ĐẤt nƯỚc - moon.vn · viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), phân tích...

18
CHƢƠNG TRÌNH LUYN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98 ĐẤT NƯỚC (TRÍCH MẶT ĐƯỜNG KHÁT VNG, NGUYỄN KHOA ĐIỀM) Chuyên đề: LUYN THI THPT QG MÔN NGVĂN 2017 VIDEO và LI GII CHI TIT chcó ti website MOON.VN [Truy cp tab: NgVăn Khoá hc: LUYN THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN] I. ĐỌC HIU ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cầu bên dƣới: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mthường hay k. Đất Nước bắt đầu vi miếng tru bây gibà ăn Đất Nước ln lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mthì bới sau đầu Cha mthương nhau bằng gng cay mui mn Cái kèo, cái ct thành tên Ht go phi mt nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có tngày đó... (Ngvăn 12, Tp mt, NXB Giáo dc, 2008, tr.118) Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích ttác phm nào? Ca ai? Gii thiu vài nét vtác giđó. Câu 2. Nêu chđề ca đoạn trích. Câu 3. Chra phong cách ngôn ngca đoạn trích. Câu 4. Vì sao hai chĐất Nước lại đƣợc viết hoa? Ta trong dòng thơ đầu tiên là ai? Cách xƣng ta cùng các tngbắt đầu, ln lên mang đến lời thơ giọng điệu gì? Câu 5. Tác giđã lí giải shình thành của Đất Nƣớc trên nhƣng phƣơng diện cthnào? Li thơ đã gợi nhắc ngƣời đọc nhđến các sáng tác văn học dân gian, các phong tc tp quán, các truyn thng tốt đẹp nào ca dân tc? Câu 6. Cách lí gii vshình thành của đất nƣớc trong đoạn trích có gì ging và khác vi đoạn văn sau đây trong Bình Ngô đại cáo: Như nước Đại Vit ta ttrước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bcõi đã chia, Phong tc Bắc Nam cũng khác. TTriệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lp,

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

26 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

ĐẤT NƯỚC

(TRÍCH MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG, NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”

mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 4. Vì sao hai chữ Đất Nước lại đƣợc viết hoa? Ta trong dòng thơ đầu tiên là ai? Cách

xƣng ta cùng các từ ngữ bắt đầu, lớn lên mang đến lời thơ giọng điệu gì?

Câu 5. Tác giả đã lí giải sự hình thành của Đất Nƣớc trên nhƣng phƣơng diện cụ thể nào? Lời

thơ đã gợi nhắc ngƣời đọc nhớ đến các sáng tác văn học dân gian, các phong tục tập quán, các

truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?

Câu 6. Cách lí giải về sự hình thành của đất nƣớc trong đoạn trích có gì giống và khác với

đoạn văn sau đây trong Bình Ngô đại cáo:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.17)

Câu 7. So sánh cảm nhận về đất nƣớc trong đoạn trích trên với cảm nhận về đất nƣớc của các

tác giả Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu trong các đoạn trích sau đây:

- Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải, 1959)

- Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước

Trùng điệp một màu xanh lá đước […]

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau

(Xuân Diệu, Mũi Cà Mau, 1960)

Câu 8. Nêu tác dụng của dấu ba chấm (...) đƣợc đặt ở cuối đoạn trích.

Câu 9. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), phân tích sức hấp dẫn của trong cách lí

giải về nguồn gốc Đất Nƣớc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.119-120)

Câu 1. Đoạn trích trên đƣợc trích từ trƣờng ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).

Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.

Câu 2. Nêu các ý chính của đoạn.

Câu 3. Xác định giọng điệu của lời thơ.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của các trạng ngữ: trong anh và em hôm nay, khi hai đứa cầm tay,

khi chúng ta cầm tay mọi người, mai này trong đoạn.

Câu 5. Tác giả đã suy tƣ, chiêm nghiệm nhƣ thế nào về mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với Đất

Nƣớc? Nêu giá trị thẩm mĩ của các từ ngữ: hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn, mơ mộng.

Câu 6. Nêu cảm nhận của anh/chị về cách định nghĩa độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm: Đất

Nước là máu xương của mình.

Câu 7. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cấu trúc “Phải biết” + động từ (“gắn bó”, “san sẻ”,

“hóa thân”) trong đoạn trích.

Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về sự kết hợp

giữa chất trữ tình và chất chính luận trong đoạn trích trên.

ĐỀ 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.120)

Câu 1. Nêu ý nghĩa sự xuất hiện của trƣờng ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)

trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ.

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 3. Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về các miền không gian địa lí trên Đất

Nƣớc có gì mới mẻ?

Câu 4. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê cùng kết cấu lời thơ chủ ngữ (danh từ số

nhiều, không xác định) + vị ngữ (động từ “góp”).

Câu 5. Chất liệu dân gian đã đƣợc tác giả sử dụng nhƣ thế nào trong đoạn trích trên?

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về sự hóa

thân kì diệu của Nhân dân để làm nên Đất Nƣớc bốn ngàn năm.

ĐỀ 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.121)

Câu 1. Tác phẩm Mặt đường khát vọng thuộc thể loại gì?

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Cách cảm nhận về Đất Nƣớc trên bình diện lịch sử của tác giả có gì mới mẻ, độc đáo

so với các nhà sử học, khảo cổ học?

Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về giọng điệu lời thơ.

Câu 5. Sự xuất hiện của các danh từ chung (người người lớp lớp, con gái, con trai, người con

gái, người con trai, đàn bà, nhiều người, nhiều anh hùng, lớp người...) có ý nghĩa gì? Nêu hiệu

quả của kết cấu lời thơ: “Họ” + động từ chỉ hành động đƣợc lặp đi lặp lại trong đoạn cuối đoạn

trích.

Câu 6. Các danh từ cụ thể hạt lúa, lửa, hòn than, con cúi, đập, bờ, cây, trái và các danh từ

trừu tƣợng giọng điệu, tên xã, tên làng góp phần thể hiện vai trò của Nhân dân đối với Đất Nƣớc

nhƣ thế nào?

Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), phân tích phát hiện độc đáo của Nguyễn

Khoa Điềm về vai trò to lớn của Nhân dân đối với Đất Nƣớc.

ĐỀ 5. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dƣới:

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.122)

Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2. Phân tích cách định nghĩa về Đất Nƣớc của Nguyễn Khoa Điềm trong câu thơ: Đất

Nước này là Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại?

Câu 3. Phân tích sự sáng tạo của nhà thơ trong cách vận dụng vốn liếng văn học dân gian?

Câu 4. Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt nhấn mạnh những truyền thống quí báu nào của nhân dân,

dân tộc?

Câu 5. Kể tên một số sáng tác của các tác giả khác thể hiện tƣ tƣởng “Đất Nƣớc của Nhân

dân”.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tƣ

tƣởng “Đất Nƣớc của Nhân dân” trong văn học Việt Nam.

II. LÀM VĂN

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

ĐỀ 1. Có ý kiến cho rằng: Trích đoạn “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cái nhìn

mới mẻ, sâu sắc về đất nước. Ý kiến khác lại cho rằng: Trong “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm),

chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn văn

hóa, văn học dân gian.

Bằng cảm nhận về trích đoạn Đất Nước (trích trƣờng ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn

Khoa Điềm), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

ĐỀ 2. Anh/chị hãy phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tƣởng và cảm xúc, về

việc sử dụng thể thơ tự do trong đoạn trích Đất Nước (trích trƣờng ca Mặt đường khát vọng) của

Nguyễn Khoa Điềm.

ĐỀ 3. Trong trích đoạn Đất Nước (trích trƣờng ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm

đã cảm nhận về đất nƣớc thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều

phƣơng diện.

Anh/chị hãy phân tích sự cảm nhận đó của nhà thơ trên một phƣơng diện cụ thể.

ĐỀ 4. Nhận xét về trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng: Đoạn

trích thể hiện những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn

trích đã cất lên tiếng nói đầy trách nhiệm của mỗi con người với quê hương, xứ sở.

Bằng cảm nhận về trích đoạn Đất Nước (trích trƣờng ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa

Điềm), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

ĐỀ 5. Tình quê hƣơng, đất nƣớc của các tác giả qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và

trích đoạn Đất Nước (trích trƣờng ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm).

ĐỀ 6. Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây trong trích đoạn Đất Nước (trích trƣờng

ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm):

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”

mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118)

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98

ĐẤT NƯỚC

(TRÍCH MẶT ĐƯỜNG KHÁT VONG, NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN

[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN]

I. ĐỌC – HIỂU

ĐỀ 1

Câu 1

- Đoạn trích trên đƣợc trích từ trƣờng ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa

Điềm.

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nƣớc và tinh thần cách

mạng, học tập và trƣởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, tham gia

chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.

Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ cứu nƣớc -

thế hệ có những đóng góp nổi bật trong thơ ca Việt Nam những năm này, đã đem đến cho thơ tiếng

nói trữ tình của tuổi trẻ. Khác với những nhà thơ cùng thời nhƣ Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân,

Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh,... Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện một phong cách thơ trữ tình - chính

luận.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tƣ, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tƣ của ngƣời trí thức

tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân, dễ đi vào lòng ngƣời đọc. Hơn nữa, thơ ông

còn là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tƣ sâu lắng về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam.

Câu 2

Chủ đề: Đoạn trích tập trung thể hiện những suy tƣ, chiêm nghiệm của Nguyễn Khoa Điềm về

câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ?.

Câu 3

Đoạn trích đƣợc viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

(Căn cứ xác định: Đoạn trích thể hiện rõ các đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Tính hình tƣợng: Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nƣớc hiện lên nhƣ một sinh

thể có nguồn gốc (Đất Nước bắt đầu với...), sinh trƣởng (Đất Nước lớn lên khi...) với muôn vàn

những vẻ đẹp về văn hóa – văn học, phong tục tập quán cũng nhƣ những truyền thống quí báu của

dân tộc...

+ Tính truyền cảm: Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm chất trữ tình – chính luận, tuy bàn về

một vấn đề lớn lao (nguồn gốc của Đất Nƣớc) nhƣng giọng thơ lại vô cùng ngọt ngào, đằm thắm

và nhẹ nhàng nhƣ lời thủ thỉ, trò chuyện, tâm tình. Đoạn thơ gieo vào lòng ngƣời đọc một cách

chân thành mà sâu lắng, thiêng liêng tình yêu Đất Nƣớc.

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98

+ Tính cá thể hóa: Cách lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nƣớc rất đặc

biệt. Nhà thơ không tƣ duy theo cách của các nhà sử học, khảo cổ học, thông qua các niên đại để

khẳng định sự ra đời của đất nƣớc mà cắt nghĩa sự ra đời của đất nƣớc trong chiều sâu của lí lẽ -

trái tim nhiều yêu thƣơng ngọt ngào, đằm thắm. Nói về đất nƣớc mà lời của tác giả nhƣ là tiếng

của ngƣời yêu thủ thỉ tâm tình (tích Trầu cau và những câu ca dao dân ca, những câu thành ngữ

gợi đến tình yêu thủy chung, bền chặt; tình ngƣời sâu nặng, đong đầy…), tiếng nói của tình mẫu tử

thiêng liêng đầm ấm (Tóc mẹ thì bới sau đầu, Cha mẹ thương nhau…).)

Câu 4

- Hai chữ Đất Nước đƣợc viết hoa, thể hiện sự trân trọng, yêu kính đối với đất nƣớc.

- Đại từ nhân xƣng ta xác định sự hiện diện của nhân vật trữ tình, cùng các từ ngữ bắt đầu, lớn

lên khiến lời thơ nhƣ lời thủ thỉ, chiêm nghiệm, suy tƣ về nguồn gốc của Đất Nƣớc.

Câu 5

- Nguyễn Khoa Điềm lí giải sự hình thành của Đất Nƣớc từ những nét văn hóa và văn học dân

gian, từ những phong tục tập quán và bao truyền thống quý báu của dân tộc:

+ Nhà thơ đã đƣa vào đoạn thơ một bầu “khí quyển” dân gian đậm đặc bằng cách gợi nhắc

hàng loạt các truyện cổ tích ngày xửa ngày xưa, tích truyện Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng,

những câu ca dao yêu thƣơng tình nghĩa (Tay nâng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin

đừng quên nhau; Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay, Đôi ta

nghĩa nặng tình dày, Dẫu có xa nhau đi nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa…), những câu thành

ngữ quen thuộc (gừng cay muối mặn, một nắng hai sương)…

+ Khéo léo gợi nhắc các phong tục, tập quán vốn xuất hiện từ hàng nghìn năm trƣớc của nền

văn minh sông Hồng: tục ăn trầu, tục búi tóc thành cuộn sau gáy (khác với phụ nữ Trung Hoa:

thƣờng búi tóc cài trâm trên đỉnh đầu), tập quán đặt tên con thật xấu để ma quỉ đỡ bắt, tập quán

canh tác nông nghiệp…

+ Khéo léo nhắc nhở truyền thống đánh giặc cứu nƣớc của dân tộc (Đất Nước lớn lên khi dân

mình biết trồng tre mà đánh giặc), truyền thống nghĩa tình (tình vợ chồng, tình mẫu tử...).

Câu 6

- Cách lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nƣớc có sự kế thừa và phát triển quan điểm của

Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo:

+ Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định sự tồn tại lâu đời của đất nƣớc bằng các

yếu tố văn hóa văn hiến (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), cƣơng vực lãnh thổ (núi sông bờ cõi đã

chia), phong tục tập quán (phong tục Bắc Nam cũng khác), các triều đại lịch sử (Từ Triệu, Đinh,

Lí, Trần bao đời gây nền độc lập), sự xuất hiện của các hào kiệt (hào kiệt đời nào cũng có).

+ Nguyễn Khoa Điềm kế thừa và nhấn mạnh sự tồn tại lâu đời của Đất Nƣớc bằng bề dày,

chiều sâu của các yếu tố văn hóa – văn học dân gian, các yếu tố phong tục tập quán của dân tộc

hàng nghìn đời nay và từ truyền thống yêu nƣớc quí báu của dân tộc. Điều đáng nói là tuy không

trực tiếp khẳng định nhƣng tác giả đã cho ngƣời đọc cảm nhận rất rõ ràng, xúc động, thiêng liêng

về vai trò của Nhân dân trong cội nguồn và sự hình thành Đất Nƣớc: Nhân dân chính là ngƣời đã

sáng tạo, gìn giữ, lƣu truyền những giá trị văn hóa tinh thần của Đất Nƣớc và Nhân dân không phải

ai xa lạ mà chính là bà, là mẹ, là vợ chồng con cái chúng ta...

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98

Câu 7

- Điểm tƣơng đồng giữa các tác giả Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Diệu trong

ba đoạn trích: Cùng thể hiện cảm nhận về một chủ đề rất quen thuộc trong văn học Việt Nam nói

chung và văn học Việt Nam hiện đại (1945 – 1975) nói riêng, đó là chủ đề “đất nƣớc” với cảm

hứng ngợi ca, tự hào.

- Điểm khác biệt:

+ Các tác giả Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu cảm nhận về một đất nƣớc lớn lao, kì vĩ (mênh

mông biển lúa, cánh cò bay lả, mây mờ che đỉnh Trường Sơn; Tổ quốc tôi như một con tàu, Những

dòng sông rộng hơn ngàn thước, Trùng điệp một màu xanh lá đước, mùi thuyền xé sóng).

+ Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về một Đất Nƣớc bình dị, gần gũi thông qua giọng điệu thủ

thỉ, tâm tình nhƣ tiếng nói của ngƣời yêu, của tình mẫu tử thiêng liêng, đầm ấm.

Câu 8

Dấu ba chấm (…) kết thúc đoạn thơ nhƣng lại nhƣ một sự nối dài những truyền thống văn hóa

văn hiến, phong tục tập quán…, thể hiện sự bất tận, sự trƣờng tồn vĩnh hằng từ xa xƣa của Đất

Nƣớc.

Câu 9

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Cách lí giải về nguồn gốc Đất Nƣớc của Nguyễn Khoa Điềm thật đặc biệt: không cắt nghĩa

về sự hình thành Đất Nƣớc bằng các niên đại lịch sử nhƣ các lịch sử hay các nhà khảo cổ học mà

bằng bề dày và chiều sâu của các thành tố văn hóa văn hiến, phong tục tập quán, truyền thống dân

tộc; giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng mà vẫn âm vang thành kính, thiêng liêng.

+ Cách lí giải về nguồn gốc Đất Nƣớc của Nguyễn Khoa Điềm tạo ra một nét riêng, độc đáo,

có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi thế hệ bạn đọc.

ĐỀ 2

Câu 1

Hoàn cảnh ra đời: Trƣờng ca Mặt đường khát vọng đƣợc tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị -

Thiên năm 1971 (không gian và thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc).

Câu 2

Các ý chính:

- Chín câu trƣớc: Những suy tƣ, chiêm nghiệm về Đất Nƣớc.

- Bốn câu sau: Lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với Đất Nƣớc.

Câu 3

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98

Lời thơ mang giọng điệu ngọt ngào, say đắm nhƣ lời thủ thỉ, tâm tình, tha thiết.

Câu 4

Các trạng ngữ: trong anh và em hôm nay, khi hai đứa cầm tay, khi chúng ta cầm tay mọi

người, mai này gợi đến vòng tròn sức mạnh lan tỏa, sự lớn mạnh kì diệu của Đất Nƣớc từ hiện tại

đến tƣơng lai, từ cá nhân mỗi ngƣời đến Đất Nƣớc lớn lao muôn đời. Đất Nƣớc có trong mỗi

chúng ta ngày hôm nay, nảy nở, sinh sôi và kết nối theo mỗi vòng tay nới rộng để rồi vĩnh viễn

trƣờng tồn trong tƣơng lai bởi trách nhiệm gìn giữ và gieo truyền cho các thế hệ sau.

Câu 5

- Trong suy tƣ, chiêm nghiệm của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nƣớc không ở đâu xa mà kết tinh,

hóa thân trong cuộc sống của mỗi con ngƣời. Sự sống mỗi cá nhân không phải chỉ là riêng của cá

nhân mà còn là của Đất Nƣớc, bởi mỗi cuộc đời đều đƣợc thừa hƣởng những di sản văn hóa tinh

thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân (Trong anh và em hôm nay / Đều có một phần Đất

Nước); do đó mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp

theo (hai đứa cầm tay, chúng ta cầm tay mọi người, mai này con ta lớn lên – sẽ mang Đất Nước đi

xa).

- Các từ ngữ hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn, mơ mộng gắn liền với chủ thể Đất Nước và

luôn xuất hiện trong các vế kết quả (Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm, Đất Nước vẹn

tròn, to lớn, Đến những tháng ngày mơ mộng), đặt sau vế điều kiện (Khi hai đứa cầm tay, Khi

chúng ta cầm tay mọi người, Mai này con ta lớn lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa). Chúng có tác

dụng rất lớn trong việc thể hiện những suy tƣ, chiêm nghiệm về vai trò của mỗi cá nhân đối với

Đất Nƣớc. Đất Nƣớc có bình yên, lớn mạnh, có tƣơi đẹp, sán lạn hay không là do anh và em, do sự

đóng góp của mỗi cá nhân chúng ta.

Câu 6

Trong dân gian, ngƣời xƣa thƣờng dùng các hình ảnh “máu”, “xƣơng” – một phần của cơ thể,

làm nên sức sống của con ngƣời – trong lời nói của mình, để thể hiện tình cảm gắn bó ruột thịt,

thiêng liêng: “tình cốt nhục”, Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Máu chảy ruột mềm...

Nguyễn Khoa Điềm mƣợn hình ảnh “máu xƣơng” để diễn tả một suy nghĩ lớn lao hơn: Đất

Nước là máu xương của mình. Bằng cách đồng nhất thông qua phép định nghĩa là, nhà thơ đã gắn

chặt hai đối tƣợng tƣởng chừng có sự chênh lệch lại với nhau, gắn Đất Nƣớc lớn lao, kì vĩ với sinh

thể, sự sống còn, tồn vong của mỗi cá nhân (máu xương của mình), từ đó gắn trách nhiệm của mỗi

con ngƣời đối với Đất Nƣớc. Cách diễn đạt của tác giả khiến lời thơ hoàn toàn mất đi dấu vết của

lời giáo huấn mà ngƣợc lại, tăng sức nặng về sự trân trọng, thành kính, thiêng liêng trong nhận

thức của con ngƣời.

Câu 7

Cấu trúc “Phải biết” + động từ (“gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân”) một mặt vừa mang lại chất

chính luận cho lời thơ nhƣng cũng ngay lập tức lay động lòng ngƣời bởi âm điệu chân thành, tha

thiết của một lời tự nhủ, tự dặn mình. Lời thơ nhƣ một mệnh lệnh phát ra từ trái tim, vừa đầy rung

cảm vừa mạnh mẽ về trách nhiệm của mỗi ngƣời đối với Đất Nƣớc.

Câu 8

- Về hình thức:

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Chất chính luận đƣợc thể hiện trong những suy tƣ, chiêm nghiệm của Nguyễn Khoa Điềm về

Đất Nƣớc và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nƣớc. Tuy nhiên, ngay lập tức chất chính

luận bị trữ tình hóa bởi giọng thơ ngọt ngào, say đắm nhƣ lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết của

lứa đôi trai gái yêu nhau.

+ Sự kết hợp giữa chất chính luận và chất trữ tình thể hiện nhận thức vô cùng sâu sắc của

Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nƣớc.

ĐỀ 3

Câu 1

Ý nghĩa của sự xuất hiện của tác phẩm: Bản trƣờng ca thể hiện sự thức tỉnh của tuổi trẻ các

thành thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nƣớc, nhận rõ bộ mặt xâm lƣợc của đế quốc

Mĩ, hƣớng về nhân dân, đất nƣớc, ý thức đƣợc sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đƣờng

đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

Câu 2

Chủ đề: Sự cảm nhận về Đất Nƣớc thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân

dân trên phƣơng diện chiều rộng địa lí.

Câu 3

Phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm trong cách tác giả nhìn về những thắng cảnh, về địa

lí:

- Những cảnh quan thiên nhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà, hòn Trống

Mái...) gắn liền với đời sống dân tộc chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con ngƣời, đƣợc

tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và qua lịch sử của dân tộc. (Nếu không có những ngƣời vợ mòn

mỏi chờ chồng qua các cuộc chiến tranh, li tán thì cũng không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu,

không có truyền thuyết Hùng Vƣơng dựng nƣớc thì cũng không thể có sự cảm nhận nhƣ vậy về vẻ

hùng vĩ của núi đồi xung quanh đền Vua Hùng...)

- Đoạn thơ qui nạp hàng loạt hiện tƣợng để đƣa đến một khái quát sâu sắc: Đất Nƣớc là sự hóa

thân kì diệu của Nhân dân và những truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc: những cặp vợ

chồng thủy chung, ngƣời học trò nghèo hiếu học, những con ngƣời bình dị, vô danh nhƣng thiết

tha yêu nƣớc, ngùn ngụt lửa căm thù trƣớc giặc ngoại xâm, những ngƣời có công với dân với

nƣớc… (Và ở đâu … núi sông ta).

Câu 4

- Phép liệt kê tạo ấn tƣợng về vẻ đẹp dồi dào, phong phú của những thắng cảnh thiên nhiên kì

thú. Những thắng cảnh có ở mọi miền của Tổ quốc đều hiện diện: miền Bắc có vịnh Hạ Long, có

núi Vọng Phu, có dấu tích của thời đại Hùng Vƣơng và có những ao đầm mà gót ngựa Thánh

Gióng để lại...; miền Trung có núi Bút, non Nghiên; miền Nam có dòng Cửu Long và những địa

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98

danh nhƣ Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm... Có khi là dấu tích lịch sử chống giặc ngoại

xâm oai hùng (Thánh Gióng), có khi là dấu tích của thời kì dựng nƣớc và giữ nƣớc (chín mươi

chín con voi), có khi lại là thắng cảnh mà ngƣời Việt Nam đều tự hào (vịnh Hạ Long, núi Bút, non

Nghiên)...

- Kết cấu chủ ngữ (danh từ số nhiều, không xác định) + vị ngữ (động từ “góp”)... nhấn mạnh

công lao to lớn của nhân dân đối với Đất Nƣớc, đồng thời thể hiện sự ghi nhận, trân trọng thành

kính, thiêng liêng đối với công lao đó.

Câu 5

Tác giả đã rất khéo léo gợi nhắc lại các truyền thuyết (về Thánh Gióng, về Hùng Vƣơng, về

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...), các tích truyện cổ (về núi Vọng Phu, núi Con Cóc...)

để làm dày thêm, giàu thêm cho những truyền thống quí báu ngàn đời của dân tộc.

Câu 6

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Sự hóa thân kì diệu của Nhân dân để làm nên Đất Nƣớc bốn ngàn năm đƣợc thể hiện rất rõ

trong phát hiện có chiều sâu của Nguyễn Khoa Điềm: Những cảnh quan thiên nhiên kì thú chỉ trở

thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con ngƣời, đƣợc tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và qua lịch

sử của dân tộc.

+ Sự hóa thân kì diệu của Nhân dân và những truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc đã

làm nên Đất Nƣớc muôn đời.

ĐỀ 4

Câu 1

Tác phẩm Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), thuộc thể loại trƣờng ca.

Câu 2

Chủ đề: Sự cảm nhận về Đất Nƣớc thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân

dân trên phƣơng diện chiều dài lịch sử (bốn nghìn năm Đất Nước).

Câu 3

Đất Nƣớc đƣợc nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận không phải bằng sự hiện diện của các

triều đại trong lịch sử, bằng các vĩ nhân nhƣ cách các nhà lịch sử hay các nhà khảo cổ học vẫn làm;

cũng không phải bằng tên tuổi của các vĩ nhân đƣợc lƣu danh trong sử sách (trong Bình Ngô đại

cáo: hào kiệt đời nào cũng có), mà bằng chính cuộc đời của những con ngƣời bình dị vô danh:

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Câu 4

Lời thơ mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào, nhƣ lời thủ thỉ, chuyện trò, nhƣ tiếng nói của

ngƣời yêu (Em ơi em).

Câu 5

- Các danh từ chung (người người lớp lớp, con gái, con trai, người con gái, người con trai,

đàn bà, nhiều người, nhiều anh hùng, lớp người...) không chỉ cá nhân một con ngƣời cụ thể nào

mà chỉ chung cho Nhân dân.

- Cấu trúc “Họ” + động từ chỉ hành động (“giữ và truyền”, “chuyền”, “truyền”, “gánh”,

“đắp đập be bờ”, “chống”, “vùng lên”, “đánh bại”) làm nổi bật vai trò của Nhân dân đối với Đất

Nƣớc: Tuy bình dị, vô danh nhƣng chính Nhân dân đã gìn giữ, truyền lại cho các thế hệ sau mọi

giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của Đất Nƣớc, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng

nói, tên xã tên làng… Và chính họ là những ngƣời khi có ngoại xâm thì chống ngoại xâm, có nội

thù thì vùng lên đánh bại.

Câu 6

Các danh từ cụ thể hạt lúa, lửa, hòn than, con cúi, đập, bờ, cây, trái gợi đến các giá trị vật

chất, hữu hình; các danh từ trừu tƣợng giọng điệu, tên xã, tên làng gợi đến các giá trị tinh thần, vô

hình. Sự xuất hiện của hàng loạt các danh từ gồm cả cụ thể và trừu tƣợng mang đến ngƣời đọc cảm

nhận về vai trò vô cùng to lớn của Nhân dân đối trong việc gây dựng và gìn giữ những giá trị văn

hóa vật chất và tinh thần của Đất Nƣớc, của dân tộc.

Câu 7

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Viết về vai trò của Nhân dân theo chiều dài lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm không điểm lại các

triều đại, các anh hùng nổi tiếng theo các của các nhà sử học hay của rất nhiều các nhà văn, nhà

thơ khác, ông nhấn mạnh đến vô vàn những con ngƣời vô danh, bình dị, đã sống và chết / giản dị

và bình tâm.

+ Lời thơ thể hiện sự ghi nhận, lòng biết ơn và niềm tự hào của nhà thơ về công lao to lớn của

Nhân dân đối với Đất Nƣớc suốt bốn nghìn năm lịch sử.

ĐỀ 5

Câu 1

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 14 Hotline: 0432 99 98 98

Chủ đề: Sự cảm nhận về Đất Nƣớc thông qua vai trò, những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân

dân trên phƣơng diện chiều sâu văn hóa.

Câu 2

Câu thơ Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại với hai vế

song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về Đất Nƣớc thật giản dị mà cũng thật độc đáo: Đất

Nƣớc đƣợc tạo nên bởi sức mạnh và tình nghĩa của nhân dân, Đất Nƣớc là của nhân dân; muốn

hiểu đất nƣớc phải hiểu vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân dân phải tìm trong văn hóa tinh thần

của nhân dân: đó là văn hóa dân gian, là truyện thần thoại, truyện cổ tích, là dân ca, ca dao...

Câu 3

Trong đoạn trích, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo. Tác

giả không lặp lại nguyên văn lời ca mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh:

- Câu Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” đƣợc lấy ý từ câu ca dao Yêu em từ thuở trong

nôi – Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru.

- Câu Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội đƣợc lấy ý từ câu ca dao Cầm vàng mà lội

qua sông – Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

-+ Câu Biết trồng tre đợi ngày thành gậy đƣợc lấy ý từ câu ca dao Thù này ắt hẳn còn lâu –

Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què.

Câu 4

Trong cả kho tàng ca dao – dân ca, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn ba câu ca để nói về ba phƣơng

diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:

- Thật say đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi);

- Quí trọng tình nghĩa (quí công cầm vàng những ngày lặn lội);

- Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả thù mà không sợ

dài lâu).

Câu 5

Một số sáng tác thể hiện tƣ tƣởng “Đất nƣớc của Nhân dân”: Tình sông núi (Trần Mai Ninh),

Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Hơi ấm ổ rơm (Nguyễn Duy), Những người đi tới biển (Thanh

Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh)…

Câu 6

- Về hình thức:

+ Số đoạn: 1 đoạn;

+ Số câu: 10 – 12 câu;

+ Kĩ năng làm văn: viết đoạn văn.

- Về nội dung:

+ Tƣ tƣởng “Đất Nƣớc của Nhân dân” là một tƣ tƣởng tiến bộ, thể hiện nhận thức đúng đắn về

vai trò của nhân dân trong lịch sử hoặc sự cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi

lớp ngƣời trong nhân dân.

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 15 Hotline: 0432 99 98 98

+ Trong văn học, tƣ tƣởng này xuyên suốt từ văn học dân gian đến văn học trung đại, hiện đại,

và không ngừng đƣợc mở rộng, khơi sâu theo những phát hiện, thể nghiệm độc đáo của các tác giả.

+ Tƣ tƣởng “Đất Nƣớc của Nhân dân” trong các sáng tác văn học góp phần bồi đắp, khích lệ

con ngƣời Việt Nam mọi thế hệ học tập, noi theo các tấm gƣơng chiến đấu, hi sinh vì Đất Nƣớc

của cha anh.

II. LÀM VĂN

ĐỀ 1

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về trích đoạn Đất Nước

Học sinh có thể cảm nhận về trích đoạn Đất Nước theo những cách khác nhau, song cần làm

nổi bật đƣợc những nét nổi bật về nội dung tƣ tƣởng và giá trị nghệ thuật của trích đoạn để làm căn

cứ bình luận các ý kiến:

- Về nội dung: Đất Nước thể hiện cách cảm nhận độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về quá trình

hình thành, phát triển của đất nƣớc; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân

dân, đất nƣớc.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian;

+ Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt;

+ Sự hòa quyện giữa chất chính luận với chất trữ tình mang lại sức truyền cảm lớn cho lời thơ.

* Bình luận các ý kiến

- Mỗi ý kiến đều đúng, đều thể hiện cảm nhận sâu sắc về tác phẩm. Trong đó, ý kiến thứ nhất

đề cập đến khía cạnh nội dung, ý kiến thứ hai đề cập đến khía cạnh nghệ thuật.

- Hai ý kiến không loại trừ nhau mà cần đƣợc kết hợp để bổ sung cho nhau, mang lại cái nhìn

trọn vẹn về trích đoạn Đất Nước.

- Từ hai ý kiến, có thể thấy đƣợc cái riêng, cái độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm so với các nhà

thơ khác cùng chung đề tài, chủ đề sáng tác.

ĐỀ 2

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, về việc sử

dụng thể thơ tự do trong đoạn trích

- Chất chính luận, suy tƣởng:

Mang tính luận đề chính trị (chính luận): trên cơ sở những tri thức về lịch sử, địa lí, văn hóa,

đƣa ra luận điểm nhằm sáng tỏ cho tƣ tƣởng: “Đất Nƣớc của Nhân dân”;

Mang ý nghĩa thức tỉnh tinh thần yêu nƣớc và ý thức trách nhiệm đối với đất nƣớc của thế hệ

trẻ;

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 16 Hotline: 0432 99 98 98

Lối trình bày, lập luận lô-gic, khoa học, có sức thuyết phục: viết theo lối qui nạp, ghi lại

những luận điểm làm sáng rõ chủ đề.

- Chất trữ tình và cảm xúc:

Cảm xúc chân thành, tha thiết, trình bày một cách nghệ thuật những cảm nhận và lí giải mới

về đất nƣớc;

Hình ảnh và liên tƣởng hấp dẫn, giàu sức gợi;

Giọng thơ hào hùng, kêu gọi thiết tha, hàm súc, cô đọng.

Nhƣ vậy, có thể thấy chất chính luận và trữ tình, cảm xúc và suy tƣởng kết hợp hài hòa với

nhau làm nên hình tƣợng Đất Nƣớc của Nhân dân vừa cao cả lại vừa gần gũi, thân thuộc, mến yêu.

- Thể thơ tự do: có tác dụng lớn trong việc diễn tả cảm xúc một cách tự nhiên, phóng khoáng,

gần gũi với mạch liên tƣởng: “Đất Nƣớc của Nhân dân”.

* Nhận xét, đánh giá

Sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tƣởng và cảm xúc và việc sử dụng thể thơ tự do

giúp cho Nguyễn Khoa Điềm có thể thể hiện cảm nhận về Đất Nƣớc một cách độc đáo, sâu sắc.

ĐỀ 3

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích đoạn, vấn đề cần nghị luận

* Phân tích sự cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm qua một phương diện cụ

thể

Trong trích đoạn, tác giả tập trung thể hiện sự cảm nhận về đất nƣớc thông qua vai trò, những

hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phƣơng diện: chiều rộng của không gian địa lí,

chiều dài của truyền thống lịch sử và chiều sâu của văn hóa.

Học sinh lựa chọn và phân tích sự cảm nhận đó thông qua một phƣơng diện cụ thể.

* Nhận xét, đánh giá

- Cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm góp phần thể hiện một tƣ tƣởng hết sức mới mẻ,

khẳng định vai trò của nhân dân với đất nƣớc: tƣ tƣởng “Đất Nƣớc của Nhân dân”.

- Hình thức biểu đạt giàu suy tƣ, giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.

ĐỀ 4

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến

* Cảm nhận về trích đoạn Đất Nước

Học sinh có thể cảm nhận về trích đoạn Đất Nước theo những cách khác nhau, song phải tập

trung thể hiện các khía cạnh sau đây để có cơ sở bình luận các ý kiến:

- Trích đoạn Đất Nước thể hiện những suy tƣ sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm: đất nƣớc đƣợc

hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng tƣ trong cuộc sống của mỗi con ngƣời, đất nƣớc là sự

hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc;

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 17 Hotline: 0432 99 98 98

- Cũng từ cái nhìn mới mẻ, sâu sắc đó, lời thơ đã đề cập đến vấn đề trách nhiệm của mỗi ngƣời

đối với quê hƣơng, xứ sở: mỗi ngƣời phải có trách nhiệm với đất nƣớc.

* Bình luận các ý kiến

- Hai ý kiến đều xác đáng, đều thể hiện cảm nhận sâu sắc về nội dung tƣ tƣởng của trích đoạn

Đất Nước.

- Hai ý kiến không đối lập nhau mà liên kết lo-gic chặt chẽ với nhau. Do đó, chúng có thể bổ

sung cho nhau để làm nên một cảm nhận trọn vẹn chiều sâu tƣ tƣởng của trích đoạn Đất Nước.

- Để thể hiện những suy tƣ sâu sắc về đất nƣớc và trách nhiệm công dân của mỗi ngƣời đối với

quê hƣơng, xứ sở, Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn sử dụng vốn chất liệu văn hóa dân gian, giọng

thơ biến đổi linh hoạt và chủ động hòa quyện giữa chất chính luận với chất trữ tình trong lời thơ.

ĐỀ 5

* Giới thiệu vài nét về các tác giả, các tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* So sánh tình yêu quê hương đất nước của các tác giả qua bài thơ Đất nước và trích

đoạn Đất Nước

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhƣng cần làm nổi bật đƣợc:

- Điểm tƣơng đồng trong cách cảm nhận về đất nƣớc của các tác giả: cùng đề tài, cùng thể hiện

những xúc cảm đẹp về đất nƣớc.

- Điểm khác biệt: Mỗi tác giả có cách cảm nhận và thể hiện riêng biệt về đề tài này:

+ Đất nước: Tình đất nƣớc gắn với tình cảm cách mạng, với niềm vui giải phóng, với ý thức tự

hào của con ngƣời làm chủ và quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc mình.

+ Đất Nước: Trong cuộc đụng độ quyết liệt với đế quốc Mĩ, nhƣ tất thảy những ngƣời Việt

Nam bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm buộc phải suy nghĩ rất dữ về con ngƣời Việt Nam, về lịch sử

Việt Nam, về văn hóa Việt Nam, lẽ sống Việt Nam, nghĩa là tất cả những gì đã tạo nên sức mạnh

tinh thần to lớn của một dân tộc còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Đấy cũng chính là hƣớng khai

thác đề tài đất nƣớc của nhà thơ.

Có thể lí giải sự khác biệt đó từ chính hoàn cảnh lớn của lịch sử dân tộc và hoàn cảnh nhỏ của

đời sống mỗi tác giả và cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ.

* Nhận xét, đánh giá

- Điểm tƣơng đồng thể hiện sự gặp gỡ của các tác giả trong một tình cảm lớn của con ngƣời

Việt Nam: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.

- Sự khác biệt trong cách cảm nhận và thể hiện tình yêu quê hƣơng đất nƣớc góp phần làm nên

sự phong phú, đa dạng trong cách cảm nhận và thể hiện của các tác giả ở một đề tài lớn lao.

ĐỀ 6

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, trích đoạn

* Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Moon.vn - Học để khẳng định mình 18 Hotline: 0432 99 98 98

Học sinh có thể cảm nhận về đoạn thơ theo những cách khác nhau, song cần làm nổi bật đƣợc

những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung sau đây:

- Về nghệ thuật: Sử dụng chất liệu dân gian, sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ

tình, giọng thơ ngọt ngào nhƣ lời thủ thỉ, tâm tình…

- Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện những suy tƣ, chiêm nghiệm của Nguyễn Khoa Điềm về

nguồn gốc của đất nƣớc: Đất nƣớc đƣợc hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng tƣ trong

cuộc sống của mỗi con ngƣời.

Học sinh có thể so sánh với cách lí giải về nguồn gốc của các nhà sử học, khảo cổ học, với

cách cảm nhận về đất nƣớc của các nhà thơ khác (Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi…) để thấy đƣợc

nét riêng biệt, độc đáo, sâu sắc trong cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điểm

* Nhận xét, đánh giá

Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất của trích đoạn Đất Nước, kết tinh những

suy tƣ, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về đất nƣớc.

Giáo viên Vũ Dung

Nguồn: Moon.vn