thƯ mỤc sÁch ĐẢng bỘ tỈnh quẢng nam.pdf

14
THƯ MỤC SÁCH ĐẢNG BTNH QUNG NAM 1/ Biên niên sự kin Lch sĐảng btnh Qung Nam (1975 2005)/ Tnh y Qung Nam.- Tam K,2007.-704tr;24cm Nội dung sách trình bày một cách xuyên suốt quá trình ra đời, phát triển ca Đảng btnh Qung Nam tnăm 1930 đến năm 2005; đồng thời là công trình chào mng knim ln th77 năm ngày thành lập Đảng Cng sn Vit Nam (03.02.1930 03.02.2007). Tập sách bao gồm nhng skiện chính của các giai đoạn: tnhững ngày cuối tháng 3/1975 đến tháng 3/1979 nhân dân Quảng Nam vừa lao động khc phc hu quchiến tranh, ổn định đời sng - schđạo của Đảng btỉnh trong giai đoạn này thhiện rõ nét trong Nghị quyết Đại hội Đảng btnh ln thXI và các Nghị quyết chuyên đề ca Tnh y; Ttháng 3/1979 đến tháng 12/1986, Đảng bvà nhân dân tiếp tc ci to nn kinh tế - schđạo của Đảng btỉnh trong giai đoạn này thể hiện rõ nát trong các Nghị quyết Đại hội Đảng btnh ln thXII, XIII và các Nghị quyết chuyên đề; T1987 đến 1996 là gia đoạn triển khai đường lối đổi mi do Đảng Cng sn Vit Nam khởi xướng và lãnh đạo, Đảng btỉnh đã quán triệt và chỉ đạo thc hiện đường lối đổi mới toàn diện trên địa bàn tỉnh, tiếp tc bsung nhng phương hướng, nhim vbằng các Nghị quyết đại hội Đảng btnh ln thXIV, XV, XVI; T1997 đến 2005 là giai đoạn tnh Quảng Nam cùng với thành phố Đà Nẵng trthành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, trên cơ sở tách từ tnh Qung Nam Đà Nẵng. Đây là giai đoạn Đảng bvà nhân dân trong tỉnh phải đối măt với nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên Đảng bvà nhân dân đã biết phát huy truyền thống quê hương, phát huy những thành quả trước đó và đột phá những thế mnh của địa phương đưa nền kinh tế xã hội tăng với tốc độ nhanh, hthống chính trị được xây dựng, cng cố, công tác đào tạo quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu ca nhim v- schđạo của Đảng btỉnh thông qua các nội dung của Đại hội Đảng btnh ln thXVII, XVIII, XIX và các Nghị quyết, chương trình hành động chuyên đề. Thư viện Quảng Nam; Kho Địa Chí: ĐC01435

Upload: ngoduong

Post on 29-Jan-2017

241 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

THƯ MỤC SÁCH ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM

1/ Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1975 – 2005)/ Tỉnh ủy

Quảng Nam.- Tam Kỳ,2007.-704tr;24cm

Nội dung sách trình bày một cách xuyên suốt quá trình ra đời, phát triển của

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam từ năm 1930 đến năm 2005; đồng thời là công trình chào

mừng kỷ niệm lần thứ 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03.02.1930

–03.02.2007).

Tập sách bao gồm những sự kiện chính của các giai đoạn: từ những ngày cuối

tháng 3/1975 đến tháng 3/1979 nhân dân Quảng Nam vừa lao động khắc phục hậu

quả chiến tranh, ổn định đời sống - sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn này

thể hiện rõ nét trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và các Nghị quyết

chuyên đề của Tỉnh ủy; Từ tháng 3/1979 đến tháng 12/1986, Đảng bộ và nhân dân

tiếp tục cải tạo nền kinh tế - sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn này thể

hiện rõ nát trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII và các Nghị

quyết chuyên đề; Từ 1987 đến 1996 là gia đoạn triển khai đường lối đổi mới do

Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt và chỉ

đạo thực hiện đường lối đổi mới toàn diện trên địa bàn tỉnh, tiếp tục bỏ sung những

phương hướng, nhiệm vụ bằng các Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV,

XVI; Từ 1997 đến 2005 là giai đoạn tỉnh Quảng Nam cùng với thành phố Đà Nẵng

trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, trên cơ sở tách từ tỉnh Quảng

Nam – Đà Nẵng. Đây là giai đoạn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phải đối măt với

nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên Đảng bộ và nhân dân đã biết phát huy truyền

thống quê hương, phát huy những thành quả trước đó và đột phá những thế mạnh

của địa phương đưa nền kinh tế xã hội tăng với tốc độ nhanh, hệ thống chính trị

được xây dựng, củng cố, công tác đào tạo quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng

yêu cầu của nhiệm vụ - sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh thông qua các nội dung của Đại

hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, XIX và các Nghị quyết, chương trình hành động

chuyên đề.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa Chí: ĐC01435

2/ Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930 – 1975)/Tỉnh ủy Quảng Nam –

Thành ủy Đà Nẵng.- Hà Nội: Chính trị Quốc gia, 2006.-668tr;21cm

Nhằm tái hiện lại những hình ảnh lịch sử hào hùng trong sự nghiệp cách mạng

của nhân dân và Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng. Với nguồn tài liệu phong phú, bố

cục gồm 11 chương và phần kết luận được biên soạn một cách khoa học, mạch lạc

dựa trên nhiều công trình nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như lịch sử Đảng bộ,

cuốn sách thể hiện tính chân thực của lịch sử, đồng thời miêu tả một cách đầy đủ,

sinh động và toàn diện trên nhiều phương diện quá trình đấu tranh cách mạng của

nhân dân qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, cũng như những thành quả

to lớn mà người dân xứ Quảng đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng

Nam – Đà Nẵng trong sự thành công chung của cách mạng Việt Nam.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa Chí: ĐC01433

3/ Lịch sử ngành tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (1930-

2010)/Tỉnh ủy Quảng Nam. Ban Tổ chức.-Quảng Nam,2010.-340tr.:ảnh;21cm

Nội dung thể hiện một cách phong phú, sinh động

những chặng đường hoạt động của ngành tổ chức xây dựng

Đảng của Đảng bộ tỉnh; đồng thời rút ra những bài học kinh

nghiệm bổ ích trong công tác này của Đảng bộ tỉnh từ năm

1930 đến năm 2010, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng ngành

trong những chặng đường tiếp theo. Công trình còn ghi nhận

những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ ngành tổ chức

xây dựng Đảng, qua đó góp phần khơi dậy niềm tự hào, động

viên đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành, tiếp tục làm tốt

nhiệm vụ được giao.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01244

4/ Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1975 – 2000)/ Tỉnh ủy Quảng Nam. Huyện

Đại Lộc.-Đà Nẵng,2002.-295tr.:ảnh;21cm

Đảng bộ huyện Đại Lộc là một trong những Đảng bộ địa phương ra đời

sớm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ

xâm lược, huyện đã lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xứng đáng vào truyền

thống “Quảng Nam trung dũng kiên cường”. Thời gian từ năm 1975 đến năm 2000

là một chặng đường lịch sử mà Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc phải đối mặt

với bao khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, thiên tai thường xuyên xảy ra, chịu

nhiều ảnh hưởng diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới… Tuy

nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân địa phương đã phát huy

truyền thống cách mạng của quê hương, từng bước vượt qua mọi khó khăn gian

khổ, đạt nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhằm ghi nhận những thành tựu to lớn đó, đồng thời làm rõ những mặt

ưu điểm và hạn chế trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào hoàn

cảnh thực tế ở địa phương của Ban chấp hành Đảng bộ huyện cũng như rút ra các

bài học kinh nghiệm chỉ đạo của Đảng bộ để vận dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ

chính trị trong thời gian đến.

Thư Viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC00424

5/ Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hội An (1930 – 1975)/ Ban chấp hành Đảng bộ Thị

xã Hội An.- Hội An,1996.-344tr.:ảnh;21cm

Hội An là một trong những nơi có tổ chức Đảng ra đời sớm của tỉnh Quảng

Nam – Đà Nẵng. Từ khi có Đảng lãnh đạo, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách

mạng, truyền thống lao động và những giá trị đặc sắc về di sản văn hóa của nhân

dân Hội An được phát huy mạnh mẽ. Hơm 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng,

nhân dân Hội An đã có những đóng góp đáng tự hào trong các phong trào cách

mạng. Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân Hội An đã giành được những thành tựu

bước đầu rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa.

Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng quê hương, đồng thời tổng kết và

rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ nhằm bồi dưỡng

niềm tin, tăng thêm sức mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra,

trong nhiều nhiệm kỳ qua, Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Hội An biên soạn” Lịch sử

Đảng bộ THị xã Hội An 1930 – 1975” phản ánh trung thực và tương đối đầy đủ tiến

trình phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương, nêu bật được vai trò lãnh

đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thị xã qua các thời kỳ lịch sử.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC00826

6/ Lịch sử Đảng bộ huyện Điện Bàn (1975 – 2000)/ Đảng bộ huyện Điện Bàn.-

Điện Bàn,2012.-296tr; 21cm

Bước ra khỏi chiến tranh, cũng như các địa phương khác, huyện Điện Bàn

chịu nhiều tổn thất, hy sinh; hầu hết làng xóm, cơ sở hạ tầng của huyện đều bị tàn

phá nặng nề, ruộng đồng bị hoang hóa, tổn thất về vật chất và con người. Thế

nhưng với ý chí và nghị lực, bề dày truyền thống vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Điện Bàn bước vào một thời kỳ khắc phục hậu

quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, từng

bước thực hiện công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đai hóa và

đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng tạo tiền đề thuận lợi để huyện ngày càng

phát triển.

Với mục đích ghi nhận quá trình lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ cùng quá trình

tham gia các phong trào hành động cách mạng đầy kiên cường, sáng tạo của nhân

dân trong huyện 25 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; rút

ra những bài học kinh nghiệm và giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ và

nhân dân trong huyện. Nội dung cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Điện Bàn (1975 –

2000)” phản ánh lịch sử Đảng bộ huyện từ thời điểm giải phóng hoàn toàn quê

hương cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XVIII.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01557

7/ Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duy Xuyên

(1954 – 1975)/ Đảng bộ huyện Duy Xuyên.-Duy Xuyên,2010.-307tr.:ảnh;21cm

Kế thừa thành quả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trải qua

21 năm chống Mỹ cứu nước (7/1954 – 4/1975), nhất là thời kỳ từ sau Hội nghị lần

thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân và Đảng bộ Duy Xuyên đã

đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, anh dũng chiến đấu và

lập nên nhiều chiến công oanh liệt, làm rạng rỡ truyền thống của quê hương, có vinh

dự lớn 2 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ

trang nhân dân” góp phần xứng đáng cùng cả tỉnh và cả nước đánh bại các chiến

lược chiến tranh của 5 đời tổng thống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miến Nam, thông

nhất Tổ quốc.

Để ghi lại những trang sử hào hùng đó, nhằm giáo dục truyền thống cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai

sau, Ban chấp hành Đảng bộ huyện chủ trương tổ chức sưu tầm, biên soạn tập

“Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Duy Xuyên giai đoạn 1954

– 1975”.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01245

8/ Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn 1930 – 1975/ Đảng bộ huyện Quế Sơn.-Tái

bản lần thứ 1.-Quế Sơn,2011.-596tr.:ảnh;21cm

Quế Sơn là địa phương giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Từ

Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo Nghĩa hội (1885-1887) lấy Quế Sơn làm căn cứ Tân

Tỉnh, đến Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, biết bao người con ưu tú của Quế Sơn

đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Đảng bộ Quế Sơn sớm

ra đời đã lãnh đạo nhân dân huyện nhà cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc

kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ một chi bộ

ghép với những Đảng viên đầu tiên, đến nay đội ngũ Đảng viên ngày càng tăng cả

số lượng và chất lượng, các tổ chức cơ sở Đảng được hình thành, Đảng bộ huyện

Quế Sơn lớn mạnh không ngừng, đã khẳng định được vai trò lãnh đạo trong mọi giai

đoạn lịch sử.Đảng bộ và Nhà nước đã ghi nhận những chiến công và vinh danh

nhiều danh hiệu tập thể, cá nhân anh hùng, phát huy được truyền thống cách mạng.

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Sơn 1930 – 1975” ghi lại những chiến

công của Đảng bộ và nhân dân Quế Sơn ngày đó vừa làm tài liệu nghiên cứu, tham

khảo, giáo dục lòng tự hào truyền thống đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân huyện

nhà cho các thế hệ.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01720

9/ Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình (1930 – 1975)/ Ban chấp hành Đảng bộ

huyện Thăng Bình.-Hà Nội:Chính trị Quốc gia,2000.-328tr.: ảnh;21cm

Thăng Bình là một trong những địa phương sớm có tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản ở

Quảng Nam. Năm 1930, ngọn cờ búa liềm đã tung bay ngay trước cổng phủ đường

Thăng Bình, nhân ngày Quốc tế lao động 1-5. Được sự lãnh đạo của Đảng, nhân

dân Thăng Bình kiên cường vượt mọi gian khổ, hiểm nguy cùng cả nước vùng lên

giành lại độc lập, tự do vào mùa thu năm 1945. Phát huy mạnh mẽ truyền thống đấu

tranh yêu nước,lao động cần cù và những giá trị văn hóa, nhân dân Thăng Bình đã

góp phần vào những thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến, giải phóng quê

hương, thống nhất Tổ quốc.

Nhằm ghi lại những trang sử vẻ vang của địa phương và rút ra những bài

học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ qua các thời kỳ cách mạng, đồng thời để có

tài liệu giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đảng bộ huyện Thăng Bình biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình

(1930 – 1975)” phản ánh một cách tương đối trung thực và sinh động tiến trình lịch

sử của phong trào cách mạng địa phương, làm rõ được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng bộ huyện qua các thời kỳ.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01350

10/ Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Kỳ (1930 – 1954)/ Thành ủy Tam Kỳ - Huyện ủy

Núi Thành – Huyện ủy Phú Ninh.- Đà Nẵng,2007.-294tr;20cm

Giới thiệu một cách khái quát về vùng đất, con người và truyền thống tốt

đẹp của Tam Kỳ trong lịch sử; đề cập đến 2 thời kỳ cách mạng (1930-1945, 1945-

1954), phản ánh trung thực, hệ thống quá trình ra đời, đấu tranh và trưởng thành

của Đảng bộ, quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chủ trương của

Trung ương, của Tỉnh ủy Quảng Nam vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, lãnh

đạo nhân dân đấu tranh anh dũng, kiên cường, góp phần xứng đáng vào thắng lợi

vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám và thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến

thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược. Từ trong đấu tranh gian khổ và ác liệt,

xuất hiện nhiều tập thể, nhiều Đảng bộ, đảng viên và quần chúng tiêu biểu cho tinh

thần trung dung, kiên cường của Đảng bộ.Truyền thống tốt đẹp trong lịch sử được

kế thừa và phát huy, truyền thống cách mạng được xây dựng và phát triển. Đó là cơ

sở quan trọng để Tam Kỳ tiếp tục lập nên những kỳ tích trong những chặng đường

cách mạng tiếp theo.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC0705

11/ Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1954 – 1975)/ Ban chấp hành Đảng bộ

huyện Núi Thành.- Núi Thành, 2010.-340tr.: ảnh;21cm

Những năm 1927 – 1929, trên mảnh đất Núi Thành xuất hiện các nhóm hoạt

động cách mạng theo học thuyết Mác – Lênin. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam

được thành lập (3-2-1930); Đảng bộ Quảng Nam ra đời (28-3-1930), hoạt động

tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản ở Núi Thành được đẩy mạnh. Ngày 02/12/1932, tại

thôn Thuận An xã Tam Hải, chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập. Từ khi ra đời chi

bộ đã đẩy mạnh phát triển đảng viên, hình thành các tổ Đảng, xây dựng các tổ chức

quần chúng, mở rộng hoạt động ra toàn phủ, góp phần khôi phục tỉnh ủy lâm thời

Quảng Nam (đầu 1933) và sự ra đời của phủ Tam Kỳ ngày 15 tháng 8 năm 1933.

“Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1954 – 1975)” phản ánh khách quan,

chân thực quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy 5,

Tỉnh ủy Quảng Nam của Đảng bộ huyện Tam Kỳ giai đoạn 1954 – 1963, Đảng bộ

huyện Nam Tam Kỳ giai đoạn 1963 – 1975 vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương để

lãnh đạo nhân dân huyện nhà cùng với cả nước đấu tranh chống Mỹ cứu nước; rút

ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh, chỉ đạo phong trào cách mạng

của Đảng bộ. Thông qua đó, giáo dục, phát huy truyền thống hào hùng của quê

hương, tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng Núi Thành ngày càng giàu đẹp.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01158

12/ Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1954 – 1975)/ Ban chấp hành Đảng bộ

huyện Phú Ninh.- Phú Ninh, 2011.-360tr.: ảnh;21cm

Giới thiệu vùng đất, con người Phú Ninh,giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh

cách mạng (từ 1954 trở về trước); phản ánh một cách khách quan những chặng

đường lịch sử của Đảng bộ huyện: lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi thi hành hiệp

định Giơ-ne-vơ, chống chính sách ”tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ - Diệm (7/1954 –

01/1960); Khôi phục phong trào cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, diệt ác

phá kìm, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng đại bộ phận nông thôn, góp phần

đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (01/1960 – 3/1965); Lãnh

đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, mở rộng vùng giải

phóng, góp phần đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (3/1965

– 12/1968)”; Củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, kiên cường trụ

bám, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chính trị, binh địch vận, góp phần đánh bại chiến

lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quóc Mỹ (01/1969 – 12/1972)”; lãnh đạo

quân và dân, chủ động đánh bại âm mưu tấn chiếm của địch, tấn công và nổi dậy

giải phóng hoàn toàn huyện Bắc Trà My (01/1973 – 3/1975).

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01727

13/ Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Tiên Phước ( 1858 – 1975)/ Đảng bộ

huyện Tiên Phước.- Tiên Phước,1993.-298tr;19cm

Nội dung tập sách, sau khi nêu lên truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân

dân huyện Tiên Phước, đã tập trung trình bày sự ra đời của các chi bộ Đảng cộng

sản đầu tiên trên địa bàn huyện, các kỳ đại hội và vai trò của huyện Đảng bộ trong

việc lãnh đạo nhân dân huyện nhà làm Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống

Pháp và kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nhằm nâng cao lòng tự hào về quê hương

và suy ngẫm những bài học kinh nghiệm quí báu về đấu tranh cách mạng để xây

dựng huyện nhà

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC00490

14/ Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 – 2003)/ Đảng bộ huyện Bắc Trà My –

Đảng bộ huyện Nam Trà My.- Trà My,2004.-356tr.:ảnh;21cm

Trà My là một trong những huyện miền núi cao thuộc tỉnh Quảng Nam. Qua những

chặng đường lịch sử cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trà My đã vượt qua nhiều hy sinh thử

thách to lớn để cùng cả tỉnh, cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và

Mỹ xâm lược, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo từng bước

chuyển mình của lịch sử đất Quảng và cả nước, truyền thống đấu tranh yêu nước

và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Trà My ngày càng được giữ gìn và

phát huy.

Để ghi lại quá trình ra đời và sự lãnh đạo của Đảng bộ trong các thời kỳ

cách mạng, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trà My chủ trương tổ chức biên soạn

tập sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My 1945 – 2003” mục đích biên soạn nhằm

đáp ứng yêu cầu giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân

dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, rút ra các kinh nghiệm trong chỉ đạo, qua đó phát huy

những thắng lợi đã đạt được, khắc phục khó khăn, góp phần đẩy mạnh công cuộc

đổi mới, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC00425

15/ Những sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn (1945 – 1975)/ Đảng bộ

huyện Phước Sơn.-Phước Sơn,1991.-244tr.:ảnh;19cm

Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Phước Sơn

đã đóng góp một phần nhỏ bé nhưng rất đáng tự hào. Nhằm ghi lại những trang sử

vẻ vang và truyền thống cách mạng qua từng thời kỳ của Đảng bộ và nhân dân

huyện nhà cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn 1945 – 1975”.

Những sự kiện được nêu trong cuốn sách đã làm sống lại quá khứ đầy gian lao

nhưng rất hào hùng. Đó cũng là tình cảm, là trách nhiệm của thế hệ kế tiếp hôm nay

đối với bao đồng bào, đồng chí đã chiến đấu hy sinh cho một Phước Sơn kiên trung

và giàu đẹp, nhắc nhở về một cội nguồn và ghi nhớ những truyền thống đấu tranh

cách mạng của quê hương không bao giờ khuất phục trước bất cứ một kẻ thù xâm

lược nào. Cội nguồn truyền thống ấy nâng bước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc

Phước Sơn, đặc biệt là thế hệ trẻ, lớp người kế cận đầy trí lực hôm nay đi tiếp con

đường mới- con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC00482

16/ Những sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện Hiên (1945 – 1975)/ Đảng bộ huyện

Hiên.- Đà Nẵng:Nxb Đà Nẵng,1986.-186tr.:ảnh;19cm

Nội dung minh họa một cách cụ thể, rõ ràng dưới nhiều dạng khác nhau, các mặt

hoạt động của con người Ctu ở Hiên, những con người đã đổ máu xương để xây

dựng căn cứ địa, những con người có lòng trung dũng tuyệt vời và lòng tin không gì

lay chuyển được.Có thể nói Hiên là một huyện miền núi đầu tiên của tỉnh cho ra đời

tập sự kiện lịch sử của huyện. Đây là tài liệu quý, đáng tin cậy, giúp những người

biên soạn lịch sử Đảng bộ, những nhà nghiên cứu lịch sử dân tộc… có tài liệu để

tổng hợp, đánh giá và kết luận. Giúp đồng bào dân tộc Ctu nhất là thế hệ trẻ hiểu

thêm về phong trào cách mạng của huyện nhà qua các thời kỳ, để thêm tự hào về

những kỳ tích của cha ông, học tập và phát huy truyền thống đó, kế tiếp sự nghiệp

cách mạng, xây dựng huyện Hiên ngày càng giàu mạnh, góp sức xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC00501

17/ Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Giang (1975 – 2005)/ Huyện ủy Nam Giang.-

Tam Kỳ,2009.-324tr.:ảnh;21cm

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng bộ huyện Nam Giang

vừa tròn 60 năm (28/6/1949 – 28/6/2009). Trong quá trình đó,

Đảng bộ và nhân dân Nam Giang đã thực hiện thành công

công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc ngay trên quê hương mình, góp phần không nhỏ vào

phong trào cách mạng chung của tỉnh và cả nước.Nhằm ghi lại

những thành tích đã đạt được, phát huy tinh thần yêu nước và

đại đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc hiện nay, cuốn “ Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Giang

1975 – 2005” đã được ra đời.

Đây là tập sách tổng kết, phân tích, đánh giá lại những

thành tích, phong trào và hành động cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Nam

Giang trong suốt chặng đường 30 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng

thống nhất Tổ quốc, cùng cả nước tiến lên xây dựng CNXH. Đồng thời rút ra bài học

kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng

trên quê hương Nam Giang hiện nay.

Thư viện Quảng Nam; Kho Địa chí: ĐC01490