tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và...

40
Tháng 5 - 2013 Tel. & Fax: 1-714-549 3443 Email: [email protected] Web: http://www.nguoidan.net PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USA Số 273 Tháng 5 - 2013

Upload: truongthuan

Post on 09-Apr-2018

224 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013

Tel. & Fax: 1-714-549 3443 Email: [email protected] Web: http://www.nguoidan.net PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USASố 273

Tháng 5 - 2013

Page 2: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 2

Hiện nay, chúng tôi nhận định như sau:1. Đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh thổ, có nhà nước, được các nước công nhận / bang giao, và là hội viên Liên Hiệp Quốc.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để khuyến dụ người Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành, đấu đá về địa vị, về quyền lợi, và móc ngoặc làm ăn bất chính nên đã giầu có, tiền rừng bạc biển nhưng tối đại đa số đồng bào vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu, quyền sống, quyền mưu sinh, quyền suy nghĩ, và miễn cưỡng khuất phục bạo quyền.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để nói là đã có những thành phần ngoài Đảng có tiền, có quyền, đất nước đã có đấu tranh chính trị và có mầm mống tự do dân chủ.3. Đảng Cộng Sản và bạo quyền tự đồng nhất hóa với Tổ Quốc, Quốc Gia, Dân Tộc. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa cho rằng những ai còn chống Đảng, chống Nhà Nước là không ái quốc và cản trở công cuộc phát triển đất nước.4. Quốc Tế Cộng Sản đã tan, nay Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng, ra sức ca tụng công lao của Hồ Chí Minh và của Đảng, gán hết tội lỗi cho Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và những kẻ thất thế, để duy trì quyền bính và địa vị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa hùa theo, bày ra chuyện “đa nguyên” để duy trì sự hiện hữu của Đảng, hòng tâng công và được cho ăn ké.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày kế phản tỉnh, chống đối cuội, để trong trường hợp nào cũng chỉ lọt sàng xuống nia: Vẫn cộng sản phe này, phe nọ thống trị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ca tụng phe phản tỉnh cuội là những... chiến sĩ tự do dân chủ, để quyền bính có vào tay phe này, thì họ vẫn có cơ ăn có.6. Bạo quyền cộng sản kêu gọi lòng thương yêu đất nước, tôn giáo, đồng bào của người gốc Việt Nam, để những người này bùi tai mang công của về đóng góp. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa xúi người gốc Việt Nam theo tình tự về nguồn, dụ dỗ đầu tư tiền bạc, chất xám, gửi tiền nhiều thêm về cho thân nhân để xây dựng quê hương, thực chất là để tư bản đỏ và tay sai bỏ túi.7. Bạo quyền cộng sản Việt Nam phát động mạnh chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc bịp bợm để lường gạt những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp sức bằng những lời lẽ ‘cao thượng’ xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để ru ngủ người gốc Việt Nam ở hải ngoại.

8. Đảng Cộng Sản, bạo quyền và đảng viên cộng sản tiếp tục lên án những người thực tâm chống bạo quyền là Việt gian, phản quốc, tay sai, gián điệp để tạo ấn tượng bất lợi ở những người không am tường vấn đề.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đồng tấu, cho những người chống bạo quyền là chống cộng lạc hậu, xơ cứng, ngoan cố và quá khích.9. Cộng sản tung sách báo, băng dĩa, gửi văn công đi trình diễn để lung lạc những thành phần tò mò, dễ tính và chuộng lạ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay bằng việc cổ võ giao lưu đối thoại một chiều, loan tin, phỏng vấn các thành phần cộng sản, thiên cộng, phản đối việc chống đối giao lưu một chiều là không tôn trọng dân chủ và thiếu tinh thần tự do.10. Cộng sản thuê mướn những kẻ đón gió trở cờ ở mọi lãnh vực, từng bước lũng đoạn cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tâng bốc những tay sai đón gió trở cờ này là thức thời, phóng khóang, cởi mở, yêu nước và biết thương xót đồng bào.11. Cộng sản cho bọn tu sĩ quốc doanh ra ngoại quốc bòn tiền tín hữu về xây dựng cơ sở buôn thần bán thánh.-Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay xúi giục cộng đồng gốc Việt đóng góp hậu hĩ. 12. Cộng sản làm tay sai cho Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Cộng bành trướng. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa lập lờ kêu gọi chống Trung Cộng, củng cố chế độ để cộng sản đắc lực trong vai trò tay sai.13. Cộng sản được Hoa Kỳ yểm trợ vào WTO, khuyến khích tư bản Mỹ vào Việt Nam đầu tư để có tay sai, để được trao quyền khai thác dầu lửa và để Việt Cộng mang tiền bạc, nhân sự sang làm ăn ở Hoa Kỳ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi cộng đồng gốc Việt về nước kinh doanh, chấp nhận người và vốn trong nước mang ra kinh doanh tại hải ngoại.

Trước bất kỳ lời lẽ, hành động nào của cộng sản và của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức, chuyên gia, chính trị gia, đoàn thể, đảng phái, nếu chúng ta thử suy xét theo những nhận định trên đây, thì rất có thể thấy rõ họ thuộc thành phần nào, muốn cái gì, và người Việt Nam trong và ngoài nước có lợi gì hay không.

Chúng tôi hi vọng là các thân hữu/độc giả sẽ đóng góp thêm các nhận định khác vào bài nhận định đăng thường trực này, để chúng ta cùng suy gẫm và để khỏi bị bè lũ phản bội quốc gia, dân tộc lường gạt, khiến đất nước và dân tộc chóng thóat ách thống trị của chúng.

Kính Chiếu YêuNgười Dân

Page 3: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 3

Đại Dương

“VỎ QUÝT DÀY,MÓNG TAY NHỌN”

TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Thống chế Kim Chính Ân chưa đầy 30 tuổi, dù chưa từng trải chiến trận vẫn chi huy 4 Phó thống chế và 1.1 triệu quân dưới cờ để bày trò chơi chiến tranh như một cậu bé điều động các chú lính chì.

Nửa đêm 28-03-2013, Thống chế Kim ra lệnh cho tất cả hỏa tiễn lên giàn phóng, đại pháo lên cò sẵn sàng chờ lệnh san bằng căn cứ Không Quân Ander-sen ở đảo Guam, thiêu rụi Hán Thành và Hoa Thịnh Đốn.

Kim Chính Ân tuyên bố “đã đến lúc thuận lợi nhất để tính sổ với đế quốc Mỹ và bù nhìn Nam Hàn”.

Họ Kim không tiếc lời dao to búa lớn nào, kèm theo hình ảnh minh họa sức mạnh của Bắc Hàn, nhằm thổi một luồng khí lạnh chạy dọc xương sống của dân chúng Mỹ, Nhật, Nam Hàn mà hình như chẳng có tác dụng.

Phóng viên của AFP bóc trần thủ đoạn của Bình Nhưỡng thổi phồng độ lớn và số lượng chiến cụ tham gia cuộc đổ bộ ở bờ biển phía đông bán đảo thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên hôm 28-03-2013.

Cuộc tập trận thường niên với sự tham gia của Lục, Không, Hải Quân Mỹ-Hàn và biện pháp bổ sung cấm vận của Liên Hiệp Quốc được Chủ tịch Kim Chính Ân khai thác triệt để nhằm nâng cao uy tín và tạo sự đoàn kết chống xâm lăng.

Hoa Thịnh Đốn và Hán Thành đã nhiều lần minh định không có chủ trương xâm lăng Bắc Triều Tiên mà chỉ trau dồi khả năng phòng thủ.

Tính khí thất thường của thống chế Kim buộc Hoa Kỳ và Nam Hàm phải phô trương sức mạnh quân sự khi tiếp tục cuộc tập trận như thường lệ.

Trong Số Này

VIỆC TRONG NƯỚC, VIỆC NGOÀI NƯỚCĐại Dương, tr. 3-7

“VỎ QUÝT DÀY, MÓNG TAY NHỌN” TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

DI SẢN MARGARET THATCHER

OBAMA TỚI TRUNG ĐÔNG VỚI GIẢI PHÁP SUÔNG

SỔ TAY THƯỜNG DÂNTương Năng Tiên, tr. 8-16

PHIÊN TOÀ XỬ NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CƯỚP

CÁI TỘI LÀ CON CHÁU CỦA MỘT NGƯỜI CẦM VIẾT

NƯỚC SÔNG PA VÀ CƯỜNG ĐÔ LA

TÚ XƯƠNG VÀ NỖI BUỒN MIẾN ĐIỆN

ĐẤT NƯỚC TÔI SAO MÃI LẦM THAN?Cao Đắc Vinh, tr. 17

LẦN CUỐI CHO QUÊ HƯƠNGTriều Phong (TPN), tr. 20

NƯỚC LẠ CHUYỆN LẠQuê Đố, tr. 21

KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊCỦA JOHN KERRY???

Kim Bảng, tr. 26

BÀI HỌC MIẾN ĐIỆNThiên Trường, tr. 33

TÀU VÀO MIẾN

Page 4: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 4

Pháo đài bay B-52 tham gia cuộc tập trận dài hạn Mỹ-Hàn không làm cho họ Kim thức tịnh mà y còn đe dọa sẽ bắn hạ nên 2 pháo đài bay tàng hình B-2 xuất phát từ căn cứ Không Quân Anders-en ở Missouri đã vần vũ trên nền trời Nam Hàn và thả bom giả xuống một đảo nhỏ hôm 28-03-2013 trong cuộc hành trình khứ hồi 20,800 km.

Pháo đài bay B-52 và pháo đài bay tàng hình B-2 có thể mang cả vũ khí quy ước lẫn nguyên tử.

Báo Chosun hôm 29-03-2013 cho biết, B-2 đã nhiều lần bí mật diễn tập trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng chỉ có lần này được Quân đội Mỹ công bố.

B-2 mang theo bom GBU-57 Massive Ordnance Penetrato 14 tấn có khả năng triệt hạ mục tiêu sâu 60m trong lòng đất, 80 quả bom tấn công thông minh Joint Direct Attack Munition 225 kg/quả, 16 bom nguyên tử B61. Mỗi một lần xuất kích B-2 có thể tiêu diệt 80 mục tiêu khác nhau.

Hành động này cũng nhằm bảo đảm với dư luận Nam Hàn về Thỏa ước quân sự mà Mỹ-Hàn đã ký trong tuần qua cho phép phối hợp trả đũa quân sự ngay cả với sự khiêu khích thấp nhất từ Bắc Hàn. Sáng 28 tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel điện thoại với người đồng nhiệm Nam Hàn hãy tin vào sự bảo vệ quân sự mà Hoa Kỳ đã đề nghị gồm có phòng thủ hỏa tiễn, vũ khí quy ước hay nguyên tử.

Chủ tịch Kim đang áp dụng chiến thuật “bên bờ vực chiến tranh” hơn cả người cha quá cố. Bình Nhưỡng tuyên bố huỷ bỏ Hiệp ước Đình chiến năm 1953, cắt đứt mọi liên lạc giữa hai quốc gia, đặt Quân Đội trong tình trạng sẵn sàng tác chiến với đòn tấn công nguyên tử phủ đầu nhắm vào Nam Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, vẫn duy trì điện thoại dân sự liên quan đến khu kỹ nghệ Kaesong, nơi có 120 công ty Nam Hàn sản xuất 2 tỉ USD mỗi năm, và 80 triệu USD trả trực tiếp cho Bình Nhưỡng về lương bổng của 50,000 công nhân Bắc Hàn. Hôm 28-03-2013 vẫn có 1,000 người Nam Hàn được phép vào khu kỹ nghệ Kaesong.

Tại sao Kim Chính Ân quyết định đi nước cờ quá mạo hiểm?

Thứ nhất, Tổng thống Bill Clinton từng ra lệnh hoãn các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn để kéo Bình Nhưỡng vào bàn Hội nghị nguyên tử 6 bên gồm có Bắc Triều Tiên-Trung Quốc-Nga-Hoa

Kỳ, Nhật Bản-Nam Hàn nên Kim Chính Ân muốn noi gương cha.

Thứ hai, Kim Chính Ân tuổi đời quá trẻ, chưa được đào luyện đầy đủ nên cần thể hiện thái độ quyết đoán và ngang tàng để xây dựng, bồi đắp vị trí thống chế của một Quân Đội chính quy đứng hạng 4 thế giới.

Quân đội Bắc Triều Tiên tuy đông gần gấp đôi, nhưng trang bị tối tân không bằng phía Nam Hàn trên nhiều phương diện. Hán Thành đã nâng tầm bắn hỏa tiễn tự chế lên 800 km bao trùm lãnh thổ Bắc Triều Tiên sau khi thỏa thuận với Hoa Kỳ. Hơn 60% dân chúng Nam Hàn muốn đất nước có vũ khí nguyên tử để khỏi bị Bình Nhưỡng tống tiền.

Thứ ba, Chủ tịch Kim muốn nữ Tổng thống Park Geun-hye phải nhún nhường hơn người tiền nhiệm mà gia tăng viện trợ kinh tế vô-điều-kiện cho Bắc Hàn. Cô Park từng đến Bình Nhưỡng năm 2002 để gặp Chủ tịch Kim Chính Nhật và đang chủ trương xây dựng niềm tin với Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Park Geun-hye khi nói năng khá khiêm nhường, nhưng hành động quyết đoán, vì mang dòng máu và kinh nghiệm từ người cha, cố Tổng thống Phác Chính Hy,

Thứ tư, Bình Nhưỡng muốn Hoa Thịnh Đốn thiết lập bang giao và ký kết Hiệp ước Hòa bình để loại Nam Hàn ra khỏi bàn cờ thế trước khi buộc Hoa Kỳ cuốn gói.

Bài học về Hiệp ước Hòa bình Paris 1973 tại Việt Nam không cho phép Hoa Kỳ sơ suất. Hơn nữa, Nam Hàn nhờ có chế độ dân chủ mà phát triển vượt bậc, một khuôn mẫu được ưa chuộng trên thế giới, và có thể tự túc toàn diện, kể cả chịu chi phí cho 28,000 lính Mỹ đồn trú.

Trên phương diện chiến lược toàn cầu, Nhật Bản và Nam Hàn là cột trụ thịnh vượng và kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Đông Bắc Á.

Thứ năm, Trung Quốc không muốn khói lửa ngập trời, dù chiến tranh quy ước hay nguyên tử, áp sát biên giới, nên phải tìm mọi cách kiềm chế Bình Nhưỡng trong vai trò trái độn.

Tuy tính khí của Kim Chính Ân khá thất thường, nhưng một cuộc chiến tranh toàn diện hoặc nguyên tử e khó xảy ra.

Hai phe khá tốn kém vì phải phô trương sức mạnh, nhưng màn cũng sẽ hạ như khi cậu bé chán chơi trò dàn trận với các chú lính chì.

Page 5: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 5

DI SẢNMARGARET THATCHER

Cựu thủ tướng 3 nhiệm kỳ của Vương Quốc Anh suốt 11 năm rưỡi, Margaret Thatcher, đã qua đời hôm 08-04-2013, hưởng dương 87 tuổi, đã lưu lại một di sản đồ sộ mà khen chê lẫn lộn trong đối nội cũng như đối ngoại.

Margaret Hilda Roberts chào đời vào 13-10-1925, được cha là một chủ tiệm tạp hoá, mục sư phái Giám Lý (Methodist), chính trị gia thuộc Đảng Bảo Thủ phục vụ như một ủy viên trong Hội đồng Thành phố và Thị trưởng, ra sức rèn luyện để trở thành một chính trị gia trong thời đại mà phụ nữ chưa có vai trò quan trọng tại Vương Quốc Anh cũng như khắp thế giới.

Cô bé 10 tuổi được cha đưa tới dự các buổi thuyết giảng và khuyến khích đứng lên đặt câu hỏi, cho học các trường nổi tiếng như một đầu tư vào sự nghiệp chính trị tương lai.

Ở tuổi 23, Margaret Roberts được đảng Bảo Thủ đưa ra tranh cử và thêm vài lần nữa đều thất bại, mãi tới năm 1958 mới vào Hạ Viện.

Margaret Thatcher leo lên các chức vụ bộ trưởng, chủ tịch đảng, rồi nữ thủ tướng đầu tiên của Vương Quốc Anh vào năm 1979.

Thủ tướng Thatcher bị một tờ báo ở Nga đặt tên “Bà Đầm Thép” do bài diễn văn năm 1976 đã chỉ trích kịch liệt tình trạng đàn áp tại Liên Xô.

Chính quyền thu hẹp, tư-nhân-hoá và chống chủ nghĩa xã hội đã trở thành chính sách chủ đạo suốt cuộc đời của người phụ nữ đầy tham vọng này.

Điên tiết vì Anh Quốc bị coi như “con bệnh già yếu ở Châu Âu” nên Thủ tướng Thatcher quyết định tháo gỡ tận gốc hệ thống phúc lợi, bán phần lớn kỹ nghệ quốc doanh, đập vỡ quyền lực của nghiệp đoàn, cắt giảm chi tiêu công nhằm giải thoát quốc gia khỏi điều mà bà ta gọi là “văn hóa phụ thuộc”.

Tuy nhiên, lực cản từ tâm lý quần chúng và gánh nặng kinh tế được đặt tên “Bất mãn Mùa Đông” do Chính phủ Lao Đông để lại làm cho tỉ lệ ủng hộ bà Thatcher xuống mức 25% vào năm 1981.

Chiến thắng tại Quần đảo Falkland đã nâng cao tỉ lệ ủng hộ của dân chúng nên Thủ tướng Thatch-er mở chiến dịch tấn công “kẻ nội thù” bằng cách

đóng cửa tất cả các mỏ than trên toàn quốc để làm suy yếu nghiệp đoàn thợ mỏ và mạnh tay cải tổ hệ thống tài chính.

Thái độ không hòa giải của Thủ tướng Thatcher thể hiện qua nhiều lời phát biểu xuyên giai đoạn được trích dẫn như sau: “Quý vị có thể đánh vòng chữ U, nhưng, người đàn bà này thì không... cần điều gì để nói, hãy hỏi đàn ông, muốn xong việc, hỏi phụ nữ... tiền không từ trên trời rơi xuống mà kiếm được ở quả đất này... Các chính quyền xã hội chủ nghĩa luôn luôn làm cho dân chúng cạn tiền do đặc tính cố hữu”.

Triết lý cầm quyền Thatcher được gói gọn “Tôi làm thủ tướng với chủ đích có tính toán: thay đổi Anh Quốc từ xã hội phụ thuộc thành tự túc; từ đưa cho tôi cái đó thành phải làm gì cho đất nước. Đứng dậy và xốc tới thay vì dựa ngửa mà chờ tổ quốc”.

Margaret Thatcher đã chuyển quyền lực chính trị, kinh tế từ giới quý tộc sang Hạ Viện, doanh gia, nhà đầu tư và giai cấp trung lưu, làm thay đổi triết lý, môi trường chính trị có ảnh hưởng tới các thế hệ lãnh đạo tại Vương Quốc Anh.

Quan điểm tôn trọng chủ quyền quốc gia, tự do cá nhân, thị trường tự do của Thủ tướng Thatcher đã thể hiện qua các biện pháp giải quyết những vấn đề quốc tế.

Tháng 4-1982, Quân Đội Á Căn Đình bất thần xâm chiếm Quần đảo Falkland, do Anh Quốc cai quản từ năm 1833, mà Buenos Aires đặt tên Malvi-nas. Thủ tướng Thatcher đã phái một Hải đội Tác chiến thu hồi Quần đảo Falkland, cho phép tiềm thủy đỉnh đánh đắm tuần dương hạm của Á Căn Đình và đòi Buenos Aries đầu hàng vô-điều-kiện mà không chịu thương thảo với nước này. Trận chiến kéo dài hơn 2 tháng, đem lại thắng lợi hòan toàn cho Anh Quốc và làm tăng tỉ lệ ủng hộ cho thủ tướng.

Cựu Lục địa bị các tiễn Nga áp sát biên giới, tạo thành mối đe dọa thực sự, nhưng, người Châu Âu cứ mang ảo tưởng hòa bình với Liên Xô nên quyết liệt chống lại kế hoạch đặt hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn Pershing II lên lãnh thổ.

Hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Ronald Reagan trong kế hoạch chống lá chắn nguyên tử Liên Xô nên Thủ tướng Thatcher đồng ý cho đặt hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn Pershing II tại Anh Quốc, bất chấp sự chống đối dữ dội của dân chúng.

Vì thế, Mạc Tư Khoa bị buộc phải đàm phán Hiệp ước về Lực lượng Nguyên tử Chiến thuật vào năm

Page 6: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 6

1987. Cùng chung quan điểm tự do và tôn trọng phẩm

giá con người, Tổng thống Reagan và Thủ tướng Thatcher đã họp thành cặp bài trùng tấn công tới tấp vào hệ thống Đệ tam Quốc tế do Liên Xô lãnh đạo.

Thủ tướng Thatcher đã kết bạn ngay từ khi Mikhail Gorbachev chưa trở thành lãnh tụ Điện Cẩm Linh, vì tin có thể làm việc chung được nên giới thiệu với Tổng thống Reagan.

Bộ Ba này tuy theo hai hướng khác nhau, nhưng đều dẫn tới sự sụp đổ của Đệ tam Quốc tế, tạo ra một kỷ nguyên mới về tự do toàn cầu. Gorbachev mang tham vọng xây dựng một chủ nghĩa cộng sản mang tính người. Reagan và Thatcher muốn xây dựng thể chế chính trị tự do và kinh tế thị trường toàn cầu.

Reagan và Thatcher ủng hộ Khmer Đỏ mặc dù tổ chức này đã tàn sát 2 trong số 7 triệu dân Cam Bốt tại những “cánh đồng chết” trong giai đoạn 1975-1979 vì muốn ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô tại Đông Nam Á với Việt Nam làm lực lượng xung kích.

Thủ tướng Thatcher ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc của Thủ tướng Nam Phi, Pieter Botha, buộc tội khủng bố cho Nghị Hội Châu Phi của Nelson Man-dela. Thatcher cũng ủng hộ nhà độc tài Augusto Pi-nochet của Chí Lợi nên bị chỉ trích nặng nề.

Reagan cũng từng đưa quân vào Granada, ủng hộ Contras chống lại chính quyền thân Liên Xô tại Ni-caragua.

Thực tế địa-chính-trị cho thấy cả Reagan lẫn Thatcher đều chủ trương chặn đứng sự bành trướng của Liên Xô để bắt đầu cuốn chiếu chủ nghĩa cộng sản trên bình diện toàn cầu.

Đệ tam Quốc tế đã sụp đổ, các nước cựu cộng sản cũng chọn con đường dân-chủ-hoá chế độ. Kinh tế toàn-cầu-hoá đã hình thành.

Bà Thatcher đã 4 lần thăm Trung Quốc kể từ năm 1977 trong vai trò lãnh tụ đối lập, cũng gặp lãnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1982 và hai năm sau ký thỏa ước trao trả Hồng Kông. Anh Quốc phải tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đồng thời mở cửa thị trường 1.2 tỉ dân cho Tây Phương.

Vào thời đó, chủ nghĩa Thatcher và chủ nghĩa Reagan đã khiến Anh Quốc và Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ và nhân loại thoát khỏi bóng ma của chủ nghĩa cộng sản, rất đáng được ghi công vào lịch sử.

OBAMA TỚI TRUNG ĐÔNG VỚI GIẢI PHÁP SUÔNG

Tổng thống Barack Obama đã kết thúc chuyến

công du Trung Đông 3 ngày vào hôm 23-03-2013, qua các quốc gia Israel, Palestine, Jordan, có ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực đầy biến động này?

Tổng thống Obama đặt ưu tiên số 1 vào giải pháp 2 quốc gia Israel và Palestine cùng tồn tại, chung sống hòa bình từ ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ I nên đòi Israel tiếp tục ngưng xây cất các khu định cư tại Tây Ngạn và Jerusalem nhưng không buộc Palestine phải bảo đảm an ninh cho Israel. Obama đồng ý việc Palestine đòi Israel rút về biên giới trước năm 1967. Tel Aviv không đồng ý thái độ thiên vị nên chỉ có 10% người Do Thái tin tưởng Hoa Kỳ, làm cho cuộc đàm phán Israel-Palestine tan vỡ, tạo điều kiện cho phe bảo thủ tại Israel lên cầm quyền từ 31-03-2009.

Nhiều cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đều trở thành cay đắng và mất tin tưởng.

Giấc mơ hòa giải giữa Hồi giáo và Tây Phương, giữa Palestine và Israel đã tàn lụi nhanh chóng, mặc dù Tổng thống Obama trực tiếp điều khiển Đặc sứ George Mitchell, cho tới lúc ông này từ chức vào tháng 5-2011.

Sự thất bại hiển nhiên và mau lẹ do Obama áp dụng kiểu truyền giáo để kêu gọi hòa bình thay cho các giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được.

Sở dĩ đa số dân Do Thái không chịu ngưng xây cất các khu định cư làm vành đai an ninh quốc gia vì người Hồi giáo không cam kết an ninh cho Israel khi ngồi vào bàn đàm phán.

Israel đồng ý cho Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine, Yasser Arafat, thiết lập Thẩm quyền Quốc gia Palestine tại Tây Ngạn và Dải Gaza theo Thỏa ước Oslo năm 1993, nhưng Tel Aviv phải thường xuyên đương đầu với các vụ khủng bố liên tục của Hamas và các nhóm dân quân Fatah.

Thủ tướng Ariel Sharon hoàn tất kế hoạch đơn phương rút quân khỏi Dải Gaza vào ngày 12-09-2005, tạo điều kiện cho phe Hồi giáo quá khích Hamas giành quyền cai trị gần phân nửa dân tộc Palestine vào năm 2007.

Hamas chủ trương tiêu diệt dân tộc Do Thái, được

Page 7: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 7

Iran yểm trợ, đã bắn hàng ngàn phi đạn vào lãnh thổ Israel, buộc Tel Aviv phải mở cuộc tấn công vào Dải Gaza trong dịp Giáng sinh 2008 và chấm dứt khi phe Hồi giáo chịu ngưng pháo kích từ ngày 18-01-2009.

Trong nhiệm kỳ I, chủ nhân Toà Bạch Ốc không hề thăm Israel, bị dư luận Mỹ và Do Thái chỉ trích, nên phải đến Trung Đông từ đầu nhiệm kỳ II để tiếp tục thuyết giáo hòa bình, mà không mang theo bất kỳ đề nghị nào mới.

Được tổng thống và thủ tướng Israel đón tiếp tại phi trường Ben Gurion, Obama bày tỏ sự ủng hộ không lay chuyển đối với quê hương lịch sử của dân tộc Do Thái và kêu gọi nối lại đàm phán Palestine-Israel không có điều kiện tiên quyết.

Nhưng khi gặp Chủ tịch Mahmoud Abbas, Tổng thống Obama lại nói “người Palestine xứng đáng có một quốc gia độc lập và tự chủ mà không bị Is-rael chiếm đóng và tiếp tục xây cất khu định cư trên các vùng đất tranh chấp”.

Tổng thống Obama khuyến khích giới trẻ Israel trong bài diễn văn quan trọng nhất của chuyến công du “tạo ra một quốc gia Palestine có tầm sống còn quan trọng cho nền an ninh Israel chính là điều công bằng và cần thiết. Các chính trị gia sẽ không bao giờ chịu chấp nhận mạo hiểm nếu không bị dân chúng đẩy tới”.

Trong kỳ bầu cử tại Israel vừa qua, cử tri chỉ quan tâm đến các vấn đề kinh tế và xã hội, trong khi đa số Nội các ủng hộ việc xây khu định cư, nên đàm phán với Palestine rơi vào hàng thứ yếu.

Trong khi đó Palestine cương quyết không vào bàn đàm phán nếu Israel chẳng ngưng toàn bộ việc xây dựng khu định cư. Abbas đang tiến hành kế hoạch vận động vị trí thành viên trong các cơ quan Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế mà Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 11-2012 đã công nhận quốc gia Palestine gồm có Tây Ngạn, Dải Gaza và Đông Jerusalem với tỉ số áp đảo, mặc dù bị Hoa Kỳ và Israel phản đối.

Trong bối cảnh không mấy thuận lợi này, Ngoại trưởng John Kerry sẽ gánh lấy thất bại do Obama trao.

Dù cho Kerry có ép được Abbas và Netanyahu vào bàn đàm phán, một xác suất rất thấp, thì triển vọng chung sống hòa bình vẫn mù khơi.

Hamas không chấp nhận hòa bình với Israel, sẽ làm cho thỏa ước, nếu có, giữa Abbas và Netanyahu cũng khó thực hiện, vì Tổ chức này chẳng những

cai trị gần phân nửa dân Palestine mà còn có ảnh hưởng rất lớn tại Tây Ngạn.

Khi Abbas qua đời, Hamas sẽ dễ dàng thâu tóm quyền lực, dù bằng họng súng hoặc lá phiếu. Khối Hamas, Hezbollah, Iran sẽ coi Israel là kẻ thù nhất quyết phải tiêu diệt, nên chuyện chung sống bên nhau trong hòa bình chỉ thuộc vào loại tiểu thuyết giả tưởng.

Tham vọng của phe Hồi giáo không dừng ở biên giới Israel mà đòi chẳng còn bóng dáng Do Thái giáo và quốc gia Israel tại Trung Đông.

Thực tế, Israel phải mạnh với sự ủng hộ của các cường quốc Tây Phương mới mong tồn tại chứ không thể trông vào sự nhượng bộ của phe Hồi giáo.

Ngay khi kết thúc chuyến công du, Tổng thống Obama đã làm trung gian để Thủ tướng Netanyahu xin lỗi người tương nhiệm về vụ bố ráp một tàu chở tiếp liệu cho Dải Gaza làm chết 9 người Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2010.

Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều cần có mối quan hệ quân sự khắng khít trước tình hình bất ổn thường trực tại Trung Đông và mối đe dọa từ Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vì thế, trước sau họ cũng phải khôi phục quan hệ ngoại giao toàn diện.

Nhiệm kỳ I đã thất hứa dù vẫn sợ lá phiếu tái cử, nhưng, hiện giờ, Obama không còn bị áp lực nên cứ hứa cho vừa lòng chủ nhà và chẳng cần làm gì cả khi đáp chuyến bay trở về Hoa Thịnh Đốn.

Do đó, người Do Thái sẽ tự quyết định số phận khó khăn trên vùng đất thù địch triền miên để tồn tại trong niềm hãnh diện. Dân tộc Palestine đang cố len chân vào các tổ chức Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế để thực sự cảm nhận có một quốc gia.

Họ nghe Obama nói cho êm tai mà không mong đợi kết quả.

Page 8: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 8

PHIÊN TOÀ XỬ NHỮNG NGƯỜI CHỐNG CƯỚP

“Họ nói rằng tất cả là dành cho các dự án phát triển xã hội, nhưng tôi gọi đó là ăn cắp”

Lê Hiền Đức

“Trước lễ Noel vừa qua, không mấy ai biết đến Sodeto, một ngôi làng nhỏ ở Tây Ban Nha. Đa số dân làng làm nghề nông; số ít còn lại đi... phụ thợ nề. Trong mấy năm qua, Sodeto là một trong những địa phương bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nặng nhất. Người người thất nghiệp vì nông sản thu hoạch đem bán không được bao nhiêu... tiền; còn những người đi phụ thợ nề thì không ai gọi đi... phụ. Thành ra, nhà nhà thất... vọng thiếu đường tuyệt vọng. Họ không còn cách nào khác hơn là... chơi vé số mới mong thoát được cảnh nghèo (và sắp... đói meo).

Tờ vé số họ mua không phải là loại một đồng; giá của nó tương đương khỏang 25 Mỹ kim và giải độc đắc lên đến chừng 1 tỷ Mỹ kim. Điều đặc biệt về loại vé số này là chỉ xổ mỗi năm một lần vào dịp Noel. Tuy nhiên, không ai có thể lãnh trọn giải độc đắc nếu đã không mua nguyên lốc (gồm nhiều tấm vé có cùng các con số).

Lốc vé số trúng giải vừa qua đã được dân làng Sodeto mua trọn. Thực ra, có nhiều người mua mà chưa trả tiền... liền. Nhân viên đại lý bán vé số cũng thông cảm (cho gia cảnh nhiều nhà đang khó khăn) và dễ dãi cho họ thiếu nợ tiền vé số. Những người bán vé số này phải đi gõ cửa từng nhà trong làng để mời mọc dân làng mua cho hết lốc vé số.

Nhờ được cho thiếu nợ nên nhà nào tối thiểu cũng mua một tấm. Ai “khấm khá” hơn thì mua thêm vài ba tấm. Kết quả là cả làng nhà nào cũng trúng số. Nhà nào mua một tấm thì tiền thưởng khỏang 133 ngàn Mỹ kim. Nhà nào mua nhiều hơn thì cứ thế mà nhân lên.

Cả làng, ai cũng trúng, chỉ có một người không trúng! Ông là dân làng nhưng không phải... dân ở

đây. Mấy năm trước, ông tình cờ mê một cô gái của làng Sodeto này đến nỗi đã bỏ quê hương bên... Hy Lạp của mình mà theo vợ về đây. Có phải vì văn hóa xung khắc hay vì không hợp tuổi mà không lâu sau ông phải dọn ra ở riêng trong một cái... chòi ngoài đồng. Có lẽ vì cái chòi ông ở trông giống... cái chòi quá nên mấy người bán vé số không biết đấy là “nhà” của một người đàn ông cô đơn đang sống cô độc. Thành ra, họ đã không ghé qua “nhà” ông để mời mua vé số.

Những tưởng khi biết cả làng ai cũng trúng số thì thế nào ông cũng phải... kêu trời. Vậy mà ông vẫn vui vẻ cho rằng mình cũng còn... hên! Số là (bỗng dưng) cả làng ai cũng ôm hơn trăm ngàn bạc trong tay nên người ta tìm cách đầu tư. Là nông dân nên nhiều người nghĩ ngay đến chuyện mua... đất. Lâu nay ông có mấy miếng ruộng muốn bán mà không ai (thèm) mua. Giờ thì nhiều người đến hỏi mua nên ruộng của ông đã bán được giá hơn trước kia nhiều. Có thể ông sẽ (đủ tiền) làm Hy kiều hồi hương và kiếm cái ao nào đấy mà tắm để bù lại những tháng ngày cô đơn tủi nhục ở quê người (vợ). Tên ông là Costis Mitsotakis.” (Hồng Nguyên Hoàng. “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng.” tuần báo Trẻ 14 Feb. 2012)

Ông Costi “vẫn còn hên” vì đang sống ở Tây Ban Nha, nơi mà đất đai không thuộc quyền... sở hữu toàn dân, và nhân dân xứ sở này cũng không có quyền làm chủ tập thể, nên mảnh đất (bỗng trở nên cao giá) của nhân vật này đã không bị nhà nước ra lệnh thu hồi.

Ông Đoàn Văn Vươn, một công dân Việt Nam – tiếc thay – đã không có “cái hên” tương tự. Đương sự đã không được trúng số (đã đành) mà còn bỗng chốc trở nên trắng tay, và cả nhà thì đang vướng vào vòng lao lý – theo như tường thuật của BBC, nghe được vào hôm 19 tháng 3 năm 2013:

“Tin cho hay phiên sơ thẩm xử ông Đoàn Văn Vươn và người thân tội giết người và chống người thi hành công vụ sẽ diễn ra từ 2/4-5/4...

Các bị cáo trong vụ án với tội danh giết người, theo Điểm d, Khỏan 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự, ngoài ông Đoàn Văn Vươn có các anh em của ông là Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ.

Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.

Vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương, em dâu ông Vươn là Phạm Thị Báu bị truy tố về tội chống người

Page 9: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 9

thi hành công vụ, theo Điểm a, Điểm d, Khỏan 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự, với khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.”

Những sự kiện liên quan đến việc gia đình họ Đoàn bị mất trắng đất đai và san phẳng nhà cửa – sau “một trận đánh đep có thể viết thành sách” của đám công an Hải Phòng – chắc chắn mọi người dân Việt đều đã được... đọc. Tuy nhiên, luật lệ của xứ sở này liên quan đến việc quốc hữu hoá tài sản, và thu hồi đất đai (ra sao) thì e không mấy người được tỏ tường – như Huy Đức.

Trong cuốn Bên Thắng Cuộc, ông dành hẳn một chương (“Sở Hữu Toàn Dân”) để làm rõ cái ý niệm (độc đáo) này. Xin được trích dẫn một vài đoạn ngắn (in nghiêng) để toàn thể quốc dân đồng bào có dịp học hỏi và mở mang kiến thức:

“Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980…

Nhưng Hiến pháp 1980 là Hiến pháp Lê Duẩn… Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ‘họp hội nghị toàn thể để xem xét bản Dự thảo Hiến pháp’. Trong phiên bế mạc, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bài nói chuyện với tựa đề: ‘Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa’. Sau khi điểm lại những “công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam”, phân tích mối quan hệ giữa “tư tưởng làm chủ tập thể” với chủ nghĩa Marx - Lenin, Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố: ‘Làm chủ tập thể là tinh thần cơ bản, là nội dung nhất quán của Hiến pháp mới… Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân…’

Người có vai trò quyết định trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là Tổng Bí thư Đỗ Mười thì, theo Trưởng Ban Biên tập Hiến pháp 1992 Nguyễn Đình Lộc, ‘bị hạn chế trong tư tưởng của Lê Duẩn’... Ông lập luận, trước sau gì cũng tới đó nên cứ để vậy. Khi ấy, không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm.

Luật Đất đai 1993 vì thế không gây phấn khởi như người dân chờ đợi. Đất đai của cha ông để lại, của chính họ đổ mồ hôi nước mắt khai khẩn hoặc

bỏ tiền ra mua, sau khi có Luật còn phải ngồi chờ được Nhà nước làm thủ tục giao đất của mình cho mình. Trừ các giao dịch về đất đi liền với nhà ở, việc chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là chuyển nhượng đất đi kèm với chuyển quyền sử dụng, thường bị hành chính hóa bằng quyết định Nhà nước thu hồi đất của người bán, giao đất ấy cho người mua, rồi người mua còn phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Người dân cho rằng họ đã phải trả tiền hai lần để có được tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa ‘chế độ công hữu về tư liệu sản xuất’ và ‘quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp’, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội ‘thiểu số sẽ phục tùng đa số’. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì ‘chế độ công hữu’ với đất đai, ‘tư liệu sản xuất’ quan trọng nhất.

Làm luật cũng là chính quyền, giải thích luật cũng là chính quyền. Khi đất đai càng mang lại nhiều đặc lợi thì “sở hữu toàn dân” lại càng trở thành căn cứ để các chính sách giao cho người ban hành nó có thêm nhiều đặc quyền. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003…

Người dân nhận đền bù theo chính sách ‘thu hồi’ chỉ được trả một khoản tiền tượng trưng, rồi chứng kiến các nhà doanh nghiệp được chính quyền giao đất để ‘phát triển kinh tế’ bán lại đất ấy với giá cao hơn hàng chục, có khi hàng trăm lần. Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng. Nhưng sở dĩ ai cũng gắn bó với nó là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại. Đó là lý do mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự bằng cách hết sức rủi ro trước lệnh cưỡng chế thu hồi đất.”

Một người cầm viết trẻ tuổi, sinh viên Đỗ Thúy Hường, (có lẽ) vì quá sốt ruột về luật đất đai (lằng nhằng) ở xứ sở mình nên đã tóm lại như thế này, cho nó gọn:

“:Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng ‘tim đen’ của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của

Page 10: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 10

từ ‘quản lý’... Chỉ bằng một câu viết trên giấy ‘Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý’… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng.

Tá điền của Đảng (kính yêu) thì đã sao mà cứ làm rối tinh lên thế? Muốn biết (sao) xin hãy nghe “một chuyện khó tin nhưng có thật” sau đây, qua lời kể của tác giả Phương Toàn:

“- Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo toòng teng trên ghi đông xe.

Bà già hỏi:- Mày có cái gì đem vô cho tao đó Tèo? -Dạ không có gì cho ngoại hết, má con nói đem

em con vô nhờ ngoại chôn giùm! Thì ra má nó nghèo quá không có đất chôn con,

nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.”

Trong một quốc gia nông nghiệp mà người dân không còn được một hòn đất (để chọi chim) hay một mảnh đất (để vùi thây) nhưng Nhà Nước vẫn cứ nằng nặc đòi “toàn quyền quản lý đất đai” thì kể như là… tự sát! Và vụ tự sát này có thể coi như sẽ mở màn từ phiên toà vào đầu tháng Tư sắp tới đây, nếu chế độ hiện hành (nhất định) ghép những người chống cướp như anh em ông Đoàn Văn Vươn vào tội danh giết người – bất chấp đạo lý và công lý.

CÁI TỘI LÀ CON CHÁUCỦA MỘT NGƯỜI CẦM VIẾT

“Đến lúc này thì tôi thấy mình không thể yên lặng thêm được nữa, dù tôi có yên lặng họ cũng không để

yên cho vợ chồng tôi. Thế nên hôm nay tôi quyết định lên tiếng và từ nay về sau tôi sẽ còn tiếp tục nói, để họ

thấy rằng tôi không bị đè bep như họ nghĩ.”Huỳnh Khánh Vy

Trong số những người nhẩy núi đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, có hai nhân vật rất tăm tiếng (và cũng hơi hơi tai tiếng) mà nhiều người đã biết: ông Lữ Phương và ông Trương Như Tảng. Hai ông đều được trao cho những chức danh quan trọng.Tuy thế, những trang bút ký viết về cuộc “hành trình cách mạng” của cả hai nhân vật này lại chất chứa rất nhiều điều chua chát và cay đắng!

Đã có người nhận xét buồn phiền rằng “A Vietcong

Memoir by Truong Nhu Tang is about the death of a dream, a dream of an independent, peaceful and democratic Vietnam.” (Robert Manning. “Defeated by Victory.” The New York Times 26 May 1985). Dù vậy, ở điểm tận cùng của cái ước mơ (đã chết) này – nơi hai trang 260-260, trong cuốn hồi ký thượng dẫn – nhà văn Phan Nhật Nam vẫn tìm ra được đôi chút “an ủi” khiến người đọc cũng cảm thấy ấm lòng:

“Chỉ có điều an ủi khi ông nghĩ đến Loan, cô con gái đầu lòng hiện nay (năm 1978) đang ở Mỹ. Cô Loan đi Mỹ trước 1975 do bà Nguyễn Văn Thiệu bảo lãnh, vì Loan học cùng lớp với con gái bà ở Ðà Lạt từ tấm bé. Năm 1967, khi Trương Như Tảng vào tù, Ông Thiệu, tổng thống ‘chế độ phản động Mỹ -Ngụy’, có nói riêng với Loan: ‘Cháu yên tâm, ba cháu với tonton là kẻ đối nghịch. Nhưng cháu luôn luôn được coi như là con cháu trong nhà nầy, chuyện kia không ăn nhằm gì cả...’

Trong cuốn bút ký Những Chuyến Ra Đi của ông Lữ Phương, nơi trang 56 và 57, cũng có vài câu “an ủi” tương tự:

“Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!

“Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn): chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen ‘chính trị hoá’ mọi quan hệ xã hội.”

Khác với ông Bộ Trưởng Tư Pháp Trương Như Tảng, ông Thứ Trưởng Văn Hoá Lữ Phương coi sự kiện “vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh,” và “được mọi người quen biết (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn) hết lòng giúp đỡ và che chở” một cách rất tự nhiên (và hơi khinh bạc) là “chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen ‘chính trị hoá’ mọi quan hệ xã hội.”

Hai chữ “ở đây” (trong đoạn văn dẫn thượng) tức là miền Nam Việt Nam, vùng địch tạm chiếm. Mảnh đất này, cuối cùng, cũng đã được giải phóng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Page 11: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 11

Ba mươi tám năm sau, sau cái ngày lịch sử đó – vào hôm 18 tháng 3 năm 2013 – trên trang Đàn Chim Việt, có bài viết (“Cái ‘Tội’ Vì Là Con Gái Của Người Bất Đồng Chính Kiến?!” ) của một ngòi bút mới xuất hiện lần đầu:

“Tôi, Huỳnh Khánh Vy, là một trong những trường hợp sống động của một nguyên tắc sống dưới chế độ Cộng sản: Bạn càng im lặng nhẫn nhịn, bạn càng bị đè bep bởi chính sách đàn áp của cộng sản. Họ không để cho một người sống khép kín như tôi được sống một cuộc sống bình thường, giản dị và yên tĩnh. Sau một thời gian suy nghĩ, hôm nay tôi quyết định lên tiếng. Một phần để bày tỏ quan điểm cá nhân mà xưa nay vì nhiều lý do nên tôi phải yên lặng. Một phần nữa là để công khai những trò xấu xa mà chính quyền CSVN dùng để sách nhiễu tôi cũng như gia đình.

Trước tiên phải kể tới việc tôi được sinh ra trong một gia đình được coi là ‘phản động’. Năm 1992, ba tôi bị chính quyền CSVN bắt giữ với tội danh ‘tuyên truyền chống chế độ XHCN’ theo điều 88 (bây giờ là ‘chống Nhà nước’). Ông bị kết án 10 năm tù giam và 4 năm quản chế. Lúc bấy giờ chị em tôi vẫn còn rất nhỏ. Chị tôi, Huỳnh Thục Vy, mới lên 8, tôi 6 tuổi và em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu 4 tuổi. Tuy mới 6 tuổi nhưng hình ảnh ba bị đám công an còng tay bắt đi vẫn hằn sâu trong ký ức non nớt của tôi. Rồi sau đó, gia đình tôi sống trong lo lắng và hoang mang. Cô tôi – Huỳnh Thị Thu Hồng, không ít lần bị mời lên đồn công an để ‘làm việc’ và họ đã hù dọa sẽ bắt bỏ tù luôn cả cô tôi. Bởi ai cũng biết rằng tình hình Việt Nam lúc đó rất tối tăm, cộng sản VN chưa bị áp lực từ cộng đồng quốc tế như bây giờ, nên họ rất hung hăng và lộng hành. Đến năm 2002, ba hết hạn tù nhưng vẫn còn 4 năm quản chế nên ba không thể làm bất cứ việc gì, gánh nặng kinh tế đều đổ dồn lên vai hai cô tôi. Do hòan cảnh kinh tế khó khăn, cùng với sự sách nhiễu không ngừng của nhà cầm quyền cộng sản, nên việc học hành của 3 chị em chúng tôi đều bị gián đoạn.

Năm ba tôi ra tù, chị Thục Vy tôi học lớp 12 nhưng phải bỏ không thi đại học sau khi tốt nghiệp cấp 3, do hòan cảnh gia đình không cho phép, dù chị là một học sinh học rất khá của một trường tốt nhất tỉnh Quảng Nam lúc đó. Em trai tôi – Huỳnh Trọng Hiếu, thì bị cấm thi tốt nghiệp cấp 2 sau khi học hết lớp 9 với xếp loại giỏi, lý do mà Hiệu trưởng và Hiệu phó đưa ra là ‘thiếu tuổi’ và nhà trường tuyên bố: nếu không học lại một năm lớp 9 nữa thì vẫn

tiếp tục không được thi tốt nghiệp. Sau sự việc này, con trai thầy hiệu phó của trường em trai tôi nhận được việc làm ngay trong một công ty quốc do-anh lớn, rồi được thăng chức thành trưởng phòng không lâu sau đó, rồi được cấp đất ở thành phố Tam Kỳ. Sự việc này dường như khó tin nhưng đó là sự thật – một sự thật về sự đàn áp bẩn thỉu mà chính quyền này đã áp đặt lên việc học hành của em trai tôi. Nhưng lúc đó gia đình tôi không biết kêu gọi sự giúp đỡ của ai. Từ một vùng quê nghèo khổ, cả gia đình tôi phải sống trong sự sách nhiễu thường xuyên, trong sự nghèo đói và bị bỏ rơi.

Tôi là người duy nhất trong gia đình được đi học đại học sau 3 năm đi làm công nhân cho một công ty của Nhật Bản. Gia đình đã đặt rất nhiều hy vọng vào tôi, rằng sau khi tốt nghiệp đại học tôi có thể có việc làm tốt và chia sẻ bớt gánh nặng kinh tế của gia đình. Nếu tôi cũng lên tiếng, tôi sẽ bị đuổi học và ai sẽ là người hiểu cho hòan cảnh thất học của tôi? Đó là lý do khiến cho tôi phải yên lặng, không hề tham gia bất cứ hoạt động lên tiếng nào cùng với gia đình. Mặc dù, tôi nhận thức rõ những bất công cũng như tội ác kinh khủng của CSVN đã gây ra với đất nước và dân tộc này. Tôi nghĩ rằng nếu mình yên lặng thì họ sẽ để yên cho tôi, như vậy tôi có thể đi làm giúp đỡ gia đình và đó cũng là cách tôi ủng hộ những việc làm của ba, của chị Hai và em trai tôi.

Nhưng mọi việc không như tôi nghĩ, đến tháng 12 năm 2011, sau hai trận bố ráp của an ninh tỉnh Quảng Nam và sau đó là ba Quyết định xử phạt được áp đặt cho ba, chị hai và em trai tôi là những trò xấu xa đối với vợ chồng tôi. Đầu tiên, an ninh thành phố Đà Nẵng tới Công ty tôi thực tập (ở Đà nẵng) đe dọa Giám đốc để họ không ký giấy thực tập Tốt nghiệp cho tôi. Cũng may Hồ sơ thực tập của tôi đã được ký trước đó hai ngày. Tiếp đó, họ đến khoa Ngoại Ngữ trường đại học, nơi tôi đã từng theo học, để ‘làm việc’ với Khoa trước khi tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Luận văn Tốt nghiệp của tôi là Bản dịch thuật một báo cáo hằng năm của Hu-man Rights Watch về tình hình đàn áp Nhân quyền ở Ai Cập trước khi chế độ Hosni Mubarak sụp đổ. Họ cố tình can thiệp, đe dọa Nhà trường nhằm mục đích không cho tôi tốt nghiệp, nhưng do kết quả học tập cũng như sự bảo vệ của cô giáo chủ nhiệm, tôi đã được ra trường với kết quả bảo vệ luận văn không cao như tôi nghĩ.

Đến ngày 1/7/2012 hai vợ chồng tôi cùng với vợ

Page 12: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 12

chồng chị Thục Vy và em trai tham gia biểu tình chống Trung Quốc để bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đổi lại, những gì chúng tôi nhận được từ chính quyền CSVN là sự bắt bớ và đánh đập, chị gái tôi bị bắt cóc đưa về Quảng Nam, riêng chồng tôi bị tịch thu laptop chuyên dụng trị giá gần 20 triệu với lý do là ‘khấu trừ vào tiền phạt’ của chị Thục Vy. Cũng từ khi đó, họ tăng cường sách nhiễu vợ chồng tôi như: nửa đêm đến đập cửa quát tháo đòi kiểm tra tạm trú, chặn xe giữa đường kiểm tra xe và đòi tịch thu giấy tờ xe, cho côn đồ lấy cắp máy tính ở nhà trọ của vợ chồng tôi, áp lực với chủ nhà không cho tôi thuê nhà, gọi điện sách nhiễu giám đốc Công ty nơi chồng tôi làm việc, nghe lén điện thoại… Còn buồn cười hơn nữa là ngày đám cưới tôi có một tên an ninh Đà Nẵng tới ‘hỏi thăm’ và đi theo chúng tôi tới tận nhà hàng, đợi đến khi hết tiệc mới ra về. Những sách nhiễu đó không đủ để truyền thông quan tâm đến vợ chồng tôi nhưng là quá nhiều để vợ chồng tôi có thể sống một cuộc sống bình thường. Bao lâu nay, vợ chồng tôi vẫn âm thầm chịu đựng những sách nhiễu bẩn thỉu như thế, vì không có sự quan tâm của truyền thông, cũng vì chúng tôi là những người vô danh. Những lần lên tiếng của ba và chị tôi về tình hình bị sách nhiễu của vợ chồng tôi cũng không được ai quan tâm, chúng tôi cảm thấy vô cùng cô đơn. Tôi thực sự muốn biết mình đã làm gì khiến chính quyền này phải ‘bận tâm’ như vậy.

Gần đây, tôi làm hồ sơ xin học bổng du học tại Úc. Cách đây hơn hai tuần, tôi có nhờ giáo viên chủ nhiệm – người mà xưa nay tôi thầm kính trọng về tư cách – làm người viết thư giới thiệu tôi. Ban đầu cô vui vẻ đồng ý nhưng hai hôm sau tôi đến gặp, cô nói có một vài việc gia đình nên chưa ký được. Cô hen tuần sau sẽ ký. Nhưng hai ngày sau thì tôi sinh em bé. Tôi nhờ chồng liên lạc với cô. Qua điện thoại, cô nói đã có việc rắc rối và cô mời chồng tôi lên Khoa Ngoại ngữ của trường nói chuyện. Chồng tôi lên, được cô cho biết là công an Đà Nẵng đã gửi công văn xuống cho trường yêu cầu không được dùng con dấu của trường vào mục đích khác (?!) và cấm sinh viên dùng Facebook. Tôi nghĩ việc xác nhận và giới thiệu cho một sinh viên cũ của mình là một việc hòan toàn bình thường và không có gì là khó khăn cả. Nhưng cả đến việc nhỏ như vậy chính quyền CS cũng phải dùng tới một công văn chỉ đạo cấm đoán. Chắc hẳn, họ phải thù ghét gia đình tôi đến tột cùng nên muốn chặn mọi đường sống và tiến

thân của chúng tôi như thế.Đến lúc này thì tôi thấy mình không thể yên lặng

thêm được nữa, dù tôi có yên lặng họ cũng không để yên cho vợ chồng tôi. Thế nên hôm nay tôi quyết định lên tiếng và từ nay về sau tôi sẽ còn tiếp tục nói để họ thấy rằng tôi không bị đè bep như họ nghĩ. Tôi sẽ lên tiếng bảo vệ cuộc sống của vợ chồng tôi, cũng là để bảo vệ cuộc sống của cô con gái mới sinh của mình, góp phần vạch trần những bất công trong xã hội cộng sản này, đặc biệt là những sách nhiễu nhắm vào những gia đình bất đồng chính kiến như gia đình tôi. Tôi sẽ làm tất cả để sát cánh cùng gia đình mình lên tiếng phản đối những thối nát của hệ thống cộng sản này. Và tôi rất mong công luận sẽ ủng hộ, bảo vệ vợ chồng tôi. 17/3/2013

Mấy hôm sau, vào ngày 20 tháng 3 năm 2013, cũng trên trang Đàn chim Việt, độc giả lại được đọc thêm một bài viết nữa (“Những Sách Nhiễu Bẩn Thỉu”) của cô Huỳnh Thục Vy, trưởng nữ của ông Huỳnh Ngọc Tuấn:

“Em gái tôi – Huỳnh Khánh Vy mới sinh em bé được 20 ngày. Em bé sinh thiếu tháng nên rất yếu và bị nhiễm trùng từ lúc mới sinh ra. Gia đình chúng tôi lại mới đưa (em bé mới sinh) nhập viện lần thứ hai ở Đà Nẵng cách đây hai ngày, vì sau khi về nhà cháu lại bị thiếu máu, nhiễm trùng rốn và vàng da. Các em tôi phải trở lại Đà Nẵng để chăm lo cho cháu bé.

Giữa lúc chúng tôi đang lo lắng cho sức khỏe của cháu bé và của em gái Khánh Vy tôi thì công an lại giở trò bẩn thỉu. Sáng nay, công an Đà Nẵng đã tới phòng trọ của Khánh Vy gây rối đòi Khánh Vy, Hiếu và Minh Đức xuất trình giấy tờ. Các em tôi không cho công an vào phòng trọ vì Khánh Vy chưa hết thời gian ở cữ, rất yếu và dễ bị bệnh hậu sản. Họ đã quát tháo to tiếng và đe dọa sẽ bắt các em tôi vì tội chống người thi hành công vụ.

Sự sách nhiễu này của an ninh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Khánh Vy. Bây giờ Khánh Vy đang bị chặn ở nhà trọ không lên bệnh viện thăm cháu bé được. Ngay lúc tôi viết những dòng này, an ninh Đà Nẵng đang làm việc với chủ nhà trọ. Trong những ngày sắp tới, không biết các em tôi sẽ ở đâu? Nếu không được lưu trú ở Đà Nẵng, Khánh Vy làm sao đến thăm em bé đang nằm bệnh viện? Những đàn áp xấu xa này nhắm vào sản phụ và trẻ sơ sinh đã cho thấy bộ mặt phi nhân cùng cực của Chính quyền Cộng sản Việt Nam.

“Bộ mặt phi nhân cùng cực của chính quyền Cộng

Page 13: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 13

Sản” thì rất nhiều người Việt Nam đều đã rõ, và rõ ngay cả trước ông Huỳnh Ngọc Tuấn chào đời – vào năm 1959. Tuy thế, sự phi nhân này vẫn có thể tiếp tục ngự trị và di lụy đến hết thế hệ này sang thế hệ kế khác!

Tại sao? Có lẽ đã đến lúc mà tất cả chúng ta nên vấn tâm tự hỏi có phải vì đất nước thế nào thì chính phủ (hay số phận) thế đó chăng?

NƯỚC SÔNG PAVÀ CƯỜNG ĐÔ LA

Làm sao tôi có thể kể cho các em biết rằng người Kinh của chúng tôi đang giết chết dân tộc các em

từng ngày từng giờ.Amai B’lan

Hơn nửa cuộc đời, tôi sống trong Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) tại phía Nam của Vịnh San Francisco. Ở một nơi có vài chục giống dân sống bên nhau – tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ chính – tôi dễ có cảm tưởng mình là một công dân quốc tế, cùng với niềm xác tín rằng những phương tiện giao thông (và truyền thông) hiện đại đã khiến cho quả địa cầu trở thành nhỏ lại tựa như một ngôi làng: a global village.

Niềm xác tín này (vừa) hơi bị lung lay chút đỉnh, sau khi tôi nghe một cô giáo trẻ – nơi một buôn làng heo hút – kể chuyện ở quê nhà:

“Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy. Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khỏang 70 nóc nhà. 99% là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng...

Giữa buôn có trường làng, chỉ một phòng học. Lớp một học buổi sáng. Lớp hai học buổi chiều. Lên lớp ba thì qua học ké Phùm Ang cách đó chừng hai cây số. Lên lớp sáu thì phải vào Ia R’siơm học. Cả buôn từ trước đến nay chưa có ai tốt nghiệp lớp 12...

Một hôm, tôi hỏi các em có biết các em đang sống ở nước nào không. Cả lớp im phăng phắc nhìn nhau, phải gợi mãi, cuối cùng một em ngập ngừng nói:

– Nước Việt Nam phải không cô?Tôi hỏi tiếp:- Ai biết, trên thế giới còn nước nào khác?

Lần này thì cả lớp hào hứng hẳn lên, rồi một em nhanh miệng nói:

- Dạ, nước sông Pa ạ.Tôi không tài nào nhịn được cười bởi câu trả lời

ngây thơ ấy, nhưng ngẫm lại thì thấy chua xót quá. Buôn làng của các em bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống của các em chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy. Mọi biến chuyển của thế giới bên ngoài không lọt tới cuộc sống của các em được.” (Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. California: Nhân Anh, 2013).

Ô hay! Nếu đúng như thế thì (chả lẽ) trong cái làng địa cầu hiện nay không có cái buôn Phùm Gi sao? Nhân loại dường như không ai biết đến địa danh này, và vì “bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống ... chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy” nên các em cũng chả biết đến ai (khác) cả.

Vẫn cứ theo lời của cô giáo Amai B’lan:“Cả Phùm Gi không có lấy một cái giếng. Đất nơi

đây toàn đá, đào giếng rất cực mà chẳng có nước, nên tất cả mọi sinh hoạt đều dùng nước sông Pa. Sáng sáng, trước khi lên nương, những cô gái trong buôn đeo gùi ra sông lấy nước. Họ vét một hố cát, ngồi chờ nước thấm vào, rồi múc từng gáo nước đổ vào quả bầu khô gùi về nhà. Nước để nguyên trong quả bầu, không nấu nướng gì hết. Khi nào uống cứ việc xách quả bầu lên tu một hơi căng bụng đã đời. Ai chịu khó hơn thì chèo thuyền qua sông, tìm tới những con suối trên núi. Người ta nói nước suối uống ngon nhất, sau đó mới tới nước sông, nước giếng xếp hạng ba.

Cứ chiều đến, tôi lại ra sông nhìn người dân từ bờ bên kia chèo thuyền về. Nắng vàng trải xuống lòng sông sóng sánh như lụa. Trời cao xanh. Núi ngút ngàn. Cảnh tượng trông bình yên đến lạ. Con nít giờ đó cũng ra sông tắm rửa, mong ngóng bố me. Phụ nữ tranh thủ lấy nước, giặt giũ quần áo. Bến sông trở nên nhộn nhịp hẳn. Cũng ở đây, tôi nghe người dân kể về sông Pa với giọng điệu tiếc nuối. Họ nói:“Ngày trước sông Pa trong xanh lắm, lại có nhiều cá nữa.

Gần đây có một cái thác rất đep gọi là thác tiên. Bây giờ thì hết rồi. Mấy năm trở lại đây, sông Pa bắt đầu đục ngầu vì ô nhiễm, nhưng người dân đâu còn cách nào khác là cứ phải tiếp tục uống thứ nước đó. Nguồn nước ô nhiễm kéo theo bệnh tật. Viêm khớp, đau thận, đau bao tử là những bệnh ít người thoát được. Theo họ, thà chết từ từ vì bệnh còn hơn là

Page 14: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 14

chết ngay tại chỗ vì khát.Trong buôn hầu như không có người già, bởi lẽ

đâu ai sống thọ tới 60. Phân nửa học trò của tôi mồ côi cha hoặc me từ khi còn rất nhỏ...

Cuộc sống của họ nếu cứ thế trôi qua thì cũng đã bần cùng lắm rồi. Thế mà một ngày kia, cách đây khỏang hai năm, công ty Hòang Anh Gia Lai lập dự án xây thủy điện. Để có đất xây thủy điện, chính quyền lấy đất của dân mà không hề đền bù một xu, rồi bán lại cho Hoàng Anh Gia Lai. Kết quả, dự án đó nuốt hết một nửa buôn Phùm Gi và nuốt luôn cả sự linh thiêng ở đây...

Con sông Pa dài 374 cây số chảy qua ba tỉnh Kon-tum, Gia Lai, Phú Yên, nhưng lại phải đeo tới năm cái gông thủy điện vào cổ. Thủy điện Đồng Cam, thủy điện Ba Hạ, thủy điện An Khê, thủy điện Ayun Hạ, thủy điện Ayun Thượng. Bây giờ thêm một cái cạnh Phùm Gi này nữa là sáu. Tính ra, trung bình cứ hơn 60 cây số là bị một đập. Ngày nay, các nước trên thế giới không chơi thủy điện nữa vì nhiều tác hại, đến cả người dân nơi đây cũng biết. Họ thấp thỏm lo sợ tới một ngày mình phải bỏ buôn ra đi vì đập tràn. Và điều đó đã tới trước khi tôi rời nơi đây một tuần.

Dòng sông mùa khô cạn đến mức trâu bò có thể lội qua, nay dâng nước lênh láng tràn bờ. Người ta đã ngăn đập lại. Con đập cách buôn chừng 200 mét nên Phùm Gi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất và nhanh nhất của việc ngăn dòng. Nước dâng lên tới sau nhà dân, bò vào vườn tược và gieo rắc nỗi kinh hòang...

Dòng sông hiền hòa ngày đêm có tiếng thác đổ nay hết rồi.

Những chiều ra sông lấy nước nay cũng hết rồi.Dòng sông bây giờ là một đường băng nước khổng

lồ, dơ bẩn và đục ngầu. Nước đã dâng lên hơn hai mét. Mọi người không còn thấy con sông Pa quen thuộc đâu nữa, mà chỉ thấy một con quái vật lúc nào cũng chực chờ muốn nuốt chửng buôn làng...” ( S.đ.d trang 103-109).

Sự có mặt bất ngờ của Hoàng Anh Gia Lai, trong phần cuối câu truyện của cô giáo ở bản làng xa, khiến tôi (thốt nhiên) nghĩ lại. Thôn Phùm Ghi, té ra, đâu có bị thiên hạ lãng quên. Nó đã được chiếu cố bởi một công ty kinh doanh đa ngành rất lớn mà tên tuổi chủ nhân đã “phủ khắp các mặt báo” trong cũng như ngoài nước. Tờ Phụ Nữ gọi ông là “Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia nghìn tỷ” cùng với những chi tiết lý thú:

Vào thời điểm đó, giới truyền thông lùng sục các thông tin về chuyện làm ăn cũng như “tài năng kinh doanh” của thiếu gia nhưng thu được kết quả không nhiều. Một lãnh đạo của Công ty chứng khoán Sài Gòn – người có thời gian làm việc với Nguyễn Quốc Cường khi công ty này tư vấn niêm yết cho QCG cho biết: “Cường rất dễ chịu và là một người kinh doanh, chứ không có cách cư xử kiểu dân chơi bạt tử như mọi người đồn đại”.

Trong khi đó, nếu tìm kiếm thông tin về Cường Đôla trên Internet thì người ta sẽ nhận được vô vàn tin tức về thú chơi siêu xe, quá khứ của một dân chơi khét tiếng nơi phố núi, mối tình với các chân dài như …

Dù thỉnh thoảng vẫn lái xe qua lại trên freeway 1015– đoạn Hollywood Freeway, băng ngang qua nơi cư ngụ của những minh tinh màn bạc Hoa Kỳ – tôi vẫn chưa bao giờ có cái “may mắn” được tận mắt nhìn thấy một chiếc “siêu xe Lamborghini Aventador” nào cả. Nó quá hiếm vì quá mắc, giá cả đâu chừng nửa triệu Mỹ Kim!

Vẫn theo lời của tác giả Nước Mắt Của Rừng (*):“Người Jrai đã từng là chủ vùng đất này (tên Gia

Lai đọc từ chữ “Jrai” mà ra). Tổ tiên họ đã sống và đã chết ở đây. Họ có cách sống và văn hóa của riêng họ. Không ai cảm thấy lạc lõng trong buôn làng của mình. Mọi người gắn kết với nhau bằng truyền thống tâm linh vô cùng sâu sắc. Trên đầu họ là bầu trời tự do. Dưới chân họ là đất rừng linh thiêng. Họ đã sống như thế biết bao thế hệ. Mọi chuyện cứ diễn ra như thuở ban đầu cho tới khi người Kinh tới.

Người Kinh tới, đặt ra những chủ trương ngu ngốc và vơ vét mọi thứ về mình vì họ có quyền lực trong tay. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy ở Gia Lai, người Kinh chiếm 52% dân số, trong khi người Jrai chỉ còn 33,5%. Người Kinh nghiễm nhiên trở thành ông chủ trên mảnh đất của người Jrai, làm giàu trên sự lạc hậu của người bản địa nhưng không lúc nào ngớt lời chê bai. Những người Jrai hiền lành và thật thà nhanh chóng trở nên trắng tay và bị kinh hóa.”

Bi kịch của người Jrai không lạ và cũng không mới. Khắp nơi trên quả địa cầu này đã có rất nhiều giống dân bản địa đã từng trải qua những kinh nghiệm (không may tương tự). Tuy nhiên, khai thác vơ vét cạn kiệt mọi tài nguyên thiên nhiên để mua sắm cả một dàn xe hơi (mỗi cái trị giá vài trăm ngàn dollars) và dồn nạn nhân đến mức bị diệt vong thì

Page 15: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 15

là chuyện (e) chỉ có thể xẩy ra ở nước CHXHC-NVN. Nơi mà vị chủ tịch nước đầu tiên (ông Hồ Chí Minh) đã từng long trọng hứa hẹn – trong Thư Gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Nam, vào ngày 19 tháng 4 năm 1946 – như sau:

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”

Theo thông tin của Sở Văn Hoá, Thể Thao & Du Lịch Gia Lai:

“Nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gửi thư cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam, Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam đồng thời đã lập bia thư tạc nội dung thư Bác...

Toàn bộ nội dung bức thư được thể hiện kiểu chữ hộp, chất liệu đồng, gắn trên phiến đá Thanh Hóa nguyên khối, nặng hơn 60 tấn, phía trên nội dung thư tạc chân dung Bác Hồ trên biểu tượng đài sen. Di tích sẽ cung cấp cho du khách và các nhà nghiên cứu những hiểu biết về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác, bổ sung vào kho tàng Việt Nam những trang tư liệu quý giá... Hiện nay di tích đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Gia Lai lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia …”

Cái di tích của sự lường gạt trắng trợn này của ông Hồ Chí Minh – tất nhiên – sẽ được ghi nhớ mãi mà không cần phải được tạc bằng đồng hay ghi trên trên bia đá nào ráo trọi. Riêng về tội ác đối với những dân tộc bản địa hiện nay thì tôi e rằng cả đám người Kinh, dù ở trong hay ngoài nước, đều là đồng phạm. Im lặng trước tội ác là đồng loã, chớ còn (mẹ) gì nữa.

K’Tien

Chú thích của Tác Giả:(*) Nước Mắt Của Rừng. Bút Ký của Amai B’Lan.

Tựa: Phan Ni Tấn. Nhân Ảnh Xuất Bản. Bìa và tra-nh: Khánh Trường. Trình Bày: Lê Hân & Tạ Quốc Quang. Copyright @ 2013 by Trung Thu. ISBN: 978-0-9811982-9-3. Ân phí và bưu phí 15 M.K.

Sách có thể đặt mua theo địa chỉ sau:Mr. Lê Hân, 375 Destino Circle, San Jose, CA 95133,

U.S.A or [email protected]

TÚ XƯƠNGVÀ NỖI BUỒN MIẾN ĐIỆN

Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,Người hăm lăm triệu giấc còn say.

Tản Đà

“Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta, được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hòan cảnh giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác...”

“Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). Ây là những sự kiện được lịch sử công nhận.”

“Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm báo. Ơ ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi...” (Vương Trí Nhàn. “Tú Xương Nhà Báo”. Cánh Bướm Và Hoa Hướng Dương. nxb Phụ Nữ: Hà Nội: 2006, 31-33).

Bác Vương Trí Nhàn – rõ ràng – là một người (rất) bi quan và (vô cùng) khó tính. Cái nhìn của bác ấy về cuộc đời, cũng như đời người, (thường) đen thui như mực. Chớ Tú Xương, nói nào ngay, vẫn may mắn chán. Ông may mắn vì được sinh ra ở Việt Nam, nơi mà tờ báo đầu tiên (Gia Định Báo) đã có mặt rất sớm – chính xác là vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.

Mãi gần 150 năm sau, hôm 1 tháng 4 năm 2013, trên đường phố Miến Điện mới có tiếng rao (”Báo mới đây!”) và biến cố bất ngờ này đã khiến cho dân chúng “mừng rơi nước mắt” – theo như tường thuật của ký giả Anh Duy, trên Tuổi Trẻ On Line 10 tháng 4, 2013:

“Theo thống kê của tờ Global Post của Mỹ, trong ngày đầu tiên phát hành, tờ Golden Fresh Land (1-4), 80.000 bản đã được bán sạch vào trưa cùng ngày. Trả lời phỏng vấn báo Irrawaddy, ông Maung Lay không giữ nổi cảm xúc: ‘Chúng tôi đã chờ đợi hơn nửa thế kỷ cho ngày hôm nay.’

Page 16: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 16

Tun Win, một tài xế taxi tại Yangon, hào hứng: “Giờ đây người dân có thể tiếp cận thông tin mỗi ngày, không phải mỗi tuần một lần.”

Thiệt tình! Nghe mà thấy (thương) hết sức, muốn ứa nước mắt luôn! Cái Xứ Chùa Vàng (chết tiệt) này thiệt là chậm tiến về mọi mặt. Ở Việt Nam, báo chí đã xuất hiện từ lâu, luôn luôn được đón nhận tưng bừng và “hào hứng” hơn nhiều. Báo Nhân Dân – ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong mục “bạn đọc góp ý và phê bình” – có ghi lại một ý kiến (đóng góp) vô cùng nồng nhiệt:

“Ðối với kiều bào ở California là nơi có đông người Việt Nam, thì báo Nhân Dân điện tử là món ăn tinh thần lớn nhất, quí nhất. Riêng đối với tôi việc làm đầu tiên trong ngày là mở trang báo Nhân Dân điện tử… Nhiều người chỉ mong sáng ra để đọc báo Nhân Dân…”

Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng vẫn chưa thấm tháp vào đâu, nếu so với như tường thuật của ông Nghiêm Tiến Quang (Giám đốc Công ty in báo Hà Nội) trên tờ An Ninh Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 1 năm 2009:

“Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi. Tôi hỏi tiếp: “Ơ Đức có nhiều người đọc ANTG không? Ông gật đầu: Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc.”

Chắc còn lâu, lâu lắm, người Miến mới tiến tới “trình độ” chỉ mong sáng ra được đọc báo điện tử, hay mua luôn một lượt đến 5 tờ báo (giấy) vì ... dân trí họ còn thấp lắm – theo tường thuật của ký giả Từ Khanh, từ Yangon:

“Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 “trường” tư. Đúng hơn nên gọi là “trường thí” vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)... Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yan-gon....”

Khái niệm “trường” sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số...

Giáo dục ở Việt Nam thì hoàn toàn khác hẳn, có truyền thống và “nền nã” hơn thấy rõ:

“Giáo sư Nguyễn văn Tuấn ở Úc đã đưa ra những con số làm mát mặt người Việt chúng ta. Nội các chính phủ Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn chính phủ Mỹ và

Úc! Nội các Việt Nam có 26 người thì có tới 13 bộ trưởng có bằng tiến sĩ (chiếm 50%), 10 người có bằng cử nhân và 3 người có bằng thạc sĩ...

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại Học viện Hành Chính Quốc Gia, cho biết là tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta có nhiều tiến sĩ nhất. Vậy là ta ăn trùm thiên hạ về học vấn.

Đất nước Việt Nam bây giờ ra đường là gặp tiến sĩ. Tiến sĩ lềnh khênh. Đụng tay chỗ nào cũng chạm vào tiến sĩ! Nội các chính phủ đã… tiến sĩ như vậy, tướng tá công an quân đội cũng tiến sĩ, chức quyền địa phương cũng tiến sĩ.” (Song Thao. “Dởm.” Thời Báo 05 Apr. 2013).

Trần Tế Xương mà sinh sống vào thời buổi (“tiến sĩ lềnh khênh”) như hiện nay thì chắc chết, chết chắc. Cử nhân Nguyễn Đính (tức nhà thơ nổi tiếng Trần Vàng Sao) mà chức vụ, trước khi xin nghỉ hưu, mới chỉ là liên lạc xã thôi thì nói chi đến cái thứ tú tài – cỡ Tú Xương. Nếu vẫn muốn bon chen võng lọng thì nho sĩ họ Trần (e) chỉ còn cách chạy... vô chùa để biến thành tu sĩ: “Công đức tu hành sư có lọng!”

Và cũng phải là chùa ở nước ta à nha, chớ chùa chiền và sư tăng ở Tây Tạng hay Miến Điện thì cũng đừng hòng. Họ hay kiếm chuyện lôi thôi với nhà nước lắm. Cứ biểu tình, chống đối, hay tự thiêu đều đều.

Giới sư tăng ở Việt Nam thì khác hẳn. Rất nhiều vị dễ chịu (và dễ dụ, hay dễ dậy) hơn nhiều nên vẫn được Đảng và Nhà Nước khen thưởng dài dài.

Có thể vì những nề nếp về báo chí, học đường và tôn giáo (vừa nêu) nên trong một bài viết mới đây (“Việt Nam và Myanmar, Ai Chậm Hơn Ai?”) Nguyễn Gi-ang, trưởng ban Việt Ngữ BBC, đã cho rằng đây là một sự so sánh “khập khiễng” theo nguyên văn cách dùng chữ của ông:

“So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng.Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc

trong nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa.

Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’, theo đánh giá của BBC Monitoring.

Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển,

Page 17: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 17

năng lực hội nhập và tính thống nhất.”Cũng vẫn theo lời của nhà báo Nguyễn Giang, qua

bài báo thượng dẫn: “Giải pháp ‘chính trị đi trước’ ở Miến Điện cũng chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho ‘kinh tế theo sau’.”

Nhận định này – xem ra – có vẻ phù hợp với sự quan sát của một biên tập viên BBC khác, bà Hồng Nga, người đã có mặt tại Xứ Chùa Vàng vào tháng 3 vừa qua: “Con đường cải cách ở Miến Điện mới chỉ bắt đầu, và còn nhiều chông gai phía trước.”

Sự “tròng trành” của Miến Điện khi đối diện với những thử thách trước mặt có thể khiến cho thiên hạ liên tưởng đến mệnh lệnh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông, cách đây chưa lâu, bỗng (buột) miệng hô to: “Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn!”

Dân Việt (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt “ồ” lên tán thưởng:

- Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi.

Quyết định (tưởng như thật) nay người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã đáp ứng được sự khát khao bị đè nén từ lâu của cả một dân tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao, bên ngoài bức màn sắt.

Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Riêng Luật sư Lê Công Định đã hăng hái lên tiếng: “Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc.”

Tuy nhiên, chung cuộc thì Lê Công Định phải vào tù vì đã phát biểu linh tinh, và Miến Điện đã bước ra biển lớn chứ không phải Việt Nam. Người Miến đang đương đầu với sóng gió, chịu đựng mọi thử thách, cũng như những bất ổn, vì sự quyết tâm thay đổi của chính họ.

Dân Việt thì vẫn ở lại trên bờ, và vẫn tiếp tục ngủ với những giấc mộng rất an bình – như thường lệ: ở nước ngoài thì kiều bào mỗi đêm đều chờ sáng để đọc báo Nhân Dân điện tử, ở trong nước thì cứ bước ra khỏi cửa là gặp ngay tiến sĩ, và tu sĩ thì yên trí là sẽ được nhà nước vỗ đầu khen thưởng đều chi. Khỏi ai phải băn khoăn (hay “lăn tăn”) gì nữa ráo.

Sau Tú Xương, Tản Đà đã có lúc chép miệng thở dài:

Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,Người hăm lăm triệu giấc còn say.

Từ đó đến nay dân số chúng ta đã tăng gần gấp bốn. “Say” mà càng đông thì càng vui thôi, chớ có sao đâu!

ĐẤT NƯỚC TÔI SAO MÃI LẦM THAN?

Cao Đắc Vinh

Sau nạn đói năm Ất Dậu tháng 5 năm 1945, tháng 9, thế chiến thứ hai cũng vừa kết thúc. Trời mùa thu tháng 10, mây và sương rơi tạo cảm giác giá lạnh khắp miền trung du Bắc Việt.

Vào một đêm trăng, lấp lánh ngôi “sao hôm” trên núi đồi thị trấn Sapa và ở căn nhà trọ trước cửa “chợ tình” có cặp vợ chồng hân hoan chìm đắm trong hòa bình và tình yêu. Mẹ Tú ướt mềm nằm kề bên Bố.

Qua đêm hôm lãng mạn ấy, năm sau Tú ngẫu nhiên chào đời ở thủ đô Hà Nội và là người con giữa trong một gia đình đông anh chị em. Chàng lớn lên với tình yêu thương thắm thiết của bố mẹ. Thời thơ ấu, cậu bé học trường tiểu học Pháp và được dậy dỗ cả hai nền giáo dục sơ đẳng Đông & Tây để, ngay từ tấm bé, Tú đã hấp thụ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và công bằng bác ái của xã hội mới Tây phương.

Đất nước chia đôi, gia đình Tú di cư vào Nam. Thời gian đã biến cậu bé năm xưa thành chàng trai đất Việt nặng lòng tự hào với tình tự dân tộc. Số phận như đã an bài, buổi đầu đời xa quê tìm học rồi tha phương cầu thực mà lòng hòai hương day dứt khôn nguôi! Bây giờ tóc xanh đã bạc, sống giữa hòang hôn cuộc đời, từ phía ngoài nhìn về quê hương, Tú vẫn đi tìm câu trả lời cho nghi vấn theo đuổi chàng từ lúc trưởng thành: “Đất nước tôi sao mãi lầm than?”

Chiến tranh triền miên là lời giải đáp đúng đắn nhưng vì đâu hai chữ “triền miên”? Phải chăng đây chính là câu hỏi ý thức hệ cần hiểu rõ để phát triển một xã hội nhân bản hơn trên mảnh đất ngàn năm văn hiến còn nhiều bảo thủ tệ đoan?

Như cuốn phim ngược dòng thời gian, dựa vào ký ức diễn lại mỗi giai đoạn cuộc đời, Tú hy vọng sẽ lóe lên được chút ánh sáng cho một câu hỏi lớn mang tầm vóc quốc gia dân tộc này.

Mấy năm gần đây, Tú nghe tin từ quê nhà hay tại hải ngoại, đồng bào khắp nơi kêu gọi tranh đấu cho nhân quyền, nô nức đòi lại quyền làm người đã mất bởi chính thể cộng sản hiện nay. Sự việc đó là đúng

Page 18: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 18

đắn cần tham gia hỗ trợ nhưng, thực tế, dân tộc Việt đã sống trong thân phận thiếu nhân quyền sơ đẳng ngay từ tấm bé tại gia đình, ở chốn học đường và khi trưởng thành ra đời làm việc ngoài xã hội.

Cách đối sử ân tình hay thô bạo giữa bố mẹ, anh em, họ hàng, thầy trò, bạn bè, giới chức công quyền kể cả sự phân biệt giới tính, tuổi tác, danh phận, tôn giáo, chủng tộc, giầu nghèo và lòng xót thương loài vật ảnh hưởng sâu đậm vào trí tuệ và tư cách của người dân. Những câu chuyện nhỏ của đời Tú kể lại ở đây sẽ là chứng cớ của vài tệ đoan còn lưu truyền.

Thỉnh thỏang trong mục phóng sự truyền hình hay triển lãm nghệ thuật, Tú thường thấy hình ảnh cô bé con áo quần xốc xếch cõng thằng em trai ngủ gục trên lưng hay nặng nề ôm ngang hông. Chơi đùa với bạn bè cũng phải vác nó theo. Tuổi thơ không đẻ đau mà mẹ bắt mang nặng! Cảnh tượng này rất thường thấy ở các xóm lao động hay miền thôn quê thời xưa lẫn thời nay. Bố mẹ chăn gối rồi sinh con, không chăm sóc nổi vì nhiều lý do, đành thản nhiên trút trách nhiệm lên đầu những đứa lớn nên từ tấm bé đã phải chịu cảnh bất công từ chính bố mẹ nó. Đứa trẻ đánh mất tuổi thơ, mất thời gian học tập ở trường để phải trả giá đắt cho một tương lai kém cỏi! Sự lạm dụng này của các cha mẹ không thể đề cao và gọi sự hy sinh của các em nhỏ nhà nghèo là lòng hiếu thảo.

Ngoài Bắc, gia đình Tú sống ở ngoại ô Hà Nội. Bố Tú thường xuyên vắng nhà vì làm việc và giao du, ăn chơi như đa số các công tử Hà thành. Cảnh chồng chúa vợ tôi rất phổ thông trong xã hội Việt Nam nên sự sợ hãi ít nhiều luôn bao quanh không khí gia đình mà xã hội chuyển nghĩa thành sự tôn trọng như câu nói “kính trên nhường dưới” nhưng thực tế nó là bánh vẽ để con người lợi dụng chà đạp lên nhau: vợ sợ chồng, con sợ cha, em sợ anh, người làm công sợ chủ. Tạo cảnh “sợ” tức là “thương”, bởi vì “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”!

Sống trong sợ hãi, nhân vị bị tổn thương và mất đi sự thân thiện. Kẻ bạo hành vô tình được khuyến khích và tuyên dương mỗi khi trút sự giận dữ lên đầu những đối tượng thiếu tính năng tự vệ. Họ nhân danh “tình thương” mà đánh, bởi vì càng đánh càng “thương”! Đó là nguyên lý đáng tiếc từ ngàn xưa trong quan hệ thương yêu giữa người trên kẻ dưới của nền đạo đức xã hội Việt Nam.

Ngày còn bé, mặc chiếc quần sà lỏn, Tú theo bạn ra hồ Halais gần nhà để nhặt những bông hoa sữa trên con đường Nguyễn Du và đuổi bắt chuồn chuồn ven bờ nước. Người nhà bỏ công đi tìm nên, chiều

về, cơn giận của Bố đã trút xuống thân Tú những lằn roi nát thịt. Hơn 60 năm qua, chàng đã quên trận đòn nhưng lạ thay mầu cánh xanh lơ và cả cái đuôi cong của con chuồn chuồn trên cành hoa nước vẫn nguyên vẹn dửng dưng hiện về trước mắt Tú. Phải chăng tuổi thơ nào cũng thế và sự dậy dỗ bằng bạo hành, cố tình làm đứa trẻ sợ hãi, đã không mang lại một kết quả khả quan nào? “Chuyển đổi lòng người bằng tình thương, không phải sự tức giận” (The way to change other’s minds is with affection and not anger - Dalai Lama XIV).

Vào Nam năm 54, theo bạn bè buôn bán làm ăn nên nhiều tháng Bố không ở nhà với đàn con. Mẹ Tú nội trợ lo ngày hai bữa nên tinh thần gia đình và những trọng trách đổ lên đầu người anh cả theo luân lý: “Quyền huynh thế phụ” từ nhiều thế kỷ ở nước ta. Khi người cha thiếu trách nhiệm vắng nhà vì mọi lý do, người con cả bất đắc dĩ “thay thế” để dậy dỗ những đứa em còn nhỏ dại phỏng theo khuôn mẫu: “Ghét cho ngọt cho bùi...” vì thế gia đình sẽ lại bao trùm không khí bạo hành mới! Anh cả nhận trách nhiệm hành sử độc đoán theo vết xe cũ nên đôi lúc đánh đấm không thương tiếc vào đầu, vào thân Tú và những đứa em tùy theo cơn giận và nhiều khi “giận cá chém thớt” cũng thường xẩy ra!

Mẹ chỉ biết xót xa nhìn, đôi khi thương con lau hai hàng lệ nhưng rồi tự vấn an coi đó như là giải pháp “hữu hiệu” nhất để các con mình “tiến thân”. Mẹ đâu hiểu rằng những trận đòn “thừa chết thiếu sống” ấy đã làm nhụt chí hướng và chà đạp nhân cách tâm hồn các con còn nhỏ dại!

Yếu tố nữa để lên án vấn đề dậy dỗ sai lầm bằng bạo lực mà vẫn nhân danh tình thương. Một tệ đoan hòan toàn lỗi thời cần xóa bỏ. Lên trung học, tuổi thơ vừa qua đi để trưởng thành và chàng thiếu niên Tú bắt đầu phát triển cá tính nhưng tiếc thay cũng chính tại nơi này nhân cách còn non nớt của đứa trẻ đôi khi lại thêm một lần bị chà đạp.

Một hôm, Thầy giảng bài trên bảng nhưng Tú cùng anh bạn ngồi cạnh đánh cờ “carreau” ở dưới. Thầy bắt gặp, giận dữ xuống tận nơi. Một tay Thầy béo tai Tú và miệng ân cần hỏi han tưởng như Thầy sẵn lòng tha thứ lỗi lầm:

- Hai đứa chơi... thế đứa nào thắng? Lấm lét, trong sợ hãi, Tú trả lời:- Dạ thưa...Thầy.. con... thắng ạ!. Tức khắc, cả hai tay Thầy ôm đầu Tú đập xuống bàn

vùi dập nhiều lần trước ánh mắt kinh ngạc của các bạn trong lớp. Thầy hét lên:

Page 19: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 19

- Thắng này! Thắng này! Cho mày thắng này! Đồ cu ly mất dậy.

Người Thầy học cao, hiểu rộng đã hành sử như một kẻ côn đồ, nêu tấm gương bạo hành xấu ảnh hưởng đến tâm tính của mấy chục đứa học trò sau này. Điều đáng nói là hành động ấy của Thầy lại được “đề cao”! Nhà trường lên án hay không, chẳng ai biết, bởi vì Thầy vẫn tiếp tục bạo hành và ngầm hiểu như bất cứ sự trừng phạt dữ dội cỡ nào cũng là cách Thầy bầy tỏ “tình thương”. Một sự sai lầm hiển nhiên. Tú là nạn nhân của sự lạm dụng quyền hành lại phải câm nín theo nền giáo dục cổ xưa để nhân phẩm âm thầm bị chà đạp. “Nếu chúng ta có kiến thức mà bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực thì sẽ thi hành những kiến thức ấy một cách tiêu cực.” (If you have a great deal of knowledge, but you’re governed by negative emo-tions, then you tend to use your knowledge in nega-tive ways - Dalai Lama XIV).

Thời gian này, chi phối bởi bạo động ở gia đình và học đường, Tú cũng chứng kiến các bạn học cùng lớp thường xuyên xử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề khác biệt mà ít khi tận dụng giải pháp thương thuyết ôn hòa! Có khi học sinh trường khác kéo đến cổng trường để thanh toán bằng dao búa những người bạn của Tú chỉ vì vài va chạm bất đồng đáng tiếc. Đạp xe từ trường về nhà, thỉnh thỏang trên phố xá đông đúc lại nghe tiếng đàn bà khóc lóc la hét vì bị người chồng vũ phu đánh đập hoặc cha mẹ trừng trị con cái, chủ tiệm đuổi khách hàng, vợ đánh ghen tình nhân của chồng, ngay tại đầu đường góc phố. Đâu đâu cũng thấy bạo hành, mỗi lúc mỗi nơi hành xử theo truyền thống của người xưa.

Lên đại học, xa quê hương, xa nhà, một mình sống trên quê người Tú mới ý thức được rằng bạo lực là phương cách tồi tệ nhất để giải quyết xung đột. Ở những xứ văn minh Tây phương, mỗi lúc có sự bất đồng, họ luôn luôn ôn hòa phân tách sự việc để cố gắng tìm một giải pháp hợp nhất dựa trên công bằng và tôn trọng nhân vị của từng cá nhân. Thưa kiện chỉ xử dụng khi hòan toàn bế tắc. Luật pháp tôn trọng quyền làm người một cách triệt để và ngăn cấm sự bạo hành trong mọi hòan cảnh.

Quê hương ta ngày nay, dân chúng đi biểu tình phát biểu lòng ái quốc trước hòan cảnh mất nước hoặc “blogger” viết bài trình bầy quan điểm chính trị cũng bị bỏ tù, công an côn đồ có toàn quyền đàn áp thẳng tay! Người dân thấp cổ bé miệng tiếp tục bị áp bức bằng vũ lực. Phải chăng con đường tiến đến dân chủ và nhân quyền của đất nước còn rất xa xôi?

Tú nghĩ rằng toàn dân trong nước phải có một cuộc cách mạng toàn diện! Đầu tiên là khước từ ý tưởng của câu nói lỗi thời: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để xóa bỏ tất cả nguồn gốc của bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội. Sống ở Mỹ nên Tú có dịp so sánh những điều hay ở xứ này và tệ đoan lưu truyền từ nhiều thế kỷ trên đất nước chàng.

Nơi đây, Tú nhìn những đứa trẻ tại trường tiểu học vừa lớn lên đã được trau dồi cách ăn nói và hành sử hòa nhã với mọi người chung quanh. Tôn trọng dân chủ và quyền làm người của bất cứ thành phần nào trong xã hội và ngay cả loài gia súc cũng được bảo vệ theo luật pháp hiện hành. Khác với nước Việt của Tú, súc vật bị hành quyết thê thảm bằng đủ mọi phương tiện dã man trước cổng chùa, giữa cảnh chợ búa tấp nập người mua kẻ bán... Chúng ta [phải] trân quý tất cả sinh vật, không chỉ riêng gì loài người! Đó là vài điều hay nên học hỏi để thay thế những tệ đoan một mai khi quê hương bừng dậy một cuộc cách mạng “hoa sen”!

Nghi vấn “Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?” được trả lời là hậu quả tất nhiên của sự hung bạo? Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp là phương pháp tối ưu của người Việt từ trong gia đình đến ngoài xã hội như đã dẫn ở trên. Nó thấm vào tư tưởng rồi thành thói quen bạo hành ở mọi tầng lớp, nên nước Việt Nam chiến tranh “triền miên” từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, ngoại trừ vấn đề địa thế chiến lược là yếu tố chính.

Điều cuối cùng, Tú muốn nhận định về “bi hài kịch” chủ quyền đất nước: Trong lúc Việt Nam cần xác định một lập trường cứng rắn về lãnh hải và lãnh thổ đối với Tầu cộng thì lãnh đạo “Ô sin” lại sợ hãi im hơi lặng tiếng! Biết đâu chừng họ đang chủ trương việc nước theo câu nói: “Yêu dân nên cho roi cho vọt, ghét Tầu nên cho ngọt cho bùi?”.

Đất nước đang lãnh đạo bởi một tập đoàn “thiếu lòng tốt bụng nhiệt thành”... (governed without warm-heartedness - Dalai Lama XIV).

Page 20: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 20

LẦN CUỐI CHO QUÊ HƯƠNG

Triều Phong (TPN)

Tôi có người bạn là con một quan chức cao cấp

tại Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Hàn cho đến ngày 30.4.1975, hiện cư ngụ tại tb Mary-land. Tôi nhờ bạn xin phép phỏng vấn ông (qua điện thoại) để được trực tiếp nghe thuật lại một thành tích mà vì tính khiêm nhường chỉ có người trong gia đình ông biết. Tôi được con ông, vì là bạn thân, vô tình cho hay.

Sau khi chào hỏi, tôi trình bày ý muốn của tôi, ông ngần ngừ một lúc rồi mới trả lời.

- Thấy tình hình ở Miền Trung quá nguy ngập và nhìn thảm cảnh dân chúng gồng gánh, tận dụng mọi phương tiện cùng gia đình chạy loạn, tị nạn vào Nam lúc ấy tôi thật sự xót xa quá mà không biết làm sao, vì mình đang ở ngoài quê hương, nên tôi đến gặp Tổng Thống Nam Hàn khi đó là ông Phác Chánh Hy (Park Chung Hee) để nhờ ổng giúp đỡ…

Nói tới đó thì ông ngừng lại khá lâu. Không thấy ông tiếp tục, tôi lên tiếng nhắc nhở:

- Rồi ổng có giúp gì mình không, thưa bác?- Có. Ổng Phác Chánh Hy cho hai chiếc LCT

(Landing Craft Tank) [1] sang Việt Nam.- LCT là tàu chiến đấu hả bác? Tôi tò mò.Giọng ông có vẻ phấn khích qua điện thoại lúc

nhắc lại chuyện cũ. Ông tiếp lời tôi:- Không, LCT tiếng Việt mình gọi là dương vận

hạm. Hai chiếc này tới Đà Nẵng.Ông lại im lặng một lúc như để hồi tưởng lại

quá khứ, sau đó mới kể tiếp như có phần thích thú hẳn lên:

- Hà…hà... Ổng còn cho năm ngàn đô la Mỹ nữa chớ!

- Ồ, ổng đưa cho ai và số tiền đó dùng để làm gì, thưa bác?

- Không đưa cho ai cả! Năm ngàn đó dùng mua lương thực, nước uống, chăn màn… để trên tàu và chở thẳng sang Việt Nam luôn.

- Dạ.Tôi ngạc nhiên xen lẫn khoái chí trước chi tiết

mới này. Ngẫm nghĩ giây lát, tôi hỏi tiếp.- Vậy là hai chiếc LCT này có mặt trong những

ngày dầu sôi lửa bỏng và chở dân tị nạn cộng sản vào Nam hả bác?

- Ừ, hai tàu này chở được nhiều người lắm khi Miền Trung mất.

Lòng phân vân, tôi ngập ngừng:- Chiếc LCT lớn không bác? Và sau khi vào

Nam rồi nó làm gì nữa, thưa bác?- Một chiếc LCT chở được khỏang chừng

một ngàn người, nhưng nghe đâu lúc đó nó chở nhiều lắm, vì người ta tranh nhau chạy loạn mà. Không chìm là may! Và sau khi chở dân chúng vô Sàigòn xong nó về đậu ở Tân Cảng cho tới gần ngày 30 tháng 04 năm 1975 thì cũng phải nhổ neo lên đường về lại Nam Hàn thôi, vì hai ông hạm trưởng nhận thấy tình hình của Nam Việt Nam bi đát quá rồi!

Nghĩ ngợi một chút, tôi tò mò:- Hai chiếc LCT này về Nam Hàn có mang theo

đồng bào di tản không bác?- Có ít thôi.- Ủa, sao vậy bác?- Tôi nghe nói lại là vì lúc đó lính giữ Tân Cảng

được lịnh không cho dân chúng vào. Chỉ có một nhóm nhỏ biết có tàu ngoại quốc ở đây nên tìm cách lén xuống thôi.

- Tại sao chính quyền không cho người ta đi?- Họ sợ dân chúng ùn ùn bỏ đi sẽ tạo thêm ho-

ang mang gây mất trật tự ấy mà.Tới đây, đã hiểu rõ sự việc, tôi im lặng, đầu óc

mông lung, hỏi bâng quơ:- Có chừng bao nhiêu người trên hai tàu này tới

được Nam Hàn vậy, thưa bác?- Khỏang hai trăm người thôi!- Ồ, uổng quá hả bác. Vì lúc đó có nhiều gia

đình chạy đôn chạy đáo kiếm ngõ đi mà không có.

Đầu dây bên kia ông cũng chặc lưỡi tiếc nuối:- Bởi vậy! Tôi còn nghe kể là có một số người

trên tàu sau đó lại đổi ý không muốn đi nữa, khiến cho hai ông đại tá hạm trưởng Nam Hàn phải ghé vô đảo Phú Quốc thả họ xuống. Cháu biết không, tàu về tới bên đó còn dư thừa một số đồ ăn thức uống nữa đấy.

-Dạ, thôi thì tất cả đã là lịch sử phải không, thưa bác?

- Ừ.- Con cám ơn bác đã cho con biết thêm đôi điều

Page 21: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 21

lịch sử của ngày 30 tháng 04. Con làm phiền bác quá, thôi để bác đi nghỉ.

- Có gì đâu, chuyện nhỏ thôi mà.Nói xong ông cúp máy. Tôi cũng gác điện thoại

lại mà còn suy nghĩ lan man. Thế là một sự kiện di tản lịch sử ngày ấy, được giữ kín suốt ba mươi tám năm qua, nay đã có thể phơi bày ra. Tận thâm tâm, tôi chân thành cám ơn bậc tiền bối đã cung cấp thêm tài liệu khiến cho bức tranh lịch sử Việt Nam cận đại thêm phần sáng tỏ.

Tôi tự hỏi còn bao nhiêu câu chuyện lịch sử nữa mà, vì khiêm nhường không muốn kể công, hay bởi quá chán chường không muốn nhắc lại, hoặc bởi một lý do nào đó, không được các người trong cuộc tiết lộ cho hậu thế? Thật đáng tiếc.

Miami Township, Dayton-Ohio

Chú thích của Người Dân:Chúng tôi không biết gì về loại tàu LCT nhưng

biết rất rõ về loại tàu LST (Landing Ship, tank) trọng tải 10,000 tấn, là loại tàu Mỹ đóng thời đệ nhị thế chiến, rất mỏng manh, không cần bền, vì lúc ấy phải sản xuất cấp kỳ và rẻ và vì tàu chỉ dùng được vài chuyến, trước sau gì cũng bị địch phá chìm. Sau chiến tranh, Mỹ hoặc cho các quốc gia bạn, hoặc bán cho các công ty hàng hải ngoại quốc. Trước kia, Mỹ viện trợ kinh tế cho VN mỗi năm 700,000 tấn gạo, 600,000 tấn phân bón, chưa kể đường, đậu... gọi đấu thầu chuyên chở. Những hãng tàu có loại tàu LST bỏ thầu rẻ, vì có khi chở xong một chuyến sang VN rồi chạy thẳng sang Đài Loan bán làm sắt vụn.

NƯỚC LẠ CHUYỆN LẠ

Quê Đố

Nhiều người trách CSVN sợ Tàu hơn sợ bố. Tôi xin mạn phép không đồng ý.

Thứ nhất, CS không sợ bố, không cho bố ăn roi ăn vọt là may rồi, không tin xin hỏi Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Dù có bố cũng không nhận bố. Xin chứng minh. Hồ Chí Minh vốn là hồ ly tinh tu lâu năm thành “cửu vĩ thiên hồ”, cáo 9 đuôi, mỗi đuôi dùng cho 1 bà: Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Marie Bière, Véra Vasiliéva, Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai), Li Sam, Đỗ Thị Lạc tức “chị Thuần”, Nông thị Xuân, Nguyễn thị Phương Mai, vừa đủ 9 bà. Bằng bấy nhiêu bà mà cho đến chết cũng không có lấy được một đứa nào gọi bằng bố. Nông Đức Mạnh được đồn là con Hồ Chí Minh, nhưng cứ chối bai bải, còn bịa ra là con ông Nông Văn Lại nhưng chẳng ai biết Nông Văn Lại là ai. Nông Đức Mạnh không bằng cha, mới chỉ là “Lục vĩ ma hồ”, cáo ma 6 đuôi, đẻ ra Nông Đức Tuấn chỉ có 3 đuôi, nên được gọi là “yêu hồ” thôi. Nhưng Nông Đức Mạnh lại không muốn ai gọi bằng bố nên đã từ Nông Đức Tuấn (xin xem bài “Trẻ thác loạn già loạn luân” của tôi trên NgD 269).

Thứ đến, CSVN không hề sợ Tàu, còn công khai chửi Tàu nữa. Chó nuôi trong nhà đều được đặt tên, Vàng, Vện, Tôtô, Kiki.... Chó hoang thì không có tên. Thuyền treo cờ máu 5 sao xâm phạm lãnh hải Việt Nam mà CSVN lại bảo đó là tàu của “nước lạ”, chẳng khác gì miệt thị Tàu không có tên giống như chó hoang. Chính Tàu tự xưng là “Trung Quốc” tức là nước ở giữa. Giữa cái gì? Gọi thế chỉ là để cho biết một vị trí địa dư, không phải một cái tên. Vậy CSVN gọi Tàu là “nước lạ” là đúng, cái nước lạ lùng, lạ kỳ, lạ đời... không giống ai.

“Nước lạ” tất nhiên nhiều chuyện lạ.Thí dụ, cứ tưởng ở những xã hội xã hội chủ nghĩa,

chết là hết chuyện. Sai. Tại nghĩa trang Thẩm Dương (Shenyang), thủ

phủ tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), sắp có thể “liên lạc” được với thân nhân đã quá cố nhờ kỹ thuật điện thoại di động. Theo Liêu Thành Vãn Báo, các chức trách nghĩa trang có ý định kết hợp một mã số QR (Quick

Page 22: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 22

Response) vào những ngôi mộ nếu thân nhân người quá cố yêu cầu. Họ có thể quét (scan) mã số trên điện thoại di động của họ để tìm được một số tin tức về người chết. Hồ Nghiệp Phong (Hu Yefeng), giám đốc nghĩa trang, cho biết đã nhận được hơn 10 đơn xin mua dịch vụ này. Một cư dân mạng “hồ hởi phấn khởi”, “Đó là một sử dụng khéo léo của kỹ thuật tối tân để tưởng nhớ thân nhân quá cố”. Một cư dân khác lại than, “Thật khủng khiếp và bất kính đối với những người đã bỏ chúng ta”. Một cư dân khác nữa phàn nàn, “Chúa ơi! Người ta chết rồi còn không được yên thân!”.

Ở Tàu, nhiều khi chết mới bắt đầu có chuyện... lạ. Theo báo Tin Buổi Chiều Tây An, bốn người bị tòa án Thiểm Tây kết án tù từ 28 đến 32 tháng về tội đã đào mả lấy trộm 10 xác phụ nữ, tắm rửa sạch sẽ bán lại được 240,000 nguyên (30,000 euro) cho người ta, ý không phải, cho người... lạ mua về để đóng vai cô dâu trong “hôn lễ ma” cử hành với những người đàn ông chết khi còn độc thân (http://www.lameuse.be/676006/article/actualite/monde/2013-03-04/quatre-hommes-arretes-en-chine-ils-vendaient-des-ca-davres-pour-des-mariages-de-f).

Không biết cặp uyên ương ma này có phải thụ huấn lớp dạy yêu không?

Đại học Tổng hợp Vũ Hán (Wuhan) đầu năm nay đã mở lớp dạy các quan hệ tình ái, hơn 1,000 sinh viên ghi tên mà số nhập học chỉ giới hạn có 80 sinh viên. Theo Hòan Cầu Thời Báo, các môn học gồm có “tình cảm và hấp dẫn lẫn nhau”, “nỗ lực và phần thưởng trong quan hệ tình ái”, “các quan hệ tình dục”, “tranh chấp và bạo hành”. Bà giáo sư Chu Phương Mỹ (Zou Fengmei), phụ trách khóa học, cũng là cố vấn tâm lý của trường, nhận định, “Các quan hệ tình ái và hôn nhân là rất cần chú ý”. Ở Tàu có 34 triệu đàn ông thừa nên các cô tha hồ lựa chọn. Một cô lớn tiếng, “Tôi thà khóc trong chiếc BMW còn hơn cười trên chiếc xe đạp” (Raphaël Gibour. “Les Chinois apprennent à trouver l’amour en cours” (Tàu học tìm tình yêu trong lớp dạy). Le Figaro.fr. 19.3.2013).

Muốn khóc trên BMW ở đâu còn khó, ở Tàu thì dễ thôi. BMW là một trong những xe hiệu các con quan, nhà giầu ưa thích..

Lý Thiên Nhất (Li Tianyi), con của tướng ca sĩ Lý Song Giang (Li Shuangjiang), chủ nhiệm khoa âm nhạc của Viện Nghệ Thuật Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, tháng 9.2011, lúc ấy mới 15 tuổi, lái chiếc BMW, đánh đập tàn nhẫn hai vợ chồng trước

mặt con cái họ, đã khiến dân chúng phẫn nộ. Hắn đã phải đi cải huấn một năm, sau đó cha mẹ hắn đổi tên cho hắn thành Lý Quân Phong (Li Guan-feng). Ngày 17.2.2013, hắn bị bắt cùng 4 tên nữa vì bị tình nghi tham gia tấn công tình dục và bề hội đồng một phụ nữ tại một phòng khách sạn trong khi say rượu (AFP. “Chine: le fils d’un général arrêté”. 25.2.2013).

Trên đây đã nói xác phụ nữ được dùng để đóng vai “cô dâu” ma. Xác tử tù Tàu có công dụng cụ thể hơn. Jennifer Larcher, trong bài “Xác tù dùng làm mỹ phẩm Âu Châu” (Des cadavres de prisonniers utilisés pour des cosmétiques européens) đề ngày 7.3.2013, cho biết: “Báo The Guardian thực hiện cuộc điều tra và kết quả thật khủng khiếp. Xác tù Tàu và hài nhi phá thai được một công ty Tàu dùng để chế tạo ra chất collagène xuất cảng sang Âu Châu qua Hồng Kông để làm mỹ phẩm. Giá thành của collagène bào chế ở Tàu không bằng 5% giá ở Âu Châu. Từ thời xa xưa Tàu đã có kỹ thuật lấy chất collagène từ xác chết để làm mỹ phẩm. Các quan chức Anh quan tâm đến vấn đề đạo lý cũng như nguy cơ nhiễm độc và lây vi khuẩn. Các quan chức Tàu khẳng định không thể lấy da hay bất cứ bộ phận nào của tử tội mà không có sự đồng ý của họ”.

Gớm, cứ làm như Tàu tôn trọng nhân quyền như một nước văn minh không bằng. Chắc khi đem tử tội ra hành hình cũng phải có sự đồng ý của họ. Cựu bác sĩ quân y Tàu Vương Quốc Kỳ (Wang Guoqi), tháng 9.2001, khai trước Quốc Hội Hoa Kỳ đã đích thân “tham gia việc lấy những cơ quan của hơn 100 tù nhân bị hành quyết. Các phẫu thuật gia mổ xẻ các tử thi trong những xe tải đậu ngay tại pháp trường”. Bác sĩ Vương thú nhận đã lột da một tù nhân bị hành quyết khi tim hắn hãy còn đập.

Collagène là chất đạm sợi (protéine fibreuse) có nhiều trong da, xương và gân, thường dùng trong giải phẫu thẩm mỹ để bơm môi cho mọng lên nom sexy hơn và để căng da mặt xóa nếp nhăn. Không biết các ý trung nhân khi hôn hít các bà các cô có “nghe” thấy mùi vị gì... lạ không?

Các bà còn cần độn chất silocone để làm cho vòng một vòng ba hấp dẫn hơn. Ngược lại vòng hai phải nhỏ mới có hy vọng làm hoa khôi. Nhưng ở nước lạ thì lại có hiện tượng lạ. Các xẩm có khi chuộng vòng hai vĩ đại, nếu không thì phải nhờ đến sili-cone. Ngày 24.3.2013, Midilibre.fr đưa tin: “Cour-rier international qua South China Morning phúc

,

Page 23: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 23

,

trình: “Các xẩm nổi hứng mới: bụng bằng silicones, để có chỗ ngồi trên xe công cộng, để che sự vô sinh (stérilité), để giả mang thai trước khi nhận con nuôi, để khỏi mất việc. Hàng chục tiệm bán trên mạng rao bán các túi silicone đủ cỡ. Một xẩm đeo bụng giả để được ngồi chỗ ưu tiên trên xe điện ngầm ở Bắc Kinh kiện tại Sở Công Nghệ và Thương Mại ở Lý Nguyên (Liyuan) về phẩm chất tồi tệ của bụng giả” (“En Chine, les ventres postiches font un tabac” (Ở Tàu, bụng giả làm giật gân).

Vòng một, vòng hai, vòng ba đều có thể giả cả, biết đâu mà... mò?

“Nước lạ” lại còn chuyện lạ nữa: Vòng ba cho thuê! Một xẩm non xuất hiện trên cầu vượt, đeo khẩu trang và diện một chiếc quần ngắn có dán một miếng quảng cáo trên vòng ba: “Vị trí mời quảng cáo, mỗi giờ 888 tệ”. Trên chiếc quạt để cô gái thỉnh thỏang dùng che mặt cũng in dòng chữ: “Địa bàn của tôi do tôi làm chủ”, cùng với số điện thoại di động. Trước đó, một cuộc thi hoa khôi ở Tàu, yêu cầu thí sinh phải khoe ngực để đo khỏang cách giữa 2 đỉnh nhũ hoa để chọn hoa hậu khiến dư luận nổi sóng phản đối (nguồn: Sohanews. “Những kỷ lục thú vị về vòng 3 của phụ nữ”. Kỷ lục thế giới vòng ba là 5ft 3ins (khỏang 158 phân), muốn bằng không biết phải cần đến mấy tạ silicone?

Có những thứ collagène hay silicone không thể thay thế được nên phải mua của thật.

Mỗi năm Tàu có 15 triệu người cần được cấy các bộ phận thân thể khác nhau nhưng chỉ có 10,000 người được giải phẫu. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tề, hàng năm Tàu xử tử 3,400 tù, không thể thỏa mãn được nhu cầu. Vì cầu vượt xa cung đến thế nên có người đáp ứng ngay, không phải vì lòng nhân đạo nhưng vì cần tiền mua... iPhone! Theo Tân Hoa Xã, tháng 4.2011, đáp lời đăng quảng cáo mua thận trên Internet của Hà Vĩ (He Wei) cùng mấy người khác, Vương (Wang), 17 tuổi, quê tỉnh An Huy (Anhui), bằng lòng bán một quả thận được $3,500 để mua iPad và iPhone. Hà Vĩ vì thua bạc nên phải làm việc này, được trả $35,000, đang bị truy tố.

Vương không phải là người Tàu duy nhất mê các phương tiện truyền thông tối tân. Năm 2007, Tiêu Giang (Xiao Jiang), 27 tuổi, mua được một máy điện toán, xin nghỉ việc, ở nhà ngày ngủ, suốt đêm thức chơi game, có khi bỏ ăn luôn, trễ nải vệ sinh cá nhân, không tắm, không thay quần áo, suốt 6 năm ở lỳ trong phòng, cắt đứt mọi liên lạc với gia đình tuy cùng sống chung nhà. Cha hắn kêu cứu trên Tân

Lãng Vi Bác (Weibo Sina) hy vọng có người tìm được giải pháp cứu con ông. Tân Hoa Xã đăng lại tin này khiến nhiều ký giả tìm đến nhà Tiêu Giang xem thực hư ra sao. Khi họ định vào phòng của hắn thì hắn dơ dao ra dọa, đuổi họ đi.

Một nhân vật khác quảng giao hơn vua game này nhiều. AFP ngày 19.3.2013 tường thuật vụ Triệu Tập Dũng (Zhao Xiyong), khỏang tứ tuần, trong nhiều năm qua đóng vai giám đốc Nha Khảo Cứu thuộc Quốc Vụ Viện (Guówùyuàn), áo sơ mi trắng, quần áo màu xậm, được đài thọ các chi phí để đến các trường đại học, một nhà máy phát điện, một đặc khu kinh tế, nhiều tỉnh thành, chỗ nào cũng được trọng vọng, mời cầm đầu các cuộc kinh lý, chủ tọa các bữa yến tiệc, diễn thuyết nhạt như nước ốc đúng kiểu các quan chức cao cấp, nhưng bị tỉnh Vân Nam lột mặt nạ vua bịp, theo Tân Hoa Xã có thể thụ án 10 năm tù (“Chine: le haut fonctionnaire était depuis des années un imposteur” – “Tàu: quan chức cao cấp suốt nhiều năm là một người mạo danh).

Trong nhiều năm đi nhiều nơi thế mà tay bịp này không bị lộ hình tích thì tổ chức hành chánh của Tàu quả là siêu đẳng và các quan chức cao cấp Tàu phải là những “đỉnh cao trí tuệ”, điển hình không ai khác hơn là tướng Mao Tân Vũ (Mao Xinyu), cháu đích tôn của Mao Trạch Đông, năm nay 43 tuổi, to xác như con voi nhưng óc bé như óc con chuột, nổi tiếng là người hay bị đem ra làm trò cười nhất nước Tàu. Năm 2010, không có công trạng gì, ông được thăng cấp tướng, là tướng trẻ nhất Quân đội Nhân dân Tàu, thường xuất hiện trong bộ quân phục bụng xụng nom tức cười khiến hàng ngàn người đã đưa hình ông tướng lên trang Vi Ba kèm với câu “Me tôi vẫn bảo tôi, một bộ quân phục vừa cho mọi người. Khi nhìn hình này, bà chịu thua”. Ông hiện đang nghiên cứu “tư tưởng Mao Trạch Đông” và giữ chức vụ trợ lý thủ trưởng Lý thuyết Chiến tranh thuộc viện Hàn Lâm Khoa học Quân sự, Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông theo học đại học Quảng Châu. Có cư dân mạng phê bình “May quá, tôi không có thân nhân nào học ở đại học Quảng Châu, hay là họ đã phải bỏ trường đi. Tướng Mao Tân Vũ dạy ta phát biểu không ngừng trước lớp học mà không nói gì khác những điều vô nghĩa lý”. Theo tờ Financial Times, mặc dầu “có vấn đề học việc”, ông được tặng nhiều bằng cấp có giá trị của nhiều trường đại học danh tiếng. Hàng năm ông đi dự Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân, làm trò cười cho giới truyền thông vì những phát biểu ngố. Mấy

Page 24: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 24

năm trước, ông trốn họ, cuống quá tìm không ra xe hơi của ông. Năm 2011, khi được yêu cầu đọc một bài thơ của Mao Trạch Đông, ông hăng hái đọc xong lấy ngón tay ngoáy lỗ mũi, ý chừng để tỏ ra chê thơ ông nội khó ngửi. Ông mê thư pháp. Người ta truyền cho nhau xem thư pháp của ông như gà bới. Một cư dân mạng bình luận, “Mao Trạch Đông mà xem được những tác phẩm này chắc phải tức điên lên”. Được cái ông thật thà. Trong cuộc phỏng vấn của Netease, ông nhận rằng ông nhờ được cái tên của ông, “Ai cũng kính yêu Mao Trạch Đông và chuyển lòng kính yêu ấy sang cho tôi”. Tờ Le Tele-graph cho biết tuần này ông chỉ trích tật tôn thờ cá nhân, “Mao được đặt lên bàn thờ. Chỉ khi nào đặt lại Mao và những lãnh tụ khác vào đúng chỗ của họ thì công chúng mới lại muốn học họ” (GlobalPost. “D’un Mao à l’autre” (Từ Mao này đến Mao kia). Anaïs Lefébure phóng tác lại cho JOL Press). Ông không nói chỗ của họ ở đâu. Chắc ở nhà xí công cộng.

Cháu nội duy nhất của Mao Trạch Đông nổi tiếng là đần mà còn biết nói thế. Thế mà năm 2012, Georges Frêche, cựu thị trưởng Montpellier, lại có “tối kiến” đặt tại “công trường các vĩ nhân” ở ngay trung tâm thương mại và giải trí Odysseum, một bức tượng Mao Trạch Đông đứng chung với các tượng Gandhi, De Gaulle, Roosevelt, Churchill, Mandela, Lenine, Nasser, Golda Meir và Jaurès. Hiện nay đang có chiến dịch lấy chữ ký cho thỉnh nguyện thư gửi lên bà thị trường đương nhiệm Hé-lène Mandroux, yêu cầu bà cho dời tượng Mao để “không bảo lãnh cho những tội ác chống nhân loại mà ông ấy đã phạm... Nếu bà không muốn liên quan đến việc tỏ lòng tôn kính Mao thì chỉ có cách là rút nó lại”.

“Vĩ nhân” Mao Trạch Đông không biết thông minh đến cỡ nào mà có vô số “tối kiến”. Theo thống kê của đại tá Tân Tử Lăng, cán bộ giảng dạy trường đại học Quốc phòng Tàu, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội” xuất bản tháng 7.2007 thì Mao đã giết chết tổng cộng 57,550,000 người Tàu chia ra như sau: Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản làm chết 20 triệu, Cách Mạng Đại Nhảy Vọt năm 1959-1962 làm chết đói 37.550.000 tức 5,11% dân số cả nước. Nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác: khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn hơn là nạn ăn thịt trẻ con.

Thế mà, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) từ ngày 8 đến 14.11.2011, đáp câu hỏi của phóng viên tờ Liên Hợp của Đài Loan, Vương Vĩ Quang, viện phó thường trực Viện Khoa học Xã hội Tàu, khẳng định không có chuyện ĐCST “bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông” ra khỏi Điều lệ.

Vì toàn dân Tàu vẫn phải học tập “tư tưởng Mao Trạch Đông” nên có người lo dân trí quá thấp và tìm cách cải thiện. Những nhà sinh học của Viện Hệ Gen Học Bắc Kinh (Beijing Genomics Institute) ở Thẩm Trấn (Shenzhen) đã lấy DNA của 2,000 người thông minh nhất hòan cầu để sắp loại bộ gen (gé-nomes) của họ và phát hiện gen của trí thông minh loài người, do đó có thể cấy những phôi (embryons) thông minh nhất để sản xuất ra những “đỉnh cao trí tuệ”. Chương trình này được chính quyền Tàu hỗ trợ “để cải tiến những khả năng trí tuệ của các thế hệ mai sau”. Rồi ra, nước Tàu sẽ không còn dân đen nữa, chỉ có toàn học giả các ngành. Thế mới là... nước lạ.

Trong số những người được lấy DNA cho chương trình này có giáo sư Geoffrey Miller của đại học New York. Ông cho biết, “Hầu hết chúng tôi được tuyển lựa trong những hội nghị khoa học hay được truyền tai cho nhau. Rồi phải thuyết phục họ là mình thông minh như vẫn làm ra như thế”. Nói câu này đủ thấy giáo sư thông minh đến đâu (Vanessa Gomes de sousa. “La Chine pense à rendre ses en-fants plus intelligents grâce à une manipulation gé-nétique” – “Tàu nghĩ đến việc làm cho con cháu thông minh hơn nhờ ngụy khiển gen”. 19.3.2013).

Chưa cần lựa gen, Tàu bây giờ đã thông minh chán. Theo sắp hạng của Forbes, năm 2012 Tàu có 113 tỷ phú, trong số ấy có 8 phụ nữ. Nhưng Viện Hurun lại khẳng định Tàu có ít nhất 600 tỷ phú, nhiều người muốn giấu tên và sẵn sàng trả tiền để khỏi bị nêu tên trên Forbes vì sợ rơi vào trường hợp của Hòang Quang Dự (Huang Guangyu), chủ nhân trẻ tuổi của Gomes, hãng thiết bị gia dụng Tàu khổng lồ, bị lên án 14 năm tù và phạt 70 triệu euro vì đã không siêng năng trong giao tế nhân sự.

Nhạc Trai (Yue Sai), nữ vương mỹ phẩm Tàu, giải thích, “Ơ đây làm giầu nhanh đến nỗi những người Tàu giầu có không biết làm sao tiêu cho hết nhân dân tệ của họ. Tiền là Chúa trời mới”. Có người không từ việc gì để kiếm tiền, từ bỏ mọi giá trị, luồn lách luật pháp vốn đã không minh bạch. Đấy là một vũ trụ không đức tin, không luật pháp. Ở Tàu, cái gì cũng được, miễn là phải khéo lèo lái trong nước

Page 25: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 25

đục của quyền hành. Phải biết là người láu cá nhất và giỏi xoay xở nhất. Hầu hết các đại gia tỷ phú bây giờ phải có câu lạc bộ riêng. Thế mới sang! Ở Bắc Kinh đếm được 4,000 cái. Đó là những cần bẩy doanh nghiệp để tham gia vào giới thượng lưu kinh tế, nơi gặp gỡ của các đại gia, doanh gia và cán bộ Đảng. Nhưng giàu cũng có vấn đề. Năm 2012, đại học Giao Thông (Jiaotong) ở Thượng Hải đã mở một cuộc nghiên cứu 182 gia đình doanh nghiệp lớn nhất Tàu thì có đến 82% người sáng lập đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục con họ kế nghiệp (theo Laure de Charette và Marion Zipfel. “Les nouveaux milliardaires rouges – Dans les coulisses du business made in China” – “Những tân tỷ phú đỏ – Trong những hành lang của doanh nghiệp made in China” xuất bản ngày 13.2.2013).

Ngoài cái lo không có người kế nghiệp, những tỷ phú, triệu phú Tàu cũng không sung sướng gì. Rupert Hoogewerf, sáng lập viên của Hurun Re-port, nhận định: “Tiền bạc kéo theo vấn đề. Tôi cho rằng những người siêu giầu có lẽ sung sướng ít hơn những triệu phú bình thường”. Họ ngủ mỗi đêm có 6.6 giờ thay vì 8.8 giờ như người thường. Các nữ triệu phú trung bình 37 tuổi. 35% trong số họ hoặc ly dị hoặc không có chồng. Con gái người giầu nhất Tàu, chủ nhân nhóm Wahaha Chung Thanh Hậu (Wahaha Zong Qinghou), thất vọng vì đã 30 tuổi chưa tìm được tình yêu, lúc nào cũng sợ là người ta chỉ ham 10 tỷ euro của phụ thân (Arnaud de La Grange. “Même en Chine, l’argent ne fait pas le bonheur” – “Ngay cả ở Tàu, tiền không gây hạnh phúc”. lefigaro.fr. 16.1.2013).

Cũng là Tàu mà Đỏ (Lục địa) thì khôn thế, Xanh (Đài Loan) lại khờ, như trường hợp một phạm nhân đang bị truy nã về tội dùng ma túy lại mặc một chiếc áo thun in chữ “Wanted” (đang bị truy nã) vì không biết đến một tiếng Anh, bị một cảnh sát viên mới lấy bằng Anh Văn sơ cấp hiểu nghĩa chữ ấy bắt được tại Hồ Vi (Huwei). Anh phàn nàn nếu biết tiếng Anh thì đã chẳng mặc cái của nợ ấy (AFP. “Taïwan: un fu-gitif arrêté pour un T-shirt” – “Đài Lona: một người trốn tránh bị bắt vì một chiếc áo thun”. 21.3.2013).

Không biết anh bị giam ở đâu vì “nước lạ” có nhiều cách giam rất... lạ.

Ngày 25.1.2013, Le Point.fr – loan tin một phụ nữ bị giam 3 năm liền trong một nhà xác bỏ ho-ang ở tỉnh Hắc Long Giang (Heilongjiang) sau khi “lao cải” 18 tháng. Đó là bà Trần Thanh Hà (Chen Qingxia), một dân oan ở tỉnh nhỏ Dịch Xuân (Yi-

chun) ở tỉnh Hắc Long Giang, năm 2008 lên Bắc Kinh khiếu kiện việc chính quyền địa phương đã hành hạ chồng bà. Bà khai với tờ Hòan Cầu Thời Báo rằng bà bị bắt khi đang leo lên xe buýt theo đứa con trai 12 tuổi. Từ đó bà không gặp lại con nữa, không biết nó lang bạt kỳ hồ <*> đi đâu. Bà bị giam 10 ngày, bị đánh đập, hai chân bị tê liệt và bị bỏ ngoài mưa. Theo tờ báo này, một quan chức vùng đông bắc đã nhận là việc bắt giam bà Trần Thanh Hà là bất hợp pháp và hứa sẽ bồi thường tiền cho bà. Một cán bộ tuyên truyền địa phương khẳng định giam bà trong nhà xác là một hành vi nhân đạo vì sau khi “lao cải” bà không có nơi nào trú ngụ (“Une Chinoise détenue 3 ans dans une morgue” và Jack Phillips & Irene Luo. “Paralyzed Chinese Petitioner Held in Morgue for Three Years”. Epoch Times. 27.1.2013).

Eo ơi, nhân đạo của “nước lạ” quả là lạ thật, lạ đến rợn tóc gáy, nổi da gà!

Chú thích của Tác Giả:<*> Thành ngữ “Lang bạt kỳ hồ” có thể hiểu là

lang (thang) bạt (mạng) kỳ (quái) (giang) hồ nên Hán Việt Tân Tự Điển của Nguyễn Quốc Hùng định nghĩa là “sống trôi dạt đây đó”, thực ra lấy từ Kinh Thi:

1. Lang bạt kỳ hồ, Tái trí kỳ vĩ. Công tốn thạc phu. Xích tích kỷ kỷ.

2. Lang trí kỳ vĩ, Tái bạt kỳ hồ. Công tốn thạc phu, Đức âm bất hồ (hà). Được học giả An Chi giải đáp: Bạt = đạp lên; Hồ = miếng da thòng dưới cổ (cái yếm) của một vài loài động vật; Tái = thì, ắt; Trí = vấp; Công = chỉ Chu Công; Tốn = khiêm nhường; Thạc = to lớn; Phu = đep; Xích tích = giày đỏ trong lễ phục; Kỷ kỷ = dáng tự tại, đĩnh đạc; Đức âm = Tiếng tốt; Hà (đọc “hồ” cho hợp vận) = tì vết.

Nghĩa là:1. Con sói đạp phải yếm của nó thì lại vấp phải

đuôi (Ý chỉ sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đep của mình nhưng sắc màu đôi hài đỏ (của ông) vẫn rờ rỡ.

2. Con sói vấp phải đuôi của nó thì lại đạp phải cái yếm (cũng là sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đep của mình nhưng tiếng tốt (của ông) thì không mảy may bị tì vết.

Kinh Thi soạn từ thời Nhà Chu (tk XI TK) đến nay đã trên 3,000 năm lại từ Tàu sang ta nên ý nghĩa sai lạc quá xa nhưng Pháp có câu, “consacré par l’usage” (được thừa nhận do thông dụng) thì vẫn đúng.

Page 26: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 26

KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊCỦA JOHN KERRY???

Kim Bảng

Không ai có thể ghép John Kerry là Cộng Sản nhưng là “đồng hành” Cộng Sản thì có nhiều bằng chứng như đã trình bày trong hai bài liên tiếp, “Ker-ry và Việt Nam” trên Người Dân 271 và “Lai lịch John Kerry” trên Người Dân 272. Ngoài cảm tình hỗ tương lâu dài giữa ông và CSVN, trong nhiều dịp khác ông đã biểu lộ khuynh hướng thiên tả.

JOHN KERRY THIÊN TẢNăm 1984, Kerry được bầu vào Thượng Viện.

Chỉ vài tháng sau, ngày 18.4.1985, ông cùng tns Dân Chủ Tom Harkin đi Nicaragua hội kiến Daniel Ortega, tổng thống của chính phủ Cộng sản Sand-inista thân Liên Xô và Cuba (1985-1990 và 2006-bây giờ). Ortega đề nghị một thỏa hiệp ngưng bắn với điều kiện chính phủ Reagan đình chỉ việc hỗ trợ quân phản loạn Contra khi đó đang giao tranh với Sandinista. Reagan bác đề nghị này, cho nó chỉ là trò tuyên truyền để ảnh hưởng việc Hạ Viện thông qua gói hỗ trợ $14 triệu cho Contra. Nhưng Kerry bảo, “Tôi muốn nhận rủi ro trong nỗ lực thử thiện chí của Sandinista”. Hạ Viện bỏ phiếu chống viện trợ cho Contra. Hôm sau, Ortega bay sang Mạc Tư Khoa nhận trái khỏan $200 triệu của Liên Xô để... tỏ thiện chí.

Trong cuộc hội luận với Alan Colmes và Sean Hannity ngày 25.5.2004, bàn về tấm hình John Kerry chụp với Daniel Ortega tháng 4.1985, Rich Lowry, bình luận gia chính trị của Fox News cũng là chủ bút của National Review, nhận định:

“John Kerry để cho Daniel Ortega, nhà độc tài cộng sản của Nicaragua đem ra làm trò đùa như một tên khùng. Hồi đó, có một cuộc tranh luận sôi nổi về chính sách đối ngoại của Reagan. Chính sách của Reagan là chúng ta sẽ áp lực những cuộc nổi lên và các chế độ cộng sản tại Châu Mỹ La Tinh bằng mọi cách, quân sự và ngoại giao. John Kerry phản đối chính sách ấy từng bước một và chính sách Reagan đã tạo ra một cải cách dân chủ ở Châu Mỹ

La Tinh... Cuộc tranh luận chính sách là ông có tin một chế độ độc tài cộng sản không? John Kerry trả lời là có, chúng tôi tin... Họ cho ông [Kerry] một tài liệu 2 trang giấy nói rằng chúng tôi là một quốc gia không liên kết. Chúng tôi không có dính dấp gì với Xô Viết. Chúng tôi sẽ tôn trọng các tự do dân sự. Vài tuần sau, Ortega vù sang Liên Bang Xô Viết thăm Mạc Tư Khoa. Tôi không bảo rằng John Kerry là cộng sản. Tôi bảo rằng ông ấy ngớ ngẩn và sai lầm về Châu Mỹ La Tinh cũng như ông ấy ngớ ngẩn và sai lầm về chính sách đối ngoại Mỹ suốt 20 năm. Nếu nhìn về Châu Mỹ La Tinh cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 thì sẽ thấy những chế độ toàn trị, độc tài khắp vùng. Và thấy bạo hành khắp nơi. Reagan bảo, biết sao không, chúng ta không chấp nhận thực trạng ấy. Chúng ta sẽ cố hết sức để thay đổi nó. Và những người như John Kerry bảo không, không, không, nó đang thế nào thì cứ chấp nhận nó như thế.”

Nhà bình luận chính trị bảo thủ Sean Hannity nêu vấn đề:

“Khi tôi quay về và tìm những gì Kerry nói, tôi tìm thấy một nét tổng thể. Và ông ấy bảo, “Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro và nỗ lực để lấy lại lòng tin vào Sandinista”. Ông ấy có trình độ ngớ ngẩn làm tôi thực tình kinh sợ. Daniel Ortega hứa sẽ tống cổ bọn Xô Viết và Cuba ra khỏi nước, hôm sau bay sang Mạc Tư Khoa để nhận tín khỏan $200 triệu. Tương tự như thế, khi Reagan đang thắng Chiến Tranh Lạnh, John Kerry muốn đông lạnh hạch tâm. Và bốn năm sau, ông ấy không bỏ phiếu cho tội tử hình các tên khủng bố đã giết người Mỹ. Bây giờ chúng ta hãy xem lập trường lá mặt lá trái (flip-flop) của ông ấy về Iraq. Ông ấy cố định trái và cố định đứng về phía trái của lịch sử, đó là điều đáng sợ.”

Rich Lowry, biên tập viên của tờ National Review, một tạp chí bảo thủ, phụ họa:

“Đó là một mô hình rõ rệt. Hãy xem ông ấy nói gì trong cuộc tranh luận về Châu Mỹ La Tinh. Ông ấy bảo Hoa Kỳ quá hiếu chiến. Hoa Kỳ quá bướng bỉnh. Hoa Kỳ đang lánh xa thế giới. Vì Hoa Kỳ bảo vệ các quyền lợi của chúng ta và cố đẩy lùi độc tài. Và này Sean, đó là một trong những lúng túng lớn của các dân biểu Dân Chủ trong thập niên 1980. Họ bỏ phiếu chống lại Contra căn cứ trên thiện chí của tên độc tài cộng sản ấy. Hắn làm họ hụt hẫng (kéo cái thảm dưới chân họ).Và thật lạ là họ đã đảo ngược lập trường và bỏ phiếu cho viện trợ [cho Contra]. Và áp lực quân sự và ngoại giao trên Or-

Page 27: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 27

tega đã kết thúc bằng việc lật đổ chế độ ấy. Chúng ta đều yêu hòa bình. Chúng ta thích hòa bình hơn. Nhưng thực tế có những diễn viên hung ác trên thế giới không biết gì khác ngoài bạo lực và đôi khi bạn phải dùng áp lực quân sự... Ông ấy bênh vực vài vụ can thiệp ở Balkan trong thập niên 1990 của Clin-ton. Nhưng, cũng thế, các người cấp tiến về hùa với những vụ ấy vì đó là những can thiệp nhân đạo. Họ không quan tâm mấy đến quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Nhưng khi đến vấn đề gai góc Hoa Kỳ bảo vệ an ninh quốc gia bằng các phương tiện quân sự thì trong mọi trường hợp ông ấy sai đến gần 100%.” (“Photo of Kerry Reignites Old Controversy”. Fox-News.com. 26.5.2004).

Ngày lễ Lao Động, 1.9.1986, bốn cựu chiến binh: S. Brian Willson, Không Quân HK phục vụ tại Viêt Nam từ 1966 đến1970; Charles Litkey, Lục Quân HK phục vụ tại Việt Nam từ 1966 đến 1971; George Mizo, Lục Quân HK phục vụ tại Việt Nam từ 1963 đến 1970; Duncan Murphy, Lục Quân HK, tài xế xe cứu thương phục vụ từ 1942 đến 1945 trong Đệ Nhị Thế Chiến, bắt đầu tuyệt thực trên các bực thềm trụ sở Quốc Hội ở Hoa Thịnh Đốn để phản đối Hạ Viện ngày 25.6.1986 và Thượng Viện ngày 13.8 đã thông qua việc cấp ngân khỏan $100 triệu cho khủng bố Contra tại Nicaragua. Kerry ủng hộ sáng kiến này để phản đối “những chiến tranh bất hợp pháp và vô đạo một cách phi thường của TT Reagan chống người nghèo ở Nicaragua, El Salvador và Guate-mala”:

S. Brian Willson gọi hành động này là “Tuyệt thực cho Đời Sống” (A Fast for Life). Ông ra bản tuyên ngôn trong đó viết: “Tôi và ba đồng bào của tôi đã cùng kinh qua nhiều đau khổ và chết chóc không cần thiết trong những kinh nghiệm chiến tranh của chúng tôi. Dường như không quá nhiều khi chúng tôi tự đặt mình vào một vị thế dễ mất mạng (vulnerable position), tham gia vào một sứ mạng đời sống bị đe dọa để phát huy hòa bình chứ không chiến tranh; đời sống chứ không chết chóc; nâng cao vị thế chứ không lãnh đạm; trách nhiệm chứ không khước từ; sự thật chứ không điêu ngoa; đề kháng chứ không đồng lõa; và bất bạo động chứ không bạo động. Chúng tôi mời các công dân chúng ta, bằng mọi cách nào có vẻ hay nhất, tập hợp với chúng tôi trong hành trình tích cực tạo hòa bình và tầm cầu công lý. Khi Martin Luther King đọc bài diễn văn lịch sử phản-Việt Nam ngày 4.4.1867 tại Nhà thờ Riverside ở tp New York, “Đã đến lúc phá tan sự im lặng” (đôi khi gọi là một

“Tuyên ngôn Độc lập từ Chiến tranh ở Việt Nam”); ông tuyên bố: “Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta phải đứng về phía đúng của cách mạng thế giới, chúng ta như là một nước phải chịu một cuộc cách mạng tận gốc các giá trị. Chúng ta phải mau chóng bắt đầu chuyển từ một xã hội ‘hướng vật’ thành một xã hội ‘hướng nhân’... Đó là thời buổi cho những lựa chọn chân thật, không phải giả trá. Chúng ta đang ở lúc mà đời sống chúng ta phải chấp nhận rủi ro (our lives must be placed on the line) nếu nước chúng ta muốn sống sót sau sự điên rồ của nó”.

Chắc ít người biết S. Brian Willson là ai và bây giờ ông làm gì, ở đâu, nhưng John Kerry thì nhất cử nhất động thiên hạ đều chú ý và cứ moi móc căn nguyên Việt Nam của các hành động của ông. Mới đây nhất, ngày 7.4.2013, nhân dịp nhà ngoại giao Anne Smed-inghoff, 27 tuổi, chết tại miền đông nam A Phú Hãn khi phát sách giáo khoa cho học trò bản xứ, Ben Ar-noldy, phó biên tập viên quốc tế của tờ The Christian Science Monitor, nhắc lại câu của Kerry khi điều trần trước Quốc Hội năm 1971; “Làm sao quý vị đòi một người là người cuối cùng chết ở Việt Nam?” Mới trước đây 2 tuần lễ, cô Anne Smedinghoff giúp John Kerry khi ngoại trưởng công du A Phú Hãn (“Mr. Kerry, how do you ask a woman to be the last to die in Afghanistan?” - “Ông Kerry, làm sao ông đòi một phụ nữ là người cuối cùng chết ở A Phú Hãn?”).

Ông còn giúp người ta biết đến ông nữa. Paul J. Richards của AFP ngày 12.3.2013, khua chiêng gõ mõ dùm ông: “Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, trong chuyến công du Âu Châu mới đây của ông, trình diễn tài ngôn ngữ của ông bằng cách phát biểu bằng tiếng Pháp, tiếng Đức hay tiếng Ý. Đối tác Na Uy của ông hôm Thứ Ba tiết lộ rằng ông Kerry cũng nói cả tiếng Na Uy” (“Etats-Unis: John Kerry parle aussi... le norvégien” – “Hoa Kỳ: John Kerry nói cả tiếng Na Uy”.

Ông đúng là người quốc tế... “xóa biên cương loài người sống thân yêu” <*> như ở Việt Nam, Tàu, Cuba, Bắc Hàn suốt hơn 70 năm cho đến bây giờ, và... cả Hoa Kỳ nữa, biết đâu đấy, nếu “chẳng may” ông lọt được vào Nhà Trắng!

Ông không vào được Nhà Trắng nhưng “tạm” nhận chức ngoại trưởng. Cương vị tns và ngoại trưởng khác nhau, “khuynh hướng chính trị” của ông cũng thay đổi nên nhiều người phê bình ông “tráo trở” hay “lá mặt lá trái” (flip-flop) như gần đây nhất, ngày 15.4.2013, Joseph Klein mỉa mai, “John Kerry không xấu hổ tráo trở về phòng vệ hỏa tiễn”:

Page 28: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 28

Ngoại trưởng John Kerry nói cứng trong cuộc họp báo ở Seoul ngày 12.4 với ngoại trưởng Nam Hàn Yun Byung-Se bên cạnh... ‘Biện thuyết mà chúng ta đang nghe từ Bắc Hàn không thể chấp nhận được theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Hoa Kỳ, Nam Hàn và toàn thể cộng đồng quốc tế... tất cả đều thống nhất trong sự kiện Bắc Hàn sẽ không được chấp nhận là một cường quốc nguyên tử. Chúng tôi sẽ đứng cùng Nam Hàn và Nhật Bản chống lại những hăm dọa ấy. Và chúng tôi sẽ tự vệ’. Thật buồn cười, ngoại trưởng bây giờ lại khoe khoang các hệ thống phòng vệ hỏa tiễn mà ông cương quyết chống lại trong những thập niên ông phục vụ như là tns Hoa Kỳ từ Massachu-setts; khi ấy ông dùng những từ ngữ như ‘ảo tưởng’ và ‘thần thoại’ để mô tả chúng. Thực thế, đầu tháng này ở Hoa Thịnh Đống, ngoại trưởng Kerry không xấu hổ khoác lác rằng ‘tổng thống quyết định tái khai triển phòng vệ hỏa tiễn cho chính Hoa Kỳ’... Kerry kiên trì phản kháng tại Thượng Viện Hoa Kỳ các sáng kiến phòng vệ hỏa tiễn suốt nhiều đời tổng thống, giúp diên trì hơn nữa sự phát triển những hệ thống ấy của chúng ta. Ông bỏ phiếu chống tài trợ phòng vệ hỏa tiễn hơn 50 lần. Tns Kerry bắt đầu sự nghiệp chính trị như là cục cưng của đám đông lạnh hạch tâm. Ông gọi kế hoạch cho một hệ thống phòng vệ hỏa tiễn của hành pháp Reagan được biết là Sáng Kiến Phòng Vệ Chiến Thuật (SDI = Strategic De-fense Initiative) là một ‘ung thư trên quốc phòng của nước chúng ta’... Tóm lại, tns John Kerry chống phòng vệ hỏa tiễn trước khi ngoại trưởng John Kerry ủng hộ nó (Frontpagemag. “John Kerry’s Shameless Flip-Flop on Missile Defense”).

Vì thế tựa đề bài này có ba dấu hỏi (???) để đặt nghi vấn John Kerry có khuynh hướng chính trị hay không, hay chỉ “flip-flop”, điển hình trong trường hợp Syria dưới đây.

JOHN KERRY THÂN ĐỘC TÀINgày 24.1.2013, AFP nhận định: “Trong khi Ai

Cập cháy, Hillary trao cây gậy chỉ huy cho John Kerry, người chưa bao giờ gặp một nhà độc tài nào mà ông không mê (John Kerry has never met a dic-tator that he didn’t fall in love with), và để lại cho ông [John] trách nhiệm xử trí với thảm họa” (“Iran, Chine, climat: Kerry dévoile les priorités de la diplo-matie américaine” – “Iran, Tàu, khí hậu: Kerry tiết lộ những ưu tiên của ngoại giao Mỹ”) .

Hễ John Kerry gặp một nhà độc tài là mê liền. Điển hình là “mối tình” của ông và TT Bashar Assad của

Syria. Ban biên tập của Washington Free Beacon, trong

bài “Một chuyện tình để nhớ: John Kerry hết lòng hết dạ với Bashar al-Assad”, nhận định: “Nhiệt tình của Kerry đối với nhà độc tài Syria nổi tiếng đến nỗi mới đây tờ Washington Post gọi tns Massachusetts là một ‘người ngưỡng mộ nổi bật’ của Assad...” và mỉa mai tính thích thân cận độc tài của Kerry: “Trong khi đếm xác ở Syria gần đến 30,000, khắp nơi trên thế giới, người ta có thể chờ nghe diễn văn của tns Kerry tối nay và, với tư cách là ngoại trưởng của Obama, không biết còn những nhà độc tài nào nữa ông có thể làm cho ôn hòa” (“An Affair to Remember: John Kerry Hearts Bashar al-Assad”. 6.9.2012).

Al-Monitor Week in Review giải thích nguyên nhân của mối tình này: “Có lẽ Kerry để ý từng ly từng tý kiểu cách thượng lưu thị dân của Bashar al-Assad; có lẽ có một cái gì đó nhắc nhở ông về những ngày Sọ và Xương Bắt Chéo <**> của Yale của ông hay có lẽ chỉ là chia sẻ ý thức đẳng cấp của những người quyền quý, nhưng bất kỳ cái gì khiến John Kerry liên hệ với nhà độc tài, những điều khác xảy ra ở Syria cuối cùng cũng dẫn đến việc lật đổ ‘bạn vàng’ Bashar al-Assad của ông” (“Kerry to Assad and Opposition: ‘Come to the Table’” - “Từ Kerry đến Assad và Đối Lập: ‘Ngồi vào bàn đi’”. 17.3.2013).

Damiel Halper chứng minh “mối tình” này bằng những sự kiện cụ thể:

“Tháng 2.2009, Kerry cầm đầu một phái đoàn để thu hút Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói với các thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ nên “tránh xa chính sách căn cứ trên việc ban bố các quyết định”. AFP khi đó phúc trình, ‘Các khách của Assad gồm cả tns John Kerry cầm đầu phái đoàn thứ ba nội trong tuần lễ này đến gõ cửa tổng thống Syria trong khi Hoa Thịnh Đốn duyệt lại chính sách đối với những quốc gia mà chính quyền trước coi là thù địch. Assad bảo các vị khách của ông rằng các quan hệ trong tương lai phải căn cứ trên một ‘sự hiểu biết đứng đắn’ của Hoa Thịnh Đốn về những vấn đề địa phương và trên lợi ích chung, thông tấn xã SANA tường thuật như thế. Tns John Kerry, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, sau khi hội đàm với TT Bashar al-Assad hôm Thứ Năm tuyên bố tại Damascus, ‘Chính phủ của TT Barack Obama coi Syria là một diễn viên thiết yếu đem lại hòa bình và ổn định trong vùng. Cả Hoa Kỳ và Syria có một quan tâm sâu xa trong việc trao đổi chân thành về

Page 29: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 29

bất kỳ tranh chấp và thỏa hiệp nào mà chúng ta có về những khả năng hòa bình tại vùng này’. Hai tháng sau, Kerry lại gặp Assad. AFP tường thuật, ‘Tns Hoa Kỳ John Kerry gặp TT Syria Bashar al-Assad lần thứ hai, sau nhiều tháng, vào ngày Thứ Bảy, để thảo luận về ‘các vấn đề địa phương’. Và năm 2011, khi Kerry lại muốn đi Syria thì chính phủ Obama chặn lại. Tờ Jewish Telegraphic Agency ra tháng 3.2011 báo cáo, “Chính phủ Obama và Pháp cấm tns John Kerry đi Syria. Kerry (DC-Mass.) nuôi dưỡng quan hệ với chế độ Syria -- bị Tây phương coi là một hạ đẳng quốc – hy vọng kéo nó ra khỏi ảnh hưởng của Iran. Tờ Wall Street Journal hôm Thứ Hai báo cáo rằng Kerry tháng trước dự định đi thăm [Syria] nhưng chính phủ Hoa Kỳ và TT Pháp Nico-las Sarkozy chặn lại, e rằng đó là một dấu hiệu ‘Tây phương suy nhược’ trong khi các lực lượng thân-Iran và thân-Tây phương dùng đủ mánh khoé để ảnh hưởng lân bang của Syria là Lebanon”. Cuối năm 2011, Kerry ca tụng Assad là một người “rất hào phóng”. Ông nói với một đám chuyên gia cố vấn, “Ừ, riêng tôi tin rằng – ý tôi là, đó là tin tưởng của riêng tôi, được chưa? Nhưng TT Assad đã rất hào phóng đối với tôi theo nghĩa những thảo luận chúng tôi đã có với nhau. Và khi tôi đến lần chót – những chuyến đi cuối cùng đến Syria – tôi hỏi TT Assad làm vài việc để xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ và như thể để tỏ ra có thiện chí để có thể giúp tiến trình tiến lên” (“Kerry a Frequent Visitor with Syrian Dictator Bashar Al-Assad” - “Kerry một khách quen của nhà độc tài Syria Bashar Al-Assad”. 21.12.2012).

Để chứng minh sự hào phóng của Assad, bài báo đăng kèm bức hình chụp vợ chồng John và Teresa Heinz Kerry và TT Assad và đệ nhất phu nhân Asma al-Assad ngồi ăn tối tại một tiệm ăn ở Damascus. Chắc phải là một bữa tiệc đặc biệt thịnh soạn với đầy đủ sơn hào hải vị, không thể thiếu hai món đặc sản Syria, kibbeh và sojouk.

Bức hình ăn nhậu này cũng được đăng lại trong bài bình luận của John Stanton trong ban biên tập của BuzzFeed:

“Tháng trước, tns chủ tịch ủy ban Đối Ngoại John Kerry kêu gọi thế giới giúp phe đối lập Syria vừa kết thúc triều đại khủng bố của Assad vừa chuẩn bị cho cái gì đến khi ông đã ra đi... Diễn văn tháng 8 của Kerry là một bản cáo trạng làm rộp phỏng Assad trong đó ông tố cáo tổng thống dùng chính sách “tiêu thổ” và giám sát cái chết của hàng ngàn thường dân. Nhưng trước khi Kerry trở thành trong

số những tiếng nói lớn nhất của nước ông, kêu gọi thay đổi chế độ ở Syria, ông là một trong những khuôn mặt Mỹ hy vọng rằng có thể đẩy Syria cải cách.

Trong một bản tuyên bố gửi Buzzfeed, Jodi Seth, phát ngôn nhân của Kerry, công nhận ông đã tham gia vào một nỗ lực lưỡng đảng để lấp hố ngăn cách Hoa Kỳ và Syria nhưng nhấn mạnh rằng ông đã từ đó lên án chế độ Assad và kêu gọi ông này từ chức. Seth bảo, ‘Có thể có con đường tiến tới, một khả năng đáng để thăm dò: Syria cần một cách tuyệt vọng hỗ trợ kinh tế để thùng thuốc súng áp lực dân chủ khỏi nổ tung, và chúng ta muốn có hòa bình với Israel và chấm dứt sự âu yếm giữa Syria và Iran và các tổ chức khủng bố. Lịch sử cho thấy Syria đôi khi đã có những biện pháp tích cực khi được Tây phương hứa hen và thử một chính sách cam kết, tns Kerry luôn luôn nhấn mạnh rằng hành động, không phải lời nói, là đáng kể. Ông không tiếc đã trắc nghiệm các ý định của Syria nhưng chỉ tiếc rằng Assad vứt bỏ cơ hội. Tns Kerry đã lên án chế độ, đốc thúc Assad ra đi và áp lực cho một chuyển tiếp được điều khiển tôn trọng các nguyện vọng cỉa dân Syria và giúp chấm dứt việc đổ máu” (“When Senator John Kerry Dined With Assad” - Khi tns John Kerry ăn tối với Assad”. 6.9.2012).

“Theo Jay Solomon, ngày 31.3.2011, John Kerry tuyên bố, “TT Bashar al-Assad không dùng diễn văn hôm qua của ông để hứa những cải cách cụ thể, kể cả việc bỏ luật khẩn cấp. Với những cuộc biểu tình lớn dự tính cho ngày mai, điều thiết yếu là chính phủ tự chế dùng võ lực đối phó với chính dân của họ”. Kerry có lẽ là người ủng hộ Assad trung thành nhất ở Hoa Thịnh Đốn. Những phụ tá của ông cho biết hai người đã gặp nhau trong những năm gần đây đến nửa tá lần để thảo luận về diễn tiến hòa bình Ả Rập-Israel, Iraq và Lebanon. Hai người cũng đã vẽ ra những cách đặc biệt để tạo ra một thỏa thuận giữa Syria và Israel nhắm vào mục đích chấm dứt tranh chấp về vùng Cao nguyên Golan.” (“Sen. Kerry Raps Syria’s Assad” – “Tns Kerry mắng As-sad của Syria”. 31.3.2011).

John Kerry trước kia lăng xăng đi Syria bàn tới bàn lui (và ăn nhậu) với Assad không đi đến đâu. Nay ông lại lăng xăng đi các nơi tìm cách hạ bệ As-sad cho lẹ.

Ngày 15.2.2013, Lee Smith, trên The Weekly Standard, mỉa mai, “John Kerry... lại sẽ ăn tối với Assad?”:

Page 30: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 30

“John Kerry cuối tháng này đi Trung Đông và Âu Châu để tiết lộ kế hoạch mới của ông để hạ bệ TT Bashar al-Assad. Tân ngoại trưởng tuần này bảo, “Tôi tin rằng có những điều mới có thể làm thay đổi nhận thức của ông ấy. Mục đích của tôi là xem chúng ta thay đổi tính toán của ông ấy”. Bộ Ngoại Giao chưa phổ biến lịch trình nhưng có vài suy luận rằng Kerry có thể lợi dụng cơ hội ghé Damascus để thăm người đã cùng ông ăn tối... Dường như Kerry không bao giờ ý thức được rằng Assad diễn dịch những cuộc viếng thăm ấy không như chính ông diễn dịch. Nếu Kerry nghĩ rằng ông tham gia vào ‘chính sách ngoại giao tự tin, được hiệu chuẩn cẩn thận’ thì Assad coi nó chỉ là một cơ hội chụp ảnh hữu ích. Theo quan điểm của chế độ, nếu người Mỹ thực sự chống Assad thì tại sao Obama còn tiếp tục phái các quan chức đến Damascus? Nói thế nghĩa là Kerry có thể lấy chiếc dép đập lên đầu Assad cho đến khi nhà độc tài xin tha nhưng chừng nào các nhiếp ảnh gia chính thức của chế độ chỉ phổ biến những hình ảnh TT Syria đón chào quan chức Mỹ thân thương thì Kerry làm gì, nói gì không đáng kể. Cái đáng kể là quang học – Tòa Bạch Ốc cùng xuồng với chế độ... Obama hẳn là phải thấy nhe mình rằng Kerry sẽ không bao giờ vỗ lưng ông như Hilary Clinton đã từng làm khi bà bảo bà ủng hộ việc võ trang các quân nổi loạn Syria. Clinton bảo giám đốc CIA Da-vid Petraeus cũng muốn võ trang quân phản loạn. Về sau, Leon Panetta cũng đồng ca... cũng như chủ tịch Tham Mưu Liên Quân Martin Dempsey. Có lẽ 4 người này để mắt vào lịch sử khi nói lên như vậy, muốn né càng xa càng hay một tai họa ngày càng tăng có thể hút tất các đồng minh của Mỹ tại biên giới Syria, nhất là Jordan, Do Thái và Thổ Nhĩ Kỳ... Nhưng để xem chế độ Assad diễn dịch các tiết lộ của Clinton và Panetta thế nào. Các chủ trì an ninh quốc gia bây giờ bảo họ muốn võ trang quân phiến loạn, nhưng như thế có nghĩa là suốt hai năm qua họ đều nói láo, hoặc trực tiếp, hoặc qua các bạn họ trong truyến thông Mỹ. Hãy xem Tòa Bạch Ốc thanh minh việc không hậu thuẫn kẻ thù của chế độ.

Assad không dùng máy bay bắn đối lập như Qadd-afi. Trước đây, Mỹ lý luận như thế. Tiếp theo là một lô các chứng minh để đứng sang một bên và trước hết để những người biểu tình ôn hòa và rồi phe đối lập không võ trang đứng một mình. Họ bảo, chúng tôi không biết đối lập là ai. Do Thái đã cảnh báo chúng ta đừng có động thái vội vàng để lật đổ As-sad. Quân lực Syria quá mạnh và phòng không của

họ thực tế là bất khả xâm phạm. Coi như chúng ta võ trang al Qaeda. Tốt hơn để hai địch thủ của chúng ta, al Qaeda và Iran, giải quyết bằng súng đạn. Cố gắng hậu thuẫn Assad mất lòng Iran. Dân Mỹ không muốn có thêm một tranh chấp Trung Đông nữa. Kéo Nga vào cuộc là trò chơi duy nhất. Tranh chấp cần một giải pháp chính trị vì không thể có giải pháp quân sự. Võ trang đối lập chỉ làm tình trạng tồi tệ thêm. Chúng ta cần phải bảo vệ người Alawite và các thiểu số khác. Dùng vũ khí hóa học sẽ thay đổi cách tính của Obama... Nhưng Assad thấy thế này: các cố vấn quốc phòng và an ninh của Obama đều nói láo. Tất cả họ muốn võ trang quân phiến loạn trừ tổng thống. Assad nhận ra chỉ Obama là đáng kể. Và bây giờ để đại diện cho chính sách ngoại giao của ông, ông đã chọn một người biết chúng ta, một người đã từng bẻ bánh [ăn uống] với chúng ta ở Damascus. John Kerry là người chúng ta có thể làm việc với.” (“John Kerry to Dine With Assad... Again?”).

Le Point.fr nêu vấn đề Syrie: “Sau 22 tháng tranh chấp và ít nhất 60,000 người thiệt mạng, ‘những lời tiên đoán tồi tệ nhất có thể xảy ra trong và ngoài Sy-rie, bây giờ đã bước sang lãnh vực khả dĩ’, Hillary Clinton phàn nàn và bảo đảm là ‘từ hai năm qua cái gì có thể làm được đã được làm’. Bà tố cáo Iran ‘tăng cường hỗ trợ’ cho chế độ và các lực lượng vũ trang của TT Bachar el-Assad của Syrie bằng cách ‘gửi nhiều nhân viên và vũ khí hơn”. Bà cũng chỉ mặt đặt tên Nga ‘tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chánh và quân sự’ cho Damas [tiếng Anh là Damascus, thủ đô Syrie]. Tuy nhiên ngoại trưởng cũng tỏ ý ‘hy vọng’ Mạc Tư Khoa ‘thay đổi’ lập trường. ‘Có lẽ họ sẽ cởi mở hơn cho một giải pháp quốc tế vì họ không thể coi những gì xảy ra và không tin rằng điều đó có thể cực kỳ nguy hiểm cho quyền lợi của mọi người, kể cả của họ’, bà biện thuyết như thế, trong khi Nga là cường quốc cuối cùng còn hỗ trợ Damas và phản đối từ hai năm qua mọi can thiệp quốc tế vào chiến tranh” (“Clinton remet sa feuille de route à Kerry” - “Clinton chuyển sự vụ lệnh cho Kerry”. 1.2.2013).

Nhưng Dominic Evans và Suleiman Al-Khalidi cho biết: “Tình hình Syria phức tạp hơn vì Nga Tàu đều có quyền lợi ở đó nên đã 3 lần phủ quyết các quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ chế tài chế độ Assad... Dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Irak, tại Alep và Idlib, nhiều nhóm đối lập mới được thành lập với vũ trang thô sơ khiến loạn quân mất thống nhất nên không thắng được quân chính phủ. Trong khi đó quân số chính phủ giảm còn độ một

Page 31: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 31

nửa, khỏang 110,000, do đào ngũ hay tử trận. Đối diện với ngõ bí, Pháp và Anh vận động cho việc bỏ cấm vận vũ khí gửi cho phiến quân, một lập trường không được Âu Châu đồng thanh chấp thuận. Được Thượng Viện hỏi mới đây, ông trùm tình báo Mỹ James Clapper giải thích, ‘Chúng tôi biết rằng As-sad chỉ còn tính từng ngày nhưng chúng tôi không biết bao nhiêu ngày’. Trong một cuộc đàm luận với truyền hình Nga, TT Assad cho thấy thái độ ‘đến kỳ cùng’ (jusqu’au-boutiste): ‘Tôi không phải là bù nhìn. Tôi là người Syrie. Tôi phải sống ở Syrie và chết ở Syrie’”.

Hai tác giả này cũng thuật lại nguyên nhân của chiến tranh Syrie:

“Một buổi chiều lạnh lẽo vào tháng 2.2011, mấy học sinh táo bạo vội vã nghệch ngoạc những biểu ngữ hận thủ lên tường ở Deraa, một thị trấn nhỏ ở miền nam Syria, một nơi chẳng ai nghe nói đến bao giờ. Mohamed, 16 tuổi, và 5 bạn học trong khu phố Hay al Arbine, quá chán vì phải sống trong sợ sệt và chứng kiến việc đàn áp mà gia đình Bachar al As-sad đã đè nặng lên dân chúng suốt 40 năm qua. Một cậu viết, ‘Không dạy. Không học. Cho đến khi không còn chế độ Bachar’. Một cậu khác nghuệch ngoạc, ‘Biến đi, Bachar’... Mohamed hiện nay tỵ nạn ở Jor-danie và các bạn cậu cũng trốn thoát nhưng chẳng bao lâu công an Syria biết được tông tích bọn phạm thượng... Những thiếu niên tuổi từ 13 đến 15 bị bắt cùng với một lố thanh niên phản kháng và bị tra tấn khiến toàn dân trong thành phố nổi giận và một cuộc biểu tình được tổ chức ngày 18.3 để tố giác chính phủ lạm quyền. Công lực, quá rành rẽ bạo hành, nổ súng. Bốn người bị giết. Guồng máy bạo lực đã chuyển động, được tiếp tế bằng khan hiếm và hạn hán tại vùng canh tác này.” (“Après deux années de conflit, impasse violente en Syrie” – “Sau hai năm tranh chấp, ngõ bí bạo hành tại Syrie”. Reuters. 18.3.2013).

John Kerry tiếp tục chính sách hạ bệ ông bạn cố tri <***> Bashar al-Assad. John Glaser tiết lộ: “Cuối tuần này, ngoại trưởng John Kerry bay sang Iraq gặp thủ tướng Nouri al-Maliki và cộc lốc (tersely) yêu cầu thủ tướng đình chỉ việc cho phép Iran mượn không phận Iraq để chuyển vũ khí và hỗ trợ chế độ Bashar al-Assad, không được ủng hộ một bên trong nội chiến. Trong khi đó, tờ New York Times viết: ‘Theo các dữ kiện kiểm soát không lưu, những cuộc phỏng vấn các quan chức nhiều quốc gia và tường thuật của các vị chỉ huy phiến quân được CIA giúp

đỡ, các chính phủ Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng mạnh quân viện cho các chiến sĩ đối lập Syria trong những tháng gần đây, tăng cường cuộc không vận vũ khí và quân trang cho cuộc nổi dậy chống TT Bashar al-Assad. Cuộc không vận bắt đầu bằng số lượng ít đầu năm 2012, tiếp tục khi có khi không suốt mùa thu qua, gia tăng thành một luồng đều đặn và nhiều hơn vào cuối năm ngoái, gồm hơn 160 chuyến bay chở quân nhu do phi cơ chở hàng kiểu quân sự của Jordania, Saoudi và Quatar hạ cánh xuống phi trường Esenboga gần Ankara, và ít hơn, xuống các phi trường Thổ và Jordan. Tuy hành pháp Obama công khai tố giác sự khôn ngoan gửi (denounces the wisdom of sending) bất kỳ cái gì ngoài viện trợ ‘không gây chết người’ cho những người phản loạn đa số là những chiến sĩ thánh chiến (jihadist) sunni, tờ Times báo cáo sự tham gia của CIA trong chương trình bí mật cho thấy rằng ‘Hoa Kỳ hơn cả sẵn sàng giúp các đồng minh Ả Rập của họ hỗ trợ khía cạnh gây chết người của nội chiến’... Tính giả đạo đức che đậy vụng về này không có gì mới lạ: nó là bổn cũ soạn lại của một kịch bản y hệt đã công diễn trong nhiệm kỳ đầu của Obama khi ngoại trưởng Clin-ton đóng vai yêu cầu Iraq và Iran đúng ngoài tranh chấp Syria, ngay cả khi Hoa Kỳ/đồng minh can thiệp nhiều hơn nữa.” (“Kerry Hypocritically Chides Iraq for Meddling in Syria’s Civil War” – “Kerry giả đạo đức quở trách Iraq can thiệp vào nội chiến Syria”. 26.3.2013).

Andy McCarthy, giám đốc chi nhánh Philadelphia của Trung tâm Tự do David Horowitz Freedom, tác giả của cuốn “Spring Fever: The Illusion of Islam-ic Democracy” (Cơn sốt mùa xuân: Ao tưởng Dân chủ Hồi giáo), phê bình chính sách “lãnh đạo từ sau lưng” của TT Obama:

“Những ai tung hô Mỹ can thiệp vào Syria – tôi phải nói là Mỹ còn can thiệp nhiều hơn ở Syria – bị ket giữa hai tài xế có ảnh hưởng của dư luận bảo thủ, các trang biên tập của Fox News và Wall Street Journal. Họ cũng là bạn đồng sàng về vấn đề này với tổng thống say mê Huynh Đệ Hồi Giáo của chúng ta, ngay cả nếu tính khí bất thường của ông Obama về việc xông hẳn vào khiến họ hơi giận... Ơ Syria bây giờ chúng ta có cơ hội bằng vàng để tặng cho các mullahs một thất bại nặng nề. Chúng chỉ cần lật đổ khách hàng của họ, Bashar al-Assad. Thế là guồng máy truyền thông cho là chế độ Alawite thiểu số của Assad chịu trách nhiệm cho mỗi một trong số 70,000 vụ giết chóc và nửa triệu người Syria phải di chuyển

Page 32: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 32

từ khi nội chiến bắt đầu – y như nếu đa số Sunni, do Huynh Đệ liên kết với al-Qaeda như là mũi giáo của nó, không thực thi những vụ giết hàng loạt hỗ tương và vụ tàn sát chống-Kitô giáo.

Than ôi, những bất hạnh ở A Phú Hãn, Iraq và Libya đã khiến cho hành pháp Obama vốn sợ súng sắp nhẩy cả hai chân vào một vụ lộn xộn Hồi giáo khác. Thế là tổng thống thích ‘lãnh đạo từ đàng sau’ các chính phủ Sunni thượng đẳng chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar hơn. Mỹ thiếu ý chí đã tạo ra một Chân Không: một cách quãng lãnh đạo trong đối lập chống-Assad. Những người Hồi giáo theo thượng đẳng chủ nghĩa -- như từ trên trời rơi xuống -- đúng vào chỗ thủng cố ý ấy, đã ào vào cướp bước tiến của tự do...Tệ hơn nữa, vì không can thiệp mạnh mẽ – có nghĩa là tiếp lửa cho thánh chiến (Jihad) bằng những vũ khí chiến đấu cao kỹ và một chiến dịch không vận để làm mềm nhũn ra những phòng thủ còn lại của Assad – hành pháp đã làm tan tành cơ hội mở ra những đồng minh thực dụng với những người Hồi giáo lấp khỏang Chân Không. Khó chịu với cái thứ tư tưởng mờ nhạt – hăng hái giúp Huynh Đệ nhưng quá quan ngại về việc vũ khí rơi vào tay bọn khủng bố – Obama đành chịu mất cơ hội của chúng ta ảnh hưởng lên kết quả...

Vậy, nếu loại Assad ra là ưu tiên của quý vị, quý vị sẽ bị ket giữa những người Hồi giáo cực đoan (Isla-mists) và những chiến sĩ thánh chiến (jihadists). Trừ phi quý vị ủng hộ việc Mỹ chiếm cứ trường kỳ Syria, không còn ai có thể làm cho xong việc này – và, thực ra nhiều thiểu số thế tục và tôn giáo thích Assad, con quỷ họ biết, hơn viễn cảnh Ai Cập... Nếu Assad đổ và các Huynh Đệ tiếp thu, thất bại này của Teheran sẽ không phải là món bở cho Hoa Kỳ. Không phải cô lập chủ nghĩa nhấn mạnh rằng Mỹ hạn chế vào những trạng thái trong đó quyền lợi Mỹ là sinh tử. Không có quyền lợi như thế ở Syria.” (“Don’t Inter-vene in Syria”. 8.4.2013).

Nếu những nhận định này đúng thì John Kerry trước kia lăng xăng qua lại nhậu nhẹt với Assad rồi bây giờ lăng xăng đi tới đi lui tìm cách lật đổ Assad cho mau để làm gì hay là chỉ để được nổi tiếng làm vốn xây dựng sự nghiệp chính trị, cũng y như cách nay hơn bốn chục năm ông đã lăng xăng phản bội đồng đội, vận động cho CSVN thành công để được chúng ghi công ơn, treo ảnh ở... viện bảo tàng, nơi thích hợp với ông hơn cả, nhưng cũng đưa ông vào được Thượng Viện Hoa Kỳ để thành tổng thống... hụt!

,

Chú thích của Tác Giả:<*> Bài “Đoàn Quân Đi” của Lê Quý Hiệp sinh 1927

tại Thái Bình tức nhạc sĩ Việt Lang, tức thầy giáo Lê Huy:

Ðoàn quân đi thấp thoáng trong đêm không một vì saoUốn khúc đường đào mưa trơn bùn sâuÐoàn quân đi dưới nắng khắp nơiMình đẫm mồ hôi thép súng say đờiVai nặng trĩu căm thù lòng sôi

Về miền cũ.. ù ..uCó những phố phường làng thôn tàn pháRướm máu đôi chân xác xơ quần áo chằng váQuên vùi năm tháng đi là xây cuộc đờiCác anh về đâu!Về nơi máu sương mùa đông đi vào tan hết oán thùDựng một ngày mai tình thương rắc reoPhá tan biên cương loài người sống thân yêuNgày mai lớp dân lầm than không còn buồn đau đập tanDấu phương đẫm máuÐời vang lên hòa bình khúc caMuôn phương tung trời là bay muôn phươngTha thiết đường tơ

Bao em tôi đôi mắt sáng ngờiTrông say sưa quân dồn bước tiếnTóc bạc trắng đây là những me tôiLòng già buồn vui nhìn toán quân xa vời

Ðoàn quân đi giữa sóng biên cương xuân về mùa thắmTôi thấy những nàng khăn hồng lệ thắmHen ngày mai chiến thắng chớ quên đường về làng xưaEm vẫn mong chờ tới ngày ấy đôi ta cùng mơ.<**> Skull & Bones là Hội Đầu Lâu và Hai Xương

Ống, còn có tên là The Brotherhood of Death, viết tắt là TBD, nguyên là một hội kín lâu đời nhất của sinh viên đại học Yale, tại New Haven, Connecticut. TBD duy trì liên lạc giữa các cựu sinh viên, từ khi mới thành lập năm 1832. Hội lấy tên là The Russell Trust Association, theo tên của một sáng lập viên, tổ chức theo mẫu mực của hội Tam Điểm, ngoài việc liên kết các cựu sinh viên còn có nhiệm vụ theo rõi hoạt động của những sinh viên còn đang theo học, từ năm thứ nhất cho tới khi ra trường. Các TT Nixon, Bush bố, Bush con, cũng như rất đông các quan chức cao cấp trong chính quyền và trong các ngành hoạt động tài chánh kinh tế là hội viên của Hội đoàn này. Có dịp tôi sẽ bàn đến tổ chức kỳ bí này.

<***> Câu ca dao “Gió đưa cây cúc ngã quỳ, Đi đâu mà bỏ cố tri đợi chờ”. Cố tri có ngã quỳ hay ngã quỵ thì cứ ngã một mình, đợi chờ làm gì cho mất công.

Page 33: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 33

,

TÀU VÀO MIẾN

Thiên Trường

Trên Người Dân số 202, tháng 6.2007, Nguyễn Trần Ai viết: ‘Tháng 3.1991, Ủy Ban Nhân Quyền LHQ ra một báo cáo lên án những vi phạm nhân quyền trầm trọng của SLORC, nhưng SLORC được Thái Lan và Tàu ủng hộ vì các cty lâm sản của giới quân nhân Thái Lan được phép thả cửa phá rừng khai thác gỗ teak và Miến Điện lấy tiền bán gỗ mua vũ khí của Tàu... Miến Điện rất quan trọng đối với Tàu, vì Tàu đang cố tìm một con đường chuyên chở dầu khí qua Vân Nam để tránh phải qua eo biển Malacca có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào”.

SLORC là đảng cầm quyền của tập đoàn quân nhân (Junta) cai trị Miến Điện bằng bàn tay sắt.

PAUKPHAWNgày 8.8.1988 – sau được mệnh danh là biến cố 8888

– chính phủ quân sự thẳng tay đàn áp, 5,000 (có chỗ ước lượng 30,000) người bị bắn chết trên đường phố. Miến Điện đang là một quốc gia trù phú nay thành một trong những nước nghèo nhất thế giới trên bờ vực phá sản (Thiên Trường. “Bối cảnh chính trị”. Người Dân 266).

Trên bước đường cùng, tháng 10.1989, nhà độc tài quân phiệt Miến Than Shwe công du Bắc Kinh cầu viện, thiết lập “Paukphaw” (tiếng Miến có nghĩa là tình huynh đệ huyết thống) với Tàu, mở toang Miến Điện cho Tàu xâm nhập, triệt để khai thác. Từ đó đến nay, quan chức cao cấp hai nước rộn rịp đi lại như đi chợ.

Từ 2009 đến 2010, Lý Chánh Xuân, Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo lũ lượt kéo nhau sang thăm Miến, ký kết hợp tác với Miến trong 35 dự án chủ yếu là khai thác tài nguyên Miến. Năm 2010 là “năm đầu tư đầu tiên” của Tàu ở Miến. Tháng 9.2010, tướng Than Shwe sang Bắc Kinh đáp lễ. Tháng 11.2012, trước ngày Obama đến Miến, tướng Soe Win, tổng tư lệnh phó Tatmadaw (quân đội Miến), cầm đầu một phái đoàn quân sự thăm

Tàu để dự cuộc triển lãm quốc phòng lưỡng niên tại Châu Hải (Zhuhai),đồng thời gặp tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian), tư lệnh Không Quân. Tháng 9.2012, tướng Mã thăm Miến. Tháng 12.2912, chủ tịch Quốc Hội Ngô Bang Quốc thăm Miến trong chuyến công du 4 quốc gia. Ngày 19.1.2013, phó Tổng Tham mưu trưởng, tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo) thăm Miến gặp TT Thein Sein tại Rangoon. Ngày 19.1.2013, đặc phái viên Phó Anh (Fu Ying) và một phái đoàn sĩ quan cao cấp thảo luận với tổng thống Thein Sein tại Rangoon về tranh chấp đang diễn ra tại Kachin. Đạn đại pháo của Miến bắn KIA đã rơi vào lãnh thổ Tàu ngày 30.12.2012 và 17.1.2013. Tàu đã phái các lực lượng an ninh đến để tăng cường tuần tra và giám sát dọc biên giới. Ngày 21.1.2013, thứ trưởng Thương Mại Trần Kiến (Chen Jian) cầm đầu một phái đoàn thảo luận với các quan chức Miến tìm cách bành trướng xuất cảng nông phẩm sang Tàu và giải quyết các trở ngại cho các công ty Tàu đang đầu tư ở Miến.

Tàu không bao giờ phản đối nhà cầm quyền Miến ngược đãi dân chúng, vi phạm nhân quyền. Tàu được lòng giới quân phiệt cầm quyền. Nhưng dân chúng Miến ngày càng ác cảm với chính phủ và các nghiệp hội Tàu vì họ khai thác tài nguyên bừa bãi phá hoại môi trường, chiếm vườn ruộng nông dân. Công nhân Tàu còn đem phụ nữ Miến về làm vợ. Quyền lợi Tàu ở Miến ngày càng tăng về lãnh vực cũng như cường độ. Chính quyền Miến ngày càng lệ thuộc vào Tàu. Dân Miến ngày càng coi Tàu là kẻ thù.

Tác giả Hà Nhân Văn trình bầy tầm quan trọng của Miến Điện đối với Tàu:

“Nếu Miến Điện hòan toàn trở lại ĐNA và sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014, Bắc Kinh mất một chư hầu quân phiệt, Miến Điện sẽ ở trong vòng ảnh hưởng Ân Độ - Hoa Kỳ, Vân Nam sẽ bị đe dọa trực tiếp vì nội loạn... Cho đến năm 2010, TC khai thác gỗ và các loại lâm sản vào sâu nội địa Bắc Miến từ 45 km đã lên đến trên 60 km... Nếu Miến Điện dứt được vòng tay TC, Bắc Kinh sẽ hụt hẫng ở vùng đệm chiến lược Vân Nam - Bắc Miến Điện. Hơn 10 năm qua, Vân Nam là tỉnh bất an xã hội dẫn đầu Hoa Lục. Dân Thái với nhau vẫn nói tiếng Thái, ca múa Thái, sống với văn hóa và truyền thống Thái. Biết rõ thế nguy sát nách, không dễ gì Bắc Kinh buông Miến Điện, một khi quân đội Miến vẫn còn tùy thuộc vào TC từ kinh viện đến vũ khí, tiếp liệu, quân cụ, quân nhu và nhiên liệu” (“Tầu mất Miến Điện Hoa Nam loạn to!” đề ngày 18.12.2011).

Tác giả Tú Anh phân tích sự lệ thuộc của Tàu vào Miến Điện:

“Theo nhận định của giới tình báo phương Tây thì

Page 34: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 34

với vị trí địa lý và tài nguyên dồi dào, Miến Điện là một thế cờ địa chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Bắc Kinh không thể để cho quốc gia Đông Nam Á này ngả theo Ân Độ hay Tây phương. Trung Quốc lệ thuộc vào Miến Điện từ khí đốt cho đến thủy điện, từ kinh tế cho đến quốc phòng và đặc biệt là đầu cầu triển khai hải quân trong Ân độ Dương” (“Miến Điện dân chủ hóa để thoát gọng kềm Trung Quốc” đề ngày 4.10.2012).

Trong bài khảo cứu rất công phu “Chính sách Tàu đối với Miến Điện: Thách thức và Triển vọng” (China’s Pol-icy toward Myanmar: Challenges and Prospects), Kudo Toshihiro thuộc Viện Phát Triển Kinh Tể của Tổ chức Ngoại Thương Nhật (Ide-Jetr: Institute of Developing Economics – Japan External Trade Organization), kể ra “Ba quyền lợi chiến thuật của Tàu ở Miến Điện”:

“Tàu chủ yếu có ba quyền lợi chiến thuật tại Miến Điện: (1) mua nhiên liệu và an ninh nhiên liệu, (2) con đường vào Ân Độ Dương, và (3) an ninh biên giới và mậu dịch biên giới”.

MỞ ĐƯỜNG VÀO ẤN ĐỘ DƯƠNGTrên Người Dân số 215 tháng 7.2008, Nguyễn Trần

Ai viết về kế hoạch Tàu mở đường vào Ấn Độ Dương:“Tác giả David Fullbrook từ Côn Minh, trình bầy cặn

kẽ: Mơ ước về đường ống của một con đường mậu dịch rẻ hơn, ngắn hơn và an toàn hơn giữa Tàu và Âu Châu từ Vịnh Bengal đã một lần nữa len lỏi vào các chương trình hoạt động chính thức… Lái xe trên mạng lưới chuyển vận tối tân qua Miến Điện từ tỉnh Vân Nam theo con đường mậu dịch cổ đại ra biển sẽ cắt chi phí đáng kể bằng cách tiết kiệm được một tuần lễ hay hơn trên thời gian gửi hàng từ Tàu sang các thị trường then chốt ở Âu Châu… Nó cũng còn giảm bớt nỗi lo sợ việc cắt đứt nguồn tiếp tế dầu từ Trung Đông mà bọn khủng bố phá hoại trên Eo Biển Malacca đầy hải tặc của Đông Nam Á, thủy lộ mà đa số nhiên liệu và hàng hóa Bắc Á phải đi qua. Bhamo, một cảng cổ nằm xa trên Sông Irrawaddy khỏang 12 giờ từ biên giới Tàu, có vẻ là nơi tụ hội để hàng hóa chuyển giữa các xe tải hay xe hỏa Tàu sang các giang thuyền chở hàng dọc Irrawaddy. Con sông này, thủy lộ thương mại quan trọng nhất của Miến, chảy suốt 2,170 cây số qua trung tâm quốc gia và đổ vào Vịnh Bengal…Con đường này có thể được khai thông trong vài năm nếu đầu tư của Tàu được Miến Điện chấp thuận…Hỏa xa Tàu sau này có thể bỏ qua Bhamo, chạy đến đầu đường hỏa xa Miến tại Lashio, chạm chót của đường hỏa xa Miến trứ danh thời Đệ Nhị Thế Chiến như là một điểm xuất phát của con đường Miến Điện…Trong khi đó, các toán thi công Tàu xây cất

một đường hỏa xa từ Côn Minh, thủ phủ Vân Nam, miền tây nam Mãng Thị (Mangshi), thủ phủ của Đức Hồng Đới (Dehong Dai). Dân Tàu ở Thụy Lệ (Ruili) – một đô thị tứ xứ ở biên thùy ngáng qua những đường đến Bhamo, 90 cây số về phía tây, và Lashio – mong mỏi thiết lộ đến từ Mãng Thị trong vài năm nữa. Như thế thiết lộ Tàu và Miến chỉ cách nhau có 145 cây số. Nếu thủy lộ Bhamo thành công, triển vọng mở mang các ống dẫn dầu qua Miến Điện, bổ túc các đường từ Trung Á đến bờ biển miền đông đang bộc phát của Tàu sẽ rất mạnh… Và không chỉ dầu của Tàu mà cả dầu của Nhật và Hàn Quốc cũng có thể chảy qua những đường ống từ duyên hải Miến Điện qua Tàu, khiến Bắc Kinh cũng kiếm được một, hai đồng tiền mãi lộ. Lại nữa, Tàu có thể miễn lệ phí này để đánh bóng hình ảnh Đại Huynh hữu nghị… Đa đầu chế [tập đoàn quân nhân] lo sợ một cuộc xâm lăng Anh-Mỹ khiến cho tương quan Bắc Kinh và Yangon đầm ấm thêm… Miến Điện không duy nhất là con đường mậu dịch Tàu hy vọng tái sinh. Tàu muốn một thiết lộ phía nam từ Cảnh Hồng (Jinghong) ở nam phần Vân Nam qua Lào đến hải cảng nước sâu Laern Chabang của Thái Lan, gần Bangkok. Để hỗ trợ ý đồ của Tàu, các nỗ lực LHQ để nối liền thiết lộ Âu Á và ASEAN thảo luận về một thiết lộ Côn Minh-Tân Gia Ba. Tàu cũng giúp kiến thiết một con đường thứ hai qua Nepal đi Ân Độ trong khi sửa chữa con đường hiện hữu, và thúc đẩy Kathmandu dọn lối cho con đường thứ ba. Những con đường như thế sẽ được phấn khởi khi thiết lộ Lhasa đang xây dựng mở ra cuối thập niên này… [Giáo sư Vương Trung Ly (Wang Chung Lee), giám đốc Viện Khoa Học Xã Hội Vân Nam, bảo] Bây giờ chính quyền Vân Nam lập ra một chiến thuật để biến hành lang từ Đông-Nam và Nam Á. Một khi giấc mộng này thành, những bước mậu dịch tiến dài hiện nay so với cái gì sẽ xẩy ra chẳng còn nghĩa lý gì nữa”. Tham vọng Tàu như thế đã quá rõ và quả là đáng sợ. Nếu các cường quốc không đề cao cảnh giác và có những biện pháp ngăn chặn thích ứng ngay từ bây giờ thì có ngày hối không kịp...”

Tác giả Nguyễn Văn Huy giải thích “Miến Điện và Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc”:

“Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha và

Page 35: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 35

Bokeo trên lãnh thổ Lào.Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến

Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới: diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài (2.185 km) với Trung Quốc. Một thuận lợi khác là ban lãnh đạo quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia phát triển phương Tây cô lập, do đó chỉ còn nương tựa vào Trung Quốc để được bảo vệ trước dư luận quốc tế. Đổi lại, Miến Điện dành cho Trung Quốc mọi ưu tiên trong việc khai thác tài nguyên để được cung cấp vũ khí. Nhưng yếu tố được chú ý tới nhiều nhất là các hải cảng, Bắc Kinh dự trù xây dựng và khai thác hải cảng Thilawa, cách Rangoon 15 km về phía Nam, để hiện diện lâu dài trong vịnh Bengal. Nhiều bến cảng quân sự khác cũng đang được xây dựng để tiếp tế các đoàn tàu thương mại và quân sự Trung Quốc qua lại trên Ân Độ Dương”.

Jules Étienne trình bày “những quyền lợi chiến thuật ngày càng tăng của Tàu ở Miến Điện”:

“AIE (Agence internationale de l’énergie, trụ sở ở Paris, do OCDE thành lập 1974) đã tính toán rằng Tàu nhập cảng dầu Iraq có thể vượt 275.000 thùng/ngày năm 2011 (chỉ 5% nhập cảng của Tàu) lên đến 8 triệu thùng/ngày vào năm 2035. CNPC (China National Na-tional Petroleum Corporation) đầu tư nhiều tỷ đô la vào những bãi dầu Iraq. Nếu không bị các vấn đề an ninh làm xáo trộn, Iraq có thể trở thành nước sản xuất dầu đứng đầu thế giới, trước Ả Rập Saudi, với khách hàng lớn nhất là Tàu.

Để tiếp tế cho những nhà máy lọc dầu của họ, Tàu hiện đang xây dựng một ống dẫn dầu qua Miến Điện nối liến Ân Độ Dương với Vân Nam, bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2013. Kể cả việc kiến thiết một trạm trung chuyển ở cảng Kyaukphyu (Bang Rakhine), CNPC dự trù kinh phí lên đến US$4.7 tỷ. Đường ống công suất 23 triệu tấn/năm, chạy qua bắc Miến, nơi cư ngụ những sắc tộc thiểu số hãy còn võ trang. Collin Reynold, một phân tích gia độc lập, trong cuộc đàm luận được tờ Ir-rawaddy phổ biến, cho rằng nếu thử nghiệm được coi là khả quan, “rất có thể các công ty dầu của Tàu sẽ xây dựng thêm những ống dẫn dầu khác xuyên qua Miến”.

Vấn đề của Tàu không phải là để giảm cước phí. Trong mục tiêu quyết liệt tăng nhập cảng dầu Trung Đông, Bắc Kinh cần tránh đi qua eo biển Malacca rất đông, rất chật có thể bị ket trong trường hợp khủng hỏang chính trị hay địa phương, do một trong những quốc gia ven sông, Nam Dương, Mã Lai Á và Tân Gia Ba.

Sản xuất dầu của Tàu phải lên đến 220 triệu tấn/năm vào năm 2020. Và nếu tỷ lệ phát triển kinh tế tiếp tục

bằng hay hơn 7% thì nhu cầu dầu của Tàu sẽ lên đến 650 tấn/năm. Tàu ý thức được rằng nó sẽ lệ thuộc ngày càng nhiều vào nhập cảng từ Trung Đông và chuyển vận qua Miến Điện, nơi mà hình ảnh của nó không được ưa chuộng.” (“Les intérêts stratégiques croissants de la Chine en Birmanie”. ASIE INFO. 3.12.2012).

Le Maghreb cho biết “một ống dẫn dầu và một ống dẫn khí về Tàu bắt đầu hoạt đông vào tháng 6”: “Theo CNOOC (China National Offshore Oil Corporation), nếu hoàn thành vào tháng 6 như dự định, hai ống dẫn này nối cảng Kyaukpyu của Miến Điện với thành phố biên thùy Nhuệ Lợi (Ruili) tỉnh Vân Nam sẽ chuyển dầu thô từ Trung Đông đến Tàu... Mặt khác, các phương tiện này sẽ tăng đáng kể việc cung cấp năng lượng cho các vùng kém mở mang tại tậy nam Tàu”.

Tiến sĩ Thant Myint-U nhận định: “Cũng như Kênh đào Suez của Ai Cập mở ra một xa lộ hàng hải giữa Âu Châu và Á Châu, Tàu có thể sửa lại bản đồ một cách triệt để như thế.” (“Un gazoduc et un oléoduc de la Birmanie vers la Chine en service en juin” đề ngày 23.1.2013).

Kế hoạch Tàu là như thế nhưng vẫn còn nhiều trở ngại trong việc thực thi vì các dự án đều tập trung ở vùng biên giới Miến, nơi các sắc tộc thiểu số thường xuyên tranh chấp với quân đội chính quy Miến, gây tình hình bất ổn.

Eric Draitser bình luận về tình hình này:“Trung tâm của những xung đột gần đây là thành phố

Sittwe, thủ phủ của bang Rakhine về phía tây bắc. Thành phố này ở trung tâm của một trong những đầu tư quốc tế cốt yếu nhất của Tàu, dự án hải cảng và đường ống dẫn dầu Sittwe. Dự án này, với đường ống kép dẫn dầu và khí băng qua Miến Điện để nối tỉnh Vân Nam ở tây nam Tàu với Ân Độ Dương, do đó sẽ cung cấp cho Tàu đường nhập cảng trên đất liền nhiên liệu từ Phi Châu và Trung Đông. Vì Hoa Kỳ nắm quyền bá chủ hàng hải, không lệ thuộc hòan toàn vào chuyên chở hàng hải thương thuyền là một phương diện thích hợp của chiến lược tổng thể của Tàu... Sittwe còn là địa điểm của cảng lớn do Tàu tài trợ, ngoài việc là điểm xuất phát của ống dẫn dầu còn là một điểm giao thông sống còn vào Đông Nam Á và bán lục địa Ân Độ. Khoáng sản và nguyên liệu nhập cảng từ Phi Châu cũng như dầu từ Trung Đông sẽ qua cảng này để bán trên thị trường Tàu. Vì lý do đó mà Sittwe có tầm quan trọng thiết yếu cho phát triển kinh tế Tàu. Dĩ nhiên, vì Sittwe và phần còn lại của Bang Rakhine rơi vào hỗn loạn và cộng đồng quốc tế kêu gọi can thiệp, cảng, ống dẫn dầu và các dự án khác không thể tiếp tục. Sittwe và vùng Rakhine không phải là điểm nóng duy nhất trong chiến tranh ủy quyền

Page 36: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 36

chống lại phát triển kinh tế Tàu. Tỉnh Kachin ở phía bắc cũng chia phần trong xung đột bạo động. Những người nổi loạn Kachin không những tăng cuộc chiến du kích chống chính quyền mà còn là một đe dọa nghiêm trọng cho ổn định trong vùng và do đó, khả năng tồn tại và an ninh cho đường ống dẫn dầu Tàu phải băng qua Kachin vào vùng tây nam Tàu. Có tin Tàu trả tiền cho lính Miến ở phía bắc để tăng an ninh cho dự án trong hỗn chiến gần đây. Sự kiện này cho thấy bạo loạn trong vùng nhắm vào Tàu cũng nhiều như nhắm vào chính phủ Miến... Theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế, năm 2035 Tàu sẽ nhập cảng 8 triệu thùng dầu một ngày thay vì 275,000 thùng/ngày như hiện nay. Đường ống dẫn dầu qua Miến Tàu đang xây cất sẽ nối liền Vân Nam với Ân Độ Dương, khỏi cần qua eo biển Malacca do Hải Quân Mỹ kiểm soát có thể bị khóa lại bất cứ lúc nào. Giải pháp của Tàu là biến Miến Điện thành California của nó, một đường duyên hải dài với những hải cảng và ống dẫn dầu.” (“A New Front: Myanmar’s Role in the Geopolitics of Empire”. 22.6.2012).

Miến quan trọng như thế đối với Tàu nên Tàu không quản công mua chuộc Miến.

TÀU MUA CHUỘC MIẾNTàu là nước đầu tư nhiều nhất vào Miến Điện.Tháng 8.2012, đầu tư trực tiếp của Tàu lên đến

US$14.1 tỷ. Mậu dịch song phương trong nửa đầu năm lên đến US$3.3 tỷ (The Irrawaddy 24 September, 2012). Chỉ trong tháng 12.2012, mậu dịch song phương tại điểm biên giới Muse là US$280 triệu. Miến nhập cảng của Tàu US$105 triệu, xuất cảng sang Tàu hơn US$173 triệu (Mizzima News. 23.1.2013). Ngày 30.5.2013, các ống dẫn dầu và khí xuyên-Miến dài 1100 km từ cảng Kyaukphyu ở bang Rakhine vào Tàu ở Nhuệ Lợi, tỉnh Vân Nam, hòan thành, kinh phí US$30 tỷ, sẽ đem lại cho Miến US$7 triệu tiền mãi lộ. Miến có 47 khối dầu và khí trong đất liền, Tàu đang khai thác 23 khối (Miz-zima News. 9.1.2012). Tàu cung cấp cho Miến US$1.4 triệu cương liệu quân sự trong thập niên 1990 và từ đó trở đi cung cấp gần hết nhu cầu cương liệu quân sự.

Tài liệu Nghiên cứu (Research Papers) tháng 9.2010 của Viện Nghiên cứu Hòa Bình và Tranh chấp (IPCS = Institute of Peace and Conflict Studies) bàn về thủ đoạn cạnh tranh của Tàu để độc chiếm thị trường Miến, nhập cảng cũng như xuất cảng, nguyên liệu cũng như dịch vụ, dân sự cũng như quân sự:

“Tàu tham gia vào Miến Điện từ khai mỏ khoáng sản, dầu, khí đến thủy điện. Để chiếm được những tài nguyên ấy, Tàu trả giá cao hơn tất cả các đối thủ, xây dựng hạ tằng kiến thiết giá rẻ, cung cấp các tín khỏan

nhe lãi hay không có lãi, bán vũ khí và viện trợ kỹ thuật, cung cấp cái dù chính trị cho tập đoàn quân nhân trong cộng đồng quốc tế, và duy trì giao hảo với các nhóm sắc tộc và tập đoàn quân nhân... Có những tài nguyên giới hạn và Tàu tin rằng giá những tài nguyên ấy chỉ có tăng, do đó, nó chuẩn bị cho “những ngày xấu”. Chris-topher H. Stephens, một đối tác cao cấp của Coudert Brothers, bảo, “Tàu có quan điểm dài hạn để chiếm được các tài nguyên chiến thuật hơn là quan điểm đầu tư ngắn hạn”... Năm 2005-2006, Tàu biểu diễn tài khéo léo ngoại giao và kinh doanh khi ký một thỏa ước khí đốt để Bộ Năng Lượng Miến bán trong 30 năm tới, trữ lượng 6.25 ngàn tỷ bộ khối (TCF = trillion cubic feet) từ khối A-1 đến khối A-3 (duyên hải Rakhine) qua một đường ống nối liền Côn Minh ở tỉnh Vân Nam và cảng Kyauk Phyu của Miến Điện tại Bang Rakhine...

Theo Viện Nghiên Cứu Á Châu, mậu dịch song phương Tàu-Miến năm 2005 lên đến US$1,209.25 triệu. Từ 1989 đến 2005, xuất cảng của Miến tăng 2.2 lần trong khi nhập cảng từ Tàu tăng gần 5 lần. Đầu tư trực tiếp ngoại quốc của Tàu chỉ có US$194.221 triệu trong 26 khu vực ở Miến.

Tàu cung cấp viện trợ kinh tế để bảo vệ đầu tư của họ trong quốc gia [Miến] và ảnh hưởng lên tập đoàn quân nhân và các nhóm sắc tộc về phía với họ để tiến hành mậu dịch với Miến Điện.

Từ năm 1988, Tàu đã giúp chính phủ Miến xây dựng 8/9 nhà máy nấu đường (US$ 158 triệu), 20 nhà máy thủy điện (US$ 269 triệu), 13/45 nhà máy mới cho Bộ Kỹ Nghệ 1 (US$ 198 triệu) và 12/21 nhà máy mới cho Bộ Kỹ Nghệ 2 (US$ 137 triệu). Tàu cũng nâng cấp 6 nhà máy cho Bộ Kỹ Nghệ 2 (US$ 346 triệu), cung cấp 6 tàu biển và xây dựng một xưởng đóng tàu (US$25 triệu). Năm 2006, các hãng Tàu xây dựng 7/11 nhà máy thủy điện mới (US$ 350-400 triệu).

Cũng từ năm 1988, qua chương trình hàng đổi lấy hàng (barter) và các tín khỏan không lãi suất, Tàu đã cung cấp cho quân đội Miến các quân cụ như xe tăng, thiết vận xa, phi cơ quân sự và trọng pháo như súng cối (howitzers), súng chống tăng, súng cao xạ. LHQ báo cáo năm này Tàu đã giao cho Miến quân cụ trị giá US$5.9 triệu và US$3.4 triệu vũ khí. Quân đội giải phóng nhân dân cũng huấn luyện quân Miến kỹ thuật dùng vũ khí.

Tóm lại, Tàu đầu tư và viện trợ cho Miến nhằm việc cải tiến phẩm chất xuất cảng. Viện trợ phát triển Tàu liên hệ khắng khít với các quyền lợi doanh thương Tàu ở Miến. Viện trợ thương mại để bảo đảm quyền lợi của các hãng Tàu cũng có thể làm lợi cho chương trình phát triển của Tàu. Nó cũng giúp Tàu bảo đảm được nguồn

.

Page 37: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 37

.

cung cấp nguyên liệu bán thành phẩm cho nền kinh tế đang tăng trưởng của nó. Thêm vào đó, nó bảo đảm các quyền lợi địa chính của Tàu tại Ân Độ Dương.

Từ 1966 đến 2005, Miến Điện nhận của Tàu các trái khỏan tương đương US$138.7 triệu cho các dự án hạ tằng kiến thiết... Tháng 12.1989, Miến và Tàu ký một thỏa ước hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Năm 1991, Miến Điện vay được 50 triệu nguyên, năm 1993 lại nhận được của Tàu một trái khỏan 50 triệu nguyên không lãi. Gần đây hơn, năm 2003, nhân chuyến công du Tàu của thống tướng Than Shwe, chính phủ Tàu cấp cho 50 triệu nguyên để xây dựng một nhà máy làm máy gặt liên hợp tại Ingone và ba nhà máy thủy điện cỡ nhỏ và US$200 triệu dưới hình thức trái khỏan cho người mua ưu đãi. Tàu còn cấp 5 triệu nguyên để cung cấp hàng hóa văn hóa, giáo dục và thể thao. Cùng năm, Tàu chấp thuận một trái khỏan US$200 triệu để kiến thiết nhà máy thủy điện Yeywa.

Vì chính phủ Miến không đầu tư, phát triển hạ tằng kiến thiết, Tàu thành một phương diện quan trọng kinh viện khác. Các công ty Tàu dùng các trái khỏan nhe lãi và tín dụng xuất cảng làm đường, xây đập và cảng. Thí dụ, Tàu xây dựng đập Tasang trên sông Salween để được ghép vào lưới điện tiểu khu của Mekong Mở Rộng”.

Năm 1992, Cao Miên, Lào, Miến Điện, Việt Nam và Thái Lan được Ngân Hàng Châu Á mời tham dự đề án xây dựng Tiểu khu sông Mekong mở rộng (GMS=Greater Mekong Subregion) để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực. Năm 2009, Bắc Kinh thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào GMS để tạo một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Tàu trở thành quốc gia lãnh đạo GMS để bổ túc cho dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt (SEZ=Special Economic Zone), còn gọi khu chế xuất của Tàu, tiến hành từ năm 1995 gồm 5 SEZ và 14 thành phố Hải cảng Mở (OCC=Open Coastal Cities) ở vùng duyên hải.

Như vậy cho thấy trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi mua chuộc quốc gia chủ nhà, Tàu cũng không bỏ lỡ cơ hội để bành trướng.

MỘT THÍ DỤ ĐIỂN HÌNHDự án xây dựng chuỗi đập thủy điện trên sông Ir-

rawaddy được thống tướng Than Shwe, chủ tịch Hòa bình và Phát triển Miến Điện, và chủ tịch Tàu Hồ Cẩm Đào, nhân dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Phi tại Jakarta, Nam Dương ngày 22.4,2005, thỏa thuận trên nguyên tắc, sau đó, vào tháng 3.2009, được ngoại trưởng Tàu Dương Khiết Tri (Yang Jiechi) và ngoại trưởng Miến U Wunna Maung Lwin ký kết tại Bắc Kinh

Dự án này gồm 7 đập thủy điện, trong đó đập Myit-sone quan trọng hơn cả, trên đầu nguồn sông Irrawaddy trong tiểu bang Kachin, theo đó mọi kinh phí (dự trù US$20 tỷ), công tác qui hoạch và xây dựng đều do Tàu, đại diện bởi công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của tổ hợp Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (CPI = China Power Investment Corporation) đảm nhiệm. Miến Điện phụ trách bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh. Khi hòan tất, 7 con đập này sẽ có tổng năng suất khỏang 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, 90% sẽ xuất cảng sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. 50 năm sau khi hòan thành, nhà máy thủy điện Myitsone sẽ do Tàu quản lý và vận hành, sau đo mới giao lại cho chính quyền Miến.

Riêng đập Myitsone, có kinh phí ước lượng US$3.6 tỷ, là con đập lớn thứ 15 trên thế giới, là một đập đá đổ, mặt phủ bê-tông cao 152 mét, dài 150 mét, có năng suất 3.600 MW, khỏang 16.634 Gwh/năm, khởi công tháng 11.2009, được xây trên hai phụ lưu của sông Irrawaddy là sông Nmai và sông Mali, dự trù hòan tất vào năm 2017. Con đập này tạo ra hồ chứa rộng 766 km2, sẽ làm ngập 47 làng cùng hàng trăm cây số đường sá, hàng ngàn nhà cửa và ruộng vườn của người Kachin nằm trong thung lũng giữa hai nhánh sông Nmai và Mali, hơn 10.000 người Kachin phải dời đi nơi khác.

Theo các chuyên viên nghiên cứu địa chấn, đập Myit-sone nằm trên vùng va chạm của hai mảng địa cầu Âu Á và Ấn Độ, do đó khi có động đất trên cấp 8, đập sẽ bị vỡ kèm theo hiện tượng đất trượt tạo nên một trận cuồng lũ nhanh chóng, tai họa sẽ rất khủng khiếp: hơn 150.000 người sinh sống tại thành phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin, cách đập 40 km dưới thung lũng, sẽ bị cuốn trôi đi cùng với mùa màng, nhà cửa và những kiến trúc văn hóa.

Tai biến chưa xảy ra nhưng hiện tại, trong giai đoạn kiến thiết công trình, đã có những sự kiện khiến dân địa phương phẫn uất.

Hàng trăm ngàn hecta đất rừng và đất canh tác, hàng chục nơi thờ phượng và đền đài của người địa phương đã bị nước phủ ngập, rất nhiều chủng loại thú rừng và cá sông hiếm bị hủy diệt.

Hằng năm, phù sa của con sông Irrawaddy lớn nhất nước phủ chất dinh dưỡng cho các vùng đất canh tác nông nghiệp ở vùng hạ lưu, nơi những cánh đồng lúa trù phú cung cấp cho phần lớn lương thực chính cho gần 60 triệu người dân Miến, nay bị con đập giữ lại, nông dân sẽ phải mua thêm phân bón hóa học để bù đắp, chưa kể sẽ bị nhiễm mặn, năng suất canh tác lúa nước sẽ giảm. Công trình này sẽ còn làm giảm lượng cá trên sông.

Trên công trường, số công nhân Miến chỉ vào khỏang

Page 38: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273Trang 38

1/3 số công nhân Tàu. Vào cao điểm, công nhân Tàu lên đến 40.000 người. Họ chiếm đóng những địa điểm sinh sống kinh tế tốt nhất của dân địa phương và khai thác lén lút những tài nguyên quý hiếm như vàng và đá quý, nhất là xâm phạm quyền lợi cốt lõi của họ là nghề trồng và áp tải thuốc phiện.

Ngoài ra, theo thỏa ước đình chiến ký năm 1989 giữa chính quyền trung ương Miến và các sắc tộc địa phương, chính quyền trung ương sẽ không đưa quân vào lãnh thổ các tiểu bang của người sắc tộc. Vi phạm điều này bị coi là một hành vi gây hấn. Nhưng nhiều đơn vị quân đội Miến gốc Burman từ Rangoon đã được phái đến đồn trú tại công trường để bảo vệ an ninh. Người Kachin coi đây là một đe dọa đối với họ.

Năm 2007, 12 đại diện dân bang Kachin ký một bức thư gởi tướng Than Shwe và Bộ Điện lực Myanmar đòi hủy bỏ dự án. Mạng lưới Sông ngòi Miến Điện (BRN Burma River Network) cũng đã gởi một lá thư yêu cầu nhà cầm quyền Tàu phải đánh giá tác động môi trường và xã hội một cách nghiêm chỉnh, công bố công khai bản báo cáo ra công chúng và phải có ý kiến của các cộng đồng người dân bị ảnh hưởng trong quá trình ra quyết định. Dưới sự chỉ đạo của bộ trường Bộ Môi trường Zaw Min, một báo cáo của Hội Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Thiên nhiên (BANCA = Biodiversity And Nature Conservation Association) cũng đề xuất giảm quy mô xây dựng đập lớn bằng cách làm hai đập nhỏ hơn nhưng báo cáo này không được công bố lúc đó.

Ngày 17.4.2010, ba quả bom phát nổ ở công trường xây dựng đập nước, giết chết 4 người Tàu và làm bị thương 20 người khác. Chính quyền Miến nghi ngờ KIA (Kachin Independent Army) là thủ phạm nhưng KIA đã bác bỏ cáo buộc này.

Tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật, thường xuyên có các cuộc biểu tình chống Tàu xây đập thủy điện của kiều dân Miến trước các tòa Đại sứ Miến Điện. Trong nước, bà Aung San Suu Kyi đã nhiều lần lên tiếng cổ động chiến dịch chống lại việc triển khai xây dựng thủy điện Myit-sone, xem dự án là một đe dọa môi trường và xã hội. Dự án thủy điện này đã làm người dân Miến tăng thêm cách biệt với chính quyền và ác cảm đối với Tàu.

Từ đầu năm 2011, các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và người Miến Điện liên tiếp xuống đường tại Kachin và Rangoon, yêu cầu ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone này. Từ tháng 9.2011, xảy ra nhiều cuộc chạm súng giữa quân đội chính quy và KIA quanh các công trường khiến có rất nhiều công nhân Tàu bị sát hại.

Cuối tháng 9.2011, tổng thống Thein Sein tuyên bố đình chỉ công trình xây dựng đập Myitsone. Ông cho

biết chính quyền của ông do dân bầu ra, do đó phải tuân hành ước muốn của dân, ở đây là người Kachin mà đời sống bị xáo trộn vì việc xây con đập này, nếu không đình chỉ có thể xảy ra nội chiến. Bắc Kinh bị bất ngờ, lớn tiếng phản đối và yêu cầu tân chính quyền Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký.

Để kết thúc bài này, tôi mạn phép mượn lời kết luận bài khảo cứu rất công phu “Miến Điện và Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Văn Huy:

“Nhìn kỹ lại quan hệ giữa chính quyền Miến Điện và Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và xây dựng cơ sở doanh nghiệp. Trong thực tế, họ chỉ đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương. Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện. Thêm vào đó, do-anh nhân Trung Quốc còn muốn nuốt trọn những nguồn lợi khác của dân chúng địa phương. Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu được. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện”.

Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Tại Việt Nam, Trung Quốc đã mua chuộc gần như tất cả các cấp chính quyền và đang thao túng toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược. Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có xứng đáng để được so sánh với nhóm quân phiệt lãnh đạo Miến Điện hay không? Câu hỏi này phải nhường cho những đảng viên trả lời.

Nhưng liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam có đảng viên nào yêu nước không và nếu có thì có dám trả lời không?

Tài liêu tham khảo chính:1/ TS Lê Anh Tuấn. Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí

hậu Đại học Cần Thơ. “Myanmar đình chỉ xây dựng đập thủy điện Myitsone – Câu chuyện chính trị, xã hội và môi trường”. 6.7.2012.

2/ Nguyễn Văn Huy. “Miến Điện và Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc”. Thông Luận số 266, cập nhật 24.10.2012.

Page 39: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Tháng 5 - 2013 Trang 39

BƯU VÀ ẤN PHÍ TạiHoaKỳ:cho12số: gửiBulkRate$US18.00 gửiFirstClass$US30.00 (xinvuilòngghirõFirstClass) TạiCanada,Âuchâu:$US34.00 (12số,gửiAirMail) TạiÚc,ÁvàPhichâu:$US40.00(12số,gửiAirMail)Saukhinhậnđượcchiphiếu,NguờiDânsẽgửisốđầutiênvàolầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượctrongvòngmộttháng,xinvuilòngliênlạcvớiBanPhụTráchNguờiDânđểtìmnguyênnhân.Khiđổiđịachỉ,xinvuilòngthôngbáotrướctốithiểu30ngàyđểkịpđiềuchỉnhdanhsáchcholầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượcsaukhiđếnđịachỉmới,xinbáochoNguờiDânđượcrõ.

Chiphiếu,thưtừ,liênlạcxinđề:Người Dân

PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USATel: 1-714-549 3443 - Fax: 1-714-549 3443

ISSN No. 1065 6871 Chọn bài : Vương Đạo Thực hiện : Đức & Mỹ Phân phối : Mai Văn

THỂ LỆ CHUNGXingửibàiđếnNguờiDânbằngEmail(hoặclàfloppydisk,đĩaCDđểtránhhưhạidọcđường,vàxinchobiếtđãdùngloạitiếngViệtnào,cùngloạiprogramnào).Tácgiảcóthểdùngnhiềubúthiệu,nhưngphảichobiếttênthật,địachỉ,sốđiệnthoạiđểtiệnliênlạckhicần.

BàigửichoNguờiDânxinđừnggửichocácbáokhácvàngượclại.NguờiDânkhôngtrảlạibảnthảo,đĩaCDhayfloppydisk.

Bàimuốnđăngkịpsố,xingửitớitrướcngày15thángtrước.

NgoạitrừnhữngbàicóghirõlàLờiTòaSoạn(LTS),hoặcBanPhụTráchNgườiDân(BPTNgD),mọiýkiếnlàcủangườiviết,khôngnhấtthiếtlàcủaNguờiDânhayphảnảnhquanđiểm,chủtrươngcủaNguờiDân.

BàitríchđăngtừNguờiDân,xinvuilòngnêurõxuấtxứ.

C Ả M Ơ NBPT Nguời Dân thành thật tri ân các thân hữu/độc giả nhiệt tình ủng hộ, hoặc tặng bạn bè dài hạn

dưới đây:

Có những trường hợp chi phiếu đến lúc đã lên khuôn hoặc phát hành rồi, nên nếu các bạn không thấy liệt kê tên mà vẫn nhận được... hồng thiệp, xin vui lòng xá tội và bỏ qua cho.

BPT cũng thành thật mang ơn các đồng nghiệp và thân hữu gửi cho NgD các tài liệu, bản tin, báo dưới đây: Hiệp Hội 270 P.O Box 22, Chidori, Tokyo 146-8691; Florida Việt Báo 268-9, P.O. Box 277625 Miramar FL 33027-7625

Lê Trí Dũng, San Bernadino CA, 1 năm 25.00Cathew Chuong, Bursville MN, 1 năm 18.00Lã Hoàng Trung, Westminster, CA, 100.00Trần Thế Kiệt, Los Angles, CA, 100. 00

Sách Mới

Lê X. Thảo, Jacksonville FL, 1 năm 20.00Hang Thanh, Westminster CA, 1 năm 20.00Le Phung, Philadelphia PA, 1 năm 20.00Do Hung, Columbus GA, 1 năm 30.00

tủ sách Người Dân VietBooks

chuyện GẪU (sẽ in)Hoàng Hôn, 472 tr, $20.00

40 NĂM VIỆT NAMHoàng Hôn, 562 tr, $20.00

DÂN THẮC MẮCHoàng Hôn, 560 tr, $20.00

DÂN BÀNHoàng Hôn, 530 tr, $20.00

STORIES OF A TIMEMai Phuong, 308 pages, $10.00

Page 40: Tháng 5 - 2013nguoidan.net/wordpress/wp-content/uploads/2013/06/...những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội

Người Dân Số 273PRESORIED STANDARD

U.S. POSTAGE PAIDSANTA ANA, CA

PERMIT NO. 4085

Tạp chí Người DânPO Box 2674Costa Mesa, CA 92628 USA

CHUYỆN GẪU, Hoàng Hôn, 466 trang, $20.00DĨ VÃNG, Sĩ Quốc, 310 trang, $10.00LŨY TRE XƯA, Hoàng Thị, 330 trang, $10.00MÙA THU CUỐI LỐI, Hoàng Hôn, 370 trang, $12.00ĐỜI VÀO THU, Hồng Vân, 310 trang, $10.0040 NĂM VIỆT NAM, Hoàng Hôn, 562 trang $20.00ĂN ỐC NÓI MÒ, Hoàng Hôn, 640 trang, $20.00NGHĨ QUẨN VIẾT QUANH, Hoàng Hôn, 610 tr $20.00DÂN NGHĨ, VIẾT, ĐỌC VÀ NÓI, H. Hôn, 610 tr, $20.00DÂN Ý, Hoàng Hôn, 690 trang, $22.00DÂN LUẬN, Hoàng Hôn, 670 trang $22.00DÂN BÀN, Hoàng Hôn, 532 trang $20.00DÂN THẮC MẮC, Hoàng Hôn, 560 trang $20.00CỘNG SẢN ĐANG LỪNG LỮNG TRỞ LẠI, Đại Dương, 660 tr, $20.00BÊN LỀ PHẬT GIÁO I (Darsana), Nguyễn Trần Ai, 600 tr, $20.00BÊN LỀ PHẬT GIÁO I I (Yoga, Tantra), Nguyễn Trần Ai, 840 tr, $30.00Behind The Bamboo Hedges, Mai Phương, 340 tr, $10.00 Autumn, Mai Phương, 300 trang, $10.00 Stories Of A Time, Mai Phương, 340 tr, $10.00Vietnamese Communists, Việt Thường, 450 tr, $20.00

tủ sách Người Dân

Mua sách cộng chung trên $100.00 chỉ phải trả 50% giá đề