tích hợp tác tử snmp với các hệ thống quản trị mạ...

21
Tích hp tác t SNMP vi các hthng qun trmng da trên XML Integrating SNMP agents with XML-based network management systems NXB H. : ĐHCN, 2012 Số trang 106 tr. + Nguyễn Thanh Hương Trường Đại hc Công nghLuận văn ThS ngành: Mng và Truyn sliu; Mã s: 60 48 15 Cán bhướng dn khoa hc: PGS. TS. Nguyễn Văn Tam Năm bảo v: 2012 Abstract. Luận văn giới thiu chung vchức năng và mô hình kiến trúc ca các hqun trmng. Gii thiu tng quan vkiến trúc các hqun trmng da trên SNMP và mô hình kiến trúc các hqun trmng da trên XML. Tích hp tác tSNMP vi các hqun trmng da trên XML: Gii thiu cng chuyển đổi XML/SNMP tích hp các tác tSNMP vi các hqun trmng da trên XML. Keywords: Công nghthông tin; Mng truyn thông; Qun trdliu; Mng máy tính Content. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ QUẢN TRỊ MẠNG 1.1. Giới thiệu 1.2. Chức năng quản trị mạng Mỗi hệ thống mạng có thể bao gồm một hoặc nhiều chức năng. Mô hình quản trị mạng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) định nghĩa gồm có 5 vùng chức năng quản trị mạng chính sau: - Quản trị lỗi: Phát hiện, phân lập, thông báo, và chỉnh sửa lỗi gặp phải trong mạng - Quản trị cấu hình: Quản trị những phần cấu hình của các thiết bị mạng như quản trị tập tin cấu nh, quản trị tài nguyên, và quản trị phần mềm. - Quản trị hiệu năng: Giám sát và đo lường các phần thực thi khác nhau của mạng, qua đó có thể duy trì hiệu năng tổng thể của mạng ở mức chấp nhận được - Quản trị an ninh: Cung cấp quyền truy cập vào thiết bị mạng và các nguồn tài nguyên của các công ty, cá nhân đã đăng ký bản quyền. - Quản trị tài khoản: Quản trị việc sử dụng thông tin tài nguyên mạng và việc thanh toán. 1.3. Định nghĩa một hệ quản trị mạng Hệ quản trị mạng, hay còn gọi là mô hình Manager/Agent, bao gồm một hệ quản trị, một hệ bị quản trị, một cơ sở dữ liệu chứa thông tin quản trị và các giao thức quản trị mạng.

Upload: vuongcong

Post on 29-Aug-2019

222 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị

mạng dựa trên XML Integrating SNMP agents with XML-based network management systems

NXB H. : ĐHCN, 2012 Số trang 106 tr. +

Nguyễn Thanh Hương

Trường Đại học Công nghệ

Luận văn ThS ngành: Mạng và Truyền số liệu; Mã số: 60 48 15

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Tam

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Luận văn giới thiệu chung về chức năng và mô hình kiến trúc của các hệ quản trị mạng.

Giới thiệu tổng quan về kiến trúc các hệ quản trị mạng dựa trên SNMP và mô hình kiến trúc các

hệ quản trị mạng dựa trên XML. Tích hợp tác tử SNMP với các hệ quản trị mạng dựa trên XML:

Giới thiệu cổng chuyển đổi XML/SNMP tích hợp các tác tử SNMP với các hệ quản trị mạng dựa

trên XML.

Keywords: Công nghệ thông tin; Mạng truyền thông; Quản trị dữ liệu; Mạng máy tính

Content.

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ QUẢN TRỊ MẠNG

1.1. Giới thiệu

1.2. Chức năng quản trị mạng

Mỗi hệ thống mạng có thể bao gồm một hoặc nhiều chức năng. Mô hình quản trị mạng do Tổ chức

Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) định nghĩa gồm có 5 vùng chức năng quản trị mạng chính sau:

- Quản trị lỗi: Phát hiện, phân lập, thông báo, và chỉnh sửa lỗi gặp phải trong mạng

- Quản trị cấu hình: Quản trị những phần cấu hình của các thiết bị mạng như quản trị tập tin cấu

hình, quản trị tài nguyên, và quản trị phần mềm.

- Quản trị hiệu năng: Giám sát và đo lường các phần thực thi khác nhau của mạng, qua đó có thể

duy trì hiệu năng tổng thể của mạng ở mức chấp nhận được

- Quản trị an ninh: Cung cấp quyền truy cập vào thiết bị mạng và các nguồn tài nguyên của các

công ty, cá nhân đã đăng ký bản quyền.

- Quản trị tài khoản: Quản trị việc sử dụng thông tin tài nguyên mạng và việc thanh toán.

1.3. Định nghĩa một hệ quản trị mạng

Hệ quản trị mạng, hay còn gọi là mô hình Manager/Agent, bao gồm một hệ quản trị, một hệ bị

quản trị, một cơ sở dữ liệu chứa thông tin quản trị và các giao thức quản trị mạng.

Page 2: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

- Hệ quản trị bao gồm tiến trình manager (manager process): cung cấp giao diện giữa người quản trị

mạng và các thiết bị được quản trị, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ như: đo lượng lưu thông trên một

đoạn mạng cục bộ ở xa, hoặc ghi tốc độ truyền và địa chỉ vật lý của giao diện LAN trên một router...

- Hệ bị quản trị bao gồm tiến trình agent (agent process) và các đối tượng quản trị. Tiến trình

agent thực hiện các thao tác quản trị mạng như: đặt các tham số cấu hình, thống kê hoạt động... Các đối

tượng quản trị gồm: các server, router, hub, kênh truyền...

- Cơ sở dữ liệu chứa thông tin quản trị mạng được gọi là sơ sở thông tin quản trị (MIB). Tổ chức

logic của MIB được gọi là cấu trúc của thông tin quản trị (SMI -Structure of Management Information).

- Giao thức quản trị mạng cung cấp phương thức liên lạc giữa các manager, các đối tượng quản trị

và các agent.

1.4. Cấu hình một hệ quản trị mạng

Thực thể quản trị mạng (NME): NME bao gồm một tập hợp phần mềm dành cho nhiệm vụ quản

trị mạng, thường được coi như là một "agent quản trị". Mỗi nút mạng đều phải có NME.

Hình 1.1: Mô hình kiến trúc một hệ quản trị mạng điển hình

Ứng dụng quản trị mạng (NMA): NMA bao gồm một giao diện điều hành, cho phép người dùng

có thẩm quyền quản trị mạng. NMA được coi như là một "network manager". Nó đáp ứng các lệnh của

người quản trị bằng cách hiển thị thông tin và phát hành các yêu cầu đến các NME trên toàn mạng.

Comm: Các phần mềm truyền thông trong mạng

Appl: Các ứng dụng

OS: Hệ điều hành

Máy chủ kiểm soát mạng được chỉ định là máy quản trị (manager). Nó bao gồm cả NME và

NMA. Manager giao tiếp và kiểm soát các NME ở các hệ thống khác. Agent bao gồm các máy dịch vụ,

máy trạm, router, bridge... Các agent đều có NME đáp ứng yêu cầu từ hệ manager.

1.5. Kiến trúc của một hệ quản trị mạng

Hệ điều hành quản trị mạng có thể sử dụng các kiến trúc khác nhau để cung cấp các chức năng

quản trị mạng. Hiện có 3 phương pháp phổ biến để xây dựng kiến trúc một hệ quản trị mạng:

NMA

NME Appl

Comm

OS

NME Appl

Comm

OS

NME Appl

Comm

OS

NME

Comm

OS

Máy chủ kiểm soát mạng

(Manager)

Máy dịch vụ

(Agent)

Máy trạm

(Agent)

Router

(Agent)

NMA = Ứng dụng quản trị mạng

NME = Thực thể quản trị mạng

Appl = Các ứng dụng

Comm = Phần mềm truyền thông

OS = Hệ điều hành

Mạng

Page 3: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

- Hệ thống tập trung để điều khiển toàn mạng.

- Hệ thống phân cấp, có thể phân chia được chức năng quản trị mạng.

- Hệ thống phân tán, kết hợp cả hai phương pháp trên.

Hình 1.2: Kiến trúc hệ quản trị phân tán

Kiến trúc tập trung: Là kiến trúc mà hệ điều hành quản trị mạng chỉ đặt trên một hệ thống máy tính,

tức là chỉ có duy nhất một manager. Trong dự phòng, hệ thống này phải được hỗ trợ bởi một hệ thống

khác.

Kiến trúc phân cấp: Là kiến trúc sử dụng nhiều hệ thống máy tính, trong đó có một hệ thống hoạt

động như một server trung tâm còn các hệ thống khác hoạt động như các client. Server trung tâm sẽ chịu

trách nhiệm sao lưu dự phòng.

Kiến trúc phân tán: Sử dụng nhiều hệ thống quản trị mạng (manager) ngang hàng, có thể phân tán

theo chức năng hoặc theo địa lý. Mỗi hệ thống có một cơ sở dữ liệu đầy đủ. Mỗi manager có thể thực

hiện các nhiệm vụ khác nhau và báo cáo lại cho một hệ thống trung tâm.

1.6. Kiến trúc các phần mềm quản trị mạng

Các phần mềm sử dụng trong quản trị mạng có thể được chia thành ba loại sau:

- Phần mềm trình diễn dành cho người dùng.

- Phần mềm quản trị mạng

- Phần mềm hỗ trợ truyền thông và cơ sở dữ liệu.

Server quản trị Server quản

trị

Mạng

Mạng

NMA NMA MIB MIB

Proxy Proxy

Tài nguyên mạng với

các agent quản trị

(swicht, router,...)

Các client quản trị

(PC, máy trạm)

Thiết bị được

quản trị

Các thiết bị với các giao

thức quản trị khác nhau

Mỗi client có thể truy

cập đến một hoặc nhiều

server quản trị

Page 4: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Hình 1.3: Mô hình kiến trúc phần mềm một NMS

1.7. Kết luận

Tóm lại, một hệ quản trị mạng được mô hình hóa với năm thành phần như sau:

- Một hoặc nhiều nút là trạm quản trị, hay còn gọi là manager. Trên nút này có các ứng dụng quản

trị mạng.

- Một hoặc nhiều nút được quản trị, mỗi nút có một tác nhân hay còn gọi là agent.

-Thực thể mạng có vai trò kép; vừa hoạt động như tác nhân, vừa có chức năng như người quản trị.

- Giao thức quản trị mạng; Giao thức này được cài đặt trên manager và nút tác nhân agent nhằm

trao đổi thông tin.

- Cơ sở dữ liệu quản trị MIB nhằm lưu trữ thông tin quản trị mạng.

CHƢƠNG II: KIẾN TRÚC CÁC HỆ QUẢN TRỊ MẠNG DỰA TRÊN SNMP

2.1. Giới thiệu

2.2. Các khái niệm cơ bản

2.2.1. SNMP là gì

SNMP là giao thức quản trị mạng đơn giản được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm soát các thiết bị

truyền thông dùng giao thức TCP/IP trên mạng. Các thiết bị này không nhất thiết phải là máy tính mà có thể là

switch, router, firewall, adsl gateway... và cả một số phần mềm cho phép quản trị bằng SNMP.

SNMP được thiết kế để đơn giản hóa quá trình quản lý các thành phần trong mạng. Nhờ đó các

phần mềm dựa trên SNMP có thể được phát triển nhanh và tốn ít chi phí. SNMP được thiết kế để có thể

hoạt động độc lập với các kiến trúc và cơ chế của các thiết bị hỗ trợ SNMP. Các thiết bị khác nhau có

hoạt động khác nhau nhưng đáp ứng SNMP là giống nhau.

SNMP có 3 phiên bản: SNMPv1, SNMPv2 và SNMPv3. Các phiên bản này khác nhau một chút ở định

dạng bản tin và phương thức hoạt động. Hiện tại SNMPv1 là phổ biến nhất do có nhiều thiết bị tương thích

nhất và có nhiều phần mềm hỗ trợ nhất. Trong khi chỉ có một số thiết bị và phần mềm hỗ trợ SNMPv3.

2.2.2. Mô hình SNMP

Quản trị mạng SNMP dựa trên mô hình Manager/Agent như thể hiện trong hình 2.1.

Ứng dụng quản trị mạng Ứng dụng quản trị mạng ... Thành tố ứng dụng Thành tố ứng dụng

Thành tố ứng dụng

Dịch vụ giao vận dữ liệu quản trị mạng

Modul truy cập MIB Ngăn xếp chứa các

giao thức truyền thông

Các mạng được quản trị

...

Cơ sở dữ liệu

thông tin quản trị

(MIB)

Mô tả thông tin quản trị đến người dùng

Giao diện người dùng thống nhất

Page 5: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Hình 2.1: Mô hình quản trị mạng dựa trên SNMP

Manager thường là một máy tính chạy các ứng dụng quản trị SNMP (SNMP manager), dùng để

giám sát và điều khiển tập trung các agent.

Agent là các thiết bị, máy tính, hoặc phần mềm tương thích SNMP, thường là các thành phần như

máy chủ, bộ nối, bộ định tuyến và hub được gắn các SNMP agent để có thể được quản trị bởi manager.

Giao thức SNMP: dùng để liên kết manager và agent. SNMP bao gồm ba toán tử SET, GET,

TRAP.

SNMP manager là tiến trình chạy trên manager, có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và kiểm soát

agent.

SNMP agent là tiến trình chạy trên agent, có nhiệm vụ cung cấp thông tin của agent cho manager,

nhờ đó manager có thể quản lý được agent. Thực tế thì SNMP manager và SNMP agent mới là 2 tiến

trình SNMP trực tiếp liên hệ với nhau.

2.2.3. SMI và MIB

2.2.3.1. Cơ sở thông tin quản trị MIB

MIB là một cấu trúc dữ liệu gồm các đối tượng được quản trị, được dùng cho việc quản lý các thiết bị

chạy trên nền TCP/IP. MIB được thể hiện thành một tệp tin MIB (MIB file) và có cấu trúc dạng cây bao

gồm các biến cụ thể. Đối tượng trong MIB được nhận diên thông qua OID của nó. Có 2 loại MIB:

- MIB chuẩn định nghĩa các đối tượng quản trị dùng chung cho hầu hết các hệ thống được định

nghĩa bởi IETF. MIB chuẩn của SNMPv1 là MIB-II và MIB chuẩn của SNMPv2 là SNMPv2-MIB

- MIB riêng dùng để định nghĩa thông tin quản trị riêng cho từng công ty

2.2.3.2. Cấu trúc thông tin quản trị SMI

SMI mô tả cấu trúc thông tin quản trị của tệp tin MIB. SMI cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật để

định nghĩa cấu trúc MIB đặc biệt, các đối tượng đơn lẻ (bao gồm cú pháp và giá trị mỗi đối tượng), và

mã hoá các giá trị đối tượng.

Có 2 phiên bản SMI:

- SMIv1: mô tả cách trình bày một tệp tin MIB

- SMIv2, mở rộng của SMIv1; định nghĩa nhánh mib nằm dưới iso.org.dod.internet.mgmt.mib-2

Theo SMIv1, mỗi đối tượng bao gồm 3 thuộc tính cơ bản:

Tên (Name): Name là định danh của đối tượng, có kiểu OBJECT IDENTIFIER (OID).

Cú pháp (Syntax): mô tả kiểu của đối tượng thông qua ASN.1.

Manager 1

Manager 2

Agent

Agent

Agent

Giao thức SNMP

Giao thức SNMP

Page 6: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Mã hóa (Encoding): Một trong 3 hệ thống luật mã hóa trong ASN.1 là BER. BER định nghĩa các

các đối tượng được mã hóa và giải mã để chúng có thể truyền đi thông qua môi trường Ethernet. BER

được SNMP dùng làm phương pháp mã hóa dữ liệu.

Để định nghĩa đối tượng quản trị, SMI cung cấp kiểu dữ liệu OBJECT-TYPE

Hình 2.4: Cây SMIv1

2.2.3. ASN.1

ASN.1 - Ký hiệu cú pháp trừu tượng một, là một ngôn ngữ hình thức, được dùng để

- Định nghĩa các cú pháp trừu tượng cho dữ liệu ứng dụng;

- Định nghĩa cấu trúc của ứng dụng và đưa ra các đơn vị dữ liệu giao thức (PDU);

- Định nghĩa cơ sở thông tin quản trị cho cả hệ quản trị mạng SNMP lẫn OSI.

2.3. Kiến trúc giao thức SNMP

Hình 2.5: Kiến trúc quản trị mạng dựa trên SNMP

Theo RFC1157, SNMP được thiết kế là một giao thức tầng ứng dụng, một phần của bộ giao thức

TCP/IP. Nó được cài đặt trên giao thức UDP.

SNMP có 05 bản tin cơ bản (Get, GetNext, GetResponse, Set, và Trap) để kết nối giữa manager và

agent. Bản tin Get và GetNext cho phép manager yêu cầu thông tin của một biến cụ thể. Bản tin Trap

cho phép agent tự phát thông tin cho manager trong hoàn cảnh “đặc biệt”. Các bản tin Get,GetNext và

Set thường chỉ được phát ra bởi SNMP manager vì bản tin Trap chỉ được khởi tạo bởi agent. Trap là bản

Get

Req

ues

t

Get

Nex

tReq

ues

t

Set

Req

ues

t

Get

Res

po

nse

Tra

p

Ứng dụng quản trị

SNMP manager

UDP

IP

Các giao thức

phụ thuộc mạng

Get

Req

ues

t

Get

Nex

tReq

ues

t

Set

Req

ues

t

Get

Res

po

nse

Tra

p

Các đối tượng SNMP

được quản trị

SNMP agent

UDP

IP

Các giao thức

phụ thuộc mạng

Các bản tin SNMP

Ứng dụng

quản trị đối tƣợng

Mạng

hoặc liên mạng

Manager Agent

Page 7: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

tin sử dụng cho các RTU (Remote Telemetry Unit) khi có các cảnh báo, và sẽ thông báo đến SNMP

manager ngay sau khi có sự cố xảy ra thay vì phải chờ manager yêu cầu.

2.3.1. Kiểm soát theo Trap

2.3.2. Uỷ quyền (Proxy)

Hình 2.6 thể hiện dạng cấu trúc giao thức của một SNMP agent hoạt động như một hệ thống uỷ

quyền cho một hoặc nhiều thiết bị khác, có nghĩa là một SNMP agent hoạt động thay mặt cho các thiết

bị được uỷ quyền. Mọi yêu cầu và trả lời giữa một manager và thiết bị uỷ quyền đều được truyền thông

qua agent của nó. Agent sẽ chuyển đổi các yêu cầu và trả lời hoặc Trap thành dạng giao thức quản trị

phù hợp.

Hình 2.6: Kiến trúc SNMP ủy quyền

2.3.3. Các toán tử SNMP

SNMP chỉ hỗ trợ các toán tử là sửa đổi và duyệt các biến. Đặc biệt, ba toán tử sau có thể được

thực hiện trên các đối tượng vô hướng:

Get: trạm quản trị nhận một giá trị của đối tượng vô hướng từ trạm bị quản trị.

Set: trạm quản trị cập nhập giá trị của đối tượng vô hướng cho trạm bị quản trị.

Trap: trạm quản trị gửi giá trị của đối tượng vô hướng không được yêu cầu tới trạm quản trị.

2.4. Phƣơng thức hoạt động của SNMP

2.4.1. Mô tả giao thức SNMP

Giao thức SNMPv1 có 5 phương thức hoạt động, tương ứng với 5 loại bản tin (còn được gọi là các

PDU - Protocol Data Unit) như sau:

GetRequest: Bản tin GetRequest được manager gửi đến agent để yêu cầu agent cung cấp thông tin

nào đó dựa vào OID. Trong GetRequest có chứa OID của đối tượng muốn lấy. Trong một bản tin

GetRequest có thể chứa nhiều OID, nghĩa là dùng một GetRequest có thể lấy về cùng lúc nhiều thông

tin.

Tiến trình quản trị

SNMP

UDP

IP

Các giao thức phụ

thuộc mạng

Chức năng ánh xạ

Tiến trình Agent

SNMP

UDP

IP

Các giao thức

phụ thuộc mạng

Kiến trúc

giao thức được

thiết bị ủy quyền

sử dụng

Các giao thức

phụ thuộc mạng

Tiến hành quản trị

Các giao thức

được thiết bị

ủy quyền sử dụng

Các giao thức

phụ thuộc mạng

Mạng

Mạng

Manager Agent ủy quyền Thiết bị đƣợc ủy quyền

Page 8: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Hình 2.7: Các phương thức của SNMPv1

GetNextRequest: Bản tin GetNextRequest cũng dùng để lấy thông tin và cũng có chứa OID, tuy

nhiên nó dùng để lấy thông tin của đối tượng nằm kế tiếp đối tượng được chỉ ra trong bản tin.

SetRequest: Bản tin SetRequest được manager gửi cho agent để thiết lập giá trị cho đối tượng của

agent dựa vào OID.

GetResponse: Mỗi khi SNMP agent nhận được các bản tin GetRequest, GetNextRequest hay

SetRequest thì nó sẽ gửi lại bản tin GetResponse để trả lời. Trong bản tin GetResponse có chứa OID của

đối tượng được yêu cầu và giá trị của đối tượng đó.

Trap: Bản tin Trap được agent tự động gửi cho manager mỗi khi có sự kiện xảy ra bên trong

agent, các sự kiện này không phải là các hoạt động thường xuyên của agent mà là các sự kiện mang tính

biến cố.

Đối với các phương thức Get/Set/Response thì SNMP agent sẽ nghe ở cổng UDP 161, còn phương thức

Trap thì SNMP Trap Receiver sẽ nghe ở cổng UDP 162.

2.4.2. Cấu trúc bản tin SNMP

SNMP chạy trên nền UDP. Cấu trúc của một bản tin SNMP bao gồm: version, community và data.

Hình 2.8: Cấu trúc bản tin SNMP

Version: Phiên bản SNMP.

Phần Data trong bản tin SNMP gọi là PDU.

2.4.3. Truyền và nhận một bản tin SNMP

2.5. Các cơ chế bảo mật cho SNMP

2.5.1. Community string

Community string là một chuỗi ký tự được cài đặt giống nhau trên cả SNMP manager và SNMP

agent, đóng vai trò như “mật khẩu” giữa 2 bên khi trao đổi dữ liệu. Community string có 3 loại: Read-

community, Write-Community và Trap-Community.

Page 9: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

2.5.2. View

Khi manager có read-community thì nó có thể đọc toàn bộ OID của agent. Tuy nhiên agent có thể

quy định chỉ cho phép đọc một số OID có liên quan nhau, tức là chỉ đọc được một phần của MIB. Tập

con của MIB này gọi là view. Trên agent có thể định nghĩa nhiều view.

Một view phải gắn liền với một community string. Tùy vào community string nhận được là gì mà

agent xử lý trên view tương ứng. Vệc định nghĩa các view như thế nào tùy thuộc vào từng SNMP agent

khác nhau. Có nhiều hệ thống không hỗ trợ tính năng view.

2.5.3. SNMP access control list

SNMP ACL là một danh sách các địa chỉ IP được phép quản lý/giám sát agent, nó chỉ áp dụng

riêng cho giao thức SNMP và được cài trên agent. Nếu một manager có IP không được phép trong ACL

gửi request thì agent sẽ không xử lý, dù request có community string là đúng.

2.6. RMON

Mục đích:

Quản lý, giám sát tập trung toàn mạng từ xa

Giúp mạng có thể tự hoạt động và các thiết bị riêng lẻ có thể hoạt động đồng bộ trong mạng

Không chỉ dùng cho việc giám sát lưu lượng trong LAN mà còn cho cả các giao diện WAN

RMON bổ sung MIB-RMON cho MIB-II và cung cấp thông tin quan trọng về liên mạng cho quản

trị viên. Các Monitor tạo ra các thông tin tóm tắt, gồm số liệu thống kê lỗi và số liệu thống kê hiệu năng

mạng…

2.7. Kết luận

Những hạn chế của quản trị mạng dựa trên SNMP:

- Tính mở rộng và hiệu quả

- Bảo mật

- Mô hình thông tin quản trị kém

- Khó triển khai quản trị chức năng

CHƢƠNG III: KIẾN TRÚC CÁC HỆ QUẢN TRỊ MẠNG DỰA TRÊN XML

3.1. Giới thiệu

3.2. Các công nghệ liên quan đến XML

XML - Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng, là một ngôn ngữ siêu đánh dấu, được chuẩn hóa bởi Hiệp

hội World Wide Web (W3C) vào năm 1998 nhằm trao đổi tài liệu trên World-Wide Web. XML là một

tập con của ngôn ngữ đánh dấu chung chuẩn (SGML - Standard Generalized Markup Language). Các

công nghệ liên quan đến XML được mô tả trong hình 3.1.

Page 10: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Hình 3.1: Các công nghệ XML

XML có hai phương pháp cơ bản để xác định cấu trúc tài liệu XML: Định nghĩa kiểu tài liệu

(DTD) và Lược đồ XML (XML Schema).

DTD được dùng để chỉ ra mô hình nội dung cho mỗi thành tố. Tuy nhiên, các DTD không hỗ trợ

mô hình thông tin phức tạp.

XML Schema về cơ bản được tái cấu trúc và tái mở rộng từ những khả năng được tìm thấy trong

các DTD, hỗ trợ sự tạo thành các kiểu dữ liệu mới.

DOM - Mô hình đối tƣợng tài liệu: là một một giao diện lập trình để truy cập và thao tác các tài

liệu XML.

SAX - Giao diện lập trình ứng dụng chung dành cho XML là một cơ chế hướng sự kiện và truy

cập liên tiếp dành cho việc truy cập các tài liệu XML.

XSL - Ngôn ngữ định kiểu mở rộng là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế để minh họa các

phương pháp hiển thị các tài liệu XML trên web.

XSLT - Ngôn ngữ định kiểu chuyển đổi mở rộng: là công nghệ định kiểu để chuyển đổi các tài

liệu XML, một tập con của công nghệ XSL.

XPath - Ngôn ngữ đƣờng dẫn XML: là ngôn ngữ phi XML được dùng để ghi địa chỉ các phần

của một tài liệu XML.

XQuery - Ngôn ngữ truy vấn XML: được thiết kế để áp dụng một cách rộng rãi cho tất cả các

nguồn dữ liệu XML.

XUpdate là một ngôn ngữ cập nhật, cung cấp các tiện tích cập nhật linh hoạt và có tính mở để

chèn, cập nhật, và xóa dữ liệu trong các tài liệu XML.

SOAP - Giao thức truy cập đối tƣợng đơn giản: là một giao thức đơn giản giúp trao đổi thông

tin trong môi trường phân tán. SOAP định nghĩa việc sử dụng XML và HTTP hoặc SMTP để truy cập

các dịch vụ, đối tượng, trong các máy chủ độc lập về hệ điều hành và ngôn ngữ.

WSDL - Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web: là một ngôn ngữ dựa trên XML được dùng để xác định các

dịch vụ Web và mô tả cách truy cập đến các dịch vụ đó.

Page 11: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

3.3. Các kỹ thuật liên quan đến XML

- Sử dụng XML để trình bày dữ liệu quản lý.

- Sử dụng HTTP để truyền dữ liệu quản trị.

- Sử dụng API DOM và SAX để truy cập dữ liệu quản trị từ ứng dụng.

- Sử dụng XSL để xử lý dữ liệu quản trị.

- Sử dụng XML Schema để định nghĩa cấu trúc dữ liệu quản trị.

3.4. Quản trị mạng dựa trên XML

3.4.1. Ứng dụng các công nghệ XML đối với các nhiệm vụ quản trị mạng

Các nhiệm vụ quản trị cơ bản trong một hệ quản trị mạng được mô tả như hình 3.3.

Hình 3.3: Các nhiệm vụ cơ bản trong hệ quản trị mạng

3.4.1.1. Mô hình hóa thông tin quản trị

Các XML Schema được sử dụng để tối đa hóa những lợi thế quan trọng của XML trong mô hình

thông tin quản trị so với các giải pháp thay thế khác.

3.4.1.2. Hợp thức hóa thông tin quản trị

Nhiệm vụ của việc hợp thức hóa thông tin quản trị bao gồm tất cả các hoạt động đảm bảo tính nhất

quán giữa các đối tượng và nguồn tài nguyên quản trị trong một hệ thống agent. Các hoạt động cập nhật

từ trạng thái tài nguyên quản trị đến các biến của các đối tượng quản trị phải được thực thi khi trạng thái

tài nguyên quản trị bị thay đổi.

Hợp thức hóa thông tin quản trị có thể được coi như là một nhóm các tiến trình biên dịch, tạo và

sửa đổi các tài liệu XML. Có hai công nghệ biên dịch các tài liệu XML chuẩn gồm: DOM và SAX. Hai

công nghệ này khiến việc biên dịch, tạo, và sửa đổi các tài liệu XML trở nên dễ dàng..

3.4.1.3. Giao thức quản trị

Về giao thức quản trị, quản trị mạng dựa trên XML theo mô hình chuyển giao dữ liệu thông qua

giao thức HTTP.

XPath được dùng kết hợp với XSLT để xác định các phần của một tài liệu XML nhằm mục đích

chuyển đổi.

Các cơ chế HTTP Get, Post, Push để thông báo và bỏ phiếu dự kiến.

3.4.1.4. Phân tích

Hỗ trợ cơ sở dữ liệu (DB) của bên thứ ba

Sử dụng công nghệ XML chuẩn (DOM, Xpath…) để xử lý phân tích dữ liệu

Page 12: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Có thể thực hiện các hoạt động quản trị bằng cách xử lý các tài liệu XML thông qua giao diện

DOM chuẩn.

3.4.1.5. Trình bày

XML tách biệt các nội dung của tài liệu từ cách thể hiện

XSLT chuyển đổi XML sang HTML hoặc tài liệu XML khác

Nếu thông tin quản trị ở định dạng XML, một Web-MUI có thể dễ dàng suy diễn từ các tài liệu

XML

3.4.2. Một số nghiên cứu về phương pháp quản trị mạng dựa trên XML

Quản trị doanh nghiệp dựa trên web (WBEM) là một sáng kiến của DMTF, bao gồm một tập

hợp các công nghệ cho phép quản lý tương thích một doanh nghiệp. WBEM định nghĩa một mô hình

thông tin gọi là Mô hình thông tin chung (CIM)

XNM - Quản trị mạng dựa trên XML: Quản trị mạng dựa trên XML (XNM) bằng cách sử dụng

dịch vụ Web nhúng (EWS).

XNAMI: Là kiến trúc dựa trên XML dành cho quản trị mạng và các ứng dụng SNMP. Đây là một ví

dụ về kiến trúc truyền thông quản trị dựa trên XML cho phép hệ manager mở rộng MIB của agent trong

khung tương tác SNMP.

JUNOScript: Là hệ thống điều hành mạng JUNOS của Juniper Networks, sử dụng một mô hình

đơn giản được thiết kế để giảm thiểu cả chi phí thực hiện và tác động trên các thiết bị được quản lý, cho

phép các ứng dụng khách truy cập đến các dữ liệu hoạt động và cấu hình bằng cách sử dụng XML-RPC.

Trạm đăng ký cấu hình Cisco là một hệ thống dựa trên web giúp phân tán một cách tự động các

tệp tin cấu hình đến các thiết bị mạng IOS của Cisco. Nó sử dụng giao thức HTTP để giao tiếp với các

agent và chuyển dữ liệu cấu hình sang XML. Các agent cấu hình trong thiết bị sử dụng XML parser

riêng của nó để giải thích các dữ liệu cấu hình từ các tệp tin cấu hình nhận được.

Nhóm làm việc Cấu hình mạng (Netconf WG) định nghĩa giao thức cấu hình Netconf và chuyển

các ánh xạ. Giao thức Netconf sử dụng XML để mã hóa dữ liệu, và RPC cho cơ chế truyền thông.

3.4.3. Các mô hình quản trị

Hình 3.4 cho thấy bốn mô hình có thể kết hợp giữa các manager và agent có triển vọng trong quản

trị mạng tích hợp dựa trên XML.

Hình 3.4: Các phối hợp giữa manager và agent

Page 13: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

3.5. Thiết kế kiến trúc của XBM manager và XBM agent

3.5.1. XBM Agent

3.5.1.1. Mô hình hóa thông tin

Thông tin quản trị được xác định bởi XML Schema.

3.5.1.2. Hợp thức hóa thông tin quản trị

XPath Handler trong DOM lựa chọn nút cụ thể. DOM cập nhật giá trị nút cho nút được chọn thông

qua giao diện hỗ trợ quản trị MBI. MBI sẽ chịu trách nhiệm cập nhật một số nút không cần cập nhật giá trị

nút DOM trước khi trả lời.

Phương thức hoạt động: Đối với những dữ liệu thay đổi thường xuyên, như dữ liệu đo lưu lượng

truy cập, sử dụng pull-based update ở MBI. Đối với những dữ liệu tĩnh hoặc bán động, MBI sử dụng

push-based update.

3.5.1.3. Giao thức quản trị

- XBM agent truyền dữ liệu XML cho manager thông qua HTTP.

- XBM agent xác định các hoạt động quản trị và dữ liệu quản trị bằng cách sử dụng SOAP.

3.5.1.4. Kiến trúc XBM Agent

Kiến trúc XBM agent dựa trên DOM

Hình 3.7 minh họa kiến trúc của một XBM agent dựa trên DOM.

Hình 3.7: Kiến trúc của XBM Agent dựa trên DOM

XBM agent bao gồm hai thành phần cơ bản là HTTP Server và SOAP Server. Các thành phần bổ

sung vào các dịch vụ này là hoạt động SOAP RPC dành cho hoạt động quản trị. Các hoạt động này chứa

giao diện DOM thực hiện các hoạt động quản trị cơ bản. Các hoạt động cơ bản sử dụng XML Parser và

XPath Handler. Mô đun XML Parser cho phép một agent phân tích và truy cập vào nội dung của bản tin

XML bằng biểu thức XPath. Ngoài ra, agent cần phải gửi thông báo cho manager, và manager cần phải

nhận được và xử lý các thông báo. Để gửi thông báo đến manager, XBM agent cần tới mô đun SOAP

Page 14: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Client và mô đun HTTP Client. Do đó, manager cần có một mô đun SOAP Server và mô đun HTTP

Server tương ứng. XML Paser phân tích tài liệu XML, chọn nút được chỉ định, và đọc dữ liệu quản trị.

Để gửi thông tin cập nhật, XBM agent tập hợp thông tin từ MBI. Các XML Paser cập nhật giá trị nút

được chọn thông qua MBI trước khi trả lời cho manager. Scheduler quản lý thông tin đăng ký, lịch phân

phối thông tin quản trị và gửi dữ liệu định kỳ đến manager thông quan SOAP Client và HTTP Client tại

thời điểm dự kiến.

Kiến trúc XBM agent dựa trên SAX Parser:

Kích thước mã và kích thước bộ nhớ thực thi của Sax Parser nhỏ hơn DOM. Do đó, SAX Parser

nhẹ tải hơn nhiều so với DOM về chức năng và tài nguyên.

Hình 3.8: Kiến trúc của XBM agent dựa trên SAX Parser

Hình 3.8 mô tả kiến trúc của một XBM agent dựa trên SAX Paser. Các thành phần cơ bản của XBM

agent là dịch vụ web nhúng (EWS). Các thành phần bổ sung vào EWS là bộ vi xử lý XML (XML

processor), gồm cả bộ phân tích cú pháp SAX (chính là bộ phân tích cú pháp XML) và Trạm lịch đẩy (Push

Scheduler), và công cụ HTTP client (HTTP Client Engine). Các SAX Parser không hỗ trợ chức năng ghi, do

đó, cần có thêm một mô đun ghi (Write Module).

Để gửi một thông báo cho XBM manager, XBM agent cần một trạm xử lý đẩy (Push Handler) và

HTTP Client Engine, cũng như một mô đun XML Processor. Ngoài ra, để gửi thông tin quản trị định kỳ

đến manager tại một thời điểm cố định với một yêu cầu có thời hạn, XBM agent cần đến một Scheduler.

HTTP Client Engine cung cấp bản tin không đồng bộ đến XBM manager nhằm báo cáo các cảnh báo và

phân phối dữ liệu quản trị theo lịch trình. Scheduler quản lý thông tin đăng ký và lịch trình cho việc

phân phối các thông tin quản trị. Thông tin đăng ký bao gồm URL của đối tượng đăng ký sẽ nhận thông

tin đăng ký, biểu thức XPath của đối tượng được quản trị, và thông tin lịch trình chứa thời điểm bắt đầu,

thời điểm kết thúc, và khoảng thời gian thực hiện. Push Handler nhận yêu cầu từ Scheduler và gửi dữ

liệu theo lịch đến manager thông qua HTTP Client tại thời điểm theo lịch. Push Handler cũng sẽ gửi một

thông báo được tạo ra ở các agent, thông báo này sẽ được gửi cho manager thông qua HTTP Client. Nếu

XBM agent không nhận được đáp ứng 'HTTP OK' đối với thông báo từ manager, Push Handler sẽ gửi

lại bản tin thông báo cho manager.

Page 15: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

3.5.2. XBM Manager

3.5.2.1. Mô hình hóa thông tin

Thông tin quản trị được xác định bởi XML Schema

3.5.2.2. Giao thức quản trị

SOAP là giao thức trao đổi các bản tin dựa trên XML thông qua HTTP hoặc SMTP với XBM

agent và cổng chuyển đổi.

3.5.2.3. Phân tích

DOM có thể phân tích dữ liệu quản trị của các định dạng tài liệu XML. XML DB lưu trữ thông tin

quản trị

3.5.2.4. Trình diễn

XSLT sẽ thực hiện việc trình diễn ở XBM manager

3.5.2.5. Kiến trúc XBM Manager

Hình 3.10 minh họa kiến trúc của một XBM manager: Một dịch vụ web (Web server) được sử

dụng để cung cấp cho các quản trị viên với một Web-MUI và dành cho việc nhận các yêu cầu từ các ứng

dụng quản trị (management application) và đi qua chúng vào các thành phần quản trị thông qua các kịch

bản quản trị (management script). Dịch vụ web được sử dụng để nhận các bản tin không đồng bộ cho

các thông báo từ các thiết bị thông qua giao thức SOAP/HTTP. SOAP/HTTP client giữ vai trò trong các

mô đun giao diện của thiết bị và trao đổi thông tin quản trị đồng bộ với agent. Cơ sở dữ liệu (DB) được

sử dụng để lưu trữ thông tin quản trị nhằm phân tích dài hạn. Kho các mẫu XSL (XLS template

repository) lưu trữ các tệp tin XSL để tạo ra các tài liệu HTML từ các tài liệu XML. Các thành phần

quản trị, như trạm quản trị cấu hình thiết bị (Device config. manager) hoặc bộ phân tích (Analyzer), sử

dụng giao diện DOM để thực hiện các chức năng ứng dụng quản trị vì thông tin quản trị được mô tả

trong dữ liệu XML. Các chức năng này bao gồm tạo, xóa, lọc, nhận, thiết lập, logging,… và thu thập dữ

liệu từ các agent.

Hình 3.10: Kiến trúc XBM manager

Có 3 luồng dữ liệu:

- Gửi yêu cầu quản trị từ ứng dụng quản trị đến dịch vụ web, tương tự như hoạt động SNMP Get,

SNMP SET

Page 16: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

- Gửi một bản tin cảnh báo đến dịch vụ web của XBM manager, tương tự như hoạt động SNMP

Trap

- Tạo và lưu báo cáo phân tích tại DB.

3.6. Kết luận

Ưu điểm của quản trị mạng dựa trên XML là:

- Vùng ứng dụng của XML là rất rộng

- XML tỏ ra là một giải pháp tuyệt vời để giải quyết các thách thức kỹ thuật.

Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị mạng hiện có đều được nhúng SNMP agent. Do vậy, cần quản trị

tích hợp SNMP agent vào XNMS.

CHƢƠNG IV: TÍCH HỢP TÁC TỬ SNMP

VỚI CÁC HỆ QUẢN TRỊ MẠNG DỰA TRÊN XML

4.1. Giới thiệu

4.2. Các nghiên cứu tích hợp SNMP agent với XNMS

4.2.1. Chuyển đổi theo chỉ định

JP Martin-Flatin đưa ra cơ sở thông tin quản trị SNMP (MIB) cho các mô hình chuyển đổi

XML, có tên là ánh xạ cấp mô hình và ánh xạ cấp siêu mô hình. Trong ánh xạ cấp mô hình, DTD là

riêng đối với các SNMP MIB đặc thù, và các thành tố và các thuộc tính XML trong DTD có cùng tên

với các biến SNMP MIB. Trong ánh xạ cấp siêu mô hình, DTD là chung và giống hệt nhau trong tất cả

các SNMP MIB.

F. Strauss đưa ra một thư viện để truy cập vào cấu trúc thông tin quản trị (SMI) của MIB có tên

"libsmi". Libsmi chuyển đổi các SNMP MIB thành các ngôn ngữ khác, như JAVA, CORBA, C, và

XML. Thư viện này cung cấp các công cụ để kiểm tra, phân tích, loại bỏ, chuyển đổi, và so sánh các

định nghĩa MIB.

4.2.2. Cổng chuyển đổi XML/SNMP

Jens Müller đưa ra một cổng chuyển đổi SNMP-to-XML như là một Servlet Java cho phép lấy

các tài liệu XML thông qua HTTP. Các phần MIB có thể được xử lý thông qua các biểu thức XPath

được mã hóa trong các URL thu được.

Avaya Labs phát triển một giao diện quản trị dựa trên XML cho các thiết bị tương thích SNMP.

Hệ thống gồm 3 phần:

- Một công cụ để tự tạo ra một DTD dựa trên các thông tin SNMP SMI

- Một giao thức bản tin XML-RPC để lấy và sửa đổi thông tin MIB trong các thiết bị tương thích

SNMP.

- Một bộ chuyển đổi để lấy và sửa đổi thông tin thiết bị theo dạng dữ liệu XML dựa trên các thông

tin trong MIB của thiết bị

Cổng chuyển đổi XML/SNMP của POSTECH: phát triển 3 phương pháp chuyển đổi tương tác

giữa một cổng XML/SNMP và một XBM manager, dựa trên 3 công nghệ DOM, HTTP và SOAP.

Page 17: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

- Chuyển đổi dựa trên DOM, cho phép manager trực tiếp truy cập DOM để trao đổi thông tin quản

trị với SNMP agent.

- Chuyển đổi dựa trên HTTP, mở rộng chuỗi URI có chứa thông tin về yêu cầu với XPath và

XQuery, giúp cải thiện hiệu quả trong truyền thông XML/HTTP.

- Chuyển đổi dựa trên SOAP, cổng chuyển đổi sẽ cung cấp một phương pháp chuẩn linh hoạt

tương tác với XBM manager trong môi trường phân tán

4.3. Tích hợp SNMP agent vào XNMS

4.3.1. Chuyển MIB SMI thành các định nghĩa XML Schema

XML Schema là ngôn ngữ mô hình hóa chính thống. Các định nghĩa Schema là những tài liệu

được viết theo SMIv2 và có thể định nghĩa cấu trúc của các tài liệu XML có thể mô tả dữ liệu quản trị

(xem hình 4.1).

Hình 4.1: Ánh xạ các ngôn ngữ mô hình dữ liệu, mô hình dữ liệu và dữ liệu

Có 2 mục đích khi thiết kế thuật toán ánh xạ. Mục đích trước tiên là muốn các tài liệu XML càng

thuận tiện trong việc đọc và xử lý càng tốt. Mục đích thứ hai là giảm mất mát thông tin trong quá trình

chuyển đổi.

4.3.2. Cấu trúc XML của dữ liệu quản trị

Bước đầu tiên khi thiết kế cấu trúc tài liệu XML là xác định phạm vi của nó. Có thể đặt ra một số

giới hạn về phạm vi.

Có 2 cách xử lý cây OID của một MIB. Cách thứ nhất là ánh xạ trực tiếp tất cả các nút trong MIB

sang các thành tố lồng nhau trong tài liệu phiên bản XML. Cách thứ hai là thiết kế một hệ phân cấp

thành tố „phẳng hóa‟ và cố gắng tránh phân cấp sâu các thành tố.

Việc đặt tên duy nhất trong SMI dựa trên cặp mô tả modulename.

Các mệnh đề INDEX trong mô đun MIB được sử dụng để xác định các đối tượng sẽ chỉ được

dùng để định danh các dòng bảng. Các đối tượng cột được sử dụng trong mệnh đề INDEX không được

ánh xạ sang các thành tố con mà nó được ánh xạ sang các thuộc tính của thành tố hàng trong bảng.

Chính sách ngăn chặn thành tố được sử dụng để biểu hiện các mối quan hệ tương tự nhau. Tuy

nhiên, cách này chỉ có thể thực hiện được nếu bảng mở rộng là một phần của cùng một mô đun MIB.

4.3.3. Ánh xạ các kiểu dữ liệu

Bảng 4.2 cho thấy chi tiết các ánh xạ kiểu cơ bản.

Bảng 4.2: Ánh xạ các kiểu SMI vào các kiểu XML

Page 18: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Kiểu SMI Kiểu XML Schema xây dựng

INTEGER, Integer32 xsd:int

Unsigned32, Counter32 xsd:unsignedInt

Counter64 xsd:unsignedLong

INTEGER enumeration xsd:NMTOKEN

OCTET STRING xsd:hexBinary or xsd:string

BITS xsd:list of xsd:NMTOKEN

IpAddress xsd:string with regexp restriction

OBJECT IDENTIFIER xsd:string with regexp restriction

4.3.4. Cổng chuyển đổi SNMP-to-XML

Chuyển đổi dựa trên giao thức HTTP. SOAP có thể là giải pháp thay thế nhưng nó sẽ làm tăng chi

phí giao thức nhiều hơn HTTP mà không có thêm tính năng nào.

Chỉ có dữ liệu của yêu cầu SET mới được truyền vào trong nội dung của các yêu cầu HTTP POST

Các tài liệu đạt được từ cổng chuyển đổi có thể được kết hợp trực tiếp thông qua các chuyển đổi

XSL mà không cần tới SOAP client engine.

Hình 4.3: Cấu trúc cổng chuyển đổi SNMP-to-XML và 3 chức năng chính của nó

(a) Tìm kiếm dữ liệu quản trị, (b) điều khiển và định cấu hình, (c) truyền thông báo

Hình 4.3 mô phỏng cấu trúc của cổng chuyển đổi và 3 hoạt động chính của nó:

(a) XBM manager đọc dữ liệu quản trị, sau đó gửi yêu cầu HTTP GET tới cổng chuyển đổi. Lúc

này URL bao gồm giao thức (http hoặc https), máy chủ chứa cổng và đường dẫn tới dịch vụ cổng trên

máy chủ và cuối cùng là một chuỗi truy vấn HTTP quy định hoạt động này (GET) và biểu thức xác định

dữ liệu quản trị được yêu cầu.

(b) Tương tự như yêu cầu GET, XBM manager có thể ban hành các yêu cầu HTTP POST để kiểm

soát hoặc cấu hình các agent thông qua các tài liệu XML. Trong trường hợp này, chuỗi truy vấn URL chỉ

bao gồm chế độ thao tác (SET) trong chuỗi truy vấn HTTP. Văn bản XML truyền đi được tách thành các

biểu diễn bên trong DOM. Sau đó bộ chuyển đổi sẽ duyệt cây để xác định các nút mà các định nghĩa đối

tượng MIB bên dưới cho phép SNMP ghi các truy cập. Và một lần nữa, kho XML Schema lại cung cấp tất

cả thông tin để thực hiện điều này. Dựa trên các nút này, bộ chuyển đổi sẽ tạo ra các yêu cầu SNMP SET

và gửi chúng tới agent. Các đáp ứng SNMP được sử dụng để phê chuẩn các chuyển đổi trong cây DOM

hoặc bổ sung thông tin lỗi vào cây DOM khi thao tác SNMP SET bị lỗi. Cuối cùng cây DOM thu được sẽ

được dùng để chuyển tài liệu XML như một đáp ứng thành yêu cầu HTTP POST ban đầu.

Page 19: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

(c) Cuối cùng, cổng chuyển đổi cũng có thể hoạt động như một SNMP Trap. Khi bộ chuyển đổi

nhận được thông báo, nó sẽ tìm kiếm các OID liên quan và các giá trị từ kho XML Schema và tạo ra

một mục thông tin thành tố nhỏ trên mỗi thông báo. Những mục thông tin này được xử lý theo 2 cách.

Chúng có thể được gửi đi dưới dạng một tài XML ngắn trong các yêu cầu HTTP POST tới các XBM

manager. Điều này đòi hỏi cổng chuyển đổi hoạt động như một HTTP client.

4.4. Tích hợp SNMP agent dựa trên cổng XML/SNMP

4.4.1. Mô hình thông tin

Chuyển đổi SNMP MIB sang XML Schema trong chuyển đổi đặc tả của cổng

Bảng 4.3: Chuyển đổi cấu trúc tài liệu

SNMP SMI XML Schema Giao diện DOM

MIB Mô đun Tài liệu XML Tài liệu

Tên mô đun MIB Tên thành tố gốc Element::tagName

Nút lá (định nghĩa Macro) Thành tố với một hoặc nhiều nút văn bản con Element

Tên nút Tên thành tố Element::tagName

Mệnh đề của nút MIB Thuộc tính của thành tố Attr

Object Identifier (OID) Thuộc tính kiểu “ID” Attr

4.4.2. Giao thức quản trị

Chuyển đổi tương tác dựa trên SOAP, gồm 3 hoạt động lớn: GET, SET, TRAP. Hoạt động SNMP

GetBulk hoặc các kiểu yêu cầu phức tạp khác có thể được định nghĩa bằng cách mở rộng hoạt động

GET hoặc SET nhờ XPath hoặc XQuery.

XPath, XQuery và XUpdate chỉ ra các đối tượng quản trị tìm kiếm được và áp dụng trong các bản tin

yêu cầu SOAP như một tham số của từng phương pháp.

4.4.3. Kiến trúc cổng XML/SNMP

Hình 4.4 minh họa kiến trúc của một cổng XML/SNMP, nghĩa là, kiến trúc dựa trên SOAP gồm XBM

manager và cổng chuyển đổi. Trong kiến trúc này, SOAP Client ở manager tạo ra một yêu cầu SOAP được

mã hóa bởi XML, như get và set. Sau đó, các HTTP Client sẽ gửi yêu cầu HTTP POST, bao gồm các yêu

cầu SOAP của nó vào HTTP Server ở cổng chuyển đổi. SOAP Server phân tích các bản tin HTTP thành một

cuộc gọi RPC đã được định dạng thích hợp và gọi một phương pháp thích hợp do cổng chuyển đổi ban hành.

SOAP Server sẽ nhận kết quả từ phương pháp này và tạo ra một bản tin đáp ứng SOAP. Bản tin đáp ứng

theo lối cũ trở về SOAP Client ở manager. Cuối cùng, ứng dụng của manager sẽ nhận kết quả của theo yêu

cầu của phương pháp. Bất cứ khi nào Handler Trap nhận được một bản tin thông báo từ SNMP agent, nó sẽ

gọi sự kiện DOM cho các nút Trap trong cây DOM. Đối với việc phân phối thông báo, SOAP Client ở cổng

chuyển đổi sẽ gửi một bản tin thông báo sự kiện không đồng bộ được định nghĩa tại XML Trap Schema đến

SOAP Server ở manager.

Page 20: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

Hình 4.4: Kiến trúc gồm manager và cổng dựa trên SOAP

4.5. Kết luận

Chương này trình bày 2 kiểu cổng chuyển đổi tiêu biểu dành cho tích hợp SNMP agent với các hệ

quản trị mạng dựa trên XML gồm cổng chuyển đổi SNMP-to-XML và chuyển đổi theo cổng XML/SNMP.

Phần chuyển đổi đặc tả của cổng chuyển đổi cũng giới thiệu thủ tục ánh xạ tự động của các mẫu dữ liệu SMI

MIB sang các định nghĩa XML Schema trong đó bao hàm ánh xạ dữ liệu quản trị SNMP sang các tài liệu

XML. Sự khác biệt cần thiết của phương pháp được giới thiệu so với các phương pháp khác được định

hướng bởi mục tiêu gắn kết tiềm năng đầy đủ của XML và XML Schema để bản chuyển đổi được tạo ra phù

hợp với hệ thống thuần túy dựa trên XML mà không cần kế thừa gánh nặng từ SNMP.

Tóm lại, công nghệ XML được xem như là một phương pháp tiếp cận mang tính cải cách để giải quyết

các vấn đề tồn tại trong các chuẩn hiện hành và thực hành cho quản trị mạng và các hệ thống. Cần có nghiên

cứu sâu hơn để chứng tỏ điều này bằng việc phát triển không chỉ các chuẩn mà còn áp dụng để quản trị các

mạng và các hệ thống thực.

References.

Tiếng Việt

1. Diệp Thanh Nguyên (2010), SNMP toàn tập, http://sites.google.com/ site/ snmptoantap/home.

2. Nguyễn Phương Lan (2003), XML nền tảng & ứng dụng, NXB Lao động Xã hội.

Tiếng Anh

1. Brett McLaughlin (2002), Java and XML Data Binding, O'Reilly.

2. Elliotte (2002), Processing XML with Java, Harold.

3. Frank Strauss (2001), A Library to Access SMI MIB Information, http://www.ibr.cs.tu-

bs.de/projects/libsmi/.

4. Internetworking Technology Overview (1999), Simple Network Management Protocol (SNMP),

http://www.pulsewan.com

Page 21: Tích hợp tác tử SNMP với các hệ thống quản trị mạ ựrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7966/1/00050001351.pdf · Luận văn giới thiệu chung về chức

5. J. Won-Ki Hong (1995), Overview of Network Management, Dept. of Computer Science and

Engineering POSTECH.

6. Mi-Jung Choi, Hong-Taek Ju, James W. Hong (2003), An Architectural Framework for XML-

based Network Management, DP&NM Lab. POSTECH.

7. Mi-Jung Choi, Hong-Taek Ju, James W. Hong (2002), Towards XML and SNMP Integrated

Network Management, APNOMS.

8. Mi-Jung Choi, James W. Hong, Hong-Taek Ju (2003), "XML-Based Network Management for IP

Networks", ETRI Journal, Vol. 25, No. 6, pp. 445-463.

9. Modder I.W. (1998), Structure and magnetism of metallic systems, Ph.D. Thesis, University of

Amsterdam, Amsterdam.

10. Moruzzi V.L., Janak J.F., Williams A.R. (1978), Calculated Electronic Properties of Metals,

Pergamon, New York.

11. Phil Shafer (2001), XML-based Network Management, Juniper Networks.

12. Torsten Klie and Frank Strauß (2004), Integrating SNMP Agents with XML-based Management

Systems, Technical University of Braunschweig.

13. W3C (2000), Document Object Model (DOM) Level 2 Traversal and Ranges Specification, W3C

Recommendation.

14. W3C (2000), Extensible Markup Language (XML), W3C Recommendation,

http://www.w3.org/TR/REC-xml .

15. W3C (2002), XML Path Language (XPath) Version 2.0, W3C Working Draft.

16. W3C (2001), XML Schema, W3C Recommendation, Z.

17. W3C (2002), XQuery 1.0: An XML Query Language, W3C Working Draft.

18. W3C (1999), XSL Transformations (XSLT) Version 1.0, W3C Recommendation.

19. Yoon-Jung Oh, Hong-Taek Ju, James W. Hong (2002), Interaction Translation Methods for

XML/SNMP Gateway Using XML Technologies, DP&NM Lab. POSTECH, Korea