thị trường chứng khoán việt nam: các công ty chứng khoán...

4
C uối năm 2009, trong bài viết “Vài nhận định về xu hướng tập trung kinh tế ngành chứng khoán” đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số tháng 11 năm 2009, tác giả đã dự đoán 3 xu hướng tập trung kinh tế chính trong ngành chứng khoán như sau: 1- Các đối tác nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường bằng cách mua cổ phần của công ty chứng khoán (Cty CK) lớn; 2- Các Cty CK đảm bảo yêu cầu về vốn nhưng chỉ chiếm thị phần nhỏ nên nhượng lại cổ phần cho các NHTM để tạo chỗ dựa, bàn đạp phát triển; 3- Các Cty CK nhỏ, hoạt động èo uột chỉ có một lối thoát duy nhất, đó là chấp nhận giải thể, phá sản. Những kết luận này được đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và đặc thù hoạt động của các Cty CK. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người đã hoài nghi về kết luận của tác giả, đặc biệt là về nhận định “giải thể Cty CK nhỏ, hoạt động èo uột”; bởi lúc đó, đa số các Cty CK vẫn đang sống khỏe (tính đến hết năm 2009, 80 Cty CK báo lãi, tổng vốn điều lệ đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008). Hơn nữa, một số chuyên gia trong ngành còn cho rằng sẽ có làn sóng mua bán sáp nhập các Cty CK nhỏ với nhau, nhiều người còn lo xa về nguy cơ “Cty CK nội bị thôn tính”! Quan điểm giải thể, tuyên bố phá sản Cty CK của tác giả được đánh giá là “không thực tế”!. Cho đến nay, sau 2 năm, có thể khẳng định các kết luận của tác giả đã trở thành hiện thực. TÌNH HÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP CTY CHỨNG KHOÁN TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY Từ đầu 2010 đến 11/2011, chỉ có thêm 03 thương vụ mua cổ phần của Cty CK do đối tác nước ngoài thực hiện (theo UBCKNN): - Korea Investment & Securities Co. (KIS) mua 49% cổ phần của Cty CK Gia quyền và đổi tên thành CTCP CK KIS Việt Nam (KIS), (cuối 2010). - SBI Holdings Ins (Nhật bản) mua 20% cổ phần của Cty CK FPT(cuối 2010). - Nikko Cordial Securities Ins (Nhật Bản) mua 14,9% cổ phần của Cty CK Dầu khí (PSI) (đầu 2011). Có thể thấy, trong số 03 thương vụ được thực hiện thì có 02 vụ mua lại Các công ty chứng khoán nhỏ sẽ ra sao? TS. Nguyễn Thị Bích Loan (*) Thị trường chứng khoán Việt Nam: Khoa học & Ứng dụng 58 Số 18 - 2012

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thị trường chứng khoán Việt Nam: Các công ty chứng khoán ...old.tdt.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud18/bai19.pdf · về xu hướng tập trung kinh

Cuối năm 2009, trong bài viết “Vài nhận định về xu hướng tập trung

kinh tế ngành chứng khoán” đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số tháng 11 năm 2009, tác giả đã dự đoán 3 xu hướng tập trung kinh tế chính trong ngành chứng khoán như sau: 1- Các đối tác nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường bằng cách mua cổ phần của công ty chứng khoán (Cty CK) lớn; 2- Các Cty CK đảm bảo yêu cầu về vốn nhưng chỉ chiếm thị phần nhỏ nên nhượng lại cổ phần cho các NHTM để tạo chỗ dựa, bàn đạp phát triển; 3- Các Cty CK nhỏ, hoạt động èo uột chỉ có một lối thoát duy nhất, đó là chấp nhận giải thể, phá sản. Những kết

luận này được đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam và đặc thù hoạt động của các Cty CK. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người đã hoài nghi về kết luận của tác giả, đặc biệt là về nhận định “giải thể Cty CK nhỏ, hoạt động èo uột”; bởi lúc đó, đa số các Cty CK vẫn đang sống khỏe (tính đến hết năm 2009, 80 Cty CK báo lãi, tổng vốn điều lệ đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008). Hơn nữa, một số chuyên gia trong ngành còn cho rằng sẽ có làn sóng mua bán sáp nhập các Cty CK nhỏ với nhau, nhiều người còn lo xa về nguy cơ “Cty CK nội bị thôn tính”! Quan điểm giải thể, tuyên bố phá sản Cty

CK của tác giả được đánh giá là “không thực tế”!. Cho đến nay, sau 2 năm, có thể khẳng định các kết luận của tác giả đã trở thành hiện thực.

TÌNH HÌNH MUA BÁN SÁP NHẬP CTY CHỨNG KHOÁN TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY

Từ đầu 2010 đến 11/2011, chỉ có thêm 03 thương vụ mua cổ phần của Cty CK do đối tác nước ngoài thực hiện (theo UBCKNN):- Korea Investment & Securities Co. (KIS) mua 49% cổ phần của Cty CK Gia quyền và đổi tên thành CTCP CK KIS Việt Nam (KIS), (cuối 2010).- SBI Holdings Ins (Nhật bản) mua 20% cổ phần của Cty CK FPT(cuối 2010).- Nikko Cordial Securities Ins (Nhật Bản) mua 14,9% cổ phần của Cty CK Dầu khí (PSI) (đầu 2011).

Có thể thấy, trong số 03 thương

vụ được thực hiện thì có 02 vụ mua lại

Các công ty chứng khoán nhỏ sẽ ra sao?

TS. Nguyễn Thị Bích Loan (*)

Thị trường chứng khoán Việt Nam:

Khoa học & Ứng dụng58 Số 18 - 2012

Page 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam: Các công ty chứng khoán ...old.tdt.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud18/bai19.pdf · về xu hướng tập trung kinh

cổ phần của Cty CK đã niêm yết, chỉ có 1 vụ mua lại 49% cổ phần của Cty CK chưa niêm yết. Tuy nhiên, Cty này cũng không thuộc diện Cty CK nhỏ mà vốn là thành viên của 1 tập đoàn lớn và cũng đã có những kết quả kinh doanh tương đối khả quan.

Rõ ràng, các đối tác nước ngoài rất thận trọng khi quyết định góp vốn (hoặc mua cổ phần của Cty CK Việt Nam), chứ không hề có hiện tượng hăm hở thôn tính Cty CK nội như nhiều người từng lo ngại. Điều này xuất phát từ nguyên nhân mà tác giả đã nêu trong bài viết trước, đó là “Họ sẽ không mua Cty nhỏ, đang có nguy cơ phá sản. Lý do: - không tiết kiệm hơn so với chi phí thành lập mới – không tận dụng được lợi thế nào sẵn có (thương hiệu, thị phần, công nghệ, nhân lực). Bởi lẽ, Cty vốn đã yếu về mọi mặt, doanh thu không đủ trang trải chi phí, không có nguồn vốn đầu tư cho công nghệ thông tin để tăng năng lực cạnh tranh và phục vụ khách

hàng chu đáo, cũng không thu hút được đội ngũ nhân viên giỏi.”

Về tình hình mua lại Cty CK của các đối tác trong nước: Đúng như dự đoán của tác giả, một số NHTM mua lại Cty CK đã có sẵn để đỡ mất công thành lập mới, có thể kể ra một số ví dụ sau đây:

- CTCK Ngân hàng Hàng hải (MSBS) được hình thành từ việc mua lại CTCK Standard (SSJ).

- Cty CK Navibank hình thành từ việc mua lại Cty CK E-Việt.

- Cty CK Liên Việt được hình thành từ việc mua lại Cty CK Viettranimex.

- Ngân hàng Đại Tín mua cổ phần Cty CK Đại Việt.

- Ngân hàng Phương Nam góp vốn vào Cty CK Miền Nam.

Như vậy, tính tất cả các thương vụ do đối tác nước ngoài và NHTM trong nước thực hiện, tổng số vụ M&A trong ngành CK diễn ra từ đầu 2010 đến nay không tới 10 vụ, còn nếu tính từ thời điểm đầu năm 2008 tới nay thì tổng số các

thương vụ đã thực hiện cũng chưa tới được con số 20.

Trong số các Cty đã thực hiện M&A (kể cả do đối tác nước ngoài hay NHTM trong nước thực hiện), cũng chỉ có một vài Cty trụ hạng trong hàng top 10 Cty CK có thị phần môi giới cao nhất tại sàn HOSE và HNX như: SSI, FPT, Golden Bridge Việt Nam. Có thể tham khảo trong 2 bảng 1 và 2.

Tuy nhiên, mặc dù có thứ hạng trong Top thị phần môi giới, các Cty CK lớn vẫn phải trầy trật chiến đấu để tồn tại và đứng vững trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện tại. Nhìn vào kết quả kinh doanh của một số Cty CK niêm yết, chúng ta cũng có thể thấy được tình hình đang khó khăn đến mức nào (Bảng 3)

Trong 20 Cty thì đã có tới 13 Cty có lợi nhuận âm, nhẹ cũng vài tỷ, nặng thì tới hơn trăm tỷ. Cty lớn, có thương hiệu, đã niêm yết trên sàn, một số còn có sự hỗ trợ của tập đoàn hoặc Cty mẹ mà còn như vậy, thì tình hình của các Cty CK nhỏ ra sao?

STT TÊN CÔNG TY VIẾT TẮT THỊ PHẦN

1 CTCK VNDirect VNDS 7,399%2 CTCK Thành phố Hồ Chí Minh HSC 7,097%3 CTCK Thăng Long TLS 5,096%4 CTCK ACB ACBS 4,732%5 CTCK FPT FPTS 4,662%6 CTCK Kim Eng Việt Nam KEVS 4,472%7 CTCK Sài Gòn SSI 4,081%8 CTCK Bảo Việt BVSC 3,392%9 CTCK Golden Bridge Việt Nam GBS 2,965%10 CTCK VSM VSM 2,826%

STT TÊN CÔNG TY VIẾT TẮT THỊ PHẦN

1 CTCK Sài Gòn SSI 15,81%

2 CTCK Thành phố Hồ Chí Minh HSC 8,71%3 CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank-SBS 8,32%4 CTCK ACB ACBS 4,72%

5 CTCK Bản Việt VCS 4,63%

6 CTCK KimEng Việt Nam KEVS 4,20%

7 CTCK Bảo Việt BVSC 3,40%8 CTCK Thăng Long TLS 3,33%9 CTCK FPT FPTS 3,28%10 CTCK Ngân hàng NN&PTNN AGRISECO 2,66%

(Nguồn: HOSE &HNX)

BẢNG 1: TOP 10 CTCK MÔI GIỚI CỔ PHIẾU LỚN NHẤT TRÊN HNX TRONG QUÝ III/2011

BẢNG 2: TOP 10 CTCK CÓ THỊ PHẦN MÔI GIỚI CỔ PHIẾU CAO NHẤT HOSE TRONG QUÝ III/2011

Khoa học & Ứng dụng 59Số 18 - 2012

Page 3: Thị trường chứng khoán Việt Nam: Các công ty chứng khoán ...old.tdt.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud18/bai19.pdf · về xu hướng tập trung kinh

NHÓM CÁC CTY CHỨNG KHOÁN NHỎ HIỆN ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG NGẮC NGOẢI CẦM CỰ

Nhìn vào số liệu thị phần môi giới ở mục 1, chúng ta thấy 10 Cty hàng đầu đã chiếm hơn 50% thị phần, với giá trị giao dịch bình quân khoản 300-400 tỷ đồng/phiên giao dịch như hiện nay, chỉ làm phép tính nhẩm cũng thấy tình hình của 90 Cty CK còn lại khó khăn đến mức nào.

Môi giới đã hết sức khó khăn, còn hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp lại chỉ tập trung ở một vài Cty có tên tuổi và kinh nghiệm trong lĩnh vực này như: Cty CK Sài Gòn, CK TP.HCM, Cty CK Bản Việt….Trong số 102 Cty CK thành viên của Ủy ban CK Nhà nước, có nhiều Cty đã lỗ 3-4 năm liên tiếp như Cty CK Vina (VNSC) hay CK Tầm Nhìn. Vốn chủ sở hữu cũng theo đó mà hao mòn gần hết. Tính đến cuối năm 2010, vốn chủ sở hữu của VNSC, CK Hà Nội (HSSC), CK Cao su cũng chỉ còn 1/3 so với vốn điều lệ. Có lúc vốn chủ sở hữu của VNSC chưa tới 8 tỉ đồng, Tầm Nhìn chưa được 9 tỉ đồng.

Sự lo ngại “Cty CK nội” bị thôn tính quả là thiếu cơ sở, bởi hiện nay, rất

nhiều Cty CK nhỏ mong “được thôn tính” mà chẳng có ai thèm ngó ngàng tới!

Trước tình hình này, UBCK đã nhiều lần khuyến cáo các Cty CK nhỏ nên tiến hành sáp nhập với nhau. Tuy nhiên, như tác giả đã khẳng định trong bài viết trước: “việc sáp nhập hai Cty CK nhỏ với nhau sẽ gặp phải những khó khăn liên quan đến khung pháp lý của hoạt động M&A trong ngành CK, việc quản lý tài khoản của nhà đầu tư; những bất đồng ý kiến giữa cổ đông của 2 Cty về xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thương hiệu; hai doanh nghiệp cùng yếu và thua lỗ thì việc sáp nhập với nhau không giải quyết được vấn đề gì…”. Thực tế đã chứng minh điều này: Cuối năm 2010, Cty CK Vincom khi quyết định đóng cửa sàn giao dịch ở Hà Nội đã thỏa thuận nhường lại khách hàng ở khu vực phía Bắc cho CK VPBank. Song, do chính sách hỗ trợ khách hàng ở 2 nơi khác xa nhau, nên khách hàng của Cty CK Vincom đã không chọn

CK VPBank. Chỉ riêng chuyển giao việc quản lý tài khoản của nhà đầu tư đã khó khăn như vậy, nói gì đến chuyện sáp nhập 2 Cty CK cùng yếu như nhau!

Tình hình hoạt động khó khăn, thua lỗ kéo dài, khả năng sáp nhập lại khó, nhưng đến nay chưa có Cty nào nộp đơn xin phá sản, đa số các Cty CK nhỏ hiện đang tồn tại trong giai đoạn “tiền phá sản” - tức là đang ở trong tình trạng cảnh báo: bị “kiểm soát”, hoặc “kiểm soát đặc biệt”. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về “kiểm soát” và “kiểm soát đặc biệt” qua một số các quy định pháp luật dưới đây:

Khoản 1 điều 8 chương 2 của Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 11 năm 2008 “Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản (Số 21/2004/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 06  năm 2004) đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, CK và tài chính khác” quy định như sau:

“Trường hợp nhận thấy nguy cơ mất khả năng thanh toán, trước khi quyết định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, CK và tài chính khác phải chủ động thực hiện các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật”.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

QUÝ III/2011 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

DOANH THU

LỢI NHUẬN SAU THUẾ DOANH THU LỢI NHUẬN

SAU THUẾSSI 208,95 83,91 686,16 -12,89

BVS 49,68 13,29 143,17 -67,05HCM 142,09 56,99 343,87 145,53KLS 96,02 53,57 296,59 139,40

ORG 42,77 1,51 110,28 -6,58VND 57,70 11,80 215,8 -129,5SHS 56,20 0,30 152,20 -381,9PSI 37,42 9,46 132,27 -73,31

CTS 42,79 13,65 121,51 36,77HBS 9,41 0,02 38,17 1,16VIX 12,24 5,42 30,72 1,16AVS 6,90 -5,10 30,20 -31,20VDS 43,09 -5,86 139,30 -65,65SME 4,12 -6,01 39,26 -35,07APS 11,35 1,36 75,02 -12,93WSS 11,57 0,51 31,76 0,78HPC 40,60 12,60 58,60 -5,6VIG 27,35 -25,77 60,47 -58,87TAS 2,39 -5,70 6,20 -26,33GBS 21,80 2,04 60,90 4,4

Đơn vị: tỷ đồngTổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2011 của các Cty niêm yết

Bảng 3: KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2011

Khoa học & Ứng dụng60 Số 18 - 2012

Page 4: Thị trường chứng khoán Việt Nam: Các công ty chứng khoán ...old.tdt.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud18/bai19.pdf · về xu hướng tập trung kinh

Cũng trong chương này, khoản 2 điều 9 quy định:

“Đối với trường hợp doanh nghiệp CK có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước có quyền sau:

a) Yêu cầu doanh nghiệp CK thực hiện việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, nhà đầu tư uỷ thác, các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch CK của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác thay thế. Việc lựa chọn đối tác để bàn giao quyền và nghĩa vụ do doanh nghiệp tự thoả thuận và phải được Ủy ban CK Nhà nước chấp thuận. Trường hợp doanh nghiệp không tự thoả thuận và thống nhất được đối tác bàn giao thì việc lựa chọn doanh nghiệp cùng ngành nghề sẽ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước chỉ định.

b) Yêu cầu doanh nghiệp CK thực hiện niêm phong tạm thời một phần hoặc toàn bộ các tài khoản tiền và tài khoản CK của khách hàng và tài khoản tự doanh của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

c) Đặt doanh nghiệp CK vào tình trạng cảnh báo theo quy định tại Điều 74 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

d) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính  “quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh CK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính” cũng đưa ra các quy định nghiêm ngặt về việc kiểm soát (tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% đến 150% VĐL) và kiểm soát đặc biệt (tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120% VĐL) đối với các tổ chức kinh doanh CK. Theo thông tư này, sau khi hết thời hạn 6 tháng bị kiểm soát đặc biệt mà tổ chức kinh doanh CK vẫn không khắc phục được và có lỗ gộp vượt mức 50% VĐL thì sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Vào tháng 5-2011, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng vụ kinh doanh CK đã cho biết có khoảng hơn 10 Cty rơi vào diện bị cảnh báo. Cho đến thời điểm này, chưa có một công bố chính thức nào, song với tình hình giao dịch ngày càng ảm đạm như hiện nay, số lượng các Cty CK bị cảnh báo có lẽ chưa dừng lại ở con số 10 khiêm tốn nói trên!

Như vậy, có thể nói, hiện nay đa số các Cty CK có vốn nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu đang thoi thóp tồn tại ở giai đoạn bị cảnh báo và kiểm soát đặc biệt, thời gian cầm cự để tránh nộp đơn xin phá sản chỉ còn tính bằng tháng.

Lý do không chịu nộp đơn phá sản của các Cty CK:

- Một số Cty vẫn đang ráng cầm cự với giấc mơ sẽ có “chàng hoàng tử - đối tác nước ngoài” đến cứu “công chúa – Cty CK nội” vì hy vọng đối tác nước ngoài muốn tránh các thủ tục rắc rối của việc thành lập Cty mới (thực chất là mong bán được tấm giấy phép thành lập Cty CK).

- Một số vẫn ráng gồng mình chịu trận bằng cách cắt giảm chi phí, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, giảm số lượng và lương nhân viên… để sống sót trong lúc chờ “ngày mai trời lại sáng” và thời huy hoàng của CK sẽ trở lại.

- Một số Cty có cổ đông sáng lập là những doanh nghiệp hoặc tập đoàn đã có thương hiệu, tên tuổi thì việc giải thể Cty sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp cổ đông, vì vậy dù có phải bù lỗ cũng vẫn duy trì hoạt động.

Dù có cố gắng cách nào đi chăng nữa, theo thiển ý của tác giả, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu còn chưa chấm dứt, và với viễn cảnh thị trường còn diễn biến theo hướng xấu hơn trong năm 2012, với số lượng hơn 100 Cty CK tại 1 quốc gia như Việt Nam, việc tuyên bố phá sản của các Cty CK nhỏ đang thoi thóp

cầm cự chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2012. Cái chết đã được báo trước, thay vì bỏ rất nhiều công sức, của cải, tiền bạc để cố gắng cho Cty tồn tại một cách thoi thóp, rất có thể các cổ đông của những Cty CK này đã cắt lỗ được từ 2 năm trước nếu biết nhìn thẳng vào sự thật và xác định đúng tình thế của mình!

(*) Phụ trách Khoa Tài chính –Ngân hàng Trường ĐH Tôn Đức Thắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Nguyễn thị Bích Loan (2009), “Vài nhận

định về xu hướng tập trung kinh tế ngành chứng khoán”, tạp chí Công nghệ Ngân hàng số tháng 11 năm 2009

2. Chính phủ (2008), Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 11  năm 2008 “Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản (Số 21/2004/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 06  năm 2004) đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác”

3. Bộ Tài chính  (2010), Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 “quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính”

4.Báo cáo tài chính quý III/2011của các Cty chứng khoán niêm yết

5. Số liệu của HOSE và HNX về thị phần môi giới của các Cty chứng khoán quí III năm 2011

7.http://www.tonghoixaydungvn.org/default.aspx?Tab=439&Tinso=5437

8.http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhieu-cong-ty-chung-khoan-roi-vao-dien-canh-bao/20115/90914.vnplus

Khoa học & Ứng dụng 61Số 18 - 2012