thỰc trẠng sẢn phẨm khai thÁc cỦa ba nghỀ: nÒ …ntu.edu.vn/portals/66/tap chi...

9
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 49 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ SÁO, ĐÁY, RÊ BA LỚP TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG- CẦU HAI CURRENT STATUS OF THE CATCH OF STAKE NET, BOTTOM NET AND TRAMMEL NET FISHERIES IN TAM GIANG - CAU HAI LAGOON Nguyễn Phong Hải 1 ; Stephano Carboni 2 ; NNK 3 1: Khoa Khai thác Thủy sản - Đại học Nha trang; 2: Dự án IMOLA; 3: Nhóm nghiên cứu thuộc dự án IMOLA và Chi cục Khai thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế TÓM TẮT: Bài báo này trình bày thành phần sản phẩm khai thác bằng nghề Nò Sáo, đáy, rê ba lớp tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vào mùa mưa 2007 (tháng 10,11,12). Một vài ảnh hưởng của các nghề này đến nguồn lợi sinh vật của đầm phá cũng được nghiên cứu dựa vào so sánh phân bố chiều dài của một số đối tượng khai thác chính với chiều dài cho phép đánh bắt hoặc chiều dài thành thục sinh dục của chính đối tượng đó. Kết quả cho thấy sản lượng khai thác của ba nghề trên đối với các nhóm thương phẩm tôm, cá, cua - ghẹ lần lượt là 42% , 38%, 11% tổng sản lượng. Hơn 98 % số lượng tôm khai thác được nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác. Từ 80 - 100 % (tùy loài) số lượng cá khai thác được có chiều dài nhỏ hơn chiều dài thành thục sinh dục. Ba nghề khai thác trên ảnh hưởng lớn đến nguôn lợi thủy sản tại đầm phà và cần có các biện pháp nhằm hạn chế khai thác cá chưa đến kích cỡ khai thác hợp lý. Từ khóa: Nò sáo, đáy, rê ba lớp, thành phần sản phẩm khai thác ABSTRACT The paper aims to describe the catch composition of Stake net (set Net, No- sao) , bottom net and trammel net fisheries in raining season of 2007 at Tam Giang – Cau Hai lagoon ( from October to December). Some effects of the fisheries on the living marine resources were studied by comparing the length frequency of target species caught by the fisheries with the expected length of first capture. The outcomes show that, about 42%, 38%, 11% of the total catch were shrimp, fish and crap respectively. More than 98% of the number of shimp caught by the fisheries was smaller than the allowable captured length. From 80% to 100% of fish captured by the fisheries was smaller than length at maturity. The fisheries have seriously effects on the living marine resources. There should be proper solutions to eliminate the catch of undersized species in order to conserve the biological resources of the lagoon. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khai thác thủy sản bằng ngư cụ: Nò sáo, Đáy và Rê ba lớp là 3 nghề khai thác thủy sản phổ biến tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) [8]. Đây là những nghề đem lại thu nhập chính cho ngư dân nghèo sống quanh đầm phá và người dân vạn đò. Tuy là những nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng cường lực khai thác tại đầm phá, nhưng thực trạng sản phẩm khai thác và những ảnh hưởng của ba loại nghề khai thác

Upload: duongminh

Post on 04-Feb-2018

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 49

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ SÁ O, ĐÁY, RÊ BA LỚP TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG- CẦU HAI

CURRENT STATUS OF THE CATCH OF STAKE NET, BOTTOM NET ANDTRAMMEL NET FISHERIES IN TAM GIANG - CAU HAI LAGOON

Nguyễn Phong Hải1; Stephano Carboni2; NNK3

1: Khoa Khai thác Thủy sản - Đại học Nha trang; 2: Dự án IMOLA;

3: Nhóm nghiên cứu thuộc dự án IMOLA và Chi cục Khai thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT: Bài báo này trình bày thành phần sản phẩm khai thác bằng nghề Nò Sáo, đáy, rê ba lớp tại đầm phá

Tam Giang - Cầu Hai vào mùa mưa 2007 (tháng 10,11,12). Một vài ảnh hưởng của các nghề này đến nguồn lợi sinh vật của đầm phá cũng được nghiên cứu dựa vào so sánh phân bố chiều dài của một số đối tượng khai thác chính với chiều dài cho phép đánh bắt hoặc chiều dài thành thục sinh dục của chính đối tượng đó. Kết quả cho thấy sản lượng khai thác của ba nghề trên đối với các nhóm thương phẩm tôm, cá, cua - ghẹ lần lượt là 42% , 38%, 11% tổng sản lượng. Hơn 98 % số lượng tôm khai thác được nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác. Từ 80 - 100 % (tùy loài) số lượng cá khai thác được có chiều dài nhỏ hơn chiều dài thành thục sinh dục. Ba nghề khai thác trên ảnh hưởng lớn đến nguôn lợi thủy sản tại đầm phà và cần có các biện pháp nhằm hạn chế khai thác cá chưa đến kích cỡ khai thác hợp lý.

Từ khóa: Nò sáo, đáy, rê ba lớp, thành phần sản phẩm khai thác

ABSTRACTThe paper aims to describe the catch composition of Stake net (set Net, No- sao) , bottom net and

trammel net fi sheries in raining season of 2007 at Tam Giang – Cau Hai lagoon ( from October to December). Some effects of the fi sheries on the living marine resources were studied by comparing the length frequency of target species caught by the fi sheries with the expected length of fi rst capture. The outcomes show that, about 42%, 38%, 11% of the total catch were shrimp, fi sh and crap respectively. More than 98% of the number of shimp caught by the fi sheries was smaller than the allowable captured length. From 80% to 100% of fi sh captured by the fi sheries was smaller than length at maturity. The fi sheries have seriously effects on the living marine resources. There should be proper solutions to eliminate the catch of undersized species in order to conserve the biological resources of the lagoon.

I. ĐẶT VẤN ĐỀKhai thác thủy sản bằng ngư cụ: Nò sáo,

Đáy và Rê ba lớp là 3 nghề khai thác thủy sản phổ biến tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai(TG-CH) [8]. Đây là những nghề đem lại thu nhập

chính cho ngư dân nghèo sống quanh đầm phá và người dân vạn đò. Tuy là những nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng cường lực khai thác tại đầm phá, nhưng thực trạng sản phẩm khai thác và những ảnh hưởng của ba loại nghề khai thác

Page 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

50 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

này đến nguồn lợi thủy sản ở đầm phá vẫn chưa được nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định thành phần loài, biểu đồ tần suất chiều dài của một số đối tượng đánh bắt chính. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số nhận xét về mức độ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp đặt mua toàn bộ sản phẩm và phân tích sản phẩm khai

thác của các ngư cụ thuộc ba nghề nói trên. Đầm phá Tam giang - Cầu Hai được chia thành 04 thủy vực: đầm Tam Giang, Sam chuồn, Thủy Tú và Cầu Hai (Hình 1).

Hình 1. Địa điểm thu mẫu

Việc phân chia này nhằm đảm bảo việc thu mẫu mang tính đại diện cho toàn đầm phá. Tại mỗi thuỷ vực và đối với mỗi nghề nghiên cứu kể trên, hai ngư dân sẽ được chọn để đặt mua sản phẩm khai thác. Để chọn hai ngư dân này, chúng tôi dựa vào kết quả đánh bắt của họ trong năm vừa qua. Một ngư dân có sản lượng khai thác trong năm vừa qua tương đối cao, người còn lại có sản lượng khai thác thấp. Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc mua sản phẩm khai thác để phân tích tập trung ở mức: mỗi ngư dân chỉ giới hạn mua sản phẩm đánh bắt của 02 ngày trong tháng kéo dài trong 3 tháng. Để đảm bảo cho sản phẩm khai thác sát với thực tế và không bị sai lệch do ảnh hưởng của tuần trăng, 01 mẫu sản phẩm sẽ mua vào những ngày cuối hoặc đầu tháng âm lịch (29,30,1 hoặc 2 âm lịch), 01 mẫu còn lại sẽ mua vào giữa tháng âm lịch (13,14,15 hoặc 16 âm lịch).

Sản phẩm khai thác của đêm hôm trước được bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm của Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản Tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện việc phân loại, cân ,đo và đếm. Tôm được đo chiều dài giáp bằng thước kẹp có độ chính xác đến milimet. Cá được đo chiều dài toàn thân bằng thước bản đo chiều dài. Quy trình phân loại được tiến hành theo (Hình 2).

Page 3: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 51

Phân bố chiều dài của một số loài cá,tôm cũng được so sánh với chiều dài thành thục sinh dục hoặc một số chiều dài đặc biệt khác nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nghề khai thác đối với nguồn lợi thủy sản1. Theo King M. [9], chiều dài hợp lý cho phép khai thác được xác định sao cho cá có thể tham gia sinh trưởng ít nhất một lần. Nói cách khác, chiều dài cho phép khai thác đối với một loài, ít nhất phải bằng chiều dài thành thục sinh dục của chính loài đó. Do rất nhiều cá thể thuộc họ cá bống khai thác được tại đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có kích thước quá nhỏ nên việc phân loại gặp nhiều khó khăn. Ở bài báo này, tất cả các loài thuộc họ cá bống được gộp chung để tính toán phân bố chiều dài. Chiều dài của cá Bống Hoa (Acanthogobiusfl avimanus) được lấy làm chiều dài so sánh, do cá bống hoa có kích thước cơ thể nhỏ nhất trong các loài các bống khai thác được tại đầm Tam Giang-Cầu Hai. Do không có số liệu về chiều dài

1 Nếu không có chỉ dẫn cụ thể tại biểu đồ, dấu mũi tên tại các biểu đồ thể hiện: hoặc chiều dài thành thục sinh dục, hoặc chiều dài tối thiểu cho phép khai thác.

thành thục sinh dục của loài cá Bống Hoa, nên chiều dài phổ biến của cá thể cá Bống Hoa khai thác được ở Vinh Bắc Bộ được lấy làm giá trị so sánh. Theo Nguyễn Đình Thi [2] ,chiều dài phổ biến cá Bống Hoa khai thác được ở Vịnh Bắc Bộ là 9.2 cm.

Đối với tôm Đất và tôm Sú, chiều dài cho phép khai thác được xác định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2006). Chiều dài mang được quy đổi sang chiều dài thân theo công thức của Trần Minh Anh [3]:LC= (LT-11,8)/3,31(1) Trong đó: LC: Chiều dài mang (mm); LT: Chiều dài thân (mm)

III. KẾT QUẢSố lượng buổi khai thác được nghiên cứu

thực tế ít hơn so với việc đặt mua ban đầu theo kế hoạch do bị ảnh hưởng của các cơn bão trong thời gian nghiên cứu khiến ngư dân không tham gia khai thác ở một số buổi.Tổng cộng nhóm nghiên cứu đã phân tích sản phẩm đánh bắt của 73 buổi khai thác, trong đó 24 buổi đối với nghề Rê ba lớp, 23 buổi đối với nghề Đáy và 25 buổi đối với nghề Nò

Tôm

(Cân tổng trọng lượng)

Phân loại tôm:- Cân Tổng trọng lượng từng loài - Đo chiều giài giáp của từng con - Lâý mẫu đại diện không dưới 10%)

Phân loại Cá:- Cân Tổng trọng lượng từng loài - Đo chiều giài toàn thân từng con - Lấy mẫu đại diện không dưới 10%)

Cá(Cân tổng

trọng lượng)

Sản phẩm khai thác(Cân tổng

trọng lượng)

Cua, ghẹ(Cân tổng

trọng lượng)

Do cua ghẹ và lươn không phải là đối tượng khai thác trong mùa mưa, nên Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích sản lượng khai thác

Lươn(Cân tổng

trọng lượng)

Phần còn lại(rác, vỏ ốc, cá quá nhỏ

hay dập nát..)(Cân tổng trọng lượng)

Hình 2. Sơ đồ khối phân tích 01 mẫu sản phẩm.

Page 4: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

52 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Sáo. Có 68 loài thuộc 4 nhóm: tôm; cá; cua và ghẹ; lươn xuất hiện ít nhất một lần trong mẫu khai thác. Kết quảnghiên cứu cho thấy, phần lớn sản lượng khai thác của 3 nghề kể trên là tôm (chiếm 42% ± 3% tổng sản lượng khai thác). Đối với đối tượng tôm khai thác được, 86% + 2% là tôm Đất (Metapenaeus ensis), 9% + 1% là tôm Sú(Monodon penaeus). Khoảng 38% ± 3% sản lượng khai thác được là cá. Sản lượng khai thác đối với nhóm cua, ghẹ chiếm khoảng 11% ± 2% tổng sản lượng khai thác được. Chỉ có 2% ± 1% tổng sản lượng khai thác được là nhóm lươn. Phần còn lại chủ yếu là cá vụn, cua nhỏ, ốc, tôm quá nhỏ hoặc bị dập nát không thể phân loại được.

3.1 Phân bố chiều dài của một số loài cá khai thác được phổ biến bởi nghề Nò sáo 3.1.1: Họ cá Bống (Leiognathus sp.)

Đây là họ cá tương đối đặc trưng của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đặc biệt có Bống thệ, là loài cá được cho là đặc sản của khu vực. Trong nghiên cứu này, tần suất xuất hiện của họ cá Bống đối với nghề Nò sáo là 75% (75 phần trăm số mẻ lưới có sự xuất hiện của họ cá Bống), đứng thứ ba sau tôm Đất và cá Móm gai dài (Gerres fi lamentous). Biểu đồ số 2 thể hiện phân bố chiều dài của họ cá Bống khai thác được bởi nghề Nò sáo trong thời gian nghiên cứu. Từ kết quả cho thấy, tỷ lệ số lượng cá thể họ cá Bống có chiều dài < 9.2 cm, chiều dài thành thục sinh dục của cá Bống hoa, là 56%.3.1.2. Cá Đục (Silago sihama)

Đây là một loài cá có giá trị tương đối cao và có tần suất xuất hiện là 25% trong số các mẻ lưới nghiên cứu nghề nò sáo. Biểu đồ số 03 thể hiện phân bố chiều dài của cá đục khai thác được bởi nghề nò sáo trong thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% số cá thể cá đục khai thác bằng nghề nò sáo trong thời gian nghiên cứu đều nhỏ hơn chiều dài thành thục sinh dục.3.1.3. Cá móm gai dài (Gerres fi lamentous)

Đây là loài có tần suất xuất hiện cao nhất trong các loài cá khai thác được tại đầm phá, 80% số mẻ lưới có sự xuất hiện của loài cá này. Biểu đồ số 4 thể hiện phân bố chiều dài của cá Móm gai dài (Gerres fi lamentous) khai thác được bởi nghề nò sáo trong thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tất cả số cá thể cá móm khai thác được trong thời gian nghiên cứu bằng nghề nò sáo đều nhỏ hơn chiều dài thành thục sinh dục.

3.1.4 Tôm Đất (Metapenaeus ensis)Khoảng 92% số mẻ lưới khai thác bằng nghề Nò sáo có sự xuất hiện của tôm Đất. Đây là loài

được xem là có giá trị kinh tế cao và có trữ lượng khá lớn tại đầm phá. Đây cũng được xem là một

Biểu đồ 2. Phân bố chiều dài của họ cá Bống Biểu đồ 3. Phân bố chiều dài của cá Đục

Page 5: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 53

loài đặc trưng của đầm phá. Biểu đồ số 5 thể hiện phân bố chiều dài của tôm Đất khai thác được bởi nghề Nò sáo trong thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy, 99% số lượng tôm Đất khai thác được bằng Nò sáo có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác.

3.1.5: Tôm Sú (Monodon penaeus) Đây là loài được nuôi thương phẩm rất nhiều tại các ao nuôi quanh đầm phá. Tôm Đất có giá trị

kinh tế cao, tuy nhiên sản lượng khai thác tại đầm phá là không nhiều. Biểu đồ số 5 thể hiện phân bố chiều dài của tôm Sú khai thác được bởi nghề nò sáo trong thời gian nghiên cứu. Toàn bộ cá thể tôm Sú khai thác được đều có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác.

3.2. Phân bố chiều dài của một số loài cá khai thác được phổ biến bởi nghề Rê ba lớp3.2.1. Họ cá Bống (Leiognathus sp.)

So sánh phân bố chiều dài các cá thể trong họ cá Bống khai thác được bởi nghề rê ba lớp với kích thước khai thác phổ biến của cá Bống Hoa tại vịnh bắc bộ cho thấy: tỷ lệ cá Bống có chiều dài nhỏ hơn 9.2 cm chiếm khoảng 34% tổng số cá thể khai thác được.3.2.2 Cá Chai (Platyce phalus indicus)

Cá Chai là một loài có tần suất xuất hiện nhiều nhất ở các mẻ lưới khai thác nghề Rê ba lớp. Khoảng 36 % tổng số mẻ lưới khai thác có sự xuất hiện của cá Chai. Chiều dài thành thục sinh dục của loài này là là 400 mm [7]. Theo kết của nghiên cứu của đề tài này, 100% số cá thể cá Chai khai thác được bằng nghề Rê ba lớp trong thời gian nghiên cứu đều nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục. Điều này chứng tỏ, nghề Rê 03 lớp gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi cá Chai tại đầm phá.

39

Biểu đồ 5. Phân bố chiều dài của tôm Đất

Biểu đồ 6. Phân bố chiều dài của tôm sú

Biểu đồ 4. Phân bố chiều dài của cá Móm gai dài(Gerres fi lamentous)

Page 6: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

54 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

3.2.3. Cá Đối (Mugil cephalus)Biểu đồ 9 cho thấy hơn 90% số cá thể cá đối mục khai thác bằng nghề rê ba lớp đều nhỏ hơn

kích thước thành thục sinh dục.

3.2.4 Cá ĐụcKết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 80% số cá thể cá Đục khai thác được bằng lưới Rê ba lớp

có chiều dài nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục (biểu đồ 10)3.2.5 Tôm đất

Biểu đồ 9 cho thấy, 95 % số cá thể tôm đấtt khai thác được bằng nghề rê ba lớp có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác.3.2.6 Tôm Sú

Toàn bộ số tôm Sú khai thác được trong đợt thí nghiệm có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác (biểu đồ 12).

Biểu đồ 7. Phân bố chiều dài của họ cá Bống khai thác được bằng nghề Rê ba lớp

Biểu đồ 8. Phân bố chiều dài của cá Chai khai thác được bằng nghề Rê ba lớp

Biểu đồ 10. Phân bố chiều dài của cá Đục khai thác được bằng nghề Rê 3 lớp

Biểu đồ 9. Phân bố chiều dài của cá Đối(Mugil cephalus) khai thác được bằng nghề Rê 3 lớp

Biểu đồ 11. Phân bố chiều dài của Tôm Đất khai thác được bằng nghề Rê 3 lớp

Biểu đồ 12. Phân bố chiều dài của Tôm Sú khai thác được bằng nghề Rê 3 lớp

Page 7: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 55

3.3. Phân bố chiều dài của một số loài cá khai thác được phổ biến bởi nghề Đáy3.3.1. Họ cá Bống

Kết quả nghiên cứu cho thấy 89% số cá thể họ cá bống khai thác được bằng nghề đáy đều có kích thước nhỏ hơn 9,2 cm (Biểu đồ 13)3.3.2. Cá Đục

Biểu đồ 14 cho thấy, 100 % cá thể cá Đục khai thác được đều có kích thước nhỏ hơn kích thước thành thục sinh dục..

3.3.2: Tôm đất: Kết quả nghiên cứu cho thấy, 99 % số lượng tôm đất khai thác được có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác.3.3.3. Tôm Đất

Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 99% số tôm Đất khai thác được bằng nghề Đáy có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ khai thác cho phép (biểu đồ 15)3.3.4. Tôm sú

Kết quả nghiên cứu chỉ ra khoảng 99 % số cá thể tôm sú khai thác được bằng nghề đáy có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác.

IV. KẾT LUẬN1. Trong ba nghề nghiên cứu, tôm chiếm sản lượng khai thác cao nhất (hơn 42% tổng sản

lượng), tiếp đó là nhóm cá, cua và ghẹ và cuối cùng là nhóm lươn.

Biểu đồ 15. Phân bố chiều dài của Tôm đất khai thác được bằng nghề đáy

Biểu đồ 13. Phân bố chiều dài của họ cá Bống(Leiognathus sp.) khai thác được bằng nghề đáy

Biểu đồ 14. Phân bố chiều dài của họ cá Đục khai thác được bằng nghề đáy

Biểu đồ 16. Phân bố chiều dài của Tôm Sú khai thác được bằng nghề đáy

Page 8: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

56 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

2. Phần lớp tôm khai thác được là tôm đất (Metapenaeus ensis), chiếm khoảng 86% tổng sản lượng tôm khai thác được.

3. Đa phần cá khai thác được đều là những loài có giá trị kinh tế không cao (không có giá trị xuất khẩu). Trừ một số như họ cá Hồng, cá Mú có giá trị kinh tế cao nhưng số lượng cá thể và sản lượng rất ít.

4. So sánh phân bố chiều dài của các loài tôm, cá khảo sát với kích thước khai thác cho phép cho thấy tất cả các mẫu nghiên cứu đều vi phạm những yêu cầu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc không phù hợp với kích thước đề suất khai thác. Số cá thể nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác dao động từ 20% đến 100% tổng số cá thể khai thác được.

5. Phần lớn cá, tôm khai thác được có kích

thước rất nhỏ và hầu như chưa đến tuổi trưởng thành. Điều này cho thấy: (1) cá con hoặc ấu trùng cá được đưa từ biển vào trong đầm phá thông qua cơ chế trao đổi nước giữa đầm phá và biển hoặc (2) thời điểm khai thác (nghiên cứu) ít có sự xuất hiện của cá bố mẹ trong đầm phá.

6. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là nơi sinh trưởng của rất nhiều loài cá, tôm ở giai đoạn chưa trưởng thành.

7. Tôm Đất, tôm Sú và họ cá Bống là những đối tượng khai thác chính tại đầm phá đều bị khai thác với tỷ lệ sản lượng khá cao bởi ba nghề Nò sáo, Đáy và Rê ba lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ tôm có chiều dài nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác theo quy định của cơ quan quản lý là rất lớn (từ 98% đến 100%).

Bảng 1: Chiều dài thành thục sinh dục của một số loài cá

Chiều dài thành thục sinh dục của một số loài cá

STT Tên cá (tên Việt Nam- Tên la tinh) Chiều dài thành thục sinh dục(cm - TL) Nguồn trích dẫn

1 Cá đục - Sillago sihama Từ 13 đến 14 [4]

2 Móm gai dài - Gerres fi lamentosus 12 (đực) - 19 (cái) [5]

3 Cá đối mục - Mugil cephalus Từ 20 đến 35.5 9 [6]

4 Cá chai - Platycephalus indicus 40 [7]

Chiều dài cho phép khai thác của tôm đất và tôm sú (* Chiều dài thân)

6 Tôm đất- Metapenaeus ensis 8* [1]

7 Tôm sú- Peanaeus .monodon 14*

Lời cảm ơn: Cảm ơn dự án IMOLA (FAO) đã hỗ trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Cảm ơn GS- TS Massimo Sarti, cố vấn trưởng dự án IMOLA đã theo dõi và cố vấn kỹ thuật cho hoạt động nghiên cứu. Cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nha Trang đã cho phép tôi được tham gia nghiên cứu cùng dự án IMOLA.

Page 9: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM KHAI THÁC CỦA BA NGHỀ: NÒ …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 1-2011/So 1.2011_07 Nguyen... · Kinh phí nghiên cứu giới hạn nên việc

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2006, Bộ Thủy sản cũ- Thông tư số 02 /2006/TT-BTS ngày 20

tháng 3 năm 20062. Nguyễn Đình Thi ,1991, Cá biển Việt Nam - Cá xương Vịnh Bắc Bộ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội3. Trần Minh Anh, 1989, Sinh học và Kỹ thuật Nuôi tôm he – Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.4. Fishabase, 2009a, http://www.fi shbase.org/reproduction/MaturityList.php?id = 4544&stockcode = 4729&

genusname = Sillago&speciesname = sihama&sortby = country, Truy cập 12 tháng 3 năm 20095. Fishabase, 2009b, http://www.fi shbase.org/Reproduction/MaturityList.php?ID = 4463 &GenusName =

Gerres&SpeciesName = fi lamentosus&fc = 326, Truy cập 12 tháng 3 năm 20096. Fishabase 2009c, http://www.fi shbase.org/Reproduction/MaturityList.php? ID = 785& GenusName =

Mugil& Species Name=cephalus&fc = 359, Truy cập 12 tháng 3 năm 20097. Fishabase, 2009d, http://www.fi shbase.org/Reproduction/MaturityList.php?ID=950&GenusName = Platy

cephalus&SpeciesName=indicus&fc = 273, Truy cập 12 tháng 3 năm 2009 8. IMOLA , 2007, Báo cáo hoạt động 1.3- Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động tại đầm phá Thừa Thiên -

Huế. Thừa Thiên , Huế.9. King, M., 1995, Fisheries Biology, Assessment and Management, Fishing News Book. Great Britain