tư tưởng - văn hóa gia lai (5/2021)

56
1 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021) Ảnh bìa 1: Tranh cổ động tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Tân Quý. * In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 210A Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 59/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 17/3/2021. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 4/2021. Trình baøy: THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn HUỲNH THẾ MẠNH UÛy vieân Ban Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TỐNG THỚI MỐC TRẦN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] CHÍNH TRỊ - THỜI SỰ l Chủ tịch Hồ Chí Minh với dòng chảy lịch sử nhân loại. l Một số nội dung chủ yếu của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV . l Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tổ chức hiệp thương và kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ QUỐC TẾ l Công tác quản lý, bảo vệ biên giới Quốc gia thời gian gần đây và một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. l Việt Nam thúc đẩy các hoạt động ưu tiên trên vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. l Quan hệ Nga - Ukraine thời gian gần đây. KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH l Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai: Một nhiệm kỳ hoạt động tâm huyết và trách nhiệm. l Bảo hiểm xã hội số - hướng tới mục tiêu phục vụ Nhân dân. l Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. l Chiến lược Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045: Đổi mới vì sự phát triển bền vững. XÂY DỰNG ĐẢNG l Kết quả công tác đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2020. l Công tác Tuyên giáo góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh. l Gia Lai tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. l Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn của địa phương. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC l Hiệu quả từ việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. l Những kết quả nổi bật của Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. l Để phòng Hồ Chí Minh luôn hấp dẫn bộ đội. SINH HOẠT TƯ TƯỞNG l Thế giới phản đối Trung Quốc đưa tàu đến rạn đá Ba Đầu thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. l Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG 2 5 7 9 12 14 16 20 23 26 29 33 37 40 41 43 45 47 50

Upload: others

Post on 30-Nov-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Ảnh bìa 1: Tranh cổ động tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ảnh: Tân Quý.

* In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 210A Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 59/GP-XBÑS do Cuïc Baùo chí Boä Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng caáp ngaøy 17/3/2021.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 4/2021.

Trình baøy: THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnHUỲNH THẾ MẠNHUÛy vieân Ban Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTỐNG THỚI MỐC TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

CHÍNH TRỊ - THỜI SỰl Chủ tịch Hồ Chí Minh với dòng chảy lịch sử nhân loại.l Một số nội dung chủ yếu của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.l Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tổ chức hiệp thương và kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ QUỐC TẾl Công tác quản lý, bảo vệ biên giới Quốc gia thời gian gần đây và một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.l Việt Nam thúc đẩy các hoạt động ưu tiên trên vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.l Quan hệ Nga - Ukraine thời gian gần đây.

KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINHl Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai: Một nhiệm kỳ hoạt động tâm huyết và trách nhiệm.l Bảo hiểm xã hội số - hướng tới mục tiêu phục vụ Nhân dân. l Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.l Chiến lược Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045: “Đổi mới vì sự phát triển bền vững”.

XÂY DỰNG ĐẢNGl Kết quả công tác đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2020.l Công tác Tuyên giáo góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.l Gia Lai tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.l Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn của địa phương.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁCl Hiệu quả từ việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. l Những kết quả nổi bật của Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.l Để phòng Hồ Chí Minh luôn hấp dẫn bộ đội.

SINH HOẠT TƯ TƯỞNGl Thế giới phản đối Trung Quốc đưa tàu đến rạn đá Ba Đầu thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.l Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

TÂM ĐIỂM DƯ LUẬNNGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG

2 5

7 9

1214

1620

23

26

29

33

37

40

41

4345

47

50

2 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Chính trị -Thời sự

NGUYỄN VĂN TOÀN

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 3 vạn công nhân Khu công nghiệp Vysocina trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17/7/1957). Ảnh: TTXVN.

TIME, một trong những tờ báo nổi tiếng, uy tín nhất nước Mỹ đã nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân

loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”.

Ngọn cờ độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

Trong bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (Báo Nhân

Dân, số 2226, ngày 22/4/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhớ lại: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải

chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý

với dòng chảy lịch sử nhân loạiChủ tịch Hồ Chí Minh

3Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Người nhận ra bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa phương Tây là: “trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Người cũng nhận thức một điều sâu sắc đó là: “Trong cuộc đấu tranh giành độc lập thì phải dựa vào sức mình để giải phóng mình, đừng bao giờ hy vọng trông chờ vào sự “ban ơn” của chính quyền tư sản”. Sau khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Người đã tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921) và đến năm 1922 Người trở thành chủ lực trong việc xuất bản tờ báo Người cùng khổ (cơ quan ngôn luận của hội).

Vào tháng 6/1924 tại Đại hội V Quốc tế III, Người đã nhấn mạnh: “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc mà có thể

giành thắng lợi trước” và “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Sau đó, Người được bầu làm Ủy viên Đông phương Bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế III. Tiếp đó, Quốc tế III đã cử Người tới Quảng Châu (Trung Quốc) công tác nhằm xúc tiến mọi điều kiện để xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở các nước Đông Nam Á.

Phát biểu tại Hà Nội vào ngày 12/9/1973 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, Chủ tịch Cuba Fidel Castro nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thấy rằng các dân tộc lạc hậu do sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân có thể có những bước nhảy vọt trong lịch sử và xây dựng nền kinh tế của mình theo con đường xã hội chủ nghĩa, không phải trải qua sự hy sinh và những nỗi kinh hoàng của chủ nghĩa tư bản”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

là ngọn cờ của những người yêu chuộng hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới. Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới giai đoạn 1977 - 1995 Romet Chandra nhận định: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm Người trên toàn thế giới vào năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người.

Người bảo vệ kiên quyết khối đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sớm nhất trăn

4 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

trở về vấn đề đoàn kết quốc tế giữa Liên Xô với Trung Quốc. Cuối tháng 9/1959, Người sắp xếp một chuyến đi bí mật sang Liên Xô. Người đã làm việc với Tổng Bí thư và Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, tiếp đó đi cùng Tổng Bí thư Nikita Khrushchev sang dự lễ mừng quốc khánh lần thứ 10 của Trung Quốc (ngày 01/10/1959). Sau đó, lãnh đạo ba nước Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam gồm Nikita Khrushchev, Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh có cuộc họp tay ba ở Bắc Đới Hà. Tại cuộc họp này, Người đã đưa ra ý kiến về một Hội nghị quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân, ủy nhiệm cho Đảng Cộng sản Liên Xô trù bị và tổ chức hội nghị này. Quan hệ Xô - Trung tạm giảm căng thẳng.

Ngày 02/11/1960, đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân đã gặp nhau tại Mátxcơva (Liên Xô). Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu. Tại cuộc họp này, việc tranh luận giữa hai đoàn Liên Xô - Trung Quốc diễn ra sôi nổi ngay từ đầu và mâu thuẫn trở nên gay gắt. Hội nghị có

nguy cơ tan vỡ, không đi tới được thông cáo chung. Lãnh đạo các Đảng Cộng sản lớn và có uy tín ở phương Tây đều nhất trí đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ra dàn xếp các bất đồng tồn tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, với uy tín cao, đã làm việc với Trưởng đoàn Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev và Trưởng đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Kết hợp giải thích, thuyết phục và tìm các công thức thỏa hiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa hai đoàn Liên Xô, Trung Quốc đi tới đồng thuận và Tuyên bố chung của Hội nghị 81 đảng được thông qua. Các đoàn đại biểu quốc tế đều hoan nghênh và đánh giá cao sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thành công của Hội nghị.

Tuy nhiên, mâu thuẫn Xô - Trung ngày càng căng thẳng. Đỉnh điểm bất hòa giữa hai đảng là cuộc xung đột đổ máu ở biên giới giữa hai nước Xô - Trung mùa Xuân 1969 và từ đó hai bên đã coi nhau như thù địch. Vì vậy, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta phải làm hết sức mình để mà hàn gắn

sự bất đồng đó và Người cũng tin là các Đảng anh em rồi nhất định sẽ phải đoàn kết lại: “Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”.

Cũng trong phát biểu tại Hà Nội vào ngày 12/9/1973, chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Cuba Fidel Castro nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người bảo vệ kiên quyết nhất sự đoàn kết của các lực lượng tiến bộ và cách mạng, trên thế giới. Người hiều rõ mọi sức mạnh cần thiết để chiến thắng kẻ thù đế quốc chính là ở trong sự đoàn kết đó”./.

N.V.T

5Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KỲ HỌP THỨ 11, QUỐC HỘI KHÓA XIV

Với tinh thần tích cực, khẩn trương và trách nhiệm,

sau 12 ngày làm việc, từ ngày 24/3 - 08/4/2021, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, đánh dấu một nhiệm kỳ thành công với nhiều dấu ấn, thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận, tổng kết sâu sắc, toàn diện các báo cáo công tác của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội thống nhất đánh giá, trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn và biến động phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của Nhân dân, các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã cố gắng phấn đấu, phối hợp đồng bộ và chặt chẽ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, tạo nên những thành

tựu quan trọng, để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Qua báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Quốc hội đánh giá, Chủ tịch nước đã khẳng định được vị thế của người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quốc hội đánh giá cao Báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ; khẳng định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, thể hiện sự năng động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, kiên định thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; thực hiện đầy đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, Chính phủ

đã điều hành thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và các biểu hiện vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời nhiều cuộc tranh chấp, khiếu kiện, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thứ hai, Quốc hội đã xem xét, quyết định miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà nước, bảo đảm dân chủ, đúng quy định của pháp luật và đạt được sự đồng thuận rất cao. Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, 3 Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, 5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc

6 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

hội, Chủ nhiệm 3 Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 12 thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách 3 Phó Chủ tịch, 7 Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia và danh sách Phó Chủ tịch và 3 Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước theo quy định của Hiến pháp.

Thứ ba, Quốc hội đã nghe Báo cáo kết quả triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 kể từ khi thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia đến tháng 3/2021; đồng thời tiến hành kiện toàn nhân sự Hội đồng Bầu cử quốc gia để đảm bảo đồng bộ với việc kiện toàn các chức danh trong bộ máy nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thắng lợi công tác tổ chức bầu cử trong thời gian tới.

Thứ tư, Quốc hội xem xét, thông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ

chế, chính sách, pháp luật, kịp thời khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực tiễn và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống ma túy. Đây là luật thứ 73 và cũng là luật cuối cùng được Quốc hội ban hành trong nhiệm kỳ khóa XIV.

Thứ năm, Quốc hội đã xem xét nhiều nội dung liên quan đến các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và một số nội dung quan trọng khác.

Để lan tỏa những kết quả quan trọng của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, tạo khí thế, niềm tin bước vào cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đậm nét những kết quả quan trọng của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Tuyên truyền khẳng định, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã thành công tốt đẹp, khép lại một nhiệm kỳ Quốc hội có nhiều dấu ấn đối với cử tri và Nhân dân cả nước.

Hai là, tuyên truyền việc kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và Quốc hội. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước để ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trên cơ sở đó, kiện toàn Hội đồng Bầu cử quốc gia để tiếp tục chỉ đạo công tác Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ba là, tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình, định hướng dư luận về kết quả Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV và các vấn đề xung quanh cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch./.

Ban Biên tập

7Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tổ chức hiệp thương và kiểm tra, giám sát bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

NGỌC ANH

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Anh Huy.

Cuội bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội

đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, là sự kiện chính trị quan trọng đối với cả nước, chính vì vậy để góp phần vào thành công chung trong công tác bầu cử, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã tích cực phát huy vai trò trong công tác hiệp thương; kiểm

tra, giám sát quá trình triển khai công tác bầu cử trên địa bàn tỉnh.

Để tổ chức tốt các hội nghị hiệp thương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp hiệp thương cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của các ứng cử viên, bàn bạc, thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, lấy ý kiến theo

đa số. Qua đó tạo điều kiện để các đại biểu tham dự hội nghị hiệp thương có đủ thông tin, trao đổi, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến và quyết định đúng đắn lựa chọn những ứng cử viên đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Luật bầu cử; xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Sau Hội nghị hiệp thương lần thứ ba vào ngày

8 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

17/4/2021, đã lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026. Kết quả: Ứng cử đại biểu Quốc hội: đã thống nhất lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cư trú và làm việc tại địa phương là 10 đại biểu, đại biểu do Trung ương giới thiệu là 04 người để bầu ra 08 đại biểu chính thức. Ứng cử đại biểu HĐND các cấp: Đại biểu HĐND cấp tỉnh: Thống nhất lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND tỉnh là 119 đại biểu để bầu 71 đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đại biểu HĐND cấp huyện: Thống nhất lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND huyện là 951 đại biểu để bầu 571 đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đại biểu HĐND cấp xã: Thống nhất lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND xã là 8.429 đại biểu để bầu 5.009 đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thực hiện nhiệm vụ giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát cuộc bầu cử đại biểu

Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới tham gia công tác bầu cử, thực hiện các bước quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026; tổ chức giám sát Ủy ban bầu cử các cấp trong triển khai công tác bầu cử. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy việc triển khai các nhiệm vụ trong thời gian qua từ tỉnh đến cơ sở thực hiện đảm bảo theo yêu cầu, kế hoạch, tiến độ và đúng theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, các văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, văn bản của tỉnh. Thành lập đầy đủ các tổ chức bầu cử như: Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, tổ bầu cử; thành lập Tiểu ban An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tiểu ban Thông tin, tuyên truyền; Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo và Tổ giúp việc Ủy ban bầu cử; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch kiểm tra và giám sát bầu cử, kế hoạch đảm

bảo an ninh trật tự, phòng chống Covid-19... Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát chặt chẽ các bước của quy trình hiệp thương, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi cư trú…

Xác định bầu cử là nhiệm vụ trọng tâm, nên trong thời gian tới Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Gia Lai tiếp tục đẩy kiểm tra, giám sát công tác bầu cử; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát ở cơ sở về việc lập, niêm yết danh sách cử tri; việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử; tiếp xúc cử tri vận động bầu cử; việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bầu cử; khảo sát điểm bỏ phiếu… Tiếp tục vận động nhân dân tham gia giám sát tiến độ, quy trình, các bước tiếp theo trong công tác bầu cử, góp phần để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp tiến hành dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm. Để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp vào chủ nhật, ngày 23/5/2021 thực sự là ngày hội của toàn dân./.

N.A

9Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Thông tin đối ngoại và quốc tế

Lực lượng chức năng và nhân dân xã Ia Nan, huyện Đức Cơ tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: Vĩnh Hoàng.

Một số kết quả nổi bật

Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới và sẵn sàng chiến đấu

Trong năm 2020, Bộ đội Biên phòng đã kịp thời nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc

phòng tổ chức quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên các tuyến biên giới, phục vụ hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước; phối hợp với các lực lượng xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, nhất là trên Biển Đông,

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ

10 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

vùng biển Tây Nam. Duy trì thực hiện nghiêm hiệp định, thỏa thuận hợp tác với các nước; phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương giám sát, xử lý, giải quyết đối với hoạt động vi phạm của các nước láng giềng khi xây dựng các công trình trên biên giới…

Tích cực, quyết liệt triển khai có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và quản lý chặt chẽ cửa khẩu

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và phương châm “4 tại chỗ”, toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép” vừa quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa tham gia tích cực, hiệu quả phòng, chống dịch; huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tổ chức ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan qua biên giới vào Việt Nam (Đã điều động 05 đợt/, với 3.157 lượt cán bộ, chiến sĩ, gần 100 lượt phương tiện, chó nghiệp vụ từ các Học viện, nhà trường, đơn vị

tuyến sau tăng cường cho các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền ).

Tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm; sáng tạo thực hiện tốt công tác đối ngoại Biên phòng

Lực lượng trinh sát đã thu thập, nghiên cứu, đánh giá, dự báo sớm tình hình; triển khai 95 kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh với hoạt động của các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia; phối hợp đấu tranh với 09 vụ/16 đối tượng liên quan đến tổ chức phản động lưu vong, 01 vụ/52 đối tượng phản động lợi dụng dân tộc Mông. Tăng cường gặp gỡ trên biên giới (bằng hình thức gặp hẹp) với các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới tương ứng của Trung Quốc, Lào và Campuchia để phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới, đấu tranh chống tội phạm, kiểm soát cửa khẩu, phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Kết hợp trao đổi tình hình và ủng hộ, trao tặng vật tư phòng dịch, khắc phục hậu quả lũ lụt…

Công tác xây dựng lực lượng và tham gia xây

dựng khu vực biên giới vững mạnh

Các cơ quan chức năng của Bộ đội Biên phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội Đảng các cấp trong Bộ đội Biên phòng và Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Tiếp tục phát huy hiệu quả các chương trình, phong trào, cuộc vận động phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc trên khu vực biên giới (Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” phối hợp trao tặng khoảng 22 tỷ đồng; Chương trình “Nâng bước em tới trường” đang nhận đỡ đầu 2.529 cháu có hoàn cảnh khó khăn (có 77 cháu người Lào và 96 cháu người Campuchia); Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên

11Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

cương” đã tổ chức ở 110 xã biên giới thuộc 26 tỉnh, huy động kinh phí hỗ trợ trên 150 tỷ đồng; Mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đang nhận nuôi 355 cháu (258 cháu tại đồn và 97 cháu tại gia đình).

Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

Trong những năm tới, môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục dự báo có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau: (1) Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia. (2) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ biên giới quốc gia. (3) Tập trung xây dựng, củng cố cơ sở chính trị vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thế trận

quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới. (4) Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. (5) Xây dựng lực luợng toàn dân bảo vệ biên giới rộng khắp; lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách. (6) Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên giới quốc gia. (7) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Để góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Một là, thông tin, tuyên truyền những kết quả nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc

gia thời gian qua, trong đó nhấn mạnh những kết quả đạt được trong công tác phân giới, cắm mốc, việc thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép” vừa quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa tham gia tích cực, hiệu quả phòng, chống dịch và chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm; sáng tạo thực hiện tốt công tác đối ngoại Biên phòng.

Hai là, phổ biến, tuyên truyền những nhiệm vụ, giải pháp của lực lượng Bộ đội Biên phòng cần thực hiện tốt trong thời gian tới, góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên các tuyến biên giới.

Ba là, tuyên truyền hoạt động đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với các nước; đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch, luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xung quanh vấn đề chủ quyền, biên giới lãnh thổ quốc gia của Việt Nam./.

Phạm Hằng (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

12 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Việt Nam thúc đẩy các hoạt động ưu tiên

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: Nguyễn Thúc.

Năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt các

nhiệm vụ của năm đầu tiên là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020 - 2021, trong đó có việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ vào tháng 01/2020. Tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ

lần thứ hai trong nhiệm kỳ này. Đây là trọng trách đối ngoại đa phương đầu tiên mà Việt Nam đảm nhiệm, ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp.

Với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ lần thứ hai, Việt Nam sẽ thúc đẩy 3 chủ đề ưu tiên:

(1) Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực để thúc

đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột. Việc Việt Nam đưa ra ưu tiên này nhằm triển khai chính sách đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; kế thừa và tiếp nối những kết quả

trên vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

13Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

thành công đạt được trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020 và sáng kiến của Việt Nam trong tháng Chủ tịch HĐBA lần thứ nhất (tháng 01/2020) khi tổ chức phiên họp lần đầu tiên của HĐBA LHQ với chủ đề “Hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN.

(2) Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững. Việt Nam tham gia tích cực và có sáng kiến cụ thể trong vấn đề này sẽ thể hiện vai trò, đóng góp trên lĩnh vực mà Việt Nam và nhiều nước quan tâm. Từ đó tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ HĐBA 2020 - 2021, thể hiện tính nhân văn và đề cao khía cạnh nhân đạo trong việc giải quyết hậu quả bom mìn; nâng cao nhận thức chung, thu hút nhiều hơn sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến công tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, qua đó tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế cho Việt Nam cũng như các nước chịu ảnh hưởng.

(3) Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang. Việt Nam tham gia tích cực và thúc đẩy sáng kiến về vấn đề này thể hiện chính sách đối ngoại nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà

nước Việt Nam; thể hiện tinh thần, trách nhiệm trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.

Trong năm 2021, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây cũng là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII với những định hướng, mục tiêu lớn về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030, tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045. Với tinh thần “đối tác vì hòa bình bền vững”, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý cho các vấn đề hoà bình, an ninh khu vực và quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ; đồng thời, theo dõi sát tình hình, đề xuất các điều chỉnh chính sách phù hợp trước các diễn biến mới có thể phát sinh.

Để nhận thức đầy đủ vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch HĐBA

LHQ lần thứ hai, nhiệm kỳ 2020 - 2021 và những đóng góp tích cực của Việt Nam cho HĐBA LHQ, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, thông tin, tuyên truyền nhấn mạnh “dấu ấn của Việt Nam” trong năm đầu tiên đảm nhận cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ để thấy được vị thế, vai trò quan trọng và những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng trên thế giới.

Thứ hai, tuyên truyền khẳng định Việt Nam là thành viên năng động, trách nhiệm, góp phần tạo dựng những dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của HĐBA LHQ.

Thứ ba, thông tin, tuyên truyền những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên HĐBA LHQ trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua, từ đó tiếp tục khẳng định quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong xu thế hội nhập và phát triển./.

Hải Âu (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

14 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Quan hệ NGA - UKRAINEthời gian gần đây

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Ukraine Zelensky. Ảnh: Sputnik.

Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau một

cuộc trưng cầu dân ý đã khiến quan hệ Ukraine - Nga rơi vào căng thẳng. Ukraine cho rằng Nga hậu thuẫn và cung cấp vũ khí cho dân quân miền Đông, trong khi Nga luôn bác bỏ điều này. Xung đột giữa các bên trong thời gian qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người.

Năm 2015, lãnh đạo các nước Nga, Pháp, Đức, Ukraine (Bộ Tứ Normandy)

lần đầu nhóm họp theo định dạng 4 bên và thông qua Thỏa thuận Minsk về yêu cầu các bên xung đột ở Ukraine ngừng bắn. Tiếp đó, tháng 7/2020, Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đàm phán, thống nhất một lệnh ngừng bắn toàn diện ở miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên, xung đột giữa các bên diễn ra từ ngày 26 - 31/3/2021 lại một lần nữa đe dọa tiến trình tìm kiếm hòa bình tại miền Đông Ukraine. Ngày

26/3/2021, tình hình tại khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine trở nên căng thẳng khi tại khu vực thôn Suma, 4 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và Ukraine cáo buộc lực lượng cảnh sát Cộng hòa Donesk tự xưng có liên quan.

Ngoài những căng thẳng ở miền Đông Ukraine, quan hệ giữa Nga và Ukraine sẽ còn diễn biến phức tạp hơn, sau khi các lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố (ngày 03/4/2021) sẽ tập trận chung với binh sĩ Tổ

15Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 04/4/2021, Tổng thống Ukraine Zelensky đã phê chuẩn các lệnh trừng phạt của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine đối với 11 thực thể và 57 doanh nghiệp khác của Nga có những mối liên hệ với các công dân Ukraine và Văn phòng Cơ quan Liên bang phụ trách Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG), kiều bào Nga ở nước ngoài và hợp tác nhân đạo quốc tế (Rossotrudnichestvo), đặt tại Thủ đô Kiev của nước này.

Phản ứng trước tuyên bố của Ukraine, Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố bất kỳ hành động triển khai binh sĩ nào từ NATO đến Ukraine sẽ làm gia tăng căng thẳng gần khu vực biên giới với Nga và buộc Nga phải có những biện pháp bổ sung nhằm bảo đảm an ninh quốc gia. Trong khi đó, phản ứng trước những lệnh trừng phạt của Ukraine đối với các thực thể của Nga, ông Leonid Kalashnikov, Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia (Hạ viện) Nga về các vấn đề SNG, hội nhập Á - Âu và quan hệ với kiều bào nêu rõ các biện pháp trừng phạt nhằm vào văn phòng Rossotrudnichestvo

tại Ukraine là một cử chỉ phô trương và mang động cơ chính trị.

Trước căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ sự lo ngại. Ngày 04/4/2021, Đức và Pháp ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về sự gia tăng các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn ở khu vực miền Đông Ukraine. Tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế, giảm leo thang căng thẳng. Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell bày tỏ quan ngại về việc chuyển quân của Nga tới gần khu vực Donbass, miền Đông Ukraine; khẳng định cam kết của EU ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trong khi đó, Mỹ và các nước thành viên NATO khẳng định ủng hộ Ukraine đối phó những diễn biến căng thẳng mới ở miền Đông nước này. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine ngày 02/4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định “cam kết vững chắc” của Mỹ ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Nhiều nước NATO cáo buộc Nga đưa binh sĩ và vũ khí tới biên giới, làm gia tăng căng thẳng ở miền Đông Ukraine…

Nga đã bác bỏ các cáo buộc trên của một số nước và khẳng định, các hoạt động luân chuyển lực lượng và khí tài là hoạt động quân sự bình thường, được tiến hành trong lãnh thổ quốc gia, không gây mối đe dọa cho bất kỳ nước nào. Nga bày tỏ sự lo ngại về diễn biến mới tại Donbass, với các hành động khiêu khích của lực lượng vũ trang Ukraine. Nga tuyên bố sẽ có các biện pháp bổ sung nhằm bảo đảm an ninh quốc gia trong trường hợp NATO triển khai quân tới Ukraine và các khu vực gần biên giới Nga. Phía Nga nêu rõ, xung đột nếu bùng phát sẽ hủy hoại những thành quả vốn ít ỏi trong nỗ lực khôi phục hòa bình, ổn định tại miền Đông Ukraine mà các bên đã cố gắng đạt được vừa qua, nhất là Thỏa thuận Minsk.

Theo các chuyên gia, căng thẳng trở lại vùng Donbass có nguy cơ bị thổi bùng thành xung đột, nếu các bên liên quan không kiềm chế. Trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao trì trệ, nguy cơ xung đột trở lại khiến viễn cảnh hòa bình tại miền Đông Ukraine tiếp tục mong manh./.

Thanh Hương (Tổng hợp, nguồn BTGTW).

16 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH HĐND TỈNH GIA LAI:

NGUYỄN ĐÌNH PHƯƠNG Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh

Với sự tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, các hoạt động của Ban trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giúp HĐND phát huy vai

trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân và xứng đáng với niềm tin của cử tri trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, góp phần giúp công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh, các sở, ngành và địa phương có liên quan ngày càng tốt hơn, kịp thời phát hiện thiếu sót và chấn chỉnh trong hoạt động điều hành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh - xã hội của tỉnh nhà.

Kinh tế - Văn hóa - Xã hội - Quốc phòng - An ninh

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được HĐND tỉnh bầu tại Kỳ họp thứ Nhất vào ngày 28/6/2016. Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh gồm 09 thành viên, với 01 Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban làm việc chuyên trách và 07 Ủy viên làm việc kiêm nhiệm. Trong quá trình triển khai các hoạt động, đa số Ủy viên Ban là đại biểu kiêm nhiệm nhưng với tinh thần trách nhiệm cao các Ủy viên đã tham gia đầy đủ các hoạt động

của Ban góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban. Kế thừa và phát huy truyền thống, hiệu quả hoạt động của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh các nhiệm kỳ trước, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động và đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Tích cực phối hợp với Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung các

kỳ họp HĐND tỉnh, các phiên họp Thường trực HĐND tỉnh. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, với 19 kỳ họp HĐND tỉnh đã được tổ chức, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã thực hiện tốt vai trò phối hợp tổ chức các kỳ họp góp phần không nhỏ vào sự thành công của các kỳ họp trong nhiệm kỳ. Việc chuẩn bị các nội dung trình kỳ họp được Ban triển khai chu đáo, chú trọng đến chất lượng của từng nội dung. Ngoài việc chuẩn bị các nội dung trình kỳ họp, các

một nhiệm kỳ hoạt động tâm huyết và trách nhiệm

17Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết kỳ họp. Ảnh: Đức Thụy.

thành viên Ban đã tích cực chuẩn bị câu hỏi chất vấn, nội dung thảo luận tại tổ và thảo luận chung tại Hội trường.

Trong nhiệm kỳ, các Ủy viên Ban đã có 12 ý kiến chất vấn, nội dung chất vấn tập trung đã tập trung các vấn đề cử tri, dư luận quan tâm, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, có tính thời sự và đã được các Ủy viên Ban nắm thông tin đầy đủ và chính xác như: vấn đề xả lũ và những sai phạm trong quá trình vận hành thủy điện của Công ty thủy điện An Khê - KaNak; việc xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn tỉnh; về công tác quản lý, bảo vệ rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh; về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh; việc giải quyết nợ đọng thuế, chống thất thu thuế của ngành thuế; việc xử lý tình trạng xe chở quá tải, quá khổ của lực lượng Cảnh sát giao thông; tiến độ thực hiện một số dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư còn chậm như Dự án Khu phố mới Hoa Lư - Phù Đổng, Khu dân cư SH - Land, Khu đô thị Cầu Sắt, Khu dân cư Quân đoàn 3, Khu dân cư Hội Phú. Ngoài ra, tại 95 phiên họp Thường trực HĐND tỉnh hàng tháng

và các cuộc họp giao ban hàng tuần giữa Thường trực HĐND với Lãnh đạo các Ban HĐND và Văn phòng HĐND tỉnh, Lãnh đạo Ban có nhiều ý kiến thảo luận và cùng tập thể Thường trực HĐND tỉnh quyết định trên nội dung thuộc 100 thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình.

Công tác giám sát, khảo sát chuyên đề được chú trọng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến sản xuất, đời sống và dư luận xã hội quan tâm. Với 21 đợt giám sát, khảo sát chuyên đề tập trung vào các vấn đề cử tri, dư luận

18 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

quan tâm, Ban đã kịp thời phát hiện những hạn chế, sai phạm cần khắc phục trong việc thi hành pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và ngân sách; nhiều kiến nghị sát, đúng, có tính thực thi cao, qua đó, đã giúp UBND tỉnh và các địa phương kịp thời phát hiện thiếu sót và chấn chỉnh trong hoạt động điều hành như công tác quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; quản lý, sử dụng nhà vắng chủ (còn gọi là nhà ở cũ) đã được xác lập sở hữu toàn dân; chất lượng của các công trình xây dựng dân dụng; hiệu quả đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi quản lý; việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hoạt động các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế; công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh... Sau các đợt giám sát, khảo sát, Ban đã có 134 kiến nghị và hầu hết các kiến nghị đều được UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các sở, ngành trong tỉnh nghiêm túc tiếp thu và tích cực chỉ đạo các sở, ngành tập trung giải quyết.

Công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết có nhiều đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng báo cáo thẩm tra trình các kỳ họp HĐND tỉnh, các phiên họp Thường trực HĐND tỉnh. Qua 19 kỳ họp, đã thẩm tra 24 báo cáo, 161 dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực kinh tế - ngân sách tại các kỳ họp HĐND tỉnh và 124 nội dung do UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh trước khi Thường trực HĐND tỉnh có ý kiến với UBND tỉnh một số vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thường trực HĐND tỉnh.

Tuy số lượng báo cáo thẩm tra được phân công tại mỗi kỳ họp HĐND tỉnh và giữa hai kỳ họp thuộc lĩnh vực kinh tế - ngân sách tương đối nhiều, chiếm khoảng 80%/tổng số dự thảo nghị quyết UBND tỉnh trình, một số nội dung có tính chất phức tạp, đòi hỏi kiến thức sâu, rộng, thời gian gấp nhưng chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban ngày càng được nâng cao, đã thể hiện rõ tính phản biện, chính kiến của Ban đối với từng vấn

đề, có tính thuyết phục cao, được HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các cơ quan chuyên môn chấp nhận.

Thông qua các báo cáo thẩm tra, Ban đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, từ đó, giúp Thường trực HĐND tỉnh tổ chức việc thảo luận và HĐND tỉnh quyết định nhiều vấn đề quan trọng tại các kỳ họp. Trong quá trình thẩm tra có một số nội dung, dự thảo nghị quyết không thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh, HĐND tỉnh hoặc cơ quan trình chưa chuẩn bị kỹ, đầy đủ các nội dung hoặc chưa phù hợp với quy định pháp luật, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ban đã báo cáo Thường trực HĐND tỉnh có ý kiến với cơ quan trình dự thảo nghị quyết hoặc nêu rõ quan điểm để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, qua đó có dự thảo nghị quyết chưa thông qua tại các Kỳ họp hoặc chỉ thống nhất thông qua một phần nội dung, như các dự thảo Nghị quyết: Về việc quy định mức chi công tác theo dõi, đánh giá chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiểm tra, đánh giá, chất

19Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

lượng nước tại hộ gia đình vùng nguồn nước bị ô nhiễm giai đoạn 2016 - 2020; về việc thông qua chủ trương phát triển giao thông nông thôn năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025; về việc đề nghị ban hành Nghị quyết bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 103/2019/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích phát triển hợp tác xã nhà nước; về việc điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng của nghị quyết của HĐND tỉnh khi ban hành đảm bảo phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với quy định pháp luật, điều kiện thực tế của địa phương và mang tính khả thi cao.

Công tác khảo sát, thẩm tra, theo dõi, đôn đốc kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri được Ban quan tâm thực hiện. Phát huy tinh thần trách nhiệm đối với Nhân dân trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, Ban đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc những kiến nghị của cử tri. Trong 5 năm qua, Ban đã tổ chức thẩm tra việc giải

quyết 110 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến các Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trước khi thẩm tra, một số nội dung xét thấy cần thiết, Ban đã tiến hành khảo sát thực tế các nội dung cử tri kiến nghị để nắm rõ tiến độ giải quyết, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đến các cơ quan chức năng giải quyết hiệu quả những kiến nghị của cử tri hoặc xem kiến nghị của cử tri về đầu tư dự án có phù hợp và chính đáng hay không. Qua đó, nhiều ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri đã từng bước được làm rõ và giải quyết kịp thời, dứt điểm; tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri cơ bản được đáp ứng, tạo niềm tin của cử tri đối với chính quyền địa phương, như: Ban đã khảo sát nhánh kênh N29 (Thuộc Dự án 57 tuyến kênh của công trình thủy lợi Ia Mláh) khi cử tri huyện Krông Pa kiến nghị việc thi công công trình trên là không đúng với thiết kế, gây sạt lở bờ kênh, sạt lở đất sản xuất, nguy hiểm đến tính mạng của người dân khi vào mùa mưa, sau khi Ban tiến hành khảo sát và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo

các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình kiểm tra, có giải pháp để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và sản xuất, hưởng lợi từ công trình này. UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều chỉnh và đưa vào khai thác công trình hiệu quả. Hoặc đối với cử tri huyện Kông Chro kiến nghị đầu tư xây dựng cầu thay thế cầu cũ ở thị trấn Kông Chro, Ban đã theo đuổi, đeo bám để bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2021 và đến nay Dự án cầu Yang Trung đã được đầu tư xây dựng và sắp đưa vào sử dụng phục vụ cuộc sống và nhu cầu đi lại cho bà con huyện Kông Chro...

Với sự tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự thành công trong hoạt động của HĐND tỉnh, giúp HĐND tỉnh ngày càng xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trên địa bàn tỉnh./.

N.Đ.P

20 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

TRẦN VĂN LỰC Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai

BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ -

Hội nghị sơ kết và ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Bảo hiểm xã hội tỉnh. Ảnh: T.H.

Ngày 16/11/2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt

Nam đã công bố, triển khai ứng dụng BHXH số (VssID) trên nền tảng thiết bị di động - một sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số phục vụ người dân của ngành BHXH Việt Nam. Đây là một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của

ngành BHXH Việt Nam, góp phần thực hiện những nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, qua đó, thực hiện chiến lược số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

VssID - BHXH số cung cấp nhiều tính năng, tiện ích

Ứng dụng là dịch vụ

tiện ích trên thiết bị điện thoại thông minh có nhiều tính năng, tiện ích phục vụ linh hoạt các nhu cầu thông tin thiết yếu cho người tham gia và thụ hưởng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp, như:

Cung cấp các thông tin cá nhân về: Thẻ BHYT; quá trình tham gia BHXH, BHTN, BH tai nạn lao động - bệnh nghề

HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHỤC VỤ NHÂN DÂN

21Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

nghiệp, BHYT; thông tin hưởng các chế độ một lần như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; sổ khám chữa bệnh (KCB) sẽ cung cấp lịch sử KCB BHYT của người tham gia từ năm 2017 - thời điểm BHXH Việt Nam và các cơ sở KCB BHYT chính thức liên thông dữ liệu KCB BHYT của người tham gia trên Hệ thống Thông tin giám định BHYT đến nay.

Cung cấp các tiện ích tra cứu: Mã số BHXH; cơ quan BHXH; cơ sở KCB ký hợp đồng KCB BHYT; cơ sở KCB cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH; đơn vị tham gia BHXH; điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình…

Tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng: Với mục đích mang lại ngày càng nhiều các dịch vụ, tiện ích cho người dùng trên ứng dụng, hiện BHXH Việt Nam đã tích hợp 03 dịch vụ công trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID, bao gồm: Cấp lại thẻ BHYT do hỏng hoặc mất mà không thay đổi thông tin; chuyển địa bàn hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH và thay đổi hình thức lĩnh hoặc

thông tin người hưởng chế độ BHXH.

Hỗ trợ tư vấn trực tuyến 24/7 (Trả lời tự động - Chatbot, tổng đài hỗ trợ 1900.9068, email, câu hỏi thường gặp) để kịp thời giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các câu hỏi, băn khoăn, thắc mắc về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người dân.

Cung cấp các tin tức hoạt động Ngành BHXH; các video về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp... để giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích, quyền lợi được hưởng, cũng như cách thức khi tham gia BHXH, BHYT.

Dễ dàng cài đặt, sử dụng đơn giản, thuận tiện

Ứng dụng VssID được cung cấp trên 2 kho ứng dụng App Store (hệ điều hành IOS) và Google Play (hệ điều hành Android). Người dùng có thể truy cập vào 02 kho ứng dụng của hệ điều hành này và thực hiện tìm kiếm với từ khóa “VssID”, thực hiện các bước tải và cài đặt tương tự như các ứng dụng khác.

Để đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện

ích của ứng dụng, người dùng cần phải đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, để đăng ký tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, người dùng truy cập vào địa chỉ http://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn và làm theo hướng dẫn.

Tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, là mã số BHXH của người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, đây đồng thời là mã số dùng để đăng nhập ứng dụng VssID và cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam.

Bảo mật thông tin của người dùng

Vấn đề bảo mật thông tin cho người tham gia luôn được BHXH Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số. Ứng dụng này sẽ cung cấp các thông tin cá nhân có tính bảo mật cao như: Thông tin về thẻ BHYT; quá trình tham gia, thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; lịch sử KCB BHYT... do đó, chỉ có chủ tài khoản mới có thể tra cứu, khai thác các dữ liệu tham gia BHXH, BHYT,

22 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

BH thất nghiệp của bản thân.

BHXH Việt Nam tiến tới tích hợp các dịch vụ công, dịch vụ thanh toán trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng, nên muốn sử dụng ứng dụng, yêu cầu bắt buộc người dùng phải có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH (được xác thực tương tự như khi đăng ký sử dụng tài khoản Internet banking với ngân hàng) là để bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.

Bổ sung nhiều tiện ích phục vụ mọi người dân từ ứng dụng VssID

Nhằm tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng VssID, góp phần thực hiện công cuộc chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới phục vụ tốt hơn người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, thời gian tới, Ngành BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Gia Lai nói riêng tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký tài khoản giao dịch điện tử, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID; triển khai chức năng đăng

ký tài khoản giao dịch điện tử cho người dưới 18 tuổi chưa có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Cùng với đó, bổ sung thêm dịch vụ công của BHXH Việt Nam dành cho cá nhân trên ứng dụng. Tích hợp các tiện ích như: Tính mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình, BHYT học sinh sinh viên; dự tính mức tiền hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH khi người tham gia đủ điều kiện hưởng...

Hệ thống thông báo trên ứng dụng VssID được kết nối với hệ thống gửi tin nhắn SMS ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện trước đây để gửi các thông điệp của ngành tới người tham gia BHXH, BHYT, BHTN (như: thông báo khi thẻ BHYT sắp hết hạn, thông báo cho người tham gia BHXH tự nguyện sắp đến kỳ đóng tiền, thông báo cho người sử dụng thẻ BHYT khi phát sinh chi phí KCB BHYT...); gửi các thông tin về chính sách mới.

Ngoài việc hoàn thành việc tích hợp ngôn ngữ tiếng Anh trên ứng dụng VssID, BHXH Việt Nam đang chạy kiểm thử ứng

dụng phiên bản tiếng nước ngoài với các ngôn ngữ như tiếng: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo thống kê, tính đến giữa tháng 4/2021, toàn tỉnh Gia Lai có trên 8.000 người đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, trong đó có khoảng 4.200 người đăng ký và sử dụng ứng dụng VssID. Để kịp thời đưa các tiện ích của ứng dụng VssID đến với người tham gia BHXH, BHYT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời qua đó tăng cường việc sử dụng giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong liên hệ giữa công dân với tổ chức, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, qua đó nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH, BHYT cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID - BHXH số, từ đó tạo điều kiện để người dân hưởng lợi từ các dịch vụ tiện ích của ngành BHXH mang lại./.

T.V.L

23Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

DUY HÙNG

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu luôn bám sát

thực tiễn Trong những năm

qua, công tác quản lý và hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên

cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đều được thực hiện theo cơ chế đặt hàng và có cam kết ứng dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu của các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp sau khi hoàn thành.

Hằng năm trên cơ sở

các chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành và tình hình thực tiễn của địa phương… để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, ngành khoa

Hội viên phụ nữ đồng loạt ra quân trồng 500 cây keo giống và chăm sóc rừng tại làng Ar Trớ, xã Đê Ar, huyện Mang Yang. Ảnh: BTG.

24 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

học và công nghệ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn, đặt hàng các nhiệm vụ có nội dung thiết thực, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Từ năm 2019 đến cuối năm 2020, tỉnh đã phê duyệt 14 nhiệm vụ, với tổng kinh phí thực hiện 21.932 triệu đồng. Trong đó tập trung vào các nội dung như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nghiên cứu tổng thể khu vực hồ Ayun Hạ, phục vụ quản lý tổng hợp và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc một số cây trồng, vật nuôi... Đến nay, đã có 13 nhiệm vụ đang triển khai, 01 nhiệm vụ năm 2020 đang trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Quý I năm 2021, ngành khoa học và công nghệ đã tham mưu tỉnh phê duyệt danh mục 10 nhiệm vụ: Lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp 04 nhiêm vụ; lĩnh vực Điều tra cơ bản, công nghiệp 02 nhiệm vụ; lĩnh vực An ninh quốc phòng,

văn hóa, y tế 04 nhiệm vụ. Các các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu nhằm giúp nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn với điều kiện sản xuất của địa phương; đồng thời, tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ, góp phần giải quyết tốt đầu ra đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các nhiệm vụ được đặt hàng, nghiên cứu đều phù hợp với nhu cầu thực tế, từng bước phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương; đồng thời, giải quyết đồng bộ các khâu sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm trọng

điểm, chủ lực, có lợi thế của địa phương; các doanh nghiệp, người dân đã quan tâm, áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất, góp phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Từ năm 2019 đến nay, ngành Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu 14 nhiệm vụ. Các nhiệm vụ đã đi sâu nghiên cứu giải quyết những vấn đề lớn, vấn đề có tính cấp thiết của địa phương, sau khi nghiệm thu đã được công bố, chuyển giao đưa vào ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực trên các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh, cụ thể:

Trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp: giai đoạn này đã nghiệm thu 05 nhiệm vụ (03 đề tài, 02 dự án). Các nhiệm vụ tập trung chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, phát triển sản phẩm nông nghiệp địa phương, chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp nhằm đưa khoa học và công nghệ đến với người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Nhiều mô hình

25Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ được nhân rộng. Một số nhiệm vụ đã đi sâu nghiên cứu công tác bảo tồn, phát triển cây dược liệu tại địa phương, tận dụng được thế mạnh về điều kiện tự nhiên và nguồn gen cây dược liệu phong phú của tỉnh, từng bước giúp ngành nông nghiệp xác định được các loại cây trồng mới nhằm thay thế các đối tượng sản xuất không đạt hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân.

Bám sát mục tiêu xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh tế hợp lý, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ đã được triển khai sâu rộng, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn như: nghiên cứu giải pháp xây dựng nông thôn mới bền vững; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản và bảo vệ môi trường nông thôn. Ngoài ra, một số nhiệm vụ phục vụ công tác định hướng, tham mưu cho các cấp có được cách nhìn về mặt

khoa học trong công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đây là vấn đề đang được các cấp, các ngành và toàn tỉnh quan tâm.

Đối với lĩnh vực Công nghiệp, Điều tra cơ bản, Bảo vệ môi trường: với 04 nhiệm vụ đã nghiệm thu. Các nhiệm vụ chủ yếu tập trung xây dựng công nghệ phần mềm, các giải pháp trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng, nhằm phục vụ tích cực công tác đối phó với những thiên tai bất lợi do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã giúp cho các nhà quản lý dự báo, quy hoạch, quản lý và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lĩnh vực An ninh quốc phòng, Y tế, Văn hóa - Xã hội, Giáo dục: có 05 nhiệm vụ đã nghiệm thu. Các nhiệm vụ chủ yếu tập trung đề xuất các giải pháp, hoạch định các chính sách liên quan đến nếp sống văn minh đô thị, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, còn nghiên cứu đề xuất các

giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và luật tục nói riêng, các giải pháp từng bước giảm thiểu các hủ tục và những vấn đề xã hội có tác động tiêu cực đến cộng đồng, cá nhân. Trên cơ sở đó, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các trị văn hoá và nâng cao nhận thức, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong vùng đồng bào Bahnar, Jrai. Một số nhiệm vụ tập trung nghiên cứu y học ứng dụng trên cơ sở tận dụng được các đối tượng dược liệu và nông sản tiềm năng của tỉnh như: Lan Kim Tuyến, Sâm đá, Điều, Chanh để nghiên cứu tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư cũng như nghiên cứu tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ đời sống...

Có thể nói, khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vị thế và đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn tỉnh./.

D.H

26 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

XUÂN QUỲNH Hội Chữ thập đỏ tỉnh

“Đổi mới vì sự phát triển bền vững”

Hội nghị góp ý khung đề cương chiến lược phát triển Hội CTĐ, giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2045. Ảnh: Lã Hằng.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát

triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020, các cấp Hội của tỉnh đã phấn đấu không ngừng nghỉ, trở thành tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng và là tổ chức bổ trợ của chính quyền các

cấp trong công tác nhân đạo. Hội đã khẳng định được vai trò, vị trí trong xã hội và hệ thống chính trị. Trong quá trình thực hiện Chiến lược, chủ đề và cũng là tầm nhìn xây dựng tổ chức Hội ở Gia Lai là: “Đoàn kết, đổi mới tư duy, xây dựng Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Chiến lược Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045:

27Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Gia Lai vững mạnh toàn diện, xứng đáng là vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối trong hoạt động nhân đạo, vì cuộc sống cộng đồng”.

Để thực hiện chiến lược, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã quan tâm phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác nhân đạo.

Về phương châm hành động, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai bốn lĩnh vực ưu tiên hiện nay là: Công tác xã hội và cứu trợ nhân đạo; chăm lo sức khỏe ban đầu; hiến máu tình nguyện và tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; đồng thời triển khai tốt các phong trào, cuộc vận động lớn do Trung ương Hội phát động như: Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; phong trào “Hiến máu tình nguyện”; Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”… Các giải pháp cơ bản được sử dụng để thực hiện Chiến lược đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phát huy sức mạnh tổng

hợp mọi nguồn lực; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền, các đối tác trong và ngoài tỉnh trong các hoạt động nhân đạo. Quan tâm Nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên, tình nguyện viên và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trường học. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Hội.

Trong suốt quá trình thực hiện Chiến lược, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai luôn xác định đối tượng tác động chính là: Cộng đồng dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh; người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, người mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em mồ côi, người già cô đơn; hỗ trợ các gia đình có người bị tai nạn giao thông, đuối nước và những người yếu thế khác trong xã hội

Trong công tác phối hợp, đến nay, đã có 11 chương trình phối hợp đã được ký kết. Hoạt động kết nghĩa với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương

và Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả cao. Một số đối tác lớn luôn đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh như: Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Quỹ học bổng Lê Mộng Đào, Quỹ Tâm Nguyện Việt, Công ty Dược Hậu Giang (Chi nhánh Gia Lai)...

Tổng giá trị hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai từ năm 2011 đến năm 2020 ước đạt trên 260 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 800 ngàn lượt người và trên 95 ngàn đơn vị máu (tương đương trên 40 tỷ đồng)

Có thể khẳng định sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và toàn quốc nói chung, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã phát triển ngày càng vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp, tích cực tham gia ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức, tình huống trong công tác nhân đạo, góp phần giải quyết tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Giá trị nhân đạo thu được năm sau cao hơn năm trước.

28 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Số lượt người được hưởng lợi ngày càng tăng. Hội đã khẳng định được vị trí của mình trong xã hội, vai trò cầu nối, nòng cốt và điều phối trong các hoạt động nhân đạo ngày càng thể hiện rõ, đem lại niềm tin cho cấp uỷ, chính quyền cũng như nhân dân, xứng đáng với phương châm “Chữ thập đỏ vì mọi người, ở mọi nơi”.

Từ kết quả và bài học thực hiện Chiến lược “Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020”, ngày 6/4/2021, Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ban hành Chiến lược “Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Chiến lược) với thông điệp “Đổi mới vì sự phát triển bền vững”. Đây là văn kiện có ý nghĩa quan trọng, đưa ra những ưu tiên chiến lược tổng thể về xây dựng, phát triển tổ chức Hội, góp phần định hướng, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trên phạm vi toàn quốc. Chiến lược đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể trong đó củng cố hệ thống tổ chức Hội, nâng cao khả năng thích ứng và năng lực vận động nhân đạo của

các cấp Hội. Xây dựng các cơ quan chuyên trách của Hội tinh gọn, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, phát triển lực lượng tình nguyện viên là nhiệm vụ đột phá.

Về phong trào Chữ thập đỏ: Nâng cao hiệu quả hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức, đủ sức lôi cuốn và điều phối các hoạt động nhân đạo, từ thiện tại cộng đồng. Toàn Hội coi công tác xã hội trong lĩnh vực nhân đạo, tuyên truyền các giá trị nhân đạo là nhiệm vụ nền tảng, có tính chi phối cao. Triển khai các hoạt động phòng ngừa và ứng phó thảm họa, tham gia xây dựng và chuyển giao mô hình cộng đồng an toàn, chăm sóc sức khỏe trong tình huống khẩn cấp, hiến máu tình nguyện và hiến mô, bộ phận cơ thể người là nhiệm vụ nền tảng. Tổ chức hiệu quả hoạt động sơ cấp cứu là nhiệm vụ đột phá.

Về phát triển nguồn lực, tài chính và hợp tác quốc tế: Nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác vận động nguồn lực. Phát triển quan hệ đối tác bền vững với các cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất, dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo của Hội.

Về vận động chính sách: Tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động và phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong sự nghiệp nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta. Việc thực hiện thành công Chiến lược “Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” không chỉ góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp, mà còn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, hiệu quả trợ giúp nhân đạo, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương trong xã hội, tham gia thực hiện các mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, phòng chống thiên tai, thảm họa./.

X.Q

29Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Xây dựng Đảng

KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN VÀ TẬP THỂ, CÁ NHÂN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP NĂM 2020

NGUYỄN HUY CHÂU Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Thực hiện Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày 03 tháng 12

năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,các ban cán sự đảng, đảng đoàn, huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban,

ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã cụ thể hóa, ban hành kế hoạch, hướng dẫn việc kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đảm bảo theo đúng quy định, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện. Các chi bộ, đảng

bộ cơ sở, cơ quan, đơn vị bám sát kế hoạch, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên và của cơ quan quản lý ngành dọc để xây dựng kế hoạch phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện theo đúng quy định. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công dự, chỉ đạo kiểm điểm năm 2020 và theo dõi kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ

Hội nghị trực tuyến công tác ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2020. Ảnh: Hoàng Thanh.

30 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

lãnh đạo quản lý các cấp. Nhìn chung, việc đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2020 được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo thực chất, khách quan, toàn diện.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng

- Đối với đảng bộ cấp huyện: Tổng số đảng bộ cấp huyện được đánh giá là 21/21, đạt 100%,trong đó: Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 18, Hoàn thành nhiệm vụ 03.

- Đối với tổ chức cơ sở đảng: Tính đến ngày 31/2/2020, toàn đảng bộ có 957 tổ chức cơ sở đảng, giảm 13 tổ chức cơ sở đảng so với năm 2019 do sáp nhập, giải thể. Số tổ chức cơ sở đảng không đánh giá, phân loại chất lượng là 04, chiếm 0,42%. Số tổ chức cơ sở đảng được đánh giá là 953, chiếm 99,6%. Kết quả: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 162, chiếm 18,6%. Hoàn thành tốt nhiệm vụ là 871, chiếm 91,4%. Hoàn thành nhiệm vụ là 80, chiếm 8,39%. Không hoàn thành nhiệm vụ là 02, chiếm 0,21%.

- Đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở: Tổng

số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là 3.342 chi bộ. Số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở không đánh giá, phân loại là 49, chiếm 1,46% (thành lập mới). Số chi bộ được đánh giá, phân loại chất lượng là 3.293, chiếm 98,53%. Kết quả: Hoàn thành tốt nhiệm vụ là 3.044, chiếm 92,44% (trong đó, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 601, chiếm 19,74% so với tổng số chi bộ trực thuộc Hoàn thành tốt nhiệm vụ). Hoàn thành nhiệm vụ là 247, chiếm 7,5%. Không hoàn thành nhiệm vụ là 02, chiếm 0,06%.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn đảng bộ có 61.567 đảng viên, số đảng viên được miễn đánh giá, xếp loại chất lượng là 2.714, chiếm 4,41%; đảng viên chưa được đánh giá, xếp loại chất lượng là 284, chiếm 0,46%; số đảng viên mới kết nạp không phải đánh giá, xếp loại chất lượng là 1.984, chiếm 3,22%. Số đảng viên được đánh giá, xếp loại chất lượng là 56.585, chiếm 91,9%. Kết quả cụ thể như sau: Đảng viên Hoàn thành tốt nhiệm vụ là 51.956 đồng chí, chiếm 91,82% (trong đó: Đảng viên Hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ là 7.156 đồng chí, chiếm 13,77%). Đảng viên Hoàn thành nhiệm vụ là 4.238 đồng chí chiếm 7,49%. Đảng viên Không hoàn thành nhiệm vụ là 391 đồng chí, chiếm 0,69%, giảm 32 đồng chí so với năm 2019.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể lãnh đạo, quản lý các cấp

Tổng số có 2.548 tập thể lãnh đạo, quản lý các cấp đã thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại. Kết quả: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 629 tập thể, chiếm 24,68%. Hoàn thành tốt nhiệm vụ là 1.578 tập thể, chiếm 61,93%. Hoàn thành nhiệm vụ 154 tập thể, chiếm 6,04%. Không hoàn thành nhiệm vụ 07 tập thể, chiếm 0,27%.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Tổng số có 3.790 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại. Kết quả: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 797đồng chí, chiếm 21,02%; Hoàn thành tốt nhiệm vụ là 2.870đồng chí, chiếm 75,72%; Hoàn thành nhiệm vụ 110 đồng chí, chiếm 2,90%: Không hoàn thành nhiệm vụ 13đồng chí, chiếm 0,34%.

31Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Nhìn chung, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2020 cơ bản được thực hiện nghiêm túc theo văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm chất lượng, chặt chẽ, đúng quy trình, nguyên tắc, tạo sự chuyển biến rõ trong công tác xây dựng Đảng, ngày càng thực chất. Thời gian kiểm điểm đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình. Nội dung kiểm điểm sát với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhiệm vụ, quyền hạn của từng cán bộ, đảng viên của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã gắn với việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua kiểm điểm, các tập thể và cá nhân đã tự soi, tự kiểm điểm lại mình, thảo luận, nghiên cứu các giải pháp để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục

hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân năm 2020 phản ánh cơ bản các tập thể, cá nhân đã gắn trách nhiệm của cá nhân với trách nhiệm của tập thể, tiếp thu ý kiến góp ý với tinh thần cầu thị.

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp dựa trên kết quả thực tế trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời, căn cứ vào kết quả đánh giá của các chủ thể có liên quan và ngành dọc cấp trên trực tiếp. Đa số các cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo thực hiện nghiệm túc việc đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong số hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo tỷ lệ theo quy định, hướng dẫn của Trung ương. Công tác khen thưởng tổ chức đảng đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm và 05 năm được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt.

Tuy nhiên, việc tham gia góp ý kiểm điểm cho

cá nhân ở một số tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Nhiều tập thể, cá nhân tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa cao. Việc tự soi, tự sửa theo những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” có nơi còn hình thức. Trong quá trình kiểm điểm, còn một số tổ chức đảng chưa chú trọng kiểm điểm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; chưa đi sâu phân tích, làm rõ những khuyết điểm, nguyên nhân của những khuyết điểm; chưa xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên năm 2020, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ những hạn chế, yếu kém, vi phạm khuyết điểm bị xếp loại mức độ Không hoàn thành nhiệm vụ để đề ra biện pháp khắc phục trong năm 2021 và giáo dục, giúp đỡ những đảng viên còn hạn chế sửa chữa khuyết điểm trong năm 2021./.

N.H.C

32 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Công tác Tuyên giáo góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh

HUY TOÀN

Đại diện Quân cảng Sài Gòn và Ban Tuyên giáo 6 tỉnh Gia Lai, Bình Dương, Đak Nông, Hậu Giang, Kon Tum, Thanh Hóa ký kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2021. Ảnh: Anh Huy.

Những năm qua công tác Tuyên giáo đã kịp thời

tham mưu, góp phần quan trọng cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương ngày càng hiệu quả. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,

biên soạn các tài liệu chuyên đề tuyên truyền, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đấu tranh xóa bỏ các đạo lạ, tà đạo hoạt động trái phép. Tuyên truyền đẩy lùi các hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số...

Nắm chắc và phản ánh kịp thời tư tưởng cán bộ, đảng viên, dư luận xã hội phục vụ sự lãnh đạo của

cấp ủy. Ðối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, những địa bàn có điểm “nóng”, ngành đã tham mưu giúp cấp ủy xử lý vấn đề kịp thời. Thời gian vừa qua, một số địa phương trong cả nước có những vụ việc gây rối ảnh hưởng an ninh trật tự, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời xây dựng đề cương, văn bản định hướng tuyên truyền góp phần ổn định tình hình an ninh trên địa

33Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

bàn, để tích cực vào công tác đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Công tác tuyên truyền các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước được quan tâm, góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, giáo dục ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, địa phương, đơn vị. Qua đó, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khoá XII) ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm thiết thực, hiệu quả, nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình, gương “người tốt, việc tốt” trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Nhiều vấn đề trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo giải quyết, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc đang được dư luận xã hội quan tâm.

Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác học tập, quán triệt, triển khai thực hiện và sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng. Việc học tập, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết được đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp như: học tập trực tuyến từ tỉnh đến cấp huyện, quán triệt ở cơ sở. Tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết với những giải pháp cụ thể, sát với thực tiễn của địa phương, đơn vị, phát

huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng.

Hoạt động lĩnh vực khoa giáo được triển khai đồng bộ, toàn diện góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân. Công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân...

Thực tiễn hoạt động công tác tuyên giáo trong thời gian qua cho thấy, công tác tuyên giáo không chỉ là một nội dung cơ bản, quan trọng trong xây dựng Đảng mà còn giữ vai trò to lớn đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Công tác giáo dục lý luận chính trị thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí được tăng cường nên đã quản lý chặt chẽ thông tin trên mạng xã

34 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Quang cảnh hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Ảnh: Phương Linh.

hội, kịp thời định hướng các cơ quan báo chí bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, là cầu nối giữa Đảng với dân, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách của tỉnh đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh đó, toàn ngành luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng, nâng cao chất lượng nội dung Đặc san Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai, Bản tin Thông tin sinh hoạt chi bộ xuất bản 5.500 cuốn/tháng, Thông tin sinh hoạt nhân dân xuất bản 3.200 cuốn/

tháng, trang tin điện tử đã kịp thời cung cấp thông tin, định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên, nhân dân. Công tác khoa giáo tiếp tục được quan tâm, tăng cường phối hợp với các đơn vị trong khối; triển khai đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực, chủ động nắm bắt tình hình và tham mưu các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ; chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể dục thể thao, môi trường, dân số, bảo hiểm xã hội… Công tác sưu tầm, biên soạn, xuất bản và giáo dục lịch sử địa phương tiếp tục được thực hiện có nền nếp.

Nhìn chung trong những năm qua, công tác Tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã phát huy vai trò xung kích đi đầu trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của địa phương, giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội./.

H.T

35Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Gia Lai tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

NHẬT THẢO

Đồng chí Trần Quang Hoà - Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng - chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng Cục phòng, chống thiên tai (thứ ba từ phải sang) khảo sát thực tế tại làng Đê Kon, xã Hà Ra, huyện Mang Yang. Ảnh: Hà Phương.

Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 107-CTr/TU, ngày 09/7/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch

số 1722/KH-UBND, ngày 20/8/2020 để chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức quán triệt, xây dựng

36 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai được đẩy mạnh, khắc phục tình trạng chủ quan, lơ là, tạo sự thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và toàn xã hội cả về nhận thức và hành động trước tình hình, tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai. Phát huy cao tinh thần, trách nhiệm, chủ động, linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng phương án, kế hoạch.

Tập trung tuyên truyền cho người dân các kỹ năng ứng phó trước các tình huống của thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, chủ động phối hợp với chính quyền về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Thông tin việc triển khai các giải pháp thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

ở các địa phương. Trong năm 2020, Báo Gia Lai đã thực hiện gần 500 tin, bài, ảnh, video clip về các hoạt động phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phát sóng chuyên mục “Tạp chí môi trường và cuộc sống”, 01 tháng/số với thời lượng 15 phút/số.

Các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo đài truyền thanh xã tuyên truyên, phổ biến công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đến từng cộng đồng dân cư để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn. Đặc biệt, tăng cường thông báo về diễn biến thiên tai bằng tiếng Bahnar, Jrai cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được biết. Các cơ quan chức năng đã biên soạn và phát hành 7.000 cuốn Sổ tay phổ biến, giáo dục pháp luật ở thôn, làng, khu dân cư phát hành đến các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.

Công tác kiện toàn, nâng cao năng lực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp được chú trọng.

Hằng năm, ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp đều tiến hành rà soát, kiện toàn theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, tổ chức thực hiện không tăng thêm đầu mối và biên chế.

Nội dung phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được lồng ghép trong các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thủy lợi; quy hoạch xây dựng; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch, các khu vực khai thác khoáng sản; quy hoạch kinh tế - xã hội cấp huyện… Ngoài ra, tất cả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đều tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định hướng dẫn, trong quá trình xem xét đầu tư, thẩm định các dự án kiên quyết không bố trí ở các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Lồng ghép các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai còn được đưa vào đề án xây dựng nông thôn mới qua

37Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

việc xây dựng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của ngành nông nghiệp phát triển nông thôn. Nội dung phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai được thực hiện thường xuyên thông qua việc thẩm định, phê duyệt đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Đã chú ý lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai với các chương trình khuyến nông để tạo điều kiện tốt hơn cho người dân tham gia tập huấn và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Lồng ghép vấn đề rủi ro do thiên tai vào các chính sách tái định cư, như: Hỗ trợ xây dựng các khu định cư ổn định để di chuyển người dân ra khỏi những địa bàn bị rủi ro cao nhất do hiện tượng của thiên tai mà trước hết là những địa bàn chịu ảnh hưởng lớn do lũ, lụt, và sạt lở đất…

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã cân đối ngân sách bố trí hơn 3.377 tỷ đồng cho 33 dự án, công trình phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai. Năm 2020, do ảnh hưởng của bão, mưa lũ gây ra thiệt hại trên địa bàn tỉnh

với tổng giá trị thiệt hại hơn 479 tỷ đồng; tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương huy động, bố trí các nguồn lực tập trung khắc phục một số hạng mục, công trình nhằm đảm bảo nhà ở, trường học, trạm y tế, giao thông đi lại… phục vụ tạm thời cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng. Cụ thể: Nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 22,46 tỷ đồng; nguồn ngân sách tỉnh 6,019 tỷ đồng; nguồn Quỹ cứu trợ tỉnh 01 tỷ đồng. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố đã xuất nguồn dự phòng ngân sách địa phương với tổng kinh phí hơn 2,037 tỷ đồng và vận động các nguồn hợp pháp khác hơn 41,9 triệu đồng.

Tuy nhiên, hậu quả thiên tai gây ra rất lớn, trong khi nguồn lực hỗ trợ của địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu, còn nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cần được sửa chữa, tu bổ, nâng cấp để đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài. Phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; nâng cao

kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ, đảng viên các cấp, nhất là cấp thôn, xã trong thông tin, hướng dẫn nhân dân những kỹ năng nhận biết, cách thức ứng phó thiên tai, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Củng cố, kiện toàn, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị thiết yếu, từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng và các điều kiện bảo đảm để thực thi kịp thời, xử lý linh hoạt các tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa phương. Lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của ngành và của các địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm của từng vùng, từng khu vực trong tỉnh. Sử dụng hiệu quả nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác./.

N.T

38 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vậnở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn của địa phương

ThS. NGUYỄN DANH XUÂN Ban Dân vận Tỉnh ủy

Bà Her (bìa phải) - người uy tín ở thôn 2 (xã Ayun, huyện Mang Yang) tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tà đạo “Hà Mòn”. Ảnh: Đức Thụy.

Xác định công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc

thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, Thường trực Tỉnh ủy đã quan tâm quán triệt, triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương

trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tích cực lãnh đạo triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia và công tác an sinh xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn.

Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 49-CT/TW,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện, cụ thể hóa những nội dung công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, Gia Lai ban hành chỉ thị về xây dựng làng nông

39Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (cuối năm 2020 có 97 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới); quan tâm đến lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở; hình ảnh các anh Bộ đội cùng dân làng cõng những ngôi nhà trên lưng đó là biểu tượng của tinh thần đoàn kết quân dân, chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào DTTS được đẩy mạnh với những cách làm hay, có nhiều sáng tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực; qua thực tiễn đã có hàng trăm mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần xóa bỏ dần các hủ tục, tạo thói quen tốt, nếp sống văn minh, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, động viên cổ vũ nhân dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu nhất đó là, hoạt động kết nghĩa giữa hộ người Kinh và hộ người đồng bào dân tộc thiểu số,“Gắn kết hộ” của Binh đoàn 15, đến nay có gần 4.000 cặp hộ gắn

kết; mô hình “trình diễn lúa nước”; “bếp ăn tình thương”, “nâng bước em đến trường” của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng; chủ trương “Xóa 1 hộ đói, giảm 1 hộ nghèo” của Sư đoàn Bộ binh 2, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Lữ đoàn Công binh 280, Lữ đoàn Pháo binh 368; Chương trình “vì em hiếu học” của Chi nhánh Viettel Gia Lai; “Ngôi nhà 100 đồng” của Quân đoàn 3... những việc làm đó tiếp tục được nhân rộng và phát triển.

Các cấp chính quyền đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Trung ương thành các chương trình, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, nguyện vọng của đồng bào DTTS trong tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục vùng DTTS; nhất là trong huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh môi trường, đáp ứng cho người dân vùng đồng bào DTTS sinh hoạt và sản xuất.

Các đơn vị quân đội đã tăng cường hơn 269 lượt cán bộ, chiến sĩ bám

nắm, giúp đỡ địa phương, xây dựng cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện “Ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân); giúp dân hơn 64.521 ngày công lao động; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 356,66km đường giao thông nông thôn; nạo vét 86,28km kênh mương; di dời 525 căn nhà; đào 3.223 nhà vệ sinh, xây dựng, trao tặng 238 căn nhà “đại đoàn kết”, “mái ấm công đoàn”, “nhà tình nghĩa”, nhà “đồng đội”; ngoài ra còn tham gia sửa chữa trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, các công trình nước sạch; dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm…; tham gia củng cố, xây dựng 108 tổ chức đảng, 167 tổ chức đoàn thể cơ sở; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cử 07 đồng chí cán bộ tăng cường các xã biên giới, 49 đảng viên tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn, làng và 216 đảng viên phụ trách 951 hộ/3.889 khẩu trên khu vực biên giới.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát địa bàn, bám dân cư; chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, chi hội,

40 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

xây dựng mô hình, các phong trào như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngày vì người nghèo”, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, phong trào xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, thực hiện an sinh xã hội, vận động đồng bào xóa bỏ các tập tục, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình góp phần cùng địa phương thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, đảm bảo tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy. Phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong vùng đồng bào DTTS được đẩy mạnh với những cách làm hay, có nhiều sáng tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Để nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công

tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số và công tác dân tộc trong tình hình mới, trong thời gian đến, cấp ủy các cấp cần tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhóm giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định rõ công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cấp ủy, hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Hướng mạnh hoạt động về cơ sở; chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe; chăm lo cho người nghèo, người yếu thế, người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Hai là, tăng cường đổi mới, nâng cao hiêu quả công tác dân vận trong các cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, ban hành và thực hiện tốt chính sách

dân tộc; tập trung làm tốt công tác dân vận trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nhân rộng các mô hình, điển hình tốt về công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bốn là, quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm là, phối hợp chặt chẽ giữa công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số với công tác đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên giới; đấu tranh chống âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, duy trì tốt mối quan hệ với đồng bào vùng giáp biên giới của nước ta với Campuchia, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Sáu là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân tộc./.

N.D.X

41Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Hiệu quả từ việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá TỐNG THỚI MỐC

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Học tập làm theo gương Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và các văn bản chỉ

đạo, hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 28-KH/TU, ngày 16/9/2016 về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã xác định các nội dung trọng tâm, đột phá của cả nhiệm kỳ và hàng năm.

Đối với nhiệm vụ đột phá trong cả nhiệm kỳ, tỉnh xác định 4 nội dung trọng tâm. Thứ nhất, đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; trọng tâm là nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ nhằm đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI). Thứ hai, tăng cường

giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức công vụ và củng cố, kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đổi mới tác phong công tác theo hướng gần dân, sát dân, trọng dân, lắng nghe nhân dân, thực hiện “nói đi đôi với làm”; nêu cao tinh thần, trách nhiệm “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Thứ ba, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trọng tâm là tăng cường vai trò trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu các cấp trong công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử nhằm ngăn chặn, đấu tranh và xử lý kịp thời, có hiệu quả, tiến tới giải quyết dứt điểm các vụ việc còn vướng mắc, nổi cộm ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Thứ tư, phát huy vai trò của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Hàng năm căn cứ vào chủ đề học tập, làm theo

Bác và điều kiện thực tế của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định các nhiệm vụ trọng tâm, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộđể tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Từ định hướng chỉ đạo chung của tỉnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung đột phá với giải pháp cụ thể để chỉ đạo khắc phục những khâu yếu, mặt hạn chế, giải quyết những vấn đề còn bức xúc, nổi cộm ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhiều địa phương, đơn vị xây dựng quy chế, quy định về việc định kỳ thực hiện trao đổi, đối thoại của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường trao đổi, đối thoại, nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ, giải quyết những khó

42 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

khăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng tập thể, cơ quan, đơn vị, địa phương, xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm…. Nhờ vậy, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả ngay tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

Trong lĩnh vực cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh đã triển khai đồng bộ thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” gắn với thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đã cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư của tỉnh, khơi thông những khó khăn về thủ tục cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư vào Gia Lai. Ngoài ra, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm cũng được tháo gỡ qua công tác tiếp công dân định kỳ và lắng nghe, giải quyết các kiến nghị của công dân. Qua đó, đã góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tăng cường khối đoàn kết trong nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, đơn vị, xây dựng Đảng bộ tỉnh vững mạnh, thúc đẩy kinh

tế - xã hội phát triển, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng.

Nhiều phong trào thi đua yêu nước đã được các cấp ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội phát động tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn Đảng bộ tỉnh như: Các cấp bộ Đoàn - Hội - Đội toàn tỉnh đã cụ thể hóa các phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh với cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng xứng danh Bộ đội cụ Hồ”. Mặt trận và các đoàn thể các cấp đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy...Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh vững mạnh.

Qua triển khai Chỉ thị 05-CT/TW và thực hiệncác nội dung trọng tâm, đột phá trong học tập và làm theo Bác trên địa bàn tỉnh, cán

bộ, đảng viên và đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nhất là về tác phong, lề lối làm việc, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từng bước trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là tác phong, lề lối làm việc của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên và hội viên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Qua đó, cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra./.

T.T.M

43Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

NNNGUYỄN QUANG CƯỜNG

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016

của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05), Chi bộ Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy đã đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các mặt, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, củng cố và nâng cao sức chiến đấu của đảng viên, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụchính trị của cơ quan.

Trong 5 năm (2015 - 2020), Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy luôn xác định: việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là cơ sở, là tiền đề, là động lực để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, lịch sử Đảng và triển khai thực hiện Chỉ thị 05… Vì vậy, ngay từ đầu chi bộ đã chú trọng xây dựng kế hoạch, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chỉ thị 05, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng chỉnh chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự chuyển biến, tự chuyển

hóa” và các nhiệm vụ đột phá của Đảng bộ tỉnh trong từng năm và cả nhiệm kỳ.

Trong các kế hoạch đã ban hành thì Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy luôn xác định các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện là:

Thứ nhất, tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt nâng cao nhận thức về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chỉ thị 05 và các chuyên đề học tập và làm theo hàng năm ; trên cơ sở đó, thông qua nhiều hình thức (như: cung câp tài liệu, sinh hoạt cơ quan, sinh hoạt công đoàn, sinh hoạt chi bộ, tổ đảng, phòng chuyên môn, đọc báo đầu giờ...) đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao quyết tâm chính trị của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo.

Bên cạnh đó, chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những tập thể điển hình tiêu biểu, gương “người tốt, việc tốt”. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức,

HỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA CHI BỘ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY SAU 5 NĂMTHỰC HIỆN CHỈ THỊ 05 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

44 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

phong cách Hồ Chí Minh. Biên tập, xuất bản các tài liệu chuyên đề và tài liệu sinh hoạt chi bộ, tài liệu sinh hoạt nhân dân để phục vụ công tác tuyên truyền. Hướng dẫn đưa nội dung thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW vào sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thể, cơ quan, đơn vị. Tổ chức các cuộc điều tra dư luận xã hội (đợt 1: Quý I/2017; đợt 2: Quý II/2019) về kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị để báo cáo, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

Thứ hai, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào nội dung các chuyên đề học tập và làm theo hàng năm và các nhiệm vụ đột phá của cơ quan, của Đảng bộ tỉnh để xây dựng bản đăng ký làm theo, trong đó, tập trung đăng ký những việc cụ thể về khắc phục hạn chế, khuyết điểm của bản thân qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và phong cách, tác phong công tác, việc chấp

hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định của cấp ủy cấp trên, thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm...

Thứ ba, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo định kỳ và sinh hoạt chuyên đề. Định kỳ đầu năm, căn cứ Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương “về nội dung sinh hoạt chi bộ”, Kế hoạch của Đảng ủy Khối về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hàng năm, chi ủy chi bộ căn cứ các nội dung trọng tâm để xây dựng Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong năm. Trong đó chú trọng nội dung tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong cơ quan về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng năm; gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Quy

định số 08-QĐi/TW“về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”.Các nội dung sinh hoạt chuyên đề đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, chi bộ. Kết quả đã tổ chức trên 20 kỳ sinh hoạt chuyên đề…

Với việc thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nêu trên, trong 5 năm triển khi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, sức chiến đấu của Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được nâng cao; bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên chi bộ được tăng cường và phát huy; đặc biệt là tác phong, lề lối làm việc chuyển biến rất tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 1159/QĐ-TTg, ngày 09/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ) và nhiều bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai./.

N.Q.C

45Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Trung tá NGUYỄN HỮU QUYẾT Chính trị viên Tiểu đoàn

Huấn luyện - Cơ động, BĐBP tỉnh Gia Lai

Để phòng Hồ Chí Minh luôn hấp dẫn bộ đội

Phòng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hóa quan trọng ở đơn vị cơ sở - nơi giáo dục lịch sử, truyền thống đồng thời là nơi bộ đội tìm hiểu các kiến thức văn hóa, pháp luật, giải trí trong những ngày nghỉ, giờ

nghỉ... Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (HL - CĐ) Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã có cách làm phù hợp, thiết thực để phát huy hiệu quả hệ thống phòng Hồ Chí Minh.

Đã thành nền nếp, cứ vào cuối buổi chiều và các ngày nghỉ là Trung úy Phan Đức Bình, Chính trị viên Đại đội HL, Tiểu đoàn HL - CĐ lại cùng các chiến sĩ đến phòng Hồ Chí Minh của tiểu đoàn để đọc sách, báo, tìm hiểu những thông tin bổ ích và xem những bộ phim truyền thống. Hỏi chuyện Binh nhì Hoàng Ngọc An (chiến sĩ mới của Trung đội 2) sau khi xem phóng sự “Chuyện về đơn vị thành lập ngày 19/4”, anh hào hứng nói với chúng tôi: “Từ ngày nhập ngũ về đơn vị, được chỉ huy các cấp giới thiệu, giáo dục và được tiếp cận những tài liệu sinh động trong phòng Hồ Chí Minh, tôi hiểu biết nhiều về lịch sử, truyền thống vẻ vang của quân đội, của Bộ đội Biên phòng và đơn vị, từ đó cảm thấy vinh dự, tự hào khi được công tác tại Tiểu

đoàn HL - CĐ”.Còn Binh nhất Rơ châm

Lan Trung (chiến sĩ Trung đội 1) chia sẻ: “Sau một ngày huấn luyện vất vả, tôi và nhiều đồng đội đến phòng Hồ Chí Minh đọc sách, báo, xem phim... Nhờ đó, tôi biết thêm nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, là Tiểu đoàn HL - CĐ được biên chế đủ quân, hằng năm tổ chức huấn luyện, quản lý nhiều đối tượng chiến sĩ nên bên cạnh bảo đảm tốt đời sống vật chất, Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn HL - CĐ luôn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần để bộ đội phấn khởi, yêu mến đơn vị, yên tâm công tác. Trong các thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở, tiểu đoàn đặc biệt coi trọng phát huy vai trò, hiệu quả của phòng Hồ Chí

Minh.Đại úy Nguyễn Văn

Thái, Chính trị viên Đại đội CĐ chia sẻ: “Hoạt động phòng Hồ Chí Minh của đơn vị luôn được duy trì nền nếp, chỉ huy các cấp đã quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng Hồ Chí Minh. Để phòng Hồ Chí Minh thực sự phát huy hiệu quả, ngoài bảo đảm đầy đủ các vật tư, ấn phẩm văn hóa được cấp phát theo Thông tư số 104 (nay là Thông tư 138) của Bộ Quốc phòng, hằng năm, tiểu đoàn còn đầu tư mua mới, bổ sung, làm phong phú nguồn tài liệu phục vụ cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu. Đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả, kịp thời rút kinh nghiệm để hoạt động

46 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Giáo dục truyền thống thông qua hoạt động phòng Hồ Chí Minh. Ảnh: Q.V.

của phòng Hồ Chí Minh đi vào nền nếp, chất lượng”.

Với những sách, báo, tài liệu được cấp theo tiêu chuẩn có đủ để hấp dẫn bộ đội đến với phòng Hồ Chí Minh? Đem câu hỏi này trao đổi với một số cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn HL-CĐ, chúng tôi nhận được câu trả lời: Ngoài các loại vật tư phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cán bộ, chiến sĩ được trên cấp phát, Tiểu đoàn HL - CĐ còn chủ trương xây dựng nội dung phong phú, sinh động bằng cách huy động mọi nguồn lực, tích cực mua sắm thêm vật tư, thiết bị, như: Âm ly, loa đài, tivi, đầu karaoke và các ấn phẩm văn hóa; vận động các đơn vị kết nghĩa tặng sách, tạp chí, đĩa CD về lịch sử, tri thức khoa học, văn hóa văn

nghệ, tìm hiểu pháp luật... phù hợp với tuổi trẻ. Phòng Hồ Chí Minh được sắp xếp, bài trí khoa học, sinh động để không chỉ là nơi đọc sách, báo, nghiên cứu tài liệu, xem phim mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu kết nghĩa, sinh nhật đồng đội, chụp ảnh lưu niệm... để thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia.

Phòng Hồ Chí Minh là nơi tập trung bài trí sinh động, nổi bật những hình ảnh hào hùng của Quân đội ta và truyền thống của đơn vị, tăng cường giáo dục trực quan để giúp bộ đội dễ hiểu, dễ nhớ. Tiểu đoàn chỉ đạo các Đại đội xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phòng Hồ Chí Minh trong từng tháng, từng tuần, bảo

đảm có nội dung sinh động, cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ và phân công cán bộ phụ trách. Tổ cán bộ, chiến sĩ phụ trách hoạt động phòng Hồ Chí Minh được tập huấn, bồi dưỡng để có phương pháp tổ chức, duy trì hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của phòng Hồ Chí Minh được tính vào kết quả thi đua của các Đại đội. Do vậy, phòng Hồ Chí Minh ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội. Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệ m vụ và chấp hành kỷ luật cũng được nâng lên./.

N.H.Q

47Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Sinh hoạt tư tưởng

Thế giới phản đối Trung Quốc đưa tàu đến rạn đá Ba Đầu thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

MAI THẮNG

Đảo Sinh Tồn của Việt Nam nhìn từ biển. Ảnh: Mai Thắng.

Ngày 7/3 tại rạn đá san hô Ba Đầu thuộc Cụm đảo

Sinh Tồn của Việt Nam xuất hiện nhiều tàu cá của Trung Quốc. Điều đáng nói là các tàu cá này không thực hiện đánh bắt cá, mà dàn hàng ngang thành hình chữ V để mưu đồ xấu. Trước động thái này, thế giới đã lên án hành động của Trung Quốc và

yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt “diễn trò” trên biển. Mọi hành động của Trung Quốc đang được thế giới quan tâm và truyền thông theo dõi chặt chẽ.

Thế giới lên ánNgày 21/3, hình ảnh vệ

tinh cho thấy, tại rạn đá Ba Đầu thuộc vùng biển Cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam xuất hiện nhiều

tàu cá của Trung Quốc. Các tàu cá này xếp thành hàng ngang có nhóm 50 chiếc, có nhóm 20 chiếc. Tổng số tàu cá mà nhà cầm quyền Bắc Kinh điều xuống vùng biển Sinh Tồn của Việt Nam lần này đến 220 chiếc.

Khi bị vệ tinh phát hiện và thế giới lên án thì đại sứ quán Trung Quốc tại Manila - Philipine cho

48 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

rằng: “Đó là những tàu cá trú ẩn do thời tiết xấu”. Còn bà Xuân Hoa Oánh - phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung quốc thì “lu loa bảo thủ” rằng: “đó là điều rất bình thường”?! khi trả lời đài AFP ngày 22/3.

Ngay sau khi 220 tàu của Trung quốc xuất hiện ở rạn đá Ba Đầu, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân các lực lượng vũ trang Philippines - tướng Cirilito Sobejana ngay lập tức đã ra lệnh cho hải quân nước này đưa thêm nhiều tàu đến khu vực Đá Ba Đầu để tăng cường, nhằm mục đích: “bảo đảm an toàn cho ngư dân, tài nguyên biển và toàn vẹn lãnh thổ”. Tướng Cirilito Sobejana cũng yêu cầu tùy viên quốc phòng Trung Quốc tại Philippines giải thích về sự hiện diện của đông đảo tàu dân quân tại rạn san hô này. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana đã yêu cầu Trung Quốc rút lực lượng tàu đi. Còn đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila cũng chia sẻ mối quan ngại khi biết Trung Quốc cho 220 tàu đến vùng biển Sinh Tồn của Việt Nam.

Trước hành động hỗn xược của Trung quốc, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Cần phải nhắc lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Là quốc gia biển và là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình. Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của cụm Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”.

Bà Hằng cũng khẳng định rằng: “Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982”.

Đây là chiến lược “cây bắp cải” của Trung Quốc

Rạn san hô Ba Đầu hay còn gọi là Đá Ba Đầu thực chất là một rạn san hô hình chữ V có tổng diện tích khoảng 10km2, chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi triều xuống thấp. Nó nằm trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam.

49Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Một năm trước, vào tháng 3/2020, Trung Quốc đã điều một lượng tàu Trung Quốc đến và neo đậu tại đá Ba Đầu trong vài ngày, sau đó di chuyển xung quanh các thực thể khác của Cụm đảo Sinh Tồn Đông, sau đó đến đảo Gạc Ma mà Trung quốc đánh chiếm trái phép tháng 3/1988. Sự kiện Trung Quốc điều 220 tàu đến rạn đá Ba Đầu ngày 21/3 vừa qua không phải là ngẫu nhiên, mà có chủ đích. Vì tháng ba là tháng kỷ niệm 33 năm vụ thảm sát Gạc Ma

Chẳng có gì lạ việc nhà cầm quyền Bắc Kinh điều 220 tàu đến rạn đá Ba Đầu. Thực ra đây là chiến thuật “cây cải bắp” của Trung Quốc đã vạch ra. Bản chất của chiến thuật “cây cải bắp” là “gặm nhấm từng phần”, mà tàu cá Trung Quốc là phương tiện để thực thi chiến thuật “gặm nhấm” ấy. Tệ hơn, Trung Quốc đưa tàu cá của ngư dân, song thực tế đó là các tàu có trang bị vũ khí hiện đại. Sau đó đưa các tàu khác tới với danh nghĩa là “tiên quân”, “trung quân”. Các tàu này thực chất là tàu quân sự ở “vòng ngoài” sẵn sàng “phi” tới để hỗ trợ cho tàu cá Trung Quốc khi có

“động thái đấu tranh” của Việt Nam và các nước trong khu vực. Bản chất việc Trung Quốc đưa 220 tàu cá đến bãi cạn Ba Đầu là “kiểm soát bãi cạn” để hòng đánh chiếm như bãi cạn Scarborough của Philippines.

Thế giới đang rất quan ngại và đặt ra câu hỏi: Trung Quốc đang tính làm gì tại Ba Đầu? và tại sao Trung Quốc lại quan tâm với đá Ba Đầu như vậy? xin đưa ra những luận cứ sau:

Thứ nhất, Trung Quốc có thể đang suy tính chiếm giữ thường xuyên bãi Ba Đầu giống như những gì mà nước này đã làm với Scarborough. Bắc Kinh có thể sử dụng chiến thuật tương tự như ở Scarborough để kiểm soát hoàn toàn Ba Đầu và vùng nước xung quanh. Hành động trên cũng để “thăm dò”. Nếu Việt Nam và các nước trong khu vực không lên tiếng phản đổi, Trung Quốc sẽ cho tàu đến Ba Đầu thường trực và liên tục hiện diện.

Thứ hai, khi không có phản đối từ Việt Nam và các nước, Trung Quốc sẽ tiến hành bồi đắp trái phép Ba Đầu, biến bãi đá này trở thành đảo nhân tạo thứ tám của nước này ở

Trường Sa. Kịch bản này là kịch bản leo thang căng thẳng rất cao. Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ phải chấp nhận hi sinh một số lợi ích về mặt ngoại giao và uy tín quốc tế để có thể thực hiện. Và hiển nhiên, Trung quốc bị thế giới lên án khốc liệt.

Thứ ba, về mặt chiến lược, nếu Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn đá Ba Đầu và cho tàu thuyền hoạt động ở đó một cách liên tục mà không bị Việt Nam, hoặc các nước trong khu vực cản trở, sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo được một con đường tiếp vận xuyên suốt từ bắc xuống nam khu vực cụm đảo Sinh Tồn. Đây là “độc kế” “được đằng chân lân đằng đầu” của Bắc Kinh.

Có thể khẳng định rằng, việc Trung Quốc ngang ngược đưa 220 tàu cá xuống rạn san hô Ba Đầu nằm hoàn toàn trong vùng biển đảo Sinh Tồn của Việt Nam là hành động xâm phạm chủ quyền phi pháp trắng trợn. Việt Nam sẽ hành động chính đáng để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ của mình trên cơ sở Công ước về Luật biển năm 1982 với phương châm “8k”./.

M.T

50 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Một số giải pháp

TRẦN TIẾN

Ngày 23/5/ 2021 sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc

hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, đây là sự kiện chính trị rất quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thế nhưng, đi ngược lại với mong muốn đó,

các thế lực thù địch, đối tượng phản động và phần tử cơ hội chính trị lại tỏ thái độ hằn học, chống đối và xem đây là thời cơ để chống phá. Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị ở nước ngoài đã đưa lên mạng những bài viết, bài phỏng vấn với nội dung thiếu chính xác về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. Thông tin bị xuyên tạc, những bình luận, nhận xét, đánh giá thiếu trung thực và phiến diện. Các đối tượng xấu đang lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Trong đó, những nội dung chống phá chính mà các đối tượng xấu đang tiến hành có thể kể đến là những luận điệu chống phá, xuyên tạc vai

trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, phủ định cơ chế dân chủ, đòi thay đổi cơ chế bầu cử và tiến đến đòi đa nguyên, đa đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Luận điệu của chúng là: Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”… Các đối tượng quy kết cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không dân chủ, ngăn cản quyền bầu cử của công dân và tung ra các kiến nghị vô căn cứ. Từ đây, các “yêu cầu” được đẩy lên thành yêu sách đòi: Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử, phải “tự rút lui” và từ bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước

phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân

dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

51Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

và xã hội, chấp nhận đa nguyên, đa đảng…

Trên địa bàn tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở xác định rõ công tác bầu cử là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2021, do đó, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất, kịp thời ban hành các văn bản và tổ chức triển khai thực hiện đúng quy trình, quy định và tiến độ công tác bầu cử. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị trước một bước các nội dung liên quan đến công tác bầu cử, đến nay, Ủy ban bầu cử tỉnh đã hoàn thành tốt các nội dung theo quy định. Điều đó cho thấy, mưu đồ sau những phát tán, rêu rao của những đối tượng “dân chủ mạng” chỉ có thể đánh lừa người nhẹ dạ cả tin, chứ không thể lay chuyển được niềm tin sắt son của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Từ nay đến ngày diễn ra bầu cử, chắc chắn các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị sẽ gia tăng các hoạt động chống phá hướng lái theo mưu đồ của chúng. Để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt

động chống phá, tạo sự thành công cuộc bầu cử, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng một số giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của công dân tham gia bầu cử.

Hai là, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần phối hợp chặt chẽ để nắm bắt tư tưởng chính trị, tâm tư nguyện vọng; đề ra các giải pháp kịp thời đối với những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề có thể phát sinh. Tăng cường xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân được tiếp cận những thông tin chính thống, tin cậy, tích cực, nhân văn, tránh

để các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng kích động, chống phá.

Ba là, xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, đấu tranh với số đối tựng cực đoan, lợi dụng vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo; kịp thời phát hiện âm mưu, ý đồ lợi dụng bầu cử để phát tán tài liệu, tờ rơi, truyền đơn, khẩu hiệu phản động. Chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh phê phán, phản bác thuyết phục những thông tin, bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động, nhất là trên không gian mạng.

Bốn là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông, Internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực này. Qua đó chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng độc hại, các blog thường đăng tải các nội dung xấu, độc hại, trái với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước./.

T.T

52 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Tâm điểm dư luận

Toàn cảnh lễ chào cờ bế mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Văn Điệp.

1. Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV diễn ra 12 ngày, từ ngày 24/3 đến 8/4 tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý theo dõi của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Kỳ họp Quốc hội lần này đã tổng kết sâu sắc, toàn diện công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, xem xét, quyết định công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo trong bộ máy nhà nước nhiệm kỳ mới. Đó là: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; 3 Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch nước; 5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Chủ nhiệm 3 Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; Tổng kiểm toán Nhà nước. Quốc hội cũng đã phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức danh gồm: 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 12 thành viên khác của Chính phủ… Đồng thời bày tỏ niềm tin tưởng, kỳ vọng các đồng chí mới được Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp này, sẽ nêu cao tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước, đưa đất nước tiến lên, ngày một phát triển.

2. Dự án Sân golf Đak Đoa gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt

53Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

chủ trương đầu tư dự án. Dự án trên được đầu tư tại thị trấn Đak Đoa, xã Glar và xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai do Công ty cổ phần tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Trong đó, thực hiện chuyển mục đích sử dụng 155,93ha rừng thông cổ thụ sang mục đích khác để thực hiện dự án. Thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mục tiêu đầu tư xây dựng sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế. Đây là dự án được tỉnh Gia Lai chào đón, ủng hộ vì những lợi ích lớn trong quá trình phát triển và được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước góp phần quảng bá du lịch Gia Lai, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Tuy nhiên, khi thông tin về dự án sân golf Đak Đoa được công bố, dư luận bày tỏ lo lắng rằng không chỉ mất đi một địa chỉ du lịch mà số cây thông ba lá quý hiếm tại khu vực này trồng từ năm 1976 cũng có nguy cơ biến mất. Trong khi đó, các chuyên gia cũng cảnh báo phải thận trọng khi đổi rừng lấy sân golf bởi việc giảm diện tích rừng sẽ làm thay đổi đặc tính tự nhiên, tính bền vững của tự nhiên, nhất là đối với các tỉnh miền núi và Tây Nguyên. Tuy nhiên, sau khi báo Chính phủ có thông tin chính thức việc ký Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư là thận trọng, chặt chẽ, đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật, nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và trong quá triền triển khai dự án nhà đầu tư phải giữ lại phần lớn diện tích đất rừng thông, chỉ thực hiện những cây nằm trên đường golf hoặc công trình khác. Nhân dân rất yên tâm và tin tưởng dự án đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà.

3. Thời gian gần đây, báo chí phản ánh và người dân trên địa bàn huyện Đak Đoa xôn xao về vụ việc ông Trần Xuân Hùng - cán bộ hưu trí (nguyên là Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh) phân lô bán nền tại xã A Dơk, huyện Đak Đoa. Theo báo chí phản ánh, UBND huyện Đak Đoa có Kết luận số 126 (ngày 8/4) phát hiện Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh - chi nhánh huyện Đak Đoa hợp thức hóa hồ sơ phân lô, tách thửa cho ông Trần Xuân Hùng, nguyên Phó nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT không đúng với quy hoạch chi tiết của huyện Đak Đoa.

Liên quan đến việc làm trên, dư luận nhân dân cho rằng, việc hiến đất làm đường giao thông và tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hàng loạt có dấu hiệu của việc phân lô tách thửa để bán nền. Việc làm này trước đây tại TP. Pleiku từng xảy ra và sau khi thanh tra đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên. Việc phân lô tách thửa trái pháp luật ở TP. Pleiku là bài học rất nghiêm trọng trong phá vỡ quy hoạch đô thị này. Vì vậy, việc phân lô tách thửa hàng loạt ở xã A Dơk, Đak Đoa cần phải hết sức thận trọng và được kiểm soát chặt chẽ. Đề nghị chính quyền địa phương điều tra, xác minh và xử nghiêm lý nghiêm nếu sai phạm./.

Ánh Hồng (Tổng hợp).

54 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

Trách nhiệm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra trong giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Nghiệp vụ công tác đảng

Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: M.H.

Hướng dẫn số 13-H D / U B K T T W ngày 02/12/2020

của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp nêu rõ trách nhiệm của các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; của ủy ban kiểm tra các cấp; của các cơ quan tham mưu, giúp việc của

cấp ủy trong giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan đến cuộc bầu cử. Theo đó:

* Các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn có các nhiệm vụ sau

Một là, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan công tác bầu cử và nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong đảng bộ, địa phương, cơ quan,

đơn vị mình; chỉ đạo làm rõ và giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo của đảng viên, công dân ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người trước, trong và sau ngày bầu cử.

Hai là, chủ trì giải quyết theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo giải quyết những tố cáo, khiếu nại theo Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương

55Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Quyết định số 210-QĐ/TW, ngày 08/11/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và quy định của cấp ủy các cấp về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện quản lý.

Ba là, chỉ đạo giải quyết tố cáo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, bảo đảm việc giải quyết tố cáo chặt chẽ, đúng quy định.

* Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ

Một là, tiếp nhận, phân loại, xử lý đầy đủ, chính xác, kịp thời đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và tiến hành giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết; thực hiện chuyển đơn thư tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách

nhiệm giải quyết và thông báo cho người tố cáo, khiếu nại biết bằng hình thức thích hợp.

Hai là, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo, khiếu nại; báo cáo, đề xuất cấp ủy cùng cấp xem xét, chỉ đạo giải quyết những tố cáo phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức; tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thuộc trách nhiệm của mình và báo cáo kịp thời cho cấp ủy cùng cấp để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc thông báo cho Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân); đồng thời, báo cáo ủy ban kiểm tra cấp trên để tổng hợp.

Ba là, trường hợp tố cáo có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức thì ủy ban kiểm tra chủ trì giải quyết; các cơ quan, tổ chức liên quan

phối hợp để cử cán bộ tham gia đoàn giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, Ủy ban kiểm tra và các tổ chức đảng có liên quan báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp giao cho một cơ quan chủ trì hoặc ban thường vụ cấp ủy quyết định thành lập đoàn giải quyết tố cáo theo quy định.

Bốn là, cùng với việc giải quyết tố cáo, khiếu nại; Ủy ban kiểm tra các cấp phải tăng cường giám sát, chủ động nắm chắc tình hình nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kịp thời phát hiện tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy định trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cuộc bầu cử; vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm và quy định về trách nhiệm nêu gương để kiểm tra, kết luận, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Qua giám sát, nắm tình hình, nếu phát hiện những trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giới

56 Tư tưởng - Văn hóa Gia Lai (5/2021)

ĐẢNG VIÊN VI PHẠM TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ BỊ COI LÀ TÁI PHẠM

Khoản 4, Điều 6, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định: “Tái phạm: Là việc đảng viên vi phạm đã được kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc đã bị xử lý kỷ luật nhưng

lại vi phạm nội dung đã được kiểm điểm hoặc bị xử lý.”Căn cứ quy định trên, đảng viên vi phạm kỷ luật bị coi là tái phạm trong trường

hợp đảng viên đó vi phạm đã được tổ chức đảng có thẩm quyền yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc đã bị tổ chức đảng có thẩm quyền xử lý kỷ luật nhưng lại vi phạm nội dung đã được kiểm điểm hoặc bị xử lý trước đó./.

Thanh Lâm (Tổng hợp).

thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thì chủ động phối hợp với Ban Tổ chức của cấp ủy báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cung cấp để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc thông báo cho Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) xem xét, quyết định.

Năm là, Ủy ban kiểm tra của cấp ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp cấp ủy tổng hợp những tố cáo, khiếu nại liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân

dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 cùng cấp và gửi về Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, giải quyết theo quy định.

* Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy có trách nhiệm

Một là, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đúng quy định; chuyển đơn, thư tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho người tố cáo, khiếu nại biết bằng hình thức thích hợp.

Hai là, chủ trì xem xét giải quyết những tố cáo, khiếu nại thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền theo đúng quyết định số 210-QĐ/TW, ngày 08/11/2013 của Bộ Chính trị về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quy định của cấp ủy các cấp về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với cán bộ thuộc diện quản lý.

Ba là, phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp và các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan giải quyết những nội dung tố cáo, khiếu nại đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp ủy cùng cấp quản lý theo quy định./.

Trần Đức (Tổng hợp).