 tác phẩm. Bài vọng cổ viết theo nhịp 32, có thể xen kẻ các bài bản cải lương hoặc các điệu lý, nhưng không được sử dụng ca khúc mới để xen vào (tân cổ giao duyên).

4- Âm nhạc:: Là những ca khúc mới, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích tác giả gửi kèm Demo (nếu có). Mỗi tác giả gửi tối đa 03 ca khúc.

5- Nhiếp ảnh: ghi lại được những khoảnh khắc đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong cuộc sống đời thường, nhưng thể hiện được chủ đề chính là “làm theo Bác”. Mỗi tác giả gửi tham gia dự thi tối đa 10 tác phẩm, khổ 30x45cm (không chừa bo lớn)

Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm mới sáng tác trong năm 2018, chưa được sử dụng hoặc phổ biến dưới mọi hình thức. Tác phẩm chưa từng đoạt giải từ cấp tỉnh trở lên ở Bình Dương hoặc ở các địa phương khác. Hội Văn học Nghệ thuật sẽ thành lập Hội đồng giám khảo, bao gồm các văn nghệ sĩ có uy tín trong và ngoài tỉnh để thẩm định các tác phẩm dự thi.

IV- THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NHẬN TÁC PHẨM1- Thời gian:-

- Các tác phẩm đoạt giải ở cấp tỉnh sẽ được xét chọn để tham dự vòng chung khảo xếp hạng ở cấp Trung ương.

2- Địa điểm nhận tác phẩm :- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật tham gia cuộc thi sáng

tác, quảng bá về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gửi về: Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương - Số 52, đường Bạch Đằng, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

- Ngoài bì thư cần ghi: “Tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác, chủ đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2019”.

Cuối tác phẩm cần ghi rõ: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nơi công tác, số điện thoại để tiện việc liên lạc.

V- CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG 1- Bộ môn Mỹ thuật:- 01 giải Nhất :9.000.000đ - 01 giải Nhì :6.000.000đ- 01 giải Ba :4.000.000đ- 04 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá :2.000.000đ2- Bộ môn: Văn xuôi, Âm nhạc và Nhiếp ảnh- 01 giải Nhất :7.000.000đ - 01 giải Nhì :5.000.000đ- 01 giải Ba :3.000.000đ- 04 giải Khuyến khích: mỗi giải trị giá :1.500.000đ3- Bộ môn: Thơ, Sân khấu (vọng cổ)- 01 giải Nhất :5.000.000đ - 01 giải Nhì :3.000.000đ- 01 giải Ba :2.000.000đ- 04 giải Khuyến khích: mỗi giải trị giá :1.000.000đBan tổ chức rất mong nhận được nhiều tác phẩm tham gia

hưởng ứng cuộc thi của các tác giả, chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh.

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH DƯƠNG

THỂ LỆCuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật về chủ đề

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”Năm 2019

Tác giả gửi tác phẩm dự thi kể từ ngày ra thông báo này đến hết ngày 30/4/2019. Mỗi tác phẩm dự thi phải được photo và gửi thành 04 bản (không áp dụng cho bộ môn Nhiếp ảnh và Mỹ thuật). Hội Văn học Nghệ thuật sẽ tổ chức thẩm định và sơ kết, trao giải vào dịp Kỷ niệm 44 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2019).