tƢ tƢỞng triẾt hỌc chÍnh trỊrepository.vnu.edu.vn/bitstream/vnu_123/4032/1/17-12-2014 -...

23
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI ĐỨC KIÊN TƢ TƢỞNG TRIT HC CHÍNH TRCA A. TOCQUEVILLE TRONG TÁC PHM “NỀ N DÂN TRMỸ” LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TRIT HC HÀ NI 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

BÙI ĐỨC KIÊN

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

CỦA A. TOCQUEVILLE

TRONG TÁC PHẨM “NỀN DÂN TRỊ MỸ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

BÙI ĐỨC KIÊN

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ

CỦA A. TOCQUEVILLE

TRONG TÁC PHẨM “NỀN DÂN TRỊ MỸ”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo

Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

khoa học của PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Những tài liệu trích dẫn trong luận

văn là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Học viên

Bùi Đức Kiên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều người.

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo đã tận tình

hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thầy

không chỉ truyền đạt cho em những kiến thức và phương pháp quan trọng trong quá

trình nghiên cứu khoa học mà còn hết lòng giúp đỡ, động viên, tin tưởng và cho em

những bài học giá trị về cuộc sống.

Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Triết học, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã nhiệt tình dạy dỗ, trang bị cho em những

kiến thức quan trọng làm nền tảng trong quá trình em nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và tất cả bạn

bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.

Học viên

Bùi Đức Kiên

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ..............................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................................8

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................8

7. Kết cấu của luận văn........................................................................................................8

B. NỘI DUNG.....................................................................................................................9

Chƣơng 1: Những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học

chính trị của Alexis de Tocqueville................................................................................9

1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội ...........................................................................................9

1.2. Những tiền đề tư tưởng ......................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Triết học khai sáng Anh: T. Hobbes và J.LockeError! Bookmark not

defined.

1.2.2. Triết học khai sáng Pháp: Montesquieu và J.J. RousseauError! Bookmark

not defined.

1.2.3. Tư tưởng chính trị Mỹ ........................................ Error! Bookmark not defined.

1.3 Alexis de Tocqueville và tác phẩm “Nền dân trị Mỹ”Error! Bookmark not

defined.

1.3.1. Alexis de Tocqueville – con người và tư tưởngError! Bookmark not

defined.

1.3.2. Cấu trúc và nội dung cơ bản của tác phẩm “Nền dân trị Mỹ” ................Error!

Bookmark not defined.

Chƣơng 2: Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học chính trị Tocqueville

trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ và những giá trị, hạn chế của nó ...............Error!

Bookmark not defined.

2.1. Khái niệm về triết học chính trị............................ Error! Bookmark not defined.

2.2. Những nguyên tắc của tư tưởng triết học chính trị Tocqueville ..................Error!

Bookmark not defined.

2.2.1. Nguyên tắc “nhân dân tối thượng” .................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Nguyên tắc tự do và bình đẳng ......................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Tư tưởng về các quyền lực nhà nước .................. Error! Bookmark not defined.

2.4. Tư tưởng về thiết chế và các tổ chức chính trị xã hộiError! Bookmark not

defined.

2.5. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của Alexis de

Tocqueville trong tác phẩm “Nền dân trị Mỹ”.......... Error! Bookmark not defined.

2.5.1. Những giá trị ....................................................... Error! Bookmark not defined.

2.5.2. Những hạn chế .................................................... Error! Bookmark not defined.

C. KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.

LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................12

1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Triết học chính trị đã hình thành từ thời cổ đại trong tư tưởng phương Đông

lẫn tư tưởng phương Tây. Việc nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị không chỉ có

giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn vô cùng lớn bởi đối tượng của triết

học chính trị có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến hầu khắp các mặt của đời sống con

người. Trong số các tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học chính trị, tác giả luận văn đặc

biệt chú ý đến Nền dân trị Mỹ1 của A.Tocqueville (1805 – 1859) với những lý do

như sau:

Thứ nhất, Khi bàn về các tư tưởng triết học chính trị thời cổ đại người ta thường

nhắc đến Platon, Aristote; thời cận đại người ta chú ý đến những nhà tư tưởng thuộc

dòng Khai sáng như J. Locke, Montesqueu, J.J. Rousseau, J. S. Mill… Bên cạnh những

triết gia vĩ đại của nhân loại đó một tên tuổi cũng không kém phần nổi bật, một nhà quý tộc

Pháp nhưng lại có những đánh giá khách quan về nền dân trị đó là A.Tocqueville. Tại Mỹ,

ông được coi là “một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem như là hiểu nước Mỹ hơn

cả người Mỹ” [xem tài liệu 75]. Vào đầu thế kỉ XXI, vẫn còn không ít trí thức Mỹ tự nhận

mình là môn đồ của ông: “Tất cả chúng ta bây giờ đều theo phái Tocqueville cả!”

(We are all Tocquevillians now!) [xem tài liệu 75].

Ở châu Âu, tên tuổi và tác phẩm của ông ít phổ biến hơn so với ở Mỹ nhưng

ông vẫn thường được coi là “Montesquieu của thế kỉ XIX” [xem tài liệu 75]. Trong

mọi cuộc thảo luận về chính trị học học hiện đại, ông được xem trọng bên cạnh

những nhân vật tiêu biểu của thế kỉ XIX – đầu XX: Auguste Comte, Max Weber,

John Stuart Mill, Karl Marx,…

Thứ hai, tác phẩm Nền dân trị Mỹ của A. Tocqueville khi vừa mới ra đời đã

tạo ra tiếng vang vô cùng to lớn. Tác phẩm nhận được sự đánh giá cao của giới học

giả đương thời và sau này. Ở Mỹ, Nền dân trị Mỹ của A. Tocqueville – một người

ngoại quốc hiểu Mỹ hơn cả người Mỹ – luôn được xếp ngang hàng với Tuyên ngôn

1 Tác phẩm nguyên bản được viết bằng tiếng Pháp với nhan đề “De la démocratie en Amérique”, được

dịch sang tiếng Anh với nhan đề Democracy in America – việc dịch sang tiếng Việt là Nền dân trị Mỹ hay

Nền dân chủ Mỹ trong phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, tác giả cho rằng điều đó về cơ bản không có gì

khác biệt.

2

độc lập 1776 và Hiến pháp Hoa Kỳ 1789 [xem tài liệu 75]. Qua tác phẩm này,

Tocqueville đã mô tả rõ nét mô hình nhà nước và xã hội dân chủ tư sản, chỉ ra được

những nguyên nhân tạo nên mô hình nhà nước ấy, đồng thời phân tích những giá trị

và hạn chế của nó. Ngoài ra, Nền dân trị Mỹ chứa đựng nhiều giá trị cho đến nay, hậu

thế còn đang bàn luận: những giá trị về dân chủ, về công bằng, về tự do, về tổ chức

kiểm soát quyền lực nhà nước, những tư tưởng về các thiết chế xã hội…

Thứ ba, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, chế độ dân chủ, kinh tế thị

trường tuy gắn liền với tên tuổi các nhà tư tưởng tư sản cũng như quá trình hình thành

chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là sản phẩm của chế độ tư bản chủ

nghĩa mà là những giá trị, những phát kiến của nhân loại trên con đường tự hoàn

thiện mình. Chính vì thế, ngày nay, việc tìm hiểu những giá trị tinh hoa ấy của nhân

loại là hết sức cần thiết trên con đường phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia nói

chung và Việt Nam nói riêng.

Thứ tư, Việt Nam đã và đang đặt mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng đất nước theo tiêu chí “dân giàu,

nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc

“nhìn lại mình” không đơn thuần chỉ là nghiên cứu lại những giá trị cốt lõi trong kinh

điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, nó còn là nhìn vào nền tri thức của nhân loại không

phân biệt chế độ chính trị và quan điểm tư tưởng. Từ đó, chắt lọc ra những tinh hoa,

những giá trị tích cực nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng thành công xã hội chủ

nghĩa. Như F. Engels đã nhận định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của

khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [28, 489] và “năng lực ấy cần phải

được phát triển, rèn luyện, và muốn rèn luyện nó thì cho tới nay, không có một cách

nào khác hơn là nghiên cứu triết học thời trước” [28, 487].

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu tư tưởng của Tocqueville nói chung

và nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị của ông nói riêng mới được quan tâm gần

đây khi tác phẩm Nền dân trị Mỹ được xuất bản bằng tiếng Việt. Bởi vậy, các công

trình nghiên cứu chuyên sâu về triết học chính trị của Tocquevill chưa có nhiều

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tư tưởng triết học chính trị của A.

Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học

3

chuyên ngành Triết học của mình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tư tưởng triết học

chính trị của Tocquevill cũng là điều mong muốn từ lâu của tác giả luận văn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về Tocqueville (cả về tiểu sử, cuộc

đời cho đến nội dung tư tưởng) đã có rất nhiều. chủ yếu là tài liệu tiếng Anh và tiếng

Pháp. Một số công trình bằng tiếng nước ngoài tiêu biểu đáng kể đến như

Tocqueville: a very short introduction (tạm dịch là “Tocqueville: nhập môn”).

Đây là tập sách của của Harvey C. Mansfield2 do Oxfod University Press xuất bản

năm 2010 nghiên cứu tổng quan về Tocqueville từ cuộc đời và các tác phẩm của ông

với những dòng đầu tiên tác giả nhận định Tocqueville là một con người có cái nhìn

chân thực sâu sắc và khách quan về nền dân chủ cùng mối tương quan của nó với tự

do. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng chỉ ra tư tưởng của Tocqueville về những dân chủ,

giá trị trong nền dân chủ, về nguy cơ chuyên quyền của nên dân chủ, cách thức quản

lý và tổ chức kiểm soát quyền lực trong nền dân chủ, cuối cùng tập sách có những

đánh giá chung về những giá trị mà Tocqueville đã đóng góp cho nhân loại.

Tác phẩm Aristocratic Liberalism: The Social and Political Thought of Jacob

Burkhardt, John Stuart Mill, and Alexis de Tocqueville (Chủ nghĩa tự do quý tộc: tư

tưởng chính trị của Jacob Burkhardt, John Stuart Mill, and Alexis de Tocqueville) của

Alan S. Kahan được xuất bản năm 2001 bởi New Brunswick, USA và Transaction

Publishers, London, UK. Trong tác phẩm, tác giả bày tỏ quan điểm của mình về chủ

nghĩa tự do quý tộc như là một bộ phận của chủ nghĩa tự do nói chung bằng cách tập

trung vào tư tưởng về tự do của ba nhà quý tộc Burckhardt, Mill và Tocqueville. Khi

đi vào tìm hiểu tư tưởng của ba nhà quý tộc, Kahan đã có sự so sánh và nhận thấy cả

ba ông đều có những nhận định chung về sự tự do tối thiểu đều phải chứa đựng trong

nó tự do sử hữu, tự do thương mại, tự do báo chí và các quyền tự do ứng cử vào chính

phủ. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định mức độ ủng hộ của ba nhà quý tộc về những

mặt trên là khác nhau.

Luận án tiến sĩ French political thought from montesquieu to tocqueville (Tư

tưởng chính trị Pháp từ Montesquieu đến Tocqueville) của Annelien de Dijn3 xuất

2 Giáo sư đại học Harvard

3 Giáo sư đại học Amsterdam

4

bản năm 2009. Tác phẩm khái quát lịch sử tư tưởng nước Pháp từ giai đoạn

Montesquieu đến Tocqueville trong tình hình chính trị liên tục biến động. Trong đó,

tác giả dành hẳn một chương viết về Tocqueville từ lý tưởng muốn xây dựng “một

khoa học chính trị mới mẻ” (a new political science) [66, 136]. Tác giả tập trung mô

tả tư tưởng của Tocqueville trong trong bối cảnh nền quân chủ nước Pháp đang đi

vào hồi “chung kết”, trong bối cảnh tầng lớp quý tộc ở Pháp đang mất dần vị trí

trong xã hội và phân tích quan điểm về quyền tự do của Tocqueville . Trong Luận

án, tác phẩm De la democratie in Amérique (Nền dân chủ Mỹ) xuất bản bằng tiếng

Pháp vào năm 1835 và 1840 cùng các tác phẩm khác của Tocqueville được tác giả

khai thác với khía cạnh nhấn mạnh về quyền tự do của con người. Tác giả cho rằng

“Theo Tocqueville, tự do có tác dụng hữu ích trong nhiều mặt của cuộc sống con

người: nó khuyến khích hoạt động kinh tế trong tiểu bang, nó kích thích lòng yêu

nước – trên thực tế, sự tồn tại của một quốc gia phụ thuộc vào nó” [66, 139]. Tác giả

cũng cho rằng quan điểm của Tocqueville giống với Montesquieu khi khẳng định

chế độ độc tài không thể tồn tại lâu dài. Trong sự phân tích của mình, tác giả đưa ra

kết luận Tocqueville là người ủng hộ một quốc gia tự do – nơi mà con người được

tự do phát triển hết khả năng của mình và chỉ có quyền lực nhà nước mới có thể

đảm bảo được cho tự do của mỗi người.

Tiếp sau đó, tác giả đưa ra thêm nhận định nữa cho rằng, tuy Tocqueville là

người ủng hộ tự do nhưng với xuất thân là một nhà quý tộc nên ông ủng hộ việc xây

dựng xã hội dân chủ dựa trên nền tảng xã hội quý tộc trong điều kiện tự do được

đảm bảo hơn bất cứ điều gì khác [66, 150].

Bài viết “Tocqueville and the political thought of the french doctrinaires

(Guizot, Royer – Collard, Rémusat)” (Tocqueville và tư tưởng chính trị của các nhà

lý luận giáo điều Pháp (Guizot, Royer – collard, Rémusat) của Aurelian Craiutu4

nằm trong công trình biên soạn tập thể Lịch sử tư tưởng chính trị ( History of

Political Thought) tập 20 xuất bản năm 1999 đã trình bày về sự ảnh hưởng, sự tương

đồng và khác biệt trong tư tưởng của Guizot, Royer – collard, Rémusat và tư tưởng

chính trị của Tocqueville.

4 Khoa chính trị, đại học Princeton, New Jersey, Mỹ

5

Bài viết “State and Civil Society in the Political Philosophy of Alexis de

Tocqueville” (Tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville về nhà nước và xã hội dân

sự) của Henk E. S. Woldring5 đăng ở International Journal of Voluntary and Nonprofit

Organizations, Vol 9, No. 4, 1998 (Tạp chí quốc tế của tổ chức tình nguyện và phi lợi

nhuận, tập 9, số 4, năm 1998) đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Tocqueville và

sau đó nêu bật nên những tư tưởng lớn của ông về chính phủ và sự tập trung chính phủ,

về mối quan hệ giữa hiệp hội tự do với tự do và bình đẳng của công dân,…

Ngoài những công trình và bài viết kể trên còn nhiều công trình nghiên cứu

khác như Tocqueville, democracy, and social reform (Tocqueville, dân chủ và cải cách

xã hội) của Michael Drolet do Palgrave Macmillan được xuất bản năm 2003,

Tocqueville’s Moral and Political thought (tư tưởng đạo đức và chính trị của

Tocqueville) của M.R Ossewaarden do Routledge Prees, London xuất bản năm 2004.

Công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác phẩm Nền dân trị Mỹ phải kể đến

đó là công trình của James T. Schleifer: The Making of Tocqueville’s Democracy in

America (Sự ra đời Nền dân chủ Mỹ của Tocqueville) được Indianapolis xuất bản

năm 2000. Công trình đã khái quát quá trình ra đời những tư tưởng chủ đạo trong

tác phẩm Nền dân trị Mỹ.

Những công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị được viết hay dịch sang

tiếng Việt có rất nhiều. Chẳng hạn như, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,

tập 1 của Trần Ngọc Đường do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1999;

Triết học chính trị (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ) Đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh của Doãn Chính – Đinh Ngọc Thạch xuất bản năm 2003 … Ngoài ra,

một số tập sách về lĩnh vực triết học chính trị được được dịch sang tiếng việt như:

P. Phê-đô-xê-i-ép, Bàn về quan hệ giữa triết học và chính trị, Nxb Sự Thật, 1957;

Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Dịch giả Lưu Kiếm Thanh – Phạm

Hồng Thái, Nxb Văn hóa thông tin, HN, 2006. Hay như bài viết đăng trên Tạp chí

Triết học Số 1 (224) năm 2010, trang 70 – 74 : “Bàn thêm về một số thuật ngữ triết

học chính trị – xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài” của Nguyễn Tấn Hùng,…

5 Khoa Luật và Khoa Triết, Đại học Free ở Amsterdam, Hà Lan.

6

Về A. Tocqueville, ông “là một khuôn mặt lạ thường” [xem tài liệu 75] ở Việt

Nam, một cái tên xa lạ đối với hầu hết người Việt. Tuy nhiên, trong một số tập sách

tiếng Việt, ông cũng đã đôi lần được nhắc đến.

Công trình của N.M. Voskresenskaia – N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân

chủ – Nhà nước và xã hội, Phạm Văn Trường dịch, Nxb Tri thức cũng đề cập đến

Tocqueville cùng những đánh giá của ông về nền dân chủ: “Những khuyết điểm của

nền dân chủ thì dễ nhận thấy ngay từ đầu còn ưu điểm của nó thì phải sau một thời

gian tồn tại mới có thể chứng minh” [ Trích theo 63, 18].

Trong công trình do Vũ Dương Ninh chủ biên (2010), Lịch sử văn minh thế

giới – tái bản lần thứ mười hai, Nxb Giáo dục Việt Nam. Tocqueville được đánh giá

là một nhà chính trị học nghiên cứu về quyền con người và cơ cấu tổ chức của nhà

nước, đặc biệt là nhà nước dân chủ với tiên đoán: “trào lưu dân chủ thế kỉ XIX là

không thể dập tắt được” [46, 327].

Tác giả Đoàn Thị Quý trong đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chính trị phương

Tây hiện đại bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định Tocqueville là một nhà tư tưởng thuộc trường

phái chủ nghĩa tự do cổ điển.

Tác phẩm Nền dân trị Mỹ được dịch giả Phạm Toàn chuyển ngữ sang tiếng

Việt do Nxb Tri thức xuất bản lần đầu năm 2006 tái bản năm 2009, 2013 là công

trình đầu tiên của Tocqueville được xuất bản ở Việt Nam. Đây là tác phẩm nổi tiếng

nhất của ông.

Ngoài tác phẩm gốc được dịch sang tiếng Việt, còn có bài viết của nhà nghiên

cứu Bùi Văn Nam Sơn: A.Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị được viết năm

2006 với tư cách là lời giới thiệu về tổng quan tác phẩm được đăng tải trên một số

website và sau đó được in trong phần đầu của tập sách Nền dân trị Mỹ. Trong bài

viết, Bùi Văn Nam Sơn đã khái quát được một số những nội dung lớn và trọng tâm

mà Tocqueville đã trình bày trong tác phẩm. Tác giả đã chỉ rõ trong tư tưởng của

Tocqueville, dân trị chỉ là một thuộc tính nhằm đảm bảo cho cộng đồng được “tham

gia công khai, không hạn chế mọi công dân vào các vị trí kinh tế xã hội và chính trị.

Như thế dân trị là khái niệm không giới hạn để phân biệt với các hình thức cai trị

7

khác trong lịch sử”[xem tài liệu 75]. Đồng thời, tác giả cũng vạch ra những tư tưởng

cơ bản về nền dân trị trong quan niệm của Tocqueville: thứ nhất, nền dân trị được coi

là một chế độ có tính dân chủ cao; thứ hai, trong nền dân trị đó quyền lực phải thuộc

về nhân dân hay là phải có nguyên tắc “nhân dân tối thượng”; thứ ba, quyền lực

thuộc về nhân dân phải dựa trên việc tự do lập chính đảng, hội họp, tự do báo chí…;

thứ tư, quyền lực thuộc về nhân dân phải dựa trên việc nhân dân tự mình bầu ra người

đại diện thông qua phổ thông đầu phiếu.

Tóm lại, trên thế giới Tocqueville đã và đang được nhiều học giả nghiên cứu nhưng

ở Việt Nam sự hiểu biết về ông còn rất mờ nhạt. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một

công trình chuyên biệt nào nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống về tư tưởng triết học

chính trị của Tocqueville nói chung và tác phẩm Nền dân trị Mỹ nói chung.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ tư tưởng triết học chính trị của A.

Tocqueville thể hiện trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ từ đó đưa ra đánh giá về những

giá trị và hạn chế của nó.

Nhiệm vụ của luận văn:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ những điều kiện và tiền đề ra đời của tư tưởng triết học chính

trị của A. Tocqueville và tác phẩm Nền dân trị Mỹ.

Thứ hai, phân tích những nguyên tắc và nội dung cơ bản của tư tưởng triết học

chính trị của A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ.

Thứ ba, phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của

A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng triết học chính trị của A.

Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn đó là những tư tưởng triết học chính trị của

A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ trong bối cảnh kinh tế chính trị và diễn

tiến của nền triết học Mỹ.

8

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn dựa vào cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp cụ thể như:

phương pháp nghiên cứu văn bản, chú giải học, tổng hợp, phân tích tài liệu,…

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học

tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học và độc giả quan tâm đến tư tưởng

triết học chính trị của A. Tocqueville.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

2 chương 8 tiết.

9

B. NỘI DUNG

Chƣơng 1: Những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học

chính trị của Alexis de Tocqueville

1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội

Trong sự phát triển không ngừng của lịch sử nhân loại, giai đoạn châu Âu thế

kỉ XVII – XIX có những biến chuyển vô cùng mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống

xã hội từ kinh tế, chính trị cho đến các khía cạnh xã hội. Đó là giai đoạn châu Âu

biến đổi ở hệ thống và phương thức sản xuất vật chất - là cơ sở cho sự tồn tại phát

triển của mình.

Về kinh tế, phương thức sản xuất phong kiến đã hoàn thành vai trò lịch sử

của mình và đang bộc lộ những hạn chế không thể cải tạo. Phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa dần dần hình thành thay thế phương thức sản xuất phong kiến. “xuất

hiện nhiều công trường thủ công, ban đầu là các nước ven Địa Trung Hải nhất là

Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác. Thay thế cho nền kinh tế tự

nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao

động cao hơn”[64, 241].

Nhằm giải quyết được những nhu cầu trong đời sống kinh tế: tìm kiếm nguồn

nguồn tài nguyên và nhân công, mở rộng thị trường,…hàng loạt các phát kiến địa lý

đã ra đời, tiêu biểu như: cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ năm 1492 của Cristoforo

Colombo, cuộc thám hiểm đường biển vòng qua châu Phi tới Ấn Độ năm 1479 –

1498 của Vasco Da Gama và cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới năm 1519 – 1522

của Ferdinand Magellan. Bên cạnh những phát kiến địa lý là hàng loạt những phát

minh trong khoa học như máy dệt, máy kéo sợi, máy in, la bàn, thuật luyện kim,

thuốc súng, kính viễn vọng,…nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản xuất. Những phát minh

đó đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử, nó trở thành động lực để thúc đẩy nền

kinh tế phát triển và cũng là một trong những nguyên nhân bùng nổ cách mạng công

nghiệp như phát minh ra “máy hơi nước” (1784) của James Watt.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế ấy, một trong những “mặt hàng” đem lại

nhiều lợi nhuận nhất đó là “nô lệ da đen”. Người nô lệ da đen được những kẻ buôn

người mua từ châu Phi bằng trao đổi hàng hóa rồi sau đó lại được đem sang châu

10

Mỹ bán lấy tiền hoặc đổi lấy nguyên liệu. Đây là “mặt hàng” có giá trị cao, lợi

nhuận lớn: “mua” một nô lệ ở châu Phi chỉ tốn từ 70 đến 100frăng, mang sang bên

kia đại dương bán có thể thu được từ 1000 đến 2000frăng, tỉ suất lợi nhuận từ

1000% đến 3000%” [Trích theo tài liệu 76]6.

Việc kinh tế phát triển nhanh chóng (đặc biệt là khi châu Âu bước vào thời

kỳ Cách mạng công nghiệp), nhiều công trường thủ công ra đời, lao động chân tay,

giản đơn, quy mô nhỏ bị thay thế bằng nền công nghiệp sử dụng máy móc trên quy

mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt trong đời sống châu Âu. Từ sự bùng nổ về

kinh tế đó, giai cấp tư sản xuất hiện và ngày càng có vai trò to lớn trong nền kinh tế.

Về chính trị, giai cấp tư sản mới ra đời liên vấp phải nhiều cản trở trong sự

phát triển mình. Việc giải quyết những cản trở này nhất thiết phải có sự thay đổi ở hệ

thống kiến trúc thượng tầng. Bên cạnh đó, dưới sự cai trị của vua chúa phong kiến và

tăng lữ giáo hội khiến đời sống nhân dân đặc biệt là nông dân nghèo rất khổ cực, lầm

than. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu nhất là phong trào khởi nghĩa

nông dân Đức (1524 – 1525). Đó là phát súng đầu tiên báo hiệu chế độ phong kiến đã

quá lỗi thời, nhất thiết phải thay đổi bởi một chế độ khác tiến bộ hơn. Tiếp sau phong

trào khởi nghĩa nông dân Đức là các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra tấn công vào chế

độ phong kiến trên toàn “lục địa châu Âu già cỗi”, bắt đầu với Cách mạng Nederlands

năm 1566. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà nước theo chính thể cộng hòa được ra

đời do giai cấp tư sản lãnh đạo [xem 48, 182 – 183].

Với sự thắng lợi của cách mạng tư sản Nederlands cuối thế kỉ XVI và cách

mạng tư sản Anh (1642 – 1689), cuộc cách mạng Pháp (1789 – 1799) là một “cuộc

tấn công vào thành trì của chế độ cũ” [34, 9], lật đổ chế độ xã hội cũ xây dựng chế

độ xã hội mới, loại bỏ phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời, tiến hành

củng cố và phát triển phương thức sản xuất mới đang trên con đường khẳng định

mình. Từ đây châu Âu bắt đầu bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản.

Trong thời đại cách mạng sục sôi ấy, bên kia bờ đại dương, mười ba thuộc

địa của Tân thế giới (châu Mỹ) cũng tiến hành một cuộc cách mạng tư sản (1776 –

6 Xem thêm Nguyễn Mạnh Tường, (1994), Lý luận giáo dục châu Âu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nộ i.

trang 24–25.

11

1783) với mục tiêu là thoát khỏi sự ảnh hưởng của mẫu quốc và lập ra một nhà

nước mới theo mô hình dân chủ tư sản đưa mình đi theo con đường tư bản chủ

nghĩa.

Về văn hóa, cuối thời Trung đại (thế kỉ XIV), ở châu Âu có một phong trào

văn hóa mới: phong trào văn hóa Phục hưng. Bắt đầu bùng nổ ở Ý, phong trào văn

hóa Phục hưng nhanh chóng lan ra toàn châu Âu. Đi kèm với phong trào ấy là sự phát

triển và chiếm lĩnh của ý thức hệ tư sản.

Phong trào Phục hưng đã đạt được nhiều thành tựu từ lĩnh vực văn hóa nghệ

thuật đến khoa học và triết học. Những thành tựu trong mọi lĩnh vực của thời kì

Phục hưng chẳng hạn như “thuyết nhật tâm” của Nicolas Copernic, “vật lý cơ học”

của Isaac Newton, “tính duy truyền máu” của William Harvay, các phát minh toán

học của René Descartes, Gottfried Leibniz, Isaac Newton,… Những thành tựu của

thời kì Phục hưng đã không những bác bỏ những sai lầm ngự trị mấy trăm năm ở

châu Âu, khôi phục lại những giá trị văn hóa của thời kì cổ đại mà còn tạo đà cho

hàng loạt những phát minh mới, những tư tưởng mới ra đời trong giai đoạn kế sau

mà người ta thường gọi là “Thời kì khai sáng”. Trong thời đại khai sáng ấy nước

Pháp đã xuất hiện hàng loạt các vĩ nhân như René Descartes, Votaire, J.J. Rousseau,

Montesquieu,…

Về xã hội, bước sang thế kỉ XVI – XVII, giai cấp tư bản đã khẳng định vị thế

của mình trong xã hội buộc các giai tầng cũ phải liên minh với mình. Nhưng đó chỉ là

biểu hiện của sự liên minh tạm thời giữa giai cấp quý tộc phong kiến, tầng lớp giáo sĩ

và giai cấp tư sản mới ra đời. Có sự liên minh tạm thời này vì khi mới ra đời, giai cấp

tư sản nhận thấy rằng, chỉ dưới chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

công nghiệp mới có thể phát triển thuận lợi, nhất là trong bối cảnh có những ngăn trở

về thuế quan giữa các địa phương và sự lớn mạnh của chính quyền quân chủ còn đem

lại nhiều quyền lợi chính trị [xem 48, 157].

Nằm trong bối cảnh đó, nước Pháp đầu thể kỉ XVIII trong tình trạng chế độ

quân chủ chuyên chế bộc lộ những hạn chế không thể khắc được. Khi nước Anh

đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa thì nước Pháp vẫn là một nước

nông nghiệp lạc hậu: Hai hai triệu người chiếm 90% dân số sống bằng nghề nông,

12

LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Aristotle (2012), Chính trị luận, người dịch: Nông Duy Trường, Nxb Thế giới,

Hà Nội.

2. Nguyễn Cảnh Bình (2013), Hiến pháp Mỹ đã làm ra như thế nào, Nxb Thế

giới, Hà Nội.

3. Forrest. E. Braird (2006), Tuyển tập các danh tác triết học từ Plato đến

Derrida, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

4. Doãn Chính – Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Doãn Chính – Đinh Ngọc Thạch (2003), Triết học chính trị (Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp bộ), Nxb ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn – Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của

Hegel, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Hoàng Công (6/1996), “Quyền con người nhìn từ góc độ triết học”, Tạp chí

triết học, số 3 (1991), tr. 40-43.

8. Edward Craig (2010), Triết học, Nxb Tri thức, Hà Nội

9. Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết Học Mỹ, Nxb Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương tây, Nxb Tổng Hợp

TPHCM.

11. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Lịch sử triết học phương Tây (dùng cho hệ cử nhân

và cao đẳng), Đại học Khoa học Huế , tỉnh Thừa Thiên Huế.

12. Phạm Thị Đam (2011), Tư tưởng triết học chính trị của J.J. Rousseau, Luận

văn thạc sỹ triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

13. Đại học Huế (2009), 220 năm cách mạng Pháp và quan hệ Việt – Pháp trong

lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đại sứ quán Hoa Kỳ Hà Nội (2013), Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nxb

Hồng Đức, Hà Nội.

13

15. Trần Hương Giang (2008), “Quan niệm về tự do và bình đẳng trong triết học

của Môngtexkio và G.G. Rútxô”, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học khoa học

xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Vũ Hảo (2007), Triết học phương tây thế kỉ XX: các khuynh hướng

vấn đề và phương pháp tiếp cận, trích trong Những vấn đề triết học phương tây

thế kỉ XX (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Vũ Hảo (2007), “Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh Đông –

Tây: Lịch sử vấn đề và triển vọng”, Tạp chí Triết Học, số 5.

18. Nguyễn Vũ Hảo (2006), “Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa:

Một số vấn đề triết học”, Tạp chí Triết học, số 7.

19. Hoàng Thị Hạnh (2008), “Tư tưởng vể nhà nước pháp quyền trong lịch sử

trước Mác”, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, số 11, tr. 23-30.

20. David Held (2013), Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, Phạm Văn Trọng

dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

21. Johannes Hirschberger (1991), Lịch sử triết học, tập 1 (Người dịch Nguyễn

Quang Hưng – Nguyễn Chí Hiếu), Nxb Herder, Wien.

22. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử

triết học phương tây, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại cương lịch sử

triết học phương tây hiện đại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nxb Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Đỗ Minh Hợp (2013), Lịch sử triết học phương tây, tập 1, 2, 3, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Tuấn Huy (2005), Triết học chính trị của Montesquieu với việc xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Phạm Thị Thu Hương (2007), Quan niệm về con người trong triết học Khai

sáng Pháp, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội.

14

27. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb

Văn hóa Thông tin, Hà Nội

28. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. J.S. Mill (2009), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

31. J.S. Mill (2012), Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng – Bùi Văn Nam Sơn

dịch và hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội.

32. Nguyễn Ánh Hồng Minh (2014), Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong

tác phẩm “Thuyết công lợi”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

34. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2003), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

35. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy dịch, Nxb

Tri thức, Hà Nội.

36. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2007),

Những vấn đề triết học phương tây thế kỉ XX (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nhà

nước pháp quyền – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu hội thảo quốc

tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Nguyễn Thị Thanh Minh (2006), Tư tưởng của G.G. Rútxô về tự do, bình đẳng

và nhà nước, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

– Đại học Quốc gia Hà Nội

40. V.I. Lênin (2004), Nhà Nước và Cách Mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Thế Lực (2007), Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước

xã hội của J.J Rousseau, Tạp chí Khoa học xã hội.

42. Dương Xuân Ngọc chủ biên (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

15

43. Dương Xuân Ngọc chủ biên (1999), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

44. Nguyễn Thế Nghĩa (1999), Đại cương các tư tưởng và học thuyết chính trị

trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2010), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

46. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học phương Tây, tập 2, NXB TP Hồ Chí Minh.

47. Nguyễn Gia Phu – Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng – Trần Văn La (2003),

Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Hoàng Thị Kim Quế chủ biên (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và

pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

49. Bùi Thanh Quất (1993), “Suy nghĩ thêm về “Quyền lực chính trị” như một

phạm trù khoa học”, Tạp chí Triết học, số 5, tr 49-51

50. Đoàn Thị Quý (2012), Triết học chính trị phương tây hiện đại, Luận văn thạc sỹ,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

51. Dave Robinson, Judy Groves (2009), Nhập môn triết học chính trị, Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

52. J.J. Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh.

53. Samuel Enoch Stumpf – Donald C.Abel (2004), Nhập môn triết học phương tây,

Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh.

54. Lê Công Sự (2007), Thomas Hobbes và triết lý về con người, Tạp chí nghiên

cứu con người, số 2(29), tr 9 – 19.

55. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

56. Đinh Ngọc Thạch (2007), “Một số tư tưởng triết học chính trị của John locke:

thực chất và ý nghĩa lịch sử”, Tạp chí triết học, số 1, tr. 37-43

57. Phạm Ngọc Thanh (2007), Triết học chính trị và các quá trình chính trị, những vấn

đề 70 học phương tây cuối thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

58. Dịch giả Lưu Kiếm Thanh – Phạm Hồng Thái (2006), Lịch sử các học thuyết

chính trị trên thế giới (2006), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16

59. A. Tocqueville (2012), Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch – Bùi Văn Nam Sơn

hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội.

60. Nguyễn Mạnh Tường (1994), Lý luận giáo dục châu Âu, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

61. Đào Trí Úc chủ biên (2007), Những đặc trưng cơ bản và mô hình nhà nước

pháp quyền XHCN ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội

62. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

63. N.M Voskresenskaia – N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ - Nhà nước

và xã hội, Phạm Văn Trường dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

64. Nguyễn Hữu Vui chủ biên (2007), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

65. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Bùi

Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch, Nxb Tri

thức, Hà Nội.

Tiếng Anh

66. Dijn, Annelien De (2008), French political thought frommontesquieu to

tocqueville-Liberty in a Levelled Society, United States of America by

Cambridge University Press, New York.

67. Craiutu, Aurelian (Autumn 1999), Tocqueville and the Political Thought of the

Doctrinaires, 20(3) History of Political Thought.

68. Kahan, Alan S. (2001) Aristocratic Liberalism: The Social and Political

Thought of Jacob Burkhardt, John Stuart Mill, and Alexis de Tocqueville, New

Brunswick, USA and Transaction Publishers, London, UK.

69. Mansfield, Harvey C. (2010), Tocqueville a very short introduction , Oxford

University Press.

70. Ossewaarden, M.R. (2004), Tocqueville’s Moral and Political though t,

Routledge Prees, London,

17

71. Tocqueville (2002), Alexis De, Democracy in America (Two Volume),

Translated by Henry Reeve, the Pennsylvania State University.

72. Welch, Cheryl B. (2007), The Cambridge Companion to Tocqueville ,

Cambridge University Press.

73. Woldring, Henk E.S. (1998), State and Civil Society in the Political

Philosophy of Alexis de Tocqueville , voluntas: International Journal of

Voluntary and Nonprofit Organizations , Vol 9, No. 4.

Danh mục Website

74. Berstein, Serge (2002), Chân dung các nguyên thủ quốc gia Pháp – Cập nhật

02/10/2014

http://maxreading.com/sach-hay/chan-dung-cac-nguyen-thu-phap/5-trieu-

phieu-bau-cho-nguoi-ke-vi-dong-ho-bonaparte-34273.html

75. Bùi Văn Nam Sơn, Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị - cập nhật

12/11/2014

http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/TocquevilleBVNS.htm

76. Powell, Jim (1996), Alexis de Tocqueville: How People Gain Liberty and Lose

It – Cập nhật 02/9/2014

http://www.fee.org/the_freeman/detail/alexis-de-tocqueville-how-people-gain-

liberty-and-lose-it

77. ReverieMarie (2013), Contrasting Views on Democracy of Tocqueville and

Jefferson – Cập nhật 6/9/2014

http://reveriemarie.hubpages.com/hub/Contrasting-Views-on-Democracy-of-

Tocqueville-and-Jefferson