tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước t sơn...

19
Tchc và hoạt động thanh tra nhà nước tnh Sơn La Vũ Việt Hà Khoa Lut Luận văn ThS ngành: Lý lun và lch sNhà nước và pháp lut; Mã s: 60 38 01 Người hướng dn: GS.TS Phm Hng Thái Năm bảo v: 2012 Abstract: Nghiên cu và phân tích khthống các văn bản quy phm pháp lut quy định vtchc và hoạt động của thanh tra nhà nước cp t nh. Nghiên cu và phân tích thc trng vtchc và hoạt động thanh tra nhà nước t ỉnh Sơn La, đưa ra nhận xét vnhững ưu điểm và hn chế, nhng bt cp so với quy định hiện hành. Đưa ra quan điểm và giải pháp đổi mi tchc và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La Keywords: Pháp lut Vi t Nam; Thanh tra; Sơn La Content 1. Tính cp thiết của đề tài nghiên cu Công tác thanh tra là mt trong nhng nội dung cơ bản ca hoạt động qun lý hành chính nhà nước, là mt chức năng thiết yếu ca quản lý nhà nước. Thanh tra chxut hin khi có nhà nước và đâu có quản lý nhà nước thì đó có thanh tra. Thc hin có hiu lc và hiu qucông tác thanh tra sgóp phn quan trng vào vi c nâng cao hi u lc và hiu ququn lý hành chính nhà nước; bảo đảm trt t, kcương; bảo vquyn và li ích hp pháp của công dân, cơ quan, tổ chc trong hoạt động qun lý hành chính nhà nước. Tchc và hoạt động thanh tra Vi ệt Nam ra đời và hoạt động t rt sm. Ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam độc lp và dân ch, ngày 23/11/1945, Chtch HChí Minh đã ký sc lnh thành lập Ban Thanh tra đặc bi t, ti n thân ca các t chc Thanh tra Vi t Nam ngày nay. Ktkhi t chc và hoạt động thanh tra được chính thức quy định tại các văn bản quy phm pháp lut chuyên biệt như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004 và hin nay chúng ta có Lut Thanh tra 2010 công tác thanh tra đã góp phần quan trng trong vic phòng nga, phát hin và xlý các sai phm trong vic quản lý đời sng kinh t ế, xã hội; đã kiến nghxlý và đề xut nhiu biện pháp để chn chnh công tác qun lý nhà nước; đồng thi kiến

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh

Sơn La

Vũ Việt Hà

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: GS.TS Phạm Hồng Thái

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu và phân tích kỹ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy

định về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Nghiên cứu và phân tích

thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La, đưa ra nhận xét về

những ưu điểm và hạn chế, những bất cập so với quy định hiện hành. Đưa ra quan điểm

và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La

Keywords: Pháp luật Việt Nam; Thanh tra; Sơn La

Content

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính

nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà

nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra. Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công

tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính

nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ

chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Tổ chức và hoạt động thanh tra Việt Nam ra đời và hoạt động từ rất sớm. Ngay sau khi

thành lập Nhà nước Việt Nam độc lập và dân chủ, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký

sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của các tổ chức Thanh tra Việt Nam ngày

nay.

Kể từ khi tổ chức và hoạt động thanh tra được chính thức quy định tại các văn bản quy

phạm pháp luật chuyên biệt như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004 và

hiện nay chúng ta có Luật Thanh tra 2010 công tác thanh tra đã góp phần quan trọng trong việc

phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội; đã kiến

nghị xử lý và đề xuất nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; đồng thời kiến

nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục

những khiếm khuyết, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật

tự, kỷ cương xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và hoạt động thanh tra thời gian qua cũng

còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: Tổ chức thanh tra còn dàn trải, thiếu tập trung, không

thống nhất, hoạt động thanh tra còn chồng chéo, trùng lặp cả về phạm vi, đối tượng. Quyền hạn

thanh tra còn bị hạn chế, các kết luận, kiến nghị thanh tra chưa được thực thi một cách nghiêm

chỉnh và còn thiếu những biện pháp cứng rắn, chế tài đủ mạnh. Một số cán bộ thanh tra chưa đáp

ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị

trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Những yếu kém, bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, làm cho công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu

của quản lý và mong mỏi của nhân dân trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.

Cùng với việc tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh

tra nhà nước nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được Đảng và nhà

nước quan tâm chỉ đạo. Để làm được điều đó cần phải đánh giá được một cách trung thực tình

hình thực tiễn của công tác thanh tra nhà nước cấp tỉnh trong thời gian vừa qua, cũng như những

vấn đề vướng mắc đang đặt ra về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước cấp tỉnh hiện nay

để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động

thanh tra nhà nước cấp tỉnh trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do nêu trên em đã chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động thanh tra

nhà nước tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học

- “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa – Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi Luật thanh tra và hoàn thiện

pháp luật về thanh tra” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007 do đồng chí Trần Văn

Truyền – Tổng Thanh tra Chính phủ, làm Chủ nhiệm;

- “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, năm 2010 do đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh - Trưởng phòng nghiên cứu và đào tạo, Viện

khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm.

- “Một số giải pháp nhằm hạn chế trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra” đề

tài khoa học cấp cơ sở, do đồng chí Lê Đức Trung, Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện

Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm.

Thứ hai, sách chuyên khảo

“Kỷ yếu khoa học thanh tra” từ tập 1 đến tập 8 của Viện Khoa học thanh tra phát hành

năm 2003; cuốn “Cơ chế giám sát, kiểm toán và thanh tra ở Việt Nam” do Viện Khoa học thanh

tra phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp phát hành năm 2004;

Thứ ba, các bài nghiên cứu đăng trên Báo, Tạp chí

- Trịnh Xuân Thiện: “Suy nghĩ về các nguyên tắc hoạt động thanh tra”, Tạp chí Thanh

tra, số 03/2005;

- Nguyễn Ngọc Tản: “Về công tác xây dựng thể chế của ngành Thanh tra”, Tạp chí

Thanh tra, số 01/2007;

- Nguyễn Thành Vinh: “Những bất cập trong các quy định của pháp luật về thanh tra”,

Tạp chí Thanh tra, số 11/2007;

Thứ tư, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ

Luận án tiến sỹ “Tổ chức và hoạt động của các tổ chức Thanh tra ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp„ của nghiên cứu sinh Trịnh Xuân Thiện.

Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành” của học

viên Nguyễn Thị Kim Ngọc; “Vai trò của thanh tra Nhà nước trong quản lý việc thực hiện dự án

ở nước ta hiện nay” của học viên Nguyễn Thanh Hải; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh

tra chuyên ngành giáo dục” của học viên Bùi Ngọc Âu….

Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trước đây và các quy định của pháp luật hiện hành, em

cho rằng việc chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm những

luận cứ khoa học, cũng như cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động Thanh tra nhà

nước tỉnh mà nhu cầu khách quan cuộc sống đang đặt ra.

3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm đảm bảo công tác thanh tra nhà nước cấp tỉnh nói

chung và Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La nói riêng có được một cơ sở lý luận vững chắc để

chuẩn hóa về tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Phân tích thực trạng về

tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế,

từ đó kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra hành

chính. Qua đó kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thanh tra và các

văn bản hướng dẫn có liên quan để phù hợp với tình hình thực tế.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và công tác thanh tra nói riêng.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng

hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để làm sáng tỏ

bản chất của vấn đề.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước nói chung là vấn

đề rất rộng, phức tạp, có tầm bao quát lớn. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu các vấn đề:

- Nghiên cứu và phân tích kỹ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ

chức và hoạt động của thanh tra nhà nước cấp tỉnh.

- Nghiên cứu và phân tích thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn

La, đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế, những bất cập so với quy định hiện hành trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp.

6. Tính mới của đề tài

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã xây dựng một cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

cho việc kiện toàn và nâng cao tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước cấp tỉnh dựa trên sự

nghiên cứu và phân tích thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La.

Phát hiện những vấn đề khó khăn, vướng mắc, chồng chéo của hoạt động thanh tra nhà

nước cấp tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về thanh tra nhằm phù hợp với yêu

cầu thực tiễn, hình thành một mô hình thanh tra nhà nước cấp tỉnh đảm bảo về các mặt: Hoàn

thiện về bộ máy, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tốt về nguồn nhân lực và có thể nhân rộng sang

các tỉnh thành khác của cả nước.

7. Kết cấu đề tài

Gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƢỚC

1.1. Quan niệm về thanh tra

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định: “Thanh tra Nhà nước là hoạt động xem

xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá

nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”

1.1.1.2. Đặc điểm của thanh tra

Thứ nhất, thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước

Với tư cách là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt

động quản lý nhà nước. Lênin đã viết: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh

tra là một chứ không phải là hai”. Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật

thiết với nhau. Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động

của thanh tra. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là phương

tiện, công cụ để quản lý nhà nước.

Thứ hai, thanh tra mang tính quyền lực nhà nước

Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyền uy –

phục tùng, một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước. Tính quyền lực nhà nước của hoạt

động thanh tra được thể hiện ở những mặt: Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với đối

tượng thanh tra về những vấn đề đã bị thanh; trong quá trình thanh tra, trực tiếp áp dụng các biện

pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết; Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh

tra; yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật…

Thứ ba, thanh tra có tính khách quan

Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra

đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải tuân theo pháp luật. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân

nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Mọi nhận định, đánh giá trong quá

trình thanh tra và đưa ra kết luận thanh tra phải dựa trên chứng cứ có thật, sự kiện thực tế, không

bình luận chủ quan. Tính khách quan đảm bảo hoạt động thanh tra được minh bạch, khách quan,

công bằng.

Thứ tư, thanh tra có tính độc lập tương đối

Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lý nhà nước tự tiến

hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ,

quyền hạn do pháp luật quy định. Luật Thanh tra 2010 đã tập trung tăng cường các nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan thanh tra cũng như người đứng đầu các cơ quan này: Các cơ quan

thanh tra có quyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; Thủ trưởng cơ

quan thanh tra tự quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách

nhiệm về quyết định của mình….

1.1.2. Vai trò của thanh tra

Thứ nhất, thanh tra là một trong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý hành

chính nhà nước

Thứ hai, thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước

Thứ ba, thanh tra là phương thức bảo đảm việc thực hiện các quyền, tự do công dân

Thứ tư, thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi

phạm pháp luật

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nhà nƣớc

Luật thanh tra 2010 vẫn quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước

như sau:

- Thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công

tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

thuộc quyền quản lý của các cơ quan nhà nước cùng cấp.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố

cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng,

chống tham nhũng.

1.2. Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nƣớc

1.2.1. Tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước

Theo Luật Thanh tra năm 2010, cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra Chính

phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện).

1.2.2. Hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước

Hoạt động thanh tra là cách thức thể hiện vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan thanh tra nhà nước. Hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật bao gồm: xây dựng

chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết định việc thanh tra; tiến hành thanh tra trên thực tế; báo

cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra và xử lý kết luận thanh tra….

Hoạt động thanh tra được các cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành trên cơ sở hoạt động

thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước được thể hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo quy định của pháp luật.

1.2.2.1. Về chức năng

Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện có chức năng quản lý nhà

nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi cả nước hoặc trong

phạm vi quản lý của uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Thanh tra bộ, Thanh tra sở có chức năng thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản

lý nhà nước của cơ quan mình và quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan thuộc quyền quản lý

trực tiếp của thủ trưởng cơ quan mình.

1.2.2.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước

Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác thanh tra.

- Thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra:

+ Về công tác: Phải xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, hướng dẫn các cấp, các

ngành và chỉ đạo các tổ chức thanh tra cấp dưới thực hiện.

+ Về tổ chức: Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm

quyền các quy định về hệ thống tổ chức và chính sách, chế độ quản lý về tổ chức cán bộ. Quản lý

cán bộ theo thẩm quyền và việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

+ Về nhiệm vụ: Nghiên cứu lý luận công tác thanh tra, xây dựng và hướng dẫn việc thực

hiện các quy trình biểu mẫu, phương pháp tiến hành thanh tra, tổng kết kinh nghiệm hoạt động

thanh tra trong nước, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm thanh tra nước ngoài.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về thanh tra:

+ Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các

quy định phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá

nhân. Tổ chức thanh tra nào cũng có nhiệm vụ này nhưng nội dung, đối tượng, phạm vi lại khác

nhau.

Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp

luật về khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước; Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu

nại; Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại…

Cơ quan thanh tra nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề tham mưu giúp

thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại.

Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng

Các cơ quan thanh tra nhà nước đã tham mưu cho các cấp, các ngành triển khai và hoàn

thành việc kê khai minh bạch tài sản theo đúng quy định. Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống

tham nhũng, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ban hành các kế hoạch thực hiện

chiến lược phòng chống tham nhũng và Chỉ thị về tăng cường công tác tự kiểm tra, phòng ngừa

sai phạm trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; phối hợp với các ngành chức

năng tiến hành thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp báo cáo

định kỳ, đột xuất kết quả công tác phòng, chống tham nhũng đảm bảo thời gian, nội dung theo

yêu cầu.

1.3. Mối quan hệ giữa tổ chức thanh tra với các cơ quan, tổ chức khác

1.3.1. Quan hệ giữa tổ chức thanh tra với thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp

1.3.2. Quan hệ giữa các tổ chức thanh tra trong hệ thống thanh tra nhà nước

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

THANH TRA NHÀ NƢỚC TỈNH SƠN LA

2.1. Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn

La

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt nam, có diện tích tự nhiên

14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả

nước. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố, 10 huyện) với 12 dân tộc.

- Về tài nguyên thiên nhiên: Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có

khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với

nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng

hoá có giá trị cao.

2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình triển khai thực

hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố

bất lợi như: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình trạng suy giảm kinh tế

trong nước, thiên tai, dịch bệnh... Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy

Đảng, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc, chiến sỹ các lực lượng

vũ trang, các cấp, các ngành trong tỉnh, cùng với sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu qủa của Trung

ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn, tỉnh Sơn La đã

khắc phục khó khăn, vươn lên đạt được những kết quả quan trọng.

2.1.3. Sự tác động của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường đã đem đến những thuận lợi và bước phát triển mạnh mẽ cho nền

kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt trái nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ phức tạp, đan xen

lẫn nhau mà hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách hiện hành chưa điều chỉnh hết.

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường song song với việc phát triển mạnh mẽ về mặt kinh

tế, đó là sự gia tăng những hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, sản

xuất hàng giả, hàng kém chất lượng…

Thứ ba, nền kinh tế thị trường chỉ có thể xây dựng thành công và phát triển vững chắc

nếu có bộ máy nhà nước trong sạch, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao.

2.2. Thực trạng tổ chức thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ban Thanh tra tỉnh Sơn La (tiền thân của cơ quan Thanh tra tỉnh Sơn La ngày nay) được

thành lập năm 1963, ngay sau khi Khu Tây Bắc chia tách tỉnh.

- Giai đoạn (1963 - 1965) có tên gọi là Ban thanh tra tỉnh Sơn La.

- Giai đoạn (Từ giữa năm 1965 - tháng 10/1970) Ban Thanh tra tỉnh Sơn La giải thể.

- Giai đoạn (11/1970 -1984) có tên gọi là Ủy ban Thanh tra tỉnh Sơn La.

- Giai đoạn (1984 – 4/1990) với tên gọi Uỷ ban Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La.

- Giai đoạn (từ 4/1990 đến nay) với tên gọi là Thanh tra tỉnh Sơn La.

2.2.2. Về cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Thanh tra tỉnh Sơn La được sắp xếp gồm 06 phòng theo Quyết định số

35/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sơn La. Gồm:

a. Phòng theo dõi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Phòng nghiệp vụ I):

b. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế tổng hợp và phụ

trách địa bàn (Phòng nghiệp vụ II):

c. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế và phụ trách địa bàn

(Phòng nghiệp vụ III):

d. Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính văn xã và phụ trách địa

bàn (Phòng nghiệp vụ IV):

đ. Phòng nghiệp vụ, phòng, chống tham nhũng (Phòng nghiệp vụ V):

e. Văn phòng tổng hợp:

2.2.3. Cơ cấu về nhân sự

2.2.3.1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh Sơn La có Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra.

Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, do Chủ tịch ủy ban nhân

dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính

phủ.

Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh cùng với Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về toàn bộ

công việc và hoạt động của Thanh tra tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công

việc được phân công.

2.2.3.2. Cán bộ, công chức và Thanh tra viên

Biên chế của Thanh tra tỉnh Sơn La tính đến ngày 31/12/2011, tổng số 40 cán bộ, công

chức.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, cán bộ, công chức được phân

bổ vào các phòng như sau:

Văn phòng tổng hợp: 08 cán bộ, công chức.

Phòng nghiệp vụ I: 05 cán bộ, công chức.

Phòng nghiệp vụ II: 06 cán bộ, công chức.

Phòng nghiệp vụ III: 06 cán bộ, công chức.

Phòng nghiệp vụ IV: 07 cán bộ, công chức.

Phòng nghiệp vụ V: 04 cán bộ, công chức.

2.2.4. Nhận xét chung

Qua tìm hiểu về tổ chức thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La có thể rút ra một số nhận xét như

sau:

a. Về ưu điểm

Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và nhân sự các phòng của Thanh tra tỉnh hiện nay nhìn

chung phù hợp với quy định của pháp luật. Với mô hình cơ cấu tổ chức này, các phòng chuyên

môn nghiệp vụ được thành lập đã bao quát hết các lĩnh vực, các mặt công tác của Thanh tra tỉnh.

Việc tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy đã kết hợp hài hòa giữa con người với nhiệm vụ cụ

thể và công việc chuyên môn mà Thanh tra tỉnh phải thực hiện.

b. Về hạn chế

Thứ nhất, do biên chế của Thanh tra tỉnh có hạn nên một số phòng nghiệp vụ phải thực

hiện nhiệm vụ như một cơ quan Thanh tra cấp tỉnh thu nhỏ (như phòng nghiệp vụ II, III, IV). Với

khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi mỗi phòng phải có một đội ngũ cán bộ, công chức thông

thạo nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trên thực tế chất lượng, cũng như con người đôi khi chưa đáp ứng

được các đòi hỏi của công việc.

Thứ hai, các Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra hiện nay nếu phân

công phụ trách một vài phòng nghiệp vụ thì không thể nắm hết tình hình của tất cả các lĩnh vực

trên địa bàn toàn tỉnh.

Thứ ba, hiện nay biên chế Thanh tra tỉnh ít, phụ thuộc vào biên chế chung của toàn tỉnh

và số lượng thanh tra viên hạn chế nên rất khó hoàn thành khối lượng lớn công việc mà thanh tra

tỉnh phải đảm nhiệm. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm thanh tra viên hiện nay chủ yếu chỉ căn cứ vào

các quy định về văn bằng, chứng chỉ, ít chú ý đến những đòi hỏi năng lực về thực tiễn để xây

dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác đào tạo, bồi

dưỡng cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên chưa được chú trọng đúng mức.

2.3. Thực trạng về hoạt động thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

2.3.1. Về công tác thanh tra

2.3.1.1. Trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra

Hàng năm thanh tra tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; Yêu cầu cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng

hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận,

kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.

2.3.1.2. Về hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm Thanh tra tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung vào

các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính ngân sách; thanh tra việc thực hiện

chính sách xã hội; thanh tra lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên; thanh tra chuyên đề cổ phần

hoá doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách di

dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La; thanh tra trách nhiệm thi hành công vụ của Chủ tịch UBND

một số huyện… Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà

nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân;

đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật

nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế

và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

Nhận xét tổng quát:

- Về ưu điểm:

Nhìn chung thanh tra tỉnh đã chủ động nỗ lực, cố gắng, tổ chức triển khai chương trình

công tác thanh tra đã được phê duyệt, thực hiện có kết quả các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội,

giải quyết kịp thời nhiều vụ việc đột xuất do cấp trên giao.

Kết quả công tác thanh tra đạt được tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, tập trung vào

những lĩnh vực nổi cộm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Công tác xử lý sau thanh tra tiếp tục được quan tâm, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận

thức của đối tượng được thanh tra trong thực hiện các kết luận thanh tra;

- Về hạn chế:

Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La vào cơ quan

quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương

trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận

và kiến nghị xử lý.

Thứ hai, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của

pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước.

Thứ ba, việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra:

Thứ tư, các Kết luận thanh tra, mặc dù Luật quy định thuộc quyền hạn của người ra quyết

định thanh tra, nhưng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của cấp trên vì thường liên quan đến

trách nhiệm quản lý của các cán bộ chủ chốt.

Thứ năm, thanh tra tỉnh chưa chủ động trong việc tiến hành thanh tra.

Thứ sáu, hoạt động thanh tra vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Thanh

tra Bộ, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở, ngành.

Những bất cập trong hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh hiện nay do nhiều nguyên nhân,

tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Đội ngũ làm công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ,

năng lực, bản lĩnh, trong đó vẫn còn một bộ phận suy giảm, tha hóa phẩm chất đạo đức.

- Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm

còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn.

- Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế.

- Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước từ

Trung ương đến địa phương nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chức thanh tra

nhà nước ở các cấp, các ngành gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lý nhà nước cùng

cấp, trong khi sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có phần trở thành hình thức,

kém hiệu quả.

2.3.2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

* Về tình hình khiếu nại, tố cáo:

Hàng năm, các cơ quan Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La đã tiếp nhận và giải quyết một số

lượng lớn đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến. Nhiều vụ việc phức

tạp, tồn đọng lâu ngày đã được giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, những năm gần đây công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn

chế, bất cập. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng, thậm chí có nơi tình hình

khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, nảy sinh nhiều vụ việc khiếu nại đông người. Nội

dung khiếu nại liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đó các khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất

đai, đền bù giải phóng mặt bằng là lĩnh vực có những vụ việc với nhiều nội dung phức tạp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

- Về phía cơ quan nhà nước

+ Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên nên không kịp thời phát

hiện được các hành vi vi phạm.

+ Một số nơi chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết KNTC.

+ Thiếu biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc các quy định

giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, dẫn đến một số quyết định

giải quyết không được thực hiện nghiêm túc.

+ Công tác hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân và giải quyết khiếu

kiện ngay tại cơ sở còn yếu.

- Về trách nhiệm của các tổ chức thanh tra

+ Việc tham mưu giúp Thủ trưởng cùng cấp trong việc tổ chức tiếp công dân và giải

quyết KNTC còn thiếu kịp thời, việc phân loại, xử lý đơn thư còn lúng túng, chưa xác định đúng

thẩm quyền giải quyết.

+ Việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ

biến, pháp luật về KNTC tới sâu rộng các tầng lớp nhân dân còn chưa thường xuyên.

- Về phía người khiếu nại, tố cáo

+ Nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, sự am hiểu về chế độ

chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ,

+ Không ít trường hợp công dân lợi dụng quyền KNTC để khiếu nại, tố cáo sai sự thật,

hoặc KNTC vì mâu thuẫn cá nhân, viết đơn nặc danh, mạo danh người khác, lấy danh nghĩa là

tập thể, không ghi tên và địa chỉ rõ ràng. Vẫn còn tình trạng đơn KNTC có cùng một nội dung, in

sao gửi nhiều nơi, nhiều cấp.

- Về chính sách, pháp luật

+ Chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực chưa đầy đủ.

+ Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay còn phức tạp, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải

quyết khiếu nại không phù hợp với thực tiễn, không ít quyết định giải quyết khiếu nại thiếu

khách quan.

+ Chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi.

+ Cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng có

nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo được cuộc sống ổn định của người nông

dân có đất bị thu hồi.

* Việc thực hiện các quy định về tổ chức tiếp công dân

2.3.3. Về hoạt động phòng, chống tham nhũng

Hoạt động phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La

trong thời gian vừa qua đã đạt được một số thành tựu: Thanh tra tỉnh đã hướng việc xây dựng

chương trình, kế hoạch thanh tra vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, dễ nảy sinh tiêu

cực tham nhũng. Vì vậy, qua thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tiêu cực, tham

nhũng, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung.

Hạn chế: Theo quy định của pháp luật cơ quan thanh tra không được quyền áp dụng một

số biện pháp đặc biệt: Điều tra bí mật, trinh sát… trong khi đó, chủ thể tham nhũng lại là người

có chức vụ, quyền hạn và có nhiều thủ đoạn tham ô, hối lộ tinh vi cho nên rất khó khăn trong

việc phát hiện và làm rõ các hành vi tham nhũng. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm

quyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn hạn chế.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƢỚC TỈNH SƠN LA

3.1. Quan điểm đổi mới

Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La cần bám sát

những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, xác định rõ lộ trình, bước đi thích hợp với những định

hướng cơ bản sau đây:

3.1.1. Dựa trên quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

3.1.2. Đặt trong tổng thể quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành

chính

3.1.3. Phải có những bước đi và giải pháp thích hợp theo quan điểm của Đảng đã đề

ra

3.1.4. Đáp ứng nhu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế

3.2. Một số giải pháp cụ thể

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra

Thứ nhất, cần phải tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra nhà nước cấp tỉnh theo hướng

tăng cường tính độc lập, tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra hiện nay.

Thứ hai, nên giao quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình thanh tra hàng năm cho Chánh

thanh tra cấp tỉnh sau khi đã báo cáo thống nhất định hướng với Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Thứ ba, nên quy định tăng thêm thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và thời gian

kết luận thanh tra.

Thứ tư, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra nhà nước với các cơ

quan có có chức năng kiểm tra, giám sát, điều tra khác:

3.2.2. Kiện toàn tổ chức Thanh tra nhà nước tỉnh một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu

cải hành chính nhà nước và thực tế ở địa phương

Thứ nhất, gộp 02 Phòng: Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế

tổng hợp và phụ trách địa bàn (Phòng nghiệp vụ II) với Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo khối ngành kinh tế và phụ trách địa bàn (Phòng nghiệp vụ III) và đổi tên thành Phòng Thanh

tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế và phụ trách địa bàn.

Thứ hai, thành lập thêm Phòng Đôn đốc xử lý sau thanh tra và giải quyết khiếu nại, tốc

cáo

Thứ ba, Thanh tra tỉnh cần phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Trung tâm

thông tin, tư liệu Thanh tra tỉnh Sơn La.

3.2.3. Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, thanh tra viên

vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Để đáp ứng các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên cần

phải:

Thứ nhất, tăng cường số cán bộ làm công tác thanh tra cả về số lượng và chất lượng.

Thứ hai, thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra dưới nhiều hình

thức khác nhau.

Thứ ba, tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ làm thanh tra và các đoàn thanh tra, xử lý

nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ thanh tra trong quá trình thực thi

công vụ.

3.2.4. Đổi mới hoạt động thanh tra

Tập trung mạnh vào việc thực hiện chức năng giám sát hành chính, thanh tra, kiểm tra

trách nhiệm của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND các huyện trong việc thực hiện pháp luật về

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Tiến hành thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm, nhanh gọn, chính xác, tập trung vào

những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm.

Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tăng cường đối thoại với nhân dân, lắng

nghe các kiến nghị, phản ánh của công dân.

Cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau

thanh tra.

3.2.5. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra

Trong tiến trình đổi mới hoạt động Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La không thể không đề

cập tới vấn đề ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, vấn đề được đặt lên hàng

đầu là phải cải cách nền hành chính Nhà nước. Cải cách nền hành chính Nhà nước trước hết là

quản trị tốt nền hành chính, làm cho nền hành chính có năng lực, hiệu lực, hiệu quả, nhằm tác

động trực tiếp vào các quá trình xã hội. Trong sự tác động này, hoạt động thanh tra giữ vai trò

hết sức quan trọng. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước

nói chung và thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La nói riêng là một đòi hỏi khách quan.

Với đề tài “Tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La” tác giả đã giải

quyết cơ bản mục đích, yêu cầu đặt ra của đề tài, hình thành cơ sở lý luận cho việc đổi mới tổ

chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La.

Qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh

tra nhà nước tỉnh Sơn La, có thể thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại

những hạn chế, bất cập: cơ cấu tổ chức chưa hợp lý; số lượng thanh tra viên còn mỏng, trình độ

chuyên môn còn hạn chế; sự can thiệp quá sâu của thủ trưởng cơ quan quản lý vào tổ chức và

hoạt động của cơ quan thanh tra đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan

thanh tra. Trong khi đó, pháp luật còn thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động

thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Xuất phát từ thực tiễn

nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra

nhà nước tỉnh Sơn La:

Thứ nhất, kiện toàn tổ chức Thanh tra nhà nước tỉnh một cách hợp lý phù hợp với yêu

cầu cải hành chính nhà nước và thực tế ở địa phương;

Thứ hai, đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, thanh tra viên

vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

Thứ ba, giải pháp về nâng cao hoạt động thanh tra;

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra;

Thứ năm, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra;

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La phải gắn liền với việc

đổi mới tổ chức và hoạt động của toàn ngành thanh tra cũng như phải đặt trong tổng thể quá trình

cải cách hành chính đang được thực hiện tại tỉnh Sơn La trên cơ sở học tập, kế thừa những yếu tố

hợp lý, những kinh nghiệm hay về mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra của một số tỉnh trong

cả nước.

References

I. Văn kiện của Đảng (xếp theo thứ tự tên văn bản)

1. Nghị quyết số 48/2005/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2020.

II. Văn bản pháp luật (xếp theo thứ tự tên văn bản)

2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1945

3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1959

4. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1980

5. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)

6. Luật Thanh tra năm 2004

7. Luật Thanh tra năm 2010

8. Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi, bổ sung 2005

9. Luật phòng, chống tham nhũng 2005

10. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định

về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra

chuyên ngành

11. Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định

về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra

12. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

13. Pháp lệnh thanh tra năm 1990

14. Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Thanh tra Chính

phủ về ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

15. Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2009 của Uỷ ban nhân

dân tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

của Thanh tra tỉnh Sơn La

16. Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

17. Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV về việc hướng dẫn chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

18. Thông tư số 1680/2009/TT-TTCP ngày 17/07/2009 của Thanh tra Chính phủ về danh

mục các vị trí công tác thanh tra phải chuyển đổi trong cơ quan Thanh tra nhà nước

III. Sách, báo, từ điển tham khảo (xếp theo thứ tự tên văn bản và tên tác giả)

19. Báo cáo số 184/BC-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Sơn La về tổng kết việc thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính từ

ngày 01/01/2005 đến 30/6/2009.

20. Báo cáo số 242/BC-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Sơn La về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010; phương hướng,

nhiệm vụ năm 2011.

21. Bùi Nguyên Suý - Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn (2004), “Phẩm chất và

trình độ cần phải có của người cán bộ thanh tra trong giai đoạn công nghiệp hóa,

hiện đại hoá”, Tạp chí Thanh tra, số 12/2004.

22. Kiều Kông – Nguyên Phó Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương (2006), “Lại bàn về

mối quan hệ giữa Báo cáo kết quả thanh tra và Kết luận thanh tra”, Tạp chí Thanh

tra, số 10/2006.

23. Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994), Từ điển pháp luật Anh – Việt, Hà Nội.

24. Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, tr 882

25. Nhà xuất bản pháp lý (1986), Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Hà Nội.

26. Nhà xuất bản Sự thật (1959), Sửa đổi lề lối làm việc, Hà Nội.

27. Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva, V.I Lênin (1978), Lênin toàn tập, tập 31, tr.34.

28. Nhà xuất bản chính trị Berlin, V.I Lênin (1971), Lênin toàn tập, tr.25, tr.352.

29. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật (2011), Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu

nại hành chính, Khoa Nhà nước và pháp luật - Học viện hành chính.

30. Nhà xuất bản công an nhân dân (2010), Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại,

tố cáo, Trường Đại học luật Hà Nội.

31. Nguyễn Đình Bính - Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ (2007), “Một số vấn đề hoàn

thiện hệ thống pháp luật về thanh tra”, Tạp chí Thanh tra số, số 01/2007.

32. TS. Phạm Tuấn Khải (1998), "Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ

chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước Việt Nam", Nxb Công an nhân dân 1998.

33. Thanh tra Chính phủ, Viện Khoa học thanh tra (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về

công tác thanh tra”, Thông tin khoa học thanh tra và chống tham nhũng, số 10 tháng

1/2007.

34. Thanh tra Chính phủ, Viện Khoa học thanh tra (2009), “Thực trạng thanh tra kinh tế

- xã hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua”, Thông tin khoa học thanh tra

và chống tham nhũng, số 36 tháng 7/2009

35. Thanh tra tỉnh (2006), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2006;phương hướng, nhiệm vụ năm 2007

36. Thanh tra tỉnh (2007), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2007;phương hướng, nhiệm vụ năm 2008

37. Thanh tra tỉnh (2008), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2008;phương hướng, nhiệm vụ năm 2009

38. Thanh tra tỉnh (2009), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2009;phương hướng, nhiệm vụ năm 2010

39. Thanh tra tỉnh (2010), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2010; phương hướng, nhiệm vụ năm 2011

40. Thanh tra tỉnh (2011), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ năm 2012

41. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt

42. Việt Nam Sử lược - Trần Trọng Kim

43. Vũ Văn Chiến (2008), “Hoạt động thanh tra hành chính - Thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Thanh tra, số 03,04/2008.