thƯ viỆn khoa hỌc xà hỘi - • • • nguÒn tư liỆu quÝ...

10
THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - NGUÒN T ư LIỆU QUÝ CHO NGHIÊN c ứ u VIỆT NAM HỌC Phạm Xuân Hoàng * 1. Thư viện Khoa học xã hội - sự hình thành và phát triển Thư viện Khoa học xã hội (Thư viện KHXH) (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Viện Thông tin khoa học xã hội quản lý và chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động), được kế thừa trực tiếp phần lớn các di sản của Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) - còn gọi là Trường Viễn Đông Bác cổ hay Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. Việc thành lập Thư viện EFEO được thể hiện trong khoản 2, Điều 3, sắc lệnh ngày 26/2/1901 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về Tổ chức Học viện Viễn Đông Bác cổ. Điều khoản này đã nêu lên một trong những nhiệm vụ của EFEO là "duy tri và phát triển thư viện và bảo tàng của Học viện" (Ngô Thế Long - Trần Thái Bình, 2009, tr.128). Do vậy, Thư viện EFEO đã ra đời và hoạt động cùng với thời điểm hình thành và đi vào hoạt động của Học viện Viễn Đông Bác cổ. Lúc đầu, văn phòng và Thư viện của EFEO đặt tại số nhà 140 đường Pellerin Sài Gòn (nay là đường Pasteur, thành phố Hồ Chí Minh), tới năm 1903 chuyển ra Hà Nội tại số 3 phố Teinturiers (nay là phổ Thợ Nhuộm) và 60 đại lộ Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Năm 1905, chính quyền thuộc địa cấp trụ sở mới cho văn phòng thư viện của EFEO tại 26 đại lộ Caưeau và sau nhiều lần xây dựng và mở rộng thêm. Tới năm 1943, tòa nhà 5 tầng của Thư viện đã được hoàn thành. Thư viện mới xây ngay cạnh tòa nhà cũ của Thư viện tại 26 đại lộ Carrau (nay là 26 Lý Thường Kiệt), với kết cấu bê tông cốt thép, dài 29m, rộng 15,6m, cao 16m. Năm 1957, Pháp bàn giao lại Viện Viễn Đông Bác cổ cho phía Việt Nam. Năm 1958, Thư viện Viễn Đông Bác cổ được bàn giao cho thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1959, sau khi ủy ban Khoa học Nhà nước ra đời, Thư viện được chuyển giao cho ủy ban này quản lý. Năm 1960 Nhà nước Việt Nam thành lập Thư viện Khoa học Trung ương, đà lấy cơ sở Thư viện EFEO tại Hà Nội để tổ chức Thư viện Khoa học Trung ương. Ngày 31/7/1967, trong Nghị định cùa Hội đồng Chính phù quy định nhiệm vụ, * ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội. 403

Upload: vongoc

Post on 21-May-2018

225 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -• • •

NGUÒN T ư LIỆU QUÝ CHO NGHIÊN c ứ u VIỆT NAM HỌC

Phạm Xuân Hoàng *

1. Thư viện Khoa học xã hội - sự hình thành và phát triển

Thư viện Khoa học xã hội (Thư viện KHXH) (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Viện Thông tin khoa học xã hội quản lý và chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động), được kế thừa trực tiếp phần lớn các di sản của Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) - còn gọi là Trường Viễn Đông Bác cổ hay Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp.

Việc thành lập Thư viện EFEO được thể hiện trong khoản 2, Điều 3, sắc lệnh ngày 26/2/1901 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về Tổ chức Học viện Viễn Đông Bác cổ. Điều khoản này đã nêu lên một trong những nhiệm vụ của EFEO là "duy tri và phát triển thư viện và bảo tàng của Học viện" (Ngô Thế Long - Trần Thái Bình, 2009, tr.128). Do vậy, Thư viện EFEO đã ra đời và hoạt động cùng với thời điểm hình thành và đi vào hoạt động của Học viện Viễn Đông Bác cổ.

Lúc đầu, văn phòng và Thư viện của EFEO đặt tại số nhà 140 đường Pellerin Sài Gòn (nay là đường Pasteur, thành phố Hồ Chí Minh), tới năm 1903 chuyển ra Hà Nội tại số 3 phố Teinturiers (nay là phổ Thợ Nhuộm) và 60 đại lộ Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Năm 1905, chính quyền thuộc địa cấp trụ sở mới cho văn phòng thư viện của EFEO tại 26 đại lộ Caưeau và sau nhiều lần xây dựng và mở rộng thêm. Tới năm 1943, tòa nhà 5 tầng của Thư viện đã được hoàn thành. Thư viện mới xây ngay cạnh tòa nhà cũ của Thư viện tại 26 đại lộ Carrau (nay là 26 Lý Thường Kiệt), với kết cấu bê tông cốt thép, dài 29m, rộng 15,6m, cao 16m. Năm 1957, Pháp bàn giao lại Viện Viễn Đông Bác cổ cho phía Việt Nam. Năm 1958, Thư viện Viễn Đông Bác cổ được bàn giao cho thuộc Bộ Giáo dục. Năm 1959, sau khi ủy ban Khoa học Nhà nước ra đời, Thư viện được chuyển giao cho ủy ban này quản lý. Năm 1960 Nhà nước Việt Nam thành lập Thư viện Khoa học Trung ương, đà lấy cơ sở Thư viện EFEO tại Hà Nội để tổ chức Thư viện Khoa học Trung ương. Ngày 31/7/1967, trong Nghị định cùa Hội đồng Chính phù quy định nhiệm vụ,

* ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội.

403

Page 2: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TẾ LÀN THỨ T ư

quyền hạn của ủ y ban Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện Khoa học xã hội (KHXH) trở thành một đơn vị trực thuộc ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến tháng 6/1968, Thư viện Khoa học Trung ương mới chính thức tách thành hai thư viện: Thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương và Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện KHXH tiếp tục do ủ y ban KHXH Việt Nam quản lý. Ngày 8/5/1975, theo quyết định số 93/CP của Hội đồng Chính phủ, Thư viện KHXH được hợp nhất với Ban Thông tin KHXH (thành lập năm 1973) thành Viện Thông tin KHXH thuộc ủ y ban KHXH Việt Nam (nay là Viện KHXH Việt Nam). Từ sau thời điểm đó, Thư viện KHXH trực thuộc Viện Thông tin KHXH. Tháng 8/2012, Thư viện được chuyển đến cơ sở mới ờ tòa nhà B, số 1, Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.

Ngay khi mới ra đời, thư viện EFEO đã tiến hành tập hợp, sưu tầm tài liệu, gồm cả những ấn phẩm và văn bản chưa được ấn hành, bản viết tay thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, tranh ảnh bản đồ, cùng các loại báo, tạp chí... với vốn tích luỹ hơn năm mươi năm qua, Thư viện đã trở thành một trung tâm lớn về khoa học xã hội trong đó có nhừng tư liệu về đất nước và con người Việt Nam. Có thể nói, Thư viện đang chứa trong lòng nó những tư liệu quý giá về Việt Nam trong nhiều thế kỷ mà các thế hệ sau này chưa có điều kiện khai thác và bản thân Thư viện cũng chưa có điều kiện phục vụ giới nghiên cứu và xã hội một cách sâu rộng.

Hiện, Thư viện lưu giữ' hơn 16.000 tập thần tích, thần sắc của khoảng 9.000 làng Việt cổ (tương đương khoảng 230 nghìn trang tư liệu viết tay) trong đó có khoảng 50 văn bản soạn vào thế kỷ XVIII-XIX; 1.225 bàn hương ước bàng chữ Hán, chữ Nôm, bằng bút lông trên giấy dó; 5.000 bản hương ước bằng chữ quốc ngữ; hơn 3.000 bản kê bằng chữ Hán, chữ Nôm các dạng văn hóa làng xã như thần tích, thần sắc, văn bia, địa bạ, khoán lệ...và bản kê địa danh làng xã năm 1923 của hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước;

về sách báo và ấn phẩm, Thư viện KHXH chi đứng sau Thư viện Quốc gia Việt Nam2. Hiện có khoảng 1.000.000 bản sách báo với 500 nghìn sách, hơn 2.000 loại báo và tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có khoảng hơn 400 loại báo và tạp chí nước ngoài được bổ sung đủ và thường xuyên. Nhiều tên tạp chí ở các thư viện lớn khác ở Hà Nội không thấy có.

1. Những số liệu trong bài viết này về Thư viện KHXH chúng tôi căn cứ trên cuốn sách "Thư viện KHXH" (xem Phần mục Tài liệu tham khảo của Tham luận này)

2. Theo số liệu cập nhật ngày 24/9/2012 trên website Thư viện Quốc gia Việt Nam thì nguồn tài nguyên thư viện này có: Sách: 1.500.000 đơn vị (hàng năm tăng từ 100-120 nghìn bãn sách). Sách lưu chiểu có gần 200.000 tên với khoảng 300.000 bản và tăng dần theo mức dộ tăng trưởng cùa ngành xuất bản nước ta. Báo, tạp chí: hơn 9.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài..V.V.. Nguồn lực thông tin, website Thư viện Quốc gia Việt Nam. http://nlv.ttov.vn/gioi4hieu-chung/nguon-luc-thong-tin.html

404

Page 3: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI.

2. Một số nhận xét về nguồn thông tin - tư liệu tại Thư viện Khoa học xã hội

2. /. Thư viện là một kho tư liệu đồ sộ về số lượng, phong phủ về chủng loại và đa dạng về các ngành khoa học, phần nhiều trong sổ đó là kết quả hoạt động sưu tầm và nghiên cứu của Viện Viễn Đông Bác cổ

Như trong Nghị định về việc thành lập phái đoàn khảo cổ thường trực tại Đông Dương năm 1898 (Ngô Thế Long-Tràn Thái Rình, 2009, tr.l 17-120) cũng như Quy định tại các Điều trong sắc lệnh về Tổ chức Học Viện Viễn Đông Bác cổ nám 1901 (Ngô Thế Long - Trần Thái Bình, 2009, tr. 127-130) đề ra, mục đích chính là nghiên cứu lịch sử văn hóa và các nền văn hóa của các dân tộc vùng Viễn Đông: Nhật Bàn, Trung Hoa, Indonesia, Đông Nam Á, Indo-China (Đông Dương) trong đó có Việt Nam. Qua đó, cho thấy nổi lên các nhiệm vụ chính: một là, thăm dò khảo cổ và ngừ văn trên toàn, bán đảo Trung -Ẩn (Indo-China), ưu tiên bằng mọi phương tiện, đến các kiến thức lịch sử, các công trình kiến trúc và phương ngữ; Hai là, góp phần vào việc nghiên cứu chuyên sâu các vùng và các nền văn minh lân cận: Ân Độ, Trung Hoa, Malaysia...; Ba là, thu nhận, kiểm kê và phân tích những yếu tố cùa nền văn hóa ở lục địa châu Ả. Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp còn có tham vọng mở rộng tri thức về châu Á vượt khỏi các nội dung và phương pháp nghiên cứu của các nhà Đông Phương học Tây Âu trước đó. Trong một báo cáo của Giám đốc C.E. Maitre gửi Toàn quyền Đông Dương về các công việc của EFEO từ năm 1902 đến năm 1907 có nêu: Thư viện của EFEO là một thư viện chuyên ngành. Mục tiêu của nó là thu thập tất cả các sách có liên quan tới Đông Dương và khu vực Viễn Đông băng các ngôn ngữ khu vực, ngôn ngừ Châu Âu. Nguồn bổ sung cho Thư viện EFEO rất đa dạng: sách về Viễn Đông được chuyển tới từ Paris, nhất là từ Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương; sách do EFEO xuất bản từ chính các nghiên cứu nói trên; sách các thành viên EFEO sưu tầm và mua lại của các nước bằng tiền ngân sách chính quyền thuộc địa phân bổ; sách trao đổi với các thư viện, các trường đại học, các tổ chức khoa học trên thế giới và một lượng không nhỏ là sách biếu; sách do nộp lưu chiểu của các nhà xuất bản ở Đông Dương...

Ngay sau khi được thành lập, Viện Viễn Đông Bác cổ đã triển khai hoạt động sôi nổi trên các mặt: nghiên cứu khoa học; điều tra sưu tầm và lưu giữ nguồn tư liệu, hiện vật; bảo quản, trùng tu các di tích lịch sử... trong đó công tác nghiên cửu khoa học được coi là lĩnh vực hoạt động thu được nhiều thành tựu nhất cùa Viện Viễn Đông Bác cổ. Qua hơn 50 năm, Viện đã triển khai nghiên cứu trên hầu hết khắp các lĩnh vực cùa khoa học xã hội - nhân văn: khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngừ học, tôn giáo học, văn học, địa lý, nghệ thuật. Với nội dung tìm hiểu lịch sử và những yếu tố văn hóa chủ chốt của dân tộc Việt Nam thông qua các phương pháp nahiên cứu đa dạne và có hiệu quả như thực địa, điều tra, điền dã dân tộc

405

Page 4: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN THỨ TƯ

học, kết hợp với ghi chép, khai quật khảo cổ học, giám định, điều tra niên đại, hiện vật, kết quả của những nghiên cứu, khảo sát đó là những công trình khoa học có giá trị được công bổ trên các tập san, tạp đhí, hay những cuốn sách lớn. Riêng Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ (BEFEO) ra mắt thường niên 1 số/năm đã đăng tải những nghiên cứu quan trọng. Mặc dù là một chuyên san về triết học và kháo cổ học nhưng đã đăng tải rộng rãi nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên các lĩnh vực của khoa học xã hội - nhân văn như dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học, tôn giáo, nghệ thuật...

Trong số các kết quả nghiên cứu thu được, nghiên cứu về Việt Nam chiếm một phần quan trọng, khoảng Va tổng số các công trình (Philippe Le Failler, 2000, tr.8). Dân tộc Việt Nam trong quá khứ được tái hiện, phục dựng trên nhiều khía cạnh, đó là các nền văn hóa khảo cổ; nguồn gốc quá trình dựng nước; các đặc điểm về ngôn ngữ, tín ngưỡng dân gian; những phong tục tập quán và những nét đặc sấc của làng xã Việt Nam như văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Sa Huỳnh,... lần đầu tiên được biết đến qua các nghiên cứu khảo cổ của Viện Viễn Đông Bác cổ.

Nhiều công trình của Viện là sản phẩm tập thể cùa các nhà khoa học Pháp Việt hoặc là dịch từ Pháp, nghiên cứu của các học giả pháp về Việt Nam. Có thể nói, nhiều học giả người Pháp và người Việt Nam, kế tiếp nhau góp phần xây dựng, phát triển EFEO và thành danh với EFEO. Trong đó nhiều người nổi danh như: nhà khảo cổ học, dân tộc học, tôn giáo Gustave Dumoutier, nhà tiền sử học Madeleine Colani, nhà ngữ văn học, dân tộc học Léopolé Cadière, nhà nghệ thuật học và kiến trúc Henri Parmentier, nhà sử học Charles Maybon, nhà sử học và Hán học Henri Maspéro, nhà bi ký học và ngừ văn học Léonard Aurousseau (Giảm đốc EFEO từ 1926-1929), sử gia chuyên về tiếng Phạn và tiếng Khmer George Coèdes (Giám đốc EFEO từ 1929-1947), nhà ngữ văn học và bi ký học Maurice Durand, Georges Codominas, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Văn Khoan, Trần Hàm Tấn, v.v... Nhiều công trình đà được các nhà nghiên cứu giới cứu hiện nay khảo cứu, trình bày, xuất bản thành sách, các chuyên khảo (Ngô Thế Long, Trần Thái Bình, 2009, tr. 145-152).

2.2. Thư viện KHXH đang lưu giữ không ít tài liệu quỷ hiếm vù độc đảo vê Việt Nam và Viễn Đông, có thể khai thác dùng làm tài liệu nghiên cứu cho khoa Đông Phương học vờ Việt Nam học

Chế độ thực dân Pháp với hoạt động cùa Viện Viễn Đông Bác cổ đã để lại một khối lượng đồ sộ tư liệu vô cùng quý báu và những phát hiện có giá trị về lịch sử. văn hóa Việt Nam. Phần lớn trong số đó (ngoại trừ phần ít mang về Pháp) được lưu trữ và bảo quản tại Thư viện KHXH.

406

Page 5: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI.

Những di sàn tài liệu có giá trị quý báu của nền học thuật Pháp nói chung, của nhũng thành viên tham gia tổ chức EFEO được kế thừa và lưu giữ. Trong kho Thư viện KHXH hiện có nhiều tài liệu quý giá mà những kho lưu trữ khác ở Việt Nam khcng có được. Bộ sưu tập sách Nhật cổ có 11.000 bản, Trung Quốc cổ có 31.000 bàn.. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc bạn đọc khảo cứu nhiều sách của Thư viện KHXH và Thư viện Quốc gia đã cho biết, Thư viện Quốc gia không có sách Tài, sách Hán - Việt (Hồ Sĩ Quý - Vương Toàn, 2011, tr.331 ).

Bản sách cổ nhất của Thư viện có niên đại từ thế kỷ XIV. Bản độc đáo nhất của Thư viện có dấu "Ngự" của Triều đại nhà Thanh - Trung Quốc vào thế kỷ XVIII. Một phần bộ "Vĩnh lạc đại điển" và một phần bộ "Tứ khố toàn thư" là những sácầ có giá trị đặc biệt mà ngay tại Trung Quốc cũng không có đủ thì có mặt và đưcc lưu giữ bảo quản tại Thư viện KHXH Việt Nam. Đây thực là những tài liệu qu>' hiếm mà ngày nay nó xếp vào loại tư liệu không dễ gì để có được nó.

Năm 2002, khi tới tham quan kho sách Latinh cổ, chuyên gia thư viện nổi tiếrg về Việt Nam ở Pháp, bà Ch.P.Rageau, đã thực sự kinh ngạc khi thấy bộ Tour du nonde, Pari, 1831 (8°3709) "Các bạn có trong tay một bộ sách không thể mua đưọc bằng vàng". Đây là bộ sách khảo cứu về xứ Đông Dương trước đây, chắc sẽ rất ìừu ích cho việc tham khảo, nghiên cứu của các nhà Việt Nam học.

Chỉ riêng các bộ sun tập như Bản đồ, sẳc phong, Thần tích - Thần sắc, Hương ước Ảnh hay sách cổ các thứ tiếng cổ có thể xứng đáng coi là những trung tâm lưu trữ :huyên ngành hay những bộ sưu tập có tính đến khả năng đăng kí vào các loại hìnl di sản văn hóa của nhân loại. Những kho này, tùy nội dung và đặc điểm của chúig, có những giá trị nhất định đối với giới nghiên cứu và cộng đồng xã hội.

Kho hương ước: Hiện sổ lượng hương ước có trong kho là 6.440 bản, được lập trorg thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nội dung các các bản hương ước là giao kết của nội bộ từng làng xã, các quy định về đất đai, hoa lợi, sản xuất, nghề nghiệp; quy ước về quyền lợi, nghĩa vụ của thành viên trong cộng đồng; những quy định về thưorng phạt; các soạn thào, sửa đổi, bổ sung, bảo quản...;

Những nội dung hương ước này rõ ràng có giá trị tham khảo lớn cho nghiên cứu về văn hóa làng xã, về quản trị xã hội của cộng đồng trước đây, có thể tìm kiếm đưọc nhiều ý nghĩa cho giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc xuất bản cuốn "Thư mục hươĩg ước Việt Nam: thời kỳ cận đại" (1991), cuốn "Thư mục hương ước Việt Nam: văn bản Hán Nôm" (1993) đã thực sự thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.

Kho Thần tích - Thần sắc: Kho này hiện có 13.211 quyển chép tay, đã thống ke ỉầu như đầy đủ danh sách cùng sự tích các vị thần được thờ cúng của 47 đơn vị cẫpđịa phương trong toàn quốc. Đặc biệt, nhiều bản thần tích, ngoài phần khai thần tích còn sao lại toàn bộ sắc phong bàng chữ Hán, Nôm.

4 0 7

Page 6: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

Những thần tích, thần sắc hiện nay là tư liệu quý giá đối với các nghiên cứu làng xã, dòng họ, các cộng đồng người Việt trong quá khứ và có ý nghĩa lớn vởi hiện tại. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau (chiến tranh/hỏa hoạn/sự thay đổi...) đã làm cho những bản gổc lưu trữ của nhiều làng xã Việt Nam bị hủy hoại, hoặc thất lạc. Vì vậy số lượng các thần tích, thần sắc còn lưu giừ tại Thư viện khoa học xã hội sẽ có ý nghĩa lớn đối với đáp ứng nhu cầu được tái dựng, truy tìm gốc tích các vị thần. Chắc hẳn, những bản sao sắc phong kèm theo bản khai thần tích hiện lưu trữ tại kho Thư viện Khoa học xã hội là những tư liệu vô cùng quý giá không chỉ đổi với các làng xã có thần tích, thần sắc mà còn có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý văn hóa trong việc xác minh tính xác thực, khôi phục và bào tồn những di sản lịch sử văn hóa của Việt Nam.

Kho Sắc phong: hiện có 495 bản, trong đó có 388 bản đã vào sổ đăng ký và 107 bản chưa sao vào sổ đăng kí. Trung bình tuổi đời của các sắc phong đã 300 năin tuổi. Cũng như thần tích-thần sắc, sắc phong cũng chứa đựng trong chúng những giá trị tư liệu hết sức quý giá cho nghiên cứu vốn cổ, lai lịch công trạng dòng họ, cá nhân, đời sống tâm linh văn hóa của cộng đồng, về lịch sử con người và đất nước. Bản sắc phong cổ nhất mà thư viện có được có niên đại là vào thế kỷ XVI.

Kho ảnh: có khoảng 40.000 ảnh về Việt Nam và Đông Dương. Các bức ảnh được các nhà nghiên cứu sưu tầm, chụp bởi người Pháp và người Việt, một số khác là từ các công chức hành chính thuộc địa của Pháp cung cấp. Nội dung các bức ảnh phản ánh một cách phong phú đa dạng con người Việt Nam thời trước, những nét phong tục tập quán độc đáo, những phong cảnh đẹp, những cảnh sinh hoạt đầy ấn tượng khắp các vùng miền nước Việt. Qua ảnh, người thời nay cỏ thể đọc và hiểu được phần nào đời sổng sinh hoạt, tình trạng kinh tế của xã hội đương thời. Nhiều tẩm ảnh đã được lần lượt giới thiệu trên tạp chí Thông tin Khoa học xã hội của Viện Thông tin KHXH, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Kho tranh ảnh cổ: Đây cũng là nguồn tư liệu dân tộc học phong phú, chúng có thể cho ta biết đời sổng tinh thần, tâm thức dân gian, có ý nghĩa đổi với các nghiên cứu folklore Việt Nam.

Kho bàn đồ: Kho bản đồ của Thư viện còn lưu giữ 1.370 bản đồ các loại, trong đó có 986 bản đồ về Đông Dương và Việt Nam được vẽ hoặc in trong khoảng thời gian từ năm 1584 đến năm 1942. Có nhiều bản vẽ Hà Nội thế kỷ XVIII, đầu thể kỷ XIX, chẳng hạn bản đồ Hà Nội năm 1831, 1873; bản đồ Sài Gòn năm 1902. Bàn đồ là công cụ quan trọng của địa lý học, nó phản ánh trạng thái không gian, ý tường quy hoạch xã hội, sự thay đổi địa giới, mốc giới của các thời kỳ lịch sử... Kho Thư viện KHXH có những tấm bản đồ độc, ví dụ: Đại Nam An quốc họa đồ, 1884, đây là bản đồ, vẽ trong thời đoạn đất nước có biến động lớn, có giá trị lịch sử to lớn làm

4 08

Page 7: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI.

càn cứ xác định nhiều vấn đề khác. Những bàn đồ cổ nói trên có ý nghĩa trong việc tỉm hiểu địa chí, lãnh vực các thời đoạn đã qua, giúp xác lập tính xác thực cùa nhiều vấn đề quan trọng như chủ quyền, rất có ý nghĩa cho nghiên cứu Việt Nam học. về bàn đồ Hà Nội năm 1831 của Thư viện KHXH, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nhìn nhận: “Đây là tài liệu thật quý trong việc nghiên cứu Hà Nội cũ”1.

Ngoài ra, Thư viện còn có kho đĩa hát (1.013 chiếc), kho microfilm (2.000 tài liệu) và nhiều hiện vật lẻ khác.

Có thể thấy, tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay, nếu bạn đọc muốn tìm hiểi căn cứ tin cậy nhất về thần tích, thần sắc và hương ước, về các tài liệu Hán cổ và Nhật cổ, về ảnh và bản đồ thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, về các ấn phẩn EFEO thời Pháp, về các tạp,chí KHXH uy tín của thể giới thì thư viện KHXH là rưi có khả năng đáp ứng được một cách đầy đủ nhất.

Trong Thư viện KHXH, có một nguồn tư liệu không kém phần độc đáo, đó là các cuốn sách viết tay, đây là chứng tích lun trữ của một thời kỳ dài thu thập sưu tầm tin tức từ nhiều nguồn tin khác nhau. EFEO đã thu thập được rẩt nhiều các văn bàn viết tay, được viết bằng các ngôn ngữ vùng Viễn Đông. Các văn bản này được viết trên giấy thô, lá cọ, thậm chí được khắc trên cả các lá kim loại. Ngoài ra, còn có cà rhững bàn dập văn khắc ở các nước Đông Dương, nhiều nhất là ở Việt Nam.

2.3. Trong thời gian qua, những tư liệu của Thư viện đã được phục vụ bạn đọc chủ yếu là giới nghiên cứu, qua đỏ, đã cũng cấp những chất liệu quý giá cho CỘIÍỊ đồng nghiên cứu về nhiều phương diện khoa học

Thư viện KHXH, từ hàng chục năm trước đây đã được giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước biết đến không chỉ là thư viện tổng hợp hàng đầu về khoa học xã hội mà còn là một địa chỉ tin cậy có thể khai thác những tư liệu cổ, đa nguồn, đa rgành, đa lĩnh vực. Nhiều tư liệu của thư viện là kết quả nghiên cứu của các nhà khai học EFEO rẩt có giá trị, đặc biệt cho tham khảo chuyên ngành dân tộc học, văn hóa học về Việt Nam.

Theo tư liệu, thời kỳ sau khi giành được độc lập vào năm 1945, nhiều học giả nổi tiếng đã từng một thời được cừ làm cổ vấn cho Học Viện Viễn Đông Bác cổ, có gắn bó ít nhiều với Thư viện KHXH, với những hoạt động khoa học xuất sắc của mìrh, sau này dã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, đó là các học giả Đào Duy Anh, Nguyễn Đồ Cung, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Đặng

I >guyễn Vinh Phúc: "Ccim ơn tri thức nơi đây", trong: Thư viện Khoa học xã hội, Nxb Khoa h)C xã hội, Hà Nội, 201 1, tr.335.

4 09

Page 8: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

Thai Mai, Cao Xuân Huy, Nguyễn Đức Nguyên, tức Hoài Thanh (Ngô Thế Long- Trần Thái Bình, 2009, tr. 100)7

Những đóng góp thầm lặng của Thư viện đã được thể hiện trong các trích dẫn, nguồn tài liệu tham khảo của các học giả khi nghiên cứu về Việt Nam và Đông Dương.

3. Một số ý kiến về công tác khai thác nguồn thông tin tư liệu của Thir viện KHXH phục vụ công tác nghiên cửu Việt Nam học nói riêng, khoa học xã hội nói chung

3.1. Những năm qua, vì nhiều ỉỉ do khác nhau, các nguồn vốn tư liệu của Thư viện chưa được đánh thức, nên những vốn quý tư liệu chưa được khai thác một cách đúng mức, chưa xứng với tầm vóc tư liệu của Thư viện, để có thể mang lại hiện quả cho giới nghiên cứu muốn tiếp cận chúng và cũng đưa những tri thức quý tới dân chúng, tăng thêm hiểu biết phục vụ sự phát triển kinh tể xã hội của đất nước. Đó cũng là điều rất đáng tiếc và cũng là nỗi băn khoăn của không ít cán bộ tâm huyết của Thư viện KHXH hiện nay.

Hàng năm trước đây, Thư viện chỉ thu hút được khoảng năm trăm thẻ bạn đọc mới và trong sổ đó chủ yểu là các học giả, trí thức đã biết và có thời gian gắn bó với Thư viện. Nếu tình hình tiếp diễn như cũ, thì kho tư liệu quý giá này cũng chưa thể khai thác được bao nhiêu trong một tương lai gần. Rất có thể, trong kho lưu trữ của Thư viện KHXH còn ẩn chứa nhiều điều chưa được khai thác hoặc cần được sớm khai thác để bổ sung vào vổn hiểu biết của dân tộc trong thời đại mới, với lớp người mới. Và rất có thể, nếu khai thác và công bổ được những tư liệu quý trong kho bản đồ thì những bản đồ "biết nói" sẽ có giá trị cho công cuộc đấu tranh chứng minh chủ quyền, bảo vệ biển đảo Quốc gia mà lẽ ra chúng ta không mãi đối xử với chúng như những điều bí mật hoặc còn do dự trong việc khai thác ý nghĩa đích thực của chúng.

3.2. Công tác bảo quản gặp không it khỏ khăn, việc thu thập phát triển tư liệu không hề đơn giàn, công tác "sổ hóa" để nâng cao khả năng khai thác và tiếp

cận cho độc giả qua m ạng Online còn chưa được như m ong muốn.

Mấy năm nay, Thư viện không đủ kinh phí để bổ sung tài liệu truyền thống (báo, tạp chí...). Hạ tầng thông tin và công nghệ thông tin còn yếu, chưa đủ điều kiện kết nối và phục vụ Online cho bạn đọc có thể tiếp cận và khai thác.

Nhiều tư liệu quý đang nằm im lặng tropg các kho có nguy cơ hư hỏng do các yếu tổ vật lý trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và trải qua hàng trăm, hàng chục năm tồn tại đang cần nhanh chóng được số hóa. Một phần lớn nguồn tài liệu cùa Thư viện đã bước đầu được số hóa nhung chưa thể hệ thống hết được kho

410

Page 9: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI.

tư liệu k hổng lồ này m à chắc hản phải còn nh iều thế hệ cán bộ nữa m ới m ay chăng có thể làm đư ợ c; n g u ồ n tư liệu cần tiếp tục đư ợ c phân loại thành các bộ sưu tập

chuyên đề, chu y ên sâu ; cần sớm phục chế, k hai thác , gọi tên các loại tư liệu còn

chưa rõ ràng , hoặc đ ã m ờ th eo thờ i g ian , v í dụ: h ư ơ n g ước, ảnh , ph im . nh iều tài

liệu cần được giám định, và cho phép tiếp cận sâu như kho bản đồ. Trên kết quả sổ hóa, m ới có thể dần dần g iớ i th iệu o n lin e các tà i liệu của th ư v iện .

3.3. Ngành Khoa học xã hội Việt Nam cần sớm Xây dựng mội hệ thống thư mục về Việt Nam học (Vietnamology/Vietnam studies) bắt đầu từ các tư liệu hiện có tại Thư viện KHXH; tiến hành sưu tập, xuất bản các chuyên khảo về các nhà nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Việt Nam cũng như các công trình nghiên cứu của họ v ề Việt Nam đã được tiến hành tại EFEO; tìm cách có thể thu hút được sổ bạn đọc chuyên sâu về khoa học xã hội, đến và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tư liệu tại các phòng đọc mở chuyên sâu của Thư viện; sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên ngành khoa học xã hội, các khoa/ngành Việt Nam học, Đông Phương học tại các trường đại học (Sư phạm Hà Nội I, Đại học Quốc gia...) nên coi Thư viện KHXH Việt Nam là một địa chỉ tin cậy, cần tiếp cận và khai thác, có thể qua đọc và tìm kiếm tư liệu tại thư viện và giới thiệu những tư liệu quý tới cộng đồng, để quảng bá, nhân lên giá trị văn hóa và lịch sử trong các kho tư liệu của Thư viện;

3.4. Nhà nước và Viện Khoa học xã hội Việt Nam cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợgiúp Thư viện KHXH bổ sung, cập nhật những nguồn tư liệu mới, kết quả nghiên cửu mới (ví dụ, các nghiên cứu về Việt Nam từ cấp luận văn thạc sĩ, các đề tài cấp Bộ- đến luận án tiến sĩ và các đề tài, chương trình khoa học cấp quốc gia), nguồn tin về khoa học xã hội trong và ngoài nước về khoa học xã hội và Việt Nam, để Thư viện KHXH không chỉ dừng lại ở phục vụ vốn cổ, mà được tăng cường năng lực phục vụ trong bổi cảnh xã hội thông tin không ngừng phát triển. Chỉ như thế mới có thể làm phong phú nguồn tin và khai thác sâu rộng các giá trị của Thư viện KHXH trong cộng đồng khoa học vì sự nghiệp phát triển lâu dài của đất nước.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Sĩ Quý - Vương Toàn (đồng chù biên), 2011, Thư viện Khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Hồ Sĩ Quý, 2010, "Về mội thư viện khoa học xã hội tầm cỡ khụ vực", trong Niên giám Thông tin Khoa học xã hội, số 5, tr.335-342. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Ngô Thế Long, Trần Thái Bình. 2009, Học viện Viền Đông Bác co (giai đoạn 1898- 1957), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

411

Page 10: THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - • • • NGUÒN Tư LIỆU QUÝ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/23141/1/KY_05544.pdf · VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

4. Vương Toàn, 2005, “Xây dựng và phát triển khoa học xã hội thành thư viện quốc giiavề KHXH”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1 năm 2005.

5. “Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Việt Nam (1900 - 1957)”, Tạp chí Nghiên cứu lẬchsử, số 9 (401 ), năm 2009.

6. Nguyễn Văn Trường, 2000, “Trường Viễn Đông Bác cổ”, Tạp chí Xưa và Nay, số 75 năm 2000.

7. Philippe Le Failler, 2000, Viện Viễn Đông Bác cỗ Pháp tại Việt Nam: 1900-2000, nhìn lại một thể kỳ nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Judith Henchy, 1998, Preservation and Archives in Vietnam, February 1998.

9. http://www .clir.org/pubs/reports/henchy/reports/henchy/pub70.htm l

10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: 90 năm nghiên cứu văn hóa và lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, EFFO, Hà Nội, 1995.

11.Rageau, Christinae Pasquel, 1989, “Trường viễn Đông Bác cổ Pháp hay ngành Eôr.igPhương học sôi động ở Pháp”, Tạp chí Hán Nôm, số 2/1989.

412