tin nổi bật t - sacombank · nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa khi...

11
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 25/01) VN - Index 908,88 0,01% HNX - Index 102,74 0,04% D.JONES CK Mỹ 24.737,20 0,75% STOXX CK C.Âu 3.163,24 1,18% CSI 300 CK TQ 3.184,47 0,81% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 28/01) SJC Ng.đ/L 36.820 0,79% Quốc tế USD/Oz 1279.10 - 0,00% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.858 0,10% EUR/USD 1,1412 0,91% Du WTI USD/th 53,54 0,73% 6 Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 149.220 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Mặc dù đã có nhiều tín hiệu rất khả quan trong hoạt động xử lý nợ xấu, nhưng Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng vẫn yêu cầu các ngân hàng phải luôn "để mắt" tới nợ xấu, vì nợ tiềm ẩn thành nợ xấu hiện còn khá cao. Tính đến cuối năm 2018, tính tổng nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn thành nợ xấu và nợ bán cho VAMC vẫn ở mức 6,5%. Tin nổi bật Liệu đã có thể lạc quan hơn với nợ xấu ngân hàng? Kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, tăng hơn 100 lần so với năm 1993 Tín dụng vào bất động sản sẽ siết chặt từ 2019. Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' Mỹ có thể tăng trưởng 0% nếu Chính phủ đóng cửa hết tháng 3 ThSáu, ngày 28/01/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 25/01)

VN - Index 908,88 0,01%

HNX - Index 102,74 0,04%

D.JONES CK Mỹ 24.737,20 0,75%

STOXX CK C.Âu 3.163,24 1,18%

CSI 300 CK TQ 3.184,47 0,81%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 28/01)

SJC Ng.đ/L 36.820 0,79%

Quốc tế USD/Oz 1279.10 - 0,00%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.858 0,10%

EUR/USD 1,1412 0,91%

Dầu

WTI USD/th 53,54 0,73%

6

Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối

tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được

149.220 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội

bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so

với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức

1,99% cuối năm 2017. Mặc dù đã có nhiều

tín hiệu rất khả quan trong hoạt động xử lý

nợ xấu, nhưng Thống đốc NHNN Lê Minh

Hưng vẫn yêu cầu các ngân hàng phải luôn

"để mắt" tới nợ xấu, vì nợ tiềm ẩn thành nợ

xấu hiện còn khá cao. Tính đến cuối năm

2018, tính tổng nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn

thành nợ xấu và nợ bán cho VAMC vẫn ở

mức 6,5%.

Tin nổi bật

Liệu đã có thể lạc quan hơn với nợ xấu ngân

hàng?

Kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, tăng

hơn 100 lần so với năm 1993

Tín dụng vào bất động sản sẽ siết chặt từ

2019.

Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa

trong CPTPP

Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn'

Mỹ có thể tăng trưởng 0% nếu Chính phủ

đóng cửa hết tháng 3

Thứ Sáu, ngày 28/01/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

2

Liệu đã có thể lạc quan hơn với nợ

xấu ngân hàng?

Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã

xử lý được 149.220 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống

TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99%

cuối năm 2017. Mức nợ xấu nội bảng nói trên, theo NHNN là mức thấp

nhất kể từ năm 2012 đến nay và đã nằm sâu dưới ngưỡng 2% - ngưỡng

mục tiêu trong Nghị quyết số 01 vừa ban hành đầu năm nay. Theo Phó

Chánh Thanh tra cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Trần Đăng Phi,

mục tiêu cụ thể đối với xử lý nợ xấu của NHNN đến cuối năm 2019 là tiếp

tục duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng của TCTD ở mức dưới 2% và nợ xấu tiềm

ẩn trở thành nợ xấu (gồm nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC hiện chưa xử lý

được và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu) dưới

5%... Mặc dù đã có nhiều tín hiệu rất khả quan trong hoạt động xử lý nợ

xấu, nhưng Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng vẫn yêu cầu các ngân hàng

phải luôn "để mắt" tới nợ xấu, vì nợ tiềm ẩn thành nợ xấu hiện còn khá

cao. Tính đến cuối năm 2018, tính tổng nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn thành

nợ xấu và nợ bán cho VAMC vẫn ở mức 6,5%.

Kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ

USD, tăng hơn 100 lần so với năm

1993

Đây là thông tin được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn

mạnh trong bài phát biểu tại chương trình Xuân quê hương 2019 tối ngày

26/1. Theo Tổng bí thư - Chủ tịch nước, kinh tế vĩ mô năm 2018 của Việt

Nam đã tiếp tục được duy trì ổn định, tạo nền tảng quan trọng để thực

hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy

phát triển các ngành, lĩnh vực. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, chất

lượng được nâng lên. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, là

mức tăng cao nhất từ năm 2008 trở lại đây. Đời sống nhân dân tiếp tục

được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng

cường; độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được giữ

vững. Những thành tựu trong công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng

nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó quan hệ với

các nước láng giềng, các đối tác lớn tiếp tục được củng cố. Tiếp nối thành

công của Năm APEC 2017, năm qua, Quốc hội Việt Nam với 100% số

phiếu nhất trí đã ra Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP, góp phần

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

3

đưa tiến trình hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, phục vụ lợi ích phát triển

của đất nước. Những giải pháp vận động đã thu hút được đáng kể nguồn

lực và nguồn chất xám của hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống,

học tập và lao động tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ để phục vụ

phát triển đất nước. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng

300 - 500 lượt trí thức kiều bào về nước, tham gia vào các hoạt động khoa

học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, đóng góp nhiều ý kiến sâu rộng,

thiết thực trong các vấn đề phát triển của đất nước, xây dựng hệ sinh thái

khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển công nghệ

trong nước. Năm 2018, số kiều hối gửi về nước đã lên tới gần 16 tỉ USD,

tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1993. Đáng chú ý là, đầu tư từ nguồn

kiều hối trong những năm gần đây với khoảng 3.000 dự án tập trung vào

hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển,

nâng cao mức sống của nhân dân, trước hết là những gia đình được

nhận. Cũng trong bài phát biểu của mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước bày

tỏ Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn thấu cảm với bà con xa xứ, chia sẻ

những khó khăn, vất vả sống nơi đất khách, quê người, đồng thời cũng

tin tưởng rằng, người Việt Nam dù đi đâu, ở đâu, làm gì, cũng luôn luôn

giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ con em mình ý thức: "Nước có nguồn,

cây có cội, dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà nguồn cội Rồng Tiên", hay

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Tín dụng vào bất động sản sẽ siết

chặt từ 2019.

Mặc dù không chính thức tuyên bố “khép cửa” với BĐS, song chủ trương

của cơ quan quản lý là sẽ giảm dần tín dụng vào lĩnh vực này. Theo đó,

tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn dự kiến giảm từ 40% năm 2019

xuống 35% vào đầu năm 2020 và tiến tới tỷ lệ 30% trong thời gian sau

đó, đồng thời nâng hệ số rủi ro từ 150% lên 200%, thậm chí là 250 - 300%

nếu cần... Chia sẻ tại buổi họp triển khai nhiệm vụ ngành NH trên địa bàn

TP. HCM vừa diễn ra, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, chủ

trương của Chính phủ và NHNN sẽ tiếp tục hướng nguồn vốn vào lĩnh

vực SXKD, song song với việc hạn chế tín dụng vào lĩnh vực phi SX, lĩnh

vực rủi ro. Trong đó, BĐS là một trong những lĩnh vực mà các NH phải

kiểm soát chặt chất lượng tín dụng năm nay. Trên thực tế, không phải

đến nay tín dụng lĩnh vực rủi ro mới được siết lại, mà trước đó, chủ trương

của Chính phủ, NHNN đã được đưa ra, nhất là với BĐS. Dù vậy, với mục

tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay được dự báo thấp hơn năm rồi, khả

năng vốn vào BĐS sẽ được siết chặt hơn.

Page 4: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

4

Một phần do vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn giảm từ 45% xuống

40% theo Thông tư 19. Đồng thời, quy định của Thông tư 19 cũng tăng

hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay KD BĐS từ 150% lên 200%. Điều

này sẽ khiến "van" tín dụng BĐS trở nên hẹp hơn. Nội dung Nghị quyết

01/NQ-CP được Chính phủ ban hành đầu năm 2019 cũng cho thấy, Thủ

tướng Chính phủ yêu cầu hoạt động tăng trưởng tín dụng cần đi đôi với

cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho các

lĩnh vực SX, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Mục tiêu mà Chính phủ đã trình

Quốc hội trước đây đến năm 2020 là giảm được tỷ lệ nợ xấu thực chất

xuống dưới 3%. Trên thực thế, dư nợ cho vay BĐS của các NH đã tăng

chậm lại trong thời gian qua. Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng,

NHNN đã thực hiện nhất quán và kiên định với chỉ đạo của Chính phủ và

Quốc hội trong việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn

rủi ro, thông qua ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như tăng hệ

số rủi ro đối với các khoản cho vay BĐS, kiểm soát chặt chẽ dư nợ và tập

trung thanh tra cảnh báo các TCTD tiềm ẩn rủi ro...Theo lãnh đạo NHNN,

việc thị trường BĐS giao dịch sôi động thời gian qua nên lĩnh vực này

tăng thu hút vốn là điều dễ hiểu. Hiên tại, tuy khả năng xảy ra "bong bóng"

BĐS là rất thấp, nhưng việc thận trọng với tín dụng BĐS là không thừa.

Thách thức pháp luật, web làm

dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng ồ ạt

mời chào dịp Tết.

Gần Tết Nguyên đán 2019, hàng loạt trang web quảng cáo làm DV rút

tiền trái phép từ thẻ tín dụng ồ ạt mời chào bất cứ ai có nhu cầu để “có

tiền sắm Tết”. Theo tìm hiểu của ICTnews, hàng loạt trang web như

rutthe.com, ruttien24.com, ruttienthetindung.com… đều quảng cáo sở

hữu mạng lưới hỗ trợ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại Hà Nội, TP.HCM, Đà

Nẵng…, có thể rút tiền được hầu hết thẻ tín dụng mở tại các ngân hàng.

Như tại trang web ruttien…, phía DN làm DV này giải thích cho khách

hàng có nhu cầu nhưng chưa rõ cách thức: rút tiền thẻ tín dụng là DV tín

dụng thực hiện bằng việc DN này sẽ quẹt thẻ tín dụng cho khách hàng

qua máy POS của siêu thị, sau đó khách sẽ nhận được số tiền đã quẹt.

“Khách hàng không nên rút tiền thẻ tín dụng tại máy ATM do bị tính phí

cao”, trang web khác llafthetindung.com công khai so sánh để nhằm lôi

kéo khách hàng. Cụ thể, trong khi phí rút tiền thẻ tín dụng từ máy ATM

lên tới 4% cho 1 lần rút, LS lên tới 31%/năm, chỉ rút được hạn mức 50%

thì hình thức làm “chui” này quảng cáo chỉ tính phí từ 1,4-1,8% (tùy theo

loại thẻ và số tiền rút, càng rút nhiều phí rút càng thấp) vẫn được miễn LS 30-

45 ngày, rút tối đa 100% hạn mức thẻ. Các địa chỉ đua nhau mời chào

Page 5: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

5

với LS ưu đãi. Có DN làm DV này cho hay còn hỗ trợ cho nhận tiền tại

nhà khách hàng, bất kể thời gian nào trong ngày.

Page 6: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

6

Nhiều thách thức với xuất khẩu

2019

Nhập siêu sẽ là thách thức lớn với nền KT trong năm 2019 do nhiều ưu

đãi về thuế. Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan công bố cách

đây ít ngày cho thấy, trong nửa đầu tháng 01/2019, kim ngạch XK cả

nước đạt 9,2 tỷ USD, giảm nhẹ 71 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó nhập khẩu đạt gần 10,2 tỷ USD, tăng mạnh 646 triệu USD

so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, trong 15 ngày đầu năm 2019, VN

đang nhập siêu gần 1 tỷ USD. Những khó khăn, theo đánh giá của Bộ

Công Thương, năm nay nhu cầu nhập khẩu dự kiến tăng cao do XK được

dự báo tiếp tục duy trì tăng trưởng ở những ngành hàng mà nước ta còn

phụ thuộc vào nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng của

nước ngoài. Ngoài ra, trong năm nay và các năm tiếp theo, với việc thực

thi các FTA và các hiệp định lớn như CPTPP và Hiệp định thương mại

VN - EU, sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới vào VN của các doanh nghiệp

trong và ngoài nước để tận dụng cơ hội từ hai thị trường này. Vì vậy, việc

nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ cho các dự án và mua

nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ gia tăng. Điều này sẽ dẫn tới cán cân

thương mại có thể đảo chiều đang từ xuất siêu sang nhập siêu. Về triển

vọng tăng trưởng GDP và XK của VN, báo cáo mới nhất của ngân hàng

UOB (Singapore) dự báo trong năm 2019, KT dự kiến đạt mức tăng trưởng

6,7%, giảm nhẹ so với mức 7,1% của năm 2018. Hoạt động đầu tư mạnh

mẽ vào hạ tầng giao thông và năng lượng vẫn là những động lực tăng

trưởng quan trọng. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể

gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của sản xuất nông nghiệp và khai

thác khoáng sản. Bối cảnh căng thẳng thương mại Hòa Kỳ - Trung Quốc

kéo dài cũng có thể tác động lớn đến VN. Giám đốc WB tại VN, ông

Ousmane Dione cho hay, WB đã nâng dự báo tăng trưởng của VN năm

2019. Để duy trì độ tăng trưởng bền vững, VN cần làm nhiều việc. Theo

đó, cần tập trung không chỉ con số mà vào chất lượng thực hiện cải cách.

Ví dụ chất lượng giáo dục, đầu tư, cải cách, đặc biệt những cải cách,

sáng tạo trong thời đại kỷ nguyên số để đưa VN lên tầm cao hơn. Về

những thách thức với XK, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của

Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu Bộ Công

Kinh tế Việt Nam

Page 7: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

7

Thương không có chính sách tạo sự đột phá trong công nghiệp hóa của

VN (hiện chỉ chiếm 0,2% của thế giới, kém Trung Quốc 100 lần và kém Thái

Lan 5 lần) và giải bài toán thu hút vốn từ các tập đoàn đa quốc gia, trong

các lĩnh vực, KT VN sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nhiều điểm mới về quy tắc xuất

xứ hàng hóa trong CPTPP.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày

22/01/2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP.

Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục kèm theo. So với các Hiệp

định FTA VN đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP

có một số điểm mới như: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ

hàng tân trang, tái chế tạo; Công thức tính RVC: ngoài công thức tính

RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá

tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và

phụ tùng ô tô); Danh mục PSR được quy định chi tiết theo công đoạn sản

xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, Thông tư

gồm 3 danh mục PSR: danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh

mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với

các mặt hàng còn lại. De Minimis trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt”

cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển

đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng

đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng

của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định

phân loại mã số hàng hóa. Mẫu C/O mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất

khẩu của VN bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định

CPTPP cũng được ban hành kèm theo Thông tư. Thông tư số

03/2019/TT-BCT được Bộ Công Thương xây dựng với tinh thần khẩn

trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại

Hiệp định CPTPP. Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của

Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 08/03/2019.

Page 8: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

8

Khi ngân hàng trung ương 'hết

đạn'.

Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn'. Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu

có một cuộc suy thoái nghiêm trọng nữa xảy ra với KT toàn cầu, các ngân

hàng trung ương trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn để chống đỡ. Triển

vọng của nền KT toàn cầu đã xấu đi đáng kể trong những tháng gần đây.

IMF và WB đều cắt giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2019. Các chuyên

gia cảnh báo KT thế giới sẽ chịu nhiều tác động từ việc tăng LS của Mỹ,

xung đột thương mại Mỹ - Trung và những rủi ro địa chính trị từ các cuộc

khủng hoảng như Brexit. Trong những ngày đầu năm 2019, tăng trưởng

đã chậm lại ở một số nền KT hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Đức.

Không ai mong đợi KT thế giới tăng trưởng đồng bộ mãi. Nhưng điều

khiến các chuyên gia lo ngại là những gì mà các ngân hàng trung ương

đã làm trong thập kỷ qua có thể sẽ tạo thành chiếc dây trói buộc họ khi

phản ứng lại với những rủi ro hiện nay. LS ở các nền KT phát triển vẫn

cực kỳ thấp, thậm chí ở một số nước còn duy trì LS âm. FED đã bắt đầu

bán ra một số trái phiếu mà họ đã mua, song các ngân hàng trung ương

ở châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa làm như vậy. Câu hỏi được đặt ra là

việc chờ đợi quá lâu để tăng LS lên mức bình thường có khiến cho các

ngân hàng trung ương “thiếu đạn” để chuẩn bị cho những cuộc khủng

hoảng tiếp theo hay không? Trong đợt khủng hoảng trước, các ngân hàng

trung ương đã mua hàng ngàn tỷ USD trái phiếu để hỗ trợ tăng trưởng,

một chính sách được gọi là nới lỏng định lượng (QE). Cho đến thời điểm

gần đây, Mỹ chỉ mới bắt đầu thu hẹp bảng cân đối 4.500 tỷ đô la vào

tháng 10 năm 2017, và vẫn nắm giữ khoảng 4.000 tỷ đô la nợ. Còn châu

Âu chỉ mới kết thúc chương trình QE vào tháng 12 sau khi in 2.600 tỷ

euro (3.000 tỷ USD) tiền mới. Tổng số tiền trái phiếu mà Ngân hàng trung

ương Nhật Bản nắm giữ đã đạt 554.000 tỷ yên (5.100 tỷ USD) vào năm

ngoái. Những tài sản đó có giá trị cao hơn toàn bộ sản lượng KT hàng

năm của đất nước. Đó là chưa kể tới việc sự can thiệp chính trị cũng khiến

cho hoạt động của các NHTW gặp khó khăn. Tháng 12 vừa qua, Thống

đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đột ngột nghỉ việc sau khi chính phủ của

Thủ tướng Narendra Modi yêu cầu ông làm nhiều hơn để thúc đẩy nền

KT trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Đầu năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ cũng

Kinh tế Quốc tế

Page 9: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

9

đã rơi vào khủng hoảng sau khi ngân hàng trung ương của nước này từ

chối tăng LS mặc dù lạm phát tăng vọt. Tổng thống Recep Tayyip

Erdogan đã thẳng thừng thừa nhận ông muốn kiểm soát việc thiết lập LS,

thứ mà ông cho là nguồn gốc của “mọi tội lỗi”. Tại Mỹ, Tổng thống

D.Trump cũng công khai chỉ trích Chủ tịch FED Jerome Powell về việc

tăng LS. Tổng thống Trump thậm chí còn thăm dò các cố vấn về việc liệu

ông có thẩm quyền pháp lý để sa thải ông Powell hay không. Những băn

khoăn về sự độc lập chính trị của các ngân hàng trung ương, kết hợp với

việc thiếu “hỏa lực”, là lý do để các chuyên gia cho rằng, họ khó có khả

năng giải cứu một cuộc suy thoái trong tương lai.

Những phát ngôn nổi bật tại Diễn

đàn Kinh tế Thế giới 2019.

Những bình luận về tăng trưởng toàn cầu, chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung và triển vọng thuế trong tương lai tại Diễn đàn KT Thế giới (WEF),

Davos, Thụy Sĩ, thu hút sự chú ý từ nhiều bên. Thủ tướng Đức Angela

Merkel được cho là đang ngầm công kích Tổng thống Mỹ Donald Trump

khi bà bày tỏ “nghi ngại sâu sắc” trước xu hướng giải quyết các vấn đề

toàn cầu mà ở đó sự thỏa hiệp và lợi ích đa phương không được coi trọng.

Ray Dalio, người sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, cho rằng việc

tăng thuế lên người giàu ở Mỹ nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu

nhập có thể gây cho thị trường những hậu quả sâu sắc và khó lường.

Nhận định này được ông đưa ra khi được hỏi về đề xuất tăng gần gấp đôi

mức thuế cao nhất của nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez. Khi được hỏi

thông điệp ông muốn gửi tới Tổng thống Donald Trump là gì, John Kerry

chỉ đáp gọn 2 chữ: “Từ chức”. Cựu ngoại trưởng Mỹ và thượng nghị sĩ

đảng Dân chủ từ Massachusetts đưa ra tuyên bố này trong bài phát biểu

trước CNBC. Kerry, người đã thất bại trong nỗ lực trở thành tổng thống

Mỹ năm 2004, lúc đầu do dự khi trả lời câu hỏi, chỉ trích rằng Trump sẽ

“chẳng thèm quan tâm” trước khi kêu gọi ông từ chức. Theo Phó CT TQ:

“Tôi tin rằng 2 nền KT Trung – Mỹ là không thể tách rời”, ông nói thông

qua phiên dịch. “Thực tế là vậy, mỗi bên sẽ không thể vận hành nếu thiếu

bên còn lại. Chúng ta cần đảm bảo lợi ích song phương và xây dựng mối

quan hệ đôi bên cùng có lợi”, ông nói thêm. Giám đốc điều hành Quỹ

Tiền tệ Quốc tế, Christine Largade, nói rằng sự suy giảm trong nền KT

Trung Quốc hiện nay là “có thể hiểu được”, nhưng cũng cảnh báo rủi ro

cao nếu đà giảm tốc tiếp tục tăng. “Viễn cảnh nền KT tụt dốc nhanh chóng

sẽ không chỉ gây ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tạo ra vấn đề mang

tính hệ thống cao hơn”, theo Lagarde.

Page 10: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

10

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/kieu-hoi-nam-2018-dat-gan-16-ty-usd-tang-hon-100-lan-so-voi-nam-1993-

20190127164520625.chn

https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/tin-dung-vao-bat-dong-san-se-siet-chat-tu-2019-

255780.html

http://cafef.vn/lieu-da-co-the-lac-quan-hon-voi-no-xau-ngan-hang-2019012609332164.chn

http://cafef.vn/thach-thuc-phap-luat-web-lam-dich-vu-rut-tien-tu-the-tin-dung-o-at-moi-chao-dip-tet-

20190125222625343.chn

Tin KT vĩ mô http://cafef.vn/nhieu-thach-thuc-voi-xuat-khau-2019-20190128070938093.chn

https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/nhieu-diem-moi-ve-quy-tac-xuat-xu-hang-hoa-trong-

cptpp-256085.html

Tin KT Quốc tế http://ndh.vn/nhung-phat-ngon-noi-bat-tai-dien-dan-kinh-te-the-gioi-2019-

20190127054433223p145c151.news

http://ndh.vn/khi-ngan-hang-trung-uong-het-dan--2019012703459798p4c145.news

Page 11: Tin nổi bật T - Sacombank · Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa Khi ngân hàng trung ương 'hết đạn' ... dù đi xa vạn đỗi, không phai nhoà

11

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm XH BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

DN nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

DN tư nhân DNTN Ngân sách nhà nước NSNN

DN vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng DN KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

NĐT nước ngoài/ NĐT NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập DN TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu DN TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

XH XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ XK/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)