tin trong tỈnh - ninhthuan.gov.vn tin/2018/so 06.pdf · sát thực địa tại một số dự...

12
Soá 06 thaùng 03 naêm 2018 TIN TRONG TỈNH TIN TRONG TỈNH Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 Sáng ngày 27/02/2018, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Hậu, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP chủ trì Hội nghị. Theo báo cáo, trong năm 2017 Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận hoạt động trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, nhưng với sự nổ lực, cố gắng của các lực lượng chức năng đã chủ động bám sát và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo quan trọng từ Trung ương đến địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn trọng điểm, nhất là những vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng xấu đến xã hội, người tiêu dùng… Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng: - Tổng số vụ việc đã phát hiện và xử lý: 1.454 vụ, giảm 25,74% số vụ so với năm 2016 (Lực lượng kiểm lâm 710 vụ, chiếm 48,8%; Cơ quan Thuế 349 vụ, chiếm 24%; Lực lượng Quản lý thị trường 148 vụ, chiếm 10,2%; Công an, thanh tra chuyên ngành và các lực lượng khác 247 vụ, chiếm 17%). - Tổng số tiền thu trong kỳ: 24,356 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2016 (Thu phạt VPHC 6,9 tỷ đồng; Bán hàng tịch thu 1,824 tỷ đồng; Phạt bổ sung, truy thu thuế 15,581 tỷ đồng), trong đó: Cơ quan Thuế 17,866 tỷ đồng, chiếm 73,4%; Công an 2,723 tỷ đồng, chiếm 11,2%; Lực lượng kiểm lâm 2,121 tỷ đồng, chiếm 8,7%; Lực lượng Quản lý thị trường 1,111 tỷ đồng, chiếm 4,6%; Cơ quan chuyên ngành và các lực lượng khác 535 triệu đồng, chiếm 2,1%. Phát biểu kết luận, chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP đánh giá cao công tác tham mưu kịp thời của các ngành, địa phương trên các lĩnh vực; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017. Bên cạnh đó, đánh giá tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương vẫn còn nhiều phức tạp; công tác chống buôn lậu trên một số lĩnh vực chưa đạt kết quả như mong muốn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP chỉ đạo phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 các ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo, tập trung vào các lĩnh vực: Mặt hàng cấm, nhất là ma túy; công tác kiểm soát vật liệu nổ để vừa đảm bảo an toàn và vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kinh doanh xăng dầu trên biển và một số các hoạt động khác (kinh doanh bán hàng không hóa đơn, giá, khai thác khoáng sản; thương hiệu, xuất khẩu…). TPP

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

TIN TRONG TỈNHTIN TRONG TỈNH

Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018

Sáng ngày 27/02/2018, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Hậu, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo, trong năm 2017 Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận hoạt động trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, nhưng với sự nổ lực, cố gắng của các lực lượng chức năng đã chủ động bám sát và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo quan trọng từ Trung ương đến địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn trọng điểm, nhất là những vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng xấu đến xã hội, người tiêu dùng… Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng:

- Tổng số vụ việc đã phát hiện và xử lý: 1.454 vụ, giảm 25,74% số vụ so với năm 2016 (Lực lượng kiểm lâm 710 vụ, chiếm 48,8%; Cơ quan Thuế 349 vụ, chiếm

24%; Lực lượng Quản lý thị trường 148 vụ, chiếm 10,2%; Công an, thanh tra chuyên ngành và các lực lượng khác 247 vụ, chiếm 17%).

- Tổng số tiền thu trong kỳ: 24,356 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2016 (Thu phạt VPHC 6,9 tỷ đồng; Bán hàng tịch thu 1,824 tỷ đồng; Phạt bổ sung, truy thu thuế 15,581 tỷ đồng), trong đó: Cơ quan Thuế 17,866 tỷ đồng, chiếm 73,4%; Công an 2,723 tỷ đồng, chiếm 11,2%; Lực lượng kiểm lâm 2,121 tỷ đồng, chiếm 8,7%; Lực lượng Quản lý thị trường 1,111 tỷ đồng, chiếm 4,6%; Cơ quan chuyên ngành và các lực lượng khác 535 triệu đồng, chiếm 2,1%.

Phát biểu kết luận, chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP đánh giá cao công tác tham mưu kịp thời của các ngành, địa phương

trên các lĩnh vực; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017. Bên cạnh đó, đánh giá tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương vẫn còn nhiều phức tạp; công tác chống buôn lậu trên một số lĩnh vực chưa đạt kết quả như mong muốn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP chỉ đạo phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 các ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh chồng chéo, tập trung vào các lĩnh vực: Mặt hàng cấm, nhất là ma túy; công tác kiểm soát vật liệu nổ để vừa đảm bảo an toàn và vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kinh doanh xăng dầu trên biển và một số các hoạt động khác (kinh doanh bán hàng không hóa đơn, giá, khai thác khoáng sản; thương hiệu, xuất khẩu…).

TPP

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

Hoạt động sản xuất công nghiệp Ninh Thuận tháng 02/2018 tăng 7,78% so với tháng cùng kỳ năm 2017

Tháng 02/2018 là tháng trùng dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã thực hiện chế độ nghỉ tết cho công nhân, người lao động kéo dài từ 7-15 ngày nên số ngày hoạt động sản xuất trong tháng 2/2018 xấp xỉ tháng cùng kỳ. Do vậy chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2018 trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,78% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Cụ thể: Công nghiệp khai khoáng tăng 52,84% so với tháng cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,44%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 12,84% so cùng kỳ; công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải chỉ bằng 99,5% so với tháng cùng kỳ do doanh nghiệp nghỉ tết nên giảm chủ yếu từ việc thu gom, xử lý nước thải. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017 (Chỉ số sản xuất công nghiệp chính thức tháng 01/2018 tăng 19,86%), trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 45,3% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,5%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 5,9%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,7%.

Đa số doanh nghiệp đã tập trung sản xuất sản phẩm chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm công nghiệp tăng khá so cùng kỳ. Cụ thể: muối biển tăng 4,6 lần so cùng kỳ; bao bì giấy tăng

23,3%; khăn bông các loại tăng 15%; tôm đông lạnh tăng 10,7%; sợi tăng 10,6%; bia tăng 7,8%; gel nha đam tăng 9,8%; đường RS tăng 10,8%; may mặc tăng 6,5%; điện sản xuất tăng 12,3%; điện thương phẩm tăng 15,5% và nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng tiếp tục tăng phục vụ hoàn thành các công trình xây dựng cuối năm như: gạch không nung tăng 2,8 lần; đá xây dựng tăng 26,1%; đá granit tăng 12,5%; xi măng tăng 5,2%;...

Bên cạnh đó, một số sản phẩm trong tháng giảm so cùng kỳ ảnh hưởng tốc độ tăng chung của ngành, đặc biệt các sản phẩm giảm so cùng kỳ do thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc còn hạn chế thị trường tiêu thụ: Nhân hạt điều giảm 38,8%; tinh bột mì giảm 48,5%; muối chế biến giảm 24,8%; bột rau câu giảm 2,1%; nước yến và nước bổ dưỡng khác giảm 26,2%;...

Nhìn chung, tháng 02/2018 hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là các sản phẩm chủ yếu tiếp tục ổn định sản xuất và tăng khá so cùng kỳ,

tuy nhiên do gặp một số khó khăn, nhất là thiếu nguyên liệu sản xuất một số sản phẩm trong tháng có giảm so cùng kỳ như: nhân hạt điều, muối chế biến, tinh bột mì, muối chế biến,... đã ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất công nghiệp nên chỉ số trong tháng chỉ tăng 7,78% so cùng kỳ.

Về hoạt động công tác quản lý nhà nước trong tháng đã tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành một số nhiệm vụ tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp, cụm công nghiệp,... thông tin đến doanh nghiệp công nghiệp đăng ký thực hiện nội dung chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, triển khai thực hiện các Đề án khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương năm 2018. Đặc biệt, đã triển khai thực hiện xây dựng các văn bản dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết, Quy chế phối hợp quản lý Cụm công nghiệp để gửi các Sở, ngành và địa phương góp ý và dự kiến tổng hợp góp ý, hoàn chỉnh trình trong tháng 03/2018.

PHÒNG QLCN

Nhà máy gạch Vạn Gia

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

ĐÔNG CHÍ PHẠM ĐĂNG THÀNH – GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG KHẢO SÁT THỰC ĐỊA TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP, NĂNG LƯỢNG NHÂN DỊP ĐẦU XUÂN 2018

Chiều ngày 23/02/2018, đồng chí Phạm Đăng Thành – Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận tổ chức Đoàn khảo sát thực địa tại một số dự án Công nghiệp, Năng lượng dự kiến khởi công trong quý I/2018 và đưa vào vận hành thương mại trong năm 2018.

Nhằm nắm bắt tình hình triển khai tiến độ thực hiện đối với các dự án Công nghiệp, Năng lượng dự kiến khởi công trong quý I/2018 và đưa vào vận hành thương mại trong năm 2018, chiều ngày 23/02/2018 đồng chí Phạm Đăng Thành – Giám đốc Sở Công Thương cùng đại diện các phòng nghiệp vụ có liên quan tổ chức khảo sát thực địa tại một số dự án như: Dự án Nhà máy chế biến nước mắm Ca Na của Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam Miền Trung; Dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ của Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành; Dự án điện gió Mũi Dinh của Công ty TNHH Điện gió Mũi Dinh.

Theo thông tin cung cấp của đại diện Lãnh đạo các Công ty được khảo sát, thì tình hình triển khai công tác chuẩn bị khởi công và triển khai các dự án cơ bản đáp ứng đúng tiến độ theo kế hoạch của Tỉnh đề ra (Dự án

Nhà máy chế biến nước mắm Ca Na dự kiến tổ chức khởi công vào giữa tháng 3/2018, với công suất 3,8 triệu lít/năm; Dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ dự kiến tổ chức khởi công vào ngày 18/3/2018 với công suất 50MW và Dự án điện gió Mũi Dinh với công suất 37,6MW dự kiến đưa vào vận hành thương mại trong Quý IV/2018).

Nhân dịp đầu năm 2018, đồng chí Phạm Đăng Thành – Giám đốc Sở Công Thương

ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, kỹ sư, nhân viên của các đơn vị, chúc toàn thể Lãnh đạo, nhân viên các đơn vị “Dồi dào sức khỏe, thành đạt, vạn sự như ý”; đồng thời, đồng chí Giám đốc Sở khẳng định ngành Công Thương sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị có môi trường hoạt động, sản xuất - kinh doanh tốt nhất./.

PHÒNG KH-TC-TH (NV)

Đ/c Phạm Đăng Thành – Giám đốc Sở Công Thương khảo sát thực địa Dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ của Công ty CP Đầu tư xây dựng và

Phát triển Trường Thành

Đ/c Phạm Đăng Thành – Giám đốc Sở Công Thương khảo sát thực địa Dự án điện gió Mũi Dinh của Công ty TNHH Điện gió Mũi Dinh

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng lãnh đạo các Sở ngành và địa phương làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng – Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn và Công ty TNHH SUNSEAP CMX RE SOLAR HOLDINGS

Chiều ngày 27- 02, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng lãnh đạo các Sở ngành và địa phương tổ chức buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng – Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn và Công ty TNHH SUNSEAP CMX RE SOLAR HOLDINGS.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị hai chủ đầu tư dự án điện mặt trời báo cáo tình hình triển khai thực hiện và những khó khăn vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai dự án.

Qua báo cáo của đại diện chủ đầu tư dự án, ý kiến của lãnh đạo các Sở ngành và địa phương, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thành các thủ tục như: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công; Phòng cháy chữa cháy; Đánh giá tác động môi trường; Thỏa thuận đấu nối giao thông, tổng mặt bằng;

giải phóng mặt bằng; Cấp phép xây dựng… để sớm tổ chức khởi công xây dựng. Đồng thời đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở ngành và địa phương liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện để các chủ đầu tư dự án điện mặt trời hoàn tất các thủ tục pháp lý kiên quan để sớm khởi công xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động.

Thái Vũ

Buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng – Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn và Công ty TNHH SUNSEAP CMX RE SOLAR HOLDINGS

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Công Thương thăm doanh nghiệp đầu năm mới Mậu Tuất 2018

Chiều ngày 21- 02, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng giám đốc Sở Công Thương và phòng chuyên môn đã đến thăm Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ông và Công ty Cổ phần Thủy điện Quảng Sơn trên địa bàn

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm Công tyCổ phần Thủy điện Sông Ông.

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

huyện Ninh Sơn nhân dịp đầu năm mới Mậu Tuất 2018.

Tại những nơi đến thăm, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã động viên tập thể cán bộ, nhân viên; thăm hỏi tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và những khó khăn vướng mắc trong quá

trình hoạt động. Thời gian đến, đồng chí đề nghị các doanh nghiệp phát huy kết quả đạt được, có phương án chủ động ứng phó đảm bảo nguồn nước sản xuất điện ngay từ đầu mùa khô 2018, đồng thời điều tiết vận hành xả nước hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

cho nhân dân sinh sống ở vùng hạ lưu.

Nhân dịp đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh gửi lời chúc tốt đẹp và mong muốn các doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công mới./

Thái Vũ

Diễn biến giá tiêu dùng tỉnh Ninh Thuận tháng 02/2018

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2018 tăng 0,90% so với tháng trước, tăng 4,07% so với cùng kỳ và tăng 0,96% so với tháng 12/2017.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm tăng với mức tăng như sau: nhóm giao thông tăng 1,66%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,32%; nhóm đồ uống thuốc lá tăng 0,15%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,07%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; văn hóa, gải trí và du lịch tăng 0,35%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,96%. 02 nhóm có chỉ số giá ổn định là nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục; riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,74%.

CPI tháng 02/2018 tăng do một số yếu tố:

- Vào ngày 21/02/2018 giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm, nhưng do ảnh hưởng của đợt tăng giá từ tháng

01/2018 nên tính bình quân trong tháng 02/2018 chỉ số nhóm này vẫn tăng 1,15% so với tháng trước.

- Nhu cầu đi lại của người dân tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nên giá vé xe khách đường dài, vé tàu hỏa tăng 19,65%.

- Mặt hàng đồ uống có sự biến động nhẹ mà chủ yếu là bia lon, nước uống có ga, cụ thể: giá bia Tiger lon tăng 5.000-10.000đồng/thùng, bia Heineken lon tăng 10.000đồng/thùng, nước ngọt bò hút tăng 500đồng/lon do nhu cầu tiêu thụ tăng vào dịp tết.

- Nhu cầu sử dụng điện, nước tăng trong tháng Tết

làm chỉ số giá nhóm nước sinh hoạt tăng 5,80% và điện sinh hoạt tăng 2,45%.

- Vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, nhu cầu của người dân về xe luôn có xu hướng tăng, thị trường nhộn nhịp, số lượng hàng hút nên các đại lý xe gắn máy đã tăng giá đối với những loại xe được ưa chuộng nhất, làm cho chỉ số giá nhóm phương tiện đi lại tăng 1,20% so với tháng trước.

- Do là tháng diễn ra Tết Nguyên đán, nên nhu cầu về dịch vụ tăng, ăn uống ngoài gia đình tăng, cũng góp phần làm chỉ số giá chung tăng cao hơn so với tháng trước.

TTP

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tháng 02/2018

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2018 ước đạt 1.674,7 tỷ đồng, tăng 6,39% so với tháng trước và tăng 17,34% so với cùng kỳ 2017.

Năm nay, tháng 02/2018 là cao điểm cung cầu hàng hóa do đây là thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 02/2018 đạt 1.674,7 tỷ đồng, tăng 17,34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thương nghiệp đạt 1.288,3 tỷ đồng, chiếm 76,93%, tăng 17,87%; Khách sạn-Nhà hàng, du lịch đạt 247,5 tỷ đồng, chiếm 14,78%, tăng 16,47%; Dịch vụ đạt 138,9 tỷ đồng, chiếm 8,29%, tăng 14,07%.

Nhằm góp phần cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định

thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Sở Công Thương đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5073/KH-UBND ngày 04/12/2017 về Bình ổn thị trường tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Để chuẩn bị phục vụ tết, các doanh nghiệp thương mại lớn trên địa bàn tỉnh đã dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết. Bên cạnh nguồn vốn tự chủ của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã quyết định tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính tỉnh 18 tỷ đồng cho 04 doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn dự trữ hàng hóa phục vụ Tết (tổng giá trị hàng hóa dự trữ của 04 doanh nghiệp tham gia bình ổn là 101,966 tỷ đồng). Nhằm phục vụ tốt nhu cầu hàng hóa Tết, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành

phố chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức 48 chuyến bán hàng lưu động/36 xã/6 huyện đưa hàng hóa về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và mở 09 điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn tỉnh. Tại các chợ, cửa hàng, siêu thị... hàng hóa được bày bán đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp tết. Nhìn chung, dịp tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 nguồn cung hàng hóa dồi dào, do đó tình hình giá cả tương đối ổn định, hàng hoá được lưu thông thông suốt, mặc dù một số mặt hàng rau củ, trái cây, bia, thủy hải sản… tăng song mức tăng tương đương với cùng Tết năm trước, không có sự tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường.

TTP

Kết quả kiểm tra kiểm soát thị trường tỉnh Ninh Thuận tháng 02/2018

Kiểm tra xử lý 74 vụ (chấp hành tốt 63 vụ, vi phạm bị xử lý 11 vụ); tổng số tiền thu nộp ngân sách 127,62 triệu đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Công thương và cơ quan cấp trên, đồng thời chủ động triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, trong tháng 02, lực lượng quản lý thị trường đã chú trọng triển khai kiểm tra, kiểm soát nhiều đợt đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn

tỉnh, tập trung vào các ngành hàng: Ngành hàng may mặc thời trang, mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát, công nghệ phẩm, xăng dầu; kiểm tra việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng giả, nhất là mặt hàng thuốc lá, súng kiếm nhựa, đồ chơi trẻ em mang tính kích động bạo lực,… Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng (ngành Y tế, UBND các huyện, Công an, Chi cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng và các cơ quan liên quan) kiểm tra trên một số lĩnh vực khác như :

an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng cấm,…

Kết quả, đã tiến hành kiểm tra xử lý 74 vụ. Trong đó, chấp hành tốt 63 vụ; vi phạm bị xử lý 11 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 127,620 triệu đồng (Phạt vi phạm hành chính 56,9 triệu đồng; bán hàng tịch thu 70,72 triệu đồng); trị giá hàng tịch thu trong kỳ là 84,9 triệu đồng; trị giá hàng tiêu hủy trong kỳ là 6,81 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu: kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu ; an toàn thực phẩm, niêm yết giá…

TTP

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Thông tin doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03/01/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về tổ chức phục vụ tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018. Các doanh nghiệp công nghiệp đã tổ chức kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống an toàn điện, an toàn phòng cháy chữa cháy; phân công trực và chăm lo đời sống công nhân người lao động; thực hiện công tác duy tu, sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn hệ thống cung cấp điện, nước an toàn và phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trước, trong và sau tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác đón Tết, nhất là thực hiện tốt chế độ nghỉ Tết cho công nhân, người lao động theo đúng quy định; quan tâm đời sống cho công nhân, người lao động thông qua việc trả lương, thưởng và tặng quà cho công nhân, người lao động đón Tết; phân công trực Tết đầy đủ, đảm bảo an toàn doanh nghiệp trước, trong và sau Tết; đồng thời tuyên truyền, vận động công nhân người lao động thực hiện tốt các công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tại nhà riêng và địa bàn cư trú, thực hiện tốt an toàn giao thông,…

Đối với doanh nghiệp phục vụ trước, trong và sau Tết như: Công ty Điện lực Ninh Thuận đã chủ động triển khai

thực hiện kiểm tra, củng cố lưới điện nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn để cấp điện phục vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất. Sẵn sàng phân công các tổ ứng trực tại các điểm tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa (nếu có) và các điểm diễn ra các hoạt động Văn hóa - nghệ thuật trong những ngày Tết; Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận đã xây dựng phương án xử lý sự cố, tổ chức Đội trực 24/24 giờ nhằm tiếp nhận và giải quyết sự cố nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo chất lượng, đáp ứng cung cấp nước kịp thời. Tổ chức kiểm tra hệ thống cấp nước thường xuyên, liên tục để đảm bảo cung cấp nước phục vụ nhân dân 100% trong các ngày trước, trong và sau tết Nguyên đán; Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Nam Thành-Ninh Thuận chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí Đội vệ sinh môi trường hoạt động trong suốt các ngày trước và sau tết Nguyên đán. Hoàn

thành thu gom rác trước 23 giờ 30 ngày 15/02/2018 (đêm 30 Tết). Kế hoạch tập trung công tác thu gom, vận chuyển rác sau Tết vào ngày 19/02/2018 (mùng 4 Tết). Riêng trên các trục lộ chính thuộc trung tâm thành phố sẽ bố trí bộ phận thu gom trong 2 ngày 17 và 18/02/2018 (tức từ ngày mùng 2 và mùng 3 Tết Mậu Tuất).

Về thực hiện chế độ cho công nhân, người lao động: Trong dịp Tết, đa số các doanh nghiệp công nghiệp đều thực hiện tốt chế độ nghỉ Tết cho công nhân, người lao động theo đúng quy định, thực hiện chi thưởng, lương tháng 13 và tặng quà cho người lao động. Chi thưởng, lương tháng 13 với mức cao nhất 50 triệu đồng (Công ty TNHH May Tiến Thuận); Một số doanh nghiệp có mức thưởng lương tháng 13 bình quân dao động từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người.

Về thực hiện công tác xã hội: Năm 2017, một số doanh nghiệp thực hiện tốt công tác

Sản phẩm Bia Sagota của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Ninh Thuận

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; trong dịp chuẩn bị tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ,… đồng thời quan tâm người công nhân lao động nghèo của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ 15 doanh nghiệp tham gia thực hiện công tác xã hội với tổng kinh phí khoảng 1,196 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ

người nghèo 957 triệu đồng; đối tượng chính sách, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ 214 triệu đồng; nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng 25 triệu đồng. Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 Công ty TNHH XD-TM & SX Nam Thành tặng 2.500 phần quà (200.000 đồng/phần), với tổng kinh phí 500 triệu đồng hỗ trợ cho người nghèo tại địa bàn các huyện cụ thể như: Thuận Bắc 1.225 phần quà, Ninh Phước

450 phần quà, Ninh Hải 150 phần quà, Ninh Sơn 150 phần quà, Bác Ái 150 phần quà, hỗ trợ cho học sinh nghèo 40 phần quà, hỗ trợ cho công nhân nghèo làm việc tại các Đội vệ sinh môi trường thuộc các xã, phường 435 phần quà nhằm góp phần cho nhân dân, người lao động nghèo giảm phần nào khó khăn hòa nhập cùng cộng đồng vui xuân đón tết Nguyên đán Mậu Tuất an toàn và hạnh phúc./.

PHÒNG QLCN

Sản phẩm Nhân hạt điềucủa Công ty TNHH Long Sơn – BLB

Sản phẩm May mặccủa Công ty TNHH Thời trang Hoa In

Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (gọi tắt là Nghị định 15), Nghị định này được xây dựng trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi

cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời đáp ứng yêu cầu về xây dựng xã hội đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghị định đã thay đổi căn bản về phương thức quản lý ATTP từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng cách thức quản lý rủi ro và bắt kịp trình độ quản lý của các nước phát triển. Nghị định có hiệu lực ngày 02/02/2018 và thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 (gọi tắt là Nghị định 38). Để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kịp thời cập nhật

văn bản và nắm bắt một số quy định mới tại Nghị định, Sở Công Thương sơ lược một số nội dung cơ bản của Nghị định này có sự thay đổi so với Nghị định 38 như sau:

I. Về việc tự công bố sản phẩm

1. Khoản 1, điều 4 quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 điều này và Điều 6 Nghị định này”.

Quy định này đã thay đổi so với việc phải công bố hợp quy (đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường của Nghị định 38. Điều đó có nghĩa là thay vì phải xin xác nhận từ cơ quan Nhà nước, nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố.

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và tổ chức, cá nhân chỉ cần “nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền”.

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

II. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt,

sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

III. Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ2. Sản xuất, kinh doanh

thực phẩm không có địa điểm cố định

3. Sơ chế nhỏ lẻ4. Kinh doanh thực phẩm

nhỏ lẻ5. Kinh doanh thực phẩm

bao gói sẵn6. Sản xuất, kinh doanh

dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

7. Nhà hàng trong khách sạn8. Bếp ăn tập thể không

có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

9. Kinh doanh thức ăn đường phố

10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tuy nhiên các cơ sở quy định trên đây phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm

an toàn thực phẩm tương ứng. IV. Quảng cáo thực phẩm1. Các thực phẩm sau đây

phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo:

1.1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

1.2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại điều 7 của Luật quảng cáo.

2. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

V. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Nghị định 15 cũng thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP nhằm tránh chồng chéo trong quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện.

1. Một số nguyên tắc phân công quản lý ATTP cần lưu ý:

- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.

- Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

- Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân

có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

2. Trách nhiệm quản lý ATTP của UBND cấp tỉnh

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP của địa phương

cũng được tăng cường. Nghị định 15 không quy định trực tiếp cho đơn vị nào của địa phương quản lý mà giao cho UBND tỉnh, thành phố quyết định, dựa theo tình hình thực tế của từng địa phương.

Kim Toàn

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH XÉT CHỌN DOANH NGHIỆPXUẤT KHẨU UY TÍN NĂM 2017

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Việt Nam đạt 214,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, là mức cao nhất từ trước đến nay, gấp 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Kết quả này có phần đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với đối tác nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai tổ chức chương trình xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2017 với các tiêu chí như sau:

1. Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và có lãi trong 2 năm liên tục trước khi (năm) xét chọn.2. Không vi phạm pháp luật Việt Nam, không bị các đối tác trong và ngoài nước khiếu kiện về

thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thực hiện nghiêm túc hợp đồng xuất khẩu.3. Hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.4. Kim ngạch xuất khẩu tối thiểu năm 2017 đối với từng nhóm hàng/mặt hàng như sau:

TT Tên mặt hàng KNXK tối thiểu (USD)1 Gạo 6.900.0002 Cà phê 11.500.0003 Cao su 5.750.0004 Hạt tiêu 4.600.0005 Hạt điều 9.200.0006 Chè các loại 1.050.0007 Rau, củ, quả và sản phẩm 3.350.0008 Sản phẩm thịt 1.050.0009 Thủy sản 13.250.00010 Sản phẩm gỗ 11.150.00011 Hàng dệt may 20.800.00012 Giầy dép 28.500.00013 Thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, mây, tre,…) 2.500.00014 Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 2.500.00015 Sản phẩm chất dẻo 4.000.00016 Giấy và sản phẩm từ giấy 2.650.00017 Xơ, sợi dệt các loại 4.600.000

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

18 Máy vi tính, điện tử và linh kiện 21.150.00019 Dây điện và cáp điện 7.950.00020 Vật liệu xây dựng (kim loại, sắt thép…) 4.600.00021 Sản phẩm cơ khí 5.300.00022 Dược và thiết bị y tế 1.050.00023 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 4.150.00024 Thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh 3.350.00025 Điện thoại các loại và linh kiện 29.100.00026 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 4.600.00027 Các mặt hàng khác (trừ khoáng sản) 10.000.000

Các quy định khác về đối tượng, tiêu chí, hồ sơ, quy trình xét chọn và công bố kết quả danh sách Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2017 được thực hiện theo Quyết định số 7312/QĐ-BCT ngày 07/10/2013 Về việc ban hành Quy chế xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và công văn số 614/BCT-XNK ngày 22/01/2018 về việc xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2017 của Bộ Công Thương (đính kèm theo sau).

Sở Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận biết, tích cực nghiên cứu nội dung các văn bản nêu trên và thực hiện lập hồ sơ đăng ký gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/3/2018 để Sở Công Thương xét chọn và gửi về Bộ Công Thương./.

Thanh Vâng – PQLTM

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG NINH THUẬN THÁNG 02/2018

Tháng 02/2018 là thời điểm diễn ra các hoạt động đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nên hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, nhộn nhịp; hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán phong phú về chất lượng, đa dạng về mẫu mã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm được tăng cường; công tác đền ơn, đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách là người dân tộc và các đồng chí nguyên là cán bộ quản lý ngành Công Thương được quan tâm.

Tháng 02/2018 là thời

điểm đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, ngành Công Thương tập trung triển khai bình ổn thị trường tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức 48 chuyến bán hàng lưu động/36 xã/6 huyện đưa hàng hóa về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và mở 09 điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn tỉnh,... đã góp phần hoạt động sản xuất-kinh doanh tháng 02/2018 duy trì được mức tăng trưởng khá so cùng kỳ. Cụ thể:

Về lĩnh vực công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2018 ước tăng 7,78% so với tháng cùng kỳ (Công nghiệp khai khoáng tăng 52,84% so với tháng

cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,44%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện tăng 12,84%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải chỉ bằng 99,5% so với tháng cùng kỳ do chủ yếu giảm việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải). Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,3% so với cùng kỳ.

Về thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 02/2018 đạt 1.674,7 tỷ đồng, tăng 17,34% so với cùng kỳ (thương nghiệp đạt 1.288,3 tỷ đồng, chiếm 76,93%, tăng 17,87%; Khách sạn-Nhà hàng, du lịch đạt 247,5 tỷ đồng, chiếm 14,78%, tăng 16,47%; Dịch vụ đạt 138,9 tỷ đồng, chiếm 8,29%, tăng 14,07%.

Soá 06 thaùng 03 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Cộng dồn 2 tháng đầu năm ước đạt 3.248,7 tỷ đồng, tăng 13,04% so cùng kỳ

Về công tác quản lý thị trường: Lực lượng Quản lý thị trường đã tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát nhiều đợt đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các ngành hàng: may mặc thời trang, mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát, công nghệ phẩm, xăng dầu; kiểm tra việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng giả, nhất là mặt hàng thuốc lá, súng kiếm nhựa, đồ chơi trẻ em mang tính kích động bạo lực, an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó, đã tiến

hành kiểm tra, xử lý 74 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 127,62 triệu đồng với các hành vi vi phạm chủ yếu: kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu; an toàn thực phẩm, niêm yết giá, hàng hóa nhập lậu;…

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đã ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu chung của ngành; bám sát thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến công, xúc tiến thương mại, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp, thực hiện theo dõi diễn biến tình hình giá cả thị trường và cung ứng hàng hóa trong những ngày áp tết,

nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp kế hoạch triển khai công tác đón Tết và sản xuất đầu năm 2018;… Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và đại diện các doanh nghiệp Điện lực Ninh Thuận; Ngân hàng Công thương; Công ty cổ phần mía đường Phan Rang; Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận tặng 203 suất quà cho các gia đình chính sách đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Phước Thắng, huyện Bác Ái; tổ chức 03 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà và chúc Tết 23 cán bộ hưu trí ngành Công Thương.

PHÒNG KH-TC-TH (NV)

Hoạt động mua sắm Tết tại siêu thị Vinmart

Đồng chí Phạm Đăng Thành – Giám đốc Sở Công Thương kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa tại các điểm bán hàng bình ổn

phục vụ Tết