tap chi sinh vien

11
Sinh Viên Tạp chí sinh viên số 1 ngày 22/12/2014 Nghe anh kể chuyện Hoàng Sa Nét duyên qua những bộ võ phục HVCSND - 45 năm một chặng đường Học ngành công an quân đội không lo thất nghiệp? Dân vận thắm tình quân dân Ảnh: Trần Trung Hiếu - Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân

Upload: mai-thuong-pham

Post on 22-Jan-2018

220 views

Category:

Art & Photos


0 download

TRANSCRIPT

Sinh ViênTạp chí sinh viên số 1 ngày 22/12/2014

Nghe anh kể chuyện Hoàng Sa

Nét duyên qua những bộ võ phục

HVCSND - 45 năm một chặng đường

Học ngành công an quân đội không lo thất nghiệp?

Dân vận thắm tình quân dân

Ảnh: Trần Trung Hiếu - Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ: 36 XUÂN THỦY, CẦU GIẤY, HÀ Nội.

ĐIỆN THOẠI: 84-04-37.546.963. FAX: 84-4-37548949EMAIL: [email protected]

TỔNG BIÊN TẬP: HOÀNG THỊ THÚY NGÂN

THƯ KÝ TÒA SOẠN: TRẦN THỊ LỆ QUYÊN

PHÓNG VIÊN: TỐNG THỊ MAI, KHỔNG THỊ MAI

KỸ THUẬT VIÊN: TRẦN BÍCH LIÊN

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: 593/GP - BỘ VHTT NGÀY 30/11/2014

IN TẠI CÔNG TY IN ẤN THỦ ĐÔ. NỘP LƯU CHIỂU THÁNG 12 - 2014

SINH VIÊN

TRONG SỐ NÀY

ĐIỂM TIN

CÂU CHUYỆN GIẢNG ĐƯỜNG

- HVCSND - 45 năm một chặng đường- Trường sỹ quan Tăng thiết giáp khai

giảng năm học mới- HVCSND chú trọng đẩy mạnh hợp tác

quốc tế

ĐỜI SỐNG

- Cảnh sát trẻ Phú Thọ với hoạt động hiến máu nhân đạo

- Dân vận thắm tình quân dân- Sinh viên cảnh sát với hoạt động thể

dục thể thao- Tiếng kẻng cơm

- Lồng đèn sáng tạo kỳ diệu của sinh viên cảnh sát

GÓC TÂM SỰ

- Nghe anh kể chuyện Hoàng Sa- Tâm sự sinh viên

HỌC ĐƯỜNG

- Những CLB học tập tại HVCSND- Nét duyên qua những bộ võ phục

- Học ngành công an, quân đội không lo thất nghiệp

SỨC KHỎE

- Nhìn chân chữa bệnh

GIẢI TRÍ

- Thơ - Truyện cười

01

Cảnh sát trẻ Phú Thọ với hoạt động hiến máu nhân đạo

Đời sống

Hướng đến kỷ niệm Quốc khánh 2/9, Ngày 22/8, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Trung tâm huyết học truyền máu Bộ Công an, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện và Hội chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện trong toàn lực lượng Công an Phú Thọ năm 2014.

Hiến máu nhân đạo là hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa nhân văn cao cả thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, vì cộng đồng. Hưởng ứng phong trào Hiến máu tình nguyện do Đảng ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phát động, trong những năm qua, các chiến sỹ cảnh sát nhân dân đã thường xuyên tham gia nhiều phong trào hiến máu tình nguyện. Công an tỉnh Phú Thọ trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong phong trào hiến máu nhân đạo .

Ngay từ sáng sớm, cán bộ chiến sỹ công an Tỉnh Phú Thọ đã có mặt để làm thủ tục đo nhịp tim và huyết áp để tham gia hiến máu. Trong đó có

nhiều chiến sỹ đã hiến máu nhiều lần. Trong đợt này, đã có 325 cán bộ chiến sỹ đăng ký tham gia hiến máu. Sau khi khám và xét nghiệm, Trung tâm huyết học truyền máu Bộ Công an đã tiếp nhận được 297 đơn vị máu đảm bảo an toàn, chất lượng. Lượng máu được các chiến sỹ công an hiến tặng này sẽ dùng để cứu chữa những nạn nhân ở Bệnh viện Đa khoa Việt Trì. Trong nhiều năm qua, cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh niên lực lượng Công an Phú Thọ luôn tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện qua đó đã thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện cũng như nghĩa cử cao đẹp của người chiến sỹ Công an đối với cộng đồng xã hội.

15 Tống Mai

Các chiến sỹ cảnh sát trẻ tham gia hiến máu

Sáng tạo kỳ diệu của

sinh viên cảnh sát

Sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân luôn phát huy tính sáng tạo trong mọi hoạt động học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Trong dịp lễ trăng rằm tháng tám vừa qua, các bạn đã tạo nên những chiếc đèn lồng xinh xắn tự chế để quây quần bên nhau, tổ chức lễ rước đèn ấm cúng và đầy chất sinh viên rất trẻ trung, năng động tại khuôn viên Học viện.

Những chiếc đèn nhưng được tạo ra từ những vật dụng đơn giản như vỏ chai nước, lon Coca và những vật liệu khác như cán chổi không còn sử dụng, dây thép và vật liệu k thể thiếu là 1 cây nến. Dưới đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của các bạn trẻ sinh viên cảnh sát đã biến những vật dụng vô tri này trở nên lung linh, huyền ảo dưới ánh trăng rằm, tạo nên không khí trung thu tràn ngập yêu thương cho nhũng người con xa gia đình nơi đây.

Được hỏi về cách tạo ra những chiếc đèn lồng này, bạn Tuấn Anh, sinh viên khoa Môi trường, Học viện Cảnh sát Nhân dân chia sẻ: “Chúng mình đã tạo ra chiếc đèn lồng từ những vật dụng đã qua sử dụng và có tính an toàn cao. Trước hết mình cắt một vỏ chai nước lớn ra, cắt phần miệng thàng nhiều sợi để tạo hình, sau đó lấy dây thép treo vỏ

chai vài thanh tre, bước cuối cùng là cho một ngọn nến vào trong vỏ chai là được một đèn lồng. Những thanh tre được chúng mình lấy từ cán chổi đã qua sử dụng, còn nến và dây thép chúng mình mua bên ngoài trường. Những chiếc đèn lồng đơn giản nhưng đã đem lại cho chúng mình một đêm rước đèn vô cùng ý nghĩa”

Sự sáng tạo không chỉ có vậy, Tuấn Anh còn hào hứng kể: “Chúng mình còn dung vỏ lon cô ca bằng sắt, cắt dọc theo vỏ lon thành nhiều đường, sau đó bóp vỏ lon lại cho xẹp xuống tạo thành hình thoi, cuối cùng là cho nến vào là xong”. Những chiếc đèn này được xếp lại với nhau thành nhiều hình khác nhau như hình trái tim, tên lớp, tên khoa... Hoạt đông này đã thu hút sự thích thú của tất cả các bạn sinh viên trẻ trong Học viện.

Những chiếc đèn lồng xinh xắn này đã phần nào cho thấy cuộc sống của các bạn trẻ Học viện Cảnh sát Nhân dân, họ không chỉ là những chiến sĩ tương lai luôn nghiêm túc trong bộ quân phục và kỉ luật nghiêm khắc mà cuộc sống của họ còn những phút giây đầy lãng mạn bên đồng đội, họ sống và chiến đấu để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta.

Đời sống

21

Những chiếc đèn nhưng được tạo ra từ những vật dụng đơn giản như vỏ chai nước, lon Coca và những vật liệu khác như cán chổi không còn sử dụng, dây thép và vật liệu k thể thiếu là 1 cây nến. Dưới đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của các bạn trẻ sinh viên cảnh sát đã biến những vật dụng vô tri này trở nên lung linh, huyền ảo dưới ánh trăng rằm, tạo nên không khí trung thu tràn ngập yêu thương cho nhũng người con xa gia đình nơi đây.

Được hỏi về cách tạo ra những chiếc đèn lồng này, bạn Tuấn Anh, sinh viên khoa Môi trường, Học viện Cảnh sát Nhân dân chia sẻ: “Chúng mình đã tạo ra chiếc đèn lồng từ những vật dụng đã qua sử dụng và có tính an toàn cao. Trước hết mình cắt một vỏ chai nước lớn ra, cắt phần miệng thàng nhiều sợi để tạo hình, sau đó lấy dây thép treo vỏ

chai vài thanh tre, bước cuối cùng là cho một ngọn nến vào trong vỏ chai là được một đèn lồng. Những thanh tre được chúng mình lấy từ cán chổi đã qua sử dụng, còn nến và dây thép chúng mình mua bên ngoài trường. Những chiếc đèn lồng đơn giản nhưng đã đem lại cho chúng mình một đêm rước đèn vô cùng ý nghĩa”

Sự sáng tạo không chỉ có vậy, Tuấn Anh còn hào hứng kể: “Chúng mình còn dung vỏ lon cô ca bằng sắt, cắt dọc theo vỏ lon thành nhiều đường, sau đó bóp vỏ lon lại cho xẹp xuống tạo thành hình thoi, cuối cùng là cho nến vào là xong”. Những chiếc đèn này được xếp lại với nhau thành nhiều hình khác nhau như hình trái tim, tên lớp, tên khoa... Hoạt đông này đã thu hút sự thích thú của tất cả các bạn sinh viên trẻ trong Học viện.

Những chiếc đèn lồng xinh xắn này đã phần nào cho thấy cuộc sống của các bạn trẻ Học viện Cảnh sát Nhân dân, họ không chỉ là những chiến sĩ tương lai luôn nghiêm túc trong bộ quân phục và kỉ luật nghiêm khắc mà cuộc sống của họ còn những phút giây đầy lãng mạn bên đồng đội, họ sống và chiến đấu để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta.

Khổng Mai

22

Nghe anh kể chuyện Hoàng Sa

Sau hơn 3 tháng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương cùng đội tàu cảnh sát biển Việt Nam – Trung úy Đinh Văn Hương – người con của tỉnh Nghệ An đã trở về và khiến không ít người bất ngờ, xúc động. Cậu bé gầy gò, yếu ớt, hiếu động ngày nào giờ rắn rỏi, cơ bắp hơn và tự hào thay, Hương là chiến sỹ Cảnh sát biển xuất sắc, có tuổi đời trẻ nhất tàu CSB-2013. Gặp Hương, những câu chuyện từ Hoàng Sa đã được kể lại với những nghẹn ngào, nhớ nhung, lo lắng.

“Bơi giỏi nhờ…chăn trâu”

Trong danh sách gia đình thân nhân của các cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tàu CSB 2013 – thuộc hải đội 201, vùng CSB 2 mà Đại tá Trần Văn Dũng gửi cho các nhà báo chủ yếu là các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình… Hoàn cảnh các chiến sĩ rất khó khăn, nhưng vì nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ Quốc, các anh sẵn sàng tình nguyện ra nơi đầu sóng ngọn gió để giữ biển quê hương. Các chiến sĩ có người đi lính 13 năm nhưng về quê nghỉ phép vỏn vẹn 100 ngày. Hương cười hiền : ‘chắc tại người quê mình chịu khổ quen rồi chị ạ. Các anh em trên tàu chủ yếu làm nông nghiệp, bơi giỏi nhờ chăn trâu, đánh cá từ nhỏ’.

Góc tâm sự Người ta nói rằng, ‘lửa thử vàng, gian nan thử sức’. Không chỉ riêng Hương, mà cũng là các chiến sĩ cảnh sát biển khác, khó khăn đã thực sự rèn giũa nên bãn lĩnh con người, giúp các anh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Biển đảo là nhà, đồng đội là người thân Hương chia sẻ : ‘Hồi mới ra đảo, em lo lắm. Không phải sợ Trung Quốc, sợ bị thương mà lo mình là út, nhỏ tuổi nhất, lại là lần đầu tiên xa nhà thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng nên không đủ kinh nghiệm và bãn lĩnh đối đầu với kẻ thù. Thế nhưng, tất cả chỉ là mối lo thừa khi em được các anh trong tàu và thủ trưởng động viên, tin tưởng. Các anh đã làm cho em có cảm giác như anh em trong nhà, không còn nhớ đất liền quay quắt nữa’.Đội tàu Cảnh sát biển làm nhiệm vụ suốt 24/24 giữa đại dương rộng lớn, sóng to, gió lớn cộng với việc thường xuyên bị các tàu Trung Quốc tấn công

Trung úy Đinh Văn Hương

khiến sức khỏe anh em trong đoàn giảm đi nhanh chóng. Nhiều người nghĩ cảnh sát biển không say sóng, nhưng Hương chia sẻ - anh em trên tàu say nhiều, vì di chuyển quá lâu¬ trên biển, cộng với thời tiết rất khắc nghiệt, gió Tây Nam và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng. Những lúc như thế, người này động viên người kia, làm việc và trực hộ cho nhau.Anh em luôn quan tâm chăm sóc nhau lúc thường cũng như lúc sóng gió, mọi khó khăn gian khổ đều vượt qua nhờ sức mạnh của tình cảm đồng chí, đồng đội dành cho nhau. Ngoài giờ hiệp đồng tác chiến áp sát đuổi giàn khoan Hải Dương-981, có được giây phút “giãn” mình, các chiến sĩ trên tàu lại nghĩ về nhau. Họ chia nhau từng tờ báo, điếu thuốc lá đến san sẻ cả những chuyện đời riêng đầy suy tư. Hương chia sẻ: “có hôm tình hình căng thẳng, tàu Trung Quốc đâm và phun vòi rồng vào tàu CSB 2013, anh em trên mấy tàu khác đánh điện liên tục, đứng ngồi không yên, không lâu sau thì các tàu cũng đến yểm trợ. Tàu Trung Quốc rời đi, mấy anh em ôm nhau rưng rưng nước mắt. Vừa lo cho tình mạng đồng đội, vừa thương tàu bị hư hỏng nặng. Đi làm nhiệm vụ, các anh em đồng chí đã thực sự là những người thân, san sẻ cho nhau mọi vui buồn. Khi ở trên đất liền thì rèn luyện vất vả, không có thời gian gần gũi nhiều nhưng ra biển thì mới thấy tình cảm anh em dành cho nhau. Đều là lính, là đàn ông mà nhiều khi anh em không cầm được nước mắt nhớ nhà và cảm động trước tình cảm mà nhân dân cả nước dành cho.

Về khẩu phần ăn trên tàu, Hương cho biết chủ yếu là đồ đông lạnh. Mỗi tàu có lịch làm nhiệm vụ từ 15-20 ngày, kết thúc lại quay về tiếp nhiên liệu và dự trữ nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, các tàu cảnh sát biển được tiếp tế rất nhiều đồ tươi do các tàu chuyên chở nhà báo, phóng viên trong nước và quốc tế ra tác nghiệp. Những hôm như thế, anh em lại được bữa ‘liên hoan’ và ‘chặt to kho mặn’ dùng dần.

Cả nước yêu thương

Những lần tàu cập cảng Cát Tiên Sa - thành phố Đà Nẵng để tiếp nhiên liệu và dự trữ nhu yếu phẩm, các anh em cảnh sát biển được người dân chào đón rất nhiệt tình. Đi chợ mua đồ, người bán cá cho cá, người bán rau cho rau, cô bán thịt cho thịt…lệnh của chỉ huy là không được nhận bất cứ cái gì của người dân, nhưng các cô chú bảo : các con các cháu đi làm nhiệm vụ giữ gìn biển đảo quê hương, cô chú không có gì quý giá hơn, chỉ có cái

này, các con nhận cho cô chú vui lòng. Trước tình cảm của bà con, Thủ trưởng đã hỏi tên tuổi địa chỉ và cho chúng em tiếp nhận. Đặc biệt, có một hôm, các cụ cao niên đi ra chợ, cầm theo một phong bì tiền lẻ, nắm lấy tay các chiến sĩ mà rưng rưng. Các ông bảo : đây là tiền các ông bà tích cóp được, không có nhiều, các con phải lấy để mua đồ thêm có sức mà chống giặc. Anh em nhìn nhau mà nước mắt trào ra. Cùng bên nhau làm nhiệm vụ trên thuộc địa còn có các anh chị phóng viên nhà báo trong và ngoài nước. Trong thời gian Hương làm nhiệm vụ, có 37 nhà báo trong nước và quốc tế ra tác nghiệp, đưa tin, trong đó có các nhà báo từ Nhật Bản, Oxtraylia… Thời tiết khắc nghiệt khiến các anh chị suy sụp nhanh chóng. Anh em trên tàu đã chăm sóc, động viên rất nhiều. Lúc ra về, anh chị em ôm nhau khóc. Khóc cho nỗ lực, cho cố gắng và cho tinh thần trách nhiệm của nhau. Chỉ nửa tháng bên nhau thôi nhưng anh chị em như trở thành người thân trong gia đình.

Xin trích lại bài thơ mà phóng viên Khắc Phục của Đài VTC đã tặng cho các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để kết thúc cho bài viết này. Vì những câu chuyện em kể, sẽ còn rất nhiều và tôi chỉ mong sao, cho những câu chuyện đấy không còn nguy hiểm, không còn chết chóc, không còn lo âu, để em và các chiến sĩ khác làm nhiệm vụ yên bình giữa biển trời Tổ Quốc.

Đã đến giờ tổ quốc gọi con đi.Tiếng còi tàu râm ran rộn rã.

Tổ quốc gọi mà lòng con rộn rã.Con lên đường tạm biệt mẹ quê hương.

Bộ tư lệnh CSB tặng quà cho chiến sỹ trên tàu 2014

23

Sau hơn 3 tháng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương cùng đội tàu cảnh sát biển Việt Nam – Trung úy Đinh Văn Hương – người con của tỉnh Nghệ An đã trở về và khiến không ít người bất ngờ, xúc động. Cậu bé gầy gò, yếu ớt, hiếu động ngày nào giờ rắn rỏi, cơ bắp hơn và tự hào thay, Hương là chiến sỹ Cảnh sát biển xuất sắc, có tuổi đời trẻ nhất tàu CSB-2013. Gặp Hương, những câu chuyện từ Hoàng Sa đã được kể lại với những nghẹn ngào, nhớ nhung, lo lắng.

“Bơi giỏi nhờ…chăn trâu”

Trong danh sách gia đình thân nhân của các cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tàu CSB 2013 – thuộc hải đội 201, vùng CSB 2 mà Đại tá Trần Văn Dũng gửi cho các nhà báo chủ yếu là các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình… Hoàn cảnh các chiến sĩ rất khó khăn, nhưng vì nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ Quốc, các anh sẵn sàng tình nguyện ra nơi đầu sóng ngọn gió để giữ biển quê hương. Các chiến sĩ có người đi lính 13 năm nhưng về quê nghỉ phép vỏn vẹn 100 ngày. Hương cười hiền : ‘chắc tại người quê mình chịu khổ quen rồi chị ạ. Các anh em trên tàu chủ yếu làm nông nghiệp, bơi giỏi nhờ chăn trâu, đánh cá từ nhỏ’.

Người ta nói rằng, ‘lửa thử vàng, gian nan thử sức’. Không chỉ riêng Hương, mà cũng là các chiến sĩ cảnh sát biển khác, khó khăn đã thực sự rèn giũa nên bãn lĩnh con người, giúp các anh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Biển đảo là nhà, đồng đội là người thân Hương chia sẻ : ‘Hồi mới ra đảo, em lo lắm. Không phải sợ Trung Quốc, sợ bị thương mà lo mình là út, nhỏ tuổi nhất, lại là lần đầu tiên xa nhà thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng nên không đủ kinh nghiệm và bãn lĩnh đối đầu với kẻ thù. Thế nhưng, tất cả chỉ là mối lo thừa khi em được các anh trong tàu và thủ trưởng động viên, tin tưởng. Các anh đã làm cho em có cảm giác như anh em trong nhà, không còn nhớ đất liền quay quắt nữa’.Đội tàu Cảnh sát biển làm nhiệm vụ suốt 24/24 giữa đại dương rộng lớn, sóng to, gió lớn cộng với việc thường xuyên bị các tàu Trung Quốc tấn công

khiến sức khỏe anh em trong đoàn giảm đi nhanh chóng. Nhiều người nghĩ cảnh sát biển không say sóng, nhưng Hương chia sẻ - anh em trên tàu say nhiều, vì di chuyển quá lâu¬ trên biển, cộng với thời tiết rất khắc nghiệt, gió Tây Nam và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng. Những lúc như thế, người này động viên người kia, làm việc và trực hộ cho nhau.Anh em luôn quan tâm chăm sóc nhau lúc thường cũng như lúc sóng gió, mọi khó khăn gian khổ đều vượt qua nhờ sức mạnh của tình cảm đồng chí, đồng đội dành cho nhau. Ngoài giờ hiệp đồng tác chiến áp sát đuổi giàn khoan Hải Dương-981, có được giây phút “giãn” mình, các chiến sĩ trên tàu lại nghĩ về nhau. Họ chia nhau từng tờ báo, điếu thuốc lá đến san sẻ cả những chuyện đời riêng đầy suy tư. Hương chia sẻ: “có hôm tình hình căng thẳng, tàu Trung Quốc đâm và phun vòi rồng vào tàu CSB 2013, anh em trên mấy tàu khác đánh điện liên tục, đứng ngồi không yên, không lâu sau thì các tàu cũng đến yểm trợ. Tàu Trung Quốc rời đi, mấy anh em ôm nhau rưng rưng nước mắt. Vừa lo cho tình mạng đồng đội, vừa thương tàu bị hư hỏng nặng. Đi làm nhiệm vụ, các anh em đồng chí đã thực sự là những người thân, san sẻ cho nhau mọi vui buồn. Khi ở trên đất liền thì rèn luyện vất vả, không có thời gian gần gũi nhiều nhưng ra biển thì mới thấy tình cảm anh em dành cho nhau. Đều là lính, là đàn ông mà nhiều khi anh em không cầm được nước mắt nhớ nhà và cảm động trước tình cảm mà nhân dân cả nước dành cho.

Về khẩu phần ăn trên tàu, Hương cho biết chủ yếu là đồ đông lạnh. Mỗi tàu có lịch làm nhiệm vụ từ 15-20 ngày, kết thúc lại quay về tiếp nhiên liệu và dự trữ nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, các tàu cảnh sát biển được tiếp tế rất nhiều đồ tươi do các tàu chuyên chở nhà báo, phóng viên trong nước và quốc tế ra tác nghiệp. Những hôm như thế, anh em lại được bữa ‘liên hoan’ và ‘chặt to kho mặn’ dùng dần.

Cả nước yêu thương

Những lần tàu cập cảng Cát Tiên Sa - thành phố Đà Nẵng để tiếp nhiên liệu và dự trữ nhu yếu phẩm, các anh em cảnh sát biển được người dân chào đón rất nhiệt tình. Đi chợ mua đồ, người bán cá cho cá, người bán rau cho rau, cô bán thịt cho thịt…lệnh của chỉ huy là không được nhận bất cứ cái gì của người dân, nhưng các cô chú bảo : các con các cháu đi làm nhiệm vụ giữ gìn biển đảo quê hương, cô chú không có gì quý giá hơn, chỉ có cái

này, các con nhận cho cô chú vui lòng. Trước tình cảm của bà con, Thủ trưởng đã hỏi tên tuổi địa chỉ và cho chúng em tiếp nhận. Đặc biệt, có một hôm, các cụ cao niên đi ra chợ, cầm theo một phong bì tiền lẻ, nắm lấy tay các chiến sĩ mà rưng rưng. Các ông bảo : đây là tiền các ông bà tích cóp được, không có nhiều, các con phải lấy để mua đồ thêm có sức mà chống giặc. Anh em nhìn nhau mà nước mắt trào ra. Cùng bên nhau làm nhiệm vụ trên thuộc địa còn có các anh chị phóng viên nhà báo trong và ngoài nước. Trong thời gian Hương làm nhiệm vụ, có 37 nhà báo trong nước và quốc tế ra tác nghiệp, đưa tin, trong đó có các nhà báo từ Nhật Bản, Oxtraylia… Thời tiết khắc nghiệt khiến các anh chị suy sụp nhanh chóng. Anh em trên tàu đã chăm sóc, động viên rất nhiều. Lúc ra về, anh chị em ôm nhau khóc. Khóc cho nỗ lực, cho cố gắng và cho tinh thần trách nhiệm của nhau. Chỉ nửa tháng bên nhau thôi nhưng anh chị em như trở thành người thân trong gia đình.

Xin trích lại bài thơ mà phóng viên Khắc Phục của Đài VTC đã tặng cho các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để kết thúc cho bài viết này. Vì những câu chuyện em kể, sẽ còn rất nhiều và tôi chỉ mong sao, cho những câu chuyện đấy không còn nguy hiểm, không còn chết chóc, không còn lo âu, để em và các chiến sĩ khác làm nhiệm vụ yên bình giữa biển trời Tổ Quốc.

Đã đến giờ tổ quốc gọi con đi.Tiếng còi tàu râm ran rộn rã.

Tổ quốc gọi mà lòng con rộn rã.Con lên đường tạm biệt mẹ quê hương.

Tàu CSB đón đoàn phóng viên nước ngoài ra tác nghiệp tại thuộc địa

Hoàng Ngân

24

Nét đẹp duyên dáng qua những bộ võ phục

Đối với sinh viên các trường thuộc lực lượng vũ trang, võ thuật là một môn học cần thiết và bắt buộc với tất cả học viên. Xuất phát từ tinh thần thượng võ và niềm đam mê với võ thuật, nhiều học viên Học viện CSND đã tích cực tham gia học võ ngoại khóa. Các CLB võ thuật như CLB Karatedo, CLB Teawondo, CLB Võ cổ truyền,.. tổ chức tại trường thu hút được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều thành viên, đặc biệt là học viên nữ. Bên cạnh nét duyên dáng, thùy mị vốn có, nữ sinh HVCS còn toát lên vẻ đẹp của sự mạnh mẽ, gan góc, họ luôn tâm niệm “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường vơi đổ máu” để càng quyết tâm trong học tập và rèn luyện võ thuật.

Trò chuyện với nữ sinh Trần Thị Ngọc Hiếu, lớp B1D37 - một học viên tích cực rèn luyện võ thuật, cô tâm sự: “Từ thời phổ thông mình đã đam mê võ thuật. Tranh thủ thời gian rảnh mình tham

gia học Vovinam với mục đích nâng cao sức khỏe và rèn luyện bản thân.

Những ngày đầu tiếp xúc và luyện tập mình thấy rất vất vả và quá sức vì bình thường mình cũng ít khi vận động mạnh, lại bị bố mẹ ngăn cản vì sợ ảnh hưởng đến học tập, nhiều khi mình cũng hơi nản chí, nghĩ đến chuyện từ bỏ, nhưng vì đam mê nên mình vẫn quyết tâm cố gắng theo đuổi võ thuật. Sau khi đậu vào Học viện CSND mình càng có thêm nhiều điều kiện và quyết tâm luyện võ. Khi vào đây thì việc luyện tập quy củ và khó hơn lúc mình luyện tập trước đây. Mặc dù tương đối vất vả nhưng mình luôn cố gắng luyện tập tốt hơn để phục vụ cho công tác sau này. Còn với nữ sinh Lê Thị Thùy Trang, lớp B1D38, tham gia luyện tập ở các CLB võ thuật là cơ hội tốt để học hỏi kinh nghiệm và giao lưu với các học viên khác. Trang chia sẻ: “Tham gia luyện võ mình học hỏi được nhiều điều như là sự bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại trong rèn luyện và thi đấu. Không những vậy, mình còn được giúp đỡ trong học tập và cuộc sống thường ngày. Được giao lưu và rèn luyện với các học viên khác mình dần nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình khi lần đầu tiên phải sống tự lập trong môi trường hoàn toàn mới.

Luyện tập võ thuật thật sự rất bổ ích, mình hy vọng sẽ có thêm nhiều học viên tham gia luyện

võ ngoại khóa vì đam mê chứ không phải vì đây là một môn học bắt buộc.” Chính niềm đam mê và tinh thần thượng võ là sợi dây vô hình đưa các học viên lại gần nhau hơn, vượt lên khoảng cách tuổi tác, thậm chí là vượt qua ranh giới quốc gia. Không có gì bất ngờ khi các học viên quốc tế đang học tập và rèn luyện tại Học viện CSND cũng là những thành viên tích cực trong các CLB võ thuật. Qua rèn luyện cùng với sự giúp đỡ thường xuyên của các học viên Việt Nam vốn ngôn ngữ của học viên quốc tế được nâng cao, sự trao đổi, giao lưu với nhau trở nên dễ dàng hơn và có thêm hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam và nhờ đó tình bạn giữa học viên Việt Nam với học viên các nước khác cũng trở nên bền chặt hơn, ngày càng thêm nồng đượm, son sắt. Những nữ sinh Học viện CSND đam mê và gắn bó với võ thuật thường cất giấu trong sâu thẳm lòng mình sự yếu đuối vốn có, họ luôn cố gắng hết mình trong các giờ luyện võ, các hội thi võ thuật. Bên cạnh đó, họ còn thể hiện sự khéo léo, yểu điệu, nhẹ nhàng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thực sự họ đã trở thành những nhân tố điển hình, tích cực trong học tập và rèn luyện, ở họ có sức hút hết sức mạnh mẽ. Không chỉ có kết quả học tập cao mà những thành tích trong hoạt động võ thuật của các nữ sinh Học viện CSND cũng rất đáng nể. Hi vọng trong quá trình học tập tại trường họ sẽ góp thêm sức mình vào bảng càng thành tích của trường, viết tiếp truyền thống của Học viện CSND.

Vui mừng khi nhậngiải thưởng

Đời sống

29

Đối với sinh viên các trường thuộc lực lượng vũ trang, võ thuật là một môn học cần thiết và bắt buộc với tất cả học viên. Xuất phát từ tinh thần thượng võ và niềm đam mê với võ thuật, nhiều học viên Học viện CSND đã tích cực tham gia học võ ngoại khóa. Các CLB võ thuật như CLB Karatedo, CLB Teawondo, CLB Võ cổ truyền,.. tổ chức tại trường thu hút được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều thành viên, đặc biệt là học viên nữ. Bên cạnh nét duyên dáng, thùy mị vốn có, nữ sinh HVCS còn toát lên vẻ đẹp của sự mạnh mẽ, gan góc, họ luôn tâm niệm “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường vơi đổ máu” để càng quyết tâm trong học tập và rèn luyện võ thuật.

Trò chuyện với nữ sinh Trần Thị Ngọc Hiếu, lớp B1D37 - một học viên tích cực rèn luyện võ thuật, cô tâm sự: “Từ thời phổ thông mình đã đam mê võ thuật. Tranh thủ thời gian rảnh mình tham

gia học Vovinam với mục đích nâng cao sức khỏe và rèn luyện bản thân.

Những ngày đầu tiếp xúc và luyện tập mình thấy rất vất vả và quá sức vì bình thường mình cũng ít khi vận động mạnh, lại bị bố mẹ ngăn cản vì sợ ảnh hưởng đến học tập, nhiều khi mình cũng hơi nản chí, nghĩ đến chuyện từ bỏ, nhưng vì đam mê nên mình vẫn quyết tâm cố gắng theo đuổi võ thuật. Sau khi đậu vào Học viện CSND mình càng có thêm nhiều điều kiện và quyết tâm luyện võ. Khi vào đây thì việc luyện tập quy củ và khó hơn lúc mình luyện tập trước đây. Mặc dù tương đối vất vả nhưng mình luôn cố gắng luyện tập tốt hơn để phục vụ cho công tác sau này. Còn với nữ sinh Lê Thị Thùy Trang, lớp B1D38, tham gia luyện tập ở các CLB võ thuật là cơ hội tốt để học hỏi kinh nghiệm và giao lưu với các học viên khác. Trang chia sẻ: “Tham gia luyện võ mình học hỏi được nhiều điều như là sự bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại trong rèn luyện và thi đấu. Không những vậy, mình còn được giúp đỡ trong học tập và cuộc sống thường ngày. Được giao lưu và rèn luyện với các học viên khác mình dần nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình khi lần đầu tiên phải sống tự lập trong môi trường hoàn toàn mới.

Luyện tập võ thuật thật sự rất bổ ích, mình hy vọng sẽ có thêm nhiều học viên tham gia luyện

võ ngoại khóa vì đam mê chứ không phải vì đây là một môn học bắt buộc.” Chính niềm đam mê và tinh thần thượng võ là sợi dây vô hình đưa các học viên lại gần nhau hơn, vượt lên khoảng cách tuổi tác, thậm chí là vượt qua ranh giới quốc gia. Không có gì bất ngờ khi các học viên quốc tế đang học tập và rèn luyện tại Học viện CSND cũng là những thành viên tích cực trong các CLB võ thuật. Qua rèn luyện cùng với sự giúp đỡ thường xuyên của các học viên Việt Nam vốn ngôn ngữ của học viên quốc tế được nâng cao, sự trao đổi, giao lưu với nhau trở nên dễ dàng hơn và có thêm hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam và nhờ đó tình bạn giữa học viên Việt Nam với học viên các nước khác cũng trở nên bền chặt hơn, ngày càng thêm nồng đượm, son sắt. Những nữ sinh Học viện CSND đam mê và gắn bó với võ thuật thường cất giấu trong sâu thẳm lòng mình sự yếu đuối vốn có, họ luôn cố gắng hết mình trong các giờ luyện võ, các hội thi võ thuật. Bên cạnh đó, họ còn thể hiện sự khéo léo, yểu điệu, nhẹ nhàng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thực sự họ đã trở thành những nhân tố điển hình, tích cực trong học tập và rèn luyện, ở họ có sức hút hết sức mạnh mẽ. Không chỉ có kết quả học tập cao mà những thành tích trong hoạt động võ thuật của các nữ sinh Học viện CSND cũng rất đáng nể. Hi vọng trong quá trình học tập tại trường họ sẽ góp thêm sức mình vào bảng càng thành tích của trường, viết tiếp truyền thống của Học viện CSND.

Lệ Quyên

Luôn duyên dáng trong những bài tập

30

NHÌN CHÂN CHỮA BỆNH

Sức khỏe

“Có sức khỏe là có tất cả” Giữ gìn và rèn luyện cơ thể là hoạt động vô cùng cần thiết để duy trì một sức khỏe ổn định. Ngoài tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, chúng ta còn cần để ý đến các dấu hiệu bên ngoài cơ thể để có chuẩn đoán bệnh kịp thời và chữa trị. Chân là cơ quan hoạt động kha nhiều trong sinh hoạt hằng ngày, việc chấn thương cổ chân, ngón chân

hay bắp đùi rất dễ xảy ra. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số bệnh thường gặp và cách sơ cứu, chữa trị những bệnh đó.

Bong gân cổ chân.

Bong gân cổ chân thường xảy ra do chấn thương thể thao. Cổ chân trong tư thế gập, xoay quá căng thẳng (lật bàn chân) sẽ làm đứt hay xé rách hệ dây chằng giữ vững khớp cổ chân khi vận động. Bong gân thường chia ra 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng. Khi bị bong gân, cần xử trí đúng để chóng bình phục và tránh những hậu quả đáng tiếc.

Sơ cứu:

Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương để ngăn ngừa hoặc hạn chế sưng.- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau, làm lạnh vùng bong gân trong 10- 15 phút. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng.- Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. Băng ép vùng bị thương bằng băng chun, băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neopren là tốt nhất.- Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm nơi bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi

được trợ giúp.

Viêm cân mạc lòng bàn chân

Viêm cân mạc lòng bàn chân gây đau vùng gót chân, nơi tì đè bàn chân xuống mặt đất. Nếu bạn lên cân, bạn có thể dễ bị viêm cân gan chân, nhất là khi đi bộ hay đứng với giày có miếng đệm gót không tốt. Thường có một lớp mô mỡ đệm bên dưới xương gót. Tăng cân có thể làm giảm lớp mỡ đệm này và gây đau gót. Khi chạy bộ có thể bị viêm cân gan chân khi họ thay đổi chế độ tập,

tăng lộ trình hay thường tập luyện với cường độ cao, thay đổi bề mặt địa hình tập luyện, hoặc giày rách và không thay miếng đệm gót. Cung lòng bàn chân bất thường (cao hay thấp) dễ bị viêm cân gan chân hơn người có cung lòng bàn chân bình thường. Cơn đau của bệnh hay xảy ra vào buổi sang khi mới bước chân xuống giường hay sau một thời gian nghỉ không tì đè gót chân. Cơn đau giảm khi đi nhiều, nhưng bị lại sau thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể không đau khi ngủ vì bàn chân ở tư thế nghỉ cho phép cân gan chân ngắn lại và thư giãn. Nếu để lâu không chữa trị, cơn đau có thể kéo dài khi bước đi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Sơ cứu: - Đầu tiên là phải bớt đi cho các chấn thương lên cân mạc do tư thế lao động. Để gót chân đau nghỉ ngơi nhiều. Bạn có thể tránh dùng chân hoàn toàn trong vài ngày khi đau nặng.- Cố gắng làm êm chân. Dùng giày thể thao ngay cả khi đi làm trong một thời gian. Nên dùng đệm gót giày, giúp ích khi bạn quá cân hay lớn tuổi. - Thực hiện các bài tập căng giãn từ bắp chuối và từ cân mạc lòng bàn chân để gia tăng sự mềm dẻo:• Đứng bằng nửa lòng bàn chân lên bậc thềm, hạ gót cân xuống thấp giữ độ 10 giây, lặp lại 10 lần, mỗi ngày tập vài lần.

• Đứng chân trước chân sau, giữ gót chân luôn chạm đất rồi ngồi xổm xuống đất, giữ độ 20 giây rồi đứng lên, lặp lại độ 20 lần, tập vài lần trong ngày.• Ngồi gác chéo chân lên đùi, dùng một bàn tay kéo các ngón chân về phía lung bàn chân để vị trí 90. Mỗi lần 10 giây, lặp lại 10 lần. Mỗi ngày tập độ 3 lần vào sáng sớm, trưa và chiều hay trước khi bước xuống đi nếu ngồi đã lâu.• Cũng có thể xoa bóp lòng bàn chân bằng cách lăn lòng bàn chân lên ống nhỏ đạp trên mặt đất…• Khi đau gót nhiều nhớ phải ủ ấm bàn chân 20-30 phút trước khi tập và đắp lạnh lòng bàn chân 20-30 phút sau khi tậpLưu ý bài tập càng đơn giản càng tốt, nếu uống thuốc phải theo đơn của bác sĩ. Không dùng thuốc Corticoides vào gót chân.

Gãy xương cổ chân

Gãy do áp lực cũng dễ xảy ra cho những ai gia tăng mau lẹ cường độ hay khoảng cách tập luyện, hay chạy từ mặt đường mềm sang mặt đường cứng.Bệnh nhân bị đau và sưng dần nơi bị gãy, không nặng như bị chấn thương trực tiếp. Đau nhiều hơn khi chịu lực và giảm khi nghỉ ngơi. Đối với loại gãy này, không cần bó bột bất động mà phải tuân theo hướng dẫn thầy thuốc nhằm lấy lại dần cường độ hoạt động để cơ thể tự lành.

33

Bong gân cổ chân.

Bong gân cổ chân thường xảy ra do chấn thương thể thao. Cổ chân trong tư thế gập, xoay quá căng thẳng (lật bàn chân) sẽ làm đứt hay xé rách hệ dây chằng giữ vững khớp cổ chân khi vận động. Bong gân thường chia ra 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng. Khi bị bong gân, cần xử trí đúng để chóng bình phục và tránh những hậu quả đáng tiếc.

Sơ cứu:

Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương để ngăn ngừa hoặc hạn chế sưng.- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau, làm lạnh vùng bong gân trong 10- 15 phút. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng.- Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. Băng ép vùng bị thương bằng băng chun, băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neopren là tốt nhất.- Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm nơi bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi

được trợ giúp.

Viêm cân mạc lòng bàn chân

Viêm cân mạc lòng bàn chân gây đau vùng gót chân, nơi tì đè bàn chân xuống mặt đất. Nếu bạn lên cân, bạn có thể dễ bị viêm cân gan chân, nhất là khi đi bộ hay đứng với giày có miếng đệm gót không tốt. Thường có một lớp mô mỡ đệm bên dưới xương gót. Tăng cân có thể làm giảm lớp mỡ đệm này và gây đau gót. Khi chạy bộ có thể bị viêm cân gan chân khi họ thay đổi chế độ tập,

tăng lộ trình hay thường tập luyện với cường độ cao, thay đổi bề mặt địa hình tập luyện, hoặc giày rách và không thay miếng đệm gót. Cung lòng bàn chân bất thường (cao hay thấp) dễ bị viêm cân gan chân hơn người có cung lòng bàn chân bình thường. Cơn đau của bệnh hay xảy ra vào buổi sang khi mới bước chân xuống giường hay sau một thời gian nghỉ không tì đè gót chân. Cơn đau giảm khi đi nhiều, nhưng bị lại sau thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể không đau khi ngủ vì bàn chân ở tư thế nghỉ cho phép cân gan chân ngắn lại và thư giãn. Nếu để lâu không chữa trị, cơn đau có thể kéo dài khi bước đi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Sơ cứu: - Đầu tiên là phải bớt đi cho các chấn thương lên cân mạc do tư thế lao động. Để gót chân đau nghỉ ngơi nhiều. Bạn có thể tránh dùng chân hoàn toàn trong vài ngày khi đau nặng.- Cố gắng làm êm chân. Dùng giày thể thao ngay cả khi đi làm trong một thời gian. Nên dùng đệm gót giày, giúp ích khi bạn quá cân hay lớn tuổi. - Thực hiện các bài tập căng giãn từ bắp chuối và từ cân mạc lòng bàn chân để gia tăng sự mềm dẻo:• Đứng bằng nửa lòng bàn chân lên bậc thềm, hạ gót cân xuống thấp giữ độ 10 giây, lặp lại 10 lần, mỗi ngày tập vài lần.

• Đứng chân trước chân sau, giữ gót chân luôn chạm đất rồi ngồi xổm xuống đất, giữ độ 20 giây rồi đứng lên, lặp lại độ 20 lần, tập vài lần trong ngày.• Ngồi gác chéo chân lên đùi, dùng một bàn tay kéo các ngón chân về phía lung bàn chân để vị trí 90. Mỗi lần 10 giây, lặp lại 10 lần. Mỗi ngày tập độ 3 lần vào sáng sớm, trưa và chiều hay trước khi bước xuống đi nếu ngồi đã lâu.• Cũng có thể xoa bóp lòng bàn chân bằng cách lăn lòng bàn chân lên ống nhỏ đạp trên mặt đất…• Khi đau gót nhiều nhớ phải ủ ấm bàn chân 20-30 phút trước khi tập và đắp lạnh lòng bàn chân 20-30 phút sau khi tậpLưu ý bài tập càng đơn giản càng tốt, nếu uống thuốc phải theo đơn của bác sĩ. Không dùng thuốc Corticoides vào gót chân.

Gãy xương cổ chân

Gãy do áp lực cũng dễ xảy ra cho những ai gia tăng mau lẹ cường độ hay khoảng cách tập luyện, hay chạy từ mặt đường mềm sang mặt đường cứng.Bệnh nhân bị đau và sưng dần nơi bị gãy, không nặng như bị chấn thương trực tiếp. Đau nhiều hơn khi chịu lực và giảm khi nghỉ ngơi. Đối với loại gãy này, không cần bó bột bất động mà phải tuân theo hướng dẫn thầy thuốc nhằm lấy lại dần cường độ hoạt động để cơ thể tự lành.

34

Trần Liên