tiỀm nĂng thỊ trƯỜng tẠi chÂu Âu -...

79
1 CÁ TRA BN VNG – TIM NĂNG THTRƯỜNG TI CHÂU ÂU Dán: Xây dng chui cung ng cá Tra bn vng ti Vit Nam Tác gi: Carson Roper, Nhà tư vn độc lp Tháng 12/2013

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  1

CÁ TRA BỀN VỮNG – TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG TẠI CHÂU ÂU

Dự án: Xây dựng chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam Tác giả: Carson Roper, Nhà tư vấn độc lập Tháng 12/2013

  2

MỤC LỤC I Tóm tắt và các khuyến nghị cho cá Tra Việt Nam ………………………….…………......3

II Tóm tắt các xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ hàng đầu………………………………………………………………………………………...7

III Phản hồi từ các nhà bán lẻ…………………………………………………………………..12

IV Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Đức…………………………………………………………………17

V Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Vương quốc Anh …………………………………………………30

VI Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hà Lan……………………………………………………………..42

VII Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Tây Ban Nha………………………………………………………51

VIII Phân tích thị trường về xu hướng và những chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp………………………………………………………………..60

IX Danh sách các chuyên gia và các cơ quan nghiên cứu…………………………….….…70

Người liên hệ Sabine Gisch-Boie Linda Zednicek Quỹ bảo tồn thiên nhiên Áo Quỹ bảo tồn thiên nhiên Áo Email: [email protected] [email protected] Ấn phẩm này bao gồm 9 báo cáo riêng lẻ và được biên soạn với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu. Nội dung của ấn phẩm này thuộc trách nhiệm của cá nhân tác giả, do vậy, không phản ánh quan điểm của Liên minh châu Âu.

  3

CHƯƠNG I. TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO CÁ TRA VIỆT NAM Khái quát về thị trường thủy sản châu Âu và các khuyến nghị Giới thiệu Hoạt động phân tích thị trường trong dự án SUPA nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính: đạt được sự hiểu biết sâu sắc về nhận thức của thị trường châu Âu đối với ngành công nghiệp cá Tra Việt Nam; tiến hành phân tích các đối tượng thị trường chính và xu hướng tại thị trường châu Âu và dựa trên những thông tin này để đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện hình ảnh cá Tra Việt Nam nhằm tăng sản lượng xuất khẩu và giá trị trên từng đơn vị của cá tra tại châu Âu Hình ảnh cá tra ở châu Âu Hình ảnh cá tra trong mắt các nhà bán lẻ tại châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi các báo cáo tiêu cực từ các phương tiện truyền thông và các chiến dịch do các đối thủ cạnh tranh về lợi ích thực hiện tại từng thị trường nhập khẩu. Nói chung, ngành công nghiệp cá Tra được coi là cồng kềnh, sản xuất ồ ạt và gây ra những tác động tiêu cực. Thị trường châu Âu, các đối tượng chính và xu hướng Dân số châu Âu đươc dự đoán sẽ tăng từ mức 501,044,066 năm 2010 lên mức 522,342,413 vào năm 2030 [1], Sự tăng trưởng này tương đương với việc bổ sung 2 quốc gia có dân số tương tự như Bỉ và Hy Lạp (sử dụng số liệu dân số của năm 2010). Đồng thời, mức tiêu thụ cá bình quân trên đầu người sẽ tăng 2 kg (từ 22kg đến 24kg) [2].Trong bối cảnh đó, thực tế là châu Âu sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu cá và thủy sản để đáp ứng nhu cầu và sẽ còn tiếp tục phụ thuộc trong tương lai gần. Thị trường bán lẻ châu Âu là một khối thị trường thống nhất và chiếm tỷ trọng áp đảo trong số 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới (Bảng I.1).

Bảng I.1. 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới năm 2012 [3]

STT Tên nhà bán lẻ Quốc gia

1. Walmart Mỹ 2. Carrefour Group Pháp 3. Tesco Anh 4. Metro Group Đức 5. Schwartz Group Đức 6. Kroger Co Mỹ 7. Costco Mỹ 8. Aldi Đức 9. Target Corp Mỹ 10. Rewe Đức 11. Edeka Đức 12. Auchan Pháp 13. Aeon Nhật 14. Woolworths Úc 15. Seven & 1 Nhật 16. Coles Group Úc 17. Casino Group Pháp 18. Intermarche’ Pháp 19. E.Leclerc Pháp 20. Safeway Mỹ 21. Ahold Hà Lan

  4

22. Supervalu Mỹ 23. J Sainsbury’s Anh 24. Loplaw Co. Canada 25. Delhaize Bỉ

Các thị trường tiêu thụ cá tra hàng đầu châu Âu (xếp theo thứ tự giảm dần) được kể đến như: Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức và Vương quốc Anh. Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã có cho thấy thông qua các sáng kiến về trách nhiệm xã hội, cũng như các chính sách tìm nguồn cung ứng hải sản, các nhà bán lẻ châu Âu thực hiện các chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa chọn. Chương trình này đòi hỏi phải hạn chế các sản phẩm được giới thiệu tới khách hàng dựa trên các tiêu chí về môi trường, xã hội và/hoặc các vấn đề cần cân nhắc khác. Tác động của chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa chọn này đối với các sản phẩm thủy sản nuôi (đặc biệt là cá tra nói riêng) dao động theo từng thị trường và nhà bán lẻ. Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Vương quốc Anh là các thị trường hấp dẫn đối với sự tái phát triển của ngành kinh doanh cá tra. Kinh doanh “cá thịt trắng” (bao gồm cả cá tra) ở Tây Ban Nha đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và do đó có thể sẽ tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Thị trường Tây Ban Nha cũng hấp dẫn nhờ có quan hệ thương mại với Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, chương trình truyền hình bôi nhọ hình ảnh cá tra phát sóng năm 2011 tại Đức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cá tra ở quốc gia này cũng như một số nước Bắc Âu, đặc biệt là tại Áo và Thụy Sĩ (Hình 1). Tuy nhiên, thị trường Đức đã chứng kiến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhãn ASC nhằm gây dựng lại lòng tin của người tiêu dùng.

Hình I.1: Phóng sự trên truyền hình Đức “Pangasius Lie” [4]

Pháp cũng đã trải qua sự suy giảm trong doanh số bán cá tra do các báo cáo truyền thông tiêu cực, nhưng được đánh giá là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất của châu Âu về cá và hải sản, Pháp vẫn là một thị trường quan trọng. Cuối cùng, tại Vương quốc Anh, cá tra đạt chứng nhận đang bắt đầu được công nhận trên thị trường. Tất cả các thị trường đều hứa hẹn tăng doanh số bán cá tra khi hình ảnh của loài cá này được cải thiện.

Đối với cá tra Việt nam, quyết định thu mua sản phẩm này của các nhà bán lẻ châu Âu dựa trên các tiêu chí tiên quyết sau: chất lượng, giá cả và dịch vụ, an toàn thực phẩm; các vấn đề xã hội; các tác động môi trường, sức khỏe, an sinh động vật và truy xuất nguồn gốc. Mỗi yếu tố trên đều giúp giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín của nhà bán lẻ do liên quan đến các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc các vấn đề khác liên quan khác đến sản phẩm như vấn đề xã hội, tác động môi trường hoặc sức khỏe và an sinh động vật thường được giải quyết thông qua các chương trình và hệ thống chứng nhận. “Nhãn

  5

đỏ” của Pháp là một ví dụ về chất lượng sản phẩm. An toàn thực phẩm được giải quyết thông qua Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Các vấn đề khác được giải quyết thông qua các chương trình chứng nhận về nuôi trồng thủy sản như: ASC, Global G.A.P; Chương trình liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu BAP; Chương trình người bạn của biển (Friend of the Sea) và Chương trình cá hữu cơ.

Việc quảng bá, bảo vệ nhà bán lẻ độc lập và nhận diện thương hiệu nhà cung cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khối thị trường lớn như thị trường châu Âu. Các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp của họ đã phát triển các chiến dịch nhằm truyền tải thông điệp toàn vẹn về thương hiệu của họ để giảm thiểu các rủi ro. Một số chương trình điển hình như:

• Kế hoạch A của Marks and Spencer: chiến dịch “Forever Fish” do Marks and Spencer phối hợp với Tổ chức bảo tồn Biển và WWF Anh

• Chiến dịch “Fish for Life” của The Young’s (and Findus) (trụ sở tại Vương quốc Anh)

• Chiến dịch “Forever Food” của Iglo Foods (trụ sở tại Anh) • Quan hệ hợp tác của Edeka với WWF vì nghề cá bền vững (Đức)

Ngoài ra còn có những chương trình được sử dụng để tăng cường nhận diện thương hiệu nhà bán lẻ trên sản phẩm thông qua các dấu hiệu và nhãn sản phẩm.

• Bảo đảm giá thấp của công ty ASDA; • Sử dụng nhãn bền vững ASC của công ty Edeka; • Tại Tây Ban Nha: Nhãn "Producción Controlada" của Auchan • Tại Hà Lan: sử dụng một hệ thống dừng xe tại Plus • Tại Pháp: nhãn của Carrefour nêu rõ sản phẩm đã được nuôi từ các thức ăn không

chứa thực phẩm biến đổi gen (<0,9%).

Tất cả đều vì mục tiêu tối thượng là nâng cao uy tín của sản phẩm. Trong khi các kết quả nghiên cứu khác nhau thì thông tin phản hồi từ thị trường rất rõ ràng… người tiêu dùng đang bị lúng túng vì có vô số loại nhãn sản phẩm. Do vậy, nghiên cứu này đã xác định xu hướng đang phát triển hiện nay để tập trung trước hết vào việc xây dựng uy tín thương hiệu thông qua các thông điệp dễ hiểu hướng tới người tiêu dùng, ví dụ như giá cả và/hoặc chất lượng sản phẩm, khi nào cần thiết đẩy mạnh uy tín thương hiệu bằng cách gửi thông điệp về uy tín sản phẩm thông qua các nhãn trong và ngoài nước.

Hình ảnh cá tra từ Việt Nam ra sao?

Trước tiên, có một tin vui từ thị trường châu Âu cho cá tra Việt Nam. Cá tra có xuất xứ Việt Nam hiện diện phổ biến tại thị trường bán lẻ châu Âu. Hơn nữa, cá tra từ Việt Nam được nhìn nhận như một sản phẩm có giá cả phải chăng, hương vị nhẹ, đã được rút xương và dễ chế biến. Tuy nhiên, loài cá này cũng gặp một số vấn đề về danh tiếng liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm, lo ngại về vấn đề xã hội và môi trường cũng như sức khỏe và an sinh động vật. Giải quyết những vấn đề này là quan trọng bởi chúng quyết định khả năng tiếp cận thị trường châu Âu.

Trong những năm gần đây, Việt nam đã nỗ lực rất nhiều nhằm đạt được các chứng nhận khác nhau để cải thiện hình ảnh và nâng cao danh tiếng của cá tra, nhưng nó chỉ đơn thuần như

  6

“đánh dấu vào ô"? Điều quan trọng là cần hiểu rằng các chương trình chứng nhận nuôi thủy sản không phải là sự đảm bảo cho việc tiếp cận thị trường. Thứ nhất, chứng nhận chỉ đơn giản là một công cụ tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Thứ hai, chứng nhận không bảo đảm cho đẳng cấp của các trang trại, nhà máy chế biến hoặc nhà bán lẻ. Điều này đặc biệt đúng trong thị trường cạnh tranh cao trong khối thị trường chung châu Âu như Pháp, Vương quốc Anh và Đức. Vì vậy, chứng nhận thủy sản nuôi cần phải tích hợp với phương pháp tiếp cận thị trường một cách bao quát nhằm tạo ra hình ảnh mới của cá tra đạt chứng nhận như một nguồn cung cấp protein chất lượng, điều đó giúp tăng cường thương hiệu và uy tín sản phẩm tại thị trường châu Âu.

Những khuyến nghị để cải thiện hình ảnh cá tra Việt Nam tại thị trường châu Âu: • Kiểm soát sự lựa chọn hay bị kiểm soát: Cần phải nắm bắt được cách nhìn nhận của các nhà bán lẻ châu Âu về các hoạt động nuôi và chế biến cá. Điều này đòi hỏi phải theo dõi liên tục chính sách của các nhà bán lẻ và các vấn đề chính định hướng các chính sách này. • Nhận thức được những ảnh hưởng của nền kinh tế, tuy nhiên đây không phải là yếu tố thao túng ngành công nghiệp cá tra ở châu Âu. Nếu cá tra thực sự là một sản phẩm tuân thủ quy luật giá cả tại thị trường châu Âu, doanh số bán hàng sẽ tăng ngay cả trong thời gian suy thoái kinh tế. • Xác định cách thức làm giảm rủi ro của các nhà bán lẻ và nâng cao uy tín thương hiệu và uy tín của sản phẩm mang thương hiệu. • Xác lập một sự cân bằng giữa kế hoạch sản xuất và chương trình tiếp thị cho cá tra. • Chủ động kiểm soát trong các vấn đề như nguyên liệu thức ăn không chứa sản phẩm biến đổi gene và an sinh động vật. • Truyền đạt những thông tin tích cực - Thông tin phản hồi của các nhà bán lẻ trong các cuộc phỏng vấn, trong đó cần thúc đẩy các thông tin chuyên sâu hơn về hoạt động nuôi và chế biến. Một nhà bán lẻ đã phát biểu “Cá tra có danh tiếng không tốt, như vậy có lẽ không công bằng”. Nhà bán lẻ khác nói “có rất nhiều thay đổi trong 3 năm qua, vậy đâu là thông tin tích cực?” Khuyến nghị cuối cùng: Phản hồi của các nhà bán lẻ trong các cuộc phỏng vấn cho thấy cả người tiêu dùng và nhà bán lẻ đều chấp nhận chi thêm tiền cho chất lượng sản phẩm chứ không phải cho các chứng nhận. Điều này không có nghĩa là chứng nhận ít quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro hay xây dựng uy tín thương hiệu. Cần tìm hiểu các hoạt động sản xuất có trách nhiệm tại cấp độ trang trại và nhà máy chế biến góp phần thế nào vào quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm.

  7

CHƯƠNG II. TÓM TẮT CÁC XU HƯỚNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU

Thị trường thủy sản châu Âu: phân tích, khái quát, kết luận Liên minh châu Âu phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cá và hải sản. “Đối với liên minh châu Âu nói chung, nhu cầu nhập khẩu cá đến ngày 8/7/2013 cho thấy gần một nửa số cá tiêu thụ tại EU có nguồn gốc từ những vùng không thuộc EU”. Số liệu từ năm 2011 cho thấy các loài cá nhập khẩu như cá minh thái Alaska, cá ngừ và cá tra chiếm tới 40.3% tổng lượng cá tiêu thụ tại Đức [5]. Một ví dụ khác là tại Hà Lan, nơi cá ngừ đứng thứ 2 và tiếp theo sau là cá tra (xét về mặt khối lượng) trên thị trường trong năm 2012 [6]. Thị trường EU (gồm 27 quốc gia đơn lẻ) với dân số ước tính tăng từ 501,044,066 năm 2010 lên 522,342,413 vào năm 2030, điều này đồng nghĩa với việc bổ sung vào thị trường 21,298,346 người - tương đương với dân số của cả Bỉ và Hà Lan năm 2010. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc FAO dự báo với mức tăng trưởng tiêu thụ bình quân trên đầu người là 2 kg ( tăng từ 22 đến 24 kg/người/năm), châu Âu vẫn sẽ tiếp tục là một thị trường quan trọng cho sản phẩm cá và thủy sản [7]. Tuy nhiên, trong báo cáo thị trường về cá tra tháng 6/2013, tổ chức Globefish của FAO tổng kết tình hình cá tra hiện nay ở châu Âu như sau: Theo Eurostat, năm 2012, nhập khẩu cá tra vào châu Âu đạt 143 200 tấn với tổng giá trị 376 triệu USD, giảm 22% về khối lượng và 24% về giá trị so với năm 2011. Giá trung bình nhập khẩu cũng giảm 2,4% còn 2,36 USD/kg trong năm 2012. Các thị trường lớn nhất trong Liên minh châu Âu là Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan và Đức đều giảm mức nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Tuy nhiên, một số thị trường vẫn tăng trưởng tích cực, bao gồm Bỉ, Hy Lạp và Latvia [8]. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó vẫn có những phát triển khả quan tại một số thị trường như:

Tại Đức : "Dù nhập khẩu vào thị trường Đức năm 2012 giảm, cá tra vẫn phổ biến với người tiêu dùng tại đây và là loại cá được tiêu thụ nhiều thứ 5 tại Đức. Mới đây các sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC đã có mặt trên thị trường. ASC là chứng nhận công nhận trang trại nuôi hoạt động có trách nhiệm và thân thiện với môi trường. Các sản phẩm cá tra đầu tiên đạt được nhãn ASC đến từ 13 trại nuôi đã đạt chứng nhận ASC tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, chiếm 10% tổng sản lượng cá tra của Việt Nam. Sản phẩm dán nhãn ASC đã có mặt trong nhiều siêu thị trên toàn nước Đức. Các thương hiệu và công ty như Topsea, Frosta, Femeg, Queens và Profish, hiện cung cấp sản phẩm cá tra dán nhãn ASC [9]

Tại Pháp: "Trong 10 năm gần đây, tập đoàn Carrefour, nhà bán lẻ thứ 2 thế giới, luôn tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Nhận thức được yêu cầu cấp thiết toàn cầu trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tương lai của ngành công nghiệp thủy sản với lực lượng 200 triệu người lao động -Carrefour đã cam kết đóng góp vào việc tiêu thụ thủy sản bền vững. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Carrefour xây dựng chuỗi cung cấp thủy sản tươi và đông lạnh gắn liền với các mối quan tâm về môi trường và được chứng nhận

  8

theo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Một ví dụ là toàn bộ cá tra tươi và đông lạnh (cá da trơn nước ngọt) của Tập đoàn này đều đã có chứng nhận GLOBAL GAP. Một phần trong chính sách của Carrefor nhằm bảo đảm sự minh bạch và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, Carrefour sẽ chủ động liên kết người tiêu dùng với một trang web dành cho người tiêu dùng thủy sản đạt chứng nhận GLOBAL GAP. Trang web này đã được thiết lập như một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về GLOBAL GAP. Bắt đầu từ năm 2013, Carrefour in địa chỉ trang web www.mon-poisson.info trực tiếp trên bao bì của tất cả các sản phẩm cá tra đông lạnh bày bán dưới thương hiệu riêng của Carrefour tại hệ thống siêu thị của tập đoàn ở châu Âu. Trang web về nuôi thủy sản sẽ cung cấp cho khách hàng của Carrefour các thông tin về tiêu chuẩn Thực hành nuôi tốt do GLOBAL GAP chứng nhận. Người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy chính xác nguồn gốc trang trại của cá họ đã ăn thông qua công cụ tra cứu sử dụng số đăng ký Global GAP (GGN) – bộ mã số 13 chữ số duy nhất - được GLOBAL GAP cấp riêng cho từng nhà sản xuất đạt chứng nhận và được ghi trên bao bì sản phẩm. Những dữ liệu và công cụ tìm kiếm này được đăng tải trên trang web www.globalgap.org và có thể tìm thấy khi sử dụng các công cụ tìm kiếm công cộng đã được thêm vào trang web www.moi-poison.info.

Tại Anh:

“Sainsbury sẽ là nhà bán lẻ lớn đầu tiên tại Anh ra mắt sản phẩm River Cobbler (tên của cá tra tại Anh) đạt chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC). Được nuôi ở Đông Nam Á, loài cá thịt trắng này là một bước tiến hướng tới sự thay thế các các sản phẩm cá hiện có sẵn trong siêu thị bằng các sản phẩm nuôi có trách nhiệm hơn. Cá tra - thay thế cho cá tuyết và cá haddock trên thị trường, có xuất xứ từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đã được nuôi thương phẩm từ đầu năm 2000. Từ năm 2011, Sainsbury đã hợp tác với ASC nhằm đảm bảo cá mua từ Việt Nam có thể đạt chứng nhận. Quy trình chứng nhận bao gồm việc đánh giá toàn diện về các tiêu chí môi trường và xã hội được thiết lập theo tiêu chuẩn ASC - bao gồm sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học và tác động đến cộng đồng địa phương xung quanh trại nuôi. Một phần quan trọng là đảm bảo thức ăn sử dụng có nguồn gốc từ các nguồn bền vững và có thể truy xuất [11]. Ngoài ra, theo hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của châu Âu (RASFF), cảnh báo liên quan đến cá tra được nuôi tại Việt Nam giảm đáng kể từ 24 trường hợp năm 2010 xuống đến 4 trường hợp trong năm 2012. Trong cùng khoảng thời gian này, số lô bị trả về tại cửa khẩu giảm từ 14 xuống còn 2 lô (như Bảng II.1)

Bảng II.1. Cảnh báo RASFF châu Âu với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 [12]

TT Phân loại Thời gian Quốc gia Nội dung

1. Thông tin cần lưu ý 11/10/2012 Hà Lan Bao bì không có nhãn mác, cá tra phile

xuất xứ Việt nam

2. Trả về tại cửa khẩu 03/08/2012 Tây Ban

Nha Cá tra đông lạnh được bảo quản dưới nhiệt độ yêu cầu

3. Thông tin cần lưu ý 01/08/2012 Ý E330 - không được khai báo. Axit citric

(0.23; 0.14%) trong cá tra phi lê đông

  9

lạnh Việt nam

4 Trả về tại cửa khẩu 19/03/2012 Hà Lan

Một số đặc tính bị biến đổi theo cảm quan , hàm lượng cao khuẩn Ecoli trong cá tra phi lê đông lạnh xuất xứ Việt nam

Chính sách tìm nguồn cung ứng

Chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ châu Âu thường có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ quốc tế (xem Hình II.1)

Hình II.1. Các nhà bán lẻ - tổ chức phi chính phủ tại châu Âu năm 2012 [13]

Các chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ thường bao gồm các cam kết về các chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản. Hiện châu Âu có 5 chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản chính: Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), Friend of the Sea (FOS) Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA); Global GAP và các chương trình nuôi sinh thái (ở trong và ngoài EU). Trang web "Các đối tác và đơn vị hỗ trợ" (Partners and Supporters”) của ASC cho thấy các nhà bán lẻ hỗ trợ ASC gồm: Ahold (Hà Lan), Tập đoàn Metro và Edeka (Đức) và Migros (Thụy Sĩ) [14], Friend of the Sea cũng công bố trên trang web của họ danh sách các nhà cung cấp sản phẩm được chứng nhận tại châu Âu; trong đó, với cá tra, có 3 nhà cung cấp chính tại châu Âu có trụ sở tại Hà Lan và Thụy Sĩ [15]. GAA cũng có một trang web có chức năng dành cho việc chứng nhận, trong đó, công bố các nhà bán lẻ hợp tác với GAA gồm: Aldi, ASDA, The Co-operative, Morrisons, Tesco và Waitrose (Anh); Delhaize (Bỉ), Tập đoàn Metro và Rewe (Đức) [16]. Ủy ban kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của Global GAP hợp tác với: Aldi Süd, Tập đoàn Metro và Rewe (Đức); El Corte Inglés (Tây Ban Nha); Aldi, ASDA, Morrisons, Sainsburys và Tesco (Anh); Ahold (Hà Lan) và Carrefour (Pháp và Tây Ban Nha) [17]

Khối thị trường châu Âu chiếm số lượng áp đảo trong 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới (Bảng I.1).

  10

Nhận thức về tính bền vững của thủy sản khác nhau tùy theo từng nhà bán lẻ và quốc gia. Một số nhà bán lẻ kết hợp thủy sản bền vững như một phần của các ý tưởng sáng kiến lớn hơn như Plan A của Marks & Spencer (Anh) hay 20 Kế hoạch phát triển bền vững của Sainsbury. Các nhà bán lẻ khác như Rewe (Đức) đã phát triển nhãn hiệu độc quyền của riêng cho thủy sản bền vững như Pro Planet (xem hình II.2).

Hình II.2. Nhãn Pro Planet của Rewe trên các sản phẩm thủy sản [19]

Tiêu chí tìm nguồn cung ứng sản phẩm thủy sản nuôi của các nhà bán có thể vượt quá phạm vi của một chương trình chứng nhận đơn lẻ. Các vấn đề chính thường phải đối mặt là sức khỏe và an sinh động vật, thức ăn không chứa các thành phần biến đổi gen và truy xuất nguồn gốc. (xem Bảng II.3 và Hình II.3)

Bảng II.2. Vị trí của an sinh động vật trong Plan A của M&S [20]

Tại sao an sinh động vật lại quan trọng?

Việc nuôi trồng và thu hoạch các nguyên liệu thô của chúng ta đã tác động có hại đến môi trường, do vậy cần phải chọn lựa nhà cung cấp một cách khôn ngoan, và chúng ta phải làm tất cả những điều có thể để bảo vệ môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn về an sinh động vật

Chúng tôi đã làm được những gì?

Chúng tôi đã và đang tiếp tục tạo ra các bước tiến có ý nghĩa trong phạm vi các loại nguyên liệu thô chủ chốt như gỗ, cá, cotton, dầu cọ, cà phê và chè. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang nghiên cứu làm sao để vượt qua những thách thức trong các ngành đậu nành, cô ca, và da giày.

Hình II.3. Thức ăn không chứa các thành phần biến đổi gen (<0,9%) trên nhãn sản phẩm cá của Carrefour [21]

Cuối cùng, Tổ chức Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI) đã đưa ra một sáng kiến mới bao gồm các nhiệm vụ và mục tiêu (Bảng II.4) nhằm giúp các nhà bán lẻ đánh giá chương trình chứng nhận.

Bảng II.3. Các mục tiêu và nhiệm vụ của GSSI [22]

  11

Nhiệm vụ của GSSI : Nhiệm vụ của GSSI là đưa ra một công cụ chung, nhất quán và mang tính toàn cầu cho các chương trình chứng nhận và dán nhãn thủy sản nhằm đảm bảo niềm tin trong việc cung cấp và quảng bá thủy sản bền vững tới người tiêu dùng toàn cầu, cũng như thúc đẩy sự phát triển của những chương trình chứng nhận đó. Các mục tiêu của GSSI : - Tạo ra sự đồng thuận đối với các tiêu chí và chỉ số để đo lường và so sánh các chương trình chứng nhận và dán nhãn thủy sản, nhằm tạo điều kiện thực hiện và áp dụng những chương trình này; - Tạo ra nền tảng cho nhiều đối tượng khác nhau trong ngành hợp tác và trao đổi kiến thức về tính bền vững của thủy sản; - Giảm thiểu chi phí thông qua loại bỏ sự trùng lặp và nâng cao tính hiệu quả của các chương trình chứng nhận và dán nhãn, từ đó tăng khả năng thích ứng và linh hoạt trong chuỗi cung cấp. GSSI hiện đang trong giai đoạn phát triển sáng kiến để tiến tới vận hành hoàn thiện vào năm 2015. Một số đối tượng chính trong ngành thủy sản tại châu Âu cũng đang trực tiếp tham gia sáng kiến này.

  12

CHƯƠNG III. PHẢN HỒI TỪ CÁC NHÀ BÁN LẺ

Giới thiệu: Nhằm thu được các nhận thức sâu sắc hơn về sản phẩm cá tra tại thị trường châu Âu, 14 nhà bán lẻ chính từ Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã được tiếp cận và mời tham gia hội nghị qua điện đàm để thảo luận về cá tra, basa. Văn bản dưới đây đã được gửi đến các nhà bán lẻ được lựa chọn (file pdf được in với tiêu đề của SUPA và được gửi kèm cùng với một tờ thông tin về dự án SUPA)

Kính gửi Công ty XYZ , Ngày 21 tháng 5 năm 2013 Tôi hiện đang hỗ trợ WWF Áo, WWF Việt Nam, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) và Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong dự án "Thiết lập chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam" (SUPA) do chương trình SWITCH-Asia thuộc Ủy ban châu Âu tài trợ. Quý Công ty có thể đã biết SWITCH - Asia như là một sáng kiến đầy tham vọng của EC với mục tiêu nhằm đẩy mạnh "sản xuất và tiêu thụ bền vững" (SCP) tại khu vực châu Á. Chương trình này được mô tả như sau trong trích đoạn từ trang web của Ủy ban châu Âu. “Nhìn chung, SWITCH-Asia hướng tới việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đóng góp vào sự thịnh vượng và giảm nghèo ở châu Á. Đồng thời, chương trình đang thúc đẩy một nền kinh tế xanh và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở các nước mục tiêu". Trích đoạn này và các thông tin chi tiết hơn có tại trang web của EC trong đường dẫn: http://ec.europa.eu/europeaid/where/asia/regional-cooperation/environment/switch_en.htm Mục tiêu dài hạn của dự án SUPA "Ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam có tính bền vững về mặt môi trường, kinh tế và xã hội vào năm 2020". Quý công ty có thể tham khảo thêm thông tin về dự án được đính kèm. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc thu mua và phản hồi của các nhà bán lẻ tại châu Âu về "tính bền vững" của cá tra được nuôi tại Việt Nam, đặc biệt là từ các công ty kinh doanh thủy sản nuôi như Quý Công ty. Vì vậy, WWF Áo đã đề nghị tôi hỗ trợ trong việc thu thập các thông tin phản hồi của thị trường và nhận thức về cá tra nuôi tại Việt Nam đạt/không đạt chứng nhận. Tôi rất mong có một cuộc trao đổi nhằm tìm hiểu thêm quan điểm của Quý Công ty trong vấn đề này. Cuộc thảo luận này sẽ được giữ bí mật và kéo dài không quá 30 phút. Nếu bạn cảm thấy bạn không phải là người thích hợp để thảo luận, xin vui lòng giới thiệu cho tôi người khác phù hợp hơn và tôi hy vọng việc thảo luận sẽ diễn ra trong các ngày 10th, 17th và 24th của tháng tới. Xin được thay mặt các thành viên dự án SUPA: WWF Áo, WWF Việt Nam, VNCPC và VASEP cảm ơn Quý Công ty. Sự hỗ trợ của Quý Công ty được đánh giá cao và việc chúng ta làm cũng nhằm góp phần làm cho hệ thống nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ và bền vững hơn. Tôi mong chờ hồi âm của Quý Công ty và cuộc thảo luận của chúng ta.

Trân trọng,

Carson Roper

Một bộ gồm 14 câu hỏi như sau đã được sử dụng để thu thập thông tin: 1. Quý công ty có kinh doanh sản phẩm cá tra không? Nếu có, đó là những loại sản phẩm nào

(ví dụ như đóng hộp, ướp lạnh hay đông lạnh)? 2. Cửa hàng của Quý công ty có nhãn hiệu riêng của sản phẩm cá tra không? Nếu có, Quý

công ty có các thông số kỹ thuật về chứng nhận sinh thái, an toàn thực phẩm, tỷ lệ mạ băng và hàm lượng tri- polyphosphate hay không?

  13

3. Quý công ty yêu cầu những chứng nhận nào cho sản phẩm cá nuôi và tại sao? (ví dụ như ASC, Freedom Food, G.A.A., GlobalG.A.P. và/hoặc Naturland)?

4. Giá cá tra có là yếu tố quan trọng với Quý Công ty không? Tại sao? 5. Quý Công ty tiếp xúc trực tiếp với các công ty Việt Nam kinh doanh cá tra hay thông qua

chuỗi cung ứng? 6. Quyết định mua cá tra của Quý công ty có bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất lượng hay

dịch vụ? Xin vui lòng giải thích. 7. Theo Quý Công ty, làm thế nào để quảng bá chính sách bền vững của mình hiệu quả nhất

(ví dụ như qua trang web, nhãn sinh thái trên sản phẩm, biển báo tại cửa hàng hoặc các quảng cáo hàng tuần)?

8. Quý Công ty có hồ sơ về khách hàng tiêu thụ thủy sản thông thường không? Động lực mua cá của khách hàng, đặc biệt là cá tra? Hành vi của người tiêu dùng thủy sản có thể dự đoán được hay đang thay đổi?

9. Xin hãy cho biết một chút về danh tiếng của cá tra ... những thông tin này có gây lo ngại không? Nếu có, cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh của cá tra đối với Quý Công ty và khách hàng?

10. Quý Công ty có sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Khách hàng có sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Tại sao?

11. Nhà cung cấp của Quý Công ty có giải thích rõ những điểm khác biệt về thuộc tính sản phẩm và hoạt động sản xuất giữa cá tra đạt chứng nhận và chưa được chứng nhận?

12. Nếu có, những điểm khác biệt này quan trọng thế nào và mức độ Quý Công ty nhìn nhận giá trị của chúng?

13. Cách thức phản hồi về tiêu chuẩn sản phẩm tới nhà cung cấp cá tra của Quý Công ty (ví dụ như phản hồi trực tiếp, qua điện thoại hay thư tín)?

14. Quý Công ty có muốn tìm hiểu thêm về thực tiễn nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam không?

Thông tin độc quyền của các nhà bán lẻ tham gia khảo sát được đảm bảo sẽ không bị tiết lộ hay sử dụng trong báo cáo cuối cùng. Hơn nữa, để khuyến khích thảo luận mở, các nhà bán lẻ đã được thông báo việc họ sẽ được nhận diện bởi các mã thay vì bằng tên hay địa điểm công ty. Tóm tắt các phản hồi: Có 11 nhà bán lẻ đã trả lời phỏng vấn, 2 nhà bán lẻ gửi email xác nhận họ có bán cá tra và cung cấp các câu trả lời ngắn gọn. Dưới đây là các ý kiến tóm tắt theo từng câu hỏi:

1. Quý công ty có kinh doanh sản phẩm cá tra không? Nếu có, đó là những loại sản phẩm nào (ví dụ như đóng hộp, ướp lạnh hay đông lạnh)? Tất cả các nhà bán lẻ tham gia phỏng vấn đều kinh doanh các sản phẩm cá tra. Các dạng sản phẩm gồm: đóng hộp, ướp lạnh và đông lạnh.

2. Cửa hàng của Quý công ty có nhãn hiệu riêng của sản phẩm cá tra không? Nếu có, Quý công ty có các thông số kỹ thuật về chứng nhận sinh thái, an toàn thực phẩm, tỷ lệ mạ băng và hàm lượng tri- polyphosphate hay không? Cá tra được bán dưới cả hai nhãn: nhãn riêng của nhà bán lẻ và nhãn thương hiệu riêng. ASC, Global G.A.P, GAA 4 sao và nuôi sinh thái là các chương trình chứng nhận “phát triển bền vững” được đề cập. Chương trình tiêu chuẩn của Tổ chức sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn thực phẩm ở khâu chế biến. Nhiều nhà bán lẻ đã có chính sách về việc sử

  14

dụng natri tri polyphosphat, axit citric hoặc các chất phụ gia khác. Tỷ lệ mạ băng cũng là một vấn đề gây lo ngại với các nhà bán lẻ.

3. Quý công ty yêu cầu những chứng nhận nào cho sản phẩm cá nuôi và tại sao? (ví dụ như ASC, Freedom Food, G.A.A., GlobalG.A.P. và/hoặc Naturland)? Yêu cầu đối với chương trình chứng nhận của các nhà bán lẻ rất khác nhau, từ không yêu cầu bất kỳ chứng nhận nào cho đến yêu cầu một trong các chứng nhận như GAA (ở các cấp độ khác nhau), ASC hoặc Global G.A.P hay yêu cầu kết hợp cả ASC, GAA và Global G.A.P.

4. Giá cá tra có là yếu tố quan trọng với Quý Công ty không? Tại sao? Với cá tra, giá cả rất quan trọng. Cá tra được định vị như một sản phẩm thuộc nhóm “thắt chặt chi tiêu” (“giá rẻ”)

5. Quý Công ty tiếp xúc trực tiếp với các công ty Việt Nam kinh doanh cá tra hay thông qua chuỗi cung ứng? Đại đa số các nhà bán lẻ được phỏng vấn làm việc với các nhà cung cấp trong nước và rất ít tiếp xúc trực tiếp với các công ty Việt Nam.

6. Quyết định mua cá tra của Quý công ty có bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất lượng hay dịch vụ? Xin vui lòng giải thích. Tuy giá là vấn đề được quan tâm chủ yếu nhưng chất lượng sản phẩm mới có vai trò đặc biệt quan trọng.

7. Theo Quý Công ty, làm thế nào để quảng bá chính sách bền vững của mình hiệu quả nhất (ví dụ như qua trang web, nhãn sinh thái trên sản phẩm, biển báo tại cửa hàng hoặc các quảng cáo hàng tuần)? Các nhà bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào các nhãn sinh thái để quảng bá tính bền vững của thủy sản khai thác tự nhiên. Nhãn ASC hiện đang trong giai đoạn thâm nhập thị trường. Các trang web chủ yếu tuyên truyền về các chính sách cụ thể. Ngoài ra, còn các công cụ khác như tạp chí tiêu dùng và gửi bản tin hàng tuần. Thường rất khó để truyền tải tới khách hàng tất cả các hoạt động đã được thực hiện nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn và bền vững

8. Quý Công ty có hồ sơ về khách hàng tiêu thụ thủy sản thông thường không? Động lực mua cá của khách hàng, đặc biệt là cá tra? Hành vi của người tiêu dùng thủy sản có thể dự đoán được hay đang thay đổi? Khách hàng dựa vào các nhà bán lẻ hành động có trách nhiệm trong tìm nguồn cung ứng thủy sản. Giá cả là một trong những động lực để mua cá tra. Cá tra cũng là loại cá dễ chế biến, hương vị nhẹ và đã được rút xương, tất cả các thuộc tính này đều quan trọng đối với khách hàng.

9. Xin hãy cho tôi biết một chút về danh tiếng của cá tra ... những thông tin này có gây lo ngại không? Nếu có, cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh của cá tra đối với Quý Công ty và khách hàng? Danh tiếng của cá tra bao gồm những thông tin tốt và không tốt. Cá tra là một sản phẩm có giá phải chăng, thu hút một lượng lớn khách hàng muốn mua cá có hương vị nhẹ và đã được rút xương. Mặt khác, cá tra bị những nhóm lợi ích trong ngành nuôi hoặc khai thác thủy sản tại EU nhìn nhận như một đối thủ cạnh tranh nên họ thường tuyên truyền các thông tin tiêu cực. Truyền thông đã được coi là các

  15

phương tiện hữu hiệu trong việc bôi xấu cá tra. Chương trình chứng nhận có thể giúp cải thiện nhưng không thể giải quyết triệt để các vấn đề gây lo ngại bao gồm: an sinh động vật, sử dụng các thành phần thức ăn biến đổi gen, an toàn thực phẩm (kháng sinh, hóa chất và các chất tăng trưởng sử dụng nội tiết tố), truy xuất nguồn gốc và các vấn đề xã hội. Tổng thể chất lượng sản phẩm là vấn đề được quan tâm nhất.

10. Quý Công ty có sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Khách hàng có sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Tại sao? Các nhà bán lẻ sẵn sàng trả nhiều hơn cho một sản phẩm chất lượng hơn là cho một sản phẩm được chứng nhận. Số lượng áp đảo khách hàng không sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm đạt chứng nhận do họ không thực sự hiểu về các chứng nhận.

11. Nhà cung cấp của Quý Công ty có giải thích rõ những điểm khác biệt về thuộc tính sản phẩm và hoạt động sản xuất giữa cá tra đạt chứng nhận và chưa được chứng nhận? Có rất ít sự trao đổi thông tin về sự khác biệt về thuộc tính hoặc thực hành sản xuất giữa cá tra đạt chứng nhận và chưa được chứng nhận.

12. Nếu có, những điểm khác biệt này quan trọng thế nào và mức độ Quý Công ty nhìn nhận giá trị của chúng? Do thiếu sự trao đổi thông tin nên câu hỏi này không được trả lời thích đáng.

13. Cách thức phản hồi về tiêu chuẩn sản phẩm tới nhà cung cấp cá tra của Quý Công ty (ví dụ như phản hồi trực tiếp, qua điện thoại và hay thư tín)? Số lượng áp đảo các nhà bán lẻ phản hồi thông tin với các nhà cung cấp tại nước họ. Ngoài ra, nhiều nhà thu mua đến thăm các trang trại và nhà máy chế biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, đó không phải là hình thức liên hệ chính.

14. Quý Công ty có quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về thực tiễn nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam không? Các nhà bán lẻ đều muốn biết thêm thông tin về cá tra, tuy nhiên, việc này cần có thời gian. Các nhà bán lẻ mong muốn nhân được các thông tin tích cực được cung cấp bởi ngành công nghiệp cá tra Việt Nam.

Kết luận: Phỏng vấn các nhà bán lẻ nhằm xác định hình ảnh hiện tại, tiềm năng thị trường cho cá tra đạt chứng nhận ASC (và các chứng nhận khác) và các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng mua cá tra đạt chứng nhận có xuất xứ từ Việt Nam. Hình ảnh cá tra Việt Nam tại châu Âu. Hình ảnh cá tra Việt Nam tại châu Âu bị ảnh hưởng mạnh bởi các phương tiện truyền thông và các nhóm có cạnh tranh về lợi ích với cá tra trên thị trường. Các hình ảnh tiêu cực về cá tra như: tác động tiêu cực đến môi trường; điều kiện thực hành chăn nuôi nghèo nàn (sử dụng hóa chất và kháng sinh); và một số vấn đề khác như sử dụng các thành phần biến đổi gen trong thức ăn, an sinh động vật, các vấn đề xã hội và truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, cá tra được coi là một sản phẩm có thế mạnh về giá, hương vị dịu, đã được rút xương và lạng da

  16

nên dễ dàng trong chế biến, vì vậy cá tra trở thành sự lựa chọn hấp dẫn với nhiều người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường tiêu dùng cá Tra đạt chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam. Đại đa số các nhà bán lẻ được phỏng vấn yêu cầu một chứng chỉ duy nhất hoặc kết hợp giữa các chương trình chứng nhận thủy sản nuôi. Cách thức thúc đẩy người tiêu dùng châu Âu mua cá tra đạt chứng nhận ASC (hoặc các chứng nhận khác) có xuất xứ từ Việt Nam? Điều này bao hàm việc người tiêu dùng hiểu các chỉ tiêu được ASC chứng nhận. Thông tin phản hồi cho thấy khách hàng không hiểu về ASC (hoặc các chứng nhận khác) và dựa vào trách nhiệm của các nhà bán lẻ khi cung cấp sản phẩm. Người tiêu dùng mua cá tra dựa trên yếu tố giá và các thuộc tính khác như hương vị dịu, đã được rút xương, lạng da và thuận tiện cho chế biến .Các nhà bán lẻ cũng nhiều lần thảo luận về những khó khăn trong việc truyền tải tới người tiêu dùng các vấn đề về tính bền vững. Làm thế nào để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng châu Âu với cá tra Việt Nam? Có một điểm lưu ý là các chứng nhận sẽ hỗ trợ, nhưng không thể giải quyết triệt để các vấn đề của ngành công nghiệp cá tra tại Việt Nam hay chính sách tìm nguồn cung ứng của các nhà bán lẻ. Hiện nay với “các chương trình kiểm soát và giới hạn sự lựa chọn” của các nhà bán lẻ, chứng nhận thiên về việc lấy lại niềm tin của người bán lẻ hơn là của người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn yên tâm với các bữa ăn an toàn và lành mạnh, đó chính là điều mà nhà bán lẻ tìm kiếm nhằm cung cấp cho khách hàng. Về vấn đề giá: Có sự hiểu nhầm khi sử dụng khái niệm “cao cấp”. Khi phân tích thị trường Anh, tài liệu từ báo cáo Nofima có đề cập đến M&S và chất lượng cao cấp của dòng sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên. Đối với cá tra, trong điều kiện giá dao động theo quan hệ cung-cầu của thị trường, tốt hơn nên sử dụng khái niệm lợi nhuận và tăng giá dựa trên mức chi phí thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Tại châu Âu, các nhà bán lẻ sẽ mua các loại sản phẩm cá tra khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, có 2 nhà bán lẻ nhập cá tra tươi theo đường hàng không (chi phí cao nhất), các nhà bán lẻ khác bán cá tra đã rã đông (chi phí cao thứ 2) trong các dịch vụ hoặc quầy cá tươi, chi phí thấp nhất là các sản phẩm đông lạnh (như các túi cá phi lê đông lạnh). Một số sản phẩm có chứa phụ gia, một số khác thì không. Một số sản phẩm tạo hình khác (như thăn cá) có giá cao hơn sản phẩm philê. Thị trường ngày nay cạnh tranh rất khốc liệt và các nhà bán lẻ đang quản lý chi phí nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Tesco có một chương trình so sánh giá, Carrefour hiện nay đang trưng bày giá của đối thủ cạnh tranh trên các sản phẩm tương tự và ASDA tuyên bố có giá thấp hơn 10%, vv… Bất kỳ "khoản phí nào cao hơn" đều phải được giải trình.

Tóm tắt Về tổng thể, hình ảnh của cá tra bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Trong khi các chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản như ASC, Global GAP và GAA BAP được xem như có khả năng cải thiện hình ảnh của cá tra Việt Nam, chúng cũng không được xem là liều thuốc chữa bách bệnh. Chất lượng đã được nêu lên nhiều lần như một động lực lớn hơn và có nhiều khả năng giúp tăng giá bán hơn.

  17

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VỀ XU HƯỚNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH TẠI ĐỨC

Phân tích thị trường thủy sản Đức Tiêu thụ thủy sản

FAO dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân ở Đức sẽ tăng từ 11kg/người năm 1989 lên khoảng 18kg/người trong năm 2030 [23]. Tuy nhiên, theo công bố trong tháng 6 năm 2013 của Trung tâm Thông tin Thủy sản Đức (German Fisch- Informationszentrum), tiêu thụ cá và thủy sản ở Đức đã giảm từ 15,2 xuống 14,9 kg/người trong năm 2012 [24]. Trong khi đó, số liệu của FAO năm 2010 về mức tiêu thụ của các nước nhập khẩu cá tra chính tại châu Âu như sau: Tây Ban Nha 39kg, Anh 24kg và Hà Lan là 15kg/người [23]. Điều này trái ngược với một thị trường cá tra hàng đầu như Mỹ, nơi tiêu thụ bình quân thủy sản gần đây đã giảm nhẹ từ hơn 7kg xuống 6,8 kg/người [25]. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ bình quân trên đầu người chỉ là một khía cạnh của nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Với dân số khoảng 80,2 triệu người (theo một điều tra dân số thực hiện năm 2011) [26], mức tiêu thụ thủy sản trên toàn nước Đức ước khoảng 1.194.980 tấn [27]. Dù dân số sụt giảm, Đức vẫn là thị trường tiêu dùng cá và thủy sản lớn thứ 5 tại châu Âu. Theo báo cáo "Daten und fakten2012" của Trung tâm cá Đức (Fisch- Informationszentrum), mười loài cá được tiêu thụ nhiều nhất tại Đức năm 2012 (theo thứ tự giảm dần) là: cá minh thái Alaska, cá trích, cá hồi đại dương (salmon), cá ngừ, cá tra, cá hồi ráng (trout), cá tuyết lục (saithe), cá hồi đỏ (redfish), cá tuyết (hake) và cá tuyết (cod) [28]. Các loài thủy sản nuôi như nhuyễn thể và giáp xác được thống kê chung và chiếm 11.7% tổng lượng tiêu thụ năm 2010. Hình V.1 thể hiện 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất chiếm 71.7% (năm 2010) và 70.3% (năm 2011) tổng tiêu thụ cá và thủy sản tại Đức. Cá hồi ráng (trout) chiếm 4.4% tổng mức tiêu thụ, xếp thứ 6 sau cá tra [28]. Điều này ngược với mô hình tiêu thụ của Mỹ, nơi tôm chiếm gần 27% tổng lượng tiêu thụ và năm loài thủy sản tiêu thụ mạnh nhất năm 2011 (theo thứ tự giảm dần) là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi đại dương (salmon), cá minh thái và cá rô phi. Cá tra đứng thứ 6 và chiếm 4,2% tổng tiêu thụ tại Mỹ [29].

Hình IV.1. Năm loại cá được tiêu thụ nhiều nhất tại Đức năm 2011

Phần lớn thủy sản tại Đức được mua tại các cửa hàng giảm giá. Cá đông lạnh được tiêu thụ nhiều nhất, tiếp theo là cá đóng hộp và cá tẩm ướp (xem Hình IV.1). Cá tươi chiếm 9% tổng doanh số và phần lớn được mua tại các siêu thị.

  18

Hình IV.2: Các sản phẩm cá được tiêu thụ mạnh nhất (tính theo %) trong năm 2011 [28]

Chứng nhận cá tra và các xu hướng phát triển bền vững Các tổ chức phi chính phủ như WWF và Greenpeace đã rất hiệu quả trong việc thúc đẩy khía cạnh môi trường của phát triển bền vững đối với chính sách thu mua cá và hải sản ("einkaufspolitik“) tại Đức. Các chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản tại Đức bao gồm: • EU Bio (trước đây là tiêu chuẩn quốc gia Bioland của Đức) – sinh thái • Naturland – sinh thái • Friend of the Sea – Môi trường • Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản - môi trường và xã hội • Global GAP - Sức khỏe và an sinh động vật, môi trường, an toàn thực phẩm, xã hội và truy xuất nguồn gốc Chứng nhận sinh thái (“Bio”) được coi là tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất đối với sản phẩm thủy sản nuôi. Chứng nhận này dựa trên các vấn đề về thành phần biến đổi gen trong thức ăn và an sinh động vật. Người tiêu dùng ở Đức cũng được thông tin rõ về các chương trình dán nhãn.Ví dụ, trong lĩnh vực khai thác tự nhiên, chứng nhận của Hội đồng Quản lý biển (MSC) là nhãn đáng tin nhất của tất cả các nước châu Âu. “Gần như 1 trong 4 nhà thu mua hải sản Đức đã mô tả logo MSC như một dấu hiệu về thủy sản bền vững/thân thiện với môi trường theo cách diễn đạt của họ, số này là 17% trong năm 2010” [31] Theo Bản tin siêu thị (Supermarket News), năm 2012, có 5 nhà bán lẻ thực phẩm của Đức nằm trong số những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới (xem Bảng I.1).

Tập đoàn Metro: Có trụ sở chính đặt tại Düsseldorf (Đức), Tập đoàn Metro là nhà bán lẻ đứng thứ 4 trên thế giới theo xếp hạng của Supermarket News với doanh thu 66,739 triệu euro năm 2011 (Báo cáo thường niên năm 2012). Metro có hai loại hình kinh doanh thực phẩm: “Cash & Carry” là hệ thống bán buôn dành cho các khách hàng doanh nghiệp và "Real,-" là chuỗi phân phối đại siêu thị. Trong năm 2011, doanh thu của Cash & Carry đạt 31.636 triệu euro (+1,7%) còn Real- đạt 11.017 triệu EUR (-0,1%). Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và vay lãi (EBIT) của Cash & Carry giảm 17,5% còn Real- giảm 23,6% [33]. Trong bức thư từ Giám đốc điều hành

  19

trong Báo cáo thường niên năm 2012, Chủ tịch Olaf Koch tuyên bố: "tóm lại, chúng ta đang làm mọi thứ có thể để đưa TẬP ĐOÀN METRO trở lại đúng hướng phát triển bền vững về doanh số bán hàng và lợi nhuận. Vì lý do này, chúng ta không thể hài lòng với hiệu suất lợi nhuận của mình trong năm 2012" [33]. Hướng tới mục tiêu đó, Metro đã xây dựng một chiến lược dựa trên việc xây dựng giá trị cho khách hàng (xem hình IV.3).

Hình IV.3: Chiến lược "khách hàng là trung tâm" của Metro

Đối với phát triển bền vững, Báo cáo thường niên năm 2012 chỉ ra rằng "Chúng ta thực hiện những mong đợi của khách hàng, các nhân viên, đối tác và nhà đầu tư tiếp tục nỗ lực để biến mình thành một công ty bền vững [33]. Báo cáo thường niên năm 2012 cũng đặc biệt lưu ý đến cá và thủy sản.

"Sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm” TẬP ĐOÀN METRO cam kết thực hiện nguyên tắc khai thác có ý thức bền vững và thân thiện với môi trường. ’’Trong năm 2002, chúng tôi đã trở thành công ty bán lẻ và bán buôn đầu tiên ở Đức cung cấp các sản phẩm cá tự nhiên dưới thương hiệu riêng của tập đoàn có con dấu của Hội đồng Quản lý biển (MSC). Con dấu này chứng minh sản phẩm được cung cấp bởi hoạt động đánh bắt được tổ chức có trách nhiệm. Hiện nay, hệ thống bán hàng của chúng tôi đang cung cấp một loạt các sản phẩm đạt chứng nhận MSC có thương hiệu hay mang thương hiệu riêng. Trong năm 2012, tổng các sản phẩm cá bền vững đạt chứng nhận MSC đã được bán là 78 sản phẩm dưới thương hiệu riêng và 658 thương hiệu sản phẩm, đạt doanh thu khoảng 54 triệu €. Chúng tôi cũng đang tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của con dấu ASC (Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản) cho cá nuôi. Tương tự như con dấu MSC, nhãn ASC được thiết kế nhằm giúp người tiêu dùng mua các loại thực phẩm bền vững. Các sản phẩm được chứng nhận ASC đầu tiên hiện đang được bán trong các cửa hàng của chúng tôi" [33]. Metro cũng đã tuyên bố công khai chính sách an toàn thực phẩm của họ trong Báo cáo thường niên năm 2012: "Theo cách này, chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) trở thành một yêu cầu bắt buộc cho tất cả các hợp đồng với các nhà cung cấp thương hiệu riêng của chúng tôi" [33]. Trong báo cáo bền vững năm 2012, Metro cũng đã khẳng định như sau về các vấn đề xã hội: "Tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội là một phần của các hoạt động phát triển bền vững của chúng tôi. Theo đó, METRO GROUP đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn lao động chính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Hướng dẫn OECD cho các Công ty đa quốc gia. Thông qua việc ký kết hợp đồng, chúng tôi buộc các nhà cung cấp tôn trọng nhân quyền và duy trì điều

  20

kiện làm việc công bằng. Để chứng minh sự tuân thủ, hợp đồng quy định kiểm toán theo yêu cầu của tiêu chuẩn Sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI hoặc các tiêu chuẩn tương đương" [33]. Metro cũng đã tích hợp một số nội dung trong Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc vào các sáng kiến phát triển bền vững của họ. Chi tiết hơn về các mục tiêu và hành động cụ thể về thủy sản có trong báo cáo về phát triển bền vững năm 2012 của Metro (xem đường dẫn 1 trang 60 & 69).

Đường dẫn 1: Báo cáo bền vững năm 2012 của Metro

http://reports.metrogroup.de/2012/sr/servicepages/downloads/files/entire_metrogroup_sr12.pdf

Tập đoàn Schwarz

Tập đoàn Schwarz bao gồm 2 chuỗi bán lẻ Lidl và Kaufland: Lidl là hệ thống siêu thị giảm giá và Kaufland là đại siêu thị giảm giá. Tập đoàn Schwartz thuộc sở hữu tư nhân và có trụ sở chính tại Neckarsulm, Đức. Đến năm 2013, Lidl đã có mặt tại 29 nước châu Âu (xem hình IV.4).

Hình IV.4. Các siêu thị Lidl tại Châu Âu [26]

Cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi vân và tôm là những loài thủy sản nuôi có trong trang web danh mục cá (một phiên bản trước đó bao gồm cá tra và cá rô phi) [34]. Lidl đã làm việc với Nhóm đánh giá nguồn lợi thủy sản (MRAG) nhằm đánh giá tính bền vững của các sản phẩm [26]. Lidl cũng tham vấn MSC và Tổ chức Earth Island về dấu “ An toàn cá heo - Dolphin Safe" trên trang web của họ và xác nhận ASC như một chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản [34]. Đại siêu thị Kaufland hoạt động tại Đức và sáu quốc gia khác gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Romania, Bulgaria và Croatia [30]. Kaufland công nhận những chương trình chứng nhận sau đây như điều kiện ưu tiên nhằm đáp ứng những yêu cầu hợp tác tối thiểu: Bio; GlobalG.AP; AquaGAP và ASC (Naturland và FOS) [35]. Ngoài ra, một trang trên web của Kaufland cũng được dành cho việc thúc đẩy chứng nhận ASC cho cá rô phi. Kaufland nhận được điểm số tốt nhất trong các nhà bán lẻ Đức theo báo cáo của Greenpeace phát hành vào tháng 12/2011 [36]. 6 trang bằng tiếng Đức về toàn bộ chính sách tìm nguồn cung ứng của Kaufland ("Fisch einkaufspolitik") có trong liên kết 2. Đường dẫn 2: Chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản đánh bắt tự nhiên và thủy sản nuôi của Kaufland.

  21

http://www.kaufland.de/Home/05_Unternehmen_/002_Verantwortung/005_Fisch_Spezial/001_Fisch_Einkaufspolitk/_Bilder/Einkaufsrichtlinie_Fisch_extern_20130301.pdf

ALDI (Markt và Süd): Theo thời gian, Aldi đã phát triển thành chuỗi bán lẻ giảm giá lớn thứ 3 ở Đức và thứ 8 trên thế giới trong năm 2012 (xem Bảng IV.1). Thực chất Aldi bao gồm hai công ty tư nhân hoạt động độc lập, Aldi Markt (phía Bắc) và Aldi Sud (phía Nam). Aldi Markt hoạt động ở các quốc gia Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trng khi đó Aldi Süd hoạt động ở Úc, Áo ( Hofer ), Đức, Anh, Hungary, Ireland, Slovenia, Thụy Sĩ và Mỹ. Aldi Markt có một trang web mở rộng về nuôi trồng thủy sản bền vững. Trên trang web này, Global GAP, ASC và Nuôi trồng sinh thái được trích dẫn như những chương trình chứng nhận được công nhận. Định nghĩa về nuôi trồng thủy sản bền vững của Aldi Markt bao gồm những điểm sau [37]:

• Chọn địa điểm - tôn trọng hệ sinh thái • An sinh động vật - mật độ nuôi thả • Thức ăn - Không chứa các thành phần từ thủy sản đánh bắt bất hợp pháp (IUU) • Sản phẩm đạt chứng nhận – Global GAP, ASC hoặc Sinh thái (Bio) • Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng hoặc kích thích tố • Quản lý nước, nước thải và chất thải • Không sử dụng kháng sinh hoặc hóa chất cho mục đích phòng bệnh • Sử dụng kháng sinh và hóa chất để chữa bệnh theo đúng quy định • Các biện pháp phòng ngừa xổng thoát • Không đánh bắt ấu trùng hoặc trứng • Không có động vật chuyển gen hoặc nguyên liệu thức ăn biến đổi gen (trách nhiệm

nguyên liệu thức ăn không chứa thành phần biến đổi gene) • Không đánh bắt ấu trùng hoặc trứng • Bảo vệ đa dạng sinh học • Các tiêu chuẩn xã hội - ILO / BSCI • Hướng dẫn chế biến các sản phẩm sinh thái • Truy xuất nguồn gốc và Chuỗi hành trình sản phẩm

Chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản của Aldi Markt (Fischeinkaufspolitik) có trong đường dẫn 3.

Đường dẫn 3: Chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản của Aldi Markt (Fischeinkaufspolitik)

http://www.aldi-nord.de/aldi_fischeinkaufspolitik_153.html

Aldi Sud (phía Nam) cũng trích dẫn các chương trình và các yêu cầu cho thủy sản nuôi tương tự như vậy trên trang web về cá bền vững của họ [38]. Tập đoàn Rewe: Tập đoàn Rewe được biết đến chủ yếu nhờ thương hiệu Penny market (siêu thị giảm giá) và các cửa hàng Toom Markt tại Đức cũng như một số đơn vị thành viên khác, bao gồm đa dạng các lĩnh vực kể cả dịch vụ du lịch (xem Hình IV.5).

  22

Hình IV.5. Các thành viên của Rewe [36].

“Tổng doanh thu bán hàng” năm 2011 của Tập đoàn Rewe đạt 48.37 tỷ Euro từ hoạt động tại 13 nước [39]. Phân tích về sự tăng trưởng của “tổng doanh thu bán hàng” theo từng bộ phận kinh doanh của Rewe được trình bày chi tiết trong hình IV.6.

Hình IV.6. Hiệu suất kinh doanh theo từng đơn vị thành viên của Rewe năm 2011 [39].

Trong năm 2011, các chỉ số EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) và EBITA ( thu nhập trước lãi vay và thuế ) giảm tương ứng 10,6% và 8,8% mặc dù tốc độ tăng trưởng của "tổng doanh thu bán hàng" đạt 3,3% [39]. Trong Báo cáo thường niên năm 2011, Rewe đã đưa ra cam kết về phát triển bền vững như sau: “Tính bền vững được tích hợp vào văn hóa tập đoàn: Từ những ngày đầu tiên, các hoạt động có trách nhiệm phù hợp với lợi ích của cộng đồng là một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn REWE. Hiện nay, với vai trò là một trong những doanh nghiệp thương mại và du lịch lớn nhất châu Âu, Tập đoàn cam kết coi phát triển bền vững như một nghĩa vụ. Đó là lý do tại sao trong năm 2008, REWE Group đã thiết lập sự kết hợp toàn diện về quản lý phát triển bền vững và tích hợp tính bền vững vào tuyên bố sứ mệnh của mình" [39]. Một "cột mốc" của Rewe là việc công bố các Hướng dẫn về thực hành kinh doanh bền vững của Tập đoàn vào tháng 1/2011 (xem đường dẫn 4). Được phát triển một phần bởi nguyên Bộ trưởng Joschka Fischer, những giá trị này đặc biệt dựa vào Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc [39].

Đường dẫn 4: Hướng dẫn về thực hành kinh doanh bền vững của Rewe

  23

http://www.rewe-group.com/fileadmin/content/Downloads/Nachhaltigkeit/Leitlinie_fuer_Nachhaltiges_Wirtschaften_GB_final_01.pdf

Trong Báo cáo phát triển bền vững mới nhất năm 2009 /2010, Rewe đặc biệt lưu ý về thủy sản như sau:

"Một chuỗi chương trình quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn REWE cũng là bảo vệ các loài cá bị đe dọa và thúc đẩy khai thác bền vững. Cơ sở của các chương trình này dựa trên "Tổ hợp các hướng dẫn về thủy sản". Cung cấp thủy sản bền vững là một đóng góp quan trọng nhằm duy trì hệ sinh thái và nguồn thủy sản có giá trị về mặt dinh dưỡng. Thủy sản bền vững là mối quan tâm của Tập đoàn REWE, khách hàng, nhà cung cấp và các nhóm lợi ích tương tự. Tuy nhiên, thực tế không dễ phân biệt các sản phẩm bền vững và không bền vững. Ngày càng nhiều các tổ chức phi chính phủ và cơ quan đưa ra các khuyến cáo có thể gây bất đồng và nhầm lẫn cho người tiêu dùng, người thu mua và các nhà cung cấp. Vì lý do này, Tập đoàn REWE đã phát triển một danh sách các hướng dẫn nhằm xem xét các nguồn cá ở các vùng đánh bắt tương ứng và các phương pháp khai thác hiện hành trên cơ sở sử dụng các đánh giá của các tổ chức sau đây: 1. Greenpeace, Đức 2. Monterey Bay Aquarium của Chương trình giám sát thủy sản Seafood Watch, Mỹ 3. Tổ chức hợp tác thủy sản bền vững (SF) với www.fishsource.org, Indonesia và Hoa Kỳ 4. Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Đức. Tập đoàn REWE dần dần xóa bỏ các loài cá được coi là nguy cấp trong danh sách hướng dẫn ra khỏi danh mục sản phẩm của tập đoàn và bổ sung thêm các loài cá ít có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, thị phần của các sản phẩm thương hiệu riêng mang nhãn của Hội đồng Quản lý biển (MSC) liên tục được mở rộng. Tập đoàn Rewe cập nhật các hướng dẫn mỗi năm một lần nhằm theo dõi tình hình nguồn lợi cá và có các ứng phó nhanh chóng" [39].

Thêm nữa, Rewe đã thiết lập nhãn "PRO PLANET" để chứng minh chính sách tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm dựa trên mô hình phát triển bền vững “con người, hành tinh và lợi nhuận" đồng thời tập trung vào giảm thiểu các "điểm nóng" liên quan đến sản phẩm (ví dụ như thành phần biến đổi gene trong thức ăn). Một ví dụ về nhãn PLANET PRO cho thủy sản nuôi trang web www.proplanet-label.com là cá hồi Đại Tây Dương được nuôi tại các trang trại [40]. Edeka [42]: Xếp thứ 11 trên toàn cầu bởi Supermarket News, Edeka là nhà bán lẻ lớn thứ 5 của Đức. Edeka là một công ty tư nhân và hoạt động trong lĩnh vực đại siêu thị, siêu thị truyền thống, cửa hàng thành phố và mô hình "Cash & Carry". Edeka cũng sở hữu chuỗi cửa hàng giảm giá – Netto Marken. Với sự trợ giúp của WWF Đức, Edeka đã triển khai chương trình phát triển bền vững về đánh bắt tự nhiên cá và hải sản (xem Hình IV.7). WWF cũng tư vấn cho Edeka về thủy sản nuôi.

  24

Hình IV.7. Edeka và WWF hợp tác vì thủy sản bền vững [44]

Một dòng nhãn hiệu riêng của Edeka có thể hiện nhãn ASC trên sản phẩm cá tra philê đông lạnh (xem Hình IV.8).

Hình IV.8: Sản phẩm cá tra mang thương hiệu riêng của Edeka có nhãn ASC [45]

Trên trang web của mình, Edeka vạch ra phạm vi của tiêu chuẩn ASC bao gồm: tác động của địa điểm lên nguồn lợi đất và nước, quản lý chất thải/nước, đa dạng sinh học, thức ăn chăn nuôi có trách nhiệm, sử dụng thuốc chữa bệnh/ hóa chất và các vấn đề xã hội (lao động và cộng đồng). Ngoài hỗ trợ ASC, Edeka cũng chấp nhận Bioland và Naturland như thông tin trên website của họ.

Các nhà cung ứng khác tham gia vào chứng nhận nuôi trồng thủy sản: Apetito [43]: Trụ sở chính tại Rheine, Đức, Apetito đã hoạt động tại Canada, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh với lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ thực phẩm. Các thương hiệu của Apetito trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm: Apetito, Costa (xem bên dưới) và Minus L. Trong Báo cáo thường niên năm 2012, bên cạnh GlobalG.AP, Apetito đề cập đến ASC như một phần nền tảng phát triển bền vững của công ty về nuôi trồng thủy sản. Apetito công nhận cho chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. Appel Feinkost: Nằm ở Cuxhaven- Đức, Appel Feinkost sản xuất cá đóng hộp trong đó có cá tra (xem Hình IV.9)

Hình IV.9. Sản phẩm cá tra của Appel Feinkost [42]

  25

Trên trang web của mình, Appel Feinkost công nhận BRC/IFS và Global GAP cho thủy sản nuôi [45]. Trong khi ASC không được tham chiếu, Appel Feinkost công nhận chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. Binca Seafoods [46]: Nằm ở thành phố Munich, Đức, Binca Seafoods vận hành 2 trang trại với các đối tác sản xuất cá tra tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn ASC, GlobalG.AP và Naturland. Binca thể hiện quan điểm của họ về chứng nhận trên FAQ- trang web của Binca về cá tra "Những gì bạn nên biết về nuôi cá tra":

“Nếu như theo WWF hay Greenpeace, với các tiêu chuẩn khắt khe được thiết lập, chỉ cá tra xuất xứ từ các trang trại nuôi sinh thái hoặc các cơ sở nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận Global G.A.P của Việt Nam mới có thể thực sự được khuyến khích” "Theo quan điểm của Binca, tiêu chuẩn sinh thái của Naturland là một tiêu chuẩn bao quát, toàn diện, và đặc biệt có sức thuyết phục về tính bền vững của hệ sinh thái và xã hội. Tuy nhiên, khi xem xét các trang trại nuôi cá sinh thái chỉ chiếm 0.2% thị trường cá thế giới, ta thấy nhu cầu cấp thiết về một nhãn như ASC giúp nâng hoạt động nuôi cá thông thường lên một mức cao hơn" [53].

Bofrost* [47]: Phục vụ hơn 4 triệu hộ gia đình thông qua 5000 chuyên viên bán hàng, Bofrost * là một công ty gia đình chuyên giao hàng tận nhà hoạt động tại 12 quốc gia châu Âu. Trong tài liệu quảng cáo công ty của mình, Bofrost* đã công khai cam kết hỗ trợ ASC. Bofrost* bán cá tra và cá rô phi được chứng nhận ASC. Trên trang web của Bofrost*, các chương trình chứng nhận sau được tham chiếu như một phần kiểm tra tiêu chuẩn (nhãn) của Bofrost* nhằm đảm bảo chất lượng đối với cá tra: ASC, BRC/ IFS, GlobalG.AP và HACCP. Bofrost* tham chiếu song song mã số theo dõi (với Global G.A.P, có thể thấy trên trang web http://www.my-fish.info/en/myfish/ggnsearch.html #) nhằm truy xuất nguồn gốc và chương trình ASC trên một trang web tương tác (xem Hình IV.10).

Hình IV.10. Trang web tương tác giữa ASC và truy xuất nguồn gốc của Bofrost

Costa [48]:

  26

Là một bộ phận của "Apetito", Costa sử dụng nhiều loại sản phẩm thủy sản nuôi bao gồm cả cá tra, tôm, cá hồi, và cá rô phi . Costa là nhà bán lẻ đầu tiên cung cấp cá rô phi được chứng nhận ASC tại Đức [43]. Trong chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản nuôi, Costa hỗ trợ Global GAP và/hoặc chương trình chứng nhận ASC. Trong khi các sản phẩm cá rô phi Costa mang logo của ASC, các sản phẩm cá tra của Costa hiện không được quảng bá với một kiểu cách tương tự. Crustimex: Crustimex nhập khẩu cá và hải sản từ Châu Á và là công ty đầu tiên giới thiệu cá tra sang thị trường Đức trong những năm giữa thập kỷ 90. Crustimex đạt chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. Deutsche See [49]: Deutsche See cung cấp cho các nhà bán lẻ Đức sản phẩm thủy sản tươi và đông lạnh. Một tài liệu quảng cáo trên website cho thấy Deutsche See kinh doanh cả cá tra thông thường và cá tra "sinh thái". DeutscheSee cũng được chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. DKSH [50]: Có trụ sở tại Thụy Sĩ và các chi nhánh tại Đức, Ý và Anh , DKSH cung cấp cá tra đạt chứng nhận Friend of Sea, GlobalG.AP, và ASC. Ngoài ra, DKSH ủng hộ ASC và được chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm. Erich Geiger GmbH Erich Geiger bán cá tra và được chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. Femeg [51]: Có trụ sở tại Hà Lan và một nhà máy chế biến ở Đức, Femeg cung cấp một số sản phẩm được chứng nhận bền vững theo tiêu chuẩn EU Bio, Naturland, MSC, ASC và Global GAP. Cá tra do Fermeg cung cấp đạt chứng nhận GlobalG.AP và ASC (xem Hình IV.11).

Hình IV.11. Các sản phẩm cá tra của Femeg

Sản phẩm thủy sản nuôi của Femeg từ chương trình chứng nhận B2B mang một nhãn đặc biệt có thể được hiểu như “chứng nhận nuôi trồng thủy sản bền vững được kiểm soát ". Trên trang web của mình, Femeg cũng có phần về truy xuất nguồn gốc - “Cá của tôi có xuất xứ từ đâu?” Fotouri Handelshaus GmbH Fotouri Handelshaus GmbH bán cá tra và đạt chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44].

  27

FRoSTA [52,53]: "Nhìn chung, năm 2012 là một năm khó khăn cho ngành công nghiệp thực phẩm. Chi tiêu cho tiêu dùng tại các thị trường quan trọng nhất châu Âu chỉ tăng ở mức nhẹ. Chi phí nguyên liệu giảm đôi chút không thể bù đắp cho những tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái cao của đồng đô la Mỹ (đơn vị tiền tệ được sử dụng để mua hầu hết các nguyên liệu). Cạnh tranh khốc liệt về giá vẫn tiếp tục, và chúng tôi không hy vọng sự cạnh tranh này sẽ giảm trong vài năm tới. Chúng tôi đã phản ứng với tình trạng này bằng cách điều chỉnh cơ cấu tổ chức" (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của Frosta). Là một trong những công ty thủy sản lớn nhất ở châu Âu, Frosta công bố doanh thu năm 2012 đạt 379.9 triệu Euro €, giảm so với mức 411.3 triệu Euro năm 2009, trong đó doanh thu từ hải sản chiếm 174 423 triệu Euro. FRoSTA nổi tiếng như một công ty không thỏa hiệp về các giá trị của mình và về nhãn “Das Original FRoSTA reinheitsgebot” - nguyên tắc tinh khiết (dùng thành phần tự nhiên, không pha trộn). Frosta đề cập đến Global GAP trong chính sách thu mua của mình và tuyên bố: "các nhà cung cấp đã có chứng nhận phát triển bền vững môi trường sẽ được ưu tiên". Frosta tham gia Đối thoại nuôi cá tra (PAD) và đạt chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. Kagerer GmbH [54] Kagerer bán cá tra và trích dẫn GAA và GlobalG.AP cho chứng nhận nuôi trồng thủy sản cùng với nhãn an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Kagerer được chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44]. Lenk: Như Costa, Lenk tuyên bố mình là công ty đầu tiên cung cấp cá rô phi được chứng nhận ASC tại Đức [55]. Các sản phẩm khác bao gồm cá tra và tôm. Trang web thương hiệu “Top Sea” chứa một phần để truy cập “mã số theo dõi” nhằm tăng cường tính minh bạch. Ngoài ra, Lenk khẳng định 100% cam kết của họ trong phần về tính bền vững. (xem Hình IV.12).

Hình IV.12. 100% cam kết của Lenk cho truy xuất nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực

phẩm, thân thiện với môi trường, trách nhiệm xã hội và tôn trọng sức khỏe và an sinh động vật [56].

Nestlé Schöller GmbH Nestlé Schoeller GmbH bán cá tra và cá rô phi được chứng nhận ASC dưới thương hiệu "Schoeller Direct" [80]. Nestle Scholler GmbHis chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [57].

  28

SEWE Frost GmbH [59] Sewe Frost TNHH bán cá tra và cá rô phi. SEWE Frost GmbHis chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm. TransGourmet Seafood GmbH [60] TransGourmet Seafood GmbH hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và trên trang web của công ty có đề cập về cả cá tra và cá rô phi đạt chứng nhận Global GAP. Ngoài ra trong tài liệu về bền vững có cung cấp chi tiết về toàn bộ các chương trình chứng nhận được hỗ trợ bởi TransGourmet (xem hình IV.13).

Hình IV.13. Các chương trình chứng nhận đã được TransGourmet thông qua

TransGourmet đạt chứng nhận ASC cho chuỗi hành tŕnh sản phẩm.

Kết luận: Dân số của Đức ước tính sẽ giảm xuống mức 79.470.000 trong năm 2030 [61]. Tuy nhiên, tổng mức tiêu thụ cá và hải sản ở Đức sẽ tăng do sự gia tăng trong tiêu thụ bình quân đầu người theo dự báo của FAO. Vì vậy, xét về dài hạn, nhập khẩu thủy sản ở Đức sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng nhu cầu về cá và thủy sản được dự báo ngày càng tăng. Năm 2011, tình hình kinh doanh cá tra giảm so với năm 2010, tuy nhiên doanh số của loài cá chú trọng đến giá trị như cá minh thái Alaska và cá trích cũng không thu được lợi nhuận trong năm này. Năm 2011, lượng tiêu thụ cá minh thái Alaska vẫn ổn định ở mức 23,3% , tiêu thụ cá trích giảm 1,5%, tuy nhiên, tiêu dùng cá ngừ đóng hộp lại tăng 1,2% so với năm 2010 (xem Hình IV.1) Phần lớn cá tiêu thụ ở Đức dưới dạng đông lạnh, đây cũng là loại sản phẩm điển hình của cá tra (xem Hình IV.3). Phần lớn các sản phẩm hải sản đông lạnh được bán tại các siêu thị giảm giá (xem Hình IV.2).

  29

Các tổ chức phi chính phủ như WWF đang được tham gia tích cực vào thị trường Đức, do vậy, người tiêu dùng Đức hiểu rất rõ về nhãn MSC và các vấn đề nuôi trồng thủy sản . Các nhà bán lẻ Đức và chuỗi cung ứng của Đức có mối liên kết rất tốt, chính sách thu mua thủy sản ("Fisch einkaufspolitik") trên trang web của họ trích dẫn nhiều chương trình chứng nhận khác nhau. Tình trạng kinh tế của Đức hiện đang trong giai đoạn khó khăn, các nhà bán lẻ và các tập đoàn thực phẩm đều công bố mức lợi nhuận giảm. Trong năm 2012 nhu cầu về các sản phẩm cá đông lạnh đình trệ và đã có tình trạng vượt công suất chế biến của Đức dẫn đến mức giá thấp bất thường. Điều này được chứng minh bằng những tuyên bố trong Báo cáo thường niên năm 2012 của Frosta.

" Năm ngoái, Ban kiểm soát đã tham gia tích cực tất cả các cuộc họp về tình trạng hiện nay của công ty, đặc biệt liên quan đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết trong lĩnh vực kinh doanh nhãn hiệu riêng. Nhu cầu về các sản phẩm hiện thực (ví dụ như cá rán cắt thanh và " Schlemmerfilets") ít nhiều đã vượt qua tổng năng lực sản xuất của châu Âu. Điều này được nhận thấy qua sự gia tăng đáng kể việc mở rộng nhà máy hiện có của nhà đầu tư mới “. Bởi vì sự đình trệ nhu cầu cá đông lạnh trên toàn châu Âu, các nhà sản xuất mới buộc phải cung cấp các sản phẩm với giá thấp hơn đáng kể mức giá trước đó trên thị trường, nhằm đạt được thậm chí chỉ là tối thiểu mức độ sử dụng của nhà máy. Đội ngũ quản lý tại Frosta AG do đó đã phải đối mặt với sự lựa chọn: hoặc từ chối toàn bộ đơn đặt hàng hoặc chấp nhận mức giá thấp hơn đáng kể tổng chi phí để duy trì lượng sử dụng cần thiết. Cả hai tình huống trên đều đã xảy ra, dẫn đến thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh dưới nhãn hiệu riêng và doanh thu nhỏ giọt đã được ghi nhận trong Báo cáo quản lý" [53].

Ngoài ASC và MSC, các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp đang sử dụng các nhãn khác để truyền đạt về chất lượng và tính bền vững của sản phẩm. Edeka đặt biểu tượng gấu trúc của WWF bên cạnh nhãn MSC. Rewe đã phát triển nhãn Pro Planet. Các nhà cung cấp như bofrost *, Femeg, Frosta, Lenk và TransGourmet sử dụng các con dấu hoặc nhãn để thể hiện các tuyên bố về chất lượng và phát triển bền vững của công ty. Tính đến ngày 21/6/ 2013, có 35 công ty tại Đức đã đạt chứng nhận ASC cho chuỗi hành trình sản phẩm [44].

  30

CHƯƠNG V. TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI ANH

Phân tích thị trường thủy sản Anh Tiêu thụ thủy sản:

Theo thông tin của Tổ chức Ngành Công nghiệp Cá biển Anh (Seafish), "thủy sản là một ngành công nghiệp hàng tỷ bảng tại Anh. Bốn trong số năm hộ gia đình tiêu thụ thủy sản ít nhất mỗi tháng một lần và tổng lượng mua thủy sản ở Anh đạt 5.6 tỷ bảng trong năm 2011" [62]. Theo số liệu của FAO, tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của Anh đạt 24 kg năm 2010 [63]. Một nghiên cứu của Bộ Môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn (Defra) từ tháng 12/2011, công bố một con số đáng kinh ngạc - 80 % thủy sản tiêu thụ tại Anh là từ nguồn nhập khẩu [64]. Từ mức tiêu thụ bình quân năm 2010, có thể ước lượng với mức dân số khoảng 63,256,141 [65] người vào năm 2012, mức tiêu thụ thủy sản của Anh sẽ đạt khoảng 1,518,147 tấn [66]. Với mức này, Anh được xếp hạng là quốc gia tiêu thụ cá và thủy sản lớn thứ 4 ở châu Âu. FAO dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Anh sẽ chỉ tăng thêm 1 kg cho đến năm 2030 [67]. Tuy nhiên, dân số dự kiến sẽ tăng lên 70 triệu trong vòng 25 năm [68]. Dựa trên tỷ lệ tăng về dân số và mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng như khuyến cáo nên dùng hai khẩu phần thủy sản mỗi tuần của Sở Y tế (Dịch vụ Y tế Quốc gia), rõ ràng là thủy sản nhập khẩu sẽ tiếp tục giữ vai trò trong việc thu hẹp khoảng trống cung ứng [69].

Hình V.1. Trang web "Cá là món ăn" khuyến khích tiêu thụ cá và thủy sản 2 phần mỗi tuần

[70]

Một bài trình bày của Seafish/Nielsen trong tháng 6/2013 cho thấy, trong lĩnh vực bán lẻ, năm loài cá được bán ra nhiều nhất tại Anh (theo thứ tự giảm dần về khối lượng) là cá ngừ, cá hồi, cá tuyết cod, cá minh thái và cá tuyết haddok [10]. Nhìn chung, so sánh kết quả kinh doanh của cá tra năm 2013 với năm 2012 như sau [71]:

- Kết quả chung: đứng thứ 19 về giá trị (16.618.000 £), tăng 26.8%; đứng thứ 18 về khối lượng (2,099,000 kg), tăng 23,9%; - Xét riêng mặt hàng cá tươi: đứng thứ 20 về giá trị, tăng 51,3%; đứng thứ 18 về khối lượng, tăng 68,4%;

  31

- Xét riêng mặt hàng cá đông lạnh: đứng thứ 8 về cả giá trị và khối lượng, mức tăng trưởng tương ứng là 16.8% và 8.4%.

Trong năm 2011, tiêu dùng gần như chia đều giữa dịch vụ thực phẩm và bán lẻ với khoảng 48% thủy sản tiêu thụ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm (cá và khoai tây chiên bán ra mạnh) và 52% tiêu thụ trong lĩnh vực bán lẻ [72]. Hơn nữa, trái ngược với người tiêu dùng Đức rất ủng hộ các cửa hàng bán lẻ có chiết khấu (lớn hơn 50% thị phần), số lượng áp đảo người tiêu dùng Anh ưa thích mua hải sản từ siêu thị (87%) [72]. Xu hướng phát triển bền vững: Để giải thích ý nghĩa phong trào thủy sản bền vững có thể lần theo nguồn gốc của nó vào năm 1997 khi WWF và Unilever đồng sáng lập Hội đồng Quản lý biển (viết tắt là "MSC"). MSC là một chương trình chứng nhận tự nguyện từ bên thứ 3 với một nhãn sinh thái tương tác với người tiêu dùng. Sự thành công của MSC có thể không chỉ do nội dung của các tiêu chuẩn, mà còn do quá trình tạo ra tiêu chuẩn và mô hình quản trị của MSC. MSC là một tổ chức có nhiều bên liên quan, công khai và minh bạch với các tiêu chuẩn mang tính khoa học. Đánh giá thủy sản được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận độc lập được công nhận (CBs). Trong tháng 5/2013, MSC đã tổ chức kỷ niệm sản phẩm thứ 20,000 mang nhãn MSC có mặt trên thị trường (xem Hình V.2).

Hình V.2. Sản phẩm thứ 20.000 đạt nhãn MSC được giới thiệu tại Migros, Thụy Sỹ [73]

Chương trình chứng nhận uy tín MSC đã trở thành một mô hình cho các hệ thống chứng nhận nuôi trồng thủy sản khác cạnh tranh. Mô hình này đã được hệ thống hóa bởi Liên minh Quốc tế về Chứng nhận và Dán nhãn môi trường và Xã hội (ISEAL) - tổ chức trụ sở tại Anh. "Liên minh ISEAL là hiệp hội toàn cầu về các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. ISEAL phát triển các hướng dẫn và giúp tăng cường hiệu quả và tác động của các hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện đã được thành lập và đang phát triển" [74]. Các thành viên của ISEAL bao gồm Hội đồng Quản lý Lâm nghiệp, MSC, Tổ chức Công bằng thương mại và một số thành viên khác. ASC là một thành viên liên kết và Global GAP là đơn vị đăng ký theo dõi của ISEAL. Nhiệm vụ do ISEAL tự đặt ra là:

“Nhằm tạo ra một thế giới nơi mà sinh thái bền vững và công bằng xã hội là những điều kiện kinh doanh thông thường" [74]. ISEAL phát hành bản tin hàng tháng cập nhật về các chương trình chứng nhận tự nguyện và việc thiết lập tiêu chuẩn. Đây là một đoạn trích từ một bài báo mang tính chất một cuộc phỏng vấn với Johann Zueblin, Phó bộ phận phát triển bền vững ở Migros - một chuỗi siêu thị ở Thụy Sĩ, trong đó Herr Zueblin mô tả sự mong đợi của mình với các chương trình chứng nhận và dán nhãn sinh thái có bao gồm cả thủy sản.

"Tiêu chuẩn này cần phải được công nhận và nó cũng cần được thừa nhận bởi các bên liên quan có vai trò quan trọng như các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính

  32

phủ vv. Điều này rất quan trọng vì cần có sự tham gia của các bên liên quan ở tất cả các cấp độ bao gồm quản lý, thiết lập, thuyết minh, nội dung, và cả trong quá trình xây dựng chương trình. Tiếp theo là thực hiện việc thẩm tra hệ thống và cách thức chương trình hoạt động. Cần có sự xác minh của bên thứ 3, nhưng đồng thời cũng cần một hệ thống quản lý chất lượng nội bộ thực hiện việc giám sát và tài liệu hóa chính xác các quá trình ra quyết định và bất kỳ hoạt động nào có liên quan. ... Ngay sau đó, khi cá đã đạt chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản ASC, có thể từng bước chuyển sang cá đạt chứng nhận MSC Sau cùng, là ngay từ đầu chúng tôi đã có tất cả các chương trình được kiểm soát nội bộ nhưng hiện nay, chúng tôi đã chuyển các chương trình này cho bên thứ 3 đánh giá và chứng nhận. Điều này giúp tăng độ tin cậy. Bạn có thể có chương trình tốt nhất trên thế giới và các kết quả tuyệt vời nhưng nếu tự mình kiểm soát chúng thì uy tín sẽ rất thấp. Chúng tôi không tự mình kiểm soát các chương trình riêng thêm nữa, việc này sẽ luôn được thực hiện bởi các bên thứ 3 hoặc chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Global Gap, UTZ, MSC… " [74]. "Sự tín nhiệm" của nhà bán lẻ, như cách nói của Herr Zueblin, đã bị soi xét ở Anh vào tháng 1/2011, khi một tổ chức NGO về luật môi trường ClientEarth đã công bố báo cáo "Các tuyên bố về môi trường đối với thủy sản tại siêu thị - Cải thiện ghi nhãn sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng". Trong phần tóm tắt tổng quan, báo cáo này đưa ra các tuyên bố và đề nghị sau (Hình V.3): "Chắc chắn người tiêu dùng cảm thấy bối rối với các yêu cầu về môi trường trên các sản phẩm cá, phần lớn nảy sinh từ sự thiếu hài hòa, chi tiết và tính bắt buộc đối với các yêu cầu "xanh" đối với các sản phẩm này. Khá nhiều chương trình dán nhãn và các tiêu chuẩn được áp dụng nhằm tìm nguồn cung ứng cá "bền vững" hoặc "có trách nhiệm". Chúng thiếu những nguyên tắc bao quát hoặc những định nghĩa chung. Nhiều chương trình cần được thực hiện bởi chính phủ để nâng cao chất lượng, tính nhất quán và chắc chắn trong lĩnh vực này" [75].

Những gì cần được hoàn thiện?

Khi những nhà bán lẻ không thể đưa ra những bằng chứng thuyết phục lí giải cho những thắc mắc liên quan đến khía cạnh môi trường về sản phẩm của họ, hay khi xuất những thông tin mơ hồ, không xác đáng về môi trường thì :

- Các nhà bán lẻ phải tháo gỡ các thắc mắc một cách tự nguyện

- trong trường hợp không thể tháo gỡ được, người tiêu dùng cần trình báo lên các cơ quan cấp trên như Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Văn phòng công bằng thương mại, Dịch vụ tiêu chuẩn thương mại theo luật bảo vệ người tiêu dùng

Các động thái ở cấp chính phủ là cần thiết, đặc biệt là ở cấp EU để hòa giải các thắc mắc liên quan đến các tác động môi trường, hoặc tính bền vững của các sản phẩm cá.

  33

Hình V.3. Các khuyến nghị trong báo cáo của Client Earth [75].

Client Earth thành lập Liên minh thủy sản bền vững (SSC) nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử cho hoạt động dán nhãn, tìm nguồn cung ứng và các lĩnh vực khác. Liên minh SSC bao gồm: các nhà bán lẻ và các nhà hàng hàng đầu, các thương hiệu tên tuổi, các nhà chế biến, các nhà bán lẻ và cung cấp dịch vụ thực phẩm; các hiệp hội và các tổ chức khác (xem Hình V.4).

Hình V.4. Các thành viên của SSC cho đến tháng 6/ 2013 [76].

SCC đã xây dựng một bản dự thảo mang tính tự nguyện "Quy tắc ứng xử trong ghi nhãn và tự công bố các tiêu chuẩn về môi trường cho các sản phẩm cá và thủy sản" với rất nhiều nội dung được rút ra từ các hướng dẫn của FAO (xem Đường dẫn 1). Đường dẫn 1: Dự thảo Quy tắc ứng xử tự nguyện của Liên minh Thủy sản bền vững SSC http://sustainableseafoodcoalition.org/ssc/codes-of-conduct/ Cũng trong năm 2011, các phương tiện truyền thông ở Anh đã trở nên khá tích cực trong việc thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các đầu bếp của Vương quốc Anh, đặc biệt là Hugh Fearnley-Whittingstall. Chiến dịch "Fish Fight" của Hugh Fearnley-Whittingstall đã được tung ra trong năm 2011 [77], tiếp tục gây sự chú ý đến vấn đề vứt bỏ trên biển và các vấn đề của nghề cá tại châu Âu.

Hình V.5. Ứng dụng Fish Fight của Hugh [78].

Vào tháng 2/2013, Fearnley-Whittingstall chuyển sự chú ý sang nuôi tôm ở Thái Lan. Bài viết của Fearnley-Whittingstall từ Mail Online thể hiện chi tiết về mối quan tâm về vấn đề này (Đường dẫn 2). Đường dẫn 2: Bài viết của Fearnley-Whittingstall về nuôi tôm càng tại Thái Lan

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2276111/Eating-king-prawn-Then-look-away-now.html?utm_source=FishChoice+2013-07-11&utm_campaign=FishChoice+2013-07-11&utm_medium=email

  34

Kết quả là, thông qua Hiệp hội Bán lẻ Anh, 7 nhà bán lẻ Anh đã công khai gia nhập lực lượng để giải quyết vấn đề này. Hiệp hội bảo tồn Biển (MCS) là một chức phi chính phủ về môi trường cũng tích cực trong việc giúp đỡ người tiêu dùng Anh chọn cá và thủy sản bền vững. MCS đã xuất bản các tài liệu “Nuôi cá bền vững” và “Tài liệu bỏ túi giúp hướng dẫn chọn cá tốt” – nhằm giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm cá “bền vững nhất” (xem Đường dẫn 3).

Đường dẫn 3: Chính sách nuôi cá và Tài liệu bỏ túi giúp hướng dẫn chọn cá tốt của MCS

http://www.mcsuk.org/downloads/fisheries/PocketGoodFishGuide14thFebruary2012.pdf

Cuối cùng, như ở các nước châu Âu khác, phong trào hữu cơ ở Anh cũng được thiết lập vững chắc. Tổ chức Soil Association (một tổ chức từ thiện ở Vương quốc Anh), được thành lập vào năm 1973, là chương trình chứng nhận hữu cơ hàng đầu chứng nhận cho trên 70% tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán tại Anh [79]. Một nghiên cứu benchmarking của WWF (2007) xếp hạng Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản của Tổ chức Soil Association là tiêu chuẩn nghiêm ngặt và mạnh mẽ nhất với điểm số 90 trên 100 [80]. Trong tháng 6/2011, Tổ chức Soil Association đã phát hành tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ phiên bản 16.4 đối với cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi và cá hồi chấm hồng Bắc cực, tôm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá chép [81]. Các nhà bán lẻ và kinh doanh dịch vụ thực phẩm hàng đầu Năm 2011, 3 nhà bán lẻ thực phẩm Anh thuộc nhóm 25 nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới, đó là ASDA – chi nhánh của Walmart (lớn thứ 3 ở Anh), cùng với Tesco – đứng thứ 3 và Sainsburys – đứng thứ 23 theo bảng xếp hạng của Supermarket News [82]. Hình V.6 cho thấy biểu đồ về tổng thị phần của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Anh theo dữ liệu của Nielsen (có thể đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu với Tesco).

Hình V.6. Thị phần của các nhà bán lẻ tại Anh vào tháng 5/2013 [71]. Tesco PLC:

  35

"Ngày nay, thương hiệu của chúng tôi cần phải thể hiện nhiều hơn nữa chứ không phải chỉ dừng lại ở những chức năng đơn giản. Đó còn là về cách làm việc, các giá trị chúng ta sống vì nó, các di sản chúng ta để lại” [83]. Có trụ sở tại Cheshunt, Anh, Tesco PLC được xếp hạng thứ 3 trên toàn cầu bởi Supermarket News năm 2012. Theo báo cáo thường niên về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) năm 2013 [83], doanh thu của tập đoàn tăng từ 63,916 năm 2012 lên 64.826 triệu bảng năm 2013, tuy nhiên lợi nhuận lại giảm từ 2,814 xuống 120 triệu bảng trong năm 2013. Tesco sử dụng một chiến lược mới trong đó bao gồm "Sử dụng quy mô của chúng tôi cho những điều tốt đẹp" (Tesco và Báo cáo xã hội năm 2013) và" Hoạt động có trách nhiệm". Tesco có "Chính sách tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm" như một tuyên ngôn định vị tại Anh cho thủy sản được cập nhật ngày 29/5/2013. Cá nuôi Đảm bảo tính bền vững của cá nuôi cũng không kém phần quan trọng so với cá tự nhiên. Chúng tôi có một nguyên tắc khắt khe với các nhà cung cấp thủy sản nuôi về thực hành nuôi trồng bao gồm thức ăn, an sinh động vật, môi trường và các vấn đề quan trọng khác. Tất cả các trang trại nuôi cá đều được đánh giá độc lập để đảm bảo sự tuân thủ. Chúng tôi hiểu rằng giảm sự phụ thuộc vào bột cá là một vấn đề phức tạp của toàn ngành công nghiệp nhưng chúng tôi đang tích cực tìm cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã làm việc với IFFO (Tổ chức bột cá và dầu cá quốc tế) để phát triển một tiêu chuẩn toàn cầu về Cung cấp bột cá có trách nhiệm nhằm đảm bảo cá tự nhiên sử dụng làm thức ăn cho cá nuôi cũng được quản lý có trách nhiệm; quy tắc này hiện đã sẵn sàng để sử dụng và giúp đưa ra các tiêu chuẩn. Chúng tôi đang làm việc với nhà cung cấp tôm lớn nhất tại Thái Lan nhằm thử nghiệm viêc hạn chế việc sử dụng bột cá cũng như với các đối tác tại Đối tác nghề cá bền vững trong phát triển chương trình cải tiến quản lý nghề cá. Thông qua Hiệp hội Bán lẻ Anh, chúng tôi thành lập một nhóm gồm các siêu thị lớn của Anh để giải quyết các vấn đề về bột cá" [84]. Sainsburys LLC [85]: "Cam kết của chúng tôi: đến năm 2020, toàn bộ cá chúng tôi bán sẽ được chứng nhận bền vững độc lập và chúng tôi sẽ củng cố vị trí của mình như một nhà bán lẻ thủy sản bền vững hàng đầu" Nguồn: 20 kế hoạch bền vững của Sainsburys. Sainsburys là siêu thị lớn thứ 23 trên thế giới. Kết quả kinh doanh năm 2012/13 đạt doanh thu 25, 632 triệu bảng (bao gồm VAT) và lợi nhuận từ kinh doanh đạt 829 triệu bảng tăng tương ứng 4,6% và 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong hoạt động “Tìm nguồn cung ứng liêm chính” của Sainsbury, có 2 chỉ số “phi tài chính” quan trọng là cá bền vững và an sinh động vật. Gần đây, Sainsbury thêm cá tra đạt chứng nhận ASC vào danh mục các sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững được lựa chọn của Tập đoàn. (xem hình V.7).

  36

Hình V.7. Chứng nhận ASC cho "river cobbler" – tên tiếng Anh của cá tra có trong thương

hiệu của Sainsbury Sainsbury có một chính sách liên kết tốt về các thành phần thức ăn biến đổi gen:

"Chính sách của Sainsbury về biến đổi gen. Trong khi các nghiên cứu khoa học mới nhất và các thông báo hiện thời của chính phủ cho rằng thành phần biến đổi gen không gây bất kỳ rủi ro đối với sức khỏe con người, chúng ta thừa nhận những mối quan tâm của khách hàng và không cho phép sử dụng cây trồng, các thành phần, phụ gia hoặc các dẫn xuất biến đổi gen trong bất kỳ thực phẩm, đồ uống, thức ăn cho thú nuôi, các thực phẩm bổ sung hay các sản phẩm từ thực vật mang nhãn hiệu riêng của Sainsbury, đây hiện vẫn là các trường hợp cần xem xét".

Tại thời điểm nghiên cứu, chính sách này bao gồm cả SO hữu cơ của Sainsbury và một danh sách về "Sự khác biệt vị giác" của các sản phẩm như cá hồi nuôi, nhưng chưa mở rộng đến các loại cá và hải sản nuôi khác. ASDA [86]: "100% cá của chúng tôi có xuất xứ từ các nguồn cung bền vững" Với trụ sở chính tại Leeds, ASDA là thành viên của mạng lưới Walmart và có thị phần lớn thứ 3 tại Anh. Với doanh số 22.8 tỷ bảng (bao gồm cả kinh doanh xăng dầu) trong năm 2012, ASDA đạt mức tăng trưởng 4.5% so với cùng kỳ năm trước [87]. ASDA tự mô tả mình như các tiệm thực phẩm chi phí thấp ở Anh (Hình V.8).

Hình V.8. Các cam kết giá thấp của ASDA

  37

Trên trang web phát triển bền vững của ASDA, Trưởng bộ phận phát triển bền vững nói về vị trí của ASDA trong phát triển bền vững bằng một đoạn video, "Nhiệm vụ quan trọng hơn cả của chúng tôi là mang lại tính bền vững với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người... bạn không cần phải giàu có để có được sự bền vững". Nhằm mục đích đó, Công ty Walmart đã cam kết với Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) về chương trình chứng nhận nuôi trồng thủy sản "BAP" hoặc các chương trình tương đương. ASDA cũng làm việc với một tổ chức phi chính phủ - Tổ chức hợp tác thủy sản bền vững. ASDA cung cấp rất nhiều các sản phẩm cá tra (xem Hình V.9)

Hình V.9. Một số sản phẩm cá tra tươi của ASDA [88].

Morrisons [89]: “Trong những năm qua, chúng tôi đã tái phát triển chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản nhằm sử dụng một quá trình lựa chọn được xây dựng cẩn thận. Hiện nay, chúng tôi sử dụng dữ liệu và các ý kiến tư vấn của bên thứ ba độc lập để đảm bảo chúng tôi đang có thế chủ động nhằm hạn chế tối thiểu các tác động. Chính sách cơ cấu lại hiện đang áp dụng cho các

loại cá đánh bắt tự nhiên, cá câu và cá nuôi. Chúng tôi cam kết làm việc với các đối tác chiến lược quan trọng khác để hợp tác về các vấn đề lớn hơn của ngành công nghiệp. Chúng tôi duy trì hoạt động như một thành viên tích cực của Liên minh thủy sản bền vững và trở thành một đối tác sáng lập (cũng là nhà bán lẻ thực phẩm đầu tiên của Vương quốc Anh) tham gia Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu. Sáng kiến này đã được thiết lập nhằm đưa ra một tiêu chuẩn ba năm với 75 chương trình chứng nhận thủy sản toàn cầu. Chúng tôi cũng đang làm việc với Hội đồng Công nghiệp hải sản nhằm cải thiện

điều kiện sức khỏe và an toàn cho ngư dân vì mức tử vong và thương tích trên tàu đánh cá hiện đang không thể chấp nhận được. Chúng tôi đã đảm nhận vị trí phó chủ tịch của GlobalGAP của Ủy ban kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và là một thành viên của Nhóm đào tạo tư vấn về cá biển". Với doanh thu 18,116 triệu bảng năm 2012/2013, Wm Morrison Supermarkets PLC là nhà bán lẻ lớn thứ 4 của Anh. Trụ sở chính không xa thành phố Leeds ở Bradford, doanh thu Morrisons tăng nhẹ so với mức 17,663 triệu bảng năm 2012 trong khi lợi nhuận giảm nhẹ từ 1,207 xuống 1,127 triệu bảng năm 2013. Trong báo cáo trách nhiệm xã hội thường niên năm 2011, Morrisons đã nêu rõ "mối quan tâm về phát triển bền vững" và các hoạt động nhằm "khuyến khích khách hàng mua các loại cá khác nhau ... và rõ ràng hơn về ghi nhãn". Chi tiết

  38

về tiến trình của họ được đề cập trong tổng quan về trách nhiệm của công ty Morrison năm 2012/2013. The Co-operative [90]: Trong "Báo cáo phát triển bền vững năm 2012: Xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn", The Co-operative đã mô tả chi tiết các hoạt động có bề dày nhằm hoạt động có trách nhiệm và tóm tắt quá trình trong “Kế hoạch đạo đức” (E.P). Mục tiêu của “Kế hoạch đạo đức” với cá và thủy sản bao gồm: "Tiếp tục theo đuổi các tiêu chuẩn cao hơn về an sinh động vật với sản phẩm cá và thịt” và "Duy trì vị trí của một trong những nhà bán lẻ cá có trách nhiệm nhất của nước Anh".

Tiến trình của kế hoạch này như sau “Trong tháng 3/2012, chúng tôi chuyển đổi tất cả các sản phẩm cá hồi tươi và đông lạnh mang thương hiệu riêng, bao gồm cả cá hồi xông khói, sang tiêu chuẩn của Chương trình tự do lương thực trong vấn đề ngăn chặn bạo lực với động vật của Hội hoàng gia bảo vệ động vật (RSPCA). Chính sách tìm nguồn cung ứng cá có trách nhiệm của bộ phận thực phẩm The Co-operative yêu cầu tất cả cá nuôi phải được làm choáng trước khi dùng một phương pháp giết mổ đã được phê duyệt". Phát triển bền vững là một phần trong hoạt động kinh doanh tại The Co-operative, điều này đã được chứng minh bằng khoản đóng góp trị giá 200,000 bảng Anh trong năm 2008 nhằm giúp thủy sản Anh đạt chứng nhận MSC (xem hình V.10).

Hình V.10. Một thông điệp phát triển thủy sản bền vững của The Co-operative.

Trụ sở tại Manchester, "lợi nhuận hoạt động cơ bản của Tập đoàn trong năm 2012 là 54 triệu bảng, giảm so với mức 472 triệu trong năm 2011." The Co-operative đăng tải chính sách tìm nguồn cung ứng cá nuôi trên trang web của họ. Chính sách này lưu ý đặc biệt đến biện pháp giết mổ, hiệu quả sinh thái của các thành phần thức ăn thủy sản, môi trường, kiểm soát động vật ăn thịt và xổng thoát. Trang web liên kết đến chính sách trích dẫn các chương trình Freedom Food với cá hồi và tiêu chuẩn BAP của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu cho tôm. Marks and Spencer: Trong "Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính năm 2013” của Marks và Spencer Group plc, phần phân tích của Giám đốc điều hành khẳng định "Kinh doanh thực phẩm của chúng tôi đạt hiệu suất mạnh mẽ trong suốt cả năm, tăng 3,9%. Doanh số bán hàng cùng kỳ luôn dẫn đầu thị trường nhờ chất lượng và nguồn gốc sản phẩm đáng tin cậy và liên tục đổi mới, thể hiện qua việc đổi mới 25% toàn bộ sản phẩm" [91]. M&S Group công bố doanh thu năm 2012/13 tăng nhưng lợi nhuận lại suy giảm. Trụ sở tại London, chiến lược của M&S được tóm tắt trong "Kế hoạch A" nhằm giải quyết các vấn đề như "biến đổi khí hậu, chất thải, tài nguyên thiên nhiên, đối tác công bằng, sức khỏe và hạnh phúc" (xem Đường dẫn 4) [62].

  39

Đường dẫn 4: Video tuyên ngôn của “Kế hoạch A” http://planareport.marksandspencer.com/video-gallery/ Mục tiêu của Kế hoạch A bao gồm tìm nguồn cung ứng thủy sản được nuôi trồng bền vững. Mục tiêu 16.2 phác thảo cách tiếp cận của M&S với cá nuôi. Waitrose:

"Cá Waitrose đảm bảo tất cả cá đánh bắt tự nhiên và cá nuôi đều từ các nguồn cung có trách nhiệm. Tất cả các sản phẩm cá phải tuân thủ chính sách tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm và chúng tôi ủng hộ chứng nhận của bên thứ ba bất cứ khi nào có thể, ví dụ như thông qua Hội đồng Quản lý biển (MSC, www.msc.org) hoặc Tổ chức cấp chứng nhận thủy sản Global Trust (www.gtcert.com), như bằng chứng về tính bền vững. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các tổ chức như Hội Bảo tồn Biển (MCS, www.mcsuk.org) để đảm bảo không tàng trữ bất kỳ loài nguy cấp hoặc bị đe dọa nào. Năm 2011, Waitrose trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Liên minh thủy sản bền vững (SSC, www.clientearth.org). Thành viên của SSC gồm các nhà bán lẻ thủy sản quyết định tự nguyện cung cấp các sản phẩm thủy sản hiện đang được sử dụng đúng mức hoặc bị loại bỏ nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loài thủy sản bền vững đa dạng hơn. Waitrose cam kết tiếp tục chỉ cung cấp các sản phẩm cá được khai thác tự nhiên hay nuôi trồng từ các nguồn cung có trách nhiệm, và hành động hướng tới mục tiêu 100% thủy sản đạt công nhận của bên thứ ba độc lập vào cuối năm 2016/17. Nguồn cá của Waitrose bao gồm hơn 160 loại cá tự nhiên và cá nuôi, trong đó, 53 loài (chiếm 32.3%) đã đạt chứng nhận của bên thứ ba độc lập. Chúng tôi đã được xếp hạng Bạc trong cuộc khảo sát các siêu thị kinh doanh thủy sản năm 2011 của Hiệp hội bảo tồn biển (www.mcsuk.org ), được vinh danh về “Chính sách khai thác thủy sản tự nhiên tốt nhất” và không kinh doanh “các loại cá cần tránh” [94].

Trụ sở tại London, Waitrose là một bộ phận của John Lewis Partnership Plc. Trong báo cáo thường niên năm 2012, Waitrose đã báo cáo mức doanh số bán hàng tăng 8.6% lên mức 5.4 tỉ bảng trong khi lợi nhuận hoạt động giảm 5,2% [94]. Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng tham gia hoạt động chứng nhận Iglo Group [96]: Ngày 22/7/2010, Iglo Group đưa ra sáng kiến Forever Food (tại thời điểm đó mang tên Birds Eye Iglo) và "cam kết đến năm 2012, 100% cá tự nhiên và cá nuôi được thu mua từ các nguồn cung đạt chứng nhận bền vững" [95]. Forever Food được xây dựng dựa trên ba giá trị cốt lõi: "quan tâm tới môi trường; đối xử với mọi người một cách công bằng và hoạt động nhằm đảm bảo khách hàng ưa thích thương hiệu". Sản phẩm thủy sản được xem xét bởi các khía cạnh "quan tâm tới môi trường" và " nguồn cung ứng có trách nhiệm". Trên trang web tương tác của Forever Food, chính sách này được giải thích bởi ví dụ về nuôi tôm (xem Hình V.11).

  40

Hình V.11. Trang web Forever Foods giới thiệu về nuôi tôm có trách nhiệm.

Báo cáo thường niên năm 2012 của Iglo khẳng định “Dưới 3% tổng số cá của Iglo Group là từ các trang trại… Iglo hiện nay đã đạt một mục tiêu quan trọng nhằm chứng nhận các sản phẩm cá nuôi hiện tại đáp ứng các tiêu chuẩn trách nhiệm – hiện nay là tiêu chuẩn GlobalGAP và GAA. Với nhận thức ngày càng rõ hơn về tiêu chuẩn ASC, chúng tôi dự kiến các sản phẩm sẽ đạt chứng nhận ASC trong tương lai". Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính năm 2012 của Iglo Group cho thấy mức tăng trưởng doanh thu (tại Anh và châu Âu) từ 1,566.3 triệu bảng năm 2011 lên 1,572.7 triệu bảng năm 2012 và lợi nhuận trước thuế tăng từ 597.9 triệu bảng lên 607.1 triệu bảng.

Findus Group [97].

“Findus Group là một công ty kinh doanh thực phẩm đa quốc gia có trụ sở tại Vương quốc Anh và hoạt động tại khu vực châu Âu với các công ty con là Young’s, Findus và The Seafood. Ước tính có khoảng 20 triệu người dùng sản phẩm của Findus trung bình mỗi tuần. Chúng tôi kết hợp niềm đam mê các thực phẩm có chất lượng tuyệt vời với một cam kết tích cực về dinh dưỡng cao và tính bền vững trong mọi hoạt động của mình." Triết lý về tính bền vững của Young được trình bày chi tiết trong sáng kiến "Fish For Life"

Hình V.12. “Dấu chất lượng” của The Fish For Life ‘chứng thực’ cho tất cả các sản phẩm thủy sản của Findus Group [98].

Trong một tài liệu quảng cáo online, Young tuyên bố "Chúng tôi được thiết lập để trở thành công ty đầu tiên cung cấp cá basa đạt chứng nhận bền vững của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản tại Anh" Global GAP và GAA cũng được tán thành [98].

Trên trang web của mình, Findus Group báo cáo mức tổng doanh thu đạt 1 tỷ bảng [99]. Kết luận: Không kể đến sự tăng nhẹ về mức tiêu thụ cá bình quân đầu người và tổng tiêu thụ thủy sản như dự báo của FAO, sự gia tăng dân số cùng với các chiến dịch thúc đẩy tiêu dùng cá và thủy sản sẽ tiếp tục giúp Anh trở một thị trường quan trọng đối với sản phẩm cá và thủy sản tại Châu Âu.

  41

Kinh doanh cá tra tại Anh (theo báo cáo ngày 25/5/2013 của Seafish) [71] tăng 23.9% về khối lượng (tính cho cả sản phẩm đông lạnh và trữ lạnh). Cá tra xếp hạng thứ 8 về khối lượng tiêu thụ trong các sản phẩm đông lạnh. Trong nhóm 10 mặt hàng đông lạnh đứng đầu về khối lượng tiêu thụ, chỉ có 3 loại sản phẩm cá tra, cá minh thái và surimi đạt sự tăng trưởng trong thời gian 12 tháng. Thực tế, tổng tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh giảm 3,5%. Ngược lại, kinh doanh các sản phẩm trữ lạnh tăng 5,6% về khối lượng. Cá tra xếp hạng thứ 18 về khối lượng tiêu thụ trong các sản phẩm trữ lạnh. Cá tra đã thể hiện sự tăng trưởng đáng kể với sự đóng góp 68.4% về khối lượng trong tổng tăng trưởng của các sản phẩm trữ lạnh. Hiện có hai điểm chỉ ra một xu hướng hợp tác mới nổi tại Anh để thúc đẩy phát triển bền vững. Đầu tiên, đó là một loạt các sáng kiến của Liên minh thủy sản bền vững (SSC) – đứng đầu bởi Tổ chức luật môi trường ClientEarth xác định các tuyên bố về “tính bền vững” và “nguồn cung có trách nhiệm”. Liên minh thủy sản bền vững (SSC) được thành lập từ một số nhà bán lẻ hàng đầu của Anh và các nhà cung cấp của họ. Tiếp theo là cam kết của 7 nhà bán lẻ Anh dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bán lẻ Anh nhằm giải quyết vấn đề bột cá trong khu vực Đông Nam Á. Theo một nghĩa nào đó, tương tự như an toàn thực phẩm, tính bền vững được phát triển thành một yêu cầu để có thể hợp tác tại Anh. Môi trường kinh tế tại Anh là một thách thức cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Trong bài viết "Suy thoái kinh tế cắt giảm 10% sức chi tiêu của các hộ gia đình“ của Stephen Doughty trên tờ Daily Mail ngày 05/12/2012 đã tuyên bố "Giá thực phẩm tăng nhanh hơn" và khẳng định "các siêu thị đã che mắt người mua về các tác động tồi tệ nhất của việc tăng giá bằng cách sử dụng các khuyến mãi cho khách mua nhiều và các phiếu quà tặng không quy đổi ra tiền" [100]. Các nhà bán lẻ đang phát triển các mục tiêu phát triển bền vững toàn diện như sáng kiến "Fish Forever" trong "Kế hoạch A" của M & S, "20 by 20" của Sainsbury, ”Forever Food“ của Iglo và "Fish for Life" của Young. (xem Hình V.13).

Hình V.13. Sáng kiến ”Fish for Life“ của M&S [101].

Người tiêu dùng ở Anh đang chi trả nhiều hơn cho các thuộc tính liên quan đến chất lượng, ví dụ như thêm 25% cho các sản phẩm “cá câu và đánh bắt tự nhiên” và 5% cho cá có nguồn gốc từ “Iceland” [102].

  42

CHƯƠNG VI. TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI HÀ LAN

Phân tích thị trường thủy sản Hà Lan

Tiêu thụ thủy sản: Theo số liệu thống kê của FAO, tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của Hà Lan năm 2010 đạt 15 kg/người [103]. FAO cũng dự báo mức tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người ở Hà Lan chỉ tăng khoảng 1 kg đến năm 2030 [103]. Hiện nay, dân số Hà Lan ước đạt 16.8 triệu và dự kiến sẽ tăng thêm 670,000 người, đạt mức 17.47 triệu người vào năm 2030 [104]. Số liệu từ Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan cho thấy cá rán cắt thanh (“fish sticks/fingers”) là sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất tại Hà Lan năm 2012 xét theo khối lượng, tiếp theo đó là cá ngừ đóng hộp, cá tra và cá hồi (xem Hình VI.1).

Hình VI.1. 10 sản phẩm cá và thủy sản tiêu thụ mạnh nhất tại Hà Lan năm 2012 (xét theo khối

lượng) [105].

Năm 2011, Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan đã đưa ra chiến dịch "Men of the Sea" nhằm quảng bá các loại cá trong mỗi tháng. Cá tra là loài cá của tháng 4/2013. Cá tra đã được mô tả như sau "Cá tra trở nên thông dụng bởi hương vị hài hòa, giá thấp, dễ chế biến và chủ yếu được bán dưới dạng đông lạnh" [106]. Chiến dịch bao gồm các công thức chế biến, một video có tựa đề "Câu chuyện cá tra", các hoạt động xúc tiến thông qua phương tiện truyền thông xã hội như twitter, facebook và youtube cũng như thông qua một thông cáo báo chí (Đường dẫn 1). Đường dẫn 1: Chương trình Cá tra – Loài cá của tháng 4 của Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan http://www.visbureau.nl/campagnes/algemene_campagne_2011_2013/pangasius/ Trong năm 2012, các sản phẩm thủy sản trữ lạnh chiếm thị phần lớn nhất tại Hà Lan (45.3%), tiếp theo là các sản phẩm đông lạnh (37,7%) và đóng hộp (16,9%) [107]. Các xu hướng phát triển bền vững: Các trích đọan từ báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hà Lan đã chỉ ra các xu hướng trên thị trường bán lẻ thực phẩm Hà Lan (các ý nổi bật được in đậm).

Sản phẩm thực phẩm bền vững hơn ở Hà Lan: Trong thập kỷ qua, các nhà bán lẻ Hà Lan đặc biệt tăng cường hoạt động tìm nguồn cung ứng các thực phẩm bền vững – được hiểu là các sản phẩm có tính bền vững hoặc được sản xuất một cách bền vững. Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan vừa công bố báo cáo Monitor Duurzaam Voedsel 2011, trong đó cung cấp các thông tin tổng quan về chi tiêu cho các thực phẩm bền vững tại Hà Lan. Thực phẩm bền vững là một trong những thị phần tăng trưởng quan trọng nhất của thị trường

  43

bán lẻ và dịch vụ thực phẩm. Doanh thu của thực phẩm bền vững trong năm 2011 đã tăng 30.5% trong khi tổng chi tiêu cho thực phẩm trong cùng năm đó chỉ tăng 3.1%. Kết quả là, thị phần của thực phẩm bền vững tăng từ 3.5 % trong năm 2010 lên 4.5% trong năm 2011. Nhưng làm thế nào để xác định và định lượng được mức độ bền vững của thực phẩm? MinAg định nghĩa đó là quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, vượt trên những yêu cầu cần thiết về của pháp lý, phải đáp ứng các tiêu chí về môi trường, an sinh động vật và các khía cạnh xã hội hoặc các tiêu chí đã được tính đến. Trong báo cáo này, có hai tiêu chí đã được sử dụng để đo lường các yêu cầu phát triển bền vững: 1) ở cấp độ người tiêu dùng những nỗ lực phát triển bền vững có thể nhận biết bởi một nhãn hay dấu hiệu và 2) sự kiểm soát của nhãn này phải độc lập. Ngoài ra, sử dụng khái niệm thực phẩm bền vững hơn sẽ chính xác hơn khái niệm thực phẩm bền vững nhằm chỉ ra rằng nó đó là sản phẩm tương đối bền vững. Điều quan trọng ở đây là quá trình hướng tới bền vững. Tại Hà Lan, tổng chi tiêu cho thực phẩm bền vững trong năm 2011 đạt 1.75 tỷ Euro, tăng 410 triệu Euro so với năm 2010. Tổng số chi tiêu cho thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm bền vững trong năm 2011 đạt 38.9 tỷ Euro [108].

Nhằm giúp người tiêu dùng quyết định mua cá và thủy sản có trách nhiệm, Quỹ Biển Bắc đã cùng với WWF đã tạo ra hệ thống thẻ màu "wijzer VIS" hay còn gọi là "Hướng dẫn về cá" (Hình VI.2).

Hình VI.2. Hướng dẫn về cá của Quỹ Biển Bắc và WWF [8]

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản đã nhận được xác nhận từ Hiệp hội bán lẻ Hà Lan (CBL) vào tháng 12/2011 với nội dung sau:

"Ngày 15/12, Hiệp hội bán lẻ Hà Lan (CBL) thông báo rằng các siêu thị ở Hà Lan sẽ phấn đấu để chỉ bán thủy sản nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn ASC cho nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (hoặc các tiêu chuẩn tương đương) vào năm 2016" [110].

Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hà Lan: Năm 2012, Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan ước tính 84,9% tổng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản được mua tại các “siêu thị” [111]. Thị trường bán lẻ tại Hà Lan được liên kết hết sức chặt chẽ (Xem hình VI.3).

  44

Hình VI.3. Thị trường bán lẻ Hà Lan bị thống trị bởi Alber Heijin (33.6%) và Jumbo (11.5%) [108].

Albert Heijn (AH): "Chúng tôi đã nhận ra rằng có thể đem lại tác động mạnh hơn nếu chúng ta tập trung vào những "điểm nóng" không chỉ liên quan đến môi trường mà còn liên quan đến các vấn đề về xã hội và an sinh động vật trong suốt chuỗi cung ứng sản phẩm mang thương hiệu riêng. Do đó chúng tôi đã phát triển một chương trình phân tích rủi ro toàn cầu để xác định những tác động quan trọng nhất của sản phẩm mang nhãn hiệu riêng về các vấn đề xã hội, môi trường và an sinh động vật có liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các nguồn cung ứng có trách nhiệm hơn" [112].

Albert Heijn thuộc sở hữu của Ahold Hà Lan, hoạt động tại Bỉ, Cộng hòa Séc, Estonia, Đức, Latvia, Lithuania, Na Uy, Bồ Đào Nha, Slovakia, Thụy Điển và Mỹ. Doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 32,842 triệu Euro trong năm 2012, tăng 8.5% so với mức 30,271 triệu Euro năm 2011, tuy nhiên, thu nhập ròng giảm 18,7%. Albert Heijn thông báo doanh số năm 2012 tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước [112]. Albert Heijn cam kết đến năm 2015, toàn bộ các các sản phẩm thủy sản mang thương hiệu riêng đều từ các nguồn cung được chứng nhận (xem Hình VI.4). Theo báo cáo phát triển bền vững năm 2012, 18% tổng doanh số bán thủy sản tại AH là từ các sản phẩm đạt chứng nhận, con số này là 14% đối với các sản phẩm mang thương hiệu AH [113].

Hình VI.4. Các nguồn cung ứng thủy sản đạt chứng nhận cho thương hiệu của AH so với các

mặt hàng khác [113].

  45

Albert Heijn phân loại sản phẩm cá và thủy sản thành 5 loại: lựa chọn tốt nhất, lựa chọn tốt, lựa chọn thứ hai, không thích và đánh giá (xem Hình VI.5). Cá tra thuộc nhóm màu xanh lá cây (sự lựa chọn tốt).

Hình VI.5. Phân loại cá và thủy sản của AH [114].

AH giới thiệu về chương trình chứng nhận ASC, Global GAP và BAP của GAA trên trang web của Công ty.

Hình VI.6. Một sản phẩm cá tra của AH đạt chứng nhận ASC [114].

C1000 [115]: Ngày 22/02/2012, Jumbo chính thức kết thúc việc mua lại của chuỗi bán lẻ C1000. Hiện tại, C1000 có tới hơn 300 cửa hàng. "Thủy sản bền vững" được truyền tải thông qua nhãn MSC và quảng bá "ngon và lành mạnh" (xem Hình VI.7).

  46

Hình VI.7. Trang web về thủy sản bền vững của C1000

Aldi: Aldi Hà Lan là một bộ phận của Aldi Markt tại Đức. Phương pháp tiếp cận để nuôi trồng thủy sản bền vững dựa trên các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, môi trường, tiêu chuẩn xã hội và an sinh động vật bao gồm các khía cạnh sau [116]:

- Chọn địa điểm: phải tôn trọng hệ sinh thái xung quanh; - Sức khỏe và an sinh động vật; - Không sử dụng các nguyên liệu thủy sản đánh bắt trái phép, không tuân theo quy định

làm thức ăn (IUU); - Nguồn cung ứng sản phẩm thủy sản nuôi phải đạt chứng nhận (GlobalG.AP, Hội đồng

Quản lý Nuôi trồng thủy sản, Bio); - Kế hoạch quản lý nước, nước thải và chất thải; - Không dùng hóa chất hay kháng sinh để phòng bệnh, chỉ sử dụng các hóa chất và

thuốc trong danh mục cho phép để trị bệnh theo đúng cách thức được quy định; - Duy trì các tiêu chuẩn xã hội trong suốt quá trình sản xuất của nhà cung cấp, ví dụ như

từ trang trại đến nhà máy chế biến đến khi bán hàng (Tổ chức lao động quốc tế ILO/Tiêu chuẩn BSCI);

- Các hướng dẫn nghiêm ngặt về chế biến thân thiện với môi trường và truy xuất trong toàn chuỗi cung ứng.

Plus [117]: Theo báo cáo phát triển bền vững năm 2012, 45% cá và thủy sản của Plus là các sản phẩm đạt chứng nhận. Ngoài việc quảng bá các thẻ màu của MSC và Quỹ Biển Bắc, Plus đã phát triển một hệ thống thẻ riêng của mình với màu xanh lá cây là sự lựa chọn tốt, màu cam là vẫn có một số vấn đề nhỏ và màu đỏ nghĩa là có những vấn đề lớn liên quan đến cá (xem Hình VI.8, VI.9, và VI.10).

  47

Hình VI.8. Trang web về cá bền vững quảng bá “Cá 100% trách nhiệm"

Hình VI.9. Một ví dụ về nhãn sản phẩm cá đánh bắt trữ lạnh của Plus với nội dung ”Plus cam

kết chính sách thủy sản bền vững.

Hình VI.10. Một ví dụ về sản phẩm cá tra được quảng cáo trên tờ rơi hàng tuần của Plus

[118].

Lidl [119]: Lidl tại Hà Lan công khai tán thành ASC (xem hình VI.11).

Hình VI.11. Trang web về thủy sản bền vững của Lidl Hà Lan hỗ trợ phát triển ASC

  48

Cá tra có trong danh mục các loài cá của Lidl tại Hà Lan.

Jumbo [120]: Ngày 11/7/2012, siêu thị Super de Boer cuối cùng đã được chuyển đổi thành một cửa hàng của Jumbo sau khi được mua lại từ năm 2009. Với doanh thu từ 351 cửa hàng đạt 3.288 tỷ Euro trong năm 2012, cộng với doanh thu từ C1000 đã đưa Jumbo Group trở thành tập đoàn bán lẻ lớn thứ 2 tại Hà Lan. Trang web về cá và thủy sản bền vững của Jumbo bao gồm cả trang về an sinh động vật và phần giải thích về phương pháp tiếp cận của Jumbo bên cạnh nhãn MSC. Năm 2012, Jumbo đã sửa đổi chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp, Greenpeace, Quỹ Biển Bắc và WWF, với Global GAP là tiêu chuẩn tối thiểu và ASC là mục tiêu hướng tới (đã có) cho cá và thủy sản nuôi [34]. Thêm nữa, Jumbo là siêu thị đầu tiên kinh doanh các sản phẩm đạt ASC tại Hà Lan. Doanh thu từ cá ướp lạnh được sản xuất bền vững của Jumbo tăng từ 26% trong năm 2011 lên 37% trong năm 2012 (xem hình VI.12) [121].

Hình VI.12. Tăng trưởng doanh thu từ cá ướp lạnh đạt chứng nhận MSC/ASC của Jumbo

trong năm 2012 [121].

Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng cá tra tại Hà Lan: Queens: Queens là một đối tác trong dự án Xúc tiến ASC do IDH đứng đầu và là nhà cung cấp sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Hà Lan (xem Hình VI.13).

Hình VI.13. Queens và Vĩnh Hoàn chào mừng sản phẩm cá tra đầu tiên đạt chứng nhận ASC

[122].

  49

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Queens Products hỗ trợ Chương trình an toàn thực phẩm toàn cầu GFSI và khẳng định [123]:

"Trong số các tiêu chuẩn khác nhau, GFSI đã chấp nhận các tiêu chuẩn sau: BRC, IFS, HACCP Hà Lan, FSSC 22000 và Global GAP. Các tiêu chuẩn BRC, IFS, HACCP, FSSC 22000 được định hướng cho các khâu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm. Mục đích của các tiêu chuẩn chứng nhận là đảm bảo an toàn thực phẩm. Các tiêu chuẩn phải đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất mà không có bất kỳ hiểm họa nào đối với sức khỏe cộng đồng, phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về an toàn và chất lượng thực phẩm và tất cả các quy định bắt buộc ... Global GAP đặt ra các yêu cầu cao đối với các nhà sản xuất thực phẩm (như nông dân, người làm vườn và ngư dân) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tính bền vững và chất lượng. Global GAP muốn thúc đẩy an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu khác của người tiêu dùng, chẳng hạn như nông nghiệp và thủy sản bền vững... Queens Products mang lại giá trị lớn về an toàn thực phẩm và nhận ra tầm quan trọng của các hệ thống chất lượng. Trong bất kỳ trường hợp nào, Queens Products mong muốn các hệ thống chứng nhận BRC hoặc IFS từ các đối tác hay nhà cung cấp."

Anova: Khái niệm về cá được sản xuất bền vững Theo Anova, một sản phẩm cá được coi là sản xuất bền vững nếu sản phẩm được nuôi, đánh bắt, chế biến theo các tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu như Bộ quy tắc về nghề cá có trách nhiệm của FAO, MSC, GLOBALGAP, Naturland Wildfish và ASC. Các sáng kiến riêng của chúng tôi, bao gồm Anova Trace, Claresse ® và Fishing & Living™ cũng được xem xét [124].

Các sáng kiến bền vững của Anova với cá tra được bắt đầu bằng chương trình Truy xuất Panga tại Việt Nam năm 2005 [125]. Bộ tiêu chuẩn nội bộ được phát triển để hướng dẫn nguyên tắc về tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và chọn lựa các nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo thực hành tốt ở cấp độ trang trại với các vấn đề về an sinh động vật và môi trường, an toàn thực phẩm và thức ăn. Ngoài ra, các nhà máy chế biến được yêu cầu phải đạt chứng nhận tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được GFSI công nhận [125]. Việc sử dụng chương trình Truy xuất Panga và chứng nhận GlobalGAP của Anova đã đem lại lợi ích trong việc đạt được chứng nhận ASC.

Seafood Connection [127]: Seafood Connection cũng là một thành viên sáng lập của tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) - tổ chức tài trợ Nhóm xúc tiến ASC tại Việt Nam. Trong tháng 11/ 2012, Ông Klaas-Jan Mazereeuw của Seafood Connection đã phát biểu như sau tại một sự kiện kỷ niệm những thành tựu của Nhóm xúc tiến ASC tại Việt Nam:

"Ngành công nghiệp cá tra đã phải đối mặt với các chỉ trích kể từ ngày xuất hiện tại châu Âu cách đây 15 năm và đã gặp khó khăn. Doanh thu của các nhà cung cấp của chúng tôi đã giảm tới 40% khi cá tra bị đưa vào “danh sách đỏ” của WWF. Đó là một lời thức tỉnh cho chính phủ Việt Nam. Ngành công nghiệp cá tra bắt đầu với việc tuân thủ Global Gap và hiện giờ có tiêu chuẩn ASC. Đối với các thương nhân như chúng tôi, chứng nhận ASC - được coi là chặt chẽ hơn Global Gap về các vấn đề xã hội và

  50

môi trường, là một yếu tố giúp chứng minh tương lai của ngành và giúp tạo ra một hình ảnh tích cực".

Seafood Connection cũng đưa các nội dung về tính bền vững vào nhãn "Blue Planet" như trong hình VI.14.

Hình VI.14. Nhãn Hành tình xanh - “The Blue Planet” của Seafood Connection

Hình VI.15. Tăng trưởng doanh số của các chương trình chứng nhận ở Hà Lan

Kết luận: Mức tăng trưởng doanh thu cũng như tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của thị trường Hà Lan được dự báo là sẽ tăng chậm đến năm 2030. Với các ưu điểm như hương vị nhẹ nhàng, dễ chuẩn bị và chế biến, không xương, đã được lạng da, cá tra phi lê được xem là một lựa chọn hấp dẫn với người tiêu dùng Hà Lan. Nhận thức về cá tra đạt chứng nhận ASC ở Hà Lan là hiệu quả từ các hoạt động của Tổ chức Sáng Kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), WWF Hà Lan và Hiệp hội các nhà bán lẻ của Hà Lan (CBL). Các nhà bán lẻ như Albet Heijn và Plus đang sử dụng hệ thống thẻ màu nội bộ. Các chương trình như “Pure and Honest” (của thương hiệu bán lẻ AH), "Truy xuất Panga" (của Anova) và nhãn "Blue Planet" (của Seafood Connection) đã dựa trên các vấn đề về phát triển bền vững và các trách nhiệm xã hội khác để xây dựng thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

  51

CHƯƠNG VII. TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG

CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI TÂY BAN NHA

Phân tích thị trường thủy sản Tây Ban Nha

Tiêu thụ thủy sản: Công ty truyền thông Diversified Business Communications (đơn vị tổ chức Hội chợ thủy sản Bắc Mỹ, Hội chợ thủy sản toàn cầu và sự kiện thương mại thủy sản Barcelona vào tháng 10/2012) đã giải thích tầm quan trọng của thị trường Tây Ban Nha như sau: "Tây Ban Nha là nhà nhập khẩu cá lớn thứ ba trên thế giới với sức mua đạt 5.9 tỷ USD và cũng là nước xuất khẩu lớn thứ 9 với doanh số đạt 3.47 tỷ USD trong năm 2009(*). Với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người khoảng 37 kg – một trong những mức cao nhất của châu Âu, không còn nghi ngờ về tầm quan trọng đặc biệt của thị trường Tây Ban Nha với ngành ngư nghiệp quốc tế(*). Với tổng sản lượng cá và thủy sản, nuôi trồng và chế biến đạt 992,489 tấn - chiếm 17% tổng sản lượng của khu vực, Tây Ban Nha cũng là quốc gia xuất khẩu thủy sản đứng đầu châu Âu(*)" [128]. Theo số liệu của FAO năm 2010, mức tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người của Tây Ban Nha là 39 kg/người – cao thứ 2 châu Âu và chỉ đứng sau Bồ Đào Nha với mức tiêu thụ bình quân đạt 59 kg/người (cân hơi) [129]. Có một lưu ý khá thú vị là cùng trong báo cáo đó, FAO cũng dự đoán là vì lý do kinh tế, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Bồ Đào Nha sẽ giảm nhẹ xuống mức 57 kg trong năm 2030 và mức tiêu thụ của Tây Ban Nha vẫn ở mức ổn định trong khi mức tiêu thụ tại các nước khác thuộc EU dự kiến sẽ tăng lên [129]. Ẩm thực thủy sản của Tây Ban Nha gắn liền với tình yêu món cá muối – còn gọi là bacalo trong tiếng Tây Ban Nha. Năm 2012, cá tuyết (merluza) dẫn đầu về về sản lượng nhập khẩu (theo khối lượng) với cả 2 dạng sản phẩm moi ruột bỏ đầu (H&G) và phi lê, tiếp theo là cá tra [130]. Lượng cá tra nhập khẩu vào thị trường Tây Ban Nha đã giảm từ 44.835 tấn trong năm 2011 xuống 33.617 tấn trong năm 2012 [130]. Theo Conxemar - một hiệp hội thủy sản Tây Ban Nha, năm 2012, cá thịt trắng nhập khẩu (bao gồm cả cá minh thái Alaska và cá rô phi) sụt giảm nhưng sản lượng nhập surimi lại tăng đáng kể (hình VII.1) .

  52

Hình VII.1. Nhập khẩu cá minh thái Alaska, cá tra và cá rô phi đông lạnh của Tây Ban

Nha [130]

Xu hướng phát triển bền vững: Một chỉ số để xác định sự phát triển của các nguồn cung ứng bền vững trong một quốc gia là chỉ số xếp hạng siêu thị của Greenpeace, Tây Ban Nha cũng không phải là ngoại lệ trong trường hợp này (xem Hình VII.2).

Hình VII.2. Chỉ số xếp hạng siêu thị của Tây Ban Nha theo Greenpeace [131].

Tuy đã có tiến bộ tổng thể về hướng tới các nguồn cung ứng minh bạch và có trách nhiệm hơn trong lĩnh vực bán lẻ so với năm 2008, nhưng thực tế là đến năm 2011 vẫn có 4 nhà bán lẻ thuộc nhóm “màu đỏ” (chưa đủ đáp ứng). Hiện chưa có số liệu năm 2012. Các tiêu chí và vấn đề chính để đánh giá các nhà bán lẻ bao gồm:

• Một chính sách tìm thu mua cá và thủy sản bền vững bằng văn bản • Ngừng kinh doanh "những thứ tồi tệ nhất" hoặc các sản phẩm không bền vững từ thủy

sản nuôi trồng hay đánh bắt tự nhiên. • Quảng bá các sản phẩm "tốt nhất" hoặc bền vững nhất từ thủy sản nuôi trồng hay

đánh bắt tự nhiên.

  53

• Thiết lập truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng và cam kết không mua cá và thủy sản IUU

• Cam kết ghi nhãn toàn diện • Không kinh doanh bất kỳ loài nào có trong “danh sách đỏ” của Greenpeace • Thông tin minh bạch tới khách hàng [131].

Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Tây Ban Nha: Bán lẻ ở Tây Ban Nha có thể được chia thành bốn lĩnh vực riêng biệt: đại siêu thị, siêu thị, các cửa hàng giảm giá và các cửa hàng chỉ chuyên bán cá (xem Hình VII.3).

Hình VII.3. Doanh số các nhà bán lẻ theo loại hình [132].

Năm 2011, thị trường bán lẻ Tây Ban Nha bị thống trị bởi 7 nhà bán lẻ chính (xem Hình VII.4).

Hình VII.4. Thị phần của các nhà bán lẻ tại Tây Ban Nha [132].

Báo cáo thường niên năm 2012 của Auchan Group - Pháp nói về đặc điểm chung hiện nay của thị trường bán lẻ các quốc gia phía Nam châu Âu như sau:

"Nền kinh tế các quốc gia Nam Âu không cho thấy sự phục hồi trong năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng và các chính phủ tiếp tục tăng cường các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Thuế tăng kết hợp với tiền lương và các khoản trợ cấp hưu trí bị đóng băng đã tác động tiêu cực đến sức mua của hộ gia đình" [133].

Mercadona: Đến ngày 24/7/2013, nhà bán lẻ thuộc sở hữu gia đình Mercadona đã sở hữu 1.443 siêu thị ở Tây Ban Nha [134]. Trong báo cáo thường niên năm 2012, Mercadona có đề cập đến "quy tắc

  54

vàng" của các công ty và các thuộc tính được ưu tiên của sản phẩm (các điểm nổi bật được in đậm).

"Tại Mercadona, an toàn thực phẩm là giá trị không thể thương lượng trong quá trình chọn lựa sản phẩm. Trong năm 2012, điều này lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết, nghĩa là tất cả các quy trình của công ty đã được sắp xếp lại theo nguyên tắc cơ bản này. Mỗi sản phẩm được bày bán đều phải phù hợp với Quy tắc vàng của Công ty, nghĩa là trước tiên mỗi sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm; sau đó là chất lượng; thứ ba là hấp dẫn; thứ tư là phải hữu dụng, thứ 5 là phải có giá cả cạnh tranh, và cuối cùng, là phải đem lại lợi nhuận" [135].

Hoạt động tài chính của Mercadona năm 2012 cho thấy sự tăng trưởng trong các chỉ số quan trọng như doanh số, doanh thu và lợi nhuận điều hành [135]. Carrefour Group: Đến cuối năm 2012, Carrefour đã sở hữu 173 đại siêu thị, 115 siêu thị và 105 cửa hàng tiện dụng tại Tây Ban Nha [16]. "Trong năm 2012, Carrefour đề ra mục tiêu tối đa hóa sức mua của khách hàng. Tại mỗi đơn vị trong số 1.366 đại siêu thị, Carrefour đều đã phát động các chiến dịch cạnh tranh bằng giá và duy trì hình ảnh giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Các chiến dịch bao gồm "Đảm bảo giá thấp nhất" tại Pháp, và giá thấp hơn trên 4.000 sản phẩm thực phẩm hàng ngày tại Tây Ban Nha". Doanh số bán hàng ở Tây Ban Nha giảm xuống 7.795 tỷ Euro so với mức 8.737 tỷ Euro năm 2011 [137]. Có sự khác biệt trong hoạt động xây dựng thương hiệu và ghi nhãn của Carrefour Group trên toàn cầu. Ví dụ, một nhãn hiệu thể hiện về chất lượng trên sản phẩm thủy sản ở Pháp lại tương tự như nhãn hiệu thể hiện nguồn gốc sản phẩm tại Tây Ban Nha (xem Hình VII.5 và VII.6).

Hình VII.5. "Engagement Qualite Carrefour" - "Cam kết chất lượng của Carrefour" đảm bảo

các hoạt động nuôi (cá) tôn trọng môi trường [138].

Hình VII.6. “Calidad y Origen” - “Quality of origin” chứng thực các trái cây và rau quả tươi nhất

tại Tây Ban Nha [139]

Một ví dụ khác là việc sử dụng một nhãn hiệu tại Pháp cho cá nuôi như cá vược, cá tráp, cá hồi và cá hồi Đại Tây Dương được nuôi bởi ít nhất 99.1% thức ăn không chứa thành phần biến đổi gen. Nhãn này không xuất hiện tại Tây Ban Nha (Hình VII.7).

  55

Hình VII.7. Dấu hiệu khác biệt của cá được nuôi bởi 99.1% thức ăn không chứa thành phần

biến đổi gen tại Carrefour Pháp [140]. Trong năm 2010, Carrefour đã công bố báo cáo "Hitos Desarrallo Sostenible" hay "Cột mốc trong phát triển bền vững". Các vấn đề nuôi trồng thủy sản đã được giải quyết bao gồm: Mật độ thả giống, thức ăn chăn nuôi và thú y [141]. Eroski Group: Trong tháng 5/2013, Eroski báo lỗ năm thứ hai liên tiếp. "Kết thức ngày 31/01, hoạt động bán lẻ ghi nhận mức 121 triệu Euro (156 triệu USD) trong 12 tháng so với mức lỗ 43.01 triệu Euro trong cùng kỳ năm trước" [142]. Trong một bài thuyết trình vào tháng 2/2012 nói rằng Eroski sở hữu 105 đại siêu thị và 989 siêu thị. Eroski cũng là một thành viên của tổ chức hợp tác quốc tế Alidis cùng với Edeka của Đức và Intermarché của Pháp [143]. Tháng 9/2010, Eroski và WWF Tây Ban Nha đã tiến hành hợp tác để cải thiện tính bền vững của thủy sản khai thác tự nhiên và thủy sản nuôi [144]. Vào thời điểm đó, Eroski đồng ý ưu tiên cho các nhà cung cấp có tham gia Đối thoại nuôi trồng thủy sản [144]. Vào tháng 2/2012, Eroski chia sẻ các thông tin phản hồi sau trong hồ sơ khách hàng thủy sản.

"Bộ phận khách hàng của Eroski đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 31.000 khách hàng của mình về thói quen tiêu dùng thủy sản tại Tây Ban Nha. Hầu như tất cả những người tham gia khảo sát cho biết họ ưa thích các sản phẩm cá đánh bắt bằng các phương pháp thân thiện với môi trường. Nhưng chỉ có 43% có thể nêu tên cụ thể phương pháp hoặc sáng kiến, gần 50% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ các nguồn cung bền vững. Theo kết quả này, Alejandro Martínez Berriochoa, Giám đốc tiêu dùng của Eroski cho rằng "Từ nghiên cứu này, chúng ta có thể kết luận rằng có một nhu cầu rõ ràng để hỗ trợ và công khai các sáng kiến khai thác bền vững, vì người tiêu dùng đánh giá chúng ngay cả khi họ không biết tất cả các chi tiết" [145].

Eroski phát triển một dòng các loài thủy sản nuôi trồng "tự nhiên". Trong năm 2012, các sản phẩm thuộc dòng này bao gồm: cá tuyết Đại Tây Dương, cá hồi Đại Tây Dương, cá vược và cá tráp biển, cá hồi và cá bơn.

  56

Hình VII.8. Quảng cáo các sản phẩm thủy sản tự nhiên của Eroski từ năm 2012 nhằm quảng bá những lợi ích cho sức khỏe của cá hồi Nauy giàu Omega 3 [146]

Dia [147]:

"Dia là chuỗi cửa hàng giảm giá, tách ra từ Carrefour của Pháp năm ngoái, cho biết sẽ mua lại cổ phần theo giá thị trường. Giá cổ phiếu Dia đã tăng 50% so với năm ngoái, ở mức 5.6 Euro (7.24 USD) khi kết thúc giao dịch hôm thứ Năm. Dia, với các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha, đã thoát khỏi suy thoái nặng nề của của thị trường bán lẻ nội địa do khách hàng chuyển sang các chuỗi sản phẩm giá rẻ, đã thu được lợi nhuận" Nguồn: Reuters 22/3/2013 [148].

Mô hình giảm giá Dia ra đời tại Madrid, Tây Ban Nha năm 1979 [149]. Ngoài Tây Ban Nha, Dia còn có các cửa hàng ở Argentina, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, Doanh thu của Tập đoàn đạt 11.679 tỷ Euro [150]. Tại Tây Ban Nha, mô hình giảm giá đóng vai trò quan trọng với sự hiện diện của 2925 cửa hàng giảm giá và thu về mức lợi nhuận 4.9 tỷ trong năm 2012. Có 5 lĩnh vực được coi là “nền tảng” cần tập trung để thân thiện với môi trường trong báo cáo phát triển bền vững năm 2012 của Dia là: ”quản lý chất thải thích hợp; quản lý năng lượng hiệu quả; sử dụng ít hơn các túi nhựa; sáng tạo bao bì sản phẩm và hạn chế tối đa các tác động môi trường của tất cả các hoạt động hậu cần" [151]. Tất cả các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của Dia phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

"Khi lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng, các ứng viên phải vượt qua vòng đánh giá nghiêm ngặt ban đầu nhằm đảm bảo an toàn tại từng nhà máy nơi sẽ sản xuất các sản phẩm của DIA. Như một điều kiện tiên quyết để chọn giữa các nhà sản xuất, họ cũng phải tham dự và vượt qua các bài kiểu tra tiêu dùng được thiết kế nhằm đánh giá ý kiến người tiêu dùng về các tính chất cảm quan của sản phẩm được phát triển (các tính chất được kiểm tra bởi các giác quan như: vị, mùi, cấu trúc và hình ảnh). Tất cả các kiểm tra của DIA phù hợp với tiêu chuẩn UNE 87004:1979 và UNE 87023:1995 về phân tích cảm quan" [152].

Hình VII.9. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh, bao gồm cả cá tra, mang nhãn hiệu riêng của Dia [153].

Auchan Group: Alcampo

  57

Trong năm 2012, hoạt động tại Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Luxembourg kết hợp đóng góp đến 24% trong tổng số 46.9 tỷ Euro doanh thu của Auchan Group [154], mức doanh thu này giảm 288 triêu Euro so với năm 2011. Doanh thu tại Tây Ban Nha của tập đoàn này được đóng góp bởi 55 đại siêu thị Alcampo và 123 cửa hàng Simply [155].

Ngày 31/3/2009, các nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace đã thể hiện sự phản đối bằng cách treo một biểu ngữ nói Alcampo "phá hủy các đại dương" tại một siêu thị ở Madrid (xem Hình VII.10).

Hình VII.10. Người biểu tình của tổ chức Greenpeace treo biểu ngữ cùng với 1 con cá dài 16 m và nặng 150 kg tại một siêu thị Alcampo ở Madrid [156].

Trong 2 thông cáo báo chí được phát hành sau đó, Alcampo bảo vệ các hoạt động thu mua của mình. Thông cáo báo chí thứ hai được phát hành vào tháng 10/2009, đã đặc biệt trích dẫn “nuôi trồng thủy sản bền vững như một yếu tố bổ sung để đảm bảo nguồn cung cá" [157]. Hiện nay, công ty Auchan mô tả phương thức tuân theo tính bền vững trong ngành thủy sản của mình thông qua Tập đoàn Auchan. Alcampo đã phát triển một nhãn đặc biệt được gọi là "Auchan Producción Controlada" (APC) hay “Kiểm soát sản xuất bởi Auchan". Nhãn này xác nhận sản phẩm: có thể đảm bảo mức chất lượng cao nhất; tươi và an toàn thực phẩm; lưu giữ các hương vị tự nhiên; đảm bảo an sinh động vật cao nhất và giảm thiểu các tác động môi trường [159].

Hình VII.11. Nhãn Auchan APC cho thủy sản – Đảm bảo độ tươi: đảm bảo cá từ ao nuôi đến

khi được khách mua trong điều kiện tốt nhất [159].

  58

Alcampo đưa ra chính sách phát triển bền vững thủy sản của họ trong một tài liệu trực tuyến mang tên "nuestros cuidar ngựa es cuidar del Futuro" hay "chăm sóc biển là chăm sóc cho tương lai của chúng ta". Cam kết số 5 xác thực về nuôi trồng thủy sản bền vững và sự kết hợp của các loài động vật ăn cỏ. (Đường dẫn 1).

Đường dẫn 1: Chính sách thủy sản bền vững của Alcampo (tiếng Tây Ban Nha)

http://www.alcampo.es/documents/10156/11507/pesca_sostenible.pdf

El Corte Ingles Group [160]:

Trong năm 2011 đại siêu thị Hipercor và siêu thị Supercor đóng góp tương ứng 2,114.14 và 402.21 triệu Euro vào tổng doanh thu 15,777.75 triệu Euro của El Corte Inglés Group. Tổng lợi nhuận hoạt động sụt giảm do lợi nhuận tại đại siêu thị Hipercor và siêu thị Supercor giảm lần lượt 33.5% và 9.8%. Năm 2011, El Corte Inglés đưa ra chính sách mua thủy sản bền vững và có trách nhiệm. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2012, El Corte Inglés mô tả chính sách này như sau : "Bằng quá trình làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận song phương về chất lượng, an ninh và an toàn của các vùng biển và các loài thủy sản tại đó. Với dự án đầy tham vọng này, khi tham gia vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện và đánh giá, chúng tôi hướng tới mục tiêu góp phần vào sự tồn tại của loài sinh vật biển trong khi đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về thủy sản trong tương lai và hỗ trợ liên tục cho tất cả các ngành liên quan đến công nghiệp đánh bắt cá" [161]. Trong phần trách nhiệm xã hội của công ty tại báo cáo thường niên năm 2011, El Corte Inglés khẳng định "Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận đã được quan tâm bởi sự tiếp nhận Global GAP - chương trình chứng nhận sản xuất chính lớn nhất trên thế giới. Tại thời điểm này, 100% sản phẩm cá hồi Đại Tây Dương và 50% cá hồi tươi của Tập đoàn cung cấp trên thị trường đạt chứng nhận Global GAP nghĩa là đảm bảo các hoạt động thực hành cá nuôi tốt" [162].

Hình VII.12. Sản phẩm cá tra mang nhãn hiệu riêng của El Corte Inglés [163].

Lidl [164]: Trên trang web của Lidl Tây Ban Nha có phần "Guía del Pescado" - "Hướng dẫn về cá", trong đó có mục "La Pesca sostenible" - "Nghề cá bền vững". Phần lớn trang web thủy sản bền vững nói về MSC, Lidl cũng thể hiện các tuyên bố về nuôi trồng thủy sản và "kiểm soát chặt chẽ". Ngoài ra còn có các trang web khác như: cá và nghề cá, khu vực đánh bắt, Bách khoa

  59

toàn thư về cá, và một phần hỏi đáp. Cá tra được đề cập trong phần bách khoa toàn thư về cá.

Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng cá tra tại Tây Ban Nha: Caladero – Thuộc sở hữu của Mercadona http://www.caladero.com

Freiremar – Thương hiệu “Nakar”: http://www.freiremar.es

Grupo Delfin: Thương hiệu “Delfin”; http://grupodelfin.com/EN/index.php

Mascato – http://www.mascato.com

Pescanova – Gần đây đã tuyên bố phá sản. http://www.pescanova.es

Pescatrade – http://www.pescatrade.com Kết luận: Theo Conxemar, nhập khẩu cá tra cũng như đại đa số các sản phẩm cá thịt trắng vào Tây Ban Nha năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực bán lẻ, đa số cá và thủy sản được mua tại các siêu thị. Khó khăn của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến chi tiêu của người tiêu dùng như trích đoạn sau từ Báo cáo năm 2011 của Chủ tịch El Corte Inglés.

"Bối cảnh này có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp bán lẻ. Cuộc khủng hoảng đã tác động tới thói quen mua sắm, với sự điều chỉnh ngân sách của các gia đình, và ảnh hưởng lớn nhất là sự sụt giảm trong tiêu thụ. Hai đặc điểm rõ nét trong năm là sự sụt giảm mức tiêu thụ và doanh số, đặc biệt trong lĩnh vực hàng gia dụng, mua lại các hàng hóa khác và vật dụng cá nhân. Kết quả là doanh số bán lẻ suy giảm kéo dài đã tác động thêm tới thói quen mua sắm: giảm chi tiêu tại các khu thương mại, thiên về các sản phẩm giá rẻ hơn và tăng doanh số với các sản phẩm được giảm giá đặc biệt. Tóm lại, đây là một năm khó khăn cho ngành công nghiệp, đồng thời cũng kiểm tra khả năng thích ứng với thực tế của thị trường và đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng của các công ty."53

Thị trường bán lẻ Tây Ban Nha có những bước tiến trong hoạt động thiết lập các hướng dẫn chứng nhận minh bạch và toàn diện cho các chính sách thu mua cá và thủy sản. Điều này được chứng minh qua các báo cáo của các công ty và xếp hạng các siêu thị của Tổ chức Greenpea. Nhìn chung, tiến độ chứng nhận thủy sản cũng bị cản trở bởi điều kiện kinh tế khó khăn ở Tây Ban Nha, nơi mà các chiến lược bán hàng cơ bản là nhằm mục đích định giá thấp để duy trì thị phần.

  60

CHƯƠNG VIII. TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI PHÁP

Phân tích thị trường thủy sản Pháp Tiêu thụ thủy sản

Tiêu thụ thủy sản tại Pháp năm 2012 tăng 3.4% đạt giá trị 6.81 tỷ Euro [165]. Tổ chức FAO ước tính năm 2010, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Pháp đạt 32 kg, với mức dân số 64,714,074 người [166], có thể ước tính mức tiêu thụ thủy sản trên toàn nước Pháp đạt 2,070,850 tấn [167]. Theo mức ước tính này, Pháp là thị trường tiêu dùng cá và thủy sản lớn nhất châu Âu (xem Hình VIII.1).

Hình VIII.1. Tiêu thụ thủy sản ở châu Âu dựa trên số liệu ước tính năm 2010 [166,167]

FAO dự báo mức tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người tại Pháp chỉ tăng 1 kg và đạt mức 33 kg trong năm 2030 [166,167]. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Đại Dương của Pháp đã đưa ra mức tiêu thụ bình quân đạt 36 kg/người/năm, cao hơn mức dự báo của FAO [168]. Trong tháng 11/2012, Undercurrent News cho biết, "đến cuối tháng 8/2012, doanh số bán cá tra cho trong các hộ gia đình Pháp đã giảm 24% trong 12 tháng so với cả năm trước đó, theo một báo cáo của FranceAgrimer" [169]. Trong báo cáo tháng 7/2013 của FrenchAgrimer đã tổng kết rõ hơn về sự suy giảm của doanh số kinh doanh cá tra như sau. "Doanh số sản phẩm cá rã đông trong siêu thị đã giảm 43% trong 3 năm (từ 5600 tấn trong năm 2009 xuống 3300 tấn năm 2012), chủ yếu do sự sụt giảm sản phẩm cá tra rã đông (-52% trong 3 năm). Trong thực tế, năm 2009 là thời điểm các báo cáo đầu tiên về phương pháp nuôi cá tra ở Việt Nam xuất hiện, gây mất uy tín của toàn bộ ngành công nghiệp. Kể từ đó tiêu thụ loại cá này ở trạng thái rã đông đã liên tục sụt giảm" [170]. Tiêu thụ cá và thủy sản ở Pháp chủ yếu là cá hồi và cá ngừ. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa các loài tiêu thụ mạnh nhất khi xem xét về khối lượng và giá trị (xem Hình VIII.2 & VIII.3).

  61

Hình VIII.2. 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất tại Pháp xét theo khối lượng [165].

Hình VIII.3. 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất tại Pháp xét theo giá trị [165].

15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu sang Pháp (theo thứ tự giảm dần): Na Uy, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hoa Kỳ, Ecuador, Trung Quốc, Đan Mạch, Ai-len, Đức, Ba Lan, Việt Nam (thứ 12), Madagascar, Ấn Độ và Bỉ [171]. Pháp hiện có một "lỗ hổng cung ứng" cả về khối lượng và giá trị.

Hình VIII.4. Lỗ hổng cung ứng cá và thủy sản tại Pháp [171].

Xu hướng phát triển bền vững:

  62

Các chính sách chính thống của chính phủ Pháp về nghề cá và nuôi trồng thủy sản có thể được tìm thấy trên trang web của Bộ Sinh thái, phát triển bền vững và năng lượng (xem Hình VIII.5).

Hình VIII.5. Chính sách chính thống của Pháp về nghề cá và nuôi trồng thủy sản [172].

Chính sách này nêu rõ "Thủy sản là một nguồn tài nguyên tự nhiên phổ biến cho lợi ích công cộng của thế giới, yêu cầu cần có sự phối hợp quản lý thống nhất ở cấp độ toàn cầu. Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên cá và hệ sinh thái của chúng là điều cần thiết để đảm bảo tính bền vững nguồn tài nguyên biển của nước Pháp và các đại dương." Sự phối hợp quản lý ở cấp độ toàn cầu được định nghĩa là "Ở cấp độ quốc tế, tổ chức đó là Liên Hiệp Quốc (LHQ) - cơ quan đã đưa ra nghị quyết không bắt buộc đối với thủy sản bền vững. Tiếp theo đó là Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (Tổ chức Nông lương thế giới FAO) – bao gồm bộ phận ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thực hiện các nghị quyết chống đánh bắt cá bất hợp pháp và đưa ra các quy tắc ứng xử. FAO có trách nhiệm nâng cao nhận thức về các vấn đề của nghề cá bền vững và phối hợp nỗ lực của các quốc gia trong đảm bảo an ninh lương thực và nuôi trồng thủy sản [173]. Tại Pháp, nhãn đỏ “Label Rouge" đã được công nhận như một dấu hiệu chất lượng của các sản phẩm thịt, thủy sản, sữa và các sản phẩm nông nghiệp khác kể từ khi ra mắt vào năm 1960 (xem Hình VIII.6).

Hình VIII.6. Nhãn Label Rouge [174].

Trong các loại cá và thủy sản, cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi nuôi mang nhãn Label Rouge đã có mặt trên thị trường Pháp. Các tiêu chí chất lượng bao gồm: địa điểm của trang trại – tôn trọng hệ sinh thái; các vấn đề về an sinh động vật như mật độ nuôi thả; không sử dụng các thành phần biến đổi gen hay các protein động vật đã được chế biến làm nguyên liệu thức ăn; quan tâm đến chất lượng và truy xuất nguồn gốc [175]. Một bài viết của Intrafish trong tháng 4/ 2013 cho biết doanh số bán hàng của cá hồi Scotland mang nhãn Label Rouge đã tăng 7% so với năm ngoái [176]. Vào tháng 6/2013, Tổ chức phi chính phủ Bloom Association đã đưa ra một bảng xếp hạng thủy sản bền vững của các nhà bán lẻ tại Pháp (xem Hình VIII.7 & VIII.8).

  63

Hình VIII.7. Xếp hạng thủy sản bền vững của các nhà bán lẻ tại Pháp của Bloom Association

[177].

Tiêu chí cho điểm của Bloom Association bao gồm: một cam kết khai thác bền vững, hợp tác với một xã hội dân sự (NGOs) và minh bạch/truyền thông [177]. 6 nhà bán lẻ Pháp đã được chấm điểm theo thang điểm 100, chi tiết về điểm số và bảng xếp hạng được thể hiện trong Hình VIII.8.

Hình VIII.8. Chấm điểm các nhà bán lẻ Pháp của Bloom Association [177]

Các nhà bán lẻ và dịch vụ thực phẩm hàng đầu: Năm 2012, 5 nhà bán lẻ thực phẩm của Pháp nằm trong số 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Supermarket News: Carrefour Group đứng số 2, tiếp theo là Auchan đứng thứ 12, sau đó là Casino, Intermarché và E. Leclerc đứng số 17, 18 và 19 [178]. Biểu đồ tổng thị phần của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp được xây dựng từ dữ liệu của Kantar Worldpanel và các ấn phẩm của công ty được thể hiện tại Hình VIII.9 (biểu đồ được đọc theo chiều kim đồng hồ bắt đầu với E. Leclerc).

  64

Hình VIII.9. Thị phần các nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp trong tháng 5/2013 [179].

Đại đa số các sản phẩm cá phục vụ tiêu dùng gia đình được mua tại các siêu thị. Hình VIII.10 thể hiện chi tiết doanh số của các sản phẩm thủy sản theo loại sản phẩm và kênh bán lẻ.

Doanh số theo loại sp và kênh bán lẻ Tươi Lạnh Đông lạnh Siêu thị 70% 84% 55% Giảm giá 9% 12% Các chợ 15% Người bán lẻ 10% Khác 5% 7% 33%

Hình VIII.10. Doanh số của các sản phẩm thủy sản theo loại sản phẩm và kênh bán lẻ [168].

Carrefour: Tính đến 31/12/2012, Tập đoàn Carrefour hoạt động tại 33 quốc gia và tại Pháp với 220 đại siêu thị, 934 siêu thị, 3342 cửa hàng tiện lợi và 139 cửa hàng Cash & Carry [180]. Năm 2012, doanh thu thuần tăng 0.5% và lợi nhuận kinh doanh tăng 3.5% từ các hoạt động của Tập đoàn tại Pháp [181]. Carrefour nêu rõ cam kết tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm trong Báo cáo hoạt động thường niên và cam kết trách nhiệm năm 2012.

Hình VIII.11. Cam kết tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm của Carrefour [180].

Đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản, Tài liệu đảm bảo của Carrefour năm 2012 khẳng định "để giúp cải thiện thực hành trong nuôi cá – biện pháp thay thế cho hoạt động đánh bắt khi các tác động môi trường bị hạn chế, Carrefour đã được tham gia vào các cuộc đối thoại quốc tế của WWF với mục đích xác định các tiêu chí phát triển bền vững, đặc biệt là liên quan đến mật độ

  65

chăn nuôi, tối ưu hóa chuỗi phân phối thực phẩm, giám sát xử lý chất thải của các lồng bè trên biển và chất lượng nước tại các vùng đất ngập nước" [181]. Việc sử dụng các thành phần thức ăn biến đổi gen cũng được đề cập trong Tài liệu đảm bảo của Carrefour năm 2012. "Năm 1998, Carrefour Pháp mở rộng cam kết của mình để đảm bảo bao quát được cả các hoạt động trước đó, đặc biệt là nhằm phát triển khả năng truy xuất, với mạng lưới không sử dụng thành phần biến đổi gen trong bã đậu nành. Với dự đoán trước về nghị định của chính phủ Pháp liên quan đến việc ghi nhãn thực phẩm không chứa thành phần biến đổi gen (được công bố vào tháng 1/2012), vào năm 2010 Carrefour đã có thể đáp ứng yêu cầu minh bạch của chính phủ Pháp về thức ăn chăn nuôi với hơn 300 sản phẩm thuộc danh mục của Carrefour và các dòng sản phẩm chất lượng của Carrefour được niêm yết với nhãn "được nuôi trồng bởi thực phẩm không chứa thành phần biến đổi gen" tại Pháp vào thời điểm đó” [181].

Hình VIII.12. Ví dụ về chính sách 99.1% thức ăn không chứa thành phần biến đổi gen của

Carrefour tại Pháp [182].

Carrefour cũng đã thực hiện một hợp đồng về "Dòng sản phẩm chất lượng của Carrefour" (CQL) với các nhà cung cấp", hợp đồng này đáp ứng các tiêu chí của CQL được xác định bởi Carrefour và các nhà cung cấp. Hợp đồng CQL bao gồm các sản phẩm tươi (rau quả, thịt, cá, thịt lợn chế biến và pho mát) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc và các yêu cầu về xã hội và môi trường" [181]. Auchan Group [183]: Hoạt động của Auchan tại Pháp năm 2012 đóng góp 43% vào tổng doanh thu (46,9 tỷ Euro) của Tập đoàn Auchan. Ngoài 137 đại siêu thị và 407 siêu thị tại Pháp, Auchan còn hoạt động ở Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Ba Lan, Hungary, Nga, Romania, Ukraine, Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ. Báo cáo phát triển bền vững năm 2012 của Auchan mang tên "Cùng nhau thúc đẩy" có đề cập trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản (xem Hình VIII.13). Cam kết của Auchan về thức ăn cho cá ở Pháp bao gồm chính sách về các thành phần biến đổi gen."Cuối cùng, câu hỏi về thực phẩm biến đổi gen liên quan đến cả nhà sản xuất, vận chuyển, phân phối cũng như các cơ quan công quyền. Với cái nhìn minh bạch và phù hợp với chính sách trách nhiệm của các cửa hàng giảm giá, Auchan giải quyết vấn đề này cùng với các đối tượng liên quan khác trong chuỗi thực phẩm. Trong khuôn khổ hợp tác, các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày với thương hiệu riêng của Auchan, bao gồm cả các sản phẩm giảm giá, được đảm bảo không chứa thành phần biến đổi gen. Auchan Pháp cũng cam kết các sản phẩm thịt, thịt đã chế biến và thủy sản cũng có nguồn gốc từ các trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi không chứa thành phần biến đổi gen" (xem Hình VIII.13)

  66

Hình VIII.13. Sản phẩm cá hồi của Auchan được nuôi từ các thức ăn không chứa thành phần

biến đổi gene (sans nourri OGM) [185].

Casino Group [186]: Casino Group hoạt động ở Pháp, Brazil, Columbia, Uruguay, Argentina, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ Dương. Các hoạt động bên ngoài nước Pháp đem lại tới 56% doanh thu của Tập đoàn. Tại Pháp, Casino Group hoạt động theo nhiều chương trình, mô hình và các kênh khác nhau (xem Hình VIII.14).

Hình VIII.14. Casino Group hoạt động theo nhiều chương trình, mô hình và các kênh khác

nhau

Casino Group mô tả người tiêu dùng Pháp như sau: "Cuộc khủng hoảng kinh tế và lối sống phát triển đã thay đổi cách người tiêu dùng Pháp mua sắm tại cửa hàng. Họ chú ý nhiều hơn đến giá cả, thực phẩm chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ngân sách của các hộ gia đình, thời gian dành để mua sắm đã giảm và nhu cầu của họ ngày càng đa dạng và mang tính cá nhân hơn. Các siêu thị - hình ảnh điển hình cho khái niệm về việc mua sắm tại một điểm, đã bị giảm thị phần bởi các mô hình mới và đa dạng hơn, bao gồm cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng đặc sản và thương mại điện tử. Casino Group đã lường trước điều đó bằng cách cung cấp các giải pháp khác nhau phù hợp với nhu cầu của người mua hàng Pháp". Nhãn Terre et Saveur hiện đang được Casino Group sử dụng. "Terre et Saveur là một thương hiệu của Casino Group đã ra đời từ hoạt động hợp tác với nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm từ biển và cả nước ngọt, với mối quan tâm về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Terre et Saveur ủng hộ các phương pháp sản xuất góp phần tôn trọng môi trường và nhu cầu thực sự của thực vật và động vật, dù là kinh doanh trái cây và rau quả, ngũ cốc, cá hay động vật có vỏ".

  67

Hình VIII.15. “Terre et Saveur” logo [188] – dấu hiệu về hương vị và tự nhiên và sản phẩm

mang nhãn “Terre et Saveur”

Intermarché [189]: Intermarché kinh doanh 2300 cửa hàng ở châu Âu (Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ và Ba Lan) với 1792 cửa hàng tại Pháp bao gồm các đại siêu thị, siêu thị, các cửa hàng nhỏ tại thành phố và các cửa hàng tiện lợi. Intermarché cũng là một thành viên của Les Mousquetaires Group – tập đoàn bao gồm một hạm đội 17 tàu cá và các nhà máy chế biến thủy sản. Trang web của Intermarché có một phần nêu về chính sách tìm nguồn cung ứng cá và thủy sản với các điểm nổi bật sau [190].

• Đảm bảo truy xuất nguồn gốc (từ khâu ương trứng cho cá nuôi) • Hạn chế tác động môi trường của các trang trại • Tìm kiếm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thành phần thực vật để thay thế cho bột

cá và dầu cá • Thức ăn cho cá hồi nuôi không chứa các thành phần biến đổi gen, các thành phần

protein động vật đã chế biến hoặc các hormone tăng trưởng

Hình VIII.16. Cam kết của Intermarché – Bạn có thể mua cá của chúng tôi với đôi mắt

nhắm[191]

E. Leclerc:

  68

Ngoài 560 cửa hàng tại Pháp, E. Leclerc còn có các cửa hàng ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia và Ba Lan [192]. Doanh số bán hàng của toàn tập đoàn năm 2012 là 43.7 tỷ Euro [192]. E. Leclerc đã đưa ra một sáng kiến để thông báo rõ hơn cho người tiêu dùng về các sản phẩm "có trách nhiệm" với nhãn "Tiêu dùng có trách nhiệm được tán thành" (xem Hình VIII.17).

Hình VIII.17. Cá hồi nuôi mang nhãn “Approuvé Conso Responsable” [192].

Système U: Système U là một liên minh của các đại siêu thị, siêu thị và các chợ ở thành phố trên toàn nước Pháp [194]. Phương châm tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm của Système U là "Để tiếp tục ăn cá, hãy góp phần bảo vệ chúng. Cửa hàng Magasin U của chúng tôi tham gia vào việc cải thiện quản lý nghề cá" [195].

Hình VIII.18. Triết lý tìm nguồn cung ứng thủy sản của Système U [195].

Système U hướng tới mục tiêu là đưa ra một hệ thống thẻ màu với các nhãn độc quyền. Để đạt được thẻ “xanh lá cây” sản phẩm thủy sản nuôi phải đáp ứng các tiêu chí sau đây.

“Thẻ này bao gồm các sản phẩm thủy sản nuôi mà Système U cam kết được chọn lựa từ các trang trại trên cơ sở của các thông số kỹ thuật bao gồm: thức ăn không chứa các thành phần biến đổi gene và các loại đạm động vật đã chế biến" [196].

Kết luận Kết quả tiêu thụ cá và thủy sản của Pháp đã vượt qua dự đoán của FAO cho năm 2030, điều này tiếp tục củng cố vị trí thị trường tiêu thụ cá và thủy sản mạnh nhất châu Âu của Pháp. Doanh số bán cá tra tại Pháp đã chịu tổn thất từ sự chú ý mang tính tiêu cực của các phương tiện truyền thông trong năm 2009. Nhãn đỏ “Label Rouge”, có bề dày và đã được công nhận như một nhãn hiệu của Pháp về "đảm bảo chất lượng cao" có bao gồm các tiêu chuẩn môi trường. Doanh số bán cá hồi Scoland mang nhãn “Label Rouge” tăng trong năm 2012. Thị trường bán lẻ Pháp là một khối thị trường với 5 nhà bán lẻ hàng đầu chiếm khoảng 80% thị phần.

  69

Các nhà bán lẻ của Pháp đang phát triển các nhãn và các chương trình riêng để quảng bá về phát triển bền vững tới khách hàng (xem ví dụ Hình VIII.20).

Hình VIII.19. Một ví dụ về một sáng kiến độc quyền của nhà bán lẻ Pháp – Hệ thống thẻ màu cho thủy sản được sản xuất bền vững của Système U [196].

Có hai nhà bán lẻ đã có nhãn để quảng bá về cá nuôi từ thức ăn không chứa thành phần biến đổi gen.

  70

CHƯƠNG IX. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA VÀ CÁC CƠ QUAN NGHIÊN CỨU

  71

  72

  73

  74

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. http://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do?tab=table&init=1&language=en&pc

ode=tps00002&plugin=1 [2]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [3]. http://supermarketnews.com/top-25-global-food-retailers-2012 [4]. http://www.youtube.com/watch?v=k0pG9r6LVFM [5]. http://www.fischinfo.de/index.php?1=1&page=infografiken&link=f [6]. http://www.visbureau.nl/fileadmin/user_upload/visbureau/Downloads/Cijfers/2012/

2012_-_top_10_meest_gegeten_vissoort__volume_.jpg [7]. http://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do?tab=table&init=1&language=en&pc

ode=tps00002&plugin=1 [8]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [9]. http://www.globefish.org/pangasius-june-2013.html [10]. http://www.globalgap.org/uk_en/media-events/news/articles/Carrefour-France-

Contribution-to-Sustainable-Consumption-Policy/ [11]. http://www.j-sainsbury.co.uk/media/latest-stories/2013/20130502-sainsburys-

spearheads-launch-of-responsibly-sourced-fish/ [12]. https://webgate.ec.europa.eu/rasff-

window/portal/index.cfm?event=searchResultList [13]. http://www.seafoodsummit.org/wp-

content/uploads/2012/09/Elliott_CCSF_HK_2012.pdf slide 29 [14]. http://www.asc-aqua.org/index.cfm?act=tekst.item&iid=2&iids=40&lng=1 [15]. http://www.friendofthesea.org/certified-products.asp?CAT=70#anchor_P [16]. http://www.gaalliance.org/bap/marketendorsers.php [17]. http://www.globalgap.org/uk_en/who-we-are/governance/technical-

committees/TC-Aqua/ [18]. http://supermarketnews.com/top-25-global-food-retailers-2012 [19]. http://www.rewe.de/nachhaltigkeit2013/gruene-produkte/pro-planet.html [20]. http://planareport.marksandspencer.com/docs/33722_M&S_PlanA.pdf p. 34 [21]. http://www.carrefour.fr/les-produits/les-produits-carrefour-sans-ogm [22]. GSSI Newsletter August 2013_HW.pdf p. 1 [23]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [24]. “German fish sales hit by higher prices – Consumers in Germany spent more for

their fish but sales volumes take a small dip”, Elisabeth Fischer, 27 June 2013 [25]. http://www.seafoodsource.com/newsarticledetail.aspx?id=17803 [26]. http://www.spiegel.de/international/germany/new-census-finds-smaller-

population-and-fewer-foreigners-in-germany-a-903083.html [27]. extrapolated using the formula (per capita consumtion in kg*population)/1000 [28]. http://www.fischinfo.de/pdf/Daten_und_Fakten_2011.pdf p. 9 [29]. http://www.aboutseafood.com/about/about-seafood/top-10-consumed-seafoods [30]. http://www.fischinfo.de/index.php?1=1&page=infografiken&link=f [31]. MSC presentation by Rupert Howes March 2012 [32]. http://supermarketnews.com/itm-intermarch-2012 [33]. http://reports.metrogroup.de/2012/ar/servicepages/downloads/files/entire_metrogr

oup_ar12.pdfl p.3\ [34]. http://www.lidl.com [35]. http://www.kaufland.com [36]. http://www.greenpeace.org/international/en/news/Blogs/makingwaves/ranking-

the-oceans-stars-and-the-oceans-destr/blog/38431/ [37]. http://www.aldi-nord.de/aldi_aquakultur_155.html [38]. https://unternehmen.aldi-

sued.de/de/verantwortung/ressourcenmanagement/fisch/nachhaltige-sortimentsgestaltung/

[39]. http://www.rewe-group.com/en/divisions/

  75

[40]. http://www.proplanet-label.com/de/produkte/fisch/aquakultur [41]. http://www.edeka.de/EDEKA/de/edeka_zentrale/verantwortung/nachhaltigkeit/fisc

h_1/nachhaltiger_fisch.jsp [42]. http://www.edeka.de/EDEKA/de/produkte/000000002128496000 [43]. http://www.apetito.com/Documents/Geschaeftsbericht.pdf p.36 & 37 [44]. http://www.asc-aqua.org/index.cfm?act=tekst.item&iid=4&iids=226&lng=1 [45]. http://www.appel-feinkost.de/pangasius-filets.html [46]. http://binca.webseiten.cc/index.php?id=498&L=1 [47]. http://www.bofrost.com/binary.ashx/65436/bofrost-unternehmensbroschuere-

englisch.pdf p. 6 [48]. http://www.costa.de/nachhaltigkeit/einkaufspolitik/Seiten/index.aspx [49]. http://www.deutschesee.de/fileadmin/Diverse_Bilder/Sortimentsstruktur/2009-

286-PL_Genuss_Beeck_2603.pdf [50]. http://www.dksh.com/htm/1103/en/Fish.htm [51]. http://femeg.de/?c=page&id=sustainability&hl=en [52]. http://www.frosta-ag.com/fileadmin/user_upload/Medien/Geschaefts-

Zwischenberichte/FROSTA_GB2012-E-final.pdf p. 07 [53]. http://www.frosta.de/nachhaltigkeit/reinheitsgebot/ [54]. http://www.kagerer-seafood.de/ueber-uns/qualitaet-sicherheit/zertifizierungen-

unserer-lieferanten.html [55]. http://www.sea-

scout.com/index.php?option=com_content&view=article&id=102&Itemid=531&lang=EN

[56]. http://www.topsea.net/index.php?page=track_code [57]. http://www.topsea.net/index.php?page=global [58]. http://www.schoeller-direct.de/Produkte/Pages/default.aspx [59]. http://www.sewe-frost.de/index.php?id=106 [60]. http://www.tg-seafood.de/downloads/sortiment/folder_cc-grosshandel_web.pdf [61]. http://populationpyramid.net/Germany/2030/ [62]. http://www.seafish.org/about-seafish/seafood-industry-overview- [63]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [64]. http://www.defra.gov.uk/consult/files/120112-aquaculture-consult-doc.pdf p. 13 [65]. http://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do?tab=table&language=en&pcode=tp

s00001&tableSelection=1&footnotes=yes&labeling=labels&plugin=1 [66]. extrapolated using the formula: (per capita consumption in kg*population)/1000 [67]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [68]. http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/immigration/8705789/Britains-

population-growing-at-twice-EU-average.html [69]. http://www.nhs.uk/livewell/goodfood/pages/eight-tips-healthy-eating.aspx [70]. http://www.fishisthedish.co.uk/category/health/the-benefits-of-2-a-week [71]. Courtesy of Sea Fish Industry Authority, adapted from: Nielsen Context Report

Total GB Coverage to 25/05/13 slide 5 [72]. http://www.seafish.org/about-seafish/seafood-industry-overview- [73]. http://www.msc.org/newsroom/news/msc-celebrates-milestone-20-000th-

sustainable-msc-labelled-fish-product-comes-from-migros?fromsearch=1&isnewssearch=1&b_start:int=20

[74]. http://www.isealalliance.org/content/about-us [75]. http://www.clientearth.org/reports/environmental-claims-on-supermarket-

seafood.pdf p. iii [76]. http://sustainableseafoodcoalition.org/ssc/members/ [77]. http://www.fishfight.net/the-campaign/ [78]. http://www.channel4.com/programmes/hughs-fish-fight/articles/hughs-fish-fight-

the-app [79]. http://www.sacert.org/ [80]. http://awsassets.panda.org/downloads/benchmarking_study_wwf_aquaculture_st

andards_new_.pdf

  76

[81]. http://www.soilassociation.org/LinkClick.aspx?fileticket=pM14JxQtcs4%3d&tabid=353

[82]. http://supermarketnews.com/top-25-global-retailers-2011 [83]. http://files.the-

group.net/library/tesco/annualreport2013/pdfs/tesco_annual_report_2013.pdf p. 9 [84]. http://www.tescoplc.com/assets/files/cms/Resources/20130529_Seafood_statem

ent.pdf [85]. http://www.j-sainsbury.co.uk/responsibility/20x20/sustainable-fish/ [86]. http://your.asda.com/sustainability-our-products [87]. http://news.walmart.com/news-archive/2013/04/23/asda-maintains-2012-growth-

momentum-by-investing-in-clicks-bricks [88]. http://groceries.asda.com/asda-

webstore/landing/home.shtml?referrer=cookiesDetecting#/product/910000454820 [89]. http://www.morrisons-corporate.com/Documents/Corporate%20documents/CR-

Review2013-FinalWebVersion-13Jun.pdf p. 26 [90]. http://www.co-operative.coop/Corporate/sustainability-report-2012/downloads/Co-

op-2012_LINKED.pdf p. 21 [91]. http://annualreport.marksandspencer.com/docs/MS_AR2013_Report_Full.pdf p. x [92]. http://planareport.marksandspencer.com/docs/33722_M&S_PlanA.pdf p. 1 [93]. http://www.johnlewispartnership.co.uk/content/dam/cws/pdfs/our%20responsibiliti

es/our_latest_report/Sustainability_report_downloads/JohnLewisPartnership_SustainabilityReport_2012.pdf

[94]. http://www.johnlewispartnership.co.uk/content/dam/cws/pdfs/financials/annual%20reports/john_lewis_partnership_annual_report_and_accounts_2012.pdf p. 4

[95]. http://www.seafoodsource.com/newsarticledetail.aspx?id=4294997457 [96]. http://www.iglo.com/en-gb/forever-food/our-values/ [97]. http://www.findusgroup.com/ [98]. http://www.youngsseafood.co.uk/web/fish_for_life.asp [99]. http://www.findusgroup.com/web/key_facts.asp.html [100]. “Recession slashes family spending power by 10%”; Steve Doughty; Daily Mail,

Wednesday, December 5, 2012; p. 26 [101]. https://plana.marksandspencer.com/we-are-doing/natural-resources/forever-

fish/about [102]. http://www.nofima.no/en/nyhet/2013/06/22-extra-for-line-caught [103]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [104]. http://www.ifs.du.edu/ifs/frm_CountryProfile.aspx?Country=NL [105]. http://www.visbureau.nl/fileadmin/user_upload/visbureau/Downloads/Cijfers/2012/

2012_-_top_10_meest_gegeten_vissoort__volume_.jpg [106]. http://www.visbureau.nl/campagnes/algemene_campagne_2011_2013/pangasius

/ [107]. http://www.visbureau.nl/fileadmin/user_upload/visbureau/Downloads/Cijfers/2012/

2012_-_volume-aandelen_totaal_vis__schaal_-_en_schelpdieren.jpg [108]. http://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN%20Publications/Retail%20Foods_The

%20Hague_Netherlands_6-25-2012.pdf p. 4&5 [109]. http://www.goedevis.nl/project/userfiles/PapierenviswijzerUitknipDownload2011L

C.pdf [110]. http://www.asc-aqua.org/index.cfm?act=update.detail&uid=115&lng=1 [111]. http://www.visbureau.nl/fileadmin/user_upload/visbureau/Downloads/Cijfers/2012/

2012_-_volume-aandelen_afzetkanalen_binnen_totaal_vis__schaal_-_en_schelpdieren.jpg

[112]. http://2012yearreview.ahold.com/downloads/pdf/Ahold-Full-AR-2012.pdf p. 30 [113]. http://2012yearreview.ahold.com/downloads/pdf/Ahold-Full-RR-2012.pdf p. 35 [114]. http://www.ah.nl/appie/zoeken?rq=Pangasius [115]. http://www.c1000.nl/over-c1000/bedrijfsprofiel/geschiedenis.aspx [116]. Interpreted from http://www.aldi.nl/aldi_aquacultuur_155.html [117]. http://www.plus.nl/assortiment/verantwoord/gezondezee

  77

[118]. http://plus.turnpages.nl/DS/public/slot00001/pdf/compleet.pdf p. 11 [119]. http://www.lidl.nl/cps/rde/xchg/lidl_nl/hs.xsl/10768.htm [120]. http://www.jumbosupermarkten.nl/Homepage/Service/super-de-boer/ [121]. http://www.jaarverslagenjumbosupermarkten.nl/mvo-

rapportage/S_1015_20123/S_1031_Vis19/a1085_Duurzaam-visassortiment [122]. http://vietnamseafoodnews.com/popular-pangasius-fillet-now-also-with-asc-label/ [123]. http://www.queensproducts.nl/en/news_en_statements.aspx [124]. http://www.anovaseafood.com/uploads/documents/Anova_Sustainability_Review

_2013(1).pdf p. 3 [125]. Anova Trace Panga program in Vietnam; ESE 2009 version; slide 1 [126]. http://www.anovaseafood.com/page.asp?lStrId=233&lStrArtNr=5.2.4.&lIntMenuSt

yle=5&lIntLevel=11&lStrLang=EN&lStrBuyer=&lStrPagePath=Sustainability > AQUACULTURE > ASC

[127]. http://www.seafoodconnection.nl/en/news/10-of-pangasius-already-asc-certified [128]. http://www.seafoodbarcelona.com/en/why-exhibit/why-exhibit [129]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [130]. Espana: importaciones de las principals especies pesqueras congaladas;

Conxemar marzo abril 2013; p. 16 & 18 [131]. http://www.greenpeace.org/espana/es/Trabajamos-en/Defensa-de-los-

oceanos/Consumo-y-supermercados/Ranking-de-supermercados-2011/ [132]. https://s3.amazonaws.com/ProductionContentBucket/pdf/20121226153454498.p

df [133]. http://asp.zone-secure.net/v2/198/2213/34124/Auchan-RA-2012-GB.pdf p. 24 [134]. http://www.mercadona.es/corp/ing-html/empresa.html [135]. http://descargas.mercadona.com/memorias2012/ING/Memoria12ing.pdf p. 32 [136]. http://descargas.mercadona.com/memoriasMA2012/ING/MemoriaMA12ing.pdf p.

31 [137]. http://www.carrefour.com/sites/default/files/Document%20de%20Reference%202

012%20VENG_0.pdf p. 9 [138]. http://carrefour.webalogue.fr/0512Promo21_Hyper_V03//catalogue.pdf p. 50 [139]. http://www.carrefour.es/grupo-carrefour/productos-locales/productos-con-

denominacion-de-origen/ [140]. http://www.carrefour.fr/les-produits/les-produits-carrefour-sans-ogm [141]. http://www.carrefour.es/_includes/pdfs/carr_hitos_desarrollo_sostenible_2010.pdf

p.28 [142]. http://www.just-food.com/news/eroski-nearly-triples-fy-losses_id123315.aspx [143]. http://www.uk.coop/nrcc/cooperative-buying-groups-eroski-experience-slides slide

6 [144]. http://www.seafoodsource.com/newsarticledetail.aspx?id=4294999009 [145]. http://www.seafoodsource.com/newsarticledetail.aspx?id=14379 [146]. http://www.eroski.es/eroski-y-tu/nuestras-marcas/eroski-natur/pescado-eroski-

natur [147]. http://www.wheretomadrid.com/2012/11/where-to-buy-food-supermarkets.html [148]. http://www.reuters.com/article/2013/03/22/spain-dia-idUSL6N0CE1EF20130322 [149]. http://www.diacorporate.com/en/company/history/#Ancla_anio1979 [150]. http://memoriaanual2012.diacorporate.com/capitulo/informe-

sostenible/informacion-general-y-financiera/principales-magnitudes [151]. http://memoriaanual2012.diacorporate.com/capitulo/informe-sostenible/DIA-y-el-

medio-ambiente [152]. http://memoriaanual2012.diacorporate.com/capitulo/informe-sostenible/DIA-y-

sus-grupos-de-interes/Proveedores [153]. http://www.dia.es/webdia/gestorContenido.html?action=getFileFCKEditor&type=/fi

le/2307_MES%20DEL%20CONGELADO%20CASTE%202013.pdf&id=2307 p. 5 [154]. http://asp.zone-

secure.net/v2/198/2213/33777/AUCHAN_FINANCIER_FR_2013.pdf p. 4 [155]. http://www.groupe-auchan.com/fileadmin/documents/RF2011GB.pdf p. 4

  78

[156]. http://www.que.es/madrid/200903311230-activistas-greenpeace-cuelgan-pescado-gigante.html

[157]. http://www.alcampo.es/detalle-noticias?p_p_auth=epjlJOV6&p_p_id=56&p_p_lifecycle=0&p_p_mode=view&_56_groupId=10156&_56_articleId=255975&_56_version=1.0

[158]. http://asp.zone-secure.net/v2/198/2213/36909/AUCHAN_DD_GROUPE_2012_GB.pdf p. 23

[159]. http://www.alcampo.es/web/guest/produccion-controlada [160]. http://sgfm.elcorteingles.es/SGFM/ECI/recursos/doc/Datos_Economicos/Memoria

s/2011/Ingles/2146842768_252201313148.pdf p. 18 [161]. http://www.seafoodsource.com/newsarticledetail.aspx?id=14122 [162]. http://sgfm.elcorteingles.es/SGFM/ECI/recursos/doc/Responsabilidad_social/201

1/Ingles/1496511489_252201313165.pdf p. 81 [163]. http://www.hipercor.es/hipercor/sm2/es_ES/020004/congelados/congelados/pesc

ados-mariscos-y-surimis/pescados-diversos-congelados/0110201110500921___?prevCat=01110090013427

[164]. http://www.lidl.es/cps/rde/xchg/lidl_es/hs.xsl/29529.htm [165]. http://www.intrafish.com/news/article1364436.ece [166]. http://www.fao.org/docrep/010/ah947e/ah947e00.htm p. xxi [167]. http://epp.eurostat.ec.europa.eu/tgm/table.do?tab=table&init=1&language=en&pc

ode=tps00002&plugin=1 [168]. http://www.franceagrimer.fr/content/download/23162/191443/file/broch%20pêche

%20A4%20enDEF.pdf p.27 [169]. http://www.undercurrentnews.com/2012/11/01/french-pangasius-sales-plummet-

salmon-boom/#.UhMgD778IcA [170]. translated from

http://www.franceagrimer.fr/content/download/25526/213057/file/ETU-MER-2013-Produits%20aquatiques%20décongelés%20(synthèse).pdf p. 6

[171]. http://www.franceagrimer.fr/content/download/23162/191443/file/broch%20pêche%20A4%20enDEF.pdf p. 23

[172]. http://www.developpement-durable.gouv.fr/-La-politique-des-peches-maritimes-.html

[173]. translated from http://www.developpement-durable.gouv.fr/L-echelon-international.html

[174]. http://www.version-france.fr/label/label-rouge/attachment/label-label-rouge/ [175]. translated from http://www.paq.fr/galerie/filiere-mer-aquaculture/saumon-

atlantique/ [176]. http://www.intrafish.com/news/article1368324.ece [177]. http://www.bloomassociation.org/download/Classement_BLOOM_2013_des_sup

ermarches.pdf [178]. http://supermarketnews.com/top-25-global-food-retailers-2012 [179]. http://kantarretailiq.com/ContentIndex/PublicNewsDisplay.aspx?id=589707&key=

B6UjWGma7CiaUYeTcT%2BKZg%3D%3D http://www.kantarretailiq.com/ContentIndex/PublicNewsDisplay.aspx?id=557391&key=E6447TYm5tceTjrh0%2FZd6g%3D%3D

[180]. http://www.carrefour.com/sites/default/files/Carrefour_RA_GBlight.pdf p. 10 [181]. http://www.carrefour.com/sites/default/files/Document%20de%20Reference%202

012%20VENG.pdf p. 11 [182]. http://www.carrefour.fr/les-produits/les-produits-carrefour-sans-ogm [183]. http://asp.zone-secure.net/v2/index.jsp?id=198/2213/34124&lng=en p. 5 [184]. http://asp.zone-secure.net/v2/index.jsp?id=198/2213/36909&lng=fr p. [185]. http://fr.openfoodfacts.org/produit/3254560150423/paves-de-saumon-atlantique-

nourri-sans-ogm-auchan [186]. http://www.groupe-casino.fr/IMG/pdf/RA2012-EN.pdf p. 24 [187]. http://www.groupe-casino.fr/en/Find-out-more-Terre-Saveur-respect.html

  79

[188]. http://all-free-download.com/free-vector/vector-logo/terre_et_saveur_72732.htmlhttp://www.ats-sea.agr.gc.ca/eur/pdf/6230-eng.pdf p. 3

[189]. http://www.mousquetaires.com/en/specialist-stores-/food-stores/intermarche.aspx#/Specialist stores/Food stores/Intermarché/3416/

[190]. http://www.intermarche.com/intermarcheetvous_metiers_endirectfilieres [191]. http://www.capitainehouat.fr/engagements/un-developpement-durable [192]. http://www.siplec.com/foreign-stores [193]. http://www.consoresponsable.com/r-1d4b543e03c00041/p-3392780002648-

Truite-fumee-de-France.html [194]. http://en.wikipedia.org/wiki/Syst%C3%A8me_U [195]. translated from http://www.magasins-

u.com/portailu/national/pg_d_sysu_le_groupe_engagementressources_nat [196]. http://www.magasins-

u.com/portailu/national/pg_d_sysu_le_groupe_engagementressources_nat