tÀi liỆu Ôn tẬp hÓa hỌc 11 chỦ ĐỀ 1: sỰ ĐiỆn li

11
1 Họ tên HS: _____________________________________ Lớp: 11____ TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI A. NỘI DUNG BÀI HỌC I. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN LI 1. Thí nghiệm: Dụng cụ hóa chất trong video: Cách làm thí nghiệm: Hiện tượng: 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của axit, bazơ và muối Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra ion trái dấu nên dung dịch axit, bazơ, muối có thể dẫn diện Sự điện li: Là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. Chất điện li: Là chất tan trong nước phân li ra ion. Phương trình điện li: Là phương trình biểu diễn sự điện li: Ví dụ: NaOH → Na + + OH - HCl → H + + Cl - II. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI Thí nghiệm: Dụng cụ hóa chất trong video: Cách làm thí nghiệm: Hiện tượng: 1. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu a. Chất điện li mạnh: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử đều phân li ra ion. Chất điện li mạnh gồm: + Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3+ Bazơ tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2+ Hầu hết muối: NaCl, AgNO3, CuSO4 Biểu diễn phương trình điện li của chất điện li mạnh ta sử dụng mũi tên một chiều “Ví dụ: NaCl→ Na + + Cl -

Upload: others

Post on 02-Oct-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

1

Họ tên HS: _____________________________________ Lớp: 11____

TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11

CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI

A. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. HIỆN TƯỢNG ĐIỆN LI

1. Thí nghiệm:

Dụng cụ hóa chất trong video:

Cách làm thí nghiệm:

Hiện tượng:

2. Nguyên nhân tính dẫn điện của axit, bazơ và muối

Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra ion trái dấu nên dung dịch axit, bazơ,

muối có thể dẫn diện

Sự điện li: Là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. Chất điện li: Là chất tan trong

nước phân li ra ion.

Phương trình điện li: Là phương trình biểu diễn sự điện li:

Ví dụ: NaOH → Na+ + OH- HCl → H+ + Cl-

II. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI

Thí nghiệm:

Dụng cụ hóa chất trong video:

Cách làm thí nghiệm:

Hiện tượng:

1. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu

a. Chất điện li mạnh:

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử đều phân li ra ion.

Chất điện li mạnh gồm:

+ Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3…

+ Bazơ tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2…

+ Hầu hết muối: NaCl, AgNO3, CuSO4…

Biểu diễn phương trình điện li của chất điện li mạnh ta sử dụng mũi tên một chiều “”

Ví dụ: NaCl→ Na+ + Cl-

Page 2: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

2

b. Chất điện li yếu:

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li ra ion,

phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Chất điện li yếu gồm:

+ Axit yếu: H2SO3, H3PO4, CH3COOH…

+ Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, …

+ Muối của thủy ngân: HgCl2, Hg(CN)2…

Phương trình điện li biểu diễn bằng mũi tên hai chiều “”

Ví dụ: CH3COOH CH3COO- + H+ Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH-

Câu 1. Cho các chất sau: dung dịch HNO3, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch CH3COOH, khí O2,

dung dịch Ca(OH)2, Na2CO3 rắn − khan, dung dịch H3PO4, C2H5OH, nước đường, dung dịch

AlCl3, dung dịch HCl, dung dịch KOH.

Chất điện li mạnh gồm:

Phương trình điện li:

Chất điện li yếu gồm:

Phương trình điện li:

Câu 2. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch:

Cho CaCl2 0,01M thì : CaCl2 Ca2+ + 2Cl−

0,01 0,01 0,02. Vậy: [Ca2+] =0,01M, [Cl−] = 0,02M

a. Dung dịch NaOH 0,1M

b. Dung dịch BaCl2 0,2 M

3. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch:

a. Hòa tan 4,9 gam H2SO4 vào 200ml nước.

b. Hòa tan 2,24 lít khí HCl vào 100ml nước.

4. Định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn khối lượng

a. Dung dịch X chứa 0,015 mol Fe2+, 0,025 mol Na+ , 0,015 mol SO42− và x mol NO3

−. Cô cạn

thu m gam muối. Tính x và m.

Bảo toàn điện tích: 2 . 0,015 + 1 . 0,025 − 2. 0,015 − 1. x = 0 x = 0,025mol

Bảo toàn khối lượng: 0,015. 56 + 0,025.23 + 0,015. (32 + 16 . 4) + 0,025 . (14 + 16 . 3)

= 4,405gam

b. Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+, 0,02 mol K+ , 0,02 mol SO42− và x mol Cl−. Cô cạn thu

m gam muối. Tính x và m.

c. Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe3+, 0,025 mol Cu2+ , 0,015 mol SO42− và x mol NO3

−. Cô cạn

thu m gam muối. Tính x và m.

Page 3: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

3

B. BÀI TẬP

Câu 1. Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có:

A. ion trái dấu. B. anion (ion âm). C. cation (ion dương). D. chất.

Câu 2. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?

A. Môi trường điện li. B. Dung môi không phân cực.

C. Dung môi phân cực. D. Tạo liên kết hiđro.

Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong benzen. B. HCOONa trong nước.

C. Ca(OH)2 trong nước. D. NaHSO4 trong nước.

Câu 4. Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan. B. NaOH nóng chảy. C. CaCl2 nóng chảy. D. HBr trong nước.

Câu 5. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li là:

A. sự hòa tan một chất vào nước.

B. sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. sự phân li một chất thành các ion khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. quá trình oxi hóa − khử.

Câu 6. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 7. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 8. Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?

A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3. B. H2SO4, NaOH, NaCl, HF.

C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3. D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl

LINK BÀI GIẢNG ONLINE:

https://www.youtube.com/watch?v=b-hZF0ulvC8

https://www.youtube.com/watch?v=oCiSdRxC4sM

Page 4: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

4

BÀI 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI

A. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Axit

1. Định nghĩa (theo thuyết A-rê-ni-ut)

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Ví dụ: HCl H+ + Cl- CH3COOH CH3COO- + H+

2. Axit nhiều nấc

Những axit khi tan trong nước mà phân li ra một nấc H+ gọi là axit một nấc. Ví dụ: HCl H+ + Cl-

Những axit khi tan trong nước phân li ra nhiều nấc H+ gọi là axit nhiều nấc. Ví dụ: H3PO4 H+ + H2PO4

- H2PO4

- H+ + HPO42-

HPO42- H+ + PO4

3- → H3PO4 phân li ra ba nấc ra ion H+ nên H3PO4 là axit ba nấc.

II. Bazơ (theo thuyết A-rê-ni-ut)

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. Ví dụ: NaOH Na+ + OH- Cu(OH)2 Cu2+ + 2OH-

III. Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. Ví dụ: Phân li như bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- Phân li như axit: Zn(OH)2 (ZnO2)2- + 2H+

IV. Muối

1. Định nghĩa

Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra ion H+ và ion OH-. NaCl Na+ + Cl- NH4NO3 NH4

+ + NO3-

2. Sự điện li của muối trong nước

Hầu hết các muối đều là chất điện li mạnh trừ HgCl2, Hg(CN)2… 3. Muối trung hòa – muối axit

a. Muối trung hòa

Muối trung hòa là muối mà gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+. VD: NaCl, K2SO4, (NH4)2SO4...

b. Muối axit

Muối axit là muối mà gốc axit còn hidro có khả năng phân li ra ion H+. VD: NaHCO3, NaHSO4, NaH2PO4…

* Một số muối mà gốc axit còn hiđro nhưng không phải muối axit như: Na2HPO3, NaH2PO2.

Page 5: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

5

Cho các dung dịch sau: HNO3, Ba(OH)2, CH3COOH, H2CO3, H2SO3, Ca(OH)2, Na2CO3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, H3PO4, H2S, KOH, H3PO3,CuSO4, K2CO3, NaHS, NaHSO4. - Axit 1 nấc : - Axit 2 nấc : - Axit 3 nấc : - Bazơ mạnh :

- Bazơ yếu : - Hidroxit lưỡng tính : - Muối axit : - Muối trung hòa :

B. BÀI TẬP

Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl.

Câu 3. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO−]. C. [H+] > [CH3COO−]. D. [H+] < 0,10M. Câu 4. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào

về nồng độ mol ion sau đây là đúng? A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [NO3

−]. C. [H+] > [NO3−]. D. [H+] < 0,10M.

Câu 5. Muối nào sau đây là muối axit? A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.

Câu 6. Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 7. Dãy gồm các axit 2 nấc là: A. HCl, H2SO4, CH3COOH. B. H2CO3, H3PO4, HNO3. C. H2SO4, H2SO3, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

Câu 8. Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là A. theo kiểu bazơ. B. vừa kiểu axit vừa kiểu bazơ. C. theo kiểu axit. D. không phân li.

Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. NaCl. B. K2SO4. C. KOH. D. KCl.

Câu 10. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HNO3. B. NaNO3. C. LiOH. D. KCl.

LINK BÀI GIẢNG ONLINE:

https://www.youtube.com/watch?v=S9j54tl6TZ0

https://www.youtube.com/watch?v=1RBe4L7lSQ0

Page 6: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

6

Bài 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC - pH – CHẤT CHỈ THỊ

A. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Nước là chất điện li rất yếu

1. Sự điện li của nước: H2O ↔ H+ + OH- Số phân tử điện li: 555 000 000 1 1

2. Tích số ion của nước

Nước có môi trường trung tính. Môi trường trung tính là môi trường có: [H+] = [OH-] = 10-7 Công thức tính tích số ion của nước: ���� = [H+] . [OH-] = 10-14

Được dùng để tính nồng độ H+, OH- trong dung dịch loãng. 3. Ý nghĩa của tích số ion của nước: chuẩn đoán môi trường Môi trường trung tính: [H+] = 10-7M Môi trường axit: [H+] <10-7M Môi trường bazơ: [H+] > 10-7M

II. pH, chất chỉ thị axit – bazơ 1. Khái niệm về pH:

Cho [H+] = 10-a thì pH = a [OH-] = 10-b thì pH = b pH = -lg[H+] pOH = -lg[OH-]. pH + pOH = 14.

2. Chất chỉ thị axit – bazơ Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Ví dụ: quỳ tím, phenolphtalein, chất chỉ thị vạn năng.

+ Quỳ tím: đỏ (pH ≤ 6) tím(pH = 7) xanh (pH 8) Axit Trung tính Bazơ + Phenolphtalein: Không màu (pH < 8,3) hóa hồng bazơ (pH 8,3) HS đọc SGK, tra cứu tài liệu và trả lời câu hỏi trước

1. Cho NaOH, HClO, NaCl, Ba(OH)2 , HCl, H2SO4 có cùng nồng độ.

Chiều pH tăng dần: Giải thích:

2. Tính pH của dung dịch có 1 chất tan

a. NaOH 0,01M b. HCl 0,001M c. Ca(OH)2 0,0005M d. H2SO4 0,0005M f. 10ml chứa 4,9 gam H2SO4 g. Cho 224ml khí HCl vào 20ml nước

Page 7: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

7

Bài toán tính pH của dung dịch

1. Bài toán pha trộn dung dịch

Trộn 2 dung dịch cùng bản chất (axit + axit hoặc bazơ + bazơ): C1V1 + C2V2 = C3V1 + 2

Trộn dd axit với dd bazơ ( 2 dung dịch khác bản chất) thì: �C1V1 – C2V2 �= C3V1+2

→ C3 và tính pH theo C3:

+ Môi trường axit → pH = -lg[H+] = -lg[C3]

+ Môi trường bazơ → pH = 14 + lg[OH-]

Bài toán pha loãng dung dịch:

Coi nước là dung dịch có nồng độ 0% → 0.Vnước + C2V2 = C3V2 + nước

2. Bài toán trung hòa giữa axit và bazơ: C1V1 - C2V2 =0

Bài 1. Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 30 ml dung dịch HNO3 0,05M. Tính pH của

dung dịch sau khi pha trộn.

Hướng dẫn

Bước 1: Xác định các giá trị C1, C2, V1, V2, V3.

Dung dịch 1 (dung dịch HCl): C1 = 0,05M, V1 = 20 ml = 0,02 lít

Dung dịch 2 (dung dịch HNO3): C2 = 0,05M, V2 = 30 ml = 0,03 lít

Dung dịch 3 (sau trộn): V3 = V1+V2 = 0,05 lít; C3 =?

Bước 2: Xác định bản chất của bài toán trộn dung dịch và tính C3: 2 dung dịch cùng

bản chất, cùng là axit → C1V1 + C2V2 = C3V3

� 0.05 x 0,02 + 0,05 x 0,03 = 0,05 x C3 → C3 = 0,05

Bước 3: Sử dụng công thức tính pH

Môi trường axit: pH = -lg[H+] = -lg0,05 = 1,3

Bài 2. Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,025M với 50ml dung dịch H2SO4 0,05M. Tính pH của

dung dịch sau khi pha trộn.

Bài 3. Trộn lẫn 2 dung dịch NaOH 0,05M với KOH 0,05M theo thể tích tương ứng là 1: 1.

Tính pH của dung dịch sau khi pha trộn.

Bài 4. Trộn lẫn 3 dung dịch HCl 0,01M, H2SO4 0,01M và HNO3 0,02M theo thể tích tương ứng

là 1: 2: 2. Tính pH của dung dịch thu được?

Bài 5. Lấy 20 ml dung dịch HCl có pH=3 pha loãng thành 200 ml dung dịch. Tính pH của

dung dịch thu được?

Dung dịch HCl: C1 =1. 10��M; V1 = 0,02 lít

Nước được thêm vào: C2 (H2O) = 0 , V2 = 0,18 lít

C1: nồng độ dd 1 (M hoặc mol/l)

C2: nồng độ dd 2 (M hoặc mol/l)

V1: thể tích dd 1 ( lít)

V2: thể tích dd 2 ( lít)

Page 8: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

8

Dung dịch HCl sau pha: V3 = 0,2 lít, C3 = ?

0,02 x1. 10�� + 0 x 0,2 = C3 x 0,2

→ C3 = 10�� → pH = -lg[H+] = -lg[C3] = 4

Vậy sau khi pha loãng ta được dung dịch mới có pH = 4

Bài 6. Lấy 10 ml dung dịch HCl pH=3 pha loãng thành 100ml dung dịch. Tính pH dung dịch

thu được.

B. BÀI TẬP

Câu 1. Tích số ion của nước có giá trị bằng:

A. 10−14 B. 1014 C. 10−7 D. 10−10

Câu 2. Giá trị pH trong các môi trường axít, bazơ, trung tính lần lượt là:

A. >7, < 7, =7 B. >7, =7, <7 C. <7, >7, =7 D. =7, <7, >7

Câu 3. Màu của quỳ tím và phenol trong môi trường bazơ lần lượt là:

A. Xanh, hồng B. Đỏ, hồng C. Xanh, không màu D. Đỏ, không màu

Câu 4. Dung dịch có [OH−] = 1,5.10−5M. Môi trường của dung dịch này là?

A. Axit B. Bazơ C. Trung tính D. không xác định

Câu 5. Cho dung dịch NaOH 0,001M. Tính [H+]?

A. [H+] = 10−3M B. [H+] = 10−2M C. [H+] = 10−10M D. [H+] = 10−11M

Câu 6. Cho 0,1 mol HCl tác dụng với 0,1 mol NaOH thì màu của quỳ tím khi cho vào dung dịch:

A. đỏ B. xanh C. không đổi D. hồng

Câu 7. Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là:

A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaCl.

Câu 8. Các dd NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là:

A. HCl. B. CH3COOH. C. NaCl. D. H2SO4

Câu 9. Các dung dịch HCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là:

A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. HCl.

Câu 10. Các dung dịch KCl, HI, HCOOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là:

A. HI. B. HCOOH. C. KCl. D. H2SO4

LINK BÀI GIẢNG ONLINE: https://www.youtube.com/watch?v=6Dg21ZKciZM

Page 9: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

9

BÀI 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION

I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa

Ví dụ 1: Cho dung dịch Na2SO4 tác dụng dung dịch BaCl2

Phương trình phân tử: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Liệt kê các ion phân li từ các chất trong phương trình trên, riêng chất kết tủa thì giữa

nguyên ta được phương trình ion đầy đủ:

2Na+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl- → BaSO4↓ + 2Na+ + 2Cl-

Lược bỏ các ion giống nhau, ta được phương trình ion rút gọn:

SO42- + Ba2+ → BaSO4↓

→ Kết luận: Muốn điều chế BaSO4 ta trộn hai dung dịch, một dung dịch chứa Ba2+, dung

dịch kia chứa ion SO42-.

2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu

a. Tạo thành nước

Ví dụ 2: Cho dung dịch NaOH tác dụng dung dịch HCl

Phương trình phân tử: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Phương trình ion đầy đủ: Na+ + OH- + H+ + Cl- → Na+ + Cl- + H2O

Phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O

→ Kết luận: Axit mạnh tác dụng với bazơ tan thực tế là cho H+ tác dụng với OH-.

b. Tạo thành axit yếu

Ví dụ 3: Cho dung dịch HCl tác dụng với dung dịch CH3COONa

Phương trình phân tử: HCl + CH3COONa → CH3COOH + NaCl

Phương trình ion đầy đủ:

H+ + Cl- + CH3COO- + Na+ → CH3COOH + Na+ + Cl-

Phương trình ion rút gọn: H+ + CH3COO- → CH3COOH

3. Phản ứng tạo thành chất khí

Ví dụ 4: Cho dung dịch HCl tác dụng dung dịch Na2CO3

Phương trình phân tử: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2↑

Phương trình ion đầy đủ:

2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + CO2↑

Phương trình ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2↑

Kết luận: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất cảu phản ứng.

Page 10: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

10

II. Kết luận

1. Phản ứng trao đổi ion xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion

2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp

với nhau tạo thành ít nhất một trong ba trường hợp sau:

Chất kết tủa: BaCO3, CaCO3, AgCl, Fe(OH)3, ….

Chấtđiện li yếu: H2O, HF, CH3COOH, …

Chất khí: H2CO3 (phân hủy thành H2O và CO2), H2SO3 (phân hủy thành H2O và SO2), H2S,

SO2,…

HS đọc SGK, tra cứu tài liệu và trả lời câu hỏi trước

1. Viết PT phân tử và PT ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:

a. dung dịch HNO3 và dung dịch NaOH

HNO3 + NaOH NaNO3 +H2O

H+ + OH− H2O

b. dung dịch KOH và dung dịch dung dịch FeCl3

c. dung dịch H2SO4 và dung dịch Na2CO3

d. dung dịch Ca(NO3)2 và dung dịch Na2CO3

e. dung dịch AgNO3 và dung dịch HCl

2. Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau:

a. FeCl3 + ? Fe(OH)3↓ + ?

FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3↓ + NaCl

Fe3+ + 3OH − Fe(OH)3↓

b. BaCl2 + ? BaSO4↓ + ?

c. HCl + ? ? + CO2↑ + H2O

d. AgNO3 + ? ? ↓ + NaNO3

3. Xét sự tồn tại của 1 dung dịch:

a. Na+, K+, OH− : tồn tại

b. Cu2+, Fe2+, OH−: không tồn tại

c. Ag+, Na+, Cl−

d. Mg2+, Ba2+, OH−

e. K+, Ba2+, OH−, SO42−

f. Ag+, NO3−, K+, OH−

g. Na+, HCO3− , Ba2+, Cl−

h. K+, HCO3− ,Ca2+, OH−

Page 11: TÀI LIỆU ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

11

B. BÀI TẬP

Câu 1. Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dd HCl vừa phản ứng được với dd NaOH?

A. Na2CO3. B. NH4Cl. C. NH3. D. NaHCO3.

Câu 2. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch:

A. KOH. B. HCl. C. KNO3. D. BaCl2.

Câu 3. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và CuSO4. B. HCl và AgNO3.

C. NaAlO2 và HCl. D.NaHSO4 và NaHCO3.

Câu 4. Trong dung dịch ion CO32− cùng tồn tại với các ion:

A. NH4+, Na+, K+. B. Cu2+, Mg2+, Al3+.

C. Fe2+, Zn2+, Al3+ . D. Fe3+, HSO4−.

Câu 5. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Na+, Cl− , S2−, Cu2+. B. K+, OH−, Ba2+, HCO3−.

C. Ag+, Ba2+, NO3−,OH−. D. HSO4

−, NH4+, Na+, NO3

−.

Câu 6. Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, Mg2+, NO3−, SO4

2−. B. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4−.

C. Cu2+, Fe3+, SO42−, Cl– . D. K+, NH4

+, OH–, PO43−

Câu 7. Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

A. CaCl2. B. Na2S. C. NaOH. D. BaSO4.

Câu 8. Cho: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng với

dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.

Câu 9. Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với Na2CO3?

A. CaCl2. B. K2S. C. KOH. D. BaSO4

Câu 10. Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với K2SO3?

A. BaCl2. B. NaCl. C. KOH. D. CaSO4.

LINK BÀI GIẢNG ONLINE:

https://www.youtube.com/watch?v=vtKgJeQjyjM