[ssc] vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

20

Upload: nguyen-thu

Post on 14-Aug-2015

39 views

Category:

Business


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 2: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

Thông tin cổ phiếu

Mã cổ phiếu VHL (HNX)

Đồ thị giao dịch

Thị giá (10/4/2015) 31,000

KLGD TB 10 phiên 12,135

KLCP lưu hành 16,000,000

EPS cơ bản 5.92

P/E 5.24

Bêta 0.52

Vốn hóa TT (tỷ đồng) 496

GIỚI THIỆU CÔNG TY

CTCP Viglacera Hạ Long – đơn vị thành viên của

Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng

(Viglacera) ban đầu chỉ là nhà máy gạch Hạ Long

được khánh thành vào năm 1978, qua bao nhiêu

thăng trầm, hiện nay, công ty sở hữu 3 nhà máy

gạch, 1 xí nghiệp dịch vụ đời sống và 2 công ty con.

Ngày 01 tháng 03 năm 2006, công ty chính thức

hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, và hiện

nay đang được giao dịch trên sàn chứng khoán

HNX. Sau 37 năm tồn tại và phát triển, công ty vẫn

giữ vững được ngành nghề sản xuất và kinh doanh

cốt lõi của mình: gạch xây dựng, gạch ngói, gạch ốp

lát và một vài sản phẩm gốm trang trí khác. Không

chỉ phát triển sản phẩm trên thị trường Việt Nam,

sản phẩm của công ty còn có mặt trên 40 quốc gia

khác.

Công ty đang trên con đường cố gắng phấn đấu để

trở thành đơn vị dẫn đầu trong sản xuất gạch ngói

đất sét nung tại Việt Nam với phương châm “ Chất

lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền

vững”. Năm 2015, công ty đặt ra chỉ tiêu đạt 1558 tỉ

đồng doanh thu và 126 tỉ lợi nhuận.

Page 3: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

IỂM NHẤN KINH TẾ

Nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy năm 2013 và dần phục

hồi đi lên vào năm 2014. Tốc độ tăng trưởng GDP năm

2014 là 5.98%, cao nhất kể từ năm 2011, lạm phát được

duy trì ở mức ổn định – 4.09%. Tín dụng 2014 đã được

phục hồi, tăng 12.62% so với năm 2013, nằm trong định

hướng tăng trưởng tín dụng của NHTW. Lãi suất huy động

và cho vay giảm 1.5 – 2%/năm so với cuối năm 2013, góp

phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Thông tư 32,

Luật kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) 2014, Luật nhà ở

(sửa đổi) 2014 có hiệu lực hứa hẹn sẽ khai thông thị trường

Bất động sản,đẩy lực cầu, thu hút dòng vốn FDI, Kiều hối

chảy vào Việt Nam. Dòng vốn FDI năm 2014 đã quay trở

lại thị trường Bất động sản, gần gấp 3 lần so với năm 2013.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 được đánh giá là sẽ

cải thiện hơn so với năm 2014. Và với những dấu hiệu nêu

trên, các ngành Bất động sản, kéo theo là Xây dựng và Vật

liệu xây dựng sẽ là những ngành điểm sáng trong năm nay.

Trong năm 2014, thị trường Bất động sản đã ấm lên, thanh

khoản tăng vọt. Tồn kho bất động sản giảm mạnh – 17.6%,

do trong năm 2014, số lượng căn hộ giao dịch thành công

trên cả nước ước đạt khoảng 22000 căn, gấp 2 lần năm

2013. Bên cạnh đó, giá bán bất động sản có tăng nhẹ và

thanh khoản cải thiện ở tất cả các phân khúc. Thị trường bất

động sản hứa hẹn sẽ khởi sắc hơn trong năm 2015 với các

dự án chào bán mới trên mọi phân khúc.

Sự phục hồi của thị trường Bất động sản kéo theo sự phục

hồi của ngành Xây dựng. Giá trị sản xuất toàn ngành Xây

dựng tăng 7.6% so với năm 2013, trong đó, công trình nhà ở

tăng 6.5% và công trình nhà không để ở tăng 6.6%. Trong

năm 2015, hứa hẹn nhiều dự án nhà ở sẽ được khởi công

cũng như hoàn thành, phủ trên tất cả các phân khúc: nhà ở

xã hội, căn hộ trung – cao cấp, khu dân cư, biệt thự - liền

kề,…do có nhiều chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, thông

tư 32, Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở sửa đổi đi

vào hiệu lực.

Năm 2014, ngành Vật liệu xây dựng nói chung còn gặp

nhiều khó khăn, tuy nhiên, cũng đã đạt được những bước

tiến khả quan. Trong năm 2014, tiêu thụ xi măng tăng 10%,

gốm sứ xây dựng tăng 18%, sản xuất kính tăng 30%. Bên

cạnh đó, thị trường xuất khẩu Vật liệu xây dựng cũng có

nhiều khởi sắc, xuất khẩu ước đạt khoảng 1.5 tỉ USD, trong

đó, phần lớn đến từ gốm sứ xây dựng.

Đ

Page 4: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| PHÂN TÍCH NGÀNH

Gạch luôn là vật liệu xây dựng

quan trọng không thể thiếu,

đặc biệt trong xây dựng

và phát triển đô thị.

Thị trường gạch cũng rất đa dạng

và phong phú, chủ yếu được sử

dụng gồm 2 loại: gạch granite

và gạch ceramic.

1. Thị trường gạch tại Việt Nam: Ngành đặc thù chịu sự ảnh hưởng của giá điện, giá than. Hiện

nay, giá điện - than đang có xu hướng tăng và điều này sẽ làm

tăng chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa… gây ảnh

hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn nguyên liệu chính hiện nay để sản xuất gạch vẫn là đất

sét. Ngoài ra còn có : men, màu, phụ gia, than đá… Đây đều là

nguồn vật liệu tự nhiên, dễ vận chuyển, khai thác và tương đối rẻ

so với nguồn nguyên liệu sản xuất khác. Tuy nhiên nguồn

nguyên liệu này đang dần cạn kiệt do sự khai thác quá mức và

bừa bãi, điều này gây ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nguồn nguyên liệu được CTCP Viglacera Hạ Long khai thác

chủ yếu tại khu vực Giếng Đáy, Quảng Ninh, nơi có chất lượng

đất sét nối tiếng thế giới.

Cung vẫn đang vượt cầu, nhất là ở phân khúc gạch ốp lát cỡ nhỏ.

Sự phục hồi của thị trường BĐS và ngành XD cũng tạo ra động

lực cho ngành gạch phát triển. Theo dự báo của các chuyên gia

kinh tế, thị trường VLXD sắp tới sẽ nóng dần lên do gia tăng

đáng kể những dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án căn hộ, khu

dân cư tại những thành phố lớn trong cả nước.

2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter:

Cạnh tranh trong ngành: Thị trường gặp sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp

trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài đến từ phân khúc

gạch giá rẻ của Trung Quốc hay các loại gạch cao cấp của Tây

Ban Nha, Ý.

Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới tham gia: trung bình, do việc đầu tư và vận hành các dây chuyền sản xuất

gạch về cơ bản không phải đầu tư vốn ở mức quá lớn, hơn nữa

có thể đầu tư một phần lớn bằng vốn vay ngân hàng, công nghệ

và dây chuyền sản xuất rất sẵn mua. Tuy nhiên, để giành được

thị phần trong thị trường có tính cạnh tranh cao, các doanh

nghiệp mới cần đầu tư vốn và công nghệ sản xuất tốt.

Áp lực từ phía sản phẩm thay thế: trung bình

Dù gạch là vật liệu quan trọng trong xây dựng nhưng ngày càng

có nhiều sản phẩm với chất lượng tốt được sản xuất theo công

nghệ tiên tiến có khả năng thay thế cho các loại gạch đất sét

nung truyền thống. Đặc biệt là sự xuất hiện của loại gạch không

nung – vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, tuy nhiên hiện

nay giá của loại gạch này còn cao và chưa được người mua quan

tâm sử dụng. Ngoài ra, người dân còn sử dụng các sản phẩm như

tôn, kính… thay thế cho gạch ngói, gạch xây và các sản phẩm

trang trí khác.

Sức ảnh hƣởng từ phía ngƣời mua: trung bình

Đối với khác hàng là các hộ gia đình nằm trong phân khúc gạch

cỡ nhỏ thường có xu hướng lựa chọn các sản phẩm của Trung

Quốc do giá rẻ, mẫu mã đa dạng.

Đối với phân khúc gạch cỡ vừa và lớn thường có xu hướng chọn

các sản phẩm trong nước do chi phí phải bỏ ra thấp hơn so với

việc nhập khẩu.

Sức ảnh hƣởng từ phía nhà cung cấp: không cao, do nguồn cung ứng nguyên vật liệu đến từ các doanh

nghiệp địa phương, không phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu.

Page 5: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 6: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 7: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 8: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

Tên cổ đông Số cổ

phiếu

Tỷ lệ (%)

Tổng công ty cổ phần Viglacera -

CTCP

8.040.980 50.26

Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI 2.207.644 13.8

Đinh Hải Quang (con ông Đinh Quang

Huy)

734.826 4.59

Nguyễn Bá Uẩn 271.192 1.69

Hiện tại Tổng công ty cổ phần Viglacera nắm giữ cổ phần của VHL

nhiều nhất tới hơn 50% cổ phần. Bên cạnh đó cổ đông lớn thứ 2 là

công ty TNHH Quản lý quỹ SSI, SSIAM là một thành viên của

Công ty Chứng khoán Sài Gòn. Vào 25/11/2013, công ty này đăng

kí bán 1. 241. 800 cổ phiếu (tỷ lệ 13.8%), tại thời điểm đó VHL mới

được đưa khỏi diện cảnh cáo và đang gặp rất nhiều khó khăn khi 7

quý liên tiếp báo lỗ đến quý 4 2013 mới bắt đầu có lãi, tuy nhiên số

cổ phiếu này không được giao dịch thành công.

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài 1.49 %

Khác 98.51 %

Page 9: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Họ và tên Chức vụ Số CP nắm giữ Trình độ chuyên môn TG bổ

nhiệm

Ông Hoàng Kim Bồng Chủ tịch

HĐQT

Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh 17/07/2012

Ông Nguyễn Thanh

Tùng

Phó CT

HĐQT

Thạc sĩ TC NH ĐHKTQD, Cử nhân

KT Đối ngoại ĐH Ngoại Thƣơng

16/4/2012

Ông Trần Xuân Tiệp TV HĐQT 3092 (0.03%)

Ông Trần Hồng Quang TV HĐQT 40 625 (0.45%) Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Quản trị

Kinh doanh

17/07/2012

Ông Đinh Quang Huy TV HĐQT 734 826 ( do con

trai nắm giữ)

Kĩ sƣ Hóa Silicat 22/04/2013

Trần Đình Thế TV HĐQT 141 834( do vợ

nắm giữ)

22/04/2013

BAN GIÁM ĐỐC/ KẾ TOÁN TRƢỞNG

Họ và tên Chức vụ Số CP Tỉ lệ Thời gian bổ

nhiệm

Trần Hồng Quang Tổng Giám đốc 40 625 0.45% 17/07/2012

Trần Xuân Tiệp Phó Tổng GĐ 3092 0.03% 06/04/2012

Nguyễn Hữu Gấm Phó Tổng GĐ 48 369 0.537% 28/12/2014

Phạm Minh Tuấn Kế toán trƣởng, GĐ Tài chính 53 183 0.59% 10/3/2012

Trong năm 2012 và đầu năm 2013 chúng ta nhìn thấy sự thay đổi mạnh mẽ về nhân sự trong

cơ cấu lãnh đạo của VHL. Hầu hết các lãnh đạo chủ chốt của VHL đều được thuân chuyển công tác.

Cùng vào lúc đó năm 2013 cổ phiếu của VHL bị đưa vào diện cảnh cáo do công ty chưa thiết lập

quỹ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính cho hoạt động kinh doanh doanh (theo Hợp đồng hợp tác

kinh doanh số 01/2012/HĐHTKD ngày 15/05/2012 giữa Công ty với CTCP Viglacera Đông Triều

dẫn tới chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế tăng 11,4 tỷ ), thì lợi nhuận trước thuế sẽ âm 10.477.110.440

đồng, do đó lợi nhuận sau thuế sẽ âm tương ứng. Sự thay đổi này có thể do kết quả hoạt động kinh

doanh năm 2012 thua lỗ nặng khiến công ty phải cải tạo bộ máy lãnh đạo.

Ông Hoàng Kim Bồng là Chủ tịch HĐQT từ tháng 7 năn 2012, đồng thời ông cũng là Chủ tịch

HĐQT của công ty Viglacera Đông Anh.Ông Trần Hồng Quang là tổng giám đốc được bổ nhiệm từ

tháng 7 năm 2012, hiện tại còn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP gạch Clinker Viglacera, Viglacera

Đông Triều. Ông đã gắn bó với công ty rất lâu dài từ năm 1995 và là người rất có kinh nghiệm trong

lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Ban lãnh đạo mới đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đưa công ty thoát khỏi khó khăn,

làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phải rút khỏi HNX trong năm 2012. Công ty đã từng bước vượt qua khó

khăn trong năm 2013 khi vượt qua mục tiêu hòa vốn và có lãi 29 triệu đồng. Đến năm 2014, VHL đã

có những kết quả khả quan, doanh thu lợi nhuận đều tăng trưởng, doanh thu thuần đạt 1 441 tỉ đồng

tăng 14.23%, lãi ròng là 83.5 tỷ đồng báo hiệu một thời kì phát triển mới của công ty.

Page 10: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 11: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| KHÁCH HÀNG

Tổ chức kênh phân phối

Theo hình thức này công ty bán sản phẩm trực tiếp đến người mua thông qua đội ngũ nhân viên bán

hàng của mình, các showroom trưng bày sản phẩm của công ty, các nhân viên thuộc các đại lý. Đa số

các đại lý cấp 1 là lực lượng bán hàng độc lập của công ty, hầu hết họ chỉ bán sản phẩm của viglacera

Hạ Long . Các đại lý cấp 2 thường không chịu sự quản lý của công ty, đa số họ bán sản phẩm của

nhiều công ty.

Hiện tại công ty có 3 chi nhánh đại diện tại Bắc, Trung, Nam và các showroom ở hầu hết các tỉnh

thành phố, có 500 nhà phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Ngoài ra công ty cũng có hệ thống phân

phối sản phẩm của mình ở hơn 42 quốc gia và vùng lãnh thổ, gần 30 đại lý và đại diện tại nước ngoài.

Quan hệ gần gũi với khách hàng:

Đa số Viglacera Hạ Long bán hàng cho hệ thống

các đại lý, là kênh phân phối hàng hóa, có quan

hệ mật thiết với công ty, sản phẩm của công ty,

chất lượng sản phẩm. Nhằm nâng cao mối quan

hệ gần gũi đối với khách hàng công ty thường

xuyên tổ chức Hội nghị khách hàng nhằm thể

hiện sự tri ân đến các đối tác thân thiết cả trong

và ngoài nước. Công ty có tổ chức các hoạt động

như cảm ơn sự tin tưởng hợp tác của khách hàng,

đông thời trao giải cho các nhà phân phối có

thành tích xuất sắc qua đó có thể tạo mối liên kế

thân thiết với khách hàng.

Công ty tổ chức các hoạt động quảng bá phát

triển thương hiệu VHL trên nhiều vùng miền thị

trường:

Tổ chức hội nghị khách hàng theo vùng miền

quảng bá sản phẩm mới, động viên khích lệ

khách hàng đại lý tiếp tục hợp tác đại lý tiêu

thụ sản phẩm cũng như truyền thông chủ

trương chính sách của công ty.

Tham gia hội trợ Giảng Võ Hà Nội, Viet

Build Đà Nẵng, xây dựng bổ sung 8

showroom,..

Tiếp tục làm tốt hơn công tác phối hợp chăm

sóc khách hàng (đại lý), cán bộ thị trường

thường xuyên cùng với các đại lý tìm kiếm

khách hàng và hỗ trợ tư vấn kĩ thuật sản

phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Từ tháng 6 năm 2014 công ty đã thành lập

Công ty TNHH MTV TM Viglacera Hạ Long

để chuyên sâu công tác bán hàng, chủ động kế

hoạch kinh doanh cũng như đưa ra các chính

sách phù hợp với thị trường.

Chi nhánh

Nhà phân phối

Bán buôn

Bán lẻ

Bán buôn Bán lẻ

Khách hàng

Page 12: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| ĐỔI MỚI

Tốc độ đổi mới và quá trình đổi mới từ trước đến nay

Có thể nói Viglacera Hạ Long là 1 doanh nghiệp rất tích cực đổi mới với mong muốn ngày càng nâng

cao chất lượng sản phẩm năng suất, cải thiện đời sống người lao động, triển khai mạng lưới bán hàng

trên toàn quốc và vươn ra các nước trong khu vực. Điều này được thể hiện qua quá trình đổi mới của

công ty:

Page 13: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

Động lực và nguồn gốc đổi mới của công ty:

Lãnh đạo: Các lãnh đạo của công ty khá quan tâm đến việc đổi mới nhằm giúp công ty mở rộng quy

mô, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc đổi mới công nghệ sản xuất thường kèm theo rất nhiều rủi ro

do thường gặp khó khăn về nguồn lực, tài chính. Nhìn vào quá trình đổi mới có thể thấy việc đổi mới

công nghệ chưa mang lại hiệu quả tức thì mà cần quá trình vận hành và đi vào ổn định. Các nhà lãnh

đạo gắn liền với quá trình đổi mới của công ty như ông Nguyễn Minh Tuấn (giai đoạn 2001-2004),

ông Nguyễn Quang Mâu (giai đoạn 2004-2012).

Khách hàng: Sản phẩm của công ty luôn phải bắt kịp về xu hướng thị hiếu của khách hàng không chỉ

về mặt chất lượng, giá cả mà còn là về mặt thẩm mỹ, tính đa dạng về mẫu mã.

Kế hoạch đổi mới của công ty

Trong năm 2015 công ty có nhiều dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như:

Thành lập công ty TNHH MTV Thƣơng mại Viglacera Hạ Long tháng 5 năm 2014 giúp chuyên

nghiệp công tác bán hàng, tạo mội trường chuyên nghiệp trong kinh doanh gạch ngói đất sét nung, tạo

tiền đề cho chuyên nghiệp hóa các công ty sản xuất. Sau 7 tháng hoạt động đã phát huy hiệu quả, tổ

chức tốt công tác bán hàng/tiêu thụ sản phẩm mục tiêu đề ra.

Dự án Công ty CP gạch Clinker Viglacera: Theo quyết định HĐTV Tổng công ty Viglacera đề

nghị đại diện bên Clinker Viglacera tiếp tục đầu tư dự án trên. Vốn điều lệ của Clinker Viglacera là

150 tỷ đồng trong đó VHl chiếm 99.9% vốn điều lệ với lĩnh vực sản xuất là sản xuất gạch ngói đất sét

nung. Tổng dự án thực hiện có giá trị 256.3 tỷ đồng phần đầu vào quý 2 năm 2015 đi vào sản xuất ổn

định.

Dự án chuyển đổi sản xuất 100% ngói tại nhà máy Hoành Bồ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh trong dài hạn, công ty nghiên cứu chuyển đổi từ khối xếp hỗn hợp gạch và ngói sang

100% ngói. Dự án đang được tính toán chỉ số, các chủ đầu tư cần có các phiên làm việc tiếp theo.

Page 14: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG

2012 2013 2014

Tổng tài sản 862,2 773,9 888,6

Vốn chủ sở hữu 230 271,5 407,1

Nợ phải trả 632,2 502,4 481,5

Doanh thu 1.228,19 1.261,57 1.441,09

Lợi nhuận 0,32 50,76 83,46

Chỉ số tăng trưởng ở năm 2012 là rất thấp so với năm 2013 và

2014, đặc biệt là năm 2014. Lợi nhuận năm 2012 chỉ có 0,32 tỷ

trong khi nợ phải trả lại cao nhất là 632,2 tỷ. Ngược lại, năm

2014 các chỉ số đã tăng vọt và tốt lên rất nhiều: Vốn chủ tăng gần

như gấp đôi so với năm 2013, nợ phải trả giảm xuống, lợi nhuận

tăng đáng kể. Doanh thu tăng không nhiều nhưng vẫn ở mức ổn

định. Điều này chứng minh việc phát hành thêm cổ phiếu để huy

động vốn là có hiệu quả. Đồng thời với việc giảm các chi phí tài

chính, lãi vay cũng làm tăng lợi nhuận. Tổng tài sản giảm vào

năm 2013 có thể dự đoán do việc bán đi trả nợ. Dòng tiền mặt

nhiều, trả nợ tốt, đồng thời có cơ hội mới khi ngành xây dựng

phục hồi. VHL đang đạt được những thành quả tốt.

Page 15: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 16: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

Tỉ lệ lợi nhuận năm 2012 rất thấp (2 trong 3 tỉ lệ chỉ là 0,03%) do khó khăn chung của ngành: chủ

trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây

dựng không có vốn để triển khai,…đồng thòi giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục

tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động

thiếu đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản

phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ; nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản. Các chỉ số

ROA và ROE cũng rất thấp so với những năm trước. Nhưng các tỉ lệ, chỉ số đã tăng vọt vào năm

2013. Điều này cho thấy một bước khắc phục tốt, nỗ lực của công ty khi ngành có dấu hiệu khởi sắc.

Công ty đã triển khai được nhiều chương trình tiết giảm chi phí nhiên liệu, giảm dư nợ gốc vay tại

các tổ chức tín dụng đồng thời chi phí lãi vay cũng giảm so với cùng kỳ. Sự phục hồi của ngành BĐS

và XD cũng là một nguyên do khiên cho ngành gạch nói chung và VHL tích cực lên. Lợi nhuận năm

2014 đã tăng hơn 30 tỷ so với năm 2013. Năm 2014, các chỉ số tăng so với năm 2013 và cao hơn hầu

hết các công ty khác trong ngành. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự phát triển đi lên của công ty.

Chỉ số 2012 2013 2014

ROA 0,03 6,09 9,87

ROE 0,14 20,2 24,6

Năm 2014, chỉ số ROA và ROE của ngành và một số công ty trong ngành như sau:

Chỉ số VHL ACC CCM Ngành

ROA 9,87 13 2,3 1,35

ROE 24,6 20 4,6 4,57

Page 17: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| CƠ CẤU VỐN

Năm 2012 2013 2014

Tỉ lệ nợ trên vốn

chủ sở hữu

1,93 1,01 0,44

Tỉ lệ thanh toán lãi

vay

0,004 1,384 4,17

Bảng tỉ lệ đòn bẩy tài chính

Tỉ lệ nợ trên vốn chủ giảm mạnh từ 2012 đến 2014, do phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu

làm tăng vốn mạnh đồng thời nợ cũng giảm một nửa. Đến hiện tại tỉ lệ này ở mức thấp, chỉ còn 0,44.

Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể

hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Khả năng thanh toán cũng công ty cũng tốt lên một cách rõ

rệt, từ ở mức rất thấp hầu như không trả được nợ vào năm 2012 đến dư dả và khả năng trả nợ khá tốt

vào năm 2014. Dòng tiền mặt của công ty tăng mạnh, gấp 21 lần so với năm 2013 cũng làm cho khả

năng thanh toán tốt hơn. Điều này cho thấy bước tiến rõ rệt của VHL, khả năng huy động vốn tốt,

khẳng định các chinh sách đúng đắn của công ty.

| CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Năm 2011 2012 2013 2014

TT hiện thời 0,55 0,56 0,67 1,06

TT nhanh 0,19 0,11 0,13 0,45

Ta thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của VHL ngày càng được cải thiện, tuy nhiên còn khá

thấp. Từ năm 2011 đến năm 2013, các chỉ số thanh toán đều ở mức thấp (nhỏ hơn 1). Sang năm 2014,

nhờ sự ấm lên của ngành Bất động sản kéo theo sự phục hồi của ngành Xây dựng, trong đó có VHL,

bên cạnh việc phát hành 7 triệu cổ phiếu làm tăng vốn điều lệ của công ty lên 160 tỷ đồng, giá trị tài

sản lưu động tăng, nên các chỉ số thanh khoản cũng tăng lên một cách đáng kể.

Năm 2011 2012 2013 2014

TT hiện thời 0,77 0,77 0,75 0,82

TT nhanh 0,41 0,42 0,44 0,49 Chỉ số TT hiện thời và TT nhanh trung bình ngành VLXD các năm (đơn vị: %)

Chỉ số TT hiện thời năm 2014 là 1.06 lớn hơn 1 và cao hơn trung bình toàn ngành (0.82) cũng đã

phần nào phản ánh tình hình thanh khoản của VHL là khá tốt. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp

khác trong ngành thì tỷ số này của công ty chỉ đứng ở mức giữa, chứng tỏ thanh khoản của VHL còn

kém hơn nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

Năm 2014, chỉ số TT nhanh của công ty là 0.45, tuy có tăng so với các năm trước nhưng đây vẫn là

một con số thấp – bé hơn 1 và thấp hơn trung bình ngành (0.49). Điều này cho thấy giá trị hàng tồn

kho đã chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp. Thật vậy, trên thực tế,

con số này là 57.57%

Page 18: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long

| HỆ SỐ QUẢN LÝ TÀI SẢN

Năm 2011 2012 2013 2014

Vòng quay HTK 6,36 4,86 4,71 5,37

Số ngày tồn kho 56,5 74 76,5 67

Vòng quay TTS 1,53 1,34 1,52 1,71

Vòng quay các

khoản phải thu

28,2 26,04 38,5 53,6

Kỳ thu tiền bình

quân (ngày)

13 14 9,5 7

Như đã thấy, HTK chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị tài sản ngắn hạn, công ty đã giữ nhiều hàng tồn

kho, có thể là HTK trong dự kiến hoặc ngoài dự kiến.Điều này cũng dể hiểu bởi đặc thù cuả ngành vật

liệu xây dựng, cũng như nhiều hàng tiêu dùng khác, rất nhạy cảm với những biến động của thị trường,

đặc biệt là thị trường Bất động sản.Trong thời gian thị trường BĐS ảm đạm, lượng hàng tồn kho

ngoài dự kiến cao. Tuy nhiên, với kỳ vọng thì trường sẽ ấm lên và phát triển, từ năm 2014, lượng

hàng tồn kho trong dự kiến đã chiếm ưu thế, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong

trường hợp tăng trưởng nóng, đảm bảo tính cạnh tranh trong ngành. Ta thấy, số ngày tồn kho đã giảm

dần ở mức hợp lí, chứng tỏ hiệu quả trong việc điều tiết hàng tồn kho của công ty ngày càng được cải

thiện.

Tỷ số vòng quay TTS tuy vẫn còn ở mức khiêm tốn nhưng đã tăng dần qua các năm và lớn hơn nhiều

so với trung bình ngành.Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Viglacera HL khá tốt.

Vòng quay các khoản phải thu liên tục tăng mạnh qua các năm, kỳ thu tiền bình quân của công ty

cũng giảm dần và luôn ở mức thấp đã cho thấy hiệu quả quản lý nợ công của VHL.

Năm 2011 2012 2013 2014

Vòng quay TTS

ngành VLXD

0,61 0,67 0,73 0,8

Page 19: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long
Page 20: [Ssc]   vhl - phân tích ctcp viglacera hạ long