ths. trương thế quy -...

28
Ths. Trương Thế Quy

Upload: dangduong

Post on 20-Aug-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Ths. Trương Thế Quy

Có thể có những trường hợp phải thuyết trình, báo cáo chuyên đề, chia sẻ kiến thức hoặc kinh nghiệm ở một chuyên ngành nào đó, thuyết giả (người nói trước cộng đồng) không cần thiết phải là một nhà mô phạm.

Nhưng nếu phải đứng lớp để truyền thụ kiến thức cho một tập thể mang tính chất lớp học, khoá học, thì tất nhiên người phụ trách đã đứng ở cương vị một người thầy. Mà một người thầy, điều tất yếu là phải nói đến sư phạm, cũng tức là nói đến những quy tắc, những phạm trù trong nghề thầy (dạy học). Nói khác hơn, đó chính là những kỹ thuật chuyên môn giúp người thầy đứng lớp đạt hiệu quả cao.

Tiến trình một giờ đứng lớp thường

có ba bước :

1- Chuẩn bị ;

2- Đứng lớp ;

3- Rút kinh nghiệm.

1.1 Trau dồi kiến thức : Việc trau dồi kiến

thức phải là công việc hàng ngày, thường

xuyên.

1.2 Trang bị tư liệu : Tìm đọc những tài liệu, tư liệu tương đồng có trong những sách vở cùng đề cập một đề tài, hoặc những điểm tương ứng với đề tài mà mình đang khảo sát. Cũng cần lưu ý là khi tham khảo để tìm kiếm tư liệu, chỉ nên sử dụng những sách vở, tài liệu, báo chí … đã được nhà nước ban hành.

1.3. Soạn giáo án : Dù tự tin đến đâu, cũng không ai lên lớp lại không soạn bài (ít ra là một dàn bài chi tiết). Đó cũng chính là sự tự trọng – kể cả sự tôn trọng học sinh – rất cần thiết cho một giáo viên.

Giáo án là gì? Giáo án (lesson plane) là kế hoạch lên lớp của giáo viên cho một bài dạy, tiết giảng;

Giáo án điện tử là giáo án được được soạn bằng máy vi tính.

Bài giảng điện tử: đơn giản có thể là một đoạn văn bản, một tệp âm thanh, hình ảnh, một bài trình chiếu hay cũng có thể là một bài giảng multimedia (có thể kết hợp nhiều đoạn văn bản, âm thanh, hình ảnh) được tạo ra giúp giáo viên sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy. Nói nôm na đây chính là kịch bản giảng dạy của người Thầy.

1.4.1 Các tiêu chí của một bài giảng điện tử :

- Tiêu chí về nội dung, chương trình

- Tiêu chí về hình thức, thẩm mỹ.

- Tiêu chí về kỹ thuật công nghệ

- Tiêu chí về hiệu quả.

- Đồng thời đảm bảo các vấn đề: Tính sư

phạm (tâm lý, giáo dục học, phương pháp

giảng dạy…), tính logic, tính phổ dụng,

đảm bảo thời gian

1.4.2 Yêu cầu của một bài giảng điện tử:

a,Nội dung bài giảng:

- Nội dung phải cô đọng

- Được minh họa sinh động

b, Câu hỏi – giải đáp:

- Chính xác, thích hợp với nội dung

- Tính logic của vấn đề

- Phản hồi của giáo viên

c,Tính đa phương tiện:

- Phim, âm thanh, hình ảnh, hoạt hình

d,Tính tương tác:

- Hoạt động của giáo viên

- Hoạt động của học sinh

- Hoạt động của công cụ hỗ trợ

1.4.3 Quy trình thiết kế một bài giảng điện

tử :

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

- Học xong bài thì HS sẽ đạt được:

+ Kiến thức

+ Kỹ năng

+ Thái độ

Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức

cơ bản

-Phân tích chương trình

Bước 3: Xây dựng kịch bản bài học (chương trình hóa tiến trình dạy học) - Xác định cấu trúc kịch bản - Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản: + Xác định các bước của quá trình dạy học + Xác định tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác(phim, ảnh, text, …) là hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ + Xác định câu hỏi phản hồi trong các hoạt động + Hình dung việc lắp ghép thành tiến trình dạy học

Bước 4: Xác định tư liệu cho các hoạt động và kiến thức Đây là giai đoạn Multimedia hóa kiến thức và tạo kho lưu trữ phim, ảnh, hoạt cảnh, …

Bước 5: Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản dạy học - Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp - Cài đặt(số hóa) nội dung - Tạo hiệu ứng trong các tương tác …..

Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn

thiện bài giảng điện tử.

- Tìm hiểu lớp học - Tư thế và tác phong - Dáng vẻ bề ngoài: “Nhìn trang phục, biết tư cách”, một giáo viên – tức

là một người thầy – mà ăn mặc luộm thuộm, lôi thôi quá, hoặc loè loẹt, kiểu cách quá, thì cũng kể như đã tự hạ giá phẩm cách của mình. Học sinh ở lần gặp đầu tiên, thấy giáo viên ăn mặc chỉnh tề, dáng dấp đĩnh đạc, tự nhiên thấy nẩy sinh trong lòng một cảm tình đặc biệt.

- Cử chỉ đi đứng: Cử chỉ hoà nhã, đi đứng khoan thai ; không hấp tấp vội vàng, cũng không e dè khúm núm, lại càng không nên huênh hoang „ra vẻ ta đây‟, oai vệ hách dịch ; đó là lời khuyên chân tình dành cho giáo viên.

- Thái độ ứng xử - Thảo luận, biện giải, giải đáp thắc mắc : Trong tiết học, giáo

viên có thể sử dụng nhiều phương cách truyền đạt, phương pháp lý luận (quảng diễn, vòng đồng tâm, vấn đáp, diễn dịch, quy nạp, tương đồng, tương phản …). Tuy nhiên, vẫn rất cần có một khoảng thời gian dành cho thảo luận, đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc… Đây chính là dịp để giáo viên hiểu thêm về lớp học (biết người), rút kinh nghịêm cho bản thân (biết mình) (“biết người, biết mình, trăm trận trăm thắng” – Tôn Võ Tử).

a. Tự rút kinh nghiệm :

Mỗi giáo viên nên có một cuốn “nhật ký giảng dạy”, trong đó ghi chép tất cả những gì có liên quan đến quá trình đứng lớp của mình. Sau những giờ đứng lớp của bản thân, sau những giờ dự giờ một lớp học của bạn bè, thậm chí cả sau những giờ ngồi lớp với tư cách một học viên..., sẽ ghi lại tất cả những nhận xét của mình về giờ học tập đó. Đây chính là dịp “nhìn lại mình”, rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, nên phải hết sức khách quan, tránh những thiên kiến, mặc cảm (tự tôn, tự ti).

b. Rút kinh nghiệm qua người học :

Sau mỗi tiết học, có thể dành ít phút trực tiếp phỏng vấn chớp nhoáng học sinh về những nhận xét của họ trong giờ học (nếu không đủ giờ, nên trao đổi với học sinh trong 10 – 15 phút giải lao) hoặc sau mỗi khoá học.

- Đây là phần hết sức tế nhị, vì ngoài xã hội cũng đề ra đường lối “trò đánh giá thầy” đã gây thật nhiều tranh cãi. Giáo viên phải hết sức khéo léo, đồng thời cũng phải có tinh thần cầu thị, hết sức mềm mỏng, khiêm nhu tự hạ đón nhận những ý kiến xây dựng. Đừng để giờ góp ý trở thành giờ đấu đá hạ bệ nhau, cũng không biến thành giờ tâng bốc nịnh hót nhau.

c,Rút kinh nghiệm qua đồng nghiệp :

Có thể dự giờ chuyên môn, thao giảng,

hội thi giáo viên dạy giỏi…

1. Ngôn ngữ nói chuyện : Còn gọi là ngôn ngữ đàm thoại.

2. Ngôn ngữ cử điệu : Đó là thứ ngôn ngữ không lời. Nếu giáo viên biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ (từ ánh mắt, khoé môi, nét mặt, đến chân tay, thân mình) để diễn giảng cùng với ngôn ngữ nói thì hiệu quả hơn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.

3.Ngôn ngữ tổng hợp : Khi giảng bài, giáo viên phải cố gắng rèn luyện cho được khả năng ngôn ngữ tổng hợp (ngôn ngữ nói + ngôn ngữ đàm thoại + ngôn ngữ cử điệu), để từ đó vận dụng vào nghệ thuật dạy học của mình.

4. Sử dụng ngôn ngữ diễn cảm : Người giáo viên khi nói trước lớp phải chính xác về những kiến thức của mình trong cả quá trình học hỏi, thu thập, cảm thụ…Vì thế, cảm xúc phải chân thật xuất phát tự đáy lòng khi trình bày một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc.

5.Sử dụng ngôn ngữ hình tượng :

- Trong nghệ thuật dạy học, có đôi khi giáo viên kể

một câu chuyện ngắn nhưng đã tạo nên một hình

ảnh sinh động. Chúng ta gọi đó là thứ NGÔN

NGỮ TẠO HÌNH hay NGÔN NGỮ HÌNH

TƯỢNG.

1. Các yêu cầu chung về giáo án: (16 điểm)

1.1. Mục tiêu bài dạy rõ ràng, đầy đủ (1đ) 1.2. Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài

giảng (5đ) 1.3. Chuyển tải đầy đủ nội dung tiết học, làm nổi bật trọng

tâm bài dạy (3đ) 1.4. Thực hiện đầy đủ các bước của quá trình lên lớp (Đặt

vấn đề, hình thành tri thức mới, luyện tập, hệ thống hoá, củng cố, kiểm tra) (1đ)

1.5. Có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (3đ)

1.6. Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần (1đ) 1.7. Hệ thống câu hỏi thể hiện các mức độ yêu cầu phù

hợp từng đối tượng học sinh (1đ) 1.8. Qua nội dung bài soạn, khai thác được tính ứng dụng

thực tế và tính giáo dục cho học sinh. (1đ)

2. Các yêu cầu về công nghệ của bài giảng điện tử: (20 điểm)

2.1. Bài giảng thể hiện được tính vượt trội so với bài giảng truyền thống (nhờ sử dụng hợp lý các công cụ đa phương tiện mà kiến thức được trình bày trực quan, mô phỏng được nội dung phức tạp, giúp học sinh dễ hiểu, đào sâu kiến thức) (6đ)

2.2. Có sử dụng các phần mềm thích hợp với từng nội dung được nhúng vào các trang hoặc liên kết động với các đối tượng (hình ảnh, đoạn phim...) trên các trang hoặc file khác. (4đ)

2.3. Giao diện nhất quán với hệ thống đề mục, thân thiện với người dùng, hệ thống hiệu ứng phù hợp với từng loại nội dung, màu sắc, font chữ... phù hợp và hài hoà với yêu cầu, đặc trưng bộ môn. (4đ)

2.4. Bảo đảm tính phổ dụng (Dễ sử dụng, phù hợp với hệ thống máy tính, cấu hình phổ biến và các hệ điều hành khác nhau) (4đ)

2.5. Dễ dàng trở về trang trước, các phần đã học khi cần thiết, có thể liên kết với các bài học cũ có liên quan hay với hệ thống bài tập, ví dụ minh hoạ... (2đ)

3. Các yêu cầu khác: (4 điểm) 3.1. Kết hợp các phương pháp dạy truyền thống với ứng dụng

công nghệ thông tin (Giải thích, diễn giảng, ghi chú đầy đủ các bảng biểu, hình ảnh, đoạn phim, mô phỏng bằng hoạt cảnh...) (2đ)

3.2. Người học có thể trình bày kết quả làm việc trên trang trình chiếu (như có các ứng dụng phù hợp cho học sinh trình bày, giải bài, minh hoạ, trắc nghiệm...) (1đ)

3.3. Hình thức trình bày phù hợp, không có lỗi chính tả, sinh động, lôi cuốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tiết học (1đ)

TỔNG ĐIỂM : 40 điểm (cho điểm lẽ đến 1 chữ số thập phân) XẾP LOẠI: - GIỎI: Từ 35 đến 40 điểm ; - KHÁ: Từ 30 đến 34.9 điểm; - TRUNG BÌNH: Từ 25 đến 29.9 điểm; Trong đó mục 1.2 phải đạt điểm tối đa là 4 điểm.

CÂU HỎI THẢO LUẬN :

1/- Tại sao phải tìm hiểu lớp học ? Anh (chị) đã

áp dụng biện pháp này chưa ? Cho biết lý do.

2/- Tác phong của một giảng viên đứng lớp đòi

hỏi những điều kiện nào ?

3/- Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa

văn kể chuyện và văn đàm thoại.

4/- Ngôn ngữ hình tượng là gì ? Tìm một dẫn

chứng trong dạy học Tin học.

5/- Có mấy hình thức rút kinh nghiệm sau giờ

lên lớp ? Phân tích.