tailieu.vncty.com 5303 2025

112
TRƯỜNG ĐẠI HC NGOI THƯƠNG KHOA QUN TRKINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUC T---------***-------- KHÓA LUN TT NGHIP Đề tài: NÂNG CAO HIU QUHOT ĐỘNG CA CÁC CÔNG TY CHNG KHOÁN VIT NAM GIAI ĐON 2010 - 2015 Sinh viên thc hin : Lê Thùy Liên Lp : Anh 6 Khóa : 45 Giáo viên hướng dn : ThS. Nguyn LHng Hà Ni, tháng 5 năm 2010

Upload: tai-lieu-thu-vien

Post on 18-Dec-2014

242 views

Category:

Career


4 download

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com

TRANSCRIPT

Page 1: Tailieu.vncty.com   5303 2025

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2010 - 2015

Sinh viên thực hiện : Lê Thùy Liên

Lớp : Anh 6

Khóa : 45

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Page 2: Tailieu.vncty.com   5303 2025

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4

I. Vài nét về thị trƣờng chứng khoán ...................................................... 4

1. Nguồn gốc hình thành của thị trƣờng chứng khoán ............................. 4

2. Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán ..................................... 6

2.1. Tổ chức phát hành ....................................................................... 6

2.2. Nhà đầu tƣ ................................................................................... 7

2.3. Công ty chứng khoán ................................................................... 7

2.4. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng

khoán .................................................................................................. 8

2.5. Các chủ thể khác trên thị trƣờng .................................................. 8

3. Hàng hóa trên thị trƣờng chứng khoán ................................................ 9

3.1. Cổ phiếu (Stock) .......................................................................... 9

3.2. Trái phiếu (Bond) ...................................................................... 10

3.3. Chứng khoán có thể chuyển đổi (Convertable securities) ........... 12

3.4. Chứng khoán phái sinh (Derivatives) ......................................... 12

4. Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trƣờng chứng khoán ....................... 14

4.1. Căn cứ vào tính chất luân chuyển các nguồn vốn ....................... 14

4.2. Căn cứ vào tính chất tổ chức hoạt động ..................................... 15

4.3. Căn cứ vào đối tƣợng giao dịch trên thị trƣờng .......................... 15

4.4. Căn cứ vào phƣơng thức giao dịch ............................................. 16

II. Khái quát chung về công ty chứng khoán ........................................ 16

1. Định nghĩa và các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán ......... 16

2. Mô hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trƣờng ...... 17

2.1. Công ty chuyên doanh chứng khoán .......................................... 17

2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán .................. 17

3. Cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán .................................... 19

4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng

khoán .................................................................................................... 20

Page 3: Tailieu.vncty.com   5303 2025

4.1. Nhóm nhân tố khách quan ......................................................... 20

4.1.1. Môi trường kinh tế .............................................................. 20

4.1.2. Môi trường chính trị pháp luật ........................................... 20

4.1.3. Môi trường công nghệ ......................................................... 21

4.1.4. Môi trường đặc thù ............................................................. 21

4.2. Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................. 22

4.2.1. Tiềm lực tài chính ............................................................... 22

4.2.2. Uy tín hoạt động ................................................................. 23

4.2.3. Năng lực quản trị kinh doanh .............................................. 23

4.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................. 24

III. Vai trò của các công ty chứng khoán đối với thị trƣờng chứng

khoán ....................................................................................................... 25

1. Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán............................. 25

2. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trƣờng ................... 25

3. Vai trò cung cấp các dịch vụ cho thị trƣờng chứng khoán ................. 26

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY .......................... 28

I. Sự ra đời và phát triển của các công ty chứng khoán Việt Nam ...... 28

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán ... 30

1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam

giai đoạn 2006-2009 ............................................................................. 30

1.1. Kết quả hoạt động môi giới ........................................................ 30

1.2. Kết quả hoạt động tự doanh ....................................................... 35

1.3. Kết quả hoạt động tƣ vấn .......................................................... 39

1.3.1. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán ................................ 39

1.3.2. Hoạt động tư vấn bán đấu giá cổ phần ............................... 39

1.3.3. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá, bảo lãnh phát hành cổ phiếu

..................................................................................................... 40

1.3.4. Hoạt động tư vấn niêm yết .................................................. 41

1.3.5. Hoạt động tư vấn mua bán sáp nhập, mua bán cổ phiếu

doanh nghiệp ................................................................................ 41

1.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành ....................................... 43

Page 4: Tailieu.vncty.com   5303 2025

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam

qua hệ thống các chỉ tiêu ...................................................................... 45

2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung ................................... 45

2.1.1. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu ........... 45

2.1.2. Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán ..... 46

2.1.3. Chỉ tiêu về thay đổi doanh thu ............................................ 47

2.1.4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trong hoạt động kinh doanh ................ 49

2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính sinh lời ...................................... 52

2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................ 52

2.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ............. 54

2.2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ (EPS) ................. 55

2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản . ............................ 56

2.3.1. Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản ............... 56

2.3.2. Chỉ tiêu nợ trong giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn. ... 57

III. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng

khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2009 .................................................... 59

1. Kết quả đạt đƣợc............................................................................... 59

2. Hạn chế ............................................................................................ 60

2.1. Hạn chế về kinh nghiệm và kĩ năng quản trị ............................. 60

2.2. Hạn chế về năng lực tài chính .................................................... 61

2.3. Hạn chế về cơ sở vật chất........................................................... 61

3. Nguyên nhân gây ra hạn chế ............................................................. 62

3.1. Mất cân đối trong cơ cấu doanh thu ........................................... 62

3.2. Coi nhẹ quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ ................................. 64

3.3. Năng lực phân tích thị trƣờng và dự báo kém ............................ 65

3.4. Môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển của công ty chứng

khoán chƣa hoàn thiện .................................................................... 65

3.5. Các nguyên nhân khác ............................................................... 66

3.5.1. Về bản thân thị trường chứng khoán ................................... 66

3.5.2. Về các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán ................ 66

CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............... 68

Page 5: Tailieu.vncty.com   5303 2025

I. Định hƣớng và mục tiêu cơ bản phát triển thị trƣờng chứng khoán

Việt Nam đến 2015 ................................................................................. 68

1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 68

2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 68

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty

chứng khoán trong thời gian tới ............................................................ 69

1. Nhóm giải pháp vi mô (thuộc bản thân các doanh nghiệp) ................ 69

1.1. Xây dựng cơ cấu doanh thu phù hợp với tình hình thị trƣờng .... 69

1.2. Tăng cƣờng năng lực tài chính ................................................... 71

1.3. Nâng cao hiệu quản công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 72

1.4. Đổi mới công nghệ thông tin...................................................... 73

1.5. Thiết kế sản phẩm mới phù hợp ................................................. 73

1.6. Xây dựng hệ thống phân tích và dự báo chuyên nghiệp. ............ 75

2. Nhóm giải pháp vĩ mô (thuộc về phía chính phủ) ............................. 77

2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các công ty chứng

khoán ................................................................................................ 77

2.2. Giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn tài chính của các Công ty chứng

khoán ................................................................................................ 78

2.3. Hoàn chỉnh cấu trúc của thị trƣờng chứng khoán ....................... 78

2.4. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để tăng cung chứng khoán trên

thị trƣờng .......................................................................................... 79

2.5. Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp để kích cầu chứng khoán có

hiệu quả ............................................................................................ 80

2.6. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho thị trƣờng ................... 80

2.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng ................................... 81

2.8.Chuyển đổi mô hình kinh doanh của các trung tâm giao dịch

chứng khoán và trung tâm lƣu ký chứng khoán. ............................... 82

2.9.Nâng cao trình độ hiểu biết của công chứng đầu tƣ, khuyến khích

và có chế tài minh bạch hóa. ............................................................. 83

KẾT LUẬN ................................................................................................. 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 87

PHỤ LỤC

Page 6: Tailieu.vncty.com   5303 2025

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thị phần môi giới năm 2009 tại SGDCK TP. HCM ....................... 31

Bảng 2: Doanh thu hoạt động môi giới của một số công ty chứng khoán giai

đoạn 2006-2009 ........................................................................................... 34

Bảng 3: Doanh thu tự doanh của một số công ty chứng khoán giai đoạn 2006-

2009 ............................................................................................................ 35

Bảng 4: Doanh thu hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán của một số công ty

chứng khoán năm 2007-2009 ...................................................................... 39

Bảng 5: Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu một số công ty chứng khoán năm

2008-2009 ................................................................................................... 46

Bảng 6: Trích lập dự phòng một số công ty chứng khoán năm 2008- 2009 . 46

Bảng 7: Doanh thu các công ty chứng khoán năm 2008-2009 ..................... 48

Bảng 8: Doanh thu từ các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán năm 2009

..................................................................................................................... 49

Bảng 9: Chi phí hoạt động các công ty chứng khoán năm 2008-2009 .......... 51

Bảng 10: Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu các công ty chứng khoán năm

2008- 2009 ................................................................................................... 53

Bảng 11: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của một số công ty chứng

khoán năm 2008-2009 ................................................................................. 54

Bảng 12 : Lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ các công ty chứng khoán năm

2008- 2009 .................................................................................................. 56

Bảng 13: Công nợ trên tài sản thanh khoản các công ty chứng khoán năm

2008-2009 ................................................................................................... 57

Bảng 14: Các khoản phải thu trên nguồn vốn các công ty chứng khoán năm

2008-2009 ................................................................................................... 58

Bảng 15: Cơ cấu doanh thu một số công ty chứng khoán 2008-2009 ........... 63

Page 7: Tailieu.vncty.com   5303 2025

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 1. Cơ cấu hoạt động kinh doanh công ty chứng khoán ......................... 19

Biểu 2. Thị phần môi giới 2006-2007 ........................................................... 28

Biểu 3. Giá trị giao dịch trung bình một ngày trên 2 sàn HOSE và HaSTC

năm 2008 ..................................................................................................... 29

Biểu 4. Doanh thu hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán giai

đoạn 2004 - 2007 .......................................................................................... 37

Biểu 5. Cơ cấu danh mục đầu tƣ 2008 của BVSC......................................... 38

Biểu 6. Cơ cấu danh mục đầu tƣ 2008 của SSI ............................................ 38

Biểu 7. Số vụ mua bán sáp nhập năm 2007 theo ngành ................................ 42

Biểu 8. Giá trị bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán năm 2007 .. 44

Biểu 9. Chi phí hoạt động các công ty chứng khoán năm 2007-2008 ........... 50

Biểu 10. Lợi nhuận sau thuế các công ty chứng khoán năm 2007-2008 ...... 52

Biểu 11. EPS các công ty chứng khoán 2007-2008...................................... 55

Biểu 12. Cơ cấu phòng phân tích dự báo của công ty chứng khoán .............. 65

Biểu 13. Cơ cấu phân bổ các nghiệp vụ ........................................................ 69

Biểu 14. Mối quan hệ của sản phẩm phân tích đối với các hoạt động kinh

doanh của công ty chứng khoán ................................................................... 76

Page 8: Tailieu.vncty.com   5303 2025

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên văn

1. ACBS Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Á Châu

2. ACL Mã chứng khoán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ

sản Cửu Long An Giang

3. ANV Mã chứng khoán của công ty cổ phần Nam Việt

4. BSC Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt

Nam

5. BTC Bộ tài chính

6. BVSC Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

7. C92 Mã chứng khoán của công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tƣ

492

8. CK Chứng khoán

9. CP Cổ phần

10. CSH Chủ sở hữu

11. CTCK Công ty chứng khoán

12. DPM Mã chứng khoán của Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hoá

chất Dầu khí

13. DPR Mã chứng khoán công ty cổ phần Cao su Đồng Phú

14. DT Doanh thu

15. EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

16. FPTS Công ty cổ phần Chứng khoán FPT

17. GDP Tổng sản phẩm quốc nội

18. GTA Mã chứng khoán của công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An

19. HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

20. HBBS Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Nhà Hà Nội

21. HĐ Hoạt động

22. HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

23. HPC Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng

Page 9: Tailieu.vncty.com   5303 2025

24. HPG Mã chứng khoán của công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát

25. HSC Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

26. HT1 Mã chứng khoán của công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

27. IPO Phát hành lần đầu ra công chúng

28. IT Công nghệ thông tin

29. KBC Mã chứng khoán của công ty cổ phần phát triển Đô thị Kinh

Bắc

30. KCN Khu công nghiệp

31. KEVS Công ty cổ phần chứng khoán KimEng Việt Nam

32. KLS Công ty chứng khoán Kim Long

33. LNST Lợi nhuận sau thuế

34. M&A Mua bán và sáp nhập

35. NĐ Nghị định

36. NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc

37. NHTM Ngân hàng Thƣơng mại

38. NHTMCP Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần

39. OTC Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung

40. PPC Mã chứng khoán của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

41. PVD Ma chứng khoán của công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ

Khoan Dầu khí

42. PVI Mã chứng khoán của công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt

Nam

43. PVS Mã chứng khoán của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật

Dầu khí

44. PVT Mã chứng khoán của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí

45. QĐ Quyết định

46. RIC Mã chứng khoán của công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia

47. ROA Hệ số thu nhập trên tài sản

48. ROE Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần

49. SATRA Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gòn

50. SBS Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín

51. SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

Page 10: Tailieu.vncty.com   5303 2025

52. SSI Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

53. TNC Mã chứng khoán của công ty cổ phần Cao su Thống nhất

54. TNHH Trách nhiệm hữu hạn

55. TPCP Trái phiếu chính phủ

56. TRC Mã chứng khoán của công ty cổ phần Cao su Tây Ninh

57. TPDN Trái phiếu doanh nghiệp

58. TSC Mã chứng khoán của công ty cổ phần kỹ thuật nông nghiệp

Cần Thơ

59. TTCK Thị trƣờng chứng khoán

60. TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán

61. UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc

62. VCBS Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

63. VFM Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tƣ chứng khoán

64. VIC Mã chứng khoán của công ty cổ phần Vincom

65. VIS Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam

66. VNIndex Chỉ số chứng khoán Việt Nam

67. VPBS Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng ngoài

quốc doanh

68. VTO Mã chứng khoán của công ty cổ phần Vận tải xăng dầu

VITACO

69. WTO Tổ chức thƣơng mại Thế giới

70. XNK Xuất nhập khẩu

71. YTM Lợi suất đầu tƣ

Page 11: Tailieu.vncty.com   5303 2025

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đƣợc thành lập vào tháng 7/2000, cho đến nay thị trƣờng chứng khoán

(TTCK) Việt Nam trải qua gần 10 năm hoạt động với các giai đoạn thăng trầm, từ

lúc phát triển quá nóng sang tới giai đoạn suy thoái và hiện nay đang ở giai đoạn

khởi sắc với những bƣớc phát triển khá mạnh cả về chất và lƣợng. Sự phát triển của

thị trƣờng chứng khoán trong những năm vừa qua có thể chƣa thuyết phục đƣợc sự

mong đợi của thị trƣờng, nhƣng phải thừa nhận rằng với những kết quả đạt đƣợc, đó

là sự cố gắng, nỗ lực lớn của các chủ thể tham gia trên thị trƣờng cũng nhƣ cấp,

ngành quản lý. Nhìn một cách tổng quát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thời gian

qua đã đạt đƣợc những thành công đáng kể. Quy mô của thị trƣờng không ngừng

đƣợc mở rộng với tốc độ nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các

công ty chứng khoán. Là thành viên của thị trƣờng, các công ty chứng khoán đã

đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán

nói riêng và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung.

Hiện nay, với sự ra đời và đi vào hoạt động của 105 công ty chứng khoán đã

mang lại cho thị trƣờng những bƣớc phát triển mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu

phát triển của thị trƣờng nhƣng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt giữa

các công ty chứng khoán. Hơn thế nữa, năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành

thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Điều này đã mở ra nhiều cơ

hội cũng nhƣ thách thức to lớn về cạnh tranh và hội nhập đối với các doanh nghiệp

Việt Nam nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng.

Bên cạnh những bƣớc phát triển đáng ghi nhận của thị trƣờng chứng khoán

Việt Nam và các công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua, hoạt động của các

công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và chƣa thực sự

đem lại hiệu quả. Trong khi đó, trong môi trƣờng hội nhập, cạnh tranh gay gắt nhƣ

hiện nay để có thể tồn tại và phát triển đƣợc, các công ty chứng khoán Việt Nam

buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để tự khẳng định vị thế

Page 12: Tailieu.vncty.com   5303 2025

2

trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn bức thiết đó, em xin đƣợc lựa chọn nghiên cứu

đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai

đoạn 2010- 2015 ” cho bài khóa luận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Năm 2008 là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với thị trƣờng chứng

khoán thế giới nói chung và thị trƣờng Việt Nam nói riêng. Đứng trƣớc những biến

động bất lợi của thị trƣờng chứng khoán trong năm 2008, là một chủ thể trên thị

trƣờng, hoạt động của các công ty chứng khoán cũng bị ảnh hƣởng hết sức nặng nề.

Điều này chứng tỏ trƣớc các rủi ro và biến cố của thị trƣờng, các công ty chứng

khoán Việt Nam vẫn chƣa thực sự chủ động, và còn tồn tại nhiều yếu điểm. Trƣớc

thực tiễn đó, bài khoá luận của em nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá đúng

thực chất về hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai

đoạn 2007-2009. Từ đó, phát hiện những thiếu sót, tìm ra những nguyên nhân gây

hạn chế trong hoạt động của các công ty chứng khoán. Đồng thời, trong bài luận

văn của mình, em xin đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả

hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

3. Đối tƣợng nghiên cứu

Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán

Việt Nam, nên đối tƣợng nghiên cứu của bài luận văn là những vấn đề lý luận và

thực tiễn về hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trên thị trƣờng chứng

khoán.

4. Phạm vi nghiên cứu

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng chứng khoán trong những

năm gần đây là sự tăng vọt về số lƣợng các công ty chứng khoán có mặt trên thị

trƣờng. Từ con số 55 công ty chứng khoán vào năm 2006, số lƣợng công ty chứng

khoán tính tới quý 1 năm 2010 đã tăng gần gấp đôi lên 105 công ty. Số lƣọng công

ty chứng khoán lớn vừa là một lợi thế để nâng cao tính bao quát của vấn đề nghiên

cứu, vừa là một khó khăn khi phân tích và tổng hợp số liệu. Do những khó khăn đó,

trong bài luận văn của mình, em xin đi sâu vào việc phân tích tình hình hoạt động

Page 13: Tailieu.vncty.com   5303 2025

3

của một số công ty chứng khoán tiêu biểu. Đó là công ty cổ phần chứng khoán Sài

Gòn (SSI), công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công ty TNHH chứng

khoán Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (VCBS), công ty cổ phần chứng khoán

TP. Hồ Chí Minh (HSC), công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng (HASECO),

công ty cổ phần chứng khoán Kim Long (KLS).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn đƣợc

xây dựng trên cơ sở thu thập và phân tích số liệu của một số công ty chứng khoán

điển hình trên thị trƣờng. Trong đó, các phƣơng pháp nghiên cứu không thể thiếu

trong quá trình phân tích và hoàn thành đề tài là:

- Phƣơng pháp thu thập - tổng hợp số liệu;

- Phƣơng pháp so sánh;

- Phƣơng pháp liên hệ;

- Phƣơng pháp thống kê.

6. Kết cấu luận văn

Bài luận văn của em có kết cấu gồm 3 phần nhƣ sau:

Chương I. Khái quát chung về hoạt động của các công ty chứng khoán

Chương II. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt

Nam hiện nay

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các

công ty chứng khoán Việt Nam

Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng nhƣ những khó khăn trong việc

thu thập số liệu nên bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em

rất mong sẽ nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để hoàn

thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.

Page 14: Tailieu.vncty.com   5303 2025

4

CHƢƠNG I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

I. Vài nét về thị trƣờng chứng khoán

1. Nguồn gốc hình thành của thị trường chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai,

xuất phát từ những sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15, ở tại

những thành phố trung tâm buôn bán ở phƣơng Tây, các thƣơng gia thƣờng tụ tập

tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ

một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế

kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trƣờng” với việc họ

thống nhất các quy ƣớc và dần dần các quy ƣớc đƣợc sửa đổi hoàn chỉnh thành

những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trƣờng”.

Phiên chợ riêng đầu tiên đƣợc diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình

Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một chữ tiếng Pháp

là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trƣờng” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm

1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên

mậu dịch thị trƣờng ở đây bị sụp đổ và đƣợc chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ. Ở đây

thị trƣờng phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh

Quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trƣờng tại London- Anh, nơi

mà sau này đƣợc gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trƣờng

khác cũng lần lƣợt đƣợc thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự phát triển của thị

trƣờng ngày càng phát triển cả về lƣợng và chất với số thành viên tham gia đông

đảo và với nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính tất yếu, nó lại đƣợc phân ra

thành nhiều thị trƣờng khác nhau nhƣ: thị trƣờng giao dịch hàng hoá, thị trƣờng hối

đoái, thị trƣờng giao dịch các hợp đồng tƣơng lai và thị trƣờng chứng khoán…Mỗi

thị trƣờng lại có các đặc tính riêng, thuận lợi cho việc giao dịch của ngƣời tham gia

thị trƣờng đó. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành một cách

tự phát cũng tƣơng tự nhƣ vậy ở Pháp, Hà Lan, các nƣớc Bắc Âu, các nƣớc Tây Âu

Page 15: Tailieu.vncty.com   5303 2025

5

và Bắc Mỹ. Các phƣơng thức giao dịch ban đầu đƣợc diễn ra ngay cả khi ở ngoài

trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thƣ ký nhận lệnh của khách hàng. Ở

Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này đƣợc chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, sở

giao dịch chứng khoán chính thức đƣợc thành lập.

Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phƣơng

thức giao dịch ở các sở giao dịch chứng khoán cũng đƣợc cải tiến dần theo tốc độ

và khối lƣợng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lƣợng cho giao dịch. Các sở

giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần

từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao

dịch điện tử thay cho thủ công trƣớc kia.

Lịch sử phát triển các thị trƣờng chứng khoán thế giới trải qua một lịch sử phát

triển thăng trầm. Vào những năm 1875-1913, thị trƣờng chứng khoán thế giới phát

triển huy hoàng cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới. Nhƣng sau đó,

mốc khủng hoảng đầu tiên của thị trƣờng chứng khoán đƣợc đánh dấu bằng “ngày

thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929. Ngày này đã làm cho thị trƣờng chứng

khoán Tây, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho tới chiến tranh thế

giới thứ 2 kết thúc, các thị trƣờng chứng khoán mới hồi phục dần và phát triển

mạnh. Năm 1987, một lần nữa thị trƣờng chứng khoán thế giới lại điên đảo với

“ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi đã không đảm đƣơng đƣợc

yêu cầu của giao dịch. Giá chứng khoán sụt giảm ghê gớm, công chúng đầu tƣ mất

lòng tin và một loạt các phản ứng dây chuyền khác đã chứng minh hậu quả của cuộc

khủng hoảng lần này còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật

tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trƣờng chứng khoán thế giới lại đi vào

giai đoạn ổn định và phát triển cho đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng nhƣ vậy,

giá chứng khoán của tất cả các thị trƣờng chứng khoán trên thế giới đều sụt giảm

trầm trọng. Tuy ở mỗi khu vực và mỗi nƣớc mức độ ảnh hƣởng là khác nhau, song

tất cả các cuộc khủng hoảng đều gây ra sự ngừng trệ cho thị trƣờng chứng khoán

toàn cầu và tất nhiên ảnh hƣởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nƣớc. Cho đến nay,

trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán, phân tán khắp các

châu lục bao gồm cả các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và các nƣớc ở khu vực

Page 16: Tailieu.vncty.com   5303 2025

6

Đông Âu nhƣ Balan, Hunggari, Séc, Nga… và các nƣớc Châu Á khác nhƣ Trung

Quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990.

Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán trên thế giới cho

thấy thời gian đầu, thị trƣờng hình thành một cách tự phát, đối tƣợng tham gia chủ

yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của

công chúng. Khi thị trƣờng bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc

phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của

công chúng đầu tƣ và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu đƣợc ban hành.

Kinh nghiệm đối với những thị trƣờng mới hình thành về sau này cho thấy, thị

trƣờng sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng

nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: hàng hoá, luật pháp, con ngƣời, bộ máy

quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nƣớc. Điển hình

nhƣ một số thị trƣờng chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu nhƣ thị trƣờng

chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia. Các thị trƣờng này hoạt động trì trệ trong một

thời gian dài do thiếu hàng hoá và không đƣợc quan tâm đúng mức. Thị trƣờng

chứng khoán Philippine cũng là một ví dụ tƣơng tự. Thị trƣờng này hoạt động kém

hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của sở giao dịch chứng khoán

Makita và Manila. Thị trƣờng chứng khoán Balan, Hungari cũng gặp trục trặc do

việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp…

Có thể nói, thị trƣờng chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu

đƣợc trong đời sống kinh tế của những nƣớc theo cơ chế thị trƣờng và nhất là những

nƣớc đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc

dân.

2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

2.1. Tổ chức phát hành

Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trƣờng

chứng khoán. Nhà phát hành chính là ngƣời cung cấp các chứng khoán và các công

cụ thị trƣờng chứng khoán khác ra thị trƣờng. Tổ chức phát hành bao gồm:

Chính phủ và chính quyền địa phƣơng: là nhà phát hành các trái phiếu chính

phủ và trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phƣơng.

Page 17: Tailieu.vncty.com   5303 2025

7

Các doanh nghiệp: là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.

Các tổ chức tài chính: là nhà phát hành các công cụ tài chính nhƣ trái phiếu,

chứng chỉ thụ hƣởng…phục vụ cho hoạt động của họ.

Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải thoả mãn

những điều kiện và thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về chứng khoán

và thị trƣờng chứng khoán.

2.2. Nhà đầu tư

Nhà đầu tƣ chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân

nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ chứng khoán

có thể đồng thời mang hành vi của nhà đầu tƣ thuần tuý (mua và sở hữu chứng

khoán với kỳ vọng hƣởng lợi ích thuần tuý từ hoạt động của tổ chức phát hành), của

ngƣời buôn bán chứng khoán và của ngƣời đầu cơ. Nhà đầu tƣ chứng khoán có thể

chia thành hai nhóm chủ yếu:

Nhà đầu tƣ cá nhân: là những ngƣời có vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi,

tham gia mua bán trên thị trƣờng chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Nhà đầu tƣ có tổ chức: là các định chế đầu tƣ thƣơng xuyên mua bán chứng

khoán với số lƣợng lớn trên thị trƣờng. Thông thƣờng đó chính là các nhà đầu tƣ

chứng khoán chuyên nghiệp. Các định chế này có thể tồn tại dƣới các hình thức chủ

yếu nhƣ sau: các quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty đầu tƣ, công ty bảo hiểm, quỹ

bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thƣơng mại và các công ty chứng khoán.

2.3. Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một chủ thể quan trọng trên thị trƣờng chứng khoán.

Công ty chứng khoán là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán,

có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới chứng

khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tƣ vấn đầu tƣ

chứng khoán…Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc

về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán có thể quy định cụ thể về quy mô vốn

điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ.

Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc (UBCKNN) là cơ quan cấp giấy phép thành lập

và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng

Page 18: Tailieu.vncty.com   5303 2025

8

nhận đăng ký kinh doanh. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công

ty chứng khoán bao gồm:

- Có trụ sở, có trang thiết bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng

khoán (đối với các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tƣ vấn đầu tƣ

chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị).

- Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh

doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Luật chứng khoán (2007) đã có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ về hoạt

động của các công ty chứng khoán. Trong đó, có một số các quy định rất đáng chú ý

nhƣ sau:

- Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tƣ, tách tiền và chứng khoán

của nhà đầu tƣ với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.

- Ƣu tiên thực hiện của khách hàng trƣớc lệnh của công ty chứng khoán.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, ngăn chặn những xung

đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với ngƣời có liên quan…

2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Hầu hết các quốc gia có thị trƣờng chứng khoán đều có cơ quan quản lý nhà

nƣớc về chứng khoán. Ở Hoa Kỳ đó là Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng

khoán, ở Nhật Bản đó là Uỷ ban Giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán, ở

Anh đó là Uỷ ban Đầu tƣ Chứng khoán và ở Việt Nam đó là Uỷ ban chứng khoán

Nhà nƣớc.

2.5. Các chủ thể khác trên thị trường

Ngoài tổ chức phát hành, công chứng đầu tƣ, công ty chứng khoán và cơ quan

quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng chứng khoán thì thị trƣờng chứng khoán còn chịu

sự điều chỉnh của một số chủ thể khác. Các chủ thể đó là: ngân hàng thƣơng mại,

công ty cho thuê tài chính, hiệp hội kinh doanh chứng khoán, tổ chức lƣu ký và

thanh toán bù trừ, và công ty đánh giá sự tín nhiệm.

Đầu tiên là ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng thƣơng mại có thể tham gia thị

trƣờng chứng khoán với nhiều tƣ cách khác nhau nhƣ là chủ thể cho vay trên thị

Page 19: Tailieu.vncty.com   5303 2025

9

trƣờng thế chấp, ngƣời phát hành trên thị trƣờng chứng khoán, nhà đầu tƣ, ngân

hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng giám sát.

Thứ hai là công ty cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính là một loại

hình công ty tài chính hoạt động chủ yếu là cho thuê tài sản, thiết bị và các động sản

khác. Hoạt động của công ty này thực chất cũng là một hình thức tài trợ vốn trung

và dài hạn cho doanh nghiệp.

Tiếp theo là hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Đây là tổ chức của các nhà

kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của

giới kinh doanh chứng khoán. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản.

Ngoài ra còn có tổ chức lƣu ký và thanh toán bù trừ và công ty đánh giá hệ số

tín nhiệm. Trong đó, tổ chức lƣu ký và thanh toán bù trừ là pháp nhân thành lập

hoạt động theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của

pháp luật với chức năng tổ chức và giám sát các hoạt động đăng ký, lƣu ký, bù trừ

và thanh toán chứng khoán.

Còn công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh

giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều

khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Mỗi công

ty đánh giá hệ số tín nhiệm có hệ thống thang điểm riêng cho đánh giá của mình.

3. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán

3.1. Cổ phiếu (Stock)

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và ích lợi hợp pháp của cổ đông

đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khi một công ty phát hành cổ

phiếu nhằm huy động vốn, thì số vốn cần huy động đƣợc chia thành nhiều phần nhỏ

bằng nhau gọi là cổ phần. Ngƣời mua cổ phần gọi là cổ đông.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn góp. Cổ đông chính là chủ sở hữu đơn

vị phát hành tƣơng ứng với tỷ phần vốn góp tại công ty. Thời gian đáo hạn của cổ

phiếu dài bằng thời gian tồn tại của công ty cổ phần. Quyền và lợi ích hợp pháp của

cổ đông chính là quyền và lợi ích của ngƣời sở hữu vốn. Quyền và lợi ích của cổ

đông bao gồm quyền, lợi ích vật chất và quyền và lợi ích phi vật chất. Quyền và lợi

ích vật chất bao gồm: quyền nhận cổ tức, hƣởng giá trị gia tăng vốn từ hoạt động

Page 20: Tailieu.vncty.com   5303 2025

10

sản xuất kinh doanh của đơn vị phát hành, nhận lại phần vốn góp khi công ty chấm

dứt hoạt động, quyền chuyển nhƣợng vốn góp…Quyền và lợi ích phi vật chất bao

gồm quyền tham gia quản lý đơn vị phát hành, quyền biểu quyết, quyền mua trƣớc

cổ phiếu của đợt phát hành bổ sung cổ phiếu…Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu phổ

thông (còn gọi là cổ phiếu thƣờng) và cổ phiếu ƣu đãi:

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến đƣợc phát hành nhằm xác nhận

đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông tại công ty cổ phần, cổ tức của cổ

phiêu phổ thông phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

phát hành. Một công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thông.

Loại cổ phiếu thứ hai là cổ phiếu ƣu đãi. Cổ phiếu ƣu dãi là loại cổ phiếu xác

nhận một số quyền và lợi ích của cổ đông ở mức cao hơn so với các cổ đông phổ

thông. Tuy nhiên, họ sẽ bị hạn chế ở một số quyền và lợi ích khác. Cổ phiếu ƣu đãi

bao gồm cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết, cổ phiếu ƣu đãi hoàn

lại.

Trong đó, cổ phiếu ƣu đãi cổ tức là cổ phiếu đƣợc trả cổ tức ở mức cao hơn so

với cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc đƣợc trả với mức ổn định hàng năm.

Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so

với cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ƣu đãi chỉ phát hành cho một số đối tƣợng đặc

biệt, ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc quyền chuyển nhƣợng cho ngƣời

khác.

Cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại là cổ phiếu đƣợc công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi

nào theo yêu cầu của ngƣời sở hữu hoặc theo các điều kiện đƣợc ghi trên cổ phiếu

của cổ phần ƣu đãi hoàn lại. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại không có

quyền biểu quyết, không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

3.2. Trái phiếu (Bond)

Trái phiếu là công cụ nợ do các cơ quan công quyền, các công ty đang hoạt

động phát hành nhằm huy động vốn trên thị trƣờng trong đó các trái chủ đƣợc cam

kết sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi trong một thời hạn nhất định. Về bản chất phát hành

trái phiếu chính là một hình thức vay nợ. Ngƣời mua và sở hữu trái phiếu đƣợc gọi

là trái chủ hay chính là chủ nợ của đơn vị phát hành. Trái chủ đƣợc hƣởng các

Page 21: Tailieu.vncty.com   5303 2025

11

quyền và lợi ích của một chủ nợ. Họ sẽ đƣợc ƣu tiên thanh toán tiền lãi và hoàn trả

tiền gốc khi đơn vị phát hành trái phiếu giải thể hoặc phá sản. Thời gian đáo hạn

của trái phiếu là hữu hạn. Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các công ty cổ

phần, mà còn có thể các loại hình doanh nghiệp khác. Ngoài ra Chính phủ trung

ƣơng và các chính quyền địa phƣơng cũng có thể phát hành trái phiếu để huy động

vốn trên thị trƣờng.

Tiền lãi trái phiếu thƣờng là ổn định so với mệnh giá. Trái phiếu đƣợc xếp là

loại chứng khoán có thu nhập ổn định. Lãi suất của các loại trái phiếu tại các thời

điểm khác nhau phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trƣờng. Ngoài ra, lãi suất trái

phiếu cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát

hành. Rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao. Cũng nhƣ vậy, thời gian đáo hạn càng

dài thì lãi suất càng cao. Trái phiếu bao gồm nhiều loại khác nhau. Tuỳ thuộc vào

từng tiêu chí phân chia sẽ có nhiều loại khác nhau:

Căn cứ vào hình thức thể hiện, trái phiếu đƣợc chia thành trái phiếu vô danh

và trái phiếu ghi danh.

Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ

cũng nhƣ trên sổ sách của đơn vị phát hành. Khi trái phiếu đáo hạn, ngƣời nắm giữ

nó mang chứng chỉ đến ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.

Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên

chứng chỉ và trên sổ của ngƣời phát hành. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có

dạng vật chất, quyền sở hữu đƣợc sở hữu đƣợc xác nhận bằng việc lƣu giữ tên và

địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.

Theo chủ thể phát hành, thì trái phiếu đƣợc chia thành trái phiếu chính phủ và

trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu chính phủ: là công cụ vay nợ dài hạn do chính phủ phát hành nhằm

mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trính công ích, hoặc làm

công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro

thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Trái phiếu chính phủ

bao gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tƣ, công trái…

Trái phiếu doanh nghiệp: là các loại trái phiếu so các doanh nghiệp phát hành

Page 22: Tailieu.vncty.com   5303 2025

12

để vay vốn dài hạn. Trái phiếu doanh nghiệp có đặc điểm là trái chủ đƣợc trả lãi

định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không đƣợc tham dự vào các quyết định của

công ty. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu đƣợc ƣu tiên thanh toán trƣớc

các cổ phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm hai loại là trái phiếu có đảm bảo và

trái phiếu không đảm bảo (hay còn gọi là trái phiếu tín chấp).

3.3. Chứng khoán có thể chuyển đổi (Convertable securities)

Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép ngƣời nắm

giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó lấy một

hoặc một số chứng khoán loại khác.

Những loại chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thƣờng phổ biến là:

cổ phiếu ƣu đãi chuyển đổi và trái phiếu có thể chuyển đổi. Việc phát hành chứng

khoán có thể chuyển đổi có thể do nhiều lý do. Đối với đơn vị phát hành, phát hành

chứng khoán chuyển đổi có thể do tại thời điểm phát hành chƣa thích hợp với việc

phát hành cổ phiếu phổ thông, muốn giảm chi phí phát hành hoặc cũng có thể đơn

thuần nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị

trƣờng trái phiếu và cổ phiếu đang xuống giá. Đối với nhà đầu tƣ, chứng khoán có

thể chuyển đổi có sức hấp dẫn nhất định ở chỗ nó có thể kết hợp đƣợc tính an toàn

của chứng khoán có thu nhập ổn định với tính có thể đầu cơ của chứng khoán có thu

nhập thay đổi. Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu tƣ đƣợc bảo hiểm

trƣớc tình trạng lạm phát.

Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tuỳ thuộc vào giá

chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tƣơng quan về giá giữ công cụ có thể chuyển đổi

với những công cụ mà chúng ta có thể chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thƣờng

không nằm trong tầm kiểm soát của nhà đầu tƣ.

3.4. Chứng khoán phái sinh (Derivatives)

Chứng khoán phái sinh là các chứng khoán đƣợc phát hành trên cơ sở các

chứng khoán đã có nhằm các mục tiêu khác nhau nhƣ phân tán rủi ro hoặc tìm kiếm

lợi nhuận. Chứng khoán phái sinh bao gồm nhiều loại nhƣ: quyền chọn (options),

giao dịch tƣơng lai (futures), quyền mua cổ phần (rights), chứng quyền (warrant)…

Quyền chọn (Options) là quyền đƣợc ghi trong hợp đồng cho phép ngƣời mua

Page 23: Tailieu.vncty.com   5303 2025

13

lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lƣợng chứng khoán xác định trƣớc

trong khoảng thời gian nhất định với mức giá đƣợc xác định trƣớc. Quyền chọn bao

gồm quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option).

Quyền chọn mua đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp dự đoán giá chứng khoán

có xu hƣớng tăng. Quyền chọn bán đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp dự đoán giá

chứng khoán có xu hƣớng giảm. Chứng khoán là đối tƣợng của giao dịch đƣợc gọi

là chứng khoán cơ sở (underlying securities). Đối với quyền chọn mua nếu giá thực

hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở, thì quyền đó đƣợc gọi là đang

đƣợc tiền (in the money), tức là ngƣời có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện

quyền.. Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trƣờng, quyền đang ở trạng thái hoà vốn

(at the money), và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền (out of money). Đối với quyền

chọn bán thì ngƣợc lại, ngƣời thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán thực hiện quyền

cao hơn giá thị trƣờng của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thực hiện quyền

thấp hơn giá thị trƣờng của hàng hóa cơ sở.

Cũng nhƣ các công cụ phái sinh nói chung, quyền chọn có thể sử dụng để tìm

kiếm lợi nhuận. Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tƣ thu đƣợc tỷ lệ % lợi tức trên

vốn đầu tƣ cao nhất.

Hợp đồng tƣơng lai (futures) là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán,

nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lƣợng và mức giá

nhất định vào ngày xác định trƣớc trong tƣơng lai. Hợp đồng tƣơng lai hay còn gọi

là hợp đồng giao sau rất giống với hợp đồng kỳ hạn (forward). Tuy nhiên, hợp đồng

tƣơng lai đã đƣợc chuẩn hoá nên đã khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của hợp

đồng kỳ hạn, và thƣờng đƣợc xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong

kinh doanh.

Quyền mua cổ phần (right) hay còn gọi là đặc quyền ngắn hạn mua cổ phần

hoặc quyền mua trƣớc là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo

đợt phát hành bổ sung cổ phiếu mới nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền

mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã xác định. Quyền mua cổ phần là một

quyền chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này phát hành khi

các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu phổ thông. Quyền cho

Page 24: Tailieu.vncty.com   5303 2025

14

phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một

khoảng thời gian xác định.

Chứng quyền (warrant) là loại chứng khoán đƣợc phát hành cùng với viêc phát

hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ƣu đãi, cho phép ngƣời sở hữu chứng khoán đó đƣợc

quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã đƣợc xác định

trƣớc trong một thời hạn nhất định. Chứng quyền đƣợc phát hành khi tổ chức lại các

công ty hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tƣ tiềm năng mua những

trái phiếu hay cổ phiếu ƣu đãi nhƣng có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp

nhận những điều kiện đó, nhà đầu tƣ có đƣợc một lựa chọn đối với sự lên giá có thể

xảy ra của cổ phiếu thƣờng. Chứng quyền còn đƣợc gọi là đặc quyền dài hạn mua

cổ phần.

4. Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trường chứng khoán

4.1. Căn cứ vào tính chất luân chuyển các nguồn vốn

Thị trƣờng chứng khoán có thể đƣợc chia thành thị trƣờng sơ cấp (primary

market) và thị trƣờng thứ cấp (secondary market).

Thị trƣờng sơ cấp là thị trƣờng mua bán các công cụ tài chính dài hạn mới

phát hành (phát hành lần đầu). Trên thị trƣờng này, vốn từ nhà đầu tƣ sẽ đƣợc

chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tƣ mua các công cụ tài chính dài

hạn phát hành. Thị trƣờng này chính là thị trƣờng phát hành. Thông qua thị trƣờng

sơ cấp, quy mô vốn của các đơn vị phát hành và của nền kinh tế sẽ gia tăng. Thị

trƣờng sơ cấp là một trong những kênh huy động vốn tài trợ hiệu quả cho các doanh

nghiệp cũng nhƣ cho toàn nền kinh tế.

Thị trƣờng thứ cấp là nơi giao dịch các công cụ tài chính dài hạn đã phát hành

trên thị trƣờng sơ cấp. Nói một cách dễ hiểu thì thị trƣờng thứ cấp chính là nơi mua

đi bán lại các chứng khoán đã phát hành. Thị trƣờng này ra đời nhằm đảm bảo tính

thanh khoản cho các công cụ tài chính dài hạn đã phát hành. Đặc điểm của thị

trƣờng này là một thị trƣờng hoạt động một cách liên tục và cạnh tranh tự do. Điểm

khác biệt lớn nhất giữa thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp đó là thị trƣờng thứ

cấp không trực tiếp làm gia tăng quy mô vốn của đơn vị phát hành và của nền kinh

tế. Xét về bản chất thì thị trƣờng thứ cấp chỉ dịch chuyển quyền sở hữu vốn giữa

Page 25: Tailieu.vncty.com   5303 2025

15

các chủ thể tham gia thị trƣờng mà thôi. Mặc dù không trực tiếp thực hiện chức

năng huy động vốn nhƣng gián tiếp thì thị trƣờng thứ cấp có ảnh hƣởng đến khả

năng huy động vốn của thị trƣờng sơ cấp. Mối quan hệ giữa hai thị trƣờng này là

mối quan hệ tƣơng hỗ, quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Hoạt động của thị

trƣờng thứ cấp mà tích cực, sôi động thì khả năng huy động vốn trên thị trƣờng sơ

cấp sẽ khả quan. Hoạt động của thị trƣờng thứ cấp mà ảm đạm, tiêu điều thì khả

năng huy động vốn mới của doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế. Ngƣợc lại, nếu không

có thị trƣờng sơ cấp thì sẽ không có công cụ tài chính dài hạn giao dịch trên thị

trƣờng thứ cấp.

4.2. Căn cứ vào tính chất tổ chức hoạt động

Thị trƣờng chứng khoán đƣợc phân thành thị trƣờng giao dịch tập trung và thị

trƣơng giao dịch phi tập trung (thị trƣờng OTC).

Thị trƣờng giao dịch tập trung là thị trƣờng giao dịch của các chứng khoán đã

thoả mãn những tiêu chuẩn xác định và đƣợc diễn ra tại một địa điểm cụ thể với

nguyên tắc và phƣơng pháp giao dịch nhất định. Biểu hiện cụ thể của thị trƣờng

giao dịch tập trung là các Sở giao dịch.

Thị trƣờng phi tập trung là thị trƣờng giao dịch của các công cụ tài chính dài

hạn chƣa đủ điều kiện giao dịch trên thị trƣờng tập trung thông qua hệ thống điện

thoại hoặc máy tính đã nối mạng giữa các thành viên.

4.3. Căn cứ vào đối tượng giao dịch trên thị trường

Thị trƣờng chứng khoán cũng có thể đƣợc phân thành các thị trƣờng: thị

trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng các công cụ chứng khoán phái

sinh, thị trƣờng tín dụng thuê mua, thị trƣờng cầm cố bất động sản.

Thị trƣờng cổ phiếu: là thị trƣờng giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao

gồm cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ƣu đãi.

Thị trƣờng trái phiếu: là thị trƣờng giao dịch và mua bán các loại trái phiếu đã

đƣợc phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đầu tƣ

và trái phiếu chính phủ.

Thị trƣờng các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trƣờng phát hành và mua

đi bán lại các chứng từ tài chính khác nhƣ quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp

Page 26: Tailieu.vncty.com   5303 2025

16

đồng quyền chọn…

Thị trƣờng tín dụng thuê mua là thị trƣờng cho thuê tài sản với thời gian dài,

không thể huỷ ngang và cho phép ngƣời thuê có quyền lựa chọn mua hoặc tiếp tục

gia hạn thuê tài sản khi hợp đồng thuê mua đáo hạn.

4.4. Căn cứ vào phương thức giao dịch

Căn cứ vào phƣơng thức giao dịch thì thị trƣờng chứng khoán có thể chia

thành thị trƣờng giao ngay và thị trƣờng kỳ hạn.

Thị trƣờng chứng khoán giao ngay (spot market): là thị trƣờng mua bán chứng

khoán theo giá cả của ngày giao dịch. Tuy vậy, tuỳ vào từng trƣờng hợp cụ thể thì

việc thanh toán và giao chứng khoán có thể đƣợc thực hiện tiếp theo sau đó vài

ngày.

Thị trƣờng chứng khoán kỳ hạn (future market): là thị trƣờng mua bán chứng

khoán theo các hợp đồng định sẵn trong tƣơng lai. Giá cả tƣơng lai đƣợc thoả thuận

ngay trong ngày giao dịch. Việc thanh toán và giao chứng khoán sẽ diễn ra trong

một kỳ hạn nhất định trong tƣơng lai.

II. Khái quát chung về công ty chứng khoán

1. Định nghĩa và các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán,

có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới chứng

khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tƣ vấn đầu tƣ

chứng khoán.

Trong đó, môi giới chứng khoán là việc một công ty chứng khoán làm trung

gian thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng.

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng

khoán cho chính mình.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán tổ chức bảo lãnh

phát hành giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trƣớc, trong và sau khi chào

bán chứng khoán ra công chúng.

Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán là việc công ty chứng khoán cấp cho nhà đầu tƣ

kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến sở hữu

Page 27: Tailieu.vncty.com   5303 2025

17

chứng khoán.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng

khoán và thị trƣờng chứng khoán có thể quy định cụ thể về quy mô vốn điều lệ tối

thiểu đối với từng nghiệp vụ. Cụ thể nhƣ sau:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty chứng khoán chỉ đƣợc thực

hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Nói một cách khác, công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng

khoán, có tƣ cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế,

hoạt động theo giấy phép của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nƣớc cấp.

Công ty chứng khoán có các chức năng của ngƣời môi giới, ngƣời chuyên viên

và ngƣời bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, công ty

chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh

doanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.

2. Mô hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường

Trên thế giới hiện nay có 2 loại mô hình hoạt động của công ty chứng khoán là

công ty chuyên doanh chứng khoán và công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng

khoán.

2.1. Công ty chuyên doanh chứng khoán

Đây là mô hình công ty chứng khoán phổ biến nhất cả ở trên thế giới cũng

nhƣ ở Việt Nam. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các

công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân

hàng không đƣợc trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ƣu điểm của mô hình

này:

- Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho thị trƣờng chứng khoán phát triển do tính chuyên môn hóa

cao hơn. Mô hình này đặc biệt đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Canada…

2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán

Theo mô hình này, các ngân hàng thƣơng mại hoạt động với tƣ cách là chủ thể

kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ƣu điểm

là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm

Page 28: Tailieu.vncty.com   5303 2025

18

bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của

thị trƣờng chứng khoán là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng đƣợc thế mạnh về vốn

để kinh doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng đƣợc nhiều dịch vụ đa dạng

và lâu năm của ngân hàng.

Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế nhƣ không phát triển đƣợc thị

trƣờng cổ phiếu do các ngân hàng có xu hƣớng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng

truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình

này, nếu có biến động trên thị trƣờng sẽ ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động kinh doanh

tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.

Do những hạn chế trên mà trƣớc đây Mỹ và nhiều nƣớc khác đã áp dụng mô

hình này, nhƣng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nƣớc đã chuyển sang

mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay.

Tại Việt Nam, mô hình này tuy mới ra đời vài năm gần đây nhƣng đang đƣợc

triển khai ngày càng nhiều. Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại và cả quốc doanh ở

Việt Nam hiện nay đều thành lập công ty chứng khoán riêng, hoạt động một cách

độc lập với ngân hàng nhƣ công ty TNHH Chứng khoán HBBS trực thuộc Ngân

hàng Thƣơng mại Cổ phần Nhà Hà Nội, công ty cổ phần chứng khoán Vietinbanksc

trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, công ty TNHH Chứng khoán VPBS

trực thuộc Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh… Tuy nhiên, do

quy mô các ngân hàng thƣơng mại hiện nay còn chƣa thực sự đủ lớn mạnh, và đặc

biệt vốn dài hạn là thấp do hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chủ

yếu trong lĩnh vực tín dụng thƣơng mại ngắn hạn, trong khi hoạt động của thị

trƣờng chứng khoán thuộc lĩnh vực vốn dài hạn nên mô hình công ty chứng khoán

này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Quá trình khắc phục những điểm yếu này của ngân

hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị

định 144/CP về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán quy định các ngân hàng

thƣơng mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của

mình thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc

lập với ngân hàng.

Page 29: Tailieu.vncty.com   5303 2025

19

3. Cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ

mà công ty đó thực hiện và quy mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên, phải

đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới và quản lý danh

mục đầu tƣ. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán bao gồm hệ

thống các phòng ban chức năng đƣợc chia làm 2 khối tƣơng ứng với 2 khối công

việc nhƣ sau:

Khối 1 (Front office): Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực

hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán nhƣ: tự doanh, môi giới, bảo

lãnh phát hành, tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán, quản lý danh mục đầu tƣ.

Đây là khối mang lại thu nhập chính cho công ty chứng khoán. Nhìn chung, khối

này có quan hệ trực tiếp với khách hàng bởi vì ngoài nghiệp vụ tự doanh, khối này

mang lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và

tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.

Khối 2 (Back office): Thƣờng cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện

các công việc yểm trợ cho khối 1 nhƣ hành chính, tổ chức, kế toán…

Biểu 1. Cơ cấu hoạt động kinh doanh công ty chứng khoán

Page 30: Tailieu.vncty.com   5303 2025

20

4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

4.1. Nhóm nhân tố khách quan

4.1.1. Môi trường kinh tế

Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán luôn diễn ra trọng một bối

cảnh kinh tế cụ thể nhƣ tốc độ tăng trƣởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn

định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm của đầu tƣ,

chỉ số giá chứng khoán trên thị trƣờng… Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác

động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Nếu kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tƣ đƣợc mở rộng, đồng tiền ổn

định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng chứng

khoán sẽ trở thành cơ hội tốt cho công ty chứng khoán phát triển hoạt động qua đó

nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngƣợc lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán sụt

giảm, lạm phát phi mã... thì mọi sự hoạt động của công ty cũng sẽ bị đảo lộn hoàn

toàn.

4.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Thị trƣờng chứng khoán rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, pháp luật, do

đó, các yếu tố này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các diễn biến trên thị trƣờng chứng

khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Hoạt động kinh

doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong một môi trƣờng chính trị ổn định và

pháp luật minh bạch. Trong nhân tố này thì vai trò điều tiết và kiểm soát của chính

phủ có ảnh hƣởng đến sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Chỉ cần một thay

đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động

kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Các nhân tố về luật pháp, thể chế cùng với cơ chế chính sách về hoạt động

kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho việc phát triển thị

trƣờng chứng khoán theo mục tiêu và định hƣớng của Nhà nƣớc.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hƣởng rất nhiều của nhân tố

chính trị. Các yếu tố của môi trƣờng chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực

tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính trị, vấn đề an

ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế

Page 31: Tailieu.vncty.com   5303 2025

21

của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn cầu hoá, trong xu thế

chính trị mới... khi các nhân tố này không đƣợc bảo đảm sẽ tác động trực tiếp đến

sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán và làm ảnh hƣởng đến nhu cầu chứng

khoán trên thị trƣờng. Vì vậy, nhà quản lý công ty chứng khoán phải biết phân tích

và dự đoán xu hƣớng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh

của công ty cho phù hợp.

4.1.3. Môi trường công nghệ

Sự phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin

đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán nâng cao hiệu quả

trong quản lý kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ thông tin các công ty chứng

khoán có thể tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng

khoán từ đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh

tranh của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nhân tố này cũng đòi hỏi các công ty

chứng khoán phải chủ động nắm bắt đƣợc xu thế mới trong hoạt động kinh doanh

chứng khoán do những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại nhƣ: chủ động

trong việc tiếp nhận khoa học công nghệ mới vào mở rộng các hình thức nhận lệnh

từ xa, có kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ

mới…

4.1.4. Môi trường đặc thù

Khác với các loại môi trƣờng có tính chất tổng quát đã trình bày trên, môi

trƣờng đặc thù thƣờng bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của

công ty chứng khoán một cách trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa đối với các yếu tố

này, công ty chứng khoán có thể tác động hoặc kiểm soát chúng ở một mức độ nhất

định. Thuộc về một trƣờng đặc thù có các yếu tố nhƣ khách hàng, các hãng cạnh

tranh và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với công ty

chứng khoán.

Hiện nay, kinh doanh phải thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách

hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm, dịch vụ của

công ty chứng khoán. Khách hàng của công ty chứng khoán có thể là các nhà phát

hành, các nhà đầu tƣ, họ có thể là khách hàng hiện tại nhƣng cũng có thể là khách

Page 32: Tailieu.vncty.com   5303 2025

22

hàng tiềm năng trong tƣơng lai. Thông thƣờng khách hàng sẽ chi phối hoạt động

của công ty, nhƣng cũng có trƣờng hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng

cung cấp sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng là một trong những nhân tố

quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán. Do vậy, công ty

chứng khoán cần phải xây dựng chính sách khách hàng toàn diện, vừa giữ vững nền

tảng khách hàng truyền thống, vừa khai thác đƣợc khách hàng tiềm năng. Đối với

mỗi một đối tƣợng khách hàng, công ty cần có chính sách cụ thể để đáp ứng một

cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để khai thác tối đa tiềm năng của thị trƣờng.

Sự cạnh tranh giữa các công ty cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động

kinh doanh của công ty chứng khoán. Để có đƣợc các lợi thế trong cạnh tranh về giá

cả chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cung cấp... đòi hỏi công ty chứng khoán phải quan

tâm đầu cho việc nghiên cứu thị trƣờng, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ của nhân

viên nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ cũ, phát triển các dịch vụ

mới… Nhờ đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và lợi nhuận của công

ty.

Trong cơ chế thị trƣờng, các công ty nói chung đƣợc quyền chủ động trong

kinh doanh. Tuy nhiên, sự hoạt động của công ty chứng khoán luôn phải chịu sự

kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, nhƣ Uỷ ban chứng khoán Nhà

nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra… các cơ quan này

cũng chi phối mạnh mẽ đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty chứng

khoán. Tuy nhiên trong cơ chế thị trƣờng, sự quản lý Nhà nƣớc đối với công ty

chứng khoán chỉ mang tính chất định hƣớng và tác động gián tiếp theo nguyên tắc:

Nhà nƣớc điều chỉnh thị trƣờng, thị trƣờng điều chỉnh công ty. Các công ty đƣợc tự

chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm đối với kết quả

kinh doanh của mình.

4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

4.2.1. Tiềm lực tài chính

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh

đều phải đi mua hoặc phải đầu tƣ ứng trƣớc. Do vậy, để tiến hành hoạt động kinh

doanh công ty chứng khoán phải có vốn, vốn phải tích tụ và đạt đƣợc quy mô nhất

Page 33: Tailieu.vncty.com   5303 2025

23

định để thuê đƣợc đội ngũ nhân viên có chất lƣợng cao, để đầu tƣ máy móc, thiết bị

thông tin hiện đại, để thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhƣ khuyến mại, quảng cáo...

Do đó vốn là tiền đề để nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty chứng khoán.

Vốn của công ty chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, mà

loại tài sản này lại đƣợc quyết định bởi loại hình nghiệp vụ mà công ty thực hiên. Vì

vậy, đòi hỏi công ty chứng khoán phải có tiềm lực về tài chính. Tiềm lực tài chính

của công ty không chỉ là số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử

dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty để phục vụ cho chiến lƣợc phát

triển của công ty. Tiềm lực tài chính đủ mạnh cho phép công ty mở rộng quy mô

hoạt động, đa dạng hoá hoạt động, tối thiểu hoá chi phí để tối đa hoá lợi nhuận và

giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của công ty.

4.2.2. Uy tín hoạt động

Uy tín hoạt động của một công ty chứng khoán trên thị trƣờng đƣợc thể hiện ở

sự ổn định khách hàng, ở sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ các hoạt

động.

Uy tín hoạt động là sự đánh giá của khách hàng về sản phầm, dịch vụ của công

ty, nhƣng nó lại đƣợc hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong công ty

nhƣ: năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, kinh nghiệm hoạt động, khả năng tài

chính, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên

trong công ty... Uy tín của một công ty chứng khoán là một tài sản vô hình mang lại

lợi thế hoạt động kinh doanh cho công ty chứng khoán. Cùng một sản phẩm dịch vụ

trên thị trƣờng, công ty chứng khoán nào có uy tín hơn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng

hoạt động và phát triển dịch vụ, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng hơn công ty chứng

khoán khác.

4.2.3. Năng lực quản trị kinh doanh

Trong điều kiện ngày nay, dƣới sức ép và tác động từ nhiều phía của môi

trƣờng kinh doanh, những yêu cầu sản phẩm dịch vụ cung cấp ngày càng đòi hỏi

phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Đƣợc sự trợ giúp của tiến bộ kỹ

thuật công nghệ, khoa học về quản lý kinh doanh nói chung, quản trị công ty nói

riêng đã phát triển những bƣớc tiến nhảy vọt. Trong điều kiện đó, một công ty

Page 34: Tailieu.vncty.com   5303 2025

24

chứng khoán muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý kinh

doanh đủ mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực

trong quá trình kinh doanh. Chính vì lẽ đó, năng lực quản trị kinh doanh luôn đƣợc

coi nhƣ một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động của công ty

chứng khoán.

4.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực

Trong nền kinh tế tri thức, hàm lƣợng chất xám và tính sáng tạo trong sản

phẩm tạo nên giá trị khác biệt của sản phẩm, do đó nhân tố quyết định đến tăng giá

trị sản phẩm dịch vụ là yếu tố chất lƣợng nguồn nhân lực, bao gồm cả trình độ của

ban lãnh đạo công ty, đội ngũ nhân viên trong công ty và tinh thần, thái độ làm việc

của họ.

Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của

nhân tố con ngƣời.mTrong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng có tầm

quan trọng số một. Sản phẩm càng trìu tƣợng thì nhân tố con ngƣời càng quan

trọng. Những ngƣời quản lý hay nhân viên của công ty chứng khoán phải có đầy đủ

kiến thức và kinh nghiệm cũng nhƣ độ tín nhiệm.

Khả năng quản lý và điều hành của ban lãnh đạo công ty quyết định đến hiệu

quả sử dụng các nguồn lực của công ty, quyết định đến năng suất, chất lƣợng dịch

vụ, từ đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty. Trình độ quản lý giỏi của

doanh nhân đƣợc coi nhƣ một tài sản lớn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của

công ty.

Đội ngũ nhân viên của công ty có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra đƣợc sản

phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, hàm lƣợng chất xám cao, gia tăng lợi nhuận cho

công ty cũng nhƣ thu nhập cho nhân viên. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp

vụ và sự lành nghề của đội ngũ nhân viên trong công ty không chỉ có ý nghĩa quan

trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho thị trƣờng,

mà còn có thể làm giảm chi phí kinh doanh, giảm chi phí đào tạo, bồi dƣỡng từ đó

góp phần nâng cao thu nhập cho công ty.

Ngoài nhân tố chủ quan, khách quan nêu trên, thì hiệu quả hoạt động của công

ty chứng khoán còn phụ thuộc vào thu nhập của dân cƣ, tốc độ phát triển của các

Page 35: Tailieu.vncty.com   5303 2025

25

ngành cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế, nhận thức của công chúng về chứng khoán và

thị trƣờng chứng khoán. Sự nhận biết đầy đủ các ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực

của các nhân tố đó đƣợc coi nhƣ một điều kiện tiên quyết để tổ chức tốt và nâng cao

hiệu quả các hoạt động của công ty chứng khoán.

III. Vai trò của các công ty chứng khoán đối với thị trƣờng chứng khoán

1. Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết

vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trƣờng sơ

cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trƣờng thứ cấp.

Trên thị trƣờng sơ cấp, công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và

nhà đầu tƣ, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông

qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn

bằng cách phát hành chứng khoán, thƣờng họ không tự bán chứng khoán của mình

mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp tƣ vấn và giúp họ phát hành chứng khoán.

Đó là các tổ chức trung gian tài chính nhƣ ngân hàng, công ty chứng khoán…

Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và

bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát

hành chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả ngƣời đầu

tƣ và ngƣời phát hành. Với nghiệp vụ này, công ty chứng khoán thực hiện vai trò

làm cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Trên thị trƣờng thứ cấp, công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tƣ,

là trung gian chuyển các khoản đầu tƣ thành tiền và ngƣợc lại. Trong môi trƣờng

đầu tƣ ổn định, các nhà đầu tƣ luôn chuộng những chứng khoán có tính thanh khoản

cao, vì họ luôn có nhu cầu chuyển đổi số vốn tạm thời nhàn rỗi thành các khoản đầu

tƣ và ngƣợc lại. Công ty chứng khoán với nghiệp vụ môi giới, tƣ vấn đầu tƣ đảm

nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tƣ giảm thiều thiệt hại về giá

trị khoản đầu tƣ của mình.

2. Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường

Từ sau cuộc khủng hoảng của thị trƣờng chứng khoán thế giới ngày

28/10/1929, chính phủ các nƣớc đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động

Page 36: Tailieu.vncty.com   5303 2025

26

của thị trƣờng chứng khoán, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa Nhà nƣớc với

các thành viên tham gia Sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cơn

khủng hoảng giá chứng khoán có thể xảy ra trên thị trƣờng, vì nếu thị trƣờng chứng

khoán bị khủng hoảng thì không những nền kinh tế bị ảnh hƣởng mà ngay cả quyền

lợi nhà đầu tƣ, hoạt động của các công ty chứng khoán ãung bị ảnh hƣởng.

Theo quy định của các nƣớc, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh

phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi

giá giảm và bán chứng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao nhằm góp phần điều tiết

và bình ổn giá trên thị trƣờng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chƣa có quy định này.

Dĩ nhiên, sự can thiệp của các công ty chứng khoán chỉ có hạn, phụ thuộc vào

nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán. Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩa nhất

định, có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Với vai trò này, các

công ty chứng khoán góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của thị

trƣờng chứng khoán.

3. Vai trò cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán

Công ty chứng khoán với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các

dịch vụ cần thiết góp phần cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động ổn định. Với chức

năng thực hiện tƣ vấn đầu tƣ, các công ty chứng khoán đã góp phần giảm chi phí

giao dịch cho nhà đầu tƣ: thị trƣờng chứng khoán cũng tƣơng tự nhƣ tất cả các thị

trƣờng khác, để tiến hành giao dịch, ngƣời mua, ngƣời bán phải có cơ hội gặp nhau,

thẩm định chất lƣợng hàng hóa và thỏa thuận giá cả. Tuy nhiên, thị trƣờng chứng

khoán với những đặc trƣng riêng của nó nhƣ ngƣời mua ngƣời bán có thể ở rất xa

nhau, hàng hóa là vô hình, vì vậy để cung cầu gặp nhau, thẩm định chất lƣợng, xác

định giá cả thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho một giao dịch để

phục vụ cho việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin… Công ty chứng khoán với lợi

thế chuyên môn hóa, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò trung

gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tƣ giảm đƣợc chi phí trong từng giao

dịch.

Công ty chứng khoán còn cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tƣ:

thông qua Sở giao dịch và thị trƣờng giao dịch phi tập trung công ty chứng khoán

Page 37: Tailieu.vncty.com   5303 2025

27

cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhà đầu tƣ đánh giá đúng thực tế

và chính xác các khoản đầu tƣ của mình.

Trên thị trƣờng sơ cấp, khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng

khoán, các công ty chứng khoán thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông

qua việc xác định và tƣ vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý.

Trên thị trƣờng thứ cấp, tất cả các lệnh mua bán thông qua các công ty chứng

khoán đƣợc tập trung tại thị trƣờng giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán

đƣợc xác định theo quy luật cung cầu.

Ngoài ra, công ty chứng khoán còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ giao

dịch chứng khoán. Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, công ty chứng khoán giữ

vai trò quan trọng trong việc phát triển của thị trƣờng chứng khoán, là chất xúc tác,

không thể thiếu cho hoạt động của thị trƣờng chứng khoán.

Page 38: Tailieu.vncty.com   5303 2025

28

CHƢƠNG II.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG

TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

I. Sự ra đời và phát triển của các công ty chứng khoán Việt Nam

Số lƣợng các công ty chứng khoán tăng nhanh từ 55 công ty năm 2006 lên 78

công ty năm 2007 và 102 công ty năm 2008. Cho tới nay, con số các công ty chứng

khoán đang dừng lại ở con số 105. Số lƣợng tăng tuyệt đối các công ty chứng khoán

dƣờng nhƣ không có biến động giữa 2 năm 2006-2007 nhƣng xét trên bối cảnh thị

trƣờng thì đó là con số chƣa phù hợp. Năm 2007 thị trƣờng đón nhận những thành

công khi VNIndex tăng 26% so với 2006 vì thế số lƣợng công ty chứng khoán tăng

là điều bình thƣờng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Còn năm 2008, VNIndex

giảm 65% thì việc tăng lên về số lƣợng công ty chứng khoán chỉ làm tăng thêm áp

lực cho các công ty chứng khoán cũ và mới bởi miếng bánh bị san sẻ bởi 102 công

ty chứng khoán.

Biểu 2. Thị phần môi giới 2006-2007

Thị phần môi giới 2006 (55 công ty ) Thị phần môi giới 2007 (78 công ty)

Thị phần môi giới của các công ty chứng khoán cũng đã có sự thay đổi khi có

hàng loạt các công ty ra nhập ngành. Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng

Ngoại Thƣơng (VCBS) năm 2007 chỉ chiếm 13% so với 19% năm 2006, BVSC

chiếm 9% trong khi trƣớc đó 18%, SSI chiếm 9% 2007 so với 17% năm 2006.

Page 39: Tailieu.vncty.com   5303 2025

29

Biểu 3. Giá trị giao dịch trung bình một ngày trên 2 sàn

HOSE và HaSTC năm 2008

Biểu đồ trên cho thấy đỉnh cao của thị trƣờng, doanh số giao dịch một ngày là

là 80 triệu USD cho sàn HOSE và 40 triệu USD cho sàn HASTC, đến cuối năm

2008 giá trị giao dịch 2 sàn không quá 40 triệu USD/ 1 ngày, tháng 2 2009, giá trị

giao dịch 2 sàn trung bình dƣới 12 triệu USD / ngày, tổng phí giao dịch thu đƣợc

của toàn thị trƣờng là 600 triệu đồng chia cho 102 công ty chứng khoán.

Hàng loạt các công ty chứng khoán bị lỗ nặng trong năm 2008 do phải trích

lập dự phòng giảm giá nhiều (BVSC lỗ 400 tỷ/ 1100 tỷ vốn chủ sở hữu, KLS lỗ

350 tỷ/ 1100 tỷ vốn chủ sở hữu, HASECO lỗ 100 tỷ / 400 tỷ vốn chủ sở hữu).

Chính vì vậy trong năm 2008 nhiều công ty chứng khoán đã cắt giảm nhân sự,

thu hẹp quy mô để đối phó với tình trạng khó khăn. Bên cạnh đó làn sóng sát nhập

các công ty chứng khoán đã chính thức bắt đầu mở màn là công ty chứng khoán Âu

Lạc bán 49% cho Technology, Chứng khoán Việt Nam bán 49% cho RHB

(Malaysia), công ty chứng khoán Hƣớng Việt bán 49% cho Morgan Stanley....

Trƣớc tình hình này, để có thể tránh đƣợc tình trạng phá sản, nhiều công ty chứng

khoán sẽ phải tính đến phƣơng sát nhập với công ty chứng khoán khác mới mong

tồn tại qua đƣợc những khó khăn của thị trƣờng.

Page 40: Tailieu.vncty.com   5303 2025

30

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán

1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam giai

đoạn 2006-2009

1.1. Kết quả hoạt động môi giới

- Hoạt động môi giới khách hàng trong nước

Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán. Kể từ

quý IV năm 2006, thị trƣờng bùng nổ về số lƣợng các công ty niêm yết/đăng ký

giao dịch và số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia, giá trị giao dịch cổ phiếu hàng ngày đạt

bình quân 400 -500 tỷ đồng trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và 190 - 210

tỷ đồng trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội; quý I năm 2007, thị trƣờng

tăng với tốc độ rất mạnh có những ngày giá trị giao dịch cổ phiếu đạt tới 1.360 tỷ

đồng. Hoạt động môi giới đã lấy lại vai trò của mình và trở thành nguồn thu chính

của nhiều công ty chứng khoán.

Các công ty chiếm thị phần lớn và doanh thu môi giới cao là các công ty có

khả năng thu hút đƣợc đông đảo các nhà đầu tƣ, có chất lƣợng dịch vụ và công tác

chăm sóc khách hàng tốt. Các công ty chứng khoán chiếm thị phần hàng đầu về môi

giới là SSI, BVSC, ACBS, VCBS, công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ

và Phát triển Việt Nam (BSC), công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TSC).

Kể từ năm 2007 cùng với sự bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán là sự gia

tăng chóng mặt về số lƣợng công ty chứng khoán. Hệ quả tất yếu của điều này là

miếng bánh thị phần môi giới bị phân chia thành những phần nhỏ hơn. Hiện nay, thị

phần môi giới cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn tập trung tại một số công ty chứng

khoán hàng đầu nhƣ SSI, HSC, BVSC..., nhƣng đối với thị phần môi giới cho nhà

đầu tƣ trong nƣớc thì sự đổi ngôi diễn ra khá nhanh và rõ rệt. Những công ty chứng

khoán thuộc top đầu trong vài năm liền đã bị công ty chứng khoán trẻ hơn qua

mặt. Ví dụ nhƣ công ty chứng khoán SSI, năm 2008 công ty này đứng đầu trong tất

cả các mảng môi giới trong nƣớc và ngoài nƣớc, trừ trái phiếu. Sang năm 2009, vị

trí dẫn đầu mà SSI nắm giữ trong nhiều năm liền đã nhƣờng chỗ cho một công ty

chứng khoán trẻ – công ty chứng khoán Thăng Long (TSC). Đây cũng là năm đầu

tiên TSC vƣơn lên vị trí cao nhất, dù trƣớc đó công ty thƣờng xuyên có mặt trong

Page 41: Tailieu.vncty.com   5303 2025

31

top 10. Điều này thể hiện rõ trong bảng mô tả thị phần môi giới của các công ty

chứng khoán năm 2009 sau đây:

Bảng 1: Thị phần môi giới năm 2009 tại SGDCK TP. HCM 1

(Đơn vị tính: %)

STT Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Trái phiếu

Tên CTCK Thị phần Tên CTCK Thị phần

1 TSC 9.13 ABS 18.21

2 SSI 8.26 VCBS 17.38

3 SBS 7.77 HSC 11.31

4 HSC 5.63 SBS 10.7

5 ACBS 4.37 SSI 9.43

6 FPTS 3.84 OCS 8.75

7 KEVS 3.4 HBBS 7.72

8 BVSC 3.37 VIETINBANKSC 3.61

9 VCBS 2.9 FPTS 3.06

10 VIS 2.59 TSC 2.58

Các CTCK khác 48.74 Các CTCK khác 7.25

Tổng cộng 100 Tổng cộng 100

Điều tƣơng tự với công ty chứng khoán Sacombank (SBS). Năm 2008, SBS có

mặt trong topten, nhƣng chƣa gây nhiều ấn tƣợng. Bất ngờ năm 2009, một số tháng

SBS vƣơn lên dẫn đầu thị phần môi giới, có quý ở vị trí số 2 và cuối cùng kết thúc

năm ở vị trí số ba.

Xét về mức độ thăng tiến, bên cạnh các công ty gây ấn tƣợng mạnh nhƣ TSC

và SBS, nhiều sự tiến bộ còn đến từ HSC, công ty cổ phần chứng khoán FPT

(FPTS), công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) và công ty cổ

phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam VIS. Trong đó HSC thể hiện sự ổn định đáng

kể, FPTS và KEVS tỏ ra không hề thua kém trong cuộc cạnh tranh với nhiều công

1 Nguồn: Thị phần giá trị giao dịch môi giới năm 2009 của 10 CTCK hàng đầu tại SGDCK TP. Hồ Chí Minh

Page 42: Tailieu.vncty.com   5303 2025

32

ty chứng khoán có tên tuổi, thâm niên khác. VIS là một bất ngờ khi có mặt trong top

ten vào thời điểm cuối năm.

Ba công ty chứng khoán còn lại trong Top 10, nhiều hay ít đều có sự thoái lui

so với chính mình của một năm trƣớc đó. Con số thị phần của các công ty chứng

khoán phản ánh chiến lƣợc kinh doanh của công ty chứng khoán đó. Thực tế cho

thấy rằng các công ty chứng khoán đang làm ăn có hiệu quả chủ yếu phát triển theo

hai mô hình chiến lƣợc. Mô hình thứ nhất, các công ty chứng khoán phát triển theo

chiến lƣợc tăng trƣởng. Hƣớng chiến lƣợc này đƣợc nhiều công ty chứng khoán có

sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2009 áp dụng. Cùng với đó, hoạt động môi giới

đƣợc đẩy mạnh trên nguyên tắc đầu cơ cao bởi hoạt động tƣ vấn từ broker. Đòn bẩy

tài chính tập trung ở nhóm khách hàng VIP cũng đƣợc các công ty này triển khai

mạnh. Thứ hạng thị phần đƣợc cải thiện nhanh chóng theo tốc độ vòng quay của

tiền nhiều hơn là số tài khoản đƣợc mở.

Ở mô hình chiến lƣợc thứ hai, một số công ty chứng khoán phát triển theo

chiến lƣợc ổn định. Tức là theo hƣớng bền vững, chắc chắn và đồng bộ hơn, từ nhân

sự, công nghệ tới quản trị rủi ro. Một số công ty có định hƣớng sẽ xác lập vị thế ổn

định trong vài năm tới. Ở nhóm này, các công ty chứng khoán có sự tham khảo kỹ

những mô hình thành công và kinh nghiệm từ nƣớc ngoài.

Phần còn lại trong Top 10 là những công ty chứng khoán từng có tên tuổi, có

thâm niên hoạt động, nhƣng chiến lƣợc phát triển không rõ ràng, hoặc các công ty

chứng khoán đang trực thuộc pháp nhân khác, nên thiếu quyền tự quyết trong hoạt

động. Đây là những lý do chính của những sự thoái lui.

- Hoạt động môi giới khách hàng nước ngoài

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là một thị trƣờng chứng khoán mới đầy

tiềm năng, vì vậy là điểm hấp dẫn mới với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, họ thi nhau

rót vốn vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Theo thống kê của Sở GDCK TP Hồ

Chí Minh các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phần lớn là ngƣời Nhật, Việt Kiều, Hàn Quốc,

Đài Loan, Singapore và một số ít ngƣời Châu Âu, Bắc Mỹ…

Nếu nhƣ ở mảng môi giới cho khách hàng trong nƣớc, các công ty chứng

khoán đang phần nào lấn lƣớt các công ty chứng khoán gạo cội, thì ở mảng môi giới

Page 43: Tailieu.vncty.com   5303 2025

33

cho khách hàng nƣớc ngoài, các công ty chứng khoán hoạt động lâu năm vẫn hoàn

toàn chiếm ƣu thế. Tính đến cuối tháng 8 năm 2009, SSI vẫn dẫn đầu (28,5% thị

phần) . Đây cũng là công ty chứng khoán thu hút đƣợc số tài khoản của khối nhà

đầu tƣ nƣớc ngoài đông đảo nhất hiện nay, chiếm 25% toàn thị trƣờng.

Kế tiếp là HSC chiếm thị phần môi giới hơn 20%, với ƣu thế là công ty chứng

khoán thu hút đƣợc nhiều tổ chức nƣớc ngoài. Theo thống kê nhanh từ HSC, trong

tháng 9 năm 2009, công ty có thể vƣơn lên chiếm 33% thị phần môi giới cho khối

ngoại (con số cụ thể chƣa đƣợc công bố chính thức).

VCBS cũng là một công ty chứng khoán chiếm vị thế tốt trong mảng môi giới

khách hàng nƣớc ngoài. Khách hàng giao dịch trái phiếu tại VCBS bao gồm hầu hết

các định chế tài chính lớn của nƣớc ngoài nhƣ: DeutscheBank International Asia,

Deustche Bank, HSBC, BNP Paribas, CitiBank Hanoi, Standard Chartered Bank

Hanoi, ANZ. Các định chế trong nƣớc nhƣ Techcombank, VIBank, Vietcombank

cũng là khách hàng thƣờng xuyên giao dịch trái phiếu qua VCBS.

Hai vị trí kế tiếp lần lƣợt thuộc về hai công ty chứng khoán lâu năm, có mặt

trên thị trƣờng ngay từ ngày thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mới khai sinh: công

ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và công ty chứng khoán TNHH Ngân hàng Á

Châu (ACBS). Chỉ tính riêng 4 công ty chứng khoán lớn trên đã nắm 80% thị phần

môi giới cho khối nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong năm 2009.

Giải thích cho sự ổn định trong thị phần môi giới khối ngoại là do kể từ năm

2007 thị trƣờng phát triển mạnh, các thông tin về lợi nhuận của các quỹ đầu tƣ nƣớc

ngoài tại Việt Nam đƣợc loan tải. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhận thấy đƣợc nguồn

lợi nhuận khổng lồ từ thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, trên thực tế nhiều nhà đầu

tƣ cá nhân nƣớc ngoài đã có lãi 50%, thậm chí 100% nếu đầu tƣ từ giữa năm 2006

là lý do hấp dẫn những nhà đầu tƣ khác.

Số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến mở tài khoản tại Việt Nam tính tới

hết năm 2009 tăng lên gần gấp 15 lần so với năm 2006, tức là hơn 30.000 tài khoản

bao gồm cả cá nhân và tổ chức, trong đó SSI vẫn là công ty chứng khoán có số

lƣợng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến mở tài khoản nhiều nhất khoảng 3.000 tài khoản.

Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ dẫn đầu thuộc về SSI, ACBS, và

Page 44: Tailieu.vncty.com   5303 2025

34

BVSC. Trong khi đó, thị phần môi giới trái phiếu trong nhiều năm vẫn do VCBS

dẫn đầu. Nhờ có thị phần lớn trong môi giới trái phiếu nên doanh thu môi giới trái

phiếu của VCBS năm 2008 vẫn tăng mạnh, đạt 33 tỷ và tăng 55% so với năm 2007.

Tuy vậy, xét về tổng doanh thu chứng khoán của công ty này năm 2008, VCBS chỉ

đạt 86 tỷ, tức là giảm 27,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhìn vào bảng sau, ta có

thể nhận thấy rõ sự biến động trong doanh thu môi giới của một số công ty chứng

khoán tiêu biểu qua các năm 2006-2009.

Bảng 2: Doanh thu hoạt động môi giới của một số công ty chứng khoán

giai đoạn 2006-2009 2

(Đơn vị tính: đồng)

Năm

CTCK

2006 2007 2008 2009

VCBS 28.704.879.000.000 119.665.773.000 86.161.548.349 117.060.617.265

SSI 49.204.063.577.000 250.374.692.239 115.750.733.274 196.203.846.337

BVSC 34.809.106.112.000 149.680.621.001 58.280.465.694 38.659.714.235

HASECO 5.055.409.671.000 39.778.822.326 21.900.544.713 38.209.732.203

Qua thực trạng hoạt động môi giới có thể nhận thấy trên thị trƣờng, nghiệp vụ

môi giới là nghiệp vụ chủ đạo của hầu hết các công ty chứng khoán, ngoại trừ

những công ty mới đăng ký thành lập chƣa triển khai hoạt động. Doanh thu môi giới

cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu của các công ty chứng khoán. Tuy

nhiên, hoạt động môi giới còn có nhiều hạn chế: nghiệp vụ môi giới hiện nay các

công ty chứng khoán triển khai đơn thuần chỉ là nhận lệnh giao dịch của khách hàng

mà chƣa triển khai đƣợc các nghiệp vụ khác nhƣ tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, cung

cấp các thông tin, phân tích thị trƣờng phục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tƣ. . .

Nhìn chung hầu hết các công ty chứng khoán đều nỗ lực mở rộng mạng lƣới

chi nhánh, mở rộng trụ sở, cung cấp các cơ sở vật chất phục vụ khách hàng. Tuy

2 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2007, 2009 của các công ty VCBS, SSI, BVSC,

HASECO

Page 45: Tailieu.vncty.com   5303 2025

35

nhiên, tại các thời điểm thị trƣờng tăng trƣởng, số lƣợng khách hàng tăng mạnh thì

tại nhiều công ty chứng khoán địa điểm giao dịch quá tải. Các công ty chứng khoán

có thị phần cao nhƣ SSI và BVSC, ACBS có lƣợng khách hàng VIP và khách hàng

có tổ chức tƣơng đối lớn, các khách hàng này có giá trị giao dịch lớn tại ra doanh

thu phí môi giới lớn và đòi hỏi chất lƣợng dịch vụ cao. Một số công ty chứng khoán

đã cung cấp dịch vụ riêng cho khách hàng VIP nhƣ có số điện thoại riêng của

Broker để đặt lệnh, thiết lập các đƣờng truyền riêng để lệnh của các khách hàng

VIP, khách hàng có tổ chức có thể truyền thẳng vào sàn. Với các khách hàng nƣớc

ngoài, các công ty cũng đã đƣa ra các dịch vụ giá trị gia tăng nhƣ các báo cáo phân

tích ngành, công ty và thị trƣờng, các báo cáo cập nhật hàng ngày.

1.2. Kết quả hoạt động tự doanh

Bên cạnh hoạt động môi giới, các công ty chứng khoán trên thị trƣờng chứng

khoán Việt Nam hiện nay cũng rất chú trọng đến hoạt động tự doanh. Mảng hoạt

động này mang lại doanh thu khá cho các công ty chứng khoán trong thời gian qua.

Bảng 3: Doanh thu tự doanh của một số công ty chứng khoán

giai đoạn 2006-2009 3

(Đơn vị: đồng)

Năm

CTCK 2006 2007 2008 2009

VCBS 87.568.059.000 180.183.464.000 170.055.896.157 82.427.110.287

SSI 194.427.361.720 695.396.145.555 453.734.142.155 463.072.073.852

BVSC 18.745.026.767 143.457.018.763 31.993.568.742 28.659.476.321

HASECO 18.786.180.088 80.867.520.744 13.157.569.204 57.359.928.990

Nhận xét từ bảng trên cho thấy, năm 2007 doanh thu từ hoạt động tự doanh

chứng khoán của SSI đạt xấp xỉ 696 tỷ đồng, chiếm 54% tổng doanh thu của công

ty. Nhờ vào những cuộc đấu giá các công ty trong giai đoạn 2005-2006 với vốn đầu

tƣ ban đầu thấp và những công ty tiềm năng mà SSI tƣ vấn cổ phần hoá, tƣ vấn

3 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của các công ty VCBS, SSI, BVSC, HASECO

Page 46: Tailieu.vncty.com   5303 2025

36

niêm yết. Ngoài ra SSI thực hiện các hoạt động đầu tƣ và các công ty theo kiểu đối

tác chiến lƣợc nhƣ đầu tƣ vào Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai, đầu tƣ vào ngân hàng

PG Bank với giá thấp hơn 20.000 đồng/cp. Hoạt động đầu tƣ này của SSI đảm bảo

tỷ lệ lợi nhuận lớn, trong hoàn cảnh tình hình đấu giá ngày càng khó, và mặt bằng

đấu giá cao. Tuy nhiên, biến động lợi nhuận của SSI cũng tăng mạnh khi thị trƣờng

sụt giảm và nhất là đối với lợi nhuận từ hoạt động tự doanh. Điều này đƣợc chứng

minh bằng doanh thu tự doanh của công ty chứng khoán này trong năm 2008, doanh

thu tự doanh giảm gần 35% chỉ còn gần 454 tỷ đồng. Song so với tình hình khó

khăn chung của toàn thị trƣờng thì SSI vẫn là công ty chứng khoán hoạt động ổn

định và hiệu quả nhất trƣớc những bất ổn của thị trƣờng chứng khoán năm 2008.

Trong khi đó, hoạt động tự doanh chỉ chiếm tỷ trọng vừa phải trong cơ cấu lợi

nhuận của BVSC, năm 2006, lợi nhuận của hoạt động tự doanh chỉ chiếm 30% lợi

nhuận của công ty. Năm 2006 doanh thu từ hoạt động tự doanh của BVSC đạt xấp

xỉ 19 tỷ đồng chỉ chiếm 9% tổng doanh thu của công ty. Nhƣng trong năm 2007,

doanh thu từ mảng hoạt động này đem lại cho công ty chứng khoán này tới 60%

tổng doanh thu, ƣớc tính khoảng 143 tỷ đồng. Vƣợt qua giai đoạn khó khăn năm

2008, tới năm 2009 khi thị trƣờng chứng khoán đã dần dần phục hồi thì doanh thu

mảng tự doanh của công ty này dƣờng nhƣ lại khá kém hiệu quả so với các công ty

chứng khoán khác trên thị trƣờng, chỉ có gần 29 tỷ.

Công ty chứng khoán Hải Phòng (HASECO) có tỷ lệ doanh thu từ hoạt động

tự doanh chứng khoán rất cao, năm 2007 doanh thu này đạt 80,87 tỷ đồng chiếm,

64% tổng doanh thu của công ty. Trong bối cảnh thị trƣờng ảm đạm vào giai đoạn

cuối năm 2007, hoạt động tự doanh bị ảnh hƣởng khá mạnh nhƣng so vơi quy mô

toàn công ty thì bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán Hải Phòng đã hoạt động

khá hiệu quả, chủ yếu doanh thu từ trading cổ phiếu. Trong quý 4 năm 2008 hoạt

động tự doanh đã thu về 13 tỷ đồng, chiếm 41% doanh thu cả năm từ hoạt động

này. Nhờ những dấu hiệu tích cực từ thị trƣờng chứng khoán năm 2009, doanh thu

tự doanh của công ty chứng khoán Hải Phòng bắt đầu nhịp độ tăng trƣởng trở lại,

đạt mức trên 57 tỷ đồng.

Page 47: Tailieu.vncty.com   5303 2025

37

Năm 2007, tổng doanh thu từ hoạt động đầu tƣ và tự doanh của VCBS đạt

305,8 tỷ đồng trong đó doanh thu từ tự doanh là 180 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng

doanh thu của công ty. Năm 2008, mặc cho các công ty chứng khoán khác gặp

nhiều khó khăn do sự ảm đạm của thị trƣờng, công ty chứng khoán VCBS vẫn đạt

mức doanh thu tự doanh hết sức ấn tƣợng 170 tỷ đồng. Dƣờng nhƣ mảng tự doanh

của công ty chứng khoán này không bị ảnh hƣởng nhiều từ sự biến động của thị

trƣờng chứng khoán. Doanh thu này tăng mạnh nhờ và sự tăng trƣởng mạnh của thị

trƣờng, các cổ phiếu tự doanh đầu tƣ từ thời điểm bắt đầu IPO.

Nhìn chung, vào thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007, thị trƣờng bùng

nổ, với các công ty chứng khoán cũ đã có hoạt động tự doanh và thực hiện đầu tƣ

trong các năm trƣớc, thì thị trƣờng tăng trƣởng mạnh tạo cơ hội cho các công ty

hiện thực hoá lợi nhuận, và đạt đƣợc các mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên đến năm

2008, khi thị trƣờng suy giảm kéo dài, doanh thu từ hoạt động tự doanh của các

công ty giảm mạnh, một số công ty bắt đầu có dấu hiệu thua lỗ từ hoạt động đầu tƣ

tự doanh.

Biểu 4. Doanh thu hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán

giai đoạn 2004 - 2007

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy trong giai đoạn 2004-2007, SSI công ty chứng

khoán có doanh thu hoạt động tự doanh lớn nhất, vƣợt trội so với các công ty cùng

ngành. Điều này có đƣợc là do bên cạnh việc trading trên sàn, SSI là đơn vị dẫn đầu

trong hoạt động đầu tƣ với l07,5 tỷ đồng, mua bán doanh nghiệp, mua bán cổ phần

Page 48: Tailieu.vncty.com   5303 2025

38

theo dạng đối tác chiến lƣợc. Các hoạt động này đòi hỏi đội ngũ tƣ vấn cần phát

triển mạnh, có đƣợc mạng lƣới khách hàng là các doanh nghiệp lớn, có thể tiến

hành đàm phán và chủ động thực hiện các khoản đầu tƣ trực tiếp với các doanh

nghiệp. Hoạt động tƣ vấn tài chính, tƣ vấn bán đấu giá của công ty SSI và BVSC là

tiền đề để các công ty này thực hiện hoạt động đầu tƣ cổ phần, đăng ký mua của đối

tác chiến lƣợc.

Hoạt động đầu tƣ của VCBS cũng đạt đƣợc thành quả rất tốt với 87,6 tỷ đồng,

doanh thu này khá cao nhờ vào danh mục trái phiếu đƣợc duy trì từ năm 2006 với

thời gian đáo hạn bình quân thấp và lợi suất đầu tƣ (YTM) cao. Tuy nhiên, hoạt

động mua bán cổ phần theo dạng đối tác chiến lƣợc của VCBS chƣa mạnh.

Xét về cơ cấu danh mục đầu tƣ của các công ty chứng khoán, ta có thể nhận

biết đƣợc chiến lƣợc phát triển của từng công ty qua hai biểu dƣới đây:

Biểu 5. Cơ cấu danh mục đầu tư

2008 của BVSC

Biểu 6. Cơ cấu danh mục đầu tư

2008 của SSI

Biểu trên cho thấy nếu nhƣ BVSC chọn chiến lƣợc phát triển bền vững với

danh mục đầu tƣ chủ yếu là trái phiếu (69%) thì SSI lại chọn chiến lƣợc phát triển

nhanh đi kèm nhiều rủi ro hơn. Tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục của SSI lên đến 45%

toàn danh mục. Hơn nữa trong số trái phiếu mà SSI nắm giữ có đến 60% là trái

phiếu doanh nghiệp.

Page 49: Tailieu.vncty.com   5303 2025

39

Có thể thấy, tuy tốc độ tăng trƣởng doanh thu của hoạt động tự doanh của các

công ty chứng khoán Việt Nam khá cao trong 3 năm qua, hoạt động này của các

công ty chứng khoán còn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về thị trƣờng.

1.3. Kết quả hoạt động tư vấn

1.3.1. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Hoạt động này rất phát triển ở các thị trƣờng chứng khoán phát triển, tuy nhiên

ở Việt Nam hoạt động này mới bắt đầu đƣợc các công ty chứng khoán quan tâm.

Tuy nhiên, các công ty chứng khoán tại Việt Nam chƣa triển khai hoạt động này

một cách độc lập mà chỉ nhƣ một dịch vụ gia tăng cho hoạt động môi giới nhằm thu

hút khách hàng. Nhìn vào bảng sau, ta có thể thấy quy mô và hiệu quả mà hoạt động

tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán mang lại cho các công ty chứng khoán.

Bảng 4: Doanh thu hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

của một số công ty chứng khoán năm 2007-2009 4

(Đơn vị: đồng)

Tên CTCK 2007 2008 2009

VCBS 891.265.300 2.250.540.000 650.909.000

SSI 23.303.341.001 9.456.472.056 50.301.749.737

BVSC 7.234.457.698 15.545.298.147 13.487.126.984

HASECO 1.934.326.628 165.829.300 679.471.968

1.3.2. Hoạt động tư vấn bán đấu giá cổ phần

Năm 2007 có thể nói là năm của các đợt phát hành ra công chúng (IPO), hàng

loạt doanh nghiệp thực hiện bán đấu giá cổ phần với khối lƣợng lớn. Trong năm

2007 tổng số đợt phát hành qua hai trung tâm là 116 đợt, với tổng số lƣợng phát

hành 1à 864 triệu cổ phần, với số lƣợng cổ phần phát hành thành công là 797 triệu

cổ phần, tƣơng đƣơng 92% số lƣợng cổ phần chào bán. Tổng giá trị cổ phần phát

hành đƣợc là 49.632 tỷ đồng, đạt hơn 5% GDP.

4 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của các công ty VCBS, SSI, BVSC, HASECO

Page 50: Tailieu.vncty.com   5303 2025

40

Trong các đợt bán cổ phần, có những đợt chào bán với khối lƣợng lớn nhƣ

Đạm Phú Mỹ bán 128 triệu cổ phần, thu về 6.997 tỷ đồng, Phả lại bán 41.6 triệu cổ

phần thu về 2.904 tỷ đồng, Bảo Việt bán 59 triệu cổ phần thu đƣợc 4.393 tỷ đồng,

Vosco bán 50 triệu cổ phần thu đƣợc 1.031 tỷ đồng, công ty đầu tƣ và phát triển khu

công nghiệp Sông Đà bán 6 triệu cổ phần thu đƣợc l.413 tỷ đổng, Tổng công ty tài

chính Dầu khí bán 56,8 triệu cổ phần thu đƣợc 4.176 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại

thƣơng Việt Nam bán 97,5 triệu cổ phiếu thu đƣợc l0.516 tỷ đồng.

Xét về thị phần tƣ vấn bán đấu giá cổ phần, SSI, VCBS và BVSC là những

đơn vị dẫn đầu thị trƣờng. SSI chiếm 35% tổng giá trị bán đấu giá thành công,

VCBS chiếm 25%, BVSC chiếm 20% thị phần bán đấu giá thành công, nhƣ vậy

SSI, VCBS và BVSC đã chiếm đến 80% thị phần trong tổng giá trị bán đấu giá cổ

phần thành công.

1.3.3. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá, bảo lãnh phát hành cổ phiếu

Các hợp đồng tƣ vấn cổ phần hoá và bảo lãnh phát hành mất nhiều công sức,

có rủi ro phát hành và rủi ro uy tín của công ty chứng khoán nên cần chuẩn bị kỹ

lƣỡng, và yêu cầu đội ngũ cán bộ tƣ vấn phải có trình độ và đòi hỏi tiềm lực tài

chính của công ty chứng khoán. Hiện nay, trên thị trƣờng các công ty chứng khoán

nhƣ BVSC và SSI là các đơn vị hàng đầu trong các nghiệp vụ này.

Trong năm 2007, BVSC đã thực hiện tƣ vấn cố phần hoá và bán đấu giá cổ

phần cho một số doanh nghiệp lớn nhƣ: Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, công ty

XNK Lâm Thuỷ Sản Bến Tre, công ty cổ phần Vincom VIC, công ty Vận tải biển

Việt Nam, công ty nhựa Việt Nam. SSI đã thực hiện tƣ vấn bán đấu giá một số

doanh nghiệp nhƣ: công ty cổ phần Dây và Cáp điện Việt Nam, Nhiệt điện Bà Rịa,

Thuỷ điện Thác Mơ, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí…

Có thể nói SSI và BVSC hiện vẫn là hai đơn vị dẫn đầu trong việc thực hiên tƣ

vấn phát hành ra công chúng và bảo lãnh phát hành. Trong năm 2007, BVSC đã

thực hiện đợt bảo lãnh phát hành cho chứng chỉ quỹ VFI với giá 34.000/chứng chỉ

quỹ. Mặc dù sau đó giá chứng chỉ quỹ trên thị trƣờng giảm mạnh, nhƣng do đƣợc sự

hỗ trợ của các tổ chức tài chính lớn đăng ký mua chứng chỉ quỹ nói trên, nên giá trị

BVSC mua chứng chỉ quỹ cũng không lớn. Có thể thấy BVSC cũng đƣợc sự hỗ trợ

Page 51: Tailieu.vncty.com   5303 2025

41

liên minh lớn từ các tổ chức tài chính nhƣ Sacombank, DC, VFM. Đây cũng là

những cổ đông lớn của BVSC trong đợt phát hành tăng vốn cho đối tác chiến lƣợc

năm 2006.

1.3.4. Hoạt động tư vấn niêm yết

Là việc tƣ vấn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, lập hồ sơ xin cấp phép

niêm yết nộp Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc. Đây có thể là có một công đoạn tách

rời nhƣng cũng có thể là một phần trong hợp đồng dịch vụ trọn gói gồm có tƣ vấn

cổ phần hóa - bán đấu giá - niêm yết. Năm 2006, số lƣợng các công ty niêm yết tăng

mạnh trên cả hai sàn nên các công ty chứng khoán nhƣ BVSC, BSC, SSI, VCBS,

ACBS đều có đƣợc nhiều hợp đồng. Năm 2007, số lƣợng công ty niêm yết tăng

cũng rất mạnh 57 công ty, nhất là vào thời điểm cuối năm, các công ty có giá trị vốn

hoá lớn nhƣ DPM, HPG, VIC, TRC, VTO, PVT, DPR, HT1, ANV lên sàn HOSE ;

KBC, PVI, PVS, C92 lên sàn HASTC. Trong đó PVI, PVS, RCL, SCJ, VNE do

công ty chứng khoán Sài Gòn SSI tƣ vấn niêm yết; TNC, TRC, GTA do công ty

chứng khoán Thăng Long TSC tƣ vấn niêm yết; ACL, VIC, RIC do BVSC tƣ vấn

niêm yết.

1.3.5. Hoạt động tư vấn mua bán sáp nhập, mua bán cổ phiếu doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia, công ty tƣ vấn trên thế giới đánh giá rằng năm 2007 sẽ là

năm mở đầu cho sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh

nghiệp ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đến hết tháng

8/2007, trên cả nƣớc hiện có khoảng 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm

khoảng 96% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật

Doanh nghiệp. Nhƣ vậy, đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trên khắp cả

nƣớc đều có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này có điểm yếu là vốn nhỏ,

chƣa có tiếng tăm, không nắm đƣợc nhiều về các vấn đề pháp lý nhƣng nhu cầu

chuyển nhƣợng, mua bán doanh nghiệp hoặc tìm vốn đầu tƣ lại rất lớn.

Báo cáo của Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers tổng kết, Việt Nam có

32 vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2006 với tổng giá trị 245 triệu

USD, vƣợt xa năm 2005 là 18 vụ với 61 triệu USD. Thực tế cũng cho thấy, trong

Page 52: Tailieu.vncty.com   5303 2025

42

năm 2007, số vụ M&A gia tăng cả về số lƣợng cũng nhƣ quy mô. Năm 2007 đƣợc

coi là năm có những thƣơng vụ M&A lớn nhất Việt Nam từ trƣớc đến nay.

VinaLand, quỹ đầu tƣ bất động sản đã trả 16,5 trệu USD để sở hữu 52% khách sạn

Omni Sài Gòn. Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG.

Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng số vụ M&A là 57 vụ, trong đó các công

ty nƣớc ngoài mua chủ yếu đến từ Châu Á. Năm 2007, ngành Tài chính đứng đầu

với 20 vụ mua bán private equtiy. Lĩnh vực đứng thứ 2 trong việc mua bán private

equity là chế biến với 13 vụ, thứ ba là giao thông với 7 vụ. Nhƣ vậy ngành tài chính

là ngành có nhiều vụ mua bán sáp nhập nhất, là ngành có nhiều sự đầu tƣ, liên kết.

Biểu 7. Số vụ mua bán sáp nhập năm 2007 theo ngành

Không riêng gì các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nƣớc mà ngay cả các

doanh nghiệp nhỏ và vừa đều nhận định rằng khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu,

rộng vào nền kinh tế thế giới thì số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình

trạng phá sản, giải thể sẽ ngày càng tăng nếu các doanh nghiệp không nâng cao

năng lực cạnh tranh. Thế nhƣng, tình thế nguy nan này có thể đƣợc giải quyết bằng

biện pháp sáp nhập hoặc mua bán doanh nghiệp, tìm các nguồn vốn đầu tƣ từ bên

ngoài. Tuy nhiên, việc chuyển nhƣợng toàn bộ hoặc một phần các công ty, đặc biệt

phần vốn nƣớc ngoài trong các liên doanh, là một thị trƣờng hấp dẫn, nhƣng nó vẫn

chƣa trở thành trào lƣu bởi khung pháp lý chƣa rõ ràng. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

đang rất muốn mua lại những công ty bán lẻ để thâm nhập hệ thống phân phối và

Page 53: Tailieu.vncty.com   5303 2025

43

cung cấp nguyên liệu của Việt Nam. “Họ thƣờng bị vƣớng ở hai khía cạnh: quy

định luật pháp chƣa rõ và phía Việt Nam chỉ muốn bán một phần (nhằm tận dụng

công nghệ quản lý nƣớc ngoài), trong khi nƣớc ngoài muốn mua toàn bộ hoặc ít

nhất cũng trên 51% để nắm quyền điều hành.

Hoạt động tƣ vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp là một loại hình dịch vụ

mới đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Đây là một “mảnh đất màu mỡ”

đối với các công ty chứng khoán, phần lớn các công ty chứng khoán đang phát triển

hoạt động này nhƣng cũng gặp phải nhiều khó khăn do để tiến hành tốt dịch vụ này

đòi hỏi các công ty chứng khoán phải có tầm hoạt động, quy mô rộng lớn; phải có

tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ tƣ vấn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm trong lĩnh

vực M&A. Tính đến thời điểm hiện tại, chƣa ghi nhận đƣợc một trƣờng hợp cụ thể

nào các công ty chứng khoán thực hiện các hợp đồng tƣ vấn thâu tóm mua bán sáp

nhập. Các công ty chứng khoán hiện mới chỉ thực hiện góp vốn đầu tƣ với tƣ cách

cổ đống chiến lƣợc cho các công ty cổ phần tƣ nhân nhƣ Hoà Phát, Alpha Nam…

Công ty SSI hiện nay là đơn vị dẫn đầu trong việc tham gia góp vốn dƣới hình thức

đối tác chiến lƣợc với các công ty nhƣ Hoàng Anh Gia Lai, PG Bank,. . .

Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu chọn các công ty chuyên nghiệp trong

lĩnh vực M&A làm nhà tƣ vấn nhƣ IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, ICE, các

Công ty kiểm toán Ernst & Young, KMPG, PWC… Các công ty kiểm toán quốc tế

hàng đầu có những bộ phận chuyên về tƣ vấn thâu tóm sáp nhập, đã có nhiều kinh

nghiệm quốc tế là lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức có nhu cầu mua bán doanh

nghiệp thuê tƣ vấn. Điển hình nhƣ Emst & Young đang thực hiện hợp đồng sáp

nhập cho KDC, NKD và Kidos.

1.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành

Thị phần bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ của VCBS cao nhất trong

các công ty chứng khoán, năm 2007, VCBS đã bảo lãnh phát hành đƣợc hơn 8.849

tỷ đồng. Các công ty chứng khoán khác thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu

chính phủ rất ít, một số công ty chứng khoán nhƣ Agiseco, BSC, ACBS chủ yếu

bảo lãnh mua cho ngân hàng mẹ nhƣng hiện nay các ngân hàng mẹ cũng mua trái

phiếu chính phủ trực tiếp.

Page 54: Tailieu.vncty.com   5303 2025

44

Trƣớc năm 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ tập trung ở các tổ

chức tín dụng nhƣ ACB, VCB, STB… Số doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất ít

và đa số quy mô phát hành nhỏ. Trong số đó, có thể kể đến một số đợt phát hành

trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên nhƣ của REE năm 1996 thu về 5 triệu USD; EIS

năm 1998 với 10 tỷ đổng; tổng công ty Dầu khí phát hành 3.400 tỷ đồng năm 2003;

và sau đó là tổng công ty Xi măng với 200 tỷ đồng và tổng công ty Điện lực 300 tỷ

đồng. Năm 2006, Việt Nam chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị trƣờng trái

phiếu doanh nghiệp khi hàng loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô

lớn. Tổng giá trị phát hành năm 2006 lên đến 7.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng EVN

phát hành 5.000 tỷ đồng; Vinashin 800 tỷ đồng và TCT Sông Đà 300 tỷ đồng.

Năm 2007, xu hƣớng phát hành tại phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng, tổng

giá trị phát hành đã lên đến 12.350 tỷ đồng. Trong đó, Vinashin là nhà phát hành

lớn nhất thị trƣờng 3.500 tỷ đồng, Lilama 2.000 tỷ, Vinaconex l.000 tỷ đồng,

SATRA 1.000 tỷ đồng, Vincom 1.000 tỷ đồng, Tổng công ty thép 400 tỷ đồng,

EVN 900 tỷ đồng… Công ty chứng khoán HBBS cùng với Deutche Bank đã tƣ vấn

và bảo lãnh phát hành 5.000 tỷ đồng cho Vinashin và LILAMA.

Biểu 8. Giá trị bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán năm 2007

Page 55: Tailieu.vncty.com   5303 2025

45

Năm 2007, HBBS nổi lên trở thành đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh

nghiệp lớn nhất thị trƣờng, với tổng giá trị bảo lãnh phát hành đạt 5.400 tỷ đồng,

chiếm 47% thị phần bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đứng thứ 2 là SSI

bảo lãnh 2.050 chiếm 18% thị phần.

Tuy phát triển nhanh nhƣng đến nay quy mô của thị trƣờng trái phiếu doanh

nghiệp Việt Nam vẫn còn khá nhỏ với tổng giá trị khoảng 18 ngàn tỷ đồng, tƣơng

đƣơng với l,6% GDP, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển của doanh

nghiệp. Hiện nay, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp

trên thị trƣờng chứng khoán; hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào cấp vốn qua kênh

tín dụng và phát hành trái phiếu là một hình thức nhiều tiềm năng. Đây cũng là khó

khăn ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh phát hành cũng nhƣ các hoạt động đầu tƣ

của công ty.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam qua hệ

thống các chỉ tiêu

2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung

2.1.1. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu

Đứng đầu các công ty chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán về quy mô

nguồn vốn chủ sở hữu năm 2009 là SSI với 4.849 tỷ vốn chủ sở hữu, tiếp đó là HSC

với 1.548 tỷ và BVSC với 1.241 tỷ. Đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định mức độ

cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty chứng khoán trong năm.

Khi thị trƣờng suy giảm thì những công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn có

khả năng đứng vững cao hơn. Trong năm 2008 các công ty chứng khoán nhƣ SSI,

ACBS, VCBS, HSC đã có một khoản thu lời lớn từ đầu tƣ trái phiếu và tiền gửi

ngân hàng. Bƣớc sang năm 2009 khi thị trƣờng có dấu hiệu hồi phục thì các công ty

chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn đã có cơ hội lớn vƣợt lên chiếm lĩnh thị phần,

điển hình nhƣ SSI hay HSC… Sự thay đổi về nguồn vồn chủ sở hữu của một số

công ty chứng khoán đƣợc thể hiện qua bảng sau đây:

Page 56: Tailieu.vncty.com   5303 2025

46

Bảng 5: Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu một số công ty chứng khoán

năm 2008-2009 5

( Đơn vị: tỷ đồng)

Tên CTCK 2008 2009 Chênh lệch

Tỷ lệ

(%)

SSI 3.897 4.849 952 24,43

BVSC 1.068 1.241 173 16,19

HASECO 385 396 11 2,86

KLS 685 1.508 823 120,15

HSC 1.323 1.548 225 17

Tuy nhiên việc sử dụng vốn chủ sở hữu nhƣ thế nào cho hiệu quả thì chúng ta

còn cần phải xem xét thêm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu - ROE.

2.1.2. Chỉ tiêu về số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán

Do ảnh hƣởng cơ cấu doanh thu có tỷ trọng tự doanh quá cao trong giai đoạn

2005-2008 nên trong năm 2007 và 2008 các công ty chứng khoán đã phải trả giá

bằng việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Cá biệt có công ty chứng

khoán khoản trích lập dự phòng 2008 lớn hơn cả doanh thu của tất cả các hoạt động

kinh doanh nhƣ BVSC (dự phòng 300 tỷ trong khi doanh thu các hoạt động 214 tỷ).

Việc trích lập dự phòng quá lớn trong năm 2008 khiến tổng chi phí kinh doanh của

công ty chứng khoán đội lên rất cao làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Bảng 6: Trích lập dự phòng một số công ty chứng khoán năm 2008- 2009 6

(Đơn vị : tỷ đồng)

Tên

CTCK

2008 2009

Dự phòng

Nguồn vốn

Tỷ lệ

(%)

Dự phòng

Nguồn vốn

Tỷ lệ

(%)

SSI 291 5.621 6,96 35 7.077 0,49

BVSC 300 1.439 20,85 120 1.776 6,76

KLS 58 917 6,32 3 2.342 0,13

HSC 189 2.090 9,04 81 2.175 3,72

HASECO 88 447 19,69 40 465 8,6

5 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2007- 2008, đơn vị tỷ đồng 6 Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009, đơn vị tỷ đồng

Page 57: Tailieu.vncty.com   5303 2025

47

Với nguồn vốn chủ sở hữu của BVSC là 1.439 tỷ, KLS là 917 tỷ, HASECO là

447 tỷ thì khoản lỗ của các công ty này trong năm 2008 chiếm khoảng 30% -50%

vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản lỗ này đều do việc trích lập dự phòng giảm giá

đầu tƣ tài chính gây nên và hoàn toàn có thể thay đổi nếu các công ty hiện thực hóa

lợi nhuận của một số khoản đầu tƣ sinh lời hoặc khi VnIndex tăng điểm. Đây cũng

là tình trạng hoạt động chung của các công ty chứng khoán trong năm 2008.

Năm 2009, rút kinh nghiệm từ những khó khăn và sai lầm trong cơ cấu quá

nghiêng về tự doanh đã giúp các công ty chứng khoán tránh đƣợc hậu quả phải trích

lập dự phòng quá nhiều nhƣ năm 2008. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng nguồn

vốn của BVSC đã giảm đáng kể từ 20,85% xuống còn 6,76%, SSI cũng là một công

ty phải trích lập dự phòng lớn trong năm 2008 là 291 tỷ đồng thì sang năm 2009

công ty chứng khoán này chỉ phải trích lập dự phòng 35 tỷ đồng. Hai công ty chứng

khoán là KLS và SSI có tỷ lệ trích lập dự phòng trên tỏng nguồn vồn nhỏ nhất lần

lƣợt là 0,13% và 0,49%. Điều này chứng tỏ các công ty chứng khoán đã có sự điều

chỉnh phù hợp đối với mảng tự doanh trong cơ cấu hoạt động kinh doanh. Chính

điều này đã tăng khả năng đề kháng cũng nhƣ phòng ngừa rủi ro của các công ty

chứng khoán này.

2.1.3. Chỉ tiêu về thay đổi doanh thu

Năm 2008 là một năm đầy biến động đối với các công ty chứng khoán. Sự

mất lòng tin của công chúng đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán, sự bất ổn về thị

trƣờng, các khó khăn về tài chính đã dẫn đến tình cảnh thua lỗ của hầu hết các công

ty chứng khoán trong năm 2008. So sánh sự biến động trong chỉ tiêu doanh thu của

một số công ty chứng khoán tiêu biểu, bảng sau cho thấy sự phục hồi tƣơng đối rõ

rệt của các công ty chứng khoán khi vƣợt qua khỏi năm khủng hoảng tài chính toàn

cầu 2008:

Page 58: Tailieu.vncty.com   5303 2025

48

Bảng 7: Doanh thu các công ty chứng khoán năm 2008-2009 7

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên

CTCK 2008 2009

Chên

h lệch

Tỷ lệ

(%)

SSI 1.055 1.122 67 6,35

BVSC 214 292 78 36,45

KLS 263 435 172 65,40

HASEC

O 68 110 42 61,76

HSC 364 491 127 34,89

Qua bảng trên ta có thể thấy doanh thu các công ty chứng khoán thuộc top 5

có tăng nhƣng vẫn không bù đắp đƣợc chi phí. Nếu tính đầy đủ các khoản trích lập

dự phòng thì duy nhất chỉ có SSI là làm ăn có lãi. Còn các công ty chứng khoán

khác kết quả hoạt động kinh doanh có đƣợc trong năm 2008 chắc chắn khó có thể

có đƣợc kết quả làm hài lòng các cổ đông.

Bƣớc sang năm 2009, cùng với sự tăng điểm trở lại của VNIndex, các công ty

chứng khoán bắt đầu lấy lại đƣợc hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Bằng chứng

là sự tăng trƣởng đáng kể trong tổng doanh thu có thể thấy rõ trong bảng trên. Hai

công ty chứng khoán là KLS và HASECO đã có tốc độ tăng trƣởng doanh thu khá

ấn tƣợng, trên 50% lần lƣợt là 65,4% và 61,76%.

Cũng do cơ cấu doanh thu quá thiên lệch về tự doanh nên các mảng kinh

doanh khác cũng không đƣợc chú trọng phát triển đồng đều. Vì thế khi tự doanh

phải trích lập dự phòng và không thể đem lại kết quả cao thì tổng doanh thu cũng bị

ảnh hƣởng về số tuyệt đối. Bảng dƣới đây thể hiện doanh thu từng hoạt động của

các công ty chứng khoán:

7 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009.

Page 59: Tailieu.vncty.com   5303 2025

49

Bảng 8: Doanh thu từ các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán năm 2009

(Đơn vị : triệu đồng)

DT các hoạt động SSI BVSC HASECO HSC KLS

DT HĐ Môi giới 196.204 91.807 38.209 121.234 30.425

DT HĐ Tự doanh 603.680 160.426 69.032 267.813 337.202

DT HĐ Tƣ vấn 50.302 6.677 379 2.575 1.329

DT HĐ Lƣu ký chứng khoán 1.757 3.357 23 _ _

DT HĐ Uỷ thác đấu giá _ 532 3,7 258,8 35,8

DT HĐ Bảo lãnh phát hành

CK

_ 1.950 _ 150 _

Các mảng doanh thu hầu hết đều bị ảnh hƣởng do sự suy giảm của chỉ số

VNIndex từ 1.100 điểm tháng 12/2007 xuống 300 điểm tháng 12/2008. Cụ thể,

mảng môi giới năm bị ảnh hƣởng mạnh do giá trị cổ phiếu sụt giảm 70%-80%

khiến giá trị giao dịch trên hai sàn HaSTC và Hose cũng bị giảm theo. Cổ phiếu SSI

giá 280.000 /cổ phiếu tháng 12 năm 2007 trong quý III năm 2008, giao dịch ở giá

30.000, ACB đang từ 110.000 tháng 12 năm 2007 giảm xuống 30.000đ, tƣơng tự,

FPT đỉnh điểm giao dịch ở mức 500.000 đ/cổ phiếu cuối năm 2008, chỉ giao dịch ở

giá 50.000 đ.

Mảng tƣ vấn và mua bán sát nhập cũng không khả quan do thị trƣờng không

thanh khoản và các nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức đều muốn rút ra khỏi thị trƣờng

và không hào hứng với việc tăng vốn, phát hành, hay đấu giá IPO.

2.1.4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trong hoạt động kinh doanh

Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trong đó có thể nói chi phí là yếu tố sống còn với các công ty đặc biệt là trong giai

đoạn khó khăn về tài chính nhƣ năm 2007- 2008 vừa qua. Việc quản lý không tốt

chi phí có thể làm đình trệ hoạt động kinh doanh của các công ty, đồng thời làm

giảm khả năng cạnh tranh của các công ty chứng khoán trên thị trƣờng. Biểu sau thể

hiện sự thay đổi trong chi phí hoạt động của một số công ty chứng khoán tiêu biểu

Page 60: Tailieu.vncty.com   5303 2025

50

trong giai đoạn 2007-2008:

Biểu 9. Chi phí hoạt động các công ty chứng khoán năm 2007-2008 8

Qua biểu trên, ta có thể thấy trong hai năm 2007-2008, chi phí hoạt động của

các công ty chứng khoán SSI, BVSC, HASECO, HSC, KLS đều tăng mạnh. Các

công ty chứng khoán BVSC, HSC, HASECO và KLS năm 2008 chi phí đều tăng từ

200%- 350%. Riêng công ty SSI có mức tăng chi phí thấp nhất trong năm công ty

chứng khoán, cũng tăng hơn 174% so với năm 2007. Chi phí hoạt động của các

công ty chứng khoán tăng đột biến trong năm 2008 do ba nguyên nhân:

Thứ nhất, các khoản chi phí dự phòng tăng lên đã đội chi phí kinh doanh lên

cao. Năm 2007, HSC dự phòng chiếm 85% chi phí hoạt động. 2008 dự phòng

chiếm 68% chi phí hoạt động. Công ty chứng khoán BVSC dự phòng chiếm 38%,

đến 2008 dự phòng chiếm 85% chi phí hoạt động. Cá biệt HASECO năm 2008 chƣa

trích lập dự phòng.

Thứ hai, các công ty đều theo đà kinh doanh năm 2007 mở rộng quy mô hoạt

động, mở thêm nhiều chi nhánh, tăng cƣờng đầu tƣ tài sản, trang bị phần mềm mới,

máy chủ, tài sản cố định, tuyển dụng nhân sự ồ ạt.

Thứ ba, nhiều công ty đã tiến hành vay ngắn hạn và dài hạn để đầu tƣ chứng

khoán đẩy chi phí lãi lên cao. Ba nguyên nhân trên dẫn đến chi phí hoạt động kinh

doanh của các công ty chứng khoán tăng tốc độ chóng mặt. (SSI tăng 174%, BVSC

8 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009, đơn vị tỷ đồng

Page 61: Tailieu.vncty.com   5303 2025

51

tăng 287%, KLS tăng 290 %, HSC tăng 339% , HASECO tăng 200 % ).

Doanh thu gần nhƣ không tăng do thị trƣờng bị tác động bởi nhiều yếu tố

khách quan nhƣ chính sách thắt chặt tiền tệ, bán cổ phiếu cầm cố, khủng hoảng kinh

tế toàn cầu khiến chỉ số VN Index đầu năm 2008 ở mốc 900 điểm, cuối năm rơi về

mốc 300 điểm.

Do vậy đƣơng nhiên tỷ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu của năm 2008

bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. SSI, HSC do doanh thu vẫn tăng về tuyệt đối nên tỷ

trọng chi phí trên doanh thu năm 2008 chiếm tỷ lệ thấp nhất 69%, 75% (năm 2007

tỷ trọng này là 27% và 18%). Một số công ty chi phí hoạt động xấp xỉ bằng doanh

thu điển hình nhƣ KLS. Cá biệt một số công ty chi phí cao hơn doanh thu nhƣ

BVSC và HASECO năm 2008 tỷ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu lần lƣợt là

211% và 253% ( năm 2007 tỷ trọng này là 28% và 30%). Điều này đƣợc nhận thấy

rõ qua bảng sau:

Bảng 9: Chi phí hoạt động các công ty chứng khoán năm 2008-2009 9

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên CTCK

2008 2009

Chi phí

Doanh

thu

Tỷ lệ

(%)

Chi phí

Doanh

thu

Tỷ lệ

(%)

SSI 740 1.055 70,14 233 1.122 20,77

BVSC 589 214 275,23 53 292 18,15

KLS 611 263 232,32 82 435 18,85

HSC 232 364 63,74 131 491 26,68

HASECO 176 68 258,82 82 110 74,55

Đối với một công ty chứng khoán ngoài việc trích lập dự phòng là biến đổi

theo tình hình thị trƣờng, các chi phí khác hầu nhƣ không thay đổi hoặc thay đổi

không nhiều. Nói chung, cơ cấu chi phí cho hoạt động kinh doanh đƣợc đa số các

công ty chứng khoán phân bổ nhƣ sau: chi phí về lƣơng và bảo hiểm, đào tạo chiếm

9 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009, đơn vị tỷ đồng

Page 62: Tailieu.vncty.com   5303 2025

52

khoảng 46%, chi phí văn phòng, thông tin chiếm khoảng 24% trong tổng chi phí

hoạt động, một số các chi phí khác chiếm 30%. Các công ty chứng khoán khác nhau

thì chỉ khác nhau về số tuyệt đối còn tỷ lệ không thay đổi nhiều.

2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính sinh lời

2.2.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu lợi nhuận trong doanh thu là một trong những thƣớc đo quan trọng để

đo lƣờng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Chỉ tiêu này thể

hiện chiến lƣợc kinh doanh hay các quyết định đầu tƣ quan trọng của công ty trên

thực tế có đem lại hiệu quả kinh tế hay không. Thời điểm cuối năm 2007 và năm

2008 là giai đoạn đầy thử thách với các công ty chứng khoán. Biểu sau thể hiện sự

so sánh chỉ tiêu này giữa một số công ty chứng khoán tiêu biểu:

Biểu 10. Lợi nhuận sau thuế các công ty chứng khoán năm 2007-2008 10

Các yếu tố chi phí, doanh thu không khả quan khiến cho lợi nhuận sau thuế bị

ảnh hƣởng, năm 2008 các con số tuyệt đối đều suy giảm so với 2007. Lợi nhuận sau

thuế của SSI đạt 26% so với 2007, KLS 2.8%, HSC 5.5%. Cá biệt có BVSC và

HASECO tăng trƣởng âm do phải trích dự phòng quá nhiều, vƣợt cả doanh thu nên

bị lỗ trong 2008. Sự biến động trong chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của

các công ty chứng khoán trong giai đoạn 2008-2009 đƣợc thể hiện trong bảng sau

đây:

10 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009, đơn vị tỷ đồng

Page 63: Tailieu.vncty.com   5303 2025

53

Bảng 10: Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu các công ty chứng khoán

năm 2008- 200911

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên CTCK

2008 2009

LNST Doanh thu Tỷ lệ

(%) LNST Doanh thu

Tỷ lệ

(%)

SSI 251 1.055 23,79 804 1.122 71,66

BVSC (452) 163 (277,3) 174 292 59,59

KLS (348) 263 (552,38) 353 435 81,15

HSC 24 364 6,59 278 491 56,62

HASECO (120) 68 (176,47) 13 110 11,82

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của năm 2007 khoảng 52-67%

tƣơng đối đều giữa các công ty, hầu nhƣ không có sự khác biệt. Nhƣng nếu nhìn

vào tỷ lệ này của năm 2008 chúng ta mới thấy những rủi ro và hậu quả của việc dựa

quá nhiều vào tự doanh. Ngay cả những công ty có lãi nhƣ SSI, HSC thì doanh thu

đến đƣợc chủ yếu từ doanh thu về kinh doanh nguồn vốn và kinh doanh trái phiếu.

Hầu hết các công ty đều bị lỗ về kinh doanh cổ phiếu.

Ba công ty chứng khoán niêm yết là BVSC, HASECO, KLS đều có chung các

con số lợi nhuận âm (BVSC lợi nhuận là âm 452 tỷ đồng, KLS lợi nhuận là âm 348

tỷ đồng, cuối cùng là HASECO lợi nhuận là âm 120). Hoạt động kinh doanh hiệu

quả nhất trong năm 2008 trong số các công ty chứng khoán kể trên là SSI với lợi

nhuận ở mức rất cao so với tình hình thua lỗ chung của thị trƣờng với 251 tỷ đồng.

Tuy không lỗ nhƣng HSC cũng chỉ lãi 24 tỷ đồng trong năm 2008.

Bƣớc sang năm 2009, khi thị trƣờng chứng khoán đã bắt đầu có những dấu

hiệu phục hồi rõ rệt, hoạt động của các công ty chứng khoán bƣớc đầu lấy lại thăng

bằng và kinh doanh có lãi. Năm 2009 cũng là năm đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn

11 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009, đơn vị tỷ đồng

Page 64: Tailieu.vncty.com   5303 2025

54

mục của nhiều công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán đã vƣợt

qua đƣợc giai đoạn khủng hoảng vô cùng khó khăn trong năm 2008. Các công ty

chứng khoán hầu hết đều làm ăn có lãi. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các

công ty chứng khoán trong năm 2009 là hết sức khả quan.

2.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2007 lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu khá đều nhau (trên dƣới

30%) và khá tốt đều ở mức trên lãi suất ngân hàng 12% , do đó năm 2007 là năm

của cổ phiếu của công ty chứng khoán.

Bảng 11: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của một số công ty chứng khoán

năm 2008-2009 12

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên

CTCK

2008 2009

LNST Vốn

CSH Tỷ lệ (%) LNST

Vốn

CSH Tỷ lệ (%)

SSI 251 3.897 4,46 804 4.849 16,58

BVSC (452) 1.068 (42,32) 174 1.241 14,02

KLS (348) 685 (50,8) 353 1.508 23,41

HSC 24 1.323 1,81 278 1.548 17,96

HASECO (120) 385 (31,17) 13 396 3,28

Năm 2008, do những khó khăn chung của thị trƣờng, các công ty chứng khoán

hầu hết hoạt động cầm chừng, một số công ty còn làm ăn thua lỗ. Ổn định nhất

trong năm công ty nói trên là SSI. Năm 2008, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

của công ty này tuy chỉ đạt 4,46% nhƣng so với mức tỷ suất lợi nhuận âm của các

công ty chứng khoán khác thì SSI vẫn là công ty làm ăn hiệu quả và bình ổn nhất

trƣớc những khó khăn của thị trƣờng. Điều này có đƣợc là do trong năm 2008, SSI

không tăng vốn chủ sở hữu quá nhiều so với năm 2007 (năm 2007 vốn chủ sở hữu

của SSI là 3.837). Đứng thứ hai, là công ty chứng khoán HSC với tỷ suất lợi nhuận

trên vốn chủ sở hữu 1,81%. Các công ty chứng khoán còn lại đều có tỷ suất lời

12 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009

Page 65: Tailieu.vncty.com   5303 2025

55

nhuận âm do các công ty này đều không làm ăn có lãi trong năm 2008.

Sang năm 2009, tất cả các công ty đều làm ăn hiệu quả nâng tỷ suất sinh lời

của vốn chủ sở hữu lên mức từ 14% đến 24%. Chỉ có công ty chứng khoán Hải

Phòng có tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp nhất 3,28%. Song so với mức tỷ

suất sinh lời năm 2008 là âm 31,17% thì công ty này đã hoạt động tƣơng đối hiệu

quả.

2.2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ (EPS)

Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn

điều lệ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh

doanh theo quy mô nguồn vốn hoạt động của công ty. Biểu sau thể hiện sự so sánh

tƣơng quan chỉ tiêu này giữa một số công ty chứng khoán điển hình với nhau:

Biểu 11. EPS các công ty chứng khoán 2007-200813

Năm 2007 là năm mà các công ty chứng khoán trả cổ tức rất cao. Cao nhất là

BVSC có tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt 143% thấp nhất là KLS cũng đạt

40%. Nhƣng cuối năm 2008 hầu hết các công ty hoạt động không có lãi, hoặc

không có cổ tức trả cho cổ đông. BVSC và KLS lỗ nặng: tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn điều lệ lần lƣợt là -100,4% và – 69,05%.

13 Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009, đơn vị tỷ đồng

Page 66: Tailieu.vncty.com   5303 2025

56

Bảng 12 : Lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ các công ty chứng khoán

năm 2008- 2009 14

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên CTCK

2008 2009

LNST Vốn điều lệ Tỷ lệ

(%) LNST Vốn điều lệ

Tỷ lệ

(%)

SSI 256 1.367 18,73 763 1.533 49,77

BVSC (452) 450 (100,4) 174 452 38,5

KLS (348) 504 (69,05) 353 1.000 35,3

HSC 16 395 4,05 60 400 15

HASECO (120) 192 (62,5) 13 310 4,19

Nhƣ đã trình bày ở trên, xét về hiệu quả hoạt động và lợi nhuận thu lại trong

năm 2008, thì SSI và HSC là hai công ty có mức độ hoạt động ổn định nhất. Do lợi

nhuận sau thuế của hai công ty chứng khoán này trong năm 2008 đều dƣơng nên tỷ

suất lợi nhuận ròng trên số lƣợng cổ phiếu lƣu hành của hai công ty này vẫn đạt ở

mức ổn định. Đặc biệt là công ty SSI có tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn điều lệ là

gần 19% - một mức tỷ suất tƣơng đối cao tại thời điểm khó khăn cuối năm 2008. Tỷ

lệ này tăng lên trên 31% tính theo số tuyệt đối trong năm 2009. Các công ty chứng

khoán còn lại đều có mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ khả quan trong năm

2009.

2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản .

2.3.1. Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

Mặc dù cuối năm 2008, VN Index giảm điểm chạm đáy nhƣng hầu hết các

công ty chứng khoán trong bảng đều có chỉ tiêu nợ trên tài sản thanh khoản tốt và

hoàn toàn có khả năng trả nợ nhanh trong vòng 30 ngày.

Năm 2007 kinh doanh thuận lợi nên tổng nợ tăng lên, 2008 tổng nợ giảm

xuống cả về giá trị và tỷ lệ, do các công ty chứng khoán giảm hẳn các khoản vay

ngắn hạn và dài hạn. Tỷ lệ công nợ trên tài sản thanh khoản của các công ty chứng

14 Nguồn: báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009

Page 67: Tailieu.vncty.com   5303 2025

57

khoán năm 2008 nói chung đều tốt, phân bổ từ 30%-50%.

Bảng sau thể hiện chỉ tiêu nợ trên tổng tài sản của một số công ty chứng khoán

trong hai năm 2008-2009:

Bảng 13: Công nợ trên tài sản thanh khoản các công ty chứng khoán

năm 2008-2009 15

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên

CTCK

2008 2009

Công nợ

Tài sản

thanh khoản

Tỷ lệ

(%)

Công nợ

Tài sản

thanh khoản

Tỷ lệ

(%)

SSI 1.207 2.255 53,53 2.085 4.453 46,82

BVSC 371 1.089 34,07 545 1.268 42,98

KLS 232 584 39,73 833 2.029 41,05

HSC 541 2.024 26,73 646 1.919 33,66

HASECO 63 196 32,14 69 328 21,04

Năm 2009, do tài sản thanh khoản của các công ty chứng khoán hầu hết đƣợc

điều chỉnh tăng, cùng với sự thay đổi không đáng kể của công nợ, nên tỷ lệ công nợ

trên tài sản thanh khoản có sự điều chỉnh giảm song không rõ rệt.

2.3.2. Chỉ tiêu nợ trong giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn.

Để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một công ty, bên

cạnh việc ƣƣ tiên xem xét các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thì việc quản lý công

nợ của công ty đó cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Một công ty quản lý công

nợ tốt hứa hẹn sự hoạt động bền vững và dễ dàng theo đuổi các chiến lƣợc dài hạn

đã đặt ra. Do đó, chỉ tiêu khoản phải thu trên tổng nguồn vốn cũng là một thƣớc đo

quan trọng để đánh giá các công ty chứng khoán có hoạt động thực sự hiệu quả hay

không. Bảng sau thể hiện chỉ tiêu này của một số công ty chứng khoán:

15 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2008- 2009

Page 68: Tailieu.vncty.com   5303 2025

58

Bảng 14: Các khoản phải thu trên nguồn vốn các công ty chứng khoán

năm 2008-2009 16

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tên CTCK

2008 2009

Phải thu Nguồn

vốn Tỷ lệ (%) Phải thu

Nguồn

vốn Tỷ lệ (%)

SSI 196 5.621 3,49 710 7.077 10,03

KLS 129 917 14,07 378 2.342 16,14

HSC 99 1.479 6,69 672 2.090 32,15

HASECO 70 447 15,66 142 465 30,54

BVSC 102 1.439 7,09 57 1.776 3,21

Năm 2007, may mắn hầu hết các công ty chứng khoán đều huy động vốn

thành công, thu đƣợc một khoản thặng dƣ rất lớn, đồng thời giữ lại phần lớn lợi

nhuận, các công ty chứng khoán lớn đều có vốn chủ sở hữu trên 1000 tỷ, sang 2008

các công ty điều chỉnh giảm vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Do đó 2007 và 2008

không có thay đổi nhiều về tổng nguồn vốn.

Tuy nhiên các khoản phải thu tăng lên do các công ty HSC, KLS, HASECO

cung cấp tín dụng cho khách hàng thông qua các sản phẩm Repo, Margin, Đấu giá

ủy thác, hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu (chƣa nhận đƣợc trái phiếu). Riêng SSI

đã thu về phần lớn các khoản tín dụng đã giải ngân trong năm 2006 (đấu giá ủy thác

PPC, PVD, PVS, PVI). Năm 2009, hầu hết các công ty chứng khoán có sự điều

chỉnh mạnh về tổng nguồn vốn. SSI tăng 1.456 tỷ đồng, KLS tăng 1.425 tỷ, các

công ty còn lại có điều chỉnh tăng tổng nguồn vốn song không đáng kể. Các khoản

phải thu trong năm 2009 của các công ty chứng khoán cũng tăng khá về số tuyệt đối

nên tỷ lệ khoản phải thu trên tổng nguồn vốn tăng tù 10%- 20% so với năm 2008.

16 Nguồn báo cáo tài chính các công ty chứng khoán 2007- 2008

Page 69: Tailieu.vncty.com   5303 2025

59

III. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt

Nam giai đoạn 2006-2009

1. Kết quả đạt được

Năm 2009 là năm nền kinh tế nƣớc ta gặp nhiều khó khăn do tác động của

khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có

dấu hiệu hồi phục, tạo đà cho các bƣớc tăng trƣởng của những năm tiếp theo. Trong

năm 2009, hoạt động của các công ty chứng khoán đã có sự tăng nhanh về số lƣợng

cũng nhƣ quy mô hoạt động. Mạng lƣới, quy mô hoạt động của các công ty chứng

khoán đƣợc mở rộng đáng kể, với 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động

tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha

Trang, Cần Thơ, Hải Phòng. Cùng với sự phát triển mạng lƣới hoạt động, số lƣợng

tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán cũng tăng mạnh với tổng số tài

khoản trên 800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008. Cùng với sự gia tăng

khối lƣợng giao dịch, các công ty chứng khoán trong năm 2009 đã thực hiện trên

5.000 hợp đồng tƣ vấn và bảo lãnh phát hành. Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80

công ty chứng khoán hoạt động có lãi trong năm 2009. Quy mô vốn hoạt động của

các công ty chứng khoán ngày càng đƣợc nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng

số vốn điều lệ của các công ty là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008.

Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng các công ty chứng khoán trên

thị trƣờng là cải thiện đáng kể trong chất lƣợng hoạt động của công ty chứng khoán.

Tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam ngày

càng đƣợc cải thiện một cách rõ rệt. Có thể nhìn thấy điều này qua sự thành công

của các công ty chứng khoán trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 vừa

qua. Nhanh nhạy trƣớc sự chuyển động tích cực của thị trƣờng, trong năm 2009,

nhiều công ty chứng khoán đã cắt lỗ, phục hồi hoạt động một cách nhanh chóng.

Nhiều công ty chứng khoán trong năm 2009 đã vực dậy hoạt động kinh doanh

tƣởng đã đi vào bế tắc bằng cách đƣa kết quả kinh doanh từ con số âm lên tới các

con số lãi hàng trăm tỷ đồng nhƣ BVSC, HASECO, KLS. Đặc biệt là công ty chứng

khoán KLS trong năm 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty này là âm 348 tỷ,

nhƣng trong năm 2009, công ty chứng khoán này đã chứng tỏ khả năng phục hồi

Page 70: Tailieu.vncty.com   5303 2025

60

đáng kinh ngạc khi đẩy lợi nhuận sau thuế tăng lên hàng trăm tỷ đồng lên con số

353 tỷ đồng. Cùng với những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, sự nâng

cao về chất lƣợng của các công ty chứng khoán còn đƣợc thể hiện trong chất lƣợng

nguồn nhân lực mà các công ty chứng khoán đang sử dụng. Số lƣợng ngƣời hành

nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng, đặc biệt đội ngũ chuyên viên có

bằng cấp và chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu ngày càng tăng mạnh về số lƣợng.

Tính đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ ngƣời hành nghề chứng khoán cho 2.744

nhân viên. Bên cạnh đó, chất lƣợng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các công ty chứng

khoán đã đƣợc cải thiện đáng kể trong năm 2009. Nhiều công ty đã giải quyết đƣợc

việc tắc nghẽn trong quá trình truyền, khớp lệnh giao dịch cho khách hàng giảm

thiểu đƣợc tâm lý khó chịu và tránh tối đa việc gây phiền hà cho khách hàng nhƣ

trƣớc đây. Có đƣợc điều này là nhờ sự đầu tƣ đúng mức của các công ty chứng

khoán vào hệ thống công nghệ thông tin cũng nhƣ đội ngũ kĩ sƣ, nhân viên kỹ thuật

có trình độ cao. Nhiều công ty chứng khoán nhƣ công ty chứng khoán Ngân hàng

Ngoại thƣơng Việt Nam VCBS, công ty chứng khoán Kim Eng đã mạnh dạn đầu tƣ

các trang thiết bị, phần mềm chuyên dụng hiện đại giá trị hàng chục tỷ đồng để

phục vụ cho hoạt động đấu giá khớp lệnh trực tuyến cho khách hàng và đối tác.

2. Hạn chế

Sau gần 10 phát triển, các thành viên của thị trƣờng chứng khoán, mà ở đây là

các công ty chứng khoán đã bộc lộ nhiều yếu điểm . Đặc biệt, khi chỉ số VN Index

giảm sút mạnh do các yếu tố khách quan nhƣ khó khăn tài chính trong nƣớc và

khủng hoảng kinh tế thế giới thì các hạn chế này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn

đến hiệu quả kinh doanh thấp, khiến nhiều công ty chứng khoán lâm vào khó khăn,

phá sản. Dựa vào quá trình phân tích các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán

qua hệ thống nhóm chỉ tiêu tài chính nhƣ trên đã trình bày, có thể rút ra những hạn

chế và tồn tại mà các công ty chứng khoán Việt Nam đều vấp phải nhƣ sau:

2.1. Hạn chế về kinh nghiệm và kĩ năng quản trị

Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế trong nƣớc

nói riêng đã làm cho thị trƣờng chứng khoán những tháng đầu năm 2008 chao đảo.

Nhà đầu tƣ mất niềm tin vào thị trƣờng, các công ty chứng khoán chịu ảnh hƣởng

Page 71: Tailieu.vncty.com   5303 2025

61

nặng nề dẫn đến tình trạng phải sáp nhập hoặc phá sản. Đó là những biểu hiện rõ

ràng nhất của một thị trƣờng chứng khoán còn non yếu chƣa từng chứng kiến khủng

hoảng kinh tế trên diện rộng. Mới đi vào hoạt động gần 10 năm, thị trƣờng chứng

khoán Việt Nam bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, còn bộc lộ rất nhiều hạn

chế và yếu kém. So với các thị trƣờng chứng khoán lâu đời trên thị giới thì thị

trƣờng chứng khoán Việt Nam còn rất non yếu, chƣa từng va chạm với các giai

đoạn suy thoái hay khủng hoảng nhƣ năm 2008 vừa qua. Khi bản thân thị trƣờng

điều chỉnh hoạt động của các công ty chứng khoán còn khá mới và non yếu thì các

công ty chứng khoán là thành viên của thị trƣờng chƣa thể có sức chống đỡ tốt.

Cùng với đó là sự yếu kém trong công tác điều hành, quản trị đặc biệt trong những

lúc thị trƣờng suy giảm. Ngoài ra công tác dự báo còn bộc lộ nhiều hạn chế, đã trực

tiếp dẫn đến tình trạng mất cân đối doanh thu, hoạt động kinh doanh không ổn định

và phụ thuộc rất lớn vào thị trƣờng.

2.2. Hạn chế về năng lực tài chính

Ngoài một số công ty chứng khoán do các tập đoàn tài chính, các ngân hàng,

các tổng công ty thành lập, các công ty chứng khoán còn lại do tƣ nhân thành lập

năng lực tài chính rất hạn chế. Những công ty này quy mô vốn nhỏ, khả năng huy

động vốn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ

kinh doanh chứng khoán, đầu tƣ cơ sở vật chất, cũng nhƣ gặp khó khăn trong việc

nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp.

2.3. Hạn chế về cơ sở vật chất

Các công ty ra đời sớm và hoàn tất việc tăng vốn trong 2007 nhƣ SSI, Tân

Việt, KimEng, HSC, HASECO, KLS, ACBS, SCBS, ABBS đều đầu tƣ vào công

nghệ mới, mua của nƣớc ngoài nhƣ Freewill của Thái Lan, VIS của Reutter, MSI

của Hàn Quốc, ABCTrade của Maybank. Một số công ty ra đời sau, vốn nhỏ vẫn

đang lung túng trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp, họ vẫn đang sử dụng phần

mềm Bosc của FPT đã cũ, lỗi thời, rất hay mắc lỗi và không an toàn cho cả công ty

chứng khoán và khách hàng. Điều này làm tăng chi phí nhân sự , giảm tính cạnh

tranh cho hầu hết các công ty chứng khoán do công nghệ thủ công làm bằng tay dẫn

đến vi phạm quy trình, sai sót, lỗi gây thiệt hại vật chất, không đáp ứng đƣợc yêu

Page 72: Tailieu.vncty.com   5303 2025

62

cầu phát triển trong tƣơng lai. Nhƣ vậy có thể nói, hiện tại hạ tầng công nghệ thông

tin của đa số các ty chứng khoán là không đồng bộ, còn nhiều yếu kém. Hệ thống

front office và back office vẫn còn lẫn lộn không đƣợc phân chia rõ ràng. Bên cạnh

đó, do phần mềm hay gặp sai sót khi truyền lệnh, ghép lệnh…dẫn đến việc cung cấp

thông tin về tài khoản cho khách hàng có thể bị chậm trễ hoặc sai sót gây ảnh hƣởng

lớn đến uy tín và thiệt hại đến tài sản của các công ty chứng khoán.

Theo quy định của UBCK Nhà Nƣớc thì tháng 10/2008 là hạn cuối cùng để

các công ty chứng khoán kết nối tài khoản chứng khoán của nhà đầu tƣ với tài

khoản ngân hàng. Song cho tới cuối năm 2009, hiện tƣợng tắc nghẽn trong việc

truyền lệnh và kết nối tài khoản giữa công ty với khách hàng vẫn còn gây nhiều khó

khăn, đặc biệt là những công ty có số lƣợng khách hàng lớn nhƣ VCBS, SSI,

BSC…

3. Nguyên nhân gây ra hạn chế

3.1. Mất cân đối trong cơ cấu doanh thu

Hiện nay, doanh thu của các công ty chứng khoán tập trung chủ yếu ở hai

mảng lớn là môi giới và tự doanh chứng khoán. Hai hoạt động này chịu rất nhiều rủi

ro khi thị trƣờng biến động. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở những tháng đầu năm 2008

– khi thị trƣờng suy giảm kéo dài. Hệ quả của việc này là khối lƣợng giao dịch của

các nhà đầu tƣ giảm mạnh, doanh thu môi giới của các công ty đều sụt giảm đáng

kể. Đặc biệt khó khăn là những công ty chứng khoán mới đi vào hoạt động, do số

lƣợng các nhà đầu tƣ còn ít nên phí môi giới thu đƣợc là không đáng kể. Bên cạnh

đó, thị trƣờng suy giảm còn làm cho hoạt động tự doanh cũng gặp nhiều khó khăn.

Nghiệp vụ tự doanh chứng hoán là một nghiệp vụ mới và tƣơng đối phức tạp, những

sản phẩm dịch vụ của công ty chứng khoán cung cấp chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn

rất khó kiểm soát và có thể đe doạ lâu dài của công ty. Vì vậy, trong năm 2008 do

quá thiên về mảng hoạt động tự doanh mà nhiều công ty chứng khoán đã không thể

đứng vững trƣớc những bất ổn của thị trƣờng.

Sự mất cân đối trong cơ cấu doanh thu đã khiến các công ty chứng khoán quá

chú trọng vào hoạt động tự doanh đã phải chấp nhận thua lỗ quá lớn từ các rủi ro từ

thị trƣờng. Cụ thể là tỷ trọng tự doanh quá cao khiến các công ty chứng khoán phải

Page 73: Tailieu.vncty.com   5303 2025

63

trích lập dự phòng đầy đủ. Điều này đã trực tiếp đẩy chi phí kinh doanh tăng cao,

làm hầu hết các công ty chứng khoán rơi vào cảnh thua lỗ trong năm 2008. Khả

năng cạnh tranh thấp do chi phí tăng cao trong khi doanh thu không tăng đƣợc, dẫn

đến lợi nhuận sau thuế giảm, ROE giảm, tính cạnh tranh thấp. Ngoài ra, tỷ trọng tự

doanh cao còn là nguyên nhân làm khả năng trả nợ thấp: các công ty có vốn chủ sở

hữu thấp khó có thể trụ vững do thua lỗ mất vốn, ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh khác phát triển không đồng đều, mất cân đối,

tăng trƣởng không bền vững. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 15: Cơ cấu doanh thu một số công ty chứng khoán 2008-200917

Cơ cấu doanh thu SSI BVSC HSC

2008 2009 2008 2009 2008 2009

Môi giới 11% 17,47% 27,11% 31,44% 8,96% 24,64%

Tự doanh 65,97% 53,83% 38,79% 54,79% 63,05% 54,58%

Tƣ vấn 0,91% 4,54% 7,27% 2,28% 1,24% 0,52%

Quản lý danh mục

đầu tƣ

4,26% 7,84% - 0,67% - -

Bảo lãnh phát

hành

0,52% 0,81% - - - 0,03%

HĐ khác 17,34% 15,51% 26,83% 10,82% 26,75% 20,23%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm vẫn là hoạt động tự doanh. Công ty có

kết quả kinh doanh tuyệt đối cao nhất năm 2008 là SSI, doanh thu tự doanh của

công ty này chiếm 65,97% doanh thu toàn công ty và năm 2009 là công ty chứng

khoán BVSC doanh thu tự doanh chiếm 54,79 % tổng doanh thu. Điều này phản

ánh rõ rệt xu thế đi lên của thị trƣờng trong giai đoạn bùng nổ 2006-2007, ở thời

17 Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 -2009 trên website Hose, Hastc

Page 74: Tailieu.vncty.com   5303 2025

64

điểm đó các công ty ra đời sớm hầu hết danh mục cổ phiếu đều có giá mua rất thấp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trƣờng suy thoái nhƣ năm 2008 thì những công ty có

tỷ trọng tự doanh lớn sẽ gặp phải rủi ro giá đi xuống, phải trích lập dự phòng, bán

cắt lỗ.

Tỷ trọng các mảng dịch vụ chiếm không nhiều chỉ dƣới 10%, thể hiện sự

không đồng đều và mất cân bằng trong phát triển dài hạn. Trong khi đó, xét về bản

chất, công ty chứng khoán phải sống nhờ dịch vụ (môi giới, tƣ vấn tài chính, mua

bán sáp nhập) vì bản chất của công ty chứng khoán là ngƣời môi giới . Khác với các

công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tƣ họ sống nhờ đầu tƣ , lãi lỗ do kết quả đầu tƣ mang

lại.

3.2. Coi nhẹ quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Là một hoạt động đặc thù, bên cạnh tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát

nội bộ, kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán còn luôn gắn

liền với rủi ro. Chứng khoán là một lĩnh vực rủi ro rất cao, trong 2006-2008 thị

trƣờng phát triển quá nóng do đó công tác phòng ngừa rủi ro bị xem nhẹ, các công

ty chạy theo doanh thu, lợi nhuận, thƣơng vụ.

Bên cạnh việc coi nhẹ tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, còn phải kể

tới sự yếu kếm và sơ sài trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty chứng

khoán. Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực tài chính, song hầu hết các công ty chứng

khoán hiện nay vẫn chƣa thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm soát nội bộ.

Quan sát quy trình kiểm soát nội bộ của một số công ty chứng khoán, kể cả các

công ty chứng khoán vẫn chƣa tuân thủ các quy trình kiểm soát một cách chặt chẽ,

tuỳ tiện trong giải ngân tín dụng và kiểm soát bên trong doanh nghiệp. Rất ít công

ty có sự tách bạch hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, nhiều công ty không có

phòng tín dụng, thu hồi công nợ, pháp chế… Điều này dẫn đến thất thoát, không thu

hồi đƣợc nợ, tranh chấp kiện cáo kéo dài, tạo cơ hội để nhân viên lợi dụng trục lợi.

Hậu quả cuối cùng là sự mất cân đối trong phân bổ chi phí, từ đó làm giảm tốc độ

phát triển chung của công ty.

Page 75: Tailieu.vncty.com   5303 2025

65

3.3. Năng lực phân tích thị trường và dự báo kém

Các công ty chứng khoán chƣa chú trọng xây dựng đội ngũ phân tích xu thế

thị trƣờng, mới chỉ xây dựng đội ngũ phân tích theo các ngành, các công ty. Vì thế

việc yếu kém trong phân tích xu thế thị trƣờng dẫn đến đầu tƣ tài sản cố định tràn

lan, thuê văn phòng, tuyển dụng nhân sự ồ ạt trong năm 2006-2007, làm tăng chi

phí quản lý doanh nghiệp, hiệu quả chi phí sử dụng vốn thấp.

Mặt khác phân tích dự báo kém dẫn đến không kịp thời thu hồi, tất toán, thanh

lý các khoản nợ (Repo, Uỷ thác đấu giá, Margin). Nhiều công ty còn tiếp tục giải

ngân các khoản đầu tƣ mới làm tăng thêm thua lỗ và phải trích lập dự phòng.

Biểu 12. Cơ cấu phòng phân tích dự báo của công ty chứng khoán

3.4. Môi trường pháp lý cho sự phát triển của công ty chứng khoán chưa

hoàn thiện

Hoạt động của các công ty chứng khoán mang tính đặc thù so với các hoạt

động sản xuất kinh doanh thông thƣờng. Hoạt động của các công ty chứng khoán

nếu không đƣợc sự hƣớng dẫn và quy định chặt chẽ hệ thống pháp luật thì sẽ tạo

môi trƣờng tiêu cực không lành mạnh. Điều này có thể tạo khe hở cho những kẻ đầu

cơ trục lợi làm giàu bất chính cho bản thân, gây lũng đoạn thị trƣờng, tạo tâm lý

Page 76: Tailieu.vncty.com   5303 2025

66

hoang mang cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ gây mất an toàn cho hoạt động đầu tƣ và kinh

doanh chứng khoán. Trên thực tế, môi trƣờng hành lang pháp lý cho sự phát triển

của thị trƣờng chứng khoán còn chƣa hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Mặc dù

UBCK Nhà nƣớc, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện môi

trƣờng pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán, nhƣng đến

nay vẫn chƣa hoàn chỉnh, đồng bộ và còn nhiều yếu tố chồng chéo. Luật chứng

khoán ra đời vào năm 2007 nhƣng vẫn không thể theo kịp với sự phát triển của thị

trƣờng, việc phát hành chứng khoán ra nƣớc ngoài, niêm yết ở thị trƣờng chứng khoán

quốc tế, giao dịch trực tuyến, giao dịch từ xa, qua điện thoại hay máy fax không phải là

đối tƣợng điều chỉnh của luật này. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ đang đƣợc các công ty

chứng khoán phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại cung cấp cho khách hàng nhƣ

cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay bảo

chứng, dịch vụ repo vẫn chƣa có văn bản pháp lý hƣớng dẫn. Sự bất cập ở môi trƣờng

pháp lý đã ảnh hƣởng ít nhiều đến sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, đến hoạt

động của các công ty chứng khoán và đến cả nhà đầu tƣ.

3.5. Các nguyên nhân khác

3.5.1. Về bản thân thị trường chứng khoán

Quy mô thị trƣờng chứng khoán còn nhỏ bé và phát triển không ổn định. Quy

mô của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé so với tiềm năng và

các nƣớc trong khu vực. Hơn nữa, do thể chế thị trƣờng và cơ cấu các nhà đầu tƣ

tham gia thị trƣờng còn nhiều bất cập, phát triển không ổn định. Từ thời điểm thị

trƣờng chứng khoán ra đời đến nay đã có khá nhiều giai đoạn thị trƣờng biến động

một cách bất thƣờng, không theo quy luật, ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý và gây thiệt

hại đến tài sản của công chúng đầu tƣ.

3.5.2. Về các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Số lƣợng nhà đầu tƣ chuyên nghiệp trên thị trƣờng còn quá ít. Tham gia đầu tƣ

trên thị trƣờng bao gồm nhà đầu tƣ tổ chức là các ngân hàng, các quỹ đầu tƣ, các

công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán và các nhà đầu tƣ các nhân trong và

ngoài nƣớc. Hiện nay, trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tƣ cá

nhân trong nƣớc là chủ yếu. Nhóm nhà đầu tƣ này có đặc trƣng cơ bản là rất dễ bị

Page 77: Tailieu.vncty.com   5303 2025

67

ảnh hƣởng bởi tâm lý đám đông, kiến thức về chứng khoán và thị trƣờng chứng

khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung là hạn chế. Nên khi nhà đầu tƣ gặp thất

bại, họ sẽ rút khỏi thị trƣờng và sẽ gây ảnh hƣởng đến tâm lý chung của thị trƣờng.

Bên cạnh đó, vai trò của hiệp hội kinh doanh chứng khoán vẫn còn tƣơng đối

mờ nhạt. Có thể nói kể từ khi thành lập đến nay, hiệp hội kinh doanh chứng khoán

Việt Nam chƣa có nhiều đóng góp đáng kể đối với các thành viên tham gia thị

trƣờng, hiện vẫn chƣa ban hành đƣợc bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp để quy định

hành vi ứng xử của các cán bộ nhân viên hoạt động trong ngành, quan trọng hơn,

Hiệp hội chƣa có khả năng đề xuất những định hƣớng chiến lƣợc cho thị trƣờng hay

các chính sách thúc đẩy sự phát triển của các công ty trong ngành. Đơn cử, việc

phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, từ khi ra đời và đi vào hoạt động của thị

trƣờng Việt Nam đến nay, các công ty chứng khoán phải tự định hƣớng, tự trang bị

hệ thống công nghệ thông tin cho chính mình. Nếu nhƣ Hiệp hội có thể đứng ra

thay mặt cho các thành viên đàm phán với các nhà cung cấp hệ thống công nghệ

thông tin chuyên nghiệp ở các thị trƣờng phát triển thì bài toán giải quyết vấn đề tại

các công ty chứng khoán sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

Page 78: Tailieu.vncty.com   5303 2025

68

CHƢƠNG III.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

I. Định hƣớng và mục tiêu cơ bản phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

đến 2015

Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số

128/2007/QĐ-TTG về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trƣờng vốn Việt Nam đến

năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Theo quyết định này, mục tiêu và định hƣớng

phát triển vốn, trong đó TTCK nhƣ sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trƣờng vốn Việt Nam, trong đó thị

trƣờng chứng khoán đóng vai trò chủ đạt; từng bƣớc đƣa thị trƣờng vốn trở thành

một cấu thành quan trọng của thị trƣờng tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy

động vốn cho đầu tƣ phát triển và cải cách nền kinh tế, đảm bảo tnth công khai,

minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cƣờng quản lý, giám sát thị

trƣờng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ, từng bƣớc nâng cao khả

năng cạnh tranh và chủ động hối nhập thị trƣờng tài chính quốc tế. Phấn đấu đến

năm 2020, thị trƣờng vốn Việt Nam phát triển tƣơng đƣơng thị trƣờng các nƣớc

trong khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể

Phát triển thị trƣờng vốn (cổ phiếu và trái phiếu) đa dạng để đáp ứng nhu cầu

huy động vốn và đầu tƣ của một đối tƣợng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm

2010 giá trị vốn hóa thị trƣờng chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt

70% GDP.

Page 79: Tailieu.vncty.com   5303 2025

69

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng

khoán trong thời gian tới

1. Nhóm giải pháp vi mô (thuộc bản thân các doanh nghiệp)

1.1. Xây dựng cơ cấu doanh thu phù hợp với tình hình thị trường

Xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm sút trong năm

2008. Các công ty chứng khoán cần rút kinh nghiệm về cơ cấu doanh thu phù hợp

với từng giai đoạn kinh doanh. Tỷ trọng doanh thu cần đƣợc hội đồng quản trị, ban

tổng giám đốc quyết định. Sau đó phân bổ cho các hoạt động kinh doanh (business

line) – hoạt động làm ra doanh thu.

Tỷ trọng doanh thu dịch vụ nhƣ từ nghiệp vụ môi giới, tƣ vấn, bảo lãnh, phân

tích danh mục đầu tƣ cần tăng, trong khi đó các công ty chứng khoán nên giảm bớt

hoạt động tự doanh. Bởi lẽ, công ty chứng khoán bản chất là công ty trung gian,

không phải là tổ chức đầu tƣ nhƣ công ty quản lý quỹ mặc dù có chức năng tự

doanh.

Biểu 13. Cơ cấu phân bổ các nghiệp vụ

Mỗi business line có một giám đốc phụ trách riêng ( Managing Director ), độc

lập báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc. Mỗi business line có chỉ tiêu hoạt động

kinh doanh của năm bao gồm tỷ lệ % đóng góp trên tổng doanh thu, có ngân sách

để hoạt động, doanh thu, nguồn lực.

Page 80: Tailieu.vncty.com   5303 2025

70

Áp dụng chi phí sử dụng vốn cho từng business line theo tỷ lệ chi phí sử dụng

vốn. Tỷ lệ này thông thƣờng ít nhất bằng với ROE của năm. Các nghiệp vụ nào hoạt

động không hiệu quả, bị lỗ hoặc có doanh thu nhƣng chi phí sử dụng vốn quá cao

thì cần điều chuyển nguồn lực sang những business line có hiệu quả hơn hoặc tìm

nhân sự khác thay thế.

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh mỗi một hoạt động kinh doanh sẽ chịu 3 loại

chi phí :

- Chi phí trực tiếp: Lƣơng, thƣởng, bảo hiểm, văn phòng phẩm, công tác phí,

điện thoại, hoa hồng cho các môi giới, Internet, đƣờng truyền, Phí trả cho Hose,

Hastc

- Chi phí gián tiếp: thuê văn phòng, điện, nƣớc, bảo vệ, vệ sinh….

- Chi phí phân bổ: bao gồm chi phí của các phòng ban không trực tiếp tạo ra

doanh thu ( ban giám đốc, hành chính, nhân sự, kiểm soát nội bộ,kế toán, IT)

Trong nghiệp vụ môi giới (Brokerage) cũng phải chia ra khách hàng tổ chức

(Institutional), khách hàng cá nhân (Retail) , dịch vụ tài chính nhƣ ba business line

độc lập do cơ cấu, đặc tính khách hàng, cách sử dụng dịch vụ và yêu cầu sử dụng

dịch vụ , yêu cầu về nhân sự khác nhau. Sản phẩm áp dụng cho khách hàng cá nhân

và tổ chức cũng khác nhau. Khách hàng tổ chức đòi hỏi tƣ vấn và phân tích cũng

nhƣ chất lƣợng phục vụ rất cao. Khách hàng cá nhân đòi hỏi các sản phẩm hỗ trợ tài

chính (margin, repo, ứng trƣớc). Dịch vụ tài chính đòi hỏi sử dụng nguồn vốn lớn

của công ty chứng khoán đồng thời dàn trải nhiều khách hàng tại nhiều thời điểm do

đó việc quản lý chặt chẽ khoản vay, tuân thủ quy trình tín dụng, giao dịch đƣợc đặt

lên hàng đầu . Song song với đó là phân bổ chi phí sử dụng vốn hợp lý.

Tự doanh cũng nên chia hai mảng kinh doanh: Cổ phiếu (Equity) , trái phiếu

(Bond). Rút kinh nghiệm năm 2008 rất nhiều công ty chứng khoán bị lỗ do kinh

doanh cổ phiếu phải trích dự phòng nhƣng rất nhiều công ty đã bỏ qua cơ hội kinh

doanh trái phiếu do chƣa chuẩn bị kỹ càng về nhân sự và cơ cấu kinh doanh. Tự

doanh cổ phiếu và trái phiếu cũng là một business line sử dụng nhiều vốn, dự phòng

do đó chi phí sử dụng vốn phải đƣợc tính toán phân bổ rõ ràng.

Page 81: Tailieu.vncty.com   5303 2025

71

Hoạt động ngân hàng đầu tƣ cũng nên chia ra hai mảng kinh doanh: Tƣ vấn

(Advisory) và mua bán sát nhập (Merging and Acquisition). Mảng tƣ vấn chuyên về

những sản phẩm tƣ vấn truyền thống: tƣ vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ

vấn niêm yết, tƣ vấn bán phần vốn Nhà nƣớc. Mua bán sát nhập M&A là một mảng

kinh doanh mới, trung gian tƣ vấn cho cả hai bên đối tác là: bên mua (Buy side) và

bên bán (Sell side). M&A là mảng kinh doanh mang lại doanh thu rất cao do thu

đƣợc phí hai đầu và là hƣớng đi lâu dài bền vững của hoạt động ngân hàng đầu tƣ

(Investment Banking).

Hoạt động nguồn vốn là hoạt động mới cần đƣợc tách bạch riêng, do đặc thù

của các công ty chứng khoán nguồn tiền luân chuyển liên tục hàng ngày do đó có

những lúc tiền ở tài khoản nhàn rỗi hàng chục tỷ đồng. Nếu ghép chung với phòng

kế toán thì sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn. Do đó tách biệt hoạt động

nguồn vốn là hƣớng đi mới trong năm 2010 -2015. Đối với công ty chứng khoán

lớn thì hoạt động này mang lại vài chục tỷ đồng doanh thu/năm. Ngoài ra, phòng

nguồn vốn còn có chức năng điều phối nguồn tiền cho các business line họat động

kế hoạch và hiệu quả.

1.2. Tăng cường năng lực tài chính

Hạn chế về năng lực tài chính chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu,

trực tiếp dẫn đến các công ty chứng khoán Việt Nam hoạt động chƣa thực sự hiệu

quả. Trên thực tế, chất lƣợng hoạt động của các công ty chứng khoán chƣa tƣơng

xứng với số lƣợng các công ty chứng khoán trên thị trƣờng. Sự hạn chế về năng lực

tài chính của các công ty chứng khoán không chỉ kìm hãm sự phát triển của chính

bản thân các công ty chứng khoán mà còn giảm tính an toàn và hiệu quả cho thị

trƣờng chứng khoán nói chung. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng để

nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam đó là tăng

năng lực tài chính cho các công ty chứng khoán, đảm bảo theo yêu cầu của luật

pháp vốn điều lệ 300 tỷ cho bốn nghiệp vụ: Môi giới 25 tỷ, tƣ vấn 10 tỷ, tự doanh

100 tỷ, bảo lãnh phát hành 125 tỷ. Ngoài ra, việc tăng cƣờng năng lực tài chính còn

công ty chứng khoán có khả năng chống đỡ, chi trả, và đầu tƣ mở rộng, trang thiết

bị công nghệ giao dịch hiện đại, hỗ trợ các sản phẩm tài chính hiệu quả.

Page 82: Tailieu.vncty.com   5303 2025

72

1.3. Nâng cao hiệu quản công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Mỗi hoạt động kinh doanh sử dụng vốn đều phải có quy trình giao dịch, quy

trình tín dụng, kiểm soát nội bộ riêng quy định rõ công việc của từng khâu, từng bộ

phận, thẩm quyền xét duyệt, hạn mức, phƣơng án và cách thức xử lý. Một số quy

trình cơ bản :

- Hoạt động môi giới: Quy trình giao dịch, quy trình môi giới, quy trình sửa

lỗi, quy trình tín dụng, quy trình xử lý các khoản nợ

- Hoạt động tự doanh: Quy trình đầu tƣ, quy trình mua bán cổ phiếu, quy trình

mua bán trái phiếu, quy trình quản lý tín dụng áp dụng cho tự doanh.

- Hoạt động ngân hàng đầu tƣ: Quy trình tƣ vấn niêm yết, quy trình tƣ vấn cổ

phần hóa, quy trình tƣ vấn bán phần vốn nhà nƣớc, quy trình mua bán sát nhập, quy

trình bảo lãnh phát hành

- Hoạt động nguồn vốn: Quy trình hoạt động nguồn vốn, quy trình tín dụng

cho hoạt động kinh doanh vốn.

Công ty chứng khoán nên chủ động thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng

nhân viên thông qua công việc nghiệp vụ hàng ngày. Đào tạo phải đúng đối tƣợng,

cán bộ đƣợc cử đi đào tạo phải phù hợp với chƣơng trình đào tạo cả về nội dung và

trình độ. Các nhân viên môi giới bắt buộc phải qua các khoá học do UBCK Nhà

nƣớc quy định nhƣ: kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán,

kiến thức về luật áp dụng trong ngành chứng khoán, phân tích và đầu tƣ chứng

khoán và phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Tổ chức liên tục các khoá học

nâng cao trình độ cho nhân viên: phân tích chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp,

các khoán học về kỹ năng bán hàng, văn hoá doanh nghiệp, ngoại ngữ tin học…Tổ

chức các khoá học tập kinh nghiệm và khảo sát thị trƣờng chứng khoán của các

nƣớc trong khu vực và các nƣớc phát triển. Tuyển mới lao động trên cơ sở công

khai, đảm bảo chất lƣợng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,

khả năng giao tiếp. Đối với các cán bộ tƣ vấn và phân tích các công ty cần chú ý

tuyển chọn những cán bộ có trình độ cao, đạt đƣợc chứng chỉ CFA, CPA. theo

chuẩn mực quốc tế.

Page 83: Tailieu.vncty.com   5303 2025

73

1.4. Đổi mới công nghệ thông tin

Công ty chứng khoán phải lựa chọn công nghệ giao dịch hiện đại đảm bảo tính

bảo mật, thuận lợi cho quản lý, phù hợp với kinh doanh. Cần thiết phải chia 2 mảng

Back office (quản lý nộp rút tiền của nhà đầu tƣ, quản lý chứng khoán, quản lý giao

dịch, thanh toán bù trừ, lƣu ký) và Front office ( quản lý nhân viên môi giới, quản lý

khách hàng, quản lý hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên, phòng, chi nhánh,

của hoạt động kinh doanh). Công nghệ phải đảm bảo tƣơng thích với hệ thống ngân

hànônnsở giao dịch chứng khoán, yrung tâm lƣu ký. Công nghệ cần thích ứng với

sự phát triển của thị trƣờng 5 -10 năm tới. Sắp tới bảng điện tử sẽ không thể áp

dụng đƣợc nữa bởi vì mỗi sàn Hose và Hastc đã lên tới 200 công ty niêm yết do đó

công nghệ giao diện display cũng phải thay đổi theo. Internet trading phải là một

hƣớng đi trong tƣơng lai, ở các nƣớc phát triển giao dịch qua Internet chiếm 80%

giao dịch toàn thị trƣờng. Ở Việt nam lại ngƣợc lại chỉ chiếm 20%. Do đó công

nghệ đầu tƣ cần phải tính tới việc gia tăng giá trị, tính tƣơng thích và mở rộng trong

tƣơng lai.

1.5. Thiết kế sản phẩm mới phù hợp

Đa dạng hóa các loại dịch vụ là xu hƣớng phổ biến đối với các công ty chứng

khoán hiện nay ở các nƣớc, đồng thời cũng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối

với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán trƣớc sức ép ngày càng lớn của sự

cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán mà còn có nguyên nhân từ sự biến động

của thị trƣờng. Hiện tại các công ty chứng khoán thực hiện gần nhƣ đầy đủ các loại

nghiệp vụ đƣợc phép thực hiện nhƣ các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát

hành, tƣ vấn. Tuy nhiên, đối với các loại dịch vụ phụ trợ các công ty chứng khoán

Việt Nam hiện nay mới chỉ thực hiện nghiệp vụ lƣu ký chứng khoán, cầm cố, ứng

trƣớc chứng khoán (thực hiện bằng các phối hợp với các ngân hàng) còn nhiều loại

dịch vụ bổ trợ khác hiện nay vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Ngay cả trong bốn loại dịch

vụ chính các công ty chứng khoán cũng chỉ thực hiện chủ yếu ở dịch vụ môi giới

chứng khoán ở mức độ đơn giản đơn thuần là khâu trung gian nhận và truyền lệnh

giao dịch cho khách hàng, các nghiệp vụ còn lại cũng rất hạn chế. Vì vậy, trong thời

Page 84: Tailieu.vncty.com   5303 2025

74

gian tới để nâng cao vai trò của các công ty chứng khoán nên có biện pháp nâng cao

chất lƣợng các nghiệp vụ kinh doanh hiện có :

Đối với hoạt động môi giới, các công ty chứng khoán nên định hướng lại tư

duy kinh doanh:

- Xác định đƣợc khách hàng mục tiêu, chủ động tìm kiếm khách hàng,

không chờ đợi khách hàng đến giao dịch.

- Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của hoạt động môi giới (chuẩn bị các

phƣơng án, kế hoạch kinh doanh căn cứ theo sự biến động của chỉ số VN Index,

theo tính thanh khoản của thị trƣờng...), đồng thời bám sát các dự báo phân tích thị

trƣờng từng giai đoạn.

- Sử dụng khái niệm chi phí sử dụng vốn cho hoạt động môi giới, hạch

toán kinh doanh theo hoạt động môi giới (có doanh thu, có chi phí trực tiếp, gián

tiếp , chi phí phân bổ).

- Các công ty chứng khoán nên xác định năng lực cốt lõi của môi giới là:

Công nghệ, Sản phẩm, Con ngƣời.

- Đối với công nghệ cần đầu tƣ công nghệ mới, tƣơng thích, có khả năng

mở rộng cho các sản phẩm dịch vụ phái sinh.

- Đối với sản phẩm: cần nghiên cứu chuẩn bị các sản phẩm trong tƣơng lai

(giao dịch ký quỹ margin trading , bán khống short selling, giao dịch kỳ hạn

forward), đặc biệt nâng cấp các sản phẩm phân tích (phân tích hàng ngày, phân

tích nghành, phân tích chiến lƣợc đầu tƣ, phân tích từng công ty).

- Chuẩn bị về nguồn vốn thích hợp cho từng sản phẩm tài chính và quy

trình quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng, kết hợp với điều chỉnh theo diễn biến

thị trƣờng, các báo cáo phân tích thị trƣờng từng giai đoạn.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh độc lập, chủ động trong tìm

kiếm khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng. xây dựng chế động viên khuyến khích

nhân viên kinh doanh đạt hiệu quả cao (hoa hồng, thƣởng)

Đối với hoạt động tự doanh:

- Cần xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của năm trong đó có các phƣơng án,

kịch bản theo từng giai đoạn (theo VN index, theo tính thanh khoản của thị

Page 85: Tailieu.vncty.com   5303 2025

75

trƣờng, bám sát các dự báo phân tích, diễn biến thị trƣờng từng giai đoạn để điều

chỉnh phù hợp).

- Xác định cơ cấu doanh thu tự doanh trên tổng doanh thu một cách hợp lý.

- Áp dụng khái niệm chi phí sử dụng vốn cho hoạt động tự doanh: Sử dụng

linh hoạt nguồn vốn dành cho tự doanh (thay đổi danh mục trái phiếu, cổ phiếu,

đầu tƣ dài hạn)

- Xây dựng quy trình đầu tƣ (thẩm quyền, danh mục, tỷ trọng, ngành nghề,

phƣơng án cắt lỗ, chốt lời).

Đối với hoạt động tư vấn, mua bán sát nhập và bảo lãnh phát hành:

- Xây dựng lại hệ thống sản phẩm, quy trình kèm theo chia thành ba loại

sản phẩm: Tƣ vấn tài chính cho doanh nghiệp, Mua bán sát nhập , Bảo Lãnh Phát

Hành.

- Bố trí nhân sự phù hợp cho từng sản phẩm, từng giai đoạn phù hợp với

diễn biến thị trƣờng.

- Áp dụng khái niệm chi phí sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng không đợi khách hàng tìm đến mình, có

chế độ thƣởng khuyến khích nhân viên đem lại hợp đồng, doanh thu cao.

1.6. Xây dựng hệ thống phân tích và dự báo chuyên nghiệp.

Thị trƣờng càng phát triển thì trình độ và nhu cầu của khách hàng (cá nhân và

tổ chức) ngày càng nâng lên. Họ không chỉ đòi hỏi công ty chứng khoán thực hiện

chính xác giao dịch, sản phẩm tài chính hỗ trợ , hơn thế nữa họ có quyền yêu cầu

các công ty chứng khoán cung cấp các bản phân tích chuyên nghiệp.

Sản phẩm phân tích sẽ là xƣơng sống, sản phẩm cốt lõi, công cụ cạnh tranh dài

hạn có chiều sâu cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm từ môi giới, tƣ

vấn tài chính cho cá nhân, tổ chức, tự doanh, bảo lãnh phát hành.

Page 86: Tailieu.vncty.com   5303 2025

76

Biểu 14. Mối quan hệ của sản phẩm phân tích đối với các hoạt động kinh doanh

của công ty chứng khoán

Các sản phẩm của phòng phân tích bao gồm :

- Phân tích thị trƣờng cổ phiếu theo ngày, theo tháng, theo quý, theo năm.

- Phân tích theo ngành, theo nhóm ngành : Bất động sản, Tài chính ngân

hàng, Sắt thép vật liệu xây dựng, Thủy sản, Dầu khí, Dƣợc, Hàng tiêu dùng, Nông

nghiệp.

- Phân tích công ty ( Company Visit Note ).

- Phân tích trái phiếu

- Phân tích kỹ thuật xu hƣớng của thị trƣờng cổ phiếu

- Phân tích kinh tế vĩ mô

Yêu cầu đối với sản phẩm phân tích phải trung lập, chất lƣợng không đƣợc

thiên về buy side hay sell side. Phòng phân tích mạnh về số lƣợng, chất lƣợng sẽ là

đòn bẩy, công cụ cạnh tranh mạnh mẽ dài hạn, song song kèm với sản phẩm mới,

hỗ trợ tín dụng, công nghệ… Đồng thời các business line khác sẽ sử dụng sản phẩm

phân tích nhƣ một công cụ tham khảo hữu hiệu trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ. Phân

tích xu thế thị trƣờng tốt sẽ giảm bớt rủi ro trong hoạt động tự doanh, giúp sớm

thanh khoản những khoản nợ, và hỗ trợ môi giới cá nhân và tổ chức hiệu quả.

Page 87: Tailieu.vncty.com   5303 2025

77

2. Nhóm giải pháp vĩ mô (thuộc về phía chính phủ)

2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các công ty chứng khoán

Muốn có một thị trƣờng chứng khoán nói chung và hệ thống các công ty

chứng khoán nói riêng hoạt động nhịp nhàng, lành mạnh, có hiệu quả và ngày càng

phát triển thì không thể thiếu một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, điều

hành mọi hành vi, hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trƣờng.

Để đảm bảo cho hoạt động của thị trƣờng chứng khoán đƣợc an toàn, lành

mạnh và ổn định thì ngoài Luật chứng khoán cần hệ thống các văn bản khác nhằm

bao quát và điều chỉnh đƣợc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các hành vi, các mối

quan hệ của các đối tƣợng tham gia thị trƣờng. Đó là các tổ chức phát hành và niêm

yết chứng khoán, các nhà đầu tƣ các trung gian tài chính hay các tổ chức tự quản

tham gia thị trƣờng.

Về phía các tổ chức phát hành chứng khoán: Đó là các công ty cổ phần, các

doanh nghiệp Nhà nƣớc (đƣợc phép phát hành chứng khoán), kho bạc Nhà nƣớc,

Chính phủ. Để điều chỉnh hành vi của các đối tƣợng này cần có sự phối hợp đồng

bộ giữa các văn bản pháp luật liên quan nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật

kế toán – kiểm toán, Luật chứng khoán…

Về phía các nhà đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán: các nhà đầu tƣ, kinh doanh

chứng khoán trên thị trƣờng là các tổ chức hoặc cá nhân đầu tƣ hoặc kinh doanh

chứng khoán để thu lợi nhuận. Quan hệ đầu tƣ, mua bán chứng khoán là mối quan

hệ vật chất, tài sản giữa các thể nhân hoặc pháp nhân. Vì vậy, để điều chỉnh đối

tƣợng này cần có các Luật thƣơng mại, Luật đầu tƣ, Luật tín thác đầu tƣ, Luật dân

sự, Luật hình sự và Luật cạnh tranh…

Đối với các tổ chức tài chính trung gian thực hiện các hoạt động kinh doanh

hoặc cung cấp các dịch vụ trên thị trƣờng chứng khoán, để điều chỉnh hoạt động của

các đối tƣợng này cần có các Luật chứng khoán, Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật

các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm…

Việc xây dựng và ban hành hệ thống luật phải đƣợc thực hiện đồng thời và

đồng bộ với hệ thống văn bản dƣới luật để đảm bảo tính hiệu lực và tính khả thi của

văn bản luật khi đƣợc ban hành. Mặt khác hoạt động kinh doanh chứng khoán là

Page 88: Tailieu.vncty.com   5303 2025

78

lĩnh vực có tính quốc tế cao nên hệ thống văn bản luật vừa phải phù hợp với điều

kiện cụ thể của đất nƣớc song đồng thời cũng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu, chuẩn

mực quốc tế.

2.2. Giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn tài chính của các Công ty chứng khoán

Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc cần phân tích, đánh giá kết quả hoạt động các

công ty chứng khoán thông qua hệ thông chỉ tiêu giám sát tài chính theo định kỳ và

yêu cầu các bổ sung, thay đổi, điều chỉnh để làm an toàn, lành mạnh hóa hệ thống.

Yêu cầu các công ty tuân thủ quy định về vốn: 18

- Tự doanh : 100 tỷ

- Môi giới : 25 tỷ

- Tƣ vấn : 10 tỷ

- Bảo lãnh phát hành : 165 tỷ.

2.3. Hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường chứng khoán

Tách thị trƣờng trái phiếu ra khỏi thị trƣờng cổ phiếu để hình thành thị trƣờng

trái phiếu chuyên biệt. Từng bƣớc nghiên cứu hình thành và phát triển thị trƣờng

trái phiếu chuyên biệt. Từng bƣớc nghiên cứu hình thành trƣờng giao dịch tƣơng lai

cho các công cụ phái sinh, thị trƣờng chứng khoán hoá các khoản cho vay trung, dài

hạn của ngân hàng…

Tổ chức thị trƣờng giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) theo hƣớng có

quản lý thông qua các giải pháp: thực hiện đăng ký, lƣu ký tập trung đối với các

công ty cổ phần đủ điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán; nghiên cứu cơ

chế giao dịch đối với các chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết theo mô hình

thoả thuận thông qua các công ty chứng khoán; các giao dịch chứng khoán tập trung

thanh toán và chuyển giao thông qua Trung tâm Lƣu ký chứng khoán; đồng thời,

thiết lập cơ chế giám sát của thị trƣờng giao dịch chứng khoán trong việc công bố

thông tin để tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trên thị trƣờng, đảm bảo sự quản

lý giám sát của Nhà nƣớc đất với các giao dịch chứng khoán, thu hẹp hoạt động trên

thị trƣờng tự do.

18 Quyết định 92 /2004 /QĐ- BTC

Page 89: Tailieu.vncty.com   5303 2025

79

2.4.Tiếp tục thực hiện các biện pháp để tăng cung chứng khoán trên thị trường

Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc. Để

thúc đẩy quá trình cổ phần trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều

chính sách, cơ chế tài chính theo hƣớng ngày càng nới rộng, đơn giản các thủ tục

nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhà nƣớc tháo gỡ khó khăn,

vƣớng mắc trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến

trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc cần có sự chú trọng đặc biệt và có sự

chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong khâu chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cần có sự

xác định rõ ràng trách nhiệm của các cấp, các ngành và cá nhân liên quan trong việc

thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc nhằm nâng cao

hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nƣớc.

Thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia thị trƣờng chứng khoán. Các nội dung cụ thể là:

Nới lỏng các điều kiện tham gia thị trƣờng chứng khoán đối với các doanh nghiệp

vừa và nhỏ. Cần nhanh chóng hình thành thị trƣờng chứng khoán phi tập trung để

đáp ứng nhu cầu giao dịch đối với cổ phiếu chƣa niêm yết của các doanh nghiệp

nhằm tạo nên sự sôi động của thị trƣờng. Tiếp tục thực hiện kế hoạch cổ phần hoá

doanh nghiệp Nhà nƣớc, tập trung cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn, các tổng công

ty Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc. Thực hiện chào bán cổ phiếu,

trái phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá này ra công chúng và gắn với việc

niêm yết các chứng khoán này trên thị trƣờng chứng khoán. Cần phải xử lý nghiêm

khắc các trƣờng hợp cố tình né tránh cổ phần hoá và niêm yết chứng khoán trên thị

trƣờng.

Giảm các chi phí giao dịch, đa dạng hoá các phƣơng thức giao dịch trên thị

trƣờng để các nhà đầu tƣ có thể tiếp cận với thị trƣờng nhanh chóng, dễ dàng. Rà

soát lại các phí, lệ phí áp dụng đối với các hoạt động tại trung tâm giao dịch chứng

khoán, Sở giao dịch chứng khoán cũng nhƣ việc cấp giấy phép phát hành, giấp phép

hoạt động kinh doanh và hành nghề chứng khoán để tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng chứng khoán.

Page 90: Tailieu.vncty.com   5303 2025

80

2.5.Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp để kích cầu chứng khoán có hiệu quả

Xây dựng cơ sở nhà đầu tƣ mà trong đó các nhà đâu tƣ tổ chức làm nòng cốt

đảm bảo tính ổn định cho thị trƣờng chứng khoán. Khuyến khích và đẩy mạnh việc

tham gia của các định chế đầu tƣ chuyên nghiệp vào thị trƣờng chứng khoán nhƣ

các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ… Khuyến

khích và công bố lộ trình mở cửa đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị

trƣờng chứng khoán phù hợp với Luật đầu tƣ và các cam kết của WTO.

Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện các thông lệ về

quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng quản lý giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ

công bố thông tin và các nghĩa vụ đối với nhà đầu tƣ.

Nâng cao chất lƣợng của các chứng khoán niêm yết. Chất lƣợng và giá cả

chứng khoán niêm yết là hai yếu tố đƣợc các nhà đầu tƣ chứng khoán quan tâm

hàng đầu. Một chứng khoán có chất lƣợng cao phải thể hiện khả năng sinh lời lớn,

độ rủi ro ít, dễ chuyển đổi thành tiền mặt (tính thanh khoản cao). Vì vậy nâng cao

chất lƣợng các chứng khoán đƣợc cung ứng là biện pháp cần thiết để kích cầu

chứng khoán trên thị trƣờng

2.6.Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho thị trường

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần nhanh chóng và nghiên cứu để cho

phép áp dụng các nghiệp vụ của các thị trƣờng chứng khoán phát triển vào thị

trƣờng Việt Nam nhƣ nghiệp vụ ký quỹ (Margin trading) hoặc cho phép áp dụng

các công cụ phái sinh nhƣ bán khống ( Short selling )

Mua ký quỹ là việc mua chứng khoán bằng tài khoản ký quỹ nhà đầu tƣ khi

mua chứng khoán chỉ cần có một số tiền nhất định trong tổng giá trị chứng khoán

đặt mua, phần còn lại sẽ do công ty chứng khoán cho vay. Sau khi thực hiện giao

dịch, chứng khoán mua đƣợc sẽ do công ty nắm giữ để làm vật thế chấp. Khi có nhu

cầu bán chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ thực hiện lệnh bán chứng khoán và

thu về phần vốn đã cho nhà đầu tƣ vay gồm cả gốc lẫn lãi. Nhà đầu tƣ tiến hành

giao dịch mua ký quỹ trong trƣờng hợp họ kỳ vọng giá chứng khoán sẽ tăng trong

tƣơng lai. Vì đây là một nghiệp vụ tín dụng nên những rủi ro của nghiệp vụ này chủ

Page 91: Tailieu.vncty.com   5303 2025

81

yếu phụ thuộc vào khả năng thẩm định của công ty chứng khoán, tổ chức tài chính

và tình hình thị trƣờng chứng khoán nói chung. Với quy mô thị trƣờng chúng ta

hiện nay, nghiệp vụ này có thể đƣợc thực hiện theo những thông lệ chung. Nghĩa là,

tuỳ thuộc vào điều kiện của mình, doanh nghiệp có thể quyết định các dịch vụ cung

cấp, chỉ cần khống chế tỷ lệ đảm bảo an toàn theo thông lệ quốc tế. Đây là biện

pháp giúp doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động đầu tƣ. Nghiệp vụ này đƣợc thực

hiện sớm sẽ giảm chi phí giao dịch, làm tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng

khoán, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Bởi khi các công ty chứng khoán, các ngân hàng

đầu tƣ cho vay là sử dụng nguồn vốn dài hạn của mình, loại nguồn vốn có tính ổn

định hơn nguồn vốn ngắn hạn mà các ngân hàng thƣơng mại dùng để cho vay kinh

doanh chứng khoán.

Công cụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ hợp đồng tƣơng lai hay quyền chọn

nói riêng là những hình thức đƣợc đánh giá là hình thức rất hữu dụng trên thị trƣờng

hàng hoá và thị trƣờng chứng khoán. Trên thị trƣờng chứng khoán, hai công cụ phái

sinh này giúp nhà đầu tƣ tránh đƣợc tình trạng thua lỗ quá nặng khi thị trƣờng giảm

sâu và ngƣợc lại, nhà đầu tƣ có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trƣờng đi lên.

Công cụ phái sinh có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức

này giúp nhà đầu tƣ có thêm tự tin khi tham gia thị trƣờng, điều này giúp thu hút

thêm nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng. Vì vậy cơ hội của các công cụ phái sinh

trên thị trƣờng chứng khoán mới nổi nhƣ Việt Nam đƣợc đánh giá khá nhiều và

trong định hƣớng phát triển thị trƣờng các cơ quan quản lý cần tính đến phƣơng án

áp dụng hình thức này.

2.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường

Trong đầu tƣ chứng khoán có đƣợc thông tin đầy đủ kịp thời, chính xác là

thành công đƣợc một nửa, phần còn lại tuỳ thuộc vào khả năng phân tích, tính năng

động, sự nhạy cảm và khả năng phán đoán của nhà đầu tƣ. ở Việt Nam. Đây đang là

vấn đề nổi cộm (thông tin không kịp thời, không đầy đủ và không chính xác) và là

một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng kém sôi động của thị

trƣờng. Đã đến lúc phải pháp luật hoá một cách đầy đủ hơn về việc cung cấp thông

tin trên thị trƣờng, cụ thể là:

Page 92: Tailieu.vncty.com   5303 2025

82

Ban hành khung pháp lý đầy đủ về nghĩa vụ công bố công khai thông tin đối

với công ty niêm yết theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Các công ty cổ phần

có cổ phiếu niêm yết phải thực hiện công bố thông tin một cách chuyên nghiệp và

liên tục (đối với các thông tin tức thời). Hệ thống thông tin thị trƣờng phải đảm bảo

cung cấp đầy đủ các thông tin về công ty niêm yết, về văn bản pháp quy, về quản lý

thị trƣờng, về phân tích thị trƣờng... để các nhà đầu tƣ tự lựa chọn quyết định đầu tƣ

của mình.

Nâng cao chất lƣợng kiểm toán độc lập đối với các công ty có chứng khoán

niêm yết để tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

trong phân tích, đánh giá tình thình tài chính, mức độ rủi ro, khả năng sinh lời của

các công ty niêm yết trƣớc khi quyết định đầu tƣ.

Khuyến khích việc hình thành các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm trong

nƣớc, đồng thời cho phép các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm của nƣớc ngoài tham

gia thị trƣờng, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ

chứng khoán.

Có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trƣờng, ngăn ngừa

hiện tƣợng giao dịch nội gián gây thiệt hại cho nhà đâu tƣ. Xử lý nghiêm các vi

phạm về quy định công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.

2.8.Chuyển đổi mô hình kinh doanh của các trung tâm giao dịch chứng khoán và

trung tâm lưu ký chứng khoán.

Vấn đề nâng cấp cơ sở hạ tầng của các trung tâm giao dịch chứng khoán, đặc

biệt là Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là vấn đề hết sức cấp bách hiện

nay, hệ thống sở cần phải đƣợc hiện đại hoá theo hƣớng tự động hoá toàn bộ các

hoạt động giao dịch thanh toán, công bố thông tin, giám sát thị trƣờng theo chuẩn

mực quốc tế, để đáp ứng đƣợc khối lƣợng giao dịch ngày càng lớn nhƣ hiện nay và

đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tƣ khi đặt lệnh và tránh tình trạng ùn tắc lệnh

hay sập sàn trong giai đoạn vừa qua. Các hoạt động nâng cấp công nghệ thông tin

tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), trung tâm lƣu ký chứng khoán phải gắn kết

với nâng cấp công nghệ thông tin tại các công ty chứng khoán, các thành viên lƣu

ký.

Page 93: Tailieu.vncty.com   5303 2025

83

Sớm thực phát triển Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, trong giai

đoạn đầu có thể tổ chức dƣới hình thức công ty TNHH và đến năm 2010 tiến hành

cổ phần hoá Sở giao dịch chứng khoán.

Phát triển sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thành thị trƣờng giao dịch các cổ

phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tách sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ra

khỏi Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc và giao cho Hiệp hội chứng khoán quản lý, điều

hành theo nhƣ thông lệ ở nhiều nƣớc.

Tự động hoá hệ thống lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Thực hiện

dịch vụ lƣu ký cho các chứng khoán chƣa niêm yết. Giảm thời gian thanh toán giao

dịch chứng khoán nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trƣờng. Thực hiện nối

mạng giữa các thành viên lƣu ký và Sở giao dịch chứng khoán để cung cấp chính

xác, kịp thời những thông tin về ngƣời sở hữu chứng khoán.

Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách: Cần sớm ban hành đồng bộ

hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trƣờng chứng khoán theo

hƣớng báo quát, toàn diện. Đẩy mạnh, giám sát việc thi hành Luật chứng khoán

thông qua việc ban hành và triển khai các văn bản hƣớng dẫn (Nghị định, Quyết

định, Thông tƣ hƣớng dẫn và các quy định nghiệp vụ) để hƣớng dẫn hoạt động cho

các thành viên tham gia thị trƣờng, đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả.

2.9.Nâng cao trình độ hiểu biết của công chứng đầu tư, khuyến khích và có chế

tài minh bạch hóa.

Mức độ chuyên nghiệp của nhà đầu tƣ cũng góp phần quan trọng vào sự phát

triển của thị trƣờng chứng khoán và các công ty chứng khoán. Do vậy, cần tăng

cƣờng đào tạo, phổ cập kiến thức về thị trƣờng chứng khoán ra công chúng qua các

hình thức: phối hợp với các trƣờng đại học xây dựng giáo trình, chƣơng trình thực

hành, mở các lớp học miễn phí, các lớp đào tạo qua truyền hình, đài phát thanh, báo

chí, tổ chức các buổi hội thảo cho các bộ, ngành, địa phƣơng, tổng công ty, doanh

nghiệp.

Phát huy vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội cần khẩn

trƣơng ban hành và giám sát thực thi bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho các công

Page 94: Tailieu.vncty.com   5303 2025

84

ty chứng khoán. Quy định rõ trách nhiệm của công ty chứng khoán với nhà đầu tƣ,

đảm bảo công khai và công bằng trong các hoạt động của công ty chứng khoán.

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên các mặt tƣ vấn xây

dựng chính sách phát triển và quản lý thị trƣờng, xây dựng khuôn khổ pháp luật cho

thị trƣờng chứng khoán; đào tạo đội ngũ cán bộ; từng bƣớc mở cửa và hội nhập với

thị trƣờng chứng khoán các nƣớc trên thế giới theo lộ trình đã cam kết.

Page 95: Tailieu.vncty.com   5303 2025

85

KẾT LUẬN

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị

trƣờng. Thông qua các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp có thể huy động

vốn, các nhà đầu tƣ có thể đầu tƣ một cách hiệu quả nhất. Gần 10 năm đi vào hoạt

động, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, đƣợc

đánh giá là phát triển nhanh và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của không chỉ nhà

đầu tƣ trong nƣớc mà còn cả nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây chính là cơ hội để thị

trƣờng chứng khoán ngày càng phát triển. Vì vậy, các công ty chứng khoán cần phải

chuẩn bị hành trang vững chắc cho mình trên con đƣờng hội nhập.

Trong giai đoạn hôi nhập hiện nay, các công ty chứng khoán đã luôn năng

động tìm ra hƣớng đi phù hợp với điều kiện thị trƣờng, kinh doanh hiệu quả, an

toàn, tạo dựng uy tín của mình trên thị trƣờng. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty

vẫn còn nhiều mặt cần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để có

thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập gay gắt hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng những nguyên lý, lý luận và sử dụng tổng hợp các

phƣơng pháp nghiên cứu, em đã tập trung vào việc hệ thống hoá những cơ sở lý

luận về công ty chứng khoán và qua đó phân tích thực trạng hoạt động của các công

ty chứng khoán tiêu biểu nhƣ SSI, BVSC, HASECO, KLS, HSC, VCBS. Trong bài

khoá luận của mình, em xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của các công ty chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập, đồng thời đề

xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để việc thực hiện các giải

pháp đƣợc thuận lợi hơn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, do phạm vi và thời gian nghiên cứu hạn

chế nên chƣa thể bao quát tất cả các lĩnh vực hoạt động của thị trƣờng chứng khoán

nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực

trạng hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn

2006-2009 trong bài khoá luận của em chủ yếu dựa trên việc phân tích các thông

tin thu thập đƣợc từ một số công ty chứng khoán tiêu biểu tính khái quát của luận

Page 96: Tailieu.vncty.com   5303 2025

86

văn chƣa cao. Bài luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự

chỉ bảo và góp ý chân thnàh của các thầy cô giáo và các bạn để giúp em hoàn thiện

hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.

Một lần nữa, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến tập thể các thầy cô giáo

trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, và đặc biệt là Thạc sỹ. Nguyễn Lệ Hằng đã giúp đỡ

em hết sức tận tình trong quá trình viết luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình

và bạn bè đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khoá luận tốt

nghiệp này!

Page 97: Tailieu.vncty.com   5303 2025

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

STT Tên tài liệu tham khảo

1. Bộ tài chính (2007), Quy chế tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán

2. Bùi Nguyên Hoàn (2001), Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần, Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (2007), Báo cáo

đối thủ cạnh tranh.

4. Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (2007), Báo cáo

phân tích ngành chứng khoán.

5. Công ty chứng khoán Sài Gòn, công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại

thƣơng Việt Nam, công ty chứng khoán Bảo Việt, công ty chứng khoán Kim

Long, công ty chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (2008-2009), Báo cáo kiểm

toán.

6. Đặng Quang Gia (2007), Cẩm nang thực hành thị trường chứng khoán: Bài

tập và bài giải phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê, 5-

0, TP. Hồ Chí Minh.

7. Đinh Xuân Trình (1998), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản

Giáo dục, 6-5, Hà Nội.

8. Lê Thành Kính (2007), Gia nhập WTO- Cơ hội vàng cho đầu tư chứng

khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, TP. Hồ Chí Minh.

9. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2007), Luật chứng khoán

10. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật chứng khoán.

11. Thủ tƣớng chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg về việc phê

duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn

đến năm 2020.

12. Trung tâm nghiên cứu nghiệp vụ chứng khoán (2007), Giáo trình: Những

vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị

Page 98: Tailieu.vncty.com   5303 2025

88

Quốc gia, Hà Nội.

13. Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc (2000), Các văn bản pháp luật vể chứng

khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

.

II. Tài liệu tiếng Anh

S

TT

Tên tài liệu tham khảo

14. Lawrence S.Ritter, William L.Silber, Grerory F.Udell (1997),

Principles of Money, Banking and Financial Market.

15. The New York Institute of finance (2005), How the Stock Market

Works

III. Tài liệu trên Internet

- http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/csdlcty/1320979?p_page=7

(Ngày truy cập:12/03/2010)

- http://www.hsc.com.vn/hscportal/downloadFile?fileid=51664 (Ngày truy

cập:12/03/2010)

- http://www.hpsc.com.vn/news/news2detail.aspx?newsid=12318&grpid=6

(Ngày truy cập:12/03/2010)

- http://www.vinacorp.vn/news/kls-bao-cao-tai-chinh-quy-iv-nam-2009-da-

kiem-toan/ct-377315 (Ngày truy cập:12/03/2010)

- http://www.hsx.vn/hsx/Modules/News/NewsDetail.aspx?id=38180 (Ngày

truy cập:12/03/2010)

- http://www.bsc.com.vn/News/2010/1/25/79703.aspx (Ngày truy cập:

12/03/2010)

- http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/CtyChungkhoan.aspx (Ngày

truy cập: 20/03/2010)

- http://www.hastc.org.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=

23014&menuid=103130&menuup=602000&menulink=&stocktype=2 (Ngày truy

cập: 20/03/2010)

Page 99: Tailieu.vncty.com   5303 2025

89

- http://hnx.vn/Danhsach_TCDKGD_MoiNiemYet.asp?actType=1&menuu

p=401000&TypeGrp=1&menuid=401000&menulink=400000&menupage=danhsa

ch_TCDKGD_MoiNiemYet.asp&stocktype=2 (Ngày truy cập: 20/03/2010)

- http://hnx.vn/danhsach_thanhvien.asp?actType=1&menuup=501000&Typ

eGrp=1&menuid=109000&menulink=500000&menupage=danhsach_thanhvien.as

p&stocktype=2 (Ngày truy cập: 20/03/2010)

- http://www.ssi.com.vn/ ( Ngày truy cập: 10/04/2010)

- http://www.saga.vn/Cohoigiaothuong/Thitruong1/Thitruongchungkhoan/7

524.saga v

- http://tim.vietbao.vn/c%C3%A1c_c%C3%B4ng_ty_ch%E1%BB%A9ng_

kho%C3%A1n/( Ngày truy cập: 10/04/2010)

- http://www.ssoft.vn/index.php/joomla-home/50-newtckt/84-thc-trng-cong-

tac-lp-bao-cao-tai-chinh-hp-nht-ti-cac-tp-oan-kinh-t-vn (Ngày truy cập:

10/04/2010)

Page 100: Tailieu.vncty.com   5303 2025

90

Phụ lục 01: Danh sách Công ty quản lý quỹ đƣợc Nhà nƣớc cấp phép

STT Tên Công ty Vốn đầu tƣ (đồng)

1 Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tƣ VIPC 33.000.000.000

2 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ AIC 25.000.000.000

3 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ An Phú 25.000.000.000

4 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Dầu khí

Toàn Cầu

25.000.000.000

5 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Hùng Việt 25.000.000.000

6 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Hợp Lực

Việt Nam

25.000.000.000

7 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Lộc Việt 25.000.000.000

8 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ RNG 50.000.000.000

9 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ SME 25.000.000.000

10 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Sabeco 25.000.000.000

11 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Sài Gòn 25.000.000.000

12 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Thép Việt 25.000.000.000

13 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Thăng

Long MERITZ

30.000.000.000

14 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Tín Phát 26.000.000.000

15 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Việt Cát 25.000.000.000

16 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Việt Tín 30.000.000.000

17 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tƣ

Chứng khoán Liên Minh Việt Nam

50.000.000.000

18 Công ty CP Quản lý quỹ Đầu tƣ Nhân

Việt

25.000.000.000

19 Công ty CP Quản lý quỹ Đầu tƣ Sài Gòn

– Hà Nội

50.000.000.000

20 Công ty CP Quản lý quỹ Đầu tƣ Thành

Việt

88.000.000.000

Page 101: Tailieu.vncty.com   5303 2025

91

21 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tƣ

chứng khoán Thái Dƣơng

25.000.000.000

22 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

Anpha

10.000.000.000

23 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

Chứng khoán An Bình

30.000.000.000

24 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

Chứng khoán An Phúc

25.000.000.000

25 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

Chứng khoán Hải Phòng

11.000.000.000

26 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

Chứng khoán Minh Việt

50.000.000.000

27 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

Chứng khoán Phƣơng Đông

25.000.000.000

28 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

FPT

110.000.000.000

29 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

MB

40.000.000.000

30 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

SGI

30.000.000.000

31 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ Tài

chính Dầu khí

100.000.000.000

32 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

chứng khoán Bản Việt

150.000.000.000

33 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

chứng khoán Chiến Thắng

28.000.000.000

34 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tƣ

chứng khoán Việt Long

40.000.000.000

35 Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tƣ 32.000.000.000

Page 102: Tailieu.vncty.com   5303 2025

92

BIDV - VIETNAM PARTNERS

36 Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tƣ

chứng khoán Vietcombank

38.000.000.000

37 Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tƣ

chứng khoán Việt Nam

100.000.000.000

38 Công ty Quản lý Quỹ Đầu tƣ Prudential

Việt Nam

25.000.000.000

39 Công ty TNHH Một thành viên Quản lý

quỹ Đầu tƣ chứng khoán I.P.A

50.000.000.000

40 Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thƣơng 40.000.000.000

41 Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife

Việt Nam

26.000.000.000

42 Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI 30.000.000.000

43 Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tƣ

Chứng khoán Bảo Việt

25.000.000.000

44 Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tƣ

chứng khoán Đông Á

30.000.000.000

45 Công ty TNHH một thành viên Quản lý

quỹ ACB

50.000.000.000

46 Công ty cô phân Quan ly Quy Bông Sen 25.000.000.000

Page 103: Tailieu.vncty.com   5303 2025

93

Phụ lục 02: Danh sách các công ty chứng khoán đến hết 2009

STT Mã số Tên công ty Vốn điều lệ (tỷ

đồng)

Năm thành lập

1 BVSC CTCP CK Bảo Việt 450 1999

2 BSC CT TNHH CK NH Đầu tƣ

và Phát triển Việt Nam

200 1999

3 FSC CTCP CK Đệ Nhất 300 2000

4 TSC CTCP CK Thăng Long 300 2000

5 ACBS CT TNHH CK Á Châu 1,500 2000

6 vietinbankSC CTCP CK NH Công

thƣơng Việt Nam

790 2000

7 SSI CTCP CK Sài Gòn 800 2000

8 AGRISECO CT TNHH CK NH&PTNN

VN

150 2001

9 VCBS CT TNHH CK NH Ngoại

thƣơng VN

200 2002

10 MSC CTCP CK Mê Kông 22 2003

11 HSC CTCP CK TP. Hồ Chí

Minh

400 2003

12 HPSC CTCP CK Hải Phòng 309.79 2003

13 DAS CTCP CK NH Đông Á 500 2003

14 HBBS CT TNHH CK Habubank 150 2005

15 SEABS CT CP CK Đông Nam Á 200 2006

16 DNSC CTCP CK Đà Nẵng 22 2006

17 HASC CTCP CK Hà Thành 150 2006

18 GASC CTCP CK Gia Anh 22 2006

19 CSC CTCP CK Thủ Đô 60 2006

20 KLS CTCP CK Kim Long 1.000 2006

21 DVSC CTCP CK Đại Việt 250 2006

22 PHUGIA.SC CTCP CK Phú Gia 43 2006

23 NSI CTCP CK Quốc gia 50 2006

Page 104: Tailieu.vncty.com   5303 2025

94

24 APEC SEC CTCP CK Châu Á - Thái

Bình Dƣơng

60 2006

25 VDSC CTCP CK Rồng Việt 330 2006

26 MHBS CTCP CK NH Phát triển

Nhà Đồng bằng Sông Cửu

Long

170 2006

27 VTSS.JSC CTCP CK Việt Tín 50 2006

28 CBV CTCP CK Biển Việt 25 2006

29 OCS CTCP CK Đại Dƣơng 50 2006

30 TAS CTCP CK Tràng An 139 2006

31 RUBSE CTCP CK Cao su 40 2006

32 TVSI CTCP CK Tân Việt 55 2006

33 VNDIRECT CTCP CK VNDIRECT 300 2006

34 PVSecurities CTCP CK Dầu khí 150 2006

35 HRS CTCP CK Tầm nhìn 12 2006

36 ORS CTCP CK Phƣơng Đông 240 2006

37 ROSE.Corp CTCP CK Hoàng Gia 20 2006

38 GSI CTCP CK Morgan Stanley

Hƣớng Việt

20 2006

39 VSSC CTCP CK Sao Việt 135 2006

40 CLSC CTCP CK Chợ Lớn 90 2006

41 VNSC CTCP CK VINA 45 2006

42 VNSEC CTCP CK Việt Nam 9 2006

43 SMESc CTCP CK DN Nhỏ và vừa

VN

51 2006

44 NVSC CTCP CK Nam Việt 16 2006

45 PSC CTCP CK Thái Bình

Dƣơng

28 2006

46 APSC.,JSC CTCP CK Alpha 59 2006

47 VPBS CT TNHH CK NH TMCP

các DN ngoài quốc doanh

500 2006

Page 105: Tailieu.vncty.com   5303 2025

95

Việt Nam

48 TVS CTCP CK Thiên Việt 430 2006

49 VCS CTCP CK Bản Việt 360 2006

50 VSC CTCP Chứng khoán Việt 38 2006

51 VISE CTCP CK Quốc tế Việt

Nam

200 2006

52 PHS CTCP CK Phú Hƣng 300 2006

53 SBSC CT TNHH CK NH Sài

Gòn Thƣơng Tín

1.100 2006

54 VQS CTCP CK Việt Quốc 45 2006

55 ROSE CTCP CK Hoàng gia 20 2006

56 ABS CTCP CK An Bình 397 2006

57 HSSC CTCP CK Hà Nội 50 2006

58 SHS CTCP CK Sài Gòn – Hà

Nội

350 2007

59 ATSC CTCP CK An Thành 41 2007

60 VN Stockmart

SJC

CTCP CK Stock Mart Việt

Nam

135 2007

61 AVSC CTCP CK Âu Việt 300 2007

62 AAS CTCP CK Á Âu 35 2007

63 DDS CTCP CK Đông Dƣơng 125 2007

64 WSS CTCK CK Phố Wall 168 2007

65 VNSC CTCP CK VNS 161 2007

66 EPS CTCP CK Gia quyền 135 2007

67 KEVS CTCP CK Kim Eng VIệt

Nam

300 2007

68 OSC CTCP CK Đại Tây Dƣơng 135 2007

69 CLIFONE CTCP CK Nhấp và gọi 30 2007

70 VSC CTCP CK Vincom 300 2007

71 NASC CTCP CK Nam An 140 2007

72 BSI CTCP CK BETA 300 2007

Page 106: Tailieu.vncty.com   5303 2025

96

73 MIREA ASSET CTCP CK Mirea Asset 300 2007

74 GLS CTCP CK Sen Vàng 135 2007

75 FPTS CTCP CK FPT 440 2007

76 KVS CTCP CK Kenanga Việt

Nam

40 2007

77 DNSC CTCP CK Đại Nam 38 2007

78 APSI CTCP CK An Phát 135 2007

79 MNSC CTCK Miền Nam 40 2008

80 SJCS CTCP CK SJC 53 2008

81 BMSC CTCP CK Bảo Minh 300 2008

82 VDSE CTCP CK Viễn Đông 135 2008

83 ISC CTCP CK Công nghiệp

Việt Nam

135 2008

84 TCBS CT TNHH CK Kỹ Thƣơng 300 2008

85 SSJ CTCP CK STANDARD 35 2008

86 EVS CTCP CK E Việt 35 2008

87 ART CTCP CK Artex 135 2008

88 VTS CTCP CK Việt Thành 35 2008

89 HVS CTCP CK Hùng Vƣơng 50 2008

90 VICS CTCP CK Thƣơng mại và

công nghiệp Việt Nam

150 2008

91 TCSC CTCP CK Thành Công 360 2008

92 TSS CTCP CK Trƣờng Sơn 50 2008

93 VFS CTCP CK Nhất Việt 135 2008

94 SBBS CTCP CK SAIGONBANK

BERJAYA

300 2008

95 VINAGLOBAL CTCP CK Toàn Cầu 35 2008

96 STSC CTCP CK Sài Gòn Tourist 290 2008

97 EEC CTCP CK

EUROCAPITAL

SECURITIES COMPANY

150 2008

Page 107: Tailieu.vncty.com   5303 2025

97

98 TCVN CT TNHH tƣ vấn đầu tƣ

CK TC Capital Việt Nam

11 2008

99 CIMB-

VINASHIN

SECURITIES

CT TNHH CK CIMB-

VIANSHIN

333 2008

100 PSC CTCP CK Phƣợng Hoàng 35 2008

101 HBSC CTCP CK Hoà Bình 300 2008

102 ASC CTCP CK Châu Á 36 2009

103 JSI CTCP CK Nhật Bản 41 2009

104 HBSC CTCP CK Hồng Bàng 35 2009

105 VSI CTCP CK

VIETTRANIMEX

125 2009

Page 108: Tailieu.vncty.com   5303 2025

98

Phụ lục 03: Các Công ty mới niêm yết năm 2010

TT Mã

CK Tên công ty Địa chỉ Vốn điều lệ

Ngày ĐK

niêm yết

Ngày giao

dịch đầu

tiên

Ngành

nghề

1 APS

CTCP Chứng

khoán Châu Á

Thái Bình

Dƣơng

Tầng 8,

Toà nhà

VCCI, Số

9 Đào

Duy Anh,

Quận

Đống Đa,

Hà Nội

260,000,000,000 05/04/2010 19/04/2010 Chứng

khoán

2 PVL

CTCP Bất

Động Sản

Điện Lực Dầu

Khí Việt Nam

Tầng 3,

tòa nhà

CEO

đƣờng

Phạm

Hùng, xã

Mễ Trì,

huyện Từ

Liêm,

thành

phố Hà

Nội

500,000,000,000 02/04/2010 15/04/2010

Tƣ vấn,

đấu giá,

quản lý,

quảng cáo

bất động

sản

3 SME CTCP Chứng

khoán SME

Tầng 3-4,

Tòa nhà

Vinaplast

Tài Tâm,

39A Ngô

Quyền,

150,000,000,000 26/03/2010 07/04/2010 Tài chính

Page 109: Tailieu.vncty.com   5303 2025

99

Hà Nội

4 APG

CTCP

Chứng khoán

An Phát

75

A Trần

Hƣng

Đạo,

Q.Hoàn

Kiếm, Hà

Nội.

135,000,000,000 24/03/2010 05/04/2010 Chứng

khoán

5 VND

CTCP

Chứng khoán

VNIRECT

Số

1 Nguyễn

Thƣợng

Hiền -

Hai Bà

Trƣng –

Hà Nội

450,000,000,000 18/03/2010 30/03/2010 Tài chính

6 L35

CÔNG TY CỔ

PHẦN CƠ

KHÍ LẮP

MÁY

LILAMA

Số 72E,

đƣờng

Hoàng

Diệu,

phƣờng

Thanh

Bình,

thành

phố Ninh

Bình,

tỉnh Ninh

Bình

32,651,550,000 12/03/2010 25/03/2010 Xây dựng

7 SDE

CTCP Kỹ

thuật điện

Sông Đà

Tầng 5,

Trung

tâm

Thƣơng

15,095,650,000 15/03/2010 23/03/2010 Kỹ thuật

Điện

Page 110: Tailieu.vncty.com   5303 2025

100

mại Hà

Đông, số

8 Quang

Trung,

Hà Đông,

Hà Nội

8 VBC CTCP Nhựa -

Bao bì Vinh

Số 18

Đƣờng

Phong

Định

Cảng, P.

Bến

Thuỷ,

TP. Vinh,

Tỉnh

Nghệ An

18,983,640,000 04/02/2010 17/03/2010

9 DL1

CTCP Đầu tƣ

phát triển dịch

vụ công trình

công cộng Đức

Long Gia Lai

43 Lý

Nam Đế,

TP

Pleiku,

Tỉnh Gia

Lai

15,000,000,000 05/02/2010 10/03/2010 Dịch vụ

công cộng

10 SDB

Công ty Cổ

phần Sông Đà

207

162A

Nguyễn

Tuân,

Nhân

Chính,

Thanh

Xuân, Hà

Nội

55,000,000,000 04/02/2010 10/03/2010 Xây dựng

11 TAS CTCP Chứng Tâng 9 – 139,000,000,000 28/01/2010 22/02/2010 Tài chính

Page 111: Tailieu.vncty.com   5303 2025

101

khoán Tràng

An

59 Quang

Trung –

Hai Bà

Trƣng –

Hà Nội

12 INN

CTCP Bao bì

và In Nông

nghiệp

Số 72,

Đƣờng

Trƣờng

Chinh,

Phƣờng

Phƣơng

Mai,

Đống Đa,

Hà Nội

54,000,000,000 11/01/2010 22/01/2010 In ấn

13 CPC

CTCP Thuốc

sát trùng Cần

thơ

Km 14,

Quốc lộ

91, P.

Phƣớc

Thới, Q.

Ô Môn,

Tp. Cần

thơ

41,088,000,000 13/01/2010 18/01/2010 Dƣợc

phẩm

14 LHC

CTCP Đầu tƣ

và Xây dựng

Thủy lợi Lâm

Đồng

Số 68,

Hai Bà

Trƣng,

TP Đà

Lạt, tỉnh

Lâm

Đồng

20,000,000,000 07/01/2010 13/01/2010 Xây dựng

15 TAG CTCP Thế giới

số Trần Anh

Số 1174

đƣờng 45,068,210,000 05/01/2010 12/01/2010

Page 112: Tailieu.vncty.com   5303 2025

102

Láng,

phƣờng

Láng

Thƣợng,

quận

Đống Đa,

Hà Nội,

Việt Nam

16 HHL CTCP Hồng

Hà Long An

Khu công

nghiệp

Hoàng

Gia Long

An, Xã

Mỹ Hạnh

Nam,

huyện

Đức Hoà,

tỉnh Long

An

27,482,700,000 05/01/2010 08/01/2010 Xây dựng