thiÊn nhiÊn trong vĂn xuÔi nguyỄn tuÂn duỚi gÓc nhÌn …

9
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHẸ - 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Trần Hoàng Nhã Trúc1, Hồng Noen2 TÓM TẮT Phê bình sinh thái, nói một cách đơn giản nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học môi trường tự nhiên. phản biện lại các vấn đề khoa học nhân văn lẩy "con người làm trung tâm trước đó đê đề xuất cách nhìn nhận mới lẩy "thiên nhiên làm trung tâm Bài viết thông qua việc tìm hiểu những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước sau Cách mạng tháng Tám để phản ánh một cách trực diện những vấn đề môi trường thiên nhiên trong mối quan hệ cộng sinh với con người. Từ khóa: phê bình sinh thái, Nguyễn Tuân, thiên nhiên, con người, mối quan hệ 1. MỘT CÁI NHÌN LUỢC PHÊ BÌNH SINH THÁI Phê bình sinh thái ra đời như một phản ứng của con người trước sự tàn phá môi trường, quá trình đô thị hóa sự mất cân bằng sinh thái đe dọa sự tồn vong của Trái Đất. Mặc được đánh giá một phản ứng chậm của giới nghiên cứu văn học, song, phê bình sinh thái đang dần khẳng định vị trí sức mạnh của mình bên cạnh những phưong pháp phê bình văn học hiện đại khác. rất nhiều thuật ngữ được sử dụng bên cạnh thuật ngữ Phê bình sinh thái (Ecocriticism) như: Nghiên cứu văn học môi trường (Studies of literature and environment), Sinh thái học văn học (Literary ecology), Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Phê bình văn học môi trường (Evironmental literary criticism), Phê bình xanh (Green studies), Phê bình văn hóa xanh (Green cultural studies),... rất nhiều cách hiểu định nghĩa về phê bình sinh thái, nhưng nhìn chung phần lớn các học giả đều thống nhất với định nghĩa của Cheryll Glotfelty - người công lớn trong việc xây dựng cương lĩnh luận nguyên tắc học của phê bình sinh thái: "Phê bình sinh thái nghiên cứu quan hệ giữa văn học môi trường vật lí..., phê bĩnh sinh thái vận dụng phương pháp lấy địa cầu làm trung tâm (earth-centered approach) đế nghiên cứu văn học[8; xviii]. Định nghĩa của Cheryll Glotfelty thể hiện rất sứ mệnh quan trọng nhất của phê bình sinh thái thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán văn hóa, truy tìm căn nguyên văn hóa tưởng dẫn đến nguy sinh thái. Theo định nghĩa của Cheryll Glotfelty thì chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái mục đích của luận phê bình sinh thái làm hài hòa mối quan hệ giữa nhân loại thế giới phi nhân loại. Ngày nay, vấn đề sinh thái đã thu hút được sự quan tâm các học giả trong ngoài nước. nhiều công trình khoa học liên quan đến vấn đề sinh thái như: Scott Slovic - Làn sóng phê bình sinh thái thứ ba: những phản ảnh của Bắc về ngành khoa học này trong giai đoạn hiện nay (The Third Wave of Ecocriticism: North American Reflections on the Current Phase of the Discipline, 2010), Nguyễn Thị Tịnh Thy đã phân chia quá trình phát triển của Phê bình sinh thái qua ba giai đoạn: Từ 1972 đến 1990 (giai đoạn hình thành), từ 1991 đến 2007 (giai đoạn phát triển), từ 2008 đến nay (giai đoạn chuyển hướng)... Thông qua đó, các tác giả công trình nghiên cứu đã hệ thống lại quá trình phát triển của 52 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Upload: others

Post on 07-Apr-2022

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Trần Hoàng Nhã Trúc1, Võ Hồng Noen2

TÓM TẮT

Phê bình sinh thái, nói một cách đơn giản là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Nó phản biện lại các vấn đề khoa học nhân văn lẩy "con người làm trung tâm ” trước đó đê đề xuất cách nhìn nhận mới lẩy "thiên nhiên làm trung tâm Bài viết thông qua việc tìm hiểu những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám để phản ánh một cách trực diện những vấn đề môi trường thiên nhiên trong mối quan hệ cộng sinh với con người.

Từ khóa: phê bình sinh thái, Nguyễn Tuân, thiên nhiên, con người, mối quan hệ

1. MỘT CÁI NHÌN Sơ LUỢC VÈ PHÊ BÌNH SINH THÁI

Phê bình sinh thái ra đời như một phản ứng của con người trước sự tàn phá môi trường, quá trình đô thị hóa và sự mất cân bằng sinh thái đe dọa sự tồn vong của Trái Đất. Mặc dù được đánh giá là một phản ứng chậm của giới nghiên cứu văn học, song, phê bình sinh thái đang dần khẳng định vị trí và sức mạnh của mình bên cạnh những phưong pháp phê bình văn học hiện đại khác.

Có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng bên cạnh thuật ngữ Phê bình sinh thái (Ecocriticism) như: Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and environment), Sinh thái học văn học (Literary ecology), Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Phê bình văn học môi trường (Evironmental literary criticism), Phê bình xanh (Green studies), Phê bình văn hóa xanh (Green cultural studies),... Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về phê bình sinh thái, nhưng nhìn chung phần lớn các học giả đều thống nhất với định nghĩa của Cheryll Glotfelty - người có công lớn trong việc xây dựng cương lĩnh lí luận và nguyên tắc mĩ học của phê bình sinh thái: "Phê bình sinh thái nghiên cứu quan hệ giữa văn học và môi trường vật lí..., phê bĩnh

sinh thái vận dụng phương pháp lấy địa cầu làm trung tâm (earth-centered approach) đế nghiên cứu văn học” [8; xviii]. Định nghĩa của Cheryll Glotfelty thể hiện rất rõ sứ mệnh quan trọng nhất của phê bình sinh thái là thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán văn hóa, truy tìm căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái. Theo định nghĩa của Cheryll Glotfelty thì chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái và mục đích của lí luận phê bình sinh thái là làm hài hòa mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới phi nhân loại.

Ngày nay, vấn đề sinh thái đã thu hút được sự quan tâm các học giả trong và ngoài nước. Có nhiều công trình khoa học liên quan đến vấn đề sinh thái như: Scott Slovic - Làn sóng phê bình sinh thái thứ ba: những phản ảnh của Bắc Mĩ về ngành khoa học này trong giai đoạn hiện nay (The Third Wave of Ecocriticism: North American Reflections on the Current Phase of the Discipline, 2010), Nguyễn Thị Tịnh Thy đã phân chia quá trình phát triển của Phê bình sinh thái qua ba giai đoạn: Từ 1972 đến 1990 (giai đoạn hình thành), từ 1991 đến 2007 (giai đoạn phát triển), từ 2008 đến nay (giai đoạn chuyển hướng)... Thông qua đó, các tác giả công trình nghiên cứu đã hệ thống lại quá trình phát triển của lý

52 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

Page 2: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - sỏ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

luận phê bình sinh thái ở các nước Âu - Mỹ. Hiện nay, khi nghiên cứu hướng phê bình này chúng ta dễ dàng nhận thấy có hai phân nhánh khác nhau: Nếu như phê bình sinh thái Mỹ thiên về ca tụng tự nhiên, thì phê bình sinh thái Anh lại thiên về cảnh báo nguy cơ môi trường. Bên cạnh đó, các nhà phê bình sinh thái cũng đang tập trung hướng về cội nguồn văn hóa phương Đông đó là con người biết dựa vào tự nhiên mà sống, mỗĩ tâm hồn Đông phương đều tìm đến với thế giới tự nhiên để được cứu rỗi...

Để giải quyết vấn đề sinh thái, đòi hỏi con người phải nhìn nhận lại thái độ của mình đối với tự nhiên, bởi con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự sống phát triển khi con người được sống hài hòa, thân mật hợp với tự nhiên.

2. Tự NHIÊN NGUYÊN sơ, MANG SINH MỆNH RIÊNG VÀ CÓ MỐI QUAN HỆ CỘNG SINH VỚI CON NGƯỜI

Vốn là một nhà vàn có cái nhìn duy mĩ và tình yêu thiên nhiên nồng hậu, trên con đường “xê dịch”, Nguyễn Tuân đã có những khám phá, phát hiện tinh tế về thế giới tự nhiên. Đó không chi là những cảm nhận về thế giới tự nhiên tươi đẹp ở khắp mọi miền đất nước, mà còn là thế giới tự nhiên với những biểu hiện của hàng vạn sinh thể sống: cỏ cây, hoa lá, rừng núi, sông biển, nắng gió,... Trong văn xuôi Nguyễn Tuân có rất nhiều cá thể phi nhân mang tính cách riêng biệt, có đặc điểm của riêng mình. Chúng tồn tại song song xung quanh con người và xã hội loài người. Vì là nhũng sinh thể tồn tại độc lập, mỗi sinh thể là một yếu tố của môi trường sinh thái trên trái đất này, nên chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, cùng nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của môi trường sinh thái. Điều mà chỉ dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng ta mới thấy rõ hơn và càng thấm thìa giá

trị nhân văn hơn khi tìm hiểu văn xuôi Nguyễn Tuân.

2.1. Vẻ đẹp nguyên sơ của tự nhiên

Thiên nhiên xuất hiện trong sáng tác thơ văn từ trước đến nay, bởi nó luôn là sự “cám dỗ ngọt ngào” đối với con người, đặc biệt là người nghệ sĩ. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài viết Nơi bắt nguồn của những cái đẹp [7] đã khẳng định cái đẹp khởi phát từ thiên nhiên: “Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp. Thiên nhiên theo cái nghĩa là toàn bộ thế giới vô cơ và hữu cơ ngoài con người, đã tồn tại trước con người hàng triệu năm. Không có thế giới đó thì sẽ không có cái đẹp, cũng không có cả con người, bởi vì chỉnh con người cũng chi là một sàn phẩm của tự nhiên, là đỉnh cao nhất trong quá trình phát triển lâu dài của sự sổng. Từ thế giới này sẽ nảy sinh ra muôn vàn sự vật và hiện tượng có kết cấu đẹp đẽ, sẽ ra đời con người với cơ thể cân đối, có cùng một ti lệ với sự hài hỏa của tự nhiên”. Nhiều nhà nghiên cứu khi đề cập đến vị thế của tự nhiên trong cuộc sống, đều không ngần ngại khẳng định rằng, thế giới tự nhiên luôn mang những vẻ đẹp bất tận, luôn là những “kì quan”, và ở đó, những gì hoang sơ nhất chính là những gì đẹp đẽ và hấp dẫn mang màu sắc riêng biệt nhất. Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta sẽ nghĩ ngay đến một nhà văn luôn mang trong mình một khát khao kiếm tìm cái đẹp. Nhà văn luôn nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ thẩm mĩ, trong đó cái đẹp của thế giới tự nhiên luôn là lựa chọn đầu tiên. Có thể nói, trên con đường xê dịch của mình, dù là ở giai đoạn lịch sử nào, văn xuôi Nguyễn Tuân cũng dạt dào cảm hứng trước vẻ đẹp nguyên sơ của thế giới tự nhiên.

Đến với những sáng tác trước năm 1945, ta rất dễ dàng bắt gặp những hình ảnh của thế giới tự nhiên. Đó là hình ảnh thiên nhiên hiền hòa, yên ổn, tĩnh lặng trong không

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 53

Page 3: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÓ 21 - TRƯỚNG ĐAI HỌC PHẠM VĂN ĐÔNG

gian riêng của Vang bóng một thòi, là núi rừng đại ngàn, sông biển mênh mông trong tập Tùy bút I, Tùy bút II.

Vang bóng một thòi viết về những cái đẹp quá vãng, nhân vật chính của tập truyện này là những người “nghệ sĩ” ờ mọi phương diện của cuộc sống. Chất nghệ sĩ đó có mối quan hệ không bao giờ tách rời với thế giới tự nhiên. Thiên nhiên trong các truyện ngắn của tập Vang bóng một thời thường thu hẹp trong khung cảnh yên bình chốn hương thôn, không bao la rộng lớn như thiên nhiên trên con đường xê dịch. Cái đẹp của thiên nhiên trong Ngôi mả cũ là cái đẹp hiền hòa, bình dị và tĩnh lặng: “Giàn bầu nậm ở ngoài sân, dây leo và lá chằng chịt lấp chật ô giàn nứa, đã làm dịu hẳn cái nắng tháng tư ở trước mặt nhà. Anh nắng đô xuống giàn, khi lọt xuống sàn bị cái cốt xanh ngắt của cây lá lọc qua một lượt, rồi đổ dồn và vờn vào áo vải trang dài cậu Chiêu đang ngửng đầu ngắm những quả bầu nậm buông thõng xuống ngang mặt. Cái áo vải trắng cậu Chiêu đã biến thành một áo lụa màu xanh của người phong lưu và đa tĩnh. Đấy là cái màu dịu mát của chất ngọc bích; đẩy là màu xanh ở những cảnh đồng lúa non ngút ngàn của những xứ yên ổn không bao giờ có nạn binh lửa’’ [1, tr.535].

Cái đẹp trong truyện ngắn Thả thơ là cái đẹp của một đêm trăng trên sông nước gắn liền với thú thả thơ của những con người “muốn đánh chữ”: “Vừng trăng mười bển lúc chếch về đoài đã in một cục bóng thầm và dài lên mặt con sông trang và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội. Đấy là bóng chiếc nhà bè lợp lá gối mà trong đó, cụ Nghè Móm đang ngồi làm nhà cái, thà thơ cho hàng chục người con đánh ” [1, tr.519], Đọc những dòng văn xuôi nửa đầu thế ki XX mà người đọc cứ ngỡ như lạc vào cõi cổ tích, đêm trăng tĩnh lặng, yên bình như rọi về từ nghìn năm trước.

Núi rừng trong văn xuôi Nguyễn Tuân luôn mang một vẻ đẹp bí mật, kì diệu. Trước Cách mạng tháng Tám, mọi thứ quan niệm, giá trị “đảo điên”, những con người có tâm và có tài như Nguyễn Tuân đều tìm cho mình một nơi chốn để có thể an yên. Và hầu như họ đều tìm đến với thế giới của tự nhiên, dù là thâm sơn cùng cốc hay lên tiên thoát tục. Nguyễn Tuân tìm về với núi rừng có lẽ cũng vì thế. Và trong cách lánh trú ấy, nhà văn đã nhìn thấy giá trị của cái đẹp ngay giữa chốn thâm sâu của đại ngàn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân như càng thêm gắn bó với thiên nhiên, với núi rừng, sông nước. Ở giai đoạn này, khi viết về rừng núi, Nguyễn Tuân đã có cái nhìn thật kì vĩ, hoành tráng, cho dù là rừng bãi Nam Bộ hay núi rừng Tây Nguyên, ngàn trầm Quảng Bình hay rừng hồi Đông Bắc,... Non nước Lào Cai, núi thì tuyệt đỉnh với hoa đỗ quyên mặt núi nở bạt ngàn.Vùng Tây Bắc nắng tắm trên rừng thu. Rừng và núi hiện lên với một tầm vóc mới, mang vẻ đẹp cao vời, mang sức mạnh kì vĩ. Thật không khó để ta có thể cảm nhận được cảnh sắc hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng trong những trang văn Nguyễn Tuân khi viết về Tây Bắc. Đó là “cái thung lũng của tình ái” ở Lai Châu, cái “thung lũng đã hội tụ lại tất cả màu vàng rộm của mùa thu Tây Bắc. Nó như hai súc lụa mộc ngàn ngàn sải đem rải phơi song song hai bờ sông Nậm lay đò ra từ Mường Tùng. Mây xốp từng cụm nhỏ đang bốc dần lên. Trên thân đèo nhìn xuống thung lũng chóe vàng, mây trang giống như những cánh hoa thêu nổi trên tẩm lụa mộc cùa lúa chín ” (Phố núi), [4, tr.270].

Sau 1945, Nguyễn Tuân lại tiếp tục đi và viết. Nhũng trang văn viết về thiên nhiên của nhà văn lại có dịp kể về khung cảnh ở những nơi xa xôi hơn. Đó là đỉnh Hoàng Liên Sơn cao nhất toàn quốc với “chỉ có hoa, có cây và mây.

54 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

Page 4: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SỎ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐÔNG

Hoa đỗ quyên nở bạt ngàn, mây dày dày trắng trắng, cái lạnh của khí đá đỉnh cao ”, “chao ôi, người và cảnh thật là hết chỗ trữ tĩnh. Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn chạy như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan, ở đây chim họa mi rất nhiều,... ” (Mõm Lũng Cú tột Bắc), [4, tr.271].Còn ở nơi địa đầu cực Nam tổ quốc, đất mũi Cà Mau: “là nơi sơn thủy không bĩnh thường^ nơi chỉ cóCbùn ướt, nước đặc, muối loãng, và trời cứ ong ong tai tái mịt mùng. Bờ phía Đông thì lở vì sóng bể Đông. Bờ phía Táy thì bồi. Sóng dồn vào mà mỗi ngày môi thêm bãi bồi" [4, tr. 193] cũng được Nguyễn Tuân khắc họa thật rõ nét.

Có một thế giới thiên nhiên trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Thế giới ấy đã thu hút và chinh phục giác quan tinh nhạy nhung cũng kén chọn rất kĩ lưỡng của nhà văn có phương diện tiếp cận cuộc sống độc đáo này. Nguyễn Tuân tìm đến vẻ đẹp nguyên sơ của núi sông, cây cỏ. Cuộc sống có thể biến đổi, dòng đời có thể thay đổi bể dâu nhưng tự nhiên nguyên sơ vẫn mang vẻ đẹp trường cửu. Yêu quý, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên chính là khởi nguồn để nhà văn có những cảm quan riêng về sinh mệnh độc lập của người bạn tri âm, tri kỉ này.

2.2 Tự nhiên có sinh mệnh độc lập, có cảm xúc riêng

Thế giới tự nhiên dưới cái nhìn phê bình sinh thái không giống như bao lâu nay con người chúng ta vẫn nghĩ, đó không còn là một thế giới với vạn vật phi nhân vô tri vô giác, mà là một thế giới với đầy đủ các yếu tổ nằm bên ngoài con người và cuộc sống của con người. Chúng có sinh mệnh riêng, độc lập với con người và thế giới của con người.

Trong văn học, đặc biệt là văn học trung đại, khi nhắc đến thế giới tự nhiên, thường người ta nghĩ đó là một thế giới vô tri vô giác,

nếu có cảm giác thì cũng chỉ là do người ta gán cho nó những cảm xúc của con người, mục đích là để nói chí, hay khắc họa tính cách con người. Do vậy, thế giới tự nhiên bao giờ cũng đứng sau con người, làm bức phông nền cho con người tỏa sáng. Sáng tác của Nguyễn Tuân nằm trong quy luật vận động của văn học truyền thống nên cũng không tránh khỏi yếu tố này. Tuy vậy, khi đọc tác phẩm của ông, ta dễ dàng nhận thấy, thể giới tự nhiên không đơn thuần là cỏ cây hoa lá, không đơn thuần núi là núi, sông là sông như bao lâu nay chúng ta vẫn nghĩ. Trái lại chúng có một nguồn gốc và quá trình sinh trưởng giống như con người. Đó là thế giới vạn vật bên ngoài con người và có sinh mệnh của riêng mình: “Cỏ cây, sông núi, đất đá có sự sống xôn xao” [6].

Vạn vật xung quanh con người vận hành theo quy luật của trời đất, và đó là quy luật mà con người không thể chạm với, dù có khát khao cháy bỏng “tắt nắng” hay “buộc gió” như Xuân Diệu đi chăng nữa. Con người chì có thể vận dụng tất cả sự hiểu biết, sự nhạy cảm, tập trung tất cà những giác quan của mình mới có thể nhận ra nhũng hiện tượng của tự nhiên đều có lý do, ý nghĩa để tồn tại. Đó là những vẻ đẹp, những giá trị rất đắt của cuộc sống xung quanh mình mà con người cần phải có thái độ sống thích ứng mới đem lại sự hài hòa cho cuộc sinh tồn của chính con người: “Mùa đông với gió bấc lạnh, mùa nóng với trận gió nồm nam, mùa thu với giọt mưa phùn ”, “mưa, nắng, nóng lạnh đều có giả trị riêng. Quả chín cũng ngon mà quà xanh cũng ngon. Màu đen , màu đỏ đều đẹp. Cái đáng phân biệt chỉ ở cho moi quả có một vị khác, mỗi màu có một sắc riêng. Thì ra trong muôn loài, mỗi vật đều có một địa vị, một giá trị” (Muốn sống). [1, tr.488].

Gió heo may của buổi sớm thu hiu hắt, rì rào chạy trên các cây hè phố cũng có cái hồn riêng của nó: “Gió heo thổi lá sấu rụng, thổi thi

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 55

Page 5: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

vàng hồ rắc, thổi tắt nến thất tinh xe dư, thổi khô bát cơm trứng đũa bông đi hơi đã từ lâu, thôi lật mấy giải mũ mẩn nép trong lả màn phương du. Gió heo thổi theo một chiếc quan tài, gió heo còn tọc mạch đến chuyện lòng người còn lại"[\, tr.460]. Cây dạ hương trong tiết trời thu se lạnh cũng hiện lên như một sinh linh có đầy đủ tính cách của riêng mình: “Mùi dạ hương không gắt và ngát như mùi dạ hương đêm hè nồng...hương thừa thãi một loài hoa cùa mùa trước đã hết kiêu hãnh, trở nên khiêm tổn như một vài cái tài hoa thần đồng, một lúc biết mình chi còn trong khoánh khẳc, thì trờ nên nhún nhường, gây lại thiện cảm với chung quanh” [1, tr.460]. Thật là một cây dạ hương biết đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của mình mà khéo khơi gợi.

Dường như mọi sinh mệnh đều nhận thấy thời tiết lạnh của đêm rét cuối mùa trong một đêm xuân lạnh, nếu con người đi sát vào nhau để đỡ lạnh thì hàng liễu non bên hồ lại nối liền cành để tỏ ý thương nhau. Chúng cũng là những sinh vật sống, biết cảm nhận và bộc lộ cảm xúc: “Chúng ta chi là hai cây liễu làm hàng xóm ở ven hồ. Lúc nào gió vỗ sóng hồ, hai cây liễu chắp liền cành lại, quấn chặt lá lại và tưởng không bao giờ chia rời. Nhưng giông tố bên hồ đã qua. Hai gốc liễu lại vẫn cách biệt nhau như bao giờ. Và cứ thế mãi mãi, mỗi gốc liêu vị ki rủ riêng cái bỏng mình an nhàn trong lòng hồ. Đe đến khi nào gió hồ thổi mạnh, thì lại có sự gần gũi, thương xót, yêu dẩu. Chủng ta là hai gốc liễu ấy, chi được gần nhau vào những buổi gió nặng chiều ” (Gió đã lên) [2, tr.459]. Phải gần lắm với thiên nhiên, phải hòa hồn mình cùng thiên nhiên, Nguyễn Tuân mới có cái nhìn tinh tế và có những phát hiện kì thú về thiên nhiên như thế. Có thể coi những diễn ngôn trên là kết quả của tài đã gặp được tình trong mối duyên của tác giả với thế giới tự nhiên quanh mình.

Mỗi một yếu tố của hệ thống sinh thái luôn mang trong mình những đặc điểm riêng biệt. Sáng tác của Nguyễn Tuân, bằng những quan sát, cảm nhận thực tế trên con đường xê dịch của mình, đã thể hiện rất rõ điều ấy. Trong Cây Hà Nội, Nguyễn Tuân cũng đã thể hiện quan điểm của mình về những sinh thể xanh: “Nhưng mà hĩnh như ta chưa biết yêu quý đầy đù những cái cây đẹp của ta, quên hẳn đi rằng, moi cái cây in bóng xuống đường nhựa kia cũng là một kiếp sống, mỗi năm có những noi vui nỗi buồn theo một cái chu kì xuân hạ thu đông” [1, tr.24] .Điều đó cũng có nghĩa là, mỗi loài đều có đời sống riêng của nó, cây cỏ cũng thế, con người nên hiểu biết và trân quý những sinh thể sống dù là nhỏ bé xung quanh mình. Nhà văn cũng mạnh dạn đề xuất ý kiến, cái nhìn của mình trong cách đối xử, quan hệ giữa con người và cây cỏ. Điều mà mãi đến sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu, người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, mới viết tiếp thiên tự sự nổi tiếng về thiên nhiên - sống mãi với cây xanh. Trong Cây Hà Nội, Nguyễn Tuân đã viết những dòng về cây cối thế này: “Không rõ ở các nơi có giữ tục lệ tảo mộ tháng ba đạp thanh, trẻ già trai gái cùng giẫm lên có không? Có lẽ chúng ta cũng cần sửa sai một cái nếp nghĩ cũ: Mùng một Tết đã là xuân và giữa tháng ba coi là hểt xuân rồi. Chính tháng ba mới là mùa xuân, chính lộc cây nở nhiều nhất vào cữ này. Xuân mạnh nhất lại là lúc “xuân tàn”. Gọi mùa xuân bằng hoa không hay bằng hĩnh ảnh các cây mùa xuân ra lộc. cỏ những cây chi lúc ra lộc mới dễ trông. Có những cây đẹp cành đẹp gốc nhưng lúc ra hoa lại giảm đẹp đi. Có những cây chi tưng bừng vào lúc trổ lộc, cũng có những cây được hoa thì hòng lá, và được lá thì hòng cành. Và có những cây tre hễ trổ hoa là lúc giở chứng rồi chết. Cây ở rừng ở phổ cũng như cá ở biển ở nguồn thì cây nào lúc ra

56 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

Page 6: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐÔNG

lộc cũng dễ thương cả. Mầm lộc ở bất cứ cây nào cũng là sự mời chào sự sông”[4, tr.27].

Coi mầm cây là mầm sống, là cà một sự sống thì quả thực phải có sự mẫn cảm, phải có cảm quan riêng. Với Nguyễn Tuân, đây là cách miêu tả trực tiếp chứ không hề là một phép nhân hóa: “Afoz cây có một cách riêng để chào mừng cuộc đời, và một câu chào nào cùa lộc cây cũng đều là một thiện ỷ cà. Môi cái lộc trô lên trời là một cái nõn vui, là một cái đọt của sự tốt lành” [4, tr.27]. Nguyễn Tuân coi cây cỏ là sinh thể có tâm hồn, rồi hòa hồn mình, lắng hồn mình cùng hồn cây thì mới có mối đồng cảm, tương giao như thế.

Một yếu tố của thế giới tự nhiên khác hiện lên trong trang văn của Nguyễn Tuân là “Gió”. Gió là một nhân vật có tâm hồn, tình cảm và có sự cảm thông sâu sắc với con người, con gió cũng có đầy đủ những cung bậc cảm xúc của riêng mình. Này là con gió si tình nơi Hồ Gươm “Những đợt gió si tình nẻo Hồ Gươm lật ngửa tà áo mầu phía sau của đám thiếu phụ tân thời” (Nhà Nguyễn), [2, tr.872]. Trên đường thiên lí, gió thành một người bạn đường, dường như có thể hiểu và cảm nhận cảm xúc và tâm trạng của con người, kể cả tâm tình sâu kín nhất: “Cái gió trong mò làm não lòng người. Gió gì mà như khóc. Một người có tâm bệnh, một người đàn bà goá trẻ, gặp luồng gió Vàng Danh này sẽ phải suy tưởng nhiều trong thâm tâm. Những cơn gió tàn nhẫn thổi, trong đêm đời một người đã biết rằng sống chỉ còn là một sự không vui đổi với bây giờ,gió này có thể định đoạt được đoạn tiếp cho quãng đời đau khổ ấy... Gió đêm ở Vàng Danh nó bảo thế. Có những trận gió nó bảo người ta rằng cái lối sống câu dầm là một điều thất sách và những hi vọng tự chế ra để giữ mình chi là một cách chết mòn. Tất cả, hoặc là không có gì. Gió chỉ thổi một chiều” (Thiếu quê hưong) [1, tr.814-815].

Xuất phát từ cảm quan sinh thái phương Đông, từ việc gần gũi, yêu quý thiên nhiên, Nguyễn Tuân đã nhìn ra tính độc lập của sinh mệnh tự nhiên. Tự nhiên là những sinh mệnh tồn tại cùng con người, bên cạnh con người. Với cách nhìn như thế, ông “đọc” được tiếng nói riêng, cảm xúc riêng, tính cách riêng,... của những người bạn tự nhiên ấy. Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên một thế giới tự nhiên sinh động và có sắc thái riêng trong văn xuôi Nguyễn Tuân.

2.3. Tự nhiên trong mối quan hệ cộng sinh vói con người

Sinh thái học bề sâu (deep ecology) đề cập đến nguyên tắc “bình đẳng chúng sinh” rằng: ‘Tất cả sinh mệnh và tồn tại đều có giá trị nội tại không thể tước đoạt, không thể thay thế. Con người không cao hơn bất lờ chủng vật nào, mà chỉ là một bộ phận bĩnh đẳng trong hệ thống sinh thái. Nó kiên quyết chổng lại lập trường chủ nghĩa nhân loại trung tâm chỉ xuất phát từ lợi ích của nhân loại bóc lột tự nhiên ” [6]. Quy luật sinh thành, phát triển, diệt vong là quy luật ngàn đời của vạn vật. Trong thế giới tự nhiên, con người và vạn vận xung quanh nó đều có một mối quan hệ móc xích tạo thành một vỏng tuần hoàn bất từ, thiếu vắng một yếu tố thì lập tức vòng tròn này sẽ trở nên bất ổn. Cho nên, dù là một tấc cỏ, một cái lá bé nhỏ cũng gánh trên vai trọng trách cân bằng sinh thái. Con người dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển nhưng cũng phải biết tái sinh tự nhiên để bản thân nhân loại được no ấm và an lành. Ý nghĩa sinh thái này biểu hiện rất rõ trong diễn ngôn văn xuôi Nguyễn Tuân.

Những tác phẩm của Nguyễn Tuân tuy không trực tiếp nhắc đến từ khóa “sinh thái”, thậm chí cũng không đem hậu quả của nguy cơ sinh thái đẩy lên mức độ khiến người ta kinh sợ như một số tác giả văn học thời Đổi mới: Trần Duy Phiên - Kiến và người, Mối và

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 57

Page 7: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

người, Nhện và người, Nguyễn Huy Thiệp - Những ngọn gió Tua Hát, Sương Nguyệt Minh - Noi hoang dã đồng vọng, Nguyễn Khắc Phê - Thập giá giữa rừng sâu,... nhung trong tác phẩm của Nguyễn Tuân không thiếu ý thức về sự hài hòa sinh mệnh giữa con người và tự nhiên. Thiên nhiên và con người có mối giao hòa tri kỉ. Con người nồng hậu nâng niu hoa bởi hoa là tinh túy của đất trời: tưới rượu cho hoa, đánh đàn thập lục trước những giò lan nở,... Hiểu và đồng cảm với vạn vật, cũng là một biểu hiện của ý thức sinh thái: Cụ Kép trong Hương cuội [1, tr.552] là người chỉ "thích uổng rượu ngâm thơ và chơi hoa lan ”, Đem cái “chỉ thành chí tĩnh ” ra mà đối đãi với “lũ hoa thơm cỏ quý”. Theo cụ Kép, đó cũng là một cách để “di dưỡng lấy tỉnh tĩnh “như thế mới phái đạo, đạo của người tài tử”. Chơi hoa đạt đến “đạo ” là cả một nghệ thuật. Tâm hồn cụ Kép đúng là tâm hồn của một nghệ sĩ: tinh tế, đa cảm, tài hoa, hiểu sâu sắc từng hồn hoa: “Tôi tự biết không chăm sóc được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật ấy không chịu ờ lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn ”, “Mỗi lần có người động mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại suýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình ”. Chơi hoa, uống rượu Thạch lan hương vào mỗi dịp xuân về đã trở thành một nghi lễ thiêng liêng của gia đình cụ Kép. Chiều ba mươi tết, khi hoa Mặc lan chớm nở, cũng là lúc nhà cụ Kép bắt đầu sửa soạn tiệc rượu Thạch lan hương. Những hòn cuội thật trắng, thật tròn trở thành những chiếc kẹo mạch nha tinh tế, công phu. Kẹo mạch nha được đặt vào các chậu Mặc lan, lấy lồng bàn giấy đậy kín, gọi là

ướp hương lan. Và đến lượt mình, thiên nhiên cũng đáp trả lại tấm thịnh tình ấy của ông lão say mê chơi lan bằng cách chiêu đãi ông cụ và bạn bè của ông một hương thơm ngào ngạt: “Mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây... luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian”. Không còn là một tiệc rượu bình thường, không gian ngập tràn hương Mặc lan và sự thanh tao trong tâm hồn con người.

Câu chuyện Vườn xuân lan tạ chủ[l, tr.135] đưa người đọc trở về với “Tuý lan trang”, chủ nhân là quan án Trần cùng con gái yêu - cô chiêu Tần. Cảnh cô chiêu Tần hàng ngày theo lời cha chèo thuyền trên sông Mã đi mua thứ “rượu khê” ở làng Vĩnh Trị về “bón hoa” đẹp như một bức thuỷ mặc. Vị hưu quan “đã không quan tâm đến vóc xương khô ” của mình chỉ lo cho hoa trong thời loạn “một mai lũ người ô hợp tràn đến”. Bên cạnh quan Án là cậu ấm Hai “giữa buổi loạn li mà chỉ biết có ngón đàn, hiểu có hồn hoa ”, “tâm người tài tử, chọn lầm thế ki, buồn, tủi, cực đến dường nào”. Ba con người tài tử gặp nhau, tạo nên một đạo sống thanh khiết, thoát tục nơi “Tuý lan trang”. Tai họa ập đến, “Tuý lan trang” bị đốt, cô chiêu Tần bị cướp bắt đi, quan Án phẫn uất mà chết, lạ thay, “giống cỏ quý kia cũng quyết tạ theo tri ki, không thể ở lại với thế gian ”. Giai nhân, tài tử mất đi, thuật cất “rượu khê” ở làng Vĩnh Trị cũng thất truyền. Lan biết tạ theo chủ, các loài cây cỏ khác ở “Tuý lan trang” cũng “đều ủ rũ để tang người thiên cổ”. Xót xa hơn lũ mục đồng thô lậu, hồn nhiên cho trâu bò giẫm nát cả “mồ hoa”,...Vườn xuân lan tạ chủ là một minh chứng sinh động nhất cho quan điểm “vạn vật hữu linh” của cảm thức sinh thái trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Bao giờ cũng thế, ta sẽ luôn tìm được những

58 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY*

Page 8: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐÔNG

tấm thịnh tình của thế giới tự nhiên dành cho những người biết nâng niu, trân quý nó.

Trong bút ký Huyện đảo [4, tr.206] Nguyễn Tuân đã nhận ra vai trò quan trọng của biển đối với một đất nước bán đảo như Việt Nam, đồng thời cũng manh nha phát biểu cảm thức về sự hòa điệu, tương họp giữa con người và biển cả. Bút ký này ghi lại một chuyến ra thăm Cẩm Phả và các đảo Cô Tô, Vân Hải vào dịp đầu xuân.“Biến là một đặc ân mà trời đã dành cho đất nước ta. Biển nước ta dài vài ngàn cây số, kéo từ cái bãi cát đầu Sa Vỹ xuống tới Cà Mau bùn cát, và vỏng lên bờ núi Hà Tiên trong cực Nam ”, và con người dù ở nơi đâu, trên núi cao hay sát ngay bờ biển cũng đều biết rằng “trong người mình, bất kể là dãn tộc nào, đều có mang nặng một cáỉ tiền thân biển cả. Biển là cái nôi gốc gác của con người”. Với cái nhìn rất khoa học nhưng cũng chan chứa lòng tin yêu, nhà văn đã nhận ra sự hòa điệu ngay cả trong hơi thở, sự sống giữa con người và biển cả “thở ra hít vào nhịp đều đều, trong lòng chúng ta hằng diễn ra một thứ thủy triều, nó gợi mình không the không bâng khuâng với một tuần trăng lịch con nước cùa biển cà thở lên thở xuống theo một tuần nhịp cũng đều đều. Trong cấu trúc cơ thể ta trong hóa hợp, có tới bảy mươi nhăm phần trăm là nước muối mặn ”. Nâng niu, ân cần với thiên nhiên, đem tấm tâm chân tình ra mà đối đãi với thiên nhiên chính là đem lại sự cân bằng, đem lại một năng lượng sống nhẹ nhàng, thư thái cho con người. Gần thiên nhiên là cách để con người di dưỡng tinh thần.

Trong những ngày tháng cùng nhân dân cầm súng chiến đấu, Nguyễn Tuân cũng đã theo chân những đoàn binh đi khắp các chiến trường trên mọi miền đất nước. Ngay trong lửa đạn, nơi mà cái chết cận kề, nơi mà con người có thể quên đi tất cả trước cuộc chiến một mất một còn, ta lại thấy những tình cảm nồng đậm

biết bao giữa con người và thế giới tự nhiên. Trong Cây tre bạn đường cây tre xuất hiện ở mọi nơi, chỗ nào có bóng dáng của con người chỗ đó cỏ tre: “Trong sự phát triển của dân tộc qua các thời đại, dân tộc ta đặt bước đến đâu thì ở đấy có bóng dáng anh bạn, chó nào có bóng cây tre, chỗ nào có bóng người nông dãn là có trại, có làng, có xóm Việt Nam”[3, tr.769]. Tre đã trở thành người bạn thân thiết gần gũi với con người, và nó được Nguyễn Tuân gọi bằng cái tên trìu mến “anh bạn chí thân”.

Sinh thái học chiều sâu cảnh báo nguy cơ của con người khi tự tách mình ra khỏi chỉnh thể tự nhiên: “Nhân loại đang lạm dụng huy chương của quyền lực thượng đế, đang trồng mầm họa cho con người từ việc tách rời ra khỏi chinh thể dãy xích sinh vật”. Đây là mầm họa hết sức tai hại có xuất phát từ việc tự đề cao mình của con người. Bằng một tấm lòng “ưu ái” với thiên nhiên, Nguyễn Tuân đã lắng nghe được tiếng nói, kể cả những “lời thầm thì” của tự nhiên. Từ đó, ông coi tự nhiên là những người bạn gắn bó, tri kỉ. Ông đem cái đạo của con người ra mà đối đãi với tự nhiên. Quan trọng hơn nữa, ông nhìn thấy quan hệ tương sinh, tương khắc, sự gắn kết, liên đới sinh mệnh giữa tự nhiên và con người. Đó chính là cơ sở tạo nên mối quan hệ hài hòa, thi ý giữa con người và thiên nhiên trong văn xuôi Nguyễn Tuân.

3. KÉT LUẬN

Có thể thấy, Nguyễn Tuân bằng tấm lòng yêu quý và sự mẫn cảm riêng đã khắc tên mình vào dòng chảy văn học mang ý thức sinh thái hiện đại. Thế giới tự nhiên trong tác phẩm của ông, bao giờ cũng đạt đến mức cực mĩ, và thông qua đó, chứa đụng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ góc nhìn phê bình sinh thái, có thể thấy tự nhiên trong sáng tác của Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ và có mối quan hệ cộng sinh với con người. Từ phương

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 59

Page 9: THIÊN NHIÊN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN DUỚI GÓC NHÌN …

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

diện này, Vũ Ngọc Phan đã có đánh giá cao cái mới trong phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân: ““Nhà văn đứng hăn ra một phái riêng cả về lối viết lẫn tư tưởng”. Trước sau Nguyễn Tuân vẫn hòa nhập vào văn học hiện đại bằng

một cốt cách Á Đông. Cảm thức sinh thái của ông chủ yếu xuất phát từ trí tuệ sinh thái phương Đông, trí tuệ của một nhà văn uyên thâm Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1 ] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập I, NXB Văn học, Hà Nội.

[2] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập II, NXB Văn học, Hà Nội.

[3] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập III, NXB Văn học, Hà Nội.

[4] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập IV, NXB Văn học, Hà Nội.

[5] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, NXB Văn học, Hà Nội.

[6] Hồ Thế Hà (1998), Nguyễn Tuân, người đi tìm cái đẹp cái thật, Tạp chí Cửa Việt. Truy cập22/9/2020

[7] Trân Thị Anh Nguyệt (2013), Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 17.

[8] Trần Thị Ánh Nguyệt (2016), Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội

[7] Lê Ngọc Trà - Lâm Vinh (1984), Đi tìm cái đẹp, NXB Tp. HCM

[8] Cheryll Glotfelty (1996), Introduction: Literary Studies in an Age of Enviromental Crisis, The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology edited by Cheryll Glotfelty and Harold Fromm, University of Georgia Press, pxv - xxxvi.

NATURE IN NGUYEN TUAN’S PROSE FROM THE ECOCRITICISM VIEWPOINT

Tran Hoang Nha True1, Vo Hong Noen2

ABSTRACT

Ecological criticism, to put it simply, is to study the relationship between literature and the natural environment. Contradicting the earlier human-centered scientific problems, it proposes a new "nature-centered" view. Through the study of Nguyen Tuan's prose works before and after the August Revolution, this article reflects directly the environmental and natural problems in a symbiotic relationship with people.

Keywords: ecological critic, Nguyen Tuan, nature, people, relationship

'Trường Đại học Phú Yên

Email: [email protected]ường Chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi

61 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •